- Hội nghị TW 8 : Không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập (RFI) - Trưa nay 09/10/2013 theo giờ Việt Nam, sau 10 ngày làm việc, Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đã bế mạc.
- Lời thú tội của Hồng vệ binh Trung Quốc (RFI) - Trang << Phóng sự >> của Le Figaro số ra ngày hôm nay lật lại trang lịch sử của cuộc Cách mạng Văn hóa dưới thời Mao Trạch Đông.
- Trung Quốc : Bị cách chức vì tổ chức đám cưới linh đình (RFI) - Báo chí Trung Quốc cho biết, ngày hôm qua, 08/10/2013, một quan chức ở ngoại ô Bắc Kinh bị cách chức vì đã chi 200 ngàn euro để tổ chức ...
- Giải Nobel Hóa học về tay ba nhà khoa học Mỹ (RFI) - Giải Nobel Hóa học năm 2013 hôm nay 09/10/2013 đã được Ủy ban Nobel quyết định trao cho nhà khoa học Mỹ gốc Áo Martin Karplus, người Mỹ gốc Anh Michael Levitt ...
- Hội nghị của NASA bị tẩy chay vì không mời Trung Quốc (RFI) - Từ ngày 04 đến 08/10/2013, cơ quan nghiên cứu không gian vũ trụ Hoa Kỳ NASA tổ chức một hội nghị thảo luận về những phát hiện mới qua ống kính viễn vọng Kepler, ...
- Hơn 200 ngàn người sẵn sàng lên sao Hỏa sinh sống (RFI) - Công ty Mars-One của Hà Lan cho biết, có hơn 200 ngàn người, thuộc 140 quốc gia, đăng ký lên sao Hỏa, chấp nhận một đi không trở lại và sống ...
- Chủ tịch Ủy ban Châu Âu đến đảo Lampedusa, nơi hàng trăm thuyền nhân chết đuối (RFI) - Một tuần sau vụ đắm tàu ngoài khơi đảo Lampedusa, khiến hàng trăm người nhập cư chết đuối, hôm nay, 09/10/2013, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu José Manuel ...
- Nhóm thanh tra vũ khí hóa học thứ 2 sẽ được cử đến Syria (RFI) - Hôm qua, 8/10/2013, Tổ chức cấm vũ khí hóa học OIAC thông báo sẽ đưa đến Syria một nhóm thanh tra thứ 2 để đẩy nhanh tốc độ thẩm định trước khi phá ...
- Giám đốc Greenpeace đòi gặp Putin về vụ các thành viên bị bắt (RFI) - Giám đốc điều hành Greenpeace International, ông Kumi Naidoo, trong một lá thư gởi cho đại sứ quán Nga ở La Haye, Hà Lan, đã yêu cầu được gặp ...
- Lampedusa : Ý sẽ tổ chức quốc táng cho các nạn nhân (RFI) - Thủ tướng Ý Enrico Letta, hôm nay, 09/10/2013, thông báo sẽ tổ chức quốc táng cho các nạn nhân vụ đắm tàu ở ngoài khơi đảo Lampedusa ...
- Hoa Kỳ : Khủng hoảng ngân sách chưa lối thoát, nguy cơ vỡ nợ đã cận kề (RFI) - Cuộc khủng hoảng ngân sách Hoa Kỳ đã kéo dài hơn một tuần nhưng vẫn chưa có lối thoát.
- Đài Loan thăm dò dầu khí ở vùng Trường Sa (RFI) - Hôm nay, 09/10/2013, một nghị sĩ Đài Loan thông báo là nước này đã tiến hành thăm dò dầu khí ở vùng Trường Sa, một ...
- Gần 400 cư dân mạng Tân Cương bị câu lưu vì « kêu gọi thánh chiến » (RFI) - Báo chí chính thức Trung Quốc hôm nay 09/10/2013 cho biết, gần 400 cư dân mạng ở Tân Cương - vùng đất Hồi giáo thường có những vụ nổi ...
- Lãnh đạo Hồi giáo Philippines bị truy tố về tội nổi loạn (RFI) - Hôm nay, 09/10/2013, Bộ trưởng Tư pháp Philippines Leila de Lima vừa thông báo là lãnh đạo Hồi giáo Nur Misuari đã bị truy tố về tội nổi loạn, ...
- Bắc Kinh kêu gọi « hòa bình và hữu nghị » tại Biển Đông (RFI) - Bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Brunei hôm nay 09/10/2013, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã kêu gọi << hòa bình và hữu ...
- Tình báo Hàn Quốc biết về vụ tử hình các văn công Bắc Triều Tiên (RFI) - Hãng thông tấn Yonhap hôm nay 09/10/2013 loan tin, Giám đốc tình báo Hàn Quốc có hay biết về vụ tử hình các văn công Bắc ...
- Trung Quốc : Công an nổ súng làm nhiều người biểu tình Tây Tạng bị thương (RFI) - AFP hôm nay, 09/10/2013, dẫn thông báo của các tổ chức phi chính phủ cho hay, công an Trung Quốc đã nổ súng vào người biểu tình ...
- Thượng đỉnh ASEAN khai mạc với Biển Đông vẫn là chủ đề bao trùm (RFI) - Hôm nay, 09/10/2013, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN - khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh thường niên tại Brunei, với chủ đề bao trùm vẫn là tranh ...
- Chỉ có 5% dân Mỹ tán đồng cách làm việc của Quốc hội (VOA) - Một cuộc thăm dò dư luận mới cho thấy chỉ có 5% dân Mỹ tán đồng cách làm việc của Quốc hội
- Trung Quốc yêu cầu dân chúng lưu ý cách cư xử khi ra nước ngoài (VOA) - Chính phủ Bắc Kinh cho biết hình ảnh của nước họ ở nước ngoài đang bị tổn hại bởi khách du lịch Trung Quốc
- 'Chiến công của Tướng Giáp nhờ chấp nhận thương vong nặng nề' (VOA) - TNS McCain nói để đánh bại quân thù, Tướng Giáp sẵn sàng chấp nhận những tổn thất to lớn và sự tàn phá gần như hoàn toàn đất nước của mình
- 6 công nhân bị nhiễm phóng xạ tại nhà máy Fukushima (VOA) - Công ty TEPCO cho hay 6 công nhân bị nhiễm nước phóng xạ rò rỉ từ một tai nạn đáng tiếc nữa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima
- Mỹ dự định cắt giảm viện trợ quân sự cho Ai Cập (VOA) - Các giới chức Mỹ cho biết Tổng thống Obama đang có khuynh hướng ngưng lại một phần đáng kể viện trợ quân sự cho Ai Cập
- Cục dự trữ liên bang Mỹ sắp có nữ chủ tịch (VOA) - Giới chức Tòa Bạch Ốc cho hay Tổng thống Barack Obama sẽ đề cử bà Janet Yellen làm người đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang
- Tranh cãi về di sản của Tướng Giáp (VOA) - Giáo sư Turner nói rằng xuyên suốt cuộc chiến Việt Nam, lực lượng của Tướng Giáp chưa từng thắng một trận đánh lớn nào trước quân đội Mỹ
- Tòa án Trung Quốc sẽ nghe kháng án của ông Bạc Hy Lai (VOA) - Một tòa án Trung Quốc cho hay cựu chính trị gia thất sủng được phép kháng án về các tội hối lộ, biển thủ và lạm quyền
- Nobel Hóa học 2013 về tay 3 nhà khoa học Karplus, Levitt, Warshel (VOA) - Giải Nobel Hóa học năm nay được trao cho ba nhà khoa học Martin Karplus, Michael Levitt, và Arieh Warshel
- Quỹ Tiền tệ Quốc tế hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu (VOA) - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, viện dẫn tốc độ tăng trưởng chận lại ở các nước đang phát triển
- Ngoại trưởng Mỹ thúc đẩy thảo luận về tranh chấp Biển Đông (VOA) - Ngoại trưởng Mỹ sẽ thúc giục lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc thảo luận về tranh chấp Biển Đông tại thượng đỉnh Đông Á bất chấp thái độ của Bắc Kinh
- Kế hoạch hợp nhất kinh tế của ASEAN đối mặt nhiều thách thức (VOA) - Ban thư ký ASEAN thừa nhận mục tiêu hợp nhất kinh tế khu vực đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong một môi trường toàn cầu đầy bất trắc
- Tổng thống Obama, Chủ tịch Hạ viện tiếp tục đối đầu về ngân sách (VOA) - Tổng Thống Barack Obama kêu gọi các thành viên của Đảng Cộng Hòa hãy ngưng gây tổn hại cho Hoa Kỳ và nền kinh tế toàn cầu.
- Trung ương Đảng 'nhấn mạnh an ninh' (BBC) - Diễn văn bế mạc Hội nghị 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN nhấn mạnh nhu cầu 'ổn định an ninh chính trị'.
- VN chuẩn bị Quốc tang Tướng Giáp (BBC) - Người dân tiếp tục đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tư gia trong khi các chi tiết về Lễ viếng, Lễ Truy điệu và Lễ an táng được thông báo.
- Bắt bớ hàng loạt ở TQ vì 'loan tin đồn' (BBC) - 110 người bị bắt và 400 người bị điều tra ở Tân Cương, Trung Quốc, vì tung tin đồn trên mạng, truyền thông chính phủ cho biết.
- Quan TQ mất chức vì đám cưới con (BBC) - Báo Trung Quốc cho hay một quan chức địa phương bị cách chức vì làm đám cưới tốn kém tới 260.000 đôla cho con trai.
- Ba người nhận giải Nobel Hóa học (BBC) - Giải Nobel Hóa học năm nay được trao cho ba nhà nghiên cứu 'đưa thí nghiệm hóa học vào không gian mạng'.
- Obama cáo buộc phe Cộng hòa 'tống tiền' (BBC) - Tổng thống Obama nói ông sẽ không đàm phán ngân sách với phe Cộng hòa nếu đảng này không bỏ đe dọa đối với nền kinh tế Mỹ.
- Obama sắp đề cử tân chủ tịch Fed (BBC) - Tổng thống Mỹ Barack Obama chuẩn bị đề cử Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương (Fed) Janet Yellen làm chủ tịch vào thứ Tư 9/10.
- Apec thất bại làm ảnh hưởng TPP? (BBC) - Phóng viên BBC Linda Yueh giải thích tại sao Apec tại Bali bế mạc mà không đạt được tiến bộ để đi tới TPP.
- Karzai chỉ trích Mỹ và Nato (BBC) - Tổng thống Afghanistan lên án chiến dịch của Mỹ và Nato trên đất nước ông và cáo buộc ‘dân thường bị sát hại’.
- TQ cảnh báo Mỹ về nguy cơ vỡ nợ (BBC) - Một quan chức Trung Quốc cao cấp cảnh báo Mỹ cần gấp rút phòng ngừa việc vỡ nợ có thể gây ảnh hưởng tồi tệ tới kinh tế Trung Quốc và toàn cầu.
- Việt-Nhật thúc đẩy an ninh hàng hải (BBC) - Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bên lề hội nghị Apec tại Bali, thảo luận về an ninh hàng hải và tranh chấp biển.
- EVN bị quy kết sai phạm trong quản lý (BBC) - Thanh tra chính phủ Việt Nam vừa công bố kết quả thanh tra tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong đó cho thấy nhiều sai phạm trong công tác quản lý và hoạt động kinh doanh.
- Miễn visa cho người VN vào Miến Điện (BBC) - Từ ngày 26/10 tới công dân Việt Nam với hộ chiếu phổ thông sẽ không cần thị thực nhập cảnh Miến Điện thời hạn dưới 14 ngày.
- World Bank cấm công ty VN vì 'lừa đảo' (BBC) - Ngân hàng Thế giới vừa ra thông báo cấm cửa một doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hợp đồng do tổ chức này tài trợ trong hai năm rưỡi vì 'lừa đảo'.
- Đảng không xoay xở được vấn đề kinh tế (BBC) - Nhà văn Phạm Đình Trọng cho rằng Hội nghị Trung ương 8 của Đảng ‘sẽ không giải quyết được vấn đề gì’.
- Việt Nam để tang Đại tướng Giáp (BBC) - Người dân và chính quyền Việt Nam viếng và để tang vị tướng huyền thoại qua đời ở tuổi 102.
- 'Tự do tôn giáo' ở tỉnh Gia Lai (BBC) - Hồi tháng Năm, tòa án ở tỉnh Gia Lai tuyên các án tù với tám người, được gọi là 'đối tượng chủ chốt của tà đạo Hà Mòn'.
- 'Dân còn tin Đảng là vì quá khứ' (BBC) - Nhà văn Phạm Đình Trọng nhận định về Hội nghị Trung ương 8 của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Tướng Giáp: 'Người trung thành với Đảng' (BBC) - Ý kiến cho rằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn trung thành với Đảng Cộng sản mặc dù có lúc không được tin tưởng.
- Tướng Giáp: Tượng và quảng trường (BBC) - Nguyễn Giang gợi ý đặt tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp bên đường Điện Biên Phủ, nơi nay là công viên Lenin ở Hà Nội.
- Người Trung Quốc nhớ gì về Tướng Giáp. (BBC) - Hai luồng dư luận ở Trung Quốc về vị tướng huyền thoại của Việt Nam, người trải qua thăng trầm trong quan hệ Việt - Trung.
- Mỹ chính thức lưu hành tờ 100 đôla mới (BBC) - Ngày 8/10, Ngân hàng Trung ương Mỹ chính thức phát hành tờ bạc 100 đôla mới với những tính năng bảo an tối tân giúp chống làm giả.
- ASEAN muốn sớm hoàn tất COC (BaoMoi) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khuyến khích các nước ASEAN tiếp tục tăng cường sự đồng thuận và đoàn kết để có vị thế tốt hơn trong cuộc thương thảo với Trung Quốc về COC
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh hòa bình, ổn định ở Biển Đông (BaoMoi) - Chiều 9/10, tại Brunei, đã diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN với các Đối tác: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tham dự và đã có phát biểu quan trọng tại các Hội nghị.
- Mỹ sẽ thúc giục các bên giải quyết tranh chấp ở Biển Đông (BaoMoi) - Thế chân Tổng thống Mỹ Barack Obama tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 23 tại Brunei, nhiều khả năng Ngoại trưởng John Kerry sẽ tiếp tục hối thúc Trung Quốc và các nước ASEAN nhanh chóng giải quyết mâu thuẫn liên quan đến tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông.
- Video: Đại chiến Trung-Nhật giả định, Liêu Ninh thành biển lửa (BaoMoi) - Trong cuộc chiến diễn ra ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, tàu sân bay Liêu Ninh bốc cháy dữ dội, các siêu chiến cơ của Trung Quốc gãy cánh, bị bắn rơi lả tả... Máy bay chiến đấu và ném bom của Nhật Bản tác chiến bắn hạ một tàu sân bay được cho là mô phỏng tàu sân bay Liêu Ninh.
- Philippines tiết lộ kế hoạch bí mật ở Biển Đông (BaoMoi) - Philippines sẽ xây dựng một căn cứ hải quân mới ở Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng giữa nước này với Trung Quốc đang leo thang vì các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải. Thông tin này đã được các quan chức Philippines lần đầu tiên tiết lộ với báo giới trong và ngoài nước hồi tuần trước.
- Mỹ kêu gọi ASEAN và Trung Quốc đối thoại về biển Đông (BaoMoi) - TTO - Ngày 9-10, Mỹ thúc giục các lãnh đạo khối ASEAN và Trung Quốc thảo luận vấn đề tranh chấp biển Đông tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra ở Brunei.
- Kim ngạch thương mại Trung Quốc và ASEAN lên 1.000 tỉ USD vào năm 2020 (BaoMoi) - (TNO) Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã lên tiếng kêu gọi cho một biển Đông “hòa bình, hữu nghị và hợp tác” tại hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 23 khi chìa tay cho các lãnh đạo Đông Nam Á để trấn an họ về các tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh tại vùng biển này.
- Lãnh đạo các nước ASEAN tập trung thảo luận về Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Các nhà lãnh đạo ASEAN đang nhóm họp để thảo luận vấn đề an ninh ở Biển Đông. Hội nghị thượng đỉnh ASEAN đã bắt đầu vào sáng thứ Tư tại Bandar Seri Begawan, thủ đô Brunei.
- Mỹ hay TQ sẽ thắng trong cuộc đua khống chế Hoa Đông? (BaoMoi) - Để ngăn chặn tham vọng của TQ, Mỹ cần duy trì đà tiên phong trong cuộc chạy đua vũ trang tại khu vực. Cuộc đua này càng phải được thúc đẩy nhanh hơn trên biển Hoa Đông.
- Thế trận tàu ngầm mới trên Biển Đông thế nào? (BaoMoi) - Tình hình Biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp khiến các nước trong khu vực quyết định mạnh tay mua sắm tàu ngầm, tăng sức mạnh Hải quân.
- Vì sao Philippines chọn Subic làm căn cứ khắc chế TQ? (BaoMoi) - Philippines đang lên kế hoạch di chuyển lực lượng không quân và hải quân của nước này tới một căn cứ quân sự cũ của Mỹ trên biển Đông, trước mối đe dọa ngày càng tăng từ phía Trung Quốc.
- Trung - Nhật cùng tung clip giả định đánh chiếm đảo tranh chấp (BaoMoi) - Hai clip mô tả cuộc chiến giả định bằng đồ họa về giao tranh giữa Không quân và Hải quân Trung Quốc – Nhật Bản trên đảo Điếu Ngư/Senkaku bất ngờ xuất hiện cùng lúc trên mạng.
- Xây dựng cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh (BaoMoi) - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 23 khai mạc sáng nay (9/10) tại Brunei. Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu bật các nhiệm vụ nhằm xây dựng một Cộng đồng ASEAN đoàn kết, liên kết, vững mạnh...
- Mỹ tạm buông, Nga hay Trung phất cờ Biển Đông? (BaoMoi) - Nguy cơ đóng cửa chính phủ như treo sợi chỉ mành, Mỹ bất lực buông tay trong vấn đề hạt nhân.
- 10 đội đua mạnh dự Giải vô địch xe đạp toàn quốc (BaoMoi) - Sáng 9/10, tại Khu du lịch Biển Đông (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đã diễn ra lễ khai mạc Giải vô địch xe đạp nam, nữ toàn quốc lần thứ 28 năm 2013.
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo về Trường Sa, Biển Đông (BaoMoi) - Những câu chuyện cảm động về chân dung vĩ đại nhưng cũng vô cùng bình dị về Đại tướng Võ Nguyên Giáp dần được tái hiện.
- Trung Quốc mời thầu khai thác dầu khí biển Đông (BaoMoi) - (Quốc Phòng) - Tập đoàn dầu khí quốc gia ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) thông báo đấu thầu cho các công ty nước ngoài tiến hành hoạt động thăm dò tại lô dầu khí ngoài khơi Trung Quốc.
- ASEAN 23 chú trọng hòa bình, an ninh và phát triển (BaoMoi) - Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 9/10, tại Brunei đã diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 23, mở đầu cho một loạt các hội nghị cấp cao của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Liên hợp quốc, Cấp cao ASEAN+3 và Cấp cao Đông Á (EAS) sẽ diễn ra trong 2 ngày 9-10/10. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự các hội nghị cấp cao này.
- ASEAN cần giữ vững sự đồng thuận và phát huy vai trò chủ đạo trên những vấn đề về hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực (*) (BaoMoi) - QĐND Online - Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 23, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu trước Hội nghị, Báo QĐND Online xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
- Vấn đề Biển Đông sẽ nhạt nhòa ở EAS vì ông Obama vắng mặt (BaoMoi) - VOV.VN -Với việc ông Obama vắng mặt, các bên liên quan sẽ khó có bước tiến trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông tại EAS lần này.
- Trung Quốc xây dựng căn cứ tàu ngầm không chỉ nhằm vào Biển Đông? (BaoMoi) - (GDVN) - Cuộc chạy đua vũ trang trên Biển Đông đang tiếp diễn, căn cứ tàu ngầm ở đảo Hải Nam đã phản ánh tham vọng kiểm soát đại dương của Trung Quốc.
- Vì sao Đại tướng Võ Nguyên Giáp và gia đình chọn Vũng Chùa - Đảo Yến? (BaoMoi) - Xét về phong thủy, Vũng Chùa - Đảo Yến (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) có thế tựa lưng vào núi, mặt hướng ra Biển Đông là nơi đắc địa để an nghỉ ngàn thu.
- Chính sách Đông Nam Á của Nhật Bản (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Chính sách Đông Nam Á của Nhật Bản là củng cố chặt chẽ hơn quan hệ với khu vực, với thành tố quốc phòng ngày càng nổi bật, bên cạnh kinh tế-thương mại.
- Trung Quốc lại mời thầu dầu khí ở Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) vừa phát hành hồ sơ dự thầu mời các công ty nước ngoài đấu thầu các lô dầu khí ở biển Hoa Đông và Biển Đông.
- Biển Đông bao trùm Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 23 (BaoMoi) - (Petrotimes) – Hôm nay (9/10), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh thường niên tại Brunei.
- CNOOC mời gọi khai thác dầu khí Biển Đông (BaoMoi) - Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) vừa ra thông báo mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành hoạt động thăm dò các lô dầu khí ngoài khơi Trung Quốc, trong đó có 17 lô tại Biển Đông và 3 lô tại biển Hoa Đông.
- Biển Đông “nóng” trong hậu trường APEC (BaoMoi) - (Petrotimes) - Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương APEC vừa bế mạc hôm qua (8/10) tại Bali (Indonesia). Chương trình nghị sự chính thức chủ yếu liên quan đến vấn đề tự do hóa thương mại giữa 21 nền kinh tế trong khối. Tuy nhiên, thông qua một loạt các tuyên bố của các lãnh đạo, đặc biệt trong các cuộc họp song phương bên lề hội nghị, tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc với các láng giềng, đặc biệt ở Biển Đông, mới là chủ đề “nóng”, thu hút sự chú ý.
- Trung Quốc tranh thủ củng cố ảnh hưởng khi Obama vắng mặt (BaoMoi) - (GDVN) - Các nhà phân tích cho rằng ông Cường sẽ tiếp tục khai thác sự vắng mặt của Tổng thống Obama để thúc đẩy các chương trình nghị sự của Bắc Kinh. "Sự vắng mặt của Obama là một sự thúc đẩy cho Trung Quốc", Ksunanto Anggoro, một giảng viên đại học tại đại học Quốc phòng Indonesia cho biết.
- Trung Quốc “tung hoành” trong vấn đề Biển Đông? (BaoMoi) - Trung Quốc có thể sẽ tận dụng sự vắng mặt của Tổng thống Mỹ tại một hội nghị thượng đỉnh lớn của Châu Á diễn ra trong tuần này để bác bỏ những nỗ lực hướng sự tập trung vào vấn đề tranh chấp Biển Đông. Đây là nhận định vừa được một số nhà phân tích đưa ra trong ngày hôm 7/10.
Trung ương Đảng 'nhấn mạnh an ninh'
Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa XI
vừa bế mạc thứ Tư 9/10 với việc thành lập 5 tiểu ban chuẩn
bị cho Đại hội XII.
Đó là các tiểu ban Văn kiện, Kinh tế – xã hội; Điều lệ Đảng; Nhân sự; và Tổ chức phục vụ Đại hội.
Các ủy viên Trung ương đã thảo luận về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ và nhân sự cụ thể của từng Tiểu ban; "coi đây là công việc khởi đầu cho quá trình chuẩn bị Đại hội XII của Đảng".
Hội nghị 8 khai mạc hôm 30/9, họp tới nay là 10 ngày.
Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc, trong đó vẫn nhấn mạnh nhu cầu ổn định an ninh chính trị.
Tuy nhiên, hội nghị lần này đặc biệt đề cậ́p tới nguy cơ chiến tranh, và điều gọi là "Vận dụng nhuần nhuyễn bài học dựng nước và giữ nước của ông cha".
Diễn văn của TBT Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, Ban Chấp hành Trung ương nhất trí cho rằng: 10 năm qua, trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều biến động rất phức tạp, đất nước gặp nhiều khó khăn gay gắt, các thế lực thù địch tăng cường các hoạt động chống phá nước ta".
"So với 10 năm trước, tình hình thế giới và khu vực đã có nhiều thay đổi sâu sắc, có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất trắc, khó lường. Đông Nam Á trở thành địa bàn cạnh tranh quyết liệt về thị trường và tài nguyên; tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển đảo diễn biến phức tạp."
Ông Trọng cảnh báo: "Đã xuất hiện một số loại hình chiến tranh kiểu mới, như chiến tranh thông tin, chiến tranh mạng, sử dụng sức mạnh mềm thông qua các hoạt động kinh tế, ngoại giao, văn hóa kết hợp với 'diễn biến hòa bình', bạo loạn lật đổ… hết sức nguy hiểm".
Các ủy viên Trung ương tại Hội nghị 8 thống nhất cần "nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn bài học của cha ông ta: “Dựng nước đi đôi với giữ nước”; “giữ nước từ khi nước chưa nguy”; có kế sách ngăn ngừa, loại bỏ các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa".
Ngoài việc phòng chống nguy cơ chiến tranh, xung đột, nguy cơ bạo loạn, khủng bố, giới chức Việt Nam được khuyến cáo hết sức cảnh giác trước việc hình thành tổ chức chính trị đối lập.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 92 đã được mang cho toàn dân góp ý trong một quá trình nhiều tháng, nhưng vẫn bị chỉ trích là "hình thức" và "không thực chất".
Dù vậy, Hội nghị Trung ương cho rằng "Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này cơ bản đã được hoàn chỉnh cả về nội dung lẫn kỹ thuật văn bản, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đề ra".
"Nội dung Dự thảo đã phản ánh được ý chí và nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân và toàn dân tộc; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước."
Toàn văn bản dự thảo sửa đổi sẽ được mang ra thông qua vào kỳ họp Quốc hội lần thứ sáu vào cuối năm nay.
Đã có nhiều tiếng nói kêu gọi hoãn tiến trình thông qua Hiến pháp sửa đổi để thảo luận cho thấu đáo, nhưng dường như Đảng đã quyết hoàn tất sớm quá trình này.
Hội nghị Trung ương 8 cũng đề cập tới đổi mới kinh tế trong hai năm cuối của nhiệm kỳ Khóa XI, và đề ra các mục tiêu là "Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; phục hồi nhịp độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh... gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế".
(BBC)
Đó là các tiểu ban Văn kiện, Kinh tế – xã hội; Điều lệ Đảng; Nhân sự; và Tổ chức phục vụ Đại hội.
Các ủy viên Trung ương đã thảo luận về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ và nhân sự cụ thể của từng Tiểu ban; "coi đây là công việc khởi đầu cho quá trình chuẩn bị Đại hội XII của Đảng".
Hội nghị 8 khai mạc hôm 30/9, họp tới nay là 10 ngày.
Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc, trong đó vẫn nhấn mạnh nhu cầu ổn định an ninh chính trị.
Tuy nhiên, hội nghị lần này đặc biệt đề cậ́p tới nguy cơ chiến tranh, và điều gọi là "Vận dụng nhuần nhuyễn bài học dựng nước và giữ nước của ông cha".
Diễn văn của TBT Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, Ban Chấp hành Trung ương nhất trí cho rằng: 10 năm qua, trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều biến động rất phức tạp, đất nước gặp nhiều khó khăn gay gắt, các thế lực thù địch tăng cường các hoạt động chống phá nước ta".
"So với 10 năm trước, tình hình thế giới và khu vực đã có nhiều thay đổi sâu sắc, có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất trắc, khó lường. Đông Nam Á trở thành địa bàn cạnh tranh quyết liệt về thị trường và tài nguyên; tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển đảo diễn biến phức tạp."
Ông Trọng cảnh báo: "Đã xuất hiện một số loại hình chiến tranh kiểu mới, như chiến tranh thông tin, chiến tranh mạng, sử dụng sức mạnh mềm thông qua các hoạt động kinh tế, ngoại giao, văn hóa kết hợp với 'diễn biến hòa bình', bạo loạn lật đổ… hết sức nguy hiểm".
Các ủy viên Trung ương tại Hội nghị 8 thống nhất cần "nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn bài học của cha ông ta: “Dựng nước đi đôi với giữ nước”; “giữ nước từ khi nước chưa nguy”; có kế sách ngăn ngừa, loại bỏ các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa".
Ngoài việc phòng chống nguy cơ chiến tranh, xung đột, nguy cơ bạo loạn, khủng bố, giới chức Việt Nam được khuyến cáo hết sức cảnh giác trước việc hình thành tổ chức chính trị đối lập.
Sửa đổi Hiến pháp
Các đại biểu dự Hội nghị Trung ương 8 cũng "dành nhiều thời gian thảo luận một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau và góp ý cụ thể vào từng chương, điều và toàn văn Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992".Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 92 đã được mang cho toàn dân góp ý trong một quá trình nhiều tháng, nhưng vẫn bị chỉ trích là "hình thức" và "không thực chất".
Dù vậy, Hội nghị Trung ương cho rằng "Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này cơ bản đã được hoàn chỉnh cả về nội dung lẫn kỹ thuật văn bản, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đề ra".
"Nội dung Dự thảo đã phản ánh được ý chí và nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân và toàn dân tộc; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước."
Toàn văn bản dự thảo sửa đổi sẽ được mang ra thông qua vào kỳ họp Quốc hội lần thứ sáu vào cuối năm nay.
Đã có nhiều tiếng nói kêu gọi hoãn tiến trình thông qua Hiến pháp sửa đổi để thảo luận cho thấu đáo, nhưng dường như Đảng đã quyết hoàn tất sớm quá trình này.
Hội nghị Trung ương 8 cũng đề cập tới đổi mới kinh tế trong hai năm cuối của nhiệm kỳ Khóa XI, và đề ra các mục tiêu là "Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; phục hồi nhịp độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh... gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế".
(BBC)
Hội nghị TW 8 : Không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập
Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (Reuters)
Trưa nay 09/10/2013 theo giờ Việt Nam, sau 10 ngày làm việc, Hội nghị
lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đã bế
mạc. Phát biểu kết thúc hội nghị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận xét
là « an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp », tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định, bảo vệ chủ quyền quốc gia đứng trước nhiều thách thức.
Trong số các biện pháp khắc phục, ông Nguyễn Phú Trọng đề nghị « phòng chống nguy cơ chiến tranh, không để xảy ra bạo loạn, khủng bố, hình thành tổ chức chính trị đối lập ». Hội nghị Trung ương lần này đặc biệt nhấn mạnh vai trò vai trò lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cộng sản về mọi mặt.
Được biết gần đây tại Việt Nam đã có đề nghị thành lập đảng Dân chủ Xã hội đối lập, chấm dứt độc quyền của đảng Cộng sản. Đề nghị này đã gây ra nhiều tranh luận sôi nổi.
Về mặt kinh tế, bài phát biểu khẳng định vẫn tiếp tục « đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ».
Liên quan đến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết hội nghị cho rằng « cơ bản đã bảo đảm được yêu cầu » nên sẽ trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 6 sắp tới. Trong khi đó đã có nhiều tiếng nói kêu gọi hoãn thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, vì còn rất nhiều vấn đề quan trọng như Luật biểu tình, Luật đất đai vẫn chưa được xem xét thấu đáo.
Thụy My (RFI)
Trong số các biện pháp khắc phục, ông Nguyễn Phú Trọng đề nghị « phòng chống nguy cơ chiến tranh, không để xảy ra bạo loạn, khủng bố, hình thành tổ chức chính trị đối lập ». Hội nghị Trung ương lần này đặc biệt nhấn mạnh vai trò vai trò lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cộng sản về mọi mặt.
Được biết gần đây tại Việt Nam đã có đề nghị thành lập đảng Dân chủ Xã hội đối lập, chấm dứt độc quyền của đảng Cộng sản. Đề nghị này đã gây ra nhiều tranh luận sôi nổi.
Về mặt kinh tế, bài phát biểu khẳng định vẫn tiếp tục « đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ».
Liên quan đến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết hội nghị cho rằng « cơ bản đã bảo đảm được yêu cầu » nên sẽ trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 6 sắp tới. Trong khi đó đã có nhiều tiếng nói kêu gọi hoãn thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, vì còn rất nhiều vấn đề quan trọng như Luật biểu tình, Luật đất đai vẫn chưa được xem xét thấu đáo.
Thụy My (RFI)
Người Trung Quốc nhớ gì về Tướng Giáp
Nhiều người Trung Quốc coi Tướng Giáp là bạn
"Người lính già không bao giờ chết. Họ chỉ mờ dần đi," một blogger Trung
Quốc đã viết như vậy chỉ vài phút sau khi tin ông Võ Nguyên Giáp chết
được loan báo ở Trung Quốc.
Blogger này cũng nói rõ rằng ông trích dẫn Tướng Douglas MacArthur để bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với vị tướng huyền thoại của Việt Nam.
Một blogger khác viết: "Là một cựu binh Trung Quốc, Võ Nguyên Giáp là nhà lãnh đạo quân đội Việt Nam mà tôi kính trọng nhất."
Tôi ngạc nhiên khi thấy nhiều công dân mạng ở Trung Quốc phản ứng nhanh chóng và với sự tôn kính thành thật như thế ngay sau khi có tin về cái chết của nhà lãnh đạo quân sự nổi tiếng nhất của Việt Nam.
Lý do tôi ngạc nhiên có nhiều: cuộc chiến Việt Trung năm 1979 và các căng thẳng kéo dài trong thập niên sau đó giữa hai nước; tranh chấp lãnh hải gần đây ở Biển Đông vốn đã khiến nhiều blogger Trung Quốc đòi hỏi và mong đợi chính quyền của họ phải phô trương sức mạnh và cho Việt Nam "bài học mới"; và cáo buộc Việt Nam về hùa với Hoa Kỳ để "kiềm chế" Trung Quốc.
Nhưng những blogger này không thương tiếc nhầm. Nhiều người tin rằng họ hiểu biết đủ về "con hổ Điện Biên Phủ". Một trong số họ nói:
"Là một vị khai quốc công thần của nền độc lập ở Việt Nam, Tướng Giáp là bạn lâu năm của nhân dân Trung Quốc nhưng bị phe Lê Duẩn tấn công.
"Ông phản đối các chính sách bài Trung Quốc và vì thế đã bị loại bỏ hồi năm 1980. Trong năm 1990, ông đã có những nỗ lực cuối cùng để cải thiện quan hệ Việt - Trung, vốn đã mở đường cho bình thường hóa quan hệ hồi năm 1991."
- được đào tạo tại Học viện Quân sự Vân Nam
- làm việc bên cạnh các cố vấn Trung Quốc trong trận Điện Biên Phủ và nhiều người tin rằng ông được người Trung Quốc "dạy dỗ"
- là người thân Trung Quốc lâu năm trong giới lãnh đạo Việt Nam và bất đồng với "phe Lê Duẩn" về chính sách nhất biên đảo phụ thuộc vào Moscow và quay lưng lại với Bắc Kinh sau khi thống nhất.
- thông cảm với người gốc Hoa ở Việt Nam sau thống nhất khi họ bị coi là "những nhà tư bản" và chỉ trích chính sách của Lê Duẩn đối với Trung Quốc.
- phản đối xâm lược Campuchia - khi đó là đồng minh của Trung Quốc - và sau đó bi quan về hậu quả của việc can thiệp quân sự.
- không có vai trò quyết đoán trong cuộc chiến 1979 với Trung Quốc và vì thế bị Lê Duẩn đẩy đi vào năm 1982.
- và cuối cùng, ông ủng hộ chính sách bình thường hóa quan hệ Việt - Trung sau khi Lê Duẩn qua đời và khi Trường Chinh và Nguyễn Văn Linh làm tổng bí thư Đảng. Hồi năm 1990, ông đã đại diện chính phủ Việt Nam tham dự Á Vận hội ở Bắc Kinh. Đối với nhiều người Trung Quốc, ông là người thích hợp nhất để thăm Bắc Kinh vào thời điểm đó. Trong chuyến thăm, ông đã gặp nhiều nhà lãnh đạo quan trọng của Trung Quốc, kể cả các lãnh đạo đã nghỉ hưu trong cố gắng bình thường hóa quan hệ.
Ngoài các blogger, truyền thông chính thống cũng đưa tin với những phụ đề thể hiện cái nhìn từ Trung Quốc, chẳng hạn "Võ Nguyên Giáp qua đời-ông đã từng bị cho ra rìa vì thân Trung Quốc".
Dẫn chứng được đưa ra là chuyện ông Giáp đã phản đối dự án khai thác nhôm có sự tham gia của Tập đoàn Nhôm Trung Quốc (Chinalco) ở Tây Nguyên. Một số blogger và truyền thông đại chúng dẫn tin mà Tân Hoa Xã đưa từ hồi năm 2009 với tựa "Dự án của Chinalco ở Việt Nam vấp phải sự kháng cự: Ông Võ Nguyên Giáp 98 tuổi dẫn đầu cuộc chống đối!".
Tướng Giáp phản đối khai thác bauxite ở Tây Nguyên
Trong khi một số người Trung Quốc coi quan điểm phản đối quyết liệt dự án là "chống Trung Quốc", một số trí thức trung lập đã tìm hiểu thêm về những gì Tướng Giáp viết trong các thư phản đối.
Một trong số họ đã tìm ra các thư của ông Giáp và dịch những điểm chính sang tiếng Hoa. Người này tin rằng những lo ngại của vị tướng là chính đáng nhìn từ quan điểm môi trường cũng như quan điểm dân tộc chủ nghĩa.
Chính vì thế nên phản đối của ông Giáp không đồng nghĩa với việc chống Trung Quốc.
Đọc những tranh luận này tôi nhận thấy câu hỏi "Ông Võ Nguyên Giáp 'thân' hay 'chống' Trung Quốc" là dạng méo mó của câu hỏi hợp lý hơn là "Có phải Võ Nguyên Giáp là nạn nhân của quan hệ đau thương giữa Trung Quốc và Việt Nam dưới chế độ cộng sản, cũng giống như nhân dân của hai nước?".
Đáng tiếc là chúng ta không có lý do gì để tin là cái chết của ông sẽ chấm dứt lịch sử bi thương này.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả Trình Ánh Hồng (Yinghong Cheng) một sử gia người Mỹ gốc Hoa tại Đại học Delaware State, Hoa Kỳ.
(BBC)
Blogger này cũng nói rõ rằng ông trích dẫn Tướng Douglas MacArthur để bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với vị tướng huyền thoại của Việt Nam.
Một blogger khác viết: "Là một cựu binh Trung Quốc, Võ Nguyên Giáp là nhà lãnh đạo quân đội Việt Nam mà tôi kính trọng nhất."
Tôi ngạc nhiên khi thấy nhiều công dân mạng ở Trung Quốc phản ứng nhanh chóng và với sự tôn kính thành thật như thế ngay sau khi có tin về cái chết của nhà lãnh đạo quân sự nổi tiếng nhất của Việt Nam.
Lý do tôi ngạc nhiên có nhiều: cuộc chiến Việt Trung năm 1979 và các căng thẳng kéo dài trong thập niên sau đó giữa hai nước; tranh chấp lãnh hải gần đây ở Biển Đông vốn đã khiến nhiều blogger Trung Quốc đòi hỏi và mong đợi chính quyền của họ phải phô trương sức mạnh và cho Việt Nam "bài học mới"; và cáo buộc Việt Nam về hùa với Hoa Kỳ để "kiềm chế" Trung Quốc.
Nhưng những blogger này không thương tiếc nhầm. Nhiều người tin rằng họ hiểu biết đủ về "con hổ Điện Biên Phủ". Một trong số họ nói:
"Là một vị khai quốc công thần của nền độc lập ở Việt Nam, Tướng Giáp là bạn lâu năm của nhân dân Trung Quốc nhưng bị phe Lê Duẩn tấn công.
"Ông phản đối các chính sách bài Trung Quốc và vì thế đã bị loại bỏ hồi năm 1980. Trong năm 1990, ông đã có những nỗ lực cuối cùng để cải thiện quan hệ Việt - Trung, vốn đã mở đường cho bình thường hóa quan hệ hồi năm 1991."
Thân Trung Quốc?
Nhiều blogger khác đã liệt kê thêm các lý do mà ông Giáp được coi là "bạn lâu năm của nhân dân Trung Quốc":- được đào tạo tại Học viện Quân sự Vân Nam
"Ngoài các bloggers, truyền thông chính thống cũng đưa tin với những phụ đề thể hiện cái nhìn từ Trung Quốc, chẳng hạn "Võ Nguyên Giáp qua đời-ông đã từng bị cho ra rìa vì thân Trung Quốc""- sống lưu vong và tổ chức các hoạt động cách mạng ở miền nam Trung Quốc hồi đầu Thế Chiến II.
- làm việc bên cạnh các cố vấn Trung Quốc trong trận Điện Biên Phủ và nhiều người tin rằng ông được người Trung Quốc "dạy dỗ"
- là người thân Trung Quốc lâu năm trong giới lãnh đạo Việt Nam và bất đồng với "phe Lê Duẩn" về chính sách nhất biên đảo phụ thuộc vào Moscow và quay lưng lại với Bắc Kinh sau khi thống nhất.
- thông cảm với người gốc Hoa ở Việt Nam sau thống nhất khi họ bị coi là "những nhà tư bản" và chỉ trích chính sách của Lê Duẩn đối với Trung Quốc.
- phản đối xâm lược Campuchia - khi đó là đồng minh của Trung Quốc - và sau đó bi quan về hậu quả của việc can thiệp quân sự.
- không có vai trò quyết đoán trong cuộc chiến 1979 với Trung Quốc và vì thế bị Lê Duẩn đẩy đi vào năm 1982.
- và cuối cùng, ông ủng hộ chính sách bình thường hóa quan hệ Việt - Trung sau khi Lê Duẩn qua đời và khi Trường Chinh và Nguyễn Văn Linh làm tổng bí thư Đảng. Hồi năm 1990, ông đã đại diện chính phủ Việt Nam tham dự Á Vận hội ở Bắc Kinh. Đối với nhiều người Trung Quốc, ông là người thích hợp nhất để thăm Bắc Kinh vào thời điểm đó. Trong chuyến thăm, ông đã gặp nhiều nhà lãnh đạo quan trọng của Trung Quốc, kể cả các lãnh đạo đã nghỉ hưu trong cố gắng bình thường hóa quan hệ.
Ngoài các blogger, truyền thông chính thống cũng đưa tin với những phụ đề thể hiện cái nhìn từ Trung Quốc, chẳng hạn "Võ Nguyên Giáp qua đời-ông đã từng bị cho ra rìa vì thân Trung Quốc".
Nạn nhân cộng sản
Nhưng nhiều blogger cũng như một bộ phần truyền thông chính thống khác đã có quan điểm trái ngược và nói người ta đã ngây thơ khi tin ông Giáp hoàn toàn vô tội khi Việt Nam quay sang đối đầu với Trung Quốc hồi cuối thập niên 1970. Họ cũng nói gần đây ông Giáp đã ngăn cản Trung Quốc tiếp cận tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam.Dẫn chứng được đưa ra là chuyện ông Giáp đã phản đối dự án khai thác nhôm có sự tham gia của Tập đoàn Nhôm Trung Quốc (Chinalco) ở Tây Nguyên. Một số blogger và truyền thông đại chúng dẫn tin mà Tân Hoa Xã đưa từ hồi năm 2009 với tựa "Dự án của Chinalco ở Việt Nam vấp phải sự kháng cự: Ông Võ Nguyên Giáp 98 tuổi dẫn đầu cuộc chống đối!".
Tướng Giáp phản đối khai thác bauxite ở Tây Nguyên
Trong khi một số người Trung Quốc coi quan điểm phản đối quyết liệt dự án là "chống Trung Quốc", một số trí thức trung lập đã tìm hiểu thêm về những gì Tướng Giáp viết trong các thư phản đối.
Một trong số họ đã tìm ra các thư của ông Giáp và dịch những điểm chính sang tiếng Hoa. Người này tin rằng những lo ngại của vị tướng là chính đáng nhìn từ quan điểm môi trường cũng như quan điểm dân tộc chủ nghĩa.
Chính vì thế nên phản đối của ông Giáp không đồng nghĩa với việc chống Trung Quốc.
Đọc những tranh luận này tôi nhận thấy câu hỏi "Ông Võ Nguyên Giáp 'thân' hay 'chống' Trung Quốc" là dạng méo mó của câu hỏi hợp lý hơn là "Có phải Võ Nguyên Giáp là nạn nhân của quan hệ đau thương giữa Trung Quốc và Việt Nam dưới chế độ cộng sản, cũng giống như nhân dân của hai nước?".
Đáng tiếc là chúng ta không có lý do gì để tin là cái chết của ông sẽ chấm dứt lịch sử bi thương này.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả Trình Ánh Hồng (Yinghong Cheng) một sử gia người Mỹ gốc Hoa tại Đại học Delaware State, Hoa Kỳ.
(BBC)
Công an bắt người tại làng Trịnh Nguyễn
Công an bắt đi một số người dân tại khu phố Trịnh Nguyễn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh phản đối dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải hôm 09/10/2013. (Courtesy TNCG)
Lực lượng công an cả mấy trăm người hôm nay bắt đi một số người dân thay
mặt bà con tại khu phố Trịnh Nguyễn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh phản
đối dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải quá gần khu dân cư và lấy đất
ruộng tốt của đối tượng thương binh - liệt sĩ để triển khai dự án đó.
Một người dân trong khu phố xác nhận về thông tin đó như sau:
“Lúc ấy là 8 giờ, họ vô cớ vào bắt mấy người rồi: ông Nhu, bà Thiêm, ông Hào và vợ ông Hào, ông Quí và mấy người nữa bị bắt khi đang đi trên đường chứ không ở làng. Những người này không phạm tội gì chỉ có phản đối xử lý nước thải; cứ thế ập vào bắt chứ không có lý do gì. Họ là những người đứng ra để sang Trung ương, chỗ nọ, chỗ kia để kiện cáo cho nhân dân, họ bắt hết những người đó.”
Ngoài việc bắt những người như vừa nói, lực lượng công an cũng đã triệt hạ tất cả những lều trại mà dân chúng dựng lên từ hồi ngày 12 tháng 6 cho đến nay tại khu vực đồng Lỗ Vó để giữ đất không cho lấy làm dự án như vừa nêu:
Sau khi bị phá lều trại giữ đất và một số người bị bắt đi như thế, những người dân khu phố Trịnh Nguyễn, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã kéo lên các cơ quan Trung ương để khiếu nại:
“Bây giờ tất cả bà con đi sang bên Trung ương đòi thả người bởi vì người ta có mắc tội gì đâu. Tất cả toàn dân đều không đồng ý làm nhà máy nước thải, nhân dân không cho làm ở đây muốn di dời xuống sâu nhưng không thấy người ta chuyển gì!”
Người dân địa phương từng có đơn thư gửi đến các cấp ở trung ương như Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, Cục trưởng A88 Lê Đình Luyện, Vụ trưởng Tiếp Công dân Giải quyết Khiếu nại Tố cáo Nguyễn Hồng Điệp về vụ việc hồi ngày 18 tháng 6 vừa qua, lực lượng chức năng dưới sự chỉ đạo của UBND thị xã Từ Sơn, UBND Phường Châu Khê huy động lực lượng công an, trong đó có một số thành phần mà người dân xác định là xã hội đen đến hành hung người dân giữ đất, trong đó có cả phụ nữ mang thai, người già và trẻ em.
Một người hăng hái giúp người dân giữ đất là bà Đỗ Thị Thiêm bị các đối tượng không rõ hành tung tạt acid hồi ngày 4 tháng 7 vừa qua.
Dù người dân vẫn không đồng thuận với dự án lấy đất ruộng tốt của đối tượng thương binh - liệt sĩ làm dự án nhà máy nước thải chỉ cách khu dân cư 3 mét; vào ngày 13 tháng 8 vừa qua, chủ tịch tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến tiếp tục chỉ đạo cho các sở ban ngành và UBND thị xã Từ Sơn đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án xử lý nước thải tại đồng Lỗ Vó thuộc khu phố Trịnh Nguyễn, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn.
Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-10-09
Một người dân trong khu phố xác nhận về thông tin đó như sau:
“Lúc ấy là 8 giờ, họ vô cớ vào bắt mấy người rồi: ông Nhu, bà Thiêm, ông Hào và vợ ông Hào, ông Quí và mấy người nữa bị bắt khi đang đi trên đường chứ không ở làng. Những người này không phạm tội gì chỉ có phản đối xử lý nước thải; cứ thế ập vào bắt chứ không có lý do gì. Họ là những người đứng ra để sang Trung ương, chỗ nọ, chỗ kia để kiện cáo cho nhân dân, họ bắt hết những người đó.”
Ngoài việc bắt những người như vừa nói, lực lượng công an cũng đã triệt hạ tất cả những lều trại mà dân chúng dựng lên từ hồi ngày 12 tháng 6 cho đến nay tại khu vực đồng Lỗ Vó để giữ đất không cho lấy làm dự án như vừa nêu:
Lúc ấy là 8 giờ, họ vô cớ vào bắt mấy người rồi: ông Nhu, bà Thiêm, ông Hào và vợ ông Hào, ông Quí và mấy người nữa bị bắt khi đang đi trên đường chứ không ở làng. - Một người dân“Mấy trăm công an ập vào, bà con bất ngờ và các lều bị dở.”
Sau khi bị phá lều trại giữ đất và một số người bị bắt đi như thế, những người dân khu phố Trịnh Nguyễn, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã kéo lên các cơ quan Trung ương để khiếu nại:
“Bây giờ tất cả bà con đi sang bên Trung ương đòi thả người bởi vì người ta có mắc tội gì đâu. Tất cả toàn dân đều không đồng ý làm nhà máy nước thải, nhân dân không cho làm ở đây muốn di dời xuống sâu nhưng không thấy người ta chuyển gì!”
Người dân địa phương từng có đơn thư gửi đến các cấp ở trung ương như Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, Cục trưởng A88 Lê Đình Luyện, Vụ trưởng Tiếp Công dân Giải quyết Khiếu nại Tố cáo Nguyễn Hồng Điệp về vụ việc hồi ngày 18 tháng 6 vừa qua, lực lượng chức năng dưới sự chỉ đạo của UBND thị xã Từ Sơn, UBND Phường Châu Khê huy động lực lượng công an, trong đó có một số thành phần mà người dân xác định là xã hội đen đến hành hung người dân giữ đất, trong đó có cả phụ nữ mang thai, người già và trẻ em.
Một người hăng hái giúp người dân giữ đất là bà Đỗ Thị Thiêm bị các đối tượng không rõ hành tung tạt acid hồi ngày 4 tháng 7 vừa qua.
Dù người dân vẫn không đồng thuận với dự án lấy đất ruộng tốt của đối tượng thương binh - liệt sĩ làm dự án nhà máy nước thải chỉ cách khu dân cư 3 mét; vào ngày 13 tháng 8 vừa qua, chủ tịch tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến tiếp tục chỉ đạo cho các sở ban ngành và UBND thị xã Từ Sơn đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án xử lý nước thải tại đồng Lỗ Vó thuộc khu phố Trịnh Nguyễn, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn.
Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-10-09
Thượng đỉnh ASEAN khai mạc với Biển Đông vẫn là chủ đề bao trùm
Lãnh đạo các thành viên ASEAN tại Thượng đỉnh lần thứ 23, ngày 09/10/2013, Brunei (REUTERS)
Hôm nay, 09/10/2013, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN - khai mạc
Hội nghị Thượng đỉnh thường niên tại Brunei, với chủ đề bao trùm vẫn là
tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ở vùng Biển
Đông. Ngày mai, 10/10, sẽ diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.
Hai nước đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông là Việt Nam và Philippines trông chờ vào Hoa Kỳ để làm đối trọng với thế lực áp đảo của Trung Quốc trong khu vực. Thế nhưng, do khủng hoảng ngân sách trong nước, Tổng thống Mỹ Barack Obama vào giờ chót đã phải hũy chuyến công du Châu Á, tức là đã không dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC và hôm nay cũng không tham dự Hộì nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Brunei, mà cử Ngoại trưởng John Kerry thay thế.
Theo nhận định của chuyên gia Ian Storey, thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, trong ngắn hạn, sự vắng mặt này sẽ làm suy yếu Tổng thống Obama, trong khi các lãnh đạo Trung Quốc nổi lên thành các lãnh đạo của một siêu cường quốc tương lai.
Như vậy, tại Brunei, Tổng thống Obama sẽ không có mặt để dùng ảnh hưởng của ông thúc ép Trung Quốc chấp nhận một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông nhằm ngăn ngừa xung đột do tranh chấp chủ quyền biển đảo. ASEAN đã thảo luận với Trung Quốc về bộ quy tắc ứng xử này từ 10 năm qua, nhưng Bắc Kinh vẫn chủ trương đàm phán song phương với từng nước, để dễ áp đảo các nước láng giềng hơn.
Trung Quốc hiện khẳng định chủ quyền trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông. Trong bài diễn văn đọc trước Quốc hội Indonesia vào tuần trước, Chủ tịch Tập Cận Bình đã hứa sẽ giải quyết một cách « hòa bình » các tranh chấp lãnh thổ và cùng nhau làm việc để xây dựng quan hệ chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc với ASEAN. Nhưng theo các nhà quan sát, đấy có thể chỉ là một chiến thuật của Bắc Kinh nhằm kéo dài thời gian, chờ Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự.
Trong Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày mai, ngoài Biển Đông, tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cũng sẽ được nêu lên.
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN năm nay cũng sẽ là dịp để thúc đẩy việc hình hành một cộng đồng Đông Nam Á, sẽ bao gồm khoảng 600 triệu dân, theo dự kiến là vào năm 2015. Thế nhưng, theo AFP, nhiều chuyên gia và quan chức không tin là ASEAN có thể đạt được mục tiêu đó.
Thanh Phương (RFI)
Hai nước đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông là Việt Nam và Philippines trông chờ vào Hoa Kỳ để làm đối trọng với thế lực áp đảo của Trung Quốc trong khu vực. Thế nhưng, do khủng hoảng ngân sách trong nước, Tổng thống Mỹ Barack Obama vào giờ chót đã phải hũy chuyến công du Châu Á, tức là đã không dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC và hôm nay cũng không tham dự Hộì nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Brunei, mà cử Ngoại trưởng John Kerry thay thế.
Theo nhận định của chuyên gia Ian Storey, thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, trong ngắn hạn, sự vắng mặt này sẽ làm suy yếu Tổng thống Obama, trong khi các lãnh đạo Trung Quốc nổi lên thành các lãnh đạo của một siêu cường quốc tương lai.
Như vậy, tại Brunei, Tổng thống Obama sẽ không có mặt để dùng ảnh hưởng của ông thúc ép Trung Quốc chấp nhận một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông nhằm ngăn ngừa xung đột do tranh chấp chủ quyền biển đảo. ASEAN đã thảo luận với Trung Quốc về bộ quy tắc ứng xử này từ 10 năm qua, nhưng Bắc Kinh vẫn chủ trương đàm phán song phương với từng nước, để dễ áp đảo các nước láng giềng hơn.
Trung Quốc hiện khẳng định chủ quyền trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông. Trong bài diễn văn đọc trước Quốc hội Indonesia vào tuần trước, Chủ tịch Tập Cận Bình đã hứa sẽ giải quyết một cách « hòa bình » các tranh chấp lãnh thổ và cùng nhau làm việc để xây dựng quan hệ chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc với ASEAN. Nhưng theo các nhà quan sát, đấy có thể chỉ là một chiến thuật của Bắc Kinh nhằm kéo dài thời gian, chờ Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự.
Trong Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày mai, ngoài Biển Đông, tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cũng sẽ được nêu lên.
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN năm nay cũng sẽ là dịp để thúc đẩy việc hình hành một cộng đồng Đông Nam Á, sẽ bao gồm khoảng 600 triệu dân, theo dự kiến là vào năm 2015. Thế nhưng, theo AFP, nhiều chuyên gia và quan chức không tin là ASEAN có thể đạt được mục tiêu đó.
Thanh Phương (RFI)
Đài Loan thăm dò dầu khí ở vùng Trường Sa
Đảo Ba Bình (Đài Loan gọi là Thái Bình) là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, Biển Đông (DR)
Hôm nay, 09/10/2013, một nghị sĩ Đài Loan thông báo là nước này đã tiến
hành thăm dò dầu khí ở vùng Trường Sa, một hành động có thể gây thêm
căng thẳng trên vấn đề chủ quyền quần đảo này.
Theo lời nghị sĩ nói trên, thứ Hai, 07/10 vừa qua, một đội kỹ thuật viên của công ty dầu khí Nhà nước CPC của Đài Loan đã đến đảo Ba Bình ( mà Đài Loan gọi là Thái Bình ), đảo hiện nằm dưới sự kiểm soát của Đài Bắc. Họ đã hoàn tất việc thăm dò địa chất ngày hôm qua và đã trở về nước với sự hộ tống của hai chiến hạm. Theo dự kiến, sẽ có những chuyến thăm dò địa chất khác ở khu vực đảo Ba Bình.
Việc thăm dò địa chất đã được tiến hành sau khi vào năm 2011, chính phủ Đài Loan cấp giấy phép cho công ty CPC khai thác dầu khí ở khu vực đảo Ba Bình, Trường Sa. Tại đây đang có một đơn vị lính tuần duyên Đài Loan trú đóng. Trong năm nay, Đài Loan cũng đã gởi các dàn súng cối và súng phòng không đến đảo này, gây phản ứng giận dữ từ phía Việt Nam. Đài Loan cũng thông báo sẽ xây một bến cảng đủ lớn để có thể tiếp nhận các chiến hạm. Vào giữa năm 2006, Đài Loan đã xây một phi đạo trên đảo Ba Bình, bất chấp phản đối của Việt Nam.
Thanh Phương (RFI)
Theo lời nghị sĩ nói trên, thứ Hai, 07/10 vừa qua, một đội kỹ thuật viên của công ty dầu khí Nhà nước CPC của Đài Loan đã đến đảo Ba Bình ( mà Đài Loan gọi là Thái Bình ), đảo hiện nằm dưới sự kiểm soát của Đài Bắc. Họ đã hoàn tất việc thăm dò địa chất ngày hôm qua và đã trở về nước với sự hộ tống của hai chiến hạm. Theo dự kiến, sẽ có những chuyến thăm dò địa chất khác ở khu vực đảo Ba Bình.
Việc thăm dò địa chất đã được tiến hành sau khi vào năm 2011, chính phủ Đài Loan cấp giấy phép cho công ty CPC khai thác dầu khí ở khu vực đảo Ba Bình, Trường Sa. Tại đây đang có một đơn vị lính tuần duyên Đài Loan trú đóng. Trong năm nay, Đài Loan cũng đã gởi các dàn súng cối và súng phòng không đến đảo này, gây phản ứng giận dữ từ phía Việt Nam. Đài Loan cũng thông báo sẽ xây một bến cảng đủ lớn để có thể tiếp nhận các chiến hạm. Vào giữa năm 2006, Đài Loan đã xây một phi đạo trên đảo Ba Bình, bất chấp phản đối của Việt Nam.
Thanh Phương (RFI)
Bắc Kinh kêu gọi « hòa bình và hữu nghị » tại Biển Đông
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong buổi khai mạc Thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc, tại Brunei ngày 09/10/2013 (REUTERS/Ahim Rani)
Bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Brunei hôm nay 09/10/2013, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã kêu gọi « hòa bình và hữu nghị » tại Biển Đông, nơi tranh chấp gay gắt giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng.
Ông Lý Khắc Cường tuyên bố : « Chúng ta cần phải đồng lòng làm việc để biến Biển Đông thành một vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác ».
Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, con đường hàng hải quan trọng cho thương mại quốc tế và có tiềm năng dầu khí. Nhưng yêu sách này bị nhiều quốc gia thành viên ASEAN phản đối, đặc biệt rất căng thẳng với Việt Nam và Philippines.
Nhằm giảm bớt những bất đồng, từ mười năm qua ASEAN đã cố gắng thuyết phục Trung Quốc ký kết Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông, để tránh những diễn biến xấu trong các tranh chấp lãnh thổ. Nhưng cho đến nay, Bắc Kinh chỉ muốn thương lượng song phương để dùng sức mạnh của người khổng lồ châu Á áp đảo các nước láng giềng nhỏ yếu.
Gần đây, có vẻ đã có một ít tiến triển : phía Bắc Kinh cho rằng đã « mở cửa » hơn trong vấn đề này. Vào giữa tháng Chín, Trung Quốc hứa hẹn sẽ thảo luận dần với ASEAN về hồ sơ Biển Đông. Một nhóm công tác chung được thành lập, phụ trách việc tiến hành « các tham vấn cụ thể » về dự thảo Bộ quy tắc ứng xử.
Trong bài diễn văn đầu tiên đọc trước Quốc hội Indonesia tuần rồi, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố : « Liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ trên biển và đất liền giữa Trung Quốc và ASEAN, đôi bên cần tôn trọng nguyên tắc tham vấn hòa bình và đối thoại hữu nghị, giải quyết xung đột bằng các biện pháp êm thắm nhằm duy trì ổn định và hòa bình trong khu vực ».
Trong khi đó, tờ Want China Times của Đài Loan hôm 7/10 dẫn nguồn tin của Mainichi Shimbun cho biết Trung Quốc đang xây dựng căn cứ tàu ngầm ở ngoài khơi đảo Hải Nam. Tờ Shanghaiist cho biết hôm 28/9 đám cưới tập thể đầu tiên gồm 7 cặp đã được tổ chức trên đảo Phú Lâm, được gọi là « thành phố trẻ nhất của Trung Quốc », cũng chính là đảo Hoàng Sa do Trung Quốc dùng vũ lực chiếm từ tay quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1974.
Thụy My (RFI)
Ông Lý Khắc Cường tuyên bố : « Chúng ta cần phải đồng lòng làm việc để biến Biển Đông thành một vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác ».
Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, con đường hàng hải quan trọng cho thương mại quốc tế và có tiềm năng dầu khí. Nhưng yêu sách này bị nhiều quốc gia thành viên ASEAN phản đối, đặc biệt rất căng thẳng với Việt Nam và Philippines.
Nhằm giảm bớt những bất đồng, từ mười năm qua ASEAN đã cố gắng thuyết phục Trung Quốc ký kết Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông, để tránh những diễn biến xấu trong các tranh chấp lãnh thổ. Nhưng cho đến nay, Bắc Kinh chỉ muốn thương lượng song phương để dùng sức mạnh của người khổng lồ châu Á áp đảo các nước láng giềng nhỏ yếu.
Gần đây, có vẻ đã có một ít tiến triển : phía Bắc Kinh cho rằng đã « mở cửa » hơn trong vấn đề này. Vào giữa tháng Chín, Trung Quốc hứa hẹn sẽ thảo luận dần với ASEAN về hồ sơ Biển Đông. Một nhóm công tác chung được thành lập, phụ trách việc tiến hành « các tham vấn cụ thể » về dự thảo Bộ quy tắc ứng xử.
Trong bài diễn văn đầu tiên đọc trước Quốc hội Indonesia tuần rồi, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố : « Liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ trên biển và đất liền giữa Trung Quốc và ASEAN, đôi bên cần tôn trọng nguyên tắc tham vấn hòa bình và đối thoại hữu nghị, giải quyết xung đột bằng các biện pháp êm thắm nhằm duy trì ổn định và hòa bình trong khu vực ».
Trong khi đó, tờ Want China Times của Đài Loan hôm 7/10 dẫn nguồn tin của Mainichi Shimbun cho biết Trung Quốc đang xây dựng căn cứ tàu ngầm ở ngoài khơi đảo Hải Nam. Tờ Shanghaiist cho biết hôm 28/9 đám cưới tập thể đầu tiên gồm 7 cặp đã được tổ chức trên đảo Phú Lâm, được gọi là « thành phố trẻ nhất của Trung Quốc », cũng chính là đảo Hoàng Sa do Trung Quốc dùng vũ lực chiếm từ tay quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1974.
Thụy My (RFI)
Tổng thống Obama, Chủ tịch Hạ viện tiếp tục đối đầu về ngân sách
Tổng thống Obama nói về việc chính phủ đóng cửa và mức trần nợ tại Phòng Báo chí Tòa Bạch Ốc, ngày 8/10/2013.
09.10.2013
Giới hạn trần nợ của Mỹ
- Là tổng số tiền mà chính phủ Mỹ có thể vay mượn để làm tròn các nghĩa vụ pháp lý hiện thời.
- Những nghĩa vụ này gồm An sinh xã hội, chương trình bảo hiểm xã hội Medicare, tiền lương quân đội, lãi suất nợ quốc gia, tiền thuế hoàn lại.
- Nâng giới hạn trần nợ không cho phép những khoản cam kết chi tiêu mới.
- Không nâng giới hạn trần nợ sẽ khiến chính phủ mất khả năng thực hiện nghĩa vụ pháp lý
- Từ năm 1960, Quốc hội đã nâng giới hạn trần nợ 78 lần.
Nguồn: Bộ Tài chính Mỹ
Các chính đảng kình chống nhau tại Washington tiếp tục đưa ra những lời lẽ cứng rắn về vấn đề ngân sách chính phủ, làm gia tăng mối lo ngại trên khắp thế giới là vụ bế tắc có thể đưa nước Mỹ tới chỗ không thanh toán được nợ lần đầu tiên trong lịch sử. Trong tuần qua, Tổng Thống Barack Obama kêu gọi các thành viên của Đảng Cộng Hòa hãy ngưng gây tổn hại cho Hoa Kỳ và nền kinh tế toàn cầu. Chủ tịch Hạ viện John Boehner thì vẫn nhất mực đòi các thành viên Đảng Dân Chủ phải sửa đổi kế hoạch chi tiêu của chính phủ để bao gồm thêm nhiều biện pháp mà Đảng Cộng Hòa muốn thực hiện. Thông tín viên Zlatica Hoke có thêm các chi tiết trong bài tường trình sau đây.
Hoa Kỳ phải nâng mức trần nợ trước ngày 17 tháng 10 hầu có thể trả các khoản nợ hiện hữu. Phe Cộng Hòa, đảng chiếm đa số tại Hạ viện Mỹ, đã đưa ra dấu hiệu cho thấy họ có thể sẽ không chấp thuận việc tăng mức trần nợ, bất chấp những khuyến cáo của giới lãnh đạo kinh tế và tài chính thế giới về những hậu quả vô cùng tai hại của sự vỡ nợ của Mỹ.
Chủ tịch Hạ viện John Boehner hôm qua lại một lần nữa, bênh vực lập trường của phe Cộng Hòa.
“Chúng ta không thể nâng mức trần nợ mà không làm gì về điều đã đẩy chúng ta tới chỗ phải vay thêm nợ và tiêu xài quá khả năng tài chính của chúng ta. Ý kiến cho rằng chúng ta nên tiếp tục tiêu tiền mà chúng ta không có, rồi giao lại món nợ ấy cho đời con, đời cháu chúng ta là một ý kiến sai lầm.”
Chủ tịch Hạ viện John Boehner nhiều lần tố cáo Tổgn thống Obama không chịu thương thuyết để có được một giải pháp tương nhượng.
Các thành viên Đảng Cộng Hòa nhất mực đòi cắt ngân sách dành cho chương trình y tế của Tổng Thống Obama, một ưu tiên hàng đầu của ông, thường được gọi là Obamacare. Ông John Boehner đã nhiều lần tố cáo ông Obama không chịu thương thuyết để có được một giải pháp tương nhượng.
Hôm thứ Ba, Tổng Thống Obama một lần nữa bác bỏ lời tố cáo đó. Ông nói rằng ông sẵn sàng thảo luận với các thành viên Đảng Cộng Hòa, nhưng sẽ không làm như thế trước khi họ cho phép tiến hành một cuộc biểu quyết mà theo ông sẽ chấm dứt vụ đóng cửa chính phủ từng phần.
Tổng thống Obama nói các nhà lập pháp không thể “đòi tiền chuộc” để làm công việc của họ.
“Hai trong những công việc cơ bản của họ là thông qua ngân sách, và bảo đảm Hoa Kỳ thanh toán tiền bạc sòng phẳng. Họ không thể nói “chúng tôi sẽ tạo ra một cuộc suy thoái kinh tế, trừ phi các anh cho chúng tôi những gì mà cử tri đã bác trong cuộc bầu cử gần đây nhất.”
Nguy cơ nước Mỹ lâm vào tình trạng không thanh toán các món nợ của mình, một tình huống sẽ gây chấn động cho các thị trường tài chính toàn cầu và đẩy nền kinh tế thế giới trở lại vào tình trạng suy thoái, đã gây quan tâm trên khắp thế giới. Giới phân tích còn khuyến cáo rằng cuộc khủng hoảng đang phương hại đến uy tín của Hoa Kỳ ở nước ngoài. Ông Klaus Larres, giáo sư môn quan hệ quốc tế của Đại học North Carolina, nhận định như sau.
“Nếu cường quốc lãnh đạo thế giới không thể điều đình trong nội bộ để nâng mức trần nợ quốc gia, thì quyền lực của họ trên thực tế vững vàng như thế nào? Vai trò của họ là gì? Liệu Hoa Kỳ có thực sự hùng cường như chúng ta vẫn nghĩ, hay Hoa Kỳ đã trở thành một nước nhược tiểu bị các nước khác khuynh đảo một cách dễ dàng? Đó là những câu hỏi đang được đặt ra ở nước ngoài.”
Càng ngày càng có nhiều người Mỹ quy lỗi cho các thành viên Đảng Cộng Hòa về vụ đóng cửa chính phủ vẫn đang tiếp diễn. Bà Jen Stakich phục vụ trong ngành cung cấp thực phẩm tại California.
“Tôi tin rằng nước Mỹ đang bị bắt làm con tin ngay trong lúc này. Tôi nghĩ rằng Đảng Cộng Hòa thực sự sẽ làm bất cứ điều gì để ngăn chận, không cho người dân tiếp cận chương trình chăm sóc y tế với giá phải chăng.”
Rất nhiều người Mỹ cảm thấy bực dọc với sự đối đầu trong quốc hội Hoa Kỳ; tình trạng này đang tác động tới cuộc sống của họ, và của toàn thể quốc gia. Những lời kêu gọi của họ, đòi các chính khách Mỹ phải giải quyết những bất đồng, giờ đã được sự góp giọng ngày một lớn hơn từ nước ngoài.
(VOA)
- Là tổng số tiền mà chính phủ Mỹ có thể vay mượn để làm tròn các nghĩa vụ pháp lý hiện thời.
- Những nghĩa vụ này gồm An sinh xã hội, chương trình bảo hiểm xã hội Medicare, tiền lương quân đội, lãi suất nợ quốc gia, tiền thuế hoàn lại.
- Nâng giới hạn trần nợ không cho phép những khoản cam kết chi tiêu mới.
- Không nâng giới hạn trần nợ sẽ khiến chính phủ mất khả năng thực hiện nghĩa vụ pháp lý
- Từ năm 1960, Quốc hội đã nâng giới hạn trần nợ 78 lần.
Nguồn: Bộ Tài chính Mỹ
Các chính đảng kình chống nhau tại Washington tiếp tục đưa ra những lời lẽ cứng rắn về vấn đề ngân sách chính phủ, làm gia tăng mối lo ngại trên khắp thế giới là vụ bế tắc có thể đưa nước Mỹ tới chỗ không thanh toán được nợ lần đầu tiên trong lịch sử. Trong tuần qua, Tổng Thống Barack Obama kêu gọi các thành viên của Đảng Cộng Hòa hãy ngưng gây tổn hại cho Hoa Kỳ và nền kinh tế toàn cầu. Chủ tịch Hạ viện John Boehner thì vẫn nhất mực đòi các thành viên Đảng Dân Chủ phải sửa đổi kế hoạch chi tiêu của chính phủ để bao gồm thêm nhiều biện pháp mà Đảng Cộng Hòa muốn thực hiện. Thông tín viên Zlatica Hoke có thêm các chi tiết trong bài tường trình sau đây.
Hoa Kỳ phải nâng mức trần nợ trước ngày 17 tháng 10 hầu có thể trả các khoản nợ hiện hữu. Phe Cộng Hòa, đảng chiếm đa số tại Hạ viện Mỹ, đã đưa ra dấu hiệu cho thấy họ có thể sẽ không chấp thuận việc tăng mức trần nợ, bất chấp những khuyến cáo của giới lãnh đạo kinh tế và tài chính thế giới về những hậu quả vô cùng tai hại của sự vỡ nợ của Mỹ.
Chủ tịch Hạ viện John Boehner hôm qua lại một lần nữa, bênh vực lập trường của phe Cộng Hòa.
“Chúng ta không thể nâng mức trần nợ mà không làm gì về điều đã đẩy chúng ta tới chỗ phải vay thêm nợ và tiêu xài quá khả năng tài chính của chúng ta. Ý kiến cho rằng chúng ta nên tiếp tục tiêu tiền mà chúng ta không có, rồi giao lại món nợ ấy cho đời con, đời cháu chúng ta là một ý kiến sai lầm.”
Chủ tịch Hạ viện John Boehner nhiều lần tố cáo Tổgn thống Obama không chịu thương thuyết để có được một giải pháp tương nhượng.
Các thành viên Đảng Cộng Hòa nhất mực đòi cắt ngân sách dành cho chương trình y tế của Tổng Thống Obama, một ưu tiên hàng đầu của ông, thường được gọi là Obamacare. Ông John Boehner đã nhiều lần tố cáo ông Obama không chịu thương thuyết để có được một giải pháp tương nhượng.
Hôm thứ Ba, Tổng Thống Obama một lần nữa bác bỏ lời tố cáo đó. Ông nói rằng ông sẵn sàng thảo luận với các thành viên Đảng Cộng Hòa, nhưng sẽ không làm như thế trước khi họ cho phép tiến hành một cuộc biểu quyết mà theo ông sẽ chấm dứt vụ đóng cửa chính phủ từng phần.
Tổng thống Obama nói các nhà lập pháp không thể “đòi tiền chuộc” để làm công việc của họ.
“Hai trong những công việc cơ bản của họ là thông qua ngân sách, và bảo đảm Hoa Kỳ thanh toán tiền bạc sòng phẳng. Họ không thể nói “chúng tôi sẽ tạo ra một cuộc suy thoái kinh tế, trừ phi các anh cho chúng tôi những gì mà cử tri đã bác trong cuộc bầu cử gần đây nhất.”
Nguy cơ nước Mỹ lâm vào tình trạng không thanh toán các món nợ của mình, một tình huống sẽ gây chấn động cho các thị trường tài chính toàn cầu và đẩy nền kinh tế thế giới trở lại vào tình trạng suy thoái, đã gây quan tâm trên khắp thế giới. Giới phân tích còn khuyến cáo rằng cuộc khủng hoảng đang phương hại đến uy tín của Hoa Kỳ ở nước ngoài. Ông Klaus Larres, giáo sư môn quan hệ quốc tế của Đại học North Carolina, nhận định như sau.
“Nếu cường quốc lãnh đạo thế giới không thể điều đình trong nội bộ để nâng mức trần nợ quốc gia, thì quyền lực của họ trên thực tế vững vàng như thế nào? Vai trò của họ là gì? Liệu Hoa Kỳ có thực sự hùng cường như chúng ta vẫn nghĩ, hay Hoa Kỳ đã trở thành một nước nhược tiểu bị các nước khác khuynh đảo một cách dễ dàng? Đó là những câu hỏi đang được đặt ra ở nước ngoài.”
Càng ngày càng có nhiều người Mỹ quy lỗi cho các thành viên Đảng Cộng Hòa về vụ đóng cửa chính phủ vẫn đang tiếp diễn. Bà Jen Stakich phục vụ trong ngành cung cấp thực phẩm tại California.
“Tôi tin rằng nước Mỹ đang bị bắt làm con tin ngay trong lúc này. Tôi nghĩ rằng Đảng Cộng Hòa thực sự sẽ làm bất cứ điều gì để ngăn chận, không cho người dân tiếp cận chương trình chăm sóc y tế với giá phải chăng.”
Rất nhiều người Mỹ cảm thấy bực dọc với sự đối đầu trong quốc hội Hoa Kỳ; tình trạng này đang tác động tới cuộc sống của họ, và của toàn thể quốc gia. Những lời kêu gọi của họ, đòi các chính khách Mỹ phải giải quyết những bất đồng, giờ đã được sự góp giọng ngày một lớn hơn từ nước ngoài.
(VOA)
Hội nghị của NASA bị tẩy chay vì không mời Trung Quốc
Phía trước trụ sở NASA, Hoa Kỳ (REUTERS/James Lawler Duggan)
RFI
Từ ngày 04 đến 08/10/2013, cơ quan nghiên cứu không gian vũ trụ Hoa Kỳ
NASA tổ chức một hội nghị thảo luận về những phát hiện mới qua ống kính
viễn vọng Kepler, tại Mountain View, California, Hoa Kỳ. Tuy nhiên, rất
nhiều nhà khoa học Mỹ đã tẩy chay sự kiện này, vì NASA từ chối mời các
nhà khoa học Trung Quốc tham dự, với lý do an ninh quốc gia.
Nhật báo Anh The Guardian đã đăng quyết định gây ngạc nhiên này của NASA. Nhiều nhà khoa học, trong đó có giáo sư thiên văn Geoff Marcy, thuộc đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ, đã khẳng định với AFP việc tẩy chay hội nghị của NASA.
Trong thư điện tử gửi ban tổ chức Hội nghị, giáo sư Marcy viết : « Tôi không thể thoải mái tham dự một hội nghị có sự phân biệt đối xử như vậy. Hội nghị liên quan đến những hành tinh ở cách trái đất hàng ngàn tỷ cây số, chẳng có chút gì liên quan đến an ninh quốc gia cả ».
Báo The Guardian cho biết, ban tổ chức đã không chấp nhận cho các nhà khoa học Trung Quốc tham gia hội nghị, trên cơ sở một đạo luật được Quốc hội thông qua hồi tháng Ba, theo đó, mọi công dân Trung Quốc bị nghiêm cấm vào cơ quan NASA.
Dân biểu Frank Wolf, thuộc đảng Cộng Hòa, tác giả của đạo luật nói trên, ngày hôm qua, 08/10, trong một thư ngỏ gửi lãnh đạo NASA Charles Bolden, đã giải thích rằng cơ quan này diễn giải sai đạo luật, vì văn bản không hề có quy định hạn chế các hoạt động của công dân Trung Quốc, nhất là những người đại diện chính thức cho chính phủ Trung Quốc. Theo vị dân biểu này, đạo luật chỉ nhằm chống hoạt động gián điệp của Trung Quốc, buộc NASA phải có một số hạn chế tạm thời đối với công dân một số nước, trong đó có Trung Quốc, sau vụ phát hiện ra nhiều khiếm khuyết về an ninh tại hai trung tâm nghiên cứu của NASA. Ông yêu cầu ban lãnh đạo NASA có những giải thích mới, gửi tới những nhà khoa học tham dự hội nghị, cũng như gửi cho báo chí.
Trong một cuộc điều trần tại nghị viện, hồi tháng Ba năm nay, ông Charles Bolden, lãnh đạo NASA cho biết cơ quan này phải tăng cường các biện pháp an ninh sau vụ phát hiện một công dân Trung Quốc có nguy cơ làm gián điệp, tại một công ty thầu khoán, trong một cơ sở của NASA.
Ban lãnh đạo NASA thông báo đang xem xét lại các khả năng cho phép tất cả các nhà khoa học quan tâm đến đề tài này, được tham dự cuộc hội thảo.
Nhật báo Anh The Guardian đã đăng quyết định gây ngạc nhiên này của NASA. Nhiều nhà khoa học, trong đó có giáo sư thiên văn Geoff Marcy, thuộc đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ, đã khẳng định với AFP việc tẩy chay hội nghị của NASA.
Trong thư điện tử gửi ban tổ chức Hội nghị, giáo sư Marcy viết : « Tôi không thể thoải mái tham dự một hội nghị có sự phân biệt đối xử như vậy. Hội nghị liên quan đến những hành tinh ở cách trái đất hàng ngàn tỷ cây số, chẳng có chút gì liên quan đến an ninh quốc gia cả ».
Báo The Guardian cho biết, ban tổ chức đã không chấp nhận cho các nhà khoa học Trung Quốc tham gia hội nghị, trên cơ sở một đạo luật được Quốc hội thông qua hồi tháng Ba, theo đó, mọi công dân Trung Quốc bị nghiêm cấm vào cơ quan NASA.
Dân biểu Frank Wolf, thuộc đảng Cộng Hòa, tác giả của đạo luật nói trên, ngày hôm qua, 08/10, trong một thư ngỏ gửi lãnh đạo NASA Charles Bolden, đã giải thích rằng cơ quan này diễn giải sai đạo luật, vì văn bản không hề có quy định hạn chế các hoạt động của công dân Trung Quốc, nhất là những người đại diện chính thức cho chính phủ Trung Quốc. Theo vị dân biểu này, đạo luật chỉ nhằm chống hoạt động gián điệp của Trung Quốc, buộc NASA phải có một số hạn chế tạm thời đối với công dân một số nước, trong đó có Trung Quốc, sau vụ phát hiện ra nhiều khiếm khuyết về an ninh tại hai trung tâm nghiên cứu của NASA. Ông yêu cầu ban lãnh đạo NASA có những giải thích mới, gửi tới những nhà khoa học tham dự hội nghị, cũng như gửi cho báo chí.
Trong một cuộc điều trần tại nghị viện, hồi tháng Ba năm nay, ông Charles Bolden, lãnh đạo NASA cho biết cơ quan này phải tăng cường các biện pháp an ninh sau vụ phát hiện một công dân Trung Quốc có nguy cơ làm gián điệp, tại một công ty thầu khoán, trong một cơ sở của NASA.
Ban lãnh đạo NASA thông báo đang xem xét lại các khả năng cho phép tất cả các nhà khoa học quan tâm đến đề tài này, được tham dự cuộc hội thảo.
Gần 400 cư dân mạng Tân Cương bị câu lưu vì « kêu gọi thánh chiến »
Cảnh sát vũ trang Trung Quốc đứng canh gần một khu chợ ở Urumqi, Khu tự trị Hồi giáo Tân Cương (ảnh chụp 29/06/2013) (Mandatory Credit.)
Báo chí chính thức Trung Quốc hôm nay 09/10/2013 cho biết, gần 400 cư
dân mạng ở Tân Cương - vùng đất Hồi giáo thường có những vụ nổi dậy - đã
bị công an câu lưu, nhân một chiến dịch chống « cực đoan tôn giáo »,
trong đó có việc kêu gọi thánh chiến, và « tung tin đồn nhảm ».
Tờ Global Times trích khẳng định của công an Kashgar, thành phố lớn thứ hai của Tân Cương nói rằng « các thế lực nước ngoài đã không ngừng xâm nhập vào thành phố và xúi giục dân chúng nghe theo các ý tưởng tôn giáo cực đoan thông qua internet », tạo nên « mối đe dọa nghiêm trọng cho đoàn kết các dân tộc và ổn định » tại Tân Cương.
Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ của Tân Cương, giáp giới các nước Trung Á, là đơn vị hành chánh cấp tỉnh lớn nhất Trung Quốc. Tại đây người thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo và nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, rất khó hòa hợp với nhiều triệu người Hán mới đến vùng này sinh sống trong những thập kỷ gần đây.
Theo Global Times, một nông dân ở Hòa Điền (Hotan), một thành phố lịch sử ở miền nam Kashgar đã tải trên 2 gigaoctet các sách cổ vũ cho việc Tân Cương ly khai. Các sách điện tử này sau đó đã được tham khảo 30.000 lần, tải về 14.000 lần và lưu lại 600 lần. Nông dân trên đã bị truy tố vì tội xúi giục ly khai.
China Daily dẫn một nhật báo ở Tân Cương cho biết, một học sinh trung học 17 tuổi đã tải xuống một lượng lớn video và tập tin âm thanh tuyên truyền Hồi giáo mang tính « cực đoan » để « phát triển ý thức tôn giáo nơi các bạn học ». Sau khi đưa lên mạng, các thông tin trên đã được xem trên 5.100 lần và tải về 1.201 lần. Học sinh này đã phạt 10 ngày tù giam, nhưng theo tờ báo thì do là vị thành niên nên sẽ tránh được hình phạt giam giữ.
Tại Trung Quốc, internet - phương tiện biểu thị duy nhất đối với dư luận còn mới mẻ của nước này - thường xuyên bị kiểm duyệt, và trong những tháng gần đây lại bị giám sát gắt gao hơn.
Trong đợt trấn áp từ ngày 26/6 đến 31/8, đã có 256 người bị câu lưu vì « tung tin đồn », và 139 người khác do phổ biến các ý tưởng tôn giáo « cực đoan » kêu gọi « thánh chiến ». Đa số những người bị câu lưu là các thanh niên không công ăn việc làm và ít học – theo như phía công an.
Sự kiện này diễn ra trước khi cuộc hành hương về thánh địa Mecca bắt đầu vào khoảng 13/10, trong đó gần 12.000 người Trung Quốc theo đạo Hồi sẽ tham gia.
Theo chính quyền, thì vụ tấn công bất ngờ của « bọn khủng bố » Duy Ngô Nhĩ vào Lukqun hôm 26/6 đã làm cho 35 người chết. Đây là vụ bạo động đẫm máu nhất kể từ năm 2009, khi xảy ra các vụ nổi dậy ở thủ phủ Urumqi làm cho 200 người thiệt mạng. Hai người trong số những người cầm đầu vụ này đã bị kết án tử hình vào tháng Chín.
Thụy My (RFI)
Bản tin tiếng AnhTờ Global Times trích khẳng định của công an Kashgar, thành phố lớn thứ hai của Tân Cương nói rằng « các thế lực nước ngoài đã không ngừng xâm nhập vào thành phố và xúi giục dân chúng nghe theo các ý tưởng tôn giáo cực đoan thông qua internet », tạo nên « mối đe dọa nghiêm trọng cho đoàn kết các dân tộc và ổn định » tại Tân Cương.
Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ của Tân Cương, giáp giới các nước Trung Á, là đơn vị hành chánh cấp tỉnh lớn nhất Trung Quốc. Tại đây người thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo và nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, rất khó hòa hợp với nhiều triệu người Hán mới đến vùng này sinh sống trong những thập kỷ gần đây.
Theo Global Times, một nông dân ở Hòa Điền (Hotan), một thành phố lịch sử ở miền nam Kashgar đã tải trên 2 gigaoctet các sách cổ vũ cho việc Tân Cương ly khai. Các sách điện tử này sau đó đã được tham khảo 30.000 lần, tải về 14.000 lần và lưu lại 600 lần. Nông dân trên đã bị truy tố vì tội xúi giục ly khai.
China Daily dẫn một nhật báo ở Tân Cương cho biết, một học sinh trung học 17 tuổi đã tải xuống một lượng lớn video và tập tin âm thanh tuyên truyền Hồi giáo mang tính « cực đoan » để « phát triển ý thức tôn giáo nơi các bạn học ». Sau khi đưa lên mạng, các thông tin trên đã được xem trên 5.100 lần và tải về 1.201 lần. Học sinh này đã phạt 10 ngày tù giam, nhưng theo tờ báo thì do là vị thành niên nên sẽ tránh được hình phạt giam giữ.
Tại Trung Quốc, internet - phương tiện biểu thị duy nhất đối với dư luận còn mới mẻ của nước này - thường xuyên bị kiểm duyệt, và trong những tháng gần đây lại bị giám sát gắt gao hơn.
Trong đợt trấn áp từ ngày 26/6 đến 31/8, đã có 256 người bị câu lưu vì « tung tin đồn », và 139 người khác do phổ biến các ý tưởng tôn giáo « cực đoan » kêu gọi « thánh chiến ». Đa số những người bị câu lưu là các thanh niên không công ăn việc làm và ít học – theo như phía công an.
Sự kiện này diễn ra trước khi cuộc hành hương về thánh địa Mecca bắt đầu vào khoảng 13/10, trong đó gần 12.000 người Trung Quốc theo đạo Hồi sẽ tham gia.
Theo chính quyền, thì vụ tấn công bất ngờ của « bọn khủng bố » Duy Ngô Nhĩ vào Lukqun hôm 26/6 đã làm cho 35 người chết. Đây là vụ bạo động đẫm máu nhất kể từ năm 2009, khi xảy ra các vụ nổi dậy ở thủ phủ Urumqi làm cho 200 người thiệt mạng. Hai người trong số những người cầm đầu vụ này đã bị kết án tử hình vào tháng Chín.
Thụy My (RFI)
- Wet weather fails to dampen FTZ interest (Washington Post) - The wet and windy weather in Shanghai failed to dampen enthusiasm for the FTZ, with many more than happy to take advantage of the reforms on offer.
- Service-sector expansion slows (Washington Post) - China's service sector expanded at a moderate pace in September, indicated by a 52.4 reading for the HSBC Services Purchasing Managers' Index, down from 52.8 in August, the bank said on Tuesday.
- Robust home sales during holiday (Washington Post) - Home sales in major cities didn't lose steam during the weeklong National Day holiday, which started on Oct 1, as homebuyers scrambled to sign contracts before they are priced out of the market.
- Talks 'can help Chinese banks' in UK (Washington Post) - Regulators in Britain and China can help more Chinese banks open branches in the United Kingdom, City of London Lord Mayor Roger Gifford said.
- Sowing the seeds of new business (Washington Post) - With more than 1,000 attendees gathered at the Mission Bay Conference Center in San Francisco, Hua Yuan Science and Technology Association (HYSTA)'s annual conference became a Mecca for anyone wanting to share knowledge and insights into entrepreneurship, technology and success in business.
- Chinese investors visit Silicon Valley (Washington Post) - Silicon Valley hosted 58 senior executives on Saturday, most of whom are private business owners from the Chinese mainland looking for projects to invest in.
- Company cashes in on business of sounds (Washington Post) - When people think of Intel, they first think of the company's signature four-note jingle rather than its computer processing units.
- Online fashion shops booming (Washington Post) - If you haven't heard about Hangzhou's fashion scene, then you can't say you know China's fashion industry.
- Design a better life (Washington Post) - As another smoggy day dawns, Beijing is seeking solutions in a new direction: design.
- Bring back the real Chinese medicine (Washington Post) - The real threat to traditional Chinese medicine is not fear relating to its use of toxic compounds, but growing skepticism about the efficacy of its methods from within its own ranks, according to a leading German practitioner of the ancient medical system.
- Chasing the dragons (Washington Post) - He is a farmer who has tilled the soil in several countries from his native Malaysia to Indonesia, Papua New Guinea, and now, China. The humble man of the land talks to Li Yang in Qinzhou, Guangxi Zhuang autonomous region.
- Chance leads to a divine new path (Washington Post) - Suffering hardships while growing up in rural Shandong province in the 1950s and 60s, writer Zhao Defa rose to fame because of his self-inspired and thought-provoking countryside trilogy that forcefully delves into the intertwining relations of land, rural ethics and politics.
- Classic clash of the crickets (Washington Post) - It's two weeks to go before plucky Purple Golden Wing jumps into the arena for his once-in-a-lifetime fight.
- Disney's new heights (Washington Post) - Shanghai resort will be Disney’s most technologically advanced, Wang Zhuoqiong reports.
- Film competition fosters talent (Washington Post) - Initative targeted at students aims to address shortage of high-quality professionals in the movie industry across the country.
- 'Golden Week' losing its luster (Washington Post) - Although China's main tourist attractions have seen an unprecedented surge in visitor numbers, the economic contribution of Golden Week is lower than many people imagine, said experts.
- In Bali, they relax in local fashions (Washington Post) - After falling out of favor during the global economic turmoil, Asia-Pacific Economic Cooperation's propensity for dressing up its leaders in "silly shirts" returned with gusto on Monday as Indonesia's guitar-strumming president led a stylish parade of Balinese design.
- President Xi calls for more APEC connectivity (Washington Post)
- President Xi Jinping on Tuesday called for improved connectivity
under the Asia-Pacific Economic Cooperation mechanism as part of efforts
to promote economic integration.
Common foreign currency reserve may be a goal
In Bali, they relax in local fashions
Declaration 'set to bring new vitality to economy'
- Xi: Chinese economy on track (Washington Post) - The Chinese economy remains on track despite a recent slowdown, and the country is taking measures to guard against both internal and external risks, President Xi Jinping told top company executives attending the APEC summit in Indonesia on Monday.
- APEC 'should take lead' in FTA talks (Washington Post)
- The Asia-Pacific Economic Cooperation mechanism should lead and
coordinate the negotiations over free trade areas in the region,
President Xi Jinping said, as several FTAs are competing for dominance.
Xi: Chinese economy on track
APEC looks to increase regional connectivity
Beijing, Seoul vow to reach FTA soon
- 'Pivot to Asia' sidelined by US domestic woes (Washington Post) - US president Barack Obama is not at the Indonesian resort of Bali for the regional economic summit, but the media craze about his cancelled trip continues.
- Support for HK 'consistent and firm' (Washington Post) - Chinese President Xi Jinping said on Sunday that the central government’s stance of supporting Hong Kong’s economic prosperity and social stability is consistent and firm.
- Trust 'key' to boosting Sino-ASEAN ties (Washington Post) - There is an urgent need to build trust in the region, experts said.
- Xi calls for peaceful development of cross-Straits ties (Washington Post)
- Xi Jinping, general secretary of the CPC Central Committee, Sunday
stressed that the two sides across the Taiwan Straits should stick to
the correct path of peaceful development of the cross-Strait relations.
Senior Taiwan official invited to visit mainland
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét