Khi nói dối là...chuyện nhỏ
Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-09-30
2013-09-30
Trong phạm vi gia đình và học đường, tác giả Nguyễn Quang Thân của bài tựa đề "Ai dạy trẻ nói dối" báo động về "kết quả sững sờ" liên quan tình trạng học sinh, sinh viên tại VN ngày nay nói dối với cha mẹ, mà theo cuộc khảo sát của Trung tâm xã hội học VN, tỷ lệ nói dối cha mẹ của học sinh cấp I là 22%, cấp II 50%, cấp III 64% và ở sinh viên đại học lên tới 80% !
Tác giả lưu ý, "tỷ lệ này tăng phi mã, càng học lên cao càng thạo nói dối", nói dối ngay trong giai đoạn còn "tuổi ngọc, mới rời nôi 'nhân chi sơ' chưa được mấy năm mà các em đánh mất 'tính bản thiện' ! ". Và trong "nỗi ngạc nhiên đến xót xa ấy", tác giả cho biết tiếp, "mọi người vẫn muốn tự vấn" dù câu trả lời "đã có sẵn", đó là: cái thói giới trẻ nói dối này từ đâu ra ? Tác giả Nguyễn Quang Thân phân tích:
Chúng ta không dạy con nói dối,( mà) dạy con sống lương thiện bằng sức lao động của mình, đối xử tử tế với đồng loại, thương yêu người nghèo khổ. Bằng khen, huân chương ta khuân về treo chật tường. Nhưng con cái biết ta xài bằng giả vì chúng chưa bao giờ thấy ta đi học. Ta nói với con rằng ta là người lương thiện với lương tháng mươi triệu đồng.
Vậy mà ta có ba bốn ngôi nhà, sắm ôtô siêu hạng, mỗi năm bỏ hàng trăm triệu chơi gôn và khi nổi nóng có thể đánh ngất một người giúp việc trên sân “để trêu đùa”. Nhà trường không dạy học sinh nói dối nhưng dùng mọi cách để có tỉ lệ tốt nghiệp cao ngất đến mức chính học sinh của trường cũng biết là chuyện khôi hài... Con cái và ngay cả chúng ta vẫn được nghe những lời hứa hẹn chung chung, hoa mỹ nhưng ngay người nói ra cũng biết chắc là sẽ không được thực hiện. Hệ lụy là cuộc sống thiếu minh bạch, thật và giả lẫn lộn không biết đâu mà lần...Điều tệ hại nhất của thói dối trá xảy ra khi nó bị đẩy đi xa tới mức phá vỡ niềm tin, gây ra nỗi hoài nghi thường trực...
Blogger Hạ Đình Nguyên đi xa hơn phạm vi gia đình và học đường để bao trùm cả xã hội, lưu ý rằng "Trẻ em nói dối thì bị quở mắng, có khi bị trừng phạt. Người lớn – với tư cách là người dân bình thường – nói dối thì hàng xóm, bạn bè tránh xa không muốn chơi, người thân thì không thể tin cậy. Người có cương vị xã hội mà nói dối thì bị nhiều người coi khinh; cương vị xã hội càng lớn, thì sự coi khinh càng nhiều, càng báo hiệu sự nguy hiểm".
Qua bài "Sự nói dối cưỡng bức ?", tác giả Hạ Đình Nguyên trước hết định nghĩa rằng bản chất của sự nói dối là biết sự thật nhưng cố ý nói khác đi để che giấu hay tránh né sự thật; còn trong trường hợp vì bị cưỡng bức mà không thể nói lên sự thật, phải "gượng lòng" mà nói dối, trường hợp như vậy, tác giả tạm gọi là "nói dối cưỡng bức".
Buộc phải nói dối?
Theo phân tích của tác giả thì " Sự nói dối cưỡng bức được lặp lại nhiều lần, rồi quen đi, nó trở thành tính, thành nết, thành tật xấu, cuối cùng là hình thành sự ngụy tín cho chính mình. Sự nói dối bấy giờ trở nên trơn tru, hồn nhiên, giống y như nói thật, mà người nghe thì thấy nó trần trụi, nó gợi lên một cảm nhận trơ trẽn".
Tác giả Hạ Đình Nguyên lưu ý rằng ở VN hiện nay, tình trạng các quan chức cao cấp nói dối về dân chủ, nhân quyền ngày càng trở thành đề tài thời sự "nóng hổi" trên các diễn đàn, kể cả diễn đàn quốc tế; và cứ mỗi lần như vậy, họ đã "thảy một mồi lửa vào đống rơm khô", tức gây bất bình rộng khắp. Nhưng, theo tác giả, " Người ta không tin rằng những con người ấy có tính nói dối bẩm sinh, cũng không thể tin rằng họ không biết sự thật, một sự thật mà người dân thường cũng hiểu được, với nhan nhản sự kiện đầy ắp trên trang báo, trang mạng mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi năm và năm này qua năm khác. Chỉ có thể lý giải rằng đây là sự nói dối cưỡng bức, tức là bị bắt buộc phải nói dối". Và tác giả dẫn chứng:
Cách đây không lâu, bà Phó Chủ tịch nước nói: Dân chủ của Việt Nam là "cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản". Câu nói ấy đã gây nhiều phản ứng, nhưng không phải là nói dối nếu so với giáo trình Mác-Lênin...Còn so với thực tế, nó rất vô nghĩa, một so sánh định lượng “quá mức tình cảm”, hoặc do quán tính thuần túy… Nhưng câu nói ấy không gây nên sự phẫn nộ từ dân chúng, mà chỉ gây nên một nỗi buồn đến kinh hoàng về sự tụt hậu của trình độ “suy thoái tư tưởng” mang tính biểu trưng của tầng lớp lãnh đạo. Nếu hiểu về mặt đạo đức của sự “trung thành” hay “kiên định” với ý thức hệ, thì cái đạo đức ấy cũng gây kinh hoàng không kém.
Tới phiên ông Chủ tịch nước, tác giả Hạ Đình Nguyên cho biết, " Người ta hỏi rằng bây giờ ông có đang đói bụng không, ông trả lời một cách biện chứng rằng, vì hôm qua ông có ăn nên hôm nay không thể đói được!", hay " Vì rằng nước ông (Việt Nam) đã từng chống ngoại xâm giành độc lập dân tộc cả trăm năm qua, nên đương nhiên có ý chí – thậm chí rất mãnh liệt – về khát vọng dân chủ và nhân quyền. Và vì 'có' khát vọng đó, nên đương nhiên dân chủ, nhân quyền phải 'có' thôi!", hoặc ông " Phải mượn tạm lịch sử", như khi sang Mỹ, ông " mượn tạm cái bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh cách đây 2/3 thế kỷ để gởi cho ngài Obama", hay ông chỉ dám nói " đồng chí X" nào đó mà thôi. Theo tác giả Hạ Đình Nguyên, thì những trường hợp đó là ông Chủ tịch mới "nói tránh/né", "nói khéo". Nhưng ông đã "nói dối 100%" khi công bố tại Đan Mạch rằng:
Chúng tôi có 86 triệu dân, trong đó trên 30 triệu người sử dụng internet hằng ngày, tỷ lệ đó biến đổi hàng giờ, không có bất cứ sự ngăn cấm nào cả… Ngoài ra, Việt Nam có khoảng trên bốn triệu blogger, rất tự do.
- Chủ tịch Trương Tấn Sang
Chúng tôi có 86 triệu dân, trong đó trên 30 triệu người sử dụng internet hằng ngày, tỷ lệ đó biến đổi hàng giờ, không có bất cứ sự ngăn cấm nào cả… Ngoài ra, Việt Nam có khoảng trên bốn triệu blogger, rất tự do. Do vậy, ở ngoài thì đồn đại rất nhiều nhưng để hiểu Việt Nam nhiều hơn, hiểu về đời sống chính trị của Việt Nam thì xin mời các bạn hãy đến Việt Nam. Mặc dù chúng tôi còn nghèo nhưng cũng có trên dưới 200 kênh truyền hình, 700 tờ báo và không dưới 17.000 phóng viên...
Ai bắt họ nói dối?
Tác giả Hạ Đình Nguyên nêu lên câu hỏi rằng 4 triệu blogger "rất tự do" sao lại như cơn gió độc quất vào mặt các blogger dù họ đang ở trong nhà tù kín gió; 17.000 phóng viên, 700 tờ báo, 200 kênh truyền hình thì quả đúng là chơi sang khi đất nước còn nghèo; Riêng 17.000 phóng viên ư ? Nhưng trong đó, biết bao nhiêu tiếng thở dài ? bao nhiêu tiếng hò reo cùng với kèn trống ? Tác giả khẳng định:
Ông Chủ tịch và các ông lãnh đạo khác không thể không biết chính những điều mà các ông đã và đang làm, về dân chủ và nhân quyền bao nhiêu năm qua, ở cái xứ sở khốn khổ này. Một đất nước tràn trề tham nhũng mà lại có dân chủ và nhân quyền được sao, lạ thật! Thế nhưng không thể nói thật. Là “nói dối cưỡng bức” hay đã trở thành ngụy tín? Hầu hết trong bộ máy nhà nước, từ cao đến thấp, đều như thế! Nghĩa là cùng trong tình thế cưỡng bức. Và sự ngụy tín đã trở nên toàn diện, bao trùm. Nhưng ai có thể cưỡng bức họ? Câu trả lời là cơ chế của bộ máy này đã cưỡng bức họ, buộc họ không thể nói thật. Vì cơ chế đó được đặt trên một tiền đề không có thật nốt: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Dân làm chủ”. Quả là bi hài! Bị kẹp chặt và bẹp dí như con mắm, mà Dân còn làm chủ được sao?
Tác giả Hạ Đình Nguyên nêu thêm một câu hỏi nữa, rằng vì sao trong tình trạng "nói dối cưỡng bức" như vậy mà các quan chức có thể chịu đựng lâu dài, bền bỉ đến thế ? Câu trả lời, theo tác giả, rất dễ nhưng vấn đề lại rất gay go, đó là " quá trình hy sinh và gắn bó với nhiều ràng buộc của quyền và lợi. Sự hy sinh của những ai đó có thể chưa nhiều lắm, mà sự gắn bó thì nhiều hơn, nhất là những cái chức đã mua bằng tiền, hoặc bằng sự thân quen nâng đỡ... Đang làm quan mà nói thật, thì mất hết, thân có thể vào nhà lao, tinh thần có thể bị giày xéo, nhục mạ, đã và đang có bao nhiêu là điển hình! Vì thế mà không thể nói thật. Nói dối cưỡng bức, lâu ngày thành nói dối hồn nhiên, bạo dạn, trơn tru…"
Nhưng ai có thể cưỡng bức họ? Câu trả lời là cơ chế của bộ máy này đã cưỡng bức họ, buộc họ không thể nói thật.Bài "Lầm đường lạc lối" của blogger Nguyễn Bình có đoạn nhận xét rằng "Cả một bộ máy tuyên huấn, tuyên giáo, truyền thông đồ sộ được nuôi dưỡng, trả lương chuyên suy nghĩ, nói năng, viết lách dưới danh nghĩa 'tiếng nói của nhân dân', nhưng khi nhân dân nghe được hoặc đọc thấy thì nổi quạu, cho đó là giả danh, nói lấy được. Nhân dân nào lại xuẩn tới mức đồng tình với những chủ trương, đường lối, luật pháp bóp nghẹt sự sống tự do dân chủ của mình, biến đất đai được tạo lập bởi chính công sức bao năm của mình thành 'tài sản thuộc sở hữu toàn dân' do một nhóm phe đảng đại diện quản lý và tùy nghi quyết định ?". Tác giả nhận xét:
- Hạ Đình Nguyên
Người ta cứ cố gán ghép bằng được “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”, trong khi trong thực tế tuy kiến thức cao thấp khác nhau, nhưng số đông người dân hễ nghe thấy bốn chữ “chủ nghĩa xã hội” hoặc “xã hội chủ nghĩa” đều hiểu đó là “đấu tranh giai cấp”, đó là “cải cách ruộng đất”, đó là “cải tạo tư sản”, đó là “đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” – nhưng thực tế không hề được làm chủ gì cả. Toàn những từ ngữ rùng rợn, nhắc nhớ bao sự việc khó tin nhưng có thật, đã diễn ra. Nói chung bốn chữ “chủ nghĩa xã hội” có giá trị, hay ho ở đâu không biết, nhưng chắc chắn và dứt khoát nó không phải là mong muốn của người dân Việt Nam – trừ những người bị mắc chứng hoang tưởng...
CHỐNG THAM NHŨNG BẰNG “PHÊ VÀ TỰ PHẾ”-
LÀ BẢO VỆ BỌN THAM NHŨNG
Ngô Minh
Chống tham nhũng bằng phê bình và tự phê bình ư ?Ngây ngô quá
Đến đứa trẻ con cũng phì cười
Chống tham nhũng bằng phê và tự phê là sự lừa mị nhân dân
“ Khuyết điểm của tôi thời gian qua là hay đi làm chậm giờ , chứ tôi luôn liêm khiết và trung thành”, ” Thưa đồng chí chủ tịch kiêm bí thư, chúng tôi ai cũng bất bình vì đồng chí có lỗi mà không chịu nhận. Đồng chí chỉ có một lỗi duy nhất, ấy là có ưu điểm mà lại khiêm tốn không chịu nhận ạ!”( Minh Văn) - nói dối xứ mình đã thành lẽ sống !
Bây giờ tham nhũng là giặc
Ai phê bình được lũ giặc tham tàn :”Sao ông giàu nứt đổ đổ vách còn tham lam , xấu thế”
“Tôi không tham nhũng, tài sản là vợ con tôi làm nên”
Không thằng nào tự phê bình là mình trót tham nhũng, từ nay xin chừa !
Không ai phê bình được bọn ăn đất Văn Giang vì chúng có quyền, có súng
Bọn chúng lưỡi đỏ lòm tự phê rằng :“ Lời nói đọi máu” tao không ăn đất ruộng bà con nông dân. Tao đang làm giàu cho xã hội, nghe chưa. Bây còn nói nữa cho vào tù. Nhà báo cũng đánh cho tím mặt”. Sợ lắm ! Sợ lắm!
Bọn tham nhũng ở Bệnh viện đa khoa Hoài Đức sau khi phê bình và tự phê bình xong đã“ “nhân bản” kết quả xét nghiệm để kiếm tiền chia nhau. Bọn tham nhũng tại Bệnh viện Mắt Hà Nội sau khi tự phê bình và phê bình xong đã đánh tráo hàng ngàn viên thủy tinh thể” để kiếm tiền chia nhau. BS Nguyễn Thị Thu Thủy , người tố tố cáo vẫn chưa hài lòng với kết luận thanh tra. Bọn tham nhũng chỉ hiền từ khi trong cuộc họp tự phê bình và phê bình, họp xong chúng thành thú dữ đấy bác sĩ Thu Thủy ạ.
Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã bỏ ra không biết bao nhiêu tỷ đồng để tổ chức học tập Nghị quyết 4, phê bình tự phê bình để chống tham nhũng. Tổng kết ai cũng tốt, đảng bộ trong sạch, không ai tham nhũng cả. Hội nghị tôgnr kết mời Trung ương về vỗ tay ran ran như sấm dậy
Đùng một cái, anh em công nhân phát hiện ra những ông giám đốc, phó giám đốc 4 công ty công ích lương khủng tới 2 tỷ đồng/năm. Rồi đuổi ra khỏi đảng, rồi cách chức, rồi thu hồi…Dù trước đó chúng đã tự phê bình rất thành khẩn…
Bạn lợi ích nhóm ở Vinashin, Vinaline bao nhiêu lần phê bình và tự phê bình thành khẩn, cũng đã làm thất thoát hàng trăm ngàn tỷ đồng vốn quốc gia, chỉ riêng Vinashin đã gây ra nợ 4 tỉ USD-
Còn bao nhiêu ông Tổng Giám đốc công ty Nhà nước đã tự phê bình trước cấp trên rằng tôi luôn vì dân vì nước. Còn tiền thì gửi ra ngân hàng nước ngoài. Còn đất hàng chục lô thì đứng tên vợ , tên con, tên bố, tên mẹ.... Ai phê bình liền bị cách chức, hoặc nhờ “ nhóm lợi ích” cấp trên cách chức.
Chống tham nhũng bằng phê bình và tụ phê bình ư ?
Ngây thơ quá ! Trời ơi ngây thơ quá !
Bọn tham nhũng là những con sâu quyền lực
Là bọn giặc đầy quyền lực
Chúng bày ra cả chính sách của nhà nước để nhóm lợi ích tham nhũng chia nhau
Tham nhũng có cả trong lực lượng chống tham nhũng
Không thì làm sao bao nhiêu ban bệ không kiểm tra ra thằng tham nhũng nào cho đáng đồng tiền dân nuôi mình.
Chugns là giặc. Làm sao giặc lại tự phê bình và phê bình để thành người trong sạch
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phê bình : "cái gì cũng phải tiền, không tiền không trôi". Thím Doan trong cuộc họp ở Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tuần trước đã phê bình: "Người ta ăn của dân không chừa một thứ gì". Nhưng nào có ai nghe ?
“Người ta” ở đây là ai ? Là giám đốc lương khủng, là kẻ nhân bản kết quả xét nghiêm, là kẻ tráo thủy tinh thế khi mổ mắt cho dân, hay là…TRời ơi, không ai dám sờ lên gáy !. “Người ta” còn là đám người chưa lộ. Dự án một ngàn tỷ hết một nửa chia nhau. Phê bình và tự phê bình không lôi ra bọn ăn 500 tỷ ấy. Thiếu “tiền ăn” thì nghĩa trang liệt sĩ đập đi làm lại. Đã làm lại rồi bây giờ làm to hơn, hoành tráng hơn. Ôi chúng ăn cả niềm tri ân liệt sĩ !
Chống tham nhũng bằng phê bình và tự phê bình ư ?
Thật ấu trĩ. Ấu trĩ !
Bây giờ cả bộ máy sống bằng tham nhũng biết chống ai ?
Thằng tham nhũng nọ, bình sinh đi xe đạp chân co chân duỗi, chỉ một nhiệm kỳ làm chủ tịch tỉnh đã có đủ tiền để xây 3 cái nhà lầu ba bốn tầng cho mình cho con cái, mua hai cái xe con xịn tiền tỷ, chiếm 15.000 mét vuông đất để kinh doanh nhà hàng , karaoke; có hàng mấy trăm tỷ để xây dựng một ngôi trường quốc tế, thuê thầy cô nuôi dạy từ mẫu giáo đến sinh viên Đại học…
Có thằng tham nhũng tiền bạc no rồi, muốn danh giá hơn đã tham nhũng cả chiến công của đồng đội để được chức danh anh hùng (?)
Thế mà không ai dám phê bình. Người dân tố cáo sự thật thì bị đe dọa. Chính quyền ở đâu ? Đảng ở đâu ?
Không thể chống tham nhũng bằng phê bình và tự phê bình
Bọn cường quyền không bao giừo tự phê bình
Sự giả vờ ngây ngô cũng là một cách tham nhũng niềm tin
Chúng là giặc nên phải dàn trận đánh
Phải tam quyền phân lập để ngăn chặn sự tha hóa của quyền lực
Quân đội Công an là của nhân dân mới vì dân ra trận
Chống tham nhũng bằng “phê tự phê” là lý thuyết gà mờ, lý thuyết bảo vệ bọn tham nhũng !
Nhưng mà thôi
Phê bình và tự phê bình không bao giờ là cây sào chống đỡ
Cái cây mục dần sẽ đổ, nỏ lo
Xin nói một lần thôi !
Huế, 1-10-2013
Đạo đức và chuyên môn ngành Tư pháp Tỉnh Vĩnh phúc đang xuống cấp?
Trong thời gian qua,
dư luận tại tỉnh Vĩnh phúc “nóng rẫy” vì hàng loạt các phiên xét xử
trọng điểm được tiến hành như vụ: “Nuốt đất” tại trang trại phường Đồng
Tâm, vụ “Thẻ Nhà báo là chức vụ”, vụ “Quan tài diễu phố…
Với
trọng trách của mình khi được nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thì các cấp xét xử của Tòa án tỉnh Vĩnh phúc phải mang
lại niềm tin vào Chính quyền cho Nhân dân trong tỉnh và cả nước.
Nhưng
không, sau các phiên xét xử, dư luận càng nóng hơn, phẫn nộ hơn vì
những bản án bất công, phi lý và cách hành xử vô cảm của các quan tòa
của Tỉnh.
Phiên tòa vô cảm
Xét
về mặt đạo đức: Điển hình là vụ ông Lê Văn khánh, Thẩm phán Tòa án Nhân
dân huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc gạ tiền, gạ tình chị NTTD.
Đơn kêu cứu của chị D ghi rõ: “Thẩm phán Lê Văn Khánh nói với tôi:
Việc ly hôn của tôi giải quyết nhanh hay chậm và giải quyết như thế nào
đều là do Thẩm phán quyết định. Nếu tôi muốn mọi việc được thuận lợi
thì tôi phải nghe theo lời của thẩm phán và chiều anh ta như vợ chồng,
bằng không anh ta sẽ xử bác đơn ly hôn của tôi... Chưa dừng lại ở
hành vi vô văn hóa đó thẩm phán Lê Văn Khánh còn yêu cầu tôi chuẩn bị
cho anh ta một phong bì từ 1 – 2 triệu đồng đưa cho anh ta với lý do anh
ta đưa cho sếp anh ta để giải quyết việc của tôi được thuận lợi.”
Việc
làm trên của Thẩm phán Khánh đã được chị D ghi âm lại và báo với Chánh
tòa Tỉnh Vĩnh phúc. Ông Khánh đã bị tạm đình chỉ để điều tra, nhưng sự
việc từ đó đến nay vẫn...ở chỗ “điều tra”? Các cấp Tòa án của Tỉnh Vĩnh
Phúc không thể trả lời cho bị hại và đang cố tình bao che?
Có
thể đây là một vụ việc và những người trong ngành sẽ chỉ cho rằng “Con
sâu làm rầu nồi lẩu”?! Vậy tại sao không “nhặt” con sâu để làm cho “nồi
lẩu” ngon?
Về trình
độ chuyên môn: Tamnhin.net đã đăng tải một loạt bài về những bản án xử
sai của Tòa án các cấp Tỉnh Vĩnh Phúc. Điển hình là Thẩm phán, Phó chánh
tòa TP. Vĩnh yên Vũ Văn Mạnh với một loạt các vụ xử án bị kháng nghị
Giám đốc thẩm và điển hình gần đây nhất trong vụ xét xử “nâng cấp” thẻ
Nhà báo thành chức vụ để khép tội Thương binh, Nhà báo, Luật sư Hà Tuấn
Ngọc, người đã về hưu là “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành
công vụ” và đem nhốt tù với án 5 năm. Trong khi đó, 2 bị cáo Hoàng Ngọc
Trúc (Trưởng phòng tư pháp TP. Vĩnh Yên) và Nguyễn Xuân Trường (nguyên
Chủ tịch, Bí thư phường phường Đồng Tâm TP.Vĩnh Yên) là những người thực
sự có chức vụ quyền hạn và bị cáo Trường lại đang trong giai đoạn thụ
án thì cho “hưởng” án treo gây bất bình trong dư luận.
Những
tưởng sau bản kháng nghị “Giám đốc thẩm” của Phó Chánh án Tòa án Nhân
dân Tối cao Nguyễn Sơn đã được báo chí đăng tải về những sai phạm của
bản án do Tòa án Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc phán quyết trong vụ án tại
Phường Đồng Tâm TP. Vĩnh Yên thì ông Chánh tòa Vĩnh Phúc Đỗ Thế Bình sẽ
không đi the “lối xe ngựa cũ” nữa mà xét xử công tâm.
Nhưng,
ngay từ trước ngày xử phúc thẩm vụ án “Thẻ Nhà báo là chức vụ”, ông
Bình đã vi phạm điều 242 Bộ luật TTHS khi ký giấy triệu tập sai thời
hạn. Chẳng còn đường lùi, “một liều, ba bảy cũng liều”?! Đằng nào cũng
sai thì sai luôn một thể vả lại “vuốt mặt cũng nên nể mồm” ông Bình đã
xử y án bản án sơ thẩm do ông Mạnh đã tuyên. Vậy là "Lối cũ ta về"!.
Phải chăng ông Bình cũng đang chờ kháng nghị của Tòa án ND tối cao?
Lưc lượng Công an vẫn chiếm số đông
Trước
phiên tòa Phúc thẩm, dư luận dấy lên câu hỏi: Tại sao ông Ngọc không
kháng án? và tại tòa, ông Ngọc cho biết, ông không kháng án là để "ổn
định tính mạng". Vụ án này đã được sắp xếp từ trước và bị "Hình sự
hóa"!.
Trao đổi với PV, Bà Nguyễn Thị Hải Hồ vợ ông Ngọc nói: Tôi
không nghĩ rằng kết quả của phiên tòa lại như vậy. Chúng tôi đặt niềm
tin quá lớn vào lương tâm và trình độ xét xử của Thẩm phán Đỗ Thế Bình -
Chủ tọa phiên tòa cùng với HĐXX. Gia đình tôi vô cùng phẫn nộ khi tòa
tuyên bản án vì khi diễn ra phiên tòa Luật sư Hưng đã dẫn giải rất rõ
những quy định của pháp luật để chỉ ra những sai phạm trong cách kếtluân
của tòa sơ thẩm; phần tranh tụng diễn ra rất công khai đầy tính thuyết
phục khi người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bảo vệ quyền lợi của mình
liên quan đến 2 ô đất của bà Quế và chồng tôi là ông Ngọc dựa trên
những quy định của pháp luật nhưng tòa không hề xem xét đến. Ông Vương-
đại diện VKS tranh tụng trả lời vòng vo tam quốc làm cho người nghe càng
nghe càng không hiểu. Tôi có cảm giác rằng Thẩm phán Đỗ Thế Bình ở
phiên tòa này và thẩm phán Vũ Văn Mạnh ở phiên tòa sơ thẩm rất giống
nhau ở lương tâm và trình độ khi ngồi tòa xét xử. Nhưng không vì thế mà
chúng tôi mất niềm tin vào công lí. Chúng tôi tin rằng dưới sự lãnh đạo
sáng suốt của Đảng và Nhà nước những sự vô lí bất công như cách xét xử ở
Vĩnh Phúc sẽ có ngày được làm sáng tỏ ở cấp thẩm quyền cao hơn.
Dư luận đang đặt câu hỏi: Phải chăng chuyên môn và đạo đức của cán bộ, nhân viên ngành Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc đang xuống cấp?
Hy vọng công lý ở phiên tòa Giám đốc thẩm!.
Nhóm PV
Chú Thái Doãn Hiểu chơi đểu đảng ta
Vũ Đông Hà (Danlambao)
- Bác Tiên đang nằm thẳng cẳng trong lăng. Bà con lề Dân lôi bác dậy
tra khảo lí lịch, chiều cao, giọng nói, tướng số, tình duyên, gốc gác,
nhân thân, tư cách... để biết mà sống chiến đấu học tập bóp theo gương
bác đã đành. Đằng nầy chú Hiểu nhảy lên lề Đảng xốc bác dậy mới ngon. Mà
xốc rất đểu, theo đúng kiểu... Văn hóa Nghệ An.
Chú Hiểu (gọi bằng chú để phân biệt... giai cấp với bác Tiên)
lôi cụ Nguyễn Khôi, trân trọng giới thiệu cùng khán thính giả - cụ bảy
nhăm tuổi, nhà văn Hà Nội, nguyên Chuyên viên Cao cấp - Phó Vụ trưởng
Văn phòng Quốc Hội, từng làm Bí thư chi bộ có các cụ Trường Chinh, Lê
Thanh Nghị, Nguyễn Hữu Thọ... để từ đó chú Hiểu cho cụ Nguyễn Khôi giải mả Trần Dân Tiên:
(Trích): "Theo sáng kiến của ông
Hoàng Quốc Việt (thường vụ Trung ương Đảng) gợi ý cho Trần Huy Liệu (Bộ
trưởng bộ Tuyên truyền) viết giới thiệu về Bác, Trần Huy Liệu không
viết mà giao cho Vũ Đình Huỳnh, thư ký trợ lý của Bác chấp bút, xong
khởi thảo thì Trần Huy Liệu sửa, viết bổ sung (thêm bớt) rồi qua Hoàng
Quốc Việt, Trường Chinh đọc "duyệt" cho ý kiến để hoàn thiện đem xuất
bản. Ở thời điểm ấy bận trăm công nghìn việc, thù trong giặc ngoài như
thế thì Bác làm sao mà ngồi chấp bút viết về mình được? Hơn nữa, Hồ Chủ
tịch là người bình sinh khiêm tốn không khi nào nói về mình..." (1)
Tuyên giáo đảng, cụ thể là các đồng chí thợ kiểm, thợ đục, thợ chà, thợ chùi của Văn Hóa Nghệ An sướng quá, nhắm mắt đăng ngay.
Thế nhé:
- Bác không phải là Trần Dân Tiên nhé.
- Bác "là người bình sinh khiêm tốn không khi nào nói về mình..." nhé.
- Đứa nào
xấu mồm nói bác tự sướng, tự viết bài ca tụng, nâng bi bác là đồ phổng
đạn, là bôi xấu lãnh tụ vô vàn, muôn vàn, vạn vàn kính yêu nhé. (Trích: "Cuốn
sách viết về Hồ Chủ tịch với các chi tiết rất trung thực, sống động, từ
khi ra đời không hề có ai phản bác, chỉ có cái tên Trần Dân Tiên bị gán
cho Bác, đã làm cho những kẻ thù địch xuyên tạc nói xấu mà thôi.")
Và những điều mà cụ đảng viên Bí thư chi bộ 75 tuổi bật mí qua ngòi bút của chú Hiểu là (trích): "trên
đây là những cái mà Nguyễn Khôi nghe được ở các vị Thủ trưởng, các bậc
đàn anh nói chuyện với nhau qua những lần tiếp xúc trong những câu
chuyện dọc đường công tác kể chuyện về Bác, vì không phải là "giấy trắng
mực đen", ghi âm, chứng cứ rõ ràng, mà chỉ là "chuyện kể" của nhiều
người (không phát ngôn chính thức) Nguyễn Khôi nghe lỏm được, thấy
không có hại, nên trước khi từ biệt thế giới này (vì đã ở tuổi 75) thử
đưa ra để mọi người tham khảo, tìm tòi thêm để đi đến kết luận chính xác
" Trần Dân Tiên (*) thực là ai?".
Nói thiệt nghe chơi, "những cái mà" này coi bộ cũng theo kiểu của bác Tờ Chấm Lan - vừa đi đường vừa nghe lỏm, thấy không có hại, hổng phải là giấy trắng mực đen, ghi âm, chứng cứ rõ ràng, mà chỉ là "chuyện kể" của nhiều người...
Chú Hiểu vừa mới phang xong câu dẫn về mức độ khả tín của nguồn tin nghe lỏm đó thì khéo léo dí một nàng hoa thị * vào trong câu để trình làng một lô nguồn khẳng định đứa nào xấu
mồm nói bác tự sướng. Cái khéo léo là chú dùng kiểu chú thích để che
giấu mu đồ của chú và qua mặt đảng. Thì giờ là vàng mả, ai rảnh ai rang
đi đọc phần chú thích chi cho phiền.
Chú Hiểu liệt kê những nguồn khẳng định - cụm từ khẳng định này nào có khác gì... sông có thể cạn, núi có thể mòn, số sườn số máy không bao giờ thèm thay đổi!:
- Báo Nghệ An điện tử của đảng bộ Nghệ An.
- Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức.
- Cựu Phó Tổng biên tập báo Nhân Dân - ông Bùi Tín.
- Học giả Mỹ William J. Duike.
- Học giả Pháp Pierre Brocheux.
- Học giả Mỹ Sophie Quinn-Judge.
Toàn là những nguồn khẳng định xứng tầm - tất cả đều đồng ca bài: Nước
Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, bác Hồ bác Tiên là một: sông
có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.
Khẳng định sông không cạn, khẳng định núi chẳng mòn, bác Hồ bác Tiên tuy hai là một - chưa đủ, chú Hiểu mần thêm vài nguồn tạm hiểu trên tạp chí Cộng sản Điện tử - mở ngoặc đóng ngoặc cơ quan lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam đường hoàng - phòng ai bị lảng tai không biết tạp chí này là cái loa của đứa nào.
Chú Hiểu không kết luận.
Đứa nào mà ...chỉ có cái tên Trần Dân Tiên bị gán cho Bác, đã làm cho những kẻ thù địch xuyên tạc nói xấu mà thôi... chú Hiểu cũng kệ bác nó!
Nhiều người đọc bài chú Hiểu phơn phớt kiểu cưỡi xế dream, dạo kiểng xem huê, ở trong tư thế chồm hổm vừa nghe đứa nào mới mở miệng vài câu nói theo lề Đảng là sẵn sàng phang cho vài búa tạ: thằng này "Đỏ cháng" lưng cong.
Mấy chú Dư Luận Viên làm nhanh đi nhậu, gái gú đang chờ thì hì hì hề hề: "cháng Đỏ" phe ta!
Còn lại những người tinh tế thì mũm mĩm cười: chú Hiểu này ngon.
Mà chú Hiểu ngon thật.
Bác Tiên sống lại cũng phải đành phán: chú này ngon cơm!
___________________________________
Chú thích:
(1) vanhoanghean.vn/goc-nhin-van-hoa3/dien-dan38/tran-dan-tien-thuc-la-ai
Bài liên quan đã đăng: Trần Dân Tiên thực là ai!?
Bài liên quan đã đăng: Trần Dân Tiên thực là ai!?
Ngu Quốc
Nước Ngu thời Kiến Quốc là 1 trong Ngũ Đại Ngu Quốc trong thiên hạ nên … rất ngu!Quan lại trong triều đình nước Ngu chỉ tuyển trạch với chỉ tiêu ngu nên cũng… rất ngu!
Nước Ngu vẫn tự xem mình là thánh là thần. Từ vua quan, chức sắc luôn vỗ ngực xưng danh là thánh hiền, là công bộc của dân nhưng thực chất là một lũ quan tham muốn ăn tất cả những gì của dân có thể ăn được.
Trong khi các nước láng giềng phất lên giàu có thì kinh tế nước Ngu ngày càng èo uột, trong triều vua chỉ thích nghe lời siểm nịnh. Quan thần thì hằm hè lập nhóm, lập bè để xơi càng nhiều càng tốt.
Nền giáo dục chỉ biết dạy những chữ thánh hiền của các nước từng là những đại ngu trong thiên hạ mà không coi trọng quy luật phát triển tất yếu của xã hội. Trường đào tạo quan chức, công bộc… mở tràn lan không nhằm mục đích tăng về chất mà chỉ mục đích tăng về lượng, có nghĩa là người vào học càng nhiều thì trường thu tiền càng nhiều. Học giả, bằng giả tràn lan đếm không xuể!
Người giỏi không được trọng dụng, người ngu được tuyển trạch theo tiêu chí ngu nếu có đủ ngân lượng cho đám quan tuyển trạch.
Nội thương thì bị nước ngoài chèn ép, nên sản xuất trong nước ngắc ngỏi từ chết, đến bị thương. Ngoại thương thì ôi thôi bị nước sở tại đánh thuế tứ bề! với nữa do thói làm ăn gian dối của nước Ngu mà hàng mang đi bán cho các đại quốc bên ngoài bị trả lại ế mặt.
Nội chính thì tham nhũng, bán tước mua quan lan tràn. Người đầu tư vào quan trường, công bộc phải bỏ ra lượng này, lượng nọ nên trong thời gian tại vị phải tìm cách thu lại cho hơn số tiền bỏ ra. Kết cuộc chỉ có người dân còn lưng chịu trận.
Một lần, tể tướng nước Ngu đi kinh lý sang tận Tân Gia Quốc, thấy vị đại nhân nguyên là tể tướng nước này trán cao, mắt sáng, tầm thước hơn người, giọng nói sang sảng rất uy nghiêm, thiên hạ gọi là Lý Quang Đại Nhân. Được biết dưới sự cai quản của triều đình thời Lý Quang Đại Nhân mà Tân Gia Quốc từ một nước nhỏ bằng hạt gạo lại dám đứng sánh ngang với các đại cường quốc về kinh tế, học thuật, giáo dục…. Người dân nước ni mặt mày hớn hở, ngựa xe, áo quần ra vẻ giàu có phong lưu kinh lắm!
Tể tướng mê cái giàu có thịnh trị của Tân Gia Quốc và cũng muốn nước mình phất lên như rứa!
Chuyến kinh lý của tể tướng thành công tốt đẹp nhất là sau khi ngỏ ý nhờ Lý Quang Đại nhân tư vấn cho phương hướng, đường lối để nước Ngu… khôn hơn.
Một ngày, theo lời mời, Lý Quang Đại nhân đến thăm nước Ngu. Đại nhân rất lấy làm ngạc nhiên khi thiên nhiên ban tặng cho nước Ngu nào rừng vàng biển bạc, đồng ruộng mênh mông cò bay thẳng cánh chó chạy cong đuôi, người dân nước Ngu nhưng chẳng phải mà tỏ ra thông minh, cần cù lắm lắm!…. Rứa mà nước Ngu không ngóc đầu lên được, mới lạ!
Sau khi tìm hiểu căn nguyên, đại nhân cũng bó tay không thể tư vấn nỗi vì mọi thứ tại nước Ngu nát bấy như bãi phân trâu giữa đường qua trận mưa lớn. Dẫu sao, nguyên khí quốc gia theo kinh nghiệm của mình là phải nâng cao dân trí mới là tiền đề để chấn hưng dân sinh nên Đại nhân khuyên thực lòng tể tướng nước Ngu là hãy lấy việc học làm trọng. Hãy biết chắt chiu trọng dụng nhân tài, dẹp nạn quan tham….
Những lời khuyên thấu ruột, thấu gan, Đại nhân hi vọng nước Ngu nghe mà từ từ chuyển biến.
Rứa mà hơn chục năm trời, nước Ngu vẫn hoàn ngu! Lời vàng ngọc của đại nhân giờ chẳng khác chi cục đất sét vứt bên đường.
Một hôm có một vị đại nhân từ bên Tây Dương đại quốc sang tìm đại nhân dạm hỏi về việc tư vấn trị quốc cho nước Ngu nghe nói vị đại nhân này cũng được tể tướng nước Ngu xin tham vấn về kinh – trị. Nghe chuyện Lý Quang Đại nhân không dấu diếm:
- Ở nước Ngu có một câu hay lắm ông nợ!
- Câu chi rứa ông?
- Ờ, hình như là: Làm đày tớ đứa khôn hơn là thầy thằng dại!
Đại nhân Tây Dương Quốc nghe ra, đứng dậy chắp tay, cảm ơn rồi xách đít đi về mà không dám nhận lời với nước Ngu.
Vũ Đại, 9/2013
Hãy cứ đi, nhưng đừng chết vì thiếu hiểu biết
Thật lòng mà nói, câu chuyện về cuốn sách của bạn HC cùng những dư luận chung quanh đã cho mình một nụ cười. Tuy vậy, bài viết này của mình không đào sâu về những chi tiết thật, giả trong cái việc đi ấy của bạn Huyền. Bài viết chỉ nói lên thực tế và nhắc lại các lý lẽ thông thường mà người ta cần nhớ khi đi du lịch nước ngoài.
Trước khi vào đề tài chính, nếu có bạn nào thắc mắc là mình đã từng đi du lịch ở nước ngoài chưa hay là chỉ phán theo kiểu ếch ngồi đáy giếng, thì mình xin thưa: vâng, mình đã có đi, và đi cũng không ít. Nhưng vẫn có một số điều mình chưa trải nghiệm qua, như là chuyện xin visa. Với quốc tịch Canada, mình hầu như được miễn visa khi đến những quốc gia khác. Vì vậy khi nói về điểm thứ nhất, visa, mình chỉ nói theo lý thuyết và những gì mình tìm hiểu được.
1. Có nhiều loại visas khác nhau tùy theo quốc gia, nhưng thông thường có thể chia ra làm hai loại: work visa và tourist visa. Với tourist visa (cho mục đích du lịch hoặc thăm viếng), bạn không thể làm việc (dù có được trả lương hay không) nơi đất nước mà bạn du lịch. Bạn chỉ có thể làm việc ở đất nước ấy khi bạn có work visa hoặc là được cấp work permit (giấy phép lao động).
2. Tất cả các quốc gia trên thế giới đều e ngại tình trạng người nước ngoài nhập cư/lao động trái phép tại nước họ. Ở một số quốc gia, người ta ghi rõ ràng “Cấm làm việc” trên con dấu hải quan đóng trong hộ chiếu của khách du lịch.
Đây là một số trang trong hộ chiếu của mình. Có thể thấy, con dấu hải quan của Jamaica và quần đảo Cayman ghi rõ “Cấm làm việc,” và Singapore chỉ cho phép mình lưu lại đất nước họ với mục đích thăm viếng mà thôi.
Vì vậy, nếu bạn làm việc nơi quốc gia mà bạn viếng thăm với tư cách khách du lịch mà không có giấy phép lao động, dù nhìn theo bất cứ khía cạnh nào đi chăng nữa, bạn vẫn là lao động bất hợp pháp. Dưới cái nhìn của người bản xứ, bạn là dân lao động chui, lao động lậu, là những kẻ tranh giành miếng cơm manh áo với họ. Không biết mọi người khác nghĩ sao, nhưng với mình thì điều này không có gì đáng để tự hào cả!
3. Ở nhiều quốc gia, các công ty thường rất e ngại chuyện mướn phải nhân công bất hợp pháp. Rất đơn giản: họ chỉ muốn làm ăn yên ổn và nếu không cần thiết thì không muốn dính rắc rối liên quan đến pháp luật. Hãy đặt mình vào vị trí của người chủ, bạn nghĩ tại sao mình phải mạo hiểm mướn những nhân công bất hợp pháp?
Với mình, khi phải mạo hiểm mướn một kẻ lao động bất hợp pháp, có hai nguyên nhân chính:
- Nếu mướn lao động bản xứ và hợp pháp thì mình không đủ khả năng trả lương cho họ theo mức quy định. Nếu mướn lao động nước ngoài và bất hợp pháp, mình có thể trả họ với giá rất bèo, rẻ bằng một nửa hoặc hai phần ba giá trả cho lao động bản xứ.
- Công việc làm ăn của mình là không chính đáng, nên cần mướn lao động bất hợp pháp nước ngoài để giảm thiểu rủi ro. Họ không quen thuộc ngôn ngữ, phong tục, văn hóa, và nhất là họ chỉ muốn an phận để kiếm tiền, không hy vọng dính đến rắc rối pháp luật nơi xứ người.
4. Một góc thực tế của dân lao động bất hợp pháp tại xứ người:
a. Được trả lương rất bèo, và thường là tiền mặt
b. Làm việc dưới tình trạng lén lút, chui nhủi
c. Rất dễ bị chủ quỵt lương hoặc trả lương không đủ
d. Rất dễ bị hành hạ về mặt tinh thần (mắng chửi, đay nghiến) và thể xác (đánh đập, ngay cả hãm hiếp)
e. Khi người lao động chui bị ngã bệnh hoặc bị thương trong lúc làm việc, rất có thể người chủ sẽ bỏ mặc họ mà không đưa đi bệnh viện hoặc gọi bác sĩ chữa trị. Đơn giản: họ không muốn người ngoài biết về chuyện họ mướn nhân công bất hợp pháp.
5. Bốn điều ở trên nói về việc lao động bất hợp pháp ở nước người. Điều thứ 5, cũng là điều cuối cùng mình muốn nói trong bài viết này là chuyện bảo hiểm y tế khi bạn đi du lịch.
Trừ phi bạn giàu nứt đố đổ vách, tiền bạc không là vấn đề, bạn nên chuẩn bị bảo hiểm y tế trước khi du lịch. Hãy nghĩ đến trường hợp chẳng may bạn ngã bệnh hoặc bị thương nơi xứ người. Vâng, cảm sốt chỉ là chuyện nhỏ, nhưng bị gãy tay, chân hay hoặc bị thương tích với mức độ nghiêm trọng mới là điều đáng nói.
Cũng vậy, đừng mong chờ gì nhiều vào lòng thương hại của người dân bản xứ. Bạn bị gẫy chân, được đưa vào bệnh viện và khi biết bạn là dân du lịch, điều đầu tiên người ta sẽ hỏi là bạn trả chi phí chữa trị cùng viện phí như thế nào, bảo hiểm hay tiền túi của bạn? Bạn không có khả năng để trả (không có bảo hiểm hoặc không đủ tiền túi) thì rất có thể người ta sẽ bỏ mặc bạn. Một ngày nằm viện ở xứ người không hề rẻ, có thể từ vài trăm lên đến một ngàn dollars – nếu không có bảo hiểm y tế, bạn khó có thể nào trả nổi mức phí này.
KẾT LUẬN: Với bài viết này của mình, có thể nhiều bạn sẽ nghĩ mình không khuyến khích chuyện đi du lịch, ra ngoài để học hỏi và mở mang kiến thức. Thực tế là ngược lại, việc đi du lịch, thám hiểm thế giới đã và vẫn đang là một đam mê của mình.
Nhưng đi như thế nào là một chuyện. Mình không có tiền thì không đi, chứ không phải đi với một tinh thần luồn lách, dối trá và khinh thường pháp luật. Hơn nữa, việc đi không hề đơn giản là chỉ việc xách ba lô lên mà đi chứ không chuẩn bị gì cả, vì có những điều ta cần phải biết trước khi qua xứ người.
Hãy cứ đi, nhưng đừng chịu rủi ro, và nhất là đừng chết vì thiếu hiểu biết những điều căn bản nhất!
(Đáng lẽ dừng ở đây, nhưng suy nghĩ lại mình cần phải nói thêm điều này. Chuyện đi chơi, đi du lịch với mình chỉ đơn thuần là để thỏa mãn ước mơ cá nhân, chả có mục đích cao đẹp gì cả. Nhưng với một số bạn đi mong để giới thiệu, truyền bá văn hóa cùng hình ảnh đẹp đẽ của Việt Nam thì mình hy vọng các bạn đừng giới thiệu một Việt Nam qua hình ảnh của kẻ nhập cảnh lậu hoặc lao động chui. Hình ảnh chui, lậu tố cáo chúng ta là một dân tộc nhược tiểu, chỉ biết lấy gian dối làm lẽ sống!)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét