Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Tin thứ Hai, 19-11-2012

NÓNG! 9h30′ Theo tin từ ông Phạm Hoành Sơn, đại diện người dân khiếu kiện ở Văn Giang cho biết, sáng nay đã có khoảng 1.000 nông dân của các hộ khiếu kiện đất đai thuộc 3 xã Cửu Cao, Xuân Quang và Phụng Công đến trụ sở Bộ Tài Nguyên&Môi trường để nộp đơn khiếu nại (theo luật định không giải quyết khiếu nại tập thể).
Ảnh do CTV vừa gửi tới, quang cảnh bà con Văn Giang, Dương Nội tập trung trước trụ sở Bộ TNMT sáng nay.
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- CLB BÓNG ĐÁ No-U RA SÂN LẦN THỨ 45, CHIỀU 18/11 (Thành).
- Nhà giáo Hà Văn Thịnh, viết nhân Ngày Nhà giáo VN: Hãy vì dân vì nước, một chút thôi, làm ơn! (BoxitVN).
- Những người ươm mầm xanh Trường Sa – Kỳ 4: Anh “bảo mẫu” nơi đầu sóng (Tin tức). Thầy Giáp dạy học cho các em ở đảo Sinh Tồn => 
- Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông (RFI).  – Quốc hội nghe báo cáo về Biển Đông (VNN).
“GÁC TRANH CHẤP, CÙNG KHAI THÁC” LÀ CHIÊU BÀI ‘SÓI GỬI CHÂN’ (Bùi Văn Bồng).
- Hội nghị cấp cao ASEAN khai mạc tại Phnom Penh (VOA). – Hội nghị cấp cao ASEAN thứ 21 chính thức khai mạc (TTXVN/ ĐV).  - Những vấn đề nóng tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN (GD&TĐ). – Tranh chấp Biển Đông hâm nóng hội nghị ASEAN (VNE). – Không để vấn đề biển Đông làm lu mờ Thượng đỉnh ASEAN 21 (RFA). – ASEAN giục Trung Quốc đàm phán về tranh chấp biển (VNE).  – Biển Đông: Toàn khối ASEAN nhất trí đòi Trung Quốc nhanh chóng đàm phán quy tắc ứng xử (RFI).  - ASEAN đề nghị Trung Quốc đàm phán ngăn chặn xung đột ở Biển Đông (DT).
- ASEAN đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng (CP).   - Đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng ASEAN, gia tăng kết nối và liên kết khu vực (QĐND).  – Bước tiến mới trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (VOV). – ASEAN: Một cộng đồng, một vận mệnh (NLĐ). – Thành lập Viện Nghiên cứu hòa bình và hòa giải ASEAN (Infonet).  – Hòa bình ở Biển Đông có ý nghĩa hết sức quan trọng (TP).  – Thông qua những văn bản trình lên Hội nghị Cấp cao ASEAN 21 (CAND).  – Lãnh đạo các nước ASEAN ra Tuyên bố Phnom Penh (ĐV).  - ASEAN muốn có hiệp ước ngăn xung đột Biển Đông (TTXVN).
- Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN khai mạc : Bản Tuyên bố nhân quyền được thông qua bất chấp dư luận dè dặt (RFI).  – Asean thông qua tuyên bố nhân quyền (BBC).  – Xã hội dân sự phản đối bản Tuyên ngôn Nhân Quyền đầy sai sót của ASEAN (VN Human Rights Defenders).
- Những hình thức mới trong hợp tác Mỹ – Đông Nam Á (SGTT).  - Thái Lan giữa hai thế lực Mỹ – Trung (TN). - Những hình thức mới trong hợp tác Mỹ – Đông Nam Á (SGTT). - 26 tàu chiến Mỹ – Nhật phô diễn sức mạnh trên Thái Bình Dương (GDVN).
- Phỏng vấn các ông Nguyễn Trọng Vĩnh, Dương Danh Dy: Lãnh đạo mới Trung Quốc ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam? (RFA).  - Trung Quốc sẽ tập trung kinh tế hay quân sự? (TVN).
- Việt Nam tôi đâu (Lề Trái). “Trong một đám cưới cậu thanh niên hát bài ‘VIỆT NAM TÔI ĐÂU’ mọi người thấy thật là tâm đắc, nhưng sau đó biết được tác giã đã bị bắt, bị xử 4 năm tù, mọi người nói bài hát hay thế ‘Tại sao bị bắt’.” – Những ngọn nến của tình liên đới (TNCG).
Lo ngại về bản án đối với các thanh niên Công giáo (RFA).
- Như dòng nước ngược (QĐND). “Có thể nói, gần 70 năm qua, từ khi dân tộc ta giành được độc lập đến nay, tôn trọng và bảo đảm quyền con người là nội dung xuyên suốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta… Với Cương lĩnh, đường lối của Đảng, với truyền thống gắn bó máu thịt với nhân dân, nhất định các quyền con người của nhân dân ta sẽ được bảo đảm ngày càng tốt hơn“.
Gặp gỡ Văn Giang – Sống lại tình Cá Nước (BoxitVN).  - Lê Hiền Đức: Văn Giang đoàn kết, dũng cảm, kiên trì!
- Biểu ngữ của người dân Văn Giang, Hưng Yên: “Nhân dân yêu đất ba xã Phụng Công, Xuân Quan, Cửu Cao nhiệt liệt chào đón đoàn đại biểu quốc hội về với dân”, nhưng ‘Đại biểu quốc hội không về Văn Giang’ (BBC). Không những đại biểu quốc hội không về, mà cả vắng bóng báo chí, mới ít ngày trước rầm rộ đăng tin, bài về buổi đối thoại của cựu thứ trưởng Đặng Hùng Võ với bà con Văn Giang, mà giờ thì … Cho tới 7h30′ sáng nay, chưa thấy báo nào có tin bài về một sự kiện ít nhất rất có ích cho các vị đại biểu của dân sáng nay đang tiếp tục ngồi trong hội trường máy lạnh đề bàn về sửa đổi Luật đất đai.
- Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A: ‘Thực sự nghe nỗi thống khổ của dân’ (BBC).
- Văn Giang không lẻ loi, đơn độc! (Thành).
Ngày hội Toàn dân đại đoàn kết của nông dân Văn Giang (J.B. Nguyễn Hữu Vinh). “Một người dân nói với tôi: Hôm nay, ở đây xã mở hội nghị Đại đoàn kết toàn dân nhưng chỉ riêng việc họ đóng cửa lại tránh dân, đã thấy họ đoàn kết thế nào.  Thế nhưng, ở ngoài này, dân chúng tôi mở hội Toàn dân đại đoàn kết thật sự, đoàn kết để bảo vệ nhau, bảo vệ xóm làng và văn hóa của cha ông để lại”. Một người khác tiếp lời: “Hôm nay, không có những người tự xưng là Đại biểu của dân về với chúng tôi, chúng tôi không có gì ngạc nhiên. Nhưng, chúng tôi đã có ở đây tất cả những người được dân yêu mến’”.  - Xin mời xem luôn sự kiện xảy ra cùng ngày, cũng được gọi là Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại tỉnh Hưng Yên và TP Hà Nội (ND). Một độc giả nhắc: thử so sánh cuộc đón tiếp Đoàn đại biểu Quốc hội “hờ” với đón tiếp đại biểu Quốc hội thật với ông Chủ tịch Quốc hội xem sao.  Và đây … “Ngày hội đoàn kết toàn … quan? =>

- Đào Tiến Thi: VÔ TẬN LÒNG DÂN (Tễu). “Trên mỗi gương mặt cô bác, vừa có cái khổ đau nhẫn nhục lại vừa ánh lên nét rắn rỏi tự tin, không khuất phục trước bất cứ sự đè nén nào. Một chị lớn tuổi nói với chúng tôi: ‘Tôi đã nói nhiều lần với các ông cán bộ: các ông chỉ cướp được đất này khi tiêu diệt đến người cuối cùng, chứ còn một người, chúng tôi vẫn chiến đấu’.
DÂN OAN TIẾP KHÁCH (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Văn Giang chào đón khách quý (Người Buôn Gió). “Một người dân đưa ra bằng chứng là 150 suất đất ở dự án trên đất của họ được dùng làm quà tặng ngoại giao”.
- Văn Giang không ‘xuống thang’ (BBC).
- Mời xem lại:  - GS Đặng Hùng Võ thật sự nhận sai sau cuộc gặp lịch sử? (Cafeland).  ”GS Đặng Hùng Võ cho rằng ‘Từ chuyện không bằng lòng với mức bồi thường, kể cả đã thực hiện đúng pháp luật, người dân quay ra phán xét quyết định về quy hoạch, về thu hồi đất, về thủ tục thực hiện, về hiệu quả dự án này kia có đúng không? Đấy là cách người khiếu kiện hay vận dụng’. Đây là một câu trả lời rất đáng thất vọng vì nó có rất nhiều mâu thuẫn và thiếu công tâm.”   - Bức xúc đất đai và lương tâm một cựu quan chức.
Gắn bó mật thiết với nhân dân thật sao ???  (QLB).
Sẽ an tâm đầu tư cho nông nghiệp (?) (DV). - Gỡ khó cho dân (TT). – Bên lề Quốc hội: Sửa Luật Đất đai cần quan tâm đến người dân (Tin tức).  – Cố vấn chính sách pháp luật của UNDP: Không nên thu hồi đất cho đầu tư tư nhân (VNN). – Đất về với nông dân (NLĐ).  – Thừa Thiên – Huế: Dân vùng tái định cư “khát” đất sản xuất (PN).
- Có một người dân kiện vừa chết, thưa Quốc hội! (Đào Tuấn). “Và hình ảnh Thủ đô ngàn năm sẽ đẹp, sẽ sạch, sẽ làm thỏa mãn các vị thị trường khi không còn những đoàn khiếu tố quấn cờ, mặc áo đỏ, không phải vì họ bị dẹp cho sạch, mà vì luật Đất đai mà các vị ĐBQH bấm nút thông qua đã trả lại cho họ có quyền tài sản…”
- Phỏng vấn TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp, về dự thảo sửa đổi Hiến pháp: Chú trọng quyền con người (NLĐ).  – Dân ý, dân quyền (TP).  – Nguyễn Minh Nhị: Dấu ấn, nụ cười và nỗi niềm Võ Văn Kiệt (Quê Choa).
- Phỏng vấn TS Đinh Xuân Thảo: Từ chức là ứng xử văn hóa đáng trân trọng (TP). – Về đoạn hỏi, đáp của Đại biểu Dương Trung Quốc và Thủ tướng tại Quốc hội (DLB).  - SỰ THẬT CỦA CÁI GỌI LÀ ‘ĐẢNG PHÂN CÔNG’ CỦA THỦ TƯỚNG! (P1.) (QLB). – Nguyễn Tấn Dũng trá hàng hay đang dọn tìm một bãi đáp an toàn (DLB).  – Hà Hiển – Tản mạn về cái những cái BẤT (Dân Luận).
Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm (DV).   - Quốc hội và hai câu hỏi khó (LĐ).  - Cơ quan bảo hiến: Đòi hỏi của thực tiễn (PLTP). - Phải bảo vệ được người tố cáo tham nhũng ! (TN). - Chức quyền, chức trách và từ chức (TVN).
- Tương Lai: “CỦA TIN GỌI MỘT CHÚT NÀY LÀM GHI” (Người Lót Gạch).
’Táo Giao thông’ quay ngoắt, không chính chủ về đâu? (KP). “Giữa lúc còn nhiều người chính sách “trên trời”, hài kịch thắng thế (không chỉ trên sân khấu), Táo Giao thông Chí Trung lại “quay ngoắt” ra dựng chính kịch.”  - Thời sự trong tuần: “Nóng” chuyện xe chính chủ (VNN). - Tinh thần thượng tôn pháp luật bị đe dọa – Do đâu? (HNM). “…một điểm yếu rất lớn trong quá trình xây dựng chính sách pháp luật, đặc biệt là việc gần đây có nhiều chính sách chưa sát thực tế dẫn đến người dân và người thực thi hiểu sai, thực thi kém hiệu quả, thậm chí có tác dụng ngược gây những bức xúc trong xã hội.”
- Bài giảng độc đáo của thầy Nguyễn Thiện Nhân (Trương Duy Nhất). Tiếc là ngài phó thủ tướng không có tên trong danh sách 50 nhân vật tiên phong 2012 của báo VnExpress, hay do ngài đã được phong “nhà giáo ưu tú”, nên “nhân vật tiên phong” nhường cho người khác?
- Về ngài thống đốc: Nửa giải Nobel Kinh tế hay trách nhiệm điều hành chính sách? (Người Lót Gạch). – Bài đăng ở báo DĐDN: “Nửa giải Nobel” và trách nhiệm điều hành.
Công trình thuỷ điện: những lời hứa gió bay (SGTT).  - Thủy điện Sông Tranh 2: 5.100 tỉ đồng và 40.000 sinh mạng (NLĐ). Người dân huyện Bắc Trà My – Quảng Nam chạy ra khỏi nhà để tránh động đất =>
- Sai phạm tại TCT Thuỷ sản Việt Nam: Nhà nước mất hơn 150 tỷ đồng (ANTG).
- Cả nước có 43 tàu biển neo đậu lâu ngày (SGTT). “Các thành viên của tập đoàn Vinashin có nhiều tàu neo đậu lâu ngày nhất trong vùng nước thuộc quyền quản lý của các cảng vụ (hơn mười tàu), sau đó là các tàu, phương tiện thuộc Vinalines”.
- Hà Nội: phát hiện nhiều sai phạm ở khu đô thị mới kiểu mẫu (SGTT).
- Nguyễn Văn Khải – Ông già Ôzôn: Trở lại Điện Biên – Bài 1: Đừng để trẻ ngoan lớn lên thành kẻ hư (DLB).
- Đừng sợ … chết!  Hãy dũng cảm không đưa phong bì (KT). - Hai triệu đô và sự hồi sinh của ngành y thành phố (VNN).
- Quảng Ninh: Cụ già bị cắt thận đớn đau vì những văn bản “tréo ngoe” của TANDTC (DT).
- Nghị định 71: Đừng nhìn một chiều (SGTT).  – Sốt chính chủ xe máy vẫn thê thảm (VEF).
- LONG AN: NGHIỆN, LÀ CON LÃNH ĐẠO CÔNG AN TỈNH VẪN “LỌT” VÀO NGÀNH (Tễu). Tựa bài trên báo Người Lao Động: Long An: Tuyển nhầm 8 “con nghiện” vào công an. Liệu có phải thật sự do “nhầm” hay không?
Bắt kẻ “giúp” Dương Chí Dũng bỏ trốn (DV) là “Vũ Văn Sáu – Trưởng Công an xã An Thọ, huyện An Lão”.  - Gián tiếp giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn: Một trưởng công an xã bị tạm giữ (TT).
- Khởi tố Phó chủ tịch UBND huyện Mường Lát (TN).   – Truy tố nguyên chi cục trưởng Hải quan Mường Khương (NLĐ).  – Tạm giam trưởng công an xã giúp sức cho tội phạm(NLĐ).   - Phó phòng Nội vụ ăn chặn tiền khen thưởng (VNE).  - Tổng giám đốc sai phạm ung dung “hạ cánh” (DV). - Hai cán bộ Hải quan nhận hối lộ gần 1 tỷ đồng (ANTĐ).
Tòa tuyên án “kín”, được không? (PLTP). “Xử kín” tùy tiện đầy dẫy thì “tuyên án kín” có gì là khó.  - Tư pháp xã Xuân Canh cố ý làm trái Luật Hôn nhân và gia đình (LĐ).
- Nghĩa trang Oak Hill – DC (Hiệu Minh). “Xem người mà ngẫm đến ta. Họ giữ nghĩa trang trong thành phố để làm công viên, bên mình phá cả công viên làm gara, một thứ tư duy quản lý đô thị có một không hai trên thế giới”.
- Hãy coi chừng: nghe nhưng đừng vội tin! – Kỳ 1 (Sống Magazine).
<- Tổng thống Obama thăm Đông Nam Á (BBC).  – Tổng thống Obama bắt đầu chuyến thăm Thái Lan  (RFI).  - Tổng thống Obama đến Thái Lan (TT). – Tổng Thống Obama đến Thái Lan trong chuyến công du 3 nước Á Châu (VOA).  – Hàng trăm người dân Cam Bốt bị mất đất cầu cứu Tổng thống Mỹ (RFI).  – Mỹ tăng cường khí tài cho Đông Nam Á (DNSG).
- Tạm biệt nắm đấm, chào bàn tay đầy mồ hôi! (Economist/ Phạm Hồng Sơn). – Tại sao tổng thống Mỹ đột ngột thăm Myanmar? (TQ).  – Tổng thống Mỹ tới Myanmar: “Nhất tiễn hạ song điêu” (DT).  – Obama gây sốt ở Myanmar (VNE). - Việt Nam- Miến Điện trên bàn cờ Hoa Kỳ và Trung Quốc (DLB).
- ‘Chuyến đi Miến Điện không phản ánh sự ủng hộ của chính phủ Mỹ’, mà chỉ thừa nhận tiến trình cải cách chính trị (VOA).  – Mỹ hoan nghênh Miến Điện giảm quan hệ quân sự với Bắc Triều Tiên (RFI). – Nhật Bản sẽ cho Miến Điện vay 615 triệu đô la (RFI). – Đông Nam Á thận trọng trước lời lên án « diệt chủng » ở Miến Điện (RFI). – Burma hay Myanmar? Ông Obama nên dùng tên nào? (TTHN).  - Nghiêng hay ngả nghiêng? (TP).
- Trung Quốc : Bước Đại nhảy vọt và Nạn đói 1958-1961 (RFI).
- Người Tây Tạng tại Trung Quốc tiếp tục tự thiêu (RFI).  – Thêm 1 phụ nữ Tây Tạng chết vì tự thiêu (VOA).
- Hồ Xuân Hoa và Tôn Chánh Tài sẽ kế vị Tập Cận Bình vào năm… 2022 (AFP/ Thụy My).
- Đại sứ Trung Quốc tại Canada bác bỏ cáo buộc gián điệp (RFI).
- Niềm tin và ngờ vực trong xã hội cộng sản (BBC).
KINH TẾ
Tập đoàn nợ khủng nhưng không biết sợ (Vef). - Tập đoàn nhà nước Lỗ nặng, lương cao: Khập khiễng nhân sự, cơ chế (PLTP).  - Kinh tế Vĩ mô Tuần 19 – 23/11: “Giải cứu” nợ xấu = Cải cách doanh nghiệp nhà nước?(vietstock).  - Sức ép tốc độ gia tăng nợ xấu (VEF).
Lãng phí tàu khổng lồ (TN).  - Hàng loạt tàu biển Vinashin nằm bờ (TP).
-  Chuyện này cảnh báo lâu rồi: Vàng nhẫn lai vàng miếng (TT). - Chính sách quản lý thị trường vàng: Những bất cập và hệ lụy (CafeF). – Thị trường vàng “xuống dốc” sau thông báo từ WGC (TTXVN). - Nhận vàng không ghi rõ số series: Khó tránh rủi ro (ANTĐ).
Lãi suất huy động đảo chiều (ANTĐ).  - ‘Tín dụng đến cuối năm chỉ tăng 5%’ (VnE). - Giảm lãi suất trước mùa cao điểm (VnEco).
- Đại gia thoái vốn (NLĐ).  – Chứng khoán tuần mới: Khó có biến động mạnh (ĐTCK).
- Quảng Nam bù đắp lãi suất vay ngân hàng cho các DN mua hàng dự trữ Tết Quý Tị (NLĐ).
- “Nói giá xăng dầu cao do thuế, phí là không đúng” (Tin tức).
- Xuất khẩu gạo đạt mức kỷ lục – niềm vui chưa trọn (Tin tức). =>

- Nông dân ồ ạt bỏ lúa trồng cam sành (TP). - Tìm “thông hành quốc tế” cho trái cây miền Tây Nam bộ (SGTT).
Cà phê mất mùa, rớt giá (TN).
- Đóng cửa nhiều nhà máy chế biến cá tra ngay trong mùa cao điểm (SGTT).  – Đánh bắt cá ngừ đại dương bằng tấm lưới… vá (SGTT).
Đà Nẵng: Doanh nghiệp chết, không “chôn” được (LĐ).
Căn hộ tìm cơ hội mùa cuối năm (TBKTSG).  - Bong bóng bất động sản còn tiếp tục xì hơi (TN). - Giấc mơ nhà giá thấp (TP). - Sai phạm ở khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm.
- Làm mướn không công (NLĐ).
Kinh tế khó khăn, xe siêu sang vẫn về nhiều (TT).
Xuất khẩu hàng thủ công từ hoa, cỏ khô sang Mỹ (TT).
- Bánh đa cua Việt Nam đoạt giải thưởng thực phẩm toàn cầu (SGTT).
- Khởi công dự án hầm đường bộ đèo Cả (TN).
- Nhiều đường bay hết vé Tết (NLĐ).
- “Hàng xách tay” Thái Lan tràn ngập (NLĐ).
- Jaguar Land Rover có dự án tỷ đô ở TQ (BBC).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Phát hiện tấm bia Tây lãnh thang hoằng thời Thiệu Trị (PLTP). - Lăng đá cổ gần 300 năm tuổi và xác ướp bí ẩn (NĐT). - Tiếp tục phát hiện bia cổ ở Huế (TN).
- CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 94) (Nhật Tuấn).
- Nguyễn Văn Hòa: CÁI TÔI KHÁT VỌNG TÌNH YÊU TRONG THƠ ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN (Trần Nhương).
- Nho còn xanh lắm (Truyện ngắn chủ nhật) (Phạm Ngọc Tiến).
- 205. SỰ TÍCH QUẢ DƯA HẤU (VSK).
- Hành trình giải mã cây hóa đá triệu đô (ĐV).
<- Phát hiện tượng đá lạ ở di sản Mỹ Sơn (VNN).  - Bí ẩn về loài bò xám huyền thoại ở Việt Nam (ĐV).
- Hé lộ biểu tượng của thủ đô (ĐV).
- Lời tạ ơn không bao giờ cũ (Sống Magazine).
Đồng tính và sự tử tế của nghệ thuật (VNN).
- Khơi dòng tác phẩm của các nhà văn Việt kiều (QĐND).
Thành phố lớn không thể thiếu văn hóa đọc (TN).
- Sao ca nhạc: Vàng thau lẫn lộn! (SGGP).
Vì sao phim Việt thất thế trên sân nhà ? (TN).
Bị lừa với thu phí tải nhạc? (VNN).
- Sự thật cái chết của kỳ tài thiên văn học thế kỷ 16 (ĐV).
- Kê toa tập thể thao để chữa bệnh  (RFI).
- Karate Việt Nam dự giải Vô địch thế giới tại Paris : Cơ hội thử sức trẻ (RFI). – U22 Việt Nam thua đậm (NLĐO).  - Từ “La Masia” đắt giá của bầu Đức đến Kagawa của người Nhật (TTVH). - Khe khẽ thôi cho lành (SGTT). - ĐT Việt Nam: Vì cái chung, gạt chuyện riêng! (Bóng đá).
- Anh Khôi giành HCV U10 thế giới (NLĐO). – “Thần đồng” Anh Khôi vô địch cờ vua U10 thế giới (DV).
- “Martha Girl” (Mỹ) đoạt giải phim hay nhất LHP quốc tế Rome lần 7 ngày 17-11 (NLĐ).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Bộ GDĐT tiết kiệm rứa? (Quê Choa).  – Video Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận trả lời về vấn đề đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo: Dân hỏi Bộ trưởng trả lời (VTV).
- Nghề giáo – Nghề hấp dẫn.  – Xây dựng hình ảnh người thầy (NLĐ).  - Thầy Cẩn (Võ Nhật Thủ). – Nhà giáo Vũ Xuân Túc: Làm thầy tử tế mới có trò tử tế (ĐĐK).  =>
- Phong bì làm hư cô, hại học trò (DT).  - Chiếc phong bì bị từ chối (DT). - Lương phải xứng với công sức giáo viên (ANTĐ). - Không học thêm mới lạ (Petrotimes). - Biết ơn thầy cô, nhưng… (ANTĐ). - Về quản lý dạy và học thêm ở bậc phổ thông: Chỉ là “tém lại”… (LĐ).
- Xung quanh đề xuất tuyển giáo viên Philippines tại TP.HCM: Giáo viên người Việt không đủ “trình”? (ANTĐ). Đau quá!
Người thầy gần 20 năm miệt mài giữ hồn chữ Thái (DT). - Vui buồn thầy giáo mầm non: Thầy giáo Tày dỗ trẻ Mông (DV). - Trao giải thưởng Võ Trường Toản cho những nhà giáo tiêu biểu (TN). - Những giáo viên “không danh phận” (DV).
- Nguyễn Ngọc Ký và 60 năm truyền lửa (TT). - Ngày ấy, đâu rồi ? (TP).
- Đầu tư cào bằng cản trở giáo dục đại học (TT).  - Chơi sang, xây trường hàng chục tỷ cho… trâu bò nghỉ (DV).
- 5 tập thể, 7 cá nhân nhận Giải thưởng KOVA lần 10 (TTXVN).
- Đã chuẩn bị 3.500 tỉ đồng cho học sinh sinh viên vay (TN).
- TÁC HẠI CỦA CẢM XÚC TIÊU CỰC (Tâm Sáng).
- Cách dạy trẻ Trung Quốc khác Mỹ như thế nào?  (PN Today).
- Viết thêm về Biển Hồ – Pleiku (CafePleiku).
Cảm động những ngôi trường cần mẫn đưa đón học sinh (Soha).
- Tìm ra tổ tiên đích thực của loài ăn thịt lớn nhất hành tinh (ĐV).
- Kỳ lạ bộ hài cốt trong hang động Quảng Bình (DV).
- Nghiên cứu năng lượng vũ trụ qua công phu (ĐV).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Nghệ An: Lúc 14h20 xe khách đối đầu xe container, hàng chục người bị thương, QL 1A kẹt 10km (NLĐ).  – TAI NẠN GIAO THÔNG – NỖI ĐAU KHÔN CÙNG: An toàn mọi lúc – Hạnh phúc mọi nơi (NLĐ).
- Để không còn những cái chết thương tâm ở vùng ĐBSCL (CAND).  - Sập cẩu 1.200 tấn, 3 người tử nạn (TN).
- Bị bỏng vì miếng dán giữ ấm có thể luộc chín cả… trứng gà (DT).
- Đồ ăn ế cả tuần không thiu nhờ hóa chất(VNN).  - 5 mẫu gà loại thải tồn dư chất Sulfadiazin (ANTĐ).
- Bình Dương: Kinh hãi vì nền nhà đột nhiên nổi sóng (Infonet).
<- Rừng bị “xí phần” (NLĐO).
- Hố sụt tại Quảng Bình: Nước đổi màu và sục bọt khí (GĐ&XH).
- “Thằng ở tù về” thành… tỷ phú (DV). - Người đưa đò thầm lặng nơi bến phà ông Đốc (Tin tức).
- Cà phê khoe ngực, khoe đùi ở Sài Gòn (GD&XH).
- Khởi công hầm đường bộ đèo Cả (TT).
Đà Nẵng: 17 tỉ đồng trang trí đường hoa xuân Quý Tị 2013 (PLTP).
Săn lá kim cương: Cạn kiệt vẫn đổ xô đi tìm (DV).
- “Đại gia” lừa hơn 80 tỉ đồng (NLĐ). - Trùm giang hồ đất Cảng bất ngờ bị “tâm thần” (TP).
- Nỗ lực bảo tồn các con giống bị nông nghiệp hiện đại làm biến mất dần (VOA).
Hà Nội: Giải thoát một cháu bé bị bắt cóc trong đêm (TTXVN).
- Trung Quốc: 5 em nhỏ chết trong thùng rác (VNE).  - Tránh rét, 5 trẻ chết trong thùng rác (NLĐO).
- Pháp : Biểu tình chống hôn nhân đồng tính (RFI).  – Pháp: biểu tình chống hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính (TT).
- Hỏa hoạn tại khu ổ chuột Bangladesh, 13 người thiệt mạng (VOA).
- Xuất hiện ca nghi ung thư đầu tiên tại Fukushima (NLĐO).
Lửa thiêu rụi khu ổ chuột Bangladesh, 13 người thiệt mạng (DT).
Bùng nổ tội phạm “lão tướng” tại Nhật (TN).
QUỐC TẾ
- Israel tấn công Gaza từ biển (BBC).  – Israel chuẩn bị leo thang chiến dịch tấn công dải Gaza (VOA). – Israel tiếp tục tấn công vào dải Gaza – Palestine  (RFI).   – Biểu tình khắp Châu Âu phản đối Israel tấn công Palestine (VOA). – Thế giới 7 ngày: Gaza-mồi lửa chiến tranh Trung Đông? (VOV).  – Israel – Palestine: Năm ngày giao tranh, 2.000 lượt bắn phá (SGTT). – Israel phá hủy trung tâm truyền thông tại dải Gaza (Infonet).- Dải Gaza chìm trong lửa đạn bất chấp đàm phán ngừng bắn (VNExpress). – Vua Qatar “cài bẫy Hamas”? (NLĐO).  – “Tấn công Gaza khiến Tel Aviv mất nhiều sự ủng hộ” (TTXVN).   - Israel và Hamas có thể sắp ngừng bắn (PLTP). - Israel – Dải Gaza tiếp tục dội lửa vào nhau (TP).
- Israel pháo kích trả đũa Syria (VOA).  -Syria: Phe nổi dậy chiếm một căn cứ không quân giáp Iraq (QĐND).  - Trung quốc có nhà lãnh đạo mới, Trung Đông kề miệng hố chiến tranh (Petrotimes).  - Syria lên án Pháp dữ dội (TN).
- Người phụ nữ làm “chao đảo” hai tướng Mỹ (DNSG). =>
Lính thủy Mỹ say rượu, đi nhầm nhà dân Nhật Bản (TTXVN). - Những chương trình vũ khí tuyệt mật của quân đội Mỹ (ANTG).
- Đức nghi ngờ quyết tâm cải tổ kinh tế của chính phủ Pháp (RFI).
- Vụ tai nạn làm 51 em nhỏ thiệt mạng ở Ai Cập: Bộ trưởng từ chức (LĐ).
- Máy bay phát cháy, 183 người thoát chết (NLĐ).
- Giáo hoàng kêu gọi không nghe những lời tiên đoán về tận thế (RFI).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 18/11/2012;  + Toàn cảnh thế giới – 18/11/2012;  + Thời sự 12h – 18/11/2012;  + Dân hỏi Bộ trưởng trả lời – 18/11/2012;  + Cuộc sống thường ngày – 18/11/2012;  + Khách của VTV3: Bóng đá Việt Nam;   + Thời sự 19h – 18/11/2012.

205. SỰ TÍCH QUẢ DƯA HẤU

NHÌN LẠI LỊCH SỬ *

QUẢ DƯA HẤU

TS. LÃ DUY LAN
Thời vua Hùng thứ 17, như thường lệ diễn ra từ các đời vua trước, có người khách buôn dong buồm từ phương nam tới kinh đô Phong Châu, bán cho nhà vua hàng hóa và một số nô lệ.
Bản thân nhà vua chắc cũng không thiếu thứ gì, nhưng vì là người toàn quyền trong các việc mua bán, đổi chác với khách nước ngoài, nên trong những trường hợp như thế, Ngài thường mua tất cả các hàng hóa và nô lệ.
Hàng hóa là những thứ quí hiếm hoặc sản vật lạ mà trong nước không có, được đưa về kho để nhà vua phân phát dần cho các đại thần và quan lại, hoặc thưởng cho những người có công. Còn nô lệ, đôi khi cũng được chia cho các đại thần, nhưng phần lớn là để làm các việc trong nội cung, như xây dựng cung điện, nhà cửa, làm các việc thủ công, vì họ đều là những người thợ khéo tay cả…

Những người nô lệ này được đặt trực tiếp dưới sự sai khiến của quan Thái giám. Thời gian đầu họ vừa làm việc vừa học nói theo tiếng bản địa. Dần dà, khi đã quen với phong tục tập quán, họ trở thành người bản xứ, cũng lấy vợ lấy chồng, làm ăn sinh sống như mọi người. Tuy nhiên, trong quan niệm về tôn giáo, vì là thấm nhuần từ nhỏ ở trong “nôi” dân tộc của họ, nên vẫn có những sự khác biệt nhất định. Điều này, đôi khi dẫn họ đến chỗ bị phiền nhiễu hoặc phải trả giá đắt, trước khi mọi người có thể hiểu và hoàn toàn thông cảm được. Hơn nữa, trong số họ, nếu có ai mau chóng thành đạt, hoặc được nhà vua sủng ái điều gì, thì thường là đối tượng để chuốc lấy sự đố kỵ, ghét ghen của những người xung quanh, nhất là những người ở trong đám quan lại.
Mai An Tiêm, người mà sau này được dân chúng tôn xưng là “ông tổ của dưa tây” (hay dưa hấu), lúc đầu cũng chính là một người nô lệ như thế, trong lần mua bán vừa rồi.
*
Chàng là một thanh niên hiền lành, mặt mũi khôi ngô sáng sủa, và đặc biệt rất khéo tay. Ở quê hương phương Nam xa xôi của chàng, nam giới ngay từ nhỏ, ai cũng phải đến chùa học hành và đi tu, do vậy, tôn giáo bản địa đã thấm sâu vào từng người ngay từ tầm bé. Riêng bản thân chàng, sau khi ở chùa về, gặp lúc gia cảnh quẫn bách, phải bán mình để cha mẹ lấy tiền chuộc nợ. Về đất Phong Châu những ngày đầu Mai An Tiêm âu sầu thương cha nhớ mẹ và mong nhớ quê hương, nhưng rồi chàng cũng mau chóng nhận ra mình chẳng bao giờ còn có thể quay trở về, nên đã định tâm tuân theo lời dạy của vị cao tăng – người thầy đầu tiên đã khai tâm cho chàng, khi ở trong chùa: “Con ạ. Ở trên đời này, mọi sự xảy ra đều do có tiền kiếp cả. Người ta chẳng nên vui hay nên buồn về những cái từ bên ngoài dưa tới cho mình. Ở hiền gặp lành, ở bạc gặp ác, hễ cứ gieo nhân nào thì gặt quả ấy, bơi vì trời đất và quỉ thần luôn luôn chứng giam và soi xét mọi hành vi, lời nói, việc làm của mình”.
Do hành xử theo lời dạy đó, nên dần dần chàng có thái độ thản nhiên trước mọi biến đổi, bản thân cũng mau chóng hòa nhập với công việc và với mọi người. Là người thông minh linh lợi, nên chàng học nói tiêng bản địa rất nhanh, còn trong công việc, cũng tỏ ra có rát nhiều sáng kiến. Đan lát, xây dựng nhà cửa, vốn là những việc từ nho chàng đã quen làm, cho nên bây giờ, khi làm lại những việc đó, chẳng thấy hoàn toàn thoải mái và phát huy hết sở trường đã có của mình. Những vật dụng mà chàng đan lát, những kèo, mộng nhà mà chàng cưa đục, cùng những hình trạm trổ trên cột, trên xà… khiến cho ai nhìn vào cũng đều tấm tắc khen ngợi. Vốn là người chăm chỉ, ít nói năng, lại rất mực khiêm tôn, nên mọi người xung quanh đều cảm thấy yêu mến, quí trọng chàng.
Vua Hùng thứ 17 là người độ lượng, khoan hoa, trong hành xử Ngài luôn tỏ ra vừa có ân lại vừa có uy, nên được triều thần cũng như dân chúng rất mực tôn kính, ngưỡng mộ. Tuy các việc trong nội cung đều giao cho quan Thái giám, nhưng nhiều khi Ngài cũng thăm nom, bảo ban điều này điều khác.
Thấy An Tiêm là chàng trai hiền lành, lanh lợi, lại khéo tay chăm làm, nên Ngài đem lòng mến mộ rồi nhận làm con nuôi. Mấy năm sau Ngài cưới vợ cho chàng.
Vợ chàng, nguyên là một cô gái con nhà nghèo khó nhưng xinh đẹp, được tuyển vào cung làm thị nữ cho các nàng công chúa. Vua Hùng thấy nàng lễ phép, chăm chỉ, lại chịu khó nên cũng nhận làm con nuôi, và đặt tên cho là nàng Ba.
Thuở ấy, phong tục thuần phác, cho nên việc nhà vua nhận nhiều người làm con nuôi cũng là điều xảy ra khá bình thường. Các con nuôi của nhà vua không có ân sủng gì đặc biệt, mà đơn giản chỉ là có thêm chút quan hệ gần gũi mà thôi. Việc nhà vua dựng vợ gả chồng cho các con nuôi, do vậy, cũng chỉ là theo lẽ thường tình vốn có.
Tháng ngày yên ả trôi đi, Mai An Tiêm được nhà vua tín nhiệm, ban cho một chức quan nhỏ. Đến năm 35 tuổi, chàng đã có một gia tư vào loại khá giả: một vợ, hai con, ngôi nhà khang trang sạch sẽ và các vật dụng đẩy đủ, đẹp đẽ. Nói cho công bằng thì tất cả cơ ngơi đó đều do công sức của hai vợ chồng chàng, còn chức quan nhỏ cũng không mang lại bổng lộc gì nhiều. Nếu thỉnh thoảng nhà vua có ban thưởng cho chàng, thì đó là kết quả của công việc chứ không phải là kết quả của phẩm tước.
Nhiều người vui mừng cho hạnh phúc của chàng, nhưng cũng không ít kẻ đã đem lòng ghen ghét, đố kỵ. Trong con mắt của những người này, việc một người nô lệ không biết từ đâu tới, chẳng những không bị đối xử khinh miệt mà còn được nhận quan chức, lại có nhà cửa vợ con đề huề, thì họ cảm thấy hết sức khó chịu, và sẽ tìm mọi cách để trà đạp…
Một hôm, nhân trong nhà có công việc, vợ chồng Mai An Tiêm làm thêm mấy mâm cỗ để mời quan khách và bạn bè thân hữu tới dự. Nói là quan khách nhưng thực ra chỉ là những người cùng có địa vi thấp như chàng. Trong số quan khách này, có những người Mai An Tiêm không thích, nhưng chẳng lẽ lại thiếu người này người kia, nên buộc lòng phải mời cho đầy đủ, và thế là tai họa đã nảy sinh.
Đứng trước gia tư của chàng, các quan khách đều không ngớt lời ca ngợi. Đáp lại tấm thịnh tình của mọi người, Mai An Tiêm đã đặt cả hai tay lên ngực mà thưa:
- Đa tạ các quan bác quá khen. Những thứ này có đáng gì đâu, chẳng qua đấy là những vật truyền kiếp thôi mà.
Do không ai hiểu tôn giáo của chàng thế nào, nên nghe câu nói ấy, mọi người đều hết sức ngạc nhiên. Tuy vậy, trong bữa cỗ, không ai nói gì thêm về điều này, và mọi người đều ăn uống vui vẻ.
Ấy thế mà, sau khi từ nhà Mai An Tiêm ra về, lại có một vài vị quan khách xấu bụng đã để ý đến câu nói của chàng. Sẵn có định kiến lại ghen ghét, nên họ cho rằng như thế là Mai An Tiêm đã vô ơn, bởi vì không có nhà vua thì dẫu khéo tay hay tài giỏi thế nào, cơ ngơi của chàng cũng không thể khang trang như thế được. Thế là mấy ngày sau, câu nói của An Tiêm đã được họ bẩm báo đến tận tai nhà vua, lại được thêm thắt ra rất nhiều. Nhà vua, mặc dù đại lượng, nhưng nghe thấy thế trong lòng cũng tức giận, Ngài hạ lệnh tống giam Mai An Tiêm để chờ xét hỏi.
Ngay ngày hôm sau, đình thần được triệu họp. Mai An Tiêm bị dẫn ra trước sân rồng, đích thân nhà vua xét xử và các quan đại thần tham kiến.
Khi Mai An Tiêm quì xuống rồi ngẩng mặt lên, người ta thấy cử chỉ của chàng thật điềm đạm và nét mặt cũng thật binh thản. Điều đó khiến cho những người sẵn có ác cảm với chàng cảm thấy tức tối. Sau khi nhân chứng trình bày lại lời của chàng khi trước, thì cử chỉ và nét mặt ấy vẫn không thay đổi.
Một vị đại thần thấy thế, kìm lòng không được, vội đứng dậy buộc tội:
- Khởi bẩm Bệ hạ. Mai An Tiêm vốn xuất thân là tên nô lệ, được ân sủng mà dám quên ơn. Hơn nữa, thái độ của y cũng thật bất kính. Nay tội đã rõ ràng, xin Bệ hạ nghiêm trị để giữ gìn phép nước.
Một vị đại thần khác cũng vào hùa, luận tội thêm:
- Khởi bẩm Bệ hạ. Theo ý thần, Mai An Tiêm như vậy là đã mắc vào tội khi quân, đáng phải chém đầu để thị chúng.
Nét mặt nhà vua trầm ngâm, Ngài chưa nói năng gì, cũng chưa có động thái nào. Không khí buổi xét xử xem ra có phần như lắng xuống. Các quan đưa mắt nhìn nhau, thăm dò.
Một vị đại thần vốn khảng khái, không có ác cảm với Mai An Tiêm bao giờ, đứng dậy nói:
- Khởi bẩm Bệ hạ. Mai An Tiêm tuy trước kia là nô lệ, nhưng từ ngày được Bệ hạ trọng dụng, cũng đã chăm chí siêng năng, có nhiều công lao. Nay y nói năng như vậy chắc là có ẩn ý gì khác, chưa nên khép tội vội. Xin Bệ hạ minh xét.
Nhà vua vừa lắng nghe vừa gật gật đầu, sau đó Ngài thong thả phán về phía tội phạm:
- An Tiêm. Ta vốn trọng tài, nên đối xử với nhà ngươi cũng chẳng hẹp hòi gì, mọi người đều biết cả. Nhưng chẳng lẽ từ bấy đến nay ngươi vẫn chưa cam lòng, nên đã coi thường cả phép nước?
Mai An Tiêm từ nãy vẫn quì, kính cẩn thưa lên:
- Muốn tâu Bệ hạ. Kẻ hạ thần nhờ ân sủng của Bệ hạ, được như ngày nay, có lẽ nào lại dám quên ơn và khinh nhờn phép nước. Hạ thần nói vật truyền kiếp là muốn nói rằng người ta thu được quả nào ở kiếp này là do đã gieo nhân từ kiếp trước. Ở xứ sở của hạ thần trước kia, từ nhỏ đến lớn, ai ai cũng được học hành và tâm niệm như vậy, nên kính mong được Bệ hạ soi xét.
Nghe những lời này từ chính miệng Mai An Tiêm, nhà vua cũng lộ vẻ băn khoăn: “Chẳng lẽ lại có chuyện như thế ư?”, tuy nhiên, là người quyết án, Ngài còn muốn nghe thêm những lời tham kiến.
Hai vị đại thần khi nãy đã khép Mai An Tiêm vào tội chết lại đứng lên, xin nhà vua bắt Mai An Tiêm phải tự xử bằng kiếm trước mặt mọi người. Cái lý mà họ đưa ra là: “ở đâu thì phải theo phong tục ở đấy”.
Nhà vua lơ đãng lắng nghe, rồi bất thình lình truyền lệnh thị vệ mang ra một thanh kiếm thật. Trong lúc nhiều vị đại thần còn đang ngơ ngác nhìn nhà vua cầm ngang thanh kiếm ngắm nghía, thì bỗng nhiên đã nghe thấy tiếng Ngài phán:
- Từ nãy ta đã nghe các khanh tham kiến, nhưng pháp luật vốn nghiêm minh với tất cả mọi người. Nếu An Tiêm từ bé sinh ra trên đất Văn Lang thì thanh kiếm này ta sẽ giao cho y phải tự xử trước mặt mọi người. Nhưng nay An Tiêm lại sinh ra từ xứ sở khác, làm như thế ta e là đã phạm vào điều hiếu sát. Vậy bây giờ ta xử thế này: An Tiêm nhận thanh kiếm đến tận miền hoang đảo, ở đó nhà ngươi sẽ được tự xử lấy. Rủi có chết hay phải tự chết thì nhà ngươi cũng đừng oán trách ta, còn nếu sống sót thì sẽ có ngày ta cho người đến đón.
Các vị đại thần thở phào, còn Mai An Tiêm thì rập đầu xuống lạy tạ. Đoạn, chàng ngẩng mặt, đứng dậy, rồi bước lên nhận thanh kiếm, cử chi vừa cung kính lại vừa thật ung dung, đàng hoàng. Quả thật, từ trước đến nay chưa bao giờ Mai An Tiêm biết sợ, cũng như chưa bao giờ biết xun xoe nịnh nọt. Khi bị bán làm nô lệ, khi được phong chức tước, khi tiếp khách trong nhà hay khi bị tống giam rồi dẫn ra đây, lúc nào chàng cũng thực bình tĩnh, thản nhiên, như chẳng hề xảy ra chuyện gì. Và các vị đại thần có mặt, lần đầu tiên đã được chứng kiến một con người có phong thái như vậy!
Theo lệnh của nhà vua, ba ngày sau, nội cung phải chuẩn bị một thuyền lớn để đưa An Tiêm tới hoang đảo ở nơi tận cùng của đất nước, do một viên bộ tướng chỉ huy và quân lính đi kèm. An Tiêm có mang vợ con đi hay không là tùy, còn lương thực chỉ cấp cho vừa đủ ba tháng, một số nồi niêu bát đĩa và tư trang, ngoài ra tịnh không được mang theo thêm một thứ gì, ngoại trừ thanh kiếm để tự xử hay để tuy thân, như lời nhà vua đã phán quyết.
*
An Tiêm khuyên nàng Ba hãy ở lại nuôi con rồi đi bước nữa, chứ chẳng nên theo chàng làm gì, vì sống ở hoang đảo một mình đã khó, làm sao lại đèo bòng thêm cả vợ con, nhưng nàng Ba nhất quyết không nghe, nói rằng vợ chồng ăn ở với nhau thuận hòa, đã gần chục năm lại có hai mặt con, sống chết cũng phải có nhau chứ không thể kẻ đi người ở được.
Bất đắc dĩ, An Tiêm cũng phải nghe theo, rồi vợ chồng con cái bước xuống thuyền để đến nơi biệt xứ.
Thuyền lênh đênh trên mặt sông, rồi lại lênh đênh trên mặt biển, trọn nửa tháng trời, đã cập bến tại một hoang đảo ở vùng biển thuộc Nga Sơn – Thanh Hóa bây giờ.
Đúng là hoang đảo thật! Khi thuyền quay mũi vào đất liền và vợ chồng con cái An Tiêm bước lên bãi cát, thì trước mặt họ thực sự là một cõi hoang vu mịt mùng. Chỉ có những vách đá nhô ra và cây cối rậm rạp, um tùm. Tiếng sóng biển ì ầm không lúc nào ngớt, rồi tiếng vượn hú từ các lùm cây thỉnh thoảng lại cất lên nghe đến rợn người. Hai đứa trẻ bấu riết lấy bố mẹ. Nàng Ba tần ngần nhìn chồng, còn Mai An Tiêm thì thản nhiên đứng nhìn bao quát khung cảnh một lượt, rồi lựa lời khuyên nhủ vợ con:
- Ông trời luôn luôn có mắt. Phụ vương và triều đình rồi cũng đến lúc sẽ hiểu cho tấm lòng của chúng ta. Mọi sự lại sẽ đâu vào đấy cả thôi.
Chàng cầm kiếm tiến lên phía trước. Nàng Ba ôm đồ đạc. Hai đứa trẻ lũn cũn theo sau. Mai An Tiêm phát cây, mở lối đến chân một vách đá dựng đứng, ở đó có thể làm tạm một chiếc lều dựa vào. Thế rồi ngay ngày hôm ấy, chiếc lều đã dựng xong, bên trong chàng lại con làm thêm cả một chiếc giương bằng cành cây. Nàng Ba đi tìm nguồn nước ngọt rồi đem về lều, kê đá, nấu bữa cơm đầu tiên.
An Tiêm bỏ ra hẳn ba ngày liền để tìm hiểu hoang đảo. Chàng đi một vòng xung quanh rồi phát cây mở lối tiến sâu vào bên trong, vẫn chỉ có cây cối và dây leo chằng chịt, và ở bên ngoài có mấy bãi sỏi và vách đá dựng đứng. Tuy nhiên, ở chỗ giáp ranh giữa rừng cây và bãi sỏi cũng có mấy vạt đất, lại có dấu chân rùa vích và hang chuột đào. Trong rừng sâu, tiếng khỉ vượn thỉnh thoảng xen lẫn với tiếng chim hót. An Tiêm tự nhủ: ở đây có thể dung thân lâu dài được, nhưng cái chính là phải thật kiên trì.
An Tiêm chảng hề phàn nàn điều gì, cũng chẳng oán trách một ai. Mấy ngày sau, chàng cùng vợ con củng cố nơi ăn chốn ở cho thật chu đáo rồi bắt tay vào việc đan lờ, đan rọ, làm bẫy… để bắt cá và bắt chim, thú. Cuộc sống lại có phần tươi ra, do ngày nào cũng có thịt cá, duy chỉ có điều cơm ăn phải thật dè sẻn.
Cùng vợ con làm lụng và cười nói chuyện trò. An Tiêm cảm thấy trong lòng thật ấm áp. Nhớ lại lúc vợ khăng khăng đòi đi theo, chàng càng thêm yêu mến quí trọng nàng bội phần. Nhìn thanh kiếm mà nhà vua trao cho, chàng cảm thấy mình không tự xử mà dùng nó để mở mang, khơi dậy cuộc sống, là một việc làm hoàn toàn đúng, hoàn toàn hợp danh dự và đạo lý, cho chàng, và cho cả vợ con chàng. Tuy giữ vẻ mặt bên ngoài hoàn toàn thản nhiên, nhưng trong lòng An Tiêm lúc nào cũng âm ỉ một câu hỏi: Phải tìm ra hạt giống, bởi vì đấy mới là sinh kế lâu dài.
Vốn bẩm sinh lanh lợi, thông minh, nên bằng suy luận, An Tiêm đã tự hiểu rằng: cây cối trên đảo có được một phần là do có từ đời nảo đời nào, còn phần nữa là do chim chóc đã mang hạt giống từ nơi khác đến. Trên đất liền trước kia là thế, thì bây giờ trên đảo cũng phải như thế cả thôi. Chàng liền giảng giải điều ấy với vợ con và dặn dò kỹ lưỡng: dù có làm gì cũng thỉnh thoảng nhìn ngó lên trời, khi thấy chim bay từ đâu tới thì hãy để ý xem chúng có đánh rơi vật gì xuống hay không?
Ấy thế mà chàng, cũng như vợ con chàng, vừa làm lụng vừa ngó lên bầu trời có đến cả trăm, ngàn, thậm chí cả vạn lần, vậy mà tuyệt nhiên vẫn chẳng thấy chim chóc mang hạt tới. Nhiều lần hai đứa con chán nản thì chàng lại lựa lời khuyên nhủ, rồi bày ra trò chơi cho chúng vui lên.
Cuộc sống của Mai An Tiêm và gia đình trên hoang đảo cứ như thế mà trôi đi, có vui có buồn, nhưng chưa bao giờ thấy tuyệt vọng. Một tháng trôi qua. Hai tháng trôi qua. Rồi ba tháng nữa cũng trôi qua. Số lương thực mà gia đình chàng được phép mang đi cũng chỉ vơi mất một phần, do hết sức dè sẻn, và như vậy vẫn còn có nhiều thời cơ để hy vọng.
Và quả nhiên, thời cơ hy vọng ấy, cuối cùng cũng đã đến!
Một hôm, gia đình Mai An Tiêm ăn cơm xong, đang ngồi uống nước thì bỗng nhiên có một đàn chim lớn từ phía tây bay tới, rồi đỗ xuống bãi biển trước mặt. Lũ chim vừa kêu vừa thí nhau mổ những vật gì đó. Không để lỡ thời cơ, từ trong nhà, An Tiêm nhặt vội mấy khúc củi rồi lao thẳng ra, vừa chạy vừa vung ném củi. Lũ chim hoảng sợ vội bay túa lên. Đến nơi, An Tiêm thấy còn sót trên bãi cát mấy mẩu trái quả do chúng bỏ lại. Chàng nhặt lên ngắm nghía. Đấy là những mảnh tựa như những mảnh dưa chuột ở miền Phong Châu, nhưng vỏ ngoài xanh tham và trong ruột thì đỏ, lại có những hàng hạt đen nhức. “Đây có lẽ là một loài dưa mới” – Mai An Tiêm thầm nghĩ.
Cho rằng chim ăn được thì người cũng có thể ăn được, nên An Tiêm đưa một miếng quả ấy lên miệng nhấm thử, sau khi đã lau chùi sạch. Quả nhiên, chàng nhận thấy một vị ngọt thanh, lan ra từ nơi đầu lưỡi. Chàng ăn hết miếng quả, không quên nhằn hạt lại, và cảm thấy trong lòng khoan khoái, dễ chịu. Thế là chàng đi nhặt cho kỳ hết những mảnh quả còn lại và những hạt đang vương vãi trên bãi cát, cho vào vạt áo, túm lại rồi đưa về nhà. Nàng Ba và hai đứa con, sau khi nếm thử cũng đều nhận ra cảm giác như An Tiêm đã nói.
Ngay chiều hôm ấy, An Tiêm cùng vợ con dùng kiếm phát cây, đào rễ rồi rào dậu một vạt đất nhỏ trước nhà để trồng giống dưa lạ, sau khi hạt đã được phơi khô cẩn thận. Những ngày sau, sớm chiều hai lượt, vợ chồng con cái lại đi xách nước ngọt tưới lên những luống hạt cho vừa độ ẩm. Được bảy ngày, từ những luống đất, những mầm hạt tách vỏ nhô lên. Bảy ngày nữa, từ hai lá mầm đã thành những cây dưa non mơn mởn. Lại bảy ngày tiếp, những cây dưa đã trưởng thành, lan ra trên mặt đất nhiều lớp ngọn, và từ nách mỗi cuống lá, những quả non nhỏ bé cũng nhú ra. Trong những ngày này, gia đình Mai An Tiêm thường xuyên tưới nước ngọt và thu dọn phận đem bón vào luống.
Những quả dưa lớn dần, mỗi ngày thấy mỗi khác. Thoạt đầu chỉ như hạt ngô, rồi đã bằng quả ổi nhưng hơi dài. Chẳng mấy chốc đã lại như những quả muỗm tròn trịa, và cuốì cùng thì như quả dừa cực lớn và đầy đặn, có lớp vỏ bao quanh màu xanh sẫm. Đến lúc đó, dưa thôi không lớn nữa, lớp vỏ cũng xanh thẫm màu hơn, và đồng thời, cũng hiện lên rõ hơn những khía màu xanh nhạt. Lớp lông bên ngoài vỏ, có từ lúc qua còn nhỏ, nay cũng đã lụi đi, và thay vào đó, là một vài mảng phấn trắng. An Tiêm hiểu rằng dưa đã tới độ chín. Chàng hái một quả già nhất, rồi lấy kiếm bổ ra, đưa cho mỗi người một miếng.
Đưa miếng dưa lên miệng, ai cũng ngửi thấy mùi thơm ngon, rồi ăn vào, thấy cái ngọt cái mát thấm sau vào trong dạ. Cái ngọt, cái mát, sự khoan khoái…, nếu lần trước ăn chỗ quả còn sót lại của chim, mới là sự khởi đầu, thì bấy giờ đây, những cảm giác ấy mới đạt đến sự tràn đầy, viên mãn: cả nhà Mai An Tiêm đều sung sướng, tuy nhiên, ai cũng vẫn nhớ là phải chừa hạt lại. Ôi! những hạt giống mơ ước bấy lâu nay! Chúng đen nhức và từa tựa như những hạt na, hứa hẹn rồi đây sẽ có đầy dưa trong nhà, ngoài bãi và có thể dùng để ăn thay cơm được!
Mai An Tiêm tin tưởng điều ấy nhất định sẽ xảy ra, bởi vì sau khi ăn xong miếng dưa lớn, chàng thấy trong người khoe khoắn, tựa như vừa được bồi bổ thêm một nguồn sinh lực mới. “Từ những quả dưa lạ này, gia đình ta rồi sẽ có thêm lúa gạo, thêm quần áo và các vật dụng khác” – Mai An Tiêm thầm nghĩ.
Chàng vẫn đinh ninh nhớ khi ra đảo, gia đình chàng đã đi từ hướng tây tới. Bấy lâu quan sát mặt biển, Mai An Tiêm thấy rằng, dù trời yên biển lặng hay nổi phong ba bão táp, thì sóng biển bao giờ cũng vỗ về phía tây, hoặc thẳng hướng, hoặc chếch lên chếch xuống, tùy theo từng mùa. Điều phát hiện này, tuy đơn giản nhưng lại vô cùng hệ trọng, bởi vì từ đây An Tiêm có thể liên hệ được với đất liền – nơi có nhiều người sinh sống, có đầy đủ lúa gạo, vải vóc và các vật dụng – bằng những quả dưa do chính bàu tay gia đình chàng làm ra. Thế là, ngay vụ dưa đầu tiên, chàng chọn lấy ba quả, đánh dấu bằng cách vạch lên lớp vỏ bên ngoài bốn hình người, rồi thả xuống biển, cho trôi vào đất liền.
Những ngày những tháng tiếp theo, gia đình Mai An Tiêm luôn bận rộn với việc trồng dưa, hết vụ này đến vụ khác. Tất cả các hạt chắc đều được chừa lại, phơi khô. Các vật đất xung quanh nhà, qua thanh kiếm, đều được phát cây, khai khẩn, để trở thành ruộng trồng. Và đúng như Mai An Tiêm đã dự đoán, lúc nào trong nhà ngoài bãi cũng đều có dưa cả. Dưa ăn no nê, thỏa thích, mỗi ngày chỉ cần một lưng cơm mà ai cũng thấy trong người mạnh khỏe. Và vẫn đều đặn, An Tiêm đem thả những quả dưa già có vạch hình bốn người, cho trôi vào đất liền, như thường lệ.
Quả nhiên, cũng vẫn đúng như An Tiêm dự đoán, một ngày kia có chiếc thuyền từ phía đất liền đã nhận ra tín hiệu của chàng và mang gạo, mang vải ra đổi lấy dưa. Thế là từ đó trở đi, qua trao đổi, cuộc sống của gia đình chàng đã hoàn toàn sung túc, chẳng còn phải lo thiếu gạo và các thứ cần thiết nữa.
*
Về phần vua Hùng thứ 17, từ ngày trao kiếm để Mai An Tiêm đi tự xử ở miền hoang đảo đến nay, những khi nhớ lại, nhà vua vẫn cảm thấy bùi ngùi trong dạ. Nếu không có mấy vị đại thần cứ khăng khăng đòi khép Mai An Tiêm vào tội chết kia, thì chắc chắn Ngài cũng không xử chàng nặng đến như thế. Một đằng là con nuôi nhưng một đằng còn là phép nước, nên buộc lòng Ngài phải thật công minh. Tuy nhiên, tin ở tài trí của An Tiêm, nhà vua vẫn hy vọng sẽ có ngày được đón chàng về.
Trước kia nhà vua chỉ giao cho gia đình An Tiêm ba tháng gạo, là có ý để chàng phải tự lo liệu từ tháng thứ tư, chứ không phải ngay từ đầu đã triệt đường sinh kế. Trong thâm tâm, Ngài định đúng ba năm sẽ cho người đi hỏi tin tức, nếu An Tiêm còn sống thì sẽ được đón về, còn nếu không, coi như chàng cũng đành phải chấp nhận trả giá cho lời nói và niềm tin của mình.
Ba năm sau, kể từ ngày An Tiêm ra đi, nhà vua sai chuẩn bị một thuyền lớn, gồm đầy đủ lương thực, quần áo, vật dụng, cũng do viên bộ tướng ngày trước chỉ huy, dong buồm thẳng tới miền hoang đảo, để thi hành công vụ.
Khi thuyền đến vùng ven biển, đỗ lại nghỉ lấy sức để ngày mai ra đảo thì quân lính lên bờ, thấy bày bán ở chợ đầy một giống dưa lạ mà trước kia chưa hề có. Viên bộ tướng cho lính đến mua và hỏi han gốc tích ra sao thì được biết đấy là giống dưa đổi được của vợ chồng An Tiêm ở ngoài đảo vắng. Cả tướng lẫn quân đều hết sức vui mừng, ngay ngày hôm sau, dong buồm bẻ lái cho thuyền đi ra hướng đảo. Đến nơi, được chứng kiến cơ ngơi của vợ chồng An Tiêm, lại được tha hồ ăn dưa thỏa thích, nên ai nấy vừa vui mừng vừa hết lòng thán phục. Tuy nhiên, về phần Mai An Tiêm, thái độ của chàng vẫn cứ thản nhiên như bao giờ.
Quan quân truyền lệnh của nhà vua rồi giúp An Tiêm thu dọn đồ đạc và trảy dưa mang xuống thuyền. Mười ngày sau, tất cả mọi người đều đã có mặt ở kinh đô Phong Châu và ra mắt nhà vua.
Khi được hỏi về những ngày sinh sống trên hoang đảo, An Tiêm thưa gửi nhà vua rất mực từ tốn, thuật lại các việc từ đầu đến cuối, và trong khi nói không hề tỏ ra oán hận nhưng cũng không mảy may tỏ ý vui mừng. Nhà vua nhìn người con nuôi, vừa mến phục lại cũng vừa thầm nghĩ: “Đúng. Trước kia Mai An Tiêm đã nói thật, chứ không hề có ý coi thường quân vương. Có vật truyền kiếp tức là có ở hiền gặp lành, ở bạc gặp ác, ngẫm ra xưa nay mọi sự đều là như thế cả. Nhưng tiếc thay, thiên hạ lại không mấy người có thể hiểu và tin theo điều đó!”
Trong buổi thiết triều đầu tiên, kể từ khi An Tiêm về lại đất Phong Châu, có đông đủ văn võ bá quan tham dự. Nhà vua sai bổ dưa đem chia đều cho mọi người. Số còn lại cũng đưa chia hết cho các gia đình không có người dự họp. Ý định của nhà vua và cũng là nguyện vọng của An Tiêm: để cho ai ai cũng được thưởng thức thứ dưa quí, lạ, và sau đó, mọi nhà đều có hạt giống để trồng sau này.
Trong khi vừa ăn dưa, mọi người vừa tấm tắc khen ngon. Nhà vua hỏi An Tiêm đây là giống dưa gì, thì chàng đứng dậy:
- Tâu Bệ hạ. Hạ thần đã tự đặt tên là dưa Tây, khi có những người mang hàng hóa đến đổi, hỏi thần. Sở dĩ như vậy là do lúc đầu, thần thấy bầy chim đã đưa hạt từ phía tây tới.
Nhà vua ngẫm nghĩ giây lát, rồi nói:
- Từ phía tây tức là từ trong đất liền, nhưng từ trước đến nay ta có nghe nói ở vùng ấy có giống dưa này đâu? Nếu giống ấy từ nước nào khác ở phía tây đến, thì chẳng lẽ ta lại gọi cây mọc trên đất của ta, bằng tên của nước người hay sao?
Các quan có mặt ngồi suy nghĩ hồi lâu và đưa mắt nhìn nhau. Một vị đại thần vốn thật thà, trực tính, đã đứng dậy:
- Tâu Bệ hạ. Theo thiển ý của thần chi bằng cứ có sao thì gọi như vậy. Giống dưa này vừa ngọt vừa mát là do ruột xốp nên chứa được nhiều nước, vậy nên gọi là dưa hẩu cho tiện.
Nhà vua lắc đầu:
- Tên ấy cũng đúng một phần, nhưng nghe ra thì bạc bẽo quá. Theo ý ta, nên chữa lại là dưa thấu. Thấu là ăn vào cái ngọt cái mát thấm vào đến tận gan ruột. Thấu cũng là từ nay mọi ngày hãy thấu tỏ cho nỗi oan của An Tiêm. Ngoài ra, thấu còn là khi nói hay làm điều gì, mọi người đều phải suy trước ngẫm sau cho thật thấu suôi.
Nghe nhà vua nói vậy, tất cả văn võ bá quan đều như có vẻ lặng hẳn người. Trong thâm tâm, ai ai cũng thầm cảm phục nhà vua là bậc cao minh, bởi vì họ nhớ lại ba năm trước đây, chính tay Ngài sau khi phán quyết, đã trao thanh kiếm tự xử cho An Tiêm như thế nào.
Từ đấy, giống dưa Mai An Tiêm đưa về kinh đô đã được gieo trồng ở khắp mọi nơi, với tên gọi là “dưa thấu”. Nhưng về sau, có lẽ do biến âm, nên mới trở thành “dưa hấu”.
Cũng có thể, “dưa hấu” là biến âm của cả “dưa thấu” lẫn “dưa hẩu” chăng?
Còn nhân dân ở vùng biển thuộc Nga Sơn – Thanh Hóa thì từ trước đến nay, vẫn quen gọi đó là dưa Tây, như một cách ghi công ơn của người đầu tiên đã trồng và đặt tên cho giống dưa lạ ấy.
Nơi hoang đảo, chỗ lần đầu tiên Mai An Tiêm nhận được giống dưa, được các đời truyền nhau gọi là bãi An Tiêm. Tại nền nhà cũ mà thuở trước An Tiêm cùng gia đình lập nghiệp, sau đó, được nhân dân lập ngôi đền thờ, để đời đời tưởng nhớ “Ông bà tổ của dưa tây”.
Tại hoang đảo, sau khi gia đình Mai An Tiêm rời đi, đã có nhiều người khác đến ở. Họ lập thành làng xóm và tiếp tục nghề trồng dưa của Mai An Tiêm để lại. Trải thời gian, làng xóm ấy càng ngày càng thêm đông vui trù mật, và được gọi là làng Mai An Tiêm, còn lại đến ngày nay. Tuy nhiên, vì để kiêng tên gọi của vị thủy tổ, nên mọi người chỉ gọi đó là làng Mai An.
* Nguồn:NHÌN LẠI LỊCH SỬ, nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, Hà Nội 2003, Tác giả: KS. PHAN DUY KHA – TS. LÃ DUY LAN – TS. ĐINH CÔNG VĨ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét