Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

THỎA HIỆP NGẦM: 05-07-2020 LÀ NGÀY THỰC HIỆN SÁP NHẬP NƯỚC VIỆT VÀO NƯỚC TÀU ĐỢT MỘT ???

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Những bằng chứng lịch sử về: Hoàng Sa, Trường Sa (ĐĐK).
- Khánh thành đền thờ tưởng niệm những liệt sỹ TNXP 175,4 tỉ (TTXVN) (còn anh hùng hi sinh trong cuộc chiến tranh với Khựa 1979, 1984... thì chưa thấy gì). - 150.000 cựu TNXP chưa được hưởng chế độ chính sách (VOV). - Đại lễ cầu siêu các Anh hùng Liệt sĩ TNXP (Tin tức).
- Xây dựng Công viên nghĩa trang, nhà máy rác ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc: Cần một quyết định đúng để tránh “họa” về sau (ANTĐ).
ASEAN cần cảnh giác với các thỏa thuận của Trung Quốc ở Biển Đông (GDVN)
Lần đầu tiên có nữ Thiếu tướng Công an  (NLĐO)- Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang Bùi Tuyết Minh, 51 tuổi, đã trở thành nữ cán bộ công an đầu tiên của Việt Nam được phong hàm Thiếu tướng. Bà Minh cũng là nữ Giám đốc công an tỉnh, thành phố đầu tiên của cả nước.
Dân lập chốt canh nhà máy gây ô nhiễm   (TN) -Người dân Châu Xá (Hải Dương) lập thêm chốt canh và yêu cầu làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo một nhà máy ở địa phương.
7 thứ trưởng GTVT rầm rộ vi hành, địa phương thờ ơ (ĐV)  —Chủ tịch QH: Tiêu cực, đút lót nhiều… nhưng không xử được (ĐV)
Sức mạnh ‘bó đũa’ giúp ngư dân trúng đậm trên Biển Đông   (ĐVO) – Nhờ đoàn kết trên biển, ngư dân các tỉnh miền Trung không chỉ trúng đậm mùa cá mà còn liên kết khẳng định chủ quyền trên biển.

Tại sao tôi dịch ‘Bên Thắng Cuộc’? (BBC)  -Giáo sư Ari Nakano nói bà dịch cuốn Bên Thắng Cuộc sang tiếng Nhật vì nhiều người Nhật không biết về VN sau năm 1975.
________________________________________________________________________
TIN ĐỘNG TRỜI! -Lội Net gặp tin này:Thiếu tướng Hà Thanh Châu, Chính Ủy Tổng Cục Công Nghiệp Quốc Phòng (Chủ Nhiệm Tổng Cục là Trung Tướng Nguyễn Đức Lâm)- Trên X-Cafe.org từ ngày 4/7/2013
Quay lại Google tìm thì thấy còn nhiều nơi đăng nữa

blog dành cho những người LƯỜI…leo tường lửa: THỎA HIỆP

rbomtm.blogspot.com/…/thoa-hiep-ngam-05-07-2020-la-ngay-thuc.html
30-06-2013 – 10 giờ sáng ngày 08-04-2013, Thiếu tướng Hà Thanh Châu, Chính Ủy Tổng Seattle, tiểu bang Washington State, nạp đơn “xin tỵ nạn chính trị”, sau 2 tuần lễ Diệp Tuyển Ninh, Dương Đắc Chí, Hứa Thế Hữu… tại Thành Đô, thảo mới thắng đế quốc Pháp, đế quốc Mỹ, diệt được bọn tư bản phản động.

vu lep: Về tin tướng VC xin tị nạn

vulep.blogspot.com/2013/07/ve-tin-tuong-vc-xin-ti-nan.html
04-07-2013 – Về tin tướng VC xin tị nạn. Kính thưa Quý vị Quan tâm,. Chuyện một viên Tướng VC Hà Thanh Châu xin tỵ nạn tại Hoa Kỳ quả là một tin vui, 
Không biết có hay không? Chỉ  có nêu trong bài là ông LS William Lê nào đó hướng dẫn ông Châu đến sở di trú King Country. Seattle ,tiểu bang Washington State nộp đơn xin tỵ nạn
Một thông tin rất “nguy hiểm” có trên mạng 10 ngày mà Truyền thông nhà nước không phát hiện ,để nói thực hư ,hay là “thế lực thù địch- diễn biến-phản động” nó bịa chuyện làm hại đảng và nhà nước ta – Mấy tay viết “Phòng chống diễn biến hòa bình” sao không lên bài để cho mọi người biết??-Để thế nảy “rất bất lợi cho đảng và nhà nước ta” ,trong khi ta có hệ thống truyền thông đủ kiểu dày đặc.

KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Mở rộng điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Công ty CP Chứng khoán SME: Khởi tố nguyên Giám đốc Cao Tuấn Nghĩa đồng phạm lừa đảo (CAND)
Sông rạch bị xà xẻo(NLĐ)  -Ở TP HCM, tình trạng lấn chiếm sông rạch để xây biệt thự, quán ăn, nhà ở… “nóng” không thua gì nạn xây dựng trái phép đang diễn ra ở các khu vực đô thị hóa. Hành lang sông Sài Gòn, sông Vàm Thuật, sông Chợ Đệm và nhiều con rạch khác bị lấn chiếm vô tội vạ
Voi con chết gục trong Vườn Quốc gia Yok Đôn(NLĐ)   —-Du khách Việt kẹt lũ ở Trung Quốc kể về chuyến hành trình nguy hiểm(TNO)

QUỐC TẾ
Video: Quân đội Nga diễn tập bất ngờ với quy mô cực lớn (GDVN)

Snowden “có thể gây thiệt hại khủng khiếp nhất cho Mỹ”  (NLĐO) – Nhà báo Mỹ Glenn Greenwald, người đã công khai những thông tin đầu tiên do Edward Snowden cung cấp về chương trình do thám của Mỹ trên tờ The Guardian (Anh), khẳng định “người thổi còi” có đủ thông tin để gây thiệt hại khủng khiếp nhất lịch sử cho chính phủ Mỹ.   —E. Snowden nắm giữ tài liệu rất nguy hại cho Mỹ (RFI)

1894. HÀN QUỐC CHÚ TRỌNG VAI TRÒ CỦA TRUNG QUỐC Ở ĐÔNG BẮC Á

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Năm, ngày 11/7/2013
TTXVN (New York 10/7)
“Tạp chí Chính trị Thế giới” của Mỹ ngày 4/7 cho biết trong chuyến thăm Trung Quốc gần đây, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của Trung Quốc trong việc xác định cơ cấu an ninh và kinh tế của khu vực Đông Bắc Á và rõ ràng chuyến thăm của bà Park là nhằm hợp tác với Trung Quốc trên các lĩnh vực khác nhau.

Ngoài các nhân tố khác, có ba lý do quan trọng giải thích tại sao Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực thúc đẩy các mối quan hệ với Trung Quốc: Thứ nhất, Trung Quốc là nước có ảnh hưởng đối với Bắc Triều Tiên hơn bất cứ nước nào khác, do đó Bắc Kinh có thể can dự hoặc ngăn chặn mọi hành động của Bắc Triều Tiên; thứ hai, Trung Quốc và Mỹ là hai đối thủ cạnh tranh quan trọng nhất trong việc xác định cơ cấu an ninh của Đông Bắc Á; thứ ba, Trung Quốc có thể tạo nhiều cơ hội kinh tế nhất cho Hàn Quốc. Và hiện nay thương mại giữa hai nước lớn hơn thương mại của Hàn Quốc với Mỹ và Nhật Bản cộng lại. Ngoài ra, bà Park có ý định thúc đẩy quan hệ với Bắc Kinh là do nhận thấy chính quyền trước đây của Hàn Quốc quá nghiêng về Mỹ, do đó hiểu biết chính trị và an ninh giữa Trung Quốc và Hàn Quốc bị hạn chế rất nhiều.
Hiện nay, Tổng thống Park đã và đang tìm cách điều chỉnh để mối quan hệ của Hàn Quốc không quá nghiêng về Mỹ và cố gắng tạo ra một sân chơi cùng có lợi trong quan hệ giữa Hàn Quốc với Mỹ và Trung Quốc. Sau khi nhậm chức, bà Park thực hiện chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên tới Mỹ và chuyến thăm mới đây tới Trung Quốc để khẳng định bản chất khác nhau của trò chơi tay ba. Vấn đề quan trọng nhất trong chuyến thăm Bắc Kinh của bà Park là muốn Trung Quốc gây sức ép buộc Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và ủng hộ mạnh mẽ “chính sách xây dựng lòng tin” được bà công bố ngay từ khi nhậm chức. Thật đáng tiếc, chính sách đó đã đưa ra một tiến trình xây dựng lòng tin giữa hai miền Triều Tiên nhưng không được thúc đẩy mạnh mẽ. Khả năng chính sách của bà Park có một số mâu thuẫn như đòi hỏi Bắc Triều Tiên hành xử trách nhiệm hơn, một vấn đề không thể xảy ra cho đến khi hai nước tin tưởng lẫn nhau. Seoul nhận thấy mọi chính sách đối với Bắc Triều Tiên sẽ thất bại nếu không được Bắc Kinh ủng hộ. Chính quyền trước đây ở Hàn Quốc theo đuổi chính sách cứng rắn đối với Bắc Triều Tiên nhưng không hề tham khảo ý kiến của Trung Quốc, do đó đây có thể là lý do chủ yếu nhất dẫn đến thất bại. Bắc Triều Tiên tiến hành 2 vụ thử hạt nhân vào năm 2009 và 2013, và gây nên một số sự kiện đáng tiếc khác như nổ súng vào khách du lịch Hàn Quốc ở khu du lịch núi Kumgang năm 2008 dẫn đến việc Hàn Quốc dừng hoạt động du lịch đến vùng núi này, sự kiện bắn đắm tàu Cheonan của Hàn Quốc tháng 3/2010 và đấu pháo giữa hai bên ở đảo Yeonpyeong tháng 11/2010 dẫn đến việc cắt các kênh thông tin liên lạc giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên. Các cuộc đàm phán Sáu bên, cơ bản là một sáng kiến của Trung Quốc để đưa các bên đến bàn đàm phán nhằm xóa bỏ các loại vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên, cũng gần như đã gián đoạn hoàn toàn. Hàn Quốc đã rút ra bài học từ những thất bại đó và chú trọng đến vai trò của Trung Quốc trong việc hoạch định chính sách đối với Bắc Triều Tiên. Và chuyến thăm Trung Quốc là một phần trong việc định hướng lại chính sách của Tổng thống Park. Tầm quan trọng của Trung Quốc lại nổi lên khi căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên leo thang do Liên Hợp Quốc áp dụng các biện pháp cấm vận mới chống Bắc Triều Tiên sau khi Pyongyang tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 3 tháng 2/1013 và trong bối cảnh diễn ra các cuộc diễn tập quân sự chung Hàn Quốc-Mỹ ở vùng biển phía Tây Hàn Quốc. Do đó Seoul càng khẳng định Bắc Triều Tiên chỉ thay đổi thái độ sau khi Bắc Kinh phát đi một thông điệp mạnh mẽ phản đối Pyongyang.
Chuyến thăm Trung Quốc vừa qua của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry có thể được coi như một bước ngoặt khi Trung Quốc quyết định tăng sức ép lên Bắc Triều Tiên. Thực tế, Trung Quốc không lo ngại nhiều về chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên, nhưng không thể chấp nhận hậu quả do chương trình đó gây nên như: Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tăng cường mua sắm và trang bị các loại vũ khí hạt nhân hoặc Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự hơn nữa trong khu vực. Những sự kiện diễn ra trong thời gian căng thẳng leo thang hồi tháng 3/2013 làm cho các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc nhận thấy một Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân sẽ gây nhiều bất lợi cho các lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Trong chuyến thăm, Tổng thống Park đề nghị Trung Quốc yêu cầu Bắc Triều Tiên phá hủy các loại vũ khí hạt nhân nhưng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tìm cách lảng tránh và chỉ đề cập sơ qua vấn đề. Điều đó khiến Tổng thống Park tỏ ra thất vọng. Nhưng trong thời gian diễn ra cuộc gặp cấp cao giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở bang California đầu tháng 6/2013, phía Trung Quốc phát đi nhiều dấu hiệu rõ ràng rằng Bắc Kinh không thể chấp nhận một Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân và một lần nữa Trung Quốc khẳng định cam kết và quyết tâm giải quyết vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Dư luận khu vực cũng cảm thấy sự can thiệp mang tính xây dựng của Trung Quốc trong vấn đề này khi Bắc Triều Tiên đề nghị đàm phán với Hàn Quốc và thậm chí cả Mỹ. Mặc dù các cuộc đàm phán liên Triều không trở thành hiện thực do Bắc Triều Tiên không nhất trí với chức vụ của đại diện Hàn Quốc và Chính phủ Mỹ yêu cầu Bắc Triều Tiên thể hiện bằng chứng chân thực về phi hạt nhân hóa để có các cuộc đàm phán song phương. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy Bắc Triều Tiên bị Trung Quốc ép buộc quay lại đàm phán và Pyongyang cố gắng thể hiện với Trung Quốc rằng họ đang cố gắng hết mình theo yêu cầu của Trung Quốc. Đây sẽ là cuộc thử nghiệm của nền ngoại giao Trung Quốc trong việc kết nối thành công mối quan hệ giữa hai miền Nam và Bắc Triều Tiên. Một phái đoàn của Bắc Triều Tiên đã đến Bắc Kinh vài ngày trước chuyến thăm của Tổng thống Park để cố gắng thuyết phục Trung Quốc hiểu rõ quan điểm của Bắc Triều Tiên về vấn đề vũ khí hạt nhân. Kết quả chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Park cho thấy Trung Quốc tin tưởng chính sách “xây dựng lòng tin” của Hàn Quốc hơn quan điểm vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Nhưng điều đó không có nghĩa là Trung Quốc sẽ từ bỏ Bắc Triều Tiên và có những thay đổi cơ bản trong chính sách đối ngoại với nước này.
Như từng xảy ra trong các cuộc đàm phán 6 bên, Trung Quốc sẵn sàng đóng vai trò trọng tài trung gian giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên, nếu Hàn Quốc không tiếp tục là một “tù nhân” trong liên minh với Mỹ. Trung Quốc, nước có lập trường kiên định với Nhật Bản về tranh chấp chủ quyền đảo, đang tranh giành với Mỹ các mối quan hệ khu vực sau khi Mỹ quyết định trở lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và không quan hệ với Bắc Triều Tiên sau hàng loạt hành động khiêu khích của Pyongyang. Trong kịch bản này, Trung Quốc đang muốn lợi dụng khả năng hiểu biết an ninh chung với Hàn Quốc trong tương lai. Những cử chỉ đặc biệt của Trung Quốc trong chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc cho thấy Bắc Kinh đang có ý định về vấn đề này. Mặc dù thể hiện phản ứng trước vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên và tăng cường quan hệ với Hàn Quốc, nhưng Bắc Kinh cũng sẽ quan tâm đến cách tiếp cận của Mátxcơva đối với Pyongyang. Bắc Triều Tiên cũng nhận thức rõ các lựa chọn của họ và Pyongyang sẽ cử một phái đoàn đến Nga trong tháng 7/2013 để tìm kiếm các cơ sở chung. Thực tế, thành công trong chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Hàn Quốc là do Seoul điều chỉnh chính sách sai lầm của chính quyền trước đây, nhưng việc điều chỉnh mới chỉ là sự mở đầu để hy vọng việc sửa sai như vậy sẽ làm thay đổi các mối quan hệ Trung Quốc-Bắc Triều Tiên một cách cơ bản. Mặc dù vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên là trọng tâm, nhưng chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Hàn Quốc cũng chú trọng thăm dò một cơ cấu an ninh khác trong khu vực. Mỹ và Trung Quốc sẽ đối xử với nhau bằng nhiều biện pháp khác nhau. Hai nước không thể quá nhấn mạnh tầm quan trọng của bán đảo Triều Tiên trong tiến trình này. Hàn Quốc đã công bố sáng kiến hòa bình và hợp tác của khu vực Đông Bắc Á, hay còn gọi “Sáng kiến Seoul”, nhằm xây dựng lòng tin giữa các nước khu vực và bước đầu hợp tác chính trị ở mức thấp, dần dần phát triển ở cấp cao. Thật đáng tiếc, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, có thể do hành động khiêu khích của Bắc Triều Tiên hoặc chính sách cứng rắn của Hàn Quốc đối với Bắc Triều Tiên; tranh chấp quần đảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc; các tuyên bố của cánh hữu ở Nhật Bản; chính sách trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ và quan điểm quyết đoán của Trung Quốc trong những năm gần đây dẫn đến, tất cả đang tạo nên thách thức nghiêm trọng đối với sáng kiến này. Nhưng chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Park Geun Hye chắc chắn sẽ tạo nên sự can thiệp xây dựng trong quá trình này. Chuyến thăm và kết quả cũng sẽ gây sức ép buộc Nhật Bản phải xem xét lại các tuyên bố và chính sách xâm lược của Tokyo. Đặc biệt, nó sẽ tạo ra một cầu nối giữa hai thể chế chính trị khác nhau trong khu vực, trong đó Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ được coi là một bên, còn Trung Quốc và Bắc Triều Tiên là một bên. Nhưng cần phải nhắc lại rằng các toan tính chính trị và an ninh phức tạp của Đông Bắc Á là sản phẩm của nhiều năm thù địch và xung đột và bất cứ thay đổi cơ bản nào cũng không thể diễn ra trong tương lai gần. Tất nhiên, tiến trình xây dựng lòng tin giữa Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ là sự khởi đầu quan trọng.
Mối quan tâm đặc biệt của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đối với chuyến thăm của Tổng thống Park Geun Hye trong đó hai nhà lãnh đạo đã có cuộc đàm phán kéo dài hơn 7 giờ và nhất trí thiết lập các đường dây điện thoại trực tiếp ở các cấp khác nhau – khẳng định thực tế này. Cũng tại Hội nghị của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) ở Brunây, bộ trưởng ngoại giao các nước ARF đều nhất trí phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên. Điều quan trọng là hội nghị diễn ra cùng thời điểm Trung Quốc và Hàn Quốc đang có cuộc gặp thượng đỉnh tại Bắc Kinh. Bắc Triều Tiên là một trong số các thành viên của ARF và mặc dù Pyongyang đề nghị Hàn Quốc và Mỹ không được phép xâm lược Bắc Triều Tiên, nhưng mấu chốt trong lập trường của hội nghị ARF là Bắc Triều Tiên phải từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân. Bối cảnh và quan điểm của hội nghị ARF về tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên phải được gắn với kết quả của hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc- Trung Quốc. Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Hàn Quốc cũng nhấn mạnh mối quan hệ đối tác kinh tế song phương giữa hai nước đã phát triển liên tục trong hai thập kỷ qua. Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc vào năm 2004, chỉ sau 12 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước năm 1992. Hiện nay, thương mại song phương đạt 256,3 tỷ USD và tại hội nghị thượng đinh, hai nhà lãnh đạo đã quyết tâm nâng mục tiêu thương mại hai chiều đạt 300 tỷ USD vào năm 2015. Thành phần phái đoàn Hàn Quốc đến thăm Trung Quốc bao gồm 71 nhà lãnh đạo của các công ty hàng đầu và trong ngày cuối cùng Tổng thống Park đã đến thăm Tây An – nơi được coi là một trung tâm hoạt động kinh doanh của Hàn Quốc tại Trung Quốc. Hai nước cũng bày tỏ quyết tâm sẵn sàng ký Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và các đại diện liên quan đến FTA của hai nước sẽ đẩy nhanh tiến trình này. Ngoài ra, Tổng thống Hàn Quốc cũng tìm cách tiếp xúc với người dân Trung Quốc trong chuyến thăm. Bà Park được coi là người nói thông thạo tiếng Trung Quốc và đã đọc phần đầu tiên của bài diễn văn bằng tiếng Trung Quốc tại Đại học Thanh Hoa. Rõ ràng đây là một chuyến thăm cấp nhà nước đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc. Chuyến thăm đã đánh trúng tâm lý bằng thái độ đúng đắn và phản ứng của Trung Quốc cùng rất tích cực. Hai bên đã ký 7 thỏa thuận liên quan đến nhiều lĩnh vực, kể cả tăng cường trao đổi giáo dục và văn hóa giữa hai nước. Các mối quan hệ nhân dân-nhân dân trở nên quan trọng hơn trong nền ngoại giao cởi mở giữa hai quốc gia. Sự hiện diện của người Hàn Quốc tại Trung Quốc và sự hiện diện của người Trung Quốc ở Hàn Quốc rất quan trọng và việc thúc đẩy hơn nữa hoặc nâng cấp sự hiện diện hiện nay chắc chắn sẽ đưa hai nước đến gần nhau hơn.
Tóm lại, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Hàn Quốc là sự kiện quan trọng cho khuôn khổ chính trị và kinh tế mới nổi của Đông Bắc Á. Việc hai bên thể hiện sự nhiệt tình tại hội nghị thượng đỉnh cho thấy thực tế thành công của tiến trình này không những dẫn đến một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân mà có thể thiết lập một khuôn khổ an ninh chung trong khu vực. Tăng cường trao đổi kinh tế và hiểu biết ngày càng tăng giữa Hàn Quốc và Trung Quốc cũng sẽ ảnh hưởng đến bản chất của cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ở trong và ngoài khu vực. Mặc dù không thể nói rằng chỉ riêng chuyến thăm Trung Quốc thành công của Tổng thống Hàn Quốc có thể đạt được mục tiêu này, nhưng chắc chắn vai trò của các nước khác trong khu vực, kể cả Bắc Triều Tiên, sẽ rất quan trọng. Tất nhiên chuyến thăm của bà Park sẽ đánh dấu một sự khởi đầu quan trọng và các nước sẽ chứng kiến tiến trình đó sẽ được kéo dài bao lâu và các bên hành động thế nào./.
Anh Ba Lak thân mến !
Đảng ta thì ngon hơn kiểm soát hơi chặt một chút, nhưng vẫn có lỗ hổng rất lớn không lấp nỗi !
Các Tướng lãnh Quân đội nhân dân bất mãn chế độ càng ngày càng nhiều ! Vụ chấn động cả nước Mỹ là một Ông Thiếu tướng Quân đội Nhân Dân Việt Nam mới xin tỵ nạn chính trị tại Mỹ đó là Thiếu tướng Hà Thanh Châu, Chính Ủy Tổng Cục Công Nghiệp Quốc Phòng (Chủ Nhiệm Tổng Cục là Trung Tướng Nguyễn Đức Lâm) , và công bố những tài liệu động trời .....

THỎA HIỆP NGẦM: 05-07-2020 LÀ NGÀY THỰC HIỆN SÁP NHẬP NƯỚC VIỆT VÀO NƯỚC TÀU ĐỢT MỘT

HLTL xin đăng mẫu báo nhận được để quý vị tường và tùy nghi nhận định.
Thỏa Hiệp ngầm 05-07-2020 là ngày thực hiện đợt  1 sáp nhập nước Việt Nam.
TS KERBY ANDERSON NGUYỄN
10 giờ sáng ngày 08-04-2013, Thiếu tướng Hà Thanh Châu, Chính Ủy Tổng Cục Công Nghiệp Quốc Phòng (Chủ Nhiệm Tổng Cục là Trung Tướng Nguyễn Đức Lâm) được Luật Sư William Lê hướng dẫn đến Sở Di Trú King County, Seattle, tiểu bang Washington State, nạp đơn "xin tỵ nạn chính trị", sau 2 tuần lễ ông và vợ ông đi thăm 3 người con đang là "du học sinh" ở tiểu bang này.

Bốn ngày sau, qua trung gian của 1 "viên chức" cao cấp Hoa Kỳ, ông trao cho chủ bút Tạp Chí Foreign Policy Magazine một tập tài liệu "tối mật", có liên quan đến sự sống còn của nước Việt nam, dự trù sẽ đăng tải cuối năm 2013. Tập tài liệu này, do người anh vợ của ông, Thiếu Tướng H.T.T. làm Chính Ủy Tổng Cục 2, dưới thời Tổng Cục Trưởng Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, chép lại nguyên văn từ cuốn băng nhựa AKAI mang bí số ML887, ghi âm những cuộc họp bí mật của các nhà lãnh đạo Việt Nam: Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh và Trung Cộng: Giang Trạch  Dân (sinh năm 1926), Lý Bằng, Lương Quang Liệt, Diệp Tuyển Ninh, Dương Đắc Chí, Hứa Thế Hữu... tại Thành Đô, thảo luận các thỏa hiệp sát nhập nước Việt Nam vào lãnh thổ "Trung Quốc".

Chúng tôi (tác giả bài viết này), hiện làm "bỉnh bút" cho tờ Foreign Policy Magazine, nên được phổ biến bằng Việt ngữ, giới hạn, trong vòng thân hữu.

Thật ra, các cam kết "giao nước Việt Nam cho Trung Quốc", đã được "ký" bằng "lời hứa danh dự " của ông Hồ Chí Minh với 2 Đại Tướng Tàu Trần Canh và Vị Quốc Thanh, thay mặt cho Mao Trạch Đông vào năm 1926. Bốn năm sau, năm 1930, thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Hồ khẳng định một lần nữa với Tổng Lý Chu Ân Lai:"Việt Nam và Trung Quốc tuy hai mà một. Một dân tộc. Một Nền văn hóa. Một phong tục. Một tổ quốc. Nếu giúp chúng tôi thắng Pháp, thắng Nhật, thắng  tất cả bọn tư bản vùng Đông Nam Á, nắm được chính quyền, thì nợ viện trợ sẽ hoàn trả dưới mọi hình thức, kể cả cắt đất, cắt đảo, lùi biên giới nhượng lại cho Trung Quốc, chúng tôi cũng làm, để đền ơn đáp nghĩa...."

Ngày 14-09-1958, ông Hồ chỉ thị Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký "công hàm" giao đứt quần đảo Hoàng Sa cho Mao Trạch Đông. 

Lê Duẩn (tên thật Lê Văn Nhuận: 1907-1986) chết ngày 10-07-1986, ông Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) lên nắm chức Tổng Bí Thư, tức khắc nối lại bang giao với Trung Quốc bằng 1 câu nói để đời trong lịch sử: "Tôi cũng biết rằng, dựa vào Trung Quốc sẽ mất nước, nhưng mất nước còn hơn mất Đảng".

Ngày 10-08-1987, ông Nguyễn Văn Linh (đang mắc bệnh ung thư) bay qua Trùng Khánh gặp Hồ Diệu Bang (1915-1989), Đặng Tiểu Bình (1904-1992= thọ 92 tuổi) bàn luận về các kế họach cắt đất, cắt biên giới và phát họa rõ ràng hơn 1 chương trình "sát nhập Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc" qua chiến thuật "Hoà Bình, hữu nghị, chầm chậm, êm ả, kín đáo, không ai có quyền biết đến" với thời gian 60 năm, phân ra làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 20 năm.

GIAI ĐOẠN I  : Ngày 15/07/2020 : QUỐC GIA TỰ TRỊ.
GIAI ĐOẠN II : Ngày 05/07/2040 : QUỐC GIA  THUỘC TRỊ.
GIAI ĐOẠN III: Ngày 05/07/2060 : Tỉnh lỵ Âu Lạc.

Tỉnh trưởng vẫn là người Việt, đặt dưới quyền lãnh đạo của Tổng Đốc Quảng Châu.

Thời gian này, tiếng Việt là ngôn ngữ phụ, tiếng tàu là ngôn ngữ chính. Một chút lịch sử về " Âu Lạc”: “Thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch, ông Thục Phán, thủ lãnh của bộ tộc Âu Việt, là một trong những bộ tộc của Bách Việt ở về phía Bắc Văn Lang đã cùng Hùng Vương thứ 18 đánh bại cuộc xâm lăng của nhà Tần. Sau khi thắng quân Tần, vua Hùng Vương nhường ngôi cho Thục Phán, sát nhập lãnh thổ của người Âu Việt và Lạc Việt vào một, lập nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa, thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội ngày nay. Ông tự xưng là An Dương Vương, Nước Âu Lạc của An Dương Vương bị Triệu Đà thôn tính vào năm 206 trước Tây Lịch”. 

QUY CHẾ KHU TỰ TRỊ: Sau đây xin mời quý vị nghe lại cuộn băng nhựa của Tổng Cục 2 Việt nam với lời lẽ bề trên, trịch thượng của người Tàu, ban mệnh lệnh, giáo huấn, dạy dỗ, răn đe cấp lãnh đạo Việt Nam phải làm những gì suốt 60 năm dài "tịch thu" nước Việt Nam từng bước một: "Âm thầm, Lặng lẽ, Từ từ như tằm ăn dâu. Khéo như dệt lụa Hàng Châu. Êm như thảm nhung Thẩm Quyến..." theo thể thức "diễn tiến hoà bình". Làm cách nào  để cho người Việt Nam và dư luận quốc tế nhìn nhận rằng, người Tàu không "cướp nước Việt" mà chính người Việt Nam tự mình  "dâng nước" và tự ý đồng hóa vào dân tộc Trung Hoa.

Tại Thành Đô, Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh xin xỏ Đặng Tiểu Bình: Nhờ Trung Quốc mà Đảng Cộng Sản Việt Nam mới nắm được chính quyền, mới thắng đế quốc Pháp, đế quốc Mỹ, diệt được bọn tư bản phản động. Công ơn Trung Quốc to lắm, bốn biển gộp lại cũng không bằng. Do thế, nhà nước Việt Nam đề nghị Trung Quốc xóa bỏ các hiểu lầm, các bất đồng đã qua. Phía Việt nam sẽ làm hết sức mình để vun bồi tình hữu nghị lâu đời vốn sẵn có giữa hai đảng do Mao Chủ Tịch và Hồ Chí Minh dày công xây dựng trong qua khứ. Việt Nam sẽ tuân thủ đề nghị của Trung Quốc là cho Việt Nam được hưởng "quy chế khu tự trị trực thuộc chính quyền trung ương Bắc Kinh" như Trung Quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương, Quảng Tây... Để kịp chuẩn bị tâm lý nhân dân và giải quyết các bước cần thiết cho việc gia nhập vào đại gia đình dân tộc Trung Quốc, xin cho thời hạn chuyển tiếp sát nhập là 60 năm: 1990-2020. 2020-2040. 2040-2060. (còn tiếp)

Đính kèm là tài liệu Việt Nam: Tỉnh hay Khu Tự Trị? HLTL đã nhận được và phổ biến vào năm 2012:
 



Việt Nam sẽ là một tỉnh khu tự trị Âu Lạc , như Anh Pheng từng tuyên bố như Hồng Kông :


.

Anh Lak từng tuyên bố là quen biết thứ bự cao cấp ! Tôi nhờ Anh kiểm tra xem có đúng không ?

Tướng Hà Thanh Châu tỵ nạn chính trị tại Mỹ gần 3 tháng , Báo chí Mỹ mới cho phép đăng , có nghĩa là chính quyền Mỹ đã kiểm tra kỹ !

Anh Lak nghĩ thế nào , khi năm 2020 Anh mang Quốc tịch Trung Hoa ! Anh OK chứ ! Chấp hành mệnh lệnh của Đảng Vĩ đại mà !

Các Chiến hữu An Ninh Đồng Nai của Anh nghĩ gì chuyện này ! Cam tâm là Công An Trung Quốc tương lai sao ?

Nếu vậy sẵn sàng tuân lệnh Tập Cận Bình tàn sát người dân Việt , nếu biểu tình chống đối lại Thiên triều Đại Hán ?

Nhắn các Chiến hữu An Ninh của Anh , nếu còn tàn ác với người dân ! mai sau đừng trách người dân tàn ác !

Không còn đường mà trốn đâu ! Chỉ có nước trốn qua Trung Cộng thôi !

Ngày đó không còn xa nữa đâu !
Cửu Diện Bạch Y
Nguyễn Hùng Kiệt 


Về tin tướng VC xin tị nạn.

Kính thưa Quý vị Quan tâm,

     Chuyện một viên Tướng VC Hà Thanh Châu xin tỵ nạn tại Hoa Kỳ quả là một tin vui, vì đó là một báo hiệu cho ngày tàn của chế độ CS Hànội.

     Tuy nhiên, chúng tôi vẫn không khỏi thắc mắc : Một tin quan trọng như vậy xảy ra từ ngày 8-4-2013 thế nhưng chúng tôi không thấy có bất cứ một cơ quan truyền thông quốc tế nào như VOA, BBC, RFI, RFA… loan tin ? Đồng thời ngay cả các mạng thông tin trong nước như Dân Làm Báo, Quan Làm Báo, Bauxite VN, thậm chí các báo Mỹ, Việt tại địa phương Seattle/WA cũng không thấy loan tin?

     Thắc mắc thứ hai của chúng tôi là: Theo chánh sách đề phòng các viên chức của CS Hànội “đào thoát”, chúng không bao giờ cho cả vợ chồng cùng đi như ông tướng Hà Thanh Châu lại còn đi thăm 3 đứa con đang học tại Seattle/WA... là chuyện không bao giờ có thể xảy ra. Nếu chồng đi thì chúng giữ vợ, hay ngược lại. Hoặc nếu cho cả 2 vợ chồng đi, thì chúng giữ con cái lại.

     Và sau cùng là, tại Seattle, chúng tôi không nghe thấy có ông Luật sư Mỹ gốc Việt nào tên William Le cả.

     Tóm lại, theo chúng tôi nghĩ… tin trên đây cũng chỉ là một tin loại “cá tháng tư” để bà con cười một chút chơi mà thôi. Hì… hì…

      GÓP GIÓ 2-7-2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét