1356. TRUNG QUỐC: THẾ HỆ LÃNH ĐẠO THỨ NĂM – THẾ HỆ CỦA HY VỌNG CẢI CÁCH
Tài liệu tham khảo đặc biệt
TTXVN (Hồng Công 2/11)
Đảng Cộng sản Trung Quốc đang trong quá trình chuyển giao lãnh đạo 10 năm mới diễn ra một lần. Trước những biến đổi xã hội, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đứng trước thách thức phải tiến hành cải cách trên nhiều lĩnh vực để đáp ứng kịp sự thay đổi của thời đại và duy trì vị thế cầm quyền của mình. Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng vừa đăng bài viết về khả năng tiến hành cải cách của ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc thế hệ thứ năm. Dưới đây là nội dung bài viết:
Ban lãnh đạo sắp tới của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trải qua cuộc Cách mạng Văn hóa và “mở cửa” trong những năm 1980, nhưng những lợi ích thương mại có lẽ là một trở ngại của sự thay đổi. Những kỳ vọng đã được đặt lên vai các nhà lãnh đạo thuộc cái gọi là thế hệ lãnh đạo thứ 5 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, những người được thiết kế để nắm giữ những vị trí quyền lực chủ chốt tại Đại hội 18 sẽ diễn ra vào tháng tới.
Người Trung Quốc nói rằng một con người trước tiên cần phải biết nếm trải cay đắng trước khi người đó hiểu được sự ngọt ngào, và không có thế hệ nào ở đất nước Trung Quốc hiện đại có thể hiểu điều này hơn thế hệ lãnh đạo thứ năm, những người hiện đang trong độ tuổi 50, 60. Nhiều người trong số họ chỉ đang là những cô cậu thanh thiếu niên trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa hết sức hỗn loạn, là những Hồng Vệ binh và sau đó trở thành những thanh niên bị đẩy về các miền quê để sống trong cảnh đói nghèo và “học tập từ những người nông dân”.
Gần như toàn bộ trong số họ tiếp tục trải qua tuổi xuân bốc đồng và dùi mài kinh sử ở những trường đại học Trung Quốc trong những năm 1970 và 1980. Thiên An Môn là một sự kiện mang tính bước ngoặt – đối với một số người, nó là ngục tù và lưu vong, trong khi những người khác đã vượt qua được để leo lên các chức vụ trong bộ máy quan liêu của Đảng Cộng sản Trung Quốc để chứng kiến và hưởng những thành quả ngọt ngào của công cuộc hiện đại hóa. Với những nền tảng đó, không ngạc nhiên khi có nhiều người Trung Quốc coi các nhà lãnh đạo sắp tới của đất nước là những người thông minh nhất tính đến thời điểm này, những người biết cảm thông nhờ thực tế trải qua và có tầm nhìn xa trông rộng cùng sự kiên cường.
Lấy ví dụ Lý Khắc Cường, người gần như chắc chắn sẽ trở thành Thủ tướng tiếp theo. Ông Lý Khắc Cường được các bạn học tại Đại học Bắc Kinh biết đến là một người có tài ứng đối nhanh nhạy và là một sinh viên luật xuất sắc, người luôn vượt trội trong các cuộc tranh luận trong bầu không khí của phái tự do vào thời điểm đó, Tiến sĩ Vương Quân Đào, một bạn học thời sinh viên của Lý Khắc Cường và là người đã đề cử Lý Khắc Cường vào vị trí Chủ tịch Hội sinh viên, hồi tưởng lại về nhà lãnh đạo này: “Ông ấy là một người có đầu óc sắc bén, sôi nổi và là một người có suy nghĩ độc lập”.
Ba thập kỷ đã trôi qua. Số phận của họ không thể khác hơn. Lý Khắc Cường là vị Phó Thủ tướng cấp cao nhất của Trung Quốc và được sắp đặt trở thành nhân vật quyền lực số hai của đất nước tại Đại hội 18, sự kiện khai mạc ngày 8/11 tới. Vương Quân Đào, Chủ tịch đảng Dân chủ Trung Quốc, hiện đang sống lưu vong sau khi bị tống giam vì bị coi là “Bàn tay Đen” của phong trào ủng hộ dân chủ Thiên An Môn năm 1989.
Theo các chuyên gia phân tích, đó là những loại hình đầu tiên của những cuộc đụng độ ban đầu với những người có nền tảng chính trị và trí tuệ khác nhau, làm dấy lên hi vọng rằng ban lãnh đạo sắp tới sẽ có những quan điểm hiện đại hơn về quản trị và một quan điểm về thế giới rộng mở hơn so với thế hệ lãnh đạo cũ.
Giáo sư Michel Bonnin, một chuyên gia nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Đương đại và Hiện đại ở Pari (Pháp) nhận định: “Ban lãnh đạo mới có lẽ sẽ rất khác với thế hệ Hồ cẩm Đào. Những con người này đã ở trường đại học khi các trường đại học đang thu hút những ý tưởng của phương Tây và đang có một bầu không khí tự do hơn ở các khu trường sở”.
Tuy nhiên, chính kinh nghiệm ban đầu của họ về thử thách gian khổ ở vùng nông thôn làm gia tăng những kỳ vọng rằng những nhà lãnh đạo mới sẽ có sự cảm thông lớn hơn đối với người nghèo. Là “thanh niên có giáo dục,” nhiều người đã được gửi đến các nông trang, nơi họ đã trải qua cảnh nghèo đói thê thảm của người nghèo ở nông thôn, Thật khó để tưởng tượng rằng điều này sẽ không có tác động đến cuộc sống của họ, khiến họ nhạy cảm hơn với hoàn cảnh khó khăn của người dân nghèo và có cái nhìn thực tế về những vấn đề của đất nước.
Bonnin, người đã viết cuốn sách “Thế hệ mất mát: Cuộc sống ở nông thôn của những thanh niên có giáo dục ở Trung Quốc, 1968-1980” tin rằng các nhà lãnh đạo của thế hệ lãnh, đạo mới đã sống qua những ngày tháng tuổi trẻ của mình trong cuộc Cách mạng Văn hóa kinh hoàng, và cũng đã nếm trải bầu không khí tự do của những năm 1980, sẽ nhận thấy rằng những vấn đề của đất nước sẽ cần được giải quyết thông qua sự cai trị của luật pháp và cải cách chính trị. Bonin nói: “Đó là một ý tưởng sai lầm bởi vì những người này là những Hồng Vệ binh trong kỷ nguyên Cách mạng Văn hóa, họ sẽ là những người Cộng sản theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông. Xuống các vùng nông thôn khiến họ suy nghĩ về thực tế và… họ chống lại các khẩu hiệu rỗng tuếch. Tôi nghĩ rằng những con người này, những người đã trải qua Cách mạng Văn hóa, sẽ tìm cách hiện đại hóa Trung Quốc theo phương hướng cai trị của luật pháp. Họ sẽ hiểu rằng đây là giải pháp duy nhất – và phương pháp của Mao Trạch Đông về sự động viên và tuyên truyền là không tốt cho việc giải quyết các vấn đề của Trung Quốc”.
Chuyên gia lịch sử Viên Vĩ Thời tin răng các nhà lãnh đạo mới hiểu được nhân dân, cộng với quan điểm hiện đại hơn của họ, sẽ tạo ra sự khác biệt trong phong cách cai trị của họ so với thế hệ lãnh đạo hiện nay. Chuyên gia này nhấn mạnh: “Thế hệ lãnh đạo mới khác với thế hệ lãnh đạo sắp mãn nhiệm. Tâm lý của họ ít độc đoán hơn. Họ hiểu rõ người dân từ gốc rễ và họ có nhiều sự hiểu biết cũng như ý tưởng hơn về vấn đề thế giới sẽ ra sao – điều này sẽ tác động đến sự quản lý của họ”.
Tuy nhiên, chuyên gia Viên Vĩ Thời lo ngại rằng ngay cả khi họ nhận ra rằng cải cách chính trị là một bước đi cần thiết để ngăn chặn sự bất bình đáng xã hội, một khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng và nạn tham nhũng tràn lan, thì họ vẫn thiếu giải pháp thúc đẩy những sáng kiến do lo ngại rằng tự do hóa có thể gây ra bất ổn xã hội, và đối với một số người, có thể hủy hoại những quyền lợi được đảm bảo bất di bất dịch trong lĩnh vực thương mại. Chuyên gia này nhận định: “Không thực hiện được những bước đi đủ lớn sẽ gây thiệt hại cho sự phát triển của Trung Quốc. Chúng ta sẽ phải chờ đợi và xem xem liệu họ có đủ dũng cảm và tầm nhìn để tiến hành những bước đi đó hay không. Khi họ tiếp nhận quyền lực, ưu tiên của họ sẽ là làm sao cho những vị trí của họ được bảo đảm”.
Các chuyên gia phân tích lo ngại rằng một vài trong số những nhà lãnh đạo mới có thể trở thành kiểu quan chức mà họ đã từng ghét cay ghét đắng. Một điều không có gì bí mật là nhiều quan chức Đại lục và người thân của họ lợi dụng những mối quan hệ và dòng dõi của họ để gây ảnh hưởng đến chính trị và kinh doanh, đồng thời và tích lỹ những khối tài sản kếch xù. Nhiều người đã kiếm được hộ chiếu ngoại giao, gửi con cái của họ ra nước ngoài và cất giấu hàng trăm triệu USD ở nước ngoài.
Sự oán giận của công chúng đối với nạn tham nhũng và bè phái trong các gia đình nhiều quyền lực chính trị đang gia tăng trong bối cảnh khoảng cách thu nhập ở Đại lục tiếp tục bị nới rộng, đe dọa sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hãng tin kinh tế-tài chính Bloomberg đưa tin hồi tháng 6 rằng gia đình họ hàng của Chủ tịch nước Trung Quốc tương lai Tập Cận Bình có những lợi ích kinh doanh trong nhiều lĩnh vực thương mại khác nhau, bao gồm các khoản đầu tư trong các công ty với tổng giá trị tài sản lên tới 376 triệu USD. Hãng tin này cũng nói rằng năm nay gia đình của cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, người vừa bị Đảng Cộng sản Trung Quốc hạ bệ và chuẩn bị đưa ra xét xử vì tội tham nhũng – đã tích lũy được khối tài sản trị giá ít nhất 136 triệu USD.
Các chuyên gia nói rằng mạng lưới các lợi ích thương mại bất di bất dịch và phức tạp này sẽ là một trở ngại chính trong các kế hoạch cải cách chính trị của ban lãnh đạo sắp tới. Trình Tường, một chuyên gia kỳ cựu có nhiều năm theo dõi tình hình Trung Quốc nhận định: “Cải cách chính trị cũng sẽ động đến những lợi ích bất di bất dịch của họ và sự trì trệ của chế
độ không phải là thứ mà một nhóm người cỏ thể thay đổi… Khi bạn là một phần của chế độ, bạn không thể không tham gia trò chơi”.
Chuyên gia Bonnin cũng nhất trí với nhận định của chuyên gia Trình Tường khi nhấn mạnh: “Người dân đã cảm thấy rằng sự giàu có của các nhà lãnh đạo không phải đạt được nhờ các hoạt động hợp pháp và có đạo đức, và các nhà lãnh đạo sẽ chống lại sự thay đổi bởi vì họ sợ rằng nếu như có sự cai trị của luật pháp và dân chủ, họ sẽ bị buộc tội’’.
Chương Lập Phàm, một chuyên gia lịch sử từng làm việc tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói rằng quá khứ khiêm tốn của thế hệ lãnh đạo mới và sự hiểu biết của họ về sự nghèo đói không đảm bảo rằng họ sẽ ủng hộ cải cách. Ông Chương Lập Phàm nhấn mạnh: “Bạn không thể luôn luôn dựa vào kinh nghiệm trong quá khứ để phán xét sự thể hiện trong tương lai. Điểm mấu chốt là họ sẽ trở thành thứ quyền lực giống như họ đã từng nếm trải”.
Vương Quân Đào, người biết khá rõ về Lý Khắc Cường thời còn học đại học, nói rằng với những năm mà Lý Khắc Cường đã công tác và thăng tiến đến vị trí cao cấp trong ban lãnh đạo bảo thủ, ông không chắc liệu Lý Khắc Cường có còn đủ dũng cảm để tiến hành các cuộc cải cách hay không. Ông Vương Quân Đào nói: “Nếu như Lý Khắc Cường có thể tồn tại trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông ấy có thể đã thay đổi. Ớ một ngã tư nguy hiểm, khi tình thế buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc phải thúc đẩy cải cách, Lý Khắc Cường có thể sẽ làm điều đó, nhưng ông ấy không phải là một con người dũng cảm để đưa ra những sáng kiến của riêng mình.
Trong khi đó, chuyên gia Chương Lập Phàm nói rằng sự ưu tiên toàn diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn luôn là duy trì sinh mệnh chính trị của họ, vì thế các nhà lãnh đạo trước tiên phải đảm bảo rằng bất kỳ cuộc cải cách nào đều không được đe dọa quyền lực của họ. Ông Chương Lập Phàm nhấn mạnh: “Nếu họ tiến hành cải cách thì điều đó sẽ là vì việc duy trì vị thế cầm quyền của họ… để Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể duy trì quyền lực. Họ sẽ chỉ hành động trong điều kiện an toàn. Họ phải duy trì sự trung thành đối với các lợi ích của Đảng. Đó là giới hạn cuối cùng và không thể được phép vượt qua.
***
TTXVN (Angiê 3/11)
Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc theo kế hoạch sẽ khai mạc ngày 8/11 tới. Phân tích sự kiện này trên tạp chí “Địa chính trị”, chuyên gia Francis Daho đánh giá đây là một nghi lễ chính trị trọng đại trong hệ thống chính trị của nước này.
Dự đại hội có 2.270 đại biểu thuộc 40 đoàn gồm 31 đoàn của các tỉnh, thành và khu tự trị và 9 đoàn khác thuộc các tổ chức trung ương của Đảng, chính phủ, các doanh nghiệp Nhà nước lớn, ngân hàng, quân đội, cảnh sát, Đài Loan, Hồng Công và Ma Cao. Ngoài ra còn cựu thành viên các cơ quan lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, những người vẫn còn ảnh hưởng lớn trên chính trường. Việc lựa chọn đại biểu được tiến hành từ hơn một năm nay theo những quy tắc phức tạp và được phủ một vỏ bọc dân chủ mỏng manh, bắt buộc số ứng cử viên phải cao hơn 15% so với số đại biểu được chọn. Tuy nhiên, tiến trình này chắc chắn vẫn chịu tác động của nhiều nhóm vận động hành lang.
Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc theo đuổi hai mục tiêu lớn. Thứ nhất là tổng kết và rút ra bài học từ 10 năm cầm quyền của thế hệ lãnh đạo thứ tư của Đảng và xác định chiến lược cho thời gian tới. Thứ hai là thông qua việc bổ nhiệm thành viên các cấp lãnh đạo mới của Đảng.
Mục tiêu đầu tiên vừa mang tính pháp lý, vừa có tính chiến lược. Trước hết, đó là thông qua những thay đổi và sửa đổi có thể có đối với Hiến pháp, tổng kết công tác trong 5 năm qua và xác định đường lối chủ đạo và những việc cần ưu tiên đối với ban lãnh đạo tối cao. Trong lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đứng trước nhiều dấu hỏi về sự cần thiết phải điều chỉnh mô hình phát triển và đòi hỏi phải cải cách chính trị, vấn đề mà một số nhà lãnh đạo sợ có thể đe dọa vai trò lãnh đạo của Đảng, việc này lại càng không đơn giản vì họ sợ tình hình lộn xộn sẽ buộc Đảng phải đi đến chỗ tìm kiếm sự đồng thuận.
Tại phiên họp chính thức, Đại hội sẽ nghe đánh giá về những gì ban lãnh đạo cũ đã làm và định hướng cho tương lai, thông qua báo cáo của Tổng bí thư, một tác phẩm mang tính tập thể và đồng thuận, đồng thời có thể có sự tham gia của một số nhà lãnh đạo đã về hưu. Tùy mức độ đánh giá hay phê phán mà báo cáo đó chấp nhận, phát triển hay, trái lại, bác bỏ những tư tưởng và hành động của các trào lưu chính trị khác nhau và chính phủ, từ đó góp phần tạo dựng hay hủy hoại sự nghiệp của các nhà lãnh đạo tối cao. Việc bầu các nhà lãnh đạo, được quyết định từ trước và theo một phương thức không rõ ràng, sẽ chính thức được hợp thức hóa tại Đại hội.
Nhiệm vụ thứ hai của Đại hội 18 cũng không kém nhạy cảm vì phải thông qua việc đổi mới nhân sự chính trị trong các cấp lãnh đạo Đảng. Lần này, thách thức không phải là một mà là hai.
Trước hết vì tỷ lệ cán bộ cần đổi mới, cụ thể là trong các cấp cao nhất của chế độ, là cao nhất từ 30 năm trở lại đây. Nếu giới hạn tuổi tác được tôn trọng, 70% số ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Hội đồng Nhà nước và Quân ủy trung ương, sẽ phải được thay thế. Từ đó, một số nhân vật mới sẽ được cử đứng đầu các cấp lãnh đạo tư tưởng, chính trị, tài chính, ngoại giao và quân sự. Trong Ban Chấp hành trung ương có 371 người, tỷ lệ cần thay sẽ vào khoảng 65%, tức là bằng tổng số người của 6 kỳ đại hội cộng lại kể từ năm 1982 (năm diễn ra Đại hội lần thứ 13).
Thách thức khác trong việc đổi mới nhân sự lãnh đạo lần này liên quan đến việc lần đầu tiên kể từ khi Mao Trạch Đông qua đời, tiến trình kế nhiệm chính trị diễn ra không có sự bảo trợ của Đặng Tiểu Bình, người có khả năng tạo ra đồng thuận giúp tránh được tình trạng kình địch trong chính quyền và các cuộc tranh cãi về tư tưởng diễn ra không quá lộ liễu.
Người ta cũng chờ đợi Đại hội 18 thể chế hóa hơn nữa thời hạn 10 năm cầm quyền, trong đó mỗi nhà lãnh đạo ở cấp cao nhất được tự do phát triển ý tưởng và phe nhóm của mình trước khi rời quyền lực. Nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc thành công trong việc duy trì nhịp độ đều đặn luân chuyển chính trị 10 năm/lần, một mô hình cũng được áp dụng tại Việt Nam, sẽ tránh được những khó khăn của đa số các Đảng Cộng sản hoặc đã sụp đổ do có quá nhiều thách thức, hoặc bị dồn tới bước đường cùng là độc tài gia đình hay phe nhóm mà không có tiến trình thay thế được thể chế hóa.
Cuối cùng, dưới ánh sáng của các vụ việc ồn ào trong thời kỳ 2010- 2012 làm rung chuyển Đảng Cộng sản Trung Quốc, với vụ Bạc Hy Lai ầm ĩ và những lời phê phán đòi mở cửa chính trị, các nhà lãnh đạo kỳ cựu của chế độ đứng trước hai đòi hỏi chủ chốt có tầm quan trọng chiến lược, đồng thời là điều kiện để giữ ổn định cho đất nước và sự sống còn của Đảng cầm quyền ở Trung Quốc. Đó là tránh đưa lên nắm quyền một kẻ theo khuynh hướng dân túy có thể chơi trò của chính mình mà bỏ qua tính đồng thuận, đồng thời làm sao để không bầu lên một nhân vật cải lương quá cực đoan với những sáng kiến có thể đe dọa quyền uy của Đảng.
Chuyên gia Francis Daho điểm lại dưới đây các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể được bầu trong Đại hội lần này, với chân dung của 2 nhà lãnh đạo cũ và 5 thành viên thuộc thế hệ lãnh đạo thứ sáu. Gần như tất cả số này đều có thể vào được Bộ Chính trị, kể cả những người trẻ tuổi, vì Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn hạ giới hạn tuổi trung bình của các nhà lãnh đạo. Song đối với họ, cơ may để lọt vào Thường vụ Bộ Chính trị lại mỏng manh khi số ghế trong cấp lãnh đạo tối cao này có thể được rút xuống còn 7, như đã từng xảy ra trước năm 2002.
1. Mạnh Kiến Trụ, con người của thực địa, vững vàng và đáng tin cậy
Năm nay 65 tuổi, Mạnh Kiến Trụ là Bộ trưởng Công an từ năm 2007, ủy viên thường trực Ban Chấp hành trung ương từ năm 2002. Nếu vào được Bộ Chính trị, Mạnh Kiến Trụ, người chỉ còn ba năm nữa là đến tuổi nghỉ hưu theo quy định độ tuổi 68, sẽ chỉ làm được một nhiệm kỳ. Thực tế đó đặt ra vấn đề giới hạn tuổi mà Đảng định hạ xuống một cách chính thức, ít nhất là từ Đại hội 15.
Vào giữa những năm 1980, Đặng Tiểu Bình khích lệ số cán bộ kỳ cựu nhất rút khỏi chính trường. Nhưng về vấn đề này, bản thân Đặng lại chỉ làm gương chiếu lệ vì sau khi rời Bộ Chính trị vào năm 1987, ông vẫn giữ chức Chủ tịch Quân ủy trung ương cho đến năm 1989 (lúc ông 85 tuôi). Đại hội 15 vào năm 1992 thông qua một loạt các biện pháp chính thức hơn buộc tất cả số cán bộ hơn 70 tuổi phải rút lui, nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ lớn là Giang Trạch Dân, người vẫn tại nhiệm cho đến năm 76 tuổi.
Tại Đại hội 16, nhiều cán bộ rút lui ở tuổi 68. Thông lệ này tiếp tục được thực hiện tại Đại hội 17 và thậm chí giới hạn tuổi chính thức vào Thường vụ Bộ Chính trị còn được thông báo chính thức trong khuôn khổ tuyên truyền về trẻ hóa trong Đảng và ổn định thể chế. Nếu xem xét sẽ thấy tình hình hiện nay cũng không rõ ràng hơn vì 9 trong số 13 nhà lãnh đạo phải rời khỏi Bộ Chính trị đã 70 tuổi hoặc hơn.
Dĩ nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc gặp một số khó khăn trong việc duy trì nhịp độ trẻ hóa được khởi động từ năm 1987. Thực tế đó được khẳng định bằng tuổi trung bình của các ứng cử viên vào Thường vụ Bộ Chính trị, trong đó có nhiều người chỉ có thể làm được một nhiệm kỳ. Thực tế đó cũng giải thích một phần khuynh hướng mới xuất hiện gần đây đưa một số trong số đó vào thẳng Thường vụ Bộ Chính trị. Cùng với Hồ Xuân Hoa, Mạnh Kiến Trụ nằm trong số những người được dự kiến bỏ qua Bộ Chính trị để vào thẳng Thường vụ Bộ Chính trị.
Học vấn và sự nghiệp
Sinh năm 1947 tại Tô Châu, ở tỉnh Giang Tô, Mạnh Kiến Trụ thuộc loại cán bộ lãnh đạo ngoại đạo. Sau khi tốt nghiệp Học viện cơ khí Thượng Hải, ông nhận bằng kỹ sư năm 44 tuổi, khi đã có 20 năm tuổi đảng. Ông đảm nhiệm nhiều vị trí công tác thực địa, đầu tiên là thủy thủ và nhân viên hậu cần, rồi phụ trách công tác chính trị trong gần 20 năm (1968-1986) tại nông trang tập thể Tiền Vệ, Thượng Hải. Sau đó ông là chính ủy ngành vận tải thành phố, rồi trở thành nhân vật số hai, số một của cơ quan này.
Từ năm 1986 đến năm 2001, Mạnh Kiến Trụ tiếp tục sự nghiệp ở Thượng Hải và trong vùng. Ông làm Bí thư huyện ủy các huyện Xuyên Sa và Gia Định, trước khi được bổ nhiệm làm chính ủy ủy ban phát triển nông thôn Thành phố Thượng Hải (1991-1992), sau đó trở thành Phó Thị trưởng thành phố này (1993), trước khi trở thành nhân vật số hai của tổ chức Đảng ở đây (1996). Năm 2001, sau khi thua Trần Lương Vũ trong cuộc chạy đua vào chức vụ người đứng đầu Thượng Hải, ông được cử làm nhân vật số một của tổ chức Đảng ở Giang Tây, và ở lại đây cho đến năm 2007, trước khi được gọi về Bắc Kinh.
Gốc rễ gia đình, các mỗi quan hệ và niềm tin chính trị
Trên con đường dẫn đến đỉnh cao quyền lực, Mạnh Kiến Trụ được hậu thuẫn bởi Giang Trạch Dân và Chu Dung Cơ khi cả hai đều từng là nhân vật số một của Thượng Hải. Vợ ông, Tưởng Kỳ Phương. Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn văn hóa truyền thông Văn Quảng Thượng Hải và Giám đốc Đài truyền hình cáp Thượng Hải, cũng là một chỗ dựa đáng kể cho sự nghiệp của ông.
Là người được việc và được các cấp lãnh đạo cao cấp đánh giá cao, mặc dù là người ngoại đạo, Mạnh Kiến Trụ có dáng dấp thực tiễn, vững vàng và không có tỳ vết của một nhà lãnh đạo tối cao. Do tuổi tác của ông nên có ý kiến cho rằng có thể đưa ông thẳng vào Thường vụ Bộ Chính trị mà không phải qua Bộ Chính trị. Kinh nghiệm của ông, với tư cách là Bộ trưởng Công an, đương nhiên giúp ông có thể kế nhiệm Chu Vĩnh Khang ở cương vị Bí thư ủy ban chính trị pháp luật trung ương.
Trong trường họp việc thăng tiến “nhảy cóc” này không thành – vì cũng có thể như vậy – việc bổ nhiệm ông vào Bộ Chính trị dường như đã là chắc chắn. Trong trường hợp này, tên ông đã được nhắc đến cho vị trí số một ở Thượng Hải.
2. Hồ Xuân Hoa, con sói non đầy tham vọng và khôn khéo -Năm nay 49 tuổi và thuộc thế hệ lãnh đạo thứ sáu của Trung Quốc, Hồ Xuân Hoa là một ứng cử viên rất quan trọng trong số các ứng cử viên trẻ nhất vào Bộ Chính trị. Ông là ủy viên Ban Chấp hành trung ương từ năm 2007 và Bí thư Đảng bộ Khu tự trị Nội Mông cũng từ năm đó.
Học vấn và sự nghiệp
Sinh năm 1963 tại huyện Ngũ Phong, tỉnh Hồ Bắc (miền Trung), cách thủ phủ tỉnh Vũ Hán 400 km về phía Tây và cách Thượng Hải 1.000 km, Hồ Xuân Hoa là một học sinh xuất sắc và thần đồng. Năm 16 tuổi, ông đứng đầu huyện trong một kỳ thi vào đại học. Từ năm 1996 đến năm 1999, cũng như nhiều người lúc đó, ông học tại chức kinh tế tại Trường Đảng trung ương và tốt nghiệp trường này năm 36 tuổi.
Năm 20 tuôi, Hồ Xuân Hoa tốt nghiệp khoa Ngôn ngữ và văn học tại Đại học Bắc Kinh và vào Đảng, rồi được cử đến Tây Tạng theo nguyện vọng của mình. Vùng này trở thành trụ cột cho sự nghiệp của ông vì ông làm việc tại đó gần 20 năm. Trong giai đoạn đầu dài 14 năm (1983-1997), trước tiên ông đảm nhiệm chức bí thư Vụ tổ chức, tiếp đó là Bí thư đoàn của khu tự trị (1992-1995), rồi trở thành nhân vật số hai trong lĩnh vực lãnh thổ của khu vực Lâm Chi, nhân vật số một ở Sơn Nam. Hồ Xuân Hoa rời đây năm 1997 khi ông 34 tuổi.
Trong 4 năm liền sau đó, Hồ Xuân Hoa lên Bắc Kinh làm việc tại Trung ương đoàn thanh niên, năm 2001 trở lại Tây Tạng với tư cách là nhân vật số hai của tổ chức Đảng và Phó Chủ tịch thường trực chính quyền khu tự trị này cho đến năm 2006. Năm 43 tuổi, ông được bổ nhiệm làm nhân vật số một Ban Chấp hành Trung ương đoàn tại Bắc Kinh và đảm nhiệm chức vụ này đến năm 2008. Từ năm 2008 đến năm 2009, ông là Tỉnh trưởng Hà Bắc (trẻ nhất Trung Quốc) và nhân vật số hai tổ chức Đảng, sau đó trở thành nhân vật số một ở Hohhot – Nội Mông ở tuổi 46.
Gốc rễ gia đình, các mối quan hệ và niềm tin chính trị
Trong thời kỳ công tác đầu tiên ở Tây Tạng, Hồ Xuân Hoa lấy vợ và con đường chính trị của ông dường như giống con đường của Hồ cẩm Đào. Tuy ông không có mối quan hệ gia đình nào với Hồ cẩm Đào, phưng Hồ lại là người bảo trợ đầu tiên của ông ở Tây Tạng khi là nhân vật số một ở Lhasa (1988-1992). Cả hai đều xuất thân từ gia đình nông dân và khi còn rất trẻ đã tham gia các tổ chức sinh viên và đoàn thanh niên trở thành bàn đạp cho cả hai “Hồ” tiến thân.
Cả Hồ Xuân Hoa và Hồ cẩm Đào đều được giao nhiệm vụ khó khăn tại Lhasa và Hohhot và đều là nhân vật số một của một tỉnh khi còn khá trẻ (Hồ Cẩm Đào 42 tuổi và Hồ Xuân Hoa 46 tuổi). Và cả hai đều nổi bật với việc đáp trả mạnh mẽ các cuộc nổi dậy xã hội và sắc tộc, khi Hồ cẩm Đào ở Tây Tạng, còn Hồ Xuân Hoa ở Nội Mông.
Tháng 5/2011, khi nổ ra sự việc ở Nội Mông do các công ty khai thác than phá vỡ lối sống ngàn đời của các bộ tộc du mục làm một người chăn cừu Nội Mông thiệt mạng, Hồ Xuân Hoa được để ý đến khi ông đưa ra một giải pháp hai tác dụng: đối thoại với các mục đồng, sinh viên và giáo sư, đồng thời nhanh chóng đàn áp và triển khai rộng rãi lực lượng cảnh sát để tránh rối loạn lây lan.
Trước đó, “tiểu Hồ”, như người dân vẫn thường gọi ông, thận trọng tước quyền công dân của nhân vật ly khai Nội Mông Hada và lại đặt nhân vật này dưới sự kiểm soát của cảnh sát. Hada từng bị kết án 15 năm tù vào năm 1996 vì tội ly khai và liên kết với Liên minh dân chủ Nội Mông. Vợ Hada, Xinna – người phủ nhận chồng mình là người theo khuynh hướng ly khai – bị kết án 3 năm tù giam vào tháng 4/2012 vì hoạt động thương mại trái phép. Theo một hiệp hội bảo vệ nhân quyền ở Nội Mông, bà bị kết án sau khi từ chối yêu cầu đánh đổi theo đó bà phải “hợp tác với chính quyền” để được toại nguyện và có công ăn việc làm thích hợp.
Hồ Xuân Hoa là con người đầy tham vọng, làm việc có hiệu quả, kín đáo, có năng lực làm việc cao, do đó chiếm được lòng tin của các cấp lãnh đạo cao nhất Trung Quốc. Trong vụ phế truất Bạc Hy Lai, Hồ Xuân Hoa, bình thường không phải là con người rườm rà và dài dòng, đã lên tiếng để nhắc lại tầm quan trọng của việc tuân thủ kỷ luật Đảng. Có nhiều lời đôn đoán về ông, kể cả tin, mặc dù không chắc chắn, cho ông là người có thể kế nhiệm Tập Cận Bình vào năm 2022. Người bảo trợ của ông, Hồ cẩm Đào, thậm chí dường như cũng có ý định giúp ông “nhảy cóc” vào Thường vụ Bộ Chính trị mà không kinh qua Bộ Chính trị.
Quả thực là kịch bản dài hơi đó là điều có thể thực hiện được khi hình bóng của Đặng Tiểu Bình còn tác động vào nguồn nhân lực của Đảng và việc lựa chọn các nhà lãnh đạo, song lúc này cần thận trọng hơn với những lời đồn đoán như vậy vì tình hình chính trị hiện nay đã trở nên linh hoạt hơn.
Trên thực tế, từ đầu tháng 10, có tin ở Bắc Kinh nói rằng Hồ cẩm Đào đã thất bại khi định đưa Hồ Xuân Hoa vào thẳng Thường vụ Bộ Chính trị vì bị chính Tập Cận Bình phản đối. Giờ đây, người ta nói ông sẽ là Bí thư Đảng bộ Trùng Khánh, một vị trí có độ nhạy cảm chính trị rất cao và có thể sẽ là cuộc thử nghiệm đối với Hồ Xuân Hoa. Cũng có tin cho rằng ông cũng có thể được bổ nhiệm làm nhân vật số một ở Thượng Hải. Dù trong trường hợp nào, Hồ Xuân Hoa, ngôi sao đang lên của Đảng, vẫn có cơ may vào được Bộ Chính trị vào tháng 11 tới.
3. Vương Hộ Ninh, nhà trí thức, cái đầu thông thái
Ở tuổi 57, Vương Hộ Ninh là một lãnh đạo nhà nòi thường giữ những chức vụ cao trong chính quyền như ủy viên Ban Chấp hành trung ương từ năm 2002, Bí thư Ban Chấp hành trung ương từ năm 2007, đồng thời là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu thuộc cấp lãnh đạo này. Ban bí thư là một “trung tâm đầu não” thực thụ của Đảng với nhiệm vụ điều phối thông tin cho Ban thường vụ Bộ Chính trị, sắp xếp thời gian biểu cho các ủy viên Ban thường vụ và chăm lo công tác hậu cần cũng như an ninh của các thành viên này.
Là nhà nghiên cứu khoa học chính trị, Vương Hộ Ninh có kinh nghiệm vì đã từng là giáo sư tại một số trường đại học của Mỹ, từ đó có được uy tín không thể phủ nhận đối với các nhà lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc. Sau 10 năm là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Vương Hộ Ninh chắc chắn được bầu vào Bộ Chính trị.
Học vấn và sự nghiệp
Sinh năm 1955 tại Thượng Hải, Vương Hộ Ninh vảo Đáng nãm 29 tuổi, sau khi học tiếng Pháp và luật tại trường Đại học sư phạm Thượng Hải, rồi khoa học chính trị tại Đại học Phúc Đán (1978-1981). ở tuổi 33 và với 4 năm tuổi Đảng, ông được chọn đi học tại trường Đại học Iowa (Mỹ), rồi Berkeley tại bang California (1988-1989).
Sau khi học xong, Vương Hộ Ninh được phong hàm giáo sư, rồi chủ nhiệm Khoa chính trị quốc tế tại Đại học Phúc Đán và được bầu làm Trưởng khoa Luật (1981-1995, trong đó có một năm cách quãng vì đi học tại Mỹ). Năm 1995, lúc 40 tuổi, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc phụ trách các vấn đề chính trị thuộc Trung tâm nghiên cứu trực thuộc Ban Chấp hành trung ương, sau đó trở thành nhân vật số hai (năm 1998), rồi nhân vật số một của trung tâm này (năm 2002).
Gốc rễ gia đình, các mối quan hệ và niềm tin chính trị
Sự nghiệp chính trị của Vương Hộ Ninh được Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng hậu thuẫn tại Thượng Hải, rồi ở Bắc Kinh, nơi ông là biên tập viên chính của thuyết “Ba đại diện” năm 2003 được đưa vào Hiến pháp, như một đóng góp của Giang Trạch Dân vào kết cấu tư tưởng của chế độ. Ông cũng là một cộng sự gần gũi của Hồ cẩm Đào và thường đi tháp tùng ông này trong các chuyến công du ở trong nước và nước ngoài.
Vương Hộ Ninh lấy vợ là Châu Kỳ, cùng là sinh viên ở Đại học Phúc Đán, con gái một cựu quan chức an ninh Nhà nước và Cơ quan tình báo, nhưng không có con và sau đó ly dị vào năm 1996, Vợ cũ của Vương Hộ Ninh cũng là tiến sĩ khoa học chính trị tốt nghiệp trường Đại học John Hopkins ở Mỹ. Hiện bà là nhà nghiên cứu thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Bắc Kinh.
Trong Bộ Chính trị, Vương có thể được phân công phụ trách công tác tuyên truyền hay được bổ nhiệm làm nhân vật số một của Thượng Hải. Là một nhân vật dân tộc chủ nghĩa cuồng nhiệt, ông thể hiện trong các cuốn sách của mình những tư tưởng đôi khi mâu thuẫn nhau. Là người ủng hộ một Nhà nước mạnh và chính sách tập trung hóa cao độ, ông đưa ra một khái niệm chính trị tân độc tài dựa trên truyền thống đạo Khổng của một chính quyền được hợp thức hóa bằng đạo đức của tôn giáo đó, nhưng lôgích của khái niệm đó lại vấp phải quan niệm kiểu phương Tây của chính bản thân ông về một Nhà nước pháp quyền dựa trên tính độc lập của ngành tư pháp.
Mới đây, noi gương Kiều Thạch, người phá vỡ sự im lặng cũng về vấn đề đó, Vương Hộ Ninh tái bản một trong những cuốn sách ông viết năm 1986, trong đó ông nói điều gần giống những gì cựu nhân vật số hai của những năm 1990 từng nói: “Việc hội tụ vào cùng một thể chế các cơ quan an ninh công cộng, luật sư và tòa án là nguyên nhân dẫn đến những việc làm quá đà phá hoại văn hóa, vi phạm nhân quyền và tra tấn trong Cách mạng văn hóa, điều chỉ có thể được truyền bá ở một nước có hệ thống tư pháp không độc lập”.
Trong những năm 1990, Vương Hộ Ninh cũng viết nhiều bài báo không ăn nhập với tư tưởng “sức mạnh mềm” của Joseph Nye, cựu Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và tình báo Mỹ. Những tư tưởng đó cũng được Trịnh Tất Kiên phát triển như bà đỡ của khái niệm lớn mạnh hòa bình của Trung Quốc.
4. Thẩm Diệu Diệu, một phụ nữ có kinh nghiệm
Sinh năm 1957 tại Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Thẩm Diệu Diệu năm nay 55 tuổi. Bà là một trong số các phụ nữ có quyền lực nhất trong Đảng Cộng sản Trung Quốc. Là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương từ năm 2007, bà là nhân vật số hai trong Ban tổ chức trung ương Đảng, dưới quyền của Lý Nguyên Triều.
Thâm Diệu Diệu cũng là một trong số ít đảng viên nữ nắm giữ nhiều vị trí lãnh đạo cao trong chính quyền, trước hết là nhân vật số một thành phố Thiệu Hưng thuộc tỉnh Chiết Giang (năm 2002), rồi ủy viên Ban thường vụ và Trưởng Ban tổ chức Đảng tỉnh Chiết Giang, và nhân vật số hai ở An Huy khi bà 44 tuổi. Thẩm Diệu Diệu còn là Phó trưởng ban tổ chức trung ương năm 46 tuổi, từ năm 2003 đến năm 2007. Tốt nghiệp toán học và Trường Đảng trung ương, Thẩm Diệu Điệu còn đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong đoàn thanh niên, tại Ninh Ba, và tại Chiết Giang với tư cách là nhân vật số hai, rồi nhân vật số một (1986-1993).
5. Tôn Chính Tài, một con sói non tài năng và cần mẫn
Sinh năm 1963 ở huyện Vinh Thành (Sơn Đông), Tôn Chính Tài năm nay 49 tuổi, ông gia nhập Đảng năm 25 tuổi và trở thành Bí thư Đảng ủy tỉnh Cát Lâm từ năm 2009 và ủy viên Ban Chấp hành trung ương từ năm 2007. Là tiến sĩ nông nghiệp tốt nghiệp Học viện nông nghiệp Bắc Kinh, ông là Bộ trưởng Nông nghiệp từ năm 2006 đến năm 2009. Giả Khánh Lâm, nhân vật số 4 của Trung Quốc và Chủ tịch Hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân, là người bảo trợ của Tôn Chính Tài. Trong thời kỳ 1996- 2002, Tôn Chính Tài là người đứng đầu bộ phận tham mưu của Giả Khánh Lâm khi ông này làm thư ký ủy ban nhân dân thành phố và Thị trưởng Bắc Kinh.
6. Chu Cường, luật gia có kinh nghiệm, chuyên về bảo vệ môi trường
Sinh năm 1960 tại huyện Hoàng Mai (Hồ Bắc), Chu Cường năm nay 52 tuổi. Ông là ủy viên Ban Chấp hành trung ương từ năm 2002 và nhân vật số một tại Hồ Nam từ năm 2010, sau khi là tỉnh trưởng ở đây trong ba năm. Ông tốt nghiệp ngành luật và làm việc trong 10 năm tại Bộ Tư pháp. Sự nghiệp chính trị của ông được bắt đầu tại Đoàn thanh niên, nơi ông trở thành Bí thư thứ nhất trung ương Đoàn vào năm 1998 khi mới 38 tuổi. Năm 2005, cũng tại Liên đoàn thanh niên, ông được trao giải thưởng của Liên hợp quốc trong khuôn khổ chương trình “Nhà vô địch Trái Đất” vì thành tích tẩy ô nhiễm sông Tương ở tỉnh Hồ Nam.
7. Lục Hạo, nhà kinh tế học và nhà quản lý tài năng
Sinh năm 1967 tại Tây An – Thiểm Tây, Lục Hạo năm nay 45 tuổi. Ông là nhân vật số một của Đoàn thanh niên và Viện trưởng Học viện chính trị thanh niên. Năm 2003, ông được bổ nhiệm làm Phó Thị trưởng Bắc Kinh khi mới 36 tuổi, trở thành nhà lãnh đạo chính trị trẻ nhất có hàm Thứ trưởng.
Tuy nhiên, Lục Hạo chưa phải là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và đó là một khiếm khuyết lớn, nhưng bạn bè ông khẳng định ông sẽ được bầu tại Đại hội 18. Tốt nghiệp kinh tế tại Đại học Bắc Kinh, Lục Hạo từng là Chủ tịch-Tổng Giám đốc một tổ hợp kinh tế Nhà nước khi ông mới 28 tuổi, rồi Giám đốc Ban quản lý Khu công nghệ Trung Quan Thơn ở Bắc Kinh. Tại Tòa thị chính Bắc Kinh, ông phụ trách chính sách công nghiệp và tái cơ cấu khu vực Nhà nước. Người ta nói Lục Hạo là một người gần gũi với Tập Cận Bình./.
1357. MỸ: ĐÁNH GIÁ NHIỆM KỲ CỦA TỐNG THỐNG BARACK OBAMA
Posted by basamnews on 07/11/2012
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAMTài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Hai, ngày 5/11/2012
MỸ: ĐÁNH GIÁ NHIỆM KỲ CỦA TỐNG THỐNG BARACK OBAMA
(Tạp chí The Economist)Không phải từ năm 1933 mới có một tổng thống Mỹ tuyên thệ nhậm chức trong bối cảnh kinh tế ảm đạm như khi Barack Obama đặt bàn tay trái của mình lên cuốn Kinh thánh vào tháng 1/2009. Hệ thống ngân hàng gần như sụp đổ, hai công ty lớn sản xuất ôtô trượt dốc đến chỗ phá sản; và công ăn việc làm, thị trường nhà và sản lượng đều suy giảm.
Bị vây quanh bởi những thúc ép chính trị, các tổng thống đã thành đặc trưng chỉ có ảnh hưởng ít nhất đối với nền kinh tế Mỹ. Ông Obama, giống như Franklin Roosevelt năm 1933 và Ronald Reagan năm 1981, là một ngoại lệ. Không chỉ những quyết định của ông sẽ có tính quyết định đối với sự phục hồi kinh tế, mà ông còn có một cơ hội để định hình nền kinh tế vốn đã nổi lên. Như một nhà cố vấn đã nói, cuộc khủng hoảng này không nên được phép để uổng phí.
Ông Obama đã để mất cơ hội chăng? Gần 4 năm sau, các cử tri dường như đều nghĩ như vậy: sự tán thành việc quản lý kinh tế của ông gần như xuống tới điểm thấp nhất, trở ngại lớn nhất duy nhất đối với việc tái cử của ông. Tuy nhiên, đây không phải là một sự đánh giá công bằng về thành tích của ông Obama, mà phải xem xét không chỉ những kết quả mà còn những quyết định mà ông đã đưa ra, những lựa chọn thay thế được cân nhắc và những trở ngại trên con đường của ông. Được xem xét dưới ánh sáng đó, thành tích đạt được là tốt hơn. Việc ông xử lý khủng hoảng và suy thoái đã gây ấn tượng. Không may những nỗ lực của ông về việc tái định hình nền kinh tế thường không có được hiệu quả mong muốn. Và lĩnh vực tài chính công của Mỹ đang ở trong tình trạng thảm hại.
Bảy tuần trước khi ông Obama đánh bại John McCain vào tháng 11/2008, ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ. AIG được cứu trợ ngay sau đó. Các biện pháp cứu trợ Ngân hàng Mỹ và City group được đưa ra. Vào quý VI năm 2008, GDP đã giảm với tỉ Ịệ tính cho cả năm là 9%, mức tồi tệ nhất trong gần 50 năm qua.
Do đó, thậm chí trước khi ông Obama nhậm chức, đã có nguy cơ rằng lòng tin của các nhà đầu tư sẽ tiêu tan trước một thời kỳ quá độ lộn xộn sang một tổng thống chưa được thử thách. Khoảng trống chính trị giữa thắng lợi của FDR (Franklin Delano Roosevelt) năm 1932 và lễ nhậm chức của ông vào năm sau đã làm cho những tháng đó nằm trong những tháng tồi tệ nhất của cuộc Đại Suy thoái.
Ông Obama đã làm nhũng gì mà ông có thể để làm giảm nhũng nỗi sợ hãi đó. Với tư cách là ứng cử viên tổng thống và là Thượng nghị sĩ, ông đã ủng hộ Chương trình Cứu trợ Tài sản gặp rắc rối (TARP) không được lòng dân do Henry Paulson, Bộ trưởng tài chính của George Bush, hình thành một cách vội vã. Sau cuộc bầu cử ông đã lựa chọn Tira Geithner, là một người có công trong việc ứng phó với khủng hoảng của chính quyền Bush, làm bộ trưởng tài chính của mình. Những người còn lại trong êkíp kinh tế của ông – Larry Summers, là Bộ trưởng Tài chính của Bill Clinton; Peter Orszag, một giám đốc bảo thủ về tài chính của Cơ quan Ngân sách Quốc hội (CBO); và Christina Römer, một nhà kinh tế vĩ mô được kính trọng – tương tự đều làm yên lòng.
Việc giải quyết một cuộc khủng hoảng tài chính có hệ thống đòi hỏi phải tái cung cấp vốn cho các thể chế tài chính yếu kém và chuyển các khoản cho vay khó đòi của họ từ khu vực tư nhân sang khu vực công. Dưới thời ông Bush, chính phủ đã bơm tiền mặt vào các ngân hàng. Nhưng những nghi ngại về khả năng của các nhà cho vay tồn tại qua một cuộc suy thoái tồi tệ vẫn còn dai dẳng. Ông Obama đã đối mặt với những yêu cầu quốc hữu hóa các ngân hàng yếu kém và buộc họ phải cho vay, hoặc để cho họ phá sản, ông Summers và ông Geithner đã coi cả hai biện pháp sẽ phá vỡ lòng tin trong hệ thống tài chính, và thay vào đó tiến hành một loạt “kiểm tra năng lực tài chính” để xác định xem ngân hàng nào có đủ vốn. Những ngân hàng không có đủ vốn có thể hoặc huy động thêm vốn tư nhân hoặc huy động vốn từ TARP.
Phản ứng đầu tiên là một phản ứng gây thất vọng – cổ phiếu đã giảm mạnh. Các học giả dự đoán rằng ông Geithner sẽ sớm ra đi. Nhưng các cuộc kiểm tra tỏ ra khắt khe và minh bạch đủ để thuyết phục các nhà đầu tư rằng hệ thống ngân hàng không có gì nghiêm trọng được để lại để che giấu. Các ngân hàng buộc phải huy động hàng trăm tỉ USD vốn cổ phần. Tỉ lệ vốn ngân hàng hiện nay đã vưọt quá mức trước khủng hoảng và phần lớn số tiền của họ từ TARP đã được trả lại với một khoản lãi cho chính phủ. Các cuộc kiểm tra năng lực tài chính của châu Âu đã lỏng lẻo hơn, và một số ngân hàng đã qua được kiểm tra sau đó đã phải được giải cún tài chính.
Công ty General Motors (GM) và Chrysler đã thể hiện một thách thức khác. Thông thường một nhà sản xuất đang thất bại sẽ gán nợ và dần đi vào tình trạng phá sản dưới sự giám sát của tòa án. Nhưng năm 2009 không có nhà cho vay nào sẽ cung cấp cho “con nợ sở hữu tài sản” khổng lồ khoản tài trợ mà việc tổ chức lại hai công ty này cần có. Phá sản có nghĩa là vỡ nợ. Điều đó sẽ xóa bỏ các nền kinh tế địa phương và các nhà cung cấp đúng vào lúc các ngân hàng đang được giải cứu. Mặt khác, đơn thuần việc cứu trợ các công ty được điều hành tồi tệ là quá hào phóng.
Giải pháp của Obama là buộc phải đưa cả hai công ty sản xuất ôtô vào bảo hộ phá sản, sau đó cung cấp tài trợ cần thiết đế tổ chức lại, với điều kiện cả hai công ty phải loại bỏ công suất và người lao động không cần đến. Cả hai công ty đã nổi lên từ phá sản trong vòng vài tháng. Chrysler, hiện là một phần của công ty Fiat của Italia, lại bắt đầu có lãi, GM cũng vậy, công ty này đã trở lại thị trường chứng khoán vào năm 2010. Tuy nhiên, chính phủ sẽ có khả năng mất khoản tiền cứu trợ hai công ty này.
Những nỗ lực của Obama về việc giải quyết thị trường nhà ở ít thành công hơn. Vào đầu năm 2009, 9% số tiền thế chấp nhà ở, trị giá gần 900 tỉ USD, là không trả đúng hạn. Phương sách truyền thống kêu gọi chính phủ mua và sau đó làm giảm các khoản cho vay khó đòi này, làm trong sạch hệ thống ngân hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống này cho vay trở lại. Nhưng khi Bộ Tài chính xem xét những đề nghị như vậy, bộ này nhận thấy chưa có một cơ cấu sẵn có để trích số tiền cho vay vô giá trị từ những quỹ được chứng khoán hóa. Một biện pháp thay thế là trả tiền cho các ngân hàng để làm giảm các khoản cho vay xuống mức mà những người chủ nhà có thể xử lý được. Nhưng theo Michael Barr, người đã tiếp tục những nỗ lực đó và hiện giảng dạy tại trường Đại học Michigan, nhớ lại thì nguy cơ là “người ta hoặc trả quá nhiều cho các ngân hàng… cứu trợ cửa sau mà không bảo trợ đầy đủ cho những người đóng thuế, hoặc trả quá ít và các ngân hàng sẽ không sẵn sàng làm điều đó”.
Thay vào đó, các nhà cho vay đã được thúc đẩy nhằm giảm bớt chi trả cho các khoản thế chấp bằng các khoản trợ cấp và nhũng đảm bảo cho vay. Ngay cả Fannie Mae và Freddie Mac, mặc dù hiện nay rõ ràng thuộc sở hữu của chính phủ, đã phản đối tham gia. Vào tháng 4, chỉ có 2,3 triệu khoản vay thế chấp được điều chỉnh hoặc tái tài trợ theo các chương trình của chính quyền, so với mục tiêu từ 7 triệu đến 9 triệu. Nếu Obama đổ thêm tiền vào số vốn gốc đang suy giảm ngay tự đầu, thì kết quả có thể là nguy cơ chính trị. Phillip Swasel, nhà kinh tế xử lý các vấn đề tương tự dưới thời ông Paulson, nói: “Họ đã tỏ ta thận trọng. Nhìn lại, tôi đánh cược là họ ước rằng họ không thận trọng, chi tiêu nhiều tiền, và thực sự giải quyết được vấn đề”.
Các hoạt động kinh tế kinh điển cho thấy khi chính sách tiền tệ thông thường bất lực, chỉ có chính sách tài chính mới có thể kéo nền kinh tế thoát khỏi thời kỳ suy thoái. Lần đầu tiên kể từ những năm 1930, Mỹ phải đối mặt với những hoàn cảnh như vậy vào tháng 12/2008. Ngân hàng Dự trữ Liên bang đã cắt giảm lãi suất ngắn hạn xuống bằng 0 vào tháng đó và đã tiến hành thử nghiệm biện pháp không thông thường, mua trái phiếu bằng tiền mới in. Lý lẽ biện minh cho sự kích thích tài chính do vậy là thỏa đáng.
Sự tăng trưởng chậm chạp từ năm 2009 đã nuôi dưỡng những đánh giá phản đối Đạo luật phục hồi và tái đầu tư của Mỹ trị giá 800 tỉ USD. Phe bảo thủ nói rằng gói kích thích kinh tế không phát huy tác dụng, hoặc rằng gói kích thích kinh tế của ông Obama được thiết kế tồi. Công bằng nhất mà nói họ đã sai. Daniel Wilson thuộc Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco suy luận hiệu quả của gói kích thích kinh tế thông qua một phân tích về dữ kiện công ăn việc làm cấp nhà nước. Ông đã kết luận rằng việc chi tiêu mang tính kích thích kinh tế này đã tạo ra hoặc cứu vãn 3,4 triệu việc làm, sát với ước tính của CBO.
Những cáo buộc cho rằng kế hoạch kích thích kinh tế này có một phần được sử dụng không có hiệu quả cũng là không công bằng. Khoảng 1/3 số tiền này dành cho các khoản cắt giảm thuế hoặc tín dụng. Hầu hết việc chi tiêu đều diễn ra dưới hình thức chuyển giao trực tiếp cho các cá nhân, như tem lương thực và bảo hiểm thất nghiệp, hoặc cho các bang và các chính quyền địa phương, về các vấn đề như Medicaid.
Những người ‘theo đường lối tự do đưa ra lý lẽ trái ngược: gói kích thích kinh tế là quá ít. Theo lời lẽ của No am Scheiber trong cuốn sách của ông “Các nghệ sĩ bỏ trốn”, bà Romer ban đầu đề xuất một gói kích thích kinh tế 1,8 nghìn tỉ USD, Được cho biết rằng con số đó là phi thực tế, bà xem xét lại hạ xuống còn 1,2 nghìn tỉ USD, ông Obama cuối cùng đề nghị, và nhận được, khoảng 800 tỉ USD. Một số nhà chỉ trích lưu ý rằng con số này là quá ít so với số tiền thiếu hụt dự tính là 2 nghìn tỉ USD trong hoạt động kinh tế năm 2009 và 2010. Nhưng con số này nhiều hơn so với số tiền Quốc hội đã từng chấp thuận trước đó. Bất chấp việc phe Cộng hòa nam quyền Hạ viện năm 2010, ông Obama cuối cùng nhận được thêm gần 600 tỉ USD trong gói kích thích kinh tế, bao gồm cắt giảm thuế quỹ lương trong 2 năm.
Nếu gói kích thích kinh tế phát huy tác dụng, tại sao việc phục hồi kinh tế vẫn rất chập chạp? GDP trung bình chỉ tăng 2,2%, từ khi cuộc suy thoái kết thúc vào giữa năm 2009, một trong những sự phục hồi chậm nhất được ghi nhận. Vì một lẽ, nền kinh tế đã vấp phải những “lỗ hổng không khí” dưới dạng giá dầu cao hơn, một phần do Mùa Xuân Arập và khủng hoảng nợ châu Âu gây ra. Hơn nữa, theo Goldman Sachs, từ quý IV năm 2009, việc thắt lưng buộc bụng của bang và địa phương đã vô hiệu hóa thêm gói kích thích kinh tế liên bang.
Có lẽ sự giải thích đơn giản nhất là những phục hồi từ các cuộc khủng hoảng tài chính thường là rất yếu. Ông Obama đã có lỗi khi ngạo mạn cho rằng điều này sẽ khác hẳn. Ông cũng tạo ra những hy vọng rằng, một khi êkíp của ông từ bỏ sự can thiệp triệt để vào thị trường thế chấp, ông có thể sẽ không gặp phải tình trạng này.
Một nền kinh tế trong trí tưởng tượng riêng của ông Obama
Từ những ngày đầu tiên trong quá trình vận động tranh cử, ông Obama đã nói rõ ông muốn làm hơn nữa chứ không chỉ khôi phục sự tăng trưởng: ông mơ ước tái tạo nền kinh tế Mỹ. Điều tốt nhất và sáng sủa nhất sẽ là dành cho năng lượng sạch, chứ không phải đầu cơ tài chính. Việc tăng cường đầu tư công cho giáo dục và cơ sở hạ tầng sẽ đem lại sức sống cho sản xuất, thúc đẩy thu nhập của tầng lớp trung lưu và ứng phó với thách thức cạnh tranh từ Trung Quốc.
Khi nhậm chức, Obama đã dốc sức cho chương trình nghị sự đó, trong khi tỏ ra ưa thích chính sách công nghiệp. Jared Bernstein, lúc đó là cố vấn kinh tế cho phó Tổng thống Joe Biden, nói: “Khi chúng ta bắt đầu nói về Đạo luật phục hồi kinh tế vào tháng 12/2008, các cuộc thảo luận đầu tiên là về năng lượng sạch: mạng lưới điện thông minh, sức gió, năng lượng mặt trời, và các pin tiên tiến”. Một số cố vấn, như Summers, đã băn khoăn với chính sách công nghiệp. Những người khác, như ông Bemstein, đã lập luận rằng các hoạt động kinh tế chính thống cho phép chính phủ can thiệp vào công nghệ trong giai đoạn đầu.
Các mục tiêu ưu tiên cá nhân của ông Obama đã giành thắng lợi. Gói kích thích kinh tế đã dành khoảng 90 tỉ USD cho các dự án xanh, bao gồm 8 tỉ dành cho đường sắt cao tốc. Một phần trong số này rõ ràng đã bị lãng phí, nhưng có thể không đến mức như các nhà chỉ trích nghĩ. Chưa đến 2% các khoản vay dành cho năng lượng xanh gây tranh cãi của Bộ Năng lượng, như khoản dành cho Solyndra, một công ty sản xuất tấm pin mặt trời hiện bị phá sản, đã bị lãng phí.
Vấn đề lớn hơn với sự chi tiêu này là nó đã đi ngược dòng kinh tế. Năm ngoái ông Obama khoe khoang rằng Mỹ sẽ sớm đạt được 40% công suất sản xuất thế giới về pin ôtô điện tiên tiến. Nhưng với ôtô điện vẫn còn là sai số làm tròn trong tổng số ôtô bán ra, công suất đó là không cần thiết. Nhiều công ty sản xuất pin đang chật vật để tồn tại. Các công ty sản xuất tấm pin mặt trời phải đối mặt với cuộc cạnh tranh giá rẻ từ Trung Quốc, trong khi khí đốt tự nhiên từ đá phiến đã làm xói mòn lý lẽ ủng hộ điện năng từ mặt trời và sức gió. Về đường sắt cao tốc, đường cao tốc mở rộng, thì hàng không giá rẻ và các chính quyền bang và chính quyền địa phương dễ tức giận đã làm cho sức sống của nó trở nên mơ hồ. Một khoản 3,5 tỉ USD của liên bang cấp cho California có thể không đi đến đâu vì chi phí ước tính của dự án đường sắt cao tốc của bang này nằm ngoài sự kiểm soát.
Ồng Obama luôn tô vẽ mình là một người thực dụng, chứ không phải một nhà tư tưởng, ông nói trong diễn văn nhậm chức của mình: “Câu hỏi mà chúng ta đặt ra hôm nay không phải là liệu chính phủ của chúng ta quá lớn hay quá nhỏ, mà liệu nó có hoạt động hay không”. Mặc dù vậy, trên thực tế, ông luôn lựa chọn chính phủ lớn hơn chứ không phải chính phủ nhỏ.
Đôi khi đây là một vấn đề cần thiết. Sự phức tạp của luật y tế của ông Obama là kết quả của việc thực hiện giấc mơ của Đảng Dân chủ về chăm sóc sức khỏe phổ cập bên trong thị trường tư nhân đang tồn tại. Cuộc khủng hoảng tài chính khiến cho cần thiết phải xử lý các công ty tài chính thất bại mà không phải là các ngân hàng, hợp lý hóa các cơ cấu giám sát và điều chỉnh những vấn đề phát sinh, tất cả do Đạo luật Dodd-Frank đề ra.
Không may đạo luật này đề ra nhiều hơn thế. Trong các lĩnh vực khác, những người được Obama chỉ định cũng đã đề nghị hoặc thực hiện các quy tắc tốn kém và bừa bãi hơn so với những người tiền nhiệm của họ về mọi việc từ các chuẩn mực tiết kiệm năng lượng cho xe ôtô đen các chất thải thủy ngân của các nhà máy điện. Chính quyền nói rằng những lợi ích của các quy tắc này quan trọng hơn chi phí, nhưng lý lẽ đó thường dựa trên những giả định đáng nghi ngờ.
Nếu khối lượng lớn các quy tắc mới xa lánh lĩnh vực kinh doanh, giọng điệu của ông Obama cũng gây ấn tượng rằng ông xuất thân từ một bộ tộc thù địch. Đây là sự tự chuốc lấy thất bại, hơn thế vì những hành động của ông trong năm qua đã cho thấy một sự thay đổi phương hướng. Nhà Trắng đã buộc Cơ quan Bảo vệ môi trường hoãn áp dụng một chuẩn mực mới về khí ozon gây tốn kém và gây tranh cãi. Ông Obama hiện nay là người ủng hộ khí đốt đá phiến. Chính quyền của ông đã đề ra những quy tắc mới có lợi cho ngành công nghiệp này, chẳng hạn cho phép các công ty khoan giếng dầu thêm hai năm để đáp ứng đường lối chỉ đạo về lượng khí thải.
Sau sự thờ ơ ban đầu, ông Obama cũng đã hâm nóng lĩnh vực thương mại. Ông đã tiến hành một thỏa thuận với Đảng Cộng hòa nhằm thông qua 3 hiệp định thương mại song phương, và đang thúc đẩy Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương. Vòng đầu về thuế quan đối với mặt hàng lốp xe đã tỏ ra là một sự kích thích riêng biệt trong một mối quan hệ kinh tế mặt khác được xử lý khéo léo với Trung Quốc.
Chiều hướng thực dụng này có thể đã đến quá muộn đối với ông Obama đến mức không thể tranh thủ ve vãn được nước Mỹ liên hợp. Thay vào đó, các hình thức thị trường tự do lo ngại rằng nếu không kiềm chế ảnh hưởng của các quan chức như ông Summers, Cass Sunstein và ông Geithner (người có thể ra đi khi kết thúc nhiệm kỳ này), các đệ tử theo đường lối can thiệp hơn của ông Obama sẽ vận hành chính phủ nhiệm kỳ hai.
Con voi trong nhiệm kỳ 2
Trên thực tế, ông Obama có thể tiến gần hơn đến phái giữa nếu ông giành thắng lợi nhiệm kỳ 2. Các mục tiêu luật pháp chủ yếu của ông – cải cách y tế và cải cách tài chính – đã đạt được. Phe Cộng hòa gần như chắc chắn kiểm soát ít nhất một viện trong Quốc hội, ngăn cản các kế hoạch chi tiêu lớn mới, bất chấp tình trạng phục hồi kinh tế.
Điều đó để lại những vấn đề tài chính công. Người ta ít bình luận về ông Obama trên mặt trận đó. Sự thật, ông thừa hưởng sự thâm hụt ngân sách lớn nhất trong lịch sử thời bình, với tỉ lệ 10% GDP. Nhung năm 2009 ông cho rằng tỉ lệ này sẽ giảm xuống còn 3% vào năm tài chính sau. Thay vào đó, tỉ lệ này sẽ là 6%, nếu ông đi theo đường hướng của mình. Trở lại năm 2009, ông cho rằng tỉ lệ nợ sẽ đạt đỉnh 70% GDP vào năm 2011. Hiện tỉ lệ này được dự tính lên đến 79% vào năm 2014, giả sử dự đoán tăng trưởng lạc quan của ông là đúng.
Đây hoàn toàn không phải là bản cáo trạng như nó dường như là như vậy: những chuẩn mực thông thường về sự chính trực về tài chính đã không được áp dụng trong 4 năm qua. Khi các hộ gia đình, các công ty và các chính quyền bang và chính quyền địa phương đang cắt giảm nợ của họ, chính phủ liên bang sẽ làm cho cuộc suy thoái trở nên tồi tệ hơn bằng cách làm như vậy.
Ít có thể bào chữa được hơn là những kế hoạch về việc giảm thâm hụt trong tương lai. Bị trói buộc vào một lời hứa ngớ ngẩn là không tăng thuế đối với 95% hộ gia đình, các kế hoạch của ông Obama gần như chỉ dựa vào việc đánh thuế đối với người giàu và các công ty. Những nỗ lực nhằm cắt giảm chi tiêu hầu hết rơi vào quốc phòng và các hạng mục tùy theo tình hình khác (có nghĩa là các hạng mục được phê chuẩn lại hàng năm), ông chưa chính thức đề nghị các kế hoạch đáng tin cậy để giảm bớt sự gia tăng các chương trình phúc lợi. Cuộc cải cách y tế của ông không làm cho thâm hụt thêm tồi tệ. Nhưng nó ít có tác dụng đối với sự gia tăng trong chương trình Medicare, nguồn chi tiêu lâu dài lớn nhất duy nhất.
Ông Obama cho rằng cuộc cải cách về phúc lợi sẽ là một phần trong cuộc mặc cả lớn trong đó phe Cộng hòa cũng đồng ý tăng thuế. Ông đã tính toán nhầm: phe Cộng hòa không nhượng bộ về thuế. Nhưng cũng có một thỏa thuận sẽ được tiến hành nếu ông Obama giành thắng lợi nhiệm kỳ hai. Do “hẻm núi” ngăn cách giữa hai đảng, dường như có khả năng hơn là cả hai đảng sẽ trở lại thể thức thường xuyên của họ là cáo buộc lẫn nhau. Nhưng cả tổng thống lẫn Đảng Cộng hòa đều muốn có một biện pháp thay thế cho sự kết hợp đáng báo động vào cuối năm của việc hết hạn cắt giảm thuế và những cắt giảm sâu rộng chi phí tùy theo tình hình và chi phí quốc phòng được biết đến như là “vách đá tài chính”.
Mùa Hè vừa qua ông Obama và John Boelner, Chủ tịch Hạ viện đã nhanh chóng tiến hành thỏa thuận về việc tăng thuế và cắt giảm các chương trình phúc lợi. Cuộc mặc cả này đã thất bại phần lớn vì những tính toán sai lầm chính trị của cả hai người. Việc tái cử của ông Obama có thể cho phép cả hai tiếp tục lại từ gần chỗ mà họ đã ngừng. Ông vẫn có cơ hội để cải thiện điểm số tồi tệ nhất trong phiếu thành tích của mình. Ông Obama nên đi ra và làm việc đó từ nay đến ngày 6/11.
*
* *
(Micheal Grunwald- Tạp chí Foreign Policy - số 9/10-2012)
Những người Cộng hòa chỉ trích tổng thống đã hoàn toàn sai. Gói kích thích đã có hiệu quả.
“Gói kích thích của Obama là một thất bại toàn diện ám ảnh nhiệm kỳ tổng thống của ông”. Không.
Dư luật kích thích trị giá 787 tỷ USD của Tổng thống Mỹ Barack Obama chắc chắn là một thất bại chính trị. Obama đã ký thông qua dự luật này trong tháng đầu tiên ông lên nắm quyền, cắt giảm thuế cho hơn 95% người lao động Mỹ, trong khi rót tiền vào chăm sóc y tế, giáo dục, năng lượng, cơ sở hạ tầng và trợ giúp những nạn nhân của cuộc Đại Suy Thoái. Đó là kinh tế học Keynes điển hình, sử dụng những đồng USD công để làm hồi sinh nhu cầu cá nhân, nhưng trong vòng 1 năm, tỷ lệ người nghĩ rằng nó đã tạo ra công ăn việc làm thấp hơn tỷ lệ số người Mỹ tin Elvis Presiey vẫn còn sống. Những người Cộng hòa đã chế giễu nó là “Porkulus”, gói căng phồng tất cả những điều sai lầm với chế độ Obama, và nó đã giúp khởi động sự hồi sinh chính trị do Đảng Trà kích động của họ. Giới truyền thông đã nín thở ghi vào sử biên niên những chi tiêu ngớ ngẩn của nó, như trang phục cho linh vật an toàn dưới nước; những khoản chi tiêu hợp pháp nghe có vẻ ngớ ngẩn, như một nghiên cứu hóa học não bộ về những con khỉ nghiện côcain; và những khoản chi tiêu tưởng tượng, như những chiếc xe lửa bay tới Disneyland. Những người Dân chủ đã quá mệt mỏi với sự chế nhạo không ngừng nên họ đã ngừng sử dụng từ “kích thích”.
Gần 4 năm sau, dự luật phục hồi kinh tế của Obama – và sự phục hồi kinh tế yếu ớt theo sau đó – là trung tâm của cuộc tranh luận về chiến dịch tranh cử nhiệm kỳ thứ 2 của ông. Đối với đối thủ Cộng hòa của ông, Mitt Romney, gói kích thích là một việc làm vô ích của chính phủ lớn làm phình to nợ quốc gia mà không đưa việc làm trở lại với người Mỹ, một sự thực hành bừa bãi về chủ nghĩa tự do đánh thuế và chi tiêu, chủ nghĩa tư bản thân hữu và chủ nghĩa không tưởng vì môi trường không thực tế. Ngày nay Obama không dùng từ “kích thích”, nhưng ông lập luận rằng dự luật này, chính thức gọi là Đạo luật Phục hồi và Tái đầu tư Mỹ, đã giải cứu đất nước thoát khỏi một cuộc Đại Khủng Hoảng, chấm dứt cơn ác mộng kinh tế trong ngắn hạn (phần Phục hồi) trong khi đặt nền móng cho một nền kinh tế cạnh tranh và bền vững hơn trong dài hạn (phần Tái đầu tư). Trong khi đó, những người tự do bất bình than phiền rằng gói kích thích quá nhỏ bé, vì Obama đã quá rụt rè, và rằng những người Mỹ thất nghiệp vẫn đang phải trả giá cho sự yếu đuối của tổng thống.
Khi nói đến Đạo luật Phục hồi, sự thật đang đứng về phía Obama.
Trước hết, có bằng chứng phong phú rằng gói kích thích đã đem lại sự kích thích thực sự, giúp chấm dứt một sự rơi tự do ghê sợ, đẩy lui một cuộc Đại Suy thoái lần thứ 2 và kết thúc một cuộc sự đình đốn khốc liệt. Các nhà dự báo kinh tế hàng đầu của Mỹ – Macroeconomic Advisers, Economy.com của Moody, HIS Global Insight, JPMorgan Chase, Goldman Sachs và Văn phòng Ngân sách Quốc hội – đồng ý rằng nó đã làm tăng GDP ít nhất 2 điểm phần trăm, sự khác biệt giữa thu hẹp và tăng trưởng, và cứu vớt hay tạo ra khoảng 2,5 triệu công ăn việc làm. Khái niệm “cứu vớt hay tạo ra” đã truyền cảm hứng cho rất nhiều lời mỉa mai – Obama đã nói đùa rằng sau nghi thức tha thứ của Lê tạ ơn năm 2009 của ông, ông đã cứu vớt và tạo ra 4 con gà tây — nhưng điềuđó đơn thuần có nghĩalà 2,5 triệu người nữa sẽ thất nghiệp nếu không có Đạo luật Phục hồi. Tỷ lệ thất nghiệp có thể vẫn là 2 con số.
Đương nhiên, như những người chỉ trích Obama thuộc cả cánh tả lẫn cánh hữu đều chỉ ra một cách chính xác, tỷ lệ thất nghiệp 8% của Mỹ vẫn là cao khủng khiếp. Và không có cách nào để tiến hành một nghiên cứu theo phương pháp giấu kín với cả 2 bên về một nền kinh tế Mỹ thay thế mà không có gói kích thích, vì vậy không có bằng chứng rõ ràng nào để chứng minh rằng gói kích thích đã khởi động một sự phục hồi. Nhung đạn đạo học thì chắc chắn là phù hợp. Nền kinh tế đã sụt giảm với tỉ lệ ở mức cuộc Đại Suy thoái trong quý 4/2008, và tình trạng mất việc làm lên cao nhất vào tháng 1/2009. Tuy nhiên, sau khi dự luật kích thích được thông qua vào tháng 2, sản lượng quý đã đạt mức cải thiện lớn thứ nhì trong vòng 25 năm, và tỷ lệ thất nghiệp quý đã đạt mức cải thiện lớn nhất trong vòng 30 năm. Tình trạng suy thoái đã chính thức chấm dứt vào tháng 6 năm đó. Một bài đánh giá của tờ Washington Post về các nghiên cứu về Đạo luật Phục hồi đã tìm ra 6 nghiên cứu cho thấy một tác động kinh tế tích cực so với một nghiên cứu hữu ích (của nhà kinh tế Cộng hòa lỗi lạc John B. Taylor) kết luận rằng gói kích thích đã thất bại – và những người chỉ trích đã lưu ý rằng các số liệu của Taylor tương tự cũng chứng minh cho kết luận rằng gói kích thích là quá nhỏ bé.
Kể từ đó gói kích thích kiểu Keynes đã trở thành một môn bóng đá chính trị, nhung trước khi Obama lên nắm quyền, gần như tất cả mọi người đồng ý rằng khi nền kinh tế đình trệ, chính phủ có thể thúc đẩy tăng trưởng và tạo công ăn việc làm bằng cách bơm tiền vào nền kinh tế, hoặc bằng cách đánh thuế ít hơn hoặc chi tiêu nhiều hơn. Đầu năm 2008, mọi ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa và Dân chủ đều đề xuất một kế hoạch kích thích – trên thực tế, kế hoạch của Romney là lớn nhất. Và những người Cộng hòa vẫn sử dụng những lập luận về châm ngòi của Keynes để thúc đẩy cắt giảm thuế, chi tiêu quân sự và các gói kích thích khác mà họ ngẫu nhiên hỗ trợ. Đương nhiên, lập luận thuyết phục nhất ủng hộ gói kích thích năng nổ là kinh nghiệm của các nước châu Âu như Anh và Tây Ban Nha, những nước đã quay trở lại sự khắc khổ và trượt ngã trở lại suy thoái.
Người Cộng hòa đã chỉ trích các phiếu lương thực, trợ cấp thất nghiệp và khoản hỗ trợ khác cho những người thiếu may mắn của Đạo luật Phục hồi vì thúc đẩy một nền văn hóa phụ thuộc, nhưng trừ một vài ngoại lệ (những khoản trợ cấp học phí rộng rãi hơn cho sinh viên có thu nhập thấp và những khoản khấu trừ thuế cho người lao động có thu nhập thấp), những của bố thí này là tạm thời. Và không nghi ngờ là chúng đã làm cho một thời kỳ đặc biệt vất vả ít vất vả hơn, nâng ít nhất 7 triệu người Mỹ lên khỏi mức sống tối thiểu trong khi giảm nghèo cho 32 triệu người Mỹ. Do đó, tỷ lệ nghèo đói chỉ tăng nhẹ trong thời kỳ suy sụp tồi tệ nhất kể từ những năm 1930. Tình trạng vô gia cư thật sự đã giảm đôi chút, phần lớn vì một thử nghiệm đổi mới của Đạo luật Phục hồi trong việc “ngăn ngừa tình trạng vô gia cư” đã giúp cung cấp chỗ ở cho 1,2 triệu người Mỹ gặp khủng hoảng. Thay vào đó nếu một nửa trong số họ cuối cùng phải sống ngoài đường, thì số người vô gia cư của đất nước sẽ tăng gấp đôi.
về mặt chính trị, sẽ là vụng về khi tổng thống lập luận rằng nếu không có gói kích thích, nền kinh tế tồi tệ sẽ còn tồi tệ hơn. Có vẻ không thỏa đáng khi chỉ ra rằng những cuộc suy thoái do sự tan chảy tài chính tạo ra có xu hướng kéo dài và nguy hiểm một cách khác thường. Nhưng đó là sự thật.
“Nhưng Obama đã hứa giữ tỷ lệ thất nghiệp dưới 8%”. Không hẳn.
Vào đầu tháng 1/2009, êkíp chuyển tiếp của tổng thống sắp tới đã công bố một báo cáo tai hại về chính trị cảnh báo rằng tỷ lệ thất nghiệp có thể lên đến 9% nếu không có Đạo luật Phục hồi, trong khi dự đoán rằng nó sẽ có thể nằm dưới 8% nếu có Đạo luật Phục hồi, một lời nói hớ đã mở đầu cho hàng nghìn đề tài bàn luận sau khi tỷ lệ thất nghiệp lên đến 10% mặc dù có Đạo luật Phục hồi. Bản báo cáo chứa đầy những lời báo trước về “biên độ sai sót đáng kể” và những điều tương tự. Nhưng không ai nhớ đến những lời báo trước. Các tác giả, các nhà kinh tế Christina Romer và Jared Bernstein, thậm chí đã cho vào một ghi chú lớn về đường cơ sở thời trước gói kích thích: “Một số nhà dự báo cá nhân tiên đoán tỷ lệ thất nghiệp cao tới 11 % nếu không có hành động gì được thực hiện”. Nhưng không ai nhớ những chú thích. Chúng ta nhớ rằng tỷ lệ thất nghiệp vẫn chưa xuống dưới 8%, vì những người Cộng hòa chưa bao giờ ngừng nhắc chúng ta nhớ. Và giới truyền thông đã nhiều lần trích dẫn báo cáo này để gạt bỏ Đạo luật Phục hồi như là một sự thất bại theo chính những tiêu chuẩn của chính quyền.
Rõ ràng, dự đoán 8% là một sai lầm – một sai lầm có thể hiểu được, một sai lầm về tiếp thị, một sai lầm rõ ràng dưới khả năng của Obama, nhưng vẫn là một sai lầm. Bản báo cáo của Romer-Berstein gần như không đủ bi quan. Tỷ lệ thất nghiệp đã vượt quá 8% thậm chí trước khi dòng tiền kích thích bắt đầu đổ ra. Nhưng đó không phải là sự phản ánh về gói kích thích. Romer và Berstein đã dự đoán chính xác rằng Đạo luật Phục hồi sẽ làm giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống 2% – điều họ đã đánh giá không đúng mức là đường cơ sở lúc trước gói kích thích. Họ biết mọi chuyện đang tồi tệ, nhung họ chỉ không biết tồi tệ như thế nào. Khó ai có thể biết vào thời điểm đó. Cục Phân tích Kinh tế ban đầu đã chốt tăng trưởng cho quý 4/2008 ở mức khủng khiếp – 4% , nhưng sau đó nó đã được điều chỉnh xuống mức vượt quá khủng khiếp – 9%; ở mức đó, Mỹ sẽ mất mát nhiều hơn giá trị sản lượng của toàn Canada năm 2009.
Ngay cả khi đó, Obama và các cố vấn của ông hiểu rằng Đạo luật Phục hồi tự nó sẽ không khôi phục được công ăn việc làm đầy đủ; như Phó Tổng thống Joe Biden đã nói với tôi theo cách nói quanh co của ông, nó chưa bao giờ được cho là để mang toàn bộ gánh nặng. Nhà Trắng mong đợi gói cứu trợ tài chính Phố Uôn, gói cứu trợ ngành công nghiệp ô tô và kế hoạch non nớt của mình sẽ giúp đỡ các chủ nhà gặp khó khăn để hỗ trợ thêm cho nền kinh tế. Phụ tá kinh tế hàng đầu của Obama, Larry Summers, đã bị chỉ trích gay gắt vì kiên trì những cảnh báo của Romer rằng sẽ cần 1,8 nghìn tỷ USD để thu hẹp khoảng cách sản lượng trong một bản ghi nhớ then chốt cho tổng thống, nhưng ngay cả Romer cũng đồng ý đó là một cáo buộc sai lầm. Bản ghi nhớ đã cảnh báo rằng một gói kích thích trị giá 850 tỷ USD sẽ chỉ thu hẹp “gần một nửa khoảng cách sản lượng”, không đủ để đưa tỷ lệ thất nghiệp trở về “mức bình thường, trước suy thoái” của nó. Theo lời một phụ tá nói với tôi, bất kể người ta nghĩ gì về Obama, ông đều biết cách để nhân đôi.
“Gói kích thích lẽ ra nên lớn hơn, nhưng Obama đã bỏ lỡ”. Đúng và không đúng.
Trong khi những người Cộng hòa đã xem khinh gói kích thích coi như chính phủ lớn đang chạy cuống cuồng, nhiều nhà chỉ trích tự do hơn, dẫn đầu là nhà chuyên mục của tờ New York Times, Paul Krugman, đã coi thường nó là nhỏ bé một cách lố bịch. Và đúng là như vậy: kích thích nhiều hơn sẽ thu hẹp khoảng cách sản lượng nhiều hơn và thay thế nhiều hơn cho 8 triệu công ăn việc làm đã mất trong cuộc Đại Suy Thoái, cắt giảm thuế nhiều hơn sẽ bơm nhiều tiền hơn vào dòng máu kinh tế. Nhiều công trình công cộng hơn sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho các thợ xây mất việc. Nhiều trợ giúp cho các bang sẽ ngăn ngừa các thống đốc Mỹ bù đắp tác động của Đạo luật Hồi phục bằng cách tăng thuế, cho giáo viên và công chức nghỉ việc, và cắt bớt chương trình Medicaid và các dịch vụ khác. Nói chung, những khoản cắt giảm chi tiêu và tăng thuế của họ đã hút tiền ra khỏi nền kinh tế nhiều như gói kích thích đã đẩy vào, và công ăn việc làm trong khu vực công đã giảm xuống trong nhiệm kỳ tổng thống của Obama.
Ngay cả như vậy, niềm tin phổ biến trong những người tự do cho rằng việc bơm gói kích thích không đầy đủ vào nền kinh tế là lỗi lầm cơ bản của Obama là phi lịch sử và không công bằng. Đạo luật Phục hồi vẫn rất to lớn – ước lượng gần đây nhất là 831 tỷ USD, lớn hơn toàn bộ Chính sách Kinh tế Mới tính theo đồng USD cố định – và đó không phải là lỗi của Obama khi nó đã không lớn hơn.
Vào tháng 9/2008, một gói kích thích trị giá 56 tỷ USD đã thất bại tại Thượng viện, với 2 Đảng viên Dân chủ bỏ phiếu chống. Và sau khoản cứu trợ ngân hàng hoàn toàn không được lòng dân, thậm chí có ít ham muốn hơn trong quốc hội về chi tiêu mạnh. Tới cuối tháng 11, khi tình hình tồi tệ của thị trường đã tạo ra sự đồng thuận miễn cưỡng rằng Quốc hội cần phải hành động, 387 nhà kinh tế chủ yếu nghiêng về cánh tả – nhiều người trong số đó sau này đã công kích Obama vì tiết kiệm tiền kích thích – đã ký một bức thư kêu gọi một gói chỉ có 300 tỷ USD đến 400 tỷ USD. Thậm chí vào tháng 1/2009, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, nữ anh hùng của cánh tả, đã miễn cưỡng phê chuẩn bất kỳ thứ gì trên 600 tỷ USD. Tổng thống đã ra đi trước những người Dân chủ ngăn chặn ông.
Các vị tổng thống không có cây đũa thần, và những người Cộng hòa đã quyết định toàn thể chống lại Đạo luật Phục hồi. Dó đó trừ khi Obama muốn bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống của mình với một thất bại lớn trong tình trạng khẩn cấp về kinh tế, ông cần phải tập hợp đưọc 60 phiếu ở Thượng viện. Đảng viên Dân chủ Al Franken còn bận kiểm lại phiếu ở Minnesota, do đó Obama cần ít nhất hai người Cộng hòa để hỗ trợ cho gói kích thích này. Ba thượng nghị sĩ Cộng hòa ôn hòa – Olympia Snowe và Susan Collins đến từ Maine, và Arien Specter đến từ Pennsylvania – cùng với Đảng viên Dân chủ bảo thủ Ben Nelsson đến từ Nebraska đều nhất trí rằng không ai trong số họ sẽ bỏ phiếu thuận trừ khi tất cả họ đều được thỏa mãn. Và tất cả đã nhấn mạnh rằng gói kích thích phải ít hơn 800 tỷ USD. Các nguồn tin từ Quốc hội xác nhận rằng ít nhất 6 thượng nghị sĩ Dân chủ ôn hòa cũng đặt một giới hạn không công khai ở mức 800 tỷ USD. Mọi người có mặt trong phòng trong cuộc giao dịch mặc cả của quốc hội đều đồng ý rằng Obama đã có những gì ông có thể có. Thượng nghị sĩ khi đó là Byron Dorgan, một người Dân chủ tới từ Bắc Dakota, nói với tôi: “Đơn giản là không có đủ chỗ cho bất kỳ thứ gì lớn hơn. Đó là chính phủ đại diện”.
Một số người liên tục chỉ trích Obama thừa nhận rằng ông đã không thể có gói kích thích nhiều hơn vào tháng 2/2009, nhưng họ than phiền rằng ông nên có được nhiều hơn từ Quốc hội một khi mọi chuyện trở nên rõ ràng rằng cú lắc mạnh ban đầu sẽ không đưa trở lại được một nền kinh tế sôi động. Đúng là một số nhà cố vấn của Obama phần lớn đã đánh giá quá cao khả năng họ có thể dễ dàng quay trở lại Đồi Capitol. Ngay cả Summers, người không thường thú nhận như vậy, đã công nhận với tôi rằng ông đã sai và đối thủ của ông, Krugman, người đã cảnh báo rằng gói kích thích không đầy đủ sẽ gây tiếng xấu cho kích thích, đã đúng. Summers nói: “Vào lúc đó, tôi đã không đồng ý. Đó là một sai lầm”.
Cuối cùng Obama đã bóp nặn ra được gói kích thích trị giá 700 tỷ USD từ một Quốc hội vô cùng miễn cưỡng, thông qua một tá dự luật riêng biệt. Nó không hề dễ dàng. Snowe và Collins là những thượng nghị sĩ Cộng hòa duy nhất ủng hộ kéo dài trợ cấp thất nghiệp. Những người Cộng hòa cũng cản trở một dự luật nhằm cứu việc làm của giáo viên; Snowe và Collins cuối cùng đã đồng ý về một phiên bản thu gọn. (Spector cũng đồng ý, nhưng ông đã chuyển sang Đảng Dân chủ sau phản ứng dữ dội của Đảng Cộng hòa về phiếu ủng hộ kích thích của ông) Obama phải mất hơn 2 tháng đề thu được 2 phiếu Cộng hòa cho một dự luật trị giá 42 tỷ USD nhằm cắt giảm thuế cho các doanh nghiệp nhỏ. Cựu thượng nghị sĩ George Voinovich, một Đảng viên Cộng hòa thuộc Ohio, người đã bất chấp các lãnh đạo đảng của mình để ủng hộ dự luật, đặt câu hỏi: “Có điều gì có thể mang tính Cộng hòa hơn thế? Thay vì làm những điều đúng đắn, hoạt động chính trị đảng phái luôn luôn là điều đầu tiên”.
“Không giống Chính sách Kinh tế Mới, gói kích thích của Obama sẽ không để lại một di sản bền vững”. Sai.
Đây là nhận thức sai lầm lớn nhất về Đạo luật Phục hồi và Tái đầu tư Mỹ, và điều đó có thể hiểu được, vì nó đã được tiếp thị như là một dự luật về công ăn việc làm. Nhưng nó liên quan đến tái đầu tư cũng như hồi phục, sự biến đổi dài hạn cũng như kích thích ngắn hạn.
Trước hết, Đạo luật Phục hồi là dự luật năng lượng lớn nhất, biến đổi nhất trong lịch sử, cung cấp vốn cho những sự đầu tư chưa từng có của chính phủ vào một hệ thống lưới điện thông minh hơn, than đá sạch hơn, tiết kiệm năng lượng theo mọi hình thức có thể tưởng tượng được, đào tạo việc làm “liên quan đến môi trường”, phương tiện chạy điện và cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho chúng, năng lượng sinh học tiên tiến và các nhà máy tinh chế để pha chế chúng, năng lượng tái tạo từ mặt trời, gió và nhiệt dưới mặt đất, và các nhà máy để sản xuất tất cả những thứ thân thiện với môi trường đó ở Mỹ. Năm 1999, Tổng thống Bill Clinton đã đề xuất một dự luật năng lượng sạch 5 năm trị giá 6,3 tỷ USD mà đã bị bác bỏ vì không thực tế và nhanh chóng bị xếp xó. Một thập kỷ sau, trong tháng đầu tiên lên nắm quyền, Obama đã rót 90 tỷ USD vào năng lượng sạch với chữ ký của mình, đầu tư thêm 100 tỷ USD vốn tư nhân. Toàn bộ ngành công nghiệp năng lượng tái tạo đã hấp hối sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nhưng nhờ gói cứu trợ, Obama đã giữ lời hứa tăng gấp đôi lượng phát điện tái tạo trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông.
Gói kích thích cũng là dự luật cải cách giáo dục lớn nhất và biến đổi nhất từ thời chương trình cải cách Đại Xã hội, làm thức tỉnh các trường học công với một cuộc cạnh tranh “Cuộc đua tới đỉnh cao” được nhằm để trao phần thưởng cho sự đổi mới và trừng phạt sự tầm thường. Nó cũng là một dự luật chăm sóc y tế lớn và mang tính biến đổi, đặt nền móng cho những cải cách thậm chí còn lớn hơn và biến đổi hơn 1 năm sau của Obama; chẳng hạn, nó đã rót 27 tỷ USD vào việc đưa vào máy tính hệ thống y tế giấy bút của Mỹ, làm giảm các cuộc xét nghiệm dư thừa, những sự tương tác thuốc nguy hiểm và sai sót chết người của bác sĩ với chữ viết tay như gà bới. Nó gồm cả cuộc tấn công lớn nhất của Mỹ vào chính sách công nghiệp kể từ thời Franklin Roosevelt, sự mở rộng lớn nhất của các sáng kiến xóa đói giảm nghèo kể từ thời Lyndon Johnson, sự cắt giảm thuế cho tầng lớp trung lưu lớn nhất kể từthời Ronald Reagan, và là sự bổ sung tiền nghiên cứu lớn nhất từ trước tới nay. Nó đã đưa 8 tỷ USD vào mạng lưới đường sắt hành khách cao tốc mới, sáng kiến vận tải mới lớn nhất kể từ các đường cao tốc liên bang, và 7 tỷ USD khác để mở rộng mạng lưới Internet tốc độ cao hiện có của nước này đến các cộng đồng không được phục vụ đầy đủ, một sự biến đổi hiện đại việc điện khí hóa nông thôn của Chính sách Kinh tế Mới.
Các nhà chỉ trích thường lập luận rằng trong khi Chính sách Kinh tế Mới đã để lại đằng sau những công trình kỷ niệm mang tính biểu tượng – Đập Hoover, Con đường Skyline Drive, Căn cứ Fort Knox – gói kích thích sẽ để lại một di sản tầm thường là các nhà máy rác thải, những hố gà chưa được lát và các viên chức nhà nước sẽ mất việc nếu không có nó. Nhưng nó đang tạo ra những biểu tượng của riêng mình: nhà máy năng lượng gió và năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới, nhà máy tinh chế êtanon xenlulô đầu tiên của đất nước, các đồn biên giới không sử dụng năng lượng, một đoàn tàu cao tốc hình viên đạn sẽ nối Los Angeles và San Francisco trong chưa đến 3 tiếng. Nó cũng đang khôi phục các biểu tượng cũ: cầu Brooklyn và cầu Bay, Công viên quốc gia Everglades đang gặp nguy hiểm và Sông Elwha bị ngăn đập, Chợ Pike Place của Seattle và bến phà trên Đảo Staten. Nó đang tạo ra một ngành công nghiệp pin tiên tiến cho các phương tiện chạy điện gần như hoàn toàn từ con số 0, tài trợ cho các nhà máy được cho là sẽ thúc đẩy phần công suất toàn cầu của Mỹ từ 1% khi Obama lên nắm quyền tới khoảng 40 % vào năm 2015. Cơquan chính phủ mới duy nhất của nó, Cơ quan dự án nghiên cứu tiên tiến về năng lượng (ARPA-E), cái nôi cho nghiên cứu đầu ngành về năng lượng lấy hình mẫu từ Cơ quan dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến của Lầu Năm Góc (DARPA), đang tạo ra những sự đột phá sẽ giúp đẩy nhanh sự chuyển tiếp tới một nền kinh tế có hàm lượng cácbonthấp.
Di sản chính của nó, giống như của Chính sách Kinh tế Mới, sẽ là sự thay đổi.
“Gói kích thích bị ảnh hưởng vì gian lận, đặc quyền và những việc làm vô ích kiểu như Solyndra”. Không.
Các chuyên gia đã cảnh báo rằng 5% trong gói kích thích có thể thất thoát vì gian lận, nhưng các nhà điều tra đã đưa ra tài liệu chứng minh rằng chưa đến 10 triệu USD bị thất thoát – khoảng 0,001%. Earl Devanev, nhà kiểm soát liên bang huyền thoại người đã giám sát gói cứu trợ với tư cách là người đứng đầu Ban Trách nhiệm và Minh bạch Phục hồi, nói với tôi: “Đó là một sự bất ngờ lớn. Chúng tôi không dính líu đến hoạt động chính trị, nhưng bất kể bạn là người Dân chủ, người Cộng hòa, người cộng sản, bất kể là gì, bạn phải hiểu rõ rằng gian lận nghiêm trọng đúng là đã không xảy ra”.
Những cuộc tấn công Porkulus là đặc biệt trơ tráo, vì định nghĩa thông thường của từ “pork” là một quỹ dành riêng cho một dự án cụ thể do một nhà làm luật cụ thể đưa vào, và Đạo luật Hồi phục là dự luật chi tiêu đầu tiên trong nhiều thập kỷ không có các quỹ dành riêng này. Đã có một vài thứ gần như quỹ dành riêng, đáng chú ý nhất là dự án than sạch của FutureGen trị giá 1 tỷ USD do Lãnh đạo phe đa số trong Thượng viện Dick Durbin đến từ Illinois đưa ra, nhưng chúng đã lu mờ so với 6.376 quỹ dành riêng chất đầy trong dự luật vận tải cuối cùng của Tổng thống George w. Bush. Hầu hết chi tiêu được cho là phí phạm mà những người Cộng hòa kể ra chưa bao giờ nằm trong gói kích thích (như các “các bảo tàng pháp luật”), bị loại khỏi gói kích thích (như “các quỹ cấm hút thuốc”), hoặc bị bóp méo mạnh điều gì đó trong gói kích thích (như cái gọi là một kinh phí 248 triệu USD dành cho “đồ nội thất cho chính phủ”, mà trên thực tế là một dự án nhằm xây dựng một trụ sở Bộ An ninh Nội địa mới sẽ có đồ nội thất bên trong).
Vẫn còn Solyndra! Công ty pin mặt trời ở California đã phá sản sau khi nhận được một khoản vay kích thích trị giá 500 triệu USD đã trở thành câu trả lời ngắn gọn của Đảng Cộng hòa đối với bất kỳ thành tích nào liên quan đến gói kích thích. Đó được cho là một trường hợp điển hình về sự thiếu khả năng, chủ nghĩa thân hữu và sự thất bại của chính sách công nghiệp thân thiện với môi trường. Những người Cộng hòa đã điều tra trong 1 năm, tổ chức hơn một tá cuộc điều trần và đưa ra tòa hàng trăm nghìn tài liệu, nhưng họ không phát hiện ra được bằng chứng sai phạm nào. Nhà điều tra hàng đầu của Đảng Cộng hòa, Hạ nghị sĩ Darrell Issa, nóì với tờ Politico: “Liệu có hoạt động phạm phát không? Có lẽ là không. Liệu có một sự ảnh hưởng chính trị và các mối quan hệ? Có lẽ là không”.
Solyndra là một công ty mới khởi nghiệp đã phá sản. Điều đó thường xảy ra. Đầu năm 2009, Solyndra và các tấm pin mặt trời hình trụ mang tính cách mạng của mình là điều đáng chúc mừng của Thung lũng Sillicon, quyên góp được 1 tỷ USD từ các nhà đầu tư tinh hoa như gia đình Walton của chuỗi siêu thị Wal-Mart tên tuổi, và ông chủ đầy quyền lực người Anh Richard Branson. Kaiser là một nhà gây quỹ của Obama, nhưng gia đình Walton là những nhà quyên góp của Đảng Cộng hòa; như Issa thừa nhận, không có hằng chứng nào về bất kỳ ảnh hưởng chính trị không đứng đắn. Trên thực tế, Chính quyền Bush đã hoàn toàn chấp thuận Solyndra và cố gắng đẩy nhanh khoản vay của công ty này. Ban đầu chương trình cho vay có sự ủng hộ của cả 2 đảng; mục tiêu là giúp các công ty như Solyndra vượt qua cái gọi là Thung lũng Chết để có được những công nghệ cách tân với bước khởi động lớn và chi phí gia tăng. Một số khoản vay sẽ không thể trả được, nhưng đó là lý do tại sao Quốc hội cung cấp kho của dự trữ cho vay, đủ để bù đắp cho nhiều vụ phá sản có quy mô như Solyndra. Một vài bài phê bình độc lập đã nhận thấy người trả thuế sẽ không gặp nguy hiểm nào khi có thêm thua lỗ.
Sự thất bại của Solyndra thường được mô tả là một thất bại của ngành công nghiệp pin mặt trời, nhưng trên thực tế là ngược lại. Solyndra sản xuất những tấm pin tiết kiệm nhưng đắt tiền; công ty này về cơ bản là sự đánh cược rằng năng lượng mặt trời sẽ vẫn đắt đỏ. Thay vào đó, giá pin mặt trời đã giảm mạnh hơn 2/3 kể từ năm 2009, một phần vì gói kích thích nhưng cũng vì Chính phủ Trung Quốc đã đổ 30 tỷ USD vào các nhà sàn xuất pin mặt trời của riêng mình. Trong bất kỳ trường hợp nào, mức giá giảm mạnh gây khó khăn cho Solyndra phản ánh một ngành công nghiệp đang thành công; hệ thống pin mặt trời Mỹ tăng mạnh từ 29Q mêgaoát năm 2008 lên 1.855 mêgaoát năm 2011, và 7.000 mêgaoát trong các dự án mới được đề xuất trong 2 tháng trước khi Solyndra vỡ nợ – tương đương với 7 lò phản ứng hạt nhân mới.
Những cuộc tấn công không có thật mới nhất của Đảng Cộng hòa – rõ ràng là để đáp lại những lời buộc tội rằng Romney đã chuyển những công ăn việc làm của Bain & Co. ra nước ngoài – đã cáo buộc Obama chuyển các công ăn việc làm trong các ngành công nghiệp năng lượng sạch ra nước ngoài thông qua gói kích thích. Trên thực tế, gói kích thích đưa công ăn việc làm vào trong nước. Chẳng hạn, nó đã làm hồi sinh ngành công nghiệp năng lượng gió, tạo các công ăn việc làm trong lĩnh vực sản xuất cũng như lắp đặt. Năm 2006, Mỹ đã nhập khẩu 80% linh kiện trong các tuốcbin gió của mình, sau gói kích thích, con số đó đã giảm xuống còn 40%. Đúng, nhiều nhà máy mới đó do nước ngoài sở hữu, nhưng chúng đã tạo công ăn việc làm cho người Mỹ; tên của ai trên áo phông công ty hoàn toàn không quan trọng. Công ty Tây Ban Nha Iberdrola đã tạm ngừng hoạt động của các cánh đồng gió ở Illinois và Texas sau khi nền kinh tế toàn cầu sụp đổ năm 2008; sau ngày gói kích thích được thông qua, công ty này đã thông báo sẽ rót 6 tỷ USD trở lại các dự án năng lượng gió ở Mỹ.
“Gói kích thích cho thấy điều mà Obama để tâm”. Đúng.
Kiểu tuyên bố này thường nhằm để xúc phạm; các nhà chỉ trích cánh tả và cánh hữu mô tả Đạo luật Phục hồi là bản chất của học thuyết Obama. Đúng là như vậy, nhưng không phải theo cách họ muốn nói.
Đối với nhũng người Cộng hòa, gói kích thích “thất bại” là một bài tập kinh điển của Obama về chủ nghĩa tự do chính phủ lớn, sự vô trách nhiệm về tài chính và sự kém cỏi. Nhưng đó đều là những cáo buộc sai. Đạo luật Phục hồi bao gồm các khoản cắt giảm thuế trị giá 300 tỷ USD, đúng như những người Cộng hòa đã yêu cầu; ARPA-E là cơ quan chính phủ mới duy nhất, và hầu hết các chi tiêu của nó dành cho những ưu tiên (từ các đường cao tốc tới phương tiện chạy điện đến bảo hiểm thất nghiệp) đều luôn mang tính lưỡng đảng cho tới khi chúng được gắn với Obama. Gói kích thích đã làm tăng thâm hụt – đó là toàn bộ ý nghĩa của gói kích thích Keynes – nhưng tác động của nó lên nợ dài hạn là không đáng kể nếu so với các khoản cắt giảm thuế của Bush, các cuộc chiến ở Irắc và Ápganixtan, và thu nhập sụt giảm mạnh trong cuộc Đại Suy thoái. Và Đạo luật Phục hồi thật sự là một bài tập về chính phủ tốt. Nó không chỉ không dính bê bối, không liên quan đến quỹ dành riêng, kịp thời và vừa ngân quỹ, mà còn tạo ra một cuộc cách mạng bộ máy quan liêu âm thầm, khai thác sức mạnh của cuộc cạnh tranh để trao những đồng USD thuế cho những ứng viên xứng đáng nhất thay vì chỉ rải tiền khắp đất nước. Gói kích thích đã tạo ra hàng tá cuộc đua cạnh tranh, thiên về kết quả tới vị trí dẫn đầu vì tất cả mọi thứ, từ loại bỏ sơn chì tới hệ thống lưới điện thông minh đến các dự án vận tải đổi mới.
Tuy nhiên bằng cách này hay cách khác, đối với nhiều người tự do, gói kích thích đã cho thấy tổng thống là một người yếu đuối phản lại nguyên tắc của mình, quan tâm nhiều đến việc cắt giảm các thỏa thuận hơn là theo đuổi những giấc mơ, vui vẻ hy sinh đồng minh của mình và liều lĩnh thỏa hiệp với những người Cộng hòa không nhượng bộ. Nhưng sự thuần túy tiến bộ sẽ không thu được 60 phiếu trong Thượng viện. Và Obama không phải là một người theo chủ nghĩa thuần túy tiến bộ. Trên thực tế, Đạo luật Phục hồi đã đem lại bằng chứng sớm rằng Obama khá giống với nhừng gì ông nói ông là vậy: một nhà kỹ trị trung tả trên hết là một người theo chủ nghĩa thực dụng, hài lòng với sự thỏa hiệp, lo lắng về các chuyên gia, không thích hy sinh lợi ích để theo đuổi lý tưởng nhưng quyết tâm đạt được những điều lớn lao. Nó đã phản ánh niềm tin của ông vào chính phủ như một công cụ để thay đổi, nhưng cũng là niềm khao khát của ông cho một chính phủ tốt hơn thay vì lớn hơn. Và đó là bằng chứng đầu tiên cho thấy rằng bất chấp những lời phát biểu hoa mỹ của ông trong suốt chiến dịch, ông hiểu rằng các dự luật không được Quốc hội thông qua không tạo ra sự thay đổi.
Cuối cùng, gói kích thích là sự chắt lọc tinh khiết nhất của điều Obama muốn nói qua câu “Sự thay đổi mà chúng; ta có thể tin tưởng vào”. Nó liên quan đến việc giải cứu nền kinh tế khỏi tai họa, nhưng cũng liên quan đến việc thay đổi nền kinh tế để chuẩn bị nước cho Mỹ cạnh tranh trong thế kỷ 21. Theo dấu vết, Obama thường nói về năng lượng sạch hơn, trường học tốt hơn, cải cách y tế và đánh thuế công bằng hơn không chỉ như là những đòi hỏi về đạo đức, mà là như những điều kiện tiên quyết về kinh tế cho sự phục hồi và sự lãnh đạo của Mỹ. Ông đã cảnh báo rằng Mỹ không thể để các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường của tương lai trôi ra nước ngoài; hoặc không chuẩn bị được cho trẻ em trước kỷ nguyên thông tin; hoặc đánh mất sự kiểm soát các chi phí chăm sóc y tế tăng vọt làm phá sản các gia đình, các công ty và cả đất nước. Và Đạo luật Phục hồi đã đi những bước – trong một số trường hợp là những bước đi lớn – theo tất cả các phương hướng đó. Gần 4 năm sau, gói kích thích đã trở thành một điểm nút, một đề tài bàn luận trong cuộc chiến chính trị về chính phủ lớn, nhưng nó đang đưa Mỹ tới tầm nhìn chính sách đây hy vọng về thay đổi mà ông đã đặt ra trong chiến dịch tranh cử cuối cùng của mình.
Rốt cục, gói kích thích đã không được như sự quảng cáo, nhưng nó đã khiến mọi chuyện trở nên tốt đẹp hơn. Đó là toàn bộ ý nghĩa của sự thay đối.
*
* *
TTXVN (Angiê 3/11)
Ứng cử viên Mitt Romney, nếu trúng cử tổng thống, sẽ gặp khó khăn khi ông chủ trương áp dụng chính sách đối ngoại cứng rắn theo khuynh hướng tân bảo thủ. Còn Tổng thống đương nhiệm Barack Obama, mặc dù ý thức được sự cần thiết phải từ bỏ chính sách đơn phương trong mối quan hệ quốc tế, nếu có tái đắc cử, cũng không thể bỏ qua được vai trò ngày càng lớn của các nước đối tác trong bối cảnh toàn cầu hóa. Đó là nhận định của các ông Bertrand Badie, giáo sư đại học, giảng dạy môn khoa học chính trị tại trường Đại học Sciences Po Paris (Pháp), đồng Giám đốc chương trình đào tạo thạc sĩ Khoa học chính trị; và Guillaume Coulon, tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế tại Viện nghiên cứu chính trị (IEP) Bordeaux. Hai học giả trên tổng kết trên tạp chí “Địa chính trị” chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama trong nhiệm kỳ vừa qua, đồng thời phác thảo đường nét của chính sách đối ngoại của Mỹ và các ván cá cược chính mà tổng thống Mỹ tương lai phải đối mặt.
Bài phát biểu mang chủ đề “Một sự bắt đầu mới” được Barack Obama trình bày ngày 4/9/2009 tại Cairô (Ai Cập) đánh dấu sự đoạn tuyệt với học thuyết cổ điển của Mỹ trong mối quan hệ với các nước khác trên thế giới. Trong lịch sử, Mỹ vẫn luôn ưu tiên hợp tác với “người giống mình” hơn là với “người khác mình”: đó là sự gần gũi trước hết về địa lý với việc áp dụng học thuyết Monroe (năm 1823), tiếp đó là gần gũi về văn hóa với việc thành lập Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (năm 1949) trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh (1947-1990). Việc xác định một kẻ thù có thể nhận biết được và cách nói cường điệu về đối đầu trở thành các mũi chủ công của ngành ngoại giao Mỹ được các tổng thống kế tiếp nhau của nước này (Cộng hòa cũng như Dân chủ) thực hiện. Sau khi Liên Xô tan rã (năm 1991), Trung Quốc tiếp nhận vai trò kẻ thù số một của Mỹ: chẳng hạn năm 1996, Bill Clinton ra lệnh triển khai hai nhóm tàu chiến đấu đến eo biển Đài Loan, trong khi sự cố đảo Hải Nam năm 2001 dẫn đến cuộc khủng hoảng ngoại giao chưa từng thấy giữa hai cường quốc.
Trái lại, Barack Obama là tổng thống Mỹ đầu tiên thực sự hiểu được thể nào là toàn cầu hóa, và những mối quan hệ lệ thuộc lẫn nhau nảy sinh từ đó. Với việc thừa nhận tính khác biệt và không chấp nhận thứ “phản xạ tân bảo thủ”, ông cho thấy Mỹ có quyết tâm rõ ràng thiết lập mối quan hệ hợp tác và bổ sung lẫn nhau với các nước khác trên thế giới cũng như xã hội ở các nước này. Điều nghịch lý là dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và chiến lược ngày càng chặt chẽ hơn. Ý thức được tiến trình đang diễn ra, Chính quyền Obama đã tiến hành chuyến dịch trọng tâm đáng chú ý sang châu Á, nơi biểu tượng cho những ưu tiên chiến lược mới được xác định như vậy. Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung hồi tháng 1/2011 đã đặt mốc cho mối quan hệ hợp tác manh nha đó và là biểu tượng cho hành động tiếp nhận sự khác biệt của Tổng thống Mỹ. Tóm lại, hiểu rõ hơn quá trình toàn cầu hóa đã làm nảy sinh lôgích về sự thay đổi trong kỷ nguyên Obama, cho dù lôgích đó vẫn chưa thực sự được thực hiện trong mối quan hệ với Trung Quốc, cũng như đối với cuộc xung đột Ixraen-Palextin hay việc có thể đóng cửa nhà tù Guantanamo.
Người ta không nên hiểu theo nghĩa đen những tuyên bố được đưa ra trong chiến dịch vận động tranh cử, nhất là những tuyên bố có liên quan đến chính sách đối ngoại. Cái giá phải trả về chính trị cho một tuyên bố gây tranh cãi – như việc xác định Nga là kẻ thù chính của Mỹ – quả thực là tương đối thấp, trong khi cái lợi có được đối với cử tri là quan trọng hon. Được hỗ trợ bởi một êkíp cố vấn trong đó có một số xuất thân từ thời kỳ Chính quyền Bush, Mitt Romney đã cực đoan hóa các bài phát biểu của mình trong vòng bầu cử sơ bộ của phái Cộng hòa liên quan đến các vấn đề kinh tế-xã hội và cả trong lĩnh vực hoạt động đối ngoại. Như Justin Vaisse đã chỉ rõ, chính sách tân bảo thủ trước hết ra đời trong Đảng Dân chủ rồi sau đó chuyển dần sang Đảng Cộng hòa. Từ khi Obama được bầu làm tổng thống, chính sách tân bảo thủ bị xóa bỏ cả về phương diện quân sự lẫn trong lĩnh vực bầu cử. Tuy nhiên, cách hiểu toàn cầu hóa theo hướng phản động sẽ không bị loại bỏ trong thời gian trước mắt, dù ở Mỹ hay ở châu Âu. Nếu đắc cử ngày 6/11/2012, Mitt Romney có thể sẽ sử dụng lại cách nói cường điệu của Reagan về “Đế chế của cái xấu” đối với các nước Arập hay Nga, đồng thời tái khẳng định sẽ hỗ trợ không điều kiện đối với Ixraen.
Sức mạnh quân sự không còn tác động lên các hình thái xung đột đương đại nữa. Do toàn cầu hóa, do sự xuất hiện của “hệ thống vô cực” và sự phát triển của công nghệ quân sự và truyền thông, những nước nắm giữ sức mạnh không còn đơn phương chi phối xung đột được nữa. Các cuộc xung đột giữa các Nhà nước quả thực đã giảm nhịp độ trước “sự dịch chuyển của các xã hội” trong đó yêu sách xã hội ngày càng có sức nặng hơn chiến lược quân sự.
Liên quan đến Ápganixtan, điều chắc chắn là Barack Obama đã thực hiện được một trong số các mục tiêu lớn của chiến dịch, khi tiêu diệt được Bin Laden, nhưng không phải vì thế mà ông có niềm tin sâu sắc rằng can dự quân sự trong 12 năm rốt cuộc sẽ dẫn đến ổn định ở Ápganixtan. Thất bại trong “thay đổi chế độ” ở Irắc và Ápganixtan, khi các nước này có chính phủ tuân thủ đòi hỏi của dân tộc hơn, phần nào khiến người ta nhớ lại hội chứng Việt Nam trong tâm tưởng người Mỹ.
Việc NATO rút quân vào năm 2014 chắc chắn sẽ buộc Hamid Karzai, một “con quái vật chính trị” thực sự, phải thương lượng trong nội bộ với vô số các lực lượng chính trị và quân sự lộn xộn nhưng gắn kết với nhau để chống lại lực lượng chiếm đóng. Tập hợp các phần tử đối lập đó có khả năng không thể thực hiện khi lực lượng NATO rút đi, vì trong đó có cả Taliban, thủ lĩnh chiến tranh, thủ lĩnh các bộ tộc lẫn các lực lượng bán vũ trang khác nhau. Dường như khó có thể dự báo tình thế mới ở Apganixtan trong thời kỳ hậu 2014, cho dù Taliban rất có thể khéo léo thoát được khỏi những khó khăn xã hội của riêng Ápganixtan. Như vậy, lịch sử có nguy cơ lặp lại với việc tái cơ cấu các lực lượng chính trị Ápganixtan, có thể giống như tiến trình diễn ra sau khi Liên Xô rút khỏi đây vào năm 1989.
Trong giới lãnh đạo các nước phương Tây vẫn tồn tại ý nghĩ cho rằng phương Tây có chức năng đảm nhiệm vai trò người điều hòa tổng thể đối với thế giới. Bằng chứng là các nước phương Tây chiếm đa số trong thành phần các cơ quan lãnh đạo thế giới (P5, G7, G8 hay G20) và ý định giải quyết một cuộc khủng hoảng nào đó bằng can thiệp từ bên ngoài, như ví dụ Libi hay những lời kêu gọi liên tiếp phương Tây phải can thiệp vào Xyri và Iran, đã cho thấy. Quan niệm về hành động ngoại giao đó là vô lý và đã lỗi thời, loại trừ sự xuất hiện của các cường quốc mới như Ấn Độ, Braxin, Thổ Nhĩ Kỳ hay Nam Phi, những nước hoàn toàn ý thức được ảnh hưởng ngày càng tăng của mình. Các nước Nam, những nước thường đã trải qua các thời kỳ thực dân hóa phương Tây trong lịch sử hiện đại của mình, là nơi diễn ra phần lớn các cuộc khủng hoảng tác động đến thế giới hiện nay và, từ đó, phải được tham gia nhiều hơn vào hệ thống lãnh đạo thế giới. Cuối cùng và đặc biệt là các cường quốc phương Tây không còn phương tiện để làm công việc của một nước bảo hộ đối với các nước Nam như trước nữa.
Về phương diện lịch sử, ngành ngoại giao Mỹ chưa bao giờ quá mặn mà với “chính sách ngoại giao trong diện hẹp” như ngành ngoại giao của châu Âu từng gắn bó với hệ thống quý tộc đó. Khi không phải là siêu cường trong thế kỷ 19, Mỹ đứng ngoài các cuộc gặp gỡ trong khuôn khổ “Đại gia đình châu Âu”. Trong thế kỷ 20, do bị tác động bởi các trào lưu biệt lập mạnh mẽ nên Mỹ can dự chậm vào hai cuộc xung đột thế giới và sống thu mình trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến. Sau đó, Mỹ kiểm soát thế giới hoặc đơn phương, hoặc cùng vói Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Do đó, chủ nghĩa “đa phương quy mô nhỏ”, hay còn gọi là “ngoại giao trong diện hẹp”, là của riêng ngành ngoại giao các nước châu Âu thì đúng hơn. Hơn nữa, trong tiềm thức của mình, một số công dân Mỹ dần dần ý thức được rằng bá quyền của Mỹ đã bắt đầu suy giảm phần nào: Barack Obama đáp lại mối lo ngại đó một cách tinh tế khi cho thấy ông có quyết tâm chia sẻ công cụ điều hành thế giới, đồng thời kiên quyết phủ nhận việc Mỹ không còn lãnh đạo thế giới nữa.
Hiện nay, việc đạt được thỏa thuận song phương giữa Ixraen và Chính quyền Palextin sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với bối cảnh ký kết hiệp định Ôxlô năm 1993. Cần nói rõ rằng tình hình sẽ không thể được giải quyết một cách lâu dài chừng nào người Palextin chưa được nhận lại đầy đủ quyền của mình, nói cách khác là chưa thành lập Nhà nước Palextin. Cho dù Obama có tái đắc cử cũng có ít khả năng nhiệm kỳ thứ hai của ông cho phép có được bước tiến có ý nghĩa theo hướng giải quyết cuộc xung đột Ixraen-Palextin. Tại sao lại có nhãn quan bi quan như vậy? Bởi lẽ hiện nay, không ai được lợi nếu đảo lộn nguyên trạng được bảo đảm bằng sức mạnh và do Ixraen áp đặt. Cán cân lực lượng hiện nay đang có lợi cho Nhà nước Do Thái sau khi đã thành công không những trong việc khẳng định kết quả các cuộc chinh phạt năm 1967 mà cả trong vấn đề lập các khu định cư tại một phần các vùng lãnh thổ Palextin.
Đối với Ixraen, mọi thỏa thuận thương lượng có thể sẽ làm nảy sinh một thực tế về lãnh thổ ít thuận lợi hơn nhiều so với thực tế hiện nay. Thế nhưng nước Mỹ – kể cả dưới thời Obama – cho thấy họ cũng bị lệ thuộc phần nào vào Ixraen, vốn là đặc điểm của toàn cầu hóa trong đó người mạnh nhất phụ thuộc vào kẻ yếu nhất. Như vậy, Chính phủ Ixraen có được quyền phủ quyết không chính thức đối với mọi sáng kiến của Mỹ nếu không phù hợp với mình, như phong tỏa tiến trình định cư. Nga không còn là người đồng bảo trợ thế giới nữa và tận dụng tình hình bất ổn ở Trung Đông để tiến hành “chính sách đối ngoại lá phiếu và phản đối” trong khi Trung Quốc phần nào không còn quan tâm đến vùng này nữa. Còn các nước Arập bị bó chặt trong tiến trình thay đổi hiện đang diễn ra ở các nước này, trong khi ngành ngoại giao châu Âu tỏ ra không có khả năng tạo ra một lập trường chung về vấn đề này từ sau Tuyên bố Béclin năm 1999. Bức tranh toàn cảnh về vị thế quốc tế đó cho thấy ít có khả năng nhiệm kỳ thứ hai của Obama, nếu trở thành sự thật, sẽ đánh dấu bước ngoặt ở Trung Đông. Trái lại, xung đột hiện nay được “nuôi dưỡng từ phía dân chúng” nên e rằng sẽ xảy ra bùng nổ xã hội trong những năm tới tại các vùng lãnh thổ Palextin, từ đó sẽ gây bất ổn toàn vùng và rộng hơn thế nữa./.
1358. Lời cám ơn của blogger Nguyễn Thiện Nhân, chủ nhân blog Giải pháp Dân chủ
Nguyễn Thiện Nhân07-11-2012
Tôi cảm ơn trang tin anhbasam và các blogger đã kịp thời đăng tải tin tức về tôi trong các ngày qua. Tôi cảm ơn tất cả các bạn đã gọi điện cho tôi mặc dù nhiều cuộc gọi tôi không nghe máy được, và cảm ơn tất cả bạn đọc quan tâm đến tình hình của tôi.
Có hàng chục blog đã đăng tải tin tức về tôi, sớm nhất là trang anhbasam. Các bạn đã hỗ trợ tôi rất kịp thời. Tôi không hề đơn độc. Đọc những comment sẽ biết được dư luận ủng hộ tôi như thế nào. Nhiều cuộc gọi từ quốc tế và trong nước đã gọi đến số máy của tôi, mặc dù tôi trong tình cảnh phải hạn chế trả lời điện thoại nhưng điều đó cũng thể hiện tình đoàn kết của chúng ta trong lúc khó khăn. Nhìn thấy sự hỗ trợ đó, chính quyền sẽ phải suy nghĩ lại vấn đề và thận trọng với tôi hơn.
Không thể bỏ tù một người đang ra sức bảo vệ chân lý, chính nghĩa và dân tộc của mình.
Không bao giờ có chuyện tôi hối hận và xin khoan hồng. Tôi xuất thân từ nghèo khó, đã học hiểu, đã nếm trãi, đã tư duy cẩn thận trước khi viết. Đối đầu với tôi nghĩa là đi ngược lại sự tiến bộ.
Các bạn thân mến,
Viện Nghiên cứu Phát triển IDS (Institutes of Development Studies - IDS) tập hợp những giáo sư, tiến sỹ, nhà nghiên cứu tâm huyết. IDS tuyên bố giải thể bởi chính quyền muốn IDS giải thể! Điều đó không có nghĩa là đã triệt tiêu được tiếng nói của các thành niên IDS. Các bạn đã thấy, trong số 22 vị GS, TS họp lại làm hội thảo góp ý văn kiện đại hội đảng lần thứ 11 có nhiều vị từng là thành viên IDS (đã bị giải thể). Và giờ đây, các vị ấy vẫn cất tiếng nói của mình.
Blog Giải pháp Dân chủ của tôi tuy nhỏ, nhưng lại bị đánh phá quyết liệt, nếu tôi không đóng lại, cũng sẽ bị đánh sập. Họ chẳng khó khăn gì khi đánh sập blog của tôi. Tất nhiên rằng tôi không muốn bị bắt giam hay ngồi tù. Cũng như IDS, tôi đóng blog này.
Hiện còn một blog dự phòng khác, Giải pháp Dân chủ, các bạn có thể truy cập được, nhiều ngày nay, tôi cố gắng đăng nhập vào bằng password nhưng không thể đăng nhập được. Nó cũng đang bị hack.
Và tôi sẽ phải tiếp tục cuộc sống mưu sinh, giữ gìn sức khỏe, tôi vẫn sống đấy, vẫn tồn tại đấy, vẫn theo dõi tình hình đất nước đấy. Tôi đang giữ an toàn cho mình, cho gia đình cũng là giữ trái tim này, khối óc này, thân thể này, sinh mạng này để sử dụng nó khi cần. Tôi không muốn hoang phí nó vào lúc này.
Đang và sẽ xuất hiện thêm những bạn trẻ dấn thân vì đất nước.
Chúng ta nhất định chiến thắng.
Xin cảm ơn mọi người.
——
LỜI GIỚI THIỆU
NGUYỄN THIỆN NHÂN
Sinh năm 1977 CMND: 280629713
Họ tên cha: Nguyễn Văn Quang. Sinh năm 1931
Họ tên mẹ: Phan Thị Phụng. Sinh năm 1944
Quê quán: Tp Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Thường trú: 160, Tổ 73, Khu 8, Phường Chánh Nghĩa, Tp Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Số điện thoại: 0989 021 456 – 06503836192
Tốt nghiệp Đại học kinh tế Tp.HCM năm 1999 (K21: 1995-1999, khoa Kinh tế phát triển)
Công việc mưu sinh đã làm: Bán vé số dạo, culi, phụ hồ, tiếp thị, gia sư, thanh tra ngân hàng, tín dụng.
Là chủ nhân các blog http://www.giaiphapdanchu.com/, http://www.giaiphapdanchu.wordpress.com/ và http://gtdtv.blogspot.com
Email : Canhchimkhongmoi1977@gmail.com
Lớp học đáng nhớ: Lớp 12A_Trường PTTH Võ Minh Đức (Bình Dương):
Xuất thân: nghèo khó
Chụp với Từ Anh Tú:
Tháng 01/2011 mở blog Giải pháp Dân chủ, đến tháng 9.2012 có hơn 200.000 lượt truy cập.
24/03/2011: Đến văn phòng Cù Huy Hà Vũ tặng hoa cho gia đình anh Cù Huy Hà Vũ
03/04/2011: Đến nhà thờ Thái Hà ở Hà Nội để tìm hiểu về phiên toà xét xử Ts Cù Huy Hà Vũ vào ngày 04/04/2011.
04/04/2011: Đi tham dự xử án Ts Cù Huy Hà Vũ trước Toà án nhân dân Hà Nội thì bị bắt (vị trí bị bắt là Phòng khám đa khoa gần đó; những clip, hình chụp mọi người ghi lại đã bị an ninh huỷ hết). Tôi được thả ra lúc 2h sáng. Sáng 5.4.2011 chị Hằng dẫn tôi đi ăn cua bể và giúp tôi về lại miền nam.
Ngày 24/04/2011 đến nhà thờ Đức Mẹ hằng cứu giúp (38 Kỳ Đồng, Sài Gòn) để cùng cầu nguyện cho Gs Phạm Minh Hoàng
Ngày 29/05/2011: đến nhà thờ Đức Mẹ hằng cứu giúp (38 Kỳ Đồng, Sài Gòn) để cùng đốt nến cầu nguyện cho anh Điếu Cầy và anh Ba Sài Gòn
Ngày 04/06/2011: đến nhà thờ Đức Mẹ hằng cứu giúp (38 Kỳ Đồng, Sài Gòn) để cùng thắp nến cầu nguyện cho đất nước đang lâm nguy
Ngày 05/06/2011: Tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đông của Việt Nam trước lãnh sự quán Trung Quốc tại 39 Nguyễn Thị Minh Khai, Q1, Tp.HCM
Ngày 12/06/2011: Tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đông của Việt Nam trước lãnh sự quán Trung Quốc tại 39 Nguyễn Thị Minh Khai, Q1, Tp.HCM (Xem hình chụp và video dưới đây):
Nguyễn Thiện Nhân ngày 12/06/2011 (áo vàng)
Ngày 26/6/2011, đi biểu tình ngồi ở công viên 30/4, Sài Gòn với khoảng 800 người khác, chủ yếu là sinh viên, nhưng về sớm.
Ngày 3.7.2011, đi biểu tình ngồi ở công viên 30/4, Sài Gòn với khoảng 800 người khác, chủ yếu là sinh viên, 11h thì rời khỏi công viên đang trên đường Phạm Ngọc Thạch bước bộ về Hồ con rùa thì bị khoảng 4 công an chìm xông lại khống chế, một chiếc xe Jeap trờ tới có cảnh sát mặc sắc phục, tôi bị đẩy lên xe và bị đè xuống, xe chạy chừng 10s thì được ngồi dậy và bị đưa về công an Phường ĐaKao. Không có bức ảnh hay đoạn clip nào được ghi lại cảnh này. Tại công an phường ĐaKao, tôi bất ngờ rút và bẻ sim điện thoại thì bị chúng trấn áp ngay làm tôi bị xước da chảy máu, sau đó tôi lớn tiếng quát nạt bọn chúng nên một tên đã tát tôi liên tiếp 3 cái rồi dẫn lên lầu thẩm vấn. Tôi được thả ra cùng ngày.
Ngày 30/7/2011, đến nhà thờ Thái Hà lúc 7h tối để dự lễ cầu nguyện cho chủ quyền đất nước được tôn trọng, cầu nguyện cho Ts Cù Huy Hà Vũ. Tại đây, tôi gặp chị Cù Thị Xuân Bích, anh Lê Quốc Quân, anh Phạm Hồng Sơn, Pauls Sơn…
Ngày 02/08/2011, đi xem phiên tòa phúc thẩm xử án Ts Cù Huy Hà Vũ, đứng ở góc đường Lý Thường Kiệt-Quán Sứ.
Nguyễn Thiện Nhân (áo trắng dài tay) ngày 02.08.2011
Nguyễn Thiện Nhân (cầm hoa) ngày 02.08.2011
Ngày 02/02/2012 tôi ủng hộ gia đình anh Đoàn Văn Vươn 500.000đ: hưởng ứng phát động của Ts Nguyễn Xuân Diện (xem danh sách)Ngày 17/02/2012 tôi ký tên vào BẢN KIẾN NGHỊ CỦA CÔNG DÂN đề nghị thay đổi tội danh cho anh Đoàn Văn Vươn (xem danh sách 1000 người ký tên đầu tiên)
Sáng 1.7.2012, tôi đi biểu tình ở Sài Gòn, tôi lấy 2 tấm băng ron giấu trong người ra cùng mọi người giơ lên ‘phản đối TQ xâm lược VN’.
Nguyễn Thiện Nhân 1.7.2012 tay cầm một đầu biểu ngữ giơ cao
Ngày 22.7.2012 và ngày 5.8.2012 tôi đi biểu tình ‘ngồi’ ở Sài Gòn
Sáng 24.9.2012, tôi đến ủng hộ các blogger CLB Nhà báo Tự do bị xử án
tại Tòa án Nhân dân Tp.HCM. Sau đó tôi cùng đi uống cafe với anh Lê
Quốc Quyết và mọi người, đang uống cafe thì anh Lê Quốc Quyết bị an ninh
vào quán bắt đi.Ngày 31.10.2012 công an Tp.HCM phối hợp công an Tỉnh Bình Dương, tất cả khoảng 10 người sắc phục, thường phục, dân phòng…đi ôtô đến nhà tôi đưa tôi về trụ sở công an Phường Chánh Nghĩa. Buổi làm việc bắt đầu lúc 9h30, đến 18h30 thì họ cho tôi về.
Ngày 2.11.2012 họ tiếp tục mời tôi về công an Tp.Thủ Dầu Một, buổi làm việc bắt đầu từ 9h30 đến 17h00 thì họ cho tôi về. Tại hai lần làm việc tôi luôn đấu tranh quyết liệt để bảo vệ quan điểm của mình. Tôi kiên quyết lập trường đến cùng. Xem tin tại blog Ba Sàm.
Nguồn: Hội yêu nước
1359. MỸ – TRUNG: ĐỌ SỨC MẠNH TẠI THÁI BÌNH DƯƠNG
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Ba, ngày 6/11/2012
Con tàu “Liêu Ninh” đang nằm ở đó, với thân tàu được đóng từ thời Liên Xô và mới được hải quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đưa vào sử dụng gần đây. Các công nhân đóng tàu đã mất nhiều năm sửa chữa, khoan và hàn con tàu này. Sau đó, nó biến mất tổng cộng 10 lần để chạy thử nghiệm, khiến các nhà địa chiến lược học và các chuyên gia hải quân từ Tôkyô tới Oasinhtơn liên tục đồn đoán xem con tàu này có thể đang neo đậu ở đâu, và người Trung Quốc sẽ trang bị cho nó những loại vũ khí và máy bay nào.
Từ cuối tháng 8/2012, tàu “Liêu Ninh” lại được neo đậu tại một bến tàu ở thành phố Đại Liên. Vào sáng 2/9/2012, người ta quan sát thấy một nhóm thợ sơn đang làm việc tại đó. Đến chiều ngày hôm sau (3/9/2012), các thợ sơn đã hoàn thành công việc: một số 16 khổng lồ nổi bật trên thân tàu màu xám. Đây có thể sẽ là số hiệu của tàu sân bay đầu tiên mà lực lượng hải quân Trung Quốc đưa vào phiên chế. Con số này được cho là để tưởng niệm Đô đốc hải quân Lưu Hoa Thanh, cha đẻ của hải quân hiện đại Trung Quốc, người sinh vào năm 1916.
Một ngày sau, vào ngày 4/9/2012, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã có chuyến thăm Bắc Kinh. Đây là chặng dừng chân thứ 3 trong chuyến đi của Clinton, bắt đầu từ quần đảo Cook, qua Inđônêxia, Trung Quốc, Timo Lexte và Brunây, trước khi tới Vladivostok (Nga) để dự Hội nghị thượng đỉnh APEC. Clinton đại diện cho một chính phủ đang dành sự quan tâm đặc biệt tới các hoạt động của hải quân Trung Quốc và mục đích chính trong chuyến đi của bà là để nhắc nhở các đồng minh của Mỹ trong khu vực rằng nước Mỹ là bá chủ tại khu vực Tây Thái Bình Dương và muốn điều này tiếp tục được duy trì.
Clinton cũng đã có cuộc gặp với phái viên các nước đồng minh của Mỹ tại quần đảo Cook, bao gồm Nhật Bản, Ôxtrâylia, Niu Dilân, Philippin. Trong số các phái viên tới tham dự còn có cả đại diện của Việt Nam, đối thủ một thời của Mỹ. Clinton đã nói với họ: “Thái Bình Dương đủ rộng cho tất cả chúng ta.” Tuy nhiên, một số người tỏ ra nghi ngờ tuyên bố này, vì họ biết Oasinhtơn và các đồng minh đang có đối thủ trong khu vực: Bắc Triều Tiên và Trung Quốc.
Bắc Triều Tiên, dưới sự lãnh đạo của một nhà độc tài chưa tới 30 tuổi, có vẻ là một đối thủ nguy hiểm hơn. Nhưng xét về nhiều mặt, Trung Quốc mới là đối thủ đáng gờm hơn với Mỹ. Nước này hiện giờ đang thách thức Mỹ trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, thương mại, vũ trụ và giờ đây trong cả một khu vực mà các siêu cường của thế giới đã có những xung đột ngay từ thế kỉ 16: trên biển.
Từ nhiều tháng nay tại khu vực Tây Thái Bình Dương, tình hình đã trở nên căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước đồng minh của Mỹ. Bắc Kinh hiện đang có tranh cãi với Manila về bãi cạn Scarborough, một bãi đá san hô ngầm không người ở, mà phần lớn chỉ nổi lên khỏi mặt nước khi thủy triều xuống. Vào tháng 5/2012, Oasinhtơn đã lặng lẽ tiến hành những cuộc đàm phán và đạt được một thỏa thuận, theo đó tàu của cả Trung Quốc và Philíppin sẽ rút khỏi bãi cạn này. Thế nhưng sau đó, hải quân Trung Quốc đã chặn lối vào khu vực có trữ lượng cá dồi dào này và lại cho tàu tới tuần tra.
Quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản cũng đang căng thẳng do tranh chấp chủ quyền một quần đảo không người ở nằm giữa Đài Loan và đảo Okinawa, mà Nhật Bản gọi là Senkaku, trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Vào tháng 8, một nhóm các nhà hoạt động từ Hồng Công đã kéo cờ Trung Quốc trên một trong số các đảo trên và đã tạo ra một làn sóng bày tỏ tình cảm yêu nước tại Đại lục.
Bất đồng cũng xảy ra giữa Trung Quốc với nước láng giềng theo chủ nghĩa xã hội là Việt Nam, khi Trung Quốc cho thành lập một thành phố trên quần đảo Hoàng Sa vào tháng 7/2012. Hà Nội cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này cùng với quần đảo Trường Sa ở phía Nam. Cùng lúc đó, Trung Quốc cũng đã bắt đầu thành lập một đơn vị đồn trú tại đó. Hành động này đã thể hiện rõ việc nước này tuyên bố chủ quyền lên hầu như toàn bộ khu vực Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải). Khu vực này có diện tích gần 2 triệu km2 và được các chiến lược gia người Mỹ gọi đường “lưỡi bò” do hình dạng đặc biệt của nó.
Khó có thể đánh giá đầy đủ ý nghĩa kinh tế và quân sự của Biển Đông, vùng biển kết
nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Hơn một nửa trọng tải hàng hóa của tất cả các đội tàu buôn trên thế giới hàng năm được vận chuyển qua nhửng tuyến đường biển liền kề và 1/3 hoạt động giao thông trên biển của thế giới cũng diễn ra tại đây. 80% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc cũng đi qua vùng biển này. Ngoài ra, người ta ước tính trữ lượng dầu mỏ dưới lòng Biển Đông vào khoảng 130 tỉ thùng và khí đốt là 9.300 tỉ m3.
Mọi xu thế nhân khẩu học, địa chính trị và kinh tế đều hướng về Thái Bình Dương. Những thách thức chiến lược của chúng ta chủ yếu sẽ xuất phát từ khu vực này”, tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đã nói như vậy khi ông cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố chiến lược phòng thủ mới của Mỹ vào tháng 1/2012.
Obama, người sinh ra tại Hawaii và lớn lên ở Inđônêxia, đã tuyên bố khu vực Thái Bình Dương là trọng tâm trong chiến lược quân sự của Mỹ. Trong tương lai, khu vực này với Mỹ còn quan trọng hơn châu Âu hay các khu vực của NATO dọc theo bờ biển Đại Tây Dương. Vào năm ngoái, Obama đã công bố việc triển khai một căn cứ của lính thủy đánh bộ tại Oxtrâylia, Chính phủ Mỹ cũng có kế hoạch tập trận chung với Việt Nam cũng như lắp đặt các thiết bị tại Nhật Bản cho hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại tại châu Á.
Hạm đội 7, được thành lập vào năm 1943 và hiện giờ đang đóng tại Nhật Bản và đảo Guam, là hạm đội lớn nhất và mạnh nhất của hải quân Mỹ, với hơn 60 tàu chiến và khoảng 40.000 người. Trong những năm tới, hạm đội này sẽ tiếp tục được mở rộng, để tới năm 2020 khoảng 60% số tàu chiến của Mỹ sẽ đóng tại Thái Bình Dương, nhiều hơn số tàu tại Đại Tây Dương và vịnh Pécxích, nơi từng là trọng tâm của hải quân Mỹ trong nhiều thập kỉ qua.
Đây là sự đổi hướng chiến lược quan trọng mà chính quyển Tổng thống Obama tiến hành. Một trong những lí do quan trọng cho sự thay đổi này là việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự, đặc biệt là hải quân.
Theo một nghiên cứu của Quốc hội Mỹ mới được công bố vào ngày 10/8, Mỹ coi việc Trung Quốc hiện đại hóa lực lượng hải quân của mình là một hành động hiếu chiến. Nghiên cứu này cho rằng Bắc Kinh hoàn toàn không chỉ muốn bảo vệ các tuyến đường thương mại trên biển và công dân của mình tại nước ngoài, mà còn muốn thực hiện những yêu cầu chủ quyền của họ, làm suy giảm ảnh hưởng của Mỹ tại Thái Bình Dương và khẳng định vị thế là một siêu cường toàn cầu.
Nghiên cứu này còn cho biết để đạt được những mục tiêu này, Trung Quốc đã phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm, đây là loại tên lửa đầu tiên có thể vươn tới các tàu sân bay mà trước đó được cho là không thể. Trong ngôn ngữ quân sự, những tên lửa này được gọi là “carrier killer” (sát thủ tàu sân bay). Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã đưa vào sử dụng ba tàu ngầm nguyên tử tự phát triển có khả năng phóng các tên lửa hạt nhân liên lục địa. Trung Quốc còn muốn có ít nhất hai tàu sân bay do chính nước này tự đóng và đang thực hiện chiến lược “cải thiện trong bảo dưỡng, hậu cần, đào tạo và luyện tập”.
Một số chuyên gia cho rằng một cuộc xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ ở thời điểm hiện tại là khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, cho dù không có xung đột, tương quan sức mạnh quân sự giữa hai cường quốc này có thể ảnh hưởng lên “các quyết định hàng ngày của các quốc gia Thái Bình Dương”, trong đó có cả “diễn tiến chính trị ở Thái Bình Dương.”
Xu Guangyu, 78 tuổi, một tướng về hưu của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và hiện là nhà phân tích cao cấp của Hiệp hội Kiểm soát vũ khí và Giải trừ quân bị Trung Quốc, cho biết: “Tôi thấy phương Tây đang lo lắng không cần thiết.” Theo ông, Trung Quốc chỉ muốn “xây dựng một lực lượng hải quân đủ mạnh để ngăn chặn các cuộc tấn công của kẻ thù, đủ mạnh đế tự bảo vệ đất nước mình và đủ mạnh để đáp trả các cuộc tân công.
Xu Guangyu có lối sống giản dị, từng tham gia chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) và chiến tranh biên giới Việt Nam – Trung Quốc (1979). Ông cho rằng tình hình quân sự của đất nước ông về cơ bản đang bị hiểu nhầm. Ông nói: “Chúng tôi còn đi sau các nước khác nhiều thập kỉ trong phát triển quân sự. Ngay cả Ấn Độ cũng đã vượt xa chúng tôi tới 60 năm.”
Xu khẳng định 30% lính Mỹ thuộc lực lượng hải quân, trong khi ở Trung Quốc con số này chỉ là 15%. Tuy nhiên số liệu của Xu không chính xác, tỉ lệ này ở Mỹ vào khoảng 20%. Ngoài ra, Xu cho biết Lầu Năm Góc có tới 11 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, trong khi Trung Quốc chỉ có một tàu chạy bằng động cơ diesel và “cứ vài tuần là cần phải bảo dưỡng”. Ông tiếp tục đưa ra thêm dẫn chứng: “Ở Trung Quốc cứ 10.000 dân thì có 17 quân nhân, trong khi ở Mỹ là 43. Chúng tôi chỉ trả cho mỗi quân nhân 14.000 USD/ năm. Anh có biết người Đức trả cho mỗi quân nhân của họ bao nhiêu không? 200.000 USD/ năm.”
Theo Xu, hải quân Trung Quốc vì thế vẫn còn rất nhiều việc phải làm để đuổi kịp các nước khác. Tàu “Liêu Ninh” đã được đưa vào sử dụng trong năm nay, nhưng Bắc Kinh cần ít nhất 6 đến 8 tàu sân bay “thực thụ” nữa. Tầm quan trọng của hải quân trong toàn bộ lực lượng quân đội cũng phải được tăng lên đáng kể. Hiện nay tỉ lệ quân nhân giữa lục quân và hải quân ở Trung Quốc là 7:1,5; tỉ lệ này tốt nhất nên nằm ở mức 5:2,5. Tuy vậy, nó vẫn luôn nhỏ hơn nhiều so với tỉ lệ của quân đội Mỹ.
Nếu áp dụng được tỉ lệ này, Trung Quốc (với số lượng quân nhân khổng lồ) sẽ trở thành nước có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới với gần 500.000 lính thủy. Tuy vậy, Xu cho biết tổng số binh lính của Trung Quốc sẽ giảm từ gần 2,3 triệu hiện nay xuống còn 2 triệu, và cuối cùng xuống mức 1,5 triệu người. Vị tướng về hưu giải thích cho sự cắt giảm này: “Chúng tôi cũng muốn trả cho mỗi quân nhân 100.000 USD. Nhưng về tàu chiến và trang thiết bị, chúng tôi sẽ đứng thứ ba sau Mỹ và Nga.”
Cho dù vị thế chiến lược của Trung Quốc có thay đổi như thế nào trong những năm tới, tầm quan trọng của hải quân vẫn sẽ được nâng lên. Xu cho biết: “Chúng tôi có một số tranh chấp trên biên giới đất liền, nhưng mối nguy hiểm lớn nhất đối với Trung Quốc luôn đến từ biển. Liên quân 8 nước, lực lượng đã đàn áp cuộc khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn và tàn phá Bắc Kinh vào năm 1900, đã tiến vào Trung Quốc bằng đường biển, giống như Nhật Bản khi nước này tấn công Trung Quốc trong thập niên 30 và 40 của thế kỉ trước. Và tôi có cảm tưởng rằng người Mỹ sẽ không chỉ sử dụng đường hàng không.”
Cách đây 7 năm, khi quân đội Mỹ đang sa lầy trong cuộc chiến Irắc, chiến lược gia người Mỹ Robert D. Kaplan đã tiên đoán rằng sớm hay muộn thì Mỹ cũng sẽ chuyển sự quan tâm của mình từ Trung Đông sang khu vực Thái Bình Dương. Các mối quan hệ giữa các cường quốc trên thế giới đang phát triển theo xu hướng đó.
Cho đến nay lịch sử đã chứng minh Kaplan đã đúng. Tổng thống Mỹ Barack Obama rõ ràng đã chuyển trọng tâm chiến lược của quân đội Mỹ từ Bộ Chỉ huy Trung ương (CENTCOM), nơi chịu trách nhiệm về khu vực Trung Đông, sang Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (PACOM).
Theo Kaplan, việc Trung Quốc, một cường quốc mới nổi, muốn củng cố tầm ảnh hưởng của họ vươn ra xa đường bờ biển của nước này, là “hoàn toàn hợp lý”. Zhu Feng, chuyên gia an ninh tại Đại học Bắc Kinh cho biết Mỹ chỉ đang “đẩy mạnh” cuộc chạy đua vũ trang bằng các biện pháp như lá chắn tên lửa.
Một quốc gia có thể cho Trung Quốc lời khuyên về lĩnh vực này, vì các nhà sử học của đất nước này đã rất quen thuộc với chính sách hạm đội và các cuộc chạy đua vũ trang trên biển, là Đức. Cách đây 100 năm, Béclin cũng đang ở vị thế giống như Bắc Kinh hiện nay, một cường quốc kinh tế mới nổi, được thế giới ngưỡng mộ, ghen tị và kinh sợ. Lúc đó, Đức muốn có một hạm đội để thể hiện sự tự tin của mình với thế giới và có thể sánh ngang với lực lượng hải quân hùng mạnh nhất lúc bấy giờ là hải quân Anh.
Kế hoạch đó gần như đã thành công, nhưng nó không hề có một kết thúc tốt đẹp./.
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Ba, ngày 6/11/2012
Con tàu “Liêu Ninh” đang nằm ở đó, với thân tàu được đóng từ thời Liên Xô và mới được hải quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đưa vào sử dụng gần đây. Các công nhân đóng tàu đã mất nhiều năm sửa chữa, khoan và hàn con tàu này. Sau đó, nó biến mất tổng cộng 10 lần để chạy thử nghiệm, khiến các nhà địa chiến lược học và các chuyên gia hải quân từ Tôkyô tới Oasinhtơn liên tục đồn đoán xem con tàu này có thể đang neo đậu ở đâu, và người Trung Quốc sẽ trang bị cho nó những loại vũ khí và máy bay nào.
Từ cuối tháng 8/2012, tàu “Liêu Ninh” lại được neo đậu tại một bến tàu ở thành phố Đại Liên. Vào sáng 2/9/2012, người ta quan sát thấy một nhóm thợ sơn đang làm việc tại đó. Đến chiều ngày hôm sau (3/9/2012), các thợ sơn đã hoàn thành công việc: một số 16 khổng lồ nổi bật trên thân tàu màu xám. Đây có thể sẽ là số hiệu của tàu sân bay đầu tiên mà lực lượng hải quân Trung Quốc đưa vào phiên chế. Con số này được cho là để tưởng niệm Đô đốc hải quân Lưu Hoa Thanh, cha đẻ của hải quân hiện đại Trung Quốc, người sinh vào năm 1916.
Một ngày sau, vào ngày 4/9/2012, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã có chuyến thăm Bắc Kinh. Đây là chặng dừng chân thứ 3 trong chuyến đi của Clinton, bắt đầu từ quần đảo Cook, qua Inđônêxia, Trung Quốc, Timo Lexte và Brunây, trước khi tới Vladivostok (Nga) để dự Hội nghị thượng đỉnh APEC. Clinton đại diện cho một chính phủ đang dành sự quan tâm đặc biệt tới các hoạt động của hải quân Trung Quốc và mục đích chính trong chuyến đi của bà là để nhắc nhở các đồng minh của Mỹ trong khu vực rằng nước Mỹ là bá chủ tại khu vực Tây Thái Bình Dương và muốn điều này tiếp tục được duy trì.
Clinton cũng đã có cuộc gặp với phái viên các nước đồng minh của Mỹ tại quần đảo Cook, bao gồm Nhật Bản, Ôxtrâylia, Niu Dilân, Philippin. Trong số các phái viên tới tham dự còn có cả đại diện của Việt Nam, đối thủ một thời của Mỹ. Clinton đã nói với họ: “Thái Bình Dương đủ rộng cho tất cả chúng ta.” Tuy nhiên, một số người tỏ ra nghi ngờ tuyên bố này, vì họ biết Oasinhtơn và các đồng minh đang có đối thủ trong khu vực: Bắc Triều Tiên và Trung Quốc.
Bắc Triều Tiên, dưới sự lãnh đạo của một nhà độc tài chưa tới 30 tuổi, có vẻ là một đối thủ nguy hiểm hơn. Nhưng xét về nhiều mặt, Trung Quốc mới là đối thủ đáng gờm hơn với Mỹ. Nước này hiện giờ đang thách thức Mỹ trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, thương mại, vũ trụ và giờ đây trong cả một khu vực mà các siêu cường của thế giới đã có những xung đột ngay từ thế kỉ 16: trên biển.
Từ nhiều tháng nay tại khu vực Tây Thái Bình Dương, tình hình đã trở nên căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước đồng minh của Mỹ. Bắc Kinh hiện đang có tranh cãi với Manila về bãi cạn Scarborough, một bãi đá san hô ngầm không người ở, mà phần lớn chỉ nổi lên khỏi mặt nước khi thủy triều xuống. Vào tháng 5/2012, Oasinhtơn đã lặng lẽ tiến hành những cuộc đàm phán và đạt được một thỏa thuận, theo đó tàu của cả Trung Quốc và Philíppin sẽ rút khỏi bãi cạn này. Thế nhưng sau đó, hải quân Trung Quốc đã chặn lối vào khu vực có trữ lượng cá dồi dào này và lại cho tàu tới tuần tra.
Quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản cũng đang căng thẳng do tranh chấp chủ quyền một quần đảo không người ở nằm giữa Đài Loan và đảo Okinawa, mà Nhật Bản gọi là Senkaku, trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Vào tháng 8, một nhóm các nhà hoạt động từ Hồng Công đã kéo cờ Trung Quốc trên một trong số các đảo trên và đã tạo ra một làn sóng bày tỏ tình cảm yêu nước tại Đại lục.
Bất đồng cũng xảy ra giữa Trung Quốc với nước láng giềng theo chủ nghĩa xã hội là Việt Nam, khi Trung Quốc cho thành lập một thành phố trên quần đảo Hoàng Sa vào tháng 7/2012. Hà Nội cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này cùng với quần đảo Trường Sa ở phía Nam. Cùng lúc đó, Trung Quốc cũng đã bắt đầu thành lập một đơn vị đồn trú tại đó. Hành động này đã thể hiện rõ việc nước này tuyên bố chủ quyền lên hầu như toàn bộ khu vực Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải). Khu vực này có diện tích gần 2 triệu km2 và được các chiến lược gia người Mỹ gọi đường “lưỡi bò” do hình dạng đặc biệt của nó.
Khó có thể đánh giá đầy đủ ý nghĩa kinh tế và quân sự của Biển Đông, vùng biển kết
nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Hơn một nửa trọng tải hàng hóa của tất cả các đội tàu buôn trên thế giới hàng năm được vận chuyển qua nhửng tuyến đường biển liền kề và 1/3 hoạt động giao thông trên biển của thế giới cũng diễn ra tại đây. 80% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc cũng đi qua vùng biển này. Ngoài ra, người ta ước tính trữ lượng dầu mỏ dưới lòng Biển Đông vào khoảng 130 tỉ thùng và khí đốt là 9.300 tỉ m3.
Mọi xu thế nhân khẩu học, địa chính trị và kinh tế đều hướng về Thái Bình Dương. Những thách thức chiến lược của chúng ta chủ yếu sẽ xuất phát từ khu vực này”, tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đã nói như vậy khi ông cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố chiến lược phòng thủ mới của Mỹ vào tháng 1/2012.
Obama, người sinh ra tại Hawaii và lớn lên ở Inđônêxia, đã tuyên bố khu vực Thái Bình Dương là trọng tâm trong chiến lược quân sự của Mỹ. Trong tương lai, khu vực này với Mỹ còn quan trọng hơn châu Âu hay các khu vực của NATO dọc theo bờ biển Đại Tây Dương. Vào năm ngoái, Obama đã công bố việc triển khai một căn cứ của lính thủy đánh bộ tại Oxtrâylia, Chính phủ Mỹ cũng có kế hoạch tập trận chung với Việt Nam cũng như lắp đặt các thiết bị tại Nhật Bản cho hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại tại châu Á.
Hạm đội 7, được thành lập vào năm 1943 và hiện giờ đang đóng tại Nhật Bản và đảo Guam, là hạm đội lớn nhất và mạnh nhất của hải quân Mỹ, với hơn 60 tàu chiến và khoảng 40.000 người. Trong những năm tới, hạm đội này sẽ tiếp tục được mở rộng, để tới năm 2020 khoảng 60% số tàu chiến của Mỹ sẽ đóng tại Thái Bình Dương, nhiều hơn số tàu tại Đại Tây Dương và vịnh Pécxích, nơi từng là trọng tâm của hải quân Mỹ trong nhiều thập kỉ qua.
Đây là sự đổi hướng chiến lược quan trọng mà chính quyển Tổng thống Obama tiến hành. Một trong những lí do quan trọng cho sự thay đổi này là việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự, đặc biệt là hải quân.
Theo một nghiên cứu của Quốc hội Mỹ mới được công bố vào ngày 10/8, Mỹ coi việc Trung Quốc hiện đại hóa lực lượng hải quân của mình là một hành động hiếu chiến. Nghiên cứu này cho rằng Bắc Kinh hoàn toàn không chỉ muốn bảo vệ các tuyến đường thương mại trên biển và công dân của mình tại nước ngoài, mà còn muốn thực hiện những yêu cầu chủ quyền của họ, làm suy giảm ảnh hưởng của Mỹ tại Thái Bình Dương và khẳng định vị thế là một siêu cường toàn cầu.
Nghiên cứu này còn cho biết để đạt được những mục tiêu này, Trung Quốc đã phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm, đây là loại tên lửa đầu tiên có thể vươn tới các tàu sân bay mà trước đó được cho là không thể. Trong ngôn ngữ quân sự, những tên lửa này được gọi là “carrier killer” (sát thủ tàu sân bay). Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã đưa vào sử dụng ba tàu ngầm nguyên tử tự phát triển có khả năng phóng các tên lửa hạt nhân liên lục địa. Trung Quốc còn muốn có ít nhất hai tàu sân bay do chính nước này tự đóng và đang thực hiện chiến lược “cải thiện trong bảo dưỡng, hậu cần, đào tạo và luyện tập”.
Một số chuyên gia cho rằng một cuộc xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ ở thời điểm hiện tại là khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, cho dù không có xung đột, tương quan sức mạnh quân sự giữa hai cường quốc này có thể ảnh hưởng lên “các quyết định hàng ngày của các quốc gia Thái Bình Dương”, trong đó có cả “diễn tiến chính trị ở Thái Bình Dương.”
Xu Guangyu, 78 tuổi, một tướng về hưu của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và hiện là nhà phân tích cao cấp của Hiệp hội Kiểm soát vũ khí và Giải trừ quân bị Trung Quốc, cho biết: “Tôi thấy phương Tây đang lo lắng không cần thiết.” Theo ông, Trung Quốc chỉ muốn “xây dựng một lực lượng hải quân đủ mạnh để ngăn chặn các cuộc tấn công của kẻ thù, đủ mạnh đế tự bảo vệ đất nước mình và đủ mạnh để đáp trả các cuộc tân công.
Xu Guangyu có lối sống giản dị, từng tham gia chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) và chiến tranh biên giới Việt Nam – Trung Quốc (1979). Ông cho rằng tình hình quân sự của đất nước ông về cơ bản đang bị hiểu nhầm. Ông nói: “Chúng tôi còn đi sau các nước khác nhiều thập kỉ trong phát triển quân sự. Ngay cả Ấn Độ cũng đã vượt xa chúng tôi tới 60 năm.”
Xu khẳng định 30% lính Mỹ thuộc lực lượng hải quân, trong khi ở Trung Quốc con số này chỉ là 15%. Tuy nhiên số liệu của Xu không chính xác, tỉ lệ này ở Mỹ vào khoảng 20%. Ngoài ra, Xu cho biết Lầu Năm Góc có tới 11 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, trong khi Trung Quốc chỉ có một tàu chạy bằng động cơ diesel và “cứ vài tuần là cần phải bảo dưỡng”. Ông tiếp tục đưa ra thêm dẫn chứng: “Ở Trung Quốc cứ 10.000 dân thì có 17 quân nhân, trong khi ở Mỹ là 43. Chúng tôi chỉ trả cho mỗi quân nhân 14.000 USD/ năm. Anh có biết người Đức trả cho mỗi quân nhân của họ bao nhiêu không? 200.000 USD/ năm.”
Theo Xu, hải quân Trung Quốc vì thế vẫn còn rất nhiều việc phải làm để đuổi kịp các nước khác. Tàu “Liêu Ninh” đã được đưa vào sử dụng trong năm nay, nhưng Bắc Kinh cần ít nhất 6 đến 8 tàu sân bay “thực thụ” nữa. Tầm quan trọng của hải quân trong toàn bộ lực lượng quân đội cũng phải được tăng lên đáng kể. Hiện nay tỉ lệ quân nhân giữa lục quân và hải quân ở Trung Quốc là 7:1,5; tỉ lệ này tốt nhất nên nằm ở mức 5:2,5. Tuy vậy, nó vẫn luôn nhỏ hơn nhiều so với tỉ lệ của quân đội Mỹ.
Nếu áp dụng được tỉ lệ này, Trung Quốc (với số lượng quân nhân khổng lồ) sẽ trở thành nước có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới với gần 500.000 lính thủy. Tuy vậy, Xu cho biết tổng số binh lính của Trung Quốc sẽ giảm từ gần 2,3 triệu hiện nay xuống còn 2 triệu, và cuối cùng xuống mức 1,5 triệu người. Vị tướng về hưu giải thích cho sự cắt giảm này: “Chúng tôi cũng muốn trả cho mỗi quân nhân 100.000 USD. Nhưng về tàu chiến và trang thiết bị, chúng tôi sẽ đứng thứ ba sau Mỹ và Nga.”
Cho dù vị thế chiến lược của Trung Quốc có thay đổi như thế nào trong những năm tới, tầm quan trọng của hải quân vẫn sẽ được nâng lên. Xu cho biết: “Chúng tôi có một số tranh chấp trên biên giới đất liền, nhưng mối nguy hiểm lớn nhất đối với Trung Quốc luôn đến từ biển. Liên quân 8 nước, lực lượng đã đàn áp cuộc khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn và tàn phá Bắc Kinh vào năm 1900, đã tiến vào Trung Quốc bằng đường biển, giống như Nhật Bản khi nước này tấn công Trung Quốc trong thập niên 30 và 40 của thế kỉ trước. Và tôi có cảm tưởng rằng người Mỹ sẽ không chỉ sử dụng đường hàng không.”
Cách đây 7 năm, khi quân đội Mỹ đang sa lầy trong cuộc chiến Irắc, chiến lược gia người Mỹ Robert D. Kaplan đã tiên đoán rằng sớm hay muộn thì Mỹ cũng sẽ chuyển sự quan tâm của mình từ Trung Đông sang khu vực Thái Bình Dương. Các mối quan hệ giữa các cường quốc trên thế giới đang phát triển theo xu hướng đó.
Cho đến nay lịch sử đã chứng minh Kaplan đã đúng. Tổng thống Mỹ Barack Obama rõ ràng đã chuyển trọng tâm chiến lược của quân đội Mỹ từ Bộ Chỉ huy Trung ương (CENTCOM), nơi chịu trách nhiệm về khu vực Trung Đông, sang Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (PACOM).
Theo Kaplan, việc Trung Quốc, một cường quốc mới nổi, muốn củng cố tầm ảnh hưởng của họ vươn ra xa đường bờ biển của nước này, là “hoàn toàn hợp lý”. Zhu Feng, chuyên gia an ninh tại Đại học Bắc Kinh cho biết Mỹ chỉ đang “đẩy mạnh” cuộc chạy đua vũ trang bằng các biện pháp như lá chắn tên lửa.
Một quốc gia có thể cho Trung Quốc lời khuyên về lĩnh vực này, vì các nhà sử học của đất nước này đã rất quen thuộc với chính sách hạm đội và các cuộc chạy đua vũ trang trên biển, là Đức. Cách đây 100 năm, Béclin cũng đang ở vị thế giống như Bắc Kinh hiện nay, một cường quốc kinh tế mới nổi, được thế giới ngưỡng mộ, ghen tị và kinh sợ. Lúc đó, Đức muốn có một hạm đội để thể hiện sự tự tin của mình với thế giới và có thể sánh ngang với lực lượng hải quân hùng mạnh nhất lúc bấy giờ là hải quân Anh.
Kế hoạch đó gần như đã thành công, nhưng nó không hề có một kết thúc tốt đẹp./.
1360. Hiện tượng Phương Uyên và cú hích đào tạo giáo dục
“Nhà trường, đoàn thanh niên và thầy cô của Phương Uyên không thuộc cơ quan tư pháp, vậy văn bản luật nào cho phép họ có thẩm quyền của cơ quan tư pháp can thiệp vào mối quan hệ giữa sinh viên với Phương Uyên, vốn không nằm trong hợp đồng đào tạo? Trường ĐHCNTP vốn chỉ có chức năng đào tạo nhưng đã kiêm luôn chức năng nhà nước, biến sinh viên của mình thành đối tượng điều tra, xét hỏi, mà lẽ ra tình người phải bảo vệ họ, nếu thấy đúng, còn không thì không được phép can thiệp, bởi không đúng thẩm quyền, trái pháp luật.”TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức *
Cách đây gần 30 năm, đoàn vài chục nghiên cứu sinh Việt Nam, tuổi trên dưới 30, toàn giáo viên đại học, hoặc ở viện, cục, trong đó đa số đạt điểm cao thi tuyển được ưu tiên chọn sang Đức, đầu tiên tới học viện Herder Institut học tiếng.
Bà Maria, giáo viên chủ nhiệm lớp, được học sinh Việt qúy mến, thế hệ nọ truyền thế hệ kia, luôn gọi là mẹ. Sau buổi làm quen tại trường, mẹ mời đoàn tới thăm nhà riêng cách viện chừng vài chục km đi tầu điện.
Từ xa, cả đoàn đã trông thấy mẹ đứng chờ vẫy vẫy tay. Tầu dừng, mẹ xô tới tận bậc lên xuống, tay bắt mặt mừng, cả đoàn rối rít hớn hở như được về nhà. Trước khi dẫn đoàn đi, mẹ nắm tay một người, tay kia ra hiệu ngăn cả đoàn lại, rồi chỉ về ngôi nhà mẹ xa xa phiá bên kia đường, bảo: “Qua đường cần nhớ, trước hết phải nhìn bên phải, rồi nhìn bên trái, khi đó mới được đi thẳng“. Cả đoàn ngoan ngoãn làm theo, đánh mặt sang phải, rồi sang trái, thậm chí có người thấy là lạ ôn lại mấy lần như tập thể dục. Đó chính là bài học giao thông dạy trẻ em Đức đi nhà trẻ !
Trước khi sang Đức, đoàn họp bầu trưởng phó đoàn chịu trách nhiệm mọi giao dịch, giấy tờ; xuống sân bay có đại sứ quán ra tiếp nhận, hướng dẫn, mua vé, tiễn lên tầu về trường, tới nơi có trưởng đoàn lưu học sinh ở đó ra tận ga đón, đưa về gặp thường trực ký túc xá người Đức, phân chỗ ở, hướng dẫn trải ga, chăn, đệm, ăn uống. Nhất cử nhất động đều được hướng dẫn, chỉ cần làm theo, không phải động não, chuẩn bị, lo lắng.
Giờ học đầu tiên, thầy giáo dạy môn phát âm làm quen, hỏi tình hình đất nước, không một ai dám phát biểu, mọi người ngoái cổ nhìn nhau, rốt cuộc tất cả dồn mắt vào vị lớp trưởng được bầu, coi như xong trách nhiệm, chẳng còn gì liên quan tới mình.
Liệu tương lai đất nước có trông chờ và kỳ vọng nổi về một tầng lớp trí thức trâm anh, tuổi sung mãn cả trường đời lẫn sức khỏe, được bao cấp, thụ động, phó mặc lãnh đạo như vậy, thậm chí còn kỳ vọng họ sẽ trở thành những con chim đầu đàn hay cỗ máy cái đào tạo các thế hệ đi sau ?
Trước khi bảo vệ luận án, nhiều khoá nghiên cứu sinh Việt còn phải thi vấn đáp môn Chủ nghĩa Mác Lê Nin. Giáo sư hỏi:
“Tây Đức có cấp học bổng cho sinh viên không ?“
Nghiên cứu sinh Việt trả lời tắp lự, không cần đắn đo, để tỏ rõ thuộc lầu bài: “Không !“
“Xin ngài giải thích?“
“Chủ nghĩa Tư bản sinh ra để bóc lột chứ đâu vì nhân dân như Chủ nghĩa Xã hội“.
Vị giáo sư lắc đầu: “Đúng vậy, nhưng thực tế họ cấp học bổng. Tuy nhiên, theo Mác đó là là để đào tạo họ tốt hơn, nhằm bóc lột nhiều hơn“.
Chức năng của khoa học là tìm kiếm chân lý, liệu chân lý có cần tìm, và nếu cần liệu có tìm nổi, một khi nó đã được định hình sẵn trong đầu, bất di bất dịch, cứ thế bắt thực tế phải tuân theo? Những tiến sỹ giáo sư tương lai này có đóng nổi vai trò phản biện cho chính sách pháp luật nhà nước vốn đòi hỏi phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, mà đất nước khi gửi đi du học đã kỳ vọng?
Thế giới hiện đã ra khỏi chiến tranh lạnh, không còn đe doạ tiêu diệt, loại trừ lẫn nhau, bấp chấp thực tế như trước, đã bước vào thời đại hội nhập, toàn cầu hoá; Việt Nam có hàng triệu kiều bào, hàng triệu lượt người Việt mỗi năm ra thế giới và cũng hàng triệu lượt người nước ngoài tới Việt Nam, thậm chí nhập quốc tịch Việt Nam. Đất nước Việt Nam đã như một thế giới thu nhỏ. Vậy mà những câu hỏi bởi ý thức hệ, từ 30 năm trước xảy ra ở Đức với nghiên cứu sinh vẫn cứ phải đặt ra cho tương lai của tầng lớp trí thức trâm anh Việt Nam hiện tại, khi “Thành đoàn TPHCM, Phòng công tác học sinh sinh viên Đại học Công nghiệp Thực phẩm, Trưởng khoa CNTP, Bí thư đoàn trường, Bí Thư đoàn khoa, và một số thầy cô yêu cầu những sinh viên trong danh sách ký tên gởi thư cho Chủ tịch nước mỗi người phải viết cam kết là không có viết thư gởi Chủ tịch nước và không có ký tên, để nộp lại cho nhà trường chuyển đến Chủ tịch nước“.
Nghĩa là bắt sinh viên phải nói theo thầy cô như đứa trẻ đi mẫu giáo, bấp chấp sai sự thực, đúng cơ chế giáo dục bao cấp từ những 30 năm trước, cả về tổ chức lẫn nội dung đào tạo, cả về tư duy lẫn cuộc sống cá nhân, nhất nhất được lãnh đạo.
Ở đây chưa bàn tới cáo buộc Nguyễn Phương Uyên sai hay đúng thuộc chuyên đề khác, hơn nữa đang trong quá trình điều tra và Phương Uyên không có luật sư bảo vệ quyền lợi pháp lý cho mình. Nhưng dù bị cáo buộc phạm tội gì thì vẫn chưa bị toà kết án, đang là một công dân có đầy đủ quyền công dân. Chưa nói ngay cả kết án tội gì, thì vẫn là một con người cần được đối xử bằng tính người, chứ không phải “loài vật quay lại nỗi đau của đồng loại“ như Mác đã cảnh báo; nếu không loài người chỉ còn là một xã hội vô cảm!
Thế giới sinh ra các hiệp hội bác sỹ không biên giới, phóng viên không biên giới, lặn lộn tới toàn những nơi chết chóc, chính là xuất phát từ tính người đó. Giải thích tại sao, khi thấy bất cứ ai chết, kể cả can tội khủng bố giết hại hàng loạt người vô tội, người ta vẫn ngả mũ, cầu khấn cho linh hồn họ siêu thoát. Chẳng nhẽ Phương Uyên không còn là đồng loại, phải cách ly bằng bất cứ giá nào với mọi sự giúp đỡ của con người, của bạn bè cô, kể cả nhà trường dù phải hy sinh cả sự nghiệp giáo dục, đào tạo, đành dạy và buộc học sinh nói dối, cấm quan hệ? Hay vì Phương Uyên như giặc dã đe doạ sự tồn vong đất nước tới mức bất chấp tất cả, miễn đạt mục đích, đành phải buộc học sinh, bạn bè của cô như thế?
Hiện tượng Phương Uyên và trường ĐHCNTP phản ảnh tập trung rõ nét nhất một vấn đề hệ trọng, căn bản, quyết định sự nghiệp đào tạo giáo dục chấn hưng đất nước; chừng nào chưa thay đổi chừng đó chưa có cơ cứu vãn, nằm ở câu hỏi đơn giản nhất: sinh viên là ai? chức năng nhà trường là gì?
Sinh viên là con người như bất cứ con người nào khác và trên 18 tuổi. Đó là tuổi tự chịu trách nhiệm pháp lý với mọi hành vi của mình. Không một ai, kể cả bố mẹ lẫn nhà nước được quyền thay họ bất chấp ý kiến họ, ngay cả với mục đích tốt đẹp nhất nhằm đem đến cho họ hạnh phúc vô biên và tương lai tươi sáng. Họ hoàn toàn độc lập. Họ là người dân tự do. Họ là đồng chủ nhân đất nước.
Giống như người làm công chỉ chịu ràng buộc bởi hợp đồng lao động với chủ thuê việc, sinh viên cũng chỉ chịu trách nhiệm với hợp đồng đào tạo đã ký kết với nhà trường, bằng văn bản như các nước hiện đại, hoặc gián tiếp thông qua giấy nhập học và nội quy nhà trường như ở ta.
Ngoài phạm vi đó, sinh viên là một cá nhân hoàn toàn độc lập như thầy cô, như hiệu trưởng, bí thư đảng ủy, bí thư đoàn thanh niên, không hơn không kém, được gọi là bình đẳng; khi ra đường dù thầy hay trò, nhân viên hay cán bộ nhà trường, tất cả đều là người bộ hành, về nhà là thành viên gia đình, đi mua sắm là khách hàng, tham gia đảng phải là chính khách, bị bắt, bị điều tra, xét hỏi là nghi can thuộc trách nhiệm của cơ quan tư pháp.
Nhà trường, đoàn thanh niên và thầy cô của Phương Uyên không thuộc cơ quan tư pháp, vậy văn bản luật nào cho phép họ có thẩm quyền của cơ quan tư pháp can thiệp vào mối quan hệ giữa sinh viên với Phương Uyên, vốn không nằm trong hợp đồng đào tạo? Trường ĐHCNTP vốn chỉ có chức năng đào tạo nhưng đã kiêm luôn chức năng nhà nước, biến sinh viên của mình thành đối tượng điều tra, xét hỏi, mà lẽ ra tình người phải bảo vệ họ, nếu thấy đúng, còn không thì không được phép can thiệp, bởi không đúng thẩm quyền, trái pháp luật.
Sai phạm trên bắt nguồn từ 2 ngộ nhận cơ bản trong đào tạo giáo dục ở ta xưa nay:
1- Quan niệm chức năng đào tạo phải kiêm cả chức năng xã hội, nhà nước, chính trị, pháp luật, thậm chí cả gia đình, một khi có liên quan tới sinh viên mình. Nên mọi hành vi của sinh viên nhất cử nhất động đều bị giám sát, “dạy dỗ“ từ sinh hoạt, sở thích, lối sống, tới cả yêu đương… Điểm đạo đức trong học bạ dùng đánh giá sinh viên, chẳng khác gì khi học phổ thông vốn chưa trưởng thành cần giám hộ, chính là kết qủa quan niệm trên. Vô hình trung coi sinh viên là trẻ con, chưa phải người lớn. Các nước hiện đại không ở đâu dám làm vậy.
2- Cũng từ đó, dẫn đến trên thực tế hành xử không coi sinh viên là độc lập, trong khi họ chính là đối tác, một bên ký hợp đồng đào tạo với nhà trường, có trách nhiệm và quyền lợi pháp lý ngang nhau. Không có sinh viên, nhà trường không tồn tại!
Hệ lụy dẫn tới chương trình đào tạo ở ta quá khác biệt thế giới. Dù học chuyên ngành gì, thì ở ta những năm đầu, sinh viên đều buộc phải học các môn cơ bản về chính trị, quân sự, thể dục thể thao… tốn mất chừng 1 năm cho một khoá học. Nước ta đang cần bao du học sinh về nước làm việc, bao chuyên gia nước ngoài tới giúp đỡ; họ đều không học các môn trên. Nghĩa là học nó hay không, không đóng vai trò gì đối với chuyên môn khi ra trường. Đào tạo dù mang sứ mạng, vai trò, ý nghĩa ghê gớm tới mức nào, rốt cuộc cũng chỉ trang bị kiến thức nghề nghiệp cho học sinh ra trường hành nghề, bất kể họ là ai, vốn là thước đo đánh giá bằng cấp trên thế giới, không có ngoại lệ cho Việt Nam.
Ở các nước hiện đại, người ta không dạy môn chính trị cho chuyên ngành không phải chính trị, nhưng nền chính trị họ vẫn vừng vàng như bàn thạch, họ không dạy thể dục thể thao cho mọi trường đại học nhưng vẫn đoạt các giải vô địch quốc tế, họ không dạy quân sự, nhưng không nước nào xâm chiếm nổi đất nước họ. Bởi đào tạo của họ là đào tạo nghề nghiệp, nghề chính trị ra chính trị, nghề quân sự ra quân sự, thể thao ra thể thao…, ngoài ra sinh viên các chuyên ngành khác đều có thể học ngoại khoá các chuyên ngành nói trên, nếu muốn.
Sinh viên Việt Nam chưa có bằng chứng gì chứng tỏ thông minh hơn thế giới còn lại, nên trình độ được đào tạo hoàn toàn tuỳ thuộc qũy thời gian đào tạo, do bị cắt tới 1 năm, nên ra trường thua kém các nước hiện đại là hiển nhiên, nhiều bằng cấp không được họ thừa nhận.
Do đó chương trình đào tạo ở ta, muốn cải cách trước hết phải dành toàn bộ qũy thời gian đào tạo chỉ cho những môn học bắt buộc, không có nó không thể hành nghề, nói cách khác chỉ trang bị những kiến thức gì nghề nghiệp cần chứ không phải nhà trường có hay muốn!
Chỉ khi sinh viên và trường đại học thực sự là 2 đối tác trong một hợp đồng đào tạo, độc lập bình đẳng ngang nhau, chỉ nhằm thực hiện chuyển giao kiến thức nghề nghiệp ở bậc đại học từ thầy sang trò, thì khi đó mới có thể nói đến cải cách căn bản đào tạo ở nước ta, và chỉ khi đó mọi chủ trương chính sách thần kỳ về đào tạo nếu có may ra mới phát huy tác dụng, nếu không mọi cố gắng cải cách kiểu gì cũng chỉ như bịt lỗ rò của một bể nước không chống thấm.
Hy vọng sự kiện nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên đang thu hút dư luận quan tâm nhất xưa nay, sẽ trở thành cú hích khởi đầu cho một cuộc cải cách đào tạo thật sự ở ta theo đúng chuẩn mực của thế giới hiện đại, hoặc ít nhất cũng đặt được một dấu hỏi không bao giờ phai cho tầng lớp trí thức trâm anh, cùng các nhà quản lý giáo dục đào tạo, dẫn tới một cú hích như vậy trong tương lai gần, để dòng giống con lạc cháu hồng, không ai còn phải chịu “hổ thẹn với các bậc tiền nhân“!
N.S.P.
1361. Nguyễn Trung: Con dại cái mang – Đừng bóp chết lòng yêu nước của tuổi trẻ
Nguyễn Trung
07-11-2012
Theo những gì được Nguyễn Trần Minh Trí viết trên báo Nhân Dân điện tử ngày 05-11-2012, Nguyễn Phương Uyên “có hành vi “Tuyên truyền chống phá Nhà nước XHCN Việt Nam” theo Ðiều 88, Bộ Luật Hình sự”, bị bắt tạm giam 4 tháng để điều tra. Bài trên báo Nhân Dân điện tử đã thuật lại các việc Uyên làm, nêu việc Nguyễn Phương Uyên viết thư nhận tội và xin được khoan hồng.
(Tôi không bàn đến Đinh Nguyên Kha trong bài này, vì không có thông tin gì về Kha)
Qua báo chí, tôi được biết Uyên là sinh viên năm thứ ba trường Đại học công nghiệp thực phẩm TPHCM, là con một gia đình lương thiện, là đoàn viên và cán bộ Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh ở trường, từng có những hoạt động biểu thị lòng yêu nước của mình liên quan đến bảo vệ các vùng biển, đảo của đất nước.
Vì còn đang thời kỳ điều tra của cơ quan an ninh và chưa có xét xử của tòa án, nên mọi vấn đề có liên quan, mọi kết luận đúng/sai đều để ngỏ, đòi hỏi phải làm rõ với tất cả tính trung thực và sự công khai minh bạch.
Tuy nhiên, căn cứ vào những điều đại tá Nguyễn Sáu đã phổ biến trong buổi họp báo ngày 03-11-2012 và những tin tức về thư nhận tội của Nguyễn Phương Uyên như đã nêu trên báo Nhân Dân điện tử 05-11-2012, có một số câu hỏi có liên quan phải nêu ra.
Trước hết, giả định những gì được phổ biến trong buổi họp báo nói trên và những điều Uyên nêu trong thư nhận tội được coi là các chứng cứ (đúng/sai sẽ để cho việc xét xử nghiêm minh phán định), không thể không đặt ra câu hỏi: Chẳng lẽ một sinh viên năm thứ ba, đoàn viên và cán bộ Đoàn TNCS HCM Nguyễn Phương Uyên không hiểu được những việc làm như đại tá Nguyễn Sáu phổ biến tại buổi họp báo 03-11-2012 là phạm pháp so với pháp luật hiện hành? Nếu vậy thì chất lượng giáo dục của nhà trường và của Đoàn có rất nhiều vấn đề phải xem xét.
Hoặc đặt ngược lại vấn đề, được giáo dục kỹ như vậy mà Uyên vẫn cố tình – nghĩa là có ý thức – thực hiện những việc đã làm, hiển nhiên ở đây sẽ nảy ra những câu hỏi: Chế độ chính trị của nước ta đang có những vấn đề gì khiến cho Uyên tuy được giáo dục kỹ mà vẫn hành xử chống đối như vậy? Chế độ chính trị nước ta như thế nào mà đến nỗi phải chống lại nó vì yêu nước? Hay đây chỉ là tinh thần yêu nước giả tạo, hời hợt?… Vân vân và vân vân… Hỏi như thế nào cũng rất đau đầu! Hiển nhiên: Việc gìn giữ kỷ cương và sự tồn vong của đất nước không thể cho phép chỉ đơn thuần nói là đã bắt người đúng thủ tục và chỉ một chiều xem xét hành vi của Uyên.
Nếu giả thiết – cứ như là Uyên đã viết trong thư nhận tội (chưa bàn đến hoàn cảnh viết thư nhận tội) – là do bị mua chuộc bằng vật chất và cơ may được đi học nước ngoài, lại có nhiều câu hỏi khác phải đặt ra: Chất lượng giáo dục của gia đình, xã hội và nhà trường của nước ta như thế nào mà đến nỗi một con người ở trình độ sinh viên đại học năm thứ 3 lại dễ bị cài bẫy, bị mua chuộc với những cái giá quá rẻ như thế? Thậm chí có thể đó chỉ là cái giá hão huyền nữa! Quá rẻ so với đánh đổi việc làm chống lại chế độ! Một đất nước có chế độ chính trị mà công dân có học của nó có thể bị mua chuộc hay cài bẫy dễ dàng và quá rẻ như thế, dễ hư hỏng hay dễ bị lừa để làm những việc như thế chống lại chính đất nước ấy, thử hỏi đấy là đất nước gì? Công dân của nó chất lượng như thế nào? Vân vân… Những câu hỏi như thế rất nghiêm trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ và sự tồn vong của quốc gia. Mà như thế nó không còn là vấn đề của riêng một Nguyễn Phương Uyên nào đó!
Cũng với đòi hỏi phải tìm đúng thực chất sự việc và căn nguyên của nó, nhà trường – cụ thể ở đây là những người có trách nhiệm, đảng bộ ĐCSVN và ĐTNCS HCM của trường Đại học công nghiệp thực phẩm TPHCM – cần đặt ra cho mình những câu hỏi nghiêm túc và tìm ra những câu trả lời trung thực có liên quan đến vụ việc này. Nhà trường không thể chỉ đơn giản nói là: Nhà trường đã được thông báo trước khi Uyên bị bắt, sau này đã làm rõ bức thư cầu cứu Uyên của những sinh viên trong trường gửi Chủ tịch nước – và như thế coi như nhà trường đã làm tròn trách nhiệm của mình. Nhà trường có lương tri không thể giải thích qua loa như vậy và không thể trốn tránh việc phải nghiêm túc tự đặt ra cho mình mọi câu hỏi có liên quan và tìm ra những câu trả lời trung thực.
Vụ Nguyễn Phương Uyên, không chỉ có vấn đề phải xét xử nghiêm minh và tránh oan sai, mà còn có vấn đề từ vụ việc này phải nhìn nhận ra những vấn đề khác có liên quan đến thế hệ trẻ và sự tồn vong quốc gia như đã trình bầy sơ lược nêu trên.
Xử đúng một hành vi phạm tội (nếu đúng là phạm tội) để cứu một con người là lẽ tất yếu phải làm của một nhà nước pháp quyền.
Quan trọng hơn nhiều: Xử như thế nào để chế độ chính trị này – người chịu trách nhiệm toàn diện mọi việc trước đất nước – làm đúng được trách nhiệm đạo lý của mình là con dại cái mang và không bóp chết tinh thần yêu nước của tuổi trẻ. Đây là trách nhiệm lớn hơn gấp nhiều lần so với việc xét xử nghiêm minh đúng tội đối với cá nhân một Nguyễn Phương Uyên.
Một chế độ chính trị đúng với tinh thần là hiện thân của một nhà nước của dân, do dân, vì dân còn phải qua vụ Nguyễn Phương Uyên nhìn nhận lại những khuyết tật hay yếu kém của chính mình đã tạo ra những nguyên nhân dẫn đến vụ Nguyễn Phương Uyên. Gìn giữ đất nước thì phải làm như thế./.
Nguyễn Trung
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 7-11-12
Nguồn: Viet-studies
-Một số phản ứng trước việc Lào xúc tiến xây đập Xayaburi
Mỹ chỉ trích quyết định xây đập Xayaburi của Lào, VN chưa lên tiếng (VOA)
Lễ động thổ đã được tổ chức cho việc xây dựng con đập thủy điện
trên sông Mekong trị giá 3,5 tỉ đô la. Những tổ chức bảo vệ môi trường
tại các nước láng giềng và Hoa Kỳ lên tiếng lo ngại về ảnh hưởng của dự
án này đối với hàng triệu người ở Đông Nam Á.Việc
xây dựng con đập Xayaburi sẽ được tiến hành bất chấp những chỉ trích
liên quan tới ảnh hưởng của nó đối với hệ thống sông Mekong tại vùng hạ
lưu, đặc biệt là tại Campuchia và Việt Nam.
Lên tiếng trong lễ động thổ hôm thứ Tư, Phó Thủ tướng Lào Sarnsawad
Lengsawat cho biết Lào đã xét tới quan điểm của các nước khác và quyết
định tiến hành dự án này, dự trù hoàn tất vào năm 2019.
Đập này sẽ là một trong số tới 10 dự án như vậy ở khu vực hạ lưu sông Mekong chảy qua Thái Lan, Lào, Campuchia, vùng đồng bằng Việt Nam và ra tới Biển Đông.
Các tổ chức bảo vệ môi trường e ngại ảnh hưởng lâu dài của con đập vì nó ngăn tuyến đường di thực của cá, có tiềm năng gây phương hại tới kế sinh nhai của khoảng 60 triệu người.
Nhưng một kỹ sư làm việc với South East Asia Energy Limited, công ty
xây dựng con đập, ông Somkuan Watakeekul, nói rằng nó sẽ đem lại lợi ích
cho vùng này:
“Dù sử dụng nước để uống hay trong các lãnh vực khác như nông nghiệp, ngư nghiệp, hay vận chuyển, tất cả mọi người sẽ được hưởng lợi ích của dự án này. Lợi ích chính sẽ là sản xuất điện, giúp các cộng đồng nghèo khó của Lào, giúp phát triển và tăng trưởng kinh tế trong vùng.”
Lễ động thổ diễn ra cho dù Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong trước đó có nói rằng dự án này sẽ đợi để được nghiên cứu thêm.
Một giới chức thuộc Ủy ban Sông Mekong, cơ quan giám sát các dự án hợp tác tại con sông này giữa Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, nói với đài VOA rằng ủy ban kể đang trông đợi giải thích của phái đoàn Lào xem lễ động thổ này có phải là quyết định cuối cùng của Lào để xúc tiến dự án này hay không.
Hồi năm 2011, chính phủ Lào đã thoả thuận ngưng dự án vừa kể cho tới khi thực hiện xong các cuộc thẩm định thêm về môi trường.
Trong tuần này, Hoa Kỳ đã lưu ý Lào về việc tiến hành dự án vừa kể, và nói rằng quy mô và tính chất nghiêm trọng trong ảnh hưởng của nó đối với hệ sinh thái, đối với vấn đề an ninh lương thực, và kế sinh nhai trong vùng vẫn còn chưa biết rõ.
Một nhà hoạt động thuộc tổ chức bảo vệ môi trường có tên là Các Dòng Sông Quốc tế, ông Thongsing Thammavong, nói rằng buổi lễ này cho thấy những e ngại liên quan tới vấn đề trong sáng chung quanh dự án này:
“Điều gây ra tình trạng khó hiểu này đã được phản ánh rất rõ, toàn bộ câu chuyện về đập Xayaburi, là vấn đề thiếu trong sáng. Chúng ta không biết điều gì xảy ra, chúng ta không được biết thông tin nào, và chỉ có công ty xây đập, một công ty Thái Lan, cùng với một số ít giới chức cao cấp của Lào nắm quyền quyết định và thông tin là biết chuyện.”
Theo một thoả thuận chung giữa Thái Lan và Lào, 95 phần trăm sản lượng điện do nhà máy này cung cấp sẽ được bán cho Thái Lan. Hồi đầu tuần này, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Surapong Tovichakchaikul nói chính phủ ông ủng hộ việc xúc tiến dự án.
Nhưng cả Campuchia lẫn Việt Nam bày tỏ dè dặt. Việt Nam kêu gọi hoãn lại 10 năm tất cả mọi dự án trên sông Mekong.
Được đăng bởi Đào Phạm Viết
Tô Hải
Xem chừng cái thứ ngôn ngữ văn chương vu vơ, vớ vỉn, vòng vo, vô vị
và cuối cùng là ….vô nghĩa này ở xứ ta ngày càng phát triển không có
cách gì ngăn chặn…
Khỏi thắc mắc về trình độ làm văn của những kẻ dám tự phong cho nhau những quyền lực “ăn trên ngồi trốc” cả nước mà không biết đặt câu, chấm, phết tùy tiện, câu cú thiếu động từ, xử dụng sai danh từ, tĩnh từ, trạng từ….vv còn thua một em học sinh lớp 3, thử hỏi các nhà toán học đầu nước của ta thấy gì qua..11 con số chen giữa 199 chữ lủng củng, lảng cảng, vu vơ vớ vỉn này!
Em thì em xin hàng dù rằng em cũng có đi học 11 năm ở trường Tây! Vì em đã từng viết: TẤT CẢ CÁC CON SỐ HỌ CHÌA RA ĐỀU ….LÁO KHOÉT VÀ CHỬI BỐ NHAU! Họ cố tình nói lăng nhăng, tung hỏa mù để mong càng nhiều người, nhất là các “đại biểu nhân dân cao nhất” đến phát ngán mà….miễn chất vấn hoặc ngủ gật thật nhiều thì càng …..đạt mục đích! Chả thế mà ngay ở Quốc Hụi khóa trước, không ít người đã thắc mắc về nhiều những “con số trời ơi” chẳng biết lấy từ đâu ra!
Ông Lê như Tiến – Phó chủ nhiệm Ủy Ban Văn Hóa Giáo Dục ….thì ngay sau bài đánh đố đại biểu của ông Huỳnh Phong Tranh lại đưa ra con số nợ của Vinashin là… 60.000 tỉ đồng nợ trong nước và…40.000 tỉ đồng nợ nước ngoài..!?
Còn các chuyên gia, tiến sỹ, giáo sư đã nghỉ hưu hoặc…”độc lập” , hoặc “không sợ bị bắt” thì luôn tung ra những con số đánh đổ mọi con số ảo của những kẻ đang sống nhờ những con số…ảo đó! Đơn cử một con số mà tiến sỹ Tô văn Trường, dựa theo “chuyên gia” Vũ Quang Việt mới đưa ra gần đây nhất thì NỢ CÔNG NĂM 2011 ÍT NHẤT LÀ 90 TỈ USD tức là 74% GDP!
Con số này liệu ông Tổng thanh tra có biết? Hay lại cho là “lực lượng thù địch nó tung ra”?
Ôi! những con số láo khoét do một bọn đại bịp nặn bừa ra để “các anh trên tự sướng” và càng thêm hãnh tiến về thành tích lãnh đạo tài tình ảo của mình! Cũng nhờ những con số “ma trơi” đó mà bọn “phịa sỹ” đã thành công trong việc hành hạ những ai muốn tìm hiểu vì sao mà mình khổ? vì sao mà làm quần quật cả tháng mới kiếm tiền được bằng 2 bát phở Cali? Vì sao mà các tay đại gia, chính trọe gia lại dám tiêu cho một cuộc chơi tiền tỷ, một đám cưới con hàng trăm tỉ, xây nhà hàng ngàn tỷ??? Còn đối với những ai “ngu si hưởng thái bình” thì bọn “phịa sỹ” chỉ mong họ hãy nghĩ: “Thôi thì muôn chuyện đã có Đảng lo, Đảng làm gì chẳng vì nước, vì dân! Trăm trận đánh trăm trận thắng là cái chắc! Hơi đâu mà thắc mắc cho mệt xác!”
Thế là Đảng ta tồn tại muôn năm?! Không phải là bọn chúng không thành công lớn trong mục tiêu này ư?!
Còn về chữ nghĩa thì mình đã quá ngán khi mỗi tuần sổ tay lại chi chít thêm cả loạt cụm từ, tĩnh từ, trạng từ mới toe càng ngày càng vu vơ, vớ vẩn, vá víu, ba vạ đến nực cười …..Để giúp các bạn nào có khả năng về văn (cùng học với anh Trọng chẳng hạn) có thể làm một bản luận văn về những từ ngữ mới phát sinh, mình xin kê khai không bình luận những “sáng tạo mới” của mấy nhà lãnh đạo chính trị-kinh tế-nghị sỹ- đoảng viên nước ta:
-“Nhận trách nhiệm chính trị”, ”bị thất thoát và mắc nợ xấu”???
-“Xin lỗi” và “nhận lỗi”??? – “lấy phiếu” và bỏ phiếu”
-“Dân chủ đại diện” và “dân chủ trực tiếp”???
-Vận động quan chức, đại biểu “tiết chế lòng tham”???
-“Giảm thời gian bình ổn giá”….???
-“Cung tiến đá quý cho lăng Bác!”???
-“Chưa có dấu hiệu nguy hiểm”??… “chưa mất an toàn”…??? (chẳng khác nào: ”Thằng này chưa có dấu hiệu chết hẳn!”?!
….Nhưng thôi! Hãy tạm dừng ở đây vì chính cái “ma trận chữ nghĩa” láo toét này đã làm mình mất khá nhiều ca-lo để hơn một lần viết nên những bài vạch trần sự à uôm, dối trá của nó nhằm mục đích gì…. Hiệu quả của việc vận dụng nó ra sao?? Nhưng xem ra không có kết quả và mỗi ngày nó càng phát triển, di căn đến mức …chẳng ai thèm để ý nữa. Và mục đích cuối cùng đưa con số “tâm thần không bình thường” của toàn dân VN từ 15 lên tới 50% chắc cũng không xa nếu mọi người cứ “cho qua”! (con số 15% là của hội nghị quốc tế về bệnh tâm thần mới họp tại Hà-Nội)
Và chính mình, nghĩ cho cùng, chưa chừng đã bị… tâm thần thật sự khi rơi vào cái ma trận chữ nghĩa vu vơ, vớ vẩn này! Đúng là càng già càng …con nít!
Ngày 3/11/2012/
KÍNH GỬI QUÍ VỊ ĐÃ TRÓT KÍNH GỬI!
Tôi biết cái thân tôi:
-Không một mảnh giấy chứng nhận học vị giáo sư, tiến sỹ, dù là đồ “dỏm” trong tay.
-Có một thời được phong (miệng) là “kỹ sư tâm hồn” do chuyên phịa ra những câu hát ê a, lên lên, xuống xuống động viên cả nước ra trận đánh “quân xâm lược” nên được một nắm huân chương và bằng khen chứng nhận từ Bác Hồ, đến ông Võ đại Tướng và gần đây nhất là chủ tịt Trần đức Lương…..
Nhưng chưa bao giờ dám nhận mình là trí thức như mấy chục vạn giáo sư, tiến sỹ hiện đại ngày hôm nay..
Tóm lại tôi tự nhận tôi chẳng là… cái chó gì mà dám kính thưa kính gửi tới các vị!
Thế mà, lần này, đọc trên mạng thấy: 174 vị học giả, trí thức, nhà nọ, nhà kia ký tên kính gửi ông chủ tịch nước về việc cháu Phương Uyên bị bắt, tôi bỗng bật lên tiếng:
“Có chó nó đọc! Có chó nó trả lời! Và càng có chó nào dám một mình ký tên tạm tha cho cháu Uyên cơ chứ!” Chẳng hiểu sao mà các bố vẫn cứ tưởng lời nói của mấy anh trí thức là có giá trị lắm! Xin lỗi! Đối với họ trí thức thứ thiệt, càng uyên bác, càng giỏi càng phức tạp, trừ trí thức, tốt nghiệp trường “đồng chí” …Nguyễn đức Bình! Còn lại….tiếp tục thực hiện đường lối anh Trần Phú “Trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ” (mới được xây cho cái đền thờ hoành tráng đó mà!) là…muôn năm đúng!
Vì thế, mình đã nói trước với bà xã và mấy ông bạn còn lại của mình rằng thì là: “Các bố làm thế này có khác chi đẩy chúng nó vào con đường phải lên tiếng là:
Chúng tao đã bắt hay giết ai là đều đúng! Không có chứng cớ cũng phải tạo ra chứng cớ, càng nghiêm trọng càng tốt. Để “đỏ hóa” nốt một nửa đất nước, chúng tao còn tạo ra được chứng cớ “Đế Quốc Mỹ xâm lược” nên trai trẻ phải lên đường đi “giải phóng đồng bào miền nam ruột thịt, đang đêm ngày rên siết dưới tay bọn ngụy quyền” nữa là….
Thế thì ba cái chuyện bao cao su, trốn thuế….nhận tiền nước ngoài chẳng chỉ là chuyện nhỏ như con thỏ.
Và quả nhiên, cuộc họp báo về “hai kẻ khủng bố, chống nhà nước”, nhận tiền nước ngoài, mua hóa chất ở chợ Kim Biên, để biến thành chất nổ với ý đồ “sẽ” đánh xập tượng bác Hồ ở Long An,… và mọi sự đều có chỉ đạo của một tên Thành nào đó từ nước ngoài…rồi màn quay phim nhận tội, xin khoan hồng…đã nhanh chóng diễn ra..trước một lô các “nhà láo” viết theo công an đánh vần cho từng chữ!
Tất cả màn kịch ấu trĩ này đều được sự đạo diễn từ Trên, ra mắt kịp thời để:
1-Thay mặt anh Tư trả lời các vị đã “kính gửi ông!”
2-Bịt miệng tất cả những ai còn dám thắc mắc lực lượng “thanh kiếm và lá chắn” của Đảng
3-Cảnh cáo tất cả lớp trẻ, đặc biệt giới sinh viên và các thầy ở các trường Đại Học: Chớ có dại dột, chống ta thì có ngày tan da nát thịt như ở Thiên An Môn ngày nào!
4-Để khẳng định ở cái nước này chả một cá nhân nào, dù ở cương vị nào dám làm một cái gì mà vượt ra khỏi những điều lệ của Đảng: “dân chủ tập trung, đa số phục tùng thiểu số!” Đừng có nằm mơ “kích động” người này làm khác người kia!
Và ngay sau đó bọn “lưu manh tin học” nào đó được lệnh của ba thằng “còn Đảng còn mình” phóng lên một “bản kính gửi” thứ hai dỏm với 74 cái tên chọn lọc trong số 174 cái tên đã ký ở bản chính (chưa rõ lý do?).
.Nội dung lên án, chửi bới thậm tệ cháu Phương Uyên và các “bọn chống đảng-nhà nước”. Thậm chí chúng dám gọi những ai ở nước ngoài kêu gọi, xin chữ ký, yêu cầu trả tự do cho những người bị bắt là “lũ ngông cuồng hải ngoại!”!
Thế là bát nháo tất tật mọi thứ kính gửi kính thưa, gieo rắc nghi ngờ cho nó loạn lên…
Riêng mình thì mình chỉ tiếc là không đủ tài và uy, không có hội đoàn, tổ chức, trang web nào có uy tín bảo kê nên những ý kiến của mình không được nhiều người biết đến để trao đổi nên hôm nay, đành mạo muội kính gửi các vị đã trót “Kính gửi…” các ông này, ông nọ ….là các vị đã:
-“Mơ huyền” về một ông nào đó có gan làm cái việc chưa từng có ở cái đất Việt Nam này! Với mình thì mình đã có thời nghĩ thế nhưng nay thì mình đã giã từ vĩnh viễn cái “niềm tin cỏn con” đó từ lâu rồi! Mình đếch kính đếch gửi thằng nào, con nào hết.
Và mình đã từng tuyên bố trên Internet: NẾU SAU CÁI CHUYỆN NGHỊ QUYẾT 6 NẦY MÀ KHÔNG CÓ VÀI BA THẰNG DỰA CỘT, DĂM BA CHỤC THẰNG MẤT CHỨC VÀ HÀNG LOẠT TÊN VÔ TÀI BẤT TƯỚNG PHẢI VỀ VƯỜN THÌ….TẤT CẢ CHỈ LÀ TRÒ ĐẠI BỊP.
Kết quả thế nào? Cả thế giới đã thấy!
Phê và tự phê trên tinh thần hữu ái giai cấp, trị bệnh cứu người đã ỉa vào pháp luật! Đảng ta không chết ai, chỉ chết cái túi tiền và dạ dày dân mà thôi! chẳng có mâu thuẫn cung vua phủ chúa nào ở đây cả! Ổn định! ổn định và ổn định trên hết! Bên Tầu người ta đã có lệnh! Lơ mơ mất mạng như chơi! Làm sao mà anh Tư có thể trở thành Lưu thiếu Kỳ được!
Vậy thì tại sao lại cứ “Kính gửi, kính thưa….?!
Xin quý vị kể từ nay, nếu thấy cái gì cần phản đối cứ việc:
-Tốt nhất là: Xuống đường và đeo trước ngực một mảnh bìa viết lên cái gì mình phản đối. Đi một người hay 3, 4 người cũng được miễn là không quá 5 người!
Học tập nông dân các tỉnh mấy hôm nay đã trương cả khẩu hiệu “Yêu cầu thủ tướng từ chức” ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng rồi đấy!
-“Ra tuyên bố về việc….”, Cùng ký tên tung lên mạng bằng nhiều thứ
tiếng càng tốt. Nếu có “kính gửi” thì gửi cho báo chí ngoại quốc, các tổ
chức phi chính phủ, các cơ quan quốc tế hoặc các chính phủ ngoại quốc!
-Lúc ấy, nếu mình còn sống và được phép các vị, mình xin ký tên và điểm chỉ ngay tắp lự ….chứ cứ kính gửi anh này, chị kia mà mình chẳng có nổi một ly ông cụ lòng tin, thì có cho tiền em cũng xin vái!
Xin thề không kính gửi kính thưa bất cứ ai nữa! Xin thề! Xin thề! Xin Thề !
Đập này sẽ là một trong số tới 10 dự án như vậy ở khu vực hạ lưu sông Mekong chảy qua Thái Lan, Lào, Campuchia, vùng đồng bằng Việt Nam và ra tới Biển Đông.
Các tổ chức bảo vệ môi trường e ngại ảnh hưởng lâu dài của con đập vì nó ngăn tuyến đường di thực của cá, có tiềm năng gây phương hại tới kế sinh nhai của khoảng 60 triệu người.
Lợi ích chính sẽ là sản xuất điện, giúp các cộng đồng nghèo khó của Lào, giúp phát triển và tăng trưởng kinh tế trong vùng
“Dù sử dụng nước để uống hay trong các lãnh vực khác như nông nghiệp, ngư nghiệp, hay vận chuyển, tất cả mọi người sẽ được hưởng lợi ích của dự án này. Lợi ích chính sẽ là sản xuất điện, giúp các cộng đồng nghèo khó của Lào, giúp phát triển và tăng trưởng kinh tế trong vùng.”
Lễ động thổ diễn ra cho dù Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong trước đó có nói rằng dự án này sẽ đợi để được nghiên cứu thêm.
Một giới chức thuộc Ủy ban Sông Mekong, cơ quan giám sát các dự án hợp tác tại con sông này giữa Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, nói với đài VOA rằng ủy ban kể đang trông đợi giải thích của phái đoàn Lào xem lễ động thổ này có phải là quyết định cuối cùng của Lào để xúc tiến dự án này hay không.
Hồi năm 2011, chính phủ Lào đã thoả thuận ngưng dự án vừa kể cho tới khi thực hiện xong các cuộc thẩm định thêm về môi trường.
Trong tuần này, Hoa Kỳ đã lưu ý Lào về việc tiến hành dự án vừa kể, và nói rằng quy mô và tính chất nghiêm trọng trong ảnh hưởng của nó đối với hệ sinh thái, đối với vấn đề an ninh lương thực, và kế sinh nhai trong vùng vẫn còn chưa biết rõ.
Một nhà hoạt động thuộc tổ chức bảo vệ môi trường có tên là Các Dòng Sông Quốc tế, ông Thongsing Thammavong, nói rằng buổi lễ này cho thấy những e ngại liên quan tới vấn đề trong sáng chung quanh dự án này:
“Điều gây ra tình trạng khó hiểu này đã được phản ánh rất rõ, toàn bộ câu chuyện về đập Xayaburi, là vấn đề thiếu trong sáng. Chúng ta không biết điều gì xảy ra, chúng ta không được biết thông tin nào, và chỉ có công ty xây đập, một công ty Thái Lan, cùng với một số ít giới chức cao cấp của Lào nắm quyền quyết định và thông tin là biết chuyện.”
Theo một thoả thuận chung giữa Thái Lan và Lào, 95 phần trăm sản lượng điện do nhà máy này cung cấp sẽ được bán cho Thái Lan. Hồi đầu tuần này, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Surapong Tovichakchaikul nói chính phủ ông ủng hộ việc xúc tiến dự án.
Nhưng cả Campuchia lẫn Việt Nam bày tỏ dè dặt. Việt Nam kêu gọi hoãn lại 10 năm tất cả mọi dự án trên sông Mekong.
TTXVN ĐƯA TIN NHẬP NHÈM VỀ ĐẠI HỘI ĐẢNG CS TRUNG QUỐC 18 VÀ ÔNG TỔNG THƯ KÝ TẬP CẬN BÌNH
Phamvietdao
Tít bản tin của TTXVN: Ông tập Cận Bình là Tổng Thư ký Đại hội đảng 18
Lời bàn của Phamvietdao.net về cách giật tít bài nhập nhèm, tháo cáy của TTXVN:
Bản tin TTXVN là bản tin chính thống nhà nước chứ không giống như cách đưa tin “nôm na mách qué”...
của đám cư dân mạng; Đọc cái tít bản tin của TTXVN có 2 điều bât ổn,
thiếu nghiêm cẩn về phương diện chữ nghĩa cũng như nội hàm chính trị của
thông tin:
-Trong quy chuẩn ngữ pháp tiếng Việt chữ Đảng phải viết hoa khi
viết về Đảng Cộng sản Trung Quốc hay Đảng Cộng sản Việt Nam; Mời xem các
cụm từ này trên báo Nhân Dân và nhiều báo lề đảng khác;
- Tại sao khi giật tít, TTXVN lạ không đưa tin đầy đủ “Ông tập Cận Bình là Tổng Thư ký Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18″… mà lại viết tắt “Ông tập Cận Bình là Tổng Thư ký Đại hội đảng 18…” là hàm ý gì ?
Phải chăng TTXVN đưa tin nhập nhèm này để bạn đọc Việt quen dần
và hiểu Đảng Cộng sản “Tung Của” cũng đồng thời là của ta, ông Tập Cận
Bình cũng là người ta giống như ông Nguyễn Phú Trọng, ông Nguyễn Tấn
Dũng ? Với bản tin của TTX nhà nước thì sự viết tắt này đồng nghĩa với
việc ngầm xóa nhòa ranh giới chịnh trị, lãnh thổ giữa Đảng CS Việt Nam
với Đảng Cộng sản Trung Quốc; Người lãnh đạo Đảng CS Trung Quốc cũng
được ngầm đưa tin nhập nhèm để người đọc quen như là người lãnh đạo của
Việt Nam vậy ? Đây là điều đi ngược với cái sự “ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” rằng “Sông núi nước Nam vua nam ở” !
Xin nhắc lại với các vị ở TTXVN: các vị là người đưa tin, phát
ngôn chính thống về mặt nhà nước, quốc gia? Cách đưa tin nhập nhèm, tháo
cáy của quý vị phải chăng các vị nóng lòng muốn sát nhập Việt Nam vào
Trung Quốc; coi Đảng Cộng sản Trung Quốc và người đứng đầu của họ cũng
là của Việt Nam luôn ?!
Về phương diện nội hàm chính trị và chủ quyền lãnh thổ, bản tin này
của TTXVN có thể gây phương hại cho chủ quyền quốc gia, do vậy,
Phamvietdao.net yêu cầu Tổng Giám đốc TTXVN phải cải chính xin lỗi nhân
dân, người đọc về cách đưa tin sai sự thật; Phamvietdao.net cũng yêu cầu
Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thống xử phạt vi phạm hành chính đối với
Tổng Giám đốc TTXVN về hành vi ” nóng lòng” muốn sát nhập Việt Nam vào
Trung Quốc trong dịp Đại hội lần thứ 18 này của Đảng CS Trung Quốc !
Theo tin của TTXVN thì cô bé Phương Uyên chỉ rải truyền đơn ở Sài Gòn
mà đã bị bắt và khép vào tội hình sự theo Điều 88: Tuyên truyền chống
nhà nước; Thế các vị TTXVN đưa hẳn một bản tin ngầm định hướng cho người
đọc hiểu nhập nhèm “về cái việc sát nhập Đảng CS Trung Quốc và người
đứng đầu của họ” như người ta; Việc đưa tin này có làm phương hại đến an
ninh, chủ quyền lãnh thổ quốc gia không ? Có đi ngược với đường lối,
chủ trương của Đảng không ?!
Ông tập Cận Bình là Tổng Thư ký Đại hội đảng 18
( http://www.vietnamplus.vn/Home/Ong-Tap-Can-Binh-la-Tong-Thu-ky-Dai-hoi-dang-18/201211/167542.vnplus)
THỨ NĂM, 8/11/2012 7:5 GMT+7
Ông Tập Cận Bình là Tổng Thư ký Đại hội đảng 18
07/11/2012 | 20:15:00
Ông Tập Cận Bình. (Nguồn: AP)
Ngày 7/11, người phát ngôn Đại hội Đảng Cộng sản
Trung Quốc (CPC) lần thứ 18 cho biết một trong những nội dung chính của
Đại hội khai mạc ngày 8/11 là tập trung thảo luận về cuộc chiến chống
tham nhũng.
Phát biểu trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh, người phát ngôn cho biết
Ủy ban Thanh tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) của CPC đang soạn thảo một
bản kế hoạch làm việc về trừng trị và phòng chống tham nhũng trong giai
đoạn 2013 -2017.
Trả lời báo giới về vụ việc liên quan đến cựu Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai và cựu Bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân, người phát ngôn cho biết đây là các vụ tham nhũng nghiêm trọng trong các cán bộ hàng đầu của Đảng, và bài học rút ra rất sâu sắc. Việc giải quyết hai vụ việc này cho thấy thái độ giải quyết mạnh mẽ và quyết liệt của Đảng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
Trước đó, phiên họp toàn thể lần thứ 7 của Ban chấp hành trung ương CPC khóa 17 ngày 4/11 đã nhất trí với quyết định của Bộ Chính trị khai trừ khỏi đảng ông Bạc Hy Lai và ông Lưu Chí Quân. Ông Bạc bị cáo buộc lạm dụng chức quyền để kiếm lời, và nhận hối lộ. Còn ông Lưu bị buộc tội lợi dụng chức quyền để kiếm lời bất chính, gây thiệt hại kinh tế lớn và ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội. CCDI cũng phát hiện ông Lưu đã nhận những khoản tiền hối lộ rất lớn và thiếu trách nhiệm trong một số vụ tham nhũng ở ngành đường sắt.
Theo ông, Đại hội 18 sẽ khai mạc ngày 8/11 tại Đại lễ đường nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, và kéo dài 7 ngày cho tới 14/11. Các tổ chức truyền thông hàng đầu của Trung Quốc, trong đó có Đài phát thanh Quốc gia Trung Quốc và Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, sẽ truyền trực tiếp lễ khai mạc.
Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc cũng sẽ truyền trực tiếp lễ khai mạc bằng nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nga, Nhật Bản, Arập, Mông Cổ và Hàn Quốc. Tường thuật trực tiếp về lễ khai mạc cũng được đăng tải trên trang mạng của Tân Hoa Xã, Nhân dân Nhật Báo và trang web của chính phủ.
Tại phiên họp trù bị ngày 7/11 cho Đại hội 18, các đại biểu đã thành lập Ban Thư ký Đại hội với các nhiệm vụ cụ thể, đồng thời chỉ định ông Tập Cận Bình làm Tổng Thư ký Đại hội.
Phiên họp cũng thống nhất chương trình nghị sự của Đại hội với 4 nội dung cơ bản là: Nghe và xem xét báo cáo do Ủy ban Trung ương CPC lần thứ 17 trình; Xem xét báo cáo công tác của CCDI; Thảo luận và thông qua sửa đổi Điều lệ Đảng; Bầu Ủy ban trung ương và CCDI lần thứ 18./.
Trả lời báo giới về vụ việc liên quan đến cựu Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai và cựu Bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân, người phát ngôn cho biết đây là các vụ tham nhũng nghiêm trọng trong các cán bộ hàng đầu của Đảng, và bài học rút ra rất sâu sắc. Việc giải quyết hai vụ việc này cho thấy thái độ giải quyết mạnh mẽ và quyết liệt của Đảng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
Trước đó, phiên họp toàn thể lần thứ 7 của Ban chấp hành trung ương CPC khóa 17 ngày 4/11 đã nhất trí với quyết định của Bộ Chính trị khai trừ khỏi đảng ông Bạc Hy Lai và ông Lưu Chí Quân. Ông Bạc bị cáo buộc lạm dụng chức quyền để kiếm lời, và nhận hối lộ. Còn ông Lưu bị buộc tội lợi dụng chức quyền để kiếm lời bất chính, gây thiệt hại kinh tế lớn và ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội. CCDI cũng phát hiện ông Lưu đã nhận những khoản tiền hối lộ rất lớn và thiếu trách nhiệm trong một số vụ tham nhũng ở ngành đường sắt.
Theo ông, Đại hội 18 sẽ khai mạc ngày 8/11 tại Đại lễ đường nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, và kéo dài 7 ngày cho tới 14/11. Các tổ chức truyền thông hàng đầu của Trung Quốc, trong đó có Đài phát thanh Quốc gia Trung Quốc và Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, sẽ truyền trực tiếp lễ khai mạc.
Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc cũng sẽ truyền trực tiếp lễ khai mạc bằng nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nga, Nhật Bản, Arập, Mông Cổ và Hàn Quốc. Tường thuật trực tiếp về lễ khai mạc cũng được đăng tải trên trang mạng của Tân Hoa Xã, Nhân dân Nhật Báo và trang web của chính phủ.
Tại phiên họp trù bị ngày 7/11 cho Đại hội 18, các đại biểu đã thành lập Ban Thư ký Đại hội với các nhiệm vụ cụ thể, đồng thời chỉ định ông Tập Cận Bình làm Tổng Thư ký Đại hội.
Phiên họp cũng thống nhất chương trình nghị sự của Đại hội với 4 nội dung cơ bản là: Nghe và xem xét báo cáo do Ủy ban Trung ương CPC lần thứ 17 trình; Xem xét báo cáo công tác của CCDI; Thảo luận và thông qua sửa đổi Điều lệ Đảng; Bầu Ủy ban trung ương và CCDI lần thứ 18./.
(TTXVN)
Ngu tín, mù lòa như ông Nguyễn Đức Bình
Nguyễn Huy Canh (Blog Phạm Viết Đào)
- Mấy ngày nay quá nhiều sự kiện; Hết sự cố Phương Uyên làm cho tất cả
những người có lương tri phải giận, phải cảm đau và đầy nỗi lo âu cho
thân phận của con người trong xã hội cường quyền đầy bất an này, lại đến
bài viết giáo điều,và cực kì ngu xuẩn của ông già Nguyễn Đức Bình trên
trang báo QĐND. Chính ông ta là tác giả, là cố vấn của phạm trù “làm chủ
tập thể” mà ông Duẩn đã đưa nó vào đời sống. Kết quả đã đẩy cả dân tộc
chúng ta đến đói nghèo, kiệt quệ, chao đảo bên bờ vực…
Chính những người nông dân, chính tiếng kêu đứt ruột của thực tiễn
đã cho chúng ta đến với chủ nghĩa tư bản bằng việc tiếp nhận thành phần
kinh tế tư nhân tư bản chủ nghĩa, tiếp nhận kinh tế thị trường. Chủ
nghĩa cộng sản với những người sáng lập ra nó rất nổi tiếng cũng như
những môn đệ của họ, đó LENIN,STANIN, MAO TRẠCH ĐÔNG, KHƠ ME ĐỎ… và bây
giờ là những nhà lãnh đạo TQ trong sự kiện Thiên an môn đẫm máu, buôn
bán nội tạng của những người theo Pháp công luân cực kì tàn ác; còn ở
ta, Cải cách ruộng đất, vụ án nhân văn-giai phẩm, hậu nhân văn giai
phẩm, và các trại cải tạo tập trung các cán bộ, quân nhân VNCH, rồi hàng
vạn thuyền nhân bỏ nước ra đi…và những giọt nước mắt của cháu Phương
Uyên bé bỏng cùng người mẹ già của cháu vẫn không làm cho cái đầu già
đức Bình này sám hối, tỉnh ngộ… Ông Nguyễn Đức Bình vẫn mù lòa nói về sự
đúng đắn của học thuyết ấy, của con đường lên CNXH.
Ông
Nguyễn Đức Bình (ảnh trái) không hề nhìn thấy nỗi khổ đau tận cùng của
những người nông dân trong phạm trù”sở hữu toàn dân về đất đai”, ông ta
không hề nhìn thấy CNXH về thực chất là một chế độ dân chủ nửa vời, là
độc tài chuyên chính của số ít với toàn bộ nhân dân còn lại; Cái CNXH mà
ông Nguyễn Đức Bình đang cổ súy, đanh kiên định áy chính là “cái sân
sau” mang danh các tập đoàn, nhóm lợi ích này nọ của một số kẻ ăn trên
ngối trốc mang danh, nhãn, thương hiệu Đảng, Chính phủ của dân, do dân
và vì dân… Có lẽ cũng chính ông Bình cũng là người chấp bút cho bài nói
chuyện của cụ Tổng bên Cu Ba đầy tai tiếng cũng nên ?!
Ôi muốn thét lên mà không sao thét được để những mong xiềng xích
giáo điều đứt tung ra, những lí thuyết cũ kĩ của thế kỉ xa xưa phải được
chôn vùi trong bao máu và nước mắt khổ đau của nhân dân này…
Ông Nguyễn Đức Bình hãy mở mắt ra mà xem đồng hương Hà Tĩnh của ông
mấy ngày hôm nay đang làm gì tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng trước cửa trụ
sở Chính phủ ?
Một thương binh già từ Hà tĩnh
(Hình ảnh từ nguồn Blog Lê Hiền Đức )
*
Bài viết của Gs Mù:
Kỷ niệm 95 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7-11-1917 / 7-11-2012) -
Chủ thuyết chính trị Việt Nam trong thời đại ngày nay
Nguyễn Đức Bình (QĐND) – Chỉ có chủ nghĩa Mác, chủ
nghĩa duy vật lịch sử mới có thể giúp nhận thức thâm nhập sâu vào bên
trong quá trình lịch sử, từ đó phát hiện ra lô -gích của lịch sử và trên
cơ sở đó mới giúp nhận thức tái hiện được một cách thật sự khoa học bản
chất các thời đại lịch sử xã hội thế giới. Chủ nghĩa Mác xuất phát từ
chỗ, trong hoạt động sản xuất xã hội, con người không chỉ có quan hệ với
tự nhiên mà còn có những quan hệ nhất định, tất yếu với những con người
khác, tức quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ
nhất định của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất
hợp thành phương thức sản xuất, tạo nên cơ sở kinh tế trên đó mọc lên
kiến trúc thượng tầng chính trị, tư tưởng, pháp luật, văn hóa v.v.. Và
chính biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là động lực
cơ bản của sự vận động lịch sử, là nguồn gốc sâu xa của các cuộc cách
mạng xã hội, đưa đến sự chuyển biến từ hình thái kinh tế -xã hội này lên
hình thái kinh tế -xã hội khác cao hơn. Lý luận mác -xít về 5 hình thái
kinh tế -xã hội chính là kết quả khái quát quá trình vận động tiến lên
của lịch sử thế giới, là lô -gích của lịch sử xét trên quy mô toàn cầu
thế giới (tất nhiên có những trường hợp ngoại lệ). Lịch sử thế giới
không gì khác là lịch sử ra đời, phát triển, rồi suy vong của các hình
thái kinh tế -xã hội, là lịch sử thay thế lẫn nhau hợp quy luật giữa các
hình thái kinh tế -xã hội từ thấp lên cao. Đó chính là cơ sở khách
quan, khoa học, cơ sở thực tiễn và lý luận để nói về thời đại, để xác
định các thời đại lịch sử. Bàn về thời đại lịch sử xã hội, do đó, không
thể không xuất phát từ cách tiếp cận hình thái kinh tế -xã hội. Phương
pháp tiếp cận này không đối lập, không loại trừ phương pháp tiếp cận
theo nền văn minh, trái lại chúng bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Chẳng phải
Ph.ăng -ghen đã từng đề cập tới thời đại mông muội, thời đại dã man,
thời đại văn minh trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư
hữu và của nhà nước đó sao! Tuy hai phương pháp tiếp cận hình thái và
tiếp cận theo nền văn minh có thể bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau, nhưng khi
bàn về thời đại lịch sử xã hội thế giới thì căn bản phải dựa vào phương
pháp tiếp cận hình thái kinh tế -xã hội, dựa vào phương pháp luận duy
vật lịch sử, phương pháp khoa học duy nhất, không gì có thể thay thế.
Định nghĩa thời đại hiện nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản
lên chủ nghĩa xã hội dựa chắc trên cơ sở phương pháp luận khoa học đó.
III- Tiếp tục đi con đường thời đại, kiên định, đổi mới, sáng tạo
ý kiến bác bỏ sự khẳng định rằng, thời đại chúng ta vẫn là thời đại
quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế
giới, là một bước lùi về lập trường chính trị cơ bản, một biểu hiện suy
thoái về tư tưởng chính trị. Bởi vì, nếu thời đại hiện nay không còn là
thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi
toàn thế giới nữa, thì đất nước Việt Nam chúng ta, Đảng Cộng sản Việt
Nam từ nay sẽ đi theo con đường nào? Và nếu vậy, thì phải chăng Cương
lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam đã lỗi thời, không còn căn cứ thời đại!
1- “Chuyển đổi” sang con đường tư bản chủ nghĩa chăng? Đã có “kiến
nghị” như thế. Tuy nhiên, nhân dân không thể đồng tình. Đúng là sau thảm
họa sụp đổ mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Đông âu, chủ nghĩa tư
bản căn bản chiếm lĩnh phần lớn trận địa thế giới. Nhưng vận mệnh và
tiền đồ chủ nghĩa tư bản sẽ như thế nào?
Chủ nghĩa tư bản đã có lịch sử 500 năm. Nó đã có đóng góp to lớn
cho lịch sử nhân loại. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra lực lượng sản xuất
không những đồ sộ mà ngày càng hiện đại, tinh xảo, tinh vi, những máy
móc “thông minh”, những vật liệu, năng lượng kỳ diệu v.v.. Với nền đại
công nghiệp, nó đã tạo ra thị trường thế giới thay cho tình trạng biệt
lập trước đó của các địa phương và các dân tộc vốn trong nền kinh tế tự
cung tự cấp. Do xâm chiếm thuộc địa, bóp nặn thị trường thế giới, chủ
nghĩa tư bản đã làm cho sản xuất và tiêu dùng của tất cả các nước mang
tính thế giới. Chính chủ nghĩa tư bản đã có công làm cho lịch sử biến
thành lịch sử thế giới. Nhưng đó là thế giới gì?
Trước Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, đó toàn thị là thế giới tư
bản bao gồm các “chính quốc” và cả hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế
quốc. Từ sau Tháng Mười năm 1917 đến 1991, thế giới phân chia thành hai
hệ thống đối lập. Sau khi mô hình của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên
Xô và Đông âu giải thể, chủ nghĩa tư bản chiếm lĩnh đa phần thế giới,
bản đồ chính trị thế giới thay đổi căn bản. Lịch sử phải chăng “kết
thúc” ở chủ nghĩa tư bản, tột đỉnh của văn minh loài người? Thực tiễn
thế giới “hậu Xô -viết” đã sớm bác bỏ kết luận sai lầm ấy. Một điều cần
ghi nhận: Ngày nay, ít ai còn mang ảo tưởng chủ nghĩa tư bản sắp chết
đến nơi. Nhưng, rõ ràng là số người tin tuyệt đối vào sức sống vĩnh hằng
của chủ nghĩa tư bản cũng ngày càng ít dần. Xem ra đa số đánh giá: Chủ
nghĩa tư bản còn lâu mới tiêu vong nhưng cuối cùng nhất định không tránh
khỏi tiêu vong.
Thật ra sức sống còn lại của chủ nghĩa tư bản mà đôi khi có người
choáng ngợp, một phần do nó vốn chưa thật cạn kiệt, còn một phần rất
quan trọng là do những yếu kém, sai lầm dẫn đến sụp đổ cay đắng một mảng
lớn chủ nghĩa xã hội hiện thực. Một sự thật nữa cũng đáng lưu ý là tâm
trạng hoan hỉ của phương Tây trước sự sụp đổ của Liên Xô chỉ là nhất
thời. Sau đó, khi không còn địch thủ đáng gờm phải đối mặt, thì những
đầu óc ít nhiều tỉnh táo, sáng suốt của các học giả và chính khách
phương Tây bình tĩnh quay về nhìn lại bản thân chủ nghĩa tư bản, đã kịp
thời cảnh báo: Coi chừng nguy cơ đe dọa vận mệnh của chủ nghĩa tư bản
vốn không phải từ phía chủ nghĩa xã hội, từ Liên Xô, mà chính từ ngay
trong lòng chủ nghĩa tư bản. Rõ ràng, chủ nghĩa tư bản cũng đang “tự
phản tỉnh”, “tự phê phán”, đang thấy khó mà tự duy trì nếu không có phép
gì màu nhiệm hơn những phép đã dùng gần như cạn kiệt để tự điều chỉnh,
thích nghi. Những khái niệm “xã hội hậu tư bản”, hay “chủ nghĩa tư bản
mới”, “chủ nghĩa tư bản nhân dân” v.v.. mà một số học giả phương Tây ưa
dùng nói lên hai mặt. Nó vừa là một sự ngụy biện rằng, chủ nghĩa tư bản
đã không còn là chủ nghĩa tư bản nữa vì nó không còn bóc lột; vừa là -về
khách quan -mặc nhiên thừa nhận chế độ tư bản đích thực, truyền thống,
nguyên xi như bản thân nó đã hết lý do tồn tại, đã hết khả năng tự biện
minh. Có nghĩa là, bản thân các nhà tư tưởng tư sản cũng đã mất niềm tin
ở chính chủ nghĩa tư bản, đã mặc nhiên và gián tiếp phải nói đến một
chế độ mới đang gõ cửa chủ nghĩa tư bản. Qua các cuộc khủng hoảng tài
chính kinh tế vừa diễn ra, một số chính khách lớn phương Tây cũng dao
động, giảm sút niềm tin ở chính chủ nghĩa tư bản. Tổng thống Pháp N.Xác
-cô-di phải nói đến cải tổ chủ nghĩa tư bản và “đạo đức hóa” chủ nghĩa
tư bản! ông ta có bức ảnh chụp đang đọc “Tư bản luận” của C.Mác. Bộ
trưởng Tài chính Đức đang tìm hiểu chủ nghĩa Mác mong tìm lối ra cho
khủng hoảng. Một đạo diễn người Đức có ý định làm phim về C.Mác. Một số
học giả Mỹ và châu âu nói “chủ nghĩa tư bản đang ở thế thoái trào”. Dẫn
ra những hiện tượng trên, Nhật báo Kinh tế Thụy Điển khẳng định: “Chính
do khủng hoảng hiện nay mà sự hồi sinh chủ nghĩa Mác trở thành tất yếu”.
Tất nhiên, chúng ta không ảo tưởng rằng họ đã đi đến từ bỏ chủ nghĩa tư
bản.
2- Vậy là thế giới đổi thay, nhưng thời đại không thay đổi. Đảng
ta, nhân dân ta, đất nước ta, nhất quyết tiếp tục đi con đường thời đại
-con đường xã hội chủ nghĩa. Với tư tưởng kiên định nhưng thường xuyên
đổi mới, sáng tạo phù hợp những thay đổi của thực tiễn thế giới đang
không ngừng thay đổi.
Nắm vững thời đại không thể dừng lại ở bản chất thời đại nói chung,
mà trong mỗi thời điểm lịch sử cần nhận rõ cách mạng đang đứng ở đâu, ở
thời kỳ nào, với những đặc điểm gì. Mặt khác, không thể chỉ thấy hiện
tại mà không thấy triển vọng, không thể chỉ thấy trước mắt mà không thấy
xu thế cơ bản lâu dài, không thể chỉ thấy cục bộ mà không thấy toàn
cục. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1991 đã sáng suốt chỉ ra một tầm
nhìn, một tư tưởng chiến lược cơ bản rất đúng đắn, sâu sắc: “Chủ nghĩa
xã hội hiện nay đang đứng trước những khó khăn, thử thách. Lịch sử thế
giới đang trải qua những bước quanh co, song loài người cuối cùng nhất
định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hóa của lịch
sử”.
Mâu thuẫn cơ bản nhất của thời đại ngày nay là mâu thuẫn giữa chủ
nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại, nhưng hình thái biểu hiện
đã khác trước nhiều. Đó không còn là mâu thuẫn giữa hai hệ thống thế
giới đối lập, nhưng cũng không phải sau khi chủ nghĩa xã hội bị sụp đổ
một mảng lớn, thì mâu thuẫn đó biến mất. Ngoài một số nước xã hội chủ
nghĩa còn lại, khá có trọng lượng, phải kể đến phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, vì hòa
bình, độc lập và chủ quyền dân tộc, vì dân chủ và tiến bộ xã hội. Những
phong trào này vẫn là lực lượng xã hội chủ nghĩa hoặc đồng minh tự nhiên
của chủ nghĩa xã hội.
Hơn nữa, cần tính đến những yếu tố mầm mống đang tồn tại trong lòng
chủ nghĩa tư bản mà xu hướng khách quan của chúng là ngày càng lớn lên
theo chiều phủ định những quan hệ tư bản chủ nghĩa. Học thuyết duy vật
lịch sử chứng minh rằng, sự phát triển của loài người, sự chuyển biến từ
hình thái kinh tế -xã hội này sang hình thái kinh tế -xã hội khác, suy
đến cùng, luôn được thực hiện trên cơ sở phát triển nền sản xuất vật
chất và lực lượng sản xuất của xã hội. ở giai đoạn hiện nay, sự phát
triển rất cao của lực lượng sản xuất dưới tác động của cách mạng khoa
học và công nghệ hiện đại đang sinh ra những xu hướng phát triển về
khách quan mang tính đối kháng với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa,
đồng thời tự phát tạo ra những cơ sở và tiền đề dẫn tới chế độ mới -chế
độ xã hội chủ nghĩa. Tất nhiên, chế độ xã hội mới không thể ra đời mà
không thông qua những biến đổi cách mạng về chế độ chính trị dưới hình
thức này hay hình thức khác, bằng phương pháp này hay phương pháp khác,
đấu tranh vũ trang hay bạo lực hòa bình, đấu tranh nghị trường kết hợp
nổi dậy của quần chúng.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất ở giai đoạn xã hội hóa ngày
càng cao hiện nay đang thúc đẩy những quá trình tập trung, sáp nhập,
liên kết ngày càng cao không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cả trên quy
mô thế giới, không chỉ về lực lượng sản xuất mà cả sở hữu tư bản thành
những hình thức “chủ nghĩa tư bản tập đoàn” của các nhà tư bản kếch xù,
thậm chí siêu quốc gia.
Rõ ràng, cái vỏ tư nhân tư bản chủ nghĩa đã quá chật chội so với
nội dung sức sản xuất đồ sộ mà nó chứa đựng; thậm chí quá chật chội cả
với hình thức sở hữu tư bản độc quyền tư nhân. Chính chủ nghĩa tư bản
-một cách khách quan -đang tự phủ định mình và đang “làm việc” chuẩn bị
cho tương lai chủ nghĩa xã hội.
Từ tính chất xã hội hóa cao của sản xuất và lực lượng sản xuất,
cũng xuất hiện trong các nước tư bản phát triển ngày càng nhiều nhân tố
mầm mống của những quan hệ xã hội tương lai. Chẳng hạn, các công ty cổ
phần trong đó có sự tham gia của người lao động vào sở hữu và quản lý.
Hình thức công ty cổ phần có loại thuộc những “nhà tư bản tập thể”
(Ph.ăng -ghen) hoặc “trực tiếp mang hình thái tư bản xã hội… đối lập với
tư bản tư nhân” (1); có loại “nửa nọ nửa kia”, một nửa thuộc các chủ tư
bản vừa và nhỏ, một nửa cổ đông là những người lao động. Những xí
nghiệp cổ phần tư bản chủ nghĩa, cũng như những nhà máy hợp tác, theo
C.Mác, đều phải được coi là những hình thái quá độ từ phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa sang phương thức sản xuất tập thể. Lại có những
doanh nghiệp tự quản thuộc sở hữu của những người lao động. Ví dụ, ở Mỹ
có tài liệu cho biết hơn 11 triệu người lao động đang là đồng sở hữu
những doanh nghiệp này; ở Thái Lan và nhiều nước tư bản Bắc âu, hợp tác
xã của những người lao động rất phổ biến trong nông nghiệp, trong thương
nghiệp, trong vận tải v.v.. Vậy là, tình hình diễn ra đúng như V.I.Lê
-nin từng hình dung: Ngày nay thì chủ nghĩa xã hội nhìn sang chúng ta từ
tất cả các khung cửa chủ nghĩa tư bản hiện đại; chủ nghĩa xã hội đang
hiện ra trực tiếp, trên thực tiễn, trong mỗi biện pháp quan trọng tạo
thành một bước tiến trên cơ sở chủ nghĩa tư bản hiện đại ấy.
Một câu hỏi thường được nêu ra hiện nay là, phải đánh giá thế nào
về chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa? Có người cho rằng, chủ nghĩa tư bản ở
giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay có sức sống hơn bao giờ hết. Nhận định
ấy nhiều lắm chỉ đúng một nửa, còn một nửa không đúng, lại là cái nửa
thuộc bản chất của sự vật và quá trình. Toàn cầu hóa khi vai trò chủ đạo
thuộc chủ nghĩa tư bản thì về bản chất là một quá trình đầy mâu thuẫn,
một quá trình vừa hợp tác, liên kết, vừa đấu tranh, trong sâu xa là cả
một cuộc đấu tranh giữa một bên là quyền lực và lợi ích chi phối, thao
túng của những thế lực tư bản quốc tế, các nước lớn tư bản chủ nghĩa,
với một bên là chủ quyền và lợi ích của các quốc gia dân tộc. Đó là mâu
thuẫn ngay giữa các nước tư bản chủ nghĩa, giữa các tập đoàn tư bản với
nhau. Đó là mâu thuẫn giữa tăng trưởng của cải với phân phối không công
bằng dẫn tới phân cực giàu nghèo ngày càng tăng giữa các quốc gia và
trong mỗi nước, giữa trung tâm với ngoại vi, giữa phương Bắc với phương
Nam, phân cực giàu nghèo ngày càng tăng ngay trong lòng các nước tư bản
phát triển. Đó là mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với tình trạng
xuống cấp của văn hóa, đạo đức xã hội. Đó là mâu thuẫn giữa hợp tác với
đấu tranh. Đã hội nhập thì có hai mặt, vừa cạnh tranh quyết liệt mà vẫn
phải hợp tác, bản thân hợp tác cũng lại là đấu tranh, là kết quả của đấu
tranh. Một mâu thuẫn nữa đặc trưng cho các nước như Việt Nam là ngoài
độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, còn có con đường xã hội chủ nghĩa
mâu thuẫn với toàn cầu hóa do chủ nghĩa tư bản khống chế, với sức ép đi
con đường tư bản chủ nghĩa bằng tự do hóa, tư nhân hóa kinh tế, dân chủ,
nhân quyền, truyền bá tư tưởng phản động, từ đó chuyển hóa dần tổ chức,
cán bộ và chế độ chính trị. Cùng với những mâu thuẫn xã hội nói trên,
ngày càng nổi lên một mâu thuẫn lớn giữa xã hội với giới tự nhiên biểu
hiện ở hiểm họa ngày càng tăng đối với đời sống con người do ô nhiễm và
tàn phá môi trường sống, hậu quả của cuộc chạy đua vì lợi nhuận mà thủ
phạm chính là các lực lượng thị trường tư bản chủ nghĩa hoặc chạy theo
chủ nghĩa tư bản.
Toàn cầu hóa kinh tế, xét trên tầm nhìn rộng và lâu dài, xét về xu
thế tương lai mà nó mở ra, là một nhân tố quan trọng của tiến bộ lịch
sử, bởi lịch sử xã hội loài người, suy cho cùng, là từ trình độ kỹ thuật
này tiến lên trình độ kỹ thuật khác, từ sức sản xuất thấp đến sức sản
xuất cao, đưa đến những nấc thang cao hơn của tiến bộ xã hội và khiến
“lịch sử càng biến thành lịch sử thế giới” (C.Mác), mà đỉnh cao sẽ là xã
hội cộng sản văn minh. Thế nhưng, toàn cầu hóa hiện nay đang do chủ
nghĩa tư bản chủ đạo là một quá trình đầy mâu thuẫn như đã đề cập.
Tóm lại, về phương diện lý thuyết, chủ nghĩa tư bản giai đoạn toàn
cầu hóa tưởng như có thêm sức sống, nhưng không thể kéo dài mãi vận mệnh
của nó như suy luận của một số người; trái lại, chủ nghĩa tư bản toàn
cầu hóa ngày càng tích lũy thêm mâu thuẫn mới trên phạm vi toàn cầu cho
tới khi mâu thuẫn tích tụ tới đỉnh điểm. Biện chứng “vật cực tắc phản”
(Lão Tử) tất sẽ đưa chủ nghĩa tư bản đến chỗ diệt vong, đến chỗ được
thay thế bằng chế độ xã hội mới tiến bộ, văn minh hơn. Có thể đến ngày
nào đó, giả thuyết của C.Mác về khả năng thắng lợi của chủ nghĩa xã hội
trong hàng loạt nước sẽ có cơ hội dễ hình dung hơn. Đồng thời, với hệ
thống thế giới toàn cầu hóa phát triển rất không đều và đầy rẫy những
bất bình đẳng, bất công và bất trắc, lý thuyết của V.I.Lê -nin về khả
năng bùng nổ cách mạng trước hết ở những “khâu yếu trong sợi dây chuyền
của chủ nghĩa đế quốc” càng có cơ sở. Xu thế tả hóa và hướng đến “chủ
nghĩa xã hội thế kỷ XXI” đang nổi lên ở các nước Mỹ La -tinh là một điển
hình nổi bật thức tỉnh nhiều người, và chắc chắn sẽ còn diễn ra ở nhiều
nơi trên thế giới.
Trong tạp chí Die Woche của Đức, số ra ngày 28-1-2000, tác giả Jan
Puhl đã viết: “Trong vòng 20 năm qua, sự bần hàn và sự thừa thãi luôn
đồng hành. Sự chênh lệch ngày càng tăng có thể trở thành ngòi nổ đối với
nền dân chủ (=chế độ tư bản) trên phạm vi toàn cầu”. Theo ông, “quá
trình toàn cầu hóa đã hợp nhất những người vô sản trên toàn thế giới vào
cuộc đấu tranh mang tính toàn cầu”.
Chủ tịch Câu lạc bộ Rô -ma, ông Ricardo Diez Hochleitner (người Tây
Ban Nha) đã viết: “Nghèo đói không chỉ là một vấn đề nghiêm trọng đối
với những người bị đụng chạm trực tiếp. Khi tình trạng bần cùng hóa vẫn
tiếp diễn như hiện nay, thì có nguy cơ sẽ nổ ra một cuộc cách mạng có
thể đụng chạm đến các nước giàu. Khi khoảng cách giàu nghèo tiếp tục mở
rộng, thì một ngày nào đó có thể sẽ xuất hiện một ông Mác và một ông Lê
-nin mới với khẩu hiệu “Những người nghèo trên toàn thế giới hãy liên
kết lại”. (Thông tin tư liệu số 7-2000 của Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh).
IV- Việt Nam không có con đường nào khác ngoài con đường đã lựa chọn
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh
từ năm 1930 đến nay và mãi từ nay về sau là chủ thuyết cách mạng nhất
quán của Việt Nam, dứt khoát không thay đổi và không ai có thể thay đổi.
Chủ thuyết này đã đưa cách mạng Việt Nam hơn 80 năm qua đi từ thắng lợi
lịch sử này đến thắng lợi lịch sử khác, hoàn thành giải phóng dân tộc,
đưa cả nước quá độ từng bước lên chủ nghĩa xã hội thông qua kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự
nghiệp đổi mới, sáng tạo, không bảo thủ, giáo điều, chủ quan, duy ý chí.
ở nước ta không có đất cho chủ nghĩa tư bản thống trị như một chế
độ xã hội, không có đất cho một chủ thuyết chính trị nào khác khả dĩ
được nhân dân chấp nhận, ngoài độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản với ngọn cờ chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh. Khách quan lịch sử mà nói, một chủ thuyết chính trị
khác, chẳng hạn chủ nghĩa xã hội dân chủ ai đó đang mơ tưởng, đối lập
với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dù có tô vẽ ngụy trang thế nào
đi nữa thì rốt cuộc thực chất không thể gì khác là một đường lối đưa dân
tộc trở lại số phận nô lệ hay phụ thuộc vào các thế lực đế quốc thực
dân bên ngoài.
Trong khi khẳng định chỗ mạnh cơ bản của chủ thuyết cách mạng và
phát triển Việt Nam, bên cạnh nhiều thuận lợi lớn, chúng ta vẫn không
quên rằng trên con đường đi tới đích còn vô vàn khó khăn và thách thức
phải đối mặt, thậm chí có những nguy cơ tiềm ẩn không thể xem thường.
Bốn nguy cơ mà Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ Đại hội khóa VII (tháng
1-1994) nêu lên còn đó, bây giờ nhắc lại cũng không thừa. Có nguy cơ
được giảm thiểu chừng nào, có nguy cơ vẫn giữ nguyên, có nguy cơ tăng
thêm, và xem ra 4 nguy cơ còn kết chặt với nhau hơn. Với Nghị quyết
Trung ương 6 (lần 2) về chỉnh đốn Đảng, cực kỳ quan trọng trong thực
hiện Di chúc Bác Hồ nhưng qua nhiều lần tổng kết cho thấy việc thực hiện
chưa đạt yêu cầu. Nay Nghị quyết Trung ương 4 (Đại hội XI) đang tích
cực triển khai để kiên quyết thực hiện kỳ được.
Đi đôi với chống các nguy cơ, hoạt động cơ bản của toàn Đảng, toàn
dân ta hiện nay và lâu dài phải hướng chủ yếu vào xây dựng, sáng tạo. Về
độc lập dân tộc còn vấn đề không? Còn và còn từ hai mặt chiến lược gắn
kết với nhau là vừa bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh
quốc gia, vừa xây dựng, phát triển đất nước. Phải bảo vệ vững chắc Tổ
quốc, và phải nhớ lời dạy của Bác Hồ: Độc lập rồi mà dân không được tự
do, ấm no, hạnh phúc thì độc lập không có ý nghĩa gì. Nghĩa là, theo
Bác, phải xây dựng cho được chủ nghĩa xã hội mới có độc lập dân tộc thực
sự và vững bền.
Độc lập dân tộc ngày nay phải dựa trên căn bản kinh tế. Kinh tế
không mạnh thì quốc phòng tất nhiên cũng yếu. Nước ta vốn là nước nông
nghiệp lạc hậu, kém phát triển. Tình trạng này nếu không được vượt qua
thì rồi độc lập dân tộc cũng lâm vào nguy cơ. Ngay bây giờ, dù đã qua
bao công sức xây dựng và đổi mới nhưng kinh tế nước ta vẫn chưa ra khỏi
tình trạng gia công, lắp ráp, “làm thuê” cho nước ngoài. Ta chưa có nền
công nghiệp chế tạo, chế biến công nghiệp nặng sản xuất tư liệu sản xuất
với công nghệ cao, trong khi thế giới đang đi vào kinh tế hậu công
nghiệp, kinh tế tri thức, kinh tế toàn cầu. Trong điều kiện đó, nếu
không bứt phá lên thật nhanh thì kinh tế nước ta còn phụ thuộc nhiều vào
bên ngoài, không thể nào có độc lập tự chủ chẳng những về kinh tế mà cả
về các mặt khác, ngay cả mặt chính trị. Có người nói trong toàn cầu hóa
đa mô hình thì định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ là một. Không có nước
nào duy nhất chỉ có chủ nghĩa xã hội cũng như không có nước nào duy nhất
chỉ có chủ nghĩa tư bản. Bởi vì chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản
đích thực đã tìm rất nhiều mô hình để có thể tổng tích hợp vào nhau. ý
kiến này thật quá mơ hồ.
Toàn cầu hóa hiện nay đang do chủ nghĩa tư bản chủ đạo là một quá
trình đầy rẫy những mâu thuẫn như đã nói ở các phần trên, nhưng không
nước nào có thể đứng ngoài quá trình toàn cầu hóa. Nước ta đã và đang
chủ động tích cực hội nhập kinh tế toàn cầu với ý thức đầy đủ tranh thủ
mặt lợi, tránh những tác động tiêu cực, có hại. Tuyệt đối hóa một cách
phiến diện mặt nào cũng không đúng. Về mặt tích cực, nước ta thông qua
hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ cho được lợi thế của nước đi sau, kế
thừa cho được những thành quả văn minh loài người được tạo ra dưới chế
độ tư bản. V.I.Lê -nin sẵn sàng đổi một tá người cộng sản không biết làm
việc lấy một chuyên gia tư sản giỏi và Người chỉ cho nước Nga: “Dùng cả
hai tay mà lấy những cái tốt của nước ngoài: Chính quyền Xô -viết +
trật tự ở đường sắt Phổ + kỹ thuật và cách tổ chức các tơ -rớt ở Mỹ +
ngành giáo dục quốc dân Mỹ etc.etc. + + ? (tổng số, tổng kết lại) = chủ
nghĩa xã hội” (2). Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế ngày nay, tư
tưởng đó của V.I.Lê -nin có điều kiện thực thi rộng rãi chưa từng có
nhất là đối với các nước lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản, quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, trong đó có nước ta.
So với các nước phát triển, ở các nước kém phát triển cách mạng xã
hội chủ nghĩa bắt đầu có thể tương đối dễ, nhưng để đưa đến đích cuối
cùng, trọn vẹn chủ nghĩa xã hội, thì khó khăn hơn rất nhiều. Nước ta,
trải qua những cách làm sai trước thời kỳ đổi mới (1986), đã đem lại
những bài học thấm thía cho thấy không được ảo tưởng, chủ quan, duy ý
chí, bất chấp quy luật khách quan.
Trọng tâm trong chủ thuyết cách mạng và phát triển Việt Nam hiện
nay là quá độ từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đối với những nước
lạc hậu về kinh tế, V.I.Lê -nin nhấn mạnh thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội là rất lâu dài, rằng trong cả thời kỳ quá độ phải có hàng loạt
bước quá độ. Rõ ràng, với nền kinh tế nhiều thành phần, nước ta phải
trải qua rất nhiều bước đẩy mạnh lực lượng sản xuất để công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, đồng thời phải trải qua nhiều bước cụ thể, thích hợp, vững
chắc xây dựng và phát triển quan hệ sản xuất mới, từ đó mới có được
phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa đích thực. Đi đôi với nhiệm vụ xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phải đẩy rất mạnh, thậm chí đi trước một
bước trong phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, chăm lo đời sống tinh
thần của nhân dân, đẩy mạnh đào tạo nhân lực, phát triển nhân tài để
thúc đẩy phát triển kinh tế.
*
Tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
nhân dân ta dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt từng được thử thách của
đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng của chủ nghĩa Mác –
Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất định thực hiện thành công chủ
thuyết chính trị cách mạng và phát triển vĩ đại đã được lịch sử dân tộc
lựa chọn. Quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh “dĩ bất biến ứng vạn
biến”, kết hợp nhuần nhuyễn, khôn khéo và thông minh tính kiên định về
nguyên tắc và mục tiêu không thay đổi với đầu óc uyển chuyển, tinh thần
và khả năng thường xuyên đổi mới, sáng tạo phù hợp, đáp ứng tình hình
quốc tế và đất nước giai đoạn đầy biến động nhanh và khôn lường hiện nay
– đó là bí quyết thành công trong sự nghiệp vĩ đại thực hiện chủ thuyết
chính trị của Đảng ta và dân tộc ta.
GS Nguyễn Đức Bình, nguyên ủy viên Bộ Chính trị – nguyên Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương
(Tiếp theo và hết)
(1). C.Mác và Ph.ăng -ghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, phần I, t25, tr.667
(2). V.I.Lê-nin, toàn tập, t.36, tr.684
*
ĐÔI ĐIỀU TRAO ĐỔI LẠI VỚI GS NGUYỄN ĐỨC BÌNH
Nhân báo Quân đội Nhân dân đăng bài “Chủ thuyết chính trị Việt Nam trong thời đại ngày nay”
của giáo sư Nguyễn Đức Bình, nhà lý luận hàng đầu của Đảng, kính nhờ
trang web của nhà văn Phạm Viết Đào công bố giùm bài tôi viết cách đây 5
năm gửi giáo sư và các nhà lý luận khác để cùng thảo luận, trân trọng
cám ơn.
BÙI MINH QUỐC
*
CHỐNG NỘI XÂM, CỨU NƯỚC !
(Thư ngỏ kính gửi các anh Nông Đức Mạnh, Nguyễn Đức Bình, Lê Hồng
Hà, Hà Sĩ Phu, Phan Đình Diệu, Nguyễn Kiến Giang, Lê Đăng Doanh, Lữ
Phương, Mai Thái Lĩnh, nhờ báo Nhân Dân và các báo đài trong ngoài nước
công bố giúp)
Thưa các anh,
Ngày 10 tháng 3 năm nay, 2007, anh Lê Hồng Hà, nguyên Chánh văn
phòng Bộ Công an, từ Hà Nội gọi điện vào Đà Lạt nói chuyện với tôi và
anh Hà Sĩ Phu. Anh Lê Hồng Hà mong muốn tiến hành một cuộc thảo luận
công khai giữa chúng tôi, cùng nhau phân tích nhận định tình hình nước
ta từ năm 1975 tới nay, cùng nhau góp phần xây dựng một nền móng lý luận
và tư tưởng về phát triển và dân chủ hoá của Việt Nam. Hôm ấy, qua điện
thoại khoảng 30 phút, anh Lê Hồng Hà đã phát biểu phần ý kiến của mình.
Ít ngày sau, trên ti-vi, tôi thấy và nghe anh Nông Đức Mạnh, Tổng
Bí thư, phát biểu tại Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh rằng cần tôn trọng các ý kiến khác biệt.
Kể ra điều này không có gì mới, vì chủ trương tôn trọng các ý kiến,
chính kiến khác biệt, đã được công khai khẳng định nhiều lần ở cấp cao
nhất, nhưng lần này được nhắc lại, hẳn không phải chỉ để nói mà để làm.
Tôi rất mong những người lãnh đạo ở cấp cao nhất sớm tự vượt mình ra
khỏi cái căn bệnh kinh niên nói một đằng làm một nẻo, trước hết trong
việc tôn trọng những ý kiến khác biệt, cần thể hiện sự tôn trọng ấy ngay
hôm nay, chậm nhất ngay ngày mai: hãy dành ngay một trang mục thường
xuyên trên báo Nhân Dân, đài Tiếng nói Việt Nam, đài truyền hình Việt
Nam công bố những ý kiến khác biệt về các vấn đề quốc sự được nghiền
ngẫm bấy lâu từ những trí tuệ hàng đầu của đất nước cả trong lẫn ngoài
Đảng.
Thời gian qua, tôi đã đọc đi đọc lại những ý kiến gần đây luận bàn
đầy tâm huyết và trách nhiệm của các anh Lê Hồng Hà, Hà Sĩ Phu, Lữ
Phương, Phan Đình Diệu, Nguyễn Kiến Giang, Lê Đăng Doanh, Mai Thái Lĩnh,
tuy không được đăng tải trên báo đài chính thức của Đảng và Nhà nước
nhưng được công bố trên mạng internet và được photo truyền nhau khá rộng
rãi trong các lão thành cách mạng, các cựu chiến binh, các nhà giáo và
cả các sinh viên.
Tạm lược kê:
- Của anh Lê Hồng Hà: bài vừa dẫn trên đây và một số bài trước kia về nhu cầu xây dựng một nền lý luận về phát triển và dân chủ hoá của Việt Nam, về con đường xã hội dân chủ.
- Của anh Hà Sĩ Phu: bài “Tư tưởng và dân trí là nền móng xã hội”
- Của anh Phan Đình Diệu: bài “Một số suy nghĩ về con đường tiếp tục đổi mới của đất nước ta”[1]
- Của anh Nguyễn Kiến giang cuốn : “Khủng hoảng và lối ra”
- Của anh Lê Đăng Doanh: bài Thuyết trình trước Bộ Chính trị ngày 2-11-2004[2]
- Của anh Mai Thái Lĩnh: bài “Dân chủ-xã hội là gì?” và “Tìm hiểu quan niệm chính trị của Phan Châu Trinh”
- Của anh Lữ Phương: bài “Về vấn đề dân chủ hoá ở Việt Nam”[3] và bài “Nói thêm về tiến trình chuyển hoá dân chủ”[4]
Điều rất đặc biệt là từ những suy nghĩ riêng nhưng ý kiến chung của các anh đều hướng đến con đường xã hội dân chủ như một lối ra phù hợp hơn cả, có tính khả thi hơn cả cho Việt Nam.
Qua bức tâm thư gửi các đại biểu Đại hội lần thứ 10 của Đảng, tôi
đã bày tỏ sự tán thành của mình đối với ý hướng đó của các anh.
Gần đây tôi được đọc bài “Tiếp tục một cách kiên định và sáng tạo con đường xã hội chủ nghĩa” của anh Nguyễn Đức Bình đăng hai kỳ trên báo Nhân Dân. Xin có mấy nhận xét sơ bộ như sau:
Những cái mà anh Nguyễn Đức Bình kiên định thì rất lạc hậu,
đã bị thực tiễn lạnh lùng vượt qua một cách hiển nhiên, đáng kể nhất là
sự kiên định một quan điểm căn cốt cố hữu được khẳng định lại tại Đại
hội Đảng lần thứ 7 năm 1991; đó là định nghĩa về thời đại (quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới), còn
những cái mà anh gọi là sáng tạo thì khó ai thấy được có gì là sáng tạo. Xin dẫn chứng:
“Có thể hình dung thế nào mô hình về sự quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta? Cương lĩnh năm 1991 của Ðảng đã vạch rõ những điểm căn
cốt nhất trong bức tranh tổng thể, rồi đây sẽ được nghiên cứu bổ sung,
phát triển, làm phong phú thêm. Tôi nghĩ những ý sau đây nên làm đậm nét
hơn trong Cương lĩnh: đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh công
– nông – trí dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và Ðảng Cộng sản
Việt Nam; dân chủ hoá đời sống trong Ðảng và trong xã hội đi đôi với kỷ
cương, phép nước chặt chẽ, với chuyên chính đối với những kẻ thù chống
lại lợi ích Tổ quốc và nhân dân; tăng trưởng kinh tế gắn chặt với công
bằng xã hội và chính sách xã hội; phát triển rất mạnh giáo dục, văn hoá,
khoa học, xây dựng con người mới, đào tạo nhân tài, tạo dựng cho được
nền tảng tinh thần xã hội cao đẹp; kiên quyết lành mạnh hoá đạo đức xã
hội và lối sống con người…, bài trừ cho được các tệ nạn xã hội, sự tha
hoá xuống cấp trước hết trong cán bộ, đảng viên, công chức.”
Cái cần kiên định trước tiên là chủ trương làm nức lòng người từ
đại hội Đảng lần thứ 6: NHÌN THẲNG VÀO SỰ THẬT, NÓI RÕ SỰ THẬT, thì anh
Nguyễn Đức Bình không được kiên định cho lắm nên bài viết thiếu tính
thuyết phục, không hề đáp ứng được khát khao “nhìn thẳng vào sự thật” của người đọc.
Xin mạn phép thưa lại với anh Nguyễn Đức Bình: tôi đố anh chứng
minh được một cách khoa học cho chúng tôi thấy cái giai cấp công nhân
Việt Nam trong đoạn văn trên của anh (cùng là trong các văn kiện Đảng)
chính là cái giai cấp công nhân đại công nghiệp đủ tố chất để gánh vác
sứ mệnh lãnh đạo xã hội trong văn bản của Mác, hay nó chỉ là sản phẩm
hoang tưởng được vẽ vời trên mặt giấy trong các văn kiện và trong các
công trình tiêu phí tiền dân hàng trăm tỷ đồng của các nhà “lý luận nói lấy được” (chữ
dùng của cố trung tướng Trần Độ), chứ nó chưa hề tồn tại trong hiện
thực? Theo nhận xét của riêng tôi, bằng cặp mắt thường của một chiến sĩ
cả đời làm thơ (nay đã 67 tuổi) nhìn từ quán cóc vỉa hè thì giai cấp
công nhân Việt Nam trong thời gian qua (và còn tiếp tục trong thời gian
tới nữa) chỉ là đối tượng để lợi dụng mồ hôi xương máu và danh nghĩa bởi
một thực thể chính trị đậm chất nông dân mang tên là Đảng Cộng sản Việt
Nam mà một bộ phận quan trọng trong giới cầm quyền đã trở thành tư bản
(hoang dã), chứ giai cấp công nhân đang tồn tại bằng xương bằng thịt
trên khắp đất nước này chẳng có vai trò/ liên đới gì trong cái gọi là
“sự lãnh đạo/ cầm quyền” ấy cả.
Nói đến giai cấp công nhân Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam thì
không thể không nói đến điều 4 Hiến pháp mà tôi đã đề nghị cần phải bỏ
(trong một thư ngỏ viết tháng 10.1993 gửi Quốc hội).
Vì sao tôi lại đề nghị bỏ điều 4?
Xin thưa vì những lý do sau đây:
- Khi chưa có điều 4, dân rất tin Đảng, lòng tin ấy một phần là tin
vào mục tiêu độc lập, tự do, dân chủ mà Đảng nêu cao, phần chính là tin
qua tấm gương dũng cảm, tận tuỵ, hy sinh, liêm khiết của đông đảo những
con người đảng viên cụ thể mà người dân chứng kiến hàng ngày giữa thiếu
thốn, đói no, tù đày, sống chết. Nhưng rồi Đảng trở thành Đảng cầm
quyền, từ khi có điều 4, lòng tin của dân đối với Đảng kém sút hẳn, Đảng
trở nên hư hỏng, đường lối thì sai lầm, đưa đất nước đến bên bờ vực
(Đại hội 4), cán bộ thì thoái hoá, sa đoạ với tốc độ, qui mô ngày càng
khủng khiếp và chiều hướng ngày càng khó ngăn chặn.
- Phải chăng vì Đảng mất chỗ đứng trong lòng dân, nên mới phải bám
vào điều 4 để ngồi trên đầu dân và bước đi chệnh choạng trên đôi chân cà
khoeo – một bên súng, còng (quân đội, công an), một bên loa (hệ thống
thông tin đại chúng độc quyền)?
Như vậy, rõ ràng điều 4 chỉ cần thiết cho một bộ phận đã tha hoá,
cố thủ sau bình phong Đảng lãnh đạo để giữ đặc quyền đặc lợi, chứ hoàn
toàn không cần thiết cho Đảng mà lại làm hại Đảng.
Điều 4 ghi rằng Đảng là đội tiền phong của giai cấp công nhân, theo chủ nghĩa Mác Lê-nin, Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội…, toàn bộ nội dung này bất ổn cả về lý luận lẫn thực tiễn.
Hãy dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật:
- Đảng không phải là đội tiền phong của giai cấp công nhân, ngay cả
những công nhân hầm mỏ Quảng Ninh vừa cởi chiếc áo nâu lấm bùn để khoác
vào chiếc áo xanh thợ, chứ chưa nói là giai cấp công nhân đại công
nghiệp như Mác xác định. Những sai lầm chết người như cải cách ruộng
đất, chỉnh đốn tổ chức, đường lối phiêu lưu duy ý chí của Đại hội 4 đưa
đất nước đến bờ vực thẳm chẳng phải là biểu hiện tày đình của một thứ chủ nghĩa nông dân mo cơm quả cà
tệ hại nhất đó sao? Còn nhớ, năm 1978 Đảng có nghị quyết chống tập đoàn
cầm quyền bành trướng Bắc Kinh, trong đó đã đặt vấn đề phê phán tư
tưởng nông dân. Sau cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, Tổng Cục
chính trị Quân đội Nhân dân triển khai cuộc học tập lý luận chống chủ
nghĩa Mao, phân tích phê phán tư tưởng nông dân – cơ sở xã hội của chủ
nghĩa Mao – dịp ấy, nhà văn Nguyễn Minh Châu có một ý phân tích ngắn gọn
mà cực kỳ sắc sảo: anh nông dân nào cũng thích làm vua, cốt lõi tư tưởng nông dân là thích làm vua.
Nhưng thật lạ, cuộc học tập phê phán đang tiến hành sôi nổi hào hứng
thì bị ngừng lại đột ngột theo lệnh trên. Mọi người bảo nhau: các ông
trên các ông ấy sợ, bắt ngừng lại là phải thôi, bởi vì mới phân tích sơ
sơ đã thấy lòi ra đặc sệt cái chất nông dân của Đảng mình.
- Đảng tuyên bố theo chủ nghĩa Mác Lê-nin, nhưng trong Đảng may lắm
cũng chưa chắc có được 1% đảng viên nắm vững chủ nghĩa ấy, còn trong
cán bộ từ Bí thư Tỉnh uỷ trở lên thì liệu có được 0,001%? Tiện thể xin
hỏi: anh Nông Đức Mạnh có dám tự khẳng định trước các nhà lý luận rằng
anh nắm vững chủ nghĩa Mác Lê-nin? Tuyên bố theo một chủ nghĩa (với giả
định là chủ nghĩa ấy đúng hoàn toàn) mà chỉ có được chừng đó người nắm
vững chủ nghĩa thì chẳng ai tin, người đời bảo thế là “treo đầu dê bán
thịt chó”. Một thực tế sừng sững như dãy Trường Sơn cho thấy chủ nghĩa
Mác Lê-nin đã phá sản ngay tại nơi mà nó ra đời, một bộ phận trong giới
lãnh đạo mấy Đảng cầm quyền ở Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Bắc Triều
Tiên, Lào sở dĩ còn cố níu giữ không phải vì giá trị khoa học mà vì muốn
sử dụng chủ nghĩa như một công cụ cai trị tiện lợi nhất: có chủ nghĩa
Mác Lê-nin thì mới có độc quyền cai trị của Đảng Cộng sản (thực chất là
độc quyền của thiểu số đặc quyền đặc lợi trong Đảng), có vai trò chủ đạo
của kinh tế quốc doanh, có sở hữu toàn dân về đất đai – những miếng mồi
béo bở nhất cho tham nhũng, có chuyên chính vô sản mà nòng cốt là công
an, quân đội và hệ thống truyền thông đại chúng độc quyền (trong các văn
kiện chính thức không dùng cụm từ “chuyên chính vô sản” nữa, nhưng bản
chất hệ thống chính trị vẫn y như cũ) để dễ bề “dùng chuyên chính vô sản để tích luỹ tư bản” (phát hiện năm 1988 của Hà Sĩ Phu).
Hơn nữa, đưa chủ nghĩa Mác Lê-nin vào điều 4 là một hành vi quốc
giáo hoá chủ nghĩa ấy, là chăng lưới thép trên bầu trời tư duy của toàn
dân tộc, ngăn chặn mọi cánh chim trí tuệ Việt Nam vút lên, rồi đặt thành
một môn học bắt buộc đối với học sinh, sinh viên, công chức, người dạy
không tin vào điều mình dạy, người học cũng chẳng tin vào điều mình học;
đó rành rành là hành vi ngu dân (trước hết là ngu Đảng) đại qui mô
giống hệt các giáo quyền trung cổ. Nếu vậy thì đó là một tội lớn về tư
tưởng và văn hoá đối với đại đa số đảng viên, với dân tộc và nhân loại.
- “Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội…”, mệnh đề thứ ba
của điều 4 ghi như thế. Vậy thế nào là lãnh đạo? Hai chữ lãnh đạo đã
được xác định từ lâu rất rõ ràng, giản dị như sau: lãnh đạo là vận động,
giáo dục, thuyết phục bằng tư tưởng đúng, đường lối đúng, bằng sự gương
mẫu về phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ. Vậy thì cần gì một hệ
thống biên chế từ xã đến huyện, tỉnh, trung ương đông đúc cồng kềnh đến
thế với lớp lớp trụ sở xe cộ nghênh ngang sang trọng tốn kém đến thế mà
nội dung công việc phần lớn trùng lặp chồng chéo với cơ quan nhà nước,
tất cả đều chi xài bằng tiền thuế của dân, quyền hành thì nắm toàn diện
triệt để tuyệt đối mà trách nhiệm thì hết sức chung chung, hết sức mù
mờ.
Cũng cần nhắc lại, năm 1993 khi đề nghị bỏ điều 4, tôi đã đồng thời
nêu rõ: chừng nào chưa bỏ điều 4 thì phải có ngay một bộ luật về sự
lãnh đạo của Đảng để xác định rạch ròi quyền hạn và trách nhiệm, ngăn và
chống tình trạng lạm quyền lộng quyền nhân danh sự lãnh đạo của Đảng;
lãnh đạo đúng thì được ghi nhận, lãnh đạo sai gây hại cho dân cho nước
thì phải ra toà.
Điều 4 được thông qua bằng một Quốc hội không đại diện cho dân bởi
các đại biểu đều do Đảng (thực chất là một vài cá nhân nắm giữ công việc
nhân sự của Đảng) sắp đặt, hoạt động một cách hình thức. Việc đó nói
thẳng ra thì đích thị là một xảo thuật pháp lý nhằm đưa Đảng (thực chất
chỉ là một vài người ở cấp tối cao của Đảng) lên ngôi vua. Nhiều nhà trí
thức trong và ngoài Đảng cùng nhiều lão thành cách mạng gọi chế độ
chính trị hiện hành là chế độ phong kiến trá hình hay chế độ toàn trị
(đang biến chủng thành hậu toàn trị) là đã gọi rất đúng tên sự vật.
Tóm lại, điều 4 là một bằng chứng hiển nhiên về sự đối chọi giữa
danh và thực, một xảo thuật cầm quyền hết sức phản dân chủ, nói thẳng ra
là sự dối trá, một sự dối trá bao trùm lên toàn bộ đời sống xã hội.
Bỏ điều 4 là Đảng trút bỏ được một gánh nặng, thoát khỏi thế kẹt để
trở về chỗ đứng vững chắc trong lòng dân, từ đó tiến hành đổi mới bản
thân Đảng bằng nguồn sức mạnh từ nhân dân.
Còn nhiều vấn đề rất căn bản trong bài của anh Nguyễn Đức Bình cần
được thảo luận đến nơi đến chốn, tôi chỉ nêu sơ bộ vấn đề giai cấp công
nhân Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam như trên.
Nhưng vấn đề hệ trọng hơn hết, vấn đề bao trùm lên mọi vấn đề là
dân chủ hoá, là đổi mới hệ thống chính trị, là chuyển hệ thống chính trị
toàn trị (đang biến chủng sang hậu toàn trị) hiện hành thành một hệ
thống chính trị dân chủ (theo tôi ban đầu hãy cứ cố được như Chủ tịch Hồ
Chí Minh lãnh đạo toàn dân thực hiện năm 1946 là mừng lắm rồi) bằng
những bước đi thích hợp nhất, những biện pháp ít gây xáo trộn nhất với
vai trò chủ động của Đảng, trong đó sự thức tỉnh về ý thức, ý chí và
hành động của từng đảng viên, từng người dân về quyền làm chủ – đảng
viên làm chủ Đảng, công dân làm chủ các hội đoàn mà họ tham gia – là sức
mạnh quyết định.
Như tôi vừa nêu trên, một số nhà trí thức trong và ngoài Đảng đã đề
xuất một lối ra cho Đảng, cũng là lối ra cho toàn dân tộc, là con đường xã hội dân chủ.
Bên Trung Quốc, các nhà nghiên cứu, đồng thời là cán bộ cao cấp của Đảng Cộng sản như Tân Tử Lăng, Tạ Thao cũng đã nêu ra con đường xã hội dân chủ.
Thế đấy, một sự tương hợp thật lý thú, sau bao nhiêu dồi dập hỗn
mang (nhân danh Mác) diễn ra trên một vùng đất thuộc phương Đông xa xôi
và bí ẩn (đối với Mác), sau bao nhiêu khổ nạn khổ công tìm kiếm, nhiều
trí thức từ những nguồn cội khác nhau nhưng có chung cuộc đời theo Mác
đã cùng gặp nhau ở con đường xã hội dân chủ.
Các học giả Trung Quốc đều là những đảng viên cao cấp “canh cánhmột
lòng cứu Đảng”, như Tạ Thao bày tỏ. Các trí thức nước ta mà tôi dẫn tên
trên đây cũng đều một lòng một chí tìm kiếm khoa học và đề xuất với
Đảng cầm quyền một con đường phát triển và dân chủ hoá tối ưu cho dân
tộc, con đường xã hội dân chủ.
Thực ra, qua nghiên cứu của anh Mai Thái Lĩnh, cuộc tìm kiếm và gặp gỡ con đường xã hội dân chủ ở
ta đã khởi từ cụ Phan Châu Trinh. Và Phan Châu Trinh, một nhà Nho hâm
mộ những tư tưởng tiến bộ của Âu Tây nhưng với một bản lĩnh tư duy độc
lập cực kỳ vững vàng và nhạy bén, cụ sớm lên án bệnh hủ Nho và cảnh báo
bệnh hủ Âu, ngay từ 1925 đã nhấn mạnh vấn đề tiếp thu tư tưởng xã hội
dân chủ Âu Tây phải gắn với việc phát huy những yếu tố tích cực, khắc
phục những yếu tố tiêu cực trong con người và văn hoá Nho giáo Việt Nam.
Nếu biết đánh giá đúng tầm quan trọng của phát hiện này và quảng bá
rộng rãi, sẽ càng khiến Đảng ta dân ta thêm tự tin.
Anh Nguyễn Đức Bình hẳn cũng canh cánh một lòng cứu Đảng, nhưng anh
cứu bằng cái bài thuốc bấy lâu Đảng vẫn dùng mà càng dùng càng suy yếu.
Còn với bài thuốc Tân Tử Lăng, Tạ Thao bốc cho Đảng Cộng sản Trung
Quốc, đảng ấy chưa có ý kiến gì chính thức, thì anh Bình quá lo cho giới
cầm quyền bên ấy, vội can “chớ ảo tưởng về con đường xã hội dân chủ”, thậm chí còn lên án vô căn cứ người ta “xuyên tạc, bóp méo, bôi nhọ Mác, Ăng-ghen và chủ nghĩa Mác”.
Phải chăng anh Bình đang thực hiện việc hợp tác về công tác lý luận
giữa Đảng ta với Đảng Cộng sản Trung Quốc, dùng ngòi bút của mình để
ngăn trở xu thế đổi mới tư duy ở cả hai nước? Đảng ta đang bế tắc về lý
luận (ngấm ngầm phản bội chủ trương của Đại hội 6, không dám nhìn thẳng
vào sự thật, không dám nói rõ sự thật thì sao khỏi bế tắc?), anh Bình
muốn cứu Đảng, nhưng tôi ngờ rằng anh cứu Đảng từ một lập trường lệ
thuộc, tức lập trường vong bản. Nhân đây, tôi lưu ý các anh, cũng là lưu
ý toàn Đảng toàn dân một việc như sau: trong buổi trả lời phỏng vấn của
đài RFI phát 10g đêm 15.9.2007, nhà nghiên cứu Nguyễn Q. Thắng thông
báo với mọi người rằng ông đã soạn một cuốn sách với rất nhiều bằng
chứng giá trị chứng minh chủ quyền của nước ta trên hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa, với sự nhất trí và giới thiệu của nguyên trưởng ban
biên giới của chính phủ là Lê Minh Nghĩa, nhưng gửi đến nhà xuất bản
nhiều năm nay vẫn không được in, trong khi đó một cuốn từ điển của Trung
Quốc mới xuất bản, ở mục về Hoàng Sa và Trường Sa họ ghi rõ chủ quyền
của họ thì lại được ngang nhiên bày bán tại hội chợ sách TP HCM. Thế là
thế nào? Nếu người dân bảo đó là lập trường vong bản, bán nước thì ta
cãi sao đây? Theo tôi, anh Nông Đức Mạnh và bộ chính trị phải có trách
nhiệm đảm bảo cho cuốn sách nói trên của nhà nghiên cứu Nguyễn Q. Thắng
được xuất bản ngay.
Trong một bài viết, anh Nguyễn Đức Bình đã yêu cầu “phải đặt tất cả mọi bất đồng lên bàn tranh luận công khai”.
Thật là một đề xuất đáng khích lệ, làm nức lòng các nhà lý luận từ mọi
phía, bởi được nêu ra dưới ngòi bút của một nhà lý luận hàng đầu của
Đảng ta, từng nhiều năm giữ những cương vị quan trọng: Uỷ viên Bộ Chính
trị phụ trách văn hoá tư tưởng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia,
Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Anh Nông Đức Mạnh đã nhiều lần
tuyên bố “tôn trọng các ý kiến khác biệt”, đương nhiên
không thể không sớm đáp ứng yêu cầu rất chính đáng ấy của anh Nguyễn Đức
Bình, cũng là của tất cả những ai làm lý luận và quan tâm đến lý luận.
Vậy tôi mong báo Nhân Dân sau khi đã đăng bài anh Nguyễn Đức Bình thì cần phải đăng bức thư ngỏ này của tôi, đăng bài “Tư tưởng và dân trí là nền móng xã hội”
của anh Hà Sĩ Phu là bài liên quan trực tiếp đến bài lý luận của anh
Nguyễn Đức Bình, đồng thời mời các anh Lê Hồng Hà, Lê Đăng Doanh, Hà Sĩ
Phu, Phan Đình Diệu, Nguyễn Kiến Giang, Lữ Phương, Mai Thái Lĩnh viết
bài tranh luận với anh Nguyễn Đức Bình. Tôi cũng đề nghị nên mời tác giả
Tạ Thao của Trung Quốc viết bài trả lời anh Nguyễn Đức Bình. Thêm nữa,
nên mời các nhà lý luận và các nhà chính trị của các đảng xã hội dân chủ
Bắc Âu, Tây Âu viết bài cho báo Nhân Dân giới thiệu cả về lý luận lẫn
kinh nghiệm thực tiễn xây dựng chế độ xã hội dân chủ của họ.
Thưa các anh,
Thư tuy đã hơi dài, nhưng trước khi dừng bút tôi muốn bày tỏ thêm đôi điều tâm sự.
Chúng ta đều đã quá cái tuổi “tri thiên mệnh” từ lâu, có anh đã quá
bát thập rồi, bàn chân đã mấp mé ngưỡng cửa hư vô rồi. Ở cái tuổi này,
mỗi lời nói, mỗi trang viết, mỗi việc làm đều là chắt lọc sự nghĩ và sự
trải của cả một đời, là biểu hiện một lẽ sống đã được xác quyết, trong
thâm tâm không thể không tự biết cuối cùng ta đã sống một cuộc đời có ý
nghĩa hay vô nghĩa, ta đã góp được gì có ích cho đời để đời thương kính
hay làm hại đời để chuốc lấy lời nguyền rủa muôn đời trút lên đầu con
cháu.
Chắc chắn là anh Nguyễn Đức Bình không thể không đọc các bài viết
mấy năm gần đây của anh Hoàng Tùng – một bậc đàn anh của anh về lý luận
Mác Lê-nin, và anh Bình không thể không hiểu vì sao anh Tùng lại phải
cầm bút thổ lộ cho mọi người biết những suy nghĩ đã rất khác trước của
mình về cái chủ nghĩa mà mình gần hết cả đời tôn thờ, truyền giảng.
Đọc đi đọc lại bài của anh Nguyễn Đức Bình, tôi cứ muốn hỏi anh:
này anh Bình, xin hãy nói thật lòng, anh có tin vào những điều mình viết
không? Và anh Nông Đức Mạnh, anh có thực sự cho rằng bài viết của anh
Nguyễn Đức Bình là lý luận khoa học? Và xin hỏi anh Mạnh anh Bình, hai
anh có thật sự nghĩ rằng giai cấp công nhân Việt Nam đang lãnh đạo xã
hội Việt Nam? Hai anh trong thâm tâm có dám tự nhận mình là ngườiđầy tớ
của nhân dân (mấy năm gần đây không thấy nhắc lại cụm từ này trong các
văn kiện và các phát biểu, hẳn vì không còn đủ can đảm để thốt ra một
danh xưng đã trở thành hài hước)? Từ khi vào Trung ương rồi vào Bộ Chính
trị, hai anh có thực tâm coi vị trí công tác của mình là vị trí chiến
đấu vì dân vì nước, vì lẽ phải và công lý (như các anh thường xuyên lên
bục rao giảng cho cán bộ, đảng viên) hay đó chỉ là “chiến đấu” nhằm giữ
ngai, giữ ghế vua quan cách mạng? Tôi biết hai anh sẽ không chính thức
trả lời tôi, nhưng vào những đêm mất ngủ của tuổi già, các anh không thể
không trả lời cho chính lương tâm mình, lương tri mình.
Tôi tin ở sức mạnh của lương tâm, lương tri. Đó là một sức mạnh vô
địch, trường cửu. Sức mạnh ấy tồn tại và truyền nối trong hồn thiêng của
tổ tiên ta, của tất cả những người con bao đời nay đã hiến dâng mồ hôi
xương máu cho đất Mẹ Việt Nam yêu dấu ngàn năm của chúng ta. Sức mạnh ấy
sống mãi trong mỗi con người Việt Nam, trong trời đất cỏ cây sông núi
Việt Nam, sức mạnh ấy là nguồn sống nguồn sáng vĩnh hằng đang ngày đêm
rọi chiếu cõi lòng tất cả những ai đã nguyện thề làm người đầy tớ thật
trung thành của nhân dân. Sức mạnh ấy cũng đang ngày đêm rọi chiếu vào
tận ngóc ngách đen tối nhất trong cõi lòng những kẻ thẻ-đỏ-tim-đen,
những kẻ đang nắm giữ chức quyền nhưng lòng dạ chỉ nhăm năm dùng chức
quyền để thực hiện mưu đồ vị ký, dù cho chúng có rúc kín đến đâu trong
những lâu đài nghênh ngang kiên cố giữa năm bảy lớp rào được dựng nên
bằng quyền lực bất lương.
Bởi tin thế nên tôi mới có bức thư ngỏ này.
Trong đoạn văn của anh Nguyễn Đức Bình tôi dẫn bên trên có chỗ nêu rõ: “…chuyên chính đối với những kẻ thù chống lại lợi ích Tổ quốc và nhân dân”.
Những kẻ thù nào vậy?
Sau khi đuổi xong giặc ngoại xâm, thì trong “những kẻ thù chống lại lợi ích Tổ quốc và nhân dân”,
nguy hiểm nhất là giặc nội xâm, Hồ Chủ tịch đã vạch rõ như thế, ngay từ
khi ta mới giành được chính quyền, điều này thì hai anh thuộc bài hơn
tôi, và không mấy ngày không lặp đi lặp lại trên báo đài.
Mọi người đều biết giặc nội xâm nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm vì nó
sinh ra từ chủ nghĩa cá nhân của những cán bộ có chức quyền. Hồ Chủ tịch
đã nhiều lần nhấn mạnh: “chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù nguy hiểm nhất”. Và là siêu nguy hiểm
khi chủ nghĩa cá nhân nằm ngay trong một số cán bộ giữ trọng trách ở cơ
quan quyền lực tối cao, nhất là ở người nắm giữ công tác tổ chức, công
tác cán bộ. Bao nhiêu năm ròng, công tác cán bộ, nhất là việc chọn cán
bộ vào Trung ương, vào Bộ Chính trị lại thâu tóm trong tay một vài cá
nhân ở cấp tối cao. Các cuộc bỏ phiểu ở mỗi kỳ đại hội chỉ là hình thức
để hợp thức hoá sự sắp đặt rất cá nhân chủ nghĩa, rất bè phái của mấy
người ấy. Thế là đẻ ra một tình trạng bè phái tham nhũng quyền lực có hệ
thống, một Đảng Đen đã xuất hiện và lộng hành trong lòng Đảng Đỏ.
Cái Đảng Đen này chỉ gồm một số ít những phần tử thẻ-đỏ-tim-đen lợi
dụng tình trạng mất dân chủ và sinh hoạt khép kín trong Đảng để cố kết
với nhau nắm giữ nhiều vị trí quyền lực trọng yếu, thao túng công tác
nhân sự của Đảng. Vị trí công tác, chức vụ, cấp bậc của mỗi cán bộ không
còn tuỳ thuộc vào năng lực phẩm chất của họ với sự tín nhiệm đích thực
của nhân dân mà tuỳ thuộc vào sự sắp đặt bí mật từ bên trên, và thế tất
không thể tránh khỏi đẻ ra một cái chợ đen âm thầm mua bán chức quyền.
Nhiều năm ròng, nhất là từ sau 1975, trong Đảng đã diễn ra một hoạt động
rất nham hiểm, rất xảo quyệt là hoạt động vu tội cướp công, cướp quyền.
Biết bao đồng chí tài năng và đức độ, một đời tận tuỵ dày công vì dân
vì nước đã là nạn nhân rất thảm khốc của thủ đoạn đó. Một bi kịch lớn
trong lòng Đảng đang ngày đêm huỷ hoại những gì lành mạnh nhất, tốt đẹp
nhất, quí giá nhất của Đảng kết tinh từ sự hy sinh xương máu của hàng
triệu nhân dân và đảng viên: công thần thì bị vu tội cướp công còn gian
nịnh thì leo lên vùn vụt dùng xảo thuật pháp lý tạo ra cả những tổ chức
siêu Đảng siêu Nhà nước tiến hành hoạt động phá hoại kéo dài có hệ
thống, như đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ rõ, kèm theo quá trình đó là
sự tê liệt sức chiến đấu ở hầu hết tổ chức Đảng. Đại đa số đảng viên đã
tự buông mất quyền làm chủ của mình trong Đảng, sinh hoạt Đảng trở nên
hình thức, ở các Đảng bộ hưu trí thì nội dung vụn vặt, vô hồn, ở các
Đảng bộ cơ quan thì cũng vô hồn không kém hoặc chỉ “có hồn” theo những
cuộc đấu đá sặc mùi xôi thịt. Ở cơ sở là thế mà huyện tỉnh trung ương
cũng thế.
Đại hội Đảng lần thứ 6 đã vạch rõ công tác tổ chức là nguyên nhân của mọi nguyên nhân những thành tích và những sai lầm
của Đảng. Nhưng từ Đại hội 6 đến nay, chưa hề có một cuộc tổng kiểm
điểm đến nơi đến chốn về công tác tổ chức, công tác cán bộ, đặc biệt là
công tác chuẩn bị nhân sự cho Trung ương và Bộ Chính trị các khoá. Tại
sao lại như vậy? Rất dễ hiểu, vì giặc nội xâm ẩn náu trong Đảng luôn ra
sức ngăn trở cuộc kiểm điểm ấy, bởi nếu kiểm điểm đến nơi đến chốn thì
Đảng Đen cùng cả một bè mảng thẻ-đỏ-tim-đen sẽ bị lôi ra ánh sáng.
Nhớ năm nào, nhà văn Sơn Tùng nói chuyện với cán bộ ở Chí Linh đã
nói thẳng rằng trong Bộ Chính trị chỉ có số ít đồng chí không tham
nhũng. Anh Sơn Tùng bị làm khó dễ một thời gian nhưng cuối cùng cũng
chẳng làm gì được anh vì anh phát biểu có căn cứ, có trách nhiệm. Các
lão thành cách mạng hỏi nhau: có phải báo Nhân Dân đưa tin Tổng Bí thư
Đỗ Mười nhận quà biếu 1 triệu đô? Anh Lê Khả Phiêu trả lời phỏng vấn của
báo Tuổi Trẻ phơi bày một sự thật: có những phong bì hàng chục ngàn đô
gài trong lẵng hoa đem đến đặt ở phòng Tổng Bí thư, hẳn nhiên anh Phiêu
không để cho mình bị cuốn vào vòng ăn của đút nên mới dám công khai
chuyện này? Anh Đỗ Quang Thắng, lúc đương nhiệm Uỷ viên Bộ Chính trị,
Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, nói trực tiếp với tôi, trong cuộc
tôi gặp anh ngày 19 tháng 3 năm 1995: “Anh có biết không, mỗi chữ ký của
người ta hàng trăm triệu đồng”.
Thời chống ngoại xâm, đạo đức cách mạng của cán bộ đảng viên là một
sức mạnh lớn, từ đó dấy lên sức mạnh không gì dập nổi của nhân dân.
Nhưng đến thời chống nội xâm, sức mạnh ấy bị mòn mỏi, bị huỷ hoại từng
ngày, và đồng thời bạo phát một thứ sức mạnh phản đạo đức, giả đạo đức
của giặc nội xâm. Các anh có nghe thấy ngày ngày vang lên khắp chốn bài
ca bia ôm hát theo nhạc Trịnh Công Sơn (“Một cõi đi về”):
Nhân dân chi tiền thì cứ bia ôm
Lâu lâu bia ôm cho đời trẻ lại
Ai không bia ôm một đời khờ dại
Kệ bố nhân dân dù đói hay nghèo…
KỆ BỐ NHÂN DÂN – đó là tuyên ngôn của giặc nội xâm đấy.
Các anh có nghe thấy không?
Toàn Đảng toàn Dân có nghe thấy không?
Tôi thường ngồi với các đảng viên lão thành, các cựu chiến binh, cứ
bàn đến chuyện chỉnh đốn xây dựng Đảng là mọi người lại hỏi nhau: “Này,
trong Bộ Chính trị hiện nay có ai là có đủ tầm trí tuệ chiến lược
vàphẩm chất đáng tin cậy?”
Mọi người nhìn nhau lắc đầu.
Lịch sử Đảng ghi rõ, vào giờ phút hiểm nghèo nhất khi chèo lái con
thuyền đất nước, để cho dân tin, Hồ Chủ tịch đã phải tuyên bố trước quốc
dân: “Hồ Chí Minh không bán nước”. Đó là lời thốt lên,
giản dị và chắc nịch, từ đáy lòng một con người hoàn toàn tự tin vào sự
liêm khiết tận trung với nước của mình, lời ấy đi thẳng vào lòng dân và
dân tin ngay.
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh hiện nay không mấy ngày không nhắc nhở
đôn đốc việc học và hành theo tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh. Tôi mong
anh Nông Đức Mạnh ngay ngày mai hãy lên đài tuyên bố: “Nông Đức Mạnh này không tham nhũng”.
Nếu lời ấy phát ra từ đáy lòng một con người hoàn toàn tự tin vào sự
liêm khiết tận trung với nước của mình, thì tự nhiên nó cũng đi thẳng
vào lòng người dân, tạo nên ngọn trào toàn dân chống tham nhũng, cuốn
phăng mọi rác rưởi trong Đảng. Hiệu ứng ấy sẽ là minh chứng, là thước đo
cho bản lãnh, cho sự trong sáng trong tâm hồn người thủ lĩnh. Và Bộ
Chính trị hãy mời ngay đạo diễn nghệ sĩ nhân dân Trần Văn Thuỷ, tác giả
bộ phim nổi tiếng Chuyện tử tế, thực hiện gấp bộ phim Chuyện nhà đất,
phần 1 quay cảnh và phỏng vấn các quan chức từ Tổng Bí thư đến bí thư xã
xem nhà cửa đất đai của từng vị thế nào, phần 2 quay cảnh và phỏng vấn
những người dân bị mất nhà mất đất phải đi khiếu kiện ròng rã.
Giặc nội xâm vừa là bọn tham nhũng đồng thời cũng là bọn chống dân
chủ (vì dân chủ chính là khắc tinh số một của tham nhũng), chúng vừa móc
túi dân, cướp đất dân vừa bóp cổ bịt miệng dân.
Giặc nội xâm nguy hiểm hơn ngoại xâm vì nó tác oai tác quái trong
hoàn cảnh đất nước đã độc lập, người dân bị mất nước mà vẫn lơ mơ huyễn
tưởng tự hào mình là dân một nước độc lập.
Rõ ràng công việc hệ trọng hơn hết, một công việc có tầm chiến lược, tầm quốc sách là phải tiến hành ngay
MỘT CUỘC VẬN ĐỘNG TOÀN ĐẢNG TOÀN DÂN CHUYỂN TOÀN BỘ SỨC MẠNH DÂN
TỘC TRONG CÔNG CUỘC CHỐNG NGOẠI XÂM TRƯỚC KIA VÀO CÔNG CUỘC CHỐNG NỘI
XÂM, XÂY DỰNG DÂN CHỦ CỨU NƯỚC CỨU NHÀ NGÀY NAY.
Cuộc vận động này nói chữ là DÂN CHỦ HOÁ, nói nôm na là một CUỘC
ĐÒI NỢ. Đây là món nợ xương máu mà những người cách mạng Việt nam nợ
nhân dân Việt nam. Ngay từ năm 1957, với tất cả nhạy cảm của một thi
sĩ-chiến sĩ cộng sản, nhà thơ Trần Dần (Giải thưởng Nhà nước về văn học
nghệ thuật) đã sớm phát hiện những dấu hiệu giặc nội xâm ẩn náu trong bộ
máy Đảng và nhà nước mưu toan vỗ nợ, và lên tiếng cảnh báo:
Dù có thể quen tay vỗ nợ
Chớ bao giờ vỗ nợ nhân dân
Khi toàn dân tự xác lập được thế đứng của người đi dẹp giặc nội xâm, người chủ nợ đi đòi nợ,
thì sức mạnh ghê gớm của cả một dân tộc chiến thắng ngoại xâm sẽ dần
hồi phục trong từng người dân Việt, và đương nhiên cái tập quán xin–cho
rất nguy hại ngự trị bao năm ròng sẽ dần bị loại khỏi đời sống xã hội.
Đây là cuộc vận động hướng vào thực chất của chuyển động xã hội, tiến hành bằng một phương pháp dễ làm nhất, đảng viên nào, công dân nào cũng làm được, mà bước đi ban đầu có thể tóm gọn trong mấy việc sau:
- Từng đảng viên tự thức tỉnh và thức tỉnh lẫn nhau về quyền làm
chủ, từ nhận thức chuyển ngay thành hành động, đảng viên làm chủ Đảng,
làm chủ về tổ chức, làm chủ về nội dung và phương thức sinh hoạt Đảng,
làm chủ việc lựa chọn nhân sự các cấp uỷ từ thấp đến cao và thường xuyên
giám sát hoạt động của cấp uỷ, đấu tranh kiên quyết để thay thế kịp
thời ở bất kỳ cấp nào những cấp uỷ viên không xứng đáng.
- Từng đảng viên thường xuyên thức tỉnh nhân dân và động viên nhân
dân thức tỉnh lẫn nhau về quyền làm chủ của người dân, công dân làm chủ
các hội đoàn mà mình tham gia, làm chủ về tổ chức, về nội dung và phương
thức sinh hoạt, làm chủ việc lựa chọn nhân sự.
- Công dân làm chủ các cuộc đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân
tiếp xúc cử tri và thường xuyên áp sát, hậu thuẫn các đại biểu làm tròn
phận sự đại diện cho dân, trước mắt vận động đại biểu Quốc hội đấu tranh
để sớm có một bộ luật thực sự đảm bảo quyền tự do lập hội của công dân
như hiến pháp qui định, đồng thời cảnh giác ngăn chặn mưu toan hạn chế,
thủ tiêu quyền tự do lập hội bằng xảo thuật pháp lý.
- Toàn Đảng toàn dân ra sức đôn đốc các đại biểu Quốc hội gấp rút
rà soát để sửa ngay những bộ luật vi phạm hiến pháp, trước nhất là luật
báo chí và luật xuất bản, hai luật hiện hành này là hai luật thủ tiêu
quyền tự do báo chí và quyền tự do xuất bản của công dân.
- Ra sức vận động để tiến tới có một Quốc hội hoàn toàn chuyên
nghiệp, thực hiện nguyên tắc độc lập giữa các quyền lập pháp, hành pháp,
tư pháp và quyền của công luận thông qua báo chí tự do, từng bước sửa
đổi Hiến pháp theo hướng xây dựng nhà nước dân chủ pháp quyền phục vụ xã
hội công dân, và trong khi chưa bỏ điều 4 thì phải có ngay luật về sự
lãnh đạo của Đảng xác định rạch ròi quyền hạn và trách nhiệm, ngăn và
chống tình trạng lạm quyền lộng quyền nhân danh sự lãnh đạo của Đảng.
Khi đã thức tỉnh thì mỗi đảng viên, mỗi người dân sẽ làm những việc
trên như là tự tạo niềm vui sống hàng ngày của mình, như là tự bồi đắp
một tố chất mới hàng ngàn năm nay chưa hề có trong con người Việt Nam
mình, và chính con người mới này là chủ thể quyết định của tiến trình
dân chủ hoá đất nước Việt Nam. Làm được như thế cũng chính là nâng cao Đảng trí, Dân trí, cũng chính là xây dựng một xã hội dân sự, xã hội công dân lành mạnh, văn minh mà thế giới không thể không đồng tình, ca ngợi.
Làm được như thế thì cuộc CHỐNG NỘI XÂM, XÂY DỰNG DÂN CHỦ sẽ được
toàn dân nô nức tham gia như ngày hội – ngày hội NGÀN NĂM CÓ MỘT !
Kính thư
Đà Lạt ngày 03 tháng 10.2007
BMQ
_____________________
[1]
Ý kiến phát biểu trong “Chương trình khoa học KX.10” do Ban tổ chức
Trung ương chủ trì năm 2004 (nhằm phục vụ cho Đại hội X của ĐSCVN).
[2] Bản ghi lại theo băng ghi âm
[3] Trả lời phỏng vấn của Đoàn Giao Thuỷ, Diễn Đàn, 28.7.2007.
[4] Diễn Đàn, 9.8.2007.
VĂN CHƯƠNG ĐẠI SIÊU HÌNH VÀ… NHỮNG CON SỐ… SIÊU TRỪU TƯỢNG?
Tô Hải
Xem chừng cái thứ ngôn ngữ văn chương vu vơ, vớ vỉn, vòng vo, vô vị
và cuối cùng là ….vô nghĩa này ở xứ ta ngày càng phát triển không có
cách gì ngăn chặn…
Cứ mỗi lần họp Đảng, họp quốc hụi, nghe và đọc những tài liệu vớ vỉn,
vu vơ, vờ vịt… được tung ra hàng loạt, người nghe, nếu chú ý để hiểu
xem người ta nói gì? đâu là đúng? là sai thì chỉ có mà… loạn thần kinh!
May thay, đa số đều bỏ ngoài tai, hoặc chưa đọc đã có kết luận: Cả
thằng viết, thằng đọc lẫn thằng nghe, chẳng đứa nào hiểu nổi nội dung là
cái chi chi!!!
Thử đọc qua một đoạn ngắn trích trong bản báo cáo của một người có
quyền thanh tra cả nước, thanh tra cả chính phủ nữa, để thấy họ tung
hứng chữ nghĩa, con số bằng một nghệ thuật siêu hình, siêu tưởng và…
siêu láo đến mức nào:
“…Qua thanh tra trong thời gian 4 năm (2006-2009) -số liệu đến ngày 31 tháng 12-2009- cho thấy số nợ phải trả của Tập Đoàn Vinashin của thời điểm này là 86.745 tỉ đồng (lũy kế đến cuối năm 2009). Ngoài ra các khoản lỗ tiềm ẩn khác có thể gây lỗ 8.512 tỉ đồng như vậy hai khoản này cộng lại, khả năng lỗ có thể lên tới 13.400 tỉ đồng (thực lỗ 4.985 tỉ đồng). Trong đó chi phí là 2.2787 tỉ đồng, chi phí cho sản xuất dở dang, chênh lệch các khoản thu nội bộ không xác định được là 4.688 tỉ đồng và 1.035 tỉ phải phạt trả lãi tiền đặt cọc cho các chủ tầu tập đoàn vi phạm hợp đồng. Ngoài ra về bảo toàn vốn, đến 31-12-2009 tập đoàn Vinashin không bảo toàn được vốn nhà nước, để thâm hụt 5.000 tỉ đồng vốn điều lệ. Như vậy đến cuối năm 2009, nợ của tập đoàn Vinashin trên 86.000 tỉ đồng chứ không phải thất thoát. Chúng tôi cũng muốn nói rõ con số này. Riêng lỗ là trên 4.000 tỉ đồng….” (“Siêu tác phẩm” trích từ trang 3 Tuổi Trẻ ngày 31/10/2012)Kinh hãi chưa? Sợ phát khùng chưa? Tức phát điên chưa?
Khỏi thắc mắc về trình độ làm văn của những kẻ dám tự phong cho nhau những quyền lực “ăn trên ngồi trốc” cả nước mà không biết đặt câu, chấm, phết tùy tiện, câu cú thiếu động từ, xử dụng sai danh từ, tĩnh từ, trạng từ….vv còn thua một em học sinh lớp 3, thử hỏi các nhà toán học đầu nước của ta thấy gì qua..11 con số chen giữa 199 chữ lủng củng, lảng cảng, vu vơ vớ vỉn này!
Em thì em xin hàng dù rằng em cũng có đi học 11 năm ở trường Tây! Vì em đã từng viết: TẤT CẢ CÁC CON SỐ HỌ CHÌA RA ĐỀU ….LÁO KHOÉT VÀ CHỬI BỐ NHAU! Họ cố tình nói lăng nhăng, tung hỏa mù để mong càng nhiều người, nhất là các “đại biểu nhân dân cao nhất” đến phát ngán mà….miễn chất vấn hoặc ngủ gật thật nhiều thì càng …..đạt mục đích! Chả thế mà ngay ở Quốc Hụi khóa trước, không ít người đã thắc mắc về nhiều những “con số trời ơi” chẳng biết lấy từ đâu ra!
Ông Lê như Tiến – Phó chủ nhiệm Ủy Ban Văn Hóa Giáo Dục ….thì ngay sau bài đánh đố đại biểu của ông Huỳnh Phong Tranh lại đưa ra con số nợ của Vinashin là… 60.000 tỉ đồng nợ trong nước và…40.000 tỉ đồng nợ nước ngoài..!?
Còn các chuyên gia, tiến sỹ, giáo sư đã nghỉ hưu hoặc…”độc lập” , hoặc “không sợ bị bắt” thì luôn tung ra những con số đánh đổ mọi con số ảo của những kẻ đang sống nhờ những con số…ảo đó! Đơn cử một con số mà tiến sỹ Tô văn Trường, dựa theo “chuyên gia” Vũ Quang Việt mới đưa ra gần đây nhất thì NỢ CÔNG NĂM 2011 ÍT NHẤT LÀ 90 TỈ USD tức là 74% GDP!
Con số này liệu ông Tổng thanh tra có biết? Hay lại cho là “lực lượng thù địch nó tung ra”?
Ôi! những con số láo khoét do một bọn đại bịp nặn bừa ra để “các anh trên tự sướng” và càng thêm hãnh tiến về thành tích lãnh đạo tài tình ảo của mình! Cũng nhờ những con số “ma trơi” đó mà bọn “phịa sỹ” đã thành công trong việc hành hạ những ai muốn tìm hiểu vì sao mà mình khổ? vì sao mà làm quần quật cả tháng mới kiếm tiền được bằng 2 bát phở Cali? Vì sao mà các tay đại gia, chính trọe gia lại dám tiêu cho một cuộc chơi tiền tỷ, một đám cưới con hàng trăm tỉ, xây nhà hàng ngàn tỷ??? Còn đối với những ai “ngu si hưởng thái bình” thì bọn “phịa sỹ” chỉ mong họ hãy nghĩ: “Thôi thì muôn chuyện đã có Đảng lo, Đảng làm gì chẳng vì nước, vì dân! Trăm trận đánh trăm trận thắng là cái chắc! Hơi đâu mà thắc mắc cho mệt xác!”
Thế là Đảng ta tồn tại muôn năm?! Không phải là bọn chúng không thành công lớn trong mục tiêu này ư?!
Còn về chữ nghĩa thì mình đã quá ngán khi mỗi tuần sổ tay lại chi chít thêm cả loạt cụm từ, tĩnh từ, trạng từ mới toe càng ngày càng vu vơ, vớ vẩn, vá víu, ba vạ đến nực cười …..Để giúp các bạn nào có khả năng về văn (cùng học với anh Trọng chẳng hạn) có thể làm một bản luận văn về những từ ngữ mới phát sinh, mình xin kê khai không bình luận những “sáng tạo mới” của mấy nhà lãnh đạo chính trị-kinh tế-nghị sỹ- đoảng viên nước ta:
-“Nhận trách nhiệm chính trị”, ”bị thất thoát và mắc nợ xấu”???
-“Xin lỗi” và “nhận lỗi”??? – “lấy phiếu” và bỏ phiếu”
-“Dân chủ đại diện” và “dân chủ trực tiếp”???
-Vận động quan chức, đại biểu “tiết chế lòng tham”???
-“Giảm thời gian bình ổn giá”….???
-“Cung tiến đá quý cho lăng Bác!”???
-“Chưa có dấu hiệu nguy hiểm”??… “chưa mất an toàn”…??? (chẳng khác nào: ”Thằng này chưa có dấu hiệu chết hẳn!”?!
….Nhưng thôi! Hãy tạm dừng ở đây vì chính cái “ma trận chữ nghĩa” láo toét này đã làm mình mất khá nhiều ca-lo để hơn một lần viết nên những bài vạch trần sự à uôm, dối trá của nó nhằm mục đích gì…. Hiệu quả của việc vận dụng nó ra sao?? Nhưng xem ra không có kết quả và mỗi ngày nó càng phát triển, di căn đến mức …chẳng ai thèm để ý nữa. Và mục đích cuối cùng đưa con số “tâm thần không bình thường” của toàn dân VN từ 15 lên tới 50% chắc cũng không xa nếu mọi người cứ “cho qua”! (con số 15% là của hội nghị quốc tế về bệnh tâm thần mới họp tại Hà-Nội)
Và chính mình, nghĩ cho cùng, chưa chừng đã bị… tâm thần thật sự khi rơi vào cái ma trận chữ nghĩa vu vơ, vớ vẩn này! Đúng là càng già càng …con nít!
Ngày 3/11/2012/
KÍNH GỬI QUÍ VỊ ĐÃ TRÓT KÍNH GỬI!
Tôi biết cái thân tôi:
-Không một mảnh giấy chứng nhận học vị giáo sư, tiến sỹ, dù là đồ “dỏm” trong tay.
-Có một thời được phong (miệng) là “kỹ sư tâm hồn” do chuyên phịa ra những câu hát ê a, lên lên, xuống xuống động viên cả nước ra trận đánh “quân xâm lược” nên được một nắm huân chương và bằng khen chứng nhận từ Bác Hồ, đến ông Võ đại Tướng và gần đây nhất là chủ tịt Trần đức Lương…..
Nhưng chưa bao giờ dám nhận mình là trí thức như mấy chục vạn giáo sư, tiến sỹ hiện đại ngày hôm nay..
Tóm lại tôi tự nhận tôi chẳng là… cái chó gì mà dám kính thưa kính gửi tới các vị!
Thế mà, lần này, đọc trên mạng thấy: 174 vị học giả, trí thức, nhà nọ, nhà kia ký tên kính gửi ông chủ tịch nước về việc cháu Phương Uyên bị bắt, tôi bỗng bật lên tiếng:
“Có chó nó đọc! Có chó nó trả lời! Và càng có chó nào dám một mình ký tên tạm tha cho cháu Uyên cơ chứ!” Chẳng hiểu sao mà các bố vẫn cứ tưởng lời nói của mấy anh trí thức là có giá trị lắm! Xin lỗi! Đối với họ trí thức thứ thiệt, càng uyên bác, càng giỏi càng phức tạp, trừ trí thức, tốt nghiệp trường “đồng chí” …Nguyễn đức Bình! Còn lại….tiếp tục thực hiện đường lối anh Trần Phú “Trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ” (mới được xây cho cái đền thờ hoành tráng đó mà!) là…muôn năm đúng!
Vì thế, mình đã nói trước với bà xã và mấy ông bạn còn lại của mình rằng thì là: “Các bố làm thế này có khác chi đẩy chúng nó vào con đường phải lên tiếng là:
Chúng tao đã bắt hay giết ai là đều đúng! Không có chứng cớ cũng phải tạo ra chứng cớ, càng nghiêm trọng càng tốt. Để “đỏ hóa” nốt một nửa đất nước, chúng tao còn tạo ra được chứng cớ “Đế Quốc Mỹ xâm lược” nên trai trẻ phải lên đường đi “giải phóng đồng bào miền nam ruột thịt, đang đêm ngày rên siết dưới tay bọn ngụy quyền” nữa là….
Thế thì ba cái chuyện bao cao su, trốn thuế….nhận tiền nước ngoài chẳng chỉ là chuyện nhỏ như con thỏ.
Và quả nhiên, cuộc họp báo về “hai kẻ khủng bố, chống nhà nước”, nhận tiền nước ngoài, mua hóa chất ở chợ Kim Biên, để biến thành chất nổ với ý đồ “sẽ” đánh xập tượng bác Hồ ở Long An,… và mọi sự đều có chỉ đạo của một tên Thành nào đó từ nước ngoài…rồi màn quay phim nhận tội, xin khoan hồng…đã nhanh chóng diễn ra..trước một lô các “nhà láo” viết theo công an đánh vần cho từng chữ!
Tất cả màn kịch ấu trĩ này đều được sự đạo diễn từ Trên, ra mắt kịp thời để:
1-Thay mặt anh Tư trả lời các vị đã “kính gửi ông!”
2-Bịt miệng tất cả những ai còn dám thắc mắc lực lượng “thanh kiếm và lá chắn” của Đảng
3-Cảnh cáo tất cả lớp trẻ, đặc biệt giới sinh viên và các thầy ở các trường Đại Học: Chớ có dại dột, chống ta thì có ngày tan da nát thịt như ở Thiên An Môn ngày nào!
4-Để khẳng định ở cái nước này chả một cá nhân nào, dù ở cương vị nào dám làm một cái gì mà vượt ra khỏi những điều lệ của Đảng: “dân chủ tập trung, đa số phục tùng thiểu số!” Đừng có nằm mơ “kích động” người này làm khác người kia!
Và ngay sau đó bọn “lưu manh tin học” nào đó được lệnh của ba thằng “còn Đảng còn mình” phóng lên một “bản kính gửi” thứ hai dỏm với 74 cái tên chọn lọc trong số 174 cái tên đã ký ở bản chính (chưa rõ lý do?).
.Nội dung lên án, chửi bới thậm tệ cháu Phương Uyên và các “bọn chống đảng-nhà nước”. Thậm chí chúng dám gọi những ai ở nước ngoài kêu gọi, xin chữ ký, yêu cầu trả tự do cho những người bị bắt là “lũ ngông cuồng hải ngoại!”!
Thế là bát nháo tất tật mọi thứ kính gửi kính thưa, gieo rắc nghi ngờ cho nó loạn lên…
Riêng mình thì mình chỉ tiếc là không đủ tài và uy, không có hội đoàn, tổ chức, trang web nào có uy tín bảo kê nên những ý kiến của mình không được nhiều người biết đến để trao đổi nên hôm nay, đành mạo muội kính gửi các vị đã trót “Kính gửi…” các ông này, ông nọ ….là các vị đã:
-“Mơ huyền” về một ông nào đó có gan làm cái việc chưa từng có ở cái đất Việt Nam này! Với mình thì mình đã có thời nghĩ thế nhưng nay thì mình đã giã từ vĩnh viễn cái “niềm tin cỏn con” đó từ lâu rồi! Mình đếch kính đếch gửi thằng nào, con nào hết.
Và mình đã từng tuyên bố trên Internet: NẾU SAU CÁI CHUYỆN NGHỊ QUYẾT 6 NẦY MÀ KHÔNG CÓ VÀI BA THẰNG DỰA CỘT, DĂM BA CHỤC THẰNG MẤT CHỨC VÀ HÀNG LOẠT TÊN VÔ TÀI BẤT TƯỚNG PHẢI VỀ VƯỜN THÌ….TẤT CẢ CHỈ LÀ TRÒ ĐẠI BỊP.
Kết quả thế nào? Cả thế giới đã thấy!
Phê và tự phê trên tinh thần hữu ái giai cấp, trị bệnh cứu người đã ỉa vào pháp luật! Đảng ta không chết ai, chỉ chết cái túi tiền và dạ dày dân mà thôi! chẳng có mâu thuẫn cung vua phủ chúa nào ở đây cả! Ổn định! ổn định và ổn định trên hết! Bên Tầu người ta đã có lệnh! Lơ mơ mất mạng như chơi! Làm sao mà anh Tư có thể trở thành Lưu thiếu Kỳ được!
Vậy thì tại sao lại cứ “Kính gửi, kính thưa….?!
Xin quý vị kể từ nay, nếu thấy cái gì cần phản đối cứ việc:
-Tốt nhất là: Xuống đường và đeo trước ngực một mảnh bìa viết lên cái gì mình phản đối. Đi một người hay 3, 4 người cũng được miễn là không quá 5 người!
Học tập nông dân các tỉnh mấy hôm nay đã trương cả khẩu hiệu “Yêu cầu thủ tướng từ chức” ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng rồi đấy!
Họ chẳng là nhà nọ nhà kia, chẳng cần kính gửi kính thưa ai cả. Bao giờ trí thức ta mới bén gót họ?- Nguồn ảnh: Lê Hiền Đức Blog-<==Xin xem thêm nhiều tin & ảnh liên quan ở Blog này |
-Lúc ấy, nếu mình còn sống và được phép các vị, mình xin ký tên và điểm chỉ ngay tắp lự ….chứ cứ kính gửi anh này, chị kia mà mình chẳng có nổi một ly ông cụ lòng tin, thì có cho tiền em cũng xin vái!
Xin thề không kính gửi kính thưa bất cứ ai nữa! Xin thề! Xin thề! Xin Thề !
Chúng ta tranh đấu để đất nước sẽ có được những giây phút như thế này!
Supporters of President Barack Obama celebrate his victory in the
presidential election at his election night rally in Chicago on Nov. 6,
2012. Brooks Kraft / Corbis for TIME. Những người ủng hộ Tổng thống
Barack Obama ăn mừng chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử tổng thống
tại đêm tập họp bầu cử ở Chicago vào ngày 6 Tháng Mười Một 2012.
Students on Sproul Plaza cheer as victory for Obama in Ohio is
announced. Victory in Ohio secured enough electoral votes to ensure a
win nationally. (Anna Vignet/Senior Staff) – Sinh viên tại quãng
trường Sproul Plaza mừng Obama chiến thắng tại bang Ohio. Chiến thắng
tại Ohio đã đảm bảo sốphiếu đại biểu để thắng cuộc bầu cử toàn quốc. (dailycal.org)
Students celebrate after it was announced that President Obama was
projected to win the electoral votes of Ohio, and as a result, the
presidency. Dailycal. Học sinh ăn mừng sau khi có thông báo Tổng
thống Obama được dự đoán sẽ giành chiến thắng trong phiếu đại cử tri của
bang Ohio, và kết quả là, ngôi vị tổng thống.
Supporters of President Barack Obama celebrate at Grand Park after
television networks call the election in favor of Obama on Nov. 6, 2012,
in Los Angeles. Voters went to polls in the heavily contested
presidential race between Obama and Republican challenger Mitt Romney. Những
người ủng hộ Tổng thống Barack Obama ăn mừng tại Grand Park sau khi
mạng lưới truyền hình tuyên bố phần thắng nghiên về Obama vào ngày 6
Tháng Mười Một 2012 tại Los Angeles. Cử tri đi bỏ phiếu bình chọn trong
cuộc đua tổng thống rất nhiều tranh cãi giữa Obama và đối thủ Mitt
Romney của đảng Cộng hòa. Ảnh: Kevork Djansezian/Getty Images
LEFT: A supporter watches the election results at the election
night party for President Barack Obama Tuesday, Nov. 6, 2012, in
Chicago. RIGHT: Nancy French watches voting returns at the election
night rally for U.S. Republican presidential nominee Mitt Romney in
Boston, Massachusetts November 6, 2012. LEFT: AP Photo/Charles Rex
Arbogast RIGHT: REUTERS/Jessica Rinaldi. Ảnh trái: ủng hộ viên theo
dõi kết quả bầu cử tại bữa tiệc đêm bầu cử cho Tổng thống Barack Obama,
Thứ 3, 6 Tháng Mười Một 2012, tại Chicago. Ảnh phải: Nancy French theo
dõi kết quả phiếu bầu tại cuộc tập họp đêm bầu cử cho ứng cử viên tổng
thống Mỹ của đảng Cộng hòa Mitt Romney tại Boston, Massachusetts ngày 06
tháng 11 năm 2012.
People looking up at the big tv screen for the elections results in
Daley Plaza in Chicago on Nov. 6, 2012. ALESSIO ROMENZI for TIME. Mọi người theo dõi kết quả cuộc bầu cử trên màn hình tv lớn về tại Daley Plaza ở Chicago vào ngày 6 Tháng Mười Một 2012.
Supporters of President Barack Obama, including Tankia Inlaw,
center, and Heather Alexa Woodfield, left, celebrate at New York State
Democratic Headquarters following Election Day on Nov. 6, 2012. Kathy
Willens / AP. Ủng hộ của Tổng thống Barack Obama, bao gồm Tankia
Inlaw, ảnh giữa, và Heather Alexa Woodfield, ảnh trái, ăn mừng tại New
York Trụ sở chính của đảng Dân chủ của Nhà nước sau ngày bầu cử vào ngày
6 Tháng 11, 2012.
Supporters of President Barack Obama pray on election night in Chicago, Ill. on Nov. 6, 2012. ROBYN BECK / AFP / Getty Images. Những người ủng hộ Tổng thống Barack Obama cầu nguyện trong đêm bầu cử tại Chicago, bang Illinois vào ngày 6 Tháng 11, 2012.
Phillip Webb, left, helps his wife, Marian Webb, cast her vote at
Truckee Meadows Fire Station in Sparks, Nev., on Nov. 6, 2012. Max
Whittaker / Getty Images. Phillip Webb, bên trái, giúp vợ, Marian
Webb, bỏ phiếu tại Truckee Fire Station Meadows ở Sparks, Nevada, vào
ngày 6 Tháng 11, 2012.
Voters line up at dawn outside a polling station in Sun City
Center, Fla., on Nov. 6, 2012. Brian Blanco / Redux / The New York
Times. Cử tri xếp hàng vào lúc bình minh bên ngoài một trạm bỏ phiếu ở Sun City Center, Florida, vào ngày 6 Tháng 11, 2012.
Trên đường phố thủ đô Washington D.C. – Photo of Whitehouse
Trên đường phố thủ đô Washington D.C. – Photo of Whitehouse
Chiến thắng của Obama?
hay của những người dân da màu ủng hộ Barack Obama?
Hay là chiến thắng của một dân tộc, một đất nước nơi mà:
Tự do toả sáng và ăn mừng
Qua một vài phát biểu thấy rõ thêm bản chất của chế độ và con người của chế độ
Dân Làm Báo
– Đầu tháng, Quốc hội cùng nhau họp bàn công tác phòng chống tội phạm
và phòng chống tham nhũng. Tội phạm và tham nhũng được gom thành một.
Chí ít, những ông bà đảng viên được đảng cử dân phải bầu này cũng sáng
suốt được một điều: Tội phạm và tham nhũng là một theo đúng phương trình
toán học thời kỳ quá độ: Tội phạm + Tham nhũng = Quan chức đảng.
Xin được trích lại 1 số phát biểu của các ĐBQH được thông tin trên báo lề đảng:
Đại biểu Võ Thị Dung (Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Bí
thư Đảng Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy Ban MTTQVN Tp. HCM, Cử nhân
Kinh tế, Cử nhân Luật, Cao cấp Lý luận chính trị): “Một
lần nữa, tự đáy lòng mình tôi tha thiết mong muốn trong kỳ họp này,
Quốc hội sẽ có những thông điệp lạc quan về quyết tâm chính trị và hành
động tích cực để phòng, chống tham nhũng có hiệu quả cũng như phòng,
chống tội phạm, đem lại sự an dân.”
Chỉ dựa vào câu nói này, vài người đọc có thể xúc động về sự tha
thiết của bà đại biểu quốc hội, là người không những chỉ đại diện cho cử
tri của Tp. HCM mà còn “là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của
nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà
còn đại diện cho nhân dân cả nước.” (theo điều 97 Hiến pháp).
Tuy nhiên, bà đại biểu Võ Thị Dung đã muốn “Quốc hội sẽ có những thông điệp lạc quan về quyết tâm chính trị và hành động tích cực để phòng, chống tham nhũng” như thế nào?
Thông điệp mà bà đề nghị là:
- Quốc hội và Chính phủ cùng hứa trước quốc dân đồng bào sẽ không bao giờ tham nhũng…
- 498 đại biểu và toàn bộ thành viên
của Chính phủ sẽ tuyên hứa trước quốc dân đồng bào kể từ nay sẽ quyết
tâm cao để hành động quyết liệt, đẩy lùi tham nhũng có hiệu quả và bản
thân của mỗi đại biểu, mỗi thành viên Chính phủ sẽ không bao giờ phạm
vào tội tham nhũng”.
- Những ai đã lỡ tham nhũng thì xin nhân dân, Quốc hội, Chính phủ tha thứ xem xét để không hồi tố, nhưng đồng thời kêu gọi sự tự giác, xử sự sao cho có đạo lý với tài sản bất minh đã có được.
- Hỗ trợ cho bà Dung, đại biểu Đỗ Văn Đương (Kiểm sát viên
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kiểm sát –
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tiến sĩ Luật, Cao cấp Lý luận chính
trị) đã đề nghị năm 2013 và các năm tiếp theo mở cuộc vận động cao điểm về tuyên truyền giáo dục cho cán bộ công chức tiết chế lòng tham.
- Và tóm lại bằng câu phát ngôn ấn tượng cũ mèm của ông phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phía chính phủ: “Không thể một sớm, một chiều giải quyết được ngay tình trạng tham nhũng… không thể nói ngay sau kỳ họp này tham nhũng giảm hẳn đi ngay lập tức.”
*
Điều 84 Hiến Pháp quy định nhiệm vụ của Quốc hội:
1- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
2- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội;…
Đối chiếu chức năng, trách nhiệm của Quốc hội và những phát biểu của các ông bà ĐBQH chúng ta rút ra một số điều như sau:
1. Tư duy làm việc của các ông bà đảng viên Quốc hội này không dựa
vào luật mà dựa vào lời hứa. Đứng trước mọi vi phạm về những luật mà do
chính Quốc hội lập ra (theo Điều 84 khoảng 1 HP) các ông bà này cho rằng
chỉ cần cùng “hứa” trước quốc dân đồng bào sẽ không bao giờ vi phạm.
Các ông bà đã quăng mớ luật của các ông bà vào thùng rác và leo lên nắp
thùng, đứng tha thiết xin hứa rằng… Phương châm sống, chiến đấu, học tập… của các ông bà đảng viên đội nón quốc hội này không phải là “sống và làm việc theo pháp luật” mà là những lời hứa hẹn đồng điệu múa với bước đi “không dẹp được tham nhũng tôi sẽ từ chức” của ông đảng viên đồng chí X đứng đầu chính phủ.
2. Các ông bà họp bàn công tác phòng chống tội phạm và phòng chống
tham nhũng nhưng các ông bà không thể đưa ra một đạo luật, biện pháp gì
để từ đó – chưa nói đến thành công – ngược lại, chỉ có thể gửi một “thông điệp lạc quan về quyết tâm chính trị và hành động tích cực để phòng, chống tham nhũng có hiệu quả”.
Vì sao? vì làm sao, trên đời này tìm đâu ra những tên ăn cướp có thể
làm luật chống ăn cướp thành công!?. Làm sao những tên giết người có thể
giám sát tốt việc tuân theo luật (do những tên giết người làm ra) được
áp dụng với những kẻ sát nhân như thế nào!? Và cụ thể trong phạm vi
chống tham nhũng, làm sao những tên ăn cắp, tham ô, tham nhũng có thể
giám sát, giải quyết tội phạm ăn cắp, tham ô, tham nhũng? Điều này,
không phải do ai khác dựng lên và bỏ vào mồm các ông bà này mà do chính
các ông bà thú nhận:
“498 đại biểu và toàn bộ thành
viên của Chính phủ sẽ tuyên hứa trước quốc dân đồng bào kể từ nay sẽ
quyết tâm cao để hành động quyết liệt, đẩy lùi tham nhũng có hiệu quả VÀ
bản thân của mỗi đại biểu, mỗi thành viên Chính phủ sẽ không bao giờ
phạm vào tội tham nhũng”.
Đại biểu quốc hội họp bàn công tác phòng chống tội phạm và phòng
chống tham nhũng nhưng nhìn qua nhìn lại đều thấy những khuôn mặt tham
nhũng đang ngó nhau. Bởi vì nhìn mặt nhau đã thấy 2 chữ tham nhũng in
trên trán, cho nên các ông bà KHÔNG THỂ NÀO KHÁC HƠN là phải tiếp tục
vất bỏ luật pháp vào thùng rác, mọi sự nghiêm trị công minh bằng pháp
luật không thể áp dụng cho các ông bà:
“Những ai đã lỡ tham nhũng thì
xin nhân dân, Quốc hội, Chính phủ tha thứ xem xét để không hồi tố, nhưng
đồng thời kêu gọi sự tự giác, xử sự sao cho có đạo lý với tài sản bất
minh đã có được.” Pháp trị đối với các ông bà là đồ bỏ. Thay vào đó, các ông bà lấy mỡ bôi trơn mồm, đem cái Đức trị toát mùi đạo đức giả ra xài:
“Mở cuộc vận động cao điểm về tuyên truyền giáo dục cho cán bộ công chức tiết chế lòng tham”.
Nội câu này không cũng lại toát ra nhiều chất thải:
a. Các ông bà thêm một lần nữa chính thức công nhận những phần tử
trong cái gọi là đảng quang vinh của các ông bà là những kẻ tham lam vô
độ.
b. Những kẻ vô độ đó tham lam đến mức phải có một kế hoạch cao điểm
để dạy cho chúng (trong đó có các ông bà) tiết chế lòng tham.
c. Các ông bà chỉ dành toà án và những cánh cửa nhà tù cho những
người dân phạm luật còn đối với các ông bà chỉ cần hứa và tự tuyên
truyền giáo dục cho nhau. Là đủ.
Điều trên lại được thể hiện rõ ràng qua câu nói:
“Những ai đã lỡ tham nhũng thì
xin nhân dân, Quốc hội, Chính phủ tha thứ xem xét để không hồi tố, nhưng
đồng thời kêu gọi sự tự giác, xử sự sao cho có đạo lý với tài sản bất
minh đã có được.”
Chỉ có một câu 45 từ nhưng lại có quá nhiều điều để nói với các ông bà:
Thứ nhất: các ông bà không cần phải xin nhân dân. Hơn 80
triệu nhân dân đang bị các ông bà cai trị, “chúng” chẳng có quyền hạn gì
để các ông bà xin-cho? đứa nào mở miệng ra phê bình thẳng thắn, không
đồng ý, phản đối các ông bà là bị công an lá chắn chế độ của các ông bà
đập ngay vào đầu cái còng 88. Chúng cũng chẳng có thể bắt chước các ông
bà tha thiết kiểu “đã lỡ phạm tội xin các ông bà tha thứ”.
Thứ Hai: các ông bà xem chuyện tham nhũng của các ông bà là “lỡ”. “Lỡ” như đi chợ thấy ai không để ý bỏ túi một trái cam. “Lỡ” như đi ngoài đường lượm một cái ví của ai làm rớt. “Lỡ” như một lần, chỉ một lần rồi thôi, không tiết chế lòng tham nhận đại 1 phong bì. Và vì các ông bà xem đó là “lỡ”
nên các ông bà tự cho là mình không vi phạm luật, không cần phải bị xét
xử như hơn 80 triệu dân đen mà các ông bà vừa cai trị vừa đại diện cho
chúng. Vì “lỡ” theo tư duy đó của các ông bà nên chỉ cần xin tha thứ. Không, thưa các ông bà. Nó không là “lỡ”.
Các ông bà đã mua quan bán chức, lợi dụng quyền hạn cá nhân và quyền
sinh sát cả một dân tộc của đảng các ông bà để mà tham nhũng có kế hoạch
ngắn hạn, có kế sách lâu dài. Nó không là “lỡ” vì chính ông bà thú nhận cái “lỡ” của các ông bà đã làm nên cả một “tài sản bất minh”. Nó không là “lỡ” mà là “lở”.
Thứ Ba: khởi đi từ cái tuy duy “lỡ” đó các ông bà kêu gọi những tên ăn cắp – cũng là các ông, các bà -xử sự sao cho có đạo lý với những đồ ăn cắp bất min h.
Các ông bà đang nói chuyện với trẻ conlên năm hay chính các ông bà đang
mang tư duy và trí tuệ của đứa bé 5 tuổi. Chắc hẳn là không vì bà đại
biểu Võ Thị Dung đang cất trong túi 3 mảnh bằng Cử nhân Kinh tế, Cử nhân
Luật, Cao cấp Lý luận chính trị. Bà Dung không cần học thêm cũng đủ tư
cách để có thêm một tấm bằng Cao cấp Lý luận đạo đức giả.
Thứ Tư: Tự giác, tự xử?
Một lần nữa, tư duy đứng ngoài, đứng trên luật pháp, quăng luật pháp
vào thùng rác lại được thể hiện từ các ông bà đang chiếm những cái ghế
làm luật và giám sát việc thi hành luật của quốc gia.
Kết luận: Tự ông đảng viên Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận cho bài viết và cho các ông bà: “Không
thể một sớm, một chiều giải quyết được ngay tình trạng tham nhũng…
không thể nói ngay sau kỳ họp này tham nhũng giảm hẳn đi ngay lập tức.”
Làm sao có thể giải quyết tham nhũng bởi một tập đoàn tham nhũng
thượng thặng!? Kết quả của mấy chục năm cai trị, hàng trăm nghị quyết,
hàng ngàn bài diễn từ, hàng vạn bài viết, và hàng tỉ đôla “lỡ” nằm trong
túi các đảng viên đại diện cho giai cấp vô sản tự nó là câu trả lời.
_________________________________________
Bài đã đăng:
Tập đoàn hạt nhân Nga Rosatom đánh lận trắng đen về việc thiết bị nhà máy điện hạt nhân của họ an toàn tuyệt đối!
Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng – Boxitvn
Cuộc triển lãm quốc tế mãi thị nhà máy điện hạt nhân tại Hà Nội, từ ngày 25/10/2012 đến 27/12/2012, với sư tham dự của các tập đoàn xây dựng NMĐHN quốc tế nhằm chiêu dụ và quyết dành cho được sự đồng ý tiến hành xây nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam của lãnh đạo đảng cộng sản.Ngoài vấn đề nhân sự, pháp qui vận hành vẫn còn trong giai đoạn sơ khai; vấn đề an toàn vận hành nhà máy điện hạt nhân, giải quyết các thanh nhiên liệu, chất thải rác phóng xạ là một đề tài thời sự rất nóng không những tại các nước đang có nhà máy điện hạt nhân mà ngay tại các nước có kế hoạch nhảy vào ngành điện hạt nhân, trong đó Việt Nam là nước nổi bật nhất về tình trạng không an toàn hạt nhân vì cơ chế điều hành và quản trị ngành công nghệ nói chung và kỹ thuật điện hạt nhân nói riêng.
Báo điện tử Vietnam Net, số ra ngày 05/11/2012, đã viết bài phóng sự về quy phạm an toàn điện hạt nhân hiện nay của Việt Nam. Qua bài viết chúng ta lại một lần nữa ngỡ ngàng với tình trạng rất không an toàn vế phía nhà đầu tư (Việt Nam), xuyên qua Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Chủ đầu tư đại diện cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước, EVN, không có năng lực cả về kỹ thuật và quản lý ngay cả nhiệt điện thủy điện thì nói chi đến điện hạt nhân. Chồng chất với nhiều sai phạm qua việc xây cất các đập thủy điện như Sông Tranh 2, Sơn La…, kinh doanh thua lỗ, lãng phí, lãnh đạo yếu kém về trình độ chuyên môn, tham nhũng tràn lan.
Cơ quan chủ quản phụ trách an toàn hạt nhân thì chồng chéo giữa nhiều bộ ngành theo kiểu “thập nhị sứ quân”, ai ai cũng có quyền và giành nhau làm lãnh đạo để chia phần món đầu tư quá béo bở trị giá nhiều chục tỷ USD. Tại Nhật Bản, sau 50 năm vận hành NMĐHN, khi thảm họa hạt nhân xảy ra tại Nhà máy Fukushima, cả nước Nhật mới vỡ lẽ ra rằng pháp quy an toàn hạt nhân rất lạc hậu và đầy sai sót bất cập, và cho đến hôm nay tại Nhật Bản vẫn tiếp tục xảy ra tệ nạn “đút lót” từ giới công nghiệp với các chuyên gia hạt nhân. Việt Nam đến bao giờ mới có được pháp quy về điện hạt nhân và ai trong số quan chức Việt Nam có khả năng và thực quyền giám sát an toàn vận hành NMĐHN trong một cơ chế lãnh đạo tập thể với tư duy rút kinh nghiệm, sai đâu sửa đó, đùn đẩy trách nhiệm? Phải cần một thời gian nhiều chục năm mới có được một đội ngũ chuyên viên như các nước Đức, Nhật Bản, Thụy Sĩ đang có. Nhưng các nước này đã quyết tâm dứt khoát từ bỏ điện hạt nhân, vậy thì cớ gì mà Việt Nam lại hùg hổ đi vay nhiều chục tỷ USD và phí công sức lao vào địa ngục hạt nhân sống chung với thấn chết giết người hàng loạt, đẩy đất nước và dân tộc vào con đường diệt vong cùng với nợ nần ngập đầu.
Báo điện tử Vietnam Net, số ra trước đó ngày 29/10/2012, ghi lại cuộc trao đổi chớp nhoáng ngoài kế hoạch với các phóng viên trong một cuộc tiếp xúc khá vội vàng bên lề cuộc triển lãm khuyến mãi do đại diện Tập đoàn Rosatom thực hiện. Ông Boyarkin, quan chức đại diện công ty Rosatom, đã lố bịch tuyên bố “chúng tôi có thể bảo đảm rằng tổ hợp nhà máy điện hạt nhân xây dựng tại Ninh Thuận sẽ an toàn gần như an toàn tuyệt đối”. Trước khi có thảm họa Fukushima tại Nhật Bản, Rosatom tuyên bố NMĐHN tại Ninh Thuận “rất an toàn”. Sau khi có thảm họa hạt nhân tại Nhật, Rosatom nâng mức độ an toàn NMĐHN của họ lên “an toàn nhất” trong lần đến Việt Nam của ông Petr G Shcheđroveski vào tháng 02/2012, và bây giờ tháng 11/2012 – sau 9 tháng – họ lại nâng cấp lên “gần như tuyệt đối an toàn”. Rosatom xem dân Việt Nam là trẻ con sao, Rosatom? Hành động thụt thò không minh bạch khi quan chức Rosatom đột nhiên mời phóng viên đến tham dự chỉ để nói với các phóng viên rằng công nghệ điện hạt nhân của họ “gần như tuyệt đối an toàn”, với hy vọng những phóng viên này “biết điều” sẽ nói tốt cho Rosatom (nếu nói tốt thì sẽ được bôi trơn!) Đây là việc làm bất minh và đáng bị lên án trước công luận. Vì nếu quả thực công nghệ hạt nhân của Rosatom – Nga là “gần như tuyệt đối an toàn” (đồng nghĩa với tuyệt đối an toàn) thì các báo chí và tạp chí khoa học trên thế giới đã phổ biến và vinh danh các phát minh sáng chế đột phá của ngành điện hạt nhân của Nga. Các nước tiên tiến như Đức, Nhật Bản, Thụy Sỹ cũng đã nhanh chóng mua lại kỹ thuật “siêu việt, tuyệt đối an toàn” thay vì quyết định dẹp bỏ toàn bộ NMĐHN và dừng hẳn điện hạt nhân tại nước họ.
Chúng ta cũng đã từng biết rõ Rosatom bị thế giới gắn cho danh hiệu “mafia điện hạt nhân”, tham nhũng tràn lan và từng tráo đổi thiết bị lò phản ứng hạt nhân với vật liệu chất lượng thấp ngay tại Nga và nhiều nước khác.
Hy vọng lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam không bị Rosatom phỉnh lừa về cái gọi là “gần như tuyệt đối an toàn” của điện hạt nhân Nga.
Môt thông tin đang gây phấn khởi và hy vọng rằng lãnh đạo Đảng cuối cùng sẽ có thể tiến tới quyết định ngừng tiến hành dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và cả nước, qua bài viết trên báo điện tử Sải Gòn Tiếp thị số ngày 05/11/2012, đưa tin “Có thể phải điều chỉnh lại tiến độ tổng thể” dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Có thể nào đây là một trong nhiều việc làm nhằm nhanh chóng sửa sai các khuyết điểm và sai lầm của Đảng và Nhà nước cộng sản như toàn bộ thành viên Bộ Chính trị và Ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhất trí trong cuộc hội nghi trung ương 6 vào đầu tháng 10/2012 đã hứa sẽ nghiêm chỉnh thực hiện? Nếu quả thế thì một vài phần tin nào đấy trong dân không bị trôi tuột hẳn.
Hy vọng đây là thực, không phải mơ.
Ngày 7 tháng 11 năm 2012
N.T.H, N.X.D, N.H.
Tài liệu tham khảo:
- Quy phạm an toàn điện hạt nhân chưa hoàn tất
http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/95147/quy-pham-an-toan-dien-hat-nhan-chua-hoan-tat.html
- Điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ an toàn ‘gần như tuyệt đối’?
http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/94562/dien-hat-nhan-ninh-thuan-se-an-toan–gan-nhu-tuyet-doi–.html
- Nhật Bản: Chuyên gia hạt nhân nhận tài trợ từ giới công nghiệp
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121104-nhat-ban-chuyen-gia-hat-nhan-nhan-tai-tro-tu-gioi-cong-nghiep
- Ngành điện lỗ ngập đầu
http://nld.com.vn/20121104104317868p0c1014/nganh-dien-lo-ngap-dau.htm
- Nhiều lãnh đạo EVN bị đề nghị kỷ luật
http://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/www.tienphong.vn/Nhieu-lanh-dao-EVN-bi-de-nghi-ky-luat/8388287.epi
- Nhà máy điện nguyên tử thế hệ thứ 3+ có phải tuyệt đối an toàn như PGS TS Trần Thanh Minh đoan quyết?
http://baovetoquoc.blogspot.com.au/2012/08/nha-may-ien-nguyen-tu-he-thu-3-co-phai.html
- Ông Petr G. Shchedrovitsky, cố vấn Tổng giám đốc Tập đoàn nhà nước năng lượng nguyên tử Rosatom khẳng định, bản thiết kế lò phản ứng ở Việt Nam do Nga giúp đỡ đáp ứng đầy đủ yếu tố an toàn nhất.
http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2012/02/nga-cam-ket-an-toan-hat-nhan-cho-dien-ninh-thuan/
- Former atomic energy corporation executive’s arrest extended
http://rapsinews.com/judicial_news/20120703/263668748.html
http://baovetoquoc.blogspot.com.au/2012/07/pho-tong-giam-oc-tap-oan-ien-hat-nhan.html
- Công ty con của Rosatom bị tố giác bán thiết bị thiếu chất lượng dùng cho các lò phản ứng hạt nhân tại Nga và các nước khác, bỏ túi riêng số tiền sai biệt lớn
http://boxitvn.blogspot.com.au/2012/07/cong-ty-con-cua-rosatom-bi-to-giac-ban.html
- Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận: Có thể phải điều chỉnh lại tiến độ tổng thể
http://sgtt.vn/Thoi-su/171946/Co-the-phai-dieu-chinh-lai-tien-do-tong-the.html
60 Minutes Report: Fukushima Now Radiating Everyone: Will Impact All Of Humanity
http://www.youtube.com/watch?v=BAzrWJXBIM0&feature=related
Được đăng bởi bauxitevnHôm qua, nhân việc Hàn Quốc dừng khẩn cấp hoạt động của 2 nhà máy điện hạt nhân của họ, BVN đã có một lời bình xét ra vẫn rất hợp với bài này nên xin phép được đăng lại ở đây, nhưng có thêm một lời bổ sung:
Đến Hàn Quốc mà còn có tình trạng lắp
ráp phải hàng giả trong các thiết bị dùng cho nhà máy điện hạt nhân thì
một nước nhiều… “công nghệ mũi nhọn” khoét rỗng kinh tế đất nước như
Việt Nam, một khi nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận theo định hướng XHCN
lắp đặt xong, trừ vài ông có chỉ số IQ cao nhất ra, e rằng cả nước phải
bỏ đất nước mà chạy sang nước khác lánh nạn. Bổ sung: Trong hoàn cảnh bí bét của quan chức cộng sản Việt Nam hiện nay, một lời tuyên bố xanh rờn có giá trị mồi nhử như của Tập đoàn Rosatom cũng đủ là bằng cớ đầu tiên để cơ quan chống tham nhũng – dĩ nhiên không phải là cơ quan chống tham nhũng đang sắp bị giải thể – lần ra manh mối về một vụ “đấm mõm” hậu hĩnh của chính cái Tập đoàn đang được Nhà nước giao cho làm chủ đầu tư điện hạt nhân ở Việt Nam. Đố có sai. Bauxite Việt Nam |
Cuộc triển lãm quốc tế mãi thị nhà máy điện hạt nhân tại Hà Nội, từ ngày 25/10/2012 đến 27/12/2012, với sư tham dự của các tập đoàn xây dựng NMĐHN quốc tế nhằm chiêu dụ và quyết dành cho được sự đồng ý tiến hành xây nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam của lãnh đạo đảng cộng sản.Ngoài vấn đề nhân sự, pháp qui vận hành vẫn còn trong giai đoạn sơ khai; vấn đề an toàn vận hành nhà máy điện hạt nhân, giải quyết các thanh nhiên liệu, chất thải rác phóng xạ là một đề tài thời sự rất nóng không những tại các nước đang có nhà máy điện hạt nhân mà ngay tại các nước có kế hoạch nhảy vào ngành điện hạt nhân, trong đó Việt Nam là nước nổi bật nhất về tình trạng không an toàn hạt nhân vì cơ chế điều hành và quản trị ngành công nghệ nói chung và kỹ thuật điện hạt nhân nói riêng.
Báo điện tử Vietnam Net, số ra ngày 05/11/2012, đã viết bài phóng sự về quy phạm an toàn điện hạt nhân hiện nay của Việt Nam. Qua bài viết chúng ta lại một lần nữa ngỡ ngàng với tình trạng rất không an toàn vế phía nhà đầu tư (Việt Nam), xuyên qua Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Chủ đầu tư đại diện cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước, EVN, không có năng lực cả về kỹ thuật và quản lý ngay cả nhiệt điện thủy điện thì nói chi đến điện hạt nhân. Chồng chất với nhiều sai phạm qua việc xây cất các đập thủy điện như Sông Tranh 2, Sơn La…, kinh doanh thua lỗ, lãng phí, lãnh đạo yếu kém về trình độ chuyên môn, tham nhũng tràn lan.
Cơ quan chủ quản phụ trách an toàn hạt nhân thì chồng chéo giữa nhiều bộ ngành theo kiểu “thập nhị sứ quân”, ai ai cũng có quyền và giành nhau làm lãnh đạo để chia phần món đầu tư quá béo bở trị giá nhiều chục tỷ USD. Tại Nhật Bản, sau 50 năm vận hành NMĐHN, khi thảm họa hạt nhân xảy ra tại Nhà máy Fukushima, cả nước Nhật mới vỡ lẽ ra rằng pháp quy an toàn hạt nhân rất lạc hậu và đầy sai sót bất cập, và cho đến hôm nay tại Nhật Bản vẫn tiếp tục xảy ra tệ nạn “đút lót” từ giới công nghiệp với các chuyên gia hạt nhân. Việt Nam đến bao giờ mới có được pháp quy về điện hạt nhân và ai trong số quan chức Việt Nam có khả năng và thực quyền giám sát an toàn vận hành NMĐHN trong một cơ chế lãnh đạo tập thể với tư duy rút kinh nghiệm, sai đâu sửa đó, đùn đẩy trách nhiệm? Phải cần một thời gian nhiều chục năm mới có được một đội ngũ chuyên viên như các nước Đức, Nhật Bản, Thụy Sĩ đang có. Nhưng các nước này đã quyết tâm dứt khoát từ bỏ điện hạt nhân, vậy thì cớ gì mà Việt Nam lại hùg hổ đi vay nhiều chục tỷ USD và phí công sức lao vào địa ngục hạt nhân sống chung với thấn chết giết người hàng loạt, đẩy đất nước và dân tộc vào con đường diệt vong cùng với nợ nần ngập đầu.
Báo điện tử Vietnam Net, số ra trước đó ngày 29/10/2012, ghi lại cuộc trao đổi chớp nhoáng ngoài kế hoạch với các phóng viên trong một cuộc tiếp xúc khá vội vàng bên lề cuộc triển lãm khuyến mãi do đại diện Tập đoàn Rosatom thực hiện. Ông Boyarkin, quan chức đại diện công ty Rosatom, đã lố bịch tuyên bố “chúng tôi có thể bảo đảm rằng tổ hợp nhà máy điện hạt nhân xây dựng tại Ninh Thuận sẽ an toàn gần như an toàn tuyệt đối”. Trước khi có thảm họa Fukushima tại Nhật Bản, Rosatom tuyên bố NMĐHN tại Ninh Thuận “rất an toàn”. Sau khi có thảm họa hạt nhân tại Nhật, Rosatom nâng mức độ an toàn NMĐHN của họ lên “an toàn nhất” trong lần đến Việt Nam của ông Petr G Shcheđroveski vào tháng 02/2012, và bây giờ tháng 11/2012 – sau 9 tháng – họ lại nâng cấp lên “gần như tuyệt đối an toàn”. Rosatom xem dân Việt Nam là trẻ con sao, Rosatom? Hành động thụt thò không minh bạch khi quan chức Rosatom đột nhiên mời phóng viên đến tham dự chỉ để nói với các phóng viên rằng công nghệ điện hạt nhân của họ “gần như tuyệt đối an toàn”, với hy vọng những phóng viên này “biết điều” sẽ nói tốt cho Rosatom (nếu nói tốt thì sẽ được bôi trơn!) Đây là việc làm bất minh và đáng bị lên án trước công luận. Vì nếu quả thực công nghệ hạt nhân của Rosatom – Nga là “gần như tuyệt đối an toàn” (đồng nghĩa với tuyệt đối an toàn) thì các báo chí và tạp chí khoa học trên thế giới đã phổ biến và vinh danh các phát minh sáng chế đột phá của ngành điện hạt nhân của Nga. Các nước tiên tiến như Đức, Nhật Bản, Thụy Sỹ cũng đã nhanh chóng mua lại kỹ thuật “siêu việt, tuyệt đối an toàn” thay vì quyết định dẹp bỏ toàn bộ NMĐHN và dừng hẳn điện hạt nhân tại nước họ.
Chúng ta cũng đã từng biết rõ Rosatom bị thế giới gắn cho danh hiệu “mafia điện hạt nhân”, tham nhũng tràn lan và từng tráo đổi thiết bị lò phản ứng hạt nhân với vật liệu chất lượng thấp ngay tại Nga và nhiều nước khác.
Hy vọng lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam không bị Rosatom phỉnh lừa về cái gọi là “gần như tuyệt đối an toàn” của điện hạt nhân Nga.
Môt thông tin đang gây phấn khởi và hy vọng rằng lãnh đạo Đảng cuối cùng sẽ có thể tiến tới quyết định ngừng tiến hành dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và cả nước, qua bài viết trên báo điện tử Sải Gòn Tiếp thị số ngày 05/11/2012, đưa tin “Có thể phải điều chỉnh lại tiến độ tổng thể” dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Có thể nào đây là một trong nhiều việc làm nhằm nhanh chóng sửa sai các khuyết điểm và sai lầm của Đảng và Nhà nước cộng sản như toàn bộ thành viên Bộ Chính trị và Ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhất trí trong cuộc hội nghi trung ương 6 vào đầu tháng 10/2012 đã hứa sẽ nghiêm chỉnh thực hiện? Nếu quả thế thì một vài phần tin nào đấy trong dân không bị trôi tuột hẳn.
Hy vọng đây là thực, không phải mơ.
Ngày 7 tháng 11 năm 2012
N.T.H, N.X.D, N.H.
Tài liệu tham khảo:
- Quy phạm an toàn điện hạt nhân chưa hoàn tất
http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/95147/quy-pham-an-toan-dien-hat-nhan-chua-hoan-tat.html
- Điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ an toàn ‘gần như tuyệt đối’?
http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/94562/dien-hat-nhan-ninh-thuan-se-an-toan–gan-nhu-tuyet-doi–.html
- Nhật Bản: Chuyên gia hạt nhân nhận tài trợ từ giới công nghiệp
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121104-nhat-ban-chuyen-gia-hat-nhan-nhan-tai-tro-tu-gioi-cong-nghiep
- Ngành điện lỗ ngập đầu
http://nld.com.vn/20121104104317868p0c1014/nganh-dien-lo-ngap-dau.htm
- Nhiều lãnh đạo EVN bị đề nghị kỷ luật
http://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/www.tienphong.vn/Nhieu-lanh-dao-EVN-bi-de-nghi-ky-luat/8388287.epi
- Nhà máy điện nguyên tử thế hệ thứ 3+ có phải tuyệt đối an toàn như PGS TS Trần Thanh Minh đoan quyết?
http://baovetoquoc.blogspot.com.au/2012/08/nha-may-ien-nguyen-tu-he-thu-3-co-phai.html
- Ông Petr G. Shchedrovitsky, cố vấn Tổng giám đốc Tập đoàn nhà nước năng lượng nguyên tử Rosatom khẳng định, bản thiết kế lò phản ứng ở Việt Nam do Nga giúp đỡ đáp ứng đầy đủ yếu tố an toàn nhất.
http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2012/02/nga-cam-ket-an-toan-hat-nhan-cho-dien-ninh-thuan/
- Former atomic energy corporation executive’s arrest extended
http://rapsinews.com/judicial_news/20120703/263668748.html
http://baovetoquoc.blogspot.com.au/2012/07/pho-tong-giam-oc-tap-oan-ien-hat-nhan.html
- Công ty con của Rosatom bị tố giác bán thiết bị thiếu chất lượng dùng cho các lò phản ứng hạt nhân tại Nga và các nước khác, bỏ túi riêng số tiền sai biệt lớn
http://boxitvn.blogspot.com.au/2012/07/cong-ty-con-cua-rosatom-bi-to-giac-ban.html
- Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận: Có thể phải điều chỉnh lại tiến độ tổng thể
http://sgtt.vn/Thoi-su/171946/Co-the-phai-dieu-chinh-lai-tien-do-tong-the.html
60 Minutes Report: Fukushima Now Radiating Everyone: Will Impact All Of Humanity
http://www.youtube.com/watch?v=BAzrWJXBIM0&feature=related
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét