Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Ngày 27/10/2013 - GIÁO DỤC PHIẾN DIỆN ĐÃ TẠO NÊN CON NGƯỜI MÉO MÓ, ĐỘC ÁC

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

GIÁO DỤC PHIẾN DIỆN ĐÃ TẠO NÊN CON NGƯỜI MÉO MÓ, ĐỘC ÁC



Chưa bao giờ đạo đức xã hồi suy đồi, xuống cấp như hiện nay. Đa phần lãnh đạo, cán bộ đảng viên vô cảm trước đời sống cùng khổ của nhân dân. Đa số quan chức cấp cao cấp thấp đều tham nhũng, làm giàu bất chính dựa trên quyền lực và lợi ích nhóm. Chúng ăn cướp đất của dân, sở hữu mỗi đứa hàng chục ngàn ha đất. Sờ đến ngành nào cũng hư hỏng. Ngành xây dựng, Giao tông ăn dự án trăm ngàn tỷ, ngành công an trấn lột lái xe, trán lột cả vtù nhân; ngành điện lực lương khủng, lại tăng tiền điện để xây khách sạn, biệt thự; ngành giáo dục ăn dạy thêm, học thêm, ăn luận án thạc sĩ, tiến sĩ… Nguy hiểm nhất là sự trấn lột đồi bại của cán bộ ngành y tế, y đức bị coi thường, bị vứt vào sọt rác. Chữ TIỀN đặt lên trán ! Đa số các bác sĩ hiện nay làm ở các bệnh viện công đều xe hơi nhà lầu, giàu sang phú quý . Đã có quá nhiều sự việc tồi tệ xảy ra với ngành y tế trong năm 2012-2013. Họ gây ra hàng loạt các trường hợp tử vong mẹ và bé sơ sinh trên toàn quốc, trẻ tử vong sau tiêm vaccine, vụ nhân bản xét nghiệm bệnh viện Hoài Đức, vụ đánh cắp và tráo phim X-quang tại Bệnh viện chấn thương chỉnh hình TPHCM, tham nhũng tại Bệnh viện Răng hàm mặt TPHCM, đánh tráo thủy tinh thể tại Viện Mắt Hà Nội. Vụ việc bác sĩ ông Nguyễn Mạnh Tường (40 tuổi, trú tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội, bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, giám đốc thẩm mỹ viện Cát Tường) gây chết bệnh nhân và ném xác xuống sông là đỉnh điểm của sự xuống cấp nhân tính trong ngành y.v.v..Cán bộ, đảng viên không có điều kiện tham nhũng, gây án thì ăn theo nói leo, suốt đời “vâng”,”dạ”, không biết suy nghĩ độc lập, “ngậm miệng ăn tiền” để “bảo vệ cái lương sổ hưu”.v.v..Cả một đất nước 90 triệu dân mà chỉ cần ba bốn cái đầu suy nghĩ, tất cả đều răm rắm làm theo, thế thì học để làm gì ?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự băng hoại trên. Nhưng theo tôi, nguyên nhân xâu xa, cốt lõi nhất là GIÁO DỤC. Đại biểu QH Huỳnh Minh Thiện (TP HCM) nêu rõ:”: Tội phạm giết người ngày càng man rợ, diễn ra trong gia đình, sẵn sàng giết người thân, người trong cộng đồng, từ đó tạo thành một xã hội bất an. “Chúng ta có thể vực dậy kinh tế suy thoái trong 3 năm hoặc 5 năm nhưng vực dậy suy thoái đạo đức xã hội chắc phải mất cả một thế hệ”. Vâng, một thế hệ bây giờ đang đang “cầm cân nảy mực” ở chính trường, đang “quản lý xã hội”, đang tham nhũng đủ thứ…và đang gây án ấy đã qua một nền giao dục phiến diện ( gọi trắng ra là giáo dục nhồi sọ) hàng 50 năm liền làm méo mó tâm hồn và nhân cách ba bốn thế hệ người Việt Nam và hậu quả hôm nay phải nhân dân phải gánh chịu.
Tôi đã đọc kỹ Đề án “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” của Bộ giáo dục trình Hội nghị TW 8 mới đây. Đề án được nhiều người cho là sẽ “rung chuyển thầy-trò-phụ huynh”, Nội dung là đổi mới chương trình – sách giáo khoa, việc kiểm tra, đánh giá, thi cử cũng thay đổi. Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ gọn nhẹ hơn và có thể lấy làm căn cứ để các trường ĐH-CĐ tuyển sinh.. Tôi rất đồng tình với mục tiêu giáo dục :” Xác định mục tiêu giáo dục con người vừa đáp ứng yêu cầu xã hội vừa phát triển cao nhất tiềm năng của mỗi cá nhân. Phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ thay vì chỉ chú trọng trang bị kiến thức; kết hợp hài hòa dạy người, dạy chữ và dạy nghề…” Tôi cũng đã đọc ký 6 khuyết điểm của nền giáo dục hiện nay. Ngẫm nghĩ, tôi thấy rằng, Đề án cải cách giáo dục này chưa thực sự “căn bản, toàn diện” lắm. “Đổi mới chương trình – sách giáo khoa, việc kiểm tra, đánh giá, thi cử” chỉ là cái ngọn. Cái gốc của nó là triết lý giáo dục .
Ở miền Bắc từ năm 1954- 1975 và cả nước từ 1976 đến nay, nền giáo dục Việt Nam ta là nền giáo dục nhồi sọ ý thức hệ. Thực chất tuyên truyền chính trị trong nhà trường chứ không phải là giáo dục và khoa học. Tất cả tập trung đào tạo ra “Con người mới xã hội chủ nghĩa để thực hiện mục tiêu xây dựng CNXH và CNCS thiên đường”. Từ tiểu cấp tiểu học cho đến đaị học các môn học chính trị như: Lịch sử đảng, triết học Mác-Lê Nin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị Mác Lê Nin, học sinh ngành Thương mại thì phải học thêm môn Kinh tế Thương Mại Mác-Lê Nin…Nhưng môn học này được đặt lên hàng đầu, học đi học lại, chiếm tỷ trọng lớn nhất ( khoảng 40%) trong cơ cấu chương trình các cấp học. Không ai được bớt bỏ vì đây là chính yếu, bắt buộc. Mặc dù chủ nghĩa Mác- Lê Nin đã bị chính các bậc thầy ở các nước sinh ra nó đã vứt bỏ hơn hai chục năm nay. Ngay cả Trung Quốc cộng sản họ cũng để các trường tự biên soạn lại sách chính trị học trong nhà trường, chỉ học những cái có ích, giảm thiểu tối đa thời lượng giảng dạy để sinh viên còn học chuyên môn. Thế mà ở ta chương trình nhồi sọ ấy vẫn như ba bốn chục năm trước. Đây là vấn đề bức xúc nhất của lãnh đạo các Trường Đại học ở Việt Nam hiện nay, nhưng không ai dám nói ra, vì học thấy sinh viên học ra trường què mặt về mặt tâm hồn, tri thức..Bao giừo thì các trường Đại học được tự chủ biên soạn chương trình giảng dạy của mình ? Đó mới là cải cách giáo dục !
Trong giáo dục trẻ em thì không giáo dục trẻ em “yêu cha mẹ, ông bà, tiên tổ, bà con làng quê chòm xóm”, mà chỉ chung chung “Yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào. Học tập tốt lao động tốt…”. Trong lúc đó đạo đức là một nhân tố quan trọng của nhân cách và được xem là khái niệm luân thường đạo lý, lương tâm con người, nó thuộc về vấn đề đánh giá tốt/xấu, đúng/sai, lành/ác, hiền/dữ, v.v. thì các em không được học, không được tham quan, hiểu biết để biến thành máu thịt đời sống riêng mình. Chúng ta in sách về đạo đức và lối sống. Rất tốt. Nhưng học thuộc lòng sách đạo đức liệu có trở thành người có đạo đức? Học vẹt thì nhớ kiểu vẹt, ăn theo nói leo, nhưng dễ làm như…mèo mửa. Trên cổng trường có câu “Tiên học lễ, hậu học văn”, và giờ học đạo đức hẳn hoi. Trường bắt mặc đồng phục và quản lý bằng mệnh lệnh. Vào lớp, thày giáo dập thước kẻ và hô “học sinh”, ở dưới đồng thanh “ngoan”, nhưng ra đường lại văng tục chửi thề. Hoặc cô giáo tiếp “Học sinh im”, chúng hô vang “lặng”, sau đó lớp học tiếp tục như cái chợ vỡ. Trước khi vào lớp cũng xếp hàng ngay ngắn, nhưng ra cuộc đời, chẳng đứa nào xếp hàng mua kem. Đó là kết quả thường thấy của tư duy “tiên học lễ” theo khuôn phép có sẵn mà đứa trẻ phải đi vào nề nếp “thước lim” hay “phạt tường” trong khi môi trường bên ngoài trái ngược với những điều đã học về lễ nghĩa.
Trong “quốc sách” giáo dục, đội ngũ giáo viên là vô cùng quan trọng. Hiện nay chuyện thầy giáo dạy thêm, học thêm để làm giàu tràn lan, ăn “quà phụ huynh” trắng trợn… đã làm cho hình ảnh thầy cô giáo đang xấu dần đi trong con mắt học sinh và người đời. Có thể nói rằng hình ảnh của thầy cô giáo ở bậc tiểu học là hình ảnh khó phai mờ trong tâm trí học sinh. Điều này xuất phát từ sự chuẩn mực của thầy cô giáo tiểu học. Hiện tại sự chuẩn mực của thầy cô giáo tiểu học được thể hiện rõ trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học . Mỗi nhà trường cần phải quán triệt đến tận thầy cô giáo để mỗi thầy cô giáo thật sự là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Thế giới có bao nhiêu hệ triết học thâm thúy, mới mẻ như triết học phân tâm, hiện sinh, triết học Phương Đông… sinh viên Việt Nam không hề hay biết. Chỉ suốt ngày gào thuộc lòng triết học Mác-Lê Nin để thành “ếch ngồi đáy giếng”. Dạy học là dạy khoa học chứ không phải tuyên truyền. Năm 1975, tôi là bộ đội giải phóng tiếp quản Sài Gòn, tôi đã đi kiếm được một bộ sách Khoa học xã hội của Trường Đại học ở Sài Gòn. Tôi thấy họ dạy cả rấtnhiều thứ triết học, chủ thuyết, kể cả Chủ nghĩa Mác-Lê Nin với góc nhìn khoa học. Còn ta thì chỉ dạy một thứ cú rích, không có thật, lặp đi lặp lại, đến nỗi học sinh chán , nên chỉ họcd dể đối phó cho xong chuyện.
Giáo dục phiến diện, áp đặt đến mức từ trong nhà trường lớn lên, cả các nhà văn Việt Nam cũng bị “nhồi sọ” bằng “Chủ nghĩa sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa” với cách viết được quy ước:” Nhân vật điển hình, hoàn cảnh điển hình”. Từ đó sinh ra một thứ văn chương, tiểu thuyết tuyên truyền một chiều với những nhân vật tính cách chung chung, thua cả người máy. Thơ thì chẳng thấy cái tôi trữ tình đâu cả. Nỗi buồn trong thơ bị cấm. Có nhà thơ suốt đời chỉ viết thơ ca ngợi lãnh tụ, thơ xưng tụng công trường, xí nghiệp, Họp tác xã, khu du lịch…Những thứ văn chương ấy nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến gọi lên một cái tên rất dích đáng :” Văn học phải đạo”. Bởi thế mà cái gọi là ”văn chương cách mạng” thua xa văn chương tiền chiến của Nam cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Tô Hoài, thơ Nguyên Bính, Hàn Mạc Tử…một thời . Nhà văn, nhà thơ không dám viết về thân phận kiếp người, nỗi đau con người, nỗi đau dân tộc, nhân loại, thì làm gì có thơ hay, thơ có tầm !
Từ tiểu học cho đến sinh viên đaị học chỉ học về “đấu tranh giai cấp”,“chuyên chính vô sản”, không hiểu biết gì về giá trị cơ bản của đạo lý dân tộc, đạo đức xã hội, trách nhiệm cộng đồng, những giá trị cốt lõi của nhân văn, nên dễ trở thành những người “ác”. Trong Cải cách ruộng đất con đấu tố cha, bắn cha, chửi rủa cha, vợ chửi chồng. Trong hòa bình, các “đồng chí” của nhau bắt bớ, trừ khử nhau để giành chức quyền. Trong chiến tranh, ông Hồ Xuân Mãn ( cựu UYTWW Đảng, bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế) thời còn du kích, để diệt ác ôn, đã chọn cách về làng mình (Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên ) ném mấy trái lựu đạn vào đám giỗ bà con họ hàng của mình đang ăn uống, giết chết 9 người ( theo đơn tố cáo của các cựu chiến binh xã Phong An). Xin lỗi, dù là “đánh giặc”, nhưng đó là sự ác. Thành tích gì mà lại là thành tích giết bà con người làng ? . Hiện nay có biểu hiện Đảng cộng sản đang đứng trên pháp luật, hệ thống chính trị không “thượng tôn pháp luật”. Họ dựa vào điều 4 “Đảng lãnh đạo xã hội” mộtcách tập trung, toàn diện để liên kết với nhau, bày đặt ra nhiều mưu mô, kể cả chính sách để tham những, ăn đất, ăn tài nguyên, ăn % dự án, khi bị bắt thì liên kết với cơ quan chức năng để giảm nhẹ án, làm cho án bị chìm xuồng. Những tấm gương đó đang dội vào ghế nhà trường mỗi ngày.
Biểu hiện của tình trạng vô đạo này là tỷ lệ người phạm tội trong xã hội đang gia tăng nghiêm trọng, tội phạm trẻ hóa nhanh chóng (trước khoảng 16 tuổi nhưng nay thậm chí có đối tượng 13 tuổi đã phạm tội nặng). Xã hội đang không bình yên hàng ngày, hàng giờ. Trở lại vụ việc chủ thẩm mỹ viện Cát Tường ném xác khách hàng xuống sông Hồng cho thấy vấn đề suy thoái, tha hóa đạo đức xã hội đã đến tột cùng, bởi một con người được đào tạo, làm việc trong những môi trường như vậy, một môi trường của lòng nhân ái mà lại có thể có một hành động khốn nạn, vô nhân tính như thế, thật đáng báo dộng.
Aristotle, một triết gia vĩ đại của phương Tây cách đây gần 2500 năm để nói về tầm quan trọng của luật pháp “Con người, khi hoàn thiện, là loài động vật tiến bộ nhất. Nhưng khi tách rời khỏi luật pháp và công lý lại trở thành loài động vật xấu xa nhất”.Vực dậy suy thoái đạo đức mất cả thế hệ.
Từ những phân tích trên, chúng tôi đề nghị cải cách giáo dục hiện nay phải là một cuộc cách mạng ý thức hệ thực sự. Trước hết là phải thay đổi triết lý giáo dục từ phiến diện, nhồi sọ đến dạy các em học những điều thiết thực nhất, có ích nhất, như các nước tiến tiến đang làm. Nước ta phải thay đổi tận gốc triết lý giáo dục như nhà văn Nguyên Ngọc đề nghị hay phải cắt mấy “khối u giáo dục” như giáo sư Hoàng Tụy đưa ra. Giáo dục nhằm tạo ra con người độc lập suy nghĩ chứ không phải cỗ máy học thuộc lòng từ sách giáo khoa tuyên truyền. Khả năng tự học chính là nguồn gốc thành công của phát triển nhân cách. HỌC LÀM NGƯỜI BIẾT YÊU THƯƠNG, TRÁCH NHIỆM, CÓ SUY NGHĨ ĐỘC LẬP là mục đích tối thượng của giáo dục vậy !
THEO NGÔ MINH

KẾ HOẠCH ĐỂ ĐI ĐẾN TƯƠNG LAI


Hôm nay, dự một hội nghị về quản lý chính sách tại châu Á. Khách mời từ những nước phát triển nhất như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và HongKong, vv … Cực kì ấn tượng với sự tự tin và điều mà các diễn giả từ Singapore trình bày.
Ông diễn giả, là quản lý cấp cao một tập đoàn tư vấn xây dựng và thiết kế, quy hoạch của Singapore nói rằng:
“Tôi tự hào vì là công dân Singapore, vì ở nước của tôi, nhà ở của tôi đã được chính phủ lo, tôi không phải bận tâm về chuyện nhà ở của mình, chỉ phải chuyên chú vào công việc”
Với một mô hình nhà nước mạnh, kiểm soát nhiều nguồn lực, Singapore cung cấp tới 85% nhà ở cho người dân gọi là public housing … trong số này 90 % là housing ownership, còn lại là rental housing. Nhà nước kiểm soát nguồn cung ứng nguyên vật liệu xây dựng, hợp đồng … để kiểm soát giá nhà cửa và bất động sản … chính phủ cung ứng các khoản hỗ trợ như loans và subsidies, vv … cho người dân của họ để có khả năng mua nhà, với lãi suất và thời hạn cực kì hợp lý.
Có thể nói với 1 diện tích cực kì nhỏ (700 km2, trong đó diện tích cho nhà ở vào quãng hơn 180km2 một chút) … Mô hình public housing của Singapore có thể nói là thành công bậc nhất trên thế giới này, xứng đáng làm hình mẫu cho những đô thị đất chật người đông khác học tập … HongKong cũng phải thừa nhận là mô hình của Singapore rất khó học tập vì chính phủ của họ không có mạnh như Singapore, và chỉ đáp ứng được 45% … có rất nhiều bất cập trong vấn đề nhà ở và thị trường bất động sản ở HongKong … có nhiều người phải sống trong các căn hộ thuê nhỏ hẹp và phải share cả diện tích sinh hoạt, ăn ở chung, điều kiện sống hết sức tồi tàn và xuống cấp … trong khi vật giá cao hơn cả New York.
Trông người mà ngẫm đến ta, nghĩ về chính phủ Việt Nam mà thấy chạnh lòng bởi sự yếu kém, dốt nát, tham lam, tham nhũng và đầu óc hạn hẹp cùng tầm nhìn thiển cận.
2 vị diễn giả Singapore rất tự tin nói rằng:
- Chính phủ cần phải có trách nhiệm (responsibility) với nhu cầu nhà ở của người dân
- Chính phủ cần phải tạo cho người dân cảm thấy là mình thực sự là chủ, tức nắm quyền sở hữu đối với đất nước (stake-holder), do vậy việc đảm bảo nhà ở cho người dân là một điều hết sức quan trọng. Khi đó, người dân sẽ luôn cảm thấy an tâm và chăm chỉ làm việc, có trách nhiệm đóng góp xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.
- Một tư duy rất thực dụng, không vĩ cuồng mà lại thiết thực, đó là hoạch định để cho tương lai, chứ không phải trước mắt. Biết chúng ta cần phải làm gì và ở vào thời điểm hiện tại, với các nguồn lực, chúng ta có thể làm gì.
Câu kết thúc của ông diễn giả, nghe mà thấy rùng mình, nổi cả da gà:
“We have our dream and we dare to dream; with that dream, we have our vision and with that vision we rise against every challenge in the pursuit of this”
Tạm dịch là:
“Chúng ta  có một ước mơ và chúng ta dám mơ;  với ước mơ đấy, chúng ta có một mục tiêu cho tương lai và chúng ta sẽ vượt qua mọi thách thức để đạt được mục tiêu đó.”
Thật cay đắng khi biết rằng trước đây Lý Quang Diệu nhận xét rằng: Việt Nam là một nước có nhiều tiềm năng, tài nguyên phong phú và con người thông minh, đáng lẽ Việt Nam phải giàu có từ lâu rồi … nhưng lãnh đạo của họ bị kìm kẹp trong tư duy ý thức hệ … và “Hãy quên Việt Nam đi”
Singapore đã được hưởng lợi rất nhiều từ cuộc chiến ở Việt Nam và tận dụng cơ hội quá tốt để vươn lên đứng vào hàng ngũ những nước giàu có nhất thế giới. Không biết các đỉnh cao trí tuệ và thiên tài Đảng ta suy nghĩ gì, có thấy nhục nhã và xấu hổ không nhỉ?
Chừng nào cái thể chế độc tài này còn cai trị thì xứ sở này mãi mãi không bao giờ ngóc đầu lên nổi.
Singapore cũng có phần độc tài nhưng nó làm được việc.
Còn ở Việt Nam vừa là độc tài, lại vừa phá hại.
HẢI ĐĂNG

Phát hành thêm trái phiếu, nợ công khó an toàn?

Nếu chống tham nhũng tốt và quản lý tốt thì sẽ không phải đi vay, nhưng vẫn phải đồng ý với đề xuất đi vay, phiên thảo luận tại tổ của Quốc hội về tình hình thu – chi ngân sách sáng 25/10 chứa đầy mâu thuẫn.
Năm đầu tiên hụt thu ngân sách tới 63 nghìn tỷ đồng, sau bao nhiêu nỗ lực giảm bội chi nay lại phải tăng lên đáng kể, đề xuất phát hành thêm 170 nghìn tỷ đồng trái phiếu nhưng danh mục cụ thể thì chưa có, bài toán ngân sách khiến các vị đại biểu khó có thể chắc chắn với lời giải, cả trong ngắn hạn và trung hạn.
Cho rằng trong điều kiện ngân sách hạn hẹp hiện nay, nới bội chi và phát hành bổ sung trái phiếu là rất cần thiết, song nhiều đại biểu ở nhiều tổ thảo luận đề nghị cần làm rõ, cân nhắc các điều kiện đi kèm, đặc biệt là an toàn nợ công.
Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách, ông Nguyễn Hữu quang phân tích, nếu không nâng mức bội chi từ 4,8% lên 5,3% thì không có nguồn đảm bảo chi. Nhưng nếu thực hiện nâng bội chi sẽ đi ngược lại định hướng đặt ra là đưa bội chi xuống dưới 5%, và như vậy mục tiêu giảm bội chi sẽ khó đạt được.
Theo tính toán của Chính phủ được ông Quang dẫn lại thì với mức bội chi 5,3% GDP, dư nợ công tính theo luật Quản lý nợ công đến hết năm 2013 là 56,2% GDP, dư nợ Chính phủ là 42,6% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia là 39,5% GDP, trong giới hạn an toàn, không tác động lớn đến kinh tế vĩ mô.
Dù báo cáo Chính phủ nói nợ công nằm trong giới hạn cho phép nhưng “chúng tôi cho rằng không an toàn vì đến nay nợ công đã xấp xỉ 60%, mất an toàn ở chỗ đảo nợ, ông Quang nói tiếp.
Vẫn theo đại biểu Quang thì “An toàn là phải có khả năng trả nợ đến hạn. Đáng chú ý là năm 2011, chúng ta không vay đảo nợ nhưng đến 2012 đã phát hành 20 nghìn tỉ trái phiếu Chính phủ để đảo nợ, 2013 là 60 nghìn tỷ, 2014 dự kiến 70 nghìn tỷ đồng và dự kiến đến 2020 cỡ 290 nghìn tỷ đồng. Với con số dự kiến này, lúc đó phát hành trái phiếu chính phủ chỉ đủ để trả nợ thôi, không có để đầu tư thêm”, ông Quang lo ngại.
Trước nhiều băn khoăn của đại biểu về con số 170 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ đề xuất phát hành bổ sung, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho biết, ban đầu Chính phủ đề xuất con số cao hơn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phải thảo luận tới hai lần trong một phiên họp. Còn Ủy ban Tài chính – Ngân sách ban đầu đề xuất hai phương án, một là 120 nghìn tỷ, sau đó phương án 2 là 165 nghìn tỷ.
Đề nghị giải trình thêm khả năng trả nợ thì Chính phủ có hứa là nằm trong giới hạn cho phép về nợ công và cũng giải trình đó là phát hành trong mấy năm chứ không cùng lúc, ông Sơn nói. Phó chủ tịch cũng nhấn mạnh, “điều quan trọng là có tiền trả nợ hay không”.
Đầy nghi ngại, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Lê Minh Thông cũng cho rằng, cách tính trần nợ công cần phải xem lại. Khi mà Chính phủ đưa ra một con số, giới học giả đưa ra một con số, giới ngân hàng đưa ra một con số, vậy thực chất nợ công của ta bao nhiêu phần trăm, khả năng trả nợ như thế nào mới đánh giá được an toàn?.
Ông Thông cho rằng, điều quan trọng nhất là Chính phủ phải lưu ý đến khả năng trả nợ. Dự án Quốc lộ 1A và Quốc lộ 14 thì phát hành trái phiếu Chính phủ đúng là cần thiết, còn lại các dự án khác cần phải cân nhắc, nếu chưa rõ dứt khoát không bố trí, nếu chúng ta cứ tiếp tục du di với nhau sẽ ảnh hưởng đến an toàn nợ công, ông Thông phát biểu.
Đồng quan điểm với nhiều vị đại biểu khác, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách Lê Thanh Vân cũng cho rằng nâng bội chi lên mức 5,3% là hợp lý nhưng cần chú ý chi thường xuyên đang có dấu hiệu gia tăng hàng năm, chi phí bộ máy lớn quá.
Có nhiều nguyên nhân: lãng phí có, chồng chéo chi có, có cơ quan mỗi năm tổ chức tới 80 cuộc hội nghị mà chủ đề cũng chỉ loanh quanh có thế, rất lãng phí, ông Vân phân tích.
Theo đại biểu Trần Du Lịch nghị quyết của Quốc hội không thể chỉ đơn giản đồng ý tăng bội chi, phát hành thêm trái phiếu Chính phủ mà phải có quan điểm rõ ràng về việc cải cách quản lý dòng tiền.
Quốc hội cần thảo luận về việc không áp dụng chi cho sửa chữa cơ quan, mua sắm trang thiết bị là vốn đầu tư vì theo lý thuyết thì đây là chi tiêu dùng, ông Lịch đề nghị.
Xu hướng nợ công đang có xu hướng tăng lên dù vẫn nằm trong giới hạn cho phép của quốc gia. Nhưng việc nợ công an toàn hay không phụ thuộc vào thuyền trưởng, chất lượng, và khả năng chịu đựng trước các cơn bão của con thuyền, đại biểu Trần Hoàng Ngân bình luận.
Chia sẻ với khó khăn của ngân sách, song Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh cũng đề nghị cần quan tâm bố trí vốn trái phiếu Chính phủ cho đường tuần tra biên giới, vì sau khi đã cắm mốc với các quốc gia láng giềng thì rất cần có con đường. Những con đường này góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng, chống buôn lậu, chống nhập cư trái phép, góp phần phát triển kinh tế địa phương đi qua. Những con đường này cũng giúp thu hút nhân dân ra sống gần biên giới, nâng cao chất lượng đời sống của người dân.
Nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên nên cần quan tâm ngay từ khi đất nước chưa lâm nguy. Nếu không sớm quan tâm thì khi có vấn đề sẽ tốn kém cả về người và của, khó thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, Bộ trưởng nói.
THEO VNECONOMY

Bán Vinamilk để ngân sách có tiền tiêu?


Bức xúc vì ngân sách ngày càng thâm thủng, nợ công ngày càng lớn, trong khi vốn nhà nước bị chôn ở nhiều ngành, lĩnh vực không cần thiết, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ bán Vinamilk, Tập đoàn Cao su… để lấy tiền chi tiêu ngân sách, giảm gánh nặng nợ vay.
Báo cáo của Chính phủ khẳng định, thâm hụt ngân sách năm 2013 có rất nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là nguyên nhân khách quan.
Tuy nhiên, đại biểu Trần Quang Chiểu (Nam Định) gay gắt cho rằng, Chính phủ cần phải nghiêm túc nhìn nhận, có nguyên nhân chủ quan do điều hành kém, khiến tình trạng nợ thuế, trốn thuế, chuyển giá, gửi giá… xảy ra khắp nơi.
Đồng thời, đại biểu này cũng cảnh báo, gánh nặng nợ công thực tế không “an toàn” như báo cáo của Chính phủ. Trước tình trạng này, cần nhanh chóng có giải pháp tăng thu ngân sách, nếu không gánh nặng trả nợ cho thế hệ con cháu sẽ là rất lớn.
“Tôi đề nghị, bán ngay vốn cổ phần của Nhà nước trong những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần chi phối để xây dựng trường học, bệnh viện để chống quá tải cho ngành y tế. Nếu làm tốt điều này, ngân sách có thể thu về hàng tỷ USD. Chúng ta cần nắm giữ vốn nhà nước ở nhiều doanh nghiệp thế để làm gì? Cụ thể như Vinamilk, nhà nước có cần nắm uyền chi phối không? Nếu không cần thiết, bán Vinamilk cũng thu về được hàng tỷ USD để đầu tư bệnh viện, trường học. Còn nếu quản lý với cơ chế hiện nay, theo tôi, tốt nhất đưa về Bộ Tài chính quản lý, sinh ra SCIC chẳng để làm gì”, đại biểu Trần Quang Chiểu gay gắt.
Về vấn đề này, đại biểu Trần Du Lịch cũng cho rằng, Nhà nước nên thoái vốn ở những lĩnh vực không cần thiết để đầu tư vào những nơi thấy cần thiết mà không phải đi vay, đơn cử trường hợp Vinamilk.
Không chỉ đề xuất bán bớt vốn nhà nước, nhiều đại biểu Quốc hội cũng kiến nghị, cần phả thu cổ tức từ các doanh nghiệp nhà nước. Đại biểu Trần Du Lịch đặt câu hỏi: ”Vinamilk lãi hàng ngàn tỷ đồng, nhưng không lấy về một đồng cổ tức nào để xây dựng trường học, bệnh viện. Vậy số tiền lãi đó dùng để làm gì?”.
Trước đề xuất của các đại biểu Quốc hội, trao đổi với phóng viên báo chí, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng, bán DNNN để lấy tiền cho ngân sách chi tiêu thì “rất dễ, rất nhanh”. Chủ trương của Nhà nước về thoái vốn khỏi doanh nghiệp nhà nước là đã rõ. Tuy nhiên, bán vốn vào lúc nào, bán để làm gì thì cần phải tính toán kỹ.
Trước đó, trả lời về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh cho rằng, không nên vì khó khăn hiện nay mà nghĩ tới việc sẽ bán các doanh nghiệp nhà nước vì bán phải có lộ trình. Những doanh nghiệp làm ăn không tốt sẽ được đưa ra cổ phần hóa. Cách làm cũng phải hết sức thận trọng, không phải làm một cách cực đoan theo kiểu thấy không hiệu quả là ồ ạt bán doanh nghiệp đi. Không bao giờ vì khó khăn của ngân sách mà bán doanh nghiệp đi.
THEO ĐẦU TƯ

42.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động trong 10 tháng

Tháng 10/2013, đã có thêm gần 5.900 doanh nghiệp ngừng hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp ngừng hoạt động trong 10 tháng đầu năm 2013 lên gần 42.000 doanh nghiệp.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng 10/2013, đã có thêm gần 5.900 doanh nghiệp ngừng hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp ngừng hoạt động trong 10 tháng đầu năm 2013 lên gần 42.000 doanh nghiệp, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm 2012.
Trong 10 tháng đầu năm 2013 có gần 42.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm 2012 (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, 10 tháng đầu năm, cũng đã có 11.750 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Con số này cho thấy sản xuất đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục.
Mặc dù vậy, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới vẫn giảm (10 tháng đạt 322.000 tỷ đồng, giảm 19,3%) và số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động vẫn tăng so với cùng kỳ, cho thấy sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tại một số địa phương trong cả nước, quá trình đào thải, sàng lọc doanh nghiệp đang diễn ra, số doanh nghiệp gia nhập cũng như rút lui khỏi thị trường tăng so với cùng kỳ năm trước, nhất là các địa phương thuộc Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Chẳng hạn, số doanh nghiệp thành lập mới và dừng hoạt động tại TP.HCM tăng 5,9% và tăng 14,07%; Sóc Trăng tăng 60,9% và tăng 31,78%; An Giang tăng 77% và tăng 64,91%; Đồng Tháp tăng 95,1% & tăng 31,35%.
Trong khi đó, hoạt động của doanh nghiệp tại vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn gặp nhiều khó khăn, với số lượng doanh nghiệp thành lập mới gia tăng không đáng kể so với cùng kỳ năm trước (0,5%), trong khi số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn phải dừng hoạt động lại tăng cao (14,4%).
Nếu tính theo địa phương, ở Hưng Yên, nếu doanh nghiệp thành lập mới giảm 3,9%, thì doanh nghiệp dừng hoạt động lại tăng 45,13%. Con số này ở Quảng Ninh là giảm 7,7% và tăng 19,44%; ở Hải Phòng là giảm 10,3% và tăng 64,36%.
Cũng theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thì đang diễn ra quá trình tái cơ cấu một số ngành sản xuất. Cụ thể, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, với số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng 4,6%, dừng hoạt động tăng 5,1%; vận tải kho bãi – thành lập mới tăng 6,5%, ngừng hoạt động tăng 13,2%.
Trong khi đó, con số tương ứng ở ngành giáo dục – đào tạo là tăng 7,7% và tăng 26,8%; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô xe máy là tăng 23,8% và tăng 8,8%; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội – tăng 39,2% và tăng 40,9%.
THEO ĐẦU TƯ

Đề bài: "Tuấn xếp các que diêm thành phép tính sai: 69 + 5 = 67.

Ảnh: Facebook
Bạn hãy đổi chỗ chỉ một que diêm để được phép tính đúng" đã thật sự làm khó dân mạng.
Đã nhiều ngày phủ sóng trên hàng loạt diễn đàn, mạng xã hội, nhưng câu trả lời chính xác nhất vẫn chưa xuất hiện. Còn cách giải của bạn là gì?
Xuân Phương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét