CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
-
3.000 đại biểu Việt Nam dự Liên hoan Thanh niên Việt-Trung (TTXVN).
-
Ấn Độ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam hiện đại hóa an ninh quốc phòng (VOA). -
Việt Nam – Ấn Độ: Những người bạn tin cậy và thủy chung (VOV).
-
New Zealand muốn tăng cường quan hệ quốc phòng với Việt Nam, Trung Quốc (VOA).
- Video:
10 lý do tại sao tuyên bố đường 9 đoạn mà TQ tuyên bố ở biển Đông là rác rưởi:
China’s 9-Dash Claim in South China Sea is Rubbish – 10 Reasons Why (PrOgReSziVe FiLiPiNaS).
-
Trung Quốc – CON SỐ 5 GIỮA HÀ ĐỒ – Kỳ 11 (Bùi Văn Bồng).
- Nguyễn Hưng Quốc:
Các loại quyền lực (Blog VOA).
“Rõ
ràng là Trung Quốc không cần quyền lực mềm với láng giềng. Họ chỉ thích
sử dụng quyền lực cứng. Họ phô trương sức mạnh trên biển và trên không.
Họ lấn hết vùng biển này đến hòn đảo nọ. Họ uy hiếp thuyền đánh cá của
các nước khác. Thậm chí, họ còn dọa dẫm tấn công bằng vũ lực”. Mời xem lại:
Quyền lực là gì?
-
Đài Loan lại tuyên bố ngông cuồng về Biển Đông (PT).
-
Trung Quốc lập vùng phòng không bao gồm các đảo tranh chấp với Nhật (RFI). -
TQ lập vùng phòng không mới trên biển(BBC). -
TQ công bố khu vực phòng không, áp dụng phòng thủ khẩn cấp ở Hoa Đông (GDVN). -
Nhật Bản phản đối việc Trung Quốc nới rộng khu vực phòng không (VOA). -
Nhật phản đối Trung Quốc lập vùng phòng không ở biển Hoa Đông (TN). -
Trung Quốc đổ dầu vào lửa ở Hoa Đông (NLĐ).
-
Quyền lực mềm Trung Quốc: Một nạn nhân khác của bão Hải Yến (Boxitvn). -
Trung Quốc – bão Hải Yến và quyền lực mềm (RFA). -
Mỹ, Nhật lãi to khi Philippines gặp siêu bão (KT).
-
Mở ‘chiến dịch’ đòi tự do cho Điếu Cày (BBC). -
CPJ sẽ trao giải Tự do Báo chí cho blogger Điếu Cày tuần tới (RFI). =>
-
Bản Tuyên bố và Thông cáo của Trung Tâm Văn Bút Trung Hoa Độc Lập (DLB).
-
Ngày Quốc Tế Chấm Dứt Các Tội Ác Chống Tự Do Ngôn Luận 23/11 (Đinh Tấn Lực).
-
Ai chia rẽ dân tộc? (DLB).
-
Inrasara: Truyện Mini 42. Sự đời (Inrasara).
-
Vũ Mão: Nghị sĩ đóng vai “nghệ sĩ bất đắc dĩ” trong đám tang tướng Trần Độ (FB
Tin Không Lề/ Dân Luận).
-
Anh Gấu Phạm – Hoàng tử và Đại tướng (6) (Dân Luận). -
Tờ trình của UBND TP.Hà Nội không có phương án đặt tên đường Võ Nguyên Giáp (TN). -
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và hành trình nghiên cứu sử dụng không gian vũ trụ vào mục đích hòa bình (QĐND).
- Phỏng vấn Thiếu tướng Trần Đình Nhã:
Cho đóng tiền thay nghĩa vụ quân sự (NLĐ).
-
Bao giờ Quốc hội thoát khỏi vai trò trang trí? (RFA).
- Bùi Văn Bồng:
DÂN CHỦ KHÔNG THỂ LÀ “CÁI BÁNH VẼ” (DĐXHDS).
“Mới
thấy cái tựa bài, chắc không ít độc giả sẽ tưởng đó là lời nhắc nhở
nghiêm khắc ban lãnh đạo Đảng CSVN, hiện đang nắm quyền lực tuyệt đối.
Nhưng không phải!”
-
Xác định rõ ràng và hợp lý những trường hợp thu hồi đất nào được coi là có mục đích phát triển kinh tế – xã hội (ĐBND).
-
Lãng
phí đầu tư công trong GTVT và “nổi oan Thị Mầu “ ! – tác giả: TS. Trần
Đình Bá, phản hồi bài báo GTVT “Sự thật “tâm thư” ông Trần Đình Bá gửi
Quốc hội” (Ngày Đêm). – Nguyễn Trọng Vĩnh:
ĐỔI MỚI TƯ DUY CHO ĐẤT NƯỚC TIẾN LÊN (DĐXHDS).
- Nguyễn Mộng Hoài:
Sắp hết năm “bản lề”, chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm (Quê Choa).
-
Kiểm điểm, xem xét trách nhiệm Thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh (LĐ). -
Nhiều cán bộ cấp cao bị kỷ luật (TTXVN/VNE).
-
“Đại án” tham nhũng Vifon: Bất ngờ xuất hiện “người hùng bí hiểm” (NB&CL).
- Thái Sinh:
Lũ kép (Trần Nhương).
-
KHỐN NẠN… ĐÚNG QUY TRÌNH ! (Sơn Thi Thư). “
Khốn
nạn cũng phải đúng quy trình thì bọn thảo dân mới tin là không có sự
khốn nạn, ngày xưa Bá Kiến đẩy người ta xuống sông rồi vớt lên, bắt
người ta cám ơn, thế mới là hiểu đạo làm quan làng Vú Đại này, chú mày ạ
!” -
XẢ LŨ ĐÚNG VÌ… CHÚNG (Nguyễn Quang Vinh). – Võ Trung Hiếu:
Ác mộng (Quê Choa). -
Thư Con Cxx gửi cho Con Người (Võ Nhật Thủ). “
Chung
quy nhà trôi, người chết, cái lỗi to nhứt các vị quy về cho mấy thằng
thủy điện. Các vị cứ nghêu ngao do quy trình xả lũ của tụi hắn như Con
Cxx! Xin lỗi các vị nghe!“
- ĐỐ TÌM RA CÁI GÌ DO NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN, MÀ KHÔNG ĐÚNG QUY TRÌNH ! (Phương Bích). Cái này cũng “đúng quy trình”:
ÔI DÂN NƯỚC TÔI (Văn Công Hùng). “
Bà
Hằng kể lại: ‘Điều tra viên đưa giấy trắng bảo tôi ký vào, nếu tôi
không nhận tội thì bị đánh đập. Tôi bị đánh gãy cả hai hàm răng giờ phải
thay bằng răng giả’. ‘Vụ án’ đã làm gia đình bà Hằng tan nát. Trước
phiên xét xử ba ngày, có người bạn tù được thả về nên bà Hằng nhờ đến
nhắn chồng và con tới dự phiên tòa. Chồng bà Hằng vì quá đau buồn đã tự
tử“.
- Lê Thăng Long:
‘Tôi bị ép cung từ khi bắt tới lúc xử’ (BBC).
“Ví
dụ khi tôi khai một điều này thì họ cố tình không viết đúng lời khai
của tôi mà họ viết sai lệch đi. Và họ nói ‘ừ, thôi cứ viết như vậy, sau
sẽ sửa sau’ chẳng hạn, đó là hình thức mớm cung hay là hình thức viết
sai lệch cung”.
<-
Vụ “Dân tố công an đánh người”: Công an bị tố đánh người từng bị kỷ luật (LĐ).
-
CỰC
LỰC PHẢN ĐỐI HÀNH VI XÚC PHẠM DANH DỰ, XÂM PHẠM QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP
CỦA LUẬT SƯ CỦA BAN CHỦ NHIỆM ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI NHIỆM KỲ
VIII (Boxitvn/DĐXHDS).
-
Ông Trần Tấn Quốc về Sài Gòn gặp Ngô Tổng Thống (RFA).
- Đinh Minh Đạo:
NGƯỜI ĐẶT QUÁ KHỨ CỘNG SẢN SAU VẠCH ĐẬM LỊCH SỬ (DĐXHDS).
-
Thư gởi Thủ tướng Lào yêu cầu ngừng xây đập Don Sahong (RFA).
-
Giải mã bí ẩn Ấn Độ? (Nguyễn Gia Kiểng) (Thông Luận).
- Tiếp theo sách “Nhật Bản – Ngoài tầm kiểm soát”:
Tội phạm của băng nhóm điện nguyên tử (hết) (Phan Ba).
-
Thầy của Khổng Tử (Phạm Lưu Vũ).
-
Nổ ống dẫn dầu tại Trung Quốc: ít nhất 47 người chết (RFI). -
Nổ ống dẫn dầu ở Thanh Đảo, Trung Quốc (VOA). -
Trung Quốc di dời 18.000 dân sau vụ nổ đường ống dẫn dầu (Tin nóng).
-
Bình Nhưỡng thừa nhận giam giữ một công dân Mỹ (RFI). -
Gia đình người Mỹ bị giam ở Bắc Triều Tiên kêu gọi trả tự do cho ông (VOA). -
Quan hệ liên Triều 3 năm sau vụ đấu pháo trên đảo Yeonpyeong (VOV).
-
Myanmar: NLD đề xuất đàm phán sửa Hiến pháp 2008 (TTXVN). -
Đặc sứ nhân quyền Châu Âu tố cáo tình trạng của người hồi giáo ở Miến Điện (RFI).
-
Một nhà bảo vệ dân oan Cam Bốt được tự do nhờ áp lực quốc tế (RFI).
- Các vấn đề nổi bật của chính trị:
Nhiêu? (TP).
-
Luật sư Hà Huy Sơn phản đối Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà Nội (Nguyễn Tường Thụy).
“Bằng
văn bản này tôi cực lực phản đối hành vi xúc phạm danh dự, xâm phạm
nghiêm trọng quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư của Ban Chủ nhiệm Đoàn
luật sư thành phố Hà Nội nhiệm kỳ XIII”. LS Hà Huy Sơn bị trả thù vì cái “tội” bào chữa cho những nhà bất đồng chính kiến.
-
NHÂN QUYỀN THỰC DÂN VÀ NHÂN QUYỀN CỘNG SẢN (FB Người Buôn Gió/ HNC). “
Bọn
thực dân ngày xưa cấm nhân dân ta tụ tập từ 50 người trở nên. Đảng ta
đánh đuổi chúng giành độc lập, để đảng cấm nhân dân ta tụ tập quá 5
người trở lên. Nghị định 38 của Nguyễn Tấn Dũng tiến bộ gấp 10 lần thực
dân, bà phó Doan lại bảo là nghìn lần. Đúng là nhân quyền cộng sản khác
với nhân quyền thực dân, dù vẫn là nhân dân ấy“.
-
MỘT PHÚT CHẠNH LÒNG (Hồ Hải). “
Hôm nay, những tù nhân Phillipines tự nguyện trở lại nhà tù ở
tỉnh Leyte, sau thảm họa siêu bão Haiyan vừa mới cướp đi hơn 5.000 sinh
mạng dân ở thành phố Tocloban. Tù nhân là tội phạm xã hội, nhưng ý thức
được mình xứng đáng để phải chịu hình phạt với tội của mình là một điều
đáng để chúng ta suy ngẫm… Nhìn lại nước Việt hôm nay, văn hóa suy
đồi, chính trị nhiễu nhương, kinh tế suy sụp, con người lắm đảo điên mà
không thể chạnh lòng cho tương lai của con người và đất nước“.
KINH TẾ
- TS Nguyễn Đình Cung, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương: Tái cơ cấu kinh tế: Một vài quan sát về kết quả và vấn đề (viet-studies). – Phạm Chi Lan: Bình luận bài Tái cơ cấu kinh tế: Một vài quan sát về kết quả và vấn đề
- Kinh tế Việt Nam và nguồn tư bản chết (MTG).
-
Vàng chứng kiến tuần giảm giá mạnh nhất trong hai tháng qua (TTXVN). -
Giá vàng tuần tới: Nguy cơ giảm sâu hơn(VnEco). -
Vàng – võ sĩ bị dồn vào góc võ đài (TBNH).
-
Tăng thêm nhiều ưu đãi khi tham gia đầu tư nhà ở xã hội (ND). -
Nhà ở xã hội được bán lại sau 5 năm (VnEco). =>
-
Sữa vẫn loạn giá ! (NLĐ).
- Video:
Xây dựng nông thôn mới: Chính sách tín dụng cho NN-NT: Hiệu quả và những vấn đề đặt ra (VTV).
-
Bà Ba Sương bàn giao quyền lãnh đạo Sohafood (VNN).
-
Hà Nội: Siêu thị mới khai trương nói không với hàng Trung Quốc (TTXVN).
-
Giá điện lại sắp được điều chỉnh (VnM).
-
Liên quân Mía đường “đại chiến” HAGL (MTG).
-
Giá cà phê đã hết nguy? (TBKTSG).
-
Rắc rối khi đình chỉ một lò mổ ô nhiễm (NLĐ). -
Lò mổ đóng cửa, tiểu thương không có thịt heo bán (PNTP).
-
Tổng thống Obama nói kinh tế Mỹ đang phát triển tốt (VOA). -
Tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ có cải thiện.
-
Toàn cầu hóa và iPod (Nguyễn Vạn Phú).
VĂN HÓA-THỂ THAO
-
Di sản được bảo vệ tốt khi có sự chung tay của cộng đồng (ĐBND).
-
Đồng dao là tài sản văn hóa vô giá (QĐND).
-
Người giữ hồn trống đồng Đông Sơn (QĐND).
<-
Bình Định: Phát hiện nhiều cổ vật quý tại thành Hoàng Đế (DV).
-
Chùa cổ trên đất Long Tuyền (TBKTSG).
-
KTS Hoàng Đạo Kính: Tôi bị Hội An làm cho mê muội… (VOV).
- Video:
Bảo tồn di sản Mộc bản triều Nguyễn (VTV).
Câu chuyện văn hóa: Du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững.
-
Lần đầu tiên trình diễn bài ‘Quốc ca’ nguyên bản (TN). -
Đêm nhạc Văn Cao (VTV).
-
Dạo khúc Nguyễn Quang Tấn (RFA).
-
Bạch Huệ : Đệ nhất nữ danh ca tài tử Nam Bộ (RFI).
-
Trưng bày sách (10): Trương Tửu (Nhị Linh).
-
Đi Tìm Alaska – Phần 20 – John Green (Nguyen Huy Hoang).
-
V.A. Bailey: Búp bê và bông hồng bạch (Nhật Tuấn).
-
VÀI PHÉP ỨNG XỬ THÔNG THƯỜNG (FB Phạm Hiển).
-
HỒNG TRẦN GẶP CUỘI (Lê Nhật).
-
Phim truyền hình: Không “nóng” thì “sến”! (PL&XH).
-
Xuất bản phẩm cho thiếu nhi: Truyện tranh mất thế độc tôn (GD&TĐ).
-
Mùa đông lại xuống vỉa hè cùng Luala Concert (PNTP).
-
NSND Lan Hương: Không ăn mày hào quang cũ! (NLĐ).
-
Sao “nhí” và bi kịch sớm nở, chóng tàn (NLĐ).
-
Chuẩn bị diễn hành cho Ngày Lễ Tạ Ơn (VOA).
-
Đạo diễn Pháp Georges Lautner từ trần (RFI).
-
Tiết lộ gây “sốc”: Quả bóng Vàng FIFA 2013 đã được dàn xếp (NLĐ).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
-
“Một môi trường giáo dục tốt là giáo dục tôn trọng sự thật” (MTG).
-
Làm thế nào để trở thành một giáo viên TỒI (Gốc Sân).
- Thanh Hóa:
Học tập, quán triệt Đề án đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT (GD&TĐ).
-
Trẻ nhỏ thành ‘chuột bạch’ cho thí điểm công nghệ (Tin tức). =>
-
Nữ sinh TP.HCM đoạt Quán quân toàn quốc cuộc thi TOEFL Junior (PNTP).
-
Những du học sinh làm rạng danh đất Việt (QĐND).
-
Nguyên hiệu trưởng ĐH Hùng Vương kiện UBND TP.HCM (TT).
-
Bất an từ hàng rong trường học (ĐĐK).
-
Càng truy cập internet nhiều, càng học kém (PNTP).
-
Một bảo vệ đánh học sinh chấn thương sọ não? (PL&XH).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
-
Chết đứng với kết quả xét nghiệm HIV trái ngược (TT). -
Vụ tử vong ở phòng khám: Sở Y tế “dồn lỗi” cho phòng? (KT).
<-
Công nhân với nỗi lo trông con (TN).
-
Vụ trở về sau gần 17 năm mất tích: Nỗi đau của một kiếp người (TN).
-
Zone 9 đã hoạt động trở lại (Ione).
-
Thầy lang nức tiếng với bài thuốc chữa sỏi thận bằng lá cây tươi ở Bắc Giang (LĐ).
-
Những đám cưới cận huyết buốt lòng giữa mây cao (LĐ). -
Biết yêu từ thuở 12, đến khi 14 bỏ thai, bỏ trường (TT).
-
Bẫy thú gặp núi lở, 4 người chết và mất tích (TT).
-
Hơn 5000 người thiệt mạng vì bão Haiyan (BBC). -
Hải quân Mỹ giảm dần lực lượng cứu trợ Philippines (Tin nóng). -
Philippines: Tù nhân tự động trở lại trại giam sau bão (NLĐ). -
Cộng đồng người Việt trợ giúp nạn nhân bão Philippines (RFA).
-
Hội nghị khí hậu bị bế tắc vì vấn đề tài chánh và mức cắt giảm khí thải carbon (VOA). -
Hội nghị khí hậu Vacxava có nguy cơ thất bại (RFI).
-
Một vấn đề nhân sinh nan giải (ĐCV).
-
Trung Quốc đối phó khẩn cấp với động đất tại Cát Lâm (VOV).
-
Sập mái siêu thị ở Latvia, 32 người thiệt mạng (VOA).
-
Lở tuyết kinh hoàng tại Nhật khiến 7 người thiệt mạng (TTXVN).
QUỐC TẾ
-
29 người thiệt mạng trong những vụ không kích ở Syria (VOA). -
SOHR tố quân đội Syria không kích dân thường (TTXVN). -
Bộ trưởng Hòa giải dân tộc Syria thoát chết trong vụ ám sát. -
Việc tiêu hủy võ khí hóa học của Syria gặp trở ngại (VOA).
-
Các nhà ngoại giao hàng đầu thảo luận về chương trình hạt nhân của Iran (VOA). -
Ngoại trưởng 6 nước sẽ đàm phán với Iran (BBC). -
Vẫn còn tồn tại bất đồng giữa Iran và Nhóm P5+1 (TTXVN). -
Bên bờ đột phá (NLĐ).
-
Hai vụ đánh bom giết chết bảy người tại Karachi, Pakistan (VOA). -
11 nhân viên tiêm chủng sốt bại liệt bị bắt cóc ở Pakistan (VOA). =>
-
Afghanistan đặt điều kiện ký thỏa thuận an ninh với Mỹ (TTXVN).
-
Ai Cập trục xuất đại sứ của Thổ Nhĩ Kỳ (VOA). -
Thổ Nhĩ Kỳ trả đũa hành động trục xuất Đại sứ của Ai Cập (TTXVN).
-
Ông Abbott gửi thư cho ông Yudhoyono giải thích vụ nghe lén (TTXVN).
-
Trung Quốc bay thử máy bay không người lái tàng hình (VOA).
-
Kabul đặt điều kiện với Mỹ trước khi ký Hiệp ước an ninh (RFI).
-
Mỹ thông báo chiến lược quân sự tại Bắc Cực (RFI).
-
Mỹ: Đảng Dân Chủ đổi quy định của Thượng viện về filibuster (VOA).
-
50 NĂM NHƯ MỘT GIẤC MƠ (Hồ Hải).
-
Tòa án LHQ yêu cầu Nga thả các thành viên Greenpeace (RFI).
-
Giáo hoàng Phanxicô bị Mafia đe dọa (RFI).
-
Ukraina không ký thỏa thuận thắt chặt quan hệ với EU (VOA). -
Ukraina tưởng niệm nạn nhân nạn đói năm 1932. -
Ukraina – châu Âu : Vố đau từ Kiev (RFI).
-
Chiến hạm khủng nhất của Philippines chính thức nhận nhiệm vụ (ANTĐ).
-
Cử tri Mali chuẩn bị bầu quốc hội vào ngày mai (VOA).
-
Dân Nhật chống đối luật về bí mật Nhà nước (RFI).
*
Video: + Bản tin video sáng 23-11-2013; +
Quang cảnh điêu tàn tại bắc Cebu sau siêu bão; +
7 sự kiện đáng chú ý trong tuần 23.11.2013; +
TQ thử nghiệm thành công chiến đấu cơ không người lái…; +
Ấn Độ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam hiện đại hóa an ninh quốc gia; +
Một tử tù ở Bắc Giang kêu cứu bị tra tấn nhục hình dẫn…
* VTV: + Chào buổi sáng – 23/11/2013; + Cuộc sống thường ngày – 23/11/2013; + 360 độ Thể thao – 23/11/2013; + Tạp chí kinh tế cuối tuần – 23/11/2013; + Tài chính tiêu dùng – 23/11/2013; + Sự kiện và bình luận – 23/11/2013; + Thời sự 12h – 23/11/2013; + Thời sự 19h – 23/11/2013.
TIN LÃNH THỔ
TIN XÃ HỘI
TIN KINH TẾ
- Bạc tỷ có cơ mất trắng, cảnh báo từ những sàn vàng ‘chui’ vinacorp
- Cung vẫn đang át cầu ngoại tệ vinacorp
- Công bố sáp nhập DaiABank vào HDBank vinacorp
- Lợi nhuận ngân hàng teo tóp vì nợ xấu vinacorp
- Nguội vàng, nóng chứng khoán vinacorp
- Ngân hàng đang trả giá vì nợ xấu vinacorp
- Tín dụng đen cần được quản lý vinacorp
- Xem xét kỷ luật hai cựu chủ tịch Agribank vinacorp
- Xưa dễ dãi cho vay, nay khó khăn đòi nợ! vinacorp
- Xử lý nợ xấu bằng ‘ngậm sâm’ VAMC vinacorp
- Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 25 – 29/11/2013 baomoi
- Đầu tư kiểu nữ giới baomoi
- Đầu tư công đừng mãi “ưu ái” DNNN baomoi
- Nhiều đối tác ngoại đang ”nhòm ngó“ HDBank baomoi
- Nhận nhầm tiền giả, khó khiếu nại ngân hàng baomoi
- Đầu tư công: Phải minh bạch, rõ trách nhiệm baomoi
- Cựu Giám đốc Chi nhánh Agribank tiếp tay doanh nghiệp lừa đảo baomoi
- Jennifer Phạm hạnh phúc bên mẹ chồng quyền lực baomoi
- Đăng cai sự kiện thể thao lớn: Nhà nước lỗ nặng baomoi
- Tổng kết Hành trình Vì khát vọng Việt lần II- 2013 baomoi
- Giá vàng tuần tới: Nguy cơ giảm sâu hơn vneconomy
- Dùng chứng thư 350 tỷ USD rởm để ‘săn’ dự án tienphong
- Ấn Độ lập ngân hàng quốc doanh đầu tiên cho phụ nữ phapluattp
- Chính phủ Argentina sẽ tăng thuế đối với hàng xa xỉ phapluattp
- Công ty vận tải biển bị điều tra về việc thông đồng tăng giá phapluattp
- Giá vàng hướng đến mức thấp kỷ lục nld.
- Kinh doanh đa cấp – “Mật ngọt” dễ ăn? phapluattp
- Không làm thủ tục hải quan nếu còn nợ thuế phapluattp
- Giá vàng SJC giảm liền 4 tuần, USD tăng mạnh vneconomy
- Chứng nhận độc quyền cho 5 loại hoa Đà Lạt phapluattp
- Nguy cơ đầu tư dàn trải trở lại phapluattp
- HNX sắp chọn công ty chứng khoán tốt nhất thị trường phapluattp
- Lãi suất vay ‘nóng’ liên ngân hàng tiếp tục giảm phapluattp
- Vay thêm 50 triệu USD hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phapluattp
- Giá vàng giảm 11,2 triệu đồng/lượng sau 1 năm tienphong
- “Minh oan” cho bắp rang bơ nld.
- Giá vàng SJC giảm liền 4 tuần, USD tăng mạnh tienphong
- Ông Dũng “lò vôi”: “Họ” đã dùng “lệ” thay luật danviet
- Thiếu gạo, lỡ cơ hội xuất khẩu danviet
- Làn sóng kinh doanh theo chuỗi ở Việt Nam tienphong
- Áp dụng công nghệ rải và chôn cáp đồng thời tienphong
- Việt Nam là bài học kinh tế cho Myanmar tienphong
- Nông dân ‘vắt óc’ cải tiến công nghệ sản xuất nước đá để tiết kiệm điện tienphong
- 50 triệu USD phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tienphong
- Nhiều loại ô tô, xe máy vào diện rủi ro về giá tienphong
- Chuối tiến vua Laba được xuất sang Nhật tienphong
- Rắc rối khi đình chỉ một lò mổ ô nhiễm nld.
- Dự án cầu Nhật Tân: Tiết kiệm nhờ thay đổi thiết kế? danviet
- Những câu chuyện lạ lùng ở một liên doanh danviet
- Thú chơi cổ vật bằng trầm tiền tỷ xa xỉ của đại gia Việt danviet
TIN GIÁO DỤC
TIN ĐỜI SỐNG
- Mỹ: Phá kỳ án mẹ bắt cóc con suốt 20 năm 24h
- 10 năm sau ngà y bị kết án giết vợ, con (Kỳ 4) 24h
- Phát hiện loài khủng long bạo chúa siêu lớn 24h
- Hành trình thoát tử thần Haiyan của người VN ở Philippines 24h
- Những tên tội phạm ăn thịt người khét tiếng baomoi
- Ấn Độ huấn luyện cho 500 thủy thủ tàu ngầm của Việt Nam baomoi
- Phú Yên: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ ba trong vụ lở núi danviet
- Bắn bóng kiểu thú cưng baomoi
- Công an thiếu nghiêm túc, dân có quyền khiếu nại tác phong làm việc baomoi
- Cấp cứu tai nạn đuối nước baomoi
- Teen rộ mốt “dâng” bạn gái cho trai lạ… để đua xe baomoi
- Thời sự trong ngày: 2 nhân chứng trong vụ Cát Tường baomoi
- Đánh cược mạng sống ‘kiếm cơm’ ở đáy đại dương baomoi
- Kinh hoàng 2 xe máy đấu đầu, 3 người chết cháy tại chỗ danviet
- 10 năm sau ngày bị kết án giết vợ, con (Kỳ 4) baomoi
- Chân dung kẻ bệnh hoạn sát hại tình nhân đồng tính baomoi
- TQ: Cậu bé bị móc mắt được cấy mắt nhân tạo 24h
- Không nhận khen thưởng vì xử lý sai phạm chưa nghiêm baomoi
- Không đề – Thơ của Ngô Thế Oanh baomoi
- Ngày hội Sáng tạo vì Khát vọng Việt baomoi
- Philippines: Tù nhân tự trở về trại giam sau bão 24h
- Bình Định: Phát hiện nhiều cổ vật quý tại thành Hoàng Đế danviet
- Một võ sư bị đâm thấu tim trên đư�ng v� nhà 24h
- Quảng Ngãi: Lở núi kinh hoàng, 3 cơ quan bị vùi lấp danviet
- Thời tiết ngày 24/11 baomoi
- Hai xe máy tông nhau phát nổ, 3 người chết cháy 24h
- Khởi động Liên hoan thanh niên Việt Nam – Trung Quốc baomoi
- Khởi công Khu di tích Chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là baomoi
- Lời nhắn nhủ con cháu Lạc Hồng baomoi
- Lỗ dân chịu – lãi ông xơi! danviet
- Lở núi kinh hoàng, 4 người chết và mất tích 24h
- Miền Bắc trở rét baomoi
- Đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểm baomoi
- Phú Yên: Sạt lở núi kinh hoàng, 4 người chết và mất tích danviet
- Cắt điện hai đường dây 500kV đang bổ sung điện cho miền Nam phapluattp
- Chủ cơ sở vi phạm, người thuê lãnh hậu quả baomoi
- Lở núi kinh hoàng vùi lấp 3 cơ quan cùng nhiều nhà dân phapluattp
- Chồng nhẫn tâm thuê người tạt axit vào mặt vợ phapluattp
- Vĩnh Long: Khó khăn khi sử dụng điện câu đuôi danviet
- Nhà ngoại cảm huyền bí nổi tiếng nước Nga 24h
- Nhà ngoại cảm Bích Hằng: “Những người hiểu tôi đã mãi mãi nằm xuống” danviet
- Xế hộp lao thẳng vào ngân hàng, tông gãy 2 chân bảo vệ danviet
- Người tự thiêu trước nhà trung tá CA đã tử vong 24h
- “Yêu râu xanh” hiếp, giết cháu há»� lÄ©nh án 24h
- Xế hộp lao vào ngân hàng, tông gãy chân bảo vệ 24h
- Hoa Kỳ tặng trang thiết bị chống dịch danviet
- Ä�i cưỡng chế nhà , 6 xung kÃch viên bị chém 24h
- Rủ nữ sinh là m trò “ngÆ°á»�i lá»›n” ở quán trà sữa 24h
- “Ngáo đá”, bố cướp con đẻ hơn 1 tháng tuổi phapluattp
- TPHCM: Sau bữa cơm trưa, hàng trăm công nhân nhập viện vì ngộ độc laodong
TIN CÔNG NGHỆ
TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ
TIN THẾ GIỚI
2124. VỀ CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ BẤT ĐỐI XỨNG CỦA TRUNG QUỐC
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Sáu, ngày 22/11/2013
TTXVN (Moskva 21/11)
Trang mạng quân sự của Nga mới đây đăng
bài viết bình luận, hơn 10 năm trước, Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ đã
đánh giá rất cao chương trình tên lửa của Trung Quốc trên cơ sở nhìn
chung ngành công nghiệp quân sự nước này có vấn đề. Năm 2010, quân đội
Trung Quốc thông báo đã bắt đầu thử nghiệm chương trình tên lửa đạn đạo
đối hạm Đông Phong DF-21A nhiều tham vọng nhất của nước này.
Năm 2013
xuất hiện một số thông báo rằng tên lửa này được triển khai với số lượng
không lớn ở miền Nam Trung Quốc. DF- 21A được chế tạo như loại tên lửa
“diệt tàu sân bay”, nhằm chế ngự các nhóm tàu sân bay Mỹ trong trường
hợp xẩy ra xung đột tại Đài Loan hay vùng lãnh thổ tranh chấp trên biển
Hoa Nam (Biển Đông).
Quyết định của Trung Quốc sử đụng tên
lửa đạn đạo đối hạm là bất thường nếu biết rằng sử dụng tên lửa đạn đạo
nhằm vào tàu đang di chuyển phức tạp hơn nhiều và đòi hỏi phải dẫn đường
tinh vi hơn so với tên lửa có cánh. Quyết định của Quân Giải phóng Nhân
dân Trung Quốc (PLA), đặt cược vào loại vũ khí này (ASBM) cho thấy niềm
tin ngày càng lớn và sự phát triển của ngành công nghiệp quân sự Trung
Quốc.
Các nhà phân tích đưa ra nhiều quan
điểm khác nhau về tác động của hệ thống mới đối với quân đội Mỹ. Không
có gì ngạc nhiên khi một số chuyên gia cho rằng đây lá yếu tố quyết định
làm thay đổi cán cân quân sự và là hiểm họa với lực lượng Mỹ trong khu
vực. Các chuyên gia khác thì cho rằng có một số phương án, theo đó có
thể không cần sử dụng ASBM, như tạo ra các mục tiêu giả hay nhằm vào các
hệ thống hỗ trợ và thông tin, Dù cả 2 trường phái đều đưa ra những lập
luận có lý, song không nên xem xét ASBM một cách biệt lập mà như một
phần trong tiến trình lớn hơn hiện đại hóa quân đội và thay đổi học
thuyết quân sự của PLA.
Các nhà hoạch định chiến lược Trung
Quốc trong nhiều thế kỷ vẫn ưa thích cách tiếp cận phương thức tiến hành
chiến tranh bất đối xứng. Trung Quốc không ảo tưởng trước sự thiếu
chuẩn bị của quân đội trong cuộc chiến chống lại Mỹ và hiểu rằng hiện họ
còn thua kém Mỹ về quân sự ít nhất 2 thập kỷ. Chính vì thế PL A đang
phát triển một loạt chiến lược bất đối xứng để răn đe cho tới khi sức
mạnh quân sự của họ đủ khả năng đối đầu với Mỹ.
Xét đến sự phụ thuộc của Mỹ vào liên
lạc vệ tinh và vũ trụ để tiến hành thậm chí những hoạt động chiến tranh
cơ bản nhất PLA đã đầu tư đáng kể để phát triển vũ khí chống vệ tinh.
Tháng 1/2007, Trung Quốc phóng tên lửa chống vệ tinh đầu tiên của nước
này, phá hủy một vệ tinh cũ của mình trong vũ trụ. Tháng 5/2013, Trung
Quốc phóng một tên lửa không tải vào vũ trụ. Tên lửa này bay được 10
000km và là vụ phóng tên lửa xa nhất kể từ giữa những năm 1970. Việc tên
lửa không mang theo vệ tinh có thể hiểu là tên lửa này được thiết kế
cho mục đích chống vệ tinh. Cùng với tên lửa Trung Quốc còn thử nghiệm
vũ khí laser xanh lá cây và xanh da trời, đều trùng với những nghi ngờ
của quân đội Mỹ về vụ bắn chùm tia laser vào các vệ tinh của nước này.
Năng lượng laser có thể làm gián đoạn liên lạc của vệ tinh, và tùy vào
sức mạnh, có thể phá hủy vệ tinh.
Chương trình tên lửa của Trung Quốc
cũng phát triển ổn định và phần nào tăng tính chính xác cũng như nhanh
chóng hoàn thiện tầm bắn. Tiến bộ của dự án tên lửa cũng đi kèm với tiến
triển trong dự án vũ trụ, được thể hiện rõ nét qua số vệ tinh phóng đi
ngày càng tăng cũng như độ phức tạp của chương trình. Chương trình Mặt
Trăng là sự thể hiện rõ nét ưu tiên vũ trụ của Trung Quốc.
Chiến lược quân sự bất đối xứng của PLA
không chỉ giới hạn trong lĩnh vục vũ trụ, mà còn mở rộng sang các lĩnh
vực khác – trên bộ, trên biển, trên không và không gian mạng. Ví dụ trên
biển, hải quân Trung Quốc không tập trung vào cách thức chống tàu sân
bay Mỹ bằng tàu sân bay, hay dùng tàu chiến chống tàu chiến như tư duy
của một số người. Trung Quốc triển khai số lượng ngày càng lớn các tàu
ngầm tấn công trang bị vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân, đồng thời
số lượng thủy thủ trên tàu ngầm – chiếm 45% toàn hạm đội. Đây là tỷ lệ
cao nhất trong tất cả các hạm đội lớn trên thế giới.
Ngoài tàu ngầm, hải quân Trung Quốc còn
đặt hàng nghìn tên lửa, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo trên đất
liền. Họ cũng phát triển hàng chục tàu cao tốc bí mật trang bị tên lửa,
như tàu hai thân lớp Hầu Bắc. Ở khu vực nước nông và duyên hải, các tàu
này có thể tác chiến rất hiệu quả chống lại tàu cỡ lớn hơn, đặc biệt khi
áp dụng chiến thuật “bầy đàn”.
Một lĩnh vực khác tạo ưu thế cho PLA là
chiến tranh không gian mạng. Từ năm 2000, quân đội Trung Quốc đã thảo
luận mô hình chiến tranh tổng lực hay chiến tranh không hạn chế trong đó
PLA sẽ sử dụng các chiến thuật bất đối xứng trên mọi chiến trường. Công
trình nổi tiếng nhất của Trung Quốc liên quan tới chiến tranh bất đối
xứng do 2 đại tá của PLA viết năm 1999, với nhan đề “chiến tranh không
hạn chế”, hay chiến tranh không biên giới.
Các vụ tấn công mạng gần đây cũng như
các vụ thâm nhập nhậy cảm đối với Mỹ và các nước phát triển khác có mục
đích nhằm thể hiện sức mạnh ngày càng tăng của vũ khí mạng Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, các cơ sở giáo
dục Trung Quốc, như Viện Khoa học quân sự, Học viện Quốc phòng và Học
viện Hải quân đã dành thời gian đáng kể để nghiên cứu các chiến dịch
quân sự của phương Tây. Cuộc xung đột Arập-Israel, trong đó có cuộc
chiến thứ 2 tại Liban, đem lại cho Trung Quốc vô số ví dụ, theo đó việc
bố trí tên lửa trên biển có thể gây thiệt hại lớn cho một hạm đội tiên
tiến.
Mặc dù sự trung thành đối với chiến
tranh bất đối xứng của Trung Quốc không phải là điều mới, song mô hình
này đã nhanh chóng phát triển từ lý thuyết sang thực hành, và trở thành
cách tiếp cận chính. Không nên cho rằng PLA sẽ chỉ trông cậy vào chiến
lược bất đối xứng. Trên thực tế khi Trung Quốc thu hẹp khoảng cách về
công nghệ, rất nhiều chính sách của nước này sẽ được phổ biến. Tuy nhiên
tính tới sự ưa chuộng cả nghìn năm, yếu tố bất đối xứng nhiều khả năng
vẫn sẽ là chiến lược chủ đạo. Ngược lại Mỹ ít quan tâm tới cuộc chiến
bất đối xứng và các hình thức chiến tranh phi chuẩn mực khác. Cái gọi là
hành động quân sự theo phong cách Mỹ chú trọng tới hỏa lực tấn công và
xem nhẹ các yếu tố phòng thủ.
Vấn đề không phải nằm ở chỗ liệu Mỹ có
thể chế ngự được một hệ thống cá biệt mà là liệu họ có thể hiểu được bản
chất của các chiến lược bất đối xứng trong toàn bộ các khu vực chiến
trường hay không. Hạm trưởng Scott Dzhaspar, người có hơn 30 năm kinh
nghiệm trong lĩnh vực hải quân và là chuyên gia chiến tranh chống tàu
ngầm cho rằng “tên lửa đạn đạo và hành trình kết hợp với tàu ngâm và tàu
cao tốc mang tên lửa có thể kết liễu tàu sân bay. Một lượng lớn tên
lửa. Với các biện pháp đối phó hiện đại chống nhiễu sóng vô tuyến có thể
vô hiệu hóa các hệ thống tiên tiến nhất của chúng tôi như Aegis”
Trên thực tế, trong cuộc chiến năm 2006
chống Israel, Hezbollah đã phóng một loạt tên lửa do Trung Quốc chế tạo
được Iran cung cấp vào tàu hộ tống lớp Eliat của Israel, khiến cho 4
thủy thủ thiệt mạng. Tàu hộ tống này được coi là tàu tiên tiến nhất
trong các tàu hộ tống trên thế giới.
Mặc dù Mỹ sẽ duy trì ưu thế quân sự của
mình trong tương lai gần nhưng Trung Quốc vẫn có khả năng làm suy yếu
ưu thế đó. Điều này có thể có tác động tích cực cho cả hai bên, vì hai
siêu cường sẽ kiềm chế lẫn nhau Trung Quốc và Mỹ ngày càng trở nên phụ
thuộc lẫn nhau và chia sẻ nhiều lợi ích, Các mối quan hệ có lợi đó có
thể làm giảm nguy cơ xung đột. Tuy nhiên cần nhớ rằng trong cả hai cuộc
chiến tranh thế giới thế kỷ trước Đức đều là đối tác thương mại chính
của Anh./.
2125. KINH TẾ TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG BÀI HỌC TỪ NHẬT BẢN
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Sáu, ngày 22/11/2013
TTXVN (Hong Kong 20/11)
Theo Thời báo châu Á trực tuyến,
thông cáo của Hội nghị Trung ương 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18
vừa kết thúc hôm 12/11 tại Bắc Kinh đã nêu rõ: “Trọng tâm của việc tái
cấu trúc hệ thống kinh tế… là cho phép các lực lượng thị trường đóng
‘vai trò quyết định’ trong việc phân bổ các nguồn lực”.
Điều đó có nghĩa là gì? Cả thế giới
đang nín thở chờ đợi – và đây là những gì mà thế giới có được: một bí ẩn
bị phong bế trong một câu đố nằm trong một chiếc hộp Trung Quốc, dưới
hình thức một thông cáo khó hiểu được đưa ra bởi Hội nghị Trung ương 3,
một sự kiện rất được mong đợi của Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18.
Để biết được ai là người cuối cùng
chịu trách nhiệm về vấn đề này – dấu ấn chính sách quan trọng đầu tiên
được công bố bởi các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc là Chủ tịch Tập
Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường – một điều chỉ cần nhìn thoáng qua
hình ảnh: 7 ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Trung Quốc, những người thực sự cai trị Trung Quốc. Và những
gì bị đe dọa không thể nghiêm trọng hơn được; không ít hơn những sự lựa
chọn chiến lược để nhằm vào sự thăng tiến chắc chắn sẽ xẩy ra của Trung
Quốc, là trở thành nền kinh tế số một thế giới.
Một điều phải luôn ghi nhớ là Đảng Cộng
sản Trung Quốc hoạt động như thế nào. Hội nghị Trung ương 3 được cho là
nhằm “củng cố sự đồng thuận giữa các thành viên ban lãnh đạo cấp cao
Đảng Cộng sản Trung Quốc và thiết lập tinh thần chung cho giai đoạn phát
triển tiếp theo với nhiều thách thức của Trung Quốc.
Tuy nhiên, sự thất vọng dường như đã
trở thành ý niệm chung có ý nghĩa nhất ở đây. Giới truyền thông mê loạn ở
Trung Quốc, trước Hội nghị Trung ương 3, đã không ngừng rêu rao về một
“sự thay đổi mà chúng ta có thể tin tưởng”. Trên hết, nhân vật số 4
trong Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Trung Quốc, Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân (Chính Hiệp
– tương đương Mặt trận Tổ quốc) Du Chính Thanh, đã công khai cam kết
Đảng Cộng sản sẽ thực hiện những cuộc cải cách “chưa từng có tiền lệ”,
dẫn đến một “sự chuyển đổi to lớn về kinh tế xã hội và các lĩnh vực
khác”.
Sự mê loạn này chủ yếu là do một lộ
trình cải cách mang tên “Phương án 383” được Trung tâm Nghiên cứu Phát
triển của Quốc Vụ viện (Chính phủ Trung Quốc) công bố. Trong cách đặt
tên phương án bằng các con số của Trung Quốc, lộ trình này bao gồm “tư
duy cải cách tam vị nhất thể”) (3 mặt của một vấn đề), 8 lĩnh vực cải
cách chủ chốt và 3 tổ hợp cải cách liên quan”. Bí mật của một cuộc cải
cách thành công sẽ là “việc giải quyết hợp lý các mối quan hệ giữa chính
phủ và thị trường”.
Một trong những tác giả của “phương án
383”, ông Lưu Hạc, Chủ nhiệm Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về Kinh tế
và Tài chính, kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển Nhà
nước, trên thực tế đã trở thành một siêu sao. Và ngay trước Hội nghị
Trung ương 3, Chủ tịch nước – Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh “cải cách và mở cửa là một
quá trình không bao giờ kết thúc”.
Vậy sự công khai thẳng thắn mang đặc
sắc Trung Quốc này thực sự sẽ có ý nghĩa là gì? Dư luận Trung Quốc vẫn
không tiếp cận được với các chi tiết của “con rồng bí ẩn trong câu đố” –
hoặc ngược lại – mặc dù tất cả mọi thứ về những cuộc cải cách này trực
tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của 1,3 tỷ người. Trên thực tế, chiếc hộp
chứa đựng bí ẩn được giấu bên trong một kim tự tháp – phản ánh một quá
trình ra quyết định được độc quyền bởi một ban lãnh đạo đảng khôn khéo.
“Sự minh bạch” ở đây cũng không đủ tiêu chuẩn để được xem như một hình
ảnh phản chiếu.
Tất cả mọi người đều mong đợi Đảng Cộng
sản Trung Quốc cam kết tăng cường tính độc lập của hệ thống tư pháp,
đồng thời tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng và bất công xã hội. Tất
cả mọi người đều mong chờ sự nới lỏng chính sách sinh một con đã được
thực hiện trong 33 năm qua – cho phép các cặp vợ chồng sinh con thứ hai;
đó là lẽ tự nhiên, khi xét đến những mục đích của Đảng Cộng sản Trung
Quốc là một nền kinh tế dựa vào tiêu dùng khi mà dân số Trung Quốc đang
già đi. Tất cả mọi người đều đã mong chờ việc thực hiện cải cách đất
đai, liên quan trực tiếp đến chiến dịch đô thị hóa mới.
Đây là lần đầu tiên Đảng Cộng sản Trung
Quốc thừa nhận rằng “cả lĩnh vực công và tư nhân đều là những thành
phần quan trọng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đồng thời
là những nền tảng quan trọng cho sự phát triển kinh tế và xã hội của đất
nước chúng ta”.
Trên thực tế, điều này sẽ đồng nghĩa
với việc Đảng Cộng sản Trung Quốc phá vỡ sự độc quyền của nhà nước trong
một số ngành chiến lược. Đầu tư tư nhân sẽ được cho phép, chẳng hạn,
trong lĩnh vực ngân hàng, năng lượng, cơ sở hạ tầng và viễn thông. Điều
này cũng sẽ có nghĩa là nhiều doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước sẽ chấm
dứt hoạt động như những cánh tay của bộ máy chính phủ quan liêu. Trong
trường hợp này, sẽ có sự phản đối mạnh mẽ từ những nhóm lợi ích thâm căn
cố đế mà ai cũng biết – giống như trong cuộc chiến của các chính trị
gia ưu tú các khu vực với Bắc Kinh.
Kế hoạch tổng thể của Đảng Cộng sản
Trung Quốc là tăng tầng lớp trung lưu của nước này lên hơn 50% tổng dân
số vào năm 2050 (hiện nay là 12%) – cân bằng hơn giữa tiêu dùng và ổn
định xã hội. Cho tới thời điểm này, lĩnh vực công chiếm khoảng 25% Tổng
giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc. Hầu hết giới kinh doanh ở
Trung Quốc là doanh nghiệp công tư nhân – nhưng với 25% số doanh nghiệp
tư nhân có các công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nước. Chỉ có 1,3% số
người lao động Trung Quốc là các nhà doanh nghiệp tư nhân. Hai phần ba
trong số họ trước đây từng làm việc trong hệ thống đảng-nhà nước, và 20%
từng giữ mội vị trí lãnh đạo trong hệ thống chính quyền hoặc hệ thống
đảng ở địa phương.
Vai trò trung tâm của nhà nước không
nên bị thay đổi bởi những cuộc cải cách sắp tới. Trên hết, 40% doanh
nhân là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc. Họ đã thu được lợi nhuận
đáng kể từ hoạt động tư nhân hóa bất động sản. Họ không có sự đối lập
chính trị với Đảng Cộng sản Trung Quốc – và chắc chắn sẽ được hưởng lợi
từ các cuộc cải cách. Điều mà họ mong muốn nhất là một hệ thống hiệu quả
hơn và có sự công bằng xã hội hơn. Họ không nuôi dưỡng những tư tưởng
thay đổi chế độ.
Cuối cùng, vấn đề hết sức quan trọng
cho sự tiến triển tiếp theo của Trung Quốc có thể dễ dàng được xây dựng
thành hệ thống theo kiểu Trung Quốc, đó là làm cách nào để chấn chỉnh
nền kinh tế mà không cần cải cách chính trị. Ngay cả nhà lãnh đạo Đặng
Tiểu Bình – người được cho là chính khách vĩ đại nhất trong 50 năm cuối
của thế kỷ 20 – cũng đã nhiều lần nhấn mạnh rằng cải cách kinh tế ở
Trung Quốc sẽ không thể đi xa nếu không có một cuộc cải cách hệ thống
chính trị.
Trong ngắn hạn và trung hạn, thật khó
để thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc cho phép “tính cách thất thường” của
“Nữ thần thị trường” làm rung chuyển và cuốn nền kinh tế Trung Quốc đi
một cách tùy ý. “Thị trường” hơn, theo kiểu phương Tây, chắc chắn sẽ làm
gia tăng sự bất bình đẳng trong khu vực đến những mức độ không được
phép – chính xác là khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đang rất cố gắng để đẩy
mạnh sự phát triển của các tỉnh nghèo hơn.
Tất nhiên, bản thông cáo khó hiểu chỉ
là một lộ trình đã được rút gọn. Sẽ mất nhiều ngày, nhiều tuần và thậm
chí là nhiều tháng để tìm ra những chi tiết ẩn sâu bên trong bản thông
cáo đó. Điều chắc chắn là “vai trò quyết định” của cải cách thị trường
mang hàm ý rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ đạo, giám sát từng bước của
quá trình cải cách.
Đó sẽ là một trận chiến mang tính chất
sử thi của thời đại khi chứng kiến Đảng Cộng sản Trung Quốc – một bộ máy
quan liêu cố hữu trong Chính phủ Trung Quốc – thực hiện hành động cân
bằng này; phù hợp với những khuynh hướng bản năng của nó về một sự kiểm
soát tập trung hóa thậm chí còn mạnh mẽ hơn (ví dụ, không cho phép thẳng
thắn công khai trên Internet) đối với một sự bùng nổ của học thuyết xã
hội Darwin đã gây ra bởi những lực lượng “phi lý” này, những kẻ không
thể không chú ý đến việc làm và ổn định xã hội.
Các Gweilos – những kẻ man rợ nước
ngoài nói chung – sẽ đánh giá thấp quyết tâm của Trung Quốc trong hoàn
cảnh nguy hiểm của riêng họ. Khi nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình thực hiện
cuộc cải cách kinh tế của riêng mình – và mang “thương hiệu” công khai
thẳng thắn – vào năm 1978, ông đã thay đổi Đảng Cộng sản Trung Quốc từ
trên xuống dưới, toàn diện và làm những điều không thể làm được; sự phát
triển kinh tế nhanh chóng tạo thêm thời gian cho việc xử lý các vấn đề
chính trị, và thậm chí một số thay đổi chính trị còn cho phép phát triển
kinh tế nhanh hơn.
Vậy nếu như Chủ tịch Tập Cận Bình và
Thủ tướng Lý Khắc Cường đưa ra phương thức cải cách với một sự pha trộn
phương pháp của Đặng Tiểu Bình – như việc phát minh ra một khái niệm mới
về thị trường mang đặc sắc Trung Quốc – thì sẽ thế nào? Bầu trời – hay
việc Trung Quốc quay trở lại nơi mà họ từng ở đó trong suốt 18 thế kỷ –
là điều giới hạn.
* * *
Theo tạp chí “Minh kinh” (Hong
Kong), số tháng 10/2013, kinh tế Trung Quốc hiện đang đi vào mô hình lệ
thuộc vào đầu tư và vay mượn quy mô lớn, và ngày càng giống mô hình của
Nhật Bản 20 năm trước. Sau khi đạt đỉnh cao vào năm 1991, kinh tế Nhật
Bản đã bắt đầu bước vào thời kì suy thoái và trong suốt hơn 20 năm qua,
hoàn toàn không thể hồi phục trong bối cảnh kinh tế thế giới ngưng trệ.
Trải qua 20 năm tăng trưởng nhanh do
phụ thuộc vào sản xuất tập trung, thực lực kinh tế Trung Quốc đã có được
một lượng lớn ngoại tệ dự trữ. Hiện nay, nguồn tiền này đã trở thành áp
lực đối với quá trình tiếp tục phát triển của Trung Quốc. Những năm gần
đây, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này quá lệ thuộc vào các dự án
đầu tư khai thác, đồng thời can thiệp sâu vào cán cân hiệu ứng đầu tư
tạo ra làn sóng vay nợ, dẫn đến hiệu ứng đôminô nợ nần không có cách nào
thanh toán.
Việc đầu tư quá độ và vay mượn quá lớn
trong những năm qua khiến cho ngành xây dụng, sản xuất ở nước này bắt
đầu giảm tốc. Điều này không phải là một sự kiện khiến dư luận cảm thấy
bất ngờ. Đồng thời, tỉ lệ giãn nợ tăng mạnh, một khoản tiền lớn trong
ngân sách các địa phương được mang ra xây dựng đường sá, mở rộng sân
bay, xây dựng nhà máy luyện gang thép, đóng tàu… Và điều đáng nói hơn là
rất nhiều tòa nhà văn phòng, chung cư hiện bị bỏ hoang, không có cách
nào để tiêu thụ. Từ năm 2006, một số chuyên gia kinh tế dự đoán Trung
Quốc sẽ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề nợ nghiêm trọng. Đến năm 2010
lời tiên đoán này đã thành sự thật. Ngay cả các nhà kinh tế học hữu
khuynh và các nhà đầu tư đều nhận thấy thị trường Trung Quốc đang bất
ổn.
Nếu muốn tự bảo vệ mình và không chịu
những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ, Trung Quốc buộc phải tạm thời
trì hoãn việc chi tiêu. Bắc Kinh phải tái cân bằng kinh tế, điều chỉnh
các bước, không được tiếp tục dựa vào đầu tư khai thác và vay nợ từ các
địa phương để kích thích tăng trưởng kinh tế; ngược lại, cần điều chỉnh
nền kinh tế, chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa vào tiêu dùng. Tuy
nhiên, kế hoạch này chỉ có thể thực hiện được trong bối cảnh kinh tế
tăng trưởng thấp.
Vậy bước tiếp theo có phải là sự sụp đổ
của nền kinh tế Trung Quốc không? Có lẽ không phải như vậy, bởi nguyên
nhân quan trọng gây ra sự sụp đổ tài chính là lượng tiền cho vay của các
ngân hàng vượt quá dung lượng của Ngân hàng Nhà nước. Chỉ Ngân hàng Nhà
nước có nguồn lực tài chính mạnh, Thống đốc Ngân hàng làm việc nghiêm
túc, tổ chức tài chính hoạt động theo quy đinh của chính phủ thì nguồn
vốn sẽ được quản lý có hiệu quả và không phát sinh vấn đề gì nghiêm
trọng. Trong những năm tới, kinh tế Trung Quốc sẽ trải qua một thời kỳ u
ám, đó chính là chỉ số tăng trưởng GDP tiếp tục lao dốc.
Nguyên nhân của việc này rất đơn giản.
Một khi thị trường Trung Quốc bắt đầu chuyển sang mô hình phát triển
kinh tế dựa vào tiêu dùng, đa số người dân sẽ không ngừng mua sắm, tiêu
dùng làm chủ đạo sẽ dẫn đến điều đó. Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng, nền
kinh tế Mỹ chính là một kiểu kinh tế tiêu dùng. Khủng hoảng tài chính
toàn cầu năm 2008 bắt nguồn từ khủng hoảng vay nợ và tín dụng của Mỹ, có
thể nói đây chính là hiểm họa do người tiêu dùng gây ra.
Nếu như Chính phủ Trung Quốc dưới thời
Chủ tịch Tập Cận Bình có thể khống chế chi tiêu trong phạm vi quản lý
cân bằng, có hiệu quả thì sẽ không có mô hình kinh tế với chỉ số tăng
trưởng GDP vượt quá mức 3-4%. Nền kinh tế tăng trưởng chậm lại liệu có
gây ra tai họa cho Trung Quốc? Đáp án sẽ là: Có.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 3 – 4%
có sự khác biệt rất lớn so với tốc độ tăng trưởng 10% liên tục trong 30
năm qua. Bắc Kinh mong đợi kinh tế Trung Quốc sẽ “hạ cánh mềm”. Bên
cạnh đó, thách thức mà Chính quyền Bắc Kinh cần tích cực đối phó là cùng
với sự sụt giảm về tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ thất nghiệp ở nước này
cũng đang gia tăng. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế quốc tế đều đánh
giá tốt các động thái nhằm ứng phó với nền kinh tế hiện nay của Trung
Quốc. Từ bài học trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, sức
đề kháng của thể chế kinh tế Trung Quốc vẫn rất tốt.
Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế thực ra
không cần quá lo lắng về việc nền kinh tế Trung Quốc suy thoái sẽ gây ra
những ảnh hưởng tiêu cực. Bởi vì Trung Quốc không phải là một nên kinh
tế thực sự lớn trên thế giới, cho nên không phải quá căng thẳng. Quan
điểm này hoàn toàn trái ngược với ý kiến của số đông coi Trung Quốc là
một đại công xưởng, chỉ biết sản xuất mà không biết tạo ra nhu cầu. Đây
chính là nguyên lý cân bằng cung cầu của các nhà kinh tế. Có nhu cầu của
thị trường mới có tăng trưởng, hơn 30 năm nay do có nhu cầu của thị
trường quốc tế nên mới tạo ra cung ứng xuất khẩu cho thị trường Trung
Quốc Đại lục. Tăng trưởng của kinh tế thế giới không chỉ dựa vào một
mình sự trỗi dậy của Trung Quốc, ngược lại, khi kinh tế Trung Quốc bắt
đầu đi xuống, không có nghĩa các quốc gia khác sẽ sụp đổ. Do vậy, Trung
Quốc cần giống như Mỹ trở thành một nước tiêu dùng lớn, đến lúc đó kinh
tế Trung Quốc sẽ có một vị thế hết sức quan trọng trong nền kinh tế thế
giới.
Nếu như tỉ lệ tăng trưởng của ngành
dịch vụ và nhập khẩu vượt quá tỉ lệ xuất khẩu thì kinh tế Trung Quốc sẽ
chuyển đổi mô hình thuận lợi đúng thời hạn, cũng như mang lại những ảnh
hưởng tích cực đối với kinh tế thế giới. Các quốc gia sản xuất trên thế
giới có thể xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc đồng thời tầng lớp làm
công ăn lương ở Trung Quốc có thể được hưởng mức lương cao hơn và tiêu
dùng các hàng hóa, dịch vụ này. Lúc đó, danh hiệu công xưởng thế giới
của Trung Quốc sẽ nhường lại cho các quốc gia cung cấp dịch vụ cho người
tiêu dùng Trung Quốc, đúng với triết lý “vật đổi sao dời” của tổ tiên
người Trung Quốc?
Đương nhiên Bắc Kinh sẽ phải đối mặt
với một cuộc chiến cải cách kinh tế gian nan, trong đó mục tiêu là “hạ
cánh mềm”, trong bối cảnh tăng trưởng sụt giảm, và nguyên tắc là không
theo gót Nhật Bản, đồng thời áp dụng sách lược tăng lương. Nếu như vậy,
không chỉ người Trung Quốc cải thiện được tiêu chuẩn sống mà các quốc
gia khác trên thế giới cũng được hưởng lợi.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phát
biểu trong buổi trả lời phỏng vấn của kênh Bloomberg tại Singapore vào
ngày 28/7/2013, biết cho dù kinh tế Trung Quốc Đại lục giảm tốc cũng
không ảnh hưởng đến sự hồi phục kinh tế đúng quỹ đạo của Mỹ. Ông Joe
Biden nói: “Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sụt giảm sẽ không
khiến sự phục hồi của Mỹ chệch ra khỏi quỹ đạo, Nhưng rõ ràng, sự giảm
tốc của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này, cũng giống như kinh tế Mỹ,
nếu tăng trưởng sụt giảm sẽ gây ra chấn động toàn diện”.
Chỉ số tăng trưởng GDP quý 2 của Trung
Quốc tăng 7,5% so với cùng kì năm 2012, nhưng thấp hơn tỉ lệ 7,7% của
quý 1 và đây là lần đầu tiên trong vòng 20 năm qua, Trung Quốc không
thực hiện được mục tiêu tăng tưởng 8% như dự kiến. Ngày 25/7/2013, giới
chức Trung Quốc đã chỉ đạo 19 ngành nghề lớn với hơn 1.400 doanh nghiệp
giảm năng suất dư thừa của năm 2013 nhằm thay đổi cục diện sụt giảm tăng
trưởng, đồng thời đảm bảo duy trì sự phát triển của nền kinh tế.
Trung Quốc là đối tác thương mại chính
của Mỹ sau Canada. Năm 2012 kim ngạch thương mại song phương Trung – Mỹ
đạt 536,2 tỉ USD. Cán cân phát triển thương mại nghiêng về phía Trung
Quốc. Năm 2012, tỉ lệ nhập siêu hàng hóa từ thị trường Đại lục của Mỹ
đạt 315 tỉ USD, vượt qua tỉ lệ nhập siêu từ các quốc gia khác. Ngoài ra,
theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính Mỹ, Trung Quốc là chủ nợ nước
ngoài lớn nhất của Mỹ, tính đến tháng 5/2013, Trung Quốc nắm giữ 1.316
tỉ USD số nợ của Chính phủ Mỹ và quy mô thương mại song phương đã đạt
267,6 tỉ USD.
Phó Tổng thống Joe Biden đã đề cập đến
quan hệ Trung-Mỹ sau khi kết thúc hành trình 6 ngày đến thăm hai nước
Singapore và Ấn Độ. Tại Singapore, ông Biden còn có buổi hội kiến với
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Theo ông Tống Thành Hoán (Song Sengwun),
chuyên gia kinh tế của tổ chức CIMB Research, Singapore: “Kinh tế Trung
Quốc tăng trưởng chậm không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển
kinh tế Mỹ. Tăng trưởng kinh tế Mỹ chủ yếu dựa vào tiêu dùng nội địa nền
kinh tế phát triển tương đối ổn định”.
Theo số liệu thống kê, trong tháng
6/2013, hoạt động sản xuất của ngành chế tạo ở khu vực châu Á có xu
hướng sụt giảm, sản lượng xuất khẩu thấp, trong đó các đơn hàng xuất
khẩu của Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ đều giảm. Theo số liệu
công bố của Tổng cục thống kê quốc gia Trung Quốc, trong tháng 6 chỉ số
Nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành chế tạo giảm xuống còn 50,1%.
Trong khi đó, chỉ số PMI tháng 6 do Ngân hàng HSBC công bố lại là 48,2%
và tháng 5 là 49,2%. Điều này cho thấy trong vài tháng tiếp theo, xu thế
tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á vẫn yếu ớt. Thị trường dự đoán
phải đợi đến cuối năm khi nhu cầu của các nước Âu-Mỹ hồi phục thì nền
kinh tế khu vực mới tăng trưởng trở lại.
Theo số liệu công bố hồi tháng 6 về
“Chỉ số giá cả thị trường bất động sản ở 100 thành phố” của Viện nghiên
cứu chỉ số đại lục, trong tháng 6/2013 giá nhà ở của 100 thành phố của
Trung Quốc vẫn tiếp tục đà tăng của 13 tháng vừa qua, ở mức 10.258 nhân
dân tệ (NDT)/m2, tăng 7,4% so với cùng kì năm 2012. Theo dự
đoán của các chuyên gia, trong vài năm tới Trung Quốc Đại lục sẽ tiếp
tục khai thác thị trường bất động sản, đồng thời nhu cầu mua nhà ở của
người dân vẫn tiếp tục tăng. Xét một cách tổng thể, trong một thời gian
ngắn thị trường bất động sản sẽ rất khó có sự điều chỉnh rõ rệt.
Thời gian gần đây, tốc độ tăng trưởng
kinh tế của Đại lục có xu hướng giảm nhưng tốc độ điều chỉnh tăng lương
tối thiểu không sụt giảm. Theo số liệu thống kê, năm 2013 đã có 18 tỉnh,
thành phố điều chỉnh tăng lương, trong đó lương tối thiểu ở Thượng Hải
cao nhất, đạt 1.620 NDT/tháng. Đầu tháng 7, ba tỉnh Giang Tô, Tứ Xuyên,
Liêu Ninh cũng tuyên bố nâng lương tối thiểu, trong đó các doanh nghiệp
Đài Loan ở tỉnh Giang Tô đã điều chỉnh tăng lương tới hơn 12%, đạt 1.480
NDT/tháng. Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc cho biết phải căn cứ vào
các nhân tố như phát triến kinh tế, biến động giá cả để có sự điều
chỉnh lương tối thiểu đúng thời điểm. Mục tiêu đến năm 2015, lương tối
thiểu của đại đa số các khu vực đạt 40% trở lên mức lương bình quân của
nhân viên làm việc tại thành phố, thị trấn ở khu vực đó. Do vậy, việc
điều chỉnh mức lương tối thiểu ở Đại lục vẫn sẽ tiếp tục diễn ra.
Khu thí điểm hợp tác ngành vật liệu mới
hai bờ Trung Quốc – Đài Loan (Trấn Giang) đã làm lễ khánh thành vào
ngày 29/6/2013 tại khu Trấn Giang mới, Giang Tô. Khu thí điểm ngành nghề
cấp quốc gia này là cơ sở quan trọng của ngành vật liệu mới ở khu tam
giác lưu vực sông Trường Giang, cũng như là khu thí điểm đặc sắc trong
việc hợp tác kinh tế với Đài Loan. Theo quy hoạch, đến năm 2015, mỗi năm
ngành sản xuất vật liệu mới đạt doanh thu 80 tỉ NDT, 2 doanh nghiệp có
doanh thu đạt hơn 10 tỉ NDT/năm, 8-10 doanh nghiệp có doanh thu trên 5
tỉ NDT/năm, hơn 20 doanh nghiệp có doanh thu trên 1 tỉ NDT/năm; đồng
thời xây dựng 30 khu nghiên cứu phát triển kĩ thuật như Trung tâm kĩ
thuật công trình cấp tỉnh trở lên, Trung tâm kĩ thuật doanh nghiệp, khu
làm việc của các doanh nhân có học vị tiến sĩ…
Đối với Nhật Bản, trong giai đoạn từ
1973 đến 1986, kinh tế nước này từng bước suy thoái, tốc độ tăng trưởng
sụt giảm chỉ còn 4%. Tuy nhiên, sau thập niên 80, cụ thể là từ tháng
11/1986 đến tháng 1 – 3/1991, kinh tế Nhật Bản có chuyển biến tốt, tiếp
tục khởi sắc. Đây là thời kì thịnh vượng thứ hai của kinh tế Nhật Bản từ
sau những năm 1960 – giai đoạn kinh tế phát triển nhanh chóng sau khi
kết thúc chiến tranh. Thời kì này Nhật Bản gọi là “khởi sắc”, nhưng dư
luận quốc tế lại gọi là thời kì kinh tế bong bóng. Ngày 29/12/1989, chỉ
số Nikkei 225 của sàn chứng khoán Nhật Bản đạt 38.915 điểm, cao nhất
trong lịch sử, bên cạnh đó giá bất động sản ở Kyoto, Osaka tăng mạnh.
Lúc đó, giá đất, giá nhà ở tại Nhật Bản cao nhất thế giới, Nhật Bản đến
khắp nơi trên thế giới mua bất động sản, các nước bao gồm cả Mỹ ào ào
tới Nhật Bản để học hỏi kinh nghiệm cải thiện kinh tế. Cuốn sách “Thành
tựu phồn vinh của Nhật Bản” cho rằng Nhật Bản của năm 1989 có thể gọi là
“xã hội công nghiệp hoàn thiện nhất trong lịch sử nhân loại”.
Song sự phát triển cao độ đó không duy
trì được lâu, 1 năm sau, kinh tế Nhật Bản bắt đầu thay đổi. Tháng
5/1991, bong bóng kinh tế Nhật Bản chính thức tan vỡ. Trong nháy mắt,
tiền vốn đầu tư không có, nhu cầu thị trường biến mất, thị trường bất
động sản cung vượt quá cầu, giá cả giảm hơn 60%, thị trường cổ phiếu lao
dốc, tình hình Nhật Bản lúc đó giống hệt Trung Quốc hiện nay. Chỉ số
Nikkei 225 của Nhật Bản từ 38.915 điểm rơi xuống mức 14.309 điểm, mức
thấp nhất là vào ngày 18/8/1992, với biên độ sụt giảm 63%, đánh dấu biên
độ sụt giảm mạnh nhất trong lịch sử. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng kinh
tế ở mức thấp nhất trong số các nước công nghiệp. Mặc dù Chính phủ Nhật
Bản không ngừng đưa ra hàng loạt chính sách khôi phục kinh tế, nhưng vẫn
không có cách nào khiến Nhật Bản thoát khỏi đáy suy thoái. Kinh tế Nhật
Bản lúc đó rơi vào thời kì suy thoái dài nhất, sâu nhất kể từ sau Chiến
tranh Thế giới thứ Hai, và được cho là “10 năm mất mát”.
Có thể nói, Trung Quốc hiện đang diễn
lại vai của Nhật Bản hơn 20 năm về trước. Trải qua hơn 10 năm kinh tế
tăng trưởng nhanh chóng dựa vào xuất khẩu, hiện nay Trung Quốc đã rơi
vào cạm bẫy tăng trưởng của Nhật Bản trong quá khứ và suốt 20 năm qua
Nhật Bản vẫn chưa có cách nào phục hồi từ trạng thái tê liệt, thiểu
phát. Hơn 20 năm trước, kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng giống
như sự phồn vinh hiện nay của Trung Quốc, nhưng tình hình tốt đẹp đó
không kéo dài. Nhật Bản đã khai thác đầu tư và áp dụng tín dụng tài
chính quá mức dẫn đến hiện tượng giãn nợ, nợ xấu kéo dài; các dự án đầu
tư không đạt lợi nhuận khiến niềm tin của các nhà đầu tư sụt giảm. Một
loạt báo cáo tài chính cho thấy chỉ số Nikkei 225 đã nhanh chóng rơi từ
đỉnh cao trong lịch sử xuống đáy, sau đó kinh tế Nhật Bản bước vào thời
kì 20 năm đình trệ, kém phát triển.
Đây chính là hiện trạng của Trung Quốc.
Từ ngành khoáng sản đến ngành điện tử đều xuất hiện hiện tượng đình
trệ, khoản nợ ngân hàng của chính quyền các địa phương không biết đến
bao giờ mới trả được. Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường kiên quyết
chấn chỉnh ngành xây dựng vốn đang thâm hụt và khai thác quá mức, “nhưng
lao lực lâu ngày dễ sinh bệnh, tổn thương đã xuất hiện ra bên ngoài,
nếu muốn cứu chữa phải chấp nhận đau đớn một thời gian”.
Ông Chetan Ahya, chuyên gia kinh tế,
Chủ tịch chi nhánh châu Á của Công ty Morgan Stanley cho biết ông không
lo ngại vấn đề dân số của Trung Quốc, mà lo lắng hiện tượng đình trệ do
nền kinh tế thiểu phát mang lại. Điều này mới đáng sợ.
Nếu so sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế
7,5% với chỉ số tiêu dùng hàng hóa 2,7% mỗi năm sẽ thấy Trung Quốc hiện
là bản sao của Nhật Bản vào năm 1989, giống như tình hình Nhật Bản 2 năm
trước khi nền kinh tế nước này sụp đổ. Trung Quốc và Nhật Bản đều phải
dựa vào ngân hàng để điều tiết vốn đến các nhà đầu tư nhằm tạo tỉ lệ xây
dựng và việc làm. Nhưng có một điểm người Trung Quốc và người Nhật Bản
giống nhau là xây dựng hiệu ứng giới hạn quá mức, chưa đạt được kết quả
đã lập tức thu về.
Tăng trưởng kinh tế phải dựa vào 3 động
lực là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng. Đây là lý luận được hầu hết các
nhà kinh tế học công nhận. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong hơn 10
năm qua dựa vào xuất khẩu và đầu tư trong nước. Từ trước đến nay, tăng
trưởng tiêu dùng thị trường nội địa Trung Quốc yếu ớt, đây cũng là nhận
thức chung của các nhà kinh tế học trong và ngoài nước. Hơn nữa muốn cải
thiện vấn đề này cần tiến hành chuyển biến quy mô lớn đối với việc phân
phối thu nhập trong nền kinh tế, tức là can dựa vào sự thay đổi của
tổng thể nền kinh tế. Với tình hình hiện nay, dường như đây là một nhiệm
vụ bất khả thi.
Nếu như xem xét kỹ nền kinh tế Trung
Quốc, nguyên nhân quan trọng của tăng trưởng kinh tế nước này chính là
quá trình tiền tệ hóa của bản thân nền kinh tế, trong đó một khâu quan
trọng là thị trường bất động sản. Theo số liệu thống kê của ông Quản
Thanh Hữu, nghiên cứu viên thuộc Trung tâm nghiên cứu tình hình quốc gia
thuộc Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) trong một năm vừa qua, ngành bất
động sản Trung Quốc đã đóng góp 3000 tỉ NDT vào nguồn thu tài chính của
Chính phủ. Ông Quản Thanh Hữu còn công bố một bảng biểu về nguồn thu từ
tiền bán đất của chính quyền các địa phương Trung Quốc trong 20 năm qua,
kết quả khiến dư luận rất bất ngờ.
Theo tính toán của ông Quản Thanh Hữu,
trong thời gian 21 năm từ nam 1989 — 2010, số tiền bán đất của chính
quyền các địa phương ở Trung Quốc tăng từ 450 triệu NDT lên 3.000 tỉ
NDT, tăng 6.700 lần. Ngân sách tài chính của chính quyền các cấp đã tăng
21 lần từ 184,238 tỉ NDT vào năm 1989 lên 461.5,04 tỉ vào năm 2010.
Điều khiến dư luận ngạc nhiên là trong ngân sách tài chính hơn 4.000 tỉ
NDT có hơn 3.000 tỉ là tiền bán đất. Mức độ phụ thuộc của ngân sách tài
chính vào đất đai của chính quyền địa phương Trung Quốc lên tới 75%.
Gần mười năm nay, đầu tầu thúc đẩy kinh
tế Trung Quốc tăng trưởng chính là xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu của
Trung Quốc mỗi năm lên tới 10.000 tỉ NDT, chiếm 1/4 GDP năm 2010, nếu
như cộng thêm giá trị nhập khẩu, thì ngành xuất nhập khẩu đóng góp hơn
50% GDP Trung Quốc. Đại đa số các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân Trung
Quốc đều dựa vao xuất khẩu hàng hóa để tồn tại.
Song trong bối cảnh kinh tế Mỹ ảm đạm,
châu Âu rơi vào tình cảnh khó khăn mới, lạm phát ở Trung Quốc đã đẩy giá
lao động, nguyên liệu lên cao đồng thời tỉ giá đồng NDT tăng, cho dù
ngành xuất nhập khẩu của Trung Quốc không suy thoái nhưng cũng khó có
thể đạt được tăng trưởng thực tế như trước đây. Số liệu thống kê của
Chính quyền Ôn Châu (Chiết Giang) cho thấy với tư cách là tính xuất khẩu
lớn nhất Trung Quốc nhưng sản lượng xuất khẩu năm 2013 của Chiết Giang
đã giảm 30%; khoảng 40% các doanh nghiệp xuất khẩu thua lỗ, đại đa số
các doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất.
Vấn đề còn ở chỗ, kinh tế Trung Quốc
lao dốc, ngân sách của chính phủ sụt giảm sẽ dẫn đến hậu quả trực tiếp
là nguồn vốn bị chẩy ra nước ngoài. Trong vài tháng gần đây, tình trạng
này đã bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc, các doanh nghiệp nước ngoài bán
tháo các dự án nhà ở thương mại cao cấp. Sự phát triển của nền kinh tế
chủ yếu dựa vào nguồn tích lũy ban đầu không ngừng chuyển động, xáo
trộn, một khi nguôn vốn bị “chẩy máu” một cách có hệ thống, nền kinh tế
sẽ rơi vào trạng thái đình trệ là điều khó tránh khỏi. Nửa cuối thế kỉ
20, nhiều quốc gia Nam Mỹ đã trải qua tình trạng như vậy, ví dụ như
Argentina, Chile, Brazil…
Những ông trùm giới thương mại Trung
Quốc đang chạy ra nước ngoài. Theo số liệu thống kê, khoảng 70% người
giầu Trung Quốc (có giá trị tài sản trên 1 triệu USD) đang chuẩn bị hoặc
đã di dân. Tình trạng một lượng tiền chẩy ra nước ngoài quy mô lớn đang
diễn ra ở Trung Quốc.
Biện pháp kích thích tăng trưởng kinh
tế chính là giảm thuế và tăng cường đầu tư. Chính phủ Trung Quốc không
lựa chọn biện pháp giảm thuế, trong khi đó, biện pháp tăng cường đầu tư
đã được sử dụng và không còn phát huy sức mạnh. Khoản tiền đầu tư 4.000
tỉ NDT để kích thích tăng trưởng kinh tế vào năm 2008 chủ yếu rơi vào
các doanh nghiệp nhà nước lũng đoạn. Do vậy, kết quả của gói kích thích
kinh tế này cũng giống như việc Chính phủ Mỹ áp dụng chính sách giãn nợ
đối với các khoản vay của thị trường bất động sản, rốt cuộc đều rơi vào
hầu bao của các ngân hàng. Trong hai năm vừa qua, thị trường bất động
sản, thị trường cổ phiếu của Trung Quốc phát triển nhanh chóng, giá cổ
phiếu tăng cao đều là kết quả các chính sách kích thích kinh tế theo
kiểu Trung Quốc. Nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn là đối tượng cần
tiền lại không được hưởng ưu đãi thực sự từ chính phủ.
Tình cảnh khó khăn của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở Chiết Giang, Quảng Đông là những bằng chứng xác thực. Từ
năm 2012 đến nay rất nhiều chuyên gia kinh tế đã chỉ ra tính tất yếu và
ảnh hưởng xấu của hiện tượng này đối với kinh tế Trung Quốc. Nhưng chế
độ hiện nay của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã mất đi tính linh hoạt trong
việc điều chỉnh chính sách. Quan chức chính quyền các cấp và bè cánh của
họ đã hình thành một phạm vi thế lực rộng lớn, đến Trung Nam Hải cũng
không có cách nào ngăn chặn được việc này. Kinh tế Trung Quốc đang phải
đối mặt với khủng hoảng. Tuy nhiên theo định luật Newton, chất lượng vật
chất càng lớn, quán tính chuyển động càng nhanh. Với quy mô kinh tế
Trung Quốc to lớn như vậy, cho dù một số ý kiến nhận định sẽ có nguy cơ
xẩy ra, thì cũng không ai đủ sức mạnh để thay đổi kết quả trong tương
lai.
Theo dự đoán của các chuyên gia, cho dù
tăng trưởng tổng thể của nền kinh tế Trung Quốc sụt giảm, nhưng sau quá
trình phân phối lại nguồn vốn, vấn đề khó khăn nhất Bắc Kinh phải đối
mặt lại là thu hẹp khoảng cách giầu nghèo. Chỉ khi giải quyết được vấn
đề này, thu nhập bình quân hàng năm của tầng lớp trung lưu đạt được mức
5-6% thì mới có thể mở rộng thị trường tiêu dùng một cách hiệu quả, nhờ
đó mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây chính là phương hướng đúng đắn
của việc chuyển đổi mô hình kinh tế ở Trung Quốc./.
2126. NHỮNG ẨN HỌA LỚN CỦA QUÂN ĐỘI TRUNG QUỐC
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Sáu, ngày 22/11/2013
TTXVN (Hong Kong 19/11)
Tạp chí “Tranh Minh” của Hồng
Công cho biết trước thềm kỉ niệm ngày thành lập quân đội Trung Quốc
(1/8), Trung ương Đảng, Chính phủ và Quân ủy Trung ương lần lượt đưa ra 4
thông tri liên quan tới lĩnh vực quân sự, xây dựng đảng trong hệ thống
quốc phòng và xây dựng quân đội.
Đồng
thời, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình và Thủ tướng
Chính phủ Lý Khắc Cường, ủy viên trưởng Nhân đại Toàn quốc (Chủ tịch
Quốc hội) Trương Đức Giang, Trưởng Ban Kiểm tra Kỉ luật Trung ương Vương
Kỳ Sơn và Phó Chủ tịch nước Lý Nguyên Triều lần lượt 6 lần dự hội nghị
công tác chính trị của Quân ủy Trung ương và hội nghị đảng trong hệ
thống quốc phòng. Cụ thể:
Ngày 5/7, Trung ương Đảng, Chính phủ và
Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã đặt ra thông tri “Liên quan tới quy
định lãnh đạo Quân ủy Trung ương, 4 cơ quan cấp tổng cục (Tổng cục Chính
trị, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Trang bị và Bộ Tổng Tham mưu), các quân
binh chủng, các đại quân khu, bộ quốc phòng và cảnh sát vũ trang phải
liêm khiết, tự khép mình vào kỉ luật, không được thực hiện đặc quyền,
không được đặc thù hóa, không được làm những điều không đúng” xuống đảng
ủy cấp 1 cấp quân khu. Việc Trung ương Đảng, Chính quyền và Quân đội
truyền đạt thông tri nhằm vào cán bộ cao cấp hàng đầu của quân đội là
chuyện rất hiếm thấy ở Trung Quốc trong gần 10 năm qua.
Tiếp đó vào tối ngày 7/7, Trung ương
Đảng, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã ra văn kiện “Liên quan tới một số
yêu cầu toàn quân sát cánh bên Đảng thực hiện mục tiêu xây dựng quân
đội lớn mạnh trong tình hình mới” xuống 4 cơ quan cấp tổng cục, các quân
binh chủng, các đại quân khu, các quân khu tỉnh và đảng ủy cấp 1 cấp sư
đoàn. Bốn ngày sau, Quân ủy Trung ương và Chính phủ Trung Quốc đã ra
văn kiện “Liên quan tới một số ý kiến về việc lãnh đạo các cấp trong
toàn quân phải tăng cường, nâng cao bồi dưỡng bản thân, thực thi chức
trách sứ mệnh” xuống đảng ủy cấp 1 trong hệ thống quân sự quốc phòng,
ngành sản xuất khoa học công nghệ quân sự và học viện, nhà trường quân
sự, quốc phòng. Đến ngày 15/7, Quân ủy Trung ương và Chính phủ Trung
Quốc lại ra văn kiện “Liên quan tới việc hệ thống, đơn vị, ban ngành
quân sự, quốc phòng phải thể hiện sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng và kiên
định bảo vệ quyền uy của Trung ương Đảng, quyền uy của Quân ủy Trung
ương” xuống đảng ủy cấp 1 cấp quân khu tới đảng ủy cấp 1 cấp trung đoàn.
Văn kiện yêu cầu phải thực hiện “một tuyệt đối” và “hai quyền uy” (được
nêu ra trong văn kiện), triển khai sinh hoạt dân chủ.
Cũng trong ngày 15/7, Quân ủy Trung
ương Trung Quốc triệu tập hội nghị mở rộng. Đây là hội nghị mở rộng lần
thứ 9 của Quân ủy Trung ương khóa này với sự tham gia của lãnh đạo 4 cơ
quan cấp tổng cục, lãnh đạo các quân binh chủng, các đại quân khu, lãnh
đạo 35 đơn vị nghiên cứu khoa học kĩ thuật quân sự và 9 học viện nhà
trường quân sự, quốc phòng trực thuộc Quân ủy Trung ương. Tập Cận Bình,
Lý Khắc Cường và các nhà lãnh đạo khác đều tham dự hội nghị. Tại hội
nghị, Tập Cận Bình đã có bài phát biểu với tiêu đề “Quân ủy phải liêm
khiết, tự khép mình vào kỉ luật, phát huy truyền thống tốt đẹp của quân
đội ta”.
Tập Cận Bình cho biết: “Qua điều tra
nghiên cứu, khảo sát tương đối toàn diện, tương đối sâu, tương đối thiết
thực là tổng kết, phân tích, thảo luận tình hình, tư liệu mà các nơi
phản ánh và thu thập được, Quân ủy Trung ương khóa này không có bất cứ
lý do gì, không có bất cứ quyền gì và không còn thời gian để tiếp tục
coi nhẹ các vấn đề xuất hiện, nẩy sinh trong hệ thống quân sự, quốc
phòng, tự giác hoặc không tự giác tiếp tục che đậy, tiếp tục thả lỏng,
thỏa hiệp hay để tích tụ các vấn đề bị coi nhẹ, tồn đọng trong thời gian
dài ở hệ thống quân sự, quốc phòng. Nói thẳng ra rằng nếu chúng ta tiếp
tục che đậy những vấn đề này, tiếp tục thả lỏng để chúng xấu đi, tiếp
tục để chúng tích tụ là chúng ta phạm tội và đi ngược lại sự nghiệp của
đất nước, sự kỳ vọng của nhân dân và sự ủy thác của Đảng”.
Tập Cận Bình tiếp tục nhấn mạnh: “Quân
đội, đặc biệt là hiện trạng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cao một lần
nữa chứng minh không phải cứ sống trong chân không, cũng không thể sống
trong chân không, là một hạt bụi không dính. Chúng ta phải dũng cảm, tự
tin đối mặt với hiện thực khắc nghiệt, tức là tình trạng lực lượng quân
sự, quốc phòng chia rẽ, mềm yếu, uể oải và sa đọa biến chất. Nếu quân
đội tiếp tục đánh mất thời cơ, không nắm chắc lấy thời cơ, tiếp tục
không nắm sát, nắm chắc và nắm tốt bản thân lãnh đạo các đơn vị như ở
Quân ủy Trung ương, 4 cơ quan cấp tổng cục, các quân binh chủng, các đại
quân khu… thì sẽ muộn. Nếu quân đội, biến chất, thì không thể trụ vững
trước sóng gió, từ cổ tới kim, cả trong nước và ngoài nước đều đã có
tiền lệ như vậy”.
Tạp chí Tranh Minh cho biết thêm
tại hội nghị mở rộng lần thứ 9 của Quân ủy Trung ương, Phó Chủ tịch
Quân ủy Trung ương, Thượng tướng Phạm Trường Long đã thay mặt Trung ương
Đảng, Chính phủ và Quân ủy Trung ương tuyên bố tặng thưởng cho tập thể
28 cơ quan thuộc lực lượng pháo binh 2 (tên lửa chiến lược), không quân,
hàng không vũ trụ, trang bị…Ông Phạm Trường Long cũng công bố hiện
trạng quân đội và các ẩn họa, nguy cơ chủ yếu và nói rằng một số vấn đề
trong đó đã tồn đọng nhiều năm, hiện nay đang xấu đi và lan rộng. Dưới
đây là các nguy cơ, ẩn họa lớn của quân đội Trung Quốc mà ông Phạm
Trường Long nêu ra:
Thứ nhất, địa vị lãnh đạo của tổ chức
đảng trong hệ thống quân đội, quân sự, quốc phòng bị can thiệp, ảnh
hưởng, thậm chí là thách thức và bài trừ từ nội bộ.
Thứ hai, lâu nay, các ban ngành, đơn vị
thuộc hệ thống quân đội, quân sự, quốc phòng thực hiện đặc quyền, tiến
hành đặc thù hóa, làm điều không đúng đắn, coi thường kỉ luật quân đội
và pháp luật.
Thứ ba, trong thời kỳ tương đối hòa
bình, sĩ quan cấp cao thuộc hệ thống quân đội, quân sự, quốc phòng thiếu
niềm tin lý tưởng và thiếu cảm giác sứ mệnh.
Thứ tư, ở chừng mực khác nhau, các sĩ
quan trung, cao cấp thuộc hệ thống quân đội, quân sự, quốc phòng đã bị
tiêm nhiễm chủ nghĩa quan liêu, chủ nghĩa hưởng lạc, theo đuổi danh lợi
và lối sống xa hoa.
Thứ năm, tình hình kỉ luật quân đội bị buông lỏng trong hệ thống quân đội, quân sự, quốc phòng là nghiêm trọng và phổ biến.
Thứ sáu, sự quản lý của các ban ngành,
đơn vị trong hệ thống quân đội, quân sự, quốc phòng lỏng lẻo, phân tán,
để xẩy ra hàng loạt sự cố lớn.
Thứ bẩy, quan hệ giữa sĩ quan và binh
lính, quan hệ giữa cấp trên và câp dưới thuộc các ban ngành, đơn vị
trong hệ thống quân đội, quân sự, quốc phòng căng thẳng, để nẩy sinh
tình hình “cướp cò” (không kiểm soát, gây đánh lộn, bắn giết lẫn nhau)
nghiêm trọng.
Thứ tám, trình độ, tố chất và yêu cầu
đại cương về huấn luyện, diễn tập và sát hạch của các ban ngành, đơn vị
quân đội, quân sự tồn tại khoảng cách.
Thứ chín, do tranh chấp lợi ích, quan
hệ giữa các ban ngành, đơn vị trong hệ thống quân đội, quân sự, quốc
phòng và cơ quan, ban ngành đảng chính quyền địa phương trở nên căng
thẳng, thậm chí nẩy sinh xung đột gây ảnh hưởng tiêu cực.
Khi đánh giá về tình trạng lười biếng,
phân tán, mềm yếu, uể oải và sa đọa biến chất của quân đội Trung Quốc
hiện nay, tạp chí Tranh Minh dẫn lời nhân sĩ chính giới chỉ rõ nguy cơ
lớn nhất của quân đội Trung Quốc chính là do chính Trung Quốc tạo ra.
Theo nhân sĩ này, đảng không quản lý đảng thì không thể quản lý được
quân đội.
* * *
TTXVN (Tokyo 20/11)
Theo mạng tin “Sankei”, mới đây
có thông tin cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã mua tên lửa đất đối không tầm xa
Hồng Kỳ 9 loại FD2000 do Trung Quốc sản xuất để trang bị cho hệ thống
phòng không của nước này. Trong số các ý kiến quan ngại của Mỹ và Tổ
chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) người ta phát hiện Trung Quốc sử
dụng các sản phẩm do Nhật Bản sản xuất dùng cho loại tên lửa này. Ngoài
ra, ngay cả rađa phòng không đặt trên tàu khu trục tên lửa Thanh Đáo của
Trung Quốc cũng sử dụng ăngten “made in Japan”. Một nhà bình luận quân
sự của Trung Quốc khẳng định “đây là nguy cơ tiềm ẩn đối với quốc
phòng”. Trong khi Bắc Kinh đang đối đầu với Nhật Bản xung quanh vấn đề
chủ quyền đối với quần đảo Senkaku (thành phố Ishigaki, Okinawa) thì
trên thực tế Trung Quốc lại phụ thuộc chặt chẽ vào nước này về mặt quân
sự.
Linh kiện “made in Japan” dùng cho vũ khí
Đơn vị tiếp nhận đơn đặt hàng tên lửa
là một công ty Trung Quốc có tên là Công ty xuất nhập khẩu cơ khí chính
xác Trung Quốc (CPMIEC). Công ty này nằm trong danh sách đen của Chính
phủ Mỹ, thuộc diện các công ty có dính líu đến chương trình hạt nhân của
Iran và Triều Tiên. Trong cuộc mời thầu cạnh tranh trị giá 4 tỷ USD,
công ty này đã đưa ra gói thầu rẻ nhất 3,44 tỷ USD. Với việc áp đảo các
công ty của Mỹ và châu Âu, CPMIEC được dư luận trong nước đánh giá là
một “thắng lợi” quan trọng.
Mạng “Hoàn cầu” thuộc “Nhân dân Nhật báo”,
cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đăng “bức ảnh chứng
cứ” cho thấy quân đội nước này đã sử dụng mạch điện do một công ty Nhật
Bản sản xuất. Ngoài ra, tờ báo này cũng đăng tải ảnh chụp rađa hàng hải
của hãng điện tử Nhật Bản trên tàu ngầm hải quân Trung Quốc.
Mạng “Hoàn cầu ” cho rằng: “Việc
các hãng sản xuất linh kiện điện tử Nhật Bản và Hàn Quốc độc chiếm thị
trường trở thành nguy cơ tiềm ẩn đối với an ninh quốc phòng của Trung
Quốc”. Nhà bình luận quân sự đặc biệt Lôi Trạch đã thừa nhận rằng:
“Ngành công nghiệp quốc phòng của bất kỳ quốc gia nào cũng phải dựa vào
chính năng lực công nghiệp và thông tin hoá của quốc gia đó. Trong 20
năm qua, Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ to lớn trong lĩnh vực công
nghiệp nặng và công nghiệp hoá song việc sản xuất các linh kiện điện tử
vi mạch như bóng bán dẫn và thiết bị điện tử chính xác cũng như ứng
dụng vật liệu mới hay trong lĩnh vực gia công thiết bị, Trung Quốc vẫn
còn tụt lại một khoảng cách khá xa so với Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu và
Mỹ”.
Cấm nhập thì đe doạ nền quốc phòng
Do vậy, ông Lôi khẳng định: ‘Trong một
thời gian dài, Trung Quốc phụ thuộc mạnh mẽ vào việc nhập khẩu sợi
cácbon, linh kiện điện tử và chất bán dân từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Nếu
cấm nhập những thứ này thì hậu quả sẽ khôn lường. Việc giải quyết cho kỳ
được nhược điểm này là vấn đề quan trọng giúp Trung Quốc có thể ngẩng
cao đầu”. Ông này cũng cho biết: “Không chỉ xét trên góc độ công nghiệp
và phát triển kinh tế quốc gia, Trung Quốc cần phải giải quyết vấn đề
này trên phương diện an ninh quốc phòng và chiến lược quốc gia. Việc
thoát khởi sự phụ thuộc vào công nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc là vấn đề có ý
nghĩa hết sức cấp bách”.
Trên mạng Internet của Trung Quốc xuất
hiện nhiều ý kiến bầy tỏ nghi ngờ về tính xác thực của thông tin trên
khi cho rằng đây có thể là “chiêu bài tuyên truyền của Nhật Bản và Hàn
Quốc”. Song, vào trung tuần tháng 10/2013, báo giới đã công bố bức ảnh
cho thấy ăngten của công ty điện tử Nhật Bản được dùng cho rađa trên tàu
khu trục tên lửa Thanh Đảo của hải quân Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn còn
một nửa cư dân mạng “bán tín bán nghi” rằng “làm sao lại có thể dán logo
của công ty lớn như thế trên một tàu khu trục của quân đội?” nhưng sau
khi nhìn vào danh sách các linh kiện do Nhật Bản sản xuất trong số các
thiết bị của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) thì không còn
nghi ngờ gì nữa.
Đối mục đích sử dụng từ dân sự sang quân sự
Năm 1967, Nhật Bản tuyên bố không xuất
khẩu vũ khí sang các nước có tranh chấp hoặc những nước thuộc diện cấm
nhập vũ khí theo Nghi quyết của Liên hợp quốc và các quốc gia Cộng sản.
Năm 1976, Tokyo giữ quan điểm “tránh” xuất khẩu sang cả những nước ngoài
danh sách cấm này. Năm 2011, Nội các Thủ tướng Yoshihiko Noda đã bãi bỏ
lệnh cấm sản xuất, xuất khẩu và cùng phát triển vũ khí trên quy mô quốc
tế vì mục đích hoà bình. Và rồi đến nay, Chính phủ Nhật Bản đã đề ra
phương châm tạo nền móng cho ngành công nghiệp quốc phòng và tăng trưởng
kinh tế mở đường cho việe xuất khẩu và sử dụng các thiết bị quốc phòng
với mục đích dân sự mà không vi phạm “ba nguyên tắc xuất khấu vũ khí”.
Tuy nhiên, quay trở lại với vấn đề vừa
nêu, Trung Quốc đã phát triển vũ khí bằng cách chuyển đổi mục đích sử
dụng sang quân sự sau khi nhập thiết bị theo con đường dân sự. Bắc Kinh
không thể nói rằng họ không hề sử dụng thiết bị “made in Japan” cho các
tàu công vụ đang có hành động uy hiếp Nhật Bản ở vùng biển xung quanh
quần đảo Senkaku. Rõ ràng, là doanh nghiệp làm ăn, các công ty Nhật Bản
có thể xuất khẩu phù hợp với các quy định để nâng cao lợi nhuận từ hoạt
động này nhưng nếu chứng kiến hành vi trong những năm qua của Trung Quốc
thì sẽ chẳng có lời giải thích nào đủ để khiến dư luận thực sự hài
lòng./.
- Hội nghị khí hậu Vacxava có nguy cơ thất bại (RFI)
- Sau 24 giờ thương lượng không ngưng nghỉ trong ngày cuối cùng, Hội
nghị Liên Hiệp Quốc về khí hậu tổ chức tại thủ đô Ba Lan đứng trước
chướng ngại khó vượt qua mà đứng đầu là Trung Quốc.
- Mỹ thông báo chiến lược quân sự tại Bắc Cực (RFI)
- Tại Hội nghị thường niên về an ninh tại Halifax, Canada, Bộ trưởng
Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel thông báo Hoa Kỳ sẽ củng cố sự hiện diện quân
sự tại vùng Bắc Cực và ông kêu gọi các quốc gia chia sẻ chung lãnh thổ
băng giá này, tránh xung đột.
- Sập siêu thị tại Latvia : Nhiều nghi vấn chưa được sáng tỏ (RFI)
- Sau vụ sập mái nhà một siêu thị hôm thứ Năm vừa qua, làm thiệt mạng
hơn 50 người, chính quyền Riga, cộng hòa Latvia hôm nay 23/11/2013 ra
sắc lệnh để quốc tang ba ngày. Công tác điều tra đang được tiến hành để
làm sáng tỏ nguyên nhân thảm kịch.
- Đặc sứ nhân quyền Châu Âu tố cáo tình trạng của người hồi giáo ở Miến Điện (RFI)
- Hằng trăm ngàn người hồi giáo Miến Điện bị ngược đãi trong các trại
tỵ nạn. Trên đây là lời tố cáo của ông Claus Sorensen, tổng giám đốc Cơ
quan nhân đạo của Liên Hiệp Châu Âu. Nhận định của viên chức Tây phương
này phù hợp với những lời báo động của các tổ chức phi chính phủ về
tình trạng kỳ thị sắc tộc tại Miến Điện.
- Ukraina - Châu Âu : Vố đau từ Kiev (RFI)
- Các nhật báo ra ngày hôm nay tập trung khá nhiều đến thời sự tại Châu
Âu. Bài xã luận trên tờ Le Monde đề cập đến mối quan hệ giữa Ukraina và
Châu Âu qua bài viết : << Ukraina - Châu Âu : Vố đau từ Kiev
>> sau khi chính quyền Kiev quyết định đình chỉ các cuộc thương
lượng về hiệp định liên kết với Liên Hiệp Châu Âu vào hôm qua.
- Bình Nhưỡng thừa nhận giam giữ một công dân Mỹ (RFI)
- Liên quan đến vụ một công dân Mỹ bị giam giữ tại Bắc Triều Tiên,
nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua 22/11/2013, cho biết Bình Nhưỡng
đã lên tiếng thừa nhận vụ việc. Theo AFP, không một đại diện ngoại giao
nào của phương Tây được phép tiếp cận công dân này.
- Kabul đặt điều kiện với Mỹ trước khi ký Hiệp ước an ninh (RFI)
- Hôm nay, 23/11/2013, tổng thống Afghanistan đã đưa ra ba điều kiện
với Hoa Kỳ trước khi đặt bút ký Hiệp ước Hợp tác an ninh Mỹ -Afghanistan
(BSA). Theo AFP, việc ký hay không thỏa ước này có thể sẽ có những hậu
quả nặng nề cho đất nước.
- Đạo diễn Pháp Georges Lautner từ trần (RFI)
- Tối qua, đạo diễn Pháp Georges Lautner đã qua đời tại Paris hưởng thọ
87 tuổi. Lúc sinh tiền, ông đã thực hiện khoảng 45 bộ phim truyện,
trong đó đa phần do ông viết kịch bản. Ông từng cộng tác với nhiều diễn
viên nổi tiếng, tiêu biểu nhất là hai nam tài tử Lino Ventura và Jean
Paul Belmondo.
- Dân Nhật chống đối luật về bí mật Nhà nước (RFI)
- Tại Nhật Bản, phong trào biểu tình phản đối dự luật về bí mật Nhà
nước ngày càng lan rộng, vì dự luật này cho chính phủ nhiều quyền hơn
trong việc định nghĩa thế nào là bí mật Nhà nước, cũng như xử phạt
nghiêm khắc hơn những người tiết lộ các bí mật này.
- Tòa án LHQ yêu cầu Nga thả các thành viên Greenpeace (RFI)
- Trong phán quyết công bố vào chiều hôm qua 22/11/2013, Tòa án Quốc tế
về Luật Biển, trụ sở đặt tại Hamburg, Đức, đã ra lệnh cho Nga phải trả
tự do ngay tức khắc cho 28 thuyền viên và 2 phóng viên của tổ chức môi
trường Greenpeace bị Nga cáo buộc gây bạo động.
- Giáo hoàng Phanxicô bị Mafia đe dọa (RFI)
- Tin về những âm mưu của Mafia nhằm đe dọa Đức Giáo Hoàng Phanxicô là
do chính ông Nicola Gratteri, công tố viên của tòa án vùng Reggio
Calabria, miền nam nước Ý, tung ra trong một buổi phỏng vấn ngày
13/11/2013 của tờ báo “Fatto Quotidiano” (Chuyện hằng ngày) ở Ý.
- CPJ sẽ trao giải Tự do Báo chí cho blogger Điếu Cày tuần tới (RFI)
- Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) của Mỹ, trụ sở tại New York, sẽ vinh danh
blogger Điếu Cày /Nguyễn Văn Hải, tại buổi lễ trao Giải thưởng Tự do
Báo chí 2013, sẽ diễn ra vào ngày 26/11/2013 tại New York. Blogger Điếu
Cày sẽ được vinh danh cùng với ba nhà báo khác là Janet Hitrostroza
(Ecuađo), Bassem Youssef (Ai Cập) và Nedim Sener (Thổ Nhĩ Kỳ), tức là
những nhà báo đang bị cầm tù hoặc đang bị truy bức ở nước họ.
- Trung Quốc lập vùng phòng không bao gồm các đảo tranh chấp với Nhật (RFI)
- Hôm nay, 23/11/2013, Bắc Kinh loan báo thiết lập một vùng phòng không
trên vùng biển Hoa Đông, bao gồm cả các đảo đang nằm dưới quyền kiểm
soát của Nhật, nhưng Trung Quốc cũng giành chủ quyền. Cùng với việc
thiết lập vùng phòng không, Bắc Kinh đề ra những quy định mà tất cả các
phi cơ bay ngang qua vùng này đều phải tuân thủ, nếu không lực lượng
không quân Trung Quốc sẽ can thiệp.
- Ai Cập trục xuất đại sứ của Thổ Nhĩ Kỳ (VOA)
- Quyết định ngày hôm nay được loan báo sau khi Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ
Recep Tayyip Erdogan hồi đầu tuần này lập lại lời chỉ trích nhắm vào các
nhà lãnh đạo mới của Ai Cập
- Sứ quán Iran ở Beirut bị tấn công (BBC)
- Ngoại trưởng từ sáu cường quốc của nhóm P5+1 đang có mặt tại Geneva
để thúc đẩy tiến trình đàm phán với Iran về vấn đề hạt nhân.
- Bắc Hàn 'mở thêm đặc khu kinh tế' (BBC)
- Giới chức Hoa Kỳ đang hối thúc Bắc Hàn trả tự do cho một cựu binh 85
tuổi người Mỹ bị bắt giữ trong lúc đang đi du lịch tại đây.
- Apple công bố iPad Air và iPad Mini mới (BBC)
- Bồi thẩm đoàn tại một tòa án ở Thung lũng Silicon yêu cầu Samsung
phải bồi thường 290 triệu đôla cho Apple vì sao chép tính năng của
iPhone và iPad.
- LHQ bênh vực Điếu Cày và các blogger (BBC)
- Ủy ban Bảo vệ nhà báo (CPJ) phát động chiến dịch thỉnh nguyện thư kêu
gọi lãnh đạo Việt Nam trả tự do cho blogger Điếu Cày và tôn trọng quyền
tự do thông tin.
- ‘Điều tra lại vụ án oan 10 năm’ (BBC)
- Luật sư Lê Thị Công Nhân nói lẽ ra Bộ Công an phải 'lắp camera' và có
các biện pháp chống nhục hình, ép cung trong điều tra từ lâu.
- Vụ Lê Công Định - vì đâu nhận tội? (BBC)
- Ông Lê Thăng Long, một tù nhân trong vụ án Lê Công Định cáo buộc công
an mớm cung, ép buộc ông và gây áp lực nhận tội với các bị cáo khác.
- Quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản lại “nóng” (BaoMoi)
- Ngày 23-11, Trung Quốc tuyên bố thành lập “khu vực xác định phòng
không” (ADIZ) ở biển Hoa Đông, bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
tranh chấp với Nhật Bản. ADIZ có hiệu lực từ 10 giờ sáng cùng ngày (giờ
Bắc Kinh). Nhật Bản đã có ngay phản ứng.
- Trung Quốc đổ dầu vào lửa ở Hoa Đông (BaoMoi)
- Khả năng đụng độ giữa máy bay quân sự Trung Quốc và Nhật Bản gia tăng
khi Bắc Kinh lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông
- Trung Quốc công bố khu vực phòng không, phòng thủ khẩn cấp ở Hoa Đông (BaoMoi) - Trung Quốc công bố khu vực phòng không, phòng thủ khẩn cấp ở Hoa Đông
4 5 24
Trung Quốc công bố khu vực phòng không, phòng thủ khẩn cấp ở Hoa Đông
Lực lượng không quân Trung Quốc bắt đầu tiến hành hoạt động tuần tra của mình trong khu vực
"Lực lượng vũ trang Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp phòng thủ khẩn
cấp để đối phó với máy bay nào không hợp tác hoặc từ chối làm theo hướng
dẫn khi cơ động trong phạm vi khu nhận dạng phòng không trên biển Hoa
Đông", Tân Hoa Xã cho hay.
Dương Vũ Quân, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Hôm nay 23/11 Trung Quốc chính thức công bố bản đồ và tọa độ "khu nhận
dạng phòng không trên biển Hoa Đông", bao gồm nhóm đảo Senkaku do Nhật
Bản kiểm soát mà Bắc Kinh yêu sách "chủ quyền" với tên gọi Điếu Ngư.
Tân Hoa Xã đồng thời công bố các quy tắc mà Bộ Quốc phòng Trung Quốc đặt ra cho các máy bay qua lại khu vực này.
"Lực lượng vũ trang Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp phòng thủ khẩn
cấp để đối phó với máy bay nào không hợp tác hoặc từ chối làm theo hướng
dẫn khi cơ động trong phạm vi khu nhận dạng phòng không trên biển Hoa
Đông", Tân Hoa Xã cho hay.
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc cũng cho biết các quy định liên quan
có hiệu lực kể từ ngày hôm nay và lực lượng không quân Trung Quốc bắt
đầu tiến hành hoạt động tuần tra của mình trong khu vực. Tham gia "tuần
tra" có cả chiến đấu cơ và máy bay cảnh báo sớm.
Bản đồ cái gọi là "khu vực nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông" do Trung Quốc đơn phương công bố.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết Tokyo đã gửi kháng nghị
tới đại sứ quán Trung Quốc cực lực phản đối động thái này của Bắc Kinh,
đồng thời tái khẳng định quan điểm Senkaku thuộc chủ quyền của Nhật Bản.
"Động thái thiết lập khu vực nhận dạng phòng không là hành động đơn
phương leo thang và có nguy cơ dẫn đến các tình huống bất ngờ xung quanh
nhóm đảo Senkaku", Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết.
Theo quy định mới của phía Trung Quốc, các máy bay khi đi qua khu vực "nhận dạng phòng khôn
- Nhật-Trung tăng cường sức mạnh, Hoa Đông dậy sóng (BaoMoi)
- (Tin tức 24h) - Chính phủ Nhật đang xem xét mua sắm các loại chiến
hạm cận bờ mà Mỹ đã triển khai đến Singapore, đáp lại, Trung Quốc lập
Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông.
- Nhật phản đối Trung Quốc lập vùng phòng không ở Hoa Đông (BaoMoi)
- Ngày 23/11, Nhật Bản đã mạnh mẽ phản đối việc Trung Quốc thiết lập
một Khu vực Xác định Phòng không (ADIZ) chồng lấn với ADIZ mà Nhật Bản
đã tuyên bố trên quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) ở biển
Hoa Đông.
- Trung Quốc ban hành vùng phòng không trên biển Hoa Đông (BaoMoi)
- (TNO) Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 23.11 đã ban hành bản đồ về vùng
nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông bao gồm quần đảo
Senkaku/Điếu Ngư, nơi đang xảy ra tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung
Quốc, theo hãng tin AP.
- Trung Quốc tuyên bố kiểm soát không phận biển Hoa Đông (BaoMoi)
- Trung Quốc vừa thiết lập một ‘vùng phòng không’ trên một khu vực rộng
lớn ở biển Hoa Đông, bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang có tranh
chấp chủ quyền với Nhật Bản. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết máy bay
đi vào ‘vùng phòng không’ này phải tuân thủ quy định của Trung Quốc, nếu
không sẽ phải đối mặt với những "biện pháp phòng thủ khẩn cấp" của nước
này.
- Đài Loan lại tuyên bố ngông cuồng về Biển Đông (BaoMoi)
- (Petrotimes) – Ngày 22/11, người đứng đầu chính quyền Đài Loan Mã Anh
Cửu đã bác bỏ quan điểm cho rằng Đài Loan sẽ có lợi ích lâu dài khi sửa
đổi yêu sách chủ quyền (phi lý – PV) của vùng lãnh thổ này với Biển
Đông.
- TQ mượn ngư tặc thực hiện mưu đồ bá quyền đại dương? (BaoMoi)
- (Tin tức 24h) - Những vụ phát hiện tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái
phép tại vùng biển nước khác ngày càng nhiều làm dấy lên mối lo ngại cho
thế giới, bởi nó ảnh hưởng đến nghề đánh bắt cá toàn cầu mà còn cho
thấy mưu đồ bá quyền đại dương của Trung Quốc.
- Khu biệt thự đồi Banyan Tree Lăng Cô đạt giải thưởng BĐS Đông Nam Á 2013 (BaoMoi) - Khu biệt thự đồi Banyan Tree Lăng Cô đạt giải thưởng BĐS Đông Nam Á 2013
4 5 24
Khu biệt thự đồi Banyan Tree Lăng Cô đạt giải thưởng BĐS Đông Nam Á 2013
Vừa qua, tại Singapore, Khu biệt thự đồi Banyan Tree thuộc khu nghỉ
dưỡng phức hợp Laguna Lăng Cô- Huế được trao giải “Dự án phát triển biệt
thự xuất sắc nhất và khu căn hộ cao cấp Angsana Lăng Cô giải thưởng Dự
án căn hộ thát triển xuất sắc Nhất - Việt Nam tại Giải thưởng BĐS Đông
Nam Á 2013.
Đây là giải thưởng được tổ chức hàng năm với sự tham gia của nhiều dự án
của các quốc gia như Singapore Malaysia, Indonesia, Thái Lan,
Philippines và Việt Nam. Nhiều giải thưởng đã được trao tặng đến những
Cty đầu tư và phát triển bất động sản, nhà cung cấp dịch vụ BĐS, các Cty
thiết kế kiến trúc và thiết kế nội thất xuất sắc nhất trong khu vực.
Giải thưởng được trao cho Khu Biệt Thự Đồi Banyan Tree Lăng Cô được Ban
Tổ chức ghi nhận ở vẻ đẹp kiến trúc độc đáo của những căn biệt thự đẵng
cấp tọa lạc trong khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng Cô.
Lấy cảm hứng từ vẻ đẹp thiên nhiên hùng vỉ bao quanh và nét tráng lệ cổ
xưa của Cố đô Huế, thiết kế nội thất sang trọng, các căn biệt thự tọa
lạc trên sườn đồi với quang cảnh mở rộng ra toàn cảnh đại dương đầy mê
hoặc. Thiệt kế nội thất được chăm chút trong từng chi tiết, những căn
biệt thự đồi Banyan Tree Lăng Cô đem đến một không gian sống đẳng cấp,
tiện nghi và sang trọng hiếm có.
Được xây dựng ở độ cao từ 25 - 87m so với mực nước biển, những căn biệt
thự trên đồi với tầm nhìn hút hồn trải dài giữa biển và núi – là một bức
tranh toàn cảnh của thiên đường chốn nhân gian. Bờ biển hoang sơ với
sóng biển Đông dạt dào từ ngôi nhà mơ ước bạn có thề ngắm chim trời xả
cánh lượn qua rừng núi xanh mướt bao quanh khu biệt thự. Tầm nhìn từ mỗi
biệt thự đều có cảnh quan đặc biệt hùng vĩ từ ban công rộng mở với hồ
bơi thủy lực.
Khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng Cô do Tập đoàn Banyan Tree đầu tư.
Đây là khu nghỉ dưỡng phức hợp mang đẳng cấp quốc tế đầu tiên và lớn
nhất Việt Nam c
- Mã Anh Cửu: Đường lưỡi bò (phi pháp) ở Biển Đông không có gì thay đổi (BaoMoi)
- (GDVN) - Trong những năm gần đây các tuyên bố "chủ quyền" mà Đài Loan
đưa ra ở Biển Đông tương tự như Trung Quốc khiến nguy cơ bị khu vực
ASEAN xa lánh, trong khi Đài Loan đang tìm cách tăng cường quan hệ kinh
tế gần gũi hơn, do đó điều này phá hoại lợi ích lâu dài của Đài Loan cả
trong khu vực và trên quốc tế.
- Tình hình Biển Đông: Siêu vũ khí Mỹ đến Thái Bình Dương (BaoMoi)
- (Quan hệ quốc tế) - Tình hình Biển Đông, Thái Bình Dương: Tư lệnh Hạm
đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết quân đội Mỹ sẽ triển khai các vũ
khí, khí tài hiện đại nhất tại vùng biển này để đối phó với các mối đe
dọa an ninh khu vực.
- Reform is to serve as stimulus to new growth (Washington Post)
- China's economic vitality will be stimulated after the Third Plenum
of the 18th Central Committee of the CPC, with the country expected to
see a relatively high growth rate until 2020.
- Tackling overcapacity is top priority (Washington Post)
- "Although overcapacity is an old and periodic problem that arises
about every five years, it was not as serious before as it is now," said
Li Zhongjuan.
- Govt mulls measures to deepen reform (Washington Post)
- The government will select some investment projects in the fields of
finance, oil, electricity, railways, telecommunications, resource
development and public services for private investment.
- Suning sets up R&D center (Washington Post)
- Expecting more tax revenue, local employment and future acquisition
opportunities, Silicon Valley rolled out the red carpet on Tuesday for
Suning, a Chineseprivately owned retail giant.
- Shanghai eyes shipping insurance (Washington Post)
- Insurance companies aim to form a shipping insurance association by
year-end in Shanghai, part of the city's master plan for becoming a
global financial and logistics center, an official said.
- Yangtze businesses getting creative (Washington Post)
- In recent weeks, surveys and studies all seem to be pointing to an
economic upswing. Even the international investment banks that have been
talking down China are changing their tune.
- Guardian of good taste (Washington Post)
- He has been in Beijing for 15 years, he says, and still speaks with a
slight accent that testifies to the fact. Chary Jo, from South Korea,
is restaurant manager of the Yun Hai Korean Restaurant inside the Kunlun
Hotel in Beijing.
- Feel-good stories ask questions of us all (Washington Post)
- To dispel the gloom of the day, there is nothing like a heartwarming
true story. Make it two stories, a perfect pair, as a matter of fact,
that took place across the Pacific Ocean almost simultaneously.
- Diabetes has its day on stage (Washington Post)
- A boy who was diagnosed with diabetes at the age of 5 is living a
comfortable life well into old age, because he follows doctors'
suggestions on medications, diet and exercise.
- Hamlet en pointe (Washington Post)
- A star choreographer packages the madness, grief and rage of
Shakespeare's prince of Denmark into a dance drama all her own, Chen Nan
reports.
- Unspoken shame (Washington Post)
- When prosecuting and public security authorities jointly released an
order on Oct 24 stipulating harsher punishment for perpetrators of
sexual assault against minors under 12, the move was greeted with
enthusiasm from the public.
- TCM gains ground (Washington Post)
- Earlier this year, Dongzhimen Hospital, a TCM hospital affiliated to
Beijing University of Chinese Medicine, opened its international clinic
in the heart of Beijing, to provide high-end health services to
patients, using traditional Chinese medicine treatments and practices.
- Envoy hails typhoon aid to Philippines (Washington Post)
- China's decision to send three medical teams to the typhoon-hit
Philippines is in line with its policy of good-neighborly diplomacy, the
top Chinese envoy to the country said on Friday.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét