1895. Bài nói chuyện nội bộ của Tập Cận Bình bị lộ: “Tôi còn biết làm thế nào?”
một số trang mạng bất đồng chính kiến của Trung Quốc có đăng lại bài này, như trang holihua.com, boxun.com.Tạp chí “Tiền Tiêu” ở Hồng Công số ra tháng 4/2013 đăng ghi âm phát biểu nội bộ vừa qua với cán bộ cấp cao Trung Quốc của Tập Cận Bình với nhan đề “Tôi biết làm thế nào?”, trong đó đề cập tới nhiều vấn đề nội bộ cũng như chính sách đối ngoại hiện nay của Trung Quốc mà ông cảm thấy nhiều khi rất khó xử trên cương vị này.
-
Chúng tôi xin dịch nguyên văn làm tài liệu tham khảo.
—
Ngồi ghế Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước thực không dễ dàng.Hôm nay tôi nói chuyện nội bộ, trao đổi, tâm sự với các đông chí chứ không phải phát biểu chính thức công bố ra bên ngoài. Tuy nhiên, thời đại thông tin nhanh nhạy hiện nay thì nhiều văn bản tài liệu nội bộ vẫn bị báo giới bên ngoài tiết lộ. Chẳng hạn trên mạng tin vừa qua đã đăng toàn văn cuộc trao đổi riêng của tôi với anh Đức Bình (Hồ Đức Bình, con trai Hồ Diệu Bang – ND).
Tôi xin nói luôn không vòng vo rào trước đón sau. Chức Tổng Bí Thư (TBT) này không phải tôi cố ý giành giật lấy mà toàn đảng giáo phó cho tôi trách nhiệm này. Một lần, Đồng chí Hồ Cẩm Đào trước khi lên đường thăm Nhật Bản cũng từng nói: “Không phải tôi cố ý giành lấy chức Chủ Tịch Nước mà do toàn thể nhân dân cả nước bầu tôi”. Thực ra chức TBT cũng không phải tôi tự mình muốn làm mà cán bộ toàn đảng và quần chúng nhân dân bầu tôi làm, muốn để tôi làm. Nhận gánh trách nhiệm thực sự nặng nề, không dễ dàng. Thời thanh niên khi tôi về nông thôn sản xuất nông nghiệp ở Thiểm Tây đã thể nghiệm sâu sắc điều này. Gánh bằng đòn gánh trên vai thực sự không dễ dàng. Một bên nhẹ, một bên nặng đi không cân, nếu không giữ được thăng bằng thì bị ngã xuống mương nước. Chính vì vậy mà các đồng chí thông cảm với tôi, nên hiểu tôi.
Vì sao tôi một mặt phải nói làm việc theo pháp luật, pháp luật là trên hết, phải giữ sự tôn nghiêm của luật pháp. Nhưng mặt khác tôi vẫn phải nhấn mạnh tinh thần cách mạng của Đ/C Mao Trạch Đông. Lẽ nào tôi lại không hiểu cái đạo lý, sự mâu thuẫn giữa lý luận chuyên chính với trị nước bằng pháp luật. Hiểu đấy, biết đấy, nhưng vẫn phải làm như vậy. Bởi vì tôi phải giữ sự cân bằng trong nội bộ Đảng, sự cân bằng giữa các tầng lớp cũng như các luồng tư tưởng khác nhau trong nước. Hiện nay tôi phải quan tâm và chiếu cố tất cả các nơi, nếu không sẽ đắc tội với họ. Các đồng chí đừng cho rằng chức TBT của tôi nói gì cũng được, trên thực tế phải lấy lòng các bên. Họ thích gì tôi nói thế, vào miếu nào phải cúng thần miếu đó. Hịện nay có một số mâu thuẫn, một số điều gây cấn tạm thời chưa giải quyết nổi là điều dễ hiểu. Tôi phải làm vừa lòng các thế hệ lão thành, tầng lớp trung niên và thanh niên. Tôi phải nhìn trước, nhìn sau, nhìn trái nhìn phải để làm việc. Bởi vì, nó liên quan tới đại cục ổn định của toàn Đảng và đại cục ổn định ở trong nước.
Xử lý mối quan hệ giữa các Nhóm lợi ích rất khó khăn.
Mọi người đều biết, hiện nay tác phong của Đảng Cộng sản chúng ta có một số không tốt. Một số cán bộ lãnh đạo hình thành Nhóm lợi ích, nó ảnh hưởng tới quan hệ giữa Đảng với quân chúng nhân dân. Là người lãnh đạo của Đảng, đã được cán bộ đảng viên các cấp bầu lên, tôi không thể ăn nơi này, rào nơi khác mà phải đồng đều. Nhưng nếu xâm phạm quá mức tới lợi ích của quần chúng nhân dân, rõ ràng tác động không tốt tới lợi ích lâu dài của Đảng. Bởi vậy, tôi cũng phải như vậy để vừa chiếu cố cái riêng vừa chiếu cố cái chung.
Nói về “đánh con hổ tham nhũng” thì các đồng chí trong đảng yên tâm, đại bộ phận các đồng chí trong đảng không sao cả, nhưng chúng ta vẫn phải tuyên truyền sâu rộng, chỉ cần quần chúng nhân dân đồng lòng vỗ tay hưởng ứng, đánh giá tốt là được. Điều này có thể một số đồng chí cán bộ đảng viên cấp cơ sở không thông lắm.
Hiện nay dư luận ngoài Đảng cho rằng Tập Cận Bình là Gorbachov của Trung Quốc. Điều này tôi có thể khẳng định với mọi người rằng, toàn Đảng bầu tôi vào chức vụ này đã giải thích và hiểu tôi, nên có thể yên tâm. Tôi không bao giờ là Gorbachov của Trung Quốc. Tuy nhiên, một số khác lại hoài nghi tôi về con đường cũ theo đường lối cực tả trước đây. Đây cũng là sự hiểu lầm. Đồng chí Đức Bình là ông anh của tôi. Cha tôi và cựu Tổng bí thư Hồ Diệu Bang là bạn thân thiết với nhau. Cựu TBT Hồ Diệu Bang trước đây chẳng đã từng tham gia cuộc vạn lý trường chinh đó sao? Tôi nghĩ, mình cần phải ôn lại lịch sử và tinh thần chiến đấu của Đảng ta trong những năm tháng đấu tranh gian khổ giành chính quyền. Chẳng lẽ cho đây là sự hoài cố hay sao? Một số người soi mói, cho rằng làm như vậy chúng ta đang có ý đồ quay về con đường cũ. Nhưng chúng ta không cần để ý tới những lời nói đó.
Đảng chúng ta đã hơn 80 tuổi rồi, người già hay hoài cổ, nhớ lại những năm tháng trai trẻ hào hùng trước đây. Như bản thân tôi, nhiều khi vẫn nghĩ tới thời kỳ mình lao động ở vùng nông thôn Thiềm Tây trước đây. Suốt đời cha tôi không bao giờ dùng “phong trào cực tả” để chính cán bộ và tôi cũng sẽ như vậy. Hiện nay trong Đảng ta vẫn còn nhiều đồng chí sủng bái Chủ tịch Mao Trạch Đông, vì vậy tôi phải tôn trọng và thông cảm với các đồng chí đó.
Về công tác đối ngoại.
Hiện nay tình hình trong và ngoài nước mà chúng ta đang gặp phải không mấy lạc quan. Những người bạn tốt, đồng chí tốt của chúng ta trên thế giới ngày càng ít dần. Những người như Khadaphi, Chaver càng ngày càng ít. Tình hình bán dảo Triều Tiên hiện cũng thành vấn đề. Bắc Triều Tiên đang chơi con bài thử nghiệm vũ khí hạt nhân, nhưng lại “liếc mắt đưa tình” có ý đồ bắt tay chơi với Mỹ. Trong thời đại Chủ Tịch Mao Trạch Đông trước đây, chúng ta từng có quan hệ tốt với ông anh cả Liên Xô, nhưng rồi hai bên lật mặt nhau. Trong khi đó chúng ta tiến hành ngoại giao bóng bàn với Mỹ. Kết quả chẳng bao lâu Liên Xô sụp đổ.
Đối với Triều Tiên hiện nay, chúng ta vẫn viện trợ như trước đây, nhưng điều chúng ta lo ngại là họ bắt cá hai tay, ăn cả hai đầu. Hơn mười năm qua, chúng ta tiêu tốn rất nhiều tiền cho tuyên truyền đối ngoại, nhưng kết quả không mấy khả quan, dự luận các nước thờ ơ và chỉ trích ngày càng nhiều hơn. Về tuyên truyền đối nội,chúng ta có một đội ngũ tuyên truyền để hướng dẫn dư luận trên các trang mạng, nhưng rốt cuộc hiện nay cũng đưa lại không ít kết quả tiêu cực.
Đối với quần đảo Điếu Ngư, như mọi người đều biết những biện pháp chúng ta áp dụng hiện nay trong tình hình không có biện pháp nào nữa. Tôi cũng muốn dựa vào tư thế sức mạnh để xác lập uy tín cho mình ở trong nước. Nhưng quân đội của chúng ta hiện có thực sự đáp ứng được không, chiến tranh nổ ra liệu có thích ứng với được với kỹ thuật và cường độ cao của chiến tranh hiện đại? Điều này không chắc chắn, nhất là cuộc chiến tranh quy mô lớn trong điều kiện kỹ thuật cao phức tạp có Mỹ tham chiến. Chúng ta làm thế nào để đối phó với sức ép và nguy cơ ở trong và ngoài nước? Điều này xin các đồng chí toàn đảng toàn quân cần nghiên cứu nghiêm túc và tính toán kỹ.
Cải cách thể chế chính trị không đơn giản.
Đối với công cuộc cải cách, nhất là cải cách thể chế chính trị rất phức tạp. Trên thực tế khái niệm này tương đối trừu tượng, không ở trong vị trí này thì khó có thể tính toán hết được. Ở mỗi vị trí khác nhau, việc xem xét vấn đề cũng khác nhau. Tôi cho rằng mọi người chúng ta cần học hỏi và rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử đánh mất chính quyền của ĐCS Liên Xô.
Sau khi Khơrupsốp lên nắm quyền, trên các diễn đàn ông ta ra sức phê phán Stalin chuyên chế và tàn bạo. Một lần khi diễn thuyết trên diễn đàn, có người ở dưới chất vấn: “Đồng chí khi ấy đã làm gì?”. Khơrupsốp liền nghiêm nét mặt nói: “Ai vừa hỏi tôi đấy, xin mời lên trên này”. Người vừa hỏi im bặt. Lúc sau, Khơrupsốp điềm tĩnh nói: “Khi đó tôi cũng như đồng chí vừa chất vấn”.
Người lãnh đạo cấp cao phải quan tâm toàn diện mọi mặt, vì vậy các đồng chí cần thông cảm với tôi. Ở trên vị trí lãnh đạo này tôi phải quan tâm toàn diện các mặt. Lệch sang trái một chút, lệch sang phải một chút là lập tức thành vấn đề. Sự kiện Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh là một ví dụ. Có một số người công kích, phê phán thủ tướng Ôn Gia Bảo. Thực ra ở cương vị này của Đ/c Ôn Gia Bảo có nhiều điều khó xử. Ở cương vị của Đ/c trong thể chế của chúng ta hiện nay, thì Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng chỉ làm được như vậy thôi. Có phải chúng ta định biến Đ/c thành một “Triệu Tử Dương thứ hai” không? Vì làm như vậy thì trước tiên sẽ dẫn tới sự chia rẽ về tổ chức và ý thức hệ trong Đảng. Là một đảng viên lão thành, là người lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Đ/c Ôn Gia Bảo chỉ có thể làm được như vậy. Tôi cho rằng làm được như Đ/c Ôn Gia Bảo là quá tốt rồi.
Nếu như tôi từ bỏ Chủ Nghĩa Mác, từ bỏ tư tưởng Mao Trạch Đông sẽ dẫn tới Đảng ta mất đi quyền phát ngôn lãnh đạo các mặt. Nếu như tôi hiện nay không công khai nói Đảng phải dựa vào luật pháp trị nước, phải tôn trọng tính quyền uy của luật pháp, thì trong con mắt nhiều người tôi đã có vấn đề. Điều này cũng không tốt đối với địa vị lãnh đạo của Đảng ta. Vậy các đồng chí nói tôi phải làm thế nào? Ở địa vị này, tôi chỉ có thể làm như vậy.
Trước tiên chúng ta cần phải duy trì được cục diện hiện nay. Tương lai diễn biến như thế nào, hiện chúng ta chưa có sự chuẩn bị, chúng ta cũng chưa nhìn thấy cục diện thay đổi rõ rệt nào. Các đồng chí không nên cho rằng ở cương vị TBT như tôi là nói gì mọi người nghe răm rắp, có thể nắm chắc càn khôn trong tay. Kỳ thực, tôi chỉ là người duy trì sự cân bằng, quyền lực của nhóm lợi ích. Tôi chỉ là người giữ chìa khóa tủ, người chủ quầy hàng. Nếu tôi đi ngược lợi ích của Đảng, thì tôi sẽ bị hạ bệ. Hôm nay giao cho quyền lực, ngày mai có thể tước bỏ. Đảng ta từng có các đồng chí lãnh đạo tiền bối rất lý tưởng như Trần Độc Tú, Trương Văn Thiện, nhưng rồi kết cục họ trong Đảng đều không tốt, còn Đ/c Triệu Tử Dương không cần phải nói. Đ/c như một Đông Ki-Sốt dám thách thức thể chế hiện hành. Tôi sẽ không làm như vậy, toàn Đảng cũng không để tôi làm như vậy. Tôi phải làm thế nào đây?
Bởi vậy, cải cách thể chế chính trị là vấn đề lớn, như rút giây động rừng, đụng vào tác động tới tất cả các lĩnh vực. Vì sao tôi lại nói như vậy? Chúng ta muốn uốn nắn, chấn chỉnh tác phong không tốt của Đảng thì phải điều chỉnh lại thế giới quan và quan niệm giá trị của chúng ta. Trong khi đó thuyết duy vật đã làm cho con người mất đi niềm tin chân chính, chạy theo chủ nghĩa vật chất hưởng thụ và vụ lợi. Như vậy nó sẽ tác động tới ý thức hệ và tư tưởng của Đoàn viên. Mọi người đều biết Tập Cận Bình tôi thường hay trích dẫn lời nói của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Trước đây tôi đọc thuộc làu ba bài luận văn của Mao chủ tịch, trong đó có bài về “Ngu công rời núi” mà Chủ tịch Mao rất sùng bái tinh thần của ông già Ngu Công. Đảng ta đã dựa vào tinh thần “Ngu Công rời núi” thực ra không có gì cần nghiên cứu sâu. Đảng ta là chính đảng theo chủ nghĩa duy vật. Lý luận của chúng ta từ các nước phương tây dựa về, học hỏi từ người Nga, còn câu chuyện “Ngu Công rời núi” là sản phẩm văn hóa tinh thần truyền thống của Trung Quốc, nhưng nó mang tính chất duy tâm và thần thoại. Câu chuyện về “Ngu Công rời núi” thực ra không phải bản thân Ngu Công có thể rời được núi. Theo nguyên bản của câu chuyện thì tinh thần dám làm của Ngu Công đã làm động lòng Ngọc Hoàng, vì vậy Ngọc Hoàng đã sai những thần lực sĩ xuống giúp và chỉ một đêm di rời xong quả núi. Rõ ràng là duy tâm, là thần thoại. Mao Trạch Đông khi đó như một đấng cứu nhân độ thế như Ngọc Hoàng. Bây giờ chúng ta không có đấng cứu thế như vậy.
Điều này cho thấy, bản thân lý luận của chúng ta có mâu thuẫn. Một mặt chúng ta hát quốc tế ca, chủ trương không có đấng cứu thế trên thế gian này, nhưng mặt khác chúng ta lại sùng bái Chủ tịch Mao là đấng cứu thế. Chúng ta một mặt dựa vào tinh thần “Ngu Công rời núi” để nổi dậy làm cách mạng cướp chính quyền, nhưng mặt khác chúng ta lại phủ định văn hóa và tín ngưỡng dân tộc, rõ ràng bản thân chúng ta đã mâu thuẫn hoặc là có những vấn đề mà chúng ta không hiểu biết. Chúng ta phải làm thế nào để kiên trì không mệt mỏi sự nghiệp của Đảng ta, củng cố được chính quyền mà Đảng chúng ta phải chịu bao gian khổ hy sinh mới giành được. Trong khi đó, chúng ta lại đang mất đi niềm tin vào chính lý luận và chính thể chế đang tồn tại hiện nay do chúng ta lập ra. Nhưng chúng ta hiện nay vẫn chưa tìm ra được lý luận và thể chế tốt hơn trong khi chúng ta không thể manh động thay đổi thế chế hiện nay.
Bài học kinh nghiệm về Liên Xô sụp đổ vẫn còn đó. Gorbachov đầu tiên tiến hành cải cách ý thức hệ và lý luận của Đảng, kết quả đã đụng chạm tới toàn cục và nó bung ra không thể kiểm soát nổi. Vừa rồi Đ/c Vương Kỳ Sơn có giới thiệu mọi người cuốn sách Đại cách mạng nước Pháp về những bài học lịch sử. Về cả cách thể chế chính trị, nếu chúng ta để sơ sểnh ra một chút thì sẽ sai một ly đi một dặm, rất khó kiểm soát được. Tới khi đó, chức TBT của tôi cũng như địa vị lãnh đạo của Đảng sẽ không còn nữa. Bởi vậy, không phải là tôi không muốn cải cách thể chế chính trị hiện nay, mà thực sự tôi không thể cải cách và cũng không dám nhẹ dạ cải cách. Hiện nay ai dám đứng ra đảm lãnh trách nhiệm này? Trong thời đại Đặng Tiểu Bình, Đ/c cũng đã có ý đồ cải cách thể chế chính trị, rốt cuộc đã để xảy ra vấn đề lớn. Phong trào dân chủ Thiên An Môn ngày 4/6/1989 cho tới nay vẫn là cái cớ để các thế lực phản động trong và ngoài nước công kích đảng ta. Đ/c Triệu Tử Dương cũng do đó mà bị hạ bệ và đưa lại hậu quả nghiêm trọng.
Tình hình hiện nay của đất nước ta không bằng Thời Kỳ Đặng Tiểu Bình, chúng ta không nói tới nhân tố dư luận và sự giác ngộ của quần chúng nhân dân trong nước mà chúng ta nói tới đảng phong trong nôi bộ Đảng hiện nay không bằng trước đây. Ngay trong thời đại của mình, hai vị tổng bí thư là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào cũng đã phải gác lại vấn đề này. Tôi cho rằng điều kiện hiện nay cũng giống trước kia, thời cơ vẫn chưa chín muồi. Tình hình trong và ngoài nước hiện nay chỉ cho phép chúng ta dùng “liệu pháp giữ nguyên”, hơn nữa duy trì được hiện trạng cũng là tốt lắm rồi, thực ra duy trì được cũng không phải dễ dàng. Bởi vậy, tôi chỉ có thể nhắc lại “ba tin tưởng”, mà thực sự không thể đụng tới cải cách thể chế chính trị hoặc ít nhất hiện nay không được đụng tới.
Về lý luận và ý thức hệ của Đảng
Lý luận và ý thức hệ của Đảng liên quan tới đường lối và chế độ của chúng ta. Chúng ta phải quản lý thông tin đại chúng, chủ trương này hiện nay không được giao động lung lay. Vừa qua dư luận cho rằng “Sự kiện thay đổi nhân sự” của tập đoàn báo chí Nam Phương là do Đ/c Lưu Vân Sơn và sở báo chí tuyên truyền tỉnh Quảng Đông tiến hành, thực ra có sự chỉ đạo của bản thân tôi về cái tổ nhân sự này. Nếu chúng ta dao động, không tin tưởng vào ba vấn đề quan trọng là Ý thức hệ, Đường lối và Chế độ thì bị rối loạn và không còn làm được việc gì. Chính vì vậy mà chúng ta vẫn phải tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về Lý luận ý thức hệ. Chủ nghĩa Mác và Tư tưởng Mao Trạch Đông. Nếu không, một khi vỡ lở thì sẽ bị động toàn cục và rối loạn.
Bản thân tôi không muốn để xảy ra tình trạng này, toàn Đảng cũng không cho phép tôi để xảy ra như vậy. Vừa qua, chúng ta tuyên truyền, làm phim về một đại biểu nữa lão thành ở tỉnh Sơn Tây ca ngợi tinh thần hy sinh cống hiến đối với sự nghiệp, bất chấp một số dư luận nước ngoài và một số người ngoài Đảng chỉ trích, phê phán. Đảng Cộng sản chúng ta làm gì đều xuất phát từ lợi ích căn bản và logic của chúng ta. Chúng ta tiếp tục tuyên truyền và học tập Lôi Phong để tăng cường chủ nghĩa tập thể, đấu tranh chống chủ nghĩa tự do. Đ/c Đặng Tiểu Bình đưa ra lý luận “Mèo trắng, Mèo Đen”. Trên thực tế, từ trước tới nay chúng ta không phải nhất nhất làm theo sách vở mà dựa vào thực tiễn và chủ nghĩa hiện thực. Đương nhiên, không vì thế mà chúng ta đánh mất tầm nhìn lịch sử lâu dài, mất đi địa vị và giá trị đích thực của chúng ta.
Chống tham nhũng chưa thể trị tận gốc
Hiện nay rất nhiều người phê phán những căn bệnh trong mô thức phát triển của chúng ta, nhất là chống tham nhũng. Trên thực tế đấu tranh chống “con Hổ tham nhũng” hiện nay chỉ là biện pháp xì hơi khi quả bóng quá căng, giống như lấy đũa khuấy nồi canh đang sôi để nước không tràn ra ngoài. Điều này có liên quan tới thể chế, ý thức hệ, lý luận và quyền lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, chúng ta không thể nơi lỏng, không thỏa hiệp. Do các vấn đề lý luận, Đường lối, Chế độ không thay đổi, thì thế giới quan, quan niệm giá trị của cán bộ Đảng viên cũng không hề thay đổi. Vì vậy, tôi và Đ/c Trưởng ban kiểm tra kỷ luật trung ương Vương Kỳ Sơn đều cho rằng dù đánh “con Hổ tham nhũng nào” cũng chỉ là xì bớt hơi khi quả bóng quá căng, hay cũng giống như lấy đũa khuấy nồi canh đang sôi để nước không tràn ra ngoài. Đồng chí Vương Kỳ Sơn cũng nói hiện nay chỉ là trị ngọn chứ không trị tận gốc.
Khi nào chúng ta mới trị được tận gốc nạn tham nhũng? Có lẽ phải đợi tới khi mà lý luận, Đường lối, chế độ bắt đầu đứng trước sự điều chỉnh thực sự. Có người hỏi tới khi đó liệu có quá muộn không? Tôi cho rằng có lẽ chúng ta phải tìm câu trả lời trong cuốn sách “Chế độ cũ và Đại cách mạng” mà Đ/c Vương Kỳ Sơn giới thiệu với chúng ta. Đảng Cộng sản chúng ta kiên trì theo duy vật lịch sử, nhưng bản thân thuyết mang tính duy tâm, mang tính định mệnh. Chính vì vậy, nên ai dám chắc rằng nếu cứ tiếp tục đi theo thì liệu có phải là một quá trình thực hiện theo số mệnh không? Liệu chúng ta có vô tình lặp lại vết xe đổ diệt vong của ĐCS Liên Xô và Nhà Mãn Thanh hay không?
Bởi vậy, vấn đề hiện nay không phải là vấn đề giữ cho lá cờ hồng bay được bao lâu mà là vấn đề bảo vệ non sông đất nước này được bao lâu. Vì vậy, quan điểm và lập trường của tôi là nhất quán. Tôi hy vọng, các đồng chí trong và ngoài đảng, các đoàn thể xã hội không nên hiểu lầm, hiểu sai, nếu không thì nguyên nhân chính là ở các đồng chí, chứ không phải do Tập Cận Bình tôi cố ý cản trở, bày đặt ra mê hồn trận.
Liệu sau này có thay đổi không? Liệu có thách thức mới nảy sinh không? Để phòng ngừa, chúng ta cần đổi mới, sáng tạo kể cả đổi mới và sáng tạo về lý luận như Đ/c cựu TBT Hồ Cẩm Đào nói phải sáng tạo phương pháp quản lý xã hội. Tuy nhiên, một số dư luận lại cho rằng đây chỉ là chủ nghĩa kỹ trị để tăng cường tính chuyên chế, độc đoán của một Đảng. Có người nói cải cách kiểu này cũng chẳng khác gì kiểu cải cách thời Mãn Thanh. Nhưng nếu họ ở vào vị trí của chúng ta thì liệu họ có dám phê phán như vậy không? Một lần tới thăm Trường Đảng, tôi có nói, Các đồng chí không nên đưa ra các mục tiêu đốt cháy giai đoạn mà nên đưa ra mục tiêu sát thực.
Bởi lẽ, chúng ta hiện đang đứng trước rất nhiều vấn đề thực tế mới mẻ. Tôi sẽ không giống như các học giả, các nhà lý luận xem xét vấn đề sự việc một cách lý luận thuần túy. Vì vậy gần đây lớp học tập tập thể của Bộ Chính trị có đổi mới. Chúng tôi không chỉ mời các học giả, các nhà lý luận thuần túy mà chủ yếu mời các chuyên gia, các đồng chí lãnh đạo cấp cao ở các ban ngành, những người đã từng trải nghiệm qua nhiều công tác thức tế, có kinh nghiệm phong phú tới giới thiệu và giảng bài cho các đồng chí trong Bộ Chính trị.
Cho nên, đây chính là thái độ, cách nhìn nhận của tôi. Tôi mong mọi người hiểu cho tôi, nếu không thì tôi còn biết làm thế nào?
Người dịch: Kiều Tỉnh
–
Chú giải:
Tạp chí “Tiền Tiêu” là nguyệt san xuất bản ở Hồng Công. TBT của tạp chí này hiện nay là Lưu Đạt Văn. Các phóng viên và biên tập viên trong tòa soạn của tạp chí chủ yếu là những trí thức bất đồng chính kiến ở nước ngoài, một số là cán bộ của Trung Quốc đại lục chạy sang Hồng Công. Vì vậy, tạp chí này mang tính chống đối Trung Quốc mạnh mẽ, vì vậy Tạp chí này thuộc ấn phẩm cấm lưu hành ở Đại lục. Nội dung các bài viết trong Tạp chí này chủ yếu đề cập tới các vấn đề mâu thuẫn nội bộ trong lãnh đạo, tố cáo nạn tham nhũng của quan chức Trung Quốc. Tạp chí này lưu hành ở Hồng Công, nhưng giữ bí mật trụ sở và địa chỉ mạng.
(*) Ba bài luận văn của Mao Trạch Đông khi đó làm tài liệu học tập cho cán bộ đảng viên là: 1- Vì nhân dân phục vụ. 2- Ngu công rời núi. 3- Kỉ niệm bác sĩ Bethune.
Henry Norman Bethune.(1890 – 1939), đảng viên ĐCS Canada. Năm 1916 tốt nghiệp Địa học y Toronto. Khi chiến tranh bùng nổ ở Tây Ban Nha ông tới giúp Tây Ban Nha, sau đó được ĐCS Canada và ĐCS Mỹ cử sang giúp Trung Quốc ở Khu căn cứ cách mạng vào tháng 1 năm 1938. Ông hy sinh trong lúc cứu chữa thương binh của Trung Quốc trên mặt trận.
(*) “Ba tin tưởng” (Tin vào đường lối, tin vào lý luận, tin vào chế độ – ND).
Ba tin tưởng được Hồ Cẩm Đào đưa vào “Báo cáo chính trị” tại Đại hội 18 họp tháng 11/2012.
(*) “Sự kiện tập đoàn báo chí truyền thông Nam Phương” chỉ Đảng tăng cường quản lý đối với báo chí. Theo truyền thống, nhân sự lãnh đạo do Tập đoàn này quyết định, nhưng ngày 9/4/2013 Tỉnh ủy Quảng Đông đã đột nhiên bãi chức Chủ Tịch Tập Đoàn của Dương Hưng Phong, người do Tập đoàn này đưa lên, thay vào đó đưa Dương Kiện, Phó Giám Đốc Sở báo chí tuyên truyền của tỉnh thay thế, nên đã gây chấn động dư luận báo chí Trung Quốc. Một số dư luận lên án Đảng đã can thiệp quá sâu vào nghiệp vụ báo chí.
Đất đai thuộc về giai cấp mới - giai cấp cộng sản
Tầng lớp nông dân Việt Nam hiện đang bị mất đất, bị bóc lột trong chính một chế độ mệnh danh là đấu tranh cho giai cấp công nông. Một giai cấp mới đã được hình thành sau khi cuộc cách mạng cộng sản thành công.
Cờ đỏ búa và liềm
Biểu tượng của đảng cộng sản Việt Nam đang cầm quyền vẫn là lá cờ búa và liềm màu vàng trên nền đỏ, một biểu tượng cho liên minh công nhân và nông dân, xưa cũ gần 100 năm. Biểu tượng này được cho là có một hiệu quả vô song trong việc thu hút tầng lớp dân cày trong những năm đầu tiên của cuộc cách mạng Nga năm 1917. Những người dân cày vốn ít học, không thể hiểu những triết lý phức tạp về kinh tế chính trị của các ông Karl Marx, Engel,…khi thấy cái liềm gặt thiết thân của cuộc đời họ, bèn đứng lên đi theo đảng Bolsevik lúc ấy ở Nga, và những đảng cộng sản sau này trên khắp thế giới.
Về nguyên tắc, các đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, nếu không xuất thân từ hai giai cấp công nhân và nông dân, thì cũng là đại diện cho họ, đấu tranh cho quyền lợi của họ. Đặc biệt trong tình hình cụ thể của xã hội Việt Nam, với đại đa số dân chúng là nông dân thì hình ảnh cái liềm trên lá cờ đảng càng có giá trị lớn lao, ngay từ khi đảng cộng sản Đông Dương mới thành lập hồi năm 1930 cho đến nay.
Biểu tượng của đảng cộng sản Việt Nam đang cầm quyền vẫn là lá cờ búa và liềm màu vàng trên nền đỏ, một biểu tượng cho liên minh công nhân và nông dân...Biểu tượng này được cho là có một hiệu quả vô song trong việc thu hút tầng lớp dân càyBên cạnh biểu tượng lưỡi liềm, các đảng cộng sản cũng đề ra các khẩu hiệu dễ hiểu rất dân túy để cổ vũ tầng lớp nông dân. Năm 1930 được biết đến cuộc nổi dậy của nông dân tại Nghệ Tĩnh với khẩu hiệu nổi tiếng, Trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ, tức là tiêu diệt hết những giai cấp khác ngòai nông dân; hay sau đó là Ruộng đất cho dân cày. Người nông dân khắp nơi đã kéo nhau theo đảng cộng sản tiến hành cuộc chiến tranh giai cấp cho Đảng, với hy vọng có được ruộng đất để mà sử dụng cái liềm vàng đẹp đẽ trên lá cờ đỏ màu máu cách mạng.
Ruộng đất cho dân cày. Người nông dân khắp nơi đã kéo nhau theo đảng cộng sản với hy vọng có được ruộng đất
Với một đảng chính trị có tổ chức chặt chẽ, cùng với sự hậu thuẫn của hàng triệu nông dân, những người cộng sản đã nắm chính quyền, nắm một cách độc tôn. Và ở Việt Nam, họ đã thực hiện lời hứa với những người dân cày bằng cuộc cải cách ruộng đất diễn ra sau năm 1954. Trong trận chiến giai cấp này, các khái niệm trừu tượng của kinh tế chính trị Marxism đã biến thành các con số phần trăm trong dân chúng là địa chủ ở mỗi làng để cách mạng tiêu diệt. Nhiều người đã chết dù không có một tấc đất nào trong tay. Người địa chủ nổi tiếng ở miền Bắc là bà Nguyễn Thị Năm, người ủng hộ tiền tài nhân lực cho đảng của ông Hồ Chí Minh, nằm trong những người bị xử bắn đầu tiên.
Những người chết rồi cũng bị quên đi trước những khó khăn vất vả của đời thường, của hợp tác xã nông nghiệp, và của các tập đòan sản xuất tại miền Nam sau ngày đất nước được thống nhất. Tất cả mọi người dường như đã trở thành chung một giai cấp công nông, dường như cuộc đấu tranh giai cấp đã thành tựu.
Giai cấp cộng sản và những đặc quyền
Nhưng giai cấp đã không mất đi. Milovan Djilas, nhân vật số hai của đảng cộng sản Nam Tư, đã viết vào năm 1957 rằng: Một giai cấp mới đã hình thành, và cả hệ thống cộng sản được xây dựng để bảo đảm cho quyền làm chủ và bóc lột của giai cấp mới này. Đó chính là giai cấp cộng sản cầm quyền.
Một giai cấp mới đã hình thành, và cả hệ thống cộng sản được xây dựng để bảo đảm cho quyền làm chủ và bóc lột của giai cấp mới này. Đó chính là giai cấp cộng sản cầm quyềnNếu đặc quyền của giai cấp mới vào những năm chiến tranh của miền Bắc xã hội chủ nghĩa chỉ là vài cân thịt ngon ở cửa hàng Tôn Đản, hay vài thước vải đẹp cung cấp theo tiêu chuẩn, thì từ năm 1986 trở đi, năm mà đảng cộng sản quyết định kết hôn ý thức hệ công nông của mình với kinh tế thị trường tự do, nó đã trở nên trù phú hơn. Bây giờ là nhà xưởng sản xuất công nghiệp để thu lợi trên sự bóc lột giá trị thặng dư của người công nhân theo lý thuết của Karl Marx, và đất đai.
Milovan Djilas viết tiếp, Dù về mặt pháp lý tài sản là của xã hội, của quốc gia, nhưng trên thực tế chỉ có một nhóm nhỏ kiểm sóat và thu lợi từ đấy.
Khi Khi người cộng sản lấy lại đất từ người nông dân...Files photos
Tài sản quan trọng nhất đối với đại đa số dân chúng Việt Nam chính là đất đai, và nay nó thuộc sỡ hữu tòan dân, tức là do cái nhóm nhỏ cộng sản cầm quyền kiểm sóat.
Cuộc đấu tranh giai cấp vẫn tiếp tục nhưng không được hô hào nữa. Hàng đòan nông dân mất đất đi khiếu nại, thưa kiện từ Nam ra Bắc, vì đất đai của họ bị tịch thu, dưới danh nghĩa dùng cho các dự án phát triển kinh tế xã hội của những công ty, mà trên thực tế nhiều đảng viên cộng sản, hoặc những người có quan hệ chặt chẽ với bộ máy quyền lực của đảng, nắm giữ. Các cuộc biểu tình này thường xuyên bị chính quyền cộng sản của giai cấp công nông Việt Nam dẹp đi. Chưa có thống kê nào về số lượng các cuộc biểu tình đòi đất hàng năm, nhưng chỉ trong vài năm gần đây, có thể nêu nhiều vụ xảy ra liên tiếp, vụ nông dân lõa thể giữ đất ở Cần Thơ, vụ Văn Giang, vụ Dương Nội, rồi đỉnh cao là vụ Đòan Văn Vươn ở Hải Phòng nơi mà súng đã nổ thay cho luật pháp. Và trong khi những dòng chữ này đến với quý độc giả thì hàng trăm nông dân làng Trịnh Nguyễn, Từ Sơn Bắc Ninh đang dầm mưa giải nắng giữ đất.
Luật gia Lê Hiếu Đằng, người từng trải qua kinh nghiệm với đảng cộng sản suốt mấy mươi năm đã phát biểu,
Chưa có cuộc cách mạng nào hứa hẹn nhiều và thực hiện ít như cuộc cách mạng cộng sản“Trước kia nông dân nghe theo Đảng để mong có ruộng đất. Cái chuyện nông dân ly tán, khổ đâu vì mất đất là do đâu? Là do cái quy định đất đai là sở hữu tòan dân!”
Milovan Djilas
Lời phát biểu của ông Lê Hiếu Đằng như một bức tranh tổng kết những gì những người cộng sản đã hứa hẹn khi họ còn hàn vi ngày xưa đến khi họ trở thành giai cấp mới ngày nay.
Còn những người nông dân đã tự nguyện đứng dưới lá cờ của giai cấp công nông thì nghĩa gì?
Bà Ngô Thị Đức, một nông dân ở làng Trịnh Nguyễn, có 47 tuổi đảng và bị đảng của bà khai trừ vì bà đấu tranh cho quyền lợi của những người nông dân, nói với chúng tôi,
“Tôi nhiều năm phấn đấu để vào đảng, nay họ làm sai, tôi thấy cũng chả cần. Sợ mất dân hơn là mất Đảng. Phần mình mình phải lo, ai mà lo tới mình thì mình đã toi rồi.”
Có phần chắc là bà Ngô Thị Đức và những người nông dân làng Trịnh Nguyễn không biết Milovan Djilas là ai, chỉ biết rằng… “họ” tức những người cộng sản cầm quyền đã làm sai. Họ đã trở thành một giai cấp mới, cũng bóc lột như trong những cuốn sách lý thuyết cộng sản mà đảng cộng sản phát cho các đảng viên của mình.
Điều khá mỉa mai, là khi những người nông dân Trịnh Nguyễn giữ đất chống giai cấp mới, họ vẫn trương cờ đỏ búa liềm, và khi Đòan Văn Vươn nghe lời tuyên án vẫn nói lời cảm ơn đảng cộng sản, đảng của một giai cấp mới.
Có lẽ để kết thúc, chúng tôi mượn lời cựu phó chủ tịch đảng cộng sản Nam Tư, Milovan Djilas, “Chưa có cuộc cách mạng nào hứa hẹn nhiều và thực hiện ít như cuộc cách mạng cộng sản.”
Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-07-14
Một cuộc cách mạng nông nghiệp: Không thể chần chừ
Trong tuần, một lần nữa vấn đề nông nghiệp lại nóng lên khi Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp làm việc với lãnh đạo 3 tỉnh có sản lượng lúa
và thủy sản lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long là An Giang, Kiên
Giang và Đồng Tháp. Cuộc làm việc của Thủ tướng nhằm tìm ra giải pháp
tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản. Có thể thấy, sau
thời gian "chẩn bệnh, bốc thuốc kê đơn và đại phẫu”, thì nay nền nông
nghiệp nước nhà đã đến lúc phải thay đổi cục diện. Dư luận cho rằng, một
cuộc cách mạng nông nghiệp ở Việt Nam đã bắt đầu.
1. Cũng trong ngày 11-7, tại Đồng Tháp đã diễn ra hội nghị "Chuyển đổi
cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả ở các tỉnh Nam bộ”, do Bộ
NN&PTNT và Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đồng chủ trì. Rất đáng lo ngại là,
theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, trong nửa đầu năm 2013, tổng sản
lượng vụ Đông Xuân của cả nước đạt trên 20 triệu tấn nhưng nông dân càng
làm càng lỗ. Lý do chính: giá trị xuất khẩu giảm.
Chính do lợi nhuận người nông dân thu được quá ít từ việc trồng lúa nên
nhiều nơi tại ĐBSCL, bà con đã chuyển từ trồng lúa sang trồng màu. Về
vấn đề này, nhiều ý kiến ủng hộ, coi đó là sự năng động, là hướng đi
đúng đắn giúp nông dân có thu nhập cao. Tuy nhiên, cũng có không ít ý
kiến bày tỏ sự lo ngại khi đặt vấn đề: việc thay thế diện tích đất lúa
sang trồng màu liệu có thật sự mang lại hiệu quả? và đơn vị nào đứng ra
chịu trách nhiệm bao tiêu sản phẩm cho nông dân?
Khó khăn của nông nghiệp đã hiện ra rất rõ ràng. Tại kỳ họp thứ 8 HĐND
tỉnh Vĩnh Long mới đây, trong phiên thảo luận, nhiều đại biểu đã tập
trung nói về nông nghiệp- nông thôn- nông dân. Người ta thực sự lo ngại
khi mà nguồn thu chính của tỉnh là nông nghiệp thì 6 tháng đầu năm nay
lại bị âm. Cụ thể: giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp - thủy sản
giảm 0,76% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên Vĩnh Long rơi
vào tình thế đó, được coi như một dấu hiệu báo động đối với một địa
phương có tiềm năng, thế mạnh về phát triển kinh tế nông nghiệp.
Ông Trương Văn Sáu, Phó chủ tịch UBND tỉnh này nhận định, đây là thời
điểm khó khăn nhất cho sản xuất nông nghiệp trong nhiều năm qua. Ông Sáu
dẫn chứng, năng suất, sản lượng, giá trị của hầu hết các sản phẩm do
người nông dân làm ra như lúa, gia súc, gia cầm, thủy sản... đều giảm.
Trong đó, giá bán nhiều sản phẩm dưới giá thành. Đáng chú ý, không chỉ
lĩnh vực trồng trọt (nhất là cây lúa) giảm, mà chăn nuôi còn giảm mạnh
hơn: tổng đàn heo giảm 8,44%, bò giảm 17,17%, giảm 100 lồng bè nuôi cá.
Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm giảm 2,24% so với cùng kỳ năm
trước.
Cũng tại kỳ họp của HĐND tỉnh Vĩnh Long, đại biểu Bùi Văn Nghiêm (huyện
Vũng Liêm) đưa ra những con số cụ thể về giá cả: nhãn đầu vụ 12.000
đ/kg, hiện chỉ còn 7.000 đ/kg; bưởi 20.000 đ/kg đầu vụ, nay chỉ còn
12.000 đ/kg. "Giá cả bấp bênh, giảm sâu đã làm người nông dân ngán ngại
khi khôi phục đầu tư”, đại biểu này nói. Tương tự, đại biểu Phạm Hoàng
Khải (huyện Trà Ôn) cho rằng, nguyên nhân chính khiến giá trị sản xuất
ngành nông nghiệp sụt giảm do giá cả liên tục bị rớt. "Vấn đề đặt ra là
phải chăng cung đang vượt quá cầu? Nếu đúng thế thì nhất thiết phải xem
lại quy hoạch, xem lại cơ cấu để có giải pháp tái cơ cấu lại mùa vụ, tái
cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi”, ông Khải khẩn thiết đề nghị.
2. Sản xuất nông nghiệp suy thoái sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy. Hiện 70%
dân số nước ta sống tại khu vực nông thôn, trong đó chủ yếu mưu sinh
bằng nghề nông. Có nghĩa là, tại thời điểm này 70% dân số đất nước phải
chịu tác động xấu từ sự sụt giảm hiệu quả kinh tế nông nghiệp. Như vậy,
công tác bảo đảm an sinh xã hội thiếu bền vững. So với thành thị, người
nông dân vốn đã thu nhập thấp, là đối tượng dễ bị tổn thương thì nay lại
phải gánh chịu những khó khăn chồng chất.
Cũng cần lưu ý, vài 3 năm trước, khi công nghiệp, dịch vụ suy giảm thì
chính lĩnh vực nông nghiệp đã có những đóng góp quan trọng, làm ổn định
tình hình. Nông nghiệp vốn được coi là "vịnh trú bão” an toàn cho nền
kinh tế nước nhà, thì nay chính mặt vịnh phẳng lặng lại nổi sóng. Đó là
điều thực sự lo ngại, được dư luận xã hội quan tâm dõi theo một cách sâu
sắc, đầy hồi hộp.
Trên thực tế "tam nông” là vấn đề hệ trọng của đất nước. Vậy nhưng đã có
một thời gian dài người ta đã coi thường nó. Bằng chứng là nông nghiệp-
nông thôn- nông dân ít được đầu tư. Đầu tư lớn của nhà nước chủ yếu là
những công trình xây dựng cơ bản, những dự án công nghiệp lớn, các khu
chế xuất, khu công nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty; nhất là việc đô
thị hóa một cách ồ ạt. Biết bao nhiêu thị trấn lên thị xã, thị xã lên
thành phố và các đô thị cứ mở rộng tưởng như vô tận, tiến sát về làng,
lấn đất của làng, làm cho làng quê xáo động. Chính vì thế, nông thôn mất
lực phát triển. Người làm nông không còn động lực làm giàu trên chính
mảnh ruộng, mảnh vườn, vì thế đã dẫn đến tình trạng trả ruộng, bán
ruộng, "treo ao, treo chuồng, treo vườn, treo ruộng” và rồi những làn
sóng ly hương lẫn ly nông diễn ra phổ biến.
Mấu chốt của vấn đề chính là việc người nông dân không được thụ hưởng
xứng đáng những gì họ bỏ ra, cuộc sống của họ là một chuỗi dài tụt hậu
so với một số đối tượng dân cư khác. Đích đến để giải quyết vấn đề tam
nông là gì nếu không phải là:
-Với nông nghiệp, đó là sự phát triển bền vững;
-Với nông thôn, đó là những vùng quê yên ả, đổi mới;
-Với nông dân, đó là thu nhập cao từ sự lao động chân chính, cuộc sống vật chất, tinh thần ngày một đi lên.
Nhưng thực tế còn quá nhiều vướng mắc. Với nông nghiệp, rớt giá, tiêu
thụ sản phẩm khó khăn; chấp chới trong chuyển đổi vật nuôi, cây trồng.
Với nông thôn, bộ mặt làng quê thay đổi theo hướng ẩn chưa nhiều bức
xúc, dễ bùng phát. Với nông dân, xuất hiện tư tưởng chán làng, chán
ruộng.
Một số ý kiến cho rằng, ở lĩnh vực này đã có sự "đứt gẫy”, nếu không
nhận diện đúng, không có giải pháp đúng và tích cực thì sự đứt gẫy ấy
khó chắp nối. Giống như một vết thương không lên nổi da non.
3. Như vậy, tại thời điểm này, ngành nông nghiệp vừa phải tiến hành một
cuộc "đại phẫu”, lại vừa phải làm một cuộc cách mạng thực sự. Đó là đòi
hỏi của thực tiễn, cũng là tuân theo quy luật của sự phát triển. Quy
luật ấy không dựa trên sự duy ý chí, cũng không thể theo lối "duy ngã
độc tôn” của ai đó áp đặt; mà phải xuất phát và dựa hẳn vào quy luật
kinh tế thị trường, quy luật xã hội và truyền thống của một quốc gia
từng tự hào bởi một nền văn minh lúa nước.
Quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp chính là đòi hỏi bức thiết nhất. Quy
hoạch ấy phải tính đến giá trị hàng hóa sản phẩm nông nghiệp, đến sự
phát triển bền vững và lợi ích thực sự của người nông dân.
Trở lại vấn đề, khi mà cây lúa không còn đem lại lợi nhuận cao cho người
nông dân, thì trồng cây gì, nuôi con gì là phù hợp. Vùng nào làm cách
gì? Có một mẫu số chung, một cách làm chung "đồng phục” cho tất cả các
vùng miền hay không? Dồn điền đổi thửa, cánh đồng mẫu lớn, liên kết 4
nhà- những giải pháp ấy kết quả đến đâu, những gì tích cực, những yếu tố
nào duy ý chí kém hiệu quả, kìm hãm sự phát triển… Đó là những câu hỏi
lớn, là sự trăn trở của người làng quê Việt Nam hôm nay.
Trong quá trình chuyển đổi vật nuôi, cây trồng, đành rằng người nông dân
đang không được hưởng lợi từ hạt lúa, dẫu nước ta là cường quốc xuất
khẩu gạo và việc trồng màu thay vì trồng lúa đang được coi là một lối mở
nhưng cũng có không ít ý kiến cho rằng, không nên vội vã giảm diện
tích, sản lượng lúa- vì rất có thể lại "sập bẫy” từ sự ngộ nhận. Luồng ý
kiến này cho rằng, vẫn phải giữ lại 3,8 triệu hecta đất trồng lúa nhưng
nên giảm vụ thay vào đó là trồng màu đan xen. Gần đây, một số địa
phương đã quy hoạch giảm diện tích trồng lúa nhưng cũng không thể cầm
chắc số đất "cắt” ra ấy sẽ được dùng đúng mục đích, có khi lại rơi vào
cảnh "phân lô, bán nền” hay là làm… sân golf.
Quan trọng nhất để nông nghiệp nước nhà phát triển bền vững chính là ở
khâu bao tiêu sản phẩm. Khi mà năng suất ngày một tăng thì sản phẩm phải
được tiêu thụ tốt hơn. Mức độ tiêu thụ trong nước có thể tính được,
nhưng quan trọng hơn chính là xuất khẩu. Người nông dân không thể tự
xuất khẩu, cũng không thể trông chờ bởi các tư thương, những chủ ghe,
chủ vựa mà phải có sự "chống lưng” mạnh mẽ của Nhà nước.
Chính vì thế dư luận cho rằng, việc ngày 11-7 vừa qua Thủ tướng làm việc
trực tiếp với lãnh đạo các tỉnh vựa lúa ĐBSCL là khởi đầu một cuộc cách
mạng nông nghiệp- một cuộc cách mạng không thể chần chừ.
5 "luật chơi” của thị trường nông sản thế giới
Trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO), năm 2007, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm- thủy sản của Việt
Nam là 8,3 tỷ USD; đến năm 2012 đạt 27,5 tỷ USD, tăng gấp 3,4 lần. Tuy
nhiên, gia nhập WTO không có nghĩa là được ngồi không hưởng lợi mà phải
tuân thủ những quy định khắt khe. Các chuyên gia đưa ra khuyến cáo khi
cạnh tranh trên thị trường nông sản thế giới như sau:
-Thứ nhất, hàng hoá phải đồng bộ về chất lượng mà điều đó không thích hợp với kiểu canh tác nhỏ lẻ của Việt Nam.
-Thứ hai, hàng hoá phải
có chứng nhận "sản xuất nông nghiệp tốt GAP” hoặc "sản xuất chế biến tốt
GMP”; cam kết về kiểm dịch động thực vật SBS…là sự bắt buộc.
- Thứ ba, hàng hóa phải
có chứng minh về nguồn gốc (chứng chỉ xác nhận giống không thuộc loại
cây biến đổi gien GMO), chất lượng (hàm lượng protein, chống oxy hoá,
vitamin…, vừa phải đồng nhất (giống, kích cỡ, màu sắc, bao bì, nhãn
mác).
- Thứ tư, phải biết cách vượt qua rất nhiều rào cản kỹ thuật, rào cản pháp lý do các nước nhập khẩu dựng lên.
- Thứ 5, giá cả là yếu tố quyết định cuối cùng. Rất có thể người nông dân sẽ bị ép bán sản phẩm với giá rẻ mạt.
|
GS Tương Lai: Không thể nào ngồi yên trước hành động xâm lược của Trung Quốc
Một chuyên gia cố vấn cho hai đời Thủ tướng tại Việt Nam nhận định
giới lãnh đạo Việt Nam đã trở nên quá quy lụy Trung Quốc, rơi ra khỏi
quỹ đạo dân chủ và tụt hậu sau lưng các nước còn lại trên thế giới, một
thế giới mà Việt Nam hiện đang rất cần phải hội nhập để có thể tăng
trưởng và phát triển.
Trong bài bình luận đăng trên nhật báo The New York Times của Mỹ ngày 7/6, Giáo sư Tương Lai (Nguyễn Phước Tương), một nhà nghiên cứu xã hội học-văn hóa được nhiều người biết đến, đã mạnh mẽ phê phán nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp dân chúng trong các cuộc biểu tình yêu nước và nhu nhược trước sự xâm lấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong bài bình luận đăng trên nhật báo The New York Times của Mỹ ngày 7/6, Giáo sư Tương Lai (Nguyễn Phước Tương), một nhà nghiên cứu xã hội học-văn hóa được nhiều người biết đến, đã mạnh mẽ phê phán nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp dân chúng trong các cuộc biểu tình yêu nước và nhu nhược trước sự xâm lấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tác giả bài viết, người từng cố vấn cho cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, nói rằng bi kịch lớn nhất của Việt Nam chính là ảo tưởng về một hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa thường được nhà nước viện cớ để dung chấp chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc, để trấn áp dân chủ, kiểm duyệt - bịt chặn thông tin, và khủng bố tinh thần của người dân.
Theo giáo sư Tương Lai, các bản án nặng nề dành cho hai sinh viên yêu nước Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên hồi tháng trước với các cáo buộc tội “nói xấu Trung Quốc” đã chạm tới tinh thần yêu nước và chủ nghĩa dân tộc của người dân Việt Nam và phơi bày sự thông đồng mờ ám của chính quyền với những kẻ ngoại bang xâm lược.
Bài bình luận viết rằng trước âm mưu nuốt chửng Biển Đông bằng bản đồ đường lưỡi bò đầy tham vọng của Trung Quốc, các bước chân nổi giận của người dân Việt Nam đã bất chấp sự đàn áp, cùng nhau xuống đường bày tỏ lòng yêu nước trong các cuộc tuần hành quy tụ từ giới trí thức, giới trẻ thành thị đến những người dân oan, những người nông dân bị bần cùng hóa bởi chính sách nhà nước tịch thu đất đai mà không đền bù thỏa đáng.
GS Tương Lai |
Tác giả nói sự căm phẫn của người dân trỗi dậy giữa lúc các nhà lãnh đạo
Việt Nam đang tự phơi bày sự nhút nhát, yếu hèn trước Trung Quốc xâm
lược.
Trong một cuộc phỏng vấn trước đây với VOA Việt ngữ, giáo sư Tương Lai nhấn mạnh:
“Chúng tôi là những người yêu nước. Chúng tôi thấy hành động gây hấn, khiêu khích của nhà cầm quyền Trung Quốc là một nguy cơ lớn đối với nền độc lập dân tộc vì chủ quyền lãnh thổ-lãnh hải quốc gia đang bị đe dọa nghiêm trọng. Là một người yêu nước không thể nào ngồi yên trước hành động xâm lược của Trung Quốc. Cho nên, chúng tôi phải lên tiếng.”
Giáo sư Tương Lai cho rằng cải cách kinh tế của Việt Nam bị ngăn trở bởi không đi kèm với cải cách chính trị. Theo ông, các lãnh đạo Việt Nam chưa bao giờ xây dựng được một nhà nước pháp quyền và một xã hội dân sự thực thụ.
Vẫn theo nhà nghiên cứu này, vì cố duy trì một hệ thống chính trị suy tàn và một hệ tư tưởng giáo điều, vận mệnh kinh tế của Việt Nam bị suy sụp và chính phủ Việt Nam tự biến mình thành mục tiêu bị quốc tế chỉ trích vì đàn áp dân chủ và các vi phạm về nhân quyền.
Tác giả tố cáo giới lãnh đạo Việt Nam đã quay lưng lại với nhân dân Việt Nam. Giáo sư Tương Lai nói ông cùng với một số trí thức đã từng đệ trình rất nhiều thỉnh nguyện thư kêu gọi bảo vệ nhân quyền và dân chủ, nhưng các đề nghị đó đều bị đáp trả bằng sự thóa mạ, phỉ báng từ truyền thông của nhà nước.
Nhà xã hội học Tương Lai kêu gọi lãnh đạo Việt Nam cần phải công nhận sức mạnh hợp quần của các cuộc biểu tình yêu nước trước sự xâm lấn của ngoại bang và rằng nhu cầu về dân chủ và nhân quyền sẽ dẫn tới những thay đổi ngoạn mục, khó lường trước được.
Ông khuyến cáo rằng nhà nước Việt Nam càng sử dụng bạo lực và đàn áp bao nhiêu thì càng phơi bày sự tàn bạo của chính họ bấy nhiêu. Giáo sư Tương Lai khẳng định:
“Chúng tôi làm tất cả những việc này là để hỗ trợ cho cuộc đấu tranh ngoại giao mà nhà nước đang tiến hành. Vì thế, chúng tôi nghĩ rằng không có lý do nào để nhà cầm quyền bất bình với việc làm hết sức quan minh, chính đại và chính đáng của chúng tôi. Đáng lý chính quyền, trong khi phản đối hành vi ngang ngược của Trung Quốc qua đường ngoại giao, phải rất tán thành hành vi phản đối quyết liệt từ dân. Bởi vì tin vào dân, dựa vào dân mới có sức mạnh để đấu tranh với những hành động ngang ngược, hiếu chiến ấy chứ!”
Giáo sư Tương Lai nói một người lãnh đạo hiểu thấu đáo việc này, nhanh chóng hồi đáp nguyện vọng của người dân, và đặt lợi ích quốc gia lên trên tất cả sẽ được sự ủng hộ của quần chúng và sự đồng cảm của bạn bè quốc tế.
Bài viết của giáo sư Tương Lai trên nhật báo The New York Times kết thúc bằng lời cảnh báo rằng sự suy tàn của nhà cầm quyền Việt Nam là điều khó tránh khỏi nếu họ quay lưng lại với người dân, cố chấp duy trì mô thức quản trị phản dân chủ, và đưa đất nước vào con đường tăm tối không lối thoát.
Trà My
(VOA)
Trong một cuộc phỏng vấn trước đây với VOA Việt ngữ, giáo sư Tương Lai nhấn mạnh:
“Chúng tôi là những người yêu nước. Chúng tôi thấy hành động gây hấn, khiêu khích của nhà cầm quyền Trung Quốc là một nguy cơ lớn đối với nền độc lập dân tộc vì chủ quyền lãnh thổ-lãnh hải quốc gia đang bị đe dọa nghiêm trọng. Là một người yêu nước không thể nào ngồi yên trước hành động xâm lược của Trung Quốc. Cho nên, chúng tôi phải lên tiếng.”
Giáo sư Tương Lai cho rằng cải cách kinh tế của Việt Nam bị ngăn trở bởi không đi kèm với cải cách chính trị. Theo ông, các lãnh đạo Việt Nam chưa bao giờ xây dựng được một nhà nước pháp quyền và một xã hội dân sự thực thụ.
Vẫn theo nhà nghiên cứu này, vì cố duy trì một hệ thống chính trị suy tàn và một hệ tư tưởng giáo điều, vận mệnh kinh tế của Việt Nam bị suy sụp và chính phủ Việt Nam tự biến mình thành mục tiêu bị quốc tế chỉ trích vì đàn áp dân chủ và các vi phạm về nhân quyền.
Tác giả tố cáo giới lãnh đạo Việt Nam đã quay lưng lại với nhân dân Việt Nam. Giáo sư Tương Lai nói ông cùng với một số trí thức đã từng đệ trình rất nhiều thỉnh nguyện thư kêu gọi bảo vệ nhân quyền và dân chủ, nhưng các đề nghị đó đều bị đáp trả bằng sự thóa mạ, phỉ báng từ truyền thông của nhà nước.
Nhà xã hội học Tương Lai kêu gọi lãnh đạo Việt Nam cần phải công nhận sức mạnh hợp quần của các cuộc biểu tình yêu nước trước sự xâm lấn của ngoại bang và rằng nhu cầu về dân chủ và nhân quyền sẽ dẫn tới những thay đổi ngoạn mục, khó lường trước được.
Ông khuyến cáo rằng nhà nước Việt Nam càng sử dụng bạo lực và đàn áp bao nhiêu thì càng phơi bày sự tàn bạo của chính họ bấy nhiêu. Giáo sư Tương Lai khẳng định:
“Chúng tôi làm tất cả những việc này là để hỗ trợ cho cuộc đấu tranh ngoại giao mà nhà nước đang tiến hành. Vì thế, chúng tôi nghĩ rằng không có lý do nào để nhà cầm quyền bất bình với việc làm hết sức quan minh, chính đại và chính đáng của chúng tôi. Đáng lý chính quyền, trong khi phản đối hành vi ngang ngược của Trung Quốc qua đường ngoại giao, phải rất tán thành hành vi phản đối quyết liệt từ dân. Bởi vì tin vào dân, dựa vào dân mới có sức mạnh để đấu tranh với những hành động ngang ngược, hiếu chiến ấy chứ!”
Giáo sư Tương Lai nói một người lãnh đạo hiểu thấu đáo việc này, nhanh chóng hồi đáp nguyện vọng của người dân, và đặt lợi ích quốc gia lên trên tất cả sẽ được sự ủng hộ của quần chúng và sự đồng cảm của bạn bè quốc tế.
Bài viết của giáo sư Tương Lai trên nhật báo The New York Times kết thúc bằng lời cảnh báo rằng sự suy tàn của nhà cầm quyền Việt Nam là điều khó tránh khỏi nếu họ quay lưng lại với người dân, cố chấp duy trì mô thức quản trị phản dân chủ, và đưa đất nước vào con đường tăm tối không lối thoát.
Trà My
(VOA)
Nguyễn Văn Tuấn - Một kiểu miệt thị khó chấp nhận
Thoạt đầu tôi không để ý đến bài báo "Vì sao gái miền Tây hay làm nghề nhạy cảm?",
nhưng thấy Pv Lê Ngọc Sơn đưa vào fb và thấy các bạn bàn luận tôi mới
đọc qua cho biết. Đọc xong tôi thấy đây là một bài báo có rất nhiều điểm
đáng bàn. Đáng bàn không phải vì sự thật (đúng ra là tính hư cấu) trong
bài báo, mà là khả năng nhận thức của người viết bài báo. Có nhiều câu
chữ mang hơi hám khoa học nhưng thật ra là phi khoa học. Đáng lẽ toàn bộ
bài viết phải gọi là “ngụy khoa học” thì đúng hơn. Tính nguỵ khoa học
(pseudoscience) trong bài này nó bàng bạc trong các thói nguỵ biện phổ
biến.
Cái nguỵ biện thứ nhất là nói bâng quơ. Chẳng hạn như câu “con gái miền
Tây đi làm những nghề nhạy cảm như massage, tiếp viên… nhiều hơn những
con gái miền khác. Thật ra, tôi cũng có thể nói khơi khơi thế này: “con
gái miền Tây đi làm công nhân trong mấy hãng xưởng ở Bình Dương và Long
An nhiều hơn con gái miền khác”. Tôi nói thế là vì tôi hay đi đến những
hãng xưởng đó và có cảm nhận như thế. Còn những người hay đi uống bia ôm
và massage thì thấy gặp con gái miền Tây nhiều, nên có cảm nhận như
thế. Ở Sydney trong thời gian gần đây, báo chí nêu tình trạng một số
người Việt ăn trộm trong các siêu thị sang trọng và mang bạch phiến từ
VN sang Úc, mà đa số là người gốc Bắc (1975). Nếu dùng cách nói như tác
giả bài này người ta sẽ nói người Bắc hay buôn ma tuý và ăn trộm?! Cách
suy luận đó có thể hấp dẫn với những ai có suy nghĩ dễ dãi, chứ khó
thuyết phục người suy nghĩ nghiêm chỉnh. Khó thuyết phục vì nó vô lí và
xúc phạm. Để thấy sự vô lí, có thể lấy thêm một ví dụ: người ta thấy
nhiều người mắc bệnh tả có thói quen ăn thịt chó, thế là người ta nghi
rằng thịt chó là nguyên nhân bệnh tả. Nhưng câu hỏi quan trọng hơn là so
sánh giữa bao nhiêu người ăn thịt chó mắc bệnh tả, và bao nhiêu người
không ăn thịt chó mắc bệnh tả. Bài học thứ nhất ở đây là: nói một chiều
và không có nhóm chứng (control) là phạm phải lỗi nguỵ biện.
Thứ hai là nguỵ biện thống kê. Tiêu biểu cho nguỵ biện này là câu khẳng
định “Đó không phải là chuyện ngẫu nhiên”. Đây là một câu phát biểu rất
khoa học, vì không phải ngẫu nhiên, tức là có hệ thống. Cái lỗi hệ thống
mà tác giả này chứng minh trong mấy đoạn sau là do con gái miền Tây hay
đua đòi, thất học, và do đó suy nghĩ đơn giản (dễ bị chiêu dụ). Quan
trọng là chữ “ngẫu nhiên”. Nếu tác giả chỉ đọc vài bài báo thấy ai cũng
nói con gái miền Tây đua đòi và còn thất học, tác giả đã bị người khác
cấy vào não cái ý tưởng rằng con gái miền Tây quả thật hay đua đòi và
thất học. Nhưng có thể đó chỉ là ý kiến cá nhân của vài kí giả, chứ
chẳng có dữ liệu gì để đi đến một kết luận nghiêm chỉnh. Vài kí giả thì
có thể chỉ là ngẫu nhiên (có thể họ hay đi nhật nhẹt trong các quán bia
ôm), nên khó mà nói mang tính đại diện được. Do đó, đáng lí ra, để chứng
minh không phải là ngẫu nhiên, tác giả phải trình bày vài dữ liệu để
thuyết phục độc giả. Hay hơn nữa, tác giả có thể tính toán (như trị số
P) để độc giả thấy. Khi các kí giả có trình độ khá đưa tin về vaccine
phòng chống HIV bên Thái Lan, người ta trình bày trị số P = 0.04 để cho
thấy hiệu quả đó không phải là ngẫu nhiên. Nhưng tôi ngờ rằng tác giả
bài này khó mà tính được trị số P, mà có tính được thì chắc gì đã hiểu.
Lỗi nguỵ biện thứ hai ở đây là hồ đồ.
Thứ ba là tác giả đi từ võ đoán này đến võ đoán khác. Sau khi cho rằng
“nhiều người” (lại “nhiều”!) miền Tây “cực kì cưng chiều con gái”, tác
giả đi đến một phán xét rằng “Thế nên, ngay từ nhỏ, con gái miền Tây đã
không phải lao động dãi nắng, dầm mưa, quá lắm chỉ là làm các công việc
nội trợ trong gia đình.” Cái này là rõ ràng một sự võ đoán. Là bậc cha
mẹ ai không cưng chiều con, đặc biệt là con gái. Đáng lẽ phải thấy đó là
một điểm son chứ, để phân biệt với loại người (phải dùng chữ “loại”)
trọng nam khinh nữ. Nhưng cưng chiều không có nghĩa là ở nhà suốt ngày
lo mài dũa móng tay, bôi son, trét phấn như mấy cô gái thị thành đua
đòi. Tôi có thể lấy gia đình tôi ra làm ví dụ. Mấy em gái của tôi vẫn
làm ruộng. Thật ra, hầu hết những người gặt lúa, cấy lúa ở miền Tây là
phụ nữ. Có lẽ tác giả bài này chưa sống ở miền Tây nên nói quá bậy. (Chữ
"bậy" ở đây là còn nhẹ, tôi có thể dùng chữ nặng hơn, nhưng có lẽ không
cần thiết).
Cũng nằm trong cái lỗi võ đoán, tác giả phóng bút viết rằng “Chỉ cần
quăng tay lưới hoặc cắm cây xuống lớp đất màu mỡ, họ sớm nhận được thành
quả mà ít phải bỏ công sức hơn nơi khác.” Nếu tác giả này được đẻ ra
vào thế kỉ 19 hay đầu/giữa thế kỉ 20 thì câu này có thể tạm chấp nhận
được, nhưng đây là thế kỉ 21, tình trạng nông thôn đã có nhiều đổi thay
(theo chiều hướng xấu đi) nên không có chuyện quang lưới xuống sông là
có cá ăn đâu nhé. Có lẽ tác giả hoặc là đang nằm mơ giữa ngày (day
dreaming), hoặc là đang “phê” những cuốn sách của bác Sơn Nam nên mới
bạo tay gõ bàn phiếm như thế. Viết mà không đi thực tế thì chẳng khác gì
– nói theo cách nói của dân miền Tây – nói dóc, tào lao.
Thứ tư là nguỵ biện theo kiểu lợi dụng trường hợp cá biệt. Đó là câu “Có
thể thấy, lối suy nghĩ của nhiều cô gái miền Tây khá đơn giản, mộc mạc.
Những phát ngôn “kinh điển” của Ngọc Trinh, người đẹp đến từ Trà Vinh,
là ví dụ tiêu biểu nhất.” Phải nói đây là một câu phát biểu ngờ nghệch
nhất mà tôi thấy từ một nhà báo! Lấy một trường hợp cá biệt để đi đến
kết luận cho một cộng đồng là một sai lầm, một nguỵ biện thấp nhất. Nguỵ
biện này chẳng khác gì lấy một cô hoa khôi nào đó ở Hà Nội giết tình
nhân, rồi suy luận rằng gái Hà Nội là ác ôn! Dùng cách nói của nhà báo
này, con gái miền Tây cũng có thể nói rằng nhà báo Việt Nam rất dốt
nhưng ngạo mạn làm bộ như ta đây là những người đạo cao đức trọng - một
kiểu đeo mặt nạ đạo đức giả.
Toàn bộ bài báo toát lên một cái “air” trịch thượng và xúc phạm. Hầu như
đoạn văn nào trong bài viết cũng có vấn đề. Hoặc là vấn đề dùng chữ mỉa
mai, hoặc là cách nói kẻ cả, hoặc là võ đoán, hoặc là nguỵ biện. Có
những câu trong bài hoàn toàn võ đoán như “Hiện tại, ở miền Tây, một
chàng trai muốn cưới được vợ phải có ít nhất 60 triệu đồng. Bởi ngoài
tiền cưới, chàng trai phải có nhiệm vụ mua lễ vật vòng vàng nhẫn cưới
cho vợ và gia đình vợ.” Có phải thật sự là 60 triệu? (Thằng cháu tôi mới
lấy vợ và nó chỉ có 10 triệu đồng trong túi). Có phải thật sự đó là đặc
điểm ở miền Tây? Một con người chỉ cần cái bộ não bình thường cũng có
thể đặt hai câu hỏi đó, và khi biết đặt câu hỏi đó thì tác giả sẽ thấy
vô lí và xúc phạm như thế nào. Rất khó biết tác giả có thực sự cố ý xúc
phạm phụ nữ miền Tây hay không, nhưng cách dùng chữ và cách vận dụng
logic thì rõ ràng là có nỗ lực. Nỗ lực xúc phạm cả một cộng đồng. Đừng
nghĩ dùng chữ “một số” hay không dùng chữ đó mà không xúc phạm.
Có lẽ câu xúc phạm nhất là câu này: “Có thể thấy, lối suy nghĩ của nhiều
cô gái miền Tây khá đơn giản, thoáng đãng, bản năng.” Chú ý chữ “bản
năng”. Phải là một người có nhiều thành kiến ghê gớm lắm mới dám đặt tay
viết hai chữ đó. Tôi nghĩ những cô gái miền Tây cũng có thể mượn cách
nói xúc phạm và hồ đồ đó để trả hai chữ đó cho tác giả: bản năng nói
xấu.
Hết “bản năng”, tác giả còn phán thêm rằng con gái miền Tây “suy nghĩ
đơn giản”. Đó là một cách nói trịch thượng. Chẳng biết tuổi đời của tác
giả này bao nhiêu mà khẩu khí có vẻ như là bề trên. Thật ra, ngay cả bề
trên cũng không dám nói như thế. Ở một đoạn khác, tác giả tỏ ý chê con
gái miền Tây là thật thà và chất phác, nhưng nếu con gái miền Tây ăn
diện thì bị cái chê khác: “ăn nói bạt mạng, ăn chơi tung trời và mặc đồ
mát mẻ hơn bất cứ cô gái thành thị nào.” Làm như chỉ có con gái thành
thị (như tác giả bài báo?) mới có quyền mặc đồ mát mẻ! Nếu ăn nói bạt
mạng thì chính tác giả bài báo mới xứng đáng với cái nhãn hiệu đó.
Nên nhớ rằng miền Tây là dựa lúa của cả nước và cũng là nơi nuôi Việt
Nam. Trong số những người làm ra hạt lúa để nuôi cả nước, có phân nửa là
lao động nữ. Ấy thế mà có người vô ơn đến nỗi viết hẳn một bài báo để
nói rằng con gái miền Tây lười biếng, thất học, và dễ tin! Nếu tác giả
thật sự nghĩ như thế, thì đáng lẽ tác giả nên chịu khó suy nghĩ và đặt
câu hỏi “tại sao”. Tại sao người dân miền Tây ít học? Tại sao người dân
miền Tây bỏ làng đi làm thuê ở Bình Dương? Tôi nghĩ nếu tác giả tìm được
câu trả lời thì có lẽ tác giả sẽ cảm thấy xấu hổ với những nhận định
của mình, và nợ người dân miền Tây một lời xin lỗi. Dĩ nhiên, xin lỗi
chỉ tồn tại ở những người có nhân cách.
Người Tây phương có câu “In God we trust, all others must bring data”
(có thể hiểu câu đó là: chỉ có Thượng đế là đáng tin, còn tất cả những
cái khác phải dựa trên dữ liệu). Hình như là câu nói của Edward Deming,
người đem khái niệm quality control đến kĩ nghệ xe hơi của Nhật. Để đi
đến kết luận về một cộng đồng, người ta cần chứng cứ. Chứng cứ có thể là
định tính, nhưng tốt hơn nữa là định lượng đàng hoàng. Có lần nói
chuyện ở Thời báo Kinh tế Sài Gòn (thời ông Võ Văn Kiệt còn sống) tôi có
nói về evidence based journalism mà tôi tạm dịch là “Báo chí thực
chứng” (giống như y học thực chứng). Theo đó, phóng viên nên dựa vào
chứng cứ mà viết thì tốt hơn là dựa vào những cảm nhận cá nhân.
Nói không có chứng cứ là nói dóc. Nói dóc, nói chuyện tào lao là chuyện
của dân nhậu nhẹt. Rượu vào lời ra mà. Chẳng ai thèm để ý đến những lời
nói dóc của những người say men rượu. Nhưng nhà báo, dù gì cũng mang
danh là “có học”, mà nói dóc thì đáng trách, nếu không muốn nói là đáng
kinh tởm. Khoảng cách thái độ từ kinh tởm đến khinh bỉ chẳng bao xa. Tác
giả bài này cho rằng con gái miền Tây suy nghĩ đơn giản, nhưng những
phân tích trên đây cho thấy thấy chính tác giả mới là người suy nghĩ đơn
giản. Suy nghĩ đơn giản là biểu hiện của sự yếu kém về trình độ và nhận
thức. Suy nghĩ đơn giản còn thể hiện sự lười biếng tư duy. Dù lí do gì
đi nữa thì những nhận định trong bài viết của tác giả cũng đáng trách.
Bài báo cũng là một trường hợp để phân biệt cách làm báo tử tế và cách
làm báo bất lương.
Nguyễn Văn Tuấn
(Blog Nguyễn Văn Tuấn)
Joshua Keating - Có thể nào coi một cuộc đảo chính là dân chủ?
Các biến cố đang diễn ra nhanh chóng ở Ai Cập, nhưng dường như quân
đội Ai Cập đã can thiệp để cách chức Tổng thống Mohammed Morsy sau một
tuần xảy ra các cuộc biểu tình ồ ạt chống lại chính phủ được lãnh đạo
bởi nhóm Anh em Hồi giáo.
[Cập nhật: Tin chính thức. Quân đội “nói với
Tổng thống Morsy vào lúc 17:00 GMT rằng ông ta không còn là Tổng thống
nữa”. Nhà lãnh đạo của Hội đồng Tối cao Lực lượng Vũ trang Ai Cập
(SCAF), ông Abdul Fath Khalil al-Sisi, tuyên bố trên truyền hình rằng
Hiến pháp hiện bị treo và một chính phủ của “các nhà kĩ trị” sẽ được
thiết lập dưới sự lãnh đạo của Chánh án Tòa án Tối cao.]
Bộ Trưởng Quốc Phòng, Tướng Abdel Fattah al-Sisi tuyên bố loại bỏ Tổng thống Hồi giáo Mohamed Morsi do nhân dân bầu lên. (Ảnh: AJ/Internet) |
Cố vấn an ninh quốc gia của ông Morsy gọi những gì đang diễn ra là
một “cuộc đảo chính quân sự”, và theo định nghĩa truyền thống của thuật
ngữ đó – “khi quân đội hoặc một thành phần của quân đội sử dụng quyền
lực để cưỡng chế giới chóp bu của đất nước, lập ra chính quyền của chính
họ, và phần còn lại của nhà nước tuân thủ chế độ mới” – có vẻ như sự
kiện này dĩ nhiên là phù hợp với mô tả.
Vậy những người ủng hộ nền dân chủ ở Ai Cập – bao gồm cả các đám đông
ở quảng trường Tahrir và các nhà quan sát quốc tế – nghĩ về những sự
kiện này như thế nào? Theo truyền thống, các cuộc đảo chính quân sự được
coi là đối nghịch với tiến trình dân chủ – quyền lực chính trị cơ bản
bị thâu tóm bởi nòng súng hơn là bởi thùng phiếu. Trên thực tế, luật
pháp Hoa Kỳ – dù chỉ là một bộ luật thường được diễn giải lòng vòng –
không cho phép cung cấp viện trợ nước ngoài cho các chính phủ giành
chính quyền bằng các cuộc đảo chính quân sự. (Bất kể họ phản ứng như thế
nào trước các sự kiện xảy ra hôm nay, đừng hy vọng rằng các quan chức
của chính quyền Obama sẽ “ôm vai bá cổ” với tuyên bố “đảo chính” xảy ra
chiều nay.)
Nhưng liệu có thể xảy ra trường hợp một cuộc đảo chính có thể thúc
đẩy dân chủ? Trong một bài viết năm 2012 cho Tạp chí Luật quốc tế
Harvard của ông Ozan Varol, giờ là giáo sư tại Trường Luật Lewis &
Clark, ông ta lập luận rằng phần lớn các cuộc đảo chính về bản chất là
phi dân chủ và dẫn đến những chế độ chính trị ít dân chủ hơn, nhưng lại
có những ví dụ đáng chú ý về “các cuộc đảo chính dân chủ”.
Nếu khái niệm đó nghe có vẻ vô lý, hãy thử xem xét sự kiện rằng ngày
mai người Mỹ sẽ tôn vinh một cuộc nổi dậy vũ trang để lật đổ chính phủ
độc tài. Vì sao các cuộc nổi dậy đẫm máu đôi khi lại được coi là hợp
pháp, mà không phải là những hành động của giới quân đội để thay mặt cho
những công dân bị tước quyền?
Ông Varol viện dẫn ba trường hợp nghiên cứu: Cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ
Kì năm 1960, trong đó giới quân đội lật đổ Đảng Dân chủ cầm quyền, một
đảng đã từng bước hợp nhất quyền lực chính trị và ra tay đàn áp phe
chính trị đối lập và báo chí; Cuộc đảo chính ở Bồ Đào Nha năm 1974, còn
được biết đến dưới tên gọi Cuộc cách mạng Hoa Cẩm Chướng (Carnation
Revolution), thời điểm mà chính quyền độc tài “Nhà nước mới” (Estado
Novo) bị giới quân đội lật đổ sau khi bơm nền kinh tế đất nước để lôi
kéo nó vào một loạt cuộc chiến gây mất lòng dân ở các thuộc địa Châu Phi
của họ; và khá thú vị trong bối cảnh này là cuộc lật đổ ông Hosni
Mubarak năm 2011.
Ông Varol lập luận rằng có bảy đặc tính mà một cuộc đảo chính phải thỏa mãn để được coi là dân chủ:
(1) Cuộc đảo chính được tổ chức để chống lại chế độ độc tài hay toàn trị;
(2) Quân đội hưởng ứng phe đối lập được lòng dân vẫn đang kiên trì chống lại chế độ đó;
(3) Chế độ độc tài hay toàn trị từ chối rút lui trước cuộc nổi dậy của dân chúng;
(4) Cuộc đảo chính được thực hiện bởi một giới quân đội được kính trọng ở trong nước, thông thường vì nghĩa vụ quân sự;
(5) Quân đội tổ chức đảo chính để lật đổ chế độ độc tài hay toàn trị;
(6) Quân đội tạo điều kiện cho các cuộc bầu cử tự do và công bằng trong một khoảng thời gian ngắn;
(7) Cuộc đảo chính kết thúc với việc chuyển giao quyền lực cho các nhà lãnh đạo dân chủ thông qua bầu cử.
Vậy thì những gì đang xảy ra ở Ai Cập hiện nay có phù hợp với những
tiêu chí đó hay không? Về hai tiêu chí cuối cùng, vẫn còn phải xem xét.
Tiêu chí từ hai đến năm được cho là phù hợp. Nhưng tiêu chí đầu tiên và
quan trọng nhất lại là một tiêu chí khó nhằn. Ông Morsy được nhân dân
bầu lên một năm trước. Trong phạm vi mà cuộc bầu cử đó bị hủy hoại bởi
sự can thiệp chính trị, điều đó gây thiệt hại cho nhóm Anh em Hồi giáo.
Mặt khác, những người đối lập với ông Morsy sẽ có thể lập luận rằng
nhóm Anh em Hồi giáo đã tự tham gia vào những hoạt động đôi khi được gọi
là cuộc tự đảo chính hoặc tự lật đổ, khi một chính phủ được bầu lên một
cách dân chủ từng bước làm xói mòn các thể chế chính trị của đất nước
để nắm giữ quyền lực cho chính mình – trong trường hợp ông Morsy, ông ta
đã gia tăng quyền lực của giới hành pháp thông qua một loạt sắc lệnh
tổng thống.
Giới quân đội sẽ lập luận rằng các hành động của họ là cần thiết nhằm
ngăn chặn sự nổi lên của một nhà lãnh đạo độc tài mới. Tin tốt là, các
cuộc đảo chính hiện nay trên khắp thế giới thường nhanh chóng quay trở
lại với tiến trình dân chủ bình thường, hơn là như những ngày tháng tồi
tệ xưa kia của Chiến tranh Lạnh, nhưng cũng có khả năng Ai Cập có thể
theo một kiểu mô hình nào đó giống như mô hình lạc hậu Thổ Nhĩ Kỳ, khi
chính phủ trên danh nghĩa là dân chủ nhưng quân đội sẽ can thiệp một
cách định kì để làm nên “sự sửa đổi”. Có một vài bằng chứng cho thấy
quân đội Ai Cập quan tâm đến một mô hình như vậy kể từ khi ông Mubarak
bị lật đổ.
Các hành động của quân đội Ai Cập trong những tuần tới đây phần lớn
sẽ cho thấy lịch sử sẽ đánh giá những sự kiện ngày hôm nay như thế nào,
nhưng nguy cơ của việc thừa nhận sự tồn tại của “những cuộc đảo chính
dân chủ” đó là, những kẻ âm mưu đảo chính hầu hết luôn mô tả những gì họ
đang làm là nhằm bảo vệ nền dân chủ, ngay cả khi họ tích lũy quyền lực
cho chính họ. Dù cho đó là một “cuộc đảo chính” hay cuộc cách mạng, hoặc
cuộc đảo chính đó có phải là dân chủ hay không, nhìn chung còn phụ
thuộc vào quan điểm của mỗi người.
Joshua Keating | Foreign Policy
Minh Trang dịch
Nguồn: Joshua Keating, “Can a Coup Ever Be Democratic?” Foreign Policy, ngày 03 Tháng Bảy 2013.
Bản Tiếng Việt © 2013 The Pacific Chronicle
Bế tắc lãi suất
Vì sao ngân hàng ế vốn? Câu trả lời thường thấy trong thời gian qua là
nền kinh tế, doanh nghiệp đã quá kiệt quệ, không còn khả năng hấp thụ
vốn. Điều này không sai nhưng chưa đủ.
Vốn ế còn bởi lãi vay vẫn cao. Lãi suất huy động thấp nhất trên thị
trường hiện đã xuống tới 5% nhưng lãi vay thực tế vẫn từ 9 - 14%.
Đặc biệt, số vốn vay có lãi suất dưới 10% rất khiêm tốn, chỉ 14% trong
khi lãi vay từ 10 - 13% chiếm tới 50% trong tổng dư nợ, còn lại trên
13%. Các con số này cho thấy, chênh lệch giữa lãi vay và huy động quá
lớn.
Cứ mỗi lần hạ lãi suất huy động, các ngân hàng (NH) tung ra gói vay lãi
suất ưu đãi như một minh chứng về việc "đầu ra có giảm". Nhưng thực tế,
các ưu đãi luôn rất ngắn, chỉ 1- 2- 3 tháng trong khi việc đầu tư của
doanh nghiệp thì dài hạn, nên không ít doanh nghiệp dù chẳng yếu đến mức
"không thể hấp thụ được vốn", cũng chẳng dám vay. Hạ trần huy động,
cuối cùng cũng chỉ khiến người gửi tiền bị mất thêm một phần quyền lợi
mà hầu như không có tác động gì đến lãi suất đầu ra. Đến thời điểm này,
thay vì hối thúc các NH thương mại đẩy mạnh cho vay để đạt kế hoạch tăng
trưởng tín dụng 12% trong năm nay, có lẽ cơ quan quản lý nên hỏi doanh
nghiệp tại sao họ lại chê vốn của NH.
Các NH đều khẳng định, họ đang bí đầu ra và tìm mọi cách để cho vay, đến
mức việc tiếp thị cho vay vốn đã len lỏi cả vào buồng ATM, dán trên cột
điện, gốc cây, tờ rơi... như nhiều báo đã thông tin. Vậy tại sao các NH
vẫn không chịu giảm lãi vay? Vì lãi suất huy động trung bình của một số
NH vẫn ở mức cao do vượt trần trước đó nên dù muốn, cũng không thể hạ
lãi đầu ra. Có NH lại bị vướng bởi nợ xấu, có NH thì sợ nợ xấu nên nâng
chuẩn vay cao hơn... Đây là hệ quả tất yếu của việc chính sách không gắn
liền với thực tế, sử dụng công cụ hành chính quá nhiều và kéo dài của
NHNN trong suốt mấy năm qua.
Lãi suất một lần nữa, lại đi vào vòng luẩn quẩn, NH ế vốn nhưng không
thể hạ lãi suất, doanh nghiệp cần vốn nhưng không dám vay và kết quả là
sự trì trệ của cả nền kinh tế. Đáng nói là dư địa giảm lãi suất đã hết,
bởi lãi suất huy động và lạm phát đều đang ở mức khoảng 7%. Việc áp trần
một đầu tạo ra sự thiếu công bằng và phá bỏ các chuẩn mực của thị
trường.
Còn nếu cứ để như hiện tại, vốn của các NH thương mại chỉ còn "cửa" mua trái phiếu Chính phủ để tăng trưởng mà thôi.
Nguyên Khanh
(Thanh niên)
Duy Thông - EVN và những cú lừa... truyền thông ngoạn mục
Lễ ký kết hợp đồng tín dụng thương mại vay vốn đầu tư xây dựng dự án Thủy điện Lai Châu giữa EVN và Vietcombank. Nguồn: vietcombank.com.vn |
Buổi họp báo định kỳ do Bộ Công thương tổ chức chiều 1/7/2013 toát
lên 1 thông điệp: Giá điện sẽ tăng, sớm muộn gì cũng tăng, nhưng đúng là
chưa tăng từ 1/7, và lần tăng tới đây thì chưa áp dụng biểu giá bán
điện mà EVN mới dày công thiết kế. Theo đó, các nghành sản xuất sẽ ảnh
hưởng rất lớn, thậm chí một số DN có thể phá sản.
Theo một nguồn tin đáng tin cậy từ EVN, năm 2013, ngành điện quyết
tâm tăng giá 12 – 15%, tăng thành nhiều đợt. Đợt thì do EVN, đợt thì do
Bộ Công thương và đợt do Chính phủ quyết định. Cái được của EVN qua cuộc
họp báo nói trên là đã chính thức bắn tin tăng giá 5% trước cuối tháng 9
này.
Ấy vậy mà nhất loạt các báo, kể cả báo viết, báo hình đều vô tư thông
tin: Chưa tăng giá điện. Nhưng thông tin nấp dưới dòng tít này lại
ngược lại. Chính xác thì có một vài tờ báo nhỏ, lượng phát hành không
lớn mà cụ thể là tác giả Nguyễn Hoài đã nêu chính xác về việc giá điện
trước sau cũng tăng theo đúng tinh thần thông tin tại cuộc họp báo. Tôi
cứ nghĩ mãi là vì sao báo chí lại giật tít như vậy? Phải chăng là các
nhà báo tin chưa tăng giá điện thật, thế thì giản đơn quá! Hay các Nhà
báo giật tít vậy để góp phần hù doạ EVN không được tăng giá… Nếu thế thì
đó là sự ngây thơ đáng phê phán.
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (chỉ có ở Việt nam) đã tạo cho
các ngành độc quyền khả năng vô cùng lợi hại là biến độc quyền Nhà nước
thành độc quyền DN. Khi có vũ khí này thì thường các DN thuộc dạng Quả
đấm thép được quyền giải thích các quy định của Nhà nước về quản lý kinh
tế theo kiểu đặc thù, riêng có và nói chung là có hại cho dân (kéo theo
phải có lợi cho ai đó). Thí dụ không ít lần báo chí tuyên bố chưa tăng
giá xăng, thế rồi ta thường về nhà khoan khoái, ngủ ngon và yên chí rằng
để ngày mai mua xăng chưa muộn và thế rồi, 6 giờ sáng, VTV tồ tồ thông
báo xăng tăng từ 10 giờ đêm qua. Thôi, thế là mất bữa chợ rồi. Điện cũng
vậy. Đang chuẩn bị đi nghỉ lễ hay picnic thứ 7, chủ nhật thì bỗng nghe
thông báo tăng giá điện và tự nhiên lại được giải thích thêm là lần tăng
giá này không ảnh hưởng đến lạm phát vì ảnh hưởng đến thép, đến thịt,
rau, cá là không đáng kể, người ta còn lượng hoá được cơ đấy. Tuy vậy,
những người giải thích còn thầm thì thêm một câu, ra vẻ nghiêm trọng:
Mọi người chớ có lợi dụng tăng giá điện mà tăng giá hàng hoá khác nhé,
phạt đấy…!? Bà con biết vì sao không? Vì những người tính toán giá cho
đất nước chỉ biết tính toán theo kiểu điện chiếm a% trong giá thành
thép, lần này điện tăng b % thì sẽ thay đổi giá thành kiểu vòng 1 thế
này, vòng 2 thế này…. Họ không quan tâm đến yếu tố tâm lý, sự kỳ vọng
của người dân khi thay đổi giá cả, mà nhiều khi đây mới là yếu tố quyết
định. Nhiều lần họ lúng túng vì trước lúc tăng giá điện thì nói thế này
mà giá cả lại tăng ầm ầm khác xa những điều họ nói. Do đó, chắc ăn hơn,
gần đây người ta lại nói thêm một câu chẳng ăn nhập gì với tính toán của
họ.
Chúng ta thường thấy, thông báo tăng giá điện sẽ được đưa vào thời
điểm không ai để ý (Đại loại khi ta bận bù khú bạn bè, khi ta mãi đi tắm
biển, hay ngao du đâu đó…). Đối với ngành điện, thời điểm tăng giá là
cực kỳ quan trọng, không hiểu sao lại thế. Tất nhiên không hoàn toàn như
cách nói của quan chức nhà nước rằng giá điện là quan trọng, là ảnh
hưởng nọ kia nên phải cân nhắc thời điểm đâu nhá. Đích thị việc lựa chọn
thời điểm là để đánh úp dư luận và khách hàng!? Bởi nếu quang minh
chính đại thì có cần thế không bà con. Tôi nghĩ chẳng cần. Vì vậy, cứ
mỗi lần EVN có động thái tương tự như buổi họp báo nói trên thì chắc
chắn 100% phương án tăng giá điện đã được phê duyệt. Nếu cứ tuyên truyền
theo kiểu chưa tăng giá điện tức là truyền thông đang dẫn dụ người dân
tới chỗ tự sướng mà không biết.
Một vấn đề khác mà tôi cho rằng truyền thông đã bị ngành điện xỏ mũi
không biết bao nhiêu lần. Đó là câu chuyện thua lỗ trong kinh doanh
ngoài ngành (nghiêm trọng nhất là kinh doanh viễn thông) không được hạch
toán vào giá thành điện. Tất cả các lãnh đạo EVN, Bộ Công thương, Chính
phủ và các Bộ ngành khác (Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và xã
hội, Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Chính phủ…) nếu phải trả lời về việc
có hay không giá điện đang phải gánh khoản lỗ hàng nghìn tỷ đồng của EVN
telecom, đều rất dứt khoát là không. Tôi thì khẳng định ngược lại, rằng
chính cách làm ăn gian dối của EVN, chính sự thiếu trung thực của lãnh
đạo EVN đã làm cho giá thành điện bị biến dạng, không phản ánh đúng thực
tế. Cụ thể nhiều khoản lỗ của EVN telecom đã được hạch toán thẳng vào
giá điện.
Chúng ta đều biết khi bước chân vào kinh doanh viễn thông, không DN
nào có lợi thế hơn EVN. Đó là đội ngũ nhân lực có mặt đến từng thôn bản
của đất nước Việt nam, là hệ thống đường trục cáp quang nhà nước đầu tư
cùng với hệ thống điện 500 – 220 kV. Đến nỗi hệ thống Hạ tầng đồng bộ,
hiện đại và đồ sộ này phải chia sẽ bằng cách cho các DN khác thuê lại vì
sử dụng không hết… Ấy vậy mà, với tư duy độc quyền, quản trị DN theo mô
hình DNNN là chủ đạo, là quả đấm thép nên đã dẫn đến hậu quả thua lỗ
hàng nghìn tỷ đồng.
Năm 2010, doanh thu của EVNTelecom chỉ đạt hơn 2 nghìn tỷ đồng và lỗ
khoảng hơn 1 nghìn tỷ đồng. Hệ số nợ của EVNTelecom lên đến 5,1 lần
(theo đó, nợ phải trả là 7.760 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 1.586 tỷ
đồng). Lúc ấy, các khoản vay vốn và trả lãi cho các dự án
đã đầu tư hoàn toàn nằm ngoài khả năng thu xếp của EVNTelecom. (Nguồn Hà nội mới, Thứ 3, 13/09/2011, 6:51 và Thứ Tư, 14/09/2011, 06:29. Tập Đoàn Điện lực Việt nam cứu thua lỗ viễn thông bằng cách làm…kỳ lạ/Làm sai lệch giá trị thực của giá điện và Chuyển nợ, lỗ cho khách hàng dùng điện gánh chịu của Nhóm phóng viên điều tra).
Khi EVNTelecom khó có khả năng trụ được với những khoản nợ và lỗ ngày
càng lớn thì cũng là thời điểm Chính phủ yêu cầu triển khai thị trường
điện. EVN đã coi đây như cơ hội vàng để cơ cấu lại nợ theo hướng chuyển
nợ và lỗ từ kinh doanh viễn thông sang cho kinh doanh điện, diễn nôm là,
mọi khoản lỗ từ SXKD yếu kém của hoạt động viễn thông đùn hết cho khách
hàng sử dụng điện… gánh chịu. Đây là cú lừa ngoạn mục mà EVN dành cho
Chính phủ và người dân cũng như phần lớn giới truyền thông. Cụ thể: EVN
đã chỉ đạo EVNTelecom tách một sóng thuộc mạng CDMA 450 để phục vụ thị
trường điện và hệ thống điện đo đếm từ xa. Thương vụ này EVN đã làm cho
giá thành điện tăng thêm 3.117 tỷ đồng (và do đó làm cho giá thành EVN
telecom giảm đi 3.117 tỷ đồng). Nguồn: Như đã dẫn.
Khách hàng sử dụng điện thoại không dây của EVNTelecom. Ảnh: Ngọc Hà |
Chưa hết, việc làm trên còn đẩy giá thành điện đến chỗ gánh chịu
những chi phí bất hợp lý vô tiền khoáng hậu khác. Đó là, để sử dụng hiệu
quả sóng CDMA được tách như nói ở trên, phải thay thế toàn bộ công tơ
cơ hiện có bằng công tơ điện tử. EVN có khoảng 18 triệu khách hàng (EVN
bán trực tiếp), nếu phải thay thế công tơ điện tử thì sẽ phải cần đầu tư
4,54 tỷ USD. Đây là con số khủng khiếp nếu bị đẩy vào giá điện. Và đó
là giải pháp lãng phí không cần thiết và đầy nguy hiểm. Điều dễ nhận nữa
là thấy những khoản nợ lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng của EVN đang
được "treo" lại chưa được tính vào chi phí kinh doanh sẽ là sức ép tăng
giá điện. Nguồn: Như đã dẫn.
Vấn đề không bình thường ở đây là các con trâu đấy vẫn hàng ngày hàng
giờ chui qua lỗ kim của Kiểm toán nhà nước và Thanh tra Chính phủ.
Việc chuyển các khoản lỗ viễn thông sang phần kinh doanh điện không chỉ làm sai lệch giá trị thực của giá điện mà còn làm mất lòng tin của người dân. |
Câu chuyên khác mà EVN trắng trợn lừa người tiêu dùng, một bộ phận
giới truyền thông là tiết kiệm chi phí. Cắt giảm chi tiêu là việc mà các
Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước nỗ lực hướng tới nhằm thực hiện chỉ đạo
tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm được ban hành theo Công văn số
807/BTC-TCDN của Bộ Tài chính. Theo tác giả Đỗ Hà (Chuyện chỉ có ở EVN: Tiết kiệm chi phí kiểu... bắt bí khách hàng, Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu - 22 Tháng Hai 2012)
thì Quyết định cắt giảm 1% lượng điện thương phẩm để tiết kiệm 1.300
tỷ đồng chi phí của EVN khiến nhiều người không khỏi sửng sốt. Thật vậy,
thực hiện chủ trương trên, 5 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước cam kết
tiết kiệm chi phí quản lý, sản xuất trong năm 2012, bao gồm: Tập đoàn
Bảo Việt (120 tỷ đồng), Tập đoàn Dệt May (1.100 tỷ đồng), Tập đoàn Phát
triển nhà và đô thị Việt Nam (125 tỷ đồng) và Tổng công ty Hàng hải Việt
Nam (105 tỷ đồng)và khủng nhất là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (1.800 tỷ
đồng).
Nhưng xin hãy nghe Ông Phạm Lê Thanh, Tổng giám đốc EVN nói: tập đoàn
sẽ tiết giảm 5% chi phí vật liệu, dịch vụ mua ngoài, các chi phí bằng
tiền khác như chi phí điện nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu,
chi phí hội nghị, hội thảo, đi công tác... tại công ty mẹ và các đơn vị
thành viên, với tổng số tiền khoảng 162 tỷ đồng.
EVN cũng phấn đấu giảm 0,2% tỷ lệ điện tự dùng trong sản xuất, truyền tải và phân phối điện, tương đương giảm điện sản xuất và mua 255 triệu kWh, tương ứng mức giảm chi phí 330 tỷ đồng.
Tổng chi phí tiết kiệm được từ 2 hạng mục này mới là gần 500 tỷ đồng,
chưa bằng 1/3 tổng số tiền mà EVN cam kết tiết giảm chi phí trong năm
2012. Hơn 2/3 mục tiêu giảm chi phí còn lại là sẽ được thực hiện thông
qua kế hoạch giảm khoảng 1% sản lượng điện tiêu dùng trong xã hội (1 tỷ
kWh) nhằm giảm chi phí sản xuất điện khoảng 1.300 tỷ đồng!!! Lý giải cho
kế hoạch tiết kiệm “trái khoáy” của mình, ông Phạm Lê Thanh cho biết:
“Vào thời gian cao điểm, nếu chúng tôi phải phát điện bằng dầu thì giá
thành là 4000-5000đ/kwh, trong khi chúng tôi bán được có 1000đ, mỗi kwh
chúng tôi lỗ 3.000 - 4.000đ”. Thì ra, ngành điện tiết kiệm bằng cách nói
với nhân dân rằng Thay vì dân ăn 3 bát cơm mới đáp ứng nhu cầu tối
thiểu thì EVN lại yêu cầu chỉ được ăn 1 bát thôi để giúp EVN tiết kiệm.
Với cách lý giải như thế, để giảm lỗ, giảm chi phí, EVN đã chọn cắt giảm
sản lượng điện thương phẩm hay nói cách khác là “ép” khách hàng giảm
nhu cầu sử dụng của mình. Những người có mặt tại buổi lễ ký cam kết tiết
kiệm chi phí của EVN trong năm 2012 không thể quên được ánh mắt băn
khoăn và tâm trạng bất an của Ông VĐH lãnh đạo Bộ Tài chính, khi được
giải thích cặn kẽ cái gọi là tiết kiệm 1800 tỷ chi phí, khủng nhất trong
cam kết tiết kiệm lúc đó, của EVN. Đến nỗi lúc phát biểu ông lúng túng
và chỉ nói được vài câu đại ý yêu cầu EVN tăng cường quản trị DN để giảm
chi phí. Cắt điện của dân vào ngày nắng nóng thì có chi phải quản trị
DN. Hèn chi, ngành điện nhất là tại các thành phố lớn thường thông báo
cắt điện để đại tu thiết bị vào mỗi dịp cao điểm nắng nóng. Thật là nhất
cử lưỡng tiện.
Ngoài ra, thỉnh thoảng thượng đế cũng sẽ được nghe vài dòng tin đại
loại: Qua kiểm toán thì số tiền chênh lệch tăng giá bán điện năm 2007
được xác định là 3.402,940 tỷ đồng chứ không phải là 2.763 tỷ đồng như
EVN báo cáo (tức là EVN dấu hơn 600 tỷ?!) (nguồn Vietnamnet.vn thứ ba, 25/11/2008, 17:24) hay Bộ Tài chính bác đề xuất của EVN về việc đề nghị được thưởng 1000 tỷ đồng …
EVN là như vậy. Họ thậm chí coi việc lừa dối khách hàng, lừa dối
Chính phủ, lừa dối truyền thông là thành tích, mà nhờ đó giá điện được
tăng hoặc nhờ đó mà tai qua nạn khỏi. Thói tư duy đậm đặc lợi ích nhóm
và vô trách nhiệm với đất nước, với nhân dân. Một lãnh đạo của EVN, mới
đây khi trao đổi về vấn đề này đã thủng thẳng: tăng giá điện lần này sẽ
được công bố trước khi công bố kết luận thanh tra năm 2012 tại EVN. Lại
một việc làm ngược đời tạo điều kiện để EVN tăng giá trót lọt. Khi đó
lại có dịp so sánh thực hư khác biệt giữa dự thảo thanh tra và kết luận
chính thức của Thanh tra Chính phủ.
Các chuyên gia kinh tế đã nhiều lần lên tiếng về việc cần công khai,
minh bạch hóa quản lý các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, trong đó có
việc công bố các kết quả kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán chi phí kinh
doanh của các đơn vị này. Chuyển giá điện theo cơ chế thị trường được
đánh giá là hợp lý, tuy nhiên, song song với nó cần phải có những cơ chế
giám sát và kiểm soát hiệu quả hoạt động đầu tư, phải minh bạch một
cách thực tâm và phải để truyền thông tham gia giám sát. Lúc đó, chẳng
cần kêu gào ý thức trách nhiệm này nọ, giá điện ắt được vận hành theo cơ
chế thị trường và nhân dân cũng đỡ hoảng loạn không biết tin vào đâu
mỗi lần giá điện tăng, cứ như mình đang bị móc túi vậy.
Duy Thông(Dân luận)
Trung Quốc: Dư luận vẫn hoài nghi quyết tâm chống tham nhũng
Cựu Bộ trưởng Đường sắt Trung Quốc Lưu Chí Quân ra tòa tại Bắc Kinh vì tội tham nhũng. Ảnh chụp qua truyền hình ngày 09/06/2013. (REUTERS/CCTV via Reuters TV)
Khi đưa ra bản án tử hình treo nhắm vào
một cựu Bộ trưởng hôm 08/07/2013, chính quyền Trung Quốc muốn chứng tỏ
quyết tâm bài trừ tham nhũng của mình. Thế nhưng, theo nhận xét của
giới chuyên gia phân tích cũng như cư dân mạng thì chế độ Cộng sản
Trung Quốc đã hoài công vô ích.
Vào đầu tuần này, phiên tòa xét xử tham nhũng lớn đầu tiên thời Tập Cận Bình, khởi sự từ tháng Ba vừa qua, đã kết thúc với một bản án được cho là nghiêm khắc : Cựu Bộ trưởng Bộ Đường sắt Trung Quốc Lưu Chí Quân (Liu Zhijun) đã bị kết án tử hình « treo », một bản án thường được giảm xuống thành tù chung thân.
Được bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan đầy uy lực tại Trung Quốc này vào năm 2003, ông Lưu Chí Quân đã bị buộc tội nhận hối lộ đến 64,6 triệu nhân dân tệ tiền trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến năm 2011 để thăng cấp hay cung cấp hợp đồng cho những người đút lót.
Theo luật pháp Trung Quốc, những ai phạm tội nhận hối lộ từ 100.000 nhân dân tệ trở lên đều có thể bị án tử hình, nhưng trong trường hợp vị cựu Bộ trưởng Bộ Đường sắt, Tòa án Bắc Kinh cho rằng họ đã « khoan hồng » vì bị cáo đã « thú nhận tội ác của mình » và hợp tác với các nhà điều tra.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia được hãng tin Pháp AFP trích dẫn, bản án được mạnh danh là mẫu mực đó lại thất bại trong việc đánh dấu bước khởi đầu của một tiến trình trong sạch hóa chế độ. Chủ trương bài trừ tham nhũng đã được lãnh đạo mới lên tại Trung Quốc Tập Cận Bình hô hào trong những tháng gần đây, kêu gọi mọi người đấu tranh « không thương tiếc » chống tệ nạn này.
Giáo sư Trịnh Vũ Thạc (Joseph Cheng), một chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Đại học Thành phố Hồng Kông (City University of Hong Kong) giải thích : « Những gì mà người dân mong đợi là việc thiết lập các rào cản tham nhũng thực thụ, các cơ chế bền vững, thay vì một chiến dịch mới » phù du, chỉ làm cho giới tham nhũng « im hơi lặng tiếng một thời gian » mà thôi.
Phải nói là người dân Trung Quốc càng lúc càng bất bình trước tệ nạn tham nhũng đang hoành hành ở tất cả các cấp chính quyền. Nhằm xoa dịu công luận, chính quyền Bắc Kinh trong thời gian qua đã không ngớt phô trương các thành tích trong cuộc chiến chống lại các cán bộ tham nhũng.
Truyền thông trong tay Nhà nước đã liên tục nêu lên những cuộc điều tra nhắm vào một số quan chức cao cấp, trong đó có ông Lưu Thiết Nam (Liu Tienan) - cựu Phó Giám đốc cơ quan giám sát kinh tế cao nhất của Trung Quốc, cũng như nhiều lãnh đạo địa phương. Nhiều viên chức cấp thấp hơn cũng đã bị sa thải sau khi các hành vi tham ô của họ bị vạch trần trên mạng Vi Bác.
Liên quân đến bản án đối với ông Lưu Chí Quân, Tân Hoa Xã đã mau mắn ca ngợi quyết tâm « của các cấp lãnh đạo cao nhất », muốn trừng trị cả những « con hổ » ở thượng tầng Nhà nước, lẫn những « con muỗi » ở tận cùng bậc thang xã hội.
Thế nhưng, trên một đất nước mà hàng ngàn người bị hành quyết mỗi năm, nhiều người Trung Quốc lại thấy rằng chính quyền vẫn khoan dung cho giới quyền thế.
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc tiết lộ rằng nhà tù Tần Thành (Qincheng) gần Bắc Kinh, dành riêng cho việc giam giữ các những kẻ quyền thế, lại có buồng giam tiện nghi hơn rất nhiều so với các nhà giam khác, trong lúc các tù nhân được đối đãi tử tế hơn.
Nhìn chung, theo ông Jean-Pierre Cabestan, chuyên gia chính trị học người Pháp, hiện làm việc tại Đại học Hong Kong Baptist University, vụ án Lưu Chí Quân đã được xét xử một cách « bình thường », và việc đánh giá chiến dịch chống tham nhũng hiện nay sẽ tùy thuộc vào số « con hổ » khác bị bắt giữ và mức độ các bản án dành cho họ.
Đối với giới lãnh đạo Trung Quốc, theo ông Cabestan, vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao đạt được một « sự cân bằng tế nhị" trong chiến dịch chống tham nhũng, sao cho « không làm chế độ mất ổn định, đồng thời không tạo ra sự hoài nghi quá mức ».
Riêng ông Kerry Brown, giáo sư Chính trị Trung Quốc tại Đại học Sydney (Úc) thì có quan điểm khác bi quan, cho rằng chính quyền Bắc Kinh khó hoàn thành được tốt chiến dịch chống tham nhũng, cho dù đã hứa đi hứa lại nhiều lần.
Trả lời AFP, chuyên gia này ghi nhận : « Các tân lãnh đạo Trung Quốc đã phải hao công tổn sức hô hào chống tham nhũng đến mức mà khó có thể xẩy ra tình trạng thiếu kết quả ». Cho dù vậy, giáo sư Brown vẫn hoài nghi : « Trái tim tôi muốn tin vào điều đó, nhưng lý trí của tôi lại bảo rằng đó vẫn chỉ là một chiến dịch chính trị ».
Trọng Nghĩa (RFI)
Vào đầu tuần này, phiên tòa xét xử tham nhũng lớn đầu tiên thời Tập Cận Bình, khởi sự từ tháng Ba vừa qua, đã kết thúc với một bản án được cho là nghiêm khắc : Cựu Bộ trưởng Bộ Đường sắt Trung Quốc Lưu Chí Quân (Liu Zhijun) đã bị kết án tử hình « treo », một bản án thường được giảm xuống thành tù chung thân.
Được bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan đầy uy lực tại Trung Quốc này vào năm 2003, ông Lưu Chí Quân đã bị buộc tội nhận hối lộ đến 64,6 triệu nhân dân tệ tiền trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến năm 2011 để thăng cấp hay cung cấp hợp đồng cho những người đút lót.
Theo luật pháp Trung Quốc, những ai phạm tội nhận hối lộ từ 100.000 nhân dân tệ trở lên đều có thể bị án tử hình, nhưng trong trường hợp vị cựu Bộ trưởng Bộ Đường sắt, Tòa án Bắc Kinh cho rằng họ đã « khoan hồng » vì bị cáo đã « thú nhận tội ác của mình » và hợp tác với các nhà điều tra.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia được hãng tin Pháp AFP trích dẫn, bản án được mạnh danh là mẫu mực đó lại thất bại trong việc đánh dấu bước khởi đầu của một tiến trình trong sạch hóa chế độ. Chủ trương bài trừ tham nhũng đã được lãnh đạo mới lên tại Trung Quốc Tập Cận Bình hô hào trong những tháng gần đây, kêu gọi mọi người đấu tranh « không thương tiếc » chống tệ nạn này.
Giáo sư Trịnh Vũ Thạc (Joseph Cheng), một chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Đại học Thành phố Hồng Kông (City University of Hong Kong) giải thích : « Những gì mà người dân mong đợi là việc thiết lập các rào cản tham nhũng thực thụ, các cơ chế bền vững, thay vì một chiến dịch mới » phù du, chỉ làm cho giới tham nhũng « im hơi lặng tiếng một thời gian » mà thôi.
Phải nói là người dân Trung Quốc càng lúc càng bất bình trước tệ nạn tham nhũng đang hoành hành ở tất cả các cấp chính quyền. Nhằm xoa dịu công luận, chính quyền Bắc Kinh trong thời gian qua đã không ngớt phô trương các thành tích trong cuộc chiến chống lại các cán bộ tham nhũng.
Truyền thông trong tay Nhà nước đã liên tục nêu lên những cuộc điều tra nhắm vào một số quan chức cao cấp, trong đó có ông Lưu Thiết Nam (Liu Tienan) - cựu Phó Giám đốc cơ quan giám sát kinh tế cao nhất của Trung Quốc, cũng như nhiều lãnh đạo địa phương. Nhiều viên chức cấp thấp hơn cũng đã bị sa thải sau khi các hành vi tham ô của họ bị vạch trần trên mạng Vi Bác.
Liên quân đến bản án đối với ông Lưu Chí Quân, Tân Hoa Xã đã mau mắn ca ngợi quyết tâm « của các cấp lãnh đạo cao nhất », muốn trừng trị cả những « con hổ » ở thượng tầng Nhà nước, lẫn những « con muỗi » ở tận cùng bậc thang xã hội.
Thế nhưng, trên một đất nước mà hàng ngàn người bị hành quyết mỗi năm, nhiều người Trung Quốc lại thấy rằng chính quyền vẫn khoan dung cho giới quyền thế.
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc tiết lộ rằng nhà tù Tần Thành (Qincheng) gần Bắc Kinh, dành riêng cho việc giam giữ các những kẻ quyền thế, lại có buồng giam tiện nghi hơn rất nhiều so với các nhà giam khác, trong lúc các tù nhân được đối đãi tử tế hơn.
Nhìn chung, theo ông Jean-Pierre Cabestan, chuyên gia chính trị học người Pháp, hiện làm việc tại Đại học Hong Kong Baptist University, vụ án Lưu Chí Quân đã được xét xử một cách « bình thường », và việc đánh giá chiến dịch chống tham nhũng hiện nay sẽ tùy thuộc vào số « con hổ » khác bị bắt giữ và mức độ các bản án dành cho họ.
Đối với giới lãnh đạo Trung Quốc, theo ông Cabestan, vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao đạt được một « sự cân bằng tế nhị" trong chiến dịch chống tham nhũng, sao cho « không làm chế độ mất ổn định, đồng thời không tạo ra sự hoài nghi quá mức ».
Riêng ông Kerry Brown, giáo sư Chính trị Trung Quốc tại Đại học Sydney (Úc) thì có quan điểm khác bi quan, cho rằng chính quyền Bắc Kinh khó hoàn thành được tốt chiến dịch chống tham nhũng, cho dù đã hứa đi hứa lại nhiều lần.
Trả lời AFP, chuyên gia này ghi nhận : « Các tân lãnh đạo Trung Quốc đã phải hao công tổn sức hô hào chống tham nhũng đến mức mà khó có thể xẩy ra tình trạng thiếu kết quả ». Cho dù vậy, giáo sư Brown vẫn hoài nghi : « Trái tim tôi muốn tin vào điều đó, nhưng lý trí của tôi lại bảo rằng đó vẫn chỉ là một chiến dịch chính trị ».
Trọng Nghĩa (RFI)
Châu Phi đối mặt với hiểm họa Trung Quốc
Biểu tượng Diễn đàm hợp tác Trung - Phi lần thứ 12 (REUTERS)
Chuyên mục « Xung quanh câu hỏi » của RFI Pháp ngữ mới đây giới
thiệu cuốn sách đáng chú ý, do Galimard ấn hành, về các hiểm họa Trung
Quốc đối với Châu Phi, mang tựa đề « Le jaune et le noir - Da vàng và da đen
». Đây là tác phẩm của nhà kinh tế và nhân học Tidiane N'Diaye, chuyên
gia về lục địa đen. Nhà khoa học người Pháp gốc Senegal, làm việc cho
INSEE, cũng đồng thời là một nhà văn. Nhìn về lịch sử mối quan hệ Trung
Quốc – Châu Phi là để hiểu hơn hiện tại. RFI phỏng vấn tác giả.
Ông Tidiane N'Diaye nhận xét : « Người Trung Quốc không sáng tạo ra môn cờ vua. Nhưng từ 4.000 năm nay, với môn « cờ vây » (cờ « go »), họ có trong tay một trò chơi đáng sợ với các quy tắc rất tinh vi. Hai đối thủ của cuộc chơi đặt các quân đen và trắng trên một bàn cờ 361 ô. Mục tiêu của trò chơi là chiếm được tối đa lãnh thổ, tức các ô trên bàn cờ. Cũng với nghệ thuật cờ vây này, mà người Trung Quốc đang chơi ván cờ chống lại những cường quốc thực dân cũ - các đổi thủ chính của họ ở Châu Phi. Nói một cách khác, đế chế Trung Hoa đang áp dụng một chiến lược chính xác và tính toán đến từng chi tiết, để đẩy các đối thủ phương Tây ra khỏi Châu Phi. Cuộc chính phục của Trung Quốc dường như đang thành công ».
Hoạt động của doanh nghiệp Trung Quốc được chỉ đạo từ Bắc Kinh
Nhận định đầu tiên của nhà nhân học Pháp trong cuộc phỏng vấn là, trước khi có làn sóng doanh nghiệp Trung Quốc tràn sang Châu Phi, các doanh nghiệp phương Tây chủ yếu làm việc theo đợn đặt hàng của các doanh nghiệp Phi Châu. Hiện nay, thì ngược lại, các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Châu Phi là các doanh nghiệp Nhà nước, họ thâu tóm hoàn toàn thị trường, đẩy bật các doanh nghiệp phương Tây, với việc đưa ra các giá thầu thấp hơn 30-50% so với đối thủ. Và thường thì các doanh nghiệp Trung Quốc không có các thỏa thuận đối tác với các doanh nghiệp Châu Phi, không mang lại việc làm cho các nước Phi Châu, nơi thất nghiệp có thể lên đến 60-70%.
Phản biện lại một quan niệm phổ biến trong giới kinh tế cho rằng, các doanh nghiệp Trung Quốc hành động một cách đơn lẻ, nhà kinh tế Pháp khẳng định là mọi phương hướng hoạt động của các doanh nghiệp đều được lập kế hoạch và chuẩn bị kỹ lưỡng từ Bắc Kinh. Trung Quốc có các nhà khoa học, gồm các nhà nhân học, tâm lý học, nghiên cứu kỹ về tâm lý của người Phi Châu. Trong những vũ khí chinh phục mà người Trung Quốc sử dụng, có các biện pháp « hối lộ » đáng sợ, làm hư hoại nhiều quốc gia Châu Phi.
Trung Quốc từng có ý đồ chinh phục Châu Phi
Theo nhà khoa học Pháp gốc Senegal, cần xua tan một số định kiến và nhìn nhận sai lầm hiện nay đối với mối quan hệ giữa cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới với lục địa đen. Trước hết là hai quan điểm liên quan đến lịch sử. Thứ nhất là luận điểm khẳng định Trung Quốc luôn luôn có một chính sách hòa bình đối với Châu Phi, và không bao giờ chủ trương chinh phục lục địa này, thứ hai là Trung Quốc không bao giờ bắt người Phi Châu làm nô lệ. Về hai vấn đề này, ông Tidiane N'Diaye cho biết :
« Trung Quốc phát triển một quan điểm rất tinh vi, theo đó, họ là nạn nhân của chủ nghĩa thực dân phương Tây, là nạn nhân của sự phân biệt chủng tộc… Trong khi thực tế họ đã có thể làm những điều tồi tệ. Tôi muốn nhấn mạnh đến cuộc viễn du của Trịnh Hòa (Zhang He), rời cửa sông Dương Tử vào năm 1405 để thực hiện, cái mà theo quan điểm chính thức gọi là ‘‘cuộc thăm viếng các nước bạn’’. Cần nhấn mạnh là Trịnh Hòa là người đầu tiên vượt qua eo biển Magellan và đi vòng xuống mũi Hảo vọng, cực nam Châu Phi. Theo đa số các sách sử, thì nhà du hành Bồ Đào Nha, Barthélémy Dias, là người đầu tiên đi tới nơi này vào năm 1447, và sau đó ít lâu là Vasco de Gama. Nhưng trên thực tế người Trung Quốc đã thám hiểm khu vực này trước.
Hạm đội của Trịnh Hòa, với 200 chiếc thuyền đã tới đây. Sử Trung Quốc ghi nhận rất đông các nhà khoa học, nhà buôn, thợ thủ công, phiên dịch viên đã đổ bổ lên Châu Phi. Điều khó giải thích liên quan đến thành phần 30.000 người tham gia vào cuộc viễn du của Trịnh Hòa. Ngoài con số 5.000 các nhà chuyên môn kể trên, khoảng 25.000 còn lại rất có thể là các binh sĩ. Người ta đã tìm được nhiều dấu vết cho thấy đoàn viễn du Trung Quốc đã đi qua khu vực mũi Hảo Vọng, cụ thể là các đồ gốm sứ Trung Quốc, có niên đại khoảng thế kỷ XIII… Hạm đội của Trịnh Hòa đã đưa về Trung Quốc hươu cao cổ và sư tử Châu Phi.
Điều khiến Trung Quốc không tiếp tục cuộc chinh phục Châu Phi là do cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn tại triều đình nhà Minh vào thời điểm đó. Phe ủng hộ bành trướng đối đầu với phe bế quan tỏa cảng. Phe bế quan tỏa cảng có một quan điểm rất có sức nặng là : Trung Hoa trước hết phải đối phó với nguy cơ từ người Mông Cổ thiện chiến ở phương Bắc. Cuối cùng phe bế quan tỏa cảng đã chiến thắng, đặc biệt sau khi hoàng đế thứ ba của nhà Minh qua đời. Vua Minh Vĩnh Nhạc được coi là người rất giỏi về hàng hải.
Hiện nay, Trung Quốc nói rằng họ không bao giờ có ý định xâm chiếm Châu Phi, thì đây là một luận điểm sai lầm ».
Người nô lệ da đen đã có mặt ở Trung Quốc từ thế kỷ 12
Luân điểm thứ hai liên quan đến việc Bắc Kinh thường xuyên cho rằng, với Trung Quốc hoàn toàn không có chuyên bắt người da đen làm nô lệ. Cuốn sách của nhà kinh tế học, văn sĩ Pháp gốc Senegal cho thấy một điều ngược lại.
« Trung Quốc suýt nữa đã tiến hành chinh phục Châu Phi. Hiện nay, khi Trung Quốc khẳng định họ là đồng minh của những người Châu Phi, nạn nhân của chủ nghĩa thực dân và nạn buôn nô lệ, thì những điều này rõ ràng hoàn toàn phi lịch sử. Liên quan đến nạn bắt người làm nô lệ, ngay từ năm 860, theo các chứng cứ thu được tại Java, đã nói đến việc những người da đen ở miền đông Châu Phi, được bán sang Trung Quốc để làm nô lệ. Và trong khoảng thời gian từ 1590 đến 1610, khi tô giới Macao rất thịnh vượng, với việc xuất khẩu tơ lụa, có rất nhiều người da đen nô lệ trốn khỏi Macao và tỵ nạn tại khu vực Quảng Châu. Còn theo « Ling-wa-taita » (Tcheou Kin Fei), một cuốn sách Trung Quốc ra đời năm 1178, có nghĩa là ba thế kỷ trước khi những người da đen đầu tiên bị đưa sang Tân thế giới, có đến hàng nghìn người da đen gốc Madagascar đã bị bắt làm nô lệ tại Trung Quốc ».
Trở lại hiện tại, bình luận về việc mới đây Trung Quốc có ý định đưa hàng trăm binh sĩ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại Mali, điều mà trước đây họ thường phản đối như một can thiệp từ bên ngoài, nhà khoa học Pháp nhận xét : Tham vọng của Bắc Kinh không có gì là bí mật với bất kỳ ai. Đó là chiếm lĩnh vị trí đứng đầu về kinh tế trên thế giới. Mà không thể là một nước số một về kinh tế nếu không phải là một cường quốc quân sự. Vả lại Trung Quốc vừa đe dọa xâm chiếm Nhật Bản, đây là điều không xảy trong nhiều thập niên. Cạnh tranh về quân sự với Hoa Kỳ là tham vọng hiện nay của Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Pháp cũng lưu ý rằng, mặc dù Trung Quốc đang trên đường trở thành một sức mạnh kinh tế số một thế giới, nhưng cũng không nên quên rằng quốc gia này vẫn còn là một nước nghèo. Bên cạnh 50 triệu người giàu, 1/3 dân Trung Quốc sống trong bần cùng. Thu nhập bình quân của Trung Quốc chỉ đứng thứ 100 trên thế giới. Điều này giải thích vì sao « Trung Quốc là một quái vật đói khát tài nguyên », gây ra một làn sóng khai thác nguyên nhiên liệu chưa từng thấy cho đến nay, một cuộc cướp đoạt được hợp pháp hóa tại Châu Phi. Châu Phi lại là nơi chiếm đến 1/3 tài nguyên khoáng sản thế giới, và giá cả khai thác dầu lửa lại rất thấp, bên cạnh đó, còn có đến 60% đất trồng trọt được chưa được khai thác. Đây chính là những cái đích mà Trung Quốc nhắm đến.
Kết thúc cuộc phỏng vấn nhà khoa học Pháp nhấn mạnh, mô hình phát triển Trung Quốc hoàn toàn không phải là một mô hình nên mơ ước, đặc biệt bởi vì nền kinh tế này không tôn trọng môi trường, xây dựng trên cơ sở các hàng hóa giả mạo, với từ 15-30 % hàng hóa Trung Quốc là hàng giả, nạn tham nhũng tràn lan, chính quyền không chịu trách nhiệm trước xã hội.
Trọng Thành (RFI)
Ông Tidiane N'Diaye nhận xét : « Người Trung Quốc không sáng tạo ra môn cờ vua. Nhưng từ 4.000 năm nay, với môn « cờ vây » (cờ « go »), họ có trong tay một trò chơi đáng sợ với các quy tắc rất tinh vi. Hai đối thủ của cuộc chơi đặt các quân đen và trắng trên một bàn cờ 361 ô. Mục tiêu của trò chơi là chiếm được tối đa lãnh thổ, tức các ô trên bàn cờ. Cũng với nghệ thuật cờ vây này, mà người Trung Quốc đang chơi ván cờ chống lại những cường quốc thực dân cũ - các đổi thủ chính của họ ở Châu Phi. Nói một cách khác, đế chế Trung Hoa đang áp dụng một chiến lược chính xác và tính toán đến từng chi tiết, để đẩy các đối thủ phương Tây ra khỏi Châu Phi. Cuộc chính phục của Trung Quốc dường như đang thành công ».
Hoạt động của doanh nghiệp Trung Quốc được chỉ đạo từ Bắc Kinh
Nhận định đầu tiên của nhà nhân học Pháp trong cuộc phỏng vấn là, trước khi có làn sóng doanh nghiệp Trung Quốc tràn sang Châu Phi, các doanh nghiệp phương Tây chủ yếu làm việc theo đợn đặt hàng của các doanh nghiệp Phi Châu. Hiện nay, thì ngược lại, các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Châu Phi là các doanh nghiệp Nhà nước, họ thâu tóm hoàn toàn thị trường, đẩy bật các doanh nghiệp phương Tây, với việc đưa ra các giá thầu thấp hơn 30-50% so với đối thủ. Và thường thì các doanh nghiệp Trung Quốc không có các thỏa thuận đối tác với các doanh nghiệp Châu Phi, không mang lại việc làm cho các nước Phi Châu, nơi thất nghiệp có thể lên đến 60-70%.
Phản biện lại một quan niệm phổ biến trong giới kinh tế cho rằng, các doanh nghiệp Trung Quốc hành động một cách đơn lẻ, nhà kinh tế Pháp khẳng định là mọi phương hướng hoạt động của các doanh nghiệp đều được lập kế hoạch và chuẩn bị kỹ lưỡng từ Bắc Kinh. Trung Quốc có các nhà khoa học, gồm các nhà nhân học, tâm lý học, nghiên cứu kỹ về tâm lý của người Phi Châu. Trong những vũ khí chinh phục mà người Trung Quốc sử dụng, có các biện pháp « hối lộ » đáng sợ, làm hư hoại nhiều quốc gia Châu Phi.
Trung Quốc từng có ý đồ chinh phục Châu Phi
Theo nhà khoa học Pháp gốc Senegal, cần xua tan một số định kiến và nhìn nhận sai lầm hiện nay đối với mối quan hệ giữa cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới với lục địa đen. Trước hết là hai quan điểm liên quan đến lịch sử. Thứ nhất là luận điểm khẳng định Trung Quốc luôn luôn có một chính sách hòa bình đối với Châu Phi, và không bao giờ chủ trương chinh phục lục địa này, thứ hai là Trung Quốc không bao giờ bắt người Phi Châu làm nô lệ. Về hai vấn đề này, ông Tidiane N'Diaye cho biết :
« Trung Quốc phát triển một quan điểm rất tinh vi, theo đó, họ là nạn nhân của chủ nghĩa thực dân phương Tây, là nạn nhân của sự phân biệt chủng tộc… Trong khi thực tế họ đã có thể làm những điều tồi tệ. Tôi muốn nhấn mạnh đến cuộc viễn du của Trịnh Hòa (Zhang He), rời cửa sông Dương Tử vào năm 1405 để thực hiện, cái mà theo quan điểm chính thức gọi là ‘‘cuộc thăm viếng các nước bạn’’. Cần nhấn mạnh là Trịnh Hòa là người đầu tiên vượt qua eo biển Magellan và đi vòng xuống mũi Hảo vọng, cực nam Châu Phi. Theo đa số các sách sử, thì nhà du hành Bồ Đào Nha, Barthélémy Dias, là người đầu tiên đi tới nơi này vào năm 1447, và sau đó ít lâu là Vasco de Gama. Nhưng trên thực tế người Trung Quốc đã thám hiểm khu vực này trước.
Hạm đội của Trịnh Hòa, với 200 chiếc thuyền đã tới đây. Sử Trung Quốc ghi nhận rất đông các nhà khoa học, nhà buôn, thợ thủ công, phiên dịch viên đã đổ bổ lên Châu Phi. Điều khó giải thích liên quan đến thành phần 30.000 người tham gia vào cuộc viễn du của Trịnh Hòa. Ngoài con số 5.000 các nhà chuyên môn kể trên, khoảng 25.000 còn lại rất có thể là các binh sĩ. Người ta đã tìm được nhiều dấu vết cho thấy đoàn viễn du Trung Quốc đã đi qua khu vực mũi Hảo Vọng, cụ thể là các đồ gốm sứ Trung Quốc, có niên đại khoảng thế kỷ XIII… Hạm đội của Trịnh Hòa đã đưa về Trung Quốc hươu cao cổ và sư tử Châu Phi.
Điều khiến Trung Quốc không tiếp tục cuộc chinh phục Châu Phi là do cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn tại triều đình nhà Minh vào thời điểm đó. Phe ủng hộ bành trướng đối đầu với phe bế quan tỏa cảng. Phe bế quan tỏa cảng có một quan điểm rất có sức nặng là : Trung Hoa trước hết phải đối phó với nguy cơ từ người Mông Cổ thiện chiến ở phương Bắc. Cuối cùng phe bế quan tỏa cảng đã chiến thắng, đặc biệt sau khi hoàng đế thứ ba của nhà Minh qua đời. Vua Minh Vĩnh Nhạc được coi là người rất giỏi về hàng hải.
Hiện nay, Trung Quốc nói rằng họ không bao giờ có ý định xâm chiếm Châu Phi, thì đây là một luận điểm sai lầm ».
Người nô lệ da đen đã có mặt ở Trung Quốc từ thế kỷ 12
Luân điểm thứ hai liên quan đến việc Bắc Kinh thường xuyên cho rằng, với Trung Quốc hoàn toàn không có chuyên bắt người da đen làm nô lệ. Cuốn sách của nhà kinh tế học, văn sĩ Pháp gốc Senegal cho thấy một điều ngược lại.
« Trung Quốc suýt nữa đã tiến hành chinh phục Châu Phi. Hiện nay, khi Trung Quốc khẳng định họ là đồng minh của những người Châu Phi, nạn nhân của chủ nghĩa thực dân và nạn buôn nô lệ, thì những điều này rõ ràng hoàn toàn phi lịch sử. Liên quan đến nạn bắt người làm nô lệ, ngay từ năm 860, theo các chứng cứ thu được tại Java, đã nói đến việc những người da đen ở miền đông Châu Phi, được bán sang Trung Quốc để làm nô lệ. Và trong khoảng thời gian từ 1590 đến 1610, khi tô giới Macao rất thịnh vượng, với việc xuất khẩu tơ lụa, có rất nhiều người da đen nô lệ trốn khỏi Macao và tỵ nạn tại khu vực Quảng Châu. Còn theo « Ling-wa-taita » (Tcheou Kin Fei), một cuốn sách Trung Quốc ra đời năm 1178, có nghĩa là ba thế kỷ trước khi những người da đen đầu tiên bị đưa sang Tân thế giới, có đến hàng nghìn người da đen gốc Madagascar đã bị bắt làm nô lệ tại Trung Quốc ».
Trở lại hiện tại, bình luận về việc mới đây Trung Quốc có ý định đưa hàng trăm binh sĩ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại Mali, điều mà trước đây họ thường phản đối như một can thiệp từ bên ngoài, nhà khoa học Pháp nhận xét : Tham vọng của Bắc Kinh không có gì là bí mật với bất kỳ ai. Đó là chiếm lĩnh vị trí đứng đầu về kinh tế trên thế giới. Mà không thể là một nước số một về kinh tế nếu không phải là một cường quốc quân sự. Vả lại Trung Quốc vừa đe dọa xâm chiếm Nhật Bản, đây là điều không xảy trong nhiều thập niên. Cạnh tranh về quân sự với Hoa Kỳ là tham vọng hiện nay của Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Pháp cũng lưu ý rằng, mặc dù Trung Quốc đang trên đường trở thành một sức mạnh kinh tế số một thế giới, nhưng cũng không nên quên rằng quốc gia này vẫn còn là một nước nghèo. Bên cạnh 50 triệu người giàu, 1/3 dân Trung Quốc sống trong bần cùng. Thu nhập bình quân của Trung Quốc chỉ đứng thứ 100 trên thế giới. Điều này giải thích vì sao « Trung Quốc là một quái vật đói khát tài nguyên », gây ra một làn sóng khai thác nguyên nhiên liệu chưa từng thấy cho đến nay, một cuộc cướp đoạt được hợp pháp hóa tại Châu Phi. Châu Phi lại là nơi chiếm đến 1/3 tài nguyên khoáng sản thế giới, và giá cả khai thác dầu lửa lại rất thấp, bên cạnh đó, còn có đến 60% đất trồng trọt được chưa được khai thác. Đây chính là những cái đích mà Trung Quốc nhắm đến.
Kết thúc cuộc phỏng vấn nhà khoa học Pháp nhấn mạnh, mô hình phát triển Trung Quốc hoàn toàn không phải là một mô hình nên mơ ước, đặc biệt bởi vì nền kinh tế này không tôn trọng môi trường, xây dựng trên cơ sở các hàng hóa giả mạo, với từ 15-30 % hàng hóa Trung Quốc là hàng giả, nạn tham nhũng tràn lan, chính quyền không chịu trách nhiệm trước xã hội.
Trọng Thành (RFI)
Có luật trưng cầu ý dân, tham nhũng sẽ phải sợ
"Ra
đời luật trưng cầu ý dân là để tăng quyền dân chủ trực tiếp cho dân,
đồng thời làm cho quan chức tham ô tham nhũng phải chùn bước", ông Phạm
Quốc Anh, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam chia sẻ.
Quyền phúc thẩm là ở dân
Được biết, Hội Luật gia Việt Nam
đang tiến hành soạn thảo Luật Trưng cầu ý dân để trình Chính phủ. Vì sao
lại phải đặt vấn đề xây dựng luật này thưa ông?
Nó xuất phát từ thực tiễn đòi hỏi yêu
cầu của người dân. Nghị quyết Đại học Đảng lần thứ 9 cũng nêu rõ trưng
cầu ý dân là một nhiệm vụ cấp bách. Chúng ta phải xây dựng được luật đó.
Trong Hiến pháp 1946 cũng đã quy định rõ dân có quyền phúc quyết Hiến
pháp. Trưng cầu ý dân thể hiện quyền dân chủ trực tiếp của người dân.
Chứ lâu nay chúng ta mới có quyền dân chủ gián tiếp thông qua các đại
diện của mình. Nếu có luật trưng cầu ý dân thì dù các đại biểu Quốc hội
đã thông qua rồi, cũng vẫn phải lấy ý kiến nhân dân. Nó giống như xử sơ
thẩm và phúc thẩm, thì vai trò phúc thẩm là người dân. Đó mới là quyền
dân chủ trực tiếp theo tư tưởng của Bác Hồ. Dân có quyền quyết định các
vấn đề hệ trọng của đất nước.
Vấn đề lớn nhất sẽ là Hiến pháp, nhưng vấn đề nhỏ nhất sẽ phải lấy ý kiến nhân dân là gì ạ?
Ví dụ như các quyết định hành chính
theo luật thì không cần phải lấy ý kiến nhân dân, nhưng vấn đề hệ trọng
của cả đất nước là phải đưa ra lấy ý kiến. Chúng tôi chưa đặt ra vấn đề
nhỏ nhất là vấn đề nào. Ở một số nước có truyền thống dân chủ, mỗi năm
họ làm đến mấy chục cuộc trưng cầu ý dân. Ví dụ như khi tôi sang Thuỵ Sỹ
thì thấy, kể cả những vấn đề nhỏ nhất họ cũng lấy ý kiến dân. Tuy
nhiên, có hai kiểu là trưng cầu ý dân trong phạm vi toàn quốc và trưng
cầu ý dân trong khu vực, địa phương. Những chuyện như mở rộng Thủ đô thì
nhất thiết phải trưng cầu ý dân.
Trước nay chúng ta vẫn lấy ý kiến
nhân dân về các vấn đề hệ trọng của đất nước. Vậy trưng cầu ý dân có
khác gì với lấy ý kiến nhân dân không?
Khác nhau hoàn toàn. Lấy ý kiến nhân
dân là tập hợp tất cả các ý kiến đóng góp của dân lại. Việc tiếp thu thế
nào thì phải xem xét. Còn trưng cầu ý dân thực chất là hỏi dân có đồng ý
hay không. Chỉ có hai phương án là có hoặc không. Kết quả trưng cầu ý
dân phải là con số định lượng, bao nhiêu phần trăm đồng ý, bao nhiêu
không.
Ông Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam. |
Tốn mấy cũng phải làm
Mỗi lần tổ chức trưng cầu dân ý như vậy hẳn là tốn kém lắm?
Đúng là rất tốn kém. Nhưng tốn mấy
cũng phải cố gắng làm cho được. Nếu chưa làm được thì ít nhất cũng phải
xây dựng luật. Phải có luật thì mới thực hiện được chứ.
Thế nhưng những nước phát triển họ
có điều kiện kinh tế, trình độ dân trí họ cũng cao hơn mình, việc đưa
ra lấy ý kiến nhân dân ở ta liệu có lãng phí và không hiệu quả?
Đó cũng là khó khăn mà mình phải tính
đến. Tuy nhiên, trưng cầu ý dân là đòi hỏi bức xúc của người dân, quyền
chính đáng của dân. Vì thế, ta không tính đến các yếu tố đó. Trưng cầu ý
dân là một cuộc vận động chính trị. Trước khi trưng cầu thì chúng ta
phải đưa ra các phương án và có giải thích rõ ý nghĩa của từng phương
án. Qua đó người dân tự cân nhắc và tự quyết thôi.
Ông vừa nói hiện giờ quyền của dân
vẫn còn mang tính hình thức. Còn nhiều người thì nói đùa "khổ nhất vẫn
là dân đen thôi". Phải chẳng bởi thế mà cần phải có ngay Luật Trưng cầu ý
dân?
Đúng thế. Thực tế đó cần phải thay
đổi. Việc tuyên truyền giáo dục vận động nhân dân đã có tiến bộ nhưng
vẫn còn rất hình thức, chưa sâu sắc. Cần phải đi sâu vào dân, trao vào
tay người dân quyền quyết định. Chứ ví dụ như việc lấy ý kiến hiện nay,
vừa tốn kém vừa mang nặng hình thức. Chỉ khi nào quyền được đặt trực
tiếp vào tay người dân thì niềm tin của dân mới tăng lên được.
Không ảnh hưởng đến chế độ
Chế độ của ta là "Đảng cử Dân
bầu", mỗi người dân đã bầu ra đại diện cho mình để quyết định các việc
hệ trọng của đất nước. Liệu luật thừa?
Tôi thấy không ảnh hưởng gì đến chế độ
của ta. "Đảng cử Dân bầu" là để ổn định về mặt tổ chức. Dân bầu ra đại
diện của mình nhưng cũng có quyền tự quyết. Những vấn đề quan trọng liên
quan đến vận mệnh quốc gia thì phải có ý kiến của chính người dân.
Có khi nào ý kiến của đa số dân không trùng với ý kiến của đại biểu do dân bầu ra?
Thực tiễn là có. Ở các nước khác cũng
có đấy. Đó cũng là điều phải đắn đo cân nhắc kỹ, nếu không nó sẽ trái
với mục tiêu và bản chất của chế độ. Bởi vậy việc xây dựng luật cần làm
ngay, nhưng để áp dụng vào thực tiễn thì sẽ phải chờ đến lúc trình độ
dân trí phát triển, hiểu biết của dân, cách tổ chức của cơ quan quản lý,
chính trị ổn định... thì mới áp dụng được.
Rõ ràng nếu chính trị không ổn định, các thế lực thù địch dòm ngó, thì khó để trưng cầu ý dân có kết quả tốt?
Đúng thế!
Thế nhưng hiện nay, dư luận một số
người chưa thực sự tin tưởng vào bộ máy lãnh đạo của ta. Bởi tham nhũng
còn nhiều, lòng tin của dân cũng suy giảm nhiều?
Đúng là lòng tin của người dân vào bộ
máy lãnh đạo hiện nay giảm sút rất nhiều. Quyền dân chủ trực tiếp của
dân còn có những hạn chế. Ví dụ, trong vấn đề đất đai, dù đã sửa đổi bổ
sung nhiều lần nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh. Những vấn đề cụ thể cho từng
trường hợp lại chưa có. Đặc biệt là chính quyền cơ sở khi thực hiện lại
không nghiêm chỉnh, chặt chẽ, lợi dụng kẽ hở của pháp luật để tham ô
tham nhũng, gây bất bình trong dân.
Người tham nhũng sẽ phải sợ
Liệu khi có Luật Trưng cầu ý dân, các khiếu kiện khiếu nại, bức xúc của người dân có giảm?
Tôi nghĩ là không giảm được vì chúng
ta chỉ trưng cầu ý dân đối với những vấn đề lớn, quan trọng của đất
nước. Nhưng khi dân được quyền quyết định thì người tham nhũng sẽ phải
sợ. Nó có thể răn đe, giáo dục đội ngũ cán bộ.
Thế thì nó sẽ nảy sinh vấn đề là
chính những người tham nhũng đó lại đang giữ những chức vụ quan trọng.
Chắc hẳn họ không muốn có luật này?
Hiện chưa thể nói được có bao nhiêu
người, loại người nào không thích trao quyền quyết định cho dân. Nhưng
thực tế thì đúng là có những kẻ xấu không muốn phát huy quyền dân chủ
của dân, tìm cách ngăn cản. Cái này không tránh được. Nhưng yên tâm rằng
số này lúc nào cũng chỉ là thiểu số mà thôi.
Khi nào thì người dân Việt Nam sẽ chính thức có quyền được hỏi ý kiến đối với những vấn đề hệ trọng của đất nước và địa phương?
Luật này vẫn nằm trong chương trình dự
bị của Quốc hội. Tôi nghĩ năm 2015 - 2016 thì luật này sẽ được thông
qua. Làm sao để đến năm 2020 trở đi là có thể áp dụng được. Lúc đó Việt
Nam đã ở ngưỡng là nước phát triển rồi. Đó là lộ trình để chúng tôi phấn
đấu.
Xin cảm ơn ông!
Khi
có luật trưng cầu ý dân, kể cả các vấn đề quan trọng của từng địa
phương cũng phải trưng cầu ý dân. Phải thông báo cho dân biết, dân bàn.
Nếu dân phản đối thì phải ngừng lại quyết định/dự án đó. Như thế thì
những bức xúc trong người dân sẽ bớt đi và người dân thực hiện được
quyền dân chủ trực tiếp. |
(Kiến thức)
Ông Trương Tấn Sang đi Mỹ kiểu “đồng sàng dị mộng”?
Hôm Thứ Năm, 11 tháng 7 Bảy, Tòa Bạch Ốc ra một bản thông cáo báo chí
cho hay chủ tịch nước CSVN Trương Tấn Sang sẽ thăm chính thức Hoa Kỳ vào
ngày 25 tháng 7 tới đây.
Trong bản thông báo ngắn gọn này, người ta thấy tổng thống Mỹ muốn giới hạn cuộc gặp mặt mà Hà Nội rất mong mỏi, là thảo luận “tìm cách củng cố đối tác về các vấn đề chiến lược khu vực và làm sâu sắc hơn sự hợp tác của Hoa Kỳ với ASEAN. Tổng thống (Obama) cũng chờ để thảo luận về nhân quyền, những thách thức đang lộ diện chẳng hạn như biến đổi khí hậu, và sự quan trọng của sự hoàn tất (đàm phán) Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TTP”.
Ông Sang chưa tới nhưng một số chuyên viên quốc tế về các vấn đề Việt Nam đã đưa ra các bình luận về nhu cầu sang Mỹ tìm kiếm sự chống lưng của Tòa Bạch Ốc trên nhiều mặt từ kinh tế đến quốc phòng, giúp chế độ tồn tại.
Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ thì chắc chắn không bỏ qua dịp này để đứng trước Tòa Bạch Ốc hô lớn các khẩu hiệu chống ông lãnh tụ CSVN độc tài đảng trị, tham nhũng và đàn áp nhân quyền.
Ông Trương Tấn Sang là chủ tịch nước CSVN thứ hai sang Mỹ sau ông tiền nhiệm Nguyễn Minh Triết. Cũng đã có 2 thủ tướng CSVN sang Mỹ là Phan Văn Khải và Nguyễn Tấn Dũng kể từ khi hai kẻ cựu thù thiết lập bang giao năm 1995.
Một số bài bình luận đã nêu ra trở ngại để hai nước có thể trở thành đối
tác chiến lược là vấn đề nhân quyền và không tuân thủ các luật lệ hay
công ước quốc tế của Hà Nội, gồm cả các vấn đề tôn trọng các quyền của
người dân lao động.
Ông Trương Tấn Sang mới tới Bắc Kinh vào các ngày từ 19/6 đến ngày 21/6/2013. Bản thông cáo chung giữa Việt Nam và Trung quốc nói “Lãnh đạo hai nước đã đi sâu trao đổi ý kiến và đạt nhận thức chung rộng rãi về việc làm sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung trong tình hình mới, cũng như về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm”.
“...nhất trí việc Lãnh đạo hai Đảng, hai nước duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển xuất phát từ tầm cao chiến lược và đại cục quan hệ hai nước”.
Tuyên bố chung thì như vậy nhưng chỉ mới mấy ngày trước, tàu tuần Trung quốc đã cướp phá hai tàu đánh cá của Việt Nam ở khu vực gần quần đảo Hoàng Sa. Ngay lúc này, cái lệnh Trung Quốc cấm đánh cá trên Biển Đông cho tới đầu Tháng 8 vẫn đang có hiệu lực mà Hà Nội chỉ phản đối suông.
Hải quân Trung Quốc đã mở nhiều cuộc tập trận đe dọa Việt Nam cũng như Bắc Kinh gấp rút xây dựng các căn cứ quân sự quy mô trên Biển Đông ở các khu vực cướp của Việt Nam, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa.
Hà Nội thường xuyên lập lại lời kêu gọi giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo dự trên công ước quốc tế UNCLOS và lời tuyên bố ASEAN-Trung Quốc về ứng xử trên Biển Đông để tránh xung đột võ trang. Nhưng Bắc Kinh vẫn nói một đàng làm một nẻo.
Giới chuyên gia phân tích thời sự không tin rằng vấn đề nhân quyền mà tổng thống Mỹ muốn nhấn mạnh sẽ là cái Hà Nội muốn nghe trong cuộc tiếp xúc. Đúng ra, ông Trương Tấn Sang sẽ “bị nghe” và đã chuẩn bị sẵn những lời chống chế như những lãnh tụ đỏ khác đã đến đây bất chấp sự thật.
Hà Nội muốn Mỹ bỏ cấm vận bán võ khí sát thương, muốn Mỹ đừng quá gắt về điều kiện đàm phán Hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TTP) khi ép Việt Nam để Mỹ bảo vệ kỹ nghệ dệt may và giới lao động của mình.
Trên hết và bao trùm cho những vấn đề đó, Hà Nội muốn tiến đến một thỏa thuận về “đối tác chiến lược” với Hoa Kỳ. Đã qua hai vòng đàm phán ở cấp thứ trưởng nhưng không có dấu hiệu tiến triển gì đáng kể. Bà Hillary Clinton khi còn là ngoại trưởng từ tuyên bố Mỹ đã sẵn sàng tiến đến “Đối tác chiến lược” với Việt Nam với điều kiện Hà Nội phải cải thiện nhân quyền.
CSVN muốn có cái dù của Mỹ che chở mạnh hơn trong tranh chấp Biển Đông, muốn Mỹ hiện diện quân sự thường xuyên hơn ở khu vực để cản sự lộng hành của Bắc Kinh, muốn có những điều lợi hơn trong quan hệ mậu dịch thương mại và đầu tư, nhưng lại ngày càng tồi tệ hơn về nhân quyền. Viên chức chính phủ Obama điều trần ở Quốc hội từng nhìn nhận như thế. Hoa Thịnh Đốn áp lực Hà nội quá các cuộc đối thoại song phương đến can thiệp trực tiếp các vụ bắt giữ, bỏ tù người bất đồng chính kiến, nhưng không có bao nhiêu tác dụng.
Nhu cầu và ưu tiên số một của băng đảng ở Ba Đình là phải duy trì bằng mọi giá cái chế độ độc tài và tham nhũng hại dân để tiếp tục đục khoét. Khẩu hiệu của guồng máy công an “Còn đảng còn mình” diễn tả đầy đủ lý do tại sao chế độ Hà Nội bằng mọi giá giữ chặt lấy quyền lực chính trị. Bởi vậy, họ không ngần ngại bỏ tù những ai lên tiếng đả kích các sai trái của chế độ hay đòi đa nguyên đa đảng.
Ông Jonathan London, người Mỹ đang giảng dạy ở đại học HongKong viết trên blog “Xin Lỗi Ông...” hôm 11/7/2013 rằng ông hiểu CSVN có hai nhu cầu. Hà Nội muốn tăng khả năng tiếp cận thị trường Mỹ và thêm đầu tư Mỹ vào Việt Nam. Hà Nội cần có sự ủng hộ của Mỹ để có thế mạnh hơn hầu đối phó với Trung Quốc.
Nhưng trong khi đó, Hà Nội lại vẫn có mối quan hệ chằng chịt và vô cùng sâu rộng với Bắc Kinh. Quan hệ sâu rộng hơn với Mỹ sẽ giúp Hà Nội giải quyết các khó khăn nội tại về kinh tế và giải tỏa bớt áp lực của Bắc Kinh trong các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.
“Vấn đề cơ bản cho Ba Đình là muốn có những bước đột phá trong hai lĩnh vực quan trọng này, phải có một số thay đổi thực sự mà chưa chắc ĐCSVN có thể làm được.” Ông London bình luận.
Tức là, muốn tiến đến đối tác chiến lược với Mỹ, Hà Nội phải lột xác. CSVN phải “cho phép toàn dân tham gia vào cuộc sống chính trị của đất nước một cách công bằng, xóa bỏ việc đàn áp, và phát triển những thể chế dân chủ, khác hẳn với các thể chế từ 1945 đến này. Làm như thế mới thành một trong những nước tiên tiến, văn mình và được thể giới tôn trọng. Hơn nữa, làm thế thì Việt Nam và Mỹ có thể hợp tác càng ngày càng tốt hơn và thoát khỏi những ký ức buồn đã qua và hướng tới một mối quan hệ lành mạnh hơn”.
Hàng chục ngàn người đã ký tên trên các bản kiến nghị hay đòi hỏi chế độ Hà Nội hỷ bỏ điều 4 Hiến Pháp dành độc quyền cai trị cho đảng CSVN. Hội đồng Giám Mục Công Giáo Việt Nam, giới nhân sĩ trí thức trong đó có rất nhiều người là đảng viên cấp cao của chế độ, đứng đầu các đỏi hỏi thay đổi, đòi chế độ trả lại quyền làm chủ đất nước cho người dân. Dù vậy, không có hy vọng gì sẽ có bản Hiến Pháp mới dân chủ thật sự như mọi người mong mỏi.
Trước chuyến đi của ông Trương Tấn Sang, tướng Đỗ Bá Tỵ, tổng tham mưu trưởng quân đội kiêm thứ trưởng Quốc phòng CSVN, tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc phòng CSVN và cả Bộ trưởng Quốc phòng CSVN Phùng Quang Thanh từng tới Mỹ đưa các đề nghị vận động Mỹ chống lưng từ bán các loại võ khí đến hậu thuẫn CSVN đối phó với Bắc Kinh. Tới nay, riêng đối với Việt Nam, Tòa Bạch Ốc chưa thấy có những thay đổi căn bản và “đột phá” để nâng tầm quan hệ an ninh quốc phòng giữa hai nước, khi mà Hà Nội chỉ muốn Mỹ đổi chính sách còn Hà Nội vẫn giữ thế ù lỳ.
Theo nhận định của Giáo sư Carl Thayer viết trên web BBC, chuyến đi của ông Trương Tấn Sang là “một phần cố gắng của Hà Nội nhằm có được hiệp định hợp tác chiến lược với Washington”. Nhưng ông ta thành công hay không, tùy thuộc những gì Hà Nội sẽ nhượng bộ. Mỹ có quyền lợi của nước Mỹ trong chiến lược toàn cầu. Hà Nội có nhu cầu của mình.
Điều quan trọng là hai bên gặp nhau ở chỗ nào. Chuyến đi của ông Trương Tấn Sang sẽ mở sang một trang sử mới về bang giáo giữ hai kẻ cựu thù, hoặc chỉ là một đòn dọa ma đối với Bắc Kinh, hy vọng đọc thấy phần nào trong bản thông cáo chung ngày 25/7/2013 tới đây.
Tư Ngộ
(Người Việt)
Ông Trương Tấn Sang mới tới Bắc Kinh vào các ngày từ 19/6 đến ngày 21/6/2013. Bản thông cáo chung giữa Việt Nam và Trung quốc nói “Lãnh đạo hai nước đã đi sâu trao đổi ý kiến và đạt nhận thức chung rộng rãi về việc làm sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung trong tình hình mới, cũng như về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm”.
“...nhất trí việc Lãnh đạo hai Đảng, hai nước duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển xuất phát từ tầm cao chiến lược và đại cục quan hệ hai nước”.
Tuyên bố chung thì như vậy nhưng chỉ mới mấy ngày trước, tàu tuần Trung quốc đã cướp phá hai tàu đánh cá của Việt Nam ở khu vực gần quần đảo Hoàng Sa. Ngay lúc này, cái lệnh Trung Quốc cấm đánh cá trên Biển Đông cho tới đầu Tháng 8 vẫn đang có hiệu lực mà Hà Nội chỉ phản đối suông.
Hải quân Trung Quốc đã mở nhiều cuộc tập trận đe dọa Việt Nam cũng như Bắc Kinh gấp rút xây dựng các căn cứ quân sự quy mô trên Biển Đông ở các khu vực cướp của Việt Nam, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa.
Hà Nội thường xuyên lập lại lời kêu gọi giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo dự trên công ước quốc tế UNCLOS và lời tuyên bố ASEAN-Trung Quốc về ứng xử trên Biển Đông để tránh xung đột võ trang. Nhưng Bắc Kinh vẫn nói một đàng làm một nẻo.
Giới chuyên gia phân tích thời sự không tin rằng vấn đề nhân quyền mà tổng thống Mỹ muốn nhấn mạnh sẽ là cái Hà Nội muốn nghe trong cuộc tiếp xúc. Đúng ra, ông Trương Tấn Sang sẽ “bị nghe” và đã chuẩn bị sẵn những lời chống chế như những lãnh tụ đỏ khác đã đến đây bất chấp sự thật.
Hà Nội muốn Mỹ bỏ cấm vận bán võ khí sát thương, muốn Mỹ đừng quá gắt về điều kiện đàm phán Hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TTP) khi ép Việt Nam để Mỹ bảo vệ kỹ nghệ dệt may và giới lao động của mình.
Trên hết và bao trùm cho những vấn đề đó, Hà Nội muốn tiến đến một thỏa thuận về “đối tác chiến lược” với Hoa Kỳ. Đã qua hai vòng đàm phán ở cấp thứ trưởng nhưng không có dấu hiệu tiến triển gì đáng kể. Bà Hillary Clinton khi còn là ngoại trưởng từ tuyên bố Mỹ đã sẵn sàng tiến đến “Đối tác chiến lược” với Việt Nam với điều kiện Hà Nội phải cải thiện nhân quyền.
CSVN muốn có cái dù của Mỹ che chở mạnh hơn trong tranh chấp Biển Đông, muốn Mỹ hiện diện quân sự thường xuyên hơn ở khu vực để cản sự lộng hành của Bắc Kinh, muốn có những điều lợi hơn trong quan hệ mậu dịch thương mại và đầu tư, nhưng lại ngày càng tồi tệ hơn về nhân quyền. Viên chức chính phủ Obama điều trần ở Quốc hội từng nhìn nhận như thế. Hoa Thịnh Đốn áp lực Hà nội quá các cuộc đối thoại song phương đến can thiệp trực tiếp các vụ bắt giữ, bỏ tù người bất đồng chính kiến, nhưng không có bao nhiêu tác dụng.
Nhu cầu và ưu tiên số một của băng đảng ở Ba Đình là phải duy trì bằng mọi giá cái chế độ độc tài và tham nhũng hại dân để tiếp tục đục khoét. Khẩu hiệu của guồng máy công an “Còn đảng còn mình” diễn tả đầy đủ lý do tại sao chế độ Hà Nội bằng mọi giá giữ chặt lấy quyền lực chính trị. Bởi vậy, họ không ngần ngại bỏ tù những ai lên tiếng đả kích các sai trái của chế độ hay đòi đa nguyên đa đảng.
Ông Jonathan London, người Mỹ đang giảng dạy ở đại học HongKong viết trên blog “Xin Lỗi Ông...” hôm 11/7/2013 rằng ông hiểu CSVN có hai nhu cầu. Hà Nội muốn tăng khả năng tiếp cận thị trường Mỹ và thêm đầu tư Mỹ vào Việt Nam. Hà Nội cần có sự ủng hộ của Mỹ để có thế mạnh hơn hầu đối phó với Trung Quốc.
Nhưng trong khi đó, Hà Nội lại vẫn có mối quan hệ chằng chịt và vô cùng sâu rộng với Bắc Kinh. Quan hệ sâu rộng hơn với Mỹ sẽ giúp Hà Nội giải quyết các khó khăn nội tại về kinh tế và giải tỏa bớt áp lực của Bắc Kinh trong các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.
“Vấn đề cơ bản cho Ba Đình là muốn có những bước đột phá trong hai lĩnh vực quan trọng này, phải có một số thay đổi thực sự mà chưa chắc ĐCSVN có thể làm được.” Ông London bình luận.
Tức là, muốn tiến đến đối tác chiến lược với Mỹ, Hà Nội phải lột xác. CSVN phải “cho phép toàn dân tham gia vào cuộc sống chính trị của đất nước một cách công bằng, xóa bỏ việc đàn áp, và phát triển những thể chế dân chủ, khác hẳn với các thể chế từ 1945 đến này. Làm như thế mới thành một trong những nước tiên tiến, văn mình và được thể giới tôn trọng. Hơn nữa, làm thế thì Việt Nam và Mỹ có thể hợp tác càng ngày càng tốt hơn và thoát khỏi những ký ức buồn đã qua và hướng tới một mối quan hệ lành mạnh hơn”.
Hàng chục ngàn người đã ký tên trên các bản kiến nghị hay đòi hỏi chế độ Hà Nội hỷ bỏ điều 4 Hiến Pháp dành độc quyền cai trị cho đảng CSVN. Hội đồng Giám Mục Công Giáo Việt Nam, giới nhân sĩ trí thức trong đó có rất nhiều người là đảng viên cấp cao của chế độ, đứng đầu các đỏi hỏi thay đổi, đòi chế độ trả lại quyền làm chủ đất nước cho người dân. Dù vậy, không có hy vọng gì sẽ có bản Hiến Pháp mới dân chủ thật sự như mọi người mong mỏi.
Trước chuyến đi của ông Trương Tấn Sang, tướng Đỗ Bá Tỵ, tổng tham mưu trưởng quân đội kiêm thứ trưởng Quốc phòng CSVN, tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc phòng CSVN và cả Bộ trưởng Quốc phòng CSVN Phùng Quang Thanh từng tới Mỹ đưa các đề nghị vận động Mỹ chống lưng từ bán các loại võ khí đến hậu thuẫn CSVN đối phó với Bắc Kinh. Tới nay, riêng đối với Việt Nam, Tòa Bạch Ốc chưa thấy có những thay đổi căn bản và “đột phá” để nâng tầm quan hệ an ninh quốc phòng giữa hai nước, khi mà Hà Nội chỉ muốn Mỹ đổi chính sách còn Hà Nội vẫn giữ thế ù lỳ.
Theo nhận định của Giáo sư Carl Thayer viết trên web BBC, chuyến đi của ông Trương Tấn Sang là “một phần cố gắng của Hà Nội nhằm có được hiệp định hợp tác chiến lược với Washington”. Nhưng ông ta thành công hay không, tùy thuộc những gì Hà Nội sẽ nhượng bộ. Mỹ có quyền lợi của nước Mỹ trong chiến lược toàn cầu. Hà Nội có nhu cầu của mình.
Điều quan trọng là hai bên gặp nhau ở chỗ nào. Chuyến đi của ông Trương Tấn Sang sẽ mở sang một trang sử mới về bang giáo giữ hai kẻ cựu thù, hoặc chỉ là một đòn dọa ma đối với Bắc Kinh, hy vọng đọc thấy phần nào trong bản thông cáo chung ngày 25/7/2013 tới đây.
Tư Ngộ
(Người Việt)
Không thể đánh tráo khái niệm "lòng yêu nước"
Tôi giật mình khi đọc trên một số trang mạng những bài viết "tôn vinh"
một vài bạn trẻ non nớt, lầm đường, bị kích động, lôi kéo tham gia các
hoạt động tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước như "người hùng”, thậm chí
là "mẫu hình" thanh niên thời đại mới. Lòng yêu nước cao cả, chân chính
gần đây đã bị một số người lợi dụng hoặc cố tình làm mờ, nhòe, gán ghép
với những việc làm phản bội lại đất nước...
Yêu nước kiểu “kêu gào bàn phím”
Hai thanh niên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha có hành vi trái
pháp luật đã được tòa án xét xử công khai nhưng vẫn không ít người cố
tình khoác lên cho họ chiếc áo “yêu nước”. Bằng màn kịch vụng về, một
nhóm người cùng hội cùng thuyền với cái gọi là nhóm “Tuổi trẻ yêu nước”
đã “thiết kế” một chuyến du lịch dọc miền Tây Bắc rồi dừng lại bên đường
viết nguệch ngoạc mấy câu khẩu hiệu tôn vinh Nguyễn Phương Uyên, Đinh
Nguyên Kha. Họ chụp ảnh, post lên mạng, rồi vống lên rằng, các bạn trẻ
đồng bào dân tộc thiểu số cũng ngưỡng mộ hai người này.
Xa hơn nữa, bên kia bán cầu, cô Cung Hoàng Kim, người Mỹ gốc Việt, mang
tiếng là sinh viên báo chí mà khi đăng quang một cuộc thi hoa hậu ở Hoa
Kỳ cũng có một bài diễn văn “chém gió”, tung hô các blogger: Điếu Cày
Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên... cho
rằng họ phải vào tù vì dám đứng lên tranh đấu vì “yêu nước”. Bậy bạ hơn,
nhiều trang mạng gần đây còn trích dẫn câu nói của Nguyễn Phương Uyên
“Tôi là sinh viên yêu nước…” để so sánh với hình ảnh của Võ Thị Thắng,
Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm...
Cùng với việc "tôn vinh" những nhân vật được coi là “điển hình yêu
nước”, gần đây xuất hiện không ít lời kêu gọi, phát động giới trẻ tham
gia biểu tình, xuống đường để thể hiện "lòng yêu nước". Có trang mạng
còn lộ liễu kích động “bất đồng chính kiến là yêu nước”… Một trang mạng
tự đặt cho mình cái tên rất kêu là “Nhật ký yêu nước” để hô hào thanh
niên đi biểu tình.
Có thể nói, chưa bao giờ lòng yêu nước lại bị lợi dụng, đánh đồng với
những “động cơ đen”, trở thành một quân bài trong bộ bài nham hiểm chống
phá Việt Nam.
Đâu là lòng yêu nước chân chính?
Thực ra, trong các bài viết, lời kêu gọi, thậm chí là tuyên ngôn của
mình, những người đang chơi trò chơi "chính trị" kia đã đánh tráo khái
niệm yêu nước chân chính, tầm thường hóa lòng yêu nước đích thực. Làm
sao họ có thể "gán" cho những hành động vĩ cuồng, những phát ngôn thiếu
trách nhiệm, những hành vi sai trái đi ngược lợi ích cộng đồng kia một
khái niệm thiêng liêng đối với mỗi người dân Việt Nam ta là lòng yêu
nước? Làm sao họ có thể mang lòng yêu nước ra để kích động giới trẻ, lôi
kéo họ vào những suy nghĩ và hành động đi ngược lại lợi ích của dân
tộc, của đất nước và nhân dân? Hành vi đầu độc lớp trẻ như vậy khác gì
là một tội ác?
Nói đến lòng yêu nước, nhiều người trong chúng ta sẽ nhớ ngay đến tác
phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được đưa vào sách giáo khoa, như một
áng hùng văn khái quát và đúc kết nét đặc trưng của truyền thống dân
tộc. Đó là tác phẩm "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta", có đoạn: "Dân
ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của
ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại
sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua
mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp
nước".
Sự khái quát ấy, ở một góc độ nào đó còn giống như di huấn tinh thần để
chúng ta vững tâm hơn, cùng nhau bình tĩnh trước nguy nan và cùng nhau
hun đúc, trau chuốt thêm chiếc “nỏ thần vô hình” có sức mạnh vạn năng
trong bảo vệ Tổ quốc: Lòng yêu nước. Đó mới là thái độ tinh thần đúng
đắn chứ không phải yêu nước theo kiểu hồ đồ đi kèm với những hành động
sai trái, bất chấp kỷ cương và luật pháp!
Cũng
cần nhắc lại lòng yêu nước là gì và những biểu hiện cụ thể của nó ra
sao để khu biệt, nhìn nhận những nhân vật và hành động đang được nhiều
trang mạng và tổ chức phản động tung hô? Trong sách giáo khoa Giáo dục
công dân của học sinh phổ thông đã đề cập tương đối ngắn gọn, dễ hiểu và
đầy đủ. Theo đó, lòng yêu nước là tình cảm yêu quý, gắn bó, tự hào về
quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết tài năng, trí tuệ của
mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc. Các biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước
của dân tộc Việt Nam ta bao gồm: Tình cảm gắn bó với quê hương đất
nước; tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc; niềm tự hào
dân tộc chính đáng; đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại
xâm, để bảo vệ chủ quyền dân tộc và nền độc lập tự do của Tổ quốc; cần
cù và sáng tạo trong lao động để xây dựng, phát triển nền văn hóa dân
tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.
Nói một cách đơn giản và cụ thể hơn như nhà văn I. Ê-ren-bua thì yêu
nước là "yêu những vật tầm thường nhất, yêu người thân, yêu Tổ quốc" và
tình cảm ấy có những cung bậc, những cách thể hiện khác nhau trong hai
thời kỳ khác nhau: Thời bình và thời chiến. Đây cũng là một chủ đề được
bàn luận khá sôi nổi trên internet gần đây.
Chúng tôi xin trích ý kiến của một bạn trẻ về lòng yêu nước, có thể chưa
đầy đủ nhưng rất đáng suy ngẫm về những giá trị đích thực của lòng yêu
nước: “Thực tế, đã có không ít thanh niên nghĩ rằng phải làm một việc gì
thật to lớn cho Tổ quốc mới là yêu nước. Nhưng họ đâu hiểu rằng lòng
yêu nước biểu hiện qua từng hành động, việc làm hằng ngày của mỗi chúng
ta. Bạn cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập
của mình, đó là yêu nước. Lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản
thân mình, gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc, đó là yêu nước.
Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là yêu nước. Có khi
lại là việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường,
không hủy diệt muông thú. Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ
pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc
mình, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước… Lòng yêu nước chân chính
không nhất thiết phải hô, hét thật lớn để cho tất cả mọi người biết mà
quan trọng là tính tự giác trong mọi hành động, việc làm của mỗi chúng
ta.
Có những thanh niên nhận thức lệch lạc, ngồi một chỗ kêu ca, oán thán
với nhau rằng, sao Việt Nam lại nghèo nàn, lạc hậu so với các quốc gia
khác vậy; một số thì chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng
phí, tự do cá nhân, vô tổ chức. Những người đó tự cho mình cái quyền
phán xét nhưng lại không có tí trách nhiệm nào với cộng đồng, xã hội…”.
Một bạn trẻ khác là Hoàng Thắng đã bày tỏ quan điểm trước những quan
niệm lệch lạc về yêu nước trong một bài viết khá dài. Anh viết: “Những
người gác biển không cần những người “đứng” sau lưng bằng những bài viết
răn dạy về tình yêu nước trên facebook. Đừng để con em nhân dân đổ máu
để cho các bạn lên internet hô hào mình là yêu nước”.
Còn một cựu chiến binh thì cho rằng, Việt Nam đang có một thế hệ gồm
nhiều bạn trẻ ngồi trong phòng lạnh, uống nước ngọt, ăn gà rán và luôn
miệng kêu gào trên facebook rằng “Chính phủ không nên nhu nhược, phải
chứng minh bằng hành động". Ông tha thiết mong các bạn trẻ hãy thôi sống
ảo và đừng yêu nước bằng máu của kẻ khác!
Làm cho "viên ngọc quý" càng ngày càng sáng
Nhà báo Vũ Duy Thông trong một bài viết gần đây đã có lý khi cho rằng,
yêu nước là tình cảm và tư tưởng phổ biến, vốn có ở tất cả các dân tộc
trên thế giới chứ không riêng gì của dân tộc Việt Nam. Nhưng một trong
những đặc trưng nổi bật nhất của lòng yêu nước mang bản sắc Việt Nam
chính là yêu nước gắn liền với yêu hòa bình, hòa hiếu. Chỉ đến khi kẻ
thù hung bạo quyết phá vỡ nền hòa bình, hòa hiếu ấy thì cả dân tộc mới
buộc phải đứng lên cầm súng, cầm dáo, mác, tầm vông… Yêu nước của dân
tộc Việt Nam còn có đặc trưng là tình yêu lặng thầm, kìm nén vì những
bước đi chiến lược. Bài học lịch sử cho ta thấy, nhiều khi tình cảm ấy
cần được phô trương như viên ngọc quý nhưng nhiều lúc nó lại cần phải
lặn vào trong, cần kìm nén vì những nước cờ chiến lược.
Nếu chúng ta kiên trì hòa bình mà đối phương vẫn cố tình gây chiến xâm
lược thì cũng như những cuộc chiến tranh khác, chúng ta sẽ đứng lên, như
câu thơ của Chế Lan Viên: “Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt/ Như mẹ
cha ta, như vợ, như chồng/ Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết/ Cho mỗi căn
nhà, ngọn núi, con sông!”. Nhưng thời điểm đó chưa đến, nhiệm vụ lúc này
chưa phải như thế.
Nhìn ra các quốc gia khác, có lẽ cũng cần nhắc đến sự kiện vào tháng 9
tới, Ủy ban Chính sách xã hội của Thượng viện Nga sẽ trình Duma Quốc gia
(Hạ viện) Nga một dự luật về giáo dục lòng yêu nước cho công dân. Việc
đề ra đạo luật này xuất phát từ chỗ đang có những âm mưu viết lại lịch
sử cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, coi nhẹ sự hy sinh của những người
lính Hồng quân Liên Xô. Chính phủ Nga cho rằng, âm mưu này nhằm làm suy
yếu nước Nga. Một cường quốc như nước Nga ngày nay vẫn rất cần “luật
hoá” lòng yêu nước như thế thì không có lý do gì chúng ta không phê
phán, đấu tranh, thậm chí xử lý nghiêm minh những kẻ cố tình lợi dụng để
làm ố bẩn viên ngọc quý lòng yêu nước.
Tất nhiên, một đất nước gần 90 triệu dân thì những ý kiến khác nhau là
điều bình thường. Nếu đây đó có cả những suy nghĩ, hành vi chưa đúng thì
chưa hẳn không yêu nước mà có khi chỉ vì thiếu thông tin nên chưa có
nhận thức đúng. Bổn phận của mỗi người Việt Nam là hiểu đúng và thể hiện
đúng về lòng yêu nước. Mỗi người đều có trách nhiệm gìn giữ và làm sáng
thêm truyền thống quý báu của dân tộc ta là lòng yêu nước. Phải làm cho
"viên ngọc quý" ấy mỗi ngày một thêm sáng trong. Chúng ta không chấp
nhận và không tha thứ những kẻ làm vấy bẩn viên ngọc quý "lòng yêu nước"
vì những động cơ chính trị thấp hèn.
NGUYỄN VĂN MINH
(Báo QĐND)
Tại sao tôi dịch 'Bên Thắng Cuộc'?
Giáo sư Ari Nakano cho rằng cuốn Bên Thắng Cuộc sẽ giúp cho người Nhật hiểu thêm về Việt Nam sau năm 1975.
Cuốn 'Bên Thắng Cuộc' của nhà báo Huy Đức hiện đang được giáo sư
người Nhật Ari Nakano, nhà nghiên cứu chính trị tại đại học Daito
Bunka, Nhật Bản, dịch sang tiếng Nhật.
Bà cũng là người đã từng dịch hai cuốn 'Hoa Xuyên Tuyết' và 'Mặt Thật' của nhà báo Bùi Tín.
BBC đã có cuộc phỏng vấn ngắn với bà qua điện thoại bằng tiếng Việt vào ngày 14/7.
BBC: Trước hết, lý do nào khiến giáo sư quyết định dịch cuốn "Bên Thắng Cuộc" của nhà báo Huy Đức sang tiếng Nhật?
Ari Nakano: Tôi nghiên cứu về chính trị và quan hệ quốc tế của Việt Nam hiện đại, đặc biệt là thời kỳ sau khi chiến tranh với Mỹ kết thúc năm 1975.
Đầu năm nay, một người bạn giới thiệu cuốn Bên Thắng Cuộc cho tôi. Tôi rất quan tâm đến nội dung sách ấy vì có nhiều thông tin về tình hình xã hội Việt Nam sau thống nhất như là chính sách cải tạo, chính sách kinh tế mới, kể cả chiến tranh ở Campuchia, .v.v.
Tôi muốn dịch sách này sang tiếng Nhật để người Nhật biết thêm về lịch sử hiện đại của Việt Nam.
BBC: Bà nghĩ bạn đọc Nhật có quan tâm đến cuốn sách này hay không, hay chỉ những học giả, nhà nghiên cứu khác?
Cũng có những người không biết đến sự thật về Việt Nam mà chỉ là những ảo tưởng, nghĩ rằng Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa nên mọi người bình đẳng, có phúc lợi xã hội, phải nói là ảo tưởng hoàn toàn.
Bởi vì người Nhật rất ít thông tin về Việt nam từ năm 1975 đến khi Đổi mới bắt đầu, cho nên một mặt vẫn có ảo tưởng từ thời kỳ chiến tranh, mặt khác chúng tôi chỉ nghĩ rằng Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ mà thôi.
Cũng có nhiều người nghĩ rằng Việt Nam vừa thành công phát triển xã hội chủ nghĩa, vừa thành công về phát triển kinh tế, phải nói là có nhiều người nghĩ sai về Việt Nam.
Các học giả Nhật Bản chuyên nghiên cứu Việt Nam thì không có nhiều người nghiên cứu về chính trị Việt Nam hiện đại, vì có nhiều vấn đề nhạy cảm như vấn đề nhân quyền, dân chủ, vv. Nhưng các học giả ở Nhật phụ trách giới thiệu tình hình thực sự ở Việt Nam với người dân Nhật Bản, nên tôi nghĩ sách Bên Thắng Cuộc sẽ giúp ích cho việc đấy.
BBC: Trong thời gian qua, bà có liên lạc với tác giả cuốn sách và nhận sự giúp đỡ nào từ ông trong việc dịch thuật hay không?
Ari Nakano: Trước khi được biết về sách Bên Thắng Cuộc, tôi chưa bao giờ biết về nhà báo Huy Đức. Nhưng khi được biết về cuốn sách này, tôi đã liên lạc với tác giả qua Facebook.
Người Nhật bắt đầu ít quan tâm tình hình Việt Nam sau năm 1975.
Cho đến nay, tôi có thể liên lạc với anh Huy Đức qua email, tôi gửi những câu hỏi về nội dung cuốn sách và anh ấy trả lời rất nhanh.
Tôi chưa hiểu về những sự kiện hoặc tình hình xã hội ở Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc. Có những ngữ vị đặc biệt về chính trị mà tôi thường gửi câu hỏi và anh ấy đã giải thích một cách cụ thể.
BBC: Cuốn Bên Thắng Cuộc hiện nay không được chính quyền Việt Nam chào đón, bà có lo rằng việc dịch cuốn sách này sẽ ảnh hưởng tới công việc hay dự án tương lai của mình ở Việt Nam hay không?
Ari Nakano: Tôi muốn được nghiên cứu và trao đổi với người dân Việt Nam. Tôi mong được làm việc ở Việt Nam để nắm tình hình ở Việt Nam một cách khách quan.
Vì thế tôi hy vọng công việc của tôi ở Việt Nam sẽ không bị ngăn chặn vì lý do chính trị.
BBC: Đã có nhà xuất bản nào tại Nhật ngỏ ý muốn phát hành cuốn sách mà bà đang dịch hay chưa?
Ari Nakano: Năm 2015 là kỷ niệm 40 năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, cho nên tôi muốn xuất bản nhân dịp này.
Nhưng hiện nay, dù sao hiện nay tôi còn đang dịch sang tiếng Nhật nên trước hết tôi muốn hoàn thành công việc dịch sách, sau đó sẽ nghĩ đến nhà xuất bản.
(BBC)
Bà cũng là người đã từng dịch hai cuốn 'Hoa Xuyên Tuyết' và 'Mặt Thật' của nhà báo Bùi Tín.
BBC đã có cuộc phỏng vấn ngắn với bà qua điện thoại bằng tiếng Việt vào ngày 14/7.
BBC: Trước hết, lý do nào khiến giáo sư quyết định dịch cuốn "Bên Thắng Cuộc" của nhà báo Huy Đức sang tiếng Nhật?
Ari Nakano: Tôi nghiên cứu về chính trị và quan hệ quốc tế của Việt Nam hiện đại, đặc biệt là thời kỳ sau khi chiến tranh với Mỹ kết thúc năm 1975.
Đầu năm nay, một người bạn giới thiệu cuốn Bên Thắng Cuộc cho tôi. Tôi rất quan tâm đến nội dung sách ấy vì có nhiều thông tin về tình hình xã hội Việt Nam sau thống nhất như là chính sách cải tạo, chính sách kinh tế mới, kể cả chiến tranh ở Campuchia, .v.v.
Tôi muốn dịch sách này sang tiếng Nhật để người Nhật biết thêm về lịch sử hiện đại của Việt Nam.
BBC: Bà nghĩ bạn đọc Nhật có quan tâm đến cuốn sách này hay không, hay chỉ những học giả, nhà nghiên cứu khác?
"Có những người không biết đến sự thật về Việt Nam mà chỉ là những ảo tưởng, nghĩ rằng Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa nên mọi người bình đẳng, có phúc lợi xã hội, phải nói là ảo tưởng hoàn toàn."Ari Nakano: Nói chung là trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, nhiều người Nhật rất quan tâm đến Việt Nam và thông cảm, ủng hộ trong cuộc chiến với Mỹ. Nhưng sau khi chiến tranh kết thúc, người Nhật dần mất quan tâm đến Việt Nam vì thiếu thông tin từ nước này.
Cũng có những người không biết đến sự thật về Việt Nam mà chỉ là những ảo tưởng, nghĩ rằng Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa nên mọi người bình đẳng, có phúc lợi xã hội, phải nói là ảo tưởng hoàn toàn.
Bởi vì người Nhật rất ít thông tin về Việt nam từ năm 1975 đến khi Đổi mới bắt đầu, cho nên một mặt vẫn có ảo tưởng từ thời kỳ chiến tranh, mặt khác chúng tôi chỉ nghĩ rằng Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ mà thôi.
Cũng có nhiều người nghĩ rằng Việt Nam vừa thành công phát triển xã hội chủ nghĩa, vừa thành công về phát triển kinh tế, phải nói là có nhiều người nghĩ sai về Việt Nam.
Các học giả Nhật Bản chuyên nghiên cứu Việt Nam thì không có nhiều người nghiên cứu về chính trị Việt Nam hiện đại, vì có nhiều vấn đề nhạy cảm như vấn đề nhân quyền, dân chủ, vv. Nhưng các học giả ở Nhật phụ trách giới thiệu tình hình thực sự ở Việt Nam với người dân Nhật Bản, nên tôi nghĩ sách Bên Thắng Cuộc sẽ giúp ích cho việc đấy.
BBC: Trong thời gian qua, bà có liên lạc với tác giả cuốn sách và nhận sự giúp đỡ nào từ ông trong việc dịch thuật hay không?
Ari Nakano: Trước khi được biết về sách Bên Thắng Cuộc, tôi chưa bao giờ biết về nhà báo Huy Đức. Nhưng khi được biết về cuốn sách này, tôi đã liên lạc với tác giả qua Facebook.
Người Nhật bắt đầu ít quan tâm tình hình Việt Nam sau năm 1975.
Cho đến nay, tôi có thể liên lạc với anh Huy Đức qua email, tôi gửi những câu hỏi về nội dung cuốn sách và anh ấy trả lời rất nhanh.
Tôi chưa hiểu về những sự kiện hoặc tình hình xã hội ở Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc. Có những ngữ vị đặc biệt về chính trị mà tôi thường gửi câu hỏi và anh ấy đã giải thích một cách cụ thể.
BBC: Cuốn Bên Thắng Cuộc hiện nay không được chính quyền Việt Nam chào đón, bà có lo rằng việc dịch cuốn sách này sẽ ảnh hưởng tới công việc hay dự án tương lai của mình ở Việt Nam hay không?
Ari Nakano: Tôi muốn được nghiên cứu và trao đổi với người dân Việt Nam. Tôi mong được làm việc ở Việt Nam để nắm tình hình ở Việt Nam một cách khách quan.
Vì thế tôi hy vọng công việc của tôi ở Việt Nam sẽ không bị ngăn chặn vì lý do chính trị.
BBC: Đã có nhà xuất bản nào tại Nhật ngỏ ý muốn phát hành cuốn sách mà bà đang dịch hay chưa?
Ari Nakano: Năm 2015 là kỷ niệm 40 năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, cho nên tôi muốn xuất bản nhân dịp này.
Nhưng hiện nay, dù sao hiện nay tôi còn đang dịch sang tiếng Nhật nên trước hết tôi muốn hoàn thành công việc dịch sách, sau đó sẽ nghĩ đến nhà xuất bản.
(BBC)
Hiệu Minh - Luật pháp Mỹ: Vô tội dù bắn chết người
Cả nước Mỹ hôm nay dán mắt vào màn hình theo dõi vụ xử án George
Zimmerman bắn chết Trayvon Martin vào đêm 26-2-2012 tại Florida.
Zimmerman là người da trắng (bố da trắng, mẹ la tin), Martin và bố mẹ đều là da đen.
Đêm đó Zimmerman, trong cương vị một người tuần tra tình nguyện trong
khu nhà, nhìn thấy Martin đi về phía nhà của ông bố đang sống cùng vợ
chưa cưới ở khu đó.
Zimmerman gọi 911 (cảnh sát) vì nghi ngờ. Người trực tổng đài đã nhắc, cảnh sát đang tới và đừng đi theo kẻ bị tình nghi.
Tuy thế, Zimmerman vẫn ra khỏi xe và sau đó nói với cảnh sát là anh ta
muốn biết địa chỉ của người tình nghi để báo cho cảnh sát.
Sau đó xảy ra xô xát giữa hai người. Vài người trong khu đã gọi 911 vì thấy có tiếng kêu cứu.
Nhưng ai là người kêu mới được chứ.
Mẹ của Martin, người bị giết, thì khẳng định là chính con bà kêu cứu.
Cha mẹ của Zimmerman cũng nói rằng con trai họ kêu cứu.
Nhân chứng có tới 40 người nhưng không một ai đưa ra được một bằng chứng thuyết phục.
Tranh cãi trước tòa chỉ xoay quanh ai là người tấn công trước. Liệu
Martin có thấy súng của Zimmerman và định cướp. Tại sao bị Martin đập
mặt xuống đường thì Zimmerman phải có nhiều vết thương hơn trên mặt.
Cua Times theo dõi phiên tòa tại…gia. Ảnh: HM |
Cả bên buộc tội và bên bào chữa đều không bàn đến chuyện Zimmerman đã
bắn chết Martin. Việc đó đã xảy ra rồi. Người ta chỉ xoay quanh việc
người bắn có phạm luật hay không.
Tại tiểu bang Florida, người ta có thể bắn chết kẻ tấn công mà không
phạm luật. Nhưng trước tòa, người bắn phải chứng minh được điều đó.
Bên buộc tội nói rằng Zimmerman đã cố tình giết Martin. Bên bào chữa
nói, Zimmerman bị tấn công và bắn chết Martin là hành động tự vệ chính
đáng.
Tôi xem tivi một lúc, dù chẳng hiểu gì về ngôn ngữ luật mà các luật sư
và bên buộc tội tranh tụng, nhưng tôi hiểu lở mờ rằng, ở Mỹ, mọi chứng
cứ chỉ có tác dụng trước tòa.
Sau mấy phiên tòa, với bồi thẩm đoàn 12 người, chẳng đi đến đâu. Tuần qua, họ xử lại với bồi thẩm đoàn bao gồm 6 người phụ nữ.
Bồi thẩm đoàn dựa trên chứng cứ (200 chứng cứ) và 40 nhân chứng, và cả
những gì trên báo chí, họ thấy rằng bên buộc tội chưa đủ bằng chứng nói
rằng Zimmerman cố tình giết Martin.
Tối nay, sau gần 17 tiếng tranh tụng, bồi thẩm đoàn đã kết luận và tòa
án Florida đã tuyên Zimmerman vô tội dù anh ta bắn chết Martin bằng
súng.
Ở bên Mỹ, khi tòa đã tuyên bố vô tội là không xử lại nữa.
Nếu bị kết án, Zimmerman có thể bị tù chung thân hoặc tới 30 năm.
Vụ án xét xử được truyền hình trực tiếp cho cả thế giới xem.
Phía ngoài tòa án ở Sanford, hàng ngàn người của cả hai phía ủng hộ
Zimmerman và Martin đứng theo dõi phiên tòa và an ninh phải thắt chặt sợ
xảy ra bạo động.
Phản ứng tiêu cực sau phiên tòa. Ảnh: WP. |
Vì vụ án giết người liên quan đến một người da trắng và một người da
đen. Sự phân biệt chủng tộc vẫn còn dai dẳng nên những vụ án như thế này
sẽ chia rẽ nước Mỹ.
Trước phiên tòa, theo thăm dò dư luận của Washington Post, có tới 73%
dân chúng nghĩ rằng, bên buộc tội chưa làm hết nhiệm vụ và không đưa ra
được bằng chứng giết người cố ý.
Tòa đã tuyên án. Bà chánh án nói, Zimmerman được tự do, thiết bị GPS theo dõi anh cũng được tháo ra ngay bây giờ.
Giết người nhưng vô tội. Đó là quyền tự vệ chính đáng được ghi trong
hiến pháp và cả tuyên ngôn độc lập, nay được thực thi tại tòa.
Tạm thuật lại cho bà con hiểu thêm về luật pháp nước Mỹ. Mong các
anh/chị hiểu vụ án này và biết về pháp luật, đóng góp thêm cho mọi người
trong nước hiểu rõ hơn nữa.
HM. 13-07-2013
Trắng tay vì những người biết trước chủ trương
(trên là Mỹ còn dưới là VN đây)
Trắng tay vì những người biết trước chủ trương
Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ hai, ngày 15 tháng bảy năm 2013
Dự án thuỷ điện Dăk Rin được triển khai trên hai địa bàn là huyện Kon
Plong tỉnh Kon Tum và huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi. Riêng tại Sơn Tây,
nhiều người dân bị mất đất cho thuỷ điện tuy được đền bù tiền tỉ nhưng
vẫn trắng tay bởi sự mưu mẹo của những người biết trước chủ trương.
Một cán bộ xã Sơn Liên (huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi) chỉ tay vào ngọn núi và nói: “Nếu nhà báo trèo giỏi thì vô đó sẽ rõ”.
Mất đất, mất cả tiền
Thôn Nước Doa và thôn Tu Mít không điện, chưa làm đường. Đồng bào quanh
năm sống với núi rừng. Anh Đinh Văn Ghành, trưởng khu dân cư là người có
học thức nhất làng đón chúng tôi bên triền núi. Kể chuyện Nhà nước bồi
thường và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân, anh Ghành nổi
giận: “Cả núi rừng này là của Đ.T. Đ.T. nó lấy hết rồi. Nhà kia nhận một
tỉ đồng, nó lấy hết, nhà kia mấy trăm triệu đồng nó cũng lấy hết. Bà H.
– vợ cán bộ huyện cũng lấy hết đất của dân…” Trong danh sách những
người đến thâu tóm đất của dân còn có các tên: V., U., cán bộ L. làm ở
huyện...
Bà H. mà người dân đề cập là vợ của cán bộ Đ.D. Dư luận cho rằng, ông
Đ.D. liên kết với người em của mình là Đ.T. gom phần lớn đất của dân
nghèo. Ông Đinh Văn Đía ở thôn Tu Mít nhận được số tiền hơn 1 tỉ đồng.
Một nửa tiền ông Đía được vận động gởi vào ngân hàng. Còn 500 triệu đồng
ông Đía nói “đã giao cho bà H. vợ cán bộ huyện – người đã mua đất của
ông cách đây hai năm”.
Được biết, năm 2007, dự án xây dựng thuỷ điện Dăk Rin được triển khai.
Thông tin về việc các hộ dân nằm trong vùng lòng hồ sẽ được nhận tiền
đền bù đất, chuyển đổi nghề nghiệp được cán bộ huyện nắm đầu tiên. Rất
nhanh chân, một số cán bộ và người nhà đã săm soi bản đồ rồi mua hầu hết
những thửa đất nằm ở vùng nước ngập với giá rẻ mạt.
Trong ngôi nhà nằm giữa xóm Nghèo thôn Nước Vương, ông Đinh Văn Rót, 80
tuổi nằm liệt dưới sàn nhà. Thỉnh thoảng ông nhét một tí thuốc bột màu
nâu vào miệng và rên hừ hừ. Gia đình được bồi thường và hỗ trợ hơn 1 tỉ
đồng. Nhưng giờ nằm liệt, ông không có đồng nào để mua thuốc uống. Trước
đó, vào năm 1981, ông Rót và một số người dân ở Sơn Mùa đến xóm Nghèo
định cư. Ông Rót khai phá được nhiều ruộng, rẫy, nhưng người con rể là
Đinh Văn Nuôi nghe lời người ta lần lượt bán hết. Nuôi cho biết: “Mình
nhận được 1,2 tỉ, nhưng mà cái sổ tiết kiệm đã bị vợ chồng Đ.T. nó giật
rồi, mình buồn lắm. Nó cho lại mình 100 triệu đồng, mình trả nợ hết, giờ
chỉ còn 2 triệu đồng”.
Nuôi trình bày: “Mình đã bán mười mấy đám rẫy cho vợ chồng Đ.T. Giá mỗi
đám chỉ ngang với vài con gà, vài ché rượu, có cái 1 triệu đồng, có cái 3
triệu đồng”. Còn tại thôn Tu Mít, đồng bào thật thà kể lại: “Khi bà con
trong làng uống rượu say thì ông Đ.T. nói mua. Có khi mua một đám,
nhưng hôm sau ông Đ.T. chỉ tay nói tao mua hai đám rồi, cả cái rẫy này
là của tao hết. Còn nhiều người khác nói là mua trồng keo, nhưng không
thấy keo đâu hết”.
Đ.T. là người nơi khác đến định cư tại xã Sơn Liên. Trong bản tổng hợp
kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thuỷ điện Dăk Rin, hạng
mục lòng hồ xã Sơn Liên, Đ.T. nhận được số tiền gần 2,8 tỉ đồng, là
người nhận được nhiều tiền nhất. Đó mới là tiền theo sổ sách.
Già làng Đinh Văn Sỏ ở xóm Nghèo, thôn Nước Vương lắc đầu: “Tiếc lắm,
mình với bà con không biết có dự án nên bán đất cho cán bộ huyện”. Già
Sỏ là “địa chỉ vàng”, bởi là già làng thì không bao giờ dám nuốt lời khi
đã bán đất. Ông Sỏ trình bày đã bán rẫy cho cán bộ L. công tác ở huyện
Sơn Tây với giá hơn 10 triệu đồng. Khi nhận tiền đền bù cách đây nửa
tháng, già làng đã trả cho ông L. 240 triệu đồng. Đi khắp các thôn Tu
Mít, Nước Doa, cái tên “cán bộ L. mua đất của mình…” được người dân nhắc
đến khá nhiều. Và khi hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện
Sơn Tây tổ chức chi trả tiền đợt 1 vào ngày 25.6, những người xưng là
chủ nợ xuất hiện. Lúc đó người ta mới nhận rõ mặt ai là người nhà cán
bộ.
Công an huyện phải huy động lực lượng để bảo vệ người dân khi họ nhận tiền đền bù, trước UBND huyện Sơn Tây. |
Nợ 6kg mỡ heo giá 10 triệu đồng
Mới đây, vào ngày 8.7.2013, tại trụ sở UBND huyện Sơn Tây, hội đồng bồi
thường hỗ trợ và tái định cư huyện Sơn Tây tổ chức chi trả tiền bồi
thường đất và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp đợt 2 cho người dân xã Sơn
Liên. Chỉ còn 14 hộ nhận số tiền hơn 9,1 tỉ đồng, nhưng công an huyện
phải huy động hơn mười cán bộ đến chốt trước cổng. Nhưng, nếu trong cổng
là nơi có trật tự thì bên ngoài cổng hoàn toàn ngược lại.
Với những hộ dân nhận tiền, nhân viên ngân hàng lập tức đặt vấn đề gởi
tiết kiệm, ít nhất cũng phải 50%, số còn lại mang về làm nhà, trang trải
nợ nần. Nếu mang hết tiền ra khỏi cổng uỷ ban thì có nguy cơ bị cướp
giật, bởi nhiều đối tượng tự xưng là chủ nợ đang nhăm nhăm đứng chờ bên
ngoài vì cho rằng “họ thiếu nợ chúng tôi lâu rồi, bây giờ phải trả”.
Đúng như vậy, khi anh Đinh Văn Non ôm cục tiền bước ra khỏi cổng UBND
huyện thì cả chục người xông vào. Một cục tiền văng ra khỏi đám đông và
rơi xuống đất, lập tức một đối tượng nhào tới nhặt rồi bỏ chạy. Con anh
Non ôm lại được một bọc tiền trong bụng cắm đầu lao vào cổng UBND huyện
khóc tức tưởi: “Gia đình tôi nghèo nhất xã. Hôm vừa rồi chỉ mới mua một
con dao, hai con gà và 6kg mỡ heo. Nhưng bây giờ họ chặn đường và đòi 10
triệu đồng”.
Trước đó, vào ngày 25.6, ban bồi thường tổ chức chi trả tiền tại trụ sở
UBND xã Sơn Liên (Sơn Tây), cảnh tượng diễn ra cũng hết sức hỗn loạn. 63
hộ sẽ được nhận hơn 32,3 tỉ đồng, nhưng đối tượng xưng là chủ nợ lên
đến cả trăm người. UBND xã tổ chức chi trả tại tầng 2, lực lượng công an
bảo vệ từ tầng 1 và khu vực trước sân. Nhưng khi nhiều người dân vừa
cầm tiền ra khỏi cổng thì đã bị giật. Trong đó có đối tượng biết trước
chủ trương làm thuỷ điện đã phỉnh mua đất của người dân giờ đến lấy tiền
đền bù từ tay những người mất đất.
Cướp cả sổ ngân hàng
Ông Đinh Văn Trí, phó bí thư Đảng uỷ xã Sơn Liên vui mừng cho biết,
người dân đã gởi 18,6 tỉ đồng vào ngân hàng. Ngân hàng được xem như
lôcốt để bảo vệ tiền. Khi nhận được tiền, cán bộ ngân hàng có mặt và làm
thủ tục ký gởi tại chỗ.
Nhưng, khi người dân cầm sổ ngân hàng ra khỏi trụ sở thì đã bị giật mất.
Đinh Văn Lê là một trong nhiều nạn nhân. Vợ chồng Lê di dời từ xóm
Nghèo ra khu tái định cư ở xã Sơn Liên. Nhà của cặp vợ chồng này rất
giống chuồng gà. “Tiền của mày đâu, nhận được bao nhiêu?” Nghe hỏi, Lê
nói với giọng buồn buồn: “Bữa sáng sớm đó nó xuống chở mình lên thị
trấn, cho mình ăn một tô bún, mua cho vợ mình một bộ quần áo, cho mình
vay 15 triệu đồng để về mua bò, mua một cái màn hình rộng. Nó chở mình
tới chỗ nhận tiền rồi nó giật sổ ngân hàng của mình rồi. Khi nó giật sổ
ngân hàng, mình chạy về làng khóc và nói với con là ba nhận tiền rồi
nhưng không có nổi hai ngàn đồng để mua kẹo cho con”. Hỏi người giật
tiền của Lê là người tốt hay xấu, Lê gật đầu khẳng định: “Nó là bạn
mình, nó cho mình uống hai lần rồi, mỗi lần hai lon bia”. Lê trình bày
được nhận hai ba trăm triệu đồng gì đó, nhưng thực ra, số tiền Lê được
nhận là 882 triệu đồng, bà Rót vợ Lê là 543 triệu đồng. Nhiều người cho
biết, Lê uống rượu suốt ngày nên chỉ cần ai cho chai rượu thì xin gì
cũng dễ.
Còn anh Đinh Văn Sơn ở thôn Nước Doa, xã Sơn Liên đến giờ vẫn ngơ ngác
và cho biết không biết báo cáo việc của mình cho ai. Theo anh Sơn, “Khi
nhận tiền đền bù 369 triệu đồng, thì gởi ngân hàng một nửa, còn một nửa
mang về. Nhưng vừa xuống tầng 1 của UBND xã thì đã bị giật mất sổ ngân
hàng và lấy hết tiền. Mình không thiếu nợ ai hết, mà cũng không biết ai
giật sổ của mình”. Anh Đinh Văn Ghành ở thôn Tu Mít nhận được 365 triệu
đồng. Khi bước ra khỏi cổng, lập tức có đối tượng kè theo để “tính sổ
chuyện mày thiếu tao”. Đối tượng tên Đ.T. đã lấy toàn bộ số tiền trên vì
đã lừa được Ghành bán đất cách đây gần hai năm với giá 5 triệu đồng.
Ghành là người có học, cán bộ khu dân cư của Tà Mít. Tuy nhiên, Ghành và
nhiều người dân hoàn toàn mù tịt chuyện Nhà nước xây dựng thuỷ điện nên
đất có giá trị.
Đi và gặp nhiều nhân chứng, chúng tôi ghi nhận rất nhiều người là nạn
nhân như vậy. Tuy nhiên, sự can thiệp của lực lượng chức năng cũng chỉ
mức độ.
Công an: sẽ xác minhTrung tá Trần Minh Thành, phó trưởng công an huyện Sơn Tây cho biết: “Dư luận đề cập rất nhiều việc người nhà cán bộ tham gia mua đất của đồng bào để hưởng lợi. Hiện nay công an chưa nhận được đơn tố cáo, nhưng sẽ tiến hành xác minh và làm rõ”. Còn bí thư huyện uỷ Sơn Tây Đinh Kà Để nói “đã xác định một trường hợp người nhà của cán bộ tham gia chia tiền hỗ trợ của đồng bào”.
Bài và ảnh: Hà Anh
(SGTT)
Dự án thuỷ điện Dăk Rin được triển khai trên hai địa bàn là huyện Kon
Plong tỉnh Kon Tum và huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi. Riêng tại Sơn Tây,
nhiều người dân bị mất đất cho thuỷ điện tuy được đền bù tiền tỉ nhưng
vẫn trắng tay bởi sự mưu mẹo của những người biết trước chủ trương.
Một cán bộ xã Sơn Liên (huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi) chỉ tay vào ngọn núi và nói: “Nếu nhà báo trèo giỏi thì vô đó sẽ rõ”.
Mất đất, mất cả tiền
Thôn Nước Doa và thôn Tu Mít không điện, chưa làm đường. Đồng bào quanh
năm sống với núi rừng. Anh Đinh Văn Ghành, trưởng khu dân cư là người có
học thức nhất làng đón chúng tôi bên triền núi. Kể chuyện Nhà nước bồi
thường và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân, anh Ghành nổi
giận: “Cả núi rừng này là của Đ.T. Đ.T. nó lấy hết rồi. Nhà kia nhận một
tỉ đồng, nó lấy hết, nhà kia mấy trăm triệu đồng nó cũng lấy hết. Bà H.
– vợ cán bộ huyện cũng lấy hết đất của dân…” Trong danh sách những
người đến thâu tóm đất của dân còn có các tên: V., U., cán bộ L. làm ở
huyện...
Bà H. mà người dân đề cập là vợ của cán bộ Đ.D. Dư luận cho rằng, ông
Đ.D. liên kết với người em của mình là Đ.T. gom phần lớn đất của dân
nghèo. Ông Đinh Văn Đía ở thôn Tu Mít nhận được số tiền hơn 1 tỉ đồng.
Một nửa tiền ông Đía được vận động gởi vào ngân hàng. Còn 500 triệu đồng
ông Đía nói “đã giao cho bà H. vợ cán bộ huyện – người đã mua đất của
ông cách đây hai năm”.
Được biết, năm 2007, dự án xây dựng thuỷ điện Dăk Rin được triển khai.
Thông tin về việc các hộ dân nằm trong vùng lòng hồ sẽ được nhận tiền
đền bù đất, chuyển đổi nghề nghiệp được cán bộ huyện nắm đầu tiên. Rất
nhanh chân, một số cán bộ và người nhà đã săm soi bản đồ rồi mua hầu hết
những thửa đất nằm ở vùng nước ngập với giá rẻ mạt.
Trong ngôi nhà nằm giữa xóm Nghèo thôn Nước Vương, ông Đinh Văn Rót, 80
tuổi nằm liệt dưới sàn nhà. Thỉnh thoảng ông nhét một tí thuốc bột màu
nâu vào miệng và rên hừ hừ. Gia đình được bồi thường và hỗ trợ hơn 1 tỉ
đồng. Nhưng giờ nằm liệt, ông không có đồng nào để mua thuốc uống. Trước
đó, vào năm 1981, ông Rót và một số người dân ở Sơn Mùa đến xóm Nghèo
định cư. Ông Rót khai phá được nhiều ruộng, rẫy, nhưng người con rể là
Đinh Văn Nuôi nghe lời người ta lần lượt bán hết. Nuôi cho biết: “Mình
nhận được 1,2 tỉ, nhưng mà cái sổ tiết kiệm đã bị vợ chồng Đ.T. nó giật
rồi, mình buồn lắm. Nó cho lại mình 100 triệu đồng, mình trả nợ hết, giờ
chỉ còn 2 triệu đồng”.
Nuôi trình bày: “Mình đã bán mười mấy đám rẫy cho vợ chồng Đ.T. Giá mỗi
đám chỉ ngang với vài con gà, vài ché rượu, có cái 1 triệu đồng, có cái 3
triệu đồng”. Còn tại thôn Tu Mít, đồng bào thật thà kể lại: “Khi bà con
trong làng uống rượu say thì ông Đ.T. nói mua. Có khi mua một đám,
nhưng hôm sau ông Đ.T. chỉ tay nói tao mua hai đám rồi, cả cái rẫy này
là của tao hết. Còn nhiều người khác nói là mua trồng keo, nhưng không
thấy keo đâu hết”.
Đ.T. là người nơi khác đến định cư tại xã Sơn Liên. Trong bản tổng hợp
kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thuỷ điện Dăk Rin, hạng
mục lòng hồ xã Sơn Liên, Đ.T. nhận được số tiền gần 2,8 tỉ đồng, là
người nhận được nhiều tiền nhất. Đó mới là tiền theo sổ sách.
Già làng Đinh Văn Sỏ ở xóm Nghèo, thôn Nước Vương lắc đầu: “Tiếc lắm,
mình với bà con không biết có dự án nên bán đất cho cán bộ huyện”. Già
Sỏ là “địa chỉ vàng”, bởi là già làng thì không bao giờ dám nuốt lời khi
đã bán đất. Ông Sỏ trình bày đã bán rẫy cho cán bộ L. công tác ở huyện
Sơn Tây với giá hơn 10 triệu đồng. Khi nhận tiền đền bù cách đây nửa
tháng, già làng đã trả cho ông L. 240 triệu đồng. Đi khắp các thôn Tu
Mít, Nước Doa, cái tên “cán bộ L. mua đất của mình…” được người dân nhắc
đến khá nhiều. Và khi hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện
Sơn Tây tổ chức chi trả tiền đợt 1 vào ngày 25.6, những người xưng là
chủ nợ xuất hiện. Lúc đó người ta mới nhận rõ mặt ai là người nhà cán
bộ.
Công an huyện phải huy động lực lượng để bảo vệ người dân khi họ nhận tiền đền bù, trước UBND huyện Sơn Tây. |
Nợ 6kg mỡ heo giá 10 triệu đồng
Mới đây, vào ngày 8.7.2013, tại trụ sở UBND huyện Sơn Tây, hội đồng bồi
thường hỗ trợ và tái định cư huyện Sơn Tây tổ chức chi trả tiền bồi
thường đất và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp đợt 2 cho người dân xã Sơn
Liên. Chỉ còn 14 hộ nhận số tiền hơn 9,1 tỉ đồng, nhưng công an huyện
phải huy động hơn mười cán bộ đến chốt trước cổng. Nhưng, nếu trong cổng
là nơi có trật tự thì bên ngoài cổng hoàn toàn ngược lại.
Với những hộ dân nhận tiền, nhân viên ngân hàng lập tức đặt vấn đề gởi
tiết kiệm, ít nhất cũng phải 50%, số còn lại mang về làm nhà, trang trải
nợ nần. Nếu mang hết tiền ra khỏi cổng uỷ ban thì có nguy cơ bị cướp
giật, bởi nhiều đối tượng tự xưng là chủ nợ đang nhăm nhăm đứng chờ bên
ngoài vì cho rằng “họ thiếu nợ chúng tôi lâu rồi, bây giờ phải trả”.
Đúng như vậy, khi anh Đinh Văn Non ôm cục tiền bước ra khỏi cổng UBND
huyện thì cả chục người xông vào. Một cục tiền văng ra khỏi đám đông và
rơi xuống đất, lập tức một đối tượng nhào tới nhặt rồi bỏ chạy. Con anh
Non ôm lại được một bọc tiền trong bụng cắm đầu lao vào cổng UBND huyện
khóc tức tưởi: “Gia đình tôi nghèo nhất xã. Hôm vừa rồi chỉ mới mua một
con dao, hai con gà và 6kg mỡ heo. Nhưng bây giờ họ chặn đường và đòi 10
triệu đồng”.
Trước đó, vào ngày 25.6, ban bồi thường tổ chức chi trả tiền tại trụ sở
UBND xã Sơn Liên (Sơn Tây), cảnh tượng diễn ra cũng hết sức hỗn loạn. 63
hộ sẽ được nhận hơn 32,3 tỉ đồng, nhưng đối tượng xưng là chủ nợ lên
đến cả trăm người. UBND xã tổ chức chi trả tại tầng 2, lực lượng công an
bảo vệ từ tầng 1 và khu vực trước sân. Nhưng khi nhiều người dân vừa
cầm tiền ra khỏi cổng thì đã bị giật. Trong đó có đối tượng biết trước
chủ trương làm thuỷ điện đã phỉnh mua đất của người dân giờ đến lấy tiền
đền bù từ tay những người mất đất.
Cướp cả sổ ngân hàng
Ông Đinh Văn Trí, phó bí thư Đảng uỷ xã Sơn Liên vui mừng cho biết,
người dân đã gởi 18,6 tỉ đồng vào ngân hàng. Ngân hàng được xem như
lôcốt để bảo vệ tiền. Khi nhận được tiền, cán bộ ngân hàng có mặt và làm
thủ tục ký gởi tại chỗ.
Nhưng, khi người dân cầm sổ ngân hàng ra khỏi trụ sở thì đã bị giật mất.
Đinh Văn Lê là một trong nhiều nạn nhân. Vợ chồng Lê di dời từ xóm
Nghèo ra khu tái định cư ở xã Sơn Liên. Nhà của cặp vợ chồng này rất
giống chuồng gà. “Tiền của mày đâu, nhận được bao nhiêu?” Nghe hỏi, Lê
nói với giọng buồn buồn: “Bữa sáng sớm đó nó xuống chở mình lên thị
trấn, cho mình ăn một tô bún, mua cho vợ mình một bộ quần áo, cho mình
vay 15 triệu đồng để về mua bò, mua một cái màn hình rộng. Nó chở mình
tới chỗ nhận tiền rồi nó giật sổ ngân hàng của mình rồi. Khi nó giật sổ
ngân hàng, mình chạy về làng khóc và nói với con là ba nhận tiền rồi
nhưng không có nổi hai ngàn đồng để mua kẹo cho con”. Hỏi người giật
tiền của Lê là người tốt hay xấu, Lê gật đầu khẳng định: “Nó là bạn
mình, nó cho mình uống hai lần rồi, mỗi lần hai lon bia”. Lê trình bày
được nhận hai ba trăm triệu đồng gì đó, nhưng thực ra, số tiền Lê được
nhận là 882 triệu đồng, bà Rót vợ Lê là 543 triệu đồng. Nhiều người cho
biết, Lê uống rượu suốt ngày nên chỉ cần ai cho chai rượu thì xin gì
cũng dễ.
Còn anh Đinh Văn Sơn ở thôn Nước Doa, xã Sơn Liên đến giờ vẫn ngơ ngác
và cho biết không biết báo cáo việc của mình cho ai. Theo anh Sơn, “Khi
nhận tiền đền bù 369 triệu đồng, thì gởi ngân hàng một nửa, còn một nửa
mang về. Nhưng vừa xuống tầng 1 của UBND xã thì đã bị giật mất sổ ngân
hàng và lấy hết tiền. Mình không thiếu nợ ai hết, mà cũng không biết ai
giật sổ của mình”. Anh Đinh Văn Ghành ở thôn Tu Mít nhận được 365 triệu
đồng. Khi bước ra khỏi cổng, lập tức có đối tượng kè theo để “tính sổ
chuyện mày thiếu tao”. Đối tượng tên Đ.T. đã lấy toàn bộ số tiền trên vì
đã lừa được Ghành bán đất cách đây gần hai năm với giá 5 triệu đồng.
Ghành là người có học, cán bộ khu dân cư của Tà Mít. Tuy nhiên, Ghành và
nhiều người dân hoàn toàn mù tịt chuyện Nhà nước xây dựng thuỷ điện nên
đất có giá trị.
Đi và gặp nhiều nhân chứng, chúng tôi ghi nhận rất nhiều người là nạn
nhân như vậy. Tuy nhiên, sự can thiệp của lực lượng chức năng cũng chỉ
mức độ.
Công an: sẽ xác minhTrung tá Trần Minh Thành, phó trưởng công an huyện Sơn Tây cho biết: “Dư luận đề cập rất nhiều việc người nhà cán bộ tham gia mua đất của đồng bào để hưởng lợi. Hiện nay công an chưa nhận được đơn tố cáo, nhưng sẽ tiến hành xác minh và làm rõ”. Còn bí thư huyện uỷ Sơn Tây Đinh Kà Để nói “đã xác định một trường hợp người nhà của cán bộ tham gia chia tiền hỗ trợ của đồng bào”.
Bài và ảnh: Hà Anh
(SGTT)
Thương cảm cụ bà nhịn ăn, dành tiền lo hậu sự
Về thôn Nhuệ Thôn (xã Thuần Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) hỏi
thăm người nghèo khổ nhất vùng ai cũng chỉ vào nhà bà Nguyễn Thị Thái 78
tuổi. Không chỉ nghèo khổ về vật chất, bà Thái có một hoàn cảnh bất
hạnh.
Từ nhỏ bà Thái vốn là cô bé xinh đẹp, hay lam hay làm nên được nhiều
chàng trai trong thôn để ý. Vào độ tuổi mười tám đôi mươi độ tuổi đẹp
nhất của người con gái, bà đã nhận lời yêu một chàng trai trong thôn. So
với nhiều người, mọi mặt anh ta đều kém xa. Nhưng bà nói với bố mẹ
rằng, bà đã nhận lời yêu anh ta và hai người đã hứa hẹn ngày tổ chức hôn
lễ. Gia đình bà Thái dù không ưa gì người chồng tương lai của con gái,
nhưng cũng không phản đối.
Hai bên gia đình đã qua lại và thống nhất ngày tổ chức lễ cưới. "Ngày đó
hai gia đình đã mời mọi người đến ăn uống để chúc mừng cho chúng tôi.
Tuy cỗ bàn đơn sơ, nhưng vui vẻ lắm. Ngày giờ đón dâu đã đến mà không
thấy chú rể sang dẫn dâu, mọi người trong gia đình tôi lo lắng lắm. Giữa
buổi sáng, có vài người trong gia đình nhà trai sang nói với bố mẹ tôi
xin được hủy hôn, với lý do gia đình tôi nghèo quá", bà Thái buồn bã nhớ
lại.
Từ chỗ đang hân hoan, hạnh phúc với tình yêu, bà tụt sâu xuống đáy của sự khổ đau bất hạnh. Lúc đó bà chỉ biết khóc.
Bà Thái xếp thứ hai (từ bên phải sang) trong buổi lễ mừng thọ tuổi 75. |
"Dành tiền để cháu lo hậu sự"
Sau cuộc hôn nhân không thành, nhiều chàng trai đến ngỏ lời yêu thương.
Nhưng bà đều cương quyết từ chối. Vì theo bà, cánh cửa tình yêu đã đóng
chặt trong trái tim mình.
Giờ bà vẫn sống một mình trong căn nhà ngói lụp xụp. Bà Thái bảo, bà
sống một mình nên cũng không quan trọng nhà cửa, ngôi nhà chỉ để che
gió, che sương mà thôi. Những năm trước vào mùa mưa bão, gió cuốn phăng
cả mái nhà, đêm đến bà phải lấy mảnh áo mưa để lợp lên mái nhà. Thế
nhưng, bà chưa bao giờ đòi hỏi chính quyền địa phương hỗ trợ. Kể cả cháu
chắt thấy bà sống kham khổ, muốn đến lợp cho bà mái nhà, nhưng bà cũng
không cho. Mọi người họp nhau lại, dụ cho bà đi thăm nhà hàng xóm mới có
thể vào lợp mái nhà. Về thấy có ngói mới trên mái nhà, bà đếm từng viên
để định giá. Sau đó bán thóc gạo trả tiền cho các cháu. "Các cháu có
giàu có gì đâu mà giúp tôi, tôi còn khỏe vẫn có thể tự lo cho mình
được".
Thấy bà sống trong ánh đèn dầu leo lét, các cháu đã lắp điện cho bà
dùng. Nhưng hằng ngày bà chỉ thắp duy nhất vào lúc đầu tối khi ăn cơm.
Thế nên mỗi tháng bà chỉ phải trả 7.000đ tiền điện, số tiền đó khiến
nhiều người khó tin.
Hiện mỗi tháng bà Thái được Nhà nước hỗ trợ 180.000đ (trợ cấp dành cho
đối tượng người già cô đơn), số tiền ít ỏi đó nhiều lúc bà không dám
dùng hết. "Nấu nướng thì tôi đi nhặt rác để nấu, rau nấu canh tôi đi xin
các cháu. Một tuần tôi đi chợ hai hôm, mua khoảng 40.000đ thức ăn cho
cả tuần. Giờ tôi xác định ăn uống qua quýt cho xong bữa thôi. Tôi còn
dành dụm tiền để sau này qua đời, các cháu lấy cái để lo hậu sự", bà
Thái nghẹn ngào nói.
Hình ảnh bà Thái lọm khọm nhóm bếp để chuẩn bị bữa cơm chiều làm tôi ám
ảnh khi ra về. Thương thay số phận một con người cả đời tần tảo...
Đại Cát
( Kienthuc )
Phạm Toàn - Chị Nhung (của Phương Uyên) và chị Tân (của Hải Điếu Cày)
Doanh nhân trẻ Lê Quốc Quyết giới thiệu với tôi: “Hôm nay thầy có hai vị
khách đặc biệt…”. Rồi Quyết tươi cười giới thiệu chị Nhung và chị Tân.
Tôi vồ lấy hai đôi bàn tay của Nhung và của Tân. Tưởng như muốn níu giữ
mãi mãi những bàn tay lao động và cao cả trong hy sinh ấy – một thái độ
hy sinh hoàn toàn thầm lặng, không cần ai biết, không cần ai hay. Chợt
nghĩ: hôm nay đây, được hai người nữ nhi cao cả này tới thăm, thật là
một điều vui sướng quá đặc biệt với mình! Quá sức tưởng tượng! Như thể
được gặp gỡ, được ngồi bên Phương Uyên và Hải Điếu Cày! Giời xui khiến
ra sao mà lại có cuộc gặp này kia chứ?
Tôi dõng dạc tuyên bố:
- Kể từ giờ phút này, Nhung và Tân ngồi cạnh tôi nha, mỗi người một bên
nha, không cho ai chen ngang nha… biết sao không? Vì mình ngồi như thế
để thỏa mơ ước được gặp lại cả Uyên, cả Kha, cả anh Hải, gặp lại tất cả
tất cả… Ôi đau lòng quá! Nhưng thôi, hôm nay thế này là mừng rồi. Nhưng
mừng đấy vui đấy mà buồn đấy: biết rồi có còn khi nào gặp lại được hai
bạn này nữa không?
Tân an ủi tôi:
- Thầy khỏe đi, thầy cứ làm việc đều, chúng con sẽ còn gặp thầy mà!
Nhung thì im lặng, hai bàn tay hơi thô nháp nắm chặt bàn tay bên trái
của tôi, để dành bàn tay bên phải của tôi cho Tân. Tôi ấp những bàn tay
Nhung và Tân vào ngực mình:
- Hay lắm! Ngày mai tôi sẽ hủy chuyến đi Hải Phòng thăm ông Bùi Ngọc Tấn, để đưa Nhung và Tân đi thăm thủ đô.
Tân nói:
- Dạ, mai sớm chúng con đi Hải Phòng!
- Sao lại thế?
Bấy giờ Lê Quốc Quyết mới thủng thẳng giải thích: Nhung và Tân từ Sài
Gòn ra Hà Nội là để tham dự phiên tòa “công khai” xử Lê Quốc Quân lẽ ra
đã xử ngày 9 tháng 7. Hai cô mua vé đi sân bay Cát Bi, Hải Phòng, để
trông chừng ngộ nhỡ xuống Nội Bài có những kẻ gian biết mặt biết tên sẽ
ngăn hai cô lại không cho đi đâu hết. Từ Hải Phòng lên đến Hà Nội hai cô
mới biết tin phiên tòa hoãn xử. Tân nói:
- Mai sớm chúng con đi xe đò xuống Hải Phòng, rồi ra sân bay Cát Bi về Sài Gòn. Bữa nay gặp thầy, thăm sức khỏe thầy…
Tôi gạt phắt:
- Ô, không! Không để hai bạn đi xe đò. Quyết à… Không cho hai chị đi xe đò! Đúng không, Quyết?
- Dạ, trù tính cả rồi, nhất định không để hai chị đi xe đò, em sẽ đưa hai chị về Hải Phòng…
- Đúng thế!
- Nhưng chúng em phải đi ngay bây giờ.
- Tôi đi cùng với. Cho tôi được sống cạnh hai người phụ nữ cao quý thêm vài tiếng đồng hồ nữa.
- Nhưng phải đi ngay bây giờ. Ngày mai em lại có việc bận ở Hà Nội rồi.
- Thì đi ngay bây giờ. Chờ tôi về nhà khóa cửa là chúng ta lên đường.
Từ quán cà phê bên bờ hồ, tôi chạy vội về nhà, bật máy rồi viết nhanh
cho Tường mấy dòng: “Mai mày đi HP thăm thằng Tấn một mình. Tao đi tiễn
mẹ của Phương Uyên và vợ cũ của Hải Điếu cày. Không đi cùng mày. Bảo
thằng Tấn tha tội cho tao”. Rồi tôi khóa cửa chạy vội ra bờ hồ Tây. Xe
nổ máy …
* * *
Từ trái sang: Chị Nguyễn Thị Nhung, Dương Thị Tân ra Hà Nội
để tham dự phiên tòa “công khai” xử Ls. Lê Quốc Quân,
nhưng đã bị hoãn vào giờ chót (ảnh Nguyễn Tương Thụy) |
Lê Quốc Quyết đưa chúng tôi len lỏi qua các phố rồi ra đường gọi là “cao tốc” đi Hải Phòng.
Chị Tân “Điếu Cày” kể chuyện mới đi Thanh Chương thăm anh Hải. Chị thực
sự giỏi luật pháp hơn tôi. Chị giải thích vanh vách với danh nghĩa nào,
theo điều luật gì, theo nghị định bổ sung nào, chị có quyền thực hiện
cái trách nhiệm thăm nuôi anh Hải.
Tôi nói với Tân: “Tôi là người rất thích tướng mạo. Tôi rất yêu cái
gương mặt rất đẹp và rất đàn ông của anh Hải. Cái xương quai hàm bạnh
ra, cái miệng rộng sang trọng, cái dáng người cao mà không lênh khênh.
Mà sao anh ấy cười tươi đến thế!…”.
Đáp lại tôi, chị Tân nói đến hoàn cảnh anh Hải mồ côi cha mẹ từ năm bốn
tuổi đầu, lớn lên đi bộ đội giải phóng miền Nam trong suốt chín năm trời
ở Trường Sơn. Một con người như thế ta khó có thể nghi ngờ anh về tinh
thần yêu nước. Cả xã hội thừa thấy rõ rằng bản án cho anh Hải mang một
động cơ đen tối khác. Điều kỳ lạ, ấy là khi hai chúng tôi bàn với nhau
về bản án họ dành cho anh Hải, điều tôi cảm nhận lại là một tình yêu dào
dạt của chị Tân với anh Hải. Cái bản án như một thử thách tình yêu của
chị với anh! Cái tình yêu đã nâng bước chân chị Tân lặn lội ra tận trại
giam ở mãi huyện Thanh Chương (Nghệ An) để gặp chàng Từ Hải thời hiện
đại của đời mình.
Khác với chị Tân, chị Nhung ít nói hơn, nhưng không vì ít nói mà cạn nghĩ. Thương quá, khi tôi nghe chị Nhung hỏi:
- Thầy à, bây giờ làm cách gì cho con được học?
Tôi nói với chị Nhung:
- Bây giờ Nhung đã bốn mươi tuổi, Nhung đừng nghĩ chuyện học để có một
bằng cấp nào đó, cũng chẳng cần có hẳn một nghề nào đó đòi hỏi đào tạo
dài ngày và tốn tiền.
- Thế con học ở đâu và học cái gì?
- Ờ …
Tôi chưa thể trả lời được Nhung, vì tôi đang giận sôi trong người. Tôi
đủ sức hình dung được cách học cho Nhung và những người như Nhung chứ!
Họ cần có chỗ học. Họ cần học không để đua chen lấy mảnh bằng rồi chẳng
làm gì có ích lợi cho dân cho nước. Trong đám lâu la đánh dân biểu tình
chống Tàu Khựa như cháu Phương Uyên, cái bọn mặc sắc phục lẫn với bọn
chỉ mặc đồ dân sự, có biết bao anh chị đã đỗ cử nhân và thạc sĩ? Thế mà
họ đã hành xử khác gì những côn đồ thất học? Tôi cam đoan đại tá Ca, phó
chủ tịch Thoại, chủ tịch Hiền và bí thư Thành dứt khoát đều có bằng
tiến sĩ, xoàng ra cũng thạc sĩ, xoàng ra cũng vênh váo có mảnh bằng cao
hơn người anh hùng thủy sản Đoàn Văn Vươn!
Chị Nhung không nên và không cần học theo cách học của những nạn nhân
của một hệ thống ngu dân. Tôi nghĩ đến một cách học cho chị Nhung và
những người như chị trên mảnh đất khô cằn Bình Thuận, học sao để họ biết
cách làm ra nhiều thanh long và nho, để họ biết giữ tươi được nhiều
thanh long và nho, và để họ biết tìm cách bán sang Mỹ nhiều thanh long
và nho hơn nữa. Họ cần đến những chương trình học theo đơn đặt hàng của
người học. Họ cần được nhận vào học tại những nhà trường có địa chỉ học
sinh rõ ràng, chứ không phải những “nhà trường” chỉ có cái mồm cùng cái
loa và rất nhiều cái túi.
Nhưng làm sao có nổi một hệ thống giáo dục nhiều chương trình học khi
chắc chắn đang có những nhóm lợi ích đã và đang lợi dụng điều luật “một
chương trình – một bộ sách” để thao túng tất cả những gì còn lại. “Những
gì còn lại”, đó là những nhóm nhân dân đông đảo sau khi được trừ bớt
những gia đình đã tống được con em ra học ở nước ngoài từ lớp thấp nhất
có thể. Không du học ở nước ngoài được, thì du học tại chỗ vậy!
Đừng lo họ không có tiền cho con du học chính thức. Tôi được nghe kể
rằng ở London có một sinh viên thuê nhà ở hết 2.000 bảng một tuần, trong
khi sinh viên bình thường khác chỉ thuê với giá 500 bảng một tháng.
Cũng chàng sinh viên vừa nhắc đến bên trên đã mở tiệc chiêu đãi cộng
đồng sinh viên hết 65 nghìn bảng để sau đó trong cuộc bầu bán dân chủ
gấp nghìn lần cách bầu cử ở những nước “suy đồi sa đọa” khác đã nhận
được đủ số phiếu và trở thành đại diện sinh viên Việt trên toàn cõi quốc
gia mù sương nhưng có nền dân chủ vô cùng minh bạch kia.
Không, chị Nhung và những người cùng thân phận sẽ không cần du học như
thế. Nhưng họ cần được hưởng một nền giáo dục chất lượng cao như ở nước
Anh, sao lại không thể? Nhại lại Archimedes và Leibniz, tôi muốn nói câu
này: hãy trao cho những nhà trí thức chân chính một điểm tựa là quyền
Tự do và Dân chủ, và rồi một nền Giáo dục đích thực sẽ ra đời đem lại
cuộc Chấn hung Văn hóa không thể thiếu cho Dân tộc Việt Nam ta.
* * *
Chúng tôi chia tay nhau lúc một giờ rưỡi sáng ngày 10 tháng 7 năm 2013 ở
Hải Phòng. Ngày hôm sau (à quên, lát nữa, và là ngày hôm nay) các chị
Nhung và Tân sẽ trở lại Sài Gòn trên chuyến bay an toàn không ghé Nội
Bài. Một chuyến đi ngay trên đất nước mình mà như phải đi theo lối tránh
giặc. Và tháng nào chị Tân cũng còn phải đi cái chiều dài gần ngang như
thế. Chị Nhung cũng sẽ còn phải đi thăm nuôi bé Phương Uyên nếu lý trí
chưa đến được với một nhóm người để họ có nhận thức khác đi và dám ra
lệnh thả bé Phương Uyên.
Cho tôi xin lỗi Phương Uyên nhé, vì đã dám gọi bạn là “bé”. Nếu bây giờ
bạn ra tù, chắc chắn bạn sẽ nhận được lá phiếu của tôi. Hoan nghênh
những con người đầy quyền hành đang sàng lọc và dự trữ sẵn trong tù
những đại biểu vừa xinh tươi, vừa có học, và rất đáng yêu để nhân dân
dồn phiếu cho. Chắc chắn Phương Uyên khi làm một chức gì đó sẽ không bao
giờ ngu ngốc nói những lời khẳng định về dân chủ khiến con trẻ cũng
biết cười khẩy. Chắc chắn anh Hải khi làm một công bộc cao nhất nhì
trong cộng đồng cũng sẽ vẫn tươi như trong tấm ảnh chị Tân chuyển cho
mọi người coi, và không bao giờ có thể lỡ mồm để bọn Tàu nó khinh cho và
tiếp tục bắt nạt dân mình.
Là nói cái bọn Tàu ở Trung Nam Hải ấy!
Hà Nội, 12 tháng 7 năm 2013
Phạm Toàn
(BVN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét