Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

Tin ngày 08/11/2012 - cập nhật

 http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=vfSQW1cdx1k
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=7wUYd8YmcXI

Chính trị – Xã hội

Báo Hoàn Cầu: ‘VN gây sự về biển đảo’ (BBC)  -Trong tuần họp Đại hội Đảng 18, tờ Hoàn Cầu nói Việt Nam và Philippines là các bên “gây sự” trên Biển Đông.   —Một số phản ứng trước việc Lào xúc tiến xây đập Xayaburi (VOA) -Việc xây dựng con đập Xayaburi sẽ được tiến hành bất chấp những chỉ trích liên quan tới ảnh hưởng của nó đối với hệ thống sông Mekong tại hạ lưu
Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông (BĐ) -  BienDong.Net: Reuters dẫn nguồn Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin Hạm đội Nam Hải của nước này mới đây đã tiến hành cuộc tập trận đổ bộ tại các vùng biển thuộc Biển Đông.
Trung quốc muốn có chiến tranh với Việt nam -Theo Trường Giang (nguồn IBTIMES.com) / Calitoday (Quanlambao)  -Nỗi khát dầu ghê gớm của Trung Quốc khiến chỉ cần Việt Nam ‘sai phạm nhỏ’ là chiến tranh bùng nổ – Giới truyền thông trên thế giới dồn dập đưa tin và nhận định về tình hình ‘nóng cực độ’ ở Biển Đông vài ngày qua và giới chuyên gia về TQ bắt đầu lên tiếng….
Đây ,nó đây,tại Ông BBC viết cái đề thế  -Chứ nó còn dằn mạnh là AI? kìa :Who are the real troublemakers in the South China Sea? (Hoàn cầu Thời báo) Và trong Bài còn có cái “đề nhỏ” thế này:  Who’s the instigator of rising tensions in the South China Sea?   Cái này là chiêu “gắp lửa bỏ tay người”- thế mà có kẻ sợ “thin thít” trong khi nó kêu Tên! và nó đã cướp “của mình” ở chỗ này!!!!?
Học chủ quyền từ gốc (SGGP) -  Gốc nào?gốc gì? Mấy chục năm nay “học chủ quyền” ở đâu?
Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Việt Nam: Đại hội 18 là cột mốc quan trọng trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc (CRI)   —- Lào và Việt Nam ký thoả thuận về xây dựng đường sắt (CRI)
Một số phản ứng trước việc Lào xúc tiến xây đập Xayaburi (VOA) >>>>Mỹ chỉ trích quyết định xây đập Xayaburi của Lào, VN chưa lên tiếng
Thủ tướng Nga thăm Việt Nam(RFA)    —Thủ tướng Nga thăm Việt nam để thúc đẩy đàm phán thương mại  (RFI)   —-Việt-Nga đàm phán thương mại tự do đầu năm tới (VOA)

Nhà hoạt động Nguyễn Quốc Quân sắp bị đưa ra xét xử về tội    <<<===Giới chức Mỹ thăm nhà hoạt động bị tù Nguyễn Quốc Quân (VOA) – Các giới chức của Tổng lãnh sự quán Mỹ ở Sài Gòn đã đi thăm nhà hoạt động chính trị Nguyễn Quốc Quân 5 lần kể từ khi ông Quân bị chính quyền Việt Nam bắt giam Quyền tự do ngôn luận bị bóp nghẹt tại Việt Nam(VOA)
Thương binh Hà Tĩnh sẽ tiếp tục xuống đường(RFA)  -Sau khi tập thể thương binh Xí nghiệp 27/7 và dân oan Hà Tĩnh xuống đường biểu tình đòi hỏi quyền lợi đất đai tại Hà Nội hôm 01/11, Thanh tra chính phủ đã mời các thương binh này đến để đối thoại.
Đơn khiếu nại, tố cáo về đất đai ngày càng gia tăng(RFA)
VN muốn phát triển phải sửa luật đất (BBC) -Ngân hàng Thế giới và LHQ nói Việt Nam cần sửa đổi luật đất đai để thúc đẩy phát triển bền vững.    —-‘VN đang chuyển tiếp’ (BBC)   —-ADB giúp Việt Nam khắc phục thiên tai(RFA)
Giới trẻ Việt Nam với bầu cử Tổng thống Mỹ (RFI)

Hai cuộc bầu cử (Nguyễn hưng Quốc -VOA)  - Một cách tình cờ, hai cuộc bầu cử của hai siêu cường quốc số một và số hai trên thế giới diễn ra cùng một tuần lễ: Bầu cử Tổng thống Mỹ vào Thứ ba 6/11; bầu cử giới lãnh đạo cao cấp nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu vào Thứ năm 8/11. Chỉ cách nhau có hai ngày. Nhưng chính vì diễn ra gần, hầu như cùng lúc như vậy, mọi người trên thế giới càng dễ nhận thấy sự khác biệt giữa hai quốc gia và hai chế độ.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào.==>
Những lão gia còn ‘nằm trong nôi’ ở Trung Quốc (Bùi Tín -VOA) –  Gần 10 năm nay tôi mới gặp lại anh Lưu Thiệu Vinh. Anh là người Trung Quốc, quê tỉnh Hà Bắc, từng tham gia phong trào Thiên An Môn mùa Xuân năm 1989, bạn thân của các nhà dân chủ Ngụy Kinh Sinh và Vương Đan hiện đang sống ở Hoa Kỳ.

“Barack Obama tập 2″: “Một tương lai nghiệt ngã” (Lê diễn Đức -RFA) -

Nhận định của LM. Phan Văn Lợi về Đại hội TƯ6/CSVN (RCTM)

Hệ quả lớn nhất của Hội nghị 6: VUA Nguyễn Tấn Dũng (phần 2) (RCTM)

Lòng yêu nước của người dân Việt Nam đang bị Đảng và chính quyền CS Việt Nam giễu cợt (Đỗ Minh Tuyên) – (RCTM)

‘Sở hữu toàn dân’ – Ưu việt hay cội nguồn của tham nhũng và mất dân chủ? -Quanlambao – Theo báo cáo của Chính Phủ 70-80% các vụ khiếu kiện kéo dài chính là từ đất đai. Vậy thì không thể nói người dân sai mà cần phải xem xét lại Luật đất đai. Một điều quá dễ hiểu là sự bất cập của Luật đất đai hiện nay mà người dân đã có đến 07 cái quyền, nhưng Quyền sở hữu là quan trọng nhất và quyết định mọi việc thì tại sao Chính quyền Việt Nam vẫn cố bám víu mà không chịu trả về cho nhân dân?
“Nhà thơ thiên giáng” Hoàng Quang Thuận tố giác Trương Duy Nhất (Truongduynhat) - Tối qua, lúc 21 giờ 40, tôi nhận được giấy mời của cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (do công an phường chuyển). Người ký giấy mời là Phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, đại tá Nguyễn Tri Phương. ….Hoàng Quang Thuận, có lẽ là nhân vật nhà thơ được tôi nêu trong bài viết này: Hoàng Quang Thuận và dự án Nobel thơ …..

Khó tin những gì họ đã luận tội Nguyễn Phương Uyên. (Nguyễn tường Thụy)

___________________________________________________________________________

Nguyentuongthuy blog

Nhân báo QĐND đăng bài
BÙI MINH QUỐC

CHỐNG NỘI XÂM, CỨU NƯỚC !

(Thư ngỏ kính gửi các anh Nông Đức Mạnh, Nguyễn Đức Bình, Lê Hồng Hà, Hà Sĩ Phu, Phan Đình Diệu, Nguyễn Kiến Giang, Lê Đăng Doanh, Lữ Phương, Mai Thái Lĩnh, nhờ báo Nhân Dân và các báo đài trong ngoài nước công bố giúp)
_______________________________________________________________________________________

Những hình ảnh và clip về dân oan tại Hà nội hôm nay (Lê hiền Đức)

Đào Tuấn – Lại một lời hứa quen (Danluan)

Cảnh báo về ý thức của một bộ phận “Dân phượt” (Danluan)

Những phán quyết của bè lũ “Ếch” » - (ĐCV) -Chớp sẽ giật, sét sẽ đánh và cái viễn cảnh cả họ hàng hang ổ nhà ếch bị người dân chặt đầu, lột da, băm viên, nướng chả không…
“Barack Obama tập 2″: “Một tương lai nghiệt ngã” (Lê diễn Đức -RFA)
______________________________________________________________________________
Báo Đất Việt – Nga sẽ phóng tên lửa vũ trụ từ Cam Ranh?   —-Pháp luật TP- Khiếu nại đất đai tăng do… cán bộ!
“Giải mã” việc nhập 100.000 tấn thịt: Đồng loạt “treo chuồng” - (Dân Việt) – Vì sao, một nước sản xuất nông nghiệp lớn như nước ta lại phải đi nhập khẩu thịt? Phóng viên đã ghi nhận tình hình sản xuất chăn nuôi tại nhiều địa…   —-Xuất khẩu gạo đạt mức kỷ lục: Tận dụng thời điểm “vàng” - Lao Động
Phát hiện đứt gãy mới tại thủy điện Sông Tranh 2  -Pháp luật TP - “Sau bốn ngày nghiên cứu (từ 2 đến 5-11), đoàn khảo sát độc lập gồm các giáo sư đầu ngành về vật lý địa cầu, cơ học đất nền móng, địa chất thủy văn, địa bức xạ…
PHÁT TÁN CẢNH “NÓNG”: Coi chừng vào tù! (NLĐ) -Hành vi phát tán cảnh “nóng” cho dù với mục đích gì cũng là vi phạm pháp luật    —Phạt 10 triệu đồng nếu không sang tên đổi chủ phương tiện (TP)

2013 tăng trưởng 5,5%, ‘dìm’ tăng giá xuống 8% (VNN)   —Bấp bênh đời công nhân (VNN)  -Việc làm không ổn định, đời sống bấp bênh và thiếu thốn tình cảm là tình trạng đáng buồn mà đa phần công nhân lao động hiện nay đang gặp phải. Riêng đối với công nhân nữ, cuộc sống càng khó khăn hơn gấp nhiều lần.
Thêm nỗi lo mới từ Sông Tranh 2  (VietNamNet) – Hiện tượng nước phun trào từ thân đập chính tạm thời đã được khắc phục. Nhưng giờ đây, người dân và chính quyền địa phương lại thêm nỗi lo mới từ con đập mang nhiều nguy cơ này…
Nâng cao nhận thức về biển đảo cho cán bộ (TP)-  Cái dụ Biển Đảo mệt nha! Nhận thức “được” rồi đòi Hoàng sa Trường sa lại vào tù bỏ cái hĩm à?    —–Đổ nhiều tỷ đồng làm dự án tái định cư “ma” (Infonet)

Kinh tế

Sàn OTC -Gói kích thích kinh tế lần 3 của Mỹ có thể vượt 1.000 tỷ USD   —Nền kinh tế vẫn dễ bị tổn thương (VEF)
Vietstock -Đua nhau báo lỗ: Nguy cơ phá sản đến rất gần?   —-Dự án ngoại cũng trong cơn “hấp hối”(VEF)     —-VEF -BĐS ngoại ‘ăn xổi’, khách hàng ‘ôm’ trái đắng
Tổ chức tín dụng: Tăng trưởng âm 1.89% (Vietstock)   —-Nợ đọng thuế 2011 mới thu được một nửa(Vietstock)   —-Biến động mới sau sáp nhập ở SHB?(VEF)
‘Ổn định tỷ giá phải hy sinh giá vàng’(Vietstock)  -Tỷ giá hối đoái biến động mạnh sẽ ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của quốc gia. Theo các chuyên gia, nếu phải lựa chọn thì đành ưu tiên tỷ giá và hy sinh giá vàng.
Ngân hàng Nhà nước tính mua vàng tăng dự trữ ngoại hối (VEF)    —-Vàng trong nước giảm xuống ngưỡng 47 triệu đồng (VN+)   —Vàng đứng vững ở 47 triệu đồng (VEF)
Xăng có lãi, không giảm giá, tăng hoa hồng đại lý (VEF)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học


Nhà văn Jérôme Ferrari nhận giải Goncourt  tại Paris (REUTERS)
Giải văn học Goncourt được trao cho nhà văn Jérôme Ferrari  (RFI) -Đúng với truyền thống, ban giám khảo Goncourt đã công bố kết quả vào trưa nay 07/11/2012. Giải thưởng văn học cao quý nhất của Pháp năm nay được trao cho quyển tiểu thuyết Le sermon sur la chute de Rome của nhà văn Jérôme Ferrari do nhà xuất bản Actes Sud phát hành. ===================>>>
Học sinh gốc Việt với việc vừa đi học vừa đi làm (Nguoiviet) -Tuy học sinh trung học nên chú trọng việc học hành, một số lượng lớn, với sự đồng ý của phụ huynh, đi làm thêm. Việc có nên cho phép các em đi làm thêm, làm gì, làm bao nhiêu giờ, là điều nhiều bậc cha mẹ gốc Việt bận tâm.Sau năm 2015: Đổi mới toàn diện môn lịch sử (TP)

Thế giới

Tổng thống Obama và Ðệ nhất Phu nhân Michelle Obama mừng chiến thắng trong đêm bầu cử ở Chicago.

   
Tổng thống Obama tái đắc cử (RFA)   —Obama tái đắc cử nhờ giữ được cử tri truyền thống tại các bang trọng điểm (RFI)
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào gửi điện chúc mừng ông Ô-ba-ma tái đắc cử Tổng thống Mỹ (CRI)    —-Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đảo và Thủ tướng Ôn Gia Bảo lần lượt gửi điện chúc mừng ông Ô-ba-ma tái đắc cử Tổng thống Mỹ (CRI)
Tổng thống Obama: Mọi sự tốt đẹp sẽ đến (VOA)    —Lực lượng hai đảng tại Quốc hội Mỹ không thay đổi sau bầu cử (VOA)
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ trong mắt thế giới (VOA) -Việc Tổng thống Barack Obama tái đắc cử được hoan nghênh trên khắp thế giới, nơi ông sự tán dương ông còn cao hơn cả ở Hoa Kỳ   —-Lãnh đạo Việt Nam điện mừng Tổng thống Hoa Kỳ - Vietnam Plus
Châu Á hoan nghênh Tổng thống Obama tái đắc cử  (VOA) -Các nước khắp Châu Á hoan nghênh việc Tổng thống Barack Obama tái đắc cử và nhiều người đã bày tỏ ý muốn cải thiện các mối quan hệ với Hoa Kỳ
Cử tri gốc Á bầu cho Tổng thống Obama với tỉ lệ áp đảo (VOA)   —Cử tri người Mỹ gốc Việt nghĩ gĩ về kết quả bầu cử tổng thống Mỹ?(VOA)
Thế giới chúc mừng Tổng thống Obama tái đắc cử (RFI)    –Tổng thống Obama củng cố vị thế của ông trong lịch sử (RFI)     —Thế giới nói gì về thắng lợi của Obama? (BBC)   —-Diễn văn thắng cử của Obama (BBC)   —-Tổng thống Mỹ Obama tái đắc cử, nhưng Đảng Cộng hòa vẫn kiểm soát Hạ viện (RFI)
Tổng thống Obama có thể thăm Miến trong tháng này(RFA)   —Tổng thống Mỹ có thể đi thăm Miến Điện vào ngày 19/11 tới (RFI)    —Obama ‘sẽ thăm Miến Điện’ (BBC)    —Tranh cử thị trưởng Westminster: Trí Tạ dẫn đầu (NV)
Dân chủ, bầu cử, và không khí chính trị (VNN) -Cả thế giới nín thở theo dõi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Thậm chí rất nhiều người trong số đó thiếu sự quan tâm thật sự với cuộc bầu cử ngay trên đất nước mình! Liệu đó có phải là điều kỳ lạ?
Thị trường tạm phấn chấn sau bầu cử  (BBC) -Kết quả bầu cử Mỹ rũ bỏ tâm lý bất định của thị trường những ngày qua nhưng lại mở ra những quan ngại mới về tương lai gần.    —-Hùng hồn diễn văn chiến thắng của ông Obama - Tiền Phong   —-Ông Obama bất ngờ thắng dễ - Tiền Phong     —-Obama chiến thắng nhờ “lá bài kinh tế” - (TT&VH)
Tổng thống Obama sẽ cùng làm việc với Đảng Cộng Hòa(RFA)    —-Quan hệ Mỹ-Trung : đối tác hay đối thủ ? (RFI)
Trung Quốc chúc mừng ông Obama tái đắc cử tổng thống (VOA)     –Thử thách cho lãnh đạo mới tại Trung Quốc(RFA)    —-Trung Quốc sẽ dân chủ hơn sau cải cách chính trị(RFA)   –Trung Quốc rút ra bài học từ vụ án Bạc Hy Lai (RFA)

Một bà mẹ, 3 tăng sĩ Tây Tạng tự thiêu phản đối Trung Quốc (VOA)  -Một bà mẹ trẻ đơn thân và 3 tăng sĩ là những người Tây Tạng mới nhất đã tự thiêu để phản đối chính sách của Trung Quốc tại Tây Tạng
Bà mẹ 23 tuổi tên Tamding Tso đã tự thiêu tại thành phố Rebkong miền đông Tây Tạng.=====>>>
80% thị dân Trung Quốc muốn cải tổ chính trị (RFI)   —Tập Cận Bình : Đảng CS Trung Quốc sẵn sàng chuyển thế hệ lãnh đạo (RFI)    —Trung Quốc quét sạch mọi bất đồng nhân dịp đại hội đảng (NV)
Đại hội Đảng có thay đổi Trung Quốc? (BBC) –  Đại hội Đảng 18 thay một thế hệ́ lãnh đạo của Trung Quốc nhưng còn nhiều câu hỏi về chính trị và xã hội chưa rõ    —Cử tri Mỹ nghĩ gì về Đại hội Đảng TQ? (BBC)    —-Người trẻ Trung Quốc mong gì? -Tuổi Trẻ
Lãnh đạo Trung Quốc đối mặt thách thức chưa từng thấy (VNN) -Khi các nhà lãnh đạo mới của đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) được chọn lựa tại đại hội toàn quốc khai mạc hôm nay, họ sẽ kế thừa những thành công, đồng thời đối mặt với thách thức chưa từng thấy.TQ thay lãnh đạo, tại sao quan trọng với thế giới? (VNN)

Phe nổi dậy Syria nhắm vào dinh tổng thống trong cuộc tấn công mới (VOA)    —Anh của chủ tịch Hạ Viện Syria bị ám sát  (NV)—Anh sẽ đàm phán với phe đối lập vũ trang Syria (VOA)    —-Hàn Quốc kiểm tra toàn bộ các lò hạt nhân (RFI)
Gần 90 người Hồi Giáo tị nạn mất tích do chìm tàu (RFA)   —Kinh tế vùng sử dụng đồng euro vẫn ảm đạm (RFI)  —-Tai nạn Fukushima có thể gây thiệt hại tới trên 100 tỷ đô la (RFI)
Tham mưu trưởng lục quân Pakistan: chớ đụng đến quân đội (NV)   —Ðài Loan mua thêm hai hộ tống hạm của Mỹ (NV)
Canada: Động đất làm rung chuyển đảo Vancouver  (Vietnamplus)
Khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc thứ 18(Vietnamplus)    —-ĐH 18 Trung Quốc: Khép lại “thần kỳ”, mở ra thách thức (Infonet)
TBT Trung Quốc: ‘Tham nhũng có thể khiến đảng sụp đổ’  (VNN) -Phát biểu khai mạc đại hội toàn quốc đảng Cộng sản Trung Quốc,  Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh nỗ lực chống tham nhũng.

XH-VH-MT


Hoàng Anh và các Hoa hậu gợi cảm với bikini (VNN)====>>>
Sư bị phạt sau nụ hôn của Mr. Đàm (BBC)  —Hành khách Trung Quốc trộm tiền trên máy bay Vietnam Airlines (Nguoiviet)
Trộm chó, trộm xe,… đều bị đánh thiệt mạng (NV)   —Bắt phụ xe trộm cao su và sắt - Pháp luật TP   —Cách làm nở ngực cho nữ văn phòng. - Eva.vn    —-Pháp luật TP – Nguyên phó văn phòng UBND huyện An Dương bị bắt
Thêm 1 cô gái tố cựu thượng sĩ dâm ô  -Zing - Vừa đi qua chị Du, Quỳnh tát liên tiếp vào mặt, đầu khiến nạn nhân không kịp trở tay. Sau đó, tên yêu râu xanh này lập tức vật ngửa chị ra, đè lên người.    —Cựu công an Tiên Lãng thừa nhận sàm sỡ nữ sinh (VNN)   —Bị đâm chết vì… đợi đèn đỏ (VNN)   —Hà Nội: Nổ súng giữa 2 nhóm thanh niên (VNN)
‘Chưa đủ cơ sở kết luận áo ngực Trung Quốc an toàn’  -VnExpress - Kết quả xét nghiệm áo ngực Trung Quốc cho thấy có chứa dung dịch dầu khoáng, chưa rõ tác dụng. Theo nhiều chuyên gia, kết luận này không rõ ràng, thiếu cơ sở để xác…
Bị xe tải tông chết trên đường về quê (NLĐO)   —-Dọa nổ mìn “nhà giàu” để tống tiền 40 triệu đồng (NLĐ)
Đâm chết vợ và người tình vì nghi quan hệ bất chính? (TP)   —–Áo ngực TQ có chất gây ung thư (Infonet)
 

Đừng nhân danh những điều tốt đẹp để bần cùng hoá nông dân

Hoàng Kim – Boxitvn.net

Xin hãy lắng nghe những lời gan ruột từ chính những người đang ngày ngày “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, quần quật trên mảnh đất nuôi sống cả một dân tộc từ bao nhiêu đời nay thốt ra, mong thấu đến tai những người đại diện cho quyền lực của đất nước.
Ông Hai Kim đã nói được nhiều điều rất chí lý, nhưng có một điều hình như ông chưa kịp nghĩ: bà Thủ tướng Thái Lan đưa ra những chính sách làm cho nông dân Thái mát mặt vì về cơ bản bà ấy sống trên một đất nước có pháp luật từ lâu đời và nền pháp luật ấy bảo vệ quyền lợi cơ bản của người dân. Nhìn mặt bà Thủ tướng Thái còn thấy bà là người có học, thấm nhuần sâu sắc được tình người. Trong khi ở ViệtNam, muốn có điều đó, xin ông hãy… nhắm mắt tưởng tượng ra một giấc mơ đẹp.
Bauxite Việt Nam
Bắt nông dân là những nguời nghèo nhất nướchy sinh quyền lợi của mình cho những mục đích dù được cho là cao đẹp, cũng tương đương với việc bần cùng hoá nông dân.
Việ tNam chưa tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một thực tế mà Đảng và Nhà nước phải lấy làm căn bản trong lý luận của mọi chính sách liên quan đến nông dân.
Thời kỳ quá độ nằm ở kinh tế thị trường có định hướng không biết mất bao lâu, vậy mà, Đảng và Nhà nước đã ngộ nhận một cách tai hại, khi buộc nông dân khoác lên chiếc áo chủ nghĩa xã hội.
Điều này, dẫn đến việc nông dân đang đau khổ, lầm than vì Đảng và Chính phủ luôn nhân danh những điều tốt đẹp như: chủ nghĩa xã hội; công nghiệp hoá, thành thị hoá; chống lạm phát; an ninh lương thực; ổn định chính trị… để đưa ra những chính sách làm cho nông dân càng ngày càng bị bần cùng.
1) Đừng nhân danh chủ nghĩa xã hội để tước đoạt quyền sở hữu ruộng đất của nông dân.
 Vấn đề này tôi đã nói rất rõ trong bài: “ Đừng bắt nông dân gánh “chủ nghĩa xã hội treo”!”.
Chủ nghĩa xã hội chưa đến, Việt Nam vẫn còn nằm ở kinh tế thị trường có định hướng, trong nền kinh tế thị trường có định hướng này mọi giai cấp khác đều được quyền tư hữu về tư liệu sản xuất, cho nên không được phép nhân danh chủ nghĩa xã hội mà tước đoạt quyền sở hữu tư liệu sản xuất của nông dân, bằng cách quốc hữu hoá ruộng đất của nông dân, làm như vậy là đối xử bất công với nông dân.
Cán bộ, đảng viên của Đảng thẳng tay “thu hồi” ruộng đất nông dân một cách bất chính là nhờ vào qui định: ““Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” mà thực chất là: “Đất đai thuộc sở hữu Nhà nước do Đảng đại diện sở hữu”, nông dân bất lực không bảo vệ được ruộng đất của mình trước cường quyền chính là do: “Đất đai thuộc sở hữu Nhà nước do Đảng đại diện sở hữu”.
Nếu dự án treo làm khổ nông dân một, thì “Chủ nghĩa xã hội treo” làm khổ nông dân gấp trăm, ngàn lần. Nếu dự án treo làm mất lòng tin của nông dân vào Đảng và Nhà nước một, thì “Chủ nghĩa xã hội treo” làm mất lòng tin của nông dân gấp trăm, ngàn lần, không những mất lòng tin mà còn đẩy nông dân vào thế đối kháng với Đảng khi trở thành dân oan khiếu kiện dài ngày.
Chỉ tính từ khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời tới nay, đã có 500.000 nông dân bị cán bộ, đảng viên của Đảng thu hồi bất chính ruộng đất của họ.
Nay, Đảng sửa chữa Luật Đất đai nhưng không sửa cái gốc là trả ruộng đất lại cho nông dân, thì Đảng có dám khẳng định Luật Đất đai sửa đổi sẽ diệt được “liên minh ma quỷ” không? Đảng có dám khẳng định không còn dân oan không?
Về việc sửa chữa cái ngọn cũng chẳng có gì khả quan: “Dự thảo Luật còn phát triển cao hơn hướng tăng cường quyền lực của Nhà nước mà chưa hướng thêm tới quyền và lợi ích của người sử dụng đất, chưa thể hiện toàn diện về chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Cách tiếp cận này không những không làm giảm nguy cơ tham nhũng và khiếu kiện của dân về đất đai mà còn có khả năng tăng cao hơn sau khi thực thi Luật này trên thực tế”. Giáo Sư Đặng Hùng Võ, Cựu Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường, phát biểu trên VietNamnet.
Không chấm dứt được “liên minh ma quỉ” giữa cán bộ, đảng viên ăn hối lộ và chủ dự án, không chấm dứt được bất công cho nông dân, không chấm dứt được dân oan, thì Luật Đất đai sửa để làm gì?
Để nông dân nghe bùi tai an tâm tiếp tục chịu đựng bất công chăng?
2) Đừng nhân danh công nghiệp hoá, thành thị hoá, an ninh quốc phòng để tước đoạt quyền sở hữu ruộng đất của nông dân.
Sợ rằng khi có quyền sở hữu ruộng đất nông dân không chịu giao đất để công nghiệp hoá và thành thị hoá, Đảng nhân danh công nghiệp hoá và thành thị hoá để tước đoạt quyền sở hữu ruộng đất của nông dân, đây là một việc làm sai lầm.
Quốc hữu hoá ruộng đất của nông dân, Đảng được tiện lợi trong việc lấy đất của nông dân để sử dụng, nhưng mặt trái của nó là tạo ra dân oan, tạo ra nông dân oán trách Đảng, đẩy nông dân vào thế đối kháng với Đảng.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: Nếu nông dân được quyền sở hữu ruộng đất thì làm cách nào để nông dân giao đất cho công nghiệp hoá, thành thị hoá và an ninh quốc phòng?
Câu trả lời là: dù đất đai thuộc sở hữu của nông dân, việc công nghiệp hoá, thành thị hoá, và an ninh quốc phòng vẫn tiến triển thuận lợi.
Vì sao thuận lợi?
Chúng ta hãy nhìn gần ở Thái Lan và nhìn xa vào những quốc gia mà nông dân được quyền sở hữu ruộng đất ta thấy Thái Lan và những quốc gia này vẫn công nghiệp hoá và thành thị hoá dễ dàng, còn quốc phòng thì rất vững mạnh.
Điều khác nhau giữa Việt Nam và Thái Lan là: ở Thái Lan nhà đầu tư muốn có đất để công nghiệp hóa hoặc thành thị hoá thì phải thương lượng mua đất của nông dân, còn ở Việt Nam nhà đầu tư muốn có đất thì “liên minh ma quỉ” với những đảng viên ăn hối lộ,  những đảng viên sau khi ăn hối lộ thì thu hồi, cưỡng chế đất của nông dân đền bù với giá rẻ mạt để dâng cho nhà đầu tư.
Điều khác biệt giữa Việt Nam và Thái Lan khi công nghiệp hoá và thành thị hoá là: Việt Nam chỉ trong 10 năm có 500.000 nông dân bị lấy đất một cách bất chính, biến thành dân oan đi khiếu kiện khắp nơi, còn ở Thái Lan không hề có dân oan.
Khi đất đai thuộc sở hữu của nông dân, nhà đầu tư muốn có đất phải thương lượng để mua lại của nông dân. Để mua đủ số lượng đất mình muốn nằm liền kề với nhau, nhà đầu tư phải đưa ra mức giá đủ cao, mức giá mà nông dân không thể từ chối (chứ nhà đầu tư  không thể thành lập “liên minh ma quỉ” với đảng viên ăn hối lộ để thu hồi đất của nông dân, rồi đền bù giá rẻ mạt như đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước hiện nay), khi nông dân đồng ý bán đất thì nông dân sẽ không bao giờ đi khiếu kiện để trở thành dân oan.
Trả lại quyền tư hữu ruộng đất cho nông dân, để cho các nhà đầu tư phải tự thoả thuận giá mua bán đất với nông dân, một việc làm hết sức công bằng với nông dân tại sao Đảng và Nhà nước không làm? Tại sao Đảng và Nhà nước lại thu hồi, cưỡng chế đất của nông dân đền bù giá rẻ để dâng cho  nhà đầu tư, khiến cho nông dân biến thành dân oan, khiến cho cán bộ, đảng viên trở thành kẻ ăn hối lộ?
Trả lại quyền tư hữu ruộng đất cho nông dân, thì các công trình phúc lợi xã hội, an ninh quốc phòng đền bù giá nào? Thì vẫn phải đền bù theo giá thương lượng, cả xã hội thụ hưởng thì cã xã hội trả tiền mua đất,  dù mua giá cao nhưng mỗi người mỗi ít, chứ sao lại bắt từng nông dân cụ thể phải hy sinh giao đất giá rẻ cho xã hội, khiến cho những gia đình nông dân cụ thể này phải bị bần cùng.
3) Đừng nhân danh chống lạm phát và an ninh lương thực để khống chế giá lúa gạo của nông dân.
Năm 2008 khi giá gạo thế giới tăng cao, giá bán gạo của Việt Nam lên đến 935 đô la Mỹ / tấn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vội vã ký lệnh ngừng bán gạo để chống lạm phát, để đảm bảo an ninh lương thực. Để rồi… Sau đó… gạo không bán giá 935 đô la Mỹ / tấn mà được bán với giá dưới 400 đô la Mỹ / tấn mà không có người mua, nông dân mất trên 535 đô la Mỹ / tấn gạo.
“Việc tạm ngừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo hồi tháng 3 vừa qua nhằm đảm bảo an ninh lương thực, kiềm chế lạm phát cũng như tính toán sản xuất giao hàng đủ theo hợp đồng đã ký trước”.  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trên VietNamNet ngày 7/11/2008.
“Chủ trương này đã được tính toán, cân đối lợi ích chung của quốc gia, của nông dân, nhằm đảm bảo an ninh lương thực, nhất là trong bối cảnh lạm phát cao”. Ông Thủ Tướng cho biết tiếp:
Gạo giá 935 đô la Mỹ / tấn ông Thủ tướng không cho bán, mặc dù ông Thủ Tướng biết sắp có mấy triệu tấn lúa vụ hè thu, để rồi, khi nông dân thu hoạch lúa hè thu, Chính phủ của Thủ Tướng tuyên bố không có khách hàng nên gạo từ lúa hè thu của nông dân chỉ bán được với giá dưới 400 đô la Mỹ / tấn, vậy mà ông Thủ tướng nói cân đối lợi ích của nông dân không biết là lợi ích gì?!
Nông dân è lưng gánh chống lạm phát, đảm bảo an ninh lương thực cho ông Thủ tướng thì có!!!
Năm 2008, nếu nông dân chúng tôi có chân trong Quốc hội, chúng tôi sẽ hỏi ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng các câu hỏi:
- Nông dân chúng tôi là những người nghèo nhất nước mà Ông Thủ tướng lấy 535 đô la Mỹ mỗi tấn gạo của chúng tôi, đảm bảo lợi ích quốc gia, để chống lạm phát, để đảm bảo an ninh lương thực, thì lương tâm ở đâu? Công bằng ở đâu? Đạo lý ở chỗ nào?
- Sao ông Thủ tướng không qua Thái Lan mà học tập Thủ tướng Thái Lan, xem làm cách nào mà Chính phủ Thái Lan vừa nâng cao giá mua lúa cho nông dân Thái Lan vừa chống lạm phát vừa bảo đảm an ninh lương thực?
4) Đừng nhân danh quyền lợi của nông dân mà mua lúa tạm trữ, để ăn cướp lợi nhuận của nông dân.
Mua lúa tạm trữ là công việc của Chính phủ, để cho VFA mua lúa tạm trữ thay Chính phủ  là một hành động vô trách nhiệm của Chính phủ đối với nông dân.
Về vấn đề cơ chế  mua lúa tạm trữ, tôi đã khẳng định đó là một cơ chế bất nhân, bất trí và bất lương. Bất nhân vì làm cho nông dân càng ngày càng nghèo, bất trí vì bán gạo với giá rẻ nhất thế giới, bất lương vì ăn cướp hết lợi nhuận của nông dân.
Tôi đã phân tích về mua lúa tạm trữ ở các bài viết:
-        “Mua lúa, gạo tạm trữ để giữ giá cái con… khỉ khô, ăn cướp thì có”. Đăng trên Bauxite Việt Nam: http://www.boxitvn.net/bai/28472
-        “Hãy thay đổi cơ chế mua lúa tạm trữ bất lương”. Đăng trên bauxite Việt Nam:   http://www.boxitvn.net/bai/33960
Và đã đề nghị cơ chế xuất khẩu gạo cho nông dân Việt Namtrong bài viết:  “Cơ chế xuất khẩu gạo nào cho nông dân Việt Nam?”. Đăng trên Bauxite Việt Nam: http://boxitvn.wordpress.com/2010/09/30/c%C6%A1-ch%E1%BA%BF-xu%E1%BA%A5t-kh%E1%BA%A9u-g%E1%BA%A1o-no-cho-nng-dn-vi%E1%BB%87t-nam/
Năm 2012 này, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện cơ chế tạm trữ lúa gạo vì quyền lợi của nông dân, khi nâng giá mua lúa của nông dân tăng đến 50%.
Năm 2012 này, Chính phủ ViệtNamđã thực hiện cơ chế tạm trữ lúa gạo gây hại cho quyền lợi của nông dân, khi giảm giá mua lúa của nông dân đến 28,5% ( từ 7.000 đồng / kg xuống còn 5.000 đồng / kg).
Trước đây, chưa có chính sách mua lúa tạm trữ của Chính phủ Thái Lan cho nông dân Thái Lan, Chính phủ Việt Nam mặc sức nói hươu, nói vượn về mua lúa tạm trữ vì không có tiền lệ để so sánh.
Nay, nếu Chính phủ ViệtNamkhông thấy xấu hổ vì cách mua lúa tạm trữ vô trách nhiệm của mình, nông dân chúng tôi không còn gì để nói.
5) Đừng nhân danh an ninh lương thực để khống chế giá đền bù rẻ mạt cho nông dân.
Điều 106 Luật Đất đai cho phép nông dân có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Hiện nay, đất nông nghiệp để trồng lúa có giá từ 50.000 đến 100.000 / m2. Thế nhưng, đất ở các huyện ngoại thành của các thành phố lớn nằm cạnh quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ dù đang làm lúa nhưng giá được tính bằng triệu đồng một mét vuông, người ta mua đất nằm cạnh quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ này là để làm nhà máy, làm kho bãi… tức là phải chuyển sang mục đích phi nông nghịêp.
Đất nằm cạnh quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ tự nó giá đã cao mà không cần nhờ gì đến quy hoạch của Nhà nước, nếu để mua bán tự do giữa nông dân và nhà đầu từ  thì sẽ hình thành giá thị trường loại đất này lên đến tiền triệu một mét vuông.
Vì thế, Chính phủ vội ban hành Nghị định số 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ: Về quản lý, sử dụng đất trồng lúa”. Trong đó quy định nông dân chỉ được chuyển nhượng quyền sử dụng đất lúa cho người tiếp tục làm lúa, còn chuyển sang mục đích phi nông nghiệp phải trình lên đến Thủ tướng.
Như vậy,thực chất Nghị định số 42/2012/NĐ-CP được ban hành là để gây khó khăn cho những người muốn mua đất của nông dân với giá cao, nấp dưới chiêu bài an ninh lương thực, nhằm xoá bỏ thị trường đất giá cao.
Chúng ta hãy nhìn Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ở góc độ gây khó khăn cho nông dân bán đất giá cao, cộng với phát biểu của ông Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu trên báo Tuổi trẻ rằng:
nhiều ý kiến tán thành việc định giá đất để bồi thường cho người sử dụng đất phải theo mục đích sử dụng tại thời điểm thu hồi, có tính đến công sức đầu tư, bồi bổ của người sử dụng đất, nhưng không tính phần giá trị tăng thêm do quy hoạch của Nhà nước vì phần này không do đầu tư của người sử dụng đất tạo ra. Ngoài giá đất bồi thường, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để ổn định đời sống, việc làm cho người có đất bị thu hồi”.
Chúng ta sẽ thấy rằng: Đảng và Nhà nước đang quyết tâm đền bù rẻ mạt với giá đất nông nghiệp từ 50.000 – 100.000 đồng / m2 cho nông dân, bất chấp giá trị thật của đất vì nằm gần thành phố và quốc lộ.
Đền bù cho nông dân 50.000-100.000 đồng / m2, trong khi giá trị thực tính bằng triệu đồng một mét vuông, thì làm sao nông dân không biến thành dân oan? Làm sao đảng viên không tham nhũng?
Khi đất bị sạt lở, bị hư hỏng vì bất cứ lý do gì nông dân phải chịu, vậy khi đất tăng giá thì  giá trị gia tăng của đất phải thuộc quyền sử dụng đất của nông dân, nông dân phải được hưởng, đó mới là đạo lý.
6) Đừng nhân danh ổn định chính trị để chiếm Hội Nông dân của nông dân.
Về mặt lý thuyết, trong Chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản là Đảng của giai cấp nông dân, đại diện cho nông dân, lo hết mọi quyền lợi của nông dân, nhưng trong nền kinh tế thị trường có định hướng, tức là chưa có Chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản phải lo cho mọi thành phần kinh tế khác, nên không phải lúc nào cũng bảo về đuợc quyền lợi cho nông dân.
Vì thế, trong nền kinh tế thị trường nông dân cần có Hội Nông dân của mình để bảo vệ quyền lợi. Vậy mà, hiện nay, nhân danh Chủ nghĩa xã hội, nhân danh ổn định chính trị Đảng chiếm mất Hội Nông dân của nông dân.
Hội Nông dân của nông dân thì bảo vệ quyền lợi của nông dân, Hội Nông dân của Đảng thì bảo vệ quyền lợi cho Đảng mà chẳng cần quan tâm gì đến quyền lợi của nông dân.
Bằng chứng là hiện nay có 500.000 nông dân bị tước đoạt đất một cách bất công mà Hội Nông dân chưa bao giờ lên tiếng! Bằng chứng là hiện nay nông dân đang lầm than, rên xiết dưới sự mua bán độc quyền của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, mà Hội Nông dân vẫn làm thinh như chẳng biết chẳng hay!
Chưa tiến lên Chủ nghĩa xã hội Đảng phải trả Hội Nông dân lại cho nông dân, để nông dân tự bảo vệ mình trước các nhóm lợi ích khác trong kinh tế thị trường.
7) Đừng dùng thuyết vị lợi mà gây hại cho nông dân.
Chúng ta hãy nghe câu: “Thiểu số phải phục tùng đa số”. Đây có thể được xem là câu nói đại diện tiêu biểu cho Thuyết Vị Lợi của Jeremy Bentham.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhân danh lợi ích quốc gia, nhân danh chống lạm phát cho xã hội, nhân danh an ninh lương thực cho xã hội, đã đưa ra chính sách cấm xuất khẩu gạo khi giá gạo cao gây hại cho nông dân, tức là Ông Thủ tướng áp dụng thuyết vị lợi khi hy sinh quyền lợi của nông dân vì lợi ích chung.
Đảng và Nhà nước nhân danh Chủ nghĩa xã hội, nhân danh công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành thị hoá cho cả nước, để chiếm quyền tư hữu ruộng đất của nông dân, chiếm Hội Nông dân của nông dân,  tức là Đảng và Nhà nước áp dụng thuyết vị lợi khi hy sinh quyền lợi của nông dân vì lợi ích chung.
Có điều, Đảng, Nhà nước và ông Thủ tướng quên rằng: Nông dân mới là số đông, cho nên, lợi ích lớn nhất cho số đông, là lợi ích của nông dân chứ không phải là lợi ích của xã hội – một xã hội không có nông dân –  vì thế muốn áp dụng Thuyết Vị Lợi phải căn cứ vào quyền lợi của nông dân, chứ không phải là của thiểu số các thành phần khác đuợc gọi là xã hội.
Tóm lại: Bắt nông dân là những người nghèo nhất nướchy sinh quyền lợi của mình cho những mục đích dù được cho là cao đẹp, cũng tương đương với việc thực hiện bần cùng hoá nông dân.
H.K.
(Đồng Tháp)
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Nguyễn quang Lập :7 đừng và 1 không

Quechoa

Mình không biết bác Hai Kim, chẳng biết bác làm gì, ở đâu. Trước đây mình nhầm bác với gs canh nông Hoàng Kim đồng hương với mình, hóa ra không phải. Từ khi biết đọc đến giờ mình chưa thấy ai bênh vực người nông dân bền bỉ và quả cảm như bác Hai Kim. Có thể nói đây là cây bút viết về nông dân trung thực nhất, chí tình nhất. Từ năm 2007 đến giờ bác Hai Kim liên tục viết hàng trăm bài vì lợi ích người nông dân, tất cả các bài bác  viết đều chí lí, nói có sách mách có chứng. Có điều bác viết dài quá, cư dân mạng người ta vừa lướt mạng vừa làm việc, bài dài qua thường được bỏ qua hoặc lướt qua. Hơn nữa  viết cho mấy ông chóp bu đọc lại càng phải ngắn, kêu điều gì thì kêu một điều thôi, đừng có nóng ruột điều gì cũng kêu người ta nghe ù tai, chán rồi bỏ.
Hơn nữa, nói như mấy bác BVN ( tại đây): “Ông Hai Kim đã nói được nhiều điều rất chí lý, nhưng có một điều hình như ông chưa kịp nghĩ: bà Thủ tướng Thái Lan đưa ra những chính sách làm cho nông dân Thái mát mặt vì về cơ bản bà ấy sống trên một đất nước có pháp luật từ lâu đời và nền pháp luật ấy bảo vệ quyền lợi cơ bản của người dân. Nhìn mặt bà Thủ tướng Thái còn thấy bà là người có học, thấm nhuần sâu sắc được tình người. Trong khi ở ViệtNam, muốn có điều đó, xin ông hãy… nhắm mắt tưởng tượng ra một giấc mơ đẹp.”
Đúng là như vậy. Lần này bác Hai Kim có bài Đừng nhân danh những điều tốt đẹp để bần cùng hoá nông dân ( tại đây), trong đó bác nêu 7 cái “đừng” rất chi là chí lí: 1.1) Đừng nhân danh chủ nghĩa xã hội để tước đoạt quyền sở hữu ruộng đất của nông dân.2) Đừng nhân danh công nghiệp hoá, thành thị hoá, an ninh quốc phòng để tước đoạt quyền sở hữu ruộng đất của nông dân.3) Đừng nhân danh chống lạm phát và an ninh lương thực để khống chế giá lúa gạo của nông dân.4) Đừng nhân danh quyền lợi của nông dân mà mua lúa tạm trữ, để ăn cướp lợi nhuận của nông dân.5) Đừng nhân danh an ninh lương thực để khống chế giá đền bù rẻ mạt cho nông dân.6) Đừng nhân danh ổn định chính trị để chiếm Hội Nông dân của nông dân.7) Đừng dùng thuyết vị lợi mà gây hại cho nông dân.
Chỉ cần  thực hiện được 1 cái ” đừng” thì nông dân ta đã sung sướng lắm rồi, nói chi đến 7 “đừng”. Nhưng 7 cái “đừng” đó là vô vọng, bởi vì có một cái KHÔNG nó vô hiệu hóa 7 cái “đừng” kia. Minh xin diễn đạt bằng con toán  như  ri:
Đẳng thức mơ ước : ( Của dân+ Do dân + Vì dân): 7 ĐỪNG= Ấm no hạnh phúc…..> 7 ĐỪNG : ( Của dân+ Do dân + Vì dân)=Hạnh phúc ấm no.
Trên thực tế đang diễn ra đẳng thức này: KHÔNGx ( Của dân+ Do dân + Vì dân)= Không có gì….>Không có gì: 7 ĐỪNG= không có gì…….> 7 ĐỪNG: Không có gì= Vô vọng.
Rất có thể đẳng thức cuối Nhà nước sẽ  dành cho bác Hai Kim và những ai thuộc trường phái Hai Kim là như ri: HAI KIM x 7 ĐỪNG=Điều 88
Bác Hai Kim ơi, rứa đo rứa đo!
Nguyễn Quang Lập

Thư trao đổi của GS Tương Lai

Nguoilotgach

Anh Hồng Lê Thọ thân mến,
Nhận được trả lời của anh về đề nghị đưa THƯ GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC ngày 30.10. 2012 chưa kịp trả lời thì tiếp đó nhận được thư anh trao đổi về cuộc họp báo của Công An Long An về vụ Nguyễn Phương Uyên với “lời nhận tội và xin khoan hồng” của cháu cùng với bài viết trên báo Nhân Dân ngày 5.11.2012 của ông Nguyễn Trần Minh Trí, tôi xin được trình bày như sau :
Trước hết, chúng tôi chẳng có gì bất ngờ về cuộc họp báo này cả. Khi ký tên vào THƯ GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC, chúng tôi đã dự liệu sẽ có diễn biến tương tự như thế này, vì thế mà càng tiếc rằng chúng tôi gửi thư chậm quá.
Nhưng “lực bất tòng tâm”, chỉ đến ngày 30.10.2012 mới tạm có đủ thông tin, vì báo chí được phép lưu hành công khai và bày bán trên các sạp báo thì vẫn giữ một sự “im lặng đáng sợ” trong việc đưa tin về vụ viêc cô sinh viên trường ĐHCNTP Tp HCM bị CA bắt và mẹ của cô, rồi cả gia đình cô nháo nhác chạy đi hỏi tin vì sao con gái mình bị bắt, ai bắt, chứ đâu có nhanh nhạy và đồng loạt đưa tin về vụ họp báo của CA Long An loan tin về việc “bắt giữ Phương Uyên “đúng quy trình của pháp luật” và công bố “tội trạng” của cô như vừa rồi.
 
Đại tá Nguyễn Sáu (đứng)phó giám đốc Công an tỉnh, thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra tỉnh Long An thông tin tại buổi họp báo
Giá mà sau ngày 14.10.2012 báo chí loại này cũng nhanh nhạy đưa tin như thế về vụ Phương Uyên thì thuận tiện cho chúng tôi biết bao, chúng tôi khỏi phải mày mò tìm thông tin trên mạng, tin của báo đài nước ngoài được phép hành nghề và đưa tin tại nước ta theo thông lệ quốc tế mà nước ta đã ký kết.
Chính vì vậy, qua lời vị lãnh đạo CA Long An trong cuộc họp báo thì quả thật là chúng tôi rất mừng. Trước hết là mừng cho mẹ Phương Uyên, cho gia đình cháu vơi bớt đi nỗi lo con mình “mất tích”, thậm chí lo bị “thủ tiêu”. Dù sao thì họ đã thấy được con mình cho dù chỉ qua màn hình của buổi họp báo đưa tin, nhưng dù sao, qua nét mặt, qua giọng nói nội dung mấy câu đọc lời viết sẵn của Phương Uyên, người mẹ, người cha và những người thân trong gia đình và bạn bè thân thiết của cháu cũng phần nào biết được tâm trạng của con mình, bạn mình qua lời “nhận tội” để mong được nhanh chóng về nhà và tiếp tục đi học để thành “người hữu ích cho xã hội”.
Và mừng còn vì sự trả lời thật nhanh chóng của CA trước sức ép phẫn nộ của công luận trên cả nước, mừng vì điều mà chúng tôi mong muốn khi ký tên vào Thư Gửi Chủ Tịch Nước để đề nghị “đòi cơ quan có trách nhiệm phải công khai giải thích về việc bắt giam cháu Nguyễn Phương Uyên một cách tùy tiện, trái pháp luật . Cũng đã từng có những vụ bắt bớ không theo đúng quy định của pháp luật mà vụ này là thô bạo và trắng trợn nhất, gây phẫn nộ trong công luận trên cả nước và thế giới. Vì vậy, chúng tôi đề nghị Chủ tịch có chỉ thị cụ thể cho việc xử lý có tình, có lý đối với hành vi yêu nước của một cô gái 20 tuổi đã dám biểu tỏ bằng hành động cụ thể tinh thần dân tộc và lòng căm thù quân xâm lược cho dù hành động đó có bị quy kết vào bất cứ tội trạng nào”.
Từ nỗi mừng đó, chúng tôi hy vọng rằng, những kiến nghị chúng tôi nêu lên trong lá thư nói trên rồi sẽ có cơ may được thực hiện dần : “xem xét, rà soát lại những bản án đã xử rất nặng những người yêu nước biểu tỏ sự bất đồng chính kiến bằng tư tưởng mà không có hành vi bạo động nào nguy hại đến lợi ích quốc gia như người ta đã quy kết. Những bản án đó chính là sự phá hoại uy tín của Nhà nước, bôi xấu hình ảnh của Việt Nam trước thế giới hơn bất cứ hành động phá hoại nào mà Công an đang ra sức truy lùng và đàn áp. Chúng tôi nghĩ, bạo lực và trấn áp không thể nào là phương thuốc chữa trị những yếu kém của tình hình đất nước hiện nay thay vì thực hiện một cách trung thực lời dạy của Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa của thế giới, nhà chính trị lỗi lạc bậc nhất của nước ta : “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Càng quay cuồng với bạo lực và trấn áp càng bộc lộ tính phi nhân nghĩa và không thể nào an dân khi mà lòng dân đang hết sức bất an trước họa xâm lăng, trước bầy sâu tham nhũng đang nhung nhúc đục khoét cơ thể đất nước, khi một “bộ phận không nhỏ những người cầm quyền đang thoái hóa biến chất” chưa bị xử lý để lấy lại lòng tin của dân.
Đã đến lúc phải nhìn thẳng vào sự thật và nói lên sự thật đau xót đó để có những quyết sách an dân khi lòng dân đang phẫn nộ, đặc biệt là thế hệ trẻ, chứ không thể bằng biện pháp “phát xít hóa” đã từng là giải pháp bế tắc mà lịch sử đã cho thấy đó là cách giải khát bằng thuốc độc!
Vì sao tôi nói vậy?
Vì những chính trị gia khôn ngoan không dại gì đứng đối lập với dân, càng không dại dột chọn ứng xử quay lưng lại với trí thức. Khi chúng tôi ký tên vào thư gửi Chủ tịch nước là chúng tôi muốn biểu tỏ sự phản ứng quyết liệt trước những hành xử của một nhóm những người đang là công cụ đắc lực thực thi những sách lược chính trị một cách thô bạo, thiếu cân nhắc mà những chính trị gia lão luyện phải thấy ra sự dại dột của họ theo kiểu đổ thêm dầu vào ngọn lửa, khiến cho đốm lửa có nguy cơ bùng lên thành ngọn lửa.
Điều này thì Luật sư Ngô Ngọc Trai trong “ĐƠN KIẾN NGHỊ” ngày 4.11.2012 gửi CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG- QUỐC HỘI VIỆT NAM- BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN TRẦN ĐẠI QUANG- THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐIỀU TRA CÁC CẤP- CÁC LUẬT SƯ VIỆT NAM và – CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ đã nói khá rõ :
“Bắt tạm giam là một biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, mục đích là nhằm ngăn chặn bị can bị cáo tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp việc bắt tạm giam đã biến tướng thành một hình thức truy bức nhục hình, và thực chất đó chính là một hình thức truy bức nhục hình.
Bộ luật tố tụng hình sự, Điều 6 quy định: Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình…
Thực tế lâu nay một số cơ quan điều tra đã lạm dụng việc bắt tạm giam gây phản ứng bất bình. Vụ việc nhà báo Hoàng Khương bị khởi tố điều tra về tội đưa hối lộ, là một nhà báo có nhân thân tốt, nơi cư trú rõ ràng, không có dấu hiệu gì sẽ bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội, có thể áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, nhưng cơ quan điều tra cũng bắt giam.
Gần đây cô gái Nguyễn Phương Uyên bị bắt giam về hành vi tuyên truyền chống nhà nước. Một cô gái sinh viên mới 20 tuổi có gương mặt hiền lành xinh xắn, có nhân thân và nơi cư trú rõ ràng, không có gì cho thấy cô gái sẽ bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội, chỉ cần giao cho địa phương và cấm đi khỏi nơi cư trú là được, việc gì phải bắt giam?
Vụ việc cô Nguyễn Thị Bích Trang nhân viên của trường Đại học Tân Tạo bị bắt giam về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ cũng bộc lộ sự lạm dụng của cơ quan điều tra…
Hiện tượng lạm dụng việc bắt giam xuất phát từ quy định pháp luật mang nặng yếu tố bạo lực không phù hợp với các giá trị của luật pháp văn minh. Với điều kiện giam giữ như nêu trên và thời gian giam giữ kéo dài sẽ khiến bị can tuyệt vọng buông xuôi, lợi dụng tình trạng đó để lấy lời khai đó chính là lạm dụng việc bắt giam, nhiều trường hợp dẫn đến oan sai”.
Tôi thiết nghĩ, với nội dung trích dẫn trên, có lẽ đã đủ dữ kiện để “Suy ngẫm từ hành vi của công dân Nguyễn Phương Uyên” mà không phải dài lời về bài viết nói trên vì nói thêm nữa thì có khi lại thừa! Xin dành thời gian để gợi lại một bài học kinh nghiệm. Đó là bài học của cá nhân tôi về một nội dung mà vị luật sư đã phân tích giúp tôi rất rành rọt :
 Năm 1997, tỉnh Thái Bình bùng nổ chuyện khiếu kiện đông người, trong 7 huyện thì có 5 huyện có khiếu kiện dẫn tới những đụng độ có nguy cơ trở thành bạo động. Giọt nước tràn ly là khi lực lượng CA huyện Quỳnh Phụ xua chó bẹc giê ra đe dọa dân. Thế là cả dãy tường trước Viện Kiểm sát huyện bị dân đạp đổ, lấy gạch đá chọi nhau với CA và với chó bẹc giê.
Có mặt sau đó mấy ngày để tiến hành một khảo sát tình hình nhằm hình thành một báo cáo riêng dưới góc nhìn của những người làm công tác nghiên cứu xã hội học theo yêu cầu của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Tôi không nhắc lại nội dung bản báo cáo khảo sát tại Thái Bình dạo ấy, chỉ gợi lại một kỷ niệm về lời nhắc nhở của cố vấn Phạm Văn Đồng khi ông nghe chúng tôi báo cáo về cuộc khảo sát ấy. Ông nói “Đây là mâu thuẫn giữa một bên là những người cầm quyền hư hỏng, thoái hóa biến chất đè nén, áp bức để dân không còn chịu được nữa, và bên kia là người dân phải vùng dậy đấu tranh. Có phân tích như vậy mới tìm ra được giải pháp đúng”!
Ông chỉ vào mấy bức hình chúng tôi chụp tại xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ đang còn bày trên bàn làm việc. Câu chuyện này tôi đã có dịp nhiều lần viết lên báo hồi còn sinh thời ông và cả sau khi ông mất sau đó 2 năm, năm 2000. Gần đây, trong bài báo “Từ sự kiện Thái Bình 1997 đến sự kiện Tiên Lãng 2012″ và bài “Từ sự kiện Tiên Lãng nhớ lại và suy ngẫm” đăng trên một số báo, [trong số đó tôi còn lưu lại được tạp chí "Xưa và Nay" số 399, tháng 3/2012] tôi đã viết về điều này. Không hiểu cái câu “Trăm con măt đều nhìn vào, trăm ngón tay đều chỉ vào” mà ông viết trên báo Nhân Dân, bài báo cuối cùng của Phạm Văn Đồng, có liên quan gi tới bức hình ấy không.
Đấy là bức hình chụp cái hiện trường giả [tôi sẽ kèm theo dưới đây] mà CA xã và Bí thư Đảng ủy xã An ninh dựng lên nhằm quy cho dân “đập phá tượng Bác Hồ tại Hội trường Ủy Ban xã An Ninh huyện Quỳnh Phụ”  tức là nhằm quy tội cho dân là phản động, định “lật đổ chế độ”! Bí thư Đảng ủy Xã còn nói với tôi : “Xin mời lên  Hội trường để chứng kiến bộ mặt phản động của chúng nó. Nhưng, nêu chúng muốn lật đổ chế độ thì chúng phải bước qua xác tôi”. Thật ra, khi dân kéo đến thì ông đang cởi trần, mặc quần đùi, đã lủi xuống ao bèo sau nhà, rồi chạy thẳng một mạch lên huyện, hôm sau mới cùng CA huyện về lại xã!
Lên Hội trường, chúng tôi chụp tượng Bác Hồ bằng thạch cao bị vỡ để dưới gầm bàn, nhưng cách mép bàn gần 1m lại có một bệ gỗ cao, trên đó vẫn còn một tượng Bác Hồ áp sát lá cờ phủ kín cả một mảng tường của hội trường ủy ban! Tôi hỏi, “sao một phòng họp như thế này mà để đến hai tượng Bác Hồ”, được Phó Chủ tịch xã trả lời :  “Dạ, để cho long trọng ạ”! “Thế sao tượng kia không bị đập? “Dạ, chắc chúng không dám hoặc chưa kịp”. Người dân ở đây cho biết là cái tượng bị vỡ kia thì “đã vỡ từ lâu, vứt trong kho, nay người ta vừa đem ra đặt vào đấy để vu vạ cho chúng tôi đấy, họ lừa các bác chứ lừa sao được chúng tôi”!
Tại một xã ở nơi thôn cùng xóm vắng kia mà cũng sử dụng được chiêu “dựng hiện trường giả” cho dù quá thô thiển thì cái chiêu bẩn về hai “bao cao su” trong một vụ án động trời dạo nọ thì có gì đáng ngạc nhiên đâu! Chỉ xấu hổ cho đất nước thôi, một đất nước đang hội nhập mạnh mẽ vào khu vực và thế giới mà lại biến pháp luật thành một trò đùa thì quả thật là đau đớn, tủi nhục. Chính vì thế, chúng tôi càng thấy những vấn đề đặt ra trong thư gửi Chủ tịch Nước càng có ý nghĩa hơn khi Công An Long An đã họp báo và báo chí, truyền thông trong nước đã nhanh nhạy đồng loạt đưa tin về vụ Phương Uyên.
Tại sao lại nói vậy?
Trong thư gửi Chủ tịch Nước, chúng tôi đã nhắc lại thời trai trẻ của một số trong chúng tôi, khi theo tiếng gọi của đất nước, tham gia cách mạng đã thuộc nằm lòng câu thơ “dấn thân vô là phải chịu tù đày, là gươm kề tận cổ , súng kề tai, là thân sống chỉ coi còn một nửa” , vì vậy “Dù ai ngon ngọt nuông chiều, cũng không nói yêu thành ghét. Dù ai cầm dao dọa giết, cũng không nói ghét thành yêu” như những dòng thơ giục giã tuổi trẻ có lương tri, biết sống cuộc sống có ý nghĩa, không chỉ “hiền ngoan” để trở thành phường “giá áo túi cơm”, khuất phục trước cường quyền, áp bức và bất công. Nhắc lại điều này, chúng tôi muốn từ “THƯ GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC” mà nhắc nhở động viên thế hệ trẻ phải sống có hoài bão cao đẹp, biết rèn luyện phẩm chất và trí tuệ để trở thành người hữu ích cho xã hội.
Chừng nào Biển Đông còn dập dồn những con sóng xâm lược của các thế lực hiếu chiến trong giới cầm quyền Bắc Kinh thì tuổi trẻ Việt Nam phải nung nấu và tỏ rõ tinh thần yêu nước, khí phách quật cường của Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Lê Lợi, Nguyễn Huệ từng viết nên những trang sử vàng của dân tộc, từng khắc trên cánh tay hai chữ Sát Thát, đánh tan tác quân xâm lược. Phải thường xuyên nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay phải biết căm ghét, phỉ nhổ những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống do “úy tử tham sinh”, muốn “ngôi cao, lộc lớn” đã hèn nhát cúi đầu theo giặc, treo một tấm gương nhơ bẩn trong lịch sử, muôn đời bị nhân dân nguyền rủa.
Chính vì thế, nhân sự kiện Phương Uyên, sự kiện Việt Khang… từ  “THƯ GỬI CHỦ TỊCH nhầy NƯỚC”, chúng tôi muốn cổ vũ một lý tưởng sống cho con em chúng ta, không chạy theo lối sống gấp, thực dụng theo nghĩa chỉ chăm lo cho riêng mình, hoặc đắm chìm ăn chơi trác táng trong các vũ trường, trong thế giới của các “người mẫu chân dài”, các “quý tử” tiêu tiền như rác, thay đổi mốt ô tô đời mới như cơm bữa và tự hào với những biệt danh kệch cỡm, lố bịch biểu tượng của nhiều đôla, nhiều vàng đeo trên tay, trên cổ nhưng lại được báo chí tốn không ít giấy mực để “lăng xê” đầy trên các sạp báo. Chúng tôi mong muốn họ phải dấn thân vì một lý tưởng cao đẹp, dám quên mình vì sự nghiệp cao cả của dân tộc, căm thù quân xâm lược không chỉ bằng lời nói suông mà bằng hành động cụ thể tỏ rõ tinh thần yêu nước.
Chúng tôi ao ước thế hệ thanh niên hôm nay, con em của thế hệ cha anh đã từng dám hy sinh thân mình vì đại nghĩa cứu nước, cứu dân để làm nên Cách mạng Tháng Tám, làm nên thắng lợi của 3 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bành trướng Đại Hán để có một Việt Nam Độc lập, non sông quy vào một mối như hôm nay phải biết sống như thế nào xứng đáng với cha anh mình, biết đặt ra câu hỏi :  ”Nếu tôi không cháy lên, Nếu anh không cháy lên, Nếu chúng ta không cháy lên, Thì làm sao / Bóng tối / Có thể trở thành / Ánh sáng?”.
Qua thông tin từ cuộc họp báo của CA Long An và tin của báo chí truyền thông trong nước về “lời thú tội” của nữ sinh viên Phương Uyên được đưa ra trong cuộc họp báo, bằng những thực tế đã trải nghiệm, chúng tôi mong được trực tiếp gặp gỡ Phương Uyên để hiểu rõ về những sai lầm mà cháu đã phải (hay buộc phải) thừa nhận, nhằm biết chính xác tâm trạng, động cơ đấy cháu đến những sai lầm như vị đại tá CA đã công bố trong cuộc họp báo. Để làm gì ? Để góp phần cùng gia đình và nhà trường giáo dục cháu, và cũng để rút kinh nghiệm cho việc thu thập thông tin của chúng tôi trên mạng và trên báo đài nước ngoài, vì báo chí truyền thông trong nước thì đều đã đồng loạt đưa tin, để liệu xem có thể biết được một cách thật khách quan về tính trung thực đạt được đến đâu trong những tin đã đưa. Dự định này cũng tương tự như cách đây mấy tuần, một vài trong chúng tôi, những người đã ký tên vào THƯ GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC, đã đến tòa báo Tuổi Trẻ để tỏ rõ thái độ của chúng tôi về sự kiện Hoàng Khương trong một kiến nghị gửi đến những cơ quan có trách nhiệm.
 Ngay cả khi vị đại diện của trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM, tại cuộc họp báo cho biết là “trước đó đã nhận được thông báo của Công An tỉnh Long An về việc bắt tạm giam Nguyễn Phương Uyên và “cũng đã làm rõ văn bản được cho là của các sinh viên trường đề nghị trả tự do cho Phương Uyên…” chúng tôi muốn được gặp các vị để hỏi thêm cho rõ, tại sao đã biết được như vậy rồi mà các vị lại không động viên an ủi bà mẹ của Phương Uyên khi bà hoang mang, lo sợ cho con gái mình bị bắt đem đi, không biết ai bắt và vì sao bắt? Hỏi thêm cho rõ vì quả thật nếu đúng như vậy thì không hiểu lãnh đạo trường Đại học CNTP tpHCM định nêu một tấm gương thế nào trước xã hội, trước nỗi đau một người mẹ của sinh viên đã đến cầu cứu họ?
Một số trong chúng tôi cũng từng đứng trên bục giảng của trường Đại học, càng nghĩ phải có trách nhiệm trực tiếp gặp gỡ Phương Uyên, trực tiếp gặp gỡ và trao đổi với sinh viên bạn bè của Phương Uyên, và trực tiếp gặp gỡ các đồng nghiệp của mình tại trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM để hiểu rõ ngọn ngành, nhằm lấy lại lòng tin vào các cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ việc Phương Uyên mà thú thật chúng tôi chưa thể an lòng được vì tính thiếu công khai, thiếu minh bạch của những việc họ đã làm và đang làm để buộc tội một nữ sinh viên như cô gái 20  tuổi này !
 
Chính vì thế, nếu được ghi thêm vào nội dung THƯ GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC, có lẽ chúng tôi phải đề nghị Chủ tịch chỉ thị cho các cơ quan có trách nhiệm tạo điều kiện cho một số chúng tôi, những người đã ký tên gửi thư đến Chủ tịch, thực hiện được những điều vừa nói trên , anh Thọ nghĩ có nên không?
Anh Hồng Lê Thọ ạ, tôi chưa dám nhận mình là người trí thức theo nghĩa đích thực của nó, nhưng tôi nhớ câu của Edward Said trong quyển sách của ông “Về trí thức và quyền lực”:
“Người trí thức, như tôi hiểu, không phải là người làm hòa dịu, cũng không phải là người tạo dựng sự đồng thuận, mà là người dấn hết thân mình, hứng mọi hiểm nguy, luôn luôn lấy phê phán làm cơ sở; trí thức là người từ chối, dù phải trả với giá nào, những công thức dễ dãi, những tư tưởng nhàm cũ, những kết luận chiếu lệ nơi lời nói và hành động của những người có quyền hoặc của những đầu óc máy móc.
Đâu phải họ chỉ từ chối một cách thụ động mà thôi: họ còn tích cực, công khai nói lên tiếng nói của họ. Lựa chọn cốt yếu mà người trí thức phải đối phó là: hoặc liên minh với sự bền vững của người thắng trận, người chế ngự, hoặc – và đây là con đường khó khăn nhất – xem sự bền vững đó như đáng cảnh báo, như một tình thế có cơ nguy đưa người yếu và người thua cuộc đến chỗ diệt vong. Nghĩ đến kinh nghiệm lệ thuộc của kẻ yếu và kẻ thua, người trí thức không quên những tiếng nói và những người đã bị lãng quên”.
Khi ký tên vào THƯ GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC” ngày 30.10.2012 tôi nghĩ đến những ý ấy của Edward Said.
Thư đã dài, mong anh tiếp tục làm “NGƯỜI LÓT GẠCH” cho những dặm đường còn nhiều gian truân, nhưng anh Thọ ơi, trên mặt đất vốn không có đường, người ta đi lâu thì thành đường thôi. Vậy thì chúng ta vẫn cứ phải mỗi người lót một viên gạch cho thế hệ trẻ vững vàng đi tới.
Rất thân mến
Tương Lai
TP HCM ngày 6.11.2012
ĐÂY LÀ MẤY TẤM HÌNH MINH HỌA CHO VIỆC DỰNG “HIỆN TRƯỜNG GIẢ” ĐÃ TRÌNH BÀY Ở TRÊN
Tượng thạch cao bị vỡ từ trong kho đem ra
 “thủ thuật dựng HIỆN TRƯỜNG GIẢ”

Được đăng bởi

Mới há miệng gọi đồng chí lạ của đảng ta là kẻ cướp thì đã bị đảng ta bịt mồm

Gỡ bài này xuống! (dạ thưa đã gỡ)
Không thể mãi lịch sự với kẻ cướp! 
“Khi có tên cướp đột nhập vào nhà cướp tài sản. Nếu không đủ sức và không thể nện cho tên cướp một trận, tôi sẽ báo cơ quan công an đến can thiệp, giải quyết theo pháp luật”… Một bạn đọc đã gửi ý kiến như trên sau khi đọc bài Trung Quốc lộ rõ mưu đồ xâm phạm Hoàng Sa”, đăng trên báo điện tử Người Lao Động ngày 5-11.
NLĐO – Bài báo đã thu hút hơn 9.000 lượt người truy cập, gần 500 bạn đọc đã gửi ý kiến, bày tỏ thái độ của mình trước việc Trung Quốc liên tiếp vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, thực hiện các mưu đồ biến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa thành cái gọi là thành phố Tam Sa. Với nhiều bạn đọc, hành động ngang ngược trên chẳng khác nào của một kẻ cướp.
Phần lớn ý kiến bạn đọc cho rằng, chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục đường lối ngoại giao mềm mỏng nhưng kiên định trong giải quyết tranh chấp về chủ quyền với Trung Quốc. Nhưng chúng ta càng mềm mỏng Trung Quốc càng lấn tới. Với thái độ bức xúc, bạn đọc Vũ Bằng cho rằng: “Không phải đến bay giờ Trung Quốc mới lộ rõ mưu đồ xâm phạm Hoàng Sa. Thực tế năm 1974 Trung Quốc đã đánh chiếm Hoàng sa rồi. Chẳng những xâm chiếm Hoàng Sa, Trung Quốc còn đánh chiếm một số đảo, bãi đá ngầm Trường Sa của ta và còn tuyên bố thành lập cái gọi là thành phố Tam sa với ý đồ trong tương lai sẽ thôn tính nốt các đảo còn lại trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam”. Bạn đọc Dang nói thêm: “Từ ngàn năm, dân tộc Việt Nam có bao giờ đuợc sống yên ổn với người láng giềng phương Bắc? Lịch sử còn đó, bao nhiêu cuộc chiến tranh xương máu bảo vệ đất nước vẫn còn đó”. 
Giữ gìn chủ quyền biển đảo ở đảo Sinh Tồn Đông. Ảnh: Huỳnh Nga
Nếu search vào google tên “thành phố Tam Sa”, chỉ trong 0,39 giây sẽ cho ra 4,1 triệu kết quả, ngược lại “đảo Phú Lâm” là 4,67 kết quả và “Hoàng Sa” là 13,6 triệu kết quả. Hầu hết các kết quả trên đều chỉ dẫn đảo Phú Lâm hay quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trên thực tế, lịch sử hai nước cũng như các tài liệu có giá trị quốc tế cũng đã chứng minh quần đảo Hoàng Sa, trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam chứ không phải Trung Quốc. Như vậy, cái gọi là thành phố Tam Sa rõ ràng chỉ là một thành phố “chui”, không có giá trị pháp lý quốc tế. Trớ trêu thay, Trung Quốc với “đường lưỡi bò” do mình tự vẽ đang mưu đồ biến tất cả các vùng tranh chấp trên biển Đông thành cái của riêng mình.
Dù nhận thức rõ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam nhưng mọi người dân Việt Nam yêu nước đều hiểu rằng giải quyết tranh chấp với Trung Quốc không đơn giản như cách xử của chủ nhà với một kẻ cướp. Đây là quá trình đấu tranh lâu dài và quan điểm của Chính phủ, Nhà nước Việt Nam là nỗ lực ngoại giao để buộc Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, thực hiện nghiêm túc Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc.
“Chúng ta có lòng tự tôn dân tộc. Chúng ta không thể mãi “lịch sự” với kẻ cướp vào nhà mình”. Đó là lý do mà nhiều bạn đọc cho rằng Việt Nam cần phải có những hành động thực tế, mạnh mẽ hơn.
Duy Quốc
Thứ Ba, 06/11/2012 11:13 
Nguồn nguyên thuỷ trước khi bị gỡ:
_____________________________
Ghi chú thêm bởi Dân Làm Báo:
- Bài báo (Trung Quốc lộ rõ mưu đồ xâm phạm Hoàng Sa”đã thu hút hơn 9.000 lượt người truy cập: NLĐO có thể gửi bài cho Danlambao. Ở đây lượng truy cập cho những bài “cướp bóc” kiểu này trung bình có hơn 10.000 trong 1 ngày và không bị người ta hành sách, tháo ra gỡ xuống.
Với nhiều bạn đọc, hành động ngang ngược trên chẳng khác nào của một kẻ cướp: nhiều bạn đọc là may, cả nước từ dân cho đến đảng viên quèn cũng gọi chúng – Trung Quốc – là thằng ăn cướp. Chỉ có đảng ta là KHÔNG!. Trăm lần KHÔNG! Ngàn lần KHÔNG! Vạn lần KHÔNG! Triệu lần KHÔNG! Tỷ lần KHÔNG!
Bạn đọc Dang nói thêm: “Từ ngàn năm, dân tộc Việt Nam có bao giờ đuợc sống yên ổn với người láng giềng phương Bắc? Lịch sử còn đó, bao nhiêu cuộc chiến tranh xương máu bảo vệ đất nước vẫn còn đó”: NLĐO coi chừng mà bảo vệ tính mạng cho bạn đọc Dang! Cái này là nói sai quan niệm của đảng ta về quan hệ Việt Trung – còng số 88 đang chờ!
- Đăng chi tấm ảnh Chủ quyền của quốc gia là bất khả xâm phạm. Thấy mà nhục và éo le. Bởi vì: đã bất khả thì sao lại bị cướp. Không lẽ đảng và nhà nước đem dâng à! Đừng trả lời lớn quá coi chừng thằng em 88.
Dù nhận thức rõ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam nhưng mọi người dân Việt Nam yêu nước đều hiểu rằng giải quyết tranh chấp với Trung Quốc không đơn giản như cách xử của chủ nhà với một kẻ cướp. Đây là quá trình đấu tranh lâu dài và quan điểm của Chính phủ, Nhà nước Việt Nam: đúng quá! đúng quá! nó là kẻ cướp nhưng mình đừng đối xử với nó như kẻ cướp. Nó cướp thì cứ cướp, mình cứ đấu tranh lâu dài. Nó căng bảng Tam Sa thì căng, mình cứ căng mồm ra mà nhỏ nhẹ em phản đối. Đảng ta tài thật! Viết được câu này chắc bác phóng viên phải cong cả cái lưng. Thế mà các đồng chí ta vẫn lạnh lùng kêu gỡ xuống.
“Chúng ta có lòng tự tôn dân tộc. Chúng ta không thể mãi “lịch sự” với kẻ cướp vào nhà mình”: tại sao không? Lịch sự với giặc (cướp) và… bất lịch sự với dân là truyền thống của đảng ta mà. Đây là quá trình đấu tranh (lịch sự) lâu dài và quan điểm của Chính phủ, Nhà nước Việt Nam. Rõ!?

Ngỏ ý kết hôn hay là ăn cướp?

Quanlambao - Một Chủ tịch lăn lọn cả cuộc đời 20 năm tạo dựng lên một Ngân hàng Top 5 của Việt Nam cuối cùng bị thay thế bởi chính kẻ tội phạm – Một kẻ ăn hối lộ ‘tiền cò’ để rút chính tiền của Ngân hàng ra thâu tóm Sacombank và giờ đây với hậu thuận của chính đám an ninh đồ tể Tô Lâm và tên Thống đốc tham nhũng tanh tưởi Nguyễn Văn Bình đã nghiễm nhiên trở thành Chủ tịch của Sacombank và để cho việc ‘đuổi’ ông Đặng Văn Thành ra khỏi Sacombank và ‘lột trần’ những gì còn rơi rớt lại chúng đã cho bắt bớ, điều tra cả gia đình ông Thành để không ai còn dám phản kháng lại.
 
Cả Eximbank và NH Phương Nam đều cần phải bám vào Sacombank để cứu mình khỏi chết vì thua lỗ, thất thoát, tham nhũng. Đặc biệt Eximbank với hơn 45.000 tỷ đồng cho chính mình vay nhưng thông qua những kẻ đứng thế được trả tiền như Lê Hùng Dũng, Phạm Trung Cang, Phạm Hữu Phú, Nguyễn Đức Kiên đến nay đã không thể trả nợ nổi dù đã làm trò rót vốn cho công ty con lấy danh nghĩa ‘đầu tư’ song thực chất để  có tiền đảo nợ … và những khoản thua lỗ do bố già Kiên bán khống vàng còn nằm đó nếu không bịt thì chính Lê Hùng Dũng và Phạm Hữu Phú không sớm thì muộn cũng làm cho Eximbank sụp đổ và toàn bộ ban lãnh đạo các bố già này sẽ phải đi theo Bố già Kiên….
Chính vì vậy mà Lê Hùng Dũng, Phạm Hữu Phú, Trầm Bê đã đổ tiền lót đường cho đám đồ tể Phạm Quý Ngọ sử dụng một lũ đầu trâu mặt ngựa nhào vào ‘tấn công, đàn áp’ gia đình ông Đặng Văn Thành.
 
Bước tiếp theo chúng sẽ rút tiền từ Sacombank để chi viện cho Eximbank và NH Phương Nam, rồi khi mọi việc lắng xuống chúng sẽ sáp nhập với NH Phương Nam.
 
Đây là một vụ án tham nhũng , lũng đoạn tày trời trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Một điển hình của vụ thâu tóm. Tại sao các ngài chống tham nhũng lại làm ngơ để chúng có thể làm mưa, làm gió mà thiệt hại cuối cùng là nhân dân và đất nước này phải gánh chịu?
 
Mời xem:Sacombank để ngỏ ý tưởng ‘kết hôn’ với Eximbank
Tin ông Đặng Văn Thành rời Sacombank, cùng diễn biến giao dịch thỏa thuận hàng nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán là lý do khiến nhiều người nghĩ tới khả năng hai ngân hàng sẽ trở thành một. Tân chủ tịch Phạm Hữu Phú cũng thừa nhận đây là “ý tưởng hay”.

Ông Phạm Hữu Phú, tân Chủ tịch HĐQT Ngân hàng cổ phần Sacombank.
Kết phiên giao dịch ngày 6/11, cổ phiếu EIB của Ngân hàng cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) tiếp tục làn sóng thỏa thuận khủng, khối lượng thành công lên đến 21,3 triệu cổ phiếu với giá 15.300 đồng mỗi đơn vị. Trước đó, mã này cũng liên tiếp thoả thuận 35 triệu cổ phiếu (phiên ngày 31/10), 8,6 triệu cổ phiếu (phiên ngày 29/10) và 19,4 triệu cổ phiếu (phiên 1/11).
Tính chung 2 tháng gần nhất, cổ phiếu EIB đã thỏa thuận gần 298 triệu đơn vị, ứng với trị giá hơn 1.626 tỷ đồng, chiếm 13% vốn điều lệ ngân hàng. Trong khi đó, tổng lượng chuyển nhượng thành công của STB (Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank) cũng đạt trên 95,6 triệu đơn vị, ứng với giá trị hơn 1.866 tỷ đồng, tương đương 17,37% vốn điều lệ. Thỏa thuận nhiều triệu cổ phiếu, nhưng hầu như không có thông tin công bố về những nhân vật giao dịch cụ thể.
 Bóc lột dân đểbù lỗ cho mình  Thống đốc tiếptay cho Mafia  Chân tướng bốgià Kiên Bộ mặt thật bốgià Nguyễn Đức Kiên    Bố già đã thâutóm xong STB   Eximbank &Trò chơi của bố già   
Diễn biến này khiến giới đầu tư thạo tin nghĩ nhiều hơn tới khả năng hợp nhất, sáp nhập giữa hai đại gia ngân hàng này, nhất là sau khi ông Đặng Văn Thành, nhà sáng lập và vị lãnh tụ tinh thần một thời của Sacombank từ nhiệm chức Chủ tịch, rồi rời hẳn Hội đồng quản trị.
Còn phải chờ đại hội cổ đông của Sacombank thông qua chính thức, nhưng quyết định từ nhiệm của ông Thành từ nhiệm cũng kịp khiến cho Vn-Index giảm mạnh nhất (mất 12,69 điểm) kể từ sau sự cố tại ACB hôm 20/8. Giá trị thị trường bị bốc hơi hơn 1 tỷ USD sau thông tin về cả hai vợ chồng nhà ông Thành.
Những thông tin bất ngờ và chưa có lời giải thỏa đáng xuất hiện với mật độ cao trong thời gian ngắn khiến giới đầu tư xuất hiện nhiều đồn đoán và liên tưởng khác nhau. Anh Lâm, một nhà đầu tư tại Hà Nội bày tỏ: “Những lệnh thỏa thuận với số lượng lớn thường diễn ra ngầm trước đó, bởi những giao dịch nhiều thế này thường ít xuất hiện trên thị trường. Tôi cũng không loại trừ khả năng về sự thâu tóm, sáp nhập và mua đi bán lại cổ phiếu giữa hai ngân hàng”.
Còn theo anh Nam, nhà đầu tư tại Hà Nội, các giao dịch thỏa thuận này còn khiến anh nghĩ tới giả thiết nhằm mục đích đảo nợ để thanh toán margin. Nhiều người sử dụng margin để mua cổ phiếu, nhưng tới ngày đáo hiện thì không đủ tiền để trả nên đành tự thỏa thuận với nhau để bán cổ phiếu một thời gian, anh giải thích .
Một chuyên gia về phân tích đầu tư chứng khoán lâu năm tại TP HCM cho biết, giao dịch thỏa thuận hai mã EIB và STB tăng đột biến trong thời gian qua kết hợp với chuỗi sự kiện thay đổi nhân sự cấp cao có thể có những liên quan nhất định.
“Chẳng hạn, thông tin thay đổi nhân sự đã được một số người biết từ trước, họ bắt đầu thu gom cổ phiếu để thực hiện sáp nhập sau này với mức giá tốt. Trường hợp thứ hai là người biết trước thông tin vẫn mua dù không nằm trong HĐQT hay nhóm cổ đông lớn, họ chỉ đơn giản mua rồi bán lại cho các đối tượng muốn sáp nhập sau này”, chuyên gia này lý giải.
Thực tế khả năng mua bán, sáp nhập đã được đặt ra từ đại hội cổ đôngcuối tháng 5, khi chứng kiến sự lép vế của người cũ Sacombank trong Hội đồng quản trị, thay vào đó là lực lượng hùng hậu đến từ Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) và Eximbank. Chủ tịch Eximbank Lê Hùng Dũng – đại diện cho nhóm cổ đông lớn tại Sacombank – cũng thừa nhận đang xin ý kiến cổ đông để được chủ động tìm hiểu, tiếp xúc, phân tích khả năng sáp nhập, mua bán ngân hàng.
Trao đổi với VnExpress.net về lượng giao dịch thỏa thuận tăng đột biến, tân Chủ tịch Sacombank, ông Phạm Hữu Phú nhận định, đây là vấn đề bình thường và có thể những người thực hiện giao dịch mua bán này không thuộc phạm vi phải công bố thông tin.
Đồng thời, ông Phú cho biết, bản thân ông không hiện chưa có thông tin nào về giao dịch của cổ đông nội bộ hay người có liên quan tại Sacombank tới những thỏa thuận trên. “Tôi cũng đang theo sát vấn đề này, nếu có tôi sẽ thông báo ngay”, Tân chủ tịch Sacombank nói.
Về những đồn đoán xung quanh khả năng hợp nhất giữa Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã: STB) và Ngân hàng cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã: EIB), ông Phạm Hữu Phú, tân Chủ tịch HĐQT Sacombank cho biết, chuyện này chưa có lộ trình sáp nhập và cũng chưa có gì cụ thể. Dù vậy, theo ông Phú, đây “là một ý tưởng hay” nhưng cũng là “một vấn đề lớn phải xin ý kiến chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.
Tường Vi – Hàn Phi

Tập Cận Bình : Đảng Cộng sản Trung Quốc sẵn sàng chuyển giao quyền hành

ÔngTập Cận Bình sắp thay thế ông Hồ Cẩm Đào ở chức Tổng bí thư đảng, đồng thời lên làm Chủ tịch nước (REUTERS)
ÔngTập Cận Bình sắp thay thế ông Hồ Cẩm Đào ở chức Tổng bí thư đảng, đồng thời lên làm Chủ tịch nước (REUTERS)
Một ngày trước khi khai mạc Đại hội đảng 18, đảng Cộng Sản Trung Quốc thông báo Phó chủ tịch nước Tập Cận Bình sẽ là người chỉ đạo các công việc của Đại hội, một động thái khẳng định việc ông Tập sẽ chính thức lên thay thế ông Hồ Cẩm Đào lãnh đạo đảng và Nhà nước Trung Quốc.
Tại cuộc họp báo diễn ra hôm nay 07/11/2012 tại Bắc Kinh, phát ngôn viên của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, ông Thái Minh Chiếu thông báo, Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 sẽ khai mạc vào 9 giờ sáng ngày 8/11 tại Đại Lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, đại hội diễn ra 7 ngày từ ngày 8 -14/11. Theo phát ngôn viên của Đại hội, ông Hồ Cẩm Đào sẽ có bài diễn văn quan trọng khai mạc Đại hội này.
Ông Thái Minh Chiếu cho biết « Hội nghị trù bị ( Đại hội 18)của đã thông qua việc chỉ định ông Tập Cận Bình làm Tổng Thư ký Đại hội ». Theo truyền thống của đảng Cộng sản Trung Quốc, người điều hành các công việc của Đại hội chính là người sẽ kế thừa vị trí lãnh đạo đảng của khóa trước. Việc bầu tổng bí thư tại Đại hội chỉ mang tính hình thức.
Được bổ nhiệm vào chức vụ phó chủ tịch nước từ năm 2008, như vậy là từ sau Đại hội 18, ôngTập Cận Bình, 59 tuổi, sẽ chính thức thay thế ông Hồ Cẩm Đào vào chức vụ tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời nắm chức Chủ tịch nước. Chức vụ Nhà nước này sẽ được thông qua chính thức tại khóa họp Quốc hội đầu tiên năm 2013. Cùng với việc thay đổi lãnh đạo đảng, các vị trí chủ chốt khác trong bộ máy lãnh nhà nước Trung Quốc cũng sẽ được đảng đề nghị thông qua tại kỳ họp Quốc hội này.

Giặc …

Truongduynhat


Tháng tám 1945 chính phủ Việt Nam tuyên chiến với ba loại giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Xác định rõ ràng và dứt khoát đói, dốt và ngoại xâm là giặc nên một dân tộc giàu lòng quật khởi đã bước đầu nhanh chóng vươn mình đứng lên chiến đấu và chiến thắng. Nay, thảm thay, không những còn đủ mặt cả ba tên giặc ấy, lại còn thêm giặc nội xâm nữa. Khác là chúng ta “mỹ miều” gọi đói là “đứt bữa”, kẻ cướp nước là “lạ”, “đồng chí bốn tốt”, nội xâm là quan “sâu”! (Mà sâu thì suy cho cùng vẫn chung sống cả triệu năm nay với người). Chừng nào không chỉ đích danh bản chất sự việc và ra tay triệt để giải quyết thì còn tiếp tục gánh thất bại.
 Tiến sĩ Phạm Ngọc Cương (Toronto, Canada)
Văn hóa, khoa học, giáo dục thế này thì hoặc là giới tinh hoa, khoa bảng bị gọi nhầm tên hoặc là chúng ta thậm ngu, nuôi giặc trong nhà theo đúng nghĩa đen của nó. Để bước lên trước thì phải cải cách toàn bộ nền giáo dục từ mẫu giáo tới sau đại học.
Muốn khai cái gì kể cả khai trí thì vấn đề cốt tử là phải cầu thị. Không thực tế khi từ vô học đòi tót cái lên ngay “đỉnh cao trí tuệ” của nhân loại được. Đầu tiên, hãy làm người học trò giỏi của văn minh nhân loại đã. Và hãy hạ bệ các bất xứng trong thang bậc xã hội Việt.
Thật nhiều việc cần và có thể làm. Muốn hạ khỏi loạn thì thượng phải chính. Cần xóa bỏ gấp Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước. Chính phủ nước CNXHCNVN luôn ôm vào mình thật nhiều quyền. Bao sân cả việc bảo vệ tiến sĩ hay phong hàm giáo sư; một loại ân sủng, như ban áo mão cân đai phân đẳng cấp xã hội. Những năm 1980 việc phong giáo sư còn phải qua Bộ Chính trị duyệt. Thật như đùa, những tay ít học quyết định tầm vóc, xếp ngôi thứ cho những tay nhiều chữ.
Cứ xem các giáo sư, tiến sĩ made in Vietnam ra sao khi ông cựu Thứ trưởng, Tổng thư ký hội đồng chức danh giáo sư nhà nước GSTS Trần Văn Nhung trước khi gặp Bill Gates chỉ có mục đích là làm sao giữ tay ông này 15 giây để có cái ảnh đẹp lòe đồng đội ngưu mã của mình. Dày công chuẩn bị duy có một câu tiếng Anh đơn giản để nói với Bill Gates mà thở ra còn sai tới vài lỗi. Tởm hơn nữa là sau đó còn huyênh hoang phổ biến “kinh nghiệm” này trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Thật tội nghiệp cái màn diễn vụng của ông và xót xa cho nền quan trí nước nhà!
Gần đây, TS Nguyễn Văn Thành- Bí thư thành ủy Hải Phòng, có chiến tích  gây cười “gu gờ chấm Tiên Lãng” cho cả trong nước lẫn hải ngoại.
Trao học hàm, học vị là chuyện của các trường đại học, viện nghiên cứu. Nhiều người sẽ bảo thế thì loạn, đâu đâu cũng có quyền phong cả. Bình tĩnh nào, không có sao hết! Qui về một nơi như kiểu của ta mà bấy lâu nay toàn lộn canh hẹ cả lên đấy. Quá hiểu chất lượng hàng hóa và dịch vụ cửa hàng mậu dịch quốc doanh rồi! Đeo mề đay gì dưới cổ bò thì bò vẫn là bò thôi!
“Ngôn ngữ là vỏ bọc của trí tuệ”. Và cái phần lớn của trí tuệ nhân loại hôm nay, tiếc thay lại chưa được bọc bằng tiếng Việt. Vậy thì  ngoại ngữ là chìa khóa mở lâu đài tri thức nhân loại. Từ lớp bé mỗi học sinh phải được biết trước là muốn tốt nghiệp đại học phải nắm được một ngoại ngữ thông thạo. Một chương của luận án tốt nghiệp đại học cần phải được viết và trình bày bằng một ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt. Hơn nữa, để tốt nghiệp đại học thì ít nhất phải dịch một tác phẩm hoặc một số bài báo chuyên ngành ra tiếng Việt. Người muốn làm Ph.D thì phải thông thạo hai ngoại ngữ trở lên, luận án phải được viết song ngữ hoàn toàn. Trong hội đồng bảo vệ luận án phải có một giáo sư dù ở trong nước hay nước ngoài phản biện lại công trình của nghiên cứu sinh đó không phải bằng tiếng Việt. Làm vậy sẽ thay đổi về cơ bản rất nhiều. Thứ nhất cắt bỏ hoàn toàn những ban bệ chấm mút hữu danh vô thực. Thứ hai chấn chỉnh lại thang giá trị việc học. Chấn hưng tinh thần thượng tôn khoa học. Loại bỏ dần việc học thuật bợ đỡ quyền lực. Xếp ra rìa xã hội một lô các trường đại học xôi thịt đang mọc như nấm độc sau mưa. Những vị muốn học giả sẽ phải ra đi không kèn không trống… Theo cách đó trong 20-30 năm nữa nước ta sẽ có một tầm vóc khu vực về học thuật.
Như vậy ngay cả các đại học “lớn” cũng sẽ thiếu máu. Vì rất nhiều giáo sư tiến sĩ ở đó cũng không đạt yêu cầu. Đúng! Phải để thị trường đánh giá công bằng chất lượng đội ngũ đó. Ở một đất nước mà việc phong thần lãnh tụ tốn không biết bao tâm huyết, công sức của đảng và tiền của toàn xã hội mà các khảo cứu công phu nhất về Hồ Chí Minh lại là của các học giả không phải người Việt viết. Những báo cáo đáng đọc và suy nghĩ nhất, giá trị nhất về Việt Nam từ cổ đại đến hiện tại lại là do người nước ngoài biên khảo. Các trường, viện cần phải có ít nhất 1/10 số giáo sư giảng dạy là người nước ngoài. Có tiền đốt vào bao nhiêu cái Vinas thì sẽ có tiền để thuê thầy. Nếu bước đầu bí quá thì ta về ta tắm ao ta tức là kêu gọi các trí thức Việt kiều hướng dẫn luận án tầm xa và phân bổ quĩ thời gian về dạy thiện nguyện cho các trường điểm trong nước. Nếu không đủ nhân lực, tài lực, vật lực đáp ứng được chất lượng giảng dạy cao thì các trường phải thu hẹp qui mô đào tạo lại. Đặt các nhân tài khoa học và quản lý năng động vào các vị trí thực sự xứng đáng tại các trường và viện. Có vậy mới hi vọng chất lượng giáo dục đại học nhúc nhích.
Ở các xứ phát triển, hết khóa sinh viên đều được phát giấy đánh giá chất lượng các giáo sư. Các giáo sư không được tín nhiệm nhà trường sẽ không mời dạy tiếp.
Vậy số giáo sư tiến sĩ bị loại đi đâu? Xin thưa, mời ra làm việc khác hoặc về các trường phổ thông. Phải nói là bên này rất nhiều tiến sĩ là giáo viên phổ thông cấp hai, ba. Không có gì là xấu, là sai ở đây cả. Ngày xưa đảng phát động được các tiểu tư sản trí thức lăn vào phong trào công nhân, “vô sản hóa” thì nay cũng cần “phổ thông hóa” các tiến sĩ. Tiến sĩ suy cho cùng cũng chỉ là một người vừa xóa xong nạn mù chữ trong công việc nghiên cứu khoa học. Học vị tiến sĩ thì cũng như anh chàng theo binh nghiệp đeo lon úy, theo cửa Phật làm chân sư, theo Công giáo ngồi ngôi cha, hay làm kinh doanh có triệu đô đầu tiên mà thôi. Nghiên cứu sinh là một việc cần từ 3-10 năm và mỗi năm may lắm gặp, bàn luận cùng giáo sư hướng dẫn đề tài nghiên cứu của mình độ mươi tiếng. Cái được nhất -nếu có- ở đọan đời đó là rèn luyện dược kỹ năng lao động trí tuệ độc lập. Có thế thôi! Đừng huyễn hoặc bằng cấp đến hài hước hay dùng nó làm bàn đạp để lòe đời, thăng quan tiến chức. Vậy còn đâu trong với sáng.
Còn đầu vào đại học và giáo dục phổ thông? Xin lắp tiếp một cái rào cản ngôn ngữ vào đó. Cứ cho các trường đại học bỏ tuyển sinh và chiêu sinh thẳng theo bảng điểm của phổ thông. Sẽ có rất nhiều tiêu cực trong mấy năm đầu, nhưng chỉ ba năm là ta có thể vãn hồi trật tự về cơ bản nếu siết các điều sau: Từ năm thứ hai đại học phải đọc được sách báo chuyên ngành bằng tiếng nước ngoài và từ năm thứ ba phải học và thi vài ba môn chuyên ngành bằng tiếng nước đó; năm nào sức học đuối là loại luôn xuống cao đẳng hay trường nghề. Sau vài năm áp dụng nghiêm qui chế này phần lớn học sinh phổ thông và các phụ huynh sẽ biết xác định sớm về tư tưởng, tự lượng sức mình mà nộp đơn vào các trường cao đẳng và dậy nghề để sau ra đời làm công nhân kỹ thuật cho tốt còn hơn làm ông nghè ông cống hụt.
Sự học chưa bao giờ dễ như bây giờ, thừa mứa tự điển, sách báo tạp chí quốc tế chuyên ngành, Internet, YouTube, Google … Mỗi cá nhân muốn có bằng cấp, muốn chứng tỏ khả năng lĩnh hội kiến thức cần chứng tỏ khả năng tự học đến thành tài của mình.
Để bắt đầu học một ngôn ngữ thì sau 17 tuổi rất ít người có thể nói được như tiếng mẹ đẻ. Nhưng để mà đọc thông viết tạm thì qua cả 40 tuổi nếu cố gắng vẫn có thể làm được.
Xem người ta dạy trẻ về William Shakespeare đáng để tham khảo. Các nhà giàu vận động gom tiền xây dựng nhà hát mang tên ông. Các nhà văn viết lại các vở kịch của vĩ nhân sinh từ năm 1564 này ra ngôn ngữ hiện đại và phổ thông bây giờ cho các cháu dễ đọc. Các họa sỹ vẽ tranh mô tả thật sinh động các cảnh của kịch. Các nhà xuất bản in các tác phẩm của ông với giá rẻ, bìa cứng và bắt mắt rồi đưa vào các thư viện của các trường cấp 1,2,3. Các thầy cô mang ra đọc cho các cháu từ lớp 3-4. Sau đó nhà trường liên hệ với các nhà hát kịch để dành ngày biểu diễn miễn phí hoặc bán vé giá thật ưu đãi cho các cháu.  Khi các cháu đến rạp xem thì các diễn viên dành hẳn hai ba tiếng để giới thiệu với các cháu thế nào là ngôn ngữ kịch nói, thế nào là cảnh, là sân khấu rồi gọi từng tốp 5-10 cháu một lên sân khấu biểu diễn từng hoạt cảnh nhỏ một. Hết buổi sáng là cả mấy trăm cháu đã vào cuộc hết lượt trên sân khấu với Shakespeare rồi. Buổi chiều sau khi đã nhuyễn nội dung các cháu sẽ được thả người vào các ghế nỉ êm ái xem các nghệ sỹ tài năng trình diễn lại. Vở kịch kinh điển-nơi chuyển tải toàn chuyện của người lớn từ mấy thế kỷ trước-mà các cháu 9-10 tuổi cười, vỗ tay dữ dội, hồi hộp, hân hoan đến từng chi tiết nhỏ. Về nhà còn háo hức viết bài tổng kết, viết phản hồi lại cho các nghệ sĩ là các cháu thích hay không thích khúc nào nhất, nhân vật nào nhất. Dư âm vang vọng mấy tuần không hết. Đó là xã hội hóa giáo dục, đó là kết nối truyền thống với hiện tại.
Ít nhất hãy biết đối xử như vậy với tiền nhân của mình. Đừng để Nguyễn Du từ dưới mồ còn than tiếp là hai trăm năm nữa có ai còn nhớ ông không?
Địa cầu này, với con mắt giản lược của người xưa chỉ gồm ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mấy vật chất đó thì ở đâu trên trái đất này cũng khá như nhau. Cái làm nên sự khác biệt nhất của mỗi nước, nếu có, là ở Nhân mà thôi.
PNC, 1/11/2012

Tạp …

Truongduynhat


“Tạp…”- Một cái tít ngắn ngọn, những dòng lan man viết vội (như lời tác giả nói với tôi), nhưng hàm chứa nhiều tình cảm và ý tưởng sâu đậm của một trí thức Việt hải ngoại- TDN.
     Tiến sĩ Phạm Ngọc Cương (Toronto, Canada)
Những điều trông thấy mà vui
Những điều nghĩ tới mà đau đớn lòng (1)
           1-  Thiện nguyện
Tháng nào thằng bé cũng mang về cái thư của trường báo có ngày sinh hoạt ngoại khóa không bắt buộc: đi xem kịch, bảo tàng, triển lãm nghệ thuật, di sản văn hóa, thảo cầm viên, vườn thú… Nếu bố mẹ đồng ý cho con đi thì ký vào giấy, nếu cháu nào thích đi mà gia đình không có khả năng trả tiền vé thì nhà trường sẽ cấp vé cho cháu miễn phí. Phụ huynh nào có nhã ý tham gia đi theo thiện nguyện giúp thầy cô giáo trông các em cùng thì phải đăng ký trước và tự trả tiền vé cho mình. Sẵn lòng đi giúp không công, tự chi trả cho mình mà vẫn còn hồi hộp vì luôn có quá nhiều người sẵn sàng giống mình, nhiều khi trường phải cho những người thiện nguyện bốc thăm chọn chỉ lấy bốn người cho mỗi lớp 25 cháu. Khó thay để được làm thiện nguyện ở xứ sở được mệnh danh là thiên đường của “vị kỷ” và “cá nhân chủ nghĩa” này!
   2-  Stop Sign
67 là tuổi nghỉ hưu. Nhiều người già không muốn cho phần đời còn lại vô nghĩa xin thành phố cho làm việc thiện nguyện. Việc của họ có thể là cầm cái biển “STOP” sign ra trực các ngã tư để dẫn học sinh qua đường lúc 8-9h sáng; 12-1h trưa và 3-4h chiều là giờ các cháu đi, về học. Mùa hè ấm áp thì học sinh được nghỉ hè. Thân già, giữa mùa đông tuyết giá ra đứng đường trông trẻ là cả một cố gắng. Cuộc sống thật có ý nghĩa hơn khi nó không phải chỉ cho mình.
   3-  Dọn nhà
Mấy năm trước tôi dọn đến ở khu vực cũ kỹ của thành phố. Trên trăm tuổi đã được coi là lâu đời vì Canada cũng mới có 145 tuổi. Dọn về đây vì tôi thấy thú khi thấy cái tòa thị chính cũ bé tí tẹo chả nhỉnh gì hơn cái nhà dân thường trong khu. Trong khi đó các trường cấp 1, 2, 3 là các tòa lâu đài thật đồ sộ, vật vưỡng to gấp cả trăm lần tòa thị chính. Nhà thờ tuy to thứ hai sau trường học mà cũng chỉ bằng 1/20 khuôn viên trường. Các ngân hàng, cửa tiệm không bằng cái móng tay so với trường. Mỗi nhà dân chỉ được xây cất xấp xỉ  ½ diện tích đất của mình vậy mà tổng diện tích cây xanh, công viên, hồ, đường xá bên ngoài vẫn chiếm tới 70% toàn khu vực. Cảm ơn các tiền nhân Canada đã mở mắt cho kẻ hậu bối thật nhiều điều.
   4-  Chapters
Là cửa hàng sách. Một tòa nhà cổ lộng lẫy ở một vị trí cực kỳ đắc địa là đón lõng toàn bộ học sinh mấy trường phổ thông. Ai qua đây cũng có ba việc có thể làm là mua sách, ngắm sách hoặc là lấy bất kỳ cuốn nào, mới tinh, thơm mùi mực in ra ngồi ở bất kỳ cái ghế bọc da hay nỉ êm ái nào trong cửa hàng và nghiền đến lúc nào xong rồi trả sách lại về giá rồi ra về. Nếu chưa đọc xong mai cửa hàng mở cửa lại ra đọc chùa tiếp. Xin mời cứ tự nhiên, vô tư. Yêu khu vực dân cư mà những tòa nhà lớn nhất là trường học, bệnh viện, thư viện bao nhiêu thì càng thấy yêu sự tế nhị và hào hiệp trong nghiệp kinh doanh của Chapters bấy nhiêu. Tri thức cũng như thương mại là cái không phải cứ ép mà được.
5- Kỳ thị
Mark sinh ở Chicago. Từng rất cố gắng làm việc từ bồi bàn, dọn dẹp, bán hàng để góp thêm tiền trả học phí đại học và sau đó là… bảo vệ thành công hai bằng tiến sỹ. Một âm nhạc và một về nhân chủng học. Hai hướng đi chả có gì gần nhau nhưng đó là ý thích của anh từ bé muốn hiểu rõ về giống người và âm thanh. 13 năm cuộc đời để làm hai cái Ph.D. rồi chàng yêu và lấy một cô Canada. Hiện nay người trung niên da trắng gốc Mỹ ấy là giáo sư của hai trong ba đại học của Toronto. Vợ bảo lĩnh anh sang Canada theo diện hôn thê. Mark mới nói với tôi là anh thật hạnh phúc vì cuối cùng Bộ công dân và di trú Canada đã hết nghi ngờ anh và anh vừa nhập quốc tịch. Một minh chứng sống cho việc không phải chỉ vài sắc dân châu Á bị nghi ngờ tìm cách vào Canada theo con đường hôn thê dởm.
    6-  Giáo viên
Chưa yên tâm hành nghề giáo sư đại học; từ khi có con Mark  mới thấy là mình thích thành giáo viên. Để làm giáo viên ở Ontario thì dù là giáo sư anh vẫn phải đi học thêm một năm sư phạm nữa. Nhiều khi gặp các thầy cô ở trường phổ thông hỏi họ trước làm nghề gì. Nhiều người nói là tiến sỹ, bác sỹ, kỹ sư cao cấp… Động cơ nào khiến họ từ bỏ công việc thu nhập cả vài trăm ngàn, học lại ra làm giáo viên với lương chỉ 50-80 ngàn$/năm. Tiền bạc không thể lý giải nổi thì chắc động cơ chỉ còn là niềm đam mê.
Khi tới Canada định cư, ở sân bay tôi được phát tờ quảng cáo của chính phủ hướng dẫn là có ba nghề rất được tin cậy và tôn trọng ở đây là giáo viên, cảnh sát và bác sỹ. Vào quốc tịch cần có người biết mình từ ba năm trở lên chứng nhận và danh sách hàng đầu những người có thể ký chứng nhận không phải là tiến sỹ hay giáo sư nọ kia … mà là ba nhóm người hành nghề trên.
   7-  Răng đẹp
Canada không cho phép tư nhân hóa y tế cơ bản. Không có bệnh viện tư, y tế không mất tiền. Tuy nhiên y tế công không bao thẩm mỹ. Và răng lợi được coi là làm đẹp nên phải tự trả tiền túi hoặc bảo hiểm trả. Làm giáo viên ở Ontario có chế độ bảo hiểm răng thật trên mức tuyệt vời. Khi đi khám nha sỹ rất thích đè thầy cô  ra chữa răng, miệng. Lo cho thầy cô luôn có hơi thở thơm tho, nụ cười được nở trên mặt cùng hàm răng đều trắng trẻo sẽ giúp các thầy cô thêm tự tin và duyên dáng trước các công dân tí hon của đất nước.  Xứ “giẫy chết” và “bóc lột” là vậy, còn  sự chu đáo của xứ “triệu lần hơn” thì tầm vóc nhỏ nhoi của mình sao mà tưởng tượng ra nổi?
8- Vui
Hôm nào đón con đi học về tôi cũng hỏi là ở trường hôm nay thế nào? Vui lắm bố ạ. Cô giáo của con năm nay thế nào? Cô giỏi lắm bố ạ. Sao năm nào con cũng khen cô giỏi, thế không có ai kém à? Không! Họ đều giỏi theo những cách khác nhau.
Đứa khác hôm nào tối mịt cũng mới thấy mặt. Hỏi sao con về muộn thế? Bố ơi hôm nào về nhà thấy trời còn sáng con thấy tiếc như mình còn chưa sống trọn vẹn đủ một ngày. Chúng con bây giờ là người Type A tức là người học hết mình nhưng chơi còn hết mình hơn. À ra thế! Nhà trường đã thành công khiến chúng học như chơi và chơi như học.
9- Thời tiết
Để làm quen, dân Anglo-Saxon thường bắt chuyện từ thời tiết. Tôi thích mùa xuân vì sau cơn ngủ đông cây ra cả trăm màu xanh của sự sống dâng trào. Mùa thu ngắn như người đàn bà hồi xuân khao khát cháy hết những rạo rực còn lại trong đời. Mùa xuân thong dong như gái mười tám đôi mươi còn dài đường tính. Các danh họa Canada trong Group of Seven thật nổi tiếng nhưng chưa ấn phẩm thu nào của họ sắc nét bằng Golden Autumn của Levitan. Mùa thu nước Nga đã thật mê hồn, nhưng mùa thu Canada còn đầy hấp lực hơn. Vì ở Nga cây chủ đạo là bạch dương trong khi ở Canada cây chủ đạo là cây phong. Mà phong đa dạng hơn bạch dương nhiều lắm. Các lá phong vàng đỏ bay trong gió như những bàn tay nhỏ vẫy chào thế gian đầy lưu luyến. Thật hay là lá còn đang rất tươi và đang độ đẹp đã rời cành. Không đeo bám dai dẳng với quyền lực tới khô đen như nhiều chính trị gia già nua trên thế giới này.
          10- Mẹ
Các tiếu tâm dòng chính bên này khai thác chuyện con rể mẹ vợ. Còn bên ta chủ đề hót là mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu.
Ở đâu, dù là mẹ, nhưng chèn vào tự do của con cũng bị chê cười.
          11-Khóa cửa
Mấy lần đổi nhà thi thoảng có người hỏi là có thay ổ khóa cửa không? Tôi hỏi thay làm gì nhỉ khi bên này hai cái thượng tôn nhất, quí nhất là quyền tự do và quyền tư hữu thì đều hiện diện và được bảo vệ chu đáo như nhau cả ở trong nhà cũng như ngoài đường.
          12- Dân chủ
Ở châu Âu 70% dân chúng ở nhà thuê. Ở Mỹ người ở nhà của mình là 65,4%. Còn chủ nhà Canada chiếm tới hơn 70% dân số.  Tại Ontario các mâu thuẫn của người chủ nhà và người thuê nhà do tòa Landlord and Tenant Board giải quyết. Nếu người thuê kiện người chủ thì người thuê nộp lệ phí tòa là $50 và có luật sư miễn phí cãi hộ tại tòa. Nếu người chủ thưa người thuê thì lệ phí tòa là $150 và phải tự đi thuê luật sư với giá tối thiểu $1000/ngày. Chơi khó người giàu và bao biện người nghèo thế mà sao cái xứ này vẫn để tên cụt lủn là Canada mà không đổi ngay sang là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Canada cho nó thật hoành tráng và xứng tầm thời đại nhỉ?
          13- Công bộc
Ở Canada nếu thấy xe cảnh sát nháy đèn ngay sau xe bạn thì phải tấp xe vào vệ đường, đánh đèn hỏng, rút bằng lái và giấy tờ bảo hiểm xe ra, hạ cửa kính bên phía người lái xuống, để hai tay lên vô lăng và ngồi chờ. Cảnh sát sẽ tới, cúi chào bạn trước sau đó xin cho xem giấy tờ rồi họ về xe cảnh sát. Khoảng 15 phút sau họ quay lại xe bạn trao trả giấy tờ và phiếu phạt. Giải thích nội dung bạn vi phạm và quyền của bạn rồi chào bạn, đường ai nấy đi. Nếu đồng ý mức phạt bạn trả ngay trong vòng 14 ngày. Nếu không bạn ra tòa. Ra tòa phần đông vì mong cảnh sát vì lí do gì đó không đến được tòa vì ở xứ này chỉ có mỗi 2 cảnh sát trên 1000 dân nên nhiều khi họ bận và không ra được thì mình sẽ trắng án. Cậu em tôi cũng thử ra tòa. Rủi thay là chàng cảnh sát đó cũng ra. Khi tòa hỏi cậu có muốn đối chất với cảnh sát xem ai sai không thì cậu thấy chả có gì để nói vì cảnh sát đúng. Vậy mà viên cảnh sát đó (đã thay cảnh phục sang comlê đen cà vạt tuyệt đẹp) lại đứng lên nói với tòa: hôm nay tôi đến đây để muốn xin quan tòa cho anh ấy giữ nguyên mức tiền phạt, nhưng không cắt điểm vì trong sổ công tác tôi có ghi chú lại là anh ấy hành xử rất lịch sự lúc nhận phiếu phạt. (Không cắt điểm thì không bị bảo hiểm xe tăng giá). Kể  lại câu chuyện cậu chua thêm không rõ bọn này nó “phê và tự phê” kiểu gì mà đào tạo ra “đầy tớ” hay thế nhỉ!
          14- Chết
Mẹ của cô giáo Doris vừa mất. Ôm chúng tôi cô khóc kể khi chỉ còn nửa bước nữa là tới cửa thiên đường, cụ bỗng mở mắt, nhìn tám người con nuôi và con đẻ đang không cầm được nước mắt vây quanh giường, cười và nói: Các con, mẹ đã sống một cuộc đời vô cùng hạnh phúc. Sau chiến tranh thế giới II dân miền nam nước Ý nghèo đói chỉ làm nông nghiệp và băng đảng đã di cư sang Canada. Là một nông dân chỉ quen cày cuốc ít học mà mẹ đã có các con phương trưởng làm giáo viên, bác sỹ, luật sư. Mẹ sắp được gặp bố. Các con phải vui và chúc mừng cho mẹ đi chứ?
Đúng là:
“Người dưới vực sâu còn cứu kẻ trên bờ
Nếu dưới vực sâu còn dũng khí” (2)
           15- Lời hứa
Tôi thường hay tản bộ ra High Park hay Rennie Park. Thiên nhiên mùa nào cũng có bộ cánh tuyệt đẹp. Mùa xuân rạo rực với cả triệu triệu bông anh đào đua sắc. Mùa thu thanh thản suy tư cùng  đàn thiên nga trắng muốt lượn lờ trong hồ. Hai công viên này có đủ thứ từ vườn thú, sân tennis, bể bơi, sân trượt băng…Và tất cả đều miễn phí. Khởi đầu là hai người giàu có trước khi chết hiến tặng lại gia sản cho thành phố với điều kiện thành phố chỉ được dành cho đại chúng và không được thu phí gì kể cả chỗ đỗ xe. Hàng trăm năm qua thành phố luôn giữ lời.
          16- Phương tiện
Hôm nọ có việc phải ngó vào hồ sơ của hai người hành nghề kiểm toán. Chồng báo kiếm $12,000/tháng, vợ $18,000. Ba mươi ngàn $/tháng, nhà trả hết, Visa Master Cards không nợ và… không có ô tô. Giờ nhiều hãng cho mua chịu ô tô trả dần từ 3-5 năm có 0% lãi xuất. Gặp họ tôi hỏi họ di chuyển như thế nào? Họ nói chúng tôi chỉ dùng xe đạp và đi bộ.
Anh bạn mới sang Canada họp hội nghị khoa học ở trường Tổng hợp Toronto vào phòng chủ nhiệm khoa thấy bề bộn sách vở và chình ình giữa phòng là … cái xe đạp. Ồ ra xứ này đang chuyển giao biểu tượng. Người giàu đi bộ, xe đạp, người nghèo ôtô. “Đổi mới” để làm gì nhỉ? Có minh chứng hùng hồn để rao giảng là từ những năm 80 ta đã có phương tiện ngang tầm dân giàu Canada của tận năm 2012 rồi mà?
          17- Chùa
Tháng chín/2012 ra sân bay tiễn vợ về Việt Nam. Nhìn thấy một em trung tuổi mặt mũi khá sạch nước cản đang gọi điện thoại bằng tiếng Hoa. Hết cú điện thọai bỗng em đon đả bằng tiếng Việt: Anh về Sài Gòn? (à ra em là người Việt gốc Hoa) Không anh chưa, ra tiễn vợ về Hà Nội thăm nhà thôi. Em tưởng anh về dự hội nghị Việt kiều lần II. Có gì hay ở đó hả em? Được xe đưa đón và bao ăn ở khách sạn sang toàn bộ. Em sang Canada bao năm rồi? 30 năm anh ạ. Em làm nghề gì? Em làm công ty bảo hiểm. Trời ạ. Em có công ty riêng, thành đạt ở một xứ giàu có 30 năm về còn hí hửng khoe được bao đi lại và ăn ở. Em không tự lo được nổi cho mình mấy cái vặt vãnh đấy sao?
(…)
          18- Thủ lĩnh
Canada có ba đảng chính trị tầm vóc quốc gia. Hữu là Bảo thủ. Tả là Tân Dân Chủ và khuynh tả là Tự Do. Bảo thủ được coi là đảng của người giàu vì nhiều người giàu là đảng viên của đảng; nhưng phần lớn nông dân và binh sỹ cũng tham gia đảng này. Đường hướng của đảng này là nhà nước hãy can thiệp ít nhất vào cuộc sống của dân chúng, giảm thuế sẽ cùng giảm sự bao biện của bộ máy công quyền. Stephen Harper – đảng trưởng Bảo thủ- người đàn ông lên đỉnh cao quyền lực từ năm 2006 khi 46 tuổi theo đánh giá của dân Canada qua 3 lần liên tiếp thắng cử cũng “not too bad” ( không quá tệ)! Về đối nội ông liên tục giảm thuế cho dân chúng và các công ty, dẫn Canada vững bước phát triển qua cơn khủng hoảng kinh tế tồi tệ toàn cầu. Về đối ngoại, (…) ông từ chối tham dự Olympic Bắc Kinh 2008. Mới đây là nước phương Tây đầu tiên dẹp luôn tòa đại sứ của mình tại Iran và đuổi toàn bộ nhân viên sứ quán Iran ra khỏi Canada. Đêm Stephen Harper đắc cử lần đầu, báo chí Canada chạy tít Thủ tướng Tim Hortons. Tim Hortons là loại cà phê rẻ tiền của Canada (coi như đẳng cấp chè vối của Việt Nam) vì Harper không có tài sản gì đáng kể ngoài cái ôtô cũ và căn hộ nhỏ. Trong khi người mà ông đánh bại là Paul Martin – thủ tướng tiền nhiệm- là thủ lãnh đảng thiên tả Tự do lại là chủ hãng vận tải biển có tài sản trên 70 triệu đô.
Tài sản và tư tưởng chính trị không hẳn là những giá trị luôn đồng nhất. Nhiều nhà tư bản được bêu riếu là cá mập lại là những người dốc cả tài sản cho từ thiện; còn nhiều lãnh tụ vác danh đại diện cho giới cần lao lại chỉ lao đi vơ vét và đục khoét.
          19- O Canada(3)
Khi mới tới đây định cư, cảm giác đầu tiên là sao cái đất này cái gì cũng nhẹ nhàng, thiếu quá chất hào hùng kể cả từ bài quốc ca. Ồ Canada cứ như một khám phá nhỏ dịu dàng đến ngỡ ngàng.
Vậy mà ở càng lâu càng thấy sao câu thơ lại chỉ thấy đúng đến thế ở nơi cách xa quê hương của tác giả tới nửa vòng địa cầu lận:
“Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào
Ta nghẹn ngào…”(4)
Trông người lại ngẫm đến ta… nơi mỗi lần về lại thấy lòng xa quê hơn một chút.
          PNC, 3/11/2012
(1) Mượn ý cụ Nguyễn Tiên Điền
(2) Chế Lan Viên
(3) Nguyễn Khoa Điềm- Mặt đường khát vọng
(4) Quốc ca Canada

CÂU LẠC BỘ KHÁNG CHIẾN THÔNG BÁO

Đảng làm báo  -thông báo thế này:

Thông Báo đến quí bạn đọc,
Câu Lạc Bộ Kháng Chiến sẽ ngừng sinh hoạt trên trang ĐẢNG LÀM BÁO kể từ ngày thứ Tư  07/11/2012 . Chúng tôi gửi lại trang Blog cho một số bạn trẻ để tiếp tục sinh hoạt .
Chúng tôi xin tạm dừng sinh hoạt ở đây và sẽ mở một trang Blog khác để sinh hoạt trong tương lai .
Cám ơn quí bạn đọc đã gửi email thăm hỏi .
Trân Trọng
Thay Mặt Câu Lạc Bộ Kháng Chiến
Huy Phong

Và trương lên đầu Trang cái nầy :

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét