Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Thứ Ba, 01-10-2013 - 'Việt Nam vẫn nên đòi chủ quyền' - HOÀNG SA & Thuật ngữ mới: "tài nguyên nhân quyền" - Tư hữu là cốt lõi của tự do

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1Trường ĐH Nguyễn Tất Thành hướng về Trường Sa (PLTP). =>
‘Việt Nam vẫn nên đòi chủ quyền’ (BBC).  - Biển Đông: Đuổi lui tàu giặc sau 11 ngày bị vây hãm (Infonet).
Ai đang thực sự né tránh vấn đề Biển Đông? (ĐV).
Bộ đôi Obama-Aquino sẽ bàn bạc gì ở Manila? (KT).  - Philippines thuê chuyên gia quốc tế trong vụ kiện TQ ở Biển Đông (VOA).
TQ nên xử lý biển đảo ‘như với bạn bè’ (BBC). - Trung Quốc: Không họp thượng đỉnh với Nhật tại APEC (VOA).  - Nhật tẩy chay bản đồ của Google.

Thủ tướng Việt Nam kêu gọi Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương (VOA). - Việt Nam nhắc lại yêu cầu Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận vũ khí (RFI).
- Nguyễn Trung: SUY NGẪM VỀ THỜI CUỘC – Phần 11 (Bùi Văn Bồng). - Lỗi duy nhất (Minh Văn). “Thưa đồng chí chủ tịch kiêm bí thư, chúng tôi ai cũng bất bình vì đồng chí có lỗi mà không chịu nhận. Đồng chí chỉ có một lỗi duy nhất, ấy là có ưu điểm mà lại khiêm tốn không chịu nhận ạ!
Danh sách ký tên Đợt 7 – hưởng ứng Tuyên bố 23/9 (DĐXHDS). “Tổng cộng các đợt 1- 7: 870 người”
Hồ Ngọc Nhuận: Một mình chống hai chế độ (RFA/DĐXHDS).  -  Mời thảo luận công khai và dân chủ về Tuyên bố 258.
GS J. London: “Cần nâng cao chất lượng tranh luận trên mạng” (RFI/DĐXHDS).
Khi nói dối là…chuyện nhỏ (RFA).
Mồng 2/10/2013 Tòa xử công khai luật sư Lê Quốc Quân? (Phương Bích). - Thư mời đến dự phiên tòa công khai của gia đình Ls Lê Quốc Quân (NVCL). - Ban Công Lý và Hòa Bình Giáo phận Vinh lên tiếng bênh vực công lý trong vụ án luật sư Lê Quốc Quân (GP Vinh).  - Bài chia sẻ trong thánh lễ cầu cho Ls Lê Quốc Quân tối 29/9 tại nhà thờ Thái Hà (Dân Luận). - Giáo xứ Phúc Lộc, Gp Vinh: Hướng về Mỹ Yên và LS Lê Quốc Quân (TNCG). - Ý kiến của gia đình luật sư Lê Quốc Quân sau thánh lễ CLHB ở Sài Gòn (DCCT).
- Phạm Chí Dũng: Vụ xử Lê Quốc Quân: Dữ hay lành? (BBC). - Nhà tù nhỏ, nhà tù lớn ở Việt Nam (FB Tin Không Lề). “Nhưng người này được thả, rồi những người tranh đấu khác cũng sẽ bị bắt vào tù, bởi đó là thứ ‘tài nguyên nhân quyền’ – nói theo cách của nhà báo Phạm Chí Dũng – mà đảng và nhà nước cần có để khi cần mang ra đổi chác với Mỹ và các nước phương Tây“.
Cuộc chiến giữa đảng tính, nữ tính và các loại “tính” (Nguyễn Tường Thụy).  - Vụ án Thanh Trì 25/9/2013 (VI): Chuyện kể của hai phụ nữ. - Tại sao sv Nguyễn Phương Uyên bị bắt tại nhà blogger Nguyễn Tường Thụy? (CCT).“Các bạn trẻ không vô cảm trước người nghèo và những gì đang xảy ra cho dân tộc”.
Tự do tôn giáo ở Việt Nam – biểu hiện cụ thể của nhân quyền (ND). - Phản ứng của dư luận về tập chống biểu tình ở Nghệ An (CCT).
Xã hội Việt nam hiện nay với Thí nghiệm Nhà tù Stanford và kết luận (DLB). - Albert Einstein: Bàn về Tự do (Dân luận).
Nhật ký mở lại (mở lần thứ 69): CHẸC! CHẸC! TỪ NÓI DỐI TIẾN LÊN BƯỚC MỚI: NÓI…VĂNG MẠNG! (Nhát sỹ Tô Hải).

- Tống Văn Công: Kính gửi Hội nghị Trung ương 8: ĐẤT NƯỚC ĐÒI HỎI PHẢI ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ! (DĐXHDS). Một bài viết công phu!

2<- Trung ương Đảng họp toàn thể lần 8 (BBC).  – Phỏng vấn LS Trần Quốc Thuận: Hội nghị TƯ ‘có thể tác động kỳ họp QH’.  - Phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 8 của Tổng Bí thư (CP).
QUYỀN LỰC của KHÔNG QUYỀN LỰC – Phần 9 (Bùi Văn Bồng).
THĂM BỆNH, NGHĨ MÀ ĐAU ! (Bùi Văn Bồng). “Hình như  việc  điều trị cho bệnh nhân bảo hiểm y tế  ngèo một cách qua loa, và nhìn người bệnh chết vì không có tiền mua thuốc đặc trị đã quen rồi. Không áy náy, không xúc động, không hề nghĩ đến y đức  người thầy thuốc. Vậy mà ngay sau khi đưa tờ đơn thuốc cho tôi, cô ta  lại cúi xuống thêu tiếp bức tranh Phật Bà Quan Âm, một biểu tượng về lòng từ bi cứu khổ cứu nạn!
UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức “đối thoại” lần hai với tiểu thương chợ Long Khánh (HS Long Khánh).
Hoãn xét xử vụ khiếu kiện về đất đai tại Tiên Lãng (Tin tức).  - Nhân chứng vắng mặt, hoãn xử vụ đất đai ở Tiên Lãng (TTXVN).
Đạo đức và chuyên môn ngành Tư pháp Tỉnh Vĩnh phúc đang xuống cấp? (Tầm nhìn).
Chôn hóa chất độc: Sao chưa khởi tố? (VNN). Hay là để chờ khởi tố luôn một thể những kẻ … cố tình trì hoãn không khởi tố?
- Sự ‘bí hiểm’ của nền kinh tế Việt (TVN). Doanh nghiệp chết, người mất việc tăng, nhưng tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ hộ nghèo lại giảm đi rất nhiều, vậy “bí ẩn” nằm ở chỗ nào?”  Nằm ở thói ham thành tích cao, hết dựa vào tăng trưởng, giờ phải tìm thứ khác.
- Song Chi: Ngành Y nhà Sản thời mạt (RFA Blog).  - Ngành Y nhà Sản thời mạt (tt).
3 Thứ trưởng nghỉ hưu từ ngày mai 1-10 (NLĐ).
Cán bộ “ba biết” với dân (TT).
Chính phủ “bác” đề xuất giảm lương của Bộ Tài chính (VnEco).
Bộ trưởng Xây dựng tính toán khi xin không xây ‘cung điện’ (ĐV). Nghèo nhưng chơi sang (SK&ĐS).
Phát triển để cho ai? (TT).
Một thủy điện, mất hơn 59 ha rừng (NLĐ).
Vụ học bạ giả tại tỉnh Đắk Lắk: Kỷ luật 3 Đảng viên (TTXVN).
- TP.HCM: Một người dân kiện Trưởng phòng Cảnh sát giao thông (ĐV).  - Khởi tố vụ nổ súng ở Đồng Nai (BBC).
2014 Tổng thống Pháp thăm Việt Nam (VNN).
Nhà văn Nhật Tiến: GIẤC NGỦ CHẬP CHỜN (KỲ 5 ) (Nhật Tuấn).
3- Báo TQ: Tên lửa Mỹ chính xác từng cm nhằm vào Bắc Kinh? (ĐV).  - Quân đội Trung Quốc đi sau Mỹ 30 năm (NLĐ). - Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Tân Cương (VNN). - Trung Quốc lại “sờ gáy” quan tham (NLĐ). - Người làm sao chiêm bao làm vậy (Nguyễn Tường Thụy). Bàn tiếp về cái kiến trúc độc đáo của trụ sở Nhân dân Nhật báo. Đề nghị báo Nhân dân của VN nghiên cứu xây trụ sở tương xứng và … tương ứng. Tức là trụ sở của “bạn” là phần “dương”, thì trụ sở của mình là phần “âm”. Thế là hai tòa báo phe ta cùng nhau  … giao + phối (tức là giao lưu và phối hợp). Sướng! Từ các cuộc giao phối đó, chúng sẽ đẻ ra những quái thai kiểu này: “Xã hội dân sự” – một thủ đoạn của diễn biến hòa bình   =>

-  Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm biên giới Triều Tiên (RFI). - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến Nam Triều Tiên (VOA).  - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến khu phi quân sự Triều Tiên (PLTP).  - Chuyến thăm Hàn, Nhật nhạy cảm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ (NLĐ).
Tân thủ tướng Úc đến Indonesia thảo luận về thuyền nhân (RFI). - Thỏa thuận cấm buôn lậu gỗ giữa Liên Hiệp Châu Âu và Indonesia.
Mỹ-Nhật thảo luận tăng cường an ninh mạng (RFI).
Gioan Phao Lồ II và Gioan XXIII sẽ được phong thánh vào tháng 04/2014 (RFI).
Tư hữu là cốt lõi của tự do (Mises Daily/DĐXHDS).

- Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Trung Quốc lo ngại không quân Nhật (PT).
Trụ sở tỉnh nào hoành tráng hơn? (VNN). (thuyền đua thì lái cũng đua, thấy rau muống vượt rau dừa vượt theo á)
- Vụ Công ty CP Nicotex Thành Thái chôn thuốc trừ sâu độc hại: Khóc ở vùng “đất chết” (Kỳ 2) (PT).
Sự im lặng đáng ngại: Đừng để dân mất niềm tin (TN) (LÀM GÌ CÒN MÀ LO MẤT, HÃO).
KINH TẾ
Ngày 1-10, VAMC ký mua khoản nợ đầu tiên (TBKTSG).
Giảm giá xăng dầu: “Không phải muốn là được ngay” (VnEco).  - Giảm giá xăng dầu còn tùy thuộc vào giá thế giới (TBNH).  - Thủ tướng chỉ đạo giảm giá xăng dầu, Bộ “chưa thể” (TQ).
Sẽ huy động vàng trong dân theo cách nào? (ĐT).
4<- Vẫn được dùng nhà ở làm nhà nghỉ (TN). Sửa lại một quy định cấm ngu xi, tính đưa vào Dự luật! Nhưng tựa bài báo như vậy là không chuẩn, vì việc cho hay không mới chỉ là “kiến nghị”. - Khách “ào ào” đặt mua căn hộ 310 triệu đồng tại Hà Nội (DĐDN).  - Cấp tập tung căn hộ 10 triệu đồng/m2 (NLĐ).
Sẽ kiểm tra cơ cấu giá sữa (TBKTSG).  - Quản lý giá sữa thiếu chặt chẽ (NLĐ).
Xuất khẩu gạo đang gặp khó (CT).
VietJet lấy đâu 9 tỷ USD mua 92 máy bay? (TT).
Bộ Công Thương trực tiếp ra phép kinh doanh đa cấp (TTXVN).
Trung Quốc lập khu thí điểm cải cách ở Thượng Hải (RFI).

VĂN HÓA-THỂ THAO
Quy hoạch khảo cổ vẫn là con số không (VH).
- Tạ Chí Đại Trường: Khi Lịch sử nhận chân hình bóng Thần, Người… (Da màu).
Đờn ca tài tử từ sách đến phim (VH).
20130930155517-nhung-nguoi-viet-huyen-thoaĐiện ảnh Việt bỏ mục tiêu “không tưởng” (VNN). =>
Phong thủy, một âm bản văn hóa Trung Quốc (RFA).
Trần Quảng Nam với những bản “tình cũ” (RFA).
- Nguyễn Hoàng Đức: TÁC PHẨM VÀ NHÀ VĂN CẢI LÃO HOÀN GIÀ KHÚ (Nguyễn Tường Thụy). - Nhà văn trẻ đi thực tế thời nay (ND). - Hoàng Nhất Phương – Mùa Thu (Dân luận).
Huyền Chip, trí thức lập ngôn và người hùng @ (TVN). - Huyền Chip giải trình 31 trang về cuốn sách gây tranh cãi (VNN).  - Cư dân mạng sôi sục nghi án Huyền Chip đạo văn phượt thủ đàn chị (DV). - HUYỀN CHÍP xách ba lô đến chốn thị phi (Lê Thiếu Nhơn).
Haruki Murakami sẽ giành giải Nobel Văn học 2013 (NLĐ).
Các nước rầm rộ gửi phim tranh giải Oscar (TT).
CD, DVD, tem phát hành nhân sinh nhật danh ca Ray Charles (VOA).
Ấn Độ trùng tu lăng mộ Humayun (BBC).

Nổ (TP).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Những kỷ niệm về thầy không bao giờ phai (ĐĐK).  - Bao dung và trong sáng (QĐND).
Hiện đại đến đâu, cũng phải xem trọng tương tác thầy – trò (TT).
thi sinh khoi tieu hoc du thi mon toan <- Bài toán chất lượng giáo viên (ĐS&PL).
Vẫn còn cơ hội xét tuyển vào ĐH công lập (GD&TĐ).
Thu hút nhiều trường ĐH Hà Nội về Hà Nam (GD&TĐ).
- Bùng nổ nhóm trẻ tư thục tại TP hồ chí minh: Cấp quản lý oằn vai chịu trận (ND).
Mặc đồ ngủ đến trường (TT).
Nội bộ mâu thuẫn, thuê nhiều vệ sĩ đứng trước trường (TT).
Những ngôi trường hút khách du lịch ở Đà Lạt (VNE).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Bão số 10 ập vào miền Trung, hàng chục ngàn dân phải sơ tán (VOA).  - Sức mạnh hủy diệt bão số 10 tương đương bão Xangsane (TN). - Nhiều nơi cúp điện, hàng ngàn nhà cửa hư hỏng do bão (TBKTSG).  - Trao đổi với ông Cao Đức Phát về tình hình bão (VTV).  - Quảng Bình: 2 người chết vì bị tháp ăngten đè (TT). - Hiện trường vụ đổ cột phát sóng 2 người chết (VNN).  – Hà Tĩnh: Bị cô lập trong mưa bão, nhiều công nhân kêu cứu.  - Sóng biển đánh sập hàng trăm mét bờ kè biển Hội An (TT).  - Quảng Trị: hàng ngàn ngôi nhà bị sập và tốc mái.  - Biển liên tục “cạp” đất liền (NLĐ).  - Tàu cá chìm gần Hoàng Sa do bão Wutip (BBC).  - 74 người Trung Quốc mất tích khi đánh cá trên biển Đông (GD&TĐ).
5phu_4d7cd“Bom nước” thủy điện rình rập (NLĐ). =>
Đơn độc (NLĐ). “Trong hầu hết các trường hợp, lực lượng công quyền chỉ có mặt khi chuyện đã rồi. Có phạt tiền “cẩu tặc” hay bắt giam người đánh/giết “cẩu tặc” cũng chỉ là xử lý phần ngọn”.
Đi đúng đường, một cô giáo nước ngoài bị xe buýt cán chết (VNN).  - Ô tô tông liên tiếp 5 xe máy: 1 người chết, 5 người bị thương (TT).
“khoản mờ” sau việc hiến máu tình nguyện (ĐS&PL).
Giải cứu con tin Việt bị mafia bắt cóc, đánh đập dã man ở Thái Lan (TN).
Thượng nguồn sông Cầu cạn kiệt, ô nhiễm (ND).
Nga tiếp tục giam các thành viên của Tổ chức Greenpeace (VOA).

- VỤ DÀN DỰNG PHÓNG SỰ NGƯỜI TÀN TẬT LÁI Ô TÔ: Đề nghị treo bút, thu hồi các giải thưởng (PLTP).
QUỐC TẾ 
Liên Hiệp Quốc đòi Damas tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhân đạo (RFI).  - Chuyên gia vũ khí quốc tế trên đường tới Syria (VOA).  - Nga cảnh báo phiến quân Syria sẽ lại dùng vũ khí hóa học (Tin tức).
Tổng thống Mỹ, Thủ Tướng Israel họp bàn về vấn đề Iran (VOA). - Ngoại trưởng Mỹ lạc quan : Thỏa thuận với Iran có thể đạt được rất sớm (RFI).
Một loạt các vụ đánh bom ở Iraq giết chết 42 người (VOA).
Viễn cảnh cuộc chiến Afghanistan kết thúc vẫn còn xa vời (VOA).
avatar <- Palestine không rút khỏi đàm phán hòa bình với Israel (TTXVN).
Chính phủ Mỹ sắp đóng cửa, Quốc hội tiếp tục tranh cãi (VOA).  - Toà Bạch Ốc phát động chiến dịch thông tin chăm sóc sức khoẻ.  - Nếu Chính phủ Mỹ ngừng hoạt động… (VnEco).  - Nước Mỹ sẽ ra sao khi chính phủ đóng cửa? (TN).
Nước Ý lại lâm vào khủng hoảng chính trị (VOA).  - Thủ tướng Ý tin chính phủ vẫn trụ được (BBC).   - Chính trường Ý: “Bồ câu” cựa mình (NLĐ).
Cử tri Bồ Đào Nha cảnh cáo chính phủ về chính sách khắc khổ (RFI).
Pháp tiếp nhận vận tải cơ quân sự A400M đầu tiên (RFI).
Tân chính quyền Australia: Chính sách đối ngoại “tập trung châu Á” (TQ).  - Thủ tướng Úc sẽ bàn về vấn đề người tị nạn tại Indonesia (VOA).
Nga: Bỏ rơi 27 tỉ USD ở sân bay suốt 6 năm (KP).

 * RFA: Audio:  + Sáng 30-9-2013; +  Tối 30-9-2013Video: +  Thực phẩm “sạch” sạch đến đâu?; + Bản tin video tối 30-09-2013.
* RFI:  
* VTV: + Chào buổi sáng – 30/09/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 30/09/2013;  + Khoảnh khắc thường ngày – 30/09/2013;  + 360 độ Thể thao – 30/09/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 30/09/2013;  + Tài chính kinh doanh sáng – 30/09/2013  + Tài chính kinh doanh trưa – 30/09/2013;  + Cải cách hành chính – 30/09/2013; + Thời sự 12h – 30/09/2013;  + Thời sự 19h – 30/09/2013.

'Việt Nam vẫn nên đòi chủ quyền'

Cựu Đại sứ Anh ở VN Derek Tonkin
Ông Derek Tonkin là Đại sứ Anh tại Việt Nam từ năm 1980-1982
Mặc dù tranh chấp chủ quyền trên biển Đông là phức tạp, không dễ giải quyết ngày một, ngày hai, Việt Nam vẫn nên đòi chủ quyền của mình, theo lời khuyên của cựu Đại sứ Anh từng làm việc tại Việt Nam trong giai đoạn 1980-1982.
Cựu Đại sứ Derek Tonkin cho rằng Anh quốc không ủng hộ bất cứ hành động quân sự hoặc xâm lược nào mà một quốc gia tranh chấp chủ quyền tiến hành với quốc gia khác.
"Nó có chiều hướng làm tăng nhiệt căng thẳng và có xu thế dẫn tới có thêm các cuộc giao tranh và các cuộc xung đột vũ trang đẫm máu", nhà ngoại giao bình luận về cuộc cưỡng chiếm của Trung Quốc đối với Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa năm 1974.
Về con đường cải tổ dân chủ của Việt Nam hiện nay, cựu Đại sứ Anh cho rằng mọi việc hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định của nhân dân Việt Nam, vì theo ông mỗi quốc gia cần tự tìm kiếm một giải phảp riêng.
"Phần lớn những quy ước quốc tế, tôi nghĩ Việt Nam đều đã tham gia, nhưng điều mà tôi đặc biệt quan ngại là về tự do tôn giáo và tự do ngôn luận," ông Tonkin nói.
"Tôi nhớ là đã được thông báo rằng tôi cần luôn chuẩn bị để rời tòa đại sứ trong vòng 24 tiếng đồng hồ... trong trường hợp quân đội Trung Quốc tràn xuống"
Trao đổi với BBC nhân dịp đánh dấu 40 năm thiết lập quan hệ giữa London và Hà Nội, cựu Đại sứ Anh cũng thuật lại kinh nghiệm của mình với tư cách nhà ngoại giao khi đặt chân tới Việt Nam vào thời điểm nước này vừa chịu cuộc tấn công của Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới phía Bắc vào năm 1979.
Ông cũng đưa ra nhận xét cá nhân về một số một số chính trị gia, nhà ngoại giao hàng đầu của Việt Nam ở đầu thập niên 1980 như các ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyễn Giáp, Nguyễn Cơ Thạch...
Derek Tonkin: Tôi là đại sứ thứ năm của Anh quốc tại Việt Nam sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ vào năm 1973. Vài đồng nghiệp của tôi trước đó chỉ đảm nhiệm 6 tháng. Nhưng một đồng nghiệp khác của tôi đã ở đó trong 2 năm, nên tôi quyết định là tôi cũng sẽ ở lại trong hai năm.
Tất nhiên tôi tới Việt Nam trong một giai đoạn đặc biệt khó khăn, những năm của thập niên 1980. Lúc đó Việt Nam đã chiếm đóng Campuchia với lý do mà tôi nghĩ là tôi hiểu rất rõ, dù có thể ở phương Tây một số người đã chưa rõ lắm.
Chiến tranh biên giới Trung - Việt 1979
Ông Tonkin tới Việt Nam vào lúc Trung Quốc vừa tiến hành chiến tranh ở biên giới phía Bắc
Trung Quốc như quý vị biết trong năm 1979 đã tấn công Việt Nam, họ gọi đó là sự trừng phạt, nhưng đúng ra có thể coi là một cuộc tấn công xâm lược, dù Trung Quốc có giải thích theo cách khác được hiểu như là chiến thuật quân sự của họ.
Khi tôi tới nơi, một trong những điều đầu tiên tôi nhớ là đã được thông báo rằng tôi cần luôn chuẩn bị để rời tòa đại sứ trong vòng 24 tiếng đồng hồ, và thông báo này cũng đã được đưa ra cho những người nước ngoài ở Việt Nam, trong trường hợp quân đội Trung Quốc tràn xuống.
Tôi đã rất vui để nói rằng việc đó đã không xảy ra, thế nhưng ít nhất nó lại làm cho tôi ngay lập tức liên hệ với vấn đề mà Việt Nam khi đó đang đối diện.
Và vấn đề Campuchia đã thực sự bao trùm nhiệm kỳ hai năm của tôi ở Việt Nam, lúc đó có rất ít quan hệ thương mại song phương. Tôi cũng gặp rất ít khách thăm.
Nhưng ít nhất Anh quốc đã không tham gia ở phe của người Mỹ vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Chúng tôi đã luôn cố gắng giữ một mức độ độc lập có thể được, mặc dù cũng có bằng chứng rằng một vài cá nhân người Anh có thể đã tham dự ở phía của người Mỹ.

'VN lúc đó ở đỉnh cao thế giới'

Hòa đàm Paris
Nhiều quan chức chính phủ Hà Nội cho rằng VN đang ở 'đỉnh cao của thế giới' sau nhiều chiến thắng
"Cáo buộc" duy nhất về sự tham gia của người Anh trong cuộc chiến Việt Nam là một lần tôi trò chuyện thân tình với Ngoại trưởng Việt Nam ông Nguyễn Cơ Thạch rằng lá cờ của Anh quốc đã được đưa vào cùng với các lá cờ của một liên minh trong một bảo tàng ở Hà Nội, tôi nghĩ là Bảo tàng Cách mạng.
Đó là các lá cờ của liên minh các nước phương Tây được cho là giúp đỡ cho chính quyền "bù nhìn" Nam Việt Nam. Tôi nói rằng thực tế là chúng tôi đã không tham gia. Và tôi nói thêm rằng sẽ là một điều tốt nếu tên tuổi của nước Anh có thể được bỏ ra khỏi đó.
Bốn ngày sau đó, Nguyễn Cơ Thạch trở lại gặp tôi và nói: "Ông có thể nhận ra là chúng tôi đã gỡ bỏ lá cờ. Tuy nhiên, chúng tôi đã phát hiện ra rằng có một thời điểm vào năm 1968, chúng tôi tin rằng các ông đã gửi một số chó nghiệp vụ cảnh sát để huấn luyện ở Việt Nam."
Và ông ta nói: "Tôi có thể cho ông biết đó có lẽ là lý do vì sao mà chúng đã có mặt ở đó." Ông Thạch cũng cho tôi biết là có lẽ lá cờ đã được lấy ra từ tòa lãnh sự của Sứ quán Anh ở Sài Gòn.
Trên thực tế mối quan hệ của chúng tôi với Việt Nam luôn được đặt trên cơ sở lợi ích song phương và đặc biệt là tính độc lập. Điều duy nhất đặc biệt giữa Anh quốc và Việt Nam là giữa hai bên không bao giờ xảy ra chiến tranh. Không có bất cứ một cơ hội nào trong lịch sử mà trong đó quân đội của Việt Nam đụng đầu với quân lực Anh.
"Vì sao ư? chúng tôi đã đánh thắng Trung Quốc, chúng tôi đã chiến thắng người Pháp và chúng tôi đã chiến thắng người Mỹ, cho nên chúng tôi thực sự cảm thấy rằng chúng tôi ở đỉnh cao của Thế giới"
"Một điều khác nữa mà tôi nhớ về thời gian tôi ở Việt Nam là cuộc sống không dễ dàng gì. Lúc đó vẫn còn cấm vận toàn phần của Hoa Kỳ. Hàng hóa rất thiếu. Qua các mùa, chúng tôi có kha khá thực phẩm và rau quả, nhưng chúng tôi phải nhập khẩu rất nhiều thực phẩm từ Bangkok. Người dân sống rất khó khăn.
Nhưng có một điều mà tôi ấn tượng nhất là dù cuộc sống khó khăn thế nào, người dân vẫn luôn giữ một nụ cười.
Cuộc sống rất khó khăn, thiếu thuốc men, hầu như thiếu thốn đủ thứ, nhưng nếu bạn nhìn vào những gương mặt của họ, thì ở đâu họ cũng mỉm cười.
Những hình ảnh ấy gợi cho tôi nhớ lại thời kỳ chiến tranh ở nước Anh. Khi đó sức khỏe mọi người lành mạnh hơn bây giờ vì chế độ ăn uống của mọi người tốt hơn vì mọi người không bỏ nhiều tiền vào sô-cô-la và những thứ khác.
Trở lại với Việt Nam, lúc đó chiến tranh đã kết thúc, bốn năm sau khi đất nước thống nhất, tôi nghĩ mọi người cảm thấy hạnh phúc.
Và nhìn chung lúc đó trong chính phủ Việt Nam, mọi người có cảm nghĩ là Việt Nam đã chiến thắng: "Vì sao ư? chúng tôi đã đánh thắng Trung Quốc, chúng tôi đã chiến thắng người Pháp và chúng tôi đã chiến thắng người Mỹ, cho nên chúng tôi thực sự cảm thấy rằng chúng tôi ở đỉnh cao của thế giới."

'Sai lầm ở Campuchia'

BBC: Ông có còn giữ quan điểm cho rằng sau khi can thiệp vào Campuchia, quân đội Việt Nam ở lại Campuchia khoảng 10 năm và đó là một sai lầm lớn của chính quyền Việt Nam? Lúc đó, các đoàn ngoại giao ở Hà Nội khi gặp gỡ, có bình luận gì về việc này không?
Một trong những lý do mà tôi được cử tới Hà Nội làm Đại sứ là vì tôi có kinh nghiệm ở Campuchia, tôi đã từng ở đó trong ba năm hồi thập niên 1960. Và tôi cũng có thời gian ở Thái Lan. Do đó tôi có một sự hiểu biết rộng về khu vực.
Tôi nghĩ tôi hiểu khá rõ lý do của việc vì sao Việt Nam cảm thấy họ không còn có thể chịu đựng được hơn nữa mối đe dọa từ phía Khmer Đỏ. Các vị có thể nhớ rằng về gốc gác, lúc đầu Khmer Đỏ là đồng minh của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cái tên Khmer Đỏ cũng là do Hoàng thân Sihanouk đặt, chỉ những người khuynh tả. Nhưng rồi Khmer Đỏ trở thành một phe chạy theo ý thức hệ mà tôi gọi là rất tàn ác. Họ có khát vọng trả thù Việt Nam, đặc biệt với những vùng đất mà trước đó 200-300 năm từng là lãnh thổ của người Khmer, điều gợi cho tôi nhớ tới cái được gọi là Khmer Krom.
"Thật đáng tiếc là họ đã ở lại quá lâu, trong 10 năm, và họ ở lại trong một thế như là sự thể này không thể đảo ngược. Tuy nhiên, Việt Nam đã rời khỏi Campuchia. Họ rời đi dưới áp lực, đặc biệt của các quốc gia còn lại ở Asean"
Nhưng còn đi xa hơn thế nữa, Khmer Đỏ muốn khích động việc lấy lại toàn bộ miền Nam Việt Nam, thậm chí cả Sài Gòn, mà theo họ chính đó cũng là một thành phố cũ của Campuchia, Pren Kor, hay là Thành phố ở trong rừng. Và đã có rất nhiều vụ khiêu khích ở dọc biên giới mà phía Việt Nam nghĩ là họ không còn có thể tha thứ được nữa.
Quý vị cũng có thể nhớ rằng khi Việt Nam xâm lược Campuchia, họ tiến vào với một nhóm người Campuchia khác mà về nguồn gốc cũng là Khmer Đỏ, được gọi là phe Tư lệnh cánh Đông của Pol Pot. Phe này cũng rất cứng rắn, nhưng không cực đoan quá khích như chính quyền Pol Pot ở phần còn lại của Campuchia, và cánh này biết họ là mục tiêu của việc bị Khmer Đỏ loại trừ.
Do đó, Thủ tướng hiện nay của Campuchia, Hun Sen và những người khác như các ông Heng Samrin, Chea Sim cũng đã phải chạy trốn thực sự để thoát hiểm. Trở lại thì ý định của Việt Nam là chấm dứt các hành động khiêu khích mà Việt Nam phải chịu đựng tới lúc đó. Tất nhiên, khi bạn xâm lược một quốc gia khác, sẽ có những hệ lụy quốc tế.
Và vào thời điểm đó chúng ta có thể nhớ rằng đã có quan ngại quốc tế về cuộc xâm lược của Liên Xô ở Afghanistan vào năm 1981, chúng tôi cũng quan ngại về cuộc xâm lược của Argentina ở quần đảo Falkland vào năm 1982. Do đó ý niệm rằng một nước có thể xâm lược một nước khác rất nhạy cảm đối với phương Tây. Do đó chúng tôi chỉ trích rất mạnh.
Nhưng đồng thời, nếu tôi có thể trở lại với Hoàng thân Sihanouk, chính ông nói rằng nếu Việt Nam rút khỏi Campuchia sau 12 tháng và để cho Campuchia tự giải quyết vấn đề của họ, thì họ đã rất được hoan nghênh, bởi vì đó chính xác là ý định ban đầu của cuộc can thiệp, vì dẫu sao một chế độ như của Khmer Đỏ là không thể chấp nhận được.
Tất nhiên, tôi không quá ngây thơ để tin rằng đó là lý do duy nhất Việt Nam đưa quân vào Campuchia, họ cũng có những lý do quan ngại về an ninh, về bất ổn định, và họ cũng luôn tự xem mình là quốc gia đứng đầu ở Đông Dương với Lào và Campuchia. Và nhìn lại từ góc độ này, tôi có thể hiểu vì sao họ tiến vào Campuchia.
Thật đáng tiếc là họ đã ở lại quá lâu, trong 10 năm, và họ ở lại trong một thế như là sự thể này không thể đảo ngược. Tuy nhiên, Việt Nam đã rời khỏi Campuchia. Họ phải đi dưới áp lực, mà đặc biệt từ các quốc gia còn lại ở khối Asean.

Tranh chấp chủ quyền Biển Đông

Ông Phạm Văn Đồng
Ông Phạm Văn Đồng từng vấn ý ông Tonkin về tính hợp lệ của Anh ở quần đảo Falklands
BBC:Ông từng được cố Thủ tướng Việt Nam, ông Phạm Văn Đồng hỏi về tính hợp lệ của Anh trong cuộc tranh chấp ở quần đảo Falkland với Argentina. Hiện nay, Trung Quốc đang tuyên bố chủ quyền ở đa số khu vực Biển Đông, theo ông việc tuyên bố này của họ có lý hay không, liệu Trung Quốc có quá tham vọng?
Trước hết nói về quần đảo Falklands, cuộc tranh chấp này hoàn toàn khác với tranh chấp trên Biển Đông. Như tôi đã giải thích với ông Phạm Văn Đồng, và tôi cũng đã được chỉ dẫn bởi London khi trình bày với ông ấy, vì có một cuộc bỏ phiếu ở Liên Hợp Quốc, tại Đại hội Đồng cũng như tại Hội đồng Bảo an, tôi giải thích với ông ấy rằng nước Anh trên thực tế đã hiện diện ở quần đảo Falkland cũng không lâu hơn gì quãng thời gian mà Việt Nam đã hiện diện ở một số vùng ở miền Nam Việt Nam mà trước đây từng là của người Khmer.
Nếu ông tìm kiếm khía cạnh thuộc địa trong vấn đề này, ông cũng hiểu rằng chính Argentina về cơ bản cũng được những nhà thực dân Tây Ban Nha và Ý từng hiện diện ở đó tạo nên. Do đó có một nhân tố thuộc địa rất mạnh mẽ trong việc thành lập ra Argentina cũng như quần đảo Falkland, cách khoảng 300 dặm.
Và ông Phạm Văn Đồng, như tôi vẫn còn nhớ, đã cười lớn và nói "tôi hiểu quan điểm của ông" nhưng ông ấy nhấn mạnh và nói: "Trong quan điểm của chúng tôi, có một vấn đề về nguyên tắc ở đây và đó là vấn đề về phi thuộc địa hóa. Và chúng tôi nghĩ rằng nước Anh không nên ở đó, vì chính quốc của các ông, nước Anh, là ở bên châu Âu, không phải là ở bên Argentina.
Còn bây giờ, về vấn đề Biển Đông, đây là vấn đề rất phức tạp. Như đã biết, có một số quốc gia cùng có tuyên bố chủ quyền, bao gồm cả Đài Loan, như họ luôn tự coi là đại diện đích thực của Trung Hoa, Philippines, Indonesia, Việt Nam.
Trên thực tế, việc này đã gây ra những quan ngại, nhưng tôi sẽ không đứng về bất cứ bên nào vì tôi không tự cho mình là một chuyên gia trong vấn đề này, tôi biết rằng một số đảo có tên tiếng Anh như là Spratly Islands (Quần đảo Trường Sa), nhưng đó là một vấn đề mà chỉ có thể được giải quyết bởi các quốc gia liên quan ở khu vực, bởi vì chắc chắn đó không phải là một vấn đề mà phương Tây có thể can thiệp.
Do đó chắc chắn là tôi không mong muốn can dự vào bất cứ cuộc bàn luận nào, nhưng nó đúng là một vấn đề đáng quan ngại, khi sự căng thẳng của nó đang gia tăng và đôi khi chúng ta chứng kiến những sự kiện xảy ra, đặc biệt ở đâu mà có khai thác dầu mỏ, hay có tài nguyên đánh cá. Nhưng trở lại câu hỏi đầu tiên đối với tôi, tôi không thấy có bất kỳ vấn đề gì đối với chúng tôi ở đảo Falklands.

'Chờ đợi thời cơ'

BBC: Năm 1974, Trung Quốc sử dụng vũ lực quân sự cưỡng chiếm Quần đảo Hoàng Sa từ tay của chính quyền Việt Nam Cộng hòa do ông Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng thống, ông có nghĩ là đây là một hành động xâm lược và phi pháp không? Ông có nghĩ là trong tương lai, Việt Nam có thể có một cơ hội nào đó để lấy lại chủ quyền của mình với quần đảo này?
"Nhưng tôi xin nói rằng hãy cứ tiếp tục đòi chủ quyền, bởi vì tôi có thể nói rằng ở Nam Thái Bình Dương, có những hòn đảo mà chủ quyền bị tranh cãi giữa Hoa Kỳ và với chính nước Anh"
Đây là một câu hỏi khó trả lời. Điều tôi muốn nói là Anh quốc chống lại bất cứ hành vi sử dụng bạo lực nào để giải quyết một tranh chấp, bất luận là nó xảy ra ở đâu. Do đó nếu một quốc gia này tiến hành một cuộc xâm lăng với một quốc gia khác vì nó tuyên bố chủ quyền với một vùng lãnh thổ, thì điều đó là không thể chấp nhận và không bao giờ nên như thế.
Do đó trong trường hợp như Việt Nam xâm lược Campuchia, Liên Xô xâm lược Afghanistan và gần đây là cuộc xung đột ở Syria, người dân Anh đều chống đối sự can thiệp. Bởi vì các hành động quân sự luôn để lại những hậu quả. Nó có chiều hướng làm tăng nhiệt căng thẳng và có xu thế dẫn tới có thêm các cuộc giao tranh và các cuộc xung đột vũ trang đẫm máu.
Những vấn đề này không thể giải quyết được trong ngày một ngày hai, mà phải mất thời gian rất lâu. Và hiện nay, tôi e rằng có vẻ như chưa có một cơ sở cho các cuộc đàm phán và thương thảo.
Và cũng rất tiếc là năm ngoái, Asean cũng đã gặp một vấn đề đặc biệt, khi mà Campuchia đã hậu thuẫn Trung Quốc trong vấn đề này, trong khi phần còn lại của Asean thì không.
Do đó mà phiên họp thường niên đặc biệt đó của Asean đã không trở thành một phiên họp vui vẻ, như tôi còn nhớ. Do đó tôi không nghĩ là quý vị có thể đặt vấn đề yêu cầu tôi bày tỏ quan điểm về việc khả năng Việt Nam có thể hay không lấy lại được chủ quyền của mình.
Nhưng tôi xin nói rằng hãy cứ tiếp tục đòi chủ quyền, bởi vì tôi có thể nói rằng ở Nam Thái Bình Dương, có những hòn đảo mà chủ quyền bị tranh cãi giữa Hoa Kỳ và với chính nước Anh. Có một số đảo trong đó nhỏ về kích thước, nhưng hết sức quan trọng về tiềm năng.
Tuy nhiên, chúng tôi có những thỏa thuận nguyên tắc với Hoa Kỳ rằng những đảo này sẽ không phải là chủ đề của xung đột và chúng tôi sẽ cùng nhau giải quyết. Có rất nhiều hòn đảo ở Nam Thái Bình Dương mang tên tiếng Anh, và về mặt lịch sử người Anh đã đến từ một phía của các đảo đó với cờ được cắm, trong khi người Mỹ đến từ phía khác và nói 'không, đây là đảo của Hoa Kỳ'.
Do đó tôi e rằng quý vị chỉ có thể đòi chủ quyền thông qua việc hoặc là đồng ý với nhau đạt thỏa thuận dứt khoát, là điều mà sẽ xảy ra với một số trường hợp ở Thái Bình Dương, hoặc là cố gắng chờ đợi tới một thời điểm thích hợp khi các vấn đề có thể được thảo luận hoặc được đặt ra.
Nhưng Việt Nam có vấn đề trong quan hệ với Trung Quốc, về mặt lịch sử. Tôi nhớ rằng khi tôi đến Việt Nam lần đầu tiên, tôi đến Bộ Ngoại giao để nói chuyện với ông Mai Văn Bộ, khi đó là Vụ trưởng Vụ Châu Âu và chúng tôi nói về quan hệ đối ngoại.
Và tôi còn nhớ ông ấy nói với tôi: "Thưa ông Tonkin, chính sách đối ngoại của chúng tôi thực sự là xử lý quan hệ với Trung Quốc, họ chiếm tới 90% quan hệ đối ngoại của chúng tôi."
"Các mối quan hệ như Việt - Mỹ, Việt - Pháp, Việt - Anh hay Việt - Asean đều không là gì so với quan hệ với Trung Quốc."
"Do đó khi nào quý vị nghĩ tới chính sách đối ngoại của chúng tôi, quý vị nên nghĩ tới quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc, bởi vì đấy là nơi mà chúng tôi quan ngại nhất, trong suốt lịch sử."

Ấn tượng về chính khách VN

Ông Phạm Văn Đồng (hai trái sang)
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng (thứ hai, từ trái) thiên về xã hội hơn là cộng sản, theo cựu Đại sứ Anh
BBC: Thời gian ở Việt Nam, trong số các chính trị gia hoặc nhà ngoại giao của chính quyền Việt Nam mà ông đã gặp, ai để lại cho ông ấn tượng nhiều nhất, phải chăng đó là Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Nguyễn Cơ Thạch, hay là ai?
Có thể quý vị sẽ ngạc nhiên, nhưng đó là Trường Chinh. Mặc dù ông ấy được biết đến là một người rất cứng nhắc và có cá tính rất mạnh, tên của ông ấy là lấy từ sự kiện Vạn lý Trường chinh, ông ấy lại là một người kỳ cựu trong đảng, nhưng tôi thấy là khi giao tiếp với riêng tôi, ông ấy luôn đặc biệt lịch sự, rất thân mật, rất quan tâm và đương nhiên, ông ấy nói tiếng Pháp rất giỏi.
Một trong những điều mà tôi nhớ về lãnh đạo Việt Nam thời đó là tiếng Pháp của họ thường tốt hơn tiếng Anh nhiều bởi vì nhiều người trong số họ là những người Pháp học. Nhiều người cũng từng ở Pháp. Tôi có thể nói là ông Trường Chinh gây ấn tượng với tôi.
Ông ấy có thể không hoàn toàn được lòng hết trong đảng, nhưng ông ấy lại có thể trong số những người được kính trọng nhất.
Với Tướng Giáp, tôi phải nói là tôi chỉ gặp ông ấy đúng một lần. Ông ấy là một nhà quân sự xuất sắc nên một người xuất thân dân sự như tôi không có nhiều điều lắm để bình luận.
Phạm Văn Đồng cũng là một trường hợp rất thú vị, từ gốc gác của ông ấy, có vẻ thấy ông Đồng là một người thiên hướng xã hội nhiều hơn là cộng sản. Và tôi nghĩ ông ấy có thể thuộc về một phái có thiên hướng này trong Đảng Cộng sản, cánh theo đường hướng Xã hội.
"Vào thời điểm sau khi ông Hồ Chí Minh đã qua đời, 6 nhân vật lãnh đạo then chốt của Việt Nam khi ấy đều ở trong đảng hàng ba chục nếu không nói là bốn chục năm"
Chính vì vậy mà ở trong một số khía cạnh, ông ấy tỏ ra khoan thai hơn, ít giáo điều, ý thức hệ hơn một số người khác mà tôi đã gặp.
Còn đối với Nguyễn Cơ Thạch, mà điều lý thú nhất với tôi là con trai của ông ấy nay trở thành Ngoại trưởng của Việt Nam, ông Thạch không có một nền tảng hậu thuẫn thật mạnh trong đảng.
Do đó, đôi lúc ông ấy gặp một số khó khăn, bởi vì trên trường quốc tế, ông ấy sẽ phải nói rằng chính sách của Việt Nam là hòa bình, Việt Nam không có ý định xâm lược hoặc làm bất cứ điều gì khác, thì lại có một vấn đề và diễn biến trên biên giới giữa Việt Nam và Thái Lan và ông Nguyễn Cơ Thạch biết, cho nên ông ấy cũng khó nói.
Ông Thạch đã mất đi tầm ảnh hưởng của mình trong những năm cuối cùng. Nhưng tôi rất vui và lấy làm thú vị được biết rằng con trai của ông ấy nay đã được chấp nhận làm Ngoại trưởng.
Và tôi nghĩ rằng thành tích và nền tảng quan hệ nội bộ đảng trong quá khứ ngày nay đã không còn quan trọng như trước đây, so với thái độ và năng lực thực sự của họ.
Tôi nghĩ điều này rất quan trọng, Việt Nam cần những người có năng lực, như những kinh tế gia giỏi, có kinh nghiệm tốt để điều hành quốc gia, như là Việt Nam.
Tôi không thể nói là tôi theo dõi sát sao tình hình nội bộ của Việt Nam hiện nay bởi vì đã có nhiều thay đổi kể từ khi tôi ở đó, nhưng ở giai đoạn mà tôi hiện diện, tất nhiên là vào thời điểm sau khi ông Hồ Chí Minh đã qua đời, sáu nhân vật lãnh đạo then chốt của Việt Nam khi ấy đều ở trong hệ thống của đảng hàng ba chục nếu không nói là bốn chục năm.
Nói cách khác, họ là những lão làng, kỳ cựu, còn lại trong đảng, lúc ấy họ ở những độ tuổi 70, hay 80 tuổi, nếu không thể cao niên hơn nữa.

Dân chủ 'là đóa hoa mong manh'

BBC: Ông đã từng làm việc ở Đông Âu như ở Ba Lan, Đức, cũng như đã từng công cán tại Miến Điện, theo kinh nghiệm và quan sát của mình, theo ông Việt Nam hiện nay có cơ hội gì không về một con đường đi tới dân chủ và cải tổ dân chủ thực sự?
Dân chủ Miến Điện
Ông Tonkin ví nền dân chủ ở các nơi, trong đó có Đông Nam Á, như một đóa hoa mong manh
Câu trả lời của tôi là có. Nhưng tôi cũng muốn nói rằng phương Tây cũng nên dừng lại việc tự cho rằng nền dân chủ sản sinh ở phương Tây là được tạo ra để áp dụng trên khắp thế giới.
Mỗi quốc gia phải tự tìm ra giải pháp dân chủ cho mình và dân chủ, đặc biệt mà căn bản là quyền lực của nhân dân thông qua bầu cử, thông qua đại diện của dân.
Điều đó xảy ra như thế nào ở Việt Nam, tôi nghĩ phải để cho nhân dân Việt Nam tự giải quyết.
Và tôi nghĩ phương Tây nên dừng lại việc nói với các quốc gia khác về cần thiết lập nền dân chủ cho đất nước của họ như thế nào.
Có một số chuẩn mực mà tôi chấp nhận, cũng có những vấn đề về nhân quyền được đặt ra trong tuyên ngôn quốc tế phổ quát về nhân quyền và trong nhiều công ước quốc tế khác.
Phần lớn những quy ước quốc tế đó, tôi nghĩ Việt Nam đã tham gia, nhưng điều mà tôi quan ngại đặc biệt, tôi nghĩ, là về tự do tôn giáo và tự do ngôn luận.
Cũng đang tiếp diễn những đối thoại giữa phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, với Việt Nam về những vấn đề này.
"Đã có hàng trăm năm truyền thống văn hóa với các thể chế mà chúng tôi miêu tả là độc đoán, độc tài ở các nước Đông Nam Á, không chỉ ở riêng Việt Nam, và thay đổi sẽ phải cần một thời gian rất lâu"
Tất nhiên cùng các cuộc đối thoại này đang diễn ra ở Miến Điện, cũng như ở Campuchia, và thậm chí ở Thái Lan, cũng có những quan ngại nhất định.
Nhưng trên khắp Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, quốc gia đã có những tiến bộ to lớn, dân chủ vẫn còn là một đóa hoa mong manh.
Người ta phải rất nâng niu, cẩn thận và không nên trông đợi là các thay đổi có thể xảy ra ngay trong một sớm một chiều.
Đã có hàng trăm năm truyền thống văn hóa với các thể chế mà chúng tôi miêu tả là độc đoán, độc tài ở các nước Đông Nam Á, không chỉ ở riêng Việt Nam, và thay đổi sẽ phải cần một thời gian rất lâu.
Tôi nhớ rằng khi Hoa Kỳ thử mang dân chủ vào Việt Nam vào những năm thập niên 1950, 1960, phản ứng của nhiều người Việt Nam mà tôi thấy là họ không có mong muốn và cũng không có quyền để thách thức lại những gì đã được đưa vào.
Những điều nhập vào đó là mới mẻ, chính xác đúng như hình dung của một số người, thế nhưng chúng ta cần nhớ tới câu thành ngữ nói "Phép vua thua lệ làng."
Và cái gì diễn ra ở trong làng thực sự là ở trong sự kiểm soát của người dân. Còn những gì xảy ra ở bên ngoài thì có thể nằm trong sự kiểm soát của nhà vua hay của chính quyền trung ương.
Nhưng đổi mới chỉ có thể tồn tại và nảy nở nhờ sự thuyết phục và nếu chuẩn mực lịch sử và văn hóa như thế này không được nhìn nhận, thể chế dân chủ sẽ thất bại.
Do đó, đây là vấn đề về hài hòa khái niệm phương Tây, điều hay được gọi là các giá trị dân chủ phương Tây, với những gì được mong muốn, kỳ vọng ở các quốc gia Đông Nam Á này, trong đó có Việt Nam.
Derek Tonkin là cựu đại sứ của Anh tại Việt Nam (1980-1982), ông từng đảm nhiệm các chức vụ khác nhau trong các cơ quan, phái bộ ngoại giao của Anh ở Ba Lan, Thái Lan, Campuchia, Miến Điện. Hiện tại, ông có chân trong ban điều hành một tổ chức mạng lưới theo dõi tình hình Miến Điện.

SUY NGẪM VỀ THỜI CUỘC - Phần 11

* NGUYỄN TRUNG
(tiếp theo Phần 11)
…Giả định rằng ngay sau 30-04-1975, ĐCSVN với tư cách là người chiến thắng (nói theo Huy Đức là “bên thắng cuộc”) chủ trương hòa giải dân tộc, giương cao ngọn cờ dân chủ, và với ý thức “không gì quý hơn độc lập tự do!”, nỗ lực dẫn dắt đất nước phấn đấu đổi đời cả dân tộc, để trở thành một quốc gia của các giá trị mà ĐCSVN đã từng ghi trên lá cờ của mình là “dân chủ, cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc”, đã từng nói lên thành lời ý chí này trong Tuyên ngôn Độc lập 02-09-1945, đã từng thể hiện ý chí này thành pháp quyền trong Hiến pháp 1946… Ôi, giả thử xây dựng nên một Việt Nam như thế và cùng đi như thế với cả thế giới!..  Ôi, nếu từ ngày ấy đi theo con đường này, hôm nay nước ta sẽ là gì và đang đứng ở đâu! ĐCSVN hôm nay sẽ là đảng gì, thế giới sẽ nhìn nhận Việt Nam ra sao!?.. 
Tôi không trả lời được những chữ “nếu” như vậy.
Nhưng trong lòng tôi hôm nay vẫn dào dạt tâm trạng biết ơn những tình cảm tốt đẹp nhất nhân loại tiến bộ hồi ấy đã từng dành cho tinh thần yêu độc lập tự do của dân tộc ta trong kháng chiến chống Mỹ:  “Việt Nam là lương tri của thời đại!”, “Việt Nam trong trái tim tôi!...”
Vâng, lịch sử không làm lại được. Nhưng nếu ngày nay học được từ lịch sử!
Vâng, sau 30 Tháng Tư Bẩy Nhăm cái giá dân tộc ta phải trả tiếp cho ý thức hệ và sự ngu dốt thật đắt quá, đau quá!
    > Phần 1 ; Phần 2; Phần 3; Phần 4; Phần 5; Phần 6; Phần 7; Phần 8 ; Phần 9 ; Phần 10 
Xin thưa lại chuyện cũ. Trong lịch sử cận đại, Việt Nam khi đã hoàn toàn ổn định lại dưới thời Gia Long, đất nước đã từng bỏ lỡ cơ hội để tìm một con đường như nước Nhật hồi ấy (thời Minh Trị) đã tìm được. Có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân gốc có thể là thế giới quan hồi ấy của đất nước là Khổng giáo và Nho giáo, thế giới đối với Việt Nam hồi ấy hầu như chỉ là Trung Quốc. Nói nôm na: Với cái lõi nhân văn này và tầm nhìn này của triều Nguyễn lúc thịnh, Việt nam không thể đi xa hơn, không thể với tới xa hơn, hệ quả cuối cùng đối với số phận của đất nước như chúng ta đã biết. Có gì đau đớn hơn cho một dân tộc khi bỏ lỡ cơ hội lịch sử?[74]
Làm sao chúng ta có thể chia sẻ với nhau bây giờ và với mọi thế hệ mai sau: Đừng bao giờ để cho đất nước bỏ lỡ cơ hội lịch sử!..
Thế nhưng… Vâng, thế nhưng…
 (1)Hiện nay và trong tương lai, làm thế nào để phát huy sức mạnh dân tộc?
(2) Làm thế nào để nước ta có thể dấn thân cùng đi với cả thế giới?
Đấy vẫn là 2 câu hỏi lớn phía trước.
(1)Tư duy ý thức hệ, (2)sự giác ngộ chưa đúng tầm lợi ích quốc gia và lợi ích dân tộc, (3)sự hẫng hụt của trí tuệ và phẩm chất lãnh đạo đất nước, đấy vẫn là 3 rào cản chính đang tiếp tục cản trở lãnh đạo ĐCSVN đi đến những câu trả lời đúng đắn phía trước phải có cho 2 câu hỏi sống còn nêu trên đối với đất nước hôm nay.
Vâng, thế nhưng… Cái giá phải trả cho bước ngoặt định mệnh
Chiến tranh biên giới tháng 02 - 1979 của Trung Quốc chống Việt Nam lại đột nhiên rộ lên ác liệt tháng 04 – 1984, khi hàng nghìn lính Trung Quốc ồ ạt tấn công chiếm địa danh Núi Đất (tại xã Thanh Thuỷ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Tuyên, nay là tỉnh Hà Giang.[75]). Nhưng hồi ấy nội tình Trung Quốc vẫn tiếp tục đầy rẫy khó khăn. Tháng 5 – 1989 xảy ra vụ đàn áp đẫm máu Thiên An Môn là hệ quả tất yếu. Trong khi đó Trung Quốc vẫn tiếp tục bắn phá trên biên giới nước ta; tháng 3-1988 đánh chiếm thêm 7 đảo và bãi đá của ta ở Trường Sa, tiếp tục gây sức ép với ta trong đàm phán bình thường hóa quan hệ 2 nước và trong giải quyết vấn đề Campuchia, cùng với Mỹ tiếp tục bao vây cô lập nước ta.
Trong khung cảnh như vậy, các nước LXĐA sụp đổ (1989 -1991). Việt Nam chấp nhận yêu sách của Trung Quốc, đến hội nghị Thành Đô (ngày 3 & 4 – 09/1990) để hoàn tất việc bình thường hóa hai nước và việc giải quyết vấn đề Campuchia. Lãnh đạo Việt Nam hồi ấy coi bước đi này là con đường bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và bảo vệ đất nước.  Bước đi này cột chặt nước ta vào Trung Quốc đến bây giờ chưa gỡ ra được, với mọi hệ lụy tác động nghiêm trọng vào toàn bộ con đường phát triển của đất nước và sự nghiệp bảo vệ tổ quốc hôm nay[76].  
Nhìn thực trạng quan hệ Việt – Trung mọi mặt hôm nay, nhìn vào thực trạng đất nước từ sau 30-04-1975, chưa bao giờ nước ta bị suy yếu và bị thách thức nghiêm trọng như hiện tại. Tôi nghĩ rằng thực trạng này bắt đầu từ hội nghị Thành Đô. Tôi nghĩ, đây là sai lầm đối ngoại lớn nhất mang tính chiến lược của lãnh đạo nước ta kể từ sau 30-04-1975. Rất mong bước đi này được mổ xẻ cặn kẽ, để nhìn nhận hiện tại và tiên liệu tương lai cho đất nước[77].
Lại phải nói, lịch sử không làm lại được, nhưng phải chăng cho phép đặt ra những câu hỏi:
Khi các nước LXĐA sụp đổ, có hay không cơ hội cho Viêt Nam bứt ra khỏi mọi lệ thuộc vào bất kỳ ai, để thực sự là nước độc lập tự chủ, đi với cả thế giới tiến bộ?
Phải chăng lợi ích quốc gia đã bị đẩy xuống dưới, để ưu tiên bảo toàn chế độ chính trị với bất kỳ giá nào?
Bình thường hóa quan hệ và thiết lập quan hệ hữu nghị với Trung Quốc là tối cần thiết. Song có thể đi với Trung Quốc để cùng nhau bảo vệ CNXH giữa lúc quan hệ Việt – Trung có không biết bao nhiêu sự kiện nước ta bị phản bội và rất đẫm máu?[78]
Đi với Trung Quốc như thế, hôm nay nước ta mạnh lên hay yếu đi?
Phải chăng nhận thức thế giới và lợi ích của đất nước qua lăng kính ý thức hệ, cùng với sự tha hóa phẩm chất cách mạng, đã tất yếu dẫn tới bước đi định mệnh này?
Nói rốt ráo hơn nữa: Phải chăng đã là ĐCSVN thì chỉ có thể lựa chọn như vậy trong tình huống các nước XHCN Đông Âu sụp đổ? – Vì tư duy ý thức hệ không có chỗ cho sự lựa chọn khác, không muốn lựa chọn khác?[79]
…Vận mệnh quốc gia đòi hỏi phải mất công sức tìm ra những câu trả lời chuẩn xác.
Muốn xây dựng quan hệ láng giềng tốt và bền vững không thể thiếu với Trung Quốc, càng phải rút kinh nghiêm những chặng đường đã qua để có bản lĩnh thực hiện đúng đắn mục tiêu này.
          Phải chăng có thể kết luận: Vì bất kể lý do gì – hoàn cảnh lịch sử và tình hình phát triển thấp của đất nước, bối cảnh quốc tế bất khả kháng, sự trói buộc của ý thức hệ, sự hẫng hụt của trí tuệ và phẩm chất trong nhận thức thế giới và trong giác ngộ giác ngộ lợi ích quốc gia, sự tha hóa của đạo đức, vân vân… - suốt 38 năm qua, tất cả những hệ lụy của những sai lầm và thất bại trong lĩnh vực đối nội cũng như đối ngoại, tất cả những việc gì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc đòi hỏi phải thực hiện nhưng chưa làm được, đất nước đều phải trả giá.
*
Sau 38 năm kể từ khi giành lại độc lập thống nhất, nói chuẩn xác hơn sau 28 năm đổi mới, Việt Nam đã hoàn thành giai đoạn phát triển đầu tiên của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời bình. Đây là thành tựu rất to lớn của đất nước.
Một sự thật khách quan là sau 30-04-1975 những công việc phải làm là những nhiệm vụ vô cùng khó khăn của một nước chịu nhiều hậu quả của chiến tranh (với nghĩa là 7 cuộc chiến tranh trong một cuộc chiến tranh) tàn phá nặng nề và kéo dài, lại phải tiến hành trong những điều kiện đối ngoại rất khó khăn phức tạp.
Về nhiều mặt, những nhiệm vụ phải hoàn thành trong thời kỳ này nhìn chung đều vượt quá tầm với của bất kể đội ngũ lãnh đạo nào đất nước hồi ấy có thể có được. Bởi vì đấy là những nhiệm vụ rất khó, chưa có tiền lệ. Những sai lầm và thất bại nhất định đã vấp phải là điều không thể tránh khỏi. Không thể có bất kỳ một đội ngũ lãnh đạo toàn năng nào, dù là được thượng đế ban cho nước ta, cứ được đặt vào vị trí là có thể hoàn thành được những nhiệm vụ phải làm ấy. Đây cũng là một thực tế khách quan.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là bản chất của hệ thống chính trị, trước hết là đội ngũ nòng cốt của nó là ĐCSVN, thiếu hẳn tố chất dân chủ và học hỏi trong thời bình, do đó rơi vào tình trạng:
Khi nhận thức ra sai lầm, đã tiến hành được công cuộc đổi mới năm 1986, và đã xoay chuyển hẳn được tình thế trong phát triển kinh tế, nhưng cũng chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà thôi, không thể đi tiếp sang cải cách chính trị mà sự nghiệp phát triển của đất nước đòi hỏi.  
Trong quá trình cầm quyền, vì thiếu tố chất của dân chủ và học hỏi, lại không có một hệ thống chính trị dân chủ làm được các chức năng: cọ sát, sàng lọc, thải loại, quyền phải được ràng buộc với trách nhiệm giải trình, thực hiện công khai minh bạch.., nên hệ thống quyền lực của ĐCSVN tha hóa thành hệ thống quyền lực cai trị - (nhóm Kiến nghị 72 gọi đấy là hệ thống quyền lực của chế độ toàn trị). Trở thành một hệ thống chính trị như thế, trước hết là ĐCSVN trở thành một đảng toàn trị, nắm trọn mọi quyền thế. Hệ quả dẫn tới: Sai lầm xảy ra nối tiếp sai lầm, tha hóa ngày càng tha hóa, khiến cho đất nước vấp phải những thất bại nặng nề, và hiện đang rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng[80].
Bản tổng kết 38 năm qua của ĐCSVN phải chăng như sau:
So với mục tiêu chiến lược của ĐCSVN đã đề ra trong các cương lĩnh và trong các nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng,
so với nhiệm vụ thực hiện dân chủ, độc lập, tự do, hạnh phúc cho đất nước và cho nhân dân mà  ĐCSVN đã cam kết,
so với công sức và nguồn lực đất nước đã bỏ ra, so với các cơ hội to lớn đến với đất nước và so với mọi nguồn lực bên ngoài đất nước ta đã tranh thủ được,
so với những thành quả lẽ ra đất nước phải giành được và triển vọng phải có cho giai đoạn phát triển tiếp theo của đất nước,
so với hệ thống chính trị hiện hành có quá nhiều khuyết tật đang để lại nhiều hệ quả trầm trọng cho đất nước và đang kìm hãm sự phát triển của đất nước,
so với những cái giá đất nước phải trả về đối nội và đối ngoại suốt 38 năm qua,
rồi so mức phát triển của nước ta với các nước có liên quan,
so một bên là tình trạng nguy hiểm hiện nay và những thách thức lớn phía trước đang đặt ra cho đất nước và một bên là khả năng đối phó rất hạn chế của đất nước.., vân vân…
so như thế, phải chăng có thể đi tới nhận xét:
Trong 38 năm hòa bình đầu tiên kể từ khi đất nước độc lập thống nhất, ĐCSVN đã vấp phải nhiều thất bại rất nghiêm trọng; đất nước phải trả giá và hiện nay đang lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc và toàn diện.
Bản thân ĐCSVN ngày nay tha hóa thành đảng cai trị, qua đó đã đánh mất phẩm chất chiến đấu cách mạng của mình.
Nhân danh thực hiện sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối, ĐCSVN 38 năm qua đã thiết lập nên một chế độ toàn trị, nguồn gốc cơ bản của biết bao nhiêu quyết sách sai lầm và tệ nạn quan liêu tham nhũng mà ngày nay đất nước đang phải gánh chịu mọi hậu quả[81].
Có phải như thế không?
Nếu đúng là như vậy, ĐCSVN hôm nay chỉ còn lại là một lực lượng chính trị lớn nhất nắm vận mệnh đất nước; lợi ích cai trị của nó và lợi ích đất nước thường không phải là một, và thậm chí có những xung đột hoặc đối kháng nghiêm trọng. Rất nên trao đổi thẳng thắn trong nội bộ ĐCSVN và với nhân dân, để làm rõ thực trạng nguy hiểm này và cùng nhau khắc phục, thay đổi.
Có phải ĐCSVN bây giờ chỉ còn lại là một lực lượng chính trị lớn nhất trong nước hay không?
Câu hỏi này quá nghiêm trọng, nhất thiết các đảng viên ĐCSVN phải tìm ra câu trả lời.
Vì lợi ích của bản thân sự tồn tại ĐCSVN đã đành, nhưng quan trọng hơn thế là vì lợi ích của hòa giải đoàn kết dân tộc đòi hỏi nhất thiết không để xảy ra xung đột hoặc thậm chí đổ máu giữa một bên là lực lượng chính trị lớn nhất này (ĐCSVN) và một bên là các lực lượng chính trị khác trong nhân dân sớm muộn đến lúc nào đó sẽ xuất hiện.
Muốn tránh cho đất nước ta đến một lúc nào đó sẽ có thể xảy ra cái gọi là “hậu chiến tranh Iraq”, hoặc những cái gọi là “mùa xuân Ả-rập” đang diễn ra rất đẫm máu.., thì ngay từ bây giờ phải mổ xẻ thực trạng này, để ĐCSVN phải tự thay đổi chính mình và tranh thủ sự hậu thuẫn của nhân dân cho cuộc đổi đời này của Đảng. Ngay từ bây giờ nhân dân cả nước cần thấy rõ triển vọng nguy hiểm này, chủ động đòi ĐCSVN phải thay đổi.
Có không ít ý kiến không phải là thiếu căn cứ: “Để cho chế độ này sụp đổ đi, rồi làm lại từ đầu. Sự ngột ngạt hiện nay hết chịu nổi, hà hơi tiếp sức góp ý xây dựng cho nó kéo dài làm gì!.. Hơn nữa quyền lực ĐCSVN là không thể thay đổi được!”[82]
Thế nhưng…: Sau 4 cuộc chiến tranh liên tiếp mà 3 thế hệ của đất nước phải gánh chịu, bây giờ Việt Nam có nên chấp nhận một kịch bản như nêu trên không? đấy có phải là kịch bản tối ưu không? Cũng xin đừng quên cảnh đục nước béo cò đã nhiều lần dầy vò nước ta suốt 7 thập kỷ vừa qua, chắc gì không tái diễn?. Xin trí tuệ cả nước – kể cả trong ĐCSVN – hãy tỉnh táo cân nhắc. Thậm chí: Đây có phải là kịch bản duy nhất như một định mệnh của đất nước hay không?.. …
Trước sau, riêng tôi chỉ lựa chọn con đường hòa giải dân tộc. Chỉ đi con đường này, còn nước còn tát.
Nếu như ĐCSVN vẫn còn tự coi mình là một đảng cách mạng, cam kết chỉ có lý tưởng duy nhất là phục vụ đất nước, nếu ĐCSVN không muốn phản bội truyền thống chiến đấu hy sinh vì nước của biết bao nhiêu thế hệ đi trước của đảng mình và của dân tộc mình, thì ĐCSVN nên mổ xẻ thực trạng hiện nay của mình để tự kết luận.
ĐCSVN hiện nay còn đủ thời giờ và các điều kiện cần thiết cho một cuộc mổ xẻ như thế để tự thay đổi, và hoàn toàn có thể thay đổi được. Trong lịch sử đã từng không dưới một lần ĐCSVN đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích của đảng một khi tình hình đòi phải làm như vậy. Trong hàng ngũ đảng viên yêu nước hiện nay không thiếu trí tuệ và tâm huyết cho sự thay đổi này. Khi còn sống, Võ Văn Kiệt là một trong nhưng tấm gương như thế dấn thân cho thay đổi ĐCSVN trở thành đảng của dân tộc[83].
Quả thực, sựa lựa chọn đặt ra cho ĐCSVN hôm nay rất khắc nghiệt: Hoặc là bảo tồn mình như là một lực lượng chính trị lớn nhất đang cai trị đất nước – và như thế, đến một lúc nào đó đối kháng giữa cai trị và bị cai trị là điều khó tránh khỏi. Hoặc là phải thay đổi tất cả để phấn đấu trở thành lực lượng lãnh đạo mạnh nhất trong nước – với tính cách là một đảng của dân tộc!?
Song cũng phải nói lên một sự thật khác: Cho đến nay chưa có một đảng cộng sản đã cầm quyền nào ở các nước XHCN LXĐÂ trước đây có khả năng thay đổi đến lột xác như thế, các đảng này chỉ có chung một số phận là bị lịch sử gạt bỏ thô bạo hay lặng lẽ.
ĐCSVN có bề dày mấy thế hệ kháng chiến cứu nước, liệu có thể là một ngoại lệ được không? Liệu ĐCSVN có thể đặt lợi ích quốc gia lên trên hết để tự thay đổi mình được không?   Có nên thay đổi như thế không?..
Phải tìm đường trả lời những câu hỏi này. Vì đấy là con đường đỡ xương máu và mồ hôi nước mắt cho đất nước, đồng thời tránh cho ĐCSVN cuối cùng sẽ đi vào lịch sử với tính cách là kẻ đối kháng lại lợi ích dân tộc. Thực ra, đây là sự thay đổi để trở lại cái bản chất gốc, bản chất ban đầu là chủ nghĩa yêu nước của những người cộng sản Việt Nam đã từng làm nên Cách mạng Tháng Tám và tinh thần tiên phong hy sinh chiến đấu suốt mấy thế hệ trong kháng chiến cứu nước. Sự thay đổi này chính là sự giải phóng của bản thân những đảng viên ĐCSVN hôm nay khỏi sự nô dịch của ý thức hệ ăn đong và vay mượn từ bên ngoài. Ý thức hệ này đâu có phải là sản phẩm tinh thần của dân tộc mình và của văn minh nhân loại[84]!
Nghe có vẻ kỳ quặc, sự thật là đã đến lúc các đảng viên ĐCSVN hôm nay hơn bao giờ hết phải đấu tranh giải phóng chính mình, để trở thành con người tự do! Nói cay nghiệt hơn: Đã đến lúc những đảng viên ĐCSVN hôm nay cần vứt bỏ cái lý tưởng nhân danh ý thức hệ mà trên thực tế nó hầu như chỉ còn là cái bình phong che đậy sự sa ngã của tha hóa và phi đạo đức.
Nhiều cá nhân đảng viên yêu nước ở các nước XHCN LXĐÂ cũ đã thực hiện được sự thay đổi như vậy. Nhiều đảng viên có phẩm chất và năng lực sau này vẫn được nhân dân trao cho những trọng trách trong chế độ dân chủ ở các quốc gia này.  Vậy rất nên đưa vấn đề lựa chọn sống còn này ra cho các đảng viên ĐCSVN thảo luận dân chủ, công khai và thẳng thắn trong nội bộ để quyết định.
Chưa bao giờ ý chí độc lập - tự chủ, chưa bao giờ tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do!” của đất nước bị xâm phạm, bị sa sút như ngày nay.  Sau 38 năm độc lập thống nhất, hiện nay đất nước ta đang ở thời kỳ bên trong thì lòng dân vô cùng bức xúc; trong khi đó sự uy hiếp và thách thức từ bên ngoài đối với đất nước vô cùng nguy hiểm. Cả nước nhất thiết phải cùng nhau nhìn nhận lại tất cả . Phải cùng nhau nhìn nhận lại tất cả! – xin được phép nhấn mạnh như vậy, vì đất nước này không phải là của riêng ai, mà là của tất cả mỗi người Việt Nam chúng ta! …
(còn tiếp)
 
---------------
Chú thích:
[74] Tham khảo: YOSHIHARU TSUBOI  Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa - Lịch sử Việt Nam  www.lichsuvietnam.info/index.php?...‎ Không phải ngẫu nhiên một số học giả đã đề ra ý tưởng “thóat Á luận”, “thoát Trung Quốc luận” để giải thoát nước ta khỏi cái quán tính đầy tai ác của lịch sử.
[75] (1) Năm 2009, nhân dịp 20 năm ngày nổ ra chiến tranh 17-02-79, sách và báo Trung Quốc có một số bài thừa nhận cuộc chiến 1984 của quân Trung Quốc chiếm vùng Núi Đất của ta vấp phải sự kháng cự vượt sức tưởng tượng của họ, gọi đấy là một trận “tiểu Stalingrad”, mỗi bên thương vong hàng nghìn binh sỹ.
(2) Trận chiến núi Đất năm 1984 giữa Việt Nam và Trung Quốc
[76] Tham khảo: Nguyễn Trung, “Phải chặn đứng nguy cơ tái diễn kịch bản Thành Đô 1990 http://www.vietstudies.info/NguyenTrung/NguyenTrung_ChanDungThanhDo.htm
[77] Tham khảo: Trần Quang Cơ, “Hồi ức và suy nghĩ”, tìm trên các trang web.
[78] Xin lưu ý, khi bình thường hóa quan hệ với Việt Nam theo lập trường của phía Trung Quốc, phía Trung Quốc nhấn mạnh: Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, là đồng chí (ý nói cùng là xã hội chủ nghĩa), chứ không phải là đồng minh (ý nói không có chuyện đứng chung với nhau một chiến tuyến trong bất kể việc gì). Như vậy đây là thứ quan hệ gì?
[79] Đối với ĐCSVN, tôi nghĩ câu hỏi này vô cùng quan trọng tới mức sống còn (to be or not to be?!); bởi lẽ câu hỏi này đòi ĐCSVN phải xem lại chính mình: Tổ quốc trên hết, hay ý thức hệ trên hết!
[80] Sau khi ra khỏi cuộc chiến tranh Trung – Triều 1950 – 1953, chính thể Hàn Quốc dười thời Lý Thừa Vãn và Pác Chung Hy là một chính thể độc tài, quân phiệt khét tiếng. Tuy nhiên, đặt trên nền móng dù chưa hoàn hảo của kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền, sự phát triển của Hàn Quốc dần dần dựa trên một nền móng hoàn hảo hơn của kinh tế thị trường – nhà nước pháp quyền – xã hội dân sự, được nuôi dưỡng bởi một nền giáo dục  coi trọng phát huy các giá trị. Đấy là những yếu tố cơ bản chuyển hóa Hàn Quốc thời hậu chiến thành nước công nghiệp phát triển như ngày nay.
[81] Tham khảo thêm: Nguyễn Trung, tiểu thuyết “”, tập II, tr. 499… và tr. 554…,
 http://www.viet-studies.info/NguyenTrung/Lu_T2_Final.pdf
[82] Tổng thống Nga Yeltsin đã từng nói như vậy và đã làm mọi việc xóa bỏ ĐCSLX qua tòa án hiến pháp.
[83] Nhìn lại, có thể có căn cứ xác đáng để nhận định:  Võ Văn Kiệt đã sớm có ý tưởng này giữa lúc ông là đương kim thủ tướng. Trong bức thư ngày 09-08-1995 gửi Bộ Chính trị ĐCSVN ông nêu ra 4 vấn đề: (1)Phải nhìn nhận lại thế giới; (2)Phải xem lại đường lối phát triển đất nước; (3)Phải xây dựng nhà nước pháp quyền; (4)Phải xây dựng lại ĐCSVN về tổ chức và về đường lối, loại bỏ cái gọi là nguyên tắc tập trung dân chủ. Cho đến khi đi xa..., ông vẫn kiên trì quan điểm phải xây dựng lại ĐCSVN trở thành đảng của dân tộc.
[84] Tham khảo bài đã dẫn: Nguyễn Trung, “Diễn văn của Tổng thống CHLB Đức, Joachim Gauck” http://viet-studies.info/NguyenTrung/MguyenTrung_DienVanTongThongDuc.htm

Nhà tù nhỏ, nhà tù lớn ở Việt Nam

Mình mới đọc bài viết của nhà báo Phạm Chí Dũng: "Vụ xử Lê Quốc Quân: Dữ hay lành?" http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/09/130930_phamchidung_view_on_lequocquan.shtml

Dẫu biết rằng ở các chính thể độc tài, chuyện mang các nhà tranh đấu ra thỏa thuận, đổi chác với các nước phương Tây là chuyện xảy ra từ trước tới nay, nhưng khi đọc tới đoạn này, mình vẫn cảm thấy bất nhẫn: "Chính trị luôn có thể là như vậy. 'Của để dành' như Lê Quốc Quân luôn có lợi một khi ai đó muốn ngụ ý những người bất đồng chính kiến bị giam giữ là một thứ 'tài nguyên nhân quyền' để trao đổi phòng khi túng thiếu".

Ở Việt Nam, tội nào cũng cũng có thể được tha, ngoại trừ tội chính trị. Những người phạm tội hình sự, từ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đến giết người, trộm cướp, buôn bán ma túy, buôn người… tội nguy hiểm cỡ nào cũng đều có khả năng được tha trước thời hạn, ngoại trừ những người "phạm tội" tranh đấu đòi tự do, dân chủ, nhân quyền cho người dân.

Sở dĩ những người bất đồng chính kiến không được tha là vì họ không bao giờ "nhận tội", không bao giờ xin được "khoan hồng", nên khi nghe những người "phạm tội" này được trả tự do, được nhận "án treo", được ra tù trước thời hạn, chúng ta đều hiểu rằng những người đó đã bị mang ra đổi chác, có được bản án đó là sau khi chính quyền đã mặc cả xong với Mỹ và các nước phương Tây.

Nhưng người này được thả, rồi những người tranh đấu khác cũng sẽ bị bắt vào tù, bởi đó là thứ "tài nguyên nhân quyền" - nói theo cách của nhà báo Phạm Chí Dũng - mà đảng và nhà nước cần có để khi cần mang ra đổi chác với Mỹ và các nước phương Tây.

Ai đó đã từng ví von những người ở trong tù với những người ở ngoài chỉ khác nhau ở chỗ: nhà tù nhỏ và nhà tù lớn, quả không sai. Khốn khổ, khốn nạn cho dân mình ở chỗ đó.

Xã hội Việt nam hiện nay với Thí nghiệm Nhà tù Stanford và kết luận

Phan Châu Thành (Danlambao) - Nếu chúng ta mong hay tin cộng sản họ sẽ dừng lại những việc họ đang làm là chúng ta còn thiếu lý trí hơn cả họ nữa, vì chúng ta biết họ đã bị mê muội trong thí nghiệm CS khổng lồ của họ suốt mấy thế hệ nay rồi. Họ đã mất khả năng tự nhận biết để dừng lại. Có thể sẽ có một số ít cá nhân cộng sản nhận ra và họ tự dừng lại và chuyển sang thay đổi dân chủ bằng hành động (không chỉ lời nói). Nhưng tất cả những ai vẫn là cộng sản và chỉ “góp ý” cho cộng sản “đề nghị thay đổi” thì vẫn chỉ là những cai tù muốn tiếp tục thí nghiệm cộng sản của họ lên dân tộc đau thương của chúng ta mà thôi...


*

Chúng ta đều biết xã hội Việt Nam hiện nay là gì. Nói gọn trong một câu: đó là xã hội của chế độ cộng sản VN tạo nên bằng thủ đoạn và áp đặt bằng bạo lực từ gần 70 năm nay trên đất nước Việt Nam, với dân tộc Việt Nam.
Còn Thí nghiệm Nhà tù Stanford là gì? Tại sao tôi lại liên kết để so sánh hai cái đó vào một? Vì tôi thấy chúng giống nhau ghê gớm. Về bản chất, chúng là một. Chỉ có điều, ở Stanford người ta mới chỉ định thí nghiệm với 24 người tình nguyện trong thời gian dự định là 2 tuần, mà mới chỉ được 6 ngày họ đã phải dừng lại vì sự lũng đoạn nhân cách con người - vượt qua giời hạn đạo đức mà Con người có thể chấp nhận. Còn ở Việt Nam thì đảng CSVN đã và đang và sẽ còn làm thật cũng thí nghiệm đó đối với cả một dân tộc gần trăm triệu người, trên cả một đất nước Việt Nam và suốt hơn nửa thế kỷ nay.
Xin nói sơ về Thí nghiệm nhà tù Stanford. Chỉ cần google ba chữ Stanford Prison Experiment là chúng ta có rất rất nhiều thông tin về thí nghiệm được thực hiện tại Stanford University năm 1971 do nhà tâm lý học Phillip Zimbardo, vì đó là thí nghiệm nổi tiếng và cơ bản (landmark) đã được thực hiện với mục đích nghiên cứu hành vi lạm quyền và thoái hóa đạo đức con người (trong vai trò cai tù và tù nhân), trong điều kiện mô phỏng nhà tù.
Nhưng tại sao tôi không so sánh thí nghiệm đó với nhà tù Việt Nam hiện nay, mà với cả xã hội Việt Nam hiện nay? Đó là vì tôi thấy điều kiện của thí nghiệm nhà tù Stanford hoàn toàn tương tự như điều kiện của xã hội Việt Nam ta suốt gần 70 năm nay. Còn nếu so sánh với điều kiện nhà tù Việt Nam thì, theo những gì tôi biết, nhất là những điều kiện của các tù nhân lương tâm như Điếu Cày, Minh Hạnh... quả là không có điểm tương đồng, quá xúc phạm những người tham gia Thí nghiệm Stanford.
Hãy xem các điều kiện mà Phillip Zimbardo đặt ra với 12 người (kể cả 3 người dự bị) tham gia thí nghiệm với vai trò cai tù: 
- “Không làm đau thể xác tù nhân” (“Not to harm the prisoners”); 
- “Có thể tạo cảm giác bị phiền nhiễu, cảm giác sợ hãi, cảm nhận thiếu công bằng, sự bất lực...” (“You can create feelings of boredom, a sense of fear, notion of arbitrariness, sense of powerlessness...”) 
- “Có thể tạo cảm giác rằng bạn có tất cả quyền lực, còn họ thì không có gì...”  (“You can create a sense that you have all the power and they have none...”) 
- “Tạo cảm giác rằng cuộc sống của họ bị kiểm soát hoàn toàn bởi hệ thống, bởi chúng ta...” (“their life is totally controlled by the system, by us...”) 
- “Họ không có sự riêng tư nào, chúng ta sẽ lấy đi sự riêng tư cá nhân của họ...” (“They have no privacy, we are going to take away their individual...”) 
- “Only call them by ID numbers sewn on their uniforms, not by names...” (“Chỉ gọi họ bằng số tù in trên áo tù, không gọi tên...”) 
- Cai tù làm việc 8 giờ/ngày theo 3 ca và được ở tại nhà bình thường, được trả lương khoảng 90 USD/ngày (tiền năm 2013, năm 1971 là 15USD/ngày), được lựa chọn từ 70 người đàn ông tình nguyện và là những người có tâm lý ổn định, lành mạnh...
Và trang bị cho các cai tù trong thí nghiệm là: đồng phục cai tù (đồ thật từ nhà tù - tiện, thoải mái), gậy gỗ (wooden batons), kính phản quang (mirrored sunglasses) để tránh tiếp xúc mắt với tù nhân...
Tù nhân tình nguyện cũng được trả khoảng 90 USD/ngày, 12 người bị nhốt trong 3 buồng 3 người, còn 3 người dự bị, được trang bị đồng phục không thuận tiện, mũ chụp đầu, bị xích chân trong “nhà tù” là tầng hầm của Khoa Tâm lý, Stanford University...
Tổng quản tù - superintendent là nhà tâm lý học Phillip Zimbardo và một trợ lý (nghiên cứu sinh khoa tâm lý), và trên 50 người quan sát gián tiếp thí nghiệm.
Chúng ta thấy các điều kiện của Thí nghiệm nhà tù Stanford rất giống điều kiện xã hội “XHCN” của Việt Nam là trao quyền lực không có kiểm soát vào tay một nhóm người kiểm soát (cai tù) và tước đoạt quyền cơ bản của những người bị kiểm soát (tù nhân)... Chúng ta có thể phân tích rất kỹ để thấy rõ sự tương đồng khá cao này.
Dù dự kiến thí nghiệm 2 tuần nhưng đến ngày thứ 6 Zimbardo đã phải tuyên bố ngừng thí nghiệm vì mọi người đều nhập vai quá sâu (cả cai tù, tù nhân và bản thân Zimbardo), khoảng 1/3 cai tù có xu hướng bạo lực gia tăng và 2 tù nhân không chịu được vào ngày thứ ba và bồn đã phải thay thế bằng người dự bị, các tù nhân đã nổi loạn và tuyên bố không cần nhận tiền tham gia thí nghiệm nữa, superintendent cảm thấy mất kiểm soát tình hình, và vì một người quan sát (người yêu và sau là vợ Zimbardo) đến để phỏng vấn về thí nghiệm đã phản đối tình nhân đạo của thí nghiệm...
Kết luận của Thí nghiệm nhà tù Stanford năm 1971, và của nhiều thí nghiệm sau nữa theo hướng đó, cũng như các nghiên cứu về trại tập trung của phát xít Đức cũ, hay nghiên cứu về làm quyền của binh lính Mỹ trong nhà tù Abu Ghraib 2004, hay Migram experiment trước đó (1961)... đều giống nhau (compatible). Đó là, con người trong điều kiện được cung cấp hệ tư tưởng, điều kiện xã hội và pháp lý hỗ trợ, nhưng không được kiểm soát và theo dõi sẽ thể hiện những hành vi lạm dụng quyền lực và những xu hướng đối xử tàn ác (people when provided with a legitimizing ideology, social and institutional supports but no neutral controls and observers) demonstrate/illustrate abusive behavior and sadistic tendencies).
Kết luận tổng quát hơn từ các thí nghiệm hay hiện tượng tương tự Thí nghiệm nhà tù Stanford (trại tu Abu Ghraib, tại tập trung của Đức quốc xã, hay các chế độ nhà nước cộng sản đã và đang sụp đổ như Liên xô cũ, các nước XHCN Đông Âu, TQ và bắc triều tiên hiên nay...) là: điều kiện xã hội tự tạo nên và kiểm soát hành vi cá nhân (the society situation itself controls the individual behavior). Các nước cộng sản chủ đích tạo nên những xã hội mà tự chúng cổ vũ hay tạo điều kiện làm cho hành vi của các cá nhân có quyền lực trong đó trở nên lạm quyền và tàn ác, mất nhân tính hay mất tính Người. Bối cảnh xấu quyết định kết quả cuối cùng thành xấu là vì vậy, dù nội dung ban đầu là bình thường. Nội dung ở đây là bản chất con người là phải có sự tham lam và sợ hãi được di truyền trong mỗi cá nhân, nhưng nếu được khuyến khích phát triển không có kiểm soát và trở nên quá tham lam tàn ác.
Sau mấy chục năm nghiên cứu tiếp, và sau khi nghiên cứu trường hợp nhà tù Abu Ghraib, Phillip Zimbardo năm 2007 đã viết cuốn sách “How good people turn evil”/”Người tốt trở thành Quỉ dữ như thế nào”. Tôi chưa được đọc cuốn sách này, nhưng tôi tin chúng ta - người Việt hôm nay biết khá nhiều về điều đó. Chúng ta đã và đang được chứng kiến, là nạn nhân của một quá trình khổng lồ như thế mà cả một dân tộc vĩ đại và tốt đẹp như dân tộc Việt chúng ta sau hơn nửa thể kỷ đã trở nên hèn kém, nghèo đói, vô văn hóa, tàn ác với nhau, đáng xấu hổ trước thiên hạ, đi giật lùi trào lưu lịch sử... như thế nào!
Là một người Việt Nam, sinh ra và lớn lên trong chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay, là thế hệ 5X hay U60, tôi đã có đủ thời gian, điều kiện để quan sát và trải nghiệm, hồi trẻ còn tham gia từ bên trong sự thoái hóa dân tộc Việt suốt gần 70 năm qua đó, tôi không vô can, dù tôi chưa bao giờ là cộng sản, mà vì tôi đã từng tin và theo họ.
Nhưng gốc rễ vấn đề vẫn là do chế độ cộng sản VN này tạo ra, bằng cách tạo ra cái xã hội Việt Nam giả dối, xấu xa, bất công và tàn bạo hiện nay. Vấn đề là thay đổi nó thế nào đây? Có người nói thay đổi nó bằng phong trào dân chủ, có người nói bằng xã hội dân sự, bằng nâng cao dân trí, bằng quyền con người (CĐVN)... Tôi tin tất cả những con đường đó đều đúng nếu chúng dẫn đến việc thay đổi chế độ cộng sản, tức là hạ bệ nó, triệt tiêu nó hoàn toàn, thay nó bằng chế độ dân chủ. Với tôi, những ai còn hy vọng chế độ cộng sản này tự cải biến để trở nên tốt hơn là ảo tưởng. Đó chính là con đường mà những người cộng sản đang muốn dân tộc, đất nước tin theo. Vì sao? Vì họ biết họ sẽ không muốn và không thể thay đổi, nhưng họ vẫn hứa hẹn, họ muốn tiếp tục lừa bịp dân tộc như gần 70 năm qua họ đã lừa bịp được hàng trăm triệu người Việt với mấy thế hệ nay...
Họ đã và đang làm “Thí nghiệm nhà tù Stanford” lên cả dân tộc ta, trên cả đất nước, suốt gần 70 năm qua, với 90 triệu người Việt hôm nay, và không hề muốn dừng lại. Họ muốn thí nghiệm tiếp để đi đến CNXH! Ở Stanford năm 1971, sau 6 ngày thí nghiệm Zimbardo đã phải dừng lại vì các tù nhân đã trở nên quá nhập vai, và sau khi dừng thí nghiệm đa số “cai tù” họ đều không muốn dừng lại! Vậy thì, với 3 triệu cai tù là CSVN đang say mê “thí nghiệm thật” CNCS trên đầu dân tộc Việt suốt ba bốn thế hệ nay, với “biết bao công lao chói lọi” thì làm sao hy vọng họ sẽ dừng!
Nếu chúng ta mong hay tin cộng sản họ sẽ dừng lại những việc họ đang làm là chúng ta còn thiếu lý trí hơn cả họ nữa, vì chúng ta biết họ đã bị mê muội trong thí nghiệm CS khổng lồ của họ suốt mấy thế hệ nay rồi. Họ đã mất khả năng tự nhận biết để dừng lại. Có thể sẽ có một số ít cá nhân cộng sản nhận ra và họ tự dừng lại và chuyển sang thay đổi dân chủ bằng hành động (không chỉ lời nói). Nhưng tất cả những ai vẫn là cộng sản và chỉ “góp ý” cho cộng sản “đề nghị thay đổi” thì vẫn chỉ là những cai tù muốn tiếp tục thí nghiệm cộng sản của họ lên dân tộc đau thương của chúng ta mà thôi.
Họ chỉ dừng “thí nghiệm” lại khi tất cả chúng ta trên 80 triệu người Việt (tôi trừ cộng sản ra) đứng lên bắt buộc họ phải dừng lại và tất cả chúng ta đuổi họ ra khỏi vị trí họ chiếm giữ, bằng sức mạnh đoàn kết của trên 80 triệu con người thực sự Việt.

CHẸC! CHẸC! TỪ NÓI DỐI TIẾN LÊN BƯỚC MỚI: NÓI…VĂNG MẠNG!

Mới sáng sớm, lên mạng đã thấy khắp thế giới internet ghi lại lời...văng mạng của chú Trọng (*)! Chú không ngại kẻ địch lợi dụng mà khẳng định rằng:

Ra khỏi nhà, không có tiền là việc không trôi - Dân Trí, 27/9/13
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ với cử tri rằng bây giờ đi ra ngoài nhà thấy cái gì cũng phải tiền, không có tiền không trôi, rất là khó chịu, tham nhũng lớn cũng có rồi còn tham nhũng nhỏ như ngứa ghẻ hằng ngày, (Thế thôi sao?) thành bệnh rất khó sửa!....
Tình trạng tham nhũng, lãng phí là vấn đề nhức nhối, “ai cũng có thể nói được về vấn đề này, tôi có thể nói mấy tiếng đồng hồ, sốt ruột, bức xúc, mà không phải bây giờ, cách đây vài chục năm các đồng chí lãnh đạo đã nói đây là quốc nạn, là giặc nội xâm”.
Theo Tổng bí thư, nếu có quyền mà không kiểm soát dễ sinh ra hư hỏng, bên cạnh tham nhũng thì lãng phí cũng ghê gớm, có con số thống kê là lãng phí còn nhiều hơn tham nhũng, lãng phí từ thời gian, công sức, tiền bạc, hình thức chủ nghĩa...

Rõ ràng là ngôn ngữ của một kẻ “đại suy thoái”, nói xấu đảng ta trước quần chúng cử tri quận Ba Đình Hà Nội.
Mình bỗng nhớ tới những gì mà chú ấy tuyên bố khi cho ra đời cái nghị quyết 4! Hàng lô hàng lốc những cụm từ mới như “một số không nhỏ” đảng viên đã suy thoái…..sụ “tồn vong của đảng và tổ quốc” ….mà mình ghi vào sổ tay cả cái câu hiếm thấy này:
“Bây giờ trong Đảng cũng có sự phân hoá giàu - nghèo, có những người giàu lên rất nhanh, cuộc sống cách xa người lao động; liệu rồi người giàu có nghĩ giống người nghèo không?
“Mai kia Đảng này sẽ là đảng của ai? Có giữ được bản chất là đảng cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc không?”

Đặc biệt mỗi lần gặp mặt nhân dân hiếm hoi thế nào ông cũng phát tác thêm một số cụm từ nghe thiệt…ngọt cái lỗ tai: Nào là
-phải sửa chữa mình như…đánh răng, rửa mặt hàng ngay!
Hoặc
-ngoảnh đâu, sờ đâu cũng thấy tiêu cực, tham nhũng...hoặc gần đây nhất là:
-lấy ý kiến cốt để răn đe (!?) nhưng…khối anh sợ đấy!!!

Được lời người ngồi cao nhất trong hệ thống cầm quyền “mớm lời”, thế là hàng loạt quần thần đương chức cũng như đã về vườn thi nhau phê đảng ta đến …tệ hại. Đáng chú ý là chú Tư Sang. Chú còn mạnh miệng gấp nhiều lần chú Trọng.
Đọc lại vài câu mà ngẫm coi:
Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này…”
Hoặc:
QH khóa XIII sẽ có những chương trình, quyết sách lớn để đưa nghị quyết Đại hội Đảng XI vào cuộc sống. Tôi tin chắc chắn sẽ có bước tiến quan trọng. Chúng tôi rất xúc động và cũng cảm thấy xấu hổ vì mình chưa làm được gì nhiều so với sự mong đợi của người dân...
Rồi ông kêu gọi ….như thật:
“Bà con làm ơn làm phước mạnh dạn, thẳng thắn chỉ ra kẻ tham nhũng, kẻ suy thoái, biến chất trong một bộ phận lớn có chức có quyền”.
Rồi ông nhắn nhủ:
“Nếu người dân không tin chính quyền địa phương hoặc phát hiện nhưng không ai giải quyết thì hãy gửi đơn cho chúng tôi.”
“Một người có thể bị trù úm, mươi người có thể bị trù úm, nhưng cả dân tộc này cùng chống tham nhũng thì không có gì phải sợ.”
Ông kể:
“Tôi biết có anh em thân cô, thế cô bị trù úm. Tôi nói thật, cá nhân chúng tôi trong quá trình làm cách mạng cũng từng bị trù dập. Họ dùng công cụ là không cho mình lên chức, lên lương.”
Nhưng rồi ông đề ra ngay liệu pháp:
“Mình không cần những thứ đó thì người ta không còn công cụ nào để khống chế mình.”
Nghe cứ như sắp có một biến cố lớn trong đời sống chính trị của cái xứ sở, nếu không có Internet thì….chắc vẫn nằm trong hũ nút của cái chủ nghĩa siêu trừu tượng Xờ-hờ-chò-ngờ này!
Nào ngờ chỉ trong có mấy tháng nghị quyết 4 không đi nổi vào đời sống! Đặc biệt là “phê và tự phê” đã cứu thoát toàn bộ trung ương. Cho nên, dưới tỉnh, dưới xã …cái “đám không nhỏ” đảng viên hư hỏng có chức có quyền đều bắt chước, noi gương tranh thủ đẩy mạnh vơ, vét, cướp, cướp nhiều hơn nữa gây nên bao cảnh oan khất, bất công ngút trời …
Từ nông thôn đến nhà máy, từ bệnh viện tới trường học …cái số lớn tức…”không nhỏ”) đảng viên đang nắm chức quyền, hè nhau công khai trắng trợn làm giầu không sợ luật pháp trừng trị đã làm dấy lên một phong trào vạch trần mọi chuyện bẩn thỉu, khốn nạn trong mọi lãnh vực kinh tế, chính trị, xã hội….và ….hậu quả là đã xảy ra những vụ phản kháng có súng nổ, có tự thiêu, có chết người …
Thế là, lợi dụng ngay yêu cầu góp ý (không có vùng cấm) về sửa đổi hiến pháp 92, hàng ngàn ý kiến, kiến nghị yêu cầu, đòi hỏi...xóa bỏ cái điều 4 hiến pháp, ”nguyên nhân của mọi nguyên nhân” về hiện tình vô phương sửa chữa của cái đất nước có tới hơn một triệu đơn kiện oan sai này!
Thế là phát rét lên, chú Trọng đã đổi giọng như…chơi! Rằng thì là:
"người dân cần nhận thức rõ rằng Nghị quyết này với yêu cầu trước mắt chủ yếu là để cảnh tỉnh"!!!
rằng thì là:
…."nghị quyết TƯ 4 phải diến ra liên tục như…đánh răng, rửa mặt hàng ngay (thế thôi ư!) và chỉ có những ai không sửa chữa thì mới kỷ luật, xử lý" (!?)
Thậm chí sau khi cho bắt một lô blogger dám chỉ trích đúng tên, đúng chức, đúng quyền của từng chú, vua Trọng, còn công khai cảnh cáo những người đòi bỏ điều 4 hiến pháp, đòi sửa luật đất đai là thoái hóa, là diễn biến”(?) và yêu cầu phải “xử lý”…Cùng với việc đe dọa, cảnh cáo thần dân bá tánh, Tổng Bí Thư của cái Đảng tự cho mình là cha mẹ của gần 90 triệu dân, tăng cường đi thăm hỏi, ”chỉ đạo” các lực lượng võ trang, an ninh!
Đến đâu cũng chỉ nhắc tới một nhiệm vụ trung thành tuyệt đối với đảng và sẵn sàng đạp tan các thế lực thù địch (!) chứ…tuyệt đối không hề động tới một chữ bảo vệ biên giới, hải đảo, biển đông!!!
Có thể chắc chắn một điều rằng: Chú Trọng đã nắm chắc cái việc về vườn trước mắt không thể cưỡng nổi nên…còn ngày nào tại vị chú ấy không ngại “sống chết với cái lý tưởng Mác –Lê” mà nhờ nó, khi quê hương chú, được "giải phóng" năm 1954, chú đã từ một học trò nghèo 10 tuổi bỗng trúng số trở thành người cầm đầu cả đảng, Nhà nước, Quốc hội, Tòa Án và tuốt luột mọi sinh mạng của dân Việt này!
Với niềm kiêu hãnh cộng sản từ đâu đâu đó mang tới mà chẳng phải một ngày cầm súng, chẳng một ngày ngồi tù, chú không dại gì mà làm một Gôc-ba, một En-Xin kể cả một Pu-tin của nước Nga, biến mầu thay sắc! (Về vấn đề này mình đã có entry “Nhật ký mở lại (mở lần thứ 33): MỘT LẦN NỮA TỚ LẠI KHẲNG ĐỊNH: CHÚ TRỌNG KHÔNG HỀ LÚ!” khi chú sang Cuba thao thao bất tuyệt về “chủ nghĩa Mác-Le đời đời xanh tươi” về “chủ nghĩa xã hội: niềm khất vọng muôn thuở của loài người“ ngay trước mũi cái “Đảng cộng sản giờ thứ 25” của anh em Castro chưa bao giờ là đảng viên cộng sản (!) vừa mới tuyên bố: ”hiện giờ CHXH không còn thích hợp với đất nước Cuba”!!!)
Hình như nắm được cái điểm cực yếu đó của ông tổng, nên mặc kệ người đứng đầu muốn uốn nắn, lên lớp gì, quần thần, hoàng phái, quan quân…trước ngày đại hội đảng họp (để bàn chuyện chỉ đạo quác hội sẽ phải bàn gì, quyết nghị gì theo thường lệ?)_ mọi liều thuốc ru ngủ, mị dân, ra vẻ ta đây là phe nhân dân, do dân, vì dân, mọi tuyên bố, mọi phát súng chỉ thiên thi nhau “nổ” ầm ầm:
Đọc thử mấy lời của ông “Chặt chém hết lấy ai mà làm viêc?...” tại cuộc họp UBTVQH ngày 16/9 nhé!

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận định:
“Tiêu cực, bôi trơn và nạn chạy chọt ở khâu nào cũng có…/ không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy chức vụ này, chức vụ kia. Mặc quần đùi áo trắng, vợt mấy chục triệu, lương như thế thì làm sao đủ tiêu? Ấy mới là ông tham nhũng”.
Hoặc:
“Nếu không tham nhũng thì quan chức lấy tiền đâu đi nhậu, đi chơi này đi chơi kia, chức vụ này chức vụ kia, không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy”!
Hoặc
“Báo cáo chưa thấy nói rõ trong lực lượng đấu tranh PCTN có tiêu cực bỏ sót, bao che không, có tham nhũng trong PCTN hay không? Lực lượng đi làm mà không nghiêm thì thôi rồi”.
Ông Hùng tiếp tục đặt câu hỏi:
“Người dân nào mà không muốn đấu tranh phòng, chống tham nhũng, hay vấn đề là người ta chán rồi? Người ta đấu tranh mãi, góp ý mãi, đưa lên báo mãi nhưng không có tác dụng gì. Báo cáo cần phải đánh giá vấn đề này nữa”
Rồi ….Quyết liệt hơn nữa là:
“Ai cũng phải kêu trời vì xót ruột, nhìn thấy sờ sờ mà… đành chịu, không thấy quy trách nhiệm, quy tội được ai”.
Thế là được dịp té nước theo mưa: ông Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nhấn mạnh:
"thực tế có nhiều vụ việc nghiêm trọng, kéo dài vẫn chưa xử lý được, làm giảm lòng tin của nhân dân. Hiện nay, tham nhũng lại diễn ra cả ở lĩnh vực hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, người có công, giáo dục, y tế, văn hóa… Có những vụ án thông tin đã đưa ra rồi, kể cả ý kiến của Chính phủ nhưng cả năm trời vẫn rơi vào im lặng. Chính sự im lặng đó khiến lòng dân không yên”
Con ông Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, thì cũng tỏ ra băn khoăn có vẻ am hiểu tình hình:
“Tại sao dư luận nhiều, nhưng phát hiện và xử lý tham nhũng thì ít. Thêm vào đó, tham nhũng gây thiệt hại nhiều nhưng thu thu hồi ít, trong lĩnh vực đất đai càng ít. Qua thanh tra, kiểm tra, gần 15.000 vụ nhưng chuyển cho hình sự chỉ 36 vụ, còn lại xử lý hành chính hết. Vậy xử lý hành chính có đúng không?...Đó là những câu hỏi rất khó trả lời!??????"
Có thiệt là khó không hay chính các ông không dám trả lời?
Và đây, Ông Vũ Phạm Quyết Thắng, nguyên phó tổng Thanh tra Chính phủ, khi bàn về câu hỏi mà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt ra mới đây: “Có tham nhũng trong lực lượng phòng chống tham nhũng không?”…rồi ông nhắc khéo chủ tịch Hùng: Thật ra Chủ tịch Quốc hội không cần hỏi như vậy và cơ quan thanh tra cũng không cần phải trả lời câu hỏi này.
Hơn ai hết khi ông là bộ trưởng Bộ Tài chính, rồi sau là phó thủ tướng phụ trách tài chính, ông thừa biết trong các cơ quan công quyền có hay không có tham nhũng, mức độ ra sao, phát hiện thế nào và xử lý được mấy phần trăm, phần nghìn vụ việc...

Còn Luật sư Trần Quốc Thuận thì:
"Chính bản chất của thể chế chính trị dẫn đến những hậu quả mà suy diễn ra trong đó có sở hữu toàn dân về đất đai, chuyên chính vô sản, áp chế dân chủ và tùy tiện trong vấn đề điều hành đất nước, dẫn đến quốc nạn là tệ nạn tham nhũng không cứu chữa được. Tất cả những cái đó nguyên nhân sâu xa vẫn là thể chế chính trị, vẫn là ở đây không có tự do báo chí, không có những tiếng nói độc lập để can ngăn những việc làm sai trái!"
Tưởng cũng nên ghi lại những gì mà cái cấp thầy dùi, lúc nhúc toàn tiến sỹ, viện sỹ đang “ăn lộc đảng” nổ súng lên trời trong cái gọi là Hội Thảo khoa học "Nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2011-2015)" và Diễn Đàn Kinh Tế Mùa Thu mới họp tại Huế:
Tại buổi Hội thảo Khoa học "Nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 – 2015", nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan (không còn lo bị ai cách chức nữa) thẳng thắn:
"những hạn chế bất cập trong điều hành không được nhìn thẳng, khi Chính phủ luôn giải thích rằng nền kinh tế khó khăn, là bởi khủng hoảng kinh tế thế giới, chứ ít khi đi vào nguyên nhân chủ quan là có sai lầm trong điều hành"."Những con số mà tôi tuy cóc ngồi đáy giếng nhưng vẫn thấy nó khó tin, như con số nợ xấu, nay thế này, mai đã thế khác. Nên nhìn vào thực trạng xã hội mà đánh giá thì hơn,” ….“Những con số đó cứ thế nào. Tôi không dám tin”.
Ông dẫn chứng như nợ xấu hiện không biết tin vào con số nào vì “nay thế này mai thế kia”.
Hoặc theo một nguồn tin, số doanh nghiệp Nhà nước không phải là 1.300 mà phải lên tới hơn 3.000 đơn vị, ngoài ra còn doanh nghiệp của các đoàn thể là hơn 8.000 đơn vị, doanh nghiệp công ích là 11.000 đơn vị. “Nếu cứ phân tích “cái thế nào đó” để đưa ra kết luận thì… rất khó
Còn tại cái trường bắn bia “Kinh tế Mùa Thu” thì tha hồ cho các vị sư, vị viện, vị sỹ, vị chuyên ….thoải mái nổ súng lên …giời!
ông Viện Trưởng Viện Kinh Tế Trần đình Thiên (mà theo mình là “tự diễn biến” nặng nhất) huỵch toẹt ra cái “bố láo căn bản” của mọi bố láo khác:
….”Chất lượng thống kê hiện nay, đe dọa tính hiệu quả của các bài toán kinh tế. "Số liệu tăng trưởng GDP các tỉnh gấp đôi toàn quốc, và cả hai đều là số liệu chính thức thì sự thực ở đâu? Sai số hàng chục, hàng trăm nghìn tỷ đồng nợ xấu, thu chi ngân sách... trong các báo cáo chẳng lẽ lại trở thành chuyện bình thường" !!!....
hoặc
"Các chính sách (của Đảng) chứa đựng tính rủi ro rất cao bởi hệ thống số liệu tù mù không đáng tin cậy!!!...Số liệu GDP các tỉnh gấp đôi tăng trưởng cả nước và cả hai đều là số liệu chính thức. Vậy sự thật ở đâu ?....”…"5,5 triệu người mất việc làm do 435.000 doanh nghiệp đóng của và 450.000 doanh nghiệp hoạt động còn có 30%. Vậy mà báo cáo chính thức vẫn nói: Mỗi năm giải quyết việc làm mới cho 1 triệu 400.000 người !? …..Rồi ông kết luận: “Các số liệu kinh tế chứa đầy mâu thuẫn, báo cáo láo nhiều rồi cũng thành…quen!” (Tuổi trẻ 27/9/2013), (Viet Nam Express 26/9/2013).
Chính ông Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng phải hỏi (hỏi ai đây?):
“Tính GDP, tỉnh nào cũng tăng mười mấy phần trăm trong khi cả nước có 5,5% thôi thì không biết chạy đi đâu”.
Còn GS Nguyễn Quang Thái thì vạch trần sự dối trá:
“3 năm gần nhất, cộng GDP của các tỉnh tăng 12%, trong khi cả nước tăng có 6%, sự khác biệt này trước đó tăng gấp rưỡi, nhưng nay là gấp đôi. Việc này các đồng chí lãnh đạo biết rồi nhưng không sửa???

Còn ông Trần xuân Hòa, chủ tịch HDTV Tập đoàn than và khoáng sản VN thì thẳng thừng vạch trần một trong những nguyên nhân cơ bản:
”Hiện nay chúng ta đang có…64 chính phủ (!) là một chính phủ trung ương và 63 chính phủ địa phương”!
Còn đối với các vị giáo sư- tiến sỹ nhưng không có chức vụ cao trong chính phủ thì…ôi thôi! Phát súng nào nổ ra cũng sặc mùi…”thù địch”!
Nào là
Luật pháp, chính sách phải rõ ràng, minh bạch ….Nói phải đi đôi với làm chứ không thể nói một đằng làm một nẻo!’ ((T/s Lưu Bich Hồ)
hoặc:
“Chúng ta thiếu ngân sách nhưng lại có rất nhiều quỹ! Có quỹ hàng trăm tỷ, có quỹ hàng ngàn tỷ ….Giống như tình trạng giòng sông thì cạn kiệt nhưng ao hồ xung quanh thì…đầy nước! (T/s Đặng văn Thanh)
Riêng ông Tiến sỹ nguyên thống đóc ngân hàng Nha Nước Cao sỹ Kiêm, người thường hay phản biện trung thành, ”nói đi” bao giờ cũng kèm “nói lại” thì:
”Cần trả lời rõ để làm dân tin: Tại sao mấy năm nay kinh tế cứ xuống dần? khoảng cách với các nước cứ doãng ra, quá trình xây dựng dội ngũ doanh nghiệp đến nay co lại rất nhanh, phá sản rất nhiều?
Và … Tại sao? Tại sao? …Tại ải? Tại ai? Ông cũng như mọi tiến sỹ, chuyên ra đều đều đóng vai mấy mụ chửi bâng quơ “kẻ nào đó” ăn cắp gà! Để đến nỗi “hoa khôi bộ chính trị” Kim Ngân, thân chinh “chỉ đạo” hội nghị dã phải nóng ruột mà phản pháo yếu ớt:
“Chúng ta đến đây để làm việc chứ không phải chỉ để nói rồi cho qua, nói rồi không ai nghe!.....” và bà đưa ra suy nghĩ cá nhân mình như sau:
“...Là một diễn đàn kinh tế thì chúng ta phải đưa ra cả điểm sáng và điểm tối, phải có mặt tích cực và tiêu cực …nhưng…không thể nói cả một nền kinh tế chúng ta tê liệt….” (T.Trẻ 28/9 trang 7)!
Còn “đ/c X”, nổi tiếng là “vững vàng” trước mọi nguy cơ, tỉnh bơ khi hứa hẹn mà quên mất mình đã nói dối, hứa hươu hứa vượn cái gì mỗi khi “diễn” trên Tivi hay phát biểu văng mạng trên báo chí! Giờ dây chú ấy lại mới nổi tiếng thế giới về một người “đọc” lấy được, những gì mình phải “đọc” mà không sợ sai vì…chẳng hiểu gì những các chuyên ra đã viết cho mình đọc! Bỏ qua những lời hứa quan trọng trước toàn thế giới từ những ngày đầu nhận chức như:
-Không dẹp được tham nhũng thì sẽ từ chức ngay!
hoặc :
-Kết luận (có quay phim được lưu lại trên Google bằng you tube) về cái sai mọi mặt của chính quyền Tiên Lãng, Hải Phòng sau đó lại chính chú, ký phong tướng cho Đỗ Hữu Ca và mặc cho Tập thể Thành-Ca “lật kèo” vụ án mà không hé miệng lấy nửa lời!
Mới nhất, đi Tây, đi Mỹ về, chẳng biết, quan quân, tướng tá ở nhà đã nói gì? làm gì?, chú lại ….“nổ” tỉnh bơ! Rằng thì là:
“Tình hình kinh tế, xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm đã có những chuyển biến tích cực, đúng hướng, toàn diện trên các lãnh vực!!!”
Cha mẹ ơi! ”chuyển biến tích cực toàn diện” ở cái Tệ Y Bố, ở ngay cái mâm cơm nhà mình nay phải ăn rau muống 10.000 đ/bó sao?
Hơn thế nữa anh còn hứa (lại hứa) dành 200.000.000 USD cho sinh viên vay, bảo đảm không có sinh viên nào vì không có tiền học phí mà phải bỏ học (!) và dành 20.000 tỉ đồng cho Tiện chị Bố nữa! (Lạy chúa! anh chắc chưa đọc ngay trên tờ T.Tr 30/9, ở trang 4 đăng tin này thì ngay trang 10 lại cho chạy ngay cái tít to tổ đùng khá là …thâm thúy: ”Cha vái cho con thi…rớt!)


Sự thật về sự tiến bộ vượt bậc về các mặt đây chăng?

Túm lại: chưa bao giờ suốt nửa thế kỷ sống và làm việc ăn lương để nói dối trong hệ thống tuyên và giáo của “đảng tiền là phong” với phương châm “nói dối để chiến thắng kẻ thù không có tội”, mình lại thấy một sự nổi loạn một cách tiêu cực để vạch trần sự dối trá trong nội bộ cái đảng tư bản đỏ tiếm danh cộng sản để “bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình” như lần này.
Nguyên nhân, theo trình độ chính trị loại xoàng của mình, thì:
1-Các ông “vua tập thể” tự nhận mình là Đảng nay đã nhìn thấy cái sự tồn vong của họ là không còn cách nào biện hộ. Phù thủy và âm binh đều đang nổi lên phá nhau loạn xà ngầu.
2- Cá đối bằng đầu chẳng thằng nào phục con nào nên cứ thoải mái nói ngược nhau, chẳng cần giữ gìn ý tứ…
3-Những tay “chủ xị” nay hầu hết đã sắp hoặc qua tuổi về vườn (theo nhiệm kỳ và giới hạn tuổi tác) với đầy đủ trang trại, nhà lầu tiện nghi (kiểu về vườn Nông Đức Mạnh, Lê Khả Phiêu….) vậy thì…dại gì không thỉnh thoảng đổ vài lít nước đường cho cái dân Việt (nhất là bọn trí thức) đang “đói tự do, dân quyền” để cho chúng nuôi vài tia hy vọng ….hão!
4-Những kẻ lâu nay ăn hưởng lộc Đảng nhờn môi nhờn mép dại gì, nhân dịp này chẳng giả vờ “giác ngộ, diễn biến, “thoái hóa …cái mồm” tí chút! Biết đâu đấy sẽ trở thành một Putin, một Lavrov hoặc một Abramovich …trong cái Cộng đồng Liên Bang Việt thì sao?
Cho nên, trừ những con người hiện đang sống vô gia cư, chết vô địa táng, chạy bữa sáng lo bữa chiều, tiến sỹ thật mà nghèo mạt rệp, những công nhân, sinh viên thạc sỹ thất nghiệp cả triệu người…. ra, mình luôn luôn giũ vững niềm “bất tín nhiệm chiến lược” với các vị lương đảng chi tiền chục triệu/tháng, nhà đảng cho 2, 3, 7 tầng, nói gì mình cũng cho là: nói dzậy mà không phải dzậy đâu!
Và thấy có nhiệm vụ phải giãi bầy với lớp trẻ dang còn ít kinh nghiệm đánh giá con người (nhất là bọn cơ hội chính trị) ngày hôm nay.
Liệu mình có quá đa nghi không các bạn ?

XXXXXXX

(*) Mình xin phép gọi mấy anh lãnh đạo là… “Chú” mà không sợ bị quy là “hỗn vì:
Chú nào cũng kém mình cả mười mấy, hai mươi tuổi. Chú Trọng già nhất (sinh năm 44) thì khi chú lên 1 là mình đã là anh lính Vệ Quốc.
Hơn thế nữa mình bị học hành 11 năm dười thời đế quốc sài lang nên đọc hơi bị nhiều các thứ sách bằng 2 thứ ngoại ngữ kể cả “Tư bản Luận”, “Làm gì” và sau đó vào Đảng sớm (đúng năm chú Hùng chú Dũng ra đời (1949) nên bị nhồi nhét chủ nghĩa Mác đến… “bội thực” qua các cuộc chỉnh đảng, chỉnh quân, các lớp chính trị dài ngắn hạn nên… sáng mắt, sáng lòng qua các cuộc CCRĐ, qua vụ Nhân Văn Giai Phẩm, qua “30 năm đánh đây là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc”…nên bị thoái hóa rất sớm hơn kiểu thoái hóa của các chú nhiều!

Mình cũng sẵn sàng “đấu lý luận với bất cứ ai về cái “chủ nghĩa xã hội”, chưa bao giờ có, không bao giờ có và nhất định chỉ là lừa bịp dân này!

Lỗi duy nhất


Trong một xã hội mà sự gian dối đã trở thành chân lý sống còn để thành đạt, thì việc người ta tự nêu lên khuyết điểm của mình trước xã hội là điều vô cùng khó khăn. Nhất lại là việc các quan chức nói về những yếu kém lãnh đạo, mánh mung tham nhũng của họ lại càng khó hơn chuyện mò kim đáy bể. Nhưng rồi với sự lãnh đạo thiên tài của đảng, chúng ta vẫn được chứng kiến điều đó xảy ra. Tấn hài này được gọi là “Phê bình và tự phê bình”, nó được đảng Cộng Sản đặc biệt ưa dùng bởi tính hữu dụng và sự huyễn hoặc có một không hai.
Khi một kẻ nắm quyền hành trong tay thì điều mà người ta sợ nhất là sự lạm quyền. Quyền hành một khi mà bị lạm dụng thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tai hại cho xã hội, ấy là việc tham nhũng lan tràn, ỷ thế hiếp dân, coi thường pháp luật, và nhiều tội ác vi phạm nhân quyền khác. Vậy thì ai là kẻ lạm quyền? Quả là không ai khác ngoài các vị lãnh đạo có địa vị xã hội. Thế thì làm cách nào ngăn ngừa lạm quyền để mang lại sự ích nước lợi dân? Ấy là tạo nên các thiết chế xã hội đối trọng để kiểm soát quyền hành của họ.

Các thiết chế kiểm soát quyền hành nói trên là gì? Đó là các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội được nhân dân trao quyền để khống chế và kiểm soát lẫn nhau. Như vậy thì tránh được tình trạng quyền lực tập trung vào một cơ quan duy nhất, điều kiện để dẫn đến sự lạm dụng quyền lực và coi thường pháp luật. Nhưng hệ thống cấu trúc này chỉ có được trong một thể chế dân chủ, khi mà người dân thực sự gánh vác vai trò làm chủ xã hội. Kẻ cầm quyền luôn có xu hướng thâu tóm quyền lực mà không chịu chia sẻ thế mạnh đó với ai. Chỉ trong một xã hội dân chủ đa đảng thì họ mới không thể thâu tóm quyền hành và buộc phải sẻ chia thế lực. Điều đó khiến cho xã hội ngày càng trở nên lành mạnh và tiến bộ, bởi những giá trị dân chủ và minh bạch luôn hiện hữu.
Sự thể là vậy, nhưng một chế độ độc đảng như Việt Nam cũng muốn lành mạnh và tiến bộ thì phải làm sao? Vì nó không có các đảng đối lập và những tổ chức xã hội độc lập. Mọi tổ chức đoàn thể đều do đảng Cộng Sản lập nên và tự quản lý. Vậy thì có cách nào để lành mạnh hoá bộ máy nhà nước? Về lý thuyết thì không thể làm được, nhưng dưới sự lãnh đạo thiên tài của đảng Cộng Sản thì không có gì là không thể. Điều mà các đồng chí lãnh đạo đảng vẫn hay gọi một cách âu yếm là “Phê và tự phê” (Tức là phê bình và tự phê bình).
Theo đó thì để giải quyết những tồn tại yếu kém của các cá nhân lãnh đạo thì lâu lâu người ta lại tổ chức một cuộc họp để “Phê và tự phê”. Trong những buổi họp này, các đồng chí lãnh đạo đảng từ trung ương đến địa phương lần lượt phê bình những khuyết điểm yếu kém của nhau. Đặc biệt hơn là màn “Tự phê” có một không hai trong lịch sử. Đây là một sản phẩm đặc sắc mà người Cộng Sản giữ bản quyền, không ai được vi phạm.
Tại một buổi họp “Phê bình và tự phê bình”.
Lúc này các đồng chí lãnh đạo ăn mặc chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng đã tề tựu đông đủ. Sở dĩ phải nghiêm chỉnh như thế, vì sau buổi này họ sẽ trở thành những con người hoàn thiện hơn, là khuôn vàng thước ngọc cho mọi người học tập. Bấy giờ đồng chí chủ tịch kiêm bí thư ngồi ở ghế giữa phía trên để chủ trì hội nghị, hai bên có văn võ bá quan. Bên dưới là các đồng chí lãnh đạo khác với đủ mọi ban ngành, đang chờ đến giây phút thăng hoa để đạt tới cảnh giới cao hơn.
Gọi là phê bình nhưng chẳng thấy phê bình ai, mà chỉ thấy họ ca ngợi lẫn nhau. Vậy thành ra các đồng chí toàn là người ưu điểm cả. Do đó mà ai cũng vui vẻ để mà tự tin lãnh đạo nhân dân trong nhiệm kỳ sắp tới.
Và rồi màn hồi hộp nhất của vở kịch cũng đến, ấy là giờ phút phê bình đồng chí chủ tịch kiêm bí thư, người đang ngồi ghế cao nhất để chủ trì hội nghị.
Bên dưới người ta lần lượt đứng lên phát biểu, người nào cũng ca ngợi sự sáng suốt anh minh của ngài, để đến nổi mặt ngài đỏ lên vì sung sướng. Lúc này đây, trong không khí huyễn hoặc thiêng liêng này, ngài chủ tịch kiêm bí thư tựa như một bức tượng thần được đặt trang nghiêm để người ta thắp hương khấn vái. Khi những lời ngợi ca vừa dứt, ngài liền khiêm tốn đứng lên và cất giọng ôn tồn:
- Tôi cũng là con người, có phải thánh nhân gì đâu mà các đồng chí ca ngợi nhiều như thế? Mà đã là người thì ai cũng có sai lầm khuyết điểm cả, vậy nên tôi muốn được nghe các đồng chí nói thật, nêu lên khuyết điểm của tôi, để hội nghị ta khỏi phải mang tiếng là hình thức.
Không khí căng như dây đàn, người ta nhìn nhau rồi cùng vắt óc nghĩ xem đồng chí chủ tịch kiêm bí thư nói thật hay đùa. Không ai dám lên tiếng, vì chỉ một lời nói bất cẩn trong lúc này là tai họa, có thể đi tong cả sự nghiệp. Lâu thật lâu, và rôì để phá tan cái không khí bế tắc đó, một người được lựa chọn mạnh dạn đứng lên phát biểu:
- Thưa đồng chí chủ tịch kiêm bí thư, chúng tôi ai cũng bất bình vì đồng chí có lỗi mà không chịu nhận. Đồng chí chỉ có một lỗi duy nhất, ấy là có ưu điểm mà lại khiêm tốn không chịu nhận ạ!...
 

Cuộc chiến giữa đảng tính, nữ tính và các loại “tính”

  Thái Hữu Tình
.
Vụ công an giở trò đồi bại “sàm sỡ”, chộp ngực nữ sinh Nguyễn Phương Uyên, tiếp sau vụ công an lột quần nữ Blogger Nguyễn Hoàng Vi (để tìm những căn cứ thù địch có thể lật đổ đảng và nhà nước) đã báo hiệu gì về sự lên tay của “thanh kiếm và lá chắn” và sự xuống dốc của nền văn hóa Vô sản?
Ở đây có vấn đề văn hóa, từ văn hóa sinh ra các “tính”. Văn hóa Vô sản được nâng thành “văn hóa Đảng”, cô đọng trong “tính Đảng”, “tính giai cấp ”, cuối cùng kết tinh chính ở “tính…Công an ”, bởi đặc trưng cho ĐCS  không gì tốt hon là lực lượng công an. Thật vậy, công an là tập hợp người duy nhất trong xã hội dám tuyên bố thẳng thừng “công an CHỈ biết còn Đảng còn mình” (chỉ biết nghĩa là ngoài ra không cần biết gì khác). Khẩu hiệu ấy cho thấy công an là hiện thân của ĐCS ở dạng rút gọn, tinh khiết, đậm đặc, không pha trộn, trong đó bao gồm cả cảnh sát, an ninh, và thêm một số nhỏ trong lực lượng bảo vệ, dân phòng, vì thế nhân dân luôn coi bàn tay công an là bàn tay của đảng, đại diện cho “tính Đảng”, và mỗi công an cũng không thể quên được điều này. Nay bàn tay của “tính Đảng” ấy lại nhân  danh “thi hành công vụ” để lột quần áo và sờ soạng phụ nữ thì nó biến thành “tính” gì? Thưa đó là “tính Thú” hay “tính Côn đồ”! Thử hỏi vì sao từ “tính” nọ lại biến thành “tính” kia một cách dễ dàng và ngang nhiên như vậy?
 Nói chung, cái gì đã thành “tính”, thành nết, là đã ngấm vào xương tủy, cái “tính” nó đã như thế, thì mọi phương thuốc cũng như việc “học tập đạo đức”, nhất là đạo đức giả, chỉ làm cho nó ngứa thêm !
Hiện tượng ngày càng nhiều cán bộ đảng và chính quyền cấp tỉnh là từ công an chuyển sang, cho thấy giai đoạn đảng và chính quyền ngày càng được Công an hóa. Còn công an thì ngày càng được côn đồ hóa, biểu hiện ở chỗ rất nhiều vụ công an và côn đồ cùng nhau hiện diện, khoác áo lẫn của nhau để “hợp đồng tác chiến”! Các mắt xích đã  chuyển hóa và liên kết nhau như vậy thì việc một kẻ nhân danh “tính Đảng” để thực hiện một hành vi của “tính Thú” và “tính Côn đồ” cũng không có gì khó hiểu.
 uyen Đặc biệt cô gái Phương Uyên trước Tòa đã ngang nhiên tuyên bố chống “Đảng” (nhưng yêu cầu đừng đánh đồng đảng với dân tộc và đất nước) , tức là cô đã đem nữ tính chống lại đảng tính ở khâu mạnh nhất và nhạy cảm nhất của đảng là nơi công an và tòa án, cô thật oai hùng. Có phải vì thế mà tên công an nọ với đảng tính trong đầu đã đánh lén vào nơi yếu nhất và nhạy cảm nhất của nữ tinh hòng vớt vát chút “chiến lợi phẩm” thật đáng sỉ nhục!
Có những chính quyền phản động đã dùng khoái cảm trên thân xác phụ nữ làm phần thưởng cho những tên lính đánh thuê, như phát xít Nhật đã dùng trong thế chiến thứ II mà nhân loại còn muôn đời phỉ nhổ. Còn đáng phỉ nhổ trăm lần hơn khi đây là những nữ sinh, thanh nữ dũng cảm, trong sáng, vượt trên tầm bao kẻ mày râu về lòng yêu nước và khí phách tự do, từng được vinh danh trong các trang mạng dân chủ trong nước và quốc tế. Hơn ở đâu hết, Nữ tính ở Việt Nam là kết tinh của Nhân tính và Dân tộc tính nên đã được nhân dân phụng thờ. Nhân danh quyền  nọ lợi kia để xúc phạm niềm thiêng liêng ấy, để trả thù một cách tiểu nhân lên những phẩm chất hương hoa ấy là điều thật nhục nhã.
Trong cuộc chiến đấu chống nội xâm toàn trị và chống ngoại xâm phương Bắc hiện nay những dòng dõi nữ lưu của Bà Trưng bà Triệu đã nổi lên nhiều tấm gương sáng tiên phong không phải là điều ngẫu nhiên, bởi đây là biểu trưng của tính THIỆN phải nổi lên chống lại biểu trưng của tính ÁC đó thôi!
viĐiều nghịch lý là trước những vi phạm thô bạo của công an đối với nhân phẩm của những phụ nữ ưu việt và oan trái như vậy, tổ chức Hội phụ nữ các cấp phải là những nơi lên tiếng bênh vực phụ nữ đầu tiên, nhưng họ không bênh vực gì hết, không lên án kẻ vi phạm gì hết. Bởi vì nữ tính trong các tổ chức phụ nữ ấy đã bị tính “Đảng” và tính giai cấp trùm lên trên rồi. Thực tiễn ấy cho thấy các tổ chức của Mặt trận Tổ quốc dưới sự chi phối của tính “Đảng” đã không còn là những tổ chức dân sự đúng nghĩa. Nhu cầu thành lập các tổ chức dân sự đích thực của người dân nằm ngoài Mặt trận Tổ quốc của ĐCS quả là đã chín muồi!
haiBiết viết gì đây để bày tỏ hết lòng cảm phục với các mẹ, các chị, các em gái của đất nước mình trong những cơn đại nạn để cứu lấy gia đình và xã hội? Do ưu thế của cái Thiện áp đảo cái Ác nên nơi tưởng như yếu nhất của phái yếu lại thành nơi mạnh nhất, và ngược lại. “Cái đẹp cứu rỗi xã hội”, không có “cái đẹp” cứu rỗi chắc con người đã thành thú với nhau cả rồi.
Kẻ nhân danh lá cờ mà làm điều tồi bại thì làm nhục lá cờ, hiệu quả ấy muôn đời đã rõ!
Cách duy nhất lấy lại phần nào danh dự của lá cờ là trừng trị nghiêm khắc kẻ đã bôi cho thêm bẩn, ít ra là như thế. Còn nếu cứ bôi như vậy cũng không ảnh hưởng gì, chẳng bẩn gì thêm thì…xin thôi, vì còn biết lấy gì để nói?
                                                                                                       T.H.T
                                                                                                     28-9-2013

QUYỀN LỰC của KHÔNG QUYỀN LỰC - Phần 9

* VÁCLAV HAVEL
(tiếp theo - Phần 9)
… Tất nhiên, trên thực tế họ thường không phát hiện ra là mình là những "nhà bất đồng chính kiến" cho đến khi họ thực sự trở thành người ấy. "Bất đồng chính kiến" khởi nguồn từ những động cơ hoàn toàn khác với lòng hám danh vọng và địa vị tên tuổi. Tóm lại, họ không quyết trở thành "nhà bất đồng chính kiến", và thậm chí nếu họ có dành hai bốn giờ một ngày cho nó, nó vẫn không phải là một nghề, mà cơ bản là một thái độ nhân sinh. Hơn nữa, thái độ đó hoàn toàn không phải là độc quyền của những người nhận cái danh hiệu "nhà bất đồng chính kiến" chỉ vì họ ngẫu nhiên đáp ứng được các điều kiện chắp vá và mang tính hình thức kể trên.
Có muôn ngàn người không tên tuổi khác đang cố gắng sống trong sự thật, và hàng triệu người muốn mà chưa thể, đơn giản vì có lẽ làm như thế trong điều kiện của họ cần can đảm lớn gấp mười lần cái can đảm của những người đã bước trước một bước kia. Nếu vài chục người ngẫu nhiên được nhấc ra trong số ấy và đặt vào một hạng đặc biệt, thì điều này sẽ hoàn toàn bóp méo bức tranh chung. Nó bóp méo theo nhiều cách. Hoặc là nó gợi ý rằng những "nhà bất đồng chính kiến" ấy là những người lỗi lạc, như là các "loài thú được bảo vệ", người được phép làm những điều mà người khác không được làm, là những người mà chính quyền thậm chí còn nuôi dưỡng để thể hiện sự khoan dung nhân từ của nó; hay nó che chắn cho một ảo ảnh rằng: vì số những kẻ phản động vốn chưa làm được gì nhiều này không đếm đủ đầu ngón tay, thì chắc là số còn lại là người phục tùng, bởi vì nếu họ không phục tùng thì chắc là đã bị liệt là "nhà bất đồng chính kiến" rồi.
Nhưng đó không phải là tất cả. Cách phân loại này vô tình đã tô đậm ấn tượng rằng quan tâm cơ bản của những "nhà bất đồng chính kiến" này là lợi ích thiết thân (vested interest) nào đó mà họ cùng chia sẻ với tư cách là một nhóm, như thể toàn bộ cuộc cãi lộn của họ với nhà nước chẳng có gì hơn là xung đột khó hiểu giữa hai nhóm đối lập, một cuộc xung đột chẳng liên quan tí gì đến xã hội. Nhưng ấn tượng ấy mâu thuẫn về cơ bản với tầm quan trọng thực sự của thái độ "bất đồng chính kiến", thái độ mà dù vùng lên hay ngã xuống đều vì quyền lợi của người khác, vì cái đang gây ra nỗi đau cho toàn xã hội, hay nói cách khác, vì sự quan tâm tới những người còn chưa dám nói. Nếu các "nhà bất đồng chính kiến" có một thứ uy quyền nào đó, và nếu họ còn chưa bị tiêu diệt từ lâu như những con côn trùng kì cục xuất hiện không đúng chỗ, thì không phải vì nhà nước muốn giữ lại một nhóm đặc biệt này và tư tưởng đặc biệt của họ trong một niềm phấn khích, mà vì nó hoàn toàn hiểu rõ quyền lực chính trị tiềm tàng của "sống trong sự thật" bắt rễ từ "không gian bí mật", và cũng nhận thức rõ cái loại thế giới mà "bất đồng chính kiến" được sản sinh ra và cái thế giới mà nó tác động: thế giới của đời sống thường ngày, thế giới của mâu thuẫn hàng ngày giữa những mục tiêu của cuộc đời với mục tiêu của hệ thống. (Còn gì minh chứng tốt cho điều này hơn là hành động của chính quyền sau khi Hiến chương 77 xuất hiện, khi nó khai hỏa một chiến dịch buộc toàn dân tộc phải tuyên bố rằng Hiến chương 77 là sai? Hàng triệu chữ kí đã chứng tỏ, bên cạnh những điều khác, rằng điều ngược lại mới đúng). Các bộ máy chính trị và cảnh sát không phung phí một sự quan tâm to lớn đến những "nhà bất đồng chính kiến" (cái có thể gây ấn tượng là chính quyền sợ họ như thể sợ một tập đoàn quyền lực khác vậy) bởi vì họ chính là một tập đoàn quyền lực khác; mà bởi vì họ là những người bình thường, với những mối quan tâm thường nhật, và chỉ khác với số đông ở chỗ họ nói lớn điều mà những người khác không thể hoặc vì sợ mà không dám nói. Tôi đã từng đề cập đến ảnh hưởng chính trị của Slzhenitsyn: nó không nằm trong một quyền lực chính trị riêng biệt mà ông có với tư cách là một cá nhân, mà ở trải nghiệm của hàng triệu nạn nhân Gulag mà ông chỉ đơn giản là tăng âm và truyền đạt tới hàng triệu người có lương tri khác.
Chọn ra một nhóm các "nhà bất đồng chính kiến" lỗi lạc cũng có nghĩa là phủ nhận khía cạnh đạo đức cốt lõi nhất trong hoạt động của họ. Như ta đã thấy, "phong trào bất đồng chính kiến" phát triển từ nguyên tắc bình đẳng, đặt trên quan niệm rằng quyền con người và tự do là không chia tách được. Cuối cùng, chẳng phải những "nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng" trong KOR [3] đã bảo vệ những người lao động không tên tuổi hay sao? Và chẳng phải chính vì lí do này mà họ trở thành "những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng"? Và chẳng phải "những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng" trong Hiến chương 77 đoàn kết lại dưới Hiến chương 77 sau khi họ đã đến cùng nhau để bảo vệ những nhạc sĩ vô danh, và họ trở nên "các nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng" chính vì lẽ đó? Thật là một nghịch lí tàn nhẫn là càng nhiều công dân đứng lên bảo vệ các công dân khác, thì họ lại càng bị dán bởi một từ ngăn cách họ với "các công dân khác".
Cách giải thích này, tôi hi vọng, sẽ làm rõ tầm quan trọng của các dấu ngoặc kép mà tôi đặt ngoài từ nhà bất đồng chính kiến trong suốt tiểu luận này.

XIV.
Vào thời gian các vùng đất Czech cùng với Slovackia là một phần của Đế chế Áo-Hung, và khi mà không tồn tại cả những điều kiện xã hội, tâm lí, chính trị lẫn lịch sử cho phép những người Czech và Slovack tìm kiếm bản sắc của mình bên ngoài cái khung đế chế này, thì T. G. Masaryk đã xác lập một cương lĩnh dân tộc Czechoslovak dựa vào khái niệm "công việc quy mô nhỏ" (drobná práce). Theo đó, ông hàm ý rằng các công việc có trách nhiệm và trung thực trong những mặt vô cùng khác nhau của đời sống nhưng nằm trong trật tự xã hội hiện thời sẽ kích thích sự sáng tạo và tự tin quốc gia. Đương nhiên, ông đặt trọng tâm vào sự khai sáng và giáo dục, và vào các mặt đạo đức và nhân văn của cuộc sống. Masaryk tin rằng điểm bắt đầu khả thi duy nhất cho một tương lai quốc gia sáng lạn hơn là ở chính con người. Nhiệm vụ đầu tiên của con người là tạo ra các điều kiện cho một cuộc sống nhân văn hơn: và theo Masaryk, nhiệm vụ chuyển biến tầm vóc của quốc gia bắt đầu từ chuyển biến con người.
Khái niệm "làm việc vì lợi ích dân tộc" bám rễ trong lòng xã hội Czechoslovak và theo nhiều khía cạnh, nó đã thành công và còn sống đến ngày nay. Cùng với những người khai thác khái niệm này như là biện minh tinh tế cho việc hợp tác với chính quyền, vẫn còn nhiều người khác, ngay cả ngày nay, vẫn ấp ủ lý tưởng và, ít nhất trong một số lĩnh vực, có thể dẫn tới những thành quả không chối cãi được. Rất khó nói sự thể sẽ còn tồi tệ đến đâu nếu không có những người làm việc cật lực, những người chỉ đơn giản là không chịu từ bỏ và cố gắng không ngừng làm mọi việc có thể, trả một cái giá tối thiểu cho "sống trong dối trá" để họ có thể cống hiến tới mức cao nhất cho những nhu cầu chân chính của xã hội. Nhưng người này coi, một cách đúng đắn , rằng mọi việc tốt đều là một sự phê phán gián tiếp nền chính trị tồi tệ, và rằng có những điều kiện khiến cho con đường này đáng để đi theo, cho dù nó có thể có nghĩa rằng họ phải từ bỏ quyền tự nhiên được phê phán trực tiếp.
Tuy nhiên, ngày nay, có những giới hạn rất rõ ràng cho thái độ này, thậm chí khi so sánh với tình huống những năm 60. Ngày càng thường xuyên có những người đang cố gắng thực hiện phương châm "làm những việc nhỏ" cuối cùng đã phải đối mặt với hệ thống hậu toàn trị và thấy mình đứng trước một thế lưỡng nan: hoặc họ phải rút bỏ vị thế ấy, từ bỏ sự ngay thẳng, trách nhiệm và nhất quán mà vị thế ấy dựa vào và thích nghi với hoàn cảnh (cách mà đa số đã lựa chọn), hoặc là phải đi tiếp con đường đã đi và không thể tránh khỏi rơi vào xung đột với chế độ (có một thiểu số đã chọn cách này).
Nếu ý tưởng về "công việc quy mô nhỏ" không bao giờ có chủ đích - như là mệnh lệnh phải tồn tại bên trong cấu trúc chính trị và xã hội hiện có, bằng bất kì giá nào (trong trường hợp đó, những người tự cho phép mình bị cách li khỏi hệ thống tất yếu sẽ phải thôi "làm việc cho dân tộc") - thì ngày nay nó thậm chí càng ít quan trọng. Không có mô hình chung nào cho phép ứng xử, tức là, không có cách tổng quát và ngắn gọn nào quyết định cái điểm mà các "công trình quy mô nhỏ" không còn là "vì lợi ích dân tộc" và trở thành "gây hại cho dân tộc". Tuy nhiên, hiển nhiên là cái mối nguy của sự đảo ngược chiều ngày càng sâu sắc, và các công việc quy mô nhỏ ấy (với tần suất ngày càng thường xuyên hơn) trở nên chống lại cái giới hạn mà nếu vượt qua đó, tránh xung đột có nghĩa là tự gây tổn thương tới chính bản chất của nó.
Trong năm 1974, khi tôi được nhận vào nhà máy bia, cấp trên trực tiếp của tôi là ông S, người rất sành sõi trong nghệ thuật làm bia. Ông tự hào về nghề và ông muốn nhà máy làm bia ngon. Ông dành phần lớn thời gian cho công việc, không ngừng cải tiến, và ông thường xuyên làm chúng tôi khó chịu vì ông nghĩ chúng tôi cũng yêu nấu bia như ông. Kẹt giữa sự thờ ơ với công việc mà chủ nghĩa xã hội tạo ra, thật khó tưởng tượng một người lao động có thinh thần xây xựng hơn ông.
Nhà máy bia được quản lí bởi những người làm việc ít hơn và cũng không yêu thích nó lắm, nhưng lại có ảnh hưởng lớn hơn về chính trị. Họ khiến nhà máy bia sụp đổ và không chỉ không đáp lại bất kì đề xuất nào của S, mà họ còn ngày càng thù địch với ông và bằng mọi cách cản trở những nỗ lực làm việc tốt của ông. Cuối cùng, tình huống trở nên quá tồi tệ đến nỗi S cảm thấy buộc phải viết một lá thư dài cho cấp trên của ban giám đốc, trong đó ông cố gắng phân tích những khó khăn của nhà máy. Ông giải thích tại sao nó kém nhất trong quận và chỉ ra những người phải chịu trách nhiệm.
Tiếng nói của ông không bao giờ được lắng nghe. Giám đốc, người có quyền lực chính trị nhưng mù tịt về bia, một người thù công nhân và đầy mưu mô, giả thử có thể bị thay thế và những điều kiện trong nhà máy bia giả thử có thể được cải thiện - từ những đề nghị của S. Nếu điều đó xảy ra, nó đã có thể là ví dụ hoàn hảo cho "công việc quy mô nhỏ" trên thực tiễn. Không may, điều ngược lại đã xảy đến: giám đốc nhà máy, một ủy viên Quận ủy, có bạn bè ở các vị trí cao hơn và ông ta đã thấy sự việc kết thúc có lợi cho mình. Phân tích của S được coi là "tài liệu vu khống" và S bị chụp mũ là "gián điệp chính trị". Ông bị đuổi khỏi nhà máy bia và chuyển sang làm một nghề chẳng đòi hỏi kĩ năng gì. Ở đây, khái niệm "công việc quy mô nhỏ" đã đụng phải bức tường của hệ thống hậu toàn trị. Vì nói lên sự thật, S đã bước qua lằn ranh, phá vỡ luật lệ, loại mình ra, và ông kết cục thành công dân hạng hai, bị bêu rếu như kẻ thù. Giờ đây, ông có thể nói bất kì điều gì ông muốn, nhưng ông sẽ không bao giờ kì vọng là sẽ được lắng nghe - như là vấn đề nguyên tắc. Ông đã trở thành một "nhà bất đồng chính kiến" của Nhà máy bia Đông Bohemia vào trong đó vì cảm nhận cá nhân về trách nhiệm của anh, cộng với một phức hợp ngoại cảnh. Anh bị loại khỏi cấu trúc hiện thời và bị đặt vào vị trí đối lập với nó. Nó bắt đầu bằng cố gắng làm việc tốt của anh, và kết thúc bằng biệc bị dán nhãn là kẻ thù của xã hội. Đây là lí do tại sao hoàn cảnh của chúng ta không thể đem so được với Đế chế Áo-Hung, khi mà dân tộc Czech, trong giai đoạn tồi tệ nhất của nền chuyên chế Bach, chỉ có mỗi một "nhà bất đồng chính kiến" thực sự, Karel Havlícek, người bị bỏ tù ở Brixen. Ngày nay, nếu không hợm hĩnh [việc chúng ta là những nhà bất đồng chính kiến], chúng ta buộc phải thừa nhận rằng các "nhà bất đồng chính kiến" có thể tìm thấy ở mọi góc phố.
Phê phán các "nhà bất đồng chính kiến" vì họ từ bỏ "công việc quy mô nhỏ" thì thật là kì quặc. "Bất đồng chính kiến" không phải là một sự thay thế cho ý tưởng của Masaryk, mà nó thường xuyên là kết quả tất yếu [của ý tưởng ấy]. Tôi nói "thường xuyên" để nhấn mạnh rằng không phải lúc nào cũng vậy. Tôi còn lâu mới tin rằng những người có trách nhiệm và tử tế không ai khác ngoài những ai đã nhận ra mình lạc lõng trong cấu trúc chính trị và xã hội hiện thời. Cuối cùng thì, nghệ nhân bia S có thể đã chiến thắng trận đánh của ông. Nguyền rủa những người vẫn giữ vị trí của họ chỉ vì họ đang giữ vị trí ấy, hay nói cách khác, vì họ không phải là "nhà bất đồng chính kiến" thì cũng kì cục như là dựng họ lên như những "nhà bất đồng chính kiến". Trong bất kì tình huống nào, sẽ là mâu thuẫn với toàn bộ thái độ "bất đồng chính kiến" - được xem như một cố gắng sống trong sự thật - nếu người ta đánh giá hành vi con người không như nó vốn có và liệu nó tốt hay không, mà lại theo những tình cảnh cá nhân mà những cố gắng như thế đã đưa họ đến chỗ đó…
(còn tiếp)

Tư hữu là cốt lõi của tự do

Ludwig von Mises Institute  
Mises Daily: Friday, August 23, 2013 by 
Phạm Nguyên Trường dịch
Ron Paul, là thành viên sáng lập và cố vấn nổi tiếng của Viện Mises, sẽ tổ chức sinh nhật thứ 78 trong tuần này. Đoạn văn dưới đây được lấy từ bài phát biểu tại Hạ viện vào năm 1999, trong đó Ron Paul chỉ rõ tại sao sở hữu tư nhân và quyền riêng tư là rất cực kì cần thiết nhằm bảo vệ quyền tự do dân sự. Đây cũng là một phần của Chương 10 tác phẩm Chính sách đối ngoại tự do (A Foreign Policy of Freedom) của Ron Paul.

Quyền riêng tư là cốt lõi của tự do. Không có nó thì các quyền cá nhân không thể tồn tại được. Quyền riêng tư và quyền sở hữu liên kết chặt chẽ với nhau. Nếu cả hai quyền này đều được bảo vệ thì chẳng cần nói nhiều về những quyền tự do dân sự khác. Nếu nhà ở của một người, nếu nhà thờ hay doanh nghiệp của người đó là pháo đài của anh ta, và sự riêng tư của anh ta, thư từ và đồ đạc của anh ta được bảo vệ một các vững chắc, thì tất cả các quyền mà người ta mong muốn trong một xã hội tự do sẽ được bảo đảm. Bảo vệ một cách cẩn thận quyền riêng tư và quyền sở hữu tài sản cũng là bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tự do báo chí và tự do chính trị, cũng như nền kinh tế thị trường tự do và đồng tiền mạnh. Coi thường quyền riêng tư thì tất cả những quyền khác sẽ bị đe dọa ngay lập tức.
2Hiện nay chúng ta đang chứng kiến một cuộc tấn công có hệ thống và phổ biến vào quyền riêng tư của công dân Mỹ, một cuộc tấn công sẽ làm suy yếu các nguyên tắc về quyền sở hữu tài sản tư nhân. Hiểu rõ lý do vì sao cuộc tấn công vào quyền riêng tư lại đang mở rộng nhanh chóng và nhận thức đươc sự cần thiết đảo phải ngược xu hướng này là nhu cầu cấp bách, nếu muốn bảo vệ nước Cộng hòa của chúng ta. 
Việc hoàng gia Anh không tôn trọng quyền riêng tư và tài sản của người dân thuộc địa ở Mỹ là một động lực mạnh mẽ cho cuộc Cách mạng Mỹ và dẫn đến Tu chính án IV, được diễn đạt một cách mạnh mẽ và rất rõ ràng. Trong đó nhấn mạnh rằng,việc khám xét và thu giữ đều bị cấm, trừ khi lệnh được ban hành với lí do chính đáng, được khẳng định bằng lời thề hay tuyên thệ, với các chi tiết về vị trí, người và đồ vật bị tịch thu. Điều này là khác xa với những vụ bắt giữ của chính phủ liên bang và việc tịch thu tài sản đang thường xuyên diễn ra hiện nay. Thư tín của chúng ta không còn được xem là tài sản cá nhân và bí mật thư tín đã được loại bỏ. Tài sản tư nhân bị các cơ quan chính phủ khám xét mà không cần lệnh của bất kì ai. Chính phủ đã thu những khoản tiền phạt khổng lồ khi dường như những đạo luật của liên bang đã bị vi phạm, còn người dân thì phải  chứng minh rằng mình vô tội, đấy là nói nếu họ muốn đưa tình trạng lạm dụng ra tòa và không bị phạt nặng.
Tám mươi ngàn cảnh sát vũ trung liên bang và cán bộ của các cơ quan thi hành pháp luật đang tuần tra đất nước và các cơ sở kinh doanh của chúng ta. Các nhóm tôn giáo bị nghi ngờ bị theo dõi và đôi khi bị giải tán không theo trình tự của pháp luật, với ít hoặc không có bằng chứng về những việc làm sai trái của họ. Khi FBI đã nhảy vào thì tòa án địa phương và trung ương chẳng còn mấy giá trị.  Ngày nay, chính phủ tịch thu một cách bất hợp pháp tài sản đã trở thành chuyện thường ngày, các nạn nhân phải chứng minh rằng mình vô tội thì mới lấy lại được tài sản. Họ thường thất bại vì chi phí quá cao và những rào cản pháp lý ngăn cản các nạn nhân.
Mặc dù cử tri trong những năm 1990 đã lên tiếng đòi hỏi một sự thay đổi định hướng và đòi một chính phủ nhỏ hơn, ít chỉ đạo hơn; nhưng những cuộc tấn công của Quốc hội, chính quyền, và tòa án vào quyền riêng tư ngày càng gia tăng. Người ta đã đưa ra kế hoạch thực hiện chứng minh thư trong toàn quốc, ngân hàng dữ liệu y tế toàn quốc, ngân hàng dữ liệu về các bác sĩ cá nhân, những ông bố không chịu trả tiền cấp dưỡng, và những chương trình theo dõi tất cả các giao dịch tài chính của chúng ta.
Số an sinh xã hội được lập ra như biện pháp nhận diện cho tất cả mọi người. Hiện nay số an sinh xã hội thường được sử dụng cho tất cả mọi thứ: giấy khai sinh, mua xe ô tô, gặp bác sĩ,  nhận việc, mở tài khoản ngân hàng, nhận bằng lái xe, mua hàng thường xuyên, và, tất nhiên là giấy chứng tử. Từ khi sinh ra đến khi chết, sự giám sát của chính phủ ngày càng phổ biến hơn và chặt chẽ hơn. Cuộc tấn công vào quyền riêng tư không phải là một trùng hợp ngẫu nhiên hay một sự kiện không có lý do nào hết. Nó là kết quả của một triết lý biện minh cho nó và đòi hỏi nó. Chính phủ không dành hết sức mình cho việc bảo vệ tự do thì nhất định – do bản chất của nó – sẽ để cho quyền lợi quý giá này bị xói mòn. Một chính phủ được lập ra nhằm bảo vệ đời sống, bảo vệ tự do và tài sản phải bảo vệ quyền riêng tư của tất cả công dân; điều này không thể xảy ra trừ khi tài sản và thành quả lao động của một người, của mỗi công dân, được bảo vệ, không để cho những tên côn đồ trên đường phố cũng như những người trong cơ quan lập pháp của chúng ta tước đoạt.
 Những người ủng hộ cho sự can thiệp của chính phủ vào đời sống riêng tư của chúng ta thường sử dụng những sáo ngữ nhằm bảo vệ việc làm của họ. Luận cứ phổ biến nhất là nếu không có gì để che giấu, thì tại sao phải lo lắng? Thật là lố bịch. Trong nhà hay trong phòng ngủ của chúng tôi không có gì phải che giấu, nhưng điều đó không phải là lý do vì sao Anh Cả[i] lại được phép theo dõi chúng tôi bằng một camera giám sát.
Cũng có thể nói như thế về nhà thờ của chúng ta, về việc kinh doanh của chúng ta, và về tất cả những hành động hòa bình mà chúng ta có thể làm. Các hoạt động cá nhân của chúng ta là của riêng chúng ta, không phải là việc của bất kì người nào khác. Chúng ta có thể chẳng cần phải che giấu, nhưng, nếu chúng ta không cẩn thận, chúng ta có thể mất rất nhiều – đấy là quyền được ở một mình của chúng ta…
Nguồn:  Private Property Is the Essence of Liberty

Một gợi ý cho Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng

(LĐ) - Số 226 - Thứ ba 01/10/2013 06:36
Sốc nặng. Rồi thở phào. Rồi ngán ngẩm. Có lẽ, rất đông người hưởng lương đã trải qua đủ cả 3 trạng thái tinh thần sau khi đọc một bản tin chỉ vài trăm chữ cho biết Bộ Tài chính muốn giảm 100.000 đồng trong phần tiền lương tối thiểu vốn đã còm cõi - như một biện pháp “cân đối thu-chi”.
Phải mở ngoặc nói thêm là khoản 100.000 đồng tăng thêm vừa có hiệu lực từ 1.7 vừa qua. Và, theo VnExpress, khi đưa ra thông tin này trong phiên họp thường kỳ Chính phủ hôm 29.9, chính Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng phê phán kiến nghị này là quá “phản cảm”.

Sốc, là bởi trong phiên họp QH ngày 31.10.2012, Bộ trưởng Tài chính - bấy giờ là ông Vương Đình Huệ - giải thích lý do lương chỉ tăng 100.000 đồng - từ 1.050.000 đồng lên 1.150.000 đồng, thay vì tăng lên 1,3 triệu đồng như dự kiến - là vì “Với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, phương án tăng 100.000 đồng/tháng được coi là thích hợp và khả thi nhất”.

Bộ trưởng Huệ ngậm ngùi nói khó vì đã không thể tăng lương như lộ trình, như tốc độ trượt giá. Còn những người hưởng lương thì ngậm ngùi thít chặt hơn “sợi dây chuối chi tiêu” như một sự cam chịu để chia sẻ những khó khăn với đất nước.

Sốc, là bởi trong khi Tổng LĐLĐVN đang đề nghị một mức lương (cho khu vực doanh nghiệp) theo nguyên tắc để người lao động ít nhất đảm bảo cuộc sống tối thiểu, thì những người nắm giữ chính sách lại đang thể hiện tầm nhìn và tư duy quản lý bằng một “sợi dây chuối”.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh phê phán đây là một đề nghị phản cảm. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì khẳng định: “Không thể giảm lương, khi lương 3 năm tăng thêm 35%, nhưng giá cũng tăng 35%”.

Xin cảm ơn các vị lãnh đạo Chính phủ vì sự đồng cảm với những người hưởng lương. Nhưng có một điều vẫn cần phải nói, từ chính con số tiền lương tối thiểu vùng 2,7 triệu đồng mà Bộ LĐTBXH cũng vừa trình Chính phủ. Ấy là chuyện với mức lương đó, người lao động thực sự vẫn chưa thể đảm bảo mức sống tối thiểu.

Chúng ta có thể lo ngại khi ngân sách không cân đối được lương. Chúng ta có thể lo lắng việc tăng lương cho người lao động sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư nước ngoài. Chúng ta có thể giải thích việc tăng lương quá cao, cao đến có thể đủ sống tối thiểu, có thể làm mất sức cạnh tranh khi Việt Nam không còn đồng nghĩa với lợi thế nguồn nhân công giá rẻ. Nhưng không có sự thâm thủng nào lớn hơn sự thâm thủng túi tiền người dân. Không có sự ảnh hưởng nào lớn bằng sự ảnh hưởng tới bữa cơm người lao động. Còn lợi thế nguồn nhân công giá rẻ chưa bao giờ là tốt cho chính nguồn nhân công đó.

Cũng trong ngày hôm qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng chính thức kiến nghị Chính phủ không triển khai xây dựng trụ sở mới của chính Bộ Xây dựng. Đây là động thái có tính chất làm gương, trong đề xuất cắt giảm chi tiêu, cân đối ngân sách 2014 bằng việc rà soát lại việc đầu tư, tạm dừng lại các công trình chưa thực sự cần thiết.

Thời báo Kinh tế Việt Nam dẫn lời Bộ trưởng Dũng: “Chúng tôi tính toán rồi, nếu xây mới cũng phải mất vài nghìn tỉ đồng, trong khi trụ sở cũ chỉ cần bỏ ra khoảng 100 tỉ để cải tạo, sửa chữa lại thì vẫn dùng được trong một vài chục năm nữa”.

Hình như 100 tỉ để sửa chữa rất khác so với vài ngàn tỉ để xây mới.

Hình như đó là một gợi ý tốt cho Bộ Tài chính trong việc cân đối thu-chi, để sẽ không lần đầu tiên trong lịch sử kể từ ngày thống nhất đất nước, xảy ra câu chuyện Chính phủ phải cắt giảm lương tối thiểu vì những khó khăn về tài chính.    

Sáng kiến độc: Giảm quan chức trước, giảm lương sau!

Bùi Hải - theo Trí Thức Trẻ |

(Soha.vn) - Chính phủ vừa chính thức bác bỏ đề xuất của Bộ Tài chính về việc giảm lương tối thiểu để giảm áp lực bội chi ngân sách.

Lý do được Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đưa ra là: "Nếu giảm lương vào lúc này thì phản cảm quá vì chúng ta mới tăng được hai tháng" (Quốc hội phê chuẩn tăng từ 1.7.2013).

"Nếu giảm lương vào lúc này thì phản cảm quá". Ảnh minh họa
"Nếu giảm lương vào lúc này thì phản cảm quá". Ảnh minh họa
Khi đề xuất này được đưa ra, nhiều người lao động đã thấy "phẫn nộ" chứ không chỉ đơn thuần là "phản cảm", vì biết rằng, khi cần tiền, một lần nữa “công bộc” lại chọn việc cắt hầu bao của những người đang lao đao nhất trong suy thoái kinh tế và cơn bão giá.
Họ còn phẫn nộ hơn khi nghe được lời khẳng định của một lãnh đạo Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội trong một phiên họp của Ủy ban Thường vụ QH. Thứ trưởng Bộ này - Nguyễn Thanh Hòa đã đưa ra một kết luận sửng sốt: “Theo các chuyên gia kinh tế thì lạm phát cũng như suy thoái kinh tế không ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người nghèo”.
Không chỉ có thế, trước đó, người dân lao động cũng đã trở thành “nạn nhân bất đắc dĩ”  khi cơ quan chức năng kết luận xanh rờn: “một số bộ phận người dân vẫn còn biểu hiện lãng phí” (báo cáo kết quả thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí).
Đến Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn còn phải thốt lên: “Giá điện, xăng đều tăng, ở các báo cáo khác thì mình đánh giá đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, dân nghèo lấy đâu ra mà lãng phí”.
Dân nghèo không lãng phí, thì ai lãng phí? Ai đáng phải tiết kiệm để giảm áp lực bội chi ngân sách?
Cũng dùng từ “phản cảm” giống Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, nhưng Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội K’so Phước lại đề cập đến một vấn đề khác: “Tôi không điểm danh thì các đồng chí cũng biết rồi, dân đang nghèo sao trụ sở to thế, lộng lẫy như thế, phản cảm lắm”.
Trong khi Bộ trưởng Bộ Y tế luôn than thở với tần suất dày đặc về chuyện cơ sở vật chất tồi tàn, trang thiết bị y tế thiếu thốn, thì Khoa răng hàm mặt (Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương TP.HCM - đơn vị trực thuộc Bộ Y tế) lại điềm nhiên bỏ cả đống tiền mua sắm máy… hút mỡ bụng thẩm mỹ rồi để mốc; nhiều bệnh viện xây dở rồi để hoang cả năm, hàng trăm tỉ đồng phơi nắng gió.
Nhưng có một kiểu lãng phí khác chưa bao giờ được tính toán để giảm áp lực ngân sách, có thể tạm gọi là “lãng phí quan chức”.

Quan chức thừa ăn mòn "ông ngân sách". Ảnh minh họa
Quan chức thừa ăn mòn "ông ngân sách". Ảnh minh họa
Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Vũ Đức Đam vừa chính thức thừa nhận việc bộ máy công quyền thừa quá nhiều thứ trưởng, tổng cục phó, vụ phó. Và cái sự thừa đáng lưu ý nhất lại xảy ra ở ngay Văn phòng Chính phủ: Có đến 6 vị Phó chủ nhiệm (Quy định tối đa là 4 người).
Thêm một quan chức không chỉ là việc thêm một suất lương – bổng, mà còn phải thêm xe cộ, thư ký, công tác, tiếp đãi, đón rước, và có thể là thêm nhiều suất ngoại giao.
Thừa quan chức, cũng có thể sinh ra những “người nhàn cư” và hậu quả của nó khiến xã hội lãng phí rất nhiều thời gian, tiền bạc: Cấm ngực lép không được lái xe; cấm dùng nhà ở làm nhà nghỉ; cấm quay phim, chụp ảnh cảnh sát giao thông…
Để cân đối ngân sách, giữ ổn định nền kinh tế, rất có thể lúc nào đó chúng ta buộc phải giảm lương tối thiểu. Nhưng, trước giảm lương, nếu cơ quan công quyền dũng cảm thực hiện sáng kiến độc: cắt giảm quan chức thừa, thì chắc chắn đại bộ phận cần lao sẽ tâm phục khẩu phục ngửa hầu bao ít ỏi của mình sẻ chia với “ông ngân sách”.

“Xã hội dân sự” – một thủ đoạn của diễn biến hòa bình

Báo Nhân dân/ Báo điện tử ĐCSVN
10:50 | 31/08/2012
Thời gian qua, việc tác động để hình thành một “xã hội dân sự” (XHDS) ở Việt Nam theo tiêu chí phương Tây đang được một số người cổ vũ và thực hiện. Vậy thực chất “xã hội dân sự” là gì, đây có phải là một trong các phương thức hoạt động nhằm chuyển hóa chế độ mà những thế lực chủ mưu diễn biến hòa bình (DBHB) đã áp dụng thành công ở Ðông Âu, Trung Ðông, Bắc Phi, và hy vọng sẽ thành công ở Việt Nam?
Theo một số học giả và tổ chức nước ngoài, khái niệm XHDS (civil society) xuất hiện sớm nhất ở nước Anh, và được hiểu là việc những con người sống trong cộng đồng. Theo lý thuyết của Scottish (thế kỷ XVIII), XHDS có nghĩa là xã hội văn minh với một nhà nước không độc đoán. Ðến thế kỷ XIX, Hegel mô tả XHDS như là một phần của đời sống đạo đức, bao gồm ba yếu tố gia đình, XHDS và nhà nước, trong đó các cá nhân theo đuổi những lợi ích riêng trong giới hạn đã được pháp luật thừa nhận… Theo tổ chức Liên minh thế giới vì sự tham gia của công dân (CIVICUS) – một tổ chức phi chính phủ (NGO) tại Nam Phi, XHDS là “diễn đàn giữa gia đình, nhà nước và thị trường, nơi mà mọi con người bắt tay nhau để thúc đẩy quyền lợi chung”. Cùng với khái niệm XHDS, còn có một số cụm từ, khái niệm khác có liên quan, như: “xã hội công dân” (citizens society – CS), “tổ chức XHDS” (Civil Society Organization – CSO), “tổ chức phi chính phủ” (Non governmental organization – NGO)… Ðây là những khái niệm ra đời từ các chủ thể khác nhau nhưng lại có liên quan chặt chẽ, trong đó nổi bật là quan niệm không có NGO (tổ chức quần chúng, hội, đoàn thể…) thì không thể hình thành XHDS.  Trong một xã hội, nếu có nhiều tổ chức NGO hoạt động mạnh thì sẽ có XHDS phát triển và ngược lại. Nhìn từ cấu thành cơ bản một xã hội với ba thành phần là nhà nước, doanh nghiệp và XHDS, một số nhà nghiên cứu nước ngoài cho rằng, nếu ba yếu tố này cân bằng thì xã hội, chế độ chính trị sẽ ổn định, phát triển hài hòa. Ngược lại, nhà nước mạnh sẽ dẫn tới chế độ độc tài, nếu XHDS mạnh, thì sẽ dẫn tới vô chính phủ, bất ổn về xã hội và chế độ sẽ sụp đổ. Ðây chính là lý do để các thế lực thù địch quan tâm nghiên cứu, vận dụng, nhằm lợi dụng vai trò của XHDS trong hoạt động lật đổ một chế độ như họ đã thực hiện tại một số nước trong thời gian qua.
Một số học giả trên thế giới có quan điểm chống cộng rất đề cao vai trò của XHDS trong các cuộc “cách mạng màu” lật đổ chế độ XHCN tại Ðông Âu trước đây. Bronislaw Geremek, nhà sử học, cố vấn đặc biệt của Tổng thống Ba Lan Lech Valesa từ những ngày đầu xuất hiện Công đoàn Ðoàn kết cho rằng: “Khái niệm XHDS, được hiểu như một chương trình chống lại chủ nghĩa cộng sản, xuất hiện đầu tiên tại Ba Lan vào cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ XX, ban đầu chỉ đặt trong mối liên quan đến phong trào Ðoàn kết. Thời gian dài sau đó, trong thế giới cộng sản xuất hiện một phong trào độc lập của quần chúng đòi tẩy chay hệ thống cầm quyền”. Bronislaw Geremek đánh giá cao vai trò của XHDS trong việc lật đổ chế độ XHCN tại Ba Lan: “Ðối đầu với phong trào quần chúng khổng lồ này là sức mạnh của bộ máy chế độ, gồm: quân đội, cảnh sát và bộ máy hành chính (kể cả guồng máy Ðảng Cộng sản). Tuy nhiên, đến khi đó, tất cả đều không còn tính hợp pháp, họ bị loại ra khỏi tầm kiểm soát xã hội, đồng thời cũng mất đi mọi sự ủng hộ của xã hội. Trong phong trào Ðoàn kết, chúng tôi đặt hy vọng bao vây, cô lập bộ máy công quyền đó bằng một thứ giống như cái kén tằm, từng bước cô lập và sau đó là đặt bộ máy đảng – nhà nước ra bên lề”.
Tại Ðông Âu trước đây, có những “tổ chức chính trị đối lập” hình thành, phát triển và hoạt động với danh nghĩa là “tổ chức XHDS”, như Công đoàn Ðoàn kết ở Ba Lan, Hội Văn hóa Ucraina ở Liên Xô trong những năm 80 của thế kỷ XX… Thông qua việc lôi kéo công nhân, với sự hỗ trợ từ nước ngoài (như Trung tâm Ðoàn kết Lao động Quốc tế Mỹ – ACILS) và một số tổ chức Công giáo, từ những năm 70 tại Ba Lan đã xuất hiện các tổ chức như: Ủy ban bảo vệ công nhân (KOR), Phong trào Bảo vệ các quyền dân sự và con người (ROPCiO), sau đó Công đoàn Ðoàn kết Ba Lan được thành lập. Thông qua Công đoàn Ðoàn kết, các thế lực thù địch đã tổ chức thành công việc lật đổ chế độ XHCN tại nước này. Tương tự, tại Tiệp Khắc, với sự hỗ trợ của bên ngoài, các đối tượng chống đối chế độ đã thành lập Phong trào Hiến chương 77 làm hạt nhân. Các cuộc “cách mạng đường phố” tại các nước vùng Trung Ðông – Bắc Phi thời gian qua cũng cho thấy vai trò của các cơ quan đặc biệt nước ngoài, các NGO, trong việc hỗ trợ các tổ chức XHDS lôi kéo, kích động quần chúng lật đổ chế độ.
Hiện nay, các nước, các tổ chức quốc tế, các NGO nước ngoài đang tìm mọi cách để hình thành, phát triển XHDS theo tiêu chí phương Tây ở Việt Nam, qua đó thực hiện mục tiêu lật đổ chế độ XHCN bằng biện pháp “bất bạo động”, “phi vũ trang”. Hoạt động này nằm trong ý đồ thực hiện “tiến trình dân chủ ở Việt Nam” với mục đích lợi dụng XHDS để gây mất ổn định chính trị, tiến tới thay đổi chế độ như xảy ra tại các nước Ðông Âu, SNG và Trung Ðông – Bắc Phi thời gian qua. Báo cáo Khỏa lấp sự cách biệt: XHDS mới nổi tại Việt Nam của một tổ chức quốc tế cho rằng, các NGO Việt Nam và các tổ chức tại cộng đồng đã tạo ra một thách thức to lớn. Bản báo cáo khuyến nghị một số lĩnh vực cần quan tâm để thúc đẩy XHDS tại Việt Nam, như cải thiện môi trường xã hội, luật pháp và kinh tế cho các NGO, tăng cường năng lực các tổ chức xã hội cho việc thực hiện nghiên cứu và đánh giá các hoạt động của các tổ chức XHDS tại Việt Nam. Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, một số NGO nước ngoài rất quan tâm đến các tổ chức chính trị, xã hội ở nước ta và tìm cách xâm nhập, tác động, chuyển hóa các tổ chức này để chuyển hướng hoạt động chính trị trong khi chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức đối lập. Thông qua các hoạt động như triển khai dự án, hỗ trợ, tài trợ, tổ chức hội thảo với các NGO Việt Nam, một số tổ chức nước ngoài đã cố gắng tìm hiểu nội bộ, xu hướng quan điểm của các NGO Việt Nam về sự lãnh đạo của Ðảng đối với tổ chức quần chúng, kích động sự thoát ly vai trò lãnh đạo của Ðảng và Nhà nước, cổ vũ quyền tự do lập hội theo tiêu chí phương Tây. Ngoài ra, một số tổ chức nước ngoài còn tài trợ tài chính cho một số NGO Việt Nam để hỗ trợ việc xuất bản, phát hành tài liệu nghiên cứu, văn bản luật nước ngoài nhằm tuyên truyền quan điểm, pháp luật phương Tây đến với công chúng Việt Nam một cách công khai.
Các tổ chức phản động nước ngoài cũng tìm cách phát triển XHDS tại Việt Nam để phục vụ ý đồ chống phá từ bên trong. Tổ chức Bảo vệ người lao động (của Trần Ngọc Thành tại Ba Lan) gia tăng hoạt động nhằm chuyển hướng hoạt động xâm nhập vào trong nước với ý đồ xây dựng các tổ chức công đoàn tự do. Tổ chức Mạng lưới tuổi trẻ Việt Nam lên đường đã tiến hành Ðại hội thanh niên sinh viên Việt Nam trên thế giới lần thứ V vào tháng 1-2008 tại Malaysia với chủ đề XHDS: dân chủ từ sức mạnh quần chúng với mục đích trao đổi để tìm cách cho ra đời một XHDS độc lập với chính quyền, tôn trọng nhân quyền, có các công đoàn độc lập, có tự do báo chí… Tại đại hội này, các đối tượng tham gia đã đề ra mục tiêu để tiến hành “cuộc cách mạng hòa bình” tại Việt Nam là phải xây dựng được một XHDS bền vững và muốn thay đổi xã hội thì không chỉ trên phương diện chính trị, mà còn trên các phương diện kinh tế, luật pháp, trong mỗi cộng đồng dân cư. Tại hội thảo Chuyển đổi Nhà nước Việt Nam: Các tác động lên Việt Nam và khu vực do các đối tượng bên ngoài tổ chức ở Hồng Công tháng 8-2008 đã tập trung bàn luận các nội dung: thách thức tự nhiên của XHDS đối với chế độ độc đảng ở Việt Nam; XHDS trong bối cảnh Việt Nam, sự trỗi dậy của XHDS qua việc tập trung vào hoạt động của Khối 8406 và Việt Tân. Qua đây cho thấy, các thế lực phản động bên ngoài rất quan tâm đến việc lợi dụng XHDS để thực hiện âm mưu lật đổ chế độ.
Ðáng chú ý là một số đối tượng cơ hội chính trị có quan điểm chống đối cực đoan đã lợi dụng một số tổ chức quần chúng hợp pháp để tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn có nội dung đòi hỏi đưa Hiến pháp 1992 trở về Hiến pháp năm 1946, trưng cầu ý dân về Ðiều 4 cũng như toàn bộ Hiến pháp, lập Tòa án Hiến pháp, thúc đẩy XHDS và thực hiện các quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, lập hội theo tiêu chí phương Tây, tư hữu hóa đất đai… Nếu thực hiện các nội dung này theo ý đồ của họ thì chế độ XHCN thực tế sẽ không còn tồn tại ở Việt Nam. Ðây là phương thức đấu tranh công khai rất nguy hiểm, nếu không cảnh giác có thể sẽ giúp các thế lực thù địch lợi dụng các tổ chức XHDS để đưa ra những kiến nghị nhằm thay đổi thể chế, thay đổi hệ thống luật pháp XHCN bằng luật pháp dân chủ, tư sản.
Ðể góp phần phòng, chống âm mưu và hoạt động tác động hình thành XHDS theo tiêu chí phương Tây, chúng ta cần đề cao cảnh giác trước các âm mưu và hoạt động tác động hình thành XHDS của các thế lực thù địch, đặc biệt là tác động, ảnh hưởng của vấn đề này đối với an ninh quốc gia. Bên cạnh việc tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, cần thường xuyên tổ chức, tiến hành các hoạt động tuyên truyền về âm mưu, ý đồ của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề XHDS để tác động chuyển hóa chính trị. Ðảng, Nhà nước cần ban hành các chủ trương, chính sách, xây dựng hệ thống văn bản pháp luật phù hợp, điều chỉnh hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội phù hợp với định hướng phát triển đất nước. Cùng với việc nghiêm túc thực hiện các chủ trương, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước về tổ chức, hoạt động của các hội, đoàn thể cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này, sao cho phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội, truyền thống văn hóa Việt Nam. Ðồng thời tăng cường công tác quản lý các tổ chức xã hội, không để các thế lực thù địch lợi dụng. Trong bối cảnh các tổ chức xã hội đang có xu hướng ngày càng phát triển, cần thường xuyên nắm chắc tình hình, diễn biến hoạt động của các tổ chức này nhằm phát hiện kịp thời những vấn đề phức tạp có liên quan đến an ninh quốc gia để chủ động xây dựng các biện pháp, giải pháp đấu tranh phòng, chống hiệu quả. Ðặc biệt, cần kiên quyết xử lý các hành vi hoạt động vi phạm pháp luật, đồng thời tăng cường đối thoại, tiếp xúc, cảm hóa, không để các thế lực thù địch lôi kéo nhằm thực hiện ý đồ chống đối từ bên trong…/.
(Dương Văn Cừ – Báo Nhân Dân)

Cư dân mạng sôi sục nghi án Huyền Chip đạo văn phượt thủ đàn chị

- Trong khi cuốn "Xách ba lô lên và đi" của Huyền Chip có nhiền chi tiết được cho là thiếu tính thực tế vẫn đang gây tranh cãi, đỉnh điểm là việc xuất hiện đơn kiện của một độc giả lên Cục Xuất bản thì mới đây, cư dân mạng sôi sục cho rằng tập 2 cuốn là tác phẩm đạo văn.

Một cư dân mạng có nickname Vulann là phượt thủ chuyên nghiệp đã đưa nghi vấn này lên mạng: "Này các bạn, tớ chưa đọc sách của em này bao giờ, cũng chư đọc bài viết của em í ở bất cứ chỗ nào. Nhưng đọc cái link bạn ghost post, tớ thấy có một số điểm khá na ná những bài viết và ý tưởng của tớ trong topic Nam Mỹ vẫy gọi và Hoa đã đến Châu Phi. Có nên lên tiếng không nhỉ???".

Bìa cuốn sách tập 1 "Xách ba-lô lên và đi" của Huyền Chip được cho là giống hệt ý tưởng một tấm ảnh trước đó của một tay phượt thủ chuyên nghiệp
Bìa cuốn sách tập 1 "Xách ba-lô lên và đi" của Huyền Chip được cho là giống hệt ý tưởng một tấm ảnh trước đó của phượt thủ vulann chụp ở Châu Phi năm 2010

Để chứng minh cho lý lẽ nói trên, thành viên này đã đưa ra loạt bằng chứng. Cụ thể là chỉ ra những điểm giống nhau giữa những chi tiết trong cuốn sách "Xách ba-lô lên và đi" của Huyền Chip và các bài viết của thành viên này trong topic Nam Mỹ vẫy gọi và Hoa đã đến Châu Phi.

"Thứ nhất: bìa sách tập 1 giống hệt hình ảnh tớ trong cái link post ảnh hitchhike từ Argentina qua Chile. Thứ hai: chuyện em í tả rung động trên con đường này nọ kia giống như ý tưởng bài "Có một con đường" tớ viết trong tuyển tập Box du lịch năm 2010. Thứ 3: truyện em í tả về đoàn lợn giữa rừng giọng văn như tớ từng tả về cái đêm ngủ trên hoang mạc Namibia..."

Nickname Vulann ra những lý lẽ chứng minh tập hai cuốn "Xách ba-lô lên và đi" của Huyền Chip "đạo văn" của mình
Ngay sau khi thành viên vulann đưa ra chủ đề này, cộng đồng mạng đã chia sẻ khá nhanh và tỏ ra hào hứng, liên tục gửi bình luận.

Thành viên redbaron thuộc diễn đàn phuot.vn chia sẻ: "Vụ đạo văn này mà vỡ lỡ ra thì HC nhục nhã quá".

Thành viên khác có nickname tantrokiniem bức xúc: "Sách....nói toạc ra thì đó là một dạng hàng hóa...... Vậy nếu người tiêu dùng bỏ tiền ra mua phải hàng giải, hàng nhái, hàng kém chất lượng thì họ có quyền kiện nhà sản xuất hoặc công ty phân phối (thông qua Hội bảo vệ người tiêu dùng)...

Suy ra, một cuốn sách được quảng cáo là 100 % sự thật lại có những lỗ hổng cũng như điều phi lý thì người tiêu dùng có quyền đc kiện nhà sản xuất hay nói cụ thể là nhà xuất bản và tác giả...".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét