Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Ngày 08/10/2013 - Chân dung ông Phạm Quang Nghị, ứng viên Tổng bí thư

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Chân dung ông Phạm Quang Nghị, ứng viên Tổng bí thư

phamquangnghi

Ông Phạm Quang Nghị được ông Nguyễn Phú Trọng chọn làm người “kế thừa” chức danh Bí thư Hà Nội năm 2006 khi ông Trọng “trúng cử” Chủ tịch Quốc hội.
Nhắc đến ông Nghị, người dân vẫn nhớ mãi câu phát ngôn nổi tiếng của ông sau 02 năm nắm quyền bí thư, đợt lũ lịch sử vào Hà Nội cuối tháng 10/2008: 
“Thiên tai thì không tính trước được!” và: 
Vâng, theo ông, người dân cứ còng lưng đóng thuế, còn chính quyền Hà Nội thì “sống chết mặc bay”. Trong đợt lũ lịch sử ấy, người dân đã chống chọi hết sức mình trong mưa lũ. Hơn 20 người đã chết, hàng triệu người dân bị kẹt trong lũ ngay giữa thủ đô vì một hệ thống hạ tầng yếu kém, vì khả năng dự báo chưa tốt, vì phản ứng lúng túng trong ngày đầu tiên... Chính vì sự bất bình của nhân dân đang gồng mình chống lũ và trước sức ép dư luận, ông đã buộc phải đưa ra lời “xin lỗi” hết sức giả tạo ngay sau đó vài ngày: “Tôi thực sự lấy làm tiếc và muốn chân thành xin lỗi bạn đọc, xin lỗi mọi người”.
Em ơi Hà lội phố lúc 13:58 ngày 31 tháng 10, 2008
Sau câu xin lỗi ấy, mọi việc lại đâu vào đấy trong công cuộc cải cách chính quyền Hà Nội của ông Nghị, sau suốt 7 năm “trị vì” Hà Nội tình hình giao thông, hạ tầng đô thị vẫn chưa có thay đổi gì, nếu không muốn nói là ngày càng tệ hại, mỗi đợt mưa lớn, lũ về là người dân Hà thành lại điêu đứng. Giới văn nghệ sĩ đã sáng tác hẳn một bài hát mà nay đã trở thành “bất hủ”: Em ơi, Hà Lội phố, có đoạn: “Hà Nội mùa này phố cũng như sông. Cái rét đầu đông, chân em ngâm nhăn trong nước lạnh. Hoa sữa thôi rơi, em tôi bơi cả chiều trên phố. Đường Cổ Ngư xưa, ngập tràn nước sông Hồng...”. 
Từ ngày lên Bí thư Hà nội, suốt 7 năm trường, ông Nghị đã làm được gì cho người dân?
1. Ông Nghị luôn đưa ra chính sách hô hào quyết tâm, có lẽ là ông nhiễm cùng loại “bệnh” cơ hội, giáo điều, tiêu cực với người tiền nhiệm và đang nâng đỡ ông là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Các biện pháp cụ thể thì chẳng thấy đâu, mà chỉ thấy ông đưa vài chuyện vụn vặt vào nghị quyết suông của Đảng thành phố rồi suốt ngày hô hào.
2.  Khi mới lên nắm quyền, ông đã thị uy bằng cách “cắt ngọn” vài căn nhà lô nhô, sau ngần ấy năm nắm quyền, “ngọn” càng lúc càng nhiều và đã mọc thành rừng, năm sau cao hơn năm trước. Việc xây dựng và quản lý đô thị ngày càng lem nhem, khuôn viên, không gian công cộng ngày càng teo tóp, nhà không phép mọc công khai nhan nhản, quỹ đất đô thị sử dụng bừa bãi, phí phạm, phá nát quy hoạch Hà Nội.
- Nguyễn Quốc Hùng (bí danh Hùng “gấu”), đàn em cứng cựa của ông Nghị nhờ “thành tích” mua tặng ông nhiều mảnh đất vàng khi ông còn làm Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin, đã được ông Nghị cất nhắc từ Phó chủ tịch Quận Hai Bà Trưng lên làm Giám đốc sở Giao thông Vận tải. 
Ông Hùng là một người không có chuyên môn về giao thông nhưng lại được ông Nghị “xé rào”, qua mặt cả văn bản quy định “Chức vụ Giám đốc các Sở GTVT phải có chuyên ngành về giao thông” của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Công việc thực tế của ông Nguyễn Quốc Hùng hiện nay là “bao sân” toàn bộ các dự án giao thông, công trình đô thị của Hà Nội để “hứng và rải” dự án, phục vụ “gom vốn” cho đàn anh Phạm Quang Nghị. 
Không ngạc nhiên khi quy hoạch thủ đô tủn mủn, manh múng, chắp vá, khi dư luận lên tiếng, ông Nghị tiếp tục hô hào suông về việc giải quyết nguyện vọng của người dân, nhưng rồi sau đó tiếp tục chỉ đạo cho toàn bộ hệ thống chính trị Hà Nội vào cuộc để cướp đất dân nghèo. Thậm chí, ông còn thuyết phục ông Phùng Quang Thanh: “các đồng chí cần xác định quyết tâm, huy động lực lượng... chúng ta không cần quá cầu toàn...” trong việc đưa cả quân đội vào “công tác” cưỡng chế, cướp đất của dân. 
Trong khi đó, Hà Nội là nơi ngốn một nửa ngân sách xây dựng cơ bản của cả nước, hàng vạn công trình được ông Nghị chỉ đạo Hùng “gấu” thực hiện đã nướng ngân sách một cách cực kỳ lãng phí, đơn cử là những cây cầu có ngân sách hàng nghìn tỷ vừa xây đã đập để xây lại cho “bề thế” hơn. Có ai thử nhìn lại các công trình kỷ niệm “1000 năm Thăng Long - Hà Nội”? mấy chục nghìn tỷ đã được ông Nghị mạnh tay vung vãi, có ai thống kê được bao nhiêu công trình còn sử dụng được? bao nhiêu công trình đắp chiếu? và bao nhiêu ngân sách sử dụng không đúng mục đích rơi ngược vào túi riêng của ông Nghị, ông Hùng và không thể thiếu phần ông Trọng? Hùng “gấu” được các Ủy viên Trung ương biết đến từ thành tích cùng tướng Nhanh (Nguyên GĐ CA Hà Nội) đã “bắt tại trận” cuộc cúng tế tại đàn xã tắc của gia đình ông Hồ Đức Việt khiến ông Việt bị văng vách khỏi Đại hội 10 và vừa qua đời trong sự uất nghẹn.
Ông Nguyễn Quốc Hùng (Hùng “gấu”) - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội
3. Cũng từ thời ông Phạm Quang Nghị, Hà Nội đã ngốn nhiều nghìn tỷ của nhà nước cho công tác “hành là chính”, khiến chỉ số cạnh tranh của Hà Nội liên tục xuống hạng như truyền thông đã lên tiếng trong thời gian qua. Việc ông Nghị tin tưởng vào tâm linh khiến cấp dưới cũng chạy theo không ngừng nghỉ, nạn mê tín dị đoan nổi lên ngay trong Thành ủy, Đảng ủy các cấp, hội hè, lễ lạt công khai dùng xe công đi cúng bái. Cũng chỉ riêng dưới thời ông Nghị mới có nạn ăn bớt vacine của trẻ em tại Phòng tiêm chủng của Sở y tế Hà Nội.
4. Và cuối cùng không thể không nhắc tới nạn chạy quyền chạy chức đã thành căn bệnh trầm kha không thể cứu chữa tại Hà Nội. Ông Nghị chính là tác giả của các trò “luân chuyển cán bộ”, thực chất là chạy chức chạy quyền, thời ông Trọng thì chỉ chạy 1 lần, đến thời ông Nghị thì phải chạy hàng năm, hàng quý. Đại biểu HĐND đã nhiều lần lên án về tệ nạn này tại Hà Nội nhưng rồi đâu lại vào đấy, thậm chí khi bị dư luận phanh phui, ông Nghị đáp tỉnh như ruồi: Hà Nội có bôi cũng không trơn, ý ông là dù Hà Nội có sai phạm thì toàn do cấp dưới, còn riêng ông thì “miễn liên quan” dù các nhân sự cấp cao của Hà Nội đều do ông sắp đặt thông qua cô thầy cúng tên Cúc (là người đã tham mưu cho ông Nghị trong trận chiến tâm linh tiêu diệt dân Nghệ An và đưa người đồng hương Thanh Hóa vào BCT). Tài sản “cô” Cúc mang lại cho ông Nghị từ các khoản “mỡ nhờn” được quy đổi thành những căn biệt thự nhan nhản khắp nơi mà cô đứng tên thay.
Điểm qua sơ lược như vậy để quần chúng nhân dân có thể đánh giá các “thành tích” của ông Phạm Quang Nghị và nhóm lợi ích đã làm cho người dân Thủ đô. Ấy thế mà, trong công tác kiểm điểm theo Nghị quyết TW4, Hà Nội làm rất rầm rộ và cuối cùng thì đạt danh hiệu “Đảng bộ Hà Nội vững mạnh, trong sạch”, và kết quả ngụy trang này được ông Nghị quảng bá rầm rộ để đánh bóng tên tuổi.
Tới Hội nghị Trung ương 8, khi ông Trọng bị ngay chính các UVTW đang lên án, có dấu hiệu bị lú lẫn, mất trí, thì ông Nghị lại là vị Ủy viên tích cực nhất trong công tác “rỉ tai”, hạ uy tín “ân nhân” dù trước đó chính ông Trọng là người đã tuyên bố ông Phạm Quang Nghị là người “hội đủ điều kiện” để kế nhiệm chức vụ Tổng bí thư trong nhiệm kỳ tới. Theo nguồn tin riêng đã kiểm chứng, hiện nay phe Thanh Hóa vốn nổi tiếng với các chiêu trò “bè phái địa phương” đang tăng cường công tác lót đường cho ông Nghị lên chức Tổng Bí thư dưới sự lãnh đạo trực tiếp của ông Lê Khả Phiêu, một kẻ cơ hội vốn nổi tiếng “theo đóm ăn tàn”.
Phe Thanh Hóa trong đó có ông Phiêu, ông Khôi (Thượng tá, Bí thư Hoàn Kiếm), sân sau tỉ phú Lê Văn Tam cùng nhiều đại gia “Hoa Thanh Quế” khác.
10/2013
Người Hà Nội

Dạng vật chất mới tạo ra kiếm quang

Phát hiện này đã được Giáo sư vật lý Mikhail Lukin (Đại học Harvard) và Giáo sư vật lý (Vladan Vuletic) của MIT công bố trên tạp chí Nature sau khi họ thổi các hạt photon qua một đám mây nguyên tử rubidium. Họ cho biết đã nhìn thấy phản ứng của các phân tử này khi di chuyển các hạt ánh sáng xung quanh trong một khối rắn, một hiện tượng chưa từng được nhìn thấy trước đây.

Dạng vật chất mới tạo ra kiếm quang
Khi các photon đi vào đám mây nguyên tử lạnh, năng lượng của chúng kích thích các nguyên tử trên đường đi khiến tốc độ di chuyển của các photon chậm đáng kể. Năng lượng được truyền từ nguyên tử này sang nguyên tử khác và cuối cùng thoát khỏi đám mây cùng với các photon.
Trang Daily Mail dẫn lời ông Lukin: “Đó là tác dụng tương tự như khi chúng ta nhìn thấy sự khúc xạ của ánh sáng trong một ly nước. Ánh sáng đi vào nước, chuyển một phần năng lượng của nó vào môi trường và giữ lại một phần. Khi thoát ra khỏi môi trường nước, ánh sáng vẫn còn. Quá trình này diễn ra tương tự nhưng khắc nghiệt hơn, ánh sáng di chuyển  rất chậm và nhiều năng lượng hơn bị mất đi so với trong hiện tượng khúc xạ”.
Phương Tú - Tạ Xuân Quan
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét