Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Ngày 23/10/2013 - Nhân loại tiến đến Cộng Sản Chủ Nghĩa đã là lên đến tuyệt đỉnh chưa? & Hiến pháp mới của Việt Nam sẽ không có những thay đổi căn bản

  • Trung Quốc bị tố cáo vi phạm nhân quyền ở Liên Hiệp Quốc (RFI) - Tình hình nhân quyền tại Trung Quốc hôm nay 22/10/2013 được Liên Hiệp Quốc xem xét lần đầu tiên kể từ khi ban lãnh đạo mới của Bắc Kinh lên cầm quyền, trong lúc các nhà đấu tranh cho Tây Tạng biểu tình trước trụ sở Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève.
  • « Những người bạn của Syria » tiếp tục nỗ lực cho một hội nghị hòa bình (RFI) - Hôm nay 22/10/2013 tại Luân Đôn, 11 nước phương Tây và Ả Rập thuộc nhóm << Những người bạn của Syria >> tiếp tục nỗ lực để vượt qua những trở ngại để có thể tổ chức một hội nghị hòa bình về Syria vào tháng 11 tới ở Genève. Một bộ phận trong phe đối lập Syria tẩy chay hội nghị này, trong khi Tổng thống Bachar Al Assad cho rằng << hãy còn quá sớm >>.
  • Tám tỉ đô la cho sân bay Long Thành : Có nhóm lợi ích ODA? (RFI) - Trước khi Quốc hội Việt Nam khóa 13 bắt đầu kỳ họp thứ 6 vào hôm qua 21/10/2013, công luận cũng đã nêu nhiều ý kiến phản đối một dự án khổng lồ. Đó là dự án xây dựng sân bay Long Thành với số tiền lên đến 8 tỉ đô la, tạo thêm gánh nợ nần cho người dân Việt trong lúc kinh tế đang u ám, và nhất là khi các sân bay hiện tại còn chưa khai thác hết công suất.
  • Vietnam Airlines : Máy bay văng mất bánh khi hạ cánh (RFI) - Theo AFP, một chiếc máy bay ATR72 của hãng hàng không Vietnam Airlines đi từ Hải Phòng đã hạ cánh an toàn xuống thành phố Đà Nẵng hôm qua 21/10/2013 trong khi bị mất bánh trước, nhưng các hành khách trên chuyến bay đều không hay biết.
  • Brunei ban hành luật Hồi giáo (RFI) - Tiểu vương quốc hồi giáo Brunei là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên ban hành luật Hồi giáo Charia. Một phần dư luận Brunei coi đây là một bước thụt lùi trong tiến trình hiện đại hóa đất nước.
  • Trên 70% hacker là từ Indonesia và Trung Quốc (RFI) - Vụ việc Cơ quan An ninh Hoa Kỳ (National Security Agency-NSA) theo dõi trên diện rộng các cá nhân và tập thể của đồng minh thân cận Pháp là chủ đề chính của các tờ báo Pháp hôm nay. Nhân đó, nhật báo Les Echos đăng bài đáng chú ý cho biết, trên 70% hacker có địa chỉ IP từ Indonesia và Trung Quốc.
  • Brazil, địa bàn mới khai thác dầu khí của Trung Quốc (RFI) - Hai tập đoàn dầu khí Trung Quốc hợp tác với các đối tác châu Âu để khai thác dầu hỏa tại Brazil. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc bắt rễ vào thị trường dầu khí ở châu Mỹ La Tinh và Trung Quốc đã trở thành nguồn nhập dầu thô lớn nhất của thế giới.
  • Nhân quyền : Aung San Suu Kyi nhận giải Sakharov (RFI) - Hôm nay, 22/10/2013, tại thành phố Strasbourg, lãnh đạo đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi đã có thể đích thân nhận giải thưởng nhân quyền Sakharov mà Nghị viện châu Âu đã trao tặng cho bà vào năm 1990, khi bà đang bị chế độ quân sự quản thúc tại gia.
  • Paris : Hội chợ nghệ thuật đương đại FIAC lần thứ 40 (RFI) - Hội chợ quốc tế nghệ thuật đương đại (Foire Internationale de l'Art Contemporain - FIAC) sẽ diễn ra tại Paris trong 4 ngày từ 24/10 đến 27/10/2013. Năm nay, FIAC vừa tròn 40 tuổi và nhân sinh nhật năm chẳn, hội chợ này triệu tập hàng loạt nghệ sĩ quốc tế có nhiều năm kinh nghiệm hay mới nổi danh trong nghề.
  • Hiến pháp mới của Việt Nam sẽ không có những thay đổi căn bản (RFI) - Tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, sáng nay, 22/10/2013, Trưởng ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Việt Nam, ông Phan Trung Lý đã trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Báo cáo giải trình này cho thấy là bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp, dự trù sẽ được Quốc hội thông qua trong kỳ họp lần này, sẽ không có gì thay đổi căn bản.
  • Ân xá Quốc tế : Mỹ phải công khai hoá các phi vụ drone (RFI) - Một ngày trước khi tổng thống Hoa Kỳ tiếp thủ tướng Pakistan tại Washington, Amnesty International và Human Rights Watch cùng chỉ trích chính quyền Washington tiến hành các phi vụ bằng máy bay không người lái tại Paksitan và Yemen.
  • Trung Quốc và Singapore cho phép đầu tư bằng nhân dân tệ (RFI) - Trung Quốc và Singapore hôm nay 22/10/2013 đã ký kết một thỏa thuận cho phép các nhà đầu tư của hai nước được đầu tư trực tiếp bằng nhân dân tệ, sau thỏa thuận tương tự giữa Bắc Kinh và Luân Đôn vào giữa tháng 10.
  • Trung Quốc : "Chính sách Tây Tạng của Bắc Kinh là đúng hướng" (RFI) - Trong báo cáo vừa được công bố ngày 22/10/2013, Bắc Kinh khẳng định là đã << giải phóng >> Tây Tạng khỏi một thể chế chính trị thần quyền thô bạo, đem lại thịnh vượng kinh tế cho vùng đất này và người dân ở đây sống trong hạnh phúc. Báo cáo này không đả động đến trường hợp hơn 120 người Tây Tạng tự thiêu để phản đối chính sách Hán hóa của Trung Quốc.
  • Mỹ do thám dân Pháp : Quan hệ hai bên thêm nguội lạnh (RFI) - Vụ cơ quan tình báo Mỹ bị tố cáo đã ghi lén hàng chục triệu cú điện thoại tại Pháp đã khiến quan hệ giữa Paris với Washington, vốn đã căng thẳng do hồ sơ Syria, càng thêm nguội lạnh. Theo tiết lộ của báo Le Monde số đề ngày hôm nay, 22/10/2013, chỉ trong thời gian từ ngày 10/12/2012 đến 08/01/2013, Cơ quan an ninh quốc gia của Mỹ NSA đã ghi tổng cộng 70,3 triệu dữ liệu điện thoại của dân Pháp.
  • Cháy rừng tại Úc có nguy cơ tăng thêm cường độ ngày mai (RFI) - Chính phủ Úc đã huy động gần 2000 người, cả trăm máy bay thả nước để dập tắt hơn 60 đám cháy tại bang New South Wales. Hỏa hoạn chỉ còn cách thành phố Sydney khoảng hơn 100 cây số. Các đội lính cứu hỏa dự trù vào ngày mai 23/10/2013 các đám cháy sẽ bùng lên do nhiệt độ nóng hơn và gió sẽ thổi mạnh hơn.
  • Tranh chấp quyền lực (VOA) - Ở Việt Nam cũng như ở ngoại quốc, hầu như ai cũng biết sự mâu thuẫn gay gắt giữa 3 người đứng đầu bộ máy cầm quyền
  • Tướng Nguyễn Nam Khánh qua đời (BBC) - Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, người từng tố cáo tình báo quân đội "vu khống Đại tướng Võ Nguyên Giáp", qua đời.
  • VN và TQ: Một mô hình, hai tầm nhìn (BBC) - Tiến sỹ Vũ Minh Khương giải thích lý do tại sao Việt Nam không thể đạt được những thành tựu như Trung Quốc dù hai mô hình kinh tế khá giống nhau.
  • Đinh Nhật Uy ra tòa ngày 29/10 (BBC) - Tin từ luật sư cho hay blogger Đinh Nhật Uy sẽ ra tòa ngày 29/10 tới tại Long An vì tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ theo Điều 258 Bộ Luật hình sự.
  • Khủng hoảng 'trung niên' của Singapore (BBC) - Phái viên Đông Nam Á của BBC, Jonathan Head, bàn về khủng hoảng 'trung niên' của quốc đảo Singapore và sự thay đổi trong thái độ của người dân.
  • Một vòng quanh Kota Kinabalu, Malaysia (BaoMoi) - Thành phố Kota Kinabalu, tên gọi trước đây là Jesselton, nằm trên bờ biển tây bắc Borneo, nhìn ra Biển Đông. Đây là đô thị lớn nhất ở Sabah và lớn thứ sáu ở Malaysia.
  • Trung Quốc đang xoa dịu hay chia rẽ ASEAN? (BaoMoi) - (PL&XH) - Liên tiếp trong thời gian gần đây, lãnh đạo Trung Quốc thực hiện một loạt chuyến thăm các nước ASEAN, kêu gọi thúc đẩy quan hệ đối tác vì hòa bình, thịnh vượng và an ninh trong khu vực.
  • Đàm phán với Trung Quốc phải cân nhắc kỹ từng câu, từ để tránh mắc bẫy (BaoMoi) - (GDVN) - Trong vấn đề Biển Đông, nếu không cân nhắc kỹ càng trong đàm phán, kể cả từng câu chữ, mải mê với “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” sẽ rất nguy hiểm. Việt Nam ủng hộ phương thức giải quyết hòa bình, nhưng không bao giờ từ bỏ chủ quyền quốc gia của mình trên Biển Đông.
  • Vì sao triều cường cao nhất 61 năm qua? (BaoMoi) - Triều cường đạt đỉnh 1,68 m tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn vào chiều tối 20.10, cao nhất trong vòng 61 năm qua. Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan, nguyên Phó phòng Dự báo - Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, đã gửi cho Thanh Niên bài phân tích về hiện tượng bất thường này.
  • Trung Quốc “bẽ bàng” vì bị Hàn Quốc từ chối (BaoMoi) - Trung Quốc đã đề nghị Hàn Quốc không bán máy bay chiến đấu FA-50 cho Philippines nhưng câu trả lời mà cường quốc hàng đầu Châu Á nhận được từ Seoul là họ không chấp nhận bất kỳ “sự can thiệp” nào vào hoạt động xuất khẩu vũ khí của nước này.
  • Ấn Độ, Philippines họp kín về Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) - Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, tranh chấp lãnh thổ ở biển Tây Philippines (tên Philippines gọi Biển Đông – PV) giữa Manila và Bắc Kinh là một phần của chương trình nghị sự khu vực được thảo luận trong các cuộc đàm phán song phương kín giữa Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario và người đồng cấp Ấn Độ Salman Khurshid hôm qua (21/10) tại Manila.
  • Trung Quốc đẩy mạnh tập đoàn ‘thủy quái’ (BaoMoi) - Một mặt, các lãnh đạo Trung Quốc vẫn ra sức tuyên truyền về sự trỗi dậy hòa bình của nền kinh tế thứ hai thế giới, song mặt khác, quân đội, đặc biệt là Hải quân Trung Quốc, liên tục được tăng cường sức mạnh thông qua các hợp đồng vũ khí cũng như “học tập” của các nguyên mẫu nước ngoài. Rõ ràng, các tuyên bố lập lờ, nước đôi không đi cùng hành động không thể là cái neo vững chắc cho các nước trong khu vực nhằm đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ.

Nam Hà - Nhân loại tiến đến Cộng Sản Chủ Nghĩa đã là lên đến tuyệt đỉnh chưa?


Tuyệt đỉnh là thế nào? Phải vượt qua chứ! Nghĩa là… bay ra ngoài, không dính dáng gì đến thế giới vật chất này nữa. Sau đó thì thế nào? Các nhà Cộng Sản Lý Thuyết (CSLT) chưa công bố, còn các nhà Cộng Sản Thực Hành (CSTH) thì từ xưa đến nay vẫn chỉ biết nhắm mắt tiến lên, có gì để nói.

Liên Xô, lực lượng tiên phong, sau 7 thập kỷ tiến lên theo chủ nghĩa Mác, vẫn chưa đưa được nhân dân lên đến đỉnh đã tuột dốc, ngọn đuốc soi đường văng đi đâu không biết?

Việt Nam chúng ta (người khác là chuyện của họ) được các nhà CSLT dẫn đường cho đến nay vẫn chưa sờ tới được cái đích nào. Phấn đấu không còn chế độ người bóc lột người (?) thì bây giờ “địa chủ đỏ” “tư sản đỏ” nó còn bóc lột gấp 5 gấp 10 lần ngày xưa. Bị bóc lột mà không được kêu, kêu lên là phản động. Ruộng đất về tay dân cầy (?) thì khắp trong nam ngoài bắc dân chúng lũ lượt kéo nhau đi đòi đất. Bị áp bức tới mức phải nổ súng chống lại chính quyền, bước đường cùng là nổ súng ngay vào đầu mình để tự giải thoát. Tự do ngôn luận (?) thì bị khoác cái tội nói xấu chế độ thậm chí câu kết với nước ngoài âm mưu lật đổ chế độ. Biểu tình chống lũ bành trướng khủng bố ngư dân Việt Nam, lấn chiếm biển đảo của tổ quốc thì bị hốt lên xe, đạp vào mặt nện vào đầu rồi tống vào tù, nhốt chung với bệnh nhân HIV để khủng bố tinh thần v.v… Những chuyện phản dân chủ ở Việt Nam thì lúc nào cũng thấy, chỗ nào cũng có, nó bình thường như cơm ăn nước uống, khí trời để thở trên con đường tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội vậy. Những mục tiêu tự do dân chủ, hạnh phúc ấm no vẫn chỉ là những tấm “bánh vẽ” khổng lồ, như những hành tinh xoay quanh xã hội Việt Nam với quỹ đạo elypse lúc gần lúc xa. Đại đa số nhân quần đó vẫn lầm lũi trong kiếp “Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra” Có người chịu những cảnh đứt bữa thì trong lúc đó cũng có những người hưởng lương trên 200 triệu Vnđ/tháng. Nghịch cảnh này từ thuở Hồng Bàng đến nay chưa từng gặp. Văn minh, công bằng, dân chủ gì mà như vậy? Nó vô lý tới mức tưởng như lực lượng lãnh đạo và chính quyền chỉ còn như những bóng ma.

Lịch sử Việt Nam, mỗi khi thay đổi một triều đại thì xã hội nói chung vẫn phải chịu những sự biến do triều đại mới mang lại. Ông vua mới xóa bỏ mọi dấu tích của triều đại cũ. Cung điện, đền đài, miếu mạo đều phải phá bỏ thay thế, những dấu tích nhiều lớp ở một hoàng thành đã nói lên điều đó. Của cải của hoàng tộc, quan lại cũng bị trưng thu, chiếm đoạt thẳng cánh. Thậm chí những cuộc trả thù chu di tam tộc, cửu tộc vẫn có thể xảy ra. Vì vậy những hậu quả mà Cách Mạng đem tới cũng là chuyện thường tình phải có.

Chính quyền mới chiếm dụng những công sở, công thự của chế độ cũ, của quan lại cũ là điều tất nhiên, nhiều ít không thành vấn đề và dân chúng cũng không thèm quan tâm. Các quan cách mạng cũng không ai chê những ngôi biệt thự thời thực dân nó hôi mùi bóc lột, nó tanh mùi máu. Độc nhất có Cụ Hồ, cụ chê cái Dinh Toàn Quyền, cụ chỉ nhận căn nhà để máy điện trong dãy công trình phụ, vì so với nhà tù Quốc Dân Đảng, Hang Pắc Bó, lán Nà Lừa nó còn sang chán vả lại còn được tiếng liêm khiết thì với một nhà cách mạng lão luyện như cụ, đây là một bước đi “sáng nước”.

Trong khi đó lũ tay chân dưới quyền tha hồ “đục nước béo cò” chiếm đoạt vô tội vạ những nhà vắng chủ, thậm chí những nhà mà chủ nhà còn lù lù cũng bị quy này chụp nọ, o ép đến phải lòi nhà cho các ông cách mạng. Muốn cướp tài sản của ai chỉ việc chụp cho người đó cái mũ thành phần là xong một kiếp người, là tan một gia đình. Miếng mồi nào cũng to nên các ông không thể nuốt chửng được, nhưng chuyên chính theo kiểu moi ruột, móc gan các ông làm thoải mái, của nả, tiện nghi trong nhà bay như gặp lốc. Một vài ca phải nhè ra là cực chẳng đã, thủ tướng (Phạm Văn Đồng) cần tranh thủ đối tượng nào đó, đã lên tiếng thì phải nôn vội ra và lau chùi cho sạch sẽ. Đồ đạc chuyển dời đi đâu phải khuân về gấp, lấy đâu trả đó như nhà ông Phùng Ngọc Tuệ (phố Phan Bội Châu), ông Lê Thành Ý (phố Nguyễn Thái Học) còn thì “Bắc thang mà hỏi ông Trời”. Đến như ngôi nhà vợ chồng ông Trịnh Văn Bô ở đầu đường Hoàng Diệu hiện nay cho chính phủ mượn có giấy có tờ hẳn hoi mà bây giờ Bà Bô xin lại cho gia đình thì mặc cho ý kiến cao thấp to nhỏ, người ta vẫn bỏ ngoài tai coi như từ điển Việt Nam không có từ “trả lại”.

Trước 1975 số nhà đất xung công ở Miền Bắc Việt Nam biết bao nhiêu mà kể, sau này ở Miền Nam Việt Nam còn nhiều hơn nữa. Theo thời gian và tùy hoàn cảnh, những thông tư và nghị định lại bổ xung cho chủ những căn nhà đã bị chiếm đoạt không có cơ hội đòi lại.

Xét cho cùng về thành tích “xử lý” tài sản nói chung và bất động sản nói riêng của “đối phương” từ xưa đến nay thì các nhà cách mạng hiện nay là vô địch. Nhưng có điều cứ theo công thức “ông thầy ăn một, bà cốt ăn hai” thì cái phần xung vào công quỹ làm của chung cho xã hội cũng không hơn gì cái “móng tay”. Đội ngũ “cướp ngày” cứ càng ngày càng dầy lên, mặc cho những ta thán của dân đen về sự nhiễu nhương ngày càng lan rộng và phổ biến. Những con giun thuộc dòng dõi rồng tiên đang bị các đồng chí dày xéo một cách tàn bạo.
Để bảo vệ những “quả thực” (tên gọi chung cho các tài sản của địa chủ mà nông dân cướp được trong cải cách ruộng đất), thì “Điều 4 Hiến pháp” là bất di bất dịch, bất khả xâm phạm.

Nói đến nhà bị xung công thì có câu chuyện về số nhà 30 Đường Hoàng Diệu. Trước đây nó là nhà của quan nào thời “tạm chiếm” cũng không biết, chỉ biết từ khi tiếp quản 1954 nó được phân cho ông Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Sau khi ông Đại Tướng bị ép nghỉ hưu thì có cái quyết định đòi lại nhà. Họ định đưa các ông Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Lê Khả Phiêu về một khu phía trong phố Lý Nam Đế và Trần Phú. Ông Giáp đề nghị để ông được ở đến hết đời vì còn những liên quan ngoài nước nó quan hệ đến bộ mặt của Việt Nam. Việc đó được chấp nhận, nếu không hơn nửa tháng qua dân chúng lấy đâu chỗ thắp hương dâng hoa cho hương hồn Đại Tướng.

Nói đến cái quyết định đòi nhà ắt phải kể đến người ký quyết định, đó là một ông trung tướng, ông này đi theo tướng Giáp từ khi còn là đội viên tự vệ (1945) sau này lên đến Quân Đoàn Phó rồi về làm Tổng Tham Mưu Phó, chắc rằng phụ trách doanh trại nên được chỉ thì ký quyết định đòi nhà Đại Tướng. Tuy bị quan thầy gắp lửa bỏ bàn tay nhưng vẫn bị đồng đội trong trung đoàn cũ chửi là thằng mặt dày, vô đạo lý. Minh oan là mình làm theo chỉ thị của trên vẫn còn bị chê là thiếu tiết tháo, không biết tự chặt tay đi để khỏi phải làm cái việc thiếu tình, thiếu nghĩa vô đạo lý đến vậy.

Thiết nghĩ nhà cửa công thì làm gì đến nỗi thiếu, chẳng qua là “võ bẩn” chơi nhau theo tinh thần cộng sản mà thôi.

Bây giờ Đại Tướng đã quy tiên, thời cơ lại cho phép đòi nhà, nhưng khổ nỗi với đảng thì nó chẳng là gì nhưng với dân thì số nhà 30 Hoàng Diệu nó đã là địa chỉ đỏ, đã trở thành nơi lưu niệm, có gọi đó là địa chỉ thiêng liêng tưởng cũng không quá đáng. Duy ai đó có dám muối mặt mà đòi nữa hay không? Mới là lần thứ hai thôi, chưa “quá tam” mà.

Năm 1975, tiếp quản Sài Gòn, gặp lại gia đình họ hàng, tôi có người chị con cô con cậu ngỏ ý muốn cho tôi căn hộ đường Thoại Ngọc Hầu, biết rõ chính sách nhà đất của Miền Bắc nên tôi đành cảm ơn không dám nhận, lỡ ra lại mắc vạ vào thân, mà quả nhiên cái vạ đó cũng ập đến ngay sau đó. Bà Cô tôi giới thiệu tôi với ông Phan Duy Du nhà số 39a Duy Tân để có thể đến ở đó đi làm cho gần. Trong một ngõ có 4 nhà, ông Du ở trong cùng, 3 nhà phía ngoài do một ông tư ông bốn gì đó ở rừng về đã chiếm, ông muốn chiếm nốt căn hộ phía trong nhưng vì vướng tôi, nên ông vu cho tôi đủ thứ chuyện nhảm nhí, kể cả chuyện móc nối với CIA (Ông Du nguyên là chuẩn tướng quân đội cộng hòa), cuối cùng tôi phải bán xới về đất Tổ.

Cô em gái tôi biết tiếng Anh nên đã làm ở sở Mỹ, về sau này, cô không có cửa làm ăn với cách mạng, dù bất cứ việc gì. Cậu em rể làm bác sĩ lý khám (pháp y) Sài Gòn – Gia Định, bị các ông bà nông dân kéo nhau kiện cáo về những oan sai trên trời dưới biển. Biết không tồn tại nổi nên đành kéo nhau sang định cư tận Florida, nhường sự đoàn tụ cho người khác. Bỏ nhà bỏ cửa, bỏ họ bỏ hàng kéo nhau ra đi đâu chỉ có vì chống lại cộng sản? Những trường hợp phải ra đi như em tôi thì nhiều, họ chống cộng thì ít mà gớm cộng thì nhiều, họ đều chung một lý do không có cửa lao động, không được làm công dân dưới chính thể mới. Không được bình thường tồn tại.

Tôi có một người bà con, tôi phải gọi bằng Ông. Không biết ông có làm chủ sự trường Quốc Gia Hành Chính hay không? Nhưng chắc chắn có làm giảng viên tại trường này. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 ông được một người bạn thân phía cách mạng đưa đến gặp ông Võ Nguyên Giáp. Biết rõ cung cách đào tạo cán bộ của miền Bắc và sót cho lớp cán bộ quản lý điều hành xã hôi mất công đào tạo có bài bản, đã góp ý với bên “Chiến thắng” nên tận dụng lớp công chức đã được ăn học đến nơi đến chốn (theo Hồi Ức “Những ngày muốn quên” của Đoàn Thêm). Người nói thì nhiệt tình, còn người nghe cũng chỉ biết ừ hữ, vì trọng dụng với lớp người có ăn có học này thì lớp cán bộ trưởng thành từ lập trường, không bằng không cấp biết nhét vào đâu? Điều này cũng xin lớp công chức lưu vong của Cộng Hòa Việt Nam hiểu cho sự khó ăn khó nói của chế độ mới. Hơn 3 chục năm, bây giờ nhận ra những lỗ hổng từ sự thiếu nghiệp vụ điều hành xã hội, nên mới nhúc nhắc thi tuyển công chức chứ không dựa vào “lập trường tư tưởng” như trước kia là chủ yếu. Không lấy thước đo “Hồng chuyên” làm cơ sở.

Con đường tiến lên chủ nghĩa cộng sản không biết có thể tiếp tục nữa hay không, khi những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác đã bị đảo lộn từ gốc rễ, cái kim chỉ nam đã ở 180 độ ngược lại. Những nhà CSLT cũng đã thấy mình duy ý chí, còn những nhà CSTH thì mải mê với những con tính cộng về mình, trừ từ người, thậm chí nhân về mình và chia từ người. Lúc này không biết ai chuyên chính ai? Đối tượng của cách mạng lúc là địch lúc là ta, lộn nhèo một mớ. Còn nếu nó tiếp tục tiến lên (theo kiểu chơi “leo cột mỡ”) trên con đường đầy rẫy những mớ bòng bong với những lợi ích nhóm này nhóm nọ, thì bao lâu nữa nó sẽ lên tới đỉnh. Tương lai toàn dân có cùng tiến lên CSCN hay chỉ có các đồng chí đảng viên? Xem ra đường đến các vì sao dù xa nhất cũng còn gần hơn đường lên Xã Hội Chủ Nghĩa, chứ đừng nói tới cộng sản chủ nghĩa.

Lớp người có công trạng bước ra từ các cuộc cách mạng lãnh đạo đất nước, được nhân dân tin yêu ngày càng ít, càng hết dần. Thay thế vào đấy là những xếp xắp cơ học của những nhóm lợi ích theo hình thức hiệp thương, chứ đâu cần đến những người thực tài có tâm huyết với đất nước. Do thế cơ cấu này ngày càng rỗng, càng ít ý nghĩa tích cực. Trên đối với dưới, dưới đối với trên thông qua lợi ích nhóm là chủ yếu, đất nước là thứ yếu và nhân dân là cái gì xa xỉ phù phiếm. Vì thế tầng lớp thấp cổ bé họng chỉ còn biết đặt niềm tin vào sự đồng lòng của người người lớp lớp như trong đám tang ông Đại Tướng hôm nay, và… “Hãy đợi đấy!”
 Nam Hà
  (Dân Luận)

Hiến pháp mới của Việt Nam sẽ không có những thay đổi căn bản


Tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, sáng nay, 22/10/2013, Trưởng ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Việt Nam, ông Phan Trung Lý đã trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Báo cáo giải trình này cho thấy là bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp, dự trù sẽ được Quốc hội thông qua trong kỳ họp lần này, sẽ không có gì thay đổi căn bản.

Theo trình bày của ông Phan Trung Lý, dù vẫn có ý kiến lấy tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng đa số ý kiến đại biểu và nhân dân đồng ý giữ tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông Lý cho rằng, tên nước hiện nay « đã được Quốc hội lựa chọn ngay sau khi đất nước thống nhất, đã thân quen với nhân dân và được quốc tế công nhận », nên việc giữ tên nước là cần thiết.

Về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề nghị Quốc hội giữ quy định về nội dung này trong điều 4 của bản dự thảo vì "đa số ý kiến tán thành". Trưởng ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Việt Nam đề nghị cần quy định rõ trong Hiến pháp là các lực lượng vũ trang có nghĩa vụ « trung thành của với Tổ quốc, nhân dân, với Đảng và Nhà nước ».

Ông Phan Trung Lý cũng đề nghị không bổ sung quy định về Hội đồng Hiến pháp vào dự thảo, bởi vì theo ông, « đa số đồng ý với việc tiếp tục hoàn thiện, nâng cao cơ chế bảo vệ Hiến pháp hiện hành », nên không cần thành lập Hội đồng Hiến pháp.

Theo lời ông Phan Trung Lý, Ủy ban dự thảo cũng đề nghị không quy định những nội dung cụ thể và đối tượng của việc trưng cầu ý dân trong Hiến pháp, mà « để luật quy định, tùy vào tình hình thực tiễn của mỗi giai đoạn phát triển đất nước ».

Trong bản dự thảo Hiến pháp được trình bày hôm nay, đất đai vẫn là « sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện quản lý» . Ủy ban dự thảo chỉ đề nghị quy định chặt chẽ việc thu hồi đất, tránh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Theo chương trình kỳ họp, sáng mai, 23/10, các đại biểu sẽ thảo luận ở tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Ngày 5/11 và sáng 18/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường; đến sáng 28/11 sẽ biểu quyết thông qua dự thảo này.

Nhưng không ai chờ đợi là sau các phiên thảo luận đó sẽ có những sửa đổi căn bản trong bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp và bản dự thảo này như vậy vẫn không tính đến những ý kiến của giới nhân sĩ trí thức, nhất là trong nhóm kiến nghị 72.

Nhóm này vào đầu tháng 6 vừa qua đã ra tuyên bố phản đối bản dự thảo Hiến pháp đã được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, tức kỳ họp trước, vì theo họ, bản dự thảo mới này hầu như không thay đổi so với Dự thảo lần đầu đưa ra lấy ý kiến nhân dân từ đầu tháng 1 năm nay. Đặc biệt, nhóm kiến nghị 72 cho rằng, việc hiến định sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội và Nhà nước là « biểu hiện rõ nét nhất của tinh thần phản dân chủ ».

Các nhân sĩ trí thức trong nhóm này cũng tố cáo « tính hình thức, áp đặt và quá tốn kém » của việc lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, nhất là mọi ý kiến khác với quan điểm hoặc ý muốn của cơ quan lãnh đạo « đều không được chấp nhận, thậm chí không được công bố và thảo luận công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, mà chỉ bị phê phán, quy kết một chiều. »
Thanh Phương (RFI)

Ông Đặng Thành Tâm xin giãn nợ ngàn tỷ, bán tài sản trả dần

Do gặp khó khăn về kinh tế, đại gia Đặng Thành Tâm đã phải xin được lùi thời gian trả nợ và sẽ cố gắng thu xếp nguồn trả nợ, tận thu từ nguồn bán tài sản hiện có. 
Trong buổi họp gần đây nhất vỡi lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ông Đặng Thành Tâm đã đề nghị xem xét cho phép được lùi thời gian trả tới cuối năm 2014 những khoản trái phiếu do các công ty mà ông Tâm làm chủ sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp phát hành (1.700 tỷ trái phiếu).

Ông Đặng Thành Tâm.
Theo ông Tâm, do không lường trước được những khó khăn của nền kinh tế nên việc cam kết trả nợ đúng hạn là điều không thể thực hiện được. Đối với ngân hàng Navibank, ông Tâm cũng đề nghị NHNN xem xét hỗ trợ, chỉ đạo các tổ chức tín dụng xem xét cho lùi thời gian trả nợ vay Navibank của các nhóm cổ đông có liên quan tới ông. 
Ông Tâm cam kết: “Navibank sẽ cố gắng thu xếp nguồn trả nợ, tận thu từ nguồn bán tài sản hiện có. Navibank đã quan tâm và chủ động làm việc với đối tác nhận chuyển nhượng vốn và cũng khẳng định được tiềm lực tài chính của đối tác để đảm bảo việc chuyển nhượng vốn theo đúng quy định của NHNN và của pháp luật. Khi có đối tác và phương án sẽ trình cụ thể NHNN”.

Báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2012 của Ủy ban kinh tế của Quốc hội Việt Nam khi đề cập tới mối quan hệ giữa ngân hàng thương mại cổ phần với các tập đoàn tư nhân ngày càng trở nên phức tạp đã đưa ra một dẫn chứng tiêu biểu là trường hợp của ông Đặng Thành Tâm, doanh nhân đồng thời là đại biểu Quốc hội khóa XIII, với ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (Navibank) và ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây (Western Bank).
(VietNamNet)
 

Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh qua đời

Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh

Tin cho biết Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, cựu Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội Việt Nam, vừa qua đời ở tuổi 86.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nói với BBC từ Hà Nội rằng ông được báo tin ông Khánh đã qua đời sớm 22/10, nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Hiện các nguồn tin chính thống trong nước chưa đưa tin về việc này.

Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, sinh năm 1927 tại Bình Định, là một trong những người tham gia cách mạng từ những năm đầu.

Ông gia nhập hàng ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam từ năm 1945 và vào Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1946.

Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh từng giữ các chức vụ Cục phó Cục Tuyên huấn, Viện trưởng và Bí thư Đảng ủy Học viện Chính trị Quân sự; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN các khóa V, VI, VII.

Ông về hưu năm 1996.

Vụ án chính trị

Thượng tướng Khánh được cho là gần gũi với các tướng lĩnh cao cấp nhất trong quân đội Việt Nam như các ông Lê Khả Phiêu, Đoàn Khuê và Lê Đức Anh.

Năm 2004, một bức thư của ông gửi cho Bộ Chính trị và Trung ương Đảng được tiết lộ ra ngoài đã gây chấn động dư luận vì trong có nhiều chi tiết tố cáo hoạt động của cơ quan tình báo quân đội rất quyền lực, gọi tắt là Tổng cục II, Bộ Quốc phòng.

Lá thư đề ngày 17/6/2004 được cho là tiếp sau lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Trung ương Đảng và Bộ Chính trị ngày 3/1/2004, trước Hội nghị Trung ương 9 Khóa IX.
"Những người đứng đầu và những phần tử xấu trong Tổng cục II đã có những hoạt động phá hoại Đảng nghiêm trọng một cách có hệ thống, có tổ chức kéo dài hàng chục năm đặt máy nghe trộm các đồng chí lãnh đạo và các cán bộ cấp cao, sử dụng những thông tin sai lệch để phá rối và chia rẽ nội bộ, cố tình gây ra bè phái trong Đảng, tạo ra chứng cứ giả để hãm hại những cán bộ tốt của Đảng." - Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Nội dung thư của Tướng Giáp chứa nhiều kiến nghị, trong đó có kiến nghị về công tác bảo vệ chính trị nội bộ.

Thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: "Những người đứng đầu và những phần tử xấu trong Tổng cục II đã có những hoạt động phá hoại Đảng nghiêm trọng một cách có hệ thống, có tổ chức kéo dài hàng chục năm đặt máy nghe trộm các đồng chí lãnh đạo và các cán bộ cấp cao, sử dụng những thông tin sai lệch để phá rối và chia rẽ nội bộ, cố tình gây ra bè phái trong Đảng, tạo ra chứng cứ giả để hãm hại những cán bộ tốt của Đảng..."

Ông Giáp nhắc tới các vụ Sáu Sứ và T4, mà ông cho là các vụ án chính trị "siêu nghiêm trọng".

Trong các vụ nói trên, Tổng cục II bị tố cáo đã dàn dựng kịch bản để vu khống nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng CSVN, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp, là âm mưu bè phái, đảo chính trong Đảng.

Lá thư của Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh cũng nhắc tới hai vụ trên cùng nhiều vụ khác liên quan các lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước.

Ông Khánh yêu cầu kiểm tra toàn diện Tổng cục II, chấm dứt việc cài người của Tổng cục này vào các cơ quan Đảng, Nhà Nước và "thật sự chấn chỉnh Tổng cục II cả tổ chức, cán bộ, lực lượng, nguyên tắc làm việc...".

Sau đó đã có một cuộc gặp giữa Tướng Khánh với Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Phan Diễn vào tháng 7/2004 để thảo luận về lá thư của ông Khánh.

Ông Diễn được nói đã phê bình ông Khánh không "tuân thủ nguyên tắc giữ bí mật tài liệu" và cho rằng việc xử lý các tố cáo nói trên cần thận trọng, "không làm cho tình hình phức tạp thêm".

Năm 2005, có tin đồn trên một số trang mạng rằng Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh bị khai trừ Đảng, nhưng tin này bị Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh bác bỏ.
  (BBC)

Pháp nổi giận vì ‘bị Mỹ nghe lén’

Francois Hollande
Ông Hollande đã nghe lời giải thích từ phía người đồng nhiệm Mỹ Barack Obama

Tổng thống Pháp Francois Hollande đã bày tỏ ‘sự bất bình sâu sắc’ trước cáo buộc rằng Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) bí mật nghe lén các cuộc điện thoại của công dân Pháp.

Trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama, ông Hollande nói rằng hành động này là ‘đối với bạn bè và đồng minh là không thể chấp nhận được’ và yêu cầu giải thích.

Có cáo buộc rằng NSA gần đây đã nghe lén 70,3 triệu cuộc gọi ở Pháp.

Các quan chức, doanh nghiệp và nghi phạm khủng bố được cho là đã bị theo dõi trong vòng chỉ 30 ngày từ ngày 10/12 năm ngoái cho đến 8/1 năm nay.

Cáo buộc được đưa ra trên nhật báo Le Monde của Pháp dựa trên những thông tin do Edward Snowden, cựu chuyên viên phân tích tình báo của Mỹ, tiết lộ.

Pháp-Mỹ điện đàm

Ngay sau đó, Tổng thống Obama đã gọi điện cho ông Tổng thống Hollande để nói chuyện về vụ việc hôm thứ Hai ngày 21/10.

Ông Hollande cho rằng hành động như vậy của phía Mỹ ‘xâm phạm vào đời tư của công dân Pháp’ và yêu cầu ông Obama giải thích, theo một thông báo phát đi từ Phủ Tổng thống Pháp.
"Bảo vệ an ninh cho người dân chúng ta trong thế giới ngày nay là một công việc rất phức tạp và đầy thách thức... bởi vì có rất nhiều người ngoài kia đang tìm cách gây hại cho người dân."
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
Thông báo của Nhà Trắng cho biết hai vị tổng thống đã trao đổi về những tiết lộ mới nhất này và rằng ‘một số thông tin đã bóp méo hoạt động của chúng ta và một số đặt ra cho bè bạn và đồng minh của chúng ta những câu hỏi hợp pháp về việc những hoạt động này được tiến hành như thế nào’.

“Tổng thống Obama đã nói rõ rằng Mỹ đã bắt đầu xem lại cách chúng ta thu thập thông tin tình báo như thế nào để có thể cân bằng thỏa đáng những mối quan ngại hợp pháp về an ninh của người dân chúng ta cũng như ở các nước đồng minh và những mối quan ngại về sự riêng tư của tất cả mọi người,” thông cáo viết.

Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng Washington nên tiếp tục ‘tham vấn song phương’ để giải quyết vấn đề và gọi Pháp là ‘một trong những đồng minh lâu đời nhất của chúng ta’.

“Bảo vệ an ninh cho người dân chúng ta trong thế giới ngày nay là một công việc rất phức tạp và đầy thách thức... bởi vì có rất nhiều người ngoài kia đang tìm cách gây hại cho người dân,” ông nói.

Trong một thông cáo được đưa ra trước đó, phát ngôn nhân của NSA Caitlin Hayden nói rằng ‘mọi quốc gia’ đều có hoạt động do thám.

“Chúng tôi đã nói rõ rằng về mặt chính sách thì Hoa Kỳ cũng thu thập thông tin tình báo hải ngoại cũng giống như cách mà các nước khác đang làm,” bà nói.

‘Xoa dịu người dân’

Phía Pháp đã triệu tập đại sứ Mỹ để phản đối
Pháp đã triệu tập đại sứ Mỹ để phản đối

Le Monde cho biết NSA bắt các cuộc gọi dựa trên một số từ khóa cụ thể.

Cơ quan này cũng bị cáo buộc là đã bắt hàng triệu tin nhắn qua điện thoại.
Hiện chưa rõ là nội dung của các cuộc hội thoại và các tin nhắn này có được lưu trữ lại hay không hay chỉ là thông tin cứng như ai nói chuyện với ai vào lúc nào.

Nhật báo này cũng không nói rõ là chương trình nghe lén này, có bí danh là US-985D, có đang tiếp diễn hay không.

Bộ Ngoại giao Pháp đã triệu tập Đại sứ Mỹ Charles Rivkin để giải thích về cáo buộc này.

Phóng viên BBC Christian Fraser ở Paris nói rằng sự tức giận của Chính phủ Pháp chủ yếu là nhằm xoa dịu người dân bởi vì chính quyền ở Pháp cũng bị cáo buộc có chương trình nghe lén của riêng họ giống như của Mỹ.
"Chúng tôi đã nói rõ rằng về mặt chính sách thì Hoa Kỳ cũng thu thập thông tin tình báo hải ngoại cũng giống như cách mà các nước khác đang làm."
Phát ngôn nhân NSA Caitlin Hayden
Hồi tháng Bảy, Le Monde cho biết Chính phủ Pháp lưu trữ một lượng lớn thông tin cá nhân của công dân họ trên một siêu máy tính tại trụ sở của DGSE, tức Cục tình báo Hải ngoại của Pháp.

Những cáo buộc mới nhất này xuất hiện sau khi truyền thông Đức đưa tin rằng tình báo Mỹ cũng đã đột nhập vào tài khoản email của cựu Tổng thống Mexico Felipe Calderon.

Edward Snowden đã tiết lộ những thông tin rằng NSA và CIA đã do thám một cách có hệ thống trên quy mô toàn cầu.

Các mục tiêu nghe lén bao gồm Nga và Trung Quốc, những cũng có những nước đồng minh như Liên minh châu Âu và Brazil.

NSA cũng bị buộc phải thừa nhận rằng họ đã thu thập các email và dữ liệu của hàng triệu cuộc gọi của người Mỹ.
(BBC)

Bản tin tiếng Anh
  • ASEAN's the prize in Lenovo expansion (Washington Post) - World's biggest PC producer is establishing a stronger presence in Southeast Asia in an effort to become a global giant, reports Gao Yuan from Singapore
  • Servicing the world is the new focus (Washington Post) - The service sector is fast becoming developing Asia's new growth engine as the world's factory moves from manufacturing to services such as tourism, outsourcing, IT, healthcare and insurance.
  • M&A aims to buoy dairy sector (Washington Post) - The Chinese dairy industry is expected to go from 127 producers to 50 in five years through mergers and acquisitions, an industry insider said.
  • Consumer spending falls short (Washington Post) - Consumer spending contributed 45.9 percent of the nation's economic growth in the first three quarters of 2013, falling short of becoming a major driver for GDP expansion.
  • Life of Pi artwork on display (Washington Post) - American painter Alexis Rockman isn't sure why director Ang Lee developed an interest in his work, but he is certainly happy Lee chose him to be the "inspirational artist" for the film Life of Pi.
  • Back to nature for answers (Washington Post) - A Canadian medical scientist has moved to China in the hope of discovering a cure for cancer using a mix of Western and Eastern medical practices.
  • Colors of fine jewelry (Washington Post) - Who says fine jewelry is limited to gold and silver? They can be as colorful as flowers. Some fine jewelry makers have created alluring pieces out of precious stones.
  • Future of retail lies in clicks, not bricks (Washington Post) - An increasing number of fashion and beauty product shoppers are turning to online sites in preference to bricks-and-mortar outlets, Tiffany Tan reports.
  • Hangzhou's drunken cuisine (Washington Post) - Beijing is huge, and sometimes you can find delightful meals in the most unexpected places. Pauline D. Loh explores Haidian district and finds some choice southern offerings.
  • Mercato offers great bites of Italy (Washington Post) - The Italian restaurant Mercato has quite a lot of attractions: a sweeping and spectacular view of the Bund, the chic rustic interior design created by famous architecture studio Neri & Hu, the beautiful Korean American chef Sandy Yoon, and the second restaurant for Michelin-three-star chef Jean Georges in Shanghai.
  • Ladyboys of the night (Washington Post) - After checking into Amari Orchid's Ocean Tower and stepping onto my room's private balcony to enjoy a view of Pattaya's famous bay, I headed downstairs to join my friends at Mantra. They were already well into the restaurant's smorgasbord of a Sunday brunch. I saw heaping plates of giant prawns, pink tuna sashimi and freshly shucked oysters rapidly disappearing, and was glad that I skipped breakfast a few hours ago.
  • A brewing battle (Washington Post) - Foreigners have been flying the flag for craft beer in China. But as it gains traction among locals in top-tier cities like Beijing and Shanghai - on both the production and consumption sides - a series of potential turf wars may lie ahead.
  • Border agreement to boost ties (Washington Post) - The world's two most populous nations will try to remove a long-term irritant in their relations by signing a border agreement.
  • Hebei, Iowa mark expanding ties (Washington Post) - The state of Iowa and its city of Muscatine have become well-known in China, thanks to Chinese President Xi Jinping's return trip there in February of last year as China's vice-president, which followed his first trip there in 1985 as Party chief of Zhengding county of Hebei province.
  • Canada welcomes Chinese investment (Washington Post) - Canada will continue to welcome Chinese investment and has taken concrete steps to facilitate capital inflow to further strengthen economic interdependence with China, Canadian Governor General David Johnston said on Saturday.
  • Dalai Lama accused of seeking 'Tibet independence' (Washington Post) - The Dalai Lama's so-called high-level autonomy of Tibet is in essence "Tibet independence in two steps", said Zhu Weiqun, chairman of the Ethnic and Religious Affairs Committee of the Chinese People's Political Consultative Conference.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét