Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

Tin thứ Tư, 07-11-2012

NÓNG! Tin từ 1 CTV: “Sáng sớm nay hơn 100 bà con dân oan lại kéo về thủ đô (đón chào thủ tướng Nga sang thăm Việt Nam?). Các lực lượng an ninh chìm nổi đang giám sát chặt chẽ mọi động thái của bà con”. Mời xem chi tiết: Dân oan ùn ùn ùn kéo về Thủ đô - (Lê Hiền Đức).

Thông tin thêm: những dân oan từ các tỉnh trong nhiều ngày nay tập trung trước khuôn viên vườn hoa-tượng Lý Tự Trọng. Ban ngày trương biểu ngữ kêu oan, về đêm, bà con lại phải ngủ lại ngay trên vỉa hè ở đây, màn trời chiếu đất, mưa gió lạnh rất cơ cực, không rõ có thể trụ lại được bao lâu..
Cập nhật liên tục tin bầu cử ở Mỹ:
- 13h40’: Truyền hình trực tiếp ông Obama có bài phát biểu chiến thắng (SMH).
13h30′: Kết quả hiện tại, có thể là là kết quả cuối ngày hôm nay (vì ở miền Đông đã 1h30 sáng thứ tư, miền Tây là 22h30′): Obama thắng với 52.355.414 phiếu, chiếm 49,5% số phiếu phổ thông, 303 phiếu cử tri đoàn. Romney thua với 51.898.636 phiếu, chiếm 49,1% số phiếu phổ thông, 203 phiếu cử tri đoàn. Tóm lại: hai ông suýt soát số phiếu phổ thông, nhưng Obama bỏ xa Romney ở số phiếu cử tri đoàn. Có tổng cộng 538 phiếu cử tri đoàn, người nào có được 270 phiếu thì sẽ thắng.
12h55′: Romney đang phát biểu (concession speech), chấp nhận thua cuộc, chúc mừng Obama. Nhưng trước đó, Romney đã viết bài phát biểu thắng cuộc, dài 1.118 từ: Romney writes victory, not concession speech (AP).

- 10h30′: Có quá nhiều cử tri đi bầu. Phòng phiếu thường đóng cửa lúc 8h tối, nhưng bây giờ đã 10h30′ tối ở các bang miền Đông, bên Florida, mọi người vẫn còn xếp hàng từ trước 8h, nghĩa là các cử tri này đã xếp hàng hơn 2 tiếng rưỡi. Ai đã và đang xếp hàng thì sẽ được bầu cho dù đã quá giờ đóng cửa thùng phiếu. Bang Florida và Ohio là hai bang quyết định. Obama chỉ cần thắng 1 trong 2 tiểu bang này, có thể thắng cuộc tranh cử.
- 9h45′: Romney tiếp tục dẫn trước với 19.941.413 phiếu, chiếm 50,4%, 153 phiếu cử tri đoàn. Obama 19.240.959 phiếu, chiếm 48,6%, 123 phiếu cử tri đoàn.
- 8h40′: Romney dẫn trước với 8.562.756 phiếu, chiếm 51,8%, 67 phiếu cử tri đoàn. Obama 7.821.079 phiếu, chiếm 47,3%, 64 phiếu cử tri đoàn.
- 7h50’: Romney tạm dẫn trước với 2.192.703 phiếu, chiếm 51,5%, 13 phiếu cử tri đoàn, Obama được 2.044.683 phiếu, chiếm 48%, 3 phiếu cử tri đoàn. Số còn lại thuộc về các cử tri độc lập. Xem kết quả bầu cử trực tiếp ở Mỹ trên mạng (AP).
- 7h sáng giờ VN, tức 4 giờ chiều nay, theo dõi trực tiếp kết quả bầu cử trên Người Việt Online (Người Việt). – Tường thuật trực tiếp bầu cử Mỹ (BBC). “Thủ tục đơn giản: Ký tên, lấy mật mã, vào máy bỏ phiếu. Thực sự mình có bầu cho ai không hay bỏ trống tất cả, cũng không ai biết. Một việc làm đơn giản vậy mà lại có nhiều chính quyền sợ không dám cho dân làm“.
Breaking News: Người dân Mỹ đang đi bầu trực tiếp tổng thống lần thứ 57. Ngoài việc bầu tổng thống, dân Mỹ còn bầu 1/3 số thượng nghị sĩ (33 người), thống đốc, dân biểu, thị trưởng, nghị viên hội đồng thành phố… cùng các dự luật. Khác với xứ “thiên đường”, dân Mỹ được quyền quyết định hầu hết các vấn đề liên quan đến quyền lợi bằng chính lá phiếu của họ. Bà con ở Mỹ nhớ đi bầu, bởi cái quyền bầu cử này không phải ai cũng có (dân VN hiện vẫn chưa có cái quyền này), và cũng nên nhớ rằng, không phải tự nhiên mà dân Mỹ có, mà đó chính là kết quả tranh đấu của các thế hệ  trước.
———
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Đà Nẵng: Tàu biên phòng cứu tàu cá và 4 ngư dân bị nạn trên biển (Infonet).  – Người Việt gắn bó với Hoàng Sa, Trường Sa từ lâu đời (VOV).   – Phát động “Satra vì biển đảo quê hương” năm 2012 (PN).   – Cùng bạn trẻ cả nước góp một tấm lòng (Zing). Yêu nước “có định hướng” như các bạn trẻ này thì không sao. =>
- Phát hiện nhiều ấn phẩm vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam (HQ). Nội dung chi tiết hơn tin trên 2 báo đã điểm chiều qua.  – Sự vô nghĩa của từ “hợp tác” (RFA). – BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐÃ GỌI GIẶC … LÀ KẺ CƯỚP! (TSYG). Nhưng rất tiếc là bài báo đó đã bị báo Lao Động gỡ xuống rồi.
- CAND: Philippines muốn trao đổi với châu Âu về hồ sơ Biển Đông, nhưng (đảng, nhà nước) VN thì lấy cớ coi “Duy trì hòa bình, ổn định là quan tâm hàng đầu” (TTXVN) nên bất chấp biển đảo đang từng ngày bị TQ xâm lấn dưới nhiều hình thức, quyết im lặng, theo đúng ý đồ của “bạn vàng”. Cấp độ “phản ứng” đã dần dần được hạ xuống từ “người phát ngôn”, đến “Ban Biên giới”, nay thì … cơ quan thông tấn TTXVN. Độc giả Thành Ca phản hồi: “Trên các diễn đàn đa phương như ASEAN, ASEM, APEC,… Philippines luôn là nước chủ động đề cập đến vấn đề Biển Đông, trong khi VN là nước có nhiều quyền lợi nhất đang bị ảnh hưởng thì lại phớt lờ hoặc chỉ biết ăn theo là sao?Vậy thì thử hỏi ai đây đang chia rẽ ASEAN trong vấn đề Biển Đông?  - Philippines thúc giục ASEM ưu tiên vấn đề Biển Đông (PT).
- Hội nghị ASEAN sẽ thảo luận về vấn đề Biển Đông (VOA). - Hợp tác ASEM: Vượt khó đi tới ổn định và thịnh vượng (VOV).  – Thượng đỉnh ASEM bày tỏ quan ngại về tăng trưởng thế giới (RFI). – Ngoại giao con thoi của Thủ tướng Thái tại ASEM 9 (VOV).  – Nữ Thủ Tướng Yingluck Shinawatra (RFA).
- Nhật-Trung khẩu chiến về tranh chấp đảo tại ASEM (TTXVN).  – Tranh chấp Nhật-Trung : Nissan dự báo bán xe ít hơn (RFI). – Hàn Quốc dẫn độ kẻ ném bom xăng người Trung Quốc sang Nhật (VOA).
- Thủ tướng Nga Medvedev thăm chính thức Việt Nam (NLĐ). - Hôm nay 7-11, Thủ tướng Nga D.Medvedev thăm chính thức Việt Nam (SGGP).  Video: + Phỏng vấn thủ tướng Nga – 06/11/2012;  + Phỏng vấn Thủ tướng Nga D.Medvedev (VTV). - “Nga coi Việt Nam là đối tác chiến lược đặc biệt” (LĐ). – Câu nói của Thủ tướng Nga Dimitry Medvedev: PHỤC VỤ TỔ QUỐC VÀ NHÂN DÂN LÀ Ý NGHĨA ĐỜI TÔI (Nguyễn Trọng Tạo).  – Ở bộ máy tuyên truyền Xô Viết có gì đó đáng học tập (Rusmirzp/ Kichbu).
Chủ nghĩa dân tộc không được ngủ yên (TVN).
- GS Nguyễn Đức Bình, cựu ủy viên Bộ Chính trị “lên đồng” nhân kỷ niệm 95 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7-11-1917 / 7-11-2012): Chủ thuyết chính trị Việt Nam trong thời đại ngày nay (QĐND). “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh từ năm 1930 đến nay và mãi từ nay về sau là chủ thuyết cách mạng nhất quán của Việt Nam, dứt khoát không thay đổi và không ai có thể thay đổi. Chủ thuyết này đã đưa cách mạng Việt Nam hơn 80 năm qua đi từ thắng lợi lịch sử này đến thắng lợi lịch sử khác…”. - Kỷ niệm 95 năm Cách mạng tháng 10 Nga (SGGP). - Kỷ niệm 95 năm Cách mạng tháng Mười Nga: Và “Matxcơva bây giờ đã khác” (TTVH).
- Phan Văn Song: GỢI Ý PHÁT TRIỂN VIỆT NAM: THỬ ĐÓNG GÓP MỘT CÁI NHÌN CHO VIỆT NAM TƯƠNG LAI (Trí Nhân Media).
- Liên quan đến chuyện em Nguyễn Phương Uyên “nhận tội và xin khoan hồng”: Thư trao đổi của GS Tương Lai (Người Lót Gạch). – Cách nhận diện các khái niệm bị đánh tráo (Nguyễn Văn Thiện). “Phản động, có nghĩa là không cùng phe nhóm ăn chia, dám nói điều không được nói/ Thế lực thù địch, có nghĩa là tất cả những ai không tuân thủ sự sai bảo của nhà nước/ Dân chủ, có nghĩa là sắp vào tù/ Giải tỏa đất đai, có nghĩa là công an dân phòng tha hồ đánh/ Xét xử công khai, có nghĩa là hốt tất cả những ai tham dự lên xe chở vào công an phường…
<- Nguyễn Ngọc Già: Đốm lửa Phương Uyên hay bão lửa lương tri đang bùng phát?! (Dân Luận). “Vụ việc bắt cóc hai thanh niên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha không thể gọi gì khác hơn là HOÀNH HÀNH BÁ ĐẠO mà đám người mang danh ‘công an’ ngày càng lộng hành đến mức táo tợn nhất. Đó cũng là hậu quả thê thảm sau nhiều năm, luật pháp triền miên bị bỏ rơi mà thay thế bằng cái gọi là ‘quyết tâm chính trị’ trên mọi lĩnh vực”.
- Phỏng vấn LS Trần Đình Triển: Phương Uyên có quyền khai hoặc không (RFA).  – Nguyệt Quỳnh – Tản mạn trong góc tù (Dân Luận). “Tù ngục đã và đang biến những người con yêu ấy của tổ quốc trở thành biểu tượng của tự do. Họ vượt qua hầu hết những nỗi sợ hãi vì đã đối diện đầy đủ mọi đòn phép của công an — từ đoạ đày thể chất đến áp lực tinh thần. Họ vượt qua hết những nỗi lo mất mát vì đã đối diện với thực tế mất mát — từ tên tuổi bị bôi nhọ đến tài sản bị cướp trắng và mọi thứ tự do bị xoá sạch”.
- Bùi Nguyên: Biện chứng một niềm tin (Nguyễn Tường Thụy). “Vì yêu nước sa vào đường bĩ cực/ Địch ở trong lòng…/ Hay tồn tại ở niềm tin lệch lạc/ ‘Cái chung’ của dân tộc/ Hay ‘cái riêng’ của những nhà quản lý/ ‘Tồn tại tất yếu’ như những ‘qui luật bù trừ’/ ‘Nội dung’ tham quyền, tham nhũng, bảo thủ độc tài/ Được che đậy dưới ‘hình thức’ ‘vì dân’/ Ma ma, phật phật, đập miếu, phá nhà thờ/ Là bản chất của những nhà quản lý?
- An ninh và TTXVN có vi phạm điều 88 không? (Chuacuuthe). “việc phát tán thông tin gọi là phản động, đáng kết tội theo điều 88 của Bộ luật hình sự (BLHS) thì TTXVN với sự tiếp tay của an ninh địa phương và cơ quan có chức năng giám định nội dung văn bản đã phát tán tài liệu này nhiều gấp 50 lần Nguyên Kha và Phương Uyên.  Như vậy, công an Long An và Tp.HCM, Thông tin truyền thông Sài Gòn và TTXVN có vi phạm điều 88 cách rất nghiêm trọng (khoản 2) của BLHS hay không?
- BIÊN NIÊN SỬ BẰNG ÂM THANH VÀ SỰ THẬT LỊCH SỬ (Nguyễn Trọng Tạo). “Trở lại một số ca khúc của Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, tôi nghĩ họ cũng đã làm công việc chép sử bằng âm thanh. Bài hát ‘Việt Nam tôi đâu’ của Việt Khang là tiếng kêu nhức nhối của người Việt trước nguy cơ bành trướng của ‘nước bạn’ láng giềng đối với dân tộc mà đặc biệt là việc xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa”.
- Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam giải quyết nhanh chóng vụ bắt giữ ông Nguyễn Quốc Quân (RFI).
- “Côn đồ” lộng hành và cách hành xử của công an phường Tân Hưng (Chuacuuthe).
- Nhân chuyện Trầm Bê mất sừng tê “anh Ba” ồn ào hơn 1 tháng qua, chúng tôi có nhờ bà con ở Sài Gòn đi qua đường Nguyễn Đình Chiểu coi dùm, từ khi Trầm Bê bị chiếu tướng, cặp tùng trị giá 9 tỷ trong sân biệt thự 91 Nguyễn Đình Chiểu có còn đó không, thì một độc giả ở Sài Gòn vừa cho biết: “2 cây tùng đã được di dời, tạo ra trước sân nhà một khoảng trống khó coi”. Đây là cây tùng ở Vĩnh Phúc, không phải ở biệt thư 91 Nguyễn Đình Chiểu. Ảnh chỉ để minh họa. Photo: VTC. =>
- Lãng phí cái ghế Chủ tịch (nước) (Đào Tuấn). “Bởi nếu để tránh lãng phí thực sự, và không chỉ là một ‘cái ghế’, thì Hiến pháp đáng lẽ phải tái lập chế định Chủ tịch nước như bản hiến pháp đầu tiên năm 1946, theo đó Chủ tịch nước vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Và trả lại quyền kiểm tra, giám sát, bổ nhiệm, miễn nhiệm, hủy bỏ cho Quốc hội”.
- Hành vi phạm tội mới: Thói thờ ơ! (VnMedia). “Theo đại biểu Lê Việt Trường – Đoàn An Giang, nguyên nhân sâu xa của những vấn đề nổi cộm xảy ra trong thời gian qua, bên cạnh lãng phí về vật chất với nhiều mức độ khác nhau chúng ta đang phung phí lòng tin của nhân dân“.
- GS ĐẶNG HÙNG VÕ NÓI VỀ CUỘC GẶP NGÀY MAI – (Tễu/ FB ĐHV). “Cách đây khoảng nửa tháng, một số bạn trên FB đã đưa lên FB một thư ngỏ của 9 người dân Văn Giang cùng Luật sư Trần Vũ Hải gửi tôi, được công khai trên Blog AnhBaSam mà tôi không nhận được trực tiếp. Điều thú vị nhất trong thư có nói rằng nếu không gặp bà con trong vòng 1 tuần thì sẽ tố cáo, và cũng như mở cho tôi một con đường là có thể trả lời bằng thư”.
- Biểu tình và khiếu kiện tập thể tại Hà Nội chống tịch thu đất đai (RFI).  – World Bank khuyến nghị Việt Nam sửa đổi luật đất đai (VOA).  – Sửa luật để giảm khiếu kiện (TQ).  – Quyền lợi vẫn nghiêng về Nhà nước (NLĐ). – Định giá đất sát thị trường sẽ giảm khiếu kiện (ĐTCK/ Vietstock).  - Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) (VOH). - Quyền sử dụng đất – tài sản, hàng hóa không sở hữu (DNSG).  – Phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Nguyễn Minh Quang: Thu hồi đất không còn tùy tiện (NLĐ).
- Bộ trưởng đăng đàn (NLĐ).  - Bộ trưởng các ngành nóng trả lời chất vấn (TP).
- Hoàng Kim: Đừng nhân danh những điều tốt đẹp để bần cùng hoá nông dân (boxitvn).
- Luật đất đai (sửa đổi): Bịt lỗ hổng tham nhũng và khiếu kiện (TP).
Truy thu hàng trăm tỷ đồng nợ thuế từ các “ông lớn” (VNEco).
- HẠT GIỐNG CỦA BÁC SAO SINH RA TOÀN QUẢ ĐẮNG KHÔNG VẬY TRỜI?! Nữ công nhân và những góc khuất (DĐCN).
- Hàng chục đập thủy điện chưa được kiểm định (TBKTSG).  – Động đất tại Bắc Trà My (Quảng Nam): Đã kết thúc giai đoạn tiền chấn? (PN).
Yêu cầu báo cáo Thủ tướng vụ đổ tháp truyền hình (TT). - Tố cáo ba công an ăn chặn kỳ nam (TP).
- Về chuyện thả người bán dâm: HOAN HÔ QUỐC HỘI ! (Lê Khả Sỹ).
- Huỳnh Văn Úc: Suy nghĩ từ những chiếc áo ngực (Nguyễn Tường Thụy).  - DN Trung Quốc quan tâm môi trường đầu tư Việt Nam (TTXVN).
- Cần phương án “cấp cứu” đội tàu biển Việt Nam (LĐ).
- Hà Nội yêu cầu xử lý vi phạm ‘tiệc cưới 50 mâm’ (Infonet/Zing).
- Khởi tố nguyên công an sàm sỡ, dâm ô hàng loạt nữ sinh (NLĐ).
- Dolphin Plaza xây lại tường, dân lại hò nhau xô đổ (PL&XH).
- Vụ kiện hành chính quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang: Rối vì nhân chứng (CATP).
- Tỉnh Bình Thuận: Vì sao Dự án Bệnh viện Thiên niên kỉ không thực hiện được? (NCT).
‘Vụ án Vườn Đào’ sắp thành kỳ án (VNN).
- Con của một gia đình “phức tạp” LẶNG LẼ TỎA SÁNG (Bùi Văn Bồng).
- VỮNG HƠN TRỤ ĐÁ GIỮA DÒNG XOÁY THỜI CUỘC (Bùi Văn Bồng).
- Thái Lan lại bắt thêm 2 tàu cá Việt Nam (RFA).
- LỊCH SỬ ĐỔI TIỀN CỦA VIỆT NAM (Shop tiền/ Hai Lúa).
<- Nhiều độc giả chưa rõ nguồn gốc lá cờ vàng ba sọc đỏ, cho rằng đó là “cờ VNCH”, xin mời đọc bài này để hiểu rõ hơn: Quốc kỳ Việt Nam qua các thời kỳ (Chuacuuthe).
- THE PENTAGON PAPERS Lịch sử những quyết định của Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam – Kỳ 10 (Sống Magazine).
- Trắng-Đen-Xám (Kỳ 1)Cho nên chống nhau, xỉ vả nhau, tìm mọi cách cấm nhau không được viết thành phố Hồ Chí Minh mà phải viết thành phố Saigon hay thậm chí thành phố Hồ Chí Minh tên cũ là Saigon… không thể khiến cho Saigon trở lại với tên cũ của nó. Cái cách tốt nhất là làm sao chế độ Cộng Sản không còn hiện diện trên đất nước Việt Nam nữa thì lúc đó mới có cơ may đem tên Saigon trả lại cho Saigon”.
Tập đoàn hạt nhân Nga Rosatom đánh lận trắng đen về việc thiết bị nhà máy điện hạt nhân của họ an toàn tuyệt đối! (boxitvn).
- Bắc Kinh thắt an ninh trước Đại hội Đảng (BBC).   – Nhìn đâu cũng thấy vi trùng (SGTT/ Nguyễn Thông).  - Phe cải cách kêu gọi giới hạn quyền lực của đảng Cộng sản Trung Quốc (RFI). – Trần Mạnh Hảo: Mao Trạch Đông (Nguyễn Tường Thụy).
- Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra phản ứng nghiêm khắc với Nhật Bản về việc Đạt-lai Lạt-ma thăm Nhật Bản (CRI).  – Trung Quốc: Một Phụ nữ lớn tuổi bị hành hung đến chết sau 3 ngày bị giam trong Trung tâm tẩy não   –   Quan Trung Quốc Xin Sự Tha Thứ Từ Anh Em Học Viên Pháp Luân Công  –  Nhà hoạt động Trung Quốc Hu Jia nói Chế độ giống như một ‘Con Qủy’ (ĐKN).  – Đa số dân Trung Quốc bất mãn nạn lạm quyền (RFI).
- Ông Neil Heywood là điềm chỉ viên của MI6 (VOA).  – Doanh nhân bị vợ Bạc Hy Lai sát hại cung cấp thông tin cho tình báo Anh (RFI).
- Lào xây đập thủy điện Xayaburi (RFA).  – Mỹ chỉ trích việc Lào xây đập Xayaburi (RFI). – Mỹ chỉ trích quyết định xây đập Xayaburi của Lào, VN chưa lên tiếng (VOA).
Bình Nhưỡng: Bán đảo Triều Tiên đang trên bờ vực chiến tranh (GDVN).

- Dân Mỹ dốt thật (Nguyễn Tường Thụy). “Ở nước tôi á, trước khi bầu, vị nào cũng ung dung tự tại. Dân cả nước đều biết trước hàng mấy tháng trời rằng ông này làm CT, ông kia làm TT, ông nọ làm CTQH, ông nớ làm Tổng bí. Tui cũng biết trước mà”. – CẢ VẬT CHẤT VÔ TRI CŨNG ĐIÊN THEO NƯỚC MỸ! (Hồ Hải).
- Dự thảo hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ: ‘Quá tải’ cả hai phía (Petrotimes).
- Vụ dâm ô hàng loạt trẻ em ở Tiên Lãng (Hải Phòng): Khởi tố bị can Vũ Văn Quỳnh (TT).
KINH TẾ
- Nợ công tiếp tục tăng (NLĐ).
Bội chi ngân sách: Đã khó càng thêm khó (GD&TĐ).
- Khát vốn, doanh nghiệp nhìn về ngân hàng (NLĐ).
- Lộ diện người thay cựu CEO Habubank làm Phó tổng giám đốc SHB (Infonet/Zing). - Đến lượt tổng giám đốc Kienlongbank từ chức (VNN).
Petrolimex lỗ 2.604 tỉ đồng năm 2011 (VNN). - Đề xuất của PVN chưa có tiền lệ (TT).
- Đề nghị sớm áp thuế thu nhập cá nhân mới (VnEconomy).
- Quy định trần – sàn thù lao đại lý xăng dầu (NLĐ).
Ám ảnh nỗi lo thất nghiệp, giảm lương (VnE).
Ngành than ‘đói’ vốn, công nhân đói ăn (VEF).
Nông sản Việt Nam sang Trung Quốc bị kiểm soát chặt hơn (VNEco).
Du lịch đường sông thiếu bến đậu (PLTP).
Bãi thị tại chợ gốm Bát Tràng: giải quyết xong trước 25/11 (Infonet).
Lộ nhiều thương hiệu vàng gian tuổi? (TP).
Lo nghèo đói, người già Anh đổ đi làm thêm (VEF).
- Bão Sandy cắt giảm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (VOA).
- Pháp loan báo kế hoạch tăng sức cạnh tranh của các công ty (RFI).

- Ẩn họa nuôi chồn nhung đa cấp: Canh bạc mạo hiểm (NNVN).
VĂN HÓA-THỂ THAO
195. LAI LỊCH “TRẠNG CẬU TRẠNG CHÁU” VÀ CÁC VỊ TỔ XA ĐỜI CỦA THI HÀO NGUYỄN DU (Việt sử ký).
- CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 91): Con nai …vờ ngơ ngác… (Nhật Tuấn).
- CHÚC MỪNG GIÁO SƯ TRẦN NGHĨA VÀ TIẾN SĨ TRẦN TRỌNG DƯƠNG (Tễu).
- Nén hương lòng tưởng nhớ Nguyễn Công Minh (Diễn Đàn).
Ra mắt tập thơ “Một thời tôi từng có” (HNM).
- Đôi bạn (Pleiku Cafe).
- Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của văn học nữ Nam Bộ trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc đầu thế kỷ XX (TCPT).
NGHĨ VỀ DI CẢO MẤY NGÀN TRANG CỦA MỘT NHÀ THƠ YỂU MỆNH (Văn chương +).  TẬP “BUỔI CÂU HỜ HỮNG” CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG ĐOẠT GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN HÀ NỘI HẾT SỨC YẾU KÉM, PHI THƠ CA.
- Văn hóa đọc, một vài cảm nhận (Sách & ĐS/ TCPT).
- Khánh Hòa tồn tại nhiều văn hóa vật thể, phi vật thể (TTXVN).
Soi Nhụ – Nền văn hóa cổ nhất hiện biết trên vịnh Hạ Long* (VHNA).
- Sợ làm phim lịch sử (NLĐ).  – Thực trạng phim lịch sử Việt Nam – Thiếu nhất người tài  (SK&ĐS).   – Thiếu những tác phẩm điện ảnh về lịch sử nước nhà (QĐND).  - Làm phim lịch sử kiểu đại gia ném tiền (VNN).  - Làm phim lịch sử phải liều! (LĐ).
- Để di sản Then cổ không bị mai một (ĐĐK).  - Bế mạc Liên hoan Hát Then, Đàn Tính lần thứ IV (TQ).
- Quá khứ vẻ vang của dân tộc trong âm nhạc (SK&ĐS).  – Vẫn chưa quen nghe nhạc mất tiền  (SK&ĐS).
Cải lương Bắc giành giải Vàng (ANTĐ).
Tìm bột tốt để gột nên hồ (TT).
- Thanh Lam, Mỹ Linh, Hồng Nhung biểu diễn trên đường phố (NLĐ).
Sư phụ của nhà sư bị Mr Đàm “khóa môi” xin được sám hối và nhận lỗi(NPT).  -Thượng tọa Bửu Chánh: Sẽ xử lý nghiêm “nhà sư khóa môi” (KP).  - Chỉ mất hai “nụ hôn khuyến mãi”, Mr Đàm thu dzìa hơn 2000 USD ! (Chùa PL).
Hiến cả đời bảo vệ chữ viết của dân tộc Thái (NĐT).
- Một vòng các khách sạn nổi tiếng ở Las Vegas – Kỳ 1: Khách sạn và sòng bài Caesars Palace (Sống Magazine).
- Hàn Quốc tặng huy chương cho ca sĩ Psy vì quảng bá “Gangnam Style” (RFI).
- Giải văn học Médicis về tay Emmanuelle Pireyre (RFI).
- Video: Dragon Baby (PatrickBoivin).
Trước mùa giải mới: Bầu Trường giải tán đội Ninh Bình (PLTP).

-  Lan man về: Chuyện vỗ tay (ĐH Hà Tĩnh).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Đề nghị miễn học phí học sinh trung học cơ sở (PN).
‘Bù lỗ’ cho thiếu sót của… cơ chế (TVN).
Nhiều sai phạm trong quản lý văn bằng, chứng chỉ bậc đại học (ANTĐ).  - Nhiều trường có nguy cơ “đóng cửa” (TT).  – Trường nghề lay lắt (NLĐ).
Học phí chất lượng cao trong trường công: Tạo sự cạnh tranh không lành mạnh (TN).
Kiểm soát dạy thêm bằng cách nào? (TT).
- Đổi mới cách dạy môn lịch sử (NLĐ).
- Dấu ấn nền cựu học trên đất Đông Anh (Tia sáng).
- Nữ sinh TP HCM ngất xỉu tập thể (VNE). - TPHCM: Nữ sinh bất ngờ bị ngất xỉu hàng loạt (DT).
- Nam sinh “đạp xe 300 km” muốn trở lại trường học (DV). =>
Bữa ăn bán trú thiếu chuẩn (ANTĐ).
Tiếng Nga lại được ưa chuộng (DT).
- Video: Du học sinh vào Anh giảm do thắt chặt Visa (VTV).
- “Trừng phạt kinh tế” đối với… học sinh (DV).
- Truy tố thầy giáo giao cấu với học sinh lớp 9 (PNTP).
- NHẬN DIỆN CẢM XÚC (Tâm Sáng).
Quảng Bình: Phát hiện loài dơi lạ (SGGP).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Sửa Luật Bảo hiểm y tế để nâng chất điều trị (SGTT).  - Hà Nội: Công an vào cuộc dẹp “cò” bệnh viện (PN).  – Sao ngành y mất uy tín đến thế! (DV).  – Quảng Ngãi: Hai trẻ song sinh tử vong là do hội chứng truyền máu trong song thai (SGTT).  – Thai phụ xứ đảo vào đất liền vượt cạn (VNE).
- Lại rộ ‘phong trào’ bắt đỉa chờ bán (ĐV). – Trái cây Trung Quốc lấn át (NLĐ).
8 thủy thủ tàu Saigon Queen đã về nước (VTC).
Không chấp nhận bệnh nhân nằm hành lang (TN).
- Bắt xe tải chở 15 tấn xương động vật hôi thối  (CATP).  - Dòi lúc nhúc trên xe chở 15 tấn xương trâu bò thối (DT).
- “Độc chiêu” né phí (NLĐ).
- Xu hướng công khai giới tính thật ở Việt Nam (VOA).
<- Xã Vân am (Thanh Hóa): Khát khao có một cây cầu (DV).
Mang áo ấm cho trẻ em vùng cao (PLTP).
Hoảng hốt nhìn lại sau vụ bé gái rơi từ tầng 15 (VNN).
Cơn sốt mua chuông cổ giá 200 tỉ đồng (PLTP).
Ác mộng “phục hồi nhân phẩm” (PLTP).
- Ba phụ nữ Việt Nam bị bắt ở Indonesia (DV).
- Giới chức Mỹ thảo luận vấn đề con nuôi ở Việt Nam (VOA).
- Trung Quốc kết án tử hình 4 người Miến Điện buôn ma túy (VOA).
- Trung Quốc xét xử vụ giết hại thủy thủ trên sông Mekong (VOV).

QUỐC TẾ
- Pham Toàn: Như một câu thơ (boxitvn). - Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2012 bắt đầu (VOA).  - Cử tri Mỹ đi bầu tổng thống (VOA). – Cử tri khắp nước Mỹ đi bầu cử tổng thống (TP).  – Dân Mỹ đi bỏ phiếu trong ngày bầu cử (VOA).   – Cử tri Mỹ đi bầu Tổng thống (RFA).  – Thể thức bầu cử tổng thống Mỹ (RFI).   – Cư dân New York đi bầu tổng thống sau bão Sandy (VOA). – Bầu cử Mỹ ở vùng siêu bão đi qua (VNN).  - New York, New Jersey gặp khó khăn trước bầu cử (VOA).  – Thế giới theo dõi bầu cử Mỹ (BBC).  - Thế giới dõi theo bầu cử Tổng thống Mỹ (DT). – Bầu cử tổng tống Mỹ trong mắt báo chí Pháp (RFI).  – Bầu cử tổng thống Mỹ bất phân thắng bại đến giờ phút chót (RFI).  - Bầu cử Tổng thống Mỹ đã tới giờ bỏ phiếu cuối cùng (VnEco).- Cận cảnh bầu cử Mỹ trước giờ G (GD&TĐ).
- Làm thế nào để trở thành tổng thống Mỹ (VOA).  – Cử tri Mỹ chọn ai? (NLĐ).  - Kết quả mới nhất bầu cử Mỹ (BBC). – Nếu kết quả bầu cử bất phân thắng bại … (RFA).  - Kết quả hết sức mong manh, hai phe sẵn sàng kiện tụng (LĐ).  – Dự đoán kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2012 (VOA). - Kết quả hòa, Mitt Romney sẽ làm tổng thống (PLTP).  – Obama và Romney chờ phán quyết của 200 triệu cử tri (RFI).   – Tổng thống Obama có mặt ở Chicago để chờ kết quả bầu cử (VOA).  - Ông Romney đi bỏ phiếu tại bang nhà Massachusetts (VOA).   - Romney bỏ phiếu từ sớm, cử tri đi bầu trong mất điện (TTXVN).   – Obama-Romney tung hết khả năng săn phiếu ngày trước bầu cử (Người Việt).
- Tổng thống sắp tới của Mỹ sẽ đối mặt với nhiều thách thức (VOA).   – Thách thức kinh tế chờ đợi tân tổng thống Mỹ (RFI).   – Những lý do gây chia rẽ (NLĐ). – Chiến dịch tranh cử Mỹ phớt người nghèo? (NLĐ).   – Các cuộc tranh đua chính vào Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ (VOA). – Hình ảnh Obama và Romney qua năm tháng (BBC).  - Obama rơi lệ tại điểm tranh cử cuối cùng (DT). – Tham vọng của Hillary Clinton (TQ).
- Bom xe, không kích giết chết hàng chục người ở Syria (VOA).  – “Quân nổi dậy Syria đang sở hữu 50 tên lửa Stinger” (TTXVN).  - Quân nổi dậy sát hại em trai Chủ tịch Quốc hội Syria (TTXVN).  – Nga chuyển vũ khí tới Syria theo hợp đồng đã ký (VOV). - Anh đồng ý lối thoát an toàn cho Tổng thống Syria (TTXVN).
- Putin bãi nhiệm bộ trưởng quốc phòng (BBC). – Bộ trưởng Quốc phòng Nga bị cách chức do tai tiếng gian lận (RFI). – Bộ trưởng Quốc phòng Nga mất chức vì bê bối tham nhũng(VOA).  - Nga sẽ “số hóa” xe tăng T-90 cho Ấn Độ vào 2013 (TTXVN).
- Trung Đông: ‘Mỹ là kẻ thù tiềm năng’ (BBC).  – Iran: Chẳng lên gân mãi được (Nguyễn Vĩnh).
- Công nhân Hy Lạp đình công (VOA).  – Công nhân Hy Lạp đình công phản đối kế hoạch kiệm ước mới (VOA).  - Tổng bãi công tại Hy Lạp phản đối “thắt lưng buộc bụng” (ND).
Anh và UAE thiết lập quan hệ đối tác quốc phòng (VOV).
Ba chính đảng ở Litva thành lập chính phủ liên minh (VOV).
- Thủ tướng Australia gặp Tổng thống Miến Điện (VOA).
- Iraq – đánh bom xe gần 60 người thương vong (VOV).
- Ấn Độ phát hiện nhiều UFO từ Trung Quốc (VNE).
Nam Phi dùng loại tiền mới in hình Nelson Mandela (VOV).

* VTV1: + Chào buổi sáng – 06/11/2012;  + Tài chính kinh doanh trưa – 06/11/2012;  + Tài chính kinh doanh tối – 05/11/2012;  + Cuộc sống thường ngày – 06/11/2012;  + Cuộc sống người La Pấn sau sạt lở đất;  + Phỏng vấn thủ tướng Nga – 06/11/2012;  + Phỏng vấn Thủ tướng Nga D.Medvedev;  + Bé 3 tuổi chết do rơi vào chuồng linh cẩu;  + Du học sinh vào Anh giảm do thắt chặt Visa;  + Xu hướng “Massage tát” tại Mỹ;   +  Hàng ngàn người mắc kẹt do bão tuyết;  + Thời sự 19h – 06/11/2012.

1356. TRUNG QUỐC: THẾ HỆ LÃNH ĐẠO THỨ NĂM – THẾ HỆ CỦA HY VỌNG CẢI CÁCH

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Chủ nhật, ngày 4/11/2012

TTXVN (Hồng Công 2/11)

 Đảng Cộng sản Trung Quốc đang trong quá trình chuyn giao lãnh đạo 10 năm mới din ra một lần. Trước những biến đi xã hội, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đứng trước thách thức phải tiến hành cải cách trên nhiu lĩnh vực đ đáp ứng kịp sự thay đi của thời đại và duy trì vị thế cầm quyền của mình. Báo Bưu điện Hoa Nam bui sáng vừa đăng bài viết về khả năng tiến hành cải cách của ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc thế hệ thứ năm. Dưới đây là nội dung bài viết:
Ban lãnh đạo sắp tới của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trải qua cuộc Cách mạng Văn hóa và “mở cửa” trong những năm 1980, nhưng những lợi ích thương mại có lẽ là một trở ngại của sự thay đổi. Những kỳ vọng đã được đặt lên vai các nhà lãnh đạo thuộc cái gọi là thế hệ lãnh đạo thứ 5 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, những người được thiết kế để nắm giữ những vị trí quyền lực chủ chốt tại Đại hội 18 sẽ diễn ra vào tháng tới.
Người Trung Quốc nói rằng một con người trước tiên cần phải biết nếm trải cay đắng trước khi người đó hiểu được sự ngọt ngào, và không có thế hệ nào ở đất nước Trung Quốc hiện đại có thể hiểu điều này hơn thế hệ lãnh đạo thứ năm, những người hiện đang trong độ tuổi 50, 60. Nhiều người trong số họ chỉ đang là những cô cậu thanh thiếu niên trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa hết sức hỗn loạn, là những Hồng Vệ binh và sau đó trở thành những thanh niên bị đẩy về các miền quê để sống trong cảnh đói nghèo và “học tập từ những người nông dân”.
Gần như toàn bộ trong số họ tiếp tục trải qua tuổi xuân bốc đồng và dùi mài kinh sử ở những trường đại học Trung Quốc trong những năm 1970 và 1980. Thiên An Môn là một sự kiện mang tính bước ngoặt – đối với một số người, nó là ngục tù và lưu vong, trong khi những người khác đã vượt qua được để leo lên các chức vụ trong bộ máy quan liêu của Đảng Cộng sản Trung Quốc để chứng kiến và hưởng những thành quả ngọt ngào của công cuộc hiện đại hóa. Với những nền tảng đó, không ngạc nhiên khi có nhiều người Trung Quốc coi các nhà lãnh đạo sắp tới của đất nước là những người thông minh nhất tính đến thời điểm này, những người biết cảm thông nhờ thực tế trải qua và có tầm nhìn xa trông rộng cùng sự kiên cường.
Lấy ví dụ Lý Khắc Cường, người gần như chắc chắn sẽ trở thành Thủ tướng tiếp theo. Ông Lý Khắc Cường được các bạn học tại Đại học Bắc Kinh biết đến là một người có tài ứng đối nhanh nhạy và là một sinh viên luật xuất sắc, người luôn vượt trội trong các cuộc tranh luận trong bầu không khí của phái tự do vào thời điểm đó, Tiến sĩ Vương Quân Đào, một bạn học thời sinh viên của Lý Khắc Cường và là người đã đề cử Lý Khắc Cường vào vị trí Chủ tịch Hội sinh viên, hồi tưởng lại về nhà lãnh đạo này: “Ông ấy là một người có đầu óc sắc bén, sôi nổi và là một người có suy nghĩ độc lập”.
Ba thập kỷ đã trôi qua. Số phận của họ không thể khác hơn. Lý Khắc Cường là vị Phó Thủ tướng cấp cao nhất của Trung Quốc và được sắp đặt trở thành nhân vật quyền lực số hai của đất nước tại Đại hội 18, sự kiện khai mạc ngày 8/11 tới. Vương Quân Đào, Chủ tịch đảng Dân chủ Trung Quốc, hiện đang sống lưu vong sau khi bị tống giam vì bị coi là “Bàn tay Đen” của phong trào ủng hộ dân chủ Thiên An Môn năm 1989.
Theo các chuyên gia phân tích, đó là những loại hình đầu tiên của những cuộc đụng độ ban đầu với những người có nền tảng chính trị và trí tuệ khác nhau, làm dấy lên hi vọng rằng ban lãnh đạo sắp tới sẽ có những quan điểm hiện đại hơn về quản trị và một quan điểm về thế giới rộng mở hơn so với thế hệ lãnh đạo cũ.
Giáo sư Michel Bonnin, một chuyên gia nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Đương đại và Hiện đại ở Pari (Pháp) nhận định: “Ban lãnh đạo mới có lẽ sẽ rất khác với thế hệ Hồ cẩm Đào. Những con người này đã ở trường đại học khi các trường đại học đang thu hút những ý tưởng của phương Tây và đang có một bầu không khí tự do hơn ở các khu trường sở”.
Tuy nhiên, chính kinh nghiệm ban đầu của họ về thử thách gian khổ ở vùng nông thôn làm gia tăng những kỳ vọng rằng những nhà lãnh đạo mới sẽ có sự cảm thông lớn hơn đối với người nghèo. Là “thanh niên có giáo dục,” nhiều người đã được gửi đến các nông trang, nơi họ đã trải qua cảnh nghèo đói thê thảm của người nghèo ở nông thôn, Thật khó để tưởng tượng rằng điều này sẽ không có tác động đến cuộc sống của họ, khiến họ nhạy cảm hơn với hoàn cảnh khó khăn của người dân nghèo và có cái nhìn thực tế về những vấn đề của đất nước.
Bonnin, người đã viết cuốn sách “Thế hệ mất mát: Cuộc sống ở nông thôn của những thanh niên có giáo dục ở Trung Quốc, 1968-1980” tin rằng các nhà lãnh đạo của thế hệ lãnh, đạo mới đã sống qua những ngày tháng tuổi trẻ của mình trong cuộc Cách mạng Văn hóa kinh hoàng, và cũng đã nếm trải bầu không khí tự do của những năm 1980, sẽ nhận thấy rằng những vấn đề của đất nước sẽ cần được giải quyết thông qua sự cai trị của luật pháp và cải cách chính trị. Bonin nói: “Đó là một ý tưởng sai lầm bởi vì những người này là những Hồng Vệ binh trong kỷ nguyên Cách mạng Văn hóa, họ sẽ là những người Cộng sản theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông. Xuống các vùng nông thôn khiến họ suy nghĩ về thực tế và… họ chống lại các khẩu hiệu rỗng tuếch. Tôi nghĩ rằng những con người này, những người đã trải qua Cách mạng Văn hóa, sẽ tìm cách hiện đại hóa Trung Quốc theo phương hướng cai trị của luật pháp. Họ sẽ hiểu rằng đây là giải pháp duy nhất – và phương pháp của Mao Trạch Đông về sự động viên và tuyên truyền là không tốt cho việc giải quyết các vấn đề của Trung Quốc”.
Chuyên gia lịch sử Viên Vĩ Thời tin răng các nhà lãnh đạo mới hiểu được nhân dân, cộng với quan điểm hiện đại hơn của họ, sẽ tạo ra sự khác biệt trong phong cách cai trị của họ so với thế hệ lãnh đạo hiện nay. Chuyên gia này nhấn mạnh: “Thế hệ lãnh đạo mới khác với thế hệ lãnh đạo sắp mãn nhiệm. Tâm lý của họ ít độc đoán hơn. Họ hiểu rõ người dân từ gốc rễ và họ có nhiều sự hiểu biết cũng như ý tưởng hơn về vấn đề thế giới sẽ ra sao – điều này sẽ tác động đến sự quản lý của họ”.
Tuy nhiên, chuyên gia Viên Vĩ Thời lo ngại rằng ngay cả khi họ nhận ra rằng cải cách chính trị là một bước đi cần thiết để ngăn chặn sự bất bình đáng xã hội, một khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng và nạn tham nhũng tràn lan, thì họ vẫn thiếu giải pháp thúc đẩy những sáng kiến do lo ngại rằng tự do hóa có thể gây ra bất ổn xã hội, và đối với một số người, có thể hủy hoại những quyền lợi được đảm bảo bất di bất dịch trong lĩnh vực thương mại. Chuyên gia này nhận định: “Không thực hiện được những bước đi đủ lớn sẽ gây thiệt hại cho sự phát triển của Trung Quốc. Chúng ta sẽ phải chờ đợi và xem xem liệu họ có đủ dũng cảm và tầm nhìn để tiến hành những bước đi đó hay không. Khi họ tiếp nhận quyền lực, ưu tiên của họ sẽ là làm sao cho những vị trí của họ được bảo đảm”.
Các chuyên gia phân tích lo ngại rằng một vài trong số những nhà lãnh đạo mới có thể trở thành kiểu quan chức mà họ đã từng ghét cay ghét đắng. Một điều không có gì bí mật là nhiều quan chức Đại lục và người thân của họ lợi dụng những mối quan hệ và dòng dõi của họ để gây ảnh hưởng đến chính trị và kinh doanh, đồng thời và tích lỹ những khối tài sản kếch xù. Nhiều người đã kiếm được hộ chiếu ngoại giao, gửi con cái của họ ra nước ngoài và cất giấu hàng trăm triệu USD ở nước ngoài.
Sự oán giận của công chúng đối với nạn tham nhũng và bè phái trong các gia đình nhiều quyền lực chính trị đang gia tăng trong bối cảnh khoảng cách thu nhập ở Đại lục tiếp tục bị nới rộng, đe dọa sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hãng tin kinh tế-tài chính Bloomberg đưa tin hồi tháng 6 rằng gia đình họ hàng của Chủ tịch nước Trung Quốc tương lai Tập Cận Bình có những lợi ích kinh doanh trong nhiều lĩnh vực thương mại khác nhau, bao gồm các khoản đầu tư trong các công ty với tổng giá trị tài sản lên tới 376 triệu USD. Hãng tin này cũng nói rằng năm nay gia đình của cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, người vừa bị Đảng Cộng sản Trung Quốc hạ bệ và chuẩn bị đưa ra xét xử vì tội tham nhũng – đã tích lũy được khối tài sản trị giá ít nhất 136 triệu USD.
Các chuyên gia nói rằng mạng lưới các lợi ích thương mại bất di bất dịch và phức tạp này sẽ là một trở ngại chính trong các kế hoạch cải cách chính trị của ban lãnh đạo sắp tới. Trình Tường, một chuyên gia kỳ cựu có nhiều năm theo dõi tình hình Trung Quốc nhận định: “Cải cách chính trị cũng sẽ động đến những lợi ích bất di bất dịch của họ và sự trì trệ của chế
độ không phải là thứ mà một nhóm người cỏ thể thay đổi… Khi bạn là một phần của chế độ, bạn không thể không tham gia trò chơi”.
Chuyên gia Bonnin cũng nhất trí với nhận định của chuyên gia Trình Tường khi nhấn mạnh: “Người dân đã cảm thấy rằng sự giàu có của các nhà lãnh đạo không phải đạt được nhờ các hoạt động hợp pháp và có đạo đức, và các nhà lãnh đạo sẽ chống lại sự thay đổi bởi vì họ sợ rằng nếu như có sự cai trị của luật pháp và dân chủ, họ sẽ bị buộc tội’’.
Chương Lập Phàm, một chuyên gia lịch sử từng làm việc tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói rằng quá khứ khiêm tốn của thế hệ lãnh đạo mới và sự hiểu biết của họ về sự nghèo đói không đảm bảo rằng họ sẽ ủng hộ cải cách. Ông Chương Lập Phàm nhấn mạnh: “Bạn không thể luôn luôn dựa vào kinh nghiệm trong quá khứ để phán xét sự thể hiện trong tương lai. Điểm mấu chốt là họ sẽ trở thành thứ quyền lực giống như họ đã từng nếm trải”.
Vương Quân Đào, người biết khá rõ về Lý Khắc Cường thời còn học đại học, nói rằng với những năm mà Lý Khắc Cường đã công tác và thăng tiến đến vị trí cao cấp trong ban lãnh đạo bảo thủ, ông không chắc liệu Lý Khắc Cường có còn đủ dũng cảm để tiến hành các cuộc cải cách hay không. Ông Vương Quân Đào nói: “Nếu như Lý Khắc Cường có thể tồn tại trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông ấy có thể đã thay đổi. Ớ một ngã tư nguy hiểm, khi tình thế buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc phải thúc đẩy cải cách, Lý Khắc Cường có thể sẽ làm điều đó, nhưng ông ấy không phải là một con người dũng cảm để đưa ra những sáng kiến của riêng mình.
Trong khi đó, chuyên gia Chương Lập Phàm nói rằng sự ưu tiên toàn diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn luôn là duy trì sinh mệnh chính trị của họ, vì thế các nhà lãnh đạo trước tiên phải đảm bảo rằng bất kỳ cuộc cải cách nào đều không được đe dọa quyền lực của họ. Ông Chương Lập Phàm nhấn mạnh: “Nếu họ tiến hành cải cách thì điều đó sẽ là vì việc duy trì vị thế cầm quyền của họ… để Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể duy trì quyền lực. Họ sẽ chỉ hành động trong điều kiện an toàn. Họ phải duy trì sự trung thành đối với các lợi ích của Đảng. Đó là giới hạn cuối cùng và không thể được phép vượt qua.
***
TTXVN (Angiê 3/11)
Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc theo kế hoạch sẽ khai mạc ngày 8/11 tới. Phân tích sự kiện này trên tạp chí “Địa chính trị”, chuyên gia Francis Daho đánh giá đây là một nghi lễ chính trị trọng đại trong hệ thống chính trị của nước này.
Dự đại hội có 2.270 đại biểu thuộc 40 đoàn gồm 31 đoàn của các tỉnh, thành và khu tự trị và 9 đoàn khác thuộc các tổ chức trung ương của Đảng, chính phủ, các doanh nghiệp Nhà nước lớn, ngân hàng, quân đội, cảnh sát, Đài Loan, Hồng Công và Ma Cao. Ngoài ra còn cựu thành viên các cơ quan lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, những người vẫn còn ảnh hưởng lớn trên chính trường. Việc lựa chọn đại biểu được tiến hành từ hơn một năm nay theo những quy tắc phức tạp và được phủ một vỏ bọc dân chủ mỏng manh, bắt buộc số ứng cử viên phải cao hơn 15% so với số đại biểu được chọn. Tuy nhiên, tiến trình này chắc chắn vẫn chịu tác động của nhiều nhóm vận động hành lang.
Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc theo đuổi hai mục tiêu lớn. Thứ nhất là tổng kết và rút ra bài học từ 10 năm cầm quyền của thế hệ lãnh đạo thứ tư của Đảng và xác định chiến lược cho thời gian tới. Thứ hai là thông qua việc bổ nhiệm thành viên các cấp lãnh đạo mới của Đảng.
Mục tiêu đầu tiên vừa mang tính pháp lý, vừa có tính chiến lược. Trước hết, đó là thông qua những thay đổi và sửa đổi có thể có đối với Hiến pháp, tổng kết công tác trong 5 năm qua và xác định đường lối chủ đạo và những việc cần ưu tiên đối với ban lãnh đạo tối cao. Trong lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đứng trước nhiều dấu hỏi về sự cần thiết phải điều chỉnh mô hình phát triển và đòi hỏi phải cải cách chính trị, vấn đề mà một số nhà lãnh đạo sợ có thể đe dọa vai trò lãnh đạo của Đảng, việc này lại càng không đơn giản vì họ sợ tình hình lộn xộn sẽ buộc Đảng phải đi đến chỗ tìm kiếm sự đồng thuận.
Tại phiên họp chính thức, Đại hội sẽ nghe đánh giá về những gì ban lãnh đạo cũ đã làm và định hướng cho tương lai, thông qua báo cáo của Tổng bí thư, một tác phẩm mang tính tập thể và đồng thuận, đồng thời có thể có sự tham gia của một số nhà lãnh đạo đã về hưu. Tùy mức độ đánh giá hay phê phán mà báo cáo đó chấp nhận, phát triển hay, trái lại, bác bỏ những tư tưởng và hành động của các trào lưu chính trị khác nhau và chính phủ, từ đó góp phần tạo dựng hay hủy hoại sự nghiệp của các nhà lãnh đạo tối cao. Việc bầu các nhà lãnh đạo, được quyết định từ trước và theo một phương thức không rõ ràng, sẽ chính thức được hợp thức hóa tại Đại hội.
Nhiệm vụ thứ hai của Đại hội 18 cũng không kém nhạy cảm vì phải thông qua việc đổi mới nhân sự chính trị trong các cấp lãnh đạo Đảng. Lần này, thách thức không phải là một mà là hai.
Trước hết vì tỷ lệ cán bộ cần đổi mới, cụ thể là trong các cấp cao nhất của chế độ, là cao nhất từ 30 năm trở lại đây. Nếu giới hạn tuổi tác được tôn trọng, 70% số ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Hội đồng Nhà nước và Quân ủy trung ương, sẽ phải được thay thế. Từ đó, một số nhân vật mới sẽ được cử đứng đầu các cấp lãnh đạo tư tưởng, chính trị, tài chính, ngoại giao và quân sự. Trong Ban Chấp hành trung ương có 371 người, tỷ lệ cần thay sẽ vào khoảng 65%, tức là bằng tổng số người của 6 kỳ đại hội cộng lại kể từ năm 1982 (năm diễn ra Đại hội lần thứ 13).
Thách thức khác trong việc đổi mới nhân sự lãnh đạo lần này liên quan đến việc lần đầu tiên kể từ khi Mao Trạch Đông qua đời, tiến trình kế nhiệm chính trị diễn ra không có sự bảo trợ của Đặng Tiểu Bình, người có khả năng tạo ra đồng thuận giúp tránh được tình trạng kình địch trong chính quyền và các cuộc tranh cãi về tư tưởng diễn ra không quá lộ liễu.
Người ta cũng chờ đợi Đại hội 18 thể chế hóa hơn nữa thời hạn 10 năm cầm quyền, trong đó mỗi nhà lãnh đạo ở cấp cao nhất được tự do phát triển ý tưởng và phe nhóm của mình trước khi rời quyền lực. Nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc thành công trong việc duy trì nhịp độ đều đặn luân chuyển chính trị 10 năm/lần, một mô hình cũng được áp dụng tại Việt Nam, sẽ tránh được những khó khăn của đa số các Đảng Cộng sản hoặc đã sụp đổ do có quá nhiều thách thức, hoặc bị dồn tới bước đường cùng là độc tài gia đình hay phe nhóm mà không có tiến trình thay thế được thể chế hóa.
Cuối cùng, dưới ánh sáng của các vụ việc ồn ào trong thời kỳ 2010- 2012 làm rung chuyển Đảng Cộng sản Trung Quốc, với vụ Bạc Hy Lai ầm ĩ và những lời phê phán đòi mở cửa chính trị, các nhà lãnh đạo kỳ cựu của chế độ đứng trước hai đòi hỏi chủ chốt có tầm quan trọng chiến lược, đồng thời là điều kiện để giữ ổn định cho đất nước và sự sống còn của Đảng cầm quyền ở Trung Quốc. Đó là tránh đưa lên nắm quyền một kẻ theo khuynh hướng dân túy có thể chơi trò của chính mình mà bỏ qua tính đồng thuận, đồng thời làm sao để không bầu lên một nhân vật cải lương quá cực đoan với những sáng kiến có thể đe dọa quyền uy của Đảng.
Chuyên gia Francis Daho điểm lại dưới đây các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể được bầu trong Đại hội lần này, với chân dung của 2 nhà lãnh đạo cũ và 5 thành viên thuộc thế hệ lãnh đạo thứ sáu. Gần như tất cả số này đều có thể vào được Bộ Chính trị, kể cả những người trẻ tuổi, vì Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn hạ giới hạn tuổi trung bình của các nhà lãnh đạo. Song đối với họ, cơ may để lọt vào Thường vụ Bộ Chính trị lại mỏng manh khi số ghế trong cấp lãnh đạo tối cao này có thể được rút xuống còn 7, như đã từng xảy ra trước năm 2002.
1. Mạnh Kiến Trụ, con người của thực địa, vững vàng và đáng tin cậy
Năm nay 65 tuổi, Mạnh Kiến Trụ là Bộ trưởng Công an từ năm 2007, ủy viên thường trực Ban Chấp hành trung ương từ năm 2002. Nếu vào được Bộ Chính trị, Mạnh Kiến Trụ, người chỉ còn ba năm nữa là đến tuổi nghỉ hưu theo quy định độ tuổi 68, sẽ chỉ làm được một nhiệm kỳ. Thực tế đó đặt ra vấn đề giới hạn tuổi mà Đảng định hạ xuống một cách chính thức, ít nhất là từ Đại hội 15.
Vào giữa những năm 1980, Đặng Tiểu Bình khích lệ số cán bộ kỳ cựu nhất rút khỏi chính trường. Nhưng về vấn đề này, bản thân Đặng lại chỉ làm gương chiếu lệ vì sau khi rời Bộ Chính trị vào năm 1987, ông vẫn giữ chức Chủ tịch Quân ủy trung ương cho đến năm 1989 (lúc ông 85 tuôi). Đại hội 15 vào năm 1992 thông qua một loạt các biện pháp chính thức hơn buộc tất cả số cán bộ hơn 70 tuổi phải rút lui, nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ lớn là Giang Trạch Dân, người vẫn tại nhiệm cho đến năm 76 tuổi.
Tại Đại hội 16, nhiều cán bộ rút lui ở tuổi 68. Thông lệ này tiếp tục được thực hiện tại Đại hội 17 và thậm chí giới hạn tuổi chính thức vào Thường vụ Bộ Chính trị còn được thông báo chính thức trong khuôn khổ tuyên truyền về trẻ hóa trong Đảng và ổn định thể chế. Nếu xem xét sẽ thấy tình hình hiện nay cũng không rõ ràng hơn vì 9 trong số 13 nhà lãnh đạo phải rời khỏi Bộ Chính trị đã 70 tuổi hoặc hơn.
Dĩ nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc gặp một số khó khăn trong việc duy trì nhịp độ trẻ hóa được khởi động từ năm 1987. Thực tế đó được khẳng định bằng tuổi trung bình của các ứng cử viên vào Thường vụ Bộ Chính trị, trong đó có nhiều người chỉ có thể làm được một nhiệm kỳ. Thực tế đó cũng giải thích một phần khuynh hướng mới xuất hiện gần đây đưa một số trong số đó vào thẳng Thường vụ Bộ Chính trị. Cùng với Hồ Xuân Hoa, Mạnh Kiến Trụ nằm trong số những người được dự kiến bỏ qua Bộ Chính trị để vào thẳng Thường vụ Bộ Chính trị.
Học vấn và sự nghiệp
Sinh năm 1947 tại Tô Châu, ở tỉnh Giang Tô, Mạnh Kiến Trụ thuộc loại cán bộ lãnh đạo ngoại đạo. Sau khi tốt nghiệp Học viện cơ khí Thượng Hải, ông nhận bằng kỹ sư năm 44 tuổi, khi đã có 20 năm tuổi đảng. Ông đảm nhiệm nhiều vị trí công tác thực địa, đầu tiên là thủy thủ và nhân viên hậu cần, rồi phụ trách công tác chính trị trong gần 20 năm (1968-1986) tại nông trang tập thể Tiền Vệ, Thượng Hải. Sau đó ông là chính ủy ngành vận tải thành phố, rồi trở thành nhân vật số hai, số một của cơ quan này.
Từ năm 1986 đến năm 2001, Mạnh Kiến Trụ tiếp tục sự nghiệp ở Thượng Hải và trong vùng. Ông làm Bí thư huyện ủy các huyện Xuyên Sa và Gia Định, trước khi được bổ nhiệm làm chính ủy ủy ban phát triển nông thôn Thành phố Thượng Hải (1991-1992), sau đó trở thành Phó Thị trưởng thành phố này (1993), trước khi trở thành nhân vật số hai của tổ chức Đảng ở đây (1996). Năm 2001, sau khi thua Trần Lương Vũ trong cuộc chạy đua vào chức vụ người đứng đầu Thượng Hải, ông được cử làm nhân vật số một của tổ chức Đảng ở Giang Tây, và ở lại đây cho đến năm 2007, trước khi được gọi về Bắc Kinh.
Gc r gia đình, các mi quan hệ và niềm tin chính trị
Trên con đường dẫn đến đỉnh cao quyền lực, Mạnh Kiến Trụ được hậu thuẫn bởi Giang Trạch Dân và Chu Dung Cơ khi cả hai đều từng là nhân vật số một của Thượng Hải. Vợ ông, Tưởng Kỳ Phương. Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn văn hóa truyền thông Văn Quảng Thượng Hải và Giám đốc Đài truyền hình cáp Thượng Hải, cũng là một chỗ dựa đáng kể cho sự nghiệp của ông.
Là người được việc và được các cấp lãnh đạo cao cấp đánh giá cao, mặc dù là người ngoại đạo, Mạnh Kiến Trụ có dáng dấp thực tiễn, vững vàng và không có tỳ vết của một nhà lãnh đạo tối cao. Do tuổi tác của ông nên có ý kiến cho rằng có thể đưa ông thẳng vào Thường vụ Bộ Chính trị mà không phải qua Bộ Chính trị. Kinh nghiệm của ông, với tư cách là Bộ trưởng Công an, đương nhiên giúp ông có thể kế nhiệm Chu Vĩnh Khang ở cương vị Bí thư ủy ban chính trị pháp luật trung ương.
Trong trường họp việc thăng tiến “nhảy cóc” này không thành – vì cũng có thể như vậy – việc bổ nhiệm ông vào Bộ Chính trị dường như đã là chắc chắn. Trong trường hợp này, tên ông đã được nhắc đến cho vị trí số một ở Thượng Hải.
2. Hồ Xuân Hoa, con sói non đầy tham vọng và khôn khéo -Năm nay 49 tuổi và thuộc thế hệ lãnh đạo thứ sáu của Trung Quốc, Hồ Xuân Hoa là một ứng cử viên rất quan trọng trong số các ứng cử viên trẻ nhất vào Bộ Chính trị. Ông là ủy viên Ban Chấp hành trung ương từ năm 2007 và Bí thư Đảng bộ Khu tự trị Nội Mông cũng từ năm đó.
Học vấn và sự nghiệp
Sinh năm 1963 tại huyện Ngũ Phong, tỉnh Hồ Bắc (miền Trung), cách thủ phủ tỉnh Vũ Hán 400 km về phía Tây và cách Thượng Hải 1.000 km, Hồ Xuân Hoa là một học sinh xuất sắc và thần đồng. Năm 16 tuổi, ông đứng đầu huyện trong một kỳ thi vào đại học. Từ năm 1996 đến năm 1999, cũng như nhiều người lúc đó, ông học tại chức kinh tế tại Trường Đảng trung ương và tốt nghiệp trường này năm 36 tuổi.
Năm 20 tuôi, Hồ Xuân Hoa tốt nghiệp khoa Ngôn ngữ và văn học tại Đại học Bắc Kinh và vào Đảng, rồi được cử đến Tây Tạng theo nguyện vọng của mình. Vùng này trở thành trụ cột cho sự nghiệp của ông vì ông làm việc tại đó gần 20 năm. Trong giai đoạn đầu dài 14 năm (1983-1997), trước tiên ông đảm nhiệm chức bí thư Vụ tổ chức, tiếp đó là Bí thư đoàn của khu tự trị (1992-1995), rồi trở thành nhân vật số hai trong lĩnh vực lãnh thổ của khu vực Lâm Chi, nhân vật số một ở Sơn Nam. Hồ Xuân Hoa rời đây năm 1997 khi ông 34 tuổi.
Trong 4 năm liền sau đó, Hồ Xuân Hoa lên Bắc Kinh làm việc tại Trung ương đoàn thanh niên, năm 2001 trở lại Tây Tạng với tư cách là nhân vật số hai của tổ chức Đảng và Phó Chủ tịch thường trực chính quyền khu tự trị này cho đến năm 2006. Năm 43 tuổi, ông được bổ nhiệm làm nhân vật số một Ban Chấp hành Trung ương đoàn tại Bắc Kinh và đảm nhiệm chức vụ này đến năm 2008. Từ năm 2008 đến năm 2009, ông là Tỉnh trưởng Hà Bắc (trẻ nhất Trung Quốc) và nhân vật số hai tổ chức Đảng, sau đó trở thành nhân vật số một ở Hohhot – Nội Mông ở tuổi 46.
Gc r gia đình, các mối quan hệ và niềm tin chính trị
Trong thời kỳ công tác đầu tiên ở Tây Tạng, Hồ Xuân Hoa lấy vợ và con đường chính trị của ông dường như giống con đường của Hồ cẩm Đào. Tuy ông không có mối quan hệ gia đình nào với Hồ cẩm Đào, phưng Hồ lại là người bảo trợ đầu tiên của ông ở Tây Tạng khi là nhân vật số một ở Lhasa (1988-1992). Cả hai đều xuất thân từ gia đình nông dân và khi còn rất trẻ đã tham gia các tổ chức sinh viên và đoàn thanh niên trở thành bàn đạp cho cả hai “Hồ” tiến thân.
Cả Hồ Xuân Hoa và Hồ cẩm Đào đều được giao nhiệm vụ khó khăn tại Lhasa và Hohhot và đều là nhân vật số một của một tỉnh khi còn khá trẻ (Hồ Cẩm Đào 42 tuổi và Hồ Xuân Hoa 46 tuổi). Và cả hai đều nổi bật với việc đáp trả mạnh mẽ các cuộc nổi dậy xã hội và sắc tộc, khi Hồ cẩm Đào ở Tây Tạng, còn Hồ Xuân Hoa ở Nội Mông.
Tháng 5/2011, khi nổ ra sự việc ở Nội Mông do các công ty khai thác than phá vỡ lối sống ngàn đời của các bộ tộc du mục làm một người chăn cừu Nội Mông thiệt mạng, Hồ Xuân Hoa được để ý đến khi ông đưa ra một giải pháp hai tác dụng: đối thoại với các mục đồng, sinh viên và giáo sư, đồng thời nhanh chóng đàn áp và triển khai rộng rãi lực lượng cảnh sát để tránh rối loạn lây lan.
Trước đó, “tiểu Hồ”, như người dân vẫn thường gọi ông, thận trọng tước quyền công dân của nhân vật ly khai Nội Mông Hada và lại đặt nhân vật này dưới sự kiểm soát của cảnh sát. Hada từng bị kết án 15 năm tù vào năm 1996 vì tội ly khai và liên kết với Liên minh dân chủ Nội Mông. Vợ Hada, Xinna – người phủ nhận chồng mình là người theo khuynh hướng ly khai – bị kết án 3 năm tù giam vào tháng 4/2012 vì hoạt động thương mại trái phép. Theo một hiệp hội bảo vệ nhân quyền ở Nội Mông, bà bị kết án sau khi từ chối yêu cầu đánh đổi theo đó bà phải “hợp tác với chính quyền” để được toại nguyện và có công ăn việc làm thích hợp.
Hồ Xuân Hoa là con người đầy tham vọng, làm việc có hiệu quả, kín đáo, có năng lực làm việc cao, do đó chiếm được lòng tin của các cấp lãnh đạo cao nhất Trung Quốc. Trong vụ phế truất Bạc Hy Lai, Hồ Xuân Hoa, bình thường không phải là con người rườm rà và dài dòng, đã lên tiếng để nhắc lại tầm quan trọng của việc tuân thủ kỷ luật Đảng. Có nhiều lời đôn đoán về ông, kể cả tin, mặc dù không chắc chắn, cho ông là người có thể kế nhiệm Tập Cận Bình vào năm 2022. Người bảo trợ của ông, Hồ cẩm Đào, thậm chí dường như cũng có ý định giúp ông “nhảy cóc” vào Thường vụ Bộ Chính trị mà không kinh qua Bộ Chính trị.
Quả thực là kịch bản dài hơi đó là điều có thể thực hiện được khi hình bóng của Đặng Tiểu Bình còn tác động vào nguồn nhân lực của Đảng và việc lựa chọn các nhà lãnh đạo, song lúc này cần thận trọng hơn với những lời đồn đoán như vậy vì tình hình chính trị hiện         nay đã trở nên linh hoạt hơn.
Trên thực tế, từ đầu tháng 10, có tin ở Bắc Kinh nói rằng Hồ cẩm Đào đã thất bại khi định đưa Hồ Xuân Hoa vào thẳng Thường vụ Bộ Chính trị vì bị chính Tập Cận Bình phản đối. Giờ đây, người ta nói ông sẽ là Bí thư Đảng bộ Trùng Khánh, một vị trí có độ nhạy cảm chính trị rất cao và có thể sẽ là cuộc thử nghiệm đối với Hồ Xuân Hoa. Cũng có tin cho rằng ông cũng có thể được bổ nhiệm làm nhân vật số một ở Thượng Hải. Dù trong trường hợp nào, Hồ Xuân Hoa, ngôi sao đang lên của Đảng, vẫn có cơ may vào được Bộ Chính trị vào tháng 11 tới.
3. Vương Hộ Ninh, nhà trí thức, cái đầu thông thái
Ở tuổi 57, Vương Hộ Ninh là một lãnh đạo nhà nòi thường giữ những chức vụ cao trong chính quyền như ủy viên Ban Chấp hành trung ương từ năm 2002, Bí thư Ban Chấp hành trung ương từ năm 2007, đồng thời là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu thuộc cấp lãnh đạo này. Ban bí thư là một “trung tâm đầu não” thực thụ của Đảng với nhiệm vụ điều phối thông tin cho Ban thường vụ Bộ Chính trị, sắp xếp thời gian biểu cho các ủy viên Ban thường vụ và chăm lo công tác hậu cần cũng như an ninh của các thành viên này.
Là nhà nghiên cứu khoa học chính trị, Vương Hộ Ninh có kinh nghiệm vì đã từng là giáo sư tại một số trường đại học của Mỹ, từ đó có được uy tín không thể phủ nhận đối với các nhà lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc. Sau 10 năm là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Vương Hộ Ninh chắc chắn được bầu vào Bộ Chính trị.
Học vấn và sự nghiệp
Sinh năm 1955 tại Thượng Hải, Vương Hộ Ninh vảo Đáng nãm 29 tuổi, sau khi học tiếng Pháp và luật tại trường Đại học sư phạm Thượng Hải, rồi khoa học chính trị tại Đại học Phúc Đán (1978-1981). ở tuổi 33 và với 4 năm tuổi Đảng, ông được chọn đi học tại trường Đại học Iowa (Mỹ), rồi Berkeley tại bang California (1988-1989).
Sau khi học xong, Vương Hộ Ninh được phong hàm giáo sư, rồi chủ nhiệm Khoa chính trị quốc tế tại Đại học Phúc Đán và được bầu làm Trưởng khoa Luật (1981-1995, trong đó có một năm cách quãng vì đi học tại Mỹ). Năm 1995, lúc 40 tuổi, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc phụ trách các vấn đề chính trị thuộc Trung tâm nghiên cứu trực thuộc Ban Chấp hành trung ương, sau đó trở thành nhân vật số hai (năm 1998), rồi nhân vật số một của trung tâm này (năm 2002).
Gốc rễ gia đình, các mối quan hệ và niềm tin chính trị
Sự nghiệp chính trị của Vương Hộ Ninh được Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng hậu thuẫn tại Thượng Hải, rồi ở Bắc Kinh, nơi ông là biên tập viên chính của thuyết “Ba đại diện” năm 2003 được đưa vào Hiến pháp, như một đóng góp của Giang Trạch Dân vào kết cấu tư tưởng của chế độ. Ông cũng là một cộng sự gần gũi của Hồ cẩm Đào và thường đi tháp tùng ông này trong các chuyến công du ở trong nước và nước ngoài.
Vương Hộ Ninh lấy vợ là Châu Kỳ, cùng là sinh viên ở Đại học Phúc Đán, con gái một cựu quan chức an ninh Nhà nước và Cơ quan tình báo, nhưng không có con và sau đó ly dị vào năm 1996, Vợ cũ của Vương Hộ Ninh cũng là tiến sĩ khoa học chính trị tốt nghiệp trường Đại học John Hopkins ở Mỹ. Hiện bà là nhà nghiên cứu thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Bắc Kinh.
Trong Bộ Chính trị, Vương có thể được phân công phụ trách công tác tuyên truyền hay được bổ nhiệm làm nhân vật số một của Thượng Hải. Là một nhân vật dân tộc chủ nghĩa cuồng nhiệt, ông thể hiện trong các cuốn sách của mình những tư tưởng đôi khi mâu thuẫn nhau. Là người ủng hộ một Nhà nước mạnh và chính sách tập trung hóa cao độ, ông đưa ra một khái niệm chính trị tân độc tài dựa trên truyền thống đạo Khổng của một chính quyền được hợp thức hóa bằng đạo đức của tôn giáo đó, nhưng lôgích của khái niệm đó lại vấp phải quan niệm kiểu phương Tây của chính bản thân ông về một Nhà nước pháp quyền dựa trên tính độc lập của ngành tư pháp.
Mới đây, noi gương Kiều Thạch, người phá vỡ sự im lặng cũng về vấn đề đó, Vương Hộ Ninh tái bản một trong những cuốn sách ông viết năm 1986, trong đó ông nói điều gần giống những gì cựu nhân vật số hai của những năm 1990 từng nói: “Việc hội tụ vào cùng một thể chế các cơ quan an ninh công cộng, luật sư và tòa án là nguyên nhân dẫn đến những việc làm quá đà phá hoại văn hóa, vi phạm nhân quyền và tra tấn trong Cách mạng văn hóa, điều chỉ có thể được truyền bá ở một nước có hệ thống tư pháp không độc lập”.
Trong những năm 1990, Vương Hộ Ninh cũng viết nhiều bài báo không ăn nhập với tư tưởng “sức mạnh mềm” của Joseph Nye, cựu Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và tình báo Mỹ. Những tư tưởng đó cũng được Trịnh Tất Kiên phát triển như bà đỡ của khái niệm lớn mạnh hòa bình của Trung Quốc.
4. Thẩm Diệu Diệu, một phụ nữ có kinh nghiệm
Sinh năm 1957 tại Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Thẩm Diệu Diệu năm nay 55 tuổi. Bà là một trong số các phụ nữ có quyền lực nhất trong Đảng Cộng sản Trung Quốc. Là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương từ năm 2007, bà là nhân vật số hai trong Ban tổ chức trung ương Đảng, dưới quyền của Lý Nguyên Triều.
Thâm Diệu Diệu cũng là một trong số ít đảng viên nữ nắm giữ nhiều vị trí lãnh đạo cao trong chính quyền, trước hết là nhân vật số một thành phố Thiệu Hưng thuộc tỉnh Chiết Giang (năm 2002), rồi ủy viên Ban thường vụ và Trưởng Ban tổ chức Đảng tỉnh Chiết Giang, và nhân vật số hai ở An Huy khi bà 44 tuổi. Thẩm Diệu Diệu còn là Phó trưởng ban tổ chức trung ương năm 46 tuổi, từ năm 2003 đến năm 2007. Tốt nghiệp toán học và Trường Đảng trung ương, Thẩm Diệu Điệu còn đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong đoàn thanh niên, tại Ninh Ba, và tại Chiết Giang với tư cách là nhân vật số hai, rồi nhân vật số một (1986-1993).
5. Tôn Chính Tài, một con sói non tài năng và cần mẫn
Sinh năm 1963 ở huyện Vinh Thành (Sơn Đông), Tôn Chính Tài năm nay 49 tuổi, ông gia nhập Đảng năm 25 tuổi và trở thành Bí thư Đảng ủy tỉnh Cát Lâm từ năm 2009 và ủy viên Ban Chấp hành trung ương từ năm 2007. Là tiến sĩ nông nghiệp tốt nghiệp Học viện nông nghiệp Bắc Kinh, ông là Bộ trưởng Nông nghiệp từ năm 2006 đến năm 2009. Giả Khánh Lâm, nhân vật số 4 của Trung Quốc và Chủ tịch Hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân, là người bảo trợ của Tôn Chính Tài. Trong thời kỳ 1996- 2002, Tôn Chính Tài là người đứng đầu bộ phận tham mưu của Giả Khánh Lâm khi ông này làm thư ký ủy ban nhân dân thành phố và Thị trưởng Bắc Kinh.
6. Chu Cường, luật gia có kinh nghiệm, chuyên về bảo vệ môi trường
Sinh năm 1960 tại huyện Hoàng Mai (Hồ Bắc), Chu Cường năm nay 52 tuổi. Ông là ủy viên Ban Chấp hành trung ương từ năm 2002 và nhân vật số một tại Hồ Nam từ năm 2010, sau khi là tỉnh trưởng ở đây trong ba năm. Ông tốt nghiệp ngành luật và làm việc trong 10 năm tại Bộ Tư pháp. Sự nghiệp chính trị của ông được bắt đầu tại Đoàn thanh niên, nơi ông trở thành Bí thư thứ nhất trung ương Đoàn vào năm 1998 khi mới 38 tuổi. Năm 2005, cũng tại Liên đoàn thanh niên, ông được trao giải thưởng của Liên hợp quốc trong khuôn khổ chương trình “Nhà vô địch Trái Đất” vì thành tích tẩy ô nhiễm sông Tương ở tỉnh Hồ Nam.
7. Lục Hạo, nhà kinh tế học và nhà quản lý tài năng
Sinh năm 1967 tại Tây An – Thiểm Tây, Lục Hạo năm nay 45 tuổi. Ông là nhân vật số một của Đoàn thanh niên và Viện trưởng Học viện chính trị thanh niên. Năm 2003, ông được bổ nhiệm làm Phó Thị trưởng Bắc Kinh khi mới 36 tuổi, trở thành nhà lãnh đạo chính trị trẻ nhất có hàm Thứ trưởng.
Tuy nhiên, Lục Hạo chưa phải là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và đó là một khiếm khuyết lớn, nhưng bạn bè ông khẳng định ông sẽ được bầu tại Đại hội 18. Tốt nghiệp kinh tế tại Đại học Bắc Kinh, Lục Hạo từng là Chủ tịch-Tổng Giám đốc một tổ hợp kinh tế Nhà nước khi ông mới 28 tuổi, rồi Giám đốc Ban quản lý Khu công nghệ Trung Quan Thơn ở Bắc Kinh. Tại Tòa thị chính Bắc Kinh, ông phụ trách chính sách công nghiệp và tái cơ cấu khu vực Nhà nước. Người ta nói Lục Hạo là một người gần gũi với Tập Cận Bình./.

1357. MỸ: ĐÁNH GIÁ NHIỆM KỲ CỦA TỐNG THỐNG BARACK OBAMA

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Hai, ngày 5/11/2012
(Tạp chí The Economist)
Không phải từ năm 1933 mới có một tổng thống Mỹ tuyên thệ nhậm chức trong bối cảnh kinh tế ảm đạm như khi Barack Obama đặt bàn tay trái của mình lên cuốn Kinh thánh vào tháng 1/2009. Hệ thống ngân hàng gần như sụp đổ, hai công ty lớn sản xuất ôtô trượt dốc đến chỗ phá sản; và công ăn việc làm, thị trường nhà và sản lượng đều suy giảm.
Bị vây quanh bởi những thúc ép chính trị, các tổng thống đã thành đặc trưng chỉ có ảnh hưởng ít nhất đối với nền kinh tế Mỹ. Ông Obama, giống như Franklin Roosevelt năm 1933 và Ronald Reagan năm 1981, là một ngoại lệ. Không chỉ những quyết định của ông sẽ có tính quyết định đối với sự phục hồi kinh tế, mà ông còn có một cơ hội để định hình nền kinh tế vốn đã nổi lên. Như một nhà cố vấn đã nói, cuộc khủng hoảng này không nên được phép để uổng phí.
Ông Obama đã để mất cơ hội chăng? Gần 4 năm sau, các cử tri dường như đều nghĩ như vậy: sự tán thành việc quản lý kinh tế của ông gần như xuống tới điểm thấp nhất, trở ngại lớn nhất duy nhất đối với việc tái cử của ông. Tuy nhiên, đây không phải là một sự đánh giá công bằng về thành tích của ông Obama, mà phải xem xét không chỉ những kết quả mà còn những quyết định mà ông đã đưa ra, những lựa chọn thay thế được cân nhắc và những trở ngại trên con đường của ông. Được xem xét dưới ánh sáng đó, thành tích đạt được là tốt hơn. Việc ông xử lý khủng hoảng và suy thoái đã gây ấn tượng. Không may những nỗ lực của ông về việc tái định hình nền kinh tế thường không có được hiệu quả mong muốn. Và lĩnh vực tài chính công của Mỹ đang ở trong tình trạng thảm hại.
Bảy tuần trước khi ông Obama đánh bại John McCain vào tháng 11/2008, ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ. AIG được cứu trợ ngay sau đó. Các biện pháp cứu trợ Ngân hàng Mỹ và City group được đưa ra. Vào quý VI năm 2008, GDP đã giảm với tỉ Ịệ tính cho cả năm là 9%, mức tồi tệ nhất trong gần 50 năm qua.
Do đó, thậm chí trước khi ông Obama nhậm chức, đã có nguy cơ rằng lòng tin của các nhà đầu tư sẽ tiêu tan trước một thời kỳ quá độ lộn xộn sang một tổng thống chưa được thử thách. Khoảng trống chính trị giữa thắng lợi của FDR (Franklin Delano Roosevelt) năm 1932 và lễ nhậm chức của ông vào năm sau đã làm cho những tháng đó nằm trong những tháng tồi tệ nhất của cuộc Đại Suy thoái.
Ông Obama đã làm nhũng gì mà ông có thể để làm giảm nhũng nỗi sợ hãi đó. Với tư cách là ứng cử viên tổng thống và là Thượng nghị sĩ, ông đã ủng hộ Chương trình Cứu trợ Tài sản gặp rắc rối (TARP) không được lòng dân do Henry Paulson, Bộ trưởng tài chính của George Bush, hình thành một cách vội vã. Sau cuộc bầu cử ông đã lựa chọn Tira Geithner, là một người có công trong việc ứng phó với khủng hoảng của chính quyền Bush, làm bộ trưởng tài chính của mình. Những người còn lại trong êkíp kinh tế của ông – Larry Summers, là Bộ trưởng Tài chính của Bill Clinton; Peter Orszag, một giám đốc bảo thủ về tài chính của Cơ quan Ngân sách Quốc hội (CBO); và Christina Römer, một nhà kinh tế vĩ mô được kính trọng – tương tự đều làm yên lòng.
Việc giải quyết một cuộc khủng hoảng tài chính có hệ thống đòi hỏi phải tái cung cấp vốn cho các thể chế tài chính yếu kém và chuyển các khoản cho vay khó đòi của họ từ khu vực tư nhân sang khu vực công. Dưới thời ông Bush, chính phủ đã bơm tiền mặt vào các ngân hàng. Nhưng những nghi ngại về khả năng của các nhà cho vay tồn tại qua một cuộc suy thoái tồi tệ vẫn còn dai dẳng. Ông Obama đã đối mặt với những yêu cầu quốc hữu hóa các ngân hàng yếu kém và buộc họ phải cho vay, hoặc để cho họ phá sản, ông Summers và ông Geithner đã coi cả hai biện pháp sẽ phá vỡ lòng tin trong hệ thống tài chính, và thay vào đó tiến hành một loạt “kiểm tra năng lực tài chính” để xác định xem ngân hàng nào có đủ vốn. Những ngân hàng không có đủ vốn có thể hoặc huy động thêm vốn tư nhân hoặc huy động vốn từ TARP.
Phản ứng đầu tiên là một phản ứng gây thất vọng – cổ phiếu đã giảm mạnh. Các học giả dự đoán rằng ông Geithner sẽ sớm ra đi. Nhưng các cuộc kiểm tra tỏ ra khắt khe và minh bạch đủ để thuyết phục các nhà đầu tư rằng hệ thống ngân hàng không có gì nghiêm trọng được để lại để che giấu. Các ngân hàng buộc phải huy động hàng trăm tỉ USD vốn cổ phần. Tỉ lệ vốn ngân hàng hiện nay đã vưọt quá mức trước khủng hoảng và phần lớn số tiền của họ từ TARP đã được trả lại với một khoản lãi cho chính phủ. Các cuộc kiểm tra năng lực tài chính của châu Âu đã lỏng lẻo hơn, và một số ngân hàng đã qua được kiểm tra sau đó đã phải được giải cún tài chính.
Công ty General Motors (GM) và Chrysler đã thể hiện một thách thức khác. Thông thường một nhà sản xuất đang thất bại sẽ gán nợ và dần đi vào tình trạng phá sản dưới sự giám sát của tòa án. Nhưng năm 2009 không có nhà cho vay nào sẽ cung cấp cho “con nợ sở hữu tài sản” khổng lồ khoản tài trợ mà việc tổ chức lại hai công ty này cần có. Phá sản có nghĩa là vỡ nợ. Điều đó sẽ xóa bỏ các nền kinh tế địa phương và các nhà cung cấp đúng vào lúc các ngân hàng đang được giải cứu. Mặt khác, đơn thuần việc cứu trợ các công ty được điều hành tồi tệ là quá hào phóng.
Giải pháp của Obama là buộc phải đưa cả hai công ty sản xuất ôtô vào bảo hộ phá sản, sau đó cung cấp tài trợ cần thiết đế tổ chức lại, với điều kiện cả hai công ty phải loại bỏ công suất và người lao động không cần đến. Cả hai công ty đã nổi lên từ phá sản trong vòng vài tháng. Chrysler, hiện là một phần của công ty Fiat của Italia, lại bắt đầu có lãi, GM cũng vậy, công ty này đã trở lại thị trường chứng khoán vào năm 2010. Tuy nhiên, chính phủ sẽ có khả năng mất khoản tiền cứu trợ hai công ty này.
Những nỗ lực của Obama về việc giải quyết thị trường nhà ở ít thành công hơn. Vào đầu năm 2009, 9% số tiền thế chấp nhà ở, trị giá gần 900 tỉ USD, là không trả đúng hạn. Phương sách truyền thống kêu gọi chính phủ mua và sau đó làm giảm các khoản cho vay khó đòi này, làm trong sạch hệ thống ngân hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống này cho vay trở lại. Nhưng khi Bộ Tài chính xem xét những đề nghị như vậy, bộ này nhận thấy chưa có một cơ cấu sẵn có để trích số tiền cho vay vô giá trị từ những quỹ được chứng khoán hóa. Một biện pháp thay thế là trả tiền cho các ngân hàng để làm giảm các khoản cho vay xuống mức mà những người chủ nhà có thể xử lý được. Nhưng theo Michael Barr, người đã tiếp tục những nỗ lực đó và hiện giảng dạy tại trường Đại học Michigan, nhớ lại thì nguy cơ là “người ta hoặc trả quá nhiều cho các ngân hàng… cứu trợ cửa sau mà không bảo trợ đầy đủ cho những người đóng thuế, hoặc trả quá ít và các ngân hàng sẽ không sẵn sàng làm điều đó”.
Thay vào đó, các nhà cho vay đã được thúc đẩy nhằm giảm bớt chi trả cho các khoản thế chấp bằng các khoản trợ cấp và nhũng đảm bảo cho vay. Ngay cả Fannie Mae và Freddie Mac, mặc dù hiện nay rõ ràng thuộc sở hữu của chính phủ, đã phản đối tham gia. Vào tháng 4, chỉ có 2,3 triệu khoản vay thế chấp được điều chỉnh hoặc tái tài trợ theo các chương trình của chính quyền, so với mục tiêu từ 7 triệu đến 9 triệu. Nếu Obama đổ thêm tiền vào số vốn gốc đang suy giảm ngay tự đầu, thì kết quả có thể là nguy cơ chính trị. Phillip Swasel, nhà kinh tế xử lý các vấn đề tương tự dưới thời ông Paulson, nói: “Họ đã tỏ ta thận trọng. Nhìn lại, tôi đánh cược là họ ước rằng họ không thận trọng, chi tiêu nhiều tiền, và thực sự giải quyết được vấn đề”.
Các hoạt động kinh tế kinh điển cho thấy khi chính sách tiền tệ thông thường bất lực, chỉ có chính sách tài chính mới có thể kéo nền kinh tế thoát khỏi thời kỳ suy thoái. Lần đầu tiên kể từ những năm 1930, Mỹ phải đối mặt với những hoàn cảnh như vậy vào tháng 12/2008. Ngân hàng Dự trữ Liên bang đã cắt giảm lãi suất ngắn hạn xuống bằng 0 vào tháng đó và đã tiến hành thử nghiệm biện pháp không thông thường, mua trái phiếu bằng tiền mới in. Lý lẽ biện minh cho sự kích thích tài chính do vậy là thỏa đáng.
Sự tăng trưởng chậm chạp từ năm 2009 đã nuôi dưỡng những đánh giá phản đối Đạo luật phục hồi và tái đầu tư của Mỹ trị giá 800 tỉ USD. Phe bảo thủ nói rằng gói kích thích kinh tế không phát huy tác dụng, hoặc rằng gói kích thích kinh tế của ông Obama được thiết kế tồi. Công bằng nhất mà nói họ đã sai. Daniel Wilson thuộc Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco suy luận hiệu quả của gói kích thích kinh tế thông qua một phân tích về dữ kiện công ăn việc làm cấp nhà nước. Ông đã kết luận rằng việc chi tiêu mang tính kích thích kinh tế này đã tạo ra hoặc cứu vãn 3,4 triệu việc làm, sát với ước tính của CBO.
Những cáo buộc cho rằng kế hoạch kích thích kinh tế này có một phần được sử dụng không có hiệu quả cũng là không công bằng. Khoảng 1/3 số tiền này dành cho các khoản cắt giảm thuế hoặc tín dụng. Hầu hết việc chi tiêu đều diễn ra dưới hình thức chuyển giao trực tiếp cho các cá nhân, như tem lương thực và bảo hiểm thất nghiệp, hoặc cho các bang và các chính quyền địa phương, về các vấn đề như Medicaid.
Những người ‘theo đường lối tự do đưa ra lý lẽ trái ngược: gói kích thích kinh tế là quá ít. Theo lời lẽ của No am Scheiber trong cuốn sách của ông “Các nghệ sĩ bỏ trốn”, bà Romer ban đầu đề xuất một gói kích thích kinh tế 1,8 nghìn tỉ USD, Được cho biết rằng con số đó là phi thực tế, bà xem xét lại hạ xuống còn 1,2 nghìn tỉ USD, ông Obama cuối cùng đề nghị, và nhận được, khoảng 800 tỉ USD. Một số nhà chỉ trích lưu ý rằng con số này là quá ít so với số tiền thiếu hụt dự tính là 2 nghìn tỉ USD trong hoạt động kinh tế năm 2009 và 2010. Nhưng con số này nhiều hơn so với số tiền Quốc hội đã từng chấp thuận trước đó. Bất chấp việc phe Cộng hòa nam quyền Hạ viện năm 2010, ông Obama cuối cùng nhận được thêm gần 600 tỉ USD trong gói kích thích kinh tế, bao gồm cắt giảm thuế quỹ lương trong 2 năm.
Nếu gói kích thích kinh tế phát huy tác dụng, tại sao việc phục hồi kinh tế vẫn rất chập chạp? GDP trung bình chỉ tăng 2,2%, từ khi cuộc suy thoái kết thúc vào giữa năm 2009, một trong những sự phục hồi chậm nhất được ghi nhận. Vì một lẽ, nền kinh tế đã vấp phải những “lỗ hổng không khí” dưới dạng giá dầu cao hơn, một phần do Mùa Xuân Arập và khủng hoảng nợ châu Âu gây ra. Hơn nữa, theo Goldman Sachs, từ quý IV năm 2009, việc thắt lưng buộc bụng của bang và địa phương đã vô hiệu hóa thêm gói kích thích kinh tế liên bang.
Có lẽ sự giải thích đơn giản nhất là những phục hồi từ các cuộc khủng hoảng tài chính thường là rất yếu. Ông Obama đã có lỗi khi ngạo mạn cho rằng điều này sẽ khác hẳn. Ông cũng tạo ra những hy vọng rằng, một khi êkíp của ông từ bỏ sự can thiệp triệt để vào thị trường thế chấp, ông có thể sẽ không gặp phải tình trạng này.
Một nền kinh tế trong trí tưởng tượng riêng của ông Obama
Từ những ngày đầu tiên trong quá trình vận động tranh cử, ông Obama đã nói rõ ông muốn làm hơn nữa chứ không chỉ khôi phục sự tăng trưởng: ông mơ ước tái tạo nền kinh tế Mỹ. Điều tốt nhất và sáng sủa nhất sẽ là dành cho năng lượng sạch, chứ không phải đầu cơ tài chính. Việc tăng cường đầu tư công cho giáo dục và cơ sở hạ tầng sẽ đem lại sức sống cho sản xuất, thúc đẩy thu nhập của tầng lớp trung lưu và ứng phó với thách thức cạnh tranh từ Trung Quốc.
Khi nhậm chức, Obama đã dốc sức cho chương trình nghị sự đó, trong khi tỏ ra ưa thích chính sách công nghiệp. Jared Bernstein, lúc đó là cố vấn kinh tế cho phó Tổng thống Joe Biden, nói: “Khi chúng ta bắt đầu nói về Đạo luật phục hồi kinh tế vào tháng 12/2008, các cuộc thảo luận đầu tiên là về năng lượng sạch: mạng lưới điện thông minh, sức gió, năng lượng mặt trời, và các pin tiên tiến”. Một số cố vấn, như Summers, đã băn khoăn với chính sách công nghiệp. Những người khác, như ông Bemstein, đã lập luận rằng các hoạt động kinh tế chính thống cho phép chính phủ can thiệp vào công nghệ trong giai đoạn đầu.
Các mục tiêu ưu tiên cá nhân của ông Obama đã giành thắng lợi. Gói kích thích kinh tế đã dành khoảng 90 tỉ USD cho các dự án xanh, bao gồm 8 tỉ dành cho đường sắt cao tốc. Một phần trong số này rõ ràng đã bị lãng phí, nhưng có thể không đến mức như các nhà chỉ trích nghĩ. Chưa đến 2% các khoản vay dành cho năng lượng xanh gây tranh cãi của Bộ Năng lượng, như khoản dành cho Solyndra, một công ty sản xuất tấm pin mặt trời hiện bị phá sản, đã bị lãng phí.
Vấn đề lớn hơn với sự chi tiêu này là nó đã đi ngược dòng kinh tế. Năm ngoái ông Obama khoe khoang rằng Mỹ sẽ sớm đạt được 40% công suất sản xuất thế giới về pin ôtô điện tiên tiến. Nhưng với ôtô điện vẫn còn là sai số làm tròn trong tổng số ôtô bán ra, công suất đó là không cần thiết. Nhiều công ty sản xuất pin đang chật vật để tồn tại. Các công ty sản xuất tấm pin mặt trời phải đối mặt với cuộc cạnh tranh giá rẻ từ Trung Quốc, trong khi khí đốt tự nhiên từ đá phiến đã làm xói mòn lý lẽ ủng hộ điện năng từ mặt trời và sức gió. Về đường sắt cao tốc, đường cao tốc mở rộng, thì hàng không giá rẻ và các chính quyền bang và chính quyền địa phương dễ tức giận đã làm cho sức sống của nó trở nên mơ hồ. Một khoản 3,5 tỉ USD của liên bang cấp cho California có thể không đi đến đâu vì chi phí ước tính của dự án đường sắt cao tốc của bang này nằm ngoài sự kiểm soát.
Ồng Obama luôn tô vẽ mình là một người thực dụng, chứ không phải một nhà tư tưởng, ông nói trong diễn văn nhậm chức của mình: “Câu hỏi mà chúng ta đặt ra hôm nay không phải là liệu chính phủ của chúng ta quá lớn hay quá nhỏ, mà liệu nó có hoạt động hay không”. Mặc dù vậy, trên thực tế, ông luôn lựa chọn chính phủ lớn hơn chứ không phải chính phủ nhỏ.
Đôi khi đây là một vấn đề cần thiết. Sự phức tạp của luật y tế của ông Obama là kết quả của việc thực hiện giấc mơ của Đảng Dân chủ về chăm sóc sức khỏe phổ cập bên trong thị trường tư nhân đang tồn tại. Cuộc khủng hoảng tài chính khiến cho cần thiết phải xử lý các công ty tài chính thất bại mà không phải là các ngân hàng, hợp lý hóa các cơ cấu giám sát và điều chỉnh những vấn đề phát sinh, tất cả do Đạo luật Dodd-Frank đề ra.
Không may đạo luật này đề ra nhiều hơn thế. Trong các lĩnh vực khác, những người được Obama chỉ định cũng đã đề nghị hoặc thực hiện các quy tắc tốn kém và bừa bãi hơn so với những người tiền nhiệm của họ về mọi việc từ các chuẩn mực tiết kiệm năng lượng cho xe ôtô đen các chất thải thủy ngân của các nhà máy điện. Chính quyền nói rằng những lợi ích của các quy tắc này quan trọng hơn chi phí, nhưng lý lẽ đó thường dựa trên những giả định đáng nghi ngờ.
Nếu khối lượng lớn các quy tắc mới xa lánh lĩnh vực kinh doanh, giọng điệu của ông Obama cũng gây ấn tượng rằng ông xuất thân từ một bộ tộc thù địch. Đây là sự tự chuốc lấy thất bại, hơn thế vì những hành động của ông trong năm qua đã cho thấy một sự thay đổi phương hướng. Nhà Trắng đã buộc Cơ quan Bảo vệ môi trường hoãn áp dụng một chuẩn mực mới về khí ozon gây tốn kém và gây tranh cãi. Ông Obama hiện nay là người ủng hộ khí đốt đá phiến. Chính quyền của ông đã đề ra những quy tắc mới có lợi cho ngành công nghiệp này, chẳng hạn cho phép các công ty khoan giếng dầu thêm hai năm để đáp ứng đường lối chỉ đạo về lượng khí thải.
Sau sự thờ ơ ban đầu, ông Obama cũng đã hâm nóng lĩnh vực thương mại. Ông đã tiến hành một thỏa thuận với Đảng Cộng hòa nhằm thông qua 3 hiệp định thương mại song phương, và đang thúc đẩy Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương. Vòng đầu về thuế quan đối với mặt hàng lốp xe đã tỏ ra là một sự kích thích riêng biệt trong một mối quan hệ kinh tế mặt khác được xử lý khéo léo với Trung Quốc.
Chiều hướng thực dụng này có thể đã đến quá muộn đối với ông Obama đến mức không thể tranh thủ ve vãn được nước Mỹ liên hợp. Thay vào đó, các hình thức thị trường tự do lo ngại rằng nếu không kiềm chế ảnh hưởng của các quan chức như ông Summers, Cass Sunstein và ông Geithner (người có thể ra đi khi kết thúc nhiệm kỳ này), các đệ tử theo đường lối can thiệp hơn của ông Obama sẽ vận hành chính phủ nhiệm kỳ hai.
Con voi trong nhiệm kỳ 2
Trên thực tế, ông Obama có thể tiến gần hơn đến phái giữa nếu ông giành thắng lợi nhiệm kỳ 2. Các mục tiêu luật pháp chủ yếu của ông – cải cách y tế và cải cách tài chính – đã đạt được. Phe Cộng hòa gần như chắc chắn kiểm soát ít nhất một viện trong Quốc hội, ngăn cản các kế hoạch chi tiêu lớn mới, bất chấp tình trạng phục hồi kinh tế.
Điều đó để lại những vấn đề tài chính công. Người ta ít bình luận về ông Obama trên mặt trận đó. Sự thật, ông thừa hưởng sự thâm hụt ngân sách lớn nhất trong lịch sử thời bình, với tỉ lệ 10% GDP. Nhung năm 2009 ông cho rằng tỉ lệ này sẽ giảm xuống còn 3% vào năm tài chính sau. Thay vào đó, tỉ lệ này sẽ là 6%, nếu ông đi theo đường hướng của mình. Trở lại năm 2009, ông cho rằng tỉ lệ nợ sẽ đạt đỉnh 70% GDP vào năm 2011. Hiện tỉ lệ này được dự tính lên đến 79% vào năm 2014, giả sử dự đoán tăng trưởng lạc quan của ông là đúng.
Đây hoàn toàn không phải là bản cáo trạng như nó dường như là như vậy: những chuẩn mực thông thường về sự chính trực về tài chính đã không được áp dụng trong 4 năm qua. Khi các hộ gia đình, các công ty và các chính quyền bang và chính quyền địa phương đang cắt giảm nợ của họ, chính phủ liên bang sẽ làm cho cuộc suy thoái trở nên tồi tệ hơn bằng cách làm như vậy.
Ít có thể bào chữa được hơn là những kế hoạch về việc giảm thâm hụt trong tương lai. Bị trói buộc vào một lời hứa ngớ ngẩn là không tăng thuế đối với 95% hộ gia đình, các kế hoạch của ông Obama gần như chỉ dựa vào việc đánh thuế đối với người giàu và các công ty. Những nỗ lực nhằm cắt giảm chi tiêu hầu hết rơi vào quốc phòng và các hạng mục tùy theo tình hình khác (có nghĩa là các hạng mục được phê chuẩn lại hàng năm), ông chưa chính thức đề nghị các kế hoạch đáng tin cậy để giảm bớt sự gia tăng các chương trình phúc lợi. Cuộc cải cách y tế của ông không làm cho thâm hụt thêm tồi tệ. Nhưng nó ít có tác dụng đối với sự gia tăng trong chương trình Medicare, nguồn chi tiêu lâu dài lớn nhất duy nhất.
Ông Obama cho rằng cuộc cải cách về phúc lợi sẽ là một phần trong cuộc mặc cả lớn trong đó phe Cộng hòa cũng đồng ý tăng thuế. Ông đã tính toán nhầm: phe Cộng hòa không nhượng bộ về thuế. Nhưng cũng có một thỏa thuận sẽ được tiến hành nếu ông Obama giành thắng lợi nhiệm kỳ hai. Do “hẻm núi” ngăn cách giữa hai đảng, dường như có khả năng hơn là cả hai đảng sẽ trở lại thể thức thường xuyên của họ là cáo buộc lẫn nhau. Nhưng cả tổng thống lẫn Đảng Cộng hòa đều muốn có một biện pháp thay thế cho sự kết hợp đáng báo động vào cuối năm của việc hết hạn cắt giảm thuế và những cắt giảm sâu rộng chi phí tùy theo tình hình và chi phí quốc phòng được biết đến như là “vách đá tài chính”.
Mùa Hè vừa qua ông Obama và John Boelner, Chủ tịch Hạ viện đã nhanh chóng tiến hành thỏa thuận về việc tăng thuế và cắt giảm các chương trình phúc lợi. Cuộc mặc cả này đã thất bại phần lớn vì những tính toán sai lầm chính trị của cả hai người. Việc tái cử của ông Obama có thể cho phép cả hai tiếp tục lại từ gần chỗ mà họ đã ngừng. Ông vẫn có cơ hội để cải thiện điểm số tồi tệ nhất trong phiếu thành tích của mình. Ông Obama nên đi ra và làm việc đó từ nay đến ngày 6/11.
*
*          *
(Micheal Grunwald- Tạp chí Foreign Policy - số 9/10-2012)
Nhng người Cộng hòa chỉ trích tng thống đã hoàn toàn sai. Gói kích thích đã có hiệu quả.
“Gói kích thích của Obama là một thất bại toàn diện ám ảnh nhiệm kỳ tổng thống của ông”. Không.

Dư luật kích thích trị giá 787 tỷ USD của Tổng thống Mỹ Barack Obama chắc chắn là một thất bại chính trị. Obama đã ký thông qua dự luật này trong tháng đầu tiên ông lên nắm quyền, cắt giảm thuế cho hơn 95% người lao động Mỹ, trong khi rót tiền vào chăm sóc y tế, giáo dục, năng lượng, cơ sở hạ tầng và trợ giúp những nạn nhân của cuộc Đại Suy Thoái. Đó là kinh tế học Keynes điển hình, sử dụng những đồng USD công để làm hồi sinh nhu cầu cá nhân, nhưng trong vòng 1 năm, tỷ lệ người nghĩ rằng nó đã tạo ra công ăn việc làm thấp hơn tỷ lệ số người Mỹ tin Elvis Presiey vẫn còn sống. Những người Cộng hòa đã chế giễu nó là “Porkulus”, gói căng phồng tất cả những điều sai lầm với chế độ Obama, và nó đã giúp khởi động sự hồi sinh chính trị do Đảng Trà kích động của họ. Giới truyền thông đã nín thở ghi vào sử biên niên những chi tiêu ngớ ngẩn của nó, như trang phục cho linh vật an toàn dưới nước; những khoản chi tiêu hợp pháp nghe có vẻ ngớ ngẩn, như một nghiên cứu hóa học não bộ về những con khỉ nghiện côcain; và những khoản chi tiêu tưởng tượng, như những chiếc xe lửa bay tới Disneyland. Những người Dân chủ đã quá mệt mỏi với sự chế nhạo không ngừng nên họ đã ngừng sử dụng từ “kích thích”.
Gần 4 năm sau, dự luật phục hồi kinh tế của Obama – và sự phục hồi kinh tế yếu ớt theo sau đó – là trung tâm của cuộc tranh luận về chiến dịch tranh cử nhiệm kỳ thứ 2 của ông. Đối với đối thủ Cộng hòa của ông, Mitt Romney, gói kích thích là một việc làm vô ích của chính phủ lớn làm phình to nợ quốc gia mà không đưa việc làm trở lại với người Mỹ, một sự thực hành bừa bãi về chủ nghĩa tự do đánh thuế và chi tiêu, chủ nghĩa tư bản thân hữu và chủ nghĩa không tưởng vì môi trường không thực tế. Ngày nay Obama không dùng từ “kích thích”, nhưng ông lập luận rằng dự luật này, chính thức gọi là Đạo luật Phục hồi và Tái đầu tư Mỹ, đã giải cứu đất nước thoát khỏi một cuộc Đại Khủng Hoảng, chấm dứt cơn ác mộng kinh tế trong ngắn hạn (phần Phục hồi) trong khi đặt nền móng cho một nền kinh tế cạnh tranh và bền vững hơn trong dài hạn (phần Tái đầu tư). Trong khi đó, những người tự do bất bình than phiền rằng gói kích thích quá nhỏ bé, vì Obama đã quá rụt rè, và rằng những người Mỹ thất nghiệp vẫn đang phải trả giá cho sự yếu đuối của tổng thống.
Khi nói đến Đạo luật Phục hồi, sự thật đang đứng về phía Obama.
Trước hết, có bằng chứng phong phú rằng gói kích thích đã đem lại sự kích thích thực sự, giúp chấm dứt một sự rơi tự do ghê sợ, đẩy lui một cuộc Đại Suy thoái lần thứ 2 và kết thúc một cuộc sự đình đốn khốc liệt. Các nhà dự báo kinh tế hàng đầu của Mỹ – Macroeconomic Advisers, Economy.com của Moody, HIS Global Insight, JPMorgan Chase, Goldman Sachs và Văn phòng Ngân sách Quốc hội – đồng ý rằng nó đã làm tăng GDP ít nhất 2 điểm phần trăm, sự khác biệt giữa thu hẹp và tăng trưởng, và cứu vớt hay tạo ra khoảng 2,5 triệu công ăn việc làm. Khái niệm cứu vớt hay tạo ra” đã truyền cảm hứng cho rất nhiều lời mỉa mai – Obama đã nói đùa rằng sau nghi thức tha thứ của Lê tạ ơn năm 2009 của ông, ông đã cứu vớt và tạo ra 4 con gà tây — nhưng điềuđó đơn thuần có nghĩalà 2,5 triệu người nữa sẽ thất nghiệp nếu không có Đạo luật Phục hồi. Tỷ lệ thất nghiệp có thể vẫn là 2 con số.
Đương nhiên, như những người chỉ trích Obama thuộc cả cánh tả lẫn cánh hữu đều chỉ ra một cách chính xác, tỷ lệ thất nghiệp 8% của Mỹ vẫn là cao khủng khiếp. Và không có cách nào để tiến hành một nghiên cứu theo phương pháp giấu kín với cả 2 bên về một nền kinh tế Mỹ thay thế mà không có gói kích thích, vì vậy không có bằng chứng rõ ràng nào để chứng minh rằng gói kích thích đã khởi động một sự phục hồi. Nhung đạn đạo học thì chắc chắn là phù hợp. Nền kinh tế đã sụt giảm với tỉ lệ ở mức cuộc Đại Suy thoái trong quý 4/2008, và tình trạng mất việc làm lên cao nhất vào tháng 1/2009. Tuy nhiên, sau khi dự luật kích thích được thông qua vào tháng 2, sản lượng quý đã đạt mức cải thiện lớn thứ nhì trong vòng 25 năm, và tỷ lệ thất nghiệp quý đã đạt mức cải thiện lớn nhất trong vòng 30 năm. Tình trạng suy thoái đã chính thức chấm dứt vào tháng 6 năm đó. Một bài đánh giá của tờ Washington Post về các nghiên cứu về Đạo luật Phục hồi đã tìm ra 6 nghiên cứu cho thấy một tác động kinh tế tích cực so với một nghiên cứu hữu ích (của nhà kinh tế Cộng hòa lỗi lạc John B. Taylor) kết luận rằng gói kích thích đã thất bại – và những người chỉ trích đã lưu ý rằng các số liệu của Taylor tương tự cũng chứng minh cho kết luận rằng gói kích thích là quá nhỏ bé.
Kể từ đó gói kích thích kiểu Keynes đã trở thành một môn bóng đá chính trị, nhung trước khi Obama lên nắm quyền, gần như tất cả mọi người đồng ý rằng khi nền kinh tế đình trệ, chính phủ có thể thúc đẩy tăng trưởng và tạo công ăn việc làm bằng cách bơm tiền vào nền kinh tế, hoặc bằng cách đánh thuế ít hơn hoặc chi tiêu nhiều hơn. Đầu năm 2008, mọi ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa và Dân chủ đều đề xuất một kế hoạch kích thích – trên thực tế, kế hoạch của Romney là lớn nhất. Và những người Cộng hòa vẫn sử dụng những lập luận về châm ngòi của Keynes để thúc đẩy cắt giảm thuế, chi tiêu quân sự và các gói kích thích khác mà họ ngẫu nhiên hỗ trợ. Đương nhiên, lập luận thuyết phục nhất ủng hộ gói kích thích năng nổ là kinh nghiệm của các nước châu Âu như Anh và Tây Ban Nha, những nước đã quay trở lại sự khắc khổ và trượt ngã trở lại suy thoái.
Người Cộng hòa đã chỉ trích các phiếu lương thực, trợ cấp thất nghiệp và khoản hỗ trợ khác cho những người thiếu may mắn của Đạo luật Phục hồi vì thúc đẩy một nền văn hóa phụ thuộc, nhưng trừ một vài ngoại lệ (những khoản trợ cấp học phí rộng rãi hơn cho sinh viên có thu nhập thấp và những khoản khấu trừ thuế cho người lao động có thu nhập thấp), những của bố thí này là tạm thời. Và không nghi ngờ là chúng đã làm cho một thời kỳ đặc biệt vất vả ít vất vả hơn, nâng ít nhất 7 triệu người Mỹ lên khỏi mức sống tối thiểu trong khi giảm nghèo cho 32 triệu người Mỹ. Do đó, tỷ lệ nghèo đói chỉ tăng nhẹ trong thời kỳ suy sụp tồi tệ nhất kể từ những năm 1930. Tình trạng vô gia cư thật sự đã giảm đôi chút, phần lớn vì một thử nghiệm đổi mới của Đạo luật Phục hồi trong việc “ngăn ngừa tình trạng vô gia cư” đã giúp cung cấp chỗ ở cho 1,2 triệu người Mỹ gặp khủng hoảng. Thay vào đó nếu một nửa trong số họ cuối cùng phải sống ngoài đường, thì số người vô gia cư của đất nước sẽ tăng gấp đôi.
về mặt chính trị, sẽ là vụng về khi tổng thống lập luận rằng nếu không có gói kích thích, nền kinh tế tồi tệ sẽ còn tồi tệ hơn. Có vẻ không thỏa đáng khi chỉ ra rằng những cuộc suy thoái do sự tan chảy tài chính tạo ra có xu hướng kéo dài và nguy hiểm một cách khác thường. Nhưng đó là sự thật.
“Nhưng Obama đã hứa giữ tỷ lệ thất nghiệp dưới 8%”. Không hẳn.
Vào đầu tháng 1/2009, êkíp chuyển tiếp của tổng thống sắp tới đã công bố một báo cáo tai hại về chính trị cảnh báo rằng tỷ lệ thất nghiệp có thể lên đến 9% nếu không có Đạo luật Phục hồi, trong khi dự đoán rằng nó sẽ có thể nằm dưới 8% nếu có Đạo luật Phục hồi, một lời nói hớ đã mở đầu cho hàng nghìn đề tài bàn luận sau khi tỷ lệ thất nghiệp lên đến 10% mặc dù có Đạo luật Phục hồi. Bản báo cáo chứa đầy những lời báo trước về “biên độ sai sót đáng kể” và những điều tương tự. Nhưng không ai nhớ đến những lời báo trước. Các tác giả, các nhà kinh tế Christina Romer và Jared Bernstein, thậm chí đã cho vào một ghi chú lớn về đường cơ sở thời trước gói kích thích: “Một số nhà dự báo cá nhân tiên đoán tỷ lệ thất nghiệp cao tới 11 % nếu không có hành động gì được thực hiện”. Nhưng không ai nhớ những chú thích. Chúng ta nhớ rằng tỷ lệ thất nghiệp vẫn chưa xuống dưới 8%, vì những người Cộng hòa chưa bao giờ ngừng nhắc chúng ta nhớ. Và giới truyền thông đã nhiều lần trích dẫn báo cáo này để gạt bỏ Đạo luật Phục hồi như là một sự thất bại theo chính những tiêu chuẩn của chính quyền.
Rõ ràng, dự đoán 8% là một sai lầm – một sai lầm có thể hiểu được, một sai lầm về tiếp thị, một sai lầm rõ ràng dưới khả năng của Obama, nhưng vẫn là một sai lầm. Bản báo cáo của Romer-Berstein gần như không đủ bi quan. Tỷ lệ thất nghiệp đã vượt quá 8% thậm chí trước khi dòng tiền kích thích bắt đầu đổ ra. Nhưng đó không phải là sự phản ánh về gói kích thích. Romer và Berstein đã dự đoán chính xác rằng Đạo luật Phục hồi sẽ làm giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống 2% – điều họ đã đánh giá không đúng mức là đường cơ sở lúc trước gói kích thích. Họ biết mọi chuyện đang tồi tệ, nhung họ chỉ không biết tồi tệ như thế nào. Khó ai có thể biết vào thời điểm đó. Cục Phân tích Kinh tế ban đầu đã chốt tăng trưởng cho quý 4/2008 ở mức khủng khiếp – 4% , nhưng sau đó nó đã được điều chỉnh xuống mức vượt quá khủng khiếp – 9%; ở mức đó, Mỹ sẽ mất mát nhiều hơn giá trị sản lượng của toàn Canada năm 2009.
Ngay cả khi đó, Obama và các cố vấn của ông hiểu rằng Đạo luật Phục hồi tự nó sẽ không khôi phục được công ăn việc làm đầy đủ; như Phó Tổng thống Joe Biden đã nói với tôi theo cách nói quanh co của ông, nó chưa bao giờ được cho là để mang toàn bộ gánh nặng. Nhà Trắng mong đợi gói cứu trợ tài chính Phố Uôn, gói cứu trợ ngành công nghiệp ô tô và kế hoạch non nớt của mình sẽ giúp đỡ các chủ nhà gặp khó khăn để hỗ trợ thêm cho nền kinh tế. Phụ tá kinh tế hàng đầu của Obama, Larry Summers, đã bị chỉ trích gay gắt vì kiên trì những cảnh báo của Romer rằng sẽ cần 1,8 nghìn tỷ USD để thu hẹp khoảng cách sản lượng trong một bản ghi nhớ then chốt cho tổng thống, nhưng ngay cả Romer cũng đồng ý đó là một cáo buộc sai lầm. Bản ghi nhớ đã cảnh báo rằng một gói kích thích trị giá 850 tỷ USD sẽ chỉ thu hẹp “gần một nửa khoảng cách sản lượng”, không đủ để đưa tỷ lệ thất nghiệp trở về “mức bình thường, trước suy thoái” của nó. Theo lời một phụ tá nói với tôi, bất kể người ta nghĩ gì về Obama, ông đều biết cách để nhân đôi.
“Gói kích thích lẽ ra nên lớn hơn, nhưng Obama đã b l”. Đúng và không đúng.
Trong khi những người Cộng hòa đã xem khinh gói kích thích coi như chính phủ lớn đang chạy cuống cuồng, nhiều nhà chỉ trích tự do hơn, dẫn đầu là nhà chuyên mục của tờ New York Times, Paul Krugman, đã coi thường nó là nhỏ bé một cách lố bịch. Và đúng là như vậy: kích thích nhiều hơn sẽ thu hẹp khoảng cách sản lượng nhiều hơn và thay thế nhiều hơn cho 8 triệu công ăn việc làm đã mất trong cuộc Đại Suy Thoái, cắt giảm thuế nhiều hơn sẽ bơm nhiều tiền hơn vào dòng máu kinh tế. Nhiều công trình công cộng hơn sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho các thợ xây mất việc. Nhiều trợ giúp cho các bang sẽ ngăn ngừa các thống đốc Mỹ bù đắp tác động của Đạo luật Hồi phục bằng cách tăng thuế, cho giáo viên và công chức nghỉ việc, và cắt bớt chương trình Medicaid và các dịch vụ khác. Nói chung, những khoản cắt giảm chi tiêu và tăng thuế của họ đã hút tiền ra khỏi nền kinh tế nhiều như gói kích thích đã đẩy vào, và công ăn việc làm trong khu vực công đã giảm xuống trong nhiệm kỳ tổng thống của Obama.
Ngay cả như vậy, niềm tin phổ biến trong những người tự do cho rằng việc bơm gói kích thích không đầy đủ vào nền kinh tế là lỗi lầm cơ bản của Obama là phi lịch sử và không công bằng. Đạo luật Phục hồi vẫn rất to lớn – ước lượng gần đây nhất là 831 tỷ USD, lớn hơn toàn bộ Chính sách Kinh tế Mới tính theo đồng USD cố định – và đó không phải là lỗi của Obama khi nó đã không lớn hơn.
Vào tháng 9/2008, một gói kích thích trị giá 56 tỷ USD đã thất bại tại Thượng viện, với 2 Đảng viên Dân chủ bỏ phiếu chống. Và sau khoản cứu trợ ngân hàng hoàn toàn không được lòng dân, thậm chí có ít ham muốn hơn trong quốc hội về chi tiêu mạnh. Tới cuối tháng 11, khi tình hình tồi tệ của thị trường đã tạo ra sự đồng thuận miễn cưỡng rằng Quốc hội cần phải hành động, 387 nhà kinh tế chủ yếu nghiêng về cánh tả – nhiều người trong số đó sau này đã công kích Obama vì tiết kiệm tiền kích thích – đã ký một bức thư kêu gọi một gói chỉ có 300 tỷ USD đến 400 tỷ USD. Thậm chí vào tháng 1/2009, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, nữ anh hùng của cánh tả, đã miễn cưỡng phê chuẩn bất kỳ thứ gì trên 600 tỷ USD. Tổng thống đã ra đi trước những người Dân chủ ngăn chặn ông.
Các vị tổng thống không có cây đũa thần, và những người Cộng hòa đã quyết định toàn thể chống lại Đạo luật Phục hồi. Dó đó trừ khi Obama muốn bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống của mình với một thất bại lớn trong tình trạng khẩn cấp về kinh tế, ông cần phải tập hợp đưọc 60 phiếu ở Thượng viện. Đảng viên Dân chủ Al Franken còn bận kiểm lại phiếu ở Minnesota, do đó Obama cần ít nhất hai người Cộng hòa để hỗ trợ cho gói kích thích này. Ba thượng nghị sĩ Cộng hòa ôn hòa – Olympia Snowe và Susan Collins đến từ Maine, và Arien Specter đến từ Pennsylvania – cùng với Đảng viên Dân chủ bảo thủ Ben Nelsson đến từ Nebraska đều nhất trí rằng không ai trong số họ sẽ bỏ phiếu thuận trừ khi tất cả họ đều được thỏa mãn. Và tất cả đã nhấn mạnh rằng gói kích thích phải ít hơn 800 tỷ USD. Các nguồn tin từ Quốc hội xác nhận rằng ít nhất 6 thượng nghị sĩ Dân chủ ôn hòa cũng đặt một giới hạn không công khai ở mức 800 tỷ USD. Mọi người có mặt trong phòng trong cuộc giao dịch mặc cả của quốc hội đều đồng ý rằng Obama đã có những gì ông có thể có. Thượng nghị sĩ khi đó là Byron Dorgan, một người Dân chủ tới từ Bắc Dakota, nói với tôi: “Đơn giản là không có đủ chỗ cho bất kỳ thứ gì lớn hơn. Đó là chính phủ đại diện”.
Một số người liên tục chỉ trích Obama thừa nhận rằng ông đã không thể có gói kích thích nhiều hơn vào tháng 2/2009, nhưng họ than phiền rằng ông nên có được nhiều hơn từ Quốc hội một khi mọi chuyện trở nên rõ ràng rằng cú lắc mạnh ban đầu sẽ không đưa trở lại được một nền kinh tế sôi động. Đúng là một số nhà cố vấn của Obama phần lớn đã đánh giá quá cao khả năng họ có thể dễ dàng quay trở lại Đồi Capitol. Ngay cả Summers, người không thường thú nhận như vậy, đã công nhận với tôi rằng ông đã sai và đối thủ của ông, Krugman, người đã cảnh báo rằng gói kích thích không đầy đủ sẽ gây tiếng xấu cho kích thích, đã đúng. Summers nói: “Vào lúc đó, tôi đã không đồng ý. Đó là một sai lầm”.
Cuối cùng Obama đã bóp nặn ra được gói kích thích trị giá 700 tỷ USD từ một Quốc hội vô cùng miễn cưỡng, thông qua một tá dự luật riêng biệt. Nó không hề dễ dàng. Snowe và Collins là những thượng nghị sĩ Cộng hòa duy nhất ủng hộ kéo dài trợ cấp thất nghiệp. Những người Cộng hòa cũng cản trở một dự luật nhằm cứu việc làm của giáo viên; Snowe và Collins cuối cùng đã đồng ý về một phiên bản thu gọn. (Spector cũng đồng ý, nhưng ông đã chuyển sang Đảng Dân chủ sau phản ứng dữ dội của Đảng Cộng hòa về phiếu ủng hộ kích thích của ông) Obama phải mất hơn 2 tháng đề thu được 2 phiếu Cộng hòa cho một dự luật trị giá 42 tỷ USD nhằm cắt giảm thuế cho các doanh nghiệp nhỏ. Cựu thượng nghị sĩ George Voinovich, một Đảng viên Cộng hòa thuộc Ohio, người đã bất chấp các lãnh đạo đảng của mình để ủng hộ dự luật, đặt câu hỏi: “Có điều gì có thể mang tính Cộng hòa hơn thế? Thay vì làm những điều đúng đắn, hoạt động chính trị đảng phái luôn luôn là điều đầu tiên”.
“Không giống Chính sách Kinh tế Mi, gói kích thích của Obama sẽ không để lại một di sản bền vững”. Sai.
Đây là nhận thức sai lầm lớn nhất về Đạo luật Phục hồi và Tái đầu tư Mỹ, và điều đó có thể hiểu được, vì nó đã được tiếp thị như là một dự luật về công ăn việc làm. Nhưng nó liên quan đến tái đầu tư cũng như hồi phục, sự biến đổi dài hạn cũng như kích thích ngắn hạn.
Trước hết, Đạo luật Phục hồi là dự luật năng lượng lớn nhất, biến đổi nhất trong lịch sử, cung cấp vốn cho những sự đầu tư chưa từng có của chính phủ vào một hệ thống lưới điện thông minh hơn, than đá sạch hơn, tiết kiệm năng lượng theo mọi hình thức có thể tưởng tượng được, đào tạo việc làm “liên quan đến môi trường”, phương tiện chạy điện và cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho chúng, năng lượng sinh học tiên tiến và các nhà máy tinh chế để pha chế chúng, năng lượng tái tạo từ mặt trời, gió và nhiệt dưới mặt đất, và các nhà máy để sản xuất tất cả những thứ thân thiện với môi trường đó ở Mỹ. Năm 1999, Tổng thống Bill Clinton đã đề xuất một dự luật năng lượng sạch 5 năm trị giá 6,3 tỷ USD mà đã bị bác bỏ vì không thực tế và nhanh chóng bị xếp xó. Một thập kỷ sau, trong tháng đầu tiên lên nắm quyền, Obama đã rót 90 tỷ USD vào năng lượng sạch với chữ ký của mình, đầu tư thêm 100 tỷ USD vốn tư nhân. Toàn bộ ngành công nghiệp năng lượng tái tạo đã hấp hối sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nhưng nhờ gói cứu trợ, Obama đã giữ lời hứa tăng gấp đôi lượng phát điện tái tạo trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông.
Gói kích thích cũng là dự luật cải cách giáo dục lớn nhất và biến đổi nhất từ thời chương trình cải cách Đại Xã hội, làm thức tỉnh các trường học công với một cuộc cạnh tranh “Cuộc đua tới đỉnh cao” được nhằm để trao phần thưởng cho sự đổi mới và trừng phạt sự tầm thường. Nó cũng là một dự luật chăm sóc y tế lớn và mang tính biến đổi, đặt nền móng cho những cải cách thậm chí còn lớn hơn và biến đổi hơn 1 năm sau của Obama; chẳng hạn, nó đã rót 27 tỷ USD vào việc đưa vào máy tính hệ thống y tế giấy bút của Mỹ, làm giảm các cuộc xét nghiệm dư thừa, những sự tương tác thuốc nguy hiểm và sai sót chết người của bác sĩ với chữ viết tay như gà bới. Nó gồm cả cuộc tấn công lớn nhất của Mỹ vào chính sách công nghiệp kể từ thời Franklin Roosevelt, sự mở rộng lớn nhất của các sáng kiến xóa đói giảm nghèo kể từ thời Lyndon Johnson, sự cắt giảm thuế cho tầng lớp trung lưu lớn nhất kể từthời Ronald Reagan, và là sự bổ sung tiền nghiên cứu lớn nhất từ trước tới nay. Nó đã đưa 8 tỷ USD vào mạng lưới đường sắt hành khách cao tốc mới, sáng kiến vận tải mới lớn nhất kể từ các đường cao tốc liên bang, và 7 tỷ USD khác để mở rộng mạng lưới Internet tốc độ cao hiện có của nước này đến các cộng đồng không được phục vụ đầy đủ, một sự biến đổi hiện đại việc điện khí hóa nông thôn của Chính sách Kinh tế Mới.
Các nhà chỉ trích thường lập luận rằng trong khi Chính sách Kinh tế Mới đã để lại đằng sau những công trình kỷ niệm mang tính biểu tượng – Đập Hoover, Con đường Skyline Drive, Căn cứ Fort Knox – gói kích thích sẽ để lại một di sản tầm thường là các nhà máy rác thải, những hố gà chưa được lát và các viên chức nhà nước sẽ mất việc nếu không có nó. Nhưng nó đang tạo ra những biểu tượng của riêng mình: nhà máy năng lượng gió và năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới, nhà máy tinh chế êtanon xenlulô đầu tiên của đất nước, các đồn biên giới không sử dụng năng lượng, một đoàn tàu cao tốc hình viên đạn sẽ nối Los Angeles và San Francisco trong chưa đến 3 tiếng. Nó cũng đang khôi phục các biểu tượng cũ: cầu Brooklyn và cầu Bay, Công viên quốc gia Everglades đang gặp nguy hiểm và Sông Elwha bị ngăn đập, Chợ Pike Place của Seattle và bến phà trên Đảo Staten. Nó đang tạo ra một ngành công nghiệp pin tiên tiến cho các phương tiện chạy điện gần như hoàn toàn từ con số 0, tài trợ cho các nhà máy được cho là sẽ thúc đẩy phần công suất toàn cầu của Mỹ từ 1% khi Obama lên nắm quyền tới khoảng 40 % vào năm 2015. Cơquan chính phủ mới duy nhất của nó, Cơ quan dự án nghiên cứu tiên tiến về năng lượng (ARPA-E), cái nôi cho nghiên cứu đầu ngành về năng lượng lấy hình mẫu từ Cơ quan dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến của Lầu Năm Góc (DARPA), đang tạo ra những sự đột phá sẽ giúp đẩy nhanh sự chuyển tiếp tới một nền kinh tế có hàm lượng cácbonthấp.
Di sản chính của nó, giống như của Chính sách Kinh tế Mới, sẽ là sự thay đổi.
“Gói kích thích bị ảnh hưởng vì gian lận, đặc quyền và những việc làm vô ích kiểu như Solyndra”. Không.
Các chuyên gia đã cảnh báo rằng 5% trong gói kích thích có thể thất thoát vì gian lận, nhưng các nhà điều tra đã đưa ra tài liệu chứng minh rằng chưa đến 10 triệu USD bị thất thoát – khoảng 0,001%. Earl Devanev, nhà kiểm soát liên bang huyền thoại người đã giám sát gói cứu trợ với tư cách là người đứng đầu Ban Trách nhiệm và Minh bạch Phục hồi, nói với tôi: “Đó là một sự bất ngờ lớn. Chúng tôi không dính líu đến hoạt động chính trị, nhưng bất kể bạn là người Dân chủ, người Cộng hòa, người cộng sản, bất kể là gì, bạn phải hiểu rõ rằng gian lận nghiêm trọng đúng là đã không xảy ra”.
Những cuộc tấn công Porkulus là đặc biệt trơ tráo, vì định nghĩa thông thường của từ “pork” là một quỹ dành riêng cho một dự án cụ thể do một nhà làm luật cụ thể đưa vào, và Đạo luật Hồi phục là dự luật chi tiêu đầu tiên trong nhiều thập kỷ không có các quỹ dành riêng này. Đã có một vài thứ gần như quỹ dành riêng, đáng chú ý nhất là dự án than sạch của FutureGen trị giá 1 tỷ USD do Lãnh đạo phe đa số trong Thượng viện Dick Durbin đến từ Illinois đưa ra, nhưng chúng đã lu mờ so với 6.376 quỹ dành riêng chất đầy trong dự luật vận tải cuối cùng của Tổng thống George w. Bush. Hầu hết chi tiêu được cho là phí phạm mà những người Cộng hòa kể ra chưa bao giờ nằm trong gói kích thích (như các “các bảo tàng pháp luật”), bị loại khỏi gói kích thích (như “các quỹ cấm hút thuốc”), hoặc bị bóp méo mạnh điều gì đó trong gói kích thích (như cái gọi là một kinh phí 248 triệu USD dành cho “đồ nội thất cho chính phủ”, mà trên thực tế là một dự án nhằm xây dựng một trụ sở Bộ An ninh Nội địa mới sẽ có đồ nội thất bên trong).
Vẫn còn Solyndra! Công ty pin mặt trời ở California đã phá sản sau khi nhận được một khoản vay kích thích trị giá 500 triệu USD đã trở thành câu trả lời ngắn gọn của Đảng Cộng hòa đối với bất kỳ thành tích nào liên quan đến gói kích thích. Đó được cho là một trường hợp điển hình về sự thiếu khả năng, chủ nghĩa thân hữu và sự thất bại của chính sách công nghiệp thân thiện với môi trường. Những người Cộng hòa đã điều tra trong 1 năm, tổ chức hơn một tá cuộc điều trần và đưa ra tòa hàng trăm nghìn tài liệu, nhưng họ không phát hiện ra được bằng chứng sai phạm nào. Nhà điều tra hàng đầu của Đảng Cộng hòa, Hạ nghị sĩ Darrell Issa, nóì với tờ Politico: “Liệu có hoạt động phạm phát không? Có lẽ là không. Liệu có một sự ảnh hưởng chính trị và các mối quan hệ? Có lẽ là không”.
Solyndra là một công ty mới khởi nghiệp đã phá sản. Điều đó thường xảy ra. Đầu năm 2009, Solyndra và các tấm pin mặt trời hình trụ mang tính cách mạng của mình là điều đáng chúc mừng của Thung lũng Sillicon, quyên góp được 1 tỷ USD từ các nhà đầu tư tinh hoa như gia đình Walton của chuỗi siêu thị Wal-Mart tên tuổi, và ông chủ đầy quyền lực người Anh Richard Branson. Kaiser là một nhà gây quỹ của Obama, nhưng gia đình Walton là những nhà quyên góp của Đảng Cộng hòa; như Issa thừa nhận, không có hằng chứng nào về bất kỳ ảnh hưởng chính trị không đứng đắn. Trên thực tế, Chính quyền Bush đã hoàn toàn chấp thuận Solyndra và cố gắng đẩy nhanh khoản vay của công ty này. Ban đầu chương trình cho vay có sự ủng hộ của cả 2 đảng; mục tiêu là giúp các công ty như Solyndra vượt qua cái gọi là Thung lũng Chết để có được những công nghệ cách tân với bước khởi động lớn và chi phí gia tăng. Một số khoản vay sẽ không thể trả được, nhưng đó là lý do tại sao Quốc hội cung cấp kho của dự trữ cho vay, đủ để bù đắp cho nhiều vụ phá sản có quy mô như Solyndra. Một vài bài phê bình độc lập đã nhận thấy người trả thuế sẽ không gặp nguy hiểm nào khi có thêm thua lỗ.
Sự thất bại của Solyndra thường được mô tả là một thất bại của ngành công nghiệp pin mặt trời, nhưng trên thực tế là ngược lại. Solyndra sản xuất những tấm pin tiết kiệm nhưng đắt tiền; công ty này về cơ bản là sự đánh cược rằng năng lượng mặt trời sẽ vẫn đắt đỏ. Thay vào đó, giá pin mặt trời đã giảm mạnh hơn 2/3 kể từ năm 2009, một phần vì gói kích thích nhưng cũng vì Chính phủ Trung Quốc đã đổ 30 tỷ USD vào các nhà sàn xuất pin mặt trời của riêng mình. Trong bất kỳ trường hợp nào, mức giá giảm mạnh gây khó khăn cho Solyndra phản ánh một ngành công nghiệp đang thành công; hệ thống pin mặt trời Mỹ tăng mạnh từ 29Q mêgaoát năm 2008 lên 1.855 mêgaoát năm 2011, và 7.000 mêgaoát trong các dự án mới được đề xuất trong 2 tháng trước khi Solyndra vỡ nợ – tương đương với 7 lò phản ứng hạt nhân mới.
Những cuộc tấn công không có thật mới nhất của Đảng Cộng hòa – rõ ràng là để đáp lại những lời buộc tội rằng Romney đã chuyển những công ăn việc làm của Bain & Co. ra nước ngoài – đã cáo buộc Obama chuyển các công ăn việc làm trong các ngành công nghiệp năng lượng sạch ra nước ngoài thông qua gói kích thích. Trên thực tế, gói kích thích đưa công ăn việc làm vào trong nước. Chẳng hạn, nó đã làm hồi sinh ngành công nghiệp năng lượng gió, tạo các công ăn việc làm trong lĩnh vực sản xuất cũng như lắp đặt. Năm 2006, Mỹ đã nhập khẩu 80% linh kiện trong các tuốcbin gió của mình, sau gói kích thích, con số đó đã giảm xuống còn 40%. Đúng, nhiều nhà máy mới đó do nước ngoài sở hữu, nhưng chúng đã tạo công ăn việc làm cho người Mỹ; tên của ai trên áo phông công ty hoàn toàn không quan trọng. Công ty Tây Ban Nha Iberdrola đã tạm ngừng hoạt động của các cánh đồng gió ở Illinois và Texas sau khi nền kinh tế toàn cầu sụp đổ năm 2008; sau ngày gói kích thích được thông qua, công ty này đã thông báo sẽ rót 6 tỷ USD trở lại các dự án năng lượng gió ở Mỹ.
“Gói kích thích cho thấy điều mà Obama để tâm”. Đúng.
Kiểu tuyên bố này thường nhằm để xúc phạm; các nhà chỉ trích cánh tả và cánh hữu mô tả Đạo luật Phục hồi là bản chất của học thuyết Obama. Đúng là như vậy, nhưng không phải theo cách họ muốn nói.
Đối với nhũng người Cộng hòa, gói kích thích “thất bại” là một bài tập kinh điển của Obama về chủ nghĩa tự do chính phủ lớn, sự vô trách nhiệm về tài chính và sự kém cỏi. Nhưng đó đều là những cáo buộc sai. Đạo luật Phục hồi bao gồm các khoản cắt giảm thuế trị giá 300 tỷ USD, đúng như những người Cộng hòa đã yêu cầu; ARPA-E là cơ quan chính phủ mới duy nhất, và hầu hết các chi tiêu của nó dành cho những ưu tiên (từ các đường cao tốc tới phương tiện chạy điện đến bảo hiểm thất nghiệp) đều luôn mang tính lưỡng đảng cho tới khi chúng được gắn với Obama. Gói kích thích đã làm tăng thâm hụt – đó là toàn bộ ý nghĩa của gói kích thích Keynes – nhưng tác động của nó lên nợ dài hạn là không đáng kể nếu so với các khoản cắt giảm thuế của Bush, các cuộc chiến ở Irắc và Ápganixtan, và thu nhập sụt giảm mạnh trong cuộc Đại Suy thoái. Và Đạo luật Phục hồi thật sự là một bài tập về chính phủ tốt. Nó không chỉ không dính bê bối, không liên quan đến quỹ dành riêng, kịp thời và vừa ngân quỹ, mà còn tạo ra một cuộc cách mạng bộ máy quan liêu âm thầm, khai thác sức mạnh của cuộc cạnh tranh để trao những đồng USD thuế cho những ứng viên xứng đáng nhất thay vì chỉ rải tiền khắp đất nước. Gói kích thích đã tạo ra hàng tá cuộc đua cạnh tranh, thiên về kết quả tới vị trí dẫn đầu vì tất cả mọi thứ, từ loại bỏ sơn chì tới hệ thống lưới điện thông minh đến các dự án vận tải đổi mới.
Tuy nhiên bằng cách này hay cách khác, đối với nhiều người tự do, gói kích thích đã cho thấy tổng thống là một người yếu đuối phản lại nguyên tắc của mình, quan tâm nhiều đến việc cắt giảm các thỏa thuận hơn là theo đuổi những giấc mơ, vui vẻ hy sinh đồng minh của mình và liều lĩnh thỏa hiệp với những người Cộng hòa không nhượng bộ. Nhưng sự thuần túy tiến bộ sẽ không thu được 60 phiếu trong Thượng viện. Và Obama không phải là một người theo chủ nghĩa thuần túy tiến bộ. Trên thực tế, Đạo luật Phục hồi đã đem lại bằng chứng sớm rằng Obama khá giống với nhừng gì ông nói ông là vậy: một nhà kỹ trị trung tả trên hết là một người theo chủ nghĩa thực dụng, hài lòng với sự thỏa hiệp, lo lắng về các chuyên gia, không thích hy sinh lợi ích để theo đuổi lý tưởng nhưng quyết tâm đạt được những điều lớn lao. Nó đã phản ánh niềm tin của ông vào chính phủ như một công cụ để thay đổi, nhưng cũng là niềm khao khát của ông cho một chính phủ tốt hơn thay vì lớn hơn. Và đó là bằng chứng đầu tiên cho thấy rằng bất chấp những lời phát biểu hoa mỹ của ông trong suốt chiến dịch, ông hiểu rằng các dự luật không được Quốc hội thông qua không tạo ra sự thay đổi.
Cuối cùng, gói kích thích là sự chắt lọc tinh khiết nhất của điều Obama muốn nói qua câu “Sự thay đổi mà chúng; ta có thể tin tưởng vào”. Nó liên quan đến việc giải cứu nền kinh tế khỏi tai họa, nhưng cũng liên quan đến việc thay đổi nền kinh tế để chuẩn bị nước cho Mỹ cạnh tranh trong thế kỷ 21. Theo dấu vết, Obama thường nói về năng lượng sạch hơn, trường học tốt hơn, cải cách y tế và đánh thuế công bằng hơn không chỉ như là những đòi hỏi về đạo đức, mà là như những điều kiện tiên quyết về kinh tế cho sự phục hồi và sự lãnh đạo của Mỹ. Ông đã cảnh báo rằng Mỹ không thể để các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường của tương lai trôi ra nước ngoài; hoặc không chuẩn bị được cho trẻ em trước kỷ nguyên thông tin; hoặc đánh mất sự kiểm soát các chi phí chăm sóc y tế tăng vọt làm phá sản các gia đình, các công ty và cả đất nước. Và Đạo luật Phục hồi đã đi những bước – trong một số trường hợp là những bước đi lớn – theo tất cả các phương hướng đó. Gần 4 năm sau, gói kích thích đã trở thành một điểm nút, một đề tài bàn luận trong cuộc chiến chính trị về chính phủ lớn, nhưng nó đang đưa Mỹ tới tầm nhìn chính sách đây hy vọng về thay đổi mà ông đã đặt ra trong chiến dịch tranh cử cuối cùng của mình.
Rốt cục, gói kích thích đã không được như sự quảng cáo, nhưng nó đã khiến mọi chuyện trở nên tốt đẹp hơn. Đó là toàn bộ ý nghĩa của sự thay đối.
*
*          *
TTXVN (Angiê 3/11)
Ứng cử viên Mitt Romney, nếu trúng cử tổng thống, sẽ gặp khó khăn khi ông chủ trương áp dụng chính sách đối ngoại cứng rắn theo khuynh hướng tân bảo thủ. Còn Tổng thống đương nhiệm Barack Obama, mặc dù ý thức được sự cần thiết phải từ bỏ chính sách đơn phương trong mối quan hệ quốc tế, nếu có tái đắc cử, cũng không thể bỏ qua được vai trò ngày càng lớn của các nước đối tác trong bối cảnh toàn cầu hóa. Đó là nhận định của các ông Bertrand Badie, giáo sư đại học, giảng dạy môn khoa học chính trị tại trường Đại học Sciences Po Paris (Pháp), đồng Giám đốc chương trình đào tạo thạc sĩ Khoa học chính trị; và Guillaume Coulon, tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế tại Viện nghiên cứu chính trị (IEP) Bordeaux. Hai học giả trên tổng kết trên tạp chí “Địa chính trị” chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama trong nhiệm kỳ vừa qua, đồng thời phác thảo đường nét của chính sách đối ngoại của Mỹ và các ván cá cược chính mà tổng thống Mỹ tương lai phải đối mặt.
Bài phát biểu mang chủ đề “Một sự bắt đầu mới” được Barack Obama trình bày ngày 4/9/2009 tại Cairô (Ai Cập) đánh dấu sự đoạn tuyệt với học thuyết cổ điển của Mỹ trong mối quan hệ với các nước khác trên thế giới. Trong lịch sử, Mỹ vẫn luôn ưu tiên hợp tác với “người giống mình” hơn là với “người khác mình”: đó là sự gần gũi trước hết về địa lý với việc áp dụng học thuyết Monroe (năm 1823), tiếp đó là gần gũi về văn hóa với việc thành lập Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (năm 1949) trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh (1947-1990). Việc xác định một kẻ thù có thể nhận biết được và cách nói cường điệu về đối đầu trở thành các mũi chủ công của ngành ngoại giao Mỹ được các tổng thống kế tiếp nhau của nước này (Cộng hòa cũng như Dân chủ) thực hiện. Sau khi Liên Xô tan rã (năm 1991), Trung Quốc tiếp nhận vai trò kẻ thù số một của Mỹ: chẳng hạn năm 1996, Bill Clinton ra lệnh triển khai hai nhóm tàu chiến đấu đến eo biển Đài Loan, trong khi sự cố đảo Hải Nam năm 2001 dẫn đến cuộc khủng hoảng ngoại giao chưa từng thấy giữa hai cường quốc.
Trái lại, Barack Obama là tổng thống Mỹ đầu tiên thực sự hiểu được thể nào là toàn cầu hóa, và những mối quan hệ lệ thuộc lẫn nhau nảy sinh từ đó. Với việc thừa nhận tính khác biệt và không chấp nhận thứ “phản xạ tân bảo thủ”, ông cho thấy Mỹ có quyết tâm rõ ràng thiết lập mối quan hệ hợp tác và bổ sung lẫn nhau với các nước khác trên thế giới cũng như xã hội ở các nước này. Điều nghịch lý là dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và chiến lược ngày càng chặt chẽ hơn. Ý thức được tiến trình đang diễn ra, Chính quyền Obama đã tiến hành chuyến dịch trọng tâm đáng chú ý sang châu Á, nơi biểu tượng cho những ưu tiên chiến lược mới được xác định như vậy. Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung hồi tháng 1/2011 đã đặt mốc cho mối quan hệ hợp tác manh nha đó và là biểu tượng cho hành động tiếp nhận sự khác biệt của Tổng thống Mỹ. Tóm lại, hiểu rõ hơn quá trình toàn cầu hóa đã làm nảy sinh lôgích về sự thay đổi trong kỷ nguyên Obama, cho dù lôgích đó vẫn chưa thực sự được thực hiện trong mối quan hệ với Trung Quốc, cũng như đối với cuộc xung đột Ixraen-Palextin hay việc có thể đóng cửa nhà tù Guantanamo.
Người ta không nên hiểu theo nghĩa đen những tuyên bố được đưa ra trong chiến dịch vận động tranh cử, nhất là những tuyên bố có liên quan đến chính sách đối ngoại. Cái giá phải trả về chính trị cho một tuyên bố gây tranh cãi – như việc xác định Nga là kẻ thù chính của Mỹ – quả thực là tương đối thấp, trong khi cái lợi có được đối với cử tri là quan trọng hon. Được hỗ trợ bởi một êkíp cố vấn trong đó có một số xuất thân từ thời kỳ Chính quyền Bush, Mitt Romney đã cực đoan hóa các bài phát biểu của mình trong vòng bầu cử sơ bộ của phái Cộng hòa liên quan đến các vấn đề kinh tế-xã hội và cả trong lĩnh vực hoạt động đối ngoại. Như Justin Vaisse đã chỉ rõ, chính sách tân bảo thủ trước hết ra đời trong Đảng Dân chủ rồi sau đó chuyển dần sang Đảng Cộng hòa. Từ khi Obama được bầu làm tổng thống, chính sách tân bảo thủ bị xóa bỏ cả về phương diện quân sự lẫn trong lĩnh vực bầu cử. Tuy nhiên, cách hiểu toàn cầu hóa theo hướng phản động sẽ không bị loại bỏ trong thời gian trước mắt, dù ở Mỹ hay ở châu Âu. Nếu đắc cử ngày 6/11/2012, Mitt Romney có thể sẽ sử dụng lại cách nói cường điệu của Reagan về “Đế chế của cái xấu” đối với các nước Arập hay Nga, đồng thời tái khẳng định sẽ hỗ trợ không điều kiện đối với Ixraen.
Sức mạnh quân sự không còn tác động lên các hình thái xung đột đương đại nữa. Do toàn cầu hóa, do sự xuất hiện của “hệ thống vô cực” và sự phát triển của công nghệ quân sự và truyền thông, những nước nắm giữ sức mạnh không còn đơn phương chi phối xung đột được nữa. Các cuộc xung đột giữa các Nhà nước quả thực đã giảm nhịp độ trước “sự dịch chuyển của các xã hội” trong đó yêu sách xã hội ngày càng có sức nặng hơn chiến lược quân sự.
Liên quan đến Ápganixtan, điều chắc chắn là Barack Obama đã thực hiện được một trong số các mục tiêu lớn của chiến dịch, khi tiêu diệt được Bin Laden, nhưng không phải vì thế mà ông có niềm tin sâu sắc rằng can dự quân sự trong 12 năm rốt cuộc sẽ dẫn đến ổn định ở Ápganixtan. Thất bại trong “thay đổi chế độ” ở Irắc và Ápganixtan, khi các nước này có chính phủ tuân thủ đòi hỏi của dân tộc hơn, phần nào khiến người ta nhớ lại hội chứng Việt Nam trong tâm tưởng người Mỹ.
Việc NATO rút quân vào năm 2014 chắc chắn sẽ buộc Hamid Karzai, một “con quái vật chính trị” thực sự, phải thương lượng trong nội bộ với vô số các lực lượng chính trị và quân sự lộn xộn nhưng gắn kết với nhau để chống lại lực lượng chiếm đóng. Tập hợp các phần tử đối lập đó có khả năng không thể thực hiện khi lực lượng NATO rút đi, vì trong đó có cả Taliban, thủ lĩnh chiến tranh, thủ lĩnh các bộ tộc lẫn các lực lượng bán vũ trang khác nhau. Dường như khó có thể dự báo tình thế mới ở Apganixtan trong thời kỳ hậu 2014, cho dù Taliban rất có thể khéo léo thoát được khỏi những khó khăn xã hội của riêng Ápganixtan. Như vậy, lịch sử có nguy cơ lặp lại với việc tái cơ cấu các lực lượng chính trị Ápganixtan, có thể giống như tiến trình diễn ra sau khi Liên Xô rút khỏi đây vào năm 1989.
Trong giới lãnh đạo các nước phương Tây vẫn tồn tại ý nghĩ cho rằng phương Tây có chức năng đảm nhiệm vai trò người điều hòa tổng thể đối với thế giới. Bằng chứng là các nước phương Tây chiếm đa số trong thành phần các cơ quan lãnh đạo thế giới (P5, G7, G8 hay G20) và ý định giải quyết một cuộc khủng hoảng nào đó bằng can thiệp từ bên ngoài, như ví dụ Libi hay những lời kêu gọi liên tiếp phương Tây phải can thiệp vào Xyri và Iran, đã cho thấy. Quan niệm về hành động ngoại giao đó là vô lý và đã lỗi thời, loại trừ sự xuất hiện của các cường quốc mới như Ấn Độ, Braxin, Thổ Nhĩ Kỳ hay Nam Phi, những nước hoàn toàn ý thức được ảnh hưởng ngày càng tăng của mình. Các nước Nam, những nước thường đã trải qua các thời kỳ thực dân hóa phương Tây trong lịch sử hiện đại của mình, là nơi diễn ra phần lớn các cuộc khủng hoảng tác động đến thế giới hiện nay và, từ đó, phải được tham gia nhiều hơn vào hệ thống lãnh đạo thế giới. Cuối cùng và đặc biệt là các cường quốc phương Tây không còn phương tiện để làm công việc của một nước bảo hộ đối với các nước Nam như trước nữa.
Về phương diện lịch sử, ngành ngoại giao Mỹ chưa bao giờ quá mặn mà với “chính sách ngoại giao trong diện hẹp” như ngành ngoại giao của châu Âu từng gắn bó với hệ thống quý tộc đó. Khi không phải là siêu cường trong thế kỷ 19, Mỹ đứng ngoài các cuộc gặp gỡ trong khuôn khổ Đại gia đình châu Âu”. Trong thế kỷ 20, do bị tác động bởi các trào lưu biệt lập mạnh mẽ nên Mỹ can dự chậm vào hai cuộc xung đột thế giới và sống thu mình trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến. Sau đó, Mỹ kiểm soát thế giới hoặc đơn phương, hoặc cùng vói Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Do đó, chủ nghĩa “đa phương quy mô nhỏ”, hay còn gọi là “ngoại giao trong diện hẹp”, là của riêng ngành ngoại giao các nước châu Âu thì đúng hơn. Hơn nữa, trong tiềm thức của mình, một số công dân Mỹ dần dần ý thức được rằng bá quyền của Mỹ đã bắt đầu suy giảm phần nào: Barack Obama đáp lại mối lo ngại đó một cách tinh tế khi cho thấy ông có quyết tâm chia sẻ công cụ điều hành thế giới, đồng thời kiên quyết phủ nhận việc Mỹ không còn lãnh đạo thế giới nữa.
Hiện nay, việc đạt được thỏa thuận song phương giữa Ixraen và Chính quyền Palextin sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với bối cảnh ký kết hiệp định Ôxlô năm 1993. Cần nói rõ rằng tình hình sẽ không thể được giải quyết một cách lâu dài chừng nào người Palextin chưa được nhận lại đầy đủ quyền của mình, nói cách khác là chưa thành lập Nhà nước Palextin. Cho dù Obama có tái đắc cử cũng có ít khả năng nhiệm kỳ thứ hai của ông cho phép có được bước tiến có ý nghĩa theo hướng giải quyết cuộc xung đột Ixraen-Palextin. Tại sao lại có nhãn quan bi quan như vậy? Bởi lẽ hiện nay, không ai được lợi nếu đảo lộn nguyên trạng được bảo đảm bằng sức mạnh và do Ixraen áp đặt. Cán cân lực lượng hiện nay đang có lợi cho Nhà nước Do Thái sau khi đã thành công không những trong việc khẳng định kết quả các cuộc chinh phạt năm 1967 mà cả trong vấn đề lập các khu định cư tại một phần các vùng lãnh thổ Palextin.
Đối với Ixraen, mọi thỏa thuận thương lượng có thể sẽ làm nảy sinh một thực tế về lãnh thổ ít thuận lợi hơn nhiều so với thực tế hiện nay. Thế nhưng nước Mỹ – kể cả dưới thời Obama – cho thấy họ cũng bị lệ thuộc phần nào vào Ixraen, vốn là đặc điểm của toàn cầu hóa trong đó người mạnh nhất phụ thuộc vào kẻ yếu nhất. Như vậy, Chính phủ Ixraen có được quyền phủ quyết không chính thức đối với mọi sáng kiến của Mỹ nếu không phù hợp với mình, như phong tỏa tiến trình định cư. Nga không còn là người đồng bảo trợ thế giới nữa và tận dụng tình hình bất ổn ở Trung Đông để tiến hành “chính sách đối ngoại lá phiếu và phản đối” trong khi Trung Quốc phần nào không còn quan tâm đến vùng này nữa. Còn các nước Arập bị bó chặt trong tiến trình thay đổi hiện đang diễn ra ở các nước này, trong khi ngành ngoại giao châu Âu tỏ ra không có khả năng tạo ra một lập trường chung về vấn đề này từ sau Tuyên bố Béclin năm 1999. Bức tranh toàn cảnh về vị thế quốc tế đó cho thấy ít có khả năng nhiệm kỳ thứ hai của Obama, nếu trở thành sự thật, sẽ đánh dấu bước ngoặt ở Trung Đông. Trái lại, xung đột hiện nay được nuôi dưỡng từ phía dân chúng” nên e rằng sẽ xảy ra bùng nổ xã hội trong những năm tới tại các vùng lãnh thổ Palextin, từ đó sẽ gây bất ổn toàn vùng và rộng hơn thế nữa./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét