- Kinh tế Trung Quốc mất đà đe dọa ổn định chính trị ? (RFI) - Kinh tế Trung Quốc phát triển thần tốc trong mấy thập niên qua, nhưng hiện tại đã có dấu hiệu mất đà. Bắc Kinh đang ra sức tái cơ cấu nền kinh tế, một điều tế nhị vì sẽ ảnh hưởng đến lợi ích nhóm. Báo chí Pháp hôm nay chú ý nhiều đến chủ đề này. Le Figaro nói về sự mất đà của kinh tế Trung Quốc trong bài viết : << Chính phủ Trung Quốc phá bỏ cấm kị trong mục tiêu tăng trưởng ở mức 6,5% >>.
- Báo chí thế giới dồn mọi tập trung về hoàng gia Anh (RFI) - Từ 10 ngày qua, các phóng viên quốc tế cắm trại trước bệnh viện St Mary's Hospital, nơi một thành viên mới của hoàng gia Anh sắp chào đời. Công chúa Kate và hoàng tử William sẽ bảo vệ đứa bé bằng mọi cách trước ống kính và sự tò mò của giới truyền thông.
- Ai Cập ráo riết thương lượng lập chính phủ chuyển tiếp (RFI) - Tại Ai Cập hôm nay 13/07/2013, các cuộc thương lượng để thành lập chính phủ chuyển tiếp vẫn ráo riết diễn ra, sau khi phe ủng hộ Tổng thống bị quân đội lật đổ Mohamed Morsi biểu tình hôm qua và tiếp tục kêu gọi xuống đường vào thứ Hai tới.
- Trước phản ứng của Mỹ, Nga cân nhắc cho Snowden tị nạn (RFI) - Sau khi cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden hôm qua 12/07/2013 xin tị nạn tại Nga trong khi chờ đợi đi đến được các nước Mỹ la tinh, Nga sẽ phải quyết định về việc này. Vấn đề Snowden chắc chắn có nguy cơ làm ảnh hưởng thêm quan hệ hiện đang không mấy êm thắm giữa Nga với Hoa Kỳ.
- Khủng hoảng chính trị Bồ Đào Nha kéo dài (RFI) - Tổng thống Bồ Đào Nha Anibal Cavaco Silva đòi ba đảng lớn trong liên minh cầm quyền nhanh chóng thành lập một liên minh << cứu nguy dân tộc >> hòng chấm dứt khủng hoảng chính trị đã kéo dài từ hai tuần qua. Đây là nhiệm vụ khó hoàn hành.
- Tỵ nạn Bắc Triều Tiên bị cưỡng bức lao động ở Miến Điện (RFI) - Các tổ chức phi chính phủ Hàn Quốc đang tìm cách giải thoát 64 người tỵ nạn Bắc Triều Tiên đang bị quân phiến loạn Miến Điện cầm giữ và bị cưỡng bức lao động.
- Thái Lan : Trợ giá gạo, gian thương hưởng lợi (RFI) - Tại Thái Lan, từ khi thắng cử Quốc hội vào tháng 07/2011, nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra và chính phủ của bà đã thực hiện một trong những lời hứa lúc tranh cử : Thực hiện chủ trương trợ giá gạo, một chương trình có quy mô rộng lớn, trị giá hàng tỷ euro.
- Máy bay trễ chuyến : Hàng không Trung Quốc dẫn đầu thế giới (RFI) - Hãng tin AFP hôm nay 13/07/2013 dẫn một công trình nghiên cứu khẳng định, khách hàng đi máy bay tại Trung Quốc thường là nạn nhân của các chuyến bay khởi hành trễ hay bị hủy. Hai phi trường quốc tế ở Bắc Kinh và Thượng Hải hiện đang dẫn đầu danh sách các sân bay hay bị trễ chuyến nhất trên toàn thế giới.
- Mỹ tăng cường các biện pháp bảo vệ nhà báo (RFI) - Bị chỉ trích theo dõi nhiều phóng viên trong khuôn khổ các cuộc điều tra về các hành vi khủng bố, chính phủ Mỹ ngày 12/07/2013 công bố một số quy định mới nhằm nâng cao mức độ bảo vệ các phóng viên và những nguồn cung cấp thông tin.
- Trung Quốc hủy dự án hạt nhân vì dân phản đối (RFI) - Hãng tin Pháp AFP hôm nay 13/07/2013 dẫn nguồn tin từ báo chí Trung Quốc cho biết, chính quyền đã hủy bỏ dự án xây dựng một nhà máy xử lý uranium tại Quảng Đông do bị người dân biểu tình phản đối. Cuộc biểu tình hòa bình này được tổ chức theo những lời kêu gọi trên mạng.
- Quản giáo nhà tù Cộng sản Rumani sẽ bị xét xử (RFI) - Hơn 20 năm sau khi chế độ Cộng sản sụp đổ tại Rumani, các quản giáo nhà tù giam giữ tù chính trị có thể sẽ bị đem ra xét xử về những tội ác mà họ đã gây ra trước đây. Theo hãng tin AP, vào tuần tới, danh sách 35 viên quản giáo thời Cộng sản ( nay ở độ tuổi 80 và 90 ) sẽ được trao cho nhà chức trách Rumani và những người này có thể sẽ bị truy tố bởi một cơ quan của chính phủ đặc trách điều tra về những tội ác thời Cộng sản.
- Lãnh đạo đối lập Sam Rainsy trở về Cam Bốt (RFI) - Một ngày sau khi được quốc vương Sihamoni ân xá, lãnh đạo phe đối lập Cam Bốt, Sam Rainsy thông báo sẽ về nước ngày 19/07/2013. Như vậy, đối thủ hàng đầu của thủ tướng Hun Sen sẽ có mặt tại chỗ để tham dự bầu cử Quốc hội vào cuối tháng này.
- Rủi ro tài chính : Pháp mất 3 chữ A của Fitch (RFI) - Sau Standard & Poor's và Moody's, đến lượt Fitch hạ điểm tín nhiệm đối với nước Pháp từ mức cao nhất là AAA, rơi xuống còn AA+. Tăng trưởng yếu kém, thất nghiệp gia tăng là những lý do khiến Pháp bị tuột hạng. Tuy nhiên viễn cảnh kinh tế của Pháp vẫn được coi là << ổn định >>.
- Tai nạn xe lửa gần Paris : 6 người chết, 30 người bị thương (RFI) - Ít nhất 6 người đã thiệt mạng hôm qua, 12/07/2013, khi chiếc xe lửa tuyến đường Paris-Limoges bị trật đường ray ở ga Brétigny-sur-Orge, ngoại ô phía Nam Paris. Đây là tai nạn xe lửa nghiêm trọng nhất tại Pháp từ 25 năm nay. Theo điều tra sơ bộ của Công ty đường sắt quốc gia Pháp SNCF, dường như một mảnh kim loại trong bộ bẻ ghi đường sắt đã bị hỏng, cho nên đã khiến xe lửa trật đường ray.
- Tấn công bằng bom tại Iraq làm 38 người thiệt mạng (VOA) - Một tay đánh bom tự sát tự kích nổ trong một quán cà phê tại thành phố Kirkuk, miền bắc Iraq vào đêm thứ Sáu làm 38 người thiệt mạng và 26 người khác bị thương
- 7 binh sĩ gìn giữ hòa bình bị giết tại Darfur, Sudan (VOA) - 7 binh sĩ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc bị giết hôm thứ Bảy tại vùng xáo trộn Darfur của Sudan khi những tay súng phục kích nhóm này, ít nhất 17 binh sĩ khác bị thương
- 23 người bị thương trong lễ hội bò tót tại Tây Ban Nha (VOA) - Con số những người tham dự lễ hội tại Pamplona có khuynh hướng tăng lên vào những ngày cuối tuần, làm gia tăng nguy cơ bị thương và dẫm đạp lên nhau
- Đảng đối lập Bhutan giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội (VOA) - Đảng Dân chủ Nhân dân đối lập tại Bhutan dường như giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày thứ Bảy, với ít nhất 31 ghế trong số 47 ghế
- Điều tra viên Anh: Máy bay Boeing Dreamliner bị cháy không phải do pin (VOA) - Các nhà điều tra Anh nói không có bằng chứng là pin bị hỏng gây nên vụ cháy trên máy bay Boeing Dreamliner tại phi trường Heathrow ở London
- Tòa án Guinea kết án chung thân 2 người về tội mưu sát tổng thống (VOA) - Một tòa án tại Guinea kết án chung thân 2 người về tội mưu sát Tổng thống Alpha Conde cách đây 2 năm. Vụ tấn công xảy ra chỉ 7 tháng sau khi ông Conde nhậm chức
- Đường rầy có vấn đề có thể là nguyên nhân gây nên tai nạn xe lửa ở Pháp (VOA) - Việc xe lửa trật đường rầy và đâm vào 1 nhà ga phía nam Paris gây chết người có thể là do một chỗ nối tách ra khỏi đường rầy khiến cho bánh xe lửa không qua được
- Xe tải gây tai nạn gần Moscow, 18 người thiệt mạng (VOA) - Một xe tải lớn chở mảnh vụn bê tông và nhựa đường tông vào 1 xe buýt hành khách gần Moscow làm đứt đôi xe buýt này, 18 người chết, khoảng 24 người bị thương
- Nga: Snowden chưa đệ đơn xin tị nạn chính trị (VOA) - Hoa Kỳ chỉ trích Nga về việc cho phép ông Snowden gặp gỡ các nhân vật tranh đấu nhân quyền.
- Andy Murray xóa hình ảnh ‘nước tòan thua tennis’ cho Anh quốc (VOA) - Tay vợt 26 tuổi người Scotland đã tạo niềm hưng phấn cho nước Anh vào một thời điểm cần thiết khi mà số người chơi môn này đang giảm sút đến mức đáng lo ngại.
- Xe tải đụng xe khách ở Nga, 14 người chết (VOA) - Xe khách bị đứt đôi sau khi bị tông và cảnh sát ở hiện trường đang ra sức dọn sạch những mảnh vỡ trên đường.
- Những người Ai Cập ủng hộ ông Morsi biểu tình ở Cairo (VOA) - Người biểu tình ở Cairo hô khẩu hiệu 'hãy nói thật' để đòi chính phủ lâm thời thừa nhận ông Morsi là vị tổng thống hợp pháp được bầu chọn dân chủ.
- TT Obama hối thúc quốc hội thông qua luật cải tổ di trú (VOA) - TNS Mike Enzi hô hào hoãn thực hiện những biện pháp cải cách y tế “Obamacare” mà ông nói sẽ sụp đổ dưới chính sức nặng của nó.
- Người thứ ba chết trong tai nạn máy bay ở San Francisco (VOA) - Các giới chức bệnh viện nói rằng nạn nhân là một em bé bị thương nặng trong tai nạn hôm thứ bảy tuần trước.
- Nổ bom tự sát ở Iraq giết chết 30 người (VOA) - Một người đàn ông cao lớn bước vào một quán cà phê và kích nổ quả bom sau khi hô to “Thượng đế vĩ đại.”
- Bão Soulik ở Đài Loan, 1 người chết, hơn 20 người bị thương (VOA) - Các nhà dự báo thời tiết nói rằng cơn bão sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới Đài Loan trong suốt ngày thứ bảy, tuy tâm bão đã băng qua đảo này.
- Xe lửa trật đường rầy gần Paris, 6 người chết (VOA) - Người lái tàu nhanh chóng thông báo vụ trật đường rầy và nhờ đó đã ngăn chận được một vụ đụng nhau với một xe lửa khác, có thể xảy ra trong vòng vài giây.
- Thành phố ở TQ hủy dự án cơ sở hạt nhân do dân chúng phản đối (VOA) - Thị trưởng Ngũ Vũ Hùng nói rằng chính quyền Hạt Sơn tôn trọng ý kiến công chúng và sẽ không đệ đơn xin phê duyệt dự án.
- Mỹ tố cáo Nga cho ông Snowden 'diễn đàn để tuyên truyền' (VOA) - Bolivia, Nicaragua, Venezuela đề nghị cho ông Snowden tị nạn, nhưng ông chưa thể đi đâu được vì Mỹ đã vô hiệu hóa hộ chiếu của ông.
- Biểu tình buộc chính quyền TQ bỏ dự án (BBC) - Trung Quốc bỏ kế hoạch xây nhà máy chế biến uranium chỉ 24 giờ sau khi có hàng trăm người dân xuống đường phản đối dự án.
- Xử bồi thường cựu binh Hàn cuộc chiến VN (BBC) - Tòa tối cao Nam Hàn phán quyết hai công ty Mỹ phải bồi thường cựu chiến binh cuộc chiến Việt Nam bị ảnh hưởng tác nhân cam.
- Bão Soulik tàn phá Đài Loan (BBC) - Cơn bão Soulik mang theo gió mạnh và mưa lũ khi đổ bộ vào Đài Loan khiến một người chết và nhiều người bị thương.
- Mỹ kêu gọi trả tự do cho ông Morsi (BBC) - Hoa Kỳ kêu gọi quân đội Ai Cập trả tự do cho tổng thống vừa bị lật đổ, ông Mohamed Morsi, trong lúc biểu tình vẫn tiếp diễn.
- Snowden 'muốn tị nạn ở Nga' (BBC) - Người tiết lộ tin tình báo Mỹ, Edward Snowden, nói muốn xin tị nạn ở Nga, trong lúc chính phủ Nga xác nhận có thể ủng hộ việc này.
- Biểu tình phản đối xây nhà máy ở TQ (BBC) - Hàng trăm người biểu tình phản đối xây nhà máy chế biến uranium ở Quảng Đông, trong khi Việt Nam cũng có lo ngại.
- Hun Sen xin ân xá cho đối thủ (BBC) - Quốc vương Campuchia ân xá cho lãnh đạo đối lập sống lưu vong Sam Rainsy sau thư xin của Thủ tướng Hun Sen.
- Bị tù vì đưa người Việt vào Estonia (BBC) - Tòa án ở Estonia kết án tù với tám người vì tội đưa lậu công dân Việt Nam từ Nga vào Estonia.
- Thái Lan bắt xe chở mèo lậu (BBC) - Cảnh sát Thái Lan bắt một chiếc xe chở 90 con mèo, nghi là trên đường bán sang Việt Nam để làm thịt.
- 5 người chết trong vụ tù trốn trại ở Indo (BBC) - Ít nhất 5 người thiệt mạng trong vụ 150 tù nhân trốn chạy khỏi nhà tù trên đảo Sumatra của Indonesia.
- Khởi tố 5 người trong vụ Z30A (BBC) - Năm tù nhân bị khởi tố về hành vi chống người thi hành công vụ sau vụ nổi dậy ở trại giam Xuân Lộc (Z30A).
- Đền cổ tại nơi Đức Phật ra đời (BBC) - Về dấu tích ngôi đền cổ hơn tại khu đền đã là điểm hành hương đánh dấu nơi Đức Phật ra đời ở Lumbini, Nam Nepal.
- VN sẽ 'tăng trưởng chậm, lạm phát cao' (BBC) - World Bank nhận định kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng chậm và lạm phát cuối năm sẽ cao hơn nhiều so với dự đoán của chính phủ.
- Nguyên thủ Mỹ-Việt sẽ bàn về nhân quyền (BBC) - Tổng thống Obama sẽ tiếp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang ngày 25/7 tại Nhà Trắng để thảo luận nhiều chủ đề, đặc biệt là nhân quyền.
- Tại sao chính quyền ưa bắt luật sư? (BBC) - Trước thềm chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch VN Trương Tấn Sang, LS Nguyễn Văn Đài nói về xu hướng chính quyền ưa bắt giữ giới luật sư.
- Việt-Mỹ: Nhân quyền vẫn nổi cộm (BBC) - Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói nhân quyền vẫn là điểm quan trọng trong quan hệ Việt-Mỹ và chưa bị kinh tế và quốc phòng làm lu mờ.
- Luật sư nhà Đoàn Văn Vươn vẫn chờ tòa (BBC) - Em dâu ông Đoàn Văn Vươn nói tòa phúc thẩm chưa cấp giấy để các luật sư vào tiếp xúc với hai bị cáo dù đã định ra ngày xử 29/7.
- 'Mỹ muốn có quan hệ chiến lược với VN' (BBC) - Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói ông được biết Tổng thống Hoa Kỳ đã 'đề nghị Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược'.
- Từ đối tác đến đồng minh (BBC) - Phải chăng việc hoãn xử luật sư Lê Quốc Quân chứng tỏ Việt Nam chiều ý Hoa Kỳ để hy vọng nâng quan hệ lên cao hơn?
- Luật sư chưa được gặp Đoàn Văn Vươn (BBC) - Em dâu ông Đoàn Văn Vươn nói tòa phúc thẩm chưa cấp giấy để các luật sư vào tiếp xúc với hai bị cáo dù đã định ngày xử 29/7.
- Chơi nhạc Việt nhân Hè về ở London (BBC) - Thăm một buổi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Việt mùa hè này ở Đông London.
- Mỹ muốn đóng quân ở Philippines lâu hơn (BaoMoi) - Báo New York Times (Mỹ) ngày 12-7 (giờ địa phương) đưa tin Mỹ đang đàm phán với Philippines về thỏa thuận cho phép Mỹ tăng cường đưa thiết bị quân sự và binh sĩ đến đồn trú tại các căn cứ quân sự ở Philippines trong thời gian dài hơn.
- Tổng thống Mỹ cảnh báo Trung Quốc, Philippines hoan nghênh (BaoMoi) - Hôm nay (13/7), Philippines hoan nghênh việc Tổng thống Mỹ Barack Obama khuyến cáo Trung Quốc không được có những hành động dọa dẫm, bắt nạt các nước trong khu vực ở biển Đông.
- Biển Đông: Mỹ ‘đe’ Trung Quốc, Philippines ‘được lời như cởi tấm lòng’ (BaoMoi) - (Soha.vn) - Chính phủ Philippines công khai hoan nghênh việc Tổng thống Mỹ cảnh cáo Trung Quốc không được hăm dọa và sử dụng vũ lực để chèn ép các nước láng giềng trên Biển Đông.
- 7 “Mắt thần Tổ quốc” trên quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông Việt Nam (BaoMoi) - Khi nói đến Trường Sa nhiều người thường nghĩ đến hình ảnh những người lính hải quân hay những ngư dân đang sinh sống trên các đảo, mà ít người biết rằng các đơn vị Phòng không, Không quân đang ngày đêm canh giữ bầu trời Trường Sa, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
- Obama cảnh cáo Trung Quốc, Philippines hoan hỉ (BaoMoi) - Chính phủ Philippines hôm nay (13/7) đã lên tiếng hoan nghênh một phát biểu của Tổng thống Mỹ Barrack Obama trong đó cảnh cáo Trung Quốc không được dùng vũ lực để giải quyết các cuộc tranh chấp hàng hải ở Biển Đông.
- Tuyên bố của Obama cảnh báo Trung Quốc ở Biển Đông là "phù hợp" (BaoMoi) - (GDVN) - Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo Trung Quốc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ với láng giềng là "phù hợp" với quan điểm của chính phủ Philippines.
- Hợp tác Việt Nam-Ấn Độ tại biển Đông tiếp tục phát triển (BaoMoi) - Mặc dù Trung Quốc phản đối, nhưng hợp tác Việt - Ấn về thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông vẫn phát triển và được củng cố mạnh mẽ qua các cuộc họp gần đây.
- Những ngôi chùa Việt hướng ra biển Đông (BaoMoi) - Nằm bên biển Đông thiêng liêng, vị thế của các ngôi chùa như uy nghi hơn, vẻ đẹp dường như được tôn lên giữa khung cảnh biển trời hùng vĩ…
- Biển Đông: Đến lượt Trung Quốc 'nhắc nhở' Mỹ (BaoMoi) - (Petrotimes) – Trung Quốc mong Mỹ tôn trọng và thực hiện cam kết không đứng về bên nào trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
- Asia News: Trung Quốc cố tình ngăn cản hợp tác Việt - Ấn tại Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Trung Quốc chưa bao giờ che giấu sự phản đối (vô lý, phi pháp) của mình với các dự án thăm dò của Ấn Độ trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
- Biển Đông: Trung Quốc nhắc nhở Mỹ "hứa thì phải giữ lời" (BaoMoi) - Ngay sau khi Tổng thống Mỹ cảnh cáo Trung Quốc không được hăm dọa, chèn ép ở Biển Đông, phía Trung Quốc lên tiếng đòi Mỹ "giữ lời hứa".
- TQ yêu cầu Mỹ “kiềm chế” chuyện Biển Đông (BaoMoi) - Bắc Kinh đã yêu cầu Mỹ tuân thủ đúng lời hứa kiềm chế không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
- Trung Quốc yêu cầu Mỹ giữ trung lập trong tranh chấp biển Đông. (BaoMoi) - Sau khi Tổng thống Mỹ trực tiếp khuyến cáo Trung quốc không được đe dọa, ép buộc các nước khác trong tranh chấp chủ quyền ở biển Đông và Hoa Đông, ngày hôm qua (12/7), Trung Quốc đáp trả bằng kêu gọi Mỹ giữ lời hứa không đứng về bên nào trong tranh chấp.
- Hơn 4.000 VĐV dự tranh cự li 5km giải Marathon quốc tế Đà Nẵng 2013 (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - ĐÀ NẴNG - Chiều 12-7, Sở VH-TT&DL TP Đà Nẵng chủ trì buổi họp bàn với các đơn vị liên quan về kế hoạch tổ chức giải Marathon quốc tế Đà Nẵng năm 2013. Lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, với quy mô lớn, giải thu hút đông đảo các VĐV chuyên nghiệp trong và ngoài nước, du khách và nhân dân thành phố hưởng ứng tham dự. Dự kiến giải sẽ khai mạc vào ngày 1-9 tại công viên biển Đông - Q. Sơn Trà. Do yêu cầu về chuyên môn không cao, dự kiến UBND TP Đà Nẵng sẽ huy động 4.300 VĐV phong trào thuộc 18 đơn vị tham gia thi đấu cự li 5km theo lộ trình: Công viên Biển Đông - đường Phạm Văn Đồng - đường Hoàng Sa - Công viên Biển Đông. Ngoài cự li phong trào, giải còn thu hút hơn 200 VĐV điền kinh chuyên nghiệp trên toàn thế giới đến Đà Nẵng tham gia thi đấu.
- TQ "phản pháo" Mỹ về tranh chấp Biển Đông (BaoMoi) - Sau khi bị Mỹ cảnh báo không được sử dụng vũ lực ở Biển Đông, Trung Quốc đã lên tiếng đòi Mỹ đứng trung lập trong tranh chấp lãnh thổ ở khu vực này.
- Đài Loan phát hiện nhiều núi lửa dưới đáy Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) - Các nhà nghiên cứu của Đài Loan đã xác định được 8 núi lửa dưới đáy biển trong vòng bán kính 10km quanh khu vực bãi cạn Scarborough ở Biển Đông.
- Chán đàm phán biển Đông, Philippines quyết đưa Trung Quốc ra tòa. (BaoMoi) - Ông Albert del Rosario cho biết Philippines đã nỗ lực một cách hòa bình để cùng với Trung Quốc giải quyết tranh chấp, nhưng đã không thành công, nên Philippines buộc phải kiện Trung Quốc ra trọng tài Tòa án quốc tế và thủ tục trong vụ kiện đã được bắt đầu.
- Biển Đông: Phát hiện nhiều núi lửa trong khu vực tranh chấp Trung Quốc - Philippines (BaoMoi) - (Soha.vn) - Một nhóm nghiên cứu đại dương, bao gồm các học giả hàng đầu Đài Loan đã xác định 8 núi lửa trong bán kính 10km quanh bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham mà Trung Quốc và Philippines đang tranh chấp.
- Các đảo do Đài Loan chiếm đóng trái phép ở QĐ Trường Sa (BaoMoi) - Xin gửi đến Quý độc giả loạt bài viết Danh sách thực thể bị chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, liệt kê danh sách các thực thể địa lí theo sự chiếm đóng của từng quốc gia, xếp đồng thời theo thứ tự bảng chữ cái và theo bản chất địa lí. Vì danh sách này chỉ dựa theo các nguồn có thể kiểm chứng được nên trong thực tế, có thể các quốc gia chiếm đóng hoặc khống chế nhiều hơn hoặc ít hơn. Brunei là quốc gia duy nhất chưa chiếm thực thể địa lí nào.
- Trung Quốc lên án Ngoại trưởng Philippines (BaoMoi) - (TNO) Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cáo buộc Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói dối khi ông nói với một hội nghị ở Bỉ rằng Manila đã cố thử mọi cách tiếp cận chính trị và ngoại giao hòa bình để giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông.
- Trung Quốc “phản pháo” Philippines (BaoMoi) - Sau lời cáo buộc Trung Quốc đang có ý đồ biến Biển Đông thành ao nhà của Ngoại trưởng Philippines tại Bỉ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 12/6 đã có động thái đáp trả khi lớn tiếng cho rằng Manila đã “bêu xấu” Bắc Kinh trên trường quốc tế.
- Khám phá những nét riêng nhất của Vũng Tàu (BaoMoi) - Không cổ kính như Hội An, cũng không lặng lẽ như Đà Lạt, Bà Rịa – Vũng Tàu là một quần thể thiên nhiên hài hòa, sơn thủy hữu tình, xa xa phía biển Đông có Côn Đảo hoang sơ.
- Việt Nam - Ấn Độ tăng cường hợp tác quốc phòng (BaoMoi) - Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Salman Khurshid, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã thăm chính thức Ấn Độ từ ngày 10 đến 12-7.
- Đến lượt Trung Quốc "phản đòn" Mỹ về Biển Đông (BaoMoi) - Trung Quốc hôm qua (12/7) đã lên tiếng cảnh báo Mỹ hãy thực hiện cam kết kiềm chế, không đứng về bất kỳ bên nào có liên quan đến các cuộc tranh chấp chủ quyền nóng bỏng ở Biển Đông hiện nay. Lời cảnh báo này được đưa ra đúng một ngày sau khi Tổng thống Barack Obama vừa cảnh cáo Trung Quốc không được dùng vũ lực hay dọa dẫm, bắt nạt các nước láng giềng ở Biển Đông.
- Trung Quốc nên từ bỏ sự hù dọa láng giềng (BaoMoi) - Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 11/7 cảnh báo Trung Quốc không được dùng vũ lực hoặc đe dọa trong các cuộc tranh chấp trên biển với các nước láng giềng, đồng thời thúc giục một giải pháp hòa bình cho vấn đề này.
- Hoa Xuân Oánh mượn cớ phản đối Obama, bịa đặt về "lời hứa" ở Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Hoa Xuân Oánh nói Bắc Kinh hy vọng rằng các quốc gia có liên quan "giữ lời hứa của họ và xử lý đúng đắn các tranh chấp (ở Biển Đông) thông qua đàm phán song phương với Trung Quốc"?!
- Tổng thống Mỹ cảnh báo Trung Quốc không dùng vũ lực trên biển (BaoMoi) - Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 11/7 cảnh báo Trung Quốc về việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa trong các tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng, đồng thời thúc giục một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp.
- Trung Quốc và những vấn đề nóng ở Biển Đông (BaoMoi) - Trung Quốc vẫn đang là trung tâm gây ra những vấn đề nóng của Biển Đông ở thời điểm này, cùng điểm lại những thông tin quan trọng về vấn đề này
- Khẳng định chủ quyền biển đảo: 'Cần tuyên truyền cho người dân thức tỉnh' (BaoMoi) - (Soha.vn) - Để khẳng định chủ quyền biển đảo, thời gian qua, chúng ta đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân và cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác này chưa được như mong muốn. Chúng ta cần phải tuyên truyền cho người dân không chỉ thức mà còn phải tỉnh nữa”, Tiến sĩ Trần Công Trục – nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông khẳng định.
- Bộ đôi sát thủ uy hiếp tàu ngầm Trung Quốc ở biển Đông (BaoMoi) - (Soha.vn) - Hai loại ngư lôi White Shark và Black Shark trang bị trên tàu ngầm Scorpene của Hải quân Hoàng gia Malaysia và tàu ngầm Type 209/1300, Chang Bogo của Hải quân Indonesia được đánh giá là mối đe dọa lớn với tàu ngầm Trung Quốc ở biển Đông.
Từ thoái đảng đến bỏ đảng
Trên thực tế, đã có nhiều nguyên nhân khiến một bộ phận không nhỏ các
đảng viên của đảng CSVN đã từ bỏ đảng dưới hình thức âm thầm hoặc công
khai. Sự thật của vấn đề này ở Việt nam đang diễn ra thế nào thế nào?
Cùng với thời gian, tư tưởng của rất nhiều đảng viên Cộng sản cũng dần thay đổi, từ nhận thức bằng cảm tính sang nhận thức bằng lí trí. Nhưng một phần lớn là họ chịu tác động của quá trình chuyển biến của đảng CSVN. Đó là đảng CSVN từ chủ trương vì dân, vì nước trước kia sang chủ trương bằng mọi giá chỉ vì duy trì sự tồn tại của đảng hiện nay.
Ông Nguyễn Hồng Bích từng là một cựu chiến binh, đảng viên đảng CSVN nhưng đã bỏ đảng một cách âm thầm năm 1992 cho biết:
“Tôi là Nguyễn Hồng Bích, đi bộ đội ngày 4 tháng 3 năm1983, thuộc trung đoàn 612 Bộ Tư lệnh Thông tin – Liên lạc. Tôi tham gia vào đảng năm 1986 , trải qua một thời gian thì tôi biết rằng thực sự tôi không thích. Đến lúc tôi chuyển ngành, năm 1992 thì tôi rút. Tức là tôi là đảng viên đảng Cộng sản, nhưng khi tôi chuyển ngành về thì chế độ đảng tôi không lấy. Tôi về bằng các hồ sơ khác, nhưng đảng thì tôi không sinh hoạt.”
Ông Nguyễn Chí Đức một kỹ sư, đảng viên đảng CSVN từng công tác ở Bưu điện Hà nội, đã tự nguyện viết đơn xin ra đảng cho chúng tôi biết:
“Lý do bỏ đảng thì có nhiều như mưu sinh, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình v.v… và một lý do nữa là vấn đề về tư tưởng đã không còn tin vào chủ thuyết Cộng sản, chán ngán với hàng ngũ lãnh đạo cầm quyền. Hiện tượng bỏ đảng là không ít, nhưng chủ yếu là bỏ theo hình thức không công khai, mà phải nại một lý do gì cho hợp tình, hợp lý, đơn giản hơn là âm thầm không đi sinh hoạt nữa. Cũng có một số người dám viết đơn ra khỏi đảng vì lý do tư tưởng, nhưng để công khai lên mạng thì thực tế chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Một nghịch lý, tuy Đảng rất đông thành viên nhưng nó đã mất lý tưởng, đại đa số đảng viên đã xa rời Cương Lĩnh của Đảng do chính họ viết ra. Đảng viên vào đảng Cộng sản bây giờ là động cơ cá nhân để thăng quan tiến chức, có mác đảng viên để yên ổn làm ăn.”
Lễ khai mạc Đại hội lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội ngày 12 tháng 1 năm 2011. AFP PHOTO / HOANG DINH Nam.
Nhiều đảng viên trước đây nhận thức rằng "đảng CSVN là đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động" và họ đã từng nhiệt thành phấn đấu hết mình vì những khẩu hiệu đó. Nhưng quá trình tham gia sinh hoạt đảng và những thực tế của cuộc sống, đã làm cho họ thất vọng. Trong nội bộ đảng, tuy đảng viên số lượng đông, nhưng đảng viên trung thực và dám bảo vệ lẽ phải còn quá ít, phần lớn an phận, không dám đấu tranh. Người dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải, thì bị cô lập, bị quy chụp, trả thù.
Về vấn đề này, một đảng viên, cựu chiến binh ở Văn Giang, Hưng yên đã không dấu được bức xúc khi cho biết “Tôi từng tham gia 3 chiến dịch lớn, Mậu thân 68, năm 72, chiến dịch Buôn Mê thuột và tôi bị thương. Không dám nói xấu đảng, nhưng cảm thấy cái sinh hoạt (đảng) không đấu tranh mạnh dạn, bất công, cứ dung túng cho nhau, chán. Nói thật, tôi chỉ hỏi trong sạch đâu mà trong sạch? Trong sạch thì lấy đâu ai bỏ (đảng), kể cả lão thành cách mạng họ cũng bỏ. Nếu tôi có con vào đảng, bây giờ bắt tôi bán ruộng, thì tôi chỉ hỏi “Vào đảng, đảng có bắt chúng tôi bán ruộng, mà bán cho tư nhân đấy?”
“Chỗ làm việc của tôi gần Ủy ban Nhân dân thành phố Hà nội, tôi thường hay thấy dân oan ở lân cận đấy. Hình ảnh này đập vào mắt mình, hết năm này qua năm khác, tôi không hiểu sao trong khi chủ thuyết Cộng sản tôn vinh giai cấp nông dân, công nhân là hạt nhân nòng cốt mà thấy dân oan la liệt như thế là mình cũng phải suy tư. Từ những tệ nạn tiêu cực đây đó và nhất là nhìn vào hàng ngũ lãnh đạo Đảng, tôi cảm thấy động lực của họ không phải vì quyền lợi của người lao động mà vì quyền lợi cá nhân trước hết. Tất cả những điều mắt thấy, tai nghe này khiến tôi càng chán đảng Cộng sản thêm.”
Về việc này, ông Nguyễn Duy Ninh một cựu chiến binh ở xã Nam Sơn , huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, vào đảng năm 1972, đến năm 1992 cũng bỏ sinh hoạt đảng cho biết:
"Dân chủ là người dân làm chủ chiếu theo cái Hiến Pháp và Pháp Luật. Đúng như thế chứ không phải Hiến Pháp làm thế này mà bên kia cái thực hiện lại làm cách khác. Người ta dùng mọi cái biện pháp này, cái gọi là biện pháp thực chất là thủ đoạn. Ép người ta chỗ này, ép người ta chỗ kia thì buộc người ta phải là theo nhưng thế không thể được".
Với những đảng viên đảng CSVN chân chính, khi ra nhập đảng CSVN họ mang trong mình những hoài bão và lý tưởng tốt đẹp với mục đích cống hiến sức lực của mình cho dân tộc và đất nước. Nhưng thực tế đã cho họ thấy, đảng CSVN đã và đang phản bội chính bản thân mình và phản bội các đồng chí của họ. Vì vậy, bây giờ từ bỏ đảng CSVN, chính là cách để mỗi người tự làm trong sạch mình, để người dân có thể tôn trọng nhân cách của bản thân họ, một khi nếu họ còn là người tốt.
Không phải tự nhiên mà hiện nay, chuyện người dân trên cả nước luôn nhìn đảng CSVN nói chung và các đảng viên Cộng sản nói riêng với cái nhìn không mấy thiện cảm. Với bằng chứng, chúng ta luôn nghe thấy người dân nói ra điều cay đắng rằng “Thằng ấy tuy nó là đảng viên, nhưng mà nó tốt”, đây là hiện tượng phổ biến. Điều đó là một điều sỉ nhục đối với những con người có nhân cách và lòng tự trọng.
Anh Vũ, thông tín viên RFA
2013-07-13
Không còn vì dân, vì nước?
Ở Việt nam, việc đảng viên đảng CSVN bỏ sinh hoạt đảng và dẫn tới bỏ đảng đang là một hiện tượng xã hội có xu hướng phổ biến đáng quan tâm. Những người từ bỏ đảng CSVN đều có một tâm tư chung, đó là kể từ lúc tự nguyện đứng vào hàng ngũ đảng Cộng sản, đến khi tự rút ra khỏi đảng là một quá trình chuyển biến nhận thức.Cùng với thời gian, tư tưởng của rất nhiều đảng viên Cộng sản cũng dần thay đổi, từ nhận thức bằng cảm tính sang nhận thức bằng lí trí. Nhưng một phần lớn là họ chịu tác động của quá trình chuyển biến của đảng CSVN. Đó là đảng CSVN từ chủ trương vì dân, vì nước trước kia sang chủ trương bằng mọi giá chỉ vì duy trì sự tồn tại của đảng hiện nay.
Ông Nguyễn Hồng Bích từng là một cựu chiến binh, đảng viên đảng CSVN nhưng đã bỏ đảng một cách âm thầm năm 1992 cho biết:
“Tôi là Nguyễn Hồng Bích, đi bộ đội ngày 4 tháng 3 năm1983, thuộc trung đoàn 612 Bộ Tư lệnh Thông tin – Liên lạc. Tôi tham gia vào đảng năm 1986 , trải qua một thời gian thì tôi biết rằng thực sự tôi không thích. Đến lúc tôi chuyển ngành, năm 1992 thì tôi rút. Tức là tôi là đảng viên đảng Cộng sản, nhưng khi tôi chuyển ngành về thì chế độ đảng tôi không lấy. Tôi về bằng các hồ sơ khác, nhưng đảng thì tôi không sinh hoạt.”
Hiện tượng bỏ đảng là không ít, nhưng chủ yếu là bỏ theo hình thức không công khai, mà phải nại một lý do gì cho hợp tình, hợp lý, đơn giản hơn là âm thầm không đi sinh hoạt nữa.Lý do bỏ đảng thì có nhiều, có thể khác nhau nhưng tựu chung là không ngoài vấn đề về tư tưởng của mỗi đảng viên. Phần lớn đảng viên bây giờ đã không còn tin vào chủ thuyết Cộng sản và chán ngán hàng ngũ lãnh đạo cầm quyền. Trước thực tế hiện nay, việc vào đảng bây giờ là động cơ cá nhân để thăng quan tiến chức, do vậy các đảng viên không có điều kiện để làm quan thì sinh ra chán đảng và bỏ đảng một cách âm thầm. Cũng có một số người dũng cảm thì họ dám viết đơn ra khỏi đảng công khai và nói rõ với lý do tư tưởng.
-Nguyễn Chí Đức
Ông Nguyễn Chí Đức một kỹ sư, đảng viên đảng CSVN từng công tác ở Bưu điện Hà nội, đã tự nguyện viết đơn xin ra đảng cho chúng tôi biết:
“Lý do bỏ đảng thì có nhiều như mưu sinh, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình v.v… và một lý do nữa là vấn đề về tư tưởng đã không còn tin vào chủ thuyết Cộng sản, chán ngán với hàng ngũ lãnh đạo cầm quyền. Hiện tượng bỏ đảng là không ít, nhưng chủ yếu là bỏ theo hình thức không công khai, mà phải nại một lý do gì cho hợp tình, hợp lý, đơn giản hơn là âm thầm không đi sinh hoạt nữa. Cũng có một số người dám viết đơn ra khỏi đảng vì lý do tư tưởng, nhưng để công khai lên mạng thì thực tế chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Một nghịch lý, tuy Đảng rất đông thành viên nhưng nó đã mất lý tưởng, đại đa số đảng viên đã xa rời Cương Lĩnh của Đảng do chính họ viết ra. Đảng viên vào đảng Cộng sản bây giờ là động cơ cá nhân để thăng quan tiến chức, có mác đảng viên để yên ổn làm ăn.”
Lễ khai mạc Đại hội lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội ngày 12 tháng 1 năm 2011. AFP PHOTO / HOANG DINH Nam.
Nhiều đảng viên trước đây nhận thức rằng "đảng CSVN là đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động" và họ đã từng nhiệt thành phấn đấu hết mình vì những khẩu hiệu đó. Nhưng quá trình tham gia sinh hoạt đảng và những thực tế của cuộc sống, đã làm cho họ thất vọng. Trong nội bộ đảng, tuy đảng viên số lượng đông, nhưng đảng viên trung thực và dám bảo vệ lẽ phải còn quá ít, phần lớn an phận, không dám đấu tranh. Người dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải, thì bị cô lập, bị quy chụp, trả thù.
Về vấn đề này, một đảng viên, cựu chiến binh ở Văn Giang, Hưng yên đã không dấu được bức xúc khi cho biết “Tôi từng tham gia 3 chiến dịch lớn, Mậu thân 68, năm 72, chiến dịch Buôn Mê thuột và tôi bị thương. Không dám nói xấu đảng, nhưng cảm thấy cái sinh hoạt (đảng) không đấu tranh mạnh dạn, bất công, cứ dung túng cho nhau, chán. Nói thật, tôi chỉ hỏi trong sạch đâu mà trong sạch? Trong sạch thì lấy đâu ai bỏ (đảng), kể cả lão thành cách mạng họ cũng bỏ. Nếu tôi có con vào đảng, bây giờ bắt tôi bán ruộng, thì tôi chỉ hỏi “Vào đảng, đảng có bắt chúng tôi bán ruộng, mà bán cho tư nhân đấy?”
Giữ quyền lực bằng mọi giá
Không chỉ thế, mà những đảng viên bỏ đảng vì họ đã nhận thấy động lực của hàng ngũ lãnh đạo đảng CSVN đã không phải vì quyền lợi của nhân dân, mà vì quyền lợi cá nhân của họ là trên hết và nhân dân chỉ là đối tượng để đảng lợi dụng. Như ông Nguyễn Chí Đức cho biết:“Chỗ làm việc của tôi gần Ủy ban Nhân dân thành phố Hà nội, tôi thường hay thấy dân oan ở lân cận đấy. Hình ảnh này đập vào mắt mình, hết năm này qua năm khác, tôi không hiểu sao trong khi chủ thuyết Cộng sản tôn vinh giai cấp nông dân, công nhân là hạt nhân nòng cốt mà thấy dân oan la liệt như thế là mình cũng phải suy tư. Từ những tệ nạn tiêu cực đây đó và nhất là nhìn vào hàng ngũ lãnh đạo Đảng, tôi cảm thấy động lực của họ không phải vì quyền lợi của người lao động mà vì quyền lợi cá nhân trước hết. Tất cả những điều mắt thấy, tai nghe này khiến tôi càng chán đảng Cộng sản thêm.”
Lý do bỏ đảng thì có nhiều như mưu sinh, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình… và một lý do nữa là vấn đề về tư tưởng đã không còn tin vào chủ thuyết Cộng sản.Cho dù đảng CSVN có tới gần bốn triệu đảng viên, song hầu hết các đảng viên của họ đã đánh mất lý tưởng và đại đa số đảng viên đã xa rời cương lĩnh, tôn chỉ của đảng. Và từ trước đến nay, đảng CSVN muốn dùng mọi cách để duy trì độc tài và giữ quyền lực bằng mọi giá. Việc đó đã dẫn tới tình trạng mất dân chủ, không chỉ trong xã hội, mà kể cả trong đảng.
-Nguyễn Chí Đức
Về việc này, ông Nguyễn Duy Ninh một cựu chiến binh ở xã Nam Sơn , huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, vào đảng năm 1972, đến năm 1992 cũng bỏ sinh hoạt đảng cho biết:
"Dân chủ là người dân làm chủ chiếu theo cái Hiến Pháp và Pháp Luật. Đúng như thế chứ không phải Hiến Pháp làm thế này mà bên kia cái thực hiện lại làm cách khác. Người ta dùng mọi cái biện pháp này, cái gọi là biện pháp thực chất là thủ đoạn. Ép người ta chỗ này, ép người ta chỗ kia thì buộc người ta phải là theo nhưng thế không thể được".
Với những đảng viên đảng CSVN chân chính, khi ra nhập đảng CSVN họ mang trong mình những hoài bão và lý tưởng tốt đẹp với mục đích cống hiến sức lực của mình cho dân tộc và đất nước. Nhưng thực tế đã cho họ thấy, đảng CSVN đã và đang phản bội chính bản thân mình và phản bội các đồng chí của họ. Vì vậy, bây giờ từ bỏ đảng CSVN, chính là cách để mỗi người tự làm trong sạch mình, để người dân có thể tôn trọng nhân cách của bản thân họ, một khi nếu họ còn là người tốt.
Không phải tự nhiên mà hiện nay, chuyện người dân trên cả nước luôn nhìn đảng CSVN nói chung và các đảng viên Cộng sản nói riêng với cái nhìn không mấy thiện cảm. Với bằng chứng, chúng ta luôn nghe thấy người dân nói ra điều cay đắng rằng “Thằng ấy tuy nó là đảng viên, nhưng mà nó tốt”, đây là hiện tượng phổ biến. Điều đó là một điều sỉ nhục đối với những con người có nhân cách và lòng tự trọng.
Anh Vũ, thông tín viên RFA
2013-07-13
Nguyễn Văn Tuấn - Phải thoát Tàu
Những sự việc gần đây như ngư dân VN bị Tàu tấn công nhắc nhở chúng ta
rằng Tàu là cạm bẫy, là rủi ro. Các lãnh đạo VN, từ cấp thấp đến cấp
cao, đều than phiền rằng mối quan hệ giữa VN và và China có quá nhiều
cạm bẫy. Ấy thế mà các thế hệ lãnh đạo VN tiếp tục đưa VN vào quĩ đạo
của Tàu. Những dấu hiệu dồn dập trong thời gian gần đây cho thấy nhà cầm
quyền VN ngã về phía Tàu. Nói lịch sự như Alan Phan là "định hướng"
Tàu. Nhưng người dân bình thường ít chữ nghĩ hơn thì nói dễ hiểu hơn:
theo Tàu. Theo tức là chạy theo đuôi người ta. Theo Tàu là bắt chước và
chạy theo đuôi Tàu.
Trước hết là một thắc mắc nhỏ về chữ “Trung Quốc”. Hiểu theo nghĩa
thông thường Trung Quốc là “quốc gia trung tâm”. Nhưng nghĩa đằng sau
có lẽ là trung tâm của thế giới, là middle kingdom. Nhưng có lẽ VN là
nước duy nhất trên thế giới gọi China là “Trung Quốc”. Trước 1975, ở
miền Nam chẳng có danh từ Trung Quốc. Nhưng sau này tự nhiên chữ Trung
Quốc xuất hiện, và trở thành chính thức. Cách gọi đó cũng là một cách
thần phục chăng? Tôi nghĩ cách thích hợp nhất là gọi họ là China, hay
ngắn hơn là Tàu. Hai cách gọi này chẳng có ý xúc phạm họ và dứt khoát
chẳng có ý nghĩa thần phục họ.
Ngày nay, phải thừa nhận rằng VN rất giống Tàu. Hình như cái gì Tàu có
thì ta cũng có. Kinh tế thì rập khuôn theo Tàu, nhưng sau họ cả chục
năm. Tàu có nhóm lợi ích thì VN cũng có. Tàu có phong trào “thái tử đỏ”
thì VN cũng có nhưng qui mô nhỏ hơn. Tàu có tình trạng gian lận bằng
cấp và gian dối khoa học thì VN cũng y chang. Ngay cả tên tờ báo (như
Nhân Dân) mà cũng y chang như Tàu. Đồng phục quân đội cũng na ná giống
Tàu, rất khó phân biệt. Sự rập khuôn theo Tàu phải nói là đáng kinh
ngạc!
Càng kinh ngạc hơn về sự hiện diện của Tàu trên toàn nước VN. Hơn 90%
(?) những gói thầu xây cất là của người Tàu. Mỗi công trình, từ cầu
đường đến nhà máy,Tàu xây xong là một thảm hoạ cho VN. Báo chí VN đã
từng đưa tin người Tàu ồ ạt sang VN làm công nhân và ở lại. Tôi kinh
ngạc khi biết họ về tận các vùng sâu như U Minh (căn cứ cách mạng ngày
xưa) lấy vợ và ở luôn trong đó. Vùng Tây Nguyên người Tàu đã có mặt
trên 10 năm nay. Có những nơi thậm chí hình thành nhưng khu phố Tàu.
Mới đây ở Vịnh Hạ Long hàng quán Tàu cũng xuất hiện làm cho người ta
không biết đó là phố ở Tàu hay ở Việt Nam? Một điều trớ trêu là Việt
kiều về thăm VN thì bị kiểm tra gắt gao (thậm chí theo dõi), còn Tàu
vào VN thì … thoải mái. Tàu chẳng những vào VN mà còn định cư luôn ở
VN, nhưng hỏi chính quyền thì người này đùn đẩy cho người kia.
Ở VN các bậc tiền bối đã từng hô hào "thoát Á luận" hay "thoát Trung
luận". Người dân chẳng cần dấu diếm gì để gọi Tàu là kẻ thù của VN.
Chẳng những là kẻ thù, mà quan trọng hơn là “kẻ thù truyền kiếp”. Đó là
cách hiểu của phần đông người Việt. Cho đến ngay nay, kẻ thù truyền
kiếp này vẫn xứng đáng với cách gọi đó, vì chúng còn đang gieo rắc đau
khổ cho người Việt. Do đó, không ngạc nhiên khi các bậc tiền bối thuyết
phục rằng cần phải thoát khỏi ảnh hưởng của Tàu thì VN mới cất cánh
được. Ấy thế mà ngày nay VN đang ngã theo quĩ đạo của Tàu.
Dĩ nhiên, ngoài mặt thì nhà cầm quyền chối rất hăng: chúng tôi chẳng
theo ai cả. Nhưng tín hiệu rò rỉ đây đó cho thấy không ít người đương
quyền theo Tàu, hay thậm chí thờ Tàu. Một ông đại tá phó giáo sư nhắc
nhở các hiệu trưởng đại học rằng Tàu và VN có cùng ông tổ: Mác Lê. Một
quan chức ngoại giao chuyên về đàm phán biên giới cho rằng việc Tàu cắt
cáp tàu thăm dò dầu khí của ta như là ông anh cả phạt nhẹ thằng em
nhỏ. Báo chí thì rất say sưa với những màn tuyên truyền về sức mạnh
quân sự của Tàu, về sự hiện đại của Tàu, như hàm ý nói theo Tàu là đúng
hướng. Đúng hướng hay không thì chưa biết, nhưng những viễn ảnh theo
Tàu đã được bác Alan Phan vẽ ra trước đây, và phải nói là rùng rợn. Nếu
theo Tàu mà không rùng rợn thì VN chắc cũng thê thảm.
Dân gian bây giờ truyền tụng câu "Theo Tàu thì mất nước, theo Tây thì
mất đảng." Tây ở đây là Mĩ. Trong thực tế thì chúng ta đã mất một phần
Thác Bản Giốc. Nghe đâu diện tích đất VN mất về Tàu tương đương diện
tích tỉnh Thái Bình. Dân thì đồn đại mà Nhà nước thì im lặng. Sự im
lặng của nhà cầm quyền càng tăng trọng lượng lời đồn mất đất. Còn mất
biển thì chúng ta đã và đang thấy. Còn đâu câu nói giữ từng tất đất của
tiền nhân. Còn đâu câu "hãy cùng nhau giữ nước". Rất khó “cùng nhau”
khi người trẻ xuống đường chống kẻ thù thì bị đi tù.
Nhưng từ xưa đến nay, từ Âu dang Á, chưa có nước nào theo Tàu mà phát
triển nổi. Tấm gương cụ thể nhất là VN. Trong và sau thời chiến theo Tàu
mà đến nay thì càng lúc càng tụt hạng. Trước đó, Tàu đừng đô hộ VN, và
chúng đã ăn cắp biết bao tài sản của VN. Chúng đã đốt sách của ta.
Những dĩ nhiên trong thời gian dài đô hộ đó hai nước cũng có giao thoa
văn hoá, tốt có, xấu có.
Ngược lại, hình như nước nào thoát khỏi vòng kiềm toả của Tàu, hay
thoát khỏi tư duy Á châu thì khá lên thấy rõ. Tôi có lần nói chuyện
với giới trí thức Nhật, và họ cho biết rằng Nhật vẫn xem Tàu là “đàn
anh”. Dù xem là đàn anh, nhưng Nhật rất khinh Tàu. Người Nhật cũng sớm
thoát ảnh hưởng của các tư tưởng Tàu, sẵn sàng du nhập tư tưởng phương
Tây từ rất lâu, và chúng ta đã thấy Nhật trở thành cường quốc như thế
nào. Một “kẻ thù” của Nhật là Hàn Quốc, nhưng khác với Tàu, người Nhật
có vẻ kính nể người Hàn. Hàn Quốc cũng vứt bỏ Tàu để làm bạn với Âu
Mĩ, và chúng ta thấy Hàn Quốc đang phát triển ngoạn mục.
Tàu dĩ nhiên từng có một nền văn minh sáng chói. Tàu cũng là một trong
những cái nôi văn hoá lớn. Nhưng đó là Tàu của ngàn năm trước, chứ Tàu
ngày nay thì chẳng có gì để chúng ta phải học. Dưới chế độ Mao, thay
vào những nét văn hoá tinh tuý nhất là tinh thần quốc gia chủ nghĩa hẹp
hòi, là vô văn hoá, là lưu manh. Các quan chức Tàu khi ra ngoài hành
xử như nhưng kẻ côn đồ thất học và vô văn hoá. Người Tàu ra ngoài cũng
thể hiện cái cốt lõi bần tiện và man di của họ. Do đó, người ngoài, kể
cả người Á châu, rất khinh Tàu.
Cá nhân tôi nghĩ VN cần phải thoát Tàu và ủng hộ những tư tưởng thoát
Tàu. Chúng ta có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Tàu là cạm
bẫy, là mực đen; Âu Mĩ là ánh sáng (cũng có góc tối, nhưng nói chung là
sáng hơn Tàu). Vậy thì lựa chọn đã quá rõ. Chẳng những thoát Tàu mà
còn thoát Á (như Nhật vậy). Thoát Tàu không có nghĩa là chúng ta không
chơi với họ. Thật ra tôi có nhiều bạn Tàu, học trò Tàu, nhưng chúng tôi
duy trì tình bạn, tình đồng nghiệp, chứ dứt khoát không học cách ứng
xử Tàu của họ. Ông bà mình có câu “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Nếu mỗi chúng ta nhận ra những cái gì của Tàu trong đầu mình và cách
làm của mình hàng ngày, và lọai bỏ chúng thì dần dần chúng ta sẽ có đủ
momentum để thoát Tàu. Để nhận ra những thói đó chỉ cần đọc cuốn “Người
Trung Quốc xấu xí” thì biết ngay.
Nguyễn Văn Tuấn
(FB Nguyễn Văn Tuấn)
Luật sư chưa được gặp Đoàn Văn Vươn
Ông Đoàn Văn Vươn đã bị án tù 5 năm trong phiên xử sơ thẩm hồi tháng Tư 2013
Người thân của ông Đoàn Văn Vươn nói tính đến chiều hôm 12/7, Tòa
phúc thẩm Tòa án Tối cao tại Hà Nội vẫn chưa cấp giấy để
các luật sư vào tiếp xúc với các thân nhân của bà, hiện đang
bị giam giữ.
Bà Phạm Thị Hiền (còn có tên là Báu), em dâu ông Vươn, cho biết bà đã được tống đạt quyết định xử phúc thẩm vụ 'Giết người và Chống người thi hành công vụ' vào ngày 29 và 30/7 tới đây.
Sáu bị cáo là các thành viên trong gia đình ông Vươn, gồm các ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ và các bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) và Phạm Thị Báu (vợ ông Quý).
Cũng liên quan tới quá trình cưỡng chế trái pháp luật đối với khu đầm nuôi trồng thủy sản của nhà ông Vươn hồi tháng Giêng 2012, một phiên xử phúc thẩm khác cũng được mở đối với vụ án Hủy hoại tài sản, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng vào ngày 1 và 2/8.
Trong vụ án này, năm bị cáo là các cựu quan chức địa phương cấp huyện và cấp xã.
Bà Phạm Thị Hiền: Ban đầu, chúng tôi mời ông Vũ Văn Luân, Thư ký Liên chi hội nuôi trồng thủy sản làm đại diện hợp pháp, bào chữa cho gia đình trong phiên tòa phúc thẩm.
Khi chúng tôi gửi đơn lên tòa phúc thẩm, tòa đã từ chối với lý do ông Luân không đủ điều kiện làm người bào chữa theo nội dung một nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao.
Tuy nhiên, sau đó chúng tôi đã nghiên cứu nội dung nghị quyết đó và thấy không hề có điều khoản nào nói ông Luân không đủ điều kiện làm người bào chữa.
Chúng tôi căn cứ vào điều 50 và điều 56 [Bộ luật Tố tụng Hình sự] về quyền của các bị can, bị cáo thì thấy mình hoàn toàn có quyền mời ông Luân. Do tòa phúc thẩm từ chối, chúng tôi đã làm đơn khiếu nại và trong vòng một tháng họ phải giải quyết khiếu nại đó.
Thế nhưng chúng tôi vừa gửi đơn khiếu nại đi thì tòa phúc thẩm đã tống đạt cho chúng tôi quyết định về ngày xử phúc thẩm sắp tới, ngày 29/7.
Sau đó, chúng tôi mời tiếp hai luật sư, là Luật sư Hà Huy Sơn và Luật sư Trần Vũ Hải. Nhưng sau khi mời, chúng tôi có nhận được giấy ủy quyền của anh Vươn, anh Quý từ trong trại gửi ra về vấn đề mời luật sư, trong đó các anh có liệt kê một số các luật sư từng tham dự phiên sơ thẩm.
Chúng tôi đã nghiên cứu và thấy ngoài những luật sư đã tham gia ở phiên tòa sơ thẩm, chúng tôi vẫn muốn mời thêm hai luật sư Hà Huy Sơn và Trần Vũ Hải.
Tuy nhiên, khi hai luật sư này lên tòa phúc thẩm làm thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa cho gia đình tôi, tòa đã không chấp nhận; tòa nói hai luật sư này không có tên trong danh sách các luật sư mà anh Vươn, anh Quý viết ra.
Theo chúng tôi, danh sách đó không quan trọng, bởi anh Vươn, anh Quý không biết một luật sư nào khác ngoài những người đã tham dự phiên sơ thẩm.
Hai anh liệt kê những người đó là điều bình thường, nhưng việc chúng tôi mong muốn mời thêm là điều luật pháp cho phép, và tòa cần lấy ý kiến của các anh ấy xem có đồng ý hai luật sư đó hay không, hoặc là hãy để các luật sư vào trực tiếp để thông báo việc được vợ các anh mời, các anh có đồng ý không. Như vậy mới đúng quy trình tố tụng.
Chúng tôi không phủ nhận điều này, nhưng so với đơn ủy quyền lần trước, khi trong giai đoạn điều tra anh Vươn có viết giấy ủy quyền nói "tôi chỉ đồng ý mời luật sư Hùng và không chấp nhận bất kỳ luật sư nào khác ngoài luật sư Hùng" và chúng tôi chấp nhận ngay, không làm gì hơn được khi anh ấy viết giấy ủy quyền như thế.
Lần này, các anh ấy không có câu nào nói "tôi chỉ mời các luật sư này mà không mời bất kỳ luật sư nào khác", cho nên chúng tôi yêu cầu tòa phải trích xuất cho chúng tôi gặp các anh ấy để bàn bạc và thống nhất vấn đề mời luật sư.
Tòa cũng phải có trách nhiệm vào thông báo cho các anh ấy biết. Nếu tòa từ chối, các luật sư đó sẽ không thể vào tiếp cận thân nhân của chúng tôi trong trại. Cho nên tòa phải có trách nhiệm vào trại hỏi ý kiến các anh ấy.
Hôm qua, chúng tôi đã lên tòa khiếu nại và nói rõ chúng tôi làm đúng pháp luật. Sau đó họ [tòa án] nói ngày mai sẽ cầm lá đơn của chúng tôi vào trại và sẽ thông báo cho chúng tôi biết là các anh ấy có đồng ý hay không, nếu có thì sẽ báo để chúng tôi tiếp tục làm thủ tục cho các luật sư bào chữa.
Nếu các anh ấy không đồng ý, chúng tôi sẽ tiếp tục làm thủ tục xin vào gặp để thuyết phục.
Nếu tòa không làm thủ tục cho chúng tôi vào gặp thì điều đó có nghĩa là tòa phúc thẩm đang cản trở việc chúng tôi mời luật sư, tước bỏ quyền lợi của chúng tôi.
Nếu các anh ấy đồng ý, ngày mai tất cả các luật sư sẽ cùng làm thủ tục bào chữa.
BBC Tiếng Việt:Tức là đến thời điểm này, chưa có luật sư nào nhận được giấy tờ để làm thủ tục bào chữa cho ông Vươn và ông Quý?
Bà Phạm Thị Hiền: Đúng vậy. Tòa phúc thẩm bảo chúng tôi sớm chốt danh sách luật sư để làm thủ tục, nhưng chúng tôi nói chúng tôi còn chờ đợi luật sư Hải và luật sư Sơn. Nếu tòa phúc thẩm gây khó khăn, không cấp giấy chứng nhận cho hai luật sư này, thì cả gia đình chúng tôi sẽ không mời được luật sư, và tòa phải chịu trách nhiệm về chuyện đó.
Nếu hai luật sư này không được phép bào chữa cho gia đình tôi, chúng tôi sẽ đề nghị hoãn phiên tòa, và chúng tôi sẽ thông báo tới báo chí trong và ngoài nước về việc tòa phúc thẩm cản trở gia đình tôi mời luật sư, tước bỏ quyền lợi của chúng tôi.
Năm quan chức địa phương đã bị xử trong phiên tòa sơ thẩm 'Hủy hoại tài sản, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng', cho hưởng án treo với mức từ 15 đến 24 tháng
BBC Tiếng Việt: Đó là thủ tục mời luật sư, vậy còn về vấn đề nội dung bào chữa, gia đình bà đã trao đổi với các luật sư về hướng trình bày nội dung kháng cáo chưa ạ?
Bà Phạm Thị Hiền: Quan điểm của chúng tôi là các hành vi của chúng tôi là phòng vệ chính đáng trong tình thế cấp thiết theo điều 15 và điều 16.
Trong tình thế cấp thiết, luật quy định là để bảo về lợi ích của tập thể, cá nhân thì người ta có thể gây ra thiệt hại nhỏ để ngăn ngừa thiệt hại lớn.
Chúng tôi chứng minh được là tất cả các chiến sỹ, cán bộ được cho là bị hại, bị thương đều đã rút đơn yêu cầu bồi thường. Điều đó chứng tỏ họ thấy những tổn hại của họ là rất nhỏ so với những mất mát của gia đình chúng tôi. Chúng tôi không chống lại khi đó tức là là chịu mất hàng trăm tỷ đồng.
BBC Tiếng Việt: Như vậy là gia đình bà giữ nguyên những trình bày, lập luận đã nêu trong phiên tòa sơ thẩm?
Bà Phạm Thị Hiền: Vâng, chúng tôi giữ nguyên chân lý đó, không thay đổi.
BBC Tiếng Việt: Còn trong vụ xử phúc thẩm thứ hai liên quan tới các quan chức địa phương được cho là có tham gia quá trình cưỡng chế, gia đình bà cũng có đơn kháng cáo phải không? Vậy nội dung gia đình bà kháng cáo trong vụ án này là gì?
Bà Phạm Thị Hiền: Chúng tôi kháng cáo về việc giá trị thật của tài sản bị hủy hoại, bị cướp, bị đốt đã không được làm rõ, chưa được điều tra.
Cho nên chúng tôi yêu cầu thứ nhất là bác bản án sơ thẩm, thứ hai là điều tra bổ sung, và thứ ba là vấn đề tội danh. Các tội phạm với tính chất nguy hiểm như vậy không thể xử án treo được. Tại sao "nguyên nhân" thì được xử án treo, còn "hậu quả" lại bị xử án tù? Chúng tôi không chấp nhận như vậy.
Thêm nữa, họ nói chỉ bồi thường cho chúng tôi về tổn thất các căn nhà với mức 295 triệu đồng, chúng tôi không đồng ý.
Họ nói phải tính khấu hao tuổi thọ các căn nhà. Nhưng quan điểm của chúng tôi là chúng tôi không mua bán, trao đổi gì với các ông đó. Họ tự đến đập phá thì họ không thể tính khấu hao vào nhà ở của chúng tôi.
(BBC)
Bà Phạm Thị Hiền (còn có tên là Báu), em dâu ông Vươn, cho biết bà đã được tống đạt quyết định xử phúc thẩm vụ 'Giết người và Chống người thi hành công vụ' vào ngày 29 và 30/7 tới đây.
Sáu bị cáo là các thành viên trong gia đình ông Vươn, gồm các ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ và các bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) và Phạm Thị Báu (vợ ông Quý).
Cũng liên quan tới quá trình cưỡng chế trái pháp luật đối với khu đầm nuôi trồng thủy sản của nhà ông Vươn hồi tháng Giêng 2012, một phiên xử phúc thẩm khác cũng được mở đối với vụ án Hủy hoại tài sản, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng vào ngày 1 và 2/8.
Trong vụ án này, năm bị cáo là các cựu quan chức địa phương cấp huyện và cấp xã.
'Cản trở việc mời luật sư, người bào chữa'
Trả lời BBC Tiếng Việt chiều hôm 12/7, bà Hiền cho biết về quá trình gia đình bà chuẩn bị cho công tác bào chữa tại phiên tòa phúc thẩm tới đây:Bà Phạm Thị Hiền: Ban đầu, chúng tôi mời ông Vũ Văn Luân, Thư ký Liên chi hội nuôi trồng thủy sản làm đại diện hợp pháp, bào chữa cho gia đình trong phiên tòa phúc thẩm.
Khi chúng tôi gửi đơn lên tòa phúc thẩm, tòa đã từ chối với lý do ông Luân không đủ điều kiện làm người bào chữa theo nội dung một nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao.
Tuy nhiên, sau đó chúng tôi đã nghiên cứu nội dung nghị quyết đó và thấy không hề có điều khoản nào nói ông Luân không đủ điều kiện làm người bào chữa.
Chúng tôi căn cứ vào điều 50 và điều 56 [Bộ luật Tố tụng Hình sự] về quyền của các bị can, bị cáo thì thấy mình hoàn toàn có quyền mời ông Luân. Do tòa phúc thẩm từ chối, chúng tôi đã làm đơn khiếu nại và trong vòng một tháng họ phải giải quyết khiếu nại đó.
Thế nhưng chúng tôi vừa gửi đơn khiếu nại đi thì tòa phúc thẩm đã tống đạt cho chúng tôi quyết định về ngày xử phúc thẩm sắp tới, ngày 29/7.
Sau đó, chúng tôi mời tiếp hai luật sư, là Luật sư Hà Huy Sơn và Luật sư Trần Vũ Hải. Nhưng sau khi mời, chúng tôi có nhận được giấy ủy quyền của anh Vươn, anh Quý từ trong trại gửi ra về vấn đề mời luật sư, trong đó các anh có liệt kê một số các luật sư từng tham dự phiên sơ thẩm.
Chúng tôi đã nghiên cứu và thấy ngoài những luật sư đã tham gia ở phiên tòa sơ thẩm, chúng tôi vẫn muốn mời thêm hai luật sư Hà Huy Sơn và Trần Vũ Hải.
Tuy nhiên, khi hai luật sư này lên tòa phúc thẩm làm thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa cho gia đình tôi, tòa đã không chấp nhận; tòa nói hai luật sư này không có tên trong danh sách các luật sư mà anh Vươn, anh Quý viết ra.
Theo chúng tôi, danh sách đó không quan trọng, bởi anh Vươn, anh Quý không biết một luật sư nào khác ngoài những người đã tham dự phiên sơ thẩm.
Hai anh liệt kê những người đó là điều bình thường, nhưng việc chúng tôi mong muốn mời thêm là điều luật pháp cho phép, và tòa cần lấy ý kiến của các anh ấy xem có đồng ý hai luật sư đó hay không, hoặc là hãy để các luật sư vào trực tiếp để thông báo việc được vợ các anh mời, các anh có đồng ý không. Như vậy mới đúng quy trình tố tụng.
"Nếu tòa không làm thủ tục cho chúng tôi vào gặp [ông Vươn và ông Quý] thì điều đó có nghĩa là tòa phúc thẩm đang cản trở việc chúng tôi mời luật sư, tước bỏ quyền lợi của chúng tôi."Chưa có các động tác đó mà tòa phúc thẩm đã từ chối hai luật sư. Tòa nói rằng đây là ý chí chủ quan của các anh ấy, họ rất tỉnh táo trong việc chọn luật sư.
Bà Phạm Thị Hiền (tức Báu)
Chúng tôi không phủ nhận điều này, nhưng so với đơn ủy quyền lần trước, khi trong giai đoạn điều tra anh Vươn có viết giấy ủy quyền nói "tôi chỉ đồng ý mời luật sư Hùng và không chấp nhận bất kỳ luật sư nào khác ngoài luật sư Hùng" và chúng tôi chấp nhận ngay, không làm gì hơn được khi anh ấy viết giấy ủy quyền như thế.
Lần này, các anh ấy không có câu nào nói "tôi chỉ mời các luật sư này mà không mời bất kỳ luật sư nào khác", cho nên chúng tôi yêu cầu tòa phải trích xuất cho chúng tôi gặp các anh ấy để bàn bạc và thống nhất vấn đề mời luật sư.
Tòa cũng phải có trách nhiệm vào thông báo cho các anh ấy biết. Nếu tòa từ chối, các luật sư đó sẽ không thể vào tiếp cận thân nhân của chúng tôi trong trại. Cho nên tòa phải có trách nhiệm vào trại hỏi ý kiến các anh ấy.
Hôm qua, chúng tôi đã lên tòa khiếu nại và nói rõ chúng tôi làm đúng pháp luật. Sau đó họ [tòa án] nói ngày mai sẽ cầm lá đơn của chúng tôi vào trại và sẽ thông báo cho chúng tôi biết là các anh ấy có đồng ý hay không, nếu có thì sẽ báo để chúng tôi tiếp tục làm thủ tục cho các luật sư bào chữa.
Nếu các anh ấy không đồng ý, chúng tôi sẽ tiếp tục làm thủ tục xin vào gặp để thuyết phục.
Nếu tòa không làm thủ tục cho chúng tôi vào gặp thì điều đó có nghĩa là tòa phúc thẩm đang cản trở việc chúng tôi mời luật sư, tước bỏ quyền lợi của chúng tôi.
Nếu các anh ấy đồng ý, ngày mai tất cả các luật sư sẽ cùng làm thủ tục bào chữa.
BBC Tiếng Việt:Tức là đến thời điểm này, chưa có luật sư nào nhận được giấy tờ để làm thủ tục bào chữa cho ông Vươn và ông Quý?
Bà Phạm Thị Hiền: Đúng vậy. Tòa phúc thẩm bảo chúng tôi sớm chốt danh sách luật sư để làm thủ tục, nhưng chúng tôi nói chúng tôi còn chờ đợi luật sư Hải và luật sư Sơn. Nếu tòa phúc thẩm gây khó khăn, không cấp giấy chứng nhận cho hai luật sư này, thì cả gia đình chúng tôi sẽ không mời được luật sư, và tòa phải chịu trách nhiệm về chuyện đó.
Nếu hai luật sư này không được phép bào chữa cho gia đình tôi, chúng tôi sẽ đề nghị hoãn phiên tòa, và chúng tôi sẽ thông báo tới báo chí trong và ngoài nước về việc tòa phúc thẩm cản trở gia đình tôi mời luật sư, tước bỏ quyền lợi của chúng tôi.
'Phòng vệ chính đáng'
Năm quan chức địa phương đã bị xử trong phiên tòa sơ thẩm 'Hủy hoại tài sản, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng', cho hưởng án treo với mức từ 15 đến 24 tháng
BBC Tiếng Việt: Đó là thủ tục mời luật sư, vậy còn về vấn đề nội dung bào chữa, gia đình bà đã trao đổi với các luật sư về hướng trình bày nội dung kháng cáo chưa ạ?
Bà Phạm Thị Hiền: Quan điểm của chúng tôi là các hành vi của chúng tôi là phòng vệ chính đáng trong tình thế cấp thiết theo điều 15 và điều 16.
Trong tình thế cấp thiết, luật quy định là để bảo về lợi ích của tập thể, cá nhân thì người ta có thể gây ra thiệt hại nhỏ để ngăn ngừa thiệt hại lớn.
Chúng tôi chứng minh được là tất cả các chiến sỹ, cán bộ được cho là bị hại, bị thương đều đã rút đơn yêu cầu bồi thường. Điều đó chứng tỏ họ thấy những tổn hại của họ là rất nhỏ so với những mất mát của gia đình chúng tôi. Chúng tôi không chống lại khi đó tức là là chịu mất hàng trăm tỷ đồng.
BBC Tiếng Việt: Như vậy là gia đình bà giữ nguyên những trình bày, lập luận đã nêu trong phiên tòa sơ thẩm?
Bà Phạm Thị Hiền: Vâng, chúng tôi giữ nguyên chân lý đó, không thay đổi.
BBC Tiếng Việt: Còn trong vụ xử phúc thẩm thứ hai liên quan tới các quan chức địa phương được cho là có tham gia quá trình cưỡng chế, gia đình bà cũng có đơn kháng cáo phải không? Vậy nội dung gia đình bà kháng cáo trong vụ án này là gì?
Bà Phạm Thị Hiền: Chúng tôi kháng cáo về việc giá trị thật của tài sản bị hủy hoại, bị cướp, bị đốt đã không được làm rõ, chưa được điều tra.
Cho nên chúng tôi yêu cầu thứ nhất là bác bản án sơ thẩm, thứ hai là điều tra bổ sung, và thứ ba là vấn đề tội danh. Các tội phạm với tính chất nguy hiểm như vậy không thể xử án treo được. Tại sao "nguyên nhân" thì được xử án treo, còn "hậu quả" lại bị xử án tù? Chúng tôi không chấp nhận như vậy.
Thêm nữa, họ nói chỉ bồi thường cho chúng tôi về tổn thất các căn nhà với mức 295 triệu đồng, chúng tôi không đồng ý.
Họ nói phải tính khấu hao tuổi thọ các căn nhà. Nhưng quan điểm của chúng tôi là chúng tôi không mua bán, trao đổi gì với các ông đó. Họ tự đến đập phá thì họ không thể tính khấu hao vào nhà ở của chúng tôi.
(BBC)
Hậu trường báo chí xã hội chủ nghĩa
Ngày báo chí Việt Nam năm nay có hàng trăm giải thưởng trao cho các nhà
báo được xem là xuất sắc trong số hàng chục ngàn nhà báo các tỉnh thành,
địa phương khắp nuớc. Mặc Lâm tìm hiểu thêm hiện trạng báo chí Việt Nam
qua nhà thơ và cũng là nhà báo Vi Thùy Linh để biết thêm những gì thật
sự đang xảy ra phía sau hậu trường của nền báo chí xã hội chủ nghĩa.
Một sạp báo ở Saigon. RFA photo |
Nhà báo Vi Thùy Linh cho biết nhận xét của chị về giải thưởng lần này
qua cái nhìn tỉnh táo của một người yêu nghề và có hệ lụy với nó gần hai
mươi qua, chị cho biết:
Vi Thùy Linh: Tôi đã tham gia làng báo 17 năm. Bằng những quan sát của
mình, tôi nhận thấy rằng thực ra ở đâu cũng vậy thôi, tinh hoa luôn
thuộc vào số ít, tinh hoa không thể là một đám đông được. Tôi thích tinh
hoa trong bối cảnh của sự thi đua hăng say, sự yêu nghề. Độ lệch giữa
tinh hoa và đối tượng không tinh hoa phải ít thôi, khả dĩ để cho ta hy
vọng.
Tôi đã từng viết thẳng và nói thẳng: có nhiều bài phát biểu viết trước
khi sự kiện được diễn ra thì bao giờ cũng có cụm từ “thành công tốt
đẹp”. Thực tế không phải lúc nào cũng thành công tốt đẹp và tôi thấy có 3
điều như thế này:
Thứ nhất là về khoa học. Chúng ta có quá nhiều các giáo sư, tiến sĩ là
những nhà nghiên cứu có công trình khoa học và giảng dạy. Đấy là những
định nghĩa khái lược nhất nhưng nền khoa học của chúng ta lại rất thấp.
Chỉ riêng hình ảnh này thôi đã gắn đến bao nhiêu đời nay rồi. Bà con
vẫn còn phải cắm tay, cắm chân trong bùn lạnh để cấy lúa. Hằng nghìn năm
nay vẫn không thay đổi được hình ảnh ấy. Tôi chỉ ví dụ một điều đó
thôi. Bao nhiêu đời nay rồi, ở Việt Nam có bao nhiêu nhà khoa học, bao
nhiêu giáo sư tiến sĩ không nghĩ được cái gì đó để thay đổi. Người nông
dân quá vất vả mà đây là một đất nước nông nghiệp.
Thứ hai: có quá nhiều các danh hiệu nghệ sĩ. Tôi đi dự lễ trao danh hiệu
Nghệ sĩ Nhân dân ở Nhà hát lớn vào ngày 19 tháng 5 năm 2012, đông kinh
khủng, hàng mấy trăm nghệ sĩ được phong”ưu tú” và hàng trăm người được
phong “nhân dân”. Vậy mà nền nghệ thuật Việt Nam thì vẫn còn rất thấp
trên bản đồ thế giới. Đặc biệt điện ảnh là ngành tôi rất tâm huyết thì
nó gần như bị bỏ rơi. Giờ chỉ còn phim thị trường. Dòng phim chính thống
và phim nghệ thuật đại diện Việt Nam mang ra thi quốc tế, như là một hộ
chiếu văn hóa của Việt Nam thì đã bị bỏ mặc rồi.
Cuối cùng là báo chí. Nền báo chí phải nói là đông kinh khủng. Hội Nhà
văn là một hội rất khó vào. Trong lịch sử tồn tại 56 năm của hội vẫn
chưa có được 1.000 hội viên. Một năm trong 500 đơn xin phép thì chỉ có
hơn 20 người được vào. Hội nhà báo hiện nay đã có 17 ngàn nhà báo có thẻ
hành nghể của bộ Báo chí và Tuyên truyền và 1.900 nhà báo được cấp thẻ
hôi viên của hội nhà văn Việt Nam.
Như vậy là gần 2 vạn nhà báo và chưa kể số lượng các lực lương khác tham
gia viết báo và số lượng các đầu báo của mỗi một ngành, một cơ quan,
một tổ chức. Đến mức tôi cảm thấy khái niệm nhà báo không oai như hồi
trước nữa, nhiều quá, nhàm quá. Trong cái bối cảnh đông như vậy, tôi lại
không thấy trăm hoa đua nở mà lại bị tình trạng hỗn tạp phong trào và
số lượng bài vở hàng chợ đã trở thành phổ biến. Nhiều tờ báo, nhất là
những báo mạng, trở thành những trang để giải quyết cho giới show biz
rất rẻ tiền, giật gân, thấp kém về cả từ lẫn tít và trình độ đưa tin
nhưng mà vẫn tồn tại.
Mặc Lâm: Người ta thuờng cho rằng báo chí Việt Nam không thể vượt qua
rào cản kiểm duyệt của nhiều cơ quan trong đó có chính bản thân nhà
báo, họ phải tự kiểm duyệt mình trước khi giao số phận bài viết cho Tổng
biên tập quyết định. Chị chia sẻ sự thật này ra sao?
Vi Thùy Linh: Có quá nhiều người viết nhưng có quá ít người tâm huyết
thì việc đầu tiên không phải tại chính thể hay sự chỉ đạo của đảng hay
của ban Tuyên giáo trung ương. Tôi nghĩ không phải lý do như vậy mà
chính trong nội tại của những người cầm bút. Anh cứ viết hay đi cái đã
nhưng anh có viết hay được đâu! Việc anh không viết hay, anh không lăn
lộn vào nghề, trước hết là ở chính anh chứ không phải tại ai khác. Tất
nhiên cũng có một số các yếu tố, ví dụ như tôi đã nói ở trên.
Anh biết rồi, để viết những phóng sự hay là người ta phải chấp nhận
những nguy hiểm –nào là đóng vai để lọt vào sào huyệt của những giới xã
hội đen hay là đường dây ma túy hoặc là đường dây mua bán gái ... Tất cả
những cái đấy đều nguy hiểm. Họ đều phải kỳ công, mà giờ người ta không
muốn kỳ công, người ta muốn nhanh.
Mặc Lâm: Nếu vậy thì còn đâu ngọn lửa yêu nghề thôi thúc một nhà báo
có các bài viết làm dậy làn sóng sư luận xã hội...Theo chị nguyên nhân
nguội lạnh bắt đầu từ đâu?
Vi Thùy Linh: Bọn chúng tôi là 8X đời đầu hay 8X đời sau và 9X thì gần
như không còn những người lửa nghề nữa vì nó có những nguyên nhân sau
đây. Ngay những ngày đầu vào trường báo chí không phải là do yêu nghề,
như tôi đã viết trong bài đã đăng “Khi nào có làn sóng phóng viên tài
năng”. Họ vào là do tài cắm, vào do quan hệ, vào do tính đường khi ra
trường xin việc, vào do mode thời thượng, vào do ý nghĩ “ừ làm báo cũng
ninh nhỉ, bây giờ giới show biz nó sôi động như thế mình vào thì thiếu
gì chuyện để đưa tin cho nó nhanh”. Tức là họ ngộ nhận về nghề- dễ dàng
làm việc và nhanh nổi tiếng; Được vui vì đi dự cái này cái kia trong
giới show biz.
Hiện nay ở Việt Nam báo chí cũng đang là ngành thời thượng vì sự bùng nổ
của truyền thông, thông tin cao. Ở một mặt nào đó thì hào quang của
nghề phóng viên mặc dầu không còn “oai oách” như thời xưa nhưng ở Việt
Nam số lượng người háo danh ngày càng đông và đông đến mức bệnh hoạn cho
nên bằng mọi giá không cần giữ danh dự, người ta sẵn sàng làm mọi thứ
để được nổi tiếng.
Thiếu lương tâm nghề nghiệp
Mặc Lâm: Chị nhắc đến sự ham nổi tiếng làm tôi chợt nghĩ đến những
cái tít rất gây hấn, nếu không muốn nói chính xác là quái dị...phải
chăng giật một cái tít như thế cũng nằm trong mục đích muốn nổi tiếng
của một thành phần nhà báo nào đó?
Vi Thùy Linh: Những cái tít ở trên báo nó man rợ quá. Chẳng hạn tôi đọc
cái vụ giết người của thằng Lê Văn Luyện, “thằng ấy” không thể gọi là
con người được mà phải gọi là thú cần phải loại ra khỏi đời sống của
cánh rừng chứ không phải là đời sống của loài người. Tôi là một trong
những người rất phẫn nộ mà máy móc theo luật khi chưa đủ 18 thì không
thể tử hình.
Loại đấy thì tiếc nuối gì mà không loại bỏ ra khỏi xã hội loài người mà
bảo vì thiếu vài tháng cho nên nó qua được khung tử hình. Rất nhiều báo
phản ánh nó chứ không phải là không nhưng phản ánh theo cái hướng khai
thác con người đó để thấy nó hoang lạc, khoái cảm, khoái chí khi miêu tả
chi tiết của một thằng bệnh hoạn, man rợ vì lấy mạng sống của cả một
gia đình ở Bắc Giang.
Tôi thấy cái đấy không phải tại ai chỉ huy, chỉ đạo cả mà do lương tâm
và trình độ làm nghề rất thấp cũng như sự quản lý của các tổng biên tập
của các tờ báo mạng đăng những cái bài mà dập những cái tít man rợ,
khoái trá. Anh biết rồi, người ta có những video đen, xã hội đen, băng
đen đọc những bài báo như thế với những hàng tít như thế và hàng triệu,
hàng trăm người đọc. Trong những người đọc ấy có bao nhiêu người bản
lĩnh, có đủ tri thức để không bị lôi kéo khi đọc những bài miêu tả rùng
rợn như bị kích thích, như là cổ súy cho những việc đó. Còn lại là những
số phận con người.
Mặc Lâm: Không lẽ chẳng còn một nhà báo có lương tâm nào sống sót trong cái mớ bòng bong báo chí ấy hay sao?
Vi Thùy Linh: Có, tôi thấy như anh Đỗ Doãn Hoàng đã chịu khó đi lên
Mường Nhé, Mường Tè... rồi những vùng sâu, vùng xa để viết về những đứa
bé ăn mặc mong manh đi học. Cơm không đủ ăn (cơm bây giờ vẫn còn đựng
trong túi nylon, buổi trưa có mùi, moi ra ăn cơm không), trèo đèo lội
suối. Bao nhiêu nhà văn, bao nhiêu những người có trách nhiệm vẫn còn
nghèo đã huy động nhau cùng giúp đỡ.
Những bài báo mang tính xây dựng xã hội như thế về những thân phận,
những người bị oan sai, bị tù oan, bị chèn ép thậm chí là bị mổ nhầm,
thậm chí bị cắt nhầm quả thận...những đối tượng ấy đều được phản ánh cả.
Thế nhưng trong một cái guồng ăn xổi, chụp giật làm tôi thấy buồn vì
giờ thì những chuyện giật gân lá cải gần như bằng với chính thống mặc
dầu không ai tôn vinh nó cả nhưng nó đang nhiều đến mức độ nếu tính theo
thói quen ở Việt Nam thì đa số hơn thiểu số. Cái đa số này đang gần như
trở thành dòng chủ lưu rẻ tiền. Nó trở thành chủ lưu vì nó không bị
tiểu trừng, không bị lên án và nó cứ hoành hành như thế.
Mặc Lâm: Bên cạnh những mảng xã hội tôi thấy báo chí rất thiếu thông
tin về hoạt động chính trị của người dân, đặc biệt báo chí tỏ ra dị ứng
với các cuộc biểu tình chống Trung Qúôc hay dân oan các tỉnh thành...
Vi Thùy Linh: Đúng là có hiện tượng ấy. Trong luật pháp Việt Nam thì
được biểu tình nhưng những người biểu tình yêu nước, biểu tình lành mạn
không có ném đất đá, không bạo động gì cả; Biểu tình đi qua đại sứ quán
Trung quốc ở Hà Nội ở đường Hoàng Diệu thì công an Việt Nam cũng ra
chặn, không muốn điều đấy. Cũng có những bà con mất hết đất đai đi thất
thểu tôi đã nhìn thấy khi đi qua vườn hoa Mai Xuân Thưởng. Họ cầm băng
rôn, biểu ngữ, ngồi thất thểu trong nắng nôi mệt mỏi. Tất nhiên là họ
không bao giờ được vào bên trong cả, chỉ ngồi ở vườn hoa đối diện. Những
hình ảnh đó hay thông tin đó thì ít khi được đưa trên báo chí. Chính
những hình ảnh đó làm tôi suy nghĩ, thấy thương vì họ chính là dân đen
theo đúng nghĩa như ngày xưa các cụ vẫn nói là “ phận áo ngắn”. Những
người lao đông thì tội thật, khổ thật.
Mặc Lâm: Trước khi từ giã thính giả chị có kết luận gì trong buổi nói chuyện hôm nay, thưa chị?
Vi Thùy Linh: Đây là câu kết của tôi. Viện Báo chí tuyên truyền là nơi
tôi được học từ năm 1997-2001. Tôi học ở phân viện và là lò đào tạo báo
chí lớn nhất Việt Nam và chuyên nghiệp nhất hơn 50 năm rồi. Mỗi năm ra
trường hơn 200 cử nhân, gần như không ai bị trượt. Đã làm luận văn thì
được 9,10, mà đã thi tốt nghiệp thì hầu như đều qua hết. Thầy cô không
nỡ cho em nào trượt cả.
Tuy nhiên 200 em sinh viên ấy ra trường thì bản thân từ khi tốt nghiệp
đã có sự giả dối rồi. Chúng ta không có những phần mềm để đọc, dò
những luận văn ăn cắp. Có rất nhiều luận văn được viết bằng sự xào xáo
của nhiều trường đại học khác chứ không riêng gì báo chí. Đi học thì có
những em sinh viên tôi được biết vì chính những em đó nhờ tôi viết bài
để các em mang về nộp cho đủ vì khi đi thực tập nhiệm vụ của em phải có
10 bài nhưng giờ chỉ mới có 5. Nhuận bút thì của chị nhưng chị cho em
đứng tên!
Giả dối từ lúc đi thực tập. Gỉả dối từ luận văn xào xáo. Những cử nhân
ấy đúng là những cử nhân giấy; Ra trường thì làm sao đủ bản lĩnh và tri
thức để tác nghiệp?
Mặc Lâm: Xin cám ơn nhà thơ, nhà báo Vi Thùy Linh về buổi nói chuyện hôm nay.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-07-13
Sự thật về sự ‘giàu có’ của Trung Quốc
Liên tục tăng trưởng kinh tế với tốc độ hai con số trong vài thập kỷ
qua là một thành tựu không thể phủ nhận của Trung Quốc nhưng điều đó
không thể che giấu một thực tế càng tăng trưởng. Trung Quốc càng ‘bỏ
rơi’ phần lớn người dân của mình.
Hẳn nhiều người còn nhớ, trong một cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo Trung
Quốc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã từng tuyên bố rằng: "Với tầng lớp
trung lưu ngày càng tăng của Trung Quốc, tôi tin rằng trong những năm
tới, chúng ta có thể tăng gấp đôi xuất khẩu và tạo ra nhiều công ăn việc
làm tại Hoa Kỳ".
Tuy nhiên, khi nhìn sâu vào nền kinh tế Trung Quốc người ta nhận thấy
rằng cái gọi là một tầng lớp trung lưu với thu nhập và tiêu dùng gia
tăng nhanh chóng đang dần dần biến mất. Thay vào đó, nền kinh tế nước
này vẫn đang bị chi phối bởi các công ty nhà nước và các khoản đầu tư
nhà nước cũng như sự bất bình đẳng gia tăng nhanh chóng. Thay vì cho ra
đời một tầng lớp trung lưu đô thị to lớn, Trung Quốc lại chỉ sản sinh
một tầng lớp thượng lưu nhỏ bé nhưng “xài sang một cách đáng ngạc nhiên”
và phần dân số còn lại có thu nhập và tiết kiệm ngày càng bị xói mòn
bởi lạm phát.
Các thống kê gần đây của chính phủ Trung Quốc công bố đã phần nào thể
hiện điều này. Đầu tiên, thu nhập của người dân đô thị chỉ tăng với tốc
độ khoảng 7,8%/năm mặc dù tăng trưởng kinh tế của cả nước đạt gần
10%/năm. Trong khi đó, doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng tăng 14,5%. Mô
hình tăng trưởng này cho thấy sự bất bình đẳng đang gia tăng.
Nhìn kỹ hơn nữa vào “danh sách shopping” giới chuyên gia đã thấy những
vấn đề đáng lo ngại thực sự. Tốc độ tăng trưởng lớn nhất bao gồm các mặt
hàng như: Đồ trang sức (46%), đồ nội thất (37%), xe ô tô (34%) và vật
liệu xây dựng (34%). Về cơ bản, đây là những mặt hàng liên quan đến việc
chi tiêu của tầng lớp thượng lưu. Sự tăng trưởng một cách quá mạnh các
mặt hàng xa xỉ có nghĩa là thu nhập xám (khoản thu nhập mập mờ giữa hợp
pháp và bất hợp pháp) chiếm một tỷ trọng đáng kể.
Trong báo cáo của một nhóm các chuyên gia tài chính Thụy Sỹ , dựa trên
một cuộc khảo sát các ộ gia đình đô thị Trung Quốc trong năm 2009, người
ta tìm thấy gần 1,5 nghìn tỷ USD trong thu nhập xám không được báo cáo
trong các con số thu nhập hộ gia đình chính thức. Hơn 60% thu nhập xám
này nằm trong 10% số hộ gia đình. Con số mới nhất cũng cho thấy rằng
trong khi thu nhập của hộ gia đình bình thường có khả năng tăng trưởng
khoảng 8%/năm, thì 10% số hộ gia đình “xài sang” này có thể tăng trưởng
hơn 25%.
Hàng đoàn người xếp hàng chờ bước chân vào những cửa hiệu bán đồ xa xỉ phản ánh sự bất bình đẳng về thu nhập đang gia tăng mạnh ở Trung Quốc. |
Tầng lớp trung lưu đang phát triển cũng không có mặt trong số các sinh
viên tốt nghiệp đại học gần đây. Theo Bộ Giáo dục, chỉ có 68% sinh viên
tốt nghiệp đại học trong năm 2010 đã có thể tìm được việc làm thường
xuyên. Ngay cả trong số những người tìm được việc làm, tiền lương thường
không cao hơn hoặc đôi khi còn thấp hơn hơn so với các lao động nhập cư
(lao động không có trình độ, tay nghề từ nông thôn ra thành thị) tại
các nhà máy. Bất chấp những việc đó, Trung Quốc đã có được những năm có
tốc độ tăng trưởng 10% một cách ngoạn mục. Tuy nhiên, mức tăng trưởng ấn
tượng này không đi kèm với việc tỷ lệ tuyển dụng cao, lương bổng tốt
cho sinh viên tốt nghiệp đại học. Ở các thành phố lớn, nhiều sinh viên
tốt nghiệp đại học sống trong những ngôi nhà chật chội “như một tổ kiến”
vì họ không đủ tiền thuê nhà rộng rãi hơn.
Chưa hết, các dữ liệu mới nhất cho thấy, hiện đang có tới hơn 27,8 nghìn
tỷ nhân dân tệ “nèm chết dí” trong các vụ đầu tư tài sản cố định, 15
nghìn tỷ nhân dân tệ khác được các doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào bất
động sản. Ngay cả trong số các công ty cổ phần người ta vẫn tin rằng
thực sự là do nhà nước kiểm soát. Như vậy, ít nhất là về đầu tư, nhà
nước vẫn kiểm soát phần lớn.
Tại sao Trung Quốc có một nền kinh tế là rất không công bằng? Câu trả
lời là khá đơn giản là các hộ gia đình Trung Quốc có ít sự lựa chọn
ngoài việc gửi tiền vào các ngân hàng nhà nước. Và khi lạm phát tăng
cao, họ chỉ có thể thu về một lãi suất thực âm từ các ngân hàng bởi vì
chính phủ ấn định lãi suất huy động ở mức thấp hơn lạm phát. Trong khi
đó, các nhà kinh doanh bất động sản vẫn có thể tận dụng “mối quan hệ hữu
hảo” với các lãnh đạo, quan chức ngân hàng và có thể vay tiền với mức
lãi suất mà là gần bằng không trong điều kiện thực tế. Ở cấp địa phương,
người nông dân cũng ngày một nghèo đi bởi chính quyền địa phương vẫn
đang tịch thu đất đai và bất động sản dưới danh nghĩa “phục vụ công cuộc
công nghiệp hóa” và bồi thường cho họ một khoản tiền khá thấp, đôi khi
là gần như không đáng kể.
Khi mà phần lớn dân số Trung Quốc không nhìn thấy lợi ích của tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, họ sẽ đứng dậy đấu tranh và nguy cơ bất ổn xã hội đang đến rất gần |
Hệ quả là các hộ gia đình bình thường thực sự càng nghèo hơn một cách
tương đối và thậm chí trong điều kiện tuyệt đối. Trong khi đó, mặc dù
tăng trưởng mạnh mẽ, bản chất của sự phát triển đã thay đổi theo thời
gian. Như lý giải của chuyên gia Yasheng Huang tại Trường Kinh doanh
Sloan MIT (Mỹ), thời gian tăng trưởng “lành mạnh” của Trung Quốc và vào
những năm 1980, khi nông dân sản xuất và bán hàng công nghiệp nhẹ cũng
như nông sản sang các thị trường hàng hóa đang nổi lên nhanh chóng. Vào
cuối những năm 1990 đến nay, tăng trưởng ngày càng dựa vào xuất khẩu
ròng và đầu tư nhà nước nhưng giảm dần về tiêu thụ hộ gia đình. Mặc dù
mô hình tăng trưởng này có thể tiếp tục cho kết quả cao trong vài năm
nữa nhưng khi mà phần lớn dân số Trung Quốc không nhìn thấy lợi ích của
nó, họ sẽ đứng dậy đấu tranh và nguy cơ bất ổn hay thậm chí là đổ vỡ xã
hội đang đến rất gần.
( Infonet )
Trung Quốc hủy dự án hạt nhân vì dân phản đối
Dân chúng biểu tình ở Hạc Sơn, Giang Môn, tỉnh Quảng Đông, phản đối dự án xây nhà máy xử lý nhiên liệu hạt nhân 12/07/2013 (Reuters)
Hãng tin Pháp AFP hôm nay 13/07/2013 dẫn nguồn tin từ báo chí Trung
Quốc cho biết, chính quyền đã hủy bỏ dự án xây dựng một nhà máy xử lý
uranium tại Quảng Đông do bị người dân biểu tình phản đối. Cuộc biểu
tình hòa bình này được tổ chức theo những lời kêu gọi trên mạng.
Theo tờ Jiangmen Daily, khoảng một ngàn người dân hôm qua đã xuống đường tại thị trấn Hạc Sơn, thành phố Giang Môn thuộc tỉnh Quảng Đông, phản đối một dự án tại khu công nghiệp Longwan cách đó khoảng 30 km, nơi Tập đoàn Nguyên tử Quốc gia Trung Quốc (CNNC) dự định xây dựng một phức hợp nhà máy 230 hecta. Dự án này trị giá 37 tỉ nhân dân tệ (6 tỉ đô la) gồm các thiết bị làm giàu và chuyển đổi tính năng của uranium.
Thông qua mạng internet, người dân được kêu gọi biểu tình chống lại dự án xây dựng một nhà máy xử lý nhiên liệu mà theo một số thông tin trong nước, có thể đáp ứng khoảng phân nửa nhu cầu năng lượng nguyên tử của Trung Quốc - tức khoảng 1.000 tấn uranium cho đến năm 2020. Dự án trên cũng gây lo ngại cho các đặc khu láng giềng là Hồng Kông và Macao.
Trang web china.org.cn của bộ phận thông tin Hội đồng Nhà nước Trung Quốc nói rằng đây là dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu hạt nhân đầu tiên tại miền đông nam. Trang này cũng trích lời một cư dân tham gia biểu tình: « Chúng tôi không cần những dự án như thế để thúc đẩy nền kinh tế ».
Tân Hoa Xã cho biết hôm nay chính quyền địa phương đã quyết định hủy bỏ dự án trên đây. Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ trang web của thị trấn Hạc Sơn (Heshan) khẳng định : « Nhằm tôn trọng ý nguyện của nhân dân, chính quyền Hạc Sơn sẽ không quan tâm đến dự án của CNNC ».
Việc hủy bỏ dự án một cách nhanh chóng bất thường này cho thấy chính quyền Trung Quốc ngày càng coi trọng hơn những quan ngại của người dân về các vấn đề môi trường, thường được biểu lộ ở cấp địa phương.
Những vụ biểu tình vì môi trường diễn ra thường xuyên trên khắp cả nước Trung Quốc, sau ba thập kỷ công nghiệp hóa nhanh chóng và vô tổ chức. Nhiều dự án bị tố cáo là có liên quan đến tham nhũng.
Chính quyền thành phố Hạ Môn ở vùng duyên hải đã phải hủy dự án một nhà máy hóa chất sau khi nhiều ngàn người dân biểu tình phản đối năm 2007. Một cuộc biểu tình khổng lồ khác tại thành phố Đại Liên năm 2011 cũng đã khiến chính quyền địa phương phải lùi bước.
Thụy My (RFI)
Theo tờ Jiangmen Daily, khoảng một ngàn người dân hôm qua đã xuống đường tại thị trấn Hạc Sơn, thành phố Giang Môn thuộc tỉnh Quảng Đông, phản đối một dự án tại khu công nghiệp Longwan cách đó khoảng 30 km, nơi Tập đoàn Nguyên tử Quốc gia Trung Quốc (CNNC) dự định xây dựng một phức hợp nhà máy 230 hecta. Dự án này trị giá 37 tỉ nhân dân tệ (6 tỉ đô la) gồm các thiết bị làm giàu và chuyển đổi tính năng của uranium.
Thông qua mạng internet, người dân được kêu gọi biểu tình chống lại dự án xây dựng một nhà máy xử lý nhiên liệu mà theo một số thông tin trong nước, có thể đáp ứng khoảng phân nửa nhu cầu năng lượng nguyên tử của Trung Quốc - tức khoảng 1.000 tấn uranium cho đến năm 2020. Dự án trên cũng gây lo ngại cho các đặc khu láng giềng là Hồng Kông và Macao.
Trang web china.org.cn của bộ phận thông tin Hội đồng Nhà nước Trung Quốc nói rằng đây là dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu hạt nhân đầu tiên tại miền đông nam. Trang này cũng trích lời một cư dân tham gia biểu tình: « Chúng tôi không cần những dự án như thế để thúc đẩy nền kinh tế ».
Tân Hoa Xã cho biết hôm nay chính quyền địa phương đã quyết định hủy bỏ dự án trên đây. Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ trang web của thị trấn Hạc Sơn (Heshan) khẳng định : « Nhằm tôn trọng ý nguyện của nhân dân, chính quyền Hạc Sơn sẽ không quan tâm đến dự án của CNNC ».
Việc hủy bỏ dự án một cách nhanh chóng bất thường này cho thấy chính quyền Trung Quốc ngày càng coi trọng hơn những quan ngại của người dân về các vấn đề môi trường, thường được biểu lộ ở cấp địa phương.
Những vụ biểu tình vì môi trường diễn ra thường xuyên trên khắp cả nước Trung Quốc, sau ba thập kỷ công nghiệp hóa nhanh chóng và vô tổ chức. Nhiều dự án bị tố cáo là có liên quan đến tham nhũng.
Chính quyền thành phố Hạ Môn ở vùng duyên hải đã phải hủy dự án một nhà máy hóa chất sau khi nhiều ngàn người dân biểu tình phản đối năm 2007. Một cuộc biểu tình khổng lồ khác tại thành phố Đại Liên năm 2011 cũng đã khiến chính quyền địa phương phải lùi bước.
Thụy My (RFI)
Bản tin tiếng Anh
- Companies 'need self-defense strategy' (Washington Post) - Trade remedy investigations against China are at a peak this year. So Chinese companies should safeguard their interests by actively defending themselves through effective measures.
- Coca-Cola seeks to connect with young customers (Washington Post) - The world's largest beverage company, the Coca-Cola Co, has launched a series of marketing campaigns in order to meet the demand of the younger Chinese generations.
- Rate-reporting rule on horizon (Washington Post) - Authorities are mulling new measures to give the shipping industry a shot in the arm and prevent foreign industrial giants from creating unfair competition.
- China's economy caught in balancing act (Washington Post) - Attempting to balance economic growth amid global meltdown with reform efforts that will likely slow the economy is proving to be difficult for Chinese authorities.
- Chinainvestigates GSK executives for bribery (Washington Post) - Some senior executives from multinational pharmaceutical company GlaxoSmithKline (GSK) are being investigated for suspected bribery and tax-related violations, Chinese police said Thursday.
- Alibaba to fund acquisitions (Washington Post) - Alibaba said on Monday that money raised through a potential share-listing will fund acquisitions that will help the country's biggest e-commerce company broaden its services.
- Watchdog: Trans-fat levels meet standards (Washington Post) - China's top food watchdog said the content of trans fat in homemade baby formula abides by national and international standards.
- Inscriptions may predate oracle bones (Washington Post) - Archaeologists have discovered written characters in Zhejiang province dating back 5,000 years, potentially the earliest found in China.
- Summer lights (Washington Post) - In the hot, humid summer, appetites flag and even the most delicious offerings on the table can go untouched. It takes an exceptional chef to tempt them, and Pauline D. Loh meets one.
- Death toll rises to 18 in SW China landslide (Washington Post) - The death toll from a landslide in Southwest China's Sichuan province has risen to 18 after six more bodies were retrieved, local authorities said.
- Asiana takes out apology ad in Chinese media (Washington Post) - Asiana Airlines has paid for apology advertisements in Chinese newspapers to offer condolences for the San Francisco crash which killed two Chinese passengers and injured more than 180 others.PhotosNo sign of mechanical trouble on Asiana 214
- Pathfinder pianist (Washington Post) - Lang Lang is at the top of the world — not just the world of classical music, but a wider world where his impact is felt, such as music education.
- Medical quarantine over for Shenzhou X astronauts (Washington Post) - The three astronauts of China's Shenzhou X mission appeared in public on Thursday after they completed their medical quarantine.
- Surviving students hosted by consulate (Washington Post) - About 70 students who survived the Asiana Flight 214 crash landing in San Francisco gathered on Wednesday at the Chinese general consulate in the city.
- Top 10 places for camping in China (Washington Post) - Take a look at China's top 10 camping sites.
- Elderly willpower gets a boost (Washington Post) - An organization is helping seniors draw up a legally binding will and avoid family disputes.
- Moments of the fifth China-US dialogue (Washington Post) - Moments of the fifth China-US Strategic and Economic Dialogue are captured by photographer.
- China, Russia consider increasing naval drills (Washington Post) - Senior officers from the Chinese and Russian navies said they are considering more "diversified" joint exercises in different parts of the sea.
- China, Russia complete 3-day joint naval drill (Washington Post) - Chinese and Russian naval forces participating in the "Joint Sea-2013" drills wrapped up three days of maneuvers here Wednesday.
- Sino-US talks 'help build trust' (Washington Post)
- Chinese and US officials stressed the importance of cooperation and
putting aside differences as the two countries began the fifth round of
the China-US Strategic and Economic Dialogue on Wednesday.
US-China dialogue essential to both: BidenChina, US hold talks on cyber security
Dialogue and interaction
- Chinese, Nigerian presidents hold talks on ties (Washington Post) - Chinese President Xi Jinping on Wednesday held talks with visiting Nigerian President Goodluck Jonathan on strengthening bilateral partnership and China-Africa relations.
- Hospital ship Peace Ark stops in Maldives (Washington Post) - Hospital ship Peace Ark stops in Maldives to deliver medical assistance to localresidents.
- Japanese defense report worrisome, says China (Washington Post) - Foreign Ministry Spokeswoman Hua Chunying on Tuesday described an annual defense report recently issued by Japan as an attempt to play up the "China threat," adding that Japan's efforts to bolster its military are worrisome.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét