Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Lượm lặt - Chính phủ Mỹ đóng cửa

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
VTV – Thời sự 19h: Đưa tin về vụ Lê Quốc Quân và phiên xử ngày mai (dài 4 phút 20″). Biển Đông: Đuổi lui tàu giặc sau 11 ngày bị vây hãm  (Infonet)
Bác sĩ Alexandre Yersin là công dân danh dự của Việt Nam  (NLĐ)   —Chủ tịch nước sẽ dự Hội nghị APEC 21 tại Indonesia  (TTXVN)
Miền Trung tan hoang chỉ sau 1 đêm hứng bão  (SM)   —–Quảng Bình trong bão dữ: Ngỡ như qua một trận B52 rải thảm…  (Dân Việt)   —–Bão dữ vừa quét qua, trên biển Đông lại xuất hiện vùng áp thấp mới  (DV)    —-Quảng Trị: Hàng ngàn nhà dân tốc mái, đê kè xói lở  (DV)
Chỉ cần có tiền, bác sĩ ‘chui’ thoải mái hành nghề (SM)    —-Loạn bằng bác sĩ cho thuê  (TP)    —Lấy đâu ra 9,1 tỉ USD mua máy bay?  (TN) -
Ông Vũ Mão chỉ rõ 5 điểm “cốt tử” để bắt “sâu tham nhũng”  (GDVN)   —-Cận cảnh dự án “trên giấy” B5 Cầu Diễn sau khi TGĐ bị bắt khẩn cấp  (GDVN)
Bộ Xây dựng dừng xây trụ sở, tiết kiệm khoảng 1.000 tỷ đồng  (DDDN)    ——Đà Nẵng: “Nợ” đất tái định cư của 946 hộ  (DV)   —-Tham nhũng – công nghệ kiếm tiền “khủng”  (DT)
Vụ chôn thuốc trừ sâu: Tại sao chưa khởi tố vụ án?  (Dân trí)   —-Vụ tố “tráo thủy tinh thể”: Bệnh nhân hỏng mắt sau mổ lên tiếng!  (Infonet)
Khai mạc hội nghị Trung Ương Đảng lần thứ 8:  Đánh giá bức tranh thực về kinh tế – xã hội  (TT)   -Về khó khăn, thách thức, phải chăng bao gồm: sự biến động nhanh chóng, phức tạp của tình hình chính trị, kinh tế thế giới và khu vực, nhất là tình hình trên biển Đông; sự chống phá của các thế lực thù địch; những tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường và mở cửa, hội nhập quốc tế; những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước và trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế – xã hội?…
Nói chung là do yếu tố khách quan và do ông Trời… cùng bọn thế lực thù địch….chớ đâu phải tại TAO.

Xa lu khan cap, Quynh Luu nuoc ngap nuot mai nha
Xả lũ khẩn cấp, Quỳnh Lưu nước ngập nuốt mái nhà  (Zing) -  Mưa lớn, hồ thủy lợi Vực Mấu, thị trấn Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Nghệ An đã phải xả tràn thoát lũ khẩn cấp 5 cửa. Cả khu vực chìm trong nước, giao thông ùn tắc 6 km (từ cầu Lam An đến…  ====>>>>
Thanh Hóa vỡ đập, chìm trong biển nước  (BBC)
Mấy cái “ách nạn” đổ ập lên đầu Dân là do Ông Trời hay do “Thiên tài” ???
Lộ rõ lợi ích nhóm ‘phù phép’ phá rừng trồng cao su  (ĐV)    —–Chưa thể giải quyết hết 528 vụ khiếu kiện tồn đọng  (VNN)    —-Sụt đất, gần một héc ta cà phê bị ‘chôn sống’  (TN)
Về chuyến đi Mỹ của Thủ tướng VN  (BBC)  -Hồng Nga   -từ New York, Hoa Kỳ  -Thế nhưng chính vì lẽ đó mà giới chức Việt Nam cần thay đổi quan điểm về thông tin đối ngoại của mình. Đã qua rồi cái thời không cần phải làm gì người ta vẫn chú ý đến Việt Nam, các phát ngôn một chiều với mục đích tuyên truyền vẫn được sử dụng. Giới phóng viên, ngay cả phóng viên trong nước, nay cũng không dễ hài lòng với những câu trả lời chung chung bằng văn bản.
Dân chủ ở VN sẽ do dân tự quyết định’  (BBC /nghe xem)   -Bình luận về con đường cải tổ dân chủ của Việt Nam hiện nay, cựu Đại sứ Anh Derek Tonkin nói với BBC tiếng Việt rằng mọi việc hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định của nhân dân Việt Nam, vì theo ông mỗi quốc gia cần tự tìm kiếm một giải phảp riêng.
Hình phạt nhẹ cho luật sư Quân?  (BBC) -  Luật sư bào chữa cho ông Lê Quốc Quân nói tòa án Hà Nội có thể sẽ áp dụng khung hình phạt nhẹ, trong lúc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) lên tiếng yêu cầu trả tự do cho ông.    —-‘Có thể tòa áp dụng hình phạt nhẹ’  (BBC /nghe)Trả lời BBC ngày 1/10, luật sư bào chữa cho Lê Quốc Quân, ông Hà Huy Sơn, nói phiên tòa xử ông Quân tội trốn thuế có thể sẽ đưa khung hình phạt nhẹ.
Hình Luật sư Lê Quốc Quân nhân một buổi thánh lễ cầu nguyện cho ông được tự do tại Nhà thờ Thái Hà ở Hà Nội ngày 29/09/2013.
Tù nhân blooger Việt Nam vẫn bị ngược đãi     (RFI) – Bị chuyển trại tù một cách bí mật hoặc bị biệt giam, gia đình họ ở bên ngoài thường xuyên bị sách nhiễu, đe dọa. Những Blogger Việt Nam đang bị giam giữ có phải là những phần tử khủng bố nguy hiểm hay không mà họ phải chịu các cách đối xử như vậy của chính quyền ? Đó là câu hỏi mà phóng viên của AFP đặt ra sau khi theo dõi về những tù nhân chính trị ở Việt Nam hiện nay.====>>>>
Quyền công dân trong công nghệ di động  (BBC) -Phải chăng công nghệ như điện thoại di động đang giúp cho công dân Việt Nam tìm lại quyền cơ bản của mình?
Chính phủ bác đề xuất giảm lương  (BBC)

Danh sách ký tên Đợt 7 – hưởng ứng Tuyên bố 23/9   -(DĐXHDS)
“Diễn đàn Xã hội Dân sự”: Tổ chức hay Diễn đàn?  -(Kami -RFA)
Những người chết ra đi  (Lê diễn Đức -NV) –   Nếu chiếu theo con số thống kê của nhà nước Việt Nam về số đơn kiện,tụng, khiếu nại của nông dân mà hơn 70% liên quan tới đất đai, thì đội quân “dân oan” trong cả nước lên tới hàng triệu.
CHỐNG THAM NHŨNG BẰNG “PHÊ VÀ TỰ PHẾ”- LÀ BẢO VỆ BỌN THAM NHŨNG  - (Ngô Minh)
Qua cơn thành bại mất còn  (Gocnhin Alan)
Cửa Ngõ Cho Nhân Quyền và Hành Lang Cho Dân Chủ - TS. Nguyễn đình Thắng -(Machsong)
Đừng làm đổ trà của chủ ngươi (phần 1)  - (Phan Ba)
Mầm Móng Nổi Dậy Ở Trung Cộng và Việt Cộng  (Vi Anh – VB)  >>>>Nhìn Nhật Lo Việt Nam

KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ 

Chính phủ Mỹ bắt đầu đóng cửa một phần  (BBC)   —-Ai bị ảnh hưởng?  (BBC) -  Các bộ, ngành bị ảnh hưởng khi chính phủ Mỹ đóng cửa.   —-Mỹ : Hết ngân sách, 800.000 công chức nghỉ việc không lương  (RFI)    —–Chính phủ Mỹ bắt đầu đóng cửa  (VOA)    —-Châu Á phản ứng về việc chính phủ Mỹ đóng cửa  (VOA)
Quan ngại về ngân sách, chỉ số giá chứng khoán Mỹ hạ  (VOA)   —-Thủ tướng Israel cảnh báo Hoa Kỳ về vấn đề Iran  (VOA)   —Venezuela trục xuất nhà ngoại giao Mỹ  (BBC)
Trung Quốc mừng Quốc khánh, blogger nhắc lại Mùa Xuân Bắc Kinh  -(RFI)   —-Đài Loan muốn mua tàu ngầm Mỹ, dù quan hệ với Trung Quốc nồng ấm hơn -(RFI)
Hàn Quốc rầm rộ diễu binh mừng 65 năm thành lập quân đội -(RFI)    — Nam Triều Tiên phô trương vũ khí để răn đe Bắc Triều Tiên  (VOA)

Ý : Đảng của Berlusconi bị đe dọa phân rã -(RFI)
Chuyên gia quốc tế tới Syria để tiêu hủy kho vũ khí hóa học -(RFI)   —- Chuyên gia quốc tế khởi sự sứ mạng giải giới vũ khí hóa học Syria  (VOA)

Thỏa thuận cấm buôn lậu gỗ giữa Liên Hiệp Châu Âu và Indonesia -(RFI)   —  Đàm phán Ấn Độ-Pakistan ở New York không gây ấn tượng  (VOA)

Thêm một tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima  (VOA)

Nhìn Nhật Lo Việt Nam

Tác giả : Vi Anh
Ngày 19 tháng 9 năm 2013, truyền thông quốc tế loan tải Nhật tháo bỏ hai lò phản ứng điện nguyên tử cuối cùng ở Fukushima nơi bị hư hại vì trận động đất và sóng thần kinh hoàng hồi tháng 3 năm 2011.Thủ Tướng Nhựt cũng yêu cầu công ty TEPCO giải quyết vấn đề rỉ nước nhiễm phóng xạ trước cuối tháng 3 năm 2014.

Hoạ vô đơn chí. Trong Đại Chiến Thế Giới lần thứ hai, Mỹ bỏ hai trái bom nguyên tử trên hai thành phố Nhựt. Để cứu nước, cứu dân, Nhựt Hoàng lúc bấy giờ cắn răng nói với thần dân đành phải chấp nhận điều mà quốc gia dân tộc này không thể chấp nhận được là đầu hàng. Thủ Tướng Nhựt chịu tội trước Nhựt Hoàng và đồng bào và tự sát bằng gươm theo truyền thống hiệp sĩ đạo Samurai của Nhựt.

Gần đây Nhựt vừa bị cơn sóng thần, một thiên tai thiệt hại trầm trọng nhứt từ Thế Chiến 2 đến giờ. Và thêm một hậu quả trầm trọng hơn nữa, ba lò phản ứng nguyên tử làm ra điện nổ sau cơn sống thần. Hậu quả cả năm chưa khắc phục được. Bây giờ nước có chất phóng xạ còn rò rỉ ra biển dù phải nói kiến thức, kinh nghiệm, khả năng của lực lượng chuyên viên và công nhân về nguyên tử của Nhựt không thua Nga và Mỹ- chớ đừng nói VNCS hầu như chưa có gì.

Trong tai hoa Fukusima, Nhựt Hoàng Akihito lần đầu tiên sau Thế Chiến Hai đích thân qua truyền hình, truyền thanh xúc động trình bày cùng quốc dân quốc gia dân tộc Nhựt đang trải qua một “biến cố hoàn toàn không dự báo được” “với một quy mô chưa từng thấy”. Số nạn nhân càng ngày càng cao, và phải di tản trong những điều kiện vô cùng khó khổ. Ngài “cầu nguyện cho sự an toàn của đông đảo người dân, “đảm bảo là cả nước sẽ dấn thân vào công cuộc cứu nạn” và kêu gọi quốc dân bình tĩnh vượt qua cơn khó khổ.

Còn Thủ Tướng Nhựt Naoto Kan đích thân bay xuống hiện trường. Nội các và chánh quyền địa phương làm việc 24 giờ một ngày, làm bất cứ điều gì có thể làm được và không từ bỏ cơ hội nào để cứu cấp nạn nhân và ổn định đời sống. Chính Thủ Tướng Nhựt kêu gọi Mỹ yểm trợ. Mỹ dùng trực thăng xả nước làm nguội các lò nguyên tử mà không thành công.

 Số nạn nhân vì sóng thần và động đất trong 5 ngày đầu thôi đã đếm được, 3.676 chết, 7.558 mất tích và 1.990 bị thương. Mỗi ngày con số này mỗi tăng. Cả một đoàn xe lửa bị cuốn. Phải nói thiệt hại thật kinh hồn. Đó là chưa nói thiệt hại do phóng xạ của các lo nguyên tử có thể gây ra nếu không kiểm soát được.

Truyền thông Nhựt, phát thanh, phát hình, loan tải tin tức liên tục, người dân nhờ thế nắm vững tình hình. Dân trí rất cao, tinh thần cộng đồng rất mạnh, dân chúng Nhựt cố gắng giữ bình tĩnh dù trong cơn hoảng loạn. Chấp hành nghiêm chỉnh lịnh của chánh quyền. Không đầu cơ tích trữ. Nhiều hình ảnh rất cảm động và đáng ca ngợi. Dù trong khó khổ, trời lạnh, không nhà, cụ ông, cụ bà, tráng niên và trẻ em Nhựt nhận một miếng sushii cứu trợ vẫn kính cẩn nghiêng mình gần 90 độ để cám ơn theo phong tục tiếp nhân xử thế của người Nhựt.

Nhựt là một nước kinh tế tiên tiến (hiện là thứ ba hoàn cầu chỉ sau Mỹ, mới sau Trung Quốc gần đây thôi ), chánh trị dân chủ, tự do cao, dân trí cao mà trước biến cố ba lò điện nguyên tử nổ còn chới với. Kinh tế của Nhựt đứng hàng thứ hai trên thế giới rất lâu đời. Sự phát triễn bền vững. Danh hiệu made in Japan là một bảo đảm phẩm chất tốt. Ngoại thương Nhựt đều hoà trên các thị trường thế giới, nhứt là Tây Âu, Bắc Mỹ.

Tai hoạ lò nguyên tử xây gần bờ biển bị sóng thần làm nổ hậu quả nghiêm trọng. Liên Âu phải họp để bàn biện pháp kiềm soát 58 lò của 13 nước thuộc Liên Âu trong đó nhiều lò thành lập cùng thế hệ với các lò của Nhụt bị nổ. Thủ Tướng Đức thận trọng hơn ra lịnh đóng của những lò hoạt động trước 1980 trong vòng ba tháng để kiểm soát an toàn. Mỹ cũng thế, TT Obama yêu cầu xem xét độ an toàn của các lò nguyên từ của Mỹ. Còn Nga thủ tuớng Vladimir Putin cũng thế.

Ở Á châu, Ấn Độ có hai lò điện nguyên tử, Thủ tướng Manmohan Singh ra lệnh kiểm tra an toàn toàn bộ. Trung Quốc có 27 đang xây dựng và 50 đang dự trù, cho biết sẽ “rút ra những bài học” nhưng vẫn đẩy mạnh chương trình nguyên tử. E ngại dân hoảng loạn trở ngại cho kế hoạch lò nguyên tử của nhà nước, TC cấm cửa không cho người dân truy nhập vào những dữ kiện rò rĩ nguyên tử.

Riêng VN có kế hoạch xây tổng cộng 8 cái trong vòng 20 năm tới. Nhà máy đầu tiên ở Ninh Thuận sẽ khởi công vào năm 2014. Ông Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, Vương Hữu Tấn nói tai nạn nguyên tử ở Nhật sẽ không có ảnh hưởng gì đến các kế hoạch điện nguyên tử ở Việt Nam.

Nghe Ô Viện trưởng quá tự tin, quá chủ quan, “duy ý chí” nói mạnh như thế, người ta không khỏi lo. Nga và Nhựt khoa học kỹ thuật cao hơn VN nhiều mà còn bị nổ lò nguyên tử Tcherbonyl và ở Fukushima. Con Người không qua nỗi Ông Trời.

Thiên tai Con Người có thể dự báo, đề phòng hậu quả chớ chưa ai ngăn cản được núi lửa, sóng thần, bão tố. Còn dịch hoạ ai dám bảo đảm hoàn toàn tránh được các cuộc phá hoại, khủng bố, hành động ôm bom tự sát vì thù ghét hay mục chánh trị, cuồng tín.

Người Nhựt có tiếng là thận trọng, kỹ lưỡng mà còn bị như vậy, thì VN làm sao không lo.

Gần đây ở VN bắt đầu có triệu chứng động đất ngoài biên, rung chuyển Saigon, Hà nội và một số tỉnh bờ biển. Hai lò nguyên tử đầu tiên làm ở Ninh Thuận rất gần bờ biển. Một nhà khoa học về điện nguyên tử ở Pháp Ô. Nguyễn khắc Nhẫn bày tỏ lo ngại khi lò điện nguyên tử VN nổ thì đất nước VN sẽ tách ra làm đôi.

Với đà tham nhũng thành quốc nạn người ta lo nén bạc sẽ đâm toạt tờ giấy khi đấu thầu và giám sát các dự án làm lò nguyên tử cho VN, nhứt là cho các công ty xây dựng thân thế của VN phó thầu san lắp mặt bằng, làm nền móng, v.v...

Khi có chuyển xảy ra, chắc chắn hệ thống báo động, báo nguy của VN không bao giờ bằng của Nhựt cả. Việc huy động cấp cứu, ngăn chận của nhà cầm quyền sẽ chậm lụt, thiếu phương tiện và tinh thần hơn Nhựt. Nhứt là cái bịnh bưng bít của CS sẽ ngăn trở sự tham gia tiếp cứu của ngoại quốc, của người dân cứu trợ cũng như tỵ nạn.

Ai là người chịu hậu quả nặng nề nếu lò nguyên tử VN rò rĩ hay nổ vì lý do nào đó. Khỏi nói cũng biết là người dân VN đóng thuế để nhà nước làm lò và lãnh đủ phóng xạ khi lò rò rĩ hay nổ.

Cái thói “cha chung không ai khóc”, núp dưới bóng tập thể, chờ” trên đưa “hướng giải quyết”để vô trách nhiệm cá nhân của CS sẽ làm việc cứu trợ chậm trễ, tại hoạ sẽ trầm kha – là cái chắc.

Lãnh đạo là tiên liệu, hy vọng những người cầm đầu Đảng Nhà Nước VNCS không bốc đồng như Ông Vương Hữu Tấn Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, mà mà lắng nghe nhiều người chuyên môn, nhiều đại diện dân hơn, suy tư nhiều hơn trong việc thành lập lò điện nguyên tử./. (Vi Anh)

CHÍNH PHỦ MỸ ĐÓNG CỬA NGAY NGÀY QUỐC KHÁNH TRUNG HOA!

Bài đọc liên quan:
Chuyện chính phủ Hoa Kỳ đóng cửa làm việc là chuyện không phải lần đầu. Chuyện chính phủ một quốc gia đa nguyên, tản quyền đóng cửa, mà đất nước vẫn hoạt động trơn tru, và thế giới đảo điên mới là điều đáng nói.
Theo đó, Văn bản từ Văn phòng Quản lý và Ngân sách Hoa Kỳ - OMB: Office of Management and Budget - Những công chức liên bang được quy định là đóng vai trò thiết yếu vẫn sẽ tiếp tục làm việc. Tuy nhiên, bộ phận còn lại sẽ nghỉ phép và có 4 tiếng kể từ thời điểm ngày làm việc 1/10 bắt đầu để rời khỏi văn phòng của họ.
Lần đóng cửa chính phủ gần đây nhất là xảy ra vào cuối nhiệm kỳ đầu của Tổng thống đảng dân chủ Bill Clinton - 1994-1995. Lần ấy, đã làm cho nước Mỹ mất mỗi ngày khoảng 150 triệu đô la, và đình trệ việc dọn rác, cũng như những vấn đề hành chánh công khác. Nó đã giúp ông Bill Clinton được lòng dân Mỹ, và thắng cử nhiệm kỳ 2 ngay sau đó. Điều đáng nói là, chính phủ Bill Clinton đưa tỷ lệ thất nghiệp về đến tỷ lệ thấp nhất mọi thời đại khoảng 4% - nằm trong tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là 3 đến 5%.
Lần này, cũng vào chính phủ do một Tổng thống đảng dân chủ nắm quyền - Obama. Rút kinh nghiệm lần trước, đảng cộng hòa không gây áp lực đảng dân chủ vào cuối nhiệm kỳ đầu của ông Obama, mà để cho qua tuyển cử, hòng hy vọng ông Romney sẽ lật thế cờ. 
Nhưng thời vận không cho phép cho ông Romney, vì đảng dân chủ đã điều hành quá tốt có thể được trong nhiệm kỳ đầu của Obama. Nạn thất nghiệp giảm còn 7.8% so với >8% cuối nhiệm kỳ của ông Bush đảng cộng hòa. Giảm chi tiêu ngân sách nhờ vào giảm chi phí quốc phòng. Tăng thu nhập chính phủ, nhờ tăng đánh thuế vào tầng lớp nhà giàu có thu nhập trên 200 ngàn đô la mỗi năm. Kỹ nghệ hóa dầu từ đá phiến sét ra đời giúp Hoa Kỳ ổn định an ninh năng lượng, chẳng những không phụ thuộc năng lượng, mà còn đi đến quốc gia xuất khẩu dầu số 1 toàn cầu vào năm 2020. Đã thế, một loạt nhà độc tài Bắc Phi Trung Đông sụp đổ chỉ bằng cách ông Obama và bà Hillary uốn ba tấc lưỡi, chứ không phải tốn bom đạn và tiền của, kể cả nhân mạng như đảng cộng hòa đã làm. Kể cả việc diệt bin Laden rất gọn, trong khi tổng thống Bush của đảng cộng hòa phải tốn đến 1.200 tỷ đô la, mà chưa diệt được tên trùm khủng bố này. Đã góp phần khủng hoảng kinh tế 2008 đến nay.
Nhưng đảng cộng hòa còn những lý lẽ khác. Nào là nếu thực hiện chương trình Obamacare thì bắt dân Hoa Kỳ đóng thuế nhiều hơn như các nước kể trên. 
Nào nếu thực hiện nó thì biến nền kinh tế Hoa Kỳ thành nền kinh tế bao cấp kiểu cộng sản, thiếu năng động và không có tính tự do của thị trường chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội, đẩy Hoa Kỳ vào một quốc gia ù lỳ như Pháp, Úc, v.v... 
Nào là dân số Hoa Kỳ sẽ lão hóa đến năm 2038 lên đến 79 triệu người hưởng an sinh xã hội, khi thế hệ sinh ra vào chiến tranh thế giới thứ hai - Babyboomer - đạt đến tuổi về hưu mà đã được ông Obama tăng lên 65 tuổi. Đó sẽ là gánh nặng ngân sách hưu trí, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nó làm suy yếu Hoa Kỳ với vai trò lãnh đạo tòan cầu.
Rất nhiều cái nào là, ... để thấy rằng mọi lý do chỉ là để Hoa Kỳ năng động và hùng cường, nhưng lại đem đến một nước Mỹ gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
Nên, đảng cộng hòa dứt khoát không chịu cho chương trình Obamacare được thực thi, với cái cớ là sẽ tăng chi tiêu công cho nước Mỹ. Trong khi nước Mỹ đang có nợ công lên đến 100% GDP - khoảng gần 16 ngàn tỷ đô la, chủ yếu là do đảng cộng hòa gây ra.

Cộng hòa phá và dân chủ xây. Cộng hòa là tên vai u thịt bắp, và dân chủ là trí tuệ của nước Mỹ. Cả hai đảng như cặp vợ chồng đồng sàng đồng mộng, một cặp nhị nguyên rất khoa học, chỉ khác nhau ở triết lý điều hành toàn cầu và nước Mỹ theo một mục tiêu rất năng động.
Vấn đề đằng sau của chương trình này là không phải giờ này ông Obama mới làm. Mà từ thời ông Clinton và trước đó, ngay cả ông Kennedy cũng đã cố gắng làm. Song, nếu an sinh xã hội Hoa Kỳ giống như Pháp, Đức, Anh, Úc, Canada, hay một số nước Bắc Âu thì, một số hãng bảo hiểm y tế tư nhân của các tay to thuộc đảng cộng hòa làm chủ sẽ thất thu và mất miếng ăn - mà có thể gọi là tham nhũng trí tuệ kiểu Mỹ - như tôi đã viết trong loạt bài Bóng ma bảo hiểm y tế. Người ta tính khoảng 2.400 tỷ đô la đã vào túi các ông trùm ngành bảo hiểm y tế tư nhân tại Mỹ mỗi năm. Hãy tưởng tượng xem, con số đó gấp hơn 14 lần tổng GDP của 90 triệu dân nước Việt làm đầu tắt mặt tối suốt 365 ngày năm 2012.
Song có một điều trùng hợp rất ngẫu nhiên mà khó lý giải là, đảng cộng sản Việt Nam chọn thời điểm họp hội nghị lần thứ 8 khóa XI, và Hoa Kỳ chọn ngày ngưng hoạt động của chính phủ đúng vào dịp quốc khánh Trung Hoa. Trong khi Việt Nam và Trung Hoa đang chòng chành trong khủng hoảng tài chính trên một nền chính trị đơn nguyên tập quyền, vì tham nhũng. Còn Hoa Kỳ thì đang khủng hoảng kinh tài trong một nền kinh tế thị trường tự do trên một nền chính trị đa nguyên tản quyền vì những tham vọng điên cuồng bá chủ toàn cầu của đảng cộng Hòa.
Khủng hoảng nào cũng là khủng hoảng. Dù gì đi nữa thì, một nguyên tắc cho dân làm ăn là hễ chính phủ Hoa Kỳ ngưng hoạt động thì hãy mua vào. Đó là nguyên lý mà dân kinh tài luôn biết nắm lấy: "Hãy mua vào khi máu chảy đấy đường". Kinh tế là chính trị, nên mới có bộ môn kinh tế chính trị học ở đại học là vậy.
 

Chính phủ Mỹ đóng cửa, nền kinh tế thiệt hại 6300 tỷ đồng/ngày

Từ 11 giờ trưa nay theo giờ Việt Nam, chính phủ Mỹ đã chính thức bắt đầu đóng cửa do hết ngân sách. Ước tính mỗi ngày việc này sẽ khiến kinh tế Mỹ thiệt hại khoảng 6300 tỷ đồng. Giới tài chính phố Wall dự kiến sẽ gặp Tổng thống Obama vào ngày mai.

Những hy vọng của Tổng thống Mỹ Obama vào một thay đổi bước ngoặt ở phút chót đã không xảy ra, khi quá nửa đêm ngày 30/9 theo giờ Mỹ, tức 11 giờ trưa nay theo giờ Việt Nam vẫn không có nghị quyết nào về ngân sách được thông qua.
Đây là lần đầu tiên một chính phủ Mỹ phải đóng cửa sau 17 năm qua. Khoảng 800.000 nhân viên công chức liên bang sẽ thất nghiệp từ ngày 1/10. Các công viên quốc gia và một số dịch vụ công sẽ bị ngừng cung cấp sau khi quốc hội không thông qua được đạo luật ngân sách cho năm tài khóa mới, bắt đầu từ 1/10.

Theo hãng tin Bloomberg, hiện chưa có cuộc thảo luận nào thêm giữa hai phe Dân chủ và Cộng hòa trong quốc hội được lên kế hoạch. Tình hình khiến nhiều nhà lập pháp lo rằng vào ngày 17/10 tới, lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ sẽ trễ hạn trả nợ.

Theo ước tính của công ty tài chính IHS Inc, có trụ sở tại Lexington, bang Massachusetts, việc chính phủ đóng cửa một phần sẽ khiến kinh tế Mỹ thiệt hại 300 triệu USD/ngày, tương đương khoảng 6300 tỷ đồng. Dù con số này là rất nhỏ so với quy mô 15.700 tỷ USD của nền kinh tế lớn nhất thế giới, tác động của nó có thể tăng cao nếu việc tiếp tục đóng cửa làm suy giảm niềm tin và chi tiêu của người dân cũng như các doanh nghiệp.

IHS ước tính tăng trưởng GDP trong quý 4 của Mỹ, ước đạt khoảng 2,2% sẽ bị giảm xuống chỉ còn 2% nếu chính phủ đóng cửa 1 tuần. Nếu tình trạng này kéo dài 21 ngày như từng xảy ra năm 1995 - 1996, dự báo tăng trưởng có thể sụt mất 0,9 điểm %, xuống còn 1,4%, Guy LeBas, trưởng chiến lược gia tài sản thu nhập cố định tại công ty Janney Montgomery Scott LLC nhận định.

“Chi tiêu của chính phủ tác động tới mọi mặt của nền kinh tế, và bản thân việc ngừng chi tiêu còn nguy hiểm hơn số tiền thực sự bị rút khỏi thị trường, bởi nó đe dọa tới niềm tin của nhà dầu tư và doanh nghiệp. Do đó nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tăng trưởng”, LeBas phân tích.

Phố Wall lo lắng


Trong phiên đêm qua, chỉ số S&P 500 của Mỹ đã sụt 0,6%. Toàn bộ 10 ngành chính của chỉ số này đều giảm điểm, trong đó hàng tiêu dùng, xăng dầu và tài chính là những lĩnh vực đi xuốn nhiều nhất.

Dù hầu hết các cơ quan chính phủ ngừng hoạt động, nhưng riêng các cơ quan giám sát thị trường và các định chế tài chính vẫn sẽ tiếp tục làm việc gần như bình thường, do ngân sách của họ đến từ các nguồn độc lập.

Riêng chỉ có Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) của Mỹ, cơ quan giám sát các giao dịch sản phẩm phái sinh, vốn hoạt động dựa vào nguồn kinh phí được quốc hội phê chuẩn, sẽ phải ngừng hoạt động. CFTC theo dõi các thị trường phái sinh, gắn với các sản phẩm dầu, khí đốt, lãi suất và các sản phẩm khác.

Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) cũng là một cơ quan khác dựa vào nguồn kinh phí trên. Tuy vậy họ cho biết có thể tiếp tục hoạt động thêm “vài tuần” nếu quốc hội không thông qua luật ngân sách, người phát ngôn của SEC John Nester cho biết.

Dự kiến trong ngày mai, lãnh đạo nhiều ngân hàng và công ty bảo hiểm lớn nhất của Mỹ sẽ đại diện cho thị trường tài chính phố Wall gặp gỡ với Tổng thống Barack Obama. Chuyến đi tới Nhà Trắng được Diễn đàn dịch vụ tài chính, một tổ chức đại diện cho CEO của 19 ngân hàng và công ty bảo hiểm lớn nhất nước Mỹ thu xếp.

Ngoài ra, các CEO cũng sẽ tiếp xúc Bộ trưởng tài chính Jacob J. Lew và nhiều nhà lập pháp, để hối thúc việc thông qua luật ngân sách mới và nâng trần nợ công, nguồn tin của Bloomberg cho biết.

Hầu hết các CEO thành viên của diễn đàn này, trong đó có CEO Lloyd Blankfein của ngân hàng Goldman Sachs, Jamie Dimon của JPMorgan, Michael Corbat của Citigroup, Anshu Jain của Deutsche Bank và Brian Moynihan của Bank of America dự kiến sẽ có mặt.
Thanh Tùng
Theo Bloomberg

Chính phủ Mỹ ngừng hoạt động…

Tác giả: Thanh Hảo

KD: Hôm qua, đọc title bài “Chính phủ Italia sụp đổ”, hôm nay “Chính phủ Mỹ ngừng hoạt động”, thấy thế giới như … tê liệt cả  :D
Đọc thêm: http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/142740/he-luy-toan-cau-khi-chinh-phu-my-te-liet.html
Chính phủ Mỹ đã bắt đầu ngừng hoạt động lần đầu tiên trong vòng 17 năm sau khi  Quốc hội bị chia rẽ sâu sắc về kế hoạch ngân sách cho chính phủ.


Mỹ, chính phủ, ngừng hoạt động, đóng cửa
Trong lần chính phủ Mỹ ngưng hoạt động trong năm 1995, Đài tưởng niệm Lincoln đã bị đóng cửa. (Ảnh: AP)
Điều đó có nghĩa là chính phủ sẽ hết sạch tiền, thì điều gì sẽ xảy ra?
Trong khi rất nhiều chương trình có thể phải dừng lại và hàng trăm nghìn lao động liên bang phải nghỉ làm, chính phủ cũng vẫn phải chi một khoản tiền rất lớn để chuẩn bị cho việc ngưng hoạt động. Theo Cục Nghiên cứu Quốc hội, hai lần ngừng hoạt động vào năm 1995 (một trong 2 lần kéo dài sang năm 1996) đã ngốn của người đóng thuế 1,4 tỷ USD. Đó là hai lần sau cùng chính phủ Mỹ tạm dừng các hoạt động tính đến nay. Vào cuối tháng, các nhà lập pháp Mỹ cũng sớm phải ngồi lại với nhau để bàn bạc về trần nợ lần thứ 2 trong 3 năm. Vào giữa tháng 10, Mỹ sẽ sử dụng hết các lựa chọn chi tiêu khẩn cấp và sẽ chỉ còn lại khoảng 50 tỷ USD để thanh toán các hóa đơn.
Trong bối cảnh đó, ngân sách mà Tổng thống Obama đề xuất sẽ đẩy nước Mỹ vào một khoản thâm hụt 744 tỷ USD. Bộ trưởng Tài chính Jack Lew hồi tuần trước cảnh báo rằng, nếu Quốc hội không bỏ phiếu nâng trần nợ thì nước Mỹ sẽ rơi vào nguy cơ không trả được các khoản phải thanh toán.
Dưới đây là những gì có thể xảy ra nếu chính phủ Mỹ phải đóng cửa:
Bưu chính: Tuy các nhân viên Dịch vụ Bưu điện là lao động liên bang, ngân sách dành cho Bộ Bưu điện lại không do Bộ Tài chính chi trả, có nghĩa là cơ quan này gần như không ảnh hưởng nếu chính phủ ngừng hoạt động.
An sinh xã hội: Bởi các văn phòng bưu chính vẫn mở cửa và hoạt động, các séc An sinh Xã hội sẽ vẫn được gửi đi và các bác sĩ vẫn nhận được thanh toán từ các chương trình Medicaid và Medicare. Nhưng nếu thời gian ngừng hoạt động không dừng lại ở con số vài ngày thì chỉ một số ít các nhân viên liên bang được tiếp tục làm việc để xử lý các vấn đề của chính phủ, có nghĩa là nhiều khoản chi tiêu chương trình sẽ buộc phải dừng lại.
Những ai còn làm việc: Trong trường hợp ngừng hoạt động, các nhân viên liên bang sẽ được phân thành hai loại, “cần thiết” hoặc “không cần thiết”.
Các lao động cần thiết chiếm xấp xỉ 1/3 lực lượng lao động liên bang, “đảm trách an ninh quốc gia” hoặc “an toàn tính mạng và tài sản”, chẳng hạn như Quốc hội, Tổng thống, các quan chức Bộ Quốc phòng, các nhân viên Quản lý An toàn Vận tải, thanh tra thực phẩm, kiểm soát viên không lưu, quân nhân, các điệp vụ tuần tra biên giới…. Họ sẽ tiếp tục làm việc và được trả lương khi chính phủ tái mở cửa.
Các nhân viên liên bang còn lại sẽ nghỉ phép mà không chắc được trả lương, mặc dù trong những lần trước kia họ được thanh toán bù khi chính phủ tái hoạt động.
Obamacare: chương trình này sẽ không bị ảnh hưởng vì các quỹ của nó không liên quan gì đến ngân sách quốc hội.
Các công viên quốc gia đóng cửa: Trong khi chính phủ ngừng hoạt động, tất cả các công viên quốc gia, bảo tàng, công trình kỷ niệm sẽ phải đóng cửa. Năm 1995, khoảng 368 điểm tham quan phải đóng cửa tạm thời, mất khoảng 9 triệu lượt khách và thiệt hại khoảng 14,2 triệu USD.
Ngừng duyệt thị thực và hộ chiếu: Trong lần đóng cửa năm 1995, mỗi ngày có khoảng 20.000 đến 30.000 đơn xin cấp thị thực và khoảng 200.000 đơn xin cấp hộ chiếu không được duyệt, ảnh hưởng nặng đến các ngành du lịch và vận tải của nền kinh tế.
Tư pháp: Các thẩm phán liên bang và thuộc Tòa án Tối cao sẽ vẫn được trả lương dù chính phủ ngừng hoạt động trong bao lâu đi nữa. Nhưng nếu tê liệt trong hơn 10 ngày thì các tòa án liên bang sẽ chỉ xử lý những công việc “cần thiết” và nhiều lao động tư pháp sẽ không được trả đúng hạn.
Cúm: Trong khi Cơ quan An ninh Vận tải và Cơ quan An ninh Quốc gia có thể sẽ vẫn mở cửa thì Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh Dịch có thể phải đóng cửa khi mùa cúm bắt đầu.
Thuế: Một số cuộc điều tra về thuế có thể bị gián đoạn nhưng các hoạt động thu thuế vẫn tiếp diễn.
Vay nợ: Chính phủ sẽ tiếp tục phát hành trái phiếu. Mặc dù vậy, nếu ai đó muốn một khoản vay liên bang thì họ sẽ phải chờ đợi.
Súng: Các giấy phép sở hữu súng liên bang sẽ không được duyệt và cấp trong thời gian chính phủ ngưng hoạt động.
 (Theo MSN, Washington Post)
———————-
http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/142061/chinh-phu-my-ngung-hoat-dong—.html
Đọc thêm: http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/142409/chinh-phu-italia-sup-do.html
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét