Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Ngày 01/10/2013 - GS J. London: “Cần nâng cao chất lượng tranh luận trên mạng”

  • Gioan Phao Lồ II và Gioan XXIII sẽ được phong thánh vào tháng 04/2014 (RFI) - Trong Công nghị Hồng Y triệu tập hôm nay, 30/09/2013, Đức Giáo hoàng Phanxicô thông báo là vào ngày 27/04/2014, Karol Wojtyla, ngừời Ba Lan, tức Giáo hoàng Gioan Phao Lồ Đệ nhị (1978-2005) và Angelo Giuseppe Roncalli, người Ý, tức Giáo hoàng Gioan XXIII (1958-1963) sẽ được phong thánh trong cùng một buổi lễ ở Vatican.
  • Nhật tẩy chay bản đồ của Google (VOA) - Nhật yêu cầu chính quyền các địa phương và các trường đại học công lập không được đăng các bản đồ của Google trên trang web của mình
  • Ấn Độ trùng tu lăng mộ Humayun (BBC) - Ấn Độ hoàn tất dự án trùng tu và phục chế lớn nhất từ trước tới nay ở khu lăng mộ Hoàng đế Humayun tại Dehli.
  • Ai đang thực sự né tránh vấn đề Biển Đông? (BaoMoi) - (Quan hệ quốc tế) – Vấn đề Biển Đông được chính quyền Philippines khẳng định nước này và Mỹ sẽ không né tránh với Trung Quốc, Việt Nam cũng kêu gọi nhìn nhận thẳng thắn về vấn đề Biển Đông. Còn Trung Quốc, họ đang nghĩ gì?
  • Chuyện về đảo đá quật cường, sừng sững giữa biển Đông (BaoMoi) - (ĐSPL) - Đảo đá Long Châu (thuộc TP. Hải Phòng) rộng vẻn vẹn chỉ 1 km2, xung quanh toàn đá tai mèo xám xịt nhọn hoắt, chơ vơ giữa bốn bề nước biển lạnh lẽo và thăm thẳm tịnh sâu. Trải dài qua 3 thế kỷ nắng cháy mưa tuôn, chịu đựng hàng ngàn tấn bom đạn của giặc thù điên cuồng bắn phá, đến nay, ngọn hải đăng cổ xưa và lớn nhất Việt Nam cơ bản vẫn còn nguyên vẹn, sừng sững đứng giữa đất trời, ngạo nghễ hướng ánh đèn về phía biển Đông dậy sóng.
  • TQ: Hổ thi kéo co với người (BaoMoi) - Một vườn thú ở Trung Quốc đã tổ chức trò chơi kéo co giữa hổ và người để bán vé cho khách du lịch.
  • Bộ đôi Obama-Aquino sẽ bàn bạc gì ở Manila? (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Philippines và tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông sẽ là chủ đề chính của cuộc hội đàm Aquino-Obama tháng tới.
  • 'Pháp ủng hộ Việt Nam về Biển Đông' (BaoMoi) - (VTC News) – Đại sứ Pháp tại Việt Nam nói về chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Pháp và quan điểm của nước này về vấn đề Biển Đông.
  • Gặp siêu bão, tàu Trung Quốc bị chìm tại Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Tân Hoa xã cho hay, do ảnh hưởng của cơn bão số 10 có tên quốc tế là Hồ Điệp (Wutip), 5 tàu thuộc Đài Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã gặp nguy hiểm và phải ghé vào quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam tránh bão.
  • Hai tàu cá TQ bị bão nhấn chìm ngoài Hoàng Sa (BaoMoi) - (Tin tức thời sự) - Theo Tân Hoa xã , trước ảnh hưởng của cơn bão Wutip, hai tàu đánh cá Trung Quốc đã bị đánh chìm tại vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam tối ngày 29/9 khiến 47 người trên tàu mất tích.
  • Obama và Anquino sẽ không né tránh Trung Quốc ở Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - "Tôi nghĩ rằng chúng ta không thể tránh nói về tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, bởi vì đó là một phần của bối cảnh khiến chúng tôi tăng cường hợp tác an ninh hàng hải. Đây là một trong những vấn đề lớn nhất, không chỉ liên quan đến Philippines mà còn Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Brunei và Nhật Bản", Carandang cho biết.
  • Truyền thông Nhật Bản chia sẻ nỗi lo tranh chấp Biển Đông với Việt Nam (BaoMoi) - Ngày 30/9, trong khi Thời báo Hoàn Cầu lên gân dọa nạt J-20 có thể hạ bất kỳ máy bay nào mà Nhật sử dụng trên Senkaku, dấy lên lo ngại cho Biển Đông, thì tờ Asahi khẳng định Việt Nam và Nhật Bản đều có chung mối quan tâm khi đang bị Trung Quốc tranh giành lãnh thổ tại hai vùng biển giàu năng lượng này.
  • Tổng thống Obama đến Philippines bàn về Biển Đông (BaoMoi) - Trong chuyến thăm Philippines giữa tháng 10, dự kiến Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ thảo luận với Tổng thống Benigno Aquino về hợp tác quốc phòng song phương cũng như những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông vừa qua.
  • Ra oai ở biển Đông, Trung Quốc tự cô lập mình (BaoMoi) - (ĐSPL) - Ông Andrew Billo, trợ lý giám đốc Chương trình Chính sách của Asia Society cho rằng, các nước trong khu vực cần giữ vững lập trường, kiên quyết giữ “thái độ lạnh” với Trung Quốc, đảm bảo an ninh trên Biển Đông.
    Những động thái mang tính “hăm dọa”
    Ông Andrew Billo từng nhận xét, Trung Quốc thỉnh thoảng lại hứa hẹn những giải pháp hòa bình về tranh chấp biển đảo trong cuộc họp với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN nhưng hành động và lời nói của Trung Quốc hoàn toàn bất nhất. Những động thái của nước này nhằm xác lập chủ quyền Biển Đông được đánh giá là mang đầy tính “hăm dọa”.
    Cụ thể là việc Trung Quốc đuổi tàu cá Philippines ra khỏi ngư trường của họ, hay việc ngư dân Việt Nam bị tàu cá Trung Quốc dùng biện pháp mạnh xua ra khỏi khu vực đánh bắt hải sản của mình. Tuy nhiên phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã bác bỏ việc Trung Quốc gây thiệt hại cho ngư dân các nước khác. Trong bài phát biểu của mình, ông Hồng Lỗi thừa nhận hành động đuổi các tàu cá nhưng lại tuyên bố Trung Quốc làm vậy để cảnh báo các ngư dân, yêu cầu họ tránh xa vùng biển thuộc “chủ quyền của Trung Quốc”, mà rõ ràng khu vực đó thuộc chủ quyền của Việt Nam.
    Tàu cá Việt Nam bị Trung Quốc bắn cháy cabin
    Ông Billo phân tích rằng, thực tế, các nước láng giềng của Trung Quốc đều nhỏ bé, yếu hơn về tiềm lực kinh tế và sức mạnh chính trị nên việc “dồn Trung Quốc vào một góc” là điều bất khả thi. Điển hình là việc Philippines đưa tranh chấp Biển Đông lên Tòa án Quốc tế, ngay Tòa án quốc tế về luật biển cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức vì Trung Quốc liên tục từ chối tham gia vụ kiện và luật quốc tế về vấn đề này vẫn thiếu các cơ chế thi hành luật. Theo ông Billo, nếu các nước khu vực, nhất là Việt Nam phản ứng một cách khôn ngoan, tính toán kỹ càng với “thái độ lạnh” thì có thể đạt được nhiều lợi thế trong việc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC. Ông Billo nhấn mạnh rằng, không ai thích một kẻ hay bắt naặỳhm dọa và lấn lướt.
    Tự mình hại mình
    Ông Bil
  • Biển Đông: Đuổi lui tàu giặc sau 11 ngày bị vây hãm (BaoMoi) - Tháng 11/1978, Hải quân đối phương đã cho tàu vây ép đảo An Bang (thuộc quần đảo Trường Sa) trong suốt 11 ngày đêm, nhưng cán bộ, chiến sỹ trên đảo đã đoàn kết, không sợ hy sinh, kiên quyết bám trận địa sẵn sàng chiến đấu, bình tĩnh đối phó với địch, buộc chúng phải rút khỏi khu vực quanh đảo.
  • Đà Nẵng hưởng ứng chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - ĐÀ NẴNG - Sáng 29-9, tại Công viên Biển Đông, Sở TN&MT phối hợp với UBND Q. Sơn Trà tổ chức lễ mít-tinh hưởng ứng chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” và phong trào “Ngày Chủ nhật Xanh-sạch-đẹp”. Chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” do Australia khởi xướng từ năm 1993 và được Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc phát động trên phạm vi toàn cầu, tổ chức vào tuần thứ 3 tháng 9 hàng năm.
  • Mỹ tiết lộ lý do can thiệp vào Biển Đông (BaoMoi) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry mới đây đã tiết lộ lý do cường quốc quân sự số 1 thế giới can thiệp vào các cuộc tranh chấp ở Biển Đông là vì vùng biển này có liên quan rất chặt chẽ đến sự thịnh vượng của các nước bên ngoài.
  • Nên hiểu bình luận về Biển Đông của Thủ tướng Singapore như thế nào? (BaoMoi) - (GDVN) - Những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên cơ sở vận dụng khác nhau các nguyên tắc luật pháp quốc tế mà nhân loại đã dày công xây dựng “không thể giải quyết, chỉ có thể quản lý” thì hoàn toàn không phải. Nhận định của ông Lý Hiển Long về mặt pháp lý, về chân lý, xét về lợi ích quốc gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, chúng ta không thể chấp nhận được.
  • 2 tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép ở Hoàng Sa bị bão đánh chìm (BaoMoi) - (GDVN) - Do ảnh hưởng bởi cơn bão số 10 có tên quốc tế là Wutip, 5 tàu cá Trung Quốc đánh bắt (bất hợp pháp) trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) đã phải ghé vào đảo Hoàng Sa tránh bão, trong đó 2 chiếc tàu cá Trung Quốc bị bão đánh chìm, 60 người bị rơi xuống biển và hiện tại vẫn còn 47 người mất tích.

GS J. London: “Cần nâng cao chất lượng tranh luận trên mạng”

Giáo sư Jonathan London - Đại học City University of Hong Kong.
Giáo sư Jonathan London - Đại học City University of Hong Kong. (Thanh Phương/RFI)

Là một nhà xã hội học, một nhà kinh tế chính trị học, hiện giảng dạy tại trường đại học City University of Hong Kong, giáo sư Jonathan London đã có nhiều năm sống ở Việt Nam để nghiên cứu về các vấn đề kinh tế và xã hội, đặc biệt là các vấn đề phúc lợi xã hội, như giáo dục, y tế... Giáo sư London đã lập ra một trang blog tiếng Việt có một cái tên rất ngộ là “ Xin lỗi Ông...”.

Nhờ có nhiều năm sống và làm việc ở Việt Nam, giáo sư London đã nói được tiếng Việt rất thạo và nay anh vẫn theo dõi sát tình hình Việt Nam, với sự đồng cảm gần như của một người đồng hương, vì anh cũng có những bức xúc, những suy tư, những thao thức như bất cứ người Việt nào khác về tương lai của đất nước Việt Nam.

Để chia sẻ những suy nghĩ đó, vào tháng tư năm nay, giáo sư London đã lập ra một trang blog có một cái tên rất ngộ là “ Xin lỗi Ông...”. Khi tôi hỏi là tại sao trang blog của anh lại có tên như vậy, giáo sư Jonathan London kể lại là lúc còn ở Hà Nội, khi uống bia với những người bạn Việt Nam trong quán, anh thường nghe họ tranh cãi nhau và giành nhau nói bằng câu mở đầu :” Xin lỗi ông,...”. Bây giờ nhớ lại cụm từ ấy, giáo sư London bèn lấy đó làm tên cho trang blog của anh.

Có lẽ giáo sư Jonathan London là người ngoại quốc đầu tiên lập trang blog bằng tiếng Việt. Kể từ khi trang blog “Xin lỗi Ông...” ra đời, tuy bận rộn với công việc giảng dạy, nghiên cứu, nhưng giáo sư Jonathan London vẫn rất siêng viết bài cho trang blog này, với những bình luận, phân tích về những sự kiện thời sự ở Việt Nam, như vụ nổ súng ở Thái Bình, hoặc về những vấn đề lúc nào cũng nổi cộm như Biển Đông.

Những bài viết chỉ trích chính quyền Việt Nam về việc hạn chế tự do thông tin trên mạng hoặc đàn áp nhân quyền dĩ nhiên là gây khó chịu cho giới lãnh đạo Việt Nam. Có lúc, giáo sư London lại đụng cả chủ đề rất dễ bị người Việt hải ngoại “ném đá” như chuyện lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa.

Nhưng cho dù nhận được sự đồng tình hay bị đả kích, giáo sư Jonathan London vẫn không thay đổi ý định của anh là trình bày những ý kiến cá nhân, qua đó nâng cao chất lượng các tranh luận trên mạng, và từ đó có được những phân tích thật sự chính xác và khách quan về tình hình Việt Nam.

Trên trang blog “ Xin lỗi Ông”, giáo sư Joanthan London còn đăng những bài nghiên cứu, những bài báo ( bằng tiếng Anh, với phần tóm tắt bằng tiếng Việt) của anh đăng trên các tạp chí chuyên đề của quốc tế , như hai bài mới nhất “Những hứa hẹn và hiểm họa của quyền tự chủ cho bệnh viện. Cải cách bằng nghị định ở Việt Nam” đăng trên tạp chí Social Science and Medicine, hay bài “Các chế độ phúc lợi ở Trung Quốc và Việt Nam” đăng trên Tạp chí châu Á Đương đại Journal of Contemporary Asia.

Nhân dịp sang châu Âu, ngày 21/09/2013, giáo sư Jonathan London đã đến thăm đài RFI và đã dành cho ban Việt ngữ bài phỏng vấn sau đây.

RFI: Xin chào giáo sư Jonathan London.Trước hết xin anh cho biết mục đích chuyến đi châu Âu lần này là gì ?

Jonathan London: Tôi đã sang châu Âu lần này để dự hội thảo về tình hình chính trị Việt Nam tại Praha. Ngoài ra, tôi muốn tiếp xúc với cộng đồng người Việt hải ngoại đang sống và làm việc ở Đông, Trung và Tây Âu.

Gần đây tôi đã bắt đầu quan tâm về vấn đề hòa giải và cải cách ở Việt Nam, nhưng chưa tìm hiểu nhiều về vấn đề này. Lịch làm việc của tôi đã tạo điều kiện cho tôi đi sang châu Âu, Úc, Việt Nam, Mỹ... Đó là cơ hội rất tốt cho tôi tìm hiểu về vấn đề này.

RFI: “Hòa giải và cải cách” cũng là đề tài một bài viết đăng trên trang blog “ Xin lỗi Ông” của anh, một trang blog mới ra đời gần đây, những gây khá nhiều tranh luận, bởi vì anh đụng đến những chủ đề rất dễ gây tranh cãi. Nhưng trước hết, nghiên cứu về Việt Nam từ lâu, nhưng vì sao bây giờ anh quyết định lập blog này ?

Jonathan London: Từ lâu tôi đã quan tâm về Việt Nam và nghiên cứu rất nhiều về Việt Nam, nhưng trong quá trình nghiên cứu và viết cho những tạp chí khoa học xã hội, thì mình thấy là Việt Nam ít được tiếp xúc với nội dung những bài viết của tôi, nên tôi tìm một cách nào đó để chia sẻ một số ý tưởng của tôi.

Viết những bài khoa học xã hội thì có một số tiêu chuẩn, yêu cầu, chẳng hạn như ý kiến phải khách quan, ý kiến cá nhân không quan trọng. Tôi vẫn viết những bài khoa học xã hội có chất lượng cao, nhưng đồng thời cũng muốn chia sẻ một số ý tưởng, quan điểm và nhận xét của tôi đối với Việt Nam, cho nên tôi quyết định lập trang blog này.

Sau năm tháng viết blog thì tôi thấy viết blog thì rất hay, nhưng có lúc là rất mệt, nhưng nói chung việc chia sẻ những ý tuởng, nhận xét đến một số lượng độc giả rộng hơn thì cũng tốt cho tôi và tôi nghĩ là cũng có giá trị cho Việt Nam.

RFI: Anh đã nhận được những phản hồi như thế nào từ độc giả về các bài viết trên trang blog của anh?

Jonathan London: Tôi nghĩ là nếu mình thể hiện những ý tưởng với tính xây dựng thì sẽ không có vấn đề gì, dù một số bài của tôi cũng gây phản ứng mạnh từ mọi phía và tôi cũng bị tấn công từ mọi phía. Hôm thì bị xem là “phản động”, hôm thì bị xem là người “yêu chế độ”. Nhưng mục tiêu của tôi vẫn là nâng cao chất lượng của những thảo luận về chính trị xã hội ở Việt Nam và trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục viết những bài nêu rõ những quan điểm của tôi về Việt Nam.

RFI : Trong những bài viết trên blog, anh thường nhắc đến « văn hóa chính trị ». Anh có nhận xét thế nào về trình độ văn hóa chính trị của người Việt Nam hiện nay ?

Jonathan London : Đã có một số thay đổi nhất định về văn hóa chính trị ở Việt Nam. Từ lâu tôi đã quan tâm, nghiên cứu về tình hình xã hội ở Việt Nam. Quan điểm của tôi là: muốn có một Nhà nước hữu hiệu thì phải đề cập đến một số vấn đề như : tính minh bạch, trách nhiệm giải trình. . . Nhưng muốn như thế, thì phải có một nền văn hóa chính trị, tạo ra một không gian để người dân tiếp xúc, trao đổi, góp ý và tham gia vào nền chính trị đất nước.

Chính vì thế, tôi luôn quan tâm đến dư luận ở Việt Nam. Trong thời điểm mà Việt Nam đang phải đối phó với một số vấn đề của bộ máy chính trị, dân Việt Nam đã đứng lên và thể hiện ý tưởng chính trị của họ. Tôi nghĩ đây không phải là một chuyện xấu đâu, mà là một sự kiện hứa hẹn, bởi vì nó bao hàm là người dân Việt Nam nhận rõ những vấn đề trước mắt của đất nước và càng ngày càng lên tiếng hơn. Tôi nghĩ điều đó là tốt thôi. Nếu nó có gây ra sự căng thẳng đối với Nhà nước thì vẫn chưa xấu đâu, bởi vì muốn có một xã hội mà những nhu cầu của người dân được đáp ứng, thì dân phải có tiếng nói.

RFI : Nhưng trong thời gian gần đây chính quyền đã gia tăng kiểm soát Internet, đặc biệt là các trang mạng xã hội, với nghị định cấm các trang blog cá nhân đăng tin tổng hợp từ các báo chính thức hay các cơ quan Nhà nước. Anh nghĩ sao về những biện pháp như vậy ?

Jonathan London : Tôi nghĩ những biện pháp đó là một bước lùi, vì điều mà Việt Nam cần hiện nay không phải là kiểm soát hay đàn áp những ý tưởng của người dân, mà phải liên kết họ tham gia vào đời sống của đất nước. Cho nên, gần đây tôi cũng đã cố gắng thể hiện những quan điểm của tôi về vấn đề không gian Internet ở Việt Nam, đặc biệt đối với những người trẻ hiện nay đang đấu tranh cho một đất nước tôn trọng những nguyên tắc được ghi trong Hiến pháp Việt Nam, mà lại bị sức ép từ phía Nhà nước. Tôi đang cố gắng chia sẽ quan điểm vì sao phản ứng của Nhà nước là chưa phù hợp.

RFI: Xin chân thành cám ơn giáo sư Jonathan London.
Thanh Phương (RFI)

Phạm Chí Dũng - Vụ xử Lê Quốc Quân: Dữ hay lành?



Nhiều giáo dân đã dự buổi thắp nến cầu nguyện cho Lê Quốc Quân hồi tháng Bảy

Bất kỳ mức án nào nặng tay hơn khung hình phạt “treo” đối với Lê Quốc Quân đều phơi bày tính phi logic trong mối tương quan với thực đơn chính trị đối ngoại ở Việt Nam.

Trước phiên xử ngày 2/10/2013, số phận của luật sư công giáo Lê Quốc Quân nằm trên “một đường mỏng manh”, như cụm từ “a delicate line” mà Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear đã dùng để đặc tả về trạng thái “đi dây” của Hà Nội giữa Bắc Kinh và Washington.

Nếu căn cứ vào vụ việc người em trai của ông Quân là Lê Quốc Quyết bị “an ninh côn đồ” đánh bầm mặt vào những ngày cuối tháng 9/2013, không khó để suy đoán một dấu chỉ chẳng lành đang chờ đợi kẻ phạm nhân bị kín lối bởi bốn bức tường đen đúa.

Điềm dữ Bắc Kinh

Thêm một lần cố gắng trơ lì của ngành tư pháp Hà Nội khi muốn đóng vai trò bề trên để “rút phép thông công” đối với một con chiên không chỉ “kính Chúa yêu nước” mà còn chẳng ngần ngần ngại biểu hiện quan điểm trái ngược với giới cầm quyền Trung Nam Hải về chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Hiển nhiên, nếu vụ án Lê Quốc Quân được quán triệt đầy đủ theo đường lối Mao ít thì Tập Cận Bình có thể xoa tay nhấp rượu Mao Đài vì đã loại trừ được một cái gai trong mắt ông ta.

Bắt đầu trở nên khá nổi tiếng với khẩu ngữ “diệt cả hổ lẫn ruồi”, người đại diện cho khuynh hướng nhất thể hóa vai trò đảng và nhà nước ở Trung Quốc sẽ có thêm một dẫn chứng sinh động nhằm khuyến khích các học trò phương Nam của ông đi theo con đường không khoan nhượng tôn giáo, đặc biệt là Công giáo.


Chủ tịch TQ Tập Cận Bình nổi tiếng với đường lối diệt "cả hổ lẫn ruồi"

Trên con đường đó, tất cả những con ruồi chưa thể hóa thành hổ đều cần bị triệt tiêu, dù vì nguyên do tham nhũng hay nguy cơ chính trị.

Đó cũng là một kinh nghiệm đắt giá của Bắc Kinh trong việc duy trì được thế “cân bằng lực lượng” với giáo hội Công giáo Vatican trong ít nhất vài thập kỷ qua, bởi đã không ít lần các linh mục và giám mục quốc doanh được thụ phong mà chẳng cần đến ý kiến của giáo triều Roma.

Cũng không có được một phản kháng đáng kể nào trong mấy chục năm qua, hoạt động công giáo ở Trung Quốc luôn bị chính quyền ghé mắt như “bầy chiên hiền lành” - hiện tượng khác hẳn với hiện tình sôi sục đầy bức bách của làn sóng giáo hội ly khai ở Việt Nam.

Đó cũng là nguồn cơn sâu xa cho thấy nếu “con chiên bất tuân” Lê Quốc Quân được hành xử tư pháp một cách nghiêm cẩn, Nhà nước Việt Nam sẽ có thể gỡ gạc phần nào danh thể từ sau vụ “nổi loạn” tại giáo xứ Mỹ Yên ở Nghệ An vào tháng 9/2013.

Không những thế, một hình án nặng nề đối với Lê Quốc Quân còn có thể tượng trưng cho lối “phạt vạ” của nhà cầm quyền đối với những kẻ dám bước ra ngoài ranh giới quy ước và tục lệ của cộng đồng thôn làng xưa cũ.

Tất nhiên, đó sẽ là bài học răn dạy cho những tín đồ nhiệt thành thái quá mà đã không thể kềm giữ được tinh thần thiếu tôn trọng khuôn mặt chính thể.

Điềm lành Vatican

Nhưng ở một bờ cạnh khác kém lộ liễu hơn nhiều, dường như Lê Quốc Quân lại đang dần bước từ bóng tối ra ánh sáng. Thậm chí ánh sáng ấy còn có nét mặc khải, với điều kiện nó phải xuất phát từ một cái gì đó thật sự tục thế và cả tục quyền.
"Một hình án nặng nề đối với Lê Quốc Quân có thể tượng trưng cho lối “phạt vạ” của nhà cầm quyền đối với những kẻ dám bước ra ngoài ranh giới quy ước và tục lệ của cộng đồng thôn làng xưa cũ."
Chuyến “thăm và làm việc” ở Vatican của phái đoàn Ban Tôn giáo chính phủ nhà nước Việt Nam vào thời gian ngay sau khi căng thẳng vụ Mỹ Yên tạm lắng, đã khiến dư luận và giới phân tích chính trị lẫn tôn giáo có phần ngạc nhiên.

Không mang tính chất một cuộc gặp chính thức, phái đoàn do cựu trung tướng an ninh Bộ Công an dẫn đầu đã chỉ được tiếp đón bởi vài viên chức cấp thứ trưởng của Tòa thánh, và cuộc đàm luận cũng chỉ giống như một bản ghi nhận với nội dung đề xuất của phía Việt Nam về “giáo dân cần tôn trọng và tuân thủ pháp luật”.

Chuyến đi bất ngờ trên có thể khiến người ta nhớ lại một chuyến “hành hương” khác – nhưng thuộc về người đứng đầu đảng là ông Nguyễn Phú Trọng, cũng đến Roma để gặp đích thân giáo hoàng Francis.

Sau cuộc gặp có vẻ thân mật ấy, mối quan hệ Vatican – Việt Nam “bỗng dưng” sáng hẳn lên, cũng không nghe Tòa thánh căn vặn một khuất tất nào liên quan đến việc sắc phong giáo chức hay những vụ việc gây ầm ĩ trong mối tương tác chẳng đặng đừng của chính quyền một số địa phương đối với các giáo xứ tại Việt Nam.

Mỹ Yên cũng là một trường hợp tiêu biểu về tính cách bình thản không bình thường của Tòa thánh.

Điều đáng ngạc nhiên và còn có thể được xem là thành tích của phái đoàn Ban Tôn giáo chính phủ là cho dù suýt chút nữa nổ ra bạo động tại Mỹ Yên cùng các giáo xứ lân cận, kéo theo sự hiệp thông chưa từng thấy của ít nhất phân nửa trong hơn 7 triệu tín đồ công giáo tại Việt Nam, phía Tòa thánh vẫn bình tĩnh cho là Nhà nước Việt Nam đã có những tiến bộ quan trọng về tự do tôn giáo trong những năm qua.

Dù chưa có bằng chứng xác thực về thái độ điềm tĩnh trên, song nhận định của Tòa thánh lại như có ẩn ý trong mối liên hệ với một động thái có tính ẩn dụ không kém: sau khi khởi tố vụ án mà không lập tức khởi tố bị can theo đúng quy định, cho tới nay vẫn chưa thấy cơ quan công an Nghệ An khởi tố thêm một giáo dân nào ở Mỹ Yên.

Có lẽ đây cũng là một hiện tượng lạ lùng từ nhiều năm qua ở Việt Nam.


Chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Vatican hồi 1/2013 được cho là đã phần nào giúp cải thiện quan hệ giữa VN với Giáo hội La Mã

Sự im lặng của đảng bộ, chính quyền và ngành công an Nghệ An lại diễn ra đồng thời với chuyến đi Paris và New York của người đứng đầu chính phủ - ông Nguyễn Tấn Dũng.

Những cuộc bàn thảo của thủ tướng đang như hé lộ xác tín chính trị “xoay trục” cùng một lối thoát cho nền kinh tế Việt Nam: hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương - TPP - có thể được phía Mỹ xem xét một cách “linh hoạt”.

Người Pháp cũng không quên hứa hẹn sẽ hợp tác quân sự với Việt Nam tại khu vực biển Đông. Thậm chí Nhà nước Việt Nam cũng chưa hết hy vọng được bổ sung vào Hội đồng nhân quyền của Liên hiệp quốc với vài tín hiệu được khơi mào từ khối Cộng đồng châu Âu.

Một giáo dân - một thủ tướng

Nếu nhân quyền là điều kiện then chốt được người Mỹ và Tây Âu đặt lên bàn đàm phán với Nhà nước Việt Nam liên quan đến giải thưởng có tên TPP, Lê Quốc Quân lại đang hóa thân thành một chú hổ dân chủ quốc nội trong con mắt của chính giới quốc tế.

Bất chấp nhiều phương án ngăn trở thông tin, vị luật sư công giáo này đã được giới dân chủ nhân quyền trên thế giới vinh danh và dường như đã không còn là “con ruồi” trong cặp mắt ngao ngán của chính quyền.

Người ta đang tự hỏi, phải chăng tình thế có thể tái hiện một kịch bản đột biến như vụ việc thả nữ sinh Phương Uyên chỉ nửa tháng sau chuyến đi của chủ tịch Trương Tấn Sang đến Washington?

Và lần này, đó là mối quan hệ còn ẩn trong làn sương trừu tượng, giữa một thủ tướng và một giáo dân.

Song chính trị lại là một trừu tượng vượt bậc của các trừu tượng. Không ai có thể biết trong mớ hỗn độn khói sương mờ ảo của nó, cái gì sẽ diễn ra và thực chất là thế nào. Nó có thể đến từ mọi quyền lợi, nhân danh các thế lực và cả từ tinh thần thiếu “hiệp thông” giữa các phe nhóm, trên con đường phục hồi thể diện cá nhân…
"Nếu nhân quyền là điều kiện then chốt được người Mỹ và Tây Âu đặt lên bàn đàm phán với Nhà nước Việt Nam liên quan đến giải thưởng có tên TPP, Lê Quốc Quân lại đang hóa thân thành một chú hổ dân chủ quốc nội trong con mắt của chính giới quốc tế."
Một khi đã không còn bị xem là “con ruồi” theo não trạng Mao tuyển của nhóm hồng vệ binh Trung Hoa, bất kỳ mức án nào nặng tay hơn khung hình phạt “treo” đối với Lê Quốc Quân đều phơi bày tính phi logic trong mối tương quan với thực đơn chính trị đối ngoại ở Việt Nam trong giai đoạn hết sức “nhạy cảm” hiện thời.

Cho dù vẫn cố phô bày vẻ ung dung về vị thế tự tại quyền lực của đảng, song hàng loạt phản ứng trong mấy năm gần đây từ giới công giáo như các vụ Cầu Rầm, Con Cuông, Tam Tòa, Mỹ Yên đã khiến những người theo đường lối “kiên định” không thể xem thường.

Một bản án quá “nhạy cảm” đối với người con của giáo hội sẽ không thể đổi lấy lòng “yêu nước” đồng nghĩa với khả tín “kính Chúa”.

Nếu việc hoãn xử án Lê Quốc Quân đã từng bị treo đến gần ba tháng khi bất chấp các quy định pháp luật, một phán quyết “treo” tiếp nối sẽ có thể không làm cho các cơ quan tư pháp nhà nước quá nặng lòng, trong khi Bắc Kinh vẫn tạm hài lòng vì dù sao sẽ có án, còn cực bán cầu cách Việt Nam nửa vòng trái đất cũng có thể tạm thỏa mãn với những cố gắng vận động trước đó của họ.

Tất cả đều được dung hòa và đều có được điều mà ngành kinh tế học phát triển gọi là “lợi thế so sánh”.

Chính trị luôn có thể là như vậy. “Của để dành” như Lê Quốc Quân luôn có lợi một khi ai đó muốn ngụ ý những người bất đồng chính kiến bị giam giữ là một thứ “tài nguyên nhân quyền” để trao đổi phòng khi túng thiếu.

Vào giữa năm nay, chỉ hai ngày sau chuyến công du thành công ở châu Âu, Tổng thống Thein Sein của Myanmar đã lập tức ra lệnh phóng thích đến bảy chục tù nhân chính trị còn bị giam giữ, kể cả những người mang án đủ sâu sắc với chế độ cầm quyền mà còn lâu mới có thể ra tù.

Bởi thế và khó có thể khác, sẽ là tốt hơn nhiều nếu hiện ra chỉ dấu điềm lành trong phiên xử ngày 2/10/2013 cho Lê Quốc Quân và cho cả chế độ.

Phạm Chí Dũng
Gửi cho (BBC) từ Sài Gòn

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Phạm Chí Dũng từ TP Hồ Chí Minh.

Phong thủy, một âm bản văn hóa Trung Quốc

ca-mat-hang-phong-thuy-o-mot-cua-hang-SG-305.jpg
Một cửa hàng bán các vật dụng trang trí phong thủy ở SG.
RFA photo
Nhiều năm gần đây, Sài Gòn bắt đầu xuất hiện những cửa hàng phong thủy có phong cách bài trí giống hệt các cửa hàng phong thủy của Trung Quốc. Quan niệm phong thủy Việt Nam bắt đầu có từ lúc Cao Biền, người Trung Hoa, đời nhà Đường sang nước Việt trảm long mạch và sau đó nhận Tả Ao làm đệ tử, cũng từ khoảng thời gian hơn 1000 năm về trước, quan niệm về phong thủy bắt đầu có mặt và phát triển cho đến bây giờ.

Theo lối Trung Hoa

Những đồ vật trấn phong thủy như la kinh, la bàn, đá phong thủy đồ thị, đồng tiền cổ của các đời vua, xương thú vật, cẩm thạch, đá thạch anh, bùa chú, châu sa thần sa… Nói chung là tùy vào giá tiền của người mua mà nhà cung cấp đưa ra những thứ hàng phong thủy có giá hợp với nhu cầu. Có nhiều loại thấp giá chừng vài trăm ngàn đồng, cũng có loại cao giá có vài chục triệu đồng, vài trăm triệu đồng như lõi trầm đã luyện qua thần chú hoặc gỗ huỳnh đàn luyện qua thần chú, la kinh bằng vàng. Thậm chí, có cả xương người và sọ người bị sét đánh đã qua luyện thần chú. Nhưng những thứ này được bán với giá vài trăm triệu đến tiền tỉ, không phải ai cũng mua được.

Ở Sài Gòn, có trên hai mươi cửa hàng phong thủy lớn nhỏ, trong đó, nhỏ nhất cũng có món hàng bán lên giá vài chục triệu đồng, các cửa hàng lớn đều do người Tàu quản lý và kinh doanh, có giá thành các món hàng cao cấp lên đến tiền tỉ. Nhưng phần lớn các món hàng phổ thông được bán với giá vài trăm ngàn đồng tới vài chục triệu đồng là bán chạy nhất và nhiều người ưa chuộng hơn cả.

Một người bán hàng phong thủy ở quận Gò Vấp, Sài Gòn cho biết: “Ví dụ như đá thạch anh có tác dụng khi đã ra thành phẩm là tỳ hưu, hoặc thiền thừ tức là con cóc. Đá rất quý nhưng phải ra sản phẩm khai hoang điểm nhãn mới có tác dụng. Ví dụ tỳ hưu có một sừng là chiêu tài. Nếu nó có râu, có vảy là bình an, nếu có cục đá không thì không có tác dụng gì. Phải khai hoang điểm nhãn, chú vào mới có tách dụng được, để nó nhìn thấy mới giúp mình được.

Ví dụ con tỳ hưu thì thường nó không có hậu môn vì nếu có hậu môn thì vàng vào là nó ra liền à. Con tỳ hưu chiêu tài nó sẽ không có hậu môn, như vậy thì vàng vào, nó sẽ giữ lại cho gia chủ. Một khi ra sản phẩm rồi thì mới khai hoang điểm nhãn vào rồi đặt vào vị trí chiêu tài thì nó chiêu tài, cầu bình an hay hết đau ốm thì đặt vào vị trí cần cầu, tất cả sẽ hết.”


Ông Trâm, cư dân quận Gò Vấp, là khách hàng thường xuyên lui tới của cửa hàng phong thủy số 5 đường Quang Trung, Gò Vấp, chia sẻ với chúng tôi rằng ông rất tin tưởng vào phong thủy, vì người phương Đông vốn mê phong thủy, ai cũng làm nhà theo cách thế phóng thủy nên năng lượng phương Đông cũng chảy theo luồng của các nhà phong thủy, bây giờ, nếu làm nhà hoặc bài trí nhà cửa, chỗ ngủ mà không theo phong thủy thì sẽ bị dính năng lượng đen, bị mắc phải hắc khí, như vậy sẽ rất nguy hiểm. Ông Trâm còn chia sẻ thêm là ông thường thay đổi các đồ vật phong thủy mỗi khi các con của ông làm ăn thất bại, gia đình ông gặp khó khăn. Và trong vòng ba năm trở lại đây, ông đã đổi nhà hai lần và đổi các đồ vật phong thủy đến cả trăm lần để cho các con ông đỡ phải nguy hiểm khi họ mắc phải rắc rối với ngân hàng, làm ăn thua lỗ.

Cùng tâm lý giống như ông Trâm, bà Mỹ, cư dân quận 1 Sài Gòn chia sẻ với chúng tôi rằng bà và gia đình rất tin vào phong thủy, vì nó cho bà thứ năng lượng quí giá để làm ăn, không sợ ai phá phách. Nhưng khi chúng tôi hỏi thêm về năng lượng tốt đó như thế nào và cụ thể là ai phá phách thì bà im lặng, lắc đầu, nói rằng đây là huyền cơ, không thể nói thành lời.

Cán bộ nhà nước chuộng phong thủy

da-thach-anh-hong-dung-de-tran-phong-thuy-250.jpg
Đá thạch anh hồng được bày bán tại một cửa hàng ở SG. RFA photo
Hằng Đỗ, một Việt Kiều về nước làm việc và đầu tư kinh doanh ở Sài Gòn, bày tỏ nỗi quan ngại của cô khi phải làm việc với đội ngũ nhân viên rất mê tín vào phong thủy. Hằng Đỗ cho biết là trong mấy tháng đầu tiên, ngoài việc quản lý các dự án và cho dự án hoạt động tốt, cô còn phải ngấm ngầm điều tra đội ngũ nhân viên của mình vì họ đã lén lút mang các thứ đá phong thủy, bùa chú, đồng tiền cổ về treo trên phòng làm việc. Thậm chí xoay hướng bàn ghế, làm việc lệch lạc, nhìn căn phòng trở nên chật chội, luộm thuộm không thể tả. Và ngay cả một số nhân viên tin cậy của Hằng Đỗ cũng có cách làm việc hết sức kì cục, lẽ ra 9h đi ký hợp đồng vì đã hẹn với đối tác, họ lại đi trước hoặc dời qua buổi chiều vì theo họ, giờ hẹn rơi vào hắc đạo, đi sẽ không thành công. Cách làm việc như thế vừa cảm tính lại vừa thiếu khoa học, không ít lần làm đối tác thấy khó chịu.

Một người làm trưởng phòng nhân sự ở một công ty nhà nước tại quận 3 Sài Gòn, yêu cầu giấu tên, chia sẻ với chúng tôi rằng hầu như 100% cán bộ nhà nước và cơ quan nhà nước bây giờ tin vào phong thủy, thậm chí mê tín dị đoan với phong thủy. Thay vì làm việc đúng giờ giấc, đúng lịch làm việc và chi tiêu một cách hợp lý để đảm bảo ngân sách nhà nước, họ lại mang không ít tiền từ nguồn thuế của nhân dân để nướng vào các lò phong thủy và tổ chức cúng đủ các thứ. Có nhiều cơ quan nhà nước, bên ngoài là một cơ quan hành chính sự nghiệp, nhưng bố trí bên trong trông giống như một cái điện thờ của đạo giáo mà ở đó, các quan chức giống y hệt các thầy phù thủy, các giáo chủ.

Một người bán hàng phong thủy ở quận 1, Sài Gòn, cho chúng tôi biết: “Tiền cổ thì may mắn về đường tài lộc, mình có thể treo trong nhà hoặc trong ví. Còn thạch anh hoặc ngọc hoặc đá mắt mèo thường để tạo bức hồng vân. Thạch anh hồng thì để trong nhà lấy lại sinh khí trong nhà. Thạch anh thì nó rất rốt, nó giúp mình tránh sóng điện từ của tivi, điện thoại. Người dùng thạch anh hồng, họ cũng thường để trong phòng ngủ để tình cảm vợ chồng đằm thắm hơn. Người nóng tính họ cũng dùng thạch anh hồng cũng giúp cho tính họ đằm hơn, dễ chịu hơn. Thạch anh hồng thì hai ký là bảy triệu ba sáu ba, nhưng nó cũng có nhiều loại ví dụ nửa ký thì khoảng một triệu sáu, mấy trăm gam cũng có.”

Hầu như các cán bộ cao cấp ở trung ương, tỉnh, thành phố đều là bạn hàng thân thuộc ở cửa hàng cô đang bán. Và người có chức càng cao, xài tiền cho phong thủy càng khủng, có nhiều cán bộ mà theo như cô nói là chỉ cần nói tên ra thì cả nước đều biết, có nhiều tháng họ chi cho các mặt hàng phong thủy lên đến tiền tỉ. Với họ, tiền bạc không quan trọng, miễn sao có được vật phong thủy đáng giá và bắt mắt, tạo được niềm tin và sự hanh thông cho hoạn lộ là sẵn sàng chi.

Giới nhà giàu và vợ các cán bộ cao cấp cũng chi cho phong thủy không ít một chút nào, thậm chí, có nhiều bà vợ cán bộ cao cấp do tìm hiểu quá nhiều về phong thủy, dần dà trở thành nhà tư vấn phong thủy cho cả cửa hàng phong thủy và cho các bà quan chức khác.

Với tình hình Trung Quốc đang ngày đêm xâm lấn trên biển Đông và trên các cửa ải đất liền, mục tiêu song hành của họ sẽ là đồng hóa Việt Nam trở thành một tỉnh lị của Trung Quốc. Và khi mà phong thủy Trung Quốc trở nên đắc dụng, thịnh hành ở Việt Nam, có vẻ như người Trung Quốc đã đạt được phần lớn mục đích đồng hóa của họ!

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2013-09-30

Có người kế vị Hồng y Phạm Minh Mẫn


Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc nay chính thức trở thành người kế vị Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn

Tòa thánh La Mã vừa tuyên bố bổ nhiệm Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, hiện đang là Giám mục giáo phận Mỹ Tho, làm Tổng giám mục phó Sài Gòn, có quyền kế vị tại Tổng giáo phận Sài Gòn.

Quyết định trên được cha Federico Lomardi, trưởng Phòng báo chí Vatican thông báo sáng thứ Bảy 28/9/2013.

Như vậy, Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc sẽ đương nhiên kế vị Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, năm nay 79 tuổi, khi Tổng giáo phận trống tòa.

Vatican cũng đồng thời bổ nhiệm Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc làm Giám quản tông Tòa giáo phận Mỹ Tho.

Tổng giáo phận Sài Gòn là một trong những giáo phận lâu đời nhất, quan trọng nhất ở Việt Nam.

Được thành lập năm 1844, Tổng giáo phận Sài Gòn gồm toàn bộ Thành Phố Hồ Chí Minh, trừ huyện Củ Chi, với khoảng hơn 650 ngàn giáo dân, là giáo phận lớn thứ nhì Việt Nam, sau giáo phận Xuân Lộc.

Người từng được Tòa thánh La Mã hôm 24/4/1975 bổ nhiệm vào chức Tổng giám mục phó của tổng giáo phận Sài Gòn với quyền kế vị, tức tương đương với vị trí của Đức cha Phaolo Bùi Văn Đọc hiện nay, là Giám mục Xavie Nguyễn Văn Thuận, Giám mục Giáo phận Nha Trang.

Sau sự kiện 30/4/1975, Giám mục Xavie Nguyễn Văn Thuận, người sau này được Vatican phong chức Hồng y và đang trong tiến trình xem phong á thánh, đã không thể về Sài Gòn nhậm chức, rồi sau bị chính quyền mới giam giữ vì nguyên nhân chính trị và trong một chuyến đi nước ngoài, ông đã bị cấm trở về Việt Nam hồi 1990.

Sinh năm 1944 tại Đà Lạt, vị tân Tổng giám mục phó Sài Gòn thụ phong linh mục tại Đà Lạt hồi 12/1970 và đảm nhận vị trí Giám mục giáo phận Mỹ Tho từ 3/1999 thay cho Hồng y Phạm Minh Mẫn khi đó từ Mỹ Tho được chuyển về làm Tổng giám mục Sài Gòn.

Trước đó, ngài từng là Giám đốc Đại Chủng Viện Minh Hòa, giáo phận Đà Lạt trong thời gian 1975-1995, và là Giáo sư thần học tín lý các Đại Chủng Viện Sài Gòn, Huế, Hà Nội từ 1970 đến 1999, theo trang catholic.org.

Ngài vào Tiểu Chủng Viện Sài Gòn từ 1956, và năm 1964 đã du học ở Roma tại Đại học Truyền giáo Urbaniana cho tới 1970.
(BBC)

TQ nên xử lý biển đảo 'như với bạn bè'


Philippines và Việt Nam đi đầu Asean trong việc phản đối TQ về biển đảo

Malaysia nói TQ cần giải quyết vấn đề biển đảo với Đông Nam Á “như giữa những người bạn”, chứ không nên coi đây là “xung đột giữa bên này với bên kia”.

Thủ tướng Malaysia, Najib Razak lên tiếng trước chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đến Malaysia và sau đó là tới Indonesia tuần này, cho rằng Trung Quốc “không nên đẩy các nước ra xa”.

Báo Malaysia, tờ The Star đăng tin hôm 28/9 vừa qua rằng ông Najib Razak đã nêu vấn đề tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và một số quốc gia Asean.

Ông nói “Trung Quốc cần xử lý vấn đề về tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng như một vấn đề giữa những người bạn chứ không phải là một cuộc xung đột giữa bên này với bên kia”.

Thủ tướng Najib Razak cũng nói “vì quyền lợi của chính mình, Trung Quốc cần hiểu rằng quan điểm của họ nên được làm mềm đi bởi nhu cầu kết bạn với các nước láng giềng”.

Chỉ Trung Quốc đúng?


"Và nếu TQ có vấn đề lãnh thổ với cả Malaysia nữa thì thế giới thế đặt câu hỏi liệu có thể nào tất cả các nước đều sai"
Thủ tướng Malaysia Najib Razak
Thủ tướng nước hiện cũng nêu chủ quyền ở một phần của quần đảo Trường Sa cũng nói về cách ứng xử của Trung Quốc với các quốc gia Đông Bắc Á và Asean:

“Tôi nghĩ người Trung Quốc sẽ hiểu ra rằng họ cần bạn bè, và không thể đẩy các nước ra xa. Họ đã có vấn đề với Hàn Quốc, với Nhật Bản, và họ cũng đang có vấn đề với Việt Nam và Philippines.”

“Và nếu họ có vấn đề với cả Malaysia nữa thì thế giới thế đặt câu hỏi liệu có thể nào tất cả các nước này đều sai,” ông Najib Razak nói trong cuộc hội đàm với viện nghiên cứu quan hệ đối ngoại Council of Foreign Relations của Mỹ, được người dẫn chương trình cho CNN, ông Fareed Zakaria chủ trì.

Sự kiện này được tổ chức với sự tham gia của chừng 200 quan khách thuộc Council of Foreign Relations.

Từ trước tới nay, Trung Quốc luôn duy trì quan điểm rằng chủ quyền của họ chiếm gần trọn vùng biển Đông Nam Á và từ chối đối thoại đa phương với Asean.

Ông Najib nói sự trỗi dậy của Trung Quốc mở ra cho hàng hóa Malaysia một thị trường lớn, và nước này cũng nhận đầu tư từ Trung Quốc nhưng cùng lúc, các quốc gia Asean “đặt câu hỏi rằng Trung Quốc sẽ trở nên hung dữ hay tự tin hơn vì sự trỗi dậy đó”.

Ông cho rằng Asean muốn đối thoại với Trung Quốc và giải quyết cuộc tranh chấp chủ quyền trên biển “như những người bạn với nhau”.

Dự kiến Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình sẽ thăm Malaysia trước khi sang Indonesia với chuyến thăm chính thức để rồi dự hội nghị APEC năm nay tại Bali.

Báo chí Trung Quốc đã chú ý tập trung bài về chuyến thăm của ông Tập sang hai nước "trọng yếu thuộc Asean" từ 2 đến 8/10 này, theo trang China Daily hôm 30/9.

Báo này trích lời các nhà bình luận Trung Quốc nói ông Tập Cận Bình sẽ "xoá đi lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc".


Lãnh đạo Nhật và Philippines có quan hệ ngày càng nồng thắm

Nhưng có vẻ như Trung Quốc muốn nhấn mạnh đến quan hệ kinh tế và làm nhẹ đi tranh chấp biển đảo với Asean và gọi "vấn đề biển Nam Trung Hoa chỉ là một phần của ngoại giao khu vực", theo China Daily.

Hiện trao đổi thương mại của riêng Trung Quốc với Malaysia đã vượt 94 tỷ USD trong năm 2012.

Nhưng căng thẳng lãnh thổ và lãnh hải có thể sẽ vẫn là một chủ đề phủ bóng lên quan hệ của Trung Quốc với các nước dự APEC.

Báo chí Nhật trích nguồn ngoại giao của họ ở Trung Quốc đã nói ông Tập sẽ không có cuộc gặp bên lề APEC với Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe.

Hôm 29/9, Thứ trưởng ngoại giao Lý Bảo Đông của Trung Quốc đã nói Bắc Kinh “không có kế hoạch dàn xếp cho một cuộc gặp như vậy” với lãnh đạo Nhật Bản.

Lý do là hai bên không đồng nhất được cách tiếp cận tranh chấp về nhóm đảo Senkaku hiện do Nhật nắm mà Trung Quốc cũng coi là của mình và gọi là Điếu Ngư.

Hội nghị APEC dự kiến khai mạc ngày 7/10 tại đảo Bali của Indonesia.
(BBC)

 Bản tin tiếng Anh

  • Li Na learns from her past (Washington Post) - Tough workouts lead to victory on the court, but a responsible attitude makes one a champion in life.
  • Picture brightens for corporate profits (Washington Post) - The net income of China's industrial companies gained traction in the first eight months, offering further evidence of economic stabilization.
  • Christie's holds inaugural auction (Washington Post) - Christie's announced its official entry to the Chinese mainland with an inaugural auction on Thursday night that earned 153 million yuan ($25 million).
  • Cutting your cloth to suit your style (Washington Post) - Regarding one of China's most traditional industries - textiles and apparel - Marjorie Yang Mun-tak holds quite different a view.
  • Airbus signs agreements for 68 planes (Washington Post) - Airbus SAS signed agreements to supply 68 aircraft to three Chinese clients at the Aviation Expo China 2013 in Beijing, which opened on Wednesday.
  • Let's get crabby! (Washington Post) - Autumn is China's biggest crab season. That's very much because the most popular freshwater crabs are at their delicious peak now. If you go
  • Living museum of beautiful woods (Washington Post) - Deep in the Beijing suburb of Shunyi is a tiny boutique hotel with a pedigreed collection that many museums would kill for. Yet, it is an establishment that actually has an extremely select client list — those who really appreciate antiques.
  • UN's Syria resolution on point, FM says (Washington Post) - The 15-member United Nations Security Council's unanimous adoption of a resolution to strip Syria's government of its chemical weapons reflects the council's solidarity and points toward a diplomatic solution to the Syria issue, China's Foreign Minister Wang Yi said after the vote on Friday.
  • Afghanistan seeks active Beijing role (Washington Post) - Afghanistan expects China to take an active role in seeking peace and stability in the war-torn country, Afghan President Hamid Karzai told President Xi Jinping in Beijing.
  • Humans 'dominate global warming' (Washington Post) - Humans are "extremely likely" to have made more than half of the contribution to increased temperatures from 1950 to 2010 and more and longer heat waves are expected.
  • Court upholds serial killer's death sentence (Washington Post) - An appeal by a convicted serial killer against his death sentence, including a "confession" to another murder for which a man was executed, was rejected by a court on Friday.
  • Rich should fight poverty too: Ho (Washington Post) - Developed nations should enlist their "affluent multitudes" to aid in the fight against world poverty and hunger, Hong Kong's former Secretary for Home Affairs told a UN meeting.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét