Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Bài đáng chú ý - Khi lịch sử được viết theo ý Đảng

Khi lịch sử được viết theo ý Đảng

RFA tiếng Việt
Thanh Quang, phóng viên RFA
21-10-2013
2

Tình trạng học sinh VN hiện nay “quay lưng với môn Sử” hẳn là điều không những đáng buồn mà còn tai hại vì, theo nhận xét của TS Sử học Nguyễn Văn Khoan thuộc Hội Khoa học Lịch sử VN, “Không biết lịch sử dân tộc, không biết lịch sử đất nước mình thì tất yếu sẽ không biết được niềm tự hào đất nước, tự hào dân tộc là gì. Học Lịch sử là để học tinh thần yêu nước, mà tinh thần yêu nước là động lực quan trọng nhất để bảo vệ và xây dựng đất nước”.
Nhưng câu hỏi được nêu lên là nếu lịch sử dân tộc, lịch sử đất nước bị bóp méo hay bị xóa sổ thì sao?

Không thể viết lại quá khứ

Qua bài “Bàn về tẩy não”, blogger Trần Trung Đạo lưu ý rằng “Lịch sử một dân tộc được viết bằng sử quan của đảng CS và được giải thích phù hợp với đường lối, chính sách của đảng CS trong từng thời kỳ chứ không phải là những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ thăng trầm, vinh quang và thống khổ của dân tộc”, và “Đảng không chỉ có khả năng thay đổi hiện tại, vẽ ra một tương lai nhưng còn có khả năng thay đổi cả quá khứ của cả dân tộc”.
Sử gia Trần Gia Phụng từ Toronto, Canada khẳng định rằng hai câu viết này của nhà văn Trần Trung Đạo “hoàn toàn đúng với thực tế”. Theo Sử gia Trần Gia Phụng thì “những người viết sử của đảng CSVN luôn luôn sửa lại quá khứ một cách trắng trợn cho phù hợp với chủ trương đường lối của đảng trong từng giai đoạn, nhằm luôn luôn giành lẽ phải và chính nghĩa về cho đảng CSVN”; và ông nhấn mạnh:
Tôi xin nhấn mạnh là mọi người có thể thay đổi tương lai, nhưng không một ai có thể sửa đổi quá khứ. Lịch sử là những câu chuyện của con người đã xảy ra trong quá khứ. Khi con người đã “in dấu” trong quá khứ, thì không thể kéo quá khứ trở lại để tẩy xóa dấu in, tẩy xóa quá khứ.  Cộng sản có thể nhất thời làm nhiễu xạ quá khứ, nhiễu xạ lịch sử nhưng không thể nào thủ tiêu quá khứ, thủ tiêu lịch sử. Ví dụ cụ thể là mấy chục năm nay, những nhà viết sử CS ra công tô son điểm phấn cho lãnh tụ của họ là Hồ Chí Minh, nào là ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, nào là cuộc sống độc thân giản dị, nào là  Hồ Chí Minh được UNESCO vinh danh…
Thực tế cho thấy năm 1911, khi đến đất Pháp được hai tháng, Hồ Chí Minh xin vào học trường 3Thuộc Địa Paris để ra làm quan cho Pháp, đơn xin nhập học còn sờ sờ ra đó.  Vậy là ông ta ra đi để mưu sinh chứ không phải ra đi tìm đường cứu nước. Hồ Chí Minh là một điệp viên CSQT, tranh đấu không phải để giải phóng dân tộc mà để đưa dân tộc vào vòng chủ nghĩa CS, làm tay sai cho CSQT.  Hồ Chí Minh vợ con đùm đề, lại còn tàn bạo giết luôn bà Nông Thị Xuân là người đã sinh cho ông ta một người con trai, sao gọi là sống độc thân được?  Hồ Chí Minh không bao giờ được UNESCO vinh danh, như mấy vị giáo sư CS ca ngợi. Ví dụ còn nhiều lắm kể không thể hết…
Theo nhà văn Trần Trung Đạo thì “Lịch sử thế giới chỉ riêng từ thế chiến thứ hai cho đến nay có nhiều anh hùng đã đóng góp trí tuệ hay máu xương vào công cuộc bảo vệ tự do cho đất nước họ hay giải phóng dân tộc họ khỏi ách thực dân. Vài trường hợp điển hình như Mahatma Gandhi (Ấn Độ), Winston Churchill (Anh), Charles de Gaulle (Pháp), Tưởng Giới Thạch (Trung Hoa Dân Quốc), Franklin D. Roosevelt (Mỹ). Nhưng khi họ qua đời, ngoài tang quyến, không có cảnh ‘Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa’ như khi  ông Hồ Chí Minh mất và ‘ôm thật chặt cột nhà khóc cho thỏa nỗi xót thương’ như khi ông Võ Nguyên Giáp vừa qua đời ở Việt Nam. Bởi vì những lãnh đạo thế giới nêu trên là những anh hùng thật, con người thật, có thành công và thất bại, có điểm tốt và điểm xấu và cuộc đời họ được phô bày trước dư luận chứ không phải là sản phẩm do nhà máy tuyên truyền sản xuất trong một xã hội bị bưng bít thông tin”.
Đó là chuyện viết sử “theo sử quan của đảng”. Thế còn chuyện “phớt lờ lịch sử” hay “xóa sổ lịch sử” thì sao?

Im lặng trước những sự kiện trọng đại

Trong thời gian gần đây, công luận trong và ngòai nước cảnh báo về việc hiện ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy nhà cầm quyền VN cùng giới truyền thông nhà nước hầu như im lặng trước những biến cố lịch sử trọng đại, như không còn công khai kỷ niệm ngày Vua Quang Trung đại thắng quân Thanh mà biến ngày đại thắng ấy thành ngày “trẩy hội Xuân” bình thường; thậm chí bia tưởng niệm công lao của Vua Quang Trung ở núi Dũng Quyết (Vinh, Nghệ An) cũng bị đục bỏ.
Rồi họ cũng lờ đi những thời điểm kỷ niệm các bộ đội VN hy sinh trong cuộc chiến đẫm máu chống quân TQ xâm lược tại vùng biên giới Việt-Hoa hồi năm 1979, trong cuộc chiến bảo vệ Hòang Sa chống TQ hồi năm 1974 khiến nhiều chiến sĩ VNCH tử vong, hay trong cuộc hy sinh khiến máu đào nhuộm đỏ biển Đông của hải quân VN ra sức bảo vệ đảo Gạc Ma ở Trường Sa năm 1988.
4Thậm chí các vị học giả, trí thức, thanh niên yêu nước ra sức dâng hương, vòng hoa tưởng niệm những người đã hy sinh vì chống phương Bắc xâm lược cũng bị công an ngăn cản, gây khó khăn…Từ Hà Nội, GS Nguyễn Thanh Giang lên tiếng về chuyện “ phớt lờ lịch sử” này:
Những sự việc ông dẫn ra là sự việc có thật. Và điều đó làm cho nhiều người VN bây giờ rất bất mãn đối với những người lãnh đạo đảng CSVN…Nguy cơ hàng đầu đối với VN bây giờ là nguy cơ bị TQ xâm lấn và đặt ách đô hộ VN –ách đô hộ mềm, tức là thông qua điều lừa gạt gọi là ý thức hệ. Cho nên người dân VN bây giờ nói chung, mà lại càng 
những người trí thức hay những người từng đi làm cách mạng, mối băn khoăn và âu lo nhất của họ 5hiện giờ là sự xâm lấn, sự đô hộ của TQ. Nhưng người lãnh đạo đảng CSVN không nhìn thấy điều đó, và vẫn âm mưu xóa nhòa thực tế phũ phàng cùng sự lừa bịp của TQ.
GS Hà Văn Thịnh từ Huế cho rằng:
Đó là do cái chính sách ngọai giao “mềm dẻo, không nên kích động hận thù, xóa bỏ quá khứ, nhìn về tương lai”.v.v… Hiện nay, VN thể hiện quan hệ với TQ, theo tôi nghĩ, nó đi quá xa, bởi vì là bạn hay trên bạn hoặc dưới bạn một chút thì nguyên tắc vẫn là VN phải giữ vững độc lập, tự do. Còn chừng nào mà TQ còn chiếm đất của mình, chiếm biển, chiếm đảo của mình rồi hành hạ ngư dân mình, ngang tàng phách lối mời gọi đấu thầu dầu ở biển Đông v.v…, thì đó không phải là bạn.

Không biết nhận lỗi

6Vừa rồi chỉ là một số biến cố lịch sử gần đây nhất bị “bỏ quên”. Còn nếu ngược dòng thời gian, thì người dân Việt hẳn còn nhớ vụ thảm sát Mậu Thân khiến nhà văn Nhã Ca có bài “Giải Khăn Sô Cho Huế” để “cùng nhau chít lại giải khăn sô, đốt lại nén hương nhỏ trong đêm tối mênh mông của chiến tranh và tang tóc, để hồi tưởng về Huế” – biến cố bị giới cầm quyền chối bỏ trách nhiệm; Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm tranh đấu cho tự do dân chủ của văn nghệ sĩ và trí thức miền Bắc khởi xướng đầu năm 1955 đã chính thức bị dập tắt hồi tháng 6 năm 1958 – và từ đó cho tới giờ, giới cầm quyền hòan tòan “xóa sổ” biến cố lịch sử này. Rồi vô số đồng bào bị chết oan trong cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc hồi thập niên 1950 nhưng thân nhân không được dựng bia tưởng niệm…
Sử gia Trần Gia Phụng nhận xét về những biến cố này:
Trong thực tế, đảng CSVN chỉ xin lỗi một lần năm 1956 sau vụ Cải cách ruộng đất, nhưng đây chỉ là xin lỗi chiếu lệ để thoát tội trước phản ứng mạnh mẽ của dân chúng. Làm sao mà xin lỗi trên 170,000 người chết oan? Cũng nên chú ý vào hoàn cảnh lịch sử lúc đó. Đảng CS mới cầm quyền ở các thành phố miền Bắc sau năm 1954, chưa ổn định được xã hội, còn lo ngại các thế lực còn lại, và nhất là đảng CS đang kiếm cách tổng tuyển cử với miền Nam sau hiệp định Geneve, nên mới giao cho Võ Nguyên Giáp đứng ra xin lỗi, vì lúc đó ông tướng nầy còn mang những hào quang chiến thắng.
Tôi nói xin lỗi chiếu lệ vì một khi xin lỗi, nghĩa là thấy ra lỗi thì phải hối lỗi, phải cải cách. Đàng nầy đảng CS đạt được mục đích áp đặt nền nông nghiệp chỉ huy, cướp hết đất đai dân chúng, rồi lùa dân chúng vào hợp tác xã, CS có sửa đổi gì đâu? Ngoài ra, CSVN không bao giờ xin lỗi vụ Nhân Văn Gia Phẩm, vụ Mậu Thân Huế. Để xóa sổ những tội ác trong CCRĐ, Nhân văn Giai phẩm, Mậu Thân Huế, thì CS bóp méo sự thật lịch sử, viết lại có bài bản làm cho người ta lầm tưởng là thật, nhưng dù làm cách gì đi nữa thì cũng không thể xóa được tội ác của CS. Ví dụ CCRĐ tàn bạo như thế, được các nhà viết sử CS sửa lại là thành công được bao nhiêu hợp tác xã, được bao nhiêu sản lượng thực phẩm …  Còn vụ Mậu Thân thì CS sửa đổi một cách trắng trợn, mà vụ mới nhất là có một nhà đạo diễn CS làm lại cuốn phim Mậu Thân bị nhiều người đả kích.  Tội ác của CS luôn luôn còn đó. “Trăm năm bia đá thì mòn / Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”
Có một biến cố lịch sử nữa liên quan thảm cảnh thuyền nhân VN tại biển Đông cũng bị nhà cầm quyền VN ra sức xóa sổ.  Trong số mấy triệu người dân Việt bỏ nước ra đi tìm tự do sau khi Saigòn thất thủ hồi năm 1975, khỏang nửa triệu người trong số này đã nằm lại vĩnh viễn ở biển cả, rừng sâu núi thẳm hay gởi nắm xương tàn tại các trại tỵ nạn Đông Nam Á. Nhưng rồi hai tấm bia tại đảo Bidong ở Malaysia và đảo Galang tại Indonesia do Văn Khố Thuyền Nhân VN thiết lập để tưởng niệm thuyền nhân bỏ mình trên đường tìm tự do, để tri ân Cao Ủy Tỵ nạn LHQ cùng các nước sở tại đã cưu mang họ một thời, cũng bị Hà Nội vận động Malaysia và Indonesia “xóa sổ lịch sử”. Một cựu thuyền nhân VN nhận xét:
Chuyện này hết sức vô nhân đạo, vì mồ mả của những ngườiđi tìm tự do không may nằm lại rất đáng kỷ niệm. Nhiều khi gia đình nào cũng đều bị thiệt hại trong chuyến đi: Có người thì con chết, người thì vợ chết, thậm chí có trường hợp chết cả gia đình. Thì chuyện tưởng niệm thuyền nhân là việc nên làm, và là chuyện đương nhiên rồi. Bây giờ Việt Nam không cho tưởng niệm đó là quá vô nhân đạo.”
Đó là chưa kể trại tỵ nạn cũ của thuyền nhân tại Galang cũng bị VN áp lực Jakarta “xóa sổ”, khiến bà Nada Faza Soraya, Chánh Sự Vụ Phòng Thương Mại Batam của Indonesia phản ứng rằng, “địa điểm này hòan tòan có giá trị lịch sử và nhân đạo”.

THÔI ĐÀNH... “CUỐN THEO CHIỀU GIÓ”

 * BÙI VĂN BỒNG
           Bệnh hội trường (hội, họp nhiều), bị dư luận công chúng và ngay các đảng viên phê phán cả mấy chục năm nay, nhưng không những không bớt đi mà “đảng đầu tàu gương mẫu” lại họp nhiêu hơn, kỳ họp dày thêm, trùng lặp nội dung, chung chung công thức. Cuối cùng, chẳng giải quyết được ván đề gì. Không những mất công, tốn tiền, mà lại hạ ‘cái uy’ của đảng lãnh đạo, mất tín nhiệm một đảng cầm quyền. Mới có nửa nhiệm kỳ Khoá XI mà có 8 Hội nghị Trung ương, thêm một hội nghị Trung ương ở rộng cán bọ toàn quốc là 9. Dày sít lại. Các UVTW đảng hầu như chỉ có ăn với đi họp. Hội nghị trước, các đảng viên chưa 'quán triệt' đã đến hội nghị sau. Nó sinh ra sự 'chống lấn' nghị quyết, tấp đống văn bản, thông tri hướng dẫn, chỉ thị.... không kịp 'tiêu hoá', bị bội thực.
Người dân và cán bộ đảng viên cả nước hầu như đã chai lì tâm lý khi nghĩ rằng “họp, họp nữa, họp mãi” nhưng mọi sự vẫn như cũ, chẳng tiến triển bao nhiêu, hiệu quả, chất lượng lãnh đạo của đảng lại thụt lùi, đi xuống. Hầu như ít ai muốn theo dõi quan tâm xem họp về nội dung gì? Diễn tiến ra sao? Kết qua thế nào?... Không ít người trước màn ảnh nhỏ đã ‘bấm chuyển kênh’ khi thấy Hội nghị Trung ương…
Nhưng HOT nhất, là Hội nghị TW 8 (HN 8) mới đây, làm cho thiên hạ chỉ còn lắc đầu, thơ dài, ngán ngẩm. Vì trong tình hình nước sôi lửa bỏng với biết bao  vấn đề bức xúc về tệ nạn tham nhũng tràn lan , về cán cân thanh toán, về sự phát triển phập phù của nền kinh tế đất nước, về lam phát, về nguy cơ ‘vỡ trận’ tài chính, về giá cả tăng vọt, đồng tiền mất gia, gia tăng thât snghiệp, nhiều báo động  về dân sinh, dân chủ, thì HN 8 lại bàn những chuyện rất chung chung, những nội dung để dễ bề ‘hoà cả làng’, ém nhẹm đi những vấn đề cấp bách.
Theo tác giả Âu Dương Thệ trong một bài báo mới đây đã đúc kết mấy nét chính mang tính ‘bông phèng’, hời hợt  của HN 8:
“- Thỏa hiệp lười biếng và vô trách nhiệm giữa các phe ở trung ương
- TBT Nguyễn Phú Trọng ngày càng thất thế và mất uy tín sau gần ba năm làm Tổng bí thư.
- Hiến pháp “mới”, nhưng vẫn giữ nguyên các định hướng cũ sai lầm, bảo thủ
- Phải đổi “Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” thành “Bảo vệ Đảng độc tài trong tình hình mới!”
Chỉ một ngày sau khi Tổng bí thư  Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương (HNTU) 8 ngày 9.10 với vẻ mặt đầy nghiêm nghị loan báo là 100% Ủy viên Trung ương đã đồng ý với các quyết định của HNTU 8 thì ngày 10.10 khi tiếp xúc với cử tri ở Sài Gòn, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nhân vật quyền lực thứ hai, đã đưa ra tuyên bố làm dư luận rất chú ý. Trước sự thắc mắc của cử tri là, tại sao mới trước đây ông Tổng Trọng đã kết án “một bộ phận không nhỏ…” cán bộ, đảng viên, kể cả cấp cao đã trở thành bọn quan tham nhũng hại dân hại nước, nhưng tới nay chẳng có quan lớn nào bị trừng trị; không những thế vấn đề này đang nóng bỏng hơn nhưng lại không được bàn trong HNTU 8, ông Chủ Sang đã tuôn ra lời phê bình làm trò cười trước hàng trăm cử tri và đại diện báo chí (lề đảng) về tuyên bố trên của ông Tổng Trọng.
Ông Tư Sang ‘chia lửa’ với “nhà lãnh đao” Tổng Trọng, đồng tời cũng tỏ ra ‘thoả hiệp’ với bên Chính phủ, Quốc hội. Ông nói: “Tôi nói điều này với tư cách cá nhân thôi: Ta hô khẩu hiệu nhiều quá. Còn câu “Một bộ phận không nhỏ” là một câu hết sức đau đầu. Nghe dư luận thì rất nhiều nhưng tìm thì không thấy. Có nhiều anh nói “bộ phận không nhỏ” đó ở bên dưới. Nhưng sau 1 năm quay lại hỏi bên dưới là chỗ nào thì mấy ông chỉ cười khì, không chỉ ra được. Phương thức phát hiện ra “bộ phận không nhỏ” này thông qua phương thức tự phê bình chỉ là một cách thức thôi chứ không phải là tất cả”.
Ô hay, cũng là miệng ông Tổng Trọng và ông Tư sang cả, sao mà tiền hậu bất nhất? Năm ngoái, ông Tổng Trọng nói: “Bà con ạ! Thực trạng nạn tham nhũng như tế, chúng tôi cũng ‘xốt dzuột’ lắm! Tiêu cực, tham nũng nhìn ở đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có”. Rồi cũng năm ngoái, chính ông Tư Sang nói với cử tri:  “Không phải chỉ một con sâu mà cả bầy sâu”. Thế mà, sau HN 8, ông lại nói: “Nghe dư luận thì rất nhiều nhưng tìm thì không thấy. Có nhiều anh nói “bộ phận không nhỏ” đó ở bên dưới. Nhưng sau 1 năm quay lại hỏi bên dưới là chỗ nào thì mấy ông chỉ cười khì, không chỉ ra được”.
Rõ là buông xuôi, gác kiếm, chịu bó tay tay; rõ là kéo giãn, pha loãng dư luận bằng cách HN 8 vừa ngụỵ trang, vừa đánh lạc hướng lại ù xoẹ cho xong chuyện (như câu dầm, chữa thẹn)  cho hết nhiệm kỳ. Nghĩa là, Nghị quyêt TW 4 thất bại thảm hại. Và xu thế ‘dung hoà’ lộ rõ. Cuối cùng chỉ là: “Trong tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, giúp nhau cùng …giữ vững quyền lực (ghế0 và ôm chặt quyền lợi”; nghĩa là đạt được thành công “cảnh tỉnh, cảnh báo, giáo dục, răn đe”…Động thái chuẩn bị  ‘hạ màn’ này xem ra rất thức thời trên cơ sở “khách quan, biện chứng”, có chất ‘đáo để, chấp nhận bên thua cuộc (!?);  do đó cũng cào trắng chút niềm tin còn lại (nếu có).  Ai cũng dễ đoán định rằng, hai nhân vật chóp bu trong ‘tứ trụ’ lần này đã xác định rõ: Thôi đành... ‘cuốn theo chiều gió’.
B.V.B

“BOM BẨN” CỦA NGÀNH VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT VÀ TÀU CAO TỐC / Vũ Duy Chu

Kính gửi bác Chủ Blog Trần Mỹ Giống:
Tôi viết bài này tháng 6.2010, lúc dự án tàu cao tốc của Bộ Giao thông vận tải làm nóng bỏng dư luận xã hội. Nay ông Thứ trưởng nào đó của Bộ Giao thông lại bày ra dự án xây dựng đường cao tốc Mỹ Đình – Bái Đính để thoả mãn nhu cầu tâm linh của 7-8 triệu dân Hà Nội. Tôi không dám lạm bàn về tính kinh tế của dự án này. Nhưng tôi nghĩ mỗi người dân trong đó có bản thân tôi sẽ phải gánh thêm một khoản nợ nữa. Tôi không thể tin nhu cầu tâm linh của dân chúng Hà Nội lại cần thiết và bức xúc đến như thế, trong khi các cháu miền núi còn phải đu dây qua sông đi học mỗi ngày mùa lũ. Xin nhờ bác chủ Blog cho lên trang bài viết này như sự góp ý có trách nhiệm của một công dân với các nhà chức trách….
“BOM BẨN” CỦA NGÀNH VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT VÀ TÀU CAO TỐC
Trong lúc một số ông nghị đang ra sức “bảo trì” ý kiến xây dựng tàu cao tốc 300 km/giờ hiện đại tiện nghi bậc nhất thế giới ở nghị trường, thì hàng ngày những con tàu già nua chạy trên đường ray khổ rộng một mét cổ điển vẫn lầm lũi lắc lư 32 giờ, 36 giờ vào Nam ra Bắc. Phải công nhận đã có một số thay đổi tiến bộ trên các toa tàu, nhưng chỉ là thay đổi kiểu quét vôi ve, tráng lại xi măng nền một căn nhà xập xệ. Người ta có thể thông cảm cho sự nghèo khó của ông đường sắt. Nhưng nghèo khó thì cũng phải sạch. Nhếch nhác đến độ hành khách cứ thản nhiên xả phân - thả “bom bẩn” xuống đường ray suốt chiều dài đất nước thì ông đường sắt đã biến thượng đế của mình thành những người rừng. Các ông nói xoe xoé, nói say mê về hiện đại hóa ngành đường sắt Việt Nam với 50, 60 tỉ USD đang nằm trong túi của người Nhật. Cứ như thể người Nhật nợ mình sắp trả nay mai. Còn cái cách vệ sinh kiểu “bom bẩn” như thế tồn tại bền bỉ gần bốn mươi năm (tính tạm từ 1975 đến nay) mà ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và mấy ông chóp bu ngành đường sắt không thấy bức xúc, không thấy hổ thẹn là sao nhỉ?
Đã có ý kiến đòi kiện ông đường sắt ra tòa vì tội làm ô nhiễm môi trường. Sự ô nhiễm thì khỏi phải chứng minh nữa. Cứ đưa ông Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải lên những con tàu này từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh xem dân chúng có lập được biên bản ông ấy gây ô nhiễm môi trường không? Thế còn kiện? Có mà kiện củ khoai.
Hãy thử tính xem, bốn mươi năm không ngưng nghỉ, mỗi ngày hàng ngàn, hàng vạn lượt người xả phân tươi xuống đồng ruộng, ao hồ, nguồn nước sinh hoạt, phố xá làng mạc hai bên đường sắt, nơi con tàu chạy qua. Trong mắt của những người làm công tác y tế phòng chống dịch bệnh, tàu hỏa giống như một con quái vật khổng lồ chứa đầy mầm bệnh vi khuẩn tả, lỵ và nhiều mầm bệnh khác phát tán vào gió, vào mưa, vào khí trời. Những người có trách nhiệm ngành đường sắt đưa ra đủ mọi lý do để bào chữa: Nào là mỗi thùng vệ sinh tự hoại lắp phía dưới sàn toa không dưới 200 triệu đồng, ấy là chưa tính đến các chi tiết phần trên toa và các thiết bị kèm theo. Rồi nước xả tốn gấp hai lần so với cách xả thẳng xuống đường ray. Có người bảo hiện nay tàu hoả Ý, Đức đâu có khá hơn mình, họ cũng xả phân thẳng xuống đường ray như mình đấy chứ. Khoa học tiên tiến của thế giới cũng chưa có nghiên cứu nào về tác hại môi trường do vận tải đường sắt gây ra cơ mà. Thế thì mình chưa nghiên cứu đâu phải là chậm, là yếu kém.
Dân mình đâu có lạ gì ngụy biện kiểu Chí Phèo của mấy ông quan chức này. Giả sử người Đức, người Ý lạc hậu xả phân xuống đường ray thì cũng là vùng đồi núi, ngoại thành. Đường tàu của họ đâu có gắn chặt vào đường trục, đâu có xuyên thẳng vào khu dân cư hàng ngàn km. Dân của họ đâu có áp sát, lấn chiếm hành lang an toàn của đường sắt mà xây nhà cửa, buôn bán sinh sống đông nghẹt lộn xộn như ở xứ ta?
Chả lẽ dân tộc mình nghèo đến mức không có tiền để lắp một cái thùng vệ sinh tự hoại trên mỗi toa tàu. Hiện Cục Đường sắt Việt Nam đang quản lý hơn 1000 toa xe khách. Xin ông đường sắt công bố công khai nếu trang bị thùng vệ sinh tự hoại cho tất cả các toa xe khách chi phí bao nhiêu? Chi phí vận hành bảo trì một năm bao nhiêu? Ngành đường sắt liệu có kham nổi không? Nếu không kham nổi, hãy đem vấn đề này trình Chính phủ. Đây không hề là một việc nhỏ. Nó là văn hóa của một dân tộc, là bộ mặt của ngành đường sắt, ngành du lịch, bộ mặt của Bộ Giao thông vận tải, thưa ông Bộ trưởng.
Vâng, ông Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có bức xúc. Ông bức xúc đến độ kêu gọi các đại biểu Quốc hội hãy đồng thuận “phải đi vào hiện đại ngay” với tàu cao tốc. Ông đâu cần bức xúc chuyện một cái thùng vệ sinh tự hoại vặt vãnh tiền triệu đồng Việt Nam.
Nói công bằng, ngành đường sắt cũng bức xúc. Năm 2006 họ đã lập đề án giảm thiểu ô nhiễm đường sắt trình lên Bộ Giao thông vận tải. Nghe nói nếu được Bộ Giao thông vận tải cho phép triển khai ngay đề án thì cũng phải đến năm 2020 mới có thể lắp đặt mỗi toa xe khách một thùng vệ sinh tự hoại. Nghĩa là các thượng đế lên tàu cứ tự nhiên thả “bom bẩn” thêm mười mấy năm nữa. Năm 2001 ngành đường sắt đã thử nghiệm dùng thùng chứa tự hoại Microphor của Mỹ trên khoảng 80 toa xe thế hệ mới. Nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức ấy mà thôi. Có người cho rằng thiết bị này không “hòa mạng” ta được vì giá thành cao, bảo trì khó và chất khử mùi thì nồng nặc.
Được biết ông Phan Trí Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Khoa học công nghệ Petech rất bức xúc trước hiện trạng mất vệ sinh trên tàu hỏa Việt Nam. Tháng 10.2008, ông đề nghị được giải quyết triệt để tình trạng phóng uế xuống đường ray ngay trong năm 2009 bằng công nghệ xử lý Biofast của công ty ông. Bể tự hoại Biofast đã được dùng thử nghiệm trên tàu hỏa năm sao Sài Gòn - Nha Trang cho kết quả tốt. Giá cung ứng lắp đặt Biofast bằng 60% Microphor, chi phí vận hành nhỏ hơn nhiều lần, thời gian sửa chữa ngắn và không có mùi hôi. Sản phẩm này còn được lắp đặt trên các du thuyền Vịnh Hạ Long và Nha Trang và các điểm lễ hội lớn khác. Thực hư chuyện này thế nào, tại sao không tiếp tục, ai rành rẽ chuyện lên tiếng cho dân tình biết có cơ sở mà đề nghị chính quyền xem xét sớm.
Chỉ có đường sắt cao tốc là nóng sốt sồn sột. Tại phiên họp Quốc hội vừa qua, dự án Đường sắt cao tốc được ông Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng ủng hộ mải miết, say đắm nhưng đã bị Quốc hội bác bỏ. Ông Bộ trưởng có buồn nhưng khi trả lời phỏng vấn báo chí ông bảo rằng không buồn lắm. Để giải buồn, xin ông hãy giả dạng thường dân đến tất cả các phòng trọ ổ chuột bé tin hin của hàng triệu công nhân các khu chế xuất, khu công nghiệp trên cả nước hỏi xem những ngày nghỉ, dịp lễ, Tết họ về quê bằng phương tiện gì, để thấy cái tàu cao tốc cần đến mức nào.
Xin ông hãy đến gặp gỡ nông dân đồng bằng sông Hồng, miền Trung và miền Tây Nam bộ xem họ có cần tàu cao tốc không? Hàng ngàn đời nay, nông dân Việt Nam là lớp người thiệt thòi nhất, nghèo khổ nhất, bị đối xử bạc bẽo nhất. Không người Việt Nam nào không có gốc gác dây mơ rễ má với nông dân. Làm gì có người Việt Nam nào không cần đến hạt cơm, dù có đủ cao lương mỹ vị Tây Tàu. Xin đừng quàng vào cổ nông dân cái món nợ của Tàu cao tốc mà họ không bao giờ dám đặt mông lên chiếc ghế nệm êm của nó.
Trước khi nói đến tàu cao tốc, xin đừng coi chuyện đi vay được tiền người khác là tài giỏi, là một thứ nghệ thuật, một minh chứng cho sự uy tín. Xin đừng hàm hồ rằng người ta cho mình vay đã là tốt rồi, cứ vay đi, mang về lẹ đi. Đâu phải chủ nợ nào cũng thật lòng chia sẻ giúp đỡ. Thiếu gì chủ nợ cứ mong cho con nợ lụn bại, ngắc ngoải, sống không ra sống, chết không được, biến thành vật tế thần, thành con tin trên bàn cờ thế sự. Cái giá phải trả cho sự vay mượn có ai mà không biết, có nước nghèo nào lại không thấm thía? Cái giá phải trả cho việc sử dụng không hiệu quả hàng triệu, hàng tỉ đô la vốn vay nước ngoài còn ngổn ngang chưa thể quét dọn được sờ sờ ra kia kìa. Tàu cao tốc bị bác bỏ, đâu phải dân mình không thích tiện nghi sang trọng. Dự án tàu cao tốc là một ca đẻ non, đẻ vội vã. Đẻ non quá không có thứ lồng kính nào cứu được thì… chết. Vậy thôi.
Hãy nâng tốc độ con tàu hiện nay lên 150 – 200km/h như phân tích của hàng trăm chuyên gia kỹ thuật và kinh tế uy tín nặng lòng với đất nước. Hãy chấm dứt tình trạng thả “bom bẩn” của ngành đường sắt.
Đó là những việc làm thực tế cấp thiết và hoàn toàn nằm trong tầm tay của chúng ta.
Sài Gòn, 23.6.2010
V.D.C

Xe máy VN ‘lao ngược chiều thế giới’

BBC tiếng Việt
Trường Giang, Bạn đọc BBC Tiếng Việt từ Lạng Sơn
Cập nhật: 11:30 GMT – thứ hai, 21 tháng 10, 2013
Có thể nói, không một quốc gia nào trên thế giới có một “nền văn minh xe máy” độc nhất vô nhị như Việt Nam.
2

Nói như vậy cũng không hề ngoa ngôn. Sự thật là xe máy đã tác động xấu đến toàn bộ nền kinh tế, văn hóa, quy hoạch đô thị, thói quen, đạo đức, cách sống của người dân Việt Nam chứ không chỉ là vấn đề về an toàn giao thông.
Xe máy, đối với nhiều quốc gia, được coi là một phương tiện giao thông nguy hiểm, không khuyến khích sử dụng, thậm chí bị cấm ở nhiều thành phố. Với vận tốc có thể bằng ô tô, nhưng sự an toàn lại chỉ như xe đạp, nó thực sự là một hung thần trên đường.
Tai nạn hàng ngày hàng giờ xảy ra trên khắp các nẻo đường Việt Nam đã chứng minh điều đó.
Không thể phủ nhận, xe máy, nếu xét trên góc độ tiện dụng, cơ động, linh hoạt, thì sẽ là phương tiện giao thông tuyệt vời không có đối thủ cạnh tranh. Nhưng hãy cùng nhau phân tích trên nhiều khía cạnh khác.

Quy hoạch và xe máy

Chính phủ dường như bế tắc trong việc quy hoạch đô thị. Hiện nay hạ tầng kiến trúc lôm côm, nhà ống mọc lên như nấm không có cách gì khống chế. Những ngõ sâu hun hút ngoằn ngoèo chen chúc với những chợ tạm, chợ cóc chật chội bẩn thỉu. Hàng quán thi nhau đua nở lấn chiếm lòng lề đường.
Nét đẹp đô thị của những con phố sạch sẽ phong quang với những hàng xe hơi, xe bus trật tự nối đuôi nhau là một viễn cảnh xa vời đối với các đô thị Việt Nam.
Vì sao vậy? Nguyên nhân đến từ xe máy. Chỉ xe máy mới có thể luồn lách đến mọi ngóc ngách, dẫn đến việc khuyến khích người dân làm nhà trong ngõ mà không cần tuân thủ quy hoạch theo tiêu chuẩn chung.
Thậm chí có những ngõ nhỏ tới nỗi chỉ đảm bảo cho một chiều lưu thông vẫn tồn tại như một minh4 chứng cho sự tiện lợi không gì thay thế được của xe máy.
Chỉ có xe máy mới có thể tùy tiện tấp vào lề đường để chủ nhân vẫn ngồi trên yên, một chân chống xuống đất, thoải mái mặc cả mớ rau, con cá cho kịp bữa cơm chiều, tạo điều kiện cho sự tồn tại của chợ tự phát, mặc cho cơ quan chức năng ra sức dẹp hàng ngày.
Chỉ có xe máy mới dễ dàng dựng la liệt ngay trên vỉa hè để mua bán trao đổi hàng hóa, chiếm hết chỗ dành cho người đi bộ. Và như vậy, xe máy trở thành rào cản cho quy hoạch đô thị hiện đại ở Việt Nam.
Phải đi xe máy trong những sáng mùa đông lạnh cắt da thịt, hoặc trong những cơn mưa trút nước tầm tã, hay những trưa hè nóng đổ mồ hôi, giữa biển xe máy san sát chen vai thích cánh, khói độc tỏa mịt mù, âm thanh đinh tai nhức óc, mới thấy hết sự khổ sở mà ai cũng phải chịu đựng.
Điều đó tác động dần dần làm cho con người mất đi sự thông cảm lẫn nhau.
5Trên đường, những gương mặt hồ hởi tươi sáng hiếm dần, thay vào đó là sự cau có, bẳn gắt. Chỉ cần va quệt nhẹ là sẵn sàng lao vào sống mái. Không thiếu những vụ ẩu đả, thậm chí giết người xuất phát từ những nguyên nhân rất nhỏ mà báo chí đăng tải hàng ngày.
Khi ngồi trên xe máy, những người đàn ông không thể lịch lãm trong bộ complet, phụ nữ khó mà váy đầm dịu dàng thanh lịch. Mặc đẹp làm gì khi mà đằng nào cũng phải chùm bên ngoài chiếc áo chống nắng dài tới gót chân?
Mái tóc uốn bồng bềnh mà làm gì khi phải đội lên đầu những “nồi cơm điện” nặng nề cục mịch?
Điều này tưởng không quan trọng, nhưng lại liên quan khá nhiều đến văn hóa ứng xử.
Thật dễ hiểu. Nếu mọi người ai cũng ăn mặc đàng hoàng lịch sự thì đối xử với nhau hẳn sẽ lịch sự đàng hoàng hơn.

Thói quen và lối sống

Điều đáng lo ngại nhất là tư duy xe máy đã ăn sâu vào tâm lý của người Việt. Phần lớn người dân không thể hình dung họ sẽ sinh hoạt như thế nào nếu thiếu xe máy. Một sự lệ thuộc hoàn toàn.
Thậm chí chỉ cách 100m họ đã phải cần đến xe máy. Việc vào siêu thị mua thực phẩm sạch trở thành vô lí khi mà chỉ cần ngồi lên xe máy, phóng vèo ra chợ cóc đầu đường là có thể mua bất kỳ loại thực phẩm gì.
Thực phẩm chợ cóc thì không hề tuân thủ an toàn vệ sinh. Và hậu quả về ăn uống mất vệ sinh thì không nói ai cũng biết.
Cũng chính vì sự tiện lợi nhãn tiền của xe máy mà mọi người mất dần thói quen đi bộ. Không có cảnh đoàn người sải bước trên vỉa hè với tác phong công nghiệp hiện đại như ở các quốc gia khác. Vì thật “đáng tiếc” là ở Việt Nam xe máy có thể phóng vào tận cổng cơ quan.
3
Cũng không ở đâu có nghịch lý như Việt Nam khi coi chiếc xe máy không chỉ đơn thuần là phương tiện giao thông, mà trở thành của để dành, thậm chí là căn cứ để phân biệt đẳng cấp xã hội. Từ đó đẩy tới một nghịch lý tiếp theo là giá một chiếc xe máy, @, SH chẳng hạn, có thể đắt gần bằng một chiếc xe hơi loại trung bình tại các nước trong khu vực.
Việc thả nổi cho thị trường xe máy cũng đồng thời khiến cho nền công nghiệp ô tô không thể phát triển. Dẫn đến một nghịch lý khó có thể chấp nhận được nữa là, giá thành ô tô gần như đắt nhất thế giới tại một quốc gia nghèo.
Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có khoảng 15.000 người chết vì tai nạn giao thông. Trong đó liên quan đến xe máy là nguyên nhân hàng đầu.
Chỉ có xe máy mới dễ dàng bỏ qua đèn đỏ, luồn lách, vượt làn, phóng nhanh, vượt ẩu… Điều tệ hại là, sự vi phạm giao thông công cộng của xe máy diễn ra quá thường xuyên, lâu ngày thói xấu thành quen thuộc đối với tất cả mọi người.
Như vậy, xe máy vô hình chung, góp phần đẩy nhanh sự xuống cấp về ý thức an toàn giao thông vốn đã quá kém của người dân Việt Nam.
Nạn giật đồ giữa ban ngày thật nhức nhối, kinh hoàng cho mọi người, nhất là phụ nữ. Chính xe máy6 đã đẻ ra những kẻ côn đồ cướp giật manh động đó, bởi nó là phương tiện gây án hữu dụng.
Bất kỳ sử dụng phương tiện nào khác đều không khả thi để giật đồ. Cũng có thể nói không ngoa là, nạn trộm chó cũng nhờ sự tiện lợi của xe máy mà có thể lộng hành, thay vì hoạt động nhỏ lẻ như trước.

Phóng xe ngược chiều

Giờ đây khi đã hình thành “nền văn minh xe máy”, nếu ai đó nêu ra ý tưởng “Cấm xe máy”, lập tức mọi người sẽ nhìn anh ta lạ lùng như người sao Hỏa.
Câu hỏi sẽ bật ngược lại: “Cấm xe máy thì đi bằng gì?”. Rồi viện lý do muôn thuở “nước ta còn nghèo, người dân lấy đâu ra tiền mua xe hơi”, “nhà nước chưa thể đủ tiền phát triển hệ thống giao thông công cộng để đáp ứng người dân”…
Vậy hãy nhìn sang các nước láng giềng gần nhất như Campuchia, Lào, Miến Điện…và tiêu biểu là thủ đô Yangon của Miến Điện.
Không giàu hơn chúng ta, dân trí cũng không hơn, nhưng họ đã thực hiện thành công giải pháp cấm xe máy để có được đô thị yên lành, sạch sẽ và an toàn.
Rõ ràng xe máy làm kìm hãm sự phát triển xã hội về mọi mặt. Và Việt Nam sẽ đi ngược lại với xu hướng chung của thế giới nếu còn duy trì “nền văn minh xe máy” như thế này.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của độc giả Trường Giang từ Lạng Sơn, Việt Nam.

“Bộ phận không nhỏ” và phép tàng hình

Thái Sinh
Thứ hai ngày 21 tháng 10 năm 2013 9:23 PM

Bác Thảo Dân trả tờ báo cho lão Cò nhìn lên trần nhà gương mặt buồn bã:
- Khủng khiếp quá bác ạ, cái ụ nổi chỉ có giá 5 triệu Mỹ kim, vậy mà ngài giám đốc Vi-na-lai đã chỉ đạo đàn em mua với giá 9 triệu Mỹ kim, để rồi đút túi 1,6 triệu Mỹ kim. Lão thử tính xem số tiền đó bằng bao nhiêu tấn thóc?
Trầm ngâm một lát lão Cò thở dài:
- Nếu quy đổi số Mỹ kim mà ngài giám đốc Vi-na-lai cùng đồng sự chiếm đoạt trong thương vụ mua ụ nổi ra tiền Việt Nam thì tương đương 28 tỷ, trị giá 4.800 tấn lúa đó bác ạ. Số lúa ấy đủ nuôi nhân dân huyện ta sống sung túc một năm trời ...
Bác Thảo Dân trợn mắt kinh ngạc:
- Đấy là chỉ một phi vụ mua ụ nổi mà họ đã kiếm được từng ấy tiền. Còn các phi vụ khác thì sao? Những tài sản chìm của họ chắc phải gấp nhiều lần lão nhỉ?
- Hẳn nhiên rồi. Chả thế mà ngài giám đốc mua tặng bồ nhí hai căn hộ chung cư cao cấp giữa thủ đô mà người dân bình thường không bao giờ dám mơ ước tới.
- Đám quan chức tha hoá như ngài giám đốc Vi-na-lai người ta gọi là “nhóm lợi ích” hay là “bộ phận không nhỏ” phải không lão Cò?
Lão Cò đứng dậy rồi lại ngồi xuống, hình như có điều gì bực bội trong lòng. Lão hút liền tù tỳ mấy điếu thuốc rồi chậm rãi.
- Bác biết thừa điều đó sao lại hỏi tôi?
- Là tôi hỏi lão cho chắc chắn. Vậy là cái “bộ phận không nhỏ” ấy cũng kha khá đấy chứ, sao các cơ quan bảo vệ pháp luật của ta giỏi dang như thế mà sao không tìm được cái “bộ phận không nhỏ” đang tàn phá đất nước nhỉ?
Lão Cò cười khẩy:
- Nói như bác thì mọi thứ đơn giản quá, giá như bác được làm quan xem, khi mà: “Ông tham nhũng, tôi tham nhũng, nó tham nhũng” thì cái “bộ phận không nhỏ” ấy chẳng bao giờ tìm thấy được.
- Thật phí hoài cơm gạo dân đóng góp nuôi họ - Bác Thảo Dân thở dài chống gối đứng dậy - Nói thật với lão là tôi chả hiểu tại sao lại như vậy, “bộ phận không nhỏ” mà người ta không tìm ra được thì dân đen như tôi thấy lạ quá.
- Có gì mà lạ, “bộ phận không nhỏ” ấy đang sống bên cạnh chúng ta đây, hàng ngày tôi và bác đều nhìn thấy, nhưng bác và tôi không nhận ra họ, các cơ quan chức năng không nhận ra họ, là bởi họ có phép tàng hình bác ạ.
Bác Thảo Dân há hốc mồm kinh ngạc:
- Phép tàng hình? Họ có phép tàng hình thật hả lão? Thảo nào, họ biên hoá mấy chục tỷ đồng từ túi nhà nước chuyển sang túi họ dễ như khi họ hạ bút ký mua cái ụ nổi. Tôi muốn học phép tàng hình để bắt bằng được thằng Ba Khựa câu trộm ba ba nhà tôi...
Lão Cò cười sằng sặc chỉ lên trời:
- Ông lên cung trăng mà học thằng Cuội...

Tội phạm cưỡng bức thu hoạch nội tạng bị vạch trần tại Hội nghị Nhân quyền LHQ – Trung Cộng cố tình gây can nhiễu

The 24th Regular Session of the Human Rights Council was held in Geneva, Switzerland on September 19-27, 2013. Spanish human rights lawyer Mr. Carlos Iglesias, from the United Towns Agency for North-South Cooperation, a NGO, attended. He was invited to make a statement at the general debate of the 33rd meeting held on the morning of September 26.
Kỳ họp thường niên thứ 24 của Hội đồng Nhân quyền đã được tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ, từ ngày 19 đến ngày 27 tháng 9, 2013. Luật sư nhân quyền Tây Ban Nha, ông Carlos Iglesias, từ Cơ quan United Towns Agency for North-South Cooperation, một tổ chức NGO, đã tham dự phiên họp. Ông được mời đọc một tuyên bố tại cuộc tranh luận chung của Đại hội lần thứ 33 được tổ chức vào sáng ngày 26 tháng 9.
[MINGHUI.ORG] – Phiên họp thường niên thứ 24 của Hội đồng Nhân quyền đã được tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 19 ngày 27 tháng 9, 2013. Luật sư Nhân quyền Tây Ban Nha, ông Carlos Iglesias, từ Cơ quan United Towns Agency for North-South Cooperation, một tổ chức NGO*, đã tham dự Phiên họp. Ông được mời để đưa ra một tuyên bố tại cuộc tranh luận chung của Đại hội lần thứ 33 được tổ chức vào sáng ngày 26 tháng 9.
Ông Iglesias chỉ ra rằng cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân bị cáo buộc âm mưu và tổ chức một loạt các chính sách để diệt trừ hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công.
Trong bài phát biểu của mình ngày 26 tháng 9, ông Iglesias nêu rõ rằng trong tháng 4 năm 1999, trước Bộ Chính trị, Giang Trạch Dân đã đưa ra ba hướng dẫn nghiêm trọng và phá hoại, “Diệt trừ danh tiếng của chúng [các học viên Pháp Luân Công] làm cho chúng nó khánh kiệt tài chính và hủy hoại thể xác chúng nó.” Tiếp theo là bắt đầu các vụ bắt bớ, giam giữ trong các trại lao động cưỡng bức, tra tấn và giết hại hàng chục ngàn người dân vô tội ở Trung Quốc.
Ông Iglesias bị hai lần gián đoạn một cách thô bạo bởi đại biểu Trung Quốc trong khi ông phát biểu. Với sự hỗ trợ từ các đại biểu của mười (10) quốc gia, ông đã có thể đọc xong phát biểu.
Đại diện từ Mười nước Hỗ trợ Luật sư nhân quyền khi ông bị gián đoạn bởi Đại biểu Trung Quốc một cách bất lịch sự.
Ông Remigiusz Henczel, Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền, chủ tọa các cuộc tranh luận chung của Đại hội lần thứ 33 sáng ngày 26 tháng 9. Trong tư cách luật sư cho nhóm Pháp Luân Công mà đã bị diệt chủng bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Carlos Iglesias đã được mời để phát biểu một lời tuyên bố .
Ông chỉ ra rằng kể từ khi Giang Trạch Dân đưa ra ba điều bắt buộc nghiêm ngặt trước Bộ Chính trị trong tháng Tư năm 1999, đó là, bôi nhọ danh tiếng của chúng, làm cho chúng kiệt quệ tài chính và hủy hoại thân thể của chúng, hàng chục ngàn người dân vô tội đã bị bắt, bị giam giữ trong các trại lao động cưỡng bức, tra tấn và sát hại.
Ông Iglesias cho biết, “báo cáo độc lập do cựu Bộ trưởng Ngoại giao về Á châu Thái bình dương David Kilgour và Luật sư Nhân quyền David Matas cung cấp manh mối và chứng cứ rõ ràng, và cùng với báo cáo viên đặc biệt (Special Rapporteur) của Liên Hiệp Quốc về tra tấn, ông Manfred Nowak công khai yêu cầu công đồng quốc tế điều tra những tội ác khủng khiếp [mổ cắp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công].”
Tuyên bố của ông bị gián đoạn hai lần bởi đại biểu Trung Quốc. Đây là lần thứ hai các đại biểu Trung Quốc cố tìm cách để ngăn chặn một cách thô bạo một diễn giả đại diện cho Pháp Luân Công. Nỗ lực không thành công đầu tiên của họ (Trung Cộng) là trong một cuộc họp ngày 19 tháng 9.
Thời gian này, các đại biểu Trung Cộng đập bàn bằng chiếc thẻ trên đó ghi tên của nước này. Ông yêu cầu chủ tọa ngăn chặn ông Iglesias nói. Hành vi thiếu lịch sự của đại diện này đã làm cho đại diện của mười quốc gia không hài lòng, kể cả Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Pháp, Ireland, Cộng hòa Séc, Thụy Điển, Đức, Na Uy, Estonia, và Hà Lan.
Họ bày tỏ sự ủng hộ đối với ông Iglesias, và yêu cầu vị chủ tọa Ông Remigiusz Henczel cho phép ông Iglesias kết thúc bài phát biểu của mình. Chủ tọa cảm ơn các đại biểu cho ý kiến ​​và lời khuyên của họ, và nói: “Tuyên bố này chắc chắn sẽ trở thành một tuyên bố 2 phút dài nhất trong lịch sử của Hội đồng. Tôi đã giữ đúng vị trí của tôi rất rõ ràng. Vì vậy, tôi trả lại sàn cho các viên chức phi chính phủ (NGO*), và yêu cầu các đại biểu theo phán quyết của tôi.”
Ông Iglesias kết luận tuyên bố của mình bằng cách nói rằng, “Tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế và Cao ủy về Nhân quyền phơi bày sự thật về tội ác này để họ có thể tiến hành điều tra độc lập vấn đề buôn bán và mổ cắp nội tạng ở Trung Quốc. Tội ác khủng khiếp này phải được điều tra, thủ phạm phải được đưa ra xét xử, và tất cả những người tham gia trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công phải được điều tra. “
Đề cập đầu tiên đến Giang Trạch Dân trong một cuộc Họp của Liên hiêp quốc.
Đại Kỷ Nguyên đầu tiên tiết lộ tội ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc mổ cắp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công vào năm 2006. Đây là lần thứ tư một đại diện phi chính phủ (NGO*) đã công khai đưa ra những cáo buộc về mổ cắp nội tạng của ĐCSTQ tại Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.
Bài phát biểu của ông Iglesias là đáng chú ý vì đây là lần đầu tiên mà cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân bị đề cập tới như là thủ phạm chính trong thảm kịch nhân quyền này .
Bối cảnh.
Giang Trạch Dân đã bị kiện vì tội chống nhân loại, diệt chủng và tra tấn trong 17 quốc gia và vùng, trong đó có Mỹ , Canada, Úc , Thụy Sĩ, Bỉ, Tây Ban Nha, Đức, Hy Lạp, Hồng Kông và Đài Loan
Có rất nhiều vụ kiện ở nhiều nước trên thế giới chống lại Giang và đám người bức hại Pháp Luân Công đã cáo buộc chúng về diệt chủng, tra tấn, và tội ác chống lại nhân loại, buộc các viên chức ĐCSTQ chịu trách nhiệm về tôị ác họ đã làm.
Chú thích:
-NGO*=Non Government Oganization
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét