Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Dạy sử theo lối ngu dân & Văn hóa chiến tranh và nô lệ tư tưởng

Văn hóa chiến tranh và nô lệ tư tưởng



Huỳnh Trọng Hiếu

Cuộc chiến Nam Bắc kết thúc gần bốn thập niên, Nhà nước từng một thời có cơ quan đại diện chính thức tại Liên Hiệp quốc nay chỉ còn là hồi ức buồn trong tâm thức những người dân Việt lưu vong khắp nơi trên thế giới. Tiếp theo đó là những tranh luận dường như không có hồi kết, dưới nhiều lăng kính dị biệt về nguyên nhân chiến thắng- thất bại. Thiết nghĩ, một cái nhìn khách quan trên tinh thần tôn trọng sự thật là điều cần thiết.
Quả thật là một việc bất khả thi khi có tham vọng viết một bài viết ngắn mà có thể trình bày hết được những nguyên nhân chính trị sâu xa hay các mối quan hệ quốc tế phức tạp trong một giai đoạn lịch sử đã dẫn đến sự cáo chung của một chính thể. Nên tôi chỉ tạm bàn đến một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của Việt Nam Cộng hòa hay các trào lưu dân chủ nói chung trên toàn thế giới và sự thắng thế của cộng sản miền Bắc hay các chế độ độc tài ở nhiều nơi trên thế giới dưới góc độ văn hóa – xã hội, đặc biệt trong bối cảnh đất nước có chiến tranh.
Khác biệt căn bản
Sự khác biệt căn bản và dễ nhận biết nhất giữa các chế độ độc tài với chính thể dân chủ nằm ở tư duy và nhận thức của người dân. Trong một xã hội tự do (dù là tự do một phần) người dân có quyền có tự do tư tưởng, có tư duy độc lập, mà không bị dẫn dắt bởi một lý thuyết chủ đạo nào; hay nói khác hơn, ở đó người dân được nghĩ theo cách của mình và hiển nhiên được theo đuổi các ý tưởng khác biệt mà không bị áp đặt bởi một thế lực hay chủ thuyết chính trị nhất định nào. Một cách cụ thể, do người dân được nghĩ và được nói khác với chính quyền đương trị nên các hoạt động văn hóa xã hội ở các chính thể dân chủ vô cùng cởi mở và phong phú.
Một xã hội tự do phóng khoáng tự thân nó mang nhiều ưu điểm và cũng không thể tránh được nhiều “nhược điểm”. Xã hội càng tự do thì văn hóa càng có nhiều cơ hội để phát triển toàn diện, không bị giới hạn bởi sự duy ý chí của nhà cầm quyền nên không bị áp đặt hay cứng nhắc. Do Văn hóa tự do trong một xã hội cởi mở, chúng ta thường rất khó tìm thấy sự đồng thuận cao độ về ý tưởng hay về bất kỳ phương diện nào. Vì khó tìm thấy sự đồng nhất nên thường diễn ra tranh luận triền miên giữa các trào lưu tư tưởng, điều này làm hạn chế tính hiệu năng khi bắt buộc phải theo đuổi một chính sách nhất quán. Nhất là trong thời kỳ chiến tranh, văn hóa tự do trở thành một trở lực to lớn cho việc thực thi chính sách cần những nỗ lực tập thể bắt buộc của quốc gia.
Ngược lại, trong một chính thể độc tài dù là độc tài cộng sản, quân phiệt hay hồi giáo, các giá trị về văn hóa bị bóp méo theo ý thức hay thủ đoạn của nhà lãnh đạo. Tại các quốc gia độc tài, sẽ là vô cùng hiếm hoi nếu không muốn nói là bị triệt tiêu hoàn toàn các ý niệm khác biệt về ý thức hệ. Văn hóa trong xã hội độc tài không còn là văn hóa thuần túy, nó được biến dạng thành một thứ công cụ để phục vụ cho lợi ích chính trị hay quân sự. Dưới nền văn hóa bị chỉ đạo, người dân, và tệ hơn là trí thức trong xã hội không có điều kiện để tư duy độc lập, đó chính là nguyên ủy của một nền văn hóa khiếm khuyết và sự nô lệ về tư tưởng. Có thể nói, một xã hội đề cao nhất nguyên bên trong các chế độ độc tài không phải là mảnh đất tốt cho một nền văn hóa nhân văn đích thực.
Văn hoá chiến tranh
Vì không có sự tranh chấp giữa các trào lưu tư tưởng nên rất dễ tìm thấy sự đồng thuận được áp đặt trong các xã hội nhất nguyên. Tuy sự áp đặt tư tưởng này tạo ra một thứ văn hóa di dạng nhưng nó là một động lực mạnh mẽ cho guồng máy quân sự hoạt động hiệu quả trong giai đoạn đất nước tham chiến. Tóm lại, chúng ta lĩnh hội một chân lý từ lịch sử rằng: tính độc đoán của nhà nước là yếu tố gây nên sự tàn phá văn hóa nhưng lại là mãnh lực tiềm tàng thúc đẩy sự hữu hiệu trong các tranh chấp quân sự bởi tính quyết đoán và sự nhanh chóng của nó trong việc ra quyết định.
Trải qua quá trình tồn tại và cạnh tranh khốc liệt trong không gian toàn cầu, chính thể dân chủ và chế độ độc tài biểu lộ rõ nhiều mâu thuẫn cốt lõi. Qua cách phản ứng của nhiều dân tộc trên thế giới đối với các thiết chế Dân chủ, ta ngầm hiểu rằng: đây không phải là một mô hình mà dân tộc nào cũng có thể tiếp nhận dễ dàng mặc dầu tính chính đáng và phổ quát của nó đối với bản tính nhân loại là một điều không thể phủ nhận. Sau một thời gian tương tác với nhiều nền văn hóa, mô hình được nhiều người cho là sản phẩm của văn minh phương Tây đã thực sự du nhập và tự khẳng định mình tại nhiều quốc gia có trình độ dân trí cao.
Chủ nghĩa độc tài luôn tìm cách biện minh cho tính chính danh của mình bởi các “giá trị truyền thống”. Các giá trị này được lôi ra để biện minh cho quyết tâm bảo toàn hiện trạng tồi tệ. Mặc dù luận điệu này được xem là ấu trĩ đối với những quốc gia dân chủ có nền văn hóa cởi mở, nhưng đối với những dân tộc “bán khai” thì nó vô cùng ăn khách. Khi các nhà nước dân chủ cổ xúy cho quyền tự do cá nhân hay chủ nghĩa công lợi thì các nhà nước độc tài lại cổ vũ nhiệt tình cho chủ nghĩa thần tượng cá nhân hay tâm lý sùng bái lãnh tụ. Các nhà độc tài nhận thức sâu sắc rằng việc sùng bái một cá nhân – một thực thể hiện hữu dễ dàng hơn rất nhiều so với việc cổ vũ cho các giá trị trừu tượng như tự do dân chủ. Và họ đã thành công rực rỡ trong những xã hội kém mở mang và những dân tộc chưa trưởng thành.
Hai kết quả
Bởi vậy, các chế độ độc tài thường tỏ ra hữu hiệu khi xảy ra các tranh chấp quân sự. Lấy một thí dụ lịch sử đau đớn từ cuộc nội chiến của Việt Nam, chúng ta có nhiều yếu tố để minh xác và khẳng định điều mà tôi muốn nói. Bằng một nhãn quan trung dung, tôi tin chắc rằng những người có một trình độ tri thức nhất định sẽ nhận thấy được sự cởi mở trong văn hóa ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Một điều cần nhấn mạnh ở đây là sự du nhập quá sớm các giá trị tự do đã bào mòn sức mạnh của chính phủ miền Nam Việt Nam. Vì được thụ hưởng nền văn hóa mang đặc tính phát huy khả năng tư duy độc lập, những người lính miền Nam tham gia chiến tranh với tư duy và tình cảm hiện thực của một con người. Họ biết yêu, biết ghét, biết chán nản, biết sợ hãi, thậm chí biết phản kháng. Những ưu điểm về văn hóa đã trở thành chướng ngại cho việc kiện toàn bộ máy chiến tranh và phát huy hiệu năng quân sự.
Ngược lại, miền Bắc Việt Nam với một nền văn hóa được chỉ đạo để phục vụ cho chiến tranh, những người lính Bắc Việt bị biến thành những cỗ máy chiến đấu được lập trình sẵn. Họ lao vào cuộc chiến bằng một trái tim nóng nhưng thiếu vắng sự hiện hữu của một cái đầu lạnh. Với đầu óc bị đầu độc, họ không còn hành xử và suy tư như những người bình thường, mà là những người bị ám thị, chỉ biết giết chóc để phục vụ cho quyền lực tối cao của lãnh tụ mang danh nghĩa “cứu nước”. Những người lãnh đạo độc tài Cộng sản miền Bắc đã khai dụng một nền văn hóa vốn đề cao tư duy rập khuôn, cổ vũ sự phục tùng vô điều kiện và tạo điều kiện cho sự nô dịch tư tưởng và họ đã thành công.
Văn hóa ở các quốc gia độc tài nói chung và Việt Nam nói riêng biến con người thành công cụ cho những mưu đồ chính trị chứ không cho phép con người được tư duy độc lập và sáng tạo. Ở đó, con người sẵn sàng tin vào huyền thoại hơn là dám dũng cảm đối mặt với thực tế, thích dựa dẫm vào vĩ nhân hơn là tin tưởng vào năng lực cá nhân…Sau này, nhà cầm quyền Việt Nam càng thành công hơn khi thông qua giáo dục và tuyên truyền nhằm xuất xưởng hàng triệu bộ não thanh niên bị ám thị, với sự áp đặt tinh vi và có hệ thống của chủ thuyết cộng sản.
Thật đáng ngại vì văn hóa Việt Nam ngày hôm nay vẫn chưa hội đủ những yếu tố cần thiết cho một sự nhận thức mới – nhận thức về tự do và công lý, đặc biệt là quyền tự do thoát khỏi sự nô lệ hoá về tư tưởng. Đa số người Việt đã và đang nghĩ theo cách nhà cầm quyền muốn họ nghĩ, làm theo cách nhà cầm quyền muốn họ làm. Chừng nào một nền văn hoá chưa cổ vũ và tạo điều kiện cho tư duy độc lập, công cuộc xây dựng nền dân chủ còn gặp nhiều chướng ngại. Muốn sự thay đổi thể chế chính trị diễn ra một cách tích cực, người Việt Nam cần phải thay đổi não trạng theo hướng tích cực tương ứng.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. 

RSF: Việt Nam tận dụng mọi cách đàn áp quyền tự do ngôn luận

Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách ban Á Châu-Thái Bình Dương thuộc Tổ chức Phóng viên Không Biên giới
Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách ban Á Châu-Thái Bình Dương thuộc Tổ chức Phóng viên Không Biên giới

Trà Mi-VOA

Một tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế có trụ sở tại Pháp tố cáo Việt Nam đang tận dụng mọi cách thức có thể để đàn áp các tiếng nói bất đồng quan điểm với nhà nước qua việc dùng điều luật 258 để truy tố một thanh niên dùng Facebook kêu gọi công lý cho người thân.  

Bà Nguyễn thị Kim Lien mẹ của Đinh Nhật Uy (phải) và Đinh Nguyen KhaBà     <<<===Nguyễn thị Kim Lien mẹ của Đinh Nhật Uy (phải) và Đinh Nguyen Kha
Blogger Đinh Nhật Uy sắp bị đưa ra xử tại Tòa án Nhân dân Tỉnh Long An vào ngày 29/10. Anh bị cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’ vì đăng tải lên Facebook cá nhân ý kiến và các hình ảnh chống Trung Quốc xâm lấn Biển Đông, phản đối bản án 4 năm tù của em trai về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ trong vụ xử hai sinh viên chống Trung Quốc, Đinh Nguyên Kha-Nguyễn Phương Uyên được quốc tế lưu ý.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới RSF nói với VOA Việt ngữ việc truy tố Đinh Nhật Uy cho thấy mức độ đàn áp khốc liệt các quyền tự do căn bản của con người tại Việt Nam bao gồm quyền tự do bày tỏ quan điểm và quyền tự do internet.
Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách ban Á Châu-Thái Bình Dương thuộc Tổ chức Phóng viên Không Biên giới:
“Khi một người dùng mạng xã hội Facebook để đòi công lý và kêu gọi phóng thích cho em trai của mình mà bị nhà cầm quyền bắt và truy tố điều này chứng tỏ sự đàn áp ngày càng nặng tay của Hà Nội và mức độ không chấp nhận chỉ trích của nhà cầm quyền Việt Nam đã lên tới đỉnh điểm.”
Mẹ của blogger Đinh Nhật Uy đã gửi thư mời tất cả mọi người cùng các cơ quan ngoại giao, nhân quyền, và truyền thông quốc tế đến tham dự phiên tòa tại Long An vào thứ ba tuần tới để mục kích sở thị phiên xử mà nhà nước gọi là ‘công khai’. Trong số các bên được mời có đài VOA và sáng lập viên trang Facebook, ông Mark Zuckerberg, với tư cách người có trách nhiệm-nghĩa vụ liên quan.
Cáo trạng nói Đinh Nhật Uy nói bôi nhọ nhà nước bằng các bình luận đăng trên Facebook được nhiều người thích và chia sẻ cũng phê phán phiên tòa xử Đinh Nguyên Kha là bất công trong các cuộc phỏng vấn với báo đài nước ngoài, trong đó có đài VOA.
Ông Benjamin Ismail nói thật đáng tiếc RSF không thể tham dự phiên tòa của Uy theo lời mời của gia đình vì nhà nước Việt Nam không hoan nghênh sự hiện diện của tổ chức bảo vệ nhân quyền này.
Tuy nhiên, ông Ismail cho rằng sáng lập viên Zuckerberg của Facebook nên dự phiên xử của Uy để thấy rằng trong khi trang mạng xã hội toàn cầu do chính ông lập ra giúp mọi người trên thế giới chia sẻ thông tin và biểu đạt quyền tự do ngôn luận thì cũng có nhiều người bị biến thành những nạn nhân bị tù tội chỉ vì sử dụng Facebook tại một số quốc gia như Việt Nam.
RSF nói điều luật 258 là một hình thức khác của sự bóp nghẹt quyền tự do tư tưởng tại Việt Nam sau các điều luật đã bị phê phán nặng nề như 88 (tuyên truyền chống nhà nước) hay 79 (âm mưu lật đổ chính quyền).
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới kêu gọi Việt Nam hủy bỏ tất cả các điều luật mà họ mô tả là vi phạm nhân quyền và bị thế giới lên án này.

Dạy sử theo lối ngu dân

...cc : Cái việc này thì trên Blog Tễu nêu lên- Quí vị có nghiên cứu nhiều tài liệu , đọc nhiều cho nên hiểu rộng biết nhiều- Nhưng chưa chắc Quí vị đã được “dạy” như tôi đã được dạy sau 1975 rằng ; ” Các Anh không nên nói nhiều về các triều Vua , mấy thằng Vua , nói gì thì nói nó cũng vì cái ngai vàng của nó và dòng họ của nó mà thôi – Chỉ chú trọng từ năm 1930 đến giờ , khi có Bác Hồ khai sinh ra Đảng ta mới vì quyền lợi Dân tộc , vì Nhân dân , lãnh đạo Nhân dân giành độc lập , thoát khỏi bọn thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ cùng phát xí Nhật… phải đào sâu suy nghĩ cái chỗ này , từ đó mới thấy được cái tội ác của mình làm tay sai bán nước cho ĐQ Mỹ , vay nợ máu của Nhân dân ta , đàn áp bóc lột ND ta để ngồi nhà mát ăn bát vàng….” – Cho nên có viết là Cha, Con , Cháu cũng vậy thôi chớ có sao đâu.
ỐI GIỜI ƠI! THẾ NÀY MÀ CŨNG VÁC MẶT ĐI ĐẤU TRANH ĐÒI CHỦ QUYỀN ĐÂY  -(Tễu)
RFA PHỎNG VẤN NGUYỄN XUÂN DIỆN VỀ CUỐN SÁCH CỦA BỘ NGOẠI GIAO -(Tễu)
TS. NGUYỄN XUÂN DIỆN GỬI THƯ CHO BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO VIỆT NAM (Tễu)

Ngô Nhân Dụng -Nguoiviet

Trên các mạng Internet, có người mới vạch ra một sai lầm lớn trong một cuốn sách về lịch sử xuất bản hồi giữa năm 2013 ở trong nước. Trong trang hai, bài Lời Giới Thiệu cuốn sách, người ta viết: “Vua Gia Long tạ thế năm 1819, cháu nội là Nguyễn Phúc Ðảm lên ngôi năm 1820, lấy hiệu là Minh Mệnh.”

Bất cứ học sinh Việt Nam nào tốt nghiệp trung học cũng phải biết vị vua thứ hai triều Nguyễn, Minh Mệnh là con của vua Gia Long, chắc chắn không phải cháu nội. Vậy mà người ta viết sai như vậy, trong một cuốn sách nhằm làm tài liệu tranh đấu về ngoại giao, dịch ra ba thứ tiếng Anh, Pháp, Trung Hoa. Ðó là cuốn Tuyển tập các châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, do Ủy ban Biên giới Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao xuất bản. Chắc người chủ trì việc xuất bản và ban biên tập ba người không ai đọc lại bản thảo trước khi in, hoặc chính một trong những người đó, người viết bài Lời Giới Thiệu, không có dịp học sử nước ta bao giờ.
Ðiều này có thể là sự thật. Học sinh Việt Nam có được học môn lịch sử thật hay không? Các em có được khích lệ để tìm hiểu lịch sử dân tộc hay không? Câu trả lời có thể là không, hoàn toàn không. Môn học Lịch sử đã bị cưỡng bức, biến thành một công tác tuyên truyền để củng cố địa vị độc quyền của các lãnh tụ đảng.
Ai cũng phải nhớ lại, cuối tháng 3 năm 2013, khi Bộ Giáo dục thông báo rằng trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm nay sẽ không có môn Lịch sử, nhiều học sinh đã hẹn nhau đem sách và tài liệu học sử ra xé đồng loạt, ném xuống trắng xóa sân trường. Các em xé sách, vì không cần dùng cho kỳ thi. Nhưng sách lịch sử, môn học về lịch sử, đâu phải chỉ cốt để đi thi? Các bạn trẻ có thể đọc sử để giải trí, để trau giồi kiến thức, để thỏa lòng yêu tổ tiên, đất nước. Cá nhân tôi, ngay từ lúc học lớp Ba, trường làng, khi vớ được một cuốn lịch sử chép tay, đã say sưa đọc các câu chuyện Bà Trưng, Bà Triệu, Trận Bạch Ðằng, Trận Chi Lăng, đọc đi đọc lại nhiều lần vì trong nhà không có cuốn sử nào khác! Tôi chắc rằng chính mình hồi trẻ cũng không yêu nước hơn các bạn trẻ bây giờ. Cũng không có trí tò mò tìm hiểu nhiều hơn, đặc biệt là tò mò tìm hiểu về quá khứ tổ tiên dân tộc mình. Tại sao các học sinh bây giờ lại xé cả các tài liệu giáo khoa môn lịch sử, khi biết không cần đến trong kỳ thi?
Có thể giải thích là do một trong hai nguyên nhân, hoặc cả hai. Thứ nhất, các tài liệu mà các em đem xé, vứt đi, không thật sự là lịch sử, mà các em đều biết như vậy. Thứ nhì, việc dạy môn sử trong trường học không nhằm giáo dục kiến thức và tinh thần yêu nước của các em; mà nó có một mục đích mờ ám khác; các em cũng biết như vậy. Cho nên, khi được “giải phóng,” các học sinh dang tay xé nát các trang sách giáo khoa môn sử; đó là một hành động phản kháng tiêu cực: Chúng ta được tự do, không phải học, thi môn học chán ngấy này nữa. Ném đống rác vụn đó xuống sân trường cũng là một hành động phản kháng: Chúng tôi không thể chịu nổi thủ đoạn lừa bịp này nữa rồi, hãy vứt chúng vào đống rác đi thôi!
Tại sao chúng tôi giải thích hành động xé sách môn sử của các học sinh theo tâm trạng như trên? Ðó là sau khi đọc các đề thi môn sử trong các kỳ thi vào đại học, từ 2008 đến 2013, theo đề nghị của bạn Nguyễn Duy Chính, một nhà nghiên cứu lịch sử thời Nguyễn Tây Sơn.
Kỳ thi tuyển vào đại học thường phải đặt các câu hỏi bao gồm kiến thức của học sinh từ đầu tới cuối môn học, trong môn lịch sử thì phải khảo hạch những điều các em được học trong suốt lịch sử Việt Nam, từ thời Hùng Vương đến thế kỷ 20.
Nhưng khi đọc các đề thi trong sáu năm trên, chúng ta thấy tất cả các đề đều hỏi về thế kỷ 20, không một câu nào tỏ vẻ quan tâm đến lịch sử nước Việt Nam từ thế kỷ 19 về trước. Hơn thế nữa, tất cả các câu hỏi đều nhằm vào các bài dạy lịch sử theo quan điểm của đảng Cộng sản.
Xin nêu mấy thí dụ các đề thi như sau.
Thí dụ thứ nhất: “Tại sao đảng và chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp ngày 19-12-1946?” (câu 2, năm 2008). Thứ nhì: “Trình bày và nhận xét chủ trương tập hợp các lực lượng cách mạng được đề ra tại Hội nghị thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam 1 – 1930, Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung Ương Lâm thời Ðảng Cộng sản Việt Nam 10-1930 và Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung Ương Ðảng Cộng sản Ðông Dương 5-1941” (câu hỏi 2, năm 2009). Thí dụ thứ ba: “Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Ðảng Cộng sản Ðông Dương có những điểm gì khác so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Ðảng Cộng sản Việt Nam? Những vấn đề đó được giải quyết như thế nào trong giai đoạn 1939-1945?” (câu 2, năm 2011). Thứ tư: “Cuối tháng 3 năm 1975, Bộ Chính Trị Trung Ương Ðảng đã có quyết định gì để hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam? Quyết định đó được đề ra dựa trên các cơ sở nào? Tóm tắt diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 1975” (câu 3, năm 2012). Thí dụ năm: “Nêu những sự kiện chính trong 10 năm đầu sau Chiến tranh Thế giới thứ hai để làm rõ quá trình xác lập cục diện hai cực, hai phe – tư bản Chủ nghĩa và Xã hội Chủ nghĩa. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cục diện đó là gì? (câu 4b, 2013) Thí dụ sáu: “Trình bày sự chuyển biến về giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất” (câu 1, năm 2013).
Trên báo chí trong nước, đã có nhiều người nhận xét về các đề thi năm 2013. Với câu hỏi trong thí dụ sau cùng kể trên, một giáo sư nói: “Câu này thuộc bài 12 của chương trình học và là bài đầu tiên của phần sử Việt Nam nên chỉ cần thuộc bài là có thể làm tốt.” Sang các câu hỏi sau, cũng vậy: “Thí sinh chỉ cần thuộc bài có thể làm tốt.” Nhưng một kỳ thi như vậy coi như vô ích, vì không phân biệt được học sinh trình độ giỏi với trình độ kém, khi hầu hết đều học thuộc lòng! Báo Thanh Niên Online, ngày 9 tháng 7 năm 2013 được nghe “Nhiều học sinh sau khi thi xong đã bày tỏ các em không thích một đề thi như vậy, vì sẽ khó đánh giá được trình độ thí sinh.”
Nhưng mục đích của đảng Cộng sản có phải là để đánh giá trình độ các học sinh trong môn sử hay không? Chắc là không. Họ bắt các học sinh phải học, các giáo sư phải dạy môn lịch sử, từ tiểu học lên tới hết trung học, và có thể ở bậc đại học, với mục đích tuyên truyền cho đảng Cộng sản, cho chế độ cộng sản, ý thức hệ cộng sản, mà sau cùng là để củng cố quyền hành và bám giữ các lợi lộc do quyền hành đem lại.
Tất cả các đề thi môn sử trong sáu năm qua cho thấy đảng cộng sản vẫn chưa từ bỏ một thủ đoạn quen dùng từ thời Hồ Chí Minh: Dùng giáo dục để tuyên truyền chính trị. Hồ Chí Minh đã nhập cảng lối trình bày lịch sử của Stalin và Mao Trạch Ðông vào nước ta, vì thấy đó là thủ đoạn củng cố quyền chuyên chế rất hiệu quả. Các bạo chúa Ðỏ xóa lịch sử, thay đổi sách sử theo nhu cầu giai đoạn. Mỗi năm Stalin lại cho sửa lại các sách giáo khoa lịch sử, cả các bức hình lịch sử in trên sách, báo; để xóa bỏ mặt mũi những người ông ta đã coi là phản động, hoặc đã thủ tiêu. Ðảng Cộng sản Việt Nam vẫn đi theo con đường đó. Như nhiều tờ báo ở Sài Gòn mới tiết lộ: Trong tất cả các sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 9, lớp 12, có nêu diễn biến chiến dịch Ðiện Biên Phủ nhưng “không câu một lần nào nhắc tên Võ Nguyên Giáp, người chỉ huy trận chiến này.”
Nhìn lại tất cả các câu hỏi, mỗi năm ra đề, sáu năm 30 đề, chúng ta thấy dã tâm của đảng Cộng sản là hướng dẫn học sinh học thuộc lòng các lời tuyên truyền để củng cố địa vị độc quyền cai trị. Học sinh phải thuộc lòng lối giải thích lịch sử theo ý thức hệ Mác Lê Nin và quan điểm của đảng Cộng sản. Hết năm này sang năm khác, đề thi cứ như vậy, thì mọi học sinh đều biết mình phải học thuộc lòng các bài sử nói về đảng, về chính sách, chủ trương của đảng, đến công trạng mà đảng tự vẽ và tô điểm lấy. Ngoài ra, các em không cần học gì khác. Muốn thi đậu vào đại học, phải chịu ngồi đó nghe đảng tuyên truyền, không khác gì những người bị bắt giam trong nhà tù học tập cải tạo. Học sinh phải thuộc lòng tất cả những điều viết trong tài liệu giáo khoa do đảng Cộng sản phân phối. Không có vai trò nào cho các sử gia đích thực trong việc dậy môn lịch sử, vì các sử gia phải có lương tâm, tôn trọng sự thật, không thiên lệch, không che giấu. Ðảng Cộng sản không cần thứ chuyên gia đó.
Suy nghĩ như vậy, chúng ta sẽ hết ngạc nhiên khi thấy cảnh các em học sinh xé sách giáo khoa môn lịch sử, ném xuống sân trường. Các em đang hô lớn: Hãy vứt bỏ cái trò ngu dân bẩn thỉu này đi! Chúng ta cũng bớt ngạc nhiên khi thấy có những nhà khoa bảng nhớ nhầm rằng vua Minh Mệnh là cháu nội vua Gia Long. Vì ngay trong khi còn học trung học, họ không có thời giờ đọc các chương sách về lịch sử thề kỷ 20. Tất cả các thí sinh đều lo học lịch sử đảng Cộng sản, đọc những chuyện đời Lê, đời Nguyễn làm gì co phí thời giờ!
Nhưng không riêng gì môn lịch sử, tất cả các môn khác về văn học, xã hội, đều chỉ nhắm mục đích tuyên truyền, để củng cố ách độc tài chuyên chế của đảng cộng sản; tức là bảo vệ quyền tham nhũng của các lãnh tụ cùng đảng viên cao cấp.
Chính sách giáo dục ngu dân này là đầu mối gây băng hoại xã hội và đạo lý ở nước ta hiện nay. Ðó là một trong những tội lớn nhất của đảng Cộng sản trong thế kỷ 20 và 21.

Phỏng vấn ông Nguyễn Quốc Quân (Đảng VT): Không có nỗi sợ nào nhỏ hơn nỗi sợ nào


Phạm Thị Hoài: Thưa ông Nguyễn Quốc Quân, những chuyển động gần đây nhất tại Việt Nam cho thấy nhu cầu hình thành các tổ chức chính trị và xã hội dân sự ngoài vòng kiểm soát của Đảng Cộng sản đã được công khai phát biểu. Ông đánh giá thế nào về khả năng và lộ trình hiện thực hóa nhu cầu ấy?

Nguyễn Quốc Quân: Nói đến “lộ trình hiện thực hoá” này, tôi cho rằng đoàn lữ hành đã đi được đoạn đường quan trọng đầu tiên. Đó là việc lực lượng dân chủ đã có nhận diện khá giống nhau về 1) thực trạng, 2) nguyên nhân chính, 3) nhu cầu, và 4) phương cách giải quyết. Tóm tắt là, thực trạng: đời sống đầy bất công, tụt hậu trong hầu hết mọi lãnh vực, tham nhũng và các “lỗi hệ thống” không thể tự chữa, mất tự do và nhân phẩm…; nguyên nhân chính: thể chế độc tài toàn trị; nhu cầu: tháo gỡ độc tài, xây dựng xã hội dân sự và tiến tới thể chế dân chủ tự do; phương cách giải quyết: áp dụng đấu tranh bất bạo động để nong xíchxây lực.

Trong diễn trình này, sự tiến triển đang tăng tốc rất nhanh. Nhanh hơn dự kiến của cá nhân tôi. Chỉ vài năm trước thôi, khái niệm xã hội dân sự còn khá xa lạ; phương thức đấu tranh bất bạo động (ĐTBBĐ) còn gặp khá nhiều ngờ vực về mức khả thi của nó; v.v… Nhưng sự lớn mạnh của cộng đồng mạng tại Việt Nam, những biến chuyển tại Bắc Phi và phản ứng của thế giới tiếp sau đó, tôi nghĩ đã góp phần thuyết phục rất nhiều. Ngày nay, hầu như chẳng còn ai đề nghị cách giải quyết nào khác ngoài con đường đấu tranh bất bạo động và phát triển xã hội dân sự để tiến dần đến tự do và đưa đất nước đi lên.

Về mặt thực tiễn, bà con chúng ta cũng đang áp dụng rất sáng tạo các chiến thuật ĐTBBĐ, từ chụp hình và quảng bá nhanh các hình ảnh công an đàn áp, chụp hình các cá nhân có hành động côn đồ, đến các hành động bất tuân dân sự ôn hòa như biểu tình ngồi, nằm giữa đường, mang hàng trăm các tấm giấy lớn mà công an không giật xé hết được, cùng nhảy lên xe buýt để bị bắt như các đồng đội khác, thoải mái đi học phương xa và trước khi về chụp tấm ảnh “Free Us Now” chuẩn bị gửi lên mạng nếu bị bắt thật, v.v…

Đây chính là các nỗ lực nong xích, nong rộng vòng xích kềm kẹp của nhà cầm quyền, để tiến dần đến việc đòi hỏi các quyền căn bản của con người mà cả thế giới công nhận và Hà Nội đã ký kết, và ở cuối giai đoạn đó mới có thể xuất hiện các tổ chức xã hội và chính trị độc lập. Chắc chắn những người cầm quyền độc tài không tự nhiên cho phép hình thành các tổ chức này. Chúng ta phải tranh đấu mới tiến tới lằn mức đó được.

Phạm Thị Hoài: Trước đây và hiện nay cũng đã có một số đảng và tổ chức chính trị đối lập hoặc độc lập ra đời ở Việt Nam. Số phận và tình trạng của những tổ chức ấy hiện nay như thế nào, chắc chắn ông có theo dõi?

Nguyễn Quốc Quân: Vâng, chúng tôi có theo dõi rất kỹ. Các nhân sự chủ chốt bị trù dập rất nặng nề! Và chính Đảng Việt Tân cũng là một trong những tổ chức chính trị bị tấn công rất nặng nề và liên tục đó.

Nhưng qua những cảnh trấn áp đó tôi càng biết ơn những người đã hy sinh, đã dám chấp nhận cái giá phải trả ở vai trò những người đi đầu đối diện với bạo quyền. Tôi muốn nói đến những vị khởi đi từ trong lòng chế độ, sớm nhìn thấy đại hoạ của đất nước như các ông Nguyễn Hộ, Trần Độ, Hoàng Minh Chính…, kéo dài đến các vị muốn tìm lại nhân phẩm cho dân tộc như linh mục Nguyễn Văn Lý, Vi Đức Hồi, Điếu Cày, và nhiều anh chị em trẻ của ngày hôm nay. Tôi cũng nhớ các nỗ lực từ bên ngoài, đã về để nối kết và tiếp sức với người dân trong nước như các ông Trần Văn Bá, Võ Đại Tôn, Hoàng Cơ Minh, v.v…

Dĩ nhiên tôi vô cùng kính phục các vị ấy, với lòng biết ơn vô hạn trước những tấm lòng sẵn sàng làm những viên gạch lót đường, sẵn sàng hy sinh nong rộng vòng xích kiềm toả của chế độ độc tài. Nhờ đó, các nỗ lực tiếp sau mới có thể mạnh bước trên con đường rộng hơn, tuy vẫn không kém phần gay go.

Vì vậy, sau những hy sinh đó, tôi nghĩ rằng chúng ta càng phải tiến tới để những hy sinh của những con người cao quí đó không bị uổng phí. Dĩ nhiên, cách làm của chúng ta càng lúc càng phải hiệu quả hơn. Chúng ta đang có nhiều bài học kinh nghiệm quí báu từ các dân tộc khác vừa mới đi qua tình cảnh y như dân tộc chúng ta. Với đủ khiêm tốn, chúng ta có thể học nhiều ở họ để tiết kiệm xương máu và thời gian cho dân tộc mình. Tôi rất vui mừng được thấy các hoạt động của ông Lê Hiếu Đằng, nhóm Tuyên bố 258, Diễn đàn Xã hội Dân sự, …

Phạm Thị Hoài: Còn bản thân Việt Tân? Tổ chức của ông thực sự có được ảnh hưởng tới mức nào ở Việt Nam?

Nguyễn Quốc Quân: Về mức ảnh hưởng của Việt Tân ở Việt Nam thực sự đến đâu thì chắc để tùy sự nhận định của chị cũng như bà con mình. Riêng tôi thì chỉ muốn bộc bạch một suy nghĩ như thế này. Khoa học đã phát hiện sự vỗ cánh của một con bướm nhỏ bé đã có thể góp phần tạo nên một cơn lốc! Nhà khí tượng học Edward Lorenz đã gọi đó là “Hiệu ứng cánh bướm”. Tôi rất tin tưởng khi mỗi người, mỗi nhóm, mỗi tổ chức, miệt mài vỗ đôi cánh của mình bằng lòng nhiệt thành và khả năng đang có, thì TẤT CẢ đều có giá trị và ảnh hưởng tương tác lên nhau. Bằng tấm lòng nhiệt thành ấy, Việt Tân đã và đang tiếp tục vỗ đôi cánh của mình để hoà nhịp với bà con trong và ngoài nước.

Phạm Thị Hoài: Một mặt, cái tên Việt Tân khiến không ít người e ngại, không chỉ vì cáo buộc “khủng bố” từ phía chính quyền. Mặt khác, chính việc có tương đối nhiều nhà hoạt động dân chủ trong nước bị bắt và kết án vì được cho là đảng viên Việt Tân lại có vẻ như một sự quảng cáo ngoài ý muốn của chính quyền cho tổ chức của ông. Sự thực nằm ở đâu?

Nguyễn Quốc Quân: Hiển nhiên nhà cầm quyền Việt Nam không ngồi yên nhìn bệ quyền lực độc tài của họ tan rã dần. Nhưng nếu tấn công lực lượng dân chủ, họ sẽ mắc phải cái vấn nạn tiến thoái lưỡng nan, như mọi chế độ độc tài khác. Tạm lấy Việt Tân làm thí dụ:

Nếu không nhắc tới Việt Tân, họ khó có thể báo động nội bộ để đề phòng và đối phó với phương thức gia tăng sức lực toàn dân để toàn dân cùng đứng lên tháo gỡ độc tài mà chúng tôi cổ xúy trong mấy thập niên qua, tức loại đấu tranh toàn dân – toàn diện. Các chế độ độc tài coi thường ĐTBBĐ cứ lần lượt ra đi. Giới lãnh đạo Việt Nam biết rõ điều này.

Còn nếu nhắc tới Việt Tân để báo động nội bộ, hù dọa bà con nhằm cô lập và làm cho các hoạt động của Việt Tân khó khăn hơn, thì cùng lúc họ cũng đang thú nhận là rất lo âu về mức độ hữu hiệu của phương pháp đấu tranh này. Chính nhà cầm quyền làm người dân thêm ước muốn tìm hiểu về cái bí quyết có thể biến những người dân tay không đứng đối diện ngang hàng với những kẻ đeo đầy vũ khí.

Tóm lại, theo tôi, Việt Tân tạo ảnh hưởng cỡ nào không quan trọng. Sự kiện phương thức ĐTBBĐ được chấp nhận để tháo gỡ độc tài và đưa đất nước chúng ta đi lên ngang tầm với nhân loại mới là điều quan trọng. Và đó thực sự là tâm nguyện của tất cả anh chị em Việt Tân.

Phạm Thị Hoài: Song Việt Tân cũng bị dị nghị rằng vô trách nhiệm và phô trương thanh thế khi tổ chức một số hoạt động dẫn đến những án tù nặng cho người tham gia.

Nguyễn Quốc Quân: Thưa chị, đây là một hiểu lầm đáng buồn vì nó tạo khoảng cách giữa những người cùng chí hướng với nhau, mà đó cũng là điều chế độ độc tài rất mong muốn.

Theo nhận thức bình thường của chúng ta, đặc biệt của những người đang sống trong các thể chế dân chủ, thì mục tiêu lớn nhất của mọi đảng phái chính trị là nắm quyền. Và để đạt được điều đó thì người dân phải biết đến đảng mình, tức là phải tìm mọi cách để phô trương thanh thế. Đảng phái nào càng khao khát cầm quyền sẽ càng dễ chấp nhận những thủ thuật hèn kém, quỉ quyệt, hay dùng chính đảng viên để trả giá hi sinh, v.v…

Tôi có thể hãnh diện để nói rất thành thật rằng Đảng Việt Tân có quan niệm khác hẳn. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, mục tiêu tối hậu của Việt Tân là CANH TÂN ĐẤT NƯỚC. Điều này đã được ghi rõ trong cương lĩnh và được duy trì trong hành động suốt hơn 30 năm qua. Đối với chúng tôi, đứng trong hay ngoài chính quyền không là mục tiêu mà cũng chẳng là vấn đề. Có khác chăng là cách thức làm việc vì phương tiện để canh tân đất nước ở hai vị trí đó có khác nhau mà thôi.

Một truyền thống khác nữa của Việt Tân là LÃNH ĐẠO LUÔN ĐI ĐẦU. Các chiến hữu lãnh đạo của chúng tôi ở cấp nào thì luôn là những người lãnh nhận những công việc nhiều rủi ro nhất ở cấp đó. Cá nhân tôi cũng nằm trong nguyên tắc này. Chính người trưởng nhóm của tôi cũng đã đi trước tôi một bước ở những công tác rủi ro.

Trong vô số những công việc suốt 3 thập niên qua, dù anh chị em chúng tôi cố gắng đến đâu đi nữa vẫn có những lần bị trắc trở. Có vụ việc công luận biết, nhưng cũng có những vụ việc bà con không biết. Và dĩ nhiên, đối với các việc làm thành công, nếu giữ kín được thì chúng tôi phải giữ kín. Lý do rất đơn giản là để có thể tiếp tục thực hiện.

Do đó, trong một vài vụ bị trắc trở, tôi biết một số anh chị em đã tự đấm ngực trách mình, mà còn phải nghe những dị nghị rằng “vô trách nhiệm hay phô trương thanh thế” thì thực sự là họ đau lòng lắm!

Phạm Thị Hoài: Các khóa huấn luyện đấu tranh bất bạo động do Việt Tân tổ chức thường bị chính quyền tính sổ nặng nề, vì sao không đơn giản tổ chức các khóa này trên mạng?

Nguyễn Quốc Quân: Về các khóa học trên mạng, phải nói rằng đây là cách làm dễ nhất, ít tốn kém tiền bạc và thời giờ nhất. Cách học này chính là những bước đầu tiên mà chúng tôi thực hiện. Nhưng nó chỉ có thể đạt tới một số kết quả giới hạn nào đó thôi. Trong một số trường hợp, chúng tôi bắt buộc phải bổ sung thêm các cách huấn luyện khác. Kinh nghiệm của các dân tộc khác, và trong thời gian gần đây chúng ta thấy một số tổ chức khác của người Việt cũng đi đến cùng một kết luận như vậy về nhu cầu huấn luyện trực diện với nhau. Và việc này chúng tôi đã thực hiện trong nhiều năm qua với nhiều cá nhân và nhiều nhóm khác nhau.

Và sau hết, cũng cần nhấn mạnh đây là các quyền của con người – quyền tìm kiếm kiến thức và thông tin – mà nhà cầm quyền Hà Nội đã ký kết với thế giới. Tôi nghĩ rằng khi có những trắc trở ngoài ý muốn, chúng ta càng phải vạch trần hành động vi phạm nhân quyền của Hà Nội trước thế giới và càng tranh đấu cho các nạn nhân, thay vì trách ngược. Tương tự như khi có vụ cướp giật, chúng ta cần giúp chặn bắt kẻ cướp chứ không thể đứng trách là các nạn nhân đã giữ đồ đạc của mình quá hớ hênh.

Phạm Thị Hoài: Bắt bớ và tù đày là những điều hiển nhiên trong hoạt động chính trị đối lập hoặc độc lập trong một thể chế như Việt Nam. Ông cũng từng bị ngồi tù hai lần, mỗi lần nhiều tháng, tại Việt Nam. Song cũng có lời nhận định rằng là một công dân Hoa Kỳ, ông có thể ít nhiều “yên tâm” bước vào tù vì có thể tin chắc rằng cánh cửa tù sẽ mở ra một ngày không xa, trong khi các nhà hoạt động sống trong nước không thể có được “bảo hiểm” này. Phần lớn các đảng viên Việt Tân sống ở hải ngoại về nước hoạt động cũng thường chỉ phải trải qua một thời gian giam giữ tương đối ngắn, trước khi bị trục xuất. Làm thế nào để thuyết phục những người trong nước, khi vạch xuất phát của họ được kẻ sẵn bằng một mầu hoàn toàn khác?

Nguyễn Quốc Quân: Hiện nay đảng viên Việt Tân có người ở ngoài nước, có người ở trong nước và chúng tôi đều biết sự khác biệt này. Đó là lý do tôi vô cùng trân quí các chiến hữu quốc nội của tôi và luôn thấy là các đóng góp của tôi, kể cả thời gian ở tù, không đáng là gì so với những anh chị em trong nước đang đối diện với phiền toái và hiểm nguy hàng ngày.

Chúng ta biết rõ rằng công an và an ninh cộng sản Việt Nam là bậc thầy của những hành động ám sát, khủng bố, thủ tiêu, giết chóc… nên phải hiểu rằng họ sẽ không từ hành động bạo lực nào để bảo vệ chế độ của họ. Năm 2007 khi họ bắt nguội tôi ở Tây Ninh sát biên giới Cam Bốt, trong phòng điều tra họ doạ: “Anh đừng có nói linh tinh, chúng tôi thả anh qua biên giới cho người khác đập đầu chết bây giờ”. Tôi thoáng rùng mình khi nhớ đến Lê Trí Tuệ, nhưng kịp trấn tĩnh lại vì nhớ rằng họ chưa kịp khai thác gì mình. Cho nên sau này khi công tác tại Việt Nam tôi cố giảm thiểu cơ hội bị những “tai nạn có sắp xếp” trong bóng tối. Tôi tin rằng các anh em dân chủ có “quốc tịch nước ngoài” cũng nhận thức rõ cái giới hạn của lợi thế đó.

Khi nhập dòng đấu tranh, dù trong hay ngoài nước, mỗi người đều tìm cách tận dụng cái lợi thế của riêng mình. Nhưng một khi đã vào cuộc thì không có nỗi sợ nào nhỏ hơn nỗi sợ nào đâu. Vấn đề là nỗ lực vượt qua nỗi sợ của mình thôi. Đặc biệt khi nhìn đồng đội phải gánh quá nặng và quá gian nan, mỗi người dễ gác nỗi sợ của mình qua bên hơn, để giữ bình tĩnh và có những quyết định sáng suốt hơn.

Một điều đáng mừng trong thời gian qua là càng ngày tù đày càng chỉ là nỗi lo thôi chứ ít còn là nỗi sợ. Có vị xem vào tù là “giấc ngủ trưa” và đã hành xử đúng như vậy. Thái độ khi bước ra khỏi tù không thua gì, và còn có phần mạnh hơn, ngày bước vào tù. Tinh thần ấy lan toả đến lực lượng dân chủ nói chung và đến rất nhiều các bạn trẻ gần đây như Phương Uyên, Nguyên Kha, Quốc Uy, Châu Văn Thi, Bùi Tuấn Lâm, Trần Hoài Bảo, …

Chính các bạn ấy đủ trưởng thành và đảm lược để tự chủ quyết định sau khi đã cân nhắc lợi hại cho chính mình. Với tinh thần cùng đến với nhau, họ tự xác định vạch mức xuất phát cũng như mức đến – Không cần ai thuyết phục.

Và đó mới là tia hy vọng cho đất nước chúng ta. Chúng ta vẫn thường nói lịch sử Việt Nam luôn xuất hiện những hào kiệt trong những lúc đen tối nhất. Nay các hào kiệt đang đứng, đang đi, đang sống ngay giữa chúng ta đó. Những người có bề ngoài bình thường nhưng với trái tim và khí phách bên trong rất phi thường.

Phạm Thị Hoài: Tuy nhiên có những trách cứ rằng việc Việt Tân công khai ủng hộ một số nhà hoạt động dân chủ trong nước là gây hiểu lầm bất lợi cho họ, và chính họ cũng luôn nhấn mạnh rằng mình là những cá nhân độc lập không ở trong một đảng phái, tổ chức chính trị nào.

Nguyễn Quốc Quân: Việc chị nêu là có, nhưng còn hai vế nữa mà có lẽ công luận chưa biết tới. Đó là chúng tôi cũng nhận được một số trách cứ với đại ý: có vẻ như Việt Tân chỉ quan tâm đến người của mình mà ít lên tiếng hay vận động cho những người của các tổ chức khác hay những người hoạt động độc lập trong lực lượng dân chủ. Có lời trách còn đi xa hơn nữa về “trách nhiệm phải lên tiếng” của Việt Tân. Sau hết, chúng tôi cũng nhận được sự dặn dò trước của một số nhà hoạt động là cứ vận động cho họ, bất kể các tuyên bố công khai của các vị ấy.

Vì vậy, trong mỗi lần Việt Tân công khai lên tiếng ủng hộ ai, đặc biệt là các vị đang bị xách nhiễu, giam cầm, chúng tôi phải đắn đo nhiều, dựa trên ba yếu tố: 1) ước nguyện của nhà hoạt động ấy nếu chúng tôi có sự dặn dò từ trước; 2) ước nguyện của gia đình nhà hoạt động ấy nếu họ đang ở trong tù; 3) nhu cầu vận động ngay lúc đó có đòi hỏi phải lên tiếng ủng hộ công khai không.

Nhưng quan trọng hơn nữa, theo tôi nghĩ, chúng ta cần tránh rơi vào cái bẫy mà chế độ độc tài toàn trị rất muốn. Đó là tạo khoảng cách tối đa giữa các lực lượng đối kháng để muôn năm trường trị. Cứ mỗi lần họ bảo “vì có hội ABC ủng hộ nên họ đánh” thì các nhà hoạt động lại tránh ABC ra; rồi thì sau một thời gian tránh mãi, chúng ta sẽ chỉ còn những cá nhân rời rạc, không kết hợp với nhau được để đủ sức gỡ bỏ xiềng xích độc tài. Chúng ta cũng thấy rõ là Việt Tân chỉ bị dùng làm cái cớ cho mục tiêu trên mà thôi. Trong nhiều vụ việc gần đây, dù không dính dáng gì đến Việt Tân, các nhà hoạt động vẫn bị bắt đó thôi.

Sau hết, trong ĐTBBĐ, chúng ta cần bắt đầu hành xử các quyền đương nhiên của mình dù những người cầm quyền có chấp nhận hay không. Và lại còn phải nhấn mạnh những quyền ấy hơn nữa khi nhà cầm quyền ra những đòn phép để người dân tự rút quyền của mình lại. Họ càng ra các đòn phép về mặt nào thì chúng ta càng biết các hoạt động của chúng ta về mặt đó đang “đánh đúng chỗ” và đang làm họ lo âu.

Phạm Thị Hoài: Dị nghị, bất hòa, chia rẽ, hữu danh vô thực…, có lẽ còn phải thêm vào danh sách nhược điểm này nhiều đặc tính tiêu cực khác của các đảng phái và tổ chức chính trị Việt Nam ở hải ngoại. Ông đã có gần 30 năm hoạt động chính trị ở hải ngoại. Nếu không phải là những lời lạc quan chung chung, ông có thể thực sự nói gì về năng lực và tương lai của những đảng phái này?

Nguyễn Quốc Quân: Thưa chị, Việt Tân có nguyên tắc cho mọi thành viên là chỉ góp phần xây dựng sự đoàn kết chung trong lực lượng dân chủ, chứ không làm sứt mẻ sự đoàn kết đó, đặc biệt là không phê bình các tổ chức khác. Do đó, tôi xin phép không vi phạm nguyên tắc này.

Tôi chỉ xin trình bày một suy nghĩ là mọi tổ chức, kể cả Việt Tân, nói cho cùng đều chỉ là phương tiện để các thành viên đạt đến một mục tiêu chung nào đó. Nếu phương tiện nào không còn đáp ứng mục tiêu của các thành viên nữa thì tiến trình chọn lọc tự nhiên sẽ xảy ra thôi. Và các tổ chức mới, đáp ứng đúng nhu cầu hơn, sẽ xuất hiện.

Do đó, việc đồng bào chúng ta muốn đứng lên giải quyết chuyện đất nước mới quan trọng. Khi đã có mục tiêu chung, ước muốn chung đó ở mức nóng bỏng lên rồi, thì chính đồng bào chúng ta sẽ chọn phương tiện nào hữu hiệu nhất cho riêng mình để tiến tới. Bà con mình đang mỗi ngày một đông chọn lựa bước tới cái Đúng, cái Tốt, cái Thiện thay vì chọn chùn chân khi thấy cái Sai, cái Xấu, cái Ác…

Chúng tôi cũng tin rằng sẽ tới lúc tất cả các đảng phái đều thấy nhu cầu liên minh phối hợp với nhau thực sự, trong tinh thần đối tác bình đẳng chia nhau gánh vác những đòi hỏi vô cùng to lớn của công cuộc đấu tranh cho dân chủ và canh tân đất nước.

Phạm Thị Hoài: Những người trực tiếp điều hành một tổ chức chính trị không thể chỉ làm công việc này vào Chủ nhật. Họ buộc phải là những người hoạt động chuyên nghiệp, toàn thời gian. Ban lãnh đạo Việt Tân và bản thân ông có là những người hoạt động chính trị chuyên nghiệp như vậy không?

Nguyễn Quốc Quân: Đúng như chị nhận định là những người trực tiếp điều hành một tổ chức chính trị cần hoạt động chuyên nghiệp và toàn thời gian. Do điều kiện eo hẹp về tài chính và một số giới hạn khác trong cuộc sống, việc hoạt động toàn thời của một đảng viên không những là một quyết định gay go của chính mình mà còn cần đến sự hỗ trợ tinh thần và hi sinh của những người thân trong gia đình nữa.

Việt Tân có bao nhiêu người như vậy? Xin thưa là chưa đủ để đáp ứng hết các nhu cầu.

Nhưng đó chưa phải là điều quan trọng tôi muốn được chia sẻ ở đây. Nếu nói yếu tố “chuyên nghiệp” như là sự chuyên tâm học hỏi kinh nghiệm về trách vụ được giao, và nói yếu tố “toàn thời” như là số lượng 40 giờ một tuần dành cho công việc ấy; thì ở trong cũng như ngoài nước, Đảng Việt Tân may mắn có một tập thể không ít các anh chị em, cùng chung một lý tưởng và quyết tâm như thế. Họ vắt ra những mẩu thời gian và phương tiện xen kẽ với công việc kiếm sống, góp nhặt thì giờ quí giá của gia đình, giảm bớt những sinh hoạt giải trí khác để góp sức với đồng đội trong tổ chức.

Và đặc biệt, những con người toàn tâm toàn ý cho việc chung như vậy không chỉ có trong các tổ chức chính trị. Nếu nhìn kỹ hơn ta sẽ bắt gặp ở một số vị hoạt động trong cơ chế cộng đồng, trong các trường dạy Việt ngữ, trong môi trường truyền thông, văn hoá, xã hội… hoàn toàn thiện nguyện. Động lực duy nhất khiến chúng ta cứ tiếp tục hoài như vậy là nhu cầu được làm điều Đúng, điều Đẹp, điều Ưa Thích. Tôi tin tưởng ở tính hướng thiện của con người là nhờ quí vị ấy. Và vì thế tôi có quyền lạc quan về giai đoạn canh tân Việt Nam sau này.

Phạm Thị Hoài: Một tổ chức chính trị đương nhiên là cần kinh phí hoạt động, cần rất nhiều. Kinh nghiệm của ông trong lãnh vực này như thế nào?

Nguyễn Quốc Quân: Nhận xét của chị rất chính xác, mọi loại hoạt động đều phải có chi phí, từ tiền in ấn, điện thoại, máy móc, đến những vé xe đò, xe lửa, máy bay, đến việc giúp đỡ gia đình các nhà tranh đấu đang bị giam cầm, v.v… thậm chí cả đến tiền hối lộ để vượt qua một số rào cản. Chính vì thế, công an và an ninh Việt Nam luôn tìm mọi cách để khống chế và bao vây kinh tế gia đình các nhà bất đồng chính kiến trong nước và xuyên tạc các nỗ lực kinh tài chân chính của các tổ chức chính trị.

Việt Tân, cũng như các tổ chức chính trị khác, phải tự mình lo các chi phí cần thiết tối thiểu để có thể chủ động trong các sinh hoạt căn bản và trường kỳ. Để đáp ứng nhu cầu ấy, ngoài các cơ sở kinh doanh và đầu tư độc lập của tổ chức, các đảng viên Việt Tân tùy theo hoàn cảnh riêng đã và đang cống hiến trí tuệ, thì giờ, công sức, cũng như tài chính để góp chi phí trong sinh hoạt địa phương và quốc nội.

Chúng ta lại còn có khối người Việt nặng lòng với quê hương đang sống trên khắp thế giới. Sự tự lập này rất cần thiết để giữ được độc lập trong những quyết định tốt nhất cho đất nước.

Ngoài ra, chúng ta còn có nhiều tổ chức nhân quyền đang rất quan tâm đến tình trạng chà đạp nhân quyền tại Việt Nam và sẵn lòng giúp chúng ta một số phương tiện. Tôi tin là khi dân tộc Việt Nam sẵn sàng cho một cuộc đổi thay bằng một cuộc tranh đấu ôn hòa trên đường phố như tại Ai Cập, hay tại các cuộc cách mạng màu, thế giới sẽ nhập cuộc cùng với chúng ta. Xu hướng của nhân loại đã rất rõ.

Phạm Thị Hoài: Về lâu dài, mỗi chính đảng hay tổ chức chính trị muốn tham gia vào tiến trình chuyển hóa xã hội buộc phải có đội ngũ chuyên gia của mình về các lĩnh vực thiết yếu trong xã hội. Ông có thể khoe chút ít về đội ngũ ấy của Việt Tân không?

Nguyễn Quốc Quân: Điều làm tôi tạm yên lòng là anh chị em Việt Tân có mặt trong đủ loại ngành nghề, đủ loại tầm mức, và đủ mọi lứa tuổi; nhất là lứa tuổi từ 20 đến 40, trội cả về chất lẫn lượng. Nhưng chúng tôi cũng biết rất rõ là dù với lực lượng gấp nhiều lần hiện nay, Việt Tân vẫn không bao giờ nghĩ một mình Việt Tân có thể chuyển hóa cả xã hội. Rộng hơn nữa, không một giai cấp nào hay ngay cả một mình chính phủ (dân chủ trong tương lai) có thể giải quyết vấn đề của đất nước sau bao năm bị tàn phá tan hoang trong mọi lãnh vực.

Để băng bó lại đất nước về mọi mặt và đưa đất nước đi lên, TOÀN THỂ DÂN TỘC trong nước và trên khắp thế giới phải góp phần. Việt Tân dù lúc đó nằm trong hay ngoài chính quyền sẽ chọn lãnh vực mà chúng tôi có thể đóng góp hữu hiệu nhất. Chọn lựa này vừa dựa trên nhu cầu đất nước vừa dựa trên sức lực thực tế của Việt Tân vào lúc đó.

Cám ơn chị cho cơ hội khoe nhưng xin khất cho đến ngày đất nước mình cất cánh đã. Và lúc đó có lẽ chúng ta chỉ có một niềm tự hào chung là đội ngũ chuyên gia Việt Nam hùng hậu cả trong lẫn ngoài nước đã đổ hết tài năng ra để đưa đất nước bắt kịp với thế giới trong thời gian kỷ lục.

Phạm Thị Hoài: So với các đảng phái và tổ chức chính trị ở hải ngoại, sự hiện diện của Việt Tân trên truyền thông hiện đại là tương đối mạnh. Song, xin lỗi ông, xếp hạng truy cập website chính thức của Việt Tân cũng như Đài Chân trời Mới cho thấy tầm ảnh hưởng của những cơ quan ngôn luận này khá khiêm tốn. Các trang mạng xã hội của Việt Tân cũng vậy. Tôi có cảm giác rằng thay vì thực sự dùng Internet như một vũ khí, các nhà hoạt động chính trị chỉ nói về cái vũ khí ấy.

Nguyễn Quốc Quân: Chà, câu này nghe thì cũng rát thật đấy nhé, nhưng đó cũng lại là điều khá đặc thù mà tôi vẫn quí nơi chị Hoài. Phần đáp lại dễ nhất của tôi là tự nhận Việt Tân còn yếu về mặt này.

Anh chị em đã cố gắng nhiều nhưng chắc chắn là còn phải học hỏi nhiều hơn nữa các cách để vượt qua những khó khăn sau đây:

Như chị biết, tất cả các trang liên hệ đến Việt Tân đều bị chặn ở trong nước. Đại khối bà con chúng ta trong nước phải vượt qua nhiều khó khăn về tiền bạc, thời giờ, kiếm người hướng dẫn, v.v… mới tiếp cận được với môi trường Internet. Nay lại còn phải học thêm cách vượt tường lửa, giấu IP, v.v… Bên cạnh đó là những hù dọa tâm lý của công an. Để đối phó với một nhà cầm quyền mà tổ chức Phóng viên Không Biên giới và nhiều tổ chức nhân quyền khác liệt vào loại “Kẻ thù của Internet”, chúng tôi đã cố gắng cập nhật liên tục các cách vượt rào tại trang NoFireWall.blogspot.com và dùng một số phương tiện Internet khác để chuyển tải đến các tụ điểm không minh danh Việt Tân hầu có thể với tay đến đồng bào mà ít bị ngăn chặn hơn. Dĩ nhiên tôi không liệt kê ra đây.

Và sau hết, bên cạnh các phương tiện “high-tech” đang nổi trội, chúng tôi cũng không xem thường một số cách khác mà mình gọi nôm na là “low-tech”.

Phạm Thị Hoài: Ông có cho rằng trong tình thế hiện tại, không thể nhấc Đảng Cộng sản ra khỏi một giải pháp chính trị cho Việt Nam?

Nguyễn Quốc Quân: Tôi cho rằng mọi chế độ độc tài khi còn nắm quyền, dù là trong những tháng chót, đều cố tạo cho người dân có ấn tượng như thế.

Tôi nghĩ là nhấc được, nếu dân tộc chúng ta muốn. Điều đã khá rõ là ai cũng thấy thể chế độc tài dìm đất nước chúng ta trong lạc hậu. Các lớp sơn bề ngoài nay không còn che mắt được mấy ai nữa. Dứt khoát độc tài phải bị tháo gỡ. Nếu Đảng CSVN không chấp nhận điều đó thì họ phải bị loại bỏ khỏi bất cứ giải pháp chính trị nào cho đất nước. Còn nếu họ chấp nhận nằm trong pháp luật của một thể chế dân chủ và để tùy người dân chọn lựa bộ phận lãnh đạo, thì họ có thể tồn tại được chứ, như các đảng cộng sản tại Âu châu thôi.

Nhưng quan trọng là Đảng CSVN phải ngưng các hành động bạo hành càng ngày càng tệ hại đối với người dân. Mức độ nhẫn nại và chịu đựng của dân tộc có giới hạn. Nếu họ cứ tiếp tục xem dân là kẻ thù như hiện nay thì sẽ đến lúc dân tộc dứt khoát coi họ là kẻ thù. Điều này đã thấy tại nhiều chế độ độc tài, gần đây nhất là Libya và Syria.

Phạm Thị Hoài: Ông có một tấm gương nào không?

Nguyễn Quốc Quân: Có đôi lúc, thoáng nghĩ tấm gương của mình là Mẹ Theresa, Đức Phật Thích Ca, hay Nguyễn Thái Học… Nhưng rõ là không phải, tôi vẫn cảm thấy rung động và hạnh phúc hơn rất nhiều khi được gần gũi trực tiếp hoặc gián tiếp với những tấm gương đời thường xung quanh, đặc biệt là những anh chị em đang dấn thân trong nước vì tương lai của dân tộc mình. Những hành động phi thường của họ đã làm cuộc đời đẹp và có ý nghĩa hơn. Với tôi, việc phi thường ở đây là việc vượt thắng giới hạn của chính mình để thực hiện một việc công ích, mà tầm vóc công việc có thể cũng rất bình thường. Và những tấm gương này không xa lạ gì lắm đâu, tôi không chỉ nhớ tên mà còn có thể hình dung từng khuôn mặt và một số giọng nói nữa. Tôi thường xuyên lấy họ làm động lực và đích nhắm để cố gắng phấn đấu những lúc mệt mỏi.

Phạm Thị Hoài: Cảm ơn ông Nguyễn Quốc Quân đã trả lời phỏng vấn.

Tháng 10 26, 2013

Phạm Thị Hoài thực hiện
© 2013 pro&contra

19 trẻ nhập viện sau khi tiêm vắcxin Quinvaxem tại Tiền Giang

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Song-khoe/576639/19-tre-nhap-vien-sau-khi tiem-vacxin-quinvaxem-tai-tien-giang.html
26/10/2013 08:41 (GMT + 7)
TTO - Sáng 26-10, ông Trần Thanh Thảo, quyền giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, cho biết sau khi trao đổi với Viện Pasteur TP.HCM, sở đã quyết định tạm ngưng tiêm vắcxin Quinvaxem tại huyện Cai Lậy vì có khoảng 10 trẻ của huyện nhập viện theo dõi sốt sau khi tiêm.
Đến sáng 26-10 Sở Y tế đã ghi nhận có 19 trẻ nhập viện sau khi tiêm vắc-xin Quinvaxem, trong đó huyện Cai Lậy 10 trẻ, Gò Công Tây 3 trẻ, Cái Bè 2 trẻ, còn các huyện Chợ Gạo, Tân Phước, Gò Công Đông và TP Mỹ Tho mỗi nơi có 1 trẻ.
Qua sàng lọc phát hiện có 1 trẻ ở huyện Cai Lậy sốt do bệnh viêm phế quản trước khi tiêm chủng. Sau khi nhập viện, các trẻ này được cho uống thuốc hạ sốt, lau mát, theo dõi sát. Đa số đã xuất biện tối 25-6.
Hiện còn 6 trẻ đang được theo dõi tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy.
Sở Y tế chỉ đạo tiếp tục tiêm chủng mở rộng ở các huyện còn lại trong ngày 26-10 và theo dõi sát các trường hợp đã tiêm.
V.TR.

Bộ trưởng Bộ Y tế lần đầu trả lời về vụ vứt xác bệnh nhân

Ngày 26-10, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến lần đầu tiên trả lời báo chí bằng văn bản, sau khi nhận được khoảng 50 câu hỏi từ nhiều tờ báo, về trách nhiệm của người đứng đầu ngành y tế sau vụ bác sĩ Thẩm mỹ viện Cát Tường vứt xác bệnh nhân động trời
Bà Tiến nói: Trong mấy ngày vừa qua, dư luận xã hội vô cùng bàng hoàng trước thông tin về hành động phi nhân tính của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường. Không riêng bản thân tôi, mà tất cả cán bộ, nhân viên trong ngành Y tế đều trải qua các cung bậc cảm xúc trước sự việc trên, từ chỗ thấy choáng váng, sốc, đến phẫn nộ, đau xót và buồn.
Chúng tôi cảm thấy choáng và sốc vì không thể tưởng tưởng nổi một bác sĩ lại có thể hành động như vậy, phẫn nộ vì vị bác sĩ này đã phản bội lời thề Hepocrat, bất tuân luật pháp và các quy định, sai phạm về pháp luật - hoạt động không phép, hành nghề không đúng chuyên khoa, vi phạm nghiêm trọng quy chế chuyên môn, làm liều dẫn đến tử vong cho nạn nhân.
Việc vứt xác nạn nhân xuống sông hòng phi tang là một hành động không còn tính người.
Chúng tôi cũng cảm thấy buồn và đau xót vì một cán bộ trong ngành, còn trẻ, được đào tạo, có cả con đường rộng mở phía trước, đã phạm một sai lầm không thể tưởng tượng nổi, để phút chốc phá đổ tất cả sự nghiệp, tiền đồ, tương lai của bản thân mình, làm ảnh hưởng đến gia đình, làm hoen ố màu áo trắng của bác sĩ. Chúng tôi hết sức bất bình và lên án hành vi không thể chấp nhận được của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường.
Tôi cũng cảm thấy đau xót và buồn cho nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền, vì muốn làm đẹp đã phải trả giá bằng mạng sống. Gia đình chị đã mất đi một người con, một người vợ, một người mẹ. Tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình nạn nhân về những đau thương, mất mát này.
Để xảy ra sai phạm trên, trách nhiệm thuộc về nhiều phía, trước hết là của chính cá nhân người vi phạm, của các cấp sở tại và quản lý ngành. Cá nhân bác sĩ Tường đã vi phạm nghiêm trọng đạo đức cơ bản của một con người nói chung và đạo đức của người thầy thuốc nói riêng; hành vi trên thể hiện ý thức rất kém trong việc chấp hành pháp luật, kỷ cương, đạo đức nghề nghiệp.
Việc quản lý không chặt chẽ, sát sao của cơ quan chức năng và chính quyền các cấp đã dẫn đến việc không ngăn chặn kịp thời các vi phạm.
* Quan điểm xử lý của ngành y tế với vụ việc này ra sao, thưa bà?
- Với bất kỳ sai phạm nào xảy ra, ngành y tế luôn giữ quan điểm xử lý nghiêm, đúng người, đúng việc, không bao che, nhưng cần khách quan, và đúng trình tự pháp luật.
Sau khi nhận được thông tin trên, Bộ Y tế đã tiến hành một loạt các hoạt động, như tăng cường kiểm tra công tác quản lý hành nghề tư nhân, thẩm mỹ viện, nhưng thực tế, từ cuối năm 2012, Bộ Y tế đã ban hành rất nhiều văn bản chỉ đạo yêu cầu thanh tra, kiểm tra việc quản lý công tác khám bệnh, chữa bệnh cả trong khu vực công lập và ngoài công lập.
Chúng tôi cũng đã yêu cầu Cục Quản lý khám, chữa bệnh phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai, Sở Y tế Hà Nội và chính quyền địa phương thăm hỏi và chia buồn với gia đình nạn nhân. Giao Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan điều tra khi có yêu cầu.
Bệnh viện Bạch Mai đã đình chỉ công tác đối với bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường. Bộ cũng đã có văn bản báo cáo Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội về vấn đề này.
Ngày 23-10, Bộ Y tế tiếp tục có văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tiếp tục chỉ đạo Sở Y tế và các Sở ban ngành chức năng thanh tra, kiểm tra toàn diện các cơ sở có liên quan đến hoạt động thẩm mỹ trên địa bàn.
Hiện nay Bộ Y tế đang chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc điều tra vụ việc trên. Bộ Y tế tuân thủ các quy định của pháp luật, xử lý đúng người, đúng tội, nghiêm minh. Người nào làm sai, người đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bị pháp luật trừng phạt.
Đồng thời, bộ cũng chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tăng cường công tác quản lý cán bộ, cũng như việc giáo dục đạo đức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ y tế và kỹ năng ứng phó, xử trí các tình huống trong y khoa. Bộ cũng đang khẩn trương hoàn thành việc xây dựng thông tư quy định về quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ y tế.
* Vụ việc này cho thấy thẩm mỹ viện chui hoạt động tràn lan, Bộ trưởng có động thái chấn chỉnh như thế nào trong thời gian tới?
- Để chấn chỉnh các hoạt động y tư nhân, trong đó có hoạt động của các cơ sở thẩm mỹ viện, ngay từ cuối năm 2012 Bộ Y tế đã có nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý công tác khám bệnh, chữa bệnh cả trong khu vực công lập và ngoài công lập trên toàn quốc, đặc biệt ở TP.HCM và Hà Nội.
Trước tình hình hoạt động không giấy phép của một số cơ sở thẩm mỹ, Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp với với cơ quan chức năng rà soát lại công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra của Sở Y tế các tỉnh, thành phố, về vấn đề này đồng thời sẽ xem xét đề xuất những chế tài xử phạt nghiêm đối với những hành vi vi phạm.
Bộ cũng sẽ tiếp tục rà soát các chính sách, cơ chế quản lý ngành, phát hiện những bất cập trong quản lý hành nghề y tư nhân, nhằm chấn chỉnh kịp thời.
* Nhiều đại biểu nói Bộ Y tế nên xin lỗi, đại biểu Dương Trung Quốc nói “xin lỗi để mà làm gì khi mà xin lỗi lại tiếp tục xảy ra những vụ đau lòng như thế”, bà nghĩ gì về những câu nói của đại biểu Quốc?
- Luật pháp quy định, công dân từ 18 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về các hành vi của mình. Điều đó có nghĩa là những người từ 18 tuổi trở lên nếu có lỗi, họ phải xin lỗi, nếu phạm luật, họ sẽ bị pháp luật trừng trị.
Trong thời qua, Bộ Y tế đã tổ chức tập huấn quy tắc ứng xử cho 100% viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế. Nhìn chung sau khi triển khai các hoạt động về thực hiện quy tắc dân chủ và nâng cao đạo đức nghề nghiệp, vấn đề thái độ y đức và ứng cử của cán bộ ngành y được cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên trong ngành y tế còn những cá nhân đi ngược với đạo đức nghề nghiệp, con sâu làm rầu nồi canh. Bộ Y tế đã, đang và sẽ tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan để đấu tranh và xử lý nghiêm khắc với những cán bộ y tế thiếu y đức.

Lan Anh ghi
Còn vô vàn bác sĩ tận tâm với nghề

* Năm 2013 có quá nhiều vụ đau lòng đến từ ngành Y tế, có phải do đạo đức bác sĩ xuống cấp? Bà nghĩ sao về vấn đề này?

- Cá nhân tôi, khi được báo cáo vụ việc này cũng vô cùng bàng hoàng và phẫn nộ. Không thể chấp nhận được hành động của bác sĩ này và cũng không thể phủ nhận là có một số cán bộ y tế có hành vi sai trái và biểu hiện xuống cấp về đạo đức. Nhưng đây là trường hợp cá nhân, ngành y còn vô vàn những bác sĩ tận tâm với nghề, ngày đêm hết mình cứu sống bệnh nhân.

Nghề nào cũng cần đạo đức nghề nghiệp, nghề y càng cần hơn nữa sự tận tâm, dám chịu trách nhiệm và cần phải có bản lĩnh đối mặt với tai nạn nghề nghiệp, những tai biến không lường trước.
(Tuổi trẻ)

PCT huyện báo cáo sai sự thật về việc cứu trợ đồng bào Rục

...cc :Đúng là bọn lưu manh. Súc vật.


Pho 1
http://motthegioi.vn/xa-hoi/pct-huyen-bao-cao-sai-su-ve-viec-cuu-tro-dong-bao-ruc/
– 06:49 26-10-2013
Thống kê của trưởng bản Ón Trần Xuân Tư (Thượng Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình) cho biết, đến ngày 23.10, sau khi báo chí đưa tin tình hình khó khăn của đồng bào Rục, đã có một số đoàn thiện nguyện đến cứu trợ.
Ông Tư cho biết, mỗi hộ được các nhà từ thiện tặng 40kg gạo, 4 bịch cá khô, 1 bịch tép, 2,5 lít dầu ăn, 4 chai nước mắm, 1 chai xì dầu, 3 thùng mì tôm, 4 gói bột canh, 5 gói muối, 2 gói bột ngọt.
Thế nhưng ông Đinh Hồng Hộ, Phó Chủ tịch huyện Minh Hóa đã báo cáo tại cuộc họp với ông Trần Văn Tuân, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Bình cùng đoàn kiểm tra tỉnh tại nhà ông Trần Xuân Tư chiều ngày 23.10 là bà con đã có mỗi hộ 45kg gạo, 7 chai nước mắm, 3 gói bột ngọt, 3,5 lít dầu ăn…
Đồng bào Rục bị nước lũ cô lập gần 60 ngày
Đồng bào Rục bị nước lũ cô lập gần 60 ngày
Các báo cáo của ông Hộ đều nâng cao hơn số thực của trưởng bản Ón, Trần Xuân Tư thống kê.
Để kiểm chứng những báo cáo của ông Tư và ông Hộ xem ai trung thực, chúng tôi vào một số hộ dân thì trùng khớp các số liệu ông Tư đưa ra.
Người dân vùng Ón, Yên Hợp, Mò O Ồ Ồ cho biết, sau bão số 10, ông Hộ và Chủ tịch huyện Đinh Quý Nhân có vào thăm dân bản. Đến bão lũ số 11, mặc dù được phân công bám sát đồng bào Rục và xã Thượng Hóa nhưng ông Hộ không vượt lũ vào với dân, ngồi một chỗ nghe báo cáo, sau đó báo cáo lại lên trên. Chỉ đến khi Phó Chủ tịch tỉnh Trần Văn Tuân vào kiểm tra, ông Hộ mới xuất hiện.
Pho 1
Nhiều đoàn thiện nguyện vượt đường xe, mưa rét đến với đồng bào Rục nhưng ông Hộ báo cáo thực phẩm, gạo đến với đồng bào Rục như thể của cá nhân ông cung cấp và không có lời cảm ơn các sự giúp đỡ ấy trước bào giới
Cũng cần nói thêm, ông Đinh Hồng Hộ trong cuộc họp ở nhà trưởng bản Ón vào chiều 23.10, ông Hộ thống kê các thực phẩm như dầu ăn, cá khô, bột ngọt, nước mắm mà đồng bào Rục có được như thể do huyện xuất kho để cấp cho đồng bào, lờ tịt sự giúp đỡ của các tổ chức thiện nguyện, các đoàn từ thiện trong nam, ngoài bắc đến với bà con mới có những thứ đó đúng như khẩn thiết của trưởng bản Ón trên các tờ báo đưa tin.
Và từ đó, ông Hộ diễn đạt đó là thành tích của ông và không hề có một lời cảm ơn các đoàn từ thiện đã giúp đỡ đồng bào trước mặt báo giới có dự cuộc họp này.
Quốc Nam.

Nguyễn Văn Thạnh – Vì sao xã hội dân sự Việt Nam yếu? (8)

Tác giả gửi tới Dân Luận

Bài 8: QUYỀN CON NGƯỜI ĐI TRƯỚC LÓT ĐƯỜNG CHO XÃ HỘI DÂN SỰ

Sau khi lên nắm quyền năm 1961, Park Chung Hee tiến hành hiện đại hóa đất nước. Với một nguồn lực ít ỏi được Nhật bồi thường chiến tranh và một số tiền vay ưu đãi từ việc đưa quân tham chiến ở VN, làm thế nào để hiện đại hóa một đất nước đói nghèo, rệu rã sau chiến tranh? Đó là một bài toán vô cùng khó. Nếu không biết cách xử dụng đúng thì sẽ tiêu tan theo mây khói.

Cuộc thi viết Quyền Con Người và Tôi do Con Đường Việt Nam phát động năm 2012
Trong cuốn sách “Park Tae Joon – người đàn ông của thép” – một cuốn sách nói về quá trình phát triển kỹ nghệ thép của Hàn Quốc – Tổng thống Park Chung Hee đi một chiến lược rất khôn ngoan là tập trung mọi nguồn lực xây dựng nhà máy thép POSCO. Ông giao việc này cho một vị tướng cực kỳ thanh liêm và ái quốc – Park Tae Joon. May phước cho dân Hàn Quốc, nếu không phải vị tướng này, có thể POSCO là một đống hoang tàn đổ nát và làm cho dân Hàn Quốc nợ ngập đầu chứ không giàu có thịnh vượng như giờ. (Số tiền Hàn Quốc đổ vào Posco rất ít so với Vinashine, Vinaline của VN).
Trong bức trướng gửi cho nhà máy, tổng thống Park viết rõ “thép là sức mạnh quốc gia”, ông quan niệm thép là gạo cho nền công nghiệp. Quả đúng như vậy. Đầu tư vào nhà máy thép POSCO là một đầu tư chiến lược. Từ nguyên liệu thép rẻ, chất lượng do POSCO sản xuất, các công ty công nghiệp nặng như Huyndai, Samsung, Doosan,… đã dùng nó để phát triển kỹ nghệ đóng tàu, ôtô, chế tạo máy,… với chất lượng tốt và giá cạnh tranh. Bám vào lõi thép POSCO, rất nhiều ngành công nghiệp ăn theo đã phát triển và đưa Hàn Quốc từ quốc gia đói nghèo lên giàu có, thịnh vượng như ta thấy. Tất nhiên có nhiều yếu tố đưa đến sự thành công của Hàn Quốc, nhưng ở đây tôi chỉ xin để cập chiến lược đầu tư các nguồn lực kinh tế.
Chúng ta có thể học hỏi quá trình hiện đại hóa của Hàn Quốc trong quá trình vận động dân chủ hiện nay. Với một nguồn lực ít ỏi, chúng ta phải tính làm sao hiệu quả nhất và có khả năng cộng hưởng cao nhất.
Chúng ta thấy rằng, muốn có nền dân chủ thì phải có xã hội dân sự mạnh. Đó là lẽ đương nhiên. Mỗi phong trào, mỗi tổ chức XHDS như một một công ty, một tập đoàn cung ứng ra “thị trường dân chủ” một sản phẩm để thúc đẩy nền dân chủ phát triển.
Trong các bài viết trước, ta thấy có rất nhiều rào cản để phong trào XHDS ở Việt Nam có thể phát triển và lớn mạnh. Những rào cản đó không chỉ đến từ tầng lớp trên-người cầm quyền luôn muốn hủy diệt XHDS để khống chế xã hội-mà nó còn đến từ tầng lớp dưới-người dân thờ ơ và sợ hãi.
Để có thể hình thành và phát triển một tổ chức XHDS chúng ta cần ba nhân tố: sáng kiến, người lãnh đạo và người tham gia. Hiện nay, sáng kiến có rất nhiều nhưng cái thiếu là thiếu người thực hiện và người tham gia ủng hộ.
Câu hỏi đặt ra là tại sao có ít người tham gia? Có thể chỉ ra nhiều nguyên nhân nhưng một nguyên nhân rất lớn là họ sợ. Chính nỗi sợ đã níu chân mọi người ở lại trong căn hầm trú ẩn của họ, mặt cho xã hội rệu rã, thối nát.
Đơn thuốc nào để trị được căn bệnh sợ? Kêu gọi, cổ vũ lòng ái quốc, tinh thần trách nhiệm? Đây là điều nhiều người nghĩ đến nhưng thực tế thì hiệu quả không như mong muốn: sợ vẫn hoàn sợ. Theo tôi nghĩ đơn thuốc hiệu quả nhất là làm cho người dân ý thức được quyền con người.
Quyền con người thì nhiều, nhưng chúng ta cần tập trung vào 3 quyền cơ bản sau:
1. Quyền tự do ngôn luận (Điều 19, tuyên ngôn quốc tế nhân quyền- TNQTNQ),
2. Quyền được bảo đảm cuộc sống không sợ hãi (Điều 3 TNQTNQ),
3. Quyền được bắt bớ, xét xử đúng luật (Điều 9, TNQTNQ).
Nếu cả xã hội tranh đấu ở 3 quyền trên luôn bảo đảm thì người dân sẽ bớt đi rất nhiều sự sợ hãi.
Các phong trào XHDS khác nhau, muốn phong trào mình phát triển lớn mạnh, trước tiên phải chung tay cổ võ cho quyền con người. Chỉ khi nào người dân ý thức được các quyền của mình thì họ mới không còn sợ hãi, họ sẽ chủ động tham gia ủng hộ các sáng kiến XHDS, khi đó tổ chức XHDS mới lớn mạnh. Lấy một hình ảnh trực quan để so sách cho dễ hiểu: việc xây nhà, chúng ta phải xây từ móng; việc vận động dân chủ, chúng ta phải bắt đầu từ quyền con người.
Nếu sắt thép là gạo trong công nghiệp thì quyền con người là gạo trong phong trào dân chủ.
Nguyễn Văn Thạnh
P.s. Các bạn có thể xem tác phẩm “Park Tae Joon-người đàn ông của thép” ở đây:
http://www.mediafire.com/download/cc5b9la0usv2wbb/NDO_CUA_THEP_I.pdf
http://www.mediafire.com/download/lpstgorumkxpt55/NDO_CUA_THEP_II.pdf

Lời cuối cho nhóm Hoàng Thị Nhật Lệ

Nguyễn Ngọc Già gửi RFA từ Việt Nam

2013-10-26
bac_si_vut_xac_benh_nhan_305.jpg
BS Nguyễn Mạnh Tường, chủ nhân thẩm mỹ viện Cát Tường ở Hà Nội bị công an bắt hôm 22 tháng 10.   Courtesy 24h
Một kẻ “hành” cái “nghề” gọi là “sửa sắc đẹp” không những làm chết người, lại còn liệng nạn nhân xuống sông Hồng, hầu như không ai không biết. Tuy nhiên, tôi muốn chỉ ra đây cho thế hệ trẻ như nhóm bạn Hoàng Thị Nhật Lệ xem chất đểu cáng của người cộng sản: Đỗ Kim Tuyến – trung tướng – Tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an – đại biểu quốc hội Hà Nội, phát ngôn sau vụ chết người này [1]: “…hiện chưa có giải pháp chống suy thoái đạo đức xã hội”. Phía sau câu nói này, mục tiêu rõ ràng của người cộng sản: chạy trốn trách nhiệm đối với dân.
Người cộng sản đang tự phỉ nhổ lẫn nhau, bởi không ai không biết phong trào “Học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” từ ngày 03/2/2007 kéo dài cho đến nay, ròng rã hơn 6 năm trời! Phong trào này không phải để “chống suy thoái đạo đức xã hội” như Đỗ Kim Tuyến nói, thì để làm gì (?)
Gần 7 năm qua, dù chưa có thống kê, nhưng tội ác trong xã hội ngày càng dày đặc về số lượng và man rợ về tính chất.
Trước khi tên đồ tể khoác áo bác sĩ có tên Nguyễn Mạnh Tường gây cái chết “trôi sông lạc chợ” cho người phụ nữ đáng thương kia, nhất định hắn cũng đã từng ngồi trong hội trường với cái thứ “học và làm theo…” phủ trùm trong mọi cơ quan và “bài thu hoạch” của hắn chắc chắn đã từng nhận được đánh giá tốt đẹp (!).
Nếu cô Lệ và bạn bè chưa tin, hãy xem thêm tên lưu manh “nổi tiếng” Hồ Xuân Mãn theo đường dẫn dưới đây [2].
Tôi biết nhóm bạn “phản bác tuyên bố 258″ có đọc bài “Hoàng Thị Nhật Lệ và Nguyễn Hạnh Phúc”. Điều này không làm tôi vui, thay vào đó tôi vô cùng lo ngại. Lo ngại bởi tính “khôn lỏi” của thế hệ trẻ như nhóm bạn Hoàng Thị Nhật Lệ, nhưng tôi không trách, bởi tôi biết, ít nhiều bạn trẻ hiện nay bị cộng sản “nhồi sọ” quá lâu, đặc biệt một phần từ phong trào “học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, ắt không tránh khỏi trong tất cả các giảng đường, thời gian qua.
Mục đích bài viết này, vừa để không mang tiếng xúi bậy vừa làm tròn trách nhiệm của một Người Lớn đối với thế hệ trẻ Việt Nam. Tôi cũng không hy vọng nhóm bạn Hoàng Thị Nhật Lệ nhận ra, nhưng ít nhất, tôi viết cho lương tâm tôi thanh thản với ngạn ngữ “còn nước còn tát” như đã trình bày trong bài trước.
Cần nhắc lại: Tôi chỉ khuyên nhóm bạn Hoàng Thị Nhật Lệ nên viết “Thư Ủng Hộ” điều 258, Luật Hình Sự. Nhóm cô Lệ vì bị “tẩy não” quá lâu, nên sanh ra tính thực dụng bẽ bàng: thấy ý kiến gì có vẻ “hay hay” và nghĩ có lợi cho mình là … “tranh thủ” chụp giựt, từ đó “sản xuất” ra cái “Tuyên bố ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc” [3].

“Tình” của người cộng sản

“Tình” của người cộng sản có là “tấm gương” cho nhóm bạn Hoàng Thị Nhật Lệ soi?
IMG_4698-250.jpg
Nhóm &quot;Phản bác 258&quot; trao thư phản bác cho đại diện Vụ các Tổ chức Quốc tế – Bộ Ngoại giao Việt Nam tại số 6 Chu Văn An Hà Nội sáng 17/10/2013. Courtesy FB HTNL.
Trong thể thao, đôi khi vì quá chủ quan về tài năng mà vận động viên đã tự làm chết mình. Tuy nhiên, điều đau thương hơn, không phải cái chết mà chính tật nguyền vĩnh viễn đã để lại nỗi đau cho mình và gánh nặng cho gia đình trong sự bỏ mặc của cộng sản, sau khi “quả chanh” đã không còn “vắt” được chút “nước cốt” nào nữa. Trường hợp võ sĩ Lê Thị Huệ [4] là minh chứng của người cộng sản đối với nhân tài. Đó là nghĩa đen với tính thực dụng, bạc bẽo và bất lương mà người cộng sản đối xử với thế hệ trẻ “cạn tàu ráo máng”.
Trong giới blogger, không ai không biết blogger Beo do nhà báo Hồ Thị Thu Hồng, cựu tổng biên tập báo Thể Thao Tp.HCM. Với bề dày hoạt động nhiều chục năm cùng sự “cúc cung tận tụy” dưới trướng của một phe phái “nặng cân”, cuối cùng bà Hồng cũng bị đá văng khỏi chức vụ, bất chấp sự “bảo kê” từ một viên tướng an ninh khét tiếng dã man máu lạnh bị về vườn, sau những trận đấu đá “một mất một còn” của các phe phái. Đó là tấm gương gọi là “ủng hộ” mang màu sắc “yêu nước” mà thế hệ trẻ “kính đảng, yêu bác, trọng chế độ” nên lấy đó làm gương.
Hồ Đức Việt, một người cộng sản cao cấp, đã từng ngấp nghé chiếc ghế “tổng bí thư”, bị cho “về vườn” sau cuộc “giành ghế” ngã ngũ với phần thua nghiêng về ông Việt. Ông ta đã chết trong tức tưởi, nghe đâu từ căn bệnh gan sau một thời gian dài chỉ “uống mà không ăn”. Đám tang dù “trang trọng”, nhưng không dấu được những bộ mặt “đưa đám” tỏ ra “buồn rầu” là tấm gương thứ ba dành cho nhóm bạn cô Lệ.
Nếu những “tấm gương” trong nước chưa đủ thuyết phục, thì “gương soi” “đắt tiền” sau đây càng cần thiết đưa ra cho các bạn trẻ tiếp tục suy ngẫm xem người cộng sản Việt Nam đối xử với một nhân vật vô cùng nổi tiếng [5] và luôn ủng hộ chế độ độc đảng toàn trị (trích):
“Gần đây đọc hồi ký “Gia đình bạn bè và đất nước” của nguyên phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, tôi giật mình kinh hãi khi biết một sự thật. Thời đó, sau chiến tranh, trên dãi đất chữ S này, tất cả mọi thứ đều thiếu thốn, chỉ đạn bom và anh hùng là dư dã. Tháng 10 năm 1975, bà Bình cùng với hai cộng sự đi qua mấy nước Ả Rập với một nhiệm vụ trọng đại. Nhiệm vụ đó nằm trong hai chữ “vay dầu”. Bà Bình kể trong cuốn hồi ký.
Chuyến đi Iraq để lại cho tôi một kỷ niệm sâu sắc. Lúc đó ông Saddam Hussein mới là phó Tổng thống nhưng được dư luận coi là “người hùng” ở Iraq. Khi nghe chúng tôi trình bày yêu cầu bức xúc của Việt nam, ông trả lời ngay: “Chúng tôi đã quyết định tặng Việt Nam 400 ngàn tấn dầu và cho vay 1,5 triệu tấn với lãi suất ưu đãi”. Tôi nghe mà không tin ở tai mình, hỏi lại đồng chí phiên dịch mới biết chắc đó là sự thật. Chúng tôi rất xúc động trước tấm lòng của các bạn Iraq. Sau này khi Iraq bị cấm vận, phải đổi dầu lấy lương thực, các bạn vẫn dành cho Việt Nam những hợp đồng trao đổi thương mại rất thuận lợi trong lúc chúng ta còn nhiều khó khăn về kinh tế.
Năm 2002, tôi đến Iraq lần cuối để giải quyết món nợ kéo dài 20 năm còn chưa trả. Theo ý kiến của các đồng chí ở Chính phủ, chúng ta đề nghị chuyển số tiền nợ thành số vốn đầu tư vào một dự án kinh tế ở Việt Nam. Khi tôi gặp ông Saddam trình bày ý kiến này thì ông cười, nói ngay: “Các bạn Việt Nam không nên bận tâm. Tôi biết các bạn còn khó khăn, ta xem như số nợ này đã trả”[...] Chỉ biết nhắc lại câu của bà Bình “tôi nghe mà không tin ở tai mình” . Là khi bà nghe ông (Saddam Husein) hào hiệp cho “các bạn Việt Nam” món quà quá sức tưởng tượng.
Một năm sau, thì ông Saddam lâm nạn và ba năm sau khi ông bị treo cổ, những người đứng đầu đất nước này không hề hé môi nói được một lời!” (hết trích)

Tuyên bố ủng hộ VN ứng cử Hội Đồng NQLHQ

Bàn về lý lẽ của “Tuyên bố ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc” (xin viết tắt TBUHVN).
Đọc qua bản TBUHVN, tôi thật băn khoăn:
- Một “bản tuyên bố” không phải một… “bài tuyên giáo”. Nhóm Hoàng Thị Nhật Lệ không nhận ra yếu tố quan trọng bậc nhất này. Điều này có nghĩa: một “bản tuyên bố” không phải là nơi kể lể, phô trương công trạng, dù đó là của bất cứ tổ chức nào.
- Khi nào “bản tuyên bố” một vấn đề nào đó ra đời? Khi nhu cầu tự thân phát sinh khách quan. Điều này có nghĩa: điều mà ta chưa có nay có (ví như Hồ Chí Minh tuyên bố khai sinh ra nước VNDCCH, cũng như nhiều quốc gia tuyên bố độc lập khỏi Anh, Pháp, Tây Ban Nha v.v… trước đây), điều ta không cần nữa (tuyên bố ra khỏi đảng, hoặc ly khai chính thức với tổ chức nào đó v.v…), hay điều mà ta bị tước đoạt, xâm phạm, cưỡng bức dưới mọi hình thức nay không chấp nhận nữa (tức là nhóm bạn “Tuyên bố 258″, “Tuyên bố công dân tự do” v.v…); hoặc giả nhu cầu đó “đang có”, nhưng đứng trước nguy cơ được cho là có thể “bị mất” (tức là nhóm bạn Hoàng Thị Nhật Lệ). Như vậy, trong TBUHVN, lẽ ra điều nhóm bạn cô Lệ cần trình bày là những tốt đẹp mà họ và nhiều người Việt Nam đang “hưởng” từ chế độ này, chúng đang có nguy cơ “bị mất”, một khi Việt Nam thất cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Những “tốt đẹp” mà nhóm cô Lệ cũng như nhiều người Việt Nam đang “hưởng”, một khi được trình bày khách quan, có cơ sở thực tiễn (không phải dẫn bằng những bộ luật dày đặc nhưng vô hiệu trên thực tế), ôn hòa trong “bản tuyên bố” mới đảm bảo tính khoa học, từ đó sẽ thuyết phục thế giới.
- Bản TBUHVN bỗng nhiên trở thành “bản kết tội” nhóm bạn “Tuyên bố 258″ mang chất chủ quan, thông qua “phần kết” (trích): “Chúng tôi – những người ủng hộ, ghi nhận nỗ lực Nhà nước Việt Nam thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền đồng lòng ký tên nhằm chứng tỏ, những cá nhân, nhóm người cản trở, chống phá việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc kia chỉ là những cá nhân đơn lẻ, lạc lõng, đi ngược lại lợi ích của đông đảo nhân dân, cộng đồng blogger Việt Nam” (hết trích). Vậy ra, tuyên bố của nhóm cô Lệ chỉ “nhằm chứng tỏ…” và “tố cáo” với thế giới nhóm bạn “Tuyên bố 258″… phá hoại (?!) Lại nói về Chủ thể – Khách thể, lần này trong cái gọi là “ủng hộ”. Nhóm cô Lệ vẫn không đủ tri thức để nhận ra vấn đề tương tự, nhưng hơi khác một chút: mối tương quan của Chủ thể (nhóm bạn Hoàng Thị Nhật Lệ) – Khách thể (Liên Hiệp Quốc và các nước). Điều đó có nghĩa, thay vì báo động trước Liên hiệp Quốc và thế giới, những lợi ích của người Việt Nam (mà nhóm Hoàng Thị Nhật Lệ cho rằng họ đại diện) có thể “bị mất” nếu như Việt Nam không trúng cử, họ xoay qua… tiếp tục đả kích nhóm “Tuyên bố 258″. Nhóm Hoàng Thị Nhật Lệ hoàn toàn bị lạc đề, bởi họ đang “ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc”, chứ không phải “đôi co” với nhóm “Tuyên bố 258″. Thật thảm hại, vì suy cho cùng, bản TBUHVN chẳng qua là sự lặp lại “bản phản bác tuyên bố 258″ trước đây mà cô Lệ và bạn bè đã bị “chú” Đông La cùng “các anh các chú” khác “chơi khăm” và “xí gạt” (!).
- Những người làm ra bản TBUHVN, không phân biệt được khái niệm “đối nội” và “đối ngoại” khi gắn kết với việc “ủng hộ” này. Bản TBUHVN ngoài việc phải sửa lại 99% nội dung, nó chỉ có ý nghĩa, khi một hay vài quốc gia hoặc các tổ chức khác trên thế giới chủ động thực hiện. Đó mới mang tính khách quan cần có cho tuyên bố ủng hộ tầm quốc tế – điều không dành cho một nhóm người Việt Nam chủ xướng, bất chấp có một số người Mỹ gốc Việt “ủng hộ” mang tính “ăn theo” (!). Nghe có vẻ vô lý? Không vô lý, vì chế độ này là của ai, do ai, vì ai? Thưa, “của dân, do dân, vì dân”. Do đó tự thân những người “ủng hộ” Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, tựa như chuyển thông điệp với thế giới câu ngạn ngữ “mèo khen mèo dài đuôi”. Đó là tính “vô hiệu quả” của “bản ủng hộ”, rất tiếc nhóm bạn Hoàng Thị Nhật Lệ không nhận ra.

Kết

Trong những tuyên bố mang chất chính trị tầm phổ quát, ảnh hưởng sâu rộng cả trong và ngoài nước, thì thuộc tính cẩn trọng, khách quan và đủ tri thức cần đặt lên hàng đầu, song hành với tính chính nghĩa và chân lý mà bất cứ ai đang mưu cầu Tuyên Bố đều phải quan tâm kỹ lưỡng.
Nhóm bạn Hoàng Thị Nhật Lệ mãi loay hoay từ “phản bác” chuyển qua “ủng hộ”, họ đều thất bại. Thất bại ở đây không chỉ vì họ không có chính nghĩa và chân lý mà còn do họ bị nuôi dưỡng bởi tâm thức “nô lệ” từ ý thức hệ “đấu tranh giai cấp” “một mất một còn” phi nhân của cộng sản Việt Nam.
“Phản bác” thì không đảm bảo khoa học; “ủng hộ” thì không đủ tri thức và không đúng vấn đề, vậy nhóm bạn Hoàng Thị Nhật Lệ nên làm gì, nếu họ thật sự yêu mến chế độ độc đảng toàn trị? Nếu đủ bản lĩnh và khả năng, hãy nhờ cậy những người như ông Nguyễn Phương Hùng vận động các tổ chức nước ngoài lên tiếng cùng với quan chức Việt Nam xin công nhận “nền kinh tế thị trường” từ thế giới, như mới đây Thủ tướng Việt Nam vừa xin Hoa Kỳ. Đó phải chăng là việc làm mà cộng sản Việt Nam đang cần cấp thiết từ nhóm bạn cô Lệ? Chỉ xin nhắc về những “tấm gương soi đắt tiền” ở phần đầu, trong trường hợp quý vị may mắn “thành công rực rỡ” (!).
Nguyễn Ngọc Già, Việt Nam 26-10-2013
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA
________
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/146292/vuc-day-suy-thoai-dao-duc-mat-ca-the-he.html [1]
http://www.saigontin.com/viet-nam/bi-th%C6%B0-%E2%80%9Cham-c%E1%BB%A7a-l%E1%BA%A1%E2%80%9D-d%C6%B0%E1%BB%A3c-phong-anh-hung-l%E1%BB%B1c-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-vu-trang/ [2]
http://phanbactuyenbo258.blogspot.com/2013/10/tuyen-bo-ung-ho-viet-nam-ung-cu-hoi-ong.html [3]
http://dantri.com.vn/the-thao/con-ai-thuong-phan-hue-724220.htm [4]
http://nguyenhoalu.wordpress.com/2013/10/24/an-nghia-tren-doi/ [5]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét