Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Tại sao Trung Quốc đánh chiếm các đảo của Việt Nam vào tháng 3.1988?

Cái nước Việt mình nó thế

song tranh 2013

I- Cái câu nói hóm hỉnh của Gs Hoàng Ngọc Hiến khi còn sống, hóa ra, giờ đây, nó linh nghiệm đủ trong các lĩnh vực, khi mà người Việt phải bó tay trước tất cả tai họa xảy ra, ập đến, đổ xuống…

Sự xảy ra, ập đến, đổ xuống đó, là câu chuyện lũ dữ suốt từ trung tuần tháng 11 cho đến giờ, vẫn còn nóng hổi trong tâm trí kinh hoàng của người dân các tỉnh miền Trung, nóng hổi phím bàn giới truyền thông, và nóng hổi những câu chất vấn của các đại biểu Quốc hội tại nghị trường những ngày này. Ai là thủ phạm?

Rất nhanh, đã có “vật tế thần”- đó là con đập thủy điện! Đồng loạt xả tràn, lưu lượng lớn, từ trên 650 m3/ giây tới 2500 m3/ giây ở tất cả các tỉnh Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum…, hàng chục con đập lớn nhỏ đã khiến hàng vạn hộ dân chạy không kịp. Nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò đều “chết trương” vì lũ. Thủy, hỏa, đạo, tặc- bốn loại giặc được cha ông từ ngàn xưa tổng kết, trong đó, thủy luôn xếp bậc… khôi nguyên, đủ hiểu sức tàn phá, và hung hãn của nó thế nào.

Con số thống kê mới nhất của Trung tâm Phòng chống lụt bão khu vực miền Trung – Tây Nguyên cho thấy, có tới 31 người bị chết, 09 người mất tích, 225 căn nhà bị cuốn trôi, 07 tàu thuyền tại Phú Yên, Quảng Ngãi bị chìm, và hơn 430 ha lúa, hoa màu của 03 tỉnh Bình Định, Gia Lai, Phú Yên bị ngập úng.

Từ trước tới nay, một quy định thành nguyên tắc điều hành, các đập thủy điện phải có thông báo xả lũ trước cho dân để dân kịp sơ tán, tránh thủy thần. Tuy nhiên, cái nguyên tắc cố hữu đó đã bị chính những con lũ dữ tràn qua. Điều trớ trêu, đập thủy điện được xây nên để phát điện và cắt lũ khi cần, giờ hoàn toàn không có tác dụng, ngược lại, cũng cuống cuồng xả lũ gấp, tránh vỡ.

Rút cục, con lũ không ngăn được, giờ đây con người cãi nhau!

Ông xã đổ cho ông thủy điện. Ông thủy điện im lặng đáng sợ. Ở nghị trường, ông đại biểu QH chất vấn ông Bộ Công thương. Điệp khúc chất vấn nếu nghe kỹ, thật buồn. Bởi ít nhất việc lo di dân, tái định cư ở các công trình thủy điện đã được hai lần đưa ra- ở các kỳ họp 03, 04 của QH, được Bộ Công thương ghi nhận.

Nhưng đến tận giờ, dân vẫn… di chân tại chỗ, và họ chỉ cuống cuồng tự do “di tản” khi lũ cuồn cuộn đổ về hoặc bất ngờ dâng đầy. Trong khi đó, trên sân nghị trường, ông Bộ Công thương “sút” quả trách nhiệm to đùng, về “lưới” ông Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- vào rồi….. Khiến ĐB Dương Trung Quốc đóng vai trò người xem bất đắc dĩ, phải lưu ý khéo-cách ứng xử này xảy ra trước mặt dân chúng thì họ cho là sự lảng tránh.

Dân thì hồi hộp, theo dõi pha “sút” trách nhiệm căng thẳng. Cuối cùng, hai bộ cũng đã đồng tình… lập đề án chính sách, tháng 12 tới sẽ trình Chính phủ về công tác di dân, tái định cư và quy hoạch tổng thể về công tác này. Trong mọi thành ngữ, người Việt có vẻ chuộng nhất câu mất bò mới lo làm chuồng.

Có điều, nằm trên giàn thiêu chờ phút phán xét, “vật tế thần” mang tên đập thủy điện đâu có hãi sợ. Bởi nó tự cho mình chỉ là nạn nhân của một cái còn… đáng sợ hơn. Đó là tư duy và cung cách quản lý.

Không phải không có lý khi các quan chức tỉnh Quảng Nam thẳng thắn và đau xót, chúng ta đã đi một bước sai lầm khi phát triển thủy điện tràn lan, giờ sửa sai nhưng không sửa nổi.


Nói cho công bằng, đó cũng là bi kịch một đất nước đang phát triển. Nếu biết rằng, bức tranh năng lượng từ nay đến năm 2010 khá nhiều gam xám. Việt Nam không thể trông vào điện than vì cạn kiệt. Điện gió thì không phải vùng đất nào cũng phù hợp, trong khi điện hạt nhân còn quá bỡ ngỡ, và dư luận xã hội thì quá lo ngại hệ lụy của loại điện này. Chỉ còn thủy điện dựa vào sức nước, được tiếng giá rẻ.

Nhưng lợi thì có lợi mà … tài nguyên không còn. Bức tranh điện năng của nước Việt cứ luẩn quẩn chưa biết lối thoát hiểm nào đắc dụng.

Cho dù Bộ Công thương đã loại bỏ ra khỏi quy hoạch 424 dự án thủy điện. Dù vậy hàng trăm dự án thủy điện lớn nhỏ đã kịp phá tan hơn 50000 héc ta rừng, hàng ngàn héc ta đất ở, đất trồng trọt, khiến dân cũng nháo nhác như chim, tìm đất lành để đậu. Nhưng đâu là đất lành, nếu cứ mỗi mùa, lại chỉ thấy lũ dữ? Rừng bị phá sạch để làm thủy điện, thì lũ càng lớn. Dân chới với chạy lũ, còn đồng tiền nhắm mắt chạy vào túi những ai ai? Hay chỉ chạy vào túi “nhóm lợi ích”?

Cái giá điện hóa ra không chỉ “đắt”, mà còn rất đắng nữa, với người dân miền Trung, và với xã hội đang cần phát triển, đang cần rất nhiều tài nguyên rừng.

“Đắng” bởi cung cách quản lý tùy tiện, tiểu nông, chỉ biết lợi ích cục bộ mình của các ông chủ doanh nghiệp đầu tư thủy điện, bất cần đoái hoài đến sống chết của dân.

“Đắng” bởi cách tư duy ở tầm vĩ mô. Không phải không có lý khi ông Doãn Mạnh Dũng, chuyên gia độc lập về biến đổi khí hậu, Phó Chủ tịch Hội KHKT và Kinh tế biển t/p HCM, cho rằng, có ba nguyên nhân chính khiến lũ lụt miền Trung ngày càng gay gắt.

Đó là chiến lược phát triển về hướng Tây của các tỉnh miền Trung, khai thác rừng phát triển SX trên đất rừng. Trong khi lẽ ra phải tiến ra biển, phát triển kinh tế biển như đã được xác định. Thiếu các giải pháp kỹ thuật đồng bộ khi làm con đường HCM, giống như con đê dài ngăn nước từ trên cao đổ xuống. Quản trị xả lũ kém- mạnh “ông” nào “ông” nấy xả cùng thời điểm khiến cho lượng nước đổ về hạ nguồn ồ ạt (Tuần Việt Nam, ngày 19/11)

Cái sự “làm ngược” không phải đặc điểm riêng miền Trung? Nếu biết rằng, theo Ts Nguyễn Quang Tân, Điều phối viên Chương trình Quốc gia Chương trình VN của tổ chức RECOFTC (Regional Community Forestry Training Centre), hiện nay, Châu Âu cũng như Mỹ đã phá bỏ rất nhiều đập thuỷ điện:Kinh nghiệm của họ hàng trăm năm nay cho thấy lợi ích của những đập đó không bù được những tác hại mà chúng gây ra, cả tác hại tới kinh tế cộng đồng và môi trường sinh thái.

Cái sự “làm ngược” còn ăn vào cả cung cách quản lý tiểu nông- buông lỏng ở tất cả những quy trình, quy định cần chặt chẽ, nghiêm cẩn. Quy hoạch các con đập, theo thiết kế đều tính đến các lợi ích cắt lũ, giảm lũ, tuy nhiên, nhiều thủy điện đã không tuân thủ quy hoạch dung tích phòng lũ ban đầu.

Xin hãy đọc: Dung tích phòng lũ của thủy điện Sông Bung 2 theo quy hoạch là 83 triệu m3, khi thiết kế chỉ còn 7,19 triệu m3. Thủy điện Sông Bung 4 quy hoạch 188 triệu m3, thiết kế chỉ còn 47,28 triệu m3. Thủy điện A Vương 1 quy hoạch 110 triệu m3, còn 14,25 triệu m3. Đặc biệt, thủy điện Đăk Mi 4 có dung tích quy hoạch 149 triệu m3, thiết kế chỉ có 2,2 triệu m3. Còn Sông Tranh 2 có dung tích quy hoạch 233 triệu m3, thiết kế chỉ có 75,52 triệu m3. (Vn. Money, ngày 19/11). Vì sao?

Chỉ có đồng tiền đầu tư, đồng tiền lờ lãi hẳn vẫn được những ai đó nắm rất chặt.

Trên giàn tế thần, chìa ra những con số khốn khổ, “vật tế” nhoẻn miệng cười vô tư lự: Tại nhà em hay tại các bác?

II- Dĩ nhiên là tại các bác, tại con người, tại đội ngũ quan chức, cán bộ, công chức.

Nếu không thì làm sao những ngày này, bàn phím cứ nóng rực lên, trước những “đối thoại thường niên” của QH, xoay quanh phiên chất vấn ông Bộ trưởng Nội vụ ngày mới đây, 20/11.

Chất vấn, trả lời chất vấn tại nghị trường là một thử thách lớn với các thành viên Chính phủ. Đâu phải chỉ có 400- 500 ĐBQH “cùng hội cùng thuyền” lắng nghe, mà hàng triệu lượt khán thính giả trong cả nước đều theo dõi phiên họp truyền hình trực tiếp.

Những câu trả lời của họ luôn phản chiếu trí tuệ, năng lực quản lý của họ có bám sát thực tiễn, bám sát đời sống lĩnh vực mình phụ trách hay quan liêu, xa rời? Tư duy trẻ, linh hoạt hay già cỗi, thủ cựu bởi chất liệu cuộc sống nuôi dưỡng, hay nhất cử nhất động phải bám “phao”- những văn bản nghị quyết của Đảng, Nhà nước đã ban hành. Chẳng hóa ra, ĐBQH đến nghị trường để được đối thoại với …văn bản!

Thừa nhận một thực tế, công tác tổ chức, cán bộ là một công việc cực kỳ khó khăn. Ở đó, không chỉ cần sự giỏi giang, tinh tường để chọn mặt gửivàng chứ không phải gửi  thau. Ở đó, tuyển dụng, đề bạt cán bộ, tích cực hay tiêu cực, đánh giá CBCC cảm tính hay chuẩn xác, đều phải căn cứ vào tiêu chí đánh giá. Nhưng đó là về lý thuyết. Mà giữa lý thuyết và thực tiễn, nhiều khi sai số rất… ghê. Nếu không tại sao một kẻ nhiều sai phạm như Dương Chí Dũng, cuối cùng vẫn được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty  Hàng hải VN (Vinalines)?

Nếu không thì tại sao cho đến tận phiên chất vấn, con số tỷ lệ 30% công chức, hay chỉ có 1% công chức không làm được việc vẫn còn bỏ ngỏ, thậm chí tranh luận? Và ông Bộ trưởng Nội vụ bỗng nhiên phải làm nhiệm vụ… hái hoa tình yêu: 30%… 1%… 30%… 1%..? Cuối cùng, ông phải dẫn lời của Phó Thủ tướng có ý kiến cho là như vậy chứ không phải lời của Phó TT nói, để bảo đảm tỷ lệ 1% … thi đỗ. Dù vậy, Chủ tịch QH cũng vẫn hoài nghi- con số 1% mới coi là “đỗ vớt”, còn chờ Bộ trưởng Nội vụ kiểm tra và báo cáo.

Sự “sai số” có khi còn nghiễm nhiên ngự trị, được cơm bưng nước rót hẳn hoi. Nếu không, tại sao, sau 03 năm thực hiện tinh giản bộ máy, tinh giản biên chế, ngành nội vụ có kết quả lớn đến bất ngờ: Giảm được 04 bộ, nhưng lại tăng số tổng cục từ 82 lên 110.  Tương tự, ngành tinh giản 28 ngàn người, nhưng lại tuyển dụng, tới 69 ngàn người, chung cuộc, tỷ lệ tăng 148%. Cứ đà này, ngành cần hoán vị ngữ nghĩa khái niệm, giảm thành tăng, tăng thành giảm, may ra mới thực hiện được chủ trương tinh giản biên chế, bộ máy.

“Đỗ vớt” về năng lực hoạt động nghiệp vụ, không chỉ thuộc tỷ lệ 1% công chức, mà còn thuộc chính Bộ Nội vụ, khi ĐBQH Y Mửi (Kon Tum) chất vấn vụ việc thi nâng ngạch, tổ chức được hơn 01 năm nay, vẫn chưa có kết quả chính thức, chưa có quyết định bổ nhiệm vào ngạch với người trúng tuyển.

Câu trả lời, là để rút kinh nghiệm hoàn thiện thể chế. Thế nhưng xin đừng quên, sự cẩn trọng và sự trì trệ trong cung cách làm việc, có khi chỉ cách nhau gang tấc, và đôi khi đó lại chính là ngụy biện, nhất là trong bối cảnh, Nhà nước chủ trương triển khai cải cách hành chính.

Sự tuyển chọn, lựa chọn cán bộ cũng không chỉ cần sự tinh tường, những tiêu chí chuẩn xác, mà còn cần cả sự liêm chính. Bởi đây cũng là nơi “giao dịch” giữa Nhà nước có nhu cầu tuyển chọn người tài, người làm việc, với mọi công dân đủ tiêu chuẩn lao động. Thực chất, dù muốn hay không, nó trở thành nơi “giao dịch” giữa cá nhân có thẩm quyền với cá nhân.

Và trong con lũ tham nhũng hung hãn cuốn phăng tất cả nhân tâm, lòng tự trọng, sự liêm sỉ, thì nơi nắm quyền sinh quyền sát – tuyển chọn cán bộ, công chức, hiển nhiên là nơi có thể thành đất lành tham nhũng đậu.

Xã hội chưa hề quên câu chuyện chạy công chức 100 triệu của Hà Nội, đến giờ vẫn mờ mờ tỏ tỏ mà chưa rõ đường đi lối về. Xã hội giờ gần như đã quen thuộc với những xì xào to nhỏ về mua quan bán tước, chạy chức chạy quyền. Thế nên không phải ngẫu nhiên khi nhiều ý kiến chất vấn tập trung vào chủ đề này.

Tiếc thay, một lần nữa, các ĐBQH được đối thoại với những … văn kiện của Đảng, với Báo cáo chính trị tại ĐH Đảng XI đánh giá cán bộ là khâu yếu. Dù ông Bộ trưởng Nội vụ thành thật luôn coi đây là tài liệu gối đầu để nghiên cứu suốt 2/3 nhiệm kỳ. Có lẽ, do vấn đề quá tế nhị, nhạy cảm, như ông nói, mà rút cục câu chất vấn của các ĐBQH một lần nữa không được đi đến nơi, về đến chốn.

Một lần nữa, Chủ tịch QH phải thẳng thắn nhận xét: Tuy Bộ trưởng không khẳng định có tiêu cực, nhưng việc Bộ trưởng dẫn nghị quyết ra đọc, tức là thừa nhận có tiêu cực, có tham nhũng trong bộ máy CBCC.

Một cuộc chất vấn, đối thoại để hiểu được những việc làm của các thành viên CP được người dân tín nhiệm bỏ phiếu bầu, cho thấy người dân Việt còn rất nghèo, nhưng vẫn luôn là những chủ nợ lớn của… lòng tin.

Còn đâu đó, nơi xa vắng, linh hồn Gs Hoàng Ngọc Hiến đang an ủi những linh hồn người dân miền Trung lương thiện còn đang ngơ ngác không hiểu nổi vì sao mình phải chết bởi lũ dữ: Tại cái nước Việt mình nó thế, bà con ạ! Kỳ Duyên
  (VNN)

Tô Văn Trường - Buồn lắm, Thủ tướng ơi!

Lời dẫn của Kim Dung: Đây là tiếng kêu mà đọc muốn rơi nước mắt của một doanh nghiệp tư nhân trước cái sự “ăn tiền” trắng trơn công khai, nhưng lại có mỗi cái thế vì là… con đẻ của Nhà nước. Ông Tạ Quyết Thắng mình đã tình cờ được gặp trong một bữa xum họp bạn bè. Một con người tâm huyết, thẳng thắn, và bị bạn bè gọi là Đông Ky Sốt chuyên đánh nhau với Cối xay gió. Mình quý trọng ông, vì những gì ông làm không phải chỉ là để nuôi hơn 2000 người lao động, mà vì sự mong muốn đóng góp cho xã hội, bằng lao động tài năng và chính trực.

Bài này Ts Tô Văn Trường gửi TVN. Mình đã đọc, biên tập cẩn trọng. Vậy mà TVN …sợ không dám đăng. Nay xin đăng lên để bạn đọc đọc (sau khi TS Tô Văn Trường có bổ sung thêm vài chỗ cho chính xác hơn) để hiểu những đắng cay của một môi trường kinh tế cạnh tranh không bình đẳng, không sòng phẳng, sẽ dẫn đến hệ lụy cho hậu thế ra sao. Khi đời cha cứ ăn mặn…

Tiếc thay, lãnh đạo Bộ GTVT gạt đi với lý do mọi việc đã an bài, tháng 12 này sẽ khởi công Dự án cầu Tân Vũ? Vậy tổ chức hội thảo để làm gì?
Mới đây, ngày 19/11/2013 Bộ Giao thông Vận tải tổ chức hội thảo về Dự án cầu – đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện. Hội thảo chủ yếu là khách mời do Bộ Giao thông “tuyển chọn” để trao đổi, góp ý kiến phản hồi xoay quanh dự án do ông Tạ Quyết Thắng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sơn Trường đề xuất.
Giá thành chênh lệch, vì sao?
Là người sống, làm việc ở Hải Phòng, đã có nhiều kinh nghiệm thực tế thi công về công trình cảng, ngay từ khi nghiên cứu hồ sơ tài liệu, ông Tạ Quyết Thắng đã phân tích đánh giá về các bất cập của Dự án cảng Lạch Huyện, được Hội Xây dựng quan tâm, lắng nghe, thảo luận.
Tháng 10 năm 2012 Bộ Giao thông vận tải tổ chức hội thảo dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường về dự án cảng Lạch Huyện nhưng lại không mời “khổ chủ” là Tổng công ty Sơn Trường. Ông Tạ Quyết Thắng đi dự theo lời mời của Hội Xây dựng nhưng không được phát biểu!?.
Hội thảo lần này chỉ bàn về Dự án cầu Tân Vũ, dưới sự chủ tọa của Thứ trưởng Trần Tấn Viên. Chỉ tiếc, trước những ý kiến góp ý thiện chí, ngay từ khi mở đầu khai mạc, vị đại diện Bộ GTVT đã thể hiện uy quyền của quản lý nhà nước khi cho rằng “lẽ ra Công ty Sơn Trường phải có hồ sơ về phương án cầu Tân Vũ tương đương với dự án tiền khả thi mới tổ chức hội thảo vv…” . Dường như Bộ GTVT cố tình quên rằng, để có hồ sơ dự án như cảng Lạch Huyện và cầu Tân Vũ, Nhà nước đã phải tiêu tốn cả trăm tỷ đồng để điều tra, khảo sát địa hình, thủy văn, địa chất , tính toán vv…
Công ty Sơn Trường đã tự bỏ công của, thời gian xây dựng báo cáo hàng chục trang không đơn thuần chỉ còn là ý tưởng, mà đã được minh họa bằng lập luận và hình vẽ cùng các con số so sánh giữa 02 phương án chỉ với mục đích để Bộ GTVT xem xét đối chiếu giảm tối đa nguồn vốn đầu tư ODA (đắt khủng khiếp) là gánh nợ bắt con cháu hậu thế phải è lưng trả nợ.
Công ty Sơn Trường đã quy chiếu đơn giá 1m2 để so sánh các chỉ tiêu chính của 02 phương án giữa Bộ GTVT với phương án của Sơn Trường, cụ thể:
· Phần cầu (cầu bắc qua đoạn thông thủy sông Bạch Đằng cửa Nam Triệu): Phương án của Sơn Trường là 8 triệu đồng/m2 nếu bỏ thông thuyền và 30 triệu đồng/m2 nếu có 2 khoang thông thuyền giống như thiết kế của Bộ GTVT. Trong khi đó, của Bộ GTVT là 115 triệu đồng/m2. Thứ tự chênh lệch là 14 lần và 3,83 lần.
· Phần trên bờ (gồm 3,35 km cầu dẫn và 10,2 km đường dẫn): Phương án của Bộ GTVT là 22,6 triệu đồng/m2.. Phương án của Sơn Trường đưa ra là 7,2 triệu đồng/m2 đã có đường bộ vượt 2 đường sắt ở đây. Mức chênh lệch là 3 lần.
Ngay tại hội thảo, dù tế nhị vì có chuyên gia Nhật Bản tham dự, ông Phạm Sĩ Liêm Phó Chủ tịch Hội Xây dựng (nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng) cũng thẳng thắn đưa ra con số so sánh cụ thể quá đắt khi sử dụng nguồn vốn ODA so với nguồn vốn ngân sách như các dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy, cầu Nhật Tân vv… Có những dự án sau khi trúng thầu, thuê lại thầu phụ Việt Nam chỉ bằng… 1/10 giá được duyệt vv…
Giáo sư Võ Đại Lược đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA rất thấp, nên so sánh ưu tiên sử dụng nguồn vốn tư nhân vì còn hiệu quả hơn cả nguồn vốn ngân sách. Chênh lệch giữa 02 phương án của Sơn Trường và Bộ GTVT là quá lớn. Phía Nhật Bản làm từ A đến Z coi như vừa đá bóng vừa thổi còi. Đề nghị giao cho VUSTA làm phản biện. GSTS Nguyễn Trường Tiến Chủ tịch Hội cơ học đất & Địa kỹ thuật công trình (VSSMGE) cũng ủng hộ các quan điểm nói trên.
Hội thảo có nhiều ý kiến khác nhau là điều đáng mừng vì phải động não, tranh luận, biết lắng nghe sẽ tìm được sự đồng thuận cao. Đứng trước nhiều ý kiến còn khác nhau về tầm nhìn quy hoạch, quan điểm thiết kế, tính toán kinh tế xã hội, lãng phí trong đầu tư, nhiều nhà khoa học đề nghị Hội Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật (VUSTA) là tổ chức độc lập, đứng ra tổ chức hội thảo cho khách quan và khoa học.
Tiếc thay, lãnh đạo Bộ GTVT gạt đi với lý do mọi việc đã an bài, tháng 12 này sẽ khởi công Dự án cầu Tân Vũ? Thế nào là mọi việc đã an bài rồi ? Thế người ta tổ chức hội thảo để làm gì nhỉ? Ngẫm suy càng thấy thương và quý trọng những người không hợp thời như Anh Tạ Quyết Thắng.
Món nợ chưa trả
Từ Dự án cầu Tân Vũ, nhìn rộng hơn, lại nhớ đến Bộ GTVT và tư vấn JICA (Nhật Bản) vẫn còn nợ Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án cảng Lạch Huyện- 20 câu hỏi chưa trả lời.
Phó GS Nguyễn Chu Hồi, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục biển và hải đảo khi phản biện trong hội đồng ĐTM đã không quên nhắc lại bài học khi sử dụng 05 cửa sông chính đổ ra biển từ 20-30 năm qua, cho thấy sự thất bại khi con người can thiệp vào đây.
Đầu tiên là hiện tượng nông hóa và bồi lấp, không còn khái niệm cửa sông Thái Bình theo đúng nghĩa của nó, đến việc đắp đập Đình Vũ 1978 lấp cửa sông Cấm, là một trong những cửa chính vào cảng Hải Phòng, gây nên sa bồi nghiêm trọng đối với cửa Nam Triệu, thay đổi toàn cảnh bức tranh phân bổ phù sa trong diện rộng của của cửa sông hình phễu Bạch Đằng (từ bắc Đồ Sơn đến Lạch Huyện).
Cửa Nam Triệu bị sa bồi nông dần, ảnh hưởng đến tàu bè qua lại. Tư duy lấp cửa Cấm đi cửa Nam Triệu, nguy cơ mất cửa Nam Triệu thì đào kênh Cái Tráp, hỏng kênh Cái Tráp đào kênh Hà Nam hiện nay và Lạch Huyện 20 năm nữa sẽ lặp lại bài học trên, khi đó Hải Phòng không còn… lỗ mũi để mà thở!
Tại Hội đồng ĐTM nhiều ý kiến của các chuyên gia Nguyễn Văn Lung, Tô Văn Trường, Lê Hoàng Lan, Phạm Khang vv…về việc xin chủ trương đầu tư của Quốc hội, vốn đầu tư quá lớn, bài toán mô hình thủy văn, thủy lực, chọn điều kiên biên tính tóan và kết quả mô phỏng không hợp lý, sai số quá lớn so với tài liệu thực đo, tác động của 40 triệu m3 bùn cát nạo vết ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái vv… vẫn chưa được Bộ GTVT và JICA giải đáp. Thậm chí Hội đồng ĐTM chưa phê duyệt đã có những hạng mục khởi công coi như chuyện đã rồi!
Chỉ có thể tự an ủi, “cái nước Việt mình nó thế”! Cho nên bài toán nợ công, nợ xấu đến mức báo động đi liền với lãng phí, tham nhũng được các đại biểu Quốc hội nhiều lần đề cập trên diễn đàn Quốc hội như Lê Như Tiến đặt câu hỏi rất thời sự “Thủ tướng đã cắt được bao nhiêu ung nhọt tham nhũng”!?
Dự thào Luật Đầu tư công đề cập “Người đứng đầu các cấp có thẩm quyền, nếu phê duyệt chủ trương đầu tư sai, gây lãng phí, thất thoát nguồn vốn của nhà nước trong đầu tư công sẽ bị kỷ luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật.”. Một câu hỏi được đặt ra nếu người đứng đầu nghỉ hưu hay đã về cõi vĩnh hằng thì làm thế nào để mà kỷ luật?
Buồn lắm Thủ tướng ơi!
Ngẫm suy đất nước cứ 3 tháng phải trả nợ 1 tỷ đô la, trong khi người ta cứ đẻ ra dự án vô cùng tốn kém, bất chấp hậu quả, ông Tạ Quyết Thắng có lần phải thốt lên lời “Xin vái lạy Bộ GTVT”!
Sau hội thảo nói trên, ông Tạ Quyết Thắng viết thư gửi Thủ tướng phản ánh Bộ GTVT đã tổ chức một buổi hội thảo mang tính chất hình thức, chiếu lệ làm mất thời gian của những người tham dự: Đất nước đang lâm vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Các doanh nghiệp chúng tôi đang cố vùng vẫy để tồn tại. Buồn lắm Thủ tướng ơi! Trong khi đó, hàng loạt các công trình giao thông lại… đắt nhất thế giới. Việc sử dụng vốn ODA cực kỳ lãng phí. Không phải chỉ có cá nhân như chúng tôi mà dư luận và công chúng đều mong đợi Thủ tướng xem xét lại dự án cầu Tân Vũ để hạ tổng mức đầu tư, vì đây là vốn vay quá tốn kém, con cháu chúng ta vừa phải trả nợ, vừa oán trách thế hệ chúng ta.
Vĩ thanh
Hàng loạt công trình giao thông như Láng – Hòa Lạc, cao tốc cầu Giẽ- Ninh Bình, cao tốc thành phố Hồ Chí Minh –Trung Lương , đường vành đai 03, Cầu Vàng Đà Nẵng vv…nhiều đoạn vừa mới làm xong đã hỏng nghiêm trọng khiến Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng nổi giận chỉ đạo cho điều tra, xử lý. Mong rằng Bộ trưởng đừng để dự án cảng Lạch Huyện- cầu Tân Vũ lại theo “vết xe đổ nói trên”!
Trao đổi với một số bạn hữu làm việc ở ngành giao thông càng thấm thía câu nói của cổ nhân: “Có ở trong chăn mới biết chăn có rận”. Bởi vì có phẩm hạnh xấu và trình độ kém đã… thành tinh.
Giáo sư TS Nguyễn Trường Tiến mới đây, gửi thư cho ông Tạ Quyết Thắng nguyên văn như sau: ”Anh Thắng có thể gửi công văn đến VUSTA, Tổng hội Xây dựng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Câu chuyện là rất khó. Có thể đề nghị Thủ tướng cho thuê tư vấn độc lập thẩm tra, thẩm định về kỹ thuật và giá của hồ sơ thiết kế và dự toán. Có thể cho tư nhân đầu tư. Có thể thay đổi thiết kế khi đấu thầu. Tôi đánh giá rất cao các cố gắng đóng góp của Sơn Trường”.
Trân trọng ý kiến của Gs Nguyễn Trường Tiến nhưng nếu được hỏi, tôi sẽ khuyên ông Tạ Quyết Thắng: Sức người thì có hạn mà niềm tin thì phải đặt đúng chỗ. Hãy tập trung thời gian và sức lực để tiếp tục nuôi đạo quân 2000 người lao động và hàng năm đóng thuế hàng chục tỷ đồng cho Nhà nước. Đó là lẽ sống của người tử tế trong hoàn cảnh đất nước đang còn nhiều nhiễu nhương.
Tô Văn Trường
(Blog Kim Dung)

Võ Văn Tạo - Tấn công tội phạm hay tấn công người vô tội?


Trong vụ án oan sai Nguyễn Thanh Chấn đầy tai tiếng, bên cạnh dư luận xã hội bức xúc tột cùng trước thói vô cảm, vô trách nhiệm của các cán bộ và cơ quan liên can, một số quan chức cấp cao (trong đó có lãnh đạo TAND Tối cao và lãnh đạo Bắc Giang) lại tuyên bố trước công luận, hàm ý vụ oan sai này có nguyên nhân từ ý chí tấn công tội phạm (!?). Các vị này đều khuyến cáo các cơ quan bảo vệ pháp luật không vì vụ này mà nhụt ý chí tấn công tội phạm!

Rõ ràng, đó là một tư duy hoàn toàn sai lầm, dễ gây lạc hướng dư luận và làm cho cán bộ trong các cơ quan bảo vệ pháp luật không nhận rõ bản chất vụ việc để rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc, đúng đắn.

Vụ án này, kẻ phạm tội là Lý Nguyễn Chung đã sổng lưới pháp luật hơn 10 năm. Cũng bằng ấy thời gian, người vô tội là ông Chấn thì bị khép oan đại tội giết người, bị tuyên phạt chung thân (không có cha là liệt sĩ thì đã bị tuyên tử hình) và phải ở tù. Không thể nói hậu quả trớ trêu và nghiệt ngã trên là kết quả của ý chí tấn công tội phạm (theo đúng nghĩa của cụm từ này). Nếu quả thật công an, VKS và tòa án thật sự thể hiện ý chí tấn công tội phạm, thì kẻ gây tội ác đã phải bị phát hiện và xử lý không lâu sau vụ án mạng.

“Tấn công tội phạm”, chứ không phải “tấn công người vô tội”! Thật trớ trêu và cay đắng, người bị “tấn công” (trong cả 4 khâu: điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án) trong vụ án ô nhục chấn động này không phải là tội phạm, mà là công dân vô tội Nguyễn Thanh Chấn.

Cũng xin nói thêm, việc khẳng định ông Chấn vô tội, trong khi việc điều tra lại theo quyết định tái thẩm chưa được tiến hành (và tất nhiên chưa có kết quả và chính thức công bố) là có cơ sở. Không một cơ quan hay quan chức bảo vệ pháp luật nào dám ký quyết định tạm đình chỉ thi hành án, trả tự do cho đối tượng mà họ còn nghi ngờ phạm đại tội giết người, vì hậu quả của việc đối tượng đó bỏ trốn, hoặc tiếp tục gây án trong khi chưa chấp hành xong án tù là không thể lường hết. Bằng việc rà soát lại vụ án, phát hiện chứng cứ buộc tội ông Chấn là sai lầm và không thuyết phục; lại thêm các tình tiết vừa xác định như nhiều thân nhân của Chung thừa nhận Chung chính là hung thủ, thừa nhận việc Chung có đưa lại 2 chiếc nhẫn lấy được của nạn nhân; các dấu sẹo trên tay Chung trong vụ gây án (do nạn nhân giãy dụa chống cự); và việc Chung đã ra đầu thú và khai nhận là thủ phạm gây án… Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và các cơ quan hữu quan xác định một cách chắc chắn Chung mới thật sự là hung thủ. Như nhiều chuyên gia đã phân tích, việc oan sai đối với ông Chấn khởi nguồn từ ý chí chủ quan hết sức sai lầm của các cá nhân hữu trách trong cơ quan điều tra Công an Bắc Giang trước áp lực phá án, động cơ muốn lập nhiều “thành tích” bằng kết thúc lấy được các vụ trọng án nhằm nhanh được cất nhắc, thăng thưởng (tỷ lệ phá trọng án của cả nước trong giai đoạn này là khoảng 70%, riêng Bắc Giang là 100%. Trừ một người đã chết vì tai nạn giao thông, tất cả điều tra viên Bắc Giang liên can vụ án này đều đã thăng tiến thành lãnh đạo công an cấp phòng ở tỉnh và lãnh đạo công an cấp huyện, có người được Thủ tướng khen thưởng. Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra nay đã là giám đốc công tỉnh!), cung cách làm việc bất chấp các hành vi bị pháp luật hình sự nghiêm cấm (“bức cung”, “dùng nhục hình”, “làm sai lệch hồ sơ vụ án”)… thói vô cảm trước sinh mệnh, phẩm giá con người, cung cách làm việc cẩu thả, vô trách nhiệm của cơ quan công tố và tòa án ở cả hai cấp sơ và phúc thẩm đã “nối giáo” cho sai phạm của cơ quan điều tra, gây ra vụ “tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây” này. Rõ ràng, những sai phạm trên hoàn toàn không “bà con” gì với “ý chí tấn công tội phạm”, mà chỉ là “mẹ đẻ” của hậu quả cực kỳ tệ hại: “tấn công người vô tội”.

Võ Văn Tạo
(Quê Choa) 

Quyền làm chủ

Trích sách “ Chuyện Nước Non Đau Lòng Tới Nghìn Năm” của Bùi Anh Trinh, do Làng Văn phát hành năm 2008 :
Hiệp ước thương mại Việt Mỹ diễn nghĩa ( Hồi thứ 7 ).
Đây nói về đại hội 170 đại quan kỳ 10 khóa 8 ( Tháng 6 năm 2.000 ).
Trong ngày khai mạc, chúa Lê Khả (Phiêu) cho biết triều đình quyết định ký thương ước với Huê Kỳ vì không còn cách nào khác. Nếu đã chấp nhận theo kinh tế thị trường thì phải theo đúng luật chơi của kinh tế thị trường, tức là kinh tế tư bản.
Luật chơi được áp dụng chung cho quốc gia nào muốn quan hệ trao đổi trên thị trường tư bản, đối với Huê Kỳ hay nước nào cũng vậy. Lâu nay mình chơi cờ tướng trong khi họ chơi cờ Dame, rồi mình cũng muốn chơi cờ Dame nên học luật cờ Dame và mua quân cờ Dame mang về. Nhưng những ô, những lằn kẻ trên bàn cờ vẫn là ô cờ tướng, người ta không thể ngồi vào mà chơi cờ với mình được. Mình cũng không thể nói đó là một thứ cờ “lai” do mình mới sáng chế ra, không ai chấp nhận.
Do vậy chỉ có một là cờ tướng hai là cờ Dame. Trong kỳ đại hội trước tất cả đều quyết nghị là theo kinh tế thị trường, vậy thì nay phải kẻ lại bàn cờ tức là phải tổ chức lại các cơ cấu kinh tế cho phù hợp với quy luật kinh tế tư bản. Kỳ đại hội này có thể kéo dài hơn để cho các quan được thông suốt .
Tiếp theo đại quan Nguyễn Phú (Trọng) đọc báo cáo về 4 đề tài trong bản dự thảo sẽ được đưa ra trước đại hội toàn quốc lần thứ 9:
1- Đánh giá tình hình: cơ hội, thử thách, hiểm họa.
2- Chế độ kinh tế: quyền sở hữu, các lĩnh vực kinh tế.
3- Đường lối phát triển kinh tế: độc lập, tự túc, hội nhập.
4- Xây dựng đảng: đường lối, nhiệm vụ, hội nhập.
Kể từ lúc đó triều đình đóng cửa họp mật, tiếng là bàn thảo về nghị trình của đại hội toàn quốc lần thứ 9 nhưng thực ra bàn cách đối phó với bản thương ước bắt buộc phải ký với Huê Kỳ. Từ đây về sau phải phải đổi mới cơ cấu cho phù hợp nhưng đổi mới như thế nào thì chúa Lê Khả khuyến khích các quan đưa ra hết những suy nghĩ của mình, đừng nói xa nói gần hay kiêng kỵ gì nữa. Đại quan Trưởng ban Tư tưởng, văn hóa trung ương Nguyễn Đức (Bình) ngồi chủ trì cuộc bàn thảo; trình bày và giải thích thì có Đào Duy (Bách) đại gia và Phạm Thế (Duyệt) đại nhân. Các câu hỏi và đáp được đưa ra như sau:
Hỏi : Đồng ý là mình kẻ lại bàn cờ để chơi cờ tư bản nhưng tại sao mình không chơi với các nước khác, đa phương đa diện mà chỉ chơi với một nước Huê Kỳ?
Đáp: Chỉ có Huê Kỳ là đủ vốn để dạy mình chơi cờ, một khi mình chơi cờ với Huê Kỳ được thì mình sẽ chơi với bất cứ nước nào.
Hỏi : Tại sao mình không học hỏi với các nước lân bang đang phát triển, khi nào mình lớn mạnh thì mới chơi với những tay sừng sỏ?
Đáp: Thực ra muốn học hỏi thì cần phải có vốn ban đầu. Hiện nay chỉ có Huê Kỳ chịu cho ta mượn vốn. Vả lại các nước kia cũng đã bị tư bản đế quốc chi phối hết rồi.
Hỏi : Hóa ra rồi đây mình cũng bị chi phối?
Đáp: Tạm thời mình chịu chi phối nhưng lần lần mình sẽ gỡ ra. Nhân dân ta thông minh, Đảng ta sáng suốt; mình sẽ vừa học vừa làm và làm để học. Nếu chịu khó thì sẽ khá và thoát được tầm chi phối .
Hỏi : Thương trường như chiến trường , một khi mình đã nhượng bộ cho họ toàn quyền thuê mướn, sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu. Họ đã nắm được thế thượng phong thì đời nào họ nhả ra. Như vậy dân mình không thể ngóc đầu lên đặng tranh cường bình đẳng với họ được. Ngày xưa vua quan triều Nguyễn đã ký hiệp ước công nhận quyền bảo hộ của Phú lang Sa khiến cho sau đó nhân dân tốn không biết bao nhiêu xương máu mới truất được quyền bảo hộ đó đi. Nay triều đình cũng ký hiệp ước đặng rước tư bản Mỹ vào bảo hộ kinh tế cho mình rồi thì liệu có phải đánh nhau với Mỹ để truất cái quyền bảo hộ kinh tế đó hay không?
Đáp: Do câu hỏi này mà triều đình để cho các ông bàn cái mục tiếp theo là “thử thách”. Các ông phải làm gì, triều đình phải làm gì để cho tư bản khống chế mình càng ít càng tốt. Cái khéo léo đó là của các ông, triều đình sẽ giả vờ trung gian thi hành các điều khoản của hiệp ước nhưng thi hành hay không, nhiều hay ít là do các ông. Đó là thử thách dành cho các ông .
Hỏi : Họ nắm tiền trong tay giống như họ nắm cái bao tử của mình rồi thì phải để họ khiến chứ chống lại họ sao đặng?
Đáp: Các ông không được mất tinh thần đấu tranh như vậy. Từ trước đến nay đế quốc rất ngại sự khôn lanh và quyền biến của đảng và nhân dân ta. Nhất là các ông trùm tư bản Huê Kỳ lại càng ngại hơn nữa, do đó đế quốc mới xua đạo quân tiên phong đi mở đường trước là bọn tư sản Việt lưu vong; bọn này rặt toàn những tay sừng sỏ, kiếm ra tiền ngay trên đất Huê Kỳ. Triều đình Huê Kỳ xua bọn này đi trước đặng đối đầu với chúng ta, dọn đường cho bọn tư bản kếch xù đi sau. Thế nhưng đảng ta đã có kế sách đối phó với bọn này nên các ông đã thấy, lần lượt tất cả đều sa lưới. Chúng rút về mà không dám mở miệng hô hoán, bỏ của chạy lấy người mà không thưa kiện hay trách móc gì ta được. Điều này chứng tỏ rằng sừng sỏ tới đâu, láu cá tới đâu chúng ta đều trị được.
Hỏi : Chúng ta dùng luật rừng mà đối phó với bọn tư sản Việt lưu vong. Nhưng với các tay tư bản sừng sỏ thì đâu có được. Bằng chứng là ngày hôm nay họ bắt chúng ta phải ký cái văn kiện bút sa gà chết mà theo văn kiện này thì họ nắm đằng cán thì chúng ta làm gì được họ?
Đáp: Chúng ta đừng “làm” gì họ hết nhưng đừng để họ “làm” chúng ta. Đây là thử thách, có thể bước đầu phải để họ “làm” chúng ta nhưng càng ít càng tốt.. Sau đó mình sẽ tương kế tựu kế mà gỡ lần lần, gỡ được rồi mới phản công sau.
Hỏi : Theo các điều khoản về thương mại của thương ước thì ngay sau khi ký họ có quyền nhập khẩu máy móc và nguyên vật liệu, thuê mướn người và sản xuất mọi loại hàng hóa trên đất nước của mình. Ba năm sau họ có quyền xuất nhập khẩu các loại hàng mà họ đã sản xuất trong nước ta đồng thời có quyền liên doanh với các công ty Việt Nam để sản xuất mọi loại hàng hóa. Rồi sau 7 năm họ có quyền xuất nhập khẩu tất cả các loại mặt hàng.
Như vậy là quốc gia mất quyền bảo hộ mậu dịch vì trong thực tế mọi hạn ngạch xuất nhập khẩu cũng như giá cả hàng hóa đều do các công ty đại tư bản ấn định. Lúc đó triều đình cũng không cần dùng quyền bảo hộ mậu dịch để ngăn chận rối loạn thị trường vì chính họ sẽ tự điều tiết thị trường trong nước .
Ngược lại, nếu như chính họ muốn làm rối loạn thị trường thì lúc đó triều đình có muốn dùng quyền bảo hộ mậu dịch cũng không kịp. Như vậy theo quy luật cá lớn nuốt cá bé, trong vòng 7 năm mọi hoạt động kinh tế trong nước sẽ do các đại công ty tư bản Huê Kỳ ấn định. Lúc đó thì với thương ước này triều đình còn nắm được gì ?
Đáp: Trong thương ước có nói rõ mọi hoạt động ghi trong thương ước đều nhắm cho kinh tế hai bên cùng phát triển. Hiệp ước thương mại nói nôm na là hiệp ước mua bán, số mua và số bán phải cân đối. Ta mua hàng của họ nhưng buộc họ phải mua hàng của ta, tỷ số thặng dư mậu dịch không được chênh lệch lớn. Do đó có món hàng nào sản xuất trong nước mà các công ty Huê Kỳ không chịu xuất khẩu để nhập vào Huê Kỳ thì các công ty của ta sẽ nhập vào Huê Kỳ. Triều đình Huê Kỳ sẽ giúp chúng ta vì nếu không thì họ phải tiêu thụ món hàng khác để cân đối mậu dịch.
Hỏi : Muốn vậy chúng ta phải có một hệ thống chợ chuyên môn bán các loại hàng đó tại Huê Kỳ?
Đáp: Đúng vậy, có một số hàng nông hải sản và hàng may mặc chỉ có người Việt hoặc người Á Châu mới tiêu thụ. Các công ty Mỹ không để ý tới loại này vì đa số khách hàng của họ không dùng. Chúng ta sẽ quảng cáo, khuyến khích tiêu dùng và mở các cửa hàng tiêu thụ.
Hỏi : Nhưng nếu người Việt họ tẩy chay thì sao?
Đáp: Đây cũng là một thử thách mà chúng ta phải vượt qua. Bước ban đầu chúng ta tạm dấu gốc tích các chợ do ta làm chủ, bán rẻ các món hàng tiêu dùng dành cho khách hàng Việt. Mặt khác triều đình Huê Kỳ giúp chúng ta triệt tiêu các thế lực chống đối, thực hiện hòa hợp hòa giải. Trong khi chúng ta tiếp tục phát triển theo lối tằm ăn dâu. Cho đến khi họ quen dùng chúng ta mới dần dần thay tên đổi nhản lại cho đúng của chúng ta.
Hỏi : Vậy thì trong nước chúng ta phải nhượng bộ tư bản Huê Kỳ, ngoài nước chúng ta phải năn nỉ bọn lưu vong?
Đáp: Đề nghị không gọi là “bọn” nữa, chúng ta nên năn nỉ để hòa hợp hòa giải thì cũng nên làm. Chúng ta đã gây cho họ biết bao nhiêu điều oán hận về tính mạng , về tài sản thì một đôi câu năn nỉ đâu có sao. Ngày nay tất cả nhà cao cửa rộng, phố xá dinh thự đều do chúng ta chiếm ngự, những thứ đó do đâu mà có? Đều do mồ hôi nước mắt của họ làm ra, chúng ta đã dùng vũ lực mà đuổi họ đi. Nay một là năn nỉ họ cho được việc, hai là để cho họ nổi lên đòi lại nhà cửa, đất đai, ruộng đồng v.v thì các ông có chịu trả hay không?
Hỏi : Nếu những người lưu vong đó cũng theo chân tư bản Huê Kỳ để về đây mà quậy phá thị trường, dùng tiền bạc để làm bỉ mặt chúng ta thì biết tính sao? Đa số người của mình thất học, không biết tính toán; họ có trình độ lại rành về cách buôn bán theo lối mạnh được yếu thua, rồi họ có hậu thuẩn đứng sau lưng thì mình cự sao lại?
Đáp: Miễn họ đừng gây bạo động hoặc tàng trữ vũ khí, trường hợp này thì ta gông đầu họ không ai nói một tiếng. Còn như kẻ nào ra mặt tuyên truyền chống đối thì ta gài vô tội âm mưu bạo loạn có vũ khí mấy hồi. Chỉ sợ những kẻ trường vốn vung tiền ra rồi mua chuộc cán bộ của ta, mua chuộc nhân dân, ngấm ngầm xúi dân nổi dậy mới là mệt. Đây là thử thách nặng nề mà trong bản dự thảo đề cương có nói là “hiểm họa”.
Hiểm họa trước mắt là người của họ cũng buôn, người của mình cũng buôn nhưng người của mình buôn không lại. Thứ nhất là không có trình độ, thứ hai là cha chung không ai khóc, không phải là của mồ hôi nước mắt mình làm ra thì không thấy trách nhiệm. Ba mươi năm làm cho nhà nước không bằng một lần ăn cắp của nhà nước. Nhất là những người sắp sửa về vườn nhường ghế lại cho người khác .
Rồi người đi sau lại bỏ tiền ra lo lót đặng được thế chỗ của người kia, khi đặng được ghế lại phải lo sắn tay áo mà lấy lại vốn rối kiếm lời. Hễ mấy ông có lời thì nhà nước phải lỗ. Biết cái yếu này nên đảng đã phải chuẩn bị một từng lớp “Tư bản đỏ” để đối phó lại. Chia tiền cho những tay làm ăn buôn bán giỏi để đám này ra tay thi đấu với đám “tư bản xanh” từ nước ngoài trở về.
Vậy ai là người có khả năng? Tiêu chuẩn như thế nào? - Đó là những người tài giỏi đến độ lấy của công về làm của tư mà không ai biết. Kẻ nào lấy mà bị bắt thì bị đánh rớt, không đủ tiêu chuẩn, phải bị ở tù. Kẻ nào “hạ cánh an toàn” thì xứng đáng hưởng số tiền đó đặng cạnh tranh với tư bản xanh. Như vậy tư bản xanh không thể khống chế thị trường mà làm ẩu được .
Tuy nhiên cách này cũng đưa tới một hiểm họa khác là tệ nạn tham ô nhũng lạm. Tham ô là lấy của công về làm của tư còn nhũng lạm là làm khó dân để lấy tiền, thậm chí đi tới nạn tạo cớ để bắt người có của đặng dàn cảnh đòi lấy tiền chuộc. Tệ nạn này càng sớm đưa tới ngày nhân dân nổi dậy. Đây mới chính là hiểm họa mà triều đình đang lo. Triều đình mà đổ thì các ông mất hết, e rằng cái mạng của các ông không còn để mà vác ba lô lên rừng để trở lại cài thời lập chiến khu. Hiện nay cái hiểm họa nhân dân nổi dậy càng ngày càng lớn. Họa ở ngoài chưa tới nhưng cái họa bên trong coi chừng sắp xảy ra .
Do đó không phải chỉ cần năn nỉ những người lưu vong mà còn phải xoa dịu những người trong nước. Rồi đây sẽ phải thả hết những tù chính trị bởi vì nếu bắt thì phải bắt hết. Nhưng bắt hết thì cơm đâu mà nuôi, không đủ nhà tù để nhốt. Ngày xưa còn chính sách đưa đi đày ở vùng ma thiêng nước độc nhưng nay không thể. Ngày xưa còn dùng chế độ tem phiếu mà nắm bao tử người ta, hễ nhà nào chống đối thì cúp gạo ngay nhưng nay không thể. Ngày xưa còn bưng bít ém nhẹm nhưng nay không thể.
Hỏi : Ngày xưa, hồi tôi mới theo cách mạng, tôi giống như một cô gái ngây thơ đi theo một chàng trai khôi ngô tài giỏi; không ngờ nay tôi mới hay anh chàng đó là đứa sở khanh. Nghiệt một nỗi lúc tôi theo chàng ta thì tôi không nghe theo lời khuyên của anh em giòng họ, tôi nghịch lại với gia đình, thậm chí còn làm điều ác với thân thuộc. Nay anh chàng kia đã dông mất, tôi không còn lối về đành phải bước chân làm điếm. Mà một khi đã làm cái nghề đó thì kể chi đạo đức với phẩm hạnh .
Bằng mọi cách tôi phải kiếm cho được tiền để lo cho bản thân tôi sau này, cũng là để lo cho tương lai con cái tôi, cũng là để bù lại những tháng ngày gian khổ đi theo tên sở khanh. Nay triều đình không có chính sách cho tôi thì tôi cũng đành làm như cô gái điếm kia vậy. Cờ tới tay ai thì nấy phất, cờ lớn thì phất lớn, cờ nhỏ thì phất nhỏ; biểu tôi đừng phất thì tôi cũng “dạ” nhưng vắng người thì cũng cho tôi phất đặng kiếm chút cháo, chút cơm. Tôi làm được thì anh làm được, các anh làm được thì họ cũng làm, lấy ai mà cản ai. Thành ra biết là hiểm họa đó nhưng làm gì để trừ họa ?
Đáp: Nếu mạnh ai nấy đục khoét thì triều đình sụp lâu rồi. Do đó cái nào giữ được thì giữ, cái nào chận được thì chận. Hễ ai bị bắt thì không có che, có chạy được nữa, kể cả có thể bị tử hình .
Hỏi : Nếu mọi người đều “chuyển an toàn” của nhà nước về nhà mình thì vốn liếng nhà nước còn gì?
Đáp: Bởi đó mà theo cái cách của kinh tế tư bản rồi đây ta sẽ phải dẹp bỏ các công ty quốc doanh. Để cho các công ty tư nhân tự sản xuất, tự phân phối; công ty nào bị ăn cắp thì công ty đó ráng lãnh còn nhà nước chỉ biết thu thuế để chi ngân sách mà thôi.
Hỏi : Vậy hóa ra trở lại chế độ tư bản?
Đáp: Trở lại về mặt kinh tế nhưng mặt chính trị thì không. Đảng vẫn lãnh đạo toàn dân, nắm trong tay “bạo lực chuyên chính” để đàn áp chống đối. Nhưng không gọi là “bạo lực chuyên chính vô sản” nữa mà gọi là “chuyên chính Hồ Chí Minh” . Thực ra bạo lực chuyên chính này được duy trì là để bảo vệ những của cải mà ta đã cướp được sau cuộc cách mạng vô sản.

( Còn tiếp phần sau : Quyền làm chủ đất đai )
BÙI ANH TRINH

Quyền làm chủ đất đai và quyền làm con người

Trích sách “ Chuyện Nước Non Đau Lòng Tới Nghìn Năm” của Bùi Anh Trinh, do Làng Văn phát hành năm 2008 :
Hiệp ước thương mại Việt Mỹ diễn nghĩa ( tiếp theo ).

Hỏi : Ta nhân danh vô sản để cướp của những người hữu sản rồi cũng nhân danh vô sản để bảo vệ cái hữu sản do ta cướp được?

Đáp: Đây là một cái điên đầu mà Cơ mật Viện muốn các ông nghiên cứu thảo luận trong mục thứ 2. Đó là quyền sở hữu, nhất là quyền sở hữu tư liệu sản xuất. Đất đai cũng là một thứ tư liệu sản xuất, bây giờ nói riêng về chuyện đất đai: 

Quyền làm chủ đất

Từ ngàn xưa, ông bà tổ tiên chúng ta đi khai phá đất đai, đổ mồ hôi cùng xương máu mới có được mảnh đất để cho con cháu tiếp tục sinh sống. Rộng lớn là mảnh đất quốc gia và phần tử là mảnh đất gia đình. Mỗi mảnh vườn, mỗi thửa ruộng là kết quả công lao của một đời người, có khi cả 2,3 đời mới có được. Những người có mảnh đất đó mong muốn để lại cho con cháu của mình một khi họ già yếu hoặc qua đời.

Thế nhưng Đảng ta nhân danh học thuyết Mác-Lê Nin mà phán rằng những đất đai đó do bóc lột mà có, cướp mồ hôi xương máu của người nghèo mà có. Triều đình kết tội “bóc lột” đối với những người có ruộng đất, truất quyền sở hữu đất đai của tất cả mọi người rồi tuyên bố rằng đất đai là tài sản của nhà nước. Vua Hồ đã mở một chiến dịch đại khủng bố, hành quyết những ai có tội “tổ tông” là làm địa chủ. Thời đó các quan giết người vô tội vạ với chủ trương không có tội cũng đặt ra “chỉ tiêu” có tội, đặt ra chỉ tiêu án tử hình cho mỗi xã đặng kiếm có người mà giết để thị uy.

Xem Bài Liên Quan:

http://www.vanganh.info/2013/11/quyen-lam-chu.html
QUYỀN LÀM CHỦ

Trong ngày khai mạc, chúa Lê Khả (Phiêu) cho biết triều đình quyết định ký thương ước với Huê Kỳ vì không còn cách nào khác. Nếu đã chấp nhận theo kinh tế thị trường thì phải theo đúng luật chơi của kinh tế thị trường, tức là kinh tế tư bản.
Kể từ đó đất đai do nhà nước quản lý, mọi người làm việc theo chế độ công xã, “cùng làm, cùng hưởng”. Nhưng kết quả là “cùng hưởng” mà không “cùng làm”. Đơn giản là cha chung không ai khóc, anh nào cũng rờ vô cho có rồi anh này tưởng anh kia làm nhưng thực ra không ai làm. Do đó đi tới kết quả là tiến gần tới thời kỳ đồ đá, nhà nhà ăn độn, người người ăn đói. Bí quá triều đình nghĩ ra cái “khoán 10” (Kết quả của đại hội trung ương đảng lần 10 của khóa 5 toàn quốc). Đây là một hình thức “phát canh thu tô” (cho thuê ruộng) như thời phong kiến.

Người đứng ra “phát canh thu tô” là các quan cấp xã của triều đình. Họ khoán đất canh tác cho mỗi hộ nông dân theo tiêu chuẩn lập trường giai cấp. Nghĩa là, ưu tiên 1 gia đình liệt sĩ, ưu tiên 2 gia đình tham gia cách mạng, ưu tiên 3 gia đình có công với cách mạng; đám bần cố dân thì ưu tiên 6,7, còn đám có tội với cách mạng thì ưu tiên 10,11. Bao nhiêu ruộng tốt loại 1, loại 2 thì gia đình các quan, còn bần cố dân thì lãnh đất cày lên sỏi đá.

Năm 1993 để cho phù hợp với đổi mới kinh tế triều đình bèn đặt ra “Luật đất đai” thừa nhận người nông dân có chủ quyền trên mảnh đất mình đang canh tác, gọi là “Quyền sử dụng đất lâu dài”. Có quyền sang nhượng (bán), thừa kế và thế chấp; tức là quyền sở hữu. Đến nước này thì bần cố dân uất hận lên đến tận cổ vì đất đai mồ hôi nước mắt từ thời ông cố nội của mình thì nó làm chủ còn mình thì được làm chủ đất cày lên sỏi đá. Mọi nơi nổi lên chống đối, trước tiên là Bến Tre rồi An Giang, Hố Nai, Thái Bình, Xuân Lộc, nhiều nơi đã xảy ra đổ máu. Vì vậy mà triều đình mới tuyên bố ngưng cấp giấy “quyền sử dụng đất lâu dài”. Và ngày nay thì mọi việc đang còn treo lơ lửng ở đó.

Nay muốn làm ăn theo lối tư bản thì trước tiên phải định cho mọi tài sản có một giá trị đặng mà trao đổi, thừa kế hay thế chấp. Nhưng như vậy là công nhận quyền tư hữu. Muốn công nhận quyền tư hữu thì phải thừa nhận cái chuyện truất quyền tư hữu của người ta trước đây là sai trái. Mà hễ sai trái thì phải xin lỗi mà trả lại đất đai, của cải cho người ta.

Nghiệt một nỗi nếu trả lại thì các quan lớn nhỏ phải lên rừng mà ở vì nhà cửa mình ở hiện nay là của người ta. Đất đai mình chiếm ngự hiện nay là của người ta. Hơn nữa, hiện nay nhà nước đang nắm trong tay vô số đất đai cũng như bất động sản của các tôn giáo, đa số bất động sản đã phân chia cho các cán bộ đảng viên. Nay nếu công nhận quyền tư hữu thì phải trả lại tất cả đất đai, tài sản cho các tôn giáo. Vậy thì có vô số cán bộ đảng viên phải ra khỏi nhà và vô số cơ quan của nhà nước không còn cơ sở hoạt động.

Chuyện đất đai là như vậy; xong còn hãng xưởng, khách sạn, cây xăng, cửa hàng, đồn điền, trang trại, tàu thuyền, xe cộ v.v... cũng phải trả lại cho người ta. Như vậy thì triều đình chỉ còn hai bàn tay không. Nhưng nếu không công nhận quyền tư hữu thì các công ty ngoại quốc không dám làm ăn trên đất đai của mình bởi vì họ phải bỏ tiền ra mua đất để sản xuất mà không được quyền sang nhượng, thừa kế hay thế chấp thì họ đâu chịu. Do đó các ông cần phải bàn nhiều để tìm cách giải quyết cái chuyện “quyền tư hữu” này.

Hỏi : Tại sao mình không ra cái luật rằng mọi đất đai, tài sản sau cách mạng thì được quyền sở hữu còn đất đai của chế độ cũ thì không có quyền sở hữu?

Đáp: Đâu có được, làm vậy hóa ra mình là đảng cướp. Trước đây mình nhân danh “cách mạng” tuyên bố rằng hễ ai có tài sản đất đai là do bóc lột mà có, là có tội với nhân dân, có tội với cách mạng; mình tịch thu những thứ đó. Nay mình đem đất đai tài sản đó giao cho con cháu mình rồi mình lại tuyên bố hễ ai có đất đai tài sản là không bóc lột, có quyền hưởng. Như vậy đâu khác chi là ăn cướp.

Hỏi : Hồi cách mạng mới thành công, triều đình tuyên bố có cái khách sạn hay cây xăng là có tội, nửa đêm bắt người ta ra khỏi nhà với 2 cái xách tay. Nay gia đình cán bộ cũng lập cây xăng, cũng xây khách sạn thì người dân cũng đã tức giận lắm rồi . Giờ thêm cái thương ước này cho phép mọi người, kể cả người ngoại quốc cũng được phép lập cây xăng, khách sạn. Vậy cái chuyện có cái khách sạn, cây xăng có phải là có tội hay không? Nếu không thì trước kia mình tịch thâu là tầm bậy. Triều đình không dám nhận là tầm bậy cũng được nhưng tại sao không trả lại khách sạn, cây xăng lại cho người ta?

Đáp: Đó là một rắc rối mà triều đình không giải quyết nổi. Bởi vì hiện nay các cơ sở làm ăn, đồn điền, khách sạn, nhà hàng, nhà phố đều do cán bộ và gia đình cán bộ chiếm giữ. Nay muốn trả lại cho người ta thì mỗi thành phố phải xây thêm thành phố khác cho cán bộ và thân nhân cư ngụ. Chuyện đó không thể nào xảy ra được vì không đủ tiền để xây một nước Việt Nam thứ hai.

Hỏi : Hồi cách mạng mới thành công, triều đình độc quyền cung cấp gạo cho dân cư, hễ ai không được cung cấp gạo thì buộc lòng phải đi kinh tế mới. Lúc đó người người phải bán nhà mà đi kinh tế mới nên giá rẻ mạt, một căn nhà đúc chỉ bằng giá một con heo nái hoặc một con bò cày hoặc là 5 bao gạo, chỉ có cán bộ của ta hoặc thân nhân cán bộ mới được quyền mua và mua với giá rẻ mạt đó.

Nay nhân chuyện trả lại quyền tư hữu thì triều đình có thấy chuyện mua bán đất đai nhà của thời đó là bất hợp lý hay không? Nước Pháp sau chiến tranh có cái luật là giấy tờ mua bán dưới thời Đức chiếm đóng trở thành vô hiệu lực nếu có khiếu nại. Luật này nhằm trả lại sự công bằng về mồ hôi nước mắt mà đã bị o ép bởi tình cảnh chính trị. Nay những người có nhà bị buộc phải bán thời đó có quyền khiếu nại hay không? Ngoài ra có những nhà cửa, tài sản bị triều đình trưng thu trưng dụng, hóa giá với giá rẻ mạt; nay triều đình đem bán cho ngoại quốc với giá gấp vạn lần thì triều đình có chịu trả thêm tiền cho chủ cũ để bằng cái giá mà triều đình đã bán cho ngoại quốc hay không?

Đáp: Căn bản của quyền tư hữu là giá trị tài sản được tính bằng mồ hôi, công lao. Những sự trao đổi trong chế độ cọng sản luôn luôn bất hợp lý do không công nhận quyền tư hữu nữa; vì một khi đã thành của công thì không ai còn tính nó giá là bao nhiêu. Giờ đây muốn trở lại chế độ tư hữu thì phải trả lại giá trị thật cho tài sản. Nhưng giá trị đó chỉ được công nhận khi nó nằm trong tay sở hữu chủ đích thực của nó, khác với giá trị khi nó nằm trong tay kẻ cắp. Nghĩa là phải bồi hoàn đúng giá cho người ta.

Tuy nhiên các quan có chịu bồi hoàn đúng giá cho chủ cũ về cái nhà mà các quan đang chiếm ngụ hay không? Dĩ nhiên là không, nếu triều đình mà ra cái luật như vậy thì gia đình thân thuộc các quan sẽ nổi loạn trước tiên. Do đó các ông cứ bàn tính đi, làm sao giải quyết cái vụ “Quyền sở hữu này”. 

Quyền làm con người

Hỏi : Cơ mật viện đưa ra bàn 4 mục mà mục thứ 2 là căn bản của mục 3, mục 4. Hôm nay hội nghị đã bước qua ngày thứ 9 mà không thể nào giải quyết nổi mục thứ 2 . Vậy đề nghị cho ngưng đại hội chứ bàn thảo nữa thì không biết đến bao giờ.

Đáp: Đành phải vậy thôi. Vậy thì triều đình sẽ tuyên bố tiếp tục theo đuổi “Xã hội chủ nghĩa”, bởi vì nếu không theo Xã hội chủ nghĩa nữa thì phải trả lại tài sản cho người ta. Một mặt ta sẽ hứa hẹn cải tổ tức là ta sẽ cho tư hữu hóa dần dần để làm yên lòng giới làm ăn quốc tế, một mặt ta sẽ nới thêm chút tự do cho dân chúng để chứng tỏ thiện chí.

Hỏi : Trong khi đó thì vấn đề dân chủ và nhân quyền giải quyết ra sao?

Đáp: Chuyện dân chủ hay nhân quyền là vấn đề rất trừu tượng cho nên ta nói trời nói đất gì đó cũng xong, ai biểu hứa cái gì thì ta cũng sẳn sàng hứa nhưng còn làm hay không lại là chuyện khác. Hiện nay triều đình đang nắm giữ nhân quyền và dân chủ của người dân đặng làm một thứ con tin để trao đổi với các tổ chức nhân quyền thế giới, khi nào quốc tế tương nhượng cho ta một số yêu sách về kinh tế hay chính trị thì đổi lại ta sẽ tương nhượng một số dân chủ, nhân quyền cho dân chúng.

Hiện nay chúng ta đang giam giữ một số nhân vật tranh đấu cho nhân quyền, những nhân vật này nói thẳng ra là con tin để chúng ta trao đổi với Quốc tế; một khi Quốc tế tương nhượng cho chúng ta một số quyền lợi về chính trị thì chúng ta sẽ thả một vài người để chứng tỏ chúng ta có nhượng bộ. Tuy nhiên sau khi thả một số này thì chúng ta sẽ bắt giam một số khác để luôn luôn có con tin mà trao đổi với Quốc tế! Do đó không thể trao trả hết dân chủ và nhân quyền ngay được, đề cương của đại hội đảng toàn quốc từ trước đến nay không hề bàn đến những vấn đề này.

Hỏi : Nhưng nếu “Đế quốc” buộc chúng ta phải chứng tỏ tôn trọng nhân quyền mới chịu đưa tiền cho chúng ta thì sao?

Đáp: Vấn đề là họ bắt tay với ta là vì quyền lợi kinh tế hay vì nhân quyền? Hay vì tình hữu nghị đời đời bền vững? Dĩ nhiên là vì kinh tế, còn các thứ kia là hoa hòe. Vậy chắc chắn là họ không thể vì những hoa hòe mà hủy bỏ quyền lợi kinh tế. Tuy nhiên trong sự giao dịch kinh tế thế nào cũng xảy ra va chạm quyền lợi, cho nên họ sẽ nhanh chóng đóng nút hầu bao của họ lại một khi họ không vừa ý với ta một điểm nào đó.

Dĩ nhiên là họ không nói thẳng lý do, mà sẽ núp dưới hình thức phản đối đàn áp nhân quyền. Vì vậy phản đối nhân quyền chỉ là tín hiệu bề ngoài để gởi một thông điệp phản đối một vấn đề nào đó, hoặc là để từ chối thi hành một thỏa thuận nào đó. Lời phản đối nhân quyền luôn luôn đi đôi với hành động đóng nút hầu bao.

Hỏi : Vậy thì hiện nay những tay đòi hỏi nhân quyền như Phạm Đan Quế, Hoàng Minh Chính... là người của họ?

Đáp: Không đâu, việc gì mà họ phải tốn tiền, tốn công dữ như vậy. Không có họ thì những tay nhân quyền vẫn đứng lên đòi hỏi, tuy nhiên họ chỉ cần tỏ một dấu hiệu ủng hộ nho nhỏ thì những tay kia đủ phấn khởi mà làm tới .

Hỏi : Trong trường hợp những tay nhân quyền lợi dụng chuyện này mà quậy thì sao?

Đáp: Thì ta sẽ bắt giam họ vì lý do vi phạm pháp luật.

Hỏi : Nhưng họ đâu có làm gì vi phạm pháp luật?

Đáp: Có đó nhưng mà các ông không thấy, thí dụ như luật pháp cho tự do lập hội. Nhưng luật pháp cũng quy định muốn lập hội phải xin phép chính quyền, nhưng mỗi khi họ đưa đơn lập hội thì ta vứt vào sọt rác; buộc lòng họ cứ liều lập hội, vậy là họ vi phạm pháp luật rồi. Hay như luật pháp cho phép tự do thờ phượng và truyền đạo với điều kiện muốn truyền đạo ở đâu thì phải xin phép và phải có sự chứng kiến của Ban tôn giáo tỉnh. Nhưng mỗi khi họ xin phép truyền đạo thì ta không chấp thuận, buộc lòng họ phải truyền đạo lén; như vậy là vi phạm pháp luật.

Hỏi : Lỡ như họ chỉ có yêu cầu hoặc thỉnh nguyện mà không có lập hội thì sao?

Đáp: Nếu họ đưa thỉnh nguyện cho ta thì ta vứt vào thùng rác, coi như không có; buộc lòng họ phải gào to lên, họ hô hào phản đối chế độ hoặc hô hào cải tổ chế độ. Vậy thì họ phạm vào tội muốn lật đổ chính quyền rồi. Luật nước nào cũng có khoản trị tội những kẻ âm mưu lật đổ chính quyền.

Hỏi : Nhưng phản đối chế độ đâu phải là âm mưu lật đổ chế độ?

Đáp: Phản đối chế độ thì ta quy vào tội chống đối chế độ, rồi từ cái tội chống đối chế độ ta quy thành tội chống phá chế độ. Từ chống phá chế độ ta quy ra thành âm mưu lật đổ chế độ; rồi từ âm mưu lật đổ chế độ ta quy thành âm mưu lật đổ chính quyền. Nói tóm lại, nếu anh phản đối chế độ bằng một cái đơn thì cái đơn đó sẽ nằm trong thùng rác, nhưng nếu anh hô to lên cho người khác nghe thì rõ ràng là tuyên truyền chống phá chế độ, âm mưu lật đổ chính quyền.

Hỏi : Đòi hỏi tự do tôn giáo là vi phạm pháp luật, bất đồng chính kiến với nhà nước cũng vi phạm pháp luật, yêu cầu cải tổ chính sách cũng vi phạm pháp luật, xin được tự do ngôn luận cũng vi phạm pháp luật, dịch tài liệu nói về nhân quyền cũng vi phạm pháp luật. Đi cứu trợ bảo lụt mà không được phép cũng là vi phạm pháp luật, giúp người ta làm đơn khiếu kiện cũng là vi phạm pháp luật. Vậy thì cái pháp luật của ta là pháp luật gì? Thế giới họ đâu có chịu?

Đáp: Nhưng ta đâu có nhốt ai vì đòi tự do tôn giáo? Đâu có nhốt ai vì tội giúp làm đơn khiếu kiện? Ta chỉ nhốt kẻ vi phạm pháp luật mà thôi. Thế giới đâu có phản đối việc xử tội kẻ vi phạm pháp luật? Các đồng chí lãnh đạo của ta chuyên môn giải thích cho báo chí Quốc tế như vậy đó. Thế mà Quốc tế cũng phải chịu chứ đâu bắt bẻ gì được ta.

Giờ đây nếu có ai trách rằng tại sao ta lại bắt nhốt người tranh đấu cho nhân quyền thì các ông cứ trả lời rằng tranh đấu cho nhân quyền là vi phạm pháp luật. Do đó ta phải bắt nhốt những kẻ vi phạm pháp luật, nước nào cũng vậy. Ngày nay luật pháp ta còn nhân đạo, chứ như ngày xưa ông Phan Chu Trinh ông Trần Quý Cáp chỉ biểu tình đòi giảm thuế là chính quyền thực dân Pháp nó xử tử hình ngay.

Hỏi : Nhưng mà ông Phan Chu Trinh đúng hay sai? Còn cái chính quyền thực dân là bậy hay không bậy? Thì ra ngày nay ta đối xử với dân chúng y hệt như ngày xưa thực dân đối xử với nhân dân ta?

Đáp: Vấn đề là Quốc tế họ đâu có cần ta đúng hay sai? Ta bậy hay không bậy? Nếu ta bậy thì họ đâu có giao hảo với ta, đâu có bình thường hóa quan hệ với ta? Họ chỉ thắc mắc rằng tại sao ta bắt người này, nhốt người kia mà thôi.

Hỏi : Các nước trên thế giới đều cho dân chúng của họ có quyền tự do phát biểu, tự do hội họp và lập hội, tự do bầu cử ứng cử, tự do biểu tình. Tại sao ở ta lại cấm những thứ tự do đó.

Đáp: Do hoàn cảnh mỗi nước mỗi khác; họ có cái kiểu tự do của họ, ta có cái kiểu tự do của ta; không thể lấy cái áo của người này đem mặc cho người kia. Các ông thấy ngày xưa thực dân Pháp không thể lấy cái tự do của nước Pháp mà áp dụng cho nước Việt Nam. Bởi vì áp dụng ngày trước thì ngày sau nhân dân Việt Nam sẽ đuổi cổ thực dân về nước.

Ngày nay ta cũng ở trong hoàn cảnh giống như thực dân Pháp thời đó, nếu để cho nhân dân tự do phát biểu thì họ sẽ phát biểu chống đối chúng ta, nếu để cho dân tự do hội họp thì họ sẽ họp nhau lại mà lật đổ chúng ta, nếu để cho dân tự do biểu tình thì họ biểu tình truất phế chúng ta, nếu để cho dân tự do bầu cử thì họ sẽ bầu cho chúng ta về vườn. Ở đây có ông nào chịu về vườn không? Đó! Thấy không? Vậy thì nếu như có ai hỏi các ông là tại sao nước ta không cho dân chúng có được các quyền tự do như mọi nước trên thế giới thì các ông cứ trả lời rằng: “Cái tự do của mỗi nước nó mỗi khác, không nước nào giống nước nào”.

Thậm chí Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng của ta cũng đã từng trả lời cho đài BBC rằng so sánh tự do của nhân dân Pháp tại Paris với tự do của nhân dân 3 xứ thuộc địa Đông Dương là khập khiểng, là không thực tế. Không thể so sánh dân một nước nô lệ với dân các nước tự chủ. ( Nguyên văn câu trả lời cho đài BBC trong chuyến viếng thăm nước Anh vào tháng 3 năm 2008 là : “Mỗi nước có một kiểu tự do khác nhau. So sánh tự do của Việt Nam với tự do của các nước khác là khập khiểng, là không thực tế”. Có nghĩa là hiện nay dân chúng Việt Nam đang bị đô hộ bởi ĐCSVN, không thể nào được hưởng quyền tự do như dân chúng các nước Thái Lan, Singapour, Mã Lai, Phi Luật Tân, Nam Dương, Đài Loan, Nam Hàn ....).

Hỏi : Hiện nay tại địa phương của tôi thì dân không đòi đất lại nhưng các nhà thờ nhà chùa thì bắt đầu làm đơn xin lại đất đai, tài sản. Vậy đây là vấn đề kinh tế hay là vấn đề nhân quyền? Họ không có làm gì để có thể quy thành tội vi phạm pháp luật, họ chỉ xin lại đất đai và tài sản của giáo hội để hoạt động truyền đạo; chúng tôi phải đối phó làm sao?

Đáp: Thực ra nhà chùa hay nhà thờ cũng là một pháp nhân, cũng ngang hàng với mọi người trước pháp luật. Nhưng cái khó là ta đối phó với tư nhân thì dễ, còn đối phó với tập thể thì rất khó. Nhất là giáo hội Thiên Chúa có hậu thuẩn từ Vatican cho nên mình không thể bắt giam vì tội truyền đạo chui hay tội tuyên truyền chống phá nhà nước. Họ lấy lý do tôn giáo mà biểu tình thì cũng căng chứ không phải không. Nếu họ biểu tình để xin được tự do truyền đạo thì dễ rồi; đằng này họ biểu tình để đòi lại đất đai thì mới khó, bởi vì nếu trả lại cho Đạo này thì phải trả cho Đạo kia.

Ngặt một nỗi là trả lại toàn bộ thì các cơ quan, cơ sở của nhà nước dọn về đâu, không lẽ dọn về các dinh thự của các quan chức chế độ cũ? Nhưng các dinh thự này thì các ông hay gia đình các ông đã chiếm mất rồi. Trong số các ông ở đây có bao nhiêu ông muốn sẳn sàng trả lại các dinh thự mà các ông đang chiếm ngự thì giơ tay cho tôi biết?...

Nếu không có ai thì đành phải làm lơ các đòi hỏi của họ, đồng thời triều đình sẽ tìm cách mà thương lượng với Vatican, có thể ta sẽ trả lần hồi những đất đai tài sản nào mà các quan chưa chiếm đóng, lâu nay còn bỏ trống. Còn cái nào đã biến thành cơ quan thì ta cương quyết giữ lấy. Dĩ nhiên là họ sẽ vui mừng chấp thuận lấy lại một nửa, còn hơn là không lấy được miếng nào.

Hỏi : Đất của đạo Thiên Chúa thì như vậy, còn đất của chùa chiền, miếu đền thì sao?

Đáp: Đất của chùa chiền, miếu đền thì dễ hơn. Từ xa xưa các đất này thuộc vào loại giống như công điền công thổ, tức là đất của chung chứ không phải của cá nhân nào cho nên các đất này không được mua bán, ngay cả nhà vua cũng không được đụng tới. Do đó nếu ta nhân danh Xã hội Chủ nghĩa mà “Cọng sản” thì những đất đó đương nhiên thuộc về nhà nước quản lý, không ai phản đối. Riêng các cơ sở giáo dục của Phật giáo thì sau này trong chế độ ngụy mới có, do tiền của đóng góp của bá tánh. Thế thì ta nhân danh “của bá tánh phải trả lại cho bá tánh” tức là của công phải trả lại cho nhà nước!

Hỏi : Vậy thì sự thực bên trong của chuyện tôn giáo biểu tình là vì quyền tư hữu chứ không phải là vấn đề nhân quyền?

Đáp: Đúng như vậy, nếu là nhân quyền thì ta giải quyết cái một, ai ai cũng thỏa mãn. Nhưng đây là quyền tư hữu, tức là quyền căn bản của kinh tế. Vì vậy trước mắt xin các quan về xứ của mình đặng nghiên cứu về vấn đề kinh tế; đặc biệt chú trọng về cái quyền tư hữu. Còn về vấn đề dân chủ thì chỉ là chuyện hoa hòe cho vui mà thôi.

Ngày 4-7-2.000 chúa Lê Khả (Phiêu) đọc diễn văn bế mạc đại hội với ý chính là khẳng định xây dựng Xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh công cuộc cải tổ.

© BÙI ANH TRINH

Nguyễn Vạn Phú - Loay hoay làm gì?

Giả dụ chúng ta thu nhỏ xã hội cả triệu lần còn lại một nhóm người, bỗng dạt vào một hoang đảo nào đó. Lúc đó mọi vấn đề xã hội, chính trị, tôn giáo, y tế, giáo dục… về bản chất là cùng nhau “tổ chức cuộc sống” sao cho tốt nhất cho hiện tại và có trách nhiệm với các thế hệ tương lai trên hoang đảo đó.
Nay dù có bung trở lại cái giả định trên để giữ nguyên xã hội như đang có, mọi vấn đề suy cho cùng cũng là nỗ lực “tổ chức cuộc sống” như nói ở trên.

Có đại biểu Quốc hội vừa đi Myanmar về tuyên bố: “Tôi đi Myanmar thấy tụt hậu cách ta 30 năm trước” (báo Lao Động). Đây là nhận xét chủ quan của người nói nên không thể phán xét đúng sai. Có thể Myanmar trong mấy chục năm qua đã “tổ chức cuộc sống” theo cách sai lệch nên bị tụt lại đằng sau, nhưng điều chắc chắn là họ đã nhận ra điều đó và đang có những nỗ lực “tổ chức lại”. Không bao lâu họ sẽ đuổi kịp chúng ta trong khía cạnh “tổ chức cuộc sống”.

Nhìn xã hội ở góc cạnh này, có lẽ Nhật Bản là nơi cho chúng ta cái cảm nhận rõ nét nhất: dường như mọi chuyện ở đây xoay quanh khái niệm “tổ chức cuộc sống” sao cho an toàn, sạch đẹp, tiện nghi, văn minh, lịch sự, tôn trọng con người và môi trường… Dường như mọi hoạt động của người dân Nhật Bản, nhất là chuyện giáo dục, là nhằm để phục vụ các hoạt động “tổ chức cuộc sống” này. Đó vừa là cái hay vừa là cái dở của xã hội này.
Cái hay là một Nhật Bản, ít nhất là những nơi người viết được đi qua, quan sát và chứng kiến, được tổ chức một cách tốt nhất, tốt theo nghĩa không thể dùng đơn vị năm để so sánh sự tụt hậu của chúng ta với nước họ – chục năm hay trăm năm cũng khó theo kịp họ. Nhưng để duy trì mức độ này, có lẽ mức độ căng thẳng trong cuộc sống của Nhật Bản cũng cao không kém.
Nếu đặt những câu hỏi đơn giản, rằng những nỗ lực “tổ chức cuộc sống” đã mang tính dành cho tất cả mọi người chưa, hay vẫn chỉ “sao cho tốt đẹp nhất” với một thiểu số khiến việc tổ chức đó, cách thức tổ chức đó làm cho đa số còn lại phải chịu những khó khăn, thua thiệt, bất công đến đâu sẽ thấy ngay câu trả lời.
Và liệu đó có phải là cách “tổ chức cuộc sống” đang dựa vào những công thức cũ kỹ, đã bị chứng minh là không hiệu quả ở những nơi khác, nhưng vì giúp cho thiểu số nói trên duy trì được ưu thế với đa số còn lại nên được bảo vệ bằng mọi giá?
Cuộc sống có cái hay là muôn màu muôn vẻ, không ai có thể định khuôn mẫu cho một cách “tổ chức cuộc sống” duy nhất đúng, duy nhất hiệu quả, duy nhất mang đến hạnh phúc cho mọi người. Nhìn thành phố khổng lồ như Tokyo hay thậm chí một nơi nhỏ hơn nhiều như Đà Nẵng, làm sao ai có thể đứng ra tổ chức việc cung ứng rau xanh cho toàn bộ dân cư tiêu thụ trong một ngày?
Thế mà ngày xưa có lúc chúng ta nghĩ là làm được và cố gắng làm bằng mọi giá. Chỉ đến nay, khi mọi việc trôi chảy đến nỗi không ai nghĩ đến hệ thống cung ứng tự động này khi ăn rau xanh, người ta mới nhận ra không một tổng công ty, không một hệ thống chính thức nào có thể liên tục, không ngừng nghỉ, không sai chậy, không dư thừa, không thiếu thốn, cứ liên tục, liên tục cung ứng rau xanh cho vài trăm ngàn đến cả chục triệu con người.
Tất cả đều chỉ nhờ vào một quy luật được cuộc sống tự khai sinh và tự duy trì: quy luật cung cầu.
Thế thì tại sao bây giờ vẫn còn nhiều ảo tưởng rằng chúng ta có thể “tổ chức cuộc sống” tốt nhất bằng các bàn tay hữu hình, từ các “nắm đấm” kinh tế đến các chương trình giáo dục nặng nề, không mang tính thực tiễn?
Thế giới loay hoay với các phương thức “tổ chức cuộc sống” khác nhau. Cách nào cũng được, chỉ có điều phải tôn trọng nguyên lý “cùng nhau làm”. Ở Mỹ, các nghị sĩ bên ngoài thì xem như tranh cãi cách “tổ chức cuộc sống” có trách nhiệm với mai sau khi nói chuyện nợ nần của nước họ, nhưng bên trong thực chất là giành quyền được “tổ chức cuộc sống” sao cho có lợi cho mình hay nhóm của mình nhất.
Ngay lập tức mọi người nhận ra điều cốt lõi này và có phản ứng tức thì. Chắc chắn các nghị sĩ Mỹ phải tự điều chỉnh nếu không muốn bị thải loại để người khác thay mặt dân “tổ chức cuộc sống” cho tất cả.
Với chúng ta, “tổ chức cuộc sống” như thế nào cho tốt nhất là chuyện phải cùng nhau tranh luận cho ra lẽ, nhưng một khi cái nguyên lý “cùng nhau” nói trên không được tôn trọng, lúc đó không phải là “tổ chức cuộc sống” nữa mà giành nhau không gian sống như thời tiền sử.

Nguyễn Vạn Phú
(TTCT)

Đóng tiền thay nghĩa vụ: Quân đội chỉ còn con nhà nghèo ốm yếu?

Thảo luận tại tổ sáng 23.11 về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, ĐB Nguyễn Văn Chiến không tán thành nội dung về thực hiện nghĩa vụ quân sự của công dân, trong đó có đoạn viết: "việc thực hiện nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ quân sự do luật định".

ĐB Chiến cho rằng, việc "thực hiện nghĩa vụ thay nghế nghĩa vụ quân sự do luật định" sẽ tạo ra sự thiếu công bằng và băn khoăn: "Tôi nghe nói có thể đóng bằng tiền, tôi không đồng ý vì đã là nghĩa vụ thì phải thực hiện một cách công bằng. Nếu không người giàu sẽ đóng tiền để con không phải đi bộ đội, chỉ có người nghèo mới phải đi bộ đội".

ĐB Chiến cũng lo lắng, chất lượng quân đội sẽ yếu do "con nhà nghèo thì thường ăn uống kham khổ, sức khỏe yếu lại phải đi bộ đội", và cho rằng, quy định hiện nay đã đảm bảo công bằng.

Trưởng ban biên tập dự thảo Hiến pháp Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội cho biết: "Nội dung xung quanh việc thực hiện nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ quân sự là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Hiến pháp đã quy định mọi công dân phải làm nghĩa vụ quân sự, nếu luật lại quy định một nghĩa vụ khác thay thế nghĩa vụ quân sự thì không được.Quốc hội sẽ xem xét việc có nên để cụm từ đó hay bỏ đi như Đại biểu Chiến góp ý"

Trả lời phỏng vấn bên lề, Thiếu tướng Trần Đình Nhã - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cũng cho biết khi sửa Luật Nghĩa vụ quân sự sẽ tính tới việc cho phép đóng một khoản tiền để không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự nhằm bảo đảm sự công bằng giữa những người đủ tiêu chuẩn. Việc bổ sung này có thể được thực hiện sau khi Quốc hội thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Về quan điểm cá nhân, Ông Nhã ủng hộ việc đóng tiền hoặc thực hiện nghĩa vụ tương tự. Ông Nhã cho biết: " Chúng tôi đi giám sát thì thấy chuyện tiêu cực thỉnh thoảng xảy ra nhưng không đáng kể. Trên thế giới nhiều nước cũng thực hiện có hiệu quả và nhân dân hài lòng".
Quân đội chỉ còn con nhà nghèo ốm yếu?

Sau đây là phần trả lời phỏng vấn của Trung tướng Trần Đình Nhã:

Theo Trung tướng Trần Đình Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng -  An ninh của Quốc hội, khi sửa Luật Nghĩa vụ quân sự sẽ tính tới việc cho phép đóng một khoản tiền để không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự nhằm bảo đảm sự công bằng giữa những người đủ tiêu chuẩn




* Phóng viên: Bộ Quốc phòng cùng Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội đã bàn bạc và ủng hộ phương án cho phép thanh niên đủ tiêu chuẩn mà không phải nhập ngũ thực hiện “nghĩa vụ thay thế”. “Nghĩa vụ thay thế” bao gồm những hình thức nào?
- Trung tướng Trần Đình Nhã: Hiện chúng ta có nghĩa vụ công an nhân dân và nghĩa vụ dân quân tự vệ có thời hạn. Đó có phải là nghĩa vụ thay thế cho nghĩa vụ quân sự (NVQS) không? Ủy ban Quốc phòng - An ninh cho rằng đó có thể là nghĩa vụ thay thế.

Vậy, với những trường hợp không phải làm gì cả thì có phải thực hiện nghĩa vụ gì không, có phải lao động công ích hay phải nộp một khoản tiền nào đó để góp phần phục vụ cho chính những người thực hiện NVQS? Chúng tôi cho rằng nghĩa vụ thay thế gồm nhiều hình thức: Nghĩa vụ có thời hạn trong công an nhân dân, dân quân tự vệ, nghĩa vụ khác hoặc đóng góp bằng tiền, bằng sức. Việc này một số nước cũng đang làm và mình thực hiện thì phải nghiên cứu kỹ để áp dụng cho phù hợp.

* Dự kiến khi nào sửa đổi, bổ sung những quy định đó vào Luật NVQS, thưa ông?

- Phải chờ QH thông qua Hiến pháp đã rồi mới tính được.

* Trong thời gian bàn bạc, thảo luận dự thảo Hiến pháp, nhiều ý kiến đề cập việc có nên đưa ngay thông tin thực hiện “nghĩa vụ thay thế” này hay không, bởi thực hiện NVQS là yêu cầu bắt buộc với công dân. Vậy dự thảo sửa đổi Hiến pháp đang nghiêng về phương án nào?

- Vẫn còn ý kiến khác nhau nhưng ban soạn thảo cho rằng vấn đề đó sẽ được đưa ra và quy định rõ trong Luật NVQS do Bộ Quốc phòng xây dựng.

* Ông có ủng hộ việc đóng tiền để được miễn thực hiện NVQS?

- Tôi ủng hộ việc có thể đóng tiền hoặc làm một việc gì đó. Tất nhiên, việc ấy cũng chỉ bảo đảm công bằng tương đối thôi.

* Nhưng cũng có nhiều lo ngại điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc bảo đảm quân số hằng năm phải nhập ngũ?

- Mỗi năm có hàng triệu thanh niên đủ tiêu chuẩn đi NVQS nhưng chỉ một phần nhỏ nhập ngũ. Vậy thì những người còn lại thế nào, cho họ nợ hay làm việc gì đó? Người đi làm NVQS đã thực hiện trách nhiệm sòng phẳng với pháp luật, với Hiến pháp thì người không làm NVQS cũng phải thực hiện nghĩa vụ gì đó để bảo đảm công bằng giữa công dân với nhau.

* Điều bất cập lớn nhất trong việc thực hiện NVQS có phải là nằm ở các tiêu chí, điều kiện, giám sát khiến công tác tuyển chọn nhập ngũ hằng năm dễ nảy sinh tiêu cực?

- Chúng tôi đi giám sát thì thấy chuyện tiêu cực thỉnh thoảng xảy ra nhưng không đáng kể. Vấn đề người dân quan tâm là làm thế nào để bảo đảm công bằng trong tuyển chọn thanh niên thực hiện NVQS.

Tham khảo nhiều nước trên thế giới, chúng tôi thấy họ làm thế và có hiệu quả, người dân hài lòng. Có nước, thanh niên sau khi học xong phổ thông đều phải đi NVQS hết nhưng đó là quốc gia mà quân đội lớn nhưng dân số ít. Đông dân như ta thì không thể đến tuổi thì đi hết được nên phải tính toán xem số còn lại phải làm gì.

* Nhiều ý kiến cho rằng giảm thời gian thực hiện NVQS sẽ khiến nhiều thanh niên hồ hởi hơn với việc nhập ngũ?

- Thực hiện NVQS trong 2 năm chỉ có một số thôi, đa số còn lại chỉ khoảng 1 năm rưỡi. Vào lính thì phải thành thạo cái gì đó, phải có thời gian rèn luyện nhất định chứ chỉ đi 3 tháng, 6 tháng thì không kịp, kể cả rèn luyện lẫn sử dụng khí tài quân sự. Theo tôi, 1 năm rưỡi đến 2 năm là hợp lý.

* Trước khi sửa Luật NVQS, Ủy ban Quốc phòng - An ninh có giám sát, đánh giá lại việc thực hiện luật và những bất cập trong công tác tuyển chọn nhập ngũ hiện nay?

- Đương nhiên rồi. Như có vị đại biểu Quốc hội đã phát biểu tại hội trường là không thể giám sát, thẩm tra văn bản chay được mà phải có thông tin.
Theo Người Lao Động

Tại sao Trung Quốc đánh chiếm các đảo của Việt Nam vào tháng 3.1988?

Đảo Gạc Ma đã bị quân Trung Quốc đánh chiếm vào ngày 14.3.1988 - Ảnh: D.Đ.Minh

(TNO) Từ đầu năm 1988, Trung Quốc đã sử dụng một lực lượng lớn hải quân gồm nhiều tàu chiến chiếm đóng một loạt đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Cao trào của hành động xâm lược này diễn ra vào ngày 14.3.1988 khi biên đội gồm 6 tàu chiến, trong đó có 3 tàu hộ vệ có trang bị tên lửa và pháo 100 mm, của Trung Quốc đã bắn chìm và cháy 3 tàu vận tải của Việt Nam tại bãi đá ngầm Gạc Ma trong cụm đảo Sinh Tồn của Việt Nam.

Trong vụ thảm sát này, 64 binh sĩ Việt Nam đã anh dũng hy sinh. Sau đó Trung Quốc còn ngăn chặn không cho tàu mang cờ chữ thập đỏ ra cứu những người bị thương, bị nạn.

Điều phải lưu ý là đây là lần đầu tiên người Trung Quốc (lục địa) đặt chân đến Trường Sa. Trước đó, với tư cách quan phương, Trung Quốc chưa bao giờ có mặt ở vùng biển này.


Tàu HQ505 đã lao lên bãi ngầm ở đảo Cô Lin cắm cờ khẳng định chủ quyền Tổ quốc vào ngày 14.3.1988 - Ảnh: tư liệu

Đã một phần tư thế kỷ trôi qua, từ sự kiện 14.3.1988, có những điều cần phải nói rõ như sau:

Đầu tiên, ngay sau ngày 14.3.1988, thông qua hệ thống tuyên truyền khổng lồ của mình, Trung Quốc đã ngang nhiên bịa đặt trắng trợn với dư luận trong nước và quốc tế rằng: Các tàu Trung Quốc đang thả neo để yểm trợ cho tàu chở đoàn các nhà khoa học Liên Hiệp Quốc (LHQ) đi khảo sát khoa học tại Trường Sa thì bị các tàu chiến của Việt Nam tấn công. Vì thế hải quân Trung Quốc bắt buộc phải đánh trả tự vệ!

Sau đó thông qua người phát ngôn của Tổng thư ký, LHQ đã nói rõ: không hề có tàu của LHQ tổ chức khảo sát khoa học ở Trường Sa vào 3.1988!

Rõ là “cháy nhà ra mặt chuột” và chính quyền Trung Quốc đã “lấy thúng úp voi”, đã “lấy thịt đè người” lại còn muốn lấy tay che mặt trời!

Đã không có tàu khảo sát khoa học của LHQ thì chắc chắn không có việc tàu chiến Việt Nam tấn công tàu Trung Quốc. Điều mà nhiều người đều biết đó là chuyện “ngậm máu phun người” là sở trường của các nhà cầm quyền Trung Quốc.

Trước đó, năm 1962 Trung Quốc phát động chiến tranh biên giới với Ấn Độ và chiếm của Ấn Độ hàng nghìn km2 nhưng lại vu cáo Ấn Độ xâm lược Trung Quốc. Năm 1979, Trung Quốc tiếp tục đem 60 vạn quân xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Sự việc rõ ràng như vậy nhưng cũng được họ tuyên truyền là “phản kích tự vệ quân Việt Nam xâm lược”!


Lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh ngày 14.3.1988 tại Cam Ranh (Khánh Hòa) - Ảnh: tư liệu

Thứ hai, có một câu hỏi cần đặt ra là, tại sao Trung Quốc lại tiến hành đánh chiếm các đảo của Việt Nam tại Trường Sa vào tháng 3.1988?

Cuối 1987 đầu 1988 là thời kỳ Việt Nam rơi xuống điểm thấp nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tình hình trong nước chồng chất khó khăn: kinh tế đình đốn, đời sống của đại đa số người dân cực kỳ vất vả.

Cũng trong thời điểm đó, Liên Xô cũng bắt đầu lâm vào khủng hoảng chính trị - xã hội. Bắc Kinh cúi mình trước Washington, tự nhận là “NATO phương Đông” để nhận được nguồn tài chính và công nghệ, kỹ thuật từ Mỹ và phương Tây để phục vụ cho mục tiêu hiện đại hóa. Trong bối cảnh ấy, Trung Quốc cũng đã câu kết với Mỹ và hầu hết các nước trong khu vực (trừ Lào và Campuchia) siết chặt vòng bao vây, cấm vận đối với Việt Nam.

Lợi dụng tình thế khó khăn đó của Việt Nam, Trung Quốc đánh chiếm một số đảo của Việt Nam tại Trường Sa phục vụ cho ý đồ lâu dài.

Trung Quốc cũng là bậc thầy trong việc lợi dụng thời điểm. Mặc dù đã đưa lực lượng ra Trường Sa và có những hoạt động đe dọa từ đầu năm 1988, nhưng thời điểm được Trung Quốc lựa chọn nổ súng rơi đúng vào 14.3.1988 cũng là thời điểm lễ tang Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng được tổ chức tại Hà Nội! Một khi họ đã có dã tâm thì chuyện “tang gia bối rối” lại trở thành điều có thể lợi dụng được!


Độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là tài sản lớn nhất, quý giá và quan trọng nhất của cả dân tộc - Ảnh: Chiến sĩ canh gác trên đảo Len Đao (quần đảo Trường Sa) - Ảnh: D.Đ.Minh

Câu chuyện xảy ra ngày 14.3.1988 tại Trường Sa đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự. Sự hy sinh của những người lính Việt Nam 25 năm trước là một lời nhắc nhở tới 90 triệu người đồng bào hôm nay, trước hết là những người có trọng trách với dân tộc, không bao giờ được quên những điều sau:

Một là, lòng tin phải được đặt đúng chỗ. Đối với Trung Quốc, điều quan trọng không phải là lời nói mà là hành động.

Hai là, cần phải hiểu về con đường mà Trung Quốc lựa chọn. Những toan tính và hành động của Trung Quốc liệu có phải là một quốc gia cộng sản đồng chí như họ từng miêu tả hay thực tế là chính sách dân tộc nước lớn vị kỷ?

Việc vô cớ đem quân đánh chiếm các đảo của một quốc gia láng giềng, bất kể quốc gia đó phát triển theo đường lối nào cũng là đi ngược lại những nguyên tắc sơ đẳng trong quan hệ quốc tế và phản bội đối với chủ nghĩa Marx - Lênin mà Trung Quốc từng sử dụng như một chiêu bài.

Láng giềng là vĩnh viễn và không bao giờ thay đổi, trừ phi có một trận siêu động đất đẩy hai quốc gia ra xa nhau!

Việt Nam cần và mong muốn có một mối quan hệ hữu nghị, ổn định, lâu dài với Trung Quốc. Tuy nhiên quan hệ ấy cần được đặt trong sự tôn trọng lẫn nhau về nhiều mặt, đặc biệt là vấn đề “bất biến” là chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc. Không tỉnh táo nhận thức được điều này, lệ thuộc vào những yếu tố “ứng vạn biến” như “mười sáu chữ”, “bốn tốt” có thể dẫn đến những bước đi sai lầm mang lại hậu quả lớn cho quốc gia, dân tộc!

Chúng ta đã có được bài học đắt giá khi rơi vào cảnh bị cô lập trên trường quốc tế từ 1979-1990. Bài học ấy cùng với sự kiện 14.3.1988 mách bảo chúng ta rằng bị cô lập không đồng nghĩa với có độc lập, mà ngược lại, bị cô lập sẽ dẫn đến thảm họa, thậm chí mất cả độc lập và chủ quyền quốc gia.

Các nhà sử học Việt Nam chân chính và những người Việt có lương tâm trong sáng sẽ còn mất nhiều thời gian và công sức nghiên cứu, mổ xẻ, soi xét sự kiện 14.3.1988 một cách khách quan để rút ra bài học bổ ích cho những người Việt hiện nay và các thế hệ mai sau.

Độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc không thuộc sở hữu riêng của riêng ai. Nó là tài sản lớn nhất, quý giá và quan trọng nhất của cả dân tộc.

Liêm Thạch
(Thanh niên)

Bức ảnh ở Vũng Tàu làm hàng triệu người phẫn nộ, gây ‘bão’ facebook Việt hôm nay

Mới đây, những hình ảnh người dân sống quanh khu vực Công viên bãi trước (thành phố Vũng Tàu) sử dụng trụ uống nước công cộng để vệ sinh cá nhân gây bức xúc dư luận

Công viên bãi trước là nơi thường xuyên tập trung khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng. Nơi này tập trung khá đông dân cư nên các trụ uống nước công cộng được lắp đặt nhằm phục vụ nhu cầu tại đây. Thế nhưng, các trụ nước uống lại bị người dân đi đường dùng để rửa chân, rửa tay, thậm chí dùng nó để rửa xe…
 
Các bà mẹ dùng nước uống để rửa chân cho con.
 
Phụ huynh ý thức kém làm sao có thể dạy trẻ nhỏ?
Theo chia sẻ của chị Phi Yến người dân sống tại khu vực này cho biết: “Rất nhiều người sau khi tắm biển xong dùng nước để rửa chân, rửa tay, nhiều khi có người dùng nước uống tại trụ để rửa xe. Một số phụ huynh còn dùng nước để rửa sạch chân tay cho con họ. Khiến khách nước ngoài ái ngại, không dám uống”.


 Tập thể dục cũng sử dụng nước để rửa tay!

Sau khi những hình ảnh này được đăng tải và chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng. Rất nhiều ý kiến chia sẻ đã được đưa ra. Thành viên Robbey cho rằng: “Đây chỉ là một trong số nhiều hình ảnh các bà mẹ rửa chân cho con ở vòi uống nước công cộng. Ý thức phụ huynh như vậy thì làm sao dạy dỗ được con cái?”.
(Mới nhất) 

Dũng lò vôi sống sót sau mưu đồ tàn sát để chiếm tài sản

"Cá nhân tôi làm đơn tố cáo để một lần nữa cho thấy họ đã dùng cái “lệ” thay cho luật. “Lệ” này được ban hành trên cả luật của Quốc hội..."
Thưa ông, mảnh đất Bình Dương là nơi ông trưởng thành và thành công trong kinh doanh cũng từ đó. Ông có thể nói rõ hơn lý do vì sao ông lại từ chối lời mời của tỉnh đến giải quyết vướng mắc khó khăn. Trong khi đó là điều mà một doanh nghiệp đang bức xúc, cần sự lên tiếng của tỉnh, mong muốn có lời mời như thế này?
- Phải nói Bình Dương mãi mãi là trái tim, như là máu thịt của tôi. Khi tôi tố cáo ông Lê Thanh Cung là tôi mong muốn những cái “lệ” được xóa bỏ ở Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung để môi trường đầu tư thật sự lành mạnh, mãi mãi là một hình ảnh tuyệt đẹp trong tôi khi nghĩ về Bình Dương.
Bình-Dương, phá-sản, máu-thịt, tố-cáo, mảnh-đất, luật, trái-tim, máu, sống-sót, dũng-lò-vôi, Huỳnh-uy-dung, Lê-thanh-cung, kiện-cáo, chủ-tịch-tỉnh, đại-gia, Đại-Nam, Văn-Hiến
Ông Huỳnh Uy Dũng và vợ
Bản thân tôi làm doanh nghiệp hơn 30 năm có năng lực tài chính và hiểu biết về pháp luật mà còn bị thua cái “lệ” thì thử hỏi doanh nghiệp nào chịu nổi, nhất là trong lúc kinh tế khó khăn. Quan điểm của tôi không phải là mục đích cá nhân vì tôi đã chịu đựng suốt nhiều năm, nhưng nghĩ đến các doanh nghiệp khác phá sản đi đến tù tội, kinh tế thì băng hoại bởi do đâu; Do cái “lệ”, nó cũng là mầm móng để đóng góp cho nền kinh tế và doanh nghiệp phá sản, đứng trên bờ vực thẳm.
Tôi muốn nói tiếng nói chung, nỗi đau đớn chung của tất cả những doanh nghiệp có tâm có tầm, làm việc hết sức mình mà vẫn phá sản, vẫn không thể sinh tồn bởi cái “lệ” mà như một cái luật riêng để các doanh nghiệp phải biết xử lý, anh nào mạnh biết điều thì còn khả năng sống sót, anh nào vay mượn ngân hàng quá nhiều thêm cái “lệ” thì chắc chắn là phải chết.
Riêng bản thân tôi, Huỳnh Uy Dũng, đã làm hết tất cả tuổi thanh xuân để còn có một Đại Nam Văn Hiến cống hiến cho đời. Và tài sản của tôi đã di chúc cho con trai để làm việc thiện; tôi chẳng có gì để còn và để mất, nên tôi muốn nói thật, sống thật với những gì mà bản thân tôi đã chịu sự sắp đặt của một số người có quyền của tỉnh nhà từ nhiều năm nay, may là tôi còn sống sót sau nhiều mưu đồ tàn sát để thôn tính tài sản của tôi.

Ông có nghĩ rằng, liệu cái “lệ” này có thể nói ra được không nếu như một DN không đủ lực về tài chính mà lại đang hoạt động ở địa phương?
Cá nhân tôi làm đơn tố cáo để một lần nữa cho thấy họ đã dùng cái “lệ” thay cho luật. “Lệ” này được ban hành trên cả luật của Quốc hội. Có mấy doanh nghiệp dám nói thật tiếng nói xé lòng của mình; Bởi khi họ muốn cất lời hay muốn thực hiện, thì sự việc được kéo dài chờ xử lý, thì ngân hàng ra tay thâu tóm tài sản nếu không có tiền trả lãi.
Khi tranh chấp hay tố cáo khởi kiện mà đợi chờ được xem xét thì doanh nghiệp sẽ bị chết trước, khi chưa biết thắng bại thuộc về ai. Đó là tiếng lòng đau đớn nhất mà doanh nghiệp phải gánh chịu. Nên không ai dám tố cáo cái “lệ” vì thế nó như một quy luật được hình thành của một quan chức có quyền trong lĩnh vực đất đai, bất động sản; thì ôi thôi đủ thứ trò không cần nói ra ai cũng biết.
Một lần nữa, tôi, Huỳnh Uy Dũng, xin thay mặt các doanh nghiệp đã bị “phá sản” chưa “phá sản” và sắp bị phá sản bởi cái “lệ” có “hệ thống ngầm” xin gửi đến những bức xúc, những đau khổ, những oan nghiệt mà doanh nghiệp đã chịu đựng nhiều năm. Cầu xin các cấp có thẩm quyền vào cuộc để xem xét và tìm ra những con người đại diện pháp luật dùng “lệ” để giết chết tức tưởi hàng vạn doanh nghiệp, để thấy luật pháp luôn nghiêm minh; và có biện pháp “chế tài” cái “lệ” để bảo vệ các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, để họ còn làm đẹp và cống hiến cho sự phát triển của nước nhà.

Xin cám ơn ông.
(Theo Dòng Đời)

Vũ Mão: Nghị sĩ đóng vai “nghệ sĩ bất đắc dĩ” trong đám tang tướng Trần Độ

http://danluan.org/files/u5/trando.jpg

Thư của ông Vũ Mão

Tháng 7 năm 2007 này, vừa đúng năm năm lễ tang ông Trần Độ. Hôm nay tôi viết lại đôi dòng về một khía cạnh đã diễn ra ngày ấy. Tôi là người được Tổ chức phân công đọc Điếu văn vì tôi là Trưởng ban Lễ tang. Còn việc vì sao phân công tôi làm Trưởng ban Lễ tang sẽ được trình bày vào một dịp khác.

Điếu văn đọc tại Lễ tang Ông Trần Độ được phân công chuẩn bị khá công phu. Sau đó, có tham khảo ý kiến của gia quyến. Gia quyến đề nghị bỏ đoạn nói về thiếu sót, khuyết điểm của ông Trần Độ. Bộ phận soạn thảo cũng muốn vậy nhưng không được cấp trên chấp nhận, vì lập luận rằng, phải công bằng và khách quan giữa cống hiến và khuyết điểm. Bản Dự thảo mới, tuy vẫn nói tới thiếu sót nhưng đã được giảm nhẹ và thu gọn lại. Đã có một cuộc họp nhanh, nói cho chính xác là có cuộc hội ý ngay sau phiên họp buổi chiều của Quốc hội. Các ý kiến phát biểu sôi nổi và vẫn giữ ý kiến như cũ, tức là phải nói cả công lao và thiếu sót. Cuối cùng, các đồng chí dự Hội nghị đã vui vẻ dặn tôi: Khi đọc Điếu văn, đoạn nói về những đóng góp của ông Trần Độ thì đọc to; còn về thiếu sót, khuyết điểm thì đọc nhỏ thôi.

Mọi người đều biết tôi không muốn nhận sự phân công này, đặc biệt trong Điếu văn lại phải đọc cả thiếu sót khuyết điểm của người quá cố là điều tối kỵ, chưa ai làm thế bao giờ, nên tôi càng không đồng tình.

Tuy nhiên, tôi không có cách nào khác là chấp hành sự phân công của Tổ chức và tôi đã thực hiện nghiêm chỉnh.

Tại Lễ truy điệu, tôi đọc Điếu văn. Trong lời đọc của mình, khi nói về công lao, thành tích, cống hiến của ông Trần Độ đối với Cách mạng, đối với Tổ quốc và Nhân dân thì tôi đọc to và rõ ràng, hào hùng đầy khí thế. Tôi xúc động thực sự từ đáy lòng mình. Khi đọc đến thiếu sót tôi đọc rất nhỏ, thực chất chỉ mấp máy môi để không ai nghe thấy gì cả. Trong trường hợp này, có thể nói: “Tôi là một Nghị sĩ đã đóng vai một Nghệ sĩ xuất sắc trong diễn đạt và biểu cảm”.

Tôi tự ví von, mình là một Nghị sĩ đóng vai một Nghệ sĩ xuất sắc, âu cũng là sự hài hước để giảm nhẹ bớt nỗi đau của riêng mình. Thế mới biết, dù có dùng bất cứ một thứ nghệ thuật nào và trình độ diễn đạt có siêu đẳng đến mấy cũng không thể thay thế cái công bằng của sự thật, tình nhân ái của con người.

Hội trường Ba Đình, ngày 1/8/2007

1235019_546775972082844_1293673618_n.jpg
Nguồn: Tư liệu của Nhà văn Võ Bá Cường (Trích Thời tôi sống, Nxb Hội Nhà văn, 2012)
* * *
Trần Quang Vinh: Bức thư của anh Vũ Mão

"Trong cuốn sách 'Nhớ nhà văn Trần Độ', có đăng bài 'Bài ca tặng anh Trần Độ' của anh Vũ Mão – lúc đó nguyên là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Bài viết lấy từ một bức thư của anh Vũ Mão viết và gửi cho ông Trần Độ ngày 17 tháng 2 năm 1993 và được gia đình gìn giữ như một kỷ vật thiêng liêng".

Nguồn: http://trandotacpham.blogspot.com/2013/11/mot-cuon-sach-moi-uoc-tang.html
1458637_546775432082898_274941577_n.jpg

Nguyễn Thanh Giang - Họ sợ Trần Độ sống- Họ sợ Trần Độ cả khi người đã chết

Một đám tang vô tiền khoáng hậu. Một đám tang có một không hai trong lịch sử Việt Nam! Ðám tang mà không ai được “vô cùng thương tiếc” người quá cố.

Không ai được vô cùng thương tiếc bậc tiền bối của cách mạng Việt Nam (tham gia Thanh niên Dân chủ từ 1939, đảng viên Cộng sản Việt Nam từ 1940, tỉnh uỷ viên tỉnh Thái Bình 1941, bị tù ở Hoả Lò 1941, bị đi đầy ở Sơn La 1942 - 1943, chỉ đạo cướp chính quyền ở Ðông Anh năm 1945...).

Không ai được thương tiếc vị đại công thần của cách mạng (từng nằm gai nếm mật suốt các chiến dịch: Trần Hưng Ðạo, Hoàng Hoa Thám, Lý Thường Kiệt, Hoà Bình, Tây Bắc, Thượng Lào, Ðiện Biên Phủ; từng là phó chính uỷ bộ chỉ huy Quân Giải phóng Miền Nam, là trưởng ban Văn hoá-Văn nghệ Trung ương Ðảng, là Phó Chủ tịch Quốc hội...).

Ðây là sự chỉ đạo của lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam ư? của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ư? Tôi không muốn tin như thế. Nhưng, trong cuộc biểu tình nổ ra ngay giữa đám tang, tôi nghe có người réo tên các vị lãnh đạo cao nhất của Ðảng, Nhà nước ra chửi rất tục (không tiện dẫn ra ở đây).

Kể cũng đáng căm phẫn lắm chứ. Chắc chắn Trần Ðộ là một trong những người có công lớn nhất xây nên “ngai vàng” cho họ hôm nay. Vậy mà họ nỡ để xẩy ra tình trạng như vậy sao! Họ nỡ vô ơn, bất nhân, bất nghĩa vậy sao!

Cuối buổi lễ truy điệu, một cán bộ đeo quân hàm đại tá đứng giữa sân kể cho mọi người nghe: Vũ Mão đọc xong bài điếu văn, lúc đi xuống, có mấy cựu chiến binh định xông tới tát cho mấy cái, Mặt thất sắc, ông ta đi như chạy ra ôtô, vội vã chuồn.

Trút tất cả phẫn nộ lên đầu Vũ Mão thực ra là tội nghiệp ông ta. Ông chỉ là người thừa hành. Oái oăm ở chỗ, bây giờ Vũ Mão là Chủ nhiệm uỷ ban Ðối ngoại của Quốc hội. Bắt ông làm việc vừa rồi là “giết” ông. Rồi đây, trên đường đi làm đối ngoại, đến bất cứ đâu, người ta cũng nhớ trước mặt mình là một kẻ vô văn hoá, thất nhân tâm, chà đạp nhân quyền đối với con người cho đến khi người ta đã chết! Ðấy là sự hớ hênh hay chủ trương cố tình hại nhau của người sắp xếp tổ chức? Bởi vì, ai cũng biết, nhẽ ra đám tang này phải do Ðảng và Nhà nước đứng ra tổ chức. Cùng lắm, giao cho Quốc hội thì ít ra người đọc điếu văn cũng phải là phó chủ tịch Quốc hội.

Ðáp từ lời điếu của Vũ Mão, ông Trần Thắng - trưởng nam Trần Ðộ - tuyên bố: “Gia đình chúng tôi không chấp nhận lời điếu trên đây!”. Cả đám tang bỗng biến thành cuộc biểu tình. Tất cả rầm rầm vỗ tay. Vỗ tay rất to và rất lâu. ầm ầm đây đó những tiếng hô, những tiếng la mắng, những lời chửi rủa. Tôi cố nhìn xem những ngòi nổ cơn thịnh nộ bùng phát từ những ai? Không có ai trong “nhóm dân chủ” cả. Thì ra tư tưởng Trần Ðộ, tinh thần Trần Ðộ không chỉ cháy sáng trong “những người dân chủ” chúng tôi mà đã tiêm nhiễm khắp đó đây, trong lão thành cách mạng, trong cựu chiến binh, trong trí thức...

Cuộc biểu tình không rầm rộ, không kéo dài nhưng chắc chắn sức âm vang rất sâu và sẽ còn lan toả khôn cùng. Cho nên nhiều người đã nghĩ đến một “thời kỳ hậu tang lễ Trần Ðộ”. Phải chăng chính vì ở đây, họ đã thể hiện hết sức xuất sắc cái sự “đểu một cách rất ngu” trong luận điểm tôi thường nêu mỗi khi đánh giá về họ: “Chúng nó đểu một cách rất ngu, và, đểu đến từng chi tiết”. Tại đây, cái sự “đểu đến từng chi tiết” của họ cũng quả là tởm lợm. Xin nêu vài dẫn chứng:

Tướng Trần Ðộ mất ngày 9 tháng 8 năm 2002. Ngày đó Quốc hội khoá XI đang kỳ họp thứ nhất. Lẽ ra tin phải được loan báo ngay và toàn thể hội nghị phải đứng lên mặc niệm người cựu phó chủ tịch của mình. Năm ngày sau, trước lễ tang chỉ một ngày, tin mới được đưa. Họ vừa trốn được một phút mặc niệm, vừa không chỉ ngăn trở các đại biểu Quốc hội đến viếng mà khống chế được số người biết tin để kịp đến dự lễ tang. Mặc dù vậy, số người đến tiễn biệt Trần Ðộ vẫn rất đông (trên 300 vòng hoa và bức trướng; riêng số xe máy gửi ở sân nhà tang lễ cũng trên 800).

Ðiều đáng ghi nhận không phải ở số lượng mà là chất lượng người đến đưa tang. Ở một số đám tang khác, nhiều người đến chỉ lấy lệ, nhiều người chỉ vì muốn buôn danh bán tước với con mà đi đưa tang bố, muốn cầu danh mưu lợi ở chồng mà đi đưa tang vợ... Tất cả những ai đến đám tang này, ngoài một số trong đám dày đặc công an (nói một số bởi vì tin rằng nhiều công an phải thực thi nhiệm vụ một cách miễn cưỡng, trái lương tâm mình), đều vì thực sự thương nhớ, kính phục Trần Ðộ. Ðến tang lễ này không chỉ những người nhân ái mà còn dũng cảm. Cho nên, có thể nói, đây là một trong một số rất ít đám tang lớn nhất trong lịch sử hiện đại Việt Nam.

Ðọc được tâm địa họ, tôi đã nhắc tang quyến lo giữ các sổ tang. Quả nhiên, dù không cướp được sổ tang, họ vẫn kịp xé đi nhiều trang mà cả buổi họ đứng theo giõi được. Ăn cắp, ăn cướp trong tang lễ tức là đã vượt xa cả lưu manh, côn đồ; đã ma quỷ hơn cả ma quỷ !

Trong tất cả các đám tang, để đưa lĩnh cữu xuống nghĩa trang hoăc đài hoá thân, bao giờ cũng có xe cho tang quyến cùng một số thân bằng, cố hữu. Một trong những người con Trần Ðộ mời tôi: “Chú lên chiếc xe 14 chỗ ngồi kia”. Chúng tôi đến đúng chiéc xe đó nhưng người lái xe là công an vờ như câm điếc. Xe cứ lừ lừ chạy theo đám tang, không mở cửa. Chỉ có tang quyến, ban tổ chức tang lễ và công an được đến đài hoá thân. Mặc dầu vậy, Hoàng Minh Chính, Phạm Quế Dương, Hoàng Tiến, Dương Sơn, Dương Hùng và tôi vẫn kịp gọi taxi, đuổi theo. Họ vứt hết các băng tang trên những vòng hoa buộc hai bên thành xe, xe đưa tang mà họ phóng như ma đuổi!...

Họ lén lút vụng trộm. Họ sợ. Họ sợ nhân dân nơi đám tang đi qua lại tiếp tục biểu tình. Họ sợ Trần Ðộ sống. Họ sợ Trần Ðộ cả khi Người đã chết!

Dẫu thế nào đi nữa Trần Ðộ cũng đã được toại nguyện rồi. Ðúng như đề xuất của tôi: “Cụ đừng vào Mai Dịch cụ nhé! vào đấy bây giờ tức là ô danh cụ” Quả như di chúc, hôm nay Trần Ðộ đã được về nằm bên thân mẫu, nơi quê hương có Tiếng trống Tiền Hải và sang sảng lời thơ ông ngày nào: “Những mong xoá ác ở trên đời. Ta phó thân ta với đất trời”.

Riêng tôi, tôi vẫn còn băn khoăn. Ngày 18 tháng 7 năm 2002, tôi đến thăm ông tại phòng hồi sức cấp cứu. Giữa gần chục người, vừa con cháu, vừa bầu bạn, ông vẫy riêng tôi đến. Ông nắm chặt tay tôi kéo lại. Tôi ghé sát tai vào miệng ông nhưng vị thanh quản đã bị mổ nên ông không phát âm được nữa. Ông nói khá dài mà tôi không nghe được gì. Ðể đỡ mỏi, tôi ngẩng lên, giả vờ gật đầu cho ông đỡ thất vọng. Ông lại kéo tôi xuống tiếp tục nói, nhưng vì quá xúc đông, ông nấc lên liên tiếp. Bác sỹ vội chạy vào và tôi phải đi ra.

Dẫu không nghe được những lời trăn trối cuối cùng kia nhưng tôi hiểu đấy là những câu tâm tình tha thiết làm bỏng cháy con tim tôi dù đã già nua. Ðấy là mệnh lệnh bảo tôi giục giã mọi người hãy noi gương người anh hùng Trần Ðộ không nề gian nguy, xả thân phấn đấu vì công cuộc dân chủ hoá làm tiền đề cho đất nước phát triển bền vững, lành mạnh, nhân dân được thực sự giầu sang, tự do. hạnh phúc như sở nguyện của Trần Ðộ.

Nguyễn Thanh Giang
Nhà A13P9 - Tập thể Phòng không Hoà Mục
Phường Trung Hoà - Quận Cầu Giấy
Nguồn: Thư viện Nguyễn Thanh Giang
(Tin Không Lề) 

Sốc với sách cho trẻ em


Một hôm, đứa cháu ngoại của tôi được mẹ dẫn đi chơi về. Tôi hỏi cháu:  Cháu đi đâu về vậy? Cháu trả lời:  Dạ, con đi thăm bà về ạ. Tôi lại hỏi:  Cháu thăm bà nào vậy? Cháu liền trả lời một tràng dài: “Bà gì?/ Bà ngoại/  Ngoại gì?/ Ngoại xâm/ Xâm gì?/ Xâm lăng/ Lăng gì?/ Lăng Bác/ Bác gì?/ Bác Hồ/ Hồ gì?/ Hồ ao/ Ao gì?/ Ao cá/ Cá gì?/ Cá quả/ Quả gì?/ Quả đấm”. Tôi ngỡ ngàng, hỏi: Cháu đọc cái gì vậy? Ai dạy cho cháu? Cháu trả lời: Con đọc trong sách mà...

Rồi cháu lấy trong cặp cuốn sách đưa cho tôi xem. Bài đồng dao cháu vừa đọc nằm ở trang 8 của sách “Đồng dao dành cho trẻ mầm non” do Nhà xuất bản Mỹ thuật ấn hành năm 2012 (số đăng ký KHXB: QĐ.87-2011/CXB/36-04/MT ngày 12.10.2011).

Tôi đọc đi đọc lại bài đồng dao và nhận thấy: Đây là một bài đồng dao mới, nội dung quả là có vấn đề không ổn trong việc giáo dục trẻ em; đặc biệt là trẻ em mầm non, tâm hồn còn rất trong trắng. Các khái niệm, tri thức mà các cháu tiếp nhận được hằng ngày rất dễ ăn sâu trong tâm hồn, trí nhớ. Vì vậy, khi làm sách cho trẻ em phải chọn những bài đồng dao vui, dễ nhớ, nhưng nội dung phải nghiêm túc, có tính giáo dục cao.

Ở đây, người làm sách đã chọn bài đồng dao mà các khái niệm “bà ngoại” đi liền với các khái niệm “ngoại xâm”, “xâm lăng” (có tính bông phèng, bỡn cợt)...  rồi “quả gì”, “quả đấm” (có tính bạo lực) và nhất là “bác gì”, “Bác Hồ”, “hồ gì”, “hồ ao”... theo tôi là không nghiêm túc về nội dung.

Cái sự vui ở đây thiếu sự trong sáng, vui đến mức bông phèng, quá trớn, không có tính giáo dục về đạo đức, phần nào đó đã xúc phạm đến Bác Hồ - vị lãnh tụ thiêng liêng được cả dân tộc ta và bạn bè thế giới kính trọng. Đành rằng bài đồng dao này cũng cho các cháu biết (chưa nói hiểu) thêm một số từ ngữ, khái niệm, nhưng theo tôi là hoàn toàn không nên đưa vào cuốn sách.

Trong kho tàng đồng dao (kể cả đồng dao cũ và mới) của Việt Nam chúng ta có biết bao bài hay về hình thức và nội dung, có tính giáo dục cao, vì sao những người làm sách không chọn? Thật tiếc lắm thay!
  (Lao động) 

Ông Hồ Chí Minh xin đi Mỹ và xin theo Mỹ

Trích sách “Why Vietnam ?” của Trung tá tình báo Hoa Kỳ Archimedes Patti, do Lê Trọng Nghĩa dịch :

Chương 6

TRƯỜNG HỢP “ÔNG HỒ”

Hồ Chí Minh
Các báo cáo của nhóm GBT đều khẳng định mọi thành công trong việc giải thoát được người của Đồng minh từ sau vùng bị Nhật kiểm soát là nhờ ở sự tổ chức và cộng tác có hiệu quả của những người Việt “phiến loạn” thuộc một phong trào chính trị vững mạnh đấu tranh cho nền độc lập của Việt Nam, được coi là có xu hướng thân Matxcơva, nhưng người Nhật, Trung Hoa và Pháp nói chung lại gọi họ là “cộng sản”.

Trong các báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, AGAS và OSS/AGFRTS, họ lại thường được kêu là phần tử “thân Đồng minh”, “chống 'Nhật” và “chống thực dân”. Về phần mình, tôi cho rằng nhóm người này cũng giống như những người du kích chống phát xít châu u, có thể hỗ trợ nhiều cho các nỗ lực chiến tranh của chúng ta ở Đông Nam Á.

Một năm sau, đại sứ Mỹ ở Trùng Khánh đã gửi về Bộ Ngoại giao hai bức thư của Ủy ban Trung ương hiệp hội Quốc tế chống xâm lược Đông Dương. Một bức viết bằng tiếng Pháp gửi cho Đại sứ Mỹ, một bằng tiếng Trung Hoa gửi cho thống chế Tưởng Giói Thạch. Cả hai bức thư đều đề ngày 25-10-1943, Hà Nội, nhưng mang dấu bưu điện 25-11-1943, Trình Tây (7). Bức thư gửi đại sứ Mỹ yêu cầu Đại sứ ủng hộ “Hiệp hội” trong việc đòi tha cho “đại diện Hồ Chí Minh của chúng tôi”. Bức thư cho Tưởng đòi Tưởng trả lại tự do cho Hồ Chí Minh, để tiếp tục lãnh đạo các hội viên Hiệp hội hoạt động chống Nhật.

Trong hồ sơ của OSS chúng tôi, chỉ có thấy nhắc đến Hồ Chí Minh trong bản báo cáo của Powell thuộc OWI(8) ghi ngày 28-8-1944 và trong bức điện của William R. Langdon, tổng lãnh sự Mỹ ở Côn Minh, xin ý kiến Bộ Ngoại giao về việc xin thị thực nhập cảnh cho Hồ Chí Minh vào nước Mỹ.

Lúc đó cái tên Hồ Chí Minh liên tục xuất hiện trong các tài liệu hồ sơ hàng năm của OSS đã thu hút sự chú ý của tôi. Tôi liền tìm hỏi Austin Glass, một người bạn thân và là chuyên gia về các vấn đề Đông Dương. Anh ta có biết “người bạn An Nam” này, nhưng lại không rõ bây giờ ông ta lấy tên gì và Glass cũng chẳng giúp cho tôi tìm được ông ta ở đâu vì ông ta không có nơi ở nhất định…

OSS VÀ “ÔNG HỒ”

Hồ Chí Minh và nhóm tình báo Deer Team thuộc Cơ quan Tình báo Chiến lược Mỹ (OSS), tiền thân của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), đã nhảy dù xuống Tân Trào tháng 7/1945
Nhưng tình hình đã đổi khác, khi mà ở Trùng Khánh OSS ra sức xây dựng một hệ thống tổ chức hoạt động bí mật có hiệu quả. Đại diện của Mao Trạch Đông ở Trùng Khánh đã tiếp xúc với các sĩ quan OSS và SACO, và gợi ý rằng bằng con đường điều đình riêng có khả năng khiến cho nhà lãnh tụ Việt Nam đi theo phe Đồng minh.

Hồ sơ của Bộ Ngoại giao đã cung cấp những tin tức có giá trị về vấn đề Powell/Langdon xin giấy phép nhập cảnh cho Hồ Chí Minh 6 tháng trước đó. Powell thuộc cơ quan OWI đã đến gặp Langdon, Tổng lãnh sự Mỹ ở Côn Minh và yêu cầu cấp thị thực nhập cảnh cho một người Đông Dương gốc Hoa “Ho Ting Ching”. Powell cho biết các nhà chức trách OWI New York đã định thuê người này trong một thời gian dài để phát thanh các bản tài liệu dịch tiếng Việt của OWI từ San Francisco.

Langdon đã trả lời là sẽ đồng ý cấp giấy nếu OWI yêu cầu và nói thêm rằng “Ho Ting Ching” cần phải xin một giấy phép thông hành do Chính phủ Trung Hoa cấp để đến công tác tại nước Mỹ và Langdon đã tỏ ra không tin là Ho Ting Ching đã có giấy đó. Langdon cũng lại cho biết trong bất cứ tình huống nào người Pháp cũng sẽ “rất bất bình” nếu “Ho Ting Ching” được đoán chừng cũng có thể là một người có quốc tịch Pháp, được đưa đến nước Mỹ để tuyển dụng vào làm nhân viên nhà nước mà người Pháp không được hỏi ý kiến trước.

Thấy có khả năng xảy ra nhiều điều phức tạp, Langdon đã hỏi xem ý kiến Bộ. Vấn đề được đặt ra cho Washington vào tháng 12-1944 và được chuyển tói Sprouse(16). Sprouse đã phải chuẩn bị một bản bị vong lục nói về “ông Hồ” cùng với những hoạt động và quan hệ của ông với OWI Côn Minh. Nhưng chứng chỉ nhập cảnh đã không được cấp.

Vấn đề xin nhập cảnh cũng như bài đăng trên Đại công báo và các kiến nghị xin trả tự do cho ông Hồ đã nằm chết trong đống hồ sơ của Bộ Ngoại giao.

Cuối mùa xuân 1944, thoát khỏi được gánh nặng ở Đồng minh Hội, chưa bao giờ ông Hồ lại lo tranh thủ sự chú ý của người Mỹ như lúc này. Năng khiếu nhận thức và tính toán thời cơ của ông đã giữ vai trò quan trọng trong các sự kiện tiếp theo. Ông biết rằng OSS cho tổ chức những nhóm gián điệp người Trung Hoa để quấy phá Nhật Bản dọc theo bờ biển Trung Quốc và trong các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây. Lúc đó OSS ở Trung Quốc đánh giá cao cái vốn quý của ông Hồ trong lĩnh vực công tác tình báo và chiến tranh du kích, nhưng người Pháp và Trung Hoa ở Trùng Khánh đã hoạt động chống lại việc người Mỹ muốn sử dụng Việt Minh.

Mặc dù vấp phải những trở ngại nói trên, giữa năm 1944, OSS và AGAS đã tiếp xúc với ông Hồ trong một cố gắng không thành nhằm tổ chức một lưới tình báo ở Đông Dương, sau khi ông đã cộng tác phần nào với người Mỹ trong công tác tuyên truyền.

“Ông già” mưu mẹo(20) đã phản đối việc sử dụng ông giống như những nhân viên người Trung Hoa khác. Ông muốn được công khai chính thức công nhận và ở cấp bậc cao nhất có thể được. Tất nhiên ông không có được sự ủy nhiệm ngoại giao cần thiết để làm việc với một cường quốc bên ngoài. Ông được Matxcơva công nhận nhưng Cộng sản hoàn toàn không được thừa nhận ở Trùng Khánh. Ông Hồ có được một cơ sở chính trị trung thành và có hiệu lực ở Đông Dương nhưng lại bị người Pháp ở đó đặt ra ngoài vòng pháp luật.

ÔNG HỒ GẶP CHENNAULT

Tướng Mỹ Claire Chennault
Trong lúc này, nhiều cuộc dàn xếp với ông Hồ đã được xúc tiến tại chỗ. Sau lần thương lượng mới với Trương Phát Khuê, ông được hoạt động tương đối tự do, và đã để một phần thời giờ cùng với các nhà chức trách OSS và OWI tham gia điều khiển công tác tuyên truyền của Đồng minh ở Côn Minh, Quế Lâm, Liễu Châu. Ông đã tận dụng các phương tiện của OWI để trau dồi thêm vốn tiếng Anh và sự hiểu biết thêm về lịch sử, phong tục tập quán Mỹ cũng như tình hình thời sự quốc tế.

Ngoài ra, thỉnh thoảng ông lại cung cấp cho BIS tin tức quân sự về Nhật từ Đông Dương gửi tới, thực hiện công tác của tổ chức Việt Minh của ông và thu nạp người của các nhóm quốc gia đối lập. Đó cũng là một thời kỳ để ông Hồ tận dụng các khả năng thuận lợi của mình; nhưng trong thực tế, ông chỉ là một con tép nhỏ trong cái ao lớn và chắc chắn rằng đã chẳng có người Mỹ nào thấy được tầm quan trọng vai trò của ông trong tương lai.

Sau khi đã giải thích và trấn an những người đi theo, ông Hồ quay trở lại Côn Minh. Khi đi qua vùng Cao Bằng gần biên giới Trung Quốc, ông Hồ gặp một người phụ tá tin cẩn khác là Phạm Văn Đồng, người trước đây đã đề xuất ra các bản yêu sách cho Gauss và Tưởng Giới Thạch để xin tha cho ông Hồ ra khỏi nhà tù. Qua Đồng, tình cờ ông Hồ biết là có một phi công Mỹ bị hạ đang được giữ trong một đơn vị du kích của Giáp ở gần đó. Người phi công đó chính là một trong 9 nhân viên hàng không mà nhóm GBT báo cáo là đã nhảy dù ra khỏi máy bay sau trận đánh trên vùng Sài Gòn.

Hay tin có một phi công Mỹ đang được giữ ở một nơi an toàn, ông Hồ nắm ngay lấy thời cơ may mắn này và ra lệnh cho đưa người Mỹ đó đến gặp. Sau một lúc nói chuyện thân mật và tin chắc rằng người Mỹ đã thấy được sự giúp đỡ của người Việt Nam, ông đã chỉ thị cho Đồng cho hộ tống người Mỹ đó, không phải chỉ giản đơn đến biên giới, mà đến thẳng cho người Mỹ ở Trung Quốc.

Fenn, trung uý hải quân của chúng ta, lúc đó được phái đến công tác ở AGAS, đã được nghe nói về một “người An Nam tên là Hu Tze Minh” đã giúp cho viên phi công bị hạ “Trung uý Shaw” trở về Trung Quốc. Fenn lại được biết “Hu Tze Ming” đã ở Côn Minh và “thỉnh thoảng” xuất hiện trong các cơ quan của OWI. Fenn thu xếp để gặp người An Nam đó vào chiều 17-3. Đó tất nhiên là Hồ Chí Minh.

Khi tôi đến Côn Minh vào tháng 4-1945, tôi đã có dịp đọc một số báo cáo của Fenn nói về việc tổ chức “các lưới tình báo bản xứ trong nội địa Đông Dương”. Nhưng các báo cáo này không có những chi tiết mà trung uý Fenn đã đưa ra sau này trong quyển sách in năm 1973 của ông (24). Một số ít các chi tiết này (mà tôi đã xác nhận trong tập ghi chú chính thức vào lúc đó) đã nói rất xác đáng về những thắng lợi chính trị của Hồ Chí Minh vài tháng sau đó.

Trung uý Fenn đã kể lại cuộc gặp gỡ đầu tiên của Fenn với ông Hồ: “Hồ đi cùng với một người trẻ tuổi là Phạm(25)... Hình như ông ta đã được gặp... Glass và De Sibour, nhưng chẳng thu được gì ở các vị này. Tôi đã hỏi xem ông Hồ muốn gì ở họ. Ông Hồ nói - chỉ có vấn đề công nhận nhóm của ông ta (gọi là Mặt trận Đồng minh hay Mặt trận Độc lập)”. Sau đó ba hôm, họ gặp nhau lại để chuẩn bị cho ông Hồ trở về Đông Dương, nơi sẽ được đặt các trạm thu tin tình báo với các máy vô tuyến của OSS và các hiệu thính viên người Việt do OSS đào tạo.

Ông Hồ đã gợi ý với Fenn rằng ông ta muốn được gặp tướng Chennault. Fenn chỉ đồng ý thu xếp cuộc tiếp kiến nếu như ông Hồ chấp nhận không được đòi hỏi ở Chennault bất cứ điều gì: “việc xin tiếp tế cũng như hứa hẹn ủng hộ. Hồ tán thành”. Ngày 29-3, Fenn, Bernard và Hồ Chí Minh được đưa đến cơ quan và giới thiệu với tướng Chennault.

Fenn kể lại: “Chennault rất cảm ơn ông Hồ về việc người phi công được cứu thoát. Ông Hồ đáp lại bao giờ ông cũng sung sướng được giúp đỡ người Mỹ và đặc biệt giúp tướng Chennault mà ông ta hết mực ca tụng. Họ chuyện trò về đội Hổ bay. Chennault tỏ ra hài lòng về những câu chuyện mà ông Hồ biết chung quanh vấn đề này. Họ bàn chuyện cứu các phi công bị nạn. Không ai nói gì đến người Pháp hoặc nói chuyện chính trị. Tôi thở phào khi mọi người sắp từ biệt nhau. Lúc đó, ông Hồ nói rằng ông muốn xin một vật kỷ niệm nhỏ... Và tất cả cái mà ông muốn chỉ là một cái ảnh của tướng Chennault... Đúng lúc... một tập ảnh 8x10 được đưa ra. “Hãy chọn lấy”, Chennault nói. Ông Hồ cầm lấy một chiếc ảnh và hỏi tướng Chennault có vui lòng cho xin chữ ký?' Chennault liền viết ở dưới “Bạn chân thành của anh. Claire L. Chennault”.

Theo ý ông Hồ thì việc được tướng Chennault tiếp là hết sức quan trọng vì được coi như là một sự công nhận chính thức của Mỹ. Nhưng tấm ảnh có chữ ký đã trở thành vật có ý nghĩa quan trọng sống còn đối với ông khi ông rất cần một chứng cứ cụ thể để thuyết phục một số người Việt Nam quốc gia đa nghi rằng ông đã giành được sự ủng hộ của Mỹ. Đó chỉ là một mưu mẹo không có cơ sở nhưng cũng đã đạt được kết quả.

MỘT QUÁN TRÀ TRONG LÀNG

Mặt trời đã lặn khi tôi và Wang đi vào một cái làng nhỏ gọi là Chiu Chow Chich. Phải mất 45 phút để đi xe qua 6 dặm từ Trình Tây, trên một con đường hẹp (và chỉ có con đường đó). Cuối ngày, tất cả đều đi ngược lại chúng tôi - người, gia súc và xe bò - khiến chúng tôi phải dừng lại không biết bao nhiêu lần vì bị trâu bò và xe chở lặc lè ngăn cản. Làng này chỉ là một cụm nhỏ 15 hay 20 ngôi nhà nhỏ bé có tường thấp và vôi gạch đổ nát bao quanh. Wang chỉ một ngôi nhà thấp nằm ở giữa.

Khi chúng tôi vừa đỗ xe gần đó, hai người ra gặp chúng tôi(4). Họ không phải là người Trung Quốc. Wang đi lên trước và nói mấy câu mà tôi tin đó là tiếng Trung Quốc. Người lớn tuổi hơn trong hai người đó là một người mảnh khảnh, thâm thấp, 50 hay 60 tuổi gì đó; ông ta đến gặp tôi với nụ cười niềm nở và chìa tay ra. Ông ta nói tiếng Anh rất thành thạo. “ Xin chào! Người bạn tốt của tôi”. Tôi nắm lấy bàn tay gần như mỏng mảnh của ông Hồ và bày tỏ sự vui sướng của tôi vì gặp được một người có nhiều người bạn Mỹ ở Côn Minh. Sau đó, ông Hồ giới thiệu người Việt Nam khác, ông Lê Tùng Sơn, như là một người cộng tác gần gũi của mình trong Liên minh.

Wang dẫn mọi người vào một căn phòng sáng lờ mờ, dường như có một cái bệ nhỏ. Ông Sơn vào sau cùng và cài cửa ra vào cũng như cửa sổ thật cẩn thận. Ông Hồ bước tới chiếc bàn duy nhất và mời chúng tôi ngồi. Vừa rót nước chè cho chúng tôi, ông Hồ vừa giải thích rằng ông Sơn không nói được tiếng Anh và tiếng Pháp, nhưng hiểu được tiếng Pháp đôi chút.

Ông Hồ nói mình thích dùng tiếng Anh vì cần phải luyện tập.

Wang đi thẳng vào vấn đề. Chi nhánh Côn Minh của Việt Minh hy vọng cộng tác với Đồng minh và chúng tôi đến đây để thu xếp công việc. Không do dự, ông Hồ đáp lại rằng có thể cộng tác được, rằng ông Phạm Viết Tự đã tiếp xúc với Lãnh sự quán Mỹ từ tháng 8 trước và ông Langdon đã có thái độ tốt đối với người Việt Nam (đó là một lời cường điệu về lập trường của Tổng lãnh sự, như tôi đã biết). Thật ra, ông Hồ nói tiếp, AGAS và Việt Minh đang tổ chức một hoạt động bí mật ở trong nước để giúp những phi công bị rơi, nhưng ông coi điều đó có một ý nghĩa khác…

( Hết trích )

Đôi lời của Bùi Anh Trinh.

Một số bạn trẻ đọc bài viết “Năm 1944 ông Hồ Chí Minh xin định cư tại Hoa Kỳ” đã không tin rằng những chi tiết tôi đưa ra là có thật, họ cần tôi nêu thêm bằng chứng, mặc dầu trong bài viết tôi đã ghi rõ là “theo hồi ký của Patti”.

Vậy thì nay tôi xin phép copy nguyên văn bản dịch hồi ký “Why Vietnam ?” của Patti do Lê Trọng Nghĩa dịch. Hồi ký này có đăng trên nhiều website của internet.

Về chi tiết ông HCM xin đi Mỹ làm việc lâu dài cho đài phát thanh San Francisco thì Patti có nói rõ là hồ sơ xin nhập cảnh còn lưu trong hồ sơ lưu trữ của Bộ Ngoại giao HK. Nguồn gốc các tài liệu được Patti cho biết:

“Ở Bộ Ngoại giao và Cục Tình báo Trung ương CIA thì mọi thứ còn gần như nguyên vẹn và các tài liệu đã rất có ích cho tôi. Ở đây tôi xin tỏ lời cám ơn sự giúp đỡ tận tình của R.M. Blum, nhân viên Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội của nghị sĩ Fulbright, R. Spector thuộc Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử Quân sự của quân đội Mỹ và Gail F. Donnalley, nguyên cán bộ lưu trữ Cục Tình báo Trung ương. Sự giúp đỡ của họ đã giúp tôi tìm thấy được những tài liệu gốc, nguyên bản, các bản viết tay, các hồ sơ thông báo, gồm cả tập “Những quan hệ Mỹ - Việt Nam”, tập Romanus - Saunderland nói về các hoạt động của Mỹ ở Trung Quốc, Miến Điện, Ấn Độ, hồ sơ của OSS/SSU - những tài liệu vô cùng quí giá cho bản thảo 1946 của tôi”.

Ngoài ra, khi hồi ký của Patti ra đời (1980) thì ông Phạm Văn Đồng và ông Võ Nguyên Giáp còn sống khỏe mạnh, hai ông không hề phản đối những chi tiết do Patti nêu ra trong hồi ký, hay những hình ảnh đội Tuyên truyền giải phóng quân và Võ Nguyên Giáp đứng chào cờ Hoa Kỳ tại Tân Trào.

Hơn nữa, từ đó đến nay đã có rất nhiều sử gia của CSVN căn cứ vào hồi ký của Patti để soạn ra sử liệu. Thí dụ như tài liệu “Việt Nam, Những sự kiện lịch sử” của Viện Sử Học (do Dương Trung Quốc biên soạn) cũng sử dụng tài liệu của Patti để ghi lại các sự kiện lịch sử xảy ra ngày 19-7-1941 (trang 334), ngày 29-3-1945 (trang 391), ngày 16-7-1945 (trang 403), ngày 25-7-1945 (trang 404), ngày 26-8-1945 (trang 421).

Hay tài liệu “Almanach, Những sự kiên lịch sử Việt Nam” của “Trung tâm Unesco thông tin tư liệu và văn hóa Việt Nam”(do Phạm Đình Nhân biên soạn) cũng sử dụng hồi ký của Patti để nói đến sự kiện ngày 26-8-1945 ( trang 556 ).

Khi Lê Trọng Nghĩa dịch “Why Vietnam ?” thì ông bị tùy thuộc vào lối hành văn của nguyên tác nên có thể gây khó hiểu hay khó đọc cho một số người đọc. Tuy nhiên vì muốn đưa ra như một bằng chứng nên tôi không chú giải thêm cho rõ nghĩa. Những câu in đậm là để trả lời cho những thắc mắc đã được nêu ra.

Như vậy những chi tiết mà tôi viết trong bài “Năm 1944 ông Hồ Chí Minh xin định cư tại Hoa Kỳ” hoàn toàn không có ý bêu xấu ông, mặc dầu tôi đã thấy trong hồi ký của Patti một bằng chứng về khả năng “đại bịp” của ông Hồ khi ông ta xin Chenault tấm hình làm kỷ niệm. Không phải ông ta ngưỡng mộ Chenault như một thiếu nữ ngưỡng mộ người hùng, mà là âm mưu dùng nó như một chứng nhận ông ta là người của Chenault trong khi Chenault chẳng biết ông ta là ai. Bịp là ở chỗ đó. Vấn đề là ông ta âm mưu bịp ai? Có phải là bịp dân chúng Việt Nam hay không ?

Về chuyện lá thư của ông Trương Tấn Sang tặng cho Obama thì đúng như sử gia Duiker đã nói trên đài BBC : Năm đó ông Hồ gởi thư cho cả Liên Xô lẫn Mỹ chứ không phải chỉ gửi thư xin theo Mỹ. Ông Trương Tấn Sang thừa biết điều này, nhưng ông vẫn tặng thư đó cho ông Obama với một ý duy nhất là trước sau ông Hồ vẫn hướng về Mỹ. Chứ ông Sang không dại gì nói với Obama rằng đây là bằng chứng ông Hồ đi hàng hai.

( Riêng đối với dân chúng Việt Nam thì chuyện ông Hồ đi hàng hai là bản chất lá lay, thò lò hai mặt của ông ta. Và của những kẻ nối nghiệp ông ta ).
© Bùi Anh Trinh

Giải mã những bí ẩn của Nguyễn Tất Thành


Lời mở đầu

Lịch sử chính trị của Việt Nam trong gần 80 năm qua quy tụ xung quanh hoạt động của nhân vật Hồ Chí Minh, do đó chỉ cần dựng lại bối cảnh 50 năm hoạt động của ông Hồ Chí Minh thì kể như là giải thích toàn bộ mọi biến chuyển khó hiểu của lịch sử Việt Nam trong thế kỷ 20.

Nhưng mọi hoạt động của ông Hồ Chí Minh chỉ trở nên rõ ràng sau khi các quốc gia liên quan lần lượt cho giải mã các hồ sơ mật. Hồ sơ mật của Quốc Dân Đảng Trung Hoa được sử gia Tưởng Vĩnh Kính phổ biến năm 1972. Hồ sơ mật của Văn khố Quốc Gia Pháp được các sử gia Nguyễn Thế Anh, Vũ Ngự Chiêu, Daniel Hémery, Philippe Devillers phổ biến vào các năm cuối thập niên 80. Hồ sơ cảnh sát Thượng Hải được sử gia William Duiker phổ biến năm 1990. Hồ sơ Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ được Archimedes Patti phổ biến năm 1986. Hồ sơ mật của Văn khố Quốc gia Trung Quốc do Quang Zhai phổ biến năm 1993, Chen Jian và Viện nghiên cứu lịch sử ĐCSTQ phổ biến cùng năm 2.000. Hồ sơ mật của Cọng sản Quốc tế được sử gia Quinn Judge phổ biến năm 1994. Và hồ sơ mật của ĐCS Tiệp Khắc được sử gia Christopher Goscha phổ biến năm 2003.

Trong khoảng thời gian các hồ sơ mật về Việt Nam lần lượt được giải mã thì tập tài liệu “Chuyện Nước Non” này cũng lần lượt được biên soạn và gởi về cho thanh niên ở trong nước, từ năm 1997 cho đến năm 2007. Các hồ sơ mật cũng đã được đối chiếu cẩn thận với tự truyện của ông Hồ Chí Minh dưới bút danh Trần Dân Tiên và T.Lan; đối chiếu với hồi ký “Một Cơn Gió Bụi” của Thủ tướng Trần Trọng Kim, hồi ký “Những Kỷ Niệm Về Bác Hồ” của Hoàng Tùng; hồi ký “Giọt Nước Trong Biển Cả” của Ủy viên bộ chính trị Hoàng Văn Hoan; hồi ký “Làm Người Khó” của Phó thủ tướng Đoàn Duy Thành; hồi ký “Những Kỷ Niệm Về Lê Duẩn” của Phó thủ tướng Trần Quỳnh; hồi ký “Nói Với Mẹ và Quốc hội” của Nguyễn Văn Trấn; hồi ký “Đêm Giữa Ban Ngày” của Vũ Thư Hiên; các bút ký “Hoa Xuyên Tuyết”, “Mặt Thật”, Mây Mù Thế Kỷ” của Đại tá Bùi Tín, hồi ký “Theo Bước Chân Lịch Sử” của Ủy viên Bộ Chính trị Mai Chí Thọ; các hồi ký “Những Năm Tháng Không Quên”, “Đường Tới Điện Biên Phủ”, “Điện Biên Phủ, Điểm Hẹn Lịch Sử”, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; hồi ký “Những Năm Tháng Quyết Định” của Đại tướng Hoàng Văn Thái; hồi ký “Đổi Mới, Niềm Vui Chưa Trọn” của Trung tướng Trần Độ; hồi ức “Từ Đồng Quan đến Điện Biên” của Đại tướng Lê Trọng Tấn; tài liệu “Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” của Chính phủ Hà Nội do Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết; tài liệu quân sử Trung Quốc do Dương Danh Di dịch.

Người sưu tập cũng đã tham khảo kỹ càng với bộ Việt Sử Tân Biên của Sử gia Phạm Văn Sơn, tài liệu “Việt Nam, Những Sự Kiện Lịch Sử” của Dương Trung Quốc; tài liệu “Almanach, Những Sự Kiện Lịch Sử Việt Nam” của Phạm Đình Nhân; tài liệu biên khảo của Nha Quân sử VNCH; tài liệu của Viện sử học Hà Nội; tài liệu của Trung tâm UNESCO tại Hà Nội; tài liệu của Nhà xuất bản Công an Nhân Dân; tài liệu biên khảo của sử gia VNCH Vũ Ngự Chiêu; các sử gia Pháp là Philipper Devillers, Jean Lacouture, Daniel Heimer; các sử gia Hoa Kỳ là Bernard Fall, William Duiker, Quinn Judge, Christopher Giebel, Quang Zhai, King Che Cheang; các sử gia Trung Hoa là Hoàng Tranh, Tưởng Vĩnh Kính; Sử gia Canada Christopher Goscha; và tài liệu biên khảo của các nhà nghiên cứu sử Hoàng Xuân Hãn, Lê Xuân Khoa, Lê Trọng Quát, Minh Võ, v.v…

Bởi vì viết cho thanh niên trong nước cho nên phải dẫn chứng bằng các tài liệu hiện có trong nước và dẫn dắt tùy theo trình độ hiểu biết về chính trị của những người lớn lên trong chế độ CSVN. Tuy nhiên, vì các tài liệu trong nước đều là giả mạo cho nên cần phải điều tra lại từng sự kiện bằng cách đối chiếu với những tài liệu mật mới được bạch hóa trong văn khố quốc gia của nước Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô, Trung Quốc, Đài Loan, Tiệp Khắc. Sau đó lại còn phải điều tra xem CSVN giả mạo ở chỗ nào và vì sao việc giả mạo vẫn đánh lừa được mọi người.

Do đó vấn đề tìm hiểu lịch sử trong giai đoạn vừa qua đòi hỏi phải có phương pháp và thật khoa học, giống như điều tra lại một vụ án đã xảy ra rất lâu trong quá khứ, căn cứ trên các sự kiện công khai còn ghi lại trên báo chí, trong các hồ sơ lưu trữ thời đó hay các hồ sơ mật mới được giải mã sau này. Rồi tổng hợp và giải đoán các chứng cứ để dựng lại diễn biến thời cuộc bằng tâm lý của quần chúng hay tâm lý của mỗi nhân vật lãnh đạo hay một nhóm lãnh đạo, sau đó kiểm chứng lại bằng cách đối chiếu với những lời thú nhận sau này của các nhân vật trong cuộc để chọn lấy một kết luận hợp lý nhất.

Ngoài ra, lịch sử Việt Nam trong thời 100 năm qua là một chuỗi dài chiến đấu cho nên người nghiên cứu lịch sử chính trị Việt Nam cần phải có trình độ hiểu biết về “quân sự học” và phải có kinh nghiệm hoạt động cách mạng, tức là kinh nghiệm hoạt động bí mật trong giai đoạn cứu nước. Nếu không có kinh nghiệm về “tham mưu hành quân” và không có kinh nghiệm hoạt động bí mật thì không thể nào giải đoán nổi các sự kiện khó hiểu trong thời chiến tranh hoặc trong thời kỳ tranh đấu bí mật. Do đó muốn viết về lịch sử chính trị Việt Nam thì cần phải có con mắt nhìn chiến lược. Nghĩa là nhìn từ tình hình chung của thế giới đã dẫn đưa tới từng biến động của Việt Nam; và nhìn từ vị trí lãnh đạo cao nhất nhìn xuống đến vị trí tận cùng là đa số quần chúng, kể cả người dân ở nông thôn hay miền núi.

Từ trước đến nay lịch sử chính trị Việt Nam được viết bởi những nhà văn hoặc các giáo sư dạy sử, tuy nhiên các giáo sư này chỉ căn cứ vào những tài liệu giảng dạy tại các đại học quốc gia Pháp và Hoa Kỳ. Nhưng những tài liệu này đã được biến hóa theo đơn đặt hàng của các thế lực chính trị trong nước của họ, do đó người sưu tập tài liệu này đề cử một lối nhìn hoàn toàn khác về lịch sử chính trị của Việt Nam, căn cứ trên suy nghĩ của dân chúng, những mong muốn của dân chúng, những quyết định của dân chúng; chứ không quan tâm đến những quyết định của các đảng phái hay các lãnh tụ chính trị. Bởi vì thực ra các quyết định của các lãnh tụ chính trị chỉ là nhằm đối phó trước áp lực của các nước lớn trong kế hoạch toàn cầu của họ. Hay nói cách khác, các lãnh tụ chính trị Việt Nam chỉ là con cờ trong kế hoạch nhất thời của các nước lớn.

Người viết tập tài liệu này rất cám ơn nếu như có ai phản bác những điều không đúng có trong tập tài liệu; hoặc bổ sung những thiếu sót có thể đưa tới hiểu sai lịch sử hoặc đưa tới kết luận oan uổng cho một nhân vật lịch sử, nhất là những nhân vật lịch sử của phía CSVN. Chỉ xin một điều là những chi tiết bổ sung phải là những tài liệu đã được quảng bá, có thể kiểm chứng. Và không phải là những chi tiết “nghe nói rằng”. Ví dụ như tài liệu về cô Nông Thị Xuân do ông Vũ Thư Hiên và Nguyễn Minh Cần đã công bố. Dư luận đánh giá cao uy tín và sự chân thực của hai ông nhưng không thể kết luận đó là sự thật bởi vì chuyện này cả hai ông đều “nghe nói rằng”. Cho nên đành phải chờ đợi những bằng chứng khác. Còn trong hiện tại thì vẫn coi như là chuyện đó không có.

Một khi đã nói lên sự thật trái ngược với những sách vở trước kia thì không thể nào tránh khỏi đụng chạm tới những nhân vật từng có nhiệt tâm với lịch sử, nhiệt tâm với đất nước. Và cũng không tránh khỏi được chuyện phải phản bác những luận thuyết từng thống trị diễn đàn chính trị từ trước tới nay, phía bên này cũng như phía bên kia. Giờ đây đã tới lúc phải trả lại sự thật cho lịch sử, nghĩa là phải chỉnh lại các quyển sách lịch sử chính trị Việt Nam hiện được dùng để giảng dạy tại các đại học Pháp, Hoa Kỳ cũng như tại Việt Nam. Bởi vì những sách này hoàn toàn lỗi thời so với những tài liệu mới đựoc giải mã và các hồi ký của những người trong cuộc mới được đưa ra công khai trong vòng hai thập niên vừa qua.

Bài 1: TRÒ NGUYỄN SINH CUNG

Trích sách “Chuyện nước non đau lòng tới nghìn năm” của Bùi Anh Trinh do Làng Văn phát hành năm 2008 :

Nguyễn Sinh Cung

Theo công bố của Phủ Chủ tịch nước thì ông Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890. Sở dĩ Phủ Chủ tịch công bố ngày 19 tháng 5 là ngày sinh nhật của Hồ Chí Minh là vì ngày đó năm 1946 ông Hồ Chí Minh phải rước Cao uỷ Pháp D’Argenlieu đến Hà Nội theo như hiệp ước mà ông đã ký với Pháp. Nếu treo cờ đón phái đoàn Pháp thì sẽ gây phẫn nộ trong dân chúng, ông giả công bố đó là ngày sinh nhật của Chủ tịch nước .

Một số sử gia ghi rằng “theo hồ sơ lưu trữ tại Văn Khố Hải ngoại Pháp” thì ngày sinh của Nguyễn Tất Thành là 15-1-1895. Đó là ngày sinh ghi trong chiếu khán của nhà cầm quyền Đức cấp cho Nguyễn Tất Thành để đi Nga. Hộ chiếu đề ngày 16-6-1923 có dán hình của Nguyễn Tất Thành nhưng tên là Cheng Vang (Trần Vương). Tuy nhiên chiếu khán này căn cứ theo giấy tờ do Nguyễn Tất Thành đệ nạp. Ông đã lấy tên giả thì dĩ nhiên ngày sinh tháng đẻ cũng là giả.

Theo đơn ông xin theo học trường Thuộc Địa tại Pháp năm 1911 thì năm sinh là 1892. Còn theo như tài liệu của Sở Liêm phóng (mật vụ) Pháp sưu tra tại trường Quốc Học Huế thì hồ sơ xin nhập học ghi trò Nguyễn Sanh Côn, sinh ngày 24-1-1892. Tài liệu của mật thám Pháp ghi trò Côn gốc Nghệ An trước đó đã học trường Pháp Nam Thừa Thiên, được đặc ân vào trường Quốc Học Huế niên khóa 1908-1909.

Ngoài ra còn có một tài liệu của mật thám Pháp cho biết năm sinh của Nguyễn Sanh Côn được ghi trong sổ Đinh bạ của làng Kim Liên là năm 1894. Tuy nhiên so lại với tự truyện của ông Hồ Chí Minh viết dưới tên Trần Dân Tiên thì ông đã từ chối lời mời tham gia chính trị của cụ Phan Bội Châu trước khi cụ xuất ngoại vào năm 1905. Do đó nếu ông sinh năm 1894 thì lúc từ chối lời mời của cụ Phan ông mới có 11 tuổi, còn quá nhỏ để bàn chuyện chính trị với cụ Phan. Vả lại cũng trong tự truyện này ông có cho biết là sinh năm 1890. Vậy thì năm sinh 1890 được xem là có lý hơn cả mặc dầu 15 tuổi cũng là quá nhỏ để bàn chuyện quốc sự với một nhà hoạt động chính trị gần 40 tuổi.

Năm 1922, khi mật thám Pháp bắt đầu theo dõi nhân vật tên Nguyễn Ái Quốc trong giới Việt kiều tại Paris thì họ phăng lần ra Paul Tất Thành hay Nguyễn Tất Thành là con ông Nghè Nguyễn Sinh Huy. Họ chỉ thị cho mật thám Pháp tại Trung Kỳ Việt Nam truy lục lý lịch của Nguyễn Tất Thành tại làng Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An.

Các viên chức trong làng đều gọi cha của Tất Thành là ông Nghè Nguyễn Sanh Huy. Trong chữ Hán thì chữ “sinh” thường được người “Đàng Trong” (Tức là người Miền Trung hay Miền Nam) đọc là “sanh” cũng như chữ “chính” thường được người Miền Trung hay Miền Nam đọc là “chánh”, chữ “tính” đọc là “tánh”, chữ “lĩnh” đọc là “lãnh”… Do đó hiện nay đọc các tài liệu của CSVN thì tên họ của cụ Sắc là Nguyễn Sinh Sắc, tên của Nguyễn Tất Thành lúc còn nhỏ là Nguyễn Sinh Cung.

Ngoài ra hầu hết các tài liệu của mật thám Pháp thường ghi tên thủa nhỏ của ông Thành là “Nguyễn Sanh Côn” vì họ ghi theo cách phát âm của các viên chức chính quyền địa phương thời bấy giờ. Các viên chức đọc từ các giấy tờ viết bằng chữ Nôm. Tuy nhiên ngày nay các học giả CSVN cho rằng nếu đọc đúng thì đó là Nguyễn Sinh “Cuông” chứ không phải “Côn”.

Phiên âm và phanh âm: Trong tiếng Việt người ta thường dùng chữ “phiên âm” thí dụ như là “phiên âm quốc tế” để chỉ tới việc ghi lại cách phát âm một từ ngữ địa phương bằng Mẫu tự La Tinh. Nhưng người Trung Hoa lại gọi việc ghi lại bằng mẫu tự La Tinh là “phanh âm”, thí dụ như là “hệ thống phanh âm Wade-Gide” hoặc “hệ thống phanh âm Pin-Yin”. Thuở người Tàu chưa tiếp xúc với văn minh của các nước khác thì họ có kiểu chữ riêng của họ bằng những nét vẽ đơn sơ để miêu tả sự vật hay sự kiện. Do đó ngay trong mỗi chữ của họ đều đã có một hay nhiều nghĩa.

Trong khi đó chữ của các dân tộc khác thì chữ viết chỉ là cách ghi lại tiếng nói cho nên trong chữ chưa có nghĩa mà trong tiếng nói mới có nghĩa. Thí dụ như trong tiếng Việt người ta có thể viết chữ “chự”, nhưng “chự” không có nghĩa gì hết trong khi tiếng Tàu hễ có chữ là có nghĩa; thí dụ như vạch một vạch ngang thì có nghĩa là con số một, vạch hai vạch ngang có nghĩa là con số hai.

Do đó khi phải viết các thổ ngữ địa phương khác thì người Tàu phải dùng một cách “phiên âm”, tức là kiếm trong chữ Tàu có một chữ nào mà đọc lên cũng trài trại như tiếng xa lạ kia. Thí dụ như khi viết về Washington thì họ kiếm ra chữ “Hoa” lúc đọc lên giống như âm “Wa”, chữ “thịnh” lúc đọc lên giống âm “shing”, chữ “đốn” lúc đọc lên giống như âm “ton”; cuối cùng họ dùng ba chữ Hoa Thịnh Đốn để viết lên tên của thủ đô Hoa Kỳ. Cái lối tìm chữ có âm trài trại như vậy gọi là “phiên”hay là “phiến”. Lối viết chữ như vậy gọi là phiên âm.

Trong khi đó người Tây Phương, nhất là người Anh, thì họ muốn ký âm tiếng Tàu bằng mẫu tự La Tinh, tức là nghe người Tàu phát âm một tiếng nào thì họ phân ra thành nhiều vần bằng mẫu tự La Tinh. Thí dụ như chữ “Hoa” của tiếng Tàu được phân thành vần “Hờ”, vần “u” và vần “a”; ráp 3 vần này lại thì được chữ “Hua” để viết họ “Hoa” của ông Hoa Quốc Phong. Cái lối phân một âm thành nhiều vần bằng mẫu tự La Tinh được người Tàu gọi là “phanh âm”. Chữ “phanh” có nghĩa là phân ra thành nhiều mảnh. Năm 1953 ông Mao Trạch Đông ra đạo luật thống nhất một hệ thống phanh âm do Viện Hàn Lâm của Trung Quốc ấn định. Lối phanh âm của chính quyền Trung Quốc được gọi tên là “Hệ thống Pin –Yin”. Sỡ dĩ phải đặt tên cho hệ thống phanh âm quốc gia là hệ thống Pin Yin là để phân biệt với hệ thống phanh âm thông dụng trước đó do hai ông quan cai trị người Anh, đó là ông Thomas Wade và ông Herbert Gide, hai ông này đặt ra hệ thống phanh âm Wade-Gide.

Tuy nhiên hệ thống Wade-Gide thiên về cách phát âm của người Quảng Đông ở miền Nam Trung Hoa, có khác với lối phát âm tiếng Quan Thoại của người Bắc Kinh cho nên Mao Trạch Đông cho đặt ra hệ thống phanh âm Pin Yin để thống nhất các hệ thống phanh âm có trước đây. Chữ “Pin” và chữ “Yin” là do phanh âm từ chữ “Phanh” và chữ “Âm” mà ra. Do đó khi người Anh viết “Pin-Yin system” thì người Tàu viết là “Phanh Âm hệ thống”. Trong khi đó người Việt dùng cả hai, nửa Tàu nửa Anh, viết là “hệ thống Pin-Yin”.

Sau này người Việt học tiếng Anh được các giáo sư quốc tế bày cho cách dùng mẫu tự quốc tế để phanh âm tiếng Anh thì những người Việt gọi đó là cách “phiên âm quốc tế” do vì lầm lẫn khi cho rằng chuyển đổi lối chữ này qua lối chữ kia thì đều gọi là phiên âm; nhưng thực ra việc ký âm một ngôn ngữ bằng ký hiệu quốc tế thì phải gọi là “phanh âm quốc tế”.

Danh từ “phiên âm” được người Việt dùng để nói tới cách phát âm chữ Hán của người Việt. Ngày xưa người Việt dùng lối phiên âm bằng tiếng Việt để đọc chữ Tàu, cũng giống như người Tàu dùng lối phiên âm bằng tiếng Tàu để đọc chữ La Tinh. Thí dụ như chữ “Hàn lâm viện” thì người Tàu phát âm là “Han lin yuan”. Nhưng cái lưỡi của người Việt không uốn éo theo kiểu Tàu được cho nên họ phát âm theo kiểu Việt thành ra “Hàn lâm viện”.

Như vậy người Việt đọc được tất cả các chữ Hán nhưng khi họ đọc lên thì người Hán cũng không hiểu bởi vì người Việt đã phiên âm, tức là dùng những tiếng Việt có cách phát âm trài trại, gần giống. Nhưng nếu ngày nay người Việt dùng chữ Quốc Ngữ mà phanh âm chữ “Hàn lâm viện” của tiếng Tàu thì họ sẽ viết là “Han lin doan”, và khi họ đọc lên thì người Tàu hiểu được ngay bởi vì nó y chang tiếng Tàu. Hoặc khi họ đọc câu chúc tết chữ Hán là “Cung Hỉ Phát Tài” thì người Tàu không hiểu bởi vì người Việt đã phiên âm; nhưng nếu phanh âm thành “Gông hi phát sòi” thì người Tàu hiểu ngay.

Một ví dụ vui vui để phân biệt giữa phiên âm và phanh âm là năm 1924 ông Nguyễn Tất Thành lên diễn đàn phát biểu tại đại hội Nông dân Quốc tế với tên là Miguel Al Kvak. “Miguel” là một tên phổ biến của người Tây Ban Nha, đọc lên gần giống với âm Nguyễn; “Al” là một tên đệm phổ biến của người Anh, đọc lên gần giống với âm Ái. Cho nên hai chữ này là do phiên âm mà ra. Còn lại chữ Quốc thì trong tiếng La Tinh cũng như Anh, Pháp không có tên nào gần giống như vậy, cho nên ông Thành đã phanh âm chữ Quốc ra tiếng La Tinh thành ra chữ Kvak. Đó là ông phanh âm theo kiểu của ông, ngày nay trong các từ điển Việt Anh hay Việt Pháp thì người ta phanh âm quốc tế chữ “quốc” thành ra chữ “kwók”. Như vậy trong cái tên Miguel Al Kvak có hai chữ do phiên âm và một chữ do phanh âm từ tên Nguyễn Ái Quốc.

Ngày nay tại Việt Nam có một lối ký âm ngôn ngữ của các dân tộc khác trên thế giới bằng chữ Quốc ngữ. Thí dụ như “đồng chí Sít Ta Lin”, “nhà văn Sô Lô Khốp”, “tổng thống Giôn Sơn”, v.v… Lối ký âm này gọi là Phanh âm bằng chữ Quốc ngữ. Tuy nhiên lối phanh âm này hoàn toàn không chính xác vì pha trộn giữa phanh âm và phiên âm; nghĩa là cũng phanh một âm thành nhiều vần bằng mẫu tự La Tinh (A,B,C…), nhưng người Việt không phát âm được một số các phụ âm kép và nguyên âm kép (nhị trùng âm) cho nên có một số học giả trong Viện Thuật ngữ Hà Nội chủ trương phân các phụ âm kép hay nguyên âm kép thành hai âm riêng biệt. Thí dụ như viết tên của đồng chí Miguel Al Kvak là Mi Gu En An Cờ Vách. Vì vậy khi đọc lên thì không ai ngờ đó là chữ Miguel Al Kvak .

Trở lại trường hợp phanh âm chữ Nguyễn Sanh Côn hay Nguyễn Sanh Cuông. Lúc mật thám Pháp đi điều tra tại làng Kim Liên rồi đến trường Quốc Học tại Huế thì họ thấy trong danh sách học sinh năm 1908-1910 chỉ có trò Nguyễn Sanh Côn (Ghi bằng chữ Quốc Ngữ) được theo học do hội “Tương tế Nghệ Tĩnh” bảo trợ. Trong sổ bộ Đinh của làng Kim Liên tên của trò Côn được ghi bằng chữ Nôm do ghép hai chữ “Côn” và “Cung” của tiếng Hán, một chữ chỉ cách phát âm và một chữ chỉ nghĩa. Theo cách viết chữ Nôm thì hai chữ này có khi viết trước, có khi viết sau, có khi viết trên, có khi viết dưới, tùy theo thuận tiện và mỹ thuật.

Do đó khi thấy chữ Côn ở bên chữ Cung thì mọi người đọc là “Côn” và hiểu nghĩa của nó là “Cung”. Nhân viên mật thám Pháp ghi lại tên của trò Côn y như cách đọc của các viên chức tại làng Kim Liên. Tuy nhiên sau này các nhà hàn lâm của CSVN lại cho rằng người Nghệ An phát âm chữ Cung thành âm “Cuông” cho nên nếu viết tiếng Cuông bằng chữ Nôm thì phải viết chữ Côn bên chữ Cung. Vì vậy khi thấy chữ “Côn nằm bên chữ Cung” thì phải đọc là Cuông chứ không thể là Côn được, bởi vì nếu tên là Cung thì chỉ cần ghi một chữ Hán là Cung, còn nếu tên là Côn thì chỉ cần ghi một chữ Hán là Côn. Đàng này vừa Côn vừa Cung thì bắt buộc phải là Cuông, và âm “Cuông” trong xứ Nghệ có nghĩa là âm “Cung” ở các xứ khác. Nguyên do có sự khác nhau giữa Nguyễn Sinh Cung và Nguyễn Sanh Côn là như vậy.

Cha của Nguyễn Sinh Cung tên là Nguyễn Sinh Sắc, tên tự là Nguyễn Sinh Huy, thi đỗ Tiến sĩ năm 1901. Mãi đến năm 1906 mới được bổ làm Thừa biện bộ Lại cùng một lượt với ông Nghè Hoàng Đại Bỉnh. Thời đó công chức của triều đình xếp hạng từ nhất phẩm đến cửu phẩm nhưng mỗi phẩm lại chia ra chánh phẩm và tòng phẩm; thí dụ như “Chánh nhất phẩm” rồi đến “Tòng nhất phẩm”; rồi đến “Chánh nhị phẩm”, rồi “Tòng nhị phẩm”…

Từ Chánh nhất phẩm đến Tòng lục phẩm thuộc ngạch quan lại. Chức Tri huyện tức là đứng đầu một huyện cũng như chức Học chánh, Thông phán….thuộc vào ngạch trật “Tòng lục phẩm”. Nhưng bắt đầu từ Chánh thất phẩm trở xuống thì thuộc ngạch thư lại, tức là nhân viên văn phòng. Chức Thương biện, Thừa biện, Lục sự, Giáo thụ… thuộc ngạch Chánh thất phẩm. Như vậy chức Thừa biện của cụ Sắc chưa phải là một chức quan, nếu lên thêm một bậc mới là quan. Do đó mức sống của gia đình cụ trong thời gian này cũng rất thanh bạch.

Tháng 9 năm 1909 Nguyễn Sinh Huy được cử làm tri huyện An Khê tỉnh Bình Định. Đến tháng giêng năm 1910 vì lỡ tay đánh chết một phạm nhân trong lúc say rượu, ông bị cách chức ( Hsltr/Quốc gia Pháp, báo cáo điều tra của cơ quan mật thám Pháp tại Trung Kỳ gởi cho cảnh sát Paris về cha của NTT ), lúc này bà Sắc đã mất. Có lẽ lúc làm quan rất thanh liêm nên khi mất chức ông sống chật vật, ông đem các con vào Huế vừa dạy học, vừa làm nghề thuốc Bắc.

Nhưng đời sống khó khăn cho nên cuối cùng ông tìm cách vào Nam mưu sinh, ông gởi con cho ông nghè Võ Văn Giáp ( Cha của ông Võ Bá Hạp và là ông nội của ông Võ Như Nguyện ) nhờ chăm nom giùm. Cụ Giáp cho người con cả là Nguyễn Sinh Khiêm, tên tự là Nguyễn Tất Đạt; và cô gái thứ là Nguyễn Thị Thanh, tên tự là Nguyễn Thị Kim Liên; cùng học nghề thuốc bắc. Còn Nguyễn Sinh Cung, tên tự là Nguyễn Tất Thành, được hội tương tế Nghệ Tĩnh giúp đỡ học tiếp ở trường Quốc Học (Hồi ức của ông Võ Như Nguyện, giáo sư Nguyễn Lý Tưởng ghi).

Năm 1910, cuối năm, nhân dịp Toàn quyền Pháp cho xử lại vụ án Phan Chu Trinh, Cung tham gia biểu tình đòi tha Phan Chu Trinh rồi sau đó trốn luôn vì sợ bị bắt, ông lên đường vào Nam mong tìm gặp cha của mình. Ngang Long Hương Phan Thiết ông ghé hỏi thăm cha tại nhà ông Nghè Trương gia Mô, cụ Mô không biết tin tức về cụ Sắc nhưng khuyên Cung nên lưu lại Phan Thiết trong khi chờ dò tin của cha mình.

Cung lưu lại Duồng, Phan Thiết một thời gian rồi xin dạy học ở trường Dục Thanh Phan Thiết, tại đây ông có dịp làm quen với các thương buôn hải ngoại thường ghé bến Phan Thiết lấy hàng, từ đó ông có ý xuất dương. Lúc dạy học ông lấy tên tự của mình làm giấy tờ là Nguyễn Tất Thành (Tài liệu của báo Thanh Niên thành phố Hồ Chí Minh, báo này do Trần Bạch Đằng sáng lập và làm việc trong ban biên tập).

* Chú giải : Ông nghè Trương Gia Mô là cha của ông Trương Gia Kỳ Sanh và là ông nội của ông Trương Gia Triều tức Trần Bạch Đằng. Cụ Mô cùng học trường Quốc tử giám với ông Nghè Nguyễn Sinh Sắc và hai ông cùng đỗ tiến sĩ với Phan Chu Trinh vào năm 1901. Năm 1905 Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp đi thăm các tỉnh Miền Nam. Đến Phan Thiết các ông ghé lại nhà ông Trương Gia Mô thì Phan Chu Trinh bị bệnh phải ở lại dưỡng bệnh. Sau khi hết bệnh Phan Chu Trinh tiếp tục đi thăm Miền Nam và trở về năm 1906.

Cụ Mô bị Pháp bắt giam trong vụ nổi dậy chống thuế năm 1908. Trường Dục Thanh là trường học do cụ Mô cùng Hồ Tá Bang và Nguyễn Trọng Lôi hưởng ứng lời kêu gọi của Phan Chu Trinh mà lập ra. Ngoài trường Dục Thanh, các ông còn lập ra hãng nước mắm Liên Thành tại Phan Thiết.

Chuyện dạy học tại trường Dục Thanh là do tác phẩm “Bác Hồ” (trang 23) của Hoài Thanh và Thanh Tịnh viết ra chứ trong 2 tự truyện của ông Nguyễn Tất Thành không hề nhắc tới. Tuy nhiên ông Hồ Tá Khanh là con trai của chủ nhân trường Dục Thanh cho biết thì gia đình ông không nhớ ra nhân vật NTT. Truy lại hồ sơ các giáo viên tại trường cũng không có, nhưng em gái của ông Khanh cho biết có nhiều người chỉ dạy thêm trong một mùa hè nên không nhớ được.

Nếu có thể thì ông NTT chỉ dạy hè. Ngoài ra tài liệu của CSVN kỷ niệm ngày ông rời Sài Gòn là ngày 5-6-1911. Trong khi tài liệu của mật thám Pháp ghi ông rời Sài Gòn vào tháng 7-1911. Tài liệu của Pháp có lý hơn vì nếu ông rời Sài Gòn ngày 5-6 thì ông không có dạy hè tại Phan Thiết bởi vì đến đầu năm 1910 thì cụ Nguyễn Sinh Sắc mới bị cách chức. Cuối năm 1910 Cung tham gia biểu tình rồi bỏ học để đi tìm cha và lưu lại Duồng một thời gian thì kịp đến ngày học sinh nghĩ hè. Nếu ông rời Sài Gòn ngày 5-6-1911 thì không kịp dạy học tại trường Dục Thanh.

Trước khi tài liệu của Bộ Hải Ngoại Pháp được giải mã vào năm 1980 thì có hai nhà báo nổi tiếng của Pháp đã đến Hà Nội phỏng vấn các lãnh tụ CSVN cũng như phỏng vấn ngay cả Hồ Chí Minh để viết về tiểu sử của Hồ Chí Minh. Nhà báo Jean Lacouture đến Hà Nội vào tháng 11 năm 1961 và nhà báo Bernard Fall đến Hà Nội vào tháng 7 năm 1962. Tuy nhiên các câu trả lời phỏng vấn đều xác nhận lại những gì do Viện nghiên cứu lịch sử Đảng đã từng công bố.

Theo đó thì cụ Nguyễn Sinh Sắc đã từ quan vào năm 1908 để phản đối chính sách cai trị của Pháp. Và Nguyễn Tất Thành bỏ học vào năm 1908 vì tham gia biểu tình chống thuế do Phan Chu Trinh phát động. Tuy nhiên ông Phạm Văn Đồng có cho Bernard Fall biết rằng ông Hồ Chí Minh rời trường Quốc Học Huế vào năm 1910 mà không có bằng cấp gì. Vậy thì chuyện biểu tình chống thuế năm 1908 là không có vì phong trào biểu tình chống thuế chỉ có ở các thôn quê và do các nông dân chứ không ảnh hưởng tới học sinh Huế. Nhưng năm 1910 thì phong trào đòi tha Phan Chu Trinh nổi lên rầm rộ tại các trường học trong khắp nước.

Sở dĩ các nhà báo phải gặp ông Phạm Văn Đồng để viết về lịch sử Việt Nam bởi vì thời đó ông Đồng là Trưởng ban tuyên huấn của Trung ương Đảng cho nên tất cả những gì có liên quan đến văn hóa văn nghệ đều phải qua ban tuyên huấn các cấp. Riêng đối với các nhà báo cấp Quốc tế thì mọi ý kiến phát biểu phải qua Trưởng ban tuyên huấn Trung ương. Do đó các nhà báo chỉ được phép nói chuyện với ông Phạm Văn Đồng không phải vì chức vụ Thủ tướng mà vì chức vụ Trưởng ban Tuyên huấn.

Dĩ nhiên khi tiếp xúc với hai nhà báo thì ông Đồng chỉ nói những điều mà ông và ông Hồ đã từng thỏa thuận với ông Trưởng Ban nghiên cứu lịch sử Đảng là Trần Huy Liệu, dựa trên căn bản là 2 cuốn tự truyện của ông Hồ dưới tên Trần Dân Tiên và T.Lan. Tất cả những gì ông Trần Dân Tiên viết ra chỉ có một mình ông HCM biết. Tuy nhiên so lại với tài liệu của Quốc gia Pháp và tài liệu của CSQT được giải mật thì ông Tiên thêu dệt thêm nhiều chuyện và dựng đứng ra rất nhiều chuyện.

Đến năm 1980 tài liệu mật của Bộ Hải Ngoại Pháp được giải mã, sử gia Daniel Hémery của Pháp cho công bố những báo cáo của mật thám Đông Dương về ông Nguyễn Tất Thành thì mọi người mới biết rằng cụ Sắc bị cách chức vì lỡ tay đánh chết tội nhân trong lúc say rượu vào năm 1910. Sau khi cụ Sắc đi vào Nam thì Nguyễn Tất Thành mới bỏ học. Sau này lãnh tụ Cọng sản Hoàng Tùng là người thân cận của Hồ Chí Minh cũng xác nhận chuyện này trong hồi ký của ông.

Báo cáo của mật thám Pháp không nói rõ chính tay cụ Sắc đánh chết hay cụ sai nhân viên đánh chết nhưng hồi ký của Hoàng Tùng giải thích tai nạn xảy ra do cụ Sắc ra lệnh đánh tội nhân bằng roi vì người này can tội trộm cắp; tuy nhiên không ngờ là tội nhân này đang bị bệnh sẳn nên không chịu nỗi đòn roi mà chết. So sánh giữa báo cáo của mật thám Pháp và lời giải thích của Hoàng Tùng thì có lẽ Hoàng Tùng tự ý bào chữa cho cụ Sắc chứ không chắc Hoàng Tùng biết rõ chuyện này bởi vì nếu đúng là tai nạn thì triều đình đã không cách chức cụ Sắc.
© Bùi Anh Trinh

Bùi Tín - Món nợ không thể quịt

lienhiepquoc03

Thế là Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền của LHQ. Nhân dân ta vui hay buồn? Tùy lập trường chính trị, cách suy nghĩ, trên tư cách công dân. Có người thông tin cho nhau, ngỡ ngàng, khó hiểu. Có bạn còn bực bội, “không sao hiểu nổi”, nước nổi tiếng chà đạp nhân quyền bỗng nhiên được khen thưởng, vinh dự gia nhập cơ quan có sứ mệnh cao quý là phổ cập quyền sống có nhân phẩm khắp nơi trên trái đất. Cứ như một học sinh kém, xếp loại cuối lớp được bằng khen. Có bạn trách móc Liên Hiệp Quốc với uy tín quốc tế lớn để xảy ra một việc bất xứng, phi lý, ngược ngạo ngay giữa một phiên họp của Đại hội đồng.

Rất cần bình tâm để đánh giá đúng tình hình, không rơi vào bi quan nản chí, thậm chí hoang mang, cay cú.

Vì sao báo chí chính thức trong nước lại không tỏ ra vui mừng, hồ hởi như thường lệ? Vì sao những báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân, Tiền Phong, Lao Động…lại chỉ đưa tin một cách hình thức, qua loa, nhạt nhẽo, ở vị trí rất thấp, thậm chí không một lời bình.

Chỉ có mỗi một ông đại biểu Quốc hội Trần Văn Hằng cao hứng, huênh hoang với phóng viên đài Hà Nội ngày 17 /11 vừa qua rằng “đây là đòn đánh mạnh mẽ vào các đối tượng bấy lâu cố tình bôi nhọ chúng ta”. Ông Hằng là Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, vẫn giữ kiểu ăn nói lấy được, vẫn theo kiểu cách dọa nạt, vu cáo các công dân đứng dậy đòi lại nhân phẩm cho toàn dân. Ông hý hửng hơi bị sớm quá đấy!

Thật ra Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đảng, Ban Thường vụ Quốc hội vừa mừng vừa lo khi được tin Việt Nam vào được Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Nếu họ biết điều, tỉnh táo, họ sẽ vui một, lo đến mười phần.

Nếu như hàng ngũ anh chị em công dân trong ngoài nước hiến thân cho tự do, dân chủ và nhân quyền tỉnh táo nhìn rõ tình hình một cách chân thực, sẽ thấy nhiều điều kiện thuận lợi mới chưa từng có đang mở ra cho chúng ta, chỉ cần chúng ta biết tận dụng một cách sáng tạo và sâu rộng.

Bởi lẽ chính quyền đảng trị trong nước đã buộc phải đưa ra một loạt lời hứa và cam kết với Liên Hiệp Quốc, với Hội đồng Nhân quyền mà Việt Nam nay là một thành viên, nghĩa là với toàn thế giới và với toàn dân Việt Nam. Đây là lời hứa danh dự của một chính quyền của một nước gần 100 triệu dân, long trọng cam kết thực thi không chậm trễ một lọat việc làm, bước đi, cải cách, đổi mới, dưới sự kiểm soát, thanh tra, quan sát thường xuyên tại chỗ của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế liên quan, cũng như dưới sự theo dõi, quan sát, kiểm tra của toàn dân Việt Nam.

Điều cực kỳ hệ trọng là tất cả 14 điều “hứa hẹn và cam kết” (Pledges and Commitments) đều là những vấn đề chính quyền toàn trị xưa nay cố tình tránh né, trì hoãn, khi thì viện cớ chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm, khi thì vin vào điều kiện kinh tế xã hội chưa chín. Cho đến nay nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức Liên Hiệp Quốc, các tổ chức nhân quyền quốc tế với các chiến sỹ dân chủ và nhân quyền Việt Nam, đã tạo nên sức ép đủ mạnh buộc chính quyền trong nước không thể nào không lùi bước, nhượng bộ, chịu hứa hẹn và cam kết công khai long trọng trên giấy trắng mực đen.

Xin kể ra dưới đây những lời hứa và cam kết quan trọng nhất.

Trước hết Việt Nam hứa và cam kết thúc đẩy việc thực thi và bảo vệ những giá trị nhân quyền do Liên Hiệp Quốc đề xướng, và tuyên bố tự nguyện ứng cử để thành một thành viên của Hội đồng Nhân quyền.

Do đó, Việt Nam cam kết thực hiện những điều sau :

1. Việt Nam tuân theo và áp dụng những chuẩn mực phổ cập về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự và quan hệ quốc tế.

2. Việt Nam thực thi những mục tiêu được Liên Hiệp Quốc đề ra cho Thiên niên kỷ.

3. Việt Nam xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tư pháp theo tiêu chuẩn của Nhà nước pháp quyền, trong đó có nội dung tôn trọng nhân quyền.

4. Việt Nam bảo đảm an ninh xã hội, phúc lợi xã hội, bảo đảm công lý cho những người dễ bị tổn thương như : phụ nữ, trẻ em, người già, người khuyết tật, dân tộc thiểu số.

5. Việt Nam quan tâm tuyên truyền, giáo dục, đào tạo cán bộ, nhân viên về thực thi nhân quyền trong xã hội.

6. Việt Nam thực hiện các khuyến cáo về mục tiêu nhân quyền theo các chu kỳ kiểm điểm 1 và chu kỳ 2 của UPR ( Universal Periodic Review). Chu kỳ 1 đã thực hiện năm 2009, chu kỳ 2 sắp tới.

7. Việt Nam thực hiện nền dân chủ từ cơ sở, huy động toàn dân tham gia cùng các tổ chức xã hội trên tinh thần chủ dân nhằm phổ cập nhân quyền sâu rộng.

8. Việt Nam tích cực hoạt động có trách nhiệm trong Hội đồng Nhân quyền nhằm thúc đẩy việc tôn trọng nhân quyền trên thế giới, với tinh thần minh bạch, trong sáng, khách quan.

9. Việt Nam mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác, đối thoại với LHQ, với các cơ quan của LHQ, với Cao ủy Nhân quyền của LHQ, kể cả việc mời thăm Việt Nam để quan sát.

10. Việt Nam thực hiện sự hợp tác liên chính phủ nhằm tôn trọng và bảo vệ nhân quyền.

11. Việt Nam thực hiện hợp tác với các nước ASEAN trên lĩnh vực nhân quyền, thúc đẩy việc thực thi Tuyên bố về nhân quyền của ASEAN.

12. Việt Nam mở rộng hợp tác song phương với các đối tác nhằm thực thi nhân quyền rộng rãi.

13. Việt Nam sớm tham gia Công ước chống tra tấn.

14. Việt Nam tham gia việc hoàn thành Công ước về quyền của người khuyết tật.

Có thể nói từ nay, theo lý lẽ và pháp lý, sau khi nhà cầm quyền CS tuyên bố tự nguyện tích cực truyền bá, bảo vệ nhân quyền một cách có trách nhiệm, họ phải nhận ngay các chiến sỹ bảo vệ nhân quyền đang bị cầm tù là đồng minh, đồng chí của họ.

Nếu họ tự trọng, giữ đúng lời hứa và cam kết, họ phải nhận những Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong Tần, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên cùng biết bao chiến sỹ nhân quyền khác là bạn thân, là bạn đồng minh, mới phải lẽ.

Ai cũng biết họ không làm thế. Vì họ không thật lòng. Họ chỉ hứa và cam kết để tiếp tục được nhận những khoản tiền FDI và ODA cực lớn, không thì chết cả nút. Vì họ không thể sống một mình, quay lưng với LHQ. Họ sẽ giở nhiều thủ đoạn, ù lỳ, ngụy biện, có khi trâng tráo, như ông Trần Văn Hằng nói trên, mua thêm thời gian để hưởng đặc lợi.

Nhưng lần này họ bị kẹt đủ thứ. Việc thông qua Hiến pháp mới khó bề trôi chảy. Bởi lẽ học thuyết Mác - Lênin, chủ nghĩa CS, khái niệm kinh tế nhà nước là chủ đạo đều đi ngược với nhân quyền. Luật đất đai sửa đổi cũng đầy vướng mắc. Nợ quốc gia chạm đáy. Xã hội băng hoại do quan chức mọi cấp bất tài tham nhũng hư hỏng tận cùng. Có tử hình vài tên chỉ càng lộ là nước cờ hạ sách, thí tốt đen, vì những vụ to hơn nhiều, khủng hơn nhiều vẫn ở ngoài pháp luật. Họ thí vài tên làng nhàng, chừa ra ối kẻ tham ô loại bự, không bận tâm đến bầy sâu lúc nhúc khắp nơi.

Đặt bút ký lời thề và cam kết về nhân quyền, chế độ toàn trị đã sa vào bẫy tự hủy diệt, nếu không tự thay đổi về bản chất, để trở thành một chính quyền dân chủ, lương thiện, tôn trọng nhân quyền một cách tự giác.

Đã thành quy luật nhân quyền càng mở rộng, chế độ độc đảng toàn trị càng teo quắt lại. Đã hứa, đã cam kết phải giữ lời hứa, phải tôn trọng 14 lời cam kết. Đó là món nợ không thể quịt được.

Bùi Tín
Nguồn : VOA

'Chính sách cai nghiện vẫn vá víu'

“Tai họa đáng tiếc, đối lập với hành vi đáng bị chỉ trích". Câu nói trên đây, trích từ tập tài liệu của cuộc hội thảo quốc tế về ma túy diễn ra tại Hà nội, tháng 7/2008.

Muốn chống ma tuý cần thay đổi nhận thức về hướng nhân bản, không phỉ báng, đe dọa
Tôi cảm thấy thấm thía và bùi ngùi, vì nó khái quát khá chính xác một thực trạng đã diễn ra hơn 1/3 thế kỷ về lãnh vực này tại Việt Nam.

Thời kỳ sau 1975 là một đêm dài của bóng tối cho những người nghiện và gia đình họ cho tới khi Quốc hội Việt Nam tiến hành sửa đổi, bổ sung về luật phòng chống tệ nạn ma túy năm 2008, một bước 'xê dịch' căn bản.

Nhìn lui về quá khứ

Từ 1975, trong ngôi nhà mới của thời hòa bình cả nước thống nhất, sự cai trị một quốc gia thời bình có lẽ là điều quá mới mẻ, cùng sự ngổn ngang sau chiến tranh.

Người nghiện ma túy và người hành nghề mãi dâm, được xem là một tệ nạn xã hội và một chính sách được dành riêng cho họ.

Đây là vấn đề thuần túy của con người và xã hội, nhưng không được nhìn nhận đơn thuần theo nghĩa ấy mà được mang thêm một tội danh mới dưới màu sắc chính trị: 'tàn dư của Mỹ - Ngụy để lại'.

Ít nhất có hai nguyên nhân về sự vắng bóng ma túy tạm thời trong giai đoạn nầy.

Người nghiện ma túy và mãi dâm được gom vào những trại tập trung, tách biệt với xã hội nên khó ai biết được cái gì đã diễn ra trong ấy.

Thời kỳ đói kém tơi bời cùng với cái uy của chế độ mới, không còn ai dám nghĩ đến chuyện ăn chơi hưởng thụ, hoặc có hành vi phi pháp mà người nghiện thường mắc phải, vì có thể bị xử tử tức thời, ngay tại chỗ. Khi đổi mới, kinh tế phát triển, tệ nạn lại bật dậy.

Đây lại là lý do khá hùng hồn của những nhóm người có tư duy bảo thủ dựa vào đó để công kích chủ trương đổi mới.

Còn thì tệ nạn vẫn ở trong phần bóng tối của xã hội, vì nó hoàn toàn thuộc về nhà nước.

Người nghiện và mãi dâm nằm ở tầng đáy của sự khinh rẻ, dưới cái nhìn là 'tệ nạn và tàn dư', họ gần như bị đồng hóa thành tội phạm, thuộc lãnh vực cai quản của Công An, phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Từ tháng 4/2004 Việt Nam áp dụng chính sách cai nghiện cưỡng bức trên diện rộng, TPHCM là đơn vị đi đầu về “quyết đoán”nầy, trên nền chung của Nghị định 147 (2003) do Thủ tướng Phan văn Khải ký ban hành.

Người nghiện và người mại dâm được quản lý ở các trại tập trung, sau nầy bị dư luận phê phán là vi phạm nhân quyền.

Nhưng dù sao, tôi vẫn thấy NĐ 147 là bước tiến bộ hơn mấy thập niên trước, từ sự hổn mang chuyển sang một trật tự “khép chặc vòng vây”, dù vậy hãy còn lâu để đạt đến cái đích để không còn sự đáng tiếc.

Mãi đến 2008, tức 33 năm sau, Quốc Hội Việt Nam mới có điều chỉnh, bổ sung về luật. Điều hệ trọng nhất trong sửa đổi nầy là xem người nghiện ma túy là người bệnh.

Gái mại dâm được xem là nạn nhân của đói kém, vô nghề nghiệp, thất học, mặt khác nó là tình huống không thể loại bỏ trong mọi chế độ xã hội. Họ không còn là đối tượng để trừng trị, mà để cứu vớt.

Sự chuyển hướng mở đầu của khái niệm nhân quyền trong vùng trũng nhất của xã hội nhưng cũng cần đặt vài câu hỏi.





Chỉ cần như ở trong các trại tù thôi thì người nghiện cũng an tâm đi cai"
Sao lại mất tới 33 năm để đi đến nhận thức về chứng nghiện ngập ma túy, hay mại dâm vốn không phải là điều quá mới mẻ đối với Việt Nam và cũng không quá cao siêu về mặt khoa học?

Trách nhiệm của các thế hệ lãnh đạo đã trôi qua vô tư, và những Viện nghiên cứu xã hội làm gì và không sử dụng những chuyên viên?

Lãnh đạo các cấp thường biện minh “nhận thức là một quá trình” khi đối diện với cái đã sai không thể chối cãi, nhưng quá trình nhận thức lại có thể rút ngắn hay kéo dài ra chẳng lẽ vô can với chủ thể?

Từ khi có sự điều chỉnh của Quốc hội, 2008 đến 2013, đã ngót sáu năm, sự triển khai theo hướng mới, chỉ là một bước “xê dịch” tại chỗ, tuy quan trọng nhưng quá khiêm tốn và dễ dãi.

Họ đã trả tự do cho gái mại dâm, giảm bớt một số hợp đồng lao động cưỡng bức trong các trại giam người nghiện, không triển khai ồ ạt những chiến dịch để cưỡng bức họ vào trại, không còn những khẩu hiệu kinh hoàng của các lãnh đạo (giam giữ- cách ly xã hội- 5 năm không lành thì sẵn sàng 10 năm), nhưng nội dung cách vận hành của các trung tâm thì vẫn thế.

Tuy chỉ mới thay đổi về quan niệm, nhưng vẫn bị phản đối dù yếu ớt. Họ lập luận rằng vì xả trại, cho về sớm như thế, hai năm thay vì 5-10 năm, làm cho thành phố có hiện tượng gia tăng cướp giựt.

Mọi sự thay đổi có hiệu quả, phải bắt đầu bởi nhận thức từ một động cơ chân chính, phải xuất phát từ chỗ đứng có ý thức trách nhiệm của những người đang giữ vai trò ở các cấp.

Giải pháp xã hội dân sự

Không có vấn đề tư tưởng hay quan niệm gì ở đây.

Vượt lên trên nhận thức là vấn đề của nhánh quyền lợi, xuất phát từ cơ chế ôm đồm rất đáng tiếc, của một guồng máy chưa quan tâm đến sức mạnh của xã hội, không cần sự hợp sức theo cách chủ động của một xã hội dân sự.

Họ không cho phép sự tương trợ hay tài trợ trực tiếp của những tố chức phi chính phủ, thay vì khuyến khích. Quỹ tài trợ của quốc tế phải được bàn tay nhà nước nhận trực tiếp, và chi ra cũng theo cách của bàn tay ấy.

Đúng vậy, người nghiện ma túy có hành vi hư hỏng, nhiều tiêu cực và đáng bị chỉ trích, nhưng các biện pháp đáp ứng cho sự điều chỉnh nói trên lại là tai họa quá lớn và đáng tiếc, vì đáng lẽ không xảy ra đến như thế.

Người nghiện ma túy càng không hiểu rằng, ngoài cái đau khổ của bệnh tật do họ gây ra, cái đau khổ trở nên gấp bội lần mà họ phải chịu đựng là kết quả cũng là nguyên nhân làm cho các tiêu cực xảy ra.

Trên Diễn đàn BBC, bạn Bấm Minh Phúc từng viết:

“Chuyện học viên cai nghiện bị ngược đãi và bị đánh chết đã có từ lâu ở hầu hết các trung tâm 06 đặt ra câu hỏi, vì sao mạng sống của người nghiện ma túy ở Việt Nam vẫn bị rẻ rúng đến như vậy?”

Họ mong muốn gì? Rất tầm thường và tối thiểu :

Chính quyền bỏ ra nhiều công sức để giáo dục chống ma tuý nhưng cách làm còn thiếu định hướng
“Tính mạng người nghiện được đảm bảo, điều kiện lao động, sinh hoạt (tương thích), được… hút thuốc lá, thuốc lào …, chỉ cần như ở trong các trại tù thôi thì người nghiện cũng an tâm đi cai.”

Một trung tâm cai nghiện đòi hỏi nhiều điều hơn là bạn tưởng, vì nó khác một nhà tù, nó có trọng tâm là một sự giáo dục có tính đặc thù.

Nhưng rõ ràng, nó đang tệ hại hơn cả nhà tù.

Tai họa này đang được gở bỏ, nhưng rất chậm chạp vì năng lực bất cập, nhất là thiếu hẳn đội ngũ nhân viên thích hợp, có thiện chí, hiểu biết và thân thiện, thay cho phong cách hành chánh, uy quyền và mệnh lệnh.

Cách tuyên truyền để ngăn ngừa ma túy trong giới thiếu niên chưa nghiện cũng quá hời hợt và qua loa.

Hiện Việt Nam không có một tiết học nào ở cấp trung học, một tiết mục thường xuyên nào trên truyền thông thay thế vài phút phim Tàu về chủ đề cai nghiện.

Quá trình cai nghiện để đưa một người đến hồi phục quả không đơn giản. Một người hồi phục là đồng nghĩa với một con người biết sống với các phẩm chất lương thiện, có khả năng tự làm chủ được bản thân.

Tự một mình, nhà nước không thể làm được một công việc như thế, vậy thì sao lại ôm hết vào mình?

Chủ trương xã hội hóa là đúng nhưng nó đang được bỏ ngỏ dưới hình thức đối phó, vá víu tạm thời, không chuyên nghiệp, cũng như chưa có hướng đi rõ nét.

Tình trạng nầy sẽ kéo dài cho đến chừng nào bộ máy cai trị nhìn nhận và khơi dậy được sự tham gia tích cực của xã hội, bằng một chính sách minh bạch, hợp lý với cái nhìn khuyến khích, nhân bản, và tinh thần hợp tác thật sự của nhà nước.

Hạ Đình Nguyên
Theo BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét