Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Bài đáng chú ý

TIN NÓNG: TỪ HAI ĐỊA PHƯƠNG TRỊNH NGUYỄN VÀ VĂN GIANG

Tễu

Trịnh Nguyễn sáng nay: Công an bất ngờ được điều động đến vây làng và phong tỏa dân làng. Đồng thời họ bắt những người dân đứng đơn khiếu kiện, khiếu nại về dự án xử lý nước thải. Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước tải dự tính lấy đất nông nghiệp của các hộ dân là gia đình thương binh liệt sỹ. Trong vụ việc này, bà Thiêm – một người tích cực đứng đầu đơn – đã bị nhóm lợi ích thuê người tạt a xít từ dạo trước. Nay họ tiếp tục khủng bố các gia đình bị cưỡng chiếm đất.
Bà con Trịnh Nguyễn đã kéo ra tụ tập tại khu vực gầm cầu vượt qua chùa Dận để ngăn không cho các xe tải chở đất vào thi công khu vực mà bà con đang quyết giữ. Hình ảnh sáng nay tại hiện trường, từ FB Tuan Pham:

Tình hình Văn Giang:
Sáng nay, Ecopark lại tiếp tục cho máy ủi máy xúc tràn vào phá hoại hoa màu của bà con. 

Nguyễn Đình Ấm - Nóng bỏng Văn Giang!

Hôm qua trên mạng đọc được tin: dân Văn Giang ra thông báo đã kiện cáo theo đúng pháp luật 9 năm ròng không ai giải quyết đã đến lúc 1.240 gia đình có đất chưa nhận đền bù bị cướp cử ít nhất mỗi nhà một người sẵn sàng chết vì ruộng… sáng nay chúng tôi lập tức về Văn Giang.

Mọi sự yên bình ở một làng quê trù phú biến mất nhường cho một không khí nhốn nháo, cực kỳ căm uất, căng thẳng hiện lên trên khuôn mặt người dân.Từng tốp một,họ bàn tán, chửi rủa những kẻ đã đến phá phách, san ủi những mảnh ruộng cực kỳ màu mỡ của họ đang xanh ngắt rau màu, ngô, chuối, đậu cây cảnh... thành gò, đống. Gần ra đến khu ruộng của xã Phụng Công đã nghe tiếng chửi bới, la hét, quát tháo giằng xé ầm ĩ. Những toán công an, côn đồ lập thành hàng rào ngăn cản bà con cho xe ủi chà lên những ruộng hoa màu, cây trái…của bà con. Nhiều người tiếc của lăn xả vào giữ đất bị công an, côn đồ đẩy ra, kéo đi, nhiều người bị đánh dã man. Bà Hiếu, bà Sáng ở xóm 3 Xuân Quan bị đánh bất tỉnh. Một côn an sai một xã hội đen cúi xuống lật lật bà Sáng rồi chĩa máy quay nói: “Bà Này bị cảm nắng” liền bị dân xô đến đẩy ra. Một chị quần áo tơi tả đầy bùn đất, ngực, vai túa máu vừa đi vừa la hét. Một ông già lụ khụ cũng chống gậy ra đầu làng nhìn xuống cánh đồng như cảnh trận Waterloo mắt đẫm lệ nhìn những thửa rộng đỏ lựng phù xa bị cày xới tan hoang với đàn con, cháu đang gào thét vô vọng…

Để cản bà con ra đồng, họ dùng xe ủi đào thành một cái hào sâu như vực thẳm giữa vùng đồng bằng trù phú. Bà còn dùng cuốc, xẻng, tay không lấp hào, khai những lối lên để tiếp cần ruộng. Tại đây hàng trăm xã hội đen mặt mũi dữ dằn đứng án ngữ, chúng đẩy, đấm đá, dùng vật nhọn bí mật đâm vào chỗ hiểm bất cứ ai xông lên. Nhiều người cố lách lên bị chúng đạp lăn nhào xuống mương kêu thất thất thanh…Bọn này cực kỳ hung hãn, bất kể bà già, con trẻ do có hàng trăm công an tỉnh, huyện canh chừng bắt chói ai dám chống lại bọn chúng. Ngoài lực lượng cảnh sát các loại ở hiện trường nhiều an ninh mặc thường phục len lỏi vào các thôn xóm, các tốp bà con nghe ngóng, nắm tình hình. Một an ninh lén chụp hình biển số xe của chúng tôi.

Theo bà con cho biết thì sau khi mọi sai phạm từ “A đến Z”, bất hợp lý của dự án bị vạch trần, nhiều cơ quan chức năng đã phải thừa nhận có nhiều sai phạm, khuất tất của dự án Ecopark, hàng trăm lượt bà con lên trung ương thỉnh cầu các cơ quan đảng, nhà nước, quốc hội… một thời gian được im ắng nhưng những ngày gần đây chính quyền, doanh nghiệp lại bất thình lình tấn công vào Xuân Quan. Không biết bao nhiêu lần họ san ủi sạch những ruộng lúa sắp gặp, những vườn chuối đang trổ bắp, những ruộng ngô đang tròn hạt… của bà con. Đi theo những vụ phá hoại man rợ này là hàng trăm xã hội đen mình mẩy xăm vẽ, lở loét…kinh tởm bảo vệ. Không thể nhớ hết số dân Văn Giang bị chúng hành hung, dọa dẫm, chửi bới xúc phạm…

11h khi chúng tôi sắp ra về thì một số bà con quá phẫn uất đang phân phát gậy gộc, giáo mác đi ra đầu làng. Chúng tôi “lạnh gáy” cố khuyên bà con:

- Các bác đừng vội vã, ngay chiều nay các bác thảo đơn thư đến tận nơi trình bày rõ với quốc hội, chính phủ, trung ương đảng nếu họ làm ngơ thì mới phải dùng đến biện pháp cuối cùng. Các bác nhớ giao đơn cho ai phải nói họ ghi rõ đã nhận ngày, giờ…

Nhưng khi chúng tôi lên xe vẫn thấy một số bà con, thanh niên vác gậy đi ra phía “chiến trường”.

Tôi cầu mong cho bà con Văn Giang vẫn còn ruộng tiếp tục sinh sống mà không bị đổ máu trong những ngày này…

Nguyễn Đình Ấm

Tại Văn Giang, hàng trăm xã hội đen đang canh chừng cho xe doanh nghiệp ủi ruộng hoa màu của bà con, công an canh chừng bảo về cho xã hội đen ngăn cản bà con ra đồng...

1384209_339473546189139_1061457150_n.jpg
964489_339473876189106_1993888361_o.jpg
1391584_339474512855709_2057408228_n.jpg
________________
Bà Con Trịnh Nguyễn và Văn Giang quyết tâm trấn thủ không cho cướp đất.
 
Tễu Blog - 9.10.2013: Sáng nay, bà con Trịnh Nguyễn đã kéo ra tụ tập tại khu vực gầm cầu vượt qua chùa Dận để ngăn không cho các xe tải chở đất vào thi công khu vực mà bà con đang quyết giữ.

Tình hình Văn Giang: Sáng nay, Ecopark lại tiếp tục cho máy ủi máy xúc tràn vào phá hoại hoa màu của bà con.
1377275_532314540171024_1442237636_n.jpg
1377337_532314636837681_894745105_n.jpg
Theo FB Thanh Niên Công Giáo
(FB Nguyễn Đình Ấm)

Kính Chúa yêu nước?

Giáo dân Thái Hà cầu nguyện cho Luật sư Lê Quốc Quân, ngày 29/9/2013.
Giáo dân Thái Hà cầu nguyện cho Luật sư LêQuốc Quân, ngày 29/9/2013.

Phạm Chí Dũng

Bế tắc và âm ỉ
Bản án sơ thẩm đối với Lê Quốc Quân vào đầu tháng 10/2013 đã một lần nữa phát ra chỉ dấu bế tắc trong mối liên hệ chẳng còn mấy dấu tích khoan dung của chính quyền đối với cộng đồng công giáo Việt Nam.
Xác tín “kính Chúa yêu nước” cũng vì thế chỉ còn là khẩu hiệu được đắp vội lên bờ tường nhà thờ. Còn trong tâm tưởng giáo dân, khẩu hiệu này lại có ý nghĩa như câu dân ca rã rượi trôi dạt trên dòng sông giữa hai bờ đối nghịch.
Ba ngày sau bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại New York được cựu Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên tôn vinh “đầy nhân văn và khí phách”, dấu ấn buồn thảm còn lại sau vụ xử án giáo hữu Lê Quốc Quân là cuộc biểu tình đòi trả tự do của giới công giáo tại Hà Nội. So với cuộc biểu tình tại tòa án Long An vào tháng 8/2013 liên quan đến vụ xử Phương Uyên, số người tuần hành trên đất Hà thành đông gấp hơn mười lần.
Người công giáo đã phá vỡ tiền lệ về tụ tập đông người, nhưng chính nhà nước mới tạo nên những cuộc biểu tình.
Không khó để suy đoán là với con số hàng ngàn giáo dân tràn ngập phẫn nộ trước bản án chính trị bị màu sắc kinh tế che lấp, sẽ còn một cuộc biểu tình nữa với quy mô và tính chất có thể còn trầm trọng hơn, xảy đến tại phiên xử phúc thẩm Lê Quốc Quân sau vài ba tháng nữa.
Nếu những giáo dân đã mô tả Lê Quốc Quân là người chân thật duy nhất trên sân khấu án đường chen đầy nhân sự giả dối, thì có thể giả định là trong não trạng xơ cứng, giáo điều nhưng không thiếu thủ đoạn của các kịch sĩ chính khách, vẫn chưa hiện lên một chỉ dấu ngộ đạo nào.
Gần tương tự vụ xung đột tại Mỹ Yên, Nghệ An vào tháng 9/2013, hai bờ đối nghịch đã không được kéo gần hơn bởi thái độ cần ít nhất một lần dũng cảm của chính quyền, trên phương diện nhìn thẳng vào sự thật.
Cũng như vụ xét xử Điếu Cày lần đầu tiên, không một lần người ta dám chuyển cái bị coi là tội danh “trốn thuế” đối với Lê Quốc Quân sang điều 88 hay điều 79 của Bộ luật hình sự – can hệ đến các hành vi “tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa” hoặc “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”.
Sự trái khoáy trong tâm thế kém dũng khí của chính quyền càng khiến cho nội lực xung đột tại Mỹ Yên không ngớt âm ỉ. Sự âm ỉ như thế lại càng có khả năng bùng phát vào bất kỳ thời điểm nào xuất hiện một kích phát từ phía chính quyền địa phương.
‘Không đội trời chung’
Không đơn giản như nhóm biểu tình chống Trung Quốc với thành phần “ô hợp” trí thức, sinh viên hay thị dân, giới công giáo lại luôn đặc trưng cho hình ảnh hiệp thông đồng khắp, không chỉ bởi 200 linh mục và nửa triệu giáo dân ở Nghệ An, mà còn với rất nhiều giáo xứ và giáo hạt trên cả nước. Chính cái khối được coi là có tính đồng nhất mang đặc thù lịch sử đậm đặc và sâu xa như vậy đã luôn khiến chính quyền mất ăn mất ngủ từ nhiều năm qua.
Mối lo sợ của chính quyền cũng là nỗi hổ thẹn của lịch sử trong mối quan hệ giữa chính quyền và công giáo. Với hàng loạt vụ phản kháng trong những năm gần đây như Cồn Dầu ở Đà Nẵng và Tam Tòa ở Quảng Bình vào năm 2009, còn tại Nghệ An liên tiếp là các vụ Cầu Rầm vào năm 2011, Quỳ Châu và Con Cuông vào năm 2012, Trại Gáo năm 2013, hãy coi chừng điều được xem là “không đội trời chung” trong quá khứ có nguy cơ tái phát một lần nữa.
Cho dù giáo dân chưa nêu được bằng chứng về người của công an trà trộn vào đoàn biểu tình để ném đá hoặc tiến hành một hành vi nào đó tương tự như “biểu tình cuội”, song câu chuyện sắc phục và thẻ ngành được giấu trong cốp xe của những nhân viên an ninh bị giáo dân bắt giữ có lẽ đã khá đủ để mô tả cho một cuộc chiến đấu mà ngành công an đang quá thiên về các thủ thuật và thủ đoạn, thay vì chia sẻ lòng bác ái với các con chiên của Chúa.
Dân vận hay công tác tôn giáo vận cũng bởi thế đang hầu như chẳng để lại dấu tích đáng kể nào trên khuôn mặt chính thể. Hiện tượng quá kém dân trí này lại càng phổ cập kể từ khi Đảng quyết định điều động một viên trung tướng an ninh sang phụ trách Ban Tôn giáo chính phủ.
Ngược chiều với động thái điều động trên, một nhân sự có chuyển biến đáng chú ý không kém là giám mục Nguyễn Thái Hợp – người chăn dắt giáo phận Nghệ An. Trước đây, cha Hợp từng bị một vài dư luận xem là “cha xứ quốc doanh” được đưa về Nghệ An để xoa dịu không khí luôn có mầm mống kích phát nơi đây. Tuy vậy, luồng suy diễn ấy đã tỏ ra thiếu chân đứng bởi ngay khi nổ ra vụ Mỹ Yên, giám mục Nguyễn Thái Hợp đã không còn giữ nổi thái độ ôn hòa thường lệ. Trở nên một trong những người phát ngôn ấn tượng nhất, cha Hợp đã lên án mạnh mẽ về cách hành xử “côn đồ và tàn bạo” của ngành công an và chính quyền địa phương.
Chính hình ảnh “tự chuyển hóa” của một đức cha có truyền thống “kính Chúa yêu nước” như thế đã có thể làm rúng động quan điểm kiên định của đảng bộ, chính quyền và công an tỉnh Nghệ An. Sau vài chục bài “tuyên truyền định hướng” trên báo Nghệ An và cả một số tờ báo quốc doanh, dù cơ quan công an địa phương đã ra lệnh khởi tố vụ án đối với vụ việc ở Mỹ Yên, nhưng lại không kèm theo lệnh khởi tố ngay lập tức đối với một bị can nào.
Xét về lịch sử hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam, đó cũng là một câu chuyện lạ lùng. Quả thực, đến nay đã gần một tháng trôi qua kể từ ngày khởi tố vụ án, vẫn chưa có bất kỳ bị can nào bị bắt giữ. Câu chuyện này cho thấy cái gì?
Không khuất lặng
Vài phóng sự của giới phóng viên nhà nước và của cả Quân Đội Nhân Dân – một tờ báo đảng nhiệt tình trong những vụ việc “phòng chống diễn biến hòa bình” – đã cho thấy không dễ gì để cánh phóng viên lọt vào “hang ổ” các làng xã công giáo. Mà nếu giới nhà báo còn bị khó khăn thì chuyện các nhân viên an ninh đi lẻ vào giáo xứ chắc chắn đã bị cảnh báo là “rất nguy hiểm”, đặc biệt tại những nơi mà người dân có truyền thống Xô Viết Nghệ Tĩnh đã đánh đến chết những kẻ trộm chó.
Sự đối đầu gay gắt giữa công giáo và chính quyền ở Việt Nam đang dắt dây sang trang cho lịch sử. Khác khá nhiều với “giáo hội thầm lặng” ở Trung Quốc, những gì mà giới quan sát đang chứng kiến ở Việt Nam lại cho thấy hình ảnh một giáo hội không khuất lặng chút nào.
Từ đầu năm 2013 đến nay, hoạt động diễn ra rộng khắp của nhiều giáo xứ đã bắt đầu liên quan đến “Kiến nghị 72” – đòi hỏi hủy bỏ Điều 4 Hiến pháp về vai trò một đảng, cùng yêu cầu về triển khai nhanh chóng các luật biểu tình, luật lập hội, luật trưng cầu dân ý và quyền tự do đầy đủ cho tôn giáo. Không lâu sau đó, vài bản tuyên bố chung của giới công giáo đã ra đời, và còn được liên tôn với cả các tôn giáo có khuynh hướng ly khai khác như Tin Lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Tinh thần “tử vì đạo” cũng đang dâng cao tại các giáo xứ. Trong rất nhiều buổi thánh lễ và cầu nguyện cho những giáo dân bị bắt, bầu không khí sôi sục là điều dễ cảm nhận nhất. Ngay cả cả những nhân viên an ninh giả trang đứng khuất nơi góc thánh đường cũng có thể bị “cảm hóa” bởi tinh thần nhiệt thành không có giới hạn như thế.
Tâm trạng nhiệt thành ấy lại đang có giá trị như một bằng chứng khá chắc chắn cho tương lai không thể thầm lặng trong mối quan hệ giữa công giáo với chính quyền, và ngược lại. Trong bối cảnh những bài học về tôn giáo vận và lòng thành tâm đồng loại đã bị chính quyền nhiều địa phương gạt đi, sẽ rất khó có được một nhân tố nào giúp kềm giữ sự căng thẳng để không xảy ra những xung đột còn có thể ghê gớm và động loạn hơn nhiều so với vụ Mỹ Yên.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.  

Với sự giúp đỡ của Nga, Việt Nam theo đuổi Chiến lược Kiểm tra và Bảo vệ Lãnh hải


With Russia’s Help, Vietnam Adopts A2/AD Strategy 
Carl Thayer (The Diplomat) – Nguyễn Quốc Khải (Danlambao) dịch – Vào cuối năm nay, cán cân sức mạnh hải lực tại biển Hoa Nam sẽ bắt đầu thay đổi khi Việt Nam tiếp nhận những chiếc tầu ngầm loại Kilo tấn công đầu tiên. Những chiếc tầu ngầm của Việt Nam được thiết kế cho mục đích trinh sát và tuần tra, chống tầu ngầm và chống tầu thủy. Bốn chiếc tầu ngầm còn lại theo dự đoán sẽ được chuyển giao vào 2016.
Việt Nam đã đặt mua sáu chiếc tầu ngầm chạy bằng diesel loại Project 636 Kilo vào tháng 12 2009. Tầu ngầm loại Kilo có trọng lượng nước rẽ 3,000-3,950 tấn với tầm xa 9,600 km và lặn sâu tối đa 300 thước. Tầu ngầm này mang theo một thủy thủ đoàn gồm 52 người. Tầu ngầm của Việt Nam theo dự đoán được trang bị với thủy lôi hạng nặng 533M và hỏa tiễn chống tầu thủy 3M54 Klub-S với tầm đạn 300 km.
Việc chế tạo chiếc tầu ngầm đầu tiên, HQ Hà Nội, bắt đầu vào tháng Tám 2010 tại xưởng đóng tầu Admiralty tại St. Petersburg. HQ Hà Nội hạ thủy vào một năm sau và đã đầu chạy thử ngoài biển vào tháng 12 2012. Chương trình huấn luyện thủy thủ đoàn bắt đầu vào tháng 1 năm nay. Việc chế tạo chiếc tầu ngầm thứ hai, HQ Hồ Chí Minh, bắt đầu vào tháng 9 2011. Nó được hạ thủy vào tháng 12 2012, trang bị vào tháng 1 và hoàn tất việc chạy thử trên biển vào tháng 4. Thủy thủ đoàn bắt đầu được huấn luyện vào tháng 7. Chiếc tầu ngầm thứ ba của Việt Nam, HQ Hải Phòng, theo lịch trình sẽ được hạ thủy vào cuối năm nay. Vỏ của chiếc tầu ngầm thứ sáu của Việt Nam được đặt tại xưởng đóng tầu Admiralty vào tháng 2.
Vào tháng 5 2012, Việt Nam và Nga đã nâng sự hợp tác chiến lược đã có lâu dài giữa hai nước lên mức toàn diện. Nga bán vũ khí, kỹ thuật, và huấn luyện quân sự là trọng điểm của mối quan hệ này. Theo Giác Thư về sự Hợp Tác Hải Quân, hai phía thiết lập một nhóm làm việc chung để hoạch định phương thức hợp tác hải quân vào năm 2013. Nga và Việt Nam cũng đã ký kết nghị định thư về sự hợp tác kỹ thuật quân sự cho đến 2020.
Vào năm nay, Nga và Việt Nam đã trao đổi những cuộc viếng thăm của hai bộ trưởng quốc phòng và đã đạt dược thỏa hiệp về bán võ khí, chuyển giao kỹ thuật quân sự và dịch vụ lâu dài. Thí dụ vào tháng 2, Việt Nam và Nga đã ký một hợp đồng về việc bán thêm hai khu trục hạm loại Gepard. Vào năm 2011, Việt Nam đã tiếp nhận hai khu trục hạm loại Gepard. Những chiến hạm mới sẽ được trang bị với hệ thống đẩy tân tiến và máy móc cho mục tiêu chống tầu ngầm.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Tướng Sergei Shoigo đã làm một cuộc thăm viếng làm việc tại Hà Nội vào tháng 3 theo lời mời của đối tác Việt Nam là Tướng Phùng Quang Thanh. Tại cuộc họp báo chung, họ đã thông báo một thỏa hiệp về tiếp tục thăm viếng của các giới chức cao cấp, hợp tác về kỹ thuật quân sự, huấn luyện quân sự chuyên môn, dối thoại quân sự hàng năm ở cấp phụ tá bộ trưởng và bán thêm vũ khí. Nga cấp trên 100 học bổng quân sự hàng năm; theo thỏa hiệp này, Nga đồng ý tăng số học bổng và mở rộng lãnh vực huấn luyện cho nhân viên Việt Nam. Hai bộ trưởng quốc phòng cũng đồng ý hợp tác trong khuôn khổ hội nghị các bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng.
Tướng Shoigo viếng thăm Vịnh Cam Ranh nơi các kỹ sư quân sự Nga đang xây cất những cơ sở tiếp liệu và bảo trì cho những tầu ngầm loại Kilo của Việt Nam. Tướng Shoigo thúc giục Việt Nam xây cất một khu vực nghỉ mát năm sao tại Cam Ranh cho nhân viên quân sự Nga, đặc biệt là những thủy thủ đoàn của những chiến hạm Nga tham dự những công tác trừ hải tặc từ Mũi Nhọn Phi Châu (Horn of Africa) trở về. Tướng Shoigo cũng kêu gọi Việt Nam đơn giản hóa thủ tục cho chiến hạm Nga sử dụng những cơ sở dịch vụ tại Cam Ranh.
Bộ Trưởng Quốc Phòng của Việt Nam, Tướng Thanh, đã làm một cuộc viếng thăm đáp lễ Nga vào tháng 8. Hai bộ trưởng quốc phòng đã đạt được một thỏa hiệp về một giác thư năm năm, bao gồm trao đổi những phái đoàn quân sự ở mọi cấp bậc, đối thoại hàng năm về chính sách, chiến lược quốc phòng, hợp tác kỹ thuật quân sự, huấn luyện chuyên môn cho sĩ quan và những cấp bậc khác của Việt Nam, và việc bán vũ khí trong tương lai (phẩm chất, giá cả, và dịch vụ). Theo giác thư này, Nga sẽ nâng cấp, biến thành dạng kỹ thuật số, và trợ giúp bảo trì võ khí và những hệ thống võ khí bán cho Việt Nam.
Hai bộ trưởng cũng thảo luận thiết lập một nghiệp vụ bảo trì, kiểm tra toàn bộ và sửa chữa võ khi và đạn dược thời Liên Sô của Việt Nam. Tướng Shoigo một lần nửa nêu lên vấn đề đơn giản hóa thủ tục cho phép chiến hạm Nga viếng thăm Cam Ranh để sửa chữa và bảo trì và cho thủy thủ đoàn nghỉ ngơi và giải trí.
Theo thông báo, mười ngày sau chuyến viếng thăm của Tướng Thanh, Việt Nam đã ký hợp đồng trị giá $450 triệu để mua thêm 12 chiếc phi cơ phản lực đa năng Sukhoi Su-30MK2 được trang bị với hỏa tiển chống tầu thủy. Những phi cơ này sẽ được chuyển giao làm ba đợt, mỗi lần 4 chiếc trong 2014-2015. Trước đây Việt Nam đã mua 20 phi cơ của Nga.
Lực lượng tầu ngầm mới của Việt Nam, cộng với những phi cơ phản lực Su-30 mua thêm, sẽ tăng cường khả năng bành trướng sức mạnh của Việt Nam vào những lãnh hải của biển Hoa Nam và gia tăng khả năng kiểm tra và ngăn chặn đối phương xâm nhập vào lãnh thổ và lãnh hải của mình.
8-10-2013
 
Bản tiếng Việt:
 

Tướng Giáp: ‘Người trung thành với Đảng’

Ông Giáp trước sau như một trung thành với Đảng. Trong các cuộc gặp được quảng bá rộng rãi hồi thập niên 1990, với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara và các sử gia Mỹ viết về chiến tranh Việt Nam, ông tránh công khai phê phán những chính sách mà bản thân ông từng bất đồng hồi thập niên 1960.

Tiến sĩ Edwin Moise

Cập nhật: 10:50 GMT – thứ tư, 9 tháng 10, 2013
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Ông Giáp từng bị chính các đồng chí của mình vây hãm
Trong Cuộc chiến Đông Dương lần thứ Nhất, ông Võ Nguyên Giáp đã dùng chiến thuật du kích rất hiệu quả chống người Pháp. Nhưng từ năm 1950 trở đi, ông cũng đánh những trận đánh quy ước; các đơn vị lớn của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐND) công khai đối đầu với quân Pháp trang bị tốt hơn.
Năm 1951, các đơn vị QĐND tìm cách tấn công vào đồng bằng Sông Hồng nhưng gặp thất bại nặng nề. Năm 1954, họ cũng lại chịu nhiều thương vong, nhưng đã giành thắng lợi lớn tại Điện Biên Phủ và cao nguyên miền trung và miền nam Việt Nam.
Ông Giáp không bao giờ bày tỏ hối hận về cách ông “nướng quân” để thắng Pháp. Nhưng trong phần còn lại của cuộc đời, khi có những tranh luận chính sách quan trọng bên trong Đảng Cộng sản, ông thường có xu hướng ôn hòa. Sau khi ban lãnh đạo cộng sản nhận ra cải cách ruộng đất 1953-1956 ở miền Bắc đã trở nên quá khích, gây nên nhiều cái chết không đáng và đau khổ, ông Giáp trở thành người phát ngôn của đảng để lên án các chính sách quá khích.
Trong thập niên 1960, ông không hẳn tin tưởng vào việc công khai đối đầu với Mỹ, đến mức ông đã gây mất lòng sâu sắc phe Lê Duẩn và Lê Đức Thọ trong đảng. Họ nghi ngờ ông là “kẻ xét lại”, tin tưởng vào học thuyết “chung sống hòa bình” của Liên Xô. Năm 1964, khi an ninh quân đội, được Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn chống lưng, tạm giam và thẩm vấn các sĩ quan quân đội vì nghi ngờ thuộc phe xét lại, dường như một điều mà họ muốn tìm là bằng chứng để có thể quy tội tương tự cho Tướng Giáp. Nhưng Hồ Chí Minh đã bảo vệ ông.
Ông Giáp trước sau như một trung thành với Đảng. Trong các cuộc gặp được quảng bá rộng rãi hồi thập niên 1990, với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara và các sử gia Mỹ viết về chiến tranh Việt Nam, ông tránh công khai phê phán những chính sách mà bản thân ông từng bất đồng hồi thập niên 1960.
Ở mức độ nhất định, quyền lực của ông Giáp bị giảm sút; phe Lê Duẩn có quyền đáng kể trong việc bổ nhiệm các vị trí chỉ huy. Nhưng ông Giáp vẫn giữ chức tổng tư lệnh và bộ trưởng quốc phòng, và vẫn còn ảnh hưởng quan trọng về chiến lược quân sự. Ông có xu hướng thận trọng. Ông lập luận phản đối cách điều hành chiến tranh diều hâu của Nguyễn Chí Thanh ở miền Nam năm 1966 và nửa đầu 1967. Tết Mậu Thân 1968 nguyên thủy là kế hoạch của ông Thanh, và ông Giáp cho rằng nó quá tham vọng. Bất chấp nghi ngờ của ông, phe Lê Duẩn đã cố ép để thi hành nó.
Ông Giáp lần lượt để mất các chức vụ tổng tư lệnh quân đội năm 1975, bộ trưởng quốc phòng năm 1980 và thành viên Bộ Chính trị năm 1982. Nhưng người ủng hộ của ông vẫn còn nhiều trong quân đội. Ông còn ở trong Ban Chấp hành Trung ương cho đến năm 1991 và giữ chức phó thủ tướng phụ trách khoa học.
Tác phẩm được dịch sang tiếng Anh, People’s War, People’s Army, của ông Giáp có lẽ được đọc nhiều nhất ở phương Tây trong số sách của lãnh đạo cộng sản Việt Nam.
Nhưng ông cũng là người thường bị hiểu sai nhất. Khi ai đó phịa ra một trích dẫn giả mạo rồi nói đó là lời của một lãnh đạo cộng sản Việt Nam, họ thường chọn ông Giáp. Ví dụ, trường hợp rõ nhất là những tuyên bố về cải cách ruộng đất đao to búa lớn hơn là lời nói thật của ông Giáp. Hay những tuyên bố rằng ban lãnh đạo cộng sản đã tuyệt vọng và cân nhắc việc từ bỏ chiến tranh chống Mỹ sau thất bại Mậu Thân 1968, hay ở giai đoạn sau của cuộc chiến Việt Nam.
Ông Giáp trước sau như một trung thành với Đảng. Trong các cuộc gặp được quảng bá rộng rãi hồi thập niên 1990, với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara và các sử gia Mỹ viết về chiến tranh Việt Nam, ông tránh công khai phê phán những chính sách mà bản thân ông từng bất đồng hồi thập niên 1960.
Khi về hưu, ông dành nhiều năm để viết hồi ký. Nhưng các cuốn sách đó chủ yếu tập trung về Cuộc chiến Đông Dương lần Một. Ông viết nhiều cuốn về Trận Điện Biên Phủ. Nhưng ông không viết về giai đoạn thập niên 1960, khi ông đôi khi đã không cùng chung đường lối với các lãnh đạo lấn lướt trong đảng.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, đang là Giáo sư, Khoa lịch sử, Đại học Clemson, Mỹ.

Lời thú tội của Hồng vệ binh Trung Quốc

Hồng vệ binh trong thời Cách mạng Văn hóa
Bài báo thuật lại một số điểm chính của chính sách Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông, như trường đại học bị đóng cửa từ năm 1966 đến 1972, phá hoại di sản, đấu tố công cộng, đưa trí thức đi cải tạo tại nông thôn, hay học sinh đánh giáo viên vì chương trình « dạy học phản động » của họ. Dưới thời Mao, không có sinh viên hay học sinh mà chỉ có Hồng vệ binh.
Hồng vệ binh trong thời Cách mạng Văn hóa  -DR

Thu Hằng  -RFI

Trang « Phóng sự » của Le Figaro số ra ngày hôm nay lật lại trang lịch sử của cuộc Cách mạng Văn hóa dưới thời Mao Trạch Đông. Thông tín viên của báo tại Bắc Kinh đã đăng lại lời kể của một số cựu Hồng vệ binh và đề cập tới phản ứng của chính quyền Trung Quốc hiện nay trước sự kiện này trong bài : « Lời thú tội của Hồng vệ binh ».
Những cựu chiến binh này bị ám ảnh bởi những việc tàn bạo mà mình gây ra trong thập niên 1960 dưới danh nghĩa sùng kính tuyệt đối nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông. Tuy nhiên, việc công bố những bí mật cấm kỵ dưới thời Cách mạng Văn hóa, đồng nghĩa là những ý kiến chỉ trích những lệch lạc của Đảng cộng sản, khiến Bắc Kinh không hài lòng.
Từ năm 2008, một nhóm cựu Hồng vệ binh liên lạc với những « đồng chí » cũ để khích lệ họ kể lại những chuyện thương tâm mà họ đã phạm phải, cũng như cách giải quyết của các nhà lãnh đạo thời đó. Một nhân chứng quyết định lên tiếng để phá vỡ điều cấm kỵ tuyệt đối của cuộc Cách mạng Văn hóa. Năm 16 tuổi, ông đã chém chết một một đồng đội do cạnh tranh nội bộ. Cha của nạn nhân đã không dám khiếu nại để tránh sự trừng phạt của Cách mạng văn hóa tới gia đình. Vụ việc bị chìm vào quyên lãng nhờ cấp trên bao che và hủy hồ sơ phạm tội. Hiện nay, kẻ giết người quyết định tiết lộ bí mật của mình và yêu cầu : « Trung Quốc phải đưa ra ánh sáng các tội ác này để tiến lên. Nhưng nhà cầm quyền từ chối đề cập tới ».
Bài báo thuật lại một số điểm chính của chính sách Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông, như trường đại học bị đóng cửa từ năm 1966 đến 1972, phá hoại di sản, đấu tố công cộng, đưa trí thức đi cải tạo tại nông thôn, hay học sinh đánh giáo viên vì chương trình « dạy học phản động » của họ. Dưới thời Mao, không có sinh viên hay học sinh mà chỉ có Hồng vệ binh.
Dù Đặng Tiểu Bình chỉ trích cuộc Cách mạng Văn hóa như một « thảm họa » và Mao Trạch Đông « phải hoàn toàn chịu trách nhiệm », nhưng chủ đề này vẫn còn rất nhạy cảm. Cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng đã từng nhấn mạnh rằng nếu không có cải cách chính trị thì « những những bi kịch lịch sử như Cách mạng Văn hóa có thể sẽ xảy ra ». Khi phát biểu như trên, ông nhằm ám chỉ « hoàng tử đỏ » Trùng Khánh thời bấy giờ là Bạc Hy Lai.
Trước làn sóng nhân chứng đông đảo, chính quyền yêu cầu mạnh mẽ « Mạng đồng thuận » hủy cuộc thi viết những lời thú tội của Hồng vệ binh được tung ra tháng 8 vừa qua. Trang mạng tự do kêu gọi những người tra tấn kể lại chuyện của mình « trước khi quá muộn ». Vì « nếu chúng ta chờ đợi, những người chịu trách nhiệm sẽ chết hết. Và thời kì đẫm máu của lịch sử sẽ biến mất ». Thông báo nhanh chóng bị gỡ xuống sau vụ Bạc Hy Lai vì nhà tổ chức cảm nhận được mối nguy hiểm liên quan tới hệ tư tưởng này.
Song yêu cầu của nhà cầm quyền vẫn không ngăn được những lời thú tội ngày càng nhiều trong những tháng vừa qua. Toàn Trung Quốc đã xúc động trước chuyện của một cựu Hồng vệ binh đã đấu tố mẹ mình vì bà đã chỉ trích Chủ tịch Mao và xé ảnh của ông. Hoàn toàn bị tẩy não, người con bất hiếu này bắt đầu bị ám ảnh và hối hận về tội ác của mình từ khi Cách mạng Văn hóa chấm dứt.
Khoảng ba mươi cựu Hồng vệ binh đã tập hợp những lời thú tội trong tập « Lời thú tội của chúng tôi ». Cho tới nay, không một nhà xuất bản nào đủ dũng cảm để in cuốn sách.
Các chủ đề đáng chú ý khác
Báo chí Pháp ra ngày hôm nay dành nhiều trang thông tin và phân tích một số chủ đề nổi cộm : Vấn đề nhập cư bất hợp pháp trở thành đề tài nóng bỏng từ sau thảm họa chìm tàu tại Lampedusa, khủng hoảng « shutdown » tại Hoa Kỳ vẫn được các báo quan tâm trong mục « Quốc tế ». Liên quan tới tình hình tại Pháp, các báo quan tâm tới việc cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy được xét miễn tố. Ngoài ra, báo Libération quan tâm tới luật Taubira nhằm cải cách nhà tù và L’Humanité phản ánh thực tế chế độ bảo hiểm tại Pháp.
Chính sách nhập cư tại Châu Âu
Quay sang tình hình thời sự tại Châu Âu, các nhật báo Pháp tiếp tục quan tâm tới tình hình nhập cư bất hợp pháp vào Châu Âu. Thảm họa đắm tàu tại Lampedusa khiến 100 người chết và khoảng 200 người bị mất tích đã buộc Liên Hiệp Châu Âu phải xem xét lại chính sách nhập cư của mình.
Báo Le Monde dành trọn hai trang đầu để đề cập tới vấn đề này. Trong bài : « Châu Âu bất động trước làn sóng người nhập cư », phóng viên của báo cho biết số lượng người vượt biển Địa Trung Hải để tới Ý và Malta đã tăng gấp đôi : 16 000 người vào năm 2012 và từ đầu năm 2013 tới nay đã là 31 000 người. Họ chủ yếu là người Somalie, Eritrea và Syria. Con đường này được dùng nhiều từ năm 2011, sau cuộc cách mạng tại Tunisia và tình trạng người miền nam Sahara bị trục xuất khỏi Libya.
Trong một bài báo khác : « Tại Thổ Nhĩ Kỳ, cửa ngõ của Liên Hiệp Châu Âu, người Syria trên đường lưu vong », phóng viên cho biết chỉ trong hai tháng gần đây, ít nhất 100 000 người Syria đã tới Istanbul, nâng tổng số người nhập cư ước tính lên khoảng từ 500 000 đến 800 000 người. Khoảng 210 000 người tập trung trong hai mươi trại gần biên giới với Syria. Họ được hưởng quyền bảo vệ tạm thời nhưng không thể xin tỵ nạn.
Liên quan tới cuộc họp các Bộ trưởng Bộ Nội vụ của các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu tại Luxembourg diễn ra ngày hôm qua, các báo đều thống nhất rằng cuộc họp đã không đưa ra được giải pháp cụ thể. Trả lời câu hỏi : « Châu Âu làm gì chống lại thảm kịch nhập cư bất hợp pháp ? », báo công giáo La Croix khẳng định rằng lợi ích riêng của mỗi quốc gia vẫn được các Bộ trưởng đặt trên sự tương ái đối với các quốc gia cửa ngõ của làn sóng nhập cư như Ý, Chypre, Malta hay Thổ Nhĩ Kỳ.
Báo Les Echos cho biết : « Lampedusa : các quốc gia Châu Âu thiếu đề xuất ». Tờ L’Humanité cũng đồng tình khi đăng tin : « Lampedusa, Hội đồng giả điếc ». Còn tờ Le Monde thông tin : « Các thể lệ của Liên Hiệp Châu Âu hạn chế quyền xin tỵ nạn và gây khó khăn cho một số Nhà nước ». Hội đồng Bộ trưởng đã nêu lên một số biện pháp tăng cường cho cảnh sát biên giới của Liên Hiệp. Tuy nhiên, không một chút thay đổi nào liên quan tới quy định xin tỵ nạn hay giúp đỡ phát triển. Các Bộ trưởng Châu Âu đồng ý thành lập một « đơn vị tác chiến đặc biệt Địa Trung Hải », nhưng không đưa ra khái niệm cụ thể.
Nhật báo Le Figaro quan tâm tới một khía cạnh khác của vấn đề nhập cư tại Pháp dưới tựa đề : « Nhập cư : trục xuất người nhập cư trái phép rơi tự do ». Tờ báo dẫn lại chỉ trích của một số người trong ngành đối với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Manuel Valls về chính sách này. Đặc biệt là từ khi luật cấm giúp đỡ nhân đạo cho người nhập cư bất hợp pháp được hủy bỏ. Vào năm 2012, mỗi ngày có 100 người nhập cư bất hợp pháp bị giam tách biệt trước khi bị trục xuất, con số này rơi xuống còn 60 vào năm nay. Đứng đầu danh sách này là người Rumani, tiếp theo là những người thuộc ba nước Bắc Phi, trong đó Tunisia đứng đầu, tiếp theo là người Maroc và Algeria.
Đọc, viết hay tính toán : người Pháp thuộc dạng học trò lười
Một cuộc điều tra quốc tế do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tiến hành từ năm 2011 đến 2012 trên 24 quốc gia để đánh giá kỹ năng của người lớn. Kết quả bất ngờ và đáng thất vọng của Pháp được hai tờ La Croix và Les Echos đề cập tới trong số ra ngày hôm nay.
Tờ Les Echos thất vọng : « Đọc, viết hay tính toán : người Pháp thuộc dạng học trò lười ». Nước Pháp bị liệt vào dạng mù chữ trong số các nước phát triển. 22% người từ độ tuổi 16-65 có khả năng kém về viết và 28% gặp khó khăn khi làm các phép tính đơn giản. Trong khi đó, tỉ lệ trung bình lần lượt là 15,5% (viết) và 19% (tính toán) trong các quốc gia được điều tra. Với kết quả quá kém này, Pháp bị xếp vào hàng thứ 22 trên tổng số 24. Cả Les Echos và La Croix đều nêu lên một số nguyên nhân chính cho tình trạng này. Thứ nhất, một số người được điều tra có cha mẹ không có trình độ cao. Loại trừ những người xuất thân từ những gia đình có giáo dục thì tỉ lệ này nằm trong mức trung bình của OECD. Thứ hai, do hệ thống giáo dục. Đây là môi trường đầu tiên giúp hình thành những kỹ năng cơ bản. Kỹ năng này được phát triển trong môi trường lao động. Song, nước Pháp gặp vấn đề lớn về cách sử dụng kỹ năng. Hơn nữa, nhiều tài năng không được trọng dụng.
Thế hệ trẻ có trình độ cao hơn nhưng gặp phải khó khăn trong vấn đề tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Les Echos phản ánh thực trạng này trong bài : « Việc làm : sự hòa nhập của cử nhân trẻ rơi xuống đáy ». Theo con số do trang điện tử môi giới việc làm Apec đưa ra, chỉ 64% cử nhân hoặc có trình độ cao hơn làm việc vào mùa xuân năm 2012. Công việc của họ ngày càng bấp bênh và mức lương của họ « dậm chân tại chỗ ». Chỉ 51% may mắn kí được hợp đồng vô thời hạn (CDI) sau một năm tốt nghiệp, giảm 5% so với trước đây. Mức lương giữa những cử nhân trẻ cũng có sự phân biệt rõ rệt. Kĩ sư trẻ hay cử nhân các trường thương mại có mức lương cao hơn so với sinh viên tốt nghiệp đại học bình thường.
Tê liệt ngân sách tại Mỹ
Bước sang tuần thứ hai, « Shutdown » tại Mỹ vẫn được các nhật báo Pháp quan tâm theo dõi.
Dưới tựa đề : « Shutdown » : ván bài poker tiếp tục », Le Figaro công bố số liệu điều tra của tờ Washington Post. Theo đó, 71% người Mỹ không tán thành phe Cộng Hòa. Báo Le Monde cho biết thêm, con số này tăng lên 7% so với cách đây một tuần.
Nếu Nghị viện Mỹ không bỏ phiếu luật tăng mức trần nợ công từ nay tới ngày 17/10, Ngân khố Mỹ sẽ không thể vay các khoản tiền cần thiết để thanh toán nợ của mình. Hôm qua Tổng thống Mỹ đã điện thoại cho người đứng đầu phe Cộng Hòa tại Hạ viện, John Boehner. Theo đó, Tổng thống sẵn sàng đàm phán những gì mà người đối lập muốn sau khi Đảng của ông này bỏ phiếu ngân sách. Không khí giữa Tổng thống với phe Cộng Hòa tại Hạ viện vẫn căng thẳng. Tổng thống có lẽ phải hi vọng tìm giải pháp tại Thượng viện. Đảng Dân Chủ chiếm hơn 8 ghế so với đảng đối lập.
Báo Le Monde dành bài : « John Boehner, nhạc trưởng của « shutdown » tại Mỹ » để phản ánh vai trò của một khuôn mặt đối lập trong vấn đề bỏ phiếu ngân sách. Đứng thứ ba trong nền Cộng Hòa (sau Tổng thống và Phó Tổng thống), Chủ tịch Hạ viện càng trở nên quan trọng hơn nhờ cảnh « sống chung », vì Tổng thống và Thượng viện thuộc đảng Dân Chủ, còn Hạ viện thuộc đảng Cộng Hòa. Le Monde phân tích vị thế « tiến thoái lưỡng nan » của ông. Chỉ cần ông tỏ ra cởi mở một chút, chắc chắn ông sẽ nhận được chỉ trích từ Đảng của mình. Nhưng nếu vẫn tiếp tục đối đầu như hiện nay, một cuộc khủng hoảng tài chính có thể xảy ra và Đảng của ông sẽ bị cử tri trừng phạt.
Vẫn theo thăm dò của Washington Post do Le Monde đăng lại, từ khi khủng hoảng ngân sách, chỉ số tín nhiệm của Tổng thống Mỹ tăng thêm 4%, đạt mức 45%.

Liệu có cần nới lỏng chính sách tiền tệ?

000_Hkg7408985-305.jpg
Một tài xế xe ôm chờ khách trước một trạm rút tiền ATM ở TPHCM AFP photo

Trong bản báo cáo mới công bố ngày 7/10, Ngân hàng Thế giới (WB) một lần nữa dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay sẽ là 5,3%, WB khen ngợi các chính sách vĩ mô áp dụng đã giúp VN cải thiện cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá và kiềm chế lạm phát, tuy nhiên, thể chế tài chính quốc tế này cũng lo ngại Việt Nam sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ

Kinh tế tăng trưởng chậm

Theo định nghĩa, chính sách tiền tệ là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, với bản chất là nhằm điều tiết cung tiềnlãi suất để đảm bảo mục tiêu cuối cùng là kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm. Do đó, việc thắt chặt hay nới lỏng cung tiền tương đương với việc tăng hoặc giảm lãi suất, từ đó sẽ hạn chế hoặc khuyến khích ngân hàng cho các doanh nghiệp vay tiền, và rồi tác động đến tăng trưởng của nền kinh tế nói chung.

Báo cáo mới được Ngân hàng Thế giới đưa ra phần về Việt Nam có nhận xét rằng nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ làm gia tăng quan ngại về chất lượng tín dụngbất ổn vĩ mô, bởi tăng trưởng chậm có thể đòi hỏi Việt Nam tiếp tục nới lỏng tiền tệ dẫn đến lạm phát và ảnh hưởng xấu đến tất cả những thành tích mới vừa đạt được gần đây.

Báo cáo cho rằng lạm phát Việt Nam đã giảm liên tục trong vòng 2 năm qua, cán cân thương mại thặng dư nhờ xuất khẩu tăng nhanh, tỷ giá ổn định và dự trữ ngoại tệ cũng tăng, thế nhưng, quan ngại nhất mà WB chỉ rõ là “nền kinh tế Việt Nam lại đang rơi vào thời kỳ tăng trưởng chậm dài nhất kể từ khi bắt đầu đổi mới vào thập niên 1980 tới nay.”

Quan điểm này của WB cũng được Viện trưởng Viện Kinh tế VN Trần Đình Thiên và nhiều chuyên gia khác trong diễn đàn Mùa Thu mới diễn ra cùng cảnh báo “Kinh tế Việt Nam vẫn trong lộ trình xuống đáy” hay “tại sao chúng ta lại duy trì những chính sách kìm nén sự phát triển kinh tế đất nước.”

Trước thực trạng kinh tế trì trệ, để đẩy mạnh tăng trưởng trở lại, thời gian qua, Việt Nam đã liên tục cho giảm lãi suất và cả áp dụng biện pháp phá giá đồng nội tệ 1% nhằm thúc đẩy xuất khẩu và tăng nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia.

Nhận xét về lần điều chỉnh tỷ giá mới đây, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho biết quan điểm của ông với chúng tôi:

Xoay quanh vấn đề tỷ giá có rất nhiều quan điểm, có quan điểm cho rằng ổn định tỷ giá là vấn đề rất tốt vì đây là yêu cầu đầu tiên, nhưng bên cạnh việc ổn định tỷ giá thì có tác dụng của nó. Ổn định tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu và thực chất nó sẽ làm sơ cứng một số hoạt động của nền kinh tế, chính vì vậy, gần đây, Ngân hàng quyết định điều chỉnh tỷ giá tăng lên 1%, khi tỷ giá tăng lên 1% thì cũng sẽ có những tác động của nó đến nền kinh tế. Thứ nhất, đối với nợ công của chính phủ sẽ tăng lên. Thứ hai, Việt Nam hiện nay là một nước phát triển vì thế lượng nhập khẩu rất lớn, năm nào cũng nhập siêu và khi tỉ giá tăng thì lượng hàng hóa nhập khẩu ảnh hưởng đến giá hàng nhập, từ đó, khiến mặt bằng chỉ số CPI trong nước sẽ tăng và tất nhiên, như vậy sẽ tăng cường hoạt động xuất khẩu.

Theo cách phân tích của T.S Ngô Trí Long, rõ ràng khi đồng nội tệ xuống giá, đồng nghĩa với các gánh nặng nợ mà Việt Nam đi vay từ các thể chế quốc tế sẽ bị đẩy lên cao hơn, hơn nữa, khả năng lạm phát quay trở lại cũng dễ thành hiện thực. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật khi tăng trưởng cao thì lạm phát cao và ngược lại, đây cũng là lời giải thích vì sao Việt Nam phải rất cân nhắc khi thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ, nhất là “con ngựa bất kham” lạm phát mới vừa được chinh phục, nếu Việt Nam lại bằng mọi giá đẩy nhanh tăng trưởng.

Sẽ cho phá giá đồng tiền?
000_Hkg8718969(1)-250.jpg
Giao thông trên một đoạn đường cao cấp ở Hà Nội hôm 21/6/2013. AFP photo
Về quan hệ giữa lạm phát và nới lỏng tiền tệ tín dụng, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từng cảnh báo về mối nguy này khi bà cho chúng tôi biết về nhận xét trong một lần phỏng vấn trước đây:

Tôi cũng vẫn rất lo lắng với những khó khăn của năm 2013 vì gần như hầu hết những vấn đề của năm 2012 vẫn chưa được giải quyết một cách căn cơ. Lạm phát vẫn có thể bùng trở lại khi Nhà nước “nới” ra một chút về tín dụng chẳng hạn, thì nó vẫn có thể bùng lên trở lại và tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp vẫn tiếp tục khó khăn và nhiều vấn đề khác của nền kinh tế vẫn còn đó.

Hôm 27/9 vừa qua, khi trả lời phỏng vấn tại New York với hãng tin Bloomberg, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết có thể cho phá giá đồng Việt Nam một lần nữa với dự tính tối đa là 2% vào cuối năm nay tùy theo tình hình thị trường, với lý do đồng VN được định giá quá cao so với đồng đô la Mỹ.

Về mặt lý thuyết, khi chất lượng của đồng tiền cao nó sẽ cung cấp những thông tin đáng tin cậy về các chi phí có liên quan đến hàng hóa và dịch vụ để các nhà lập chính sách có thể đưa ra những quyết định chính xác và phù hợp, góp phần thúc đẩy sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô như: việc làm, thu nhập, công bằng, an sinh xã hội…

Tuy nhiên, theo lời T.S Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện trưởng Viện Ngân hàng Việt Nam khi trả lời truyền thông trong nước cho rằng chính sách tiền tệ không phải là “cây đũa thần” bởi mỗi công cụ chính sách chỉ mang lại hiệu quả cao khi theo đuổi một mục tiêu, theo đó, chính sách tiền tệ sử dụng để kiểm soát lạm phát sẽ hiệu quả hơn là sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng.

Trên nguyên tắc, có 4 yếu tố cơ bản cho tăng trưởng kinh tế là: lao động, vốn, đất đai và công nghệ, trong đó, vốn (các dòng tiền trong nền kinh tế) chỉ là một kênh mà thôi, vì thế, để có sự tăng trưởng bền vững, Việt Nam cần phải kết hợp được hài hòa mọi chính sách và chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ không thể hiệu quả nếu Việt Nam buộc công cụ này phải đảm đương quá nhiều mục tiêu cùng một lúc.

Có thể nhận thấy ở mỗi giai đoạn khác nhau, nền kinh tế Việt Nam lại cần những liệu pháp khác nhau, hiện tại, việc nới lỏng chính sách tiền tệ dù muốn, dù không vẫn là việc nên làm để giúp đỡ số doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vốn. Vấn đề đặt ra chỉ còn là “liều lượng” nới lỏng thế nào để vừa ngăn ngừa lạm phát, vừa có sự tăng trưởng và hẳn là Việt Nam phải biết chấp nhận cả những đánh đổi trong ngắn hạn để có được những phát triển bền vững trong tương lai lâu dài.
Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2013-10-08 

Ba bệnh viện lớn 'móc túi' bệnh nhân hàng trăm triệu đô la

Một cuộc kiểm soát “toàn diện” ba bệnh viện lớn nhất, nhì thành phố Sài Gòn cho thấy, tình trạng “ăn chặn” dưới hình thức “móc túi” bệnh nhân tràn lan.

Một số cán bộ lãnh đạo và y bác sĩ ba bệnh viện: Bình Dân, Chấn Thương Chỉnh Hình và Nguyễn Tri Phương bị buộc phải nộp lại số tiền khoảng 3,384 tỉ đồng, tương đương 170 triệu đôla.



Bệnh nhân càng đông đúc, tình trạng khám bệnh càng “quá tải,” nạn “ăn chặn” càng diễn ra tràn lan. (Hình: VNExpress)
Báo mạng VietNamNet cho biết, đoàn thanh tra của Sở Y Tế Sài Gòn đã mở lại hồ sơ hoạt động của ba bệnh viện trên trong ba năm, từ ngày 1 tháng 1, 2009 đến hết ngày 31 tháng 12, 2012. Phúc trình của đoàn thanh tra nói rằng, sai phạm tràn lan trong mọi hoạt động, từ việc tuyển dụng lao động; đấu thầu thuốc cung cấp; thu-chi trong lĩnh vực dịch vụ, cho đến việc thỏa thuận phân chia lợi tức hoặc tiền thuê thiết bị, máy móc của bệnh viện...

Kết luận của phúc trình này kết luận rằng, tình trạng thất thu diễn ra đều khắp tại ba bệnh viện lên đến hàng trăm triệu đô.

Có bệnh viện còn để xảy ra tình trạng “đắp chiếu” các thiết bị, máy móc y tế: mua sắm bạc tỉ, rồi về để... nằm không.

Báo mạng VietNamNet còn cho biết, bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình và bệnh viện Nguyễn Tri Phương, quận 5 đã để xảy ra vụ y bác sĩ cắt, ghép, tráo phim chụp X-quang của bệnh nhân để lấy tiền bỏ túi riêng. Thêm vào đó, một số bác sĩ còn lấy giờ công làm việc ở bệnh viện để mổ, thu tiền bệnh nhân ở khu vực dịch vụ.

VietNamNet cho hay, đã có hai bác sĩ của bệnh viện Nguyễn Tri Phương bị thu hồi trên 600 triệu đồng tiền “ăn chặn,” tương đương 30,000 đô. Hai ông này được cho là đã “tự nguyện” nộp đơn xin nghỉ việc sau khi phúc trình của đoàn thanh tra được công bố.

Còn theo báo Tiền Phong, Bác Sĩ Nguyễn Chí Hùng - cựu giám đốc bệnh viện Bình Dân bị buộc phải bồi hoàn cho ngân quỹ nhà nước trên 1.16 tỉ đồng, tương đương 50,000 đôla tiền “ăn chặn.”

Một số chi tiết khác được công bố nói rằng, ở bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình và Bình Dân, các y, bác sĩ đã sử dụng phim X-ray cỡ nhỏ cho bệnh nhân thay vì phim đúng cỡ lớn hơn, “ăn chặn” ít nhất 500 triệu đồng, tương đương 25,000 đôla.

Kết luận từ cuộc “thanh tra toàn diện” ba bệnh viện nổi tiếng ở Việt Nam nêu trên, đã làm bùng nổ thêm dư luận bất lợi cho ngành y tế đã quá thối tha.
(Người Việt)
 

World Bank cấm công ty VN vì 'lừa đảo'

Công ty bị cấm và các công ty con sẽ không được đấu thầu dự án do World Bank tài trợ tại Việt Nam
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa ra Bấm thông báo cấm cửa Công ty Cổ phần Phát triển Cơ sở Hạ tầng Thăng Long và các công ty con vì biểu hiện lừa đảo.

Thông báo được đăng tải ngày 8/10 nói công ty này đã nộp nhiều văn bản sai sự thật khi đấu thầu ba dự án được tài trợ bởi quỹ Trust Fund của World Bank.

Ba dự án này bao gồm Dự án Nâng cấp Đô thị vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Dự án Giảm nghèo khu vực miền núi phía Bắc giai đoạn Hai, và Dự án Phát triển Bền vững Thành phố Đà nẵng.

Thông báo cho biết lệnh cấm này là điều khoản được "quy định trong Thỏa thuận giải quyết qua Đàm phán, với sự hợp tác từ phía công ty."

World Bank cũng nói trong thông báo rằng công ty này đã "thừa nhận hành vi lừa đảo".

Lệnh cấm sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 10 năm 2013, World Bank cho biết. Theo đó, Công ty Cổ phần Phát triển Cơ sở Hạ tầng Thăng Long sẽ không được phép tham gia bất kỳ dự án nào được World Bank tài trợ.

Cũng theo thỏa thuận giữa hai bên, công ty này sẽ phải "thể hiện sự tuân thủ tuyệt đối và thỏa đáng các tiêu chuẩn về liêm chính của World Bank".

Điều tra gian lận

Lệnh cấm đối với Công ty Cổ phần Phát triển Cơ sở Hạ tầng Thăng Long cũng được áp dụng bởi các Ngân hàng Phát triển Đa phương khác theo Hiệp định công nhận lệnh cấm chung đã được ký vào 9/4/2010, thông cáo cho biết.

Ông Leonard McCarthy, Phó Chủ tịch Vụ Liêm chính của Ngân hàng Thế giới, được dẫn lời trong thông cáo nói những trường hợp gian lận như thế này "nằm trong lĩnh vực điều tra quan trọng do văn phòng của ông phụ trách".

"Tại Văn phòng Phó Chủ tịch Vụ Liêm chính của Ngân hàng Thế giới, chúng tôi điều tra các trường hợp gian lận để đảm bảo rằng độ tin cậy của công tác hỗ trợ kỹ thuật do các dự án của chúng tôi cung cấp là một phần của giải pháp phát triển bền vững và hiệu quả," ông nói.

Trong năm tài chính 2012-2013, Vụ Liêm Chính của World Bank đã xử lý 74 đơn vị trên khắp thế giới.

Bên cạnh đó, 253 lệnh cấm khác cũng được khối các Ngân hàng Phát triển Đa phương (MDBs) công nhận.
(BBC) 

VN chuẩn bị Quốc tang Tướng Giáp

Người dân viếng Tướng Giáp ở tư gia
Hàng nghìn người tiếp tục đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp mỗi ngày tại tư gia của ông ở số 30 phố Hoàng Diệu, Hà Nội.
Gia đình ông cho biết "rất cảm động vì tình cảm của mọi người" và đã quyết định kéo dài thời hạn viếng ông cho tới 11 giờ trưa ngày thứ Sáu 11/10.

Đúng 12 giờ trưa thứ Sáu, bắt đầu thời gian quốc tang dành cho Tướng Giáp, kéo dài hai ngày cho tới 12 giờ trưa Chủ nhật 13/10.

Trong hai ngày quốc tang, "các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí".

Ban Lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được thành lập, gồm các ủy viên Bộ Chính trị và lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng, với Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban.

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng Ban Tổ chức Lễ Quốc tang.

Thông báo chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng cho hay Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia (5 Trần Thánh Tông, Hà Nội), bắt đầu từ 07:30 sáng ngày thứ Bảy 12/10.

Lễ truy điệu bắt đầu từ 07:00 giờ ngày Chủ nhật 13/10.

"Thể theo ý nguyện của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nguyện vọng của gia đình", Lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức cùng ngày 13/10 tại tỉnh Quảng Bình.

Lễ viếng và truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng được tổ chức tại tỉnh Quảng Bình và TP Hồ Chí Minh.

An táng tại Vũng Chùa-Đảo Yến

Địa điểm an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp được lựa chọn là khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến (thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình).

Bà Võ Hạnh Phúc, con gái ông Giáp, nói đó là quyết định của cha bà và "có bút tích để lại về việc này".

Bà Phúc được các báo dẫn lời nói hôm 8/10 rằng Tướng Giáp đã suy nghĩ về địa điểm chôn cất từ rất lâu.

" Ban đầu, ba chúng tôi có ý định đi về căn cứ địa Việt Bắc (ở Thái Nguyên). Cũng có những lúc ba chúng tôi nghĩ ở đâu đó vùng Sơn Tây (Hà Nội) để gần Bác Hồ."
Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 2004
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được nói là 'tỉnh táo tới giây phút cuối'
"Gia đình cũng đã đi xem xét nhiều nơi trong tỉnh (Quảng Bình) nhưng cuối cùng ông chọn vùng Vũng Chùa - Đảo Yến thuộc huyện Quảng Trạch."

Theo con gái Tướng Giáp, quyết định của ông được đưa ra năm 2006.

Linh cữu đại tướng sẽ được chuyển bằng máy bay từ Hà Nội về Quảng Bình vào trưa Chủ nhật.

Báo Việt Nam những ngày sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời đăng rất nhiều bài viết về ông.

Một số bài phỏng vấn các y bác sỹ chăm sóc sức khỏe cho ông Giáp nói vị đại tướng "tỉnh táo đến giây phút cuối" và chỉ qua đời vì bệnh già chứ không có lý do nào khác.

Đại tá Nguyễn Văn Nhựa, Bác sỹ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ riêng cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được dẫn lời nói ông Giáp nằm viện tổng cộng 1.559 ngày.

"Chỉ trước khi Đại tướng ra đi 2 ngày, lúc tôi xuống, tôi đánh thức Đại tướng dậy. Đại tướng vẫn giơ tay chào tôi."

Đại tá Nhựa thuật lại: "Tôi vẫn hỏi là: Đêm qua anh có ngủ được không. Đại tướng mới nói là: Ngủ được”.

"Đại tướng vẫn nói được nhưng do mở khí quản nên chỉ những người thường xuyên cạnh Đại tướng mới nghe và hiểu được."

Tướng Giáp trút hơi thở cuối cùng lúc 18:09 chiều ngày 4/10/2013.
(BBC)
 

Nguyễn Ngọc Tư - Nước mắt rơi chung

SGTT.VN - Bạn nói có thể chị đàn bà đứng nức nở trên phố Hoàng Diệu ấy vừa đóng quầy may sẵn ở chợ Đồng Xuân, bạn đã bị chị mắng một lần vì “nói giọng miền Nam mà còn mặc cả”. Có thể người đàn ông mếu máo đặt mấy bông cúc vàng ở hàng rào ngôi nhà số 30 kia vừa chạy xong cuốc xe ôm, bạn đã từng bị anh chở đi đường vòng để lấy tiền cho ngọt. Nhưng những va quệt đã từng gặp phải trên đất Hà Nội đã trôi hết, xí xoá hết trong bạn vì những người đã đến khóc trước nhà vị tướng vừa qua đời, trong bản tin tối.

Tivi trong quán ăn tiếng được tiếng mất, nhưng bọn tôi chừng như nghe được tiếng nước mắt chảy. Không chỉ từ những gương mặt lướt qua trên màn hình, mà còn từ những người không xuất hiện trên tivi như bạn, hay từ trong lòng những người giả bộ mình cứng cỏi, như tôi. Tự nhận là già rồi, nghi ngờ cả nước mắt, nhưng bạn nói lần này bỗng tin những người kia cảm động thật lòng. Mà ông tướng đó cũng không phải ruột thịt, hay họ hàng xa, hay láng giềng ở cạnh nhà. Ông giỏi thì khỏi nói, cái đó cả thế giới chịu rồi, “nhưng tụi mình đâu phải thương chỉ mỗi chuyện đó”, bạn quệt cùi tay chùi nước mắt, nói “nghĩ tới ông như là nghĩ tới ông nội mình, không hề có cảm giác xa xôi vĩ đại”. Bàn bên mấy anh đòi nợ mướn cũng thôi chửi thề một con nợ khó nhằn, một anh buột miệng “nhìn ổng hiền như con cọp ăn chay”. Màn hình đông chừng mười lăm giây nụ cười hồn hậu của ông tướng. Tự biết trong lòng người dân, hình ảnh ấy còn đọng lại rất lâu.

Bạn tôi tin hồi tại thế ông sống như mình có, không cố ý sống sao cho dân phải khóc khi lìa cõi tục. Tự nhiên từ khí chất. Thấy ông tưới phong lan, cũng lui cui như ông già kế bên nhà. Thấy nụ cười, biết rằng những oan khuất nhục vinh đã bị ông phẩy tay bỏ lại. Chỉ dân là ông không quên, khi thỉnh thoảng gửi báo những bài viết tâm huyết đóng góp cho chính sách dân sinh.

Mấy hôm trước càphê sáng với nhau bạn còn kêu xã hội nhìn đâu cũng rẽ chia xáo xác. Sẵn sàng cãi nhau vì một cuốn sách, ông xài điện thoại Mỹ tôi dùng điện thoại Hàn, vì em mê nhạc sến anh thích sang. Cảm giác loạn lạc từ chính trường cho tới từng mái ấm, từng cái tổ của mỗi người. Đi bên bờ vực ai không chịu được nấy rơi, tưởng không có gì ngăn lại được dòng người chèn lấn. Bỗng tất thảy họ dừng lại chỉ vì một hơi thở vừa dứt vô phương nối lại. Bạn rươm rướm nói, ông tặng cái chết của mình cho người dân như một cơn mưa phúc lành. Họ, cũng như bọn tôi, ẩn nỗi tiếc thương ông già rực rỡ đó, thấy tâm hồn mình bỗng dưng liền sẹo, bâng khuâng vì ý nghĩ mình cũng còn khả năng khóc cho một người dưng.

Cách khóc mỗi người mỗi khác, có người tận nhà ông già cúi đầu đặt bó hoa, người ở xa ngồi trước tivi lén kéo chéo áo lau đuôi mắt, người nuốt trộng vào lòng, người lại thở hắt ngậm ngùi “rồi ai cũng về, người ở đến gần một trăm lẻ ba năm chớ đâu ít ỏi gì, mà sao ai cũng tiếc, lại có người ở mới sáu mươi mà dân ngán ngẩm thôi rồi”. Chỗ này chỗ kia, tiếng khóc chưa bao giờ tạnh của những người trót sinh ra trên đời này, nhưng không mấy khi cả triệu người cùng chung một niềm mất mát.

Bạn nói có bốn trong mười phần nước mắt đã chảy ra, chúng ta khóc cho việc sau này chẳng còn ai đủ lớn để dân còn có thể thương chung, khóc cùng. Cúi đầu trước ông, cũng đồng nghĩa bày tỏ thái độ với những ông quan còn đang sống.
Nguyễn Ngọc Tư
  (SGTT)

Hữu Quả - Giá mà được như thế thì tốt biết mấy?!

Đã gần một tuần qua, sau khi nghe tin Đại Tướng Tổng Tư Lệnh Võ Nguyên Giáp từ trần, gây xúc động mạnh trong nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Hệ thống truyền thông, cả “lề phải” và “lề trái”; cả trong nước và nước ngoài (tuy báo chí “lề phải” có chậm chân mất một ngày so với “lề trái” và báo chí quốc tế); nhưng sau đó họ cũng đã hòa cùng; đồng loạt đưa tin dồn dập; với nội dung tập trung trên hai lĩnh vực chủ yếu: Bày tỏ tình cảm tiếc thương; ngợi ca công lao, đức độ của vị Đại Tướng huyền thoại này. Duy chỉ có một điều là, việc đưa thi hài Đại Tướng từ Thủ đô Hà Nội về quê bằng phương tiện máy bay, làm tôi băn khoan, bức xúc, nếu không muốn nói là “rất tiếc, rất tiếc!”.


Như chúng ta đều biết, lúc sinh thời, Đại Tướng vốn là một con người tinh tế, nhưng giản dị; rất tình cảm, thích gần gũi nhân dân. Từ trước tới giờ, dù trong hoàn cảnh chiến tranh, hay hòa bình; bất cứ cuộc tiếp xúc nào, giữa nhân dân với Ông, đều để lại ấn tượng gần gũi, ấm áp. Từ quan sát thực tế này, cho nên tôi có suy nghĩ; giá như ban tổ chức tang lễ mà sớm nắm bắt và có quyết định đưa thi hài Đại Tướng bằng phương tiện đường bộ, thay cho đường hàng không, thì quá hay! Ai cũng biết, đi bằng máy bay tất nhiên nhanh hơn và tiện hơn rồi; nhưng vì ở trên trời cao kia, ai thấy, ai biết gì đâu? Nghĩa là “vèo” một cái, là tới nơi rồi, như muốn làm nhanh cho xong việc. Tôi lại nhớ, cách đây vài hôm, xem trên mạng, có nhiều ý kiến băn khoăn, để hai ngày quốc tang có eo hẹp qua không, về thời gian; để cho nhân dân kịp viếng và tiễn đưa Đại Tướng? Mặc dầu tôi hiểu, đây là tuân thủ quy định chung. Thế mới biết, chuyện cung bậc tình cảm của con người, quả thật là không đơn giản chút nào.

Tôi xin trở lại suy nghĩ xung quanh việc đưa thi hài Đại Tướng về quê hương an táng; nếu được thực hiện bằng đường bộ, đáp ứng được nhiều yêu cầu và ý nghĩa sâu sắc; chắc chắn hợp lòng dân hơn. Ta thử hình dung, trên đoạn đường gần năm trăm cây số quốc lộ xuyên Việt này, sẽ diễn ra một cuộc hành hương nặng nghĩa ân tình, đưa thi hài Đại Tướng về quê hương an táng, bằng đường bộ là đẹp biết bao?! Công việc cũng không có gì quá khó khăn phức tạp; không cần tổ chức, dàn dựng gì giả tạo. Chỉ cần có vài xe “đặc chủng”, và một thông báo ngắn gọn qua hệ thống phát thanh truyền hình, về ngày giờ đưa thi hài Đại Tướng theo đường bộ về quê hương Quảng Bình, là nhân dân các tỉnh hai bên đường, có thể tự động ra đường đón, tiễn đưa, vĩnh biệt Người về cõi vĩnh hằng. Nếu được như vậy, thì nhân dân thỏa nguyện, và vong linh Đại Tướng cũng sẽ “mát mẻ”; vì giờ phút cuối cùng, Đại Tướng lại được đi giữa lòng nhân dân. Giá mà được như thế thì tốt biết mấy?!

Hãy nhìn hình ảnh sống động trong mấy ngày vừa qua tại Hà Nội; nào có ai tổ chức, tuyên truyền, vận động gì; mà nhân dân khắp nơi, hàng vạn người; từ các đường Điện Biên Phủ, Hùng Vương, Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng,… tự kéo nhau về ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu, nơi tư thất của gia đình Đại Tướng. Họ đi nối đuôi nhau thành hàng dài, trật tự, trong im lặng; từ cụ già tóc bạc phơ, đến các cháu nhi đồng; có người ngồi trên xe lăn; nhiều người trên tay cầm hương hoa, có người mang cả di ảnh Đại Tướng. Họ là những con người, mà hàng ngày lúc nào cũng vội vàng, tất bật, bươn bả, vì cuộc sống; nay ai cũng tỏ ra điềm tĩnh, chờ đợi đến lượt mình được vào thắp nén hương cho Đại Tướng, để vĩnh biệt Người.


Viết đến đây, tôi thấy chạnh lòng nghĩ rằng, chỉ người ở Thủ đô mới có điều kiện; còn đông đảo bà con mình ở các tỉnh lẻ, khu vực nông thôn, đều yêu quý, ngưỡng mộ Đại Tướng, nhưng làm sao cho họ thể hiện được tấm lòng của mình đây? Chính vì vậy, suy nghĩ đưa thi hài Đại Tướng về quê bằng đường bộ, cứ nung nấu trong tôi, và có lẽ cũng của nhiều người. Tôi không phải người hay mơ mộng, suy nghĩ viển vông, xa thực tế. Trái lại, với điều kiện, phương tiện và trình độ tổ chức điều hành của chúng ta như hiện nay, hoàn toàn có tính khả thi, để thực hiện phương án đưa thi hài Đại Tướng về quê bằng đường bộ. Tôi không phải người giỏi tính toán, không thạo đếm tiền, nhưng có thể biết, chi phí di chuyển đường bộ so với đường hàng không, không có phát sinh tốn kém đáng kể; lại được lòng dân, thỏa vong linh người đã khuất, quý biết bao?! Giá mà được như thế thì tốt biết mấy?!

Tôi viết bài này, xuất phát tự đáy lòng, muốn được sẻ chia cùng dư luận; chứ không dám nói là “một sáng kiến” hay “một đề xuất”, gì. Bởi tôi biết, ngoài thời gian còn lại eo hẹp, là sự ràng buộc quá nhiều quy định, và chưa có tiền lệ chăng? Cũng cần phải nói thật, nói thẳng, sự ra đi của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp lần này, đã thu hút sự ngưỡng mộ, kính yêu của nhân dân và bạn bè quốc tế, là quá lớn, đã làm cho một số ai đó băn khoăn, lo lắng, suy nghĩ vẩn vơ; sợ rằng sẽ có một ngày nào đó họ cũng phải ra đi; liệu lúc ấy có được nhân dân kính yêu, ngưỡng mộ như vậy không? Đây chính là một lực cản đáng kể, để thực hiện tổ chức một cuộc hành hương nặng nghĩa ân tình; đưa thi hài Đại Tướng về nơi an nghỉ cuối cùng, bằng đường bộ. Tôi hiểu nỗi băn khoăn của họ, không phải là không có lý. Song, tôi xin được mạo muội muốn khuyên họ rằng, cứ ăn ở cho tốt đi; hãy gần gũi và thực lòng quý dân hơn, trọng dân hơn, đừng làm những điều thất đức, ác tâm, dần dần lấy lại niềm tin của nhân dân, thì điều băn khoăn của họ sẽ được giải tỏa. “Gái có công, chồng không phụ”, mà./.
Hữu Quả
(Quê Choa) 
 

Đừng để khi quá muộn, trường hợp ông Lê Đức Thọ

Ông Ung Văn Khiêm, con trai thứ cụ Ung Văn Tre*, quê huyện Chợ Mới, An Giang. Cụ Ung Văn Tre là người đầu tiên đến Chợ Mới khai khẩn đất hoang, lập trang ấp, người xưa gọi cụ là ông Chủ Tre.
Trong cuộc khởi nghĩa Trương Định 1862-1864, Chủ Tre đóng góp nhiều của cải và trực tiếp tham gia nghĩa quân chống thực dân Pháp. Cụ có người con trai nổi tiếng thông minh là Ung Văn Khiêm.
Với truyền thống yêu nước, Ung Văn Khiêm đã tham gia chống Pháp khi còn đang học ở trường College de Cantho. Dù là một công tử con nhà giàu, một trong hai học sinh giỏi nhất, được cấp học bổng toàn phần, nhưng Ung Văn Khiêm đã tổ chức bãi khóa và tham gia biểu tình biểu tình liên tục.
Năm 17 tuổi, ông theo thầy Châu Văn Liêm dấn thân hoạt động cách mạng. Ông đến với chủ nghĩa cộng sản, trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, làm tới chức Uỷ viên Trung ương đảng, Bộ trưởng Bộ ngoại giao.
Ông Lê Đức Thọ những ngày cuối đời
Ông từng bị Trưởng ban tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ và phe phái trù dập thẳng cánh, vu cho tư tưởng xét lại và những chuyện oan trái, gây bao nhiêu cay cực. Với tính khí nghĩa hiệp được truyền lai của “người mở đất” ông về làm dân không chịu cúi đầu.
Không biết có phải do lương tâm bị day dứt không, mà Lê Đức Thọ đã tìm gặp Ung Văn Khiêm vào lúc cuối đời.
Đầu năm 1991, tôi đến thăm cụ Ung Văn Khiêm, cụ kể cho nghe câu chuyện sau đây:
Một buổi sáng năm 1978, tôi đang chăm đàn heo thì bà vợ báo có ông Sáu Thọ tới thăm. Trời đất ơi, sao tự nhiên thằng cha mắc dịch tới thăm vào giờ này? Thôi kệ , tắm cho heo đã!
Tắm heo xong, lên thấy ông Sáu Thọ đang thơ thẩn ngoài sân. Ông cười bắt tay tôi, nói:
– Hôm nay tôi tới mời cụ ra giúp việc cho dân cho nước !
Trời đất ơi, lại chơi trò gì nữa đây! Tôi nghĩ vậy và nói thật lòng:
– Ông không sợ thằng cha xét lại làm hỏng việc của Đảng sao?
Ông Lê Đức Thọ vỗ vai tôi:
-Thời bình cần có người liêm chính như cụ!
Tôi nhìn ông Sáu Thọ vẫn như xưa, da mặt tai tái, miệng cười nhếch nửa mép, mắt nhọn như kim, một khuôn mặt sắc lạnh không có tình người. Tôi nói:
– Nếu đất nước còn chiến tranh, ông giao việc gì tôi cũng làm. Bây giờ hòa bình rồi, tôi đã có tuổi, được ông cho nghỉ việc đã lâu, nhảy ra làm người ta nói tôi tham quyền cố vị. Vậy xin ông miễn cho!
Ông Lê Đức Thọ cười, nắm tay tôi, nói:
– Tôi có gì không phải mong cụ bỏ qua cho!
Tôi nói:
– Tôi mừng vì ông nói được câu ấy! Với ông là chuyện nhỏ! Nhưng còn với đất nước?
Ông Lê Đức Thọ nói nhỏ nhẹ:
– Thôi thì để cho lịch sử phán xét!
Trần Bạch Đằng, một nhà báo có tài, và là một chính khách, từng làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Gia Định, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương cục miền Nam. Ông là một trong những người bị Lê Đức Thọ ghét, “đì” tới số. Trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, Trần Bạch Đằng bị Lê Đức Tho đẩy sang Cu Ba, không cho tham dự, đồng nghĩa với việc loại khỏi danh sách nhân sự.
Ông Trần Bạch Đằng có lần kể lại câu chuyện sau đây với tôi và nhà thơ Văn Lê:
Một buổi sáng tao đang ngồi viết trên lầu thì con cháu vào nói: “Chú Tư có bác Sáu Thọ tới thăm!”. Tao nghĩ chắc con nhỏ nhầm. Xưa nay người ta tìm tới Sáu Thọ qụy lụy chớ cha ấy thèm tới ai ?
Nhưng khi xuống thỉ thấy đúng là Sáu Thọ. Cha đứng ngoài cửa, không vô nhà. Tao giựt mình vì mặt Sáu Thọ nhợt nhạt không còn thần sắc. Kiểu này chắc không được bao lâu nữa!?
Sáu Thọ nhích mép cười, nói:
– Tôi biết cậu là người có tài. Ngày đó nếu cậu đến tôi, nói với anh Sáu vài lời, thì cậu chắc chắn là Ủy viên Trung ương khóa IV, là Ủy viên Bộ chính trị. Nhưng cậu là con ngựa bất kham, không điều khiển được.
Dừng một khá lâu, ông Lê Đức Thọ mới nói tiếp, không suồng sã thân mật như trước mà giọng trầm xuống, khách sáo và như nhắc nhở:
– Tôi được biết anh đang viết một quyển sách nói nhiều chuyện về tôi. Hôm nay tôi tới xin anh một điều, khi tôi còn sống anh đừng xuất bản quyển sách đó. Sau khi tôi chết, con người tôi lịch sử sẽ phán xét.
Nghe Sáu Thọ nói vậy, tao trả lời ông:
– Quyển sách đã in rồi, nhưng anh nói vậy, tôi sẽ hủy!
Có lẽ ít người biết những câu chuyện như thế về “trái tim thép” Lê Đức Thọ, người từng thừa nhận mình là “Trần Thủ Độ” của Đảng cộng sản ViệtNam. Bao năm uy quyền tập trung trong tay ông, những kẻ khéo nịnh bợ được vinh thân phì gia, những người không chịu cúi luồn bị bạc đãi, bao nhiêu người từng bị đày đọa không ngóc đầu lên được.
Những tưởng con người ấy kiêu hãnh suốt đời?
Nhưng khi quyền lực đã rời bỏ mình thì hiện hữu lại là một tấm thân mềm yếu, “trái tim thép” hình như bị nhũn ra như bùn. Không hiểu vì lương tâm thức tỉnh hay vì nguyên nhân gì, chỉ biết 6 tháng sau buổi gặp ấy, ông Lê Đức Thọ qua đời. Ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, nơi dành cho những cán bộ cao cấp nhất của Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam, nhưng nghe nói sau đó gia đình phải chuyển về quê!?
M.Gaddafi, “Vua của các vị vua” từng tàn sát 200.000 người, và những ngày tháng cuối cùng của chế độ độc tài, đã giết hại 23.000 người, bắt bỏ tù 50.000 người không ghê tay, mà mềm yếu đến đê hèn khi quỳ lạy người lính: “ Xin đừng bắn tôi!”.
S. Husen, ria mép giống hệt ria Stalin, nổi tiếng độc tài khát máu, phút cuối cùng còng lưng rụt đầu vào cổ chiếc áo sơ mi trắng, ôm quyển kinh Koran, miệng lảm nhảm xin tha chết.
Nicolae Ceausecu, Chủ tịch đảng cộng sản Rumnia, từng mệnh danh “Conducator” – Lãnh tụ tối cao “Geniul din carpati” – Thiên tài, đã quỳ khóc sướt mướt khi bị bắt trên đường trốn sang Nga, và sau đó cả hai vợ chồng đều bị xử bắn sau một phiên tòa kéo dài hai tiếng đồng hồ.
Hơn 2.500 năm trước Đức Phật Thích Ca đã cho ra đời triết lý Vô Thường, và hình như thuyết Tương đối của Albert Einstein cũng dựa trên ý tưởng ấy. Đừng ảo tường chế độ tồn tại vĩnh viễn, quyền lực trong tay mình là tuyệt đối, kẻo hối không kịp.
Ông Lê Đức Thọ là một con người đầy bản lĩnh, nhiều tham vọng, đa nghi và rất thủ đoạn.
Ông sinh năm 1911 tại Nam Trực, Nam Định, từng tham gia bãi khóa , dự lễ tang nhả chí sỹ Phan Chu Trinh và hoạt động trong phong trào học sinh yêu nước nên bị Pháp bắt giam hai lần (1936, 1944).
Ông từng làm Bí thư kiêm Trưởng ban Tổ chức Xứ ủy Nam Kỳ (1948-1954). Nhưng chức vụ mà ông giữ lâu nhất là Trưởng ban tổ chức Trung ương. Ngay cả khi làm Bí thư Thường trực ông vẫn kiêm Trưởng ban tổ chức.
Người ta nói Lê Đức Thọ là người tạo ra bộ máy lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam suốt bốn thập kỷ (1954-1994) và cho tới bây giờ vẫn còn gốc gác ấy. Người ta còn nói ông thường vận dụng “Nhân tướng học” để chọn cán bộ, và bất kỳ ai trái ý ông đều trở thành nạn nhân, tiêu biểu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông chuyên trách công tác Tổ chức Đảng, nhưng khoái cầm quân, ham chiến đấu, xông vào chiến dịch Mậu Thân 1968, chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 và tấn công đánh đuổi Polpot trên đất Campuchia 1-1979.
Ông Lê Đức Thọ nổi tiếng trong vai trò Cố vấn tối cao cho phái đoàn đàm phán của chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Hội nghị Pari, ông đã từ chối nhận một nửa Giải Noben hòa bình với tiến sỹ Kissinger.
Ông mất ngày 13-10-1990 để lại nhiều tiếng tốt, không ít điều xấu, nhưng, như ông nói, hãy để cho lịch sử phán xét.
Tôi chỉ kể lại hai mẩu chuyện có thật tôi được nghe, như một chi tiết nhỏ trong cuốn lịch sử chưa viết về ông Lê Đức Thọ.
Khi con người nắm quyền lực trong tay, phần vì hãnh tiến, phần sợ bị kẻ khác tước đoạt hoặc lợi dụng, trở nên đa nghi, tàn nhẫn, đôi khi mê muội, mất cả lương tâm, hại cả bạn bè người thân.
Những con người đó đều sẽ rơi vào trạng thái bi kịch, hụt hẫng khi quyền lực tuột khỏi tay, mà không ai tránh khỏi.
Con chim sắp chết hót hay, con người sắp chết nói thật, hình như rất đúng với trường hợp ông Lê Đức Thọ. Tôi được biết trước khi mất ông gặp nhiều người chứ không riêng ông Ung Văn Khiêm và Trần Bạch Đằng.
Minh Diện
------------------------
* Chỗ này tác giả nhầm, ông Ung Văn Khiêm là cháu nội cụ Ung Văn Tre, không phải con thứ.
(Blog Bùi Văn Bồng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét