Hội nghị Trung ương 8 cho ý kiến về 5 vấn đề hệ trọng
Sáng 30.9, tại Hà Nội đã khai mạc Hội nghị lần thứ 8 BCH T.Ư
Đảng khóa XI. Hội nghị Trung ương 8 sẽ thảo luận, cho ý kiến về 5 vấn đề
quan trọng: Phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược bảo vệ tổ quốc, sửa
đổi Hiến pháp năm 1992, đổi mới giáo dục - đào tạo và một số vấn đề
liên quan đến công tác xây dựng Đảng.
* Sẽ xem xét ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng và thành lập các tiểu ban chuẩn bị Đại hội XII của Đảng.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh việc hoàn thành tốt chương trình hội nghị có ý nghĩa hết sức quan trọng để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 - 2015, tiến hành thành công đột phá về thể chế, phát triển nguồn nhân lực, chiến lược bảo vệ tổ quốc và khởi đầu cho quá trình chuẩn bị Đại hội XII của Đảng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu một số nội dung mang tính gợi mở cho Trung ương thảo luận các vấn đề:
Về đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội, Tổng Bí thư đề nghị Trung ương làm rõ các vấn đề: Sự ổn định kinh tế vĩ mô, khả năng lạm phát tăng cao trở lại; tính thanh khoản và độ an toàn hệ thống ngân hàng thương mại; kết quả của những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp...
Đối với việc đánh giá 3 năm (2011-2013) thực hiện Nghị quyết Đại hội XI về phát triển kinh tế - xã hội, Tổng Bí thư yêu cầu cần tập trung đánh giá sự cần thiết, đúng đắn, kịp thời của việc các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước ngay sau Đại hội XI đã quyết định chuyển nhiệm vụ trọng tâm từ phát triển nhanh sang ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý và bảo đảm an sinh xã hội; việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế đã đem lại kết quả như thế nào, có gì cần rút kinh nghiệm; việc thực hiện các mục tiêu Đại hội XI đặt ra đạt được ở mức nào, có vấn đề gì mới nảy sinh, xu hướng phát triển trong nửa nhiệm kỳ còn lại...
Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh việc hoàn thành tốt chương trình hội nghị có ý nghĩa hết sức quan trọng để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 - 2015, tiến hành thành công đột phá về thể chế, phát triển nguồn nhân lực, chiến lược bảo vệ tổ quốc và khởi đầu cho quá trình chuẩn bị Đại hội XII của Đảng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu một số nội dung mang tính gợi mở cho Trung ương thảo luận các vấn đề:
Về đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội, Tổng Bí thư đề nghị Trung ương làm rõ các vấn đề: Sự ổn định kinh tế vĩ mô, khả năng lạm phát tăng cao trở lại; tính thanh khoản và độ an toàn hệ thống ngân hàng thương mại; kết quả của những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp...
Đối với việc đánh giá 3 năm (2011-2013) thực hiện Nghị quyết Đại hội XI về phát triển kinh tế - xã hội, Tổng Bí thư yêu cầu cần tập trung đánh giá sự cần thiết, đúng đắn, kịp thời của việc các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước ngay sau Đại hội XI đã quyết định chuyển nhiệm vụ trọng tâm từ phát triển nhanh sang ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý và bảo đảm an sinh xã hội; việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế đã đem lại kết quả như thế nào, có gì cần rút kinh nghiệm; việc thực hiện các mục tiêu Đại hội XI đặt ra đạt được ở mức nào, có vấn đề gì mới nảy sinh, xu hướng phát triển trong nửa nhiệm kỳ còn lại...
Toàn cảnh lễ khai mạc Hội nghị lần thứ 8 BCH T.Ư Đảng khóa XI. Ảnh:TTXVN |
Từ đó, chỉ rõ những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo,
chỉ đạo cũng như trong quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội.
Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, Tổng Bí thư cho rằng “phải tạo được sự thống nhất cao, ban hành được một Nghị quyết T.Ư xứng tầm để lãnh đạo, chỉ đạo phát triển lĩnh vực luôn được coi là quốc sách hàng đầu này”. Tổng Bí thư chỉ rõ đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, cần được ưu tiên đi trước một bước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu giáo dục là phát triển năng lực người học, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu chú trọng trang bị kiến thức sang tập trung phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Chuyển hệ thống giáo dục cứng nhắc, thiếu tính liên thông sang hệ thống giáo dục mở, linh hoạt, bảo đảm liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập suốt đời...
Về tổng kết Chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới, theo Tổng Bí thư, Trung ương cần tập trung làm rõ những thuận lợi, cơ hội cần nắm bắt, những khó khăn thách thức phải vượt qua để “trong mọi tình huống đều bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ; bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và nền văn hóa Việt Nam; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Tổng Bí thư đề nghị Trung ương cần tập trung đánh giá khách quan những kết quả đã đạt được, những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, phân tích nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm chủ yếu, đồng thời, cần phân tích thấu đáo bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế, thấy rõ những biến đổi sâu sắc, diễn biến phức tạp, khó lường và dự báo xu hướng phát triển trong thời gian tới để kịp thời bổ sung, phát triển một số quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và điều chỉnh một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong tình hình mới.
Về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Tổng Bí thư nhấn mạnh đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Đảng, Nhà nước và toàn hệ thống chính trị, vì Hiến pháp là văn kiện chính trị - pháp lý cơ bản điều chỉnh những quan hệ xã hội trọng yếu nhất, có tính nền tảng, thể hiện bản chất của Nhà nước và chế độ; là đạo luật gốc của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật, bảo đảm sự ổn định chính trị - xã hội và chủ quyền quốc gia.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến đối với một số vấn đề còn có các phương án lựa chọn khác nhau, tạo sự thống nhất cao, sớm hoàn thiện toàn văn dự thảo.
Về công tác xây dựng Đảng, hội nghị lần này sẽ xem xét, quyết định việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng. Dự thảo sửa đổi, bổ sung quy chế bầu cử trong Đảng tập trung vào các vấn đề: Phạm vi điều chỉnh của quy chế; việc ứng cử, đề cử, bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; thủ tục ứng cử, đề cử, bao gồm điều kiện để được đưa vào danh sách bầu cử, số dư trong danh sách bầu cử và dự kiến trước việc phân công nhiệm vụ sau khi trúng cử...
Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, Tổng Bí thư cho rằng “phải tạo được sự thống nhất cao, ban hành được một Nghị quyết T.Ư xứng tầm để lãnh đạo, chỉ đạo phát triển lĩnh vực luôn được coi là quốc sách hàng đầu này”. Tổng Bí thư chỉ rõ đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, cần được ưu tiên đi trước một bước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu giáo dục là phát triển năng lực người học, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu chú trọng trang bị kiến thức sang tập trung phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Chuyển hệ thống giáo dục cứng nhắc, thiếu tính liên thông sang hệ thống giáo dục mở, linh hoạt, bảo đảm liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập suốt đời...
Về tổng kết Chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới, theo Tổng Bí thư, Trung ương cần tập trung làm rõ những thuận lợi, cơ hội cần nắm bắt, những khó khăn thách thức phải vượt qua để “trong mọi tình huống đều bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ; bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và nền văn hóa Việt Nam; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Tổng Bí thư đề nghị Trung ương cần tập trung đánh giá khách quan những kết quả đã đạt được, những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, phân tích nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm chủ yếu, đồng thời, cần phân tích thấu đáo bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế, thấy rõ những biến đổi sâu sắc, diễn biến phức tạp, khó lường và dự báo xu hướng phát triển trong thời gian tới để kịp thời bổ sung, phát triển một số quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và điều chỉnh một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong tình hình mới.
Về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Tổng Bí thư nhấn mạnh đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Đảng, Nhà nước và toàn hệ thống chính trị, vì Hiến pháp là văn kiện chính trị - pháp lý cơ bản điều chỉnh những quan hệ xã hội trọng yếu nhất, có tính nền tảng, thể hiện bản chất của Nhà nước và chế độ; là đạo luật gốc của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật, bảo đảm sự ổn định chính trị - xã hội và chủ quyền quốc gia.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến đối với một số vấn đề còn có các phương án lựa chọn khác nhau, tạo sự thống nhất cao, sớm hoàn thiện toàn văn dự thảo.
Về công tác xây dựng Đảng, hội nghị lần này sẽ xem xét, quyết định việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng. Dự thảo sửa đổi, bổ sung quy chế bầu cử trong Đảng tập trung vào các vấn đề: Phạm vi điều chỉnh của quy chế; việc ứng cử, đề cử, bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; thủ tục ứng cử, đề cử, bao gồm điều kiện để được đưa vào danh sách bầu cử, số dư trong danh sách bầu cử và dự kiến trước việc phân công nhiệm vụ sau khi trúng cử...
Đồng thời, Trung ương cũng sẽ quyết định việc thành lập các tiểu ban
chuẩn bị Đại hội XII của Đảng. Theo đó, dự kiến thành lập 5 tiểu ban:
Tiểu ban Văn kiện; Tiểu ban Kinh tế - Xã hội; Tiểu ban Điều lệ Đảng;
Tiểu ban Nhân sự; và Tiểu ban Tổ chức phục vụ đại hội. Các tiểu ban có
nhiệm vụ chuẩn bị Báo cáo chính trị, Báo cáo kinh tế - xã hội, Báo cáo
tổng kết về việc thực hiện Điều lệ Đảng và bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng
(nếu có) và Báo cáo công tác nhân sự.
Tổng Bí thư đề nghị các ủy viên Trung ương Đảng, trên cơ sở nắm chắc các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng và bằng kinh nghiệm thực tiễn chỉ đạo công tác bầu cử trong Đảng ở địa phương, cơ quan, đơn vị, đóng góp nhiều ý kiến xác thực để xây dựng, ban hành quy chế mới hoàn chỉnh hơn, góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng công tác cán bộ của Đảng. Tổng Bí thư đề nghị các đồng chí Ủy viên Trung ương phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc để hoàn thiện các báo cáo, đề án và xem xét, quyết định vào cuối kỳ họp.
Tổng Bí thư đề nghị các ủy viên Trung ương Đảng, trên cơ sở nắm chắc các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng và bằng kinh nghiệm thực tiễn chỉ đạo công tác bầu cử trong Đảng ở địa phương, cơ quan, đơn vị, đóng góp nhiều ý kiến xác thực để xây dựng, ban hành quy chế mới hoàn chỉnh hơn, góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng công tác cán bộ của Đảng. Tổng Bí thư đề nghị các đồng chí Ủy viên Trung ương phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc để hoàn thiện các báo cáo, đề án và xem xét, quyết định vào cuối kỳ họp.
(Lao động)
“Trận đánh” lớn của ngành giáo dục không cẩn thận sẽ thua?
Xung
quanh góp ý cho Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
mới đây Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã ví von: đổi mới lần này
xem như là một “trận đánh” lớn, quyết tâm và dứt khoát đưa nền giáo dục
“lột xác”.
Liên
quan tới chủ đề này, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc phỏng vấn với
PGS Văn Như Cương – Hiệu trưởng Trường THPT DL Lương Thế Vinh. PGS
Cương nói: “Nếu tướng ở mặt trận đổi mới này là những lãnh đạo, người
thầy là chiến sĩ trên trận đánh đó thì ở đây hơn 20 triệu học sinh gọi
là gì? Hay là vũ khí? Tôi còn băn khoăn, như thế dùng chữ “trận đánh” là
không thích hợp lắm. Đánh lần này phải thắng, thua là chết, thua là
thất bại”.
Thay đổi từ phổ thông sẽ thất bại hoàn toàn
PV: Quyết tâm của ngành giáo dục trong việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo sắp tới được ví như một “trận đánh”, ông đánh giá như thế nào về “trận đánh” sắp tới của ngành?
PGS. Văn Như Cương: Trận đánh này là đánh ai? Đánh cái lạc hậu, đánh cái trì trệ hay đánh những cái gì yếu kém. Tướng thì rõ rồi, nhưng ai là lính? Học sinh có phải là lính không? Nếu nói học sinh là lính thì không đúng? Vậy giáo viên là lính? Hình ảnh này không hay chút nào.
Theo tôi đây là một công trình lớn, một kế hoạch lớn mà chúng ta phải xây, phải làm, đây không phải là đánh hay là “đập” một cái gì lớn.
PV: Trong Đề án đổi mới sắp tới khâu đầu tiên được lựa chọn là đội ngũ giáo viên, quan điểm của ông về vấn đề này?
PGS. Văn Như Cương: Tôi đồng ý với ý kiến này, nhưng ở đây không đề cập rõ ràng tới vấn đề này. Vì mấy lần trước tuy không phải là cải cách, đổi mới, nhưng mấy lần thay đổi chương trình và sách giáo khoa thì một điều tôi hơi ngạc nhiên là các trường đào tạo giáo viên (ĐH Sư phạm, Cao đẳng Sư phạm) hầu như đứng ngoài cuộc trong những lần thay sách.
Khi thay sách ở chương trình phổ thông mà người thầy giáo và chương trình sư phạm lại không thay đổi thì vô lí quá, vì ta đang đào tạo những người thầy để ra thực hiện chương trình và sách giáo khoa đang hiện hành.
Khi chương trình của các trường sư phạm vẫn dạy môn này, môn kia theo kiểu cũ và người thầy tốt nghiệp ra dạy theo chương trình cũ thì không đáp ứng được.
Ví dụ, có môn tích hợp ở cấp hai, Sử và Địa dạy tích hợp với nhau trong một môn gọi là khoa học xã hội, hay các môn Toán, Lý, Hóa thì các thầy đã kêu chết khiếp và mong là không tích hợp. Vì dạy môn Địa đã thấy mệt giờ còn lồng thêm môn Sử nữa, điều đó cực kỳ khó khăn cho giáo viên. Ngay trường đào tạo ra giáo viên cấp hai không chỉ đào tạo dạy môn Sử hay Địa riêng mà phải đào tạo dạy được cả hai thì mới có thể dạy tích hợp được.
Tôi lấy ví dụ này để nói rằng phải thay đổi cả cơ cấu của trường sư phạm, thay đổi môn học, phương pháp và tất cả mọi thứ phải thay đổi. Đào tạo giáo viên mới, nhưng nhiệm vụ của trường sư phạm không chỉ có thế mà còn phải đào tạo lại giáo viên cũ, ra một chương trình, kế hoạch mới, một phương thức giáo dục mới, thầy không phải chỉ là thuyết giảng.
Nhiệm vụ này hết sức quan trọng trong việc đảm bảo cho cuộc thay đổi này. Nhưng nếu chúng ta thay đổi từ dưới phổ thông mà trường sư phạm không thay đổi thì thất bại hoàn toàn.
Ví dụ, ở lớp 12 học ba môn chính Toán, Văn, Ngoại ngữ và ba môn còn lại tự chọn. Ưu điểm tôi tán thành số môn học được giảm đi rất nhiều, đặc biệt lớp 11-12, đó là phân hóa.
Vấn đề đặt ra, nếu cứ để cho học sinh tự chọn, hầu hết các em chọn môn khoa học tự nhiên còn không chọn các môn khoa học xã hội, hiện tượng này đang xảy ra khi chúng ta làm phân ban, chỉ có 2% học sinh học các môn khoa học xã hội, tất nhiên các môn khoa học cơ bản vẫn phải học, nhưng để học sinh đăng ký học nặng các môn Văn, Sử, Địa thì chỉ có 2%. Chủ yếu là khối A và D.
Khi tự chọn thì lên lớp 11-12 học sinh không học Sử, Địa nữa vì không chọn, rất nhiều người như vậy thì thử hỏi phải thay đổi đào tạo lại sư phạm không? Khoa Sử, Địa có cần lấy nhiều sinh viên vào làm thầy như vậy không? Thay đổi này sẽ tác động ngay tới các trường sư phạm về số lượng tuyển sinh như thế nào để ra trường có việc làm?
“Thua lần này sẽ chết hoàn toàn”
PV: Cách nói của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận được hiểu là coi đổi mới giáo dục lần này có sức mạnh, có quan điểm dứt khoát như là một “trận đánh” có quá to tát không thưa PGS?
PGS. Văn Như Cương: Tôi nghĩ không to tát mà nói không phù hợp. Khi nói một trận đánh thì ta nói là đánh cái gì? Khi Bác Hồ nói diệt giặc dốt ta có thể hiểu là một trận đánh, giặc ở đây là đánh sự ngu dốt để làm cho mọi người biết chữ.
Còn ở đây nếu nói một trận đánh của nền giáo dục thì đánh vào sự gì, do đó tướng lĩnh là gì, tướng lĩnh là cấp trên nhưng lính tráng là gì, là học sinh hay là giáo viên?
Nếu tướng ở mặt trận này là những lãnh đạo, người thầy là chiến sĩ trên trận đánh đó thì ở đây hơn 20 triệu học sinh gọi là gì? Hay là vũ khí? Tôi còn băn khoăn ở học sinh, như thế dùng chữ là không thích hợp lắm ở hình ảnh này. Đánh lần này phải thắng, thua là chết, thua là thất bại.
PV: Như ông nói đây chỉ là một cuộc đổi mới giáo dục, ông có lo lắng điều gì không khi chúng ta đổi mới trong điều kiện hiện nay?
PGS. Văn Như Cương: Lo chứ, vì chúng ta chưa có kinh nghiệm gì về đổi mới căn bản và toàn diện. Từ trước tới nay chúng ta có đổi một phần thôi, vẫn theo lớp cũ như học 9 năm lên học 10 năm, sau đó lên 12 năm. Nếu ở đây chúng ta đánh giá lần này là cuộc đổi mới căn bản và toàn diện, triệt để thì đó là vấn đề lớn. Có người cho rằng phá đi hoàn toàn và làm lại, tôi không nhất trí với quan điểm đó.
Nhưng trên tất cả chúng ta phải xác định lại cho được là; học để làm gì, do đó sẽ học cái gì để sau này ra làm cái đó. Ở đây ta phải biết một số sẽ học tiếp đại học, một số ra làm việc, có thể học thêm 1-2 năm rồi ra làm nghề. Để có kiến thức chung nhưng thế nào ở phổ thông, sau đó lên đại học học như thế nào?
Hiện nay trẻ con học Văn như phải trở thành nhà phê bình văn học, học Toán như nghiên cứu toán..., như vậy không được. Bây giờ thử hỏi những người lãnh đạo có ai phải làm toán tích phân như tôi phải ngồi làm như bây giờ không?
Sau nữa mới học như thế nào. Học không phải tiếp cận nội dung kiến thức mà học để tiếp cận năng lực, đó là ý tưởng mới mẻ. Nếu chúng ta rà soát lại thì nhiều cái ở chương trình phổ thông học hết sức vô bổ, không phải ai cũng cần, và người cần cái đó thì lên học tiếp.
Rồi tới phương pháp giảng dạy, phương pháp thi cử rồi cũng phải thay đổi hết để đạt mục tiêu, nên đó là vấn đề lớn, nếu không làm cẩn thận sẽ thất bại.
PV: Bộ trưởng Phạm Vũ Luận có nêu, phương thức giáo dục trong thời gian tới giáo viên không chỉ dạy chữ, dạy kiến thức mà tích cực dạy học sinh làm người? Vậy phương thức này mới hay cũ, vì tới bây giờ chúng ta mới nhận thấy nó là mới và bắt đầu đặt mục tiêu?
PGS. Văn Như Cương: Tôi không thấy quan hệ tương hỗ như thế nào cho phần dạy chữ và dạy người, chúng ta nhìn lại ở cấp ba học sinh suốt ngày học Toán, Lý, Văn, Sử, Địa, còn học làm người được bao nhiêu? Phải chăng là giáo dục công dân? Giáo dục công dân không dạy người mà thường là dạy giá cả, thị trường, cung cầu...(lớp 11).
Vậy dạy chữ và dạy người quan hệ với nhau như thế nào, nên tôi rất đồng ý dạy 12 năm nhưng tôi lại chủ trương là bỏ đi gần một nửa kiến thức vô bổ, nếu bỏ đi thì cần gì học lâu như vậy? Tại sao không học 9 năm hay 10 năm thôi?
Còn lại thời gian dôi ra phải học làm người, học làm người không thể thuyết giảng được, không phải dạy con phải yêu bố, yêu mẹ, mà phải học như thế nào sống ở đâu cũng biết cái thiện, cái ác, cái nào là đúng, là sai, rồi thế nào là phù hợp, quan hệ người với người thế nào.
Quan hệ nữa học và làm, học và thực hành. Chúng ta hiện nay học sinh toàn cậu ấm, cô chiêu, cầm cái chổi quét nhà cũng không biết. Vấn đề là quan hệ giữa học lý thuyết và thực hành, đó phải đổi mới.
Lãnh phí – sự nguy hiểm của giáo dục
PV: Vừa qua, theo Bộ GD&ĐT để phương pháp dạy học sinh tích cực hơn, tăng tính thực hành thì Bộ đã phối hợp với Viện hàn lâm Khoa học Pháp triển khai chương trình “Bàn tay nặn bột”. Đây được coi là bước đầu trong quá trình đổi mới dạy và học?
PGS. Văn Như Cương: Ý tưởng đó đã có lâu, nhưng phải nói tới công nghệ tự học sinh nhào nặn ra để trở thành kiến thức của riêng các em. Phương pháp đó nằm trong việc dạy không áp đặt chứ không như hiện nay làm theo đúng ý thầy, đến kỳ kiểm tra cứ chép đúng ý thầy nói. Bàn tay nặn bột giúp học sinh tự tạo ra kiến thức cho riêng mình.
Muốn có được kết quả thì người thầy phải trở thành một nhà “đạo diễn” và kịch bản có sẵn, học sinh không được biết, và học sinh làm theo ý của thầy và tự đưa ra bài học cho mình.
PV: Có ý kiến cho rằng, đổi mới lần này dứt khoát phải đào tạo lại hàng loạt giáo viên để đáp ứng kịp trình độ cho yêu cầu đổi mới, cấp chứng chỉ để cho giáo viên đi dạy?
PGS. Văn Như Cương: Đây là vấn đề không khả dĩ vì ngay từ đầu sẽ có một tỉ lệ rất ít. Không phải tất cả giáo viên được đào tạo lại, như vậy sẽ lấy sức đâu ra. Chỉ có một số đi đào tạo lại, còn lại phải chờ tới lượt.
PV: Lâu nay nguồn ngân sách cho giáo dục vẫn chỉ là hữu hạn, đổi mới không thể không nghĩ tới nguồn tài chính. Theo ông, giải pháp ở đây là gì?
PGS. Văn Như Cương: Ngân sách dành cho giáo dục 20% là lớn, nhiều nước không tới 20%, của ta là quá cao không đòi hỏi hơn nữa mặc dù có eo hẹp. Nhưng nếu biết cách thì cũng đủ, “khéo co thì ấm”.
Cái nguy hiểm nhất của giáo dục không phải là tham ô mà là lãng phí, đừng làm những điều vô bổ thì giáo dục mới có tiền. Vô bổ nhất là những dự án vô tội vạ, dự án 50 triệu đô, 70 triệu đô, 30 triệu đô đều có ở Bộ GD. Thậm chí có thời kỳ mỗi ông Thứ trưởng một dự án, dự án đó là ODA nhưng rồi sau cũng về không hết.
Những thứ đó mà phục vụ cho giáo dục thì vẫn thừa tiền. Và ngay cả cấp tỉnh chúng ta không thiết thực, một lễ khai giảng vài chục triệu đối với một trường học là rất quý.
Giáo dục không có tiền, giờ chúng ta cứ lên trên một số xã, huyện miền núi mà xem lớp học ở đó không có vách, mái tôn, dột nát học sinh học co ro. Ngược lại, một trường Amsterdam 461 tỷ, trường Nguyễn Huệ 280 tỷ, ừ thì công nhận trường chuyên là một bộ mặt tôi không nói, nhưng thử bớt ra 1 tỷ thôi cho trường ở trên đó xem các em có sướng run lên không?
Tại sao con em ở Hà Nội sung sướng thế, có điện, có xe và làm một trường như cung điện như vậy, trong khi con em ở trên miền núi rét căm căm như vậy. Tôi cho là không công bằng.
Trân trọng cảm ơn PGS!
Thay đổi từ phổ thông sẽ thất bại hoàn toàn
PV: Quyết tâm của ngành giáo dục trong việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo sắp tới được ví như một “trận đánh”, ông đánh giá như thế nào về “trận đánh” sắp tới của ngành?
PGS. Văn Như Cương: Trận đánh này là đánh ai? Đánh cái lạc hậu, đánh cái trì trệ hay đánh những cái gì yếu kém. Tướng thì rõ rồi, nhưng ai là lính? Học sinh có phải là lính không? Nếu nói học sinh là lính thì không đúng? Vậy giáo viên là lính? Hình ảnh này không hay chút nào.
Theo tôi đây là một công trình lớn, một kế hoạch lớn mà chúng ta phải xây, phải làm, đây không phải là đánh hay là “đập” một cái gì lớn.
PGS. Văn Như Cương. |
Theo bạn, đề án đổi mới toàn diện GD lần này của Bộ GD&ĐT sẽ
- Có nhiều thay đổi và đạt kết quả tốt
- Rất khó đạt được kết quả như mong đợi
- Khó thay đổi được nhiều
- Ý kiến khác
PV: Trong Đề án đổi mới sắp tới khâu đầu tiên được lựa chọn là đội ngũ giáo viên, quan điểm của ông về vấn đề này?
PGS. Văn Như Cương: Tôi đồng ý với ý kiến này, nhưng ở đây không đề cập rõ ràng tới vấn đề này. Vì mấy lần trước tuy không phải là cải cách, đổi mới, nhưng mấy lần thay đổi chương trình và sách giáo khoa thì một điều tôi hơi ngạc nhiên là các trường đào tạo giáo viên (ĐH Sư phạm, Cao đẳng Sư phạm) hầu như đứng ngoài cuộc trong những lần thay sách.
Khi thay sách ở chương trình phổ thông mà người thầy giáo và chương trình sư phạm lại không thay đổi thì vô lí quá, vì ta đang đào tạo những người thầy để ra thực hiện chương trình và sách giáo khoa đang hiện hành.
Khi chương trình của các trường sư phạm vẫn dạy môn này, môn kia theo kiểu cũ và người thầy tốt nghiệp ra dạy theo chương trình cũ thì không đáp ứng được.
Ví dụ, có môn tích hợp ở cấp hai, Sử và Địa dạy tích hợp với nhau trong một môn gọi là khoa học xã hội, hay các môn Toán, Lý, Hóa thì các thầy đã kêu chết khiếp và mong là không tích hợp. Vì dạy môn Địa đã thấy mệt giờ còn lồng thêm môn Sử nữa, điều đó cực kỳ khó khăn cho giáo viên. Ngay trường đào tạo ra giáo viên cấp hai không chỉ đào tạo dạy môn Sử hay Địa riêng mà phải đào tạo dạy được cả hai thì mới có thể dạy tích hợp được.
Tôi lấy ví dụ này để nói rằng phải thay đổi cả cơ cấu của trường sư phạm, thay đổi môn học, phương pháp và tất cả mọi thứ phải thay đổi. Đào tạo giáo viên mới, nhưng nhiệm vụ của trường sư phạm không chỉ có thế mà còn phải đào tạo lại giáo viên cũ, ra một chương trình, kế hoạch mới, một phương thức giáo dục mới, thầy không phải chỉ là thuyết giảng.
Nhiệm vụ này hết sức quan trọng trong việc đảm bảo cho cuộc thay đổi này. Nhưng nếu chúng ta thay đổi từ dưới phổ thông mà trường sư phạm không thay đổi thì thất bại hoàn toàn.
Ví dụ, ở lớp 12 học ba môn chính Toán, Văn, Ngoại ngữ và ba môn còn lại tự chọn. Ưu điểm tôi tán thành số môn học được giảm đi rất nhiều, đặc biệt lớp 11-12, đó là phân hóa.
Vấn đề đặt ra, nếu cứ để cho học sinh tự chọn, hầu hết các em chọn môn khoa học tự nhiên còn không chọn các môn khoa học xã hội, hiện tượng này đang xảy ra khi chúng ta làm phân ban, chỉ có 2% học sinh học các môn khoa học xã hội, tất nhiên các môn khoa học cơ bản vẫn phải học, nhưng để học sinh đăng ký học nặng các môn Văn, Sử, Địa thì chỉ có 2%. Chủ yếu là khối A và D.
Khi tự chọn thì lên lớp 11-12 học sinh không học Sử, Địa nữa vì không chọn, rất nhiều người như vậy thì thử hỏi phải thay đổi đào tạo lại sư phạm không? Khoa Sử, Địa có cần lấy nhiều sinh viên vào làm thầy như vậy không? Thay đổi này sẽ tác động ngay tới các trường sư phạm về số lượng tuyển sinh như thế nào để ra trường có việc làm?
“Thua lần này sẽ chết hoàn toàn”
PV: Cách nói của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận được hiểu là coi đổi mới giáo dục lần này có sức mạnh, có quan điểm dứt khoát như là một “trận đánh” có quá to tát không thưa PGS?
PGS. Văn Như Cương: Tôi nghĩ không to tát mà nói không phù hợp. Khi nói một trận đánh thì ta nói là đánh cái gì? Khi Bác Hồ nói diệt giặc dốt ta có thể hiểu là một trận đánh, giặc ở đây là đánh sự ngu dốt để làm cho mọi người biết chữ.
Còn ở đây nếu nói một trận đánh của nền giáo dục thì đánh vào sự gì, do đó tướng lĩnh là gì, tướng lĩnh là cấp trên nhưng lính tráng là gì, là học sinh hay là giáo viên?
Nếu tướng ở mặt trận này là những lãnh đạo, người thầy là chiến sĩ trên trận đánh đó thì ở đây hơn 20 triệu học sinh gọi là gì? Hay là vũ khí? Tôi còn băn khoăn ở học sinh, như thế dùng chữ là không thích hợp lắm ở hình ảnh này. Đánh lần này phải thắng, thua là chết, thua là thất bại.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: "Tôi coi đổi mới giáo dục lần này là trận đánh lớn" |
PV: Như ông nói đây chỉ là một cuộc đổi mới giáo dục, ông có lo lắng điều gì không khi chúng ta đổi mới trong điều kiện hiện nay?
PGS. Văn Như Cương: Lo chứ, vì chúng ta chưa có kinh nghiệm gì về đổi mới căn bản và toàn diện. Từ trước tới nay chúng ta có đổi một phần thôi, vẫn theo lớp cũ như học 9 năm lên học 10 năm, sau đó lên 12 năm. Nếu ở đây chúng ta đánh giá lần này là cuộc đổi mới căn bản và toàn diện, triệt để thì đó là vấn đề lớn. Có người cho rằng phá đi hoàn toàn và làm lại, tôi không nhất trí với quan điểm đó.
Nhưng trên tất cả chúng ta phải xác định lại cho được là; học để làm gì, do đó sẽ học cái gì để sau này ra làm cái đó. Ở đây ta phải biết một số sẽ học tiếp đại học, một số ra làm việc, có thể học thêm 1-2 năm rồi ra làm nghề. Để có kiến thức chung nhưng thế nào ở phổ thông, sau đó lên đại học học như thế nào?
Hiện nay trẻ con học Văn như phải trở thành nhà phê bình văn học, học Toán như nghiên cứu toán..., như vậy không được. Bây giờ thử hỏi những người lãnh đạo có ai phải làm toán tích phân như tôi phải ngồi làm như bây giờ không?
Sau nữa mới học như thế nào. Học không phải tiếp cận nội dung kiến thức mà học để tiếp cận năng lực, đó là ý tưởng mới mẻ. Nếu chúng ta rà soát lại thì nhiều cái ở chương trình phổ thông học hết sức vô bổ, không phải ai cũng cần, và người cần cái đó thì lên học tiếp.
Rồi tới phương pháp giảng dạy, phương pháp thi cử rồi cũng phải thay đổi hết để đạt mục tiêu, nên đó là vấn đề lớn, nếu không làm cẩn thận sẽ thất bại.
Đổi mới giáo dục bắt đầu từ vai trò của người thầy. Ảnh minh họa |
PV: Bộ trưởng Phạm Vũ Luận có nêu, phương thức giáo dục trong thời gian tới giáo viên không chỉ dạy chữ, dạy kiến thức mà tích cực dạy học sinh làm người? Vậy phương thức này mới hay cũ, vì tới bây giờ chúng ta mới nhận thấy nó là mới và bắt đầu đặt mục tiêu?
PGS. Văn Như Cương: Tôi không thấy quan hệ tương hỗ như thế nào cho phần dạy chữ và dạy người, chúng ta nhìn lại ở cấp ba học sinh suốt ngày học Toán, Lý, Văn, Sử, Địa, còn học làm người được bao nhiêu? Phải chăng là giáo dục công dân? Giáo dục công dân không dạy người mà thường là dạy giá cả, thị trường, cung cầu...(lớp 11).
Vậy dạy chữ và dạy người quan hệ với nhau như thế nào, nên tôi rất đồng ý dạy 12 năm nhưng tôi lại chủ trương là bỏ đi gần một nửa kiến thức vô bổ, nếu bỏ đi thì cần gì học lâu như vậy? Tại sao không học 9 năm hay 10 năm thôi?
Còn lại thời gian dôi ra phải học làm người, học làm người không thể thuyết giảng được, không phải dạy con phải yêu bố, yêu mẹ, mà phải học như thế nào sống ở đâu cũng biết cái thiện, cái ác, cái nào là đúng, là sai, rồi thế nào là phù hợp, quan hệ người với người thế nào.
Quan hệ nữa học và làm, học và thực hành. Chúng ta hiện nay học sinh toàn cậu ấm, cô chiêu, cầm cái chổi quét nhà cũng không biết. Vấn đề là quan hệ giữa học lý thuyết và thực hành, đó phải đổi mới.
Lãnh phí – sự nguy hiểm của giáo dục
PV: Vừa qua, theo Bộ GD&ĐT để phương pháp dạy học sinh tích cực hơn, tăng tính thực hành thì Bộ đã phối hợp với Viện hàn lâm Khoa học Pháp triển khai chương trình “Bàn tay nặn bột”. Đây được coi là bước đầu trong quá trình đổi mới dạy và học?
PGS. Văn Như Cương: Ý tưởng đó đã có lâu, nhưng phải nói tới công nghệ tự học sinh nhào nặn ra để trở thành kiến thức của riêng các em. Phương pháp đó nằm trong việc dạy không áp đặt chứ không như hiện nay làm theo đúng ý thầy, đến kỳ kiểm tra cứ chép đúng ý thầy nói. Bàn tay nặn bột giúp học sinh tự tạo ra kiến thức cho riêng mình.
Muốn có được kết quả thì người thầy phải trở thành một nhà “đạo diễn” và kịch bản có sẵn, học sinh không được biết, và học sinh làm theo ý của thầy và tự đưa ra bài học cho mình.
PV: Có ý kiến cho rằng, đổi mới lần này dứt khoát phải đào tạo lại hàng loạt giáo viên để đáp ứng kịp trình độ cho yêu cầu đổi mới, cấp chứng chỉ để cho giáo viên đi dạy?
PGS. Văn Như Cương: Đây là vấn đề không khả dĩ vì ngay từ đầu sẽ có một tỉ lệ rất ít. Không phải tất cả giáo viên được đào tạo lại, như vậy sẽ lấy sức đâu ra. Chỉ có một số đi đào tạo lại, còn lại phải chờ tới lượt.
PV: Lâu nay nguồn ngân sách cho giáo dục vẫn chỉ là hữu hạn, đổi mới không thể không nghĩ tới nguồn tài chính. Theo ông, giải pháp ở đây là gì?
PGS. Văn Như Cương: Ngân sách dành cho giáo dục 20% là lớn, nhiều nước không tới 20%, của ta là quá cao không đòi hỏi hơn nữa mặc dù có eo hẹp. Nhưng nếu biết cách thì cũng đủ, “khéo co thì ấm”.
Cái nguy hiểm nhất của giáo dục không phải là tham ô mà là lãng phí, đừng làm những điều vô bổ thì giáo dục mới có tiền. Vô bổ nhất là những dự án vô tội vạ, dự án 50 triệu đô, 70 triệu đô, 30 triệu đô đều có ở Bộ GD. Thậm chí có thời kỳ mỗi ông Thứ trưởng một dự án, dự án đó là ODA nhưng rồi sau cũng về không hết.
Những thứ đó mà phục vụ cho giáo dục thì vẫn thừa tiền. Và ngay cả cấp tỉnh chúng ta không thiết thực, một lễ khai giảng vài chục triệu đối với một trường học là rất quý.
Giáo dục không có tiền, giờ chúng ta cứ lên trên một số xã, huyện miền núi mà xem lớp học ở đó không có vách, mái tôn, dột nát học sinh học co ro. Ngược lại, một trường Amsterdam 461 tỷ, trường Nguyễn Huệ 280 tỷ, ừ thì công nhận trường chuyên là một bộ mặt tôi không nói, nhưng thử bớt ra 1 tỷ thôi cho trường ở trên đó xem các em có sướng run lên không?
Tại sao con em ở Hà Nội sung sướng thế, có điện, có xe và làm một trường như cung điện như vậy, trong khi con em ở trên miền núi rét căm căm như vậy. Tôi cho là không công bằng.
Trân trọng cảm ơn PGS!
Thủ tướng: Sẽ hạ giá tiền đồng và nới “room” khối ngoại tại ngân hàng
Thủ tướng trả lời phỏng vấn của Bloomberg ngày 27/9 tại New York
Trả lời phỏng vấn của hãng Bloomberg nhân chuyến thăm tới Hoa Kỳ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết sẽ cho phép tăng sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng nội.
Theo Thủ tướng, trong vòng 5 năm tới, các doanh nghiệp nhà nước sẽ tập trung vào các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng mà “khu vực tư nhân không thể hoặc không muốn đầu tư vào”. Hiện tại, Việt Nam đã giảm số doanh nghiệp do nhà nước nắm toàn bộ vốn từ 12.000 doanh nghiệp xuống còn 1.300 doanh nghiệp và sẽ thu hẹp lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp này.
Thủ tướng cũng cho biết các doanh nghiệp nhà nước cần phải vận hành trong nền kinh tế thị trường. “Chúng tôi sẽ đối xử với họ bình đẳng như với các doanh nghiệp khác”, Thủ tướng nói. Hiên nhà nước cũng có kế hoạch bán cổ phần trong các tập đoàn, tổng công ty như Vietnam Airlines, VNPT, PetroVietnam.
Về tỷ giá, theo Thủ tướng, chính phủ dự kiến sẽ phá giá tiền đồng tối đa là 2% từ nay đến cuối năm. Tỷ lệ điều chỉnh bao nhiêu tùy thuộc vào diễn biến thị trường.
Hồi cuối tháng 6 năm nay, VND đã giảm giá 1% - lần điều chỉnh đầu tiên kể từ năm 2011 và NHNN cho biết sẽ điều chỉnh trong phạm vi 3% trong năm nay. So với các nước trong khu vực thì VND vẫn mạnh hơn khi chỉ giảm 1,3% so với USD, trong khi đồng nội tệ của Philippine và Malaysia giảm ít nhất 5% kể từ đầu năm tới nay.
Với sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng, Thủ tướng cho biết có thể cho phép các doanh nghiệp nước ngoài tăng sở hữu tại các ngân hàng nội địa lên tới 49% trong “tương lai gần”.
Hiện tại, theo Thủ tướng, Chính phủ đang xem xét gia tăng sở hữu của vốn ngoại tại các ngân hàng và cả các doanh nghiệp viễn thông. Đến thời điểm này, sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng tối đa là 30% và một nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép sở hữu tối đa là 20%. Theo S&P thì việc giới hạn này khiến cho các ngân hàng Việt Nam trở nên kém cạnh tranh.
Về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Thủ tướng kêu gọi phía Hoa Kỳ nên dành những ưu đãi đặc biệt đối với Việt Nam trong đàm phán. Tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam chắc chắn sẽ được thúc đẩy nếu ký Hiệp định TPP. Theo một nghiên cứu hồi tháng 10/2011 của Trung tâm nghiên cứu Đông – Tây, Việt Nam có thể là đối tượng hưởng lợi nhất nếu tham gia Hiệp định.
Tuy nhiên Chính phủ vẫn chịu sức ép lớn từ cải cách các doanh nghiệp nhà nước. Hồi tháng Tám vừa qua, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng cho rằng, chính khu vực kinh tế nhà nước là dễ gây tổn thương nhất tới nền kinh tế.
Ông Alain Cany, đồng Chủ tịch Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam cho rằng, tuyên bố của Thủ tướng có thể coi là tuyên bố đáng khích lệ nhất trong vài năm qua. "Việt Nam cần có hành động như vậy để có thể lấy lại mức tăng trưởng 7% như trước kia", ông nói.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo, nền kinh tế sẽ tăng trưởng khoảng 5,4% trong năm nay và 5,8% trong năm tới - 3 năm liên tiếp tăng trưởng dưới 6%. Bloomberg nhận định, nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với tăng trưởng chậm nhất trong một thập kỷ, chủ yếu do nợ xấu. Theo đánh giá của Fitch Ratings thì nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam là cao nhất trong số 6 nước Đông Nam Á mà hãng này đánh giá.
Nguyễn Hằng
(Theo Trí Thức Trẻ)
Alan Phan - Qua cơn thành bại vẫn còn
Mỗi năm tôi thường về lại Mỹ vài lần. Ngoài chuyện thăm gia đình bạn
hữu, gặp các đối tác làm ăn, tôi dùng cơ hội này để nâng cấp phần mềm
(download the updates) cho đầu óc vì trí tuệ Mỹ vẫn đi trước thiên hạ về
tư duy, trào lưu, thay đổi và sáng tạo. Đứng từ xa, nhìn lại môi trường
sống của Á Châu, Việt Nam và những công việc đang làm mỗi ngày bên đó
cũng cho tôi một định vị chính xác hơn về thực tại.
Nhiều bạn BCA nói sao lúc này bác tiêu cực quá vậy khi nói về Việt
Nam. Các bạn hay lầm giữa nhận định và thái độ. Một tư duy khoa học
không cho phép doanh nhân hay nhà phân tích được tiêu cực hay tích cực
trong phán đoán. Biết rõ thực tại rất cần thiết cho thái độ hành xử sau
đó, dù tích hay tiêu cực. Nếu các bạn thấy như vậy, thì có lẽ thực tại ở
Việt nam đang xấu đi chăng?
Tuy nhiên, dù thực tại có tệ hại đến đâu đi nữa, tin mừng cho mọi người là nó có thể được thay đổi, cải thiện và tạo cơ hội mới. Nghèo khổ hay khó khăn không bao giờ là bản án chung thân, trừ khi người nhận bằng lòng. Nhưng không hành động mà đợi chờ một thay đổi gì xẩy đến để cuộc sống tươi đẹp hơn thì đây là thái độ tích cực của người tâm thần.
Tôi về Việt Nam năm 1968 sau khi tốt nghiệp đại học ở Mỹ. Sau 7 năm vất vả, tôi tạo được một tài sản khá lớn vào thời đó. Cơn sóng thần 1975 cuốn trôi tất cả và tôi quay lại Mỹ với hai bàn tay trắng. Trong khi vợ khóc sướt mướt vì mất mát, tôi vẫn hưng phấn và lạc quan. Trong tôi, không một chút oán hận hay giận dữ, không trách móc ai hay đổ lỗi cho số phận xui xẻo. Bởi vì tôi hiểu là dù thực tại có bê bết, Alan Phan vẫn là Alan Phan. Đầu óc còn sáng tạo, thân thể còn mạnh khỏe, tinh thần còn nghị lực và tâm linh còn trong suốt thì tất cả tài sản vừa mất sẽ được tái tạo mấy hồi. Trong khi đó, một người em và nhiều người bạn đã bị tình thế chôn vùi vì sự suy sụp trong tư duy và thái độ sống.
Một điều nữa, mỗi lần tôi mất tài sản, tôi lại kiếm được nhiều gấp trăm lần, vào dịp kế tiếp; đến độ một bạn làm ăn diễu “ mày nên mất thêm vài chục triệu, rồi vài trăm triệu, thì mày có thể bắt kịp Bill Gates đó.”
Mấy năm vừa qua tôi lại hay về Việt Nam. Lần này công ty tôi dầu tư đang thua lỗ, nhưng đây không phải là điều tôi quan tâm. Tiền hay tài sản, dù quan trọng, vẫn là chuyện nhỏ. Chuyện lớn hơn là mục đích truyền đạt cái tư duy và kinh nghiệm sau 43 năm giang hồ. Tôi hy vọng là các bạn trẻ và các quan chức sẽ có can đảm và ý chí để thay đổi, để vượt biển lớn, để tung bay tranh đấu cùng thế giới. Tuy nhiên, tôi cũng không mấy thành công. Phần lớn các tư vấn và các buổi thuyêt giảng miễn phí đã không tạo được lực đẩy nào đang kể ngoài vài cái gật đầu lịch sự. Nhưng tôi cho rằng có lẽ tại mình thiếu kỹ năng truyền đạt? Dù không có ảo vọng về bất cứ thành quả gì, tôi cũng ngạc nhiên với sự hững hờ này.
Tôi chỉ hy vọng một điều vào lúc này. Là các bạn trẻ hãy giữ vững niềm tin và hiểu rằng mọi tình thế ngoài kia, tốt hay xấu, sẽ có ảnh hưởng rất ít trong định mệnh mỗi người. Những gì tôi viết ra có thể là những tiên đoán về tương lai; nhưng tôi muốn mọi người phải hiểu là chúng ta thực sự đang tạo dựng tương lai bằng hành động mỗi ngày. Sự thành công hay thua kém sau này do chính chúng ta quyết định ngày hôm nay.
Doanh nhân, chiến sĩ, anh hùng, triết gia, nghệ sĩ…đến rồi đi. Vài người có thể để lại dấu ấn. Họ có thể làm cuộc sống phong phú hơn (hay khổ cực hơn nếu họ đem đến những tư tưởng và cơ chế rác rưởi). Nhưng về lâu về dài, qua những cơn thành bại, qua những thứ mất còn, chúng ta vẫn là chúng ta. Một con người dù đối diện với bao trải nghiệm hỉ nộ ái ố…vẫn là một con người phản ảnh đúng nghĩa theo suy tưởng tự do của mình.
Đừng để ai cướp đi điều đó.
Alan Phan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét