Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Ngày 02/10/2013 - Suy nghĩ từ chuyến đi của Thủ tướng VN

  • Chính trị Ý lại sa lầy trong khủng hoảng (RFI) - Năm bộ trưởng của Đảng của Silvio Berlusconi đồng loạt từ chức khỏi Hội đồng Chính phủ của thủ tướng Enrico Letta khiến chính trị Ý lại rơi vào khủng hoảng.
  • Đối lập Cam Bốt cầu viện nước ngoài trong tranh chấp kết quả bầu cử (RFI) - Theo tin từ đảng đối lập Cam Bốt - đảng Cứu nguy Dân tộc CNRP - vào hôm nay, 01/10/2013, lãnh đạo đảng này là ông Sam Rainsy đang đi một vòng các quốc gia Đông Nam Á. Mục tiêu nhằm kêu gọi các nước hỗ trợ cho ông trong cuộc tranh chấp về kết quả bầu cử Quốc hội cuối tháng 7/2013 vừa qua.
  • Đông Nam Á : Vô địch xóa đói (RFI) - Trong bản báo cáo về Tình trạng thiếu ăn trên thế giới năm 2013 - The State of Food Insecurity in the World (SOFI 2013) - công bố ngày 01/10/2013, Tổ ...
  • Venezuela trục xuất ba nhà ngoại giao Mỹ (RFI) - Hôm qua, 30/09/2013, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro thông báo trục xuất đại diện và hai nhà ngoại giao Hoa Kỳ làm việc tại sứ quán Mỹ ở Venezuela, với lý do những người này khuyến khích các hành động phá hoại đất nước. Ông Kelly Keiderling, đại biện, là nhà ngoại giao Mỹ cao cấp nhất tại Venezuela, vì Hoa Kỳ không có đại sứ ở nước này.
  • Thái Lan : Môi giới tốt cho ASEAN và Trung Quốc về Biển Đông ? (RFI) - Thái Lan là quốc gia điều phối quan hệ giữa Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc cho đến năm 2015. Trong vai trò đó, vương quốc sẽ phải làm trung gian hòa giải trong nỗ lực thúc đẩy đàm phán về tranh chấp ở Biển Đông, liên quan đến Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia.
  • Việt Nam : Căng thẳng chờ đợi phiên tòa xử luật sư Lê Quốc Quân (RFI) - Một ngày trước khi diễn ra phiên tòa xử luật sư Lê Quốc Quân ngày mai 02/10/2013, gia đình ông Quân đã gởi thư kêu gọi đông đảo mọi người đến tham dự phiên tòa công khai này. Trước đó, nhiều giáo xứ đã tổ chức các buổi lễ cầu nguyện. Tuy nhiên chính quyền đã có một số hoạt động ngăn trở. Có nhiều tiếng nói, kể cả từ nước ngoài như Human Rights Watch, yêu cầu hủy bỏ những cáo buộc đối với nhà hoạt động nhân quyền này.
  • Đài Loan muốn mua tàu ngầm Mỹ, dù quan hệ với Trung Quốc nồng ấm hơn (RFI) - Theo báo chí Đài Bắc hôm nay 01/10/2013, Thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan đã lặp lại lời kêu gọi Hoa Kỳ bán tàu ngầm và các chiến đấu cơ tiên tiến cho đảo quốc này, để tăng cường phòng vệ trước Trung Quốc. Dù quan hệ đôi bên đã được cải thiện, Bắc Kinh vẫn chủ trương sử dụng vũ lực để thống nhất với Đài Loan.
  • Ý : Đảng của Berlusconi bị đe dọa phân rã (RFI) - Một ngày truớc cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại lưỡng viện Quốc hội Ý - quyết định số phận của chính phủ của Thủ tướng Enrico Letta mà ông Berlusconi đang ra sức lật đổ - tình hình hết sức phức tạp.
  • Hàn Quốc rầm rộ diễu binh mừng 65 năm thành lập quân đội (RFI) - Hàn Quốc hôm nay 01/10/2013 tổ chức cuộc diễu binh quy mô nhất từ một thập kỷ qua, có sự hiện diện của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ. Người đứng đầu Lầu Năm Góc đến đây để bày tỏ sự ủng hộ bền bỉ của Washington đối với Seoul trước mối đe dọa từ Bình Nhưỡng.
  • Trung Quốc mừng Quốc khánh, blogger nhắc lại Mùa Xuân Bắc Kinh (RFI) - Như mọi năm nhân ngày Quốc khánh Trung Quốc 01/10, thủ đô Bắc Kinh rực màu cờ đỏ. Vấn đề là năm nay, ngày Quốc khánh này lại mang thứ tự 64. Đây là hai con số gợi lại phong trào đòi dân chủ Mùa Xuân Bắc Kinh vào năm 1989 mà ngày kỷ niệm được chọn là mùng 4 tháng 6. Thế là giới blogger Trung Quốc đã không ngần ngại sử dụng hai chữ số 4 và 6 để nhắc lại sự cố kể trên.
  • Chuyên gia quốc tế tới Syria để tiêu hủy kho vũ khí hóa học (RFI) - Hôm nay, 01/10/2013, một phái đoàn các chuyên gia quốc tế của Tổ chức cấm vũ khí hóa học - OIAC - đã tới Damas với nhiệm vụ tiêu hủy hệ thống vũ khí hóa học của Syria. Đây là một trong những đợt tiêu hủy vũ khí trên quy mô lớn nhất và nguy hiểm nhất chưa từng thấy. Trước đây, các đợt tiêu hủy vũ khí cũng đã được tiến hành ở Irak và Lybia, nhưng trong bối cảnh không còn xung đột vũ trang.
  • Xã hội dân sự và dân chủ (VOA) - Hầu như mọi người đều đồng ý: dân chủ là một thể chế tốt nhất trong lịch sử, ít nhất cho đến lúc này
  • Chính phủ Mỹ bắt đầu đóng cửa (VOA) - Chính phủ Mỹ bắt đầu đóng cửa một phần sau khi Quốc hội rơi vào thế bế tắc chính trị không thể thông qua một dự luật gia hạn ngân sách hoạt động
  • Hình phạt nhẹ cho luật sư Quân? (BBC) - Luật sư bào chữa cho ông Lê Quốc Quân nói tòa án Hà Nội có thể sẽ áp dụng khung hình phạt nhẹ, trong lúc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) lên tiếng yêu cầu trả tự do cho ông.
  • Một loạt thứ trưởng nghỉ hưu (BBC) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định cho ba thứ trưởng, trong đó có Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn, nghỉ hưu từ 1/10.
  • Nhà sản xuất Nhật Bản lạc quan hơn (BBC) - Tâm lý các nhà sản xuất tại Nhật đã được cải thiện đáng kể nhờ doanh thu tăng, theo kết quả khảo sát Tankan của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
  • Ấn Độ trùng tu lăng mộ Humayun (BBC) - Ấn Độ hoàn tất dự án trùng tu và phục chế lớn nhất từ trước tới nay ở khu lăng mộ Hoàng đế Humayun tại Dehli.
  • Đàm phán COC: Trung Quốc đang muốn gì? (BaoMoi) - (ĐSPL) - Vấn đề đàm phán Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông COC đang nóng hơn trong những ngày qua, đặc biệt từ khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đề xuất ASEAN mau tiến hành đàm phán COC trong chuyến công du đến bốn nước thành viên ASEAN
  • VN có cách hóa giải ’quân bài chủ’ JH-7 của TQ (BaoMoi) - Tại đảo Hải Nam, trung đoàn 27 thuộc sư đoàn 9, Hạm đội Nam Hải được trang bị máy bay tiêm kích - bom JH-7A. Loại máy bay này được xem như lực lượng chủ lực trên biển của Trung Quốc. Liệu máy bay “made in China” có thực sự là một ẩn số trên biển Đông hay không?
  • Ngôi nhà Biển Đông lạnh lẽo khi chính phủ Mỹ đóng cửa? (BaoMoi) - Đây là lần đóng cửa đầu tiên trong vòng 17 năm qua của chính phủ Mỹ, chủ yếu do mâu thuẫn trong việc phe Cộng hòa muốn trì hoãn bộ luật cải cách y tế của Tổng thống Obama (Obamacare) thêm một năm và bác một loại thuế cung cấp tiền cho dự luật này.
  • Philippines thuê thầy cãi giỏi, TQ chi 20 tỉ đô đóng tàu chiến (BaoMoi) - (Phunutoday) - TQ chọn ngày quốc khánh tập trận gần Biển Đông, điều tàu đến quần đảo tranh chấp với Nhật, huy động vốn lập đội tàu sân bay, Mỹ không giảm quân tại châu Á - Thái Bình Dương... là những tin tức thời sự chính ngày 1/10.
  • Ông Obama và Aquino sẽ bàn gì ở Manila? (BaoMoi) - (Petrotimes) – Hợp tác quốc phòng và tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông sẽ là nội dung hàng đầu trong chương trình nghị sự của Tổng thống Philippines Benigno Aquino và Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm 2 ngày sắp tới của người đứng đầu Nhà Trắng.
  • Trung - Nhật vẫn "căng cứng" vì biển Hoa Đông (BaoMoi) - Bắc Kinh hôm qua (30/9) tuyên bố, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không có kế hoạch gặp gỡ Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc gặp thượng đỉnh Châu Á-Thái Bình Dương ở Indonesia tuần này. Đây được xem là “đòn trả đũa” thêm nữa của Trung Quốc trong bối cảnh nước này đang có cuộc tranh chấp nóng bỏng và quyết liệt với Nhật Bản ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
  • Lời kể của thủy thủ thoát chết ở tâm bão Wutip (BaoMoi) - "Sóng đánh dữ dội, chúng tôi phải bỏ thuyền. Tôi chỉ kịp mặc áo phao, ôm chặt phao cứu sinh rồi lao mình vào biển, suýt chết vì sặc nước", một ngư dân Trung Quốc sống sót qua siêu bão Wutip trên Biển Đông kể.
  • Hàng tỷ đồng ủng hộ “Kết nối biển Đông” (BaoMoi) - Tính đến ngày 27/9/2013, chiến dịch “Kết nối biển Đông” đã nhận được 3,645 tỷ đồng. Kết quả này có sự đóng góp rất lớn của các doanh nghiệp, tổ chức và đông đảo nhân dân trên cả nước và kiều bào nước ngoài, đồng thời nhận được sự hỗ trợ tích cực của các nhà mạng như MobiFone và VinaPhone.
  • Các huyện đầu nguồn Đồng Tháp tập trung chống lũ (BaoMoi) - Trung tâm Khí tượng Thủy văn Đồng Tháp cho biết, trong những ngày qua, do ảnh hưởng kết hợp của lũ thượng nguồn và triều cường biển Đông nên mực nước các nơi trong tỉnh Đồng Tháp đang lên nhanh.
  • 4 tàu cảnh sát biển Trung Quốc đi vào Điếu Ngư/Senkaku (BaoMoi) - Lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho biết, lúc 9 giờ (giờ GMT) ngày hôm nay, 1/10, 4 tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã đi vào vùng biển quanh quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền.
  • "Kết nối biển Đông" ủng hộ ngư dân bám biển (BaoMoi) - Chương trình “Kết nối biển Đông cùng VISHIPEL” nhằm vận động toàn thể người lao động trong Công ty cùng gia đình, người thân góp sức cùng cộng đồng cả nước, hỗ trợ ngư dân mua sắm thiết bị thông tin liên lạc, để chủ động phòng tránh, ứng phó với thiên tai trên biển, góp phần động viên ngư dân bám biển, phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia.
  • Philippines muốn mở rộng hợp tác quốc phòng với Mỹ (BaoMoi) - TT - Trong chuyến thăm Philippines tới đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama được nói sẽ thảo luận với Tổng thống Benigno Aquino về hợp tác quốc phòng, trong đó có cả vấn đề an ninh hàng hải trên biển Đông.
  • Philippines gấp rút chuẩn bị vụ kiện Trung Quốc (BaoMoi) - Tờ "Manila Bulletin" ngày 30/9 đưa tin, Philippines đã thuê một nhóm chuyên gia pháp lý chuyên môn giỏi của nước ngoài giúp chuẩn bị tất cả các tài liệu để trình Tòa án trọng tài LHQ ở La Haye (Hà Lan) vào ngày 30/3/2014.
  • Philippines thuê 5 luật sư giỏi để ‘đấu’ TQ về biển Đông (BaoMoi) - Philippines thuê một nhóm chuyên gia pháp lý quốc tế dày dặn kinh nghiệm để giúp Manila đệ trình các văn kiện cần thiết lên tòa án trọng tài Liên hiệp quốc trước thời hạn cuối tháng 3 năm tới trong vụ kiện bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông.
  • Philippines thuê chuyên gia quốc tế trong vụ kiện Trung Quốc ở Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Philippines đã thuê một nhóm chuyên gia pháp lý quốc tế dày dặn kinh nghiệm để giúp Manila đệ trình các văn kiện cần thiết trong vụ kiện bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông lên Tòa án trọng tài Liên hiệp quốc về Luật Biển trước thời hạn cuối tháng 3 năm tới.
  • Mỹ đã dàn trận đón đường các mũi Hải quân của Trung Quốc? (BaoMoi) - Tại Tây Thái Bình Dương, Mỹ sắp xây dựng một căn cứ không quân nhằm “khóa” Trung Quốc, không để nước này bành trướng thêm tới các chuỗi đảo của Mỹ. Trong khi đó, trên Biển Đông, Washington đang có những bước di chuyển ngoại giao dồn dập và thiện chí thắt chặt quan hệ, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng với các quốc gia đang có tranh chấp trực tiếp với Bắc Kinh tại khu vực.
  • Asahi: Việt Nam mua tàu tuần tra bảo vệ ngư dân, ngư trường Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Trung Quốc hiện đang nhảy vào các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và tìm cách biến các vùng biển không tranh chấp thành có tranh chấp. Việt Nam đang quan tâm việc mua sắm các tàu tuần tra mới theo mô hình của Cảnh sát biển Nhật Bản để bảo vệ ngư trường và ngư dân đánh bắt cá hợp pháp trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
  • Trung Quốc lo ngại không quân Nhật (BaoMoi) - (PetroTimes) - Việc Đài Loan vừa tiếp nhận chiếc đầu tiên trong số 12 máy bay tuần tiễu chống tàu ngầm P-3C Orion của Mỹ (25/9) khiến cho mối quan hệ Mỹ - Trung - Đài vốn căng thẳng lại có điều kiện gia tăng. Bởi Bắc Kinh luôn phản đối Washington bán vũ khí hiện đại cho Đài Loan (Mỹ sẽ tiếp tục giao 11 chiếc P-3C Orion còn lại vào năm 2015), hơn nữa việc này diễn ra đúng thời điểm Bộ Ngoại giao Nhật Bản mời 13 nước ven biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, trong đó có Philippines và Việt Nam tham dự hội thảo quốc tế đầu tiên về biển do đất nước mặt trời mọc tổ chức.
  • Từ Syria tới Biển Đông, sức mạnh hải quân đã quay trở lại (BaoMoi) - (GDVN) - Đô đốc Gary Roughead, cựu Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ nhận xét: "Bạn sẽ thấy một sự nhấn mạnh lớn hơn nhiều về việc sử dụng các lực lượng trên biển để tạo ra hiệu ứng. Bạn đang nhìn thấy nó ở Địa Trung Hải với Syria, và bạn nhìn thấy nó ở Thái Bình Dương và Trung Đông."
  • Trung Quốc: Tăng cường sử dụng máy bay không người lái (BaoMoi) - Trung Quốc ngày càng ráo riết sản xuất máy bay không người lái. Trong thời gian vừa qua, Bắc Kinh liên tục cho loại phi cơ này bay đến khu vực quần đảo Điếu Ngư/Senkaku để "nắn gân" lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
  • Căn cứ của Hạm đội Nam Hải nhằm khống chế Biển Đông (BaoMoi) - Căn cứ tàu ngầm lớn nhất Trung Quốc trên đảo Hải Nam, căn cứ chính ở Trạm Giang và căn cứ ở Quảng Châu cho thấy mưu đồ bóp nghẹt Biển Đông của Hạm đội Nam Hải. Quân cảng Trạm Giang trụ sở của Hạm đội Nam Hải ảnh chụp từ dịch vụ Google Maps.

Chính phủ Mỹ đóng cửa: Ai bị ảnh hưởng?

Lính Hoa Kỳ
Nhân viên quân sự sẽ không bị ảnh hưởng

Quốc hội Hoa Kỳ đã không thống nhất được về ngân sách trước ngày 1/10 và chính phủ liên bang đã bắt đầu đóng cửa khiến hơn 700.000 nhân viên nhà nước phải ở nhà, các khu vườn quốc gia, bảo tàng, các dịch vụ và khu nhà chính phủ phải ngưng hoạt động.

Bộ Quốc phòng

Khoảng 1,4 triệu nhân viên mặc quân phục sẽ vẫn hoạt động.

Một nửa trong số 800.000 nhân viên dân sự sẽ nghỉ làm nhưng các dịch vụ "đảm bảo an ninh quốc gia" được coi là ngoại lệ.

Nhưng tất cả các nhân viên sẽ không được trả lương khi đi làm.

"Các nhân viên quân đội và dân sự phải đi làm sẽ được trả lương sau khi ngân sách tiếp tục được phân bổ," theo ông Robert Hale, kiểm soát viên tài chính của Bộ Quốc phòng.

Bộ Năng lượng

Hầu hết các ban bệ của Bộ Năng lượng với gần 14.000 nhân viên sẽ đóng cửa trong khi chỉ khoảng hơn 1.000 nhân viên làm việc.

Trong số 1.000 nhân viên đi làm có những người chịu trách nhiệm về an toàn cho các cơ sở hạt nhân, đập nước và đường dây tải điện quốc gia.

Sân bay ở Hoa Kỳ
Các nhân viên điều hành không lưu và kiểm tra hải quan thuộc diện miễn trừ

Bộ Giao thông

Các vị trí trong Bộ Giao thông, từ kiểm soát không lưu cho các sân bay tới thanh tra các nguyên liệu độc hại sẽ tiếp tục làm việc.

Gần 37.000 trong số hơn 55.000 nhân viên của bộ này tiếp tục đi làm.

Những hoạt động bị tạm ngưng bao gồm thanh tra an toàn ở các cơ sở, các hoạt động kiểm tra nhân sự đối với nhân viên và chương trình thử ma túy dành cho nhân viên.

Viện Smithsonian

Sở thú Quốc gia và 19 bảo tàng và khu triển lãm bao gồm cả Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, Bảo tàng Chân dung và Bảo tàng Hàng không Không gian sẽ đóng cửa.

Trong tổng số hơn 4.000 nhân viên, gần 700 sẽ được giữ lại để "bảo vệ sinh mạng và tài sản" - đó là các nhân viên bảo vệ, nhân viên chăm sóc và nuôi thú tại Sở thú Quốc gia.

Viện Smithsonian nói: "Về mặt pháp lý, Viện không thể nhận các dịch vụ tình nguyện của nhân viên để tiếp tục hoạt động trong thời gian phải đóng cửa."

Gấu trúc trong Sở thú
Các sở thú ngưng đón khách nhưng vẫn chăm sóc thú

Vườn Quốc gia

Các vườn quốc gia - từ Yosemite tới Alcatraz và Tượng Nữ thần Tự do - sẽ đóng cửa và chỉ hơn 3.000 trong số gần 25.000 nhân viên tiếp tục làm việc.

Các nhân viên này bao gồm những người đảm trách dịch vụ cứu hỏa, khẩn cấp và thực thi pháp luật.

Những khách thăm vườn quốc gia trong ngày sẽ phải ra về ngay lập tức trong khi những người đang sử dụng các nơi ở qua đêm cũng sẽ phải tìm nơi ở khác.

Bộ Nội an

Khoảng 86% trong số 240.000 nhân viên sẽ tiếp tục làm việc trong đó có những người phụ trách kiểm tra hải quan ở các sân bay và hải cảng và đồn biên phòng.

Đa số Lực lượng Tuần duyên, Mật vụ và Quản lý An toàn giao thông cũng sẽ thuộc diện miễn trừ trong giai đoạn ngưng hoạt động của Chính phủ.

Tuần duyên Hoa Kỳ
Lực lượng tuần duyên và kiểm soát cảng, đồn biên phòng và cửa khẩu sân bay vẫn hoạt động

Cơ quan Di trú và Quốc tịch Hoa Kỳ sẽ vẫn tiếp tục xử lý hồ sơ xin thẻ xanh.

Bộ Tư pháp

Trong số gần 115.000 nhân viên của Bộ Tư pháp, khoảng gần 97.000 sẽ thuộc diện ngoại lệ bao gồm tất cả nhân viên của Cục Điều tra Liên bang FBI.

Các nhân viên của Cục Chống Ma túy, Cục Quản lý Rượu, Thuốc lá, Vũ khí và Chất nổ cũng như các luật sư sẽ vẫn đi làm.

Những người được miễn trừ khác là các nhân viên làm việc trong các nhà tù.

Bưu điện

Dịch vụ Bưu điện độc lập về tài chính sẽ vẫn tiếp tục hoạt động. Bưu điện không nhận ngân sách mà dựa vào thu nhập từ bán tem cũng như các loại phí khác.
(BBC)

Thanh Hóa vỡ đập, chìm trong biển nước


Hàng trăm nghìn ngôi nhà đã bị bão phá hủy

Hai đập ở Thanh Hóa bị vỡ vào rạng sáng 1/10 do mưa lớn suốt đêm trước đó, khiến Quốc lộ 1A và hàng nghìn ngôi nhà ở huyện Tĩnh Gia chìm trong nước.

Hai hồ đập lớn nhất huyện Tĩnh Gia, hồ Đồng Đáng thuộc xã Trường Lâm và hồ Khe Luồng, xã Tân Trường có dung tích chứa hơn 600 nghìn mét khối nước bị vỡ, kết hợp với mưa lớn 550mm đã khiến hơn 1.000 hộ dân bị cô lập, báo trong nước dẫn nguồn Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa cho biết.

Theo Người Lao Động, tuyến quốc lộ 1A qua địa bàn huyện Tĩnh Gia đang bị ngập rất nặng hoặc ngập toàn bộ và công an tỉnh đã phải huy động lực lượng để chốt chặn, hướng dẫn phương tiện giao thông chuyển hướng sang đường mòn Hồ Chí Minh,

Hiện, chính quyền tỉnh Thanh Hóa đã huy động hàng trăm người và hàng chục xuồng máy để tiếp tế lương thực cho các hộ dân đang bị cô lập, Người Lao Động cho biết thêm.

Người Lao Động cũng nhận định mực nước tại đây có nơi trên 0,5 mét, trong khi có báo nói mực nước lên tới trên 1 mét.

Cùng lúc này, tại Nghệ An, chính quyền đã cho xả nước lũ từ hồ Vực Mấu do mưa lớn kéo trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu.

Tờ Dân Trí cho biết hàng trăm hộ dân ở nhiều xã thuộc huyền Quỳnh Lưu ngập trong nước sâu từ 1-3 mét, có nơi ngập tới 4 mét do xả lũ. Ít nhất ba người đã bị thương.

Cùng ngày 1/10, hãng thông tấn AFP ước tính ít nhất ba người đã thiệt mạng và 26 người bị thương kể từ khi bão Wutip tiến vào khu vực miền Trung Việt Nam.

Khoảng 250 nghìn ngôi nhà đã bị hư hại và hàng chục nghìn héc ta lúa bị ngập nước sau khi cơn bão với vận tốc gió mạnh nhất lên đến 103 km/h tiến vào đất liền hôm 30/9, truyền thông chính phủ cho biết.

Tại Trung Quốc, tàu chiến và máy bay đã được triển khai để tìm kiếm người sống sót sau khi ba tàu cá nước này bị cơn bão nhấn chìm ở gần khu vực Quần đảo Hoàng Sa, cách bờ biển phía nam Trung Quốc khoảng 330 km.

Hơn 70 người bị cho là đã mất tích, Tân Hoa xã đưa tin.

Vào thứ Ba 1/10 cơn bão đã suy yếu và trở thành áp thấp nhiệt đới trước khi tiến sang Lào, AFP dẫn lời các chuyên gia khí tượng Việt Nam cho biết.

Thiệt hại nặng

Tại tỉnh Quảng Bình, hai người đã thiệt mạng sau khi gió mạnh khiến cột ăng-ten của Đài Tiếng nói Việt Nam ở Đồng Hới bị sập. Một người thứ ba bị đứt lìa tay và hiện đang trong tình trạng nguy kịch.

Cũng tại Quảng Bình, một thiếu niên 14 tuổi đã thiệt mạng sau khi bị rơi xuống từ mái nhà.

Nhiều nơi đã rơi vào tình trang mất điện, tuy nhiên vào ngày 1/10, thông cáo của Tập đoàn Điện lực nói đã khôi phục xong các đoạn đường dây 220 kV bị sự cố trong vùng bão.


Thuyền bè đã được triệu tập về bờ để tránh bão

Gió lớn khiến nhiều ngôi nhà bị tốc mái và nhiều cây bị bật rễ, trong lúc mưa lớn khiến nhiều ngôi làng và cây trồng bị ngập nước.

Tại Quảng Bình, nơi được cho là tâm bão, 26 ngôi nhà đã bị sập và gần 90 nghìn nhà bị tốc mái, trong đó có 3 trường học và một bệnh viện, VnExpress dẫn báo cáo địa phương cho biết.

Hơn 70 nghìn người đã được di tản khỏi khu vực ven biển trước khi cơn bão đổ bộ.

Giới chuyên gia đã cảnh báo mưa lớn sau cơn bão có thể gây ngập lụt và lỡ đất ở một số khu vực, trong đó có cả những điểm du lịch như Phố cổ Hội an, hay Cố đô Huế.

Báo trong nước dẫn lời Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Cao Đức Phát, cho rằng cơn bão lần này có cường độ và sức tàn phá "10 năm qua chưa có".

Việt Nam phải hứng chịu trung bình từ 8-10 cơn bão nhiệt đới một năm, gây thiệt hại nặng nề về người và của.

Trong những tuần gây đây, nước lũ đã khiến ít nhất 24 người thiệt mạng ở Việt Nam, 30 người thiệt mạng ở Campuchia và 22 người ở Thái Lan.
(BBC)

Suy nghĩ từ chuyến đi của Thủ tướng VN

Ông Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Đại hội đồng LHQ

Kỳ họp thứ 68 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc để lại một số dấu ấn đáng nhớ: cuộc điện đàm cao cấp nhất trong ba thập niên giữa lãnh đạo hai nước Mỹ và Iran; và Hội đồng Bảo an thông qua được nghị quyết về vũ khí hóa học của Syria, chấm dứt tình trạng bế tắc kéo dài hai năm rưỡi.

Một người bạn của tôi, David Brunnstrom, phóng viên của hãng tin Reuters từng theo dõi nhiều kỳ họp LHQ, nhận định đây là một đại hội "nhiều sự kiện lớn".

Reuters cùng các hãng tin quốc tế khác đều chia nhóm phóng viên của mình tại LHQ lần này thành hai đội chuyên về Syria và Iran.

Có thể dễ thấy rằng hoạt động của thủ tướng Việt Nam tại kỳ họp Đại hội đồng LHQ này không có trong nghị trình theo dõi của giới quan sát.

Các hãng truyền thông, ngoại trừ các báo trong nước, gần như không tường thuật gì về bài phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng, cho dù giới chức Việt Nam ca ngợi đây là "sự kiện tầm cỡ khẳng định vị thế quốc tế của Việt Nam".

Ngay cả việc Việt Nam sẵn sàng tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, mà một số báo trong nước nói là lần đầu tiên được thủ tướng thông báo, cũng không được báo chí nước ngoài để ý tới.

Ông thủ tướng có mặt ở New York, nơi họp Đại hội đồng, chưa đầy 24 tiếng đồng hồ trước khi trở về Việt Nam để tham dự cuộc họp thường kỳ của chính phủ và một cuộc họp khác có tầm quan trọng đặc biệt về chính trị đối với ông - Hội nghị Trung ương 8.

Trước đó, ông và đoàn tùy tùng quá giang Washington DC, và vì không phải chuyến thăm chính thức cấp nhà nước nên các cuộc gặp của ông là với Bộ trưởng Thương mại nước chủ nhà Penny Pritzker và Đại diện Thương mại Michael Froman.

Đề nghị thiết thực

Với mong muốn Mỹ "dành sự linh hoạt cần thiết cho Việt Nam" trong tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ông Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra các đề nghị thiết thực, như đề nghị Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường; chấm dứt điều tra 12 vụ tranh chấp thương mại với Việt Nam; lo ngại của Việt Nam về luật Nông trại năm 2013 yêu cầu Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ giám sát từ nuôi trồng cho tới chế biến cá tra...

Ông cũng hội kiến Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim và Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde với một số kiến nghị về kinh tế.
Tại New York, ông có cuộc gặp Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon.

Cuộc họp chính phủ
Thủ tướng Dũng đã chủ trì họp chính phủ ngày 29/9

Ông cũng có tiếp xúc với một số doanh nghiệp Hoa Kỳ và gặp Ngoại trưởng Mỹ, Thượng Nghị sỹ John Kerry. Trong cuộc gặp này, được biết ông đã để̀ cập tới việc dự luật Nhân quyền Việt Nam mà Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua sẽ được mang ra Thượng viện để bỏ phiếu vào tháng 11 tới. Dự luật kêu gọi siết chặt chế tài nếu Hà Ṇôi không có cải thiện về nhân quyền, theo ông thủ tướng, sẽ làm sứt mẻ quan hệ song phương.

Tóm lại, chuyến đi Mỹ tuần rồi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dường như tập trung vào các tiếp xúc song phương với chính giới Hoa Kỳ hơn là mục đích được thông báo chính thức là tham dự phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng LHQ khóa 68.

Thế nhưng song phương hay đa phương thì có lẽ cũng đã đến lúc chúng ta phải thừa nhận một điều, là Việt Nam gần như đã ra ngoài radar của truyền thông quốc tế.

Đã qua khá lâu rồi cái thời hai chữ Việt Nam thường xuyên xuất hiện trong tựa đề các bài báo nước ngoài.

Ngay cả cộng đồng phóng viên theo dõi chuyện Việt Nam cũng ngày càng thu nhỏ lại.

Sau khi chiếm lĩnh các cột báo trong suốt những năm xảy ra cuộc chiến Việt Nam, những năm giữa thập kỷ 1980, Việt Nam lại vào tâm điểm chú ý một lần nữa khi bắt đầu tiến trình đổi mới về kinh tế, với những hứa hẹn sẽ trở thành con rồng hay con hổ của Á châu.

Những năm mới mở cửa, gần như các hãng thông tấn đều có văn phòng ở Hà Nội. Ngay cả những tờ báo mang tính chất khu vực, như Bưu điện Hoa Nam hay Bangkok Post, cũng có phóng viên thường trú tại đây.

Cho tới thời điểm hôm nay, con số phóng viên nước ngoài tại Việt Nam còn đếm trên đầu ngón tay, nhiều văn phòng đã đóng cửa.

Hai ông John Kerry và Nguyễn Tấn Dũng tại New York 27/9

Đối nội hay đối ngoại?

Cần phải công bằng mà nhìn nhận là sự quan tâm của quốc tế dành cho Việt Nam cũng nằm trong tương quan suy giảm chú ý đối với khu vực châu Á, nhất là Đông Nam Á.

Các điểm nóng ngày nay đã dịch chuyển tới Trung Đông và Bắc Phi.

Ở Đông Á, các chủ đề được quan tâm hơn cả là tình hình bán đảo Triều Tiên và những gì liên quan tới Trung Quốc, với tư cách cường quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Thế nhưng chính vì lẽ đó mà giới chức Việt Nam cần thay đổi quan điểm về thông tin đối ngoại của mình.

Đã qua rồi cái thời không cần phải làm gì người ta vẫn chú ý đến Việt Nam, các phát ngôn một chiều với mục đích tuyên truyền vẫn được sử dụng.

Giới phóng viên, ngay cả phóng viên trong nước, nay cũng không dễ hài lòng với những câu trả lời chung chung bằng văn bản.

Các nhà báo phương Tây vẫn truyền cho nhau rằng phỏng vấn chính trị gia Việt Nam thuộc loại khó nhất thế giới.

Một trong các lý do là rào cản ngoại ngữ, ít người nói tiếng nước ngoài thành thạo để tự tin trả lời phỏng vấn.

Thế nhưng lý do quan trọng hơn, là các quan chức sợ sểnh miệng nói lỡ, bị bắt lỗi, ảnh hưởng tới công việc và vị trí của mình.
"Báo ngoại quốc, khác với báo Việt Nam, khi cần không thể gọi một vài cú điện thoại tới để yêu cầu chỉnh sửa nội dung theo ý muốn."
Có những người vẫn coi báo chí nước ngoài là thù địch.

Và báo ngoại quốc, khác với báo Việt Nam, khi cần không thể gọi một vài cú điện thoại tới để yêu cầu chỉnh sửa nội dung theo ý muốn.

Bởi vậy khi muốn chuyển tải thông điệp của mình, các vị lãnh đạo Việt Nam vẫn làm một cách trực tiếp, như qua các cuộc tiếp xúc chóng vánh mà ông thủ tướng vừa thực hiện, hoặc qua các kênh nhà nước, một số kênh đã có phiên bản tiếng Anh.

Chính phủ Việt Nam cũng đã có một đôi lần thử nghiệm với hình thức đăng bài tự quảng cáo (advertorial) trên một số tờ báo lớn.

Tuy nhiên, như thế vẫn còn chưa đủ.

Một vài năm trở lại đây, Bộ Ngoại giao Anh quốc tích cực cổ súy cho điều mà họ gọi là public diplomacy, dịch nôm na ra là ngoại giao nhân dân.

Các kênh truyền thông, các mạng xã hội, đều được tận dụng để đưa chính sách của Anh quốc tới người dân trong và ngoài nước.

Việt Nam chưa làm điều này.

Người lái xe taxi cho tôi ở New York, Izzy, là một cựu chiến binh từng tham chiến 18 tháng ở Việt Nam năm 1969-1970.

Biết tôi là nhà báo, ông hào hứng thảo luận về cuộc điện đàm giữa Tổng thống Barack Obama và Tổng thống Iran Hassan Rohani hôm 27/9 và nhiều chuyện thời sự quốc tế.

Thế nhưng khi được hỏi có biết gì về Việt Nam ngày nay không, Izzy trả lời là không biết.

Ông hỏi tôi: "Họ lại gặp chuyện gì à? (Are they in trouble again?)"
Hồng Nga
từ New York, Hoa Kỳ (BBC)

Chính phủ bác đề xuất giảm lương

Một người bán hoa quả ở Hà Nội
Đời sống của người dân Việt Nam hiện rất khó khăn

Phó Thủ tướng Việt Nam Vũ Văn Ninh nói với báo chí trong nước rằng ông phản đối đề xuất giảm lương cán bộ công chức trong khu vực nhà nước của Bộ Tài chính.

Ông Ninh cũng chính là người đã tiết lộ về đề xuất này của Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng sau phiên họp nội các hôm Chủ nhật ngày 29/9 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Mặc dù đề xuất này, theo báo chí trong nước, đã bị Thủ tướng Dũng bác trong phiên họp nội các trên, nhưng nó vẫn làm dấy nên những chỉ trích trên các diễn đàn mạng.

Tài chính khó khăn

Đề xuất giảm lương tối thiểu cho thấy tình hình tài chính của Việt Nam hiện đang rất khó khăn. Do đó Bộ Tài chính phải tìm mọi cách cắt giảm chi tiêu, thậm chí động đến tiền lương của những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Theo đề xuất này, lương tối thiểu sẽ bị giảm từ mức 1.115.000 đồng xuống còn 1.015.000 đồng, tức là giảm 100.000 đồng và trở về mức trước ngày 1/7 khi lương tối thiểu được tăng thêm 100.000 đồng.

Khi đó, Bộ Tài chính tính toán họ phải chi thêm 21.7000 tỷ đồng, tức khoảng hơn 1 tỷ Mỹ kim, trong dự toán ngân sách.

Trang mạng VnEconomy dẫn lời phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết là ‘chắc không còn cách nào khác’ nên Bộ Tài chính mới đưa ra đề xuất nêu trên.

Ông Vũ Văn Ninh từng có thời đứng đầu Bộ Tài chính nên ông nắm rất rõ về việc thu chi ngân sách.

Tuy nhiên, ông Ninh được dẫn lời nói ông không đồng ý với đề xuất của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng.
"Đất nước chúng ta phát triển như thế mà Bộ Tài chính đòi cắt giảm lương tối thiểu? Không biết người đưa ra kiến nghị có hiểu được nỗi khổ của dân viên chức như tụi tôi."
Nguyễn Văn Năm bình luận dưới bản tin của trang mạng VnEconomy
Cũng VnEconomy dẫn lời ông Ninh mô tả đề xuất này là ‘phản cảm’ vì chỉ mới tăng lương được chưa bao lâu mà bây giờ lại giảm.

Đề xuất này cũng không nhận được sự đồng tình của phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân với lý do ‘ảnh hưởng tâm lý xã hội’.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được cho là cuối cùng đã bác đề xuất này vì theo lời ông Dũng được dẫn lại, lương tối thiểu dù tăng trong ba năm qua nhưng cũng chỉ đắp được vào phần tăng giá.

Không đủ sống

Mức lương tối thiểu ở Việt Nam là mức cơ sở để từ đó nhân theo hệ số tùy theo công việc, trình độ, chức vụ và thâm niên công tác để tính ra mức lương hàng tháng.

Với mức lương tối thiểu như hiện nay thì một người có trình độ đại học vừa vào làm việc cho cơ quan Nhà nước sẽ nhận lương tháng vào khoảng 2.600.000 đồng, tức khoảng 130 đô la Mỹ, với hệ số là 2.34.

Còn với công nhân ở hệ số lương thấp nhất là 1,45 thì sẽ nhận lương hơn 1.600.000 triệu, tức chưa đến 80 đô la, một tháng.

Những mức lương này nếu so với mức sống ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì còn chưa đủ cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của một cá nhân, chưa nói đến các chi phí không thường xuyên khác và nuôi gia đình.

Một người có tên Nguyễn Văn Năm bình luận dưới bản tin của trang mạng VnEconomy: “Đất nước chúng ta phát triển như thế mà Bộ Tài chính đòi cắt giảm lương tối thiểu? Không biết người đưa ra kiến nghị có hiểu được nỗi khổ của dân viên chức như tụi tôi, quý từng đồng lương tăng khi được Nhà nước trả.”

Thủ tướng Dũng trong phiên họp nội các hôm 29/9
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được cho là đã bác đề xuất giảm lương

Báo mạng VnExpress dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết trong 9 tháng qua, ngân sách Việt Nam thu được hơn 543.000 tỷ đồng. Hầu hết các nguồn thu ngân sách đều không đảm bảo tiến độ để đạt được mục tiêu cả năm.

Các khoản thu thuế thì thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân đều ở mức thấp, ông Dũng cho biết.

Đa số các tỉnh thành trong cả nước, trong đó có những nơi là nguồn thu chủ chốt của Nhà nước như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh... đều thu không được như mong đợi.

Trong khi đó, chi ngân sách cũng trong cùng thời gian đã là 684.000 tỷ đồng.
Như thế, trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam bội chi hơn 140.000 tỷ đồng, tức khoảng 7 tỷ Mỹ kim.

Do đó, tại phiên họp nội các hôm 29/9, Chính phủ nhất trí sẽ đề xuất với Quốc hội cho phép nới trần bội chi ngân sách năm 2013 từ 4,8% lên 5,3%, VnExpress tường thuật.
(BBC)

Thái Lan : Môi giới tốt cho ASEAN và Trung Quốc về Biển Đông ?

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và nữ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra tại Nam Ninh, ngày 02/09/2013.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và nữ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra tại Nam Ninh, ngày 02/09/2013. (REUTERS/China Daily)

Thái Lan là quốc gia điều phối quan hệ giữa Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc cho đến năm 2015. Trong vai trò đó, vương quốc sẽ phải làm trung gian hòa giải trong nỗ lực thúc đẩy đàm phán về tranh chấp ở Biển Đông, liên quan đến Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia.

Hiện trạng các cuộc đàm phán ra sao, đặc biệt trong việc thành lập một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông ? Vai trò của Thái Lan trong cuộc thương thảo đó là gì ?

Từ Bangkok, Arnaud Dubus, thông tín viên của RFI trong khu vực trước hết xác định rằng Thái Lan hiện có nhiều ưu thế để đóng vai điều phối viên.

Arnaud Dubus : Thái Lan có một số lợi thế để đóng vai trò điều phối viên. Trước hết, Bangkok là một trụ cột của ASEAN, một thành viên sáng lập của tổ chức có trọng lượng do vị trí địa lý ở trung tâm của khu vực. Hơn nữa, Thái Lan lại không có quy chế quốc gia duyên hải nên không có được thua gì nhiều ở Biển Đông, ngược lại với Singapore và Indonesia.

Vả lại, Thái Lan còn có quan hệ rất tốt với Trung Quốc, nhưng không phải là nước lệ thuộc vào Trung Quốc, không phải là một kiểu chư hầu của Trung Quốc như Cam Bốt chẳng hạn.

Sau hết, giới chức ngoại giao Thái Lan được đào tạo tốt, thành thạo trong việc đàm phán thỏa hiệp, chuyên gia ngoại giao Thái Lan thực sự chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và mở cửa với quốc tế.

RFI : Ngoài những lợi thế của Thái Lan đóng vai trò tích cực như một trung gian hòa giải, chúng ta có thể nói sao về những điểm yếu của Bangkok ?

Arnaud Dubus : Chúng ta có thể nói rằng có hai điểm yếu. Trước hết là vấn đề cuộc khủng hoảng chính trị – vốn đã ngăn không cho Thái Lan đóng một vai trò gì trong khu vực kể từ năm 2006 – hiện vẫn chưa kết thúc. Các chính khách Thái Lan do đó vẫn tập trung vào các vấn đề nội bộ trong nước hơn là sự phát triển của khu vực.

Nhưng điểm yếu này cũng có một khía cạnh tích cực : Vì các chính khách không quan tâm nhiều đến chính sách đối ngoại, lãnh vực này chủ yếu nằm trong tay các nhà ngoại giao chuyên nghiệp, hiểu rõ hồ sơ hơn. Đây là điều đã từng xẩy ra trước thời các chính phủ của ông Thaksin Shinawatra.

Điểm yếu thứ hai – một số nhà phân tích người Thái không tán đồng ý kiến này - là Thái Lan hiếm khi đóng một vai trò hàng đầu trong khu vực, ngoại trừ có lẽ trong thời gian ông Thaksin làm Thủ tướng. Do vấn đề văn hóa và truyền thống, các lãnh đạo Thái Lan ít quan tâm đến những gì xảy ra ở cấp độ chính trị bên ngoài biên giới của mình, và đương kim Thủ tướng Yingluck Shinawatra không phải là ngoại lệ, cho dù bà thường xuyên ra nước ngoài vì lý do thương mại.

RFI : Về vấn đề cụ thể là Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông thì tình hình hiện nay ra sao ? Nhìn từ Thái Lan thì các thách thức đối với việc hình thành ra bộ quy tắc này là gì và một khi được hình thành thì tác động của nó có thể ra sao ?

Arnaud Dubus : Trung Quốc dường như đã đồng ý về nguyên tắc việc thành lập một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông, tức là việc hệ thống hóa các quy tắc thường trực để quản lý quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực tranh chấp.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng không nên xem cử chỉ đó của Bắc Kinh là một bước đột phá. Theo họ, Bắc Kinh tỏ vẻ mềm mỏng hơn chỉ vì lý do chiến thuật. Còn về căn bản, Trung Quốc vẫn tiếp tục chủ trương xử lý các tranh chấp trên biển một cách song phương và chống lại phương thức đàm phán đa phương. Khi các bên đi vào trọng tâm của vấn đề, Bắc Kinh chắc chắn sẽ chứng tỏ thái độ miễn cưỡng.

Một điểm khác nữa là không phải thành viên nào trong tranh chấp Biển Đông cũng thấy có lợi trong việc nhanh chóng thiết lập một bộ quy tắc ứng xử, vì điều đó sẽ buộc họ từ bỏ một số lợi ích về kinh tế hay lãnh thổ, có thể có lợi cho Trung Quốc trong tương lai.

Chẳng hạn như đối với Việt Nam, các đề án khai thác dầu khí cùng với Nga và Ấn Độ trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có thể bị xét lại. Cũng như vây, việc tăng cường hợp tác quân sự giữa hải quân Mỹ và Philippines có thể bị đe dọa.

Tóm lại, ngay cả khi Bộ Quy tắc Ứng xử được hoàn thiện, con đường cần đi tiếp vẫn còn rất dài, và văn kiện này không phải là một phép mầu để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.
Arnaud Dubus / Trọng Nghĩa (RFI)

TQ bắt nhà hoạt động đòi cho dân góp ý trong báo cáo nhân quyền LHQ


01.10.2013
BẮC KINH — Trong tháng này thành tích nhân quyền của Trung Quốc sẽ được Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc duyệt xét dựa theo cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát 4 năm một lần áp dụng cho tất cả các nước trên thế giới. Trong khi đó, giới hữu trách Trung Quốc mới đây cho biết họ đã bắt giữ một nhà hoạt động nổi tiếng từng vận động để đòi chính phủ cho phép công chúng đóng góp ý kiến cho bản báo cáo của Liên hiệp quốc. Từ Bắc Kinh, các thông tín viên đài VOA có bài tường thuật sau đây.

Bà Tào Thuận Lợi, một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng Trung Quốc, đã bị biệt tích từ ngày 14 tháng 9, khi cảnh sát ngăn không cho bà đáp chuyến bay đến Thụy Sĩ. Khi đó, bà Tào định đi dự một hộïi nghị về nhân quyền ở Geneve.

Hồi đầu tuần, chính quyền thông báo cho những người bạn của bà Tào trong giới tranh đấu nhân quyền là bà đã bị chính thức bắt giữ vào ngày thứ 7 tuần trước.

Bà Châu Lợi, bạn của bà Tào, cho biết như sau:

"Bà ấy đang bị giam ở Trung tâm Tạm giam Số một ở Bắc Kinh. Nhưng chúng tôi chưa biết bà bị truy tố về tội gì."

Bà Châu Lợi, cùng với bà Tào và mấy mươi người khác, đã tham gia cuộc biểu tình ngồi lỳ trước trụ sở Bộ Ngoại giao hồi trung tuần tháng 6. Bà Châu nói rằng việc bắt bà Tào là không có cơ sở vì những hoạt động của bà đều phù hợp với luật pháp Trung Quốc.

"Lúc trước tôi không nghĩ là điều này sẽ xảy ra cho bà Tào vì bà ấy là một người rất tử tế và có lập trường ôn hòa. Những hoạt động của bà không hề có tính chất quá khích và bà đã hành xử các quyền của mình theo đúng luật pháp của Trung Quốc."

Bà Tào và những người cùng chí hướng đã vận động để đòi chính quyền có thái độ cởi mở về nạn chà đạp nhân quyền và để cho các tổ chức và đoàn thể xã hội tiếp tay soạn thảo các văn kiện chính sách của Trung Quốc về nhân quyền.

Bà Châu Lợi nói rằng những nỗ lực của nhóm bà đã bắt đầu sau kỳ Thế vận hội 2008, khi Trung Quốc loan báo họ sẽ trình bày một cách chi tiết về tình hình nhân quyền trong một văn kiện được đặt tên là “Kế hoạch hành động nhân quyền quốc gia.”

Tuy nhiên, những nỗ lực của nhóm bà nhằm đệ nạp các khuyến nghị về nhân quyền đã bị thất bại. Bà Châu thuật lại như sau.

"Ý tưởng của chúng tôi là thành lập một nhóm có thể đại biểu cho những người dễ bị tổn thương trong xã hội và giúp cho những người dân thường có thể tham gia trong việc soạn thảo Kế hoạch hành động nhân quyền quốc gia. Kế hoạch này do Bộ Ngoại giao và Phòng thông tin Quốc vụ viện soạn thảo. Chúng tôi tới Bộ Ngoại giao trước, nhưng ở đó họ nói rằng chúng tôi phải tới Phòng thông tin Quốc vụ viện. Khi chúng tôi tời Phòng thông tin thì ở đó họ lại nói với chúng tôi rằng đây là vấn đề thuộc quyền của Bộ Ngoại giao."

Từ tháng 6 tới nay, nhóm hoạt động này đã yêu cầu Bộ Ngoại giao để cho họ có được tiếng nói trong báo cáo Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc mà Trung Quốc sẽ nộp cho các nước hội viên vào ngày 22 tháng 10.

Hội đồng Nhân quyền qui định mỗi nước hội viên phải nợp báo cáo về thành tích nhân quyền bốn năm một lần và khuyến khích sự tham gia của xã hội dân sự trong quá trình soạn thảo báo cáo.

Sau khi bà Tào Thuận Lợi và những người trong nhóm nộp đơn cho một tòa án ở Bắc Kinh dể đòi chính phủ tiết lộ thông tin về bản báo cáo, đơn của họ đã bị bác. Tòa án nói rằng văn kiện đó liên quan tới các vấn đề ngoại giao và quốc phòng của Trung Quốc và dân thường không được xem.
Tòa án cũng cho rằng cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là “một hoạt động ngoại giao” và không thể là đối tượng của một vụ kiện của dân chúng.

Ông Đường Cát Điền, một luật sư nhân quyền ở Bắc Kinh, nói rằng lập luận đó của tòa án không hợp lý.

"Quyền hạn về ngoại giao của nhà nước là do người dân trao cho. Nhân dân là người trao cho nhà nước quyền thực hiện các hoạt động ngoại giao.
Ông Đường nói thêm rằng việc giám sát hoạt động của chính quyền đặc biệt quan trọng ở Trung Quốc, nơi mà chính phủ vì thiếu dân chủ nên không có một chỗ đứng vững chắc."

Trong vài tháng qua, ông Đường cùng với các luật sư khác đã tập họp thành một “liên đoàn luật sư nhân quyền” để phối hợp các vụ kiện tụng và để tự bảo vệ một cách tốt hơn cho chính họ trước chiến dịch đàn áp đã gia tăng cường độ trong thời gian gần đây.

Theo ước tính của tổ chức Human Rights Watch, từ tháng hai tới nay chính phủ Trung Quốc đã bắt giữ trái phép ít nhất 56 nhà hoạt động.

Giới hữu trách cũng gia tăng những hoạt động nhằm hạn chế quyền tự do ngôn luận trên internet qua việc ban hành những luật lệ để áp dụng những biện pháp trừng phạt nặng nề đối với những người loan tin đồn trong không gian ảo.

Luật sư Đường Cát Điền nói rằng tuy chính phủ tiếp tục chà đạp tự do ngôn luận, tình hình ở Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều trong những năm vừa qua.

"Bây giờ chính phủ chỉ là một bộ phận của xã hội Trung Quốc và theo tôi, chính phủ đã không còn là bộ phận quan trọng nhất như thời trước nữa.

Ông Đường nói thêm rằng dân chúng hiện nay đã hiểu biết nhiều hơn về các quyền của mình và họ sẵn sàng hành động để bảo vệ chúng."
(VOA)

Mặt trái của mô hình kinh tế Đức

Một người vô gia cư tại Đức bới thùng rác trên quảng trường Alexanderplatz tại Berlin.
Một người vô gia cư tại Đức bới thùng rác trên quảng trường Alexanderplatz tại Berlin. (REUTERS/Thomas Peter/files)

Trong khu vực đồng tiền chung châu Âu, kinh tế Đức được coi là một tấm gương sáng để noi theo. « Phép lạ » kinh tế của Đức làm mê hoặc các đối tác châu Âu của Berlin. Vào lúc cả châu Âu đang lao đao vì tác động của khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Hy Lạp, nước Đức của thủ tướng Merkel vẫn tăng trưởng ở số dương –dù không cao lắm, và là một trong những quốc gia châu Âu có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất. Uy tín của Berlin lớn đến nỗi các nhà tài trợ quốc tế đều sẵn sàng cho Đức vay tín dụng với lãi suất thấp.

Từ năm 2011 tới nay, trong hầu hết các cuộc tuyển cử tại châu Âu, từ Pháp đến Ý, từ Tây Ban Nha đến Bồ Đào Nha, các chính quyền mãn nhiệm đều bị cử tri trừng phạt vì không đủ sức vực dậy kinh tế trong cơn khủng hoảng. Riêng tại Đức, thì sau hai nhiệm kỳ thủ tướng, bà Angela Merkel lại được người dân tin tưởng để tiếp tục điều hành đất nước thêm một nhiệm kỳ ba. Những thành tựu kinh tế gần đây của Đức củng cố vị thế của bà thủ tướng Đức đầu tiên, cả trên sân khấu quốc tế lẫn trên bàn cờ chính trị của nước Đức.

Không ai có thể phủ nhận những thành tựu kinh tế của chính quyền Merkel khi mà vào năm 2012, thâm hụt ngân sách của Pháp tương đương với 4,8 % GDP thì tại Đức chính phủ lại thu nhiều hơn chi : thặng dư ngân sách của chính quyền liên bang tương đương với 0,2 % tổng sản phẩm nội địa của quốc gia này.

Nhìn đến một chỉ số khác là tỷ lệ nợ công so với GDP : nợ công của Pháp đã lên đến 90,8 %, của Đức là 83 %, tức là thấp hơn nhiều so với trung bình trong khối euro (90,2%).

Trong lúc Pháp bối rối vì các dự báo cho thấy tỷ lệ tăng trưởng gần như ở số không, thì kinh tế Đức sẽ tăng khoảng từ 0,5 đến 0,7 % trong năm 2013. Trên thị trượng lao động, tỷ lệ thất nghiệp trung bình trong khu vực đồng tiền chung châu Âu là 11,7 %. Tại Đức, chỉ có 6,8 % người trong tuổi lao động không có việc làm. Chỉ nội một điểm này cũng đủ biến nước Đức của thủ tướng Merkel thành « thiên đường » trong mắt người lao động, đặc biệt là tại những quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp lên tới 27 % như Hy Lạp hay Tây Ban Nha.

Phép màu kinh tế của Đức do đâu mà có ? Đâu là những bí quyết thành công của Berlin và đâu là những giới hạn của mô hình kinh tế Đức ?

Lợi thế của nước Đức

Trong quá trình thống nhất đất nước, các chính phủ Đức liên tiếp đã phải mạnh dạn tiến hành cải tổ trong suốt gần 20 năm, đặc biệt là kể từ năm 2000 thủ tướng Gerhard Schroeder đã cải tổ sâu rộng thị trường lao động của Đức, xét lại toàn bộ chính sách lương bổng và hệ thống bảo hiểm xã hội.

Trả lời đài RFI Pháp ngữ, nhà báo Marc Vignaud đặc trách về các hồ sơ kinh tế của tạp chí Le Point nêu lên một vài điểm son trong mô hình kinh tế của Đức, và không quên nhắc đến công lao cựu thủ tướng Schroeder :

" Mô hình phát triển kinh tế của Đức có nhiều nét tiêu biểu. Trước hết vào khoảng năm 2000, kinh tế Đức đã tìm cho mình một vị trí riêng biệt trên bàn cơ thương mại quốc tế. Nhờ vậy mà ngành xuất khẩu của Đức đi lên. Bên cạnh đó còn phải kể đến công lao thủ tướng Schroeder. Ông là người đã cởi trói cho thị trường lao động của Đức. Chính sách tự do hóa thị trường lao động đó đã cho phép những người không cần có tay nghề cao vẫn có thể dễ dàng tìm việc làm, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ, cho dù họ không được trả lương cao.

Vào năm 2005, Đức có 4,9 triệu người thất nghiệp. Đến cuối năm 2012, số đó giảm xuống còn 2,3 triệu. Tỷ lệ thất nghiệp ở Đức hiện vào khoảng 6 % trong khi chỉ số đó tại Pháp vẫn là gần 11 %."

Bên cạnh chủ trương mạnh dạn cải tổ của Berlin, phải nêu lên ba yếu tố khác để giải thích về phép màu kinh tế của Đức trong hơn một chục năm qua.

Thứ nhất, trong 15 năm trở lại đây, dân số Đức không hề tăng mà còn có khuynh hướng giảm sút- giảm đi 400 ngàn trong thời gian từ 2000 đến 2010. Đức lại không hề bị tác động của hiện tượng bong bóng địa ốc. Hai yếu tố đó cộng lại, khiến các nguồn tiết kiệm của Đức chủ yếu được dùng để đầu tư vào sản xuất, vào các doanh nghiệp thay vì đầu tư vào giáo dục hay nhà ở.

Nét tiêu biểu thứ nhì là về cơ cấu thì từ đầu những năm 2000, nền công nghiệp của Đức đã chọn cho mình một hướng đi riêng, chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu của các nền kinh tế đang trỗi dậy (xe hơi, xe tải, máy cày, máy móc sản xuất …). Vì vậy Đức vẫn là nhà xuất khẩu lớn thứ 3 trên thế giới.

Lợi thế thứ ba là ngành ngân hàng Đức tương đối được coi là « mở rộng », các chi phí ngân hàng cũng như lãi suất tín dụng trung bình thấp hơn so với ở những nơi khác trong khối euro. Đó là động cơ khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn đầu tư.

Bên cạnh ba lợi thế cơ bản đó, kinh tế Đức trong thập niên vừa qua đã gặp nhiều may mắn. Vào năm 2004 khi mà Liên Hiệp Châu Âu mở rộng cửa đến các nước Đông Âu cũ thì Đức đã lợi dụng thời cơ mua lại nhiều cơ sở công nghiệp của các nước cộng sản cũ với giá rẻ, qua đó củng cố thêm mạng lưới công nghiệp quốc gia. Thế rồi cơ may thứ nhì lại mở ra khi vào năm 2009 khi mà thế giới đang chao đảo dưới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu và của khu vực đồng euro, thì Đức được coi là một thành trì kiên cố, là một trong những địa điểm đầu tư an toàn nhất hành tinh. Tư bản của thế giới đang được ký gửi ở các ngân hàng nam Âu, đổ về nước Đức. Lãi suất ngân hàng của Đức nhờ vậy được đẩy xuống mức thấp chưa từng thấy. Điều này khiến các doanh nghiệp của Đức dễ dàng đi vay để đầu tư và nâng cao năng suất.

Hàng « made in Germany » vốn đã tốt lại càng có khả năng cạnh tranh cao. Đó cũng là lý do vì sao cho dù đồng euro có tăng giá so với đô la, ngành xuất khẩu của Đức vẫn không bị khuynh đảo.

Thách thức của thành công

Nhưng mô hình kinh tế Đức bắt đầu bị đặt trước nhiều thử thách. Đành rằng chủ trương cởi trói thị trường lao động, do cựu thủ tướng Schroeder khởi xướng hơn một chục năm trước đây đã giúp cho các doanh nghiệp không bị bó buộc về khối lượng giờ làm việc hay về mức lương cố định. Giới chủ không bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên, đồng thời họ được quyền dễ dàng tuyển dụng hoặc sa thải nhân viên tùy theo tình hình thời cuộc.

Đây là một lợi thế không nhỏ khi biết rằng 80 % các doanh nghiệp Đức là những cơ sở tư nhân cỡ vừa và nhỏ. Chính nhờ vậy mà tỷ lệ thất nghiệp của Đức luôn được coi là thấp vào bậc nhất tại châu Âu. Nhưng cái giả phải trả của phép màu kinh tế đó là tại nền kinh tế số 1 châu Âu này, lại có tới 20 % dân số Đức trong cảnh bị coi là « bấp bênh ». Hơn 6 triệu người lao động đi làm với đồng lương chỉ bằng 75 % so với mức lương tối thiểu của Pháp.

Tại Đức hiện không có mức lương tối thiểu. Từ năm 2000 đến 2010, lương trung bình tại Đức chỉ tăng 1 %. Nhưng khi nhìn đến thu nhập thực sự của người lao động Đức, tức là sau khi họ phải đóng thuế thì lương của những tầng lớp có thu nhập thấp nhất, chẳng những đã không tăng mà lại còn bị giảm đi từ 16 đến 22 % trong cùng thời kỳ. Cuộc chạy đua để nâng cao năng suất và lợi nhuận của các doanh nghiệp đã khiến xã hội Đức trở nên bất công hơn.

Về điểm này, tổng biên tập tạp chí kinh tế Alternatives économiques , Guillaume Duval một chuyên gia nghiên cứu về kinh tế Đức, phân tích thêm về mặt trái của chính sách cởi trói thị trường lao động của cựu thủ tướng Schroeder, đồng thời ông điều chỉnh lại một vài thông tin sai lạc về cái được gọi là thành tựu của Đức trong công cuộc đẩy lui thất nghiệp :

« Trên thực tế, khi ông Schroeder lên cầm quyền, Đức có tỷ lệ nghèo khó và bất công xã hội thấp hơn so với Pháp. Ngày nay hai chỉ số đó ở Đức tương đương với tình hình ở Pháp. Cựu thủ tướng Schroeder được giới chủ hoan nghênh, nhưng chính sách của ông cũng đẩy không ít người lao động vào hoàn cảnh bấp bênh. Một phần lớn giới làm công ăn lương không được hưởng các điều khoản an sinh xã hội. Hiện có khoảng 6 triệu người lao động ở Đức đi làm với đồng lương chưa đầy 6 euro/giờ.

Dư luận Đức chán ngán với chính sách lương bổng tồi tệ đó và họ bắt đầu đòi chính phủ phải quy định để bảo đảm cho người dân một mức thu nhập tương đối đủ sống và có thể chấp nhận được. Ngoài ra dưới nhiệm kỳ của ông Schroeder, nợ công của Đức cũng đã tăng vọt. Tuy nhiên sở dĩ kinh tế Đức đứng vững trong gần 10 năm qua, và đặc biệt là kể từ sau khủng hoảng tài chính thế giới và của khu vực đồng tiền chung châu Âu, điều đó có được là nhờ : dân số của Đức không ngừng sụt giảm. Khối lượng người gia nhập thị trường lao động giảm đi, đương nhiên là tỷ lệ thất nghiệp phải được giảm xuống. Đó không có gì là phép lạ cả.

Ngoài ra, chính sách khuyến khích phụ nữ sinh con là một điều tốt cho tương lai, nhưng trong ngắn hạn chính sách đó đòi hỏi nhà nước phải đầu tư vào trường học, nhà trẻ, phải tạo điều kiện cho phụ nữ có con mà vẫn có thể đi làm … tất cả những biện pháp đó đè nặng lên ngân sách của nhà nước.

Trong khi Pháp phải chi ra những khoản tốn kém đó, thì Đức không phải làm như vậy. Đó cũng chính là lý do vì sao Đức trả lương giáo sư hơn nhiều so với Pháp nhưng ngân sách của Đức dành cho ngành giáo dục lại thấp hơn đến 1,5 % GDP so với của Pháp.

Ngoài ra, do dân số giảm, nhu cầu địa ốc không tăng, từ 15 năm qua, giá nhà đất ở Đức vẫn giậm chân tại chỗ. Đây là một lợi thế không nhỏ. Khi biết rằng, năm 2009, trung bình giá nhà mới xây ở Đức chỉ bằng 1/3 so với ở Pháp. Điều đó có nghĩa là, nhờ không phải chi ra quá nhiều để có được một mái nhà, người Đức dễ dàng chấp nhận đi làm với đồng lương thấp hơn. Đây là một lợi thế rất lớn đối với ngánh ản xuất, xuất khẩu của Đức ».

Câu hỏi đặt ra đối với chính quyền Đức là phải lựa chọn giữa hai giải pháp, hoặc là để nạn thất nghiệp tăng hoặc là phải chấp nhận hy sinh, đi làm dù với đồng lương ít ỏi. Đó là một sự chọn lựa về mô hình kinh tế và xã hội. Không thể trả lời mô hình của Pháp hay của Đức tốt hơn.

Ngoài ra Đức như tổng biên tập nguyệt san kinh tế Alternatives Economiques, Guillaume Duval vừa nói, Đức còn là một quốc gia nơi mà phụ nữ chỉ có một chỗ đứng rất khiêm tốn trên thị trường lao động. Điều đó là một trong những yếu tố giải thích vì sao tỷ lệ thất nghiệp ở Đức thấp.

Chỉ mới chưng 10 năm gần đây phụ nữ bắt đầu đi làm nhiều hơn. Nhưng vấn đề đặt ra là lương họ thấp, công việc lại bấp bênh, và phần lớn những người chấp nhận đi làm không có tay nghề cao. Đức là nơi khác biệt về lương bổng giữa phái nam và nữ được coi là cao nhất tại châu Âu. Khác biệt về khối lượng giờ là việc cũng vậy. Trung bình một phụ nữ Đức làm việc ít hơn một phụ nữ Pháp đến 3 giờ mỗi ngày. Khác biệt đó rất lớn và nó kèm theo nhiều tác động về phương diện kinh tế, xã hội, gia đình …

Ngoài ra, tại Đức có những người đi làm nhưng lương tháng lại chưa đầy 450 euro. Số này hầu như không đóng góp vào các quỹ an sinh xã hội và họ cũng không được hưởng trợ cấp y tế, xã hội hay hưu trí. Có khoảng 7 triệu rưỡi người lao động ở Đức trong tình cảnh này.

Khắc phục những thiếu sót về phương diện xã hội, sẽ là trọng tâm của các cuộc thương lượng sắp mở ra vào ngày 04/10/2013 giữa đảng bảo thủ Dân chủ Thiên chúa giáo của bà Angela Merkel với đảng Dân chủ Xã hội cấp tiến để thành lập chính phủ liên minh.

Tổng biên tập nguyệt san Alternatives Economiques, Guillaume Duval điểm ra một số những ưu tiên của chính phủ Merkel trong nhiệm kỳ sắp tới:

« Bà Merkel đã cam kết bảo đảm cho người lao động một mức lương tối thiểu. Chính phủ cũng sẽ có một chính sách ưu đãi hơn dành cho các gia đình, chẳng hạn như xây thêm trường học và nhà trẻ, để tạo điều kiện cho các bà mẹ đi làm, khuyến khích phụ nữ có con. Ngoài ra thì Berlin cũng sẽ đầu tư vào hạ tầng cơ sở vì trong nhiều năm qua, Đức đã giảm chi tiêu công cộng đáng kể. Hạ tầng cơ sở bị xuống cấp. Nói tóm lại trong nhiệm kỳ tới, thủ tướng Merkel sẽ nới lỏng các khoản chi tiêu, và qua đó, kích thích tiêu thụ và đầu tư tại Đức. Một cách gián tiếp thì chính sách này của Berlin sẽ ảnh tạo nên một đà mới cho các đối tác châu Âu. Chắc chắn là không có chuyện Đức giúp đỡ các đối tác yếu kém trong khu vực đồng euro ».

Theo thẩm định của Viện nghiên cứu kinh tế Đức, quốc gia này cần đầu tư thêm ít nhất là 7 tỷ euro trong những năm tới để tu chỉnh hệ thống cầu đường. Chính sách tiết kiệm chi tiêu công cộng của Berlin trong những năm qua khiến 20 % hệ thống xa lộ của Đức bị xuống cấp và có tới 40 % các tuyến đường giao thông cần được tu bổ.
Thanh Hà (RFI)

Trung Quốc mừng Quốc khánh, blogger nhắc lại Mùa Xuân Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình (trái) và Thủ tướng Lý Khắc Cường đội mưa đến dự lễ mửng Quốc khánh Trung Quốc lần thứ 64 tại Bắc Kinh.
Chủ tịch Tập Cận Bình (trái) và Thủ tướng Lý Khắc Cường đội mưa đến dự lễ mửng Quốc khánh Trung Quốc lần thứ 64 tại Bắc Kinh. (REUTERS/Jason Lee)

Như mọi năm nhân ngày Quốc khánh Trung Quốc 01/10, thủ đô Bắc Kinh rực màu cờ đỏ. Vấn đề là năm nay, ngày Quốc khánh này lại mang thứ tự 64. Đây là hai con số gợi lại phong trào đòi dân chủ Mùa Xuân Bắc Kinh vào năm 1989 mà ngày kỷ niệm được chọn là mùng 4 tháng 6. Thế là giới blogger Trung Quốc đã không ngần ngại sử dụng hai chữ số 4 và 6 để nhắc lại sự cố kể trên.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường thuật :

"Phần nghi thức lúc nào cũng bất di bất dịch. Trong sương mù buổi ban mai tại Bắc Kinh, theo Tân Hoa Xã, đã có khoảng 110.000 người đến xem lễ thượng cờ ở Quảng trường Thiên An Môn. Như mọi ngày mùng Một tháng Mười, gương mặt uy nghi của Mao Trạch Đông treo trước cửa vào Cấm thành, cách nay ba hôm, đã được thay thế bằng một bức chân dung màu đẹp đẽ hơn.

Trung Quốc mừng ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949 và Mao không hề bị xem là lỗi thời trong mắt lãnh đạo Trung Quốc. Chủ tịch nước có nền kinh tế đứng hạng nhì thế giới, Tập Cận Bình vừa cổ vũ cán bộ trong đảng tự kiểm điểm như vào thời cực thịnh của chủ nghĩa Mao.

Dĩ nhiên là Quảng trường Thiên An Môn rực màu cờ đỏ hôm nay không thể có chỗ cho một lễ kỷ niệm nào khác, cho dù đây chính là nơi diễn ra cuộc nổi dậy của sinh viên vào năm 1989.

Tuy nhiên có những kẻ tinh nghịch đã tìm thấy trong ngày Quốc khánh hôm nay cơ hội để nhắc lại vụ đàn áp phong trào sinh viên : Người ta có thể đọc trên các mạng xã hội Trung Quốc vào sáng nay những khẩu hiệu như « không thể quên 64 ». 6 và 4 là cách người Trung Quốc gọi ngày mùng 4 tháng 6.

Đây là hai con số mà giới chức trách nhiệm tại Trung Quốc không thể kiểm duyệt nhân dịp lễ Quốc khánh lần thứ 64 hôm nay."
Mai Vân (RFI)

 Bản tin tiếng Anh

  • FTZ issues first 'negative list' (Washington Post) - The new Shanghai Free Trade Zone published first negative list, an innovative management approach that increases foreign investors' freedom.
  • How to tap into China's increasing gray market (Washington Post) - Despite the recent slowdown in China's economy, many foreign companies continue to see the world's second-largest economy as one of the most attractive markets now and in the future. Consumption of foreign brands by the Chinese contributes considerably to the profits of many foreign companies, especially luxury brand producers. But do foreign companies and their marketing teams really understand the changing nature of China's customer base?
  • Li Na learns from her past (Washington Post) - Tough workouts lead to victory on the court, but a responsible attitude makes one a champion in life.
  • Picture brightens for corporate profits (Washington Post) - The net income of China's industrial companies gained traction in the first eight months, offering further evidence of economic stabilization.
  • Christie's holds inaugural auction (Washington Post) - Christie's announced its official entry to the Chinese mainland with an inaugural auction on Thursday night that earned 153 million yuan ($25 million).
  • Tales of two countries (Washington Post) - Dai Sijie is like a bridge. He connects the medium of literature with that of film; and at the same time he links up the world of China, where he was born and grew up, with that of France, where he attained fame, as both a novelist and a film director.
  • Let's get crabby! (Washington Post) - Autumn is China's biggest crab season. That's very much because the most popular freshwater crabs are at their delicious peak now. If you go
  • Living museum of beautiful woods (Washington Post) - Deep in the Beijing suburb of Shunyi is a tiny boutique hotel with a pedigreed collection that many museums would kill for. Yet, it is an establishment that actually has an extremely select client list — those who really appreciate antiques.
  • Premier vows to deepen reform (Washington Post) - China remains committed to deepening reforms in the pursuit of long-term and sustainable economic growth despite the difficulties and challenges ahead, Premier Li Keqiang said on Monday.
  • UN's Syria resolution on point, FM says (Washington Post) - The 15-member United Nations Security Council's unanimous adoption of a resolution to strip Syria's government of its chemical weapons reflects the council's solidarity and points toward a diplomatic solution to the Syria issue, China's Foreign Minister Wang Yi said after the vote on Friday.
  • Afghanistan seeks active Beijing role (Washington Post) - Afghanistan expects China to take an active role in seeking peace and stability in the war-torn country, Afghan President Hamid Karzai told President Xi Jinping in Beijing.
  • Humans 'dominate global warming' (Washington Post) - Humans are "extremely likely" to have made more than half of the contribution to increased temperatures from 1950 to 2010 and more and longer heat waves are expected.
  • Court upholds serial killer's death sentence (Washington Post) - An appeal by a convicted serial killer against his death sentence, including a "confession" to another murder for which a man was executed, was rejected by a court on Friday.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét