Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

Tin ngày 15/7/2013

Giấc mơ công nghiệp hóa Việt Nam vào năm 2020?

Đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa hiện đại với vật chất dồi dào, sản phẩm các ngành sản xuất dư thừa đã trở thành đường lối phát triển vĩ mô từ lâu và làm Đảng tốn không biết bao nghị quyết. Ngay từ Đại hội 4 năm 1976, Đảng đã xác định ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Đại hội 5 thì Đảng có sự chuyển hướng sang công nghiệp nhẹ. Chưa thực hiện hết kế hoạch 5 năm, cả nước thiếu lương thực trầm trọng. Chưa thấy công nghiệp nặng nhẹ ở đâu mà cái đói bám từng người, từng nhà trên cả nước.

Đại hội 6 năm 1986, Đảng làm cú đảo người với 3 chương trình kinh tế lớn: lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Giấc mơ công nghiệp tạm gác lại. Đại hội 11 năm 2011, người ta bắt đầu mơ lại giấc mơ xưa, hô hào biến Việt Nam thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020. Thời điểm chỉ cách mục tiêu vẻn vẹn có hơn 8 năm, với cơ cấu sản xuất nhỏ lẻ, quan hệ sản xuất manh mún, lạc hậu, công tác quản lý yếu kém, lực lượng lao động tuy đông nhưng chỉ có duy nhất một lợi thế là … giá rẻ vì tay ngề và trình độ thấp. Làm thế nào Việt Nam thực hiện mục tiêu này?

Mục tiêu Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 là cơ bản trở thành nước công nghiệp với giá trị công nghiệp chiếm khoảng 40-41% tỷ trọng trong GDP, giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Muốn vậy phải xác định ngành nghề “mũi nhọn” để đầu tư, để dẫn dắt các ngành phụ trợ khác phát triển. Thế là các cuộc họp “mổ bò” bắt đầu được nhóm lên. Ngành nào cũng xin nhận trước Trung ương mình là ngành ưu tiên để được rót vốn. Với mục tiêu giành kinh phí từ Trung ương, địa phương nào cũng tung ra thật lắm ngành nghề mũi nhọn. Có anh xin Trung ương cho phát triển du lịch sinh thái cùng phát triển công nghiệp nặng trên một địa bàn (nghe thật mâu thuẫn).

Trung ương đứng trước một rừng các ngành nghề gọi là mũi nhọn (mà không biết nhọn ở cái gì): cơ khí, điện tử, ôtô, xe gắn máy, đóng tàu, chế biến thực phẩm, thép, hoá dầu, giày da và may mặc, phần mềm, thiết bị hạ tầng thân thiện với môi trường sinh thái, thiết bị máy móc cỡ nặng và máy nông nghiệp. … Thực tế, nhiều ngành “mũi nhọn” vẫn loay hoay tìm hướng đi như: Công nghiệp cơ khí còn kém phát triển. Ngành công nghiệp ô tô èo uột, cho đến nay vẫn phải dựa dẫm quá nhiều vào chính sách thuế của Nhà nước, sự bảo hộ để phát triển.

Công nghiệp Việt Nam được hô hào phát triển khá rầm rộ nhưng đã bao năm được hà hơi tiếp sức mà chưa có sản phẩm cuối cùng. Thực tế là Việt Nam chưa sản xuất được sản phẩm cụ thể gì trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, kể cả con ốc hay cái đinh vít, ngoài việc làm rất tốt là nhập linh kiện về lắp ráp. Nét đặc trưng nhất của ngành này là không có sản phẩm đặc trưng. Về quản lý vĩ  mô, có lúc xác định xe máy hai bánh là ngành “mũi nhọn”, nhưng về chính sách giao thông lại hạn chế sử dụng sản phẩm này. Nghĩa là chân nọ cứ đá chân kia, đầy mâu thuẫn.

Công nghiệp ôtô được nhiều người ưa chuộng lất làm ngành mũi nhọn. Thực tế các năm qua cho thấy ngành này được ưu đãi quá nhiều và trở thành đứa con hư gặm nhấm chính sách ưu tiên, và chỉ dừng chân ở lắp ráp với công nghiệp hỗ trợ yếu kém, không được chuyển giao công nghệ. Sau nhiều năm, tỷ lệ nội địa hóa của ngành ô tô vẫn quá thấp, những chỉ tiêu về sản xuất động cơ các loại, hộp số… là những tiêu chí quan trọng của ngành công nghiệp ô tô đều là con số không. Nói một cách công bằng, ngành này cũng có một vài sản phẩm tỉ như xe công nông và xe thương binh ba bánh tự chế (tất nhiên chi tiết nhỏ nhất như dây thép để buộc, sơn và đinh vít vẫn nhập từ Trung Quốc). Lưu ý, thời gian hội nhập AFTA thì tới rất gần (đến 2014 thuế suất thuế nhập khẩu ôtô từ khu vực ASEAN sẽ giảm còn 50% và đến 2018 còn 0%), lúc đó ô tô lắp ráp tại Việt Nam sẽ thua ngay trên chính sân nhà.

Ngành công nghiệp điện tử cũng tương tự, các DN vẫn chủ yếu nhập linh kiện về lắp ráp, chỉ sử dụng nhân công giá rẻ, ưu đãi về đất đai hạ tầng và thuế, không có sản phẩm riêng, định hướng phát triển đến nay vẫn chưa thấy.

Công nghiệp chế tạo máy nông nghiệp cũng vậy có rất ít các cơ sở sản xuất đúng nghĩa, chủ yếu nhập linh kiện từ Trung Quốc, Hàn Quốc… về lắp ráp, công nghiệp hỗ trợ nghèo nàn và giản đơn.

Theo số liệu của Bộ Công thương, ngành giầy da, may mặc trong năm 2012, để đạt kim ngạch xuất khẩu 15 tỉ USD, Việt Nam đã phải tốn gần 10 tỉ USD để nhập khẩu nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất.

Về ngành đóng tàu: Riêng hai con Vina (Vinashin và Vinalines) ngốn xong gần 10 tỉ USD thì liệt, đã khiến ngành này coi như chết rồi. Hiện ta có hơn 200 cơ sở công nghiệp tàu thủy nhưng hễ tàu hỏng hóc gì là phải dùng USD để đưa tàu ra nước ngoài sửa chữa.

Về chuẩn bị cơ sở, nguồn lực: các ngành học công nghiệp hiện đang ế xưng ế xỉa, không ai học vì giáo trình dạy vẫn dịch từ sách Liên Xô những năm 60. Khu công nghệ cao động lực tại hai trung tâm phát triển (HN và TPHCM): khu Láng Hòa lạc và khu công nghệ cao quận 9 thì vẫn rục rịch ở khâu giải phóng mặt bằng (đã rầm rề hàng chục năm qua). Các cơ sở đào tạo nước ngoài thì bị cấm mở ngành công nghệ tại Việt Nam.

Đường lối của Đảng: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế – xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng xuất lao động xã hội cao. Nền công nghiệp XHCN phát triển cao hơn TBCN dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. Sự ưu việt của nền công nghiệp CNXH thể hiện trên hai phương diện: trình độ kỹ thuật và cơ cấu sản xuất, gắn với thành tựu của cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại. Sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, là sự nghiệp của toàn dân, nhưng phải đươc đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản thì sự nghiệp đó mới có thể hoàn thành tốt đẹp được.

Chỉ còn vài năm nữa để Đảng biến một nước lạc hậu kém phát triển với 90 triệu dân thành nước công nghiệp hóa. Có lẽ một lần nữa, chỗ dựa vững chắc duy nhất của Đảng là sự “quyết tâm chính trị”.

Cầu Nhật Tân
(Blog Cầu Nhật Tân)

Ngành ngân hàng: 5 tháng tham nhũng 683 tỷ đồng và 561 lượng vàng

Trong 5 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã phát hiện 21 vụ tiêu cực, tham nhũng với số tiền vi phạm gần 683 tỷ đồng, hơn 561 lượng vàng và 50.000 USD.
Thanh tra Chính phủ vừa công bố báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm. Theo đó, ngành Thanh tra phát hiện 73 vụ, 80 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền 117 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi 115 tỉ đồng, hiện đã thu 59 tỷ đồng, kiến nghị xử lý hành chính đối với 04 tập thể, 28 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra hình sự 11 vụ, 34 đối tượng, xử lý trách nhiệm 3 người đứng đầu.
Riêng trong ngành ngân hàng, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, trong 5 tháng đầu năm ngành ngân hàng phát hiện 21 vụ việc tiêu cực, tham nhũng, số tiền vi phạm: 682.510 tỷ đồng; 561 lượng vàng (tương đương gần 21 tỷ đồng nếu tính theo giá hiện tại) và 50.000 USD (hơn 1 tỷ đồng).
Qua đó, ngành ngân hàng đã xử lý 30 cán bộ vi phạm, trong đó bắt tạm giam 14 người; sa thải 7 người; chuyển công tác khác 4 người; cách chức 2 người; đang xem xét xử lý 2 người.
Trong 5 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã phát hiện 21 vụ tiêu cực, tham nhũng với số tiền vi phạm gần 700 tỷ đồng.
Trong 5 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã phát hiện 21 vụ tiêu cực, tham nhũng với số tiền vi phạm gần 700 tỷ đồng.
Với Bộ Quốc phòng, qua thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn các cơ quan, đơn vị trong quân đội đã phát hiện 1 vụ/1 đối tượng tham ô 8,1 tỷ đồng. Vụ việc này đã chuyển cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng khởi tố vụ án.
Cũng theo đánh giá của Thanh tra Chính phủ, nhiều Bộ, ngành, địa phương đã quan tâm phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, điển hình như: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam , Bộ Quốc phòng, các tỉnh, TP: Hải Phòng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Bình Phước, Bình Thuận…
Dự kiến ngày 19/7, Thanh tra Chính phủ sẽ họp báo công bố các kết luận thanh tra.
Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã gửi Quốc hội báo cáo kiểm toán 2012 niên độ tài chính năm 2011, cho biết: Ngân hàng Nhà nước còn chậm trễ trong việc giám sát cho vay tái cấp vốn của Ngân hàng Công Thương (Vietinbank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) và Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank).
Ngoài ra, một số ngân hàng thương mại vay tái cấp vốn đã vi phạm tỷ lệ an toàn theo quy định từ 9 tháng đầu năm 2011 nhưng đến tháng 11 Ngân hàng Nhà nước mới thành lập tổ giám sát. Kết quả kiểm toán này cũng sẽ chính thức công bố trong tháng 7.
Duyên Duyên (Tổng hợp)
(Đất Việt)
  • Bóng đá trẻ Pháp Vô địch Thế giới (RFI) - Đội tuyển bóng đá dưới 20 tuổi (thường gọi là U20) vào hôm qua 13/07/2013, đã đi vào lịch sử khi đoạt được chức Vô địch Thế giới đầu ...
  • Pháp kỷ niệm ngày phá ngục Bastille (VOA) - Nhiều nhà lãnh đạo quốc tế cùng Tổng thống Pháp Francois Hollande dự cuộc diễn hành nhân lễ Quốc khánh Pháp, đánh dấu ngày phá ngục Bastille
  • Ấn Độ ngưng dịch vụ điện tín (VOA) - Ấn Độ đã ngưng dịch vụ điện tín sau 160 năm hoạt động bởi vì hiện nay có nhiều phương tiện truyền tin mới hơn và rẻ hơn, không còn cần đến giây thép nữa
  • Thăng tướng cho chỉ huy vụ Tiên Lãng (BBC) - Báo trong nước đưa tin giám đốc công an TP Hải Phòng Đỗ Hữu Ca được thăng hàm Thiếu tướng theo quyết định của thủ tướng chính phủ.
  • Tại sao chính quyền ưa bắt luật sư? (BBC) - Trước thềm chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch VN Trương Tấn Sang, LS Nguyễn Văn Đài nói về xu hướng chính quyền ưa bắt giữ giới luật sư.
  • Philippines cảnh giác với Trung Quốc (BaoMoi) - Báo Kyodo dẫn báo cáo của Chính phủ Philippines cho biết nước này vẫn tiếp tục cảnh giác về "mục đích rõ ràng" của Trung Quốc nhằm tăng cường hiện diện quân sự trên Biển Đông, đặc biệt tại bãi đá ngầm Nhân Ái (Second Thomas, bãi Cỏ Mây) nằm trong đặc vùng kinh tế 200 hải lý của Philippines.
  • Trung Quốc ’ghè’ Philippines ’bắt tay’ Mỹ (BaoMoi) - (Phunutoday) - Trung Quốc và Philippines lại đỗ lỗi cho nhau về tranh chấp Biển Đông, Mỹ -Trung “bắt tay” nhau, Nga tập trận lớn nhất hậu Xô viết, Triều Tiên cáo buộc Hàn Quốc thiếu thiện chí…là tin tức thời sự chính ngày 14/7.
  • Trung Quốc và Nga vào tầm bắn của tên lửa đạn đạo Nhật Bản (BaoMoi) - Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã thông báo họ có thể bắt tay vào phát triển các tên lửa đường đạn có tầm bắn 400-500 km.Vũ khí mới, như tuyên bố của giới quân sự Nhật trước đó, dự định sử dụng để chống Trung Quốc bảo vệ quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
  • Học giả Singapore đề xuất cách tiếp cận trong tranh chấp Biển Đông (BaoMoi) - Trong một bài viết đăng trên nhật báo "Today” của Singapore ra ngày 13/7, Phó Giáo sư Simon Tay - Chủ tịch Viện các vấn đề quốc tế của Singapore (SIIA) - đề xuất hai phương pháp tiếp cận mà Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần nghiên cứu áp dụng để giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông.
  • Trung Quốc và Philippines đang “quan sát nhau” ở Bãi Cỏ Mây? (BaoMoi) - (Petrotimes) – Tư lệnh Bộ Tư lệnh Miền Tây Philippines tuyên bố họ sẽ không từ bỏ Bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện đang bị Philippines chiếm đóng trái phép và Trung Quốc đòi chủ quyền phi lý - PV) ngay cả khi Trung Quốc duy trì sự hiện diện của mình tại đó.
  • Sức mạnh ‘bó đũa’ giúp ngư dân trúng đậm trên Biển Đông (BaoMoi) - Ngày 13/7, UBND xã Bảo Ninh, TP.Đồng Hới, Quảng Bình cho biết: Thống kê cho thấy từ đầu năm đến nay các tàu đánh bắt xa bờ của địa phương đã trúng đậm mùa cá, nhiều nhất trong hơn 10 năm qua. Hiện tại sản lượng đánh bắt cũng tăng từ 10-15% so với cùng kỳ năm ngoái, ước tính tổng doanh thu từ kinh tế biển của xã đạt gần 100 tỉ đồng.
  • Mỹ - Trung đang quan hệ kiểu gì? (BaoMoi) - TT - Một năm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, khi nước Mỹ sa vào khủng hoảng kép về kinh tế và đối ngoại, trong khi Trung Quốc với ngân khố dồi dào trở thành chủ nợ chính của Mỹ, Bắc Kinh quyết định “tuốt gươm khỏi vỏ”.
  • ASEAN cần cảnh giác với các thỏa thuận của Trung Quốc ở Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Ấn Độ và ASEAN cần phải cảnh giác với các thỏa thuận của Trung Quốc, ít nhất là mặt nguyên tắc để khởi động lại các cuộc đàm phán hướng tới COC đa phương. Người ta vẫn thấy quân đội Trung Quốc và các lực lượng bán quân sự nước này đều có vai trò quan trọng trong tình trạng đối đầu ở Biển Đông gần đây.
  • 7 “Mắt thần" Tổ quốc trên quần đảo Trường Sa của Biển Đông Việt Nam (BaoMoi) - Khi nói đến Trường Sa nhiều người thường nghĩ đến hình ảnh những người lính hải quân hay những ngư dân đang sinh sống trên các đảo, mà ít người biết rằng các đơn vị Phòng không, Không quân đang ngày đêm canh giữ bầu trời Trường Sa, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
  • Myanmar sẽ "đau đầu" vì tranh chấp Biển Đông trong năm 2014 (BaoMoi) - (GDVN) - Nyunt Maung Shein cũng nói thêm, Trung Quốc không dám đối mặt với tranh chấp tại tòa án quốc tế vì nó không có bằng chứng nào vững chắc cho yêu sách chủ quyền (vô lý và phi pháp) với khoảng 85% diện tích Biển Đông.
  • Cuộc chiến cá voi (BaoMoi) - Tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc cũng có phần trong cuộc chiến cá voi giữa Nhật và Úc. Nhật cương quyết trong cuộc chiến cá voi với Úc vì không muốn Trung Quốc nhìn thấy sự yếu thế của mình.
  • Đã đến lúc phải ngồi với nhau, nhưng… (BaoMoi) - (PetroTimes) - Thông tin trên tờ China News (7/7) đang khiến dư luận quan ngại về khả năng gia tăng căng thẳng tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư bởi nhân kỷ niệm 76 năm sự kiện cầu Lư Câu, nhiều tổ chức ở Hongkong đã tổ chức biểu tình trước lãnh sự quán Nhật Bản tại Hongkong, yêu cầu Tokyo thừa nhận lịch sử.
  • Nhà văn Nguyễn Quang Lập và góc thờ Biển Đông (BaoMoi) - ANTĐ - Tôi gặp Nguyễn Quang Lập từ hồi mới ra Hà Nội, làm biên tập viên, NXB Kim Đồng, năm 1996. Tuổi 40, ông làm cuộc dịch chuyển ra Thủ đô, vì mua được căn hộ tầng 6, chung cư Linh Đàm.
  • Trung Quốc đừng bắt nạt ở Biển Đông (BaoMoi) - (Phunutoday) - Tổng thống Mỹ cảnh báo Trung Quốc, Philippines hoan nghênh, Trung Quốc lên án Ngoại trưởng Philippines, Nga tập trận lớn nhất từ thời Liên Xô...là tin tức thời sự chính ngày 13/7.
  • Chiến lược biển Đông: Trung Quốc dùng binh pháp Tôn Tử (BaoMoi) - Một trong những chiến thuật của "Binh pháp Tôn Tử" là "Giương Đông, kích tây" mà Trung Quốc đang áp dụng trong tranh chấp chủ quyền biển, đảo ở biển Đông và Hoa Đông. Còn sách lược thực sự của Bắc Kinh vẫn được coi là tối mật.
  • Mỹ muốn đóng quân ở Philippines lâu hơn (BaoMoi) - Báo New York Times (Mỹ) ngày 12-7 (giờ địa phương) đưa tin Mỹ đang đàm phán với Philippines về thỏa thuận cho phép Mỹ tăng cường đưa thiết bị quân sự và binh sĩ đến đồn trú tại các căn cứ quân sự ở Philippines trong thời gian dài hơn.

Bắc Ninh: Cán bộ dựng chuyện hãm hại hai cụ già cao tuổi

Phiên tòa sơ thẩm lần 2 xét xử vụ án hai cựu binh kéo dài cả ngày 12/7 có lúc chủ tọa phải dừng lại do sự la ó của người tham dự, mỗi khi các bị cáo được thẩm vấn hay luật sư của họ đưa ra bằng chứng để tranh luận. Phiên tòa “nóng” hầm hập khi các lời khai của nhiều nhân chứng, người có quyền lợi liên quan tiếp tục cho thấy một số cán bộ địa phương đã cố tình giả mạo chứng cứ để “dựng chuyện” nhằm hãm hại hai cụ.
Cụ Tuyến và cụ Đàng tại phiên tòa sơ thẩm 12/7
Cụ Tuyến và cụ Đàng tại phiên tòa sơ thẩm 12/7
Chờ bản án công minh
Phiên tòa bắt đầu diễn ra từ 9h sáng nhưng đến 17h30 chiều cùng ngày mới hết phần tranh luận. Sau khi chủ tọa gọi hại bị cáo cho nói lời sau cùng thì vị này cho biết HĐXX sẽ tiến hành nghị án cho đến sáng ngày 16/7 mới tuyên án.
Trao đổi với PV,  ông Đàng không dấu nổi sự uất ức trong ông bấy lâu nay. Giọng ông Đàng khàn đặc lại khi những giọt nước mắt bắt đầu rớm rớm trên khóe mắt người cựu bình già: “Sau mấy ngày nghị án mong HĐXX xem xét lại toàn bộ vụ án và có một phán quyết công minh, đúng pháp luật. ”
Cùng tâm trạng, nhưng với ông Tuyến, dù đã được tại ngoại sau một thời gian bị tạm giam, nhưng cái cảnh “cắp tráp hầu tòa” triền miên suốt gần 2 năm qua, cộng với những vết thương có từ thời chiến hành hạ mỗi khi “trái gió trở trời” đã làm cho ông mất ăn, mất ngủ, người gầy sọp đi hẵn. Ông nói như nghẹn lại khi kể về người vợ của ông chỉ vì lo lắng quá sức cho ông mà sức khỏe của bà cũng suy sụp theo và hiện phải nằm điều trị ở một bệnh viện trên Hà Nội sau một cơn đột quỵ nặng.
Sự việc xảy ra từ cái ngày oái oăm- 13/09/2011 , khi một nhóm người xưng là “tổ công tác” của Ban quản lý dự án TP. Bắc Ninh (BQLDA) gồm ông Nguyễn Hùng Cường, Trần Duy Tân (cán bộ BQLDA), ông Nguyễn Thành Tuyên (Cán bộ địa chính phường), ông Nguyễn Ngọc Sơn, Bùi Xuân Biển (đại diện chính quyền Khu) xuống nhà Văn hóa khu Cô Mễ thúc dục người dân kê khai để họ lấy đất làm dự án khu dân cư dịch vụ đồng Trầm Trên.
Từ lời khai của nhiều nhân chứng và của chính những cán bộ trong tổ công tác cùng những tranh luận nảy lửa tại phiên tòa lần này đã dựng lại câu chuyện ngày 13/9/2011 khá chi tiết, có căn cứ và nó hoàn toàn khác với diễn biến sự việc trong bản cáo trạng của Viện KSND TP. Bắc Ninh.
Theo đó, 9h sáng ngày hôm đó, nghe thông báo từ cái loa truyền thanh trong thôn nên ông Tuyến chạy ra nhà văn hóa để thực hiện việc kê khai. Nhưng khi đến nơi thì ông thấy tổ công tác kê khai diện tích đất cho dân khu vực đồng Trầm Trên để thu hồi làm dự án chứ không phải kê khai để làm sổ đỏ như  thông báo với người dân nên ông đã yêu cầu tổ công tác dừng lại. Thấy cán bộ giải thích qua loa rồi tiếp tục làm, trưa hôm đó ông mời ban đại diện hội Người cao tuổi, chi bộ Đảng, Trưởng khu, Ban MTTQ, 14h chiều cùng ngày đến nhà văn hóa họp để kiến nghị việc làm sai của tổ công tác.
Thế nhưng, cuộc họp do ông Tuyến chủ trì đã làm tổ công tác không hài lòng. Cho rằng mấy cụ cao tuổi cản trở hoạt động, ông trưởng khu và một số cán bộ đã về UBND phường lập biên bản sự việc rồi báo cáo gửi lên cấp trên “tố” ông Tuyến và ông Đàng có hành vi gây rối như: to tiếng, chửi bới, lăng mạ cán bộ, tự ý tổ chức họp để chiếm chỗ làm việc của “tổ công tác”.
Từ báo cáo này, ngày 14/10/2011, CQĐT Công an TP Bắc Ninh đã Quyết định khởi tố vụ án, Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Tuyến, ông Đàng về tội “gây rối trật tự công cộng” và mới đây thay đổi sang tội “chống người thi hành công vụ”.
“Cố đấm ăn xôi”?
Tại phiên tòa các luật sư tranh luận với đại diện Viện KSND giữu quyền công tố và cho rằng, ngoài không có căn cứ để quy kết việc làm của các bị cáo như: đánh, đuổi tổ công tác, chiếm chỗ làm việc dẫn đến tổ công tác không làm việc được thì chứng cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cụ Đàng, cụ Tuyến là cũng đã bị “dàn dựng”  theo ý chí của của một số cán bộ địa phương.
“Đại diện cơ quan công tố đã rất bảo  thủ khi đọc bản luận tội với sự việc không có gì thay đổi so với bản cáo trạng, trong khi  những lời khai của nhân chứng, của chính những người trong tổ công tác diễn ra tại phiên tòa đã cho thấy sự việc hoàn toàn khác, đã rõ trắng - đen nhưng vị này cứ cố tình phớt lờ đi tất cả. Thật khó hiểu”- LS Phạm Thanh Bình, (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) nói.  
Các luật sư còn đưa ra nhiều bằng chứng và phân tích thuyết phục tại phiên tòa rằng các biên bản và báo cáo đầu tiên gửi tới cơ quan chức năng không có cơ sở pháp lý và không đúng với thực tế, nhất là về mặt thời gian, địa điểm. Đây là những văn bản giả, văn bản vu khống nhưng nó lại là những văn bản mà cơ quan tiến hành tố tụng dựa vào để khởi tố vụ án, truy tố ra tòa, cũng như làm cho các cấp chính quyền hiểu sai lệch về sự kiện ngày 13/9.
Như vậy, có căn cứ để khẳng định một số cán bộ địa phương đã cố tình vu khống, dựng chuyện.  Ngoài ra, 4 cá nhân xưng là “tổ công tác”, xuống khu Cô Mễ tự ý tiến hành kê khai vào ngày 13/10/11 là hoạt động không hợp pháp, không phải là hoạt động của người thi hành công vụ. Việc người dân phản đối là có cơ sở vì tại thời điểm đó “tổ công tác” này chưa ra đời mà phải tới ngày 3/11/11 ( gần 1 tháng sau) thì UBND phường Vũ Ninh mới có Quyết định thành lập.
Qua diễn biến tại phiên tòa lần này cho thấy, nguyên nhân dẫn đến “tổ công tác” không làm việc được chiều 13/9/2011 là do Chính quyền địa phương lại không có biện pháp phù hợp để đảm tạo điều kiện, bố trí địa điểm làm việc cho họ. Lý do quan trong nhất là nhóm người này đã tự ý bỏ về.
Hơn nữa, các cụ chỉ gồm mươi mấy người thì không thể chiếm hết chỗ của hội trường gồm hai tầng có sức chứa hàng trăm người để khiến 4 cá nhân nói trên  không có chỗ làm việc như cáo buộc. Do đó, việc truy tố cụ Đàng và cụ Tuyến là không có cơ sở pháp lý và có dấu hiệu oan sai?  Chưa biết, TAND TP. Bắc Ninh sẽ tuyên án ra sao, PLVN sẽ còn trở lại vụ việc này khi có thông tin mới.


Diễn biến vụ án:
-5/4/12: Phiên tòa sơ thẩm lần 1, TAND TP. Bắc Ninh tuyên bố hai bị cáo Tuyến và Đàng phạm tội “gây rối trật tự công cộng”, xử phạt ông Tuyến 3 tháng 12 ngày tù, ông Đàng 3 tháng 1 ngày tù.
-25/12/12, TAND tỉnh Bắc Ninh đánh giá quá trình điều tra còn có nhiều sai sót, nhiều vấn đề chưa được điều tra, đối chất nên đã tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm số 82 của TAND TP. Bắc Ninh trả hồ sơ vụ án về cấp sơ thẩm để điều tra lại.  
-Ngày 19/3/2013, CQ ĐT Công an TP. Bắc Ninh đã ban hành Kết luận Điều tra mới và ngày 8/4/2013, Viện KSND TP. Bắc Ninh cũng ra Cáo trạng truy tố 2 cụ Đàng và Tuyến ra TAND TP. Bắc Ninh với tội danh mới, tội “Chống người thi hành công vụ” chứ không phải tội “Gây rối trật tư công cộng” như đã cáo buộc cho 2 cụ trước đây.
Phi Hùng
(PLVN)

Sự thật về sự giàu có của Trung Quốc

Là nước liên tục tăng trưởng kinh tế với tốc độ hai con số trong vài thập kỷ qua, song thực tế, Trung Quốc đang ngày càng "bỏ rơi" người dân của mình.
Trong một cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã từng tuyên bố rằng: "Với tầng lớp trung lưu ngày càng tăng của Trung Quốc, tôi tin rằng trong những năm tới, chúng ta có thể tăng gấp đôi xuất khẩu và tạo ra nhiều công ăn việc làm tại Hoa Kỳ".
Tuy nhiên, khi nhìn sâu vào nền kinh tế Trung Quốc, người ta nhận thấy rằng cái gọi là một tầng lớp trung lưu với thu nhập và tiêu dùng gia tăng nhanh chóng đang dần dần biến mất. Thay vào đó, nền kinh tế nước này vẫn đang bị chi phối bởi các công ty nhà nước và các khoản đầu tư nhà nước, cũng như sự bất bình đẳng gia tăng nhanh chóng. Thay vì cho ra đời một tầng lớp trung lưu đô thị to lớn, Trung Quốc lại chỉ sản sinh một tầng lớp thượng lưu nhỏ bé nhưng “xài sang một cách đáng ngạc nhiên”, và phần dân số còn lại có thu nhập và tiết kiệm ngày càng bị xói mòn bởi lạm phát.

Tốc độ tăng trưởng lớn nhất của Trung Quốc bao gồm các mặt hàng như: đồ trang sức (46%), đồ nội thất (37%), xe ô tô (34%) và vật liệu xây dựng (34%).
Các thống kê gần đây của chính phủ Trung Quốc công bố đã phần nào thể hiện điều này. Đầu tiên, thu nhập của người dân đô thị chỉ tăng với tốc độ khoảng 7,8%/năm, mặc dù tăng trưởng kinh tế của cả nước đạt gần 10%/năm. Trong khi đó, doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng tăng 14,5%. Mô hình tăng trưởng này cho thấy sự bất bình đẳng đang gia tăng.
Nhìn kỹ hơn nữa vào “danh sách shopping”, giới chuyên gia đã thấy những vấn đề đáng lo ngại thực sự. Tốc độ tăng trưởng lớn nhất bao gồm các mặt hàng như: đồ trang sức (46%), đồ nội thất (37%), xe ô tô (34%) và vật liệu xây dựng (34%). Về cơ bản, đây là những mặt hàng liên quan đến việc chi tiêu của tầng lớp thượng lưu. Sự tăng trưởng một cách quá mạnh các mặt hàng xa xỉ có nghĩa là thu nhập xám (khoản thu nhập mập mờ giữa hợp pháp và bất hợp pháp) chiếm một tỷ trọng đáng kể.
Người dân có thực sự giàu?
Trong báo cáo của một nhóm các chuyên gia tài chính Thụy Sỹ, dựa trên một cuộc khảo sát các hộ gia đình đô thị Trung Quốc trong năm 2009, người ta tìm thấy gần 1,5 nghìn tỷ USD trong thu nhập xám không được báo cáo trong các con số thu nhập hộ gia đình chính thức. Hơn 60% thu nhập xám này nằm trong 10% số hộ gia đình. Con số mới nhất cũng cho thấy rằng, trong khi thu nhập của hộ gia đình bình thường có khả năng tăng trưởng khoảng 8%/năm, thì 10% số hộ gia đình “xài sang” này có thể tăng trưởng hơn 25%.
Tầng lớp trung lưu đang phát triển cũng không có mặt trong số các sinh viên tốt nghiệp đại học gần đây. Theo Bộ Giáo dục, chỉ có 68% sinh viên tốt nghiệp đại học trong năm 2010 đã có thể tìm được việc làm thường xuyên. Ngay cả trong số những người tìm được việc làm, tiền lương thường không cao hơn hoặc đôi khi còn thấp hơn so với các lao động nhập cư (lao động không có trình độ, tay nghề từ nông thôn ra thành thị) tại các nhà máy. Bất chấp những việc đó, Trung Quốc đã có được những năm có tốc độ tăng trưởng 10% một cách ngoạn mục. Tuy nhiên, mức tăng trưởng ấn tượng này không đi kèm với việc tỷ lệ tuyển dụng cao, lương bổng tốt cho sinh viên tốt nghiệp đại học. Ở các thành phố lớn, nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học sống trong những ngôi nhà chật chội “như một tổ kiến” vì họ không đủ tiền thuê nhà rộng rãi hơn.

Hàng đoàn người xếp hàng chờ bước chân vào những cửa hiệu bán đồ xa xỉ phản ánh sự bất bình đẳng về thu nhập đang gia tăng mạnh ở Trung Quốc.
Chưa hết, các dữ liệu mới nhất cho thấy, hiện đang có tới hơn 27,8 nghìn tỷ nhân dân tệ “nằm chết dí” trong các vụ đầu tư tài sản cố định, 15 nghìn tỷ nhân dân tệ khác được các doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào bất động sản. Ngay cả trong số các công ty cổ phần, người ta vẫn tin rằng thực sự là do nhà nước kiểm soát. Như vậy, ít nhất là về đầu tư, nhà nước vẫn kiểm soát phần lớn.
Tại sao Trung Quốc có một nền kinh tế rất không công bằng? Câu trả lời khá đơn giản, đó là các hộ gia đình Trung Quốc có ít sự lựa chọn ngoài việc gửi tiền vào các ngân hàng nhà nước. Và khi lạm phát tăng cao, họ chỉ có thể thu về một lãi suất thực âm từ các ngân hàng, bởi chính phủ ấn định lãi suất huy động ở mức thấp hơn lạm phát. Trong khi đó, các nhà kinh doanh bất động sản vẫn có thể tận dụng “mối quan hệ hữu hảo” với các lãnh đạo, quan chức ngân hàng và có thể vay tiền với mức lãi suất gần bằng không trong điều kiện thực tế. Ở cấp địa phương, người nông dân cũng ngày một nghèo đi bởi chính quyền địa phương vẫn đang tịch thu đất đai và bất động sản dưới danh nghĩa “phục vụ công cuộc công nghiệp hóa” và bồi thường cho họ một khoản tiền khá thấp, đôi khi là gần như không đáng kể.
Khi mà phần lớn dân số Trung Quốc không nhìn thấy lợi ích của tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, họ sẽ đứng dậy đấu tranh và nguy cơ bất ổn xã hội đang đến rất gần.
Hệ quả là các hộ gia đình bình thường thực sự càng nghèo hơn một cách tương đối và thậm chí trong điều kiện tuyệt đối. Trong khi đó, mặc dù tăng trưởng mạnh mẽ, bản chất của sự phát triển đã thay đổi theo thời gian.
Như lý giải của chuyên gia Yasheng Huang tại Trường Kinh doanh Sloan MIT (Mỹ), thời gian tăng trưởng “lành mạnh” của Trung Quốc là vào những năm 1980, khi nông dân sản xuất và bán hàng công nghiệp nhẹ cũng như nông sản sang các thị trường hàng hóa đang nổi lên nhanh chóng. Vào cuối những năm 1990 đến nay, tăng trưởng ngày càng dựa vào xuất khẩu ròng và đầu tư nhà nước, nhưng giảm dần về tiêu thụ hộ gia đình. Mặc dù mô hình tăng trưởng này có thể tiếp tục cho kết quả cao trong vài năm nữa, nhưng khi mà phần lớn dân số Trung Quốc không nhìn thấy lợi ích của nó, họ sẽ đứng dậy đấu tranh và nguy cơ bất ổn hay thậm chí là đổ vỡ xã hội đang đến rất gần.
(Infonet)
 Bản tin tiếng Anh

  • Internet spurs home-made cartoons (Washington Post) - A domestic cartoon has raised 1.19 million yuan ($194,000) through online donations and payments, illustrating the power of the Internet and its role in the cartoon industry.
  • Companies 'need self-defense strategy' (Washington Post) - Trade remedy investigations against China are at a peak this year. So Chinese companies should safeguard their interests by actively defending themselves through effective measures.
  • Rate-reporting rule on horizon (Washington Post) - Authorities are mulling new measures to give the shipping industry a shot in the arm and prevent foreign industrial giants from creating unfair competition.
  • China's economy caught in balancing act (Washington Post) - Attempting to balance economic growth amid global meltdown with reform efforts that will likely slow the economy is proving to be difficult for Chinese authorities.
  • Chinainvestigates GSK executives for bribery (Washington Post) - Some senior executives from multinational pharmaceutical company GlaxoSmithKline (GSK) are being investigated for suspected bribery and tax-related violations, Chinese police said Thursday.
  • Alibaba to fund acquisitions (Washington Post) - Alibaba said on Monday that money raised through a potential share-listing will fund acquisitions that will help the country's biggest e-commerce company broaden its services.
  • Inscriptions may predate oracle bones (Washington Post) - Archaeologists have discovered written characters in Zhejiang province dating back 5,000 years, potentially the earliest found in China.
  • Summer lights (Washington Post) - In the hot, humid summer, appetites flag and even the most delicious offerings on the table can go untouched. It takes an exceptional chef to tempt them, and Pauline D. Loh meets one.
  • Pathfinder pianist (Washington Post) - Lang Lang is at the top of the world — not just the world of classical music, but a wider world where his impact is felt, such as music education.
  • Surviving students hosted by consulate (Washington Post) - About 70 students who survived the Asiana Flight 214 crash landing in San Francisco gathered on Wednesday at the Chinese general consulate in the city.
  • Chinese, Nigerian presidents hold talks on ties (Washington Post) - Chinese President Xi Jinping on Wednesday held talks with visiting Nigerian President Goodluck Jonathan on strengthening bilateral partnership and China-Africa relations.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét