Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Phát triển và Đảng Cộng sản: Căng thẳng xã hội ở Việt Nam & Đổi mới, Cải cách và Cách mạng

Chị Lê Thị Phương Anh bị bắt cóc


Cập nhật 0:40 Thứ 4, 9.10.2013: Vào lúc 00 giờ 25 phút thì Phương Anh đã được thả và về đến nhà. Lúc chúng tôi và Hùng Anh đang nói chuyện, cửa nhà mở thì Phương Anh vào, khóc quá chừng khóc. 3 đứa trẻ ngủ say thấy mẹ về cũng vùng dậy khóc. Tình cảnh thật đáng thương. Chúng tôi phải ngừng liên lạc để vợ chồng gia đình Hùng và Phương Anh sum họp. Về chi tiết toàn bộ cuộc bắt bớ Nguyễn Anh  Hùng và Phương Anh sẽ lên tiếng trong nay mai.
CTV Danlambao – Anh Lê Anh Hùng vừa thông báo chị Lê Thị Phương Anh, vợ anh mới bị bắt cóc. Số điện thoại gọi vẫn đổ chuông nhưng không ai bắt máy. Còn số máy 01628221344 vừa nhắn tin cho anh Hùng: “Mày muốn gặp vợ mày sao?”, “Vợ mày đang ở trong tay tao. Chuẩn bị ăn sống nó.” 

Cập nhật: Lời kêu cứu của anh Lê Anh Hùng

Kính thưa quý vị!

Sau khi Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc chuyển cho tôi công văn của Bộ Công an trả lời đơn thư tố cáo của tôi ngày 18/7/2013 (mà tôi đã gửi đến các cơ quan chức năng và công bố trên mạng – tôi phản đối cách giải quyết đơn thư trái pháp luật của họ), ngày 16/9/2013 tôi đã gửi bộ đơn thư tố cáo mới qua đường bưu điện cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, đồng thời gửi cho ĐBQH Dương Trung Quốc tại văn phòng của ông (216 Trần Quang Khải, Hà Nội). Đơn thư lần này không phải chỉ do mình tôi ký như trước mà do cả vợ tôi và tôi ký (vợ tôi ký đầu tiên).
Ngày 17/9/2013, ĐBQH Dương Trung Quốc đã báo cho tôi qua tin nhắn điện thoại là văn phòng báo cho ông là đã nhận được đơn thư của tôi.
Kể từ đấy, tôi đã mấy lần liên lạc với ĐBQH Dương Trung Quốc về đơn thư của mình, nhưng chưa được ông hồi âm.
Trong khi đơn thư của chúng tôi chưa được hồi âm thì mấy hôm nay, vợ chồng tôi đã nhận được nhiều tin nhắn đe doạ từ số máy 01628221344. Chúng đe doạ là nếu vợ tôi không ký vào các văn bản do chúng soạn thảo thì chúng sẽ bắt cóc, hãm hiếp, tiêm thuốc độc như những lần trước và thậm chí chúng còn thủ tiêu vợ tôi.
Chiều 8/10/2013, vợ tôi đã bị chúng bắt cóc từ khoảng 4h chiều. Chúng nhắn tin cho tôi biết là vợ tôi đang nằm trong tay chúng và chúng yêu cầu vợ tôi phải ký vào những văn bản do chúng soạn thảo để phủ nhận đơn thư tố cáo nếu không chúng sẽ giết cô ấy.
Tôi KHẨN THIẾT đề nghị quý vị KHẨN CẤP lên tiếng để cứu tính mạng của vợ tôi!
Xin trân trọng cám ơn quý vị!
Lê Anh Hùng
*
Số máy này mấy hôm nay đã nhắn tin đe doạ:
Anh Lê Anh Hùng kêu gọi cộng đồng lên tiếng bảo vệ vợ chồng anh trong lúc nguy nan này.
Số điện thoại của Phương Anh: 01248241919
Điện thoại của Lê Anh Hùng: 01243210177
Vào lúc 4 giờ chiều nay, qua điện thoại, Lê Anh Hùng cho biết số máy của Phương Anh không liên lạc được nữa. Anh cho biết thêm: Bọn này rất tàn ác. Chúng từng bắt cóc, hãm hiếp, tiêm thuốc độc Phương Anh nhiều lần.

Hình trên là mẹ Lê Thị Phương Anh và con gái đầu lòng – cháu Lê Thanh Mai. Cháu Mai sinh năm 2006, năm nay vào lớp 1. Bên cạnh đó vợ chồng của Hùng-Anh còn có 2 con nhỏ – Lê Quảng Hà: mới 4 tuổi và cháu Lê Thiên Nga mới được 2 tuổi.
Tình trạng của các cháu hiện tại rất thương tâm, không biết mẹ như thế nào và cháu út Nga không có mẹ săn sóc.

Các cháu làm sao có thể đọc và biết được những giòng chữ mà côn an chế độ đã dành cho người mẹ qua máy nhắn như hình chụp lại ở trên. Và bố Hùng cũng không thể nói với các con nhỏ là mẹ đã bị côn an bắt cóc. Trong nhà chỉ còn có một câu hỏi được lập đi lập lại: Mẹ đâu rồi hở bố!!!

Chuyện hoang đường, ở xứ thiên đường.

Một khi đã ở xứ thiên đường, thì nhất quyết là không cần đến ông Bao công. Thế thì đừng có ngu gì mà dân đen chúng mày cứ nhọc công đi kiện vua, mới lại kiện tể tướng làm gì!
Bấy lâu nay trên mạng xì xầm khá nhiều, về chuyện vợ chồng dân đen Lê Anh Hùng làm đơn tố giác, tuyền những vị chức sắc cao nhất xứ thiên đường. Đã là cao nhất rồi thì còn ai ở dưới dám xử ngược lên? Vì làm gì có ông Bao công như ở xứ Tàu?
Đọc mấy cái đơn tố giác, thấy nghi lắm! Thấy hoang đường lắm! Mà sao các quan không lấy cái 258 mà xử chúng nó, về tội lợi dụng tự do ngôn luận để xúc phạm cá nhân các quan nhỉ?

Thiên hạ đón già đoán non, rằng các quan đang lợi dụng vợ chồng dân đen này để đánh nhau. Chứ không mạng của vợ chồng nhà này chỉ là cái kiến, di phát chết tức thì. Bởi vậy chỉ khổ hai kẻ khốn cùng. Hết chồng bị tống vào trại tâm thần, lại đến vợ bị kẻ lạ tấn công, bắt cóc, hãm hiếp, cướp tư trang và cả tiêm thuốc lạ.
Tôi vốn chả muốn dính vào những chuyện hoang đường này, nhưng đêm qua thấy anh chồng kêu cứu vì vợ lại bị bắc cóc, thấy thảm quá nên tôi thử bốc máy, gọi vào số của chị vợ xem sự thể thế nào. Có ai đó nghe máy nhưng lập tức tắt liền. Tôi gọi khoảng dăm cú nữa thì chỉ còn tiếng chuông reo, và cuối cùng là “số máy này hiện không liên lạc được”.
Tôi nhắn tin vào số máy 01248241919 của chị vợ:
-         Ai đang giữ Phương Anh đấy?
Số 01628221344  nhắn tin lại:
-         Ông Trời đang giữ con đ phản động
-         Sao hèn thế?
-         Muốn tao tống mày vào tù không?
-         Muốn
-         Sẽ tới lượt mày thôi.
-         Nhanh lên nhé. Phải giở trò bắt cóc à?
-         Lũ phản động chúng mày vào nhặt xác con đ 
-         Giỏi thì đấu tay đôi, công khai đi. Sao phải lén lút thế?
Hết!
Sáng nay, nghe nói những kẻ bắt cóc đã thả chị vợ, sau khi đánh nạn nhân nhừ tử, cướp hết tư trang. Tôi băn khoăn lắm. Không biết chuyện này sẽ kéo dài đến bao giờ? Cứ thế này thì sống chả ra sống, chết chả chết được (vì có ai đó không muốn cho vợ chồng nhà này chết nên họ mới còn sống?)
Nếu vợ chồng nhà này nói điêu, các quan cứ xử cho thật nghiêm, lấy cái 258 mà tống chúng vào ngục. 

Nhưng cái bọn bắt cóc ấy nó liên quan gì đến các quan nhở?

Người mặc áo kẻ sọc, áo khoác đen đi giữa là vợ Lê Anh Hùng - cô Lê Thị Phương Anh
 
Xin thông báo với mọi người là chúng vừa thả vợ tôi về xong. Chúng có cả thảy 6 tên, đã đánh đập vợ tôi nhừ tử, chúng định tiêm thuốc độc như mọi lần nhưng vợ tôi vùng vẫy dữ nên chúng không tiêm được. Chúng đã tước sạch mọi tư trang của vợ tôi rồi thả về. 





<strong>Trà Mi:</strong> Một bà mẹ Việt Nam tự tìm cách vượt
ra giới hạn của bờ rau, ao cá ở một vùng quê nghèo hẻo
lánh để tiếp cận, kết nối với thế giới bên ngoài qua các
phương tiện truyền thông xã hội, kêu gọi công lý cho hai
người con đang bị giam cầm vì các hoạt động cổ võ đa
đảng, dân chủ, và công bằng xã hội.

Đinh Nguyên Kha đang thọ án tù 4 năm về tội danh 'tuyên
truyền chống nhà nước' sau khi cùng Nguyễn Phương Uyên rải
truyền đơn, dán khẩu hiệu chống đảng cộng sản Việt Nam
"tham nhũng, bán nước" và phản đối Trung Quốc xâm lược
Trường Sa-Hoàng Sa.

Hiện anh tiếp tục bị truy tố về tội danh 'khủng bố' sau
khi công an tìm thấy một số hóa chất lưu giữ trong nhà.

Anh trai Kha, Đinh Nhật Uy, cũng sắp bị đưa ra xét xử với cáo
buộc 'lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà
nước' vì các bài viết trên Facebook cá nhân phản đối bản
án của em mình và chống Trung Quốc xâm lấn Biển Đông.

Vụ bắt giữ Uy và Kha khiến công luận quốc tế mạnh mẽ lên
án thành tích nhân quyền của Việt Nam và chỉ trích các điều
luật có nội dung mơ hồ như 88 hay 258 bị Hà Nội lạm dụng
để bịt miệng những tiếng nói chỉ trích nhà nước.

Trong cuộc trao đổi với Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay về câu
chuyện của Uy và Kha, bà Nguyễn Thị Kim Liên khẳng định
quyết tâm đấu tranh theo đuổi công lý đến cùng và kêu gọi
sự quan tâm của công luận khắp nơi thúc đẩy Việt Nam tôn
trọng nhân quyền, phóng thích những nhà bất đồng chính
kiến, những người chống chế độ cai trị độc tài và giặc
ngoại xâm phương Bắc, trong đó có con của bà.

Sau cuộc thăm gặp gần đây nhất với cả Uy và Kha hôm 13/9,
bà Kim Liên cho biết:

<strong>Mẹ Kha Uy:</strong> Uy tinh thần rất là lạc quan, nó rất
là cứng cỏi, nó nói với tôi rằng con không có tội gì hết,
con không có ký bất cứ biên bản kết luận nào từ phía công
an hết.

Còn cháu Kha nó nói mẹ phải mời thêm cho con Luật Sư, mấy
ông công an này lừa gạt con, lừa gạt từ cái phiên tòa con
Uyên cho tới lừa gạt cái vụ "khủng bố" này nữa Công an
nói nếu nó không nhận tội thì sẽ bắt anh và bắt gia đình
nó.

Cháu nói với ba cháu là cháu sợ nhất là nó bắt anh Uy và
sửa soạn là bắt mẹ. Họ nói mẹ mày ở ngoài quậy dữ
lắm, mẹ mày vô thăm thì mày nói với mẹ mày là ở ngoài
đừng có quậy, mẹ mày ở ngoài quậy nữa tao sẽ bắt luôn
mẹ và ba mày luộn. Cho nên nó ký nhận tội là vì gia đình
thôi.

<strong>Trà Mi:</strong> Vậy cái sự ký nhận tội đó là ký
nhận tội gì và ký nhận tội gì thưa bà?

<strong>Mẹ Kha Uy:</strong> Là ký nhận tội là có mua hóa chất
để chế pháo nổ, chế đồ đó cô. Ờ! thì nó nói nó có mua,
nó có làm. Nhưng mà nó làm trước khi nó quen với cái thằng
Thành. Nhưng mà công an Long An họ không có bắt được cái
thằng Thành đó để nó trốn thoát. Bây giờ công an Long An họ
ghép thằng Kha vô với thằng Thành đó là thằng Thành chỉ
dẫn thằng Kha chế chất nổ gì đó. Họ bắt Kha nó nhận tội
như vậy đó cô.

<strong>Trà Mi:</strong> Ngoài cái việc đó, thì Kha có nhận có
"âm mưu khủng bố" đó không ạ?

<strong>Mẹ Uy Kha:</strong> Con tôi là nó mua hóa chất trên chợ
Kim Biên, mấy hóa chất đó là trước khi nó bị bắt là mấy
năm tết nó đã làm pháo bông, pháo nổ là cái lối xóm ở
dưới nhà nó cũng biết nữa. Trong cái vụ án Nguyên Kha với
Phương Uyên thì họ lên xét nhà, tình cờ họ thấy cái bịch
thuốc đó ở dưới sàn giường ngủ của Uy – Kha. Nó giấu
ở đó vì sợ ba nó la vì sợ cháy nhà, công an lên nhà thì họ
gặp cái bịch đó và họ lôi ra bụi bám đầy hết, và công an
mới hỏi ba Uy – Kha là cái gì. Ba Uy Kha mới nói là "hóa
chất mua ở Kim Biên đó" để nó chế pháo chế đồ, bữa nó
lên đây nó chế pháo nổ cái lò đất của tôi, tôi la nó, tôi
còn chụp hình cái lò đàng hoàng mà họ giấu nhẹm vấn đề
đó. Họ chỉ đưa ra là cái vấn đề nó chat trên mạng với
thằng Thành rồi chế bom chế đồ trời mây đất biển gì
đó. Họ ghép thằng Kha tôi trong cái tội "Khủng Bố".

Thằng Kha nó nhận, những cái đồ pháo nổ gì đó là nó nhận
hết nhưng nó không làm một cái gì hại ai hết, nó chưa có
làm ra một cái gì hết trơn. Tài vì nó đang sửa soạn thụ
án 2 năm nó làm chết người mà, làm sao mà nó chế bom được
mà đi khủng bố?

<strong>Trà Mi:</strong> Nhưng bà Liên nói thì xin được hỏi là
cái vụ án 2 năm tội vô tình làm chết người đó là cái vụ
án khác ngoài cái vụ án của Uyên Kha, và cái vụ án khủng
bố lần này. Xin bà cho biết là cái vụ án đó xảy ra khi nào?
thời điểm kết án và thời điểm dự kiến phải đi tù vì
cái tội đó ra sao ạ?

<strong>Mẹ Uy Kha:</strong> Thì cái vụ án đó xảy ra là lúc
tháng 6, là lúc cháu ngoại tôi với Kha đi ăn cơm dưới tiệm
đó 2 cậu cháu đi ăn cơm. Thì có một cái bác đó, bác đó
năm mươi mấy tuổi đó, bác xỉn, bác đi vô cái quán cơm mà
bác cứ nhào vô ôm con bé Mi hoài (cháu ruột Đinh Nguyên Kha) con
cứ sợ ổng làm hại con bé Mi, con mới đẩy ổng ra lần
đầu. Lần thứ 2 ổng nhào vô, nó nói: bác say xỉn rồi thôi
bác về ngủ đi! Ổng nhào vô cái nó hất ổng ra, thì ổng té
rồi cái đầu ổng đập vô chậu kiểng người ta để dưới
đất đó thì ổng bị chấn thương sọ não ổng chết. Thì
bồi thẩm cho cháu là tại ngoại không có bắt và xử cháu là
2 năm tù mà gia đình chưa kháng án, rồi tháng 10 là nó mới
bị bắt chung cái vụ Phương Uyên đó.

<strong>Trà Mi:</strong> Vậy là trong quá trình chờ cái ngày
chuẩn bị đi thụ án, thì Kha mới bị bắt chung cái vụ với
Phương Uyên.

<strong>Mẹ Uy Kha:</strong> Nó quen thằng Thành lúc mà nó đang
buồn đó cô, nó cứ tâm sự với tôi hoài, nó nói là nhà
nước này bất công. Đáng lý nó phải tù treo vì nó vô ý mà
cô, mà mấy ông công an này ép nó vô tội cố ý.

<strong>Trà Mi:</strong> Có thể nói là năm 2012 là Kha bắt đầu
có những cái tinh thần bất mãn rồi có những cái bất bình
với xã hội, và bắt đầu quan tâm tới xã hội.

<strong>Mẹ Uy Kha:</strong> Nó nói con ông lớn thì, bạn nó con
ông lớn thì được đi học trường này trường kia. Học dốt
thì thi đậu. Tối ngày những chuyện bất bình này nọ nó hay
kể tôi nghe.

<strong>Trà Mi:</strong> Được biết là con mình bị ép cung như
vậy, thì gia đình có dự định can thiệp gì không? Để mà
kêu cứu cho em.

<strong>Mẹ Uy Kha:</strong> Tôi kêu cứu Viện Kiểm Sát thì VKS
nói tôi là: không có tư cách đi thưa cho con tôi, người mẹ mà
không có tư cách đi thưa cho con. Họ trả lời bằng biên bản,
họ nó chỉ có thằng Kha mới được thưa thôi.

<strong>Trà Mi:</strong> Sau khi được biết như vậy? thì Kha có
dự định là khiếu nại cái việc mình bị ép cung không? Theo
gia đình được biết

<strong>Mẹ Uy Kha:</strong> bây giờ là ngày 30 tây này là gia
đình tôi gặp nó nè, nhưng mà hôm nay tôi nói chuyện với cô
đây thì không biết họ có cho tôi gặp nó không nữa nè. Tôi
rất sợ cô à, mỗi lần tới cái ngày thăm, tôi nói thiệt
với cô là tôi rất sợ họ không cho tôi gặp cháu Kha.

<strong>Trà Mi:</strong> Đã gần 1 năm rồi gia đình mới được
thăm Kha có 2 lần đó thôi?

<strong>Mẹ Uy Kha:</strong> 2 lần mà cô biết không? Hai lần đó
là nhờ tôi la lên, tôi lên tiếng họ mới cho tôi gặp đó,
chứ công an là dứt khoác không lần nào hết.

<strong>Trà Mi:</strong> Những cái lý do mà họ đưa ra trước
đây về cái việc họ ngăn cản không cho gia đình thăm gặp con
mình, họ nói như thế nào ạ?

<strong>Mẹ Uy Kha:</strong> Họ không có nói, tôi đem đơn vô họ
biểu tôi ngồi chờ ở trước cái trụ sở đó mà ngồi đợi
họ xách vô rồi họ trình cho thủ trưởng. Tôi đợi cả
tiếng đồng hồ, họ xách ra.

Rồi thủ trưởng không duyệt rồi, đi về. Chỉ nhiêu đó
thôi trong nhà tôi biết bao nhiêu tờ giấy như vậy đó, họ
không có duyệt cho gặp.

<strong>Trà Mi:</strong> Cùng một vụ án với Uyên, nhưng mà
trường hợp của Uyên có vẻ khá hơn, thì gia đình có cái suy
nghĩ như thế nào? Vì sao có cái sự khác biệt giữa vụ án Kha
và Uyên trong khi cả 2 người cùng tham gia vào một cái vụ án.

<strong>Mẹ Uy Kha:</strong> Tôi cũng có làm đơn tôi gởi. Tại
sao 2 đứa giống nhau, cùng hoạt động, cùng bị bắt, cùng ở
tù chung hết, mà taị sao ra tòa lại Phương Uyên tù treo còn con
tôi là tù ở 4 năm. Tôi có hỏi cháu Kha nó nói, tại người
ta nói con là chủ mưu nên con nặng hơn Phương Uyên. Rồi tôi
mới phân tích cho nó là không! Con đừng có tin họ, công an nó
không bao giờ nói sự thật hết trơn. Phương Uyên được tù
treo rõ ràng có 1 sự áp lực nào, nhưng mà họ không muốn thả
con với Phương Uyên 2 đứa một lượt, 2 đứa là phải 1 đứa
ở lại. Vấn đề 4 năm này là không bao giờ mẹ chấp nhận
hết trơn đó, đó là cái sự bất công cho con, và bất công cho
người nào có cái tâm họ đều thấy đó là sự bất công.

<strong>Trà Mi:</strong> Thưa bà Liên, có sự khác biệt này là có
một cái áp lực gì đó buột họ phải thả một trong 2
người. Vì sao dựa vào những cái yếu tố này nó lại tác
động mạnh hơn về phía Phương Uyên hơn là Nguyên Kha ạ?

<strong>Mẹ Uy Kha:</strong> Tại vì Nguyên Kha của tôi họ vịnh
vào cái vụ án của nó đó, theo cái luật của họ là có tiền
án rồi là không có được thả tù treo, theo luật sư của tôi
trình bày cho tôi biết là vậy đó, thành ra họ cứ bám vô cái
vấn đề vụ án của nó nên họ cho nó án 4 năm, tôi sẽ đưa
vụ án này lên giám đốc thẩm, tôi sẽ làm tới nữa.

<strong>Trà Mi:</strong> Về cái trường hợp của anh Uy đó, cho
tới nay gia đình đã có làm đơn 3 lần để bảo lãnh cho anh Uy
ra ngoài

<strong>Mẹ Uy – Kha:</strong> lúc bắt thằng Uy đó, còn 1 tháng
nữa là đám cưới nó, họ đâu có cho tôi gặp thằng Uy đâu,
gần tới đám cưới rồi, thiệp đồ tôi làm sẵn rồi, tôi
sợ lỡ dỡ tình duyên nó. Tại vì họ mới bắt tạm giam nó
thôi, nên tôi xin làm đơn bảo lãnh nó, Họ mới bắt họ
điều tra có 3 tháng thôi. Tôi đem xuống dưới tôi nộp rồi
mấy ổng nói mấy ổng nghiên cứu rồi giải quyết

Rồi 1 tháng sau tự mấy ổng kêu 2 vợ chồng tôi xuống nữa,
mấy ổng nói bây giờ làm lại một cái bản cam kết nhưng
không có tại ngoại họ cho ra luôn. Nhưng mà phải về, giáo
dục nọ này kia thằng Uy lại, để đừng cho nó làm cái này
kia nọ đó. Ờ tôi nói rồi, tôi đồng ý luôn, rồi lần thứ
2 cũng không xử. Lần thứ 3 là cái lần xử Uyên – Kha kêu 2
vợ chồng tui xuống nữa, kêu là cái bản cam kết này phải
viết tay, tự tay tôi viết chứ không có đánh máy đơn nữa,
mà ngay bữa đó tôi viết xong rồi, họ còn bắt tôi đọc rồi
họ quay phim nữa đó cô, tới xử án thằng Kha con Uyên rồi
họ im luôn, giờ hết hạn 3 tháng rồi họ đưa hồ sơ qua tòa
họ xử

<strong>Trà Mi:</strong> Những cái lần cam kết 2 ba lần như vậy
họ vẫn im hơi lặng tiếng, rồi họ có nêu cái lý do gì ra
không?

<strong>Mẹ Uy Kha:</strong> Họ nói là họ phải trình bên này hai
ba bên lận, bên tòa bên viện gì đó, họ cũng muốn thả lắm
nhưng mà phải vậy vậy nó, Thì hổm rầy tôi cũng nghi vấn
những giấy mời của tôi đó, chị hai thằng Kha cũng bị mời
nữa. Họ làm như vậy là chỉ tác động thằng Kha tôi thôi,
thì nó thấy như vậy rồi nó mới ký nhận tội khủng bố mà
mấy ổng đưa ra đó.

<strong>Trà Mi:</strong> Uy đó họ bắt với cái lý do họ đưa ra
là nghi anh phạm vào cái điều luật 258, lợi dụng quyền tự
do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước. Gia đình qua luật sư
qua gia đình tìm hiểu khi tiếp xúc với chính quyền đó, thì
những cái bằng chứng, họ đưa ra để kết tội anh theo điều
này thưa bà, những cái bài viết nào họ đưa ra và theo họ là
xâm phạm lợi ích nhà nước.

<strong>Mẹ Uy Kha:</strong> Lần thứ 3 mà viết cam kết bảo lãnh
thằng Uy đó, tôi có hỏi ông Nguyễn Thanh Sơn là thủ trưởng
cơ quan điều tra đó. Tôi hỏi con tôi bây giờ cái điều 258
mấy anh bắt con tôi là cái tội đó nó ra làm sao, nó làm gì
mấy anh. Ổng nói là nó chửi tụi tui, ổng nói nôm na vậy
đó, thiếu gì người chửi sao mấy anh không bắt sao mấy anh
lại bắt nó. Những bài viết của nó tôi thấy còn trên mạng
đó, những bài viết đâu có chửi gì đâu? Nó chỉ bức xúc
vấn đề em nó, bức xúc vấn đề đi nộp đơn cũng không ai
giải quyết, y như tôi vậy đó, mà vấn đề là của gia đình
nó, của em nó thôi chứ nó không có đếm xỉa gì vấn đề xã
hội hết, những bài viết của nó nói vấn đề em nó, cái
chuyện chủ quyền. Cái chuyện chống Trung Cộng là có. Nhưng
những cái vấn đề ở đây như đời sống dân chúng là nó
không có viết nhưng mà nó chống Trung Cộng là tôi đồng ý.
Nó dám đi xâm lên người nó bản đồ có 2 quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa mà. Cô biết là nó đau cỡ nào, nguyên cái bắp
tay của nó. Nó rồi rồi mẹ đừng có lo cho con, họ dám xử
con ở tù thì con ở tù, trả lời đanh thép như vậy, nó nói
con không có tội gì hết đó, họ bắt con là họ ép thằng Kha
mình thôi, nhưng họ không biết làm cách nào để thả con ra
thôi, họ dám buột tội con thì con ở tù. Ba mẹ cứ coi con
với thằng Kha đi học xa đi.

<strong>Trà Mi:</strong> Xin trở lại trường hợp anh Kha, tại cái
phiên sơ thẩm đó. Anh Kha tuyên bố là trước sau anh vẫn là 1
người yêu nước, yêu dân tộc. Anh không chống đối dân
tộc, mà chỉ chống đảng cộng sản, mà chống đảng là không
có tội. Qua cái phiên tòa phúc thẩm thấy anh Kha nhận tội
nhưng không được giảm án, những cái thay đổi về thái độ,
về tinh thần về cái cách ứng phó.

<strong>Mẹ Uy Kha:</strong> Cháu Kha nhà tôi lúc ở trong tù cháu
nói là cháu bị khủng bố tinh thần, làm theo ý công an công an
thôi, bắt nó từ chối luật sư luôn, không có gia đình vô,
không cho thăm gặp thì có phải khủng bố tinh thần không? Kha
nói giờ con biết rồi, họ lừa con họ nói là không bắt ba
mẹ, không bắt anh ba, thả anh ba ra hết,mà giờ không có. Mà
đã vậy họ còn đưa cái bản của viện kiểm soát đưa con vô
cái khoản 1 là tù từ chung thân tới tử hình nữa chứ. Bây
giờ mẹ mướn thêm luật sư cho con, con không có chịu tội
khủng bố. Nó nói con sẽ phản cung tới cùng. Họ cứ kéo
dài thời gian hoài, rồi tới cận ngày xử án thì họ đưa hồ
sơ cho luật sư đọc. Thì cận ngày xử án rồi luật sư làm
sao mà ra rồi, tôi đi lên tòa này tòa kia tôi đi trại giam
liên tục luôn, với cái tuổi như tôi mà bệnh nữa. Nhưng mà
vì hai đứa con tôi trong tù, tôi phải rang chạy lên chạy
xuống mà cô biết không? Khoản cách là mười mấy cây số, hai
ba chỗ mà ngày nào cũng vậy hết trơn. Họ xử nó thì kết
quả bao nhiêu thì tôi không cần biết, nhưng mà tôi sẽ phúc
thẩm tới cùng.

<strong>Trà Mi:</strong> Ở Việt Nam cái tội danh mà dung chất
nổ, dung hóa chất hay là bị gán vô tội danh gọi là Khủng
bố đó, thì nó cũng là rất hiếm và nó cũng thường rất
nặng. Gia đình có nhiều hy vọng không, trong vụ sắp tới ạ?

<strong>Mẹ Uy Kha:</strong> Hy vọng chứ cô, tại vì tôi còn
nhiều đồng bào ủng hộ tôi mà. Tôi biết họ muốn lôi cái
vụ này lên cho mạnh mẽ để cho nước ngoài này nọ họ tránh
xa con tôi ra, đừng có lên tiếng ủng hộ nó. Tại vì ở
nước ngoài họ rất ghét 2 từ "Khủng Bố" tại vì họ
không ở Việt Nam họ tưởng như nước ngoài khủng bố bom
đặt xập nhà, chết người. Việt Nam làm gì có khủng bố,
đạn mìn đâu mà khủng bố nhà nước quản lý hết trơn, cô
muốn mua cây súng cũng đâu phải đễ đâu. Nhưng mà họ muốn
cái từ đó để cho người ta tránh xa con tôi ra, tránh xa gia
đình tôi ra. thì tôi dứt khoác rồi tôi sẽ theo đuổi tới
cùng.

<strong>Trà Mi:</strong> là một người mẹ có 2 người con đang
vướng vào vòng lao lý, thì bà Liên có những suy nghĩ có những
trăn trở gì muốn chia sẽ với những người cùng quan tâm?

<strong>Mẹ Uy Kha:</strong> Bây giờ tôi chỉ mong sau cuộc nói
chuyện này mọi người sẽ hiểu rõ hơn 2 đứa con của tôi,
hiểu rõ hơn 1 người mẹ như tôi, từ một người mẹ dốt
nát quê mùa như tôi, tôi phải tìm hiểu về mọi mặt luôn,
về luật pháp về ngoại giao về công nghệ thông tin, vừa
phải nuôi sống bản thân tôi ở đây nữa. Tôi mong rằng sau
cuộc nói chuyện này thì mọi người sẽ hiểu rõ hơn, sẽ lên
tiếng mạnh mẽ, giúp đỡ gia đình tôi. Để cho cái nhà
nước này họ xét xử phiên tòa cho đúng, tôi muốn mọi
người ủng hộ tôi, đồng tâm hiệp lực với tôi cho vấn
đề đi tìm công lý cho cháu Kha tôi, qua sự việc Uy đó, làm
hai ba cái bảo lãnh họ có thả đâu? Qua tới vụ thằng Kha
nữa họ hứa nhận tội đi rồi họ cho cái này cái nọ rồi
họ đưa bản cáo trạng ra bắt nó nhận tội này nọ. Bây
giờ tôi không bao giờ tin nữa, tôi hết tin rồi cô à. Bây
giờ họ thương lượng với tôi cái gì tôi sẽ không tin nữa,
cứ đưa pháp luật ra xét xử đi nhưng mà phải có nước ngoài
này nọ dòm ngó vào không để coi để xem họ có xử đúng theo
pháp luật những gì đã ký với Liên hiệp quốc với tổ
chức nhân quyền thế giới thôi, tôi chỉ hy vọng như vậy
rồi con tôi bao nhiêu năm tôi cũng chịu.

<strong>Trà Mi:</strong> Xin cám ơn bà Liên rất nhiều đã giành
thời gian cho cuộc nói chuyện của chúng tôi.


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20131008/me-uy-kha-toi-rat-so-ho-khong-cho-toi-gap-chau-kha),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Cảm nhận về bảo hiểm y tế ở Đức nhân vụ Obamacare

Đợt Gocmay phải nằm viện mổ ruột thừa (5/2011).
Đợt Gocomay phải nằm viện mổ ruột thừa (5/2011).
Từ ngày tới Đức tới nay, mình đã trải qua 3 lần nằm viện. Hai lần trước (vào đầu năm 1994 và cuối năm 1999) đều bị tai nạn giao thông ngoài ý muốn. Lần sau (tháng 5/2011) là bị mổ viêm ruột thừa (xem ở đây), cũng ngoài ý muốn luôn. Bên cạnh đó, tới bệnh viện chụp X-Quang kiểm tra xương cốt, tim phổi… thì cũng vài bận nữa. Nhìn chung mình thấy hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ của họ đối với con người (bất kể lai lịch, giàu nghèo) như vậy là hoàn hảo. Kể cả nước Mỹ văn minh và cường thịnh ở bên kia bán cầu chắc gì đã sánh kịp.
Công bằng mà xét, dù tiến bộ tới đâu, nước Đức hiện vẫn còn những khiếm khuyết. Nếu kể ra hết các điều chưa vừa ý ở nơi đây, có lẽ phải để dịp khác. Còn hôm nay chỉ muốn nêu cách người Đức tổ chức hệ thống y tế để chữa bệnh cho con người đang có mặt ở đất nước này xem sao.
Sau khi bức tường Berlin được phá bỏ, nước Đức thống nhất. Ngoài những đảm bảo về cuộc sống cho người bản xứ (cả Đông và Tây Đức), lượng người nhập cư (cả hợp pháp và không) từ các nước Đông Âu (trong đó có cả các khách thợ người Việt Nam) tràn sang “miền đất hứa” cũng không ít. Những người di dân bất hợp pháp tới Đức thường bị kỳ thị trong đối sử. Chẳng hạn như không có giấy phép đi làm; con cái đẻ ra không có tiền Kindergeld (từ lúc mới sinh cho tới 18 tuổi…); phải làm những công việc lương thấp hay việc nặng mà người bản xứ không muốn làm… Mặc dù vậy chuyện đau ốm bệnh tật khi đã tới các phòng khám (dù ở bác sỹ gia đình hay bệnh viện) thì đều được đối xử bình đẳng giống nhau. Như trường hợp tai nạn lần đầu của tôi (dịp tết Giáp Tuất - đầu 1994) chẳng hạn. Hôm đó là đúng cái tết xa quê lần thứ 2, tôi được vài anh em độc thân ở cùng rủ đi nhậu ở nhà một người bạn. Nửa đêm, chú Long con (bạn thân) bị xuất huyết dạ dày nôn ra máu. Anh em hoảng qúa đưa chú đi cấp cứu ở bệnh viện. Tất cả đám con trai đều uống khá nhiều nên phải nhờ cậy cô bạn gái của chủ nhà (mới có bằng lái xe) cầm lái. Chắc lo cho tính mạng của người bệnh nên cô ta lao qua ngã tư (không có ưu tiên) một cách bất cẩn. Hậu quả chiếc xe bị một xe khác (chạy xuyên ngang) đâm lật xe và bắn lên vỉa hè. Cũng may lúc đó nửa đêm nên không người nào đi bách bộ trên vỉa hè cả. Chiếc xe bị hỏng hoàn toàn. Vậy mà tất cả 4 người trên xe (kể cả bệnh nhân cấp cứu) đều không ai làm sao (he he giàn đồng của xe Đức cứng thật!). Riêng tôi ngồi cạnh tài xế bị mảnh kính đâm vào trán máu tuôn xổi xả và lịm đi. Nghe mọi người kể lại, chỉ chưa đầy 5 phút sau tôi đã được 2 xe cấp cứu tới đưa cả tôi và chú Long vào bệnh viện. Hôm sau tỉnh táo, gặp hai viên cảnh sát giao thông tới lấy lời khai và đề nghị người bị nạn (là tôi) có muốn khởi kiện người (lái xe) đã gây thương tích cho mình hay không? Chả cần hỏi ai tôi lập tức bác bỏ đề nghị của phía CA và cam kết không bao giờ thưa kiện người đã gặp rủi ro khi đưa bạn mình đi cấp cứu cả. Sau này mới thấy cái tư duy đậm chất ”Đông Dương” của mình là vô cùng phi lý. Vì nếu thuận theo lời đề nghị của phía CA, ngoài toàn bộ mọi khoản tiền viện phí tôi còn nhận được một khoản bồi thường về thương tích (cho vết sẹo trên trán) từ hãng bảo hiểm xe hơi (gây tai nạn) nữa. Chứ ân nhân của mình (người cầm lái đang sống bằng trợ cấp xã hội) đâu có phải trả một xu nào cho cái lỗi vội vàng trong khi đưa người đi cấp cứu ấy đâu. Đợt nằm viện đó khoảng 1 tuần, toàn bộ viện phí đều được bảo hiểm y tế (của xã hội) chi trả cả.
Đợt tai nạn thứ hai (1999) vào lúc hơn 5 giờ sáng. Trên đường đi làm, khi đang phải dừng lại khi chướng ngại vật bất ngờ xuất hiện phía trước, chiếc Ford tôi đi chung với một người cùng làm ở hãng lái bị một chiếc xe phía sau chạy nhanh bất cẩn đâm vào chính diện phía sau xe. Chiếc xe bị tông bất ngờ nên cả tôi và người cầm lái bị giật mạnh. Người lái xe may hơn vì tay đang vịn vô lăng nên gượng được. Còn tôi các đốt sống cổ bị đau. Đợt đó tôi cũng được xe cứu thương tới đưa đi cấp cứu. Phải nằm viện đúng 9 ngày. Sau đó còn được nghỉ khoảng 2 tháng để các bác sỹ “vật lý trị liệu” chăm sóc cho tới khi hồi phục hoàn toàn. Tất cả chi phí chữa bệnh được hãng bảo hiểm của chiếc xe gây tai nạn trả toàn bộ. Giả xử chiếc xe Ford của chúng tôi sai (hay tự gây tai nạn) thì chiếc xe hỏng của mình sẽ không được ai đền. Nhưng do đang trên đường tới chỗ làm nên hãng bảo hiểm nghề nghiệp (do chủ hãng đóng) vẫn cứ thanh toán toàn bộ viện phí và tiền lương (ốm) những ngày nghỉ việc để điều trị.
131001023932_obama_304x171_reutersLiên hệ với vụ OBAMACARE ở bên Mỹ, đang ầm ĩ mấy ngày nay trong cuộc khủng hoảng chính trị dẫn đến một phần chính phủ phải đóng cửa. Thì dù cùng là tụi “giẫy chết” cả nhưng cái kiểu “giẫy” của đám đồng hương của Mạc Văn Cạc (chữ của Lò Văn Zin chỉ ông tổ Karl Marx) ngày nay xem ra còn “thượng phong hạ vĩ” lắm!
Ở Mỹ chuyện bảo hiểm y tế là hoàn toàn tự nguyện. Còn ở Đức là bắt buộc. Luật Đức quy định rõ, đã là con người (bất kể họ là ai) đều có quyền sống (đó là mức sống tối thiểu để giữ được nhân cách như tiền mua đồ ăn; tiền để mướn nhà ở). Khi đau yếu bệnh tật thì đều được chữa trị và chăm sóc sức khoẻ miễn phí (thông qua các hãng bảo hiểm tự đóng hay nhà nước đóng dùm).
Nhân nói đến chuyện bảo hiểm y tế ở Mỹ. Nhớ lại, cách đây hơn chục năm, tôi được ông bạn già ở thành phố Hameln (Niedersachsen-Đức) mời đi ăn cỗ cưới. Tưởng chắc như cua gạch rồi mà vẫn hụt. Lý do, cô vợ đầm người Mỹ (gốc Việt) của anh ta tự dưng bị cảm ngã ở nhà tắm (do tai biến mạch máu não) lúc 4 giờ sáng. Khiến buổi lễ nhà thờ vào 10 giờ sáng cũng như bữa tiệc ở khách sạn lúc 12 giờ trưa đều hỏng cả. Dù mọi việc đã chuẩn bị khá chu toàn. Vào đến phòng cấp cứu rồi mới hay bà đầm Mỹ này không hề có bất cứ một thứ bảo hiểm y tế nào (cả ở bên Mỹ cũng như đi du lịch sang Đức làm đám cưới). Trong lúc “cứu người như cứu hỏa” các nhân viên phụ trách tài chính của bệnh viện Hameln vẫn tiến hành kiểm tra khả năng chi trả tiền viện phí của bệnh nhân. Mới hay, bà đầm này ở Mỹ hiện đang trong diện không có công ăn việc làm ổn định nên không có bảo hiểm y tế. Mà người phối ngẫu (ông bạn già của tôi bên Đức) cũng đang ăn trợ cấp xã hội. Lại ở diện “đơn tỵ nạn” đã bị bác chờ ngày hồi hương. Trái với hoàn cảnh của ông bạn già của tôi, người em trai ông ta hiện đang sống khá giàu có ở Mỹ (có 3 tiệm làm móng tay). Thương anh, đã bỏ tiền ra mua vé và “bánh bao” toàn bộ đám cưới cho anh trai. Hy vọng sẽ đón anh mình (bị từ chối tỵ nạn ở Đức) sang Mỹ theo diện “đoàn tụ vợ chồng”. Ai ngờ?
Trong những ngày căng thẳng đó tôi nín thở lo cho người thân của bạn mình. Cứ nghĩ, giống như “xứ thiên đường” nhà ta, bệnh nhân chỉ được sơ cứu qua loa rồi trả về. Vậy mà người Đức họ cũng chả nỡ. Họ chữa trị cho bà đầm “người Mỹ gốc tre” (vợ hụt của ông bạn già của tôi) hết cơn nguy kịch xong. Còn điều trị tiếp 3 tháng nữa cho tới khi (dù còn tập tễnh), bà ta hoàn toàn đủ sức khoẻ bước lên cầu thang máy bay để về Mỹ trở lại mới thôi. Tổng chi phí lên đến ngót 200 ngàn Đức Mã. Toàn bộ khoản chi phí này được cơ quan phụ trách xã hội ở Hameln đã thanh toán hết cho bệnh viện. Sau bài học đắt giá đó, tất cả khách du lịch tới Đức đều phải mua bảo hiểm vãng lai (bảo hiểm sức khoẻ), bất kể họ thuộc sắc dân nào…
Để hạn chế những người lợi dụng luật (bắt buộc) về bảo hiểm sức khoẻ đi khám bệnh tràn lan gây thâm thủng ngân sách làm nhiều hãng bảo hiểm y tế lao đao. Nên một dạo cứ mỗi lần đi khám, người bệnh phải trả 10€ (có giá trị bảo lưu trong suốt quý đó). Có nghiã mỗi quý trong năm ta bị bệnh đi khám dù một hay nhiều lần cũng đều chỉ phải trả 10€ thôi. Vậy mà khi người bệnh kêu ca, qui định này đã được dỡ bỏ. Khắc phục tình trạng trên, để giảm bớt các tri trả của các hãng bảo hiểm, các cơ sở y tế cũng cải tổ lại phương thức chăm sóc y tế để hai bên cùng có lợi mà vẫn phục vụ ở mức chấp nhận được cho các bệnh nhân.
trộm vía cháu bé gái mới sinh (lần 5) của anh bạn hàng xóm cuối tháng 8/2013 vừa qua nom rất kháu!
Trộm vía cháu bé gái mới sinh (lần 5) của anh bạn hàng xóm cuối tháng 8/2013 vừa qua nom rất kháu!
Anh bạn hàng xóm (người Việt) của tôi kể, vợ anh ta, ngoài những lần tới viện điều trị lớn nhỏ, riêng sinh nở đã tới các bệnh viện ở Đức 5 lần. Nhưng lần thứ năm (hồi cuối tháng 8/2013) vừa rồi là “phú qúi thụt lùi” (kém) hơn cả. Cụ thể không có người (hộ lý) bế con giúp ban đêm (để ngủ ngon) nữa. Hay tới bữa, phải tự ra lấy đồ ăn và nước uống ở ngoài Can-tin (miễn phí) chứ không có hộ lý đưa đồ ăn tới tận đầu giường như xưa. Ở các phòng bệnh nhân, số y tá và hộ lý trực cũng được tinh giản tối đa. Mặc dù vậy như một số chị em (người Việt) vừa sinh con lần đầu (hay sinh con phải mổ) lại cho biết sự phục vụ hiện tại vẫn chu đáo không còn điều gì phải than phiền cả. Phải chăng, vợ anh hàng xóm của tôi tuổi đã ngót 50 mà vẫn ham đẻ (trái với xu thế chung của phụ nữ hiện nay) nên không còn được hoan nghênh nữa nên mới gặp cảnh ”phú quý thụt lùi” như thế chăng?
Với tôi, ở độ tuổi lục thập tới nơi, răng lợi cũng không còn hoàn hảo như thời trai trẻ. Mà tại Đức, bảo hiểm y tế thông thường ít khi chịu tri trả đầy đủ cho tất cả các dịch vụ tốn kém về răng.
Sau cái đợt cạo đá chân răng (phải trả thêm tiền) cách đây mấy năm, tôi không còn mặn mà với mấy phòng mạch nha khoa nữa. Thay vào đó, hạn chế tối đa ăn vặt và tích cực vệ sinh răng miệng sau khi ăn và trước khi đi ngủ nên răng lợi kể như cũng tạm ổn. Đùng một cái, hôm đi vào một siêu thị mới mở, lúc qua cái cửa kính lớn trong suốt ở trên thành phố nhớn ở Harburg, vào đúng lúc tranh tối tranh sáng, mặt tôi bị va khá mạnh vào vách kính dày. Tối tăm cả mặt mũi. Trong miệng thấy lạo xạo những mảnh vụn như những những viên đá cám nhỏ. Hoá ra tuy “hàng tiền đạo” của tôi vẫn vững như bàn thạch. Nhưng 1/3 chiếc răng cửa gần môi nhất đã bị vỡ vụn. Ngoài chuyện thẩm mỹ bị ảnh hưởng, phần còn lại của chiếc răng sứt nham nhở và sắc cạnh đã cà vào môi và lưỡi làm khó chịu vô cùng. Chờ qua 2 ngày cuối tuần xong, vì phòng mạch nha khoa cũ ở ngôi nhà lá hàng triệu đô đã bị thần lửa thiêu rụi, tôi đành rón rén xông vào một phòng mạch nha khoa gần đó để kiểm tra. Thật bất ngờ, sau khi chụp và nghiên cứu phương án khắc phục xong, chỉ chưa đầy 30 phút sau, chiếc răng mẻ của tôi đã được hai nha sỹ khéo léo hàn trám và mài rũa nhẵn bóng. Còn đẹp hơn cả lúc chưa vỡ kia. Về nhà thử mấy bữa chân giò liền vẫn thấy ổn. Càng ổn hơn, chả thấy hóa đơn thanh toán tiền thêm gửi về nhà gì cả (?). Tìm hiểu kỹ lại luật về bảo hiểm y tế (AOK) của mình thì thấy, toàn bộ những chiếc răng nào phục vụ đắc lực cho sức khoẻ (ăn uống) và thẩm mỹ của con người thì đều được hãng bảo hiểm chi trả đầy đủ. Hãng chỉ không thanh toán cho những phần làm răng ”vượt khung” (chẳng hạn trồng thêm răng vàng, răng bạc như bà con vùng dẻo cao xứ mình). Tất cả những ai có vấn đề về răng mà không chịu đi kiểm tra răng theo định kỳ (6 tháng/ lần) theo lời khuyên của nha sỹ. Khi hữu sự, sẽ phải thanh toán với số tiền cao hơn… như vậy sẽ bị gặp rắc rối vì sẽ khó được hãng bảo hiểm thanh toán các khoản chi phí phụ trội do sự chểnh mảng này… Dĩ nhiên những ai mà chịu đóng thêm các bảo hiểm riêng về răng. Thì sự chăm sóc răng miệng ở các phòng mạch nha khoa còn tuyệt hảo hơn nhiều.
Một công chức chính phủ liên bang, đứng trên thềm trụ sở Quốc hội, cầm tấm bảng với dòng chữ "Xin hãy thực hiện phần việc của quý vị để tôi có thể làm công việc của tôi"
Một công chức chính phủ liên bang, đứng trên thềm trụ sở Quốc hội, cầm tấm bảng với dòng chữ “Xin hãy thực hiện phần việc của quý vị để tôi có thể làm công việc của tôi”
Tóm lại, dù “giẫy chết” mạnh nhẹ thế nào, cách các nước tư bản giàu có áp dụng các qui định trong hệ thống y tế ra sao. Cũng đều xuất phát lợi ích sát sườn của các khối cử tri mà giới chính trị gia đại diện nắm quyền trên thượng tầng. Song phải công nhận, dù “thối nát” đến đâu, những thể chế dân chủ luôn minh bạch và tôn trọng các quyền tự do cơ bản của con người. Chẳng hạn như ở Mỹ, việc các nghị sỹ chóp bu của đảng con voi, vì muốn bảo vệ quyền lợi của giới tư bản giàu có đã dùng quyền khống chế việc thông qua ngân sách chi tiêu hàng năm của chính phủ ở hạ viện để trì hoãn tiến tới xóa bỏ Obamcare do đảng con lừa dày công tạo dựng và đã được lưỡng viện quốc hội thông qua. Cho đó là biểu trưng của hình thái “bánh bao” của chủ nghiã xã hội làm suy yếu tiềm năng có và động lực phát triển của chủ nghiã tư bản. Ngược lại đảng con lừa quyết không nhượng bộ vì mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp trung lưu và dân nghèo đông đảo trong xã hội mà do họ đại diện để có được sự bảo hiểm về y tế mà trước đây, dù nỗ lực tới đâu cũng rất khó tiếp cận. Cuộc đấu trí lẫn đấu lực này là rất quyết liệt. Bởi hệ luỵ nhãn tiền mà nó đem lại cho con người và nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới uy tín của từng chính đảng đối với cử tri Hoa Kỳ.
Tuy nhiên sẽ còn hơi sớm để đánh giá ai đúng ai sai. Chả phải lá phiếu của người dân, sau khi đã dồn phiếu cho đảng con lừa của Tổng thống Obama nắm đa số trong thượng viện và hạ viện nhiệm kỳ trước. Nay ở nhiệm kỳ hai của Obama, dân Mỹ lại dồn phiếu cho đảng con voi nắm đa số trong hạ viện mà không để đảng con lừa được tự tung tác theo ý muốn như trước nữa. Thiết nghĩ đó chính là phép thử rất hiệu qủa của cử tri đã trưởng thành trong thiết chế xã hội dân chủ ở Hoa Kỳ. Điều này dù có muốn, các cử tri ở các thể chế độc tài toàn trị, dù ai đó tự hào “dân chủ gấp vạn lần…” nhưng không bao giờ lá phiếu “đảng cử dân bầu” lại có thể ảnh hưởng tới chính trường.
Ngược lại với cử tri Mỹ, lá phiếu của cử tri Đức đã thanh trừng không thương tiếc đại diện đảng Tư do Dân chủ (FDP) của giới trung lưu chủ nhỏ với lối làm ăn manh mún ra khỏi quốc hội. Cho dù ban lãnh đạo của đảng (FDP) này có dùng hình tượng dẻo dai của cây tre trước gió (Philipp Roesler) hay cây sồi cứng rắn (đối thủ của Roesler) thì đa số cử tri Đức vẫn quay lưng. Liên minh trung hữu bảo thủ (CDU/CSU) do bà Merkel dẫn dắt, mặc dù thắng lớn cũng không thể chiếm được đa số để một mình một chợ mà thao túng chính trường. Nay dù không muốn, cũng buộc phải hiệp thương với đảng Dân chủ Xã hội trung tả (SPD) đang có xu hướng tăng thuế của tầng lớp nhà giàu và nâng mức lương tối thiểu của người lao động lên ngoài ý muốn của giới chủ.
ứng viên tranh giành nhau quyết liệt chiếc ghế thủ tướng Đức đầy quyền lực. Nhưng nay hai chính đảng của họ sẽ lại một lần nữa bắt tay nhau để cùng lãnh đạo đất nước...
2 ứng viên tranh giành nhau quyết liệt chiếc ghế thủ tướng Đức đầy quyền lực. Nhưng nay hai chính đảng của họ sẽ lại một lần nữa bắt tay nhau để cùng lãnh đạo đất nước…
Phải chăng những cái đầu thông minh trong giới tinh hoa của Đức đã qúa thấm thía bài học thành bại của dân tộc Đức trong qúa khứ. Đặc biệt qua mấy chục năm chia cắt đất nước, họ cũng thấu hiểu khá đầy đủ dư vị ngọt bùi đắng cay mà chế độ cộng sản ở Đông Đức nói riêng và Nga Xô - Đông Âu nói chung đã phủ bóng đêm xuống vùng đất phía Đông rộng lớn ở cựu lục địa này. Đó là lý do tại sao cử tri Đức dứt khoát nói không với chiến tranh và hận thù. Mà không hề đoạn tuyệt với bất kỳ khuynh hướng chính trị nào. Kể cả tổ chức có gốc gác hậu cộng sản. Họ quan niệm thà chơi tạm với một anh có hơi hướng cộng mà trong sạch còn hơn chấp nhận anh tư bản lươn lẹo tham lam. Hơn 30 tổ chức chính trị có mặt trong cuộc tổng tuyển cử 22/9 vừa qua với gần chục chính đảng có chân trong quốc hội liên bang đã nói lên sự trưởng thành và ổn định chính trị khá vững của chính trường Đức. Trong sự ”hài lòng và không muốn thay đổi” (nhận định của Phạm Thị Hoài) ấy thì việc duy trì hệ thống bảo hiểm y tế và xã hội như hiện hành ở Đức là không còn cần bàn cãi nữa.
TBT Nguyễn Phú Trọng trong buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội-29/9/2013.
TBT Nguyễn Phú Trọng trong buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội-29/9/2013.
Nhìn ngược về quê nhà, nghe bác Cả Trọng vừa tuyên chắc nịch trước đại diện cử tri Hà Thành hôm 29/9 vừa qua:
“… tuyệt đại đa số người dân đồng ý với tên gọi hiện nay – nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…
“Đấy là một bước tiến, chúng ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội chứ có dừng ở cuộc cách mạng dân tộc dân chủ… “ thì sẽ biết ngay đám sâu tham nhũng dù đã biến hóa thành cái ghẻ ngứa ngáy khó chịu lắm rồi. Nhưng cử tri xứ Việt ta ơi, hãy gắng yên tâm mà sống chung với cái ghẻ đi nhé!
Bởi khi điều 4 còn ngự trị. Thì hệ thống bảo hiểm y tế nói riêng và bảo hiểm xã hội nói chung phổ cập tới trăm họ giống ở Đức hay đang còn nhiều bất cập tranh cãi như ở Mỹ cũng sẽ chẳng bao giờ trở bén mảng được tới ”mảnh đất lắm người nhiều ma” này!
Gocomay
__
PS:
OBAMACARE KHÔNG CHỈ GIÚP NGƯỜI NGHÈO Ở MỸ SỐNG KHOẺ MẠNH…
(FB Ngọc Thu)

Để gọi tên sự vật một cách rõ ràng (1a)

Sơn Diệu Mai
chuongSáng ngày 27 tháng 10 năm 2010 toà án tỉnh Trà Vinh đã kết án ba người sáng lập công đoàn Tự do với mức án khiến công chúng kinh ngạc hoặc kinh hoàng.
1 – Anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng chịu án chín năm tù giam.
2 – Anh Đoàn Huy Chương chịu án bẩy năm tù giam.
3 – Chị Đỗ Thị Minh Hạnh chịu án bẩy năm tù giam.
Công nhân trong tù...Đấu tranh này là trận cuối cùng? Nguồn: OntheNet
Công nhân trong tù…Đấu tranh này là trận cuối cùng? Nguồn: OntheNet
Thấy dư luận xôn xao một cách thái quá, tôi xin góp đôi lời bình về nỗi kinh ngạc hoặc kinh hoàng của dân ta. Bởi vì, từ sự kiện này, chúng ta có cơ hội để phân tích hiện trạng đất nước một cách bao quát.
Hai tính từ Kinh ngạc và Kinh hoàng đều chỉ một hiện tượng: sự vật bất bình thường, hoặc chưa bao giờ thấy, hoặc phi lô-gic, hoặc quá liều lượng cũng như chiều kích quen thuộc, và tất cả các đặc điểm trên khiến người ta ngờ vực. Chúng có một điểm khác biệt: Kinh ngạc chỉ trạng thái sửng sốt, bất tin một cách thuần tuý. Kinh hoàng, bao gồm cả sự ngạc nhiên lẫn sự sợ hãi, sợ hãi đến tê liệt, và điều này đối với nhà cầm quyền quan trọng hơn. Nói một cách thẳng thừng, đây là hiệu ứng mà chính quyền Hà Nội cố tình tìm kiếm. Bất cứ chế độ độc tài nào cũng dùng các vụ sử án như một vũ khí đặc biệt hiệu nghiệm để trấn áp những kẻ đối lập và hù doạ dân chúng, biện pháp này tuy cổ điển nhưng chưa bao giờ lỗi thời.
Trở lại sự việc cụ thể là vụ xử án ba nhà sáng lập công đoàn Tự do: Tại sao họ lãnh án nặng đến như vậy? Phải chăng đây là cơn bốc đồng của một ông quan toà tỉnh lẻ vì bị vợ cắm sừng hay mắc chứng táo bón trầm kha nên trút nỗi oán hơn lên đầu kẻ khác, hoặc phải chăng đây là sự nhầm lẫn do lơ là, do vô ý, và một khi đã nhỡ nhầm thì các quan lớn không muốn rút lại lời? Tôi không tin vào những chuyện cắc cớ như vậy cho dù chúng vẫn thường xẩy ra trong cuộc đời. Đối với người cầm quyền Hà Nội, án của ba thanh niên sáng lập công đoàn tự do kia là xứng với tội danh của họ, thậm chí còn quá nhẹ; nếu không e ngại sự phản ứng dội vào từ phía ngoài biên giới, ắt các án này còn cộng thêm nhiều năm cấm cố nếu chẳng phải là chung thân. Hơn tất cả các thứ đảng phái đối lập, hơn mọi lời tuyên bố hùng hồn, văn vẻ của các bậc mũ cao, áo dài; ba kẻ bình dân kia là mới thực sự là mối đe doạ của họ, mối đe doạ sờ thấy được, ngửi thấy được, hình dung được một cách rõ ràng, mối đe doạ xác lập trên các nghiệm sinh. Nghiệm sinh của con người vốn là phần cốt lõi nhất trong nhận thức của họ đối với thế giới xung quanh cũng như với chính bản thân, nghiệm sinh là kiến thức trực tiếp, yếu tố thứ nhất trong cấu tạo nền, mà yếu tố thứ hai là sự tổng hoà, sự điều tiết giữa bản năng với các kiến thức mà họ thâu nhận được trong quá trình sống theo cách gián tiếp (giáo dục, học hành, trao đổi với tha nhân ). Nếu như cuộc đời của một con người có các ngả rẽ, có các chuyển hướng căn bản thì những sự kiện trọng đại này thường xảy ra dưới áp lực của nghiệm sinh, vì lẽ các kiến thức trực tiếp luôn luôn là động năng tiên quyết điều khiến hành vi cũng như ứng xử của con người. Nhà cầm quyền Hà Nội sợ hãi ba thanh niên đứng lên cầm ngọn cờ của những người lao động bởi vì ba người này là vọng âm, là hình ảnh phản chiếu, là bản sao lại của chính bản thân họ vào những năm tiền khởi nghĩa, những năm mà “quốc tế ca của những người lao động, vang vọng khắp nửa địa cầu:
Vùng lên, hỡi các nô lệ của thế gian,
Vùng lên, hỡi ai cực khổ bần hàn,
Đấu tranh này là trận cuối cùng…
Nói cho rõ ràng hơn, có thể ví ba chàng trai đứng sau vành móng ngựa của toà án tỉnh Trà Vinh ngày hôm nay như đoạn phim chiếu lại hình ảnh người cộng sản những năm cuối thập kỷ 30 sang thập kỷ 40, khi họ đứng sau vành móng ngựa của các toà án thực dân, khi họ sôi sục nhiệt tình cách mạng và sẵn sàng quên mình vì độc lập của dân tộc. Do tinh thần hy sinh và lòng can đảm cộng với các ưu thế đương thời, người cộng sản đã thành công trong khi rất nhiều chàng trai yêu nước dấn thân vào các xu thế chính trị khác, cũng đầy lòng hy sinh và thừa dũng khí, nhưng không đi đến được thắng lợi cuối cùng. Hãy nhắc tên Nguyễn thái Học như biểu tượng của lớp người này, dù không đạt được vinh quang, nhưng họ vẫn sống mãi trong lòng dân tộc và bất cứ người Việt yêu nước nào cũng phải xây trong tim mình một đài tưởng niệm cho đám anh hùng bất đắc chí. Như thế, chính quyền cộng sản được dựng lên ngày 2-9-1945. Từ năm 1945 đến nay hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, các chàng trai cộng sản năm ấy giờ ở đâu? Họ là ai? Đương nhiên, nói theo nghĩa xác thực thì rất nhiều người trong số họ đã qua đời. Những người còn lại như ông Đỗ Mười, ông Lê Đức Anh và một số khác đã trở thành các tù trưởng bộ lạc, các lão trượng ngồi trên đống vàng, con cháu họ hàng của họ đoàn đoàn lũ lũ lúc nhúc chia nhau cầm nắm các vị chí then chốt, các rường cột của quốc gia, chia chác nhau các mối lời béo bở, tha hồ đục khoét ngân khố, đương nhiên thụ hưởng toàn bộ lợi quyền mà hàng chục triệu người dân Việt nam đã đổ xương đổ máu để giành lấy. Vậy thì bài ca “quốc tế lao động” khi dịch lời sang tiếng Việt đã ứng nghiệm một trăm phần trăm câu hát này: Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình!
Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình!
Đó là một ước muốn mãnh liệt nhưng kém phần phần thuận lý và hoàn toàn thiếu vắng tinh thần cao thượng.
Năm 1988, khi nói chuyện tại câu lạc bộ Trí thức Sài gòn, tôi đã chỉ ra đích danh câu hát này, nó phản chiếu một cách vô thức chí hướng cũng như tâm tư những người cộng sản Việt nam mà ở đó, toát ra một cách không thể che giấu, lòng tham vô độ cũng như khát vọng thống trị tuyệt đối. Trong bất cứ xã hội nào, khi một nhóm người đã chủ tâm thâu tóm toàn bộ lợi quyền vào tay mình thì xã hội đó ắt không thể tồn tại lâu dài, bởi vì từ cổ chí kim, xã hội nào cũng hình thành trên sự cộng sinh, sự cộng sinh đòi hỏi sự tồn tại cùng một lần nhiều lớp người khác biệt và do đó phải có một đường lối chính trị thích hợp để cho mọi công dân đều có quyền lao động, sống, thụ hưởng cũng như có cơ hội phát triển, điều mà ở phương Tây người ta gọi là: “Bình đẳng về cơ may cho mọi người” còn ở nước Việt trong các triều đình thịnh vượng trước đây, tinh thần đó được phản chiếu một cách nôm na trong câu: “Việc chính nghĩa cốt ở yên dân”. Nếu kẻ cầm quyền chỉ nghĩ đến mối lời của chính họ, ắt những nhóm người khác sẽ bị đẩy sang bên lề, bị tước đoạt, bị bần cùng hoá, nô lệ hoá, chịu đựng sự nhục mạ và nỗi đau khổ với các phương thức khác biệt, và như thế, con đường khởi loạn ắt không tránh khỏi.
Đừng quên rằng chính quyền Hà Nội hình thành được là nhờ ân sủng của cuộc cách mạng tháng tám. Cuộc cách mạng tháng tám thành công vì nó dựa trên hào khí của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; cảm hứng chủ yếu của phong trào này là ý chí tự chủ, sự kế tục truyền thống từ các khởi nghĩa Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Ẩu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…
Một nghìn năm nô lệ giặc Tầu, tiếp đến một trăm năm nô lệ giặc Tây, trong vô thức dân tộc, đó là một dòng chảy không ngưng nghỉ của một cuộc kháng chiến không ngưng nghỉ, dẫu rằng có những giai đoạn chìm trong bóng tối lặng câm của máu và nước mắt. Nếu ông Hồ Chí Minh không biết bắt chước (hoặc học hỏi, nói một cách văn chương hơn ) các vua xưa để đoàn kết dân chúng, làm sao có chín năm kháng chiến thành công? Nếu những người dân Việt không quên thân vì tổ quốc, làm sao có thể xẻ dọc trường sơn đi cứu nước? Các cuộc chiến tranh này chẳng là gì khác hơn sự kéo dài các cuộc chiến tranh chống xâm lăng của Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ Quang Trung. Chiến thắng Điện biên Phủ chẳng là một công trình duy nhất, là hiện tượng đơn lẻ trong lịch sử Việt nam mà nó chỉ là sự thay đổi địa dư và tên gọi của các trận thuỷ chiến Bạch Đằng, của trận chiến oanh liệt trên Gò Đống Đa. Tuy nhiên, chế độ cộng sản Hà Nội đã núp dưới bóng ngọn cờ liềm búa, với chủ thuyết đấu tranh giai cấp của Mác như một người đàn bà Việt nam cạo răng đen để lấy bộ răng có mầu cải mả và đổi bộ váy chùng sang chiếc quần. Phải nói rằng sự chọn lựa đó có tính định mệnh, kèm theo nó là các ưu thế tạm thời cùng những yếu tố phản động có tác hại lâu dài về mặt lịch sử. Số phận một dân tộc cũng giống như số phận một con người, thường bị quyết định hoặc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nằm bên ngoài ý chí của chính họ. Vì thế, chúng ta không đặt lại vấn đề: Giả sử, hay Nếu như, bởi trong thực tiễn, các danh từ này là vô nghĩa. Điều chúng ta cần quan tâm là xã hội Việt nam hiện nay, năm tháng này, bởi hiện tại và tương lai là các vấn đề khẩn cấp trong sinh tồn của một dân tộc. Nếu coi chế độ cộng sản như một thứ triều đình, để tiện so sánh với các triều đình trong quá khứ như triều Lê, triều Lý, triều Trần, thì thứ chính trị mà chính quyền Hà Nội thực thi là thứ chính trị phi nhân, bất nghĩa, tham tàn nhất trong lịch sử Việt-nam. Sáu mươi lăm năm chỉ là một chớp mắt so với vĩnh hằng, nhưng quãng thời gian đó đã bộc lộ đầy đủ quá trình thối rữa của bộ máy quyền lực mà khởi thuỷ, ra đời được là nhờ sự ủng hộ của đại bộ phận dân chúng, bởi dân chúng tin vào các tiêu chí họ nêu lên: Một chính quyền Nhờ dân, Do dân, và Vì dân.
Kiểm lại các sự kiện
Nếu sau chiến tranh, vua Trần đã quăng tráp đựng hồ sơ những người cộng sự với Tầu vào lửa để xoá đi một quá khứ nô lệ, để hoà giải mọi thành phần dân tộc, để có đủ hào khí viết nên trang sử mới cho đất nước thì ngược lại, sau năm 1975, nhà cầm quyền cộng sản đã bắt bớ, đàn áp, giam giữ, hành nhục hàng trăm ngàn binh sĩ của chính quyền miền Nam trong các trại tù khổng lồ, là tác nhân gây ra cuộc vượt biển tập thể chưa từng thấy trong lịch sử thế giới về mặt quy mô cũng như về tính tàn khốc.
Thuyền nhân!
Đó là danh từ độc đáo mà chính quyền Hà Nội đã sáng tạo ra. Danh từ này được dùng với một mật độ dày đặc trên các phương tiện thông tin toàn trái đất trong một quãng thời gian dài, từ những năm cuối thập kỷ 70, qua suốt thập kỷ 80, cho đến những năm đầu của thập kỷ 90, danh từ này mô tả cuộc di dân kinh hoàng, bằng chứng sống động về tội ác của nhà nước cộng sản Việt nam, gây phẫn nộ lẫn sự khinh bỉ một cách rộng rãi trên dư luận toàn thế giới. Danh từ Thuyền nhân sẽ mãi mãi vĩnh định trong tất cả các cuốn tự điển của nhân loại, để ghi nhận khả năng độc ác và sự man rợ của con người đối với con người, một hiện tượng được liệt kê sau các lò thiêu Do-thái của Đức và quần đảo Gu-lắc của Nga. Ở các nước châu Âu, nơi cuộc chiến tranh chống Mỹ được nêu lên như bằng cớ về tinh thần bất khuất của dân tộc Việt, thì tiếp theo đó, danh từ Thuyền nhân trở thành biểu tượng của thần tượng sụp đổ, của tội ác bị lộ diện, nói cách khác: mặt trái của tấm mề-đay.
Thời xưa, sau các cuộc chiến tranh khi nhân tài, vật lực hao tổn, các vua Lý vua Trần đã ban hành chính sách khuyến khích sản xuất, cổ vũ dân cầy để tu tạo lại xã tắc giang sơn, do đó triều đình của họ mới bền vững. Bất kể là ai, khi đã khoác long bào đều phải ghi xương khắc cốt câu này: “Chở thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân”. Cho nên, sự vỗ về dân chúng không thời nào được lơi lỏng. Một khi, triều đình quay lưng lại dân chúng, chỉ lo tham lam vơ vét cho đầy túi, chỉ lo thoả mãn lòng dục của bản thân, lúc ấy vua quan đã biến thành một lũ thú vật chỉ lo liếm láp bộ lông của chính mình, ắt giặc giã phải nổi lên khắp nơi và triều đình phải đi đến sự huỷ diệt. Nhìn lại thời Mạt Trần là thấy rõ. Tuy nhiên, từ ngày khởi lập nhà Trần cho đến năm Hồ Quý Ly đoạt ngôi là bao nhiêu năm tháng? Từ 1225 đến 1400 là 175 năm. Một trăm bảy mươi lăm năm dẫn từ vàng son đến tro bụi, đó là thời gian cho quá trình thối rữa. Khá ngắn ngủi so với các triều vua phương Bắc nhưng lại quá dài so với chế độ Hà Nội. Vào năm 1287, triều Trần tròn 62 tuổi, tướng Trần hưng Đạo còn đủ uy tín, tài lực để làm cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân Mông. Năm nay, chính quyền Hà Nội 65 tuổi, giả như bây giờ quân xâm lược kéo đến, liệu họ còn khả năng như tướng Trần hưng Đạo năm xưa? Liệu trong đám các uỷ viên ngồi quanh bàn họp bộ chính trị, ai đủ nhân cách để đứng lên hô hào dân chúng?
Không cần đọc tin tức và các bình phẩm trên các sít Internet, bởi những người sử dụng phương tiện này đã nghiễm nhiên được coi như “bộ phận tinh hoa” của xã hội, chỉ cần lắng nghe lời đám bình dân kháo nhau nơi quán xá một cách vô cùng hài hước và chua chát cũng có thể hiểu được thái độ của họ:
“Bọn Vinashin thuộc phe thằng Dũng xỉn, chắc thằng khác muốn nhoi lên trong đại hội đảng kỳ tới nên lôi vụ này ra. Nếu tính đếm, còn bao nhiêu vụ Vinashin chưa bị lòi mặt?” “Con gái thằng Dũng xỉn nắm yết hầu ngành ngân hàng, liệu bố con nó có dưới hay trên một tỷ đô-la?” “Đố các ông ai là tác giả vụ bô-xít? Thằng Dũng xỉn kí nhưng kẻ giật dây lại chính là Tô Huy Rứa. Phải chăng thằng này là hậu duệ của lão Tô Định mấy ngàn năm xưa?” “Lão Nông đức Mạnh đi đêm với bọn Tầu bao nhiêu lượt? Nghe đồn chúng nó ngầm bán đất cho Tầu lấy 5 tỷ đô-la. Tất thảy các con số công bố trên báo chí đều là con số rởm.” “Trong mười năm vừa qua, mụ Trương Mỹ Heo và gia tộc nó đã cướp được bao nhiêu đất của dân cày?” Vân vân và vân vân…
Tranh Babui (2010)
Tranh Babui (2010)
Những lời bình phẩm quanh mâm cơm, quanh ấm trà thường nhật khá đủ để đo đếm mức độ khinh bỉ của dân đen đối với kẻ cầm quyền. Như thế, so với các triều đại cũ, quá trình băng hoại của chính quyền Hà Nội xảy ra một cách quá nhanh chóng, nói cách khác, quá trình thối rữa này được tính theo cấp số luỹ thừa. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Tôi cho rằng lý do đầu tiên là sự kiêu ngạo của nhà cầm quyền Hà Nội, lòng kiêu ngạo mà chính họ tự nhận là: “Lòng kiêu ngạo cộng sản”.
Lòng kiêu ngạo cũng giống như lòng tham, làm mờ mắt con người. Mắt đã mờ thì tai cũng dễ điếc theo và trí nhớ trở nên cùn nhụt. Những người cộng sản Việt nam mắc bệnh Al-zei-mơ quá sớm. Họ ngửa mặt lên trời vênh vang hô không mệt mỏi “Chiến thắng Điện-Biên-Phủ”, đinh ninh rằng đó là thành công của riêng họ. Họ đã quên rằng Điện Biên Phủ có được là nhờ hàng chục ngàn binh sĩ dũi đất, đào hầm, kéo pháo vượt núi đèo, hàng trăm ngàn dân công khắp các miền thồ lúa gạo ra tiền tuyến. Những con người này hy sinh vì nền độc lập của dân tộc, đương nhiên, nhưng cũng đồng thời hy vọng vào một ngày mai tươi sáng khi khẩu hiệu “Người cày có ruộng” trở thành hiện thực. Kẻ cầm quyền cộng sản cũng lại quên rằng cuộc kháng chiến chống Pháp thành công là nhờ vào hàng nghìn gia đình hữu sản dốc vàng, đổ tiền nuôi tướng lẫn nuôi quân, như ông bà Trịnh văn Bô, như giám đốc nhà máy in tiền Con trâu Xanh, như bà Nguyễn thị Năm, như cụ Cửu… Ông Trường Chinh cũng như đa phần các đồng chí của ông ta từng ăn mòn bát tại nhà bà Nguyễn thị Năm, các binh đoàn liên tục đến đó đóng quân vật hết đàn bò này đến đàn lợn kia ra ngả thịt. Thế nhưng, sự thật hiển nhiên cho thấy, bà Năm là người đầu tiên bị bắn trong cải cách ruộng đất cùng cụ Cử, sau đó đến lượt hàng vạn người yêu nước khác, những người móc hầu bao lấy đến đồng xu cuối cùng để mua thóc gạo, thuốc men và quần áo gửi ra chiến trường. Về phía những người nông dân, phần cay đắng cũng không thua kém. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng khẩu hiệu: “Người cày có ruộng” cho đến ngày hôm nay, vẫn chỉ là một lời dối trá không e thẹn, và người cày, thay vì là nô điền cho chánh tổng, lý trưởng, địa chủ trở thành nô điền cho các cán bộ đảng. Vậy thì, đối với tầng lớp hữu sản, người cộng sản cầm quyền là lũ vô ơn, ăn cháo đái bát; còn đối với đám nông dân cùng khổ thì họ là kẻ lừa đảo trắng trợn không mảy may áy náy lương tâm. Những chiếc răng chó sói luôn luôn là răng chó sói, dù chúng sơn đen hay để trắng, kẻ tham tàn dù nói lời lẽ nào, vẫn là kẻ tham tàn. Hiện thực mạnh hơn mọi thứ xảo ngôn. Lá cờ búa liềm vẫn được kéo lên mỗi kỳ họp đảng, nhưng liệu còn ai tin rằng những kẻ đứng giơ tay chào lá cờ này còn là những người vô sản, đang nỗ lực tranh đấu cho các giai cấp bần cùng?
Câu trả lời sẽ là: Có! Vẫn còn những người tin vào điều đó, ấy là các con bệnh tâm thần, những ai đang sống trong trại điên Trâu quỳ, đang ở nhà thương điên Đà Nẵng, hoặc các cơ sở chữa trị tâm thần khác trên đất nước. Tóm lại, những kẻ mất trí nhớ, những kẻ đập vỡ đồng hồ từ năm Con Ngựa (1954). Hoặc những người bị bệnh Đao.
Đại bộ phận dân chúng đều biết các quan chức cộng sản giờ đây đang sống ra sao. Họ đang xuỳ tiền mở các Rì-xọt, tức là các khu nghỉ mát cao cấp để hứng khách nước ngoài, họ cưỡi máy bay sang Hồng Kông để đánh bạc và chơi gái, họ có ngân khoản khắp các nhà băng trên thế giới, từ Thuỵ Sĩ đến Oa-sinh-tơn, từ Singapore đến Băng-cốc, từ Pa-ri sang Béc-lin, con cái họ đặt mua váy cưới tại các tiệm sang nhất trên đại lộ Xăng- Ê-ly-sê, mỗi chiếc váy giá từ 130.000 đến 210.000 ơ-rô, vợ lớn vợ bé hoặc gái bao của họ cưỡi các loại ô-tô đắt tiền, các loại xe mà những người ngoại quốc làm việc tại Hà Nội hay Sài Gòn nhìn thấy phải tái mặt. Được như vậy là vì họ đã thực hiện một cách tuyệt vời câu ca: Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình!
Chỉ một câu này thôi, đủ lý giải mọi chính sách được thực thi trên đất nước từ nửa thế kỷ nay. Cho nên, xét trên phương diện tính thực dụng thì lá cờ liềm búa lúc này là thứ bùa hộ mệnh, tuy đã lợt mầu, nhưng vẫn còn hữu hiệu đối với chế độ Hà Nội. Trước hết, nó được sử dụng như loại thuốc an thần để dẫn đám dân đen vào giấc ngủ, đám dân bị tước đoạt và bị lùa ra bên lề xã hội, những nông dân bị đuổi khỏi đất đai, trở thành vô gia cư, vô điền địa, chen chúc quanh các kênh rạch bẩn thỉu của Sài Gòn hoặc các khu ngoại ô Hà Nội, làm đủ thứ nghề để tồn tại, mà trong các thứ nghề bấp bênh, khốn khổ nhằm mưu sinh, nghề làm điếm, ăn cắp là không thể tránh. Lá cờ kia nhắc nhở một cách mơ hồ rằng các quan lớn cũng đã từng có thứ dây mơ rễ má nào đó, gần gũi họ, một thứ Chủ nghĩa Dân tuý đặc biệt xảo quyệt và trữ tình. Sau nữa, lá cờ này được coi là thứ khói độc, kiểu như lựu đạn cay của cảnh sát, để làm mù mắt (dù tạm thời) những công nhân lao động đến kiệt sức để lĩnh đồng lương trên dưới một triệu đồng Việt nam, mà tiền thuê nhà trọ, nơi họ nằm xếp hàng như những con cá hộp, cũng đã mất năm trăm hoặc sáu trăm ngàn.
Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói rằng, trong nhiều trường hợp, chính trị rất giống thứ nghề cổ truyền nhất trên trái đất: Nghề làm đĩ.
Xét trên khía cạnh bản chất của sự vật thì lá cờ búa liềm bây giờ là mảnh váy nát che đậy bộ phận sinh dục lầy lữa của những người cộng sản Việt-nam. Họ tiếp tục dùng nó dù trong thâm tâm, biết rằng tấm giẻ rách này không thể che kín thân xác họ một cách lâu dài. Trong thâm tâm, họ sợ. Trong thâm tâm, họ biết rằng họ dối láo và không sự dối láo nào có thể đứng vững lâu dài. Già hay trẻ, ngu hay khôn, họ đều biết rõ rằng những năm tháng này là những năm tháng cuối cùng họ chen chúc trên chuyến tầu vét, mỗi kẻ tìm cách vơ cào vơ cấu, ngõ hầu lèn đầy túi, còn tương lai đất nước, vận mệnh dân chúng, lương tâm kẻ cầm quyền, trách nhiệm trước lịch sử, những khái niệm đó đã nằm bên ngoài mối quan tâm của họ. Hoặc là, họ chưa bao giờ với tới các ý tưởng đó, chúng là thứ quá xa xỉ đối với đời sống tinh thần của họ, những kẻ đang ngụp lặn trong tiền tài và khoái lạc. Hoặc là, khi nghĩ đến những điều đó, ngay lập tức họ sẽ hiểu rằng họ là kẻ bất khả và vì lòng tự ái luôn luôn mạnh hơn lý trí, họ sẽ cố tình lãng quên. Nếu như trong đội ngũ quan chức, còn đôi kẻ biết giữ liêm sỉ, còn đôi kẻ biết lo âu khắc khoải cho vận mệnh non sông, những kẻ đó ắt bị vô hiệu hoá. Giữa một bầy chuột đang đục khoét, con chim sẻ lạc vào ắt bị cắn phòi ruột; giữa đám chó sói, kẻ nào trái nòi, kẻ đó ắt bị phanh thây.
Bây giờ, để định danh giai cấp cầm quyền , ta cần lùi lại đôi bước trong quá khứ.
Thời cách mạng tháng Tám, người cộng sản tự nhận là vô sản, dù rất nhiều người trong bọn họ xuất thân từ đám tiểu quan lại hay hào lý, bởi lẽ tấm môn bài vô sản lúc ấy vô cùng hiệu lực, nó là tiếng kèn đồng vang dội nhất với âm sắc tương hợp và nhạc cảm quyến rũ, đủ sức lôi cuốn, vẫy gọi và tập hợp tuyệt đại đa số nông dân bị bần cùng dưới chế độ thống trị của thực dân. Những người dân cầy quả thực là động lực chủ của cuộc cách mạng này, bởi họ đã từng chứng kiến hai triệu đồng loại chết đói còng queo, xác rải dọc các con đường từ Thái Bình về Nam định, từ Nam định về Hà Nội, từ Thanh hoá vào Vinh… Những xác chết này trở thành mối hù doạ đối với họ, bởi chính họ cũng sẽ có ngày gục xuống vì đói khát. Tóm lại, sự tuyệt vọng và cái chết rình rập người dân cầy phía trước con đường. Để tự cứu mình, chỉ còn lối thoát duy nhất là vùng lên chiến đấu, lối thoát này được hình thành trong ngõ cụt, trong cơn tuyệt vọng của một đám đông. Đám đông ấy đã đi theo cách mạng để phá kho thóc, cứu đói, và cướp chính quyền. Trong con mắt dân chúng, người cộng sản lúc ấy thực sự là các anh hùng bởi họ đáp ứng một cách chính xác các khát vọng của một dân tộc nô lệ và đói khổ.
“Những anh hùng năm xưa, những người cầm cờ đỏ sao vàng vẫy gọi dân chúng làm cuộc cách mạng tháng Tám, giờ họ ở đâu?”
Chúng ta cần lặp lại câu hỏi này vì điệp khúc bao giờ cũng là phần dễ nhớ nhất trong một bài hát. Câu trả lời sẽ là: Tuyệt đại đa số các chàng trai cộng sản năm xưa đã nằm trong nghĩa trang Mai-Dịch, còn người cộng sản bây giờ thực sự là các nhà tư sản đỏ, giai cấp tư sản được hình thành một cách đặc biệt trong hoàn cảnh đặc biệt nên chưa từ điển bách khoa nào trên thế giới tìm được định danh. Giai cấp tư sản này được xác lập theo cách “truyền ngôi”. Nói nôm na là được thâu tóm các vị trí quan trọng của guồng máy quốc gia một cách vô điều kiện để làm giầu, và quá trình làm giầu của họ được đặt trên các ưu thế tuyệt đối do quyền lực. Lấy một ví dụ cụ thể, nếu như trước cách mạng, ông Đỗ Mười dắt lợn rong qua các làng cho lợn nhẩy, hành nghề thiến lợn làm kế mưu sinh, thì con rể ông từ những năm cuối thập kỷ 80 đã trở thành chủ khách sạn Bảo Sơn. Để cho khách sạn này làm ăn thuận tiện, nhà nước đã mở đại lộ Nguyễn Chí Thanh, con đường được coi là đẹp nhất Hà Nội. Chắc chắn không có gia đình tư sản nào ở Pháp được hưởng một thứ ân sủng hoàng gia theo kiểu đó. Điều này chỉ có thể xảy ra (dẫu rằng hiếm hoi) dưới các triều đại trước cách mạng tư sản, khi giai cấp quý tộc còn trong thời vàng son. Hiện tượng sử dụng tài sản quốc gia vào mục tiêu kiếm lợi cho cá nhân được coi như đương nhiên và phổ biến trong chính quyền Hà Nội. Dưới các hình thức khác nhau, hiện tượng này xảy ra trên khắp các lĩnh vực, từ các vụ mua bán khí giới cho quân đội đến các vụ đấu thầu những công trình quốc gia như cầu, đường, điện lực, từ thương mại cho đến công, nông nghiệp, từ các hoạt động văn hoá, giáo dục cho đến các nghề nghiệp phục vụ khác. Với lịch sử cá biệt như thế, giai cấp tư sản đỏ Việt nam có ba đặc tính này:
- Một: Họ không tu tạo gia sản theo lối bình thường, cũng không phải cạnh tranh như các giai cấp tư sản ở các quốc gia khác vì được sự bảo trợ của bộ máy cầm quyền, do đó họ có thể đặc biệt giầu có dù đặc biệt ngu dốt.
- Hai: Họ thường xuyên dẫm đạp lên luật pháp vì hai lẽ:
1. Luật pháp nằm trong tay cha chú họ và ở Việt-nam, bất cứ điều luật nào dù ghi trên giấy trắng mực đen cũng có thể bị bẻ queo vì các “lệnh mồm”.
2. Đặc tính “Phép vua thua lệ làng” được truyền thụ một cách vô ngôn, vì thế bất cứ kẻ nào có quyền hành cũng áp đặt quyền lực bản thân lên trên các điều luật. Minh chứng gần đây nhất là hành vi của giám đốc tập đoàn Vinashin. Đặc tính này phổ biến trên toàn cõi Việt-nam, có thể gọi nôm na: đặc tính của bọn Chánh tổng.
- Ba: Vì hình thành và phát triển dưới bóng quyền lực độc tài, họ thường xuyên có mối quan hệ với bộ máy đàn áp. Bộ máy đàn áp, tới lượt nó, không thể tránh khỏi mối liên kết với thế giới tội phạm, công cụ đặc biệt hữu hiệu trong các lò sản xuất kim tiền tại các nước kém văn minh. Do đó, giai cấp tư sản đỏ chắc chắn mang tính chất ma-phi-a. Chỉ cần nhớ lại vụ án Năm Cam xảy ra năm 2001, với vai trò thứ trưởng bộ nội vụ, tổng cục trưởng tổng cục I, tức Tổng cục chống gián điệp, Bùi Quốc Huy, tên tục là Năm Huy, ta sẽ rõ tính ma-phi-a của chính quyền tư sản đỏ Việt-nam.
Với ba đặc tính trên, giai cấp tư sản đỏ Việt-nam là sản phẩm cá biệt, vừa mang tính chất chung của giai cấp này nhưng lại kèm theo rất nhiều yếu tố dị biệt mà nhân loại không hiểu nổi. Tôi tạm đặt cho sự dị biệt này hai tính từ: tính Sân khấu và tính Lưu manh.
Sân khấu, hay nói cách khác, Đạo đức giả, vì ngoại trừ vài ba quốc gia đồng dạng như Trung quốc, Bắc Triều tiên và Cu-ba, chẳng ở nơi đâu giai cấp tư sản đứng chào cờ búa liềm và hát Quốc tế ca vô sản như đám quan lại đất Việt. Đương nhiên, ai cũng hiểu rằng họ hát theo kiểu con vẹt nhắc lại lời chủ dậy một cách máy móc, nhưng chẳng một ai đặt câu hỏi rằng: “Họ nghĩ gì khi hát những lời ca ấy?”
Phải chăng họ đã tự coi mình là loài vẹt nên không cần suy nghĩ? Phải chăng họ ngu đến mức không hiểu ý nghĩa của ngôn từ? Phải chăng họ đã quen đeo mặt nạ nên sự gian dối đối với họ trở thành tự nhiên như hơi thở? Phải chăng, từ những người lính dũng cảm năm xưa giờ họ đã rơi xuống vũng bùn của sự tham lam truỵ lạc, trở thành lũ người hoàn toàn vô sỉ và vô cảm, nói cách khác, một lũ lợn vục mõm xuống máng và chỉ còn biết duy nhất hành vi đó mà thôi?
Lưu manh, bởi vì họ đã chấp nhận thứ Chính trị lừa đảo trên với sự trơ trẽn vô tiền khoáng hậu, thực thi cuộc Dối trá tập thể này với các thủ đoạn tàn độc và hạ tiện, chẳng mảy may quan ngại công chúng. Nếu không hoàn toàn biến thành đám lưu manh, ắt họ phải hiểu rằng sự gian dối này là bất khả chấp nhận, rằng họ đang tiêu tiền giả, rằng họ đang phản bội lại nhân dân. Và sự phản bội nào cũng hứa hẹn những hiểm nguy theo luật nhân quả.
Hãy tạm đặt dấu chấm lửng ở đây, bởi sớm hay muộn thời gian cũng cho lời giải đáp. Lúc này, hãy nhìn thẳng vào thực tại và phân tích thực tại ấy vì điều đó khẩn cấp và thiết thực. Hiện thời, nhà cầm quyền Việt-nam đang ngồi trên đống vàng, họ nhìn những đoàn người đói rách, bị bóc lột đến kiệt sức, bị dồn đến cùng đường tuyệt vọng với sự sợ hãi. Vì bất cứ sự sợ hãi nào cùng dễ dàng dẫn đến bạo lực nên họ thẳng tay đàn áp dân chúng. Bộ máy đàn áp đang thuộc quyền sở hữu của họ, là vũ khí cốt lõi của nhà nước Sta-lin, nó được sử dụng một cách thường hằng. Bởi lẽ, họ biết chắc chắn rằng đám đông nghèo khổ kia chính là bản sao của họ hơn nửa thế kỷ trước, cũng như họ hơn nửa thế kỷ trước, đó là những kẻ nuôi mầm phản loạn và có ngày sẽ lật đổ ngai vàng. Nhờ nghiệm sinh mà họ hiểu được ý nghĩ của đám người này, dù những ý nghĩ đó tồn tại trong thầm lén, trong câm lặng. Nghiệm sinh là phương tiện xác tín giúp họ nhận thức. Dẫu năm tháng qua, nhưng các nghiệm sinh cốt lõi không hề phai nhạt, bởi chúng được hình thành cùng một lần với các xúc động sâu sắc, những xúc động mãi mãi ghi khắc vào trí nhớ như những nhát đục trên đá của nhà tạc tượng, sẽ định hình cho đến phút lâm chung. Họ đã trải nghiệm cùng một thứ tủi nhục, cùng nuôi cấy ý định lật đổ và trả thù, cảm thấy tận đáy sâu tâm hồn sức mạnh của hờn căm lẫn năng lượng tàn phá, cùng cảm thức về sự cám đỗ của ý muốn huỷ diệt, ý muốn nảy sinh bất cứ nơi đâu, khi con người bị đầy ải và bị tước đoạt mọi hy vọng. Họ hiểu rằng, chính đám đông phẫn nộ kia có thể làm một cuộc cách mạng khác, như họ từng làm năm 1945.
Tại sao không? Cùng là người, cùng da thịt, cùng sự khắc khoải sinh tồn, ắt không thể không phản ứng trước đàn áp và bất công.
“Vùng lên, hỡi các nô lệ ở thế gian,
Vùng lên, hỡi ai cực khổ bần hàn…”
“Vùng lên, hỡi các nô lệ ở thế gian / Vùng lên, hỡi ai cực khổ bần hàn...”
“Vùng lên, hỡi các nô lệ ở thế gian / Vùng lên, hỡi ai cực khổ bần hàn…”
Bây giờ, Quốc tế Ca đích thực sẽ cất lên trên môi những người khác, trên môi hàng triệu nông dân bị chính phủ cướp đất, hàng trăm nghìn công nhân bị bóc lột đứng dưới mưa và dưới nắng biểu tình. Những công nhân này biết chắc chắn phần cay đắng họ sẽ phải chịu vì chính phủ luôn luôn đứng về phía các ông chủ, Đại Hàn hay Trung quốc, Pháp Mỹ cũng như Tây ban Nha, mũi lõ hay mũi tẹt đều là liên minh thắm thiết của nhà cầm quyền Việt-nam, bởi vì họ đem lại cho các quan lớn các tấm vé xanh, các tấm vé làm đầy ngân khoản tú ụ của các quan ông ở ngân hàng quốc ngoại hoặc đổi lấy những thỏi vàng ròng cho các quan bà gửi vào két tại ngân hàng quốc nội. Ngược lại, dân chúng đã bị tách lìa khỏi khối “liên minh công nông” đường mật mà người cộng sản năm xưa từng hứa hẹn, hoặc nói chính xác hơn, hy vọng của họ đã tiêu biến như cát bụi cùng mớ danh từ xáo rỗng kia, dân chúng giờ đây đã trở thành những kẻ đứng bên lề, nếu không gọi đích danh là những đàn bò để quan lại vắt sữa mà đôi khi, sự ương chướng của lũ bò làm rầy rà đám người chăn dắt. Dân chúng, những người mà xưa kia cha ông họ lăn lưng vào chèn pháo hay lấy thân lấp lỗ châu mai, hoặc kĩu kịt đẩy xe thồ từ đồng bằng lên chiến trường Tây-Bắc, những người mà xương cốt của cha anh họ đã rải trắng dãy Trường-sơn để ngày 30 tháng 4 năm 1975, lá cờ đỏ sao vàng có thể cắm lên trên dinh Độc-lập, những người ấy giờ đây là “kẻ bên ngoài” đối với các quan lớn, nói cách khác, họ là những kẻ đứng bên kia đường ranh giới phân biệt giai tầng. Bởi vì:
Điều đơn giản là các con rối cuộc đời đã thay vai
Sự đổi thay này là lý do cơ bản khiến kẻ cầm quyền Hà Nội kết án ba nhà tổ chức công đoàn Tự do, hành động này không xảy ra đường đột hoặc hàm hồ mà được tính toán kĩ lưỡng và tuân theo lô-gic. Nỗi kinh ngạc cũng như kinh hoàng của dân chúng chỉ là bằng cớ về sự thơ ngây hoặc khờ khạo của họ, những người đang huyễn hoặc bởi các ảo vọng hoặc bùi tai vì sự lừa mị của ngôn từ.
Tuy nhiên, khi trở thành giai cấp tư sản, kẻ cầm quyền Hà Nội quên rằng họ đã từng là học trò của ông Mác và ông tổ này dạy rằng: “Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh ”
Nếu như trước năm Con Gà (1945), họ nhai đi nhai lại câu này mỗi ngày như dân Công giáo đọc kinh, họ tuyên truyền, hò hét khẩu hiệu này đến hụt hơi, khan giọng, thì giờ đây, cổ họng họ đã lèn ứ vàng nên lưỡi họ cứng đơ và tai họ ù điếc. Họ quên hoặc làm ra vẻ đã quên. Nhưng dù kẻ cầm quyền quên hay nhớ thì cuộc sống vẫn tồn tại với các quy luật khách quan của nó.
Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh!
Câu nói này chẳng phải là một sáng tạo độc đáo mà chỉ đơn thuần là một nhận xét khách quan. Từ cổ chí kim, từ đông sang Tây, nơi nào con người bị áp bức nơi đó họ phải đứng lên đòi quyền sống. Từ Spác-ta-quýt đến Hoàng Sào, từ những đám “Giặc châu chấu, giặc trâu trắng” xuất hiện ở đồng bằng Việt-nam nhiều thế kỷ trước đến các cuộc biểu tình của công nhân hầm mỏ ở Nam Mỹ thế kỷ XX, nơi nào và thời nào cũng có thể tìm được các bằng chứng của quy luật phổ biến.
Như thế, người cộng sản Việt nam không thể tự cho họ độc chiếm quyền đấu tranh. Họ cũng không thể triệt tiêu khả năng tranh đấu của dân chúng một cách lâu dài bởi điều đó nằm bên ngoài khả năng của họ. Sự bắt bớ các nhà báo mới gần đây, cũng như vụ đẩy ba nhà sáng lập công đoàn Tự do về tỉnh Trà Vinh xét xử là các vết mụn mưng mủ mọc trên gương mặt kẻ cầm quyền Hà Nội, triệu chứng hiển nhiên của bệnh si-đa ở giai đoạn thứ ba:
Sợ hãi!
(Còn tiếp)
© 2013 DCVOnline

Để gọi tên sự vật một cách rõ ràng (1b)

gun

Sơn Diệu Mai

Khi con người đã nhìn rõ sự thật, khi họ không còn bị huyễn hoặc bởi các trò mị dân, khi họ hiểu họ là ai và họ có thể làm chủ số phận của họ bằng cách nào. Lúc ấy, các nòng súng sẽ đổi hướng.
Sợ  hãi!
Có nhiều định nghĩa về sự sợ hãi, nhưng chúng ta không liệt kê các định nghĩa mà chỉ  phân tích một số triệu chứng lâm sàng của hiện tượng này.
 Cảm thức sợ hãi nảy sinh khi con người nhận thấy cuộc sống của họ mất đi hoặc có nguy cơ mất đi sự an toàn, an toàn cho đời sống vật chất cũng như tình cảm. Người ta sợ hãi khi giáp mặt cái chết, người ta sợ hãi khi có nguy cơ mất đi các tiện nghi: một chỗ làm béo bở, một ngôi nhà đẹp, một người tình. Người ta cũng sợ hãi trước nguy cơ bị phát giác các lỗi lầm và bị khinh bỉ: vụ án nổi tiếng ở Hà Nội nhiều năm trước đây là vụ án một phụ nữ ngoại tình dùng dao ăn đâm chết chồng khi anh này dò theo để bắt quả tang chị ta ngồi tình tự với tình nhân ở hồ Tây. Con dao đem theo là để cắt bánh mì ăn, rút cục trở thành vũ khí sát nhân, do đó vụ án này được coi là án trọng điểm, được đưa vào các bài giảng luật pháp như điển hình về sự Ngộ sát.
Sợ hãi là một cảm xúc thường hằng trong đời sống nhân loại, tuy nhiên cảm xúc ấy vô cùng phức tạp và trong phạm vi bài viết này, tôi không có tham vọng đề cập tới các khía cạnh khác nhau của nó. Vì khẳng định là động lực bắt bớ các nhà báo cũng như xử án nặng ba thanh niên sáng lập công đoàn Tự Do của chính quyền Việt Nam là sự Sợ hãi nên trong phần thứ hai của bài viết, tôi sẽ nêu lên một vài sự kiện có liên quan tới ý tưởng này.
Trước hết, có rất nhiều thứ sợ hãi. Thứ sợ hãi đơn phương khi một đối tượng tuyệt đối mạnh, tuyệt đối ưu thế, có thể thực thi quyền lực trên đối phương một cách vô điều kiện. Thứ sợ hãi song phương xảy ra khi hai đối thủ ngang tài ngang sức lần đầu đọ găng trên võ đài, vì là lần đầu chưa ai hiểu biết ai nên sự sợ hãi được chia đều cho hai phía. Theo luật tự nhiên, con người thường rơi vào tâm trạng khắc khoải hoặc hãi hùng khi đối diện với những gì nằm bên ngoài tầm hiểu biết của họ, đây là thứ sợ hãi của con chuột khi rời khỏi hang, của con nai khi lạc rừng, của dân đô thị khi vào rừng sâu và ngược lại. Thứ sợ hãi nội tại, được coi như kết quả của quá trình tâm lý xảy ra trong một cá nhân, cũng có thể biểu hiện thành hành vi, cũng có khi âm ỉ như trạng thái ủ bệnh. Thứ sợ hãi này xác lập trên cuộc đấu tranh thầm kín, đối tượng thứ nhất là lương tâm, còn địch thủ của lương tâm là chính con người cùng các hành vi của anh ta. Các cụ xưa có câu:
“Chưa đánh được người mặt đỏ như vang
Đánh được người rồi mặt vàng như nghệ”
Cách ngôn đó diễn đạt một trạng thái của thứ sợ hãi này. Nhiều kẻ sát nhân cũng trải nghiệm thứ cảm xúc ấy, dù án mạng không bị lôi ra ánh sáng.  Vân vân và vân vân…
 Chúng ta sẽ phân tích thứ sợ hãi đơn phương vì nó liên đới một cách chặt chẽ đến hiện trạng đất nước giờ đây.
Sự sợ hãi đơn phương có tính tập thể đã từng diễn ra nhiều lần trong lịch sử nhân loại. Cuộc di dân xa xưa của người Do Thái khi vượt qua Biển Chết để đi tìm miền đất hứa đã xảy ra khi dân Do Thái bị đàn áp, bị tàn sát một cách đại trà, rơi vào ngõ cụt của sự sợ hãi và tuyệt vọng, rồi chính sự hãi hùng và tuyệt vọng này đã khiến họ đủ can đảm rời bỏ Ai Cập ra đi dù cuộc ra đi ấy phải đổi bằng những mất mát lớn lao cũng như phải chấp nhận muôn vàn nguy hiểm.
Các cuộc tàn sát, săn đuổi phù thuỷ xảy ra ở châu Âu trước đây là ví dụ điển hình về sự sợ hãi đơn phương vì những nạn nhân không có cách phản ứng nào hơn là nhẫn nhục chịu đựng sự tra tấn của đám đông rồi sau cùng chết thiêu trên dàn lửa. Dưới chính quyền Stalin, hàng chục triệu người Nga bị đầy tới các trại tù ở Xi-bê-ri cũng sống trong sự sợ hãi đơn phương trước mũi súng của chính quyền Xô Viết. Sau năm 1975, hàng trăm nghìn binh sĩ miền Nam cũng như gia đình họ cũng có chung kinh nghiệm về sự sợ hãi này, bởi chính quyền Hà Nội lúc đó có sức mạnh tuyệt đối, hệt như sức mạnh của chính quyền Hít-le những năm 1941, 1942, 1943, 1944 cho đến tận tháng 2 năm 1945.
Sự sợ hãi đơn phương xảy ra khi kẻ mạnh tự cho là Thượng đế, còn các nạn nhân bị tê liệt vì hãi hùng, nói cách khác họ bị tước đi toàn bộ vũ khí tuỳ thân, kể cả vũ khí tâm lý, nghĩa là niềm tin rằng mình vô tội, rằng mình có quyền sống. Khi sự sợ hãi đơn phương đã thực thi một cách thành công quyền năng của nó trên một đám đông thì bao giờ nó cũng có một bạn đường, một trợ thủ đắc lực, ấy là một thứ tôn giáo để biện minh cho hành vi của kẻ mạnh đồng thời để nhào nặn các nạn nhân trong khiếp nhược, thứ tôn giáo này có thể khoác áo, đội mũ của vua chúa Ai Cập cổ, có thể hiện hình dưới lý thuyết thanh trừng của Giáo hội châu Âu, có thể mang hình hài “Người hùng” với Dòng máu xanh của Hít-le, có thể thổi toe toe kèn đồng biểu dương “Niềm kiêu ngạo cộng sản” của đám cầm quyền da vàng mũi tẹt Việt Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Tóm lại, không có sự sợ hãi tập thể nào thiếu yếu tố thần bí, một trạng thái “nhập đồng” cho cả hai phía, theo nghĩa tiêu cực của ngôn từ. Kẻ sắm vai Thượng đế, trong cơn nhập đồng thật sự tưởng mình là Thượng đế toàn năng. Đám nạn nhân, trong cơn nhập đồng, mất hoàn toàn lý trí và dũng khí, bị đẩy vào trạng thái trầm uất, không còn tìm được các phản ứng cần thiết để tự bảo vệ mình. Giống như kẻ say, hoặc họ không đứng lên nổi, hoặc họ loạng choạng bước trên đường vì không nhìn rõ lối đi. Tình trạng này sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian nào đó, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể, cho đến lúc cơn nhập đồng chấm dứt, kẻ sắm vai Thượng đế chợt nhận ra họ thôi là Thượng đế, các nạn nhân ra khỏi cơn trầm uất, mở to cặp mắt để nhìn kẻ thống trị mình, chợt nhận ra rằng đó cũng chỉ là một con vật đi bằng hai chân sau, và cũng như họ, có đầy khả năng khiếp nhược. Thời khắc đó, người ta đặt tên là Thoát nhập đồng. Thời khắc đó, sự sợ hãi được chuyển đổi vị trí, và căn cứ vào một số trường hợp đã xảy ra trong lịch sử, sự chuyển đổi này xảy ra như một nhu cầu tự nhiên để lấy lại thế cân bằng.
Ra khỏi cuộc chiến tranh, tôi may mắn hơn nhiều người khác vì đã Thoát nhập đồng khá sớm. Sự kiện có tính quyết định xảy ra vào mùa thu năm 1975. Trên các ngả đường từ Sài Gòn trở ra Quảng Bình, đặc biệt trên vùng đất Quảng Trị, tôi chứng kiến cảnh những người lính bị khám xét, lục soát, hạch sách, nhục mạ hệt như các nô lệ tại các khu vực được mệnh danh là: Trạm kiểm soát quân nhân. Ở các trạm này, lính phải tháo cởi ba-lô, lục lọi hành lý để trình bày trước đám nhân viên kiểm soát. Nhà nước ra lệnh cho mỗi người trong bọn họ chỉ được phép mang về miền Bắc một chiếc khung xe đạp, một con búp-bê nhựa, hai chiếc rổ rá nhựa và một chiếc chảo nhôm. Họ không được phép mang thêm các thứ hàng hoá khác bởi điều ấy sẽ là bằng chứng xác thực ca ngợi “chủ nghĩa phồn vinh giả tạo của chính quyền miền Nam”, và như thế, một cách tố cáo hiển nhiên sự nghèo khổ lầm than ngự trị bấy lâu nay trên đất Bắc.
 Quan sát cảnh tượng ấy, tôi có hai cảm xúc trái chiều, cảm xúc thứ nhất là nỗi xót xa. Nỗi xót xa đối với người thân. Tại sao lại là người thân? Điều này có vẻ khó tin với những người chỉ  sống trong cảnh thanh bình nhưng hoàn toàn dễ hiểu với tất cả những ai đã trải qua cuộc chiến tranh chống Mỹ. Quảng Bình là yết hầu của đường dây 559, trong suốt những năm chiến tranh lính qua lại các binh trạm không ngưng nghỉ, tôi luôn có dịp gần gũi, trò chuyện với các “đồng hương trẻ tuổi”, mối liên kết giữa chúng tôi nằm trong tình đoàn kết cổ truyền của người dân Việt, thứ tình cảm đã làm nên sức mạnh của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Những năm ấy, trước thế thượng phong của Mỹ trong một cuộc đối đầu không cân sức, trước tất thảy những mất mát kinh hoàng và sự gian khổ vô cùng tận, người ta phải thương nhau thực, yêu nhau thực, chia cơm xẻ áo thực mới sống nổi, người ta không thể lừa đảo lẫn nhau và đểu giả như bây giờ.
 Vì tình đồng loại thấm thía ấy, cái hiện thực phũ phàng xẩy ra mùa thu năm 1975 là một cú đấm nổ đom đóm mắt đối với tôi. Hoặc mắt tôi tối sầm vì phẫn uất, hoặc cái hiện thực kia không thể nuốt trôi: Trước mặt tôi, những người lính từng được ngợi ca suốt các năm dài là các anh hùng vượt Trường Sơn, những con người đáng yêu đầy dũng khí đó trong phút chốc trở thành những kẻ thảm hại, khiếp nhược, họ gãi đầu gãi tai xin xỏ đám nhân viên kiểm soát khi họ muốn mang thêm một con búp-bê bé tẻo tèo teo để làm quà cho cháu, hoặc chiếc rổ nhựa thứ ba để cho người chị ruột. Nhìn những gương mặt khổ sở của họ, giọng nằn nì cầu khẩn của họ, tôi có cảm giác như máu đông lại giữa tim. Tôi biết rằng con người có thể bị phản bội một cách dễ dàng, và sự phản bội có thể đến ngay vào lúc người ta không ngờ tới. Chính quyền này đã phản bội lại nhân dân quá sớm, vì âm ba của tiếng súng chưa dứt hẳn bao lâu. Cơn say chiến thắng khiến họ tự cho phép mình làm tất cả mọi điều mà không tính đếm đến hậu quả của các hành vi đó. Tôi cũng hiểu rằng các khái niệm như Đạo đức, Lương tâm, Tinh thần vị tha không thể là bạn đồng hành với kẻ nắm quyền, nhất là khi quyền lực ấy đặt trên cơ sở độc đảng.
 Trước đó vài tuần, khi đang còn ở Sài Gòn, do các mối quen biết mà tôi chứng kiến tận mắt các quan ông, quan bà dùng từng đoàn xe tải của nhà nước để chở hàng riêng về Hà Nội cho gia đình họ: Nào giường tủ, sa-lông, tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ, quạt máy, ra-đi-ô, loa thùng nghe nhạc, vải vóc quần áo và cho đến cả bát, đĩa, li tách… Cơn khát triền miên của những kẻ thiếu thốn tiện nghi trong chế độ Xã hội Chủ nghĩa được thoả mãn thả phanh.
 Không ai trách cứ họ vì điều ấy. Con người có quyền được sống sung sướng và mọi sáng tạo của nhân loại cũng chỉ nhằm mục đích làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Điều đáng hổ thẹn là: Nếu họ tự cho phép mình thụ hưởng ê hề mọi tiện nghi, hà cớ gì họ ngăn cấm người lính, hạn mức cho họ ở một chiếc khung xe đạp và một con búp-bê? Ở đây, tính độc ác và sự đạo đức giả tự lột áo cùng một lần. Cái thể chế ra rả tuyên bố nhân nghĩa; ông ổng ngợi ca sự công bằng bình đẳng té ra là một xã hội phân chia đẳng cấp khốc liệt và trắng trợn hơn bất kỳ thể chế nào khác. Cuộc kháng chiến chống Pháp cũng như chiến thắng ngày 30 tháng 4 năm 75  chẳng rơi từ trên trời xuống mà đó là các đài tưởng niệm xây trên xương cốt của lính và của dân. Tính kiêu mạn và sự độc ác của chính quyền cộng sản ngày ấy đã khởi dậy trong tim tôi cảm xúc thứ hai: sự khinh bỉ và lòng căm uất. Thứ tình cảm này, một khi đã nảy nở sẽ không ngừng phát triển theo chiều rộng cũng như theo bề sâu. Lẽ đương nhiên, con đường chống độc tài, đòi dân chủ đối với tôi là một hành trình lô-gic.
 Từ khi các ý tưởng trên nảy sinh cho đến lúc thực thụ bắt tay vào hành động đòi hỏi một quãng thời gian chuẩn bị khá dài. Tôi không sinh ra để làm nghề lật đổ, cũng không biết bắn súng hoặc sử dụng một vũ khí nào khác. Tôi không được  đào tạo để có kiến thức về quân sự cũng như về chính trị. Tóm lại, tôi là kẻ vô năng khi dấn thân vào con đường đấu tranh. Tuy nhiên, tôi hiểu rằng nhà nước Việt Nam là nhà nước cảnh sát và sức mạnh của nó là chính ở đây, đúng theo định nghĩa của Lê-nin:   “Chính quyền tựa trên nòng súng”.
 Vậy thì, để chống lại thể chế độc tài, đòi dân chủ, không có cách nào chuẩn xác hơn là đánh vào trụ cột của nó, tay chân của nó, bầy chó béc-giê hung dữ của nó: Công an. Sách lược của tôi là: Muốn chống lại kẻ thù tốt hơn cả là học hỏi chính kẻ thù ấy.
  Một con lươn bị ném vào giỏ cua ắt sẽ bị lũ cua kẹp nát. Muốn vào giỏ cua thì phải có hai cái càng cua. Do đó, văn chương đối với tôi trở nên trò chơi thứ yếu, tôi chú tâm vào học hỏi một nghề mới: Nghề công an. Nghề dò la. Nghề thám tử. Nghề chó săn, nếu muốn gọi một cách khinh bỉ, cái nghề mà ông Vũ Ngọc Nhạ đã làm xưa kia trong chính quyền ông Diệm, giờ tôi làm trong xã hội miền Bắc, cái xã hội mà tôi biết chắc chắn rằng ông Vũ Ngọc Nhạ đã kịp nhận ra chân tướng của nó, sự tàn ác, lũng nhạm, bội bạc, ti tiện hiển nhiên của nó và ông đã mang theo một khối hận trong câm lặng cho đến lúc xuống mồ.
 Trong Bộ nội vụ, tổng cục quan trọng nhất là Tổng cục I, chính danh là Tổng cục chống gián điệp, do đó, mục tiêu của tôi là ở đây.
Dương Thông. Nguồn: antgct.cand.com.vn
Dương Thông. Nguồn: antgct.cand.com.vn
Thời gian ấy, tướng Dương Thông đang giữ chức tổng cục trưởng. Tướng Dương Thông, biệt danh là “Hung thần của chế độ”, người đã trấn áp hết sức thành công vụ “Nhân văn giai phẩm” cũng như vụ “Xét lại”, đã đặt hàng loạt văn nghệ sĩ vào mạng lưới chỉ điểm, buộc những kẻ vốn được gọi là nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, hoạ sĩ… hành nghề chó săn cho chế độ với các mức trợ cấp thường niên, thường quý hoặc các loại quà bánh, bổng lộc, tuỳ theo “thành tích chó săn”. Vì tầm quan trọng của nhân vật này, tôi đã phải chuẩn bị khá lâu và chỉ nhờ sự giúp đỡ tận tình của đàn em mới có thể dò tìm được vài nét đáng chú ý trong lý lịch quan lớn.
 Sự may mắn đã xảy ra khi Việt kiều Bùi Duy Tâm tìm cách gặp tôi qua đạo diễn Trần văn Thuỷ năm I990. Tôi biết rằng đây là cơ hội vàng để tìm ra sự thật.
 Đầu năm 1991, khi ông Bùi Duy Tâm quay lại Hà Nội, tôi chấp nhận đi chơi sông Đà cùng anh em Bùi Duy Tâm, Bùi Duy Tuấn.  Nhờ cuộc hành trình ngắn ngủi này, tôi đã thu được cuốn băng mà trong đó, Bùi Duy Tâm khẳng định rằng hai lần ông ta bị bắt và cả hai lần tướng Dương Thông can thiệp để trả lại tự do cho ông ta là vì ông ta đã trả Dương Thông rất nhiều tiền: “Đó chẳng phải quà cho không”. Rằng, mối quan hệ của ông ta với Dương Thông đã phát triển tốt đẹp và điều kiện thuận lợi này cho phép ông ta tiếp xúc nhiều lần với Bộ tổng tham mưu quân đội nhân dân Việt Nam, với đích thân đại tướng Nguyễn Thị Định, nhằm bàn với các nhà lãnh đạo tối cao ở Hà Nội về việc bán kho vũ khí Long Thành, việc bán dầu thô, việc khai khoáng…
 Chuyến đi sông Đà kết thúc, tôi vừa kịp chuyển cuốn băng này ra nước ngoài thì bị bắt, tháng 4 năm 1991. Như mọi người đã biết, tội danh của tôi được hệ thống truyền thông của nhà nước tuyên bố:
 “Tội tuyên truyền chống lại nhà nước Xã hội chủ nghĩa, ăn cắp tài sản quốc gia bán cho ngoại bang. Làm gián điệp cho ngoại bang.”
 Với sự can thiệp của tổ chức nhân quyền quốc tế, đặc biệt là sự can thiệp của chính phủ Mít-tơ-răng, họ đã thả tôi ra sau gần tám tháng giam giữ, hành động vội vã đến mức không kịp làm bản Tống đạt. Sau đó, ông bộ trưởng Bùi Thiện Ngộ cử người đến nói rằng:
 “Theo luật, nhà văn Dương thu Hương có quyền khiếu kiện nhà nước, nhưng việc này chắc chắn sẽ bất lợi cho cả hai bên. Vậy, bộ trưởng đề nghị dàn xếp một cuộc thanh toán giữa nhà văn Dương thu Hương với tướng Dương Thông, hy vọng điều kiện này có thể mang lại kết quả tốt đẹp.”
Tốt đẹp? Tôi nghi ngờ danh từ mĩ miều đó. Nhưng tôi cần cuộc thanh toán với tướng Dương Thông, tôi cần đối mặt với Hung thần chế độ, tôi muốn khạc nhổ vào thứ đại diện của Sự tham lam và thói đạo đức giả, vào con béc-giê điển hình của đảng cộng sản Việt Nam. Tôi chấp nhận. Cuộc gặp giữa quan lớn Dương Thông và tôi đã xảy ra tại căn phòng nhỏ giáp  cổng vào 15 Trần Bình Trọng. Đương nhiên, tôi ghi âm và Bộ nội vụ cũng ghi âm. Đương nhiên, các đồng nghiệp của ông Dương Thông sẽ được nghe rõ ràng những lời tôi nói (bởi chắc chắn tôi đã nói rất to, nói theo kiểu chửi giữa hàng tổng, còn ngược lại, ông tướng công an lại cất tiếng nhẹ nhàng, nhẹ nhàng và run rẩy ). Tôi nói rằng:
“Sau rốt, tôi biết ông cũng chỉ là một con đĩ, một kẻ bán mình. Nhưng trên đời có nhiều loại đĩ, thảm hại cho ông, ông là loại đĩ đứng vỉa hè, loại ngả thân dưới hàng rào công viên hoặc ven cống. Bán mình cho Bùi Duy Tâm, chứng tỏ ông thuộc loại điếm năm xu.”
Mặt hung thần chế độ thâm đen, cặp môi ông ta run lật bật. Khoảnh khắc ấy, tên đao phủ sợ hãi. Khi sợ hãi, y cũng thảng thốt, nhớn nhác, thất thần như những kẻ bị tra tấn trong nhà tù. Tôi nhìn bộ mặt nhem nhuốc sần sùi của Dương Thông và nghĩ:
“Mày đã từng đẩy biết bao nhiêu người vào nhà tù, đã bầy ra trăm mưu ngàn kế để sát hại tha nhân, và bây giờ tới lượt mày run như cầy sấy. Phải chăng suốt đời mày chỉ là một con chó béc-giê và đến lúc này đây, chỉ khi bị lột mặt nạ, chỉ khi bị đẩy vào chân tường, mày mới bắt đầu thấm thía nỗi thống khổ?”
     Người thay thế tướng Dương Thông lãnh đạo tổng cục I là Bùi Quốc Huy tức Năm Huy, trước đây từng nhiều năm làm trưởng ty công an tỉnh Kiên Giang; một trong các thành tích nổi bật của ông ta khi ở địa phương là bắt được băng cướp Bạch Hải Đường; băng cướp này vốn lộng hành nhiều năm dưới chính quyền Diệm và Thiệu. Ông Bùi Quốc  Huy được lệnh của ông Bùi Thiện Ngộ gặp tôi để thoả thuận về cuộc thanh toán với tướng Dương Thông. Cuộc gặp này có sự hiện diện của đại tá Nguyễn Công Nhuận, quyền cục trưởng cục 24, tính danh là Cục điều tra xét hỏi. Ông Nguyễn-công-Nhuận là người kí lệnh bắt tôi tháng 4 năm 1991, đồng thời là trưởng nhóm hỏi cung trong suốt thời gian tôi ở tù.
Tại cuộc gặp gỡ tay ba này, tôi chơi ngửa bài với hai quan chức bộ nội vụ. Tôi nói:
  “Trong cuộc đấu tranh đòi dân chủ, tôi biết rõ rằng chúng tôi là trứng còn các ông là đá, tuy nhiên, một khi đã dấn thân, tôi phải tính toán sao cho cái chết của tôi được bù trả một cách xứng đáng. Từ nhỏ tôi đã thích câu ca này: Trạng chết chúa cũng băng hà / Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn.
 Vì lý do ấy, tôi đã quyết tâm học hỏi nghề nghiệp của các ông. Nếu các ông theo rõi tôi, tôi cũng theo rõi lại các ông. Nói cụ thể, tôi biết ông giao du với những ai trong hội Quý Mùi (Hội những người cùng sinh năm 1943 như ông Bùi Quốc Huy). Tôi biết các ông kiếm thú vui ở nơi chốn nào (ổ điếm nào và nhậu nhẹt hành lạc ra sao) và tôi biết giá tiền mỗi chai rượu các ông uống.
 Về đám lãnh đạo các ông, những thái thượng hoàng đẻ ra cái chế độ này, tôi có các cuốn băng ghi lại những bằng chứng về các sự kiện chính trị ngầm ẩn cũng như các bí mật liên quan đến đời tư của họ, nói cách khác là những tấn tuồng diễn ra nơi hậu cung chưa ai hay biết, tôi đã thực hiện các cuốn băng này vài năm trước đây, và đã gửi chúng ra ngoài biên giới. Tiện thể, tôi cũng công bố luôn các địa điểm cất giữ tài liệu: Mỹ, Pháp, Tiệp. Liệu các ông có đủ tài năng và tiền bạc để lục tung ba quốc gia ấy lên không? Tôi tin chắc là không.
Năm Huy. Nguồn: Google.com
Năm Huy. Nguồn: Google.com
Các ông mạnh đối với dân chúng trong nước, các ông bất lực ngay khi bước qua biên giới. Sứ quán của các ông lúc nhúc bọn buôn đi bán lại, chen chúc nhau kiếm tiền, đi hết chợ trời này sang chợ đen kia để nhặt xu, ngoài món lộc thường xuyên là bòn mót bóc lột đám công nhân xuất khẩu. Thế nên, tôi hoàn toàn tin rằng ở các xứ khác, các ông là bọn người bất khả, các ông không thể làm những gì bọn KGB Nga đã làm trước đây ba bốn thập kỷ. Bức tường Béc-lin đổ sụp rồi. Ở đây, các ông có toàn quyền, các ông có thể tổ chức lần thứ ba, thứ tư, thứ năm tai nạn xe cộ để kẹp chết tôi, điều đó chẳng khó khăn với các ông, cũng chẳng lạ lùng với chính tôi. Thế nên, tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để một khi tôi ngã xuống thì các tài liệu kia được bật mí, và điều đó người ta thường gọi là sự trả đũa. Cuộc chiến tranh nào cũng phải có vũ khí bí mật, đó là một trong các mưu chước tồn tại từ xửa từ xưa. Để chống lại các ông, tôi buộc phải học chính nghề của các ông. Vũ khí bí mật của tôi lấy được chính từ nghề nghiệp ấy.”
Tướng Bùi Quốc-Huy không trả lời mà lảng sang chuyện khác.
 Phải chăng, nhờ cuộc Chơi ngửa bài này mà tôi được toàn thân? Vẻ như điều đó là hợp lý.
   Cuộc nói chuyện trên xảy ra cuối năm 1991.
 Mười năm sau, ông Năm Huy ra trình toà, được ưu tiên “mang thường phục”. Lần đầu tiên, người dân Việt Nam được biết một cách chính thức đại diện quyền lực nhà nước câu kết với lũ tội phạm để tham nhũng và để sự tham nhũng trôi lọt, ra tay tàn sát chính các đồng nghiệp của mình. Do học mót được nghề “thám tử”, từ trước đó khá lâu, tôi biết rằng quá trình ma-phi-a hoá là không thể tránh đối với bộ máy cầm quyền Hà Nội. Tiện thể, cũng xin công bố rằng mới chỉ có một Năm Huy bị lộ, nhưng còn nhiều Năm Huy khác đang ẩn mình trong bóng tối. Và bóng tối đang tụ trên bầu trời Hà Nội khá dầy. Hãy nhớ lại vụ xử án đại uý công an Nguyễn Xuân Trường, một mắt xích trong đường dây buôn ma tuý xuyên quốc gia cũng như vụ thủ tiêu người lính canh gác ông ta là hiểu được một phần sự thật.
Bây giờ, đến nhân vật thứ ba, người thay thế ông Bùi Quốc Huy lãnh đạo Tổng cục I, trung tướng, thứ trưởng, đại biểu quốc hội Nguyễn Văn Hưởng tức Trần. Cũng như ông Năm Huy, Nguyễn Văn Hưởng tức Trần vốn là sĩ quan công an Quảng Ninh, do thành tích nghề nghiệp được điều lên Bộ công tác. So với ông Dương Thông và ông Năm Huy thì đây là người kẻng trai nhất, có cặp mắt hết sức “Ất Dậu”, đúng như tuổi của ông ta.
Nguyễn Văn Hưởng tức Trần. Nguồn: OntheNet
Nguyễn Văn Hưởng tức Trần. Nguồn: OntheNet
Vào những năm xảy ra nạn Thuyền nhân, bộ nội vụ đã gài ít nhất là hàng trăm điệp viên vào làn sóng di tản. Các điệp viên này sinh cơ lập nghiệp tại Mỹ từ ngày ấy, đa phần các bà đều lấy chồng Mỹ, trong những dịp “về thăm quê” họ phải báo cáo tin tức với ông tổng cục trưởng này. Một trong các địa điểm ông Trần ưa sử dụng là nhà hàng “Cây sấu” nằm trên đường Bà Triệu, dãy bên phải, cách Trụ sở Việt Kiều không xa. Nhà hàng này thuộc sở hữu của bác sĩ Thanh, đại uý quân đội, vợ đô đốc hải quân Khánh. Do công lao của đô đốc Khánh mà nhà nước chia cho họ ngôi nhà này. Để làm một hàng ăn bình thường thì “Cây sấu” thiếu các điều kiện không gian cần thiết, nhưng để làm nơi các cặp nhân tình tình tự một cách vụng lén thì đây là địa điểm tuyệt vời, vì có rất nhiều phòng riêng. Ông Nguyễn Văn Hưởng chọn nơi này để nhận tin tức của các điệp viên là hợp lý: Họ vừa có thể nhậu nhẹt, vừa có thể làm việc một cách kín đáo. Khép cánh cửa lại, quán ăn biến ngay thành phòng riêng.
Vì các vị tổng cục trưởng tổng cục I được coi là rường cột quan trọng nhất của Bộ nội vụ, nòng súng cho chính quyền tì vào nên tôi cố gắng chọn ở mỗi ông tướng một khía cạnh tiêu biểu, trước hết để trình bày tính đa dạng, khả năng phát triển nhân cách một cách phong phú của đám quan lớn cộng sản, sau nữa để người đọc đỡ nhàm chán vì phải chứng kiến mãi một nội dung. Dẫu rằng, nhìn trên tổng thể, các ông tổng cục trưởng đều có các đặc tính chung của bọn Hung thần chế độ, của đám người ngất nghểu trên đỉnh cao quyền lực, tự coi mình là Thượng đế, nhưng họ vẫn có các đặc điểm riêng, khá dễ dàng phân biệt.
 Nếu như ông Dương Thông được coi như biểu tượng của sự tham nhũng và thói đạo đức giả, ông Năm Huy như một Bố trẻ ma-phi-a thì ông trung tướng Trần có dáng dấp hào hoa hơn, ông ta có vẻ như một trai chơi (playboy ) chính cống. Đó là đặc tính của Ất Dậu (Gà trống) hay cá tính riêng của ông nghị Trần? Ông tổng cục trưởng này có một đội ngũ gái bao, mà cô gái bao già nhất, kém mã nhất là Hồ Thu Hồng, sinh năm 1960, tuổi con Chuột. Hồ Thu Hồng tuy là gái bao, nhưng lại có thẻ nhà báo, tờ báo cô ta đang điều hành là Văn hoá thể thao Sài Gòn. Như thế, cô Hồng là thứ gái bao có chữ, cao cấp hơn các chị em khác một cái đầu nên tuy kém mã nhất trong bọn  cô vẫn được trai chơi sủng ái.
Cậy mình có chữ, cô Hồ Thu Hồng mở cả một sít-internet để chửi bới những người đấu tranh cho dân chủ và trước hết, để ca ngợi ông Nguyễn Văn Hưởng: “Người đàn ông tài cao, học rộng”, người đã “yêu chiều cung phụng hết lòng” mỹ nhân.
Nỗi hân hoan cũng như sự tận tuỵ với người tình của cô Hồng là dễ hiểu, trước đây, khi còn là vợ nhà văn Trần Nhật Tuấn, cô ta chỉ là một phóng viên báo tầm thường, không đến nỗi túng thiếu nhưng cũng chưa bao giờ dư dả. Từ khi trở thành gái bao của ông Trần, cuộc đời cô Hồng đổi thay như có phép mầu, cô ta xây nhà lầu cho mình, xây nhà lầu cho bố mẹ và những người thân khác, cô ta mua hết lô đất này sang dãy nhà kia để cho thuê, rồi gửi các con sang Mỹ học… Niềm hạnh phúc lớn lao đó khiến cô ta không thể ngậm miệng, và hễ có cơ hội là phải …Rống lên vì sung sướng.
Nếu đọc lại các bài báo cô Hồng từng viết, người ta dễ dàng nhận ra điều đó. Tiêu biểu là bài viết về cảm xúc trên vùng đất nung lửa Quảng Trị Đông Hà. Khi tới miền đất này, nhà báo Hồ Thu Hồng chứng kiến nỗi khổ sở của đám dân xung quanh trong thứ khí hậu khắc nghiệt, lại tận hưởng cảm giác mát lạnh của chiếc xe hơi sang trọng mà người tình mua cho, cô ta không thể nén lòng mà phải rên lên hừ hừ vì khoái cảm. Khi cơn khoái cảm lắng dịu, cô Hồng tiếp tục thốt lời tri ân nồng nhiệt với “chàng tài cao học rộng” Nguyễn Văn Hưởng tức Trần. Đọc bài báo này, tôi không khỏi mỉm cười vì liên tưởng đến hình ảnh một con gà mái đang chịu trống, con trống thì im lặng cong lưng, dướn cổ trong cơn khoái lạc, còn con mái lại kêu quang quác để khắp bốn bề rào dậu làng xóm cùng nghe.
Ở đây, cần phải nói rõ rằng tôi không thành kiến với nghề gái bao. Gái điếm và gái bao là những nghề cổ lỗ nhất trong lịch sử nhân loại. Đừng đóng vai đạo đức giả thì phải xác nhận rằng ở đâu có Cầu, ở đó có Cung, nghề gái điếm cũng như gái bao tồn tại trong mọi thời đại và mọi nơi chốn vì thời nào và ở đâu cũng có những người đàn ông không đủ điều kiện thành lập gia đình, hoặc có gia đình nhưng bất hạnh với vợ, hoặc vợ họ không đủ sức giải phóng cái dung lượng nhục dục tồn tại trong cơ thể họ như một hoả diệm sơn…
Hồ Thu Hồng. Nguồn: OntheNet
Hồ Thu Hồng. Nguồn: OntheNet
Tóm lại, tôi không quan tâm đến nghề gái bao, nhưng tôi quan tâm đến tiền bao gái. Vì ở đây, kẻ trả tiền là một bậc lương đống triều đình, kẻ có đầy đủ quyền năng và mánh khoé để rót các thứ quỹ quốc gia sang tài khoản đám mèo cái thoả mãn phần dưới rốn của y. Hồ Thu Hồng sinh năm 1960, đằng trước lắp hai túi bọt biển, đằng sau mông độn si-li-côn, mắt một mí đi mỹ viện cắt thành hai mí, nói đích xác cô ta chưa bao giờ là một mỹ nhân, vậy mà còn được hưởng sự “yêu chiều cung phụng” thả phanh như chính cô ta thú nhận, vậy còn các cô khác, các em trẻ trung hơn, xinh đẹp hơn? Các em sinh năm 1970, 1973 và  nhất là 1975, da thịt nõn nường hơn, xôi oản đều là của thật chứ không phải đồ giả, mắt hai mí long lanh do cha sinh mẻ đẻ chứ không nhờ dao kéo thẩm mỹ viện can thiệp vào, những em ấy ắt phải được “yêu chiều cung phụng trăm lần hơn”, bởi theo nghề chơi, thuyền nổi khi nước nổi.
Để sòng phẳng với luật chơi, để không hổ mặt đấng mày râu, ắt trai chơi Nguyễn-văn-Hưởng phải làm đầy hầu bao đám mỹ nhân.
Tiền ấy moi từ đâu ra? Phải chăng lương trung tướng cộng với lương ông nghị đủ trang trải tất thảy các chi phí, đủ xây hàng loạt nhà lầu cho đám mèo và bố mẹ họ, đủ mua hàng loạt ô-tô đờ-luxe cho các cô nương? Trong các bạn đọc liệu có ai hành nghề kế toán hay không? Nếu có, xin nhờ các vị làm giúp bài toán. Môn toán, là môn điểm kém nhất trong học bạ của tôi, từ cấp một đến cấp ba.
 Phần trên, tôi giới thiệu ba gương mặt quyền lực của Bộ nội vụ để bạn đọc hiểu rõ vì sao  các quan chức công an càng ngày càng biến thành bọn tội phạm, bọn trộm cướp, đúng như câu ca của các cụ xưa:
“Con ơi, mẹ bảo con này,
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”
Tuy nhiên, tôi không có ý nói rằng toàn thể các sĩ quan công an đều là bọn ma-phi-a, là quân cướp. Bởi, nói như vậy là vu khống, là hàm hồ. Nói điêu thì trước hết, kẻ nói phải chịu hình phạt theo luật nhân quả. Trong đám công an, không thiếu những người trung thực, theo ngôn ngữ bình dân, người Tử Tế, chỉ có điều họ đã trở thành thiểu số và họ gần như vô năng. Đó là những gì tôi trải nghiệm.
Năm 1991, nhà nước cộng sản bắt tôi. Người ký lệnh là đại tá Nguyễn Công Nhuận. Thời gian tôi ở tù cũng chính ông Nhuận điều hành nhóm ba người hỏi cung. Thời gian này được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn hỏi cung và giai đoạn xin cung.
Hỏi cung là việc thông thường đối với các tù chính trị. Mục tiêu nhằm tìm xem tôi liên lạc với ai, ai là kẻ chỉ huy tôi, ai là kẻ gây ảnh hưởng với tôi thậm chí khống chế tôi. Điều này dễ hiểu. Những người đàn ông Việt Nam, công an cũng như không công an, trong sâu thẳm tâm hồn, họ khinh bỉ đàn bà, họ coi đàn bà là bọn đầu óc nông nổi, chỉ hành động vì ngu ngốc và bị xui khiến. Công an, cái nghề của bạo lực, thứ định kiến này càng mãnh liệt hơn. Thế nên, các cuộc hỏi cung nhiều khi dẫn đến …tay bo. Nói cụ thể là có lần, tôi chồm lên với ý định thoi vào giữa mặt ông đại tá này. Tuy nhiên, giai đoạn hỏi cung thực sự kéo dài không quá lâu bởi sau rốt, dẫu đặt cả nghìn lần một câu hỏi thì họ cũng chỉ được nghe câu trả lời duy nhất của tôi là:
“Tôi là kẻ chủ tâm đòi dân chủ và tôi sẽ chống chính quyền cộng sản cho đến phút cuối cùng. Chính tôi rủ rê, tuyên truyền người khác đi theo tôi, tôi dạy họ căm thù và khinh bỉ đảng bởi đa phần những người lớn tuổi hơn tôi đã gắn bó với chính quyền này trong những năm kháng chiến chống Pháp nên họ không nỡ hoặc chưa nỡ dứt tình. Tôi không có mảy may chút tình nào với bọn cầm quyền, tôi chủ tâm tiêu diệt họ.”
 Như thế, chẳng còn lý do gì để nhai mãi một thứ bã trầu đã hết nước. Vả chăng, qua mấy tháng ròng rã, ông đại tá Nguyễn Công Nhuận đã hiểu tôi là ai, và vì thế, ông ta bèn chuyển sang giai đoạn xin cung.
Xin cung? Vì sao lại xin cung? Nghe có vẻ huyênh hoang khoác lác. Thực chất, tôi chưa tìm được danh từ nào tương hợp hơn. Tôi sẽ lý giải điều này ngay bây giờ.
Ngày họ bắt tôi, ông Mai Chí Thọ đang còn là bộ trưởng, nhưng khi tôi đang ở trong tù thì ông này mất chức và ông Bùi Thiện Ngộ lên thay. Mai Chí Thọ hồi trẻ là trương tuần, đánh  chết dân, sợ Tây bỏ tù nên trốn đi làm cách mạng. Được anh là Lê Đức Thọ nâng đỡ nên nhẩy về nắm bộ nội vụ. Vốn không có nghiệp vụ, lại hống hách nên ông ta bị các sĩ quan công an  các cấp vụ, cục vừa khinh bỉ vừa căm tức. Đã thế, Mai Chí Thọ ngang nhiên bổ nhiệm Lê Tẩu, tài xế xe riêng của ông ta lên vị trí Tổng cục trưởng tổng cục hậu cần.
 Lê Tẩu là ai, về mặt chính danh, y là lái xe riêng của Mai Chí Thọ. Trên thực tế, y là kẻ tay chân tâm phúc, kẻ chuyên đưa ông ta đi săn, đi nhậu và dẫn gái về cho “thủ trưởng xài”. Tổng cục hậu cần là tổng cục “quyền sinh quyền sát” trong lòng bộ nội vụ, chẳng những nó nắm các nguồn tài chính quan trọng liên quan đến nghề “cảnh sát” mà nó còn nắm hạ tầng cơ sở, khâu thiết thực nhất đối với đời sống các quan chức: Nhà đất. Từ các khu tập thể đắt tiền dành cho các sĩ quan cao cấp cho đến các khu cao tầng ít tiện nghi hơn dành cho sĩ quan cấp thấp đều nằm trong tay Lê Tẩu, một mình y có quyền phân phối.
 Vốn là tên lưu manh, vô học, bỗng chốc nhẩy lên đầu lên cổ mọi người, Lê Tẩu thực thi quyền lực dưới hai áp lực tâm lý: thói tàn ác của một thằng chánh tổng và mặc cảm của kẻ hèn hạ, ngu dốt mới được đổi đời. Vì lẽ đó, ai nịnh nọt y, ai chịu cúi luồn đút lót y đều được phân phối các căn hộ đắt tiền, tại các khu sang trọng, ngược lại, kẻ nào khiến y ngứa mắt, dù dày công hãn mã, dù hiển nhiên được ưu đãi theo chính sách cũng đều bị hất cẳng ra ngoài.
 Tóm lại, Lê Tẩu hành xử bất lề luật, ngang ngược đến mức đám sĩ quan trong bộ phẫn nộ đâm đơn khiếu kiện, đó cũng là một trong các nguyên nhân buộc Mai Chí Thọ rời võ đài.
 Trong thời gian lãnh đạo tổng cục hậu cần, ngoài việc chèn ép các sĩ quan trong bộ, những người mà y biết rằng kiến thức văn hoá cũng như chuyên môn vượt hơn y năm bẩy cái đầu, Lê Tẩu còn lợi dụng chức quyền để chiếm đoạt công quỹ, chuyển thành các biệt thự và các lô đất của riêng y, bất động sản của y rải rác từ Sài Gòn cho tới Vũng-tầu không kể các cơ sở sẵn có tại Hà Nội. Quá trình “bốc vàng” không thể thực hành một cách nhanh chóng nếu không có đội ngũ chân tay của y, bọn tội phạm được tuyển chọn và trả công hậu hĩ. Tài sản của Lê Tẩu không chỉ rút từ ngân quỹ quốc gia nhưng còn rút từ máu những người dân thường, những người dám cưỡng lại sự chiếm đoạt và các nhà báo theo rõi y. Tôi cho rằng hiện tượng Lê Tẩu là hiện tượng đậm đà bản sắc chế độ cộng sản, nơi mà quyền lực được thực thi theo cách “bố thí”, bất kể lề luật hay sự thẹn thùng. Một tên lưu manh vô học chỉ nhờ công hầu hạ chủ nhân, chỉ nhờ thành tích tu tạo được mảnh vườn nuôi hổ, nuôi trăn và nuôi cá sấu cho quan thầy Mai Chí Thọ đã được trả công bằng một chức vụ có thể khuynh loát biết bao nhiêu người tài năng hơn, tất nhiên, những cũng còn thực lòng tận tuỵ với chế độ hơn.
Vì lẽ đó, khi Mai Chí Thọ ngã ngựa, đám sĩ quan cao cấp bộ nội vụ khao khát trả thù, họ muốn tìm chứng cớ để đưa Lê Tẩu ra toà, muốn thằng lưu manh từng nhục mạ họ phải ngồi bóc lịch trong nhà giam. Đại tá Nguyễn Công Nhuận là một trong số các sĩ quan ấy. Biết tiếng Anh và tiếng Pháp, là người trực tiếp hỏi cung các phi công Mỹ trong chiến tranh, ông đại tá này được liệt vào loại trí thức dày công hãn mã trong Bộ nội vụ. Bị một thằng ma-cô thất học, viết tiếng Việt chưa chỉnh, nửa câu tiếng Tây bồi cũng không biết, ngồi trên đầu trên cổ hà hiếp mình nên ông ta “nuôi một khối căm hờn” trong dạ. Vì lẽ đó, suốt mấy tháng ròng, ông Nhuận tìm cách thuyết phục tôi cho ông ta các chứng cớ để có thể buộc Lê Tẩu ra trước vành móng ngựa. Tôi dùng từ: Xin cung ở đây vì lẽ ấy.
Theo sự nhận định của tôi, ông Nguyễn Công Nhuận cũng như một số đồng liêu của ông ta là điển hình của giới công chức: trung thực nhưng bảo thủ, họ tin đinh ninh rằng phục vụ một lý tưởng tốt đẹp và chúi mũi vào làm việc theo các sơ đồ cho sẵn. Họ thiếu sự linh hoạt cũng như thiếu óc quan sát, họ không biết rằng thế giới đã đổi thay, rằng trong đám thượng cấp, hạ cấp và đồng cấp của mình biết bao kẻ đã thối rữa, đã biến hình, đã trở thành tội phạm. Khi họ mở được mắt ra nhìn sự vật thì đã muộn màng. Thế nên, dù là những người có nghiệp vụ điều tra xét hỏi, mà họ chẳng có nổi một manh mún chứng cớ trong tay. Họ đã đánh mất cơ hội, họ quá chậm chân. Dù thành thục trong nghề, dù tài ba lỗi lạc mà lỡ thời cơ thì cũng bại. Cổ nhân dạy: Thời gian là vàng, cơ hội là kim cương. Chẳng sai một ly. Tôi nhìn thấy tóc ông đại tá bạc đi từng ngày trong cuộc đấu tranh vô vọng. Dù động cơ hành động của ông Nhuận là vô cùng chính đáng, và trong lòng có sự đồng cảm nhưng tôi cũng không thể Cho cung ông ta. Bởi tôi biết một cách đích xác rằng, ông Nhuận cũng như các sĩ quan cùng phe nhóm không đủ mạnh để chống lại băng ma-phi-a Mai Chí Thọ và Lê Tẩu. Vì không đủ mạnh, họ sẽ không thể bảo vệ được các nhân chứng. Nếu tôi mềm lòng mà cung cấp tin tức cho ông Nguyễn Công Nhuận, lũ tội phạm sẽ thủ tiêu họ như chúng đã từng thủ tiêu nhiều người khác trước kia.
Sau rốt, điều tôi có thể làm được là chấp nhận gặp Mai Chí Thọ. Trong cuộc gặp ấy, ông Nguyễn Công Nhuận ngồi im để nghe tôi sỉ nhục thượng cấp, kẻ thù của mình. Tôi có đủ chứng cớ, tôi có thừa lòng khinh bỉ, tôi lại không thiếu lời lẽ để khạc nhổ lên bộ mặt của tên sát nhân này. Ông đại tá hẳn rửa được một phần nỗi uất hận. Với tôi, đó là trò giải trí nhẹ nhàng. Nói theo giọng người dân Quảng-bình: “Không mất gì của bọ mà lại được lòng lối xóm, bọ mần ngay!”
 Nhìn toàn cục, trong chế độ cộng sản, sự thối rữa nhân cách của các quan chức là không thể tránh. Một khi đã trở thành quân ăn cắp, ăn cướp, kẻ truỵ lạc, tên sát nhân, ắt đám người này phải ra khỏi cơn nhập đồng. Họ biết rõ họ là ai. Thực hành quyền lực của Thượng đế trong khi biết rõ bản thân là con vật bẩn thỉu, họ phải sống một cách phân thân. Phức cảm của sự phân thân thường dẫn đến hai trạng thái:
 -          Sự cường điệu, sự khoa trương, sự lên gân khi đeo mặt nạ trước dân chúng.
-          Sự sợ hãi một cách thầm kín, và cùng với sự sợ hãi này, các toan tính cho tương lai.
 Năm 1989, tại đại hội nhà văn Việt Nam lần thứ V diễn ra tại nhà quốc hội Ba Đình, ông Dương Thông lên diễn đàn, tay giơ lên chém xuống, giọng oang oang hùng hổ, không nói mà hét để đe nẹt công chúng: “Có rất nhiều văn nghệ sĩ nhận tiền của bọn phản động nước ngoài. Rồi an ninh sẽ làm việc với họ.”
   Ông Dương Thông không hiểu rằng những lời hù doạ một cách thậm xưng lẫn thái độ khoa trương của ông ta ngay lúc ấy đã khiến tôi ngờ vực. Nỗi ngờ vực ấy mau chóng biến thành xác tín dưới ảnh hưởng của linh cảm. Do đó, tôi quyết định thực hành cuộc ghi âm với việt kiều Bùi Duy Tâm. Bà ngoại tôi dạy tôi câu ca này: “Gái đĩ thì già mồm”. Tôi tin lời dạy của bà tôi và nhờ thế, tôi đã tìm ra bộ mặt thật của Dương Thông.
  Đối với thế giới, uy tín của chính quyền cộng sản Việt Nam đã mất từ lâu, mất một phần khi xảy ra cuộc chiếm đóng Căm-pu-chia, mất toàn phần khi làn sóng thuyền nhân tràn lên các đại dương và xác chết của họ trôi khắp bãi bờ các quốc gia khác. Với dân chúng trong nước, giờ đây họ thôi là nhà cầm quyền vĩ đại.
 Sự thoát đồng đã xảy ra từ rất lâu, họ thôi là thượng đế và dân chúng thôi là những con nộm bị điều khiển bằng thứ tôn giáo do kẻ cầm quyền sáng tác. Dân chúng đã nhìn rõ bản mặt của họ: những con vật đi bằng hai chân, những con vật tham tàn, những con vật đang run sợ vì sự tham tàn của chúng không còn được bóng tối che đậy. Nhà cầm quyền Hà Nội lúc này chỉ còn tin vào nòng súng. Nhưng bất kỳ kẻ cầm súng nào cũng có lúc chết vì chính thứ vũ khí mà họ sử dụng. Bởi vì, chẳng có thứ vũ khí nào tự động nhả đạn. Vũ khí nào cũng cần bàn tay của con người, dù là bàn tay bấm nút chiến tranh hạt nhân hay bàn tay cầm dao găm, súng lục.
Khi con người đã nhìn rõ sự thật, khi họ không còn bị huyễn hoặc bởi các trò mị dân, khi họ hiểu họ là ai và họ có thể làm chủ số phận của họ bằng cách nào. Lúc ấy, các nòng súng sẽ đổi hướng.
© 2013 DCVOnline

Phát triển và Đảng Cộng sản: Căng thẳng xã hội ở Việt Nam

Bảo Anh chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Elliot Brennan, The Interpreter
Cuối tháng trước, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Wang Yi đã gặp với người đồng cấp Việt Nam, Phạm Bình Minh . Thông điệp của ông Wang là cải tiến toàn diện quan hệ giữa hai nước Việt-Trung. Tất nhiên, điều này cũng có ý nghĩa vì đây hai nước xã hội chủ nghĩa cuối cùng còn lại trên thế giới.
Tuy nhiên, ngoài ý thức hệ, hai nước này còn chia sẻ nhiều thứ khác nữa.
Ảnh: Flickr/Jeannie ZakharovCả hai nước đang cố gắng làm dịu bớt căng thẳng xã hội và kiềm chế các tác động của mạng xã hội cũng như các cuộc chiến lâu dài như ổn định tăng trưởng kinh tế, cải cách thị trường, tranh chấp đất đai và áp lực quốc tế về các vấn đề nhân quyền. Thực tế thì Trung Quốc có thể học hỏi được rất nhiều từ những căng thẳng xã hội tại Việt Nam.

Hiện nay có cuộc tranh luận nóng bỏng diễn ra trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam và các cuộc tranh luận công khai diễn ra tại quán cà phê và các trang mạng truyền thông xã hội. Vấn đề tranh cãi chính là hướng phát triển đất nước – giữa những người muốn tăng cường sức mạnh hệ thống của Đảng và những người muốn có một hệ thống dân chủ và đa nguyên. Triển vọng của nền kinh tế là tâm điểm của cuộc tranh luận này.
Nền kinh tế của Việt Nam đã bị đình trệ và phải vật lộn để cạnh tranh với các thị trường lao động có mức lương thấp hơn như Bangladesh và Miến Điện, đồng thời nền kinh tế nước này cũng đã bị cắn lại bởi những chính sách cải cách vụng về. Tháng Mười năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xin lỗi vì những ‘yếu kém’ trong cách quản lý nền kinh tế. Và hồi tháng Sáu vừa qua, ông Dũng – người đang lâm vào cuộc chiến quyền lực với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang – đã sống sót sau cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội. Uy tín của ông Dũng đã lung lay sau lần nhận trách nhiệm đối với tình trạng bất ổn kinh tế nhưng ông vẫn tiếp tục giữ chức thủ tướng.
Ông Dũng có tham vọng rất lớn cho nền kinh tế của Việt Nam và tìm cách cải cách theo mô hình kinh tế của Hàn Quốc. Tuy nhiên, tham vọng thiết lập các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) theo mô hình tập đoàn tư nhân Hàn Quốc của ông Dũng đã thất bại một cách rất công khai. Thay vào đó, các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam mở rộng sang lĩnh vực mà họ có rất ít chuyên môn và điều này đã dẫn đến các món nợ khổng lồ. Kết quả là các ngân hàng cho doanh nghiệp nhà nước vay tiền bây giờ đang ngồi trên các khoản nợ xấu mà theo ước tính đến tháng Năm thì con số này lên đến 15% tổng dư nợ. Tình trạng bất ổn này được phóng đại bởi một nền kinh tế trì trệ và vấn đề tham nhũng ngày càng xấu đi. Tất cả những vấn nạn này không thu hút thêm đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và dễ dẫn đến tình trạng bất ổn xã hội.
Tần số các cuộc biểu tình đã tăng lên trong những năm gần đây. Đáng lo ngại hơn, các cuộc biểu tình có xu hướng trở thành bạo lực. Cả hai bên lực lượng an ninh và người biểu tình đều muốn sử dụng các chiến thuật tấn công mạnh mẽ hơn. Giữa lúc hợp đồng thuê đất 20 năm do chính phủ ký vào năm 1993 đến lúc hết hạn vào năm nay, việc nhà nước thu hồi đất đai đã trở nên phổ biến và tiếp tục tạo ra nhiều cảnh bạo lực hơn. Mìn và vũ khí tự chế đã được nông dân sử dụng chống lại lực lượng an ninh. Trong khi đó, việc chính quyền Việt Nam bắt và giam giữ người biểu tình và bất đồng chính kiến ​​cũng đã tăng lên rất nhiều.
Blogger, nhà báo và các nhà hoạt động xã hội tiếp tục bị chính quyền Việt Nam bắt giam. Theo báo cáo thường niên về tự do báo chí của tổ chức Phóng viên Không Biên giới, Việt Nam xếp hạng 172 trên tổng số 179 nước vào năm 2013, trượt 7 địa điểm so với năm 2010. Hiện nay Việt Nam chỉ đứng một bật trên Trung Quốc. Tuy nhiên, bất chấp sự đàn áp và kiểm duyệt, một loạt các tiếng nói bất đồng chính kiến ​​tiếp tục xuất hiện trên nhiều trang mạng Internet.
Việc gây chú ý nhiều nhất trên các trang mạng xã hội là “Kiến nghị 72”, gồm chữ ký của 72 học giả – trí thức và luật sư đề nghị cải cách hiến pháp và gửi cho chính phủ vào tháng Hai năm 2013.
Kiến nghị kêu gọi chính phủ mở một diễn đàn để thảo luận công khai về hiến pháp, yêu cầu bỏ Điều 4 (trong đó khẳng Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo đất nước) và thực hiện các thay đổi cần thiết về sở hữu đất đai tư nhân. Trong thực tế, kiến nghị này yêu cầu một hệ thống đa đảng. Sự lây lan của bản kiến nghị thông qua các trang blog và mạng xã hội trong một môi trường mà truyền thông nhà nước kiểm soát tất cả thông tin thì nó cũng nói lên được phần nào về vai trò của nghị định cấm chia sẻ thông tin mà chính phủ vừa đưa ra.
Ngày 1 tháng Chín vừa qua, sau các cuộc biểu tình công khai được dẫn dắt chủ yếu bởi các trang blog và mạng xã hội, chính phủ Việt Nam đã đưa ra Nghị định 72, trong đó quy định rằng các trang mạng và blog xã hội chỉ nên được sử dụng để truyền tải thông tin cá nhân và không được sử dụng để chia sẻ các bài báo khác. Nghị định có nhiều điều khoản mơ hồ đã bị nhiều nhóm nhân quyền lên tiếng chỉ trích, và nhiều người cho rằng nghị định này được sử dụng nhằm chống lại các blogger và những người sử dụng mạng xã hội. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào nghị định này có thể buộc người dân im miệng, nếu không muốn nói là nó có khả năng phản tác dụng.
Cách thức để giải quyết những căng thẳng xã hội nằm trong chính sách cải cách chính trị rộng lớn hơn và tăng cường tự do hóa kinh tế, điều mà Việt Nam đang cố gắng thông qua trong lần sửa đổi Hiến pháp 1992 này. Việc sửa đổi nhằm mục đích đem lại lợi ích lớn hơn từ kế hoạch tập trung theo kiểu Xô Viết sang nền kinh tế thị trường theo định hướng [xã hội chủ nghĩa]. Cùng với các cuộc tranh luận về cải cách đất đai, cải cách hiến pháp lần này hy vọng sẽ giúp tự do hóa kinh tế nhiều hơn.
Tuy nhiên, nếu mở ra cuộc tranh luận này thì chính phủ dường như đang mở ra một hộp âm nhạc nhiều giai điệu. Kế hoạch cải cách từng phần của chính phủ đã dẫn đến các cuộc kêu gọi Việt Nam thay đổi hệ thống độc đảng. Mặc dù các biện pháp của chính phủ trong việc xoa dịu tâm lý quần chúng – chẳng hạn như thời hạn ba tháng để tham vấn về việc sửa đổi hiến pháp – nhưng phản đối tiếp tục còn vang dội.
Sự tương đồng giữa Trung Quốc và Việt Nam không phải khó để nhận ra. Cả hai nước đang vật lộn với dân số bất ổn ngày càng tăng và các cuộc chiến dai dẳng giữa tăng trưởng và ổn định ngày càng nhiều. Giữa lúc cả hai nước đang ngày càng nhận thức ra điều này thì không thể không quan tâm lẫn nhau.
Elliot Brennan là một nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu Chính sách An ninh và Phát triển (Thụy Điển) và là nghiên cựu sinh không thường trú tại Diễn đàn Thái Bình Dương – Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Hoa Kỳ).
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2013 – www.phiatruoc.info

Đổi mới, Cải cách và Cách mạng

Nguyễn Trần Bạt
Trích từ Chungta.com/Book Hunter
Đổi mới, cải cách và cách mạng là ba phạm trù khác nhau để miêu tả một sự thay đổi, mặc dù người ta rất hay nhầm lẫn trong việc sử dụng chúng. Nói đúng hơn, đổi mới, cải cách và cách mạng là ba phương thức để tạo ra sự thay đổi ở ba mức độ khác nhau và trên những phạm vi khác nhau.
Trước hết, cần phải hiểu đổi mới là quá trình mang tính chủ động, nằm trong quy luật vận động và phát triển tự thân của sự vật. Điều này có nghĩa đổi mới là một công việc diễn ra hằng ngày. Bất kỳ sự vật, hiện tượng, cá nhân, cộng đồng và dân tộc nào cũng luôn luôn trải qua quá trình đổi mới như là bản năng để tự thích nghi với những thay đổi của môi trường sống. Câu nói rất nổi tiếng của Heraclite “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” đã nói lên tinh thần này. Vì thế, đổi mới ít nhiều hàm nghĩa vận động, tức là sự vật, hiện tượng, cá nhân, cộng đồng, dân tộc và thậm chí cả thế giới muốn phát triển bình thường cần phải đổi mới thường xuyên và tự đổi mới. Một hệ thống đạt được tiêu chí này là đạt đến tiêu chuẩn đầu tiên và quan trọng nhất để được công nhận là hoàn thiện và tối ưu.
Khác với đổi mới, cải cách là một biện pháp được thực hiện để giải quyết những đòi hỏi của thực tiễn với mục tiêu rõ ràng, chương trình cụ thể và yêu cầu phải hoàn tất trong một thời gian nhất định. Cải cách còn có thể hiểu là sự điều chỉnh lớn đối với các cấu trúc chính trị, văn hóa của xã hội, cần phải có sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng xã hội. Do đó, cải cách sẽ tạo ra những thay đổi mang tính hệ thống hơn, trên quy mô rộng lớn, sâu sắc cũng như triệt để hơn về mức độ. Trong một số trường hợp, nó còn dẫn tới cả những thay đổi về tư duy hành động cũng như định hướng phát triển. Điểm giống nhau căn bản giữa đổi mới và cải cách là tính có kiểm soát, hay tính có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, rất khác với đổi mới, cải cách không thể là một công việc diễn ra hằng ngày, nó có thể tạo ra ít nhiều xáo trộn cùng những hậu quả không mong đợi. Vì thế, nó chỉ được thực hiện dựa trên những nghiên cứu và cân nhắc thấu đáo về mục đích, hậu quả, và người ta cần phải đủ dũng cảm để chấp nhận cái giá phải trả cũng như đủ bản lĩnh, đủ lòng tin để khắc phục những hậu quả ấy.
Khác với đổi mới và cải cách, cách mạng, hiểu theo nghĩa căn bản nhất, là sự thay thế cái cũ bằng một cái mới tiến bộ hơn. Nguyên nhân dẫn đến những cuộc cách mạng không phải là tính biệt lập hay chậm phát triển của thế giới, mà chính là một xã hội phi dân chủ, một xã hội đạo đức giả, một xã hội độc tài. Tại sao? Bởi tất cả những nhân tố này đã dẫn đến những tích tụ trong đời sống và trong xã hội cái được gọi là mâu thuẫn. Đến lượt mình, các mâu thuẫn ấy tạo ra sự bùng nổ. Sự bùng nổ của các mâu thuẫn được gọi là cách mạng. Như vậy, diễn đạt theo một cách khác, cách mạng là quét sạch cái cũ và tạo tiền đề cho cái mới xuất hiện và phát triển. Trước đây, các cuộc cách mạng có ý nghĩa vì nó giải quyết một loạt các vấn đề tích tụ của xã hội và tạo ra ảnh hưởng đối với tiến trình phát triển của nhân loại, nhưng giờ đây, càng ngày nó càng mất dần vai trò của mình, trở thành một hiện tượng tiêu cực.
Mặt khác, con người luôn có khuynh hướng lạm dụng tính ổn định tương đối của đời sống nên đã không đổi mới kịp thời, và do đó, khi các vấn đề của xã hội tích tụ đến một mức nhất định sẽ dẫn đến cách mạng. Khi không còn chịu được sự lạc hậu về chính trị, người ta phải làm cách mạng xã hội. Khi không còn chịu được sự lạc hậu về mặt kinh tế, người ta làm cách mạng kinh tế, và khi không chịu được sự lạc hậu về khoa học kỹ thuật, người ta tiến hành cách mạng khoa học kỹ thuật. Trong bất kỳ trường hợp nào, cách mạng, luôn là kết quả của quá trình khất lần sự đổi mới đời sống và các mặt của đời sống; nói cách khác, cách mạng là kết quả của sự khất lần lười biếng và hèn nhát của các yếu tố chính trị.
Mặt trái cơ bản của cách mạng là tạo ra sự đứt gẫy các cấu trúc, đặc biệt là cấu trúc văn hoá. Cách mạng phá vỡ tính liên tục của các thói quen văn hoá, các thói quen sinh hoạt của đời sống. Để khâu vá những đoạn đứt gẫy ấy, con người phải mất thời gian hơn nhiều so với để cho cấu trúc đó phát triển một cách tự nhiên. Con người thường tưởng rằng mình có tự do nhưng thực ra con người lệ thuộc rất nhiều vào các cấu trúc. Cấu trúc hoàn toàn không phải chỉ là hoạt động nhân tạo hay chủ động của con người. Cấu trúc có thể là cấu trúc thời gian như quá khứ, hiện tại và tương lai, có thể là cấu trúc không gian như những vùng sáng tối khác nhau, các châu lục khác nhau, các vùng địa lý khác nhau, các vùng văn hóa khác nhau, các vùng tôn giáo khác nhau… Tất cả các sự trói buộc mang tính cấu trúc như vậy sẽ bị đứt gẫy nếu con người tiếp tục đi theo con đường cách mạng. Mất 25 năm Giáo hoàng John Paul II mới tạo ra được trạng thái có thể đối thoại được giữa các tôn giáo và giữa tôn giáo với chính trị, mà nhân loại phải mất hàng trăm năm mới có được một người như Giáo hoàng John Paul II. Như vậy mất hàng trăm năm nhân loại mới tiệm cận được đến một trạng thái, một cấu trúc hợp lý. Với mỗi dân tộc cũng vậy, để tiệm cận được một trạng thái xã hội hợp lý và ổn định tương đối thì các dân tộc cũng phải mất những khoảng thời gian nhất định. Ví dụ trên phần nào thể hiện tỷ lệ của những hoạt động chủ động, những đóng góp mang tính chủ động của con người so với quá trình phát triển tự nhiên. Nếu nhân loại cứ tiếp tục sử dụng phương pháp cách mạng thì có nghĩa là sẽ tiếp tục phá vỡ các liên kết, các cấu trúc mà trên đó trạng thái hòa bình của đời sống được xây dựng. Tóm lại, các cuộc cách mạng tạo ra sự đứt gẫy và phá hoại tính liên tục của sự phát triển hay tính kiên nhẫn của cả tự nhiên lẫn con người.
Chúng tôi cho rằng, trong tất cả mọi sự phá hoại cấu trúc do các cuộc cách mạng gây ra, sự phá hoại cấu trúc sở hữu là phá hoại lớn nhất, để lại những di chứng lịch sử trầm trọng nhất. Việc sửa chữa khó đến mức chúng ta có thể không loại trừ khả năng phải làm một cuộc cách mạng chỉ để khôi phục lại trạng thái thông thường, tức tái tạo yếu tố sở hữu trong đời sống kinh tế. Thực tế lịch sử cho thấy, nhiều cuộc cách mạng đã phá vỡ lịch sử hình thành các quyền về sở hữu, tâm lý sở hữu hay phá vỡ toàn bộ nền văn hóa sở hữu. Nó làm thay đổi các chủ sở hữu một cách cưỡng bức, thay đổi các cấu trúc chính trị một cách cưỡng bức, thay đổi các cấu trúc kinh tế và thương mại một cách cưỡng bức. Tóm lại, cách mạng làm đứt gẫy các mạch cơ bản của cuộc sống, thậm chí là toàn bộ lịch sử hình thành các tâm lý truyền thống của con người liên quan đến sự phát triển của xã hội.
Xin được nói rõ hơn về sự phá hoại cấu trúc truyền thống của sở hữu do một số cuộc cách mạng gây ra. Bản thân tôi chưa hình dung ra trong cuộc sống có sự phá hoại nào lớn hơn thế. Cuộc sống là một tiến trình liên tục, mọi sự can thiệp vào đều làm ngắt đoạn và dẫn tới những hậu quả vô cùng khủng khiếp. Tôi cho rằng, tính liên tục của cuộc sống được bảo đảm chính bằng sở hữu. Bất kỳ chế độ sở hữu nào cũng có hai phần: phần vật chất và phần cấu trúc các quyền. Sở hữu không phải là một khái niệm vật chất mà là một khái niệm tinh thần. Đúng hơn, đó là một khái niệm đạo đức, một khái niệm văn hóa. Sự phá vỡ các cấu trúc truyền thống về sở hữu, do đó, chính là sự phá vỡ các giá trị tinh thần của đời sống sở hữu. Vật chất thường xuyên thay đổi, di chuyển từ chủ này sang chủ khác. Trong chế độ sở hữu nào cũng có sự dịch chuyển của các vật từ người sở hữu này tới người sở hữu khác, và đó chính là quá trình thương mại. Sự phá vỡ các quan niệm, các hệ thống xã hội về sở hữu phá vỡ toàn bộ quá trình quan trọng hơn cả sở hữu, đó là quá trình thương mại. Sự ngăn cản tiến trình phát triển thương mại của xã hội đồng nghĩa với sự phá vỡ tính liên tục của cuộc sống.
Mặt khác, cách mạng còn để lại những hẫng hụt trong nhận thức của con người. Cách mạng phá vỡ tính liên tục của tâm hồn, để lại những vết sẹo rất cộm, những thương tật rất nghiêm trọng cho đời sống, cho sự phát triển liên tục của đời sống. Con người không đủ trí tuệ, không đủ nhận thức và khát vọng để kiến tạo và hưởng thụ cuộc sống của mình, do đó không thể phát triển được. Những con người như vậy khi ra khỏi một tiến trình cách mạng không còn đủ năng lực hay không thể trở thành đầu vào của một tiến trình chính trị khác – là đời sống phi cách mạng hay đời sống hòa bình của nhân loại.
Đó là những di họa của các cuộc cách mạng mà nếu không nhanh chóng nhận ra thì con người sẽ tiếp tục không làm chủ được đất nước của mình. Nếu xã hội tiếp tục là sở hữu của các tập đoàn chính trị, thậm chí người ta xây dựng các pháp chế để hợp pháp hóa vai trò làm chủ xã hội về mặt chính trị của các tập đoàn chính trị thì tức là không có nhân dân trong đó, tức là không có dân chủ. Ở đây, lý thuyết về cải cách chứng minh tính duy nhất đúng của biện pháp cải cách. Cải cách là sự tác động chủ quan trên cơ sở nhận thức đúng đắn của các thể chế chính trị làm biến đổi chính nó và biến đổi xã hội một cách tích cực, đồng thời trả lại cho dân chủ bản chất vốn có của nó như một quyền tự nhiên, một trạng thái tự nhiên của cuộc sống.
Hãy xem xét một loạt sự kiện chính trị diễn ra gần đây ở Gruzia, Ukraine hay Kyrgyzstan. Những đòi hỏi của tình thế đã đặt ba nước thuộc Liên bang Xô Viết cũ này phải tiến hành cách mạng dân chủ. Những cuộc cách mạng đó, không nghi ngờ gì, là kết quả của sự khất lần của các yếu tố chính trị đòi hỏi phải cải cách. Thực ra, phương pháp của những diễn biến đó không phải là cách mạng “nhung” hay cách mạng “cam” như báo chí vẫn viết mà đấy là những cuộc cách mạng thực sự. Tôi cho rằng không có cái gọi là “cách mạng nhung” vì mọi cuộc cách mạng đều không hề nhung lụa. Tất cả các cuộc cách mạng đều là kết quả của sức ép của bạo lực, chỉ khác ở chỗ là có vũ trang hay không có vũ trang mà thôi. Bản chất của sức ép bạo lực là gây ra nỗi lo sợ của con người và đây mới là căn bệnh dai dẳng tồn tại sau các cuộc cách mạng. Nỗi lo sợ của các bộ phận khác nhau trong đời sống xã hội chính là di chứng quan trọng nhất của các cuộc cách mạng. Vì thế, xét về mặt con người thì không có cuộc cách mạng nào gọi là cách mạng nhung cả. Hơn nữa, những kẻ tiến hành cách mạng nhung rất lo sợ những cuộc cách mạng nhung khác và họ sẽ đề kháng; dần dần, họ trở thành những kẻ độc tài để tiếp tục duy trì quyền lực của mình. Sau các cuộc cách mạng nhung ấy, những kẻ bị cách mạng lật đổ không chết; thậm chí, sau phút bàng hoàng họ sẽ tiếp tục chuẩn bị lực lượng để tạo ra một cuộc cách mạng khác đem lại địa vị chính trị cho họ. Cho nên, cách mạng chính là đẩy toàn bộ xã hội vào một tiến trình cướp giật quyền lực và do đó, cuộc cách mạng đó không được gọi là cách mạng nhung.
Mọi sự thay đổi thể chế đều là kết quả của cách mạng. Những sự kiện ở một loạt nước cộng hòa cũ của Liên Xô là minh chứng về sự đứt gẫy các cơ cấu, các cấu trúc – kết quả tất yếu của sự trì hoãn cải cách. Sự trì hoãn, khất lần của quá trình hợp lý hóa các cấu trúc của đời sống đã dẫn đến trong xã hội tích tụ ngày càng nhiều những mâu thuẫn và cách mạng là không thể tránh khỏi. Trước đó, những quốc gia này, đặc biệt là những nhà lãnh đạo của nó đã không ý thức được sự cần thiết phải cải cách triệt để để tiến tới một tiến trình dân chủ và một hệ thống chính trị ổn định thực sự. Những sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì chúng thêm một lần nữa cảnh báo về sự đổ vỡ toàn cầu của các không gian hậu Xô Viết, hướng tới một nền tự do dân chủ cho các nước cộng hòa SNG cũ. Chắc chắn là, trong thời đại mà dân chủ hóa là một điều kiện tất yếu để cạnh tranh và phát triển như hiện nay nếu chính phủ của bất kỳ quốc gia nào không đảm bảo một nền dân chủ thực sự, thì sẽ không thể tránh khỏi nguy cơ bị lật đổ bởi sự phản kháng của dân chúng nhằm đòi tự do và quyền làm chủ đất nước.
Như vậy, cách mạng là một quá trình mà các nhà chính trị đương quyền, thậm chí cả xã hội không còn kiểm soát được nữa. Điều này khác về chất so với đổi mới và cải cách vì cách mạng tạo ra những thay đổi ở mức độ toàn diện và sâu sắc hơn cả những thay đổi cộng hưởng mà đổi mới và cải cách mang lại. Nó thể hiện qua sự đổ vỡ và triệt phá các thành tựu không chỉ thuần tuý về mặt vật chất mà cả trên phương diện tinh thần. Cần phải hiểu rằng, cách mạng chỉ như giải pháp cuối cùng để khắc phục hậu quả của những khuyết điểm mang tính chồng chất của một hệ thống. Nếu cách mạng xảy ra thì không chỉ những người điều hành trước cuộc cách mạng mà ngay cả những người điều hành sau cuộc cách mạng đều phải chịu trách nhiệm liên đới về việc để cho tình trạng xã hội trì trệ đến mức buộc phải cách mạng.
Những người kém hiểu biết, hoặc cố tình ngụy biện, thường cho rằng có những giải pháp mềm mại, thay vì các liệu pháp sốc để giải quyết hậu quả của các cuộc cách mạng, quên mất rằng bản thân các các cuộc cách mạng đã là các liệu pháp sốc để phát triển. Nếu cách mạng là sự thay thế hệ thống này bằng một hệ thống khác thì cải cách là sự cải tiến, cải thiện và hợp lý hóa một hệ thống, do đó ít tốn kém và đổ vỡ hơn rất nhiều. Con người cần phải luôn cải cách, cải thiện các hệ thống đang tồn tại để phục vụ cho những trạng thái mới của đời sống phát triển. Đó chính là lý do vì sao thế giới hiện đại không còn thích hợp và trên thực tế cũng không cần đến các cuộc cách mạng nữa.

Việt Nam – Cổng sang châu Á của Nga?

Hiền Trang chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Ekaterina Drobinina
, RBTH
Cho đến gần đây thì Nga không nằm trong số những nhà đầu tư lớn nhất vào nền kinh tế Việt Nam. Dòng tiền của Nga chảy vào Việt Nam bắt đầu diễn ra hồi đầu năm nay, khi Nga trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ ba chỉ đứng sau Nhật Bản và Singapore.
Nga-VietSự hợp tác giữa Moscow và Hà Nội có thể sẽ được đẩy mạnh hơn nữa khi (và nếu) hai nước ký thỏa thuận thương mại tự do vốn đã có kế hoạch. Và khi Nga là một phần của Liên minh thuế quan (một khối thương mại trong đó bao gồm khu vực thương mại tự do với mức thuế nhập khẩu chung từ bên ngoài), hàng hóa Việt Nam sẽ được tiếp cận miễn phí vào các thị trường của các thành viên Liên minh khác – chẳng hạn như Belarus và Kazakhstan.
Cuộc họp tháng Ba năm 2013 giữa Thủ tướng của hai nước đã thông báo rằng thương mại Nga–Việt có khả năng vượt mức 7 tỷ USD vào năm 2015 và 10 tỷ USD vào năm 2020 – tăng nhẹ từ 3 tỷ USD trong năm 2012.
Tuy nhiên, giữa lúc hiệp định thỏa thuận thương mại tự do vẫn chưa được vạch ra thì có một số lĩnh vực kinh tế mà các công ty của Nga đặc biệt chú ý đến.
Nhà máy hạt nhân đầu tiên
Trong số đó là các dự án hydrocacbon và năng lượng hạt nhân.
Theo một số quan chức thì việc xây dựng các nhà máy hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam – Ninh Thuận 1 – là một trong những dự án ưu tiên trong số hơn 80 dự án khác mà Nga hiện đang hoàn thành tại nước này.
Dự án này sẽ được xây dựng ở phía nam Việt Nam do Atomstroiexport, công ty con thuộc tập đoàn nhà nước Rosatom của Nga, thực hiện. Nhà máy 2.000 megawatt này sẽ bao gồm hai lò phản ứng nước nhẹ tiên tiến. Nhà máy sẽ đi vào hoạt động vào năm 2020.
Trong năm 2011, Nga đã đồng ý cung cấp cho Việt Nam vay 9 tỷ USD để tài trợ cho dự án này.
Với các thỏa thuận đạt được, Rosatom hiện là một trong những nhà đầu tư lớn nhất của Nga tại Việt Nam – cùng với hai tập đoàn năng lượng khác là Gazprom và Zarubezhneft.
Dầu khí
Các thỏa thuận khai thác hydrocarbon xuất phát từ thời xã hội chủ nghĩa giữa Việt Nam và Liên Xô cũ. Trở lại thập niên 1980, một công ty liên doanh có tên Vietsovpetro đã được thành lập và thậm chí hai mươi năm sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ thì phần ‘sov’ vẫn còn hoạt động tốt.
Theo một số ước tính, Zarubezhneft – công ty thuộc sở hữu của chính phủ Nga chuyên phát triển các mỏ dầu bên ngoài nước Nga, thu về khoảng 80% lượng dầu của Việt Nam.
Một số cổ đông của Nga cho biết Vietsovpetro “là dự án Zarubezhneft hiệu quả nhất”.
Tuy nhiên, Nga thừa nhận rằng đỉnh điểm của việc sản xuất dầu Việt Nam đã qua hồi năm 2002. Thậm chí với lượng sản xuất năng động nhất, Việt Nam không phải là một nước có lượng hydrocarbon lớn trong khu vực Đông Nam Á.
Theo EIA (Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ) thì Việt Nam có lượng dự trữ dầu thô lớn thứ ba ở châu Á, chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ (theo BP thì Việt Nam có khoảng 4,4 ​​tỷ thùng tính đến cuối năm 2012, so với 17,3 tỷ thùng tại Trung Quốc và 5,7 tỷ thùng ở Ấn Độ).
Và nhu cầu năng lượng đã vượt quá số lượng sản xuất: sản xuất 361.000 thùng dầu mỗi ngày so với số lượng tiêu thụ là 348.000 thùng mỗi ngày.
Rõ ràng thì Viêt ̣ Nam phải dựa vào các nguồn năng lượng khác. Nhưng trữ lượng khí đốt tự nhiên của nước này thậm chí còn khan hiếm hơn. Công ty dầu khí nhà nước PetroVietnam ước tính rằng nước này sẽ thiếu khí đốt sau năm 2015 khi lượng khí đốt trong nước sụt giảm.
Ở đây, sự hợp tác với Nga có thể là một lợi ích to lớn. Nga có thể giúp nhập khí đốt hóa lỏng tự nhiên (LNG) vào Việt Nam.
Năm ngoái, Gazprom – tập đoàn độc quyền về khí đốt của Nga, và tập đoàn dầu khí PetroVietnam đã ký thỏa thuận sơ bộ về nguồn cung cấp LNG. Gazprom hiện đang xây dựng một nhà máy LNG tại Vladivistok ở vùng Viễn Đông nước Nga.
Sau khi hoàn tất vào năm 2018, nhà máy ở Vladivistok có thể sản xuất lên đến 15 triệu tấn khí đốt mỗi năm. Nga hy vọng sẽ có nhiều nước đặt mua loại khí đốt này, và số lượng có thể lớn gần gấp đôi so với mức tiêu thụ của Việt Nam.
Trước đó Gazprom cũng đã nhận được 49% cổ phần trong các mỏ dầu ở Biển Đông. Công ty này đã tiến hành khám phá các lô ở vùng này. Tuy nhiên, dự trữ tại khu vực này trong thực tế nhỏ rất nhiều hơn so với lượng khí đốt mà Gazprom sản xuất mỗi năm.
Tương tự như các nước khác, các mối thỏa thuận năng lượng là những yếu tố chính đối với lợi ích của Nga tại Việt Nam. Mặc dù trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tại các thị trường châu Âu đang giảm đi nhưng châu Á đang ngày càng trở nên quan trọng đối với các dự án khí đốt khổng lồ của Nga.
Các nhà quan sát cho rằng Việt Nam là một trong những cổng có thể giúp Nga xuất khẩu năng lượng vào toàn bộ khu vực.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2013 – www.phiatruoc.info

Nâng cấp quan hệ Việt-Pháp vẫn vướng mắc

Vũ Đức Khanh* & Võ Tấn Huân
Theo VOA
Tuy hai quốc gia Việt–Pháp đã chính thức nâng cấp quan hệ thành đối tác chiến lược nhưng cả hai chính phủ liệu đã bỏ lỡ cơ hội đề cập đến các giá trị phổ quát và nguyên tắc cơ bản để làm nền tảng bền vững cho tương lai?
 
Nhỡ cơ hội
nguyen-tan-dung-and-french-president-francois-hollande-paris-september-25-2013
Tổng thống Pháp Francois Hollande (T) và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (P) tại Paris hôm 25 tháng Chín, 2013. Ảnh: VGP
Cuộc gặp ngày 25 tháng 9 vừa qua đáng lý ra phải là cơ hội để ông Nguyễn Tấn Dũng nêu lên quan điểm của mình đối với quan ngại của quốc tế trước nhiều vấn đề như việc kiểm duyệt internet, đàn áp blogger và tù nhân chính trị tại Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Dũng đã bỏ lỡ cơ hội để tạo uy tín cho chính phủ Việt Nam khi tránh tiếp xúc với đại diện Phóng viên Không Biên giới giữa lúc tổ chức này tìm cách trao thỉnh nguyện thư với 25 ngàn chữ ký yêu cầu Hà Nội trả tự do cho 35 bloggers Việt Nam đang chịu các án tù dài hạn.
Ông Dũng đã không tận dụng chuyến đi này để đưa ra những định hướng mới cho Việt Nam hoặc tạo lòng tin đối với chính phủ Việt Nam mà chỉ dùng nó cho các hợp đồng kinh doanh chưa chắc khả thi hay không.
Ra đời năm 2007 và bắt đầu thực hiện các chuyến bay từ năm 2011, VietJetAir với đội hình 9 chiếc máy bay khiêm tốn hiện nay vừa công bố lợi nhuận trước thuế tính đến tháng 7 năm nay là 5,7 triệu USD, nhưng hãng này có thể báo lỗ cho cả năm. Vấn đề là làm sao một hãng hàng không nhỏ như vậy lại tạo được lòng tin với Airbus trong hợp đồng lên đến gần 10 tỷ USD nếu không có được sự đảm bảo của chính phủ Việt Nam.
 
Vấn đề bên trong
Hợp đồng này chẳng khác nào một ván bài trong đó Việt Nam chấp nhận may rủi vì việc mua máy bay chưa chắc sẽ giúp thu hút du khách vào Việt Nam. Nó cũng một lần nữa thể hiện sự yếu kém trong cách quản lý của chính phủ khi mà sự minh bạch và uy tín không được đề cao.
Từ năm 1975, chính quyền Cộng sản Việt Nam đã cố gắng xây dựng lại đất nước và hàn gắn những vết thương cũ với một số thành công và cũng không ít thất bại. Tuy nhiên, khi đất nước phát triển và bắt nhịp với thế giới bên ngoài thì nguyện vọng của nhân dân cũng không thể nằm mãi trong đáy ao làng.
Nhưng cơ chế hiện hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn chưa cho phép những người có thực tài góp phần xây dựng đất nước và phục vụ nhân dân. Việt Nam ngày nay không ít người thông minh và tài giỏi, nhưng hầu hết họ không có môi trường thích hợp để phát triển, hoặc họ quay sang tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài. Đó là chưa kể đến sự thiếu vắng các quyền tự do tư tưởng hay việc chỉ trích chính phủ có thể đẩy người dân vô tội vào tù bất cứ lúc nào.
Đảng Cộng sản Việt Nam đang phải đối mặt với ngày càng nhiều tiếng nói đối lập, những người muốn tự quyết định và kiểm soát tương lai của họ. Bất cứ một đảng chính trị nào, kể cả Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu không muốn bị bỏ lại phía sau và nếu muốn đóng vai trò quan trọng trong tương lai thì không thể nào bỏ qua nguyện vọng của nhân dân.
Một chính sách trọng đãi nhân tài, một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, một xã hội dân sự phát triển lành mạnh và một nền pháp luật chuẩn mực là một trong những điều kiện  đầu tiên để người dân có cơ hội phát triển bình đẳng.
 
Quan hệ tế nhị nhiều ẩn ý
Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Pháp có thể là một nỗ lực của những kẻ cựu thù đang tìm cách hàn gắn những vết thương cũ, nhưng tác động của bước tiến này sẽ không kéo dài mãi mãi. Việc Pháp đưa ra những nhận xét về nhiều hành vi vi phạm nhân quyền của Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian.
Người Pháp là những nhà ngoại giao rất tế nhị và khéo léo. Việc họ không đề cập đến tình trạng nhân quyền tồi tệ của Việt Nam chưa hẳn là vì họ không biết hoặc muốn làm ngơ trước những giá trị mà họ không ngừng tôn vinh. Có thể ẩn ý của họ là ý để cho người bạn Việt Nam hiểu ngầm rằng hai nước nay đã đồng hành nên mong bạn cần tự điều chỉnh cho thích hợp.
Trong diễn văn tiếp Thủ tướng Dũng, Thủ tướng Pháp Ayreault nói rằng “Việt Nam là một đối tác rất thân thiết với Pháp do hoàn cảnh lịch sử dù lịch sử đó có đau buồn…”, nhưng vị thế địa chính trị cũng như vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên chính trường thế giới là không thể xem nhẹ được.
Cho nên, Thủ tướng Ayreault nói tiếp: “Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Pháp chủ yếu là một cuộc đối thoại chính trị. Và cuộc đối thoại đó đã bắt đầu ngay hôm nay trong văn phòng tôi. Cuộc đối thoại đó tập trung vào các vấn đề song phương, các vấn đề quốc phòng, an ninh khu vực…”, “…hợp tác văn hoá, giáo dục và kinh tế và vân vân… Chúng ta sẽ xây dựng mối quan hệ này thành công và cộng hưởng”.
Ông Ayreault kết luận, “Đây là mối quan hệ đối tác chiến lược của niềm tin. Một đối tác chiến lược, không phải là điểm đến mà chỉ là sự khởi đầu…”.
Như thế, thông điệp của phía Pháp đã rất rõ rang: Tất cả chỉ là mới bắt đầu và mọi việc còn đang ở phiá trước; chính phủ Pháp sẽ chờ xem phía chính phủ Việt Nam sẽ bày tỏ thiện chí cải cách cụ thể ra sao trong những ngày tới.
 
Từ bỏ độc tôn
Tương tự như mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, để đạt được những thành công lâu dài thì đôi bên cần phải có những nền tảng và nguyên tắc vững chắc. Mối quan hệ với Pháp chắc chắn sẽ không phải là một ngoại lệ.
Thật không may, các nguyên tắc phổ quát và giá trị cốt lõi cũng như sự tôn trọng các quyền công dân giữa Việt Nam và Pháp cho đến nay vẫn trái ngược nhau. Tuy nhiên, giữa lúc Việt Nam đang sửa đổi Hiến pháp để hội nhập với thế giới thì chính quyền Cộng sản vẫn có thể cải thiện những điểm khác biệt này bằng việc thông qua bản Hiến pháp dân chủ của toàn dân. Một bản Hiến pháp dân chủ cần có sự tham gia soạn thảo của nhiều thành phần trong xã hội và được nhân dân phúc quyết thông qua, trái ngược với bản Hiến pháp do Đảng Cộng sản Việt Nam tự soạn thảo và áp đặt lên toàn xã hội hiện hay.
Bất kỳ một tổ chức lãnh đạo nào cũng cần từ bỏ não trạng độc tôn và tư duy thù địch để đối diện với những vấn đề cấp bách mà đất nước đang vướng phải; từ đó tập trung cho mục tiêu chung là đoàn kết toàn dân, phát triển đất nước, xây dựng xã hội công bằng để khẳng định vị trí Việt Nam trên trường quốc tế.
Một hệ thống pháp luật chuẩn mực chính là cơ sở của nhà nước pháp quyền mà Việt Nam cần hướng tới. Thiếu nền tảng nhà nước pháp quyền thì một xã hội công bằng chỉ là một mục tiêu không bao giờ thực hiện được.
———
* Vũ Đức Khanh là luật sư và giáo sư luật bán thời gian tại Đại học Ottawa, chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam, quan hệ quốc tế và luật pháp quốc tế
† Võ Tấn Huân là bác sỹ Dược khoa tại Hoa Kỳ.

“Chảy máu chất xám” trong giới khoa học nông nghiệp

(VIetQ.vn) - Tại Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, TS Lê Văn Bảnh cho biết, hiện đang có 16 người học tiến sĩ và 23 người học thạc sĩ ở nước ngoài. Lực lượng khoa học trẻ này, “cố bám” ở nước ngoài, hay sau này xin nghỉ ở viện cũng không loại trừ.
Lương tư nhân trả gấp 10 lần lương viện nghiên cứu
TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (NNNT) nhận định: “Tình trạng nông dân bỏ ruộng là bất thường, nhưng tình trạng nhà khoa học bỏ viện nghiên cứu còn tệ hơn”. Trong 5 năm qua, tình trạng “chảy máu chất xám” tiếp tục diễn ra tại các viện nghiên cứu, nhất là các viện cách xa thành phố. Hằng năm, nước ta chi khoảng 1.000 tỷ đồng cho nghiên cứu khoa học nông nghiệp, với đội ngũ nhà nghiên cứu tới 5.000-6.000 người, ở trên 10 viện nghiên cứu. Đến 1/3 số tiền trên bỏ vào hoạt động bộ máy, nhưng lương vẫn rất thấp.
 
Ông Nguyễn Trí Hoàn, Viện trưởng Cây lương thực và cây thực phẩm (Bộ NN&PTNT) cho biết, vài năm lại đây, ở viện có 3-4 người, trình độ thạc sĩ đào tạo ở nước ngoài xin nghỉ, và chuyển sang làm cho một số công ty nước ngoài ở Việt Nam. “Ở ngoài họ trả 20-30 triệu đồng/tháng, ở viện chỉ được 3-4 triệu. Chịu thôi. Tình trạng một số anh em đi học nước ngoài ở lại làm tiếp, có người chả muốn về thì nhiều... Lớp trẻ bây giờ thực tế lắm, sống ở thành phố khó khăn như thế mà lương thấp, chỉ được mấy triệu mỗi tháng nên họ ra đi. Lúc đầu mình thấy ngạc nhiên, nhưng dần dần mình thấy đó là tất yếu cuộc sống”. Theo ông, thực ra, đội ngũ cán bộ khoa học “khó sống”. So với ngành nghề khác còn có tiền nọ, tiền kia, phần trăm này khác, chứ khoa học có gì đâu. Tại Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, TS Lê Văn Bảnh cho biết, hiện đang có 16 người học tiến sĩ và 23 người học thạc sĩ ở nước ngoài. Lực lượng khoa học trẻ này, “cố bám” ở nước ngoài, hay sau này xin nghỉ ở viện cũng không loại trừ.
Nông nghiệp gặp khó
Theo nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, khoa học nông lâm nghiệp nước ta có tỷ suất cống hiến đạt khoảng 30% giá trị gia tăng trong sản xuất. Trong khi, tỷ suất này ở Trung Quốc, như Quảng Tây là 40%, Quảng Đông 60%, Thượng Hải tới 70%; còn các nước tiên tiến là 80-90%. “Đây là sự yếu kém khó chấp nhận. Với đà phát triển này, nếu tỷ lệ cống hiến của khoa học nông lâm nghiệp chỉ tăng 1%/năm, phải 50 năm nữa, Việt Nam mới đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới”- ông Tạn nói.
Ông Tạn dẫn chứng, đến nay, ngành chăn nuôi nước ta chưa tạo ra được con giống gọi là thành quả khoa học công nghệ tự thân của Việt Nam. Sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, phần lớn phải nhập nguyên liệu (từ ngô, đậu tương, đến thức ăn bổ sung, phụ gia). Còn ngành lâm nghiệp, đến nay vẫn chưa trả lời được câu hỏi muôn thuở của dân: Ở vùng đồi núi trồng cây gì sớm được khai thác, đạt doanh thu 20 triệu đồng/ha/năm...
Trong khi đó, tình trạng tổn thất sau thu hoạch còn lớn. Hệ thống máy móc phục vụ nông nghiệp phải nhập từ nước ngoài. TS Chu Văn Thiện, Viện trưởng Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện 90% máy gặt đập liên hợp ở Đồng bằng sông Cửu Long nhập từ nước ngoài.
Nhiều loại máy trôi nổi, không kiểm soát được chất lượng. “Còn phần cơ giới hóa nông nghiệp, đến nay loại máy kéo 2 bánh trong nước sản xuất đã lỗi thời. Loại 4 bánh, tới 99% nhập nước ngoài. Trong nước cũng có một cơ sở của Hà Tây (cũ) nghiên cứu được loại này, nhưng mãi chưa chuyển giao vào sản xuất được”- ông Thiện nói.
Nguyên Cục trưởng Trồng trọt- ông Nguyễn Trí Ngọc cho rằng, kết quả nghiên cứu của các viện, trường còn chưa tương xứng so với mức độ đầu tư của Nhà nước. Về nghiên cứu khoa học, ông Ngọc cho hay: “Thực chất ông nào khéo vẽ thì tiêu được tiền. Chứ không phải ông nào khéo làm, làm giỏi và làm có kết quả mới được tiêu tiền”.
Cái chúng ta cần là những đơn vị làm ra sản phẩm được nông dân và xã hội công nhận. “Những sản phẩm khoa học phục vụ sản xuất còn khiêm tốn quá. Những báo cáo khoa học nhiều quá. Báo cáo khoa học nhiều làm gì, bà con có thời gian đọc đâu. Mà có đọc cũng không thể hiểu hết được”- ông Ngọc nói.
Tại Hội nghị toàn quốc đánh giá hoạt động khoa học và công nghệ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH T.Ư Ðảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn tổ chức tại Hà Nội tháng 9 vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phân tích: Nền sản xuất của chúng ta còn manh mún, hiệu quả sản xuất chưa cao, đời sống của những người làm nông nghiệp còn rất thấp. Chúng ta xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới nhưng nhiều người viết đơn trả ruộng, không tha thiết với ruộng nữa...Nông dân là lực lượng chiến lược, là chủ thể xây dựng đất nước từ trước đến nay và về sau. Tất cả đều từ nông dân ra, nhưng nông dân chúng ta vẫn còn rất khổ. KH-CN phải chuyển hóa người nông dân, có vai trò then chốt đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trách nhiệm của các nhà khoa học là tích cực nghiên cứu, tổng kết, khắc phục và cải thiện chất lượng của hoạt động sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn và nâng cao đời sống nông dân.
Chỉ có KHCN mới nâng cao được năng suất, sản lượng, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Tiềm năng ngành nông nghiệp nước ta khá lớn. Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong những năm tới vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực, giữ nền tảng cơ bản của sự ổn định nền kinh tế trong nước trước tác động của tình hình khủng hoảng của kinh tế thế giới. Trong tiến trình phát triển nông nghiệp cần có tầm nhìn toàn diện để có hướng phát triển hiệu quả, trong đó chú ý công tác quy hoạch đất, ngành, vùng, sản phẩm gắn với khoa học và chính sách phát triển, chất lượng và hiệu quả, nâng cao đời sống của các đối tượng tham gia lĩnh vực nông nghiệp của bà con nông dân.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị, qua sơ kết việc thực hiện Nghị quyết, các cấp, các ngành, địa phương cần đánh giá đúng mức, nhiều chiều, cả về chất và lượng, vai trò quan trọng, tác động của KHCN, của đội ngũ nhà khoa học nói riêng, mối quan hệ và sự liên kết "bốn nhà" đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong 5 năm qua. Từ đó tìm ra các giải pháp và hướng đi phù hợp với điều kiện, phát huy cao nhất tiềm năng và lợi thế từng địa phương trong những năm tiếp theo.
“Cần phải đổi mới công tác quản lý và hoạt động KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp. Phân tích, đánh giá sâu sắc sự tiếp nhận khoa học, tiến bộ công nghệ của người nông dân, theo đó, cần lấy hiệu quả, chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh, thương hiệu của sản phẩm nông nghiệp trong xu thế cạnh tranh thị trường, trong quá trình hội nhập làm tiêu chí đánh giá xác thực. Việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp sẽ tạo ra cán cân, lợi thế trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới của đất nước.”- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói.
Phạm Anh - Như Hùng

Vừa là người anh hùng có công vừa là viên quan cai trị có tội -- trường hợp Trần Khánh Dư

Bài này tiếp tục khai triển ý tưởng đã trình bày từ tiểu luận Tính cách người cai trị trong lịch sử Việt Nam: trường hợp bạo chúa Lê Long Đĩnh  -- xem tại blog này ngày 23-5-2013   hoặc http://vuongtrinhan.blogspot.com/2013/05/tinh-cach-nguoi-cai-tri-trong-lich-su.html.
 
Trong bài trước, tôi đã nói tới trường hợp những người anh hùng thời mới dựng nước, nhân có công đánh thắng giặc ngoại xâm, khi trở thành vua chúa, tự giành cho mình cái quyền đối xử hết sức tàn tệ với nhân dân.
Bài này nói về một trường hợp muộn hơn vào đời Trần và trong một tình thế gần hơn với chúng ta thời nay.

Một cuộc đời nhiều thăng trầm
Trần Khánh Dư (không rõ năm sinh, mất năm 1339), thường được biết tới như một trong những công thần trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông.
Sách Đại việt sử ký toàn thư ( bản của NXb KHXH 1985, t. II tr.58), dưới đây gọi tắt là Toàn thư ghi, trong cuộc chống quân Nguyên lần hai, ông được giao giữ vùng biển phía Bắc, nhưng không chặn nổi quân giặc, bị Thượng hoàng Trần Nhân Tông sai người xiềng giải về kinh. Khánh Dư xin hoãn, sau tập trung tàn quân ta đánh đoàn hậu cần của địch, bắt được hết lương thực khí giới của chúng, nên được tha tội.
Trước chiến công đánh chặn quân lương nói trên, trong việc chống quân Nguyên xâm lược lần thứ nhất, Trần Khánh Dư còn có nhiều công trạng khác, nên từng được phong tước cao như phiêu kỵ tướng quân có lúc được phong tước tử phục thượng vị hầu, quyền chức phán thủ.
Ngoài những thắng thua trong hoạt động quân sự, đời ông còn cả những thăng trầm trên phương diện quan chức.
Điểm thấp nhất trong bước đường công danh của ông xảy ra trước chiến tranh 1285. Do thông dâm với công chúa Thiên Thụy, con dâu Trần Quốc Tuấn, ông bị vua Thánh Tông sai người đánh thật nặng, đoạt hết quan tước và tịch thu toàn bộ tài sản. Khánh Dư lui về Chí Linh, theo chữ của Toàn thư là “cùng bọn hèn hạ làm nghề bán than”.
Nhờ chiến tranh mà ông được phục chức.
Toàn thư (sđ d tr46) kể bấy giờ vua Nhân Tông họp các quý tộc ở bến Bình Than bàn kế chống giặc. Khi đó, nước triều rút gió thổi mạnh có chiếc thuyền lớn chở than củi, người trên thuyền đội nón lá mặc áo ngắn. Vua nhận ra là Trần Khánh Dư, sai người chèo thuyền nhỏ đuổi theo. Quân hiệu gọi, bảo có lệnh vua triệu, người bán than trả lời “Lão là người buôn bán có việc gì mà phải triệu?”. Vua biết chỉ Trần Khánh Dư mới dám nói thế, liền tiếp tục cho gọi đến, cùng ngồi bàn việc nước.Thấy rất hợp nên khôi phục chức phó tướng hồi trước.
Câu chuyện cho thấy Trần Khánh Dư là một con người ngang tàng có bản lĩnh, dám chấp nhận mọi hoàn cảnh. Ngoài tri thức quân sự ông đã sớm làm quen với cuộc đời thường kể cả việc kinh doanh.

Nhân danh chiến đấu chống ngoại xâm để làm giầu
Nhà Trần vốn là một dòng họ bên đất Mân truyền sang (sđd t. II, tr 5) cướp ngôi nhà Lý mà thành. Wikipedia tiếng Việt còn ghi rõ tổ tiên của nhà Trần có nguồn gốc ở quận Tần Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa. Những người đầu tiên từ Phúc Kiến sang Việt Nam vào khoảng năm 1110.
Trong guồng máy chính quyền lúc ấy, các văn quan, các nhà quản lý có vai trò kinh bang tế thế là một cái gì xa lạ. Việc quản lý từ Trung ương đến địa phương trong tay người trong hoàng tộc cũng tức là các tướng lĩnh quân sự.
Trần Khánh Dư sớm được xếp một vai phụ mẫu chi dân.
Trên cương vị này, người anh hùng của chúng ta hiện ra là người thế nào ? Toàn Thư ( sđd tr 59) viết :
Khi Khánh Dư làm trấn thủ Vân Đồn, tục ở đấy lấy buôn bán làm nghề nghiệp sinh nhai, ăn uống may mặc đều dựa vào khách buôn phương Bắc, cho nên quần áo đồ dùng theo tục người Bắc. Khánh Dư duyệt quân các trang ra lệnh” Quân trấn giữ Vân Đồn là để ngăn phòng giặc Hồ, không thể đội nón của phương Bắc sợ khi vội vàng khó lòng phân biệt, nên đội nón Ma Lôi ( Ma Lôi là tên một hương ở Hồng Lộ, hương này khéo nghề đan cật tre làm nón , cho nên lấy tên hương làm tên nón ) ai trái tất phải phạt. Nhưng Khánh Dư đã sai người nhà mua nón Ma Lôi từ trước chở thuyền đến đậu trong cảng rồi. Lệnh vừa ra, sai người ngầm báo dân trong trang: “Hôm qua thấy trước vụng biển có thuyền chở nón Ma Lôi đậu”. Do đó người trong trang nối gót tranh nhau mua nón, ban đầu mua không tới một tiền, sau giá đắt bán một chiếc nón giá một tấm vải. Số vải thu được tới hàng ngàn tấm. Thơ mừng của một người khách phương Bắc có câu Vân Đồn kê khuyển diệc giai kinh ( “Vân Đồn gà chó thẩy đều kinh” ) là nói thác phục uy danh của Khánh Dư, mà thực là châm biếm ngầm ông ta. Khánh Dư tính tham lam thô bỉ, những nơi ông ta trấn nhậm, mọi người đều rất ghét.


Đoạn sử nói trên cho thấy:
1/Tình trạng phụ thuộc của xứ ta vào "nước lạ" phương Bắc, càng những miền gần cận biên giới càng phụ thuộc nặng.
2/ Thực trạng công việc quản lý của các nhà quân sự thời Trần.
Toàn bộ hoạt động xã hội lúc ấy dồn vào việc tự vệ chống giặc. Trong khi chuẩn bị chiến đấu lâu dài, người chỉ huy phải có toàn quyền hành động, từ đó dẫn đến sự lợi dụng quyền lực.
Tại sao nên dùng nón Ma Lôi? Là để phân biệt ta với địch. Lệnh thời chiến ai mà dám trái! Nếu chú ý tới chi tiết Trần Khánh Dư cho người đi phao lên rằng thuyền chở nón đã đến để người ta đổ đi mua, thì nói như chúng ta ngày nay, tức là toàn bộ hệ thống chính trị được huy động để phục vụ cho việc kiếm lợi của viên tướng thạo đời này.
Trường hợp của Trần Khánh Dư cũng là trường hợp của nhiều vị anh hùng khác, chẳng qua sử xưa không nói thì chúng ta nay không biết .
Lâu nay ta chỉ nghĩ ông là người anh hùng có công. Nhưng phải nhận, trên cương vị người quản lý xã hội viên quan cai trị dân, người trấn nhậm vùng Vân Đồn lại hiện ra như một kẻ có tội.
Ông tự dành cho mình cái quyền lừa dối nhân dân để kiếm lợi riêng.
Hơn nữa nên biết đó là điều nằm trong quan niệm làm quan (= cai trị) của ông, chứ đây không phải một hành động ngẫu nhiên bị ai xui bẩy. Chính Toàn thư cũng đã ghi một câu thuộc loại “lời nói có cánh” của ông. Đời vua Anh Tông, tiếp theo Nhân Tông, người dân đã kiện Trần Khánh Dư đến tận triều đình, nhưng ông không sợ mà còn tâu vua: “Tướng là chim ưng, dân lính là vịt, dùng vịt để nuôi chim ưng có gì là lạ ? ”. (S đ d, tr 72)

Có công là một chuyện sử dụng trong cai trị là chuyện khác
Sử học dạy ở các nhà trường hiện nay là thứ sử học soạn ra từ hồi chiến tranh, khi mọi ngành học đều phải hướng vào việc đưa thanh niên đi chiến đấu. Những đoạn vân vi về Trần Khánh Dư có lỗi thường không được cho học sinh biết.
Tôi cũng ở vào tình cảnh vậy. Mãi chục năm trước khi về hưu, mới ngộ ra, quyết dành nhiều thời gian cho sử, với nghĩa tìm thêm những bài học của ông cha khi sống trong thời hậu chiến. Nên nhặt lại được câu chuyện Trần Khánh Dư.
Những chi tiết trên lại gợi ra nhiều suy nghĩ có liên quan tới đời sống xã hội hiện nay.
Cũng như Trần Khánh Dư, người anh hùng mà cuộc chiến tranh ở ta sản sinh ra thực ra cũng không phải là những kẻ siêu phàm. Thời thế đã tạo ra họ với tất cả những chỗ mạnh chỗ yếu rõ ràng mà do yêu cầu hoàn cảnh, ta thường quên đi những chỗ yếu mà chỉ nhớ tới những chỗ mạnh.
Cũng như Trần Khánh Dư, sau chiến tranh cả thế hệ anh hùng thời chống Mỹ lại tự đứng ra chia nhau quản lý các công việc mà trước đó họ chưa từng làm quen.
Điều đáng nói là do đã trải qua chiến tranh, nay họ không muốn học nữa, mà cũng không cần cái  tiếng tử tế nữa. Chỉ lo làm giàu thật nhanh để bù đắp lại những vất vả hy sinh mà họ đã gánh chịu trong chiến đấu.
Tôi cho đó là nguồn gốc của những tai vạ trong xã hội hiện nay, khi mà việc làm ăn đều đình đốn và con người thì ngày càng lưu manh sa đọa.
 Không phải riêng tôi mà những người có quan tâm tới thế sự đều nói như vậy.
Hồi ký của Nguyễn Hiến Lê ở chương XXI (bị tước bỏ khi in trong nước) có đoạn bàn về việc dùng người ở xã hội ta hiện nay. Ông rất hiểu rằng nay là thời sau chiến tranh nên những người được ưu tiên thường là những người có công trong chiến tranh mà lại kém chuyên môn. Còn người có thực tài mà không có “quá khứ anh hùng “ thì cũng bị cho ra rìa. Và ông cho rằng như thế là nhầm là có hại.
Mở rộng ra, Nguyễn Hiến Lê bàn đến cả sự khác nhau giữa thời chiến và thời bình cùng là cách sử dụng người có công thế nào. Cả sách vở Trung Hoa cổ cũng ông viện dẫn ra để làm chứng.
Kinh Dịch, quẻ Sư, hào 6, cũng đã khuyên ta khi chiến thắng rồi, luận công mà khen thưởng thì kẻ ít học, dân thường tuy có tài chiến đấu, lập được công, cũng chỉ nên thưởng tiền bạc thôi, không nên phong đất cho để cai trị, vì công việc kiến thiết quốc gia phải là người có tài, có đức mới gánh nổi.
Rồi cả kinh nghiệm các nước khác trên thế giới:
Nước Anh sau mấy năm thế chiến rồi cũng chỉ thưởng tiền cho các danh tướng; chẳng những vậy, năm 1945, khi chiến tranh chấm dứt, họ thay cả viên Thủ tướng, cho Churchill về vườn, mặc dầu ông có công nhất trong việc cứu quốc, diệt Đức; như vậy chỉ vì chính sách thời bình khác thời chiến, nên phải dùng người khác.

Khác nhau trong sự thương dân
Toàn thư (sđd tr 56) có ghi lại một chi tiết năm Ất Dậu 1285, mùa đông tháng mười [vua] xuống chiếu định hộ khẩu trong nước. Triều thần can là dân vừa qua lao khổ, định hộ khẩu thực không phải là việc cần kíp. Vua nói:”Chỉ có thể định hộ khẩu vào lúc này, chẳng nên qua đó mà xem xét tình trạng hao hụt điêu tàn của dân hay sao?” Quần thần đều khâm phục.
Các nhà sử học chắc dựa vào đoạn này để viết các vua nhà Trần thương dân, luôn luôn biết lo cho dân.
Nhưng nên có sự phân biệt. Vua thương dân nói ở đây là Nhân Tông Trần Khâm trị vì từ 1278 -1293
Đoạn trên đã kể việc Khánh Dư mắc tội thông dâm, vua lúc đó là Thánh Tông liền nổi trận lôi đình, định đánh cho chết; sau có nghĩ lại thì cũng “sai người đánh thật nặng, đoạt hết quan tước tịch thu toàn bộ tài sản, cho lui về Chí Linh “cùng bọn hèn hạ làm nghề bán than”.
Trở lại với câu nói “có cánh” của Trần Khánh Dư mà ở trên tôi đã dẫn:“Tướng là chim ưng, dân lính là vịt, dùng vịt để nuôi chim ưng có gì là lạ ?”.
Toàn thư (sđd tr 72) ghi [nghe Khánh Dư nói vậy] “vua không bằng lòng”.Thế thôi. Và vẫn để Khánh Dư lui về nơi đang trị nhậm.
Vị vua về sau này là Trần Anh Tông, đã được Nhân Tông cho tập sự từ 1284, và chính thức lên ngôi khi Nhân Tông qua đời.
Có thể còn là vội vàng khi nói Anh Tông đã thả cho quan chức tùy tiện lột da dân. Nhưng có điều chắc càng về sau các vua càng nể nả với người có công và đã đặt lợi ích của dòng họ cao hơn so với lợi ích của nhân dân. Cũng từ Anh Tông trở đi, nhà Trần đi dần vào khủng hoảng, đưa đất nước từ đỉnh cao rơi xuống vực thẳm.

Những suy nghĩ vụn vặt về đồng tiền & quốc gia

Đặng Ngữ
VNCH$1Thường nghe nói, nước ta có 4000 (bốn ngàn) năm văn hiến. Trên đồng tiền Việt Nam tôi không thấy hình ảnh nhà văn học, nhà văn hóa, nhà chính trị, nhà quân sự nào ngoài ông Cụ cả… Bỏ qua chuyện thần thánh hóa lịch sử hay lịch sử hóa thần thánh, tôi nghi ngờ 4000 năm ấy.
Đã từ khá lâu rồi tôi không còn nhận lương bằng tiền mặt.
Hàng tháng, công ty đều đặn chuyển vào tài khoản cá nhân của tôi số tiền lương theo đúng như hợp đồng lao động đã ký kết sau khi trừ các khoản thuế theo quy định. Nếu ở Mỹ, tôi được xem như một công dân tốt vì hàng tháng đều đặn đóng góp một khoản đáng kể vào ngân sách quốc gia.
Số tiền ấy, ý tôi muốn nói đến số tiền thuế thu nhập cá nhân hàng tháng, được dành để làm gì?
Về nguyên tắc, người đóng thuế ở Mỹ có quyền được biết số tiền ấy được chi dùng như thế nào, các khoản chi ra sao, để trả lương cho các viên chức chính phủ, chi phúc lợi xã hội, chi cho quốc phòng…có trăm thứ phải liệt kê đường hoàng. Quốc hội, đại diện cho những người đóng thuế, xem xét thông qua các khoản chi này: ngân sách hàng năm. Quốc hội thông qua, nhân viên chính phủ được trả lương. Quốc hội không thông qua, chính phủ ngừng hoạt động. Ngày hôm qua, chính phủ Mỹ ngừng hoạt động một phần. Lý do rất đơn giản: người đóng thuế không hài lòng với các khoản chi vô tội vạ, vung tay quá trán, không đúng mục đích… Nôm na cái chuyện xảy ra ở bên Mỹ nó như vậy. Việt Nam, lẽ tất nhiên, đừng mơ nhé. Đóng thuế thì cứ việc đóng thuế, chi bao nhiêu tiền vốn việc của nhà quan, không mượn người đóng thuế phải suy nghĩ.
5000 đồng, mệnh giá lớn nhất thời VNDCCH - có chữ hán và chữ Việt. Nguồn: OntheNet
5000 đồng, mệnh giá lớn nhất thời VNDCCH – có chữ hán và chữ Việt. Nguồn: OntheNet
Tiền VNCN, mênh giá cao nhất, innawm 1971, không phát hành. Hình Trương Công Định. Nguồn: ONtheNet
1000 đồng VNCH, mênh giá cao nhất, in năm 1971, không phát hành. Mặt trước: hình ông Trương Công Định (?) Nguồn: OntheNet
Người nước ngoài đến Việt Nam thường kinh ngạc về nhiều thứ.
Điều thứ nhất, ngay khi ra khỏi sân bay: giao thông hỗn loạn chẳng theo một trật tự nào cả. Nhiều người nước ngoài nói: “Viet Nam, country of motorbikes”. Điều tiếp theo, đồng tiền Việt Nam cũng gây cho họ ngạc nhiên không kém: nhiều loại tiền giấy khác nhau và rất nhiều số không (số 0). Họ nói: “Viet Nam, country of zeros”. Đồng Việt Nam của mình, để xem nào, chính thức thì có tờ 200 đồng, tờ 500 đồng, tờ 1000 đồng, tờ 2000 đồng, tờ 5000 đồng, tờ 10000 đồng, tờ 20000 đồng, tờ 50000 đồng, tờ 100000 đồng, tờ 200000 đồng và tờ 500000 đồng. Những người có hơi khỏe có thể đếm hết những tờ tiền của chúng ta. Thỉnh thoảng tôi gặp vài người nước ngoài, khi có việc phải thanh toán tiền cà phê hay cho một bữa ăn chẳng hạn, họ lúng ta lúng tung đếm những số không (số 0). Vài người có tính hiếu kỳ, tìm đổi tờ 500000 đồng mang về nước. Hỏi để làm gì? Họ trả lời: “để tao làm vật chứng khi về nước, không thôi người ta bảo tao xạo”.
Tờ giấy bạc 500000 đồng của nước CHXHCN Việt Nam. Nguồn: OntheNet
Tờ giấy bạc 500000 đồng của nước CHXHCN Việt Nam. Nguồn: OntheNet
Ừ,trên qủa đất này chỉ có vài nước tin được chuyện này mà không cần vật chứng. Toàn những nước có chỉ số hạnh phúc hàng đầu thế giới cả. Hóa ra chuyện chỉ số hạnh phúc mà có dạo dân tình xôn xao lại liên quan đến mệnh giá đồng tiền. Mệnh giá càng cao, chỉ số hạnh phúc càng ngất ngưỡng.
Dạ vâng.,em đây đã hiểu.
Quay trở lại chuyện đồng tiền (bank notes). Tất cả những tờ tiền giấy Việt Nam Đồng (tiền xèng hình như không còn lưu hành) đều in hình ông Cụ. Khuôn mặt Cụ hiền từ, mắt sáng, râu dài. Hình như Cụ nhìn mọi người và cười mỉm. Cười vì lý do gì, tôi đây không nghĩ đến việc đó. Lúc trước, ý tôi muốn nói hồi chưa sử dụng giấy polyme, đồng tiền của mình chất lượng không được tốt, thường nhăn nheo dúm dó. Bây giờ chất lượng có khá hơn nhưng so với những tờ tiền của các nước khác thì không so sánh được.
Về chất lượng giấy, hoa văn, hình ảnh trên tờ tiền, tôi thích tờ tiền Mỹ hơn các tờ tiền nước khác. Tôi cũng thích cả cái câu được in trên đồng đô la Mỹ: “In God, we trust”. Dân tộc nào còn tin ở Thượng Đế thì Thượng Đế hẳn nhiên phù hộ cho họ. Tất nhiên, nếu ta còn tin vào Thượng Đế và Thượng Đế phải còn sống thì mới phù hộ được.
10,000 đô-la, mệnh giá cao nhất lưu hành 1918-46. Hình Salmon P. Chase, Thẩm phán Tối cao pháp viện Mỹ (1864-73). Nguồn: Wikipedia
10,000 đô-la, mệnh giá cao nhất lưu hành 1918-46. Hình Salmon P. Chase, Thẩm phán Tối cao pháp viện Mỹ (1864-73). Nguồn: Wikipedia
Tôi không thích tờ đô Mỹ ở một điểm: hình mấy ông tổng thống Mỹ được in ở trên đó. Nước Mỹ có nhiều chuyện hay hơn nhiều chứ không chỉ mấy ông tổng thống. Nếu tôi ở vị trí giám đốc cục dự trữ liên bang, tôi cho in hình John D. Rockerfeller, hình Henry Ford, hình Thomas Edison hoặc Bill Gates, Steve Jobs, hoặc Mark Zuckerberg cho nó thời thượng. Như thế, hình ảnh nước Mỹ sẽ được nâng lên một tầm cao mới, đại diện cho nhiều giá trị Mỹ hơn. Tất nhiên, bạn có thể đề nghị in logo của Coca Cola, Nike, Microsoft hoặc Disneyland chẳng hạn.
Chẳng có gì điên rồ ở nước Mỹ.
Tôi thích nước Nhật. Không; phải nói tôi mê nước Nhật và văn hóa của người Nhật Bản thì đúng hơn. Nước Nhật có hoa anh đào này, nước Nhật có lá phong đỏ này, nước Nhật có sushi này…nước Nhật có rất nhiều thứ làm người ta phải nhớ đến. Nhiều bạn trẻ Việt Nam chúng ta rất thích đọc các tác phẩm văn học Nhật Bản. Nổi tiếng và nóng hổi nhất bây giờ phải kể đến Haruki Murakami. Nhưng nền văn học lừng danh của Nhật Bản không chỉ có chừng đó cái tên. Những tên tuỗi lẫy lừng thế giới hiện đại phải kể đến có Natsume Soseki, Yasunari Kawabata, Dazai Osamu…
5000¥ phát hành từ năm 2004, in hình nhà văn Ichiyō (HiguchiNatsu Higuchi, 1872-1896). Nguồn: Wikipedia
5000¥ phát hành từ năm 2004, in hình nhà văn Ichiyō Higuchi (HiguchiNatsu Higuchi, 1872-1896). Nguồn: Wikipedia
Lùi về quá khứ, Nhật Bản tự hào với những nữ sĩ Ono no Komachi, Murasaki Shikibu, Higuchi Ichiyo. Ai đã từng đọc qua những gì họ viết đều không thể không mê đắm. Nước Nhật được tôn trọng không chỉ vì họ có một nền kinh tế hùng mạnh mà còn bởi họ có một nền văn hóa thật sự tinh hoa được gầy dựng bởi những tên tuổi thuộc tầm trên của nhân loại. Để tưởng nhớ đến họ, nước Nhật đã cho in hình của bốn nhà văn học lên đồng Yên của mình: nhà văn Natsume Soseki và ba nữ sĩ lừng danh Ono no Komachi, Murasaki Shikibu, Higuchi Ichiyo. Một người khác, sư biểu của nước Nhật hiện đại, Voltaire của nước Nhật hiện đại – Yukichi Fukuzawa được ghi nhớ trên tờ 10000 Yen.
 10000 yen, in hình triết gia Yukichi Fukuzawa, người sáng lập ĐH Keio. Nguồn Wikipedia.
10000¥, in hình triết gia Yukichi Fukuzawa, người sáng lập ĐH Keio. Nguồn Wikipedia.
Người Nhật rất mực tôn trọng Nhật Hoàng. Nhưng Nhật Hoàng vẫn không có chỗ nơi đồng tiền quốc gia. Viễn vông. Nếu có thể, tôi muốn tưởng nhớ các nữ sĩ của chúng ta Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm theo cùng một cách như vậy. Nếu phải in nhiều loại mệnh giá, tôi sẽ thêm các nhà văn hóa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du. Nếu còn chỗ thì trong danh sách chờ sẽ thêm các nhà quân sự như Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo chẳng hạn.
Buồn. Tôi không thể.
Việt Nam, nếu xét về mặt lãnh thổ địa lý và theo sách vở, kéo dài từ Ải Nam Quan cho đến Mũi Cà Mau. Nghe đồn, phía Bắc đã không còn được như sách vở đã nêu, phía Nam thì chúng ta đã chính thức hoàn tất cắm mốc biên giới với Campuchia; phía Đông mặt biển thì đang tranh chấp căng thẳng mà e rằng phần nhiều ta thua; phía Tây thì hồi đó giờ không thay đổi. Nhưng biên giới của một quốc gia liệu chỉ chừng đó? Nghĩ về nước Mỹ. Có người hỏi một người Mỹ: “nước Mỹ rộng bao nhiêu?” Người Mỹ trả lời: “biên giới nước Mỹ kéo dài đến nơi nào người ta sử dụng đồng đô la Mỹ”. Hiện thực. Đồng Việt Nam chỉ có giá trị trong lãnh thổ Việt Nam. Mang ra nước ngoài, nó không có giá trị chuyển đổi. Về mặt này, chúng ta thua cả nước Lào nhỏ bé. Và tất nhiên, thua xa đồng Bath Thái, đồng ringgit Mã Lai, đồng đô la Singapore. Tôi thường được cử đi công tác nước ngoài và đã từng đi khá nhiều nước. Tôi chưa thấy nước nào chấp nhận sử dụng tiền đồng Việt Nam.
Thường nghe nói, nước ta có 4000 (bốn ngàn) năm văn hiến. Trên đồng tiền Việt Nam tôi không thấy hình ảnh nhà văn học, nhà văn hóa, nhà chính trị, nhà quân sự nào ngoài ông Cụ cả. Tôi thích đồng tiền của chúng ta theo một kiểu khác hơn cái kiểu hiện nay. Bỏ qua chuyện thần thánh hóa lịch sử hay lịch sử hóa thần thánh, tôi nghi ngờ 4000 năm ấy.
Chúng ta chỉ có văn hiến từ thời ông Cụ chăng?
Hỏi mà không trả lời.
Sài Gòn 03/10/2013

Khoa Học Phương Tây và Triết Học Phương Đông (8)

Kiều Tiến Dũng
matterLàm sao ta có thể ngoảnh mặt với những người cùng huyết thống đang chịu bao áp bức?  Làm sao ta có thể làm ngơ khi đất nước đứng bên bờ diệt vong? 
Quấn Quít Bất Khả Phân
Trong một giây phút nào đó, có lẽ vì quá đau khổ sau sự đổ vỡ của một mối liên hệ, nhạc sĩ Paul Simon đã viết lên trong một bài hát những lời cay đắng, phủ định mọi liên hệ với thế giới ngoài kia:
“I touch no one and no one touches me.
I am a rock,
I am an island
And a rock feels no pain,
And an island never cries”
Tôi không đụng tới ai, và không ai chạm đến tôi
Tôi là một tảng đá
Tôi là một ốc đảo
Và tảng đá không biết đớn đau
Và ốc đảo chưa bao giờ khóc
 Có thật sự như vậy không? And a rock feels no pain?  Làm sao ta biết bia đá không đau?  Hay để rồi, ngày sau sỏi đá lại cũng phải cần có nhau?
Cơ lượng tử cho rằng một vật thể, một hiện tượng không thể được coi là hiện hữu nếu nó không có những mối quan hệ với những đối thể khác.  Hơn thế nữa, cơ lượng tử còn khẳng định rằng một khi đã “có gì” với nhau thì sau đó dù có cách biệt thời gian, có xa cách không gian thì chúng vẫn mãi có những liên hệ vô cùng mật thiết.  Một lần là trăm năm.  Đây là điều kỳ bí nhất mà cũng lại là khả năng to lớn nhất của thuyết lượng tử, đưa đến các hệ quả tưởng chừng như không tưởng.
**
Con đường quốc lộ 95, hay còn có tên là New Jersey Turnpike, dẫn từ phi trường JFK đi về phía Nam đi qua những thành phố kỹ+ nghệ, ồn ào, bụi bặm tiêu biểu của miền Đông Hoa Kỳ.  Nhưng chỉ cần quẹo phải vào Princeton là ta bước vào một thế giới hoàn toàn khác, ở đấy có đại học Princeton là một trong những đại học lớn nhất nước Mỹ.  Nhưng cùng ngay trong thành phố lại là một học viện khác, hoàn toàn độc lập và còn nổi tiếng hơn cả đại học Princeton.  Học viện đó mang tên là Princeton Institute of Advanced Study, Học Viện Nghiên Cứu Cao Cấp Princeton, được lập ra từ năm 1930.
Tôi đã từng làm việc ở học viện này nhiều lần, mỗi lần ăn dầm ở dề cả một thời gian dài với biết bao kỷ niệm.  Trong những nhân vật huyền thoại đã đi qua học viện này ta phải kể đến Robert Oppenheimer, cha đẻ bom nguyên tử của Hoa Kỳ, Kurt Gödel, nhà toán học tác giả của định lý về cái không trọn vẹn của số học (Incompleteness Theorem), v.v  Nhưng nổi tiếng nhất phải là Albert Einstein.  Rồi cũng ngay nơi học viện này, Einstein đã cùng với hai cộng tác viên là Podolsky và Rosen đề xướng lên cái gọi là hiệu ứng EPR, mà người ta cho là hiệu ứng kỳ bí nhất trong khoa học từ xưa đến nay.
Trên: Einstein và Gödel, Einstein và Oppenheimer Dưới:  Albert Einstein,  Boris Podolsky,  và Nathan Rosen. DCVOnline tổng hợp
Trên: Einstein và Gödel, Einstein và Oppenheimer
Dưới: Albert Einstein, Boris Podolsky, và Nathan Rosen. DCVOnline tổng hợp
**
Sau nhiều tranh luận không thành công với Niels Bohr về cơ lượng tử, Einstein, Podolsky và Rosen đã đề nghị ra một thí nghiệm tưởng tượng như sau, nhằm để đả kích lý thuyết này là còn thiếu sót về nhiều mặt.
Trong thí nghiệm EPR, ta dàn xếp cho hai vật thể tương tác với nhau sao cho một lượng số nào đó của cả hai vật thể này được bảo toàn.  Thí dụ như tổng xung lượng (total momentum) của cả hai là một số lượng bảo toàn, không thay đổi mặc dù xung lượng riêng lẻ của mỗi vật thể là có thể đổi thay (nhưng sao cho tổng xung lượng vẫn là không đổi thay).  Sau đó ta tách rời hai vật thể này, A và B, và đem mỗi đứa một chân trời, góc bể.  Ở một chân trời với vật A, ta có thể tùy tiện chọn để đo tính hạt hay tính sóng của nó.  Nhưng điều kỳ lạ theo cơ lượng tử là một khi ta đo tính hạt của vật A thì ở góc bể xa tít đằng kia vật B sẽ phải thể hiện tính hạt cùng một lúc, mặc dù không một ai áp đặt bất kỳ một sự đo lường nào lên vật B, và mặc dù A đã không thể báo tin, với một tín hiệu bị giới hạn bằng vận tốc ánh sáng, cho B biết là mình nay đã thể hiện tính hạt.
Cũng vậy, nếu ta chọn đo tính sóng của A thì ngay tức khắc B ở tuốt góc kia của vũ trụ cũng thể hiện tính sóng.  Cái thí nghiệm tưởng tượng EPR này đã đặt ra quá nhiều vấn đề.
EPR chỉ là điều tưởng tượng hay hiện thực?  Nguồn: http://www.eskesthai.com
EPR chỉ là điều tưởng tượng hay hiện thực? Nguồn: http://www.eskesthai.com
Vấn đề đầu tiên là vật B chưa hề bị đo đạc nhưng tại sao lại tự thể hiện tính sóng hay hạt của nó?  Vậy tính chất này có phải là bản thể tự nó có hay không?  Cơ lượng tử đã trả lời rằng tuy B chưa được đo đạc tại địa phương đó, nhưng qua sự tương tác của B và A trong quá khứ nên chúng phải chịu cùng một số phận dù chỉ mỗi mình A bị đo mà thôi!   Shrödinger đã đặt tên cho hiện tượng này là “entanglement”, sự quấn quít bất khả phân của vật chất một khi chúng đã tương tác với nhau trong quá khứ, dù nay đã cách biệt không gian và thời gian.
Từ đấy lại nảy sinh ra vấn đề thứ hai là bằng cách nào vật B lại biết ngay cùng lúc đó vật A đã làm gì khi chúng ở quá xa nhau như vậy mà lại không có một tín hiệu nào có thể đi nhanh hơn vận tốc ánh sáng như đã được giả định trong Thuyết Tương Đối Hẹp?  Cơ lượng tử cho điều này là đúng nhưng không biết giải thích tại sao nó có thể xảy ra như vậy.
Xin nhấn mạnh là cái mấu chốt của vấn đề là ở chỗ ta có cái tự do chọn lựa để đo tính hạt hay đo tính sóng của vật A.  Còn không, thì đây chẳng có gì là kỳ bí cả.  Vì nó chẳng khác gì việc tách đôi một đôi găng tay, bỏ mỗi chiếc vào một hộp kín, rồi đem một cái đi Mỹ, một cái để ở Úc.  Rồi khi người ở Mỹ mở hộp ra thấy được chiếc găng bên tay trái thì biết ngay là chiếc găng còn lại ở Úc là chiếc bên tay mặt.  Cái tự do chọn lựa đo tính sóng hay hạt của A tương đương với việc người ở Mỹ có thể, bằng cách nào đó, chọn là trong hộp sẽ có chiếc giầy hay chiếc găng tay.  Nếu chọn là chiếc giầy và mở ra thì thấy đấy là chiếc giầy chân phải, thì ngay lúc đó cái vật trong hộp ở Úc sẽ từ trạng thái giữa giầy giữa găng sẽ trở thành chiếc giầy, và là chiếc giầy bên chân trái!
Vấn đề thứ ba là hiệu ứng EPR chỉ là điều tưởng tượng hay hiện thực?   Xin trả lời đấy là hiện thực vì đấy đã được thực hiện trong các thí nghiệm vô cùng khó khăn nhưng cuối cùng, gần 50 năm sau, đã thành công ở Berkeley, Hoa Kỳ; Paris, nước Pháp; và Geneva, Thụy Sĩ.
Những điều tưởng chừng như là phi lý được vạch ra để chỉ trích cơ lượng tử lại một lần nữa đã biến thành “hiện thực.” “Hiện thực” thật ra nhiều khi còn kỳ lạ hơn cả tiểu thuyết nữa!
**
Quanglement. Nguồn: eskesthai.com
Quanglement. Nguồn: eskesthai.com
Từ trước năm 1975 trên truyền hình Mỹ ở Việt Nam đã có chiếu một chương trình khoa học giả tưởng mang tên là Star Trek.  Gần đây Hollywood vẫn tiếp tục dựng những cuốn phim về chương trình này.   Star Trek nói về một phi thuyền đi thám hiểm các vì sao trong vũ trụ.  Trong phi hành đoàn có một nhân vật mang tên là Mr. Spock, là người đến từ hành tinh Vulcan, là giống “người” rất giỏi về lý luận và hình như không hề bị tình cảm chi phối.  Điểm đặc biệt là ông ấy có đôi tai nhọn hoắc, mà ta hay gọi là tai lừa.  Tuổi thơ của tôi đã biết bao lần khổ sở vì luôn bị đám con nít chọc ghẹo là “đồ lỗ tai lừa” cũng chỉ vì cái tai quá khổ của mình.
Mr Spock và phi hành đoàn chỉ cần bước lên một cái máy trên phi thuyền rồi biến mất để xuất hiện bất cứ nơi nào ngoài phi thuyền, mà không cần phải đích thân đi qua cái không gian giữa hai nơi này.  Cách vận chuyển này tưởng chỉ để coi cho vui nhưng nay đã thành hiện thực và được gọi là quantum teleportation – tạm gọi là “viễn chuyển lượng tử.”
Viễn chuyển lượng tử dựa vào sự entanglement (quấn quít bất khả phân) của vật chất như đã trình bày trên đây.  Và thật ra chỉ mới được kiểm chứng cho một hạt ánh sáng hay hạt nguyên tử, nhưng đã đạt được một khoảng cách lên đến 143 cây số!
**
Đầu tiên ta cần tạo ra một cặp vật thể quấn quít bất khả phân, gồm hai vật A và B.  Đem vật B đến nơi muốn viễn chuyển đến, để sẵn đó.   Về sau, khi muốn chuyển Mr Spock từ A đến B thì ta cần thực hiện hai bước.  Một, để Mr Spock tương tác với vật A; và, hai, chuyển kết quả tương tác này bằng sóng điện từ với vận tốc ánh sáng tới B.  Khi A tương tác với Mr Spock trong bước thứ nhất thì ngay tức khắc vật B ở đằng kia sẽ có phần nào tính chất của Mr Spock do hiện tượng quấn quít bất khả phân.  Và tiếp theo sau đó, khi B nhận được tín hiệu điện từ xuất phát từ A trong bước thứ hai thì nó có thể hoàn toàn biến thành Mr. Spock.
Điều quan trọng là ngay sau khi Mr. Spock tương tác với A thì cả hai đều bị phân hủy.  Mr Spock không còn tồn tại và phải tạm thời vắng mặt trong vũ trụ này, cho đến khi B hoàn tất việc biến thành Mr. Spock trở lại ở phương trời xa xăm kia!
Cũng may, nếu không thì ta lại có hai Mr. Spock y như nhau cùng một lúc ở A và ở B, tức là hai cặp lỗ tai lừa!  Lúc ấy không biết bà vợ của Mr Spock sẽ tính sao đây?
**
Hiện tượng viễn chuyển này cũng đã được tiểu thuyết hóa trong tác phẩm “The Fly” (Con Ruồi) của George Langelaan, và cũng đã được dựng thành phim.  Trong đó, một nhà khoa học tự viễn chuyển chính mình, nhưng không may trong máy lại lọt vào một con ruồi.  Nên đầu đằng kia, sau cuộc vận chuyển lại là một con người với cái đầu ruồi, và một con ruồi với cái đầu người!
Accident does happen!  Tai nạn luôn rình rập!
**
Các máy tính của ta càng ngày càng được thu nhỏ.  Xưa kia chiếm trọn cả một tòa nhà, nay được thu nhỏ lại gọn trong một laptop cầm tay.  Cứ theo cái đà thu nhỏ này thì không bao lâu nữa các transitors sẽ chỉ còn vài nguyên tử; lúc đó ta phải dùng cơ lượng tử vào công cụ tính toán.  Do đó các nghiên cứu về quantum computers (máy tính lượng tử) nay đã được chú ý.  Đơn vị tính toán chính của máy tính thông thường là một “bit,” tức là một đơn vị logic có giá trị 1 hay 0, hay là sai hay đúng, là hai trạng thái hoàn toàn đối nghịch nhau như hạt với sóng.  Trong máy tính lượng tử thì đơn vị chính lại là “quantum bit” rút gọn lại là “qubit” (bit lượng tử).  Khác với các bits thông thường, qubits có thể “tồn tại” (trong ngoặc kép) giữa hai trạng thái 0 và 1, giữa sai và đúng – giống như cô mèo của Schrödinger có thể vừa hạt vừa sóng, vừa chết vừa sống.  Hơn thế nữa, các qubits lại có khả năng quấn quít bất khả phân với nhau để tạo ra những khả năng kỳ diệu như đã trình bày trên đây.
Cả hai đặc tính lượng tử này của qubits là sức mạnh kỳ diệu của máy tính lượng tử, giúp nó có thể tính nhanh hơn rất nhiều so với máy tính thông thường, hay có thể giải được những bài toán mà trên nguyên tắc không thể giải được.
Một trong những bài toán mà máy tính lượng tử có thể giải đáp nhanh chóng là làm sao hóa giải được các mật mã của các tín hiệu.
**
Việc mã hóa các tín hiệu là việc rất quan trọng và đã được áp dụng từ ngàn xưa để các thông tin trọng yếu không bị người khác đọc lén, nhất là trong chiến tranh.  Thí dụ gần đây là trong Đệ Nhị Thế Chiến, Anh quốc đã có cả một trung tâm giải mã các tín hiệu của hải quân Đức Quốc Xã truyền đi đến các tàu ngầm U boats của Đức.  Các U boats này đã đánh chìm rất nhiều tàu của Hoa Kỳ trên đường vượt Đại Tây Dương đến tiếp viện cho nước Anh.  Đây là vấn đề sống còn của London.  Nhưng chỉ vì sự lười biếng của một viên sĩ quan Đức đã không tận dụng tất cả khả năng chiếc máy mã hóa của mình, và chỉ một sơ hở nhỏ này thôi, đã giúp các nhà toán học Anh quốc giải mã được cái tưởng chừng không giải được.  Từ đó các U boats bị vô hiệu hóa, mở đầu cho sự thất bại quân sự toàn diện của Đức Quốc Xã.
Trong các trận chiến Trung Đông, các oanh tạc cơ và các phi cơ không người lái được điều khiển từ rất xa; có khi từ căn cứ không quân của Hoa Kỳ ở tận Florida, gần nửa vòng trái đất.  Tất cả đều dựa vào sự bảo mật của các tín hiệu radio liên lạc, nên các tín hiệu này phải được mã hóa để không ai khác có thể nghe lén hay thay đổi mệnh lệnh.
Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, các liên lạc hệ trọng như việc chuyển ngân qua internet cũng phải được mã hóa.  Chỉ cần giải mã được là cả tỷ tỷ dollars sẽ bị mất cắp. Toàn bộ nền kinh tế của các nước phát triển hầu như phải dựa vào việc mã hóa trên internet.
Do tầm mức quan trọng của việc mã hóa, chính phủ Hoa Kỳ đã liệt kê một số thảo chương mã hóa và giải mã vào hàng vũ khí phải được bảo mật, chẳng khác gì vũ khí nguyên tử!
**
Có nhiều phương pháp để mã hóa một tín hiệu, nhưng phương cách nào cũng có điểm yếu của nó.  Một phương cách thường dùng là dựa vào những phép toán dễ làm một chiều nhưng rất khó để đi ngược lại.  Thí dụ như phép nhân, rất dễ dàng để nhân hai số nguyên tố với nhau, thí dụ 7 nhân cho 31 cho ta 217; nhưng nếu ta bắt đầu từ con số 217 thì phải khó khăn hơn mới tìm lại được hai con số 7 và 31 ban đầu.
Muốn phá vỡ tiêu chuẩn mã hóa (512 bits) thường dùng trong quân đội hiện tại thì ta cần một máy siêu điện toán (supercomputer) chạy ngày chạy đêm tới hơn 15 tỷ năm, nghĩa là lâu hơn cái tuổi của vũ trụ này, thì mới làm được!  Công việc có vẽ bất khả thi này có thể, trên nguyên tắc, sẽ tốn chỉ vài phút hay chỉ vài giây trên một máy tính lượng tử!
Vì cái hứa hẹn đó, nhiều quốc gia, có cả Hoa Kỳ và Trung Quốc, và các cơ quan an ninh đã bỏ hàng tỷ dollars vào việc nghiên cứu máy tính lượng tử.  Trong số các cơ quan đó phải kể đến cơ quan An Ninh Quốc Gia của Hoa Kỳ (NSA – National Security Agency), có một ngân sách mật và cũng là cơ quan đã bị Edward Snowden tố cáo như trong các bản tin thời sự gần đây, và nay NSA cũng đã thú nhận, là đã nghe lén nhiều cuộc điện đàm trên toàn thế giới.
Nếu đầu thế kỷ 20 nhân loại đã có cuộc chạy đua vũ khí nguyên tử, thì ngày nay, đầu thế kỷ 21, máy tính lượng tử cũng lại là một phần thưởng  chiến lược cho bao kẻ tranh giành.  Nhưng có lẽ nhân loại còn phải chờ từ 30 đến 50 năm nữa.
**
Tất cả các khả năng kỳ diệu trên đây đều phải dựa vào hiện tượng chủ yếu quấn quít bất khả phân của cơ lượng tử.
Làm thế nào để giải thích hiện tượng chủ yếu này?  Làm cách nào hai vật thể cách thời gian, biệt không gian lại có thể cùng biểu hiện cùng tính chất, cùng một lúc?  Không một ai có câu trả lời thích đáng – ngoại trừ những lối giải thích “thần giao cách cảm” mà ta không bàn tới, vì chúng không thể lập đi lập lại được như các hiện tượng khoa học.
Chỉ biết rằng, theo Niels Bohr, một vật thể hoàn toàn cô lập chỉ có thể là một cái gì trừu tượng mà thôi (“Isolated material particles are abstractions” ).  Và cũng chỉ biết rằng chỉ cần một lần gặp gỡ mà có thể vương vấn mãi về sau, dù có ở hai đầu của con sông Tương:
Nhân đạo Tương giang thâm
Vị để tương tư bạn
Giang thâm chung hữu để
Tương tư vô biên ngạn

Thiếp tại Tương giang đầu
Quân tại Tương giang vĩ
Tương tư bất tương kiến
Ðồng ẩm Tương giang thuỷ”

 (Lương Ý Nương)
Đinh Vũ Ngọc dịch là:
 Người bảo sông Tương sâu 
Sâu chưa bằng nỗi nhớ
Sông sâu còn có đáy
Tương tư không có bờ. 
Đầu sông Tương em đợi
Cuối sông Tương chàng mong
Nhớ nhau mà chẳng gặp
Cùng uống nước chung dòng”
 **
Vật chất vô tri còn biết quấn quít bất khả phân, còn không thể “quên” nhau.  Còn chúng ta thì sao?  Chúng ta không cần phải tin vào huyền thoại một bọc trăm trứng.  Chúng ta không cần phải tin vào cái gọi là cộng nghiệp của nhà phật.  Nhưng chúng ta đã gọi nhau là đồng bào, đã cùng chia xẻ một lịch sử, một tiếng nói, một văn hóa.  Cùng đã ăn quả mọc từ đất cát đựng xương cốt của cha ông, cùng uống nước từ dòng sông thắm đầy máu đào của tổ tiên.  Làm sao ta có thể ngoảnh mặt với những người cùng huyết thống đang chịu bao áp bức?  Làm sao ta có thể làm ngơ khi đất nước đứng bên bờ diệt vong?
 Tất nhiên, chỉ có loài súc vật mới có thể quay lưng lại nỗi đau khổ của con người, và chăm lo riêng cho bộ da của mình …”
 (Trích từ phim Chuyện Tử Tế do Trần Văn Thủy đạo diễn)
Melbourne, Úc Châu

NOBEL VÀ TRUNG QUỐC


Đổ tiền cho nghiên cứu và phát triển nhiều chỉ thua Mỹ nhưng khoa học Trung Quốc vẫn không vượt qua khỏi giới hạn địa lý của Vạn Lý Trường Thành. Sao vậy?

Khi giành Nobel Vật lý năm 1957, Dương Chấn Trữ đang làm việc cho Viện nghiên cứu cấp tiến (IAS) tại Princeton (New Jersey); và người cùng nhận giải, đồng hương Lý Chánh Đạo, lúc đó làm việc tại Đại học Columbia (New York). Khi đoạt Nobel Vật lý năm 1998, Thôi Kỳ làm việc tại Đại học Princeton. Và khi giành Nobel Lý năm 2009, Cao Côn là nhà nghiên cứu của Standard Telecommunication Laboratories (Harlow, Anh) đồng thời dạy tại Đại học Hong Kong. Tóm lại, trong suốt hơn 6 thập niên kể từ khi đi theo con đường Mao đã chọn, nền giáo dục XHCN Trung Quốc chưa sinh ra nhà khoa học nào lọt vào bảng vàng Nobel.

Vấn đề, như vậy, không phải nằm ở yếu tố tài chính, yếu tố con người, yếu tố địa lý, yếu tố ảnh hưởng thiên nhiên…, mà nằm ở yếu tố chính trị. Sự chọn lựa chính trị của Trung Quốc đã mang lại những tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển xã hội nói chung và khoa học nói riêng. Theo mô hình quản lý tập trung, với mọi kế hoạch phát triển đều dựa vào cách nhìn “bao quát” của vài cái đầu trong Bộ chính trị, với cơ chế Đảng quyết định tất cả, khoa học Trung Quốc trong nhiều thập niên vẫn chịu tác động từ vai trò giám sát nhà nước. Nhà nước hoạch định chiến lược, nhà nước cấp vốn và khoa học cứ vậy làm theo, không được cãi, không được lộn xộn tự ý tìm tòi, và không được... khôn hơn những cái đầu trong Bộ chính trị!

Nếu hiểu khoa học là sáng tạo thì sự sáng tạo đã bị bóp chết từ trong trứng nước đối với khoa học Trung Quốc. “Cơ chế Đảng” phát triển sâu và rộng đến mức thường thì chỉ đảng viên mới được bổ nhiệm hiệu trưởng đại học hoặc viện trưởng nghiên cứu… Và những người này, dù xuất thân từ dân khoa học, lại trở thành người đại diện của Đảng, người gác cổng của Đảng, người giữ tiền của Đảng, người truyền mệnh lệnh và chỉ thị của Đảng để bên dưới theo đó mà làm. Đóng vai trò như con ốc vít trong một guồng máy mà tất cả phải được quán triệt tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng, khoa học gia bắt đầu trở thành công chức. Sẽ rất là không bình thường nếu tài năng và chất xám được thăng hoa và phát triển tối ưu trong môi trường như vậy. Trung Quốc không thể có những viện đại học và viện nghiên cứu với văn hóa làm việc tương tự các nước phương Tây. Đại học Thanh Hoa khó có thể so với Đại học Harvard, nơi đến nay đã có 147 giải Nobel!

Vấn đề, như đã nói, nằm ở sự chọn lựa, với “bản sắc” riêng, của hệ thống chính trị Trung Quốc. Nó là cái gốc của mọi cái gốc…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét