Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Thứ Bảy, 26-10-2013 - Từ Nguyễn Phương Uyên đến Lê Quốc Quân và Đinh Nhật Uy: Bản án “Sợ” của CSVN

6302006560_9f981c6a36CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Đâu là sự thật của thác Bản Giốc ? (Trương Nhân Tuấn). =>

Hạ Long Bụt Sĩ – tàu có đáng sợ không? (DĐTK).
Thu giữ hàng trăm bản đồ không có Hoàng Sa, Trường Sa (PLTP).
Ấn Độ né tránh tranh chấp trên biển Đông (VnM).
Philippines hy vọng tòa án LHQ sớm ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông (VOA).  - Philippines rút lại lời tố giác Trung Quốc (BBC).
Nhật khóa van “bí mật quốc gia” (NLĐ).
Chính sách xoay trục về Châu Á của Mỹ đang gia tốc (VOA).
Việt Nam, Anh đối thoại chiến lược lần 3 (VOA).
Trại dân oan (RFA). - Tin khẩn: Côn an bắt người đến giúp dân oan (DLB). - Các bạn công an! Hãy để lại cái đức cho con cháu mình (Phương Bích).
Công an tạm giữ cha của anh Đoàn Huy Chương (RFA).
Cuộc chiến 258 và Mạng lưới Blogger Việt Nam (DLB). - Thầy dùi trẻ con qua cái gọi là ”ký sự ủng hộ Việt Nam ứng cử …” (Người Buôn Gió). “Vậy chúng ta cần làm rõ khái niệm tại sao quyền chính đáng của nhân dân lại phải do ĐCSVN đáp ứng? Tại sao nhân dân một nước độc lập, tư do lại phải cần đến một đảng phái đáp ứng cho quyền lợi chính đáng của mình? Đảng này có quyền gì, có địa vị gì mà có thể đáp ứng (ban phát) quyền lợi chính đáng cho người dân? Tại sao chữ Đảng được viết hoa mà chữ nhà nước lại viết thường?
29.10: Vụ án xử người dùng Facebook đầu tiên trên thế giới (DCCT/Boxitvn). - RSF: Việt Nam tận dụng mọi cách đàn áp quyền tự do ngôn luận (VOA). “Khi một người dùng mạng xã hội Facebook để đòi công lý và kêu gọi phóng thích cho em trai của mình mà bị nhà cầm quyền bắt và truy tố điều này chứng tỏ sự đàn áp ngày càng nặng tay của Hà Nội và mức độ không chấp nhận chỉ trích của nhà cầm quyền Việt Nam đã lên tới đỉnh điểm.” - Quyền được nói của Đinh Nhật Uy và của tất cả chúng ta (RFA). - Giáo Giở (Blog RFA).
Hai vĩ nhân trong thơ Tố Hữu (tiếp theo) (Lê Mai). “Ai có thể ngờ, Liên Xô, thành trì XHCN và hệ thống các nước XHCN Đông Âu bỗng chốc sụp đổ. Chủ nghĩa tư bản, tuy gặp những khúc quanh song vẫn đầy tiềm năng và vẫn phát triển vượt bậc. Hai vĩ nhân của lịch sử hiện lên trong thơ Tố Hữu đầy thiên tài và nặng ơn nghĩa. Chỉ có điều, mơ ước đòi ‘đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản’ của hai vĩ nhân lịch sử vẫn chưa thể trở thành hiện thực. Song, hãy tin rằng, theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định tiến lên chủ nghĩa xã hội!” dù phải tốn thêm vài triệu năm nữa… - Chân dung lãnh đạo xuyên suốt 1945-2013 (Đinh Tấn Lực).
Đại Vệ Chí Dị (Người Buôn Gió).
- Nguyễn Tâm Thức:Ý kiến: Cần trả lại món nợ lịch sử (BBC/DĐXHDS).  “Có thể nói đến hôm nay, thế kỷ 20 ở Việt Nam, tuyên truyền chính trị vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nhà trường chứ không phải là giáo dục và khoa học. Chủ nghĩa dân tộc bốc đồng và sự ồn ào, ngây thơ về chiến thắng ‘Hai Đế quốc to’”.
- Tưởng nhớ Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh: Một bức thư chân thành, tâm huyết (Bùi Văn Bồng).
- Hòa giải sau cuộc chiến: Thư ngỏ gửi ông Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội  Nước CHXHCN Việt Nam  Các vị Đại biểu Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ IV (Lê Khả Sỹ).
HRW kêu gọi Việt Nam sửa đổi Hiến pháp để bảo đảm nhân quyền (RFA).
Những bài viết của LS Trần Vũ Hải nhân Kỳ họp 6 Quốc hội Khóa 13 (Bài 3) (DĐXHDS).
Bình mới đựng rượu chua (RFA/DĐXHDS).
Chính trị VN ‘không rõ ai đang cầm lái’ (BBC/DĐXHDS). “Tại Trung Quốc, đấu đá phe nhóm đã cho kết quả người chiến thắng rõ ràng là lãnh đạo đảng Tập Cận Bình. Một phần của vấn đề tại Việt Nam là chẳng ai dường như biết chắc rằng người ai là người đang cầm trịch”.  – Nguyễn Hưng Quốc: Lãnh đạo và quản trị (Blog VOA).
- Luật sư Ngô Ngọc Trai: Ý kiến: Tổng bí thư kiêm Chủ tịch QH? (BBC). “Đảng Cộng sản Việt Nam bao nhiêu năm qua giữ vai trò lãnh đạo nhưng hiện tình đất nước như bây giờ chứng tỏ đảng đã không biết cách làm tốt vai trò của mình. Nắm toàn quyền điều hành hệ thống chính trị nhưng đảng đã không biết cách lập trình hệ thống sao cho sự vận hành được trơn tru hiệu quả”.
Truyền thông về quyền con người còn bị động và lúng túng (VNN).
- Trần Ngọc Thạch: Yêu cầu “thay đổi” không chỉ là đòi hỏi từ thực tiễn cuộc sống mà còn là mệnh lệnh của dân tộc! (Boxitvn).
Đại biểu Quốc hội bức xúc lãng phí quá lớn (VnM).
Ngân sách đã đến mức vay ăn và trả nợ (TBKTSG).  - Trăm mối lo về ngân sách (NLĐ).  - Làm rõ thêm vấn đề thu, chi (ĐBND).  - Tiêu tiền ngân sách… dễ thật! (CT).  - Kích công bù tư (TQ).  -Gánh nặng nợ nần làm “nóng” nghị trường.
- Phan Châu ThànhTại sao Chính phủ PHẢI nhận nợ thay Vinashin và các Tập đoàn KT NN khác? (Boxitvn).
08228E1D-D911-477D-9330-04E37D21D1B4_w268_r1 <- Bộ trưởng Y tế Việt Nam bị đề nghị từ chức (VOA).  - Một tiền lệ buồn của giới y khoa Việt Nam (VnM).  - Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về tiêu cực trong ngành? (VnEco). - Thư gửi chị Táo Y tế (DLB). - Bộ trưởng Y tế lạc đề (NLĐ).  - VỤ “BÁC SĨ NÉM XÁC”: Đùn đẩy trách nhiệm (NLĐ).  - Vụ bác sĩ ném xác phi tang: Bộ Y tế đổ lỗi cho địa phương.  - Vụ thẩm mỹ viện Cát Tường: “Văn hóa từ chức” vẫn là “của để dành”? (ĐSPL).
- Thiện Tùng: “Chủ nghĩa lý lịch Việt Nam” (Boxitvn).
Quốc gia hù (DLB).
Thư giãn cuối tuần: HỌ CHỬI TỚ NGU MÀ CỨ UỐNG SỮA TỚ ĐỂ ĐƯỢC THÔNG MINH (Tễu).
- Minh Diện viết về vụ ông Huỳnh Uy Dũng tố cáo ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương: THẢM ĐỎ CÓ GAI ? (Bùi Văn Bồng).
Cảnh cáo phó Ban Dân vận và phó giám đốc Sở Nội vụ Phú Yên (TT).
- Vụ thu hồi đất rừng của Công ty TNHH Trúc Vinh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa Bài 1: Dân trồng rừng, ai hưởng lợi? (ĐBND).
Sư trụ trì ở… biệt thự! (NLĐ).
Nhà văn Đỗ Phương Khanh: “Thời tỵ nạn” ! (Nhật Tuấn).
VIỆN KHỔNG TỬ GÂY Ô NHIỄM THẾ GIỚI (Ngô Đức Thọ).
Luật sư Nhân Quyền Trung Quốc bị bắt giữ vì bảo vệ cho Pháp Luân Công (ĐKN).
Tòa TQ bác đơn kháng cáo của Bạc Hy Lai (BBC).  - Trung Quốc: Ông Bạc Hy Lai bị bác đơn kháng án (VOA).
Trung Quốc xây tòa nhà 7 tầng cho… 8 công chức (NLĐ).
Tại Trung Quốc, mẹ con sản phụ tử vong, nhân viên bệnh viện đánh đập gia đình nạn nhân (ĐKN). – Mời xem lại: Sản phụ chết thảm vì… thiếu 1 triệu đồng? (Tin mới). Sinh mạng của các sản phụ nghèo ở xứ “thiên đường” có kết cục sao giống nhau thế?

LHQ : Bạo động đối với người Rohingya đe dọa cải cách ở Miến Điện (RFI).
Cam Bốt : Phe đối lập kết thúc ba ngày biểu tình (RFI).

Sai & sửa (LĐ).
- QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN HẬU GIANG: Phát hành thư bảo lãnh 25 tỉ đồng sai thẩm quyền (PLTP).
Không còn gì là giới hạn! (Người Việt). “Khi chính người chịu trách nhiệm cao nhất là bà Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến còn ngồi nguyên tại vị sau bao nhiêu tiêu cực tày đình xảy ra, không bị cách chức cũng không chịu từ chức, mặc dù đã có nhiều ý kiến, kiến nghị yêu cầu bà Tiến từ chức… Vậy thì đừng mong có bất cứ thay đổi nào“. - Y đức thời nay (Blog RFA).
Bộ trưởng Y tế báo cáo Quốc hội các vụ tiêu cực trong ngành (TN). - Bà Nguyễn Thị Hoài Thu: Bộ trưởng không nên né tránh báo chí (TT). “Đọc báo thấy đưa tin Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từ chối trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội về vụ bác sĩ thẩm mỹ vứt xác bệnh nhân  xuống sông Hồng, tôi thấy buồn thiệt là buồn.” - Bộ trưởng dễ rơi nước mắt, khó quy trách nhiệm (VNN). - Tiêm nhầm vaccine là lỗi hệ thống toàn cầu? (SM).
- Đỗ Kim Thêm: Tinh thần thượng tôn pháp luật (TCPT).
Quảng Nam, Quảng Ngãi: “Bom nước” đe dọa người dân (ĐĐK). - Viết tiếp “Thủy điện gây họa: Nhân tai chồng thiên tai”: Coi nhẹ tính mạng người dân? (SGGP).
Mua váy mà mặc (Bautx).
KINH TẾ
5269d6446010e_medium- Phỏng vấn ông Cao Sỹ Kiêm: Kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô để bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững (ĐBND).  – Phỏng vấn TS. Vũ Viết Ngoạn: Ứng phó với diễn biến kinh tế là rất quan trọng (TBNH). =>
Nợ công nằm trong giới hạn cho phép nhưng lại không an toàn (TN).
Doanh nghiệp FDI chê lãi suất ngân hàng nội (TBKTSG).
Áp dụng thuế thu nhập 20% với một số doanh nghiệp (TTXVN).
Định giá đất: Bao giờ tiệm cận thị trường? (DĐDN).   - Kiên quyết gỡ các điểm nghẽn gói tín dụng 30.000 tỷ đồng (ĐBND).
Chơi vàng qua tài khoản tại VGX: Chơi và… lỗ! (VOV).
- Video: Cảnh báo tình trạng xuất khẩu khống để gian lận VAT (VTV).
Gạo “chảy” tiểu ngạch sang Trung Quốc (CT).
Đài Loan đón đầu TPP tại Việt Nam (NLĐ).
Nhiều sức ép tăng giá thời gian tới (CT).
Người tiêu dùng đòi hỏi sự minh bạch trong việc tăng giá cước 3G (ĐBND).  - Sau tăng cước 3G, tiền không cánh mà bay (TBKTSG).
Twitter muốn thu 1,4 tỷ đôla từ cổ phiếu (BBC). - Twitter chuẩn bị lên sàn chứng khoán (RFI).
Viên kim cương đắt nhất thế giới sắp được đấu giá (VOA).
Thương mại Trung Quốc bành trướng tại Mêhicô (RFI).
Nhật hy vọng thoát khỏi tình trạng giảm phát (RFI).


KINH TẾ VIỆT NAM VÌ ĐÂU NÊN NỖI (WeGreen/ Thùy Linh).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Nam Định tập trung tôn tạo ba điểm di tích quốc gia (TTXVN).
Sân khấu chèo: Vẫn lộ bệnh “nan y” ! (VH).
- Hà Văn Thùy: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CHỮ VIẾT TRUNG HOA (DĐXHDS).
Nhà văn Nguyễn Mộng Giác (Phan Nguyên).
- Nguyễn Hoàng Đức: TẠI SAO CÔNG BẰNG LÀ VẺ ĐẸP CAO NHẤT CỦA VĂN HỌC? (Nguyễn Tường Thụy).
Trà Giang – Thế sự du du (Dân Luận). - Mảnh khiếm khuyết (Da màu).
Điện ảnh Việt Nam bao giờ lớn? (SK&ĐS).  - Thái sư Trần Thủ Độ không “đốt” tiền vô ích (NLĐ).
- Video: Thông điệp từ quá khứ: Tình yêu các cụ ta xưa (VTV).
IMG_5727-822ab<- Người nghệ nhân đau đáu giữ nghề tranh làng Sình (SK&ĐS).
Đạo diễn Lê Hoàng mổ xẻ ‘hiện tượng’ Quang Anh, Phương Mỹ Chi (TN).
Khói trắng và Dế Mèn (Blog VOA).
Bệnh “lộng xưng” của “làng mẫu” Việt (PNTP).


Chuyện đời sống 1980 (Vương Trí Nhàn).
Truyện Mini 21. Con tôi đâu? (Inrasara). - Chùm truyện cực ngắn (Trần Nhương). - DỌC MIỀN TRUNG (1)   –   DỌC MIỀN TRUNG (2) (Nguyễn Trọng Tạo).
ĐỨC MẸ LA VANG (Hoàng Hải Thủy).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đại học có trình độ tiến sỹ (CP).
Không thể “đụng” vào các trường trung học có yếu tố nước ngoài! (MTG). - Bộ tiêu chuẩn đánh giá trường có yếu tố nước ngoài (TTXVN).
Thực hiện “3 đồng bộ” đảm bảo chất lượng phổ cập GD mầm non 5 tuổi (GD&TĐ).
RoboticViệt Nam-Australia tăng cường hợp tác giáo dục (VOA).
Vi phạm hành chính trong giáo dục bị phạt đến 100 triệu đồng (GD&TĐ).
TPHCM đưa chương trình Robotics vào trường học (CP). =>
Cô dạy em biết sống độ lượng (GD&TĐ).
Ðau đầu chuyện cho con học trường mầm non ở Hồng Kông (VOA).
Giới khoa học gãi đầu trước xác ướp đổi màu (GD&TĐ).


Dùng lễ sửa văn (PL&XH).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Trẻ sơ sinh chết vì tiêm nhầm thuốc? (BBC).  - Chưa thể công bố kết luận vụ 3 trẻ tử vong sau khi tiêm vắc – xin (NLĐ).
Bác sỹ Tường “cố ý gián tiếp” giết bệnh nhân? (VnM).  – Video: Loạn quảng cáo giải phẫu thẩm mỹ (VTV).  - Chiêu qua mặt cơ quan chức năng của các cơ sở thẩm mỹ.  -Tiệm uốn tóc thành… thẩm mỹ viện! (NLĐ).  - Nạn nhân thẩm mỹ viện ngại lên tiếng.  - Dao kéo hại thân (PNTP). - Cầu siêu cho nạn nhân bị ném xác phi tang bên sông Hồng (NLĐ).  - Đội lặn đã tạm dừng việc tìm xác (VnM).
Bão ở miền Trung khiến 51 người chết, 616 người bị thương (VOV). - VƯỢT 13 NGỌN THÁC ĐẦU NGUỒN SÔNG GIANH, LÊN XÃ NGƯ HÓA (Nguyễn Quang Vinh).
667211 <- Xe khách lao xuống vực 7 người chết, 39 người bị thương (TT).
Tranh luận về các nhà ngoại cảm (BBC).  – Phỏng vấn Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng Con người Phạm Minh Hạc: Cần có thêm chứng cứ chuẩn xác.
Đã tìm thấy lốp máy bay ATR 72 bị rơi bánh (VNN).
Câu chuyện kỳ lạ của người ‘chân voi’ (TN).  - Nhớ nụ cười lạc quan của anh Chẹm (TT).
Bàn luật chữa cháy giữa lúc cháy lớn ở Bắc Ninh (VNN).   - Bắc Ninh: Cháy lớn thiêu rụi nhiều nhà xưởng Diana (TTXVN).  - Cháy lớn tại nhà máy Diana, thiệt hại hàng trăm tỉ đồng (TN).  -Cháy rụi nhà Lang Mường hàng trăm tuổi ở Hòa Bình (Tin tức).  - Cháy tại Bảo tàng văn hóa Mường, thiệt hại hàng tỉ đồng (TT).
- Về chuyện tìm mộ liệt sĩ: BÙI MINH QUỐC: TÔI ĐI TÌM QUÝ (Huỳnh Ngọc Chênh).
Tài xế bị đánh gục, xe taxi tông liên hoàn nhiều người (Zing).
Anh sẽ tăng cường hỗ trợ rà phá bom mìn ở Việt Nam (VOA).
Phụ nữ nước nào ‘hạnh phúc nhất’? (BBC).  - Nhiều phụ nữ TQ ưa lấy chồng ngoại.  - Mặc cảm của phụ nữ không con.


Ngại học nghề (ĐĐK).
QUỐC TẾ 
Syria phóng thích 61 phụ nữ bị giam giữ (VOA).  - Na Uy bác đề nghị nhận vũ khí hóa học để tiêu hủy (TTXVN).
Phần lớn Khả năng Hạt nhân của Iran còn trong vòng bí mật (VOA).
Châu Phi: Chiến dịch mới truy quét Hồi giáo cực đoan ở Mali (RFI).
Mỹ nghe lén làm chống khủng bố khó hơn (BBC).  - Tây Ban Nha triệu Đại sứ Mỹ làm rõ cáo buộc do thám (TTXVN).  - Đức, Pháp điều tra xì-căng-đan nghe lén của Mỹ (NLĐ).  - Đức, Pháp hy vọng đạt thỏa thuận ‘không do thám’ (VOA).  - Cựu Giám đốc NSA trả lời phỏng vấn bị nghe lén tải lên Twitter.  - Mỹ cảnh báo cơ quan tình báo nước ngoài về các tài liệu của Snowden.
Theo báo Anh: Tình báo Mỹ nghe trộm 35 lãnh đạo trên thế giới (RFI). - Không tránh khỏi gián điệp mạng giữa các nước (RFI). - Pháp và Đức muốn xác lập luật chơi mới với Mỹ trong lĩnh vực tình báo (RFI).
082E9A10-B6DF-4F29-B647-F82D08FD468D_w640_r1_s-  Tổng thống Obama thúc giục Quốc hội thông qua luật cải tổ di trú (VOA). =>
M.Khodorkovski : « Nhà tù nghiền nát kẻ yếu, dậy cho thủ lĩnh tính khiêm nhường » (RFI).
Bầu cử Quốc hội : Đảng Dân chủ Xã hội Séc nhiều hy vọng thắng cử (RFI).
Nhật thông qua luật về bí mật Nhà nước, bị chỉ trích là hạn chế tự do báo chí (RFI).
Hàn Quốc tập trận bảo vệ các đảo đang tranh chấp với Nhật (RFI).
Bốn thế hệ Hoàng gia Anh trong một bức ảnh (NLĐ).


* RFA: Audio:  + Sáng 25-10-2013  + Tối 25-10-2013  ; Video: + Việt Nam quê hương tôi (phần 20)
* RFI: 
* VTV:  + Chào buổi sáng – 25/10/2013;  + 360 độ Thể thao – 25/10/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 25/10/2013;  + Tài chính kinh doanh sáng – 25/10/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 25/10/2013;  + Thời sự 12h – 25/10/2013.

2077. NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG PHONG CÁCH NGOẠI GIAO CỦA TRUNG QUỐC Ở ĐÔNG NAM Á

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Bảy, ngày 19/10/2013
TTXVN (Hong Kong 17/10)
Theo trang tin “Đa chiều“, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức tại Bali, Indonesia, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiến hành chuyến thăm hai quốc gia quan trọng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là Indonesia và Malaysia. Đúng dịp này, do sự mâu thuẫn chính trị và tài chính giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa ở Mỹ dẫn đến việc chính phủ phải đóng cửa, buộc Tổng thống Obama phải hủy bỏ kế hoạch tham dự Hội nghị APEC và chuyến thăm 4 nước Đông Nam Á. Điều này đã hình thành một sự so sánh rõ ràng giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Obama. Thêm vào đó, từ ngày 9 đến 15/10, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tham dự Hội nghị cấp cao Trung Quốc-ASEAN lần thứ 16, Hội nghị cấp cao ASEAN+3, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 8 được tổ chức tại Brunei và có chuyến thăm chính thức tới Brunei, Thái Lan và Việt Nam, nâng quan hệ ngoại giao của Trung Quốc ở ASEAN lên một tầm cao mới. Với việc hai nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc lần lượt có chuyến thăm Đông Nam Á, trong đó một số nước có vai trò quan trọng ở khu vực, cộng thêm phong cách ngoại giao tích cực, chủ động, kiên quyết, nhanh chóng của chính phủ khóa mới Trung Quốc, đã góp phần tăng cường ảnh hưởng sâu rộng của Trung Quốc đối với sự phát triển địa chính trị ở châu Á-Thái Bình Dương. Ít nhất tại “khu vực trung lập” này, Trung Quốc bước đầu đã giành thắng lợi trực tiếp về phương diện sức mạnh cứng và mềm, nghĩa là khí thế mạnh mẽ và phương pháp đơn giản, hiệu quả.
Xét từ các biểu hiện trong chuyến công du đầu tiên đến Đông Nam Á của ông Tập Cận Bình khi mới lên nhậm chức và tổng thể đường lối ngoại giao của bộ đôi Tập — Lý (Tập Cận Bình — Lý Khắc Cường) chúng ta có thể thấy phong cách ngoại giao cua Trung Quốc ở Đông Nam Á có 3 đặc điểm chính sau:
Th nht, tích cực, mạnh dạn hơn, tìm kiếm xây dựng quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện trên cơ sở mi liên hệ kinh tế truyền thống giữa Trung Quc và ASEAN. Thời kỳ Chiến tranh Lạnh, quan hệ giữa Trung Quốc và Đông Nam Á có thể miêu tả bằng từ “đối địch”. Các nước Đông Nam Á coi các nước cộng sản chủ nghĩa là sự uy hiếp, việc “xuất khẩu cách mạng” của Trung Quốc ở một mức độ nào đó đã chứng minh thực tế này. Xét từ góc độ lịch sử, việc ra đời Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là nhằm phối hợp với các nước phương Tây để bao vây và kiềm chế Trung Quốc. Do nguyên nhân này, các nước Đông Nam Á đã nhiều lần xuất hiện hiện tượng “bài Hoa”. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, trọng điểm chiến lược ngoại giao của Trung Quốc cũng coi nhẹ các nước Đông Nam Á, hai bên tuy là láng giềng nhưng ít có quan hệ qua lại. Trung Quốc vừa không thể dùng biện pháp ngoại giao để gia tăng ảnh hưởng đối với Đông Nam Á, vừa không thể dùng thực lực để kìm hãm khu vực này, dẫn đến việc Trung Quốc đành phải “bó tay” trước sự kiện thảm sát người Hoa ở Indonesia năm 1998.
Động thái lớn đầu tiên trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc đối với Đông Nam Á xuất phát từ thời chính phủ của Thủ tướng Chu Dung Cơ năm 2001. Ông Chu Dung Cơ thời đó đã bất ngờ đưa ra kiến nghị ký kết Hiệp định thương mại tự do với ASEAN khiến khu vực này cảm thấy lúng túng nhưng cũng không tiện từ chối. Một năm sau, hai bên ký kết Hiệp định khung về Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN. Năm 2010, Hiệp định thương mại tự do giữa hai bên được thực hiện một cách toàn diện. Đây là hiệp định thương mại tự do thành công đầu tiên giữa Trung Quốc và nước ngoài và Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN là một trong nhũng khu vực mậu dịch tự do lớn nhất trên thế giới. Điều này tạo nền tảng vũng chắc cho sự phát triển quan hệ song phương. Trong bối cảnh thị trường Âu-Mỹ ngày càng suy thoái, Trung Quốc đã trở thành một thị trường xuất khẩu lớn của ASEAN và ASEAN cũng là thị trường xuất khẩu lớn của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN chỉ bó hẹp trong lĩnh vực kinh tế. Bất kể thời kỳ Giang Trạch Dân – Chu Dung Cơ hay Hồ Cẩm Đào — Ôn Gia Bảo đều không tập trung vào quan hệ chính trị giữa Trung Quốc và ASEAN. Ngoài quan hệ kinh tế thương mại, đôi bên không hình thành “quan hệ đặc thù” nào. Đặc biệt là không sử dụng biện pháp về mặt nhà nước để thúc đẩy quan hệ hữu nghị vượt quá mức trung bình về mặt chính trị đối với bất kỳ một quốc gia thành viên nào của khối ASEAN cũng như mối quan hệ qua lại giữa các nguyên thủ đôi bên. Ngược lại, các nhà lãnh đạo Trung Quốc chú trọng tìm kiếm hợp tác với các nước phương Tây và xây dựng mối quan hệ cá nhân mật thiết với nguyên thủ các nước này.
Về ý nghĩa, chuyến công du lần này tới Indonesia và Malaysia của ông Tập Cận Bình với tôn chỉ là xây dựng quan hệ toàn diện, vừa thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại đôi bên vừa quảng bá hình ảnh của Trung Quốc, đồng thời tìm kiếm cảm tình của nhân dân hai nước này. Nếu so sánh với người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào thì phong cách của nhà lãnh đạo mới này hoàn toàn khác và thành quả đạt được cũng rất rõ nét, đặc biệt trong chuyến đi lần này, ông Tập Cận Bình đã nâng quan hệ giữa Trung Quốc và Indonesia, Malaysia lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Điều này cho thấy Trung Quốc và hai nước đã đạt mức độ hợp tác cao nhất trong bối cảnh không liên minh liên kết. Giao lưu hợp tác giữa hai bên không chỉ ở tầm song phương, mà đã nâng lên mức toàn diện, mang tính toàn cầu, đông thời hình thành quan hệ “ủng hộ lẫn nhau trong các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm, tăng cường sự tin tưởng chiến lược”. Trên thực tế Trung Quốc chỉ có mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện như thế này đối với một số quốc gia. Mối quan hệ song phương toàn diện này cộng thêm sức mạnh “cứng” của Trung Quốc ngày càng mạnh khiến cho Trung Quốc có thể ngăn chặn các quốc gia khác gây tổn hại đến lợi ích quan trọng của mình, bất kể là vấn đề quốc tế hay trong nước, đồng thời khi xẩy ra các sự kiện như vậy sẽ đảm bảo cho việc Trung Quốc có thể áp dụng các biện pháp đối phó hiệu quả.
Đc đim th hai trong chiến lược ngoại giao đi với khu vực Đông Nam  Á của Trung Quc chính là đang cân bng . Điều này có tính chất đáp trả chính sách “ chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á” của Mỹ. Chính quyền của ông Obama ra sức thúc đẩy chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương với chính sách chủ yếu là “sức mạnh thông minh”. Thực chất là gây chia rẽ, sử dụng các lý do như hình thái ý thức, quan niệm giá trị và tranh chấp lãnh thổ để kích động tâm lý lo sợ Trung Quốc của các nước nhỏ trong khu vực Đông Nam Á, đồng thời nhấn mạnh sự lệ thuộc của các nước này vào Mỹ nhằm đảm bảo vị thế chủ đạo của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Từ năm 2009 sau khi các quan chức cấp cao của nội các Mỹ như cựu Ngoại-trưởng Hillary Clinton, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates cao giọng nói về tranh chấp Biển Đông, tranh chấp đảo, lãnh hải giữa Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á vốn bị gác lại trong nhiều năm, tình hình bắt đầu căng thẳng trở lại khiến Biển Đông trở thành một trong những khu vực nóng trên thế giới, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ xẩy ra chiến tranh. Một số nước nhỏ trong khối ASEAN, dù với tư cách là một chính thể của khối hay ở lập trường tư cách một quốc gia đều có tâm lý hoài nghi, căm thù Trung Quốc ở một mức độ nào đó. Chuyến công du của ông Tập Cận Bình nhằm hướng tới điểm này thông qua việc sử dụng con bài kinh tế và hữu nghị. Một mặt, Trung Quốc kí kết hiệp định thương mại có giá trị lớn với hai nước Indonesia, Malaysia nhằm xây dựng quan hệ kinh tế lâu dài; mặt khác ra sức thúc đẩy giao lưu nhân văn và đối thoại phòng ngự song phương. Không còn nghi ngờ gì nữa, các chính sách này có thể xây dựng sự hiểu biết đôi bên về các lĩnh vực như phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, an ninh chính trị, văn hóa, đồng thời phát huy hiệu quả đối với việc xóa bỏ thái độ thù địch có liên quan.
Ngoài ra, việc Tổng thống Mỹ lỡ hẹn các diễn đàn này càng khiến các quốc gia có liên quan có ấn tượng về một nước Mỹ bất ổn về chính trị, bất lực về kinh tế và bất tín về ngoại giao. Đương nhiên, việc Chính phủ Mỹ đóng cửa có lẽ thể hiện ưu thế của chế độ chính trị Mỹ, chức năng lớn mạnh của thể chế phân quyền. Nhưng đối với các quốc gia ngoài khu vực, nước Mỹ có thể làm gì ở lĩnh vực ngoại giao mới là quan trọng nhất. Cho dù xuất phát từ bất kì nguyên nhân nội chính nào, thì từ tình hình hiện nay có thể thấy Mỹ không phải hoàn toàn không tin tưởng được, nhưng cũng không hoàn toàn tin tưởng được.
Đặc đim thứ ba trong chính sách ngoại giao của Trung Quc ở khu vực Đông Nam Á chính là đim ni bật trong chuyến công du lần này của ông Tập Cận Bình: Trung Quốc thực hiện ngoại giao “khác biệt hóa ” mà không ít người thuộc giới chức trách và học thuật cổ súy. Hàm ý cơ bản cúa chính sách này là các quốc gia đơn lẻ và những quốc gia ít nhiều được hưởng lợi ích chính trị, kinh tế từ Trung Quốc sẽ có mức độ hữu nghị tương đương với Trung Quốc. Ngược lại, mức độ xa cách về quan hệ chính trị, kinh tế của Trung Quốc đối với các quốc gia đơn lẻ cũng sẽ tương ứng với sự tổn hại lợi ích mà các nước này gây ra cho Trung Quốc. Xét từ góc độ lợi ích quốc gia và chính sách ngoại giao, điều này nên là một nội dung trong vấn đề giao lưu đối ngoại của nước đó. Nhưng do nhiều nguyên nhân trong quá khứ, Trung Quốc không tiến hành phân chia rành mạch quan hệ này. Điều này thể hiện Trung Quốc không đối xử với các quốc gia ASEAN như một chỉnh thể, cũng không coi một nước thành viên có thể đại diện cho cả khối, mà chú trọng phát triển quan hệ song phương giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đồng thời có sự xác định vị trí, phân biệt đối xử với từng quốc gia.
Điều dễ thấy là Trung Quốc coi Indonesia là đại diện đương nhiên và “nước quyết định” trong khối ASEAN, cho nên ông Tập Cận Bình đặc biệt đề cập đến “vận mệnh cộng đồng” giữa Trung Quốc-ASEAN trong chuyến thăm Indonesia vừa qua. Cũng tại nước này ông Tập Cận Bình đã đưa ra 5 điểm kiến nghị về quan hệ Trung Quốc-ASEAN. Trải qua nhiều lần bị các nước ASEAN với tư cách đại diện cho khối cảnh cáo, sách lược hiện nay của Trung Quốc coi Indonesia mới là đại diện cho khối ASEAN. Ở một mức độ nào đó, nước này chính là ASEAN và sẽ dùng khẩu khí của khối để nói chuyện với Trung Quốc.
Ngoài ra, Trung Quốc ngày càng coi trọng Malaysia, có lẽ tính toán lâu dài của Trung Quốc là xây dựng mối quan hệ đặc thù mang tính điển hình giữa nước này với Malaysia. Malaysia là quốc gia có nguồn tài nguyên phong phú, có quan hệ kinh tế mật thiết với Trung Quốc, đồng thời là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á. Chính sách của Malaysia đối với Trung Quốc mềm mỏng và duy trì được sự ổn định, thận trọng. Ví dụ, Malaysia là nước có chủ quyền đối với một số hòn đảo ở Biển Đông, nhưng thái độ của nước này không cứng rắn, gây ra tranh chấp như Philippines, Việt Nam. Malaysia cũng không hùa theo chiến lược “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” của Mỹ, luôn duy trì lập trường trung lập. Những điều này đối với Trung Quốc là phẩm chất tốt đẹp “đáng để giao lưu”. Cho nên, trong chuyến công du tới Malaysia, ông Tập Cận Bình đã có những đánh giá cao và hi vọng Trung Quốc-Malaysia là “những người bạn tốt có thể nói chuyện với nhau, tin tưởng lẫn nhau, dựa vào nhau”.
Tóm lại, chuyến công du lần này của ông Tập Cận Bình tới Indonesia, Malaysia có thể coi là điểm đột phá, tạo nền tảng tốt đẹp cho việc phát triển toàn diện mối quan hệ giữa Trung Quốc-ASEAN. Nếu như các chính sách có thể đáp ứng điều này, cho dù Mỹ có động thái gì cũng không thể khiến Trung Quốc rơi vào thế bị động ở khu vực. Có thể nói, trong cuộc tranh giành vị thế giữa Mỹ và Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á, Mỹ rất khó có thể chiếm thế thượng phong./.
 

Chính trị – Xã hội

04_copy_FILEminimizer
“Thần đồng Đất Việt” khiến báo chí Trung Quốc mất bình tĩnh - (MTG) -Ngay sau khi ra mắt tập 1, bộ truyện Thần đồng đất Việt đã khiến giới báo chí Trung Quốc tỏ ra rất lo lắng. (Hình trên)

Đà Nẳng tịch thu bản đồ VN do Trung Quốc in  -(RFA)   —-    Bước quay ngoắt  (BBC)   —-Đông Nam Á: ‘Chiến trường’ mới của Nhật Bản và Trung Quốc (TN)   —  Mỹ giúp giảm căng thẳng ở châu Á – Thái Bình Dương  (TNO)
Bộ trưởng QP Philippines lên tiếng về 75 khối bê tông ở Scarborough  (GDVN)
Qua song Qui Xuan
Đâu là sự thật của thác Bản Giốc ?  -(Trương nhân Tuấn)  -Theo các lý luận này thác Bản Giốc hoàn toàn thuộc về Việt Nam.
 đoàn quân qua sông, dưới thác Bản Giốc.====>>>
Ba mũi tiến công của Trung Quốc  -(RFA) -Dường như cuộc Bắc thuộc hoá ngày càng nhích dần vào đúng quỹ đạo mà Bắc Kinh mong muốn.
Con thuyền không lái?  (BBC) -Báo Anh nói Đảng Cộng sản VN gặp nhiều vấn đề nhưng Bắc Kinh có thể có ít bài học để giúp Hà Nội.  -Ngoài ra, bài báo cũng nói sau các đấu đá nội bộ, chính trị Việt Nam nay không rõ ai là người ‘cầm quyền thực thụ’.

“Lương y như từ mẫu” ở VN giờ ra sao? -(RFA)    —-Bộ trưởng Y tế Việt Nam bị đề nghị từ chức  (VOA)   –Bác sĩ, đàn bà và sự mê dụ tàn nhẫn  (TVN)
Trại dân oan-(RFA)   —-Trả lời Thư tín -(RFA)   —–Những người bán nước ở Hà Nội-(RFA)    —Úc đưa 28 người Việt nhập cư trái phép về nước  (RFA)
Phó Thủ tướng: Nhà nước không chạy theo giá đất trôi nổi  (TVN)   —- Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải: Muốn thu hồi đất phải đưa ra HĐND  (TT)

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu: Bộ trưởng không nên né tránh báo chí  (TT)   —-Dám kiện chủ tịch tỉnh: Ông Dũng lò vôi tiềm lực, quan hệ ‘khủng’?   (VEF)
Thảo luận tại QH về chi tiêu ngân sách: ‘Chúng ta đã ăn vào thịt của mình  (TN)    —–Cơ hội siết chặt chi tiêu  (TN)  -Thâm hụt ngân sách, trong bối cảnh nền kinh tế trì trệ, doanh nghiệp thua lỗ, nhưng chi tiêu công lại tăng đều, là vấn đề nan giải cho bài toán ngân sách trong hai năm 2014 và 2015, khiến QH đau đầu.   —–Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh: ‘Thoái vốn, rút lui nhưng cũng phải có trật tự’  (TN)
Bộ trưởng Y tế lạc đề   (NLĐ) -Không khỏi bất ngờ với cách ứng xử của người đứng đầu Bộ Y tế trước những vấn đề nước sôi lửa bỏng đang diễn ra của ngành y nước nhà sau chuyến công du nước ngoài dài ngày trở về.
Vụ 3 trẻ tử vong sau tiêm vắc xin: Do tiêm nhầm thuốc?  (TN) -Thông tin trên một tờ báo về nguyên nhân làm 3 trẻ tử vong sau khi tiêm vắc xin viêm gan B tại Bệnh viện đa khoa H.Hướng Hóa (Quảng Trị) ngày 20.7 là do ‘tiêm nhầm thuốc gây co bóp tử cung Oxytocin’ một lần nữa làm rúng động dư luận.
Tiêm nhầm vaccine là lỗi hệ thống toàn cầu? -(SM) – Chắc có cài hệ thống định vị vệ tinh ? hoạt động theo “lệnh” được cài sẵn-Máy móc thì luôn có sai sót và hỏng hóc – Vậy là “Rô bô hóa” rồi!!!? Chắc chết hết!!!!
“Sẽ thành lập hội đồng khoa học để kết luận vụ mẹ con sản phụ tử vong  -(GDVN)  -Cái gì cũng có 2 chữ “khoa học” -thế mà sắp xuống hố cả nước!!! : Xã hội kinh tế giáo dục…sắp tới thiên đường khoa học!!!
Những phụ nữ làm nghề đàn ông cũng thấy hãi  (VNN)
“Tình hình kinh tế không bi đát, làm không khéo lại rơi vào bi đát”(MTG)
Kinh tế nhà nước là kinh tế nào?- Bài 1 – Trọng tài cũng là cầu thủ  -(MTG)   —–TP.HCM kiểm điểm nhiều cán bộ liên quan công trình 140 Lý Tự Trọng-(MTG)   —-PCT huyện báo cáo sai sự thật về việc cứu trợ đồng bào Rục-(MTG)
________________________________________________________________________________________________________
Y đức thời nay  -(Lê diễn Đức -RFA) -  Trong hệ thống chính trị độc quyền, thối nát vì tham nhũng, các tiêu chuẩn đạo đúc bị lệch loạn,  không có văn hoá từ chức. Và nếu có từ chức cũng sẽ chẳng giải quyết được điều gì. Thay bà Tiến sẽ là một bộ trưởng khác, có khi còn tệ hơn
http://24.media.tumblr.com/tumblr_m2ser0uamP1rnhdaco1_1280.jpg
“Chủ nghĩa lý lịch Việt Nam”  -Thiện Tùng --(Boxitvn)
Yêu cầu “thay đổi” không chỉ là đòi hỏi từ thực tiễn cuộc sống mà còn là mệnh lệnh của dân tộc!   -Trần Ngọc Thạch  -(Boxitvn)

Tại sao Chính phủ PHẢI nhận nợ thay Vinashin và các Tập đoàn Kinh tế Nhà nước (TĐKTNN) khác?  -Phan Châu Thành --(Boxitvn)
Phóng sự kèm theo hoạt đồ của báo New York Times về tranh chấp Phi-Trung tại Bãi Cỏ Mây  -(Boxitvn)
  <<<—29.10: Vụ án xử người dùng Facebook đầu tiên trên thế giới - (Chuacuuthe / Boxitvn)
Hạ Long Bụt Sĩ – tàu có đáng sợ không?  -(DĐTK)

Nguyễn Hoàng Đức – NGƯỜI VIỆT NÔ LỆ MỚI VÀ CĂN TÍNH CŨ-(DĐTK)
Thầy dùi trẻ con qua cái gọi là ” ký sự ủng hộ Việt Nam ứng cử …”  -(Nguoibuongio)
Hai vĩ nhân trong thơ Tố Hữu (tiếp theo)  -(Lê Mai)  >>>>Hai vĩ nhân trong thơ Tố Hữu
Trong đất Thục ngày mồng chín -  Thơ :Vương Bột  -(Lê Mai)
chưa đủ hãm tài bằng nguyên mẫu… : Chân dung lãnh đạo xuyên suốt 1945-2013: -(Đinh tấn Lực)
Tưởng nhớ Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh  -Một bức thư chân thành, tâm huyêt - (Buivanbong)
VIỆN KHỔNG TỬ GÂY Ô NHIỄM THẾ GIỚI   -(Ngô đức Thọ)
Thư giãn cuối tuần: HỌ CHỬI TỚ NGU MÀ CỨ UỐNG SỮA TỚ ĐỂ ĐƯỢC THÔNG MINH (Tễu)
 Nhà văn Đỗ Phương Khanh: “Thời tỵ nạn” ! (Nhật Tuấn)

Kinh tế

Đài Loan đón đầu TPP tại Việt Nam  (NLĐ)

Thế giới

Na Uy từ chối giúp tiêu hủy vũ khí hóa học  -(RFA)  — Nhật muốn phạt nặng viên chức tiết lộ bí mật quốc gia -(RFA)   —-Động đất mạnh xảy ra tại Nhật Bản -(VOA)
Mỹ cảnh báo cơ quan tình báo nước ngoài về các tài liệu của Snowden  -(VOA)   —Thương thuyết gia hạt nhân của Hoa Kỳ kêu gọi tạm ngưng chế tài Iran -(VOA)   —-Chuyên gia: Website mua bảo hiểm Obamacare sẽ hoạt động bình thường tháng 11 -(VOA)
Website Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ bị đánh sập  (TN)
Giao tranh mới giữa chính phủ và phiến quân M23 ở Congo -(VOA)   —-Bắc Triều Tiên trả lại những người Nam Triều Tiên ‘đào tị’ -(VOA)   —Mỹ, Hàn lo ngại ‘gián điệp ẩm thực’ Triều Tiên  (TN)
Madagascar tổ chức bầu Tổng Thống để phục hồi chế độ dân chủ -(VOA)
Thương mại Trung Quốc bành trướng tại Mêhicô  (RFI)    —–Tòa phúc thẩm Trung Quốc bác đơn kháng án của ông Bạc Hy lai -(VOA)
WHO tìm ngân quỹ khẩn cấp để chống chủng kháng thuốc bệnh sốt rét -(VOA)   —-Không tránh khỏi gián điệp mạng giữa các nước  (RFI)
Pháp: Các CLB bóng đá chuyên nghiệp đình công phản đối mức thuế 75%  (RFI)
RUSSIE -:  M.Khodorkovski : « Nhà tù nghiền nát kẻ yếu, dậy cho thủ lĩnh tính khiêm nhường »   (RFI)
Singapore muốn xây căn cứ ở Indonesia  (TN)   —Tổng thống Myanmar không tái tranh cử  (TN)
Thái Lan thu giữ ma túy trị giá 30 triệu đô la -(RFA)   —-Cứu thoát 700 người di cư ở gần đảo Sicily -(RFA)   —-Vụ bé Maria: kết quả ADN xác định cha mẹ ruột là người Bulgaria -(VOA)
Động đất 7,1 độ richter tại Nhật, sóng thần xuất hiện   (TN)   —-“Nga “chân trong chân ngoài”, coi Nhật Bản là quân cờ kiềm chế TQ”  (GDVN)
Mỹ trừng phạt nhà sản xuất tên lửa HQ-9 TQ vì bán vũ khí cho Iran(GDVN)
Ấn Độ có khả năng phá truyền số liệu của 19 vệ tinh Trung Quốc(GDVN)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học - Xã hội

Chê nữ sinh mặc áo dài ‘như khỉ’, thầy cô có bị phạt 10 triệu?   -(VNN)    —–Hiệu trưởng không ‘móc túi’ phụ huynh? -(VNN)
Cái hay, sao phải ‘đẽo cày’? -(VNN)    —–Bệnh thành tích đang làm khổ trẻ em  (TT)

Hàn Quốc trình làng nước sơn ‘tàng hình’  (TN)
Tín chỉ giúp học sinh vào đại học sớm – Kỳ 2: Chỉ hiệu quả nếu làm thực chất(TN)    —-Nam, nữ không được ngồi chung?(TN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp ‘vắng mặt’ trong SGK – Kỳ 6: Giới trẻ mong muốn gì ở SGK lịch sử?(TN)  —-”Sách giáo khoa ‘bỏ quên’ Đại tướng là sự ‘cắt xén’ sự kiện lịch sử”  (GDVN)
Những mối tình từ phòng trà, vũ trường xưa – Bài 3: Khánh Ly và chuyện tình bí mật với hai người đàn ông  (MTG)  >>>>Bài 1: Tướng quân và vũ nữ  >>>Bài 2: Danh ca Thái Thanh và “chuyện ba người”

Bắt khẩn cấp kẻ lừa xuất khẩu lao động lấy 10 tỉ đồng  (TN)
1.Ngọn lửa đã thiêu rụi cả một dãy kiot tại khu B của chợ - Ảnh Linh Linh
Cháy lớn tại chợ trung tâm huyện Hải Hà, Quảng Ninh   (TNO) Vào khoảng 19 giờ 20 ngày 25.10, một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng đã xảy ra tại chợ trung tâm Hải Hà (chợ cũ tại thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà), tỉnh Quảng Ninh.===>>>
Quảng Ninh: Cháy chợ Hải Hà, 150 ki-ốt bị thiêu rụi  (NLĐ)
Nhiều thẩm mỹ viện Hà Nội ngưng hoạt động  (RFA)   —-Chết khiếp cả nghìn người chen nhau ăn sushi ở Hà Nội -(VEF)
Hối hận nhận sai, ông Đặng Thành Tâm nguyện ‘cày’ trả nợ -(VEF)   —-Nỗi lòng đại gia muốn tự tử  -(VEF)
Xe khách chở 46 người lao xuống vực, 7 người chết  (VNN)   —-Thảm cảnh cây vua một thời nay làm củi không xong  (VNN)    —-Dân phòng “quơ gậy”, một người dân không đề phòng nhập viện  (TT)    —-Bắt nghi phạm cầm đầu băng giết người theo kiểu ‘xã hội đen  (TN)
3 nghi can vị thành niên đột nhập nhà để trộm cướp và hiếp dâm  (TN)    —-Tràn lan hàn the, đường hóa học  (TN)
Sư trụ trì ở… biệt thự!  (NLĐ)  -Gần đây, người dân tỉnh Vĩnh Long bàn tán xôn xao về việc sư trụ trì Bồ Đề Cổ Tự (xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh) mua đất xây biệt thự trị giá cả chục tỉ đồng để ở sát cạnh chùa
Vác mã tấu cướp tiệm vàng, bị đánh bất tỉnh  (NLĐ)     —–Hai người bị đâm chết tại Tử Cấm Thành   (NLĐO)   —-Giả công an lừa tình lẫn tiền  (NLĐO)
Ném mìn để “làm luật” ở bến đò sông biên giới Ka Long(NLĐO)  -Quảng ninh   —–Trói học sinh vào mộ, cướp xe đạp điện(NLĐO)   —-Phải bỏ tù ngay những “nhà ngoại cảm dỏm” lừa dối các gia đình liệt sỹ  (GDVN)
Ăn 2 tô phở ở sân bay Tân Sơn Nhất, phải trả… 256.000 đồng  (GDVN) -  Thấy mấy cái chỗ mà có nhà nước XHCN quản lý ,lãnh đạo mà cứ chặt chém để báo chí đăng hoài , không có gì lạ cả- Hồi mới “đi học” về , cái gì cũng lạ , phần “được ” trông chừng 1 năm , phần không ai mướn làm, buồn đi lang thang , gặp có cái chỗ thấy ở dưới sông  “hoành tráng” (so với thời này) đề là “Nhà hàng…” – Quái lạ , sao XHCN chưởi bới “ngụy Miền nam”  mà lại có cái này nhỉ ? – Tình cờ gặp ông sĩ quan lái , nhiều lần gặp vì ở gần , mới hỏi ông về cái nhà hàng- Ông trả lời là : còn có đứa giàu nó dấu sau đổi tiền , làm mấy chỗ này để “bóc lột” lại nó cho Giai cấp.- Hồi đó là nói thiệt chớ không có biếm nhẽ đâu nhé.- Chịu chết!!!?

“Chủ nghĩa lý lịch Việt Nam”

Thiện Tùng
Xem qua cái tựa của bài viết, chắc có người cho rằng người viết bài bầy uống lộn thuốc sao mà cường điệu, chỉ có cái ngữ lý lịch mà cũng gọi là chủ nghĩa.
Sở dĩ tôi gọi “Chủ nghĩa lý lịch VN” là vì tôi không biết trên hành tinh này, ngoài VN, còn có nước nào chọn người vào bộ máy công quyền không dựa vào tài đức mà chủ yếu dựa vào lý lịch hay không.
Chắc chúng ta ai cũng ít nhất một lần nghe câu châm ngôn “Con vua thì được làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa”. Từ câu châm ngôn này tôi mới ngộ ra, việc chọn người dựa vào lý lịch là dựa vào huyết thống (dòng máu) chớ không dựa vào tài đức. Chọn người theo huyết thống là kéo lùi lịch sử trở về thời vua chúa phong kiến.
Ở Việt Nam ta, tuyển người có dựa vào lý lịch theo kiểu “Con vua thì được làm vua” hay không ? Tôi dám khẳng định là có, có khắp trời từ trung ương đến cơ sở. Đã nói có khắp trời thì mọi người tự tìm sẽ thấy, đừng ép tôi bày ra xem nó ở đâu, thuộc dòng họ nào. Hãy dành thời gian tìm hiểu xem nó tác động tốt xấu thế nào vào đời sống xã hội đương đại của chúng ta.
Do kén chọn người nặng về lý lịch nhẹ về tài đức nên người lãnh đạo cao nhất chưa hẳn là người có tài đức nhất. Từ 1975 đến nay, chất lượng người lãnh đạo, quản lý, điều hành đất nước mỗi ngày một kém so với tiền nhiệm và với mặt bằng xã hội. Nguyên nhân chính là do theo lối mòn “Đảng chọn Dân bầu”. Đảng cơ cấu nhân sự dựa hẳn vào 2 tiêu chuẩn: một là đảng viên, hai là 5C - con cháu các cụ cả.
Ham lãnh đạo mà tài đức kém thì họ “đục” những ai hơn mình về tài đức. Họ trọng dụng những trí thức “nhẹ roi” chỉ biết gọi dạ bảo vâng, ghét cay ghét đắng những trí thức “cứng đầu”, thường hay phản biện đường lối, chủ trương, chính sách của lãnh đạo ban ra.
Nếu trong chiến tranh là thời kỳ cống hiến thì sau chiến tranh là thời kỳ hưởng thụ, việc lãnh đạo kén chọn người dựa hẳn vào hai chuẩn vừa nói trên cũng là điều dễ hiểu. Phần lớn con em cán bộ đảng viên được ưu tiên: sớm được chọn vào bộ máy công quyền, sớm được vào đoàn vào đảng, sớm được thăng quan tiến chức, sẵn sàng trong tư thế kế vị cha ông. Tình cờ, tôi chứng kiến 2 học sinh tiểu học đối đáp với nhau, xin kể vắn tắt để xem mọi người nên cười hay mếu:
- Bạn phải cố gắng học cho thành tài để kế thừa Bác Hai chớ!?
- Lo gì, cha tao làm tỉnh ủy, tao chẳng cần học nữa cũng làm tỉnh ủy thôi.
Phong kiến ngày xưa đất nước chỉ có một vua, phong kiến trá hình ngày nay vua tập thể. Trong khi một dòng họ chưa đủ sức thống lĩnh giang sơn, nhiều dòng họ liên minh ma quỷ với nhau, tạo bè cánh, tạo quyền thế, chia nhau làm vua từng lĩnh vực, lãnh địa, thi nhau rút rỉa, thực thi luật giang hồ “mi không đánh ta ta không đánh mi”. Không êm đâu, như đàn khỉ, con khỉ đực nào thắng thế, nó sẽ cắn d… tất những con khỉ đực khác để độc chiếm…, giống như vua chúa ngày xưa, thiến tất cả nam phục vụ nội cung để độc chiếm… Họ còn thích kết thông gia với nhau, để con anh rể tôi, con tôi dâu anh, chúng ta có trách nhiệm lo cho chúng có cuộc sống cao sang, có vị thế xã hội xứng đáng. Liên minh là giải pháp tình thế, chỉ là phương tiện để thực hiện tham vọng gia tộc trị mà họ luôn ấp ủ.
Chủ nghĩa lý lịch tạo điều kiện cho lãnh đạo sống ngoài vòng pháp luật, vô kỷ, vô cương. Từ thực trạng hiện nay, chúng ta thử lấy người đương nhiệm làm trung tâm, hãy cùng xét xem : Có khi nào họ mạnh tay xử lý sai phạm của hậu duệ, và có khi nào họ truy cứu lỗi lầm của tiền nhiệm hay không ? Chắc chắn là không, bởi vì họ là dòng tộc với nhau nỡ nào ? - ứng với câu “tay cắt tay bao nỡ, ruột cắt ruột sao đành”. Đã vậy thì dại gì không “quậy”, quậy cũng được “đôn”, cũng được “hạ cánh an toàn”.
Hy sinh đời bố để củng cố đời con” là câu nói biếm đời khá phổ biến, nhằm châm chích bọn tham quan, nó thường thốt ra từ cửa miệng những người thích đùa. Có một số đảng viên hồi hưu chơi thân vời tôi, dường như cố tật, họ thường gợi tôi nói và phân tích thời sự cho họ nghe, xem mòi họ bực bội với những tệ nạn xã hội, nhất là tệ tham nhũng. Bữa nọ tôi vui miệng nói :
- Bóc lột vừa vừa thôi các cha – sao chỉ nghe tôi nói mà không nói cho tôi nghe?!.
- “Hy sinh đời bố củng cố đời con” – một trong số nhìn tôi cười nói.
- Bộ hồi còn đương nhiệm quơ quào nhiều, giờ đây cứng họng? – tôi đùa.
- Quơ quào cái con khỉ, chúng tôi đang ém tức vào trong, vì con cháu phải á khẩu - Con cháu chúng tôi đang làm việc trong bộ máy đảng và nhà nước, nếu nói thẳng ruột ngựa như anh lũ nó bị đì, mỗi khi bị đì về nhà chúng cằn nhằn chịu không nổi.
- Lớn cả rồi, đầu ai chí nấy chớ?! – tôi thăm dò.
- Anh không phải người lâm cảnh không hiểu hết nói vậy thôi – “tru di nhị tộc” chớ bộ!... Chúng tôi đang bị kẹt cứng, phải chấp nhận 19 điều cấm. Đã “quy y thì phải đầu Phật thôi”!
- Sao không rời “chùa” cho nó khỏe?
- Lũ nhỏ càng chết – “tru di tam, cửu tộc” chớ chẳng chơi!
v.v…
Qua đối thoại ngắn này, tôi càng thấy rõ hơn sự độc hại của việc tuyển người qua lý lịch theo tiêu chuẩn đảng viên5C. Từ đó, tôi tự ý nâng tầm rồi đặt đại cho nó cái tên “Chủ nghĩa lý lịch”, nếu ai muốn dùng thì cùng dùng, không ép.
25/10/2013
T.T.
Tác giả trực tiếp gửi cho BVN

Từ Nguyễn Phương Uyên đến Lê Quốc Quân và Đinh Nhật Uy: Bản án “Sợ” của CSVN

Giáo Già (Danlambao) - Tin được đăng trên Danlambao cho biết: “Sáng ngày 21/10/2013 bà Kim Liên, mẹ của Đinh Nhật Uy thông báo là luật sư Nguyễn Văn Miếng đã nhận được giấy mời bào chữa của tòa án tỉnh Long An. Nội dung giấy mời ghi rõ phiên tòa diễn ra vào lúc 7h30 ngày 29/10/2013 tại trụ sở tòa án nhân dân tỉnh Long An. Trên facebook của luật sư Hà Huy Sơn cũng đăng tấm ảnh giấy mời cho thấy Đinh Nhật Uy sẽ ra tòa vào ngày này vì tội ‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân’ do thẩm phán Nguyễn Hòa Bình ký. Như vậy là 2 luật sư của Đinh Nhật Uy và bà đảng viên cộng sản Nguyễn Thị Thâm đã có giấy mời, tuy nhiên cha mẹ của Uy là ông Đinh Văn Chuộn và bà Nguyễn Thị Kim Liên vẫn chưa có giấy mời...” 
Bản tin cũng cho biết thêm là “CTV Danlambao nhận được tin là những người bạn, những nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền, những người yêu công lý hòa bình... trên khắp cả nước sẽ đổ về tỉnh Long An vào sáng ngày 29/10/2013 để chứng kiến phiên tòa bất công này. Họ cho biết sẽ mang những chứng cứ y như trong “Bản kết luận điều tra” và sẵn sàng xin được vào tù cùng với Đinh Nhật Uy!”
Nó khiến người theo dõi tình hình ở trong nước nhớ lại vụ tòa xử sinh viên Nguyễn Phương Uyên ở cả 2 lần Sơ thẩm lẫn Phúc thẩm.
Trong lần Sơ thẩm, vào sáng thứ năm, 16/5/2013, một số bạn trẻ và Linh mục tại Sài Gòn đã lên đường đi Long An để dự phiên tòa, được nhà cầm quyền nói là xét xử công khai, gồm các Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh, Giuse Đinh Hữu Thoại của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn; và các bạn trẻ Nguyễn Hoàng Vi, Sinh viên luật Phạm Lê Vương Các, Nguyễn Khanh, Lâm Bùi, Trần Hải, phóng viên VRNs Huyền Trang... Phần Lãnh sự quán Hoa Kỳ tuy rất quan tâm đến vụ án nhưng không được tham dự phiên tòa vì bị Nhà nước Việt Nam không cho phép.
Trong lần xử Phúc thẩm, ngày 16/8/2013, số người ủng hộ Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha về Long An tham dự đông đảo hơn nhiều. Họ đã hô to những khẩu hiệu: “...Phương Uyên Vô tội.... Nguyên Kha Vô tội... Tự do cho Phương Uyên, Tự do cho Nguyên Kha... Tự do cho dân tộc Việt Nam... Đả đảo Trung Quốc xâm lược... Đả đảo bọn bán nước... Đả đảo tham nhũng, cướp đất của dân... Đả đảo bọn làm nghèo đất nước...”
Hôm đó, đã có hoạt động biểu tình tuần hành diễn ra vào khoảng sau 10 giờ sáng, và trước 2 giờ chiều, khi những người ủng hộ đi đến khu vực tòa án Long An. Cũng như lần trước, lần này mặc dầu Nhà nước nói là xử công khai nhưng cả cha mẹ của Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đều không được cho vào tòa. Đã vậy, một số trong cả trăm người đến Long An ủng hộ cho hai sinh viên ra tòa còn bị công an địa phương bắt giữ. Nguồn tin lúc đó cho biết vào lúc 10 giờ 15 sáng, theo bà Dương Thị Tân, số người bị bắt đi gồm có anh Kha Lương Ngãi, trong nhóm trí thức; anh Trương Văn Dũng và anh Nguyễn Viện ở Hà Nội, chị Trần thị Nga và đứa con nhỏ ở Hà Nam... Đến 11 giờ, bà Bùi thị Minh Hằng cho biết thêm là có một bác nông dân bật khóc khi nhìn thấy đoàn biểu tình phát cẩm nang thực thi quyền con người.
Bên cạnh thân nhân gia đình, trong số những người đến Long An để hỗ trợ cho hai bạn sinh viên yêu nước, được CTV Danlambao ghi nhận, có các Linh mục Đinh Hữu Thoại, Nguyễn Văn Phương, chị Trần Thị Nga từ Hà Nam vào, chị Dương Thị Tân và con [vợ con Blogger Điếu Cày], Nguyễn Trí Dũng, phóng viên Huyền Trang của Truyền thông Chúa Cứu Thế, anh Lê Quốc Quyết [em Luật sư Lê Quốc Quân], Bùi thị Minh Hằng, bạn Công Khanh, anh Thịnh [dân oan Vườn Rau Lộc Hưng], anh Hoàng Văn Dũng, các blogger Huỳnh Công Thuận, Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Tường Thụy, Huỳnh Ngọc Chênh... và rất nhiều bạn trẻ khác...
Kết quả phiên tòa cho thấy tuy bị đại diện Viện Kiểm Sát đòi y án sơ thẩm 6 năm tù cho Nguyễn Phương Uyên và giảm một hai năm tù cho bản án 8 năm tù của Đinh Nguyên Kha, nhưng chủ tọa phiên xử phúc thẩm đã tuyên bố giảm án tù của Phương Uyên xuống còn “3 năm tù treo, 3 năm quản chế, cộng với 50 tháng thử thách” và được về nhà ngay sau phiên xử, mặc dù cô không nhận tội. Trong khi đó, dù nhận tội, Đinh Nguyên Kha chỉ được giảm từ 8 năm tù xuống còn 4 năm tù giam, 3 năm quản chế.
Sau khi ra khỏi nhà tù, về nhà, đi đến một số nơi để ngỏ lời cám ơn mọi người ở trong Nam đã dành cho mình rất nhiều thiện cảm; Nguyễn Phương Uyên và mẹ cùng ra Hà Nội để thăm người cha nuôi là ông Nguyễn Tường Thụy; đồng thời viếng thăm và trực tiếp cám ơn những người đã lên tiếng ủng hộ cô.
Anh Phạm Bá Hải (thứ 2 từ trái sang) và Phương 
Uyên gặp gỡ Cô Elenore, 
Tham tán Chính trị của 

Sứ 
Quán 
Thụy Điển 
và cô Jenifer, Viên chức chính 

trị 
của Sứ 
Quán 
Hoa Kỳ, trong chuyến đi 
Hà Nội 

vào 
cuối tháng 9 
năm 2013. 
[Citizen photo].
Tin được đưa lên facebooker’s Luật sư nhân quyền cho biết: “Trong hơn một tuần Phương Uyên đã đi thăm miền Bắc với sự giúp đỡ của anh Phạm Bá Hải. Phương Uyên đã được đi Hải Phòng, thăm vịnh Hạ Long, đền Hùng và một địa danh tại Hà Nội. Trong thời gian tại Hà Nội, Phương Uyên đã được các cơ quan ngoại giao quốc tế thăm hỏi, như đại diện của Sứ quán Anh, Hoa Kỳ, Thụy Điển, CHLB Đức, G4 gồm Thụy Sĩ, New Zealand, Canada (Na Uy bận công tác). Đại diện các cơ quan ngoại giao đều bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với những hành động và những phát biểu dũng cảm của Phương Uyên trước tòa. Một cơ quan ngoại giao đã hứa tìm trường và học bổng cho Phương Uyên đi du học”
Đề cập tới chuyện Phương Uyên ra Bắc, ông Đặng Huy Văn, trong bài viết được đưa lên các diễn đàn, nói rằng: “Chập tối 24/9/2013, tôi không ngờ lại gặp được hai mẹ con cháu Phương Uyên ngay giữa lòng Hà Nội. Vậy mà có lúc tôi đã nghĩ, sẽ không bao giờ còn được gặp cháu vì tôi đã tuổi cao sức yếu, chắc gì có thể sống thêm được 6 năm nữa để đợi ngày cháu ra tù mà tìm gặp như bản án sơ thẩm hôm 16/5/2013 đã tuyên. Tôi lại càng không ngờ khi gặp, thấy cháu Phương Uyên xinh đẹp, dịu hiền, chân quê, dễ thương... mà đã phải trải qua gần một năm chịu biết bao nhiêu khổ nhục và bị “bạn tù” đánh đập đến ba lần ngất xỉu trong trại giam Tân An như thế! Gặp tôi, Phương Uyên nhỏ nhẹ: “Ba Linh con dặn ra Hà Nội phải tìm bằng được ông để cám ơn ông đã thương con!”
Hôm sau, ngày 25/9/2013, gia đình cha nuôi của Uyên là blogger Nguyễn Tường Thụy đãi cơm một số khách mời gồm 2 mẹ con là Nguyễn Thị Nhung và Nguyễn Phương Uyên; bà Dương Thị Tân là vợ cũ của blogger Điếu Cày; cựu tù nhân chính trị Phạm Bá Hải cùng doanh gia Lê Quốc Quyết là em của Luật sư Lê Quốc Quân... Cả nhà đang quây quần chuẩn bị bữa cơm thì bọn an ninh xông vào nhà khủng bố. Rất đông công an thường phục và sắc phục đã tìm cách tiến vào nhà blogger này. Sau một hồi giằng co, tranh cãi. Công an đã bắt đưa về UBND xã Liên Minh, Thanh Trì, Hà Nội, gồm: Blogger Nguyễn Tường Thụy, ông Phạm Bá Hải, Bà Dương Thị Tân, Bà Nguyễn Thị Nhung, anh Lê Quốc Quyết, anh Thi (bạn anh Quyết) và cô Nguyễn Phương Uyên. Ngay khi nghe tin bị quấy nhiễu, ông Trương Văn Dũng đã có mặt để hỗ trợ bạn bè, cũng bị cướp máy ảnh và bắt đi một cách thô bạo.
Công an đã bất chấp các luật lệ do chúng đặt ra để khủng bố Phương Uyên vì chúng quá sợ ảnh hưởng của cô đối với dư luận quốc tế, vì ngay giữa Thủ đô Hà Nội “Phương Uyên đã được các cơ quan ngoại giao quốc tế thăm hỏi, như đại diện của Sứ quán Anh, Hoa Kỳ, Thụy Điển, CHLB Đức, G4 gồm Thụy Sĩ, New Zealand, Canada (Na Uy bận công tác). Đại diện các cơ quan ngoại giao đều bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với những hành động và những phát biểu dũng cảm của Phương Uyên trước tòa...”. Chúng cũng đã hành hung mọi người, đặc biệt mạnh tay hành hung anh Lê Quốc Quyết vì anh này là em của Luật sư Lê Quốc Quân, người sắp bị chúng đưa ra tòa xét xử vào vài ngày tới đây [2.10.2013], như một thứ “dằn mặt thế lực thù địch” mà lúc nào chúng cũng canh cánh lo sợ “diễn biến liên hợp trong ngoài và quốc tế có cơ nguy làm lung lay chế độ”.
Sau khi hai mẹ con Phương Uyên bị công an và côn đồ Xã hội Chủ nghĩa khoảng 5, 6 tên, trong đó có một công an nữ hung hãn xông lên tầng 2 nhà ông Nguyễn Tường Thụy túm tóc hai mẹ con dập đầu vào tường, đánh đá, quấn tóc kéo rê, lôi xềnh xệch lên xe, bắt đi, nhằm mục đích giải về quê ở xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Tại sân bay Trương Dũng đã thực hiện được một video clip tuyệt vời để đưa lên các diễn đàn cảnh công an tiếp tục hành hung mẹ con Phương Uyên. Hoạt cảnh đã được Phương Uyên thuật lại cho ông Nguyễn Tường Thụy trong cuộc điện đàn vào hôm sau:
“...Cầm lấy máy, không đợi tôi [Nguyễn Tường Thụy] hỏi, Uyên nói:

- Bố ơi con đau lắm.

- Thế nó đánh con như thế nào, kể tỉ mỉ cho bố nghe xem nào.

... Ngay khi chúng nó lôi con từ nhà mình ra xe, chúng đánh, chúng tát rồi máu con ộc ra.

Như vậy là chúng đánh Uyên ngay tại nhà tôi, trên phòng ngủ tầng 2. Lúc ấy vì quá hỗn độn nên tôi không biết được.

- Khi vào đồn, chúng tách hai mẹ con ra, chúng có đánh không. Bố nghe mẹ con nói mẹ con ở phòng gần đấy, nghe con la hét ghê lắm.

- Lúc con la là khi chúng tiếp tục xúm vào đánh con. Nó hỏi con về mối quan hệ, con bảo mẹ Nhung là mẹ tôi, bố Thụy là bố tôi, bác Hải là bạn của mẹ tôi còn cậu Thi cậu Quyết là cậu tôi. Ngoài ra con không nói thêm gì nữa, Nó bắt con làm tường trình, con không làm.

- Thôi, bố không dám hỏi nhiều để con nghỉ.

- Vâng, nhưng...

- Nhưng sao, con cứ nói đi.

- Có một thằng nó sàm sỡ con bố ạ.

- Nó đã làm gì con?

- Nó sờ vào ngực con. Thằng này mặc áo đen, sọc trắng. Hình nó có trên clip ấy.

Vậy con vào clip trích hình nó ra để xem là thằng nào.

- Vậy để rồi con gửi cho bố...”.
Cùng ngày 26/9/2013, biên tập viên Gia Minh của đài RFA có bài tường thuật việc “Công an phá cửa vào nhà bắt người vô cớ”. Gia Minh cho biết thêm: “Vào lúc giữa giờ sáng ngày 26 tháng 9, chúng tôi gọi điện thoại đến cho ông Nguyễn Đức Chung, giám đốc công an thành phố Hà Nội để hỏi về cáo giác mà blogger Nguyễn Tường Thụy nêu ra khi bốn công an mặc sắc phục và gần 20 người mặc thường phục có những hành vi bị cho là phi pháp như thế, ông hẹn như sau: -Xin lỗi tôi đang trong lớp học, sau 11, 11:30 phút gọi lại cho tôi. Tuy nhiên đúng hẹn sau 11:30, chúng tôi gọi điện thoại lại nhiều lần thì máy reo rồi tắt. Chúng tôi cũng gọi điện thoại đến trưởng công an Thanh Trì, Hà Nội nhưng không ai bắt máy”. Như vậy là toàn bộ công an đã “trốn”.
Sau đó, Facebooker Thuy Trang Nguyen đưa lên mạng những hình ảnh cắt từ clip ra [đính kèm] với lời Phương Uyên nói với Nguyễn Tường Thụy: “Con gửi hình cho bố như hôm qua con hẹn với bố. Chính là thằng này đấy bố”.
Như vậy, tên lưu manh này đã bị Phương Uyên nhận diện và việc Thuy Trang Nguyen chỉ ra tên này đã đúng. Cần giải thích rằng, clip này là giúp Phương Uyên nhận diện tên lưu manh chứ không phải gồm cả cảnh nó sàm sỡ Phương Uyên. Hành vi khốn nạn của nó, nó thực hiện ở chỗ khác chứ không phải ở chỗ đông người. Đoạn video clip quay ở sân bay là do anh Trương Văn Dũng thực hiện, một clip rất có giá trị, tất nhiên không chỉ giúp Phương Uyên nhận diện kẻ lưu manh mà còn ở nhiều khía cạnh khác nữa.
Một bài viết của Thụy Minh [VRNs] đưa lên mạng Dòng Chúa Cứu Thế ngày 30/9/2013 cho biết:
“...Bà Nhung [Mẹ Phương Uyên] cho VRNs biết: Tôi và bé Uyên bị đưa đi một nơi rất xa theo hướng về đền Hùng. Họ đưa chúng tôi vào một đồn công an có tên là Đại Áng, Thanh Trì. Tôi hoàn toàn không biết nó ở đâu. Ở đây, sinh viên Nguyễn Phương Uyên được giới thiệu để nói chuyện với một quan chức cấp cao của Bộ giáo dục... Sinh viên Nguyễn Phương Uyên kể: “Ông đó hỏi con, đã làm gì rồi. Con nói đã nộp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của trường đại học Công nghiệp thực phẩm rồi, nhưng hai tuần nay không có hồi âm gì cả”. Ông cán bộ cao cấp của ngành giáo dục cũng chẳng nói gì rõ ràng. Sau đó nói gì với công an, và công an đưa hai mẹ con bà Nhung ra sân bay quốc tế Nội Bài thuộc thủ đô Hà Nội. Tại đây diễn ra cuộc khủng bố khác... Phương Uyên bị đánh rất nhiều...”
Như vậy, một lần nữa, câu hỏi được đặt ra là Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là công an, sợ gì qua vụ án Nguyễn Phương Uyên? Câu hỏi này lại thêm lần nữa được đặt ra qua vụ án Luật sư Lê Quốc Quân, xin được ghi lại như sau:
Ảnh của blogger Phương Bích
Ngày 2.10.2013 Tòa án Hà Nội, 43 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, xét xử Luật sư Lê Quốc Quân với cáo buộc “Trốn thuế” của Viện Kiểm sát, nói là xét xử công khai, tất cả mọi người đều có quyền đến với phiên tòa, nhưng thực tế không phải như vậy.
Tin tức được phổ biến trên nhiều bản tin quốc nội, hải ngoại, và quốc tế, đều cho biết ngay từ 07 giờ 54 phút sáng, tại Ngã Ba Bến xe Kim Liên (cũ), nay là khu vực KS Niko, cảnh sát dàn hàng ngang để chặn đoàn người và tất cả các phương tiện qua lại với mục đích ngăn cản họ tràn về Hà Nội tham dự phiên tòa. Mọi người bị chận ngồi cả xuống và sẵn sàng biểu tình ngồi tại chỗ.
Ảnh của VRNs
Trong lúc đó, tại nhà thờ giáo xứ Thái Hà đang diễn ra thánh lễ tôn vinh Các Thiên Thần Hộ Thủ, cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân. Có 300 giáo dân tham dự. Thánh lễ đồng tế có 9 cha cùng cử hành, cha Bề trên Vũ Khởi Phụng chủ tế; và tại Sài Gòn một thánh lễ tương tự vừa kết thúc tại DCCT Sài Gòn do cha Lê Ngọc Thanh chủ tế, cùng với một cha thuộc TGP Hà Nội.
Trước đó, vào ngày Chủ Nhật, 29.9.2013, nhiều nhà thờ trong giáo phận Vinh cũng như các giáo xứ thuộc dòng Chúa Cứu Thế đã tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho sự công bằng của phiên tòa xét xử Luật sư Quân. Bên cạnh việc cầu nguyện, một nhóm blogger, thân hữu và những người yêu quý Luật sư Quân cũng có kế hoạch kêu gọi nhau tham dự phiên tòa một cách đông đảo nhằm gây tiếng vang cho quốc tế hiểu thêm về phiên tòa này.
Trong khi đó, nhà cầm quyền ở nhiều nơi đã công khai gửi những toán cán bộ đến từng nhà những người được biết sẽ tham dự phiên tòa để vận động họ đừng đi vì... sẽ có những bất lợi.
Đến sáng 1 tháng 10 mặc dù trời mưa lớn vì anh hưởng cơn bão số 10, tại xóm đạo Vĩnh Hòa, Nghệ An; quê của Luật Sư Quân, công an và an ninh trải đầy để giám sát, theo dõi. Tin từ thân nhân Luật sư Quân cho biết lúc 10 giờ sáng 1 tháng 10 một số bà con thân hữu của Luật sư từ Yên Thành Nghệ An lên xe đi Hà Nội để tham dự phiên tòa bị Công An chận lại tại xã Quỳnh Thạch, Quỳnh lưu, gây sức ép bắt lái xe quay về; nhưng một số bà con giáo dân từ Vĩnh Hòa cũng đã đến Hà Nội an toàn, mặc dầu các nhà nghỉ, khách sạn được kiểm tra ráo riết nhằm tìm kiếm những nhóm đông người và có giọng Nghệ An, Hà Tĩnh... Facebooker Thiếu Ngân cho biết: “Lúc tối đến nhà cô bạn chơi, thấy 2 anh công an đang ở đấy xem sổ sách (cô bạn em cho thuê nhà trọ). 1 anh đứng xem sổ còn anh kia thì nói: “Nếu có tốp khách nào từ 3 đến 5 người đến thuê phòng mà nói giọng Vinh-Nghệ An thì đề nghị chị phải đến công an phường báo cáo ngay.”
Đây là phiên tòa được Nhà Nước nói là công khai nhưng trời vừa sáng, lúc 08 giờ 15 phút đã có hàng rào chặn với vô số an ninh mặc thường phục đứng trước, cảnh sát cơ động đứng phía sau, để ngăn cản người đến dự phiên tòa. Ngay cả Mẹ của Luật sư Quân cũng không được vào, bà phải ngồi trên lề đường bên ngoài tòa để theo dõi.
Quan sát tại chỗ, hãng thông tấn quốc tế AFP ghi nhận: “Đông đảo người ủng hộ, với các biểu ngữ như ‘Tự do cho Lê Quốc Quân’ đã bị hàng rào an ninh dày đặc ngăn chận tại các nẻo đường, trong không khí căng thẳng. Phóng viên AFP bị công an mặc thường phục buộc phải rời đám đông biểu tình. Nhiều người ủng hộ luật sư Lê Quốc Quân cho biết họ bị ngăn cản không cho ra khỏi nhà để đến tòa án”.
Riêng blogger JB Nguyễn Hữu Vinh khi trả lời đài Pháp quốc RFI Việt ngữ, sau khi cuộc biểu tình vừa kết thúc, đã cho biết:
“Từ nhà thờ Thái Hà sau lễ sáng, mọi người khoảng sáu, bảy trăm người cầm trên tay mỗi người một cành thiên tuế, mặc chiếc áo có hình Lê Quốc Quân và dòng chữ ‘Free Le Quoc Quan’ và đi dọc đường phố theo hàng một hướng về tòa án. Nhưng khi cách tòa án chừng một, hai kilomet thì bắt đầu bị lực lượng cảnh sát cơ động và các lực lượng khác chặn lại, đặc biệt là cảnh sát đặc nhiệm. Việc chận lại dọc đường đã tạo ra một sự hỗn loạn trên đường phố, làm tắc nghẽn một con đường dài một vài cây số ở dọc công viên Thống Nhất và đường Lê Duẩn. Cho đến mức tất cả mọi người khi bị trấn áp và phải dừng lại, những người mặc áo trắng có hình Lê Quốc Quân bị lực lượng công an áp đảo... buộc lòng họ phải nằm xuống đường...”
Kết quả phiên xử kéo dài vài tiếng đồng hồ tòa đã tuyên án luật sư Lê Quốc Quân 30 tháng tù giam, bị phạt 1,2 tỷ đồng, về hành vi mà tòa gọi là “trốn thuế”. Đồng thời, tòa cũng ra quyết định truy thu hơn 600 triệu đồng tiền thuế. Cùng bị xử với Luật sư Quân còn có bà Phạm Thị Phương, kế toán của công ty Giải Pháp Việt Nam.
Nói về tội trốn thuế các em của ông Quân cho biết:
“Doanh nghiệp của ông Lê Quốc Quân là một doanh nghiệp nhỏ, số lượng nhân viên ít, ấy vậy mà một năm đã đóng thuế cho nhà nước hơn một tỷ vậy thì tại sao lại đặt vần đề là trốn thuế? Và nếu trốn thuế thì theo quy định của nhà nước thì cơ quan quản lý thuế trực tiếp phải cảnh báo trước. Khi nào người ta không điều chỉnh thì lúc đó mới có thể tiến hành khởi tố hình sự liên quan đến việc trốn thuế. Một điểm khác nữa, trước khi bị bắt một năm thì chính ông đã được bằng khen của sở thuế về việc đóng góp thuế!”
Cũng nói về việc trốn thuế, điều không thể quên vài trường hợp sau đây:
1. “Ông Nguyễn Ngọc Linh, chủ doanh nghiệp Trường Thống ở tỉnh Tiền Giang bị cáo buộc trốn thuế 2.1 tỉ đồng chỉ bị tòa án huyện Gò Công Đông phạt 2 năm tù treo
2. “Đại gia” Nguyễn Thạc Thanh của công ty Phú Thái ở Bắc Ninh, ngày 19/3/2013, chỉ bị phạt 36 tháng tù treo dù bị cáo buộc trốn thuế gần 11 tỉ đồng, theo bản tin Vietnamnet. 
Như vậy, vấn đề “trốn thuế” chỉ là cái cớ để Đảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam giam cầm Luật sư Lê Quốc Quân, vì xét về các lý lẽ ở phiên tòa, nhứt là qua những luận giải của Luật sư, ai cũng thấy là ông Quân vô tội và phải được trắng án. Nó khiến ông rất phẫn uất.
Do vậy, ông đã có đơn kháng cáo bản án bị cáo cho là bất công. Thông tin này đã được gia đình ông xác nhận qua em trai của ông là ông Lê Quốc Quyết, trong lần vào thăm ngày 09/10/2013. Như vậy đường vẫn còn dài, trước mắt vẫn còn phiên tòa phúc thẩm và cuộc đấu tranh nhịp nhàng giữa quốc nội, hải ngoại và quốc tế vẫn ngày càng thêm hữu hiệu, nhứt là hôm 25 tháng 9 năm 2013, mười Dân Biểu Quốc Hội Hoa Kỳ là Dân Biểu Edward R. Royce, Eliot L. Engle, Christopher Smith, Zoe Lofgren, Frank Wolf, Loretta Sanchez, Jack Kington, Susan Davis, Rob Woodall và James Moran; đã gửi thư cho Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang để bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về việc nhà cầm quyền Việt Nam giam cầm Luật Sư và cũng là nhà đấu tranh nhân quyền Lê Quốc Quân. Trong thư, các Dân biểu Hoa Kỳ đã cởi mở và thẳng thắn kêu gọi Chủ Tịch Trương Tấn Sang hãy trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân và tất cả các tù nhân chính trị khác và ngưng việc bắt giữ và giam cầm người dân chỉ vì các hoạt động và bày tỏ ý kiến ôn hòa như trong lời tuyên bố chung với Tổng Thống Obama.
Nhìn về vụ án Nguyễn Phương Uyên trước đó 1 tháng rưởi [16/8/2013 ố 2/10/2013] có người không ngần ngại nói tòa phúc thẩm tha Nguyễn Phương Uyên mà tòa sơ thẩm không tha Lê Quốc Quân vì đối với dư luận quần chúng Nguyễn Phương Uyên không nguy hiểm bằng Lê Quốc Quân. Điều này đã được nghiệm xét trong lần Nguyễn Phương Uyên cùng mẹ ra Bắc hồi cuối tháng 9 vừa qua. Xin ghi lại vài sự kiện rất đáng quan tâm:
- Phương Uyên “được các cơ quan ngoại giao quốc tế thăm hỏi, như đại diện của Sứ quán Anh, Hoa Kỳ, Thụy Điển, CHLB Đức, G4 gồm Thụy Sĩ, New Zealand, Canada (Na Uy bận công tác). Cô được đại diện các cơ quan ngoại giao đều bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với những hành động và những phát biểu dũng cảm của Phương Uyên trước tòa”. Chỉ có bao nhiêu đó rồi thôi. 
- Sau đó, Uyên và mẹ “bị đưa đi đến một nơi rất xa theo hướng về đền Hùng... vào một đồn công an có tên là Đại Áng, Thanh Trì. Tại đây có một “quan chức cấp cao của Bộ giáo dục [nhưng công an không cho biết ông này là ai] đến gặp Phương Uyên hỏi Uyên đã làm gì rồi... mà chẳng nói gì rõ ràng... Sau đó ông này nói gì với công an, và công an đưa hai mẹ con ra sân bay quốc tế Nội Bài thuộc thủ đô Hà Nội. Tại đây diễn ra cuộc khủng bố khác... Phương Uyên bị đánh rất nhiều... Uyên bị đánh... với sự “đồng thuận” của “quan chức cấp cao của Bộ giáo dục, không dám nêu tên và chức vụ?” Chúng đánh để trả thù Uyên dám gặp “đại diện của Sứ quán quốc tế”! Đánh để “dằn mặt” các blogger Tuyên bố 258, “dằn mặt” các nhà đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam, “dằn mặt” các nhà đấu tranh dân chủ hóa Việt Nam và cũng để bày tỏ thú tánh khốn nạn “sờ soạng” nữ sinh...! 
Trong khi đó, Luật sư Lê Quốc Quân có ảnh hưởng rất nhiều đến quần chúng, đặc biệt là người Thiên Chúa giáo, khiến Cộng sản Việt Nam nghĩ ông có thể là một lãnh tụ sáng giá cần phải đối phó [chỉ riêng con số thống kê cho đến năm 2005 có 5,7 triệu tín đồ trong tổng số dân 82 triệu] vì ông có thể trở thành một thủ lĩnh nào đó của phong trào dân chủ, nếu được trả tự do ngay vào thời gian này. Hơn nữa, Cộng sản Việt Nam cũng rất quan ngại khi thấy gần đây Giáo hội và người theo Thiên Chúa giáo đã vượt ra ngoài “vòng tròn đỏ” mà chúng đã bằng nhiều phương cách đê tiện vây chặt từ từng địa phương nhỏ cho tới Hội đồng Giám mục.
Chúng đã thật sự lo ngại khi thấy chỉ riêng vụ án Mỹ Yên cũng đã có “Ba ngàn giáo dân đến Mỹ Yên cầu nguyện cho các tín hữu”, như tin được Thụy My đưa lên đài RFI như sau [xem hình Thánh lễ ngày 16/09/2013 tại Đền thánh Antôn Trại Gáo, giáo xứ Mỹ Yên, thuộc giáo phận Vinh, Việt Nam. 
[thanhnienconggiao.blogspot.com]:
“Sáng nay, 16/09/2013, Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp cùng với 200 linh mục giáo phận Vinh và hơn 3.000 giáo dân đã đến địa điểm hành hương ở Trại Gáo thuộc giáo xứ Mỹ Yên để làm lễ cầu nguyện cho các giáo dân bị trấn áp, cũng như một nền công lý và hòa bình đích thực cho đất nước [Nên biết Trại Gáo là trung tâm hành hương kính Thánh Antôn của giáo phận Vinh. Có những buổi lễ lên đến 30.000 người, thành thử số người đến Trại Gáo rất đông]. Được biết, sự hiện diện của Đức Giám mục quản nhiệm cùng với hai Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Viên, Phaolô Maria Cao Đình Thuyên cùng đông đảo các linh mục và giáo dân nhằm mục đích, trước hết là lên án hành vi đàn áp của chính quyền tỉnh Nghệ An trong hai ngày 4 và 5/9 vừa qua tại giáo xứ Mỹ Yên thuộc giáo phận Vinh. Tiếp đến là tố cáo truyền thông Nhà nước xuyên tạc sự thật trong vụ Mỹ Yên, và kêu gọi mọi người tiếp tục cầu nguyện cho các nạn nhân, cầu cho đất nước sớm có được một nền công lý và hòa bình đích thực”.
Riêng VietCatholic trích lời Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp cũng cho biết:
“...Nhiều lúc tôi tự hỏi có nhà nước pháp quyền nào trên thế giới hiện nay cho phép các phóng viên nặc danh và cơ quan truyền hình Nhà nước tự tung tự tác, muốn bôi nhọ ai tùy ý, tự do chụp mũ cho người khác một cách vô căn cứ những thứ tội nghiêm trọng, mà chỉ những tòa án đặc biệt mới có quyền tuyên án? Bản thân tôi, dù sao cũng là giám mục một giáo phận 526.000 giáo dân, trải dài trên ba tỉnh, đồng thời là Chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, mà họ còn cáo buộc, một cách vô tội vạ, những tội danh ghê gớm như vậy, thì phương chi các em sinh viên, các nông dân chất phác, những người lao động cô thân cô thế? Điều này cho thấy sự thao túng, vô pháp luật và xuống cấp về phẩm chất đạo đức của một xã hội...”
Cũng cần biết thêm là Cộng sản Việt Nam lo sợ Lê Quốc Quân vì đến nay đã có đến gần 30 giáo xứ thực hiện hành vi hiệp thông chúc phúc cho Lê Quốc Quân mà chẳng cần nhà nước địa phương cấp phép. Một số giáo dân ở công đồng Vinh đã tự hỏi đến khi nào sẽ có một làn sóng thân hữu kitô tràn ra làm tắc nghẽn đạo lộ từ Nghệ An và Hà Tĩnh trực chỉ Hà Nội. Tinh thần cầu nguyện và các thánh lễ của người công giáo đang tôn vinh một nhân vật thuộc về nước Chúa, một người được đông đảo giáo hữu xem như tấm gương về mục vụ và cho điều còn sót lại của ánh mặc khải trong bóng đêm trần thế.
Từ đó, hình như đang lan truyền tiếng thầm thì sôi sục của khối giáo dân ở công đồng Vinh và khắp các giáo phận: “Đến khi nào họ sẽ đưa đức tin cầu nguyện cho kitô hữu từ nhà thờ ra đường phố?”
Chúng càng lo ngại khi hơn chục ngày sau khi xảy ra biến cố tại giáo xứ Mỹ Yên, giáo phận Vinh; hối hả cho một viên trung tướng công an chuyển sang làm tôn giáo vận đích thân dẫn đầu một phái đoàn đến Vatican để mong nhờ Vatican cho lập lại “vòng tròn đỏ”, hay ít nhứt cũng ve vuốt hàng giáo phẩm bớt phẫn nộ, trấn an thành phần “giáo nô”, cũng đang tuột ra ngoài tầm tay khống chế của Đảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bằng luận điệu tuyên truyền cố hửu của các cơ quan truyền thông nô dịch.
Đúng vậy, vào ngày 19 tháng 9, tức một ngày trước khi kết thúc chuyến đi “không bình thường” của phái đoàn, Thông tấn xã Cộng sản Việt Nam loan tin chính thức về đợt được nói là “Viếng thăm và làm việc tại Vatican” của phái đoàn Ban Tôn giáo Chính phủ đầy dụng ý tuyên truyền. Nhưng Đức ông Nguyễn Văn Phương, người hiện làm việc ở Vatican và là người thường được cử tham gia các phái đoàn của Vatican đến làm việc với phía Việt Nam, trong những năm qua, cũng như tháp tùng các quan chức Vatican đến tham dự các sự kiện tôn giáo lớn ở Việt Nam, cho biết đây là một chuyến đi không nằm trong khuôn khổ vòng làm việc giữa hai phía. Đức ông Nguyễn Văn Phương nói:
“Không bình thường bởi vì trước đây đoàn Việt Nam đã qua hôm tháng 6 rồi và tháng 9 lại sang. Tôi không ở trong Bộ Ngoại giao nên không biết; nhưng đây chỉ là chuyến đi thăm vậy thôi để trao đổi tin tức. Báo đài cũng có đăng nhiều rồi tin tức đó là vấn đề căng thẳng ở Vinh cũng như vấn đề Dòng Chúa Cứu Thế. Biết vậy thôi chứ không phải cuộc làm việc hai bên thảo luận chính thức thì không có”.
Phái đoàn đi Vatican coi như không thành công trong việc trấn an người Thiên Chúa giáo, hay rộng hơn là quần chúng, Cộng sản Việt Nam quay ra dùng thủ thuật đe dọa quần chúng có cơ nguy gây thành biến loạn là sụp đổ chế độ, bằng các cuộc “diễn tập” có tầm vóc quy mô. Điển hình là cuộc “Diễn tập chống bạo loạn ở Đắc Nông”.

Tin được Việt Hùng đưa lên Vietnamnet nói rằng “Các phần tử phản động trong nước đã kích động hàng trăm thanh niên quá khích, mang theo băng rôn, khẩu hiệu, mã tấu, gậy gộc, gạch đá... kéo về trung tâm tỉnh gây bạo loạn. Tham dự và chỉ đạo cuộc diễn tập có Trung tướng Nguyễn Trung Thu, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; Trung tướng Lê Chiêm, Tư lệnh Quân khu 5 là Tổng đạo diễn cuộc diễn tập. Cuộc diễn tập lần này ngoài việc chuẩn bị các phương án chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu, còn có điểm mới là “Xử trí tình huống A2 chống tập trung đông người”. Mặc dù chính quyền tỉnh X đã ra sức tuyên truyền, thuyết phục nhưng đám đông vẫn hung hãn tấn công lực lượng thi hành nhiệm vụ, đốt phá tài sản, nhiều chiến sĩ công an, bộ đội đã bị thương. Trước tình hình đó, lực lượng công an, quân đội được huy động để giải tán đám đông. Hàng trăm chiến sĩ với vũ khí, trang bị hiện đại và chó nghiệp vụ đã nhanh chóng có mặt thực hiện nhiệm vụ. Quả nổ, vòi rồng được sử dụng rất hiệu quả để giải tán đám đông. Hàng chục đối tượng sừng sỏ bị lực lượng chức năng phân loại bắt giữ, tình hình an ninh chính trị cơ bản được giữ vững...”
Kịch bản của buổi diễn tập khu vực phòng thủ năm 2013 tại Đắc Nông ngày 15/10.
Hai ngày sau, 17/10, một cuộc diễn tập khác được gọi là “Diễn tập THẬT” cũng quy mô không kém được tổ chức tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An để “Giải quyết tập trung đông người phá rối an ninh trật tự, bạo loạn, đánh bắt khủng bố, giải cứu con tin; xử lý chất độc hóa học”. Đây là cuộc “diễn tập” quy mô lớn có sự điều động các loại xe đặc chủng, trực thăng, được diễn ra để “Xử lý tình huống A2 chống tập trung đông người, biểu tình chống chế độ”, trong lúc nhiều khu vực của tỉnh Nghệ an hiện đang còn bị chìm hay tan nát trong nước lụt vì vỡ một số đập thủy lợi.
Đồng thời, một viên tướng công an, Ủy viên Trung ương Đảng, là Bùi Văn Nam, vừa trở lại Bộ Công an hồi tháng Tám, được thăng cấp từ Trung tướng lên Thượng tướng. Ông Nam từng làm Thứ trưởng Công an từ năm 2008 cho đến tháng 8 năm 2011, khi ông được bổ nhiệm làm bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình. Bây giờ, để mua chuộc và củng cố thêm hàng ngũ công an ông này lại được thăng cấp Thượng tướng và được Bộ Chính trị gọi về giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an.
Được biết thêm là theo cựu Đại tá Việt cộng Bùi Tín, hiện sống tự do ở Pháp, thì lãnh đạo Bộ Công an Việt cộng trước đây chỉ có 4 ông tướng, bây giờ là hơn 180 ông tướng và 200 đại tá riêng ở tại bộ. Không phải ngẫu nhiên mà so với quân đội, công an có tỷ lệ cấp tướng so với tổng số sỹ quan cao hơn 3 lần và tốc độ thăng cấp nhanh hơn gấp đôi.
Nó cho thấy nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam từ trung ương tới các địa phương cảm thấy chế độ độc tài đảng trị và tham những cùng cực của họ đang có những dấu hiệu bị thách đố mạnh mẽ; nếu không chuẩn bị đối phó, có thể dẫn tới sụp đổ như các chế độ cộng sản độc tài khác ở Đông Âu và Liên sô.
Ngoài ra, cũng có tin được đưa lên các diễn đàn ngày 18/1/2013 cho biết nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An cảm thấy bất an nên bắt giáo dân Công giáo địa phương phải ký giấy cam kết “không chống đảng và nhà nước CSVN” do chính quyền phát. Các tờ giấy cam kết đó buộc giáo dân có các mục như sau:
* Mục 1: Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các quy định hương ước của địa phương. 
* Mục 2: Không để người thân trong gia đình tham gia các hoạt động sau: 
    - Chống Đảng, chống chính quyền phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 
    - Phá hoại các mục tiêu, công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. 
    - Vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động tôn giáo. 
    - Khiếu kiện đông người và khiếu kiện vượt cấp trái quy định. 
Xem ra như vậy vẫn chưa đủ, nỗi “SỢ” lại khiến Cộng sản Việt Nam đem cả Đinh Nhật Uy ra tòa xét xử “vào lúc 7h30 ngày 29/10/2013 tại trụ sở tòa án nhân dân tỉnh Long An” như một thứ bịt mắt dằn mặt mới, có thể với một bản án tiền chế, theo như tiết lộ trong bài viết được tác giả Hải Huỳnh cho đăng trên Danlambao, nguyên văn như sau:
“Một nguồn tin nội chính từ Long An cho hay là cuộc họp 3 bên: An Ninh - Viện Kiểm sát - Tòa án về vụ Đinh Nhật Uy đã kết thúc vào lúc 12 giờ thứ ba ngày 22.10.2013 [ngày giờ ở Việt Nam]. Kết quả của phiên họp này thì Đinh Nhật Uy sẽ bị kết án 18 tháng tù. Người ta đã tính toán hết các diễn biến phiên tòa, phản ứng của luật sư và dư luận cũng như chắc chắn là Đinh Nhật Uy sẽ kháng án sơ thẩm để kết quả ở án phúc thẩm y án thì mức án 18 tháng tù giam là lựa chọn tối ưu. Phiên xử ở Long An vào ngày 29.10 đến đây có các mục tiêu:

1. Ngăn chặn răn đe phong trào đối lập mà cấp thiết nhất là việc kêu gọi hủy bỏ điều 258 Bộ Luật Hình Sự.

2. Phép thử dư luận và truyền thông quốc tế về trường hợp của ông Trương Duy Nhất và ông Phạm Viết Đào cũng bị kết án về điều 258 Bộ Luật hình sự”.
Nhưng, chuyện đâu có dễ dàng như vậy, vì “những người bạn, những nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền, những người yêu công lý hòa bình... trên khắp cả nước sẽ đổ về tỉnh Long An vào sáng ngày 29/10/2013 để yểm trợ Đinh Nhật Uy”; và phản ứng đầu tiên của dư luận đã có ngay trong bài viết của blogger Mẹ Nấm trên Danlambao, khi cô nói:
“...Vấn đề cần đặt ra là nếu hôm nay Đinh Nhật Uy có thể bị bắt giam một cách tùy tiện, bởi điều luật mơ hồ như điều 258 BLHS, và với cáo trạng đưa ra của Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An cho thấy rằng: quyền tự do ngôn luận thực sự bị tước đoạt. Bạn có quyền được nói điều mình nghĩ mà không phải ngó trước nhìn sau để lựa chọn thái độ ngôn từ hay không? Hãy nhìn vào vụ án Đinh Nhật Uy để có câu trả lời cho mình. Hôm nay Uy không được nói, không được bày tỏ điều mình nghĩ một cách công khai thì ngày mai người kế tiếp có thể là chính chúng ta, những người sử dụng blog, facebook... hàng ngày. Đinh Nhật Uy - Chúng ta, tất cả là một. Chỉ khác ở chỗ là Uy là người sẽ ra trước vành móng ngựa vào ngày 29 tháng 10 này, còn chúng ta là những người có sẽ phải theo gót của Uy hay không là TÙY vào nếp hành xử TÙY TIỆN, dựa vào nội dung TÙY TIỆN của điều 258 từ những người đang giành quyền nắm giữ “cán cân công lý”.
Cùng lúc, cũng trên Danlambao Luật sư mạng Lê Bảo Tín viết “Tôi không được ra tòa biện hộ cho Đinh Nhật Uy vào ngày 29 tháng 10, 2013, nhưng tôi cãi cho Đinh Nhật Uy trên mạng Internet để đồng bào trong và ngoài nước thấy Đinh Nhật Uy là người vô tội phải được thả tự do gấp và bồi thường những tổn thất mà Đinh Nhật Uy đã và đang bị mất”. Luật sư này viết:
“...Khi bắt và xét tang vật trong nhà Đinh Nhật Uy thì những vật thâu được có liên quan là áo thun NO-“U”, vài tờ rơi chống Trung Quốc xâm lược... vậy Đinh Nhật Uy đang làm nhiệm vụ cao cả của một công dân Việt Nam bảo vệ tổ quốc như các điều sau đây:

Điều 76:
Công dân phải trung thành với Tổ quốc.
Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.

Điều 77:
Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân.

93 triệu người dân Việt Nam đều biết, đồng bào người Việt hải ngoại đều biết, nhà nước CHXHCNVN từng tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam. Thế thì tại sao Đinh Nhật Uy làm nghĩa vụ cao cả của một công dân bảo vệ tổ quốc ở điều 76 và 77 lại bị bắt. Những người công an bắt Đinh Nhật Uy là vi phạm điều Điều 76, cho nên phải đem ra xử tội: “phản bội tổ quốc là tội nặng nhất” cần phải đem ra xử trước tòa án nhân dân để cứu nước.

Như vậy Đinh Nhật Uy vô tội, ngày 29/10/2013 phải thả Đinh Nhật Uy ra gấp”.
Như vậy, cuối cùng rồi, cho dầu thế nào, các bản án của Nguyễn Phương Uyên, Lê Quốc Quân và Đinh Nhật Uy đều hiện nguyên hình là bản án “SỢ” của Cộng sản Việt Nam. 

VIỆN KHỔNG TỬ GÂY Ô NHIỄM THẾ GIỚI

RFI ( TIẾNG TQ) trên trang mạng HỒNG CÔNG “ Aboluowang”:
VIỆN KHỔNG TỬ GÂY Ô NHIỄM THẾ GIỚI
BT: Bài này phát tháng 8-2010, không cập nhật được tình hình hiện nay, nhưng lại khái quát vấn đề từ 2004 khi Trung Quốc mới có chủ trương thành lập Viện Khổng Tử. Việc chuyển đăng trên trang mạng Hồng Kông cho thấy người TQ ở Hồng Kông tuy cũng tôn sùng Khổng Tử nhưng phê phán ý đồ của nhà cầm quyền Bắc Kinh (Ngvăn: Trung Cộng) mở Viện Khổng Tử khắp nơi là làm ô nhiễm thế giơí! 
Ngạn Xuyên.
Chỉ trong khoảng 5 năm (2004-2009) Chính phủ Trung Cộng đã mở 282 viện Khổng Tử ở 88 nước trên thế giới. CP Trung Cộng tuyên bố năm 2010 đặt chỉ tiêu mở 500 V. Từ khi viện Khổng Tử đầu tiên mở ở Đại học Maryland chính phủ TC đã mở 50 viện Khổng Tử ở nước Mỹ, trong một hai năm tới các  viện Khổng Tử ở Mỹ sẽ tăng lên con số 80.
Viện Khổng Tử do Văn phòng Giáo học Hán ngữ đối ngoại thuộc Bộ Giáo Dục của Chính phủ TC chủ quản.  Kinh phí khai trương một viện Khổng Tử bình quân khoảng 300 vạn (=3 triệu) USD. Tổng đầu tư kinh phí cho 500 viện Khổng Tử là 1 tỉ 500 triệu USD. Trong khi đó ngân sách giáo dục của Trung Quốc chỉ chiếm tỷ lệ GDP chưa bằng nước Uganda nghèo khổ ở Châu Phi.  Ngay tại Trung Quốc số trẻ con thất học rất lớn,  những vùng nghèo khổ trẻ con đến lớp khong có sách giáo khoa, không có bàn ghế, nhiều khi cũng không có cả lớp học. Vậy mà CP đưa bao nhiêu tiền như vậy ra nước ngoài để mở các viện Khổng Tử để đem về cái gì?
Căn cứ theo các văn kiện chính thức của TQ thì nhiệm vụ của các học viện Khổng Tử không chỉ là giảng dạy Hán ngữ, nó còn đảm trách cả các việc tư vấn về văn hóa, kinh tê, xã hội của Trung Quốc và triển khai các nghiên cứu về Trung Quốc đương đại.
Có một số nước đã bắt đầu có những phản ứng đối với việc chính phủ TC mở hàng loạt viện Khổng Tử ở nước ngoài. Nhiều người biết sự việc phụ huynh học sinh học khu加州洛杉磯哈希恩德海茨 (Hacienda Heights, California) đã phản đối nhà trường nhận tài trợ mỗi năm 30.000 đôla để mở lớp và vận hành viện Khỏng Tử trong trường. Trần Khải, nguyên đội viên đội bóng rổ GQ TQ là một nhân sĩ Hoa kiều có danh tiếng trong tiểu khu đã tham gia hành động phản đối ấy. Ông ta đã nói cho người Mỹ biết nhiều sự thực mà người Mỹ chưa biết. Trần Khải nói: “Mọi người chưa hiểu lịch sử của CNCS nên chưa biết: Sau khi giảng dạy Nho học, người ta sẽ quên đi tất cả tội ác mà CNCS đã gây ra trong lịch sử Trung Quốc. TC sẽ nói: Các ông các bà hãy chấp nhận chúng tôi, bởi vì các ông các bà đã chấp nhận học thuyết Nho gia của Trung Quóc cổ đại thì chúng tôi là những người tiếp tục thực hành học thuyết ấy, do đó các vị không thể coi chúng tôi là tà ác!”
Ông Trần Khải chỉ ra rằng: “Giáo trình của viện Khổng Tử thấm đẫm ý thức hệ của ĐCS. Trần Khải nhiều lần nêu rõ:  trong giáo trình xuất hiện rất nhiều từ “giải phóng” là một ví dụ.  Ông Trần nói: “Nhiều người chưa hiểu đúng chất độc hại bên trong của viện Khổng Tử. Họ nói “Giải phóng” - thế nào là “Giải phóng”? Giải phóng tức là một giai cấp đánh bại một giai cấp khác. Đó là quan điểm của Carl Marx!
CP TC bỏ ra số tiền lớn thànhlập các viện Khổng Tử. Một phần só tiền ấy dùng cho việc dạy học. Phần còn lại là để mua (thu mua) những kẻ ủng hộ họ trong các viện Khổng Tử! Ông Trần Khải vạch rõ: Trong học khu Hacienda Heights có một vị ủy viên giáo dục được viện Khỏng tử mời đi du lịch Trung Quóc. Tổng phí chuyến đi rất lớn: hơn một vạn  USD. Tiền ấy ở đâu ra? Ai chi trả?”
Học khu Hacienda Heights ngày càng thêm nhiều phụ huynh học sinh tham gia hành động phản đối học viện Khỏng Tử. Người phụ nữ da trắng Maxia nói: “ Cái trò ấy thật rác rưởi! Học khu chúng ta nếu ngu xuẩn nghe theo tức là đẩy con em chúng ta đi theo CNCS! Vấn đề không phải ở chỗ là họ dạy Trung văn, mà là họ yêu cầu chúng ta theo chương  trình do ĐCSTQ biên soạn và sắp đặt!
Cùng ý kiến như trên, trong viện Khổng Tử có nhiều người Canada, cũng có người tiết lộ ý đồ hiểm ác của CP Trung Cộng. Một nhân viên của Cục tình báo Châu Á -Thái Bình Dương của Canada đã bình luận: “ Mở các học viện Khổng Tử thực ra không phải xuất phát từ ý niệm từ thiện mà là một bộ phận chiến lược của ĐCSTQ”
Phe XHCN tuy đã tan rã nhưng vẫn còn một nước Trung Quốc XHCN lớn mạnh hơn nhiều, xăng xái hơn nhiều so với các tập đoàn XHCN ở Đông Âu (trước đây). Khi học thuyết của CNCS không còn có thể ngu xuẩn mê hoặc nhân tâm như trước, Trung Cộng tìm sự chống đỡ từ chế độ chuyên chế hai ngàn năm của Trung Quốc. Thế giới Tây phương không kham nổi cái Nho giáo làm vỏ bọc cho CNCS tiếp tục làm ô nhiễm thế giới. UV thường vụ BCT ĐCSTQ phụ trách Tuyên truyền Lý Trường Xuân ngày 24-4-2010 trong một lần phát biểu đã nói:” Nhiều nơi trên thế giới thành lập Viện Khổng Tử là một bộ phận cấu thành rất quan trọng của tuyên truyền đối ngoại của ĐCSTQ. Mở các học vuện Khổng Tử ở nước ngoài cũng như việc đặt hãng CNN ở Trung Quốc, chi ngân sách khổng lồ để mua chuộc giới truyề thông nước ngoài cùng cấu thành chiến lược tòan cầu của ĐCSTQ nhằm đảo ngược các giá trị phổ quát về nhân quyền và dân chủ tự do trên thế giới.
Chiến trạnh lạnh kết thúc, thế giới phương Tây buông lơi cảnh giác đối với CNCS, vì thế mặc dù có người phản đối nhưng vẫn không thể ngăn trở được các viện Khỏng Tử mở ra ngày càng nhiều, điều đó cũng giống như Trung Quốc ngày càng thải nhiều khí CO2vào khí quyển. Các học viện Khổng Tử do Trung Quốc mở có xu thế làm ô nhiễm thế giới ngày càng nghiêm trong!
Nguồn:
阿波羅新聞網2010-08-01 訊】
Biên tập: Zhongkang
NGẠN XUYÊN dịch

Trung Quốc – Việt Nam: Nhiều cà rốt, ít gậy

Ảnh: Kham Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam, ở bên trái, và Thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc tại một buổi lễ chào đón tại Phủ Chủ tịch- Hà Nội.
Ảnh: Kham
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam, ở bên trái, và Thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc tại một buổi lễ chào đón tại Phủ Chủ tịch- Hà Nội.
Bản dịch của Nguyễn Thái Nguyên
Defend the Defenders
Brendan O’Reilly
Asia Times Online
Việt Nam một lần nữa là nơi đối đầu giữa các siêu cường khi mà những rạn nứt sâu sắc tiếp tục được khuấy động trên Biển Đông. Tuy nhiên, Việt Nam có thể đối phó với các cường quốc toàn cầu đầy tham vọng với một vị thế độc lập và sức mạnh tương đối của địa chính trị.
Sự cạnh tranh leo thang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đem đến cả rủi ro và lợi ích cho các lãnh đạo Hà Nội, khi hai quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới tìm kiếm ảnh hưởng sâu về chiến lược và kinh tế ở Đông Nam Á.
Chuyến thăm cấp cao của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong tuần qua đến Hà Nội nhấn mạnh tầm quan trọng của Việt Nam trong tham vọng khu vực của Trung Quốc. Chuyến thăm này nhằm mục đích cải thiện mối quan hệ không ổn định của Trung Quốc với nước láng giềng Việt Nam.
Lý trở lại Bắc Kinh với một bộ thỏa thuận kinh tế và chính trị đầy ấn tượng, bao gồm cả việc thỏa thuận bắt đầu khai thác chung các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong Vịnh Bắc Bộ, nơi mà hai nước đang tranh chấp lãnh hải. Sự hợp tác có thể mở đường cho sự phát triển chung trong vùng lãnh thổ tranh chấp khác, bao gồm cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên Biển Đông.
Gần đây nhất là ngày 20 tháng 3, tàu hải quân Trung Quốc bắn pháo sáng vào một tàu đánh cá Việt Nam trong khu vực tranh chấp, gây thiệt hại đáng kể cho nghề cá và là nguyên nhân gây ra cuộc biểu tình tự phát chống Trung Quốc tại Việt Nam. Trong tháng 11 năm 2012, Trung Quốc in một bản đồ bao gồm các quần đảo tại vùng biển Đông đang tranh chấp lên hộ chiếu phổ thông, gây lên phản đối ngoại giao đến từ Philippines và Việt Nam.
Việt Nam và Trung Quốc hiện đang công bố làm sâu sắc hơn quan hệ song phương của họ trên nền tảng “dễ trước, khó sau”. Việc đầu tiên trên bàn nghị sự là những nhiệm vụ tương đối đơn giản như việc nới lỏng biên giới, cải thiện giao thông vận tải, và tự do hóa dòng vốn đầu tư. Sau đó sẽ đến các vấn đề phức tạp về chủ quyền trên Biển Đông.
Thành công của ông Lý trong việc thuyết phục các lãnh đạo Việt Nam đồng ý cùng phát triển các nguồn dự trữ, bao gồm cả dự trữ dầu khí nhiều tiềm năng trong vùng biển đang tranh chấp là một thành tựu đáng kể ở mặt nổi. Thỏa thuận này có thể là kết quả của việc xuống thang của Trung Quốc trong những tháng gần đây.
Trước khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) họp tại Brunei đầu tháng này, Bắc Kinh đồng ý đàm phán nhắm đến thiết lập một bộ tắc ứng xử ràng buộc ở Biển Đông – mặc dù cho tới nay đạt được rất ít tiến bộ.
Chia ra và phát triển
Trung Quốc hiện nay dường như đang theo đuổi chính sách “chia để trị ” – có lẽ đúng hơn nên gọi là chính sách “chia ra và phát triển” tại Biển Đông.
Trong chuyến thăm của ông Lý tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc và Công ty dầu khí quốc gia của Brunei đã ký thỏa thuận thăm dò chung và khai thác nhiên liệu hóa thạch trong vùng biển tranh chấp của họ.
Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia và Đài Loan có các yêu sách khác nhau về đảo và mặt nước ở Biển Đông. Tất cả những nước này đều có một mức độ hiện diện quân sự khác nhau trong khu vực tranh chấp.
Đã có một loạt các cuộc xung đột vũ trang trên các vùng lãnh thổ, gần đây nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc là trong những năm 1980. Vào năm ngoái, tàu quân sự của Trung Quốc và Philippines tham gia vào tình huống tranh chấp trong 2 tháng căng thẳng mà không đạt được thỏa thuận tại bãi cạn Scarborough, Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham.
Hiện nay, Bắc Kinh có thể giấu “cây gậy” của nó đi và vung ra một củ cà rốt với hy vọng tiếp cận được với các nguồn tài nguyên Biển Đông. Do sức mạnh to lớn của nước này như một nước lớn trong tranh chấp với các nước nhỏ khác, Bắc Kinh cho đến nay đã tìm cách xử lý các tranh chấp lãnh thổ trên cơ sở song phương chứ không phải thông qua cơ chế đàm phán đa phương.
Các kế hoạch hợp tác phát triển mới với Brunei và Việt Nam là một phần của chiến lược này. Đó là một nước cờ nhằm mục đích mang lại lợi ích kinh tế chung cho các quốc gia hợp tác, trong khi chia cắt các nước có yêu sách khác như Philippines, nước đã yêu cầu sự can thiệp của bên thứ ba trong vùng tranh chấp.
Manila đã phản đối yêu sách vô lý của Trung Quốc ở Biển Đông thông qua vụ kiện chưa từng có lên trọng tài quốc tế theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Bắc Kinh đã phản đối mạnh mẽ động thái này, mặc dù thiếu một cơ chế để thực thi bất kỳ quyết định nào.
Phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc liên tục nhắc nhở về sự cần thiết để không “quốc tế hóa” các tranh chấp ở Biển Đông. Nhân dân Nhật báo dẫn lời Wu Shicun, chủ tịch Viện Nghiên cứu Biển Đông, gần đây đã nói rằng:
“Các thỏa thuận của Trung Quốc và Việt Nam, chắc chắn, đã gửi một thông điệp rõ ràng đến các nước có yêu sách khác rằng hãy gạt sang một bên những tranh cãi về chủ quyền và ngồi vào bàn để cùng phát triển là một lựa chọn thực tế. Những nỗ lực quốc tế hóa vấn đề biển Đông sẽ ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ song phương và làm nghiêm trọng thêm tình hình.”
“Quốc tế hóa” cũng là ám chỉ việc Mỹ tham gia vào các tranh chấp. Ngay trước khi hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kêu gọi ASEAN thúc đẩy “để tăng cường sự gắn kết và thống nhất” liên quan đến Biển Đông. Thủ tướng Nhật Bản Abe cũng phụ họa, nhắc nhở Bắc Kinh rằng tranh chấp lãnh hãi có vai trò quan trọng đối với toàn bộ khu vực.
Để đối phó lại xu hướng đoàn kết của các quốc gia có yêu sách tại Biển Đông, Thủ tướng Lí tới thăm Việt Nam. Bắc Kinh rất muốn bứt Hà Nội ra khỏi bất kỳ liên minh khu vực nào do Washington và Tokyo điều khiển mới mục đích kiềm chế ảnh hưởng khu vực của Trung Quốc. Thành công ngoại giao của ông Lí tại Hà Nội phản ánh không chỉ tham vọng của Bắc Kinh trong khu vực, mà còn lợi dụng được vị thế địa chính trị của Việt Nam.
Tán tỉnh ngoại giao
Trước chuyến thăm của ông Lí tới Hà Nội, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã gặp ông Kerry tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN. Hai nhà lãnh đạo đã ký Hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự Mỹ- Việt Nam, cho phép chuyển giao công nghệ hạt nhân dân sự Mỹ đến Việt Nam vào thời điểm Hà Nội mời dự thầu xây dựng nhà máy năng lượng hạt nhân. Thỏa thuận này thể hiện cho những nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm tăng cường vị thế của mình với Hà Nội.
Việt Nam cũng là thành viên của cuộc đàm phán để mở rộng quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định thương mại tự do do Mỹ đứng đầu nhằm tự do hóa thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế lớn nhất Ven Thái Bình Dương – mà không có sự tham dự Trung Quốc.
Washington cũng chắc chắn mong muốn mang Việt Nam vào quỹ đạo chiến lược châu Á của mình. Trớ trêu thay, nước Mỹ có những khoảng lặng từ cuộc chiến Việt Mỹ. Trong suốt chiều dài lịch sử của Việt Nam, Trung Quốc luôn là kẻ thù đáng sợ nhất.
Lịch sử truyền thống của Việt Nam chủ yếu được xác định bởi cuộc đấu tranh giành độc lập khỏi ách thống trị của Trung Quốc. Lần cuối cùng quân đội Trung Quốc đã tiến hành một chiến dịch quân sự lớn là trong cuộc chiến tranh Trung-Việt ngắn ngủi và cay đắng vào năm 1979. Gần đây, hai bên đã bắn nhau trên biển.
Qua nhiều thế kỷ, Việt Nam đã phải chịu đựng rất nhiều từ những khát vọng khu vực của các nước lớn, bao gồm cả Trung Quốc, Pháp, đế quốc Nhật, và bây giờ là Mỹ. Tuy nhiên, Việt Nam có thể tận dụng sự độc lập giành được một cách khó khăn và lợi thế địa chính trị trong sự tranh giành ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Mỹ.
Cả hai siêu cường phải cân nhắc kỹ lợi ích của Hà Nội, vì sợ rằng họ đẩy Việt Nam vào vòng tay rộng mở của đối thủ của họ. Cạnh tranh tạo ảnh hưởng với Việt Nam đang diễn ra đồng thời trong các lĩnh vực chính trị, chiến lược, văn hóa và kinh tế. Với tỷ lệ nghèo đói tương đối của Việt Nam, nâng cao việc phát triển kinh tế có thể là phương pháp hiệu quả nhất để làm hài lòng Hà Nội. Về vấn đề này, Bắc Kinh dường như có một lợi thế đáng kể so với Washington.
Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh cũng đã cho Hà Nội vay hơn 1 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết. Khi mà tiền lương tăng lên ở Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã chuyển việc sản xuất của mình đến đất nước Việt Nam nhằm giảm chi phí. Để mở đường cho các di dời, cả hai bên đã đồng ý cải cách để đẩy mạnh đầu tư khu vực biên giới.
Trò chơi lâu dài của Bắc Kinh tại Việt Nam là phản ánh của chiến lược chung của Trung Quốc đối với tất cả các nước Đông Nam Á. “Phát triển” bên trong “phân chia và phát triển” liên quan không chỉ đến các nguồn tài nguyên bên dưới vùng lãnh hải tranh chấp ở biển Đông, mà còn là nền kinh tế rộng lớn trong khu vực. Với hướng thương mại tự do đó, Bắc Kinh đang thúc đẩy tăng cường một Hiệp định Thương mại Trung Quốc – ASEAN.
Cú thúc của Trung Quốc để hội nhập kinh tế mạnh mẽ hơn với Đông Nam Á được điều khiển bởi cả lợi ích thương mại và chiến lược. Khi các quốc gia Đông Nam Á trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc về thương mại và đầu tư, sẽ ngày càng khó khăn hơn cho Washington trong việc thiết lập đồng minh chiến lược.
Việt Nam đã được hưởng lợi từ vị trí trung tâm của nước này giữa một nước Mỹ đầy sức mạnh và một Trung Quốc ngày càng thịnh vượng. Thật vậy, nhiều nước ASEAN được hưởng lợi từ việc đứng giữa Washington và Bắc Kinh, và thương mại chứ không phải vũ khí là phương tiện chính của các siêu cường trong khu vực.
Brendan P O’Reilly là một nhà giáo dục, nhà văn từ Seatle, hiện đang sinh sống tại Trung Quốc. Ông là tác giả của The Transcendent Harmony. Liên lạc với ông tại email oreillyasia@gmail.com
Ngày 22/10/2013
* Nguồn: Asia Times Online
 

Ngang qua bức tường đảng phái: Những vấn đề của Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngang qua bức tường đảng phái
Ngang qua bức tường đảng phái
Bản dịch của Hành Nhân
Defend the Defenders
The Economist
Ngày 26/10/2013
Nếu những chủ đề sau đây nhắc nhở bạn về Trung Quốc, hãy chừa ra một ý nghĩ về Việt Nam: một cuộc tranh luận về Hiến pháp; những nỗ lực kiềm chế những đặc quyền của doanh nghiệp Nhà nước; giận dữ về nạn tham nhũng; cưỡng chế đất đai với bồi thường rẻ mạt; những hạn chế mới nhằm vào đối lập trực tuyến; sự công nhận rằng cải cách kinh tế hơn nữa không chỉ là đáng ao ước mà là thiết yếu; và trong chính trường, bằng chứng về cuộc đấu tranh phe phái khốc liệt giữa các lãnh đạo cao cấp.
Trung Quốc và Việt Nam có hai trong số ít các Đảng Cộng Sản vẫn còn nắm quyền lực, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi họ đối mặt với những vấn đề tương tự. Tuy nhiên, điều có thể báo động họ nhất đó là sự thiếu hụt các giải pháp giải quyết vấn đề. Ban chấp hành trung ương của cả hai đảng tổ chức họp vào mùa thu này. Và cả hai cuộc họp được nhìn nhận là rất quan trọng trong tiến trình cải cách quốc gia. Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ tổ chức hội nghị trung ương vào tháng tới trong khi hội nghị trung ương của Việt Nam đã diễn qua mà chỉ tạo ra vài dấu hiệu về tư duy mới. Đảng Cộng sản Việt Nam dường như rơi sâu vào một tình trạng hỗn loạn.
Chương trình nghị sự quan trọng của những người Cộng sản Việt Nam là thay đổi hiến pháp của đất nước. Bản Hiến pháp hiện tại, được thông qua vào năm 1992 và chỉnh sửa cuối cùng vào năm 2001, không còn phản ảnh nền kinh tế mở và xã hội Việt Nam hiện nay. Dự thảo sửa đổi đã được công bố rộng rãi để lấy ý kiến của công chúng từ đầu năm nay. Kết quả thật đáng ngạc nhiên: hơn 26 triệu ý kiến ​​đã nhận được, trong đó có nhiều ý kiến mà Đảng Cộng Sản không muốn nghe.
Ba điều khoản đặc biệt thu hút sự chú ý của công luận. Những người yêu tự do hy vọng hiến pháp mới có thể đảm bảo một ngành tư pháp độc lập. Hiện nay nó hứa hẹn rằng nhà nước “sẽ không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Một số người cũng đã hy vọng cho một sự thay đổi quy định tại Điều 4n, trong đó coi trọng vai trò của Đảng Cộng Sản là “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” trong một hệ thống độc đảng. Và thứ ba, nhiều người tranh cãi về Điều 19, trong đó tuyên bố rằng “khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc gia”, là vừa lỗi thời lại vừa có hại. Việt Nam đang chịu những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ mà một phần gây ra bởi các doanh nghiệp nhà nước. Tăng trưởng kinh tế khoảng 5% một năm là quá chậm để đảm bảo công ăn việc làm cho những công dân trẻ, và nền kinh tế ấy xem ra khó có thể được cải thiện trong năm tới.
Cải cách khu vực kinh tế nhà nước, thông qua tư nhân hóa các công ty có lợi nhuận (ví dụ như bia rượu) và giải thể các đơn vị thua lỗ (hầu hết số còn lại), là một điều kiện tiên quyết cho sự tăng trưởng cao hơn. Điều đó cũng có thể là cần thiết nếu như Việt Nam thành công trong việc tham gia một thỏa thuận thương mại tự do mà Mỹ đứng đầu, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhưng tháo dỡ “khu vực kinh tế nhà nước” là việc làm đáng sợ đối với nhiều người. Không chỉ là những cán bộ tham nhũng hưởng lợi từ những quan hệ kinh tế. Hệ thống này cũng giúp đảng giữ vai trò độc tài.
Sau Hội nghị trung ương, các ủy ban sẽ tiếp tục mày mò với từ ngữ của Hiến pháp. Nhưng nó rõ ràng là nhiều thứ sẽ bị né tránh. Việt Nam vẫn ở một giai đoạn rất khó khăn để nhận ra sự thay đổi trong quá trình đổi mới vào năm 1986, đừng nói đến những đột biến.
Hình mẫu Trung Quốc không thể giúp ích nhiều ở đây, mặc dù họ cũng đang tranh luận về Hiến pháp. Sự khác biệt quan trọng là, ở bên Trung Quốc, các nhà phê bình chỉ đơn giản là yêu cầu Đảng tôn trọng hiến pháp hiện nay. Hiến pháp hiện nay của Trung Quốc hứa hẹn sự bình đẳng, quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do tôn giáo, và một nền tư pháp độc lập, nhưng đảng cầm quyền lờ đi tất cả. Ngay cả vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản chỉ được nhắc đến trong lời mở đầu chứ không phải là trong phần chính của các tài liệu. Vì vậy, những tháng gần đây đã thấy báo chí chính thống của Trung Quốc đã mạt sát “Chủ nghĩa hợp hiến” – một đòi hỏi yêu cầu hiến pháp cần phải được tôn trọng- coi đó là âm mưu của phương Tây nhằm phá hoại đất nước bằng cách tiêm nhiễm những tư tưởng tự do nguy hiểm.
Điều 4 sẽ không còn là một vấn đề ở Việt Nam nếu Đảng Cộng sản không bị mất uy tín nghiêm trọng như hiện nay. Điều này một phần là hậu quả của sự quản lý kinh tế yếu kém trong những năm gần đây. Một phần nó phản ánh sự bức xúc xã hội đối với tham nhũng tràn lan, đặc biệt là ở cấp cao nhất trong chính phủ. Đây là một lý do tại sao, trong một cuộc bỏ phiếu vào mùa xuân ở Quốc hội, một động thái mới mẻ hơn so với quốc hội tương tự của Trung Quốc, gần một phần ba đại biểu quốc hội bày tỏ sự tín nhiệm thấp đối với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sự tức giận về một chính phủ tham nhũng cũng là lý do để giải thích tại sao Đoàn Văn Vươn, một nông dân nuôi cá miền bắc bị bỏ tù 5 năm vào tháng 4, trở thành một anh hùng dân gian. Tội của anh là bảo vệ mảnh đất của mình, với khẩu súng tự chế và chất nổ, khi các quan chức đến tịch thu đất. Thu hồi đất đai cũng là một nguyên nhân phổ biến của nhiều cuộc biểu tình tại Trung Quốc, và cải cách quyền sở hữu đất đai có thể là một trong những quyết định lớn đã được công bố tại hội nghị trung ương đảng. Chế độ sở hữu đất đai toàn dân hiện nay là mảnh đất béo bở để quan chức lạm dụng.
Hãy đưa tôi đến gặp lãnh đạo của bạn
Ở Trung Quốc cũng vậy, những người đứng lên tranh đấu thường được đề cao thông qua phương tiện truyền thông xã hội. Ở Việt Nam, cũng như ở Trung Quốc, đàn áp tiếng nói bất đồng chính kiến ​​trực tuyến đã diễn ra trong năm nay, với hàng chục người bị bắt và những hạn chế mới đối với việc thảo luận trực tuyến. Tại Việt Nam chỉ có “thông tin cá nhân”, và không phải là tin tức báo chí, có thể được trao đổi trực tuyến. Điều này dường như là một nỗ lực đen tối nhằm lấy lại sự độc quyền trên các nguồn thông tin đại chúng mà Đảng được thụ hưởng trước khi Internet đến. Ngay cả khi cuộc đàn áp đã được thi hành, nó sẽ là quá muộn để dập tắt những bất đồng về đảng và chính phủ đang ngày càng lớn mạnh ở Việt Nam, cũng như ở Trung Quốc.
Sự bất mãn của dân chúng gia tăng khi họ thấy lãnh đạo đảng không quan tâm đến lợi ích quốc gia mà chỉ bảo vệ quyền lực của mình chống lại những đối thủ của họ. Ở Trung Quốc, sự sụp đổ của Bạc Hy Lai, một lãnh đạo địa phương đầy tham vọng, không thu hút nhiều sự chú ý của công chúng về cuộc chiến ở tầng lớp lãnh đạo cao cấp. Ở Việt Nam, Thủ tướng Dũng, được xem như là mục tiêu của một chiến dịch tiến hành bởi các nhà lãnh đạo bảo thủ của đảng, trong đó có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Sự khác biệt là ở chỗ, ở Trung Quốc, Tổng Bí thư Tập Cận Bình là người chiến thắng trong các cuộc chiến phe nhóm. Một trong những vấn đề của Việt Nam là không có một cá nhân nào có thể được coi là người thực sự đứng đầu.
* Nguồn: The Economist

"Qua vách ngăn giữa hai đảng": Bài bình luận trên tờ Economist ngày 26/10/2013 về tình hình Việt Nam

QUA VÁCH NGĂN GIỮA HAI ĐẢNG
(Across party wall)

(Phương Anh dịch)
Nguồn: http://www.economist.com/news/asia/21588359-vietnams-communist-party-bit-mess-chinas-may-have-little-teach-it-across 
---------------
Đảng Cộng sản Việt Nam hiện đang khá lúng túng, nhưng Trung Quốc sẽ không thể giúp được gì.

Nếu những chủ đề nóng bỏng sau đây khiến bạn nghĩ đến Trung Quốc, thì cũng xin nhớ đến Việt Nam nữa: cuộc tranh luận về Hiến pháp, những nỗ lực kiềm chế đặc quyền của doanh nghiệp nhà nước; sự phẫn nộ về tham nhũng; cưỡng chiếm đất đai của người dân bằng việc bồi thường rẻ mạt, những quy định mới nhằm hạn chế sự đối kháng trên mạng; sự công nhận rằng cần phải cải cách kinh tế hơn nữa, và, về mặt chính trị, những bằng chứng cho cuộc đấu tranh giữa các phe phái khốc liệt giữa các nhà lãnh đạo cấp cao.

Trung Quốc và Việt Nam là hai trong số ít ỏi các Đảng Cộng sản vẫn còn nắm quyền, vì vậy hầu như không có gì đáng ngạc nhiên khi họ phải đối mặt với nhiều vấn đề tương tự. Tuy nhiên, điều có lẽ làm cho họ lo ngại nhất là họ không thấy được các giải pháp rõ ràng. Cả hai đảng đều đã lên kế hoạch tiến hành ​​cuộc họp của trung ương đảng trong mùa thu này. Cả hai đều xem phiên họp này là rất quan trọng để đưa ra những đường hướng mới trong việc cải cách. Hội nghị trung ương của ĐCS Trung Quốc sẽ họp vào tháng tới.  Hội nghị trung ương của ĐCS Việt Nam vừa chấm dứt, và hầu như không có dấu hiệu rõ ràng nào của tư duy mới. Có vẻ như Đảng Cộng sản Việt Nam đang vô cùng lúng úng.

Một vấn đề quan trọng trong nghị trình của những người cộng sản Việt Nam là đề xuất thay đổi Hiến pháp của đất nước. Phiên bản hiện nay của HP được thông qua vào năm 1992 và sửa đổi lần cuối cùng vào năm 2001 không còn phản ánh tình hình kinh tế và xã hội VN hiện nay. Dự thảo sửa đổi HP đã được đưa ra góp ý công khai vào đầu năm nay. Kết quả thật đáng ngạc nhiên: có hơn 26 triệu lượt ý kiến ​​đã được gửi đến. Rất nhiều ý kiến trong số đó không phải là những điều mà người ta muốn nghe.

Có ba điều khoản trong Hiến pháp đặc biệt thu hút sự chú ý. Những người cấp tiến bày tỏ hy vọng rằng hiến pháp mới sẽ đảm bảo một ngành tư pháp độc lập. Hiến pháp hiện nay hứa hẹn rằng nhà nước "không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa". Một số người cũng đã hy vọng có sự thay đổi quy định tại Điều 4, trong đó nêu vai trò của Đảng Cộng sản là "lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội" trong một hệ thống độc đảng. Ngoài ra, nhiều người cho rằng Điều 19 trong HP hiện hành, trong đó tuyên bố rằng "khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc gia", là vừa lỗi thời vừa có hại. Việt Nam đang chịu ảnh hưởng của một cuộc khủng hoảng nợ mà phần lớn là do sự lãng phí của các doanh nghiệp nhà nước gây ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay, vào khoảng 5% một năm, là quá chậm để có thể cung cấp việc làm cho một dân số trẻ, và rất khó để hy vọng nền kinh tế sẽ cải thiện trong những năm tiếp theo.

Cải cách khu vực kinh tế nhà nước, có thể là bằng cách tư nhân hóa các lãnh vực hoạt động có lợi nhuận (sản xuất bia, chẳng hạn) và cắt giảm những lãnh vực hoạt động thua lỗ (tức là hầu hết các hoạt động còn lại), là một điều kiện tiên quyết để trở lại tăng trưởng nhanh hơn. Điều này có lẽ cũng cần thiết nếu như Việt Nam thành công trong việc tham gia một thỏa thuận thương mại tự do do Mỹ đứng đầu - Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.  Nhưng đối với nhiều người, việc tháo bỏ "khu vực kinh tế nhà nước" là điều đáng lo ngại. Và không chỉ đáng lo ngại đối với các đối tượng hưởng lợi từ việc tham nhũng của các quan hệ kinh doanh, mà hệ thống kinh tế này còn giúp biện minh cho nguyên tắc độc đảng nữa.

Sau khi hội nghị trung ương, Ủy ban sửa đổi HP sẽ tiếp tục mày mò với các từ ngữ của bản dự thảo sửa đổi, nhưng rõ ràng là có nhiều điều sẽ được người ta tránh né. Dân Việt Nam vẫn sẽ gánh chịu một bản HP hầu như không chấp nhận sự biến đổi sâu sắc mà đất nước đã trải qua với việc đổi mới vào năm 1986, chưa nói đến những thay đổi nhanh chóng từ đó đến nay.


Bài học của Trung Quốc hầu như không thể giúp ích gì cho VN ở đây, mặc dù quốc gia này cũng đang tranh luận về hiến pháp. Sự khác biệt quan trọng giữa hai nước này ở chỗ các nhà phê bình của ĐCS TQ chỉ đơn giản mong muốn hiến pháp hiện nay được tôn trọng. Những điều khoản hứa hẹn quyền bình đẳng, quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp, quyền tự do tôn giáo và tư pháp độc lập, tất cả đều được ĐCS TQ bỏ qua. Ngay cả vai trò lãnh đạo của đảng cũng chỉ được nhắc đến trong Lời mở đầu chứ không phải là trong các điều khoản cụ thể. Vì vậy, trong thời gian gần đây có thể thấy truyền thông chính thống của TQ đang ra sức chống lại "chủ nghĩa hợp hiến"- tức là, quan niệm "đáng phẫn nộ" (!) rằng hiến pháp cần phải được tôn trọng - chính là cách thức mới nhất mà phương Tây đang sử dụng để tìm cách làm suy yếu đất nước bằng cách lén lút đưa vào các khái niệm tự do hòng lật đổ chính quyền.

Điều 4 trong HP của Việt Nam sẽ không phải là một vấn đề nếu như hiện nay ĐCS VN không bị người dân thiếu tôn trọng đến như vậy. Điều này một phần là hậu quả của sự quản lý yếu kém về kinh tế của những năm gần đây. Phần khác, điều này phản ánh sự chán ghét của người dân đối với nạn tham nhũng công khai và được xem là phổ biến, đặc biệt là ở cấp trung ương của chính phủ. Đây là một lý do tại sao, trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội vào mùa xuân năm nay, trong đó người ta thấy các đại biểu quốc hội của VN tỏ ra dũng cảm và tự tin hơn nhiều so với các thành phần tương đương của Trung Quốc, trong đó gần một phần ba các thành viên bày tỏ sự tín nhiệm thấp đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sự phẫn nộ đối với một chính quyền tham nhũng cũng giải thích lý do tại sao Đoàn Văn Vươn, một nông dân ở một tỉnh phía Bắc đã bị kết án tù 5 năm vào tháng Tư vừa qua, đã trở thành một anh hùng trong dân gian. Cái tội của ông ta là đã dám, để bảo vệ mảnh đất của mình, sử dụng khẩu súng tự chế và vật liệu nổ để chống lại các quan chức địa phương khi thu hồi đất của ông. Chiếm đoạt đất đai cũng là nguyên nhân chính của các cuộc biểu tình tại Trung Quốc, và việc cải cách hệ thống luật về sở hữu đất đai hiện nay vốn đang dung dưỡng cho những vi phạm có lẽ sẽ là (hoặc, đúng hơn, phải là) một trong những quyết định lớn công bố tại hội nghị trung ương của ĐCS TQ.

Hãy cho chúng tôi biết người lãnh đạo là ai

Ở Trung Quốc cũng vậy, những nhân vật chống đối thường được dân chúng tung hô như những vị anh hùng qua các mạng tiện truyền thông xã hội. Ở Việt Nam, hệt như ở Trung Quốc, đã có một cuộc đàn áp diễn ra trong năm nay với những người bày tỏ sự bất đồng quan điểm trên mạng​, với hàng chục người bị bỏ tù cùng với việc ban hành những quy đinh mới giới hạn quyền tự do bày tỏ quan điểm trên mạng. Tại Việt Nam người dân chỉ được phép chia sẻ "thông tin cá nhân", chứ không được quyền trao đổi tin tức qua mạng. Điều này dường như là một nỗ lực tất yếu về phía nhà cầm quyền nhằm lấy lại sự độc quyền trên các nguồn thông tin đại chúng vốn tồn tại trước khi có Internet. Nhưng ngay cả khi cuộc đàn áp đã được thi hành thì điều này vẫn sẽ là quá muộn để làm giảm sự mất lòng tin vào Đảng và Chính phủ đang âm ỉ ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc.  


Sự mất lòng tin này được thúc đẩy bởi nhận thức rằng lãnh đạo đảng không quan tâm đến lợi ích quốc gia cho bằng việc bảo vệ quyền lực của mình khỏi mọi cuộc tấn công của các đối thủ cạnh tranh. Tại Trung Quốc, sự sụp đổ của Bạc Hy Lai, một nhà lãnh đạo tham vọng ở cấp tỉnh , đã thu hút sự chú ý hiếm hoi của công chúng vào một trận đấu quyền lực đầy khốc liệt trong giới chính trị chóp bu. Tại Việt Nam, Thủ tướng NTD dường như đang là mục tiêu của một chiến dịch do các lãnh đạo đảng bảo thủ hơn như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chẳng hạn. Sự khác biệt là ở Trung Quốc, cuộc đấu tranh giữa các phe phái đã tạo ra một chiến thắng rõ ràng cho Tập Cận Bình, người lãnh đạo đảng. Một phần vấn đề của Việt Nam hiện nay là dường như không có ai chắc chắn là người đang thực sự chịu trách nhiệm.

 ----------
Ghi chú
1. be in a pickle = to be in disagreeable position; to be in a condition of embarrassment, difficulty, or disorder. http://www.thefreedictionary.com/To+be+in+a+pickle
2. dodge = avoid (someone or something) by a sudden quick movement. https://www.google.com/search?q=dodge+definition&ie=utf-8&oe=utf-8&aq=t&rls=org.mozilla:vi:official&client=firefox-a&channel=fflb 
3. rail against = to complain vehemently about someone or something. http://idioms.thefreedictionary.com/rail+against 
4. subversive = intended or serving to subvert, especially intended to overthrow or undermine an established government. http://www.thefreedictionary.com/subversive
 5. gumption = courage and confidence. http://www.merriam-webster.com/dictionary/gumption
6. lionise, lionize = to treat (someone) as a very important and famous person. http://www.merriam-webster.com/dictionary/lionize
7. bareknuckle = having a fierce unrelenting character <bare–knuckle politics>. http://www.merriam-webster.com/dictionary/bareknuckle

Bên kia bức tường

Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Theo The Economist
Đảng Cộng sản Việt Nam hiện đang trong tình trạng hỗn độn nhưng Trung Quốc thì không thể dạy thêm cho Việt Nam điều gì mới mẻ
Communist China-Vietnam
Nếu chủ đề bức xúc sau đây nhắc nhở bạn về tình trạng ở Trung Quốc thì bạn hãy suy nghĩ đến Việt Nam: các cuộc thảo luận về [sửa đổi] hiến pháp; nỗ lực kiềm chế những đặc quyền của các doanh nghiệp nhà nước; người dân ngày càng giận dữ hơn về tình trạng tham nhũng; đất đai bị chính quyền chiếm đoạt không được bồi thường thỏa đáng, nghị định mới về hạn chế Internet; nhận thức về quá trình cải cách kinh tế không chỉ còn là mong muốn mà là cần thiết; và trong chính trị, bằng chứng về các cuộc đấu đá phe nhóm đang diễn ra khốc liệt giữa các lãnh đạo cao cấp [trong Đảng Cộng sản Việt Nam].
Tránh né các điểm quan trọng
Trung Quốc và Việt Nam là hai trong số ít các Đảng Cộng sản vẫn còn nắm quyền trên thế giới, vì vậy hầu như không có gì ngạc nhiên khi họ phải đối mặt với nhiều vấn đề tương tự. Tuy nhiên, vấn đề báo động đối với cả hai đảng là sự thiếu hụt về các giải pháp một cách rõ ràng. Cả hai cuộc họp ủy ban trung ương của hai đảng sẽ diễn ra vào mùa thu này. Cả hai phiên họp được đoán trước sẽ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và cải cách đất nước. Hội nghị trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ diễn ra vào tháng tới. Vấn đề của Việt Nam đã đến và đi, và đưa ra vài dấu hiệu rõ ràng hơn trong tư duy đổi mới. Nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam dường như vẫn đang trong tình trạng hỗn loạn.
Chương trình nghị sự của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện đang đề cao việc sửa đổi hiến pháp. Bản Hiến pháp hiện hành được thông qua hồi năm 1992 và chỉnh sửa lần cuối cùng vào năm 2001, hiện không phản ánh đúng về nền kinh tế hội nhập cũng như tình trạng xã hội mà Việt Nam đã trải qua. Một dự thảo sửa đổi đã được phân phối để lấy ý kiến công khai hồi đầu năm nay. Kết quả thật đáng ngạc nhiên: Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã nhận hơn 26 triệu ý kiến. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề ra yêu cầu chỉnh sửa lại là những điều mà Ủy ban không muốn nghe.
Việc sửa đổi hiến pháp gồm ba điều khoản đặc biệt thu hút sự chú ý dư luận. Các tầng lớp tự do bày tỏ hy vọng rằng bản hiến pháp mới có thể đảm bảo một ngành tư pháp độc lập. Hiện nay hiến pháp hứa hẹn rằng nhà nước “không ngừng tăng cường tính hợp pháp về xã hội chủ nghĩa”. Một số người cũng đã hy vọng về sự thay đổi quy định tại Điều 4, trong đó đặt vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam là “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” trong một hệ thống độc đảng. Và điểm thứ ba mà dư luận quan tâm và cho rằng đã lỗi thời cũng như gây nguy hại là nội dung của Điều 19, trong đó nêu rằng “khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc gia”. Việt Nam hiện đang bị ảnh hưởng mạnh từ cuộc khủng hoảng nợ nần một phần vì sự hoang phí đến từ các doanh nghiệp nhà nước do chính phủ quản lý. Tăng trưởng kinh tế ở khoảng 5% vẫn còn quá thấp để cung cấp việc làm cho một quốc gia có lượng dân số trẻ khá cao, và nền kinh tế khó có thể đạt mức tăng trưởng cao hơn trong những năm tiếp theo.
Làm trong sạch khu vực kinh tế nhà nước, có lẽ bằng cách tư nhân hóa các doanh nghiệp và cắt các khoản đầu tư không mang về lợi nhuận, là điều kiện tiên quyết để giúp Việt Nam có mức tăng trưởng mạnh hơn trong thời gian tới. Nếu gia nhập thành công thỏa thuận thương mại tự do, tức Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương, do Hoa Kỳ lãnh đạo thì sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam rất nhiều. Nhưng tháo gỡ “khu vực kinh tế nhà nước” đang gây lo sợ cho nhiều người. Việc lo sợ không chỉ đối với các cán bộ tham nhũng trong hệ thống kinh doanh mà còn ngay trong hệ thống chính trị độc đảng của nước này.
Sau hội nghị trung ương, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp sẽ tiếp tục sửa thêm các từ ngữ trong bản hiến pháp. Cho đến nay thì có nhiều điểm đã rõ ràng rằng Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục né tránh những điều mấu chốt cần sửa đổi. Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục giữ lại những đặc quyền dành cho một đảng và điều này không thể vận hành với chính sách Đổi mới được đưa ra vào năm 1986, cho phép đất nước chuyển mình nhanh chóng về kinh tế và hội nhập quốc tế.
Những ví dụ của Trung Quốc hiện nay không thể giúp ích nhiều cho trường hợp ở Việt Nam, mặc dù chủ đề về hiến pháp cũng đã từng được đưa ra thảo luận ở Trung Quốc. Sự khác biệt quan trọng là ở Trung Quốc, các nhà phê bình của đảng đơn giản chỉ muốn tiếp tục tôn trọng hiến pháp hiện hành. Hiến pháp hứa hẹn bình đẳng, quyền tự do ngôn luận, hội họp và tôn giáo, và tư pháp độc lập – tất cả các điều mà Đảng Cộng sản chẳng bao giờ quan tâm đến. Ngay cả vai trò lãnh đạo của đảng chỉ được nhắc đến trong lời mở đầu chứ không phải là trong phần nội dung chính. Vì vậy, trong những tháng gần đây truyền thông nhà nước Trung Quốc chính thức đưa ra các bài chống lại “chủ nghĩa hợp hiến” – một khái niệm thái quá rằng hiến pháp cần phải được tôn trọng – như cách mới nhất mà phương Tây đang thực hiện để làm suy yếu một quốc gia nào đó bằng cách đề cập đến những khái niệm tự do mà các nước độc tài cho là nguy hiểm.
Điều 4 trong Hiến pháp ở Việt Nam sẽ không phải là vấn đề nếu Đảng Cộng sản Việt Nam được người dân tôn trọng. Điều này là hậu quả của sự quản lý yếu kém đối với kinh tế trong những năm gần đây. Một phần hệ thống này phản ánh sự ghê tởm của nạn tham nhũng mà hầu như phổ biến trong mọi ngõ ngách, thậm chí ngay ở trong đầu não của chính phủ. Đây là một trong những lý do tại sao mà trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm hồi mùa xuân vừa qua một phần ba đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu tín nhiệm thấp đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Điều này rất khác so với tình trạng ở Trung Quốc.
Tức giận với nạn tham nhũng cũng là một trong nhiều lý do dẫn đến trường hợp đau buồn của Đoàn Văn Vườn, một nông dân nuôi cá ở phía Bắc Việt Nam bị chính quyền bỏ tù năm năm hồi tháng Tư vừa qua, và ông lập tức trở thành một anh hùng dân gian trong dư luận. Tội ác mà chính quyền cáo buộc đối với ông Vươn là chính ông đã dùng súng tự chế để bảo vệ mảnh đất của mình khi các quan chức địa phương đến cưỡng chế. Nạn cưỡng chế đất đai trái phép là một nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến nhiều cuộc biểu tình tại Trung Quốc và cải cách hệ thống đất đai nuôi dưỡng những hành vi vi phạm này có thể (hoặc, đúng hơn là cần phải) được đưa ra thảo luận tại hội nghị trung ương đảng lần này.
Đấu đá nội bộ
Ở Trung Quốc cũng vậy, những người đứng lên thường nối kết thông qua các phương tiện truyền thông xã hội. Ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc, các cuộc đàn áp đã liên tục diễn ra trong năm nay nhắm đến các nhân vật bất đồng chính kiến ​​trực tuyến với hàng chục người bị bắt giam nhằm giới hạn thông tin truyền đi trên mạng. Tại Việt Nam, một nghị định mới nêu rằng chỉ có “thông tin cá nhân” chứ không phải tin tức mới có thể được trao đổi trực tuyến trên mạng. Đây dường như là một nỗ lực đen tối để lấy lại sự độc quyền trong ngành thông tin đại chúng mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng có trước khi người dân biết đến Internet. Ngay cả khi các cuộc đàn áp đã được thi hành thì cũng sẽ quá muộn để dập tắt sự hoài nghi đang mỗi ngày một ầm ỉ về đảng và chính phủ tại Việt Nam cũng như ở Trung Quốc .
Sự hoài nghi được thúc đẩy bởi sự nhận thức rằng các lãnh đạo cộng sản rất ít quan tâm đến lợi ích quốc gia và họ chỉ quan tâm bảo vệ quyền lực cá nhân trong cá cuộc đấu đá phe nhóm nội bộ. Tại Trung Quốc, sự sụp đổ của Bạc Hy Lai – một lãnh đạo tỉnh đầy tham vọng – đã thu hút nhiều sự chú ý hiếm hoi của công chúng liên quan đến cuộc chiến nội bộ trong giới chính trị cao cấp của nước này. Tại Việt Nam thì có các cuộc đấu đá giữa hai nhân vật cấp cao trong Đảng Cộng sản là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Sự khác biệt là các cuộc đấu đá giữa các phe nhóm ở Trung Quốc đã cho thấy ông Tập Cận Bình, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, là người đang chiến thắng rất rõ ràng. Trong khi vấn đề ở Việt  Nam thì dường như không ai biết chắc chắn người thực sự chịu trách nhiệm hay thắng thế là nhân vật nào.
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét