Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Tin ngày 18/11/2012

  • Bài 38 : Etienne và Nadia (RFI) - Khi nghe lại đoạn ghi âm lúc Etienne trao cho Nadia 20.000 euro, Lưu Quang rất thắc mắc : Tại sao Nadia lại đưa tiền cho anh, và anh phải làm gì với số tiền này ?
  • Pháp : Biểu tình chống dự án xây sân bay vùng Loire Atlantique (RFI) - Dự án xây dựng sân bay tại thị trấn Notre Dame des Landes đe dọa trực tiếp đến đa dạng sinh thái của vùng Loire Atlantique, miền tây bắc nước Pháp. Đây là một cuộc đọ sức giữa chính quyền của thủ tướng Jean Marc Ayrault với các nhà bảo vệ môi trường.
  • Đối lập Syria sẽ có đại sứ ở Paris (RFI) - Hôm nay, 17/11/2012, tại Paris, tổng thống Pháp François Hollande đã tiếp lãnh đạo phe đối lập Syria Ahmad Moaz al-Khatib, để chủ yếu bàn vệ việc « bảo vệ các vùng giải phóng ».
  • Tại Singapore, Ngoại trưởng Mỹ thúc đẩy chính sách « ngoại giao kinh tế » (RFI) - Chiến lược đối ngoại của Washington chuyển hướng tập trung xây dựng quyền lực kinh tế. Tại Singapore, ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố “vai trò lãnh đạo thế giới không phải tự nhiên mà có, phải biết duy trì và xứng đáng”. Mục tiêu nhiệm kỳ hai của Tổng thống Obama là : tăng gấp đôi xuất khẩu hàng hóa made in USA.
  • Tổng thống Thein Sein : Miến Điện phải giải quyết vấn đề người Rohingya (RFI) - Vài giờ trước khi tiếp tổng thống Hoa Kỳ, tổng thống Thein Sein khẳng định là muốn tránh để bị mất mặt với cộng đồng quốc tế, Miến Điện bắt buộc phải chấm dứt bạo động giữa các sắc tộc đang diễn ra tại bang Rakhine, giải quyết thấu đáo trường hợp của cộng đồng thiểu số Rohingya.
  • Uỷ ban Công lý và Hòa bình chỉ trích tình trạng nhân quyền ở Việt Nam (RFI) - Sau bản « Nhận định về một số tình hình Việt Nam hiện nay » công bố tháng 5/2012, Uỷ ban Công lý và Hòa bình, thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, vào đầu tháng này vừa công bố « Phúc trình về tình hình công lý, hòa bình và nhân quyền trong xã hội Việt Nam ». Phúc trình đề ngày 01/11/2012, gởi Hội đồng Giám mục Việt Nam, đưa ra những chỉ trích nặng nề hơn, đặc biệt là về tình trạng nhân quyền.
  • Mỹ bỏ lệnh cấm nhập hàng Miến Điện (RFI) - Để khuyến khích tiến trình dân chủ hóa tại Miến Điện, một quốc gia có truyền thống thân Trung Quốc, Hoa Kỳ thông báo xóa bỏ hầu hết lệnh cấm nhập hàng hóa của Miến Điện. Quyết định trên được đưa ra vài ngày trước chuyến viếng thăm lịch sử của tổng thống Barack Obama.
  • Đồ gốm sứ: Trung Quốc bị Châu Âu áp thuế chống cạnh tranh bất chính (RFI) - Trong vòng sáu tháng kể từ ngày16/11/2012 các loại vật dụng bằng sứ của Trung Quốc xuất sang thị trường Liên Hiệp Châu Âu sẽ bị tăng thuế nhập khẩu từ 17% đến gần 60%. Bruxelles công bố quyết định này sau khi nhận được lời than phiền của ngành công nghệ gốm sứ của nhiều nước thành viên lên án Trung Quốc cạnh tranh bất chính.
  • Nhân quyền nằm cao trong nghị trình Á châu của TT Obama (VOA) - Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang đáp máy bay riêng Air Force One đi Á châu, nơi ông sẽ thăm ba nước Thái Lan, Miến Điện và Campuchia trong chuyến du hành nước ngoài đầu tiên kể từ khi tái đắc cử.

    Chuyến đi này nêu bật sự chú trọng tăng cao của ông Obama vào Á châu trong lúc ông ra sức thực hiện lời cam kết tăng cường kinh tế Mỹ trong nhiệm kỳ thứ nhì. Chính phủ của ông ...
  • Cử tri Sierra Leone đi bầu tổng thống và quốc hội (VOA) - Cử tri ở Sierra Leone hôm nay đi bầu tổng thống và quốc hội.

    Dân chúng đã xếp hàng dài bên ngoài các phòng phiếu ở thủ đô Freetown trước khi giờ đầu phiếu bắt đầu.

    Đương kim Tổng thống Ernest Bai Koroma đang tranh đua với 8 ứng cử viên khác, trong đó có ông Julius Maada Bio của đảng đối lập chính.

    Trước cuộc bầu cử, các đảng chính trị đã kêu gọi những người ủng hộ họ chớ gây ...
  • Israel tăng cường tấn công Gaza (BBC) - Israel đã ra lệnh cho tới 75.000 lính dự bị vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu và nói sẽ tăng cường các cuộc tấn công vào Dải Gaza.
  • Dân Văn Giang mời dân biểu 'vi hành' (BBC) - Các hộ dân Văn Giang bất đồng với dự án khu đô thị sinh thái Ecopark có thư mời các Đại biểu Quốc hội tới địa phương vào 18/11.
  • Căng thẳng giữa Gaza và Israel (BBC) - Chiến sự căng thẳng giữa Israel và Palestine làm hơn 20 người thiệt mạng từ cả hai phía, trong đó có nhiều trẻ em và phụ nữ.
  • 'Cuộc chiến của Hà Nội' (BBC) - Cuốn 'Hanoi's War' của Nguyễn Liên Hằng nhìn lại cuộc chiến Mỹ - Việt và nhấn mạnh hai nhân vật Lê Duẩn và Lê Đức Thọ.
  • Up to Your Neck (BBC) - Cụm từ "Up to your neck" nghĩa là gì và cách dùng cụm từ này, đồng thời phân biệt với cụm từ "a pain in the neck".
  • Đón gấu Panda ra đời (BBC) - Hình ảnh bầy gấu Panda con vừa ra đời ở Trung tâm gấu Panda Thành Đô, Trung Quốc.
  • ASEAN kêu gọi đường dây nóng cho Biển Đông (BaoMoi) - Các quốc gia Đông Nam Á hôm qua cùng kêu gọi việc thiết lập một đường dây nóng với Trung Quốc để giảm căng thẳng liên quan tới những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
  • Các bộ trưởng ASEAN nhất trí sớm xây dựng COC (BaoMoi) - Từ ngày 16-17/11, tại Phnom Penh, Campuchia đã diễn ra các hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM), Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) và Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC).
  • ASEAN mở "đường dây nóng" về Biển Đông với TQ (BaoMoi) - AFP đưa tin, ngày 17/11, Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Surin Pitsuwan cho biết các nước ASEAN sẽ đề xuất thiết lập một "đường dây nóng" với Trung Quốc nhằm xoa dịu căng thẳng liên quan đến Biển Đông.
  • ASEAN thúc đẩy hơn nữa đối thoại và hợp tác (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) – Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN nhất trí cần thúc đẩy hơn nữa đối thoại và hợp tác, xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử trong quan hệ giữa các quốc gia ở khu vực thông qua triển khai hiệu quả các văn kiện cơ bản.
  • Trung Quốc tuyên bố tiếp tục hợp tác với ASEAN để xây dựng COC (BaoMoi) - Tân Hoa xã dẫn phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 16-11 nêu rõ, Trung Quốc và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ tiếp tục hợp tác để xây dựng Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Trong phát biểu liên quan đến tiến trình thảo luận về COC, ông Hồng Lỗi nhấn mạnh, Trung Quốc và ASEAN đã nhất trí duy trì đối thoại về cơ sở của việc thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Theo ông, hai bên sẽ tạo điều kiện thúc đẩy đàm phán và đồng thuận để cuối cùng đạt được một bộ quy tắc ứng xử. Trước đó, cuối tháng 7 vừa qua, ASEAN đã công bố "Nguyên tắc 6 điểm về vấn đề Biển Đông", trong đó tái khẳng định cam kết của các nước thành viên thực hiện đầy đủ DOC và sớm đạt được COC.
  • Tàu Trung Quốc lại tiến sát vùng tranh chấp với Nhật (BaoMoi) - Ngày 17/11, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết bốn tàu hải giám của Trung Quốc đã đi vào khu vực ngay sát vùng lãnh hải của Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) trên Biển Hoa Đông ngày thứ 29 liên tiếp.
  • Trung Quốc muốn ‘né’ vấn đề Biển Đông (BaoMoi) - Trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á sẽ khai mạc tại Campuchia vào cuối tuần này, một nhà ngoại giao cao cấp của Trung Quốc đã lên tiếng “cảnh báo” rằng các nhà lãnh đạo quốc gia không nên để vấn đề Biển Đông “phủ bóng đen” lên Hội nghị và khẳng định các tranh chấp ở vùng biển này “vẫn nằm trong phạm vi kiểm soát và các quốc gia có liên quan sẽ giải quyết được những khác biệt”.
  • Bắc Kinh muốn né vấn đề Biển Đông ở Phnom Penh (BaoMoi) - Ngày 17/11, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Doanh tuyên bố không nên để vấn đề Biển Đông phủ bóng lên Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) sắp diễn ra ở Campuchia cuối tuần này vì theo bà Oánh thì tình hình hiện đã "trong tầm kiểm soát" và các nước hữu quan có thể tự giải quyết các bất đồng.
  • Các hội nghị ASEAN sẽ bàn về an ninh ở Biển Đông (BaoMoi) - Theo hãng tin Kyodo, trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp lãnh thổ gia tăng, vấn đề an ninh biển ở Biển Đông giàu tài nguyên được dự kiến sẽ là chủ đề chính trong loạt hội nghị thượng đỉnh giữa các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các đối tác bắt đầu từ 19/11 ở Campuchia.
  • Đề xuất lập ‘đường dây nóng’ ngăn chặn xung đột trên Biển Đông (BaoMoi) - TPO - Indonesia vừa đề nghị các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc thành lập lập đường dây nóng cho phép các quan chức có thể ngăn chặn một cách nhanh nhất khả năng bùng phát xung đột tại Biển Đông.
    Tàu chiến Mỹ tại vùng biển quốc tế gần Biển Đông. Ảnh: Naval Surface Forces.
  • Trung Quốc: Huấn luyện học sinh mẫu giáo "bảo vệ đảo Điếu Ngư" (BaoMoi) - (GDVN) - Trong bối cảnh căng thẳng Trung - Nhật xung quanh chủ quyền nhóm đảo Senkaku trên biển Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, một số trường mẫu giáo ở Chiết Giang và Hà Nam, Trung Quốc đã tổ chức những trò chơi thể thao gắn với tên gọi "bảo vệ đảo Điếu Ngư". Những cô bé, cậu bé lứa tuổi mẫu giáo còn ngây thơ đã bị người lớn khoác lên người trang phục nhà binh, vác theo khẩu súng AK bằng nhựa to như thật. Ngoài ra, một số trường còn tổ chức chiếu phim tư liệu mô tả lại cuộc chiến tranh chống Nhật Bản cho học sinh mầm non, mẫu giáo xem để "giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo".
  • Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh: DOC đã tốt nhưng tốt nhất vẫn là phải có COC (BaoMoi) - Từ 17 đến 20 tháng 11, tại Phnôm Pênh (Campuchia) diễn ra Hội nghị cấp cao ASEAN 21 và các Hội nghị cấp cao liên quan. Cùng với các vấn đề trọng tâm khác của ASEAN, dự kiến các nước cũng sẽ bàn về việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Nhân dịp này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh, người đã tham dự cuộc họp SOM ASEAN-Trung Quốc gần đây tại Thái Lan, đã trao đổi với Đại Đoàn Kết về những vấn đề cụ thể trong quan hệ giữa khối ASEAN với đối tác Trung Quốc; cũng như quan điểm của ASEAN và Việt Nam trong nỗ lực đưa COC trở thành hiện thực; góp phần vào việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.
  • Tổng thống Mỹ công du Đông Nam Á: Tái cân bằng (BaoMoi) - KTĐT - Ngày 17/11, Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt đầu thực hiện chuyến thăm 3 quốc gia Đông Nam Á là Thái Lan, Myanmar và Campuchia. Chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi ông Obama tái đắc cử Tổng thống cách đây hơn 10 ngày đã phát đi thông điệp mạnh mẽ về sự coi trọng của Mỹ đối với khu vực này.
  • Mỹ - Singapore hội ý cách tiếp cận vấn đề Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Một trong những mục tiêu trong chuyến thăm Singapore hôm 16/11 của Ngoại trưởng Mỹ Hilarry Clinton là hội ý tìm cách phối hợp hành động ngoại giao để tiếp cận các vấn đề nhạy cảm như Biển Đông tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á sắp tới.
  • Trung Quốc sẽ bàn về Bộ quy tắc Biển Đông (BaoMoi) - Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố sẽ hợp tác với các nước Đông Nam Á để xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) trong Hội nghị Cấp cao ASEAN và các nước đối tác.
  • "Trung Quốc sẽ hợp tác với ASEAN xây dựng COC" (BaoMoi) - Tân Hoa xã dẫn phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi ngày 16/11 nêu rõ Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ tiếp tục hợp tác để xây dựng Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
  • Mỹ sẽ tăng cường tập trận với Đông Nam Á (BaoMoi) - (Petrotimes) – Chiều 16/11, tại Hội nghị tham vấn với các Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN tổ chức ở Siem Riep, Campuchia, thảo luận về phương hướng thúc đẩy hợp tác an ninh Mỹ-ASEAN, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết trong năm 2013 tới, Mỹ sẽ tham gia vào 3 cuộc tập trận quân sự ở Đông Nam Á.
Bản tin tiếng Anh


  • Aviation industry flies into future (Washington Post) - China's national aviation manufacturer has launched a long-term plan spanning until 2030 to develop advanced aviation engines.
  • China faces challenges in maintaining growth (Washington Post) - In an exclusive interview with Xinhua, CNN Beijing Bureau Chief Jaime FlorCruz said the new Chinese leadership faces the challenge of maintaining high economic growth in wake of the global economic downturn, as well as better projecting itself to the world.
  • HK seeks to quell fears of asset bubbles (Washington Post) - Preventing an attack on the local currency is one thing. But avoiding property overheating is another, as Gao Changxin reports from the SAR.
  • Attack copter takes to skies (Washington Post) - The Zhuhai Airshow, the largest showcase for the nation's aviation and aerospace industry, soared into the skies above Guangdong province with more aircraft than ever before.
  • New heights for private aircraft (Washington Post) - The demand for private aircraft is taking off to new heights in China 15 years after the country's first personal airplane hit the sky, said industry experts.
  • Gasoline and diesel prices reduced starting Friday (Washington Post) - Gasoline and diesel prices are cut for the fourth time this year from Friday to better reflect global oil prices, and experts predicted demand for diesel will pick up in the fourth quarter, fueled by the rebounding economy.
  • Impressions from a realistic brush (Washington Post) - Of the two categories of traditional Chinese painting, the realistic Gong Bi style is often considered less capable of depicting charm and expression than freehand brushwork.
  • Worst snow in 50 years damages 400 greenhouses (Washington Post) - Local farmers and some 300 workers rushed to repair almost 400 vegetable greenhouses, covering an estimated area of about 23.5 hectares, which were damaged by the worst snowstorms in 50 years.
  • Floating on sheepskin (Washington Post) - Gansu boatmen keep a hardscrabble tradition alive as they ferry tourists across the Yellow River. But the boats, made buoyant with sheep skins filled with air, may be gone in a generation.
  • Tibet school finds that pairings remove barriers (Washington Post) - A middle school in Lhasa, in the Tibet autonomous region, is pairing students from different ethnic backgrounds to help them become friends and break down cultural barriers.
  • Green is new color of beauty (Washington Post) - Green progress, which President Hu Jintao emphasized in his report to the 18th National Congress of the Communist Party of China, has remained one of the hot topics among delegates in the past few days.
  • Mega homes project ready in Beijing (Washington Post) - The construction of Beijing's largest public rental housing project has been completed, and its first tenants will move in next month.
  • Shaolin monk 'flies' across wall (Washington Post) - Shi Liliang, a monk from Southern Shaolin Temple, performs a Chinese martial art stunt by walking on a wall in Quanzhou, Fujian province, Nov 12, 2012.
  • Hu, Xi meet CPC delegates (Washington Post) - President Hu Jintao and Xi Jinping, the newly elected general secretary of the CPC Central Committee, met with all CPC delegates.
  • CPC congress signals balanced population growth (Washington Post) - A keynote report to the ongoing 18th National Congress of the Communist Party of China (CPC) has signaled changes in the country's population policy amid an aging society, according to experts.
  • Migrant workers get say at congress (Washington Post) - Ju Xiaolin, one of the 26 migrant workers who are delegates to the Party congress, walked into a conference room packed with reporters on Monday night wearing a suit instead of the blue uniform and safety helmet he usually has on.

Chống tham nhũng: 7 năm chưa kết quả

Mặc dù luật phòng chống tham nhũng của VN đã đi vào hoạt động kể từ năm 2005, nhưng trên thực tế vấn nạn này vẫn không thuyên giảm, trái lại, dường như mỗi lúc thêm trầm trọng và diễn ra ở hầu khắp mọi lĩnh vực.

(AFP photo) Ảnh minh họa đưa hối lộ

Vì sao “chống tham nhũng” không thể có kết quả tích cực tại Việt Nam?

Trong phiên thảo luận hôm 9/11 của Quốc hội về dự thảo luật phòng chống tham nhũng (PCTN) sửa đổi, nhiều ý kiến nêu bật lên hoạt động thiếu hiệu quả của ban chỉ đạo PCTN đặt dưới sự điều hành của Chính phủ và đặc biệt là sau 7 năm có luật PCTN nhưng vấn nạn này ở Việt Nam vẫn không hề thuyên giảm.

Thách thức nghiêm trọng

Cả Chính phủ và Đảng Cộng sản đều khẳng định tham nhũng tràn lan, nghiêm trọng là một thách thức lớn đối với Việt Nam, thế nhưng tệ nạn này không được ngăn chặn và đẩy lùi. Bản thân chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng của Quốc hội Việt Nam, ông Lê Văn Lân đã phải thừa nhận: “tình hình tham nhũng ở Việt Nam là nghiêm trọng, với những biểu hiện vừa tinh vi, phức tạp, vừa trắng trợn, lộ liễu, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, có những điểm giống và khác nhau so với tình hình tham nhũng ở các nước khác, nhưng đặc điểm nổi bật là tính phổ biến.”

Tính phổ biến của tham nhũng tại Việt Nam được ông Lân nhắc tới là sự bao trùm trong nhiều lĩnh vực, ở hầu hết các cấp, các ngành, trước đây, tham nhũng chủ yếu xảy ra trong các lĩnh vực kinh tế, nhưng ngày nay đã lan sang các lĩnh vực vốn được coi trọng về đạo lý như giáo dục, y tế, thậm chí là cả các tổ chức làm từ thiện, phòng, chống dịch bệnh… và tham nhũng xảy ra ngay tại chính các cơ quan có chức năng chống tham nhũng. Ông Lê Văn Lân cho rằng người tham nhũng là những người có chức vụ, quyền hạn nên cá nhân họ có được nhận thức sâu rộng, am hiểu luật pháp, có mối quan hệ rộng nên rất khó xử lý và phát hiện.
Tình hình tham nhũng ở Việt Nam là nghiêm trọng, với những biểu hiện vừa tinh vi, phức tạp, vừa trắng trợn, lộ liễu, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành. - Ô. Lê Văn Lân
Những nhận định trên của vị Chánh văn phòng cũng được minh chứng cụ thể qua đánh giá của Tổ chức Minh bạch quốc tế hồi đầu tháng 8 năm nay cho biết Việt Nam trong những năm qua thường chỉ đạt được 2,6 – 2,7 trên thang điểm 10 về chỉ số cảm nhận tham nhũng. Những quốc gia có điểm dưới 3 được xem là tham nhũng nghiêm trọng.

Vậy nguồn gốc nào tạo nên tham nhũng tại Việt Nam, L.S Hà Huy Sơn người có nhiều bài phân tích về luật PCTN cho chúng tôi biết:

“Vấn đề gốc rễ của quốc nạn tham nhũng tại Việt Nam, theo tôi, chính là sự thiếu dân chủ và thiếu minh bạch trong các hoạt động của nhà nước.”

Tham nhũng không chỉ dừng lại ở hoạt động của phía Nhà nước như lời L.S Hà Huy Sơn nhận xét, mà ngay Đảng Cộng Sản cũng phải thừa nhận thất bại trong công cuộc bài trừ tham nhũng. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài diễn văn trên truyền hình sau khi kết thúc Hội nghị trung ương 6 “thành thật thừa nhận” các sai lầm liên quan đến tham nhũng của một số cán bộ đảng viên.

Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký UBTW MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim đã phải gióng lên hồi chuông báo động: tham nhũng là thách thức tồn vong của Đảng. Ông cho rằng tham nhũng đang thách thức lòng kiên nhẫn và sự chịu đựng của người dân.

Tham nhũng từ Ban chỉ đạo?

Quay lại với luật PCTN không hiệu quả dù đã có từ 7 năm qua, trong đề xuất dự thảo luật sửa đổi, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền của tỉnh Lâm Đồng phát biểu rằng những đối tượng nguy cơ tham nhũng cao nhất nằm chính trong Ban chỉ đạo vì thế ông ủng hộ việc thành lập cơ quan điều tra độc lập để chuyên xử lý tội phạm về tham nhũng. Ông nhấn mạnh cần coi tội phạm tham nhũng nguy hiểm như ma túy hay như tội phản quốc.

Lý giải về sự thất bại và sai lầm mà đã 7 năm trôi qua kể từ ngày được ban hành, Luật PCTN không có kết quả, đại biểu Dương Trung Quốc của Đồng Nai phân tích đó là do cơ chế “vừa đá bóng, vừa thổi còi” cụ thể là ban chỉ đạo PCTN lại nằm dưới sự quản lý của Chính phủ. Theo ông Quốc nếu không có những quyết định sai lầm đó thì đã không có sự trả giá quá đắt của những vụ việc như Vinashin hay Vinalines trong thời gian vừa qua. Ông đã ví von cuộc chiến chống tham nhũng giống như “súng nổ rất to nhưng đạn không có đầu” vì không sát thương được ai cả, trong khi đó nhiều người từng bị két án, phạt tù lại thành người được giải oan; còn người có công chống tham nhũng lại bị xét xử như những kẻ tội đồ.

Chia sẻ những bức xúc với tư cách một người đi tố cáo tham nhũng nhưng bị trù dập, một cô giáo là con liệt sĩ, vợ thương binh không nêu tên đã cho chúng tôi biết:

“Bởi vì tôi chống tham nhũng nên tôi bị trù dập, đi tham gia công tác 30 năm, bị trù dập 30 năm nên tôi không có một chế độ gì, tôi là con liệt sĩ, vợ thương binh, cựu thanh niên xung phong mà giờ này tôi không có chế độ gì. Tôi đi đòi mười mấy năm ở ngoài Hà Nội rồi, tôi đòi 30 năm ở Bình Thuận rồi, chính quyền tỉnh Bình Thuận không giải quyết cho tôi, sở giáo dục tỉnh Bình Thuận trù dập vu khống tôi, sắp đến ngày 20/11, ngày nhà giáo Việt Nam tôi rất bức xúc.”
Bởi vì tôi chống tham nhũng nên tôi bị trù dập, đi tham gia công tác 30 năm, bị trù dập 30 năm nên tôi không có một chế độ gì. - Một giáo viên
Nhắc đến tham nhũng, chắc hẳn người ta sẽ nhắc đến công khai tài sản, vậy nhưng đã 7 năm trôi qua, việc minh bạch các khoản thu nhập vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để. Phân tích về vấn đề này, ông Vũ Trọng Kim khẳng định minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ công chức hiện nay chỉ là kê khai lấy lệ, qua loa và đây là việc làm dung túng cho tham nhũng và lãng phí. Ông thấy rằng kê khai xong lại cất vào ngăn kéo, không ai hay, không ai biết, vậy kê khai tài sản để làm gì?

Trong lần phỏng vấn trước đây khi Nghị quyết TW 4 về phòng chống tham nhũng diễn ra, luật sư Trần Quốc Thuận nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận xét về nỗ lực chống tham nhũng cụ thể là qua việc kê khai tài sản, ông cho chúng tôi biết:

“Tôi nghĩ rằng Nghị quyết Trung ương 4 chống tham nhũng, và nghị quyết này rất là quyết liệt nếu không thì sự tồn tại của đảng cộng sản Việt Nam, vai trò lãnh đạo của đảng đối với đất nước sẽ có nguy cơ mất đi vì người ta không còn tín nhiệm nữa. Tôi nghĩ rằng các cơ quan chức năng trách nhiệm, trước nhất là Ủy ban Kiểm tra về đảng, có khi nhà nước phải cho thanh tra, chẳng hạn con một ông đứng đầu hàng tỉnh có số tiền, tài sản trên một vùng đất nông nghiệp như thế thì số tiền này có nguồn gốc ở đâu?”

Có thể nhận thấy, việc đấu tranh chống tham nhũng là con đường khó khăn bởi tham nhũng tồn tại dưới muôn hình vạn trạng, tham nhũng không chỉ tồn tại ở một tổ chức, một cá nhân, mà nó ẩn chứa trong mọi ngóc ngách của xã hội, ở mọi ngành nghề, không chỉ ở Việt Nam mà ở mọi quốc gia trên thế giới. Người ta cho rằng ở đâu đồng tiền còn chi phối được con người, ở đâu quyền lực còn thống trị được lương tâm thì ở đó tham nhũng còn tồn tại.
Vũ Hoàng, phóng viên RFA

Kinh tế Việt Nam: con hổ hết hơi.

Đà tăng trưởng sang năm dự báo sút giảm, khi những vụ tham nhũng và đấu đá chính trị trong nội bộ đảng Cộng sản đè nặng lên nền kinh tế.

(ltcg.worldpress.com photo) Chú hổ buồn xo

Ven con sông lịch sử

Con sông Bến Hải chảy qua ngôi làng sơn cước nhỏ bé này ở miền Trung Việt Nam đánh dấu vĩ tuyến 17, đường ranh chia đôi Nam Bắc Việt Nam trước khi quân Mỹ rút đi và người Cộng Sản chiến thắng vào năm 1975.

Vùng đất lịch sử này bị bỏ quên, cách xa thủ đô Hà Nội cả một thế giới. Nơi đây vùng phủ sóng điện thoại di động biến mất trên con đường ngoằn ngoèo dẫn lên ngôi làng, khi cơn mưa phùn sáng sớm vương giọt trên những con dốc cao viền hai bên là những tán lá xanh.

Hầu hết những người Thượng sinh sống dọc con sông thôn dã thuộc sắc dân Vân Kiều, một trong 54 sắc tộc thiểu số được chính thức nhìn nhận ở Việt Nam .

(Ghi chú của người dịch: sắc dân Vân Kiều còn gọi là người Bru, người Mang Cong, người Trì hay người Khùa. Ngôn ngữ của họ là tiếng Bru, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi KTu của ngữ tộc Môn-Khmer. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Bru-Vân Kiều ở Việt Nam có dân số trên 200 ngàn, cư trú tại 39 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Riêng tại miền núi Quảng Trị, Quảng Bình, Đắc Lắc và Thừa Thiên-Huế có khoảng hơn 55 ngàn người Bru sinh sống)

Cuộc sống của người dân thiểu số ở vùng cao vùng xa này không đuổi kịp mức gia tăng thu nhập bình quân của người thành thị.

Ngay trong những năm cường thịnh của “con hổ kinh tế” Việt Nam, những người dân cao nguyên, nhất là ở Tây nguyên, cũng bị bỏ xa ở phía sau. Nhà nghiên cứu Roger Montgomery của Đại học kinh tế London cho biết điều này.

Chính quyền Việt Nam nhiều lần nhắc lại rằng họ muốn tăng cao tiêu chuẩn sống cho những vùng ấy, như một phần trong cao vọng đạt tới một nền kinh tế công nghiệp vào năm 2020.

Chẳng may khả năng thực hiện những điều cam kết đó đã bị kiềm chế do những thách đố lớn lao hơn cho xứ sở và đảng Cộng sản cầm quyền, gây nên dấu hỏi về phương hướng cho nền kinh tế Việt Nam.

Những vụ tham nhũng đầy tai tiếng mới đây và hằng tỉ đô la thua lỗ do quản lý yếu kém, do những xí nghiệp quốc doanh khổng lồ, đã cho thấy những sai trái qua những nứt rạn được che dấu trong nền kinh tế Việt Nam, nay đến lượt nó dẫn tới đà tăng trưởng giảm sút.

“Cái mã đẹp đẽ bề ngoài của tỉ lệ tăng trưởng cao trong ngắn hạn khiến chính phủ khó lòng tiến tới trong công cuộc đổi mới. Họ tự hỏi sao lại phải sửa chữa những gì chưa có vẻ đổ vỡ. Nhưng không may, khi đà tăng trưởng trong khu vực và trên những thị trường quốc tế chính yếu như châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Quốc… chậm lại, những chỗ yếu của nền kinh tế Việt Nam liền lộ dạng.” Nhà nghiên cứu Đông Nam Á của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Ernest Bower nhận định.

Đà tăng trưởng bình quân của Việt Nam đạt tới khoảng 7% trong suốt 10 năm cho đến 2010, nâng xứ sở này lên nhóm quốc gia “thu nhập trung bình” do Ngân hàng Thế Giới đánh giá, và lôi cuốn được những nhà đầu tư nặng túi như Boeing, Intel. Nhưng tỉ lệ này sang năm được dự kiến chỉ còn 5,5%.

Ở xã Vĩnh Ô (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị), nhu cầu của người dân chỉ ở mức căn bản, nhưng những sự yểm trợ thiết yếu cho cuộc sống có thể bị mức tăng trưởng thấp đó ngăn trở, nhất là khi nó khiến nhà nước giảm chi, hay Đảng cầm quyền bối rối đứng khựng trong công cuộc đổi mới.

Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã, Nguyễn thị Hải, nói: “Chúng tôi cần những kênh tưới tốt hơn, những hệ thống nước tốt hơn. 80% người dân ở vùng này thuộc hàng nghèo khó.”

Mùa hè năm nay Ngân hàng Nhà nước nhìn nhận nợ xấu đã lên tới 10% tổng dư nợ ngân hàng; giới phân tích cho rằng con số thực ít nhất phải gấp đôi tỉ lệ đó.
Để so sánh, tổng số nợ khó đòi của bốn ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc chỉ lên tới 1% tổng dư nợ hồi năm ngoái. Điều đó có nghĩa là tỉ lệ nợ xấu của Việt Nam có thể gần với con số của Tây Ban Nha, nơi khoảng 10% tổng nợ đã bị quỵt, không trả, theo Ngân hàng Trung ương xứ này loan báo.

dung-250
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn tại quốc hội- tinmoi.vn photo

Lời xin lỗi hiếm hoi

Khi xứ sở xanh xao vì kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thốt ra lời xin lỗi hiếm hoi về những vấn đề ở các tập đoàn quốc doanh, khu vực kinh tế tạo nên 35% nền kinh tế Việt Nam. Thủ tướng Dũng ở vào phía bị tập thể lãnh đạo quyền cao chức trọng của đảng Cộng sản Việt Nam chỉ trích công khai, khiến đảng này lộ ra sự chia rẽ trước những vấn đề đè nặng lên nền kinh tế, và hậu quả mà những chuyện khốn khổ này có thể tác động lên tính cách chính đáng của đảng cầm quyền độc nhất của xứ sở.

“Cánh kỳ cựu do Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đã chỉ trích Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về sự thất bại trong các chính sách kinh tế của ông này.” Cơ quan tư vấn về rủi ro chính trị Maplecroft vừa tường trình điều này.

Mặc dù có lời xin lỗi nghe ra khiêm tốn chưa từng có và mối hiềm khích trông nội bộ đảng Cộng sản, đà tăng trưởng chậm chạp và mối ác cảm của công chúng đối với nạn tham nhũng và khả năng quản lý kém cỏi của chính quyền đã khiến Nhà nước độc đảng của Việt Nam tăng cường những biện pháp trấn áp đang diễn tiến đối với những nguồn chỉ trích.

Đảng kiểm soát

“Trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chủ tịch Trương Tấn Sang đấu đá chính trị nội bộ, thì cả hai đều giành ưu tiên cho quyền kiểm soát của đảng trên tất cả những người khác” Nhà nghiên cứu Christian Lewis của tập đoàn tư vấn về rủi ro chính trị EurasiaGroup nói.

Hôm 30 tháng 10, Nhà nước tống giam hai nhạc sĩ ở thành phố Hồ Chí Minh do cáo buộc tuyên truyền chống chính phủ, một tội danh đầy mơ hồ trong một quốc gia nơi việc bênh vực cho dân chủ cũng bị coi là tội hình sự. Hình phạt này được tung ra chỉ sáu ngày sau khi Nhà nước, hôm 24 tháng 10, tống giam ba tác giả và nhà báo nổi tiếng vì những tội danh tương tự,

Những lời chỉ trích nhắm vào nạn tham nhũng, một yếu tố gây kinh sợ cho giới đầu tư và dập vào đà tăng trưởng, trong khi Việt Nam trượt dài trên những bảng xếp hạng trên toàn cầu, theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới về Cạnh tranh toàn cấu. Việt Nam rớt 16 hạng kể từ năm 2010, xuống hạng 75 vào năm 2012.

Đầu tư nước ngoài trong năm 2008 lên tới mức trên 70 tỉ đô la, trong khi số liệu mới nhất của năm 2012 cho thấy mức đầu tư chỉ đạt trên 10 tỉ 500 triệu đô la, sau khi giảm tới 28% trong năm 2011, theo thống kê của chính phủ Việt Nam.
Giới chức Việt Nam đang lo Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi tiếp tục thu hút giới đầu tư. Có lẽ vì muốn nỗ lực phơi bày một hình thức minh bạch mà họ nghĩ là phương Tây muốn thấy, một số quan chức đã phát biểu ngay thẳng hơn so với quá khứ, về những thách đố cho nền kinh tế Việt Nam.

vinalines
Tàu của Vinalines, một trong những 'ông lớn lỗ khủng' hình của xaluan.vn trong bài cũng tên.

“Khả năng chuyên môn căn bản của người Việt Nam cần được tăng tiến nếu xứ này muốn tiếp tục thu hút đầu tư, trong khi các nước láng giềng và những mối cạnh tranh như Miến Điện, Indonesia lần lượt tung ra mức công lao động thấp và thị trường rộng lớn hơn” Giám đốc Mai Thị Thu của Trung tâm dự báo và thông tin kinh tế-xã hội Việt Nam, thuộc bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam phát biểu như trên. Bà nói tiếp “Tôi biết nhiều nhà đầu tư đến Việt Nam và gặp phải nhiều khó khăn khi tuyển dụng lao động thích hợp”  

Đối với Việt Nam, sự thất bại trong việc thu hút đầu tư vào lãnh vực kỹ thuật cao, tạo công việc lương cao và khả năng lành nghề cao, có thể trở thành lọt vào cái bẫy gọi là “bẫy thu nhập trung bình”. Khi đó Việt Nam không thể chào mời đầu tư bằng giá lao động rẻ và cũng không cạnh tranh được với những nền kinh tế tiến bộ về phương diện lành nghề hay hạ từng cơ sở.

Chuyên viên Mai Thị Thu của Trung tâm dự báo và thông tin kinh tế-xã hội Việt Nam nói Việt Nam không dễ dàng thoát được cái bẫy đó.

Tuy nhiên bà nhanh chóng nói thêm: nền kinh tế Việt Nam đã tiến khá xa từ khi bắt đầu đổi mới vào năm 1986, lúc còn là một trong những quốc gia nghèo nhất.
Viên chức xã Vĩnh Ô cũng tỏ ra lạc quan về tương lai.

“Năm năm trước chúng tôi không hề có con đường tốt dẫn đến nơi đây” Phó chủ tịch Nguyễn Thị Hải nói thêm: “Và tôi nghĩ nếu quý vị trở lại sau năm năm nữa, sẽ lại thấy một nơi chốn khác hẳn lúc này

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
Việt-Long, RFA, theo Simon Roughneen, The Christian Science Monitor, November 15, 2012

Tuyên bố nhân quyền Asean ‘khiếm khuyết’

Canh gác ở hội nghị Asean tại Phnom Penh 2012
Campuchia tổ chức hội nghị Asean và Đông Á

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) đồng ý ký tuyên bố chung đầu tiên về nhân quyền, nhưng các tổ chức nhân quyền phê phán văn bản không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

Cam kết sẽ được thông qua hôm Chủ nhật tại phiên họp của Asean ở Phnom Penh.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, khi đến Phnom Penh hôm dự hội nghị Đông Á ngày 19/11, đang gặp sức ép nên lo ngại nhân quyền với Campuchia và Miến Điện.

Tuyên bố Nhân quyền Asean, không ràng buộc về pháp lý, mở đầu với nguyên tắc “tất cả mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền”.

Văn bản khẳng định mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, và các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, người tàn tật, thiểu số và di dân có những quyền và tự do “không thể bác bỏ”.

Nhưng tuyên bố cũng nói nhân quyền “phải được xem xét trong bối cảnh quốc gia và khu vực”.

Người đòi dân chủ, nhân quyền biểu tình trước Quốc hội Campuchia hôm 16/11/2012

'Coi thường'

Liên đoàn Quốc tế vì Nhân quyền, tập hợp của 64 tổ chức, nói tuyên bố “xé tan những chuẩn mực nhân quyền từ lâu được chấp nhận”.

“Nó coi thường sự thống nhất của quốc tế về các nguyên tắc nhân quyền đã có từ sáu thập niên,” nhóm này nói.

Hôm 17/11, Philippines đã thuyết phục các nước thêm vào câu nói tuyên bố sẽ được thi hành theo tiêu chuẩn quốc tế.

Nhưng các nhà hoạt động nhân quyền cho rằng câu này vô nghĩa vì theo họ, toàn bộ văn bản không theo chuẩn mực quốc tế.

Tổng thư ký Asean, Surin Pitsuwan, thừa nhận tuyên bố có khiếm khuyết nhưng nói đây đã là tiến bộ.

“Một số người than phiền nó chưa đạt tiêu chuẩn cao hơn, nhưng chúng tôi xem đây là tiến bộ, nhìn vấn đề về dài hạn.”

Trong khi đó, ông Phil Robertson, phó giám đốc châu Á của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, gọi đây chỉ là “trò đánh bóng mặt mũi”.

“Nó có các điều khoản cho phép họ nói mình không phải thi hành vì hoàn cảnh quốc gia. Ngay từ đầu họ đã tạo ra lỗ hổng.”

Báo cáo của Human Rights Watch, ra tuần rồi, cáo buộc hơn 300 người bị giết ở Campuchia vì động cơ chính trị từ năm 1991, nhưng không ai bị tuyên án.

Tổ chức này kêu gọi ông Obama đòi hỏi Campuchia trừng phạt những viên chức phạm tội.

Việt Nam cũng bị các tổ chức nhân quyền phê phán vì tốn giam các blogger, những người chỉ trích chính sách của Đảng và chính phủ.
(BBC)

TQ 'không muốn Biển Đông che phủ Asean'

Thứ trưởng ngoại giao TQ Phó Oánh
Thứ trưởng Ngoại giao TQ Phó Oánh nói nước này không muốn vấn đề Biển Đông bị thổi phồng

Một quan chức ngoại giao Trung Quốc vừa nói với truyền thông quốc tế hôm thứ Bảy rằng hội nghị thượng đỉnh khu vực khai mạc ở Campuchia vào cuối tuần này không nên bị tranh chấp Biển Đông làm lu mờ trong lúc "tình hình đã được kiểm soát" và các quốc gia liên quan "có thể tự giải quyết" các khác biệt.

Theo Ben Blanchard của Reuters từ Bắc Kinh, việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền ở các vùng biển vươn xa ở phía nam của mình cho tới khu vực phía đông của Đông Nam Á đã đặt nước này vào vị trí trực tiếp đối địch với Việt Nam và Philippines, trong khi Brunei, Đài Loan và Malaysia cũng tuyên bố chủ quyền bộ phận.

Tất cả biến đây trở thành một điểm nóng lớn nhất về quân sự ở châu Á.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao của Trung Quốc Phó Oánh nói cuộc tranh chấp hiện trong vòng kiểm soát ngay trước cuộc họp của các nhà lãnh đạo trong khu vực tại Campuchia với sự tham dự của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Bà Phó Oánh còn nói với các phóng viên rằng trái với ý kiến của nhiều nước, cuộc tranh chấp biển đảo ở khu vực đã không “nguy hiểm” hay “gây rối ren” như đã bị quan ngại:

“Trên thực tế, trong vài năm qua, Trung Quốc và các nước xung quanh Biển Đông đã kiểm soát thành công tranh chấp và không để cho nó gia tăng."
"Khu vực này có thể kiểm soát và đối phó các cuộc khủng hoảng qua đối thoại và đàm phán, đưa đến hòa bình và ổn định khu vực. Chỉ như vậy mới có thể có được phát triển kinh tế"
Thứ trưởng ngoại giao TQ Phó Oánh

Nữ thứ trường còn cho hay kinh nghiệm tránh xung đột quy mô lớn thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh của châu Á cho thấy rằng vấn đề Biển Đông có thể kiểm soát được.

"Khu vực này có thể kiểm soát và đối phó các cuộc khủng hoảng thông qua đối thoại và đàm phán, đưa đến hòa bình và ổn định trong khu vực.

“Chỉ với những điều kiện như vậy mới có thể có được phát triển kinh tế," bà nói.

'Ưa đàm phán riêng rẽ'

Trên thực tế, Trung Quốc đã phản đối nhiều đề xuất đàm phán đa phương về tranh chấp trên biển ở khu vực, và tỏ ra thích đàm phán về các tranh chấp với từng quốc gia riêng lẻ vốn có tuyên bố chủ quyền ít mạnh mẽ hơn.

Bắc Kinh cũng chỉ trích các nỗ lực can dự của Washington.

Bản đồ đường lưỡi bò
Trung Quốc vừa chống đa phương hóa đàm phán xung đột vừa vẫn đưa ra các yêu sách chủ quyền trên biển

Hệ quả là đã có chuyển biến mới trong khu vực khi mà Hoa Kỳ chuyển hướng chú ý về mặt quân sự và các nguồn lực trở lại châu Á, khẳng định mối quan hệ đồng minh lâu dài với Philippines và xích lại với quốc gia cựu thù Việt nam để có một lập trường cứng rắn hơn chống Trung Quốc.

Bà Phó Oánh nói trong vài năm qua có "hiện tượng" vấn đề Biển Đông bị "thổi phồng lên" cứ mỗi khi có một cuộc họp khu vực hoặc quốc tế liên quan đến Trung Quốc và các nước láng giềng trong khối 10 quốc gia Đông Nam Á - Asean.

"Làm tan vỡ bầu không khí hòa bình theo cách này đem lại cho mọi người một ấn tượng sai lầm," nữ Thứ trưởng Trung Quốc nói.
"Nếu bạn muốn giúp đỡ, thì xin làm điều đó một cách tích cực, chứ không nên can thiệp hay kích động"
Thứ trưởng Ngoại giao TQ Phó Oánh

Còn nhớ, các cuộc tranh cãi chưa từng có về biển đảo trên Biển Đông gần đây đã làm cho hội nghị thượng đỉnh của Asean vào tháng Bảy không thể ra thông cáo chung, một sự cố lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử 45 năm của khối này.

Nhưng bà Phó Oánh nói: “ Giải quyết tranh chấp vẫn còn chờ các cuộc đàm phán giữa các nước trực tiếp liên quan.

“Trung Quốc và Asean tự tin có thể duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Nam Trung Hoa và chúng tôi đã chứng minh rằng chúng tôi có thể làm được điều này,"

"Chúng tôi cũng hy vọng rằng các nước ở ngoài khu vực này, nói cách khác là các nước không phải là Trung Quốc hay các quốc gia thành viên Asean, có thể đặt niềm tin vào chúng tôi.

“Và nếu bạn muốn giúp đỡ, thì xin làm điều đó một cách tích cực, chứ không nên can thiệp hay kích động," quan chức ngoại giao Trung Quốc nói.
(BBC)

Nguyễn Hưng Quốc - Ý nghĩa thực sự của ổn định

Trong mấy thập niên vừa qua, cả đảng Cộng sản Việt Nam lẫn đảng Cộng sản Trung Quốc đều xem sự ổn định về chính trị và xã hội là những mục tiêu hàng đầu trong việc xây dựng đất nước. Vì cái gọi là ổn định ấy, họ sẵn sàng chà đạp lên tự do, dân chủ và quyền làm người. Nhân danh ổn định, chính quyền Trung Quốc ra lệnh cho quân đội bắn xối xả vào đám thanh niên sinh viên biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989. Cũng nhân danh ổn định, chính quyền Việt Nam bắt bớ và bỏ tù hàng trăm người, trong đó, có những trí thức, nghệ sĩ, nhà báo và thanh niên không làm bất cứ điều gì khác ngoài việc đòi hỏi dân chủ hoặc, nhiều hơn, chỉ chống lại Trung Quốc.

Tại sao chính quyền Việt Nam và Trung Quốc lại xem trọng sự ổn định đến như vậy?

Có hai lý do chính.

Một lý do được nói ra, một cách công khai, trên các phương tiện truyền thông đại chúng: Có ổn định mới có thể tập trung vào việc phát triển kinh tế, từ đó, nâng cao mức sống của dân chúng được. Báo chí tại Việt Nam thường nêu lên trường hợp của Thái Lan cách đây mấy năm như một ví dụ: chính quyền và phe đối lập cứ gầm ghè nhau; hết phe áo đỏ (ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra) xuống đường lại đến phe áo vàng (chống lại Shinawatra) xuống đường. Có cuộc xuống đường quy tụ cả hàng chục ngàn người. Họ chiếm các trung tâm thương mại, làm tê liệt mọi hoạt động buôn bán cả tuần lễ. Có khi các cuộc xuống đường ấy còn dẫn đến bạo động làm cả chục người bị giết chết, kể cả cảnh sát. Giới lãnh đạo Việt Nam dường như muốn nhắn nhủ dân chúng: Dân chủ là như vậy đó! Là biểu tình triền miên. Là gây bất ổn cho xã hội. Và là nguyên nhân của sự suy thoái kinh tế.

Lý do thứ hai ít khi được nói ra, nhưng đó mới là lý do thực sự: ổn định đồng nghĩa với việc duy trì quyền lực độc tôn của đảng Cộng sản. Là đừng ai giành giật quyền lãnh đạo của đảng. Thậm chí, đừng ai đòi đối lập, phê phán hay phản biện lại đảng. Là để đảng muốn làm gì thì làm. Ngay cả việc trở thành một thứ mafia tha hồ vơ vét tài sản quốc gia và chà đạp lên những quyền căn bản nhất của con người.

Trong bài này, tôi không bàn đến những ngụy biện đằng sau cách lập luận như vậy. Tôi chỉ tập trung vào một vấn đề: Liệu cái mà đảng Cộng sản, ở cả Việt Nam lẫn Trung Quốc, gọi là ổn định ấy có thực sự là ổn định không? Liệu có phải ổn định là trấn áp mọi hình thức phản kháng, dù là bất bạo động, của dân chúng?

Câu trả lời của vô số người, hàng triệu người thuộc giới trí thức cũng như giới doanh nhân Trung Quốc là: Không.

Trong bài “Lo lắng cho tương lai, giới chuyên môn Trung Quốc bỏ nước ra đi với số lượng kỷ lục” (Wary of future, professionals leave China in record numbers) đăng trên tờ The New York Times ngày 1 tháng 11, Ian Johnson cung cấp nhiều số liệu và ý kiến rất thú vị liên quan đến vấn đề này.

Johnson mở đầu bài viết bằng cách kể chuyện về Chen Kuo, một phụ nữ 30 tuổi. Kuo có tất cả những gì mà tuyệt đại đa số người Trung Quốc đều đang mơ ước: làm việc cho công ty ngoại quốc, lương cao, điều kiện làm việc thoải mái, sở hữu một căn hộ sang trọng ở Bắc Kinh. Thế nhưng, vào giữa tháng 10 vừa qua, Kuo đã quyết định bỏ tất cả để sang Úc.

Ở Úc, cô sẽ làm gì? Cô chưa biết. Chỉ có một số dự định. Nhưng chưa có gì chắc chắn cả.

Vậy mà, cũng giống như hàng trăm ngàn người Trung Quốc khác, cô quyết định rời bỏ tất cả để bắt đầu phiêu lưu vào một vùng đất mới. Một quốc gia mới. Một văn hóa mới. Một ngôn ngữ mới. Kuo, cũng như tất cả những người ấy, có một niềm tin: Đời sống và tương lai của họ sẽ tốt hơn hẳn nếu họ sống ở các nước Tây phương. Cơ sở cho niềm tin ấy là: ở Tây phương, môi trường chính trị, xã hội và thiên nhiên đều lành mạnh hơn, dịch vụ xã hội tốt hơn, và nhất là, người ta có tự do hơn.

Trong khi chính quyền Trung Quốc nuôi tham vọng trở thành siêu cường quốc số một trên thế giới và bộ máy tuyên truyền của họ làm ầm ĩ về các tiến bộ họ đã đạt được trên các lãnh vực kinh tế và quân sự thì giới trí thức của họ lại ào ạt bỏ nước ra đi. Trong đó có rất nhiều người có chuyên môn cao (skilled professionals) như Kuo.

Chỉ riêng năm 2010 đã có 508.000 người Trung Quốc xin định cư tại 34 quốc gia phát triển thuộc khối OECD (Organization for Economic Cooperation and Development, bao gồm phần lớn các quốc gia ở Âu châu, cộng với Mỹ, Úc, Nhật, Nam Hàn, Canada và New Zealand). So với năm 2000, số người xin định cư ở nước ngoài của năm 2010 tăng 45%.

Chưa có con số thống kê chung trên phạm vi thế giới sau năm 2010. Tuy nhiên, nhìn vào một số nước chính, người ta thấy xu hướng xin định cư ở nước ngoài của người Trung Quốc  ngày một gia tăng.

Ví dụ, ở Mỹ, năm 2011 có 87.000 người Trung Quốc xin thường trú, tăng 17.000 người so với năm trước đó (70.000).

Ở Úc, theo kết quả các cuộc kiểm tra dân số, vào năm 2001, có 142.780 người Trung Quốc (không kể người Đài Loan hay Hồng Kông) sinh sống; năm 2006, có 206.591 người và năm 2011, lúc cuộc kiểm tra dân số mới nhất được tiến hành, có 319.000 người. Như vậy, trong vòng 10 năm, tăng 174.000 người (trên thực tế, con số gia tăng phải cao hơn vì trong suốt 10 năm ấy thế nào cũng có nhiều người tham dự cuộc kiểm tra trước đó đã qua đời).

Trong bài “Bỏ phiếu bằng chân” đăng trên blog này vào ngày 4.9.2012, tôi có phân tích một số nguyên nhân của việc người Trung Quốc lũ lượt kéo nhau ra nước ngoài sinh sống.

Xin thêm một ý được Ian Johnson đặc biệt nhấn mạnh: Giới trung lưu Trung Quốc không thấy an tâm về tương lai của họ, và đặc biệt, của con cháu họ.

Nói chung, bất chấp những thành tựu Trung Quốc đã đạt được, dân chúng Trung Quốc, nhất là giới trung lưu, vẫn thấy tương lai chính trị và xã hội của nước họ hoàn toàn bấp bênh. “Họ không nghĩ là tình hình chính trị Trung Quốc ổn định”, Cao Cong, phó giáo sư tại University of Nottingham, một chuyên gia về việc di dân của người Trung Quốc, nhận định. Bởi vậy, phần lớn những người di dân xem một tờ hộ chiếu nước ngoài như một sự bảo hiểm để, trong những trường hợp tồi tệ nhất xảy ra cho Trung Quốc, họ vẫn được an toàn.

Một giám đốc người Trung Quốc giải thích: “Một tấm thẻ xanh là một cảm giác về sự an toàn. Hệ thống [chính trị] ở đây không ổn định và bạn không biết những gì sắp xảy ra cả.”
Liang Zai, một chuyên gia về di dân tại University of Albany cũng có ý kiến tương tự: “Càng ngày càng có nhiều bất ổn và rủi ro, ngay cả ở những cấp cao nhất – ngay ở cấp cỡ Bạc Hy Lai. Ai cũng tự hỏi cái gì sẽ xảy ra trong vòng hai hay ba năm tới?”

Như vậy, ở đây, chúng ta thấy gì? Thấy, mặc dù chính phủ Trung Quốc lúc nào cũng đề cao sự ổn định, xem ổn định là ưu tiên số một. Nhưng rõ ràng là dân chúng không xem cái chính phủ gọi là ổn định ấy là ổn định thực sự.

Một tình trạng tương tự chắc chắn cũng đang hiện diện ở Việt Nam.

Ổn định thực sự không phải là bóp miệng những kẻ định phản kháng hay phản biện.
Ổn định chủ yếu nằm ở niềm tin của dân chúng đối với chính phủ và đối với cái thể chế nơi quyền lực của chính phủ đang vận hành.

Ở Tây phương, người ta có thể không tin vào chính phủ, nhưng người ta tin vào thể chế. Và chính nhờ niềm tin ấy, chính trị và xã hội được ổn định. Một sự ổn định thực sự.

* Blog của Tiến sĩ Nguễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Đào Tuấn - Quyền được chết không mất xác

Giữa phiên thảo luận về Hiến pháp với những phát biểu hùng hồn về quyền con người, quyền công dân, Quốc hội đã im lặng khi nghe tin về hai trận động đất liên tục ở Sông Tranh, động đất to đến nỗi “chấn động đến tận, Quảng Ngãi, Đà Nẵng”, cách đó lần lượt 60 và…200km.

Không ngẫu nhiên Phó trưởng Đoàn QH Quảng Nam Trần Xuân Vinh dành toàn bộ 7 phút phát biểu nghị trường chỉ để nói về quyền được sống, quyền mưu cầu hạnh phúc. “Trong khi QH đang bàn bạc về sửa đổi Hiến pháp, trong đó đặc biệt quan tâm đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thì ngày hôm qua 15. 11 khu vực thủy điện Sông Tranh 2 đã liên tục xảy ra 2 trận động đất dữ dội làm rung chấn đến Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi, khiến người dân đã bất an nay càng bất an hơn”.

Nhắc đến “đạo trị quốc”, đến tư tưởng “lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Vinh, mượn lời nhân dân tin tưởng: “Đảng, QH, nhà nước và các vị ĐBQH sẽ không vì mục tiêu phát triển kinh tế với số vốn đã đầu tư cho Sông Tranh 2 mà quên đi quyền được sống đã được Hiến pháp đề cập”. Cụ thể “Đó là tính mạng của hàng vạn người dân sẽ không còn quyền được sống và quyền mưu cầu hạnh phúc nếu sự cố vỡ đập Sông Tranh 2 sẽ xảy ra”.

Sau khi Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đăng đàn khẳng định “người dân yên tâm không phải đi đâu”, đã xuất hiện trong dân gian những câu chuyện tiếu lâm, từ logic của Bộ trưởng, nghe đăng đắng: Bà con yên tâm vì thủy điện chưa chắc đã gây ra động đất. Động đất thì chưa chắc đã to. To chưa chắc đã vỡ đập. Vỡ đập chưa chắc đã nổ như bom. Nổ như bom chưa chắc đã cuốn trôi. Cuốn trôi chưa chắc đã làm ai bị thương. Bị thương chưa chắc đã chết. Chết chưa chắc đã không tìm thấy xác..

Cũng hôm qua, cũng Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng, sau chuyến ngó nghiêng với tiền hô hậu ủng vẫn là một phát ngôn “vẫn oan toàn”. An toàn cho dù cái “cau mày” phẫn nộ của thiên nhiên đã nặng đến 4,7 độ richter.

Dường như thiên nhiên bao giờ cũng báo trước, như trước bão là gió, là những khoảng lặng.

Nghĩ cũng kỳ lạ, ai cũng sợ trách nhiệm với hơn 5.100 tỷ đã ném vào Sông Tranh 2, để ai không một ai, trừ nhân dân- nhìn thấy sự thật: Chúng ta đã xây dựng một đập thủy điện không cửa xả đáy, lúc nào cũng tích một quả bom dung tích 200 triệu khối nước trên độ cao bằng một chung cư 40 tầng, với một “chất lượng nước phun phè phè”, trong một điều kiện 3 tháng hơn 80 trận động đất. Mà vẫn bảo là an toàn, là bình thường, là trong mức cho phép và vẫn nài dân yên tâm.
Quan điểm của QH, Chính phủ cũng như chính quyền địa phương là đặt an toàn của người dân lên trên hết. Đây là mục tiêu số 1. Nhưng nếu thực sự “đặt an toàn của người dân lên trên hết” thì đã không xảy ra câu chuyện rền rứ cá độ giữa một bên là tính mạng của người dân, liền kèm động đất, một bên là 5.100 tỷ, cũng chẳng phải của mình.

Chúng ta không có trách nhiệm với dân. Bởi nếu đó là trách nhiệm, thì nói như Phó Chủ nhiệm UB Khoa học, công nghệ và môi trường QH Lê Bộ Lĩnh: Không có chi phí nào lớn hơn tính mạng của người dân.

Không ai có thể quen dần với động đất. Không bao giờ người ta có thể quen với sự sợ hãi.

Hôm qua, trước QH, ĐBQH Đà Nẵng Nguyễn Thị Kim Thúy nêu ví dụ việc xây dựng Nhà máy điện hạt nhân để khẳng định: “Nhân dân là người quyết định còn nhà nước là người chấp hành quyết định đó”. Chứ không phải là “Nhà nước đứng ra lấy ý kiến nhân dân để đi đến quyết định của mình như trưng cầu ý dân”.
Thực ra, chẳng phải to tát vĩ mô gì, QH cứ để người Bắc Trà My, người xứ Quảng được thể hiện “dân ý” qua chính công trình thủy điện đang được cá độ bằng mạng sống của chính họ.

Ừ thì quyền được sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc là những quyền hiến định, đó là thứ quyền thực to trên lý thuyết, thậm chí nằm đàng hoàng trong chương II một “đạo luật mẹ”, nhưng thực tế, có khi đơn giản hơn rất nhiều. Có khi chỉ là quyền được lo sợ của những người dân hàng ngày đang sống cùng động đất. Có khi đó chỉ là quyền được chết không mất xác.
Theo Đào Tuấn

Nguyễn Trọng Vĩnh - Văn hóa từ chức và lòng tự trọng

Đại biểu Dương Trung Quốc hỏi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Thủ tướng có tán thành sẽ khởi đầu cho một sự tiến bộ của Chính phủ, hướng tới một văn hóa từ chức để từng bước đoạn tuyệt với lời xin lỗi không” và ông nêu ví dụ một vị Tổng bí thư có công lớn trong Cách mạng tháng 8-1945, sau khi nhận trách nhiệm về những sai lầm trong Cải cách ruộng đất 1956 đã từ chức… Đó là tấm gương về tinh thần trách nhiệm và lòng tự trọng cao. Những việc như thế này nhiều nước trên thế giới người ta đã thực hiện từ lâu, không chỉ ở các nước rất phát triển mà các nước đang phát triển cũng vậy: Năm 2002 ở Sénégal xảy ra vụ đắm phà chở khách chết nhiều người thì cả Bộ trưởng Giao thông và Bộ trưởng Quốc phòng đều xin từ chức. Năm 2012, ở Argentina xảy ra vụ tai nạn đường sắt, Bộ trưởng Giao thông xin từ chức. Gần đây, năm trước xảy ra vụ sóng thần ở Nhật gây hư hại Nhà máy điện hạt nhân Fukoshima gây thiệt hại lớn và nguy hiểm cho dân thì ông Thủ tướng Naotokan đã xin từ chức Chủ tịch đảng và Thủ tướng.
Còn ở ta bây giờ Thủ tướng trực tiếp quản lý và chỉ đạo các tập đoàn kinh tế nhà nước, từ Vinashin đến Vinalines, EVN, v.v. để thất thoát hàng ngàn tỷ của Nhà nước, của dân. Trong nhiệm kỳ điều hành thì để nước ta càng tụt hậu xa so với các nước xung quanh, kinh tế sa sút, hàng hơn 2 vạn doanh nghiệp phá sản, nông dân cực khổ vì mất nhiều ruộng đất, nhập siêu lớn, dự trữ ngoại tệ quốc gia mỏng, nợ nần quá mức, lạm phát cao, tiền mất giá, đời sống nhân dân khó khăn…, tình hình ấy tỏ ra năng lực Thủ tướng quá yếu kém. Nếu Thủ tướng có lòng tự trọng như vừa qua ông lên lớp cho sinh viên Trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh về lòng tự trọng thì ông nên từ chức. Hội nghị Trung ương 6 vừa qua chỉ không xử lý kỷ luật ông thôi chứ có ngăn cản Thủ tướng tự thấy mình sai lầm nhiều và yếu kém mà xin từ chức đâu?
Lại nhớ khi mới nhậm chức Thủ tướng, ông tuyên bố chống tham nhũng quyết liệt, nếu không chống được thì ông sẽ từ chức. Rồi tham nhũng vẫn tràn lan, ông có từ chức đâu?! Phải chăng đấy cũng là không tự trọng?
Tôi thấy ông Thủ tướng lảng tránh, không trả lời thẳng vào 2 câu mà đại biểu Dương Trung Quốc hỏi, lại chỉ thanh minh là “…trong 51 năm qua tôi không xin với Đảng cho tôi làm, cho tôi đảm nhiệm một chức vụ này hay một chức vụ khác. Mặt khác tôi cũng không từ chối, không thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì Đảng và Nhà nước giao phó cho tôi…”
Là Đảng viên, cán bộ ai chả thế. Tôi cũng vậy. 75 năm nay theo Đảng, tôi cũng thực hiện bất cứ nhiệm vụ gì Đảng giao. Có điều tôi chưa hề làm gì hại cho Nước cho dân.
Thủ tướng còn nói: “… Bộ Chính trị, BCH Trung ương cũng đã hiểu rõ về tôi, cả về ưu điểm, khuyết điểm, cả về “phẩm chất đạo đức”, cả về năng lực, khả năng…”.
Nhân dân chả có quyền gì, nhưng cũng theo dõi những người lãnh đạo mình, người nắm quyền điều hành đất nước qua tình hình thực tế, kinh tế, xã hội và qua cuộc sống của chính gia đình mình. Từ anh xe ôm, anh lái xe taxi, chị bán hàng, bà nội trợ đi mua thức ăn hàng ngày, đến ông nông dân mất đất, thất nghiệp, anh công nhân lương tháng 1 triệu rưỡi so với ông Tổng Giám đốc tập đoàn kinh tế nhà nước lương 80-100 triệu/tháng và đến người đi biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Tổ quốc bị đàn áp... ai nấy đều hiểu biết rõ ông Thủ tướng của mình đạo đức, năng lực như thế nào…

Nguyễn Trọng Vĩnh
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN 

Thủ tướng – Quyền lực có che khuất thuở hàn vi?

Trong lĩnh vực phân công công tác, giao nhận nhiệm vụ của đảng, nhà nước ta từ trước đến nay, có một cặp phạm trù luôn song hành, đó là nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ.
Bất luận xung phong hay chỉ định, đã nhận nhiệm vụ là phải hoàn thành nhiệm vụ. Anh có thể từ chối  nếu thấy mình không đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ đó, còn đã nhận là phải hoàn thành, không lấy bất kỳ lý do gì để biện minh cho việc không hoàn thành nhiệm vụ. Hoàn thành nhiệm vụ được khen thưởng, không hoàn thành phải chịu kỷ luật, tùy theo tầng nấc cấp hàm và nhiệm vụ được giao. Một anh lính bình thường cũng hiểu điều đó, đừng nói gì cấp tá, cấp tướng.
Hơn 50 năm qua, ông Nguyễn Tấn Dũng đã được giao  rất nhiều nhiệm vụ, từ cứu  thương, y tá, y sỹ, tiểu đội trưởng, trung đội trưởng, đại đội trưởng, chính trị viên tiểu đoàn, chủ nhiệm chính trị trung đoàn, trưởng ban cán bộ tỉnh đội, Ban Tổ chúc Tỉnh ủy Kiên Giang, Bí thư huyện ủy Hà Tiên, Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang, Thứ trưởng bộ công an, Thống đốc ngân hàng, Phó thủ tướng và bây giờ nhiệm kỳ 2 đương kim Thủ tướng.
Mỗi lần nhận nhiệm vụ, chắc chắn  ông Nguyễn Tấn Dũng không quên  hứa hoàn thành nhiệm vụ. Cho đến nay chưa có một sự tổng kết đánh giá nào về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của ông Nguyễn Tấn Dũng trong mỗi lần được giao nhiêm vụ. Một trong những nguyên do là, ông lướt rất nhanh trên các nấc thang quyền lực, nên những ưu điểm và nhược điềm chưa kịp phát hiện.
Ông Nguyễn Tấn Dũng làm Bí thư  huyện ủy Hà Tiên chưa hết nửa nhiệm kỳ đã lên Phó bí thư tỉnh ủy, ngay sau đó lên Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang. Mọi người chưa hết ngạc nhiên thì ông  ra Hà Nội làm Thứ trưởng thường trực Bộ Công an. Chưa ấm chỗ ông lên  Phó thủ tướng kiêm thống đốc Ngân hàng nhà nước.  Bấy giờ có người nói vui, là một anh  y tá chưa từng biết  danh từ “Money exchange table” thì làm Thống đốc ngân hàng nhà nước sao được? Nhưng, hầu như  chẳng có chuyện gì xảy ra, hay nó chưa kịp xảy ra thì ông đã bàn giao  cái lĩnh vực đóng vai trò xương sống trong nền kinh tế và kinh doanh hiện đại ấy cho ông Lê Đức Thúy.
Khi Nguyễn Tấn Dũng nhậm chức Thủ tướng chính phủ  có người  dè bỉu là “y tá đại đội”,  nhưng không ít người kỳ vọng ông sẽ tạo ra bước ngoặt cho Việt Nam, như anh lính pháo binh Napoléon Bonaparte, từng làm thay đổi nước Pháp, bởi  thiên tài thường có điểm xuất phát rất khiêm tốn.
Lên làm Thủ tướng chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng được tiếp nhận một  gia tài nổi trội  của nền kinh tế Viêt Nam mà người tiền nhiệm là ông Phan Văn Khải để lại. Đó là, mức tăng trưởng kinh tế GDP 8,23%, kim ngạch xuất khẩu đạt 40 tỷ đô la Mỹ, tăng 24% so với năm 2005, và vượt kế hoạch 2 tỷ đô la, dự trữ ngoại tệ 22 tỷ đô la Mỹ; chứng khoán đạt 800 điểm, đầu tư nước ngoài tăng đột biến đạt trên 10 tỷ đô la, ODA cam kết hỗ trợ 4,5 tỷ đô la, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO,  và chính phủ Mỹ thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn với  Việt Nam PNTR. Giá vàng trong nước 12. 200.000 đ một lượng 24k, xăng 12.000 đồng một lít, tỷ giá 1USD =16.000 đồng, và tỷ lệ lạm phát 0,6%.
Tình hình an ninh chính trị và trật tự xã hội khá ổn định. Chỉ có ba vụ bê bối nổi cộm là, vụ PMU18, gây thất thoát hơn mười tỷ đồng, vụ Đồ Sơn (Hải Phòng) chia chác mấy chục cái nền nhà, và vụ Nguyễn Đức Chi, Nha Trang lừa đảo  vài chục tỷ bạc.
Khi ông Nguyễn Tấn Dũng nhậm chức với lời hứa sẽ đưa nền kinh tế tăng trường 9,6%, tạo công ăn việc làm, bình ổn giá cả, đẩy mạnh việc xóa đói giảm nghèo, có chính sách cởi mở hơn trong quan hệ ngoại giao đa phương, ai cũng tin ông sẽ vượt trội hơn người tiền nhiệm. Đặc biệt ông tích lũy được kinh nghiệm trong thời kỳ làm Phó thủ tướng thường trực, lại có ngoại hình của một chính khách, nên ông tạo được phong thái khá ấn tượng trong những cuộc tiếp đón khách quốc tế.
Nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,  trong suốt nhiệm kỳ thứ nhất,  đã điều khiển bộ máy chính phủ vận hành kém  hiệu quả, làm cho nền kinh tế thụt lùi, tỷ lệ tăng trưởng chỉ đạt trung bình 6,2 % , trong khi lạm phát tăng hai con số, tệ nạn xã hội, tham nhũng phát triển mạnh tới mức không kiểm soát được.  Nổi cộm là vụ Vinashin với khoản tiền thất thoát  mập mờ từ 86.000 đết 120.000 tỷ.
Trước đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI, người ta đồn đoán  rằng khóa này ông Dũng sẽ “chìm theo con tàu Vinashin”. Nhưng rồi đâu lại vào đấy, ông  Nguyễn Tấn Dũng vẫn là Uỷ viên bộ chính trị, vẫn được Bộ chính trị giao nhiêm vụ làm Thủ tướng chính phủ. Phải rạch ròi như thế, đừng nói theo hình thức là Quốc hội bầu, chính ông Nguyễn Tấn Dũng đã chẳng huỵch toẹt ra rằng đảng giao cho ông làm thủ tướng là gì?
Hơn một năm, nhiệm kỳ hai, Thủ tướng  hứa tái cấu trúc lại Vinashin nói riêng, nền kinh tế nói chung, đưa nền kinh tế phát triển bền vững. Kết quả, Vinashin chưa cấu trúc xong thì đẻ ra Vinaline, và bây giờ là 30 Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước với số tiền “nợ xấu” lên tới 1.290.000 tỷ ,trong đó có những tập đoàn sang trọng nhất như Tập đoàn dầu khí, và Tập đoàn tăng giá thoải mái nhất như Tâp đoàn điện lực EVN. Trong khi đứa con cưng ăn hoang phá hoại như thế vẫn được nuông chiều, thì hàng ngàn doanh  nghiệp nhỏ và vừa của tư nhân chịu chung số phận phá sản.
Bức tranh  nền kinh tế tái cấu trúc với sắc mầu ảm đạm của thị trường chứng khoán xuống dốc không phanh, bất động sản đóng băng, giá vàng, giá xăng, giá điện tăng gấp hơn hai lần năm 2007. Trong  những bản báo cáo trình trước Quốc hội, người ta cố tình đánh tráo khái niệm,  đánh bóng những con số nhưng vẫn không làm thay đổi màu sắc được bức tranh đó . Hình như thủ tường không quan tâm đến người dân thắt ruột vì  giá xăng,  giá  điện, nước,  giá vàng, tiền thuế , tiền lệ phí  tăng chóng mặt? Và hình như không một quan chức chính phủ nào  chịu  ngó vào siêu thị , hay ra  chợ,  xem bây giờ nó èo ọt, rỗng roãng  thế nào ?  Không ai có thể ngờ, một đất nước có thời kỳ sắp “hóa rồng” mà bây giờ tỷ lệ hộ ngèo tăng lên cả chục phần trăm,  bữa ăn của  công nhân và mỗi gia đình người dân  quay lại thời bao cấp?
 Trong khi nền kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân xuống dốc  như vậy,  người dân hy vọng được hít thở bầu không khí tự do, dân chủ, công bằng hơn, tệ nạn xã hội ít hơn, tham nhũng được diệt trừ, như Thủ tướng tuyên bố “khộng chống được tham nhũng tôi xin từ chức ngay”, “cần phải có luật biểu tình”, “phải xử lý nghiêm vụ cưỡng chế trái pháp luật ở Tiên Lãng”… . nhưng lại thất vọng nốt. Vụ  Tiên Lãng Đoàn Văn Vươn chưa kịp ra tù,  thì vụ Văn Giang đàn áp mạnh tay hơn. Luật biểu tình chưa có tăm hơi , người dân đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn biển đảo bị bắt, bị công an đạp vào mặt,  tự do thông tin mạng bị cấm đoán và hàng chục người có tư tường khác biệt phải vào tù. Trong khi đó  những nhóm lợi ích hết  thâu tóm đất đai, nhảy phắt sang thâu tóm ngân hàng,  bẻ gãy luôn cái  xương sống của nền kinh tế đất nước.
Trước Hội nghị trung ương đảng cộng sản Việt Nam lần 4, người ta đồn ầm lên phen này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thế này thế kia. Ông Trương Tấn Sang cũng mua lòng dân bằng những lời có cánh.
Nhưng sau hơn ba mươi ngày họp kín, đợt kiểm điểm của Bộ chính tri và Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam đã “thành công tốt đẹp” với báo cáo tổng kết của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Điều mọi người hồi hộp chờ đợi, được ông Tổng bí thư đầu bạc trắng, nói  sau khi mếu máo nhưng không ra nước mắt,  là Ban chấp hành trung ương đảng không kỷ luật Bộ chính trị và đồng chí X.
Đồng chí X là ai, khuyết điểm thế nào mà không bị kỷ luật? Một việc nhỏ như con thỏ mà không công khai, sao muốn dân  tin những việc lớn lao?
 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn là Thủ tướng! Lý do đươc ông bộc bạch trước nghị trường Quốc hội ngày 14-11 vừa qua : “Trong 51 năm qua , tôi không xin Đảng cho tôi làm chức vụ này hay chức vụ khác. Mặt khác tôi không từ chối, thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì mà đảng giao phó. Là một cán bộ đảng viên tôi đã báo cáo nghiêm túc , đầy đủ về bản thân mình.  Đảng, Bộ chính trị, BCHTU  đã hiểu rõ về tôi, cả về ưu điêm, khuyết điểm, cả về  phẩm chất đạo đức, tâm tư nguyên vọng, và  đảng lãnh đạo,  quản lý trực tiếp tôi, quyết định phân công tôi tiếp tục làm Thủ tướng chính phủ. Tôi sẵn sàng chấp nhận mọi quyết định của đảng đối với tôi. Gần suốt cả cuộc đời theo đảng, tôi không chạy, không xin,  không thóai thác nhiệm vụ gì mà đảng, nhà nước phân công, giao phó. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện như đã làm trong suốt 50 năm qua!”
Phải chăng đồng chí X là Thủ tướng, vì có ai trong Bộ chính trị và trung ương đảng cộng sản Việt Nam phải phân  trần như vậy đâu. Nhưng dù là ai cũng không quan trọng nữa bởi có gì thay đổi đâu. Có điều qua những lời phân trần của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thấy ông  chỉ quan tâm đến việc nhận đề bạt, nhận phân công công tác,  mà không quan tâm đến  hoàn thành nhiêm vụ được giao.  Ông đã tách cặp phạm trù ra,  lờ đi cái trách nhiệm phải hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Trong bất kỳ một thể chế chính trị nào, việc nhận nhiệm vụ không quan trọng bằng việc hoàn thành nhiêm vụ. Nhận nhiệm vụ nhỏ nhưng  hoàn thành xuất sắc hơn nhận nhiệm vụ to mà không hoàn thành. Càng tồi tệ hơn nếu ôm đồm một lô trọng trách mà không làm được việc gì ra hồn, dẫn đến đau dân hại nước.
Với cương vị điều hành chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  để xảy ra những  vụ  Vinashin, Vinaline, EVN, Dầu khí làm thất thoát hàng tỷ đô la, để những phe nhóm  thâu tóm ngân hàng , đất  đai , làm cho nền kinh tế đang  chuẩn bị “hóa rồng” bỗng nát vụn ra, khó bề hàn gắn một sớm một chiều,  mà chỉ nhận lỗi về “trách nhiệm chính trị” trước đảng, và đảng lại “tiếp tục phân công tôi làm Thủ tướng” và “tôi sẽ tiếp tục thực hiện như đã làm trong suốt 50 năm qua”?!
Một người dân như tôi không hiểu được cái “Trách nhiệm chính trị” nó quan trọng thế nào? Phải chăng đó là trách nhiệm tập thể mà lâu nay người ta vẫn sử dụng để không ai phải chịu trách nhiệm ?
Cách đây hơn nửa thế kỷ rồi, đại tá Trần Dụ Châu, được giao chức vụ Cục trưởng Cục Quân nhu,  ông ta không hoàn thành nhiệm vụ, lập bè nhóm  ăn chặn tiêu chuẩn quân nhu của bộ đội, tham ô, lãng phí, ăn chơi sa đọa. Hồ Chủ tịch phải  thức trắng đêm, suy nghĩ trước sau, phân định rạch ròi giữa công và tội của Trần Dụ Châu và cuối cùng ký lệnh xử bắn.
Trong cải cách ruộng đất, Tổng bí thư Trường Chinh đã xin từ chức vì để xảy ra sai lầm, Hồ Chủ tịch đã cúi đầu xin lỗi toàn dân và khóc thực sự.
Từ những ngày xa xưa ấy Đảng cộng sản Việt Nam đã để cao kỷ cương, đã có văn hóa từ chức, đã biết cúi đầu trước dân, có lẽ vì thế mà mấy chục năm qua dân tin theo Đảng. Bây giờ một lời xin lỗi dân mà Thủ tướng vẫn không làm?

Minh Diện
(Blog Bùi Văn Bồng

Nhật ký tấn trò đời

Đề nghị không cho CSGT tiêu 70% tiền phạt
Hôm ni CSGT thổi còi, mình dừng xe bước xuống nhưng vẫn dán mắt vào màn hình điện thoại. Đồng chí CS đưa tay lên chào rồi cố kiềm chế, nhưng giọng vẫn gắt: Vì sao CS dừng xe mà anh vẫn nhìn điện thoại. Mình không nói, cười rinh rích. Tò mò, đồng chí mới hỏi: Anh cười cái chi? Mình nói, anh đọc đi, QH đề nghị không chi 70% tiền nộp phạt vi phạm giao thông cho CSGT xài nữa? Đồng chí này không thể nhịn được, văng luôn: Mịe, ngu thế còn cười. Bọn tao nhờ éo gì mấy đồng nộp vào ngân sách? Muốn nộp 700 hay 200 (nghìn)? Mình hiểu liền, bèn giả lã, ít vẫn hơn mà đồng chí, vả lại khỏi lập biên bản tốn thời gian. Tôi cười là cười mấy ông đại biểu đề xuất việc này thôi.
Đồng chí CSGT phá lên cười, đoạn bảo: Thôi đi nhanh cho con nhờ bố!
Xe chính chủ
Ngày 10.11, ngày Nghị định 71/2012 có hiệu lực, dân tình ồn ào bàn tán, từ đó gọi nghị định này là Nghị định xe chính chủ, và trên mạng xã hội, bộ La bị ném đá tới tấp
Ở quê, khi giận nhau, bà con xách quần đứng ở hàng rào, hướng về nhà hàng xóm mà chửi. Theo quan niệm dân gian thì chửi nhiều làm cho mả ông bà tổ tiên nhà hàng xóm phải động, gọi là động mả.
Quan niệm này, mả nhà ông La đã động từ hai năm nay rồi. Nhưng ông ta đã gặp hên,vì bà con toàn chửi trên mạng, mà mạng méo thì tổ tiên nhà ổng ở nơi khuất núi không đọc được.
Nghĩ mà thương vợ con lão La, ra đường cũng phải giấu nhân thân của mình, không thì sợ thiên hạ chửi. Không khéo lão trở thành người chồng, người cha vô thừa nhận mất. Tội cho lão!
Mấy cha rảnh rỗi hóa nông nỗi, giải thích rất lằng nhằng (Chỉ phạt xe chưa sang tên đổi chủ, không phạt xe đi mượn). Vấn đề người ta hỏi anh, làm sao để phân biệt xe chính chủ và xe đi mượn? Pháp luật có quy định tài sản đang sử dụng có nhất thiết phải chính chủ không?
Một ngày nào đó rỗi quá, các ông đuổi hết sinh viên ra đường vì không ở nhà chính chủ, tụi nó còn lo học hành, đâu rảnh mà cãi với các ông?
*
Cái gì không chính chủ cũng sẽ bị phạt, chỉ có Hoàng Sa không chính chủ là không bị phạt!

Nghèo mà ngông
Mấy hôm tày bà con nháo nhác vì chuyện nước ta bỏ ra 150 triệu đô để đăng cai ASIAD, sáng ni đọc báo thấy Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nói rất nhẹ nhàng và...đơn giản: Không đến 1 tỷ đô đâu! He he. Đồ ẻ, đáng chi với nước ta đâu mà ồn nào?
Theo đà dân tộc tự cường, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói đại ý (do Babel phiên dịch ra khẩu ngữ bình dân): Vàng thế giới thấp kệ mịe nó, vàng ta cao vậy đó, không cần liên thông liên thiếc làm gì sất. Thế giới làm sao có vàng SJC như VN mà dám so? Ho ho...
*
Mình biết một thằng được gọi là đại gia Đà Nẵng. Khi làm ăn trúng, hắn lặn không sủi tăm, khi nghe hắn điện thoại mời mọc, tiệc tùng búa xua, ấy là khi hắn làm ăn bể mánh. Hồi đầu mọi người không biết, tưởng hắn mời mọc thế là làm ăn hoành tráng lắm, nay thì hiểu, nghe gọi điện thoại biết liền thằng này tiệc tùng để làm le với thiên hạ, chứ bể tè le rồi. Có lần mình hỏi, làm ăn đã bể còn tiệc tùng chi mi. Nó bảo, em nợ trăm tỉ rồi, nợ thêm vài tỉ đáng chi anh.
Nước mình bỏ ra 1 tỷ USD đăng cai ADIAD 18, thấy giống thăng này ghê.

Đã theo, ông theo đến cùng
Anh nói cho vợ biết, anh theo facebook đã hai năm trời. Facebook sinh ra tường cho anh viết, sinh ra album cho anh up ảnh, sinh ra bình luận cho anh comment, sinh ra thích cho anh like...Anh chưa bao giờ từ chối những tính năng được cả thế giới chia sẻ.
Facebook chưa đóng các tính năng lại là còn tin tưởng anh. Facebook còn là anh còn. Em đừng bắt anh từ bỏ facebook. Anh nói lại lần nữa: Đừng hòng bắt anh từ bỏ facebook, không bao giờ!
Phẩm chất này anh học được từ tiền bối của anh. Nói không với từ bỏ. He he...
*
Mình đã được khai sáng. Từ nay sếp mình có phê bình, mình sẽ nói: Em theo báo ta đã 15 năm thừa 4 tháng. Em chưa bao giờ xin sếp chức vụ này, chức vụ nọ, các sếp giao thì em không thoái thác bất kỳ chức vụ nào (kể cả việc thay vị trí của sếp, nếu sếp giao thì em nhận liền). Ha ha...
Đại biểu nhầm to!
Người ta ca ngợi ông Dương Trung Quốc về câu chất vấn Thủ tướng. Mình lại thấy bác Quốc (và các đại biểu Quốc hội) không hiểu được nguyên tắc Đảng. Đảng lãnh đạo thông qua công tác tổ chức cán bộ, cán bộ là do Đảng phân công…Trong hội nghị TƯ, BCH đã quyết định không kỷ luật tập thể BCT và “một cá nhân”. Đã không kỷ luật tức là vẫn để làm, vậy thì sao lại đặt vấn đề từ chức ở đây? Đã thế lại ngồi bàn bỏ phiếu tín nhiệm. Đảng phân công thì làm, QH quyền chi mà bỏ phiếu người của Đảng? Vô lý! Mấy ông theo Đảng mà chẳng hiểu Đảng gì cả. Mình thì quán triệt sâu sắc.
Mạt vận
Ngày TQ có tổng bí thư mới là ngày sông Tranh 2 động đất mạnh nhất từ trước đến nay, dân tình hoảng loạn; cũng là ngày mả nhà hai thằng động: Một thằng tên Dũng, đề nghị chấm dứt hoạt động facebook VN, một thằng tên Đăng đề nghị giờ cao điểm không được đi xe máy một người.
Tuy đề xuất của Dũng tàng về chặn facebook VN bị chôn vì đống đá quá to, nhưng để tiện cho nhà chức trách quản lý, nên đề xuất tiếp, chúng ta nên ban hành nghị định quy định nick trên facebook phải được đăng ký chính chủ, phù hợp với CMTND hoặc giấy khai sinh (nếu chưa đủ tuổi làm CMT). Trong gia đình có nhiều người cũng chỉ được đăng ký một tài khoản để tránh tình trạng kẹt mạng như tắc đường hiện nay.
Sao mấy giờ sinh ra lắm thứ hủ bại thế nhỉ, mạt vận đến nới rồi.

Nguyễn Thế Thịnh
(Blog NTT) 

Lãnh đạo mới ĐCS Trung Quốc tiếp đặc phái viên của Tổng bí thư ĐCS Việt Nam

“Đặc tính Trung Quốc” trong lớp lãnh đạo mới, Tin tức trong ngày, tap can binh, chu tich trung quoc, tong bi thu dang cong san trung quoc, dai hoi dang trung quoc, bau cu trung quoc, tong bi thu trung quoc, ong tap can binh dac cu, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Ngày 17-11, tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, đồng chí Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiếp đồng chí Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, Đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang chúc mừng thành công của Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đồng chí Hoàng Bình Quân đã trân trọng chuyển Thư chúc mừng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới đồng chí Tập Cận Bình nhân dịp đồng chí được bầu làm Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII.
Đồng chí Hoàng Bình Quân nhấn mạnh, là những người đồng chí, anh em, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam rất vui mừng trước thành công tốt đẹp của Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc, mở ra giai đoạn phát triển mới trên con đường xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc; bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do đồng chí Tập Cận Bình làm Tổng bí thư, nhân dân Trung Quốc nhất định sẽ thực hiện thắng lợi những mục tiêu Đại hội đề ra, giành nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, hoàn thành xây dựng toàn diện xã hội khá giả vào năm 2020.
Đồng chí Hoàng Bình Quân khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện với Trung Quốc, mong muốn hai bên cùng nỗ lực tiếp tục củng cố và thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lên tầm cao mới, đồng thời giải quyết thỏa đáng những vấn đề còn tồn tại, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Nhân dịp này, đồng chí Hoàng Bình Quân đã trân trọng chuyển lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mời Tổng bí thư Tập Cận Bình sớm sang thăm Việt Nam trên cương vị mới.
Đồng chí Lưu Vân Sơn thay mặt Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đánh giá cao việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cử Đặc phái viên đến chúc mừng ngay sau khi Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc tốt đẹp; trân trọng cảm ơn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã gửi điện mừng Đại hội và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi thư chúc mừng đến đồng chí Tập Cận Bình với những lời chúc hữu nghị và tốt đẹp, thể hiện sự coi trọng và mối quan hệ mật thiết giữa hai Đảng, hai nước.
Đồng chí Lưu Vân Sơn nhấn mạnh Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Việt Nam; đánh giá cao những kết quả thiết thực trong quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời gian qua, đồng thời khẳng định tiếp tục củng cố và thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển toàn diện và hiệu quả.
Đồng chí Lưu Vân Sơn trân trọng chuyển lời thăm hỏi và lời chúc tốt đẹp của đồng chí Tập Cận Bình và lãnh đạo Đảng, Nhà nước Trung Quốc tới Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Trước đó, đồng chí Hoàng Bình Quân và đoàn đã có cuộc hội đàm với đồng chí Vương Gia Thụy, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hai bên đã trao đổi ý kiến về những biện pháp cụ thể thực hiện những nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo hai Đảng, hai nước trong thời gian tới và kế hoạch hợp tác giữa hai Đảng năm 2013.
(TTXVN) 

Kinh tế đang thực sự khó khăn

Đầu tuần này, trong báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước tháng 10.2012, Bộ Tài chính nhận xét, tình hình thu ngân sách hết sức khó khăn. Tổng thu ngân sách nhà nước tính đến hết tháng 10, ước đạt 76,2% dự toán. Điều này có nghĩa, trong 2 tháng còn lại, thu ngân sách cần phải đạt 23,8% kế hoạch. Đây là một mục tiêu không dễ thực hiện.
Ba ngày sau đó, khi Quốc hội thông qua nghị quyết về phân bổ ngân sách TƯ tại phiên họp ngày 15.11, Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển nói với báo chí bên hành lang kỳ họp: “Thu ngân sách năm tới được dự báo là gặp khó khăn thực sự”. Trong bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng vẫn gặp nhiều khó khăn, chứa đựng nhiều bất ổn; kinh tế trong nước tiếp tục đứng trước nhiều thách thức, tốc độ tăng trưởng dự đoán có thể cao hơn năm 2012 nhưng sẽ tiếp tục phải kiềm chế lạm phát (giữ lạm phát ở mức một con số). Hệ quả của một số cơ chế, chính sách sẽ bộc lộ và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trong năm 2013. Vì vậy, năm 2013 chưa thể có bước tăng trưởng đột biến; tình hình thu, chi ngân sách tiếp tục khó khăn; các cân đối lớn trở nên bức xúc, gay gắt khi nhu cầu chi tiêu quá lớn, khả năng đáp ứng của ngân sách lại quá hạn hẹp. Tổng thu ngân sách trung ương trong năm tới theo Nghị quyết của Quốc hội là 816.000 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với tổng số chi ngân sách trung ương là 978.000 tỷ đồng. Mức bội chi ngân sách nhà nước là 162.000 tỷ đồng, tương đương 4,8% tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Trước bối cảnh này, chi tiêu chặt chẽ, thận trọng phải trở thành ưu tiên lớn nhất. Trong Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 vừa được thông qua, Quốc hội yêu cầu Chính phủ quản lý chặt chẽ các khoản chi, bảo đảm theo đúng dự toán đã được phê duyệt; chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng. Bên cạnh triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, nhất là các khoản chi tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, mua xe công, chi phí công tác trong nước và nước ngoài…, Quốc hội yêu cầu Chính phủ hạn chế khởi công mới các công trình, dự án, tập trung vốn cho trả nợ xây dựng cơ bản hoàn thành và các công trình, dự án hoàn thành trong năm 2013...
Trên thực tế, những yêu cầu này được đặt ra từ lâu nhưng chi tiêu ngân sách vẫn có những điều chưa hợp lý. Vì tiền ngân sách là tiền của dân, nên việc chi tiêu đồng tiền này phải được minh bạch đến từng đồng. Chính phủ cần minh bạch hơn, rạch ròi hơn về chi tiêu cho lĩnh vực công, làm rõ hiệu quả đầu tư, tách bạch hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội. Ngoài ra cần minh bạch, làm rõ việc sử dụng các tài sản của Chính phủ, các khoản nợ, bảo lãnh của Chính phủ để làm sạch tình hình tài chính của quốc gia, từ đó giảm được thâm hụt trên thực tế. Bên cạnh đó, cần phân biệt giữa hỗ trợ và đầu tư, kiên quyết loại bỏ các chính sách hỗ trợ tín dụng qua các kênh ngân hàng chính sách, bởi một khi chính sách còn mập mờ thì hiệu quả đầu tư sẽ rất thấp. Cuối cùng, trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân được giao quyền trong bộ máy hành chính thực hiện nhiệm vụ của chính sách tài khóa cũng phải được siết chặt, để từ đó có thể quy trách nhiệm rõ ràng cho từng cơ quan, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu - chi ngân sách, bảo đảm trách nhiệm giải trình của các cơ quan thực hiện.

Hà Lan
(Đại biểu Nhân dân) 

Công an huyện Thanh Trì "làm ngơ" trước vụ cụ già gần 80 tuổi bỗng dưng mất nhà

Mua ngôi nhà cấp 4 ở xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội từ năm 1994, đến năm 2004, ông Nhị được huyện Thanh Trì cấp sổ đỏ cho mảnh đất 135m2. Tuy nhiên, tháng 10/2012, ngôi nhà của ông Nhị bỗng dưng bị người trông chiếm giữ trắng trợn.
Theo đơn trình báo khấn cấp của ông Nguyễn Ngọc Nhị 77 tuổi, trú tại số nhà 90, tổ 6, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội phản ánh: Năm 1994, ông Nhị được ông Kim Văn Cờ, trú tại thôn Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội nhượng lại ngôi nhà cấp 4 tọa lạc trên mảnh đất rộng 135m2. Đến năm 2004, mảnh đất được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ mang tên ông Nguyễn Ngọc Nhị, số Giấy chứng nhận QSDĐ 1003.
Ngôi nhà hợp pháp của ông Nhị đang bị chiếm dụng
Ngôi nhà hợp pháp của ông Nhị đang bị chiếm dụng
Do gia đình chưa có nhu cầu sử dụng, ông Nhị nhờ bà Hà Thị Sáu Hạnh (người giới thiệu mua mảnh đất trên), trú tại đội 9 thôn Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi trông nom hộ và cho phép bà Hạnh mượn bán hàng. Kể từ giữa năm 2011, bà Hạnh lại tự ý cho ông Cờ thuê nhà của ông Nhị trong 6 tháng để lấy 12 triệu đồng, vì ông Cờ xây nhà mới). Khi biết chuyện, ông Nhị đã cảnh cáo và đòi lại tiền nhưng Hạnh khất lần.
Trong thời gian ông Nhị không có mặt tại Hà Nội, bà Hạnh lại tự sửa ngôi nhà và kí hợp đồng với danh nghĩa chủ sở hữu cho anh Đinh Văn Dũng, người cùng thôn thuê với thời hạn 1 năm, giá là 3 triệu đồng/tháng và bà Hạnh nhận trước bốn tháng. Bà Hạnh chỉ chấp nhận bổ sung dòng chữ “thay mặt ông Nhị chủ nhà”, khi ông Nhị yêu cầu. 
Vào tháng 6/2012, ông Nguyễn Ngọc Nhị ủy quyền cho con trai là Nguyễn Đức Thông ký lại hợp đồng lại với anh Đinh Văn Dũng, ông Nhị vẫn đồng ý cho bà Hạnh nhận tiếp 9 triệu đồng tiền thuê nhà của anh Dũng. Cuối tháng 9/2012, anh Dũng đề nghị được chuyển hợp đồng cho anh Mạnh thuê. Trước khi ký hợp đồng mới với anh Mạnh, ông Nhị báo cho bà Hạnh biết và yêu cầu thanh toán nợ nần, vướng mắc do bà Hạnh tự ý sửa và cho thuê bất hợp pháp.
Đơn trình báo ông Nguyễn Ngọc Nhị gửi đến báo
Đơn trình báo ông Nguyễn Ngọc Nhị gửi đến báo Dân trí
Kể từ khi nhận được thông báo của ông Nguyễn Ngọc Nhị, liên tiếp trong nhiều ngày, bà Hạnh đã thuê nhiều đối tượng côn đồ đến quậy phá cửa hàng của anh Mạnh thuê nhà, hành hung người nhà anh Mạnh. Biết được sư việc, ông Nhị đã trình Công an xã Ngọc Hồi và Công an huyện Thanh Trì về những hành vi trên của bà Hạnh.
Sáng ngày 3/10/2012, bà Hạnh huy động người nhà ra ép người thuê phải dọn đi. Khi xảy ra sự việc, ông Nhị trực tiếp có mặt và giải thích những việc làm của bà Hạnh là vi phạm luật pháp. Đến khoảng 9h00, bà Hạnh đưa một nhóm người, trong đó có phụ nữ tên Xuân xưng là luật sư tuyên bố đây là nhà của mình rồi cho người lôi ông Nhị ra khỏi chính ngôi nhà của mình rồi khóa cửa lại.
Giấy chứng nhận QSDĐ được cấp cho ông Nhị năm 2004
Giấy chứng nhận QSDĐ được cấp cho ông Nhị năm 2004
Ngay sau khi xảy ra sự việc, ông Nguyễn Ngọc Nhị đã đến Công an huyện Thanh Trì trình báo toàn bộ sự việc vào ngày 3/10/2012, nhưng cho đến nay Công an Thanh Trì vẫn không giải quyết vụ việc, còn nhà của ông Nhị vẫn đang bị các đối tượng chiếm giữ. Là chủ sở hữu hợp pháp của ngôi nhà và đã được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ vào năm 2004, ông Nguyễn Ngọc Nhị rất bức xúc khi được Công an huyện Thanh Trì hướng dẫn đòi quyền lợi thông qua Tòa án, bởi đây là vụ việc tranh chấp dân sự, trong khi hành vi chiếm giữ tài sản của những đối tượng trên là rất rõ ràng.
Bà Hạnh đã thừa nhận ông Nhị là chủ sở hữu của ngôi nhà
Bà Hạnh đã thừa nhận ông Nhị là chủ sở hữu của ngôi nhà
Trong buổi hòa giải diễn ra ngày 26/10/2012, tại trụ sở UBND xã Ngọc Hồi, bà Hạnh đã xuất trình 1 tờ giấy cho rằng ông Nhị đã nhượng lại mảnh đất trên cho bà ta từ năm 1998. Sau khi xem xét, UBND xã Ngọc Hồi nhận định tờ giấy bà Hạnh đưa ra là không có cơ sở pháp lý, đồng thời thừa nhận quá trình chuyển nhượng đất của ông Kim Văn Cờ cho ông Nguyễn Ngọc Nhị, thủ tục cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Nhị là đúng quy định pháp luật và mảnh đất 135 m2 tại đội 8, thôn Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi thuộc quyền sử dụng của ông Nhị 
Trao đổi với PV Dân trí ngày 16/11/2012, ông Nguyễn Ngọc Nhị khẩn thiết đề nghị UBND TP. Hà Nội, Công an TP. Hà Nội, Công an huyện Thanh Trì tiến hành điều tra làm rõ hành vi phá hoại và chiếm đoạt tài sản của những đối tượng liên quan trên mảnh đất hợp pháp mà ông sở hữu từ năm 1994.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Vũ Văn Tiến - Ngọc Cương
 (Dân trí) 

Bảy lợi thế của Tập Cận Bình

 
Phỏng vấn của tờ Standard (Áo) với ông Lâm Trung Bân (Lin Chong Pin), giáo sư Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Đạm Giang, Đài Loan, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan
Standard: Ông đánh giá thế nào về thay đổi nhân sự tại Bắc Kinh, đặc biệt là việc chuyển giao đột ngột chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương?
Lâm Trung Bân: Hồ Cẩm Đào đã gạch một đường rất rõ ràng. Từ đó nảy sinh nhiều khía cạnh liên quan: Với việc thôi chức này, ông ấy đã tăng áp lực khiến Giang Trạch Dân cũng phải cắt cái văn phòng của ông ta trong Quân ủy Trung ương. Cách đây mấy tuần, có tin là Giang Trạch Dân đã làm việc đó. Thế là Hồ Cẩm Đào tháo gỡ được một trong những rào cản đáng kể trên con đường tiếp nhận và củng cố quyền lực của Tập Cận Bình. Đó là những điều kiện khởi đầu rất tốt cho nhân vật mới ở Bắc Kinh.
Standard: Vì sao Hồ Cẩm Đào lại làm như vậy?
Lâm Trung Bân: Có ba lí do. Thứ nhất: Tập Cận Bình không cần ai tháp tùng trong giới quân sự. Những năm 80, bản thân ông ấy đã làm thư kí cho Bộ trưởng Quốc phòng, cha ông ấy là một vị tướng danh tiếng. Nhiều bạn bè của ông ấy cũng là tướng lãnh, họ đều là các “thái tử”, biết nhau từ bé. Thứ hai: về phong cách chính trị, Hồ Cẩm Đào luôn muốn khác Giang Trạch Dân. Và thứ ba: trái với cảm nhận của công luận, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình là những người cùng chí hướng. Cả hai là đệ tử tư tưởng của ngôi sao cải cách Hồ Diệu Bang, người không may đã qua đời trước vụ Thảm sát Thiên An môn. Hồ Cẩm Đào lên được là nhờ Hồ Diệu Bang. Ông Tập Trọng Huân, cha của Tập Cận Bình, là một trong những người ủng hộ Hồ Diệu Bang mạnh mẽ nhất. Điều đó có nghĩa: Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình là đồng minh của nhau. Và khi rút lui, Hồ Cẩm Đào đã để lại cho những người kế nhiệm mình một di sản chính trị xuất sắc.
Standard: Giàn lãnh đạo mới sẽ ưu tiên giải quyết những vấn đề gì?
Lâm Trung Bân: Nhiệm vụ quan trọng nhất của họ là tạo dựng và duy trì ổn định xã hội. Mỗi ngày ở Đại lục Trung Hoa có khoảng 500 hoạt động tập thể. Đấy là những vụ bạo loạn hoặc biểu tình quy mô lớn hay nhỏ. Điều này là hậu quả của tình trạng tham nhũng ở địa phương. Họ buộc phải giải quyết vấn nạn này. Trong diễn văn kỉ niệm 90 năm thành lập đảng năm 2011, Hồ Cẩm Đào cũng nói về điều đó: Giải pháp cho vấn nạn này quyết định sự sống còn của đảng. Mới đây ông ấy nhắc lại: “Nếu chúng ta không làm được điều đó thì sẽ mất cả nước lẫn đảng.” Cả ban lãnh đạo vừa từ nhiệm lẫn ban lãnh đạo vừa kế nhiệm đều đồng thuận về vấn đề này.
Standard: Còn kinh tế?
Lâm Trung Bân: Đó là ưu tiên thứ hai, và không phải là ưu tiên tăng trưởng mà ưu tiên chuyển đổi nền kinh tế dựa trên một hệ thống lấy xuất khẩu làm động lực sang một nền kinh tế nhắm vào thị trường nội địa và bền vững hơn về sinh thái.
Standard: Nếu nghiêm túc nhìn nhận vấn đề đó thì Tập Cận Bình phải đụng chạm tới các độc quyền và những phe nhóm đầy thế lực. Liệu ông ấy có làm thế không?
Lâm Trung Bân: Vốn liếng chính trị để thực hiện điều đó thì ông ấy chắc chắn có đủ, thậm chí có nhiều hơn cả Hồ Cẩm Đào hoặc Giang Trạch Dân. Ông ấy có bảy lợi thế. Thứ nhất, ông ấy am tường Đài Loan và mô hình Đài Loan. Thứ hai, ông ấy hiểu nước Mỹ và thế giới hơn tất cả bốn vị tiền nhiệm. Ngay từ năm 1980 ông ấy đã đến thăm Lầu Năm góc. Ông ấy có quan hệ tốt với những nhân vật thượng tầng của Hoa Kỳ như Henry Paulson hay Joe Biden. Ở cương vị Phó Chủ tịch nước, ông ấy đã công du nước ngoài 50 chuyến, nhiều gấp ba lần Hồ Cẩm Đào trong cùng một thời gian. Lợi thế thứ ba là vị trí của ông ấy trong đảng. Cha ông ấy ba lần bị mất chức, nhưng vẫn kiên định giữ lập trường. Điều đó các đảng viên nhớ rõ. Là một “thái tử”, Tập Cận Bình cũng từng lao động nhiều năm ở nông thôn. Điều đó khiến ông ấy thêm khả tín. Thứ tư, ông ấy am hiểu bộ máy quân sự, điều này tôi đã nói ở trên. Thứ năm, ông ấy được đào tạo hàn lâm quy củ, đọc và viết là hai việc ông ấy ưa thích. Ở điểm này, ông ấy cũng khác những người tiền nhiệm. Thứ sáu, ông ấy có một người vợ nổi tiếng, đủ tầm để trở thành một đệ nhất phu nhân. Và điểm cuối cùng, Tập Cận Bình quan tâm đến Phật giáo, khí công và những hiện tượng siêu nhiên. Điều đó có thể bao hàm khả năng giải quyết những quả bom nổ chậm là những xung đột ở Tây Tạng và Tân Cương. Bởi lẽ ở đó, chính sách vừa đàn áp vừa khuyến khích phát triển kinh tế của Bắc Kinh cho đến nay hoàn toàn thất bại. Tập Cận Bình có thể chọn một cách tiếp cận khác, với sự tôn trọng văn hóa của các khu vực này.
Standard: Vì sao Ban Thường vụ Bộ Chính trị bị rút bớt, chỉ còn bảy người?
Lâm Trung Bân: Đấy là ý tưởng của Hồ Cẩm Đào. Trước nhiệm kì của ông ấy cũng chỉ có bảy người, trước nữa thì chỉ có năm hay sáu người. Hồ Cẩm Đào khá khổ sở vì chỉ được nhỉnh hơn một phần chín quyền lực chút ít. Một phần bảy đương nhiên nhiều hơn một phần chín.
Standard: Còn về bản thân những người vừa được bổ nhiệm, ông thấy thế nào? Có gì ngạc nhiên không?
Lâm Trung Bân: Không, thực ra chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Một số người mà Hồ Cẩm Đào ưu ái không được chọn. Uông Dương (Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, người có tư tưởng cải cách) và Lí Nguyên Triều, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, còn trẻ. Năm năm nữa họ sẽ thay thế những người thuộc phe Giang Trạch Dân được chọn lần này. Vì nguyên tắc là: chức được giao cho người nhiều tuổi hơn. Cái đó không phải là một quyết định liên quan đến cá nhân nào, mà là một nguyên tắc phải tuân thủ. Một đặc điểm nữa của bảy người này là họ đều chịu được nhau. Chẳng hạn không có sự chia rẽ giữa nhóm “thái tử” và nhóm trưởng thành lên từ Đoàn Thanh niên Cộng sản của đảng.
Standard: Có triển vọng nào cho những cải cách dân chủ trong hệ thống này không?
Lâm Trung Bân: Có chứ, phải có bước tiến trong cải cách. Nhưng đó không phải là cái dân chủ mà chúng ta thường hiểu. Giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ bắt đầu bằng cách giảm bớt quyền lực của cán bộ và tăng thêm quyền của người dân. Trước hết ở cấp địa phương. Việc đó cũng ngầm bao hàm một mức độ tự do báo chí nhất định ở cấp địa phương. Miễn là truyền thông không chất vấn quyền lực của trung ương. Nó chỉ nên phê phán tình trạng tham nhũng ở các cấp chính quyền địa phương. Chúng ta đã thấy một số trường hợp mà chính quyền địa phương buộc phải nhượng bộ. Vụ nổi tiếng nhất là Ô Khảm, và sẽ càng ngày càng nhiều.
Lâm Trung Bân
Phạm Thị Hoài dịch
Nguồn: Dịch từ nguyên bản tiếng Đức “Gute Startbedingungen für den neuen Mann“, Standard 16-11-2012. Nhan đề bản tiếng Việt của người dịch.
Bản tiếng Việt © 2012 pro&contra

Vị tiến sĩ 'bật lại' thống đốc ngân hàng

Trước việc Ngân hàng Nhà nước chọn SJC làm thương hiệu vàng quốc gia, TS Lê Duy Hiếu cho rằng không cần thiết, trái quy luật. 
Trên diễn đàn Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình giải thích rằng, sở dĩ chọn SJC làm thương hiệu vàng quốc gia là do SJC chiếm 93- 95% thị trường vàng miếng, cũng như để tránh sự nhầm lẫn và lãng phí.
Tuy nhiên, theo TS Lê Duy Hiếu, Viện Kinh tế Việt Nam, trên thế giới chưa có nước nào xây dựng thương hiệu vàng quốc gia. Đây là việc làm không cần thiết và không phù hợp với nền kinh tế thị trường nói chung và điều kiện của Việt Nam nói riêng.

Kkhông thể quản lý được thị trường vàng bằng cách ngăn cấm.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định, từ 25/5, kể cả Công ty SJC cũng đã chấm dứt dập vàng miếng, chỉ có Ngân hàng Nhà nước thực hiện độc quyền dập vàng miếng và chọn SJC làm thương hiệu quốc gia. Đón nhận những thông tin trên, ông có suy nghĩ gì?

Trước hết cần khẳng định vàng là một loại hàng hóa đặc biệt nên không có quốc gia nào không quản lý thị trường vàng. Nhưng khác một điều rất cơ bản giữa Việt Nam và thế giới, đó là cách quản lý. Các nước có nền kinh tế thị trường, họ quản lý thị trường vàng bằng phương pháp gián tiếp, tức là thông qua các sắc thuế. Anh kinh doanh, nhập khẩu vàng nhiều, muốn hạn chế nhập, tôi sẽ tăng thuế nhập khẩu. Tự nhiên, lượng vàng nhập khẩu sẽ giảm.
Trong khi đó, Việt Nam lại quản lý trực tiếp và mang tính chất độc quyền. Bất kỳ một loại hàng hóa nào mà quản lý độc quyền đều không tốt, đều hạn chế sự phát triển bình thường của thị trường. Chính vì vậy, sẽ dẫn tới một hệ quả là dù nhà nước có quản lý bằng cách nào nhưng độc quyền và trực tiếp và muốn có một thương hiệu quốc gia về vàng thì có thể khẳng định sẽ không hiệu quả và thị trường vàng sắp tới sẽ rối loạn hơn. 

Quản lý độc quyền và trực tiếp như ông vừa đề cập, sẽ đem lại những hệ lụy gì, thưa ông?
Có thể nói quản lý độc quyền sẽ ngăn cấm những người dân bình thường kinh doanh vàng chỉ là một cách cấm một số người này kinh doanh nhưng lại tạo cơ hội cho một số người khác kinh doanh theo nghĩa lợi ích nhóm tăng lên. Còn thực chất không thể quản lý được thị trường vàng bằng cách ngăn cấm.

Điểm nữa cần phải nói là thị trường vừa qua có một số điểm rối loạn thật, nhưng rối loạn không phải vì Nhà nước không có một thương hiệu vàng thống nhất, mà vì giá vàng trong nước thường chênh lệch quá lớn, từ 1,5-3 triệu đồng/lượng. 

Trên thế giới cho đến nay chưa có nước nào xây dựng thương hiệu vàng quốc gia. Việc quản lý độc quyền sẽ ngăn cấm người dân bình thường kinh doanh vàng nhưng lại tạo cơ hội cho một số người khác kinh doanh theo nghĩa lợi ích nhóm.
Vấn đề thương hiệu vàng quốc gia, nếu không hiểu sâu dễ có sự nhầm tưởng. Thứ nhất, khi tạm thời lấy vàng SJC và coi đó là thương hiệu vàng quốc gia, nó đã có sẵn, anh bỏ nó đi rồi mua sắm máy móc, thiết bị, công xưởng để sản xuất là rất lãng phí. Thứ hai, hãy lấy ví dụ từ đất đai, độc quyền của Nhà nước, đủ các công cụ pháp lý, đủ cả một hệ thống chính trị từ trung ương đến tận cấp phường, cấp tổ dân phố để quản lý.

Kết quả chúng ta có một thị trường bất động sản như ngày nay. Người ta cũng sẽ nói cái này thuộc về Nhà nước, lợi cũng về nhà nước chứ không phải tư nhân. Nhưng thực tế, lợi ích về đất đai Nhà nước không được hưởng mà chỉ thuộc về một nhóm người. Độc quyền vàng cũng giống như vậy, danh nghĩa là độc quyền Ngân hàng Nhà nước, người hưởng lợi đáng ra chỉ mình Nhà nước, nhưng thực tế không phải như vậy.

Như ông phân tích thì dường như cơ sở pháp lý về việc quyết định phải có một thương hiệu vàng quốc gia chưa rõ ràng lắm? Bởi thực tế cho thấy, việc này đã ít nhiều gây ra nhiều xáo động trên thị trường, tạo ra nhiều khe hở dễ bị lợi dụng, đồng thời tạo ra cơ chế xin - cho, nên sẽ có nhiều người hưởng lợi và nhiều người dân thiếu thông tin, bị thiệt hại?

Chắc chắn là như vậy. Những cái này không có cơ sở pháp lý và cũng không có cơ sở thực tiễn. Vì bất kỳ một nền kinh tế thị trường nào cũng không có chuyện quản lý theo kiểu cấm đoán, độc quyền.

Theo ông, chúng ta có nhất thiết phải cần một “thương hiệu vàng quốc gia”? Trên thế giới, có nhiều quốc gia xây dựng thương hiệu vàng riêng cho mình hay không?

Trên thế giới cho đến nay chưa có nước nào xây dựng thương hiệu vàng quốc gia. Thực chất việc ra đời thương hiệu vàng quốc gia không phải để quản lý thị trường. Không biết đây là sự cố ý, vô tình hay nhầm lẫn, nhưng chỉ dẫn đến tình trạng tạo điều kiện cho một số người lũng đoạn thị trường và kiếm lời không chính đáng. Tóm lại, thương hiệu vàng quốc gia là việc làm không cần thiết và không phù hợp với nền kinh tế thị trường nói chung và điều kiện của Việt Nam nói riêng.

Ví dụ, thực tế có những người dân có số vàng đã mua, tự dưng nếu bán theo một khuôn mẫu thống nhất thì số vàng không phải vàng SJC sẽ giảm giá trị. Chất lượng sản phẩm không thay đổi, nhưng vì không phải thương hiệu vàng quốc gia nên giá trị bị giảm đáng kể, tức là người dân mất đi một số tiền. Điều đó bất lợi cho người dân.

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình chỉ giải thích vì sao chọn SJC làm thương hiệu vàng quốc gia mà không nói vì sao cần phải có một sự chọn lựa như thế. Ông Bình cũng khẳng định không hề bắt buộc người dân phải chuyển đổi từ các loại vàng khác sang vàng SJC cũng như không hề có sự phân biệt đối xử giữa các loại vàng này. Vậy thì chọn SJC làm thương hiệu vàng của Ngân hàng Nhà nước để làm gì?

Bản thân trong lời khẳng định đó đã có sự mâu thuẫn, ở chỗ mọi người dân đều có quyền cất trữ vàng và dưới bất kỳ hình thức nào. Như vậy, thực tế sẽ song hành tồn tại thương hiệu vàng quốc gia và vàng lưu hành trong dân chúng. Chỉ có cái khác là vàng trong dân chúng bán với giá thấp hơn, tạo ra một sự chênh lệch về giá. Ở đây có sự trục lợi rất đơn giản, một mặt Nhà nước độc quyền nhập khẩu, một nhóm nhập khẩu về kiểm soát cái đó.

Đó là chưa nói đến chuyện vàng trang sức, những người làm nhẫn trang sức phải xin giấy phép mua vàng của nhà nước, rồi xin giấy phép làm ra nhẫn để bán. Điều đó là tăng cơ chế xin - cho, làm cho tính thị trường càng ngày càng mất tính minh bạch, khó kiểm soát.

Theo tính toán thì đang có khoảng 400 tấn vàng, tương đương 20 tỷ USD bị chôn chặt trong dân, cần phải được đưa vào nền kinh tế để tạo ra sức mạnh tài chính. Nhưng những lời trấn an của người đứng đầu ngành ngân hàng như đã nói ở trên, liệu có phải đã đủ để khiến người dân tin tưởng?

Nói trong dân có khoảng 400 tấn vàng cũng rất mơ hồ. Trước hết chúng ta phải khẳng định, số liệu đó chủ yếu căn cứ từ lượng vàng nhập khẩu hàng năm. Nhưng chúng ta hình dung, gần 80% dân số Việt Nam là ở nông thôn, thử hỏi cộng lại họ có được bao nhiêu cân vàng? Chắc chắn số đó chiếm tỷ trọng không đáng bao nhiêu, vì cái ăn, mặc, nhu cầu thiết yếu khác còn chưa đáp ứng được, lấy đâu tiền mua vàng.
 
Trong số dân thành thị cũng có đến 80% dân nghèo, căn bản họ không có thu nhập cao để có vàng tích trữ. Nếu trừ cả dân nông thôn và người nghèo thành thị thì chỉ còn khoảng 4 triệu người có khả năng tích trữ vàng. Nhưng một điều tra của Ủy ban châu Âu đưa ra kết quả: ở Việt Nam khác với thế giới ở chỗ, 80% người giàu có là quan chức, còn ở nước khác phải là các chủ doanh nghiệp. Do vậy, số người tích trữ vàng này chủ yếu lại nằm trong số những người thu nhập cao và chủ yếu là quan chức. Cho nên nói bao nhiêu tấn vàng, muốn huy động nó để đưa vào nền kinh tế để tạo ra sức mạnh tài chính thì quá xa vời.
Mạnh Đồng (thực hiện)
(Đất Việt) 

Thà mất chức mà dân no

Trong tham luận mở đầu hội thảo “Đồng chí Võ Văn Kiệt với cách mạng VN”, ông Lê Thanh Hải - ủy viên BCT, bí thư Thành ủy TP.HCM - nhắc 1 câu hỏi của chú Sáu Dân: “Một là để dân đói, các đồng chí giữ nguyên chức vụ. Hai là dân no, các đồng chí mất chức. Chọn cái nào?”...
Hội thảo tổ chức nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (23-11-1922).
Thủ tướng Võ Văn Kiệt và công nhân trên công trường xây dựng trạm biến thế 500kv Pleiku ngày 3-11-1993 - Ảnh: Nguyễn công thành

Đã hơn bốn năm kể từ ngày cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt ra đi, nhưng ký ức về một vị lãnh đạo luôn đau đáu một chữ “dân” trong suy nghĩ, trong tình cảm, trong tư tưởng, trong quyết định vẫn luôn in đậm trong tâm trí những ai từng được làm việc với ông, được nghe ông nói và thấy những gì ông làm.
Sáng 17-11, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 90 ngày sinh của ông, Học viện Chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Thành ủy TP.HCM và Tỉnh ủy Vĩnh Long đồng tổ chức buổi hội thảo khoa học “Đồng chí Võ Văn Kiệt với cách mạng VN”. Một lần nữa, chữ “dân” được nhắc đi nhắc lại trong hơn 90 bản tham luận, như từng được nhắc hàng vạn, hàng triệu lần trong cuộc đời của ông Sáu Dân (bí danh của ông Võ Văn Kiệt).
Tất cả đều vì dân, cho dân
Ông Võ Văn Kiệt tham gia cách mạng từ năm 17 tuổi, trải qua bao lửa đạn của hai cuộc kháng chiến nhưng tên tuổi, sự nghiệp của ông còn gắn liền với cuộc cách mạng trong thời bình, cuộc cách mạng mang tên đổi mới. Trong bản tham luận mở đầu hội thảo, ông Lê Thanh Hải - ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy TP.HCM - nhắc lại những câu chuyện mà từng người dân ở TP.HCM đều rung động khi nghe kể về Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt của những năm 1976-1981. Ấy là khi ông trực tiếp đến gặp những người trí thức đang có ý định rời Tổ quốc, nghe những tâm sự, góp ý rút cạn lòng của họ và nói: “Anh em cố gắng ở lại, trong vòng ba năm nữa nếu tình hình không thay đổi, tôi sẽ đưa anh em ra sân bay”. Ấy là trong một cuộc họp với lãnh đạo các tỉnh Tây Nam bộ bàn về giá mua lúa, nếu theo giá chỉ đạo của Chính phủ thì không mua được để xuống giống kịp thời vụ, ông nói: “Một là để dân đói, các đồng chí giữ nguyên chức vụ. Hai là dân no, các đồng chí mất chức. Chọn cái nào?”. Và tất cả đã thống nhất chọn cách thứ hai.
"Đảng gắn bó máu thịt với dân. Trên dòng sông cuộc sống, Đảng mà tách khỏi dân thì chẳng khác nào như cá bị ném lên bờ, chết là chắc"
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Chỉ một nhiệm kỳ tại TP.HCM, Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt đã có hàng loạt chỉ đạo “xé rào” nhằm tháo gỡ bế tắc cho sản xuất và đời sống. “Nhiều người đã gọi đồng chí là “bí thư xé rào”, sau này lại gọi là kiến trúc sư của đổi mới” ông Lê Thanh Hải nhắc đầy tự hào về người tiền nhiệm của mình.

Ở vai trò một người nghiên cứu, giáo sư Trần Thành - nguyên viện trưởng Viện Hồ Chí Minh, Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh - phân tích cho đến khi giữ cương vị thủ tướng, ông Võ Văn Kiệt đã có hơn 50 năm trải nghiệm qua các lĩnh vực hoạt động, từ vận động chính trị, đấu tranh vũ trang, xây dựng và phát triển kinh tế... Ông đã lăn lộn trong dân, ăn cơm, mặc áo của dân, được dân cưu mang, che chở nên thấu hiểu nỗi cực khổ cùng tâm tư, khát vọng giản dị của họ: sau độc lập, tự do là miếng cơm, manh áo, ruộng cày. Sống trong dân, ông học nhiều ở trí tuệ của người dân. Họ không biết lý luận nhưng có cái nhìn rất sáng về cái đúng, cái sai, cái trúng, cái trật của cách mạng. Ông rút ra bài học: cái gì được dân đồng tình, ủng hộ là ta đúng, cái gì bị dân phản đối là ta sai. Một chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt là chính quyền được lòng dân, làm được cái mà người dân muốn. Ông hành xử theo cái minh triết ấy của người dân, trí tuệ của ông bắt nguồn từ trí tuệ của dân. Ông dám nói, dám làm bởi ông không có tham vọng cá nhân, tất cả đều vì dân, cho dân.
Vì thế ông Sáu Dân đã xông pha làm một trong những người tiên phong đi đầu cuộc đổi mới, cho đến tận ngày rời chức vụ khi đã 75 tuổi, vẫn chưa chịu nghỉ ngơi. Hào hứng với những cơ hội phát triển kinh tế nhưng ông không phút nào quên người nghèo, giáo sư Trần Thành nhắc lại một lời của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng lưu ý với Đảng: “Đừng để người nghèo bị gạt ra bên lề của sự phát triển, phải có những chính sách cốt lõi để giải quyết căn cơ vấn đề dân nghèo”.
Cùng chung ý kiến, tiến sĩ Phạm Văn Bính nhấn mạnh thêm bằng cách nhắc lại lời ông Sáu dân: “Đảng gắn bó máu thịt với Dân. Trên dòng sông cuộc sống, Đảng mà tách khỏi dân thì chẳng khác nào như cá bị ném lên bờ, chết là chắc”. 
Luôn nghĩ cho dân, vì dân, lấy suy nghĩ, ước nguyện của dân làm suy nghĩ và cách giải quyết công việc của mình, trong ông không hề cạn kiệt ý tưởng, suy tư, luôn đầy ắp mong muốn, hoài bão cho dân giàu, nước mạnh, mọi người đều sống ấm no, hạnh phúc. Làm thủ tướng, ông Võ Văn Kiệt cũng suy nghĩ thống nhất với suy nghĩ của dân về việc dân, việc nước, việc ứng xử trước sau với người đang sống và người đã chết.


Đến từ quê hương ông Sáu Dân, ông Nguyễn Chiến Thắng - nguyên trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long - nhắc lại kỷ niệm những lần ông Sáu về thăm quê, ăn bữa cơm gia đình, hồn nhiên, xông xáo ở tuổi 80. Có lần nghe chuyện về một số cán bộ có thời gian cống hiến lâu năm nhưng bị nhiều nghịch cảnh, chưa được giải quyết chính sách, ông lập tức sắp xếp đến nhà thăm viếng, an ủi, lại yêu cầu cơ quan chức năng tìm hiểu, làm rõ. 
Có người đặt câu hỏi tại sao ông lại đi thăm những gia đình có vấn đề, ông vui vẻ giải thích: làm cách mạng, có người may mắn, có người vô cùng khó khăn. Có người suốt mấy chục năm dũng cảm quật cường, không may bị bắt, tra tấn, tù đày, có những phút quá khắc nghiệt giữa cái sống, cái chết trong nháy mắt mà xiêu lòng. Có thể quá trình cách mạng chưa trọn vẹn nhưng không vì thế mà không giữ được tình đồng chí, tình người với nhau.
Ông Võ Văn Kiệt là như vậy, giáo sư Mạc Đường lặp lại câu nói nổi tiếng của ông: “Không ai chọn cửa mà sinh ra” tại công viên Tao Đàn từng tiếp thêm động lực cho bao thanh niên, học sinh, sinh viên TP.HCM thế hệ thứ tư để tiến đến tương lai bằng thực tâm, thực học, thực tài. “Đã có một thế hệ coi anh là thần tượng” - giáo sư Mạc Đường nhắc. 
Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt từng viết: “Đất nước VN, giang sơn VN cùng mọi thành quả của nền văn hóa VN không phải của riêng ai, của một giai cấp hay đảng phái nào, mà là tài sản chung của mọi người VN, của cả dân tộc VN... Phải phát huy dân chủ cao độ, thực hành dân chủ thật sự, hòa hợp dân tộc rộng rãi. Mọi người VN không chỉ là chủ đất nước mà phải làm chủ thật sự, được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra và được thụ hưởng thành quả dân chủ”.
Thần tượng của nhiều thế hệ
Ông Nguyễn Trọng Minh, khoa lịch sử Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn TP.HCM, tham gia hội thảo với đề tài “Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt với vấn đề sử dụng tri thức trong công cuộc đổi mới”. Bản tham luận đầy ắp câu chuyện của Bí thư Thành ủy TP.HCM Võ Văn Kiệt. Nghe nói có nhóm Thứ Sáu gồm các chuyên gia tự nhóm họp vào chiều thứ sáu hằng tuần, ông sắp xếp đến nghe, rồi lại mời ra tận Hà Nội để trình bày ý tưởng với Chính phủ...
Làm thủ tướng, ông càng lắng nghe nhiều hơn nữa những ý kiến của tổ chuyên gia tư vấn, những trí thức ở nước ngoài. Ông bảo: “Kinh nghiệm của nhà lãnh đạo là phải nghe rất kỹ ý kiến chuyên gia”. PGS.TS Phan Xuân Biên kể: ông Sáu luôn tôn trọng, lắng nghe, dù ý kiến của giới trí thức không phải lúc nào cũng đồng thuận, thuận chiều. Ông nói “nghe xuôi, nghe ngược, có khi nghe xốn cả lỗ tai” nhưng vẫn khuyến khích, cổ vũ những ý kiến tâm huyết... 
Dấu ấn Võ Văn Kiệt sâu đậm như vậy, nên không chỉ có “thế hệ thứ tư” như lời giáo sư Mạc Đường nói, mà có thể nhận rõ ngay trong buổi hội thảo này: đã có nhiều thế hệ coi ông là thần tượng. Những gì ông để lại đến hôm nay vẫn còn là những bài học sống động, giá trị và tối cần thiết để phải nhắc lại.
Phạm Vũ
(Tuổi trẻ)

Thất nghiệp Việt Nam tăng 44%, một nửa là giới trẻ

Chỉ trong chín tháng đầu năm nay, khoảng 35,500 công ty, hãng xưởng Việt Nam dẹp tiệm đã đẩy số người thất nghiệp tăng cao.
Phúc trình của Tổ chức Lao Ðộng Quốc Tế viết tắt ILO được công bố hôm 7 tháng 11 nói rằng số công ty ngừng hoạt động tăng 7.1% so với cùng giai đoạn của năm 2011. Tình trạng này khiến số người thất nghiệp tăng cao chưa từng có: 44%. Mục tiêu tìm việc làm cho số người thất nghiệp mới này trở thành nan giải vì số người thất nghiệp đang ngồi nhà từ năm trước hiện vẫn còn khá lớn.

Việc làm, khát vọng chính đáng của người trẻ, ngày càng xa vời đối với một số không nhỏ thanh niên Việt Nam. (Hình: báo Thanh Niên)
Báo Thanh Niên trích nhận định của bà Nguyễn Thị Lan Hương, viện trưởng Viện Khoa Học-Xã Hội Việt Nam nói rằng mục tiêu tạo 1.5 triệu việc làm trong năm 2012 này chắc chắn không thể nào đạt được. Bà này cũng cho rằng sự trì trệ của nền kinh tế vẫn chưa bị phá vỡ khiến các công ty phá sản dây chuyền là nguyên nhân chính đẩy tỉ lệ thất nghiệp lên cao. Ðiều đáng lo, theo bà Lan Hương, số người thất nghiệp ở các thành thị của Việt Nam tiếp tục tăng trong những năm gần đây, mà đa số là thanh niên trong độ tuổi từ 20 đến 30.
Một phúc trình khác của ILO Việt Nam nhìn nhận rằng tỉ lệ thanh niên bị thất nghiệp hiện chiếm 51% số người bị thất nghiệp tại Việt Nam, và nữ bị mất việc cao hơn nam.
Ông Gyorgy Sziraczki, giám đốc văn phòng ILO tại Việt Nam cảnh cáo rằng tỉ lệ thanh niên thất nghiệp cao càng cho thấy xã hội Việt Nam đã đánh mất tiềm năng lớn của thế hệ trẻ và lãng phí nguồn nhân lực quý báu một cách đáng kể. Số thanh niên này không được đi học, không được đào tạo tới nơi tới chốn và không tìm được việc làm thường chôn thời gian một cách vô ích ở những nơi phù phiếm.
Còn theo một số nhà xã hội học, tình trạng thất nghiệp xô đẩy thanh niên mới lớn vào tội ác ngày càng nhiều. Họ dính líu vào các vụ đâm thuê, chém mướn, cướp giật... Một số khác hận đời, mất tự tin, đâm ra ngông cuồng giết tróc không gớm tay, kể cả người sinh ra mình.
Thông thường, tại một quốc gia lâm vào tình trạng suy sụp kinh tế trầm trọng như Việt Nam, người ta trông chờ nhiều vào các nhà hoạch định chính sách, từ nghiên cứu, cho đến phác thảo kế hoạch phục hồi việc làm. Nhưng ở Việt Nam, điều này hầu như chỉ là ảo tưởng.
(Người Việt) 

Phỏng vấn GS. Vũ Tường về vụ Quốc hội VN chất vấn Thủ tướng

Hôm Thứ Tư 14 tháng 11 vừa qua, sau khi Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng bị chất vấn gay gắt tại quốc hội, và đại biểu Dương Trung Quốc đề nghị ông nên nghĩ tới việc từ chức, các hãng tin Tây phương tường thuật rằng đây là lần đầu tiên một Thủ Tướng Việt Nam bị các nhà lập pháp công khai yêu cầu từ chức, ám chỉ một sự chuyển biến trong các sinh hoạt chính trị tại Việt Nam. Tuy nhiên một số nhà quan sát thời cuộc Việt Nam ở hải ngoại tin rằng cuộc chất vấn được truyền hình có thể là một sự dàn xếp có chủ đích, không báo hiệu điều gì mới, và rằng mọi sự vẫn như cũ. Trong Câu Chuyện Việt Nam tuần này, Hoài Hương phỏng vấn chuyên gia về Việt Nam Tiến sĩ Vũ Tường, Giáo sư môn chính trị học tại Đại học Oregon.
Giáo sư Vũ Tường tốt nghiệp Tiến sĩ khoa học chính trị tại Đại học California, Berkley, từng thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Princeton, ông hiện đang nghiên cứu và giảng dạy về Đông Nam Á tại Đại học Oregon, Hoa Kỳ. Về cuộc chất vấn Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn quốc hội Việt Nam hôm 14 tháng 11, khi ông bị phê bình với những lời lẽ khá gay gắt,
Giáo sư Vũ Tường so sánh cuộc chất vấn kỳ này với cách đây 2 năm, khi Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, mạnh mẽ đả kích Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng về vụ Vinashin:
“Vâng, lần này thì có vẻ gay gắt nhưng mà theo tôi thì so với 2 năm trước hồi vụ Vinashin mới vỡ lở đó, thì ông Nguyễn Minh Thuyết đã nói rất là thẳng, ông yêu cầu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng phải kiểm điểm trách nhiệm cho mạnh mẽ hơn. Lần này, tuy ông Dương Trung Quốc có nói gián tiếp tới việc Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng từ chức, nhưng cách đặt câu hỏi của ông rất là quanh co, thành ra tôi nghĩ là không có mạnh bằng phát biểu của ông Nguyễn Minh Thuyết cách đây 2 năm. Nhưng mà nó cũng chứng tỏ cho thấy là vị thế của ông Nguyễn Tấn Dũng đã yếu đi rất nhiều do ông bị phê bình trong cái hội nghị trung ương 6 của Đảng Cộng Sản Việt Nam. ”

Liệu những chất vấn như thế tại quốc hội có là dấu hiệu cho thấy có một sự thay đổi về não trạng cho phép các nhà lập pháp Việt Nam đã bắt đầu muốn thực sự hành xử các quyền hạn của mình, bất chấp trên thực tế Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn giữ ngôi vị độc tôn lãnh đạo, và dù trên nguyên tắc Quốc hội Việt Nam là cơ quan quyền lực nhất nước? 
Giáo sư Vũ Tường: “Tôi cũng thấy là tình hình không có gì mới tại vì những khuôn mặt thường xuyên có những lời nói mạnh mẽ thì vẫn là những khuôn măït cũ, như ông Dương Trung Quốc hoặc bà đại biểu Phạm thị Loan v.v…Và quan sát thái độ của những đại biểu khác trong hội trường lúc mà ông Quốc đặt câu hỏi thì chúng ta thấy không có một cái phản ứng nào rõ rệt, chứng tỏ là đại đa số đại biểu vẫn mũ ni che tai, tức là để mặc cho ông Dương Trung Quốc muốn nói gì thì nói. Cái buổi sáng hôm nay thì chưa đủ để chúng ta nói là có một cái hướng đi mới hay một cái biến chuyển quan trọng sắp tới. Chúng ta phải chờ thêm hành động trong vài ngày tới. ”
Tuy nhiên theo Giáo sư Vũ Tường thì rõ ràng là có những áp lực ngày càng gia tăng hơn từ phía dưới, từ dân chúng, từ các báo chí lề trái, đòi hỏi các đại biểu quốc hội và các tầng lớp trí thức trong xã hội phải nói hay làm một cái gì đó để tạo ra sự thay đổi. Áp lực đó thể hiện qua những yêu cầu trên những báo chí lề trái, hoặc những vụ biểu tình của bà nông dân và công nhân.
Như vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu có phải đây chỉ là một sự dàn xếp để khoác lên một bộ mặt dân chủ cho các sinh hoạt chính trị ở Việt Nam?
Giáo sư Vũ Tường: “Cái quốc hội Việt Nam thì bản chất của nó thì nó là một trò diễn dân chủ thôi chứ nó không có thực chất, nhưng mà các câu hỏi của các đại biểu quốc hội ngày hôm nay thì tôi không nghĩ đó là một trò diễn, mà có thể họ bức xúc thật sự.”
Nhưng có người tỏ ra hoài nghi về động cơ thúc đẩy đại biểu Dương Trung Quốc chất vấn ông Nguyễn Tấn Dũng. Người ta nhắc lại rằng sau Hội nghị Trung ương lần thứ 6 của Đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Dương Trung Quốc nói “Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xin lỗi rồi, thì chúng ta có thể yên tâm”. Vì câu nói đó ông Dương Trung Quốc đã bị các báo chí lề trái và các trang blog chỉ trích nặng nề. Như thế có phải ông Dương Trung Quốc muốn trả lời những người chỉ trích ông?
Giáo sư Vũ Tường: “Vâng, chị có thể nghĩ như vậy. Tôi thì tôi không biết ông ấy nghĩ gì nhưng cũng có thể là ông ấy cảm thấy là ông đã bị chỉ trích vì bị hiểu sai hoặc là ông chịu áp lực phải làm một điều gì đó để cứu vãn thanh danh của ông.
Tôi nghĩ ông Dương Trung Quốc có thể có một cái hành động mạnh mẽ hơn bằng cách từ chức đại biểu quốc hội bởi vì trên lý thuyết, quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nước mà trong trường hợp này, quốc hội không có đủ quyền hạn để buộc Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng từ chức, như vậy có thể nói là ông Quốc không hoàn thành nhiệm vụ của ông trong tư cách đại biểu quốc hội vì những lý do có thể ngoài quyền hạn của ông, thì một hành động mạnh mẽ hơn nữa là ông có thể từ chức. Cái gọi là văn hóa từ chức ông yêu cầu Thủ Tướng khởi động cái văn hóa từ chức đó, thì nó có thể được khởi động từ chính hành động của ông Quốc.”
Đánh giá câu trả lời cũng như phong cách của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc chất vấn, Giáo sư Vũ Tường nhận định:
“Vâng, tôi nghĩ ông Nguyễn Tấn Dũng bị bất ngờ trước câu hỏi, thành ra phải mất vài giây thì ông ấy lấy lại được sự bình tĩnh để trả lời. Rõ ràng ông ấy không ngờ cái cách đặt vấn đề như thế của đại biểu Dương Trung Quốc, nói thẳng đến việc từ chức, nhưng sau đó thì ông ấy đã trở lại cái bài bản quen thuộc, phần đầu ông nói tới các giải pháp để cứu chữa nền kinh tế Việt Nam. Phần thứ 2 ông trở lại bài bản cũ là 'tôi chỉ làm những việc đảng giao phó, tôi là người của đảng, tôi hành động, tôi làm theo quyết định của Đảng'. Thành ra ông ấy quay lại đổ lỗi cho đảng đã giao nhiệm vụ cho ông. Đảng không cách chức ông thì ông vẫn phải làm theo lời Đảng tức là ông phải làm Thủ Tướng.”
Giáo sư Vũ Tường nói rằng chẳng có điều gì mới lạ trong các câu trả lời của Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Tức là mọi sự vẫn như cũ?
“Dạ vâng …Cái câu này cũng cho chúng ta thấy rõ hơn cái cơ chế chính trị Việt Nam là các lãnh đạo chỉ chịu trách nhiệm trước đảng của họ, chứ không chịu trách nhiệm trước dân chúng.”

Hoài Hương
(VOA)  

Lòng hảo tâm cũng phải chờ... cấp phép?!

Có thể nói, hiếm có bức thư ngỏ nào lại được đông đảo dư luận quan tâm đến như bức thư của ông Trần Đăng Tuấn gửi tới Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc cấp phép dự án “Cơm có thịt”. Khoan hãy nói về việc bản thân ông Trần Đăng Tuấn là người khá nổi tiếng, mà hãy nói về việc những tấm lòng nhân ái như ông phải chờ để “được phép” từ thiện như thế nào.
Sau khi rời khỏi vị trí Phó TGĐ Đài truyền hình Việt Nam, ông Trần Đăng Tuấn đã dành rất nhiều thời gian đi thăm đồng bào tại những vùng sâu, vùng xa và nhận ra rằng, trẻ em ở những nơi này khổ quá. 
Ông cũng đã bày tỏ trong thư gửi tới Bộ trưởng Bộ Nội vụ như sau: “Năm ngoái, chứng kiến bữa ăn chỉ có cơm trắng và canh loãng của các cháu học sinh trong khu nội trú dân nuôi tại một trường ở xã vùng cao Suối Giàng, Văn Chấn, Yên Bái, tôi và vài người bạn rủ nhau góp tiền gửi lên hằng tháng để mua thêm thức ăn, mong sao mỗi bữa ăn mỗi cháu có thêm một, hai miếng thịt”.
Và với bài viết đầy cảm xúc trên blog cá nhân, tấm lòng nhân ái cùng rất nhiều cá nhân, tổ chức từ thiện trong và ngoài nước giúp đỡ, ông Tuấn đã quyết tâm sẽ theo đuổi dự án “Cơm có thịt cho học sinh vùng cao” dài hơi hơn. Và ông cũng đã lập hồ sơ xin thành lập quỹ từ thiện “Cơm có thịt” gửi Bộ Nội vụ vào cuối tháng 5/2012.
Mục đích của dự án này cũng rất đáng quý, bởi nó được lập ra để hỗ trợ các em học sinh ở các tỉnh miền núi phía Bắc, để bữa cơm của các em có thêm được chút thịt. Nó không đơn thuần là vật chất, mà còn là sự sẻ chia từ những tấm lòng nhân ái, sưởi ấm các em bằng tình thương của mọi người.
Dự án "Cơm có thịt" nhận được sự ủng hộ của rất nhiều tổ chức trong và ngoài nước
Thế nhưng, “Cuối tháng 10-2012, tức là tròn năm tháng sau khi nộp hồ sơ, sốt ruột quá, qua điện thoại tôi đã đề nghị chuyên viên thụ lý hồ sơ giải thích tại sao hồ sơ chưa được xem xét và không có một thông báo văn bản nào về kết quả xem xét. Theo chuyên viên này thì chẳng có vướng mắc gì, chẳng qua lãnh đạo đi công tác suốt nên chưa trình được…” - theo bức thư ông Tuấn gửi Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Trong khi đó, Thứ trưởng của Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh lại khẳng định lãnh đạo Bộ Nội vụ chưa tiếp cận hồ sơ xin thành lập quỹ từ thiện “Cơm có thịt” và cho rằng “Có thể là các vụ chuyên môn xem hồ sơ xong lại chuyển cho các anh điều chỉnh. Các vụ chuyên môn làm xong thì mới trình chúng tôi để ký hay không ký. Về thủ tục, đặc biệt là điều lệ, nếu chưa hoàn thiện thì phải trao đi đổi lại” (?!).
5 tháng là khoảng thời gian quá dài để xin thành lập Quỹ xã hội – từ thiện, bởi trong Nghị định 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 đã ghi rõ thời gian tối đa để trả lời chấp nhận hay không chấp nhận hồ sơ xin phép lập quỹ xã hội - từ thiện là 45 ngày.
Trong 5 tháng ấy, tất nhiên Dự án “Cơm có thịt” vẫn có rất nhiều hoạt động nhằm giúp đỡ các trẻ em nơi biên giới, vùng sâu vùng xa, với mục đích giản dị là “gắp thịt” thêm vào những bữa ăn thiếu chất của các em. Thế nhưng những người đứng đầu dự án không muốn “Cơm có thịt” chỉ dậm chân ở vị trí một dự án, họ muốn phát triển thành Quỹ từ thiện, để nhiều trẻ em được có thêm thịt, thêm sức khỏe và thêm hơi ấm tình người.
Đáng lẽ ra, ở vị trí một Bộ chủ quản, những chuyên viên nên cảm thấy vui mừng vì trong xã hội quá xô bồ, vẫn có những cá nhân, những tổ chức nghĩ tới trẻ em nghèo, đặc biệt là trẻ em ở vùng sâu vùng xa. Và với hành động cao quý đầy nhân văn ấy, có lẽ hồ sơ xin thành lập Quỹ từ thiện của dự án “Cơm có thịt” đã được thông qua từ lâu và cần nêu gương để nhân rộng.
Thế nhưng hồ sơ ấy vẫn nằm im lìm ở một góc nào đó trong Bộ Nội vụ, phải chờ đến khi “lãnh đạo đi công tác về” và chờ đến khi Quỹ có đủ 5 tỷ đồng (theo nghị định 30/2012-NĐ/CP), thay vì 2 tỷ đồng như quy định trước.
Ông Trần Đăng Tuấn cũng bày tỏ trong bức thư: “Thành lập quỹ không phải lúc nào cũng là người hay đơn vị nhiều tiền. Quan trọng là quỹ có vận động được nhiều người ủng hộ không. Nếu cứ phải có nhiều tiền mới lập được quỹ thì mới chỉ là “Lá lành đùm lá rách”. Thậm chí không phải lá lành, mà lá rất lớn mới được quyền đùm lá rách. Nhưng chúng ta chẳng vẫn thường hay nói tiếp nữa là: “Lá rách ít đùm lá rách nhiều” đó sao”.
Với vị trí Nguyên Phó TGĐ Đài Truyền hình Việt Nam, có lẽ ông Tuấn hoàn toàn nhờ cậy những mối quan hệ thân thiết từ trước để hợp thức hóa hồ sơ cho Dự án “Cơm có thịt”, nhưng ông lại dùng cách viết thư ngỏ. Bởi theo ông: “Tôi viết thư ngỏ này không nhằm mục đích đề nghị ông bộ trưởng đôn đốc việc cấp phép cho quỹ “Cơm có thịt”. Bộ trưởng dẫu có đích thân làm thay nhân viên thì cũng chỉ được một vài lần”.
Ông và những người cùng quan điểm mong muốn Dự án “Cơm có thịt” được hoạt động hợp pháp và đúng quy định, chứ không muốn đi “cửa sau” hay xin xỏ để được từ thiện.
Thời nay, người ta chỉ biết “chạy” dự án, “xin” tài trợ … chứ hiếm có người nào “xin” được từ thiện hay “chạy” để thành lập Quỹ từ thiện. Qua trường hợp của Dự án “Cơm có thịt”, chắc hẳn nhiều người có tâm cũng phải chạnh lòng suy nghĩ: “Muốn làm việc thiện, hãy cứ chờ!”.
Vương Tâm
(Petrotimes) 

Bài văn 9,5 điểm về bệnh ‘vô cảm’ gây xôn xao cộng đồng mạng

Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về một sự việc hoặc hiện tượng ở địa phương hoặc trường, lớp (đặt nhan đề cho bài viết).
Bài làm:
Bệnh vô cảm
Có được một xã hội văn minh, hiện đại ngày nay một phần lớn cũng là do những phát minh vĩ đại của con người . Một trong số đó chính là sự sáng chế ra rô-bốt, và càng ngày, rô-bốt càng được cải tiến cao hơn, tỉ mỉ hơn làm sao cho thật giống con người để giúp con người được nhiều hơn trong các công việc khó nhọc, bộn bề của cuộc sống. Chỉ lạ một điều: Đó là trong khi các nhà khoa học đang "vò đầu bứt tóc" không biết làm sao có thể tạo ra một con chip "tình cảm" để khiến "những cỗ máy vô tình" biết yêu, biết ghét, biết thương, biết giận thì dường như con người lại đi ngược lại, càng ngày càng vô tình, thờ ơ với mọi sự xung quanh. Đó chính là căn bệnh nan y đang hoành hành rộng lớn không những chỉ dừng lại ở một cá nhân mà đang len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội - bệnh vô cảm.
Nhìn thấy cái xấu, cái ác mà không thấy bất bình, không căm tức, không phẫn nộ. Nhìn thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú . Thấy cảnh tượng bi thương lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động tâm can. Vậy đó còn là con người không hay chỉ là cái xác khô của một cỗ máy?
Trước hết là về cái đẹp, bây giờ ra ngoài đường, hiếm ai có thể bắt gặp một người đàn ông đạp xe ung dung dạo mát, thưởng ngoạn cái không khí trong lành, tươi mát dưới những hàng cây cổ thụ vàm bóng quanh bờ hồ; một người con gái dịu hiền, yêu kiều trong chiếc váy thanh thoát tản bộ trên những con đường hoa sấu, hoa sữa đầy mộng mơ mà hầu hết là những dòng người tấp nập, vội vã, chen lấn xô đẩy trên đường, xe buýt. Lúc ấy cũng chính là lúc mà con người ta mất một phần tâm hồn đẹp đẽ đã bị chôn vùi dưới lớp cát. Phải chăng cũng vì như thế mà họ càng lúc càng khép chặt cánh cửa trái tim mình lại, không còn biết hưởng thụ cái đẹp mà chỉ nghĩ đến tiền, đến công việc ngày mai?
Vô cảm với cái đẹp mới chỉ là bước đầu. Một khi người ta đã không biết ngưỡng mộ, không biết say mê, rung động trước những điều đẹp đẽ thì trái tim cũng dần chai sạn rồi đến đóng băng. Khi ấy, không chỉ là cái đẹp mà đứng trước những hành động ác độc, vô lương tâm, con người ta cũng cảm thấy bình thường, không oán trách cũng không cảm thông, động lòng với những nạn nhân bị hại. Một tháng trước, tôi đọc được một bài báo trên mạng có đưa tin về vụ một đứa bé Trung Quốc hai tuổi bị xe tải cán. Thương xót, đau lòng làm sao khi nhìn cô bé đau đớn nằm trên vũng máu mà không một người nào qua đường để ý, cuống cuồng gọi cấp cứu. Họ nhìn thấy rồi đấy nhưng họ lại cố tình như không thấy, đi vòng qua cô bé để tiếp tục con đường nhạt thếch, sáo mòn của mình. Càng chua xót, đau lòng, phẫn nộ hơn khi chiếc xe tải tiếp theo nhìn thấy cô bé nằm đó, vẫn thoi thóp thở, bám víu lấy cuộc đời lại vô tình chẹt cả bốn bánh xe nặng trịch đi qua người cô bé, thản nhiên đi tiếp. Người qua đường vẫn thế, vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra. Cô bé xấu số chỉ được cấp cứu khi một người phụ nữ nhặt rác đi qua, thấy cảm thông, đau lòng nên đã bế cô đi bệnh viện. Có những con người ích kỷ, vô tâm, tàn nhẫn như vậy đấy. Không những thế, bây giờ ra đường gặp người bị cướp, bị trấn lột, bị đuổi chém nhưng lại không thấy anh hùng nào ra can ngăn, cứu giúp hay chỉ một việc nhỏ nhoi thôi là báo công an. Đó là những con người "không dại gì" và cũng chính "nhờ" những người "không dại gì" đó mà xã hội ngày càng ác độc, hỗn loạn. Chính lẽ đó mà căn bệnh vô cảm càng được thể truyền nhiễm, lây lan.
Vô cảm còn là con đường trực tiếp dẫn đến những cái xấu, cái ác. Nó là một căn bệnh lâm sàng mà trong đó, não của người bệnh vẫn hoạt động nhưng trái tim lại hoàn toàn băng giá. Người ta đã vô cảm thì làm sao có thể thấu hiểu được nỗi đau, tình cảm của người khác, người ta chỉ nghĩ đến mình và lợi ích của riêng mình mà thôi. Nếu không vô cảm, tại sao các cô giáo ở trường mầm non lại nhẫn tâm giật tóc, đánh đập, bịt miệng các cháu bé còn ngây thơ, nhỏ tuổi? Tại sao một người còn chưa qua tuổi trưởng thành lại vô tư chém giết cả nhà người ta để lấy của cải? Xa hơn nữa là các công chức bình thản ăn tiền ủng hộ, trợ giúp những số phận đau thương, bất hạnh của người dân để kiếm lợi cho riêng mình. Và còn nhiều, còn nhiều hành động xấu xa hơn nữa. Tất cả những điều vô lương tâm ấy đề xuất phát từ căn bệnh vô cảm mà ra.
Chúng ta biết bệnh vô cảm vô cùng nguy hiểm nhưng lại đặt ra câu hỏi: Rốt cuộc thì nguyên nhân tại sao? Suy cho cùng, tình cảm là điều chi phối tất cả. Những người vô cảm là những người bị thiếu hụt tình yêu thương. Chính vì không cảm nhận được tình yêu thương mà người ta ngày càng lạnh giá. Một phần nữa cũng là do xã hội hiện đại quá bận rộn và đòi hỏi con người phải làm việc, làm việc và làm việc mà bỏ quên thời gian để trao nhau hơi ấm của tình thương, để ươm mầm cảm xúc.
Tình cảm như những hạt mưa, hạt mưa càng to, càng nặng thì càng dập tắt được những ngọn lửa của lòng thù hận, ghen ghét, bi ai và nó cũng như một ngọn lửa thổi bùng cháy mãnh liệt trong tâm hồn để nuôi dưỡng tiếp nguồn sống cho chúng ta. Vì vậy, điều duy nhất chúng ta có thể làm để cho căn bệnh cô cảm "không còn đất sống" là hãy biết mở cửa trái tim để biết cảm nhận, biết yêu ghét, thương giận và chia sẻ những điều tinh túy đó cho những người xung quanh mình.

Từ chức… khó lắm!

Với cách suy nghĩ của người Á Đông và với cơ chế sử dụng cán bộ như hiện nay, việc vận động hoặc để người đứng đầu tự nguyện từ chức xem ra hơi bất khả thi.

Gần đây, người ta nói nhiều đến “văn hóa từ chức”, thậm chí, trong Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) còn đề cập đến việc rằng, nếu người đứng đầu cơ quan để xảy tham nhũng mà chủ động từ chức thì được giảm nhẹ hình phạt (?)

Rồi không ít người đã lấy những chuyện từ chức ở nước ngoài để so sánh với Việt Nam. Và rồi đã có không ít lời mỉa mai, nhiếc móc một cán bộ nào đó mà để xảy ra chuyện không hay ở đơn vị mình… Rằng “sao không từ chức”?

Thật đúng là nói theo kiểu: “Thọc gậy xuống nước chẳng giá”.

Cho đến nay (cứ tạm tính trong khoảng 20 năm trở lại đây), hình như chưa có cán bộ đầu ngành nào của Trung ương và địa phương dám hiên ngang tuyên bố: “Tôi chịu trách nhiệm về việc đó. Và tôi xin từ chức” .

Xin từ chức - câu nói giản dị, ngắn gọn, nhưng xem ra có sức nặng ngàn cân, hay nói sâu sa hơn thì có sức nặng của cả một đời người.

Muốn từ chức, khó lắm!


Để có một vị trí trong bộ máy công quyền, người ta phải phấn đấu bền bỉ từ lúc đầu xanh tuổi trẻ. Phải học tập, phải rèn luyện, phải qua đủ các lớp bồi dưỡng kiến thức chính trị, kinh tế, văn hóa; và phải giữ gìn đủ mọi thứ. Tóm lại là bên cạnh việc học tập, rèn luyện nâng cao trình độ thì người ta còn phải hy sinh đi rất nhiều thứ và trước hết phải là người được tín nhiệm… Ấy là chưa kể không ít người từng vào sinh ra tử, đổ máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và rõ ràng là họ có bề dày kinh nghiệm, có phẩm chất chính trị đã được tôi luyện, thử thách.

Quá trình đề bạt cán bộ của ta là “tuần tự nhi tiến”, là mất nhiều năm, được sắp xếp, quy hoạch một cách có bài bản. Và việc bổ nhiệm được tiến hành theo những trình từ, thủ tục khắt khe, chứ không phải bỗng chốc mà lên được ghế nọ ghế kia…

Để có được chức vụ đó là gian khổ lắm (mà chức vụ càng cao thì đòi hỏi sự hy sinh càng lớn); là tốn thời gian lắm.

Nay bảo người ta nói: “Tôi xin từ chức” - đâu có dễ.

Ấy là cái khó thứ nhất.

Có được chức vụ thì kèm theo là không ít quyền lợi và thậm chí là “đặc lợi” (ngoài lương). Nào là được sử dụng xe công như xe riêng, đi thoải mái mà không lo mua xăng, không mất tiền chăm sóc xe. Rồi được ưu tiên cấp đất, cấp nhà, hoặc được mua nhà với giá ưu đãi, hoặc cộng “điểm” năm công tác… Và vô vàn các thứ bổng lộc khác. Thứ thì do cơ chế, do chính sách; thứ thì do quan hệ… Cho nên không lấy gì làm lạ, khi có nhiều cán bộ vẫn than vãn rằng lương thấp quá, nhưng họ vẫn thừa tiền đi chơi golf, vẫn có trang trại, vẫn có biệt thự, vẫn có xe sang…

Cho nên, từ bỏ chức vụ, có nghĩa là phải từ bỏ những quyền lợi vật chất mà họ đang hưởng.

Việc ấy đâu có dễ.

Ấy là cái khó thứ hai.

“Một người làm quan, cả họ được nhờ”, câu nói đó từ xưa đã đúng, và bây giờ càng đúng. Một người làm quan to, nhiều khi không chỉ “cả họ” mà còn cả huyện, cả tỉnh và vô số bạn bè, chiến hữu khác nữa. Một người làm quan, có uy thì không biết bao nhiêu người khác dựa vào cái “bóng” sừng sững ấy để làm giàu, để thăng quan, tiến chức. Chỉ có điều, những trường hợp dựa “bóng” này, không thể “chỉ mặt, đặt tên” được. Thiên hạ biết đấy, hiểu đấy, nhưng chẳng thể nào “nói có sách, mách có chứng”. Nay người có chức từ chức, cái “bóng” biến mất, thế thì đám con cháu, họ hàng, chiến hữu kia nấp vào đâu? Cho nên tất cả phải xúm lại, giữ cho cái “bóng”.

Để từ bỏ sự “tỏa bóng”, cá nhân một người không phải là không thể làm được. Nhưng còn bao nhiêu người khác nữa chứ? “Mình vì mọi người” mà!

Cho nên phải cố mà giữ.

Ấy là cái khó thứ ba.

Người Việt mình vốn thích danh, thậm chí là danh hão. Cho nên bây giờ mới nảy nòi ra chuyện đua nhau chạy bằng cấp để ghi vào cạc-vi-dít cho oai. Và vì thế mới có câu, nào là: “Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”, rồi: “Trăm năm bia đá thì mòn. Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ”… Người có chút danh, nhiều khi trở thành niềm tự hào, là chỗ dựa tinh thần không chỉ cho người thân trong gia đình, mà còn cả họ hàng, cả vùng quê…

Cho nên khi tuyên bố từ chức, có nghĩa là phải bỏ cái danh mà mình đã khổ công xây dựng bấy lâu, phải trải trăm đắng ngàn cay mới có được… Đâu có dễ.

Ấy là cái khó thứ tư.

Cứ xem gương bao nhiêu cán bộ khi đương chức, đương quyền thì nói chuyện “rời ghế” nhẹ như lông hồng và rất cao đạo, coi chức tước là phù vân, coi danh lợi là như gió thoảng… Nhưng khi sắp đến lúc phải về hưu thì họ vội vàng, cuống quýt “chạy” để ở lại. Họ xin xỏ, nằn nèo và lôi ra đủ mọi lý do để mong cấp trên giữ lại cho thêm thời gian. Nhiều thì vài ba năm, ít thì vài ba tháng… Và không ít người, khi rời ghế về nghỉ theo chế độ thì đã bị sốc nặng…

Đấy, chuyện về nghỉ hưu mà còn không đơn giản như vậy, huống chi xin “từ chức”.

Ấy là cái khó thứ năm.

Ở nước ta vẫn đang duy trì chế độ tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách, người đứng đầu phải làm theo Nghị quyết, theo những kế hoạch do tập thể đề ra. Cho nên, dấu ấn cá nhân ở trong mỗi đơn vị thường là không cao. Chỉ có những ai dám quyết, dám làm, dám chịu và luôn mang tâm thế: “Đã làm thì làm cho ra hồn, còn nếu không, về ngay”, thì mới có thể có những quyết đoán, mạnh mẽ, mang tính đột phá.

Những người như thế rất hiếm. Cho nên, mỗi khi xảy ra việc gì rất khó có thể quy trách nhiệm cụ thể cho cá nhân. Và cái gọi là “trách nhiệm của người đứng đầu” ở ta hiện nay còn rất mơ hồ.

Vậy mà lại đòi người ta phải từ chức khi có vụ việc gì xảy ra ở ngành ấy? Đâu có đơn giản.

Ấy là cái khó thứ sáu.

Với sáu cái khó như vậy (nhưng chắc là chưa hết) - mà đòi hỏi người có chức vị phải sẵn sàng từ chức thì xem ra nói thế chứ nói nữa cũng không ai muốn từ chức. Vì vậy, muốn để cho người cán bộ sẵn sàng từ chức khi thấy mình không làm được việc, hoặc không đáp ứng được sự phát triển của thời cuộc thì cần phải có những cơ chế nào đó và đặc biệt là phải làm cho người cán bộ đang giữ chức vụ thấy rằng: Người cán bộ không phải là hòn đất sét được nặn lên thành ông Bụt và khi đã đặt lên bệ rồi thì cứ thờ mãi như thế. Chức vụ đó có thể có ngày hôm nay, nhưng ngày mai mất đi thì đó cũng là việc bình thường. Và một điều rất quan trọng là cái chức vụ ấy không mang lại nhiều lợi lộc về vật chất.

Tất nhiên, với cách suy nghĩ của người Á Đông và với cơ chế sử dụng cán bộ như hiện nay, việc vận động hoặc để người đứng đầu tự nguyện từ chức xem ra hơi bất khả thi.

Như Thổ
(Báo Năng lượng Mới số 171, ra ngày 9/11/2012)

Tin mật: Các dự tính kế tiếp của Bộ Giao Thông Vận Tải (!?)

(TTHN) - Chắc là chuyện vui cuối tuần wá. Bài đăng trên website đảng VT đấy nhé :)) Không hiểu họ không biết hay cố tình không biết và đăng để nhằm mục đích gì? Có vẻ hơi coi thường nhân dân quá đấy!

*
Chúng tôi, Ban Biên Tập trang blog BácLàmBáo vừa nhận được thông điệp mật do một giới chức cấp cao đang làm việc tại văn phòng bộ trưởng Đinh La Thăng gởi ra. Nguyên văn như sau:

"Xin thông báo khẩn với các anh rằng Nghị Định 71-CP về Xe Chính Chủ không hề bị hủy bỏ như đã thông báo trên báo đài, mà chỉ tạm hoãn việc thi hành để chờ bổ xung. Hiện trên bàn bộ trưởng đã có 2 kế hoạch chi tiết như đính kèm dưới đây. Trong tài liệu, tên bộ trưởng được viết khác đi — ĐHL tức Định Hét Lên — để tránh trường hợp kế hoạch bị lọt ra ngoài trước ngày công bố mà còn các sai sót như vừa rồi. Cụ thể là hiện có kế hoạch điều chỉnh NĐ 71-CP để ban hành trở lại vào cuối tháng 11/2012, và kế hoạch giải quyết nạn kẹt xe sẽ được ban hành vào ngày đầu năm 2013.

Nghị Định 71X-CP: Xe Chính Chủ Tập Thể (điều chỉnh và bổ xung luật Xe Chính Chủ)

Với các phê bình góp ý từ quần chúng và kết quả nghiên cứu thực tế SAU khi ban hành Nghị Định 71-CP về Xe Chính Chủ, đồng chí ĐHL đã chỉ thị một số điều chỉnh và bổ xung để trở thành Nghị Định 71ĐCVBX-CP hay gọi tắt là NĐ 71X-CP. Tên chính thức là Nghị Định về Xe Chính Chủ Tập Thể, hay gọi tắt là Xe Chính Thể.

Thể theo nguyện vọng của nhân dân, nay qui định:
  • Mỗi gia đình (chung hộ khẩu) có thể CÙNG làm chủ một chiếc xe, không phân biệt tuổi tác, sức khỏe, thị lực, trọng lượng, vòng ngực, mức độ thương tật, tôn giáo, hay sắc tộc.

  • Cũng trong tinh thần mở rộng qui định vì nguyện vọng nhân dân, kể từ nay không giới hạn số người cùng gia đình ngồi trên một xe. Hơn thế nữa, việc nhiều người dùng xe cùng lúc là điều được chính phủ khuyến khích để tiết kiệm xăng dầu và giảm thiểu số xe lưu hành trên đường phố cũng như số tai nạn hàng ngày. Xe 2 bánh có thể chở thêm người trên tay lái và càng sau. Xe 4 bánh có thể chở thêm người trên mui nếu thấy an toàn.

  • Tuy nhiên, để các nhân viên chức năng dễ dàng xác minh, tên và số chứng minh nhân dân của mỗi người trong gia đình phải được ghi rõ trên bảng số xe.

  • Chữ viết phải đủ lớn để có thể kiểm tra từ xa. Vì vậy kích thước qui định thống nhất cho mọi loại xe là: mỗi bảng số xe rộng 0,5m và dài 1m. Để đảm bảo tính thống nhất về màu sắc, kích thước, và nộp thuế lưu hành, các bảng số xe phải được đặt mua tại các đồn công an quận, huyện.

  • Đối với loại xe ô tô do các công ty làm chủ, thì tên và số chứng minh nhân dân của ban quản trị công ty, các tài xế đang được thuê mướn và các nhân viên dự tính sẽ dùng xe phải được viết rõ trên bảng số xe. Nếu cần, có thể đặt mua loại bảng rộng 1m và dài 2m cũng tại các đồn công an quận, huyện.

  • Đối với loại xe của các phái đoàn ngoại giao nước ngoài, luật bảng số xe mới không áp dụng. Nhưng thay vào đó, mỗi nước phải treo cờ nước nước mình theo kích thước nêu trên tại nơi thường treo bảng số xe. Cờ 0,5m x 1m cho xe 2 bánh và cờ 1m x 2m cho các xe ô tô. Vì an toàn lưu thông, cờ phải được sơn hoặc dán dính chặt vào xe chứ không được bay phất phới.

  • Ghi chú: Khi có người qua đời trong gia đình, bảng số xe không cần phải điều chỉnh. Tuy nhiên khi có người mới sinh, bảng số xe phải được điều chỉnh trong vòng 3 ngày kể từ ngày sinh.

  • Ghi chú 2: Mọi qui định về mũ bảo hiểm vẫn áp dụng như trước, kể cả cho các thành viên trong gia đình vừa qua đời hoặc mới sinh.
Nghị Định 72/2013-CP: Giải quyết tức khắc nạn tắc nghẽn giao thông trên cả nước.

Mục tiêu: Nghị Định này nhằm giảm thiểu lập tức số xe đang lưu hàng bằng phương cách giản đơn và hữu hiệu. Các cách thức giảm thiểu lưu thông hiện nay đều quá chậm và khó cho quần chúng nhân dân ghi nhớ. Ngoài ra, các cách thức hiện nay cũng không giúp người thi hành công vụ nhận dạng các vi phạm từ xa một cách rõ ràng, không thể chối cãi. Vì khi có tranh cãi là sẽ mở ra cơ hội hối lộ, dẫn đến các xuyên tạc của các phần tử xấu.
Nay qui định:
  • Mọi loại phương tiện di chuyển có số bánh xe chạm mặt đường (tức không kể bánh sơ-cua) là số chẵn sẽ được phép lưu hành trong các ngày chẵn của tháng. Các loại xe có số bánh lẻ chỉ lưu hành vào các ngày lẻ.

  • Cụ thể là các xe đạp (2 bánh), xe honda (2 bánh), xe ô tô (4 bánh) được phép chạy trên đường phố vào các ngày 2, 4, 6, 8, ... 30 mỗi tháng. Còn các xe ba gác (3 bánh), xe tuk tuk (3 bánh hoặc 5 bánh) sắp được nhập cảng, xe bán hàng rong (3 bánh), xe xích lô đạp và xích lô máy (3 bánh) sắp lưu hành trở lại, được phép chạy vào các ngày 1, 3, 5, 7, ... 31 mỗi tháng.

  • Lằn ranh giữa ngày chẵn và lẻ là 12 giờ đêm. Tuy nhiên lằn ranh này cũng có thể tùy theo qui định của UBND tại từng tỉnh và thành phố dựa trên tình hình thực tế. Khi có nhu cầu khẩn cấp, UBND cấp quận cũng có thể qui định cho khu vực trách nhiệm của mình.

  • Đối với người đi bộ. Người đi bộ không có bánh xe, tức có zero bánh xe, nên được xếp vào ngày chẵn.

  • Các hãng xưởng và công sở được khuyến khích đổi sang chế độ 2 ca: ca chẵn và ca lẻ theo ngày trong tháng và sắp xếp nhân viên theo loại xe họ đang dùng. Năng suất và tiền lương vẫn không thay đổi vì mỗi ca (hay ngày) làm việc sẽ được tăng độ dài lên gấp đôi. Trong khi đó, chi phí di chuyển chi còn một nửa cho mỗi cá nhân, gia đình, công ty, công sở. Đây là cách cắt giảm chi phí điều hành cho mọi doanh nghiệp và cắt giảm ngân sách cho cả quốc gia nên có rất nhiều tác động và tiềm năng tác động tích cực.

  • Đối với các trường hợp có ngày 31 (lẻ) của tháng trước dẫn sang ngày 1 (lẻ) của tháng sau, thì các xí nghiệp, công sở có thể hoặc tăng ca làm trước đó của các nhân viên ngày chẵn dài gấp 4 hoặc được phép trừ một ngày lương của những nhân viên đó theo luật định.

  • Ghi chú: Qui định này không áp dụng cho máy bay tuy các phương tiện di chuyển đó cũng có một số bánh xe chạm mặt đường trong những khoảng thời gian và không gian nhất định. Lý do là vì máy bay có đường băng riêng và cũng khó cho các nhân viên chức năng chận bắt nếu có vi phạm. Tuy nhiên, mọi loại xe ô tô dịch vụ trong phạm trù sân bay vẫn phải chấp hành qui định mới.

  • Ghi chú 2: Các đơn vị Quân Đội Nhân Dân phải chấp hành qui định mới nhưng: (1) Các máy bay quân sự được miễn áp dụng vì những lý do tương tự như máy bay dân sự; (2) Các xe tăng được miễn áp dụng vì chỉ có băng xích chạm mặt đường; (3) Các tàu thuyền không có bánh xe cũng được miễn áp dụng.

  • Ghi chú 3: Đặc biệt, các đơn vị Công An Nhân Dân càng phải đi đầu, triệt để chấp hành qui định mới. Không thể mượn cớ đuổi bắt những người vi phạm để chính mình xử dụng các loại xe trái luật, trái ngày.
Hai kế hoạch trên coi như đã hoàn chỉnh. Anh ĐHL chỉ còn chờ những vị có "trách nhiệm chính trị" gật đầu là sẽ đem ra áp dụng thôi.

Các anh nhớ giấu kỹ địa chỉ email của mình nhé.

Lê X."

Gaddafi - Kẻ độc tài coi cưỡng dâm như vũ khí

Biết bao thiếu nữ Libya đã trở thành những "miếng thịt" tươi ngon để cho kẻ độc tài bệnh hoạn "dùng bữa" mỗi lúc hắn lên cơn thèm.
Trong 42 năm nắm quyền cai trị và sinh sát trong tay ở Libya, bạo chúa Muammar Gaddafi còn là một kẻ bạo dâm. Biết bao thiếu nữ Libya đã trở thành những "miếng thịt" tươi ngon để cho kẻ độc tài bệnh hoạn "dùng bữa" mỗi lúc hắn lên cơn thèm.
Phóng viên báo Paris Match được một thủ lĩnh phe nổi dậy tên Dina kể lại những câu chuyện dã man trong một cuộc phỏng vấn đặc biệt.
Vai chính trong các đoạn phim "con heo"
Ngay khi cuộc lật đổ thành công, những người lính thuộc phe nổi dậy tìm thấy vô số cuộn băng video trong các dinh thự của Gaddafi, trong đó quay cảnh các thiếu nữ bị hắn cưỡng hiếp. Những cảnh tượng ngoài sức tưởng tượng.

Dina kể mỗi ngày bạo chúa bạo dâm với ít nhất bốn thiếu nữ, ưu tiên các cô gái còn trinh. Hắn cho quay phim trước mặt các thuộc hạ. Đó là những đoạn phim “con heo” trong đó hắn luôn đóng vai chính.

Là kẻ độc tài đồi bại, trong hơn 40 năm cầm quyền Libya, hắn đã phái các hiến binh đến các trường học, các lễ hội và các tiệc cưới, bắt cóc các cô gái trẻ xinh đẹp, đem về giam trong các tòa nhà Bab - al - Azizia ẩm ướt dưới mặt đất như thể các con mồi dự trữ sẵn. Gaddafi ra lệnh bất cứ giờ nào, ngày hoặc đêm: "Hãy chuẩn bị con bé cho ta!".

Các cô gái được làm đẹp, sau đó đẩy vào phòng "Bố Muammar" để hắn giày vò, ép uống rượu, phê ma túy và nhảy múa với hắn. Nếu có chút kháng cự, người thân sẽ chuốc lấy tai họa: bố hoặc anh trai bị bỏ tù, mẹ hoặc chị gái bị cưỡng hiếp.

Cưỡng dâm như một vũ khí chiến tranh

Con cái của các thần dân không làm thỏa mãn bạo chúa, kẻ bệnh hoạn này còn loạn luân trong chính gia đình mình. Một trong số các con dâu của Gaddafi cho Dina biết là phải dành thời gian phục vụ bố chồng nhiều hơn là làm nghĩa vụ với chồng.

Kẻ độc tài còn tự cho mình có quyền ngủ đêm đầu tiên với các trinh nữ trong các chuyến du ngoạn châu Phi. Một nạn nhân kể: "Các hoa khôi châu Phi trang điểm lộng lẫy vào phòng chào lãnh tụ nhưng khi đi ra mặt mày tái mét, quần áo rách bươm". Gaddafi sẵn lòng giúp đỡ những chế độ thối nát ở châu Phi, đổi lại hắn sẽ đem về các cô gái trẻ đẹp làm vợ và các thanh niên trai tráng làm lính đánh thuê cho chế độ độc tài của hắn.
Các nữ vệ sĩ của Gaddafi có thể được hắn coi là "món ăn" khi "thiếu thốn"

Ngay những giờ phút đầu tiên của cuộc khởi nghĩa dân tộc, Gaddafi tuyên bố vũ khí chiến tranh mạnh mẽ nhất chống lại phe nổi dậy là cưỡng hiếp phụ nữ. Hắn ra lệnh cho chở các kiện hàng Viagra từ Dubai về phân phát cho binh sĩ. Bản quân lệnh liên tục được phát: "Đầu tiên hãy cưỡng hiếp chúng, tất cả, già, trẻ, lớn, bé... sau đó giết sạch chúng!".

Cảnh một đoạn băng video cho thấy một vệ binh cao đến 1m90 và nặng phải 100 ký, cởi quần, lắc mạnh trên một cơ thể nhỏ bé nằm bất động bên dưới. Nạn nhân dường như đã tắt thở. Hắn tiếp tục lắc mạnh, tàn bạo. Chỉ huy của hắn đứng cạnh, lên tiếng: "Cô ta chết rồi!"

Phương Tây dung dưỡng bạo chúa

Tại sao một con thú tàn bạo như thế lại được các chính phủ phương Tây bảo vệ và dung dưỡng? Dina giải thích: "Đã có những toan tính lật đổ nhà độc tài này trong 42 năm cầm quyền của hắn. Nhưng chế độ Gaddafi vẫn đứng vững là nhờ sự bảo bọc của phương Tây vốn xem hắn ít nguy hại hơn những thủ lãnh Hồi giáo cực đoan khác".

Nhiều phụ nữ nô lệ tình dục cho biết một số nhân vật chính trị phương Tây đã tham dự các bữa tiệc "người" với Gaddafi. Sự tiết lộ này làm người ta không thể không nhắc đến những bữa tiệc thác loạn được cựu Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi chiêu đãi Gaddafi.

Trong cuộc chiến, có hàng ngàn cô gái tìm cách hỗ trợ quân nổi dậy. Họ bị bắt, bị cưỡng hiếp, bị hành hạ. Nhưng những ai sống sót thường tuân thủ luật im lặng. Hai nữ sinh ở thành phố Tripoli chấp nhận phá vỡ luật này. Một người kể: "Bị bắt, chúng tôi được dẫn đi trần truồng đến một trại giam.

Có 80 nữ tù nhân trong trại giam này. Tất cả đều bị làm nhục bằng cách phải ở truồng. Một trong số lính gác chỉ mặt hai chúng tôi nói: "Hai cô sẽ được dâng tặng quý tử. Đó là một bữa tiệc nóng". Hắn muốn nói đến một trong những con trai của Gaddafi. Những cô gái khác bị buộc phục vụ bất cứ đàn ông nào, lính gác tù hoặc lính vệ binh qua lại.

Chúng tôi hầu như không có gì ăn uống. Một số đã chết vì yếu mòn, đói lạnh và thương tích". Khi quân nổi dậy chiến thắng, bắt đầu giải phóng thủ đô Tripoli, họ mở các nhà tù. Trong cơn hoảng loạn, các cô gái vẫn kịp la lên: "Đừng mở cửa, trước hết hãy đi tìm quần áo cho chúng tôi mặc".

Lời chứng của hai nữ sinh

Soraya (14 tuổi) và Houda (17 tuổi) là hai nạn nhân tình dục của Gaddafi. Hai cô đã tâm sự với nữ phóng viên Annick Cojan về câu chuyện của họ. Soraya kể: "Gaddafi nằm trần truồng trên giường. Thật tởm! Tôi che mặt, choáng váng lùi lại. Người phụ nữ tên Mabrouka đứng trước cửa phòng, vẻ mặt nghiêm khắc. Tôi hoảng hốt nói với bà: "Ông ta không mặc quần áo".

Mabrouka vừa nói vừa đẩy tôi "hãy vào đi!". Gaddafi chụp lấy tay tôi và buộc tôi ngồi cạnh hắn. Tôi không dám nhìn mặt hắn. "Đồ đĩ! Hãy quay mặt lại đây". Tôi không cựa quậy khi hắn kéo tôi về phía hắn, hắn vuốt tóc tôi, nói: "Đừng sợ, hãy gọi ta là bố của cháu, nhưng ta cũng là anh trai, là người tình của cháu. Ta sẽ là tất cả của cháu. Bởi ta muốn sống cùng cháu trọn đời".

Mặt hắn kề sát mặt tôi, tôi nghe hơi thở của hắn hừng hực. Hắn bắt đầu hôn lên cổ, lên mặt tôi. Tôi trơ ra như một khúc gỗ. Hắn ôm tôi. Tôi kháng cự. Nổi điên, hắn đè tôi xuống. Hai người vật lộn. Hắn tru lên. Mabrouka xuất hiện. Hắn hét: "Con đĩ này từ chối ta. Hãy đem nó đi, dạy dỗ rồi đem lại cho ta!"".

Và đây là câu chuyện của Houda. Một ngày nọ có một phụ nữ để ý và buông lời ca ngợi cô: "Cháu thật đẹp!". Houda bối rối, tránh né cặp mắt của người phụ nữ xa lạ. Ít ngày sau, anh trai của Houda bị bắt vì nghi làm nội ứng cho phe nổi dậy. Một lần nữa, người phụ nữ xuất hiện, nói với Houda: "Cô biết những người có thể cứu anh trai cháu.

Hãy theo cô đến gặp họ. Người phụ nữ đưa cô lên xe vào khu nhà Bab-al-Azizia. Dường như bà đã quá quen nơi này. Một người đàn ông tên Ahmed Ramadan buột miệng: "Ồ! Lại thêm một em. Đây có phải là em gái của gã thanh niên đang bị nhốt? Hãy theo tôi". Hắn dẫn Houda đến một văn phòng. Gaddafi đang ngồi đó, ung dung nhỏ nhẹ: "Anh trai cháu là một kẻ phản bội. Ta hy vọng cháu là một công dân tốt, không như hắn".

Kẻ bệnh hoạn đến gần Houda, ôm ghì, vuốt ve cô, thầm thì: "Ta sẽ suy nghĩ lại về anh cháu, bởi ta thấy cháu thật tuyệt vời". Gaddafi hôn lên cổ và ngực Houda, kéo "của quý" ra. Cô gái hoảng hồn khuỵu xuống. Người phụ nữ chờ sẵn, vuốt mặt cô, khuyên nhủ: "Đây là ông chủ của cháu, là cơ hội của cháu". Gaddafi bước đến, sờ mó Houda lần nữa. Cô gái la lên, vùng vẫy. Bạo chúa bấy giờ ra tay, nắm lấy cô nữ sinh tội nghiệp, quẳng vào một góc phòng. Để thỏa mãn, hắn tóm một phụ nữ khác "làm thịt", cùng lúc lăm le cặp mắt đe dọa Houda: "Lần sau đến lượt mày".

Ba ngày sau người phụ nữ gọi điện: "Cô không thể đi với cháu, sẽ có một chiếc xe đến đón cháu. Hãy nghĩ đến anh cháu". Một lần nữa Houda được dẫn đến phòng làm việc của Gaddafi. Hắn gằn giọng: "Tưởng ta sẽ dễ dàng thả một kẻ phản bội. Đừng mơ! Mọi chuyện không đơn giản chừng nào cháu còn kháng cự".

Houda đành buông xuôi: "Không, tôi sẽ không kháng cự, nhưng khi nào anh trai tôi sẽ được thả?" Gaddafi đáp: "Nếu cháu không còn la, ta hứa sẽ thả hắn". Nói rồi, hắn thô bạo cởi quần áo cô gái, đè nằm trên một tấm nệm đặt dười nền nhà một phòng thư viện và bắt đầu cưỡng hiếp. Sáng hôm sau, cô bị đưa vào một phòng khác để Gaddafi thỉnh thoảng đến cưỡng hiếp hành hạ, cắn xé. Cứ thế trong nhiều tháng, cô nữ sinh 17 tuổi phải hứng chịu những đòi hỏi điên cuồng, man rợ của kẻ bạo dâm. Cô chẳng biết làm gì hơn, sống mỏi mòn như một xác chết cho đến ngày được quân nổi dậy đến giải cứu.
(Thế giới & Hội nhập)

Đọ độ chơi trội của các thiếu gia Việt

Các thiếu gia Việt luôn muốn thể hiện độ chơi bằng những niềm đam mê hay những thú chơi "khác người", độc đáo của mình.
 
Cường đô la và niềm đam mê siêu xe khủng

Quốc Cường từ lâu đã nổi tiếng trong giới chơi xe vì đam mê với những dòng xe khủng nhất thế giới. Đây cũng là người từng mua và sử dụng nhiều loại siêu xe nhất nhì Việt Nam.

Độ chơi trội của "Cường đô la" khiến chuyên trang ô tô Autoguide của Mỹ phải thán phục. Chuyên trang này đăng lại những hình ảnh về bộ sưu tập xe sang của Quốc Cường và còn so sánh bộ sưu tập này với hàng loạt chiếc xe siêu sang của một thiếu gia Arab.

Cường đô la
Cường đô la

Theo đó, xe sang mà Quốc Cường sở hữu không hề thua kém vị thiếu gia Trung Đông kia với hàng loạt mẫu xe danh tiếng như Lamborghini Gallardo SE, Lamborghini Gallardo, Ferrari 360 Spider, Ferrari F430, Ferrari F430 Spider…

Ngoài ra, Autoguide còn đặc biệt chú ý đến một số mẫu xe sang khác mà doanh nhân trẻ này sở hữu như Audi R8, Bentley, Rolls-Royce Phantom, Porsche hay Mini Cooper.

Sinh ra trong một gia đình quá mạnh về tài chính tại phố núi Pleiku, Nguyễn Quốc Cường được gắn với tin đồn, mọi khoản chi tiêu đều được quy đổi thành USD. Ngay từ năm 11 tuổi, Cường được giới trẻ Pleiku gán cho một biệt danh mà ai nghe qua cũng phải nể, đó là “Cường đô la”.

Tuy nhiên, không đơn giản chỉ là một tay chơi. Quốc Cường còn là một doanh nhân trẻ đầy tài năng. Công ty CP Quốc Cường Gia Lai do Quốc Cường là Phó Tổng giám đốc là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam về cung cấp nguyên vật liệu, gỗ chế biến, cũng như sản xuất đồ gỗ trong nhà và ngoài trời.

 
 

 
 
 
 

Cường Luxury đam mê siêu xe từ nhỏ


Phan Hùng Cường, chủ tịch HĐQT tập đoàn Vương Cường (Hải Phòng) được giới chơi siêu xe Việt Nam, thuộc thế hệ 8x đầu tiên. Ở độ tuổi "tam thập nhi lập", Cường Luxury đã là chủ tịch của một tập đoàn kinh doanh đa lĩnh vực, nghành nghề như bất động sản, tài chính, khu công nghiệp. Tập đoàn Vương Cường Group có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng trong đó số vốn của Cường Luxury chiếm 98%.

Ở lĩnh vực kinh doanh xe hơi cao cấp, dân chơi siêu xe và thành viên của các diễn đàn ô tô xe máy trong nước biết đến đại gia này với cái tên Cường Luxury và showroom Luxury Cars với nhiều siêu xe mơ ước.
Cường Luxury (áo trắng, ngồi giữa) bên cạnh ông Đào Hồng Tuyển,
Cường Luxury (áo trắng, ngồi giữa) bên cạnh ông Đào Hồng Tuyển, "chúa đảo" Tuần Châu trong buổi ra mắt câu lạc bộ siêu xe Hà Nội.

Niềm đam mê siêu xe của đại gia này có từ nhỏ. Anh rất thích những gì liên quan đến xe và có thể ngồi cả ngày chỉ để ngắm, chơi đùa và nghiên cứu về những chiếc xe mô hình. Sau này khi đã trưởng thành và có điều kiện sở hữu những chiếc xe hơi thực sự thì niềm đam mê của đại gia này càng lớn hơn.

Cường Luxury sử dụng mỗi loại siêu xe khác nhau cho các công việc khác nhau. Nếu là đi chơi với bạn bè, anh thích Ferarri F458 (giá khoảng 280.214 USD) vì sự trẻ trung. Nếu để đi làm công việc hàng ngày, anh lại thích chạy Rolls-Royce vì sự lịch lãm và sang trọng. Còn để đi các tỉnh với điều kiện đường không thật tốt anh sử dụng Range Rover Supercharged (trên 200.000 USD).

Nói về lý do dấn thân kinh doanh siêu xe, Cường Luxury cho biết chính vì quá đam mê và thay đổi qua nhiều xe nên anh mới có ý tưởng kinh doanh xe hơi cao cấp và việc kinh doanh này cũng chỉ để thỏa mãn về sở thích.

Hồi tháng 11 năm ngoái, Cường Luxury đã tậu cho mình chiếc Lamborghini Aventador màu trắng với giá bán ở Mỹ là 420.000 USD/chiếc. Tuy nhiên để có được chiếc xe này phải đặt hàng trước cả năm trời.

Showroom Luxury Cars với nhiều siêu xe mơ ước như Ferrari F458 Italia, Roll-Royce Phantom.
Showroom Luxury Cars với nhiều siêu xe mơ ước như Ferrari F458 Italia, Roll-Royce Phantom.
Chiếc Lamborghini Aventador của Cường Luxury
Chiếc Lamborghini Aventador của Cường Luxury


Việt Dart với bộ sưu tập các hot girl

Tháng 10/2007, trong vụ scandal lộ clip sex của diễn viên Hoàng Thùy Linh, cái tên Vũ Hoàng Việt (biệt danh Viet Dart, người yêu cũ của Thùy Linh) được nhắc đến rất nhiều trong nghi vấn phát tán clip này.

Vụ việc đã làm xôn xao dư luận và cư dân cộng đồng mạng đã nhanh chóng truy tìm được danh tính của Viet Dart.

Viet Dart, sinh năm 1987, con trai thượng tá Vũ Hoàng Kiên, Chánh văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội, lúc bấy giớ.

Viet Dart nổi tiếng là một anh chàng sát gái. Bản chất thích gái của “Dart” này thể hiện từ lời nói cho đến hành động. Cụ thể, trên blog của mình Dart ra “khẩu hiệu” rằng chỉ thích “gơ” tóc dài. Hầu như mọi bức ảnh của Dart trên mạng thì đều chụp chung với mất kỳ một “teen” nào đó. Cái thì bá vai, cái thì bá cổ. Cái thì ôm eo, cái thì hôn … phần phật.
 
 
 
 
 
 

Nói tóm lại, cái ảnh nào Dart chụp và post lên mạng thì đều phải có bạn khác giới. Chưa hết, trong tất cả các diễn đàn mà Dart lập ra và tham gia thì cũng chỉ để thảo luận về gái mà thôi. Ví dụ, trên diễn đàn “GalWorld.vn”, Dart tuyên bố mình chỉ thích “web, chát, nhạc và …Girl”. Tương tự như vậy, trên các diễn đàn khác như “Loveyahu.vn”; “Hn-ams.net”; hay “KL Net” Dart chỉ tào lao thảo luận về chuyện chơi bời và gái gú.

Chính vì sở thích đó mà Dart được đám bạn trên mạng tôn sung là “kẻ lăng nhăng nhất” trên diễn đàn. Riêng Dart lại chọn cho mình cái tên khá mỹ miều “Chấu chí Đại công tử” mà Dart nghênh ngang treo ở trước cửa blog nhà mình.

Với bề ngoài khá xấu mã, nhất là hai cái răng kểnh cùng với một thân hình xương xẩu của một con nhái bén, ấy vậy mà Dart lại có tài hút hồn nhiều cô bé tuổi “teen”. Đơn giản đó là vì chịu chơi nhờ biệt tài móc tiền từ túi “ông già”.
Nguyễn Đóa (Tổng hợp)

Đọc truyện đêm khuya: Việt Nam – con Rồng trỗi dậy

Bill Hayton. 
Tác giả Bill Hayton
Cách đây ít lâu tôi tình cờ tìm được một cuốn sách có tựa đề “Vietnam - Rising Dragon” của tác giả Bill Hayton, một nhà báo Anh. Đọc xong thì thấy một cảm giác hết sức cay đắng, hay nói theo mốt đặt tít của báo mạng là “đắng lòng đọc sách Bill Hayton”.
Sở dĩ “đắng lòng”, không phải vì ông Bill Hayton đệm vào tác phẩm những câu nào kiểu như “hỡi những người có lương tri”, “chúng ta nhất định không để mất đi sự tin cậy của…”, “ai ơi xin đừng để người dân thất vọng” v.v. Trên thực tế, cuốn sách của ông Hayton không có lấy một lời kêu gọi. Còn tôi thấy “đắng lòng” là bởi vì, cố gắng nhìn thật thẳng vào sự thực mà nói, sẽ phải thừa nhận là 30.000 (?) nhà báo ở Việt Nam hiện nay, không ai viết được như nhà Bill ! Mà cay hơn nữa là, ông chỉ ở Việt Nam khoảng một năm, từ 2006 đến 2007.
Ở ta thường có câu: “Cái này đưa ra vào thời điểm này chưa có lợi”. Ví dụ đạo diễn Đặng Nhật Minh khi trình kịch bản phim Mùa Ổi lên Hội đồng duyệt, được trả lời là “Trong giai đoạn này, dựng phim chưa có lợi”. Về sau ông Minh trả lời phỏng vấn báo An Ninh Thế Giới, có kể: “Tôi chờ hai năm, làm sao biết lúc nào có lợi, tôi sốt ruột quá vì không thể chờ sang năm thứ ba”. Gần đây hơn, giáo sư Ngô Bảo Châu viết entry “Về sự sợ hãi”, tôi cho là đâu đó cũng đã/đang/sẽ có người bảo rằng giáo sư Châu “viết cái này vào thời điểm này chưa có lợi”. Rút kinh nghiệm, tôi sẽ chờ đến khi nào có lợi để viết một bài “nghiên cứu” lấy chủ đề là: Vì sao ở Việt Nam không có nhà báo lớn?
Tuy nhiên, riêng trong trường hợp “Rising Dragon” của Bill Hayton, sơ sơ thì cũng có thể giải thích là muốn viết được như ông Hayton, phải có quan hệ càng cao càng tốt, (từ đó có) thông tin tốt… Mà như thế thì đa số nhà báo Việt Nam đơn giản là không đủ lực. Nhiều người (chắc trong này có cả mình rồi, thôi, cứ nhận luôn cho mau tiến bộ) viết được cái entry tâm huyết vài trăm từ, ném đá phe này tí, xé áo phe kia tị, đã sướng lâng lâng cả ngày, mất ngủ gần hết đêm, còn bắt họ viết một cuốn sách mấy trăm trang phân tích tình hình đất nước nữa, e là đuối sức.
Vậy thiểu số những nhà báo giàu kinh nghiệm, quen biết ông thủ này ông tướng nọ, “có thế”, “có lực”, “có tầm”, thì sao? Với sự gần gũi những nhân sự cấp cao, được “ai đó” chống lưng, được cung cấp những thông tin “nóng và độc”, liệu họ viết nổi (như tay người Anh kia) không? Nếu phải trả lời câu này, tôi sẽ cười khùng khục mà rằng: “Gớm, thôi, có mà viếtttttt. Các bác đừng cố, hệ hệ hệ… Chúng cháu chả dám chắc lép, nhưng quả thật là ít vốn”.
Tóm lại, về căn bản thì vẫn phải nhìn nhận một nguyên nhân vừa sâu xa, vừa trực tiếp, vừa trừu tượng lại vừa cụ thể, vừa rất “đắng lòng”, đó là vì nhà báo ta kém. Còn vì sao kém, thì… thôi để đến thời điểm có lợi, ta sẽ cùng mổ xẻ vấn đề sau.
Xin được dừng mọi sự bình luận ở đây. Bây giờ mời bạn đọc một vài đoạn ngắn trong chương I cuốn sách “Vietnam - Rising Dragon” của Bill Hayton, nguyên phóng viên BBC tại Hà Nội. Lưu ý quan điểm của người dịch không nhất thiết trùng với quan điểm của tác giả.
Đoan Trang
+++++++
… Đối với Đảng Cộng sản, điều quan trọng hơn cả các giáo điều kinh tế là sự tồn tại. Mọi cái khác: tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giữa các khu vực, tự do báo chí, bảo vệ môi trường – mọi thứ - đều nằm dưới cái bản năng gốc đó. Để tồn tại được, Đảng biết rằng họ phải đạt được một con số tuy đơn giản nhưng đáng sợ: 1 triệu việc làm một năm. Mỗi năm các trường học ở Việt Nam sản xuất ra 1 triệu nông dân và vô sản mới, sản phẩm của một thời kỳ bùng nổ dân số khổng lồ thời hậu chiến mà không có mảy may dấu hiệu chậm lại nào bất chấp chính sách “hai con” gắt gao. Tăng trưởng là sống còn, nhưng không phải với cái giá là tạo ra quá nhiều bất bình đẳng. Xóa đói giảm nghèo cũng thế, nhưng không phải với cái giá là ngăn cản tăng trưởng quá. Suốt 30 năm qua, chính sách cứ dao động qua lại, lúc thì ưu tiên tăng trưởng, lúc thì ưu tiên ổn định. Những người hưởng lợi là nông dân và vô sản. Thành tựu của Việt Nam trong việc xóa đói giảm nghèo là rất ấn tượng. Theo số liệu của chính phủ, năm 1993, gần 60% dân số sống dưới mức nghèo khổ. Cho tới năm 2004, con số giảm xuống còn 20%. Đất nước đã sớm thực hiện được phần lớn các Mục tiêu Thiên niên kỷ, là những mục tiêu phát triển do LHQ đặt ra, và thoát khỏi hàng ngũ những quốc gia nghèo nhất để tham gia nhóm “các nước thu nhập trung bình”. Mức sống của người dân đang tăng, chân trời của họ rộng mở và tham vọng của họ tăng dần. Sự hợp hôn giữa kiểm soát của nhà nước và tự do hóa, giữa Đảng với lợi ích tư, đang bóp méo nền kinh tế theo hướng biến thành ham muốn của một số ít thay vì là nhu cầu của đa số. Và những mạng lưới “chủ nghĩa xã hội thân hữu” này đang trở thành mối đe dọa cho sự ổn định của Việt Nam trong tương lai. Việt Nam có nguy cơ chung số phận với rất nhiều hình mẫu trước đây của Ngân hàng Thế giới: phát triển bùng nổ và sau đó tan vỡ.
(…)
Ở gần như mọi quốc gia nơi phần kiểm soát của nhà nước trong nền kinh tế tăng lên, hậu quả đều là đình đốn, khủng hoảng tài chính và siêu lạm phát. Việt Nam thì khác, bởi vì các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) của họ hoạt động phần lớn là không có sự hỗ trợ của nhà nước; đến mức những “ông chủ” của DNNN – các bộ ngành trong chính phủ, chính quyền địa phương, cơ quan Đảng, v.v. – đối xử với DNNN, trên thực tế, như là đối xử với công ty tư nhân, mặc dù DNNN được hưởng ưu đãi khi tiếp cận các ngân hàng quốc doanh và được các cơ quan nhà nước bảo hộ. Adam Fforde, một nhà phân tích kinh tế hàng đầu ở Việt Nam, gọi đó là “những công ty cổ phần ảo”. DNNN làm ra lợi nhuận, mở rộng và đa dạng hóa: xuất khẩu của Việt Nam tăng gấp 4 lần từ năm 1990 tới năm 1996. Các vị giám đốc có được hợp đồng, trả tiền cho những người đã bảo hộ họ, và thịnh vượng. Đối với những người quan hệ tốt thì thật dễ để họ ngăn chặn cạnh tranh từ phía các đối thủ, từ phía hàng nhập khẩu hay là những công ty nước ngoài vừa bước vào thị trường. Tham nhũng trở thành bệnh dịch, ngân hàng quốc doanh cho vay tiền một cách phóng túng và một số công ty cố trở thành những tiểu đế chế - đến mức độ mà, trong một số trường hợp, chúng thành lập nên các liên doanh phi chính thức với những nhà đầu tư bí mật, vượt ra khỏi sự kiểm soát của nhà nước – vốn dĩ là chủ sở hữu chúng. Trong trường hợp xấu nhất thì một số trong các công ty này trở thành những tên tội phạm công khai.
Đây không phải là điều mà các nhà tài trợ quốc tế thúc đẩy đạt tới. Suốt từ năm 1993, khi Mỹ chấm dứt cấm vận, khiến Ngân hàng Thế giới có thể nối lại việc cho Việt Nam vay tiền, thì Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã nỗ lực thuyết phục chính phủ Việt Nam theo đuổi công thức tự do hóa kinh tế truyền thống. Năm 1996, Ngân hàng Thế giới, chính phủ và Quỹ Tiền tệ Quốc tế thậm chí còn thỏa thuận một bản Khuôn khổ Chính sách chung, định ra những bước sẽ phải tiến hành. Nhưng các bước ấy không bao giờ được thực thi cả. Rất nhiều người trong Đảng phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm làm suy yếu vị trí của DNNN hay là mở cửa khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng nước ngoài thái quá. Năm 1997, việc Việt Nam cố làm được điều này khi mẫu hình trước đó của Ngân hàng Thế giới là Indonesia bị rơi vào suy thoái kinh tế, chỉ càng làm tăng thêm các khó khăn. Ngân hàng Thế giới cung cấp 300 triệu USD Tín dụng Điều chỉnh Cơ cấu. Việt Nam thản nhiên bác bỏ. Đất nước chẳng có bao nhiêu nợ và cũng đã kiếm đủ tiền từ xuất khẩu và đầu tư thương mại của nước ngoài, nên chẳng cần tiền. Ngân hàng Thế giới, không quen với việc bị từ chối phắt như thế, lủi thủi cụp đuôi bỏ đi.
Cuối năm 1998, Ngân hàng Thế giới lại trở lại. Cùng với các nhà tài trợ khác, họ cấp cho Việt Nam 500 triệu USD viện trợ bổ sung (thêm vào khoảng 2,2 tỷ USD viện trợ không điều kiện) nếu Việt Nam đồng ý thực hiện kế hoạch bán bớt các DNNN hiện có, tái cấu trúc khu vực ngân hàng quốc doanh và đưa ra một chương trình cải cách thương mại. Chính phủ Việt Nam đồng ý với thỏa thuận này nhưng sau đó đã chẳng làm gì để thực hiện. Các đòi hỏi như vậy là quá nhiều khiến phe chủ đạo trong Đảng không thể nào chấp nhận được. Tháng 12 năm 1999, giới tài trợ cam kết nhiều hơn nữa – 700 triệu USD – nếu đất nước đi theo các đề xuất của họ. Phản ứng của phía Việt Nam là không nhân nhượng. Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá nói với báo chí: “Không thể dùng tiền mua cải cách… không ai có thể bắt ép Việt Nam”. Những mối ưu tiên của Đảng được thể hiện một cách không thể rõ ràng hơn. Trong vòng ba năm trời họ từ chối tổng cộng 1,5 tỷ USD, bởi họ đã đặt ổn định chính trị lên trên những hứa hẹn tự do hóa kinh tế. Mặc dù Ngân hàng Thế giới tiếp tục cho vay những khoản viện trợ truyền thống rất lớn mà không có ràng buộc gì đi kèm, nhưng họ đã không áp đặt thực thi các điều kiện của mình. Việt Nam đã tiến rất gần đến định chế hùng mạnh này của Washington và chiến thắng. Ngân hàng Thế giới đi tới kết luận rằng hợp tác với Đảng thì dễ hơn là chống Đảng.
Nhưng trong khi cuộc chiến với Ngân hàng Thế giới đang hồi gay cấn, Đảng bắt đầu nhận ra rằng, ngay cả khi có đầu tư nước ngoài, khu vực nhà nước cũng sẽ không thể tạo ra con số cần thiết 1 triệu công việc mỗi năm. Họ đã ra một quyết định lịch sử: để cho khối tư nhân phát triển. Tháng 5 năm 1999, một Luật Doanh nghiệp mới được thông qua, loại bỏ phần lớn thủ tục hành chính phiền hà ngăn cản các công ty tư nhân có thể tự đăng ký chính thức. Khi luật có hiệu lực vào ngày 1 tháng giêng năm 2000, ảnh hưởng gần như ngay tức thì: trong 5 năm sau đó, 160.000 doanh nghiệp được đăng ký mới. Phần lớn trong số này đã hoạt động từ trước đó mà không có giấy phép, và nay họ tận dụng luật mới để đăng ký. Tuy nhiên, luật cũng có nghĩa là khối tư nhân cuối cùng đã đến Việt Nam – 20 năm sau ngày bắt đầu cải cách kinh tế. Với sự nhận thức muộn màng này, có lẽ quá trình hình thành kéo dài đã cho những công ty “tiểu thương” nhỏ bé thời gian để tạo vốn và đúc rút kinh nghiệm trước khi cú sốc tàn nhẫn của các lực lượng thị trường không bị kiểm soát đè họ bẹp dí. Ở khía cạnh ấy, Việt Nam đã làm tốt hơn nhiều so với nhiều nền kinh tế “chuyển đổi” khác.
Sau khi khối tư nhân được giải phóng, xung đột lớn cuối cùng trong nội bộ Đảng là về việc nên mở cửa rộng tới mức nào để chào đón thương mại quốc tế. Mâu thuẫn kết lại trong vấn đề nên hay không nên ký Hiệp định Thương mại Song phương (BTA) với Mỹ. Đàm phán bắt đầu từ năm 1995, chấm dứt tại Hà Nội năm 1997, nhưng sau đó lại được tiếp tục. Sau 9 vòng đàm phán dài – phiên cuối cùng vào tháng 7 năm 1999, kéo dài 17 tiếng đồng hồ - hai bên thống nhất về cái được coi là bản hiệp định thương mại phức tạp nhất trong lịch sử Mỹ, dài tới 100 trang. Một nhân vật chủ chốt ở bên phía Việt Nam là Phó Thủ tướng lúc đó, ông Nguyễn Tấn Dũng. Liên tục, liên tục, mỗi khi đàm phán có vẻ đi vào ngõ cụt, người Mỹ lại nói chuyện trực tiếp với ông Dũng và thế bế tắc lại được gỡ bỏ. Nhưng thỏa thuận của ông Dũng không làm hài lòng những thành phần trong Đảng lúc đó vốn vẫn thù địch với thương mại nước ngoài và Mỹ. Một lễ ký kết chính thức được sắp xếp để diễn ra vào hội nghị thượng đỉnh châu Á – Thái Bình Dương năm đó – nhưng đã bị hủy vào phút cuối cùng do các nhân vật chủ chốt đòi phải đưa bản text cho cơ quan ra chính sách của Đảng, tức là Ban Chấp hành Trung ương Đảng, duyệt trước. Mãi cho đến tháng 7 năm 2000, Ban Chấp hành Trung ương mới đồng ý ký. Đó là một hội nghị đáng nhớ. Trung ương Đảng không chỉ đồng ý ký BTA, mà họ còn phê chuẩn việc mở một thị trường chứng khoán ở TP.HCM. Từ thời điểm ấy trở đi, tăng trưởng trong khu vực tư nhân bắt đầu vượt khu vực nhà nước và cứ duy trì như thế. Việt Nam đã được đặt vào một con đường hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế - sẽ lên tới cao trào (sau quá trình đàm phán kéo dài) khi họ chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào tháng 1 năm 2007. Khi đó Nguyễn Tấn Dũng, người đã giúp người Mỹ đàm phán BTA, là Thủ tướng của đất nước và là nhà cải cách hàng đầu, con gái ông là nhà kinh doanh ngân hàng.

Bill Hayton

Đoan Trang biên dịch.
Kỳ sau: “Sự tích” VinaShin
(Blog Đoan Trang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét