Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Ngày 23/10/2013 - Hà Nội lập mưu nhờ Đại tướng giải phóng mặt bằng

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Thứ trưởng công an lên thượng tướng



Thứ trưởng Bùi Văn Nam, vừa trở lại Bộ Công an hồi tháng Tám, được thăng cấp bậc hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao quyết định thăng cấp cho ông Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, chiều 22/10 tại Phủ Chủ tịch.
Đầu tháng Tám, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản quyết định để ông Nam thôi làm Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình để giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an.
Trang web Bộ Công an Việt Nam cho biết hiện bộ này có bốn thứ trưởng đã giữ hàm Thượng tướng: Đặng Văn Hiếu, Lê Quý Vương, Phạm Quý Ngọ và Trần Việt Tân.
Hai thứ trưởng khác đang mang hàm Trung tướng, gồm ông Tô Lâm và Bùi Quang Bền.
Bộ trưởng công an hiện nay, Trần Đại Quang, được thăng Đại tướng tháng 12 năm ngoái.
Giới quan sát nhận định những thứ trưởng mang hàm thượng tướng và là ủy viên trung ương sẽ là các ứng viên cho chức bộ trưởng một khi Đại tướng Trần Đại Quang thôi vị trí này.
Ông Nam từng làm thứ trưởng Công an từ năm 2008 cho đến tháng 8 năm 2011 khi ông được bổ nhiệm là bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình.
Theo truyền thông nhà nước, tại buổi lễ, Chủ tịch Trương Tấn Sang nói ông Bùi Văn Nam “cần tiếp tục tham mưu cho Đảng” để thực hiện các nhiệm vụ như “bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội”.
THEO BBC

Hà Nội lập mưu nhờ Đại tướng giải phóng mặt bằng

Ngay sau khi ra văn bản và bắt chính quyền các cấp hỏa tốc dỡ cờ tang Đại tướng, chính quyền TP Hà Nội lại hăm hở lao ngay vào chiến dịch tìm đường để đặt tên Đại tướng. Dù khéo léo ngụy trang, vờ vĩnh đến mấy, các chú Hà Nội cũng khó tránh khỏi việc đánh rơi mặt nạ, lộ tẩy chân tướng. Đường to, đường lớn gắn với lịch sử, tên tuổi Đại tướng thì không đặt tên cho Người. Hà Nội quyết tâm chọn con đường đâm ra khu vực không phải trục phát triển chính của Thủ đô và xương xẩu nhất về giải phóng mặt bằng (hiện vẫn chưa xong) để đặt tên cho Đại tướng.

tienlang-cuong-che-thu-hoi-dat1Đường nối cầu Nhật Tân với Nội Bài, qua hai huyện Đông Anh và Sóc Sơn, bắt đầu công tác giải phóng mặt bằng từ tháng 5/2009 ngay sau khi UBND TP Hà Nội phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến này. Công tác GPMB gần như giậm chân tại chỗ vì có quá nhiều tiêu cực. Ngày 1/8/2011, ông Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đành cùng quan chức Hà Nội chọn một bãi đất trống để khởi công dự án giao thông này.
 Ảnh minh họa=>

Trong quá trình giải phóng mặt bằng, nhiều tiêu cực phát sinh khiến kinh phí thiếu hụt trầm trọng. Vừa qua, UBND TP Hà Nội buộc phải làm văn bản đề nghị Chính phủ bố trí gấp gần 300 tỉ để trám vào lỗ thủng. Trước bài toán bội chi quá lớn, Chính phủ chưa thể đáp ứng yêu cầu này của Hà Nội. Thế nhưng khi nói với báo chí và công chúng, thành phố Hà Nội vẫn ca điệp khúc: nhân dân rất đồng thuận, đã tự nguyện giao mặt bằng. Vậy, sự thật là thế nào?
Đơn cử, đoạn đi qua địa phận huyện Sóc Sơn dài chưa đến 8km nhưng cho tới giờ mới chỉ có 65 trên tổng số 421 hộ dân (xã Mai Đình) di chuyển và bàn giao đất. Đặc biệt, gói thầu số 3 vướng 47 hộ dân, gói thầu số 4 vướng 247 hộ dân và gói thầu số 5 vướng 59 hộ dân chưa giải phóng được mặt bằng nên việc thi công không thể triển khai.
Hỏi lý do tại sao chưa giao mặt bằng cho nhà nước, người dân thôn Thái Phù (xã Mai Đình, Sóc Sơn – nơi tuyến đường trên chạy qua) cho biết: họ rất lo lắng bởi 1) giá đền bù chính quyền đưa ra quá thấp (chỉ hơn 1 triệu đồng/m2, giá thị trường là 25 triệu/m2); 2) nơi tái định cư chưa có mà phải đi tạm cư. Dự án khu tái định cư Mai Đình – Tiên Dược còn đang thi công bê bết; 3) một số khoản đền bù bị “khất” do khó khăn về kinh phí.
Lân la bắt chuyện với mấy cán bộ thôn, chúng tôi được biết Ban giải phóng mặt bằng hiện cũng rất khó xử. Hôm 18/7/2013 vừa qua, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định 27/2013/QĐ-UBND quy định rõ chính quyền phải điều tra, xác định giá đất chuyển nhượng thực tế làm cơ sở đền bù cho dân. Nay dân cứ vin vào đó để không “hợp tác” thì họ cũng có cái đúng. Thế nhưng, việc xác định giá đất thì thành phố đổ cho huyện, huyện đổ cho Sở Tài chính nên bây giờ nó (tình hình) ra như thế.
Trước tình hình đó, quan đầu tỉnh Nguyễn Thế Thảo không ngừng hối thúc bộ máy chính quyền phải “quyết tâm, quyết liệt, đẩy mạnh …” với dân. Một mặt, ông liên tục báo cáo Trung ương là đã hoàn thành công tác GPMB, dân đã tự nguyện giao đất. Mặt khác, ông lại nã liên tục mấy công văn xin Trung ương rót thêm kinh phí vài trăm tỉ.
Sau khi Đại tướng mất, Hà Nội hăm hở nhồi nhét vào mồm mấy sử gia cái tuyến đường này để các sử gia đứng trước sân khấu tuôn ra đúng như kịch bản Hà Nội trù liệu. Than ôi, nếu còn ma Đại tướng thì chắc chắn Người sẽ vả vào mặt cái đứa nào dám lấy tên Đại tướng để hại dân, để chính trị hóa việc đền bù giải phóng mặt bằng con đường này. Theo các chính trị gia tính toán, con đường một khi mang tên Đại tướng, đứa nào không dám cấp thêm kinh phí? Đứa nào dám chống các quan trong công tác giải phóng mặt bằng? Nhân dân xem tấn tuồng xong than thở, rồi đây không chừng sẽ có nhiều dự án đô thị mang tên Đại tướng để giải phóng mặt bằng cho dễ. Dỡ cờ tang Đại tướng nó còn dám làm thì có chuyện gì mà nó không dám chơi – một bác cán bộ hưu trí thở dài ngao ngán.
Theo Blog Cầu Nhật Tân

Hiến pháp và những khoảng lặng bên hành lang Quốc hội

Vẫn complet, vẫn áo dài chỉn chu cho phiên họp được truyền hình trực tiếp nhưng hành lang Quốc hội sáng 22/10 đã có những khoảng lặng được tiếp nối.

Quốc hội khóa 13 có một trách nhiệm lịch sử, đó là đóng vai trò Quốc hội lập hiến.
Việc sắp xếp đọc báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và ý kiến của nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại hội trường có lẽ mang ý nghĩa dành cho cử tri và nhân dân cả nước theo dõi nhiều hơn.
Bởi từ trước phiên khai mạc, dự thảo báo cáo này và dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 mới nhất đã được gửi đến tay từng vị đại biểu. Và đương nhiên, quan tâm lớn nhất của từng vị đại diện cho dân tại kỳ họp lịch sử này cũng nằm ở đây.
Quốc hội khóa 13 có một trách nhiệm lịch sử, đó là đóng vai trò Quốc hội lập hiến, điều nay hẳn không cần tranh luận. Và điều đó đã khiến không ít vị đại diện cho dân kiên trì quan điểm, tất cả những vấn đề khác nhau cần thảo luận đến cùng, để đi đến quyết định chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Một vị đại biểu chia sẻ, biết bao vấn đề đưa ra từ dự thảo Hiến pháp lần đầu, rồi thảo luận, lấy ý kiến, rồi tiếp thu chỉnh lý, rồi lại thảo luận, tiếp thu…, nay thấy cũng có phần hụt hẫng trước bản dự thảo mới nhất.
Còn sớm 22/10, một vị đại biểu dày dạn kinh nghiệm ba nhiệm kỳ Quốc hội thì quả quyết sẽ “không nói gì về Hiến pháp nữa”.
Ông không phải là người “ngại” báo chí, lại càng không phải “ngại” nói về Hiến pháp, bởi là đại biểu chuyên trách, nhiều kinh nghiệm trong công tác lập pháp, không những tham gia ban biên tập mà chính ông còn nhận thiết kế một số nội dung tại dự thảo.
Nhưng, cũng như một số vị đại biểu khác, ông có lý do riêng. Một trong đó, có thể chính là vì đã… nói quá nhiều.
Tài liệu lưu trữ từ kỳ họp đầu tiên Quốc hội bàn thảo về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vào cuối năm 2012 cho thấy, tại đây, vị đại biểu nói trên đã thể hiện quan điểm: lần sửa này, về chế độ chính trị, về kinh tế, về tổ chức nhà nước có điểm gì là dấu ấn thì Quốc hội phải thảo luận thật kỹ và để dân phải đóng góp, vì quy định tại dự thảo còn mờ nhạt.
Và ngay ở đó, ông đã đề nghị phải làm rõ chính quyền địa phương là ai và quyền tự chủ đến đâu.
Cuối tháng 3/2013, ở diễn đàn dành riêng cho các vị đại biểu Quốc hội chuyên trách góp ý về bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được tiếp thu những góp ý ban đầu của nhân dân, vị đại biểu này nhận xét “cái quan trọng nhất có thể làm được thì chúng ta làm qua loa, trong khi lại sửa những chỗ không cần thiết”.
Và để khắc phục sự “qua loa” tại dự thảo, ông hứa tự thiết kế chương chính quyền địa phương và quy định về ngân sách theo hướng nâng được tự chủ địa phương, tách biệt ngân sách quốc gia, ngân sách địa phương để “chặt” hoàn toàn cơ chế xin – cho như hiện nay.
Thiết kế ông đã gửi, nhưng, dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được trình tại kỳ họp thứ năm của Quốc hội sau đó hai tháng không sử dụng. Vì thế, ngay ở phiên thảo luận tổ để tiếp tục cho ý kiến về dự thảo, ông đã nói lời xin lỗi, vì tự thấy “không hoàn thành nhiệm vụ”.
Nhưng dù thế, ông vẫn tiếp tục lên tiếng, ở cả tổ và ở cả hội trường, về những nội dung còn đang để hai, ba phương án. Ông cũng không ngần ngại tỏ rõ quan điểm khi trả lời báo chí là, không nên hiến định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
Cuối tháng 9 vừa qua, tại hội nghị đại biểu chuyên trách góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp và dự án Luật Đất đai sửa đổi, ông vẫn kiên trì quan điểm không đặt vấn đề thành phần kinh tế nào là chủ đạo vì trái với quan điểm nhất quán của Đảng là không phân biệt thành phần kinh tế.
Ông cũng đề nghị phải thay đổi căn bản nhận thức về ngân sách hiện nay, Quốc hội không nên phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước một cách hình thức như hiện.
Với chính quyền địa phương ông đề nghị bổ sung nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Và ông cũng ủng hộ phương án thành lập Hội đồng Hiến pháp với chức năng chuyên trách bảo vệ Hiến pháp.
Trong bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được hoàn thiện sau hội nghị đó để trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ sáu vừa khai mạc sáng 21/10, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước vẫn được hiến định, không quy định Hội đồng Hiến pháp. Còn Quốc hội vẫn quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước…
Dĩ nhiên, dù tâm huyết đến đâu, dù có tinh thần thảo luận “đến cùng” đi nữa, vị đại biểu nói trên cũng chỉ có thể góp 1/498 lá phiếu để quyết định số phận của bản Hiến pháp được sửa đổi. Và, không hẳn là mọi ý kiến của ông đã trùng với quan điểm của đa số đại biểu, cũng như đáp ứng được mong mỏi của cử tri.
Nhưng điều không thể phủ nhận, là không nhiều cử tri và kể cả đại biểu có thời gian, có điều kiện, có cơ hội để có thể tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp như ông. Nên, cũng không khó lý giải về những khoảng lặng đang tồn tại trước giờ thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Theo VEF
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét