Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Phân thân hay dấn thân! & Yêu Cầu Ngừng Xây Đập Don Sahong

Đấu tranh và Xây dựng chỉ là hai mặt của một vấn đề

Việt Nam đang đứng trước một cuộc chuyển đổi lớn. Nhiều người cho rằng con đường dẫn đến chuyển đổi phải đi bằng đấu tranh chống lại những cái cũ, nhiều người khác lại cho rằng việc xây dựng một hệ thống mới thì những gì thuộc hệ thống cũ sẽ theo đó mà lụi tàn.
Tuy nhiên có một thực tế, con đường đến chuyển đổi là sự hòa trộn liên tiếp giữa đấu tranh và xây dựng. Tất cả những nhân tố của hệ thống mới khi ra đời, không khác nào như những cá thể bị đột biến, sẽ bị cái cũ hạn chế, o ép, thậm chí hủy diệt. Thế nên hệ thống cũ cần bị những cũ kích thích mạnh mẽ và đúng chỗ để làm tan rã mối liên kết chặt chẽ, tạo kẽ hở cho những nhân tố mới có chỗ để phát triển. Nhưng nếu quá trình đấu tranh khi được tôn vinh đến mức trở thành phá hoại thì ngay cả các nhân tố mới cũng sẽ bị cào bằng và tàn lụi theo. Nếu nhìn thấy và biết vận dụng hai quá trình tương hỗ này, quá trình chuyển đổi mới có thể diễn ra một cách hòa bình và tạo được nền móng vững chắc cho sự thịnh vượng của xã hội được.

Dù muốn hay không trong mỗi cuộc chuyển đổi, hai thành phần đấu tranh và xây dựng vẫn tồn tại song song, ngay cả trong thời chiến loạn. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam thế kỷ 20, thành công của cuộc chiến không phải chỉ nằm ở những đại tướng, quân đội hay sách lược ngoại giao, mà còn nằm ở những nhân tài như Tôn Thất Tùng, Trần Đại Nghĩa, Lương Đình Của… nếu không có kiến thức thâm sâu của họ, cuộc chiến của vũ khí thô sơ không thể chiến thắng được vũ khí hiện đại của phương Tây. Nhưng sai lầm trong đường lối miền Bắc sau năm 54 là triệt tiêu dần thành phần xây dựng này để dọn đường củng cố vị trí của những thành phần đấu tranh. Hậu quả của việc này cho đến nay là sự suy yếu xã hôi toàn thể từ kinh tế, giáo dục, vị thế chính trị… Trong bối cảnh suy yếu ấy, những tiếng nói phản biện, những hành động đấu tranh ngấm ngầm, bển bỉ đã dần dần tạo ra kẽ hở cho những nhân tố mới. Đến nay, những nhân tố này bắt đầu trổ mầm nhưng vẫn bị che lấp bởi những cái bóng của hệ thống cũ. Doanh nghiệp tư nhân vẫn bị cản trở bởi hàng rào cơ chế, văn hóa vẫn bị kiểm duyệt tư tưởng (chứ không phải chất lượng), các nhóm phi chính phủ hoạt động gần như không được cấp giấy phép và vẫn bị coi là phi pháp, những dự án khoa học công nghệ mang tính đột phá bị cản trở vì cấp quản lý không đủ khả năng điều phối các nguồn ngân quỹ và nhân sự, tự do ngôn luận bị cản trở và đàn áp vì sự cần thiết duy trì quyền lực, giáo dục trở thành thảm họa bởi các nhà cải cách cần trẻ em đi theo lộ trình của xã hội hơn là để trẻ em được phát triển đúng với thiên hướng của mình… Bất cứ một hệ thống nào đến giai đoạn cần chuyển đổi đều diễn ra những lộn xộn này.
Những thực trạng nêu trên tràn lan trên báo chí, có lẽ không cần phải mổ xẻ nhiều về điều này nữa. Nhưng có một thực trạng khác cần quan tâm hơn, đó là thực trạng của các thành phần thúc đẩy sự chuyển đổi: những người đấu tranh và những người xây dựng. Nhiều chục năm qua hai thành phần này vẫn còn giống như hai thành phần song song khó có thể tìm thấy điểm chung. Thậm chí nhiều khi sự phát triển của thành phần này trở thành cản trở cho sự phát triển của thành phần kia.
Khi những hoạt động đấu tranh trở nên nhiều tính bạo lực một cách tự phát khi lực lượng chưa đủ mạnh, hệ thống cũ với toàn bộ sức mạnh của nó sẽ nhanh chóng hàn gắn các kẽ hở bằng sức mạnh quân đội, ngoại giao, tài chính; có nghĩa là khả năng độc tài chuyên chế không thể tránh khỏi. Khi độc tài chuyên chế lên cao, bạo loạn lật đổ sau đó sẽ xảy ra. Sau một cuộc lật đổ bằng bạo loạn, không thể sinh ra một thể chế dân chủ mà chỉ có thể bằng độc tài khác: Công xã Paris, Cách mạng tháng Tám … là những ví dụ rõ ràng cho việc này. Tuy nhiên dù sao đi nữa, con đường đấu tranh vẫn là một con đường nhanh chóng đạt được thành công cho những cá nhân cổ vũ nó dù cho hậu quả của các cuộc chiến là khôn lường. Có điều, thực trạng hiện nay ở Việt Nam, để kích động một cuộc chiến lật đổ là điều bất khả thi. Nên việc đấu tranh bạo lực trong thời gian sắp tới sẽ đến sự siết chặt nhiều hơn là cởi mở, và một khi đã siết chặt thì sự can thiệp của quốc tế vào tình hình Việt Nam càng khó khăn hơn. Hiện giờ Việt Nam đứng giữa hai phe là thân Âu- Mỹ và thân Trung Quốc, nếu bạo lực lên cao, chính phủ hoàn toàn có khả năng nghiêng về phe thân Trung Quốc để giải quyết bất ổn. Điều này không cần phân tích nhiều cũng biết rằng không hề có lợi lộc gì cho công cuộc chuyển đổi. Vô tình đó là lực cản đối với những thành phần cải cách yêu nước hiện nay.
Con đường cải cách là một con đường cần trình tự và lâu dài, đặc biệt là ở Việt Nam. Bởi sau nhiều thế kỷ chiến loạn, những nền tảng kiến thức – tri thức đã bị tiêu hủy nhiều. Con đường này cứ thể như là bất khả thi, thế nhưng vẫn có nhiều người đang nỗ lực cho con đường này. Lập luận của những người cải cách là: Dân nào thì chính phủ ấy, khi đời sống người dân được nâng cao thì bắt buộc mô hình tổ chức nhà nước phải thay đổi. Nhưng có một vấn đề, quá trình cải cách này đang bị rơi vào lý tưởng hóa. Tất cả những sự hơi mở cửa đã gây ra cho các dự án cải cách từ kinh tế, giáo dục, môi trường, khoa học công nghệ… bị rơi vào sự hỗn loạn và thấp cấp hơn. Nguyên nhân của việc này là bởi những nhà cải cách chân chính và trung thực không có đủ sức mạnh về tài chính và quyền lực đủ để chống chọi lại những thành phần cơ hội, bảo thủ, kiếm chác thông qua những dự án mang tính đột phá thay đổi bộ mặt xã hội ở Việt Nam. Một ví dụ rõ ràng là xã hội hóa truyền hình. Vốn dĩ đây là một chính sách mở cửa cho sự phát triển của truyền hình tư nhân. Thế nhưng từ ngày xã hội hóa truyền hình thì không thấy những chương trình hay những bộ phim có chất lượng giúp nâng cao nhận thức của người dân mà chỉ có nối tiếp nhau các phim bộ Hàn Quốc, Trung Quốc, những chương trình giải trí không có tính thẩm mỹ, tin tức thì luôn đưa chậm hơn báo mạng… Rõ ràng sự cải cách này diễn ra trong khi nhân sự vẫn là nhân sự cũ, trình độ vẫn là trình độ cũ, hệ thống kiểm duyệt vẫn kiểm duyệt theo kiểu cũ. Cuối cùng thì nó có hại nhiều hơn có lợi. Cái có lợi chỉ là túi tiền của những nhà sản xuất. Với mục đích giải trí lên hàng đầu khiến cho người dân bị mê tín hơn vào các chương trình truyền hình, ngăn trở việc thúc đẩy xã hội của các nhà đấu tranh. Đây chỉ là một ví dụ trong rất nhiều ví dụ khác. Đáng buồn là tiến trình nâng cao dân trí lại trở thành người dân dễ dàng bị mê muội hơn, bởi cơ hội vẫn không đến với những người có thực tài mà chỉ đến với những kẻ chộp giật.
Có một mâu thuẫn khó giải quyết giữa những người đấu tranh và những người cải cách. Hai bên cùng chung mục đích nhưng lại chưa thể ngồi cùng nhau để bàn bạc đường đi nước bước. Những người đấu tranh e ngại những người cải cách vẫn thân với chính quyền nên dễ lá mặt lá trái, những người cải cách thì cho rằng những người đấu tranh trình độ không đủ để có thể đứng chung với họ. Cả hai lối suy nghĩ này là một sự sai lầm.
Thứ nhất, những nhà cải cách chân chính không hoàn toàn quan tâm đến quyền lực chính trị. Mục tiêu của họ là những nghiên cứu, những sáng tao của họ được đưa ra sử dụng và làm đời sống xã hội tốt hơn. Họ tin rằng việc ra đời của máy in làm thay đổi thế giới thậm chí còn sâu sắc hơn các cuộc Cách mạng Tư sản, rằng không có máy in thì không có phong trào Khai Sáng, không có Cách mạng Tư Sản. Điều này, những nhà cải cách hoàn toàn có lý. Thứ hai, những nhà cải cách có tâm lý chỉ tập trung hoàn toàn vào các kế hoạch, các dự án của họ vậy nên bất cứ điều gì phục vụ cho sự thành công này, họ đều có thể đồng ý. Điều này khiến nhiều người khác nghĩ rằng họ lá mặt lá trái. Thứ ba, trong xã hội mỗi người một vai trò khác nhau, kiến thức nhiều chưa chắc đã hành xử đúng đắn, nên không thể vội vã đánh giá lớp người này hơn, lớp người khác kém. Đây thật sự là sai lầm trong lối nghĩ của những người cải cách. Thứ tư, không thể phủ nhận, nếu không có các phong trào kích thích xã hội như Nhân Văn – Giai Phẩm, các hoạt động đấu tranh dân chủ, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc thì không thể có tình trạng chính phủ buộc phải có các chính sách quản lý xã hội cởi mở hơn và sáng sủa hơn như hiện nay.
Các hoạt động cải cách đang đi vào bê tắc vì thành phần chộp giật quá nhiều, các hoạt động đấu tranh cũng đi vào bế tắc vì không thể mở rộng sức ảnh hưởng. Nhưng sự kết nối giữa hai thành phần này vẫn chưa được đặt ra như một sự thiết yếu. Các hoạt động cải cách có khả năng đi vào chuyển đổi xã hội ở bề sâu và dễ dàng tác đông đến người dân hơn, nên sẽ vô cùng cần sự giúp đỡ của những người đấu tranh để đảm bảo lộ trình cải cách không bị đi sai hướng vì những “con sâu làm rầu nồi canh”. Những nhà đấu tranh sẽ đấu tranh vì cái gì nếu xã hội không thể tự thân tốt lên được? Nếu đấu tranh để lặp lại tất cả những cái cũ thì cuộc đấu tranh đó là vô nghĩa. Vậy nên hai thành phần này tuy khác nhau cách thức nhưng giống nhau về mục đích: Đó là vì một hệ thống mới tốt đẹp hơn cần thay thế cho hệ thống cũ. Hai đường thẳng song song cần vặn xoắn lại với nhau như một sợi dây thừng. Sợi dây thừng nhờ sự vặn xoắn liên tục nên mới có thể bền chắc đến vậy. Có lẽ trước khi Việt Nam có sự chuyển đổi trong thể chế thì cần sự chuyển đổi ngay chính trong tư duy và nhận thức của những người hi sinh mình vì một Việt Nam trong tương lai văn minh và thịnh vượng.
Hà Thủy Nguyên
© 2013 TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Yêu Cầu Ngừng Xây Đập Don Sahong

Ngày 16, tháng 11, năm 2013
Thủ Tướng Thongsing THAMMAVONG
Laos People’s Democratic Republic
Đề tài: Yêu Cầu Ngừng Xây Đập Don Sahong

Kính thưa Thủ Tướng,
Viet Ecology Foundation (VEF), một tổ chức dân sự (NGO) tại California, Hoa Kỳ xin bày tỏ mối lo ngại của chúng tôi về dự án Don Sahong và việc không tham vấn và thỏa hiệp với các quốc gia khác theo Hiệp Định Mekong 1995. Tác động xuyên biên giới trên môi sinh, dân cư, xã hội và kinh tế của Cam Bốt và Việt Nam chưa được đánh giá đúng mức. Chúng tôi yêu cầu chính phủ Lào duyệt xét Lá Thư Ngỏ của 28 tổ chức NGO công bố vào năm 2007. VEF cùng họ thỉnh cầu chính phủ Lào bãi bỏ dự án này.
Báo Cáo Tác động Tổng hợp của Dự án Thủy điện Don Sahong 2013 không hoàn chỉnh
Bản báo cáo tác động tổng hợp EIA/CIA năm 2013 do công ty National Consulting Company, cố vấn cho chủ thầu Mega First Corporation, đã phủ nhận các tác động trên ngư sinh của đập Don Sahong mặc dù Don Sahong sẽ chặn ngang dòng chảy Hou Sahong, sinh lộ độc nhất cho di ngư từ Viêt Nam và Cam Bốt trở về thượng nguồn vào mùa khô. Hơn thế nữa EIA/CIA của dự án này đã thiếu sót không thẩm định tác động xuyên biên giới xuống hạ lưu trên lãnh thổ Cam Bốt và Việt Nam.
Vi phạm Hiệp Định sông Mekong 1995
Mạng lưới sông ngòi quốc tế IRN đã tường trình: “Phó Bộ trưởng Năng lượng và Khoáng sản Lào đã tuyên bố rằng dự án này (Don Sahong) sẽ không theo thủ tục tham vấn (các nước thành viên khác). Ông viện lẽ Don Sahong không phải là đập ngăn dòng chính vì không chắn hết cả chiều ngang dòng sông.
Tuy nhiên IRN trích dẫn: Theo Điều 5.1 của Hiệp Định 1995, Thủ tục về Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận sẽ phải áp dụng cho những dự án trong lưu vực năm trên dòng chính cần sử dụng nước vào mùa khô.
Hou Sahong không phải là phụ lưu vì không có nguồn nước riêng biệt của nó. Do đó, Don Sahong Dam là đập trên dòng chính cần có tham vấn và thỏa hiệp (PNPCA) theo Hiệp Định Mekong 1995. Bất chấp quy định này là sự vi phạm tinh thần hợp tác quốc tế.
Công ước Helsinki 1992 – Tác động xuyên biên giới
Năm 2007, 34 nhà khoa học đã ký chung một Lá Thư Ngỏ từ trường Đại học Sydney gởi đến các chính phủ và định chế quốc tế có trách nhiệm về Mekong để trình bày mối quan tâm của họ về tác động của đập Don Sahong như sau:
 Tác động môi trường nghiêm trọng và tiêu cực nhất của con đập giáng xuống – điều cần quan tâm nhất cho dân cư sống hai bên Mekong và khắp phụ lưu trung và nam Lào, kể cả sông Xe Kong và các phụ lưu trong hai tỉnh Xe Kong và Attapeu, cũng như Cam Bốt, Việt Nam ở phía nam và Thái Lan ở phía bắc – là vào ngư sinh và ngư nghiệp. Đập Don Sahong sẽ ngăn dòng chảy chính trong vùng thác Khone mà đại đa số di ngư cần có sử dụng đặc biệt vào mùa khô để đi lên thượng nguồn từ Cam Bốt.
Nếu xây đập ở đó chặn lối, di ngư sẽ không còn vượt được thác Khone qua Cam Bốt để lên Lào. Đây sẽ là thiệt hại thu hoạch ngư nghiệp to lớn nhất cho toàn lưu vực.
Word Wildlife Federation, WordFish Center, trường Đại học Wisconsin và Đại học Sydney đều cảnh báo về các tác động xuyên biên giới của đập Don SahongNếu chính phủ Lào vẫn tiến hành xây đập Don Sahong, bất chấp Hiệp Định 1995, Lào có thể phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại cho Cam Bốt và Việt Nam theo tinh thần các luật quốc tế như Công ước Helsinki 1992 mà Hiệp Định Mekong 1995 dựa vào để giải quyết tranh chấp.
Nghĩa vụ quốc tế theo Luật Bảo Vệ Môi Trường 1999 của Lào
Đập Don Sahong sẽ gây rối loạn Siphandone, vùng bốn ngàn giang đảo, kho tàng thiên nhiên của dân tộc Lào. Không tham vấn và thỏa hiệp với lân bang như thế, Lào có lẽ đã vi phạm Luật Bảo vệ Môi Trường 1999 của Lào, Điều khoản 33 quy định rằng Lào sẽ: “thực hiện những ràng buộc của các công ước hiệp định môi sinh quốc tế mà Lào ký kết.
Don Sahong đe dọa Ramsar Site của Cam Bốt và Việt Nam
Tiềm năng kinh tế của Mekong tuy suy giảm nhưng còn sinh động là nhờ vào sự phong phú và đa dạng sinh học hiếm có tại vùng thác Khone, tỉnh Chapasak của Lào, Ramsar Site Stung Treng của Cam Bốt và Ramsar Site Tràm Chim của Việt Nam. Mekong là nguồn sinh kế, lợi tức protein chính yếu của ba dân tộc Lào, Cam Bốt và Việt Nam. Bất chấp tác động xuyên biên giới của Don Sahong xuống các Ramsar Site lân bang là hành động vi phạm Công Ước Ramsar 1971 mà Lào đã cam kết.
Bảo vệ cá heo Irrawaddy cá Pla Beuk khỏi tuyệt chủng
Sau cùng, giống cá heo Irrawaddy , giống cá cat fish khổng lồ Pla Buek và nhiều giống cá khác sẽ đi đến uyệt chủng nếu không còn di chuyển được tự do lên và xuống khúc sông ba quốc gia cùng chia sẻ.
Sự phân chia lợi ích và thiệt hại phi lý
Về lợi, với 260 MW, công suất từ Don Sahong chỉ ngang 10% tổng số công suất Lào đã sẵn có. Lào sẽ phải vĩnh viễn hy sinh Siphandone để lấy số điện năng nhỏ nhoi này; trong khi tiết kiệm năng lượng tiêu thụ thôi sẽ giúp Lào để dành gấp đôi công suất của Don Sahong mà không phải mất Siphandone. Dân Cam Bốt và Việt Nam không được hưởng lợi gì của Don Sanhong mà phải gánh chịu thiệt hại ngư nghiệp, bị lấy mất nguồn protein, nguồn nước sạch, nguồn phù sa và dinh dưỡng. Đó là an ninh sinh tồn của hàng triệu dân nghèo Cam Bốt và Viêt Nam, họ không thể nhân nhượng nhắm mắt để bị cướp mất.
Với những lý do trên, chúng tôi khẩn khoản yêu cầu chính phủ Lào hủy bỏ dự án Don Sahong, cất đi mối de dọa cho dân cư lưu vực, bảo toàn môi sinh cho thế hệ sau và chung sống hòa bình thân hữu với các dân tộc láng giềng.
Trân trọng,
Phạm Phan Long, P.E.
Chairman
Viet Ecology Foundation

clip_image005_thumb

Bản tiếng Anh

November 16, 2013
The Honorable H.E. Mr. Thongsing THAMMAVONG
Prime Minister of the Lao People’s Democratic Republic
Subject: Urgent Call to Stop Don Sahong Dam

Your Excellency,
We, the Viet Ecology Foundation (VEF), an NGO based in California in the United States, would like to express our concern that the Lao government’s Don Sahong Dam project, similar to the Xayaburi Dam project, has not duly followed the regional consultation process mandated by the 1995 Agreement. We are also concerned that its trans-boundary impact on Cambodia and Vietnam has not been addressed. We also call on your attention to the 2007 Plea to Abandon Plans for the Don Sahong Dam in the 2007 Open Letter by 28 Non-Governmental Organizations and take proper action.
The 2013 Don Sahong Hydropower Project Cumulative Impact Assessment Report
The January 2013 EIA/CIA report prepared by the National Consulting Company for the developer fails to address the problem that the dam blocks the Hou Sahong Channel, the only mainstream path that supports fish migration in dry seasons. This means the EIA/CIA report has ignored the Dam’s trans-boundary impact from Laos to Cambodia and Vietnam.
The 1995 Mekong Agreement
The International Rivers Network (IRN) reported that: “the Laos Vice Minister of Energy and Mines said the project would not undergo prior consultation. He argued that that the Don Sahong Dam is not a mainstream project because it will not stretch across the entire width of the river.

However, the IRN cited that: “Under Article 5.1 of the 1995 Mekong Agreements’ Procedures for Notification, Prior Consultation and Agreement, prior consultation is required for all intra-basin projects on the mainstream that use dry-season flows.
Don Sahong Dam is proposed on Hou Sahong, a mainstream channel of the Mekong. Hou Shahong is not a tributary because it does not have a catchment basin of its own. The Don Sahong Dam project is subject to the regional consultation per the 1995 Mekong Agreement.
The 1992 Helsinki Convention and Trans-Boundary Impacts
In 2007, 34 scientists submitted an open letter from the University of Sydney to all governmental and international agencies responsible for the Mekong River stating that:
The most serious negative environmental impact of the dam – and one that should be of serious concern to people living along the Mekong River and its tributary rivers and streams throughout southern and central Laos, including the Xekong River and its tributaries in Xekong and Attapeu provinces, as well as Cambodia and Vietnam to the south, and Thailand to the north – relates to fish and fisheries. The Don Sahong dam would block the major channel in the Khone Falls area used by the great majority of fish migrating up from Cambodia, especially in the dry season.

If a dam is built there and blocks that migration route, fish may not be able to get up the Khone Falls at all, and would not be able to enter Laos from Cambodia. This would have serious negative consequences for fisheries production throughout the region.”
Word Wildlife FederationWorldFish Center, scientists from the University of Wisconsin and the University of Sydney have identified the clear adverse and trans-boundary impact of the Don Sahong Dam. If the Laotian government proceeds to build the Don Sahong Dam, violating the 1995 Mekong Agreement, Laos would be liable for the harm this dam causes to Cambodia and Vietnam, including under such international laws as the 1992 Helsinki Convention.
The Don Sahong Dam and Ramsar Sites in Cambodia and Vietnam
The productivity of the Lower Mekong to date remains vibrant, which can be attributed to the rich biological reserve and productivity at the Khone Falls, the Champasak province of Laos, the Stung Treng Ramsar Site of Cambodia, and the Tram Chim Ramsar of Vietnam. The livelihood and food security of the people of three countries—Laos, Cambodia and Vietnam—depend on the fish, water and nutrients produced by the dynamics of the Mekong’s eco-environment. Laos as a Ramsar contracting party could be in violation of the 1971 Ramsar Convention if trans-boundary impacts from Don Sahong to Cambodia and Vietnam are disregarded.
The International Obligations per Laos’ 1999 Environmental Protection Law
The Don Sahong Dam would wreak havoc to the Siphandone, the four thousand islands, a national treasure of the Laotian people. The Don Sahong Dam project may violate the intent and spirit of Laos’ own 1999 Environmental Protection Law.Article 33 of the Law states that Laos is to “implement obligations under international conventions and agreements on the environment to which Laos PDR is a party.”
Save the Irrawaddy Dolphin and the Pla Beuk
Lastly, the endangered Irrawaddy Dolphin, the Pla Beuk and other fish species could be doomed to extinction if not allowed to swim freely in this part of the Mekong’s watercourse shared by the three nations.
Inequitable Benefit and Cost
The 240 MW capacity from Don Sahong Dam amounts to less than 10% of the Laos’ present national power generation capacity. The Laotian people do not need to sacrifice the pristine Siphandone wetland to gain that extra minor capacity. Exercising energy conservation can spare Laos twice as much power from Don Sahong. The loss of fish production, vital protein supply, fresh water, sediments and nutrients caused by Don Sahong Dam cannot be replaced. This loss is the food security millions poor Mekong people cannot survive without it.
For these reasons, we earnestly request that the Laotian government cancel the Don Sahong Dam project, remove its threat to the Mekong people, protect the environment for future generations and preserve the mutual friendship with neighboring countries.
Yours sincerely,
Long P. Pham, P.E.
THEO Viet Ecology

Phân thân hay dấn thân!

Người ta dễ dàng làm ảnh “phân thân” trong photosshop nhờ mẹo chụp ảnh đặt góc quay và model di chuyển các vị trí khác nhau cho cùng một góc máy. Theo tôi được biết, sự phân thân, thường gọi nhiều hơn, phổ biến hơn là “sự nhị hoá nhân cách”, được thấy nhiều nhất không phải ở tuổi thơ, mà nhiều nhất ở người lớn. Ở một số người, đó là một khuyết tật nhân cách.

Con người có nhiều loại phân thân. Phân thân nhân cách là một bệnh tật thương tâm, không phải một sự sa đoạ nhân cách đến hư hỏng. Những sự sai lầm về nhân cách có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, như: suy giảm nhân cách, sa sút nhân cách, bán rẻ nhân cách. Về sai lầm nhân cách, do tội lỗi chứ không phải do khuyết tật.

Trong Thầ̀n khúc, ở cổng địa ngục có dòng chữ: “Xin bỏ lại sự sợ hãi trước khi bước qua đây, trong này không có chỗ cho lòng̣ khiếp đảm. Ngược hẳn với người dấn thân, là người vô trách nhiệm, với nhiều biển̉ hiện, nhiều mức độ tuỳ từng loại người và từng người, như trùm chăn, ở ẩn, thoái thác, đùn đẩy, lẩn tránh nhiệm, nghĩ một đằng nói một nẻo, v.v.

Người dấn thân, chính khách, trí thức, thợ thuyền, dân cày, v.v. là người làm việc và chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc làm của mình. Trước cửa cuộc đời, nên có dòng chữ thường thấy ở cổng một cơ quan, một công trường, một đơn vị quân đội: “Không có trách nhiệm, xin miễn vào”. Ở đời này, không chịu dấn thân, không dám dấn thân là vô trách nhiệm.

Trên mạng xã hội có nhiều bài viết phản ánh về hoạt động của Quốc hội như kiểu “vỗ tay” theo hướng đã được chỉ tay! Một số hình ảnh đại biểu ngủ gật chứng tỏ khá mệt mỏi. Tuy nhiên, vẫn có những vị đại biểu Quốc hội không chấp nhận phân thân, vẫn dũng cảm nói lên tiếng lòng của dân, thể hiện bản lĩnh và dấn thân của mình, thật đáng nể và kính trọng.

Cho rằng dự thảo Luật Đất đai còn rất nhiều nội dung cần phải trao đổi, cần phải điều chỉnh và với thời gian từ nay đến cuối kỳ họp còn rất ít, đại biểu Phạm Xuân Thường đề nghị Quốc hội nghiên cứu có thể hoãn lại chưa thông qua tại kỳ họp này mà để sang kỳ họp thứ 7, v.v. Dư luận cho rằng đây là trường hợp đặc biệt dám dấn thân phát biểu chính kiến của mình. Điều này chính xác. Tuy nhiên, tôi muốn giải thích để đại biểu Phạm Xuân Thường rõ hơn là đất đai ở nông thôn có hai phần. Thứ nhất, đất thổ cư của gia đình. Đất này rõ ràng là đất sở hữu cá nhân do đó việc sử dụng và bán đi hay không là hoàn toàn thuộc cá nhân. Thứ hai, đất thuộc quyền của hợp tác xã ở làng/xã hiện nay đã trót thành đất của tập thể (dù trước kia là đất cá nhân nhưng đã bị tịch thu từ lâu nên không thể truy nguồn gốc). Đất này là sở hữu tư nhân thuộc tập thể xã viên. Việc sử dụng chúng, hoặc bán đi là quyền của tập thể xã viên quyết định. Xã viên nào muốn rút khỏi có thể bán lại cho tập thể. Tập thể có thể quyết định bán hay cho thuê cho nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân dùng trong hoạt động không phải làm nông nghiệp. Vậy thì không nên áp trò sở hữu toàn dân ở đây, rồi áp đặt thời hạn quyền sử dụng ở đây.

Dư luận cũng rất quan tâm bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Bùi Quang Vinh tại buổi thảo luận tổ ở Quốc hội. Bộ trưởg Bùi Quang Vinh thay vì phân thân để né tránh đối diện với sự thật thì đã dũng cảm dấn thân. Trong lãnh đạo của Việt Nam hiện nay còn quá ít các vị Bộ trưởng như vậy. Trung Quốc sở dĩ làm được những việc cải cách lớn vì họ có ý thức và bản lĩnh của Đại Hán và là dân tộc thực dụng. Chúng ta mang trong mình ba căn bệnh: bệnh Sô viết quan liêu bao cấp, bệnh tiểu nông và bệnh tha hoá khi tham gia thị trường nhưng không cải cách thể chế chính trị. Nói là ta học Tàu nhưng có lẽ cậu học trò nhiễm đến ba căn bệnh trọng nêu trên thì kết quả ra sao cũng dễ hiểu.

Trên mạng đưa thông tin ông Bùi Quang Vinh thẳng thắn phân tích về “Luật Ngân sách và Nghị quyết của Trung ương đối với đầu tư phát triển cảnh báo, đất nước này vỡ nợ do xây dựng cơ bản tràn lan, còn Bộ Giao thông thì lúc nào cũng nợ. Ngân sách đang thâm hụt một cách nghiêm trọng, chưa từng có.

Trước đây, tổng chi đầu tư phát triển trong vòng 05 năm trước, 2006-2010 bình quân là khoảng 35-37%, thậm chí năm đầu 40%, có những năm lên tới 42% so với GDP. Ví dụ GDP năm nay của chúng ta là 4,2 triệu tỷ, thì tổng đầu tư toàn xã hội vào cỡ 1,7-1,8 triệu tỷ. Nhưng nó cứ tụt dần, tụt dần. Nó tụt cái chi đầu tư của nhà nước thì còn có lý chứ tụt tổng chi đầu tư toàn xã hội là có vấn đề vì đất nước ta đang phát triển. Có nhiều người mang cái này ra so sánh với Pháp, với Đức, bảo là ở họ bố trí có mấy phần trăm, rất ít, sao VN nhiều thế.

Ông Bùi Quang Vinh cho rằng Đức, Pháp họ bảo là sao các ngài lại so sánh thế được nhỉ, chúng tôi đã có mấy nghìn năm xây dựng rồi, cách đây hàng trăm năm chúng tôi đã có cơ sở vật chất tốt hơn VN hiện nay, đường cao tốc, quốc lộ, đường ngang ngõ xóm của chúng tôi xong từ bao giở bao giờ, nên chúng tôi không phải làm thêm gì nữa. Tức là người ta đã đầu tư hoàn chỉnh rồi, không cần đầu tư thêm về hạ tầng nữa.

Và phân tích: “Tại sao chúng ta hôm nay phát hành trái phiếu, là bởi vì trái phiếu thì sẽ không phải in thêm tiền, không phải gây lạm phát trực tiếp. Tức là chúng ta có tiền nhưng không phải in thêm tiền. Nó vẫn là đồng tiền đang lưu hành trong chúng ta, khi Chính phủ phát hành trái phiếu thì nhân dân mua, doanh nghiệp mua, ngân hàng mua.

Tiền của ngân hàng là tiền dân gửi tiết kiệm, đáng lẽ mang ra đầu tư cho sản xuất, thì ông ấy dành một phần mua trái phiếu Chính phủ. Nhưng tất nhiên nó cũng có tác động gián tiếp đến giá cả, giá cả có thể tăng lên. Trái phiếu này chỉ dành để nâng cao hiệu quả đầu tư và góp phần tăng trưởng. Bởi vì 1.400 công trình đang dở dang của các bộ, ngành, địa phương, là đường quốc lộ, thủy lợi đang dở dang chỉ còn thiếu một ít thôi, bây giờ nếu không cho nữa thì tất cả khoản tiền đổ vào trước đó sẽ vứt đi.

…Chúng ta cần thay đổi thể chế để quyền đi đôi với trách nhiệm. Không làm được thì từ chức, không từ chức thì tôi gạch tên ông. Phải thế mới được. Còn bây giờ thì tốt xấu lẫn lộn, thành tích cũng chẳng biết của ông nào, sai cũng chẳng biết của ông nào. Nhiều thứ lộn xộn, mệt mỏi lắm, nên tôi nói các đồng chí là nếu chúng ta không đổi mới thì chúng sẽ chết thôi, chúng ta sẽ củ mài ăn xuống thôi.

Người ta cứ kể câu chuyện rằng vứt một thằng VN xuống hố thì nó lên được, nhưng vứt ba thằng xuống thì chúng nó chết hết vì chúng kéo nhau xuống, còn bỏ 3 thằng Trung Quốc xuống thì cả 3 chúng nó đều lên được. Người VN chỉ cá nhân, không làm việc được cùng nhau. Nếu thế thì chỉ có chết.

Ông Bùi Quang Vinh là Bộ trưởng đầu tiên biết phân tích và nói thẳng về việc các địa phương tranh nhau lên dự án đầu tư và coi Trung ương là cái lò cung cấp tiền. Không kế hoạch, không thẩm định dự án và chắc cũng không cần kiểm tra chất lượng từng giai đoạn cho đến khi kết thúc. Cứ thế mà làm rồi chia nhau quyền lợi. Có lẽ đây là mấu chốt tại sao Trung Quốc dù có tham nhũng nhưng đầu tư hiệu quả hơn xa Việt Nam.

Tuy nhiên, ngẫm suy bài phát biểu của ông Bùi Quang Vinh, trao đổi với người bạn đồng tâm, chúng tôi có chung nhận xét, vẫn có thể nhặt ra những “hạt sạn” cần nói lại cho rõ. Lý luận rằng phải có đầu tư cao hơn các nước phát triển vì mình thiếu hạ tầng cơ sở thì cần phải xem lại là hơn bao nhiêu mới hợp lý. Các nước phương Tây phát triển cao như Đức, Mỹ đầu tư trung bình là 18% GDP tính từ 2000 đến 2011 và hiện nay còn thấp hơn.

Nhật Bản đầu tư cao hơn ở mức 21% GDP vì Nhật muốn kích cầu thoát khỏi tình trạng trì trệ hơn 20 năm nay, mà vẫn không thành công. Các nước Đông Nam Á như Philippines, Thái Lan, Malaisia, Indonesia cùng thời gian trên đầu tư khoảng 27% GDP, Singapore thì khoảng 26%. Và Việt Nam khoảng gần chục năm nay, đầu tư xấp xỉ 40%, nhưng tốc độ phát triển lại quá thấp!? Lỗi tại ai? Hỏi tức là trả lời.

Chúng tôi nghĩ trong tình trạng không kiểm soát được chất lượng, thì không nên đầu tư quá nhiều làm gì, vì chỉ tạo cơ hội làm đầy túi quan chức. Cảng tỷ đô Lạch Huyện – cầu Tân Vũ đắt ngất ngưởng, lại tác hại lớn đến môi trường chỉ là một ví dụ minh chứng.

Khi nghe ông Bùi Quang Vinh nói về thu ngân sách, tôi lại nhớ đến trên website của Ủy ban Kinh tế xã hội: http://ecna.gov.vn/Pages/Index.aspx. Chúng tôi thấy có lẽ đây là lần đầu tiên Quốc hội có một bản báo cáo kinh tế, ít nhất là bản được công khai. Không những thế, đây là bản báo cáo có nghiên cứu và phân tích thực địa, có giá trị hơn nhiều bản báo cáo của Chính phủ mà thực chất chỉ là khẩu hiệu.

Chương về Ngân sách giải thích đúng điều mà TS Vũ Quang Việt đã phân tích trước đây, tức là ngân sách kết toán luôn luôn lớn hơn ngân sách dự toán (tức là ngân sách Quốc hội thông qua) rất nhiều.
clip_image002

Bản báo cáo Quốc hội giải thích là cách làm ngân sách là ở tỉnh thì đợi xã huyện làm ngân sách rồi cộng lại, trung ương lại đợi các tỉnh rồi cộng lại. Ngoài ra trung ương lại đợi các bộ rồi cộng lại (?). Dự toán ngân sách như thế là bài tính cộng đơn giản, nếu chưa nhận được thì dự toán rồi cộng chẳng giống ai. Do đó, mà dự toán của Chính phủ to tướng chẳng có gì lạ!

Khi dự toán được lên, tiền không biết đâu ra, và chi vào đâu, cho nên mới nảy sinh chi bừa bãi, chi nhiều mà không thể hoàn thành công trình, còn công trình không được đánh giá thì tất nhiên không thể có chất lượng.

Nhóm nghiên cứu kinh tế Ủy ban kinh tế Quốc hội đã làm được việc đáng khích lệ đã giúp vẽ ra được bức tranh trên là một đóng góp lớn cho Ủy ban Kinh tế Quốc hội. Mong rằng sẽ có Ủy ban kiểm soát chi tiêu của Quốc hội để thẩm tra chi tiết chi tiêu của Chính phủ và các doanh nghiệp quốc doanh. Ủy ban này cần thiết lập một cánh tay chuyên nghiệp và độc lập nhằm phục vụ kiểm toán các hoạt động chi tiêu của Chính phủ kể cả của Quốc hội.

Ông Bùi Quang Vinh và nhiều vị đại biểu Quốc hội cho rằng phát hành trái phiếu để đầu tư, tức là không in tiền nên không gây lạm phát? Nói như thế là nhầm lẫn, không hiểu gì về cách tạo tiền. Ngân hàng Trung ương tạo tiền bằng cách mua lại/mua mới trái phiếu trên thị trường, tức là tung tiền ra.

Điều này Ngân hàng Trung ương đang làm để tạo thêm thanh khoản và đưa lãi suất xuống gần zero. Điều này, Ngân hàng Trung ương Mỹ tự quyết định. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không độc lập cho nên Chính phủ có thể bắt họ mua trái phiếu, tức là đẩy tiền ra. Với chính sách độc lập, họ có toàn quyền không chịu mua, không tung tiền ra thì mới có thể kiểm soát được lạm phát.

Nếu Ngân hàng Nhà nước độc lập, việc phát hành trái phiếu để có tiền đầu tư cho hạ tầng cơ sở là nguyên tắc đúng đắn thay vì mượn tín dụng ngân hàng (vì phải trả lãi cao), nhưng điều này không kiểm soát được thì lại trở thành mạo hiểm. Bài học nhãn tiền là nhiều tỉnh ở Trung Quốc đang gặp khó khăn trả nợ và nhiều thành phố ở Mỹ đã phải tuyên bố phá sản, người mua đương nhiên phải chịu mất. Ở Việt Nam có thể như thế không? Nếu không, ai sẽ trả nợ trái phiếu khi thành phố phá sản ở Việt Nam? V.v.

Quốc hội sắp đến thời đoạn bấm nút thông qua sửa đổi Hiến pháp và Luật Đất đai, những người hiểu biết đều thấy còn rất nhiều vấn đề bất cập. Cử tri cả nước dõi theo và tri ân các vị đại biểu Quốc hội thực sự biết vượt lên chính mình, dấn thân phản ánh nguyện vọng và ý chí của nhân dân vì sự phát triển vững bền của đất nước.

Tô Văn Trường
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Hiểm họa văn hóa lai căng

Không phải ngẫu nhiên mà một nền văn hóa bị “lai căng”. Đó phải là kết quả của sự thiếu hiểu biết đến từ nhiều phía, nhất là những người làm công tác quản lý văn hóa. Bởi khi người làm quản lý văn hóa mà tăm tối thì những niềm tin kỳ lạ, dị đoan sẽ có dịp âm thầm thức dậy. Đó cũng là lúc con người ta mang bản sắc văn hóa của một dân tộc khác thành trào lưu văn hóa của dân tộc mình. Như chính chuyện của con sư tử đá kiểu Tàu nhe nanh “canh” các di tích văn hóa, đình, chùa, công sở Việt chẳng hạn!


Các tài liệu cho biết, sư tử đá xuất hiện từ thời Lý, nó là niềm kiêu hãnh của nghệ thuật Việt Nam, thể hiện sự sáng tạo và tính dân tộc cao của người Đại Việt. Nhưng hình tượng sư tử đá trong văn hóa Việt này có nhiều phần giống hổ hoặc lân, đó là những con sư tử dạng cách điệu; dù vẫn là biểu trưng của sức mạnh nhưng được chạm trổ rất công phu, mỹ thuật chứ không mang hình dáng cụ thể và hung tợn như những con sư tử đá lai căng đang xuất hiện tràn lan.
Từ lâu, sư tử được ví như là sức mạnh của Phật pháp, chính vì thế mà ở các đình chùa hay đặt các tượng sư tử trước cổng, thậm chí là đưa vào trong tâm điện thờ Phật hay đội tòa sen. Thật ra, trong kinh điển cũng có nhắc nhiều đến hình tượng con sư tử cùng với tiếng rống của nó. Cụ thể, thành ngữ “Sư tử hống” trong kinh điển Đại thừa thường được dùng để chỉ cho tiếng nói của bậc đại trí như đức Phật. Trong kinh điển Nguyên thủy thì khi đức Phật hoặc đệ tử của ngài thuyết pháp thì lời thuyết pháp đó được gọi là “Thành tựu sư tử hống”. Tức đó là tiếng nói không sợ hãi, không do dự, không mơ hồ, nói với niềm xác tín và kiên quyết. Trong kinh A Hàm, phẩm kinh Thế gian có đoạn nói: “Nói về Như Lai cũng là nói về sư tử vậy”.
IMG_0410
Tượng sư tử đá trước chùa Vân Hồ – Hà Nội
Không những thế, ngày nay tượng sư tử còn được đặt tràn lan ở nhiều nơi khác, như là một hình tượng dùng để bày trí theo phong thủy. Ở nhiều công sở hiện tại, sư tử đá như là một biểu tượng của sự may mắn về tiền tài dù thực chất trong phong thủy hiếm khi người ta nói đến điều đó! Ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu văn hóa cho biết, những con sư tử đá với hình dáng hung tợn kia chỉ ở vị trí… canh mộ, từ xưa đến nay vẫn như thế! Nhưng có thể vì kém hiểu biết, vì mê tín và còn là vì sự tùy tiện nên người ta đã mang hình tượng những con sư tử đó vào các nơi thờ tự, công sở ở xứ ta. Nói về điều này, Giáo sư Trần Lâm Biền gọi đó là một sự “lạc dòng” văn hóa. Bởi theo ông, việc đặt tượng sư tử đá trước cửa các di tích lịch sử văn hóa của Việt Nam thì dù vô tình hay cố ý, chính người ta đã mặc nhiên thừa nhận những di tích đó có liên quan hay gắn liền với văn hóa Trung Hoa, trong khi bản chất không phải như thế!
Tuy nhiên, hiện tượng sư tử đá lai căng tràn lan ở nước ta không phải chỉ mới diễn ra. Nó đã bắt đầu bùng phát trong khoảng chục năm trở lại đây và đã có nhiều nhà nghiên cứu lên tiếng nhưng hầu hết đều rơi vào hư không trước sự tăm tối của nhà quản lý. Và nếu trước đây, hiện tượng này chỉ diễn ra trong hạn chế thì ngày nay nó bắt đầu bùng phát thành phong trào cùng với sự phát triển rầm rộ của các công trình kiến trúc.
Chia sẻ với chúng tôi, GS Trần Lâm Biền cho biết, thực tế tượng sư tử đá cũng không phải phía Trung Quốc trực tiếp đưa sang mà nó đi theo đường vòng. Ban đầu nó được du nhập vào miền Nam bằng cách theo chân người Hoa di cư, rồi sau đó mới từ miền Nam ngược ra Bắc. “Nó là quá trình “thẩm thấu” lâu dài và đã bắt đầu bùng phát. Nếu xét trên phương diện thẩm mỹ thì có thể đánh giá bức tượng sư tử đá có thần thái đẹp, phù hợp với việc đặt ở những cổng di tích, đền chùa… Nhưng xét về văn hóa Việt Nam thì nó lại không nằm ở bản gốc văn hóa của nước ta. Nó hoàn toàn thuộc về kiến trúc văn hóa Trung Hoa” – GS Biền nói.
Theo GS Biền thì những tượng sư tử đá hầu hết được “sinh” ra từ các vùng Ninh Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng – nơi có nghề chạm khắc đá truyền thống. Những nghệ nhân ở đây làm theo các đơn đặt hàng của khách mà không hề để ý gì đến văn hóa dân tộc. Rồi từ vùng này mới dần dần lan tỏa ra khắp các địa phương khác và trở thành phong trào như hiện nay.

Nói về trách nhiệm gây nên sự lai căng văn hóa đó thì có lẽ người ta sẽ nhắc đến những người lắm tiền đã đặt làm và đưa những tượng đó về mà trưng bày và thờ phụng. Song, bản thân họ không hề ý thức được việc làm đó sẽ gây ảnh hưởng đến đặc trưng văn hóa gốc của dân tộc mình như thế nào, nên có thể nói họ không có lỗi. Lỗi ở đây thuộc về những cá nhân, cơ quan làm công tác quản lý văn hóa đã không làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến và cả cách thức quản lý văn hóa nên mới dẫn đến hiện tượng lai căng văn hóa đó.
Hẳn người ta chưa thể nào quên một vụ việc cũng liên quan đến sự mê muội của một bộ phận những người quản lý văn hóa vừa bị phát giác vừa qua. Đó là việc một hòn đá lạ với dăm ba dòng chữ loằng ngoằng được đặt trên ban thờ Vua Hùng để người dân ngày đêm khấn vái, suốt 3 năm mà những chức sắc ở di tích này vẫn coi đó là việc làm mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc! Thậm chí, vài quan chức của tỉnh Phú Thọ, những người có chứng chỉ cao cấp chính trị và thuộc lòng chủ nghĩa di vật biện chứng cũng tỏ ra “run rẩy” trước một hòn đá vô tri! Và để vứt hòn đá đó ra khỏi bàn thờ tổ tiên, thay vì chỉ cần hai anh lực điền làm trong vòng vài phút thì người ta lại cần đến cả một hội đồng khoa học để ngồi lại thảo luận! Nguồn cơn của sự lãng phí ấy chính là vì sự nỗi sợ hãi dị đoan vẫn còn đang tồn tại trong những cái đầu nặng nề như đeo đá!
Trở lại chuyện sư tử đá Trung Quốc xuất hiện trong các đình chùa, công sở Việt, người ta có thể giải thích rằng đó là một sự giao lưu văn hóa. Đúng là nền văn hóa nào cũng cần có sự giao lưu nhưng sự giao lưu một cách nguyên vẹn, rập khuôn mà không được Việt hóa thì đó là sự giao lưu mù quáng. Giao lưu văn hóa đúng nghĩa phải là dựa trên sự tự nguyện và nghiên cứu sao cho phù hợp với thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa bản địa. GS Trần Lâm Biền đã bức xúc rằng: “Thực tế, chúng ta cũng có rất nhiều những linh vật đẹp, tại sao chúng ta không sử dụng mà lại đi lấy một linh vật của nước khác? Như thế là vô cùng phản cảm và phản văn hóa”.
Đem một hòn đá lên bàn thờ tổ tiên để ngày đêm khấn vái, mang hình tượng sư tử hung tợn của văn hóa ngoại đặt trong các di tích, đình chùa, công sở mình mà không hề biết gì về nó là một việc có lẽ chỉ nên xảy ra vào thời… các Vua Hùng. Nhưng sự thiếu hiểu biết đó có thể kéo dài đến hiện tại là điều hoàn toàn không thể chấp nhận!
Nhưng rõ ràng là khi những người có nghĩa vụ chưa tuyên truyền, phổ biến cho mọi người hiểu về văn hóa dân tộc hay chưa xử lý những trường hợp vi phạm, hoặc chính bản thân họ cũng đang tăm tối, dị đoan thì những vụ việc tương tự sẽ còn kéo dài. Bởi GS Biền nói, chỉ khi người dân có kiến thức, có hiểu biết về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình thì khi đó văn hóa truyền thống mới không bị “xâm lăng” bởi văn hóa ngoại lai!
Trúc Vân
The PetroTimes 

Dùng trẻ em và máu của thanh niên để kéo dài tuổi thọ Chủ tịch Kim Il Sung

Cố Chủ tịch Kim Il-sung của Triều Tiên đã ra lệnh cho các bác sĩ tìm mọi cách để mình có thể sống được đến 120 tuổi. Ngày 19/11, tờ Telegraph của Anh dẫn lời một bác sĩ riêng của cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Il-sung, người sáng lập đất nước Triều Tiên, cho biết nhà lãnh đạo này đã từng ra lệnh cho các bác sĩ của mình tìm cách làm cho ông sống đến 120 tuổi.
Năm 1979, bác sĩ Kim So-yeon được bổ nhiệm làm Giám đốc Viện Nghiên cứu đặc biệt do ông Kim Il-sung ra lệnh thành lập trước đó 2 năm để giúp ông đạt được mục tiêu sống trường thọ này. Sau một thời gian nghiên cứu, vị bác sĩ này bỏ sang Hàn Quốc vào năm 1992. Ông Kim Il-sung qua đời vào tháng 7/1994, hưởng thọ 82 tuổi.

Người dân Bình Nhưỡng cúi đầu trước tượng đài của ông Kim Il-sung và Kim Jong-il

Những tiết lộ của bác sĩ Kim So-yeon được đưa ra trong một cuốn sách vừa được xuất bản kể về quãng thời gian hơn 30 năm vị bác sĩ này nghiên cứu một phương pháp trường thọ cho nhà lãnh đạo Kim Il-sung.
Bác sĩ Kim cho biết ông Kim Il-sung đã nảy ra ý tưởng kéo dài tuổi thọ của mình khi ông bước sang tuổi 65, sau đó ông ra lệnh cho các chuyên gia y tế hàng đầu của Triều Tiên nghiên cứu tìm hiểu để đạt được mục tiêu đó.
Sau khi nhận được mệnh lệnh này, đội ngũ bác sĩ và chuyên gia y tế Triều Tiên đã nghiên cứu hơn 1750 loại thảo dược khác nhau được ghi nhận trong các loại sách đông y, sau đó lựa chọn những loại thảo dược triển vọng nhất để trồng và thử nghiệm.
Tuy nhiên phương pháp kéo dài tuổi thọ đầu tiên được các bác sĩ này đề xuất là tìm cách làm cho ông Kim Il-sung cười nhiều hơn.
Bác sĩ Kim cho biết: “Chúng tôi đã mời một diễn viên hài nổi tiếng tới diễn hài và cho các em bé 5-6 tuổi làm những điều ngộ nghĩnh trước mặt ông Kim.”

Bất cứ diễn viên nào có khả năng làm cho Chủ tịch Kim cười 5 lần một ngày sẽ được trao tặng danh hiệu “diễn viên xuất sắc”.
Tuy nhiên tất cả các phương thuốc mà họ dày công nghiên cứu và pha chế cho Chủ tịch Kim đều có tác dụng rất hạn chế, vì trong khi ông ra lệnh cho họ tìm ra phương thuốc trường sinh kỳ diệu thì ông lại không quan tâm đến sức khỏe của chính mình.
Bác sĩ Kim cho biết từ khi 78 tuổi, Chủ tịch Kim Il-sung đã yêu cầu truyền máu của những thanh niên trẻ khỏe cho mình.
Tuy nhiên vị bác sĩ này cho rằng những liệu pháp điều trị “quá độ” đã gây ra những tác dụng phụ và có thể là nguyên nhân khiến sức khỏe của ông Kim Il-sung trở nên tồi tệ hơn. Nhà lãnh đạo này đã đột ngột qua đời sau một cơn đau tim cấp trước khi được đưa vào bệnh viện ở Bình Nhưỡng.
THEO KHÁM PHÁ

Chỉ cần lắp đèn vào đầu lãnh đạo

Có lẽ cần thiết hơn việc lắp hàng ngàn camera vào phòng hỏi cung như dự định tốn hàng núi của mà dân càng mất tiền lại mất cả lòng tin, thì đơn giản hơn, chỉ cần lắp vào đầu lãnh đạo đảng, chỉ mỗi cái đầu một bóng đèn 5 wat. Chỉ vậy thôi cũng đủ để nó đốt cháy đi tính ích kỷ, lợi lộc phe nhóm của riêng mình, may ra cái đầu sẽ được soi sáng hơn mà nhìn thấy lợi ích của đất nước, của dân tộc.
Khi đó, hệ thống tam quyền phân lập sẽ ra đời, người dân bớt oan sai, đau thương và đất nước mới có cơ hội ngẩng mặt lên với năm châu.
Vụ án Nguyễn Thanh Chấn đã làm nóng lên diễn đãn xã hội Việt Nam về những vụ án oan, án sai và số phận những công dân vô tội bỗng dưng bị tù đày, giam cầm, thậm chí là mất mạng. Khỏi phải nói, với những gì báo chí nói đến, thì người ta cũng đã hình dung được nỗi oan của công dân này ra sao và nguyên nhân chính là việc ép cung, bức cung và dàn dựng vụ án theo ý cơ quan điều tra.
Dư luận đặt câu hỏi: Án oan, án sai ở Việt Nam bao giờ sẽ chấm dứt, bao giờ số phận công dân không bị đe dọa vào tù oan bởi hệ thống chính trị, pháp luật Việt Nam?

Bài ca không quên: Bao nhiêu người vô tội được đi tù?

Nếu chúng ta đi trên đường con đường đặt tên là Hồ Chí Minh, từng đoạn một chúng ta sẽ thấy những tấm bảng hiệu chỉ dẫn đến các nhà tù. Hầu như không tỉnh nào không có hệ thống nhà tù trên rừng heo hút phía Tây, ngoài hệ thống nhà tù vùng đồng bằng khá nổi tiếng và nhiều người biết.
Số lượng tù nhân ở Việt Nam là một con số không được công bố. Nhưng, mới đây, chỉ riêng một đợt đặc xá ngày 29/8/2013, đã có 15.446 người được ra khỏi nhà tù vì lý do nhà tù quá tải. Như vậy, dù không công bố, thì người ta vẫn có thể dự đoán được số tù nhân là con số không hề nhỏ. Theo số liệu được báo chí Việt Nam công bố, thì hiện nay tỷ lệ án oan trên 10%. Như vậy, trong số hàng trăm ngàn người trong các trại giam, sẽ có hàng chục ngàn người vô tội được đi tù.
Vấn đề án oan, án sai đã là vấn đề muôn thuở từ xưa đến nay được báo chí, nhà nước, quốc hội, dư luận nhân dân chú ý, kêu gọi, lên án, chất vấn… đủ cả. Thế nhưng, lượng án oan, án sai – là điều mà không ai chấp nhận được – vẫn cứ đều đều không hề có tín hiệu giảm xuống.
Sáng 27/11/2006 chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Văn Hiện phát biểu trước Quốc hội là ông đã “vơ vét” hàng trăm thẩm phán cho ngành tòa án để giải thích cho việc riêng trong năm 2005, có tới 9.000 vụ án bị hủy án, sửa án, có nghĩa là gần một vạn vụ án sai đã được phát hiện. Từ đó trở đi, mỗi lần Quốc hội họp lại cứ bài cũ diễn lại, lại quyết tâm, lại trách nhiệm, lại nâng cao, lại đẩy lùi… Thế rồi, đủ các phương thức, lời bàn, những tiếng kêu thống thiết rằng không thể đầy số mệnh công dân vào oan trái bởi hệ thống pháp luật…
Nhưng, những tiếng kêu chỉ để mà kêu, lời bàn chỉ để mà bàn. Bởi những biện pháp kia, lời bàn kia chỉ là chuyện gãi ghẻ.

Án oan sai vẫn không có lối thoát.

Nguyên nhân của mọi nguyên nhân
Sở dĩ, chuyện hạn chế án oan sai cứ như gãi ghẻ mà không thể dứt điểm, không thể hạn chế. Thậm chí, càng những năm gần đây, những vụ án bị oan khuất trắng trợn bởi ép cung, bởi bao che tội phạm, bởi tiền… thậm chỉ chỉ vì bởi thành tích lên sao, lên vạch chiếm chức tranh quyền của cán bộ thừa hành. Tất cả đẩy số phận người dân trở thành trò đùa và miếng mồi của cả hệ thống pháp luật.
Sau hơn 7 năm kể từ khi ông Chánh án Tòa án Tối cao Nguyễn Văn Hiện “vơ vét” thẩm phán cho ngành tòa án, và hạ quyết tâm thì án oan vẫn lan tràn, án sai vẫn không thay đổi. Người ta đổ cho nhiều lý do để tạo nên tình trạng đó nào là cơ chế, nào là bộ luật, nào là khách quan… để chứng minh một điều: Oan sai là hiển nhiên, chẳng ai có tội ở đây. Nếu có tội chăng, chỉ là thằng dân có tội là đã sinh ra để chịu oan sai. Thế thôi.
Người ta đổ cho cơ chế, nhưng cơ chế là thằng nào, mặt mũi ra sao, chẳng ai dám chỉ ra nó. Bởi nó chính là con đẻ của thể chế cộng sản.
Người ta đổ cho bộ luật tố tụng, bởi dù Bộ luật đã ghi rõ luật sư có thể được tham gia quá trình tố tụng từ đầu nhưng phải có điều kiện là “nếu được sự đồng ý của cơ quan điều tra”. Nghĩa là, sinh mạng của người dân vẫn được “sự lãnh đạo tuyệt đối” của đảng quyết định thông qua bàn tay công an. Bởi công an ta với trình độ “giỏi nhất thế giới” – nói theo cách của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền – thì vẫn muôn đời khó tìm ra được tội phạm. Trong dân gian đã chẳng lan truyền câu truyền miệng “không có tội thì đánh cho có, có tội thì đánh cho chừa” đó sao.
Bằng chứng là vụ án mới nhất ông Nguyễn Thanh Chấn (rất may chưa được lãnh đạn đồng chỉ vì có ông bố liệt sĩ), phải chờ đến khi tội phạm đầu thú mới biết oan sai, nhưng không một cán bộ công an nào nhận ép cung, tra tấn đấy thôi. Làm gì nhau.
Quốc hội, cơ quan được gọi là Quyền lực cao nhất của đất nước, nhưng bản Hiến pháp của Quốc hội cũng chỉ đứng sau Cương lĩnh của Đảng Cộng sản (Theo Nguyễn Phú Trọng). Nghĩa là vị trí của Đảng là siêu cao. Tuy đảng ở vị trí siêu cao, lãnh đạo tuyệt đối, mọi mặt. Nhưng đảng có truyền thống là không chịu trách nhiệm mọi mặt. Chẳng là dân gian vẫn có câu “Mất mùa là bởi thiên tai, được mùa là bởi thiên tài đảng ta” đấy sao! Cái thói tranh công, đổ lỗi và từ chối trách nhiệm thì đảng ta thành thần.
Còn công an, là lực lượng được Đảng CS coi là thanh kiếm, lá chắn của đảng, xác định là “còn đảng, còn mình”. Do vậy được đảng ưu ái, được đảng chăm muôi để giữ cho đảng độc chiếm cái ghế quyền lực. Và vì được ưu ái, xã hội Việt Nam dần dần chuyển thành chế độ công an trị đặc trưng. Từ Thủ tướng chính phủ, đến Bí thư Tỉnh ủy, từ ông Quản lý tôn giáo đến ông chủ tịch tỉnh… con số từ ngành công an chuyển sang là rất lớn.
Nhiều vụ việc công an gây tội ác, đều được xử lý theo kiểu không chỉ giơ cao đánh khẽ mà là nuông chiều đến hư hỏng. Một công an phạm tội hiếp dâm trẻ em được thả tự do. Lý do được giải thích là “rối loạn cảm xúc tình dục”. Dù rối loạn nhưng vẫn làm công an, vẫn là con của một công an khác. Nhà dân đang yên lành, công an tổ chức những “trận đánh đẹp” thế là đạn nổ, nhà tan, tài sản biến mất. Để rồi cuối cùng, dân cứ thế vào tù, còn ông Đại tá Đỗ Hữu Ca được phong lên cấp tướng. Đó mới là câu chuyện nên “viết thành sách” của ngành công an cộng sản.
Bao người dân đã “tự nguyện” đến đồn Công an để tự vẫn hoặc chết không rõ nguyên nhân. Bao người dân bị đánh chết, công an hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra án mạng, đều được “gãi ghẻ” dăm ba năm tù lấy lệ. Tất cả, chỉ đơn giản họ là công an.
Việc dung túng, bao che, nuông chiều một lực lượng cầm súng tung hoành trong xã hội là nguyên nhân trực tiếp đẩy nạn án oan, án sai ngày càng nhiều.
Nhưng, nguyên nhân sâu xa nhất vẫn là “sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng” tác động tất cả các quá trình, mọi khâu trong việc bắt giữ, điều tra, xét xử, kiểm sát… Điều này thì rõ ràng như hai với hai là bốn.
Không ai có thể phủ nhận được một điều: Với một nền pháp lý bị dẫn dắt theo một định hướng, bởi một người hoặc một nhóm độc tài, thì chuyện thiếu khách quan, không rành mạch, dẫn tới oan sai với người dân vô tội là hẳn nhiên. Thậm chí, bất chấp nguyên tắc tố tụng hơn cả là điều mà báo chí đã nhiều lần lên tiếng là cơ chế “án bỏ túi” bởi ban Nội chính, bởi ý đảng, bất chấp lòng dân. Đặc biệt là những vụ án mang yếu tố chính trị, bất đồng chính kiến. Ở đó, việc xét xử, luật sư, luật pháp, tố tụng… chỉ là trò hề trang điểm bộ mặt nhớp nhúa độc tài.
Thật ra, đó là một cơ chế Đảng thì lãnh đạo để nhân dân lãnh đủ và trái ý thì lãnh đạn.

Lối thoát của đất nước hay cửa tử của Đảng?

Không ai không công nhận một điều: Ở một chế độ tam quyền phân lập, mọi hoạt động tố tụng được tiến hành độc lập, tuân theo nguyên tắc: Chỉ tôn trọng pháp luật, quân pháp bất vị thân. Mọi hoạt động của hệ thống công quyền được giám sát, khách quan và chặt chẽ. Do vậy án oan sai được hạn chế đến mức tối đa.
Thế nhưng, vì sao điều này không được thực hiện, thậm chí Nguyễn Phú Trọng còn lên giọng dọa dẫm: “Có ai đòi tam quyền phân lập không… Như thế là suy thoái chứ còn gì nữa”.
Có thể nhiều người dân rất lấy làm lạ là tại sao, một điều mà nói theo ngôn ngữ dân gian là “đơn giản như đan rổ” vậy mà cả bộ máy đảng cộng sản là trí tuệ nhân loại, lại còn là đạo đức, là văn minh lại không hiểu được? Tại sao họ luôn rêu rao “vì hạnh phúc của nhân dân” rằng “không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân” mà lại không thực hiện điều lợi ích đó?
Thực chất ngoài những ngôn từ bóng bẩy của cộng sản, thì điều mà đảng cộng sản không thể che đậy, đó là bằng mọi cách lấp liếm, ngụy biện, cố bám trụ bằng được vào vị trí quyền lực, đặt nhân dân Việt Nam dưới ách thống trị của họ. Tất cả những lời lẽ ong bướm, bay bổng và thơm tho nhưng xám ngoét kia, chỉ nhằm mục đích như vậy. Và khi điều đó không còn là chính danh, chính đáng, thì việc thực hiện mục đích đó bằng mọi cách, là sự bẩn thỉu.
Và cũng vì mục đích bẩn thỉu đó, mà họ không thể đi thẳng vào sự thật, đi thẳng vào bản chất sự việc, nên cứ “vòng vo con nhặng” và loanh quanh như cún bí ỉa. Chính họ cũng thừa biết rằng đó là lối thoát của đất nước, nhưng họ cũng lo sợ rằng đó cũng là cửa tử của Đảng.
Mới đây, trước Quốc hội, Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an đã trả lời rằng “Đang lắp camera vào phòng hỏi cung” để nhằm giảm oan sai. Điều này được áp dụng theo ý kiến của đại biểu Quốc hội bà ĐB Lê Thị Nga.
Đọc qua chi tiết này, người ta không thể không bật cười. Bà Lê Thị Nga này quả là ngây thơ, cứ nghĩ lắp vài cái camera vào đó, thì bàn dân thiên hạ được xem công an hỏi cung chăng? Xin thưa đừng mơ, ngay cả khi đưa công dân ra xét xử công khai, mà vẫn cứ hàng ngàn cảnh sát, dân phòng, công an các loại lớp trong vòng ngoài, cấm người dân đến gần tòa án. Vậy thì bà có lắp 1000 cái camera vào đó, thì vẫn là đảng điều tra, đảng kiểm sát và đảng xử. Tất cả thông qua hệ thống đảng viên của đảng mà thôi. Mà khi chỉ mình đảng múa tay trong bị, thì người dân lãnh đủ là cái chắc.
Điều duy nhất có ích ở đây, là công an cả nước có thêm một dự án tiêu thêm hàng đống tiền dân. Dân cứ còng lưng mà đóng thuế cho đủ mua, không đóng trực tiếp thì bằng tăng giá điện, giảm lương, tăng giá xăng dầu, thuế, phí… cứ đầu thằng dân mà đấm. Đã có đầu tư, ắt có tham nhũng, đó đã là quy luật, là chuyện thường ngày.
Còn hiệu quả ư? Chỉ là chuyện đùa của cây đèn cù, tít mù rồi lại vòng quanh.
Có lẽ cần thiết hơn việc lắp hàng ngàn camera vào phòng hỏi cung như dự định tốn hàng núi của mà dân càng mất tiền lại mất cả lòng tin, thì đơn giản hơn, chỉ cần lắp vào đầu lãnh đạo đảng, chỉ mỗi cái đầu một bóng đèn 5 wat. Chỉ vậy thôi cũng đủ để nó đốt cháy đi tính ích kỷ, lợi lộc phe nhóm của riêng mình, may ra cái đầu sẽ được soi sáng hơn mà nhìn thấy lợi ích của đất nước, của dân tộc.
Khi đó, hệ thống tam quyền phân lập sẽ ra đời, người dân bớt oan sai, đau thương và đất nước mới có cơ hội ngẩng mặt lên với năm châu.
THEO RFA BLOG

Cần hiểu đúng về “Xã hội dân sự”

QĐND - Thời gian gần đây, một số blogger hô hào kêu gọi vận động, chuyển hóa tiến tới thành lập một xã hội mới có tên là “xã hội dân sự”.
Thế nào là một “xã hội dân sự”?
Chúng ta đều thấy, để hiểu một vấn đề, trước hết phải thống nhất với nhau về tên gọi, tức là minh định một cách rõ ràng nhất nội hàm và ngoại diện của khái niệm được bàn tới. Trong khoa học cũng như trong cuộc sống, người ta có quyền và rất cần thiết phải đưa ra những khái niệm mới mẻ làm công cụ để gọi tên, cắt nghĩa sự vật hiện tượng mới. Nhưng yêu cầu bắt buộc và tối thiểu là khái niệm đó phải được giải thích một cách chặt chẽ, cụ thể, dễ hiểu và được thừa nhận là có ích, hiệu quả. Trên thực tế, trên thế giới cũng như trong nước, khái niệm “xã hội dân sự” chưa được hiểu một cách thống nhất, do vậy cũng chưa thể có trong các từ điển mang tính chính thống. Không cần tìm tòi ở các sách báo, chỉ cần vào internet tra cứu cũng đã thấy hàng trăm cách định nghĩa. Chẳng hạn:

“Xã hội dân sự cấu thành từ tổng thể của các tổ chức xã hội và dân sự tự nguyện mà các tổ chức này tạo nên cơ sở của một xã hội tự vận hành, khác với các cấu trúc quyền lực của một Nhà nước (bất kể hệ thống chính trị của Nhà nước này thuộc kiểu gì) và các thể chế thương mại của thị trường” (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) (1).
Xã hội dân sự là "Diễn đàn giữa gia đình, nhà nước và thị trường, nơi mà mọi con người bắt tay nhau để thúc đẩy quyền lợi chung” (Liên minh vì sự tham gia của công dân - CIVICUS 2005) (2).
“Về lý thuyết, các hình thái tổ chức xã hội dân sự khác biệt hẳn với các hình thái tổ chức Nhà nước, gia đình và thị trường. Nhưng trong thực tế thì ranh giới giữa Nhà nước, xã hội dân sự, gia đình và thị trường là khá lẫn lộn, mập mờ và không rõ ràng. Xã hội dân sự thường bao gồm một sự đa dạng về phạm vi hoạt động, các thành viên tham gia và các hình thái tổ chức, khác nhau về mức độ nghi lễ, tự do và quyền lực. Xã hội dân sự thường được hình thành dưới dạng các tổ chức như các hội từ thiện, các hiệp hội, các công đoàn, các nhóm tương trợ, các phong trào xã hội, các hiệp hội kinh doanh, các liên minh, và các đoàn luật sư” (Trung tâm Xã hội dân sự của Trường đại học kinh tế London) (3).
“Xã hội dân sự là xã hội trong đó các tổ chức khác nhau của các công dân như đảng phái, công đoàn, hợp tác xã, nhóm... thực hiện mối liên hệ giữa công dân với Nhà nước, không để cho Nhà nước áp bức các công dân của mình” (Chế độ dân chủ, Nhà nước và xã hội của N.M.Voskresenskaia và N.B.Davletshina) (4)…
Nếu hiểu theo khái niệm (1) thì “xã hội dân sự” là sự liên minh tự nguyện của các tổ chức xã hội “tự vận hành” bên cạnh Nhà nước; thì trên thế giới này chưa thấy có một “xã hội dân sự” nào như thế. Bởi bất kỳ tổ chức xã hội nào trong thể chế chính trị nào cũng đều dưới hoặc bị sự chi phối công khai hoặc ngấm ngầm của Nhà nước.
Nếu hiểu theo khái niệm (2), (3) thì “xã hội dân sự” quá đơn giản. Bởi chế độ chính trị nào (tiến bộ hay phản động) cũng đều có tuyên ngôn vì quyền lợi chung của đất nước mình, nhân dân mình.
Riêng hiểu theo khái niệm (4) thì lộ rõ ra cái mục đích chính trị của các tổ chức xã hội.
Vì có quá nhiều cách định nghĩa nên người ta đành tìm theo các hướng tiếp cận khái niệm và họ đã tìm ra ba hướng:
- Xã hội dân sự tồn tại một cách độc lập và có phần đối trọng với Nhà nước, các công dân tự tổ chức thành nhóm và giải quyết các vấn đề phát sinh thông qua đối thoại theo nguyên tắc phi bạo lực. Các tổ chức này kiểm soát, điều tiết mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.
- Xã hội dân sự là một bộ phận cấu thành xã hội, không hoàn toàn tách biệt với Nhà nước, thị trường và gia đình các tổ chức xã hội nhằm đem lại sự đồng thuận tốt lành cho mọi người.
- Xã hội dân sự đề cao vai trò liên kết, hợp tác giữa các bên tham gia đối thoại, thảo luận.
Ai cũng thấy rõ tính chất còn mù mờ của khái niệm và chưa hình dung nổi nếu có một “xã hội dân sự” thì nó có quyền lực gì, chi phối xã hội ra sao… Riêng người viết bài này thì nhận thức vấn đề là: Nếu cái gì tốt đẹp, tích cực của cái gọi là “xã hội dân sự” thì xã hội ta đang có. Ví dụ chúng ta có tổ chức Công đoàn bảo vệ quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của người lao động. Tương tự là các tổ chức Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi… Các tổ chức này cũng là cầu nối giữa Nhà nước với hội viên…
Điều đáng lưu ý là ở chính các nước phương Tây và Mỹ, một mặt khuyến khích “xã hội dân sự” trên hình thức để mị dân chính quốc và thi hành chính sách “diễn biến hòa bình” ở các nước cần thay đổi thể chế chính trị; một mặt lại giám sát, cấm đoán một cách chặt chẽ các tổ chức xã hội nếu thấy có mối nguy cơ tiềm ẩn. Ví dụ, Điều 16 Công ước châu Âu quy định các nước tham gia cần có những hạn chế đối với hoạt động chính trị của người nước ngoài trong các trường hợp liên quan đến quyền tự do lập hội. Dưới góc độ kinh tế thì mối nguy hại của “xã hội dân sự” được chính Ngân hàng Phát triển châu Á nhận xét: “Các tổ chức xã hội công dân cũng có thể bao gồm những hiệp hội có động cơ bạo lực, tham lam, lợi ích cục bộ, thù địch sắc tộc và đàn áp xã hội, cũng như các tổ chức kinh doanh vận động hành lang như ngành công nghiệp thuốc lá, là không thể đại diện cho lợi ích đông đảo của công chúng”(Ngân hàng Phát triển châu Á: Phục vụ và duy trì, cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh. NXB. Chính trị Quốc gia. Hà Nội.2003. tr.613). Dẫn chứng này cho thấy ngay tính chất vô chính phủ, tự phát, cơ hội của các tổ chức trong “xã hội dân sự” nếu không có một cơ chế quản lý chính trị chặt chẽ.
Trở lại vấn đề đặt ra ở đầu bài viết: Một số blogger ở ta đang tuyên truyền cho “xã hội dân sự”, vẫn giữ nguyên khái niệm nhưng mang hàm nghĩa tiêu cực: Đòi thành lập những tổ chức đối trọng với nhà nước với mục đích làm giảm, khuynh loát vai trò, dẫn đến làm tan rã Nhà nước. Đó không phải là cái gì khác, mà đích xác đó là hành động “diễn biến hòa bình” quen thuộc mà thâm độc.
Không ai ngây thơ tin rằng, đó là một việc làm tích cực, tốt đẹp, vì quyền lợi của dân, bởi cái tên gọi nghe có vẻ hay nhưng về thực chất là sự cố tình đánh tráo khái niệm để lừa mị những người nhẹ dạ, mơ hồ, dao động. Dĩ nhiên chúng ta cần phân biệt rõ những kẻ có chủ ý xấu và những người vì một số lý do nào đó như thích nổi tiếng, thích được chú ý mà a dua, thấy người ta nói mình cũng hùa theo chứ chẳng hiểu tận gốc rễ vấn đề.
Chúng ta phải làm gì để người dân hiểu đúng về “xã hội dân sự” và phát huy những mặt tích cực của nó?
- Cần có các hội thảo riêng về cái gọi là “xã hội dân sự” làm rõ lịch sử khái niệm, cái được, cái mất, cái tốt, cái xấu của nó.
- Vạch trần bản chất sự cơ hội, lợi dụng hoặc mù quáng ảo tưởng về cái gọi là “xã hội dân sự”.
- Tuyên truyền tính chất vì quyền lợi của nhân dân ở các tổ chức xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng, qua đó khẳng định tính chất vì con người của chế độ Nhà nước ta.
- Tăng cường và nâng cao hơn nữa vị trí, quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội mà Nhà nước ta đang bảo trợ.

THANH NGUYÊN
(Báo QĐND) 

Thanh Nhã - Ai cũng đóng tiền thay nghĩa vụ thì còn ai phục vụ quân đội?

Một cựu quân nhân cho rằng khi còn đi nghĩa vụ quân sự, anh tự hào vì mình là người lính. Môi trường quân đội đã rèn cho anh thành người có bản lĩnh và trung thực, phục vụ cho cuộc sống đời thường. Việc đóng tiền để khỏi đi lính làm cho hình ảnh quân đội mất đi vẻ đẹp và người quân nhân mất danh dự được phụng sự tổ quốc…
Ngày 23.11, đại biểu Nguyễn Văn Chiến nêu ý kiến không đồng tình việc đóng tiền để không thực hiện nghĩa vụ quân sự. Ngay khi phát biểu đó được xuất hiện trên các kênh thông tin đã tạo ra rất nhiều sự quan tâm của người dân.
Ai cũng đóng tiền thay nghĩa vụ thì còn ai phục vụ quân đội?
Ảnh: Nhập ngũ để bảo vệ tổ quốc là vinh dự của quân nhân
Chiếu theo các thông tin này sẽ thấy rằng có đề xuất nhà nước chấp thuận người dân đóng tiền để “thoát” nghĩa vụ quân sự. Một cựu quân nhân từng đóng quân ở TP.HCM cho biết anh cảm thấy sốc và buồn nếu quy định này được thông qua.
“Ngày vào quân đội, tôi lo lắng bao nhiêu thì trải qua thời gian tôi hạnh phúc bao nhiêu. Đơn vị với nhiều đồng đội thân tình, môi trường rèn luyện khắc nghiệt đã tôi luyện cho tôi bản lĩnh và sự tự tin. Những ngày hành quân từ TP.HCM về đến Bình Thuận đã trở thành kỷ niệm vô cùng đẹp của thời trai trẻ. Tôi ý thức được việc cầm súng, cầm cuốc đều chiến đấu vì bản thân mình và cho đất nước”. Cựu quân nhân này nói.
Ở Hàn Quốc, ngay cả ngôi sao như Bi Rain còn phải đi nghĩa vụ thì không có lý do gì thanh niên Việt Nam chối bỏ vinh dự của mình.
Theo anh, khi đóng tiền để không tham gia quân đội thì người có tiền sẽ ung dung ở nhà. Trong khi đó, trước đây không lâu đã từng có một sinh viên thủ khoa trường y ở Hà Nội vẫn phải nhận lệnh nhập ngũ. May mà cuối cùng anh bạn trẻ đó vẫn được đến trường.
“Như vậy, nếu nhà nghèo không có tiền đóng để “thoát” nghĩa vụ quân sự thì rất nhiều tân sinh viên sẽ gác ước mơ đi học mà gia nhập quân đội. Còn con em gia đình khá giả sẽ không phục vụ đất nước như một trách nhiệm bắt buộc thì rất vô lý. Từ đó dẫn tới hệ lụy người ta nghĩ quân đội là môi trường đáng sợ nên tìm cách thoái thác, sẽ có gia đình vay mượn tiền, thế chấp tài sản để con em mình không phải đi lính”. Anh cho biết.
Cùng trăn trở về vấn đề trên, một luật sư bộc bạch: “Nghĩa vụ quân sự là bắt buộc đối với mọi thanh niên. Điều này được quy định trong Hiến pháp. Đóng tiền là hình thức trao đổi giữa trách nhiệm và ý thức phụng sự tổ quốc thì rõ ràng đã tạo ra sự không công bằng. Ngay cả trẻ con còn được cha mẹ rèn luyện bằng học kỳ trong quân đội để trưởng thành trước game online, tụ tập quán xá… thì sao lại dùng tiền chối bỏ vinh dự, trách nhiệm của mình?
Giả sử tất cả người dân đều đóng tiền thì còn ai phục vụ quân đội? Luật hình sự, luật nghĩa vụ quân sự đều có chế tài cho các hành vi tiêu cực, nên khi có trường hợp cụ thể đều xử lý được. Không vì thế mà hợp thức hóa bằng việc đóng tiền”.
Trở lại câu chuyện với cựu quân nhân, anh này nói: “Bây giờ tôi là một đầu bếp cho nhà hàng, không còn phục vụ trong quân đội nữa, nhưng những tháng ngày trong quân ngũ luôn sống trong tôi như một ký ức tuyệt vời. Ở Hàn Quốc, ngay cả ngôi sao như Bi Rain còn phải đi nghĩa vụ thì không có lý do gì thanh niên Việt Nam chối bỏ vinh dự của mình”.

Thanh Nhã
(Một Thế giới) 

Tây Ninh: Cưỡng chế tài sản của dân “kiểu mới”


Theo Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998 của Chính phủ về, nguyên tắc đền bù thiệt hại về tài sản, “Đền bù thiệt hại về tài sản bao gồm nhà, công trình kiến trúc, cây trồng, vật nuôi và các tài sản khác, gắn liền với đất hiện có tại thời điểm thu hồi đất…”. Thế nhưng, dù Ban đền bù giải tỏa đã kiểm kê, công khai nhưng tiền bồi thường đến nay vẫn chưa nhân được, đó là trường hợp của ông Đàm Tuy, ở ấp Tân Tiến, xà Tân Lập, huyện Tân Biên bị thu hồi đất để làm con đường vào Khu di tích Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN.

Theo trình bày của ông Đàm Tuy: Năm 2004, dự án đường vào Khu di tíchChính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN được thực hiện giai đoạn 2. Do con đường đất hiện có quá hẹp nên trong giai đoạn 2 này Nhà nước phải mở rộng lòng đường. Muốn vậy, phải thu hồi đất của 21 hộ dân ở 2 bên đường, trong đó có phần lớn đất của ông Đàm Tuy. Trước khi thực hiện, cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm kê tài sản gắn liền với đất. Thành phần đoàn kiểm kê có đại diện UBND, Địa chính của xã, huyện và Ban đền bù giải tỏa của huyện.

Sau khi cắm mốc lộ giới và kiểm kê tài sản gắn liền với đất, ông Tuy cùng một số bà con bị thu hồi giải tỏa được mời lên UBND xã Tân Lập nhân thông báo kết quả. Ông Tuy không có thắc mắc gì về bản kiểm kê này. Tháng 01/2004, ông Tuy nhận được bảng giá đền bù trên đất bị giải tỏa và, giá của tài sản gắn liền trên đất, với số tiền hơn 90 triệu đồng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên sau 7 năm (đến tháng 01/2011), ông Tuy mới nhận được tiền đền bù. Tổng số tiền mà ông Tuy được nhận là 364.920.000 đồng, trong đó, có hơn 191 triệu đồng tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, còn lại là số tiền đền bù về đất đai, tài sản gắn liền với đất. Sở dĩ, số tiền đền bù giải tỏa tăng từ 91 triệu đồng lên hơn 364 triệu đồng là do sự biến động về giá đất, ngay cả tài sản gắn liền trên đất cũng được áp dụng giá tại thời điểm nhận tiền, vì lúc đó cây cối đã được 7 – 8 năm tuổi.

Ngày 19/01/2011, ông Tuy đến UBND huyện Tân Biên nhận tiền đền bù. Tuy nhiên, ông Tuy cho rằng số tiền được nhận là chưa đủ. Bởi, trong quyết định của UBND huyện Tân Biên chi trả tiền bồi thường cho gia đình đãb không tính đầy đủ số cây trồng trên phần đất bị thu hồi. Cụ thể, UBND huyện Tân Biên đã không tính hơn 55.000 cây tràm giống, 2.500 cây tràm đã 2 năm tuổi và 200 cây ô tước. Theo ông Tuy, nếu tính đầy đủ 3 loại cây vừa nêu trên thì số tiền tăng thêm khoảng 177 triệu đồng. Khi ông Tuy thắc mắc, một cán bộ trong Ban bồi thường giải tỏa của huyện Tân Biên giải thích: “Hội đồng đền bù không chấp nhận số cây mà ông Tuy kê khai năm 2004, mặc dù số cây này đã được chính quyền địa phương và huyện xác nhận vào năm đó đầy đủ. Do đó, ông Tuy đã gửi đơn khiếu nại lên UBND huyện Tân Biên. Ngày 24/1/2/2004, Trung tâm Phát triển quý đất Tân Biên có công văn trả lời ông Tuy. Theo đó, số cây tràm giống và cây tràm 2 năm tuổi không được đưa vào phương án phê duyệt chi trả đền bù. Vì, theo Quyết định số 64/2009/QĐ-UBND ngày 16/12/2009 của UBND tỉnh Tây Ninh, không quy định về bồi thường cây giống trên đất bị thu hồi. Mặt khác, căn cứ vào diện tích đất của ông Tuy bị thu hồi thì số lượng các loại cây được đưa vào phương án đền bù là hợp lý. Trung tâm Phát triển quý đất cho rằng, chỉ với diện tích 2.931 m² không thể có số lượng cây lớn như vậy được (thực tế là 3.641,60 m²).

Khi đặt vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Châu, Phó Giám đốc, Trung tâm Phát triển quý đất Tân Biên cho rằng: “Dự án vào Khu di tích Lịch sử được khởi động năm 2004, lúc bấy giờ người dân tự kê khai tài sản, cây cối trên phần đất bị thu hồi. Vì nhiều nguyên nhân, đến cuối năm 2008 Ban bồi thường giải phóng mặt bằng của huyện Tân Biên mới tham mưu cho UBND huyện, thành lập Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư cho người dân. Cho nên, hiện trạng cũ không còn nên không có cơ sở để kiểm chứng lại, xem các hộ dân có kê khai đúng hay không. Vì vậy, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng xin phép Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư căn cứ vào tờ khai của dân để chi trả (thực tế, kiểm kê do các cơ quan chức năng kiểm kê, như nói ở trên)”. Tuy nhiên, Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư không chấp nhận giải quyết các số cây cối mà ông Tuy cho là chưa tính, bởi vì không hợp lý. Cụ thể, Hội đồng cho rằng, trên một diện tích 2931,60 m², ông Tuy không thể trồng với số lượng cây lớn như vậy được…

Theo chúng tôi, việc đền bù giải tỏa này, còn chứa một số vấn đề bất cập, không hợp lý như: Diện tích đất bị thu hồi không khớp với nhau. Cụ thể, trong bản tự khai của ông Tuy, có xác nhận của các cấp chính quyền thì diện tích bị thu hồi là 3.641,60 m². Nhưng, Hội đồng, Trung tâm lại chỉ ghi 2.961,60 m²?. Mặt khác, số lượng số cây tràm, cây tước mà ông Tuy kê khai cùng Chính quyền địa phương, Ban quan lý dự án… thì Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư và Trung tâm Phát triển quý đất huyện Tân Biên lại không tính số cây này… trái với nghị định của Chính phủ về thu hồi đất, đền bù tài sản.

Trở lại năm 2004, khi con đường làm xong nhưng việc đền bù giải tỏa cho 21 hộ dân chưa giải quyết. Năm 2005, gia đình ông Tuy có trồng hàng cây 2 bên cạnh đường vừa làm xong. Đến tháng 01/2011 gia đình mới
nhận được tiền đền bù, mới biết các số liệu và bảng niêm yết công khai là không khớp, hợp lệ. Riêng số cây trồng năm 2005 của ông, được Ban quan lý cho là vi phạm, không tính đền bù phụ vào thời điểm được nhận
tiền đền bù. Dấn đến, ngày 07/11/2013, qua thông báo của ông Nguyễn Văn Bôn, Giám đốc, BQL Dự án Xây dựng TT Di tích Lịch sử Cách mạng miền Nam VN (ký ngày 14/10/2013) để Ban quản lý, kết hợp với công an, dân quân tự vệ xã Tân Lập cưỡng chế không một văn bản, đại diện các ban ngành khi tổ chức cưỡng chế. Ngược lại, số cán bộ của ban quản lý, dân quân xã có những hành động, lời nói thiếu văn hóa… qua vụ việc, đề nghị UBND huyện Tân Biên cần xem xét lại giải quyết thỏa đáng cho người dân, cũng như việc thực thi của một số cán bộ vừa mới xảy ra tại địa bàn.
Hồng Quân

Nguyệt 'dê'

Kể từ ngày 31.5.2005 đến nay, Trần Thị Kim Nguyệt sống cuộc sống của một bị can với tội trộm dê. Xét xử đến 12 lần sơ thẩm và không tìm ra chứng cứ kết tội, nhưng điều kỳ lạ là Hội đồng xét xử không dám tuyên cô trắng án. Sau hơn 9 năm vác đơn đi kêu cứu, số phận Nguyệt vẫn chưa ngã ngũ. Giờ cô còn có cái tên mới: Nguyệt “dê”!
 Nguyệt "dê"
Nguyệt "dê" đi đâu cũng mang theo luật tố tụng hình sự  - Ảnh: Hoàng Linh

Ở giáo xứ Lương Trung (xã Lương Sơn, H.Bắc Bình), Nguyệt không chỉ là cô gái xinh đẹp mà còn là người tích cực tham gia thánh ca đoàn đều đặn trong nhà thờ. Năm 4 tuổi, nỗi đau đầu đời của Nguyệt chính là sự ra đi mãi mãi của người cha. Kể từ đó, bốn chị em chỉ dựa vào nghề làm nông của mẹ. Học hết lớp 9, Nguyệt phụ giúp mẹ làm đồng áng. Năm 1993, khi mới ngoài 20 tuổi, Nguyệt được mẹ gửi vào Trường dòng Phan Thiết để học tiếp. Năm 2000, Nguyệt lại trở về với đời. “Khi đó em nghĩ, sống tốt đời đẹp đạo, sống ở đâu nếu cái tâm mình biết giúp người đều tốt cả”.

Nguyệt bảo: “Em muốn thành lập trại mồ côi. Nhưng để làm việc này phải có tiền, em quyết tâm gom vốn mua được 15 con dê. Do ở Lương Sơn thiếu nơi chăn thả, nên em gửi lên Sông Bình và sau đó mua được hơn mẫu đất với ý đồ làm trang trại nuôi dê. Nói vậy chứ cũng phải gần một năm sau mới xây được cái nhà cấp 4 nhỏ xíu, thuê người trông coi. Không ngờ ý tưởng nuôi dê làm kinh tế của em lại dẫn dắt em vào cái cuộc đời khốn khổ này kể từ đó”.

Có con trong vòng tố tụng

Tại phiên tòa sơ thẩm lần thứ 10, nhiều người bất ngờ khi Nguyệt dắt theo một đứa bé. Khi các luật sư hỏi thì mới biết cô đã có con. “Em có con trong một trường hợp bất khả kháng, nhưng em xin giấu, không kể tình tiết này”. Nguyệt chỉ chia sẻ rằng, cô đã kết hôn với một Việt kiều, nhưng lúc này người chồng đã dửng dưng, không về Việt Nam nữa vì cô không thoát ra được khỏi “kỳ án trộm dê”.

“Năm ngoái, em đi làm mì (mua bán khoai mì khô - PV) khi bà chủ bán mì phát hiện em là người có án trong vụ án này lập tức không giao dịch với em nữa. Khi ấy em thật thất vọng, nhưng không thể giải thích gì với người ta”, Nguyệt kể. Từ một người tu trong nhà dòng, giờ Nguyệt thuộc từng điều luật tố tụng hình sự. “Khóc mãi rồi em cũng phải đứng dậy. Nếu họ bỏ tù em thì giờ chắc em cũng mãn hạn tù lâu rồi. Nhưng như vậy còn hơn cả bỏ tù em. Có khi em muốn ôm con ra Hà Nội để kêu oan, nhưng phần không có tiền, phần các luật sư khuyên bảo không cần thiết phải như vậy. Sự thật rồi cũng sẽ sáng tỏ mà thôi”.

Vụ án đeo đuổi Nguyệt hơn 9 năm, giờ đây tài sản duy nhất của cô là ngôi nhà cũng đã bán đi. “Nhưng phía trước của em vẫn còn nhiều việc phải làm. Em mong có ngày gặp được bí thư tỉnh ủy để trình bày, chí ít cũng cho em gặp được chủ tịch hội phụ nữ để nói tâm tư nguyện vọng của mình, nói nỗi oan khuất của mình mang trong lòng bao nhiêu năm qua. Nhưng rất tiếc hơn 9 năm vụ án kéo dài, em chưa được gặp lãnh đạo nào. Khi em trong trại tạm giam, án chưa xử thì cán bộ tòa án lại lấy hồ sơ gốc đưa cho người gọi là bị hại để thay tên đổi chủ miếng đất của em. Thật không thể tin được đó là sự thật”.

Theo dòng... vụ án!

Hồ sơ vụ án kể rằng, đêm 29.5.2005, Nguyệt cùng ba người lạ vào chuồng dê của bà Lê Thị Kim Y (xã Sông Bình, H.Bắc Bình) bắt trộm dê. Lùa đi chừng 4 cây số thì Nguyệt gọi cho anh Văn Hữu Chiến lái xe thuê đến chở 28 con đến đèo Đa Mi (H.Hàm Thuận Bắc) bán cho một người lạ, rồi người này lại dùng ô tô chở đi tiếp. Sáng hôm sau (30.5.2005), chồng bà Y là Lê Văn Thái đứng đơn tố cáo Nguyệt trộm dê. Công an vào cuộc phát hiện còn 24 con dê Nguyệt gửi nuôi tại nhà một người quen ở xã Lương Sơn, cách đó vài cây số. Ngay chiều hôm đó, đàn dê này đã được bắt lại trả cho bà Y. Trong biên bản bàn giao mà công an lập ghi rõ: “Bên nhận đã nhận đủ 24 con dê, không được trao đổi, mua bán, chờ quyết định của cơ quan điều tra mới có quyền định đoạt”.

Ngay trong ngày 31.5.2005, Cơ quan CSĐT Công an H.Bắc Bình ban hành cùng lúc các quyết định khởi tố vụ án trộm cắp tài sản, khởi tố bị can, lệnh bắt giam Nguyệt và có văn bản đề nghị Viện KSND cùng cấp phê chuẩn. Cũng trong ngày này, các quyết định đã được phê chuẩn.

Ngày 31.8.2005, do hết hạn điều tra, cơ quan CSĐT lại có công văn gửi Viện KSND huyện xin gia hạn điều tra thêm 3 tháng (kéo dài đến 30.11.2005). Tuy nhiên, trong quyết định gia hạn tạm giam Nguyệt chỉ thêm 2 tháng (tức từ ngày 5.9.2005 đến 4.11.2005).

Cho đến ngày 7.10.2005, Nguyệt được dỡ bỏ lệnh tạm giam với lý do được gia đình bảo lãnh nhưng lại nhận quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú từ ngày này. Cho đến ngày 18.10.2005, sau hơn 5 tháng điều tra, Cơ quan CSĐT Công an H.Bắc Bình có bản kết luận điều tra vỏn vẹn 3 trang giấy gồm cả phần lý lịch bị can.

Sang đến giai đoạn truy tố, ngày 19.11.2005, đúng một tháng sau khi kết thúc điều tra, Viện KSND H.Bắc Bình chính thức tống đạt cáo trạng truy tố Nguyệt, cũng chỉ bằng 3 trang giấy.

Sang giai đoạn xét xử, trải qua 12 lần sơ thẩm, nhưng cả 12 lần đều không xét xử được bởi khi thì thiếu vắng nhân chứng; khi thì do bị cáo ốm, hoặc nhiều nguyên do khác. Tới phiên xét xử sơ thẩm thứ 12 (ngày 10.9.2013), Hội đồng xét xử sơ thẩm cũng không kết luận Nguyệt có tội hay không mà trả hồ sơ cho cơ quan CSĐT điều tra lại.

Rồi mới đây nhất, ngày 17.11.2013, Nguyệt lại có thêm bản kết luận điều tra thứ 2, cũng với những cáo buộc về “hành vi trộm dê”. “Bắt rồi thả, rồi lại bắt, rồi lại thả, tổng cộng người ta giam em đúng 210 ngày. Vụ án kéo dài đến nay là 9 năm 6 tháng rồi, giờ lại ra kết luận điều tra mới, chuẩn bị có cáo trạng mới. Họ vẫn muốn kết tội em đi trộm dê của chính em đấy mà”, Nguyệt nói.

“Hồ sơ vụ án toàn là giấy tờ photo”
Theo các luật sư Phan Minh (Đoàn Luật sư TP.HCM), Lê Quang Y (Đoàn Luật sư Đồng Nai), Nguyễn Toàn Thiện (Đoàn Luật sư Bình Thuận) thì đây là một vụ án có nhiều sai phạm trong quá trình tố tụng. Thứ nhất, tang vật chính và duy nhất là đàn dê hiện nay không còn con nào sau 9 năm án bị “ngâm”. Thứ hai, các hồ sơ của vụ án hiện nay “toàn là giấy tờ photo”.
Quế Hà - H.Linh
(Thanh niên)

Sáng kiến thành lập Ủy ban kiện các chủ thủy điện xả lũ bừa bãi

Đã có tổng kết đợt mưa lũ vừa rồi: ít nhất 29 người chết, mất tích, trong đó có những cái chết rất thương tâm như câu chuyện hai cô giáo còn rất trẻ-mới 22 tuổi-đi dạy thì bị nước cuốn chết. Chưa kể hàng vạn người trắng tay, màn trời chiếu đất, cơ nghiệp cả đời tiêu tan chỉ trong một đêm.

Nguyên nhân của những đau thương trên là do trời: ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đời, gây mưa. Trời làm thì không thể tránh hay kiện cáo được.

Cũng như những tên trộm lợi dụng đêm tối để gây án rồi tẩu thoát, các thủy điện đã lợi dụng “cơ trời” để gây tội: 15 thủy điện đã đồng loạt xả lũ. Bao nhiêu nước do trời mưa, bao nhiêu nước do thủy điện xả lũ, không ai biết. Vì không thể biết nên các chủ nhà máy thủy điện dễ chối tội và vô can.

Điều cay đắng, đây không phải là lần đầu tiên. Năm nào người dân Miền Trung nghèo khó cũng bị đại nạn này. Thủy điện xả lũ đã thành đại họa cho dân miền trung. Như án tử hình treo lơ lửng trên đầu họ.

Mỗi lần gây ra tai họa, cộng đồng lại dậy sóng chỉ trích các thủy điện, thậm chí là các cấp chính quyền có liên quan, nhưng rồi mọi việc lại đâu vào đó. Vì sao vậy? Vì cái ác không bị phán xét và trứng phạt thích đáng. Tội ác nếu không được phán xét, trừng phạt thích đáng thì nó sẽ không bao giờ dừng lại.

Có một thực tế, chúng ta không thể van xin lòng tốt của kẻ khác. Chúng ta cần lôi chúng ta tòa để công lý được thực thi.

Dù bị thiệt hại nặng nề, tính mạng, tài sản bị đe dọa nhưng từng người dân nghèo, thấp cổ bé họng không thể kiện cáo được. Họ bị hạn chế về tiền bạc, thời gian cũng như kiến thức về luật pháp.

Trước thực trạng trên, tôi có ý định lập một ủy ban để tiến hành kiện các chủ nhà máy thủy điện ra tòa. Rất mong nhận được sự ủng hộ của mọi người.

Nguyễn Văn Thạnh
Tel: 0984.973.376
thanhipi@gmail.com
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét