- “Kết nối biển Đông” ủng hộ ngư dân bám biển (LĐ).
- “Diều hâu” Kiều Lương: TQ nên học Mỹ, “ném bom nhầm” ở Biển Đông (Soha). - Malaysia ‘dạy’ Trung Quốc ứng xử với láng giềng (PNT).
- CHIẾN HẠM ZUMWALT VÀ BIỂN ĐÔNG (FB Mạnh Kim).
- Philippines thuê 5 luật sư giỏi để ‘đấu’ TQ về biển Đông (NĐT). - Philippines muốn mở rộng hợp tác quốc phòng với Mỹ (TT).
- Trung Quốc phái tàu tới Senkaku/Điếu Ngư vào ngày quốc khánh (DT). - Nhật Bản muốn sửa đổi triệt để Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí (GDVN). - Chiến hạm Nhật đến Myanmar: Vòng vây Trung Quốc đang dần xiết lại (ANTĐ).
- Việt Nam: Cần hủy bỏ cáo buộc vì mục đích chính trị đối với người chỉ trích (HRW). “Cái
tội hiển nhiên của Lê Quốc Quân là do ông là một người phê phán chính
quyền hiệu quả và nổi tiếng. Đến bao giờ thì chính quyền Việt Nam mới
chấp nhận rằng tự do ngôn luận bao gồm cả quyền tự do ôn hòa bày tỏ
chính kiến khác với đảng cầm quyền?”. - Các anh đừng chặn cửa tôi nhé (Phương Bích). - Những vết thương không làm chúng ta gục ngã (DLB).
- Chú Thái Doãn Hiểu chơi đểu đảng ta (DLB).
- Những người chết ra đi (Người Việt). “Người
ta nói tức nước vỡ bờ, nhưng bờ vẫn còn kiên cố, một vài đợt dậy sóng
nhỏ chưa đủ tạo áp lực. Con đường dân chủ Việt Nam thật khó trông chờ
vào một cuộc cách mạng xuống đường“. - Tốc váy (DLB). - Phượng Yêu (Tập 21).
- Ý nguyện chung của TUYÊN BỐ 23/9 (Bùi Văn Bồng).
- Ngu Quốc (BBCT). “Một
hôm có một vị đại nhân từ bên Tây Dương đại quốc sang tìm đại nhân dạm
hỏi về việc tư vấn trị quốc cho nước Ngu nghe nói vị đại nhân này cũng
được tể tướng nước Ngu xin tham vấn về kinh – trị. Nghe chuyện Lý Quang
Đại nhân không dấu diếm: – Ở nước Ngu có một câu hay lắm ông nợ! – Câu
chi rứa ông? – Ờ, hình như là: Làm đày tớ đứa khôn hơn là thầy thằng
dại! ”
- MẤT HẾT NIỀM TIN VÀO CÔNG CUỘC CHỐNG THAM NHŨNG CỦA ĐẢNG, MỘT ĐẢNG VIẾT ĐƠN XIN RA KHỎI ĐẢNG (Lê Anh Hùng). - CHỐNG THAM NHŨNG BẰNG “PHÊ VÀ TỰ PHẾ”- LÀ BẢO VỆ BỌN THAM NHŨNG (Ngô Minh). - Ông Vũ Mão chỉ rõ 5 điểm “cốt tử” để bắt “sâu tham nhũng” (GDVN). – TP Hồ Chí Minh: Kiểm tra tiền lương tại các doanh nghiệp nhà nước (TP).
- Qua cơn thành bại mất còn (Alan Phan). “Doanh
nhân, chiến sĩ, anh hùng, triết gia, nghệ sĩ…đến rồi đi. Vài người có
thể để lại dấu ấn. Họ có thể làm cuộc sống phong phú hơn (hay khổ cực
hơn nếu họ đem đến những tư tưởng và cơ chế rác rưởi). Nhưng về lâu về
dài, qua những cơn thành bại, qua những thứ mất còn, chúng ta vẫn là
chúng ta“.
- Chuyện nhân tài, kẻ sĩ (Tia sáng).
- Vụ CSGT nổ súng: Lấy lời khai nhân vật thứ 3 bí ẩn (NĐT). - Sự thật về vụ nổ ở Trạm Suối Tre Đồng Nai (DLB).
- TRÁCH NHIỆM KỲ LẠ (Văn Công Hùng).
- Kiểm soát, hạn chế hình thành các “khu phố ngoại” (Tầm nhìn).
- Xâm nhập dự án “cỏ mọc lút đầu” chung cư B5 Cầu Diễn (DT). - Vụ bán khống tại dự án B5 Cầu Diễn liên quan một ĐBQH? (VnM/Infonet).
- Vỡ kênh dẫn dòng thủy điện Sêrêpốk 4A, đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm (SGGP). - Các hồ thủy lợi xả lũ: Phải đảm bảo an toàn cho hạ du (LĐ).
- Xét xử vụ kiện CSGT đo nồng độ cồn (NĐT).
- Hải Phòng: Ngang nhiên tổ chức đập phá nhà người khác (Tầm nhìn).
- Sau vụ Bạc Hy Lai, kinh tế Trung Quốc sẽ về đâu? (Infonet).
“Diều hâu” Kiều Lương: TQ nên học Mỹ, “ném bom nhầm” ở Biển Đông (Soha) —-Philippines gấp rút chuẩn bị vụ kiện Trung Quốc (Tintuc) —-Philippines thuê 5 luật sư giỏi để ‘đấu’ TQ về biển Đông (NĐT) —-Obama và Anquino sẽ không né tránh Trung Quốc ở Biển Đông (GDVN)Mỹ đã dàn trận đón đường các mũi Hải quân của Trung Quốc? (SM) —-Asahi: Việt Nam mua tàu tuần tra bảo vệ ngư dân, ngư trường Biển Đông (GDVN) — Từ Syria tới Biển Đông, sức mạnh hải quân đã quay trở lại (GDVN)
Ai đang thực sự né tránh vấn đề Biển Đông? (ĐV) —-Philippines thuê chuyên gia quốc tế trong vụ kiện TQ ở Biển Đông (VOA) —- Bộ đôi Obama-Aquino sẽ bàn bạc gì ở Manila? (KT)
Việt Nam nhắc lại yêu cầu Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận vũ khí (RFI) — Thủ tướng Việt Nam kêu gọi Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương (VOA)
Hội nghị TƯ ‘có thể tác động kỳ họp QH’ (BBC /nghe) - Luật sư Trần Quốc Thuận, cựu
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam và một đảng viên kỳ cựu, hy
vọng khi Hội nghị Trung ương 8 bàn thảo về các dự án sửa đổi Hiến pháp
sẽ có tác động tới kỳ họp Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi sắp nhóm
họp vào tháng 10.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trình QH Khóa XIII tại kỳ họp thứ 5, kỳ họp 6 có gì mới? (Tamnhin) — 2014 Tổng thống Pháp thăm Việt Nam (VNN)
Có người kế vị Hồng y Phạm Minh Mẫn (BBC) -Vatican
bổ nhiệm Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc làm Tổng giám mục phó,
có quyền kế vị tại Tổng giáo phận Sài Gòn.Khi nói dối là…chuyện nhỏ (RFA) -“Cách đây không lâu, bà Phó Chủ tịch nước nói: Dân chủ của Việt Nam là “cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản”. Câu nói ấy đã gây nhiều phản ứng, nhưng không phải là nói dối nếu so với giáo trình Mác-Lênin…”
Quảng Trị: Hàng ngàn nhà dân tốc mái, đê kè xói lở - (DV) —-Bão số 10 đổ bộ tại Hà Tĩnh: Kỳ Anh, Cẩm Xuyên nhiều thiệt hại - (DV) —TT- Huế: Hơn 100 nhà dân hư hại, 1 người bị thương do bão - (DV) —Hệ thống điện tỉnh Quảng Bình hoàn toàn tê liệt - (DV) —Chùm ảnh: Nhiều thiệt hại khi bão số 10 đổ bộ tại Hà Tĩnh - (DV) —-Lũ đầu nguồn ĐBSCL vượt mức báo động 2 - (DV) — Hà Tĩnh: Vẫn chưa cứu được 10 công nhân mắc kẹt trong mưa bão (Tamnhin)
Quảng Bình: 2 người chết vì bị tháp ăngten đè (TT) —- Người chạy bão số 10, kẻ hí hửng đùa vui (ĐV) —-Phong thủy, một âm bản văn hóa Trung Quốc (RFA)Một người dân kiện Trưởng phòng Cảnh sát giao thông (ĐV)
Bộ Tài chính đề xuất giảm lương “phản cảm lắm” (DT) —–Làm ít, hưởng lương cao: Vào doanh nghiệp nhà nước! (Dân trí) —Đổi tên -(Dân trí)
Đạo đức và chuyên môn ngành Tư pháp Tỉnh Vĩnh phúc đang xuống cấp? (Tamnhin) —Đắk Nông: Cần xử phạt các doanh nghiệp lập khống hóa đơn chiếm đoạt tiền thuế (Tamnhin)
Hôm nay, 1.10: Nhiều khoản thu nhập được miễn thuế (DV) —-Mất chức vì… làm việc tốt cho người dân - (DV)
Khởi tố, bắt giam chủ đầu tư dự án B5 Cầu Diễn - (DV) —-Bà Hoàng Dược Thảo vu khống báo Người Việt là ‘cộng sản’ (NV / youtube)
Vụ bệnh viện ‘ăn gian’ 15 tỉ đồng của bệnh nhân: Dừng việc thu sai (TN)
Sự im lặng đáng ngại: Đừng để dân mất niềm tin (TN) -Việc
cơ quan có thẩm quyền không trả lời dân hoặc kéo dài sự việc… không chỉ
vi phạm pháp luật, mà còn làm giảm niềm tin của dân vào cơ quan công
quyền.
Lãnh đạo “lạc đường” khi bị quyến rũ (TVN) —-Huyền Chip, trí thức lập ngôn và người hùng @ (TVN)
Tài sản và quyền lực cha con Đỗ Bình Dương (VEF)
Mồng 2/10/2013 Tòa xử công khai luật sư Lê Quốc Quân? (Phương Bích) —- Ý kiến của gia đình luật sư Lê Quốc Quân sau thánh lễ CLHB ở Sài Gòn (Chuacuuthe) — Thư mời đến dự phiên tòa công khai của gia đình Ls Lê Quốc Quân (NVCL) —-Ban Công Lý và Hòa Bình Giáo phận Vinh lên tiếng bênh vực công lý trong vụ án luật sư Lê Quốc Quân (GP Vinh)
Biển Đông: Đuổi lui tàu giặc sau 11 ngày bị vây hãm (Infonet)
Bác sĩ Alexandre Yersin là công dân danh dự của Việt Nam (NLĐ) —Chủ tịch nước sẽ dự Hội nghị APEC 21 tại Indonesia (TTXVN)
Miền Trung tan hoang chỉ sau 1 đêm hứng bão (SM) —–Quảng Bình trong bão dữ: Ngỡ như qua một trận B52 rải thảm… (Dân Việt) —–Bão dữ vừa quét qua, trên biển Đông lại xuất hiện vùng áp thấp mới (DV) —-Quảng Trị: Hàng ngàn nhà dân tốc mái, đê kè xói lở (DV)
Chỉ cần có tiền, bác sĩ ‘chui’ thoải mái hành nghề (SM) —-Loạn bằng bác sĩ cho thuê (TP) —Lấy đâu ra 9,1 tỉ USD mua máy bay? (TN) -
Ông Vũ Mão chỉ rõ 5 điểm “cốt tử” để bắt “sâu tham nhũng” (GDVN) —-Cận cảnh dự án “trên giấy” B5 Cầu Diễn sau khi TGĐ bị bắt khẩn cấp (GDVN)
Bộ Xây dựng dừng xây trụ sở, tiết kiệm khoảng 1.000 tỷ đồng (DDDN) ——Đà Nẵng: “Nợ” đất tái định cư của 946 hộ (DV) —-Tham nhũng – công nghệ kiếm tiền “khủng” (DT)
Vụ chôn thuốc trừ sâu: Tại sao chưa khởi tố vụ án? (Dân trí) —-Vụ tố “tráo thủy tinh thể”: Bệnh nhân hỏng mắt sau mổ lên tiếng! (Infonet)
Dân tố nhà do “TGĐ dùng gậy golf đánh người” quản lý xuống cấp trầm trọng (LĐ) —-Tổng giám đốc thu hơn 100 tỉ đồng góp vốn rồi không… xây nhà (NLĐ) —-Thanh Hóa “tố” thành viên VPF nhận lương “khủng” (LĐ) —Thanh tra Bình Phước phát hiện 1,2 tỉ đồng sai phạm (PLTP) —–Cứu sống 5 thuyền viên bị sóng đánh chìm tàu sau bão số 10 (NLĐ)
Khai mạc hội nghị Trung Ương Đảng lần thứ 8: Đánh giá bức tranh thực về kinh tế – xã hội (TT) -Về
khó khăn, thách thức, phải chăng bao gồm: sự biến động nhanh chóng,
phức tạp của tình hình chính trị, kinh tế thế giới và khu vực, nhất là
tình hình trên biển Đông; sự chống phá của các thế lực thù địch; những
tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường và mở cửa, hội nhập
quốc tế; những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng
Nhà nước và trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế – xã hội?…
Nói chung là do yếu tố khách quan và do ông Trời… cùng bọn thế lực thù địch….chớ đâu phải tại TAO.
- Phó tổng cục trưởng tổng cục Thống kê: “Nói con số không đáng tin cậy là không công bằng” (SGTT). - Sự nhọc nhằn của GDP với kế hoạch 5 năm (Tầm nhìn).
- Sở hữu chéo Ngân hàng mê hồn trận (TP). - VAMC mua hơn 1.700 tỷ đồng nợ xấu của Agribank (ĐT). - Ngân hàng yếu, càng giữ càng nguy hiểm (NNVN).
- Tín dụng giảm, điều gì đang xảy ra? (ĐTCK).
- Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu: vẫn “nặng về cơ chế xin – cho”? (ANTĐ). - Bình ổn thị trường, xăng dầu chưa thể giảm giá… (PT). - Thị trường xăng dầu: Bao giờ “lột xác”? (ĐĐK). - Nói ‘nặng xin cho’ là hơi nặng (TP).
- Đầu tư cho khoa học là con đường duy nhất giúp nông nghiệp phát triển (Tia sáng). - Đổ mồ hôi, sôi nước mắt: Anh nông dân bốn trong một (NNVN).
- Đường tồn đầy kho, áp lực đè giá mía! (NNVN). - “Nhóm lợi ích” thủ lợi từ nhập đường? (LĐ).
- Ồ ạt phá rừng làm cao su: “Nếu sai, chúng tôi chịu trách nhiệm…” (TT). (chịu "trách nhiệm mồm" thì ai cũng mần được ....)
Sự ‘bí hiểm’ của nền kinh tế Việt (TVN) -“Doanh
nghiệp chết, người mất việc tăng, nhưng tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ hộ
nghèo lại giảm đi rất nhiều, vậy “bí ẩn” nằm ở chỗ nào?” —Xăng dầu chưa thể giảm giá vì nhu cầu vẫn rất lớn? (ĐV)Thiếu nguyên liệu chế biến điều xuất khẩu - (DV) —-Nhà máy đường đối mặt nguy cơ phá sản- (DV)
Gas giảm giá (TN) —-Eximbank: Sếp ra đi, cổ đông lớn thoái lui (VNN)
Ngân hàng nào bơm tiền cho “chúa chổm” Vinacomin? (ĐTCK) Bất chấp việc đang phải vật lộn với các vấn đề tài chính lẫn hoạt động kinh doanh, Vinacomin vẫn bán được toàn bộ 5.000 tỷ đồng trái phiếu
Tín dụng giảm, điều gì đang xảy ra? (ĐTCK) —-VAMC mua hơn 1.700 tỷ đồng nợ xấu của Agribank (ĐTCK) —–Thừa vốn, ngân hàng vẫn cạnh tranh huy động (ĐTCK)
Hàng vạn gà vịt lậu, cá lậu ồ ạt tuồn từ Trung Quốc vào Việt Nam (DT) —-Vàng giảm tiếp xuống dưới 37,5 triệu đồng/lượng (DDDN)
Giá gas giảm 8.000 đồng/bình 12kg từ 1/10 (DDDN) —-Thi hành án bó tay với doanh nghiệp “rỗng ruột” (TT)
- Một số nhận định về An Nam quốc thư ở Đàng trong (VHNA). - Những cách thế lựa chọn của kẻ sỹ tinh hoa trong lịch sử [Nghiên cứu trường hợp Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du] (VHNA). - Cái tôi trong văn học thời đại Lí Trần (Trần Đình Sử).
- Khảo cổ học dưới nước – Đã hết thời “3 không”? (SGGP). - Quy hoạch khảo cổ: Bỏ ngỏ đến bao giờ? (VOV).
- Chuyện ở ‘lớp học di sản (TTVH).
- Những ghi chú về nghệ thuật của Kundera (Tia sáng). - Science in Vietnam (Nguyễn Văn Tuấn). - Vấn nạn đạo văn.
- VỆ SINH BUỔI SÁNG (Hồ Như Hiển).
- Tĩnh lặng (III) (Da màu).
- Huyền Chip “Xách ba lô lên và đi”: Câu chuyện chưa dừng lại (NNVN). - Hồ Thơm: Việc gì mà ầm ĩ lên thế??? (Hà Hiển). - Hãy cứ đi, nhưng đừng chết vì thiếu hiểu biết (Hải Lý). - Huyền Chip sẵn sàng ‘giải trình’ mọi chất vấn (TTVH). - Huyền Chip làm bản giải trình 31 trang với 31 chữ ký của cá nhân (DV). - Huyền Chip muốn công bố toàn bộ thư giải trình trên trang cá nhân (TN).
- Khó tìm “màu” của âm nhạc Việt Nam… (ĐĐK).
- Ngẫm lại chuyện khen – chê (PT).
- Chùa Đàn lên sân khấu kịch (TT).
- Làm phim tiền tỷ để… cất kho (DV). - Giám khảo LHP Việt Nam 18: Thừa già, vắng trẻ (VNN). - Bật mí chuyện hậu trường làm phim “Người cộng sự” (VOV).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Giáo sư Hoàng Tụy: Đã tìm ra điểm đột phá để phát triển giáo dục (TTVH). - Cải tổ giáo dục là “trận đánh” cả đời (GDVN).
- Dấn thân vào quá khứ của dân tộc (Tia sáng).
- Học sinh cấp II ngồi bàn ghế cấp I (TT). - Báo động về sức khỏe học đường (ĐV).
- Nỗi đau cho người lớn (ĐĐK).
- Trung Quốc: Tranh cãi X hay O? (NLĐ).
- Tổng Thống Obama bổ nhiệm 2 người Việt Nam vào VEF (Người Việt).
Chỉ đổi mới, giáo dục khó đột phá (VNN) —-ĐH Điều dưỡng Nam Định: Sinh viên đi đúng giờ phải nộp phạt? (NĐT)Đề xuất đổi mới toàn diện giáo dục, cần đổi mới cả giáo dục đại học (GDVN) — “Trận đánh” lớn của ngành giáo dục không cẩn thận sẽ thua? (GDVN)
Bộ GD-ĐT rút kinh nghiệm sâu sắc về ban hành văn bản (GDVN) —-Vụ trung tâm giáo dục “bán chữ”: Kỷ luật 3 đảng viên (DV)
Ngôi trường 12 năm chờ mở cổng (DT)
Đồ uống có gas làm chậm phát triển não bộ của trẻ (VN+)
- Nghệ An: Mực nước các hồ chứa đang tăng, nguy cơ vỡ đập (VOV). - Bàng hoàng cảnh cột phát sóng bị bão dữ vặn xoắn, “bóp” nát (DV). - Bão số 10 tan, Bắc Trung bộ thiệt hại nặng (TP).
- Tai nạn thương tâm, 3 học sinh chết thảm (GDVN).
- Huỳnh Uy Dũng: đừng giở trò mèo! (DLB).
Trần Quảng Nam với những bản “tình cũ” (RFA) -“Vào
một ngày khoảng chừng năm 1985 … trong một lần dọn dẹp, thấy tập ảnh cũ
và hình người bạn gái …mình xúc động lắm nên mới viết bài nhạc này và
bắt đầu bằng câu “mười năm không gặp…””Chuyện chưa kể về bộ phim tài liệu nổi tiếng thế giới- “Far From Vietnam” -(Dân trí) – Khi “Far From Vietnam” được trình chiếu ở Mỹ trong khuôn khổ Liên hoan phim New York năm 1967, phản ứng đối với bộ phim rất trái ngược nhau: những tràng pháo tay vang lên bên cạnh những tiếng la ó, chửi thề phản đối.
Làm phim tiền tỷ để… cất kho (DV) —Phụ huynh sợ đại diện phụ huynh – Kỳ 2 (TN) —Di tích lịch sử thành bãi chăn bò (TN)
Hồ Ngọc Hà bị cướp giữa ban ngày -(Kienthuc.net.vn) – Nữ ca sĩ cho biết, mình vừa bị giật mất ví cầm tay giữa ngã tư đông đúc mà không thể làm gì. -Bà mẹ một con vừa chia sẻ trên trang cá nhân về vụ cướp giữa ban ngày mà chính cô là nạn nhân.
“Cướp giữa ban ngày, ngay đèn đỏ và
ngay chính mình… cầm vít lấy đồ của xe trước nhiều sự chứng kiến mà
cũng có ai làm được gì đâu… Cướp… Xã hội nào cũng có nhưng quá nhiều và
trắng trợn thì chắc vô địch thuộc về chúng ta… Sống kiểu “thân ai nấy
lo” thế này thì thật dã man. Nhưng chuyện này không làm mình lo sợ bằng
chuyện mình mới đọc được comment của khán giả hỏi sao con mình vẫn chưa
bị bắt cóc ngay trên báo!!! Cái nào mới ác hơn? Căn bệnh về tính cách
làm sao có thuốc chữa nhỉ?
Ps: Mới bị cướp, bức xúc, mọi người cẩn thận. Ngay cả kẻ cướp cũng phải cẩn thận kẻo có đứa cướp lại…”.
Người nổi tiếng và giàu có , có khác-
Mới bị cướp tí xíu chưa được cộng lông mà la chói lói- Người khác bị
cướp sạch cả đám chớ đâu một, mấy chục năm lang thang vất vưởng … cũng
đành ngậm đắng nuốt cay có la ó gì đâu – Ít nhất một lần nhỏ vậy cho nếm
cái mùi bị cướp… xứ ta tự do, hạnh phúc nhất Trần ai mà.Ps: Mới bị cướp, bức xúc, mọi người cẩn thận. Ngay cả kẻ cướp cũng phải cẩn thận kẻo có đứa cướp lại…”.
<<<====5 sao phim cấp 3 gây náo loạn thảm đỏ (KP)
Nhân dạng kẻ cướp tiệm vàng giữa ban ngày (TN) —Cô bé 15 tuổi phổng phao như thiếu nữ 18 bị “bán” làm tiếp viên (LĐ) —-“Xe điên” đâm nát 5 xe máy, 5 người trọng thương (DT)
Phụ nữ trần ngực, thả rông để bình đẳng giới? (SM) ====>>>
Xôn xao clip nữ sinh dân tộc hỗn chiến trên đường quốc lộ -(Dân trí) —–“Hiệp sĩ” tung cước đá văng khẩu súng trên tay kẻ trộm (NLĐO)
Chế biến da heo bẩn làm thực phẩm (TN) —-Thực tế người mẫu Việt đi thi giải chỉ để kiếm… đại gia (VNN) —Dùng côn nhị khúc tấn công CSGT (NĐT)
‘Xã hội đen’ hoành hành các bệnh viện ở TP HCM (NĐT) —-Côn đồ dùng roi điện đánh chết người vô tội (ĐV) —–Côn đồ đoạt mạng ở Phủ Lý:Giở trò câu giờ chạy trốn (ĐV) —-Các hiệp sĩ tóm gọn 2 tên trộm dùng súng (DV)
Truy bắt kẻ giết người từ va chạm giao thông (DV) —–Cặp tình nhân đe dọa bắt cóc, tạt axít bé 5 tuổi để tống tiền (Infonet)
Cướp lắc vàng của chị dâu lấy tiền bao bạn gái “đập đá” (LĐ) —-Gặp cướp, thủ môn U.19 trổ tài lấy lại iPhone (LĐ)
- Sứ quán Trung Quốc tại Syria bị trúng đạn cối (DT). - Phiến quân Syria đe dọa kế hoạch Lavrov-Kerry (KT). - Syria chế nhạo Mỹ ‘đạo đức giả’ còn Israel không đỡ nổi ‘cú đập’ của siêu vũ khí (SM). - Pháp điều tra chú ruột Tổng thống Syria vì “giàu có bất thường” (GDVN). - Pháp hủy tấn công Syria vào phút chót (TN).
- Venezuela trục xuất quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ (TT). - Venezuela đuổi 3 nhà ngoại giao Mỹ “phá hoại” (KP).
- Không thống nhất ngân sách, chính quyền Mỹ đóng cửa (TT). - Chính phủ Mỹ chuẩn bị ngừng hoạt động (VnEco). - Tổng thống Mỹ: Tôi không chấp nhận để chính phủ bị đóng cửa (TN). - Chính phủ Mỹ chính thức phải đóng cửa từ 11h trưa nay (Infonet). - Chính phủ Mỹ chính thức ngừng hoạt động (VNN).
- Tư hữu là cốt lõi của tự do (Phạm Nguyên Trường).
Gioan Phao Lồ II và Gioan XXIII sẽ được phong thánh vào tháng 04/2014 -(RFI)
Ngoại trưởng Mỹ lạc quan : Thỏa thuận với Iran có thể đạt được rất sớm-(RFI) —800.000 công chức liên bang Mỹ có nguy cơ thất nghiệp kỹ thuật-(RFI)
Mỹ: Bắc Triều Tiên theo dõi thỏa thuận vũ khí với Syria (VOA) —-Chuyên gia vũ khí quốc tế trên đường tới Syria (VOA)
Trung Quốc: Không họp thượng đỉnh với Nhật tại APEC (VOA) —–Tân thủ tướng Úc đến Indonesia thảo luận về thuyền nhân -(RFI)
Liên Hiệp Quốc đòi Damas tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhân đạo -(RFI)
Cử tri Bồ Đào Nha cảnh cáo chính phủ về chính sách khắc khổ -(RFI) —Thỏa thuận cấm buôn lậu gỗ giữa Liên Hiệp Châu Âu và Indonesia -(RFI)
Bầu cử Quốc hội Áo : Liên minh cầm quyền được triển hạn dù kết quả tồi tệ -(RFI)
Trung Quốc lại “sờ gáy” quan tham (NLĐO) – Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) đã quyết định khai trừ tư cách Đảng viên và cách chức cựu tỉnh trưởng tỉnh An Huy Nghê Phát Khoa vì bị cáo buộc tham nhũng.
Cách chức tỉnh trưởng do nghi ngờ nhận hối lộ (NĐT) – Bên Tàu. —-“Ấn Độ có thể ném bom Tây Tạng – Trung Quốc khi có chiến tranh “ (GDVN)
Hàn Quốc diễu binh quy mô lớn với hàng loạt vũ khí (GDVN) —-Pháp điều tra chú ruột Tổng thống Syria vì “giàu có bất thường” (GDVN)
Nhật Bản muốn sửa đổi triệt để Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí (GDVN)
9 nước CIS cử sỹ quan tham gia tập trận chống khủng bố ở Kyrgyzstan (GDVN)
Sứ quán Trung Quốc ở Syria trúng đạn cối (PLTP)
Hành trình chết chóc của chó nhập khẩu
Vẻ ngoài của Nguyễn Tiến Tùng là một minh họa điển hình cho những tay đồ tể ở Hà Nội: khỏe mạnh, bẩn thỉu và máu lạnh. Trang phục thường nhật của anh ta hầu như lúc nào cũng dính máu, xộc xệch và bốc mùi, phóng sự của tờ Guardian mô tả.
Món thịt chó gây chia rẽ dư luận Trung Quốc
Nạn buôn lậu chó từ Thái Lan sang Việt Nam
Liên minh bảo vệ chó châu Á được thành lập
Nạn buôn lậu chó từ Thái Lan sang Việt Nam
Liên minh bảo vệ chó châu Á được thành lập
Người đàn ông 42 tuổi, với đôi tay đầy những vết cào xước, rướn mình
kiểm tra "lò mổ" tại gia, vốn là một cái hiên nhà bằng bê tông nằm ngay
sát con ngõ nhỏ, được lấp đầy bởi những thi thể động vật trụi lông, gớm
ghiếc.
Cách đó vài bước chân là một chiếc lồng sắt nhỏ, nhốt 5 con chó đang
ngồi kế bên nhau, run rẩy và đầy sợ hãi. Vài con trong số đó vẫn đeo
nguyên vòng cổ, chứng tỏ nó từng là thú cưng của một ai đó.
Tùng bước tới phía cái lồng, lôi ra một con chó, vuốt ve và xoa đầu nó
với vẻ ân cần của một con người nhân hậu. Ngay khi con vật bắt đầu vẫy
đuôi, Tùng liền giơ chiếc gậy kim loại đang cầm sẵn trong tay và giáng
một cú chí mạng vào đầu nó, rồi đóng sầm cánh cửa sắt trước ánh mắt
hoảng loạn của những con vật còn lại.
Cách không xa nhà Tùng, ở phía bắc quận Cầu
Giấy, Hà Nội, có một nhà hàng đặc biệt, nơi chỉ phục vụ một món ăn duy
nhất, là thịt chó. Loại thực phẩm này được chủ nhà hàng chế biến theo
rất nhiều cách, từ hầm, nướng, cho tới tiết canh và dồi. Là một trong
những nhà hàng thịt chó nổi tiếng nhất Hà Nội, nhà hàng tọa lạc bên một
con kênh yên tĩnh và phục vụ thực khách bất kể ngày đêm.
"Việc này có vẻ khá kỳ quặc, khi một
người nuôi chó như tôi lại ngồi đây và ăn thịt chó", Đức Cường, một bác
sĩ 29 tuổi, nói trong khi đang gật dù thưởng thức món thịt chó ăn kèm
húng quế. "Nhưng tôi không thấy
có vấn đề gì khi ăn chó của những người khác", anh cho biết sau khi nuốt
miếng thịt gọn lỏn và hắng giọng: "Thịt chó vừa ngon vừa tốt cho sức
khỏe".
Người Việt Nam nuôi chó vừa để giữ nhà và lấy thịt. Ảnh minh họa: AFP |
Dù không rõ việc ăn thịt chó bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ khi nào,
nhưng ai cũng biết việc tiêu thụ loại thực phẩm này, nhất là ở miền bắc,
là hiện thân của một truyền thống lâu đời. Theo các nhà bảo vệ động
vật, có khoảng 5 triệu con chó bị giết thịt ở Việt Nam mỗi năm. Thịt chó
là món ăn đầu tiên mà người ta nghĩ đến khi lên kế hoạch cho những bữa
nhậu, họp mặt gia đình, cũng như vào các dịp đặc biệt. Theo đông y, món
ăn này giúp đàn ông tăng cường thể lực, sinh nhiệt và làm ấm cơ thể. Nó
cũng giúp người Việt Nam đổi món, khi đã chán ngấy thịt lợn, gà hay bò.
Nhiều người thậm chí còn tin rằng, con vật bị hành
hạ càng nhiều trước khi chết thì thịt của nó càng ngon. Điều này phần
nào giải thích cho cách những con chó bị sát hại ở Việt Nam, hoặc bằng
một cú đánh chí mạng vào đầu, như Tùng vẫn làm, hoặc chọc tiết hay thiêu
sống.
"Tôi từng ghi lại cảnh những con chó bị ép ăn gan ngỗng trước khi chết", John
Dalley, người đứng đầu tổ chức phi lợi nhuận, nhằm ngăn chặn việc kinh
doanh thịt chó ở Đông Nam Á, mang tên "Quỹ Soi Dog" có trụ sở ở Thái
Lan, cho biết. "Họ còn tìm cách nhét một cái ống vào dạ dày của những
con chó, rồi bơm gạo sống cùng nước vào đó để tăng trọng lượng của
chúng", Dalley nói.
Là một đồ tể lành nghề, Tùng chọn cách
đơn giản hơn để kiếm lời, đó là "đặt một hòn đá vào miệng chúng", anh ta
nói, trước khi mở cửa lồng và đập chết nó.
Theo thống kê của chính phủ, có khoảng 10 triệu con chó đang sống ở Việt Nam, nơi thịt của chúng có giá đắt hơn thịt lợn. Nhu
cầu ngày càng tăng khiến giới kinh doanh buộc phải tìm nguồn cung ở các
làng quê, nơi chó thường được thả rông, thông qua những tay trộm chó.
Tình trạng này bị đẩy lên cao tới mức, nhiều tên trộm còn bị đánh tới
chết, trước sự giận dữ và dồn nén của người dân. Khi nguồn cung trong
nước không đảm bảo, thì người ta buộc phải tìm tới thị trường nước
ngoài. Vậy là một đường dây kinh doanh chó xuyên quốc gia được thành
lập, với khoảng 300.000 con được "vượt biên" mỗi năm, từ Thái Lan, qua
Lào, tới Việt Nam, trong tình trạng đói khát, bệnh tật.
Tham quan làm ngơ - Mafia hậu thuẫn
Nhờ sự quản lý của một tập đoàn mafia xuyên quốc gia, cùng sự "chống
lưng" của các tham quan mê tiền, nên việc kinh doanh thịt chó ở Đông Nam
Á gần như không gặp bất cứ rào cản nào.
"Ban đầu chỉ là chuyện buôn bán đơn thuần", Roger
Lohanan, một thành viên của Hiệp đội Bảo vệ Động vật Thái Lan, có trụ
sở ở Bangkok, nói. "Nhưng hiện tại nó đã trở thành một ngành xuất khẩu
chủ lực. Chó là mặt hàng không bị đánh thuế, và lợi nhuận từ việc buôn
bán chúng có thể lên tới 500%. Ai cũng muốn được hưởng lợi."
Là một thị trấn nhỏ bé, yên bình ở Sakon
Nakhon, miền đông bắc Thái Lan, Tha Rae sẽ chẳng có gì đặc biệt nếu
người dân ở đây không chọn làm giàu bằng cách buôn bán thịt chó. Được mệnh danh là "Ngôi làng Đồ tể", Tha
Rae bắt đầu nổi tiếng khắp Thái Lan từ 150 năm trước, khi một nhóm
người Việt chuyển tới nơi này. Hiện tại, có khoảng 5.000 người, chiếm
khoảng 1/3 dân số Tha Rae, chọn việc buôn lậu, trộm cắp hoặc giết thịt
chó là nghề tay trái.
Chính phủ Thái Lan coi việc vận chuyển chó không có giấy phép tiêm
chủng là phạm pháp, cũng như việc buôn lậu chúng sang Lào mà không có
tài liệu thuế và hải quan. Ăn thịt chó không phạm pháp, nhưng đó là việc
làm đặc biệt nhạy cảm, đặc biệt tại những khu vực có nhiều nhà hoạt
động vì quyền động vật. Tuy nhiên, ở Tha Rae, nơi các quầy hàng thịt chó
được bày bán ngay trên vỉa hè, không xa nơi tọa lạc của tòa nhà thị
chính, thì đây lại là chuyện rất bình thường. Mỗi kilogram thịt chó được
bán với giá từ 200.000 đồng. Từ đầu, mình, cho tới tứ chi và các bộ
phận của con chó đều được bán ở đây, và "bạn có thể nấu bất cứ kiểu nào
cũng được", một tiểu thương nói.
Bất chấp luật chống buôn lậu, một lượng lớn chó vẫn bị chuyển ra ngoài
biên giới Thái Lan mỗi năm, bởi sự bàng quan của các quan chức. "Chúng
tôi biết những kẻ ấy, biết nơi họ sống, biết tên của họ. Chúng tôi còn
có cả ảnh làm bằng chứng", Edwin Wiek, người đồng sáng lập Liên minh
Hoạt động vì Động vật, một tổ chức từ thiện có trụ sở ở Thái Lan, nói.
"Nhưng họ vẫn buôn lậu được vì đã chi rất nhiều tiền hối hộ. Chừng nào họ còn chi tiền, chừng đó giới chức còn làm ngơ."
Tuy nhiên, không phải ai cũng tệ như giới chức Tha Rae, và lực lượng
Hải quan Hoàng gia Thái Lan là một trong số đó. Họ từng chặn một lô hàng
chứa gần 2.000 con chó hồi tháng 4, và một lô khác gồm 3.000 con vào
tháng 5, khi chúng đang bị xếp chồng lên nhau để đưa sang Lào. Người
đứng đầu lực lượng này là thống đốc Surasak Suwanakesa, 45 tuổi, tổng
chỉ huy đơn vị tuần tra khu vực ven sông Mê Kông. Mong muốn của ông là
chấm dứt hoàn toàn nạn buôn chó ở khu vực. "Đó thực sự là một nỗi xấu hổ", ông vừa nói vừa lắc đầu.
"Những con chó được mua hoặc bắt trộm,
sau đó bị bán với giá 200 bạt (khoảng 105.000 đồng) mỗi con, rồi gửi tới
Tha Rae. Từ đây, những con có kích thước lớn sẽ được chuyển tới Baan
Pheng, một tỉnh miền bắc Thái Lan, trước khi bị đưa sang Trung Quốc.
Những con nhỏ hơn sẽ bị đưa sang Việt Nam. Chỉ 5 phút trên sông, và giá
của chúng sẽ tăng gấp 10 lần. Đó chính là lý họ lao vào làm việc này."
Các nhà hoạt động cho biết, các tên trộm chó thà nộp phạt rồi tái phạm
còn hơn là bỏ nghề. Họ không hề hoạt động đơn lẻ, mà được giật dây bởi
cả một tập đoàn mafia. Tổ chức này, theo ông Wiek, thường kiếm được gfần
2 triệu USD mỗi năm nhờ việc buôn bán chó. Với nguồn lợi khổng lồ như
vậy, không lý gì mà họ lại để những người như ông Surasak, cùng lực
lượng của ông, ngáng đường.
"Chúng treo thưởng 4 triệu bạt (gần 3 tỷ đồng) cho kẻ nào có được cái
đầu của người tiền nhiệm tôi. Không biết đầu tôi đáng giá bao nhiêu",
ông hài hước đùa, nói thêm rằng nỗ lực của ông và các đồng sự là rất
hiếm hoi. "Thường thì mỗi văn phòng chính phủ có liên quan sẽ nhận được
khoảng 20.000 bảng Anh (khoảng 700 triệu đồng) tiền hối lộ. Điều thú vị
nhất trong công việc này là chỉ sau ba năm "cống hiến", bạn đã có thể
kiếm được hàng triệu bảng tiền đút lót."
Những con chó trên đường tới lò mổ. Ảnh: Metro.uk |
Đường tới địa ngục
Để sang được Việt Nam, những con vật tội nghiệp phải ngồi chui rúc
trong những chiếc lồng sắt, vượt hàng nghìn kilometre từ Thái Lan, qua
sông Mê Kông sang Lào, rồi từ Lào đi dọc Quốc lộ 8 sang thành phố Vinh,
Nghệ An. Mỗi chiếc lồng thường chứa từ 12 tới 15 con, 6 tới 8 chiếc trên
một xe, với tổng trị giá vào khoảng 13 triệu đồng.
Bằng tiền, biển số giả và hệ thống định
vị toàn cầu, những kẻ buôn lậu không phải đối mặt với bất cứ khó khăn
gì ngoài một hành trình rộng mở trước mắt. "Một khi sang được Lào, không
gì có thể ngăn cản chúng", một quan chức giấu tên Thái Lan nói.
Những kẻ buôn lậu, nếu có, thường nghỉ chân ở Lak Sao, thành phố cuối
cùng ở Lào trước khi chạm tới biên giới Việt Nam. "Chưa thấy xe đã thấy
tiếng", một người dân địa phương đùa,
nói về cách dòng xe buôn lậu tiến vào thành phố giữa đêm, hòa cùng tiếng
sủa của những con thú đáng thương.
"Chú của bạn cháu thỉnh thoảng cũng
giúp chuyển lũ chó vào vào xe tải khi ông ấy không phải làm ruộng", một
thiếu niên trên chiếc xe khách đi sau đoàn buôn lậu, nói.
Rời Lak Sao, đoàn xe tiến vào một vùng núi hoang vu, trước khi chạm mốc biên giới Việt - Lào. Duong
Nguyen, 38 tuổi, một lái xe khách, người đêm nào cũng đi 6 tiếng từ
Vinh về Hà Nội, nói. "Những chiếc xe đó thường chở đầy chó, nhưng gần
đây tôi còn thấy cả mèo", anh nói.
Món ngon khoái khẩu
Tại Hà Nội, thịt chó xuất hiện ở khắp
mọi nơi. Dọc phố Tam Trinh, phía nam thành phố, hàng chục quầy hàng được
bày bán san sát trên các vỉa hè. Chủ nhân của chúng, thường là thanh
niên, luôn tay chặt thịt, tẩm ướp và bán hàng, cho biết họ chỉ nghĩ đến
chất lượng của những con chó chứ chẳng quan tâm tới việc chúng xuất xứ
từ đâu. Tại cửa hàng của bà Hoa Mo, một phụ nữ 63 tuổi, người đã dành cả
cuộc đời cho nghiệp bán thịt chó, một thanh niên, tay đưa tiền, tay
xách túi chân chó, hớn hở kể: "Vợ tôi mới sinh con nhưng cô ấy ít sữa
quá. Đông y bảo có thể giúp phụ nữ thêm sữa bằng cách ninh nhừ chân chó.
Tôi mua luôn 12 chiếc".
Quyền sở hữu vật nuôi vẫn còn khá mới
mẻ đối với người Việt Nam. Không giống phương Tây, người Việt nuôi chó
vừa để giữ nhà, vừa để lấy thịt. Để thay đổi thói quen này, các nhà hoạt
động đã chọn cách nhấn mạnh tác hại của thịt chó đối với con người.
Những con vật này có thể mang theo vi rút tả, sán hoặc bệnh dại, một nhà
hoạt động nhấn mạnh.
Hà Nội từng đăng cai hội nghị quốc tế đầu tiên về việc kinh doanh thịt chó hồi tháng 8 vừa qua. Tại đây, giới lập
pháp và các nhà hoạt động 4 nước Đông Nam Á là Thái Lan, Lào, Campuchia
và Việt Nam đã đồng thuận về một kế hoạch 5 điểm, trong đó cấm vận
chuyển chó vì mục đích thương mại qua biên giới trong 5 năm, nhằm nghiên
cứu mối liên hệ giữa việc này và sự lan truyền bệnh dại.
Tuy nhiên, theo Dalley, thỏa thuận này
không giúp ích nhiều cho việc đẩy lùi hoạt động buôn bán và sát hại chó.
"Giới buôn lậu đã tìm ra biện pháp thay thế, bằng việc giết thịt chó
ngay tại Thái Lan rồi vận chuyển chúng trong tình trạng là xác động
vật", ông cho biết, nói thêm rằng "nhiều khả năng sang năm sẽ có một hội
nghị ở Bangkok bàn về chuyện này. Sẽ thật xấu hổ nếu họ vẫn để mặc nạn
buôn chó hoành hành".
Thịt chó là một trong những món ăn khoái khẩu của người Việt Nam. Ảnh minh họa: DPA |
Chó là đồ ăn hay không
Trong số các quốc gia có liên quan tới
đường dây buôn lậu chó, Thái Lan là nước đặc biệt quan tới vấn đề này.
Sau khi được lực lượng hải quân của Surasak giải thoát, những con chó may mắn được đưa tới một trang trại của chính phủ ở Nakhon
Phanom, cách căn cứ hải quân một giờ về phía bắc. Tại đó, chúng được
điều trị trước khi chuyển tới các trang trại khác trên khắp đất nước.
Gần 5.000 con chó, phần lớn được cứu sống từ những tay buôn lậu, giờ
đang sống ở đó. Nhưng chỉ một lượng nhỏ trong số đó được về với chủ cũ
hoặc nhận nuôi, và trung bình mỗi ngày vẫn có 30 con bị chết vì bệnh
tật.
Trước thông tin này, Dalley cùng tổ
chức của ông đã tăng cường hỗ trợ thêm thức ăn, dược phẩm và tình nguyện
viên tới các trang trại để giúp đỡ lũ chó. "Phần lớn trong số chúng sẽ
chẳng bao giờ được nhận nuôi", Dalley nói trong khi đi dọc khu trại, bị
bao phủ bởi tiếng sủa và mùi hôi thối từ gần 2.000 con chó xấu số. Nhiều
con chó vẫn còn đeo vòng cổ, ngoan ngoãn và khá đẹp mã. "Có nhiều con
rất đẹp, nhưng người ta chẳng thích nhận chúng vì xuất xứ không rõ ràng.
Việc tìm nhà cho hàng nghìn con chó gần như là bất khả thi."
Không thể tin rằng những con vật này có thể trở thành đồ ăn, không phải
bởi chúng là chó, mà bởi chúng quá gầy gò và yếu ớt. Con thì gãy chân,
con thì bị ghẻ, rụng lông và xấu xí. Chỉ với 12 nhân viên để chăm sóc
2.000 con chó vô gia cư, việc này giống như một canh bạc không lối
thoát.
Theo Bhumiphat Phacharasap, một
chính trị gia, thì cách tốt nhất để ngăn chặn việc này là coi thịt chó,
mèo như một loại thực phẩm đích thực, như thịt lợn, thịt bò và thịt gà.
"Hãy đảm bảo rằng chúng khỏe mạnh, được tiêm phòng đầy đủ và có giấy
phép xuất khẩu, cũng như không bị tra tấn hoặc làm tổn thương trong quá
trình vận chuyển. Hãy đối xử với chúng theo cách chúng ta đối xử với bò,
lợn, gà", ông nói, nhưng cũng chỉ ra rằng, nếu làm theo cách này,
"chúng ta sẽ bị chỉ trích, tẩy chay và cô lập với phần còn lại của thế
giới".
Tuy nhiên, những người phản đối cho rằng việc ăn thịt chó là vô đạo
đức, bởi chó là bạn của con người, chúng thông minh và rất có ích. Đáp
lại, những người ủng hộ ý kiến của Bhumiphat Phacharasap lại lập luận
rằng, làm thế là đạo đức giả, bởi lợn thậm chí còn khôn ngoan hơn chó,
vậy mà con người vẫn ăn thịt xông khói hàng ngày mà đâu có nghĩ ngợi
nhiều.
Để minh chứng cho lý lẽ này, nhà văn Jonathan Safran Foer, trong cuốn sách Eating
Animals (tạm dịch: "Ăn thịt Động vật") của mình, đã viết rằng "Nếu
chúng ta cứ để mặc những con chó tự do sinh sản mà không hề can thiệp,
chúng sẽ tạo ra một nguồn cung bền vững mà không cần chăm sóc quá
nhiều".
Lập luận này đặt ra khá nhiều sự tranh cãi, nhất là khi nó liên quan tới sự khác biệt về mặt văn hóa, như triết gia người
Australia Peter Singer từng nói hồi năm 1975: "Việc lên án những pha
đấu bò ở Tây Ban Nha, chuyện ăn thịt chó ở Hàn Quốc hay giết thịt hải
cẩu ở Canada, trong khi vẫn không ngừng thu lượm trứng từ những con gà
mái, vốn đã bị giam cầm cả đời trong những chiếc lồng chật chội, chẳng
khác nào việc phản đối chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi trong khi
vẫn luôn miệng yêu cầu hàng xóm không được bán nhà cho người da đen".
Đối với người Việt Nam, những câu chuyện mang tầm vĩ mô này dường như
không nhận được nhiều sự chú ý. Đáp trả câu hỏi của phóng viên về suy
nghĩ của bản thân khi phải ăn thịt một con chó của ai đó, bác sĩ Đức
Cường thẳng thắn bộc bạch: "Tôi chả quan tâm, vì nó có phải chó của tôi
đâu".
Quỳnh Hoa (Theo The Guardian)
Lộ rõ lợi ích nhóm 'phù phép' phá rừng trồng cao su
(Doanh nghiệp)
- “Chúng tôi đã đi khảo sát thực tế thấy rằng thực chất chuyển đổi rừng
sang trồng cao su thì... chuyển rừng giàu là chính. Doanh nghiệp không
bán được gỗ rất buồn. Rõ ràng có chuyện bao che, lách để phá rừng”.
Ông Chu Quốc Cổn, Phòng Khoa học kỹ thuật và Công nghệ, Viện Điều tra Quy hoạch rừng đã chia sẻ với Đất Việt như vậy.
Nói thẳng là có chuyện lách luật
PV:- Thưa ông, câu
chuyện phá rừng trồng cao su, làm thủy điện đã được báo chí đề cập nhiều
trong thời gian qua. Dù có cả ảnh chụp lại những khu vực rừng nói là
nghèo nhưng lại ngổn ngang gỗ song nhiều địa phương vẫn chối rằng không
có chuyện phù phép phá rừng. Họ cho rằng vẫn làm theo quy định. Là người
trực tiếp đi khảo sát rừng tại những khu vực này, xin ông chia sẻ thêm?
Ông Chu Quốc Cổn: -
Phải nói thẳng là chắc chắn có chuyện lách luật là chính. Theo quy định
phải là “rừng nghèo kiệt” mới được chuyển đổi (tức là dưới 50m3/ha),
nhưng nhiều địa phương đã bỏ chữ “kiệt” đi và cho phép chuyển đổi.
Hiện nay bản thân bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng nhìn ra vấn đề này và không cho phép chuyển đổi nữa.
Tuy nhiên rất nhiều địa phương đã kịp
thời phá rừng và đến bây giờ nhiều diện tích rừng được cho là nghèo
nhưng thực chất không phải là rừng nghèo mà là rừng giàu. Lý do là vì
nếu không xác định hiện trạng cũ họ cũng nhanh chóng chuyển thành rừng
nghèo (trên bản đồ và số liệu) đã lách đi để khai thác.
Nói thật là những công ty lâm nghiệp khi đề xuất các dự án chuyển đổi chủ yếu là để khai thác gỗ, nếu không họ cũng khó tồn tại.
Đây là một trong số những gỗ được chặt từ rừng nói là nghèo kiệt để trồng cao su |
Có hai vấn đề lợi dụng để khai thác gỗ
nhưng thực tế những người yêu rừng thì không thể “bắt quả tang” khi các
đơn vị này vào khai thác mà chỉ tiếp cận được khi họ đã phá rừng xong.
Tuy nhiên, chỉ cần nhìn trên diện tích rừng khi họ đã khai thác xong cũng có thể thấy được rừng đã bị tàn phá như thế nào.
Những người tâm huyết với ngành lâm nghiệp xem đây là nỗi đau bởi số phận của những cánh rừng đã bị chặt hạ không thương tiếc.
PV: - Đồng ý với
ông là không thể đi đến từng dự án, từng diện tích rừng xin chuyển đổi
để chứng kiến tận mắt nhưng chỉ cần dựa trên số liệu về diện tích rừng
trước đây và diện tích rừng mới được trồng hiện nay, hoặc vẫn còn bỏ
trống thì sẽ thấy được đã có bao nhiêu rừng bị phá đi. Ông có thể chia
sẻ điều này?
Ông Chu Quốc Cổn: - Thực tế rừng chuyển đổi sang trồng cao su như ở khu vực Tây Nguyên đã chuyển đổi quá nhiều so với mức cần thiết.
Hiện số liệu mới nhất chúng tôi đang
thực hiện kiểm kê lại rừng, đất rừng ở khu vực Tây Nguyên mới có thể đưa
ra đánh giá chung về rừng. Dự kiến khoảng cuối năm nay hoặc đầu năm
2014 sẽ phải hoàn thành công việc này.
Tuy nhiên mới đây Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn từng báo cáo công nhận 79% diện tích trồng mới cao su
từ đất rừng tự nhiên, trong số này không phải toàn bộ diện tích này đều
là rừng nghèo kiệt.
Mới đây tổ chức quốc tế Forest Trends đã
công bố con số 397.879 m3 là thống kê chính thức về lượng gỗ tận thu từ
diện tích 66.838 ha diện tích rừng tự nhiên đã và đang bị chuyển đổi
trong khuôn khổ của trên 200 dự án trồng cao su được thực hiện tại Tây
Nguyên. Con số này nói lên rất nhiều điều.
Chắc chắn có bao che, lợi ích nhóm
PV: - Dư luận đặt vấn đề tồn tại “nhóm lợi ích” trong hoạt động này, ông có chia sẻ băn khoăn này của dư luận không, thưa ông?
Ông Chu Quốc Cổn: -
Chúng tôi đã đi khảo sát thực tế thấy rằng thực chất chuyển đổi rừng
sang trồng cao su thì... chuyển rừng giàu là chính. Doanh nghiệp không
bán được gỗ rất buồn. Rõ ràng có chuyện bao che, lách để phá rừng.
Chuyện lợi ích nhóm, dung túng, bao che
của các địa phương để doanh nghiệp phá rừng lấy gỗ đã quá rõ ràng. Không
phải riêng bản thân tôi thấy điều này mà ngay cả GS Nguyễn Ngọc Lung,
Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng - bậc cao niên trong ngành
lâm nghiệp từng khẳng định điều này rất nhiều lần.
Ông Trần Hữu Nghị, giám đốc Tropenbos
Việt Nam cũng khẳng định kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình chuyển
đổi rừng sang trồng cao su tại một số địa phương đã bị lạm dụng, không
phải chỉ bởi các công ty cao su mà còn cả do sự ưu ái của chính quyền
địa phương. Thậm chí con số 397.000m3 gỗ rừng tự nhiên còn chưa chắc
chắn là đã phản ánh đúng tình hình thực tế, bởi có thể con số còn nhiều
hơn thế.
PV: - Thưa ông, vậy còn việc phá rừng làm thủy điện thì sao? Con số này hiện nay như thế nào và đang nói lên điều gì?
Ông Chu Quốc Cổn: -
Việc phá rừng làm thủy điện cũng đã được giới chuyên môn cảnh báo
nhiều. Ngoài những dự án mang tính chất quốc gia buộc phải đánh đổi thì
các thủy điện nhỏ hiện nay cũng đang góp phần “tích cực” vào việc phá
rừng và hủy hoại môi trường.
Diện tích rừng bị phá quá lớn khiến môi
trường đang bị mất cân bằng, bão lũ tàn phá khốc liệt hơn, ô nhiễm đất,
nguồn nước đã thể hiện rõ. Liên tục những thông tin về lũ lụt cuốn trôi
nhà cửa, thiệt mạng người dân chính là hệ quả của việc phá rừng.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Chiến lược phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020,
diện tích cao su của cả nước đạt mức ổn định là 800.000 ha, với tổng
kim ngạch xuất khẩu giữ ổn định ở mức 2 tỉ USD/năm. Hiện các chỉ số này
đã bị phá vỡ. Kể từ năm 2008, diện tích cao su đã tăng lên rất nhanh, đặc biệt ở các vùng Tây Nguyên và Tây Bắc, nơi Chính phủ cho cơ chế mở rộng diện tích. Quy hoạch bị vỡ không chỉ do việc mở rộng diện tích ồ ạt tại các địa phương này mà còn do việc mở rộng diện tích ở các tỉnh không nằm trong quy hoạch. Trong một vài năm trở lại đây, tốc độ gia tăng về diện tích cao su có chững lại, nguyên nhân chính là do Chính phủ đã có những bước chấn chỉnh việc chính quyền địa phương tỏ ra dễ dãi trong việc cấp đất lâm nghiệp cho các công ty cao su. Tuy nhiên, tình trạng chuyển đổi đất lâm nghiệp sang cao su vẫn đang được thực hiện tại một số địa phương. Báo cáo của tổ chức Forest Trends |
Bích Ngọc (thực hiện)
Ồ ạt phá rừng làm cao su -“Nếu sai, chúng tôi chịu trách nhiệm...”
TT - Việc các địa phương chuyển đổi đất rừng sang
trồng cây cao su vượt cả quy hoạch, một lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn (NN&PTNT) cho rằng bộ này chỉ cho chủ trương thông
qua các thông tư, văn bản, còn thẩm quyền chuyển đổi thuộc các địa
phương.
Những lô cao su này nguyên trước đây là rừng (ảnh chụp tại huyện Mang Yang, Gia Lai) - Ảnh: Thái Bá Dũng
Vậy thực tế các địa phương đang thẩm định việc chuyển đổi như thế nào? Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Kpă Thuyên - giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai - nói:
- Thực tế việc đưa vào trồng cây cao su trên rừng nghèo là chủ trương lớn của Nhà nước vì cây cao su có hiệu quả kinh tế. Để có đất trồng cao su thì phải chuyển đổi rừng nghèo, như thế đương nhiên rừng sẽ bị thu hẹp lại. Ở các huyện như Chư Prong, Ia Grai của Gia Lai, trữ lượng gỗ chỉ khoảng 70m3/ha. Nếu nói về giá trị sinh thái, môi trường thì rõ ràng rừng sẽ có giá trị, nhưng ở góc độ kinh tế thì giá trị cây cao su lại cho hiệu quả cao. Giữa hai khía cạnh này UBND tỉnh đã có cân nhắc, tính toán kỹ trước khi thực hiện dự án trồng cao su. Còn nói cao su phá rừng là chưa hẳn đúng vì diện tích cao su thực hiện trên rừng nghèo kiệt hoặc rừng đã bị phá, chứ không ai đi chặt rừng giàu để làm cao su. Các doanh nghiệp muốn làm cũng phải xin phép và để thực hiện phải trải qua rất nhiều khâu.
Theo quy định, để thực hiện một dự án thì chủ đầu tư phải tự bỏ kinh phí ra thuê các đơn vị có chuyên môn, đủ năng lực để tiến hành khảo sát đánh giá hiện trạng rừng, lập báo cáo chi tiết, báo cáo đánh giá tác động môi trường gửi lên Sở NN&PTNT, Sở Tài nguyên - môi trường và các đơn vị liên quan để trình lên UBND tỉnh.
* Việc để chủ đầu tư tự đánh giá hiện trạng rừng khi khảo sát lập dự án liệu có khách quan không?
- Chủ đầu tư chỉ là đơn vị bỏ tiền ra làm đánh giá, khảo sát. Các đơn vị được thuê làm việc này là những đơn vị có đủ chuyên môn, họ phải đánh giá khách quan, chính xác và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật, trước các bộ ngành về kết quả đánh giá của mình. Sau khi có đánh giá này, chúng tôi sẽ trực tiếp khảo sát lại để thẩm định các thông tin về hiện trạng rừng chứ không phải để chủ đầu tư tự làm. Các đơn vị được thuê khảo sát đánh giá và chúng tôi phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, trước Bộ NN&PTNT.
* Sau khi cho chuyển đổi rừng, số gỗ tận thu sẽ được sử dụng như thế nào?
- Trước đây UBND tỉnh quy định toàn bộ gỗ tận thu được trên diện tích vùng dự án sẽ được đem ra đấu giá nhưng quá trình thực hiện cho thấy có nhiều điểm chưa hợp lý, gây thất thoát lãng phí gỗ của Nhà nước. Từ năm 2008 đến nay, nguồn gỗ tận thu sẽ được thực hiện dưới hai dạng: bán cây nằm hoặc bán trực tiếp cho các công ty thực hiện dự án. Các doanh nghiệp trồng cao su sẽ dựa trên diện tích rừng hiện có để tận thu gỗ và trả tiền gỗ cho Nhà nước.
* Thực tế có tình trạng doanh nghiệp xin dự án nhưng mục đích chính là để thu gom gỗ hoặc chuyển mục đích sử dụng, thưa ông?
- Tỉnh cho doanh nghiệp thuê đất để trồng cao su thì doanh nghiệp chỉ được trồng cao su, không được chuyển qua mục đích khác. Thời gian qua ở Gia Lai có một số đơn vị thực hiện liên kết với nhau rồi chuyển nhượng cho nhau, còn việc doanh nghiệp xin dự án rồi dùng vào việc khác chúng tôi chưa phát hiện trường hợp nào.
* Tại Đắk Lắk, ông Nguyễn Quốc Hưng - chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Đắk Lắk - cho biết:
- Hiện trên địa bàn tỉnh có 40 dự án trồng cao su (với diện tích hơn 31.985ha), trong đó có 31 dự án đã có quyết định cho thuê đất của tỉnh với diện tích hơn 19.555ha và các dự án này đã trồng được 7.419ha cao su. Hiện nay một số dự án đã thực hiện xong, một số dự án tại huyện Ea Súp, Buôn Đôn đang tiếp tục trồng thí điểm để đánh giá hiệu quả.
* Thưa ông, nhiều dự án nhận hàng trăm đến hàng ngàn hecta nhưng việc trồng cao su rất nhỏ lẻ mà diện tích đất rừng của dự án mất rất lớn, liệu có phải do quá trình cấp phép quá dễ dàng?
- Tất cả các dự án đều được thẩm định, cấp phép một cách rất khoa học và nghiêm túc với hội đồng thẩm định có rất nhiều ngành chức năng. Trong đó mỗi dự án đều có đánh giá tác động môi trường, hiệu quả kinh tế chứ không có chuyện cấp ào ào như dư luận phản ánh.
* Nhiều chuyên gia cho rằng việc phá rừng khộp vùng Buôn Đôn, Ea Súp để trồng cao su thì cả hiệu quả kinh tế lẫn môi trường đều thất bại?
- Đến nay chưa có công trình nào đánh giá về tính hiệu quả của việc trồng cao su tại đây vì các dự án đã có quyết định trồng thí điểm (mỗi dự án là 100ha) hiện chưa đến thời gian để đánh giá. Có một số dự án của các công ty TNHH Minh Hằng, Gia Huy, Anh Quốc... tỉ lệ cao su chết, còi cọc có thể do việc chăm sóc, thoát nước không tốt của chủ đầu tư. Trước khi quy hoạch, chúng tôi đã làm nhiều cuộc điều tra về chất đất, về độ thấm nước... để đánh giá cây cao su có thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng khu vực này không rồi mới quy hoạch, không phải làm bừa. Một số ý kiến cho rằng việc giữ rừng khộp tự nhiên có hiệu quả kinh tế, môi trường hơn là trồng cao su, nhưng đến khi nào chúng ta mới nhận được những nguồn lợi này? Giao rừng cho cộng đồng nhưng rừng khu vực này quá nghèo kiệt, người dân không được hưởng lợi nên cũng không mặn mà và hậu quả là nạn mất rừng gia tăng.
* Tuy chưa có những đánh giá cuối cùng về việc trồng thí điểm cao su tại các dự án ở Đắk Lắk nhưng trên thực tế giao dự án đến đâu, rừng bị lấn chiếm đến đó?
- Đúng là có thực trạng rừng tại các dự án bị lấn chiếm, bị phá. Tuy nhiên không thể đổ lỗi là giao rừng cho doanh nghiệp nên rừng mới bị phá. Khâu lập thủ tục, giao rừng của chúng ta quá chậm nên khi nghe tin có dự án, người dân đã cố tình tranh chấp để mong được đền bù. Nhiều dự án trước khi giao đất cho chủ đầu tư, đất đã bị lấn chiếm gần hết. Hiện nay một số dự án bị người dân lấn chiếm đất phần lớn như Công ty TNHH Gia Huy, Minh Hằng (Ea Súp), Hữu Bích (Buôn Đôn) nhưng lỗi không hoàn toàn thuộc về doanh nghiệp. Việc để người dân lấn chiếm đất là do địa phương xử lý không tốt, không quyết liệt dẫn đến tình trạng này.
THÁI BÁ DŨNG - TRUNG TÂN thực hiện
http://tuoitre.vn/Kinh-te/571880/neu...ach-nhiem.html
Những lô cao su này nguyên trước đây là rừng (ảnh chụp tại huyện Mang Yang, Gia Lai) - Ảnh: Thái Bá Dũng
Vậy thực tế các địa phương đang thẩm định việc chuyển đổi như thế nào? Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Kpă Thuyên - giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai - nói:
- Thực tế việc đưa vào trồng cây cao su trên rừng nghèo là chủ trương lớn của Nhà nước vì cây cao su có hiệu quả kinh tế. Để có đất trồng cao su thì phải chuyển đổi rừng nghèo, như thế đương nhiên rừng sẽ bị thu hẹp lại. Ở các huyện như Chư Prong, Ia Grai của Gia Lai, trữ lượng gỗ chỉ khoảng 70m3/ha. Nếu nói về giá trị sinh thái, môi trường thì rõ ràng rừng sẽ có giá trị, nhưng ở góc độ kinh tế thì giá trị cây cao su lại cho hiệu quả cao. Giữa hai khía cạnh này UBND tỉnh đã có cân nhắc, tính toán kỹ trước khi thực hiện dự án trồng cao su. Còn nói cao su phá rừng là chưa hẳn đúng vì diện tích cao su thực hiện trên rừng nghèo kiệt hoặc rừng đã bị phá, chứ không ai đi chặt rừng giàu để làm cao su. Các doanh nghiệp muốn làm cũng phải xin phép và để thực hiện phải trải qua rất nhiều khâu.
Theo quy định, để thực hiện một dự án thì chủ đầu tư phải tự bỏ kinh phí ra thuê các đơn vị có chuyên môn, đủ năng lực để tiến hành khảo sát đánh giá hiện trạng rừng, lập báo cáo chi tiết, báo cáo đánh giá tác động môi trường gửi lên Sở NN&PTNT, Sở Tài nguyên - môi trường và các đơn vị liên quan để trình lên UBND tỉnh.
* Việc để chủ đầu tư tự đánh giá hiện trạng rừng khi khảo sát lập dự án liệu có khách quan không?
- Chủ đầu tư chỉ là đơn vị bỏ tiền ra làm đánh giá, khảo sát. Các đơn vị được thuê làm việc này là những đơn vị có đủ chuyên môn, họ phải đánh giá khách quan, chính xác và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật, trước các bộ ngành về kết quả đánh giá của mình. Sau khi có đánh giá này, chúng tôi sẽ trực tiếp khảo sát lại để thẩm định các thông tin về hiện trạng rừng chứ không phải để chủ đầu tư tự làm. Các đơn vị được thuê khảo sát đánh giá và chúng tôi phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, trước Bộ NN&PTNT.
* Sau khi cho chuyển đổi rừng, số gỗ tận thu sẽ được sử dụng như thế nào?
- Trước đây UBND tỉnh quy định toàn bộ gỗ tận thu được trên diện tích vùng dự án sẽ được đem ra đấu giá nhưng quá trình thực hiện cho thấy có nhiều điểm chưa hợp lý, gây thất thoát lãng phí gỗ của Nhà nước. Từ năm 2008 đến nay, nguồn gỗ tận thu sẽ được thực hiện dưới hai dạng: bán cây nằm hoặc bán trực tiếp cho các công ty thực hiện dự án. Các doanh nghiệp trồng cao su sẽ dựa trên diện tích rừng hiện có để tận thu gỗ và trả tiền gỗ cho Nhà nước.
* Thực tế có tình trạng doanh nghiệp xin dự án nhưng mục đích chính là để thu gom gỗ hoặc chuyển mục đích sử dụng, thưa ông?
- Tỉnh cho doanh nghiệp thuê đất để trồng cao su thì doanh nghiệp chỉ được trồng cao su, không được chuyển qua mục đích khác. Thời gian qua ở Gia Lai có một số đơn vị thực hiện liên kết với nhau rồi chuyển nhượng cho nhau, còn việc doanh nghiệp xin dự án rồi dùng vào việc khác chúng tôi chưa phát hiện trường hợp nào.
* Tại Đắk Lắk, ông Nguyễn Quốc Hưng - chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Đắk Lắk - cho biết:
- Hiện trên địa bàn tỉnh có 40 dự án trồng cao su (với diện tích hơn 31.985ha), trong đó có 31 dự án đã có quyết định cho thuê đất của tỉnh với diện tích hơn 19.555ha và các dự án này đã trồng được 7.419ha cao su. Hiện nay một số dự án đã thực hiện xong, một số dự án tại huyện Ea Súp, Buôn Đôn đang tiếp tục trồng thí điểm để đánh giá hiệu quả.
* Thưa ông, nhiều dự án nhận hàng trăm đến hàng ngàn hecta nhưng việc trồng cao su rất nhỏ lẻ mà diện tích đất rừng của dự án mất rất lớn, liệu có phải do quá trình cấp phép quá dễ dàng?
- Tất cả các dự án đều được thẩm định, cấp phép một cách rất khoa học và nghiêm túc với hội đồng thẩm định có rất nhiều ngành chức năng. Trong đó mỗi dự án đều có đánh giá tác động môi trường, hiệu quả kinh tế chứ không có chuyện cấp ào ào như dư luận phản ánh.
* Nhiều chuyên gia cho rằng việc phá rừng khộp vùng Buôn Đôn, Ea Súp để trồng cao su thì cả hiệu quả kinh tế lẫn môi trường đều thất bại?
- Đến nay chưa có công trình nào đánh giá về tính hiệu quả của việc trồng cao su tại đây vì các dự án đã có quyết định trồng thí điểm (mỗi dự án là 100ha) hiện chưa đến thời gian để đánh giá. Có một số dự án của các công ty TNHH Minh Hằng, Gia Huy, Anh Quốc... tỉ lệ cao su chết, còi cọc có thể do việc chăm sóc, thoát nước không tốt của chủ đầu tư. Trước khi quy hoạch, chúng tôi đã làm nhiều cuộc điều tra về chất đất, về độ thấm nước... để đánh giá cây cao su có thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng khu vực này không rồi mới quy hoạch, không phải làm bừa. Một số ý kiến cho rằng việc giữ rừng khộp tự nhiên có hiệu quả kinh tế, môi trường hơn là trồng cao su, nhưng đến khi nào chúng ta mới nhận được những nguồn lợi này? Giao rừng cho cộng đồng nhưng rừng khu vực này quá nghèo kiệt, người dân không được hưởng lợi nên cũng không mặn mà và hậu quả là nạn mất rừng gia tăng.
* Tuy chưa có những đánh giá cuối cùng về việc trồng thí điểm cao su tại các dự án ở Đắk Lắk nhưng trên thực tế giao dự án đến đâu, rừng bị lấn chiếm đến đó?
- Đúng là có thực trạng rừng tại các dự án bị lấn chiếm, bị phá. Tuy nhiên không thể đổ lỗi là giao rừng cho doanh nghiệp nên rừng mới bị phá. Khâu lập thủ tục, giao rừng của chúng ta quá chậm nên khi nghe tin có dự án, người dân đã cố tình tranh chấp để mong được đền bù. Nhiều dự án trước khi giao đất cho chủ đầu tư, đất đã bị lấn chiếm gần hết. Hiện nay một số dự án bị người dân lấn chiếm đất phần lớn như Công ty TNHH Gia Huy, Minh Hằng (Ea Súp), Hữu Bích (Buôn Đôn) nhưng lỗi không hoàn toàn thuộc về doanh nghiệp. Việc để người dân lấn chiếm đất là do địa phương xử lý không tốt, không quyết liệt dẫn đến tình trạng này.
THÁI BÁ DŨNG - TRUNG TÂN thực hiện
http://tuoitre.vn/Kinh-te/571880/neu...ach-nhiem.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét