Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Lượm lặt

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Truyền thông Nhật Bản chia sẻ nỗi lo tranh chấp Biển Đông với Việt Nam (SM). Bão Biển Đông “nuốt” 3 tàu TQ ở gần Hoàng Sa  (KT)    —Bão Wutip nhấn chìm nhiều tàu cá TQ trên biển  (VNN)   —–Trung Quốc tìm kiếm 74 ngư dân mất tích trên Biển Đông  (VOV)
TQ nên xử lý biển đảo ‘như với bạn bè’  (BBC)
‘Việt Nam vẫn nên đòi chủ quyền’  (BBC) -Cựu Đại sứ Anh tại VN, ông Derek Tonkin, nói về tranh chấp tại Biển Đông, giới lãnh đạo VN các thập niên trước, sai lầm của Hà Nội tại Campuchia và đòi hỏi dân chủ ở trong nước.
Vị thế Việt Nam trong địa chính trị khu vực châu Á-TBD  (ĐV)   —Thông điệp về một Việt Nam yêu hòa bình, đổi mới, hội nhập toàn diện (TN)
Đa số các Bộ có số thứ trưởng “vượt trần”  (DT)   —“Đang nghiên cứu mỗi bộ có bao nhiêu thứ trưởng”  (Infonet)   —-Trung ương Đảng xem xét nhiều vấn đề hệ trọng  (NLĐ)
3 Thứ trưởng nghỉ hưu từ ngày mai (1/10)  (VOV)   —-Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói về điều hành giá xăng, sữa  (VnEc)
Trục lợi người lao động trẻ  (TN)  -Trong vai lao động ngoại tỉnh tìm việc giữa Sài Gòn, người viết chứng kiến nhiều câu chuyện đắng lòng suốt hành trình từ tìm việc, làm việc và cả sự bế tắc của những người trẻ “từ làng ra phố” tìm kế sinh nhai.
Vỡ đập thủy điện: ‘Quả bóng trách nhiệm’ trong chân ai?  -(VTC)    —-Vì sao gia đình ông Vươn kiện UBND huyện Tiên Lãng?  (VTC)
Khai mạc Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng khóa XI  (VOV)    —–Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị TW 8 của Tổng Bí thư  (VOV)   —-Điện mừng Quốc khánh Trung Quốc  (VOV)   —-Sửa đổi quy chế bầu cử trong Đảng  (VNN)
Trung ương Đảng họp toàn thể lần 8  (BBC)
Chính phủ “bác” đề xuất giảm lương của Bộ Tài chính  (VnEc)   —-“Nếu lương cao quá, sức hút đầu tư sẽ giảm”  (VnEc)

100% nhà ở huyện đảo Cồn Cỏ tốc mái do bão số 10  (TTXVN)   —-Bão giật cấp 13 càn quét Quảng Bình, Quảng Trị Video  (VNN)   —-Vụ vỡ kênh thủy điện: Phớt lờ cảnh báo của người dân  (VNN)   —-30 công nhân mắc kẹt, kêu cứu trong mưa bão  (VNN)
Cấm nhà ở làm nhà nghỉ: Vô lý quá thì bỏ  (VEF)    —–Từ 1.10, người Việt chỉ mất 3-5 ngày xin visa vào Anh (SGTT)
Việt Nam đứng hạng bảy về tiềm năng phát triển kinh tế (SGTT)     —-“Nói con số không đáng tin cậy là không công bằng” (SGTT)
GS J. London: “Cần nâng cao chất lượng tranh luận trên mạng”(RFI)
Hồ Ngọc Nhuận: Một mình chống hai chế độ  (RFA)
Mời thảo luận công khai và dân chủ về Tuyên bố 258  (RFA)

KINH TẾ
Ngân hàng bán nợ xấu cho VAMC: Lấy vốn hay “rũ” nợ lợi hơn? (Stockbiz). VĂN HÓA-THỂ THAO
Đề cử Phong Nha-Kẻ Bàng là Di sản thế giới lần 2 (CP).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
“Tư duy bao cấp giáo dục quá nặng nề” (DT). XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Ngư dân hết chịu cảnh “bi hài” ở cảng cá Thọ Quang (DT). Công chức Việt biết đánh golf, chuẩn nhất thế giới  (PNTD)
Âm mưu của gã Việt kiều Mỹ thuê sát thủ về nước giết 9 người thân  (LĐ)


Gái đứng đường Sài Gòn gạ… bán dâm cho công an (Zing) – Khi bị bắt, gái bán dâm nói với công an “không có tiền nuôi con nên phải đứng đường đón…
Thiếu nữ được vợ “yêu râu xanh” giải cứu  (ĐSPL)    —-Chết lõa thể sau khi vào nhà nghỉ với 1 phụ nữ (KP)    —Tôi quỳ lạy nhưng nhóm côn đồ quyết đoạt mạng chồng tôi  (ĐV)
Nữ giảng viên người Nhật bị xe buýt cán chết ở TPHCM  (VOV)   —-Đi đúng đường, một cô giáo nước ngoài bị xe buýt cán chết  (VNN)
Thuê đất của nông dân đem bán, giám đốc lãnh án 13 năm tù  (TT)
Cướp 100.000 đồng, một người chết  (PLTP)

QUỐC TẾ 
Mỹ “coi khinh” Pháp trong vấn đề Syria (LĐ). - “Châu Âu không có vai trò trong hội nghị về Syria” (TTXVN). Phẫn nộ trước bất công, dân Trung Quốc đòi bỏ án tử hình  (Soha)    —–Bức tranh kinh tế Trung Quốc ‘méo mó’ dưới các con số đẹp đẽ  (SM)

“Trình độ của quân đội Trung Quốc vẫn kém nước mạnh nhất 30 năm”  (GDVN)   —-Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Tân Cương Photo  (VNN)   —-Bắc Kinh đầy khói bụi  (TT)
Mỹ-Nhật thảo luận tăng cường an ninh mạng  (RFI)   —Đề phòng Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, Mỹ, Nhật và Hàn Quốc duyệt xét liên minh (RFI)   —Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm biên giới Triều Tiên (RFI)    —-Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến Nam Triều Tiên  (VOA)
Xung đột Syria : Tổng thống Assad xem nhẹ vai trò của châu Âu (RFI)   —-Syria : Nga tăng cường hải quân ở đông Địa Trung Hải (RFI)
Khủng hoảng chính trị tại Ý tác hại lên thị trường tài chính châu Âu (RFI)
Pháp tiếp nhận máy bay vận tải quân sự A400M đầu tiên (RFI)   —–Viễn cảnh cuộc chiến Afghanistan kết thúc vẫn còn xa vời  (VOA)   —–Tổng thống Mỹ, Thủ Tướng Israel họp bàn về vấn đề Iran  (VOA)

Hồ Ngọc Nhuận: Một mình chống hai chế độ.

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-09-30
Ông Hồ Ngọc Nhuận một dân biểu đối lập thời VNCH
Ông Hồ Ngọc Nhuận một dân biểu đối lập thời VNCH =>
Files photos
Nghe bài này
Ông Hồ Ngọc Nhuận một dân biểu đối lập thời Việt Nam Cộng Hòa từng nhiều lần công khai chống chính phủ và cũng là nhân chứng lịch sử trong những ngày cuối cùng của Sài Gòn. Sau năm 1975 ông tham gia vào chế độ mới với cương vị Phó chủ tịch UBMTTQ thành phố. Trong vị trí mới này ông cũng lại tiếp tục chống chế độ khi ủng hộ ý tưởng thành lập Đảng Dân Chủ Xã hội làm đối trọng với Đảng Công sản Việt Nam. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn với ông để tìm hiểu tâm tư của một chính trị gia đặc biệt của đất nước, mời quý vị theo dõi.

Mặc Lâm: Theo như chúng tôi được biết khi còn là một dân biểu trong Quốc hội của Việt Nam Cộng Hòa ông từng bị mời nhiều lần để nói chuyện về các hoạt động chống lại chính phủ. Xin ông vui lòng cho biết những buổi nói chuyện ấy như thế nào khi bản thân ông được đặc quyền miễn xâm phạm của một dân biểu vào lúc ấy?
Hồ Ngọc Nhuận: Họ hỏi có một chuyện thôi: “Tại sao anh nói anh không phải là cộng sản? Tại sao anh chống ông Thiệu, chống Mỹ, chống tụi tôi? Bởi vì cộng sản đúng đắn và anh đi theo mà anh nói anh không phải là cộng sản là sao?”
Tôi nói các anh có thấy từ ngày xưa cho tới bây giờ, nếu nói tới những người chống cộng quyết liệt nhất là ai không? Là những người công giáo, những đồng bào công giáo ngoài kia vô trong này nữa. Tại sao bây giờ có những người như linh mục, mà không phải một người, mà cả những người ban đầu còn hơi độc lập nhưng sau cùng họ cũng ngã theo.
Số người đó không phải là ít. Có phải là họ đi theo cộng sản không? Dứt khoát là họ không theo cộng sản. Nhưng tại sao họ chống? Bây giờ thì những người Phật giáo, rất nhiều sư sãi, ni cô xuống đường. Họ bị đàn áp kinh khủng. Càng đàn áp càng chống. Như vậy họ là người hữu thần mà họ lại theo cộng sản? Không phải là họ theo cộng sản, dứt khoát là như vậy. Mấy anh không đi sát với nhân dân còn tôi, tôi đi cùng hết.
Tôi nói, ngày xưa mấy anh gọi tụi tôi là bù nhìn, là ngụy còn bây giờ mấy anh là cái gì? Các anh chả có làm cái gì cho dân hết trọi thì mấy anh là cái gì? Tôi nói công khai nhưng dần dần họ không cho tôi nói nữa
Hồ Ngọc Nhuận
Giờ đây tôi đề nghị các anh, lên xe buýt xem thì đa số các cháu thanh niên soát vé nó cụt ngón tay trỏ. Nó chặt đủ kiểu. Cháu tôi bị đi lính khi ngồi gác đêm ở trong đồn nó cũng làm cướp cò cho văng ngón tay trỏ. Hay đi hành quân nó cũng lấy ngòi nổ trong trái lựu đạn rồi nhét trong giày lính cho nổ banh cái bàn chân. Thà nó mất bàn chân hay ngón tay chứ không sợ mất mạng.
Như vậy là người ta không chịu nỗi chiến tranh, thế thôi. Bao nhiêu dân tình các làng, các xã di dân. Sài gòn này là cái túi chứa tất cả bà con ở các nơi về. Đó là tôi nói về thanh niên. Còn cái điều mà tôi sắp nói đây chẳng hạn, mà sau đó là tôi ân hận. Tôi gây một cái nạn cho họ (những người trốn lính) khi tôi nói: bây giờ các anh vô mấy cái chùa xem mấy người mặc áo nhà tu. Ý tôi muốn nói tới mấy ông đạo Dừa, đạo này kia. Tại sao?  là tại vì họ nói họ là tù nhân lương tâm nên họ không chịu đi lính, họ chấp nhận vô tù. Còn mấy cái chùa, các anh đi thăm mấy cái chùa đi, sao mà bây giờ họ tu dữ vậy mà toàn là thanh niên không hà! Đó là tại vì người ta không thích, không chấp nhận chiến tranh.
Một ngươi phụ nữ  đi ngang qua một biểu ngữ của đảng cộng sản VN
Một ngươi phụ nữ đi ngang qua một biểu ngữ của đảng cộng sản VN. AFP
Sau đó một thời gian ngắn, tôi được biết tin là tất cả các chùa ở nhiều tỉnh bị bố ráp hết để bắt mấy ông trốn quân dịch. Đó là thời kỳ người ta chống chiến tranh thế thôi. Tôi kể cho mấy ổng nghe nhiều kinh nghiệm về vấn đề là quân đội Việt Nam là không có đánh. Bây giờ nhìn lại thì có những cái mình thấy bên nào cũng dở hết trơn nhưng nói chung hồi đó nó có những cái nạn như vậy chứ không phải tôi bôi bác
Mặc Lâm: Đã có bao giờ ông nói chuyện với cung cách ấy đối với cán bộ thời nay hay không khi mà chế độ bây giờ cũng có rất nhiều dị tật?
Hồ Ngọc Nhuận: Tôi nói thẳng với mấy ông bây giờ (cán bộ) lúc còn đi họp đi hành tôi nói thẳng. Tôi nói: “mấy anh gọi một số dân biểu trong quốc hội ngày xưa là dân biểu bù nhìn, dân biểu ngụy, quốc hội bù nhìn còn bây giờ đây tại sao quốc hội của mấy anh lại như vậy?”.
Ngày xưa tôi còn đi họp chứ giờ thì không còn nữa. Tôi chọn bạn bè toàn là đại biểu quốc hội như ông Nguyễn Ngọc Hà hay ông Lý Chánh Trung cũng là đại biểu mấy khóa. Tôi nói, ngày xưa mấy anh gọi tụi tôi là bù nhìn, là ngụy còn bây giờ mấy anh là cái gì? Các anh chả có làm cái gì cho dân hết trọi thì mấy anh là cái gì? Tôi nói công khai nhưng dần dần họ không cho tôi nói nữa. Bây giờ đây tôi cũng hỏi tại làm sao quốc hội Sài gòn của chúng tôi ngày xưa, các đảng phái được vô, tôn giáo được vô còn bây giờ mấy anh bít hết chỉ có đảng của mấy anh thôi. Đó là đảng hội chứ quốc hội gì?
Mặc Lâm: Vâng thưa ông, có những dư luận được đặt ra là sau năm 75, từ một dân biểu của Việt Nam Cộng Hòa, ông trở thành Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam. Có phải khi chấp nhận vị trí này ông đã hy vọng rằng công việc mới của ông sẽ đóng góp cho đất nước được nhiều hơn hay là vì một sức ép nào đó đã khiến ông giữ chức vụ này?
Hồ Ngọc Nhuận: Trước hết tại vì tôi chấp nhận ở lại trong nước và là một người gọi là có cảm tình với chế độ mới. Họ cho tôi ra tờ báo mới. Tôi cho ra lại tờ Tin sáng với Ngô Công Đức. Như vậy họ có một con đường mà mình thấy. Ngay cả một số các nhà báo, đặc biệt là những nhà báo của Pháp cũng thấy đó là một ánh lóe sáng, một cái tia hy vọng cho đa nguyên về văn hóa.
Như Jean La Couture hay là Alain Richieux là nhà sử học của Pháp đã viết nguyên cuốn sách về tờ báo của tôi. Chỉ có điều là ông viết cuốn sách này vào những năm 80 thì nhận xét rằng hình như có những điều mà Jean La Couture hy vọng là sẽ có những gì mới mẻ, khác hơn các nước. Đây là “cộng sản Việt Nam” nên có thể là khác với những “cộng sản” khác thì hình như nó được xác nhận
Bây giờ đây tôi cũng hỏi tại làm sao quốc hội Sài gòn của chúng tôi ngày xưa, các đảng phái được vô, tôn giáo được vô còn bây giờ mấy anh bít hết chỉ có đảng của mấy anh thôi. Đó là đảng hội chứ quốc hội gì?
Hồ Ngọc Nhuận
Sau đó tôi khi viết trong cuốn “Đời Của Tôi” thì tôi viết về điều này tôi viết lại tôi nói rằng là thật sự chỉ có mấy tháng sau thì tờ Tin sáng của tôi bị đóng cửa. Nói tóm lại những lúc đầu là như vậy. Hay là họ mời tôi làm thành viên của cái đoàn Việt Nam để mà hiệp thương thống nhất Tổ quốc chẳng hạn. Có những điều mà mình hy vọng là (đảng này) sẽ có những cái gì đó mới và khác với những đảng khác.
Tuy nhiên, dần dần thì không thấy vậy. Ngay cả ví dụ như chuyện học tập cải tạo chẳng hạn, họ nói mấy tháng hay một năm. Ban đầu mình nghĩ chỉ sợ họ bắn bỏ trôi sông thôi chứ như vậy thì để coi sao. Dần dần thay vì mấy tháng, một năm thì có người “mút mùa” mười mấy, hai chục năm mới về. Rồi chết trong trại cải tạo luôn. Đó là những điều không thể chấp nhận được.
Lúc đầu có những dấu hiệu làm cho mình hy vọng. Họ cho tôi làm báo hoặc là một số công tác khác hay như chuyện tôi chấp nhận vô Ủy ban Mặt trận đó nhưng đồng thời để tránh những vấn đề khác họ đã giao cho tôi một số việc này, việc kia mà tôi thấy không được.
Như vậy vô mặt trận thì nó chung chung, mặt trận nhân dân nên nó cũng đỡ hơn một vị trí nào khác. Tôi được cử vào vị trí như một công chức cao cấp nhưng tôi không nhận nên tôi vào cái chỗ cũng là của họ nhưng là của nhân dân đó là Mặt trận Tổ quốc. Đó sự thật là vậy.
Mặc Lâm: Mặc dù từng là dân biểu trong thời đệ nhị cộng hòa nhưng ông chưa từng được hiệp thương để thành đại biểu quốc hội trong chế độ mới như ông Lý Chánh Trung hay nhiều người khác có cùng căn cước chính trị như ông. Ông có thể cho biết lý do hay không?
Hồ Ngọc Nhuận: Tôi không bao giờ mơ tưởng, ảo vọng là họ chấp nhận cho tôi ứng cử vô quốc hội nhưng ví dụ nếu như họ kêu tôi ra thì tôi đâu có chạy! Dù họ có nắm như thế nào đi nữa thì tôi nghĩ nếu như mình có vào quốc hội thì mình cũng có cái thế của mình nhưng mà họ sợ lắm, không bao giờ dám. Họ không bao giờ đặt vấn đề vô quốc hội với tôi cả. Những người khác thì họ cho vô, ví dụ như ông giáo sư Lý Chánh Trung dù ông cùng viết báo với tôi nhưng họ cho vô.
Họ nghĩ là tôi có một số kinh nghiệm nào đó về đấu tranh nghị trường, đấu tranh công khai, đấu tranh báo chí cả về vấn đề “xuống đường”, “lên đường” cho nên họ không bao giờ dám cho tôi vô quốc hội.
Bởi vì trong một cuộc chiến thì mỗi người đánh giá một kiểu. Người thì nói “huynh đệ tương tàn”, người thì nói “ý thức hệ”, người thì nói “Bắc Nam”, người thì nói “chiến tranh của Mỹ”
Hồ Ngọc Nhuận
Mặc Lâm: Thưa ông, những hoạt động gần đây của ông cho thấy rằng nó cũng tương tự như những lúc ông đang tại chức thời Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên cũng có những dư luận bên ngoài, đặc biệt là dư luận ở hải ngoại, họ rất buồn lòng, phiền lòng ông về những quá khứ trước năm 75, ông có cảm thấy mình bị xúc phạm hay ông có buồn vì không được chia sẻ những sự thật mà mình ấp ủ bao nhiêu năm?
Hồ Ngọc Nhuận: Cảm ơn anh Mặc Lâm về câu hỏi này. Những người có ý như anh Mặc Lâm vừa mới nói đó cũng có nhưng không nhiều. Tôi hiểu là tại sao có những người có những lời nói và thái độ như vậy.
Bởi vì trong một cuộc chiến thì mỗi người đánh giá một kiểu. Người thì nói “huynh đệ tương tàn”, người thì nói “ý thức hệ”, người thì nói “Bắc Nam”, người thì nói “chiến tranh của Mỹ”. Ngày xưa tôi gọi đây là chiến tranh của Mỹ tại vì ổng vô trong này từ cấp lớn đến cấp nhỏ ổng đều ở trên đầu, ổng làm cố vấn hết.
Từ trên xuống dưới là của ảnh hết, súng cũng của ảnh, hành quân cũng của ảnh, đánh gì cũng của ảnh và trách nhiệm cũng của ảnh. Còn ông tổng thống trước khi ổng chạy đi thì ổng lên tiếng chửi Mỹ. Cái người ủng hộ Mỹ nhất mà cũng quay lại chửi Mỹ thì hỏi tôi không chống Mỹ sao được?
Tôi trở lại chuyện cuộc chiến tranh, trong gia đình của tôi chẳng hạn, cháu chắt, anh em mà cũng chia thành hai phe. Anh em trong gia đình mà còn chống nhau thì tất nhiên khi buông súng rồi thì vấn đề trách nhau, buồn nhau, hận nhau là cái chuyện thường.
Nó đi sâu vô từng con người, nó chia con người ra làm đôi, nó chia đất nước ra làm đôi, nó chia gia đình ra làm đôi, anh em đánh nhau. Bây giờ có những người họ nói “thôi! dẹp! không nói chuyện cũ, không hận nữa” thì quá mừng, quá hay nhưng nếu còn thì mình phải chịu
Hồ Ngọc Nhuận
Sau đó vì chuyện này không phải người ta tốt với nhau luôn. Thứ nhất là chế độ thắng trận này có những đối xử như làm mất nhà, mất của rồi mất cả mạng sống của người ta thì làm sao mà không buồn, không hận được?
Nó đi sâu vô từng con người, nó chia con người ra làm đôi, nó chia đất nước ra làm đôi, nó chia gia đình ra làm đôi, anh em đánh nhau. Bây giờ có những người họ nói “thôi! dẹp! không nói chuyện cũ, không hận nữa” thì quá mừng, quá hay nhưng nếu còn thì mình phải chịu. Cho nên tôi không bao giờ lên tiếng về cái vụ này.
Tôi cũng không cắt nghĩa nữa. Bởi vì làm sao mà cắt nghĩa một cái chuyện mà nó âm ỉ, âm thầm gặm nhấm cả cuộc đời một con người. Không cắt nghĩa hết được. Thôi thì nếu mà được hiểu thì tốt, nếu không được thì để con cháu sau này nó phán xét. Cứ để ý những cái đó thì đâu còn đầu óc đâu mà làm chuyện khác. Tôi biết những chuyện đó chứ.
Mười người thì giỏi lắm vài ba người ở ngoài đó nói kiểu đó thôi còn đa số thì nói “thôi dẹp”. Có người bà con ở bên ngoài họ lên tiếng về những thái độ này chứ không đợi tới tụi này. Mà ở trong này có anh em nào buồn thì tôi nói buồn thì buồn nhưng không để tâm đến những cái đó và khổ sở vì nó mà buông xuôi mà mình thất vọng hay chán chường.
Mặc Lâm: Cũng giống như ông vừa giải bày về việc chống chiến tranh Việt Nam. Bây giờ là vấn đề xảy ra mới đây: Thưa ông, sau khi ông lên tiếng và có thái độ rất mạnh mẽ ủng hộ việc lập ra đảng Dân chủ Xã hội để đối trọng với đảng Cộng sản Việt nam thì ở trong nước có nhiều chống đối cũng giống như ở hải ngoại trước đây, đã cho rằng ông đang được trọng dụng mà tại sao lại nói ngược lại với chính sách của đảng đang đi. Vậy ông có câu trả lời cho những người này không?
Hồ Ngọc Nhuận: Thú thật với anh là có nhiều người không đáng để chúng tôi đáp lời. Còn đa số những người mà tôi muốn họ lên tiếng thì họ lại không lên tiếng. Tôi không muốn nhắc tới tên những người này nữa. Ngay cả báo Nhân dân, hay Quân đội Nhân dân họ mượn tên người này, mượn tên người kia để nói ngược với  chúng tôi thì như vậy đâu có chính đáng. Thí dụ như anh Đằng ảnh thách trưởng ban tuyên huấn nói chuyện với ảnh nhưng mà có ai lên tiếng đâu?
-Xin cám ơn ông.

Đại gia số 1: Thâu tóm ngân hàng, mua 100 máy bay 

Chỉ trong một ngày, hai thương vụ trị giá hàng tỷ USD là thông qua việc sáp nhập hai ngân hàng và mua 100 máy bay mới đã gây rung động thị trường Việt Nam. Điều đáng nói, cả hai đều liên quan đến một tập đoàn lớn và doanh nhân thành đạt, kín tiếng. Chỉ với hai thương vụ nay, Doanh nghiệp và doanh nhân này đã xứng là đại gia số 1 của năm 2013.   

Sovico ai biết đều nể

Trong giới đầu tư, cái tên Sovico Holdings đã rất nổi tiếng với khá nhiều vụ đầu tư lớn trong lĩnh vực BĐS và liên quan tới nhiều ngân hàng. Tuy nhiên, tên tuổi của một trong những tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam này chưa thực sự được biết đến trên diện rộng cho đến khi DN này lấn sân sang lĩnh vực hàng không.

Hôm 25/9, hãng hàng không tư nhân Việt Nam VietJetAir đã ký kết thỏa thuận mua 92 chiếc A320 của hãng Airbus tại Paris trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Thương vụ trị giá khoảng 9 tỷ USD của VietjetAir gây chấn động ngành hàng không không chỉ trong nước mà cả quốc tế và nó được xem như một cú bứt phá mạnh mẽ muốn vươn rộng hơn ra các thị trường quốc tế của hãng hàng không giá rẻ mới vài năm tuổi đời này.

Thông tin ban đầu cho thấy, số tiền khổng lồ dùng để mua 92 máy bay (62 chiếc sẽ được giao cho VietJetAir trong vòng 8 năm) và thuê 8 chiếc nói trên chủ yếu sử dụng vốn vay từ các ngân hàng nước ngoài.

Cũng giống như đại đa số các hãng hàng không giá rẻ khác, VietJetAir dùng tiền vay để tài trợ cho đội bay của mình. Tuy nhiên, quyết định trang bị thêm 100 máy bay cùng với số tiền bỏ ra rất lớn cho thấy thực lực cũng như vị thế của các ông chủ VietJetAir quả là to lớn.

Vậy ai là ông chủ của hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam, mới chính thức đi vào hoạt động từ cuối tháng 12/2011 và đã bất ngờ ước lãi khoảng 120 tỷ đồng trước thuế trong 7 tháng đầu năm 2013; dự kiến IPO, niêm yết trên TTCK nước ngoài trong vòng 18 tháng tới này?

Cho tới thời điểm hiện nay, thông tin đầy đủ về cổ đông VietJetAir chưa có nhưng giới đầu tư đã biết đến tập đoàn tư nhân Sovico Holdings có vai trò là cổ đông cổ đông lớn của hãng hàng không này. Và như thế, thương vụ của VietJetAir là một sự bất ngờ về vị thế của tập đoàn Sovico.

Cùng ngày với thương vụ "trăm tỷ USD" nói trên, giới đầu tư còn đón nhận thông tin Đại hội cổ đông bất thường Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank) đã thông qua các văn kiện quan trọng để sáp nhập vào HDBank.

Thông tin về vụ sáp nhập này đã được nói đến nhiều và đã được NHNN chấp thuận từ cuối năm ngoái. Tuy nhiên, đại hội của DaiABank hôm 25/9 mới là câu trả lời cuối cùng của cổ đông của ngân hàng có vốn điều lệ 3.100 tỷ và mạng lưới gần 70 điểm giao dịch trên cả nước, chấp nhận xóa sổ tên tuổi để sáp nhập vào HDBank. Gần đây, 2 vị trí cao nhất tại DaiABank đều là người từ HDBank sang.

Điều mà nhiều người quan tâm là HDBank và DaiABank có quan hệ mật thiết với Tập đoàn Sovico Holdings. Ông Chu Việt Cường vừa được bầu vào vị trí chủ tịch HĐQT DaiABank là thành viên HĐQT, phó tổng giám đốc điều hành của Sovico Holdings. Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - cổ đông sáng lập, chủ tịch điều hành của Sovico Holdings là phó chủ tịch HDBank.

Gương mặt đại gia bí ẩn

Nói đến VietJetAir và HDBank gần đây nhiều người mới biết đến Sovico Holdings nhưng với giới đầu tư tài chính, cái tên này khá quen thuộc. Chủ nhân của tập đoàn tư nhân này là vợ chồng doanh nhân Nguyễn Thanh Hùng-Nguyễn Thị Phương Thảo, là 2 trong 3 sáng lập viên xây dựng Sovico (cùng ông Nguyễn Cảnh Sơn) từ những ngày đầu thành lập - năm 1992.
 
Vợ chồng doanh nhân Hùng - Thảo.
Vợ chồng doanh nhân Hùng - Thảo.

Ông Hùng hiện là chủ tịch HĐQT Sovico Holdings, trong khi bà Thảo là chủ tịch điều hành.

Ông Hùng được biết đến là thành viên Hội đồng tư vấn doanh nghiệp của APEC (ABAC) do Thủ Tướng phê chuẩn; là phó chủ tịch Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản; uỷ viên BCH Hội Hữu nghị Việt Nam - Hoa Kỳ; thành viên duy nhất của DN Việt Nam tại Diễn đàn kinh tế thế giới và được diễn đàn này họp tại Davos Thụy Sĩ năm 2007 bầu chọn là Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu.

Ông là kỹ sư năng lượng, tiến sỹ chuyên ngành tự động hóa, viện sỹ Viện Hàn Lâm Nghiên cứu Hệ thống Quốc tế Liên bang Nga. Còn bà Thảo là cử nhân kinh tế và tín dụng - ngân hàng, tiến sỹ kinh tế, ủy viên sáng lập Viện Hàn Lâm Nghiên cứu Hệ thống Quốc tế Liên Bang Nga.

Với năng lực cá nhân và uy tín ở trong nước và quốc tế, ông Hùng và bà Thảo đã cùng Sovico đầu tư vào nhiều DN trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tập đoàn này hiện là cổ đông chính của HDBank, Chứng khoán Phú Gia, Công ty Quản lý Quỹ Tài chính Dầu khí PVFC Capital. Trong lĩnh vực BĐS, Sovico Holdings đã mua lại khu resort Furama ở Đà Nẵng; rót vốn vào Khách sạn Hồ Gươm tại Hà Nội, Dự án Ariyana ở Đà Nẵng, CTCP Địa ốc Phú Long (dự án Dragon City), Abacus Tower tại Quận 1, TP.HCM... Trước đó, theo thông tin từ Sovico, tập đoàn này là một trong những cổ đông sáng lập của Techcombank và VIB Bank.

Trong lĩnh vực hàng không, Sovico Holdings là cổ đông sáng lập và cổ đông lớn nhất của hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam - VietJet Air. Ngoài ra, Sovico còn rót vốn vào những lĩnh vực khác như thủy điện, cao su, giáo dục, thương mại...

Giống như đại gia "gốc" Nga khác, ông Hùng đã xây dựng cơ nghiệp ban đầu của mình tại Liên bang Nga từ cuối thập kỷ 80 với các ngành hàng như tiêu dùng, nhu yếu phẩm, hàng thực phẩm, điện tử, may mặc... Chủ trường quay về thị trường Việt Nam bắt đầu tư giữa những năm 2.000 đến nay và tập trung trong hai lĩnh vực chính là BĐS, tài chính ngân hàng.

Riêng với ông Hùng, mảng hàng không là một sự khác biệt và là dấu mốc quan trọng thể hiện định hướng chiến lược phát triển của Sovico.

Trong khi rất nhiều DN từ nhỏ tới lớn đang vật lộn trong khó khăn vì đầu tư dàn trải, đa ngành, tập đoàn của ông Hùng-bà Thảo lại đang đầu tư rất lớn ở rất nhiều lĩnh vực. Nhiều người cảm giác e ngại về sự phát triển mạnh mẽ của tập đoàn này. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, những dự án mà Sovico triển khai, trong đó có VietJetAir - một dự án rất mạo hiểm trong một thị trường "tồn tại đã khó" - lại rất tích cực.

Hãng hàng không tư nhất duy nhất của Việt Nam hiện còn bay hồi đầu tháng 9 cho biết, DN đã có lợi nhuận trước thuế 120 tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm (thay vì dự kiến lỗ 3 năm) và dự định sẽ IPO và niêm yết ở TTCK nước ngoài trong vòng 18 tháng tới. Tới cuối tháng 8 vừa qua, VietJetAir đã nâng thị phần ở thị trường nội địa lên 20% bằng việc mở thêm các đường bay mới, vượt qua Jetstar Paciffic - một hãng hàng không giá rẻ khác thuộc quyền sở hữu của Vietnam Airlines (hiện nắm 12%).

Theo Mạnh Hà
VEF
Phiên bản cache tại địa chỉ: Yêu cầu xóa tin

Cấm nhà ở làm nhà nghỉ: Vô lý quá thì bỏ

Sau những thông tin về việc cấm sử dụng nhà ở vào các mục đích như kinh doanh karaoke, quán bar, nhà nghỉ… Mới đây, Tổ biên tập Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) lên tiếng sẽ nghiên cứu và tiếp thu để chỉnh sửa dự thảo Luật cho phù hợp.
Hàng ngàn nhà nghỉ sẽ dỡ biển, nghỉ kinh doanh  
Theo Tổ biên tập, trong quá trình tổ chức lấy ý kiến đóng góp, Tổ biên tập đã nhận được nhiều ý kiến tham gia. Bên cạnh những ý kiến đồng tình với các nội dung dự thảo do Tổ biên tập đề xuất thì cũng có nhiều ý kiến còn băn khoăn, chưa thống nhất với một số nội dung mới của dự thảo Luật, nhất là quy định về việc cấm sử dụng nhà ở vào các mục đích khác không phải để ở như: Sử dụng làm nhà nghỉ, vũ trường, quán bar, quán karaoke…(nêu tại Điều 8 của dự thảo Luật).
Hầu hết các ý kiến phản hồi đều cho rằng, trên thực tế, việc sử dụng nhà ở, đặc biệt là nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân ở nước ta đều kết hợp giữa mục đích ở với các hoạt động kinh doanh nhỏ để phát triển kinh tế gia đình, nếu quy định như dự thảo thì sẽ không khả thi và không hợp lý.
nhà nghỉ, cấm

Ở khía cạnh quản lý, Ban soạn thảo lý giải: “Việc đề xuất của Tổ biên tập về quy định cấm sử dụng nhà ở vào một số mục đích khác không phải để ở với mong muốn bảo đảm nhà ở được sử dụng đúng mục đích, hạn chế các hoạt động kinh doanh gây ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống và sinh hoạt thường ngày của người dân trong khu vực lân cận”.
Tổ cũng nhấn mạnh, qua nghiên cứu các ý kiến góp ý của nhân dân và của các cơ quan báo chí, Tổ biên tập nhận thấy, trong tình hình thực tế của nước ta hiện nay thì việc cấm sử dụng nhà ở vào các mục đích như trên là chưa thực sự hợp lý, vì vậy Tổ biên tập sẽ nghiên cứu và tiếp thu để chỉnh sửa dự thảo cho phù hợp.
Theo quy trình soạn thảo dự án Luật của Quốc hội thì bản dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) được gửi lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân mới chỉ là đề xuất bước đầu của Tổ biên tập, chưa phải là ý kiến chính thức của Ban soạn thảo và Bộ Xây dựng. Sau khi tiếp thu ý kiến góp ý rộng rãi của nhân dân, Tổ biên tập sẽ chỉnh sửa dự thảo để tiếp tục lấy ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, các địa phương và sau đó sẽ báo cáo Ban soạn thảo cho ý kiến để Bộ Xây dựng trình Chính phủ xem xét.
Dự kiến trong năm 2014 Chính phủ sẽ trình Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) để thay thế cho Luật Nhà ở năm 2005.
PV
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét