Võ Nguyên Giáp trong mắt Trần Văn Trà
Báo chí cho hay, đến nay ở VN và trên thế giới đã có tới 120 cuốn sách,
không kể vô số những bài báo, bài nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp. Có một
nghịch lý, hình như những sự kiện lịch sử, những yếu nhân lịch sử của VN
lại được các tác giả nước ngoài nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn, đầy đủ
hơn là các tác giả trong nước. Vì sao vậy? Ta mà chưa hiểu hết ta. Và ta
thường hay tự ca ngợi mình: “Ôi ta là ta mà ta vẫn cứ mê ta” (Chế Lan
Viên).
Nhưng nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp thì rõ ràng chưa đủ, càng không thể
đầy đủ nếu chỉ căn cứ vào sách báo trong nước. Như nhiều người khác, tôi
cũng có một số cuốn sách về Võ Nguyên Giáp, tỷ như Võ Nguyên Giáp của
Geogres Boudarel, nhà sử học Pháp; Chiến thắng bằng mọi giá của Celcil
B.Currey, một sử gia quân sự Hoa Kỳ; Võ Nguyên Giáp – một sự đánh giá
của Peter MacDonald, sử gia quân sự người Anh và tất nhiên – còn nhiều
cuốn sách khác của các tác giả trong nước.
Sách của các tác giả nước ngoài nhìn chung khách quan, có những phân
tích, đánh giá rất sâu sắc con người, tài năng và sự nghiệp của tướng
Giáp. Họ lưu ý đến nhiều vấn đề, nhiều chi tiết có khi rất nhỏ nhưng lại
có ý nghĩa lớn. Họ quan tâm đủ mọi thứ. Tuy nhiên, chưa thể coi các
cuốn sách ấy đã là đầy đủ, hoàn hảo về Võ Nguyên Giáp. Chắc rằng thời
gian tới sẽ có rất nhiều công trình nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp – nhất
là khi ông đã về cõi vĩnh hằng.
Mong ước nghiên cứu đầy đủ, khách quan về Võ Nguyên Giáp là mong ước
cháy bỏng của tướng Trần Văn Trà. Ông là một danh tướng cùng thời với Võ
Nguyên Giáp, là cấp dưới của ông Giáp. Trần Văn Trà là Tư lệnh B2, địa
bàn chiến lược quan trọng nhất trong cuộc chiến với người Mỹ. Sau khi
Hiệp định Pari được ký kết, Trần Văn Trà được cử làm Trưởng đoàn quân sự
của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Ban Liêp hiệp
quân sự bốn bên, Sài Gòn. Sau ngày 30.4.1975, có một thời gian ông là
Chủ tịch Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn – Gia Định. Ba ông “họ
Trần”: Trần Văn Giàu, Trần Văn Trà, Trần Bạch Đằng là ba nhân vật lừng
danh một thời vang bóng tại Sài Gòn cũng như miền đất Nam Bộ.
Tác phẩm nổi tiếng của Trần Văn Trà: Những chặng đường lịch sử của B2
thành đồng, mới xuất bản được Tập 1: Hòa hay chiến và Tập 5: Kết thúc
cuộc chiến tranh 30 năm. Nghe nói, Lê Đức Thọ phán, cuốn sách ấy sai từ
đầu đến cuối, sách bị thu hồi nhưng nay đã được in lại.
Tháng 3.1992, tướng Trà đồng ý trả lời phỏng vấn của Nhật Hoa Khanh –
tác giả Gặp Tố Hữu tại biệt thự 76 Phan Đình Phùng, về nhân vật lịch sử
Võ Nguyên Giáp. Nhật Hoa Khanh – nhà nghiên cứu lịch sử VN hiện đại rất
đặc sắc, đã công bố nhiều bài nghiên cứu rất có giá trị, hấp dẫn.
Bài trả lời phỏng vấn của Trần Văn Trà về Võ Nguyên Giáp có nhiều luận
điểm cực kỳ sâu sắc, gợi lên cho giới nghiên cứu nhiều suy nghĩ. Võ
Nguyên Giáp hiện lên trong mắt Trần Văn Trà đầy tài năng và nhân cách.
Nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Trà cho rằng “phải thật công
khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm” – bốn chữ “thật”
rất đắt giá trong cách diễn đạt. Đã nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp là phải
“thật công khai”: công khai tư liệu, công khai quan điểm, công khai sự
kiện; công khai trong nước, ngoài nước. “Thật công phu” vì với một trí
tuệ bậc thầy, siêu việt như Võ Nguyên Giáp, nếu nghiên cứu một cách hời
hợt, bề ngoài, không đi sâu vào bản chất, vào quy luật, không hiểu được
những nước cờ quân sự thiên tài của ông, không rút ra được các bài học
thì làm sao thuyết phục?
“Thật công bằng” nghe qua tưởng đơn giản nhưng khó làm sao! Ông Trần
Bạch Đằng từng phát biểu: “Tất cả chúng ta đều có thắc mắc giống nhau:
Kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điên Biên Phủ mà không nhắc đến tên đồng chí
Võ Nguyên Giáp. Lịch sử là lịch sử, nếu thiếu chân thật, sẽ ảnh hưởng
đến đạo lý”. Rằng Điện Biên Phủ thắng lợi là nhờ cố vấn TQ. “Họ” không
biết rằng, nếu nghe lời cố vấn TQ tấn công theo kiểu “biển người”, thất
bại là chắc chắn và cuộc kháng chiến đã phải lùi lại mười năm. “Họ” còn
nói, tổng tấn công năm 1975, Lê Duẩn là Bí thư Quân ủy Trung ương chứ
không phải ông Giáp. Rồi Đại thắng mùa xuân của Văn Tiến Dũng phải sửa
tới 30 chỗ, vì bị phản ứng quá…Lịch sử rất công bằng. Cho nên, “thật
công bằng” đi liền với “thật công tâm”.
Trần Văn Trà nhận định: “Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí
thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm
nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những
nước cờ bậc thầy để vây hãm và tiến công quân địch”. Đó phải chăng là sự
tổng kết rất sâu sắc của một danh tướng đối với Võ Nguyên Giáp.
Trần Văn Trà chỉ rõ, Võ Nguyên Giáp “là một Tổng tư lệnh biết đau với
từng viết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu mỗi chiến
binh”.
Đó cũng là quan điểm cốt tử trong tư tưởng quân sự Võ Nguyên Giáp: giành
thắng lợi cao nhất đi đôi với tổn thất thấp nhất. Ông nói, phải sử dụng
cái đầu của người lính chứ không phải thân thể họ. Nếu ông Giáp không
ra lệnh hoãn cuộc tấn công, hàng loạt tướng lĩnh, chỉ huy ưu tú và bộ
đội đã hy sinh ở Điện Biên. Cho nên, những tướng lĩnh và người lính coi
ơn ấy là ơn cứu mạng vậy. Nếu để ông toàn quyền trong các chiến dịch Mậu
Thân 68, Xuân hè 72 thì tình hình chắc đã khác. Trần Văn Trà nêu rõ:
“nếu thực hiện cách đánh thận trọng hơn theo quan điểm của Anh Văn thì
chắc chắn số lượng thương binh và tử sỹ sẽ ít hơn, số lượng chiến sỹ còn
sống và còn khỏe sẽ nhiều hơn, chẳng những thế, chiến thắng sẽ lớn hơn
nữa”.
Trần Văn Trà cũng nhận xét rất chính xác, rằng Võ Nguyên Giáp là con
người bao dung, độ lượng. Đối với những người hiểu lầm hoặc cố tình hiểu
lầm, ghen ghét, đố kỵ tài năng…Võ Nguyên Giáp vẫn tiếp tục cư xử một
cách nhã nhặn và bình thản. Ông chỉ nói về cái tốt, cái đúng của đồng
đội, chưa bao giờ thanh minh cho bản thân mình một vấn đề gì.
Một vấn đề rất lý thú nữa mà Trần Văn Trà nêu lên, đó là cách gọi Võ
Nguyên Giáp như thế nào cho đúng nhất. Gọi “Đại tướng” không có gì sai
nhưng không biểu hiện được vai trò đứng đầu toàn quân của Võ Nguyên Giáp
và mối quan hệ rất khăng khít của ông đối với toàn quân. Nên gọi “Tổng
tư lệnh” hoặc “Anh Văn”.
Gọi “Tổng tư lệnh” là cách gọi một cách trang trọng. Võ Nguyên Giáp là
tư lệnh của các tư lệnh, chính ủy của các chính ủy. Ông đứng vững trên
vị trí Tổng tư lệnh liên tục 30 năm, hạ đo ván 7 tướng lĩnh của Pháp và 3
tướng lĩnh Hoa Kỳ, tài năng ấy thật phi thường, khó ai có thể so sánh.
Cho nên, muốn gọi Võ Nguyên Giáp theo chức vị một cách trang trọng, “tôi
cho rằng gọi Tổng tư lệnh đúng hơn cả” – tướng Trà kết luận.
Điều này hoàn toàn đúng. Càng đúng hơn vì bây giờ chúng ta thấy, VN có
không ít Đại tướng, lại có cả Đại tướng chưa qua quân đội một ngày nào,
nói chi đến chiến công. Ngày trước, ngay như Trần Văn Trà được phong
Trung tướng năm 1959 và tới 15 năm sau ông mới được phong Thượng tướng.
Còn gọi Anh Văn là gọi một cách thân mật. Tất nhiên, không phải ai cũng
có thể gọi Anh Văn, vì điều đó còn phụ thuộc vào tuổi tác, mối quan hệ
công tác, quan hệ thân thuộc nữa. Gọi Anh Văn vừa nói lên vai trò Anh Cả
của Võ Nguyên Giáp trong quân đội, vừa nói lên quan hệ vô cùng mật
thiết của ông đối với toàn quân. Và chúng ta biết, Hồ Chí Minh thường
gọi Võ Nguyên Giáp một cách trìu mến mà thâm thúy: chú Văn.
Chính vì tất cả những điều đó mà trong mắt Trần Văn Trà, Võ Nguyên Giáp
giành được sự yêu mến gần như tuyệt đối của toàn quân, toàn dân. Đây là
điều mà hẳn chúng ta ai cũng đồng ý và lấy làm tự hào.
(Ngày 7.10.2013 – những ngày tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp)
Lê Mai
(Blog Lê Mai)
Tình cảm yêu và ghét với Tướng Giáp
"...Dù có nhiều người thương kẻ ghét, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn là một tên tuổi xứng đáng cho mọi người nhắc tới. Có lẽ ông là một trong những vị đại tướng sống thọ nhất trong thế kỷ trước còn sót lại của thế giới. Thương ghét, đúng, sai với ông bây giờ tất cả là phù du, con người vẫn chỉ là cát bụi..."
Mặc
dù đã hơn 100 tuổi, vừa qua sinh nhật lần thứ 102 (25/8/1911), cái
chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có sức chấn động quả thật mãnh
liệt dù đã được tiên đoán là không còn xa.
Tin tức về sự qua đời của ông đã lan ra khắp nơi trên toàn cầu trong hai ngày liên tục.
Nhiều ý kiến nói về ông, đặc biệt là sự phân tích, bình luận của cả hai luồng ý thức hệ khác biệt cánh Tả và cánh Hữu, có vẻ đều tỏ ra kính trọng người cuối cùng nằm xuống từ thế hệ lãnh đạo đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phía ghét và hận ông
Họ đa phần là những người sống ở miền nam Việt Nam, từng có một chế độ đối lập với chế độ Cộng sản, họ dường như không thích nghe những điều tốt về vị danh tướng này.
Họ ghét và hận ông bởi vì ông được xem là một trong những người tiên phong đem chủ nghĩa Cộng sản đến Việt Nam.
Họ ghét và hận là tại sao thời điểm trước cuộc Cách Mạng Mùa Thu Tháng 8 năm 1945, ông Võ Nguyên Giáp không đứng vào hàng ngũ của những đảng phái không Cộng Sản.
Họ càng ghét và hận hơn, khi ông Giáp đã chiến thắng trong trận chiến Điện Biên Phủ, trận chiến được xem là chấm dứt chế độ nô lệ thuộc địa mà người Pháp đã áp đặt gần 100 năm (từ năm 1958) trên đất nước Việt Nam.
Họ ghét và hận đến mức sẵn sàng phủ nhận chiến tích này, và cho rằng cuộc chiến đó là công trạng của... Trung Quốc.
Họ càng ghét và hận ông Giáp hơn, kể từ sau ngày Việt Nam được thống nhất hai miền nam bắc, sự quản lý đất nước tồi tệ, tham nhũng đến tận kẽ răng của những thế hệ Cộng Sản kế tiếp, họ qui trách nhiệm cho ông Giáp hay những người cùng thế hệ của ông, đã đem chủ nghĩa ngoại lai này đến Việt Nam cản trở bước tiến của dân tộc.
Tóm lại những người hận và ghét Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đều có nhiều lý do để ghét và hận ông, dù rằng bên ngoài cho rằng chỉ một lý do duy nhất : ông là một đảng viên Cộng sản chính hiệu.
Bên thương và kính trọng
Tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được nhắc đi nhắc lại rất nhiều trên hệ thống truyền thông quốc tế kể từ khi ông chỉ huy cuộc chiến chống chế độ thuộc địa của Pháp kéo dài đến năm 1954.
Sau chiến thắng này, ông trở thành thần tượng của nhiều dân tộc trên thế giới, nhất là những dân tộc nạn nhân của chế độ thuộc địa.
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp còn là thần tượng của nhiều lãnh đạo các nước không ưa Hoa kỳ, nhất là những người thuộc phe Tả quốc tế.
Họ kính trọng ông vì ông là người đã đánh bại bốn vị tướng Pháp, mà trong đó có cả những người từng là anh hùng trong trận Normandy thời Đệ nhị Thế chiến tại châu Âu.
Đặc biệt nhất ông được nhiều người xem là kẻ thắng cuộc trong chiến tranh Việt Nam đối với tướng William Westmoreland của Hoa Kỳ.
Đối với nhiều người Việt Nam trong và ngoài nước, họ đều kính trọng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, họ xem ông là biểu tượng tự hào của Việt Nam, cho rằng ông "đánh bại hai cường quốc" của thế giới.
Càng nhìn rõ sự tham nhũng và bế tắc hiện nay của người cộng sản khi điều hành đất nước trước các quốc nạn như tham nhũng, bè phái quyền lợi, họ lại kính trọng hơn về thế hệ cộng sản đầu tiên trong sạch mà ông Võ Nguyên Giáp được xem là biểu tượng.
Họ không xem Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một người cộng sản mà là một người đem lại niềm tự hào dân tộc nhiều hơn.
Các lãnh đạo hay các quốc gia thuộc cánh Tả, đa phần họ biết đến Việt Nam chỉ có hai người, ông Hồ Chí Minh và ông Võ Nguyên Giáp.
Nếu ông Hồ Chí Minh được xem là người tìm ra con đường giải thoát khỏi chế độ nô lệ thuộc địa, trong mắt của những lãnh đạo phe Tả như Hugo Chavez hay Fidel Castro, thì ông Võ Nguyên Giáp được xem là vị tướng đánh bại chế độ thuộc địa, chủ nghĩa đế quốc.
Tóm lại đối với những người thương và kính trọng ông cũng có nhiều lý do, nhưng lý do chính yếu vẫn là : khát vọng về sự độc lập của một dân tộc, điều vẫn có tính thời sự.
Xứng đáng tưởng niệm
Dù có nhiều người thương kẻ ghét, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn là một tên tuổi xứng đáng cho mọi người nhắc tới.
Có lẽ ông là một trong những vị đại tướng sống thọ nhất trong thế kỷ trước còn sót lại của thế giới.
Thương ghét, đúng, sai với ông bây giờ tất cả là phù du, con người vẫn chỉ là cát bụi, nhưng cái giá trị họ để lại rất đáng cho mọi người suy ngẫm.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã để lại cho người Việt Nam một trang sử đẹp, để lại cho thế giới những chiến tích lẫy lừng của một vị danh tướng, dù rằng đôi khi nhắc tới ông, người ta vẫn nói rằng " Nhất Tướng Công Thành Vạn Cốt Khô".
Trần Nhật Phong gửi cho BBC từ Quận Cam, California
Bài viết thể hiện quan điểm của nhà báo Trần Nhật Phong từ Quận Cam, California.
Tin tức về sự qua đời của ông đã lan ra khắp nơi trên toàn cầu trong hai ngày liên tục.
Nhiều ý kiến nói về ông, đặc biệt là sự phân tích, bình luận của cả hai luồng ý thức hệ khác biệt cánh Tả và cánh Hữu, có vẻ đều tỏ ra kính trọng người cuối cùng nằm xuống từ thế hệ lãnh đạo đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phía ghét và hận ông
Họ đa phần là những người sống ở miền nam Việt Nam, từng có một chế độ đối lập với chế độ Cộng sản, họ dường như không thích nghe những điều tốt về vị danh tướng này.
Họ ghét và hận ông bởi vì ông được xem là một trong những người tiên phong đem chủ nghĩa Cộng sản đến Việt Nam.
Họ ghét và hận là tại sao thời điểm trước cuộc Cách Mạng Mùa Thu Tháng 8 năm 1945, ông Võ Nguyên Giáp không đứng vào hàng ngũ của những đảng phái không Cộng Sản.
Họ càng ghét và hận hơn, khi ông Giáp đã chiến thắng trong trận chiến Điện Biên Phủ, trận chiến được xem là chấm dứt chế độ nô lệ thuộc địa mà người Pháp đã áp đặt gần 100 năm (từ năm 1958) trên đất nước Việt Nam.
Họ ghét và hận đến mức sẵn sàng phủ nhận chiến tích này, và cho rằng cuộc chiến đó là công trạng của... Trung Quốc.
Họ càng ghét và hận ông Giáp hơn, kể từ sau ngày Việt Nam được thống nhất hai miền nam bắc, sự quản lý đất nước tồi tệ, tham nhũng đến tận kẽ răng của những thế hệ Cộng Sản kế tiếp, họ qui trách nhiệm cho ông Giáp hay những người cùng thế hệ của ông, đã đem chủ nghĩa ngoại lai này đến Việt Nam cản trở bước tiến của dân tộc.
Tóm lại những người hận và ghét Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đều có nhiều lý do để ghét và hận ông, dù rằng bên ngoài cho rằng chỉ một lý do duy nhất : ông là một đảng viên Cộng sản chính hiệu.
Bên thương và kính trọng
Tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được nhắc đi nhắc lại rất nhiều trên hệ thống truyền thông quốc tế kể từ khi ông chỉ huy cuộc chiến chống chế độ thuộc địa của Pháp kéo dài đến năm 1954.
Sau chiến thắng này, ông trở thành thần tượng của nhiều dân tộc trên thế giới, nhất là những dân tộc nạn nhân của chế độ thuộc địa.
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp còn là thần tượng của nhiều lãnh đạo các nước không ưa Hoa kỳ, nhất là những người thuộc phe Tả quốc tế.
Họ kính trọng ông vì ông là người đã đánh bại bốn vị tướng Pháp, mà trong đó có cả những người từng là anh hùng trong trận Normandy thời Đệ nhị Thế chiến tại châu Âu.
Đặc biệt nhất ông được nhiều người xem là kẻ thắng cuộc trong chiến tranh Việt Nam đối với tướng William Westmoreland của Hoa Kỳ.
Đối với nhiều người Việt Nam trong và ngoài nước, họ đều kính trọng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, họ xem ông là biểu tượng tự hào của Việt Nam, cho rằng ông "đánh bại hai cường quốc" của thế giới.
Càng nhìn rõ sự tham nhũng và bế tắc hiện nay của người cộng sản khi điều hành đất nước trước các quốc nạn như tham nhũng, bè phái quyền lợi, họ lại kính trọng hơn về thế hệ cộng sản đầu tiên trong sạch mà ông Võ Nguyên Giáp được xem là biểu tượng.
Họ không xem Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một người cộng sản mà là một người đem lại niềm tự hào dân tộc nhiều hơn.
Các lãnh đạo hay các quốc gia thuộc cánh Tả, đa phần họ biết đến Việt Nam chỉ có hai người, ông Hồ Chí Minh và ông Võ Nguyên Giáp.
Nếu ông Hồ Chí Minh được xem là người tìm ra con đường giải thoát khỏi chế độ nô lệ thuộc địa, trong mắt của những lãnh đạo phe Tả như Hugo Chavez hay Fidel Castro, thì ông Võ Nguyên Giáp được xem là vị tướng đánh bại chế độ thuộc địa, chủ nghĩa đế quốc.
Tóm lại đối với những người thương và kính trọng ông cũng có nhiều lý do, nhưng lý do chính yếu vẫn là : khát vọng về sự độc lập của một dân tộc, điều vẫn có tính thời sự.
Xứng đáng tưởng niệm
Dù có nhiều người thương kẻ ghét, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn là một tên tuổi xứng đáng cho mọi người nhắc tới.
Có lẽ ông là một trong những vị đại tướng sống thọ nhất trong thế kỷ trước còn sót lại của thế giới.
Thương ghét, đúng, sai với ông bây giờ tất cả là phù du, con người vẫn chỉ là cát bụi, nhưng cái giá trị họ để lại rất đáng cho mọi người suy ngẫm.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã để lại cho người Việt Nam một trang sử đẹp, để lại cho thế giới những chiến tích lẫy lừng của một vị danh tướng, dù rằng đôi khi nhắc tới ông, người ta vẫn nói rằng " Nhất Tướng Công Thành Vạn Cốt Khô".
Trần Nhật Phong gửi cho BBC từ Quận Cam, California
Bài viết thể hiện quan điểm của nhà báo Trần Nhật Phong từ Quận Cam, California.
(BBC)
Thắng cuộc chiến tranh, mà chưa thắng Mỹ trận nào
John McCain for The Wall Street Journal – Việt-Long dịch thuật dịch t
Thượng Nghị Sĩ John McCain là con trai của Đô đốc John McCain Jr., Tư
lệnh các lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, trực tiếp tham chiến tại
Việt Nam. Ông là John McCain III, phi công chiến đấu của hạm đội 7, bị
bắn rơi trên trời Hà Nội vào tháng 10 năm 1967, trải qua tù ngục, tra
tấn, bệnh hoạn gần chết trong thời gian bị giam cầm làm tù binh chiến
tranh tại nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội.
Ông gặp tướng Võ Nguyên Giáp hai lần. Lần đầu tại một bệnh viện quân đội nơi ông được đưa tới điều trị sau khi bị bắn rơi (trước bị đưa vào tù). Thân phụ của ông là Tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương nên nhiều nhân vật cao cấp của Việt Nam chú ý và đến xem ông, bên cạnh những lính gác đông đảo và các nhân viên thẩm vấn làm việc hằng ngày. Người mà ông nhận ra duy nhất là tướng Giáp, lúc đó là Bộ trưởng Quốc phòng. Ông Giáp chỉ nhìn ông, không nói gì, rồi rời đi sau chốc lát.
Lần thứ nhì ông McCain gặp ông Giáp là trong thập niên 1990, thời gian ông lui tới Việt Nam thảo luận vấn đề POW-MIA và tái lâp quan hệ ngoại giao song phương. Ông yêu cầu bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch và thứ trưởng Lê Mai dàn xếp cho ông một cuộc phỏng vấn ngắn ngủi với nhân vật mà ông gọi là vị tướng huyền thoại, Tư lệnh quân đội nhân dân Bắc Việt. Hôm sau ông được đưa vào phòng khánh tiết Bắc bộ phủ, nơi tương Giáp tiếp đón ông nồng nhiệt. Ông mô tả tướng Giáp lúc đó người nhỏ nhắn, tươi cười, có tuổi nhưng nhanh nhẹn, mặc bộ veston màu xám thắt cra-vát, trông không giống như tăm tiếng được biết đến trong thời chiến như một chiến sĩ hung hãn và nóng tính. Hai người vỗ vai nhau giống như những chiến hữu cũ gặp lại nhau hơn là những cựu thù.
Ông McCain đã hy vọng sẽ hỏi tướng Giáp về vai trò lịch sử của ông Giáp, vì từ khi về Mỹ năm 1973 ông đã đọc tất cả mọi sách vở có thể tìm được về chiến tranh Việt Pháp và Việt Mỹ, khởi đầu với cuốn “Địa ngục chật chội” của ký giả Bernard Shaw viết về trận Điện Biên Phủ, biến cố quân sự đất dấu chấm hết cho chế độ thuộc địa của Pháp và làm lộ ra thiên tài của ông Giáp khiến thế giới sửng sốt.
Ông muốn nghe ông Giáp mô tả lại trận đánh gần hai tháng đó, giải thích làm cách nào đem được đại pháo xuyên núi cao vào chế ngự thung lũng Điện Biên khiến người Pháp kinh ngạc, cùng với một kỳ công khác là công cuộc tiếp vận qua đường mòn Hồ Chí Minh. Ông McCain nói ông biết tướng Giáp tự hào với danh tiếng “Napoleon Đỏ” và đoán rằng ông Giáp sẽ vui lòng đáp ứng cơ hội thỏa mãn óc tò mò của ông McCain về chiến công của mình. Ông muốn hai người cư xử với nhau như hai sĩ quan cựu thù đã hưu trí, nhắc lại những sự kiện lịch sử mà trong đó ông Giáp đóng một vai trò chủ chốt, còn ông McCain chỉ có vai trò nhỏ bé.
Nhưng vị nghị sĩ Hoa Kỳ đã thất vọng khi tướng Giáp chỉ trả lời những câu hỏi của ông rất vắn tắt, nói thêm chút ít vào những điều ông đã biết, rồi vẫy tay tỏ vẻ không thích thú. Ông Giáp nói “Đó đã hoàn toàn là chuyện quá khứ, ông với tôi nên thảo luận một tương lai ở nơi đó hai nước chúng ta không là thù mà là bạn.” Thế là câu chuyện trở thành cuộc thảo luận giữa hai nhà chính trị, là đề tài đã đưa ông McCain đến Việt Nam.
Nghị sĩ McCain cho rằng tướng Giáp là bậc thầy về tiếp vận, hay “hậu cần”, nhưng danh tiếng của ông vang xa hơn thế. Những chiến thắng của ông là nhờ chiến lược kiên trì mà ông Giáp và ông Hồ Chí Minh tin là sẽ thành công – với quyết tâm không lay chuyển khi hứng chịu những tổn thất khổng lồ và cả một đất nước gần như bị hủy diệt để chiến thắng mọi kẻ thù dù hùng mạnh đến đâu.
Ông Hồ từng nói với người Pháp “Các ông giết 10 người chúng tôi, chúng tôi chỉ giết 1 người các ông, nhưng rốt cuộc các ông sẽ chán nản bỏ cuộc trước”. Tướng Giáp thi hành chiến lược đó với một nghị lực cứng rắn. Quân Pháp đẩy lui hết đợt tấn công trực diện này đến đợt khác ở Điện Biên Phủ. Trân công kích Tết 1968 là thảm họa quân sự tiêu diệt hết đạo quân Việt Cộng. Nhưng tướng Giáp kiên quyết, và rốt cuộc thắng thế.
Người Mỹ không hề thua một trận chiến nào trước quân Bắc Việt, nhưng thua cả cuộc chiến. Khi thắng được cuộc chiến tranh là một nước chiến thắng, không phải quân đội của nước đó thắng. Ông Giáp hiểu điều đó.Hoa Kỳ không hiểu. Nước Mỹ chán ghét mệt mỏi vì cảnh chết chóc và bắn giết trước khi người Việt Nam bỏ cuộc. Khó lòng biện giải cho đạo nghĩa của chiến lược ấy. Nhưng chúng ta không thể chối bỏ sự thành công của nó, nghị sĩ McCain viết.
Gần cuối cuộc hội kiến, ông McCain lại cố trắc nghiệm tính chân thật của ông Giáp. Ông hỏi có đúng là ông Giáp đã phản đối cuộc xâm lăng Campuchia không. Ông Giáp bác bỏ điều đó bằng cách nói theo kiểu “Mọi quyết định của đảng đều luôn luôn đúng”
Cuộc gặp gỡ kết thúc với câu trả lời đó. Hai người bắt tay, và đúng lúc ông McCain quay bước, tướng Giáp nắm cánh tay ông, và nói nhẹ nhàng :”Ông đã là một kẻ địch đầy danh dự“
Nghị sĩ McCain kết luận, ông không biết tướng Giáp nói điều đó để so sánh Hoa Kỳ với những kẻ thù nghịch khác, Trung Quốc, Nhật Bản, hay người Pháp, là kẻ thù đã giết vợ ông, hay câu nói ngụ ý nhìn nhận người Mỹ đã chiến đấu vì lý tưởng hơn là vì đế quốc, và tinh thần nhân đạo cũng góp phần vào cuộc chiến bại.
Hay có thể ông Giáp chỉ muốn chiều lòng vị khách? Nhưng dù tướng Giáp có ý thế nào, nghị sĩ McCain cũng tán thưởng cảm nghĩ ấy.
Ông gặp tướng Võ Nguyên Giáp hai lần. Lần đầu tại một bệnh viện quân đội nơi ông được đưa tới điều trị sau khi bị bắn rơi (trước bị đưa vào tù). Thân phụ của ông là Tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương nên nhiều nhân vật cao cấp của Việt Nam chú ý và đến xem ông, bên cạnh những lính gác đông đảo và các nhân viên thẩm vấn làm việc hằng ngày. Người mà ông nhận ra duy nhất là tướng Giáp, lúc đó là Bộ trưởng Quốc phòng. Ông Giáp chỉ nhìn ông, không nói gì, rồi rời đi sau chốc lát.
Lần thứ nhì ông McCain gặp ông Giáp là trong thập niên 1990, thời gian ông lui tới Việt Nam thảo luận vấn đề POW-MIA và tái lâp quan hệ ngoại giao song phương. Ông yêu cầu bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch và thứ trưởng Lê Mai dàn xếp cho ông một cuộc phỏng vấn ngắn ngủi với nhân vật mà ông gọi là vị tướng huyền thoại, Tư lệnh quân đội nhân dân Bắc Việt. Hôm sau ông được đưa vào phòng khánh tiết Bắc bộ phủ, nơi tương Giáp tiếp đón ông nồng nhiệt. Ông mô tả tướng Giáp lúc đó người nhỏ nhắn, tươi cười, có tuổi nhưng nhanh nhẹn, mặc bộ veston màu xám thắt cra-vát, trông không giống như tăm tiếng được biết đến trong thời chiến như một chiến sĩ hung hãn và nóng tính. Hai người vỗ vai nhau giống như những chiến hữu cũ gặp lại nhau hơn là những cựu thù.
Ông McCain đã hy vọng sẽ hỏi tướng Giáp về vai trò lịch sử của ông Giáp, vì từ khi về Mỹ năm 1973 ông đã đọc tất cả mọi sách vở có thể tìm được về chiến tranh Việt Pháp và Việt Mỹ, khởi đầu với cuốn “Địa ngục chật chội” của ký giả Bernard Shaw viết về trận Điện Biên Phủ, biến cố quân sự đất dấu chấm hết cho chế độ thuộc địa của Pháp và làm lộ ra thiên tài của ông Giáp khiến thế giới sửng sốt.
Ông muốn nghe ông Giáp mô tả lại trận đánh gần hai tháng đó, giải thích làm cách nào đem được đại pháo xuyên núi cao vào chế ngự thung lũng Điện Biên khiến người Pháp kinh ngạc, cùng với một kỳ công khác là công cuộc tiếp vận qua đường mòn Hồ Chí Minh. Ông McCain nói ông biết tướng Giáp tự hào với danh tiếng “Napoleon Đỏ” và đoán rằng ông Giáp sẽ vui lòng đáp ứng cơ hội thỏa mãn óc tò mò của ông McCain về chiến công của mình. Ông muốn hai người cư xử với nhau như hai sĩ quan cựu thù đã hưu trí, nhắc lại những sự kiện lịch sử mà trong đó ông Giáp đóng một vai trò chủ chốt, còn ông McCain chỉ có vai trò nhỏ bé.
Nhưng vị nghị sĩ Hoa Kỳ đã thất vọng khi tướng Giáp chỉ trả lời những câu hỏi của ông rất vắn tắt, nói thêm chút ít vào những điều ông đã biết, rồi vẫy tay tỏ vẻ không thích thú. Ông Giáp nói “Đó đã hoàn toàn là chuyện quá khứ, ông với tôi nên thảo luận một tương lai ở nơi đó hai nước chúng ta không là thù mà là bạn.” Thế là câu chuyện trở thành cuộc thảo luận giữa hai nhà chính trị, là đề tài đã đưa ông McCain đến Việt Nam.
Nghị sĩ McCain cho rằng tướng Giáp là bậc thầy về tiếp vận, hay “hậu cần”, nhưng danh tiếng của ông vang xa hơn thế. Những chiến thắng của ông là nhờ chiến lược kiên trì mà ông Giáp và ông Hồ Chí Minh tin là sẽ thành công – với quyết tâm không lay chuyển khi hứng chịu những tổn thất khổng lồ và cả một đất nước gần như bị hủy diệt để chiến thắng mọi kẻ thù dù hùng mạnh đến đâu.
Ông Hồ từng nói với người Pháp “Các ông giết 10 người chúng tôi, chúng tôi chỉ giết 1 người các ông, nhưng rốt cuộc các ông sẽ chán nản bỏ cuộc trước”. Tướng Giáp thi hành chiến lược đó với một nghị lực cứng rắn. Quân Pháp đẩy lui hết đợt tấn công trực diện này đến đợt khác ở Điện Biên Phủ. Trân công kích Tết 1968 là thảm họa quân sự tiêu diệt hết đạo quân Việt Cộng. Nhưng tướng Giáp kiên quyết, và rốt cuộc thắng thế.
Người Mỹ không hề thua một trận chiến nào trước quân Bắc Việt, nhưng thua cả cuộc chiến. Khi thắng được cuộc chiến tranh là một nước chiến thắng, không phải quân đội của nước đó thắng. Ông Giáp hiểu điều đó.Hoa Kỳ không hiểu. Nước Mỹ chán ghét mệt mỏi vì cảnh chết chóc và bắn giết trước khi người Việt Nam bỏ cuộc. Khó lòng biện giải cho đạo nghĩa của chiến lược ấy. Nhưng chúng ta không thể chối bỏ sự thành công của nó, nghị sĩ McCain viết.
Gần cuối cuộc hội kiến, ông McCain lại cố trắc nghiệm tính chân thật của ông Giáp. Ông hỏi có đúng là ông Giáp đã phản đối cuộc xâm lăng Campuchia không. Ông Giáp bác bỏ điều đó bằng cách nói theo kiểu “Mọi quyết định của đảng đều luôn luôn đúng”
Cuộc gặp gỡ kết thúc với câu trả lời đó. Hai người bắt tay, và đúng lúc ông McCain quay bước, tướng Giáp nắm cánh tay ông, và nói nhẹ nhàng :”Ông đã là một kẻ địch đầy danh dự“
Nghị sĩ McCain kết luận, ông không biết tướng Giáp nói điều đó để so sánh Hoa Kỳ với những kẻ thù nghịch khác, Trung Quốc, Nhật Bản, hay người Pháp, là kẻ thù đã giết vợ ông, hay câu nói ngụ ý nhìn nhận người Mỹ đã chiến đấu vì lý tưởng hơn là vì đế quốc, và tinh thần nhân đạo cũng góp phần vào cuộc chiến bại.
Hay có thể ông Giáp chỉ muốn chiều lòng vị khách? Nhưng dù tướng Giáp có ý thế nào, nghị sĩ McCain cũng tán thưởng cảm nghĩ ấy.
Đoàn Hưng Quốc - Đảng Cộng Hoà làm lung lay niềm tin vào nền Dân Chủ Mỹ
Uy tín và nền kinh tế của Hoa Kỳ vốn đã thiệt hại bởi đảng Cộng Hoà
phong toả ngân sách và mức trần nợ công khiến nhà nước bị tê liệt, nhưng
đến nay ảnh hưởng lây lan ra cả đến chính sách ngoại giao khi Tổng
Thống Obama phải huỷ bỏ chuyến công du họp thượng đỉnh với các nước Á
Châu trong tháng 10 để ở lại Hoa Thịnh Đốn chuẩn bị thương lượng cùng
Quốc Hội. Trong khung cảnh mà các nước trong vùng lo ngại Hoa Kỳ có dấu
hiệu lơ là đối với khu vực Đông Nam Á kể từ khi ông John Kerry nhậm chức
Ngoại Trưởng, quyết định nói trên của ông Obama càng khiến dư luận đánh
giá rằng chính sách chuyển trọng tâm sang Thái Bình Dương đang bị lung
lay.
Thế lúng túng của Mỹ thêm tương phản với thái độ rốt ráo của Bắc Kinh: chủ tịch tối cao của Trung Quốc sang Mã Lai, Indonesia và sẽ dự Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC trong sự vắng mặt của ông Obama. Ông Tập Cận Bình ký kết hiệp định đối tác toàn diện chiến lược với Mã Lai và hứa hẹn tăng cường mậu dịch khu vực trong lúc các nước vùng Đông Nam Á e ngại khủng hoảng chính trị kéo dài tại Hoa Kỳ sẽ tác động xấu đến nền kinh tế của họ, như vậy ai hợp tác ai bỏ rơi ai?
Cho đến khi cánh cực hữu bị cử tri – nhất là tại các tiểu bang thành trì của đảng Cộng Hoà như Texas là nơi có đông người Việt cư ngụ – trừng trị bằng cách dùng lá phiếu loại bỏ ra khỏi Quốc Hội thì hàng năm họ sẽ tiếp tục áp dụng chiến thuật này cho dù ảnh hưởng xấu thế nào đến uy tín, nền kinh tế và chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ.
***
Trở lại chính sách chuyển trọng tâm sang Thái Bình Dương thì hai lần Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC lại xảy ra những vụ khủng hoảng khiến các nước Đông Nam Á nhận thấy Hoa Kỳ bị cản trở không thể đặt trọng tâm vào khu vực: tháng 9-2011 trùng hợp với Do Thái tấn công Palestine, và tháng 10-2013 khi đảng Cộng Hoà đẩy Hoa Kỳ vào vực thẩm ngân sách. Báo chí tập trung vào khủng hoảng nên công luận Mỹ không còn quan tâm gì đến chính sách tại Thái Bình Dương ngoại trừ một thiểu số chuyên viên rất nhỏ.
Cả hai trường hợp đều có thể là ngẫu nhiên nhưng không thể loại trừ khả năng các khuynh hướng chống chuyển trục ghi nhận để tái diễn trong tương lai.
Bắc Kinh có hai thế lực thông đồng trong chính trường Mỹ là Do Thái và Âu Châu để cản trở chính sách chuyển trục. Cả hai khuynh hướng chẳng những không hề xem Trung Quốc như mối đe doạ chiến lược mà trái lại còn là đối tác kinh tế đầy triển vọng, cho nên chính sách chuyển trục của Obama không khác gì hơn là một thách thức cho Hoa Kỳ không phù hợp với quyền lợi của họ.
Riêng thế lực Do Thái rất thực tế rằng họ không trông chờ vào sự bền bỉ và mức độ đáng tin cậy của nước Mỹ; trái lại họ dựa vào sức mạnh từ trong hành lang chính trị để tạo áp lực lên Hành Pháp và Lập Pháp nhằm duy trì sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Trung Đông. Trong trường hợp Mỹ hơi lơ là thì họ khuấy động thành khủng hoảng với Iran, với Hezbollah hay hù doạ với Al-Qeada để Hoa Thịnh Đốn không thể chú ý sang khu vực khác. Đến nay thì các đối thủ của chính sách chuyển trục lại khám phá ra một hệ lụy mới do thủ đoạn khủng hoảng ngân sách.
Người Mỹ gốc Việt không có thế lực chính trị hậu trường và thiếu tiếng nói trên báo chí Mỹ. Điều mà chúng ta có thể làm được là nâng cao ý thức về sinh hoạt chính trị ở Hoa Kỳ để chọn lá phiếu bầu cho đúng đắn. Đoàn Hưng Quốc
© Đàn Chim Việt
Bùi Tín - Giới dân chủ VN 'quý trọng Tướng Giáp'
Nhà báo Bùi Tín trong một lần làm việc với Tướng Giáp |
Cả Đảng Cộng sản lẫn
phong trào đấu tranh dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam đều muốn tận dụng
hình ảnh và sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người vừa qua đời hôm
04/10/2013 ở tuổi 103, theo nhận xét của nhà báo Bùi Tín.
Trao đổi với BBC từ Paris hôm 07/10/2013, cựu Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam từng có thời gian làm việc gần cận Tướng Giáp nói:
Trao đổi với BBC từ Paris hôm 07/10/2013, cựu Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam từng có thời gian làm việc gần cận Tướng Giáp nói:
“Rất có thể như thế, nhưng mỗi người tận dụng một cách khác nhau. Đây là một cuộc đọ sức rất lớn, nhất là trong tháng 10 này."
Theo ông Tín, người cũng là Phó Tổng Biên tập báo Nhân dân của Đảng nhưng sau ở lại Pháp và trở thành người bất đồng chính kiến, cái chết của vị Đại tướng đã gây lúng túng cho lãnh đạo chính quyền.
Ông nói: “Hiện nay Ban chấp hành Trung ương đang họp, họ cũng có lúng túng, cho nên họ mới để ông Giáp sống thêm một ngày mới công bố cái mất của ông ấy…
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
“Rất hay là lòng dân đã tỏ ra kính trọng một nhân cách, tất nhiên nhân cách này có hạn chế, nhưng giữa một rừng người cầm quyền hiện nay, là thối nát, là tham nhũng, là chia rẽ, là bạc nhược đối với bọn bành trướng, thì tấm gương của ông Giáp, dù sao vẫn là một tấm gương tích cực.”
Bình luận về điều được cho là nguyện vọng riêng của Tướng Giáp được an táng ở quê hương, tỉnh Quảng Bình, thay vì có một chỗ ở Nghĩa trang Mai Dịch dành cho các lãnh đạo và quan chức cao cấp, nhà báo Bùi Tín nói:
"Tôi nghĩ ông ấy là con người thông minh và gắn bó với quê hương thôi, cho nên đấy là cái cần được tôn trọng.
"Lẽ ra ông ấy phải được quốc tang ở trong Nghĩa trang Mai Dịch, nhưng người ta cũng đã có những kinh nghiệm như ông Lê Đức Thọ, cuối cùng cũng phải đưa về quê thôi,
"Ông Giáp không phải nghĩ đến như thế, bởi vì nhân dân rất tôn trọng, tôi nghĩ dù sao trong Đảng, ngoài Đảng, ông cũng xứng đáng, tuy là bề ngoài, về phía Nam, vẫn có những người người ta vẫn dùng cái kiểu chửi rủa ông ấy."
'Bệ đỡ quan trọng'
Theo ông Tín, người cũng là Phó Tổng Biên tập báo Nhân dân của Đảng nhưng sau ở lại Pháp và trở thành người bất đồng chính kiến, cái chết của vị Đại tướng đã gây lúng túng cho lãnh đạo chính quyền.
Ông nói: “Hiện nay Ban chấp hành Trung ương đang họp, họ cũng có lúng túng, cho nên họ mới để ông Giáp sống thêm một ngày mới công bố cái mất của ông ấy…
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
“Rất hay là lòng dân đã tỏ ra kính trọng một nhân cách, tất nhiên nhân cách này có hạn chế, nhưng giữa một rừng người cầm quyền hiện nay, là thối nát, là tham nhũng, là chia rẽ, là bạc nhược đối với bọn bành trướng, thì tấm gương của ông Giáp, dù sao vẫn là một tấm gương tích cực.”
Bình luận về điều được cho là nguyện vọng riêng của Tướng Giáp được an táng ở quê hương, tỉnh Quảng Bình, thay vì có một chỗ ở Nghĩa trang Mai Dịch dành cho các lãnh đạo và quan chức cao cấp, nhà báo Bùi Tín nói:
"Tôi nghĩ ông ấy là con người thông minh và gắn bó với quê hương thôi, cho nên đấy là cái cần được tôn trọng.
"Lẽ ra ông ấy phải được quốc tang ở trong Nghĩa trang Mai Dịch, nhưng người ta cũng đã có những kinh nghiệm như ông Lê Đức Thọ, cuối cùng cũng phải đưa về quê thôi,
"Ông Giáp không phải nghĩ đến như thế, bởi vì nhân dân rất tôn trọng, tôi nghĩ dù sao trong Đảng, ngoài Đảng, ông cũng xứng đáng, tuy là bề ngoài, về phía Nam, vẫn có những người người ta vẫn dùng cái kiểu chửi rủa ông ấy."
"Ông ấy là một con người đáng kính trọng, theo tôi nghĩ, tuy tôi đã rất tiếc và tôi đã thất vọng khi mà thuyết phục ông ấy không được để ông ấy đứng về phía dân chủ, tự do" - Nhà báo Bùi Tín
Ông Tín cho rằng mỗi một người là "con đẻ" của một hoàn cảnh lịch sử, địa lý và nhận xét:
"Cho nên tôi nghĩ, ông ấy vẫn là một anh hùng theo cái nghĩa nào đó của nhân dân, nhất là ở phía Bắc đã nghĩ về ông ấy."
Cựu Đại tá cho rằng Tướng Giáp là một người đáng kính trọng, tuy có một số hạn chế nhất định về mặt nhận thức, cũng như có thể do bối cảnh lịch sử thời đại.
"Cho nên tôi nghĩ, ông ấy vẫn là một anh hùng theo cái nghĩa nào đó của nhân dân, nhất là ở phía Bắc đã nghĩ về ông ấy."
Cựu Đại tá cho rằng Tướng Giáp là một người đáng kính trọng, tuy có một số hạn chế nhất định về mặt nhận thức, cũng như có thể do bối cảnh lịch sử thời đại.
"Tướng Giáp đã gửi ba lá thư lên lãnh đạo Việt Nam phản đối dự án bauxite"
Ông nói: "Ông ấy là một con người đáng kính
trọng, theo tôi nghĩ, tuy tôi đã rất tiếc và tôi đã thất vọng khi mà
thuyết phục ông ấy không được để ông ấy đứng về phía dân chủ, tự do."
Nhà báo Bùi Tín cho rằng do Tướng Giáp qua đời ở tuổi rất cao, sau khi đã thôi các chức vụ hàng chục năm, ảnh hưởng của ông với thời thế hiện tại 'không có ảnh hưởng nhiều lắm' tuy hàng vạn người đã tới nhà riêng của ông để viếng và bày tỏ lòng thương tiếc trong mấy ngày qua.
Ông Tín đưa ra dự đoán về lễ tang sắp diễn ra cũng như phản ứng của giới tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền trong nước.
Ông nói: "Tang lễ ngày 12-13/10 này chắc chắn là rất lớn. Anh chị em trí thức trong nước rất quý trọng và vẫn coi ông là một cái bệ đỡ quan trọng vì ông đã có ba lá thư về bauxite."
Ba lá thư này, theo các nguồn tin từ Việt Nam đã không nhận được phản hồi công khai của Nhà nước Việt Nam.
Ông Tín nói có nhà tranh đấu dân chủ đã có những bức trướng, câu đối ca ngợi 'tấm lòng' của Tướng Giáp đối với đất nước mà theo ông là một con người 'yêu nước thực sự' mà cuối đời đã có lựa chọn 'phản biện'.
"Chính nhân cái mất của ông Giáp mấy ngày hôm nay mà tôi nghĩ là anh chị em trí thức và tuổi trẻ coi đó là một dịp để khẳng định ông là một con người trí thức tiêu biểu, là một tấm gương phản biện dũng cảm, có ý nghĩa thiết thực, ngay trong thời kỳ trước mắt này," ông nói với BBC.
Nhà báo Bùi Tín cho rằng do Tướng Giáp qua đời ở tuổi rất cao, sau khi đã thôi các chức vụ hàng chục năm, ảnh hưởng của ông với thời thế hiện tại 'không có ảnh hưởng nhiều lắm' tuy hàng vạn người đã tới nhà riêng của ông để viếng và bày tỏ lòng thương tiếc trong mấy ngày qua.
Ông Tín đưa ra dự đoán về lễ tang sắp diễn ra cũng như phản ứng của giới tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền trong nước.
Ông nói: "Tang lễ ngày 12-13/10 này chắc chắn là rất lớn. Anh chị em trí thức trong nước rất quý trọng và vẫn coi ông là một cái bệ đỡ quan trọng vì ông đã có ba lá thư về bauxite."
Ba lá thư này, theo các nguồn tin từ Việt Nam đã không nhận được phản hồi công khai của Nhà nước Việt Nam.
Ông Tín nói có nhà tranh đấu dân chủ đã có những bức trướng, câu đối ca ngợi 'tấm lòng' của Tướng Giáp đối với đất nước mà theo ông là một con người 'yêu nước thực sự' mà cuối đời đã có lựa chọn 'phản biện'.
"Chính nhân cái mất của ông Giáp mấy ngày hôm nay mà tôi nghĩ là anh chị em trí thức và tuổi trẻ coi đó là một dịp để khẳng định ông là một con người trí thức tiêu biểu, là một tấm gương phản biện dũng cảm, có ý nghĩa thiết thực, ngay trong thời kỳ trước mắt này," ông nói với BBC.
(BBC)
Dương Trung Quốc: Bác Giáp đã có ý định về Vũng Chùa - Đảo Yến khi còn sống
Sáng 8.10, sau khi viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở ngôi nhà số 30 Hoàng
Diệu (Hà Nội), nhà sử học Dương Trung Quốc đã có trao đổi ngắn với Thanh Niên Online về vị tướng huyền thoại này.
Nhà sử học Dương Trung Quốc đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp - |
* Dưới góc độ là nhà sử học, ông đánh giá như thế nào về những dòng
người từ khắp mọi nơi xếp hàng không dứt để viếng Đại tướng Võ Nguyên
Giáp trong mấy ngày qua?
- Tôi chỉ nghĩ đơn giản thế này thôi, tôi làm nghề lịch sử cho nên không có thước đo nào bằng lòng người cả. Có hai điều tồn tại với lịch sử là thời gian và lòng người. Ngay sau khi bác Giáp nằm xuống, người dân thể hiện tình cảm của mình ngay lập tức. Và dòng người không dứt trong mấy ngày qua, chúng ta có thể đánh giá phẩm chất con người đáng kính này như thế nào.
* Riêng ông đánh giá như thế nào về tướng Giáp?
- Bây giờ tôi nói gì cũng bằng thừa vì có quá nhiều lời đánh giá hay rồi. Tôi nghĩ rằng thời gian sẽ làm cho hình tượng của bác Giáp lớn hơn nữa.
- Tôi chỉ nghĩ đơn giản thế này thôi, tôi làm nghề lịch sử cho nên không có thước đo nào bằng lòng người cả. Có hai điều tồn tại với lịch sử là thời gian và lòng người. Ngay sau khi bác Giáp nằm xuống, người dân thể hiện tình cảm của mình ngay lập tức. Và dòng người không dứt trong mấy ngày qua, chúng ta có thể đánh giá phẩm chất con người đáng kính này như thế nào.
* Riêng ông đánh giá như thế nào về tướng Giáp?
- Bây giờ tôi nói gì cũng bằng thừa vì có quá nhiều lời đánh giá hay rồi. Tôi nghĩ rằng thời gian sẽ làm cho hình tượng của bác Giáp lớn hơn nữa.
Từng dòng người xếp hàng dài để viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Ảnh: Độc Lập |
* Vừa rồi đã có quyết định an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Vũng Chùa - Đảo Yến, ở xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình), bản thân ông suy nghĩ gì về việc này?
- Trước hết ta phải tôn trọng người đã khuất và gia đình Đại tướng. Nhưng tôi nghĩ rằng với một người tuyệt vời như bác Giáp thì mọi quyết định đều hết sức sáng suốt. Rất nhiều người chia sẻ về sự sáng suốt ấy, là đưa bác về với quê hương của mình.
Tôi cho rằng không nên tranh luận chuyện đó, nhất là vào thời điểm này. Dẫu sao cần phải tôn trọng ý nguyện của người đã khuất và gia đình của họ. Riêng tôi thì nghĩ ý kiến bác Giáp thì luôn sáng suốt. Tôi được biết bác Giáp đã có ý định này khi cụ còn sống, còn minh mẫn. Tôi nghĩ chuyện này hết sức hệ trọng nên gia đình Đại tướng đã hết sức cân nhắc khi đưa ra quyết định.
* Còn việc lấy tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt tên đường thì sao ạ?
- Tôi ở trong hội đồng đặt tên đường phố ở Hà Nội nên khẳng định đó là điều chắc chắn rồi. Vấn đề còn lại là tìm con đường nào tương xứng với tên tuổi của bác.
* Cảm ơn ông!
- Trước hết ta phải tôn trọng người đã khuất và gia đình Đại tướng. Nhưng tôi nghĩ rằng với một người tuyệt vời như bác Giáp thì mọi quyết định đều hết sức sáng suốt. Rất nhiều người chia sẻ về sự sáng suốt ấy, là đưa bác về với quê hương của mình.
Tôi cho rằng không nên tranh luận chuyện đó, nhất là vào thời điểm này. Dẫu sao cần phải tôn trọng ý nguyện của người đã khuất và gia đình của họ. Riêng tôi thì nghĩ ý kiến bác Giáp thì luôn sáng suốt. Tôi được biết bác Giáp đã có ý định này khi cụ còn sống, còn minh mẫn. Tôi nghĩ chuyện này hết sức hệ trọng nên gia đình Đại tướng đã hết sức cân nhắc khi đưa ra quyết định.
* Còn việc lấy tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt tên đường thì sao ạ?
- Tôi ở trong hội đồng đặt tên đường phố ở Hà Nội nên khẳng định đó là điều chắc chắn rồi. Vấn đề còn lại là tìm con đường nào tương xứng với tên tuổi của bác.
* Cảm ơn ông!
Trung Hiếu (thực hiện)
Nhật Bản - Việt Nam gia tăng hợp tác trên biển
Nhật
Bản và Việt Nam hôm Thứ Hai thỏa thuận cổ võ hợp tác an ninh hàng hải
trong chiều hướng chống lại các hoạt động gia tăng củng cố chủ quyền của
hải quân Trung Quốc.
Tàu huấn luyện Kojima
trọng tải 3,500 tấn của Cảnh sát Biển Nhật Bản đến thăm cảng Tiên Sa,
Đà Nẵng, ngày 30/7/2013. (Hình: Thanh Niên)
|
Hãng
tin Kyodo cho hay như vậy về cuộc tiếp xúc giữa thủ tướng Nhật Shinzo
Abe và chủ tịch nước CSVN Trương Tấn Sang bên lề cuộc họp thượng đỉnh
Diễn Đàn Kinh Tế Á Châu Thái Bình Dương (APEC) đang được tổ chức trên
đảo Bali, Indonesia.
Theo nguồn tin này, cả hai bên đều cùng có
chủ trương khuyến khích thêm nhiều công ty Nhật đầu tư tại Việt Nam giúp
Việt Nam phát triển kinh tế.
Nhật Bản “quan ngại về các mưu mô
đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng võ lực.” Ông Abe nói với ông
Sang như thế, theo Kyodo kể lại theo lời một trong những viên chức tham
dự cuộc tiếp xúc. Điều này ám chỉ đến các hoạt động hải quân của Trung
quốc đã dẫn đến các tranh chấp lãnh thổ với những nước khác ở khu vực
trong đó có cả Nhật ở vùng biển Hoa Đông, còn Việt Nam, Philippines và
một số nước khác trên biển Đông.
Theo Kyodo News, ông Sang đồng ý với ông Abe, nói rằng những tranh chấp như thế cần phải được giải quyết theo luật lệ quốc tế.
Về
mặt kinh tế, thủ tướng Abe cho biết nước Nhật sẽ hợp tác với Việt Nam
nhiều hơn để cải thiện bầu khí kinh doanh tại Việt Nam và cổ võ các công
ty Nhật đầu tư thêm tại đây. Ông cũng hứa hẹn giúp Việt Nam đào tạo
nguồn nhân lực.
Bên cạnh cuộc tiếp xúc của ông Sang với thủ tướng
Nhật, bên lề hội nghị APEC, ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida cũng đã
thảo luận với ngoại trưởng Mỹ John Kerry và ngoại trưởng Úc Julie
Bishop hôm Thứ Sáu vừa qua về các tranh chấp chủ quyền biển đảo trên
biển Hoa Động và Biển Đông.
Sau cuộc họp tay ba này, một bản
thông cáo báo chí đã được công bố nói rằng họ chống lại các “hành động
đơn phương hay ép buộc” để thay đổi tình trạng hiện tại tại khu vực
biển Hoa Đông và kêu gọi các bên đang tranh chấp biển đảo trên Biển Đông
kềm chế, đừng có các hành động gây bất ổn.
Phản ứng laị bản
thông cáo báo chí ba bên vừa kể, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Hoa Xuân Oánh lên tiếng đả kích là can thiệp vào cuộc tranh chấp và
“làm vấn đề phức tạp thêm”.
Cùng lên tiếng trong cuộc họp báo ở
Bắc Kinh hôm Thứ Hai, Lưu Chấn Dân, Thứ trưởng Ngoại giao Trung quốc dèm
pha rằng “Sự can dự của các nước khác ngoài khu vực tranh chấp Biển
Đông là chỉ nhằm mục đích chính trị nhiều hơn”.
Ông ta cho rằng “Điều đó không dẫn đến gia tăng lòng tin cậy lẫn nhau và những sự đồng thuận giữa các nước ở khu vực”.
Ít
ngày trước cuộc họp APEC và những tháng gần đây, các lãnh tụ Trung quốc
từ chủ tịch Tập Cận Bình, thủ tướng Lý Khắc Cường và ngoại trưởng Vương
Nghị đã đi vòng vòng các nước trong khu vực ASEAN vận động, chèo kéo.
Hôm
Chủ nhật, ngoại trưởng Indonesia là Marty Natalegawa nói với báo South
China Morning Post rằng các nước ASEAN vẫn đoàn kết đối diện với Trung
quốc. Nhiều lời bình luận trên các hệ thống truyền thông gần đây cho
rằng đám lãnh tụ Bắc Kinh chia nhau đi du thuyết các nước không tranh
chấp, gây chia rẽ trong khối ASEAN để thủ lợi.
“Trung Quốc phải hiểu rằng một khối ASEAN mạnh mẽ và đoàn kết là có lợi cho họ.” Ông Natalegawa nói.
(Người Việt)
Danlambao 8/10/2013
Thật giả hỗn chiến
Bs Nguyễn Đan Quế – “…Trong cuộc hỗn chiến giành tự do internet, tất cả các xã hội dân sự của chúng ta đều xuất phát từ hạ tầng cơ sở, cùng quyết tâm nói lên nguyện vọng và bảo vệ quyền lợi của cộng đồng mình. Chính những xã hội dân sự hừng hực khí thế đấu tranh dân chủ cấu thành sức mạnh quần chúng. Và sức mạnh quần chúng có sứ mạng là áp đảo tập đoàn Bộ chính trị Hà nội, buộc chúng phải chấp nhận lộ trình dân chủ hóa từ dưới lên...”
Hồ Chí Minh: “Đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi”
Trần Việt Bắc (Danlambao) – Theo như hệ thống tư pháp ngày nay tại các nước dân chủ. Một phiên tòa gồm có chánh án, bồi thẩm đoàn, công tố viên, luật sư biện hộ, nhân chứng và nghi can. Nghi can là ông Hồ Chí Minh. Công tố viên là những người kết tội ông. Nhân chứng là những nạn nhân dù trực tiếp hay gián tiếp. Luật sư biện hộ là những người Cộng Sản bênh vực ông, những tác giả đã phủ nhận việc ông là người Đài Loan. Bồi thẩm đoàn là các độc giả, những người đọc, biết về sự kiện, biết các bằng chứng. Chánh án sẽ là người dân Việt. Bản án sẽ là những trang sử được ghi lại về việc này. Người viết chỉ là một trong những người đi tìm hiểu, để biết thêm về những bí ẩn trong lịch sử cận đại, muốn nêu ra đây để chia sẻ với bạn đọc, với hy vọng chúng ta sẽ có một bản án (verdict) sớm hơn để ghi lại trong trang sử Việt cho hậu thế…
Tàu cộng đã chiếm được Việt Nam về Chính trị, Kinh tế – Phần (1) Cuộc xâm lăng về Kinh tế
Uyển Thi (Danlambao) – Kinh tế Việt Nam đã bị Tàu cộng xâm lăng hoàn toàn, hàng kém chất lượng nhỏ như cây tăm cho đến to như chiếc xe container, đều là sản phẩm của láng giềng bốn tốt. Tăm dổm thì không sao nhưng xe dổm thì gây chết người, mà gần đây hầu hết những cái chết về tại nạn giao thông đều do loại xe Tàu cộng gây rạ Các công ty xí nghiệp của Việt Nam do không được đảng và nhà nước quan tâm bảo vệ, giúp đỡ khi bị hàng nhái từ bên kia biên giới làm ảnh hương uy tín sản phẩm của các doanh nghiệp, mà chỉ biết đến thu thuế đã đẩy các công ty vào con đường phá sạn Các sản phẩm dổm của Tàu cộng nhập lậu bán phá giá (1) khiến chỉ từ đầu năm đến nay đã có khoản vài chục ngàn doanh nghiệp phá sản.
Chân dung ông Phạm Quang Nghị, ứng viên Tổng bí thư
Người Hà Nội (Danlambao) – Tới Hội nghị Trung ương 8, khi ông Trọng bị ngay chính các UVTW đang lên án, có dấu hiệu bị lú lẫn, mất trí, thì ông Nghị lại là vị Ủy viên tích cực nhất trong công tác “rỉ tai”, hạ uy tín “ân nhân” dù trước đó chính ông Trọng là người đã tuyên bố ông Phạm Quang Nghị là người “hội đủ điều kiện” để kế nhiệm chức vụ Tổng bí thư trong nhiệm kỳ tới. Theo nguồn tin riêng đã kiểm chứng, hiện nay phe Thanh Hóa vốn nổi tiếng với các chiêu trò “bè phái địa phương” đang tăng cường công tác lót đường cho ông Nghị lên chức Tổng Bí thư dưới sự lãnh đạo trực tiếp của ông Lê Khả Phiêu, một kẻ cơ hội vốn nổi tiếng “theo đóm ăn tàn”. Phe Thanh Hóa trong đó có ông Phiêu, ông Khôi (Thượng tá, Bí thư Hoàn Kiếm), sân sau tỉ phú Lê Văn Tam cùng nhiều đại gia “Hoa Thanh Quế” khác…
Tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh và Mai Thi Dung bị chuyển trại tù ra Hà Nội
Trương Minh Đức (Danlambao) – Vào lúc 08 giờ sáng thứ Hai, 7.10.2013, hai gia đình của nữ tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh và Mai Thị Dung cùng có mặt rất sớm tại cổng trại giam phân trại 5, thuộc trại giam Z30A Xuân Lộc. Khoảng 20 phút sau tôi cũng có mặt cùng với hai gia đình là anh Võ Văn Bửu (chồng chị Mai Thị Dung), gia đình của Đỗ Thị Minh Hạnh có anh Phúc cùng đi với 1 người chị của Hạnh. Hai gia đình vào cổng trại gặp cán bộ quản giáo để hỏi việc hiện nay 02 nữ tù nhân bị chuyển nơi nào và giam ở đâu?…
Nữ tù nhân Mai Thị Dung và Đỗ Thị Minh Hạnh bị chuyển trại giam
Trại giam Z30A Xuân Lộc chuyển 2 nữ tù nhân lương tâm đang bệnh nặng đi đâu?
Cập nhật: Chị Mai Thị Dung và Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị chuyển ra Hà Nội, trại giam Thanh Xuân, huyện Thanh Oai, phân trại số 3.
Trương Minh Đức (Danlambao)
– Sáng nay, Chủ nhật ngày 6/10/2013 người nhà của 1 người tù đi thăm
nuôi về từ trại giam K5 thuộc Trại Z30A Xuân Lộc cho biết là nữ tù nhân
Mai Thị Dung và Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị chuyển trại giam vào ngày 01 /10/
2013.Trái tim Đỗ Thị Minh Hạnh
Muối mặn
Tôi lại viết thêm bài thơ thống khổ
Dẫu biết rằng thơ tôi chỉ như là hạt muối đổ dại dương
Nhưng tôi vẫn viết…
Viết cho Quê Hương
Một dân tộc đã cùng đường ngõ tận.Tỉnh Nghệ An dùng sinh viên tập trận phòng chống “phòng chống bạo loạn lật đổ”
Giuse Nguyễn Bình An (VRNs)
– Sáng ngày 04.10.2013, công an tỉnh Nghệ An tiếp tục tập trận “phòng
chống bạo loạn lật đổ chính quyền” tại Tp. Vinh. Có hơn 2.000 công an,
dân phòng, và các bạn sinh viên tại Trường Cao Đẳng Sư Phạm Nghệ An,
Trường Cao Đẳng Kinh Tế và Trường Đại Học Vinh tham gia tập trận tại tòa
nhà Adavico 30, đối diện trường Sara – đại lộ Lênin hướng đi ra đường
cao tốc sân bay Nghệ An.
Đồng chí Bean mênh mông tình tang tại LHQ
Biếm họa PHO (Danlambao)
Trên cái nhất của Lú
Gs Nguyễn Lân Dũng ngây ngô hay trơ tráo?
Thế Kỷ (Danlambao)
– Sinh năm 1938, Gs Nguyễn Lân Dũng năm nay đã được 75 tuổi đời. Con
người ta càng già càng khôn ra, vậy mà ngài đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân
Dũng càng già càng dại, nhiều lần nói năng chẳng khác gì như dư luận
viên của anh Đinh Thế Huynh. Xin đơn cử:
Tháo gỡ khó khăn
Vì ta dân chủ vạn lần… nên bầy lãnh đạo nói năng tầm phào!!!
Về nghi án đầu độc tướng Giáp năm 1976
Theo đường số 2 đến địa phận Vĩnh Yên, rẽ vào thị trấn Yên Lạc khoảng 8
cây số, cổng làng Vĩnh Động xuất hiện trong màn sương mờ ảo. Tôi hỏi
thăm vào nhà bác sĩ Phạm Văn Ngà.
Đón tôi là cụ ông đã ngoài 80 tuổi nhưng vẫn lanh lẹ, mái đầu đã bạc trắng vì thời gian, khuôn mặt đôn hậu, da dẻ hồng hào với đôi mắt sáng, giọng nói sang sảng. Những vết rạn, nám thường thấy trên khuôn mặt của những người ở cùng độ tuổi không thấy ở ông.
Hai ông cháu ngồi quây quần bên ấm chè mạn được chính tay ông pha chế cẩn thận. Nhấp chén nước chè khiến lòng tôi ấm lại. Ngoài hiên nhà, mưa rả rích rơi. Ông nói: Trời hôm nay giống hệt cái ngày ông cùng bốn người bạn rời cơ quan (Nhà in Quân đội) để đi tìm lại đồng đội của mình ở Quân y 312 đang đóng quân đâu đó nơi núi rừng Phú Thọ. Thấy tôi có vẻ không hiểu, ông cười khà một tiếng, mắt nhìn xa xăm như mơ tưởng về một miền quá vãng.
Vào năm 1950, khi ông đang làm việc tại Nhà in Quân đội có nhiều người bạn rất thân của ông đã chuyển về Quân y 312 để trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. Phần vì nhớ bạn, phần vì chiến trường sôi động thôi thúc lòng nhiệt thành trong người Đảng viên trẻ (ông được kết nạp Đảng khi mới 16 tuổi ) nên ông quyết tâm xin lãnh đạo cơ quan được nghỉ việc để đi tìm đồng đội.
Cả một tuần trôi qua mà tin tức về những người bạn trong Quân y 312 vẫn biệt vô âm tín. Mưa suốt mấy ngày khiến cho những con suối nhỏ đầu nguồn nước chảy rất mạnh, vắt rừng cắn nát cả bắp chân, khẩu phần ăn mang theo sắp cạn. Kẹt lại ở Phu Kẹt đến ngày thứ 7 cả nhóm quyết định đi tìm lần cuối cùng không được thì “đường ai nấy đi”.
Thật may khi chiều hôm đó lại gặp đồng chí Thanh Cù – người bạn mà các ông đang tìm đi lấy gạo cho đơn vị. Gặp lại nhau, mấy anh em mừng mừng, tủi tủi. Chiều tối hôm đó về nhà ông bạn uống rượu ăn mừng!
Gian nan học nghề
Sáng hôm sau được đồng chí Thanh Cù dẫn vào gặp đồng chí quản binh của Đơn vị 312. Vừa mới nghe trình bày đã nhận được cái lắc đầu mặc cho 4 anh em mải miết bày tỏ nguyện vọng muốn xin vào đơn vị. ” Đây không phải là túi chính sách để nhận quân số giảm chính”- anh ta đanh giọng lại.
Biết là xin không được, ông Ngà nghĩ ngay ra một cách lấy thẻ Đảng của cả bốn anh em ra trình bày. Trước cặp mắt nể phục của người quản binh, cả bốn được dẫn vào gặp trưởng trạm Quân y 312. Rất nhanh chóng, Trạm trưởng yêu cầu thi vượt rào bằng 2 bài toán đố và 1 bài chính trị. “Cả 4 sẽ nhập vào đơn vị này “- Trạm trưởng tuyên bố như vậy sau khi đọc các bài thi. Khi đó là vào tháng 10/1951.
Khi chiến dịch Điện Biên Phủ nổ ra, công việc trở nên gấp gáp, bề bộn. Công việc chủ yếu là đào hầm làm phòng mổ, chỗ nằm cho thương binh. Ông không quên được những ngày mưa ở chiến trường khiến địa đạo và chiến hào ngập nước. Nhiều hôm phải ngâm mình trong bùn, nước để trực chiến. Chuyển tải thương binh liên tục, ngay cả vị trí dựng lán cũng phải di chuyển thường xuyên tránh pháo kích. Chỉ qua lời ông kể tôi cũng cảm nhận được sự dữ dội của cuộc chiến 56 ngày đêm ấy. Ông hãnh diện nói: Khi đó bác là Phó Bí thư chi bộ Đội điều trị 312. Sau chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, ông được đề bạt là y tá trưởng. Ông cười nói: Thực tế vẫn chưa có chuyên môn gì cả. Bởi có nhiều thành tích trong công việc nên ông là một trong số ít người được cử đi học lớp sĩ quan quân y khóa 1 tại Bệnh viện 103. Ở đây, ông phải học lại văn hóa vì mới học hết lớp 4 sau đó mới học về chuyên môn.
Sau khi tốt nghiệp sĩ quan quân y được điều động về 354 – quản lý sức khỏe cán bộ trung cao cấp của 3 tổng cục. Trong thời gian này, ông tiếp tục học văn hóa thi vào Học viện Quân y 103, lớp Bác sĩ quân y khóa 6. Năm 1965, tốt nghiệp ra trường với tấm bằng bác sĩ, khi đó ông mang quân hàm Trung úy và tiếp tục về làm việc tại 354.
Lệnh điều động bí mật và 11 năm không biết đến Tết nhà!
Những năm 1965, cuộc chiến tranh diễn ra vô cùng khốc liệt. Chiến trường miền Nam giục giã, hối thúc lòng nhiệt huyết của người lính quân y tham gia chiến đấu. Ông làm đơn xung phong đi vào Nam tham gia đội điều trị dã chiến mang bí số 82. Ngày chuẩn bị lên đường ông nhận được lệnh điều động về bộ. Thực tế, tờ lệnh điều động bị chính người phụ trách chính trị trong đơn vị “ghim” lại không đưa cho ông. Sau này, đích thân người trên bộ xuống yêu cầu ông chấp hành lệnh điều động về bộ thì ông mới được biết. Ba tháng về cơ quan cũ 354, ông không được giao bất kỳ việc gì. Ông không hiểu. Ông nói: Thời gian này tôi như ngồi trên đống lửa, trong đầu lúc nào cũng rối vò những câu hỏi tại sao: Tại sao lại bị điều động về? Tại sao lại không cho làm bất kỳ việc gì? Hay bản thân có “vấn đề” gì? Gặng hỏi cán bộ cấp trên chỉ nhận được câu trả lời: Đồng chí cứ yên tâm nghỉ ngơi! Trình bày mãi họ mới chấp nhận cho ông hàng ngày đi lấy giấy khám bệnh cho các cán bộ cao cấp của 3 tổng cục. Hết thời gian 3 tháng, ông được cử làm bác sĩ riêng cho tướng Đinh Đức Thiện hành quân vào chiến trường Nam Lào.
“Sau này tôi mới biết chính thời gian trên là thời gian tôi được thử thách lòng trung thành, bản lĩnh chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, để tháng 6/1965 tôi nhận lệnh chuyển sang làm bác sĩ riêng cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp” – ông Ngà nói.
Cả quãng thời gian 30 năm, ông có nhiệm vụ chăm lo sức khỏe cho tướng Giáp. Trong bất kỳ chuyến công tác nào của Đại tướng ông đều có mặt. Hình ảnh người lính với vali thuốc luôn mang bên mình cận kề bên vị Đại tướng đã trở thành quen thuộc trong mỗi bức hình được ghi lại ở mỗi chuyến công tác. Ông Ngà bộc bạch: Công việc chăm sóc sức khỏe cho một vị Đại tướng đòi hỏi phải nắm hiểu cặn kẽ về sức khỏe của Đại tướng, có khả năng xử lý nhanh, chính xác các tình huống bất thường. Ông nhìn tôi và nói: Sau một thời gian ở bên Đại tướng, bác hiểu sức khỏe Đại tướng như chính bản thân mình vậy. Cho nên công việc khá nhàn nhưng chỉ một nỗi bị gò bó về thời gian, thiếu thốn về tình cảm gia đình. Luôn luôn trong trạng thái sẵn sàng tháp tùng Đại tướng đi công cán bất kỳ lúc nào, chỉ có tối đa thời gian chuẩn bị là 15 phút trước mỗi chuyến đi. Vì vậy 11 năm trời ông không biết đến Tết nhà. Vợ chồng ở xa nhau vì hoàn cảnh công việc, con cái phải tự học hành dưới sự nuôi dưỡng của bà nội.
Đại tướng đã cứu tôi
Có rất nhiều chuyện trong cả một quãng thời gian dài làm nhiệm vụ chăm lo sức khỏe cho Đại tướng. Nhưng có một câu chuyện mà ông mãi mãi ghi nhớ bởi nó là một trong những lần ông đã được chính vị Đại tướng – người mình phải chăm sóc đã cứu ông thoát khỏi một tình huống vô cùng nhạy cảm, nguy hiểm. Đó là vào đầu năm 1976, Đại tướng cùng con gái là Hồng Anh có chuyến công tác và nghỉ tại Đà Lạt. Địa điểm nghỉ là biệt điện Lệ Xuân. Công tác bảo mật và an ninh được chuẩn bị kỹ càng. Biệt điện được canh phòng bởi ba vòng an ninh. Theo ông Ngà thì “đến con kiến không thể lọt qua”. Vậy mà trong mâm cơm mang lên cho gia đình Đại tướng xuất hiện một hộp thuốc lạ song bề ngoài khá giống hộp thuốc mà bác sĩ Ngà vẫn thường mang cho Đại tướng dùng. Đại tướng thấy lạ khi thấy hộp thuốc lại tưởng thuốc của con gái Hồng Anh nên nhắc con gái uống. Nhưng Hồng Anh nói: Đây là thuốc của ba mà. Lấy làm lạ, Đại tướng gọi bác sĩ Ngà lên hỏi. Bác sĩ Ngà nói đây không phải là thuốc của ông. Ông xác nhận Đại tướng uống thuốc trước bữa ăn rồi. Ngay lập tức, hộp thuốc được mang đi kiểm nghiệm và kết luận đó là thuốc tím nguyên chất. Chỉ cần dùng một liều nhỏ cũng đủ giết một người sau 30 giây!
Ngay lập tức, Cục bảo vệ vào cuộc, an ninh được thắt chặt. Tất cả những người có mặt trong ngôi biệt thự đều bị thẩm vấn. Họ quyết tìm ra kẻ âm mưu đầu độc Đại tướng. Ông Ngà kể: Thời gian đó đối với tôi trôi qua hết sức căng thẳng. Dù chưa ai nói ra nhưng mọi ánh mắt đều nhìn vào tôi. Bản thân không thể giải thích nổi tại sao lại xuất hiện hộp thuốc đó trên bàn của Đại tướng. Gần 5 ngày trôi qua vẫn chưa tìm ra manh mối, nghi án bế tắc. Giọng của ông lúc này trầm lại hẳn. Ông kể thực chậm rãi khiến tôi có cảm giác như mình được tận mắt chứng kiến diễn biến của nghi án này. Tay ông vân đi vân lại chén trà mấy lần nhấc lên nhấc xuống định nhấm nháp rồi lại thôi. Mắt ông rưng rưng vì xúc động. Ông kể tiếp: Sau khi về đến Sài Gòn, ông nhận được cú điện thoại từ đồng chí có tên Côn – Chỉ huy đội cận vệ lúc ấy báo lại rằng: Một anh lính trong đội cận vệ khi thực hiện rà soát khu biệt điện có nhặt một hộp thuốc trong nhà vệ sinh rồi để vào khu bếp. Đầu bếp vô tình tưởng hộp thuốc của ông Ngà vẫn mang lên cho tướng Giáp dùng nên để vào khay bưng lên. Lúc đầu cậu lính này không dám nhận vì quá sợ hãi. Cú điện đó đã xóa tan mọi nghi vấn về phía ông. Thực ra, sau chiến tranh, những người lính Bắc vào tiếp quản miền Nam còn khá lạ lẫm với những vật dụng ở thành phố. Người lính này không hề biết hộp thuốc đó dùng để khử mùi…
Ông nói, chính sự cảnh giác của tướng Giáp đã cứu tôi thoát khỏi cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”, bảo vệ danh dự cho ông. Sau sự kiện đó càng làm cho mối quan hệ giữa ông và vị Đại tướng thêm gắn bó. Đại tướng coi ông như người thân trong gia đình. Chỉ ông là người duy nhất được Đại tướng cho phép ở gần trong bất kỳ chuyến công tác nào, hoàn cảnh nào. Và Đại tướng chỉ tin tưởng dùng thuốc khi chính tay ông đưa lên.
Giờ đây, sau 1/3 thế kỷ làm tròn nhiệm vụ là “cẩm y vệ” của Đại tướng, ông về nghỉ hưu với quân hàm Đại tá và được Nhà nước trao tặng nhiều huân huy chương cao quý. Ông và vợ giờ đã ở cái tuổi xưa nay hiếm nhưng vẫn không nề hà khám chữa bệnh cho những người dân trong làng miễn phí. Vào mỗi buổi chiều, ông và vợ thường dạo bộ trên con đường làng quen thuộc nơi tuổi thơ ông đã trải qua và lớn lên ở đó.
(nguyentrongtao.org)
Đón tôi là cụ ông đã ngoài 80 tuổi nhưng vẫn lanh lẹ, mái đầu đã bạc trắng vì thời gian, khuôn mặt đôn hậu, da dẻ hồng hào với đôi mắt sáng, giọng nói sang sảng. Những vết rạn, nám thường thấy trên khuôn mặt của những người ở cùng độ tuổi không thấy ở ông.
Hai ông cháu ngồi quây quần bên ấm chè mạn được chính tay ông pha chế cẩn thận. Nhấp chén nước chè khiến lòng tôi ấm lại. Ngoài hiên nhà, mưa rả rích rơi. Ông nói: Trời hôm nay giống hệt cái ngày ông cùng bốn người bạn rời cơ quan (Nhà in Quân đội) để đi tìm lại đồng đội của mình ở Quân y 312 đang đóng quân đâu đó nơi núi rừng Phú Thọ. Thấy tôi có vẻ không hiểu, ông cười khà một tiếng, mắt nhìn xa xăm như mơ tưởng về một miền quá vãng.
Vào năm 1950, khi ông đang làm việc tại Nhà in Quân đội có nhiều người bạn rất thân của ông đã chuyển về Quân y 312 để trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. Phần vì nhớ bạn, phần vì chiến trường sôi động thôi thúc lòng nhiệt thành trong người Đảng viên trẻ (ông được kết nạp Đảng khi mới 16 tuổi ) nên ông quyết tâm xin lãnh đạo cơ quan được nghỉ việc để đi tìm đồng đội.
Cả một tuần trôi qua mà tin tức về những người bạn trong Quân y 312 vẫn biệt vô âm tín. Mưa suốt mấy ngày khiến cho những con suối nhỏ đầu nguồn nước chảy rất mạnh, vắt rừng cắn nát cả bắp chân, khẩu phần ăn mang theo sắp cạn. Kẹt lại ở Phu Kẹt đến ngày thứ 7 cả nhóm quyết định đi tìm lần cuối cùng không được thì “đường ai nấy đi”.
Thật may khi chiều hôm đó lại gặp đồng chí Thanh Cù – người bạn mà các ông đang tìm đi lấy gạo cho đơn vị. Gặp lại nhau, mấy anh em mừng mừng, tủi tủi. Chiều tối hôm đó về nhà ông bạn uống rượu ăn mừng!
Gian nan học nghề
Sáng hôm sau được đồng chí Thanh Cù dẫn vào gặp đồng chí quản binh của Đơn vị 312. Vừa mới nghe trình bày đã nhận được cái lắc đầu mặc cho 4 anh em mải miết bày tỏ nguyện vọng muốn xin vào đơn vị. ” Đây không phải là túi chính sách để nhận quân số giảm chính”- anh ta đanh giọng lại.
Biết là xin không được, ông Ngà nghĩ ngay ra một cách lấy thẻ Đảng của cả bốn anh em ra trình bày. Trước cặp mắt nể phục của người quản binh, cả bốn được dẫn vào gặp trưởng trạm Quân y 312. Rất nhanh chóng, Trạm trưởng yêu cầu thi vượt rào bằng 2 bài toán đố và 1 bài chính trị. “Cả 4 sẽ nhập vào đơn vị này “- Trạm trưởng tuyên bố như vậy sau khi đọc các bài thi. Khi đó là vào tháng 10/1951.
Khi chiến dịch Điện Biên Phủ nổ ra, công việc trở nên gấp gáp, bề bộn. Công việc chủ yếu là đào hầm làm phòng mổ, chỗ nằm cho thương binh. Ông không quên được những ngày mưa ở chiến trường khiến địa đạo và chiến hào ngập nước. Nhiều hôm phải ngâm mình trong bùn, nước để trực chiến. Chuyển tải thương binh liên tục, ngay cả vị trí dựng lán cũng phải di chuyển thường xuyên tránh pháo kích. Chỉ qua lời ông kể tôi cũng cảm nhận được sự dữ dội của cuộc chiến 56 ngày đêm ấy. Ông hãnh diện nói: Khi đó bác là Phó Bí thư chi bộ Đội điều trị 312. Sau chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, ông được đề bạt là y tá trưởng. Ông cười nói: Thực tế vẫn chưa có chuyên môn gì cả. Bởi có nhiều thành tích trong công việc nên ông là một trong số ít người được cử đi học lớp sĩ quan quân y khóa 1 tại Bệnh viện 103. Ở đây, ông phải học lại văn hóa vì mới học hết lớp 4 sau đó mới học về chuyên môn.
Sau khi tốt nghiệp sĩ quan quân y được điều động về 354 – quản lý sức khỏe cán bộ trung cao cấp của 3 tổng cục. Trong thời gian này, ông tiếp tục học văn hóa thi vào Học viện Quân y 103, lớp Bác sĩ quân y khóa 6. Năm 1965, tốt nghiệp ra trường với tấm bằng bác sĩ, khi đó ông mang quân hàm Trung úy và tiếp tục về làm việc tại 354.
Lệnh điều động bí mật và 11 năm không biết đến Tết nhà!
Những năm 1965, cuộc chiến tranh diễn ra vô cùng khốc liệt. Chiến trường miền Nam giục giã, hối thúc lòng nhiệt huyết của người lính quân y tham gia chiến đấu. Ông làm đơn xung phong đi vào Nam tham gia đội điều trị dã chiến mang bí số 82. Ngày chuẩn bị lên đường ông nhận được lệnh điều động về bộ. Thực tế, tờ lệnh điều động bị chính người phụ trách chính trị trong đơn vị “ghim” lại không đưa cho ông. Sau này, đích thân người trên bộ xuống yêu cầu ông chấp hành lệnh điều động về bộ thì ông mới được biết. Ba tháng về cơ quan cũ 354, ông không được giao bất kỳ việc gì. Ông không hiểu. Ông nói: Thời gian này tôi như ngồi trên đống lửa, trong đầu lúc nào cũng rối vò những câu hỏi tại sao: Tại sao lại bị điều động về? Tại sao lại không cho làm bất kỳ việc gì? Hay bản thân có “vấn đề” gì? Gặng hỏi cán bộ cấp trên chỉ nhận được câu trả lời: Đồng chí cứ yên tâm nghỉ ngơi! Trình bày mãi họ mới chấp nhận cho ông hàng ngày đi lấy giấy khám bệnh cho các cán bộ cao cấp của 3 tổng cục. Hết thời gian 3 tháng, ông được cử làm bác sĩ riêng cho tướng Đinh Đức Thiện hành quân vào chiến trường Nam Lào.
“Sau này tôi mới biết chính thời gian trên là thời gian tôi được thử thách lòng trung thành, bản lĩnh chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, để tháng 6/1965 tôi nhận lệnh chuyển sang làm bác sĩ riêng cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp” – ông Ngà nói.
Cả quãng thời gian 30 năm, ông có nhiệm vụ chăm lo sức khỏe cho tướng Giáp. Trong bất kỳ chuyến công tác nào của Đại tướng ông đều có mặt. Hình ảnh người lính với vali thuốc luôn mang bên mình cận kề bên vị Đại tướng đã trở thành quen thuộc trong mỗi bức hình được ghi lại ở mỗi chuyến công tác. Ông Ngà bộc bạch: Công việc chăm sóc sức khỏe cho một vị Đại tướng đòi hỏi phải nắm hiểu cặn kẽ về sức khỏe của Đại tướng, có khả năng xử lý nhanh, chính xác các tình huống bất thường. Ông nhìn tôi và nói: Sau một thời gian ở bên Đại tướng, bác hiểu sức khỏe Đại tướng như chính bản thân mình vậy. Cho nên công việc khá nhàn nhưng chỉ một nỗi bị gò bó về thời gian, thiếu thốn về tình cảm gia đình. Luôn luôn trong trạng thái sẵn sàng tháp tùng Đại tướng đi công cán bất kỳ lúc nào, chỉ có tối đa thời gian chuẩn bị là 15 phút trước mỗi chuyến đi. Vì vậy 11 năm trời ông không biết đến Tết nhà. Vợ chồng ở xa nhau vì hoàn cảnh công việc, con cái phải tự học hành dưới sự nuôi dưỡng của bà nội.
Đại tướng đã cứu tôi
Có rất nhiều chuyện trong cả một quãng thời gian dài làm nhiệm vụ chăm lo sức khỏe cho Đại tướng. Nhưng có một câu chuyện mà ông mãi mãi ghi nhớ bởi nó là một trong những lần ông đã được chính vị Đại tướng – người mình phải chăm sóc đã cứu ông thoát khỏi một tình huống vô cùng nhạy cảm, nguy hiểm. Đó là vào đầu năm 1976, Đại tướng cùng con gái là Hồng Anh có chuyến công tác và nghỉ tại Đà Lạt. Địa điểm nghỉ là biệt điện Lệ Xuân. Công tác bảo mật và an ninh được chuẩn bị kỹ càng. Biệt điện được canh phòng bởi ba vòng an ninh. Theo ông Ngà thì “đến con kiến không thể lọt qua”. Vậy mà trong mâm cơm mang lên cho gia đình Đại tướng xuất hiện một hộp thuốc lạ song bề ngoài khá giống hộp thuốc mà bác sĩ Ngà vẫn thường mang cho Đại tướng dùng. Đại tướng thấy lạ khi thấy hộp thuốc lại tưởng thuốc của con gái Hồng Anh nên nhắc con gái uống. Nhưng Hồng Anh nói: Đây là thuốc của ba mà. Lấy làm lạ, Đại tướng gọi bác sĩ Ngà lên hỏi. Bác sĩ Ngà nói đây không phải là thuốc của ông. Ông xác nhận Đại tướng uống thuốc trước bữa ăn rồi. Ngay lập tức, hộp thuốc được mang đi kiểm nghiệm và kết luận đó là thuốc tím nguyên chất. Chỉ cần dùng một liều nhỏ cũng đủ giết một người sau 30 giây!
Ngay lập tức, Cục bảo vệ vào cuộc, an ninh được thắt chặt. Tất cả những người có mặt trong ngôi biệt thự đều bị thẩm vấn. Họ quyết tìm ra kẻ âm mưu đầu độc Đại tướng. Ông Ngà kể: Thời gian đó đối với tôi trôi qua hết sức căng thẳng. Dù chưa ai nói ra nhưng mọi ánh mắt đều nhìn vào tôi. Bản thân không thể giải thích nổi tại sao lại xuất hiện hộp thuốc đó trên bàn của Đại tướng. Gần 5 ngày trôi qua vẫn chưa tìm ra manh mối, nghi án bế tắc. Giọng của ông lúc này trầm lại hẳn. Ông kể thực chậm rãi khiến tôi có cảm giác như mình được tận mắt chứng kiến diễn biến của nghi án này. Tay ông vân đi vân lại chén trà mấy lần nhấc lên nhấc xuống định nhấm nháp rồi lại thôi. Mắt ông rưng rưng vì xúc động. Ông kể tiếp: Sau khi về đến Sài Gòn, ông nhận được cú điện thoại từ đồng chí có tên Côn – Chỉ huy đội cận vệ lúc ấy báo lại rằng: Một anh lính trong đội cận vệ khi thực hiện rà soát khu biệt điện có nhặt một hộp thuốc trong nhà vệ sinh rồi để vào khu bếp. Đầu bếp vô tình tưởng hộp thuốc của ông Ngà vẫn mang lên cho tướng Giáp dùng nên để vào khay bưng lên. Lúc đầu cậu lính này không dám nhận vì quá sợ hãi. Cú điện đó đã xóa tan mọi nghi vấn về phía ông. Thực ra, sau chiến tranh, những người lính Bắc vào tiếp quản miền Nam còn khá lạ lẫm với những vật dụng ở thành phố. Người lính này không hề biết hộp thuốc đó dùng để khử mùi…
Ông nói, chính sự cảnh giác của tướng Giáp đã cứu tôi thoát khỏi cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”, bảo vệ danh dự cho ông. Sau sự kiện đó càng làm cho mối quan hệ giữa ông và vị Đại tướng thêm gắn bó. Đại tướng coi ông như người thân trong gia đình. Chỉ ông là người duy nhất được Đại tướng cho phép ở gần trong bất kỳ chuyến công tác nào, hoàn cảnh nào. Và Đại tướng chỉ tin tưởng dùng thuốc khi chính tay ông đưa lên.
Giờ đây, sau 1/3 thế kỷ làm tròn nhiệm vụ là “cẩm y vệ” của Đại tướng, ông về nghỉ hưu với quân hàm Đại tá và được Nhà nước trao tặng nhiều huân huy chương cao quý. Ông và vợ giờ đã ở cái tuổi xưa nay hiếm nhưng vẫn không nề hà khám chữa bệnh cho những người dân trong làng miễn phí. Vào mỗi buổi chiều, ông và vợ thường dạo bộ trên con đường làng quen thuộc nơi tuổi thơ ông đã trải qua và lớn lên ở đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét