Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Tham nhũng hơn 90.000 tỷ, thu hồi được… 900 tỷ & Tám tỉ đô la cho sân bay Long Thành : Có nhóm lợi ích ODA?

Luật sư mạng bào chữa cho Đinh Nhật Uy


LS mạng Lê Bảo Tín (Danlambao) – Tôi không được ra tòa biện hộ cho Đinh Nhật Uy vào ngày 29 tháng 10, 2013, nhưng tôi cãi cho Đinh Nhật Uy trên mạng Internet để đồng bào trong và ngoài nước thấy Đinh Nhật Uy là người vô tội phải được thả tự do gấp và bồi thường những tổn thất mà Đinh Nhật Uy đã và đang bị mất.
Luật sư mạng: Luật pháp CHXHCNVN ở chương V: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN.
Điều 69: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.
Như vậy Đinh Nhật Uy là một blogger viết lên những sự thật của xã hội thì Đinh Nhật Uy có tội gì? Nếu bắt Đinh Nhật Uy thì bắt cả triệu blogger khác vào tù?
Thứ hai, Luật Sư mạng hỏi công an Long An và nhà nước XHCNVN rằng: đổ tội cho Đinh Nhật Uy viết facebook, thế thì từ khi Đinh Nhật Uy vào tù ngày 15/06 đến nay trong tù có cho phép Uy đem máy điện toán để vào facebook không? Nếu không, thì tại sao facebook Đinh Nhật Uy vẫn tiếp tục hoạt động? vậy công an tỉnh Long An có bắt lầm người hay không? Hoặc một ai đó thù Đinh Nhật Uy tạo blogger của Đinh Nhật Uy để lấy cớ bắt Đinh Nhật Uy vào tù?
Luật sư mạng: Về tình cảm xã hội và đạo đức gia đình Việt Nam, ai cũng biết văn hóa xã hội Việt Nam tình anh em như ruột thịt, tay chân, máu chảy ruột mềm. Người anh cả trong gia đình như quyền huynh thế phụ. Khi Đinh Nguyên Kha bị bắt vào tù vì tội thả truyền đơn chống Trung Quốc xâm lược, Đinh Nhật Uy với tình thương và trách nhiệm của người anh cả, đã tìm mọi cách thay cha mẹ đi tìm công lý cho em mình. Vậy Đinh Nhật Uy có tội gì? Việc bắt Đinh Nhật Uy để áp đảo Đinh Nguyên Kha trong tù là hành động đi ngược lại hiến pháp CHXHCNVN, vi phạm đạo đức gia đình trầm trọng của công an nhà nước vào điều khoản: Điều 64: Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ. Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con.
Luật sư mạng: Cũng ở điều 64 này, công an và tòa án Long An nhà nước CHXHCNVN bị vi phạm trầm trọng là bắt Đinh Nhật Uy vào tù một cách vô tội – vì hoàn cảnh đó, người vợ sắp cưới của Đinh Nhật Uy cũng xin từ hôn vì gia đình xin phép cho Đinh Nhật Uy tạm ra tù để làm đám cưới, nhưng bị công an từ chối. Như vậy, nhà nước CHXHCNVN (hay toàn thể công an tỉnh Long An) đã vi phạm luật pháp CHXHCNVN là không bảo hộ hôn nhân gia đình như đã nêu ra trong điều 64 nói trên.
Luật sư mạng: Khi bắt và xét tang vật trong nhà Đinh Nhật Uy thì những vật thâu được có liên quan là áo thun NO-”U”, vài tờ rơi chống Trung Quốc xâm lược… vậy Đinh Nhật Uy đang làm nhiệm vụ cao cả của một công dân Việt Nam bảo vệ tổ quốc như các điều sau đây:
Điều 76:
Công dân phải trung thành với Tổ quốc. 
Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.
Điều 77:
Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân.
93 triệu người dân Việt Nam đều biết, đồng bào người Việt hải ngoại đều biết, nhà nước CHXHCNVN từng tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam. Thế thì tại sao Đinh Nhật Uy làm nghĩa vụ cao cả của một công dân bảo vệ tổ quốc ở điều 76 và 77 lại bị bắt. Những người công an bắt Đinh Nhật Uy là vi phạm điều Điều 76, cho nên phải đem ra xử tội: “phản bội tổ quốc là tội nặng nhất” cần phải đem ra xử trước tòa án nhân dân để cứu nước.
Như vậy Đinh Nhật Uy vô tội, ngày 29/10/2013 phải thả Đinh Nhật Uy ra gấp.

Phán đoán vụ án Đinh Nhật Uy


Trương Duy Nhất bị bắt ngày 26/5/2013.
Phạm Viết Đào bị bắt ngày 13/6/2013.
Đinh Nhật Uy bị bắt ngày 15/6/2013.
Cà ba nhân vật trên đều bị bắt theo điều 258, thuộc chương XX – Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính, Luật Hình Sự, với án cao nhất là 7 năm tù giam.
Trong giới blogger, hầu như ai cũng biết hai cái tên: Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào. Trong khi ông Nhất với quan điểm rõ ràng từ lâu: “không phải là blog phản động” thì ông Đào hầu như chuyên bàn chuyện “văn chương thế sự” như tôn chỉ của blog cá nhân ông.
Riêng Đinh Nhật Uy, hầu như rất hiếm người biết anh, cho đến khi Đinh Nguyên Kha (người em trai của Uy) và Nguyễn Phương Uyên làm dậy sóng dư luận bằng việc làm Yêu Nước, lúc đó dần dần nhiều người mới biết đến Đinh Nhật Uy qua những lần thăm nuôi em trai mình và dùng facebook trình bày cũng như đánh động dư luận quan tâm đến trường hợp oan ức của Đinh Nguyên Kha. Với phong cách đĩnh đạc và sâu sắc, nhất định trước khi bị bắt, Kha không bao giờ cho gia đình biết việc làm của mình. Theo đó, Uy cũng không hề liên quan đến việc làm của Kha, nếu có bất kỳ “dấu tích” liên hệ gì, chắc chắn an ninh đã bắt Uy từ lâu, không đợi đến sau này mới bắt.
Thông qua những lần thăm nuôi em, Đinh Nhật Uy càng làm dư luận hiểu rõ việc làm trong sáng của Đinh Nguyên Kha cùng những hành xử vô học của giới “còn đảng còn mình”, chúng không chỉ hành xử đê tiện với Kha mà còn xách nhiễu, cản trở, hù dọa, hành hung, bôi nhọ cả gia đình Uy – Kha.
Không những thế, người cộng sản táng tận lương tâm đến mức phá nát “luân thường đạo lý” của dân tộc Việt Nam, bằng cách dùng “bả lợi danh” để dụ dỗ người anh rể của Uy – Kha đoạn tình tuyệt nghĩa vợ chồng với cô Quỳnh Như, theo Luật sư Hà Huy Sơn cho biết [1] (trích):
“…Nhận tiện gặp luật sư, cô con gái lớn của bà Liên hỏi thủ tục thuận tình ly hôn ở tòa ra làm sao. Và cô con gái bà Liên kể rằng vì thằng Kha, thằng Uy vướng vào chuyện như vậy nên ảnh hưởng anh rể nó không được vào Đảng, có vào Đảng thì mới được đề bạt. Nếu vợ nó không chịu cách ly với gia đình đằng nhà vợ thì nó ly dị và hai bên thuận tình vì con gái bà không thể cách ly với gia đình bố mẹ và 02 em ruột…” (hết trích)
Kết quả phiên tòa ngày 16/5/2013, Nguyễn Phương Uyên bị 3 năm tù treo và 52 tháng gọi là “thử thách”, Đinh Nguyên Kha lãnh 4 năm tù giam cùng 3 năm quản thúc. Trong khi Đinh Nguyên Kha ở trong tù tiếp tục bị ép cung nhận “tội khủng bố” [2], thì ở ngoài Nguyễn Phương Uyên bị hành hung và làm nhục.
Sau khi cám ơn mọi người ở trong Nam đã quan tâm đến vụ án của mình, cô Uyên và mẹ ra Hà Nội để trực tiếp viếng thăm một số người đã lên tiếng ủng hộ cô cũng như nhân dịp hiếm hoi ghé thăm người cha nuôi – ông Nguyễn Tường Thụy.
Ngày 25/9/2013, khi cô Uyên và mẹ đang quây quần chuẩn bị bữa cơm cùng gia đình ông Thụy, bọn an ninh đã gây ra một vụ khủng bố theo kiểu “đánh tối tăm mặt mày” mọi người. Kiểu đánh này thường được “đại bàng” sử dụng với tù nhân mới nhập trại để thị uy nhằm làm người tù “kinh hồn tán đởm”, với mục đích khuất phục ngay từ ngày đầu, sao cho tù nhân “khiếp vía” mà ngoan ngoãn “tự nguyện” làm nô lệ cho chúng sai khiến. Không những thế, Uyên còn bị một tên “ma cô” hạ nhục, bằng cách thừa lúc lộn xộn đã “nhanh tay” xâm phạm thô bạo vào nhũ hoa của cô, trong khi một bầy an ninh “hiệp đồng” lôi kéo, xô đẩy Uyên và mẹ trên đường ra sân bay Nội Bài để tống khứ họ ra khỏi Hà Nội. Hành vi đó không làm ai ngạc nhiên, bởi cô Uyên đối diện với cả đội quân “bóp thuê đánh mướn”.
Ngày 20/10/2013, trang báo có tên “An Ninh Thủ Đô”, “đủ thô” để “sản xuất” truyện “Kinh dị” [3]. Từ lúc cô Uyên bị làm nhục, đến ngày những con chữ đáng “lợm giọng” xuất hiện, tròn 25 ngày. Người ta tự hỏi, sao lần này an ninh tỏ ra không “lẹ làng” cho lắm, thay vì đã từng “xách toòng teng” “hai bao cao su đã xài”, nửa đêm nửa hôm “vắt giò lên cổ” chạy vào khách sạn “vục” vào mặt TS. Cù Huy Hà Vũ hồi 3 năm về trước(?)
Ngày 29/10/2013, Đinh Nhật Uy sẽ bị xử [4] theo khoản 1 điều 258, với án cao nhất có thể nhận lãnh: 3 năm tù giam.
Sự xuất hiện đan xen về thời gian trình bày như trên cho thấy, ngoài việc đám “bóp thuê đánh mướn” hạ nhục thêm Người Con Gái Yêu Nước, chúng còn muốn vẽ ra “bộ mặt” những người liên quan đến Nguyễn Phương Uyên đều là những “kẻ nhơ nhớp” với cụm từ lững lờ mà đểu cáng: “ông bố hờ đầy nghi vấn”, nhằm ám chỉ Nhà thơ – cựu chiến binh Nguyễn Tường Thụy. Mặt khác, thứ “kinh dị bẩn thỉu” này “xuất ra” từ bản mặt của chúng, cốt làm nhiều người thấy vậy mà xa lánh, khi những người ủng hộ Đinh Nhật Uy xuất hiện trước cổng tòa để bày tỏ ôn hòa như đã từng ủng hộ Uyên – Kha? Lại bắt gặp thứ “tư duy xúi” một lần nữa, qua chuyện “Kinh dị” chăng?
Cộng sản, không có gì họ không dám làm, dù đó là việc làm thất đức nhất họ cũng không từ, thậm chí đối với ngay những thanh niên yêu mến chế độ độc đảng toàn trị mà cô Hoàng Thị Nhật Lệ và bạn bè đau đớn trở thành nạn nhân [5] trong vai “chú hề” một cách chân thật, để làm “bia đỡ” cho chúng trước tiếng cười thị phi, trong vở “bi hài kịch” với tên gọi “phản bác tuyên bố 258″.
Theo ông Phạm Chí Dũng [6], nhà quan sát chính trị có tiếng ở Việt Nam: “…trường hợp blogger Đinh Nhật Uy ở Long An bị bắt liên quan đến màu sắc chống Trung Quốc, hai blogger khác là Trương Duy Nhất ở Đà Nẵng và Phạm Viết Đào ở Hà Nội lại được xem là mang dấu ấn “nội bộ” nhiều hơn”.
Tôi đồng ý một phần với ý kiến của ông Dũng. Điều đó có nghĩa Đinh Nhật Uy không thể xếp chung “một rọ” với Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào, nhưng điều gọi là “màu sắc chống Trung Quốc” thì cần xem lại. Lý do? Như trình bày phần trên, Uy bắt đầu được nhiều người quan tâm, chia sẻ, thương mến khi kêu oan cho em trai, chứ không phải người ta biết đến Uy xuất phát từ nguồn cội “màu sắc chống Trung Quốc” như ông Phạm Chí Dũng nhận định. Điều này không có nghĩa tôi phủ nhận Uy là người yêu nước. Điều tôi muốn nói, lý do bắt Uy vì “màu sắc chống Trung Quốc” thiếu thuyết phục. Trước Uy có hàng trăm người khác từ Bắc chí Nam “chống Trung Quốc” còn “dữ” hơn vài khẩu hiệu đưa lên mạng như Uy. Trước đây, Uy cũng không ở trong tầm ngắm của bọn “bóp thuê đánh mướn” với tư cách người bất đồng chính kiến.
Thêm vào đó, xét về mọi mặt (danh tiếng, “tầm vóc”, mối quan hệ, số lượng và “chất lượng” bài viết v.v…) Đinh Nhật Uy chẳng có gì để “được phép” so sánh với hai “tên tuổi lớn” cùng bị bắt vì “tội 258″.
Vậy lý do gì lại xếp cả ba người vào cùng “một rọ – 258″? Lý do gì – Đinh Nhật Uy – với những cái gọi là “chứng cớ” rõ như ban ngày, chỉ cần một hay hai tuần là xong “cáo trạng”, nhất là loại “cáo trạng mẫu” luôn có sẵn, tại sao phải để đến hơn 4 tháng trời mới xử? Phải “điều tra cẩn trọng” và “theo đúng quy trình”? Chắc chỉ làm trò cười cho thiên hạ, khi ai cũng biết người cộng sản chỉ xài luật rừng, “muốn tội nào là ra tội đó”. Ngoài ra, nói cho công bằng, Uy hầu như chẳng viết gì nhiều, ngay cả khi bắt đầu kêu oan cho em trai.
Lý do gì cùng bị bắt vì “tội 258″ – một thứ “tội” không phải thuộc loại nặng như 79 hay 88, trong khi Đinh Nhật Uy bị bắt một cách thô bạo, chà đạp nhân phẩm rồi đem ra xử tại địa phương cư trú, thì Trương Duy Nhất lại được “đưa đón” từ phi trường Đà Nẵng – trong tác phong thoải mái, đầy tự tin – bay ra Hà Nội?
Thoạt nhìn, cả ba người bị bắt đều có vẻ “lợi dụng tự do ngôn luận”. Nhưng nhìn sâu bên trong rất khác nhau, đặc biệt “tình cảm” mà ông Trương Duy Nhất “dành cho” ông Nguyễn Bá Thanh quá rõ, đặc biệt là khi ông Nhất tung hô mãnh liệt, lúc ông Thanh giữ ghế “Trưởng ban Nội chính Trung Ương”. Lúc đó, theo ông Nhất, nó là “bàn đạp” để tiến lên “ghế thủ tướng”. Hình như một chút gì đó sỗ sàng quá đà và làm nóng mặt “ai đó”, nên “ai kia” cần phải “dạy cho một bài học” về “thói ngông cuồng”? Còn ông Đào? Nhận định của tôi không khác ông Phạm Chí Dũng, đặc biệt, khi nhớ lại ông Đào có bài [7] “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang can thiệp để ông Trương Duy Nhất được thả…” có vẻ hơi quá “phấn kích” một chút, nên có thể người ta nghĩ “cho nó bơn bớt cái miệng vài tháng là… đủ”? Còn Đinh Nhật Uy? Dân đen “chính hiệu con nai vàng”, “không thần không thế”, không “dây mơ rễ má” với bất cứ một ai thuộc hàng có “số má” trong giới cộng sản cao cấp từ trung ương đến địa phương.
Giữa tình hình kinh tế rối bời, với những khoản vay mượn thế giới ngày càng khó khăn hơn, sản xuất đình đốn, các loại thị trường ngày càng hiu hắt, dân oan vùng dậy khắp nơi, song song với những cuộc “diễn tập chống bạo loạn” của phía công an dày đặc như răn đe và sẵn sàng đàn áp sắt máu bất kỳ lúc nào v.v…, nổi lên giữa các “mảng tối tăm” đó, lại là một “mảng sáng khổng lồ” mang tên “hòa hoãn” hay “thỏa hiệp” giữa các phe phái đang xuất hiện ngày một rõ?
Dường như phía “chính phủ” trở nên “quyết liệt” với chỉ dấu tỏ ra “mạnh tay”, khi hàng loạt vụ tham nhũng bị “lôi đầu” ra như: anh em Dương Chí Dũng – Dương Tự Trọng bị bôi nhọ đầy mặt báo theo cách “đay nghiến” của người cộng sản (những ai còn tin tưởng cộng sản hãy nhìn cách họ lợi dụng Hoàng Thị Nhật Lệ và bêu riếu anh em Dũng – Trọng mà ngẫm!); vụ “lương khủng” các công ty công ích tại Tp.HCM cũng chuyển sang cơ quan điều tra; EVN bị lôi vụ xây sân golf, biệt thự lại tính “tuốt luốt” vào trong giá thành điện; vụ PVN tỏ ra “không còn mặn mà” độc quyền xăng dầu v.v… như “quả táo ngon lành” trong truyện cổ tích “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” dứ trước mặt người dân Việt Nam đang “đói khát” tự do dân chủ (!) “Đảng và nhà nước” tính tiếp tục lừa dân bằng vài “con sâu be bé” thế sao?!
Phải chăng “xử trước” Đinh Nhật Uy là động tác “nhóng dư luận” mà người cộng sản hay sử dụng? Bản án “dành cho” Đinh Nhật Uy trở thành “điểm chặn trên” cho Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào? Thậm chí biết đâu ông Nhất và ông Đào lãnh án treo hoặc đáng mừng vui hơn, được trả tự do kèm theo lời xin lỗi? “Tội xâm phạm an ninh quốc gia” luôn nặng hơn rất nhiều so với “tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính”, người bị bắt còn được giải oan và xin lỗi đàng hoàng, tại sao không có quyền nghĩ ông Nhất, ông Đào “may mắn” hơn? Chỉ ê chề cho dân đen như Đinh Nhật Uy! Một “tên tiểu tốt vô danh” bỗng nhiên trở thành “điểm tựa” cho “các anh, các chú”…dựa(?!)
Người cộng sản có một “phẩm chất” rất hay, trong cơn nguy nàn, họ trở nên “dễ thương” với biểu hiện gắn bó chặt chẽ, họ sẵn sàng “gác lại quá khứ” mọi mâu thuẫn dù lớn hay nhỏ để giữ vững chế độ. Qua cơn nguy biến, họ… “hướng tới tương lai” tiếp tục… đấu đá, thậm chí mãnh liệt hơn. Đó là “đặc sản” tôi học được từ những năm làm việc cho cộng sản, quên báo mọi người, dù ai cũng… biết (!).
___________________________________
Chú thích:

Thế lực thù địch trốn ở đâu?


Nguyễn Trung Tôn (Danlambao) - Cụm từ “các thế lực thù địch” không biết từ bao giờ đã trở thành phổ biến trong các trang báo lề đảng tại Việt Nam hay trong vô số bài phát biểu của các lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam. Tôi nghe nhiều xem nhiều rồi mà mãi vẫn không sao hiểu nổi. Các thế lực thù địch mà đảng cộng sản thường hay nhắc tới đó thực ra là những ai? Họ ở đâu? Tại sao họ lại là thù địch của Việt Nam?
Tôi bắt đầu nghĩ ngay tới kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đó là Trung Quốc bởi vì Trung Quốc đã từng đô hộ Việt Nam nhiều lần mà tổng cộng lên tới cả 1000 năm. Trung Quốc đã hung hãn tấn công xâm lược Việt Nam vào năm 1979 và dai dẳng 10 năm sau đó gây cảnh máu chảy đầu rơi. Trung Quốc lấn chiếm đường biên bẻ cong lịch sử lấn lướt chủ quyền. Với chiếc lưỡi bò Trung Quốc hòng liếm trọn Biển Đông. Trung Quốc bắn chết ngư dân Việt Nam trên biển; đập phá tàu của ngư dân Việt Nam; cắt cáp tàu thăm dò dầu khí. Những hàng hóa độc hại của Trung Quốc vẫn bầy bán tràn lan trên thị trường Việt Nam, ngấm ngầm gây nguy hiểm cho người dân Việt Nam… Như vậy chắc chắn Trung Quốc là “Thế lực thù địch” thật rồi!
Nhưng suy nghĩ lại thì có lẽ tôi đã không đúng.
Mặc dù Trung Quốc xâm lấn Việt Nam hay bắn giết ngư dân Việt như vậy, nhưng đối với đảng Cộng sản Việt Nam thì vẫn là đồng chí tốt theo phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt. Thì không đời nào những lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam lại gọi Trung Quốc là thế lực thù địch được.
Có phải chăng thế lực thù địch đó là Hoa Kỳ bởi vì trước đây Hoa Kỳ đã tham chiến tại Việt Nam trong cuộc nội chiến hai miền Nam, Bắc? Tôi lại tự trả lời rằng chắc không phải vì giờ đây mối quan hệ Việt Mỹ đã nâng lên tầng cao mới. Các lãnh đạo Việt Nam thay nhau công du Hoa Kỳ để thắt chặt bang giao hai nước. Mỹ cũng giúp đỡ Việt Nam trong vấn đề khắc phục hậu quả chiến tranh và nhiều lĩnh vực khác nữa. Hai nước đã tiến dần tới hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ. Như vậy chắc rằng Hoa Kỳ không phải là thù địch.
Tôi lại nghĩ hay thế lực thù địch đó là kiều bào Việt Nam, là những công dân Việt Nam Cộng Hòa đã phải bỏ nước ra đi sau sự kiện năm 1975 mà người Cộng sản vẫn gọi họ là “Ngụy”, nay lại nâng họ lên một tầm cao mới gọi họ là “Thế lực thù địch”? Chắc không phải vậy, vì chính sách mà Cộng sản vẫn tuyên truyền là “Hòa hợp dân tộc” và xem bà con hải ngoại là “khúc ruột ngàn dặm”. Hàng năm khúc ruột này vẫn gửi về Việt Nam một lượng kiều hối rất lớn và đặc biệt quan trọng trong tình hình kinh tế hiện nay.
Vậy các thế lực thù địch mà đảng Cộng sản nói tới thật ra là ai?
Câu trả lời chỉ còn có thể là Hòa thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Mục sư Nguyễn Công Chính, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, Luật sư Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Hồ Bích Khương, Đỗ Minh Hạnh, Mai Thị Dung…?
Hay họ là Nguyễn Phương Uyên, Lê Quốc Quyết, Bùi Minh Hằng, Nguyễn Hoàng Vy, Huỳnh Thục Vy…?
Hay họ là những cựu đảng viên Giáo sư Hoàng Minh Chính, Trung Tướng Trần Độ, Trần Anh Kim, Vi Đức Hồi…?
Hay họ là những Đoàn Văn Vươn, Đặng Ngọc Viết và hàng ngàn những gia đình dân oan mất đất mất nhà trên khắp mọi miền đất nước,…?
Nay lại có thêm những bà con người H’Mông lăn lội về thủ đô khiếu nại và bị đánh đập ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng. Tối qua trời mưa gió họ vào nhà thờ Thái Hà tá túc qua đêm nhưng đã bị công an tới gây áp lực ép nhà thờ không cho họ ở lại nên họ đã phải đội mưa để trở lại vườn hoa Mai Xuân Thưởng hưởng thú “Thiên đàng xã hội chủ nghĩa”, nếm trải không khí “Tự Do – Hạnh Phúc” dưới trời mưa rét!
Có lẽ nào như vậy! Những con người này là những nhà tu hành trong các tôn giáo, hoặc là những người đã từng hy sinh cống hiến cho đảng Cộng sản, hoặc đã từng là đảng viên đảng Cộng sản, hoặc là những người dân không tấc sắt trong tay? Ấy vậy mà hiện nay họ người thì đã qua đời trong buồn tủi, người đang bị tù đầy, người bị quản chế, người lại bị trù dập đánh đập ngay trên đường phố… Họ là những người đã một thời vì nghe theo đảng Cộng sản mà vào sinh ra tử. Họ là những người yêu nước xuống đường chống Trung Quốc xâm lược thể hiện tinh thần dân tộc. Họ là những người dân hiền lành chất phác nghe theo đảng đi chống tham nhũng hay chỉ muốn bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trước các quan chức bạo quyền lộng hành cướp bóc nhân dân.
Lãnh đạo đảng Cộng sản đã thật sự hoảng loạn nên không chỉ thiếu tỉnh táo để nhận ra kẻ thù địch thật sự của dân tộc, nhưng lại nhìn bất cứ người dân nào cũng thấy đó là kẻ thù và sẵn sàng ra tay tàn độc để trấn áp.
Xem ra cho tới giờ lãnh đạo Cộng sản Việt Nam vẫn chưa nhận ra rằng kẻ thù đích thực của dân tộc Việt Nam chính là những kẻ đã cắt đất nhượng biển cho Trung Quốc; đã làm suy sụp nền kinh tế vốn đã lạc hậu của Việt Nam; đã đục khoét tài sản quốc gia để biến thành của riêng mình; đã ăn cả máu xương của những người đã chết; ăn cả rác thải bệnh viện,… (như chính bà Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã nói: chẳng có gì mà họ không ăn của dân). Và sâu xa hơn nữa, kẻ thù đích thực của dân tộc là những kẻ đã rước Các Mác, Ăngen và Lê Nin về để đồng bào ruột thịt bắn giết lẫn nhau, con đấu cha – vợ tố chồng, đồng chí sát hại lẫn nhau, và đất nước đến nay vẫn ngụp lặn trong lạc hậu.
Đừng tốn thêm công an, an ninh tìm kiếm làm gì cho phí công. Nếu thực lòng muốn tìm cho ra “Thế lực thù địch” của đất nước này, các vị lãnh đạo đảng chỉ cần nhìn vào gương sẽ thấy…
Thanh Hóa ngày 19/10/2013

Tham nhũng hơn 90.000 tỷ, thu hồi được… 900 tỷ

http://vtc.vn/2-457544/xa-hoi/tham-nhung-hon-90000-ty-thu-hoi-duoc-900-ty.htm
22/10/2013 13:54
(VTC News) – Số vụ án tham nhũng gây thiệt hại khoảng 9.260 tỷ đồng, 51.000 lượng vàng SJC, nhưng chỉ mới thu hồi nộp ngân sách nhà nước trên 900 tỷ đồng, đạt dưới 10% số tiền
Tham nhũng hơn 90.000 tỷ, thu hồi được... 900 tỷ
Ông Huỳnh Phong Tranh
Trình bày báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013 trước Quốc hội, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, năm 2013,  ngành thanh tra phát hiện 80 vụ, 90 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền 117,5 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi 117,5 tỷ đồng; đã thu 59 tỷ đồng, kiến nghị xử lý hành chính đối với 04 tập thể, 28 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 11 vụ, 34 đối tượng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Quốc phòng, TP.Hải Phòng, các tỉnh Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Bình Phước, Bình Thuận là những ngành, địa phương phát hiện và xử lý nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực.
Lực lượng cảnh sát điều tra đã thụ lý 371 vụ án, 847 bị can phạm tội về tham nhũng, trong đó: khởi tố mới 233 vụ, 568 bị can (so với cùng kỳ năm trước tăng 11 vụ và 97 bị can); gây thiệt hại khoảng 9.260 tỷ đồng, 51.000 lượng vàng SJC; đã thu hồi nộp ngân sách nhà nước trên 900 tỷ đồng; đã kết luận điều tra 255 vụ, 581 bị can; đình chỉ điều tra 07 vụ, 06 bị can; tạm đình chỉ 09 vụ, 23 bị can; hiện đang điều tra 96 vụ, 230 bị can.
Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã truy tố 335 vụ, 803 bị can về tội tham nhũng (tăng 91 vụ, 202 bị can so với cùng kỳ năm 2012); đã đình chỉ điều tra trong giai đoạn tố tụng 19 vụ, 30 bị can.
Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử sơ thẩm 278 vụ, 584 bị cáo về các tội danh tham nhũng, trong đó tỷ lệ tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chiếm 41,2 % (năm 2012 tỷ lệ này là 44,1%); số bị cáo được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ chiếm 31,2 % (năm 2012 tỷ lệ này là 34,2%) .
Ít phát hiện tham nhũng lớn
Tuy nhiên, tại Báo cáo Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013, Ủy ban Tư Pháp của Quốc hội đánh giá: “Số vụ việc tham nhũng được phát hiện chủ yếu là các vụ tham nhũng nhỏ, gây thiệt hại không lớn về tiền, tài sản của Nhà nước với đối tượng phạm tội chủ yếu là cán bộ cấp xã hoặc ở thôn, làng, bản; số vụ tham nhũng lớn, xâm phạm nghiêm trọng tài sản, vốn của Nhà nước ít được phát hiện.”
Tình hình tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, quản lý vốn và tài sản nhà nước tại một số doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa có dấu hiệu giảm, nhiều vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Qua giám sát, khảo sát của Ủy ban Tư Pháp ở một số địa phương và dư luận, báo chí cho thấy, việc xử lý một số vụ việc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, nhiều hành vi có liên quan tới tham nhũng chỉ bị xử lý kỷ luật, hành chính.
Nhiều vụ án do Cơ quan điều tra ở trung ương tiến hành điều tra, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiến hành kiểm sát, sau đó ủy quyền cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử thì tỉ lệ trả hồ sơ điều tra bổ sung còn cao. Có vụ án tham nhũng trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần, làm kéo dài thời gian xử lý; một số vụ án tham nhũng lớn, nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho tài sản của Nhà nước được phát hiện, xử lý còn chậm.
Việc thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng đạt tỷ lệ rất thấp (trong kỳ báo cáo, số vụ án tham nhũng gây thiệt hại khoảng 9.260 tỷ đồng, 51.000 lượng vàng SJC và 155.000 m2 đất, nhưng chỉ mới thu hồi nộp ngân sách nhà nước trên 900 tỷ đồng, đạt dưới 10% số tiền, tài sản tham nhũng phải thu hồi).
Nam Minh

Tám tỉ đô la cho sân bay Long Thành : Có nhóm lợi ích ODA?


Họa đồ dự án sân bay Long Thành (DR)
Họa đồ dự án sân bay Long Thành (DR)

Thụy My  -RFI

Trước khi Quốc hội Việt Nam khóa 13 bắt đầu kỳ họp thứ 6 vào hôm qua 21/10/2013, công luận cũng đã nêu nhiều ý kiến phản đối một dự án khổng lồ. Đó là dự án xây dựng sân bay Long Thành với số tiền lên đến 8 tỉ đô la, tạo thêm gánh nợ nần cho người dân Việt trong lúc kinh tế đang u ám, và nhất là khi các sân bay hiện tại còn chưa khai thác hết công suất.
Dư luận đặt dấu hỏi, liệu có bàn tay của các nhóm lợi ích về vốn ODA trong đó hay không? RFI cũng đã đặt vấn đề này với nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Phạm Chí Dũng
22/10/2013
RFI : Thân chào anh Phạm Chí Dũng, rất cảm ơn anh đã nhận trả lời phỏng vấn. Anh có nhận xét gì về dự án sân bay Long Thành, mà vốn đầu tư nếu quy theo tỉ giá ngày hôm nay lên đến trên 168 ngàn tỉ đồng Việt Nam?
Không thể nói khác hơn là dự án sân bay Long Thành của Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam lại một lần nữa gây bức xúc lớn trong dư luận trong những ngày gần đây. Đặc biệt là khi kỳ họp thứ 6 khóa 13 của Quốc hội bắt đầu.
Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam đã trình ra một dự án có thể nói với một số vốn có thể nói là kinh hoàng: 8 tỉ đô la, chiếm đến 6% GDP toàn quốc để làm sân bay Long Thành! Trong thuyết minh, Tổng công ty này cho là sẽ xây dựng một thành phố sân bay với 70.000 dân, tạo công ăn việc làm cho 40.000 người. Tuy nhiên có rất nhiều ý kiến phản bác.
Ngay những ngày gần đây, cử tri ở một số nơi, chẳng hạn như cử tri ở Thành phố Hồ Chí Minh đã kiến nghị với đoàn đại biểu Quốc hội cần xem xét lại dự án sân bay Long Thành. Với một số vốn kinh khủng như thế thì có cần thiết, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang suy thoái trầm trọng như thế này hay không? Đồng thời họ so sánh luôn cả với việc sân bay Tân Sơn Nhất vẫn chưa khai thác được hết công suất, thì làm sao có thể xây dựng những sân bay khác ?
Một trong những lý lẽ phản bác sâu sắc nhất, theo tôi là của Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thiện Tống. Ông giảng dạy ở trường đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, và là người trước đây từng có nhiều ý kiến phản biện về các vấn đề chính trị kinh tế và xã hội. Ông Nguyễn Thiện Tống đã phải dùng cụm từ “một sự tin tưởng mù quáng” để nói về những dư luận đã được thuyết phục bởi những số liệu của Cục Hàng không và Tổng công ty Cảng Hàng không đưa ra.
Theo đó, sân bay Tân Sơn Nhất chỉ có thể đón tối đa 25 triệu khách một năm, không tăng lên được nữa. Do sự quá tải đó, tới năm 2020 cần phải dời ra một địa điểm khác là sân bay Long Thành để có thể đón khách quốc tế được nhiều hơn.
Nhưng ông Nguyễn Thiện Tống cho rằng luận cứ của Cục Hàng không và Tổng công ty Cảng Hàng không hoàn toàn không đúng. Ông đơn cử, chẳng hạn sân bay Changi của Singapore có diện tích 1.300 hecta, lớn gấp rưỡi sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay (800 hecta), có công suất lên đến 50 triệu khách. Như vậy với 800 hecta của Tân Sơn Nhất, bằng 2/3 Changi, thì lượng khách có thể tăng lên 35 triệu khách một năm rồi. Mà đó chỉ là một so sánh tương đối về diện tích mà thôi.
Ông Nguyễn Thiện Tống cũng đưa ra những cứ liệu đánh giá khá chuẩn xác, đầy đủ và công bằng, so sánh giữa Niên giám thống kê của Cục Thống kê Thành phố, với cứ liệu của Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam, cho thấy hai con số khác xa nhau. Theo Cục Thống kê, từ năm 2005 đến 2012, tỉ lệ số chuyến bay quốc tế giảm từ 56,5% xuống còn 35,5%. Bên dự án sân bay Long Thành đã dự báo 90% tổng lượng khách là khách quốc tế, chỉ có 10% là nội địa. Trong khi đó, ở Tân Sơn Nhất thì ngược lại: tới 90% là nội địa, chỉ có 10% là khách quốc tế. Ông Nguyễn Thiện Tống cho rằng khả năng sân bay Long Thành không có khách là điều chắc chắn.
Sự khác biệt giữa hai kết quả tính toán là rất lớn. Như vậy người ta đã cố tình phóng đại số liệu này để xây sân bay Long Thành. Và ông cũng nghi ngờ là nếu cố làm phác ra cho nhiều lên để dự báo nhu cầu tương lai nhiều là điều rất nguy hiểm.
Cũng có một yếu tố khác: nếu so sánh với sân bay các nước trong khu vực, thì nhận định về tăng trưởng đối với hàng không Việt Nam càng rõ ràng hơn. Chẳng hạn như số liệu tỉ lệ tăng trưởng chung ở các sân bay của Singapore, Malaysia, Bangkok cũng thấy tỉ lệ bình quân thấp, và thấp hơn nhiều so với tỉ lệ gia tăng mà Cục Hàng không Việt Nam tính toán cho 10 đến 20 năm tới.
Đó cũng là một lý do mà những người phản biện như PGS Nguyễn Thiện Tống cho rằng khi dự báo về sản lượng hàng không ở sân bay Tân Sơn Nhất thì cần phải được kiểm chứng một cách độc lập. Điều này là cần thiết nhằm tránh lãng phí lớn khi xây dựng sân bay ở Long Thành. Vì với những số liệu luận chứng kinh tế kỹ thuật như vậy mà cứ cố tình đầu tư vào thì khả năng lỗ rất cao và hoàn vốn chậm.
Tôi cũng thấy là vấn đề kiểm chứng độc lập rất cần thiết, vì thực ra ở Việt Nam hiện nay chưa có những tổ chức giám kiểm độc lập đối với những lãnh vực được coi là nhạy cảm như ODA. Mà ODA thì trong một thời gian dài vừa qua đã có sự thất thoát rất lớn, kể cả những dấu hiệu tham nhũng trong đó nữa, mà chưa được một tổ chức kiểm chứng độc lập nào trong nước thực hiện. Những tổ chức phi chính phủ Việt Nam lại chưa chính thức được cho phép thành lập, trong khi đó những tổ chức phi chính phủ nước ngoài vốn có truyền thống kiểm định những dự án lớn như thế này lại chưa hoạt động ở Việt Nam, và cũng chưa được được một cơ quan nhà nước Việt Nam nào mời.
Điều đó cho thấy rõ ràng trong tương lai muốn đánh giá những dự án như sân bay Long Thành cần có một tổ chức kiểm chứng độc lập. Dư luận cũng đã đưa ra một số phân tích nữa về tình hình cung cầu đối với hàng không Việt Nam.
Ở Việt Nam hiện nay có 21 cảng hàng không, trong đó có những sân bay quốc tế như Cần Thơ, Cam Ranh, Phú Quốc, Liên Khương vẫn chưa hoạt động hết công suất. Do vậy dư luận đề nghị nên tận dụng các sân bay hiện có thay vì làm thêm những sân bay quốc tế. Nên mở rộng sân bay Biên Hòa và Tân Sơn Nhất thay vì xây mới một số sân bay như Long Thành.
RFI: Anh có thể nêu một số ví dụ về lãng phí vốn ODA?
Vấn đề lãng phí vốn ODA đã được nêu ra từ rất lâu, và có nhiều ví dụ để dẫn chứng. Tiêu biểu nhất là vụ PMU18 vào năm 2006, qua đó trưởng ban PMU18 là Bùi Tiến Dũng thuộc Bộ Giao thông Vận tải, một kẻ đã tắm bằng bia trong quan hệ với gái. Ăn chơi sa đọa đến mức như vậy mà vẫn mang danh nghĩa là đảng viên, quan chức trung cấp của nhà nước, đủ thấy là đã xài tiền ODA như thế nào. Đó là một vụ lớn, nhờ báo chí phát hiện ra nên không thể ém nhẹm, sau đó đã phải đưa Bùi Tiến Dũng cùng một số đồng phạm ra xử.
Năm 2011, cũng lại là Bộ Giao thông đã đưa ra phương án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc-Nam có tốc độ 300-400 km/giờ với kinh phí lên đến 55 tỉ đô la! Tức là chiếm một nửa GDP của toàn quốc vào thời điểm đó.
Có thể nói đây là một dự án khủng khiếp mà không hiểu sao các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Giao thông, lại gần như nhắm mắt chấp thuận đề nghị do bên Đường sắt đưa ra, và trình lên chính phủ. Nhưng sau đó dư luận đấu tranh rất quyết liệt, và cuối cùng rất may mắn là năm 2013 dự án đường sắt cao tốc đã bị hủy. Chỉ có điều hủy dự án 55 tỉ đô la nhưng người ta vẫn thực hiện một phần, tức vẫn làm nhưng với quy mô nhỏ hơn.
Ngoài ra cần phải nói thêm về trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải. Việc bộ này đưa ra những dự án rất lớn, ngốn rất nhiều tiền – tiền từ ngân sách, tiền đi vay mượn của nước ngoài – trong những năm mà nền kinh tế gần như suy thoái toàn diện. Vào tháng 4/2012 trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đã bước vào năm suy thoái thứ tư, Bộ Giao thông Vận tải còn đưa ra dự án dùng 10.000 tỉ đồng từ ngân sách để xây dựng trụ sở mới. Ngay lập tức dư luận đã phản ứng rất dữ, cho là một đề xuất kỳ quái, hoàn toàn vô trách nhiệm đối với nhân dân.
Còn những năm trước, liên quan đến vấn đề ODA, báo chí Nhật Bản – chứ không phải báo chí Việt Nam đã phát hiện công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương của Nhật đã phải hối lộ cho quan chức Việt Nam phụ trách dự án đại lộ Đông-Tây ở Thành phố Hồ Chí Minh một phần hoa hồng tương đương 10% giá trị hợp đồng. Lúc đó cũng là một trưởng ban của PMU Đông-Tây là Bùi Ngọc Sĩ, theo tôi nhớ thì số tiền hối lộ cho ông ta là trên 800.000 đô la. Sau đó ông Sĩ đã phải nhận mức án tù cao.
Cũng có những minh họa khác về vấn đề lãng phí và tham nhũng trong ODA. Gần đây nhất, năm 2012 là Đan Mạch ngay trước thềm hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ giữa kỳ năm 2012, chính Bộ Ngoại giao Đan Mạch đã không ngần ngại tuyên bố ngừng ¾ dự án ODA tài trợ cho Việt Nam do nghi ngờ một số cơ quan đơn vị sử dụng chi sai khoảng 11,4 tỉ đồng trên tổng số tiền 69 tỉ đồng do Đan Mạch tài trợ, tức là tương đương khoảng 19,9 triệu cua-ron.
Thậm chí còn có những tỉ lệ tham nhũng, thất thoát cụ thể đối với ODA ở Việt Nam. Chẳng hạn trong một lần hiếm hoi tôi đọc thấy trên báo điện tử Vietnamnet đã nêu ra một minh họa cụ thể: từ năm 2009-2010, sau khi đại sứ quán Nhật tại Việt Nam loan báo sẽ viện trợ không hoàn lại để một số tỉnh xây trường học, đường sá hạ tầng… thì có một phụ nữ mà tờ báo không dám nêu tên, chỉ cho biết là cư ngụ tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Phụ nữ này đã liên lạc với lãnh đạo nhiều xã ở Hà Tĩnh để đặt vấn đề chạy dự án, với điều kiện khi thành công phải cắt cho bà ta 40%.
Sau đó nguồn vốn ODA đã được rót về cho ba xã ở Hà Tĩnh, trong đó có một xã tên là Gia Phố được nhận 80.000 đô la để xây dựng trường tiểu học. Chính quyền xã này đã lấy 8.000 đô la chia cho nhau, rồi lấy thêm 24.000 đô la chi cho người phụ nữ làm môi giới. Tỉ lệ 40% tương tự cũng xảy ra ở huyện Cẩm Xuyên. Và do bị ăn chặn, các cơ sở giáo dục, đường sá ở ba xã trên đều phải giảm quy mô và chất lượng.
Từ những hiện tượng tham nhũng, thất thoát ODA trong suốt những năm vừa qua, cho thấy ở Việt Nam đã hình thành những nhóm lợi ích ODA, là nhóm lợi ích căn cứ vào hoạt động độc quyền và đặc thù của chính sách, câu kết với những nhóm thân hữu kể cả với các chính khách để móc ráp, có được những hợp đồng đặc quyền về ODA và phân bổ cho các địa phương, nhận hoa hồng.
Trong 15 năm vừa qua, Việt Nam đã nhận đến 30 tỉ đô la từ nguồn vốn ODA để thực hiện hàng ngàn dự án phát triển cơ sở hạ tầng như sân bay, cảng biển, hệ thống điện, kể cả xóa đói giảm nghèo, cải thiện môi trường, môi sinh. Nhưng nên hiểu một điều thế này, không phải ODA tất cả đều cho không, mà một phần rất nhỏ là viện trợ không hoàn lại, chỉ chiếm 3-5% mà thôi. Còn lại chủ yếu là tiền cho vay với lãi suất thực ra không hoàn toàn ưu đãi.
Do vậy nguy cơ tham nhũng trong việc sử dụng nguồn vốn này ngày một tăng, mức độ tham nhũng ngày càng nghiêm trọng. Trong khi đó các giải pháp phòng chống tham nhũng lãng phí tuy vẫn được nhà nước nhắc đến là phải thực hiện một cách quyết liệt nhưng mà thực ra không có gì quyết liệt cả. Đa số các vụ phát hiện về ODA đều do người dân và báo chí, hoàn toàn không phải do nhà nước phát hiện.
Mà thực ra vấn đề sân bay Long Thành hay những dự án sân bay khác chỉ là một phần. Cách đây vài năm người ta đã nói có một trào lưu xây dựng cảng biển ồ ạt ở Việt Nam, cũng với nguồn vốn ODA. Có những chuyên gia phản biện độc lập đã nêu ra rằng những dự án cảng biển cũng dự kiến trong luận chứng kinh tế kỹ thuật là có lượng tàu và hàng hóa lớn. Nhưng hiện nay các cảng biển đó vẫn bỏ trống.
Một ví dụ nữa, chẳng hạn giáo sư Tô Văn Trường, một người có kinh nghiệm trong giao thông vận tải và thủy lợi, đã nêu ra một số kinh nghiệm thực hiện dự án ODA liên quan đến một số quan chức. Chẳng hạn dự án cảng Lạch Huyện ở Hải Phòng đã cho thấy rõ là có vai trò của một số tổ chức, và sự thúc ép của một số quan chức nhà nước đối với các nhà khoa học. Ngay cả khi báo cáo của dự án Lạch Huyện còn đến khoảng 20 điểm chất vấn của Hội đồng khoa học liên quan đến phương pháp luận, các vấn đề về kỹ thuật tính toán, các tác động xấu về môi trường… chưa được giải trình rõ ràng, nhưng giới quan chức vẫn vận động cơ quan chức năng cho mở một số gói thầu, coi như việc đã rồi.
Giáo sư Tô Văn Trường cũng đưa ra một số ví dụ nữa khá sắc nét. Chẳng hạn dự án điện của TKV ở Cẩm Phả, hay dự án cao tốc Bến Lức, Long An dài có 58 km thôi nhưng đã đội giá từ 1,6 tỉ lên 2,2 tỉ đô la. Hoặc dự án métro Hà Nội chỉ dài có 12 km, mà giá tới trên 900 triệu đô la, tức khoảng 75 triệu đô la một km chiều dài. Métro ở Thành phố Hồ Chí Minh giá cũng tương tự, và giá nhà ga T2 ở Nội Bài cũng đến 900 triệu đô la.
Ông đặt câu hỏi: Chính phủ, đặc biệt là Bộ Giao thông Vận tải, làm sao có thể giải thích cho người dân hiểu vì lý do gì mà dự án giao thông ở Việt Nam có suất đầu tư quá cao so với những nước giàu có như Mỹ và Hàn Quốc?
Cho đến năm 2020, lúc đó theo quy hoạch cảng hàng không thì Việt Nam sẽ có 26 cảng được đưa vào khai thác so với 21 cảng hiện nay, tức là có thêm 5 cảng hàng không nữa. Có nghĩa là cũng thể sẽ có 5 dự án nữa cũng khủng khiếp như sân bay Long Thành, và sẽ lại xuất hiện nhiều tiêu cực. Lúc đó trách nhiệm sẽ thuộc về ai? Rất nhiều cử tri, người dân cho đó là một cách để đẩy nợ cho tương lai, và đổ nợ lên đầu con cháu.
RFI: Xin rất cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng đã vui lòng tham gia chương trình hôm nay của chúng tôi.

Kiên Giang: Truy cứu xét xử đến cùng

Phóng viên Đoàn Hữu Hậu
Xử lý tội “ Lợi dụng ảnh hưởng…” không được, cơ quan tố tụng bèn chuyển sang tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” . đối với anh Đoàn Hữu Hậu SN 1959 ( số nhà 509/17 Nguyễn Trung Trực, phường Vĩnh Lạc, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) Bản án số 26/2013/HSST,ngày 08/4/213 Tòa án tỉnh Kiên Giang tuyên xử phạt: “Bị cáo Đoàn Hữu Hậu 02 (hai) năm tù. Buộc trả bồi thường 29 triệu đồng”. Bản án sơ thẩm bị Tòa án Tối cao hủy án
Kết tội “nhầm”
Ngày 9/4/2012 , Cơ quan cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ra Quyết định khởi tố vụ án “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền để trục lợi”. Bản kết luận điều tra số 03/KLĐT-PC46 ngày 13/6 / 2012 kết luận “
Theo đó Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang ra cáo trạng số 10/KSĐT ngày 5/7/2012 quyết định truy tố



Bài liên quan: Kiên Giang: Vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn nhiều khuất tất

Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang ra Quyết định số 16 ngày 18/3/2013 xét xử tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi” theo Điều 291 BLHS đối với ông Đoàn Hữu Hậu
Tất cả các văn bản: khởi tố vụ án, kết luận điều tra, Cáo trạng truy tố, Quyết định xét xử vụ án đều ghi rõ tội danh “ Lợi dụng ảnh hưởng…”
Ngày 08/4/2013 Tòa án Nhân dân tỉnh Kiên Giang mở phiên xét xử. Vị đại diện Viện Kiểm sát đọc cáo trạng “ đột ngột” chuyển tội danh“ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản…
Chủ tọa phiên tòa vẫn tiến hành xét xử, không triệu tập một nhân chứng nào dù trước đó “ bị cáo” có đơn yêu cầu triệu tập nhân chứng.
Bản án số 26/2013/HSST,ngày 08/4/213 Tòa án tỉnh Kiên Giang tuyên xử: Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điều 139 BLHS, xử phạt: “Bị cáo Đoàn Hữu Hậu 02 (hai) năm tù. Buộc trả bồi thường 29 triệu đồng”.
Ông Đoàn Hữu Hậu kháng cáo.
Ngày 24/06/2013 Tòa án Nhân dân Tối cao tại TP Hồ Chí Minh xử phúc thẩm, Bản án số 646/2013/HSPT tuyên xử: Hủy toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm số 26/2013/HSST ngày 08/4/2013 của TANDTKG. Vì vi phạm nghiêm trọng Luật Tố tụng hình sự. Trả hồ sơ điều tra xét xử lại từ đầu.
Một vấn đề 2 kết luận khác nhau
Ngày 14/8/2013 Cơ quan CSĐT ra quyết định số 01/QĐTĐ- PC 46 Quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can, khởi tố về tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điều 139 BLHS.

Ngày 03/9/2013 Cơ quan CSĐT ra Bản kết luận điều tra số 09/KLĐT-PC46 , đề nghị truy tố tội danh “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”,với phần Nhận xét và đề nghị: Trích “ Đoàn Hữu Hậu lợi dụng danh nghĩa nhà báo dùng lời nói gian dối như hứa giúp cho Tạo được án treo, hứa giúp cho Diễm được thắng kiện, giới thiệu Tạo và Diễm gặp ông Trương Thanh Hùng đễ tạo lòng tin với Tạo và Diễm. Vì tin nhầm Hậu có thể lo giúp được mình nên khi Hậu yêu cầu Bùi văn tạo và Đinh Ngọc Diễm đưa tiền cho Hậu để Hậu chạy án thì Tạo và Diễm đưa tiền ngay cho Hậu. Từ đó Hậu đã chiếm đoạt Tạo và Diễm số tiền 98.000.000 đồng . Hành vi nói trên của Đoàn Hữu hậu đã phạm vào tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 139 BLHS …
Theo đó Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Kiên Giang ra cáo trạng số 23/ KSĐT-KT ngày 09/9/2013 với nội dung mô tả như Bản kết luận điều tra, truy tố tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 BLHS ”
Bản kết luận điều tra số 03 KLĐT-PC46, ngày 13/6 / 2012 nhận xét và đề nghị:
Trích:“ Đoàn Hữu Hậu lợi dụng danh nghĩa Hội viên nhà báo nhận tiền của bà Đinh Ngọc Diễm và Bùi văn Tạo tổng cộng 98.000.000 đồng( trong đó bà Diễm 70.000.000 đồng, ông Tạo 28.000.000 đồng)
 
Sau đó ông Hậu lợi dụng ảnh hưởng của mình tìm đền những người có chức vụ quyền hạn nhờ những người này giảm nhẹ hình phạt cho Bùi văn Tạo, xử cho bà Đinh Ngọc Diễm thắng kiện. Việc ông Tạo không được giảm nhẹ hình phạt, bà Diễm không thắng kiện là kết quả ngoài ý muốn của Đoàn Hữu Hậu.

Hành vi nói trên của bị can phạm vào tội Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi, được quy định tại Điều 291 của Bộ luật hình sự nước CHXHCNVN…
Bản kết luận sau hoàn toàn đối nghịch với Bản kết luận trước. Vậy là hồ sơ vụ án được sữa đổi cho phù hợp với tội danh? Những người có chức vụ quyền hạn đã khai báo Đoàn Hữu Hậu đã làm những gì với họ, nay đi đâu?
Vì sao có việc “ Tiền hậu bất nhất” ?
Cũng là một vụ việc, cũng là Điều tra viên Võ Văn Đoàn, cũng là Phó Thủ trưởng CQCSĐT Nguyễn văn Luyện ký, nhưng 2 bản kết luận, trước sau gần như đối lập nhau.
Cũng cần nói thêm. Trước đó, trả lời PV báo Nhân dân số ra thứ hai ngày 16 - 4- 2012, Thượng tá Nguyễn Văn Luyện, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm trật tự quản lý kinh tế và chức vụ cho biết: “Nếu Hậu nhận tiền mà không gặp những người có chức trách để lo, sẽ bị truy tố tội “lừa đảo”. Nhưng đây, Hậu có lo nhưng không thành, nên truy tố tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi” ( Báo còn trên mạng)
Tại sao có việc “Tiền hậu bất nhất” như vậy? Điều tra thêm có thể nảy sinh ra nhiều tình tiết mới, có thể khởi tố thêm tội danh. Nhưng không thể bỏ qua những hành vi đã có chứng cứ trong quá trình điều tra. Việc “Sau đó ông Hậu lợi dụng ảnh hưởng của mình tìm đền những người có chức vụ quyền hạn nhờ những người này giảm nhẹ hình phạt cho Bùi văn Tạo, xử cho bà Đinh Ngọc Diễm thắng kiện. Việc ông Tạo không được giảm nhẹ hình phạt, bà Diễm không thắng kiện là kết quả ngoài ý muốn của Đoàn Hữu Hậu.

Hành vi nói trên của bị can phạm vào tội Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi, được quy định tại Điều 291 của Bộ luật hình sự nước CHXHCNVN
” như trong trong kết luận đã có trong hồ sơ vụ án là không thể biến mất được.
Dư luận đặt vấn đề, phải chăng Cơ quan Tố tụng tỉnh Kiên Giang đã cố tình truy sát để không phải bồi thường thiệt hại cho người đã bị kết án oan sai


LUẬT SƯ ĐOÀN CÔNG THIỆN

CHỦ NHIỆM ĐOÀN LUẬT SƯ KIÊN GIANG:

Theo Điều 139 BLHS, yếu tố cấu thành tội lừa đảo là phải có ý định chiếm đoạt tài sản trước và bằng thủ đoạn gian dối để người khác tin và giao tài sản.

Trong vụ án này, bà Diễm, ông Tạo đã chủ động tìm đến anh Hậu trình bày nhờ giúp đỡ, chứ không phải anh Hậu tìm gặp trực tiếp họ để gạ gẩm, đặt vấn đề. Cả hai sự việc anh Hậu đều có thực hiện theo tinh thần đôi bên giao ước, chứ không phải nhận tiền mà không làm. Trường hợp bà Diễm, cơ quan tố tụng không đủ chứng cứ chứng minh rằng anh Hậu nhận tiền mà không làm. Tiễn bà Diễm gửi Hậu trả nợ cũ, hay là đưa tiền “ chạy án”. Nếu là đưa tiền chạy án, thì bà Diễm cũng phạm tội. Trường hợp ông Tạo mức độ hoàn thành công việc không như giao ước, anh Hậu đã gửi trả tiền lại bằng phân nửa số tiền. Không thể nói là lừa đảo.

Cơ sở khoa học giữa 2 tội danh này, không có mối liên hệ, mà là gần như đối lập nhau. Nếu có dấu hiệu của tội danh này, thì không phạm tội tội danh kia. Anh Hậu gặp những người có chức vụ, quyền hạn để đặt vấn đề hướng dẫn làm thủ tục pháp lý đó là đã có hành động làm. Mà có làm thì không thể nói là lừa đảo. Tội “ lừa đảo chiếm đoạt…”là có ý thức từ đầu, dùng thủ đoạn gian dối để lấy tiền người khác, mà không làm. Có làm thì không thể nói lừa đảo./.


Thanh Toàn

Tác giả gửi trực tiếp đến TTHN




 
 

Quốc hội không mặc niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp là điều đáng tiếc

Nhiều đại biểu Quốc hội bất ngờ khi khai mạc kỳ họp Quốc hội sáng nay 21-10 không có 1 phút mặc niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Đại tướng có công lao và đóng góp lớn cho đất nước và nhân dân vừa từ trần.
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc trả lời phỏng vấn bên lề Quốc hội chiều 21-10. Ảnh: Thế Kha
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động bên lề Quốc hội chiều 21-10, đại biểu Quốc hội, nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết không chỉ người dân theo dõi qua sóng truyền hình mà cá nhân ông và rất nhiều vị đại biểu Quốc hội cũng bất ngờ và băn khoăn về việc buổi khai mạc kỳ họp Quốc hội sáng cùng ngày không dành 1 phút để mặc niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa từ trần.
“Nhiều đại biểu Quốc hội cũng trao đổi xung quanh việc này. Nói gì thì nói, mặc niệm vẫn tốt hơn là không mặc niệm. Còn vì sao không dành thời gian mặc niệm thì nên hỏi những nhà lãnh đạo có trách nhiệm” - nhà sử học Dương Trung Quốc nói.
Trả lời câu hỏi về Báo cáo tổng hợp kiến nghị cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội do Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trình bày trước Quốc hội sáng 21-10 cũng không đề cập tới việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần được nhân dân cả nước bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn, ông Dương Trung Quốc nói: “Tôi nghĩ đó là báo cáo của cử tri với Quốc hội thôi nên cũng không nhất thiết phải đưa vào đây. Tuy nhiên, dư âm vừa qua xung quanh lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp khiến chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều. Rất nhiều người nói việc ra đi của Đại tướng khiến người ta tự nhận ra mình, không chỉ là chuyện tình cảm mà còn là ý thức với cá nhân Đại tướng mà cả ý thức với dân tộc của mình”.
Vị đại biểu Quốc hội là nhà sử học nói: “Vấn đề quan trọng không phải nhà nước có làm hay không mà người dân họ tưởng niệm Đại tướng là quan trọng hơn”.
Nhân dân cả nước thể hiện sự tôn vinh và tiếc thương vô hạn với vị "Đại tướng của Nhân dân" - Ảnh: Thế Dũng
Trước đó, trong bức thư ngỏ gửi lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, nói rằng sự kiện Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi đã thổi bùng lên ngọn lửa từ hàng triệu trái tim của người dân đất Việt, quy tụ về một mối. Ngọn lửa ấy đã từng bùng lên mạnh mẽ từ tiền tuyến miền Nam đến hậu phương miền Bắc vào những ngày tháng 9-1969 khi Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần.
“Trên tinh thần đó, thể theo ý nguyện nhiều tầng lớp nhân dân mà tôi tiếp cận được, mong rằng Đảng, nhà nước trên tinh thần “của dân, vì dân” làm toại nguyện lòng dân. Được lòng dân là được tất cả. Kỳ họp Quốc hội sắp tới chắc sẽ có phút mặc niệm Đại tướng và sau đó nếu có một phiên họp để xem xét nhanh chóng những đề xuất này thì tin rằng đây sẽ là một kỳ họp để lại dấu ấn sâu sắc đối với toàn dân, thực sự đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân”- thư của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước viết.
Ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng Quốc hội nên dành 1 phút mặc niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đã có đóng góp rất lớn cho Quốc hội trong liên tục 7 nhiệm kỳ là đại biểu Quốc hội, từ khóa đầu tiên tới khóa VII.
Tin - ảnh: T. Kha
(Người Lao động) càng ngày càng thấy cơ hội, háo danh,... trước Đại tướng còn sống lúc nào cũng có thể xin gặp được ... mà sao chả thấy nói 1 câu nào, h Đại tướng yên nghỉ rồi thì phát biểu lắm thế ^:)^

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét