Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

Bài đáng chú ý

Mẹ Nấm - Đâu rồi Tổ quốc - Danh dự - Trách nhiệm?


Cách đây hơn 3 tháng hàng loạt báo trong nước cùng đưa tin "các ngư dân tàu cá QNg 96382 quyết tâm bảo vệ lá cờ Tổ quốc dù bị tàu tuần tra Trung Quốc bắn cháy nóc cabin tại quần đảo Hoàng Sa". Nhiều tờ báo cùng đăng bức ảnh lá cờ rách bươm được những người ngư dân vừa trở về từ cõi chết nâng niu trân quý như sinh mạng mình, có báo còn chạy tiêu đề "Tàu cháy nhưng quyết không để cháy cờ Tổ quốc" (1)
"Đó là lòng yêu nước, là danh dự của Tổ quốc và là trách nhiệm của công dân".
Báo đã đưa tin như vậy.
Xiển dương những người ngư dân bình thường cận kề với cái chết bởi bàn tay xâm lược của kẻ láng giềng xấu bụng Trung Quốc như ngợi ca "những người anh hùng áo vải, tay không giữ dáng hình đất nước", ừ thôi cũng được. Tự hào, tự tôn và tự sướng vốn là "nét văn hóa" của xứ sở này.
Báo chí cần có anh hùng để ngợi ca, để quên đi trách nhiệm bảo vệ lãnh hải, bảo vệ người dân và  bảo vệ lá cờ màu đỏ sao vàng là của quân đội, chứ không phải chỉ là trách nhiệm và nghĩa vụ của những ngư dân đang ngày đêm bám đảo, giữ biển kia.
Tổ quốc là của chung, nhưng những lúc như thế này người ta cần khái niệm ấy để khoả lấp trách nhiệm, che giấu bớt những điều không thể nói trên mặt báo để đảm bảo đường lối ngoại giao.
Và sự thật mà chúng ta phải thừa nhận là sau văn kiện "Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" được ký vào ngày 11/10/2011 bởi ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào thì tàu cá Việt Nam vẫn bị bắn, ngư dân Việt Nam vẫn bị đánh đuổi, bị cướp bóc trên chính ngư trường của mình.
Ai chịu trách nhiệm cho tất cả những việc này?
Ngư dân và người đọc tự hào vì bảo vệ được "lá cờ Tổ quốc" cháy xém, rách nát, còn những người đặt bút ký vào những văn kiện, những tuyên bố chung có cảm thấy danh dự của đất nước mình bị chà đạp hay không?
Người ta lưu giữ lá cờ rách bươm được bảo vệ bởi mạng sống của những người ngư dân trẻ tuổi "ở Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo của đất nước cho thế thệ trẻ."
Nhưng người trẻ sẽ nghĩ gì khi bạn bè họ đi biểu tình chống các hành vi xâm lược ngang ngược của Trung Quốc tại Sài Gòn và Hà Nội bị đạp vào mặt, bị đánh, bị quăng quật trên xe và bị đưa vào trại phục hồi nhân phẩm?
Giáo dục tinh thần yêu nước bằng cách kêu gọi công dân của mình hết năm này qua tháng khác, tiếp tục im lặng chờ đợi người phát ngôn của Bộ Ngoại giao lên tiếng, im lặng chờ đợi các công hàm được trao đi một cách thành khẩn và cũng hết năm này qua tháng khác tiếp tục chứng kiến máu và nước mắt của ngư dân mình vẫn tiếp tục đổ xuống trên chính ngư trường quê hương ư?
Đâu rồi danh dự của Tổ quốc này khi người dân không được biết tin tức thực trạng của nó?
Danh dự là thứ không thể định hình được nên chắc là nó vẫn còn đó thôi, nhà nước khuyến khích ngư dân ra biển, khuyến khích những người tay không giữ đảo bằng cách trao tiếp cho họ những lá cờ mới để cắm lên nóc tàu của mình.
Và ngư dân Việt Nam lại tiếp tục ra khơi bằng niềm tin rằng đây chính là ngư trường lâu đời của cha ông để lại.
Có người huyễn hoặc rằng Tổ quốc vẫn còn đó qua những lá cờ màu đỏ có ngôi sao vàng trên những con tàu bám biển ngày đêm, nhưng thực tế lịch sử Việt Nam đã chứng minh, Việt Nam đã không còn vẹn nguyên kể từ ngày đảng cầm quyền nhận về hai lá cờ đỏ máu của thế giới cộng sản đại đồng. Ngày hôm nay, và bao ngày đã qua, hệ thống tuyên truyền của đảng đã đồng hóa rất nhiều sản phẩm của Tàu, của Liên Xô, được đảng tái chế lại, đánh tráo nó với các khái niệm tổ quốc, nhân dân, dân tộc... Và người dân sau bao nhiêu năm đã vô tình đồng ý, tự nhận, và hãnh diện về những sản phẩm trên.
Tổ quốc, danh dự, trách nhiệm đồng nghĩa với việc bảo vệ một lá cờ màu đỏ sao vàng sao bản lá cờ cộng sản từ bên Phúc Kiến nước Tàu?
Cách đây 3 ngày, ngày 10/07/2013, "tàu cá Việt Nam bị tấn công, chặt cờ" bởi một "chiếc tàu sơn màu trắng mang số hiệu 306 của Trung Quốc", báo chí trong nước không nói gì đến chi tiết tàu cá bị tấn công bởi những người mặc đồ sỹ quan hải quân Trung Quốc và hầu như rất ít báo nhắc đến chi tiết "bị chặt cờ". (3)
Tại sao?
Danh dự của Tổ quốc đã bị rơi rụng ngay sau "Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2013" được ký sau chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang? (4)
"Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí việc Lãnh đạo hai Đảng, hai nước duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển xuất phát từ tầm cao chiến lược và đại cục quan hệ hai nước. Hai bên sẽ nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”, sử dụng tốt các cơ chế như đàm phán biên giới lãnh thổ cấp Chính phủ..., kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển."
Mồ hôi công sức và nước mắt của ngư dân Việt Nam vẫn đổ sau các tuyên bố!!!
Tệ hơn nữa là sau lễ xiển dương tinh thần yêu nước bảo vệ "lá cờ Tổ quốc" của ngư dân Việt Nam thì cột cờ bị chặt,
Có ai cảm thấy đắng nghét sau khi đọc những bản tin trên không?
Không phải vô ý khi người ta đưa câu "Tổ quốc, danh dự, trách nhiệm" trở thành khẩu hiệu phải thuộc nằm lòng, bởi có ý thức được danh dự của Tổ quốc mình người ta mới biết trách nhiệm của mình nằm ở đâu và bản thân mình phải làm gì để bảo toàn danh dự của Tổ quốc.
Mất danh dự là mất tất cả, Việt Nam không thể giáo dục tinh thần yêu nước cho công dân mình khi danh dự Tổ quốc không được bảo toàn.
Và Tổ quốc không nên, không thể, không là sự đồng hóa với những sản phẩm được góp nhặt và tái chế.
Mẹ Nấm
(DLB)

Chống cộng… phải chăng để thành lập một chế độ độc tài khác?

Trong số những người chống cộng, đương nhiên có rất nhiều người chân chính, khôn ngoan, họ đấu tranh cho một nước Việt Nam thật sự tự do, cường thịnh, hạnh phúc, nhân quyền được tôn trọng. Nhưng cũng không thiếu những người tuy chống cộng rất kịch liệt, nhưng cách ứng xử của họ lại rất giống cộng sản ở nhiều điểm, và điểm giống nhất là ở chỗ: cũng độc tài độc đoán, cũng kết án tuỳ tiện không cần đủ bằng cớ, cũng chủ trương thà kết án lầm hơn tha lầm, ai có đường lối khác với mình là kết án, loại trừ, cũng dùng thù hận làm động lực tranh đấu...
Ai cũng biết rõ những đặc tính trên của cộng sản. Chính vì cộng sản có những đặc tính ấy mà chúng ta mới chống lại và quyết tâm dẹp bỏ chế độ của họ. Thế còn những người đang tích cực muốn lật đổ chế độ cộng sản nhưng lại có những đặc tính y hệt cộng sản thì ta phải đối xử thế nào?
Giả sử họ lật đổ được chế độ cộng sản đang hiện hành thì chuyện gì sẽ xảy ra? Đây chỉ là giả sử thôi, vì với cách chống cộng kiểu loại trừ nhau, đánh phá lẫn nhau của họ thì chắc chắn phải đến "tết Công-gô" họ mới đủ sức mạnh và khả năng làm được việc ấy! Tuy nhiên, để vấn đề được sáng tỏ, chúng ta cũng cứ giả sử chuyện không tưởng ấy sẽ xảy ra như một phép lạ, thì chế độ do họ thành lập sẽ đi theo hướng nào?
Cha đẻ của thuyết "tam quyền phân lập" là Montesquieu viết: "Kinh nghiệm muôn thuở cho biết bất cứ ai có quyền lực đều có khuynh hướng lạm dụng quyền lực; lạm dụng cho đến mức gặp phải giới hạn" (*). Nếu chưa nắm được một quyền lực nào trong tay mà ta đã muốn ép buộc mọi người phải chống cộng theo kiểu của mình, theo đường lối của mình, ai không chấp nhận thì ta chụp mũ họ là việt gian không cần chứng cứ, và coi họ như kẻ thù cần phải loại trừ; thế thì khi có quyền lực trong tay, ta sẽ sử dụng quyền lực ấy thế nào? Chắc chắn ta sẽ hành xử "y chang" như Việt cộng đã làm, và sẽ thành lập một chế độ độc tài khác y hệt như chế độ cộng sản, có thể ít tàn bạo hơn mà cũng có thể tàn bạo không kém! Lúc ấy, dân tộc ta lại phải tốn bao nhiêu xương máu và công sức nữa để đấu tranh lật đổ chế độ độc tài mới ấy do ta vừa thành lập. Nếu thế thì tội nghiệp cho dân tộc ta quá!
Quyền lực cũng như tiền bạc có thể tha hóa người nào có nó trong tay. So
sánh tình trạng của một người khi chưa có quyền lực với lúc đã có quyền lực, ta thường thấy tốt ít hơn, xấu nhiều hơn. Nghĩa là người rất tốt thành tốt vừa, tốt vừa thành bình thường, bình thường thành xấu, và xấu thành rất xấu. Điều này có thể thấy rất rõ đối với cộng sản. Khi chưa có quyền lực, họ có thể tỏ ra rất tốt, nhưng khi nắm được quyền lực rồi, họ trở thành rất xấu. Cũng vậy đối với những người đang chống cộng hiện nay, nếu họ cũng có những đặc tính y hệt cộng sản như đã nói trên, thì khi có quyền bính trong tay, họ cũng hành xử tàn bạo không khác gì cộng sản! Đó là điều chắc chắn!
Vì thế, những người đang chống cộng hiện nay, nếu muốn xây dựng một đất nước tự do dân chủ và cường thịnh thật sự, thì phải dứt khoát từ bỏ những đặc tính của cộng sản. Đó là: không chấp nhận những ai có đường lối chống cộng khác mình, ai có quan điểm hay phương cách đấu tranh khác mình thì chụp mũ họ là việt gian, là cộng sản, không cần một chứng cứ có giá trị nào cả, quyết hạ uy tín của họ trước quần chúng để loại trừ họ khỏi vòng chiến chống cộng...

Những người đang đấu tranh chống lại chế độ độc tài cộng sản hiện nay rất đa dạng, họ có những chủ trương, khuynh hướng, suy nghĩ rất khác nhau, do xuất thân từ những gốc tích khác nhau, được xã hội hun đúc khác nhau, do cách nhìn, góc độ nhìn và do nhiều yếu tố khác nhau... Do đó, những cá nhân hay tổ chức chống cộng có rất nhiều dạng khác nhau. Mỗi dạng quy tụ một số người cùng lập trường, cùng đường lối đấu tranh với nhau và tạo thành một nhóm hay một tổ chức.
Trước thực tế đa dạng đó, nếu những người chống cộng ai cũng quyết tâm loại trừ những người có quan điểm hay đường lối khác mình, thì đó chính là cách phá hoại hữu hiệu nhất lực lượng chống cộng vốn vẫn chưa đủ mạnh. Và đó cũng chính là kế ly gián mà CSVN đang cố gắng thực hiện trong hàng ngũ chống cộng cả trong lẫn ngoài nước. Và điều rất đáng tiếc là rất nhiều người chống cộng tích cực đã vô tình sa vào bẫy của chúng.
Ý thức được sự đa dạng đó, chúng ta cần tìm hiểu những khác biệt của nhau, sự hợp lý của nhau để chấp nhận lẫn nhau hầu liên kết với nhau thành sức mạnh. Đó là điều tối cần thiết hiện nay trước tình trạng vô cùng nguy hiểm của nước nhà trước tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Phải liên kết lại, đừng chia rẽ nữa!
Dưới đây là một số dạng tiêu biểu khác nhau của những cá nhân hay tổ chức có cùng mục tiêu chống cộng hay chống chế độ đang hiện hành tại Việt Nam.
Dạng 1: Chống cộng, nhưng chủ yếu là chống độc tài. Họ cho rằng chế độ đang cai trị đất nước hiện nay chỉ còn là cộng sản trên danh nghĩa. Thực chất của chúng còn tệ hại và xấu xa hơn cả cộng sản, vì hiện nay chúng đích thực là một đảng cướp. Do đó, phải lật đổ chế độ hiện hành là vì chúng độc tài, tàn bạo và bán nước hơn là vì chúng là cộng sản. Nếu chế độ hậu cộng sản mà độc tài thì cũng cần phải tiếp tục chống.
Dạng 2: Chống cộng trước đã, độc tài tính sau. Điều quan trọng đối với họ là phải lật đổ chế độ cộng sản trước đã, làm được chuyện đó là đã thỏa mãn rồi. Còn sau đó là chế độ nào thì chưa quan tâm tới, hoặc để "hạ hồi phân giải".
Dạng 3: Chống cộng sản nhưng chủ trương không hận thù. Những người này chịu ảnh hưởng của tôn giáo. Các tôn giáo nói chung đều chủ trương không hận thù, sẵn sàng tha thứ nếu kẻ ác hối hận và từ bỏ sự ác. Đối với họ, hận thù không phải là một động lực tốt. Nếu lấy hận thù làm động lực đấu tranh thì đó cũng là điểm trùng hợp với cộng sản.
Dạng 4: Chống cộng với động lực hận thù. Biết bao nhiêu người là nạn nhân vô cùng đau khổ của chế độ cộng sản tàn bạo. Sự công bằng đòi buộc chúng phải đền tội, vì thế "thù thì phải trả". Hận thù cộng sản chính là động lực mạnh nhất để thúc đẩy mọi người đấu tranh. Muốn tiêu diệt cộng sản, phải cổ võ lòng hận thù cộng sản.
Dạng 5: Chống cộng nhưng sẵn sàng đối thoại với cộng sản. Họ cho rằng cộng sản có thể chấp nhận thay đổi chế độ nếu họ thấy sự thay đổi ấy có lợi cho quyền lợi cá nhân hay gia đình của họ, nhất là có thể cứu họ thoát khỏi sự trả thù thảm khốc khi người dân phẫn nộ nổi dậy (như trường hợp Gadhafi, Mubarak, Ceaucescu, Honecker, v.v.). Giữa hai cái xấu, ắt nhiên họ phải chọn cái xấu nào ít tai hại hơn. Đối thoại để họ nhận ra lối thoát ấy hầu họ tự chuyển đổi, hoặc để có phe nào đó trong nội bộ của họ nổi dậy lật đổ chế độ hầu "đái công chuộc tội". Như thế tiết kiệm được biết bao xương máu và thời gian đấu tranh... Vả lại, cho tới nay, chưa thấy ai đưa ra một phương cách nào khác có tính thuyết phục và hữu hiệu để chấm dứt chế độ độc tài đang hiện hành.
Dạng 6: Chống cộng quyết liệt, không chấp nhận đối thoại. Đối thoại với cộng sản là vô ích. Cộng sản chỉ có thể thay thế chứ không bao giờ thay đổi (Yeltsin). Hy vọng cộng sản thay đổi thì hoàn toàn là ảo tưởng. Đối thoại với cộng sản là đối thoại "với cái đầu gối". Nếu cộng sản thật sự muốn đối thoại thì họ phải chấp nhận từ bỏ chế độ độc tài, và phải biểu lộ điều đó qua hành động như thả tất cả các tù nhân chính trị, cho các tôn giáo được tự do hành đạo, cho các báo chí được tự do phát hành, v.v.
Dạng 7: Trước nguy cơ bị Trung cộng xâm lược, một số người chống cộng nghĩ rằng cần phải tạm thời hợp tác với Việt Cộng để chống Trung Cộng hầu cứu đất nước khỏi rơi vào tay ngoại bang đã, chuyện Việt cộng thì tính sau. Nếu để Trung cộng biến nước mình thành một tỉnh của họ rồi thì lúc đó có chống Việt cộng cũng vô ích.
Dạng 8: Dù có nguy cơ bị Trung cộng xâm lược, ta cũng không thể nào hợp tác với Việt cộng để chống Trung cộng. Vì Việt cộng đã hoàn toàn bị Trung cộng mua chuộc, chúng chỉ tiếp tay tạo thuận lợi cho Trung cộng xâm chiếm Việt Nam, chứ không có chút thiện chí nào chống Trung cộng cả. Kinh nghiệm lịch sử thời chống Pháp cho thấy hợp tác với cộng sản thì chỉ bị cộng sản lợi dụng và cuối cùng bị cộng sản tiêu diệt. Đừng bao giờ dại dột mà hợp tác với cộng sản!
Dạng 9: Chống cộng nhưng không tôn vinh cờ vàng. Họ thường là những người xuất thân từ miền Bắc trước 1975. Vì chưa từng sống dưới chế độ VNCH, nên cờ vàng của VNCH này vẫn còn xa lạ đối với họ. Tuy trong bụng không chấp nhận cờ máu của cộng sản, nhưng vì còn sợ bị cộng sản hãm hại, nên họ chưa thể công khai biểu lộ điều đó.
Dạng 10: Chống cộng là phải tôn vinh cờ vàng. Cờ vàng là cờ của dân tộc chứ không phải chỉ là cờ của VNCH, nó biểu tượng cho lý tưởng tự do dân chủ. Muốn chống cộng hữu hiệu phải có một lá cờ làm biểu tượng để đoàn kết. Hiện nay không có một lá cờ nào có thể làm biểu tượng tốt hơn cờ vàng ba sọc đỏ. Do đó, không tôn vinh cờ vàng thì là việt gian!
Dạng 11: Nhiều người chống cộng rất tích cực, nhưng gặp những trường hợp khó giải quyết và bất khả kháng (**), thì họ chấp nhận hoặc treo cả hai loại cờ (vàng và đỏ), hoặc không treo cả hai loại cờ, vì lúc phải phát biểu lập trường, họ chưa nghĩ ra cách giải quyết nào khác tốt hơn để gỡ rối vấn đề.
Dạng 12: Nhiều người chủ trương dù khó khăn cũng phải tranh đấu để cờ của CSVN không bao giờ được tung bay trong các nước tự do dân chủ trên thế giới, mà phải là cờ vàng tượng trưng cho một Việt Nam tự do. Không thể chấp nhận treo cả hai cờ hoặc không treo cả hai cờ.
Dạng 13: Nhiều người từ Việt Nam du lịch hải ngoại, vì còn phải sống dưới ách độc tài cộng sản, không muốn khi trở về nước bị công an hỏi han, khó dễ, nên đã tránh né cờ vàng, không muốn vào những nơi có cờ vàng, sợ bị chụp hình và công an trong nước biết được… (***)
Dạng 14: Một số ít người trong nước du lịch hải ngoại, dù khi về nước có bị cộng sản phiền nhiễu, vẫn ngang nhiên chấp nhận cờ vàng, không tránh né. Vì họ chủ trương "nhập gia tùy tục", không thể đến với bà con tị nạn cộng sản mà lại tránh né lá cờ mà họ trân trọng. Cũng tương tự như người ở hải ngoại về nước không thể tránh né lá cờ đỏ sao vàng nếu muốn đến cơ quan nhà nước để làm giấy tờ, hay để tiếp xúc với ai đó ở cơ quan.
Dạng 15: Có những người không đặt nặng hình thức, nên trong một vài trường hợp họ đã khởi đầu một cuộc họp mà không chào cờ VNCH vì họ đã mời tham dự buổi họp cả "những người muốn tránh né cờ vàng" (như đã nói trong trường hợp trên) mà không muốn làm họ khó xử. Hoặc để dễ dàng liên kết với những người tuy chống cộng nhưng chưa mặn mà với lá cờ VNCH.
Dạng 16: Có những người chủ trương người Việt quốc gia đã họp với nhau đông đảo thì phải chào cờ VNCH, đó là luật định. Ai không chấp nhận luật này thì… hẳn nhiên là… thân cộng, v.v.
Dạng 17: Đối với những người đã, đang phục vụ trong chế độ cộng sản, sẵn sàng áp dụng chính sách chiêu hồi, mời gọi và vui mừng đón nhận họ trở về với Đại Khối Dân Tộc để cùng đấu tranh chống độc tài cộng sản, đem lại tự do nhân quyền cho toàn dân.
Dạng 18: Đối với những người đã, đang phục vụ trong chế độ cộng sản, phải coi họ như kẻ thù vì họ đã từng trực tiếp hay gián tiếp phục vụ cho chế độ kẻ thù của dân tộc, từng giết chết hay hãm hại những người thân yêu nhất của mình là người dân, hoặc là quân cán chính trong chế độ VNCH. Việc họ bỏ từ đảng, chống lại đảng hay đấu tranh cho tự do dân chủ ta không nên vội vàng tin tưởng sự thật lòng của họ, và sự trở cờ đó không xóa được tội ác của họ.
Dạng 19: Nhiều người ghét cộng sản nhưng vẫn về Việt Nam du lịch hay gửi tiền về Việt Nam cho thân nhân.
Dạng 20: Có những người chống cộng quyết liệt và biểu lộ điều đó qua việc không về Việt Nam du lịch khi cộng sản còn thống trị, cũng không gửi tiền về Việt Nam vì đó là một hình thức nuôi chế độ cộng sản tồn tại.
V.v. và v.v.
Còn rất nhiều dạng chống cộng khác nhau nữa với những cung cách và mức độ khác nhau, tùy theo cách suy nghĩ và hoàn cảnh mỗi người, mỗi nhóm.
Nói chung, ai cũng cho suy nghĩ hay cách chống cộng của mình là đúng, là tốt (thậm chí đúng nhất, tốt nhất), vì nếu biết là sai, là dở thì theo lẽ thường họ đã thay đổi, không suy nghĩ như vậy nữa. Một khi nghĩ mình đúng thì ai cũng có khuynh hướng lấy cái đúng của mình làm tiêu chuẩn để phán đoán người khác là đúng hay sai: hễ ai suy nghĩ giống mình là đúng, ai khác mình hay ngược với mình là sai. Dường như đó là bản năng rất tự nhiên nơi con người.
Nhưng nếu ai cũng cứ nhất định lấy cái đúng của mình làm tiêu chuẩn đúng sai và ép buộc người khác phải suy nghĩ giống mình thì đó chính là nguồn gốc phát sinh chia rẽ, chống đối lẫn nhau, và là nguyên ủy của tâm thức độc tài, độc đoán. Tâm thức này khiến người ta dễ dàng vi phạm quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận, đồng thời tạo nên những chế độ độc tài tàn bạo trên thế giới.
Những người ý thức điều đó thì nhận ra sự phân biệt đúng sai ấy mang rất nhiều tính tương đối; và ai thật sự muốn đấu tranh cho tự do dân chủ thì phải từ bỏ tâm thức độc tài ấy ngay trong đầu óc mình, trong cách suy nghĩ của mình.
Nếu cùng mục tiêu chống cộng với nhau, cùng đấu tranh cho tự do dân chủ với nhau mà ta không chấp nhận những cách suy nghĩ khác biệt của nhau thì hóa ra ta tự cô lập hóa nhau, tách rời lẫn nhau. Lúc đó mỗi người trở thành một hòn đảo, tách biệt và xa cách nhau… Và tập hợp của chúng ta giống như những hạt cát trong một đống cát, tuy bên nhau nhưng không dính liền với nhau thành một khối. Như thế, không bao giờ chúng ta trở thành một lực lượng có sức mạnh để làm được một việc gì lớn lao, đừng nói tới chuyện giải thể chế độ cộng sản!
Muốn có sức mạnh phải liên kết lại. Không có cách nào khác!
Thiết tưởng những người cùng lý tưởng xây dựng đất nước, cùng mục đích thực hiện tự do dân chủ, cùng muốn chống kẻ thù chung là cộng sản, nếu chưa đồng ý được với nhau, hay chưa liên kết được với nhau thì ít ra là đừng chống nhau, đừng đánh phá nhau, đừng phê bình chỉ trích nhau. Hãy chấp nhận đối lập như dân chúng của những nước dân chủ: "đối lập chứ không đối kháng", nghĩa là không chống báng, không đánh phá đối lập, không coi đối lập như kẻ thù (****).
Tốt nhất, trước khi lên tiếng chỉ trích ai, chống báng ai, hãy suy nghĩ xem hành động đó có lợi cho ai, cho cộng sản hay cho công cuộc đấu tranh chống cộng?
Những ai muốn thực hiện đoàn kết, xin hãy can đảm nhưng cũng hãy tế nhị và nhẹ nhàng can gián những người chống cộng mà lại đi đánh phá những người chống cộng khác! Đừng để "phe mình đánh phe ta"! Đừng để tình trạng "chống cộng thì ít mà chống nhau thì nhiều"!
NVTL
_____________________
(*) Nguyên văn: "C’est une expérience
éternelle que tout homme qui a du pouvoir est porté à en abuser; il va jusqu’à
ce qu’il trouve des limites." (Charles-Louis
de Secondat Montesquieu, L’Esprit des Lois, XI, 4). Bản dịch tiếng Anh: "It is an eternal experience that
every man who has power is drawn to abuse it; he proceeds until he finds the
limits." (Montesquieu, The Spirit of
the Laws)
(**) Như trường hợp treo cờ ở trường đại học Fullerton, California, Hoa Kỳ. Ban giám hiệu rất khó xử vì sinh viên học ở đây có những người từ Việt Nam qua, mà cũng có những người tị nạn cộng sản. Treo cờ đỏ sao vàng thì bị các sinh viên tị nạn phản đối, treo cờ vàng ba sọc đỏ thì bị sinh viên từ trong nước đến không đồng ý. Mà treo cả hai cờ hoặc không treo cờ nào cũng đều phát sinh vấn đề. Cuối cùng nhờ sự tranh đấu hợp lý của các sinh viên tị nạn cộng sản, ban giám hiệu đã chấp nhận chỉ treo cờ vàng ba sọc đỏ, là biểu tượng cho lý tưởng của một nước Việt Nam tự do.
(***) Công an cộng sản thấy người nào trong nước ra hải ngoại mà chụp hình dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ thì kết án người ấy phản động, là theo "ngụy", theo "thế lực thù địch"… Ở hải ngoại, một số người chống cộng cũng hành xử tương tự công an cộng sản: khi có ai về nước mà bị chụp hình dưới lá cờ đỏ sao vàng hoặc bên cạnh tượng Hồ Chí Minh thì lập tức chụp mũ họ là thân cộng, là cộng sản!
(****) Tại các nước dân chủ, các đảng đối lập là những đảng có lập trường khác biệt nhau, thậm chí đối nghịch nhau, nhưng vẫn liên kết với nhau để cùng xây dựng đất nước, đồng thời để kiểm soát lẫn nhau tránh trường hợp lạm dụng quyền bính… Họ có thể tranh cãi với nhau kịch liệt để tìm ra đường hướng tốt nhất. Sau khi tranh cãi, bên đuối lý hay bên thiểu số sẵn sàng chấp nhận quyết định cuối cùng theo hướng của bên thắng lý hay bên đa số. Những người đang đấu tranh cho tự do dân chủ cần học bài học của dân chúng những nước dân chủ: đối lập chứ không đối kháng, vẫn có thể hợp tác và liên kết chặt chẽ với nhau!
 Người Việt Thầm Lặng
(Dân Luận)

Phó Vụ trưởng Thanh tra bị tố gian lận bằng cấp, thi tuyển

Theo đơn thư bạn đọc gửi đến các cơ quan báo chí và các cơ quan chức năng, Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương đã có quyết định kiểm tra bất thường đối với ông Lê Sỹ Bẩy, Thanh tra viên cao cấp, Phó vụ trưởng Vụ 1 Thanh tra Chính phủ.
Theo nội dung đơn tố cáo và một số tài liệu cho biết, ông Lê Sỹ Bẩy, sinh năm 1966, quê tại Hoằng Đạt, Hoằng Hoá, Thanh Hoá, vốn là nhân viên Phòng Tài vụ của Công ty Thực nghiệm xây lắp Hà Nội trực thuộc Liên hiệp Khoa học sản xuất Hà Nội.
Năm 1991, ông Bẩy tốt nghiệp Cao đẳng Ngân hàng. Tháng 11/1992, ông Bẩy được tiếp nhận về cơ quan Thanh tra, hưởng lương chuyên viên hệ số 1,86 từ 1/4/1993, sau được nâng lương chuyên viên bậc 2, hệ số 2,1. Ngày 15/8/1994, Tổng thanh tra có quyết định số 707/QĐ chuyển ngạch cho ông Bẩy từ chuyên viên bậc 2, hệ số 2,1 sang Thanh tra viên bậc 2, hệ số 2,25. Năm 1996, ông Bẩy được nâng bậc lương từ Thanh tra viên bậc 2 lên bậc 3 và từ tháng 7/1999 tiếp tục được nâng lương lên bậc 4 hệ số 2,73 của ngạch Thanh tra viên chính.
Đối chiếu với Quyết định số 818-TTCP/VP ngày 21/10/1993 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành thanh tra Nhà nước thì quá trình chuyển công tác và thăng tiến nêu trên của ông Bẩy có nhiều dấu hiệu trái với quy định của pháp luật. Bởi lẽ, quyết định 818 ban hành từ tháng 10/1993 đã quy định rất rõ tiêu chuẩn trở thành thanh tra viên (Cấp 1- cấp thấp nhất trong ngạch thanh tra- PV) phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, có trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên. Vậy mà thời điểm năm 1994, khi Tổng Thanh tra Chính phủ có quyết định số 707/QĐ chuyển ngạch cho ông Bẩy từ chuyên viên bậc 2, hệ số 2,1 sang Thanh tra viên bậc 2, ông Bẩy vẫn chưa tốt nghiệp đại học, chưa có bằng Trung cấp chính trị thì rõ ràng là chưa đủ tiêu chuẩn quy định.
Trụ sở Thanh tra Chính phủ tại quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Trụ sở Thanh tra Chính phủ tại quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Từ quyết định chưa đúng này đã tạo “bệ phóng” cho ông Bẩy tiếp tục leo cao. Ngoài sai phạm trong bổ nhiệm thanh tra viên thì Vụ Tổ chức cán bộ cũng trình Tổng thanh tra Chính phủ chuyển ngạch đồng thời nâng lương trong khi pháp luật nghiêm cấm việc điều chỉnh lương khi chuyển ngạch.
Không dừng lại ở đó, ông Bẩy còn có nhiều dấu hiệu bất thường trong việc kê khai bằng cấp để thi Thanh tra viên chính. Ông Bảy kê khai có đủ điều kiện để thi Thanh tra viên chính nhưng thực tế so với quy định tại Quyết định số 818-TTCP/VP ngày 21/10/1993 của Ban tổ chức cán bộ Chính phủ và Quy chế bổ nhiệm thanh tra viên do Tổng thanh tra ban hành thì ông Bẩy còn thiếu 4 điều kiện: Chưa tốt nghiệp đại học, chưa có trình độ lý luận trung cấp, chưa đủ thời gian thâm niên ngạch thanh tra viên tối thiểu là 9 năm (ông Bảy mới có hơn 6 năm) và thiếu 17 tháng lương (để hợp thức điều kiện về lương, Vụ tổ chức cán bộ đã “tính nhầm” để ông Bảy hưởng sai quy định 17 tháng lương).
Về việc này, năm 2010, Bí thư chi bộ kiêm Phó vụ trưởng Vụ 1 đã có ý kiến và Vụ Tổ chức cán bộ có lập đoàn kiểm tra nhưng do việc lập hồ sơ giả này được “hợp thức hoá” nên hồ sơ của ông Bẩy đã bị “phi tang”. Trong văn bản thông báo vào tháng 5/2010 do Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ soạn thảo chỉ ghi: “Do không còn lưu trữ hồ sơ thi thanh tra viên lên Thanh tra viên chính năm 2000 do đó chưa có đủ căn cứ để xác định lý do vì sao ông Bẩy vẫn được dự thi, nếu chưa đúng thì cá nhân, tổ chức nào chịu trách nhiệm…”.
Có thể nói đây là một kết luận xác minh khá… vô trách nhiệm khi không thể tìm ra trách nhiệm thuộc về “tổ chức, cá nhân nào” mà điều này Tổ xác minh hoàn toàn có thể yêu cầu ông Bẩy giải trình cũng như làm việc với các cán bộ liên quan để làm rõ.
Theo nội dung đơn tố cáo: Năm 2004, ông Bẩy khai tham gia học tập trung tại 2 trường là Đại học Ngân hàng hệ chuyên tu và Cao cấp lý luận chính trị (tập trung). Tuy nhiên, cũng trong năm 2004, ông Bẩy tham gia làm trưởng và phó của 4 đoàn thanh tra như: Trưởng đoàn thanh tra cảng cá các tỉnh phía Nam, Phó trưởng đoàn thanh tra việc quản lý và sử dụng đất tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phó trưởng đoàn thanh tra tại Tổng công ty thuỷ sản đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh và Phó trưởng đoàn thanh tra đất đai tại các tỉnh miền Trung, Hà Nội, Hải Phòng với thời gian làm việc tại các đơn vị này kéo dài từ đầu năm 2004 đến tháng 3/2005.
Như vậy, ông Bẩy không thể cùng một lúc làm 3 việc như: Đi kiểm tra tại các tỉnh miền Trung, miền Nam và học tập trung ở hai trường tại Hà Nội. Nhưng điều kỳ lạ là ông Bẩy vẫn có đủ cả hai bằng tốt nghiệp của hai trường để nộp cho Vụ Tổ chức cán bộ để được thi Thanh tra viên cao cấp. Chính vì vậy ông Bẩy nhanh chóng thăng tiến.
Được biết, ngày 17/6/2013, Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương đã có Quyết định kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với đảng viên Lê Sĩ Bẩy, Phó vụ trưởng Vụ I Thanh tra Chính phủ. Nội dung kiểm tra bao gồm 3 vấn đề: kê khai giả mạo bằng cấp, việc nâng lương, bổ nhiệm chức vụ và bổ nhiệm thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp; thiếu trung thực trong việc kê khai tài sản.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Ban Bạn đọc
(Báo Dân trí)

Bài đã bị gỡ: Đai tá Nguyễn Như Phong bị Đai tá đồng nghiệp đe dọa

Một cảnh trong phim "Bí mật tam giác vàng" (Ảnh: minh họa)
Thật bất ngờ, người đe dọa nhà văn Nguyễn Như Phong không phải “dân giang hồ” hay kẻ buôn bán ma túy mà là một đại tá công an, nhà thơ.
Chiều ngày 6/6/2013, khi đang ngồi chơi ở phòng làm việc của đại tá Đặng Văn Lân, phó tổng biên tập Báo Công an Nhân dân, nhà văn Nguyễn Như Phong bất ngờ bị đồng nghiệp cũ (cũng là một đại tá, nhà thơ) có những lời lẽ chửi bới và dọa đánh.
Nguyên nhân của sự xích mích này khá buồn cười: Người này cho rằng, nhà văn Nguyễn Như Phong đã mang anh ta vào phim “Bí mật Tam giác Vàng” để bêu rếu.
Trao đổi với chúng tôi, nhà văn Nguyễn Như Phong cho biết: “Thú thật là tôi cũng nghĩ mãi không ra chi tiết nào gắn với anh ta mà anh ta lại “bắt vạ” tôi. Mãi lúc sau, hỏi nhiều người tôi mới biết là trong tập 3 của bộ phim có đoạn hai nhân vật kháo nhau về một gã nhà thơ chuyên viết thơ nịnh vợ nhưng lại "xơi" cả con gái nuôi của vợ khiến bà vợ uất ức tự tử.
Tác giả của “Bí mật Tam giác Vàng” tủm tỉm cười với phóng viên: “Quả là tôi không hình dung ra nổi, đúng là lần đầu tiên trong đời có một người lại tự mang nhân vật trong phim luận vào bản thân. Lúc đầu tôi cũng hơi giận nhưng sau nghĩ lại thấy buồn cười”.
Khi vụ việc xảy ra, rất may có sự can thiệp kịp thời của đại tá Đặng Văn Lân nên không xảy ra điều gì đáng tiếc.
(Báo mới)

Ông Đỗ Hữu Ca Giám đốc CA TP Hải Phòng được thăng hàm Thiếu tướng

Sáng nay (13/7),  Bộ Công an đã long trọng tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thăng cấp bậc hàm cấp Tướng cho các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy Công an các đơn vị, địa phương đợt I năm 2013. Đại tướng Trần Đại Quang - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi Lễ.
Thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an, Bộ trưởng Trần Đại Quang bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Ban, ngành, đoàn thể và nhân dân đã luôn quan tâm, chăm lo, phối hợp, giúp đỡ, xây dựng đội ngũ cán bộ Công an nhân dân (CAND) luôn trong sạch, vững mạnh; Bộ trưởng chúc mừng các đồng chí được thăng cấp bậc hàm cấp Tướng đợt I năm 2013.
Quyết định thăng cấp bậc hàm cấp Tướng cho các đồng chí sỹ quan cấp cao của lực lượng CAND thể hiện sự ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những thành tích, công lao đóng góp to lớn của lực lượng CAND trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự; đánh dấu sự trưởng thành, phát triển của lực lượng CAND. Niềm vinh dự, tự hào này không chỉ thuộc về các đồng chí được thăng cấp bậc hàm cấp Tướng, mà còn là niềm vinh dự, tự hào của toàn lực lượng CAND.
Đại tướng Trần Đại Quang đề nghị các đồng chí được thăng cấp bậc hàm cấp Tướng  tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của lực lượng CAND anh hùng; rèn luyện, giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, giữ gìn "đạo" của người làm Tướng như Bác Hồ kính yêu đã dạy: "Trí - Dũng - Nhân - Tín - Liêm – Trung”.
Vinh dự cho lực lượng CATP Hải Phòng trong số các đồng chí được phong hàm cấp tướng đợt này có Đại tá Đỗ Hữu Ca, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc CATP Hải Phòng được thăng hàm Thiếu tướng. 
Ông Đỗ Hữu Ca - Giám đốc CA TP HP được thăng hàm Thiếu tướng
Ông Đỗ Hữu Ca - Giám đốc CA TP HP được thăng hàm Thiếu tướng

Thay mặt các đồng chí vừa được thăng cấp bậc hàm cấp Tướng đợt I năm 2013, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an TP Hà Nội phát biểu thể hiện lòng biết ơn Đảng, Nhà nước, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện để các đồng chí phấn đấu, rèn luyện trưởng thành. Đồng chí xin hứa sẽ hết sức phụng sự Tổ quốc và nhân dân, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và ngành Công an giao phó.
Thiên Bình
(PLVN)

Alan Phan - Khi các lãnh tụ biết cười mình…

“Tôi nghĩ mình khôn ngoan quá nên đôi khi tôi không hiểu một lời nào mình nói ra” (I am so clever that sometimes I don’t understand a single word of what I am saying.) Oscar Wilde
Khi đứa con trai thứ hai của tôi ra đời tại California vào giữa thập niên 70s, các bạn bè chia mừng đây là đứa đầu tiên của gia đình có điều kiện ứng cử vào chức vụ Tổng thống Mỹ. Hiến pháp đòi hỏi ứng viên Tổng Thống Mỹ phải là một công dân Hoa Kỳ thực thụ ngay khi sinh ra. Thực tình, tôi luôn luôn nghĩ làm Tổng Thống Mỹ là một “cực hình” như bị một lời nguyền đen tối; hơn là một hãnh diện may mắn.
Nhìn tất cả những ông Tổng Thống Mỹ tương đối trẻ và sung sức gần đây của Hoa Kỳ, như Obama, Bush, Clinton, Carter… người ta thấy rõ ràng là những áp lực lớn lao không ngừng nghĩ từ mọi phía đã làm các ông này “già rất sớm”. Sau vài năm đầu của nhiệm kỳ, dù chỉ ở lứa tuổi trên dưới 50s, mái tóc các ông bạc phơ, vết nhăn đầy trên khuôn mặt nhiều phần đã teo tóp… mặc dù những con người nhiều quyền lực nhất thế giới đang được những vị bác sĩ giỏi chăm sóc thật chu đáo, 24 giờ một ngày.

Đây chắc chắn không phải là dấu hiệu của một đời sống hạnh phúc, sung mãn và hài hòa.
Có lẽ vì những âu lo, dằn vặt, suy tư… từng giây phút, đã khiến các Tổng Thống Mỹ phải tìm cách ứng phó để sống sót, nên họ đều chia sẽ một thói quen rất đáng yêu: họ biết tự “diễu” mình, đem cá nhân mình ra cười đùa trước công chúng, cho thấy một khía cạnh rất “con người” của họ. Nhiều bài diễn vẫn ở những bữa tiệc cho cổ động viên, bạn bè, thân hữu, đồng nghiệp… luôn luôn bắt đầu bằng những câu chuyện khôi hài (jokes) về chính bản thân mình hay những chuyện đã được các chuyên gia “cười” của các mạng truyền thông rỉ tai.
Obama thích cười về nguồn gốc da đen của mình, có lần ông hỏi người nghe là bây giờ người ta có sử dụng đúng từ ngữ khi gọi Tòa Bạch Ốc là White House? Một lần khác, ông nói về một cái joke đang thịnh hành trên mạng… Trong một buổi sáng chạy bộ ở Alabama, ông Obama chẳng may bị rớt xuống con sông sâu, đang cuồn cuộn chảy. May sao, có ba đứa trẻ đang câu cá dưới giòng, nhanh trí dùng cành cây vớt ông lên được. Obama hỏi tôi làm được gì cho các ân nhân đã cứu mạng tôi đây? Đứa trẻ đầu mong được thăm Tòa Bạch Ốc và ngủ đêm tại đó. Đứa thứ nhì mong ông Obama đến lớp học mình, bắt tay các bạn đồng lớp. Obama nói quá dễ dàng, ông sẽ làm như vậy. Còn đứa thứ ba thì lại xin ông 1 chiếc xe lăn, có gắn IPod, IPad và TV 3-D để cậu ta giải trí. Obama nói ông không hiểu, em đang khỏe mạnh thế này, sao lại muốn ngồi xe lăn? Cậu ta đáp, “Bây giờ thì khỏe, nhưng sau khi cha tôi biết tôi là người đã cứu sống ông, thì chắc chắn ông ta sẽ bẻ gãy giò của tôi.”
Ông Bush thì luôn bị chế giễu về trí tuệ cũng như kiến thức của mình về thế giới. Sự kiện ông bị ghét bỏ vì các chính sách tại Iraq, Afghanistan… cũng là một đề tài thường trực cho các jokes về cá nhân mình. Nhưng thú vị nhất là câu chuyện khi ông đi thăm một lớp tiểu học và cô giáo hỏi các học trò, “Mình đang học về thảm kịch (tragedy). Em nào cho tôi một thí dụ.” Một em nhanh nhảu  ”Em chạy ra đường chơi và bị xe đụng?” “Không, đó là một tai nạn, không phải thảm kịch” Một em khác” Xe buýt của trường rơi xuống hố và nhiều học sinh bị tử nạn?” Đó là một mất mát lớn lao (great loss) nhưng chưa là thảm kịch”. Đứa thứ ba giơ tay ” Khi Tống Thống Bush rớt máy bay chết?” “Đúng rồi, nhưng đâu là lý do sao em nghĩ đây là thảm kịch?” ” Vì chắc chắn nó không phải là một tai nạn, hay là một mất mát lớn lao.”
Ông Clinton thì mỗi đêm bị các danh hài trên TV đem ra chế giễu về tật xấu thích lăng nhăng với các phụ nữ ngoài luồng, như cô trợ tá Lewinsky. Trước mặt ông, nhà phỏng vấn Jay Leno kể lại một khảo sát của viện thống kể Gallup, về câu hỏi đặt ra cho các phụ nữ, “Cô có chịu ngủ với Tổng Thống Clinton?” Kết quả là 1% nói “yes”, 2% nói “no” và 97% nói “không thể có lần khác (never again)”. Một chuyện khác là khi bà Clinton đi khám sức khỏe, bác sĩ báo cho biết là bà vừa có bầu. Bà giận quá, vì tuổi đã lớn, còn đang làm vợ Tổng Thống mà có bầu không kế hoạch, chắc thiên hạ nhạo bang thường trực. Bà bốc phone kêu Clinton, “Quỷ râu xanh, ông có biết là vừa làm cho bà có bầu hay không?” Điện thoại im bặt một lúc lâu, mới nghe Tổng Thống nhỏ nhẹ hỏi ,”Bà là ai vậy?”.
Tổng Thống thích cười và kể chuyện cười nhiều nhất là ông Reagan. Vốn là một diễn viên điện ảnh, nên ông rất thuyết phục trong các bài diễn văn, tranh luận. Nhưng điều làm dân chúng ái mộ ông nhất là khả năng tự cười rất duyên dáng trong mọi trường hợp. Sau khi tỉnh dậy trong một cuộc mưu sát, người ta hỏi ông cảm thấy thế nào? Ông nói, “ít nhất là tôi không phải sống ở Cleveland.” Sau ông phải xin lỗi người dân Cleveland về lời diễu này.
Một lần khác, khi hỏi về nạn lạm phát vừa thừa hưởng từ Tổng Thống Carter, ông ví von về câu chuyện một Trung Sĩ đang làm trắc nghiệm về khả năng ứng phó của các tân binh. Anh Trung Sĩ hỏi người lính,” Anh đang điều khiển hệ thống xe hỏa ở nhà ga Arlington. Một con tàu từ phía Bắc khoảng 15 km đang chạy đến nhà ga với tốc độ 60 km một giờ. Trên cùng một đường sắt, một con tàu từ phía Nam chỉ cách ga có 10km, đang chạy ngược đường trên cùng đường ray, với tốc độ 50km một giờ. Anh se phải làm gì?” “Tôi phone về nhà kêu thằng em trai Billy chạy ra nhà ga gấp.” “Tại sao? Billy là một thần đồng về toán học và quản lý tình thế?””Không, hắn chỉ mới 14 tuổi, nhưng hắn chưa bao giờ thấy hai xe lửa đụng nhau cả.”
Ông Kennedy xuất thân từ một gia đình giàu có, quyền lực nên ông luôn phải đối phó với lời phê bình là gia đình ông đang cố gắng mua cho ông chiếc ghế Tổng Thống. Trong cuộc tranh cử ở West Virginia, ông bắt đầu bài diễn văn bằng cách móc trong túi ra một điện tin ông nói vừa nhận được từ ông cha,” Con chỉ nên mua vừa đủ phiếu để thắng thôi. Cha sẽ rất bực nếu phải trả tiền cho một landslide (một kết quả mà ứng viên thắng đối thủ quá đậm).”
Trong suốt lịch sử chỉ 200 năm của Mỹ, những chuyện cười về Tổng Thống hay chuyện cười do các ông kể có thể chứa đầy cả ngàn trang sách. Tôi cho đây là nét đặc thù quý báu nhất của nền dân chủ Mỹ. Ngay cả một khai quốc công thần như Washington cũng đầy những chuyện vui buồn về lỗi lầm, hối tiếc hay ngu xuẩn của cá nhân cũng như của chánh phủ do ông lãnh đạo. Đây mới thực sự là những công bộc của dân, vì dân và cho dân (of the people, by the people, for the people). Không ai có một ảo tưởng mình là thần thánh phải được tôn vinh và thờ phụng. Mọi thành tựu cũng như thất bại, lầm lẫn… đều được mổ xẻ chi tiết bởi nhiều học giả, bây giờ và tương lai, ngay cả trong những chuyện riêng tư của đời sống cá nhân. Khả năng biết tự diễu mình được đánh giá cao vì nó tạo sự gần gủi giữa nhà lãnh đạo và các người dân thường.
Tôi rất sợ những người lãnh tụ nghiêm nghị, khắc khổ và không biết cười. Như một đứa bé sợ những ác thần trong các truyện cổ tích. Trong các câu chuyện lịch sử, tôi để ý là những nhân vật như Tần Thủy Hoàng, Hitler, Kim Il Sung, Pol Pot… không bao giờ biết cười. Có lẽ vì họ quá bận rộn với sứ mạng thiêng liêng là phải biến cả dân tộc thành những cỗ người máy (robots) để phục vụ cho lý tưởng cao vời vợi của họ (cao quá nên ít người thấy hay hiểu).
Cho nên, mỗi khi đi vào phòng phiếu bầu cử ở Mỹ, nếu không biết rõ về các ứng cử viên, tôi sẽ chọn một khuôn mặt tươi cười, dễ chịu, thư giãn và thú vị. Những khuôn mặt táo bón, làm dáng quan trọng và ăn mặc đúng thời trang… là những lá phiếu thấy nhiều trong sọt rác, vì các cử tri khác cũng thường có đồng quan điểm như tôi.
Tôi nghĩ nếu có một học giả nào tìm sự liên quan giữa chỉ số hạnh phúc của người dân và khả năng biết “cười” của các lãnh tụ xứ họ, kết quả sẽ là một tỷ lệ thuận minh chứng qua suốt bao thời đại. Và ngược lại.
Alan Phan
(Góc nhìn Alan)
 

Nạn dịch thay mới vỉa hè đã trở thành...

Trong dịp về thăm nhà vừa rồi, tôi có xuống Qui Nhơn thăm bạn bè. Năm 2002, tôi có ôn thi đại học ở đây hơn nửa năm. 
Từ đó đến nay, cũng có vài lần tôi ghé lại Qui Nhơn nhưng cũng chỉ thoáng qua, thấy thành phố cũng không có thay đổi mấy. Đợt này có nhiều thời gian hơn với lại được bạn bè đón tiếp nồng nhiệt (trong số này có nhiều bạn bè tôi mới quen qua các bài viết của tôi trên diễn đàn) nên tôi có dịp đi nhiều nơi, trải nghiệm nhiều hơn. Tôi thấy Qui Nhơn cũng có nhiều thay đổi như khu sân bay cũ sầm uất, khang trang hơn, đường ven biển Xuân Diệu làm cho thành phố thơ mộng và thoáng đãng hơn, khu đầm Thị Nại với cầu vượt biển trông khác xưa nhiều, chợ Lớn Qui Nhơn được xây lại khang trang (nhờ bị cháy rụi năm 2006),... 
Tuy nhiên về tổng thể trong thời gian trên 10 năm, những thay đổi như vậy là quá ít. Tôi hình dung khối lượng công việc đó làm trong 4-5 năm là cùng, với lại những cái làm được cũng không có gì nổi bậc hay tạo tiền đề cho thành phố phát triển. Cái khu công nghiệp Nhơn Hội được quảng bá rầm rộ, tôi đi ra xem thấy toàn cát là cát, không thấy bóng dáng nhà máy xí nghiệp, chỉ thấy những con đường rộng lớn, tít tắp với những khu cát được qui hoạch vuông vức.
Tôi nghe bạn bè và người dân đồn rằng cây cầu này, nay chỉ để làm cảnh thôi; lý do là do bị rút ruột nặng quá, xây dựng chất lượng kém nên xe trọng tải lớn qua không được. Nghe mà nẫu cả ruột. 
Những năm tôi còn học ở Qui Nhơn, nghe dân tình đồn về một cây cầu vượt biển kỷ lục với khu công nghiệp đầy tiềm năng, dù mình không có sở hữu gì ở đó nhưng chúng tôi cũng thấy vui. Thời gian rảnh rỗi sau khi học, chúng tôi thường hay bàn luận sôi nổi những chuyện như vậy. Chúng tôi không chỉ nói về dự định, tương lai của mình mà còn nói về tương lai của quê hương, đất nước. Không biết bạn bè tôi năm xưa, nay làm ăn bốn phương trời có còn mang theo trong mình giấc mơ quê hương giàu có năm xưa không? Tôi nghĩ nếu còn nhớ thì họ cũng sẽ buồn khi về thăm lại Qui Nhơn như tôi.
Điều tôi thấy là rất nhiều vỉa hè ở đây được thay mới và một số vỉa hè đang gỡ lên để thi công. Nhìn ngắm vỉa hè mới toanh như còn thơm mùi gạch, mùi đá, tôi bỗng nhớ đến vụ lùm xùm thay mới vỉa hè ở Hà Nội cách đây vài năm. Năm đó Tp Hà Nội định thay mới vỉa hè khu vực Hồ Gươm, đã nổ ra cuộc tranh luận nên hay không nên. Người ủng hộ thì bảo Hà Nội là thủ đô, là bộ mặt đất nước nên cần làm mới cho khang trang dù có lãng phí, người phản đối thì bảo đất nước còn nghèo, nhiều cháu học sinh còn phải bơi sông đi học,…Vụ tranh cãi làm cho chính quyền lúng túng phải thông báo hoãn rồi lại thông báo làm và cuối cùng thì làm thật. 
Vỉa hè lát đá và bo bằng đá hẳn hoi. Rất khang trang. Tôi có dịp ra Hà Nội và nhìn ngắm vỉa hè trong nhiều suy tư.

image002_6.jpg
Trong khi con em chúng ta ngồi học trong ngôi trường thế này

Tôi cứ nghĩ đây chỉ là chuyện ở Hà Nội như là cái duy nhất vì nó là thủ đô nhưng rồi tôi thấy người ta cũng thay mới nhiều đoạn vỉa hè còn khá tốt ở Đà Nẵng như đường Trần Phú, đường Hoàng Sa,… cũng rất khang trang, cũng ốp vỉa bằng đá.
Cách đây một tháng tôi đi Tp HCM, có ghé thăm anh Lê Thăng Long ở quận 1, quan sát tôi cũng thấy các vỉa hè ở đây cũng rất khang trang với vỉa ốp bằng đá xanh. Thật sự lúc này tôi giật mình.
Đến khi ngắm các vỉa hè thay mới ở Qui Nhơn, tôi không còn giật mình nữa mà là run người. Quá lãng phí!
Nhớ lúc xưa, khi xem tivi đưa tin các cán bộ, quan chức xúm xít nhau để khởi công hay khánh thành một công trình gì đó, bố tôi thường hay nói “chúng vẽ chuyện để kiếm ăn là chính”. Tôi không ngờ một người nông dân như ông mà nhìn thấu tim can cả một hệ thống chính trị, kinh tế như thế. 
Tôi không cực đoan đến mức để nói rằng họ không làm được gì hết nhưng tôi không thể chống lại được suy luận là rất nhiều công trình được đầu tư, xây dựng là do động lực kiếm chát (phần trăm hoa hồng) chi phối.
image003_10.jpg
Và còn nhiều người mưu sinh, kiếm ăn qua ngày thế này

Trong bao việc bộn bề, dân còn nghèo đói đến mức nhiều nơi trẻ con không có thịt để ăn, học trò phải bẫy chuột để ăn, cô giáo đi bắt nòng nọc ăn cùng cơm thì ở nơi phồn hoa đô thị người ta hết láng vỉa hè bằng xi măng rồi thay bằng gạch con sâu rồi lại gỡ lên ốp đá. 
Hàng ngàn tỷ đồng quí giá thay vì đến các nhà máy hiệu quả, đến các cánh đồng xanh tươi để đi vào sản xuất, tạo ra công ăn việc làm cho hàng triệu người với dòng của cải tuôn trào thì nó lại đi vào hàng triệu mét vuông vỉa hè, nằm đó. Có thể vài năm trôi qua chúng lại cựa mình để vùi lấp thêm vài ngàn tỷ nữa khi mà hàng triệu công nhân, hàng triệu nông dân, hàng triệu viên chức kịp dành đồng tiền lương còm cõi đóng thuế để xây dựng tổ quốc.

image005_1.jpg
Thì những vỉa hè được lật lên thay mới liên hồi không chỉ ở thủ đô mà khắp thành thị
Đó chưa phải là điều buồn nhất. Điều đáng buồn hơn là phần lớn người dân khắp nước như dân quê tôi, họ không biết đây là một trong những nguyên nhân đẩy cuộc sống họ ngày càng cơ cực hơn trong khi xã hội ngày càng nhiều đại gia ăn chơi phè phỡn hơn. 
Chưa hết, các đại gia này và các quan chức ra sức tô hồng thành tích, tung hô thể chế. Họ không muốn thay đổi. Họ bỏ tù bất cứ ai mong muốn thay đổi dù trong ôn hòa và trí tuệ như ông Trần Huỳnh Duy Thức (và các bạn của ông). Họ chỉ muốn quyền lực họ vững bền. Họ chỉ muốn họ giàu có; ai nghèo khổ, ai bệnh tật, ai sống chết,… mặc!
Dưới góc nhìn của tôi, chuyện thay mới vỉa hè không chỉ là chuyện “vẽ chuyện kiếm ăn” mà là một nạn dịch. Nó “giết người” không thua bất cứ nạn dịch nào, thậm chí là dịch hạch nhưng chỉ có điều nó âm thầm, lặng lẽ.
Tôi thấy, tôi lên tiếng nhưng rồi cũng như một tiếng nói trong cõi hư không mà thôi!
Nguyễn Văn Thạnh
(Dân luận) 

World Bank: Việt Nam đang kẹt trong tăng trưởng chậm

SGTT.VN - “Trong khi kinh tế thế giới dường như ấm lên, thì Việt Nam lại đang kẹt trong tăng trưởng chậm so với chính mình trước đây và so với các nước khác trong khu vực”, ông Deepak Mishra, chuyên gia kinh tế trưởng của WB (Ngân hàng thế giới) cho hay trong buổi cập nhật tình hình Kinh tế Việt Nam sáng 12.7 tại Hà Nội.
Cụ thể, đầu tư giảm toàn diện, tổng đầu tư giảm còn 29.6 % GDP trong quý I.2013, so với từ 38.5 % năm 2010. Tăng trưởng bán lẻ và dịch vụ (tính giá trị danh nghĩa) đã giảm từ 24% năm 2011 xuống 16% năm 2012 và còn 11,9% trong nửa đầu năm 2013.
Đáng chú ý, chuyên gia của WB cảnh báo, mức tăng trưởng chậm hiện nay của Việt Nam kéo dài nhất kể từ khi cải cách kinh tế cuối những năm 80. Từ 2010 đến 2013, Việt Nam tăng trưởng chậm hơn Indonesia và Philippines, đây là lần đầu tiên trong hai thập kỉ vừa qua. “Đó là dấu hiệu đáng lo ngại, Việt Nam phải rất lâu mới theo kịp Indonesia, Philippines và Thái Lan”.
Mức tăng trưởng chậm hiện nay của Việt Nam kéo dài nhất kể từ khi cải cách kinh tế cuối những năm 80.
WB đánh giá, cải cách cơ cấu chậm, quá trình mới bắt đầu nhưng chưa được thực hiện quyết liệt. Việc thành lập Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) là bước đi cụ thể của Chính phủ trong việc sử nợ nợ xấu. Tuy nhiên, xử lý nợ xấu đòi hỏi cách tiếp cận tích cực và dài hạn.
Đặc biệt, tiến độ cải cách và cơ cấu lại DNNN vẫn hết sức chậm chạp sau 2 năm kể từ ngày Chính phủ phê duyệt chủ trương và lộ tình cải cải. Cần phân loại các DNNN thành các nhóm khác nhau, công khai tài chính. “Việc đang còn thiếu ở Việt Nam là những hành động trên thực tế". Bên cạnh đó còn thiếu điều phối liên ngành, không có cơ quan nào tổng hợp, chịu trách nhiệm chung. Cần có cơ chế báo cáo tổng hợp. “Có thể Chính phủ đang có ý định thành lập cơ quan như thế”.
WB đánh giá, thách thức lớn nhất của Việt Nam là cải thiện tăng trưởng và đưa về mức 6%, cải thiện năng suất, hiệu quả thu ngân sách Nhà nước. Cần tăng tốc trong cải cách ngân hàng và DNNN.
Tăng trưởng kinh tế ước tính ở mức 5.3% trong năm 2013 và khoảng 5.4% vào năm 2014. Lạm phát dự kiến ở mức 8.2% vào thời điểm cuối năm 2013, cao hơn mục tiêu đề ra của Chính phủ do tăng lương tối thiểu ảnh hưởng tới nền kinh tế, giá cả điều tiết bằng hành chính về giáo dục, y tế, điện.
Rủi ro với kinh tế Việt Nam là tăng trưởng chậm lại có thể tạo sức ép tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa, từ đó sẽ tạo áp lực lạm phát và làm xói mòn các thành quả mong manh của ổn định kinh tế vĩ mô. Việc triển khai chậm trễ các chương trình cải cách cơ cấu sẽ làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư và tiếp tục tác động tiêu cực tới triển vọng tăng trưởng.
Bình luận về gói kích cầu Chính phủ có thể đưa ra như năm 2009, ông Mistra nói, cần bổ sung cho cải cách cơ cấu, nền kinh tế phải dựa vào chính nó mới vận động được, chứ không phải dựa vào chính sách tiền tệ và tài khóa. Bà Victoria, giám đốc WB tại Việt Nam nói thêm, nhìn vào gói kích cầu 30.000 tỷ đồng cho bất động sản, cần xem lại thị trường bất động sản vài năm qua có những méo mó tạo nên bong bóng. Rủi ro là gói kích cầu vẫn tạo ra những méo mó, những động cơ bị bóp méo. Cần có đầu tư mang lại ý nghĩa kinh tế dài hạn.
Việt Anh
(SGTT)
 

Dương Đình Giao - Có tổ chức thi nghiêm túc được không?

Câu hỏi này luôn được đặt ra sau mỗi kỳ thi trước tình cảnh lộn xộn “không còn ra cái thể thống gì” đặc biệt là trong kỳ thi tốt nghiệp Phổ thông trung học hàng năm.
Sao lại không làm được? Nhà nước ta có đủ mọi thứ trong tay, có pháp luật, cảnh sát, quân đội, nhà tù, muốn điều gì mà không làm được. Nhưng việc tổ chức thi cử nghiêm túc không cần phải huy động các lực lượng “chuyên chính vô sản” như thế. Chỉ cần những người có trách nhiệm có muốn làm hay không mà thôi. Sau đây là một vài biện pháp :
1. Học trò gian lận trong thi cử vì họ kém quá, bản thân họ không đủ năng lực để làm bài. Vì sao cũng Việt Nam ta, trước đây,. gian lận trong thi cử rất ít, còn nay thì như nấm mọc sau mưa? Chính vì tình trạng học trò ngồi nhầm lớp. Học đến lớp 6 lớp 7 mà vẫn chưa biết đọc, học đến lớp 12 mà một cái hằng đẳng thức đáng nhớ cũng quên, thì làm sao không gian lận!
Cho nên, phải làm sao chấm dứt cảnh ngồi nhầm lớp. Ngay một lúc thì không làm được. Vì cho học sinh ở lại lớp nhiều quá trong một năm sẽ ảnh hưởng đến nhiều chuyện. Nhưng có thể dần dần. Thí dụ trong năm học tới, ngay từ lớp đầu cấp, không cho học sinh yếu kém lên lớp. Chỉ có những học sinh có trình độ trung bình được lên lớp trên. Như vậy, trong 3 năm, các cấp học sẽ không còn học sinh yếu kém. Toàn những học sinh có trình độ trung bình đi thi, họ chẳng cần phải gian lận.
2. Tình trạng gian lận chủ yếu do những người chịu trách nhiệm tổ chức thi cử. Đó là các Hiệu trưởng. Nói thi cử là do Bộ, Sở, tổ chức nhưng thật ra trừ việc ra đề thi, còn lại là do mấy ông Hiệu trưởng. Ngay từ khi ở trường, họ đã biết phẩm chất, năng lực của từng giáo viên để cử đi coi thi, chấm thi. Họ là những người làm Chủ tịch hội đồng coi thi, chấm thi, rọc phách, lên điểm, …, những công việc quyết định sự thành bại của việc thi cử. Người cầm đầu đứng đắn, nghiêm túc, cấp dưới mấy ai dám “bậy bạ”.
Nhưng khổ nỗi, tư cách của mấy hôm Hiệu trưởng nay đã xuống cấp một cách ghê gớm. Các ông có thể làm những việc mà người bình thường còn chút liêm sỉ như tôi không dám kể ra đây. Việc gian lận chủ yếu là từ mấy ông này. Làm Chủ tịch Hội đồng coi thi, ông nào trong tay cũng một “lá sớ” dài loằng ngoằng ghi họ tên, số báo danh, số phòng thi của những thí sinh “cần lưu ý đặc biệt”. (Danh sách này thường do trường sở tại đưa, ông Chủ tịch đã nhận để đổi lấy chuyện “cơm bưng nước rót” và mọi sở thích được thỏa mãn trong mấy ngày ông phải xa gia đình làm nhiệm vụ nơi đất khách. Tất nhiên ông cũng có những cái “sớ” vì những quan hệ riêng tư). Ông “trao đổi” với Thư ký (là người “tâm phúc” do ông chọn lựa) bố trí những người có thể tin cậy vào coi ở những phòng thi ấy. Thế là ông “đầu têu” cho các giám thị khác làm những điều khuất tất. Một khi người coi thi đã dễ dãi với những thí sinh trong diện đặc biệt ấy thì sao còn nghiêm túc được với những thí sinh khác? Phòng thi như cái chợ là vì thế.
Nhân dân không cam chịu bất công. Những người không thể nhờ vả được các thầy đã tự phát dấy lên phong trào “toàn dân đi thi” để gọi loa, trèo tường vào ném bài cho con em. Thế là cả trường thi như cái chợ. Ai cũng biết, gian lận ở khâu coi thi là dễ dàng hơn cả. Còn rọc phách, chấm thi, lên điểm, … mỗi việc có những cách gian lận riêng. “Anh hùng nhất khoảnh” mà!
3. Thực hiện kỷ luật nghiêm với những sai phạm. Nghiệp vụ thi cử được quy định khá chặt chẽ để có thể tìm được người phạm lỗi trong cả một chuỗi công việc khi làm nhiệm vụ coi, chấm thi. Hai bài thi giống nhau ở những cái sai, giống nhau ở cả đoạn dài, …có thể truy tìm nguyên nhân. Một học sinh kém mà đỗ điểm cao, cũng có thể tìm được nguyên nhân. Tất nhiên phải mất thời gian. Nhưng nếu tìm được nguyên nhân và kỷ luật thích đáng người phạm lỗi dù vô tình hay cố ý (kỷ luật thích đáng như hạ bậc lương, đuổi việc, … chứ không thể chỉ khiển trách với cảnh cáo như bây giờ, đó chỉ là kỷ luật cho có vì sợ “dứt dây động rừng) sẽ có tác dụng răn đe rất lớn.
Tôi không dám khẳng định trên đây là tất cả những gì có thể làm. Nhưng điều quan trọng là có muốn làm hay không. Nếu không muốn làm vì bất cứ lý do gì, tốt nhất hãy bỏ cái kỳ thi đầy tai tiếng này đi, vừa tiết kiệm được hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm, vừa tránh được một vết nhơ cho nền giáo dục của chúng ta vốn đã có khuôn mặt không mấy sáng sủa.
Dương Đình Giao

Thông tư cạnh tranh với tiểu phẩm hài

Thông tư của Bộ GD&ĐT ưu tiên cộng điểm cho Bà mẹ VN anh hùng đi thi đại học và dự thảo phạt của Bộ Công an đề xuất phạt chồng chì chiết vợ 500.000 đồng đang khiến cộng đồng mạng xôn xao. Có người nhận xét những đề xuất này hài hước còn hơn các tiểu phẩm nghệ sĩ hài vắt óc cả tháng mới nghĩ ra.
Ngày 10/7, nhiều tờ báo hào hứng thông tin tới bạn đọc rằng Bộ GD&ĐT vừa ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung đối tượng ưu tiên của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy. Theo đó, 7 đối tượng được bổ sung diện ưu tiên gồm: Bà mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH); người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng tám năm 1945; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; người có công giúp đỡ cách mạng. Những đối tượng thuộc diện ưu tiên này sẽ được cộng 2 điểm khi thi ĐH, CĐ. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/8/2013, tức là mùa thi năm nay, có vị nào thuộc diện ưu tiên trên mà còn đủ sức đi thi đại học thì đã được xét cộng điểm ưu tiên rồi.
Trên khắp các diễn đàn, người ta bàn tán xôn xao về ưu tiên này của Bộ, có ý kiến cho rằng cứ cho là 10 tuổi bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng đi, thì những người này trẻ nhất cũng phải sinh năm 1935, nghĩa là năm 2013 này ít nhất cũng đã 78 tuổi. Giả sử thi đại học có đậu, học tiếp 4 năm (cứ cho là sức học như thanh niên, học đúng 4 năm ra trường), thì học xong ĐH cũng đã 82 tuổi. Tốt nghiệp xong, chẳng lẽ họ mang bằng cấp đi nộp đơn xin việc với Diêm vương à?
Các bà mẹ VNAH hiện đều ở tuổi 70-80, tuổi già lực kiệt, từ trước tới nay báo chí cũng chưa phát hiện trường hợp có bà mẹ nào đi thi đại học, giờ Bộ lại ưu ái thế này thì hóa chẳng là “nhắc khéo” các cụ phải chuyên tâm vào con đường học hành nếu không thì sẽ phí mất 2 điểm ưu tiên?
Trả lời thắc mắc của báo chí về thông tư lạ đời này, PGS.TS Ngô Kim Khôi, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD&ĐT cho biết: “Việc bổ sung đối tượng ưu tiên căn cứ vào Nghị định số 31/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng như thế là phù hợp”.
Từ 19/8/2013, các bà mẹ Việt Nam anh hùng đi thi Đại học sẽ được cộng điểm (ảnh minh họa)
Từ 19/8/2013, các bà mẹ Việt Nam anh hùng đi thi Đại học sẽ được cộng điểm (ảnh minh họa)
Vẫn biết Bộ soạn thông tư nào chẳng căn cứ vào Nghị định có trước, nhưng việc làm máy móc như thế này quả là không cần thiết và dường như lại gây hiệu ứng ngược trong dư luận xã hội. Pháp luật do con người sinh ra, nhưng con người không thể là một cỗ máy dập khuôn, điều gì hợp tình hợp lý thì mới nên thực hiện, bỏ thời gian công sức ra soạn một thông tư “gây cười” thế này, chẳng phải biết Bộ có nghĩ đến phản ứng của người tiếp nhận?
Ngoài thông tư cộng điểm cho Bà mẹ VNAH của Bộ GD&ĐT đã nói trên, Bộ Công an cũng vừa có một dự thảo “Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình” gây hoang mang không kém về tính khả thi.
Có thể nhặt trong dự thảo này rất nhiều những quy định liên quan đến lĩnh vực bạo lực gia đình khó hiểu, ví dụ “Người thường xuyên dọa nạt thành viên gia đình bằng các hình ảnh, con vật, đồ vật mà người đó hoảng sợ, ảnh hưởng đến tinh thần...  bị phạt từ 1,5 đến 2 triệu đồng”. Nhiều người phỏng đoán, chuyện xử phạt việc dọa nạt bằng các hình ảnh, con vật, đồ vật khiến hoảng sợ này chắc là nhắm đến đối tượng các bà mẹ có con lười ăn nên hay phải lấy hình ảnh ông ba bị, con hổ, con sói ra dọa con, chứ người trưởng thành nào lại sợ ba cái thứ vặt vãnh đó nữa?
Hay một quy định gây bất bình nhất là: “Mức phạt 500.000 đến 1.000.000 đồng cũng áp dụng với người thường xuyên đe dọa đuổi thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở, ép ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ vào ban đêm hoặc lúc trời mưa, bão, gió rét, nếu thường xuyên lăng mạ, chì chiết mức tiền tăng thêm 500.000 đồng”.
Người chửi bới, chì chiết thành viên trong gia đình sẽ bị quy vào nhóm hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự và bị phạt từ 1 đến 1,5 triệu đồng. Nếu tiết lộ và phát tán tư liệu thuộc bí mật đời tư thì mức phạt tăng thêm 500.000 đồng.
Đọc những quy định quá cụ thể chi tiết thế này, người dân không thể tránh khỏi câu hỏi không hiểu tại sao Bộ Công an lại có thể kiên nhẫn cụ thể hóa tỉ mỉ đến mức liệt kê theo kiểu văn phong tiểu thuyết ba xu: “thường xuyên đe dọa đuổi thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở, ép ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ vào ban đêm hoặc lúc trời mưa, bão, gió rét”. Hành vi “đuổi thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ” đã đủ cấu thành tội rồi, tại sao lại còn phải “vào ban đêm hoặc lúc trời mưa, bão, gió rét”, thế thì người ta cứ lựa lúc đẹp trời, ban mai sáng rực rỡ để đuổi nhau đi thì sẽ thoát tội, không bị phạt hay sao?
Còn một cụm từ khó hiểu nữa, đó “chì chiết”, đưa vào Nghị định một hành động được xét đoán đầy cảm tính thế này, có tài thánh cũng chẳng hiểu được. Như thế nào thì bị coi là “chì chiết”, để cụ thể hóa hành vi này, đề nghị Bộ Công an nên đính kèm vào Nghị định danh sách bản kê chi tiết những mẩu hội thoại, những lời lẽ bị quy là “chì chiết” để dân chúng biết đường mà tránh, kẻo không kiểu này sẽ mất tiền phạt liên tục như chơi.
Một vấn đề nữa là xử phạt những hành vi này bằng tiền cũng không ổn, “của chồng công vợ”, “ếch nào mà chẳng là thịt”, có gia đình nào cãi lộn chì chiết nhau rồi cả đôi vợ chồng lại tươi tỉnh dắt nhau đi nộp phạt vì đã vi phạm điều cấm này không? Hơn nữa, nếu họ chì chiết mà lại bí mật (trong nhà mà) không ai biết được, thì có phải cơ quan soạn thảo bị thất thu khoản này không?
Càng đọc dự thảo Nghị định này của Bộ Công an, tôi lại càng tìm ra nhiều điểm phi lý hài hước mà các tiểu phẩm hài đang trình diễn trên sân khấu hiện nay thua xa về độ bất ngờ, sống động. Xử phạt kiểu “tận thu” đến cả lời chì chiết thế này, người dân không phản ứng mới là lạ.
Điểm lại ở xứ ta, càng ngày càng xuất hiện nhiều thông tư, dự thảo nghị định ban hành ra chỉ gây nên sự nực cười và khiến người ta phải đặt dấu hỏi nghi ngờ trình độ của những người soạn thảo cũng như cơ quan ban hành ra chúng. Thế mà tuyệt nhiên chưa thấy một quy định nào đề cập đến chuyện cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt vì hành động đưa ra những văn bản chưa đạt chuẩn này, có lẽ đó mới chính là quy định cần thiết mà người dân đang mong mỏi từ phía các cơ quan quản lý.
Mi An  
(Phunutoday)

Chủ tịch Việt Nam sẽ bàn về đối tác chiến lược khi thăm Nhà trắng

Tổng thống Barack Obama đã lên lịch tiếp đón Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại Nhà trắng vào ngày 25 tháng Bảy tới đây. Chuyến thăm đầu tiên của ông Sang tới Washington sẽ giúp các lãnh đạo thăm dò kỹ hơn về sự hợp tác giữa hai nước có mối quan hệ lịch sử bạn–thù trong quá khứ.
Trong khối ASEAN, Việt Nam có lẽ là quốc gia đáng chú ý nhất về thế cân đối địa chiến lược. Nhìn vào mối quan hệ lịch sử và sự hiểu biết đặc biệt về Trung Quốc, Việt Nam đã trở thành một trong những nước có thể mang lại nhiều hiệu quả nhất trong khu vực nhằm củng cố các mối quan hệ, xây dựng các cơ quan ban ngành, và thuyết phục Trung Quốc nổi lên như một sức mạnh trong khu vực với sự tôn trọng các nước láng giềng của họ.

Khi suy nghĩ về khu vực, bản thân Việt Nam cũng đang tiến hóa về mặt chính trị. Chuyến thăm của ông Sang đến Hoa Kỳ vào thời điểm này đặc biệt khá quan trọng giữa lúc nước này gặp nhiều vấn đề. Chính phủ hiện đang vật lộn tìm hiểu làm cách nào để người dân có thể thở bầu không khí chính trị nhẹ nhàng hơn, những người đã tăng cường sức mạnh của họ thông qua lợi ích kinh tế từ những nổ lực cải cách trong nhiều năm qua.

Chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam Jonathan London từ Đại học Thành phố Hồng Công đã chỉ ra rằng sáu tháng vừa qua, các cuộc tranh luận chính trị nóng và cởi mở hơn rất nhiều đã nổ lên ở Việt Nam liên quan các vấn đề như sửa đổi hiến pháp. Đảng Cộng sản Việt Nam đã bắt đầu cho phép người dân tham gia sâu hơn vào các quyết định cũng như trách nhiệm của chính phủ, bao gồm cả việc cho phép các đại biểu Quốc hội đánh giá sự hoạt động của các lãnh đạo trong chính phủ.

Phần nhiều của cuộc tranh luận này diễn ra trên không gian mạng đầy năng động cùng với thời điểm nhiều blogger Việt Nam bị bắt. Điều thú vị khác là các cuộc tranh luận này lại nổi lên vào thời điểm nền kinh tế trong nước đang tăng trưởng chậm lại và mâu thuẫn bên trong đảng lãnh đạo đã thể hiện ra cả bên ngoài.

Dù cho có nhiều phức tạp, và có thể một phần bởi vì chúng nên các lãnh đạo Việt Nam đã nổ lực thực hiện chiến lược ngoại giao phòng vệ trong một vài tháng gần đây. Ông Sang lên kế hoạch tới thăm chính thức Washington chỉ vài ngày sau chuyến thăm ngắn tới Bắc Kinh và gặp gỡ các lãnh đạo của Trung Quốc cũng như công du Indonesia để ký hiệp ước đối tác chiến lược. Cuộc gặp gỡ giữa ông Sang và Obama sẽ diễn ra chỉ vài tuần sau khi đối thủ chính trị của ông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã thực hiện điều mà giáo sư London gọi là “sự thể hiện quan điểm hiệu quả hiếm thấy từ phía Việt Nam trên trường quốc tế” khi ông trình bày những điểm quan trọng về an ninh khu vực tại Diễn đàn Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào đầu tháng sáu.

Việc các nhà lãnh đạo Việt Nam thi thố với nhau về những ý tưởng tốt cũng như nâng cao tiểu sử chính trị không hẳn là điều tệ đối với các đối tác của họ, bao gồm cả Hoa Kỳ. Obama chính thức nhậm chức vào năm 2009 với mục đích tái cân bằng trọng tâm của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ vào khu vực Indo-Pacific với Đông Nam Á là trung tâm chính. Một phần của nổ lực này bao gồm lời đề nghị hội đàm đối tác chiến lược với Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay việc này vẫn chưa thành công.

Nhóm bảo thủ của Việt Nam có vẻ như không sẵn lòng đi quá xa với Hoa Kỳ vì lo ngại sẽ làm phật lòng Trung Quốc, một đất nước mà Đảng Cộng sản và quân đội Việt Nam đã có mối quan hệ dài lâu nhưng cũng không ít căng thẳng. Tại Washington, Quốc hội Hoa Kỳ đã không ngừng gia tăng áp lực lên chính quyền Obama nhằm giải quyết các vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, điều này còn tệ hơn vào thời điểm mà các nước trong cùng khu vực như Miến Điện đang có những cải cách chính trị mạnh mẽ và thu hút sự chú ý lớn từ Washington.

Chuyến thăm của ông Sang sẽ cho cả hai phía một cơ hội điều chỉnh lại mối quan hệ song phương. Không rõ là hai đối tác có tin rằng đây là thời điểm đề làm sống lại đối tác chiến lược hay không, nhưng cuộc thảo luận hi vọng sẽ trọn vẹn, với việc bàn về mối quan hệ kinh tế và thương mại, các vấn đề an ninh và chính trị, cùng với các mối giao kết công dân giữa hai nước.
truong-tan-sang-obama2

Đối với Việt Nam, chuyến thăm sẽ mang lại cơ hội để nước này theo đuổi Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP), tăng cường mối quan hệ quân sự, và thảo luận về an ninh của châu Á, đặc biệt là vấn đề tranh chấp tại Biển Đông – nơi mà cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều tuyên bố có chủ quyền.

Đối với Hoa Kỳ, chuyến thăm sẽ cũng sẽ tạo cơ hội nhằm thảo luận các mối quan ngại của họ về tình hình nhân quyền cùng với tự do tôn giáo ở Việt Nam. Các cuộc hội đàm liên quan đến những vấn đề này giờ đây đã trở nên lạc quan hơn, theo như các quan chức hai bên cho biết. Điều đáng buồn là những vẫn đề này trong thực tế vẫn chưa giải tỏa được các mối lo lắng [từ phía Hoa Kỳ], nhưng là nền tảng cho sự tôn trọng và coi trọng mà bắt đầu đã hình thành giữa đôi bên.

Nhân quyền nên là một phần trong chiến lược [rộng lớn hơn của Hoa Kỳ], nhưng không nên trở thành một điểm chú trọng mà ngăn chặn quá trình của các mảng khác”, Carlyle Thayer, học giả hàng đầu chuyên nghiên cứu về Việt Nam từ Học viên quốc phòng Úc, cho biết.

Các mối quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã cải thiện đáng kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào 17 năm trước. Cả hai nước giờ đang có vẻ hài lòng với các mối thương mại hai chiều mạnh mẽ, đạt lên đến 25 tỉ USD vào năm 2012 (với việc Hoa Kỳ bị nhập siêu gần 16 tỉ USD), và hai nước là đối tác trong thỏa thuận hiệp ước thương mại TPP cùng với 12 quốc gia khác. Mối quan hệ giữa những công dân cũng đã phát triển mạnh mẽ, Việt Nam hiện nay là nước lớn thứ tám trong việc cung cấp các sinh viên du học tại các trường của Hoa Kỳ.

Sự hợp tác kinh tế cường tráng là điểm chốt của mối quan hệ Việt–Mỹ. Washington đã gây sức ép mạnh mẽ để thêm Việt Nam, một trong những nước ít phát triển nhất trong khối TPP, vào trong hiệp định. Việt Nam đã ký bởi vì các quan chức nước này nghĩ rằng họ có thể đẩy nhanh sự tham gia của Việt Nam vào thị trường thế giới và tăng tốc quá trình cải cách kinh tế nội địa. Nhiều nhà phân tích tin rằng Việt Nam là một trong những người chiến thắng lớn nhất từ hiệp định TPP.

Trong chuyến thăm này, ông Sang sẽ tìm kiếm tín hiệu từ tổng thống Hoa Kỳ về cách để ngành công nghiệp dệt may đang bùng nổ ở Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường Mỹ, và đây cũng là một điều kiện quan trọng để Hà Nội đồng ý với các điều khoản khác của TPP. Một vài đối tác đàm phán khác trong khối TPP trạnh luận rằng Hoa Kỳ nên xem xét vấn đề này thận trọng hơn, vì đây chính là nhân tố căn bản để Việt Nam có thể tham gia vào hiệp định trong lúc chưa có hệ thống pháp luật rõ ràng.

Đặt khác, đối với Washington thì họ tìm kiếm sự cam kết từ Việt Nam về việc công bằng hóa sân chơi nhằm cạnh tranh với các tập đoàn nhà nước cũng như đảm bảo thực hiện các quyền sở hữu trí tuệ. Ông Obama có thể cũng sẽ đề nghị giúp đỡ Việt Nam trong các vấn đề kỹ thuật nhằm giải quyết các vấn đề đầu tư và thương mại mới mà Việt Nam đang còn phải đối mặt trong hiệp định TPP.

Tranh chấp Biển Đông là một chủ đề nóng khác mà sẽ được mang ra thảo luận tại buổi gặp gỡ giữa hai nước. Cả hai lãnh đạo có thể sẽ đẩy mạnh nổ lực giữa các nước ASEAN và Trung Quốc nhằm tìm cách tránh các cuộc đụng độ không cần thiết tại Biển Đông.

Giáo sư Thayer gợi ý rằng Hoa Kỳ sẽ xem xét đến các cách hỗ trợ Việt Nam trong việc nâng cao hiểu biết về lãnh hải thông qua việc bán các công nghệ rada bờ biển, hỗ trợ giám sát trên không, và phát triển hợp tác giữa Tuần duyên Hoa Kỳ và Hải quân Việt Nam.

Về các mối quan hệ quân sự giữa hai nước, Việt Nam đã tập trung nhưng khá thận trọng vì lo ngại sự hợp tác với Hoa Kỳ sẽ làm phức tạp hóa mối quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên, một tia hi vọng có thể đã hé ra trong cuộc gặp gần đây tại Washington giữa Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Đỗ Bá Tỵ với Tổng Tham mưu trưởng Quân lực Hoa Kỳ, Tướng Martin Dempsey.

Bàn về chuyến thăm của ông Tỵ, giáo sư Thayer cho rằng Washington đang xem xét đến việc dành cho các quan chức Việt Nam các suất học tại các cơ sơ quốc phòng quốc gia Hoa Kỳ và tài trợ để Việt Nam tham gia vào các quộc hội thảo chuyên đề và các cuộc họp về những vấn đề mà cả hai bên cùng quan tâm. Washington trước đây đã đề nghị giúp đỡ Việt Nam trong việc tăng cường sự tham gia của nước này trong lưc lượng hòa bình thế giới.

Cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều nhận ra rằng chính các quan tâm chiến lược của họ sẽ giúp duy trì các mối quan hệ khăng khít giữa hai nước. Chuyến thăm của ông Sang sẽ tái khẳng định lại niềm tin đó và sẽ tạo ra một bước đệm cho một mối quan hệ đối tác Việt Nam–Hoa Kỳ ở một tầm cao hơn mới trong một thập niên tiếp theo.

Murray Hiebert & Phoebe De Padua, CSIS

Việt Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 

Trương Tấn Sang làm gì ở Mỹ?

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Chủ nhật, ngày 14 tháng bảy năm 2013

Cuộc thăm viếng Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang vào ngày 25/07/2013 hứa hẹn một sự đón tiếp "nồng nhiệt" của cộng đồng người Việt tự do ở Mỹ.
Các bang Texas, Georgia, Califonia, Washington DC, Maryland, New Jersey, v.v. đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc biểu tình phản đối sự hiện diện tại Hoa Kỳ của nhà lãnh đạo nhà nước cộng sản Việt Nam.
Cuộc biểu tình, tất nhiên là sinh hoạt dân chủ bình thường tại Hoa Kỳ, thế nhưng có lẽ chẳng có nguyên thủ quốc gia nào như của Việt Nam, thăm chính thức Hoa Kỳ, nhưng vào Nhà Trắng bằng... cổng sau. Truờng hợp của Trương Tấn Sang chắc khó tránh được số phận dành cho Thủ tướng Phan Văn Khải hay Chủ tịch Nguyễn Minh Triết.
Chủ tịch nước của CHXHCN Việt Nam về thực chất chỉ là một chức vị mang tính đạo đức nhiều hơn, ít có thực quyền. Trừ giai đoạn Lê Đức Anh, vì sau lưng có hậu thuẫn của tình báo quân đội, vai trò của Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết trong cán cân quyền lực mờ nhạt. Trương Tấn Sang lên, muốn thay đổi nhưng lực bất tòng tâm. Thất bại thấy rõ trong cuộc xung đột, tranh giành ảnh hưởng với Nguyễn Tấn Dũng, tại Hội nghị 6 và Hội nghị 7 Trung ương Đảng, khiến Tư Sang chùng hẳn. Từ mối quan tâm đối nội, Tư Sang chuyển qua đối ngoại, là nơi còn khoảng trống chút ít cho vai trò của chủ tịch nước.
Tuy nhiên, việc Tư Sang qua thăm Trung Quốc vào tháng 6/2013, cũng chỉ để nhất quán hoá các thoả thuận với Bắc triều trước đó của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hồi tháng 10/2011 và của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tháng 4/2010.
Thông báo chung, được nghi ngờ do Trung Quốc soạn thảo và đưa cho phía Việt Nam ký, một văn bản đầu hàng với 29 lần nhất trí, xác định chính sách thống nhất phò Tàu giữ đảng, bất chấp sự khiêu khích không ngừng về lãnh thổ của Trung Quốc, là tất cả những gì ông Tư Sang làm được trong chuyến đi này.
Ngay sau đó, trong tháng 7, Barack Obama chính thức mời Trương Tấn Sang qua Hoa Kỳ và phía Việt Nam nhận lời. Điều này có ý nghĩa gì?

Thông thường, một chuyến công du tới một quốc gia khác của nguyên thủ quốc gia được bàn bạc, sắp xếp qua con đường ngoại giao có khi cả năm hoặc vài năm. Chuyến đi có vẻ gấp gáp cho thấy Hoa Kỳ muốn sự có mặt của Trương Tấn Sang để chuyển giao thông điệp của mình, và qua Hoa Kỳ cũng là mong muốn của Việt Nam.
Thực ra, Tư Sang không có quyền hạn nào trong chính sách đối ngoại. Chính sách đối ngoại được chỉ đạo bởi Bộ Chính Trị, nơi mà Tư Sang không có đủ hậu thuẫn cần thiết. Tư Sang chỉ làm công việc giao liên. Cho nên Hoa Kỳ khó có thể hy vọng gì nhiều từ cá nhân Tư Sang.
Việt Nam đang rất cần Hoa Kỳ, đó là điều không thể chối cãi. Trước hết, Hoa Kỳ là một thị trường rất lớn, chỉ kém chút ít so với Liên minh Âu châu và Trung Quốc. Kể từ khi hai nước đã ký kết Hiệp định thương mại vào tháng 12/2001, giao thương buôn bán không ngừng tăng lên từ khoảng 1 tỷ USD tới 26 tỷ USD hiện nay, theo Văn phòng của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ. Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ năm 2010 đạt trên 11 tỷ đôla, dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 12,5 tỉ USD trong năm 2013.
Trong khi đó, Trung Quốc trở thành thị trường Việt Nam nhập siêu lớn nhất, giai đoạn 2002–2010, nhập siêu Việt Nam từ Trung Quốc tăng khoảng 8 lần và không có dấu hiện suy giảm, ở mức 14,5 tỷ USD năm 2011 và 16,7 tỷ USD năm 2012. Đáng lo ngại là Uỷ ban châu Âu đã cảnh báo có tới 58% sản phẩm đồ chơi, hàng tiêu dùng, hàng dệt may Trung Quốc là hàng nhái và nguy hiểm đến sức khoẻ.
Ông Nguyễn Tấn Dũng đang lãnh đạo một nền kinh tế suy giảm bởi các công ty thuộc sở hữu nhà nước thua lỗ, một hệ thống ngân hàng với núi nợ xấu, và nạn tham nhũng hoành hành, tăng truởng kinh tế thấp nhất kể từ năm 1988. Không thể thiếu một đối tác thương mại như Hoa Kỳ trong cuộc chơi kinh tế. Không chỉ là thị trường xuất khẩu, mà còn các khoản tín dụng quốc tế, trong đó tiếng nói của Hoa Kỳ rất quan trọng.
Từ tháng 10/2010 Việt Nam tham gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). TPP là hiệp định đa phương giữa 12 nước gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, Việt Nam và Nhật Bản. Khi TPP được ký kết, tổng thu nhập của Việt Nam sẽ tăng thêm khoảng 26,2 tỉ USD và sẽ tăng lên 37,5 tỉ USD nếu Nhật Bản tham gia TPP. Do đó, TTP là một ưu tiên của Việt Nam trong quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ.
Mặc dù trong thế bức bách, cần "có được một người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn ở ngay bên cạnh ủng hộ và hợp tác" (lời của Nguyễn Chí Vịnh) để giữ độc quyền cai quản đất nước, nhưng trong tập đoàn lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam không ít người nhìn thấy ý đồ thâm hiểm và bản chất độc ác, lật lọng của Trung Cộng. Đi với Tàu, nhưng trong thâm tâm họ vẫn không muốn bị Tàu đè đầu, cưỡi cổ, nhất là trong bối cảnh lòng yêu nuớc, chống xâm lược Tàu của dân chúng đã ngấm vào xương tuỷ. Một ngàn năm Bắc thuộc đã không thể đồng hoá được dân tộc Việt. Lịch sử đã sinh ra một Ngô Quyền, năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam.
Cho nên, ngoài  việc hợp tác với các nước trong khối Asean, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, sự hợp tác chặt chẽ với Hoa kỳ, một siêu cường về quân sự và kinh tế, mới có thể chống lại sự quyết đoán ngang ngược đang phát triển của Trung Quốc trong mộng bành trướng bá quyền trên Biển Đông. Chuyến đi của Tư Sang không thể nằm ngoài chủ đề quan trọng này. Nhưng đây là chủ đề khó khăn. Làm thế nào để hợp tác với Hoa Kỳ sâu rộng hơn mà không làm mất lòng Trung Cộng đã bị lệ thuộc? Một mình Tư Sang không thể làm nên điều gì. Hoặc là ông ta học thuộc lòng những nước cờ của Bộ Chính Trị, hoặc khả năng rút giấy ra đọc như Phan Văn Khải là hoàn toàn có thể xảy ra.
Quả đắng trong chuyến công du của Tư Sang là Tổng thống Obama "cũng mong muốn thảo luận về nhân quyền".
Trong chiến lược di chuyển lợi ích về châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam với thế địa chính trị là con bài không thể bỏ rơi của Hoa Kỳ trong chính sách kìm hãm Trung Quốc, mặc dù điều này rất khó trong mối tương quan hiện tại. Dù vậy, người Mỹ có tầm nhìn xa trông rộng, họ hiểu rất rõ cái thế phải đu giây của Việt Nam và dựa trên lòng yêu nước và chống Tàu truyền thống của dân tộc Việt.
Cho nên trong quan hệ song phương, nhân quyền là nhạy cảm và cần thiết, nhưng không phải là vấn đề trọng tâm. Các nhà lập pháp của quốc hội Hoa Kỳ nhắc nhở, đòi hỏi, buộc tổng thống Barack Obama không thể không đề cập.
Tình trạng nhân quyền của Việt Nam gần đây là thảm hoạ. Gần 40 bloggers bị bắt giữ, nhận các bản án tù giam nặng nề chỉ vì họ có các bài viết phê phán chính phủ, chống Trung Cộng xâm lược một cách ôn hoà. Rất nhiều bloggers khác bị sách nhiểu, trấn áp. Bắt giam ba bloggers Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Trần Nhật Uy và cáo buộc tội "trốn thuế" để xét xử nhà bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân là những bước lùi nghiêm trọng.
Tuy nhiên, tôi không hy vọng gì một sự nhượng bộ của Tư Sang về nhân quyền. Nếu có chỉ có thể là hứa hẹn, hoặc chống chế "Việt Nam không có tù chính trị, chỉ có những người vi phạm pháp luật". Thực chất, trong lĩnh vực này, quyền hạn của Tư Sang cũng chẳng có bao nhiêu.
Tóm lại trong cơ cấu quyền lực hiện hành, chuyến công du của Trương Tấn Sang sẽ chẳng mang lại điều gì đột phá. Ông ta chỉ là người mang đến và mang về thông điệp của đôi bên.
© 2013 Lê Diễn Đức - RFA Blog

Trương Tấn Sang làm gì ở Mỹ?

Cuộc thăm viếng Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang vào ngày 25/07/2013 hứa hẹn một sự đón tiếp "nồng nhiệt" của cộng đồng người Việt tự do ở Mỹ.
Các bang Texas, Georgia, Califonia, Washington DC, Maryland, New Jersey, v.v. đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc biểu tình phản đối sự hiện diện tại Hoa Kỳ của nhà lãnh đạo nhà nước cộng sản Việt Nam.
Cuộc biểu tình, tất nhiên là sinh hoạt dân chủ bình thường tại Hoa Kỳ, thế nhưng có lẽ chẳng có nguyên thủ quốc gia nào như của Việt Nam, thăm chính thức Hoa Kỳ, nhưng vào Nhà Trắng bằng... cổng sau. Truờng hợp của Trương Tấn Sang chắc khó tránh được số phận dành cho Thủ tướng Phan Văn Khải hay Chủ tịch Nguyễn Minh Triết.
Chủ tịch nước của CHXHCN Việt Nam về thực chất chỉ là một chức vị mang tính đạo đức nhiều hơn, ít có thực quyền. Trừ giai đoạn Lê Đức Anh, vì sau lưng có hậu thuẫn của tình báo quân đội, vai trò của Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết trong cán cân quyền lực mờ nhạt. Trương Tấn Sang lên, muốn thay đổi nhưng lực bất tòng tâm. Thất bại thấy rõ trong cuộc xung đột, tranh giành ảnh hưởng với Nguyễn Tấn Dũng, tại Hội nghị 6 và Hội nghị 7 Trung ương Đảng, khiến Tư Sang chùng hẳn. Từ mối quan tâm đối nội, Tư Sang chuyển qua đối ngoại, là nơi còn khoảng trống chút ít cho vai trò của chủ tịch nước.
Tuy nhiên, việc Tư Sang qua thăm Trung Quốc vào tháng 6/2013, cũng chỉ để nhất quán hoá các thoả thuận với Bắc triều trước đó của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hồi tháng 10/2011 và của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tháng 4/2010.
Thông báo chung, được nghi ngờ do Trung Quốc soạn thảo và đưa cho phía Việt Nam ký, một văn bản đầu hàng với 29 lần nhất trí, xác định chính sách thống nhất phò Tàu giữ đảng, bất chấp sự khiêu khích không ngừng về lãnh thổ của Trung Quốc, là tất cả những gì ông Tư Sang làm được trong chuyến đi này.
Ngay sau đó, trong tháng 7, Barack Obama chính thức mời Trương Tấn Sang qua Hoa Kỳ và phía Việt Nam nhận lời. Điều này có ý nghĩa gì?

Thông thường, một chuyến công du tới một quốc gia khác của nguyên thủ quốc gia được bàn bạc, sắp xếp qua con đường ngoại giao có khi cả năm hoặc vài năm. Chuyến đi có vẻ gấp gáp cho thấy Hoa Kỳ muốn sự có mặt của Trương Tấn Sang để chuyển giao thông điệp của mình, và qua Hoa Kỳ cũng là mong muốn của Việt Nam.
Thực ra, Tư Sang không có quyền hạn nào trong chính sách đối ngoại. Chính sách đối ngoại được chỉ đạo bởi Bộ Chính Trị, nơi mà Tư Sang không có đủ hậu thuẫn cần thiết. Tư Sang chỉ làm công việc giao liên. Cho nên Hoa Kỳ khó có thể hy vọng gì nhiều từ cá nhân Tư Sang.
Việt Nam đang rất cần Hoa Kỳ, đó là điều không thể chối cãi. Trước hết, Hoa Kỳ là một thị trường rất lớn, chỉ kém chút ít so với Liên minh Âu châu và Trung Quốc. Kể từ khi hai nước đã ký kết Hiệp định thương mại vào tháng 12/2001, giao thương buôn bán không ngừng tăng lên từ khoảng 1 tỷ USD tới 26 tỷ USD hiện nay, theo Văn phòng của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ. Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ năm 2010 đạt trên 11 tỷ đôla, dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 12,5 tỉ USD trong năm 2013.
Trong khi đó, Trung Quốc trở thành thị trường Việt Nam nhập siêu lớn nhất, giai đoạn 2002–2010, nhập siêu Việt Nam từ Trung Quốc tăng khoảng 8 lần và không có dấu hiện suy giảm, ở mức 14,5 tỷ USD năm 2011 và 16,7 tỷ USD năm 2012. Đáng lo ngại là Uỷ ban châu Âu đã cảnh báo có tới 58% sản phẩm đồ chơi, hàng tiêu dùng, hàng dệt may Trung Quốc là hàng nhái và nguy hiểm đến sức khoẻ.
Ông Nguyễn Tấn Dũng đang lãnh đạo một nền kinh tế suy giảm bởi các công ty thuộc sở hữu nhà nước thua lỗ, một hệ thống ngân hàng với núi nợ xấu, và nạn tham nhũng hoành hành, tăng truởng kinh tế thấp nhất kể từ năm 1988. Không thể thiếu một đối tác thương mại như Hoa Kỳ trong cuộc chơi kinh tế. Không chỉ là thị trường xuất khẩu, mà còn các khoản tín dụng quốc tế, trong đó tiếng nói của Hoa Kỳ rất quan trọng.
Từ tháng 10/2010 Việt Nam tham gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). TPP là hiệp định đa phương giữa 12 nước gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, Việt Nam và Nhật Bản. Khi TPP được ký kết, tổng thu nhập của Việt Nam sẽ tăng thêm khoảng 26,2 tỉ USD và sẽ tăng lên 37,5 tỉ USD nếu Nhật Bản tham gia TPP. Do đó, TTP là một ưu tiên của Việt Nam trong quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ.
Mặc dù trong thế bức bách, cần "có được một người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn ở ngay bên cạnh ủng hộ và hợp tác" (lời của Nguyễn Chí Vịnh) để giữ độc quyền cai quản đất nước, nhưng trong tập đoàn lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam không ít người nhìn thấy ý đồ thâm hiểm và bản chất độc ác, lật lọng của Trung Cộng. Đi với Tàu, nhưng trong thâm tâm họ vẫn không muốn bị Tàu đè đầu, cưỡi cổ, nhất là trong bối cảnh lòng yêu nuớc, chống xâm lược Tàu của dân chúng đã ngấm vào xương tuỷ. Một ngàn năm Bắc thuộc đã không thể đồng hoá được dân tộc Việt. Lịch sử đã sinh ra một Ngô Quyền, năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam.
Cho nên, ngoài  việc hợp tác với các nước trong khối Asean, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, sự hợp tác chặt chẽ với Hoa kỳ, một siêu cường về quân sự và kinh tế, mới có thể chống lại sự quyết đoán ngang ngược đang phát triển của Trung Quốc trong mộng bành trướng bá quyền trên Biển Đông. Chuyến đi của Tư Sang không thể nằm ngoài chủ đề quan trọng này. Nhưng đây là chủ đề khó khăn. Làm thế nào để hợp tác với Hoa Kỳ sâu rộng hơn mà không làm mất lòng Trung Cộng đã bị lệ thuộc? Một mình Tư Sang không thể làm nên điều gì. Hoặc là ông ta học thuộc lòng những nước cờ của Bộ Chính Trị, hoặc khả năng rút giấy ra đọc như Phan Văn Khải là hoàn toàn có thể xảy ra.
Quả đắng trong chuyến công du của Tư Sang là Tổng thống Obama "cũng mong muốn thảo luận về nhân quyền".
Trong chiến lược di chuyển lợi ích về châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam với thế địa chính trị là con bài không thể bỏ rơi của Hoa Kỳ trong chính sách kìm hãm Trung Quốc, mặc dù điều này rất khó trong mối tương quan hiện tại. Dù vậy, người Mỹ có tầm nhìn xa trông rộng, họ hiểu rất rõ cái thế phải đu giây của Việt Nam và dựa trên lòng yêu nước và chống Tàu truyền thống của dân tộc Việt.
Cho nên trong quan hệ song phương, nhân quyền là nhạy cảm và cần thiết, nhưng không phải là vấn đề trọng tâm. Các nhà lập pháp của quốc hội Hoa Kỳ nhắc nhở, đòi hỏi, buộc tổng thống Barack Obama không thể không đề cập.
Tình trạng nhân quyền của Việt Nam gần đây là thảm hoạ. Gần 40 bloggers bị bắt giữ, nhận các bản án tù giam nặng nề chỉ vì họ có các bài viết phê phán chính phủ, chống Trung Cộng xâm lược một cách ôn hoà. Rất nhiều bloggers khác bị sách nhiểu, trấn áp. Bắt giam ba bloggers Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Trần Nhật Uy và cáo buộc tội "trốn thuế" để xét xử nhà bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân là những bước lùi nghiêm trọng.
Tuy nhiên, tôi không hy vọng gì một sự nhượng bộ của Tư Sang về nhân quyền. Nếu có chỉ có thể là hứa hẹn, hoặc chống chế "Việt Nam không có tù chính trị, chỉ có những người vi phạm pháp luật". Thực chất, trong lĩnh vực này, quyền hạn của Tư Sang cũng chẳng có bao nhiêu.
Tóm lại trong cơ cấu quyền lực hiện hành, chuyến công du của Trương Tấn Sang sẽ chẳng mang lại điều gì đột phá. Ông ta chỉ là người mang đến và mang về thông điệp của đôi bên.
© 2013 Lê Diễn Đức - RFA Blog

Tự Lực Văn Ðoàn, nền tảng của văn học hiện đại Việt Nam

Hội Thảo Phong Hóa-Ngày Nay và Tự Lực Văn Ðoàn
WESTMINSTER (NV)- Hội Thảo về Phong Hóa-Ngày Nay và Tự Lực Văn Ðoàn bước sang ngày thứ hai, nói về, và cũng để tái khẳng định, vai trò tiên phong của Tự Lực Văn Ðoàn đối với thơ văn Việt Nam. Mở đầu buổi hội thảo, nhà văn Nguyễn Tường Thiết, con trai út nhà văn Nhất Linh, ngỏ lời cảm tạ ban tổ chức, tất cả đồng hương đến tham dự buổi hội thảo, được tổ chức đúng vào ngày giỗ của Nhất Linh, mà ông xem như một lễ tưởng niệm trang trọng nhất cho thân phụ.
tulucvandoan_kawaguchi
GS Kawaguchi: “Ðóng góp lớn nhất cho sự thành hình
văn học hiện đại Việt Nam là nhóm Tự Lực Văn Ðoàn.”
(Hình: Triết Trần/Người Việt)
Rồi tâm tình với cử tọa về hành trình “Ði Tìm Nhất Linh” của mình, nhà văn Nguyễn Tường Thiết mở lời: “Cách đây đúng 60 năm, cũng vào một buổi trưa Chủ Nhật như trưa nay, bố tôi tâm sự với người con trai út của mình rằng công việc tốt đẹp nhất, đóng góp lớn nhất của ông cho đời là việc thành lập Tự Lực Văn Ðoàn.”

Hành trình đi tìm Nhất Linh, với ông, là một hành trình dài và lặng lẽ, vì khi “muốn tìm hiểu thì cha đã không còn trên dương thế.”

Sự kiếm tìm miệt mài, cuối cùng đã đưa đến cho nhà văn Nguyễn Tường Thiết một kết quả hài lòng, tạm trả lời được câu hỏi tại sao một con người đa tài như thân phụ của ông, đã bỏ một cuộc sống có thể sung túc hơn nhiều, gác một bên trách nhiệm gia đình, để chọn hướng đi “canh tân đất nước bằng văn hóa,” theo đuổi vẻ đẹp cao cả của cách mạng, làm cho cuộc đời đẹp lên - đời ông và đời của tất cả bao người khác.

Bài nói chuyện của Nguyễn Tường Thiết chấm dứt trong tràng vỗ tay vang dội, và cử tọa cùng nhau đứng lên trong một phút mặc niệm Nhất Linh.

Hình ảnh của nhà văn Hoàng Ðạo trở nên gần gũi hơn khi mọi người được nghe Giáo Sư Minh Thu, con gái đầu lòng của ông, kể lại những kỷ niệm gia đình với cha mình, một người mà theo bà, bị nhiều người cho là “dè dặt lạnh lùng” nhưng với gia đình rất vui vẻ, thân thiết.

Tương tự như hoàn cảnh của Giáo Sư Trần Khánh Triệu, con nuôi nhà văn Khái Hưng, lần cuối Giáo Sư Minh Thu gặp thân phụ là lần bà chứng kiến dịp cha mẹ mình chuyện trò trước khi nhà văn Hoàng Ðạo lên đường đi lo việc nước.

Bà Minh Thu tâm sự: “Hôm ấy, nhìn vào khuôn mặt ba trong gương, tôi không ngờ là ông không bao giờ trở về nữa. Chuyến tàu Hồng Kông-Quảng Châu đưa ông ra đi với tôi luôn là một điều bí ẩn.”

Phần nói chuyện của Bác Sĩ Nguyễn Tường Giang, con trai út nhà văn Thạch Lam, về bố có lẽ làm mọi người xúc động nhất: “Nói về cha với tôi là một điều thật khó, vì khi ông mất tôi mới có ba ngày tuổi” và “là một đứa trẻ mồ côi, tôi không biết mình thương bố hay không thương bố nữa.”

Cử tọa cảm thương hơn khi Bác Sĩ Nguyễn Tường Giang tâm sự rằng trước khi ông ra đời, cha ông đã bị lao phổi nặng, và một người xem tử vi đoán rằng nếu mẹ ông hạ sinh con gái thì chồng sẽ khỏi, còn nếu sinh con trai thì phải lo chuyện tang ma vì “đứa con này khắc cả cha lẫn mẹ.”
tulucvandoan_nguyentuongthiet
Ông Nguyễn Tường Thiết cảm động về phát biểu của
nhà thơ Trần Mộng Tú, nói về thân phụ ông, nhà văn Nhất Linh.
(Hình: Triết Trần/Người Việt)
Vì không có kỷ niệm với cha, Bác Sĩ Nguyễn Tường Giang đã mượn bài viết “Bố Tôi - Thạch Lam” của chị ruột là bà Tường Nhung để kể vài nét về nhà văn vắn số Thạch Lam, qua đời lúc mới 32 tuổi.

Phần thảo luận bước qua không khí của một giảng đường với bài thuyết trình hoàn toàn bằng tiếng Việt của Giáo Sư Kawaguchi Kenichi. Ông Kawaguchi học tiếng Việt từ năm 1990, giảng viên môn Văn Hóa và Văn Học Việt Nam tại đại học Ngoại Ngữ Tokyo, cũng là người dịch tác phẩm Hồn Bướm Mơ Tiên của Khái Hưng, và Nắng Trong Vườn của Thạch Lam, qua Nhật ngữ.

Ðánh giá vai trò của Tự Lực Văn Ðoàn trong Văn Học hiện đại Việt Nam, Giáo Sư Kawaguchi khẳng định: “Những nhà văn đóng góp công lao lớn nhất cho sự thành hình văn học hiện đại Việt Nam là nhóm Tự Lực Văn Ðoàn, trong đó có thành viên Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Ðạo, Thạch Lam, Tú Mỡ, Thế Lữ và Xuân Diệu.”

Giáo Sư Kawaguchi đánh giá cao lối dựng chuyện rất đặc trưng trong tác phẩm Hồn Bướm Mơ Tiên của nhà văn Khái Hưng, nhưng cho rằng tiểu thuyết Nửa Chừng Xuân mới là tác phẩm tiêu biểu nhất của ông.

Về nhà văn Nhất Linh, Giáo Sư Kawaguchi cho rằng tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là cuốn “Ðoạn Tuyệt,” qua đó, sự đối lập và xung đột tư tưởng giữa mới và cũ được miêu tả sống động qua hai nhân vật Loan và Dũng.

Giáo Sư Kawaguchi chấm dứt bài thuyết trình bằng cách nhắc lại vai trò quan trọng của Tự Lực Văn Ðoàn trong văn học hiện đại Việt Nam.

Uyên bác nhưng không kém phần dí dỏm, lôi cuốn là phần trình bày của Giáo Sư Nguyễn Hưng Quốc, giáo sư Ðại Học Victoria, tại Melbourne, Australia với đề tài “Ðánh giá lại Tự Lực Văn Ðoàn.”

Ðồng ý với nhận định của Giáo Sư Kawaguchi, Giáo Sư Nguyễn Hưng Quốc khẳng định rằng từ năm 1932 đến năm 1940, nhóm Tự Lực Văn Ðoàn “gần như đóng vai trò thống trị” trên văn đàn Việt Nam vì năm lý do chính, hay năm đóng góp lớn nhất của Tự Lực Văn Ðoàn cho nền văn học Việt Nam.

Thứ nhất, dưới thời Tự Lực Văn Ðoàn, giới viết văn làm thơ mới bắt đầu kiếm sống được bằng tác phẩm của mình, và nhờ đó có điều kiện ngày càng trau dồi nghề nghiệp, liên tục tạo ra phong cách mới cho ngòi bút.

Tự Lực Văn Ðoàn cũng đã nâng nghệ thuật tiểu thuyết lên thành những gì có giá trị tồn tại bằng cả kỹ thuật lẫn ý tứ.

Việc “quảng bá và đưa thơ mới đến vị trí toàn thắng” là đóng góp thứ ba của nhóm Tự Lực Văn Ðoàn. Việc đề cao vai trò cá nhân, tôn trọng tự do cá nhân là đóng góp thứ tư.

Nhưng đóng góp lớn nhất và quan trọng nhất của Tự Lực Văn Ðoàn, theo Giáo Sư Nguyễn Hưng Quốc, là công trình nâng cao trình độ văn xuôi của Việt Nam, một đóng góp mà ông cho là “tất cả những ai cầm bút thời nay đều phải mang nợ.”

Tại sao, vì trước thời Tự Lực Văn Ðoàn, văn xuôi miền Bắc thì “nặng nề với chữ Hán” và văn xuôi miền Nam thì “ngô nghê như kể chuyện.” “Chỉ đến thời Tự Lực Văn Ðoàn mới có lối viết văn trong sáng giản dị, bớt cả nặng nề lẫn ngây ngô.”

Ông kết luận: “Tất cả chúng ta, những người cầm bút, dù thích hay không thích Tự Lực Văn Ðoàn thì cũng đã được nuôi dưỡng bằng dòng sữa của Tự Lực Văn Ðoàn.”

Nói về ảnh hưởng của Tự Lực Văn Ðoàn lên phong trào thơ mới, Giáo Sư Trần Huy Bích đưa ra ba thi sĩ nổi danh là Thế Lữ, Xuân Diệu và Tú Mỡ.
tulucvandoan_dangthotho
Hậu duệ Tự Lực Văn Ðoàn: Nhà văn nữ Ðặng Thơ Thơ,
cháu ngoại nhà văn Hoàng Ðạo, tại buổi thuyết trình.
(Hình: Triết Trần/Người Việt)
Giáo Sư Bích trích dẫn những nhận định của nhà phê bình Vũ Ngọc Phan cũng như Hoài Thanh, cho rằng Thế Lữ là người có công đầu trong thơ mới. Ðể chứng minh điều này, giáo sư Bích đọc lại bài Nhớ Rừng và phân tích nhiều câu thơ thể hiện rõ được ý nghĩa bi hùng của tình trạng sa cơ thất thế nhưng vẫn không mất đi cái uy dũng. “Sự thể hiện đó là cái mới trong thơ mà trước đó không bao giờ thấy.”

Nhà thơ thứ hai là Xuân Diệu, Giáo Sư Bích cũng nhắc lại lời nhận xét của Vũ Ngọc Phan rằng Xuân Diệu đã đem lại cho thi ca Việt Nam nhiều sự mới lạ từ ngôn ngữ, ý ưởng cho đến cách thể hiện khiến tuổi trẻ bước vào nền thơ văn đại chúng.

Với Tú Mỡ, Giáo Sư Trần Huy Bích nhắc đến cách thể hiện của nhà thơ qua một thể thơ khác trước mà nhà thơ gọi là “Thất ngôn thập bát cú.” Nhìn chung, Tú Mỡ đã đem nhiều thể văn thơ cũ như Hát Xẩm, Văn Tế, Phú... cho nó một cái hồn mới trong sự thể hiện. Và theo giáo sư Bích, Tự Lực Văn Ðoàn đã dùng hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay chuyển đến cho mọi người những sự đổi mới trong văn chương, cũng là những khai mở vào một cuộc sống mới trong giai đoạn “đánh thức” người dân Việt trước sự độ hộ của người Pháp đang đến thời suy tàn.

Diễn giả kế tiếp là nhà văn Trần Doãn Nho. Với phong thái tự tin nhuốm chút hài hước, ông xin làm thay đổi không khí bằng giọng nói miền Trung sau hơn một chục cuộc thuyết trình từ hôm khai mạc đến giờ toàn là... giọng Bắc. Cả hội trường đều cười ồ thích thú khiến cho câu chuyện của ông về “Văn phong trong Tự Lực Văn Ðoàn” đã thu hút được nhiều tràng vỗ tay tiếp theo.

Ðưa hai nhà văn Nhất Linh và Thạch Lam ra để nhận định “văn phong” của hai nhà văn này, mà theo trích dẫn từ các lời phát biểu của hai nhà văn, thì một người - Nhất Linh - cho rằng văn phong không cần thiết; người kia thì ngược lại. Cuối cùng, sau nhiều trích dẫn những phát biểu của một số nhà văn nổi tiếng trên thế giới về văn phong, ông Trần Doãn Nho kết luận, “Tự Lực Văn Ðoàn đã sáng tạo lối viết mới, trong sáng, đơn giản trong diễn tả sự việc, tâm tình, đã tạo được ảnh hưởng lâu dài, cho đến ngày nay nó vẫn còn phảng phất trong văn chương Việt Nam.”
Hai diễn giả kế tiếp nữa thuộc nữ giới: nhà thơ Trần Mộng Tú và nhà văn trẻ Ðặng Thơ Thơ.

Trần Mộng Tú nhũn nhặn chỉ xin nói về tình yêu trong văn chương Tự Lực Văn Ðoàn. Nhà thơ nhận định “tình yêu trong văn chương Tự Lực Văn Ðoàn là những vấn đề về giai cấp, tự do luyến ái, đem tình yêu vào tôn giáo, v.v... mà trước đó chưa hề được nhắc đến hay đặt ra trong văn chương Việt Nam.”

Nhà văn nữ Ðặng Thơ Thơ thì nói về ông ngoại mình, nhà văn Hoàng Ðạo. Cô nói về sự nghiệp của ông mình mà từ trước đến nay chỉ được nhắc đến như một nhà cải cách xã hội. Thực sự ông là một nhà văn, viết những tác phẩm đặt ra nhiều vấn đề như trong cuốn “Trước Vành Móng Ngựa” hay trong những phóng sự xã hội trong đó ông nêu ra những tư tưởng cấp tiến soi rọi vào xã hội Việt Nam dưới chủ nghĩa thực dân.

Nhưng các tác phẩm của Hoàng Ðạo hầu hết chưa được xuất bản. Phóng sự “Bùn Lầy Nước Ðọng” của ông được xuất bản năm 1938 nhưng đã bị nhà nước thực dân Pháp thu hồi ngay. Ðặng Thơ Thơ sau cùng kết luận, “Hoàng Ðạo là một nhà văn đích thực qua những phóng sự, biên khảo. Văn chương của ông là những phán đoán thôi thúc người ta phải bàn thảo về bất công xã hội. Văn chương của ông cũng như của Tự Lực Văn Ðoàn là những canh thức báo động cho xã hội.”

Cuộc nói chuyện của hai diễn giả sau cùng là nhà văn Ngự Thuyết và nhà văn nữ Phạm Thảo Nguyên đã khép lại toàn bộ cuộc hội thảo về Tự Lực Văn Ðoàn, một cuộc hội thảo hùng hậu về số thuyết trình viên, về số người tham dự đông đảo, say mê và ít có ai bỏ về như trong nhiều cuộc hội thảo khác.
Hà Giang & Nguyên Huy
Nguồn: nguoi-viet.com

Nguyễn Quang Lập - Hot boy

Nhà văn Nguyễn Quang Lập

1. Không biết trước năm 1960 thế nào, mình còn quá nhỏ không nhớ, nhưng từ năm 1960 đến 1970, hot boy  là anh bộ đội. Có lẽ thời loạn, anh bộ đội nổi lên như mẫu người hùng, được xã hội yêu quí ngưỡng mộ.
Thoạt kì thuỷ con gái hễ cứ thấy anh bộ đội là mê, sau biết phân biệt lính bộ binh, lính phòng không, lính hải quân..v.v…
Phải cái các chị không biết phân biệt quân hàm quân hiệu. Trừ lính hải quân, còn lại thấy lính nào cũng giống lính nào. Ra đường gặp các anh  bộ đội chọc ghẹo, mặt cứ hất lên ra vẻ lắm, nhưng vừa đi qua là lập tức túm lấy con nít tụi mình hỏi rối rít nói răng răng, quân chi quân chi? Cái giống một cái xoong hai que đũa là quân chi? Cái giống hai con cu ngoắc nhau là quân chi?.....
Trong số lính tráng lượn qua lượn lại thị trấn quê mình, lính bộ binh thấp giá nhất, cao giá nhất là lính hải quân. Lính hải quân hồi này được tuyển chọn khá cẩn thận, đa số đều cao ráo đẹp trai, lại có bộ quân phục sặc sỡ:  mũ két bi ba dây, yếm trắng ba sọc đẹp như văn công, không có cô nào không mê.
Chị Nghĩa của mình có yêu một anh hải quân. Mấy chị hàng xóm ngồi túm túm nhìn hai người nắm tay nhau đi trên đường, mắt thì rực lên thèm khát, ghen tị, mồm thì nói chà đồ hải quân là cái chi mà. Mấy chị khác nghe nói thì hùa theo, nói ừ đo ừ đo.
Tất nhiên lính không quân là mê nhất, vì các anh đều to cao đẹp trai, lại lái máy bay, dân tình vô cùng ngưỡng mộ, đừng nói các cô gái trẻ.
Mình nhớ có anh Quang vừa khám trúng phi công lập tức cả thị Trấn đều biết, bàn tán xôn xao. Mấy tối trước ngày anh đi, các chị lượn qua lượn lại trước ngõ nhà anh, đấm lưng nhau, đùn đẩy nhau, nói mi vô đi mi vô đi, rồi cười ré, ngoắt đít chạy ào ào qua nhà anh, chỉ mong anh ới một tiếng, mời vô nhà chơi.
Sau, gia đình anh Quang hỏi vội chị Hà cho anh, coi như dấm sẵn. Cả nhà chị Hà sướng quá, mổ heo đón nhà trai, đám hỏi mà mổ một con heo 50 cân là chuyện xưa nay hiếm.
Mạ mình chạy sang nhà chị Hà nói ui chao nhà anh chị may hè, có con rể phi công. Mạ chị Hà làm bộ tỉnh queo, nói chà phi công phi keo chi hè, quan trọng là cái đức chị ơi. Ba chị Hà nói đúng đo đúng đo, nhà tui kén rể là kén cái tâm hồn.
Chị Hà ngoài mặt coi như không, đi đâu cũng kể anh Quang cưa mình mấy năm mấy năm, tặng thơ bài này bài kia, vật vã mãi chị mới duyệt cho, kì thực mới nghe mẹ anh Quang đánh tiếng đã sướng cuống cà kê lên rồi, mồm thì nói con không biết, ba mạ đặt đâu con ngồi đó, bụng thì thon thót sợ nhà anh Quang đổi ý.
Sau đám hỏi chị Hà cắp tay anh Quang lượn khắp thị trấn, không có ai quen thì thôi, hễ gặp người quen là chị ra cái vẻ bà chủ nói anh Quang lấy cho em cái này, anh Quang làm cho em cái kia.
Các chị cũng trẻ cũng xinh như chị Hà ngoài mặt thì ôm lưng hót cổ chị Hà nói mừng nha mừng nha, nhất mi đó. Sau lưng thì nói chà, hay ho chi phi công. Xe cộ hỏng hóc còn dừng lại sửa được, máy bay hỏng hóc là chết liền! Mấy chị nghe nói thì hùa theo, nói ừ đo ừ đo.
Mê quân này quân kia chán, các chị mới để ý đến chức vụ. Ai sống thời này đều nhớ như in câu hát Em yêu anh trung uý, không yêu anh binh nhì một tháng năm đồng... Lương trung uý 75 đồng, thời mà cán bộ viên chức chỉ có 39 đồng năm hào thì 75 đồng là một đồng lương mơ ước. Sĩ quan thường mặc áo đại cán bốn túi, quê mình gọi là bâu, thế nên mới có câu: Râu thì râu bốn bâu em cũng lấy.
Chị em nhìn quân hàm cứ mù mịt, chẳng biết chức gì ra chức gì, cứ tưởng nhiều sao là chức to, lắm khi bị hố điếng người.
Nhà chị Loan thấy anh đeo quân hàm ba sao đến chơi, mừng húm. Người nhà đi hỏi, ưa liền. Sau có người nói đồ gạch vải, không phải gạch đồng. Chị hoảng lên hỏi răng răng. Người này nói ba sao một gạch vải là thượng sĩ thôi,  ba sao một gạch đồng mới là thượng uý, chị ngồi khóc sưng mắt. Lần sau có cô bạn nào sắp có chồng bộ đội chị đều nhắc, nói gạch vải ẻ vô nha, nhiều sao cũng ẻ vô!
 Chị Huệ tiếp anh chuẩn uý ở phòng khách. Mạ chị đi chợ về, thấy quân hàm trọc lóc một gạch, bà đi qua lờ không chào, kéo chị vào phòng trong nghiến răng làu bàu, nói răng ngu rứa con, hắn có sao đom mô mà yêu với đương, ngu ngu!
Chị Huệ nói mạ tề, một gạch đồng là chuẩn uý của người ta đó. Mắt bà sáng lên nói rứa a rứa a. Bà quăng cái rổ chạy ra túm lấy tay anh chuẩn uý cười xoe xoe, nói con tới chơi đa con! Chuyến ni dứt khoát phải ở lại ăn cơm với nhà bác, không bác giận đó.
Chị Lan Anh đẹp nhất xóm Long Hoà, chị ở gần nhà mình, không ngày nào mình không thấy bộ đội vào nhà chị. Có anh thiếu tá đến chơi, chị cứ ngồi hất mặt lên, trả lời nhát gừng. Ba mạ chị cũng ngồi trong bếp không thèm ra chào.
 Chán, anh này bỏ về. Mình hỏi chị Lan Anh răng chị chê anh nớ. Chị trề môi nói đồ một sao quẹt quẹt. Mình nói một sao nhưng có hai gạch đồng là thiếu tá đó. Chị sững sờ, đập hai tay vào má kêu to: ui chao tui lại ngu rồi!
Ba mạ chị Lan Anh từ bếp lao ra nói răng răng thiếu tá à thiếu tá à. Mình nói một gạch là uý, hai gạch là tá. Mạ chị thở vô thở ra, nói mần răng mà kêu nó lại chớ một gạch là một đống của đó con ơi.
Cuối cùng chị Lan Anh cũng cưới được anh thiếu tá. Hôm đám cưới ba chị cầm micro thổi phù phù, nói  a lô a lô... thưa bà con tôi mừng là gia đình con rể có thành phần cơ bản, mừng hơn nữa là con gái tôi có lập trường kiên định, biết người lính vào sống ra chết vẫn cứ yêu thương, chung thuỷ đợi chờ.
Mọi người nói ua chầu chầu Lan Anh giỏi hè giỏi hè, rồi vỗ tay rầm rầm.
*
2. Kịp đến thời hot boy là lái xe. Đấy là những năm 1975-1985, cộng trừ trước sau chừng vài năm, thời này đói kinh hồn, từ khi mình lớn lên đến giờ chưa thấy thời nào đói như thời này.
Giải phóng Miền Nam xong mọi người sướng mê man. Anh cu Đe  chủ tịch thị trấn nói hoà bình thống nhất rồi, mình vọt một phát lên chủ nghĩa xã hội, rứa là khe khe khe... Anh còn nói cấp trên hứa rồi, sắp tới sẽ cấp cho mỗi nhà một cái ti vi, xem phim nghe hát cả ngày, rứa là khe khe khe...
Chẳng ai biết ti vi là cái gì, cứ sướng cái đã. Anh cu Đe vào Nam thăm bà con, mọi người hỏi ngoài Bắc có ti vi không, anh liền cười phát, nói è he  tưởng chi, ti vi chi cũng có. Mọi người hỏi có ti vi màu không, anh cười thêm phát nữa, nói è he màu chi cũng có.
Vẫn sung sướng tự hào, ca hát ngây ngất nhưng mà đói, đói vàng mắt. Mình đang tuổi lớn, tối nào cũng không ngủ được vì đói, nằm chiêm bao toàn thấy đồ ăn.
Hậu chiến đói kém là phải, nhưng đói thế này chủ yếu là hậu quả của chế độ bao cấp, “Cái gì cũng phân mà phân thì như cứt”, lại thêm ngăn sông cấm chợ khắp nơi. Phàm là hàng hoá không phải hàng quốc doanh đều bị coi là hàng lậu, cách nhau chừng vài trăm cây số giá cả có thể cách nhau chừng bốn, năm lần là chuyện thường.
Thành ra béo nhất là mấy anh lái xe, hễ ai cầm được cái xe nhà nước là coi như cầm được sự sống của cả nhà rồi. Không kể việc bớt xén hàng hoá, xăng dầu của nhà nước, chỉ cần cho vài chục người ngồi sau thùng xe tải, chở đi chừng trăm cây là bỏ túi vài trăm bạc ngon ơ rồi.
 Nhưng chủ yếu cánh lái xe sống nhờ vào dân buôn lậu, ấm no cũng nhờ đấy mà ra. Càng ngăn sông cấm chợ thì dân buôn lậu và cánh lái xe càng béo. Thà sống lậu hơn chết ngay, người ta nói một vốn bốn lời, thoát qua các trạm thuế, có khi một vốn bốn chục lời, không thèm nói ngoa.
Kể qua vậy để các bạn trẻ hiểu vì sao lái xe thời này lại trở thành hot boy.
Thực ra nói lái xe là hot boy cũng không chính xác, phải nói hot boy là cánh “giặc lái” mới đúng. “Số một là lái máy bay/ Số hai tàu hoả no say suốt đời/ Số ba tàu thủy ngoài khơi/ Ca nô trong bến đã đời tiền nong/ Số bốn xe buýt lòng vòng/ Số năm xe tải vào trong ra ngoài/ Ai ơi yêu lấy anh tài/ Vào trong  thịt cá ra ngoài bảnh bao”.
Chỉ cần nhìn anh số năm thôi, dân tình đã lác mắt. “Quần ximili vừa đi vừa ngắm, Dép tông Lào áo trắng thảnh thơi”. Mùa hè xe đỗ đường cái, con gái đi chơi từng tốp, lái xe bật đèn pha, các cô tay che mắt liếc, dẩu môi nói chi mà vô duyên rứa hè, cười cái, ngoảy đít cái, chạy. Qua khỏi bóng đèn thì túm tụm nhón chân nhìn qua cabin ngắm trộm lái xe, thì thầm nói trẻ hè trẻ hè.
Có cô nào được lái xe mời ngồi cabin,  bụng hí hửng lắm nhưng mặt làm bộ tỉnh bơ nhìn thẳng, cái cổ cứng ngắc, tay gác cửa xe. Thấy bạn quen thì thò cổ ra, kêu nời, đi mô đó? Mấy bạn cô ngửa cổ nhìn cô đầy ngưỡng mộ, nói sướng hè sướng hè. Xe đi qua thì nhếch mép cười nhạt, người này nói đồ mặt như mặt mo mà cũng lấy được lái xe hà bay, người kia nói ừ đo, đúng là may hơn khôn, to lồn hơn đẹp mặt.
Mình kể cho anh cu Đe nghe. Anh cu Đe cười cái khẹc, nói mấy con đó nói rứa chơ tối về là tụt quần ngắm lờ mình cả đo. . Vợ anh Đe lườm, nói đúng rồi, tui trước khi lấy anh không tụt quần ngắm nên mới cực ri đây. Anh cu Đe lại cười cái khẹc, nói đúng là không cãi nhau được với mấy bà lờ trâu.
Trước nhà có con Na bằng tuổi mình, xinh, thích mình lắm, mình cũng thích nó. Mình ngồi ngạch cửa nhìn sang, nó ngồi cửa sổ ngó lại. Cứ ngồi cả ngày ngắm nhau không biết chán. Thỉnh thoảng gặp nhau đầu ngõ, làm như vô tình chạm nhau cái, sướng râm ran, bụng nghĩ sao rồi mình cũng cưới con này làm vợ.
Chẳng ngờ có anh lái xe tên Hoá, người Quảng Thanh tăm được con Na, tháng này qua nhà ném xuống bao gạo, tháng sau qua nhà ném xuống bao gạo. Chưa đầy chục bao, con  Na đã là vợ anh Hoá rồi.
Anh cu Đe họp thanh niên thị trấn, nói các đồng chí thanh niên thời đại mới mà lạc hậu quá, kĩ sư bác sĩ không mê lại đi mê mấy thằng lái xe. Tụi nó rặp khắp Đông vòng Tây rồi về rặp các đồng chí đó. Vinh dự cái gì mà đi cưới mấy thằng xe tải.
Con Na lúc này đã có chồng xe tải, mặt vênh vênh, bụng lùm lùm, đứng lên nói báo cáo đồng chí chủ tịch, chúng tôi cưới chồng chứ không cưới vinh dự. Anh cu Đe tịt, đứng trơ.
 Anh cu Đe nói gì mặc kệ, hễ có chiếc xe tải nào rẽ vào lối xóm là cả xóm nhớn nhác hỏi nhau ai rứa ai rứa?... Vô nhà ai rứa vô nhà ai rứa? 
Nhà ai không biết nhưng chắc chắn nhà đó có con gái đẹp.
 Con gái trong xóm làm gì thì làm, không thể không đi qua ngõ nhà có xe tải đỗ một lần, mặt hất lên ra cái điều không thèm nhìn vào, mắt thì liếc xéo vào nhà, thấy cô con gái trong nhà đang ti toe với anh lái xe thì mím môi bịp một cái như cái rắm, nói chà, báu lắm đó mà vênh!
Cánh lái xe vào quán được coi là dân thượng lưu, được trọng vọng hơn cả lãnh đạo huyện. Mình hay ngồi quán vợ anh cu Đe. Hễ xe vừa trờ tới, bất kể lạ quen, lái xe chưa kịp tắt máy vợ anh cu Đe liền te tái chạy ra cười cái xoẹt, kêu ui chao ôi đi mô mà lâu rứa!
Mấy cô phục vụ cũng chạy ra vừa đấm vừa vuốt bắt đền anh đo bắt đền anh đo, ghét chi ghét lạ. Rồi  bưng thau rửa mặt, rồi lau  chùi bàn ghế , vừa nói vừa liếc vừa cười tíu ta tíu tít.
 Lái xe ngồi gác cả hai chân lên bàn, rút điếu thuốc Jet thổ thổ, búng ngón tay cái tách, nói cho mấy chai chị ơi! Vợ anh cu Đe rối rít, nói dạ dạ dạ!
 Có hôm anh cu Đe ngồi uống với mình, thấy thế ngứa mắt, nói thời buổi đổi thay, chủ tịch thị trấn chưa khi mô vô quán được trọng vọng như rứa, dân toàn nể trọng mấy thằng buôn lậu. Vợ cu Đe lườm cái, nói anh ni nói hay, dân nể trọng tiền bạc, ai ngu nể trọng lỗ mồm.
Chị Lê lấy chồng lái xe, được một con thì phát hiện ra anh đã có vợ ở Đà Nẵng, chạy vào Đà Nẵng thì chị vợ Đà Nẵng phát hiện ra anh chồng có vợ ở Thanh Hoá. Hai bà chạy ra Thanh Hoá thì chị vợ Thanh Hoá phát hiện anh đã có vợ Hà Tĩnh. Cả ba bà chạy vào Hà Tĩnh, hợp tác với chị vợ Hà Tĩnh cấu xé  chửi mắng anh. Anh trợn mắt quát to, nói tui rứa đo, lấy thì lấy không thì thôi. Cả bốn bà thè lưỡi rụt cổ, con cón ai về nhà nấy.
Năm 1980 mình tốt nghiệp Bách Khoa, chuẩn bị đi bộ đội, mạ mình làm mâm cơm mời bà con láng giềng. Anh cu Đe cũng tới. Mạ mình nói cu Đe có ba đứa con gái, không phần cho thằng Lập một con. Cu Đe nói tui cho lấy lái xe cả rồi chị.
Mạ mình tròn mắt kêu ua chao, răng tài rứa, con gái toàn lấy lái xe. Cu Đe cười, nói è he, có chi chị. Mình thích thằng lái xe mô thì mời nó về nhà ăn cơm, rồi gửi con gái đi nhờ chỗ nọ chỗ kia. Nó đè con gái mình, mình đè cổ nó bắt cưới, rứa là xong thôi.
Cả mâm rượu gật gù, nói ua chầu chầu, cu Đe giỏi giỏi. Anh cu Đe nói, tui mần chủ tịch thị trấn năm năm mua được đúng cái giường hộp. Ba thằng con rể xây cho tui cả cái nhà lầu, thiệt đo, đừng nói tui tham ô. Mọi người nói phải phải.
 Cu Đe nói tui học tập nhiều chủ trương, chưa thấy chủ trương mô đúng đắn như chủ trương vợ tui. Dân mình bây giờ, con trai cho học lái xe, con gái cho lấy lái xe, rứa là... khe khe khe.

NQL
( Quechoa Blog )

Điểm mặt nữ dâm quan Trung Quốc

(xứ Vịt cũng ko kém đâu, hí hí)

Tuần qua, báo chí Trung Quốc xôn xao khi tấm màn bí ẩn về những nữ dâm quan bị trừng phạt đã được vén lên kể từ sau vụ việc “bà chúa đất” La Á Bình bị thi hành án tử hình về tội tham nhũng.

Lý Khải Hồng, “Thị trưởng tốt nhất Trung Quốc” ngã ngựa
Tháng 12/2009, Lý Khải Hồng, sinh năm 1954, Phó Bí thư thành ủy, Thị trưởng Trung Sơn (Quảng Đông) được bầu chọn trong danh sách “10 thị trưởng tốt nhất Trung Quốc năm 2009”, nhưng đến tháng 5/2010 bà ta bị cách chức để điều tra.
Ngày 27/10/2011, tòa án tỉnh Quảng Đông đã tuyên phạt Lý 11 năm tù về tội giao dịch nội bộ cổ phiếu, tiết lộ thông tin giao dịch và nhận hối lộ, tịch thu tài sản 10 vạn NDT, nộp phạt 20 triệu NDT. Ở độ tuổi 56 nhưng bà ta có hơn chục tình nhân, kinh khủng nhất là trong số tình nhân có cả…anh con rể.
Nữ Phó thị trưởng Sán Vĩ: Không cho ai bỏ ta
Xuất thân nhân viên điện lực, nhưng vận đỏ nên khi từ Quý Châu đến Quảng Đông làm ăn, Mã Hồng Muội đã dần leo lên được ghế Phó thị trưởng Sán Vĩ. Có người bạn trai tri kỷ kém 6 tuổi là Diệp Kim Viễn, ở tuổi 52, Mã quyết không buông tha người này. Lô-gic của Mã là: “Trên tình trường, chỉ có ta bỏ chứ quyết không cho ai bỏ ta”.
Sau 7 năm cặp bồ, Diệp Kim Viễn muốn chia tay người tình già để lập gia đình, nhưng Mã quyết không chịu, Diệp bỏ trốn, Mã đã lùng tìm bằng được và tìm cách cho người tình cũ vào nhà đá, kết quả Mã cũng nhận án 10 năm tù về tội nhận hối lộ.
Nữ Phó tổng giám đốc sở hữu 40 người tình
Sinh năm 1959, Tưởng Diễm Bình là Phó Tổng giám đốc Tập đoàn xây dựng Kiến Công Hồ Nam (hàm Phó giám đốc cấp Sở) năm 2001 đã bị kết án tử hình về các tội nhận hối lộ, tham ô, môi giới đưa hối lộ, có tài sản bất minh lớn; đến tháng 2/2003 được giảm án thành tử hình hoãn thi hành.
Nữ Phó Tổng giám đốc Tưởng Diễm Bình

Nữ Phó Tổng giám đốc Tưởng Diễm Bình.
Là người có chút sắc đẹp, Tưởng đã lợi dụng triệt để “vốn tự có” để tiến thân. Tính ra có tới hơn 40 vị mày râu đã bị Tưởng Diễm Bình dụ lên giường để mở đường cho mụ từ chỗ là thanh niên nông thôn ở huyện Trà Lăng hẻo lánh leo lên đến ghế lãnh đạo một tổng công ty lớn.
Đối tượng đầu tiên gục gã dưới chân Tưởng khi Tưởng mới 17 tuổi là vị lãnh đạo công xã nhiều hơn 31 tuổi ở nơi Tưởng bị hạ phóng. Với cú hiến thân này, Tưởng đã được giới thiệu về Tương Đàm làm công nhân một nhà máy.
Trong số những người bị Tưởng hạ gục có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch tỉnh và Cục trưởng Bưu điện tỉnh Hồ Nam. Đổi lại những lần lên giường là việc Tưởng nhận được những hợp đồng xây dựng béo bở và những công việc, vị trí công tác tốt cho người thân. Khi đã bị tạm giam tại Trại giam huyện Hán Thọ, Tưởng Diễm Bình vẫn dùng “vốn tự có” hạ gục được Vạn Giang, giám thị trại giam để được tuồn thông tin ra ngoài.
An Huệ Quân, nữ Cục trưởng dâm loạn
Tháng 6/2005, An Huệ Quân, sinh năm 1955, Cục trưởng Phân cục cảnh sát khu La Hồ (Thâm Quyến) bị Tòa án thành phố kết án 15 năm tù về tội nhận hối lộ. Thủ đoạn kiếm tiền của An Huệ Quân là nêu chiêu bài “tinh giản cơ cấu” để buộc cấp dưới chạy ghế, chạy chức.
Nữ Cục trưởng An Huệ Quân

Nữ Cục trưởng An Huệ Quân.
Bà ta lập ra đề án giảm số đồn cảnh sát trong khu từ 25 xuống 8 (được chấp thuận 10 đồn). Cả khu La Hồ có 1.500 cảnh sát, trong đó có tới 500 cán bộ cấp phòng, ban được bổ nhiệm, cứ 2 lính có 1 quan. Tổng cộng An Huệ Quân đã vơ vét được 16,4 triệu tệ, 530 ngàn HKD, 1 ngàn USD và nhiều quà hối lộ của cấp dưới.
Không chỉ nhận tiền, An Huệ Quân còn đòi hối lộ tình. Lấy danh nghĩa đi khảo sát, mỗi lần đi công tác ngoài địa bàn, An Huệ Quân lại yêu cầu một cấp dưới trẻ khỏe, đẹp trai đi theo và đòi “phục vụ”. Nếu ai chấp thuận lên giường với bà ta thì khi về Thâm Quyến, người đó được cất nhắc; ai không chịu lập tức bị bà ta điều về nơi khó khăn, gian khổ để “rèn luyện thêm”.
Thu Thủy  
Theo báo chí Trung Quốc
( Tienphong )
 

Câu chuyện nước Mỹ: Gửi con…du học

Mấy tuần rồi, có cô bạn tự nhiên thăm hỏi rối rít, dù mấy chục năm trước chẳng biết mình đi đâu.
Anh dạo này thế nào, có khỏe không, vợ đã bỏ chưa, con cái học hành ra sao. Tóc bạc nhiều không, hàm răng giả ngày xưa em tặng nay còn dùng.

Kinh nghiệm cho biết, nàng sẽ nhờ cái gì đó. Nhân bảo như thần bảo, sau khi vòng vo Tam quốc, cô hỏi, anh ơi, em cho con gái sang Mỹ học đại học, nên chuẩn bị gì. Em muốn đi theo để nấu cơm, giặt rũ cho cháu. Nhà em có 30.000 đô la đủ cho cháu học không?
Câu này nghe hàng trăm lần rồi, nhưng không có câu trả lời cụ thể. Mình nghĩ đây cũng là đề tài hay nên viết vài entry tặng bà con hang Cua, biết đâu có ngày cần cho con cháu thành công dân toàn cầu thì sao.
Cũng không phải chỉ đi Mỹ thôi đâu, đi nước khác cũng vậy, kể cả du học ở cố đô Hoa Lư cũng đúng luôn.
Nghĩ được gì viết nấy, chẳng có lớp lang, ý tứ gì, bà con thông cảm. Ai có kinh nghiệm đóng góp, cùng chia sẻ.
Kỹ năng sống độc lập – Bắt đầu là rửa bát, quét nhà
Nghe cô bạn hỏi dồn dập, mình trả lời đại, cứ cho cháu sang, thế nào cháu cũng lớn mỗi năm một tuổi và quay về thăm bố mẹ vài lần trước khi định cư tại Mỹ.
Chỉ nhớ một điều, nước Mỹ là nước Mỹ, nước mình là CHXHCN VN, hai quốc gia, hai dân tộc khác nhau hoàn toàn.
Trong khi chờ đợi cuộc cách mạng vô sản thành công tại Hoa Kỳ thì ta cứ phải theo pháp luật của tư bản. Những thói ở thiên đường bên nhà mang theo sang Mỹ đôi khi không hợp, thành xung đột văn hóa và có thể phạm luật.
Mấy năm trước, có thằng cu sinh viên Việt ở California, lấy dao dọa bạn, bị cảnh sát đến còng tay và đánh một trận nhớ đời. Dù có thắng kiện nhưng cu cậu hiểu ra một điều, Mỹ khác Việt Nam.
Nền giáo dục và gia đình Việt nuôi con theo kiểu gà chọi, phần đông cha mẹ cơm bưng nước rót, con chẳng phải làm gì, chỉ ăn, học và ngủ, suốt 12 năm liền.
Nếu thi vào đại học thành công coi như công ơn được đền đáp. Ra trường có công ăn việc làm, tiền của nhiều, nó sẽ phụng dưỡng mình khi về già. Nếu thất bại, bố mẹ nuôi báo cô.
Vì thế, khi con rời tổ ấm, ra đi một mình, ai mà chẳng lo.
Cô bạn than, con em chẳng biết luộc trứng, không biết nấu cơm, nhìn miếng thịt đông lạnh chẳng biết đập thế nào cho tan đá. Bây giờ mà sang Mỹ ăn uống thế nào. Nói rồi nàng khóc tu tu, dù con đã có trường nào nhận đâu.
 
Du học như anh Osin cũng phải biết rửa bát. Ảnh: HM
Lỗi tại bọn trẻ ư. Các cụ đẻ chúng ra mà không dạy nên người là do lỗi của…”nơi sinh”. Sorry. Dân trí kém, quan trí thấp là do dân, vì dân và từ dân mà ra cả.
Giáo dục Mỹ dạy trẻ học để ra đời học tiếp phần đời còn lại. Làm công nhân cũng ok, làm kỹ sư cũng được, nếu tiện, làm tổng thống cũng chẳng sao.
Vì thế, dù bọn trẻ Mỹ cũng gà mờ khi ra trường, nhưng khi cần, chúng tiếp cận cuộc sống mới nhanh hơn, bởi tất cả những kỹ năng đã được học và thực tập từ lúc còn bé do cha mẹ, nhà trường và xã hội hướng dẫn.
Tổng Cua chỉ khuyên đơn giản thế này. Trong lúc chờ đợi xin các trường thông báo nhận học, các bậc cha mẹ nên dạy các cháu biết rửa bát, quét nhà, biết tự giặt quần áo, biết nấu cơm, biết ăn bánh mỳ với bơ, học nấu súp, biết cách luộc trứng 3 phút, biết làm tan đá cho miếng thịt.
Nếu cần, để cháu nấu vài bữa cho cả nhà, chịu khó ăn mặn, nuốt nhạt chút. Học nấu ăn sẽ biết cách sống tự lập khi không còn cha mẹ bên cạnh. Quan trọng nhất là không chết đói. Người sống đống của, các cụ nói cấm sai.
Nhắc các cháu ăn uống không nhai tóp tép, không lấy tay ngoáy mũi như bác Hiệu Minh, không khạc nhổ như bác Hồ Thơm, không văng bậy chửi thề như bác Xang Hứng, không đá đểu như lão Cu Sờ (QX), làm thơ thì phải biết song ngữ như anh Tịt, không hiểu tiếng Anh phải hỏi lại, đừng nhe răng cười như người đẹp Kim Dung 
Nói chuyện răng miệng cũng phải cẩn thận. Răng thì phải đến nha sỹ cạo cho sạch cao. Bên Mỹ đi thi vấn đáp hay tuyển việc với hàm răng nham nhở, thò ra thụt vào, dính cả phở lẫn hành thì…chắc trượt.
Từ chuyện nhỏ sẽ học được chuyện lớn. Các cô các cậu 17-18 tuổi không phải là đứa trẻ nữa, phải biết độc lập và tự mình bắt đầu kiếm sống, tự biết làm gì để không đói khát, không ốm đau, không bị lừa đảo khi cưỡi ngựa chung với cánh cao bồi.
Cái đó các cụ đi hoạt động cách mạng gọi là “bài học từ thực tiễn của cuộc sống”. Sách vở thế là đủ rồi, các cháu VN sang hầu hết là học giỏi, có kiến thức cơ bản vững. Nhưng học sống để tồn tại thì nhiều điều phải bàn.
Ngoại ngữ, IT và công dân toàn cầu
Tổng dân số thế giới vào tháng 6-2012 khoảng hơn 7 tỷ người. Năm 2000 có 360 triệu người dùng internet, vào cuối năm 2012 con số này lên tới 2,4 tỷ, tăng tới 566% so với năm 2000.
Trong hơn một thập kỷ qua, Internet phát triển mạnh nhất tại Trung Quốc với 538 triệu người, tăng 1400.
Việt Nam với dân số 91 triệu, năm 2000 có vẻn vẹn 200.000 biết mùi vị net, ba năm sau khi chính phủ cho phép mở internet từ năm 1997.
Tháng 6-2012, con số này đã là 31 triệu, chiếm 1/3 dân số, hầu hết là giới trẻ. Riêng facebook đã có hơn 10 triệu tài khoản đang hoạt động. Mức tăng của Việt Nam cũng chóng mặt, lên tới 1500%, vượt cả người hàng xóm khổng lồ.
Nói thế để biết, PC, iPhone, iPad, IT, internet, facebook, blog, twitter… là hành trang của tuổi trẻ bước vào đời.
Gõ máy tính bằng mười đầu ngón tay, tốc độ 60 từ 1 phút, đừng bắt chước cụ Hồ mổ cò trên máy chữ thời ở Pắc Bó.
Gà mờ mấy thứ đó là coi như trượt từ vòng gửi xe.
 
Sân thể thao của trường ĐH Georgetown. Ảnh: HM
Trên thế giới ảo, tiếng Anh là thông dụng nhất, tiếp theo là tiếng Trung, Tây Ban Nha, Nhật, và Bồ Đào Nha.
Số người dùng tiếng Anh trên internet khoảng 536 triệu, vị trí tiếp sau là tiếng Trung chiếm tới 444 triệu. Cánh trẻ giao tiếp bằng internet là chính.
Dù tiếng Trung có đứng thứ 2, tiếng Nga thân thương của Lê Nin có thứ hạng, dù tiếng Việt mang đậm đà bản sắc dân tộc, nhưng không phải là thứ tiếng mà thế giới đang dùng nhiều.
Đối với người Việt, muốn hội nhập, ngoài chuyện trình độ phải có, chấp nhận văn hóa khác biệt, hiểu quan niệm đa chiều, phải thông thạo ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, không còn cách nào khác.
Bao giờ nước mình mạnh như Hoa Kỳ, giỏi như Do Thái hay Nhật, mafia như Nga, thâm như Tầu,  thế nào thế giới cũng học tiếng Việt như một ngoại ngữ.
Ngoại ngữ không biết và muốn kiên định chủ nghĩa Mác Lê, thì ở nhà làm lãnh đạo chủ chốt hay cán bộ nguồn, đừng du học cho mệt đầu.
Đi phỏng vấn phải cho đàng hoàng
Nếu được trường nào hứa xem xét, phải nghiên cứu kỹ về trường đó. Khi phỏng vấn visa hoặc  nhà trường hỏi thêm thì cũng phải biết khuôn viên của trường to bé ra sao, thành lập từ năm nào, ở bang nào, đứng thứ mấy ở Mỹ.
Vào trang web của trường là ra tất, hoặc google cũng đủ thông tin. Trường nào không có trang web thì đừng xin cho con học. Đơn giản, loại nghèo và dốt đến nỗi không có nổi trang web thì ngang bằng gửi trứng cho ác, dù đó là nước Mỹ.
Người đẹp yêu ai là vì chàng đó hiểu nàng từ chân tơ kẽ tóc. Trường học cũng vậy thôi, có quan tâm thì mới đọc, không biết gì về trường đó xin vào học làm gì.
Không thể có chuyện nghe bạn bảo thế này, chị họ nói thế kia, mà phải có thông tin cụ thể, tự mình đọc, tự mình nhớ.
Kiểu nhờ chung chung, anh ơi xem bên Mỹ có trường nào học tốt, giới thiệu cho con em với, khó mà nên cơm cháo.
Cô bạn hỏi kỹ về việc xin visa có màn phỏng vấn. Mình hỏi, con gái em có xinh không. Ôi, cháu xinh lắm, chân dài, cổ cao, trông như người mẫu, từng dự thi hoa hậu phường. Mình bảo, dễ được lắm.
Ngày xưa (năm 2000), anh Triệu bên Cục Tần số (VNPT) nhờ mình giới thiệu cho con gái sang Mỹ học.
Hôm đến sứ quán, anh lo lắm, dẫn cả cháu đến 53 Trần Phú (VP cũ của WB) cho mình xem mặt và phỏng vấn thử trước.
Vừa nhìn đã choáng, cháu xinh và nhanh nhẹn, tiếng Anh như gió. Mình phán kiểu Cua, chắc chắn được.
 
Khuôn viên ĐH Georgetown. Ảnh: HM
Y như rằng, cô nhân viên sứ quán hỏi vài câu và cộp cái roẹt, mai ra lấy hộ chiếu. Bây giờ chẳng hiểu cháu ở phương trời nào.
Dân phỏng vấn khôn lắm, trông ai trẻ, xinh đẹp, thông minh, là xét nhanh, vì nếu trốn lại thì nước nhận cũng được một công dân…đẹp. Mặt mũi sáng sủa chẳng ai chịu nghèo cả. Cao bồi gọi là immigration (di dân) có chọn lọc 
Nói vui thế thôi, đi phỏng vấn xin visa, hay qua video, dù chẳng yêu cầu ăn mặc comple cavat, diêm dúa như đi dạ hội, cũng phải sạch sẽ, gọn gàng, bắt mắt chút. Lôi thôi lếch thếch dễ bị trừ điểm.
Bên Mỹ ăn mặc đa dạng, từ cao cấp đến bụi đời, đang comple nhưng lại đi giầy thể thao, váy mốt đi với giày bệt vì đi bộ cho dễ, nhưng tới nơi làm việc lại nghiêm túc.
Nhưng mình chưa sang đó, cứ phải lịch sự chút đã. Khi nào thành công dân, có thẻ xanh, vào rừng cởi truồng cũng chẳng ai nói gì.
Tưởng tượng, một ngày, chị phỏng vấn quay mấy chục người, vài câu, nhắc đi nhắc lại. Cấp visa nhiều khi do cảm tính, mà cảm tính hay hướng tới cái đẹp, khổ thế.
Hàng ngày có hàng triệu người muốn xin vào nước Mỹ, họ rất sợ dân đến rồi ở lỳ, dù đất trống vẫn đủ cho cả 3 tỷ dân Ấn Độ và Trung Quốc vào ở thoải mái.
Ở lại không có công ăn việc làm, hay là tội phạm trốn, rửa tiền, tham nhũng trộm cắp ở nước nhà rồi trốn sang thì sao.
Nếu hỏi, học xong có về không. Nhất định em về, em còn bố mẹ, còn ông bà, anh em, ba bốn người yêu thương, làm sao ở lại xứ lạ được.
Mắt nhìn thẳng vào mắt người đối thoại và phải thật lòng. Kiểu vừa nói vừa cúi mặt xuống, tránh ánh mắt như dân Việt ta hay làm, dân Mỹ tưởng mình che giấu gì đó, mà họ thì chúa ghét nói dối. Cheating is not going to work.
Còn sau này em không về là do em tài hơn Ngô Bảo Châu, giỏi hơn Đàm Thanh Sơn, trường giữ lại làm giáo sư suốt đời. Chuyện này nằm ngoài kế hoạch và do phía Mỹ hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Rất có thể do thằng tây mũi lõ mắt xanh, nó quấn lấy em, nó đòi cưới, nó cho cả green card, rồi xin hộ chiếu, nó cho bừa vào, bây giờ em có con nửa Mỹ nửa Việt, đó không phải là lỗi của em.
Nói tóm lại, gửi con đi học thì đừng lo tiền nhiều hay ít mà nên giúp con có kiến thức cuộc sống và tự bươn chải.
Vĩ thanh 1
Nhớ hồi tháng 8-1970, cả nhà tiễn anh Cua 17 tuổi du học Ba Lan. Bà con trong xã, người cho 1 đồng, người năm hào, cũng được mấy chục, một gia tài lớn lúc đó của cậu học trò bước vào đời.
Riêng ông già chìa bàn tay cho Cua con và nói như có nước mắt “Chẳng có gì cho con, bố chỉ có bàn tay đầy chai sạn này. Con nhớ về thăm nhà là được rồi. Mà con không về nhưng nên người ở đâu đó bố cũng…mừng”.
 
Làng quê Hoa Lư yêu dấu. Ảnh: HM
Thằng cu Cua ấy ra đi biệt tích đã gần nửa thế kỷ. Thỉnh thoảng về nhà, nhưng y như khách qua đường.
Nếu gửi con đi học xa, hy vọng chúng thành đạt, bạn hãy như ông già nhà này. Thấy con không quay về là rất…may. Thế mới xứng là bậc sinh thành của công dân toàn cầu. Giang hồ nửa vời, nghe tiếng gà gáy đã nhớ quê, khó mà hội nhập.
Chuyện hôm nay đã dài, xin hẹn lần sau tiếp tục làm thế nào xuống sân bay, khai hải quan, thuê taxi, thuê nhà…cho tới khi nó bế đứa con mắt xanh mũi lõ, da đen hoặc người yêu cùng giới, mang về chào ông bà ngoại mới hết series này  
Nguồn: hieuminh Blog

J.B Nguyễn Hữu Vinh - Lối ra nào có hậu cho vụ Ls Lê Quốc Quân (Phần 2)

Ngay sau khi Lê Quốc Quân bị bắt, những hành động, cách làm khi khởi tố vụ án đến cách hành xử của các cơ quan nhà nước, đã đặt tất cả những người quan tâm thấy rõ ràng sự không bình thường đối với vụ án. Mọi đôi tai dỏng lên, cảnh giác.
Thế rồi, khi có kết luận vụ án, không ai có lương tri, nhận thức lại không thấy rõ những gì đang ẩn nấp đằng sau con chữ, con số của bản gọi là “Cáo trạng” và bộ “Hồ sơ vụ án” kia. Ở đó, người ta thấy thấp thoáng nhiều âm mưu, nhiều đòn bẩn, nhiều sự đê hèn. Đặc biệt, ở đó người ta thấy thiếu vắng luật pháp, thiếu vắng lương tâm và đạo đức làm người. Ở đó, người ta thấy sự oan ức của người vô tội, sự hăng hoại của nền pháp lý.
Và cơn lửa giận bừng lên rõ rệt. Nhiều nơi, nhiều lúc, nhiều thành phần, trong và ngoài nước, trong và ngoài tôn giáo… tất cả đồng thanh, đồng lòng và nhất trí đánh giá âm mưu độc ác đối với Ls Lê Quốc Quân là điều không chấp nhận được. Tất cả đều nói lên ý chí hiệp thông với ông trước phiên tòa sẽ diễn ra. Hàng chục cuộc thắp nến, cầu nguyện với cả trăm ngàn người. Những người đã cầm ngọn nến, là những người đã hiểu nỗi oan ức của ông. Những người đã cầm ngọn nến, là những người hiểu được thực chất của cái gọi là “Nhà nước pháp quyền XHCN” là cái gì trong những vụ án như thế này.
Đặc biệt, những người đã cầm ngọn nến, là những người biết rằng, họ có quyền gì trong cuộc sống. Vì thế phong trào ủng hộ Ls Lê Quốc Quân có công lý trong phiên tòa công khai này thật mạnh mẽ và bất ngờ.
Hiển nhiên, nếu không dùng luật rừng mà sử dụng luật pháp, nhà nước không thể ngăn cản người dân dự phiên tòa này, dù bất cứ hình thức nào. Luật pháp quy định rõ ràng như vậy, và cũng tiếc rằng người dân đã biết như vậy nên càng khó xử.
Một phong trào mạnh mẽ, lan rộng nhanh chóng ủng hộ một người sắp bị đưa ra trước vành móng ngựa đầy oan khiên với một chuỗi âm mưu bẩn thỉu và hứa hẹn sự trả thù khắc nghiệt đã tự kích thích sự quan tâm của mọi người.
Bên ngoài, qua mạng thông tin toàn cầu, cả thế giới biết rõ từng phản ứng của các nghị sĩ Hoa Kỳ, các cơ quan ngoại giao, các tổ chức nhân quyền, các nước quan tâm đến dân chủ… đã lên tiếng đồng loạt về vụ án này. Có lẽ ít khi thấy những hành động nhịp nhàng, mạnh mẽ và dứt khoát đến thế bởi các nghị sĩ, các cơ quan bảo vệ quyền con người trên thế giới.
Và người ta hồ hởi, náo nức tiến tới phiên tòa, người ta chuẩn bị, người ta lên kế hoạch, người ta rủ nhau…
Và nhà nước thông báo: Hoãn.
Lối rẽ cần thiết!
Đến nay, vở kịch “trốn thuế” xem chừng đã vỡ mánh, đã mất thiêng. Trong vụ Điếu Cày, người ta đã phản đối kịch liệt, nhưng bên cạnh vẫn có những người hồ nghi. Nhưng đến nay, không ai không hiểu trốn thuế ở đây nghĩa là gì. Để không làm băng hoại Tiếng Việt, thiết nghĩ rằng, nhà nước cần chấn chỉnh ngay từ phiên tòa này. Kẻo đến một lúc nào đó, từ “trốn thuế” lại mang nghĩa đang được sử dụng là che giấu một âm mưu trả thù bẩn thỉu, đê hèn đối với công dân. Thì lúc đó, việc kêu gọi xã hội, học sinh giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt là điều khó khăn.
Ai cũng biết rằng, Lê Quốc Quân, một luật sư từ chỗ được hành nghề, lên tiếng cho nhân quyền, cho đất nước, xã hội và đã từng bước, từng bước chấp nhận nhiều điều không ai mong muốn và phải vào tù, ra khám nhiều lần.
Bởi ông cũng là luật sự, với bệnh nghề nghiệp của mình, trên cơ sở pháp luật quy định, ông biết mình không hề sai. Nhưng, cũng bởi là luật sư, và với bệnh nghề nghiệp của mình, ông cứ tưởng rằng nhà nước đã hô hào “Nhà nước pháp quyền” là sẽ làm theo luật. Ông đã không hiểu điều đơn giản hơn, là mục đích lớn hơn tất cả mọi luật lệ, đạo đức hoặc giá trị tinh thần. Vì thế ông bị bắt, luật lệ sẽ bị gạt ra một bên. Chẳng sao cả, xưa nay vẫn thế đã sao.
Nhưng, bắt Lê Quốc Quân, nhà nước đã tự mua nợ cho mình.
Tự nhà nước đã “phong Thánh” cho Lê Quốc Quân, một người nhiệt huyết, nhiệt tình, nhưng đơn giản. Nếu ở ngoài, chắc ông cũng chẳng có thể lập một đảng của Lê Quốc Quân riêng để làm chính trị chiếm vị trí “lãnh đạo tuyệt đối” nhưng trách nhiệm không tuyệt đối của đảng CS. May chăng ông chỉ hưởng ứng lời kêu gọi “tự ứng cử” để làm một người đại biểu có trách nhiệm của dân ở Quốc hội. Và nhà nước chỉ cần dùng xảo thuật đơn giản là đã loại ông từ vòng gửi xe.
Ông cũng chẳng thể “tổ chức chống lại chính quyền nhân dân” như lần trước đã bắt nhầm. Bởi chắc chắn rằng những tên quan chức cộng sản, mang thẻ đảng viên trong mình với những vụ tham nhũng hàng trăm, thậm chí con số hàng ngàn tỷ đồng sẽ là những kẻ chống lại không chỉ chính quyền mà còn chống lại nhân dân, đất nước này hữu hiệu nhất.

Ông cũng chẳng thể “gây rối trật tự công cộng” khi đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Bởi hiện nay, khi nạn cướp giật hoành hành giữa ban ngày, bất chấp cả cảnh sát, thì việc ít trăm người đi hô hét vài câu chống Trung Cộng xâm lược chỉ là chuyện lặt vặt với an ninh xã hội.
Ở ngoài, ông chỉ có thể làm ăn, nộp thuế cho nhà nước, số tiền đó lại được dùng để có thể nuôi những người theo dõi, giám sát ông.
Ở ngoài, chỉ thỉnh thoảng ông lại đến cũng bà con, những người dân oan, những người bị áp bức, bị chà đạp… dù muốn hay không, thì nhà nước vẫn không bỏ được những người này ra ngoài rìa xã hội. Bở họ đã từng là ân nhân, là những người đẻ ra nhà nước này. Việc ông có đến thăm hỏi họ, âu cũng là lẽ thường tình dù có nhiều cơ quan khó chịu.
Hoặc thỉnh thoảng ông sẽ cất tiếng nói của mình về những suy tư về đất nước, về các bất công xã hội, về ước vọng dân chủ, đa nguyên đa đảng của ông… Điều đó đâu chỉ có mỗi ông ta nói hiện nay và chẳng ai ngăn cấm được suy tư và ước vọng của người dân.
Nhưng, khi đã bắt ông vào tù, những việc ông đã làm trở thành biểu tượng cho những người khát khao chính nghĩa, trăn trở với đất nước, cộng đồng. Và họ có được cái để họ ủng hộ, có cái để họ lên tiếng và thể hiện sự ủng hộ của mình.
Một khát vọng chính đáng đã có cơ hội được thỏa mãn.
Vì thế, đâu cứ phải tống vào tù là xong.
Thử tưởng tượng xem. Nếu phiên tòa xét xử ông không làm cho người dân phải “tâm phục, khẩu phục” – nghĩa là cái biểu tượng của họ được nhà nước chống cao lên, bị oan ức. Họ sẽ phản ứng. Không chỉ một phiên tòa sơ thẩm này xong là có thể đưa người ta vào tù theo ý muốn. Vì còn phiên phúc thẩm. Không chỉ có phiên phúc thẩm, vẫn còn một quá trình giam giữ lâu dài.
Thử tưởng tượng xem, dù có giam giữ ông ở đâu, vùng nào xa xăm đến mấy, ở đó có xã hội, sẽ có giáo dân, có những người dân cùng khổ, oan khuất. Hàng tháng, hàng tuần, những người quan tâm sẽ đến đồng hành cùng ông ngoài cửa trại tù như một chuyến hành hương về những miền đất mà xưa kia, cha ông họ, những người công giáo kiên trung, các linh mục, trùm trương… đã từng nếm mùi lao tù, thậm chí bỏ xác những nơi này. Những vị mà từ Nguyễn Chí Thiện – ngục sĩ, cho đến Kiều Duy Vĩnh đều đã tự phong họ lên thành “Đấng Thánh tử vì đạo”. Việc họ đến thăm Ls Lê Quốc Quân tại những nơi này, giống như những chuyến hành hương về các Thánh địa với các Thánh tích của tôn giáo mình. Có lẽ đó cũng là hướng mở để hưởng ứng “Năm du lịch Quốc gia” đang được phát động với sự èo uột dễ thấy hiện nay chăng?
Những con tin!
Thông thường, khi bắt các nhân vật bất đồng chính kiến, dù với bất cứ lý do nào, thì đó cũng là những cuộc bắt bớ khốc liệt, bất chấp tất cả. Bất chấp lòng dân, bất chấp pháp luật, bất chấp sự phản ứng trong nước và quốc tế.
Nhưng, khi thả họ, thường là kết quả của những cuộc thương lượng, những mặc cả về nhân quyền, về quyền lợi, về việc Việt Nam được một mối lợi nào đó. Vì thế những nhà bất đồng chính kiến trở nên có giá, trở thành con tin trong cuộc mặc cả nhân quyền. Ls Lê Quốc Quân cũng đã từng là một nhân vật được dùng "ngã giá" như vậy trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Nguyễn Minh Triết năm 2007.
Và giờ đây, Trương Tấn Sang lại chuẩn bị lên đường thăm Mỹ, lịch sử có lặp lại chi tiết này? Thực ra, nếu có lặp lại, thì vở kịch cũng đã quá nhàm chán.
Và dù có là sự nhàm chán trong việc bắt và thả, trong việc dùng họ làm con tin trao đổi và mặc cả, thì lối ra đó vẫn là lối ra có lợi nhất cho một “Nhà nước pháp quyền” – Chánh nghĩa sáng ngời – trong tình trạng "tứ bề thọ địch" hiện nay.
Lối ra, hay lối rẽ cần thiết cho vụ án lúc này, không phải là cuộc trả thù bẩn thỉu và hèn hạ với công dân mình. Mà đây chính là cơ hội để nhà nước Việt Nam cải thiện hình ảnh, bộ mặt của mình trước cả thế giới. Rằng thì nhà nước Việt Nam là một nhà nước “Chánh nghĩa sáng ngời” – Nguyễn MinhTriết.
Đây là cơ hội để người dân, trước hết là những công dân bình thường, có quan tâm đến vụ án, thấy rõ thái độ trượng phu, người lớn và là sự nghiêm túc của luật pháp Việt Nam trong cư xử với công dân. Hãy nhớ rằng chỉ một chiếc thuyền bị cướp ngoài khơi Hoàng Sa hôm kia thôi, con số thiệt hại đã lên đến hơn 400 triệu rồi đấy. Nếu cần sức mạnh của cái gọi là chuyên chính vô sản, hãy ra tay cứu ngư dân trước đã, bởi họ đã bị tàn sát, cướp bóc bởi ngoại bang.
Bởi không có một nhà nước “của dân, do dân, vì dân” nào trên một đất nước có truyền thống anh hùng chống ngoại xâm 4000 năm lịch sử, lại ngang nhiên thi hành một chính sách trả thù hèn hạ người dân và dung túng, bao che, tiếp tay cho giặc.
Ngày 14/7/2013
J.B Nguyễn Hữu Vinh
(RFA Blog)
 

Sắp xử phúc thẩm vụ án Đoàn Văn Vươn


Ngày 13/7, Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao cho biết, vụ án Đoàn Văn Vươn, ở TP Hải Phòng dự kiến sẽ được Tòa phúc thẩm TAND Tối cao xử phúc thẩm tại Hải Phòng từ ngày 28 đến 31/7.
Vụ án này có 6 bị cáo gồm Đoàn Văn Vươn cùng 5 bị cáo khác; trong đó Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ phạm tội "giết người" chưa đạt; còn Nguyễn Thị Thương, Phạm Thị Báu (tức Phạm Thị Hiền) phạm tội "chống người thi hành công vụ".
Chủ tọa phiên tòa là Thẩm phán TAND Tối cao, ông Nguyễn Vinh Quang; giữ quyền công tố tại phiên tòa do Kiểm sát viên VKSND Tối cao, ông Lê Tư Quỳnh.
Đây là vụ án gây xôn xao dư luận cả nước sau khi ông Đoàn Văn Vươn không đồng ý với quyết định cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng, đã tập hợp một số người thân trong gia đình chống lại lực lượng cưỡng chế bằng mìn tự tạo, súng hoa cải... làm 7 người bị thương.
Trong các ngày từ ngày 2 đến ngày 5/4, TAND TP Hải Phòng đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và tuyên phạt ông Đoàn Văn Vươn 5 năm tù. Các bị cáo khác bị phạt từ 2 năm đến 5 năm tù, trong đó có 2 bị cáo cho hưởng án treo. Sau khi án sơ thẩm tuyên, cả 6 bị cáo đều kháng cáo dẫn tới trình tự xét xử phúc thẩm theo quy định của pháp luật

Đào Minh Khoa
( CAND )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét