- Ngư dân bị tai biến trên vùng biển Trường Sa (Infonet).
- Việt-Nhật thúc đẩy an toàn hàng hải (BBC). - Việt Nam-Nhật Bản tăng cường hợp tác hàng hải (VOA).
- Thượng đỉnh APEC 2013 bế mạc : Biển Đông tiếp tục được nêu trong hậu trường (RFI).
- Đài Loan lo ngại năm 2020 bị Trung Quốc tấn công (RFI).
- Hàn Quốc tạm giữ hai tàu cá Trung Quốc (VNE).
- Tù nhân lương tâm bị phân biệt đối xử (RFA). - LS Lê Quốc Quân được phép gặp gia đình lần đầu.
- Chị Lê Thị Phương Anh bị bắt cóc (DLB). – Facebooker Đặng Phương Bích: “Mình thử gọi điện cho vợ Lê Anh Hùng. Cú đầu tắt máy. Sau thì ko nhấc máy lên nữa. Mình bèn nhắn tin hỏi: Ai đang giữ Phương Anh đấy? Ông Trời đang giữ con đ phản động/ Sao hèn thế?/ Muốn tao tống mày vào tù không?/ Muốn/ Sẽ tới lượt mày thôi./ Nhanh lên nhé Phải giở trò bắt cóc à?/ Lũ phản động chúng mày vào nhặt xác con đ/ Giỏi thì đấu tay đôi, công khai đi. Sao phải lén lút thế?/ The end on telephone. Bọn này là ai nhỉ?”
- Lúc 0h40′, Facebooker Lê Anh Hùng cho biết: “Xin thông báo với mọi người là chúng vừa thả vợ tôi về xong. Chúng có cả thảy 6 tên, đã đánh đập vợ tôi nhừ tử, chúng định tiêm thuốc độc như mọi lần nhưng vợ tôi vùng vẫy dữ nên chúng không tiêm được. Chúng đã tước sạch mọi tư trang của vợ tôi rồi thả về“.
<- Giải Tự Do Tôn Giáo Nguyễn Kim Điền 2013 tại Houston (RFA). - Những thiên thần trong bóng tối. - Các giáo hạt trong giáo phận đồng tâm hiệp thông với giáo xứ Mỹ Yên vào sáng Chúa Nhật 06.10.2013 (tiếp tục cập nhật) (GP Vinh).
- Nguyễn Hưng Quốc: Dân chủ từ dưới lên (VOA/DĐXHDS). “Dân chủ hay không dân chủ, từ phía những người lãnh đạo, phải là một sự bắt buộc, mang tính cưỡng chế, hoặc bằng luật pháp hoặc bằng áp lực từ những nơi khác. Nhưng việc người dân trở thành những nhà dân chủ hay không thì lại là một lựa chọn đầy ý thức: Người ta phải biết và phải cố gắng thì mới có được tâm lý dân chủ. Đó là những vấn đề thuộc phạm trù giáo dục”.
- Cải cách thể chế: ‘Trông chờ Hội nghị 8′ (BBC). – Audio phỏng vấn ông Phạm Đình Trọng: ‘Dân còn tin Đảng là vì quá khứ’
- Đào Công Tiến – Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992: NÊN TRỞ VỀ VỚI NỀN CỘNG HOÀ DÂN CHỦ… (BVN/ Bùi Văn Bồng).
- Nguyễn Thế Duyên: Võ Nguyên giáp ! Đôi điều suy nghĩ (BS). - Thơ của Lâm Việt Tùng: Trắng đen. - Tướng Giáp là người đặt nền móng cho khoa học VN (TTXVN). - Lính Trường Sa xin hứa trước anh linh Đại tướng (Soha). - Con gái Tướng Giáp nói về quyết định chọn nơi an nghỉ của ba mình (TN). - Lộ trình đưa linh cữu Đại tướng ra sân bay về Quảng Bình (VNN). - Linh cữu Đại tướng được đưa về Quảng Bình bằng máy bay ATR72 (NLĐ). - Buổi hội chẩn cuối cùng qua lời kể êkip phục vụ Đại tướng (TT). – Trưởng đại diện Đài NHK (Nhật) ở Việt Nam: ‘Dòng người đi viếng Tướng Giáp vượt qua sự tưởng tượng của tôi’ (TN).
- Nữ phóng viên Mỹ nhớ lại kỷ niệm với Tướng Giáp (VOA). - Tướng Giáp: Tượng và quảng trường (BBC). – Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain gợi lại một số hồi ức cá nhân về Tướng Giáp (RFI).
- TÔI TRUNG (Huỳnh Ngọc Chênh). “… ông
bảo thủ và kiên định lập trường giai cấp còn hơn cả Lê Duẩn. Nếu ông mà
được Hồ Chí Minh chọn làm tổng bí thư thay vì Lê Duẩn thì đất nước khó
mong đổi mới. Bởi lẽ, Lê Duẩn đã không sống quá lâu như ông nên Trường
Chinh mới có cơ hội lên thay và nền tảng cho việc cải cách đổi mới mới
được đặt ra… Hôm nay thì ông vĩnh viễn ra đi, để lại đàng sau một hệ
thống. Cái hệ thống mà ông là bậc khai quốc công thần, ông là vị tôi
trung hiếm có“. Chuyện chính trị bí hiểm nơi cung đình CSVN không đơn giản để mà bàn theo cách đó. Nếu
bàn cho hết nhẽ, tất cả những ai nằm trong cỗ máy như con quái vật
khổng lồ đó đều ít nhiều trở thành tội đồ, thậm chí kể cả … dân. Họa may
chỉ trừ người vượt biên, ra nước ngoài sống thì còn … vô can. - Điếu văn của Bà Đầm xòe tiễn đưa Ông Đại tướng (Bà Đầm Xòe). - Tướng giáp- 5 (hết) (Quê choa). “Rút từ Bên thắng cuộc- Phần 2: Quyền Bính- Chương 15″. – Khánh Trâm: MỘT LẦN ĐẾN VỚI MƯỜNG PHĂNG (Nguyễn Trọng Tạo).
- Tô Văn Trường: Suy ngẫm về lẽ đời (Boxitvn). - Võ Dậu: Suy ngẫm trong những ngày quốc tang (Quê Choa). “Sau
đám tang đại tướng, liệu có ai trong những người đang giữ những trọng
trách lớn lao nắm quyền sinh quyền sát, có tầm quyết định sống còn tới
vận mệnh đất nước và dân tộc thấy xấu hổ khi nghĩ rằng sau khi mình chết
đi lịch sử sẽ ghi tên mình như một vết nhơ, vết nhục của quốc gia?“
- Về bài báo: Mực chưa kịp khô đã lại nhòe đi vì nước mắt… (VTV). Độc giả BCT bình luận: “Trên
một số trang mạng cá nhân và điểm tin đang nóng lên với 2 bức ảnh của
bác Phàng Sao Vàng. Nhưng có lẽ chưa thấy ai bình về bức ảnh của cụ Trí
Hải viếng cụ Giáp với chiếc áo NoU“. Có lẽ các blogger đã quen với
hình ảnh chiếc áo No-U của cụ Tạ Trí Hải nên thấy nó bình thường, nhưng
chiếc áo No-U chính là “vật chứng” trong vụ án Đinh Nhật Uy ở Long An mà
Đại tá Nguyễn Sáu đã đưa vào kết luận điều tra!
- Liên quan đến vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng bọn phạm tội… xảy ra tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)… (NCT). “Báo Người cao tuổi nhận được đơn đề nghị đình chỉ vụ án (kèm theo hồ sơ) của ông Trần Xuân Giá” cựu Bộ trưởng KHĐT. - Một phụ nữ chết ở trại tạm giam (NLĐ) lại bị “nghi tự tử”.
- Hàng chục hộ chung cư điêu đứng trong vụ án Nguyễn Thanh Quang: “Ăn trái đắng” vì cả tin! (CAĐN).
- Trần Mạnh Hảo: Bàn qua về THIỆN, ÁC TRONG CHỦ NGHĨA MARX – Phần 3 (Bùi Văn Bồng).
- Nhà văn NHẬT TIẾN: HÀNH TRÌNH CHỮ NGHĨA (KỲ 23) (Nhật Tuấn).- Video: Lỗi tem xe lần đầu tiên mới nghe (Long Hoang). Thanh niên bị cảnh sát dừng xe: “Em không làm gì sai quy định cả. Trong quy định không bắt em phải ừ anh không được thay đổi tem xe. Em không hề thay đổi màu sơn xe của em. Em không làm sai. Màu sơn xe của em là màu trắng xanh, trên giấy tờ là trắng xanh, đây là màu trắng xanh. Còn nếu anh nói thay đổi luật tem xe thì anh mở ra cho em xem đi. Em muốn biết nó nằm ở trang mấy, quy định số mấy, nghị định số mấy! Em là 1 công dân, em có quyền biết điều đó… Anh cứ lập biên bản đi, em không ký“.
- NOBEL VÀ TRUNG QUỐC (FB Mạnh Kim). “Tóm lại, trong suốt hơn 6 thập niên kể từ khi đi theo con đường Mao đã chọn, nền giáo dục XHCN Trung Quốc chưa sinh ra nhà khoa học nào lọt vào bảng vàng Nobel. Vấn đề, như vậy, không phải nằm ở yếu tố tài chính, yếu tố con người, yếu tố địa lý, yếu tố ảnh hưởng thiên nhiên…, mà nằm ở yếu tố chính trị“.
- BỮA ĂN TRƯA THÚ VỊ (Alan Phan).
- Bắc Triều Tiên đặt quân đội trong tình trạng báo động (VOA). – Bắc Triều Tiên cảnh cáo tập trận Mỹ-Nhật-Hàn (RFI). - Bình Nhưỡng thanh lọc hàng loạt quan chức cao cấp.
- Miến Điện : Thêm 56 tù chính trị được tự do (RFI). - Miến Điện trả tự do cho 56 tù nhân chính trị (VOA). - Miễn visa cho người VN vào Miến Điện (BBC).
- Nga: Các thành viên Greenpeace bị giam trong điều kiện vô nhân đạo (RFI).
Bộ trưởng Phạm Bình Minh:Việt Nam nhận sự ủng hộ mạnh mẽ (ĐV) -Ngày 8/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội,
Thượng đỉnh APEC 2013 bế mạc : Biển Đông tiếp tục được nêu trong hậu trường (RFI) —ASEAN và TQ cam kết hợp tác toàn diện (RFA)
‘Trông chờ Hội nghị 8′ (BBC) - Có cải cách chính trị ở VN hay không? Hãy chờ Hội nghị TW 8. —‘Dân còn tin Đảng là vì quá khứ’ (BBC /nghe)
Nữ phóng viên Mỹ nhớ lại kỷ niệm với Tướng Giáp (VOA) —-Tướng Giáp: ‘Không có Bác Hồ, không có tôi’(TVN) —-Chữ ‘nhẫn’ giúp Đại tướng vượt sóng gió cuộc đời (VNN) —-Lộ trình đưa linh cữu Đại tướng ra sân bay về Quảng Bình (VNN) —-Vị Đại tướng biết lắng nghe trí thức (TVN) —-‘Tướng Giáp: Bậc thầy tạo ra những bất ngờ’ (VNN)
Con gái Tướng Giáp nói về quyết định chọn nơi an nghỉ của ba mình(TNO) —Gia đình lập trang Facebook chính thức về Đại tướng (TN) —-GS Phan Huy Lê lý giải hiện tượng Võ Nguyên Giáp (GDVN)
Thầy giáo Đinh Đăng Định bệnh nặng trong tù (RFA) —-Tù nhân lương tâm bị phân biệt đối xử (RFA)Giải Tự Do Tôn Giáo Nguyễn Kim Điền 2013(RFA) —Những thiên thần trong bóng tối ( Lê diễn Đức -RFA)
LS Lê Quốc Quân gặp gia đình (RFA)
Một phụ nữ ‘chết bí ẩn’ trong trại giam của công an (NV) – Thêm một cái chết bí ẩn xảy ra tại trại giam của công an huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên gây chấn động dư luận. Nạn nhân là bà Trần Thị Hải Yến 31 tuổi, cư dân huyện Tuy An. ====>>>
Một bị can chết trong nhà tạm giữ của công an (TT) -Chiều 8-10, bà Phạm Thị Thùy Lê - phó chủ tịch UBND huyện Tuy An (Phú Yên) - cho biết khoảng 17g30 ngày 7-10, cán bộ nhà tạm giữ công an huyện phát hiện bà Trần Thị Hải Yến (31 tuổi) đã dùng chiếc áo đang mặc treo cổ tự vẫn.
Lạ kỳ! hễ cứ vào đồn CA ,không treo cổ cũng tự sát???
Thông cáo về việc 9 người đi Philippines về bị bắt (RFA) -Tổ chức Nhịp Cầu Châu Á (Asian Bridge) có trụ sở tại Philippines hôm nay ra thông cáo báo chí về trường hợp 9 thanh niên Việt Nam tham gia khóa học nghiên cứu Xã Hội Dân Sự tại nước này bị chính quyền VN bắt giữ sau khi trở về nước vào ngày 5 và 6 tháng 10 vừa qua.
…..Tổ chức Nhịp Cầu Châu Á là một tổ chức phi lợi nhuận, không đảng phái và không trực thuộc Chính phủ, được thành lập và đăng ký hoạt động tại Philippines. Nhiệm vụ của tổ chức là “kết nối các xã hội dân sự tại Châu Á nhằm đạt được những giá trị chia sẻ và chung sống hài hòa”
Hà Nội: tái “khởi động” di dời hơn 6.000 hộ dân phố cổ (VNN) —-Tiếp tục lùi thời điểm tiêm văcxin Quinvaxem đại trà (TT) —10 năm, trẻ thừa cân béo phì tăng 9 lần (TT) —–Cố ý cắt, ghép gây thất thoát hơn 15.000 phim X-quang (LĐ)
Không dễ “chiêu hiền đãi sĩ” (NLĐ) —Bất mãn, bỏ việc vì sếp (NLĐ) —-Ngộ độc thực phẩm đang giết người (NLĐ)
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức thi tuyển công chức vào làm việc tại Chi nhánh tỉnh, thành phố năm 2013 (LĐ)
______________________________________________________________________________________________________________
Là huyền thoại chưa hẳn đã sướng! -(Song Chi -RFA)
Đại tướng, cô đơn đến chết. (Canhco -RFA)
5xu – Chính luận vắn -(Danluan) —-Khải Đơn – những thể loại đam mê bệnh hoạn như ‘khu vườn kinh dị’-(Danluan)
-(Danluan)
Một số thí dụ về những sự khác biệt giữa biên giới Việt Nam – Trung Quốc và bản đồ của Quân đội Mỹ (Bài 2/ii)-(Danluan)
So sánh vị trí cột mốc biên giới Việt Nam – Trung Quốc với bản đồ của quân đội Mỹ (Bài 1)-(Danluan)
Một số thí dụ về những sự khác biệt giữa biên giới Việt Nam – Trung Quốc và bản đồ của quân đội Mỹ (Bài 2/i)-(Danluan)
Bình Lê – Học làm điều đúng hay học làm người tự do?-(Danluan)
Nguyễn Vạn Phú – Khi cái giả dối không bị trừng phạt-(Danluan)
Trần Tuấn Anh – Boris Yeltsin, tổng thống đầu tiên của nước Nga: “Nước Nga sẽ không bao giờ quay trở lại quá khứ“-(Danluan)
Huỳnh Ngọc Chênh – Tôi Trung-(Danluan)
Suy ngẫm về lẽ đời -Tô Văn Trường -(Boxitvn)
Mẹ Uy Kha: “Tôi rất sợ họ không cho tôi gặp cháu Kha” -(Danluan)Hoàng Tâm Nguyên – Một tiếng nói cho công lý đang nguy kịch -(Danluan)
Làm ngược với khoa học, sẽ dẫn đến sa mạc hóa (TT) —-Người Pháp tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp (CafeF) —-Bí quyết trường thọ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (LĐ) —Con trai bày tỏ yêu cầu duy nhất trong đời Đại tướng (ĐV)
Bức thư cuối cùng của Đại tướng (Dân trí) – Đó là bức thư Đại tướng gửi CLB các nhà công thương và đội ngũ doanh nhân Việt Nam, được Nhà nghiên cứu Lịch sử, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đọc tại chương trình “Con đường ta đã chọn” do CLB các nhà công thương Việt Nam tổ chức ngày 6/10/2013. -Tưởng “thư Bọ xít” ,té ra không phải.
Con người – Nhân tố quan trọng nhất đưa đất nước phát triển (Chinhphu.vn) – Trong những nhân tố tạo nên sức mạnh đưa đất nước tiến lên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh nhân tố con người là quan trọng nhất.
Đây nè, những “con người” (tức không phải con vật) đưa đất nước như ” phát hoang” đây : “Cá mập” ở bệnh viện công (TN) -Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã kết luận và yêu cầu 5 cán bộ tại Bệnh viện Bình Dân phải nộp lại với tổng số tiền sai phạm lên đến hơn 3 tỉ đồng, trong đó riêng cựu Giám đốc Nguyễn… -5 tên có 3 tỉ đông, ít đấy làm sao đủ xây biệt thự sắm xe sang….?- Thấy chưa , có 10 ngàn tỉ đâu có gì lớn!? >>>EVN thấy “không sai phạm lớn” (TT) —-EVN giải trình xây sân golf, biệt thự thu hút nhân tài? (ĐV) – Bọn này bó lú lẫn hết rồi , ăn nói quàng xiêng, lý luân kiểu gà què….!!!!
EVN nợ khủng, trả dây dưa (SGTT) —Ngành điện và lòng tin (SGTT) —-Sở Y tế TP.HCM sẽ phát thông báo xin lỗi bệnh nhân (SGTT)
Nộp 5 tỉ đồng, nhưng phá hỏng đường 30 tỉ đồng SGTT.VN
– “Khoáng sản là tài sản của toàn dân, nhưng dường như nơi nào có mỏ
thì chỉ thấy hạ tầng cơ sở kém phát triển và dân nghèo đi”, ông Mai Xuân
Hùng, phó chủ nhiệm uỷ ban Kinh tế Quốc hội phát biểu.
Kiến nghị in hình các lãnh đạo có công lên tiền Việt Nam (VnEc) -Ngân
hàng Nhà nước vừa tập hợp các ý kiến cử tri và trả lời cử tri, trước
thềm kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 13 (diễn ra từ ngày 21/10 – 6/12/2013).
Theo ghi nhận của VnEconomy, trong các ý kiến, có một số nội dung đáng
chú ý về việc phát hành tiền và chất liệu tiền polymer. Bọn Thù Địch nó đồn thổi khi nay thì đây là “cơ hội” do Nhân Dân BIỂU ,He! he! phẻ phè ..
Chưa đền bù đã chặn dòng thủy điện Đồng Nai 2: Tài sản của dân ngập trong biển nước (LĐ) —-Đến mùa mưa bão lại lo mất nhà (DV)
Phía sau những dự án thủy điện đầy rủi ro (TP) —-Cấp phép, khai thác khoáng sản: Mập mờ, thiếu minh bạch (DV)
Tham vọng gấp đôi Mỹ thất bại vì VN “khác“ thế giới (ĐV) - Tức là ta không giống ai hết? Dị nhân chắc?Vụ kiện “lôcốt”: nguyên đơn xin thôi, vì không đủ sức theo kiện (SGTT)
Vụ gây rối ở Nghệ An – Bài 3: Vì sao đòi thả kẻ phạm tội vô điều kiện? (Tamnhin) -Hai
kẻ phạm tội ở đây là Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải mà trong bài viết
trước chúng tôi đã dẫn lời khai nhận tội và xin được hưởng khoan hồng
công khai trước ống kính của phóng viên TTXVN của họ.
KINH TẾ
- Chìa khóa 10 tỷ USD cứu ngân sách (RFA). - Liệu có cần nới lỏng chính sách tiền tệ?
- Từ nguyên tắc kinh doanh nghĩ về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (ĐBND).
- Tái cơ cấu ngân hàng nhìn từ chuyển động kinh tế vĩ mô (ĐT). - Ngân hàng sợ cho vay bất động sản? (NLĐ).
- EVN bị quy kết sai phạm trong quản lý (BBC). - EVN lỗ vẫn chơi sang: Giá điện gánh phí trời ơi? (VEF). - EVN giãy giụa với viễn thông và những chi phí lạ (ĐT). - EVN thu xếp vốn khá thuận lợi (TBKTSG). - EVN thiếu trung thực(NLĐ). - Vòng vo giá điện.
- Hiệp hội vàng: chưa nên đánh thuế TTĐB nữ trang (TBKTSG).
- Thị trường nhà ở: Tăng chất lượng thay vì giảm giá (TTXVN).
- PVN thoái hơn 5.000 tỉ đồng đầu tư ngoài ngành (TBKTSG).
- Bán tàu để trả nợ (TBKTSG).
- Tôm, cá… sẽ bơi xa nhờ VietGAP (NLĐ).
- Sản xuất, xuất khẩu gạo: Cần khuôn khổ pháp lý hơn là liên kết tự nguyện (TQ). - Xây dựng thương hiệu gạo: Phải thay đổi tư duy (CT).
- Tri thức và doanh trí (DĐDN).
- Ngân hàng Thế giới cấm một công ty Việt Nam (VOA).
- Doanh nghiệp Mỹ: ‘Không nên vội hoàn tất đàm phán TPP’ (VOA).
- APEC cam kết thắt chặt hợp tác kinh tế (VOA). - Đọ sức Mỹ-Trung về thương mại tại Thượng đỉnh APEC (RFI). - Hội Nghị APEC 2013 – Ván cờ kinh tế giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực (NHD). - IMF dự báo tăng trưởng của Trung Quốc giảm (RFI).
- TQ cảnh báo Mỹ về nguy cơ vỡ nợ (BBC). – Châu Á chới với vì khủng hoảng ngân sách Hoa Kỳ (RFI). - Nước Mỹ trước nguy cơ vỡ nợ (NLĐ). - Bế tắc ngân sách ở Washington: Ðàm phán hay không đàm phán (VOA). - Thế giới theo dõi sát vụ khủng hoảng ngân sách ở Mỹ.
- Mỹ chính thức lưu hành tờ 100 đôla mới (BBC). - Mỹ phát hành giấy bạc 100 đôla mới (VOA).
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu (VOA)
Hàn Quốc “tấn công” vào Việt Nam và Indonesia -(RFI) —–Liệu có cần nới lỏng chính sách tiền tệ? -(RFA) —Chìa khóa 10 tỷ USD cứu ngân sách (RFA)
Vòng vo giá điện (NLĐ) -Trước bức xúc của dư luận về việc EVN đưa chi phí xây dựng biệt thự, sân tennis, hồ bơi… vào giá thành điện, tập đoàn này cho rằng đã giải trình nhiều lần việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn song không được Thanh tra Chính phủ chấp nhận ===>>>
EVN thiếu trung thực (NLĐ) —Giá điện chỉ có tăng, EVN lừa dối người dân suốt thời gian dài? (GDVN)
Thương EVN giá điện cõng sân golf, PVN giãn nợ 10.000 tỷ? (ĐV)Thanh tra CP: EVN gây lỗ 6 ngàn tỉ đồng (RFA) —- Năm sau giá điện có thể tăng, tăng nữa (TVN) —- Thói quen chậm tiến độ, kêu lỗ đòi tăng giá điện (VEF) —-Khởi công dự án Nghi Sơn 9 tỉ đô la (RFA)
“Nhân văn” của ngành điện (TN) -Tôi
cứ suy nghĩ mãi về cái sự “nhân văn” mà lãnh đạo Tập đoàn điện lực VN
(EVN) giải thích cho chuyện hạch toán việc xây dựng biệt thự, sân
tennis, bể bơi… vào giá điện.
40 năm buông lỏng khoáng sản: DN hưởng lợi, dân nghèo đi (VEF)
Cứu giá lúa bằng xuất gạo tiểu ngạch (DV) —-Sốc với chung cư 2,5 triệu đồng/m2 (NLĐ)
Kinh tế Việt Nam đang ‘ấm lên từ đáy’ (TP)
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Phát hiện sắc phong lụa quý hiếm (VOV).
- Đối thoại với… đình làng (GD&TĐ).
- Kịch xiếc – Mới lạ có hút khách? (SK&ĐS).
- Nỗi niềm người trở về (SK&ĐS).
- Nguyễn Hoàng Đức: CÁI BẪY NỒI TIẾNG CỦA VĂN THƠ MẬU DỊCH (Bà Đầm Xòe).
- PHƯƠNG THẢO BUNG MỞ VỚI “MẮT SÓNG” (Nguyễn Trọng Tạo).
- Bờ sông vẫn gió” (Hiệu Minh).
- Liên hoan phim Việt Nam 2013: Phim “thảm họa” đua nhau tranh giải vàng (ANTĐ).
- Nhạc underground dần khẳng định vị thế (NLĐ).
- Sách điện tử và sách in tại hội chợ sách quốc tế Frankfurt 2013 (RFI).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Trăm thứ đổ đầu phụ huynh (NLĐ). - ‘Bức xúc trường học đầu năm giảm đáng kể’ (VNN). - Hà Nội, nhiều trường dự kiến thu trái quy định (QĐND).
- Hà Nội không thể chấm dứt dạy thêm học thêm (NĐT).
- NHÂN TÀI LẬN ĐẬN: Không dễ “chiêu hiền đãi sĩ” (NLĐ).
- Sốc: Đề thi HSG Văn TP Hải Phòng hỏi về Bà Tưng, Ngọc Trinh (Soha).
- Lộ mảng tối sau vụ cô giáo mầm non ‘đốt giấy dọa trẻ’ tự tử (NĐT).
- Khám phá về ‘hạt của Chúa’ giành Nobel Vật lý 2013 (VNN). - Giải Nobel Vật Lý về tay hai khoa học gia Bỉ và Anh (VOA).
- Các nhà nghiên cứu thử giống lúa chịu ngập ở Philippines (VOA).
- Bệnh đau mắt đỏ và phương thức điều trị (RFA).
- Nobel Vật lý 2013 : Phát hiện về hạt Higgs, “chìa khóa” để hiểu vũ trụ (RFI).
Giáo dục Malaysia tốt lên thế nào? (VNN)
Đưa ra nước ngoài đào tạo, trở về làm nông (VNN) —‘Bức xúc trường học đầu năm giảm đáng kể’ (VNN)
Nobel văn chương 2013 sẽ gọi tên ai? (VNN) -
Thị trường cá cược ở Anh đặt niềm tin nhiều nhất ở Haruki Murakami, nhà
văn Nhật Bản có nhiều tác phẩm được dịch sang tiếng Việt và bán rất
chạy.
Trăm thứ đổ đầu phụ huynh (NLĐ) -Cứ
vào đầu năm học, điệp khúc tiền trường, quỹ hội lại khiến phụ huynh bức
xúc bởi có những khoản thu rất trời ơi như tiền… “gãi lưng”, kể chuyện
cho bé…Hà Nội “xấu xí” trong con mắt của nhiếp ảnh gia Quang Phùng (LĐ)
Hãng dược phẩm Anh bào chế vắc-xin ngừa sốt rét (VOA)
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Vỡ xương thuyền tay phải, bó bột tay trái (TT).
- Bị buộc đóng cửa, chủ cơ sở giăm bông bẩn vẫn dửng dưng sản xuất (TN).
- Siết hoạt động tàu cánh ngầm (NLĐ).
- Hà Nội: Hai phụ nữ mang bánh mì và nước cố thủ trên cây (PL&XH).
- Đề án giãn dân phố cổ: Thu hồi căn hộ nếu quay trở lại phố cổ (TQ).
- 10 năm, trẻ thừa cân béo phì tăng 9 lần (TT).
- Say ma túy bắt người yêu làm con tin (TN).
- Thợ lặn Italia vớt thêm 17 tử thi người nhập cư Châu Phi (VOA).
- Bắc Kinh bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng 3 ngày qua (VOA).
- Bão Fitow giết 6 người ở miền đông Trung Quốc (VOA).
Chuyện tình duyên lận đận của người đẹp nức tiếng Sài thành (aFamily)
“Hiệp sĩ” nhờ Bộ Công an đòi công bằng (NLĐ) —-Vụ TGĐ đánh nhân viên sân Golf: TP Hà Nội xử quá nhẹ? (GDVN)
Cha mẹ bị bắt vì để con suy dinh dưỡng trầm trọng (NV) – Mỹ —Việt kiều Úc bị tố bắt cóc con rơi ở Việt Nam (NV)
<<<===Diễn viên Nhật xinh đẹp sexy đậm chất Thái Lan (PNTD)
Vỡ xương thuyền tay phải, bó bột tay trái (TT) —-Nhiều người truy đuổi ôtô nghi gây tai nạn chết người (TT) —-“Siêu lừa” đã tiêu hết 232 tỷ đồng lừa đảo? (TT)
Vỡ bờ bao, nước thải nhà máy mì tràn ra môi trường (TN)
Hà Nội: Phát hiện 1.500 ống thuốc thúc chín quả (DV)
Siêu lừa trăm tỷ khai gì trước vành móng ngựa? (DV)
Cháu bé 2 tuổi bị hàng xóm sát hại dã man (TP) —-Ruốc bông, giò chả từ gà đông lạnh chảy nước (TP)
QUỐC TẾ
- Tổng thư ký LHQ muốn lập toán công tác hỗn hợp tại Syria (VOA). - Liên Hiệp Quốc cần 100 chuyên gia để phá hủy vũ khí hóa học Syria (RFI). - Mỹ “bắt tay” Assad, bỏ rơi phe nổi dậy? (VnM). - Lực lượng nổi dậy Syria tấn công hai căn cứ quân sự (TTXVN). - OPCW triển khai đội thanh sát viên thứ hai tới Syria .- Nga, Mỹ nhất trí kế hoạch tiêu hủy vũ khí hóa học Syria (VOV).
- 9 nhân viên an ninh Ai Cập bị giết chết (VOA).
- Libya triệu Đại sứ Mỹ về vụ bắt giữ al-Libi (VOA). - Mỹ vi phạm luật pháp quốc tế? (Tin tức).
- Hoa Kỳ: Tuần thứ hai tê liệt ngân sách, phe Cộng hòa bắt đầu chia rẽ (RFI).
- Karzai chỉ trích Mỹ và Nato (BBC).
- Vụ Bettencourt: Cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy được miễn tố (RFI).
- Thế giới 24h: Nhà ngoại giao Nga bị đánh (VNN).
Châu Á chới với vì khủng hoảng ngân sách Hoa Kỳ -(RFI) —Đọ sức Mỹ-Trung về thương mại tại Thượng đỉnh APEC -(RFI) —-Nhật Bản, Trung Quốc lo ngại về vấn đề mức trần nợ ở Mỹ —-Lãnh đạo APEC kêu gọi tăng cường hợp tác kinh tế -(VOA)
Hoa Kỳ hủy cuộc tập trận với Nhật do vấn đề tài chánh (RFA) —Bế tắc ngân sách ở Washington: Ðàm phán hay không đàm phán -(VOA) —Tổng thống Obama: ‘Không thương luợng trước khi chính phủ mở cửa lại’ -(VOA)
Tổng thống Mỹ, Chủ tịch Hạ Viện không nhường bước về ngân sách (VOA)
Các câu hỏi về sự vắng mặt của Tổng thống Mỹ tại hội nghị APEC (VOA)
Thỏa thuận an ninh Mỹ-Afghanistan vẫn chưa rõ ràng -(VOA) —Tổng thư ký LHQ muốn lập toán công tác hỗn hợp tại Syria -(VOA)
IMF dự báo tăng trưởng của Trung Quốc giảm -(RFI) —IMF cắt giảm dự báo tăng trưởng của TQ (RFA)
Bình Nhưỡng thanh lọc hàng loạt quan chức cao cấp -(RFI) —Chủ tịch Bắc Hàn thay đổi nhân sự nhằm củng cố quyền lực (RFA)
Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự đe dọa Đài Loan (RFA) —Đài Loan lo ngại năm 2020 bị Trung Quốc tấn công -(RFI)
Vụ Bettencourt: Cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy được miễn tố -(RFI) —-Libya triệu Đại sứ Mỹ về vụ bắt giữ al-Libi -(VOA)
Sách điện tử và sách in tại hội chợ sách quốc tế Frankfurt 2013 -(RFI)
Biểu tình mát mẻ (TN) -Phản
đối những quy định khắt khe về trang phục mà nhà trường đề ra, một nhóm
gồm 10 sinh viên Trường ĐH Nghệ thuật Kaposvar (Hungary) đã cùng thoát y
đến lớp (ảnh).
Triều Tiên nổi giận vì không mua được cáp treo cho khu trượt tuyết đẳng cấp thế giới (LĐ)
Thái Lan: Hàng trăm người bao vây tòa nhà Quốc hội (NLĐO) – Hàng chục trung đội cảnh sát ngày 8-10 được huy động để bảo vệ tòa nhà Quốc hội sau khi hàng trăm người chiếm giữ một khu vực gần đó để phản đối việc chính phủ chuẩn bị thông qua dự luật ân xá nhằm xóa tội cho cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra.
8 hạ nghị sĩ Mỹ bị bắt (NLĐO) – Ít nhất 8 thành viên Đảng Dân chủ tại hạ viện Mỹ nằm trong số 200 người bị bắt chiều 8-10 (giờ địa phương) sau khi họ ngăn chặn một đường phố chính gần trụ sở quốc hội trong một cuộc tụ tập yêu cầu Đảng Cộng hòa tổ chức cuộc bỏ phiếu thông qua dự luật cải tổ nhập cư đã bị
Cảnh sát Trung Quốc bắn vào người Tây Tạng biểu tình (VOA)
* RFA: Audio: + Sáng 8-10-2013; + Tối 8-10-2013; Video: + .
* RFI:
* VTV: + Chào buổi sáng – 08/10/2013; + Cuộc sống thường ngày – 08/10/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 08/10/2013; + 360 độ thể thao – 08/10/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 08/10/2013; + Thời sự 12h – 08/10/2013.
2058. CUỘC KHỦNG HOẢNG AI CẬP: BÃO CHỒNG LÊN BÃO
Thứ Sáu, ngày 04/10/2013
(Tạp chí The Economist – 17/8/2013)
Một cuộc đối đầu đẫm máu trên đường phố Cairo là một diễn biến có hại, và có thể là điềm báo trước của điều tồi tệ hơn sắp xảy ra.
Hành động của quân đội Ai Cập vào ngày 14/8 không bất ngờ. Đây cũng không phải là điều bất ngờ đối với những người phải gánh chịu nó, những người ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi. Nhưng nó tàn bạo một cách đáng ngạc nhiên.
Vào thời điểm cuộc đảo chính ngày 3/7 chống lại ông Morsi, Tổng thống được bầu lên một cách dân chủ đầu tiên của Ai Cập, những người ủng hộ ông đã thành lập hai khu trại ở Cairo, khu thứ nhất là một loạt lều gần các trường đại học ở phía Tây, khu còn lại, lớn hơn trong khu vực Nasr City trung lưu ở phía Đông, tập trung ở nhà thờ Rabaa al-Adawiya. Những người cố thủ đầy tức giận – phần lớn, dù không phải tất cả, chung hàng ngũ với Anh em Hồi giáo, tổ chức Hồi giáo mà trong đó ông Morsi là một nhà lãnh đạo – vẫn ở đó trong suốt tháng thánh lễ Ramadan, kết thúc vào ngày 7/8. Các khu trại ồn ào, phần nào gây rối loạn giao thông thành phố và ngày càng khiến chế độ do quân đội đứng đầu khó chịu, chế độ vốn lên nắm quyền trong cuộc đảo chính.
Các quan chức chính phủ đã cam đoan hành động chống lại những người phản kháng, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em; họ nói rằng nó sẽ nhẹ nhàng hơn so với các vụ đụng độ tại thời điểm đảo chính, khiến rất nhiều người phản kháng ủng hộ Anh em Hồi giáo thiệt mạng. Mặc dù vậy, cuộc tấn công của cảnh sát vào sáng ngày 14/8, được các đơn vị quân đội hỗ trợ, là một trong những sự tàn bạo gây choáng váng, được hoàn thành với vũ khí tự động và súng bắn tỉa. Khu trại tại trường đại học bị dọn sạch đầu tiên, tiếp đến là khu trại trong Nasr City; vào cuối ngày hôm đó các bệnh viện dã chiến đã đầy ắp người chết và bị thương. Như The Economist đưa tin, Bộ Y tế cho biết số người thiệt mạng trong hai địa điểm là 464; những ước tính khác cao hơn hàng trăm người, và hàng nghìn người bị thương. Bạo lực bùng lên ở những nơi xa xôi như Alexandria và Aswan. Vào cuối ngày, khi phần lớn đất nước được đặt trong lệnh giới nghiêm, những hy vọng về một giải pháp hòa bình cho tình trạng phân cực đầy cay đắng hậu đảo chính của Ai Cập đã bị hủy hoại giống như các khu trại.
Tất cả biết điều họ muốn
Vào thời điểm của cuộc đảo chính, các nhà cai trị mới của Ai Cập đã hứa hẹn những bước đi nhanh chóng hướng tới một hiến pháp mới và những cuộc bầu cử mới. Sự chuyển giao đó giờ thậm chí sẽ còn khó thực hiện hơn. Nền kinh tế, bị tác động xấu bới 2 năm rưỡi rối ren, ít có khả năng tìm được một thời gian nghỉ ngơi hơn bao giờ hết; du khách ít có khả năng tới thăm hơn bao giờ hết. Đa số vốn muốn ông Morsi ra đi, nếu không nhất thiết là quân đội quay trở lại, được củng cố trong chủ nghĩa dân tộc đầy sôi nổi của họ và sự căm ghét lòng trung thành ngạo mạn của tổ chức Anh em Hồi giáo, về phần mình, những người Hồi giáo hiện có thể thổi thêm ngọn lửa tử vì đạo vào nỗi bất bình của họ về tính hợp pháp bầu cử đã bị lấy mất. Một sự trượt dài vào cuộc xung đột kéo dài, có lẽ thậm chí là nội chiến, có thể khó tránh khỏi.
Một đòi hỏi chính của những người phản kháng đã lãnh đạo cuộc cách mạng tháng 2/2011 của đất nước này chống lại sự cai trị của Hosni Mubarak là những điều luật buộc thi hành tình trạng khẩn cấp phải được đình chỉ. Chúng hiện đã trở lại, ít nhất trong vòng một tháng. Những người ủng hộ tổ chức Anh em Hồi giáo nhắm mục tiêu vào các tòa nhà chính phủ và các đồn cảnh sát ở một số thành phố vào ngày các khu trại bị dọn sạch, ở ngôi làng Kerdasa gần Cairo họ xếp 4 cảnh sát vào hàng và hành quyết những người này bàng một loạt đạn súng máy. Ở các khu trại, những lời miêu tả của nhân chứng và băng video cho thấy rằng các nhóm nhỏ tay súng Hồi giáo đã đáp trả hỏa lực của các lực lượng an ninh một cách dữ dội. Bộ trưởng Nội vụ của Ai Cập nói 43 cảnh sát đã bị sát hại trong ngày, 18 trong số họ ở Nars City.
Cảnh sát và quân đội không phải là những mục tiêu duy nhất của sự phẫn nộ Hồi giáo. Các đám đông trút nỗi giận dữ của họ vào những người đồng hương Cơ đốc giáo, những người được hiểu là đã ủng hộ cuộc đảo chính. Ở thành phố miền Nam Minya và những nơi khác họ đốt cháy khoảng 18 nhà thờ; một trung tâm văn hóa Jesuit và một trường học dòng Francis đã bị đốt cháy; các cửa hiệu và nhà của người Cơ đốc giáo bị tấn công. Đó là một sự leo thang đột ngột trong một xu hướng vốn đã ngày càng tồi tệ.
Một điềm xấu nữa là việc từ chức của Mohamed ElBaradei, phó tổng thống lâm thời của Ai Cập. Ông ElBaradei, người đã giành giải Nobel năm 2005 vì công việc của ông với tư cách là người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, đã chỉ trích cả tổ chức Anh em Hồi giáo lẫn quân đội. Chủ nghĩa tự do có nguyên tắc của ông hầu như không tranh thủ được bạn bè trong một đất nước bị chia rẽ hoàn toàn, nhưng quyết định của ông gia nhập chính phủ do quân đội ủng hộ thay thế ông Morsi đã nuôi những hy vọng rằng nó có thể được lái sang một đường lối ôn hòa. Trong lá đơn từ chức với ngôn từ mạnh mẽ của mình, ông ElBaradei nói rằng lời khuyên hãy kiên nhẫn và kiềm chế của ông, và những nỗi lo sợ của ông về điều có thể xảy ra nếu đi theo các đường lối khác, đã bị phớt lờ. Ông cảnh báo: “Bạo lực chỉ sinh ra bạo lực”.
Tình trạng bạo lực vào ngày 14/8/2013 theo sau những động thái của chính phủ gây lo ngại cho nhiều nhà cách mạng đã đổ xuống Quảng trường Tahrir ở Cairo vào năm 2011 với mục tiêu là một quốc gia tự do. Tướng Abdel Fattah al-Sisi, tư lệnh quân đội, Bộ trưởng Quốc phòng và là người đứng đầu chính phủ trên thực tế, đã có một bài phát biểu vào ngày 24/7 kêu gọi một sự ủy nhiệm từ công chúng để đối phó với các cuộc phản kháng của Anh em Hồi giáo “bằng bất kỳ lực lượng nào cần thiết”. Vào ngày 13/8, danh sách 27 thống đốc tỉnh thay thế những người được ông Morsi lựa chọn cũng đã gây sửng sốt. 2/3 trong số họ là tướng lĩnh quân đội hoặc cảnh sát. Một số có tiếng là thù địch rõ ràng với cuộc cách mạng năm 2011.
Tiếng than khóc của đất nước
Sau cuộc đảo chính vào tháng 7/2013, truyền thông nhà nước của Ai Cập, cùng với phần lớn báo chí độc lập của nước này, đã trở lại vai trò của họ dưới thời ông Mubarak: người cổ vũ chính phủ. Họ mô tả những người Hồi giáo phản kháng của Cairo hoặc là những kẻ khủng bố hoặc là những kẻ lừa bịp được trả tiền của Anh em Hồi giáo. Trong khi thường dựa trên thực tế, các báo cáo về tình trạng bạo lực Hồi giáo được thổi phồng bừa bãi. Sự phóng đại liên tục đã đi đến chỗ thúc giục các lực lượng an ninh phải “đáp lại ý chí của quần chúng” và “tẩy rửa” cặn bã tội phạm trên đường phố Cairo.
Ngay cả nếu không có sự xúi giục ầm ĩ này, phần lớn công chúng Ai Cập mong muốn một cách nhiệt thành thấy mặt trái của Anh em Hồi giáo và bản tính của họ. Bất chấp đã giành chiến thắng cuộc bầu cử Quốc hội năm 2011 và cuộc chạy đua cho chức tổng thống năm 2012, Anh em Hồi giáo đã phải hứng chịu sự sụt giảm ủng hộ của công chúng trong nửa đầu năm 2013. Động thái của tướng Sisi nhằm loại bỏ tổ chức này ra khỏi quyền lực vào tháng 7/2013 được tạo điều kiện nhờ sự bất mãn lớn và sự bất phục tùng rộng khắp của người dân.
Phần lớn tình trạng bạo lực gần đây nhất trên khắp đất nước đã chứng kiến những người dân thường chống lại những người Hồi giáo nổi giận. Cư dân các khu vực do những người phản kháng ủng hộ Anh em Hồi giáo chiếm giữ ở Cairo đã cổ vũ cảnh sát khi họ dọn sạch các khu trại. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy rằng trước khi xảy ra bạo lực tại các khu trại, quân đội của Ai Cập, như nó vẫn vậy từ lâu, là thể chế được lòng dân nhất; nó có thể sẽ vẫn như vậy sau đó. Việc quân đội nắm quyền lực đã làm gia tăng sự lạc quan rộng khắp. Ngược lại, sự ủng hộ đối với những người phản kháng của Anh em Hồi giáo dường như chỉ giới hạn đến khoảng 30%.
Tuy nhiên, mức độ ủng hộ lâu dài đó có nghĩa là để Ai Cập có thể cố gắng thực hiện dân chủ qua bầu cử một lần nữa, Anh em Hồi giáo cần phải là một phần của tiến trình. Với những tiếng nói như của ông ElBaradei hiện bị bưng bít bên trong chế độ, rất khó có thể tưởng tượng ra sự cố gắng thuyết phục đó. Thay vào đó có một nguy cơ là các nhà cai trị của nước này có thể quyết tâm loại bỏ toàn bộ Anh em Hồi giáo. Các quán cà phê phức tạp về mặt chính trị hơn ở Cairo lặp lại câu chuyện của Algeria 2 thập kỷ trước. Khi các tướng lĩnh Algeria hủy bỏ một cuộc bầu cử năm 1991 sau khi những người Hồi giáo giành chiến thắng vòng đầu tiên, họ đã châm ngòi cho một cuộc nội chiến kéo dài một thập kỷ khiến khoảng 50.000 đến 200.000 người thiệt mạng.
Anh em Hồi giáo trước đây gần như đã hoàn toàn bị loại ra khỏi đời sống xã hội quốc gia. “Nhà nước sâu bên trong” của Ai Cập – bộ máy an ninh, tình báo và tư pháp đầy quyền lực phát triển mà không được xem xét cẩn thận trong những năm Mubarak – rất giỏi săn đuổi Anh em Hồi giáo. Nền tảng quyền lực đó đã tồn tại qua tình trạng rối ren hậu cách mạng tương đối sung sức, nếu không nói là còn được chôn sâu hơn một chút nữa. Mối quan hệ của nó với các nhà nước vùng Vịnh giàu có như Saudi Arabia và Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất đã giúp giành được viện trợ cho chế độ hậu đảo chính với số tiền là 12 tỷ USD, đủ để đưa đất nước vượt qua khó khăn trong nhiều tháng và bù lại bất kỳ khoản viện trợ nào mà Mỹ sau cùng có thể từ chối nếu phải đối mặt với đổ máu trên đường phố, Chính quyền Obama từ bỏ sự nhấn mạnh của mình ràng việc lật đổ ông Morsi không phải là một cuộc đảo chính, một cách nhìn cho phép viện trợ quân sự tiếp tục.
Điềm báo đen tối
Tổ chức Anh em Hồi giáo nghĩ rằng một phe phái như cái gọi là “những kẻ loại trừ” trong quân đội Algeria đã đến chi phối chế độ hiện tại, dồn sức loại bỏ đạo Hồi khỏi đất nước bằng bất cứ biện pháp nào có thể. Anh em Hồi giáo từ lâu đã lo sợ một diễn biến như vậy. Trong quãng thời gian 1 năm làm tổng thống của ông Morsi, họ đã nịnh nọt và nuông chiều cơ quan an ninh; việc lôi kéo nó có vị trí trung tâm hơn nhiều trong các kế hoạch của họ so với việc tìm ra cách thức để làm việc với một phe đối lập chính trị phi Hồi giáo mà họ coi là không liên quan. Nhưng nhiều người Anh em Hồi giáo giờ đang hối tiếc nói rằng điều đó đã không có hiệu quả. Họ nhận thấy bản thân mình bị ngầm làm hại và cản trở bởi các tòa án và Bộ Nội vụ của Ai Cập.
Kể từ cuộc đảo chính tháng 7/2013, một nhóm các nhà lãnh đạo Hồi giáo đã bị tống giam, với một số người, gồm cả ông Morsi, bị buộc tội dựa trên những lý do rõ ràng là hời hợt. Trong khi chính phủ có thể đã coi điều này là một cách để gây áp lực buộc Anh em Hồi giáo chấm dứt các cuộc phản kháng của mình, nhiều người Hồi giáo coi đó là một dấu hiệu rằng các nhà cai trị mới của Ai Cập dự định đấy họ ra ngoài lề mãi mãi. Đây là một lý do tại sao phe của ông Morsi đã bác bỏ bất kỳ đề xuất thỏa hiệp nào, thay vào đó nhấn mạnh những đòi hỏi viển vông đối với kẻ thù của họ: rằng ông Morsi nên được đưa trở lại chức vụ và rằng cả luật pháp của thiểu số, do Hồi giáo chi phối lẫn hiến pháp năm 2012 được người Hồi giáo soạn thảo (nhưng được thông qua nhờ trưng cầu dân ý) phải được xây dụng lại.
Có những lý do khác cho sự ngoan cố của họ. Như người phát ngôn của họ vui vẻ thừa nhận, việc đột ngột trở lại thành phe đối lập bị bao vây của Anh em Hồi giáo đưa họ “trở lại khu vực an toàn của chúng tôi”. Anh em Hồi giáo không chỉ không còn phải trả lời về những thất bại chính sách đã khiến phần lớn công chúng Ai Cập chống lại họ. Các cuộc biểu tình ngồi đầy quyết tâm của họ đã trở thành một biểu tượng mạnh mẽ của sự kháng cự đối với những người Hồi giáo trên khắp Ai Cập và bên ngoài. Sự độc đoán của Anh em Hồi giáo trong khi nắm quyền đã khiến nhiều phe phái Hồi giáo khác xa lánh họ. Giờ đây họ cảm thấy buộc phải tập họp lại để ủng hộ ông Morsi.
Đối với những cư dân của họ, những người qua đợt ăn kiêng khắc nghiệt về tinh thần Ramadan đã tham gia với số lượng ngày một tăng lên hàng chục nghìn người tới trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần cùng một lúc, các thành phố lều trại của Cairo dường như là một tầm nhìn không tưởng về một nhà nước Hồi giáo hoàn hảo. Đối với khách nước ngoài họ trông kỳ quặc và cuồng tín, khi những bài thuyết giảng thổi phồng không ngừng phát đi một cách hiểu ngày càng xuyên tạc về các sự kiện, và khiến những người sùng đạo phải chết như những kẻ tử vì đạo vì ông Morsi. Bất chấp việc hầu như không có bằng chứng cho thấy rằng thông điệp của họ đã gây nhiều tiếng vang với phần còn lại của Ai Cập vượt ra ngoài những người ủng hộ chủ chốt, những người phản kháng dường như đã hoàn toàn tin chắc vào chiến thắng.
Sau cuộc tấn công tàn bạo của cảnh sát, những tuyên bố của Anh em Hồi giáo về số thương vong tăng cao đến 5.000 người. Những con số như vậy không đáng tin; chúng phản ánh một đòi hỏi nhằm bêu xấu những kẻ ngược đãi họ và biện hộ cho thất bại. Anh em Hồi giáo biết họ sẽ không còn ở vị thế nổi bật để lên tiếng và được lắng nghe về các cuộc phản kháng được truyền hình rộng rãi. Trong tương lai, các tướng lĩnh của Ai Cập sẽ có sự kiểm soát mạnh mẽ hơn câu chuyện này. Trong khi đó, mối đe dọa về một cuộc đàn áp lớn đang hiện ra, càng dễ xảy ra hơn do những giai đoạn dài giam cầm mà không cho phép xét xử theo các luật khẩn cấp đã được sửa đổi.
Điều này không có nghĩa là không có gì rắc rối cho nhà nước sâu bên trong của Ai Cập. Hoảng sợ bởi số người thiệt mạng, và thất vọng vì những lời cảnh báo của họ chống lại hành động quyết liệt bị phớt lờ, các đồng minh lâu đời của Ai Cập ở phương Tây hiện tại có khả năng xa lánh Tướng Sisi và chính phủ của ông. Sức ép đẩy nhanh các cuộc bầu cử sẽ được nhiều nước sử dụng (dù có thể không phải là Saudi Arabia) và sẽ bao gồm cả sự nhấn mạnh rằng Anh em Hồi giáo bằng cách này hay cách khác phải được hòa giải. Tuy nhiên, nếu chế độ muốn đồng ý với những đòi hỏi đó, nó sẽ phải bị thúc ép mạnh để làm vậy.
Ngay cả trước cuộc đàn áp, những kế hoạch chuyển giao của các tướng lĩnh đã gặp rắc rối. Thành phần của một tổ chức gồm 50 người nhằm đẩy nhanh một hiến pháp mới đã kích động sự giận dữ, đúng như việc thành lập một tổ chức tương tự dưới thời ông Morsi. Các phe phái Hồi giáo tham gia với chế độ đã ngần ngại trước sự đại diện nhỏ bé mà họ được đề nghị. Họ đã đe dọa phủ quyết tiến trình này trừ khi những đòi hỏi của họ về cách diễn đạt cứng rắn Hồi giáo được đáp ứng. Các cuộc bầu cử công bằng dường như không họp lý vào thời điểm hiện tại.
Cái giá của máu và nước mắt
Nhiều người Ai Cập cho rằng phần lớn điều này sẽ còn phải bàn bởi sự phản ứng dữ dội về bạo lực Hồi giáo mà họ cảm thấy chắc chắn sẽ xuất hiện. Các lực lượng an ninh Ai Cập đang chiến đấu với một cuộc nổi loạn gần như phát triển mạnh tại vùng Đông Bắc vô luật pháp của Sinai và gây thương vong gần như mỗi ngày. Các đồng minh của Anh em Hồi giáo bao gồm cả các phe phái Hồi giáo cấp tiến đã phát động một loạt các cuộc tấn công khủng bố 2 thập kỷ trước, lên đến cực điểm với cuộc thảm sát 58 khách du lịch ở Luxor năm 1997. Một số thành viên của chính Anh em Hồi giáo hiện giờ có thể đã sẵn sàng cầm vũ khí; các nhà lãnh đạo của tổ chức này cảnh báo rằng họ không còn có thể kiểm soát các thành phần gây rối hơn được nữa.
Tất cả điều này khiến một số người có tư tưởng tự do và những người chủ trương ôn hòa lo sợ rằng một phe “loại bỏ” theo kiểu mà những người Hồi giáo lo sợ là đã hình thành quả thực sẽ lên nắm quyền. Điều đó sẽ có nghĩa là một cuộc phản cách mạng có quy mô toàn diện, chấm dứt những gì còn lại của sự lạc quan về một xã hội cởi mở hơn do phong trào Mùa Xuân Arập tạo ra. Có lẽ, như thường xảy ra trong quá khứ, Ai Cập sẽ tìm ra một cách để vượt qua khó khăn. Nhưng tình hình này, có vẻ tồi tệ hơn nhiều sau cuộc đảo chính năm 2013 so với sau cuộc cách mạng có phần tương tự vào năm 2011, giờ tỏ ra thậm chí ít có triển vọng hơn. Vào năm 2012, một nhà bình luận người Ai Cập cho rằng tương lai của đất nước hoặc là giống Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Pakistan. Vào ngày 14/8, một người Ai Cập đăng trên trang cá nhân dưới tên Salama Moussa ám chỉ rằng những người đồng hương của ông, “trong sự điên cuồng”, đã chứng kiến một sự phân đôi còn khắc nghiệt hơn nữa: Quảng trường Thiên An Môn hoặc Somalia.
***
(Tạp chí Der Spiegel, số 34/2013)Vụ thảm sát ngày thứ Tư 14/8 đã đánh dấu sự khởi đầu một giai đoạn đàn áp mới ở Ai Cập. Anh em Hồi giáo đang ở thế thủ, và đất nước này bị đe dọa bởi sự trở lại của chế độ độc tài quân sự. Đó có thể là hồi kết phong trào Mùa Xuân Arập.
Những người hỗ trợ y tế ở phía trước nhà tang lễ chính của Cairo tại Sainhum khăng khăng rằng cơ sở của họ không thể tiếp nhận thêm bất cứ tử thi nào nữa. Họ nói rằng các phòng lạnh, các phòng nghi lễ và sân đã đầy các thi thể. Thậm chí các thi thể còn nằm trên phố ở bên ngoài, tạo thành một hàng dài dễ sợ, nằm thành 3 dãy, một số thi thể được phủ tấm
vải trắng hay ở trong những chiếc túi chứa thi thể màu đen và những thi thể khác nằm trong những chiếc quan tài để mở.
Cứ mỗi 15 phút thì những xác chết nhích lên trước nửa mét, họ hàng của họ ra sức kéo và đẩy thi thể họ. Lúc đó, nhiệt độ là 34 độ c, nhưng người chết không được đặt ở chỗ râm mát. Thay vào đó, thi thể của họ nằm giữa đường phố, ruồi nhặng bay xung quanh.
Mohamed Riad, một huấn luyện viên thể hình, đã đưa người họ hàng của mình đến nhà xác. Anh này bị bắn vào đầu. Người họ hàng này ủng hộ Anh em Hồi giáo, tổ chức có các thành viên đã dựng lều trên Quảng trường Rabaa al-Adawiya, nơi cảnh sát và quân đội đã dẹp sạch vào ngày 14/8, có lẽ là ngày đẫm máu nhất trong lịch sử Ai Cập gần đây. Nhưng các thành viên trong gia đình này đứng xếp hàng bên ngoài nhà xác hầu như chẳng có cơ hội nào để đưa tang người đã chết – và điều đó là có chủ đích.
Mỗi đám tang cũng có thể biến thành một cuộc biểu tình, đó là lí do tại sao bộ máy hành chính quan liêu kiểu Kafka đang làm mọi thứ có thể để trì hoãn đưa trả các thi thể. Báo cáo của bác sĩ và rồi chứng nhận từ cảnh sát là cần thiết trước khi thi thể có thể được đưa đến nhà tang lễ Sainhum đã quá tải. Giấy chứng tử chỉ có thể được đưa ra ở đó. Một văn bản bổ sung từ cảnh sát là cần thiết trước khi lễ tang thực sự diễn ra. Những người ngồi đợi bên ngoài nhà tang lễ này nói rằng cách duy nhất để đẩy nhanh quá trình này là tuyên bố rằng tự tử là nguyên nhân gây ra cái chết.
Kết quả có thể được thấy vào ngày thứ Sáu chỉ có tương đối ít lễ tang. Nhưng tuy thế có các cuộc phản kháng. Hàng chục nghìn người ủng hộ Anh em Hồi giáo đã tụ họp ở Quảng trường Ramses tại Cairo. Một lần nữa, các lực lượng an ninh đã nã đạn vào những người biểu tình, và các cuộc xung đột đã khiến hơn 170 người thiệt mạng. Sau khi kênh truyền hình nhà nước phát sóng cảnh kêu gọi người Ai Cập thành lập các lực lượng dân quân, các nhóm sát nhân được trang bị dùi cui và dao rựa đã xuất hiện ở nhiều khu vực lân cận, nằm chờ những người ủng hộ Anh em Hồi giáo.
Những giai đoạn đầu của cuộc nội chiến?
Không một ai tìm cách ngăn chặn tình trạng leo thang này, không phải tổ chức Anh em Hồi giáo, mà đã kêu gọi “một ngày thứ Sáu thịnh nộ” và đã hứa hẹn về việc có thêm nhiều cuộc phản kháng, cũng không phải lực lượng an ninh, tiếp tục sử dụng đạn thật và cam kết tiếp tục gây áp lực cho người Hồi giáo. Vào Chủ nhật, ngày 18/8, có thêm 36 thành viên Anh em Hồi giáo bị giết, được cho là do tìm cách trốn khỏi nhà tù. Các báo cáo cho biết họ có thể đã chết ngạt ở phía sau một chiếc xe chở tù sau khi hơi cay bắt lửa ở bên trong. Và vào ngày thứ Hai, 19/8, các báo cáo đưa tin là hai chiếc xe buýt nhỏ của cảnh sát ở Sinai đã bị những kẻ tình nghi là phiến quân phục kích, khiến 24 cảnh sát thiệt mạng.
Những sự kiện này, kết hợp với nhau, khiến người ta có cám giác dường như Ai Cập đang ở những giai đoạn đầu cúa một cuộc nội chiến, một cuộc xung đột đã bắt đầu với cuộc tắm máu vào ngày 14/8. Theo các con số chính thức, hơn 600 người biểu tình và 43 người thuộc lực lượng an ninh đã thiệt mạng. Anh em Hồi giáo tuyên bố rằng hơn 2.000 người đã thiệt mạng, phần lớn họ chết do những phát súng bắn vào đầu và ngực. Những con số thương vong thực tế có thể ở đâu đó giữa con số này. Có khoảng 4.200 người bị thương.
Đe trả đũa, người Hồi giảo đã lục soát và nã đạn vào hàng chục nhà thờ và các tòa nhà thuộc sở hữu của Cơ đốc giáo. Một vài sĩ quan cảnh sát đã bị hành hình.
Những sự chia rẽ ở Ai Cập là sâu sắc. Trong khi cho tới tuần đầu tháng 8, sự hòa giải dường như có thể thực hiện được dù có khó khăn, thì hiện có 2 phe phái không thể hòa giải đang đối đầu với nhau: một phe là quân đội và những người ủng hộ thế tục, còn phe kia là Anh em Hồi giáo và những người ủng hộ tổ chức này. Các nhà hoạt động trẻ tuổi và những người có tư tưởng tự do không còn có vai trò ở đây. Một trong các đại diện cho họ, Phó Tổng thống Mohamed ElBaradei, đã từ chức để phản đối vào tối ngày 14/8. Ông đã viết rằng bạo lực nối tiếp bạo lực, nói thêm ràng cần phải nhớ những lời của ông. Nhưng không một ai lắng nghe.
Quân đội lại đang lặp lại những sai lầm của Anh em Hồi giáo, ngạo mạn viện dẫn thứ được cho là “sự ủy thác của dân chúng” và thúc đẩy một chiến thắng nhanh chóng thay vì một sự thỏa hiệp. Nhưng quân đội không thể đàn áp gần 30% người Ai Cập ở phe Hồi giáo mà không hạn chế quyền tự do của tất cả người Ai Cập. Nếu quân đội trung thành với tiến trình của mình, thì đất nước này có thể sớm phải sống dưới chế độ độc tài quân sự.
“Chết cho mùa Xuân Arập”
Ngay sau cuộc đảo chính ngày 3/7 và thảm kịch ngày 14/8, dường như có khả năng các nhà lãnh đạo quân sự không bao giờ thực sự từ bỏ quyền lực sau vụ lật đổ cựu Tổng thống Hosni Mubarak một năm rưỡi trước đây. Nếu đúng như vậy, thì chế độ dân chủ ở nước này sẽ là một sự thất bại. Tawakkul Karman, người Yemen đoạt giải Nobel Hòa bình cho thấy rõ điều này sẽ có nghĩa thế nào đối với thế giới Arập khi bà nói: “Sự hủy diệt cách mạng Ai Cập đồng nghĩa với việc báo tử mùa Xuân Arập”.
Giọng điệu mê hoặc về sự thay đổi và một tương lai dân chủ đang dần biến mất, và không chỉ ở Ai Cập. Mặc dù vẫn còn quá sớm để xóa bỏ Mùa Xuân Arập – phải mất hàng thế kỷ để chế độ dân chủ giành được chỗ đứng ở phương Tây – cuộc thử nghiệm dân chủ rõ ràng là đang lâm nguy nghiêm trọng.
Tunisia, cái nôi của phong trào này, có nguy cơ rơi vào tình trạng hỗn loạn sau hai vụ án mạng chính trị, và quan điểm của người Hồi giáo và người Tunisia thế tục cũng không thể hòa hợp được. Bất chấp các cuộc bầu cử, các nhà lãnh đạo bộ tộc và các thủ lĩnh vẫn đang nắm quyền ở Libya. Đất nước này cũng đang gặp khó khăn do các vụ đánh bom và đã biến thành kho chứa vũ khí dễ tiếp cận lớn nhất thế giới. Syria đã rơi vào cuộc nội chiến đã lấy đi 100.000 mạng sống và đã khiến hàng triệu người trở thành người tị nạn. Và Iraq và Liban cũng đang trên bờ vực cuộc nội chiến dọc trên các đường đứt đoạn về tôn giáo.
Các nước vùng Vịnh, nhìn chung là tự do hơn, đã trở nên đàn áp hơn. Và chẳng có gì là bất ngờ khi các nước không có dân chủ như Saudi Arabia và Kuwait và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất hứa hẹn sẽ cung cấp cho Ai Cập 12 tỷ USD (9 tỷ euro) sau cuộc đảo chính tháng 7: một phần thưởng tăng thêm để khôi phục nguyên trạng.
Một năm cầm quyền của cựu Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi dường như giống một tai nạn lịch sử. Ông là tổng thống dân bầu duy nhất mà đất nước này từng có kể từ khi Vua bị phế truất vào năm 1952. Mặc dù Ai Cập có một tổng thống chuyển tiếp, Adly Mansour, chánh án Tòa án hiến pháp tối cao, nhưng ông hầu như chẳng có chút quyền lực nào.
Một lần nữa, nhà lãnh đạo nước này xuất thân từ quân đội: Tướng Abdel Fattah al-Sisi, 58 tuổi, mày râu nhẵn nhụi, thường đeo kính râm và mặc áo truyền thống – giống nhà cựu độc tài của Libya Muammar Gaddafi. Sisi là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ai Cập, Bộ trưởng Quốc phòng và là phó tổng thống. Ông cũng là một vị quan chức có tư tưởng bảo thủ và sùng đạo và là một người lưu nhiệm còn lại từ chế độ cũ. Sisi là người ủng hộ “các cuộc kiểm tra trinh tiết” được thực hiện đối với những người biểu tình là phụ nữ trẻ bằng lập luận kỳ lạ rằng việc đó là nhằm bảo vệ binh lính chống lại những lời buộc tội cưỡng hiếp.
Quân đội có một đất nước
Một ngày sau cuộc tắm máu, những người ủng hộ quân đội đã đi đến những gì còn sót lại của khu cắm lều trại của những người phản kháng và hô khẩu hiệu “Sisi, Sisi”. Nhiều người tán dương lập trường cứng rắn của ông chống lại người Hồi giáo, và một số người coi ông là vị tổng thống kế tiếp. Mặc dù vị tướng này nói rằng ông không có ý định chạy đua vào chức vụ chính trị, ông cũng không thực sự loại bó khả năng này. Sự yêu mến dành cho Sisi làm gợi nhớ lại sự yêu mến dành cho cựu Tổng thống Gamal Abdel Nasser — và điều đó là không dự tính trước. Một trong những người con gái của Nasser đã viết một bức thư ngỏ cho vị tướng này, cầu xin ông hãy ra tranh cử và cho rằng 30 triệu người Ai Cập đồng ý với cô. Có những bức áp phích quảng cáo trên khắp đất nước vẽ cảnh Sisi bên cạnh Nasser, và thậm chí có cả bức chân dung Sisi treo phía trên mộ của vị cựu tổng thống. Cũng có một bức ảnh cũ chụp cảnh một bé trai chào đón Nasser. Có tin đồn rằng đứa bé trai đó là Sisi hồi nhỏ. Mặc dù việc này gần như là vô nghĩa, nó cho thấy mức độ yêu mến đang được quân đội kích động.
Có câu châm ngôn cũ mà nhiều người ngày nay lại đang một lần nữa trích dẫn: Ai Cập không có quân đội, nhưng quân đội có đất nước. Không một thể chế nào khác thâm nhập khắp xã hội nhiều như quân đội. Một nửa con số 440.000 binh lính của đất nước này là lính nghĩa vụ. Những người xoay xở để leo được lên cấp bậc cao hơn giành được sự tiếp cận thế giới tinh hoa tương ứng, thêm trọn vẹn bởi những câu lạc bộ thuyền buồm, các trung tâm bảo tàng và các bệnh viện của nó. Quân đội chưa bao giờ tiết lộ ngân sách của mình, và tự mình đưa ra các quyết định chiến lược. Với các nhà máy sản xuất xi măng và mỳ sợi, các khách sạn và các trạm xăng dầu, quân đội cũng là một trong những bên đóng vai trò kinh tế lớn nhất của Ai Cập.
Những người lớn lên trong thế giới này, như Tướng Sisi, thực sự tin rằng quân đội là “người giám hộ trách nhiệm yêu nước”, như ông đã viết gửi Morsi trong lễ nhậm chức của ông này. Vị tướng này thường sử dụng thuật ngữ như lòng tự hào và chủ nghĩa dân tộc, cũng gợi nhớ đến Nasser, một cựu đại tá đã lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính quân sự. Cũng giống như Nasser, Sisi gần đây đã trở nên chỉ trích phương Tây. Mặc dù ông không thể hoàn toàn cạnh tranh với thần tượng của mình, bởi vì ông thiếu tài chính dành cho các chương trình xã hội và sự ủng hộ chính trị toàn cầu, Sisi đang tận dụng sự khao khát của Ai Cập có một vị anh hùng.
Nhưng Nasser cũng đã đàn áp thô bạo Anh em Hồi giáo, đặt nền tảng cho cuộc xung đột hiện nay. về khía cạnh này, Sisi dường như cũng đang hướng tới hình mẫu thần tượng của mình.
Chế độc độc tài quân sự quay trở lại
Như thể cuộc lật đồ tháng 2/2011 chưa bao giờ xảy ra. Ai Cập một lần nữa lại bị vướng vào một cuộc xung đột đã hoành hành trong hơn 60 năm và đã chi phối đất nước kể từ khi 8 phát đạn bắn vào Nasser vào ngày 26/10/1954 trong một nỗ lực đảo chính thất bại. Tại thời điểm đó, Nasser cấm Anh em Hồi giáo hoạt động và bắt giam các thủ lĩnh cua tổ chức này. Trong những thập kỷ tiếp theo, sự lo ngại đối với người Hồi giáo được sử dụng để biện minh cho sự kiểm soát độc đoán của quân đội và chiến thuật tàn bạo của các cơ quan an ninh. Tuy nhiên, cuối cùng, quân đội đã tạo ra chính xác cái mà nó tuyên bố đang ngăn chặn: những người Hồi giáo thậm chí còn cấp tiến hơn.
Những điểm tương đồng này là khó có thể bỏ qua. Một lần nữa, quân đội lập luận rằng mục tiêu của họ trong việc hạ bệ Morsi và đàn áp tàn bạo các cuộc phản kháng của Anh em Hồi giáo là để bảo vệ đất nước này không bị rơi vào tình trạng hỗn loạn. Nhưng các cuộc tấn công nhằm vào người Hồi giáo chỉ đang tạo thêm hỗn loạn.
Hiện nay, không thể tiếp cận được một nhà lãnh đạo Anh em Hồi giáo nào. Họ đi ẩn náu hoặc bị bắt giữ hoặc bị giết chết. Người phát ngôn Anh em Hồi giáo Gehad el-Haddad đã viết trên trang Twitter của mình: “Chúng ta sẽ thúc đẩy cho tới khi chúng ta làm thất bại cuộc đảo chính quân sự này”, và “Đó không phải là về Morsi nữa. Liệu chúng ta sẽ chấp nhận một chế độ độc tài quân sự mới ở Ai Cập hay không?”
Nhưng việc quay lại chế độ độc tài quân sự không chỉ đồng nghĩa với việc quay trở lại những điều kiện trước năm 2011, mà trên thực tế còn quay trở lại những thời điểm thậm chí còn đen tối hơn. Nhà khoa học chính trị Shadi Hamid thuộc Viện Brookings, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington viết: “Dưới chế độ Hosni Mubarak, Anh em Hồi giáo bị đàn áp, nhưng sự đàn áp chưa bao giờ là hoàn toàn. Tổ chức Anh em Hồi giáo, lực lượng đối lập lớn nhất đất nước, được phép có không gian để hoạt động, tranh cử, và có ghế trong quốc hội. Chính quyền quân sự hiện nay tham vọng hơn nhiều, với mục tiêu giải tán Anh em Hồi giáo và khiến tổ chức này không còn là một lực lượng chính trị.” Để đạt được việc này, các tướng “đã đánh vào sự tức giận thực sự của dân chúng đối với Anh em Hồi giáo… Đến lượt mình, nội chiến triền miên sẽ được sử dụng để biện minh cho cuộc chiến tranh trường kỳ chống lại một loạt kẻ thù trong và ngoài nước, cả trên thực tế lẫn trong tưởng tượng”.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy việc này thực sự đang xảy ra. Thậm chí trước ngày thứ Tư đẫm máu, hàng chục thành viên Anh em Hồi giáo đã bị giam giữ, và cựu Tổng thống Morsi cũng bị giam ở một nơi không ai biết trong 7 tuần qua. Một ngày trước vụ thảm sát, chính phủ đã cho biết những cái tên của các tỉnh trưởng mới. 2/3 trong số họ là những vị tướng. Cơ quan an ninh nhà nước cũ cũng trở lại công việc. Và không lâu sau vụ thảm sát, quân đội loan báo tình trạng khấn cấp, tuyên bố rằng nó sẽ chỉ kéo dài trong một tháng. Nhưng lần gần đây nhất tình trạng khẩn cấp được tuyên bố, nó đã kéo dài 30 năm. Và dưới tình trạng khẩn cấp, những vụ bắt giữ tùy tiện và các phiên tòa xét xử nhanh một lần nữa lại có khả năng xảy ra.
Tất cả những kẻ khủng bố
Trong bất cứ trường hợp nào, phương tiện truyền thông đều quay trở lại vai trò tuyên truyền cũ của nó. Vào sáng ngày 15/8, phát thanh viên truyền hình nhà nước đã thông báo rằng những người phản kháng ở các khu cắm lều trại biểu tình đều là khủng bố và đã tự bắn mình cho tới chết.
Nhưng Anh em Hồi giáo cũng đang lan truyền các học thuyết âm mưu, bao gồm tuyên bố ràng 75% người biểu tình ủng hộ quân đội mới đây là những người Cơ đốc chỉ xuống đường theo lệnh của giáo trưởng giáo hội Cơ đốc Ai Cập. Việc này hiển nhiên là tạo ra tiếng vang với người Hồi giáo ở phía Nam Ai Cập, như sự gia tăng các cuộc tấn công nhằm vào người Cơ đốc đã minh chứng.
Sau vụ thảm sát thứ Tư ngày 14/8, Bộ trưởng Nội vụ Mohamed Ibrahim đã ra một tuyên bố ngắn gọn nói rằng các lực lượng an ninh đã hành động phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và với sự tự kiềm chế lớn. Không có một lời nào tỏ ý thương tiếc nhiều người đã thiệt mạng. Vị bộ trưởng này sau đó đã xuất hiện trên kênh truyền hình nhà nước tham dự lễ tang của các binh lính và sĩ quan cảnh sát thiệt mạng. Nhưng câu hỏi vẫn còn đó: Điều gì đã thực sự diễn ra vào ngày 14/8?
Sainab Mahmoud ngồi cạnh thi thể chồng bà ở Bệnh viện bảo hiểm sức khỏe ở gần nhà thờ Hồi giáo Rabaa al-Adawiyah. Bà nói: “Ông ấy đang đi đến từ nơi lấy nước rửa tội vào buổi sáng thì những phát đạn đầu tiên được bắn ra. Một viên đạn đã bắn trúng ông, vào cạnh tai và xuyên qua mặt. Sau đó, họ bắn vào mọi thứ trong nhiều giờ. Chúng tôi chỉ muốn thoát ra, và vì vậy chúng tôi đã giơ tay xin hàng đi về phía quân cảnh, nhưng họ không ngừng bắn”.
Abd al Maula, một giáo viên toán đến từ Ismailia, đang ngồi trên sàn nhà ở gần đó, bên cạnh thi thể của đứa con trai 21 tuổi, sinh viên chuyên ngành kỹ sư năm thứ ba. Người cha này nói: “Tôi đang trên đường đến khu cắm lều trại thì đột nhiên nghe thấy tiếng súng nổ. Một trong những người bạn của con trai tôi gọi cho tôi, nói rằng con trai tôi đã bị bắn vào cổ. Chúng tôi đã dành 7 giờ để cố gắng tìm một bệnh viện có thrrt chữa trị cho nó, nhưng tất cả bọn họ đều quay lưng lại với chúng tôi. Sau đó con trai tôi đã chết”.
Samah Hussein, một huấn luyện viên bơi lội, đang nâng thi thể của một người bạn lên. Anh nói: “Mohamed đã gọi cho tôi vào buổi sáng và nói: ‘họ đang xông vào khu cắm trại. Tôi nên làm gì bây giờ? Tôi hứa rằng tôi sẽ theo phe họ’, và rồi chúng tôi nói chuyện một vài lần nữa trên điện thoại. Anh ấy nói ‘Tôi đang đứng bên ngoài’. Chúng là những lời nói cuối cùng của anh ấy. Khi tôi tìm thấy anh ấy, anh ấy đã bị một phát đạn bắn thủng đầu”.
Những quả lựu đạn chống tăng và hỏa lực
Có nhiều câu chuyện kiểu này. Tất cả những người chứng kiến cùng mô tả về những kẻ bắn tỉa, nấp trên những mái nhà xung quanh, bất ngờ nổ súng vào sáng sớm, cùng với hỏa lực đến từ căn cứ quân sự gần kề. Các lực lượng an ninh tuyên bố rằng đầu tiên họ sử dụng hơi cay, những người Hồi giáo đã trả đũa bằng những quả lựu đạn chống tăng và hỏa lực.
Thảm kịch này hoàn toàn không gây ngạc nhiên. Đã có hai cuộc tấn công đẫm máu nhằm vào những người ủng hộ Anh em Hồi giáo kể từ ngày 3/7, với khoảng 150 người thiệt mạng. Có những sự phản kháng quốc tế nhưng chúng đã tan biến dần trước đó lâu rồi. Và chính ở Ai Cập, các cuộc phản kháng đã yếu dần. Có thể các vị tướng tin rằng họ có thể không bị trừng phạt vì một cuộc tắm máu.
Trong nhiều tuần, các nhà ngoại giao phương Tây và Arập đã không thể tìm cách hòa giải giữa hai phía. Nhưng các nhà lãnh đạo Anh em Hồi giáo có thể đã đàm phán với quân đội phía sau hậu trường. Chỉ một ngày trước cuộc thảm sát, người phát ngôn của Anh em Hồi giáo Gehad el-Haddad đã tuyên bố rằng nhóm của ông sẵn sàng đàm phán “dưới những điều kiện nhất định”.
Nhưng liệu Sisi và các sĩ quan của ông thậm chí có muốn có một sự thỏa hiệp không? Kể từ cuộc đảo chính, quân đội đã cảm thấy rằng phần lớn những người Ai Cập ủng hộ họ – thậm chí còn nhiều hơn thế kể từ cuối tháng 7 khi Sisi kêu gọi người dân ủng hộ quân đội bằng một cuộc diễu hành biểu thị tình đoàn kết. Hàng triệu người đã để ý đến lời kêu gọi này.
Thêm vào đó, phương tiện truyền thông do nhà nước sở hữu đã đưa tin vào tháng 7 rằng Anh em Hồi giáo đã sẵn sàng sử dụng đến vũ khí để tự bảo vệ mình. Dường như quân đội chuẩn bị cái cớ để dẹp các khu cắm trại phản kháng. Quả thật, truyền hình nhà nước đã chiếu cảnh súng và đạn dược, được cho là bị tịch thu, ở các khu cắm trại. Nhưng rất khó có thể kiểm tra xem những lời tuyên bố như vậy có đúng hay không. Không có một vỏ đạn nào để chứng minh rằng người Hồi giáo đã sử dụng những khẩu súng được tìm thấy ở một trong các khu lều trại, mà đã nhanh chóng bị san phẳng bằng những chiếc xe ủi đất vào ngày 15/8. Chỉ có rất nhiều sỏi và những viên bi màu đen được bắn từ những khẩu súng cao su.
Hiện nay, mọi người đang tìm cách vén bức màn sự thật. Những người ủng hộ quân đội coi Anh em Hồi giáo và những người ủng hộ tổ chức này là những kẻ khủng bố. Về phần mình, những người ủng hộ và Anh em Hồi giáo tự coi mình là những nạn nhân và những người sẵn sàng chết cho vị tổng thống được bầu ra của họ – và thậm chí cho chế độ dân chủ.
Luận điểm của Sisi
Morsi đã tạo khí thế trong những giờ cuối cùng cầm quyền của mình, nói rằng ông thà chết còn hơn từ chức. Thủ lĩnh Anh em Hồi giáo Mohamed Badie nói: “Chúng tôi hy sinh linh hồn của chúng tôi vì Morsi”. Tử vì đạo là vũ khí của những kẻ yếu thế; thay vì thừa nhận thất bại, họ cảm thấy có nghĩa vụ phải tiếp tục chiến đấu.
Quả thật, hiện nay, việc Anh em Hồi giáo dính líu đến tiến trình chính trị dường như là một điều thần kỳ. Và nhiều người ủng hộ Anh em Hồi giáo nói rằng tại sao họ nên làm vậy khi toàn bộ mục đích của cuộc đảo chính này là nhằm loại bỏ họ khỏi công việc chính trị?
Ở Thánh đường Iman, nằm ở khu Nasr City của Cairo, nơi vẫn còn 204 thi thể vào ngày 15/8 được giữ lạnh bằng những khối đá lạnh, và được che phủ bằng chất làm thơm để khử mùi thi thể đang phân hủy – một cậu bé có tên Hussam Nabil Abdullah ngồi trước thi thể cha của nó. Cậu bé nói: “Bây giờ là vấn đề công bằng cho người đã chết. Chúng tôi sẽ không từ bỏ”.
Trong một trong những cuộc phỏng vấn hiếm hoi của mình, Sisi gần đây đã nói với tờ Washington Post rằng ông “sẽ phục hồi chế độ dân chủ”. Nhưng đó là một thỏa thuận với ác quỷ, với một vị tướng hành xử như thể mình là một người theo chế độ dân chủ.
Người hùng này cảm thấy thế nào về chế độ dân chủ được bộc lộ trong luận văn của ông tại trường US Army War College ở Pennsylvania, nơi ông đã dành đến 6 tháng trong năm 2005. Như thể thấy trước được những vấn đề mà chính quyền của ông hiện nay đang phải đương đầu, vị tướng này đã viết: “Đơn giản việc thay đổi các hệ thống chính trị từ sự cai trị chuyên quyền sang sự cai trị dân chủ sẽ là không đủ để xây dựng một chế độ dân chủ mới”. Ông tiếp tục nói rằng sự thay đổi đòi hỏi phải có “một tình hình kinh tế hợp lý, người dân có giáo dục và sự hiểu biết về các vấn đề tôn giáo”.
Có lẽ Morsi cần phải đọc luận văn của vị Bộ trưởng quốc phòng của mình. Sisi đã viết: “Nếu một chế độ dân chủ phát triển với những nhóm cử tri cùng quyền lợi khác nhau, thì không có gì đảm bảo được rằng các lực lượng cảnh sát và quân đội sẽ liên kết với các đảng cầm quyền đang nổi lên”.
***
TTXVN (Angiers 3/10)
Thông tin về các vụ tấn công gia tăng
nhằm vào lợi ích của Mỹ và phương Tây ở Trung Đông khiến bầu không khí
vốn đã căng thẳng càng thêm căng thẳng, đặc biệt là sau khi nổ ra các vụ
bạo lực trong những ngày qua ở Afghanistan, Iraq, Yemen và Syria rồi Ai
Cập. Trong bối cảnh đó, Mỹ có quyền một lần nữa lặp lại câu hỏi mà họ
luôn đặt ra kể từ sau vụ khủng bố 11/9: “Tại sao Mỹ bị ghét bỏ trong thế
giới Hồi giáo đến thế?”Theo tạp chí “Focus“, Mỹ không cần phải trở lại với chính sách hiếu chiến của mình trong khu vực, từ việc hỗ trợ vô điều kiện chính sách thực dân và bành trướng của Israel đến các cuộc chiến tranh chống Iraq hay cuộc chiến tranh ở Afghanistan từ năm 2001, mà chỉ cần xem lại chính sách họ theo đuổi đổi với cái phải được gọi là cuộc đảo chính ở Ai Cập.
Điều tối thiểu có thể nói là “ngoại giao dân chủ và nhân quyền”, chính sách từng là ngọn cờ của Mỹ để biện minh cho các cuộc chiến tranh đế quốc gần đây nhất của họ trong khu vực, dường như gặp trục trặc ở Ai Cập. Như nhà bình luận người Anh Robert Fisk từng nói một cách tinh quái, rõ ràng một cuộc đảo chính là một cuộc đảo chính…, trừ phi điều đó diễn ra ở Ai Cập. Nếu cần, có thể chấp nhận việc Chính quyền Obama ngần ngại gọi cuộc đảo chính quân sự ở Ai Cập bằng đúng tên gọi của nó để không phải quyết định ngừng khoản viện trợ quân sự hàng năm trị giá 1,3 tỷ USD, trong đó một phần lớn được dành cho quân đội Ai Cập, và để có khả năng tiếp tục tác động vào các sự kiện đang diễn ra.
Tuy nhiên, trong một lần phát biểu có thể nói là vụng về, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lại giúp khẳng định lại mối nghi ngờ của những người nghĩ rằng Mỹ hoàn toàn ủng hộ cuộc can thiệp của quân đội Ai Cập, khi ông tuyên bố thể chế quân sự này can thiệp nhằm tránh một cuộc nội chiến và “thiết lập lại nền dân chủ”. Ngay ngày hôm sau, trong một tuyên bố lên án các hành động bạo lực và kêu gọi tìm giải pháp thương lượng không loại trừ bất kỳ bên nào, John Kerry dường như điều chỉnh lại lối nói ngày hôm trước. Ngoài việc cho thấy các nhà lãnh đạo Mỹ lúng túng, những lời tuyên bố mâu thuẫn nhau đó gần như không có khả năng trấn an những người chờ đợi cường quốc số một thế giới phải làm nhiều hơn thế đối với một khu vực rất nhạy cảm đối với hòa bình và ổn định thế giới đến như vậy. Thái độ lưỡng lự của các quan chức Mỹ được giải thích là do họ không muốn làm mếch lòng bất kỳ bên nào trong cuộc khủng hoảng, song cũng cần thấy rằng thái độ đó dẫn đến kết quả ngược lại. Cả hai phe, phe quân đội và bạn bè dân sự của họ cũng như phe Hồi giáo chính trị, đều không ngần ngại cáo buộc Chính phủ Mỹ tỏ thái độ thờ ơ đối với “ý nguyện của dân chúng” Ai Cập.
Nhưng do có được thông tin tình báo thu thập tại chỗ bởi các nhà ngoại giao và gián điệp, Mỹ biết rằng không một giải pháp ổn định nào có thể trụ được về lâu dài nếu không có tổ chức Anh em Hồi giáo và đồng minh của họ tham gia. Chính vì vậy, đường lối ngoại giao của Mỹ dẫu sao cũng vẫn được đánh dấu bằng một thái độ thực dụng dường như làm thất vọng các đồng minh Ai Cập và Arập của họ vì những tác nhân này muốn Mỹ bật đèn xanh cho họ diệt trừ tận gốc rễ các nhân vật Hồi giáo chính trị chống đối.
Cho dù không được bỏ qua các yếu tố nội tại khiến cuộc đảo chính nổ ra sớm và cụ thể hơn là thái độ kiên quyết của các lực lượng phản cách mạng vẫn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ về tài chính cũng như sự ủng hộ sâu rộng từ “Nhà nước trong Nhà nước” (cảnh sát và ngành tư pháp) và các phương tiện truyền thông nhà nước cũng như tư nhân, song cũng khó có thể bỏ qua những tác động của quốc tế đối với cuộc khủng hoảng Ai Cập. Không có gì cho thấy tác động của Mỹ và phương Tây nói chung có tính quyết định hơn tác động của hai nhà nước quân chủ dầu mỏ vùng Vịnh từng bảo trợ cho cuộc đảo chính (Saudi Arabia và Các tiểu Vương quốc Arập Thống nhất). Trái lại, Mỹ và châu Âu thận trọng núp sau cái gọi là sự bất lực mà không một nhà quan sát nào tin. Ngành ngoại giao Mỹ và châu Âu quả thực có nhiều phương tiện thân thiện để gây sức ép với các đồng minh chính trị và quân sự ở Ai Cập nhằm tạo thuận lợi cho sự giải tỏa chính trị có ích để tìm kiếm lối thoát danh dự cho cả hai bên khỏi khủng hoảng. Tuy nhiên, về bản chất, điều đáng tiếc là phải đặt yêu cầu của những người đòi tôn trọng tính hợp hiến ngang hàng với đòi hỏi của những người chà đạp lên tính hợp hiến.
Cho dù điều đó có thể được xem là hoàn toàn họp pháp về phương diện luật pháp, nhưng việc trở lại với tình hình trước ngày 30/6 lúc này dường như là không thực tế, nhất là khi các đối thủ của phái Hồi giáo chính trị dường như thích nguy cơ nổ ra một cuộc nội chiến đáng sợ hơn là khả năng Mohamed Morsi trở lại cầm quyền. Với thái độ không khoan nhượng khi tuyên bố mình sẽ không chấp nhận bất kỳ điều gì khác ngoài sự trở lại của Tổng thống Morsi, Anh em Hồi giáo và đồng minh cho thấy họ vẫn chờ đợi bất kỳ đề xuất giải pháp chính trị nào trong khuôn khổ tính hợp hiến vì hình thức và phương thức của một giải pháp chính trị như vậy sẽ phải được đưa ra thương lượng nghiêm túc giữa các bên có liên quan.
Tarek AI Malat, nhà lãnh đạo đảng Al Wassat và là người phát ngôn của phái đoàn “Liên minh vì tính hợp hiến”, ngày 3/8 được Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William Burns tiếp. Nhân vật này quả thực yêu cầu trước hết phải hội tụ đủ điều kiện cho hòa giải dân tộc bằng cách chấm dứt đàn áp và trả lại tự do cho các thành viên của Anh em Hồi giáo bị cầm tù. Cũng trong cuộc gặp đó, Tarek AI Malat cho thấy một lập trường chính trị cởi mở nhất định. Ông tuyên bố rằng nếu vẫn cố tình loại trừ Tổng thống Morsi khỏi tiến trình chuyển tiếp dân chủ với lập luận chính trị là cuộc biểu tình thù địch ngày 30/6, thì về lôgích cũng cần phải rút ra hệ quả từ các cuộc biểu tình không ngừng diễn ra từ hơn một tháng nay phản đối cuộc đảo chính và loại trừ thủ lĩnh phe quân sự, tướng AL Sissi, khỏi tiến trình này.
Các nhà trung gian hòa giải Mỹ và châu Âu, đi lại như con thoi giữa Cairo và nước mình trong những ngày qua, biết rằng không một sự ổn định chính trị nào có thể được bảo đảm ở Ai Cập nếu không có sự tham gia của tổ chức Anh em Hồi giáo, về phương diện này, họ dường như yên tâm hơn với lập trường đó khi các nhà lãnh đạo Chính phủ Ai Cập hiện nay tuyên bố chưa bao giờ loại trừ Anh em Hồi giáo khỏi “lộ trình” của mình. Nhưng ngoài những lời tuyên bố ít có tính trấn an của các trào lưu “cực đoan” kêu gọi hoàn toàn cấm các đảng Hồi giáo trong bản Hiến pháp sắp tới, khó có thể tin vào lời hứa hẹn của các thủ lĩnh nhóm quân sự khi người ta biết rằng phần lớn các nhà lãnh đạo Hồi giáo hoặc đang bị cầm tù hoặc đang bị cơ quan an ninh truy nã. Đấy là chưa nói đến làn sóng bắt bớ các nhà hoạt động và những người ủng hộ mà không biết chính xác là bao nhiêu, nhưng các tổ chức bảo vệ nhân quyền cho là hàng nghìn người trong cả nước.
Trong điều kiện đó, việc kêu gọi Hồi giáo chính trị và đồng minh của họ thương lượng, hay tệ hơn thế là “tham gia lộ trình” của giới quân sự, chỉ là trò mặc cả không lành mạnh và các nhà hòa giải Mỹ và châu Âu sẽ không dại dột tạo cảm giác họ đầu hàng trước trò đánh đổi của giới quân sự. Rõ ràng là đối mặt với Mỹ và châu Âu là giới quân sự và các trào lưu thế tục đang ngây ngất trước sức mạnh của mình. Họ dường như cũng hơi quá tin vào việc thái độ thiếu thiện cảm của một số giới có ảnh hưởng ở phương Tây và Israel đối với Hồi giáo chính trị có thể là đủ để giúp họ giành được sự ủng hộ của các nước phương Tây. Tâm lý đó thể hiện đặc biệt rõ ràng sau khi giới quân sự thành công trong bài kiểm tra đối ngoại đầu tiên của mình là áp đặt phong tỏa hoàn toàn Dải Gaza và đóng cửa gần như toàn bộ số đường hầm khiến Israel vui mừng, và sau khi truyền thông nhà nước và tư nhân Ai Cập tỏ thái độ rõ ràng khi phát động một chiến dịch bài ngoại quyết liệt kích động hằn thù và bạo lực đối với người Palestine.
Nhưng chính trị không chỉ là việc của tình cảm. Sự ổn định chính trị trong khu vực mà Mỹ và châu Âu rất muốn thiết lập có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do chính sách phiêu lưu của giới quân sự Ai Cập và các đồng minh thế tục của họ. Mọi thái độ không dứt khoát của Mỹ và châu Âu trong vấn đề đó có nguy cơ sẽ bị giới quân sự hiểu như sự yếu đuối hay, tệ hơn thế, là một tấm séc khống cho phép họ dứt điểm với phe Hồi giáo chống đối.
Nhằm tránh điều xấu nhất cho Ai Cập và toàn khu vực và để cứu vãn lợi ích của chính mình và bảo đảm an ninh cho đồng minh tự nhiên duy nhất và thực sự trong vùng là nhà nước Israel, nhất là vào thời điểm họ can dự vào việc bảo trợ cho việc nối lại cuộc thương lượng giữa Israel và Palestine trong những điều kiện không lấy gì làm chắc chắn, Mỹ dường như hiểu được lợi ích của việc tháo ngòi nổ cuộc khủng hoảng này trước khi quá muộn. Trước hành động mặc cả của tướng Al-Sisi cáo buộc mình “quay lưng lại với Ai Cập”, Mỹ phải nhờ đến các đồng minh của mình ở vùng Vịnh để họ tìm cách hạ nhiệt đồng minh của mình ở Ai Cập. Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất phải làm sao để những người bạn của mình trong giới quân sự Ai Cập dịu giọng, còn Qatar phải thúc ép đồng minh Anh em Hồi giáo của mình phái mềm dẻo hơn.
Dù các cuộc thương lượng, được giữ bí mật, đạt được kết quả đến đâu, Mỹ và châu Âu cũng không có lợi nếu tạo cảm giác mình bảo lãnh cho việc đã rồi của giới quân sự Ai Cập. Không một chính sách thực tiễn ngoại giao nào có thể biện minh cho việc hoàn toàn bỏ qua quy mô và chiều sâu của các cuộc biểu tình của dân chúng phản đối cuộc đảo chính trong nhiều tuần lễ liền và vẫn chưa cho thấy sẽ dừng lại nếu chưa có dấu hiệu tiến trình dân chủ trở lại một cách nghiêm túc. Đó có thể sẽ là hành động bác bỏ nghiêm trọng và nguy hiểm. Tuy đưa ra lối nói được cho là dân tộc chủ nghĩa đã lỗi thời, song giới “tinh hoa” cũng như giới quân sự và dân sự đang thao túng Ai Cập lại quan tâm đến áp lực của phương Tây hơn là đến áp lực của chính nhân dân nước mình mà họ coi thường.
Thái độ lưỡng lự của Mỹ và châu Âu lúc đầu có thể được giải thích là do chính sách chờ đợi dễ hiểu do tình hình phức tạp và trò đánh đổi của bộ máy truyền thông thù địch với Hồi giáo chính trị cũng như đồng minh Saudi Arabia và Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất của họ. Tuy nhiên, lực lượng ủng hộ tính hợp hiến được huy động hùng hậu rốt cuộc khiến họ hiểu ra rằng chính sách “việc đã rồi” của các viên tướng Ai Cập và các đồng minh dân sự của họ, mặc dù được xã hội dân sự khuếch đại lên một cách không hợp lý và có những đồng USD dầu mỏ từ các nước quân chủ vùng Vịnh, sẽ không có một tương lai sáng sủa nào trừ phi chấp nhận phải trả giá đắt cho những hành động quá đà nguy hiểm có thế nảy sinh từ đó.
Vào lúc các nhà ngoại giao Mỹ và châu Âu nói họ đang triển khai nỗ lực đáng kể để tạo thuận lợi cho giải pháp chính trị ở Ai Cập, có thể cần phải nhắc lại điều chủ chốt của thảm họa đang diễn ra trước mắt tất cả các bên. Nếu không may các tác nhân chủ chốt trong cuộc khủng hoảng Ai Cập thất bại trong việc trở lại tiến trình dân chủ hòa bình và nếu các nhân vật diều hâu trong liên minh hiện đang cầm quvền rốt cuộc áp đặt được giải pháp dùng sức mạnh giải tán người biểu tình ngồi và các cuộc biểu tình của dân chúng với cái giá phải trả là máu đổ, bài học lôgích duy nhất có nguy cơ được nhớ đến bởi một bộ phận trong số những người thua cuộc trong ván bài cán cân lực lượng, có thể là từ bỏ những “ảo ảnh” của con đường dân chủ và bầu cử cũng như phản kháng hòa bình.
Nguy cơ lúc đó có thể sẽ là các lực lượng Hồi giáo, tuy lúc này vẫn còn tin vào dân chủ, sẽ bước vào một tiến trình cực đoan hơn có khả năng biến thành một cuộc nổi dậy vũ trang với hậu quả không thể lường hết được đối với sự ổn định và hòa bình trong khu vực. Các nhóm thánh chiến chưa từng bao giờ đặt cược vào con đường dân chủ lúc này hoan hỉ xoa tay và chờ đợi giờ phút của mình. Những kẻ khiêu khích cảnh sát, những người chống đối chế độ là những người đầu tiên được chúng tuyển mộ.
Dù là thực tiễn hay được phóng đại, quan niệm của nhiều giới trong dư luận Arập và Hồi giáo theo đó cuộc đảo chính này có thể không xảy ra nếu không có sự đồng lõa của Mỹ, có nguy cơ làm gia tăng mối hận thù của thế giới Hồi giáo nhằm vào Mỹ và khiến Mỹ không thể hiểu nổi. Các khái niệm “Cuộc xung đột giữa các nền văn minh”- được nhà khoa học chính trị Huntington sử dụng – và “thánh chiến” – mà thủ lĩnh al-Qaeda, Ayman AI Zawahiri, thường dùng – không may sẽ giúp nhau cùng tồn tại. Cái giá phải trả nảy sinh từ đó là bạo lực chưa từng thấy sẽ làm gia tăng số nạn nhân vô tội hàng ngày đang hy sinh vì những lời hô hào vừa đa dạng và rỗng tuếch, vừa có sức tàn phá ghê gớm./.
Tướng giáp- 5 ( hết)
Rút từ Bên thắng cuộc- Phần 2: Quyền Bính- Chương 15
Huy Đức
Huy Đức
Mưu lược và quyết liệt không chỉ trong những cuộc chiến quy ước như
Điện Biên Phủ, năm 1946, khi Hồ Chí Minh đi Pháp nhân Hội nghị
Fontainebleau, ở Hà Nội, tướng Giáp đã cùng với Trường Chinh thanh trừng
đối lập gần như triệt để. Nhưng trước những đối thủ chính trị nhân danh
Đảng, tướng Giáp trở nên cam chịu và thụ động. Có lẽ lòng trung thành
với tổ chức và ý thức tuân thủ kỷ luật đã rút đi thanh gươm trận của
ông.
Chiến dịch Hồ Chí Minh
Điều mà Bí thư thứ nhất Lê Duẩn lúc ấy băn khoăn là người Mỹ sẽ phản
ứng thế nào khi vẫn “bạo lực” sau Hiệp định. Có lẽ như lời một bài hát
lúc đó: “Vận nước đã tới rồi”. Ngay trong năm 1973, Nixon bị cuốn vào vụ
bê bối Watergate khiến ông phải từ chức. Ngày 1-9-1974, Gerald Ford lên
thay Richard Nixon. Theo Kissinger, người tiếp tục được Tổng thống Ford
giữ lại làm ngoại trưởng: “Quyết định đầu tiên của tổng thống là phản
ứng như thế nào đối với khoản viện trợ không tương xứng cho Việt
Nam”(256).
Ngân sách dành cho Sài Gòn đã giảm từ 2,1 tỷ đôla năm 1973 xuống còn
1,4 tỷ đôla năm 1974 và chỉ còn 700 triệu cho năm tài khoá 1975. Cho dù
mức mà Nixon trước đó đề nghị vẫn là 1,4 tỷ đôla. Theo “bản ghi nhớ”
ngày 12-9-1974, Kissinger chuyển cho Ford thì ngay cả khi Quốc hội Mỹ
chuẩn thuận mức viện trợ quân sự 700 triệu đôla, thì Quân lực Việt Nam
Cộng hoà khó có khả năng kháng cự(257). Tính tới tháng 9-1974, 26.000
binh sĩ Việt Nam Cộng hoà đã bị tử trận kể từ khi ký Hiệp định Paris.
Thế nhưng, Thượng viện Mỹ không những không tăng viện trợ theo đề nghị
của tổng thống mà còn cắt đi 300 triệu.
Đầu năm 1974, khi tình hình bắt đầu “nước sôi lửa bỏng”, trong một
chuyến công tác, tướng Giáp bị đau bụng dữ dội rồi ngất đột ngột. Ông
kể, “khi tỉnh lại tôi thấy mình đang nằm trong máy bay trực thăng cấp
cứu”(258). Do Viện Quân y 108 không chẩn đoán ra bệnh, Bộ Chính trị
quyết định đưa tướng Giáp sang Liên Xô bằng một chuyến chuyên cơ. Tại
Moscow có lúc tim ông đã ngưng đập trong mấy giây và trước khi chấp nhận
một cuộc đại phẫu thuật bệnh sỏi mật, ông đã viết “mấy điều dặn dò để
lại”. Tháng 4-1974, sau khi tướng Giáp hồi phục, Liên Xô đã bố trí một
máy bay để đưa ông trở về Hà Nội. Khi ấy, Văn Tiến Dũng cũng bị ốm phải
đưa đi chữa bệnh ở nước ngoài.
Theo tướng Giáp: Mùa hè năm 1974, khi cùng đi nghỉ ở Đồ Sơn, Lê Duẩn đã
bàn với ông một loạt các vấn đề chiến lược và khi thấy sức khỏe của
tướng Giáp đã ổn sau khi mổ sỏi mật ở Liên Xô về, Lê Duẩn nói với tướng
Giáp: “Công việc rất quan trọng, khẩn trương. Anh nắm lấy mà làm”. Ở Đồ
Sơn, tướng Giáp vừa an dưỡng, vừa hoàn thành dự thảo lần thứ sáu “kế
hoạch chiến lược giành thắng lợi ở miền Nam”. Ông vừa đi bộ quanh bán
đảo Đồ Sơn, khi ấy là một khu chỉ dành riêng cho Trung ương, vừa trao
đổi với những cán bộ đi cùng. Tuy nhiên, theo ông, kế hoạch chiến lược
được giữ tuyệt mật, ông chỉ đọc ra cho Đại tá Võ Quang Hồ, cục phó Cục
Tác chiến viết từng phần.
Khi Bộ Chính trị bàn “kế hoạch giải phóng miền Nam”, theo Trung tướng
Lê Hữu Đức: Hai hội nghị đầu suôn sẻ, nhưng từ hội nghị thứ 3 cho đến
hội nghị thứ 6, sau khi Lê Duẩn gợi ý thảo luận phương án tổng khởi
nghĩa, tức là dùng chủ lực đánh vào đầu não như hồi Mậu Thân rồi phát
động nhân dân nổi dậy. Bộ Chính trị chuyển sang sôi nổi bàn về phương án
tổng khởi nghĩa. 7/11 uỷ viên Bộ Chính trị ủng hộ ý kiến này của Lê
Duẩn. Tướng Giáp chỉ còn có hai uỷ viên ủng hộ phương án tổng công kích.
Theo tướng Lê Hữu Đức: “Kể từ khi Lê Duẩn ra Bắc, tướng Giáp thường rất
đơn độc, những tướng lĩnh trong Quân uỷ như Văn Tiến Dũng, Song Hào, Lê
Quang Đạo, Trần Quý Hai thường ngả theo ý kiến của ông Lê Duẩn. Lê
Trọng Tấn là một vị tướng tài và trung thành với tướng Giáp nhưng khi ấy
ông chưa là uỷ viên Trung ương”. Tuy nhiên, theo tướng Lê Hữu Đức, “rất
may là Bộ Chính trị đã không buộc thiểu số phục tùng đa số” và tướng
Giáp thì đã kiên trì thuyết phục.
Từ Hội nghị lần thứ 7, Bộ Chính trị bắt đầu chấp nhận phương án “tổng
công kích” của tướng Giáp. Tướng Lê Hữu Đức, thời gian ấy là cục trưởng
Cục Tác chiến, thường xuyên phải làm việc với Lê Duẩn và trực tiếp ghi
chép các ý kiến khác nhau trong Bộ Chính trị, kể: “Anh Lê Duẩn cứ cằn
nhằn tôi: sao Cục Tác chiến không thích tổng khởi nghĩa. Khi phương án
‘tổng công kích’ được chọn rồi, ông lại nói: đã tổng công kích sao không
công kích thẳng vào Sài Gòn mà lại chọn Buôn Mê Thuột?”.
Kế hoạch đánh Buôn Mê Thuột được tướng Giáp trao đổi với tướng Dũng chi
tiết trong một cuộc gặp có mặt tướng Hoàng Văn Thái ngay trước khi Văn
Tiến Dũng vào miền Nam. Theo tướng Giáp: từ giữa năm 1973, Tổ Trung tâm
đã chọn hướng chiến lược là Tây Nguyên và trong một buổi làm việc, tướng
Hoàng Minh Thảo cho rằng, khi đã chọn hướng Tây Nguyên thì trước hết
nên đánh Buôn Ma Thuột(259). Tướng Giáp, tướng Dũng đều nhất trí với lựa
chọn này.
Theo tướng Lê Hữu Đức: “Tháng 1-1975, ngay sau khi Lê Duẩn tán thành mở
đầu cuộc tổng tiến công vào Buôn Mê Thuột tướng Giáp ra lệnh cho tướng
Lê Trọng Tấn: kiên quyết phải làm đường vào sát Buôn Mê Thuột, phải có
xe tăng, pháo lớn mới đánh đòn quyết định được. Khi ta làm chủ Buôn Mê
Thuột, tướng Giáp nói với chúng tôi: tình hình này không loại trừ địch
rút khỏi Tây Nguyên. Hôm đó là ngày 11-3-1975, ngày 26-3-1975, đúng như
dự đoán của anh, Nguỵ rút”.
Sáng 11-3-1975, ngay sau khi có tin tướng Văn Tiến Dũng làm chủ hoàn
toàn Buôn Ma Thuột, bao vây Kon Tum, Pleiku, Bộ Chính trị và Thường trực
Quân uỷ Trung ương nhóm họp, nhất trí đánh giá: “Ta có khả năng giành
thắng lợi to lớn với nhịp độ nhanh hơn dự kiến và đồng ý kế hoạch tác
chiến của Bộ Tổng Tham mưu”. Trong một không khí rất hào hứng, gần cuối
buổi họp, Lê Duẩn nói: “Trước ta dự định hai năm giải phóng miền Nam,
nay tiếp theo Phước Long có Buôn Ma Thuột, ta có thể đẩy mạnh hơn không?
Đề nghị Bộ Chính trị và các anh bên Quân uỷ suy nghĩ xem ta đã có thể
chuyển sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam chưa?”. Theo
tướng Lê Hữu Đức: “Anh Văn là người đầu tiên nhất trí với đề xuất của
anh Ba. Tiếp đó, các đồng chí trong Bộ Chính trị đều tán thành”(260).
Từ ngày 11-3-1975 cho đến khi quân đội Sài Gòn rút chạy khỏi Tây
Nguyên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hầu như làm việc tại Cục Tác chiến. Ông
trực tiếp đọc hết các điện chiến trường gửi về. Cục trưởng Tác chiến Lê
Hữu Đức có trách nhiệm hằng ngày vào lúc 19 giờ, tới nhà riêng ông Lê
Duẩn báo cáo diễn tiến chiến trường và các kế hoạch tác chiến. Với tư
cách là tổng tư lệnh trong chiến dịch, tướng Giáp nắm vấn đề bao quát và
đặc biệt liên hệ chặt chẽ với các tư lệnh chiến trường.
Theo tướng Lê Hữu Đức, sau khi quân đội Sài Gòn rút chạy khỏi Tây
Nguyên, tướng Giáp và Thường trực Quân uỷ nhất trí nên tác chiến phát
triển về phía Đông, bố trí cụ thể sẽ do tướng Văn Tiến Dũng quyết định.
Tướng Lê Hữu Đức nói: “Anh Văn chỉ thị tôi sang báo cáo xin ý kiến chỉ
đạo của anh Ba. Nghe xong, anh Ba tỏ ý phân vân. Từ năm 1972, anh Ba vẫn
muốn tập trung lực lượng chủ lực, để khi có điều kiện, đánh uy hiếp Sài
Gòn, giành thắng lợi quyết định. Ý anh là khi Tây Nguyên giải phóng,
việc tiêu diệt địch và giải phóng các tỉnh ven biển miền Trung nên giao
cho Quân khu V, lực lượng còn lại của Tây Nguyên nên tiến về Lộc Ninh,
đánh vào Sài Gòn càng sớm càng hay. Nhưng, khi ấy các mặt chuẩn bị chiến
trường, hiệp đồng tác chiến quy mô lớn chưa được chuẩn bị. May mà lúc
ấy, anh Dũng cũng điện ra đề nghị cho phát triển về hướng Đông, phù hợp
với Quân uỷ Trung ương. Chúng tôi báo cáo lần nữa và được anh Ba đồng
ý”(261).
Nhận được tin, Tư lệnh chiến trường Văn Tiến Dũng gửi Tổng Tư lệnh Võ
Nguyên Giáp bức điện số 107: “Đêm qua tôi không ngủ được về ý định của
tôi với chỉ thị phải tập trung Sư 10 về. May quá hai mươi lăm phút sau
thì nhận được điện của anh. Tôi mừng quá về sự tâm đầu ý hợp của lãnh
đạo và người ở chiến trường”(262).
Tướng Giáp dự định đi ngay vào Vĩnh Linh. Trực thăng đã sẵn sàng. Nhưng
ông quyết định ở lại vì “tình hình chiến trường phát triển quá nhanh”,
Tổng Tư lệnh không thể rời Tổng Hành dinh. Sau ngày 18-3-1975, khi Bộ
Chính trị họp tại Nhà Con Rồng, nhất trí đề nghị của Quân uỷ, “giải
phóng miền Nam trong năm 1975”, tướng Giáp đi vào Ninh Bình, ông quyết
định đưa vào Nam Quân đoàn I, Quân đoàn cuối cùng ở miền Bắc. Khi ấy
Quân đoàn I đang giúp dân đắp đê ở Ninh Bình theo kế hoạch nghi binh,
nhận lệnh báo động, nhanh chóng theo trục Quốc lộ l hành quân vào Nam,
chỉ để lại Sư đoàn 308 ở khu vực Hà Tây làm nhiệm vụ dự bị và bảo vệ Hà
Nội.
Trước đó, từ ngày 17-3, tướng Giáp liên tiếp gửi các “điện” đến Bộ Tư
lệnh Trị Thiên và Bộ Tư lệnh Quân đoàn II đôn đốc đưa lực lượng xuống
đồng bằng, chia cắt chiến lược giữa Huế và Đà Nẵng, cho phép sử dụng xe
tăng và pháo lớn để tăng thêm sức đột kích, nâng cao tốc độ tấn công.
Tướng Giáp phê bình tướng Lê Trọng Tấn khi ông định lập kế hoạch trong
vòng năm ngày, trong khi theo tướng Giáp, khả năng quân đội Sài Gòn rút
chạy là cao và tướng Tấn chỉ có ba ngày để giải quyết chiến trường Đà
Nẵng.
Ngày 24-3, Bộ Chính trị và Quân uỷ họp, hạ quyết tâm: “Hành động nhanh
chóng táo bạo, bất ngờ đánh cho địch không kịp trở tay, giải phóng Sài
Gòn trước mùa mưa 1975”. Bộ Chính trị cũng thông qua kế hoạch lập Mặt
trận Quảng Đà, lấy mật danh là “Mặt trận 475” do Trung tướng Lê Trọng
Tấn làm tư lệnh, Thượng tướng Chu Huy Mân làm chính uỷ, Trung tá Lê Phi
Long được cử làm trưởng Phòng Tác chiến cánh quân này.
Sáng 25-3, tướng Lê Trọng Tấn nhận những chỉ thị cuối cùng của tướng
Giáp và ngay chiều hôm đó, ông cùng bộ phận chủ yếu của cơ quan chiến
dịch đi máy bay vào sân bay Quảng Bình, sau đó được chuyển tiếp bằng
trực thăng vào Quảng Trị. Bộ Tư lệnh 475 đến vùng núi Tây Huế và chuyển
theo đường 72 ra Động Truồi, định để chỉ huy đánh Huế, Đà Nẵng, nhưng
theo ông Lê Phi Long: “Giữa đường thì được tin quân ta đã giải phóng Huế
vào chiều 25-3”. Không còn phải đánh nhau ở Huế, Quân đoàn I được lệnh
quay lại Quảng Trị, chuyển trục hành quân từ Quốc lộ l sang đường Trường
Sơn. Ba vạn người cùng với l.053 xe pháo các loại, rầm rộ tham gia cuộc
hành quân thần tốc, ngày 16-4 thì vào đến Đồng Xoài.
Thấy tình hình “chắc ăn”, ngay sau Hội nghị Bộ Chính trị, Lê Đức Thọ
“xung phong” vào chiến trường, ông rời Hà Nội vào ngày 28-3-1975. Như
vậy, tại Bộ Chỉ huy Chiến dịch “giải phóng miền Nam” có tới ba uỷ viên
Bộ Chính trị: Lê Đức Thọ, Phạm Hùng và Văn Tiến Dũng. Ngày 14-4-1975, Bộ
Chỉ huy Chiến dịch điện ra Hà Nội đề nghị đặt tên chiến dịch: Hồ Chí
Minh. Một tuần trước đó, ngày 7-4, tướng Giáp đã lệnh cho “Cánh quân
Duyên Hải”(263) phải “thần tốc và táo bạo”(263) còn tướng Lê Trọng Tấn
thì khi ấy cũng đã chuẩn bị mọi mặt để thắng trong “trận cuối cùng”.
Theo kế hoạch, ngày 27-4-1975 các hướng sẽ bắt đầu tiến đánh để ngày
29-4-1975, cả “Năm cánh quân” đồng loạt đánh vào Sài Gòn. Tuy nhiên,
theo tướng Lê Hữu Đức, tối 24-4(265), Tư lệnh Cánh quân Duyên Hải, tướng
Lê Trọng Tấn đã điện ra xin cho Quân đoàn II và Quân đoàn IV tiến công
vào lúc 17 giờ ngày 26-4, vì nếu ngày 27 mới bắt đầu như các cánh quân
khác thì sẽ không kịp “cùng lúc nổ súng”. Cánh quân Duyên Hải lúc đó còn
phải vượt qua hai con sông lớn: sông Đồng Nai và sông Sài Gòn.
Đọc bức điện khi đêm đã khuya vì vừa phải lần lượt đến tận nhà riêng
của các vị Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng báo cáo, nhưng thấy tình
hình khẩn cấp, tướng Đức quyết định đánh thức tướng Giáp. Xem xong bức
điện, tướng Giáp đồng ý ngay với tướng Tấn. Tuy nhiên, rất thận trọng,
ông đã cùng với cục trưởng Tác chiến mang bản đồ đến nhà Bí thư thứ nhất
Lê Duẩn.
Sau khi để tướng Đức đọc bức điện của tướng Tấn xong, Võ Nguyên Giáp
nói: “Đề nghị anh Ba cho đánh theo điện báo cáo của Tấn”. Theo ông Lê
Hữu Đức: Anh Ba nói ngay: “Đánh, đánh, cứ đánh ngay anh ạ! Bây giờ không
chờ nhau nữa. Lúc này cánh quân nào thuận lợi thì cứ phát triển”. Anh
Văn hỏi thêm anh Ba: “Điện trả lời ký tên anh chứ?”(266). Anh Ba nói:
“Không, anh là tổng tư lệnh, cứ ký tên anh thôi”. Sau một thoáng suy
nghĩ, anh Ba nói thêm: “Nếu cần thì để cả tên tôi cũng được, hoặc nói rõ
đã trao đổi với anh Ba và anh Ba hoàn toàn đồng ý”(267). Cũng trong
ngày 24-4, tướng Tấn cử Trưởng phòng Tác chiến Cánh quân phía Đông Lê
Phi Long trực tiếp đến Sở Chỉ huy Chiến dịch và tướng Dũng cũng đồng ý
để Cánh quân phía Đông đánh trước.
Ngày 30-4-1975, 10 giờ 50, Cục II báo cáo Tổng Hành dinh: “Quân ta đã
vào dinh Tổng thống Nguỵ”; 11 giờ 30, cục phó Cơ yếu mang vào phòng họp
bức điện của tướng Lê Trọng Tấn báo cáo, “một đơn vị thuộc Cánh quân
phía Đông đã cắm cờ trên Dinh Độc Lập”. Chiều hôm ấy, tướng Giáp kể:
“Tôi lên xe đi một vòng quanh Hà Nội. Cả một rừng cờ hoa dậy lên tự lúc
nào. Người đi chật phố, chật đường như trẩy hội”.
" Thống chế đi đặt vòng"
Tháng 12-1976, tại Đại hội IV, tuy vẫn còn là bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
nhưng theo thứ bậc mới trong Bộ Chính trị, tướng Giáp bị xếp sau Lê Đức
Thọ. Năm 1977, tướng Giáp thôi chức bí thư Quân uỷ Trung ương, theo Điều
lệ mới, chức vụ này sẽ thuộc về Tổng bí thư. Năm 1980, ông phải giao
chức bộ trưởng Quốc phòng cho Đại tướng Văn Tiến Dũng(268). Trước Đại
hội Đảng lần thứ V, “Vụ án chống Đảng” tưởng đã khép lại từ năm 1967,
lại được ông Lê Đức Thọ đưa ra bàn trong Bộ Chính trị.
Trong buổi Bộ Chính trị họp nghe “Vụ án chống Đảng”, theo ông Võ Văn
Kiệt(269): “Anh Thọ cũng đưa ra những thông tin như Trần Quỳnh(270) kể
nhưng anh Giáp bác bỏ. Tuy nhiên, anh Thọ vẫn kết luận. Bộ Chính trị
không có cơ sở gì để quyết khác với những điều anh Thọ nói. Anh Lê Duẩn
không nói gì, anh Phạm Văn Đồng không nói gì. Có thể có những uỷ viên Bộ
Chính trị biết vấn đề anh Giáp nhưng tôi thì không biết”.
Về sau ông Kiệt chất vấn ông Phạm Văn Đồng: “Anh hiểu anh Giáp, anh có
tiếng nói trong Bộ Chính trị, đó là cái gì?”. Ông Đồng chỉ nói: “Tôi
cũng biết uy tín anh Giáp trong dân”, rồi cười. Ông Kiệt nói: “Uy tín
trong dân của một con người là không thể xem thường. Nếu khai thác được
uy tín đó của anh Giáp thì sẽ có lợi cho dân cho nước. Tôi không đồng
tình với cách cư xử của một số anh với anh Giáp. Tôi kính trọng sức kiềm
chế của anh. Đó cũng là bản lĩnh, nghị lực của một nhân vật lớn”.
Theo Giáo sư Hồ Ngọc Đại, con rể ông Lê Duẩn, một hôm ông Giáp gọi điện
thoại kêu ông Đại tới nhà, ông Đại nói: “Ông Giáp hẹn tôi 13 giờ, nhưng
15 giờ tôi mới đến. Gặp, ông bảo là đã chờ tôi lâu lắm rồi. Ông khoác
vai tôi rồi nói: Đại đưa hộ thư này trực tiếp tới anh Ba giúp nhé. Té ra
chiều hôm đó có cuộc họp bàn về vấn đề của tướng Giáp. Tối tôi đưa thư
cho ba tôi, ông nói: tào lao”. Ông Hồ Ngọc Đại kể tiếp: “Có lần, tôi
sang nhà số 2 Nguyễn Cảnh Chân chúc Tết Lê Đức Thọ. Tới nơi, tôi thấy
ông Giáp cũng vừa đến. Từ trong nhà ra, ông Thọ đi qua trước mặt mà
không thèm chào ông Giáp một câu, bước đến ôm lấy tôi. Có lần ông Thọ
nói ông còn để cái đầu ông Giáp trên cổ là đã may lắm”.
Tại Đại hội V, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Duy Trinh, Trần Quốc Hoàn, Lê Văn
Lương và Nguyễn Văn Linh được đưa ra khỏi Bộ Chính trị. Ông Hoàng Tùng
cho rằng: “Lê Đức Thọ phải đưa cùng lúc năm người ra khỏi Bộ Chính trị
để khỏi mang tiếng nhưng thực chất của việc thay đổi này là nhằm vào ông
Giáp”. Tuy nhiên, theo ông Hoàng Tùng: “Trước đó, cả ông Thọ và ông Lê
Duẩn đều nhiều lần công khai đánh giá thấp khả năng, kể cả khả năng cầm
quân, của tướng Giáp”.
Năm 1983, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được giao kiêm nhiệm chức chủ tịch
Uỷ ban Quốc gia về sinh đẻ có kế hoạch trong khi Tố Hữu vào Bộ Chính trị
giữ chức phó thủ tướng thường trực. Dân gian truyền nhau:
“Nhà thơ làm kinh tế
Thống chế đi đặt vòng”.
Năm 1984, Nhà nước tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm “30 năm chiến thắng
Điện Biên Phủ”, báo chí đăng hàng loạt hồi ký, bài viết của cả người
Việt và người Pháp. Các bài viết đăng trên báo Nhân Dân từ tháng 3 đến
tháng 5-1984, trong khi nói rất kỹ về Henri Navarre và Christian de
Castries, đã không hề nhắc tên Võ Nguyên Giáp, vị tư lệnh chiến dịch đã
đánh bại hai viên tướng Pháp này.
Ngày 7-5-1984, đúng ngày kỷ niệm chiến thắng, báo Nhân Dân đăng trên
trang nhất bức ảnh chụp Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, nhưng
thay vì nêu tên từng cá nhân, Nhân Dân chỉ chú thích: “Bộ Chính trị
Trung ương Đảng quyết định chủ trương tác chiến Đông-Xuân 1953-1954”.
Các bài viết trên tờ Quân Đội Nhân Dân cũng không có tên “Võ Nguyên
Giáp”.
Theo Đại tá Nguyễn Văn Huyên, khi Đại tướng Hoàng Văn Thái công bố hồi
ký “Điện Biên Phủ- Chiến dịch lịch sử”, đăng nhiều kỳ trên báo Quân Đội
Nhân Dân, trong mấy kỳ đầu, tờ báo này đã tự ý cắt bỏ tên của tướng
Giáp. Khi có sự kiện bắt buộc phải nhắc đến vai trò của ông, báo Quân
Đội Nhân Dân bèn gọi theo chức vụ “tổng tư lệnh” hoặc “bí thư Tổng Quân
uỷ” thay vì gọi “Đại tướng Võ Nguyên Giáp” hoặc “anh Văn” thân mật.
Tướng Hoàng Văn Thái nổi giận đòi ngưng, tên của tướng Giáp thỉnh thoảng
mới xuất hiện trở lại trên tờ Quân Đội Nhân Dân trong hồi ký của ông
Hoàng Văn Thái.
Tờ Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân trong hai ngày 7 và 8-5-1984 đã dành
gần như toàn bộ 4 trang A3 để nói về Điện Biên. Nhưng, trong xã luận,
trong các bài diễn văn đã không hề có tên tướng Giáp. Trên số báo ra
ngày 8-5-1985, hai tờ Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân cùng đưa tin về lễ
“Mít tinh trọng thể kỷ niệm lần thứ 30 chiến thắng Điện Biên Phủ” tổ
chức tại Hà Nội vào chiều 7-5, cùng nhắc tới Võ Nguyên Giáp trong danh
sách “Đoàn Chủ tịch cuộc mít tinh”, nhưng chỉ bằng một cái tên trống
không - xếp sau Phạm Hùng, Văn Tiến Dũng, Chu Huy Mân, Nguyễn Hữu Thọ -
không “đại tướng” và không nói gì tới vai trò của ông trong “chiến
thắng” mà “cả nước” đang “nức lòng ca ngợi” ấy(271).
Trong khi đó, báo chí đầu thập niên 1980 lại đăng dồn dập nhiều loạt
bài mô tả vai trò của Bí thư Lê Duẩn như là một “tổng tư lệnh trên thực
tế” của cuộc “kháng chiến chống Mỹ”(272). Trong loạt bài Thời Thắng Mỹ,
Thép Mới dẫn lời Lê Đức Thọ kể chuyện năm 1955, Lê Duẩn đã tiên tri cuộc
chia tay Bắc-Nam sẽ kéo dài hai mươi năm(273). Cũng trong loạt bài này,
Lê Duẩn được mô tả như là một người đề xuất hầu hết các chủ trương lớn
của Đảng Cộng sản Việt Nam. “Bác là người đầu tiên tán đồng những ý kiến
đề xuất của anh Ba trước Bộ Chính trị, ngay sau khi anh ra Bắc”(274).
Theo Thép Mới thì: “Sự vĩ đại của Bác Hồ là lắng nghe” anh Ba và sau khi
nghe, Bác bảo với anh: “Chú nói đúng”(275).
Tháng 3-1985, tướng Giáp, lúc này đã không còn chức bộ trưởng Bộ Quốc
phòng, vào Huế dự lễ mừng “10 năm giải phóng”. Cùng đi với ông có tướng
Lê Trọng Tấn, Tổng tham mưu trưởng và tướng Lê Phi Long. Họ được đón
tiếp khá nồng hậu và được bố trí nghỉ tại khu nhà nghỉ xưa kia của Ngô
Đình Cẩn.
Tướng Lê Phi Long kể: “Anh Văn gọi tôi tới cùng đi dạo chơi quanh vườn
và nói: ‘Lâu nay các cậu có nghe người ta nói gì không?’. Tôi trả lời.
Anh bảo: ‘Sao không thấy nói lại! Trong tình hình phức tạp hiện nay, con
người ta có thể bị phân hoá thành ba thái độ: một là thẳng thắn đấu
tranh bảo vệ sự thật, chân lý; hai là trong khi chưa có điều kiện nói ra
sự thật thì ngồi yên kiên trì chờ đợi; ba là cơ hội, xuyên tạc, sẵn
sàng đổi trắng thay đen, bóp méo sự thật. Các cậu có đủ dũng khí thì
theo cách một, chưa có điều kiện thì chọn cách hai, còn cách ba, thì
phải tuyệt đối tránh”.
Hôm sau, đoàn của tướng Giáp vào Đà Nẵng bằng đường bộ. Trên đèo Hải
Vân, khác với không khí nồng hậu mà Huế dành cho Đại tướng, Đà Nẵng chỉ
cử một tỉnh uỷ viên trẻ măng, vô danh ra đón, không có đại diện Quân
khu, Tỉnh đội. Tướng Lê Phi Long nhớ lại: “Chúng tôi rất bực mình, nhưng
anh Văn vẫn bình thản”.
Đêm ấy, đoàn nghỉ ở nhà khách Mỹ Khê, sáng hôm sau, theo chương trình,
sẽ đến đặt vòng hoa tại đài liệt sỹ trước khi dự lễ mừng chiến thắng.
Nhưng đợi mãi, không thấy ai phát thư mời và phù hiệu cho đoàn của “anh
Văn”. Các sỹ quan đi cùng hỏi thì được trả lời: “Ai không có giấy thì
coi như không được mời”.
Lễ mừng Chiến thắng Đà Nẵng năm ấy được tổ chức trọng thể vì có Tổng bí
thư Lê Duẩn tới dự. Tướng Lê Phi Long kể: “Chúng tôi rất băn khoăn,
liền xin ý kiến của anh Tấn và anh Văn”. Trong đoàn có ý kiến đề nghị
thôi không dự lễ nữa. Tướng Giáp suy nghĩ rất lâu rồi nhẹ nhàng nói:
“Chúng ta vào đây không phải vì lễ lạt mà còn để viếng những đồng đội,
đồng chí đã ngã xuống trên mảnh đất này. Đã tổ chức viếng thì phải tổ
chức trang trọng, chu đáo theo đúng nghi thức quân đội”.
Lập tức, tướng Lê Trọng Tấn ra lệnh cho Bộ Tư lệnh Quân khu V tổ chức
một lễ viếng riêng có đủ tiêu binh, quân nhạc và đích thân một vị trong
Bộ Tư lệnh phải tháp tùng. Sáng hôm sau, xung quanh đài liệt sỹ, dân
chúng kéo đến rất đông. Những người dân ấy không phải đến vì được triệu
tập mà đến để nhìn tướng Giáp.
Trong lễ “kỷ niệm 10 năm giải phóng miền Nam” tổ chức tại Hà Nội vào
ngày 30-4-1985. Võ Nguyễn Giáp vẫn được ngồi trên “Đoàn Chủ tịch”, nhưng
trong danh sách mà báo Nhân Dân ngày 1-5-1985 đăng, ông được xếp đứng
sau chín người, trong đó có nhiều người từng là cấp dưới của ông trong
chiến tranh như Văn Tiến Dũng, Võ Chí Công, Chu Huy Mân, Đỗ Mười, Nguyễn
Cơ Thạch,… Đây là thứ bậc dựa trên chức vụ trong Đảng mà ông nắm giữ
trong thời điểm 1985. Tên ông chỉ được đặt bên cạnh hai chức danh: uỷ
viên Trung ương Đảng, phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Từ sau khi tướng Giáp rời khỏi Bộ Quốc phòng, báo chí nhà nước không
bao giờ gọi ông là “đại tướng”. Nhưng, cũng trong suốt thời gian ấy, Võ
Nguyên Giáp gần như rất ít khi rời khỏi bộ quân phục của mình. Trong
những chuyến công du hiếm hoi mà ông được cử, Võ Nguyên Giáp luôn mặc bộ
lễ phục cấp tướng sang trọng màu trắng.
Ông vẫn sống trong biệt thự 30 Hoàng Diệu. Quân đội, ngay cả trong thời
kỳ Lê Đức Anh làm bộ trưởng Bộ Quốc phòng, vẫn giữ lực lượng vệ binh
gác nhà ông. Nhưng, cao hơn cả mọi nghi lễ là sự ngưỡng mộ mà các tướng
lĩnh, quân đội, dân chúng dành cho ông. Tên tuổi tướng Giáp càng bị biên
tập khỏi các trang báo Nhân Dân thì nhân dân lại càng nhắc đến ông
trong đời thường của họ. Là một ông thầy dạy sử, có lẽ tướng Giáp biết
được vị trí trong lịch sử của mình. Ông đã đi qua những tháng ngày bị
xếp xuống hàng cuối cùng trên những khán đài, lặng lẽ và sừng sững.
Sau Đại hội Đảng lần thứ VII, năm 1991, tướng Giáp chính thức rời khỏi
chính trường. Cho dù vụ “Năm Châu-Sáu Sứ”, theo ông Võ Viết Thanh, chỉ
là một vụ án được dựng lên, Bộ Chính trị đã chưa một lần minh oan như
ông đề nghị. Mãi tới năm 1994, trong lễ “kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Điện
Biên Phủ”, tên tuổi của ông mới chính thức được nhắc lại trong một
“diễn văn nhà nước”. Đó là bài diễn văn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt đọc
vào tối 6-5-1994: “Xin chào mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thời đó là
tổng tư lệnh Chiến dịch Điện Biên Phủ, người đã chấp hành triệt để và
sáng tạo quyết định của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị, cùng Bộ
Chỉ huy Chiến dịch, chỉ đạo trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ
giành toàn thắng”. Ông Võ Văn Kiệt nhớ lại: “Trước đó, khi Bộ trưởng
Quốc phòng Đoàn Khuê lên Điện Biên Phủ kỷ niệm 40 năm, diễn văn của Đoàn
Khuê không hề nhắc một câu tới anh Giáp”.
Cho dù trong bài diễn văn được viết công thức và rào đón của ông Kiệt,
phần nói về tướng Giáp vỏn vẹn chỉ có năm mươi chín từ, nhưng chỉ cần
cái tên tướng Giáp được xướng lên cũng đủ làm cho Cung Văn hoá Việt-Xô
oà vỡ. Thật khó biết điều gì đang diễn ra trong lòng tướng Giáp, từ lâu
ông đã có một gương mặt rất ít biểu lộ. Nhưng những giọt nước mắt của
những người có mặt hôm ấy thì không thể kềm chế, chúng lăn rất nhanh
trên má họ; trong khi, tiếng vỗ tay kéo dài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét