CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Tàu cá của ngư dân Bình Định gặp sự cố ở Trường Sa (DV).
- Thông qua việc sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (SGGP). - Nhất trí trang bị vũ khí quân dụng cho kiểm ngư (TN).
- “Trung Quốc muốn biến biển Đông thành ao nhà” (LĐ). – Philippines kiên định “vác tráp” đi kiện Trung Quốc (Infonet).
- Thủ tướng Nhật ra thông điệp “cảnh cáo” Trung Quốc (TTXVN). - Báo Nhật: Trung Quốc sẽ thảm bại trong hải chiến Senkaku (ANTĐ).
- Tổng thống Mỹ trực tiếp cảnh báo Trung quốc (VnMedia). – TQ phản ứng trước tuyên bố rắn của Obama về biển đảo (ĐV).
- Về việc tính giá đất (Tầm nhìn).
- Kỳ họp thứ 20 Ủy ban Kiểm tra TƯ:Nhiều nội dung quan trọng (VOV). - Lâm Đồng có 4 chức danh chủ chốt không có phiếu ‘tín nhiệm thấp’ (TN).
- TS Trần Du Lịch: Đà Nẵng nên tránh “tân quan, tân chính sách” (Infonet).
- Hạ Long: Phố ta hóa… phố Tàu (KP).
- Xe biển xanh nghi chở gỗ lậu bốc cháy trong đêm (NLĐ/TP).
- Mẹ VN anh hùng dưới 30 tuổi có …trong tương lai (TP). - Mẹ Việt Nam anh hùng có thể chỉ ở độ tuổi… 30 (DT).
- TP HCM: Kiên quyết xử lý “đầu nậu” xây nhà trái phép (HNM). - Nghi vấn tiêu cực khi hàng nghìn nhà tại TP HCM xây trái phép (VNE). - TPHCM: Nhà không được sơn đen – đỏ (VNN).
KINH TẾ
- Giảm liên tục, vàng chốt phiên ở mức 37,45 triệu đồng/lượng (VOV). - Bất ngờ “ế” 1.300 lượng vàng đấu thầu (VnEco). - Đóng xong trạng thái, vẫn khó hiểu lực cầu (ĐTCK). - Giá cao, vàng đấu thầu thừa 1.300 lượng (ĐTCK).
- Đà Lạt có nhiều biệt thư hoang nhất nước (NDH). - Dự án VP5 Linh Đàm bị “tuýt còi” ngừng thi công (Infonet). - Bất động sản 24h: Dự án “xếp hàng” nhận cứu trợ (CafeLand). - Chính sách thiếu cân bằng, thị trường còn “khát” nhà giá rẻ (ĐTCK). - Nhiều vật liệu xanh nhưng ít người dùng (SGTT).
- Cuối tuần, VN-Index tăng 9,52 điểm(TN). - Cổ tức năm 2010 khất tới 2014 (LĐ).
- VCCI bị thanh tra đột xuất (VnEco).
- Mờ ám giao dịch mua bán qua mạng: “Chủ” Mây Việt Furniture không có xưởng sản xuất (LĐ).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Vì sao người dân đua nhau đòi trả di tích? (TP).
- Tiền đầu tư cho văn hóa đi đâu? (ĐĐK).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Dự kiến điểm chuẩn nhiều trường đại học (TP).
- Trường nghề vẫn khó tuyển sinh (GDTĐ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Thuốc cực ‘lạ’ trúng thầu giá cao vào bệnh viện (TP).
- Cái giá phải trả (LĐ).
- Ở tù vẫn làm giám đốc doanh nghiệp (VTC).
- Vang mãi bài ca mở đường – Bài 1: Quan tài lát bánh xe qua (TP).
QUỐC TẾ
- “Anh em Hồi giáo” Ai Cập chuẩn bị xuống đường (VOV). - Ai Cập đang trở lại thời Mubarak bị lật đổ (Tin tức).
- Cựu điệp viên Snowden yêu cầu gặp các tổ chức nhân quyền (VOV). - Snowden sắp “xuất đầu lộ diện” (DT).
- Nga dùng máy đánh chữ ngừa rò rỉ thông tin mật (Tin tức).
Thuốc cực 'lạ' trúng thầu giá cao vào bệnh viện
TPO - Không chỉ thuốc có hàm lượng
“lạ” thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều loại thuốc trong và ngoài nước
có hàm lượng… cực “lạ” trúng thầu vào các bệnh viện với giá khá cao.
Người bệnh đang cần những loại thuốc điều trị chất lượng. ảnh L.N. |
Quá… “lạ”
Ngoài một vài loại thuốc kháng sinh
có hàm lượng “không phổ biến” của Công ty cổ phần tập đoàn Merap Việt
Nam trúng thầu vào bệnh viện mà Tiền Phong ngày 4/7đã có bài phản ánh,
tìm hiểu của chúng tôi mới đây còn cho thấy thuốc hàm lượng “lạ” xuất
hiện tràn lan. Nhiều loại thậm chí không có trong kinh điển y văn đã
trúng thầu vào nhiều bệnh viện trong năm 2013.
Theo tìm hiểu của Tiền Phong
trong hai năm trở lại đây, chỉ riêng nhóm kháng sinh có hàm lượng “lạ”
đã xuất hiện hơn 40 loại vào Việt Nam. Trong khi đó, mặt hàng tim mạch
và tiêu hóa cũng có hơn 35 loại có hàm lượng… không phổ biến. Mặc dù
hoạt chất Amoxicillin + Acid clavulanic trong theo kinh điển y văn chỉ
có hàm lượng loại 250mg/125mg cho thuốc viên và thuốc gói là 250mg/31ml
nhưng loại thuốc Jenimax 250 do một công ty của Hàn Quốc sản xuất, được
nhập vào Việt Nam và trúng thầu trong năm 2013, lại có hàm lượng
250mg+50mg. Trong khi đó, loại thuốc đóng chai có tên Cledomox của một
công ty Ấn Độ sản xuất có hàm lượng khá “lạ”: 228,5mg/30ml.
Nhiều loại thuốc có hàm lượng vô
cùng “lạ” cũng xuất hiện trong thời gian gần đây. Có loại thuốc phối hợp
thậm chí hàm lượng không có trong y văn. Loại thuốc điều trị viêm phế
quản Broncocef, hàm lượng 250mg/4mg do công ty M. ở TPHCM sản xuất, thì
hàm lượng phối hợp này không có trong y văn. Lạ hơn là loại thuốc
Pilcell, được cho là điều trị viêm gan B mạn tính, cũng do công ty P.
của Việt Nam sản xuất có hàm lượng không giống ai. “Trong khi các hàm
lượng kinh điển theo y văn là viên 25mg thì thuốc này có hàm lượng
chỉ…3mg”- một dược sĩ cho biết. Có hàm lượng “lạ” nhất là thuốc nhóm
hoạt chất Paracetamol.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, loại
thuốc Colocol extra do Công ty dược S.K. của Việt Nam sản xuất có hàm
lượng “lạ”: 561,5mg trong khi theo y văn loại thuốc viên nén chỉ có hàm
lượng 160; 325 và 500mg. Tương tự, loại thuốc Dopropy do Công ty Đ. N.
của Việt Nam sản xuất có hàm lượng 1,2g trong khi dược thư chỉ ghi nhận
hoạt chất này có hàm lượng chỉ 400mg và 800mg.
“Lạ” vì nhu cầu điều trị?
“Xuất phát từ nhu cầu tăng liều nên
công ty mới sản xuất ra hàm lượng “không phổ biến” mà báo chí gọi là
“lạ” trong thời gian qua”- ông Phan Thanh Bình- Phó Tổng giám đốc Công
ty cổ phần Tập đoàn Merap VN cho biết khi trao đổi với Tiền Phong: “Tất
nhiên nhu cầu tăng liều không phải là tất cả các loại bệnh mà có một số
bệnh nhân cần tăng liều”. Ông Bình nói việc xin cấp phép từ Cục Quản lý
dược về thuốc có hàm lượng không phổ biến này cũng không dễ dàng, bởi
cần nhiều tiêu chí để chứng minh hiệu quả điều trị và phải có căn cứ
khoa học.
Bà Phan Thị Thanh Thúy- Giám đốc
sản phẩm của Merap, cũng cho biết: “Khi tìm hiểu ở một số bác sĩ tại
Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM cho thấy thuốc Cefalexin 80mg liều dùng trên
1kg cân nặng nhưng có nhiều trường hợp phải tăng liều lên gấp đôi. Vì
vậy việc ra đời thuốc hàm lượng “lạ” là cần thiết”.
Đại diện của công ty cũng cho biết
“sản xuất thuốc có hàm lượng “lạ” không phải để “lách” trong việc đấu
thầu theo thông tư 01 của Bộ Y tế vì thuốc này xin số đăng ký từ năm
2011 trong khi đấu thầu theo quy chế mới có hiệu lực từ tháng 6/2012”.
Trước câu hỏi của phóng viên về giá
các loại thuốc có hàm lượng “lạ” quá cao so với các thuốc có cùng hoạt
chất và nguồn gốc Việt Nam, ông Bình cho rằng “do nguyên liệu của mình
nhập từ Châu Âu”. Nhiều đơn vị sản xuất thuốc có hàm lượng “lạ” và thậm
chí không có trong dược thư, khi phóng viên Tiền Phong đặt câu hỏi đều
từ chối trả lời vì lý do… nhạy cảm.
Trao đổi với Tiền Phong,
PGS-TS Trương Văn Tuấn- Chủ tịch Hội dược sĩ bệnh viện TPHCM cho biết:
“Có thể đang xuất hiện xu hướng nâng hàm lượng thuốc lên để đáp ứng với
nhu cầu bệnh tật hiện nay”.
Tuy nhiên, PGS Trương Văn Tuấn cũng
cho rằng, việc tăng hàm lượng là từ đề nghị của nhà sản xuất. “Nếu nhà
quản lý không cho phép thì nhà sản xuất khó mà tăng hàm lượng “lạ””- ông
nói, đồng thời yêu cầu cơ quan chức năng cần thẩm định về chất lượng
điều trị của thuốc này cũng như xem xét về giá cả vì đa số thuốc có hàm
lượng lạ trúng thầu vào bệnh viện có giá khá cao. “Nếu bác sĩ không chấp
nhận điều trị thuốc có hàm lượng “lạ” thì nhà sản xuất cũng không sản
xuất làm gì”- PGS Tuấn nói.
Tuy nhiên, một số chuyên gia dược
học nghi nghờ việc đưa hàm lượng bất thường vào thuốc có hay không là
chiêu để độc quyền về giá do không có thuốc tương đương để so sánh?. Một
dược sĩ xin giấu tên, từng làm việc ở Viện kiểm nghiệm thuốc TPHCM cho
biết ngành chức năng và bệnh viện cần phải có nghiên cứu, theo dõi cẩn
thận tác dụng điều trị của thuốc có hàm lượng “lạ” này để đánh giá hiệu
quả điều trị. “Nếu hiệu quả điều trị không tốt, chắc chắn sản xuất tràn
lan thuốc hàm lượng lạ là để lách giá”- ông đề nghị.
Theo tìm hiểu của Tiền Phong
trong hai năm trở lại đây, chỉ riêng nhóm kháng sinh có hàm lượng “lạ”
đã xuất hiện hơn 40 loại vào Việt Nam. Trong khi đó, mặt hàng tim mạch
và tiêu hóa cũng có hơn 35 loại có hàm lượng… không phổ biến.
Trao đổi với Tiền Phong ngày 9/7, một cán
bộ thuộc Cục Quản lý dược cho tất cả các loại thuốc khi cấp phép đều
tuân thủ đúng quy trình. Đối với các thuốc có hàm lượng “lạ” sẽ có các
chuyên gia về dược lý xem xét, sau đó trình hội đồng để xem xét về mức
độ an toàn, hiệu quả và chất lượng mới cấp số đăng ký. “Việc cấp phép
rất chặt chẽ tuy nhiên hiện có vấn đề là giá có hợp lý hay không thôi”-
cán bộ này nói.
|
Lê Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét