Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Ngày 09/10/2013 - Bế tắc ngân sách ở Washington

  • IMF dự báo tăng trưởng của Trung Quốc giảm (RFI) - Một ngày sau Ngân Hàng Thế Giới đến lượt Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) công bố báo cáo về dự phóng tăng trưởng cho năm 2013 và 2014. GDP của Trung Quốc bị giảm 0,2 điểm so với báo cáo được công bố vào tháng 7/2013.
  • Hoa Kỳ: Tuần thứ hai tê liệt ngân sách, phe Cộng hòa bắt đầu chia rẽ (RFI) - Tại Hoa Kỳ, các công chức bước sang tuần thứ hai thất nghiệp kỹ thuật, trong khi ngân sách quốc gia vẫn chưa được thông qua. Đảng Cộng hòa tiếp tục yêu cầu rút luật về bảo hiểm xã hội thì mới bỏ phiếu thông qua luật tài chính, và đe dọa làm tương tự đối với vấn đề nâng trần nợ. Tuy nhiên, nội bộ đảng Cộng hòa đang phân hóa rõ rệt trong vấn đề này, trong bối cảnh cánh hữu của đảng áp đặt quan điểm của mình. Chủ tịch Hạ viện thuộc phe Cộng hòa ở vào một tình thế hết sức nhạy cảm.
  • Đấu giá viên kim cương 118 carat (VOA) - Một viên kim cương trắng có kích thước như một quả trứng nhỏ đã được rao bán với giá 27,3 triệu đôla tại một phiên đấu giá ở Hong Kong
  • EVN bị quy kết sai phạm trong quản lý (BBC) - Thanh tra chính phủ Việt Nam vừa công bố kết quả thanh tra tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong đó cho thấy nhiều sai phạm trong công tác quản lý và hoạt động kinh doanh.
  • TQ cảnh báo Mỹ về nguy cơ vỡ nợ (BBC) - Một quan chức Trung Quốc cao cấp cảnh báo Mỹ cần gấp rút phòng ngừa việc vỡ nợ có thể gây ảnh hưởng tồi tệ tới kinh tế Trung Quốc và toàn cầu.
  • Karzai chỉ trích Mỹ và Nato (BBC) - Tổng thống Afghanistan lên án chiến dịch của Mỹ và Nato trên đất nước ông và cáo buộc ‘dân thường bị sát hại’.
  • Việt-Nhật thúc đẩy an toàn hàng hải (BBC) - Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bên lề hội nghị Apec tại Bali, thảo luận về an toàn hàng hải và tranh chấp biển.
  • Philippines sắp thả 3 tàu ngầm xuống Biển Đông (BaoMoi) - Hãng thông tấn Philippines (PNA) dẫn lời Thiếu tướng Gregorio Pio Catapang – chỉ huy Bộ Tư lệnh Bắc đảo Luzon (NOLCOM) cho biết, hải quân dự kiến mua thêm 3 tàu ngầm phi hạt nhân tấn công.
  • Trung Quốc khai thác triệt để sự vắng mặt của Obama tại Đông Nam Á (BaoMoi) - Trong khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đang ngồi cắn móng tay, lo lắng đếm ngược thời gian nợ trần rơi xuống đầu chính phủ thì Trung Quốc sẽ tận dụng tối đa sự bối rối của Washington để củng cố quyền lực của mình tại Biển Đông, biến chuyến công du Hội nghị thượng đỉnh Đông Á thành chuyến nghỉ dưỡng nhẹ nhàng, không chướng ngại.
  • Trung Quốc sẽ dùng máy bay ném bom H-6K đe dọa Biển Đông? (BaoMoi) - Tạp chí quốc phòng Asia-Pacific Defense ngày 7/10 nhận định: bên cạnh tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc rất có thể sẽ đưa máy bay ném bom H-6K vào tác chiến tại Tây Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông – vùng biển chưa có được “tấm lá chắn” COC và đang bấp bênh trên bờ vực xung đột trước dự can thiệp ngày càng sâu và khiêu khích của Bắc Kinh
  • Kết nối Biển Đông: VNPT ủng hộ 2,2 tỷ đồng (BaoMoi) - Nhằm tiếp tục tuyên truyền, vận động các tổ chức và nhân cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài tham gia ủng hộ chiến dịch “Kết nối biển Đông”, tối qua, 7/10/2013, chương trình giao lưu nghệ thuật “Kết nối biển Đông" đã được truyền hình trực tiếp tại Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC.
  • Đê biển ở Cà Mau đối mặt với nguy cơ sạt lở lớn (BaoMoi) - Chưa có lúc nào đê biển, bao gồm đê biển Đông và đê biển Tây của tỉnh Cà Mau lại đối mặt với nguy cơ sạt lở lớn như hiện nay, nhất là đê biển Tây có chiều dài gần 100km nối liền giáp ranh với tỉnh Kiên Giang.
  • Khu vực biển Đông đề phòng lốc xoáy (BaoMoi) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương nhận định: Hôm nay (8/10) triều cường tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam bộ đang xuống dần ở mức 1m 48, nhưng đến chiều mưa cục bộ lại diễn ra nên vẫn gây ngập úng cho các khu vực này.
  • Chủ tịch nước gặp lãnh đạo các nền kinh tế APEC (BaoMoi) - TP - Ngày 7/10 tại Indonesia, bên lề Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có một loạt cuộc gặp gỡ, trao đổi với lãnh đạo các nước.
  • Trung Quốc sẽ phớt lờ vấn đề Biển Đông khi Obama vắng mặt tại EAS (BaoMoi) - (GDVN) - Theo Reuters ngày 7/10, Trung Quốc có thể tận dụng sự vắng mặt của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) tại Brunei lần này để bỏ qua những tranh cãi liên quan tới tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của nước này trên Biển Đông và những biện pháp cứng rắn để củng cố ảnh hưởng của mình trên vùng biển này.
  • Trung Quốc xây căn cứ ngầm gần đảo Hải Nam (BaoMoi) - Truyền thông Nhật Bản ngày 7/10 cho hay Trung Quốc không những đang cho xây dựng một căn cứ tàu sân bay mà còn thiết lập một cơ sở dưới lòng biển ngoài khơi đảo Hải Nam. Trong khi đó, Bắc Kinh vẫn một mực phủ nhận cách hành xử hung hăng bất chấp luật pháp quốc tế trên biển Hoa Đông và Biển Đông, đồng thời tố ngược lại liên minh Mỹ-Nhật-Úc bên lề APEC.
  • Trung Quốc cảnh báo 3 cường quốc đừng “dính” vào Biển Đông (BaoMoi) - Trung Quốc hôm qua (7/10) đã lớn tiếng cảnh báo 3 cường quốc gồm Mỹ, Australia và Nhật Bản không nên sử dụng mối quan hệ liên minh giữa họ làm cái cớ để can thiệp vào các cuộc tranh chấp ở Biển Đông cũng như biển Hoa Đông. Trung Quốc còn kêu gọi 3 nước trên kiềm chế, không làm thổi bùng lên ngọn lửa căng thẳng trong khu vực.
  • Tầm nhìn Đại tướng Võ Nguyên Giáp về Biển Đông (BaoMoi) - Trong bài viết lược thuật này, chúng tôi trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc những chỉ đạo chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong giải phóng, xây dựng và bảo vệ biển, đảo Việt Nam. Tư liệu trong bài được lấy chủ yếu từ sách “Võ Nguyên Giáp - hào khí trăm năm” do NXB Trẻ phát hành.

Thượng đỉnh APEC 2013 bế mạc : Biển Đông tiếp tục được nêu trong hậu trường

Các lãnh đạo cùng phu nhân chụp ảnh kỷ niệm trước khi bế mạc APEC ngày 7/10/2013 tại Bali, Indonesia.
Các lãnh đạo cùng phu nhân chụp ảnh kỷ niệm trước khi bế mạc APEC ngày 7/10/2013 tại Bali, Indonesia. (REUTERS/Mast Irham/Pool)

Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương APEC bế mạc hôm nay 08/10/2013 tại Bali (Indonesia). Chương trình nghị sự chính thức chủ yếu liên quan đến vấn đề tự do hóa thương mại giữa 21 nền kinh tế trong khối. Thế nhưng, thông qua một loạt các tuyên bố của các lãnh đạo, đặc biệt trong các cuộc họp song phương bên lề hội nghị, tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc với các láng giềng – trong đó có hồ sơ Biển Đông - tiếp tục được quan tâm.

Phát biểu trong diễn văn kết thúc Hội nghị tập hợp 21 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm hơn 3 tỷ dân, chiếm hơn một nửa nền kinh tế thế giới, từ nước nhỏ bé như Singapore, Brunei cho đến các cường quốc như Mỹ, Nhật hay Trung Quốc, Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono của nước chủ nhà Indonesia đã nhấn mạnh : « Sự hợp tác chặt chẽ sẽ dẫn đến tình hình các bên đều có lợi, đặc biệt vào thời điểm nền kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn hồi phục ».

Bản Tuyên bố chung của APEC 2013 đa phần là một sự lặp lại của các mục tiêu lâu dài từng được đề ra từ trước. Chỉ có một vài yếu tố mới, chắng hạn như việc xem xét vấn đề an ninh lương thực, nguồn nước và năng lượng một cách "toàn diện", tính tới cả nhân tố gia tăng dân số lẫn biến đổi khí hậu.

Điều thu hút sự chú ý tuy nhiên là các hồ sơ nóng trong khu vực, trong đó có tranh chấp chủ quyền trong vùng Biển Đông giữa Trung Quốc và bốn nước ASEAN : Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.

Vấn đề này đã được Thủ tướng Nhật Bản chủ động nêu lên trong hai cuộc tiếp xúc song phương với Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Indonesia Yudhoyono.

Theo Thư ký báo chí Bộ Ngoại giao Nhật Bản bà Kuni Sato, trong cả hai cuộc hội đàm, các lãnh đạo đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Luật Biển của Liên Hiệp Quốc.

Hãng tin Nhật Kyodo vào hôm qua còn cho biết thêm là trong cuộc gặp Chủ tịch nước Việt Nam, ông Abe còn gián tiếp đả kích Trung Quốc về việc đã có những hành động đơn phương nhằm « thay đổi hiện trạng bằng vũ lực » tại các vùng đang tranh chấp.

Trên hồ sơ Biển Đông, Tổng thống Philippines Benigno Aquino là một trong những lãnh đạo luôn luôn thu hút mối quan tâm của mọi người. Nói chuyện với các nhà báo Philippines vào tối hôm qua, 07/10, ông ghi nhận một vài tiến bộ trong các cuộc đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm hướng tới một bộ quy tắc ứng xử tại vùng Biển Đông. Theo ông Aquino : « Tôi không nói rằng việc ký kết bộ Quy tắc ứng xử đã gần kề… Nhưng đây đang là vấn đề hàng đầu trong tâm trí mọi người » sau 10 năm bị gác qua một bên.

Theo các nhà quan sát, đa số các lãnh đạo tập trung tại Bali sẽ đi thẳng đến Brunei để tham gia Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN và Đông Á, do đó, vấn đề Biển Đông chắc chắn sẽ lại được gợi lên, thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa.
Trọng Nghĩa (RFI)

Châu Á chới với vì khủng hoảng ngân sách Hoa Kỳ


Những chỉ số chứng khoán tại thị trường Tokyo ngày 1/10/2013. (REUTERS/Issei Kato)

Bế tắc ngân sách Mỹ bắt đầu tác động đến một số hoạt động kinh tế của thế giới. Cuộc đọ sức chính trị kéo dài trên sân khấu Hoa Kỳ với ngân sách bị bắt làm con tin phương hại đến tăng trưởng và ổn định kinh tế của châu Á. Chưa kể là Hạ viện Hoa Kỳ dọa không bỏ phiếu tăng mức trần nợ công của chính quyền liên bang. Nếu kịch bản này xảy ra, chính phủ Mỹ dù là siêu cường kinh tế số 1 của thế giới bị đe dọa mất khả năng thanh toán nợ đáo hạn. Khi đó tác động còn nghiêm trọng hơn cả cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Vào lúc Mỹ cần thảo luận với các đối tác Á châu để cân bằng lại chính sách thương mại, tiền tệ, để nhanh chóng thành lập một khu vực tự do mậu dịch rộng lớn nhất thế giới qua Hiệp Định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương thì tổng thống Obama phải ở lại Washington vì khủng hoảng ngân sách.

Tổng thống Barack Obama phải hủy toàn bộ vòng công du châu Á : lỡ hẹn với các đối tác Đông Nam Á là Malaysia, Indonesia, Philippines và Brunei và để chiếc ghế trống tại các thượng đỉnh APEC (Indonesia), Đông Á (Brunei). Tham vọng kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào cuối năm nay thêm xa vời.

Vào lúc chính sách đối ngoại của ông Obama đang « xoay trục » về châu Á và Washington đề ra mục tiêu phối hợp chặt chẽ hơn với châu Á để đem lại ổn định kinh tế vì quyền lợi của bản thân Hoa Kỳ và các nước Á châu, chiếc ghế bỏ trống của tổng thống Mỹ tại các thượng đỉnh ở Indonesia và Brunei là điều khó hiểu.

Nhiều đối tác Đông Nam Á của Hoa Kỳ như Malaysia hay Singapore không che dấu thất vọng. Các đồng minh truyền thống của Washington như là Philippines, Nhật Bản hay Hàn Quốc cũng vậy.

Bế tắc về ngân sách của Mỹ bắt đầu tác động đến một số hoạt động kinh tế của thế giới. Cuộc đọ sức chính trị kéo dài trên sân khấu Hoa Kỳ với ngân sách bị bắt làm con tin phương hại đến tăng trưởng và ổn định kinh tế của châu Á. Chưa kể là Hạ viện Hoa Kỳ dọa không bỏ phiếu tăng mức trần nợ công của chính quyền liên bang. Nếu kịch bản này xảy ra, chính phủ Mỹ dù là siêu cường kinh tế số 1 của thế giới bị đe dọa mất khả năng thanh toán nợ đáo hạn. Khi đó tác động còn nghiêm trọng hơn cả cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Tại Mỹ, tình trạng tê liệt tại nhiều cơ quan hành chính đã kéo dài từ một tuần qua. Hơn 800.000 nhân viên của chính phủ phải tạm nghỉ việc chờ Quốc hội thông qua dự luật ngân sách mới. Gần 400 công viên, bảo tàng trên toàn quốc phải đóng cửa gây phẫn nộ cho du khách quốc tế.

Trước khi tìm hiểu về hậu quả của khủng hoảng ngân sách Hoa Kỳ với kinh tế Mỹ và với các nước Á châu, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa từ California nhắc lại về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng « shutdown » ngày này :

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nhìn trong bối cảnh dài thì Hoa Kỳ đang ở giữa giai đoạn tự điều chính sau khi tiết kiệm quá ít và vay mượn quá nhiều. Việc điều chính ấy là cần thiết sau vụ khủng hoảng tài chánh năm 2008 nhồi trong nạn tổng suy trầm. Vì khủng hoảng, Hoa Kỳ phải cải tổ cơ chế tài chánh và ngân hàng, là điều chúng ta đã tìm hiểu trong một kỳ trước. Vì nạn suy trầm, Chính quyền liên bang Mỹ phải tăng chi và nâng bội chi ngân sách nên càng phải vay nhiều hơn. Nỗ lực chấn chỉnh chi thu để giảm chi và tiến dần đến quân bình ngân sách là điều xảy ra từ năm 2009, với phản ứng của cử tri là dồn phiếu cho phe Cộng hòa chiếm lại Hạ viện từ cuộc bầu cử năm 2010 và tiếp tục duy trì tình trạng phân cực trong cuộc bầu cử năm 2012. Hai cực đối nghịch được cử tri bầu lên để kiếm soát lẫn nhau đã tiếp tục tranh đấu suốt hai năm qua.

Khởi đầu trận đấu về chi thu là từ đầu năm 2011 với cao điểm là bế tắc về nâng trần nợ khiến trái phiếu Mỹ bị hạ điểm tín nhiệm vào Tháng Tám. Nối tiếp là việc tự động giảm chi và tăng thuế khi đôi bên không đạt thỏa thuận nên đưa tới biện pháp cầm cố chi tiêu là sequestration và vực thẳm ngân sách fiscal cliff năm ngoái kéo dài tới đầu năm nay. Bây giờ vì kỳ hạn đã tới cho ngân sách của tài khóa mới, chuyện đấu tranh này lại tái diễn. 

Cái "nhân" là việc Hoa Kỳ tất yếu phải điều chỉnh và tái quân bình việc chi thu, từ tư nhân tới chính quyền. « Duyên » là những yếu tố khiến mâu thuẫn về việc điều chỉnh đang bùng nổ trước mắt. Trong vụ này, cái duyên chính là tính toán chính trị.

Một mối « duyên » là đạo luật cải tổ chế độ bảo dưỡng y tế, gọi là Obamacare được ban hành gần bốn năm trước, có cả chục điều sửa đổi trong một văn kiện dài 2.700 trang và khai triển một phần quan trọng từ mùng một Tháng 10 này. Đảng Cộng Hoà không bỏ phiếu từ đầu và liên tục chống đối đạo luật vì nhiều lý do không hẳn là vô lý. Đạo luật quá phức tạp mà sự lợi hại chỉ được thấy vài năm sau khi khai triển, đang bị phân nửa dân chúng không ủng hộ, 26 tiểu bang từ chối áp dụng và có cả chục đề mục gây tranh luận với lập luận sai lệch từ cả hai phe. Nhưng đấy là luật đã ban hành với sự thẩm định giá trị pháp lý từ Tối cao Pháp viện.

Vậy mà một thiếu số trong đảng Cộng Hoà vẫn chống đến cùng, dưới sự thúc giục của phong trào Tea Party. Phong trào này quy tụ người Mỹ trung bình, có chủ trương giới hạn vai trò nhà nước và giảm chi ngân sách nên gây áp lực rất mạnh trong đảng Cộng hòa. Áp lực này khiến Hạ viện Cộng hòa gài vào dự luật ngân sách điều kiện là không chi một đồng cho kế hoạch Obamacare. Khi bị Thượng viện Dân chủ bác bỏ, Hạ viện nhượng bộ dần và đưa ra nhiều đề nghị khác để duy trì hoạt động của chính quyền nhưng vẫn không được phe Dân chủ đồng ý.

Cái « duyên » khác là từ Tổng thống Obama. Ông đang lúng túng và mất hậu thuẫn bên Dân chủ về hồ sơ Syria lẫn việc bổ nhiệm người sẽ làm Thống đốc Ngân hàng Trung ương thì phản ứng quá khích bên Cộng Hoà là cơ hội cho ông xây dựng trận tuyến thống nhất trong đảng Dân chủ. Vì vậy ông cũng nhất quyết không thoả hiệp. Có thể là vì nạn phân cực hiện nay trong Quốc hội, ông Obama không thực hiện được chương trình nào khác trong nhiệm kỳ hai nên vụ này cũng là cơ hội tác động vào cuộc bầu cử năm tới, với hy vọng là đảng Cộng Hoà mất đa số ở Hạ viện nên sẽ cho Tổng thống nhiều quyền hạn hơn trong hai năm cuối.

RFI: Đâu là, hậu quả của tình trạng tê liệt này đối với kinh tế Hoa Kỳ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Từ lối tính toán chính trị ấy, người ta chờ đợi phản ứng của cử tri Mỹ về hậu quả, cho nên khi nói tới hậu quả thì cũng cần phân biệt ấn tượng với thực tế. Phía Cộng Hoà thì cho là hoặc mong rằng hậu quả không quá nặng khiến cử tri phẫn nộ mà bỏ phiếu trừng phạt vào năm tới. Bên Dân Chủ thì nhấn mạnh đến thiệt hại kinh tế của vụ này để khai thác. Và cả hai đều dùng truyền thông làm máy khuếch âm nên người ta cần thận trọng khi đánh giá hậu quả.

Về thực tế thì xã hội Mỹ vận hành nhờ nhiều yếu tố khác hơn là chỉ nhờ bộ máy công quyền và xứ này đã từng bị 17 vụ dài ngắn như vậy trong 37 năm qua và sau cùng thì Tổng thống và đối lập trong Quốc hội đều phải thỏa nhượng. Lần này là thứ 18 và đôi bên đều có vẻ găng nhưng trong tuần đầu thì thị trường cổ phiếu Mỹ chưa hốt hoảng sụt giá và có lẽ người dân thấy bất tiện mà chưa tai hại. Nếu tình hình kéo dài thì có thể khác vì giới kinh tế ước tính là mỗi tuần đóng cửa sẽ làm đà tăng trưởng trong quý bốn có thể sụt từ 0,1 đến 0,2%.

Tình hình có thể kéo dài vì qua ngày 17/10/2013 thì Quốc hội phải nâng trần nợ và đấy là đề mục đấu tranh tiếp, với ảnh hưởng lan rộng hơn. Tổng trưởng Tài chính Mỹ báo động là nếu Quốc hội không nâng trần nợ thì Hoa Kỳ không trả được các khoản nợ đáo hạn và bị coi là "vi ước về tài chính", défaut de payment, dù chưa vỡ nợ hay phá sản thì cũng gây họa trầm trọng hơn vụ khủng hoảng 2008. Lý do là giới đầu tư chủ nợ sẽ mất tin tưởng và đòi phân lời trái phiếu cao hơn, với hậu quả bất lợi cho cả nền kinh tế. Ta nên "trừ bì" về lời báo động này vì xuất phát từ chính quyền trong một trận đánh về chính trị nhắm vào chân trời bầu cử sắp tới.

Bản thân tôi thì cho rằng thị trường đã biết rằng đấy là trò chơi của chính trường nên không bị rúng động. Nhưng cũng vì trò chơi kỳ cục này mà nước Mỹ chưa xử lý một vấn đề thật là tình trạng nợ nần quá lớn của cả chính quyền liên bang lẫn rất nhiều tiểu bang và địa phương, chưa nói đến một tình trạng thực tế rất đáng quan ngại của nước Mỹ.

RFI: Do mải tranh cãi về cái « ngọn » mà chính quyền Mỹ chưa giải quyết được vấn đề ở phần « gốc » ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ngân sách liên bang Mỹ có hai loại công chi. Một loại bắt buộc thì chiếm 60% số tổng chi cho các chương trình như An sinh Xã hội, Bảo dưỡng Y tế, Trợ cấp Y tế và quỹ hưu bổng hay nhiều khoản chi xã hội khác. Loại kia là nhiệm ý có thể tăng giảm hàng năm nhưng không nhiều và là đề mục tranh luận chính, với các dân biểu nghị sĩ đều muốn tăng chi cho địa phương của mình. Các khoản chi bắt buộc và riêng quỹ an sinh hay y tế đều sẽ phá sản vì những cam kết vượt quá khả năng thanh toán trong thập niên tới mà chẳng ai mó vào. Vì vậy chuyện tranh cãi và đóng cửa ngày nay chỉ là trò đùa chính trị trước một núi nợ quá lớn và sẽ sụp nếu không có thay đổi. 

Chuyện thứ hai là cả hai đảng đều có quyền phân vùng bầu cử ở địa phương sao cho phe mình dễ tái đắc cử trong thành lũy riêng. Chân trời của chính giới lịch bầu cử, hai năm cho dân biểu và sáu năm cho nghị sĩ. Nếu chỉ nhìn vào lịch bầu cử để o bế cử tri nòng cốt thì các dân biểu nghị sĩ khó nói về tương lai u ám lâu dài mà cứ tiếp tục tăng chi để bảo vệ thành trì của mình. Đấy mới là vấn đề thật và nếu vụ đóng cửa này mà gây khủng hoảng lớn thì may ra người ta sẽ đi vào cách gốc của vấn đề mà cải sửa. Trong khi chờ đợi thì người dân và doanh nghiệp Mỹ đã biết thân biết phận mà thu vén chi tiêu và gia tăng tiết kiệm, với sự tín nhiệm dành cho Quốc hội Mỹ nằm ngang tầm cỏ. Nhưng dù chẳng tín nhiệm Quốc hội họ vẫn bỏ phiếu cho giới dân cử quen thuộc ở địa phương và kéo dài tình trạng phân cực và ách tắc này.

 RFI: Hậu quả đối với quốc tế ? 

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ đến ba tầng hậu quả. Thứ nhất, Hoa Kỳ là siêu cường kinh tế và quân sự với người dân vẫn tin rằng nước Mỹ có một định mệnh xuất chúng. Điều ấy có thể là đúng vì xã hội Mỹ có ưu điểm linh động, sáng tạo và biến báo ít xứ nào bì kịp. Nhưng giới lãnh đạo thì đôi khi xuất chúng ở chuyện tráo trở và điên khùng mà không ý thức được tai họa cho xứ khác. Vụ đóng cửa này là một thí dụ nổi bật. 

Thứ hai là về an ninh và quyền lợi Hoa Kỳ. Tổng thống Mỹ có chương trình công du Châu Á để thăm bốn nước Đông Nam Á là Malaysia, Philippines, Indonésia và Brunei và dự ba thượng đỉnh của diễn đàn APEC, Hiệp hội ASEAN và Đông Á. Cuối cùng thì vì vụ khủng hoảng ngân sách ở nhà, Tổng thống Mỹ phải hủy một phần rồi toàn phần của chuyến Á du tuần này.

 Nghĩa là Hoa Kỳ mất cơ hội gặp gỡ và vận động đồng minh Đông Nam Á về các hồ sơ hệ trọng như Hiệp định Đối tác Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương TPP hay quan điểm thống nhất giữa Mỹ và các nước ASEAN về Quy tắc Hành xử ngoài biển Đông trước áp lực mua chuộc và chia rẽ của Trung Quốc. Chính quyền Obama cứ nói đến việc Mỹ chuyển trục về Đông Á mà đây là lần thứ ba ông lỡ hẹn với các nước Đông Nam Á vì những lý do chính trị bên trong nước Mỹ! 

Còn hậu quả thứ ba và đây là tầng quan trọng nhất vì liên hệ đến kinh tế nên cũng ảnh hưởng tới an ninh. Đây cũng là một vấn đề rất phức tạp mà ít được lãnh đạo giải thích cho người dân. 

Vụ khủng hoảng 2008 là kết quả của một thất quân bình tích lũy từ lâu giữa các nước tiêu thụ quá nhiều mà tiết kiệm và đầu tư quá ít với các nước tiết kiệm nhiều và tiêu thụ ít. Tình trạng xin tạm gọi là "thừa/thiếu bổ sung cho nhau" đã kéo dài mấy chục năm cho tới khi thất quân bình này sụp đổ và từ mấy năm nay, các nước đều phải cải tổ để tìm lại một quân bình khác. 

Một cách cụ thể và nói riêng về Hoa Kỳ, nước Mỹ tiêu thụ quá nhiều, tiết kiệm ít và bị khiếm hụt cán cân thương mại và cán cân vãng lai, tức là nhập cảng tư bản từ xứ khác, chủ yếu là từ Châu Á, trong đó có Trung Quốc. Trung Quốc và nhiều nước Á Châu khác thì đạt xuất siêu và có tiền thì đầu tư vào Mỹ kiếm lời. Sau cơn khủng hoảng, Hoa Kỳ đang điều chỉnh, cụ thể là sẽ nhập khẩu ít hơn, xuất cảng nhiều hơn và bớt lệ thuộc vào tiết kiệm dư dôi từ Châu Á. Ngược lại, các nước Á Châu cũng phải cải tổ và chuyển hướng, nhất là tại hai nền kinh tế đứng hạng nhì hạng ba sau nước Mỹ, là Trung Quốc và Nhật Bản. 

Khi tại hai bờ Thái Bình Dương, cả hai khối đều cần điều chỉnh theo hướng trái ngược thì sự phối hợp nhịp nhàng là cần thiết để tránh dao động về ngoại thương, hối đoái và tín dụng, với hậu quả có thể là chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và khủng hoảng là điều xảy ra hơn 80 năm trước. Đáng lẽ cầm đầu phái đoàn Á du gồm các Tổng trưởng Ngoại giao và Thương mại cùng đặc sứ về Ngoại thương, Tổng thống Mỹ đã có thể xác định tư thế và thiện chí của Hoa Kỳ để cùng các đối tác Á Châu thực hiện việc chuyển hướng và đẩy mạnh sáng kiến tự do mậu dịch như nước Mỹ đang làm với Âu Châu, thì lại bận ở nhà vì những chuyện mà các nước khác cho là kỳ cục. Vì vậy, tổn thất kinh tế của vụ này có thể rộng lớn hơn những gì mà chính khách Mỹ đo đếm.
Thanh Hà (RFI)

Đọ sức Mỹ-Trung về thương mại tại Thượng đỉnh APEC

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu trên diễn đàn Thượng đỉnh APEC-Nusa Dua, Bali, Indonesia ngày 7/10/ 2013.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu trên diễn đàn Thượng đỉnh APEC-Nusa Dua, Bali, Indonesia ngày 7/10/ 2013. (REUTERS/Edgar Su)

Tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở Bali vào hôm nay, 08/10/2013, Hoa Kỳ vẫn cố sức thúc đẩy các đối tác sớm đúc kết hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP do Washington bảo trợ. Nỗ lực của Mỹ càng khẩn trương hơn vào lúc Trung Quốc đang tranh thủ việc tướng chỉ huy phía Hoa Kỳ là Tổng thống Obama vắng mặt để thuyết phục các nước châu Á tham gia một đề án cạnh tranh với TPP trong đó Bắc Kinh có thể nắm vai trò chủ đạo.

Kết thúc hội nghị tại Bali, 21 thành viên APEC, đại diện cho hơn một nửa tài sản của thế giới, đã tiếp tục cam kết là từ nay đến năm 2020 sẽ tự do hóa được thương mại và đầu tư trong toàn khối. Điều khá mỉa mai là tham vọng dài hạn đó đang bị hai dự án mậu dịch tự do khác cạnh tranh, một do Hoa Kỳ thúc đẩy, và một được Trung Quốc hậu thuẫn.

Đề án mà Mỹ bảo vệ là Thỏa thuận mang tên Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt theo tiếng Anh là TPP, tập hợp 12 quốc gia đều là thành viên APEC, nhưng không có Trung Quốc.

Bắc Kinh không loại trừ khả năng tham gia vào khối TPP này trong tương lai, nhưng cùng lúc lại hoan nghênh một đề án cạnh tranh thuần châu Á, bao gồm 16 quốc gia, lẽ dĩ nhiên là không có Hoa Kỳ. Đây là một sáng kiến ​​này do Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN khởi xướng, và sẽ là trọng tâm thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN mở ra vào ngày mai tại Brunei.

Ngay từ hôm qua, 07/10, Chủ tịch Trung Quốc đã không ngần ngại gián tiếp tỏ ý ủng hộ sáng kiến của ASEAN đồng thời chỉ trích cố gắng của Mỹ trong việc thúc đẩy đúc kết nhanh chóng thỏa thuận TPP. Nhân ngày đầu tiên của Hội nghị Thượng đỉnh APEC, ông Tập Cận Bình tuyên bố : « Trung Quốc sẽ tham gia vào việc xây dựng một khuôn khổ hợp tác khu vực xuyên Thái Bình Dương có lợi cho tất cả các bên ».

Truyền thông Trung Quốc đã lập tức phụ họa, nhận định rằng đó là một lời chỉ trích trực tiếp nhắm vào đề án TPP. Theo China Daily, tờ báo Anh ngữ chính thức của Nhà nước Trung Quốc, TPP được « đa số coi là một nỗ lực mới của Hoa Kỳ nhằm thống trị nền kinh tế vùng châu Á - Thái Bình Dương ».

Trước đòn tấn công của phía Trung Quốc, Hoa Kỳ đã cố gắng chống đỡ, ra sức bảo vệ tính chất ưu việt cũng như lợi ích to lớn của thỏa thuận TPP. Công việc này lại càng gay go hơn khi các cuộc đàm phán TPP đang phải chạy nước rút để đáp ứng thời hạn được hoàn tất trước cuối năm mà chính Tổng thống Mỹ Obama đã đề ra, bất chấp thái độ dè dặt của một số nước tham gia.

Vào chiều nay, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã họp riêng với 11 thành viên còn lại của khối TPP để thuyết phục các đối tác nhanh chóng kết thúc các cuộc đàm phán. Nỗ lực của Trưởng đoàn Mỹ tuy nhiên có dấu hiệu chỉ thành công một phần.

Bản thông cáo chung sau cuộc họp, xác định rằng các nước đang có triển vọng tốt để hoàn tất các cuộc đàm phán, nhưng lại không đưa ra một cam kết chắc chắn về việc đúc kết thỏa thuận vào cuối năm nay, như mong muốn của Washington.

Theo các nhà phân tích, sự vắng mặt của Tổng thống Obama đã làm cho quan điểm của Mỹ bớt nặng ký tại Bali khi phải trực tiếp thuyết phục các lãnh đạo khác. Thậm chí, nước chủ nhà Indonesia, vốn không tham gia khối TPP mà lại gắn bó với sáng kiến của ASEAN, còn không ngần ngại đã tỏ vẻ không vui trước các nỗ lực của Mỹ, điều khó có thể xẩy ra nếu ông Obama có mặt.

Phát biểu với hãng tin Pháp AFP, một quan chức cao cấp trong chính quyền Indonesia – xin giấu tên – giải thích : «Điều đó quả thực đã làm phiền chúng tôi... Chúng tôi không muốn là hoạt động trong khuôn khổ APEC bị ảnh hưởng».
Trọng Nghĩa (RFI)

Hoa Kỳ: Tuần thứ hai tê liệt ngân sách, phe Cộng hòa bắt đầu chia rẽ

Tòa nhà Quốc hội Mỹ, nơi quyết định hầu bao của chính phủ Mỹ. Ảnh chụp ngày 3/10/2013.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ, nơi quyết định hầu bao của chính phủ Mỹ. Ảnh chụp ngày 3/10/2013. (REUTERS/Gary Cameron)

Tại Hoa Kỳ, các công chức bước sang tuần thứ hai thất nghiệp kỹ thuật, trong khi ngân sách quốc gia vẫn chưa được thông qua. Đảng Cộng hòa tiếp tục yêu cầu rút luật về bảo hiểm xã hội thì mới bỏ phiếu thông qua luật tài chính, và đe dọa làm tương tự đối với vấn đề nâng trần nợ. Tuy nhiên, nội bộ đảng Cộng hòa đang phân hóa rõ rệt trong vấn đề này, trong bối cảnh cánh hữu của đảng áp đặt quan điểm của mình. Chủ tịch Hạ viện thuộc phe Cộng hòa ở vào một tình thế hết sức nhạy cảm.

Thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio tường trình từ Washington:

Mùa hè này, ông John Boehner, Chủ tịch Hạ viện, thuộc phe Cộng hòa, đã sẵn sàng cho việc bỏ phiếu thông qua ngân sách. Hôm nay, ông John Boehner thừa nhận rằng các lập luận rất thuyết phục của cánh hữu của đảng Cộng hòa đã khiến ông thay đổi ý kiến.

Quyết định nhường bước trước các đòi hỏi mang tính cực đoan này, để không làm nội bộ đảng bị chia rẽ (để giữ ghế, theo nhận định của những người chỉ trích quyết liệt nhất), dù sao cũng có thể quay về chống lại chính ông. Nhóm những người ôn hòa của đảng Cộng hòa đã hợp sức lại để phản đối. Nhóm này kêu gọi bỏ phiếu thông qua ngân sách, mà không đưa ra các đòi hỏi về Luật Cải tổ Y tế Obamacare.

Dân biểu Peter King của New York nói : « Chúng ta cần phải chứng tỏ sức mạnh, và tôi nghĩ rằng điều này sẽ tạo thuận lợi cho John Boehner. Chúng tôi, với khoảng 20 đến 25 nghị sĩ, cần nói rằng, chúng tôi sẽ bỏ phiếu KHÔNG đối với mọi văn bản, cho đến khi nào dự thảo nghị quyết được đưa ra để bỏ phiếu ».

25 nghị sĩ sẵn sàng bỏ phiếu công khai chống lại đảng, đây là điều chưa bao giờ thấy. Thậm chí dân biểu King cho rằng, nếu bỏ phiếu kín, thì không phải 25, mà có đến 150 nghị sĩ Cộng hòa sẽ ủng hộ ngân sách, có nghĩa là, nếu như những người này không phải chịu áp lực hết sức lớn từ phía các nghị sĩ đảng Tea Party. Về điều này, Chủ tịch Hạ viện John Boehner từ chối bình luận.

Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ phủ nhận cuộc nổi dậy trong nội bộ đảng Cộng hòa, nhưng từ chối đưa vấn đề ngân sách ra bỏ phiếu, điều cho phép kiểm định được thực sự mức độ đoàn kết nội bộ của đảng. Dấu hiệu của sự căng thẳng này là, tại một số tiểu bang, nơi có dân biểu đảng Tea Party trúng cử, các lãnh đạo doanh nghiệp phối hợp lại với nhau, để tìm cách ủng hộ các ứng cử viên Cộng hòa thuộc phái ôn hòa, sẵn sàng đối đầu với đảng Tea Party trong các cuộc bầu cử vào năm tới.
Trọng Thành (RFI)
 

Bế tắc ngân sách ở Washington: Ðàm phán hay không đàm phán

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Hạ viện John Boehner. Ông Boehner nói ông có thể để cho nước Mỹ bị vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử nếu Tổng thống Obama không tán đồng một thỏa hiệp về vấn đề chi tiêu của chính phủ liên bang.
Vụ bế tắc tài chính ở Washington đã khiến chính phủ phải đóng cửa và gây nguy cơ Hoa Kỳ không trả được nợ. Nó cũng buộc các nhà lập pháp phải đối đầu với những vấn đề về chính quyền dân chủ: cụ thể như làm thế nào để hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản trong một cơ quan lập pháp đầy chia rẽ chính trị. Phần lớn sự bực bội ở trụ sở Quốc Hội xoay quanh vấn đề liệu có nên giải quyết vụ giằng co hiện thời qua thương thảo và dung hòa giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân chủ hay không.

Ðối thoại là cách thức lẽ ra phải sử dụng để giải quyết những bất đồng. Nhưng việc thương lượng để giải quyết những khủng hoảng tài chính hiện thời của nước Mỹ có phải là điều thích đáng hay không? Chủ tịch Hạ viện do đảng Cộng Hòa lãnh đạo, ông John Boehner trả lời là có.

Ông Boehner nói: “Người dân Mỹ trông đợi, khi các nhà lãnh đạo của họ có những bất đồng và khi chúng ta rơi vào một thời điểm khủng hoảng, thì chúng ta sẽ ngồi xuống và ít nhất mở một cuộc đối thoại. Thực vậy, thưa ngài Tổng thống, đã đến lúc phải mở một cuộc đối thoại trước khi nền kinh tế của chúng ta lâm vào tình trạng nguy hiểm hơn.”

Ông Boehner muốn Tổng thống Barack Obama và các đảng viên Dân chủ ở Quốc hội cứu xét các điều kiện của đảng Cộng Hòa để gia hạn việc cấp ngân khoản cho liên bang và nâng mức trần nợ của Hoa Kỳ. Các đảng viên Dân chủ đáp lại rằng để chính phủ tiếp tục hoạt động và trả các khoản nợ quốc gia phục vụ lợi ích cho cả hai đảng, và không nên dùng việc này để mặc cả giữa hai đảng.

Hơn nữa, theo các đảng viên Dân chủ, thương nghị và dung hòa đã diễn ra. Trưởng khối đa số Thượng viện Harry Reid cho biết ông và chủ tịch Boehner đã mở các cuộc thảo luận cách đây mấy tháng về sự cần thiết phải để cho chính phủ tiếp tục hoạt động sau ngày 1 tháng 10. Ông Reid nói ông đã miễn cưỡng phải đồng ý hạ thấp các ngân khoản do đảng Cộng hòa yêu cầu để họ chấp nhận bộ luật và tránh việc đóng cửa chính phủ. Tại diễn đàn Thượng viện hôm thứ hai, ông Reid mô tả các cuộc đối thoại trước của ông với ông Boehner như sau:

“Tôi đã đồng ý với con số chuẩn chi thấp hơn của ông ấy. Ðó là điều rất khó khăn đối với tiểu ban Dân chủ của chúng tôi. Nhưng đó là ý kiến của ông Boehner, chứ không phải ý kiến của tôi. Cứ bàn tới chuyện “không thương lượng. Tất cả mọi chuyện là như thế.”

Trong một cuộc phỏng vấn truyền hình hôm chủ nhật, ông Boehner thừa nhận các cuộc thảo luận với ông Reid trước khi chính phủ đóng cửa. Chủ tịch Hạ viện nói một nhóm các đảng viên trụ cột của Cộng hòa không hài lòng với sự nhượng bộ của ông Reid, và đã yêu cầu bao gồm các biện pháp để làm suy yếu bộ luật bảo hiểm y tế của Tổng thống Obama trong cuộc tranh chấp về việc chuẩn chi cho chính phủ.

Nhưng mọi chuyện là khi đó còn bây giờ thì khác, theo nhận định của đảng viên Cộng hòa hàng đầu tại Thượng viện, ông Mitch McConnell, nguời tuyên bố rằng Quốc hội đang lâm vào tình trạng bế tắc và chỉ có đối thoại giữa hai đảng mới giải quyết được tình trạng này.

Ông McConnell giải thích: “Dân chúng Mỹ đã cho chúng ta một chính phủ chia rẽ. Họ cho chúng ta một Hạ viện Cộng Hòa và một Thượng viện Dân chủ. Có nghĩa là việc thương lượng không phải là một xa xỉ phẩm. Ðó là một nhu cầu. Có thời điểm dành cho chính trị, và có thời điểm phải ngồi xuống như những người trưởng thành và giải quyết mọi chuyện.”

Phe Dân chủ đề nghị một con đường khác: ấy là Hạ viện biểu quyết về một dự luật chuẩn chi không có điều kiện nào hết đã được Thượng viện chấp thuận. Cho đến giờ này, Chủ tịch Boehner đã từ chối không chịu đưa dự luật ra biểu quyết. Nhiều người cho rằng sẽ có đủ đảng viên Cộng Hoà ôn hòa tại Hạ viện tham gia các đảng viên Dân chủ để bảo đảm dự luật được thông qua. Kết quả là phía Dân chủ nêu nghi vấn về sự cần thiết phải thương nghị để chấm dứt việc chính phủ đóng cửa khi đã có sẵn một giải pháp.

Nhưng Tổng thống Obama và các đảng viên Dân chủ đang làm áp lực một điểm lớn hơn: đó là không được để cho các mối quan ngại đảng phái làm cho chính phủ phải ngưng hoạt động. Thượng nghị sĩ Chris Murphy lập luận như sau:

“Nơi này không thể hoạt động nếu như, muốn chính phủ tiếp tục hoạt động trong 6 tuần nữa, chúng ta phải thỏa mãn mọi nghị trình chính trị cá nhân của tất cả mọi người. Nếu tất cả 100 thượng nghị sĩ phải giải quyết các điểm cụ thể về chính trị không có liên quan đến ngân sách như điều kiện để thông qua một luật chuẩn chi tạm thời, thì nơi này chắc chắn sẽ sụp đổ.”

Trong tình hình các hoạt động không cấp thiết của chính phủ bị đình trệ và một cuộc khủng hoảng về nợ nần sắp ụp xuống, không phải chỉ có các nhà lập pháp Mỹ mới lâm vào thế bế tắc về một giải pháp, mà nay họ còn không có cả khả năng đồng ý về một con đường để cuối cùng đi đến một giải pháp.
(VOA)

 Bản tin tiếng Anh

  • Robust home sales during holiday (Washington Post) - Home sales in major cities didn't lose steam during the weeklong National Day holiday, which started on Oct 1, as homebuyers scrambled to sign contracts before they are priced out of the market.
  • Talks 'can help Chinese banks' in UK (Washington Post) - Regulators in Britain and China can help more Chinese banks open branches in the United Kingdom, City of London Lord Mayor Roger Gifford said.
  • Sowing the seeds of new business (Washington Post) - With more than 1,000 attendees gathered at the Mission Bay Conference Center in San Francisco, Hua Yuan Science and Technology Association (HYSTA)'s annual conference became a Mecca for anyone wanting to share knowledge and insights into entrepreneurship, technology and success in business.
  • Chinese investors visit Silicon Valley (Washington Post) - Silicon Valley hosted 58 senior executives on Saturday, most of whom are private business owners from the Chinese mainland looking for projects to invest in.
  • Online fashion shops booming (Washington Post) - If you haven't heard about Hangzhou's fashion scene, then you can't say you know China's fashion industry.
  • China Now meet scopes out future (Washington Post) - Businessmen from different industries and scholars from Southern California came together for a first-ever summit to navigate investment and finance strategies between the US and China markets.
  • ZTE aims at bigger share in neighbors (Washington Post) - ZTE Corp, the world’s fifth-largest telecom equipment and smartphone manufacturer, has steadily increased its footprint in Indonesia and Malaysia, and hopes to achieve greater success in the countries in the near future.
  • Car firms shifting focus (Washington Post) - Get ready for the screen debut of a made-in-China car. A new alternative-fuel vehicle is set to appear in the most popular vehicle-related Hollywood movie, Transformers.
  • Chasing the dragons (Washington Post) - He is a farmer who has tilled the soil in several countries from his native Malaysia to Indonesia, Papua New Guinea, and now, China. The humble man of the land talks to Li Yang in Qinzhou, Guangxi Zhuang autonomous region.
  • Chance leads to a divine new path (Washington Post) - Suffering hardships while growing up in rural Shandong province in the 1950s and 60s, writer Zhao Defa rose to fame because of his self-inspired and thought-provoking countryside trilogy that forcefully delves into the intertwining relations of land, rural ethics and politics.
  • Classic clash of the crickets (Washington Post) - It's two weeks to go before plucky Purple Golden Wing jumps into the arena for his once-in-a-lifetime fight.
  • Disney's new heights (Washington Post) - Shanghai resort will be Disney’s most technologically advanced, Wang Zhuoqiong reports.
  • Film competition fosters talent (Washington Post) - Initative targeted at students aims to address shortage of high-quality professionals in the movie industry across the country.
  • 'Golden Week' losing its luster (Washington Post) - Although China's main tourist attractions have seen an unprecedented surge in visitor numbers, the economic contribution of Golden Week is lower than many people imagine, said experts.
  • Chinese design on display in NY (Washington Post) - Five Chinese amateur curators successfully organized and pulled off China & US Architecture and Space Arts Cultural Exchange Week in New York City on Sept 23-29.
  • Search for a cup holder's identity (Washington Post) - A valuable porcelain cup holder that was auctioned off in Hong Kong recently has a certain amount of controversy surrounding its true origins, as Zhang Zixuan explains in this detailed report.
  • Lang bags Brit with classic charm (Washington Post) - Chinese pianist Lang Lang grabbed the International Artist of the Year at the Classic Brit Awards 2013, held at London's Royal Albert Hall on Wednesday night.
  • Xi: Chinese economy on track (Washington Post) - The Chinese economy remains on track despite a recent slowdown, and the country is taking measures to guard against both internal and external risks, President Xi Jinping told top company executives attending the APEC summit in Indonesia on Monday.
  • Support for HK 'consistent and firm' (Washington Post) - Chinese President Xi Jinping said on Sunday that the central government’s stance of supporting Hong Kong’s economic prosperity and social stability is consistent and firm.
  • Diplomatic game (Washington Post) - Bob Hindmarch is a name that is all too familiar to many Chinese athletes at the University of British Columbia (UBC), where Canada's National Hockey Program was born.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét