Chính trị VN 'không rõ ai đang cầm lái'
Báo Anh nói Đảng Cộng sản VN gặp nhiều vấn đề nhưng Bắc Kinh có thể có ít bài học để giúp Hà Nội.
Ngoài ra, bài báo cũng nói sau các đấu đá nội bộ, chính trị Việt Nam nay không rõ ai là người 'cầm quyền thực thụ'.
Tờ Economist tuần này có bài trên mục bình luận Banyan nói về điều mà tạp chí này gọi là "những khó khăn chung mà hai nước độc đảng đang đối mặt như đấu đá nội bộ, tranh luận về hiến pháp và thực trạng bị dân chỉ trích".
Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 vốn được kỳ vọng là sự kiện quan trọng cho nỗ lực cải cách đã diễn ra tại Việt Nam và kết thúc một cách buồn tẻ và ĐCSVN hiện đang gặp phải nhiều vấn đề.
Dự thảo sửa đổi hiến pháp được đưa ra công chúng góp ý nhưng đa phần đề xuất trong số 26 triệu ý kiến có nội dung mà đảng không thấy lọt tai, đặc biệt là gợi ý bỏ Điều 4.
Tổng Bí thư Đảng, Nguyễn Phú Trọng mới đây khẳng định rằng ‘tuyệt đại đa số người dân Việt Nam’ đồng tình với những điều khoản chủ chốt trong bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi nhưng cũng nói cần đề phòng ‘thế lực xấu’ đòi bỏ Điều 4.
The Economist không phải là cơ quan báo chí hay tổ chức đầu tiên nêu vấn đề về Điều 4 Hiến pháp Việt Nam.
Cuộc tranh luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã làm rộ lên một phong trào đòi thực hiện các quyền hiến định và Bấm tính chính danh của Hiến pháp mà đã được "đa số đại biểu Quốc hội tán thành" vừa qua.
Cũng tại Việt Nam, Hội đồng Giám mục Công giáo cũng từng nêu ý kiến rằng “Phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bởi lẽ chủ nghĩa Mác-Lênin tự thân là chủ nghĩa vô thần?”
Về mặt kinh tế, nhiều người biện luận rằng Điều 19 qui định "kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc gia" vừa lạc hậu lại vừa có tác động xấu.
Tuy nhiên gỡ bỏ khu vực kinh tế nhà nước là việc sẽ làm nhiều người khiếp sợ.
Chẳng những các quan chức trục lợi từ những mối làm ăn mà hệ thống kinh tế nhà nước cũng giúp biện minh cho quyền cai trị độc đảng, bài báo bình luận.
'Đấu đá phe nhóm'
Trong khi đó những gì diễn ra tại Trung Quốc cũng chẳng giúp ích nhiều, mặc dù tại đây hiến pháp cũng là chủ đề được đưa ra bàn luận.
Điểm khác biệt mấu chốt, theo The Economist, là tại Trung Quốc, những người chỉ trích đảng chỉ đơn thuần muốn Bắc Kinh tôn trọng hiến pháp hiện hành.
"Bản hiến pháp này qui định về sự công bằng, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và hội họp cũng như tòa án độc lập, là tất cả những điều mà Đảng Cộng sản Trung Quốc từ chối không cho công dân của họ được hưởng".
Thực ra trong hiến pháp Trung Quốc, vai trò đảng lãnh đạo được nói trong phần mào đầu chứ không nằm trong nội dung chính.
Điều 4 Hiến pháp Việt Nam trở thành vấn đề một phần vì hệ quả của thực trạng quản lý kinh tế yếu kém trong những năm gần đây và một mặt cho thấy sự bất bình của người dân đối với tình trạng tham nhũng tràn lan của quan chức, đặc biệt là các nhân vật nằm cao trong bộ máy chính phủ.
Theo tờ báo Anh, chính vì vậy mà trong lần lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội vào mùa xuân năm nay, các dân biểu ở Việt Nam tỏ ra chủ động và sáng tạo hơn so với quốc hội Trung Quốc, khi gần một phần ba dân biểu bỏ phiếu tín nhiệm thấp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Bất bình với chính phủ có tham nhũng cũng lý giải việc nhà nông Đoàn Văn Vươn phản ứng bằng súng tự chế với lực lượng cưỡng chế sai đất của mình và để rồi lĩnh án tù, thế nhưng cũng trở thành hình tượng người hùng.
Dân bất mãn
|
Thực trạng chính quyền cưỡng chế đất của dân cũng xảy ra như cơm bữa tại Trung Quốc và kế hoạch cải cách hệ thống sở hữu đất đai đã và đang bị lạm dụng có thể, hoặc nên, là một trong những quyết định lớn trong hội nghị trung ương tại Trung Quốc sắp tới.
Bài bình luận này cảnh báo chính quyền Việt Nam về điều họ gọi là sẽ không thể trở tay kịp với thực trạng bất mãn của dân trước đảng và chính phủ hiện đang lan tràn trên Internet.
Thực trạng bất mãn ngày càng gia tăng khi người ta thấy lãnh đạo đảng quan tâm ít tới lợi ích quốc gia hơn là bảo vệ quyền lực của mình trước các đối thủ ganh tị.
Tại Trung Quốc, việc hạ bệ Bạc Hy Lai cho thấy cuộc đấu đá tay bo giữa giới chóp bu chính trị tại đây.
Ở Việt Nam, Thủ tướng Dũng, dường như là mục tiêu của một chiến dịch từ các nhà lãnh đạp đảng bảo thủ hơn, chẳng hạn như Chủ tịch Trương Tấn Sang.
Sự khác biệt là ở chỗ tại Trung Quốc, đấu đá phe nhóm đã cho kết quả người chiến thắng rõ ràng là lãnh đạo đảng Tập Cận Bình.
Một phần của vấn đề tại Việt Nam là chẳng ai dường như biết chắc rằng người ai là người đang cầm trịch, theo The Economist.
Theo BBC
Ý kiến: Tổng bí thư kiêm Chủ tịch QH?
Luật sư Ngô Ngọc Trai
Bài tham gia Diễn đàn BBC Tiếng Việt
Trong khi bàn thảo sửa đổi hiến pháp, ý kiến
đề xuất hợp nhất hai chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước dành được
nhiều sự quan tâm, song chưa thấy ai đề xuất hợp nhất hai chức danh Tổng
bí thư và Chủ tịch Quốc hội.
Bao nhiêu năm qua, ở các cấp tỉnh huyện xã, bí thư bên đảng đã kiêm
nhiệm Chủ tịch hội đồng nhân dân, vậy tại sao việc hợp nhất chỉ dừng lại
ở cấp độ địa phương mà không áp dụng ở trung ương? Điều gì cản trở việc
này?Theo thông lệ thế giới, đảng phái là tổ chức của một nhóm người có chung mục tiêu quyền lợi, hoạt động chính yếu nhắm tới là chiếm lĩnh quyền lãnh đạo quốc gia, nguyên lý tổ chức hoạt động là cấp dưới phục tùng cấp trên.
Bình đẳng hay phục tùng?
Trong khi đó cũng theo thông lệ thế giới, Quốc hội là tổ chức của những đại biểu đại diện cho mọi tầng lớp dân chúng chứ không của chỉ riêng một nhóm người nào. Giữa các đại biểu quốc hội là bình đẳng và không có quan hệ phục tùng vì đại biểu đại diện cho dân mà quyền lợi của các nhóm dân cư thì đều chính đáng như nhau.Các đảng viên có chung mục tiêu quyền lợi, còn các đại biểu quốc hội thông thường không cùng chung mục tiêu quyền lợi.
Lý do là nguồn lực quốc gia luôn hữu hạn trong khi mỗi nhóm dân chúng đều muốn được dành nguồn lực giải quyết vấn đề của nhóm mình. Như thế trong xã hội luôn tồn tại những nhóm người có quyền lợi không đồng nhất hoặc là đối lập nhau, từ đó các đại biểu quốc hội cũng không cùng chung mục tiêu quyền lợi.
Chỉ trong trường hợp chiến tranh các đại biểu quốc hội mới có quyền lợi chung, đứng trước nguy cơ tồn vong của quốc gia, khi đó quyền lợi của các nhóm dân chúng bị xếp lại sau so với quyền lợi chung của dân tộc.
Như vậy theo truyền thống quốc tế, mô thức thành lập và hoạt động của hai tổ chức đảng phái và quốc hội là đối lập nhau.
Phải chăng vì đó nên e ngại quốc tế nghi hoặc chê cười do sự không giống ai của mình nên ở Việt Nam đã không hợp nhất hai chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch Quốc hội?
Nhưng vì sự hợp lý thực tiễn nào đó lại hợp nhất người đứng đầu hai cơ quan đảng và cơ quan dân cử ở cấp độ địa phương?
Hóa giải những trở ngại
Đảng Cộng sản Việt Nam bao nhiêu năm qua giữ vai trò lãnh đạo nhưng hiện tình đất nước như bây giờ chứng tỏ đảng đã không biết cách làm tốt vai trò của mình.Rõ ràng là Đảng cộng sản hiện nay không còn tổ chức theo nguyên lý kinh điển truyền thống của các tổ chức đảng phái lâu nay, giống như đảng cộng sản Trung Quốc, đảng của giai cấp công nhân xưa kia nay đã kết nạp cả thành phần tư sản – kẻ thù cũ, doanh nhân cũng trở thành đảng viên.
Đảng hiện nay đã cấp tiến đến mức khó xác định bản chất giai cấp của đảng, không còn đại diện cho riêng một nhóm người, một giai tầng nào.
Điều 4 dự thảo hiến pháp viết rằng Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Nếu đúng thực chất như vậy, tức đảng đại biểu cho toàn dân thì khi đó đảng tiến gần đến với quốc hội cũng là tổ chức đại biểu cho toàn dân, hai tổ chức khi đó có tính chất giống nhau nên đây là một lý do cho phép có thể hợp nhất Ban lãnh đạo đảng với quốc hội.
Vì là chế độ một đảng và giữ vai trò lãnh đạo, cho nên không giống như các đảng phái truyền thống luôn trong trạng thái tranh đấu để giành và giữ quyền lãnh đạo quốc gia, lúc này đảng chỉ tập trung vào việc lãnh đạo và làm chính sách, như thế cũng tương đồng với tính chất vai trò của quốc hội là cơ quan ban hành chính sách. Đây là lý do thứ hai cho thấy có sự tương hợp giữa hai tổ chức cho nên có thể hợp nhất.
Ở đây không cần phải chỉ ra những bất lợi khi duy trì tình trạng cả hai tổ chức cùng có vai trò lãnh đạo và làm chính sách nữa, xin xem lại bài viết có tiêu đề “Canh tân hệ thống”.
Về điểm khác biệt trong nguyên lý tổ chức hoạt động, trong đảng thì cấp dưới phục tùng cấp trên, còn các đại biểu quốc hội thì bình đẳng, vậy hóa giải mâu thuẫn này thế nào?
Có thể hóa giải bằng cách đúng như việc cần phải làm là chỉ thực hiện hợp nhất đối với một số lượng nhỏ người đứng đầu chứ không phải hợp nhất hai tổ chức. Đảng có hàng triệu người trong khi quốc hội có 500 người, đâu phải hợp nhất cả hai nhóm người này.
Hợp nhất thế nào?
“Đảng Cộng sản Việt Nam bao nhiêu năm qua giữ vai trò lãnh đạo nhưng hiện tình đất nước như bây giờ chứng tỏ đảng đã không biết cách làm tốt vai trò của mình“
Ủy ban thường vụ quốc hội hiện tại gồm 17 người, bộ chính trị hiện có 16 người tới đây có thể bầu bổ sung thêm một khi đó doanh số là bằng nhau. Các ủy viên trung ương đảng thì vẫn là đại biểu quốc hội như lâu nay.
Đồng thời với việc hợp nhất thì quan trọng không kém là cần thực hiện tách bạch về nhân sự giữa cơ quan làm chính sách với quan thực thi chính sách, giữa cơ quan lãnh đạo với cơ quan chấp hành. Người đứng đầu các cơ quan chính phủ, quân đội, công an chỉ nên cho giữ từ ủy viên trung ương trở xuống.
Để người đứng đầu các cơ quan này giữ cương vị ủy viên bộ chính trị như lâu nay đảng tưởng rằng như thế là nắm chắc được chính quyền, thực ra không phải. Làm vậy giống như đảng đang ôm một cái cột, khi tách bạch như đề xuất tức thu nhỏ cái cột lại thì đảng nắm các cơ quan này như một người cầm cái gậy trong tay, trường hợp nào thì nắm chắc hơn và điều khiển linh hoạt hơn?
Lợi ích đem lại là gì?
Vấn đề cốt yếu nhất là đưa ra được những chính sách đúng đắn, mà muốn thế thì điều cần thiết là không để bất cứ lý do gì chi phối ảnh hưởng khiến cho việc ban hành chính sách không đảm bảo chất lượng được tối ưu.Lâu nay ở Việt Nam đâu là cơ quan ban hành chính sách? Mọi cơ quan đều làm chính sách. Hiến pháp quy định Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhưng Đảng lại có cương lĩnh phát triển đất nước của mình. Chính phủ là cơ quan chấp hành của cả đảng và quốc hội nhưng tự chính phủ cũng ban hành chính sách.
Thông lệ lâu nay đảng lãnh đạo bằng chủ trương đường lối sau đó quốc hội luật hóa chính sách của đảng rồi chính phủ thực hiện, nhưng có phải đảng được toàn quyền trong hoạt động hay không?
“Làm sao hóa giải mâu thuẫn trong đảng thì cấp dưới phục tùng cấp trên, còn các đại biểu quốc hội thì bình đẳng? “
LS Ngô Ngọc Trai
Điểm khác nhau dù là rất nhỏ cũng khiến cho chính sách phải hạ thấp tiêu chí chất lượng để có thể đạt được sự chấp nhận.
Hoặc có khả năng là để chính sách được chấp nhận, cơ quan ban hành đưa ra nội dung rất chung chung và độ mở rất rộng, dành phần không gian quyền hạn cho cơ quan tiếp theo, đảng dành cho quốc hội, quốc hội dành cho chính phủ. Hệ quả của việc này là các cơ quan đều làm chính sách và như thế thì đừng mong có được chất lượng cao.
Khi hợp nhất sẽ giúp việc ban hành chính sách được tập trung ban hành bởi một cơ quan đầu não, tránh tình trạng phân tán về thẩm quyền ban hành chính sách.
Đặc biệt trong xu hướng xây dựng quốc gia pháp quyền, mọi tổ chức đều được thiết lập và hoạt động theo pháp luật thì xem ra Đảng lại ở vào thế yếu so với quốc hội và chính phủ do không được pháp luật bảo hộ nên có thể bị bỏ rơi bất cứ lúc nào.
Để củng cố vị thế của Đảng, Tổng bí thư và Bộ chính trị nên kiêm Chủ tịch quốc hội và Ủy ban thường vụ quốc hội.
Khi đảng đã vững rồi thì phải có trách nhiệm thúc đẩy dân chủ bằng cách rút bớt phạm vi hoạt động, chỉ lãnh đạo bộ máy nhà nước và buông bỏ lãnh đạo xã hội dành phần không gian cho xã hội dân sự phát triển. Đảng toàn trị khi đó thu gọn thành đảng cầm quyền, dân chủ sẽ khai phóng tiềm lực nhân dân, từ đó mà đất nước phát triển.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và văn phong của trưởng văn phòng luật sư Ngô Ngọc Trai và Cộng sự. Xem thêm về tác giả tại trang web http://www.ngongoctrai.com/
Phan Châu Thành – Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh coi thường và lừa bịp dân hết sức thô thiển!
Phan Châu Thành
Tại sao Chính phủ PHẢI nhận nợ thay Vinashin và các Tập đoàn Kinh Tế Nhà Nước khác?
Mới đây Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh vẫn tuyên bố: “Chính phủ không nhận nợ thay cho Vinashin, mà chỉ… nhận bảo lãnh khoản nợ”. Thật là nực cười khi một quan kinh tế hàng đầu nhà nước (cựu bộ trưởng tài chính, đương kim Phó thủ tướng phụ trách tài chính) lại coi thường và lừa bịp dân và Cuốc hội (trả lời phỏng vấn bên lề QH) thô thiển đến như thế!Định không viết gì thêm về các khoản nợ không thể trả của các Tập đoàn Kinh tế Nhà nước (TĐKTTNN) đã đang và sẽ gây ra cho đất nước nữa, nhưng sự dối trá thô thiển như thế của ông Ninh khiến tôi không im lặng được. Quốc hội thì có thể im, và chắc chắn sẽ im, vì đảng chỉ đạo thế, con dân thì không thể im được mãi. Và tôi là dân như thế.
Bất kỳ sinh viên kinh tế nào, chưa cần là những người tham gia hoạt động thanh toán ngoại hối, đều biết Bảo lãnh nợ hay thanh toán là Cam kết trả nợ/thanh toán vô điều kiện bởi Người bảo lãnh (ở đây là chính phủ) thay người Được bảo lãnh (ở đây là Vinashin hay các TĐKTNN khác) cho chủ nợ hay người Thụ hưởng (các định chế Tài chính Quốc tế) bất kỳ khi nào người được bảo lãnh không thực hiện cam kết và trách nhiệm trả nợ và thanh toán của họ vì bất kỳ lý do gì…. Đó là nội dung phải có và bất di bất dịch của mọi chứng thư Bảo lãnh thanh toán hay trả nợ, để chủ nợ chấp nhận. Một Thư bảo lãnh như thế thường chỉ dài khoảng 1 đến 2 trang A4 mà đến 3/4 là dành cho địa chỉ pháp lý của các bên liên quan, và câu cam kết đó. Như thế, nhận bảo lãnh nợ hay nhận nợ thay thì có khác gì nhau? Thực tế người ta gọi thư Bảo lãnh trả nợ là thư người bảo lãnh nhận trả nợ thay “nếu Con nợ có mệnh hệ gì”. Ở đây, con nợ là Vinashin thì “mệnh hệ” của nó là… đã “shink”, tức “chìm”, từ lâu rồi, và 4-5 năm nay không thấy sủi tăm sau tái cơ cấu như chính phủ đã tuyên bố (bởi một ông PTT khác lúc đó, Ng Sinh Hùng) đại ý “sau 3 năm Vinashin sẽ làm ăn có lãi và sẽ tự trả nợ các khoản tự vay…”
Sự lừa bịp của ông Hùng, rồi ông Ninh (thay mặt Chính phủ) với dân chúng ta thế là đã rõ. Xưa nay họ luôn làm thế và sẽ còn làm thế với dân – “những ông chủ” của họ, và cả Cuốc hội –“sếp” của họ, cũng đã rõ.
Nhưng tại sao họ phải làm thế? Ở đời có ai muốn cứ đi “lừa thầy phản bạn” hoài? Đó là điều tôi muốn chỉ ra ở đây.
Lần bảo lãnh của Chính phủ cho Vinashin là chỉ dấu mới để chúng ta suy xét: Thứ nhất, đây là món nợ 600 triệu USD Vinashin tự vay, không có bảo lãnh từ trước của Chính phủ như món nợ trái phiếu Chính phủ 750 triệu USD trước đó mà Chính phủ đã hoàn toàn phải đứng ra gánh chịu. Như vậy, tại sao biết thế mà Chính phủ vẫn PHẢI làm, ngược với các tuyến bố trước đó về cách giải quyết các khoản nợ của Vinashin?
Thứ hai, khi bảo lãnh thế, đó sẽ là tiền lệ để Chính phủ sẽ phải bảo lãnh trả nợ thay cho các món nợ khác ”tự vay” của các TĐKTNN khác – có nhiều TĐKTNN còn quan trọng hơn VNS nhiều. Tại sao biết thế mà Chính phủ vẫn phải làm?
Thứ ba, đó có phải cũng chính là cách mà chính phủ đang xử lý các khoản nợ xấu ngân hàng, bất động sản, nợ nước ngoài… (khoảng 1,3 triệu tỷ VNĐ hay khoảng trên 60 tỷ USD) của các TĐKTNN và các doanh nghiệp nhà nước khác mà Chính phủ đang làm thông qua cái gọi là Công ty Mua bán Nợ VAMC? Tại sao vẫn là ”cách đó” và phải là cách đó: Chính phủ đứng ra “trả nợ thay”!? Tôi nói “trả nợ thay” trong ngoặc kép, tức là Chính phủ tròng lên cổ dân ta những khoản nợ đó, nhưng lần này “dân ta” không phải là tôi hay các bạn đang nói về chuyện này, mà là con cháu chúng ta – những thế hệ trẻ Việt Nam còn đang ăn học hay chưa được sinh ra! Vì thế, nên coi công ty VAMC của của chính phủ như một loại VAMPIRE (ma cà rồng) để hút máu dân nuôi đảng thì chính xác hơn.
Tôi xin trả lời những câu hỏi “Tại sao?” đó qua ví dụ Vinashin để chúng ta cùng thấy rõ.
Thời còn đang “tinh tướng”, khoảng 2000-2005, Vinashin có một dự án lớn được quảng bá và triển khai rầm rộ là xuất khẩu sang Iraq thiết bị, phương tiện nổi (xà lan, tầu hút bùn, tàu kéo…) được chính phủ chi cho hàng nhiều nghìn tỷ đồng để thực hiện. Gặp ông P.T.Bình (cựu TGĐ VNS) tôi khen: “Anh giỏi thế, sang Iraq với “các cụ“ có một chuyến mà đã ký được hợp đồng bán tàu thuyền trị giá mấy trăm triệu USD!” Hắn cười khoái chí vênh mặt lên, không them nói cho tôi chiêu tiếp thị của mình là gì mà tài thế! Nhưng rồi tôi cũng phát hiện ra “tuyệt chiêu” bán hàng lô đó của Vinashin: VNS nhận trả nợ thay Chính phủ ta cho chính phủ Iraq lúc đó (của Sadam Hussein), bằng các phương tiện hàng hải mà họ cần. Các bạn có thấy “quen quen” với “nhận trả nợ thay” không? Như vậy, trước khi Chính phủ nhận trả nợ thay Vinashin vỡ nợ hiện nay thì từ lâu Vinashin đã nhận trả nợ thay Chính phủ “vỡ nợ” trước đó!
Tôi cũng phát hiện ra hai sự thật và thực tế ghê tởm nữa liên quan đến hay đằng sau các khoản nhận trả nợ thay Chính phủ của các TĐKTNN như VNS.
Đó là, hồi đó – từ những năm 1990, các tổng công ty nhà nước rất đói rách và họ ra sức tranh nhau “chạy” các dự án trả nợ của nhà nước ta cho các nhà nước khác, tất nhiên để kiếm lời rất lớn từ đó cho mình. Các khoản nợ này là do “đảng ta” đã vay các nước “anh em” XHCN như LX, Đông Âu, TQ… để đánh nhau (trong chiến tranh), nay hết chiến tranh rồi phải trả nợ họ. Như vậy “chiến thắng” xong, đảng hưởng chiến công (cầm quyền bằng điều 4 Hiến pháp, sở hữu đất đai “toàn dân”, biến quân đội thành của riêng mình đảng…) và giao cho các TĐKTTNN nhiệm vụ bòn rút dân để trả nợ cho các chủ nợ “chiến thắng” đó! Tức là, cuối cùng thì dân ta là người trả nợ cho các chiến thắng “vẻ vang” của đảng từ trong chiến tranh.
Còn khoản nợ vay các nước như Iraq của Sadam Husein là sau chiến thắng – các khoản vay hậu chiến thắng. Sadam đã cho cộng sản VN vay 1,5 triệu tấn dầu tương đương khoảng trên 300 triệu USD lúc đó (nay khoảng 1 tỷ USD) sau khi tặng không 400 nghìn tấn. Tại sao có các khoản vay này thì chúng ta biết rõ rồi: “bên thắng cuộc” vốn chỉ biết vay nợ để thắng thì cũng chỉ còn biết vay nợ tiếp để tồn tại sau chiến thắng từ 1975 đến khảng 1995, vì mải trả thù “bên thua cuộc” đến cùng suốt mấy chục năm, vì các nước anh em không cho vay nữa nên không biết sống bằng gì, dân tình đói khát, cả nền kinh tế kiệt quệ bị đẩy lùi vào quá khứ hàng trăm năm sơ với các nước láng giềng…
Sự thật thứ hai là cách “trả nợ thay chính phủ” rất không minh bạch đã làm giàu cho các quan chức chính phủ được phân công phụ trách công việc “trả nợ” đó (hồi đó là Nguyễn Sinh Hùng, Nguyến Tấn Dũng, Phan Văn Khải…), và tất nhiên, đã làm giàu cho các doanh nghiệp được các quan lớn đó “giao trọng trách vẻ vang”.
Ở Vinashin, chỉ có ai cánh hẩu với sếp lớn mới được tham dự vào các dự án trả nợ Iraq và Liên Xô. Họ thả sức bịa ra và đổ mọi chi phí khống vào các dự án đó, báo cáo chính phủ “tỷ lệ vốn đã đầu tư” thực hiện các nhiệm vụ đó (bạn học ông Bình “phụ trách” Iraq, em gái ông “phụ trách” Liên Xô…). Khi Vinashin chuẩn bị phải bàn giao tầu kéo, xà lan, tầu hút bùn… sang Iraq để trả nợ rồi mà tất cả những thứ đó đều như những đống sắt vụn không thể hoạt động được. Thậm chí tầu “Bạch Đằng Giang” được hoán cải chỉ để chở “tầu hút bùn mới đóng” sang Iraq trả nợ nhưng chưa chở gì thì đã bị chìm ở Vịnh Hạ Long… Và, lịch sử thật trớ trêu, Saddam Husein và cả chế độ độc tài đã tan rã trước khi VNS có thể mang đồ sang trả nợ, làm VNS vui sướng hơn dân Iraq ủng hộ chính phủ mới sau chiến tranh vùng Vịnh của ông Bush. Nhưng trong các báo cáo của các quan lên Chính phủ thì… VNS đã thay mặt Chính phủ thực hiện hết các trách nhiệm trả nợ “chính phủ Iraq”…(ông Husein hào phóng với CSVN lúc đó đã bị treo cổ, tội nghiệp, mà vẫn giúp chính phủ VN gánh được bao chi phí “đã trả nợ”…).
Điều tương tự cũng đã xảy ra với các Tổng Cty nhà nước khác khi nhận trả nợ thay chính phủ cho anh cả Đỏ Liên Xô khi anh cả này tan rã năm 1991 và số nợ “chuyển sang” nước Nga của Putin hiện nay. Nước Nga thì vẫn không đòi được “nợ” (vì không có bảo lãnh nợ!) và cũng không tha thiết lắm với việc đó, nhưng trong báo cáo của Chính phủ thì “chúng ta vẫn liên tục trả nợ cho nước Bạn”… và số tiền dân ta phải trả nợ đó đã chui hết vào túi các quan chức chính phủ và các công ty nhà nước (với các chân rết là các công ty tư nhân) được “giao trách nhiệm trả nợ” của họ. Từ đó sinh ra lớp đại gia maphia đỏ của Việt nam tại Nga rồi nay họ về Việt Nam tiếp tục trở thành sân sau và chỗ đứng, chỗ dựa hùng mạnh cho các quan chức chính phủ hiện nay.
Đến đây, cả ba câu hỏi trên đều đã được trả lời: Tại sao chính phủ phải trả nợ thay các tập đoàn KTNN dừ họ có làm sai và làm lỗ lã thế nào? Vì họ đã thay mặt nhà nước trả các nợ chiến tranh mà nhờ đó đảng ta cướp được chính danh lãnh đạo đất nước, và qua đó họ đã làm giàu các quan chức biến họ thành các tư bản đỏ. Các tập đoàn kinh tế khác tự vay nợ có được nhà nước “bảo lãnh trả nợ thay” như Vinashin không? Tất nhiên là có. Cách giải quyết nợ của VAMC có được chính phủ bảo lãnh không? Dĩ nhiên. Tất cả các món nợ của đảng và nhà nước sẽ được đảng và chính phủ truyền cho dân Việt trả, qua Bảo lãnh trả nợ, qua VAMC, qua trái phiếu Chính phủ, hay qua các khoản vay các dạng khác có bóng chính phủ. Cái bóng của chính phủ chính là các doanh nghiệp nhà nước… Nhà nước là cái bóng mà chính phủ nấp vào, mạo danh thế để hành động tùy tiện. Thế nên tôi mới nói VAMC là VAMP…
Điều này dẫn đến vấn đề tiếp theo là, Chính phủ ta lấy tiền đâu để trả các món nợ chiến tranh và hậu chiến tranh? Xin thưa: từ các khoản vay quốc tế, mà như tôi đã nói, các thế hệ con cháu chúng ta sẽ phải trả nợ tiếp trong tương lai.
Như vậy, có thể thấy, cùng một món nợ “chiến thắng” chính phủ cộng sản đã bắt nhân dân ta phải trả nợ ba lần: lần đầu, họ chiếm công lao chiến thắng của toàn dân tộc đó cho mình rồi treo lên ngai cai trị vĩnh viễn và chiếm đoạt vĩnh viễn tự do hạnh phúc của dân tộc, bằng hiến pháp (lót dưới cương lĩnh đảng) của họ, như tình trạng thể chế đất nước hiện nay. Lần thứ hai, đã đang xảy ra, là mấy chục năm nay họ dùng các doanh nghiệp nhà nước để vơ vét, phá hoại, làm nghèo đất nước, làm đói khổ dân, để “trả nợ thay chính phủ”- như vụ Vinashin trả nợ Irak thay chính phủ trên. Và lần thứ ba, họ bắt các thế hệ Việt Nam sau này sẽ phải trả nợ cho thế giới các khoản vay quốc tế mà họ đã và đang vay vấn là để “trả nợ chiến thắng” của họ, thức ra là củng cố địa vị, vơ vét thêm của cải cho họ.
Lịch sử thật là tàn nhẫn với dân tộc ta bởi chính dân tộc ta chấp nhận điều đó. Một lần đưa chân sai (theo cộng sản) là phải trả nợ ba lần, suốt năm bảy đời chưa xong!
Nhưng, nếu lần thứ ba đã thấy rõ rồi – đã quá tam – mà vẫn không học được bài học (bị cộng sản lừa) đó thì dân tộc ta sẽ phải trả giá lần thứ tư! Lần này với cái giá đắt nhất, là “không có gì quí hơn độc lập tự do”.
Vâng, tôi muốn nói đến món “nợ chính phủ” của CSVN với TQ. Từ sau chiến tranh, chính phủ TQ không “đòi nợ” như một số “anh em” khác, và chính phủ ta vì thế đã không phải cử các TĐKTNN sân sau trả nợ TQ thay mình. Thậm chí, họ còn chính phủ ta cho vay thêm. Nhưng có thật các khoản nợ đó TQ không đòi và cộng sản VN không phải trả?
Cái họ thực sự muốn “đòi” và đang đòi lớn hơn rất nhiều. Và CSVN dường như đã âm thầm chịu chấp nhận phản bội dân tọc để trả món nợ đó. Đó là, họ đang và sẽ dâng cả đất nước Việt Nam này cho TQ! Sát nhập VN vào TQ và các món nợ khủng của cộng sản VN với TQ biến mất!
Nhưng dân tộc Việt nam có chịu “trả nợ thay chính phủ” như thế nữa hay không? Đó lại là một việc khác.
Cả dân tộc không phải là các tập đoàn kinh tế, không thể được “định hướng” XHCN, càng không thể tự ăn thịt chính mình. Dân tộc ta sẽ tự hướng về những giá trị mà cả dân tộc xứng đáng có, nhất định đó không phải những thứ mà đảng csvn đã “bôi bác” ra trên dải đất này suốt hơn nửa thế kỷ nay.
Phan Châu Thành
Ý kiến: Cần trả lại món nợ lịch sử
Nguyễn Tâm Thức
Gửi tới BBC từ Nghệ An
Như chúng ta đều biết, việc chép sử và tuyên
truyền nội dung lịch sử từ xưa đến nay luôn phụ thuộc vào hai nhân tố
chi phối: ý chí của cộng đồng dân tộc và ý chí của nhà cầm quyền.
Ở một xã hội tiến bộ, dân chủ được phát huy cao độ như Tây Âu, Mỹ và Úc thì ý chí của dân tộc và sự thật được đề cao nhiều hơn.Ý chí của nhà cầm quyền tuy có nhưng phản ảnh không quá nặng, thậm chí không thể tìm ra.
Nhưng ở những quốc gia độc đảng, tập quyền như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên thì vấn đề dạy sử và viết sử quả đã bị xuyên tạc đến mức nguy hiểm.
Có thể nói, chúng ta đang nợ giới trẻ tương lai quá nhiều việc chưa làm.
Ở xã hội châu Á xưa, với nền quân chủ tập quyền chuyên chế ở mức cao độ, sử gia phải là những bậc chí sĩ dũng cảm lắm mới dám nói sự thật.
Trong số đó, có nhiều sử gia đã bị kẻ cầm quyền giết hại. Điển hình như ở Trung Quốc, thời Xuân Thu, loạn thần Thôi Trữ giết vua để tiếm ngôi.
Rồi hắn ép một sử quan phải bỏ không đề cập sự kiện đó. Sử quan này là người chính trực, thà bị giết còn hơn ghi sai. Thôi Trữ đưa người em của sử gia đó lên thay, ông này vẫn ghi “Thôi Trữ giết vua” và lại bị giết.
Cứ như thế, hắn giết cả ba sử quan một lúc. Nhưng thử hỏi có mấy sử gia dũng cảm như thế?
Do vậy, lịch sử bị chép sai theo ý chí của nhà cầm quyền là điều khá phổ biến ở các quốc gia châu Á.
Và sang thế kỷ 20, hiện tượng chi phối nội dung lịch sử là khá phổ biến ở những nước cộng sản châu Á, cụ thể là ở Việt Nam và Trung Quốc, nơi mà nhà cầm quyền dùng truyền thông và hệ thống giáo dục để nói tốt cho mình.
Bởi thế, muốn đọc sử châu Á cho rõ ràng chân tướng thì phải khảo cứu nhiều tài liệu, nhiều năm và sau một thời gian dài khi sự kiện đó diễn ra. Có thể thời gian đó là 100 năm hoặc lâu hơn nữa.
‘Tìm hiểu sự thực’
Chúng ta không ai có thể phủ nhận rằng, tiến tới chân thiện mỹ, vươn tới sự đúng đắn là nhu cầu chung của loài người.Giới làm sử Trung Quốc hiện nay, do thành quả của đấu tranh dân chủ, đang nghiên cứu để làm rõ về những nhân vật và sự kiện bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bóp méo hoặc thổi phồng.
Chẳng hạn như họ đang muốn trả lại vị trí đúng của Mao Trạch Đông, Lỗ Tấn, lấy lại công bằng cho ông Tưởng Giới Thạch và các chiến sỹ Quốc Dân Đảng, đánh giá lại tầm nhìn tư tưởng của Tôn Trung Sơn.
Ở Việt Nam, làn sóng ngầm cũng diễn ra tương tự trên các mạng xã hội và các trang blog nổi tiếng. Có thể nói, đấu tranh đòi trả lại sự thật cho lịch sử vừa là thành quả của tiến trình dân chủ, vừa là công cụ để đấu tranh dân chủ.
Nội dung lịch sử Việt Nam mà giới đấu tranh phản biện tập trung vào là từ sau năm 1911, thời điểm Nguyễn Ái Quốc rời khỏi Việt Nam để đi – đi cứu nước hay không thì còn khá nhiều tranh cãi.
Có thể nói xét giai đoạn từ năm 1911 đến tận hôm nay, các sử gia Việt Nam còn quá nhiều việc phải làm. Chúng ta đang nợ giới trẻ quá nhiều sự thật phải trả cho sòng phẳng.
Có những điều có thể sòng phẳng ngay, có những điều cần nhiều thời gian hơn nữa nhưng tôi xin tổng kết các “món nợ” đó như sau:
Thứ nhất, đánh giá lại công lao và tài năng của các ông Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, và các trí thức yêu nước khác trong những phong trào đấu tranh nghị trường thời Pháp thuộc.
Thứ hai, không che dấu, không tâng bốc vai trò của Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam trước năm 1945.
Viết rõ những sai lầm trong đường của Đảng Cộng sản Việt Nam thời Trần Phú và Hà Huy Tập.
“Ở Trung Quốc và Việt Nam nhà cầm quyền dùng truyền thông và hệ thống giáo dục để nói tốt cho mình“
Thứ ba, riêng cá nhân Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh cũng quá nhiều điều chưa rõ ràng và đã được tô vẽ vĩ đại hơn sự thật. Trong xã hội Việt Nam hôm nay, đây vẫn còn là một chủ đề lớn và cực kỳ nhạy cảm, chưa ai dám hé môi công khai bàn đến.
Thứ tư, vai trò can thiệp rất lớn và quyết định của Trung Quốc và Liên Xô trong cuộc chiến chống Pháp (1946 – 1954) và cuộc chiến thứ hai (1964 – 1975) mà có người gọi là nội chiến Việt Nam, có người gọi là kháng chiến chống Mỹ.
Và cả cái được, cái mất của dân Việt Nam trong hai cuộc chiến đó.
Thứ năm, Chính quyền Sài Gòn (1954 – 1975) không thể bị gọi là “ngụy quyền”. Người Mỹ xuất hiện ở Việt Nam (1964 – 1972) không thể gọi là “kẻ xâm lược” mà là “kẻ can thiệp”.
Dân chủ và lịch sử
Tất nhiên những vấn đề đó không thể được giải quyết một lúc mà phải có lộ trình song hành với thành quả đấu tranh dân chủ.Các nhà sử học và các nhà giáo dục đã đến lúc cần cất lên tiếng nói của mình.
Nếu không, giới trẻ Việt Nam sẽ còn tiếp tục bị “ngộ độc” bởi những luận điệu cũ rích và lạc lõng.
Có thể nói đến hôm nay, thế kỷ 20 ở Việt Nam, tuyên truyền chính trị vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nhà trường chứ không phải là giáo dục và khoa học.
Chủ nghĩa dân tộc bốc đồng và sự ồn ào, ngây thơ về chiến thắng ‘Hai Đế quốc to’.
Ngoài những vấn đề kể trên, trách nhiệm của các nhà làm sử nói riêng, trách nhiệm của giới giáo dục nói chung là phải hạn chế bớt các nội dung nhấn mạnh thái quá vào tự tôn dân tộc.
Theo cố sử gia Trần Quốc Vượng, điều này diễn ra khá phổ biến ở các dân tộc châu Á và nặng nhất là ở Việt Nam và Trung Quốc.
Hai dân tộc này luôn cho mình là tuyệt vời, vĩ đại và cao đẹp, anh dũng, yêu thương nhau, thông minh và kiệt xuất.
Ở thế kỷ XIX, ông Nguyễn Đình Chiểu và dân Việt còn gọi người Pháp là “mọi trắng”, “Bạch Quỷ”.
Bây giờ hiểu ra họ văn minh hơn hẳn ta, ta chẳng có gì đáng tự hào thì đành bám lấy lịch sử, ăn vay lịch sử chiến tranh.
Về niềm tự hào “đánh tan tác hai đế quốc to Pháp, Mỹ” họ cố tình quên rằng nếu Bắc Việt không có trợ giúp của Nga Xô và Trung Quốc thì sẽ ra sao, nếu người Mỹ không bỏ miền Nam từ đầu năm 1973 sau Hiệp định Paris thì thế nào.
Cuộc nội chiến đó, sau năm 1973, Bắc Việt vẫn có Trung Quốc và Liên Xô trợ lực mà Nam Việt thì không còn nhờ được Mỹ.
Tấn công Mùa Xuân năm 1975 là hoàn toàn không hề cân sức giữa hai phe Nam – Bắc.
Như chúng ta đều biết, người Mỹ bỏ miền Nam Việt Nam không phải vì họ thua Việt Nam trong một cuộc đối đầu toàn diện, mà họ tự rút lui vì cân nhắc giữa được và mất nếu tiếp tục sa lầy.
Nhưng ngay cả khi những trận thắng đó dù là có thật thì chúng cũng bị giáo khoa lịch sử Việt Nam hiện nay nhìn nhận phiến diện và phủ lên một tấm màn tự tôn dân tộc quá dày.
Màn đó dày đến nỗi nhiều người Việt quên rằng đã hơn 30 năm sau chiến tranh, Việt Nam vẫn xếp vào hạng những nước kém phát triển nhất thế giới, không có một thành tựu kinh tế, khoa học, kỹ thuật nào tầm cỡ thế giới.
Họ cũng quên đi rằng Việt Nam, lúc ít lúc nhiều, chưa bao giờ hết thuộc vào Trung Quốc dù chỉ một giây.
Bản sắc, phong tục dân tộc nên giữ và phát huy nhưng tự tôn dân tộc, theo tôi được biết, chỉ nên hạn chế và kiềm chế chứ không cần nhấn mạnh trong giáo dục.
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, tự hào dân tộc và chủ nghĩa yêu nước chỉ đem lại đố kỵ và kìm hãm sự phát triển. Nó là nguyên nhân chính của các cuộc chiến tranh và xung đột trên thế giới.
Huống chi ở châu Á, tự tôn dân tộc như ngọn lửa ngùn ngụt, trách nhiệm của chúng ta là vặn nhỏ nó lại chứ không phải như Đảng Cộng Sản Việt Nam đang khêu nó lên ngùn ngụt trong sách giáo khoa và truyền thông để làm giới trẻ bị “nhập đồng”.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Nguyễn Tâm Thức, một bạn đọc BBC ở Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét