Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Bài đáng chú ý - "Không ai chịu trách nhiệm trước nhân dân Việt Nam" & Đạo luật và đạo lý

Cải cách thể chế: 'Trông chờ Hội nghị 8'


Một trong những nhà nghiên cứu kinh tế hàng đầu ở Việt Nam nói đất nước cần cải cách chính trị nhằm vực dậy nền kinh tế.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương nói việc có thay đổi thể chế hay không "tất cả đều trông đợi vào nghị quyết của Hội nghị Trung ương 8".
Ông giải thích với BBC hôm 5/10: "Thể chế và bộ máy [hiện nay] của chúng ta đã không huy động được hết động lực của người dân và cũng không tạo ra được sự công bằng xã hội, lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kỳ như ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu ra.
"Bộ máy nhà nước chi tiêu thường xuyên tới 71,2% tổng chi ngân sách nhưng mà những dịch vụ công mà bộ máy nhà nước ấy đem lại cho người dân thì lại quá ít và gần đây giáo dục và y tế đều tăng phí lên trong khi chất lượng của dịch vụ người dân đang than phiền rất nhiều."
"Một vấn đề khác là doanh nghiệp nhà nước cũng rất mong đợi được cải cách.
"Nếu tình hình không chuyển biến thì kinh tế Việt Nam rất khó vượt qua được những khó khăn hiện nay và tăng trưởng cao và có hiệu quả như của những năm 1990 sau công cuộc Đổi Mới."
Thiếu giám sát
Trả lời câu hỏi tại sao ngay cả trong cơ chế cũ cũng vẫn có những thủ tướng được đánh giá cao như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông Doanh nói:
"Ngay cả việc người lãnh đạo có được bầu lên hay không cũng phụ thuộc vào cơ chế bởi vì một cơ chế nào đấy sẽ cho phép bầu lên những lãnh đạo sáng suốt, có trách nhiệm với đất nước, dân tộc.
"Cơ chế bầu cử của Việt Nam hiện nay là không gắn với một chương trình hành động nào, cũng không gắn với sự giám sát, kiểm sát nào.
"Việc bầu cử, cử nhân sự được làm trong nội bộ Đảng, trong Ban chấp hành trung ương Đảng với sự quy định và tham gia rất mạnh của các vị lão thành cách mạng cũng như các bên có liên quan."
Tiến sỹ Doanh cũng nói thêm rằng việc áp dụng khái niệm trách nhiệm tập thể cũng gây cản trở sự phát triển:
"Thể chế hiện nay không cho phép xác định rõ ràng trách nhiệm cá nhân vì mọi quyết định đều là của tập thể theo danh nghĩa, tức là người đứng đầu đề xuất ra và mọi người khác đều đồng ý. Ở trong Bộ chính trị cũng như vậy và ở trong Chính phủ cũng như vậy."
"Trong cơ chế tập thế ấy, có thể có người này người kia không được hoàn toàn như ý nhưng nếu họ phản đối thì có lẽ họ sẽ bị loại khỏi guồng máy."
Kinh tế nhà nước
Liên quan tới vai trò của doanh nghiệp nhà nước, Tiến sỹ Doanh nói dự thảo Hiến pháp đầu tiên không đề cập tới vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước nhưng dự thảo hiện nay "có hai phương án, một là kinh tế nhà nước là chủ đạo và một là chấp nhận kinh tế nhiều thành phần được đối xử bình đẳng."
Nhiều doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam làm ăn kém hiệu quả cho dù được ưu tiên hơn các doanh nghiệp tư nhân
Ông nói: "Gần đây nhất khi tiếp xúc với cử tri Hà Nội, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói rõ là ông ấy ủng hộ phương án kinh tế nhà nước là chủ đạo và tôi thấy nếu ông Tổng bí thư đã quyết định thì khả năng phương án đó sẽ được chấp nhận là rất nhiều."
Tiến sỹ Doanh nói trong quá trình đổi mới kinh tế Việt Nam cũng đã có những cột mốc đáng kể nhưng đổi mới chính trị đã không theo kịp đổi mới kinh tế.
Ông nói Luật doanh nghiệp, vốn bắt đầu có hiệu lực từ năm 2000, đã thừa nhận quyền tự do kinh doanh, tự do đăng ký mà không cần có quyết định của chủ tịch tỉnh đã huy động được sức mạnh của người dân.
Tiếp theo đó việc ký Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ năm 2001 và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới hồi năm 2007 đã thúc đẩy việc mở rộng thị trường và thu hút đầu tư nước ngoài.
Bất chấp những bước tiến này, ông Doanh nói Việt Nam đã "không thực hiện được công khai, minh bạch, không có cơ chế để thu dụng người tài, không có cơ chế xác định trách nhiệm giải trình và trách nhiệm cá nhân."
Lợi ích nhóm
Giải thích chuyện vẫn có người ủng hộ vai trò lớn của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế, ông Doanh nói:
"Phần lớn ủng hộ cái đó bởi vì họ có lợi ích nhóm rất lớn là kinh tế nhà nước có thể là miếng đất màu mỡ để tạo công ăn việc làm cho con em họ, hay có nguồn thu nhập bổ sung."
Vị tiến sỹ nhận định rằng "lợi ích nhóm ở đâu cũng có, nhưng cần được kiểm soát theo cơ chế công khai, minh bạch và có trách nhiệm giải trình."
Ông bình luận: "Kinh nghiệm cho thấy kinh nghiệm của Hàn Quốc và kinh nghiệm của Đài Loan là những nước đã cải cách kinh tế nhưng sau đó tiếp tục tiến hành cải cách về thể chế, về chính trị nên họ đã có được động lực và có được các chính khách để dẫn dắt nền kinh tế của họ phát triển như thần kỳ của Thế kỷ 20 và bây giờ họ đang tiếp tục phát triển nữa."
(BBC)

Thiếu tướng Lê Văn Cương - "Không ai chịu trách nhiệm trước nhân dân Việt Nam"

Có 2 nút thắt đó là hệ thống luật pháp không hoàn chỉnh và trách nhiệm cá nhân không rõ ràng khiến cho khoáng sản bị thất thoát, tham nhũng.

Tại hội thảo: “Quản trị tài nguyên khoáng sản: Việt Nam đang ở đâu?”, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an bức xúc: “Rất buồn là đến Cục trưởng Cục trưởng Cục kiểm soát hoạt động khoáng sản, Tổng cục Địa chất, Bộ Tài nguyên và Môi trường lại nói là nhà nước không nắm được nguồn thu từ khoáng sản. Đã 38 năm trời trôi qua mà lại không làm được việc này”.

Chia sẻ với báo Đất Việt, Thiếu tướng Cương nhấn mạnh việc quy trách nhiệm quản lý của Chính phủ, bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như vai trò giám sát của Quốc hội khi để nói mãi câu chuyện không kiểm soát được tài nguyên khoáng sản kể cả quản lý khai thác, nguồn thu lẫn việc bảo vệ môi trường.

Trách nhiệm ở đâu?

PV: -Thưa Thiếu tướng, như ý kiến của các đại biểu, chuyên gia cho rằng thực tế quản lý, giám sát việc khai thác, cấp phép tài nguyên khoáng sản của Việt Nam đang có rất nhiều “vấn đề”. Theo ông vì đâu có câu chuyện như thế này?

Thiếu tướng Lê Văn Cương: - Đúng là có nhiều vấn đề. Tôi không hiểu được việc báo cáo của ông Cục trưởng Cục trưởng Cục kiểm soát hoạt động khoáng sản mà chỉ nêu toàn những bất cập, song lại không rõ nguyên nhân từ đâu.

Theo tôi phải chỉ được nguyên nhân nút thắt từ đâu. Tôi rất rất sợ các câu trong các văn bản của Chính phủ là trách nhiệm “các cấp các ngành”, cần loại câu này trong các văn bản của cơ quan công quyền. Cách gọi đó rất chung chung.

Thực tế đã thấy rõ, Luật khoáng sản đã có hiệu lực hơn 2 năm 3 tháng mà các văn bản kèm theo không đầy đủ. Chính ông Lại Hồng Thanh, Cục trưởng Cục trưởng Cục kiểm soát hoạt động khoáng sản báo cáo cũng báo cáo điều này.

Thế nhưng không quy được trách nhiệm. Ở đây việc thất thoát khoáng sản gắn với cái gốc đó là trách nhiệm cá nhân từ hệ thống không rõ.

Ngay cả đến chuyện giám sát thực thi, rất buồn là chỉ có 30% doanh nghiệp báo cáo, vậy 70% ở đâu? Đất nước này bó tay với lượng doanh nghiệp này hay sao? Chúng ta có UB kinh tế của Quốc hội, có Ban kinh tế trung ương vậy vai trò ở đâu?. Trách nhiệm giám sát của chúng ta đang rất kém.


Thiếu tướng Lê vă Cương phát biểu tại hội thảo

Không có cá nhân chịu trách nhiệm

PV: - Thưa ông nhưng việc phân cấp quản lý như hiện nay thì sẽ quy trách nhiệm như thế nào?

Thiếu tướng Lê Văn Cương: - Cái gốc của chúng ta là không ai chịu trách nhiệm trước người dân Việt Nam. Không có cá nhân nào cả. Bất cập là như vậy.

Trong bối cảnh hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng không thể nào làm khác được. Do vậy phải xoay lại. Phải sửa Hiến pháp. Chứ nếu để như Hiến pháp hiện nay quy định trách nhiệm của Thủ tướng cũng chỉ vài dòng.

Như vậy đặt địa vị tôi cũng sẽ làm như thế. Không có trách nhiệm gì cả. Cái gốc vấn đề là luật pháp không làm rõ trách nhiệm trước dân là của ai cả.

Tôi rất sợ các câu trong các văn bản của Chính phủ là trách nhiệm “các cấp các ngành”. Người ta cứ núp vào cái ô “các cấp, các ngành” này rồi vô trách nhiệm. Muốn làm gì thì làm.

Tôi nghĩ cần loại câu này trong các văn bản của cơ quan công quyền. Cái gọi là chính phủ rất chung chung khi nói tới trách nhiệm quản lý.

PV: - Theo ông có nên thống nhất quản lý không? Nên giao cho bộ nào?

Thiếu tướng Lê Văn Cương: - Chắc chắn là nên thống nhất. Việc gì cũng cần một đầu mối, một cơ quan và người đứng đầu phải có trách nhiệm. Có đến 10 ông thứ trưởng thì cũng phải “treo cổ” ông bộ trưởng khi sai phạm.

Nguyên tắc hành chính hiện đại là phải như vậy. Việc quản lý này chắc chắn phải giao cho bộ Tài nguyên và Môi trường.

Khi đã gắn trách nhiệm phải giao đủ quyền cho họ và dứt khoát phải tạo điều kiện. Khi đủ quyền và điều kiện làm việc rồi, họ làm không thành công thì mới xử lý.

Quản lý như hiện nay là đang nửa vời. Giao quyền mới được 1/3, một người làm quy hoạch, sau đó người lo xuất khẩu khoáng sản lại là người khác. Như vậy miếng ăn ngon nhất thì anh xuất khẩu ăn hết.

Giống như nông dân làm ra lúa chẳng được bao nhiêu. Thế nhưng ông công ty lương thực thì lương hàng trăm triệu.

Với khoáng sản cũng vậy, người đầu tiên lầm lũi đứng ra làm quy hoạch thì chẳng có gì mà ăn. Người cuối cùng đứng ra xuất khẩu thì ‘ăn hết”.

Tôi muốn trở lại vấn đề gốc là luật pháp chung chung. Nếu tôi là giám đốc doanh nghiệp tôi cũng xử lý để có lợi.

Chúng ta phải có luật pháp, sau đó thì bố trí đội ngũ để thực hiện nó. Thế nhưng ở ta cả 2 cái này đều hỏng cả.

Phải làm một cuộc đại mổ xẻ

PV: - Vậy theo ông sự thể đã thế rồi, giờ phải làm gì để giải quyết?

Thiếu tướng Lê Văn Cương: - Trách nhiệm thì phải làm riêng. Phải làm một cuộc đại mổ xẻ, tổng kiểm kê xem tại sao lại có tình trạng như hiện nay. Không cần đi cả 63 tỉnh mà chỉ cần nghiên cứu một tỉnh thì ra toàn bộ vì sao như thế, làm rõ nguyên nhân vì sao. Sau đó xử lý nguyên nhân đó.

Thế nhưng ta hiện nay không chỉ ra nguyên nhân cụ thể. Cứ nói chung chung đổi cho các cấp, các ngành. Một câu mà ai cũng có thể lăng xê vào văn bản là: “do hệ thống luật pháp bất cập; do cơ chế không hoàn chỉnh”.

Tôi là thảo dân tôi sẽ sống thế nào với cơ chế không hoàn chỉnh. Không thể dừng lại ở ngưỡng này được.

Bây giờ trước mắt Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng phải chịu trách nhiệm. Chính phủ là bậc trung gian. Bởi vì quan hệ giữa các bộ này phải là Thủ tướng đứng ra. Bởi vì các bộ này tư cách pháp nhân như nhau. Khi đã không có mỗi quan hệ chặt chẽ giữa ba bộ này và không ràng buộc pháp lý. Vì vậy Chính phủ phải xuất hiện, ngồi lại điều hành quyết định từng việc.

Tình trạng khai thác khoáng sản diễn ra sôi động tại nhiều địa phương nhưng nguồn thu cho ngân sách lại chẳng đáng là bao

PV: - Vậy vai trò giám sát của Quốc hội thì sao, thưa Thiếu tướng?

Thiếu tướng Lê Văn Cương: - Tôi nói thật là vai trò giám sát chưa thể hiện được gì. Sau hội thảo này đề nghị Quốc hội phải chủ trì bàn chuyện này.

Bàn đến cùng để chỉ ra tại sao quản lý khoáng sản kém thế. Trách nhiệm của Quốc hội giám sát đến đâu. Dân bầu ra để giám sát tại sao lại chỉ làm được đến thế. Đã phân công Phó thủ tướng phụ trách vậy trách nhiệm ở đâu.

Cần phải bàn cụ thể. Tôi không chỉ trích ai nhưng phải đẩy đến cùng chứ nước Việt Nam này không thể không quản trị được tài nguyên như vậy.

Xin trân trọng cảm ơn Thiếu tướng!

Tại hội thảo: “Quản trị tài nguyên khoáng sản: Việt Nam đang ở đâu?” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Ủy ban khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 10/8, các diễn giả đã chỉ rõ việc quản trị tài nguyên khoáng sản Việt Nam đang bộc lộ nhiều hạn chế, hiệu quả quản lý chưa cao. Xuất hiện tiêu cực, ô nhiễm môi trường và còn tồn tại khoảng cách lớn trong việc thực thi pháp luật vào thực tiễn.
Ông Lại Hồng Thanh, Cục trưởng Cục trưởng Cục kiểm soát hoạt động khoáng sản: Nhà nước chưa kiểm soát được lượng khai thác của doanh nghiệp
Báo cáo “Tổng quan về tiềm năng và thực trạng quản lý khoáng sản của Việt Nam”, ông Lại Hồng Thanh, Cục trưởng Cục trưởng Cục kiểm soát hoạt động khoáng sản, Tổng cục Địa chất, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết tài nguyên khoáng sản khá đa dạng và phong phú.
Kết quả điều tra đánh giá, thăm dò khoáng sản của Việt Nam thời gian qua phát hiện được trên 5.000 mỏ, điểm quặng với trên 60 loại khoáng sản khác nhau. Một số loại khoáng sản có tiềm năng đủ để khai thác, chế biến quy mô công nghiệp với thời gian lâu dàì như: bauxite, titan – zincon, đất hiếm, than, apatit, đá hoa trắng…
Tuy nhiên còn nhiều vấn đề tồn tại trong việc quản lý. Cả về thể chế cũng như công tác tổ chức thực hiện.
“Với các doanh nghiệp, trách nhiệm thực hiện quản lý tài sản của nhà nước còn nhiều bất cập. Nhà nước chưa kiểm soát được lượng khai thác của doanh nghiệp. Công tác thống kê kiểm kê chưa được thực hiện nên không kiểm soát được nguồn thu từ thuế tài nguyên. Việc báo cáo định kỳ, thống kê kiểm kê còn chưa tốt, phụ thuộc hoàn toàn vào báo cáo của doanh nghiệp”, ông Thanh nói.
TS Lê Đăng Doanh: Lợi ích nhóm đã rõ ràng
Trong việc khai thác, quản lý tài nguyên khoáng sản lợi ích nhóm đã quá rõ ràng. Cấp Trung ương cấp phép hạn chế nhưng địa phương lại cấp quá nhiều. Người ta sẵn sàng chia nhỏ mỏ để cấp phép. Trong khi đó năng lực giám sát của chúng ta quá kém. Trách nhiệm của chính quyền địa phương, cấp nào chịu trách nhiệm. Tính công khai minh bạch không rõ ràng.
Tôi cho rằng Sáng kiến quản trị minh bạch tài nguyên khoáng sản (EITI) là kinh nghiệm rất quý báu Việt Nam cần học hỏi và sau này cần tiến tới lộ trình để thực hiện. Cần công khai minh bạch và chia sẻ lợi ích hợp lý. Trong lĩnh vực này người dân không thể có điều kiện tiếp cận thông tin nên cần các tổ chức xã hội vào cuộc hỗ trợ.
Ông Phạm Gia Túc, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: Doanh nghiệp nộp được 5 tỉ thì phá hỏng đường 30 tỷ
Chúng tôi đi khảo sát ở Tuyên Quang thấy thực trạng một DN khai thác chế biến khoáng sản nộp ngân sách cho địa phương được 5 tỉ đồng 1 năm.
Thế nhưng nguyên đoạn đường DN này sử dụng vận chuyển khoáng sản và làm hỏng tỉnh phải đầu tư 30 tỉ đồng. Như vậy là việc quản lý chưa tốt, không hiệu quả.
Thông qua đây muốn đóng góp ý kiến cho Chính phủ ban hành hệ thống luật pháp và mong muốn cả hệ thống chính trị vào cuộc để có thể quản lý tốt hơn khoáng sản của Việt Nam.
Bích Ngọc (thực hiện)
(Đất Việt)

Nguyễn Giang - Tướng Giáp: Tượng và quảng trường

Tổng thống Brazil thăm Tướng Giáp trong một lần đến Việt Nam
Trước ngày Quốc tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các ý kiến trên truyền thông chính ngạch và ngoài luồng ở Việt Nam tiếp tục bàn về tang lễ và nơi mai táng cho vị tướng huyền thoại của cả châu Á trong thế kỷ 20.

Nhìn từ Anh Quốc, tôi hy vọng cũng đóng góp một ý kiến nhỏ về điều Việt Nam sẽ có nhiều thời gian hơn, tĩnh tâm sau cơn ‘tang gia bối rối’ để bàn cho kỹ và tìm ra giải pháp phù hợp nhất có thể: nơi đặt tên phố, quảng trường và xây tượng cho Đại tướng.

Trước hết, cần phân biệt ra ba lĩnh vực liên quan đến sự tưởng niệm Tướng Giáp cũng như với bất cứ nhân vật lịch sử nào: phần riêng tư của gia đình, phần quốc gia cho những ai được một thể chế, triều đại ghi công, và phần dư luận quốc tế.

Tại Anh Quốc, sau lễ Quốc tang cho Thủ tướng Winston Churchill, người anh hùng cứu quốc thời Thế chiến II, thi hài của ông được đưa về một nghĩa địa nhỏ tại vùng quê Oxfordshire, nằm cạnh các thân nhân của ông trong dòng họ Churchill.

Tôi đã đến thăm nơi này và thấy mộ ông Bấm Churchill thật bình thường, chỉ cạnh một ngôi nhà thờ Anh giáo mà dòng họ ông vẫn đi lễ.

Sau Churchill, gia đình tiếp tục chôn cất bà vợ và các con của ông ở đây.

Cạnh đó cũng có mộ những người khác ở làng Bladon và chính quyền không xây lại nghĩa trang thành của riêng cho nhà Churchill.

Tượng Nguyên soái Georgiy Zhukov tại trung tâm thủ đô Moscow
Nhưng về mặt Quốc gia thì lại khác.

Ai tới khu Whitehall và Westminster, trung tâm quyền lực của Đế chế Anh thời xưa và nền dân chủ Anh ngày nay ở London đều thấy ngay tượng Churchill đứng đối diện với Tháp Big Ben và Toà Nghị viện.

Giống như vậy, nếu như ở Việt Nam hiện nay gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp muốn mai táng ông ở quê thì điều đó cần được tôn trọng.

Trong lịch sử đã có những trường hợp chính quyền ở một nước can thiệp trái với ý nguyện của người đã khuất và để lại dư âm xấu.

Ví dụ như Nguyên soái Liên Xô Georgiy Zhukov, vị anh hùng đánh thắng phát-xít Đức muốn được chôn cất tại vùng quê Panakhida theo lễ của Chính thống giáo nhưng bị từ chối.

Chính quyền Brezhnev khi đó cho đốt xác ông Zhukov năm 1974 để đặt vào tường thành ở Hồng trường theo cách Liên Xô vẫn làm với các nhân vật cách mạng.

Địa điểm có thể trở thành Quảng trường Võ Nguyên Giáp
Nhưng Nga cũng cho xây tượng lớn của ông đặt tại đường Manezhnaya cạnh Hồng trường như một ghi nhận về mặt quốc gia và quốc tế.

Chính vì thế, việc chọn nơi đặt tượng cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đặt tên đại lộ hoặc quảng trường mang tên ông sẽ là vấn đề cần bàn luận kỹ và cần phản ánh tâm lý dư luận trong nước cũng như để cho xứng đáng với tiếng tăm quốc tế của vị Đại tướng.
Anh hùng trận Điện Biên
Dường như các con đường to đẹp nhất Hà Nội đã có tên hết rồi nên tôi chỉ dám gợi ý về Quảng trường Võ Nguyên Giáp.

Theo tôi, không có chỗ nào phù hợp hơn là địa điểm giữa các đường Hoàng Diệu, Trần Phú, Nguyễn Tri Phương và Điện Biên Phủ ở Hà Nội.

Hai vị đã là anh hùng dân tộc thời chống Pháp giữ nước.

Ông Trần Phú là tổng bí thư đầu tiên của Đảng cầm quyền hiện nay và Điện Biên Phủ là “chiến thắng chấn động địa cầu” gắn liền với tên tuổi của Tướng Giáp.

Vì thế, có lẽ cần đưa tượng Lenin hiện ở đó sang một vị trí thích hợp hơn, có liên quan nhiều đến Liên Xô cũ hay nước Nga hơn, và đặt tượng đồng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào đó.

Chuyện đổi tên công viên - quảng trường này cũng không khó làm.

Đây từng là Vườn hoa Chi Lăng và chỉ được đặt tên nhà cách mạng Lenin sau khi công viên lớn ở phía Nam Hà Nội “nhận lại” tên Thống Nhất sau một thời gian là Công viên Lenin.

Với quốc tế, dựng một bức tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại đây, đối diện với Bảo tàng Quân đội vốn đã làm điểm đến thăm nổi tiếng của người nước ngoài, sẽ là hành động tương xứng với các chiến công của ông và các đồng sự.

Không xa đó là Bộ Quốc phòng, nơi Tướng Giáp từng giữ chức Bộ trưởng rất nhiều năm.
Các sỹ quan và binh sỹ cũng sẽ có dịp gần gũi đặt vòng hoa, tưởng niệm vị tư lệnh huyền thoại của họ chứ phải đi ra một nơi xa ngoài khu Ba Đình.

Ở đó, tượng Tướng Giáp cũng không xa lăng cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, thật thuận tiện cho khách nước ngoài, nhất là các lãnh đạo cánh Tả quốc tế, thăm viếng và đặt vòng hoa cả hai nơi nếu họ muốn.

Quyết định thế nào, do ai đưa ra cũng sẽ nhận được nhiều ý kiến khác nhau vì Tướng Giáp không chỉ còn là người của gia đình ông hay của Việt Nam mà đã là một nhân vật quốc tế và ai trên thế giới cũng sẽ có quyền nêu Bấm quan điểm của họ về ông.

Chính vì thế, Việt Nam đặt nhân vật trong bối cảnh lịch sử như đã nêu trên để có một phương án tối ưu chứ thật khó thỏa mãn tất cả mọi quan điểm khác nhau.

Sẽ hay hơn nếu Việt Nam mời các nghệ sỹ quốc tế danh tiếng tạc tượng cho ông để có tác phẩm đủ tính nghệ thuật và chất lượng cao, tránh điều tiếng xảy ra với tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ hồi 2004.

Các nghệ sỹ Việt Nam ngược lại có thể sang nước khác tạc tượng Võ Nguyên Giáp khi người ta mời, như nghệ sỹ Nga tạc tượng Nguyên soái Zhukov tại Ulan Bator.

Tượng về chiến tranh ở Việt Nam cần được làm tốt hơn nữa
Nguyễn Giang
bbcvietnamese.com
(BBC)

Liên quan đến vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng bọn phạm tội... xảy ra tại Ngân hàng Á Châu


Ngày 18 tháng 9 năm 2012 Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ban hành quyết định số 83/QĐ-VKSTC-V1 phê chuẩn quyết định khởi tố bị can số 38/C46 (P10) ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) C46, Bộ Công an đối với Trần Xuân Giá về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lí kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự.
Ngày 1/8/2013 Cơ quan CSĐT Bộ Công an ban hành kết luận số 05/C46-P10 về vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng bọn phạm tội kinh doanh trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lí kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) và một số công ty trên địa bàn TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Báo Người cao tuổi nhận được đơn đề nghị đình chỉ vụ án (kèm theo hồ sơ) của ông Trần Xuân Giá. Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi có nhờ Tiến sĩ, Luật sư Dương Mạnh Hùng thẩm định vụ việc dưới góc độ của luật sư. Báo Người cao tuổi giới thiệu với bạn đọc bài viết dưới đây của tác giả Dương Mạnh Hùng...
Từ bản kết luận số 05/C46-P10 của Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an
Ngày 1/8/2013 Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tống đạt bản kết luận số 05/C46-P10 như nêu ở trên. Cơ quan CSĐT đã kết luận ông Trần Xuân Giá, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB có hành vi cố ý làm trái với vai trò đồng phạm giúp sức như sau:
"Kí biên bản cuộc họp Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB ngày 22/3/2010 ra chủ trương dùng tiền huy động của dân uỷ thác cho nhân viên Ngân hàng ACB và công ty gửi tiền VNĐ, USD vào các tổ chức tín dụng". Theo đó, Cơ quan CSĐT đề nghị VKSND Tối cao truy tố để Tòa án xét xử đối với ông Trần Xuân Giá về tội danh trên.
Xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ vô tội là một trong những nguyên tắc cơ bản đuợc quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS). Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội đến mức độ đáng kể, trái với Bộ luật Hình sự (BLHS) mới có thể được coi là tội phạm. Đây cũng là một trong những căn cứ, điều kiện khi xem xét, quy kết một người có phạm tội hay không.
Theo Điều 165 BLHS về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nuớc về quản lí kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng thì đặc trưng của tội này là: - Người phạm tội phải là người có chức vụ quyền hạn; - Người đó đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nuớc về quản lí kinh tế; - Hành vi cố ý làm trái đó phải gây hậu quả nghiêm trọng.
Đây là những dấu hiệu dặc trưng bắt buộc của tội cố ý làm trái. Khi điều tra, muốn kết luận một người nào đó phạm tội này, nhất thiết và bắt buộc CQĐT phải có đầy đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh người đó đã có đủ những dấu hiệu đặc trưng trên.
Căn cứ Điều 165 BLHS, căn cứ vào các quy định hiện hành của pháp luật tại thời điểm xảy ra vụ việc và căn cứ vào nội dung biên bản họp Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB ngày 22/3/2010 (gọi tắt là BB 22/3), cho thấy: Ông Trần Xuân Giá không có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lí kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Bởi lẽ: - Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) 1997 không cấm việc một ngân hàng uỷ thác cho các nhân viên gửi tiền ở một ngân hàng khác; - Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng không cấm hoạt động uỷ thác này.
Ngày 8/3/2012 NHNN ban hành thông tư số 04/2012/TT- NHNN hướng dẫn về nghiệp vụ nhận uỷ thác và uỷ thác của TCTD thì Ngân hàng ACB đã chấm dứt thực hiện việc uỷ thác nêu tại BB 22/3 gần nửa năm truớc đó. Nội dung trong BB 22/3 không đề cập gì đến các quy định về quản lí trần lãi suất của NHNN và ông Giá cũng chưa bao giờ đưa ra hay chỉ đạo về lãi suất tiền gửi mà Ngân hàng ACB phải được nhận với tư cách bên uỷ thác tiền gửi. Việc quy định mức lãi suất trả cho bên gửi tiền bao nhiêu, bằng phương thức nào thuộc về trách nhiệm, quyền hạn của bên huy động tiền gửi, Ngân hàng nhận tiền gửi.
Như vậy khi luật không cấm, các văn bản dưới luật không quy định, không điều chỉnh thì các TCTD có quyền làm mà không thể bị coi là cố ý làm trái luật. Đã không có hành vi làm trái luật thì đương nhiên không có tội phạm xảy ra và càng không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người không có hành vi nguy hiểm này. Rõ ràng về phương diện điều tra, Cơ quan CSĐT phải viện dẫn đúng được điều luật cụ thể nào về quản lí kinh tế mà việc làm của ông Trần Xuân Giá đã vi phạm, làm trái, làm ngược lại, làm không đúng với nội dung điều luật đó. Nhưng bản kết luận điều tra đã không chỉ ra được, chỉ ra đúng điều luật nên người bị quy kết chưa "tâm phục khẩu phục". Còn về tố tụng, VKS sẽ khó truy tố, buộc tội, Tòa án sẽ khó ra một bản án có tội đúng nghĩa.
Hậu quả nghiêm trọng theo kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia”
Về hậu quả nghiêm trọng, bản kết luận điều tra khẳng định: "Việc Trần Xuân Giá đồng ý chủ trương uỷ thác cho 19 nhân viên Ngân hàng ACB gửi tiền vào Ngân hàng Viettinbank, bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt trực tiếp gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB tổng số tiền 718,908 tỉ đồng". Việc khẳng định do ông Giá gây ra không có đủ căn cứ, bởi vì:
- Khoản 8 Điều 12 quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN về quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại NHNN và TCTD, Ngân hàng nhận tiền gửi phải "chịu trách nhiệm về những thiệt hại, vi phạm, lợi dụng trên tài khoản của khách hàng do lỗi của mình". Nên việc quy kết hậu quả này cho ông Giá không khác gì "quýt làm cam chịu", đem hậu quả thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khác gán ghép cho ông theo kiểu "râu ông nọ cắm cằm bà kia" là trái với lí luận về mối quan hệ nhân quả theo Bộ luật Hình sự.
- Việc lừa đảo chiếm đoạt 718,908 tỉ đồng do Huỳnh Thị Huyền Như tự làm, tự chịu trách nhiệm và không liên quan đến việc gửi tiền hợp pháp của 19 nhân viên Ngân hàng ACB; về mặt quan hệ nhân quả trong Bộ luật Hình sự hoàn toàn không phải do chính việc làm của ACB và ông Giá gây ra.
- Đến nay, vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi tiến hành công vụ, vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các TCTD và một số tội phạm khác vẫn chưa được xét xử, chưa có bản án có hiệu lực pháp luật kết luận Huyền Như đã chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng ACB hay Ngân hàng Viettinbank? Do đó việc Cơ quan CSĐT kết luận 718,908 tỉ đồng là thiệt hại cho Ngân hàng ACB, e rằng, đó là việc "cầm đèn chạy trước ô-tô", về tố tụng là sự vuợt quá quyền năng tố tụng, có phần chủ quan, suy diễn bất lợi cho người bị quy kết.
Cơ quan CSĐT cho rằng do ông Trần Xuân Giá chủ trương cho phép uỷ thác cho nhân viên gửi tiền vào các ngân hàng nên đã dẫn tới "… làm sai lệch số lượng tiền gửi, cũng như tài sản thực có của các ngân hàng, từ đó làm ảnh huởng đến việc ra chủ trương điều hành thị trường tiền tệ, gây rối loạn thị trường tiền tệ, gây hậu quả phi vật chất đặc biệt lớn trong việc thực hiện chính sách tiền tệ của Chính phủ".
Đây là nhận định chủ quan, thiếu căn cứ khi đánh giá, xác định hậu quả nghiêm trọng. Bản kết luận điều tra đã không chỉ ra được việc sai lệch số lượng tiền gửi hoặc tài sản thực có của các ngân hàng ảnh hưởng bởi việc gửi 37 nghìn tỉ đồng của Ngân hàng ACB là như thế nào? Bản kết luận điều tra cũng không đưa ra được bằng chứng nào về việc cả thị trường tiền tệ bị rối loạn ra sao từ việc uỷ thác nhân viên gửi với tổng số tiền 37 nghìn tỉ đồng của Ngân hàng ACB. Nội dung nêu trong bản kết luận điều tra nói trên là nhận định chủ quan, duy ý chí, trên thực tế không hề có thiệt hại này xảy ra.
Có đồng phạm với vai trò giúp sức hay không?
Điều 290 BLHS quy định: "Đồng phạm là trường hợp có 2 người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm". Trước tiên, không thể quy kết một cách suy diễn rằng các thành viên Thường trực HĐQT khi thông qua việc ra chủ trương tại thông báo của Thường trực HĐQT là người giúp sức (đồng phạm) với Nguyễn Đức Kiên. Theo lí luận, người đồng phạm phải có hành vi cố ý, phải nhận thức được hành vi mà mình thực hiện là trái pháp luật nhưng vẫn cố ý thực hiện, người đó phải thấy trước được hậu quả có thể xảy ra hoặc tất nhiên xảy ra, mong muốn cho hậu quả xảy ra.
Về chủ quan, khi kí BB 22/3/2010, ông Giá hoàn toàn nhận thức hành vi của mình, không trái luật tại thời điểm ban hành chủ trương, kí biên bản. Ông cũng không thể thấy được sẽ có hậu quả gì xảy ra khi đó là chủ trương không trái luật, chắc chắn trong thâm tâm ông hoàn toàn không mong muốn cho hậu quả xảy ra như cáo buộc, nên không thể có sự cùng chung cố ý với Nguyễn Đức Kiên để rồi bị úm ba la "biến" thành đồng phạm.
Theo khoản 2 Điều 20 BLHS, người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Về khách quan, ông Giá không có hành vi giúp sức về vật chất hay tinh thần cho Nguyễn Đức Kiên phạm tội. BB 22/3/2010 với nội dung không trái luật do ông Giá tham gia kí, không thể coi là vật chứng để cho rằng đã có sự giúp sức về tinh thần. Ở đây ông Giá cũng không có hành vi trái pháp luật hình sự, không có hành vi cố ý làm trái. Cần xem xét khách quan, khoa học để dư luận hiểu, nhất là khi ông Giá đã từng 25 năm là Thứ trưởng, Bộ trưởng của Nhà nước, từng lãnh đạo một Bộ lớn mà nhiều người đến nay vẫn dành những tình cảm tốt đẹp đối với con người đã quá cái tuổi "cổ lai hi".
(Người Cao tuổi)
 

Về cái gọi là “Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị”


Thời gian gần đây, một số người đã đưa ra cái gọi là “Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị”, đòi “Quốc hội dừng việc thông qua bản Hiến pháp sửa đổi”, đòi “chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa”...

Họ liệt kê, trích dẫn những hạn chế đã được Đảng ta đánh giá để dựa vào đó cố tình xuyên tạc, thổi phồng khuyết điểm, vẽ “bức tranh xám xịt” về xã hội ta; triệt để lợi dụng sự thoái hóa, biến chất của một số cán bộ, đảng viên có chức, có quyền để đả kích, nói xấu, quy kết trách nhiệm, bôi nhọ phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, những thành tựu của cách mạng Việt Nam. Điều họ muốn là nhân dân Việt Nam phải từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn để thực hiện cái gọi là “chuyển đổi thể chế chính trị một cách ôn hòa” đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...

Điều họ cần biết là những thành tựu to lớn của cách mạng Việt Nam trong hơn 80 năm qua luôn gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ kính yêu. Vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đã được lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta ghi nhận, khẳng định và tiếp tục khẳng định là không thể thay thế. Đảng không có mục đích nào khác ngoài mục đích phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Đó là sự thật hiển nhiên, không thể phủ nhận, xuyên tạc, bác bỏ. Những luận điệu của cái gọi là “Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị” đều mang bản chất cơ hội, thực dụng, không nhằm mục đích đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc ta mà nhằm mục đích xóa bỏ thành quả cách mạng, vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đi ngược lại với ý chí, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.

Chúng ta không ngạc nhiên trước những luận điệu trên và những luận điệu này cũng đã từng được các thế lực thù địch, phản động sử dụng để thực hiện âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”, kích động bạo loạn, nhằm thực hiện “cách mạng màu” ở Việt Nam. Nhân dân Việt Nam đã từng chịu cảnh áp bức, đô hộ, nước mất nhà tan do chế độ thực dân, phong kiến áp đặt; phải gánh chịu bao nhiêu đau thương, mất mát trong đấu tranh giành độc lập, tự do cho đất nước, trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, luôn hiểu rõ giá trị của độc lập, tự do và cuộc sống bình yên, hạnh phúc ngày hôm nay. Cho dù cuộc sống còn nhiều thử thách trong hiện tại và ở phía trước, nhưng nhân dân Việt Nam vẫn vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng đối với tiến trình cách mạng Việt Nam; đoàn kết, bảo vệ thành quả cách mạng, phấn đấu xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, như Bác Hồ kính yêu lúc sinh thời đã từng mong ước.

Hoàng Nghĩa Sử
(ANTĐ) 

Kami - Chân lý luôn thuộc về sự chính nghĩa

Hôm vừa rồi có đọc bài "Nhìn ngược thì lóa" của ThS Đăng Minh trên báo CAND nói về việc tranh luận các vấn đề xung quanh bản "Tuyên bố 258" của Mạng lưới bloggers Việt nam. Nội dung bài viết cũng không có gì mới, tuy nhiên cái tựa bài "Nhìn ngược thì lóa" đã để lại cho tôi ấn tượng về sự khéo léo trong việc đánh tráo khái niệm. Nếu câu đó là "Nhìn ngược sáng thì lóa", thì chả có gì để bàn vì điều đó đã thuộc về chân lý. Còn ở đây, tác giả đã cố ý khẳng định chính kiến của đảng và nhà nước Việt nam cũng như của Nhóm phản bác Tuyên bố 258 là chân lý. Kiểu nếu ai "Nhìn ngược (điều tôi đồng tình) thì lóa" thì khó mà chấp nhận được.
Thực ra nếu ta nhìn ngược một vấn đề với người khác không phải bao giờ cũng là sai, vì chắc gì cánh nhìn nhận và đánh giá vấn đề của anh đã là đúng? Vì trên thực tế chỉ khi ta nhìn vào một nguồn sáng thì mới xảy ra hiện tượng lóa mắt. Do vậy, dù theo nghĩa đen hay nghĩa bóng thì thì câu "Nhìn ngược thì lóa" chỉ đúng cho những điều được ví như ánh sáng, như những điều thuộc về chân lý và sự chính nghĩa. Nghĩa là khi ta suy nghĩ (nhìn) ngược các vấn đề thuộc về chính nghĩa hay là chân lý thì chắc chắn ta sẽ bị lóa. Trong bài viết "Văn hóa đối thoại và tranh luận cần được khuyến khích" của mình gần đây, tôi đã viết "Vấn đề ở đây có lẽ là do sự ngộ nhận của các tác giả nói trên, họ không biết rằng Chân lý chỉ xuất hiện khi một ý kiến mang tính tổng quát hóa có tính khoa học, được chứng minh và kiểm nghiệm thực tế, thể hiện tính chất phổ quát và không tìm được sự kiện trái ngược, thì ý kiến sẽ được coi là đúng. Có nghĩa là mọi ý kiến ngoài việc mang tính khoa học thì nó còn phải được chứng minh, kiểm nghiệm thực tế và không tìm được sự kiện trái ngược. Thì khi ấy ý kiến đó mới tạm được coi là chân lý. Để tìm đến chân lý, thì biện pháp tranh luận, dùng các luận cứ từ thực tế để chứng minh nhằm đưa các suy nghĩ trái ngược trở nên đồng thuận chấp nhận. Chứ không ai bình thường lại tự cho mình quyền khẳng định những ý kiến của họ đưa ra không thông quan tranh luận là duy nhất đúng, buộc mọi người phải khuất phục và chấp nhận. Điều đó chỉ thấy ở những kẻ độc tài hoặc điên khùng.".Điều này xin trích lại ở đây nghĩ cũng không thừa. Nói như vậy để thấy, không nên sa đà vào chuyện đúng sai, phải trái nếu hai bên không thông qua tranh luận một các có văn hóa và dùng các lý lẽ hay dẫn chứng mang tính khoa học, logic và thống nhất cho đến khi một bên không thể đưa ra các ý kiến trái chiều. Đó là khi các bên đã tìm ra chân lý. Tóm lại là cái đúng sẽ thuộc về phe theo đuổi và bảo vệ sự chính nghĩa và cái sai sẽ thuộc về phe theo đuổi và bảo vệ sự phi nghĩa. Có nghĩa là khi nào hai phe tranh luận để đi đến kết luận cái nào là chính và cái nào là tà thì mới đến hồi kết.
Trong tranh luận người Việt mình có một thói xấu, cái lỗi này hình như 99% người Việt là mắc phải đó là thói gia trưởng, vì thế thành ra sinh ra cái bệnh nhiều người nói hay viết theo kiểu cứ như đúng rồi. Nhắc đến thói xấu này, đã có người nói rằng "Đa phần người Việt Nam chúng ta đón nhận những ý kiến phản biện bằng sự suồng sã của con vẹt và thói hách dịch của kẻ bề trên. Nó là biểu hiện cho sự cùm trói tư duy, không chấp nhận bất cứ quan điểm nào khác chủ kiến của mình và chỉ gìn giữ những định kiến mà không cần liên hệ với giá trị hiện thời – tự coi tầm hiểu biết của mình là chân lý bất biến.". Không những thế, một số người cứ cố tình sa vào lối chứng minh rằng ông X, bà Y... là người ở phe nọ, đảng kia (đối diện) có chính kiến khác với họ, thay vì phản biện bằng lý lẽ vì họ nghĩ ai có suy nghĩ khác họ là những suy nghĩ luôn luôn sai. Có thể nói đây là lý do phát sinh ra các cụm từ nghe (dùng) lâu trở thành quen, đó là Rân chủ, Rận... hay Dư luận viên, Dư lợn viên... dành cho hai phe đối nghịch.
Về điều này cá nhân tôi thấy không đồng ý, vì nó có vẻ cực đoan nếu không nói là thiếu văn hóa mà người tử tế hay có học không nên dùng những đại từ dạng này. Vì nếu với tư duy chấp nhận sự khác biệt về tư tưởng, thì chuyện người ta nói khác suy nghĩ của mình là điều bình thường và nếu là người có tự trọng thì xin khuyên mỗi người nên tự đặt câu hỏi "Mình là cái thá gì mà cấm người ta nghĩ khác?". Vả lại lao động là vinh quang, làm nghề gì cũng quý miễn là bỏ công sức ra để kiếm tiền thì nghề dư luận viên, hay ủng hộ dân chủ cũng chả có gì là xấu. Bởi cuộc đấu tranh về tư tưởng giữa hai bên, mà người ta thường gọi là lề trái và lề phải cũng đang ở giai đoạn "Sư bảo sư phải, Vãi bảo vãi hay", chứ chưa có gì là khẳng định tuyệt đối là bên nào đúng, bên nào sai. Cứ như bài học "Dù sao trái đất cũng vẫn quay" của Galileo Galilei thì chân lý đâu thuộc về kẻ mạnh.
Do đó quản trị xã hội theo phương thức Dân chủ hay độc tài nó cũng có các điểm yếu và điểm mạnh tác động lên xã hội khác nhau, nếu phương thức Dân chủ là tuyệt vời, là tuyệt đối đúng thì tại sao không chỉ nước Mỹ mà còn nhiều quốc gia dân chủ khác đã và đang mắc phải hội chứng kiểu "ObamaCare" hiện nay? Quan trọng là nó bế tắc không chỉ về ngân sách mà còn nhiều những mặt khác mà các chính quyền cũng như dân chúng trong thể chế chính trị được coi là tiến bộ sẽ còn phải đối mặt trong tương lai. Cho dù cá nhân tôi cũng ít nhiều tin rằng nền dân chủ tự do phương tây tuy không phải là hình thức quản trị xã hội hoàn hảo nhất, nhưng đến thời điểm này có thể coi là mô hình hoàn thiện và tốt nhất. Với bằng chứng là sự gia tăng đáng kể của dân chủ trong thế kỷ 20, mà theo tổ chức phi chính phủ Freedom House ở Mỹ đã tiến hành thống kê cho biết; nếu ở năm 1900, không có quốc gia nào trên thế giới có nền chính trị đa đảng mang tính cạnh tranh với hình thức bỏ phiếu phổ thông, và chỉ có khoảng 12% nhân loại sống trong một hình thức cai trị có thể được xem là có phần dân chủ. Thì đến đầu thế kỷ 21, 120 trong số 192 nước được quốc tế công nhận trên thế giới được cai trị bằng các nền dân chủ có bầu cử, và 60% dân số thế giới sống trong một chế độ có lãnh tụ được bầu cử một cách dân chủ. Và đây sẽ là con đường của hầu hết các nước khác chắc chắn sẽ phải tiếp bước.
Tôi ủng hộ cho xu hướng dân chủ, cũng chỉ vì thiết chế này luôn luôn ở xu thế hoàn thiện bản thân mình không ngừng do nó có một hệ thống kiểm tra và điều chỉnh (check and balaced) quyền lực nhà nước để chống sự lạm quyền của các chính đảng và các chính trị gia. Nói thiết chế Dân chủ có nhiều ưu điểm cũng chỉ đúng một phần, vì nếu hiểu sâu về dân chủ và tiến trình lịch sử của thể chế chính trị Dân chủ sẽ thấy, nó còn có không ít nhược điểm cần phải khắc phục và kiềm chế. Vì một khi người ta đi đến quyền lực bằng tiền (mua phiếu) thì việc kiếm chác khi đạt được quyền lực để thu hồi vốn là điều đương nhiên. Vì thực chất chính trị Dân chủ nếu không hoàn thiện về "luật chơi" thì nó sẽ tạo kẽ hở và là một nghề kinh doanh mang lại lợi nhuận không hề ít.
Cũng như thế, đường lối Chủ nghĩa Xã hội của đảng CSVN đang theo đuổi không phải là hoàn toàn dở nếu luật chơi được hoàn thiện và quan trọng là sự giả dối vĩnh viễn không được phép có mặt. Không thể chấp nhận kiểu một mặt chính quyền Việt nam bằng mọi cách đề nghị các quốc gia phát triển khác công nhận Việt nam là một nước có nền Kinh tế thị trường hoàn chỉnh, hay việc ca ngợi thành tựu của đảng và chính quyền cải cách và đổi mới nên đã tạo dựng nên không ít tỷ phú đô la người Việt. Song mặt khác chính quyền cứ ra rả là đảng và nhà nước kiên định với Chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Điều đó dễ làm cho những người có học sẽ hiểu nhầm K.Marx, VI. Lenin và CT. Hồ Chí Minh... gần đây bị nhân bản trong phòng thí nghiệm và đến nay có tư tưởng trái ngược hoàn toàn với những luận điểm Kinh tế-Chính trị cơ bản của Chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Bích chương bầu cử của Đảng Công nhân Đức Quốc gia XHCN(Đảng Quốc Xã Đức) vào năm 1932 với nội dung (Dân lao động chúng tôi đã thức tỉnh! Chúng tôi bầu cho Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa!).

Nếu các bạn biết rằng, nhà nước độc tài Quốc xã của Andolf Hitler mà ta thường gọi là phát-xít là một ví dụ điển hình của chính trị Dân chủ nếu không hoàn thiện về "luật chơi". Ban đầu nó cũng hình thành và ra đời trong cái mà người ta gọi là dân chủ nghị viện, thông qua bầu cử đa đảng, song dần bị Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa của Hitler thâu tóm đa số tuyệt đối ghế trong Nghi viện, biến nó trở thành hình thức độc tài nghị viện. Thực ra lịch sử chính trị cận đại của Việt nam từ năm 1945 đến nay cũng đã và đang đi theo vết xe đổ của Adolf Hitler và Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa. Với điều mà được mô tả là "biện pháp phòng vệ chống lại những hành động bạo lực phương hại đến đất nước"của Adolf Hitler và Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa. Thông qua các Nghị định mang nội dung độc tài, chính quyền của Adolf Hitler và Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa tự cho phép, như "Hạn chế tự do cá nhân, quyền tự do phát biểu ý kiến, kể cả quyền tự do báo chí; quyền tụ tập và lập hiệp hội; và những sự vi phạm tính riêng tư của thư tín, điện tín và điện thoại; và giấy phép lục soát nhà, lệnh tịch thu cũng như hạn chế về tài sản, cũng được cho phép vượt quá những quy định khác". Nhưng vì sự chuyển biến này ở Việt nam được biện minh là do các yếu tố của lịch sử để lại trong một thời gian dài khiến người ta không để ý. Nhưng thực ra nó là sự tương đồng với các chính sách của Adolf Hitler và Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa , đó là sự lạm quyền của nhà nước kể cả trong việc vi phạm Hiến pháp quốc gia, tự cho mình là đảng chính trị duy nhất trong khi ý chí của dân chúng hầu như bị tê liệt trước sức mạnh của bạo lực. Nếu các bạn biết được điều này thì xin hỏi sau khi giật mình thì các bạn còn có thể cho phép mình để "luôn đứng cao hơn hoàn cảnh bản thân mình để viết vì cái chung, vì điều tối thượng là sự ổn định và phát triển của đất nước.", hay nói một cách khác là bảo vệ cho tư tưởng của nhà độc tài phát xít Adolf Hitler như nhà văn Đông La hay không?
Nhắc đến chuyện này cũng để thấy việc tôn trọng sự khác biệt hay cổ súy cho đa nguyên tư tưởng là điều nên làm, dẫu những điều này không có lợi cho những kẻ độc tài về tư tưởng khi họ muốn gò ép hoặc bắt buộc tất cả mọi người hay cả một dân tộc phải có chung một suy nghĩ như họ. Suy nghĩ của đỉnh cao trí tuệ, điều mà trước đây chúng ta thường thấy xuất hiện trên truyền thông hay các bài giảng chính trị của đảng. Phần cũng vì từ bài viết của nhà văn Đông La có đoạn mà mình thích nhất, khi ông viết "Tôi là một nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực, đã có những công trình được áp dụng vào thực tế và đã và sẽ in nhiều sách, vì vậy tư duy của tôi luôn mang tính khoa học, luôn logic và thống nhất. Tôi cũng luôn đứng cao hơn hoàn cảnh bản thân mình để viết vì cái chung, vì điều tối thượng là sự ổn định và phát triển của đất nước. Chỉ thế thôi! TPHCM 25-3-2013". Điều đó cho thấy, dẫu ai có viết vì cái chung, vì điều tối thượng là sự ổn định và phát triển của đất nước như họ nghĩ, thì cũng không phải là phải ca ngợi và cổ vũ cho cả những điều không đúng, không tốt. Và cũng đừng bất chấp sự thật lẽ phải và đạo lý của con người để lên gân lên cốt hòng lấy điểm với các thế lực chính trị hay fan cuồng của mình.
Sự khác biệt giữa những kẻ mà người ta gọi là "bút nô" hay "văn nô" và những cây bút chân chính là như vậy.
Kami
(Blog Kami) 

Trần Xuân Hoài - Đạo luật và đạo lý


Hiến pháp là đạo luật gốc của xã hội vì vậy khi xây dựng Hiến pháp phải lấy Đạo lý làm tiêu chí khởi thủy. Đạo lý không phải và không thể là ý chí của một người, một nhóm người, một tổ chức. Nó phải được toàn nhân loại thừa nhận. Đó là đạo lý phổ quát.
Luật pháp là chuyện trọng đại hàng đầu của một nhà nước. Chỉ riêng thuật ngữ thôi cũng đã phải cân nhắc kỹ lưỡng. Các sinh viên luật trẻ tuổi đang tranh luận kịch liệt về phân biệt thuật ngữ "luật", "bộ luật" và "đạo luật". Điều này xin dành cho các vị hàn lâm áo mão cũng như các cây đa cây đề về luật pháp trả lời cho các bạn trẻ, và cũng là để các vị tự vấn mình.
Tìm trong tiếng Việt, có hai thứ văn bản được gọi là “Đạo”. Thứ nhất là Đạo sắc phong của vua. Ví như bản hiệu “Tiết hạnh khả phong” vua ban cho bà góa trẻ thờ chồng trọn đời. Cái thứ hai là Đạo luật. Chữ “Đạo” ở cả hai trường hợp cùng một ý, có lẽ xuất phát từ chữ Đạo(*), gốc Hán-Việt là cờ tiết, biển hiệu nhà vua. Chắc các cụ nhà ta ngày xưa ghép từ gốc Hán tạo ra hai thứ văn bản có chữ Đạo này với ý cái văn bản nào được vua ban, thì gọi là đạo. Như vậy, đạo luật phải chăng là hàm ý của vua ban luật cho dân. Điều suy đoán đó có thể đúng, có thể sai. Nhưng trên thực tế thì cung cách làm luật, tư duy làm luật, cách thảo luận và thông qua luật của nước ta ngày nay vẫn mang đậm dấu ấn của việc ban cho dân cái luật. Nói khác đi, luật là để cho đối tượng bị luật điều chỉnh chấp hành, còn người thảo ra và thi hành luật đó thì không thể bị ràng buộc. Chỉ lấy một thí dụ nhỏ, luật đã soạn ra, được thông qua rồi, mà còn phải chờ thông tư, nghị định mới thi hành được là một kiểu ban luật như vậy.. Đọc văn bản luật giấy trắng mực đen rồi nhưng hiểu luật thế nào, giải thích thế nào… thì không được phép, nếu không có văn bản dưới luật của bên thực thi luật ban hành.. Chưa nói đến việc thực thi hay không, thực thi thế nào, có đúng luật hay không là hoàn toàn tùy thuộc vào bên thực thi luật, cho thế nào dân được thế ấy.
Chẳng hạn đã có phán quyết về việc người dân phạm “tội lợi dụng sơ hở của pháp luật để…”. Rõ ràng phải xử người tạo ra sơ hở của pháp luật, sao lại xử người sử dụng nó!
Thật chẳng khác gì câu cửa miệng của dân gian ngày xưa: Vua ban, Quan dạy, Dân chạy ngược chạy xuôi. Chuyện này kéo dài quá lâu đã thành điều mặc nhiên đối với các chính khách lập pháp, hành pháp và tư pháp Việt nam.
Chả thế mà vừa qua Quốc hội có quyết định chưa thông qua luật đất đai sửa đổi, tuy là việc bình thường của lập pháp các nước, nhưng ở ta lại có một hiệu ứng đặc biệt. Một tờ báo đã viết, quyết định không thông qua theo đúng lộ trình này khiến nhiều vị đại biểu quốc hội thở phào. Còn với những người dân bình thường, ít chữ nghĩa, thì nói, thế là hợp đạo lý.
Khái niệm đạo lý ở đây chẳng liên quan gì đến cái đạo sắc của vua ban cả. Đạo lý (**) tự cổ chí kim, ở các nước có văn hóa, đều có nghĩa như nhau, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Đạo là con đường sáng phải đi. Lý là cái lẽ đúng phải theo. Như vậy đạo lý chính là cái cơ sở đúng đắn cả phần xác lẫn phần hồn, là chuẩn mực đầu tiên của xã hội con người.
Hiến pháp là đạo luật gốc của xã hội vì vậy khi xây dựng Hiến pháp, vì vậy phải lấy Đạo lý làm tiêu chí khởi thủy. Đạo lý không phải và không thể là ý chí của một người, một nhóm người, một tổ chức. Nó phải được toàn nhân loại thừa nhận. Đó là đạo lý phổ quát.
Dù rất tôn thờ Nho giáo, và thừa nhận Nho giáo là học thuyết có ngàn năm lịch sử, đã dẫn dắt ông cha ta xây dựng đất nước, truyền thống văn hóa xã hội, nhưng chắc rằng không thể lấy học thuyết “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” coi là đạo lý mở đầu cho Hiến pháp. Không phải vì học thuyết đó không xuất phát từ Việt nam, đơn giản, đó không phải là đạo lý phổ quát, nó chỉ dành cho nhóm gọi là “người quân tử”, còn bình dân, không phải ai cũng muốn, cần và có thể trị quốc, bình thiên hạ. Lại càng không thể dựa vào đó để đưa vào Hiến pháp, giả dụ theo quan điểm của nho gia, Điều X: Vua là người thay trời trị dân. Toàn bộ quyền lực quốc gia tập trung vào tay vua, từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp… Hoặc viết Điều Y: Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung…(***)
Những dòng đầu tiên bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam 1945 là lấy từ Tuyên ngôn độc lập Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc", và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyên Pháp: ”Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Với khẳng định tại Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt nam: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”, dân tộc Việt nam đã công nhận đó chính là đạo lý của loài người, của xã hội, và nướcViệt nam độc lập cũng nằm trong tập hợp văn minh đó, dù xuất xứ đầu tiên những tuyên ngôn đó từ đâu.
Hiến pháp cũng như luật pháp được lập ra để xây dựng một cộng đồng xã hội văn minh. Nó phải tuân thủ và giải quyết nhiều yêu cầu của xã hội con người, mà các yêu cầu đó về nguyên tắc có thể ảnh hưởng lẫn nhau và có khi loại trừ nhau. Vì vậy các yêu cầu đó phải có một thứ tự ưu tiên, cái trước được ảnh hưởng cái sau, nhưng không có chuyện ngược lại. Khoa học đã xác định, thứ tự đó là : Đạo lý, Lợi ích, Hậu quả và tính Khả thi.
Theo dõi các phiên thảo luận Hiến pháp vừa qua ở quốc hội, có thể thấy các đại biểu đa phần là xem xét theo thứ tự đảo ngược. Thậm chí, nguyên tắc tối thượng là tôn trọng đạo lý thì không mấy người đề cập tới. May mắn là hãy còn có cơ hội để các đại biểu tự nhắc mình, làm sao cho hợp đạo lý. Còn người dân ít chữ thì hiểu và đòi hỏi điều đó từ lâu rồi.
Hiến pháp 1992 sửa đổi có tôn trọng đạo lý hay không, trách nhiệm đang chờ ở các đại biểu quốc hội trong kỳ họp tới.
Trần Xuân Hoài
----------------------
(*) Đạo 纛, theo tìm hiểu của người viết, thuật ngữ “Đạo luật” không thông dụng trong ngôn ngữ Trung hoa
(**) Đạo lý 道理, justification basis
(***) Vua xử bầy tôi chết, bầy tôi không chết là không trung thành
(Thông tin Pháp luật Dân sự

Phần lớn cán bộ nghiện đều là con quan chức?

Số lượng công chức nghiện, nếu được công bố, sẽ rất sốc đối với dư luận. Họ còn sốc hơn, khi những công chức đó, phần lớn con nhà khá giả, con quan chức cấp phòng ở huyện, cấp sở ở tỉnh trở lên.

Tin "hót" nhất, diễn ra ngày cuối cùng của tháng 9 vừa qua là hội đồng kỷ luật của sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai quyết định kỷ luật cảnh cáo cán bộ Trần Anh Minh liên quan đến việc sử dụng trái phép chất ma tuý; còn sở Công Thương của tỉnh này thì đang có kế hoạch cho thôi việc đối với cán bộ Nguyễn Ngọc Anh (cán bộ chi cục Quản lý thị trường) vì hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý. Điều này cho thấy, các cơ quan Nhà nước đã bắt đầu tuyên chiến với công chức sử dụng trái phép chất ma tuý. Vấn đề đặt ra là thủ trưởng các cơ quan có biết nhân viên nghiện không? Biết mà dung túng thì có bị xử lý vì đã che giấu hành vi vi phạm pháp luật không? Và làm thế nào để đội ngũ công chức thực sự trong sạch, không liên quan đến tệ nạn xã hội?

Khó xử lý công chức nghiện theo "tin đồn"

Chuyện là như thế này, ở nhiều tỉnh, cán bộ công chức nghiện thật nhưng thủ trưởng các cơ quan đó nói rằng, đó là tin đồn, không có bằng chứng, không xử lý được. Thật là nực cười, bởi tin đồn hay nghiện thật, ai cũng biết. Ở H.P, cán bộ nguồn còn nghiện, xin nghỉ việc không lương một thời gian để đi cai nghiện. Bảo, thủ trưởng cơ quan không biết là nguỵ biện. Số lượng công chức nghiện, nếu được công bố, sẽ rất sốc đối với dư luận. Họ còn sốc hơn, khi những công chức đó, phần lớn con nhà khá giả, con quan chức cấp phòng ở huyện, cấp sở ở tỉnh trở lên.

Cán bộ công an một số tỉnh mà chúng tôi có dịp tiếp xúc như: B.N, H.Y, H.D, H.P, H.N, Q.N..., kể với PV rằng: "Được giao nhiệm vụ kiểm tra lý lịch tư pháp công chức. Họ đã phát hiện, nhiều công chức nghiện chất ma tuý. Đến sở, ngành nào, thủ trưởng đều "bênh" nhân viên rất nhiệt tình. Khi vào cuộc, phát hiện ra, thông báo cụ thể, thủ trưởng lại xin giúp với nhiều lý do: Cháu nó là con bác A., cháu bà B., con ông C..., biết đấy nhưng không có chứng cứ, sao dám báo công an xử lý.

Hơn nữa, nó là "con ông, cháu cha", chưa xử lý nó, nó đã xử lý mình thì làm sao?". Cái kiểu thoái thác trách nhiệm dưới danh nghĩa "nhân đạo" này của một số thủ trưởng cơ quan hành chính sự nghiệp đã tạo điều kiện cho công chức nghiện có cơ hội nghiện nặng hơn. Họ không đủ dũng khí để loại bỏ công chức nghiện, vi phạm pháp luật này ra khỏi bộ máy của mình. Điều này thể hiện sự yếu kém về năng lực cũng như bộc lộ rõ thái độ dung túng, che giấu người vi phạm pháp luật của thủ trưởng đơn vị đó.
Ảnh chỉ có tính chất minh họa.
Ông Nguyễn Văn Hải, nguyên là lãnh đạo ban Tổ chức chính quyền - bây giờ là sở Nội vụ, đang nghỉ hưu ở Hà Nội, bộc bạch: "Khi tôi làm Trưởng ban Tổ chức chính quyền, nghe một số lãnh đạo ban, ngành, sở phàn nàn, cán bộ của họ là "con ông nọ, cháu bà kia" nghiện chất ma tuý nhưng không biết phải xử lý như thế nào? Tôi nói, anh cứ làm báo cáo lên ban, tôi chuyển bên công an giúp đỡ, xác minh, xử lý. Thế nhưng, các thủ trưởng này không dám báo cáo bằng văn bản, chỉ báo cáo miệng. Họ chỉ kêu ca, không dám "đụng chạm", không dám thừa nhận sự yếu kém trong lãnh đạo, quản lý cán bộ của mình hay thiếu bản lĩnh? Thấy đúng, phải kiên quyết xử lý đến cùng, không thể để vẩn đục đội ngũ công chức được".

Quy trách nhiệm thủ trưởng để xử lý tận gốc
Chúng ta có thể hiểu rằng, chế độ thủ trưởng, tức là thủ trưởng quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cơ quan. Vì thế, trong cơ quan, có con nghiện - sử dụng trái phép chất ma tuý - thì thủ trưởng không thể không liên đới chịu trách nhiệm được. Lãnh đạo PC47, công an tỉnh B. cho biết: "Thủ trưởng ngành Đ. cam đoan, cơ quan tôi không có người nghiện ma tuý. Kiểm tra thực tế, có hai công chức "xịn" nghiện. Ngoài nghiện hai công chức này còn đến các tụ điểm ăn chơi thác loạn hàng đêm, gây bức xúc cho dư luận. Họ còn vay quỹ, nợ nần dây dưa, thậm chí quỵt nợ, thách thức cán bộ trong cơ quan. Có cán bộ phản ánh, thủ trưởng không xử lý mà cứ lờ đi là dấu hiệu của việc che giấu vi phạm. Công an áp giải đi xét nghiệm bất ngờ, phát hiện dương tính với chất ma tuý, hai công chức này còn đe dọa công an, gọi điện cho bác, chú, bố, chỉ đạo lãnh đạo công an xử lý người thi hành công vụ đúng. Chứng cứ rõ ràng, thế mà thủ trưởng cơ quan này vẫn chối bay, chối biến. Họ còn nói rằng, chẳng có ai "giám sát" việc xét nghiệm, ai đảm bảo, xét nghiệm đó là đúng, vô tư... Rõ ràng, đó là dung túng, bao che cho vi phạm pháp luật, cần phải xử lý người đứng đầu".

Trao đổi với PV báo Người đưa tin về việc xử lý công chức nghiện chất ma tuý, ông Thang Văn Phúc - nguyên Thứ trưởng bộ Nội vụ cho rằng: "Luật Công chức đã quy định rõ, cứ thế mà xử lý cán bộ nghiện. Thủ trưởng cơ quan biết, không dám đưa công chức nghiện ra để xử lý, cần quy trách nhiệm thủ trưởng. Tất nhiên, công chức nghiện, phần lớn là có "chỗ dựa" nên xử lý họ không đơn giản. Song, căn cứ vào kết quả làm việc hàng tháng, quý, năm, thừa lý do xử lý cán bộ nghiện, thừa chứng lý để loại bỏ họ khỏi cộng đồng công viên chức. Con nghiện không phải là tội phạm nhưng là người vi phạm pháp luật vì họ đã sử dụng trái phép chất ma tuý dẫn đến nghiện chất cấm. Thủ trưởng cơ quan có công chức nghiện nói rằng không xử lý được là nguỵ biện, che giấu vi phạm. Cần phải xem xét lại một cách toàn diện từ tư cách, năng lực, hành vi của người thủ trưởng này".

Luật gia Nguyễn Văn Phúc (Hà Nội) thẳng thắn: "Dấu hiệu che giấu vi phạm của thủ trưởng đơn vị có công chức nghiện là rõ ràng. Họ sợ ảnh hưởng đến uy tín, sợ bị cắt thi đua, sợ áp lực vô hình nào đó ảnh hưởng đến vị trí mình đang nắm giữ. Nếu những nỗi sợ hãi đó của họ được thể hiện, khi mà có phản ánh rằng, công chức A nghiện chất ma tuý, công chức B nghi nghiện, họ không có động thái xử lý thì sẽ bị xem xét ở góc độ có dấu hiệu che giấu người có hành vi vi phạm, không những bị xử lý theo luật Công chức mà nếu hành vi che giấu nghiêm trọng, có thể chuyển cơ quan điều tra, xác minh, xử lý hình sự".         
 
Phát hiện “kém” nên phải “ém” đi? Cách đây 10 năm, năm 2003, cục Phòng chống tệ nạn xã hội (bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã tiến hành khảo sát ở 39 tỉnh, thành trên cả nước, với 1,9 triệu cán bộ công nhân viên chức và người lao động, phát hiện gần 2.000 người nghiện. Hầu hết là nam giới và hình thức sử dụng chất ma tuý ở mức tiêm, chích. Những cán bộ công nhân viên chức này bày tỏ nguyện vọng được tạo điều kiện để được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng thay vì bắt buộc phải đi cai nghiện tập trung ở cơ sở chữa bệnh. Con số lớn như vậy, nhưng chính đại diện Cục này thừa nhận: Đó là con số nắm bắt được, thực tế còn nhiều hơn. Từ ngày đó đến nay, đã 10 năm trôi qua, vẫn chưa có một cuộc khảo sát, điều tra nghiêm túc, toàn diện về vấn đề này. Phải chăng, công chức nghiện ma tuý khó phát hiện xử lý tận gốc nên phải "ém" đi? 

Quỳnh Chi
(Người Đưa tin)  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét