Tham nhũng phân hủy Đảng ở mọi cấp”
Phan Ba dịch
từ :Spiegel Online
Những người Cộng sản Trung Quốc đang tiến hành chuyển giao quyền lực, thế nhưng nhiều xì căng đan tham nhũng đang làm hỏng thanh danh của họ. Chuyên gia người Trung Quốc về quan hệ công chúng Steven Dong phê phán việc quản lý truyền thông của Đảng và khuyên họ nên công khai nhiều hơn nữa. Ông ấy cho rằng Tập, người đàn ông nhiều quyền lực mới, là một tấm gương tốt.
SPIEGEL ONLINE: Ông Dong, Đảng Cộng sản hiện đang tiến hành chuyển giao quyền lực, việc chỉ được tiến hành mười năm một lần. Thế nhưng xì căng đan đã phủ bóng tối lên đại hội: xì căng đan tham nhũng quanh người đã từng là một ngôi sao của Đảng, Bạc Hy Lai, các phát hiện về tài sản bạc tỉ của thủ tướng Ôn Gia Bảo. Người Trung Quốc còn có thể tin vào những người lãnh đạo của họ nữa hay không?
Dong: Các vụ việc đấy đã làm chấn động Đảng. Nhưng chính phủ cũng cố gắng giải quyết vấn đề. Ít ra thì họ cũng đã nhanh chóng xử lý xì căng đan Bạc Hy Lai vả đã bắt đầu thực hiện những bước tiến về mặt luật pháp. Họ cố dùng mọi cách để làm tăng niềm tin của người dân.
SPIEGEL ONLINE: Chứ không phải là ĐCS đã đưa ông Bạc ra như là một người chịu tội cho mọi thứ sao, để đánh lạc hướng ở các xì căng đan khác? Và một chiến lược như vậy sau những phát hiện về ông Ôn có phải là đã thất bại rồi hay không?
Dong: Chính phủ đã phủ nhận bài báo đó về ông Ôn. Và trong thời gian vừa qua họ cũng đã cải tiến thấy rõ chính sách chống tham những của họ. Tham nhũng làm tan rã Đảng ở mọi cấp. Chống lại nó là một việc nằm trong lợi ích riêng của chính phủ.
SPIEGEL ONLINE: Quả thật là thế: có những chính khách nào đó đã đi theo lợi ích riêng của họ. Ví dụ như chủ tịch tương lai Tập Cận Bình. Hãng thông tấn Blommberg đã phát hiện, rằng gia đình Tập đã giàu thêm nhiều trăm triệu dollar, kể từ khi ông ấy có một chức vụ cao cấp trong Đảng.
Dong: Tập là một chính trị gia đáng kính trọng. Qua nhiều năm dài, ông ấy đã tạo cho mình một thanh danh tốt. Người ta không nên vấy bẩn thanh danh đấy với những bài viết như vậy. Cái mà bây giờ Trung Quốc cần đến nhiều nhất là một nhà lãnh đạo trung thực và điềm tĩnh.
SPIEGEL ONLINE: Tự những người lãnh đạo Trung Quốc đã có lỗi khi họ mất tiếng tốt đấy chứ. Cho tới nay, Đảng đã không thể bác bỏ được những phát hiện về ông Ôn và ông Tập. Thay vì vậy, họ cứ đơn giản là kiểm duyệt toàn bộ các trang mạng của tờ “New York Times” và của Bloomberg. Im lặng và ngăn chận – điều đấy làm sao mà tạo sự tin tưởng được?
Dong: Đúng. Lẽ ra thì tốt hơn, khi chính phủ đứng ra tranh luận – và sắp xếp các sự kiện hiện hành tốt hơn. Việc bảo vệ thanh danh của Đảng Cộng sản vẫn còn không tốt. Nhiều thành viên cao cấp của Đảng được huấn luyện trong cung cách giao tiếp với giới truyền thông. Nhưng họ thông tin cho các nhà báo quá hiếm hoi và quá ít ỏi – và thay vì vậy lại chấp nhận tin đồn với phỏng đoán.
SPIEGEL ONLINE: Lý do nào cho sự dè dặt trong thông tin này?
Dong: Ở Trung Quốc, công tác báo chí là một con dao hai lưỡi. Về một mặt, người dân lên án các chính khách rằng họ tránh né giới truyền thông. Mặt khác, họ không tin các chính khách, khi những người này xuất hiện quá thường xuyên trên truyền thông. Như Thủ tướng Ôn vì vậy mà đã bị chế diễu trong giới truyền thông mạng xã hội. Ông ấy đã được đề cử là “diễn viên hay nhất” cho giải Oscar – chỉ vì ông ấy đến thăm các địa phương bất ổn đấy ngay sau động đất và tai nạn tàu hỏa.
SPIEGEL ONLINE: Một nếp văn hóa của giới công khai như thế có ý nghĩa gì cho Đảng Cộng sản?
Dong: Đảng vẫn còn chưa có một chiến lược truyền thông thống nhất và dài hạn. Đến chính phủ trung ương cũng chỉ lắng nghe các cố vấn báo chí của họ ngay trước lúc có những sự kiện lớn như hội nghị Đảng hàng năm. Nhưng hầu như không có chính khách nào hỏi rằng: “Các thông điệp chính của chúng ta cho mười hai tháng sắp tới là gì? Và chúng ta có thể truyền đạt chúng tốt nhất ra sao?”
SPIEGEL ONLINE: Bạc Hy Lai dường như là trường hợp ngoại lệ ở đấy. Ngay từ những năm 90, ông ấy đã biết cách tạo một sự quảng bá quanh con người của ông ấy – và nhanh chóng trở nên nổi tiếng.
Dong: Quá nổi tiếng.
SPIEGEL ONLINE: Ông có ý muốn nói gì?
Dong: Ông ấy cư xử như một chính trị gia người Mỹ. Điều đấy khiến cho nhiều người dân không hài lòng. Đồng thời, sự hiện diện trên truyền thông của ông ấy có tác động đe dọa. Dường như ông ấy muốn nói với các cấp cao trong Đảng ở Bắc Kinh: “Nhìn đây này, tôi được yêu thích hơn các anh. Tức là hãy thăng chức cho tôi đi.”
SPIEGEL ONLINE: Nhưng Bạc được thăng chức đấy chứ. Ông ấy trở thành bí thư Đảng của Trùng Khánh, một thành phố với ít nhất là 30 triệu dân. Và ông ấy bước lên Bộ Chính trị, cỗ máy quyền lực trung ương của Bắc Kinh.
Dong: Lúc ban đầu, Đảng nhân nhượng cung cách của Bạc, vì ông ấy chọn một chiến lược khôn khéo. Ông ấy trình diễn mình như là một người Mao-ít, đồng thời lại phát triển kinh tế. Ông ấy có một gương mặt đỏ, nhưng trong thâm tâm ông ấy là một nhà cải cách: điều đấy làm tăng tốc bước đường sự nghiệp của ông ấy trong ĐCS.
SPIEGEL ONLINE: Ông ấy thất bại vì điều gì?
Dong: Ông ấy cường điệu quá mức sự tôn sùng quanh người của ông ấy. Ông ấy trông giống như muốn trở thành người lãnh đạo tinh thần kế tiếp của Trung Quốc. Người kế tiếp, anh biết rồi đấy. Một sự so sánh như vậy trong Trung Quốc được xem là ngạo mạn.
SPIEGEL ONLINE: Chủ tịch kế đến của Trung Quốc thể hiện mình hoàn toàn khác hẳn. Ông ấy trông có vẻ khiêm tốn và hòa giải. Kín đáo có phải là chiến lược tốt nhất để lên được đến tít trên cao ở trong Đảng hay không?
Dong: Thực tế là như vậy. Tập đã tìm thấy sự cân bằng đúng đắn trong cách đối xử với giới truyền thông. Ông ấy chỉ nói trong những dịp được lựa chọn, nhưng rồi bao giờ cũng chọn những lời quan trọng. Người dân không xem ông ấy như là một diễn viên lẫn người khoác lác.
SPIEGEL ONLINE: Thế còn ở ngoài Trung Quốc? Tập có chiến lược nào ở đấy?
Dong: Ngay khi là phó chủ tịch, ông ấy đã đối xử cởi mở hơn là người còn là chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Hồ chỉ biết số liệu và dữ kiện. Tập thì ngược lại mới đây đã kể những giai thoại cá nhân trên một chuyến đi thăm châu Mỹ La tinh. Và khi ông ấy sang Hoa kỳ, ông ấy cứ nhất định đến thăm gia đình của nông trại mà ông ấy đã làm quen năm 1985. Tập hiểu cách dùng những cử chỉ mang tính biểu tượng. Ông ấy có khả năng truyền thông nhiều hơn là các cán bộ cũ. Điều đấy sẽ giúp cải thiện hình ảnh của Trung Quốc ở nước ngoài.
Cuộc phỏng vấn do Sophia Lee thực hiện
Phan Ba dịch từ Spiegel Online
URL: http://www.spiegel.de/politik/ausland/china-pr-experte-steven-dong-kritisiert-medienstrategie-der-kp-a-866300.html
-Trung Quốc hoạt động thực sự ra sao
Phan Ba blogCuộc Cách mạng châu Á – Andreas Lorenz
Andreas Lorenz
Phan Ba dịch
Một dân tộc đang tiến đến tương lai: những hàng ngũ dường như vô tận của sinh viên, công nhân đường sắt, y tá và đại diện cho các nghề nghiệp khác kéo qua trên “đường Hòa bình Vĩnh cữu” ở Bắc Kinh. Họ mang những hàng chữ như “Cả đất nước tạo nên thịnh vượng.”
Trước đó vài phút, với một sự chính xác đáng sợ, Quân đội Giải phóng Nhân dân đã mời cả thế giới xem một màn biểu diễn đầy vũ khí và đã phô bày, ngoài những thứ khác, các tên lửa xuyên lục địa mới của họ. Đó là ngày 1 tháng 10 năm 2009, kỷ niệm lần thứ 60 ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, một buổi sáng đẹp trời có nắng. Cùng với đồng nghiệp và giới ngoại giao, tôi ngồi trên khán đài dành cho khách trước Thiên An Môn và đã trở thành nhân chứng của một cuộc trình diễn: Trung Quốc đang trên đường trở thành một cường quốc – và: không thể đùa với Trung Quốc được.
Các chính trị gia, những người gửi thông điệp đấy ra thế giới, đứng ở phía trên chúng tôi ở cái cổng đi vào Cấm Thành ngày xưa. Từ ở đó, nhà lập quốc Mao Trạch Đông đã tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân sau cuộc nội chiến kéo dài: “Trung Quốc đã phục sinh!”
Đứng đối diện với chúng tôi từ ban sớm là tròn 80.000 trẻ em trong những bộ quần áo màu xanh lá cây và xanh nước biển, cầm những chùm hoa giấy trên tay và tạo chữ nhanh như chớp – ví dụ như chữ “Quốc Khánh”. Nhiều thành viên của cuộc diễu hành là sinh viên, bị bắt buộc tham dự sự kiện này, và tôi không thể xua đuổi được ấn tượng rằng chẳng ai trong số họ cảm thấy thích thú cả.
Trước khi sự kiện này bắt đầu, sếp nhà nước và Đảng Hồ Cẩm Đào mặc bộ quần áo kiểu Mao trong một chiếc limousine hiệu “Cờ Đỏ” đã chào những người lính. Hồ cũng là tổng tư lệnh của quân đội, cái chỉ đứng riêng dưới quyền của Đảng. Ông ấy chào mừng quân đội với lời chào truyền thống: “Các đồng chí, các đồng chí nhận lấy gánh nặng và cực nhọc lên mình.” Những người lính, đứng thành hàng dài cho tới những cửa hàng đắt tiền của Oriental Plaza cách đó một kilômét, hét trả: “Lãnh tụ tối cao, chính lãnh tụ nhận lấy gánh nặng và cực nhọc.”
Ngay sau đó, tôi có cảm giác giống như đã trở về với những thời Xô viết đen tối. Trong đoàn diễu hành xuất hiện những tấm chân dung khổng lồ của những người quan trọng nhất của Trung Quốc mới, theo quan điểm của giới lãnh đạo ngày nay: đi trước là Mao Trạch Đông, rồi kế tiếp theo sau đó là nhà cải cách kinh tế Đặng Tiểu Bình, nguyên sếp nhà nước và Đảng Giang Trạch Dân và cuối cùng là Hồ Cẩm Đào. Ở ngoài kia có nhiều người Trung Quốc bối rối. Đó là Trung Quốc mới ư? Sự tôn sùng cá nhân này phù hợp với nước Triều Tiên chuyên chế, nhưng không phù hợp với một đất nước đang khởi đầu tiến lên.
Lần duyệt binh này có “tầm quan trọng chính trị to lớn, vì nó làm tăng niềm tin vào sức lãnh đạo của Đảng và vào Chủ nghĩa Xã hội mang đặc sắc Trung Quốc”, quân đội tuyên bố. Thêm vào đó, nó tượng trưng cho “lần thức tỉnh vĩ đại của dân tộc Trung Quốc như là kết quả của một cuộc đấu tranh bền bỉ”.
Đầu tàu Trung Quốc
Không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc đã bừng tỉnh. Thế giới nhìn đến một châu Á mới, hùng mạnh – và có ý muốn nói đến trước hết là Trung Quốc. Không có Trung Quốc và sức mạnh kinh tế của nó thì không thể giải thích được lần vươn lên của cả châu lục này.Làm sao được như thế? Hiện giờ, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản như là quyền lực kinh tế lớn thứ nhì của thế giới và qua nước Đức như là quán quân xuất khẩu trên thế giới. Với 3,04 ngàn tỉ dollar Mỹ vào cuối tháng 3 năm 2011, nó có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới. Chậm nhất là 30 năm nữa, Trung Quốc có thể thay thế Hoa Kỳ trở thành quyền lực kinh tế mạnh nhất và tạo tròn 40% tổng sản lượng thế giới.
Nếu Trung Quốc cứ tăng trưởng mỗi năm 8% trong vòng 20 năm tới đây, mỗi một người Trung Quốc trong năm 2013 trung bình sẽ thu nhập được 20.000 dollar theo giá trị của ngày nay, Jonathan Anderson tính toán, chuyên gia tài chính của ngân hàng UBS Thụy Sỹ.[1] Điều này nghe có vẻ quá hân hoan, khi người ta nghĩ rằng hiện người Mỹ có tròn 40.000 dollar trong một năm, dân cư Bắc Kinh mới có khoảng 3700 dollar.
Với sức mạnh kinh tế của mình, hiện giờ Trung Quốc không chỉ kéo theo các láng giềng, mà cả nhiều nước ở châu Phi, Mỹ La tinh và châu Âu. Chính là người Trung Quốc đã kéo người Nhật ra khỏi khủng hoảng. Ngay năm 2003, họ đã tạo ra hai phần ba tăng trưởng xuất khầu của Nhật Bản, năm 2009 Trung Quốc chuyển cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế khoảng tiền trợ giúp là 50 tỉ dollar. Ở Trung Quốc hiện giờ có nhiều cánh quạt gió quay hơn là ở Hoa Kỳ. Tròn 420 triệu người lướt Internet, hơn 600 triệu người sở hữu một điện thoại di động. Đó là những con số gây ấn tượng, nhưng: cho tới nay, tất cả các hàng hóa và dịch vụ được tạo ra chỉ bằng một phần ba ở Mỹ, và trong khi đấy thì dân cư ở Trung Quốc nhiều gấp bốn lần khi so với Hoa Kỳ.
Quân đội Trung Quốc tuy đang chuẩn bị bắn một tàu thăm dò lên Mặt trăng, nhưng trước sau gì thì đất nước này vẫn còn nghèo. Và tuy vậy, cựu trợ lý ngoại giao và ngày nay là nữ khoa học gia Susan Shirk vẫn viết rằng, “chúng ta cảm nhận được hơi thở nóng bỏng của con rồng kinh tế này ở sau gáy của chúng ta”.[2]
Ở rìa của vực thẳm
Một cái nhìn vào lịch sử mới đây sẽ giúp để hiểu được sự phát triển đáng ngạc nhiên của Trung Quốc: trước đây một trăm năm, các nhà cách mạng dưới quyền của bác sĩ Tôn Dật Tiên đã lật đổ hoàng đế, nhưng họ không giữ được lâu. Các tư lệnh quân đội địa phương chiếm quyền lực. Người lãnh đạo quân đội, Viên Thế Khải, tự phong mình lên làm hoàng đế trong một thời gian ngắn. Trong những năm 30, một cuộc nội chiến đã diễn ra ác liệt mà trong đó người Cộng sản dưới quyền Mao và người Quốc gia dưới quyền Tưởng Giới Thạch đã tranh nhau quyền thống trị. Nó chỉ bị gián đoạn bởi cuộc chiến chống người Nhật, những người năm 1931 chiếm đóng nhiều phần rộng lớn của đất nước này. Trong vụ Thảm sát Nam Kinh năm 1937, theo thông tin của Trung Quốc đã có 300.000 người dân chết.Người Nhật vừa bị đuổi đi năm 1945 thì cuộc nội chiến lại bùng nổ trở lại. Bốn năm sau đó, ĐCS thành lập nước Cộng hòa Nhân dân. Địch thủ của Mao, Tưởng Giới Thạch rút lui cùng với quân đội của ông ấy và những người theo ông ấy sang đảo Đài Loan, mang theo kho báu quốc gia từ Cấm Thành.
Tiếp theo sau đó là những năm của sự cô lập: ĐCS chìm vào trong những cuộc thử nghiệm Xã hội Chủ nghĩa – lúc ban đầu với sự giúp đỡ của Liên bang Xô viết – và vào trong những chiến dịch tàn phá như Đại Nhảy Vọt (1958 đến 1959) và Cách mạng Văn hóa (1966 đến 1976), khi Hồng Vệ Binh dưới câu khẩu hiệu “Oanh tạc các trụ sở” đã hoành hành trên đường phố, đi tìm những người được cho là gián điệp Xô viết và phản cách mạng. Vẫn còn gây tranh cãi đến ngày hôm nay là việc đã có bao nhiêu triệu người mất mạng sống của mình trong những năm đấy – chết đói, bị đẩy đến chỗ phải tự sát, bị tra tấn, bị giết chết. Chỉ riêng trong nạn đói cuối những năm năm mươi đầu những năm sáu mươi đã có cho tới 45 triệu người chết. Đất nước đứng ở rìa của vực thẳm.[3] Khi Mao qua đời năm 1976 và cái được gọi là Bè lũ bốn tên cực tả dưới sự lãnh đạo của người vợ góa của Mao, Giang Thanh, bị lật đổ qua một cuộc đảo chính nội bộ, thời gian của những cuộc thử nghiệm chết người tạm thời chấm dứt. Tuy Trung Quốc trong thời gian đấy đã trở thành cường quốc nguyên tử, nhưng là một đất nước nghèo nàn vô cùng.
Đặng Tiểu Bình, người đồng chí cùng chiến đấu của Mao, sau nhiều năm liền bị lưu đày nội bộ đã được phục hồi, bắt đầu cải tổ đất nước. Thời đấy, những người nông dân nhiều can đảm trong tỉnh An Huy đã bắt đầu rời bỏ công xã, phân chia đất đai ra cho nhau và sản xuất tự lập. ĐCS ngày càng cho phép kinh tế tư nhân nhiều hơn. Thời kỳ của những tiểu doanh nhân với cái được gọi là “mũ đỏ” bắt đầu: về mặt chính thức, nhà hàng, cơ xưởng và ô tô của họ thuộc nhà nước, trên thực tế thì chúng là sở hữu tư nhân.
Một ngọn gió mới thổi qua Trung Quốc vào đầu những năm tám mươi, trong phòng khách, quan chức, khoa học gia và nghệ sĩ suy nghĩ về những cải cách chính trị. Diễn tiến trong nước láng giềng Liên bang Xô viết, nơi vừa được Mikhail Gorbachev đảo lộn qua perestroika và glasnost, thu hút nhiều người Trung Quốc. Trong tháng 4 năm 1989, nguyên sếp Đảng Hồ Diệu Bang qua đời, một quan chức được yêu thích vì tính thật thà và ngay thẳng của ông ấy. Đặng đã đẩy ông ấy ra rìa hai năm trước đó, vì ông ấy trong chính trị đã trở thành quá tự do. Bây giờ thì hàng chục ngàn sinh viên ở Bắc Kinh xuống đường. Họ giải thích rằng Đảng không tôn kính đúng mức người chết. Và họ nhân cơ hội này để chống lại sự chuyên quyền của các quan chức trong Đảng.
Các cuộc biểu tình của mùa Xuân năm 1989, cái lúc đầu cũng chống lại việc giá cả tăng nhanh, trở thành một phong trào dân chủ lan rộng khắp nước. Sinh viên dựng trên Quảng trường Thiên An Môn một bức tượng, “Nữ thần Tự do”. Cuối tháng 5, giới lãnh đạo già của ĐCS quanh Đặng cảm thấy đã đủ. Họ nhìn trong đó một cuộc “phản cách mạng” đe dọa quyền lực của họ. Chống lại mọi điều lệ, họ phế truất người lãnh đạo Đảng Triệu Tử Dương, người có thiện cảm với các sinh viên. Vào buổi tối của ngày 3 tháng 6 năm 1989, Đảng ra lệnh cho quân đội nghiền nát cuộc nổi dậy bằng xe tăng. Con số người chết trên các đường phố Bắc Kinh vẫn còn chưa biết rõ. Theo các ước đoán có thể có cho tới 3000 người chết. Công nhân và sinh viên, như những “người làm loạn”, bị tù giam nặng, bị làm nhục công khai và bị kết án trong những phiên tòa nhanh. ĐCS giữ được quyền lực của họ, nhưng đã đánh mất sự thiện cảm của nhiều người dân. Trong tình thế đó, Đặng – sau một thời tê liệt trong nội bộ Đảng – nắm lấy thế chủ động. Ông ấy đến thành phố Thâm Quyến ở miền Nam Trung Quốc và tuyên bố rằng người này có thể giàu sang nhanh hơn người khác. Sau đó, ông ấy tiếp tục để cho tự do hóa nền kinh tế. ĐCS tuy không khoan dung cho tự do chính trị nhưng cho phép có nhiều tự do cá nhân hơn nữa.
Những phần không gian tự do này làm thay đổi một cách cơ bản cuộc sống hàng ngày của người dân. Bây giờ họ được phép đi học tại bất cứ trường đại học nào mà họ muốn, tự lựa chọn nghề nghiệp của mình, đi ra nước ngoài, mua hộ ở và ô tô, nếu như họ có tiền cho việc đó. “Làm giàu là vinh quang”, Đặng tuyên bố. Nhưng từ đấy cũng có một thỏa thuận không được viết ra giữa người dân và Đảng. Thỏa thuận đấy đại khái là: chúng tôi cho phép các anh, giới tinh hoa của xã hội, một hạnh phúc nhỏ, bù lại các anh không được phép đặt nghi vấn về sự độc quyền của Đảng.
Trích đăng từ quyển “Cuộc Cách mạng châu Á”, của Andreas Lorenz, do Phan Ba dịch, mời các bạn đón đọc
[1] Xem thảo luận “The Color of China” by Minxin Pei and Jonathan Anderson, 03/09/2009, http://www.nationalinterest.org/article.aspx?id=20953
[2] Susan L. Shirk: “China-Fragile Superpower”, Oxford University Press, 2007
[3]
Xem ngoài những tác phẩm khác: Frank Dikötter: “Mao’s Great Famine, The
History of China’s Most Devastating Catastrophe, 1958 – 1962″,
Walker&Company, New York, 2010, và Jaspar Becker: “Hungry Ghost:
Mao’s Secret Famine”, Henry Holt and Company, New York, 1996
“Vòi bạch tuộc” lũng đoạn thị trường – Kỳ 4: Vốn ảo từ sở hữu chéo
- Vòi bạch tuộc” lũng đoạn thị trường —–Vòi bạch tuộc” lũng đoạn thị trường – Kỳ 2: Những “chiêu thức” mập mờ —-Kỳ 3: Buông lỏng dòng tiền
11/09/2012 3:10 – Thanh Niên
11/09/2012 3:10 – Thanh Niên
Sở hữu chéo không chỉ khiến vốn trong các ngân hàng (NH) – cũng là tiền gửi bị “tuồn” ra “sân sau” của các cổ đông lớn. Nghiêm trọng hơn, nó tạo ra một dòng vốn ảo trong hệ thống NH. Với vai trò độc quyền cung cấp vốn của NH, sức khỏe của doanh nghiệp, sự tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc không nhỏ vào nguồn tín dụng kiểu này.
“Mặc dù Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa ra quy định hạn chế tỷ lệ sở hữu giữa các NH với nhau cũng như yêu cầu các tập đoàn nhà nước phải thoái vốn khỏi các tổ chức tài chính, tín dụng nhưng dường như NHNN vẫn chưa động chạm nhiều đến mối quan hệ giữa các NH với các doanh nghiệp tư nhân. Một cá nhân hoặc một doanh nghiệp có thể có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động tín dụng tại các NH thông qua các công ty con, công ty cháu của mình. Việc khống chế tỷ lệ sở hữu tại các tổ chức tài chính tín dụng bởi cá nhân cũng như doanh nghiệp cần phải tính đến cả những sở hữu gián tiếp này… Giải quyết vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống NH là một trong những vấn đề chính mà quá trình tái cấu trúc hệ thống NH cần bàn tới”. | ||
Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội | ||
Với mục tiêu nâng cao năng lực tài chính, NHNN quy định, tới cuối năm 2010, các NH thương mại (NHTM) phải có vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỉ đồng. Áp lực tăng vốn là cực kỳ khó khăn bởi các NH chủ yếu huy động vốn qua việc phát hành cổ phiếu, bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, các quỹ đầu tư… Nhưng chứng khoán suốt từ năm 2008 đến nay rơi vào tình trạng sụt giảm nên việc tăng vốn rơi vào bế tắc. Đó cũng chính là lý do Chính phủ gia hạn thời gian tăng vốn đến cuối năm 2011. Nhưng chứng khoán năm 2011 còn sụt giảm mạnh hơn, đặc biệt là tình trạng mất thanh khoản kéo dài nên việc phát hành thêm, niêm yết hay kêu gọi sự tham gia của cổ đông chiến lược trong và ngoài nước càng khó. Vậy mà, các NH đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tăng vốn lên 3.000 tỉ đồng. Chưa kể nhiều NH lớn, dù không nằm trong nhóm phải chạy đua tăng vốn theo quy định cũng liên tục công bố tăng vốn thêm từ một ngàn tới vài ngàn tỉ.
Các NH hoàn toàn có thể tận dụng tối đa sở hữu chéo để thực hiện việc tăng vốn trong thời điểm thị trường tài chính cực kỳ khó khăn. Ma trận này đã được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thống kê với 6 loại hình. Đó là sở hữu của các NHTM nhà nước và NHTM nước ngoài; cổ đông chiến lược nước ngoài tại các NHTM; cổ đông tại các NHTM là các công ty quản lý quỹ; sở hữu của NHTM ngoài nhà nước tại các NHTM cổ phần; sở hữu lẫn nhau giữa các NHTM cổ phần; sở hữu NHTM cổ phần bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tư nhân.
Với sở hữu chéo này, các NH có thể “lách” thông qua việc vay vốn từ NH này góp cho NH kia và ngược lại. Như vậy, cả 2 NH liên quan đều báo cáo tăng vốn, các ông chủ NH cũng tăng sở hữu nhưng thực chất là tăng ảo. Nhiều trường hợp lại tăng vốn qua trung gian. Cụ thể, một công ty đầu tư tài chính là cổ đông lớn của 2 NH. NH này ủy thác cho vay một nguồn vốn vào NH kia qua công ty đầu tư. NH được vay nghiễm nhiên vượt ải tăng vốn còn NH cho vay được tính là tăng trưởng tín dụng dù vốn không hề đưa vào sản xuất. Như vậy, số vốn thực tế giữa 2 NH vẫn giữ nguyên nhưng thể hiện trên sổ sách đã tăng lên. Quy định an toàn vốn bị vô hiệu hóa. Điều này càng được minh chứng khi trong thời gian các NH phải tăng vốn cũng là thời gian các công ty đầu tư và vốn ủy thác tăng vọt theo. Cộng thêm sở hữu chéo chằng chịt, 1 NH là cổ đông của 4-5 NH khác như báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thì rõ ràng, phần vốn ảo là rất lớn.
Thâu tóm bằng… vốn ảo
Rào cản lớn nhất trong thâu tóm NH tại Việt Nam cũng như trên thế giới là quy mô vốn quá lớn. Nhưng bằng sở hữu chéo, tỷ lệ margin (ký quỹ) cao và lỗ hổng trong quản lý, một cá nhân, một nhóm lợi ích có thể biến số vốn nhỏ ban đầu phình lên gấp nhiều lần, đủ để thâu tóm NH. Cụ thể, cùng quản lý danh mục nhưng công ty quản lý quỹ và công ty chứng khoán không được mang cổ phiếu (CP) đi cầm cố thì các công ty sản xuất kinh doanh, công ty đầu tư tài chính lại thoải mái làm việc này. Đây chính là cánh tay nối dài cho dòng vốn ảo vươn ra thực hiện các vụ thâu tóm. Cách làm được phác họa như sau: công ty đầu tư tài chính có vốn 500 tỉ đồng đi mua 50% cổ phần công ty A rồi mang số CP này đi thế chấp được 450 tỉ đồng. Mang 450 tỉ đồng mua cổ phần công ty B. Nếu 450 tỉ đồng không đủ, sẽ kêu thêm công ty A tham gia để mua ít nhất từ 50% cổ phần và chi phối công ty B. Cầm CP của B đi thế chấp, lấy 400 tỉ đồng để mua công ty C. Tiền không đủ thì kêu A, B tham gia mua vì cả hai công ty này đã bị chi phối. Rồi lại thế chấp lấy 300 tỉ đồng và kêu A, B, C cùng hợp lực thâu tóm NH. Nghĩa là sử dụng tổng lực tài chính của các công ty vệ tinh để thâu tóm NH nhưng thực chất, vẫn chỉ là một cổ đông lớn. Nói ngắn gọn là mua cổ phần chi phối ở một số công ty, sau đó kiểm soát dòng tiền của các công ty này và hợp vốn lại để thâu tóm NH. Khi đã thâu tóm xong, sẽ lấy tiền từ NH rót cho các công ty con của mình. Đó là chưa kể, số vốn ảo này còn được “phình” to khi được sử dụng thông qua công ty chứng khoán với tỷ lệ margin lên tới 90% cho khách VIP. Nghĩa là có 1 đồng, được sử dụng 10 đồng để mua CP.
Minh họa: DAD |
Trong thực tế đã diễn ra các “chiêu thức” dùng vốn ảo để thâu tóm sau đó rút vốn thật từ NH đầu tư cho sân sau; vốn ảo từ sở hữu chéo, vốn ảo từ sử dụng tỷ lệ margin, từ quan hệ… Đã đến lúc phải tách bạch rõ ràng những điều này để biết sức khỏe thật sự của các NH. Cắt sở hữu chéo là điều không thể né tránh trong công cuộc tái cấu trúc hệ thống NH mà Chính phủ đã khẳng định quyết tâm thực hiện.
>> Vòi bạch tuộc” lũng đoạn thị trường – Kỳ 2: Những “chiêu thức” mập mờ
>> Vòi bạch tuộc” lũng đoạn thị trường
Nguyên Hằng
Lo ngại bội chi ngân sách
Thanh niênCòn 2 tháng nữa mới hết năm, nhưng con số bội chi ngân sách Tổng cục Thống kê công bố ngày 27.10 đã lên tới hơn 155.000 tỉ đồng, vượt dự toán cả năm Quốc hội phê duyệt là 140.200 tỉ đồng.
Trong khi nguồn thu ngày càng eo hẹp, sụt giảm, “vung tay” chi lễ hội, chi khánh tiết, mua sắm tài sản, quản lý hành chính bộ máy cồng kềnh… là nguyên nhân chính khiến ngân sách thâm hụt.Thất thoát về tham nhũng, về đầu tư công trình không cần thiết dẫn tới ngân sách lúc nào cũng bội chi. Nhưng vì tâm lý nhiệm kỳ, vì nể nang nhau nên không dám cắt, cắt ai cũng sợ | ||
Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính | ||
Tổng cục Thống kê vừa công bố con số không mấy sáng sủa về thu – chi ngân sách nhà nước (NSNN) ước thực hiện từ đầu năm đến 15.10.2012. Theo cơ quan này, do tình hình khó khăn chung của cả nền kinh tế, thu nội địa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, dầu thô chỉ đạt dưới 70% dự toán, trong khi đó chi ngân sách đạt 75,1% dự toán năm. Điều đáng ngại, bội chi ngân sách ước 155.000 tỉ đồng, vượt hơn 10,7% kế hoạch bội chi cả năm 2012.
Theo Ủy ban Tài chính ngân sách (TCNS), thu ngân sách tính đến hết tháng 9.2012 vẫn chủ yếu phụ thuộc vào tài nguyên (dầu khí), còn thu nội địa và thu cân đối xuất nhập khẩu giảm mạnh (tổng số giảm 25.500 tỉ đồng). Nếu không có dầu thô tăng giá bù đắp chắc chắn thu ngân sách sẽ không đạt được như dự toán. Hình ảnh này hoàn toàn trái ngược với những năm trước đó khi nguồn thu luôn vượt dự toán rất cao.
Mặc dù nguồn thu khó khăn, nhưng chi ngân sách lại không thể cắt giảm so với dự toán, cũng như phong trào tiết kiệm như tuyên bố từ đầu năm của Chính phủ, ngược lại còn tăng lên nhiều, đặc biệt trong cơ cấu chi thường xuyên. Số liệu của Bộ Tài chính chỉ rõ, năm nay mức chi tiêu cho bộ máy quản lý hành chính, cho các sự nghiệp kinh tế – xã hội (chi thường xuyên) đã vượt so cùng kỳ rất cao. Cụ thể, trong báo cáo số liệu theo chuẩn quốc tế 9 tháng 2012 về NSNN, chi đầu tư phát triển chỉ tăng 5% so cùng kỳ, chi trả nợ tăng 0,5%, riêng chi thường xuyên tăng 20,5%. Trong tổng mức chi NSNN 9 tháng 605.000 tỉ đồng, chi thường xuyên chiếm tới hơn 70% (hơn 477.000 tỉ đồng), riêng chi quản lý hành chính gần 58.000 tỉ đồng. Trong khi đó năm 2011, chi thường xuyên 9 tháng 392.475 tỉ đồng.
Năm nay mức chi tiêu cho bộ máy quản lý hành chính, chi thường xuyên… đã vượt so với cùng kỳ rất cao - Ảnh: Ngọc Thắng |
|
Nguyên nhân khiến ngân sách rơi vào cảnh thu ít – chi nhiều được Ủy ban TCNS chỉ rõ ở hai nguồn quan trọng: chi đầu tư công, chi thường xuyên. Trao đổi với PV Thanh Niên, Chủ nhiệm Ủy ban TCNS Phùng Quốc Hiển cho biết việc bố trí vốn đầu tư công manh mún, giải ngân vượt khối lượng thực hiện trong 9 tháng gây lãng phí ở không ít dự án. Trong xây dựng cơ bản cũng chưa khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải, quyết định đầu tư không tính đến khả năng cân đối nguồn vốn, mặc dù Chính phủ đã ra chỉ thị gắn với trách nhiệm của từng người đứng đầu khi đặt bút ký phê duyệt dự án. Thứ hai, chi thường xuyên còn bộc lộ nhiều sự lãng phí, tốn kém, chi không hợp lý, nhiều đơn vị hoạt động đặc thù y tế, tài nguyên môi trường, giáo dục… được phân bổ ít, trong khi lĩnh vực khác phân bổ nhiều, dẫn tới nơi cần thì thiếu – nơi chưa cần lại thừa, hay chi tiêu vượt mức.
Nhưng điều đáng lo hơn cả, theo ông Hiển, đó chính là kỷ luật tài chính lỏng lẻo, không nghiêm túc trong chi tiêu. Kể từ đầu năm đến nay, hệ thống Kho bạc nhà nước phát hiện 39.800 khoản chi sai, 18.400 đơn vị chưa chấp hành đúng thủ tục chi tiêu theo chế độ quy định. Tình trạng này biểu hiện rõ nhất trong chi thường xuyên, đặc biệt chi cho lễ hội, khánh tiết, hội họp, đi công tác nước ngoài… Khi mà nguồn lực hạn chế, còn nhu cầu “vô biên” thì sự thiếu kỷ luật, thiếu giám sát chặt chẽ sẽ dẫn tới hành vi “vung tay quá trán”, tiêu xài hoang phí, lạm chi. “QH luôn đặt ra vấn đề tiết kiệm chi, đặc biệt là chi thường xuyên. Dự toán đã ấn định rồi nhưng quá trình tổ chức thực hiện vẫn phát sinh như chi tăng hội nghị, khánh tiết, mua sắm xe công, lễ hội… Chúng ta đã cảnh báo nhiều lần những khoản chi này vượt do chấp hành kỷ luật tài chính chưa nghiêm, còn nhiều lỏng lẻo”, ông Hiển nói.
Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính, cho rằng: “Nhà nước muốn bội chi ở một mức nhất định để kích thích phát triển, nhưng bội chi trong nhiều năm qua luôn ở mức cao do bị thất thoát lãng phí quá nhiều. Nghiêm trọng hơn nhiều là việc Chính phủ còn đang phải mang Quỹ dự trữ trả nợ thay cho một số tập đoàn, tổng công ty vì phải bảo lãnh cho các đơn vị này. Đặc biệt là các đơn vị đầu tư xi măng, nhà nước bảo lãnh tín dụng dễ dãi. Hậu quả là bây giờ phải bơm ngân sách ra để trả nợ thay, phải đền, trả cả lãi lẫn vốn. Đó là chưa kể, các bộ ngành, địa phương “vẽ” ra nhiều dự án, lãng phí nhất là bảo tàng xây bỏ không, rồi còn dự định xây dựng trung tâm vũ trụ… hàng nghìn tỉ đồng, trong khi chính sách an sinh xã hội chưa thể đảm bảo”.
“Thất thoát về tham nhũng, về đầu tư công trình không cần thiết dẫn tới ngân sách lúc nào cũng bội chi. Nhưng vì tâm lý nhiệm kỳ, vì nể nang nhau nên không dám cắt, cắt ai cũng sợ”, ông Hải lo ngại.
Ông Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn Đại biểu QH TP.HCM, Ủy viên Ủy ban Kinh tế QH:
Chính phủ nói nhiều lần tinh giản nhưng bộ máy cứ ngày càng phình ra
từ trên xuống dưới. Chúng ta phải cắt giảm chi thường xuyên như hội họp,
đi nước ngoài; chỉ nên giữ lương và trợ cấp xã hội. Các khoản chi khác
phải cắt ít nhất 10% so với thực chi 2012, vì hiện còn quá nhiều khoản
chi “vô tội vạ”. Chúng ta vẫn phải đảm bảo chi đầu tư công theo dự toán
để phát triển, nhưng nên gác lại những dự án, chương trình chưa phải đầu
tư gấp, nhất là trụ sở cơ quan, mua sắm công… để dồn vốn cho đường sá,
giao thông, trường học, bệnh viện đang rất bức xúc. Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách QH: Chúng tôi đề nghị Chính phủ phải cố gắng thực hiện tốt chính sách chi đã ban hành. Phải hạn chế ban hành chính sách mới không tính tới khả năng thu, mỗi thứ một tí cộng vào sẽ rất lớn. Điều quan trọng nhất cân đối giữa thu – chi, còn bội chi phải khống chế, QH quy định trần nợ công, khả năng trả nợ rồi, vì vậy khi dư địa thu khó khăn càng phải thận trọng hơn khi quyết định chi. Chúng ta cần phải tái cơ cấu lại, cố gắng tránh rơi vào bội chi kép, tức vừa bị bội chi theo chu kỳ, vừa theo cơ cấu. Lần này, chúng tôi cương quyết đề nghị phải cắt giảm các khoản chi thường xuyên như mua sắm tài sản, du lịch, hội họp nước ngoài, khánh tiết… sẽ kiến nghị QH đưa vào Dự thảo Nghị quyết ban hành, không để tình trạng này kéo dài nữa. |
>> Bội chi ngân sách 60.440 tỉ đồng
>> Chi ngân sách nhà nước đạt hơn 450.000 tỉ đồng
>> Chi ngân sách để trả lại phí thu sai của dân
>> Bội chi ngân sách nhà nước 12.000 tỉ đồng
Nhiều tập đoàn nợ quá hạn hàng nghìn tỉ đồng
Một còm bên Thanh Niên : Nếu làm phép tính chia lấy 1.292.400 tỉ đồng (nợ khó đòi) của TĐ, TCT nhà nước đem chia cho dân số Việt Nam 88 triệu dân, thì mỗi người dân phải gánh nợ là 14.686.364 đồng. Con số nợ khủng khiếp như vậy, nhưng nhân dân càng đau buồn hơn khi hàng năm các TĐ, TCT báo kinh doanh thua lỗ và tham nhũng. Các TĐ, TCT nhà nước đã làm kiệt quệ nền kinh tế đất nước, dẫn đến hệ quả tất yếu là nền kinh tế hiện nay rất yếu kém nguy hiểm đến sự tồn vong của đất nước.
Phẻ re như Trâu kéo cày mà thằng chủ nó không cho ăn!!!
(Mời Bà con ai quan tâm:chúng ta sẽ ăn gì? thì đọc loạt bài này,đăng kề nhau-Tự mỗi người hiểu)
17/11/2012 3:40 – Thanh NiênTrả lời chất vấn bằng văn bản của ĐBQH, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cho biết, hiện Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đang nợ quá hạn 10.149 tỉ đồng, Tập đoàn dầu khí đang nợ quá hạn 1.731 tỉ đồng, một số tổng công ty nhà nước khác cũng đang nợ quá hạn hàng trăm tỉ đồng.
Tập đoàn điện lực Việt Nam đang còn khoản nợ quá hạn 10.149 tỉ đồng – Ảnh: Ngọc Thắng |
|
Thông tin cụ thể về các khoản nợ của từng TĐ, TCT, Bộ trưởng Tài chính cho biết TĐ điện lực Việt Nam (EVN) đang nợ quá hạn 10.149 tỉ đồng (Thủ tướng đã chỉ đạo thực hiện khoanh nợ khoản tiền mua điện của Petro VietNam); TĐ dầu khí đang nợ quá hạn 1.731 tỉ đồng (nợ của Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Dung Quất – nhận bàn giao từ Vinashin); TCT thuốc lá Việt Nam nợ quá hạn 467 tỉ đồng, TCT xây dựng công trình giao thông 6 nợ quá hạn 128 tỉ đồng, TCT rau quả nông sản nợ quá hạn 30 tỉ đồng.
Đáng chú ý, công ty mẹ – EVN nợ nước ngoài lên tới 99.260 tỉ đồng (do vay đầu tư nhà máy điện). Có đến 18 công ty mẹ có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần, trong đó có 5 công ty mẹ tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trên 10 lần.
Theo Bộ trưởng, các TĐ, TCT đang hoạt động phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn vay, dẫn đến chi phí tài chính lớn và khả năng thanh toán nợ đến hạn thấp.
Ứng tiền trả nợ thay một số TCT
Trước câu hỏi của ĐB đoàn TP.HCM về “Tình hình nợ trong, ngoài nước của các TĐ, TCT? Nhà nước có phải dùng ngân sách hằng năm để trả nợ thay cho các TĐ, TCT, nếu có là bao nhiêu?”, Bộ trưởng Huệ viện dẫn quy định của luật Quản lý nợ công (trong trường hợp DN khó khăn, Bộ Tài chính sẽ ứng tiền từ quỹ tích lũy trả nợ để trả nợ thay, không lấy từ ngân sách hằng năm. Các DN phải nhận nợ bắt buộc và có trách nhiệm hoàn trả dần số tiền được ứng cho quỹ) và cho hay: Đến nay, quỹ tích lũy trả nợ đang ứng trả thay cho TCT giấy Việt Nam, TCT xây dựng công nghiệp Việt Nam, Tập đoàn Sông Đà, TCT công nghiệp xi măng. Các DN này đều là các DN nhà nước được Chính phủ bảo lãnh vay và đang gặp khó khăn trong việc trả nợ với tổng số tiền là 109,7 triệu USD.
Theo Bộ trưởng, các DN nói trên đang thực hiện tái cơ cấu và cam kết sẽ hoàn trả hết số tiền nhận tạm ứng trong 5 năm tới.
Các TĐ, TCT có quyền quá lớn
* Khắc phục bất cập trên bằng cơ chế cụ thể thế nào, thưa ông? Trước hết là phải rà lại luật DN để có quy định chung về cơ chế quản lý đối với DN nhà nước cũng như các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật này; đồng thời, rà lại các quy định liên quan khác về đầu tư công, mua sắm công để xác định rõ thẩm quyền trách nhiệm của lãnh đạo các TĐ, TCT, quyền càng lớn, trách nhiệm phải càng cao mới đảm bảo sử dụng vốn nhà nước hiệu quả. * Vừa rồi trong văn bản trả lời chất vấn ĐBQH, Bộ trưởng Tài chính cho hay một số TĐ, TCT nợ quá hạn lên tới hàng nghìn tỉ đồng, ông nhìn nhận thực trạng này thế nào? Trong hoạt động kinh doanh, bất cứ DN nào cũng phải có nợ vay và nợ phải trả, đó là bình thường, nhưng phải căn cứ vào quy mô tài sản, căn cứ vào hiệu quả và khả năng quản lý vốn, quy mô bảo toàn vốn để mà xem xét giới hạn vay thế nào cho nó hợp lý, đảm bảo an toàn, khắc phục tình trạng để một DN vay quá lớn, đến khi nó phá sản để lại di chứng, hậu quả nặng về với xã hội. Vừa qua một số TĐ, TCT có nợ xấu, Chính phủ chưa báo cáo chi tiết với QH cơ cấu nợ xấu, lĩnh vực nợ xấu thế nào cũng như phương án xử lý cụ thể đối với nợ xấu các TĐ, TCT. Vì vậy, tôi cho rằng Chính phủ phải báo cáo QH một cách rõ ràng cơ cấu nợ xấu, lĩnh vực nợ xấu nhiều nhất, DN chiếm nhiều nợ xấu nhất, đặc biệt là các khoản nợ xấu của các TĐ, TCT kèm theo các phương án giải quyết cụ thể, hướng xử lý, vì đây là vốn, là tài sản của nhà nước. Bảo Cầm (thực hiện) |
>> Có “mồi” cho nợ quá hạn
BẠN ĐỌC PHẢN HỒI – COMMENT (4)
Bạn đọc
Lo gì quý độc giả Phạm Quốc Hoàng à. Có những người làm kinh tế cứ
nghĩ là thiếu tiền là đã có Nhà nước lấy cái máy in tiền ra trả nợ thay
hay mua lại nợ xấu ấy mà. Cuối cùng huề cả làng mà chỉ có dân ta “trình
độ dân trí còn thấp” nên không hiểu được luật lệ kinh tế thôi. Xin cám
ơn bài viết phản hồi của bạn và bài báo này.
Võ Chí Trung, Đà Nẵng
Nếu làm phép tính chia lấy 1.292.400 tỉ đồng (nợ khó đòi) của TĐ,
TCT nhà nước đem chia cho dân số Việt Nam 88 triệu dân, thì mỗi người
dân phải gánh nợ là 14.686.364 đồng. Con số nợ khủng khiếp như vậy,
nhưng nhân dân càng đau buồn hơn khi hàng năm các TĐ, TCT báo kinh doanh
thua lỗ và tham nhũng. Các TĐ, TCT nhà nước đã làm kiệt quệ nền kinh tế
đất nước, dẫn đến hệ quả tất yếu là nền kinh tế hiện nay rất yếu kém
nguy hiểm đến sự tồn vong của đất nước.
Lê Văn Sơn, Bến Tre
Nếu vẫn theo cung cách quản lý các tập đoàn, TCT như hiện
nay thì mỗi năm số nợ quá hạn của các tổ chức này sẽ tăng
thêm không dưới 15%. cuối cùng chỉ người dân nộp thuế còng lưng
gánh chịu trả nợ thay mà thôi.
Phạm Quốc Hoàng, Đồng Nai
Đây là hệ quả của hệ thống quản lý vĩ mô quá thô thiển đã dẫn tới
loại chính sách co giật liên hồi và không nhất quán khiến cơ thể nền
kinh tế như một con bệnh gặp toàn những liều thuốc quá mạnh lại càng
thêm đổ bệnh.
Kinh tế Việt Nam chưa thể sánh nổi với các nước Thailand, Singapore… Vậy mà cái núi nợ khó đòi và sẽ mất lại lên tới mức đáng ngại là khoảng 10%, theo cách tính lạc quan nhất. Còn theo tính toán bi quan của tổ hợp lượng cấp tín dụng là Fitch thì ước tính một con số cao gấp rưỡi là 15%. Tỷ lệ đó là một mối họa cho ngân sách nhà nước và kinh tế quốc dân vì nó mấp mé 20 tỷ USD. Đó là chưa kể trong năm tới, Việt Nam phải tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng để kịp thời cứu các doanh nghiệp hiện không thể vay ngân hàng khi các ngân hàng này lại bị chìm dưới núi nợ xấu. Vấn đề đáng ngại là các tổ hợp kinh tế nhà nước như EVN, PetoVietnam, Petrolimex, Vinashin…sử dụng nhiều tài nguyên quốc gia và có vay tiền trên thị trường tài chính quốc tế lại không trả được nợ khi đáo hạn làm mất uy tín của Việt Nam dưới con mắt giới đầu tư quốc tế chứ chưa nói đến vấn đề nợ quốc nội là vay tiền của các ngân hàng trong nước của các tổ hợp “cậy thế làm liều” này là không thể kéo dài được.
Trong khi đó, Việt Nam đang hô hào việc tái cấu trúc này tất nhiên là phải lập ra “công ty quản lý nợ”, của nhà nước để mua lại các khoản nợ xấu và chịu lỗ để ngân hàng có sổ sách kế toán minh bạch hơn. Trong bối cảnh đó, ngân sách của nhà nước sẽ mất bao nhiêu tiền để gánh một phần của núi nợ xấu đó? Ít ra thì cũng mấp mé khoảng 10 tỷ USD. Ngân khoản đó thật ra là một lỗ hổng quá lớn cho công quỹ. Như vậy khi nhà nước cứ in tiền bơm bạc để cấp cứu như vậy thì ngân sách sẽ bị bội chi, và phải đi vay hay in bạc ra trả thay cho mấy tổ hợp kinh tế nhà nước đó. Nếu đi vay nhiều thì phân lời trái phiếu phải tăng, nên lãi suất cũng tăng. Khi in bạc ra xài thì ngân sách bị bội chi và mặc nhiên lại thổi lên thêm lạm phát…
Kinh tế Việt Nam chưa thể sánh nổi với các nước Thailand, Singapore… Vậy mà cái núi nợ khó đòi và sẽ mất lại lên tới mức đáng ngại là khoảng 10%, theo cách tính lạc quan nhất. Còn theo tính toán bi quan của tổ hợp lượng cấp tín dụng là Fitch thì ước tính một con số cao gấp rưỡi là 15%. Tỷ lệ đó là một mối họa cho ngân sách nhà nước và kinh tế quốc dân vì nó mấp mé 20 tỷ USD. Đó là chưa kể trong năm tới, Việt Nam phải tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng để kịp thời cứu các doanh nghiệp hiện không thể vay ngân hàng khi các ngân hàng này lại bị chìm dưới núi nợ xấu. Vấn đề đáng ngại là các tổ hợp kinh tế nhà nước như EVN, PetoVietnam, Petrolimex, Vinashin…sử dụng nhiều tài nguyên quốc gia và có vay tiền trên thị trường tài chính quốc tế lại không trả được nợ khi đáo hạn làm mất uy tín của Việt Nam dưới con mắt giới đầu tư quốc tế chứ chưa nói đến vấn đề nợ quốc nội là vay tiền của các ngân hàng trong nước của các tổ hợp “cậy thế làm liều” này là không thể kéo dài được.
Trong khi đó, Việt Nam đang hô hào việc tái cấu trúc này tất nhiên là phải lập ra “công ty quản lý nợ”, của nhà nước để mua lại các khoản nợ xấu và chịu lỗ để ngân hàng có sổ sách kế toán minh bạch hơn. Trong bối cảnh đó, ngân sách của nhà nước sẽ mất bao nhiêu tiền để gánh một phần của núi nợ xấu đó? Ít ra thì cũng mấp mé khoảng 10 tỷ USD. Ngân khoản đó thật ra là một lỗ hổng quá lớn cho công quỹ. Như vậy khi nhà nước cứ in tiền bơm bạc để cấp cứu như vậy thì ngân sách sẽ bị bội chi, và phải đi vay hay in bạc ra trả thay cho mấy tổ hợp kinh tế nhà nước đó. Nếu đi vay nhiều thì phân lời trái phiếu phải tăng, nên lãi suất cũng tăng. Khi in bạc ra xài thì ngân sách bị bội chi và mặc nhiên lại thổi lên thêm lạm phát…
Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Bình: “Không để ngân hàng nào đổ vỡ trong giai đoạn này”
25/08/2012 3:15 – Thanh Niên
Tôi cho rằng trong cuộc sống có rất nhiều cú sốc. Đã là cú sốc thì
rất khó lường trước. Nhưng vai trò và nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) là lúc nào cũng phải đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống
ngân hàng thương mại (NHTM) nên chúng tôi luôn có đầy đủ các công cụ,
nghiệp vụ cần thiết để hỗ trợ các NH khi xảy ra sự cố. Cô nói đúng,
trước khi sự việc này xảy ra thì ACB được cả các tổ chức trong nước và
quốc tế đánh giá là một trong những NH có chất lượng hoạt động vào loại
tốt nhất VN. Hoạt động giám sát của NHNN cũng cho thấy, các chỉ tiêu an
toàn của NH này luôn luôn đạt và vượt chuẩn. Nhưng như tôi nói trên,
hoạt động NH dù có an toàn đến mấy chăng nữa thì vẫn có thể xảy ra sự
cố. Vấn đề là xử lý sự cố đó như thế nào để hạn chế tối đa những thiệt
hại, những hậu quả.
Giải pháp nào là hữu hiệu nhất, quan trọng nhất trong việc xử lý các sự cố trong ngành NH, thưa ông?
Đó là sự phối hợp của các cơ quan nhà nước và cả hệ thống trên nhiều phương diện. Nếu không có sự phối hợp này thì kể cả NH tốt nhất cũng có thể sụp đổ trong thời gian rất ngắn. Bởi theo quy định hiện nay, NH huy động 100 đồng, có quyền cho vay 80 đồng. Nếu người dân rút ra cả 100 đồng thì NH lấy đâu 80 đồng để trả. Nên khi một NH gặp nạn thì tất cả các NH phải cùng hỗ trợ và NH trung ương cũng phải có những giải pháp hỗ trợ kịp thời. Đây là quy luật chung cho hoạt động của ngành NH trên thế giới. Ý tôi muốn nói là, không ở ngành nào tính hệ thống, tính liên kết cao như ngành NH. Vì tính liên kết cao như vậy nên một sự cố, một sự đổ vỡ xảy ra trong hệ thống NH nó có thể lan tỏa ra toàn hệ thống ngay lập tức. Đó là lý do NH phải hoạt động theo phương châm “một người vì mọi người, mọi người vì một người”. Anh không thể đứng khỏi mà phải hòa mình vào cuộc chơi và chấp nhận những quy định chung của hệ thống.
Cụ thể trong vụ ACB vừa rồi, sự phối hợp này được thể hiện thế nào?
Ngay sau khi xảy ra sự việc trên, NHNN qua các kênh thị trường mở, cho vay tái cấp vốn, cho vay qua đêm, các khoản cho vay đặc biệt… đã cam kết và đảm bảo đủ thanh khoản cho ACB. Các NHTM khác cũng hỗ trợ ACB rất nhiều. Về tâm lý, khi có những sự cố thế này, các NHTM sẽ phải thận trọng hơn. Họ có thể ngưng lại các vụ cho vay, rút vốn về, cắt giảm hạn mức trên thị trường liên NH. Nhưng trong những ngày vừa qua, các NH vẫn duy trì giao dịch bình thường với ACB trên thị trường này. Tương tự đối với thanh khoản về vàng, ngoại tệ, các NH khác cũng cho ACB vay để đáp ứng nhu cầu chi trả vàng và ngoại tệ của người dân. Nên ACB không gặp rủi ro gì về thanh khoản trong những ngày vừa qua.
Đặc thù của ngành NH khi xảy ra sự cố là phải ổn định được yếu tố tâm lý người gửi tiền. Nên trong vụ bị tung tin đồn thất thiệt năm 2003 của ACB, thống đốc đương nhiệm lúc đó đã có mặt kịp thời để khẳng định sự an toàn của NH cho người dân an tâm. Nhưng lần này ông đã không có mặt. Phải chăng ông đánh giá sự cố lần này không nghiêm trọng bằng lần trước?
Ở sự cố lần trước, người đứng đầu NHNN phải có mặt bởi khi đó, tính hệ thống, ý thức, trách nhiệm của các NH với nhau chưa cao. Nhưng hiện nay, ý thức liên kết của các NH rất cao, họ đã giúp ACB vượt qua khó khăn nên tôi không nhất thiết phải xuất hiện. Đặc biệt là một chủ trương hết sức quan trọng đã được công khai, minh bạch trong đề án tái cấu trúc NH là “trong giai đoạn hiện nay, không để tổ chức tín dụng nào đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát”. Các NH cũng hiểu và NHNN sẽ hành động theo chủ trương này. Nếu người dân nào tương đối hiểu biết và nắm chắc chủ trương này thì họ sẽ hiểu và an tâm ngay.
Nhưng vấn đề tâm lý thường xảy ra ở những bộ phận người dân không
biết đến các chủ trương này, họ chỉ biết gửi tiền và rút tiền nếu NH có
sự cố?
Với những người này thì như tôi đã nói ban đầu, phải có đầy đủ tiền để trả cho họ. Anh nói gì thì nói nhưng nếu tôi đến rút tiền không được thì không ai tin. Nhưng đã tuyên bố đảm bảo thanh khoản và thực tế họ rút được tiền thì họ sẽ an tâm. Khi họ đã an tâm thì có thể sáng rút ra nhưng chiều họ lại gửi vào.
Đặt trường hợp ông là người gửi tiền, không có nhiều hiểu biết những tiêu chí, kỹ thuật của ngành NH, không hiểu gì về ACB mà chỉ gửi tiền vì NH này nằm ngay ở ngõ nhà ông, ông có đi rút tiền không khi xảy ra sự cố vừa rồi?
Nếu tôi không biết gì cả, cũng có thể tôi sẽ đi rút.
Vậy điều gì có thể thuyết phục ông dừng quyết định rút tiền từ ACB về cất trong tủ?
Đầu tiên phải chứng minh đó là NH tốt. Thứ 2 là NHNN đã tuyên bố, không phải chỉ hôm nay mà là chủ trương lớn trong cả giai đoạn từ nay đến 2015 sẽ không để xảy ra đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát… Nếu có 2 yếu tố đó, thì tôi sẽ yên tâm để tiền ở đó. Bởi tôi là người dân, tôi được nhà nước cam kết bảo vệ quyền lợi, không có lý do gì tôi phải đi rút tiền cả.
Xin hỏi thêm Thống đốc về chủ trương này, ông có cho rằng, việc “đảm bảo” sẽ không để NH nào đổ vỡ có làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường NH? Bởi có thể hiểu, đây là thông điệp ta cứ làm, thậm chí làm sai… cũng không sao?
Tôi xin khẳng định, chúng tôi chỉ đảm bảo “không để xảy ra đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát”. Còn NHNN vẫn xử lý nhưng nằm trong tầm kiểm soát. Ví dụ việc xử lý 6 NHTM vừa rồi. Ở góc độ nào đó thì rõ ràng đã có sự thay đổi nhưng NH vẫn còn là để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền. Còn HĐQT, cổ đông lớn, tình hình tài chính đã thay đổi rất nhiều. Thực ra, chúng tôi đã tái cấu trúc NH nhưng không để xảy ra đổ vỡ. Bởi kinh nghiệm của thế giới trong những năm vừa qua cho thấy, đổ vỡ không phải là cách giải quyết tốt. Rất nhiều chuyên gia cho rằng, việc để cho NH Lehman Brothers đổ vỡ là sai lầm. Chính phủ Mỹ cũng nhận ra điều này và không để NH nào đổ vỡ sau đó. Ở đây tôi muốn nói rằng, chủ trương trên không có nghĩa rằng NH muốn làm gì thì làm. Anh nào làm xấu sẽ bị xử lý, mất tiền phải đền tiền, không đền tiền thì chịu trách nhiệm hình sự. Tôi nói ví dụ NH TienPhongbank, họ làm hụt tiền thì họ phải bù đắp tiền vào. Hết rủi ro thì họ hoạt động trở lại. Và trong thực tế, tên vẫn là TienPhongbank nhưng bên trong đã thay đổi. Một số cổ đông ra đi, một số cổ đông mới vào… Mục tiêu cuối cùng là vốn của NH phải đảm bảo để đảm bảo an toàn hoạt động của NH.
Tại sao lại có chủ trương này và bao giờ thì các NH phải chấp nhận phá sản nếu hoạt động yếu kém, thưa ông?
Do dân trí, tập quán ở VN chưa cao như ở một số nước. Rất nhiều người dân hiện nay đi gửi tiền nhưng cũng không để ý đó là NH tốt hay xấu. Có khi chỉ vì NH này ở ngay đầu ngõ nhà mình nên mang tiền đến gửi cho thuận tiện. Nên cách làm của chúng tôi là tái cấu trúc từ bên trong để NH lành mạnh lên. Nhưng đến một giai đoạn nào đó, khi nền kinh tế phát triển, mặt bằng pháp luật hoàn thiện hơn, dân trí cao hơn, tiềm lực của hệ thống tài chính mạnh hơn thì cũng phải sẵn sàng cho phá sản những NH yếu kém.
Nguyên Hằng
(thực hiện)
Đó là khẳng định của Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Bình trong cuộc trao đổi với Thanh Niên sau 4 ngày xảy ra sự việc ông Nguyễn Đức Kiên, một cổ đông của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) bị bắt và sau đó là Tổng giám đốc Lý Xuân Hải bị tạm giam.
ACB vẫn được đánh giá là một trong những ngân hàng (NH) tốt nhất hiện nay nên sự việc vừa rồi gây sốc cho rất nhiều người. Ông có bất ngờ không và ông đánh giá thế nào về việc này?Khi một NH gặp nạn thì tất cả các NH phải cùng hỗ trợ và NH trung ương cũng phải có những giải pháp hỗ trợ kịp thời. Đây là quy luật chung cho hoạt động của ngành NH trên thế giới | ||
Giải pháp nào là hữu hiệu nhất, quan trọng nhất trong việc xử lý các sự cố trong ngành NH, thưa ông?
Đó là sự phối hợp của các cơ quan nhà nước và cả hệ thống trên nhiều phương diện. Nếu không có sự phối hợp này thì kể cả NH tốt nhất cũng có thể sụp đổ trong thời gian rất ngắn. Bởi theo quy định hiện nay, NH huy động 100 đồng, có quyền cho vay 80 đồng. Nếu người dân rút ra cả 100 đồng thì NH lấy đâu 80 đồng để trả. Nên khi một NH gặp nạn thì tất cả các NH phải cùng hỗ trợ và NH trung ương cũng phải có những giải pháp hỗ trợ kịp thời. Đây là quy luật chung cho hoạt động của ngành NH trên thế giới. Ý tôi muốn nói là, không ở ngành nào tính hệ thống, tính liên kết cao như ngành NH. Vì tính liên kết cao như vậy nên một sự cố, một sự đổ vỡ xảy ra trong hệ thống NH nó có thể lan tỏa ra toàn hệ thống ngay lập tức. Đó là lý do NH phải hoạt động theo phương châm “một người vì mọi người, mọi người vì một người”. Anh không thể đứng khỏi mà phải hòa mình vào cuộc chơi và chấp nhận những quy định chung của hệ thống.
Cụ thể trong vụ ACB vừa rồi, sự phối hợp này được thể hiện thế nào?
Ngay sau khi xảy ra sự việc trên, NHNN qua các kênh thị trường mở, cho vay tái cấp vốn, cho vay qua đêm, các khoản cho vay đặc biệt… đã cam kết và đảm bảo đủ thanh khoản cho ACB. Các NHTM khác cũng hỗ trợ ACB rất nhiều. Về tâm lý, khi có những sự cố thế này, các NHTM sẽ phải thận trọng hơn. Họ có thể ngưng lại các vụ cho vay, rút vốn về, cắt giảm hạn mức trên thị trường liên NH. Nhưng trong những ngày vừa qua, các NH vẫn duy trì giao dịch bình thường với ACB trên thị trường này. Tương tự đối với thanh khoản về vàng, ngoại tệ, các NH khác cũng cho ACB vay để đáp ứng nhu cầu chi trả vàng và ngoại tệ của người dân. Nên ACB không gặp rủi ro gì về thanh khoản trong những ngày vừa qua.
Đặc thù của ngành NH khi xảy ra sự cố là phải ổn định được yếu tố tâm lý người gửi tiền. Nên trong vụ bị tung tin đồn thất thiệt năm 2003 của ACB, thống đốc đương nhiệm lúc đó đã có mặt kịp thời để khẳng định sự an toàn của NH cho người dân an tâm. Nhưng lần này ông đã không có mặt. Phải chăng ông đánh giá sự cố lần này không nghiêm trọng bằng lần trước?
Ở sự cố lần trước, người đứng đầu NHNN phải có mặt bởi khi đó, tính hệ thống, ý thức, trách nhiệm của các NH với nhau chưa cao. Nhưng hiện nay, ý thức liên kết của các NH rất cao, họ đã giúp ACB vượt qua khó khăn nên tôi không nhất thiết phải xuất hiện. Đặc biệt là một chủ trương hết sức quan trọng đã được công khai, minh bạch trong đề án tái cấu trúc NH là “trong giai đoạn hiện nay, không để tổ chức tín dụng nào đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát”. Các NH cũng hiểu và NHNN sẽ hành động theo chủ trương này. Nếu người dân nào tương đối hiểu biết và nắm chắc chủ trương này thì họ sẽ hiểu và an tâm ngay.
Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Bình – Ảnh: Ngọc Thắng |
Với những người này thì như tôi đã nói ban đầu, phải có đầy đủ tiền để trả cho họ. Anh nói gì thì nói nhưng nếu tôi đến rút tiền không được thì không ai tin. Nhưng đã tuyên bố đảm bảo thanh khoản và thực tế họ rút được tiền thì họ sẽ an tâm. Khi họ đã an tâm thì có thể sáng rút ra nhưng chiều họ lại gửi vào.
Đặt trường hợp ông là người gửi tiền, không có nhiều hiểu biết những tiêu chí, kỹ thuật của ngành NH, không hiểu gì về ACB mà chỉ gửi tiền vì NH này nằm ngay ở ngõ nhà ông, ông có đi rút tiền không khi xảy ra sự cố vừa rồi?
Nếu tôi không biết gì cả, cũng có thể tôi sẽ đi rút.
Vậy điều gì có thể thuyết phục ông dừng quyết định rút tiền từ ACB về cất trong tủ?
Đầu tiên phải chứng minh đó là NH tốt. Thứ 2 là NHNN đã tuyên bố, không phải chỉ hôm nay mà là chủ trương lớn trong cả giai đoạn từ nay đến 2015 sẽ không để xảy ra đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát… Nếu có 2 yếu tố đó, thì tôi sẽ yên tâm để tiền ở đó. Bởi tôi là người dân, tôi được nhà nước cam kết bảo vệ quyền lợi, không có lý do gì tôi phải đi rút tiền cả.
Xin hỏi thêm Thống đốc về chủ trương này, ông có cho rằng, việc “đảm bảo” sẽ không để NH nào đổ vỡ có làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường NH? Bởi có thể hiểu, đây là thông điệp ta cứ làm, thậm chí làm sai… cũng không sao?
Tôi xin khẳng định, chúng tôi chỉ đảm bảo “không để xảy ra đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát”. Còn NHNN vẫn xử lý nhưng nằm trong tầm kiểm soát. Ví dụ việc xử lý 6 NHTM vừa rồi. Ở góc độ nào đó thì rõ ràng đã có sự thay đổi nhưng NH vẫn còn là để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền. Còn HĐQT, cổ đông lớn, tình hình tài chính đã thay đổi rất nhiều. Thực ra, chúng tôi đã tái cấu trúc NH nhưng không để xảy ra đổ vỡ. Bởi kinh nghiệm của thế giới trong những năm vừa qua cho thấy, đổ vỡ không phải là cách giải quyết tốt. Rất nhiều chuyên gia cho rằng, việc để cho NH Lehman Brothers đổ vỡ là sai lầm. Chính phủ Mỹ cũng nhận ra điều này và không để NH nào đổ vỡ sau đó. Ở đây tôi muốn nói rằng, chủ trương trên không có nghĩa rằng NH muốn làm gì thì làm. Anh nào làm xấu sẽ bị xử lý, mất tiền phải đền tiền, không đền tiền thì chịu trách nhiệm hình sự. Tôi nói ví dụ NH TienPhongbank, họ làm hụt tiền thì họ phải bù đắp tiền vào. Hết rủi ro thì họ hoạt động trở lại. Và trong thực tế, tên vẫn là TienPhongbank nhưng bên trong đã thay đổi. Một số cổ đông ra đi, một số cổ đông mới vào… Mục tiêu cuối cùng là vốn của NH phải đảm bảo để đảm bảo an toàn hoạt động của NH.
Tại sao lại có chủ trương này và bao giờ thì các NH phải chấp nhận phá sản nếu hoạt động yếu kém, thưa ông?
Do dân trí, tập quán ở VN chưa cao như ở một số nước. Rất nhiều người dân hiện nay đi gửi tiền nhưng cũng không để ý đó là NH tốt hay xấu. Có khi chỉ vì NH này ở ngay đầu ngõ nhà mình nên mang tiền đến gửi cho thuận tiện. Nên cách làm của chúng tôi là tái cấu trúc từ bên trong để NH lành mạnh lên. Nhưng đến một giai đoạn nào đó, khi nền kinh tế phát triển, mặt bằng pháp luật hoàn thiện hơn, dân trí cao hơn, tiềm lực của hệ thống tài chính mạnh hơn thì cũng phải sẵn sàng cho phá sản những NH yếu kém.
Các giải pháp đã mang lại hiệu quả tốt“Trong những ngày qua khi sự cố xảy ra, lãi suất trên thị trường liên NH tăng lên 8% so với mức ổn định 5 – 6% duy trì hàng tháng trước đó; tỷ giá đã tương đối ổn định xung quanh mức 20.850 – 20.880 đồng/USD cũng bị giật lên xấp xỉ 21.000 đồng/USD. Tương tự, giá vàng mấy ngày qua đã tăng thêm 2 – 3 triệu đồng/lượng so với trước đó. Thị trường chứng khoán thì sụt giảm mạnh, riêng ngày hôm qua (23.8) mất 17 điểm. Tốc độ rút tiền, vàng, ngoại tệ từ ACB rất lớn. Đó là bức tranh ngày hôm qua nhưng đến hôm nay thì đã khác. Lãi suất trên thị trường liên NH đã giảm xuống còn 6,5 – 7%; tỷ giá về mức 20.850 – 20.860 đồng/USD; vàng đã giảm 1 triệu đồng/lượng và tốc độ giảm của thị trường chứng khoán cũng chững lại. Điều đó cho thấy, giải pháp của ACB, của các tổ chức tín dụng hỗ trợ ACB cũng như NHNN đã phát huy hiệu quả” Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Bình |
(thực hiện)
Khốn đốn vì chống tham nhũng
Bị khủng bốĐầu năm 2011, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức lễ tuyên dương 18 người có thành tích chống tham nhũng tiêu biểu. Sau đó không lâu, 3 người trong số đó bị chém, ném mìn vào nhà. “Các vụ việc xảy ra đã hơn một năm nay, không vụ nào công an tìm ra được thủ phạm thì làm sao chúng tôi an tâm để đấu tranh” – ông Trần Hữu Sửu, xã Hiến Sơn, huyện Đô Lương, nói.
18/11/2012 3:20 – ThanhnienTrong khi Quốc hội đang tìm cách đưa vào luật những điều khoản bảo vệ người chống tham nhũng thì trên thực tế, đang có nhiều người vì chống tham nhũng mà bị đe dọa, mất việc, thậm chí đổ máu.
10 năm đội đơn đi tố cáo cán bộ xã tham nhũng, ông Trần Hữu Sửu đã bị trù úm, bị chém 24,4% thương tật - Ảnh: K.Hoan |
Hành trình chống tham nhũng của ông Trần Hữu Sửu ở xã Hiến Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An bắt đầu từ năm 1999 khi ông phát hiện ra nhiều sai phạm của lãnh đạo xã về thu chi tài chính, bán 275 lô đất sai thẩm quyền. Sau gần hai năm trời ông đội đơn từ huyện lên tỉnh, tháng 5.2001, Thanh tra tỉnh vào cuộc và kết luận hàng loạt sai phạm của cán bộ xã này với số tiền sai phạm phải thu hồi là 768 triệu đồng và hơn 15.000 m2 đất. Bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND xã, kế toán trưởng và cán bộ địa chính bị cách chức, hàng loạt cán bộ khác bị kỷ luật.
Hai năm sau, ông Sửu tiếp tục phát hiện ra nhiều sai phạm của những lãnh đạo xã vừa được bổ nhiệm và tiếp tục tố cáo 46 nội dung sai phạm trên nhiều lĩnh vực. Ròng rã 3 năm đi tố cáo, Thanh tra huyện Đô Lương mới vào cuộc. Nhưng kết luận thanh tra cho rằng chỉ có 17 nội dung ông Sửu tố cáo đúng, còn 19 nội dung còn lại là sai. Ông Sửu tiếp tục tố cáo lên tỉnh. Thanh tra tỉnh Nghệ An về kiểm tra, phát hiện đoàn thanh tra của huyện Đô Lương bỏ sót nhiều sai phạm nên đề nghị phải thanh tra lại.
|
Để chứng minh cho việc tố cáo của mình là đúng, ông Sửu phải mất cả tháng trời lặn lội đi nhiều cơ quan ở trung ương để xác minh. Kết quả, cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An kết luận ông Xuân chưa tốt nghiệp lớp 10 và cũng không phải là thương binh. Năm 2008, sau nhiều năm đấu tranh của ông Sửu, UBND huyện Đô Lương đã cách chức chủ tịch UBND xã đối với ông Xuân và một số cán bộ khác vì đã khai man hồ sơ, thu, chi, quyết toán khống hơn 741 triệu đồng tiền ngân sách và đóng góp của dân. Hơn 1,5 tỉ đồng được thu hồi và gần 16.000 m2 được xác định UBND xã Hiến Sơn bán sai thẩm quyền là công của ông Sửu sau gần 10 năm trời ăn cơm nhà đội đơn đi tố cáo. Thế nhưng, “phần thưởng” cho ông là nước mắt và 24,4% thương tật vĩnh viễn.
Thiệt thòi và đơn độc
Vợ mất do bệnh hiểm nghèo, một nách nuôi 5 con, ông Sửu có lúc rơi vào cảnh túng bấn. “Phải đấu tranh vì không thể ngồi im lặng nhìn họ tham nhũng tiền của dân” và “phần thưởng” dành cho ông Sửu là những tai vạ. Tháng 10.2005, tường rào nhà ông bị bão quật đổ, ông Sửu xây lại ở vị trí giáp ranh giữa đất nhà ông và đường liên thôn đã bị Chủ tịch UBND xã Hiến Sơn, người đang bị ông tố cáo, ra quyết định cưỡng chế, huy động lực lượng đến phá dỡ.
|
Vì tố cáo tham nhũng, kỹ sư Phan Cảnh Thành (dự án Rừng phòng hộ Tương Dương, Nghệ An) cũng bầm dập trước khi có kết luận thanh tra của cơ quan chức năng. Năm 2006, ông Thành phát hiện và tố cáo Ban quản lý dự án này, đứng đầu là Giám đốc Chu Văn Hùng, đã cho lập nhiều trạm kiểm soát bảo vệ rừng, cột mốc “ma”, khai gian diện tích trồng rừng… để rút tiền của nhà nước. Sau hai lần ông gửi đơn lên huyện, UBND huyện Tương Dương kết luận đơn tố cáo sai. Căn cứ vào đó, ông Hùng 9 lần đưa ông Thành ra kỷ luật nhưng không thành. Sau đó, ông Thành đã bị ông Hùng “đày” khi 6 lần ký quyết định thuyên chuyển vị trí công tác, từ trạm trưởng xuống nhân viên một trạm cách xa trung tâm huyện gần 60 cây số vì “vận động công nhân tố cáo sai sự thật”. Sau khi thanh tra dự án này, Sở NN-PTNT Nghệ An kết luận dự án có nhiều sai phạm và buộc giám đốc dự án này phải nộp gần 800 triệu đồng, trồng bù 200 ha rừng nguyên liệu và nhận mức kỷ luật cảnh cáo.
Trong căn nhà cấp 4 cũ kỹ nằm khuất bên tỉnh lộ 538 thuộc xã Diễn Đồng, huyện Diễn Châu, ông Dương Đình Dần, nguyên Phó phòng Văn hóa huyện Kỳ Sơn, từ nhiều năm nay sống lay lắt bằng nghề chụp ảnh dạo cũng chỉ vì… chống tiêu cực. Năm 1992, khi đang là Phó phòng Văn hóa huyện Kỳ Sơn, ông Dần phát hiện lãnh đạo huyện lợi dụng việc mở con đường vào rừng để phá rừng khai thác gỗ pơ mu. Ông làm đơn tố cáo gửi Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Đoàn thanh tra đặc biệt của Thủ tướng được thành lập, về kiểm tra. Vụ việc bị phanh phui, một số cán bộ huyện Kỳ Sơn và tỉnh Nghệ An sau đó bị kỷ luật. Thế nhưng, thay vì được khen thưởng, ông đã bị Huyện ủy Kỳ Sơn ra quyết định khai trừ khỏi Đảng.
Năm 1995, ông tiếp tục bị đuổi việc vì “viết đơn vượt cấp làm mất uy tín lãnh đạo”. Trở về quê cũ trong cảnh trắng tay, mất việc, vợ con cũng ta thán, bỏ rơi, một mình ông Dần thui thủi trong căn nhà cũ kỹ do bố mẹ để lại và sống bằng nghề chụp ảnh dạo. Năm 2004, ông phát hiện, tố cáo 8 trường hợp ở huyện Diễn Châu khai man hồ sơ để hưởng chính sách cán bộ tiền khởi nghĩa. Hiện nay, ông đang tố cáo hàng chục trường hợp khác giả hồ sơ để hưởng chế độ chất độc da cam ở huyện này cùng những sai phạm của cán bộ xã trong việc quản lý đất đai.
“Tố cáo tham nhũng, tiêu cực thực ra bản thân mình chẳng được lợi lộc gì nhưng đó là trách nhiệm công dân nên phải làm. Tôi đã và đang chịu nhiều áp lực lắm, nhất là liên tục bị người ta nhắn tin, gọi điện đe dọa giết”, ông Dần nói.
Khánh Hoan
Quả bom sex trong bể bơi
Năm 1962, trong lúc đang quay cuốn phim cuối cùng của mình,
Marilyn Monroe đã để cho chụp những tấm ảnh khỏa thân đầy quyến rũ.
Những bức ảnh đấy đã được định dùng để làm vũ khí để chống lại địch thủ
lớn nhất của cô ấy. Thế nhưng rồi ngôi sao của Hollywood qua đời. Và đây
là những tấm ảnh của lần chụp hình huyền thoại đấy.
Benjamin Maack
Phan Ba dịch từ Spiegel Online
“Tôi hy vọng là bể bơi được sưởi ấm”, người đại diện cho công ty bảo hiểm nói.
“Bể bơi đang được sưởi ấm ngay lúc này đấy thôi”, Dean Martin trả lời và nhìn xuống người đàn bà đang nghịch nước ở đấy.
Và nó được sưởi như thế nào ấy chứ. Vì trong cảnh quay của phim “Something’s Got to Give”, có một trong những ngôi sao điện ảnh nóng bỏng nhất của Hollywood đang nghịch nước: Marilyn Monroe. Làn da của cô ấy sáng lung linh giống như sứ mềm mại trong làn nước xanh biếc, cô ấy đập nước như một chú chó, để rồi trong khoảng khắc kế tiếp theo lại xoay tròn thanh nhã như một diễn viên múa ba lê dưới nước, rồi cô ấy táo tợn duỗi một chân lên thành của bể bơi. Mãi đến cuối cảnh, người đại diện cho hãng bảo hiểm cũng nhìn thấy người đàn bà đẹp tóc vàng đó, và trái táo mà ông ấy vừa mới cắn mạnh vào đến như thế đã rơi tuột ra khỏi miệng của ông ấy. Vì bây giờ người đẹp ngồi trên thành của bể bơi – và cô ấy hoàn toàn trần truồng.
Đó là một sự trơ trẽn hết sức to lớn mà Marilyn Monroe đã dám làm. Cả đạo diễn George Cukor lẫn kịch bản đều không yêu cầu cô ấy cởi bỏ quần áo. Trong Hollywood đầu những năm sáu mươi, đối với một ngôi sao tầm cỡ như cô ấy, việc đó là hoàn toàn không thể nghĩ đến. Thế nhưng người nữ diễn viên này đã tính toán rất tỉ mỉ cho lần trình diễn của mình vào cái ngày quay phim đấy trong tháng năm trước đây 50 năm.
Vũ khí chống lại Elizabeth Taylor
Marilyn Monroe. Ảnh: Lawrence Schiller
“Đối với Marylin Monroe, lần phô diễn đấy không gì khác hơn là lần cố gắng cứu vớt lấy sự nghiệp của mình”, Lawrence Schiller nhớ lại, người mà vào cái ngày đấy đã có mặt tại chỗ như là người chụp ảnh của đoàn quay phim, “lần khỏa thân đấy là vũ khí của cô ấy.” Và trước hết là nó hướng đến người phụ nữ cạnh tranh gay gắt nhất với cô ấy: Elizabeth Taylor.
Cô Taylor trẻ hơn sáu tuổi đấy đang đe dọa tranh giành với Monroe 36 tuổi vị thế là quả bom sex lớn nhất trong Hollywood của cô ấy. Và còn hơn thế nữa: trong khi Marilyn, mặc cho những phim thu lại được rất nhiều tiền như “Some Like It Hot” và “The Seven Year Itch”, chỉ nhận được 100.000 dollar cho phần của cô ấy trong “Something’s Got to Give” thì Taylor với số tiền thù lao kỷ lục một triệu dollar cho vai nữ hoàng Ai Cập trong phim “Cleopatra” đã vừa thăng tiến trở thành nữ diễn viên được trả tiền nhiều nhất trên thế giới. Monroe biết rằng thời gian mà mình còn là cô gái tóc vàng quyến rũ không còn được bao lâu nữa. Và cô ấy lo ngại rằng mình sẽ không bao giờ thành công như người phụ nữ cạnh tranh với mình đã là như thế lâu nay.
Thêm vào đấy, những năm vừa rồi là những năm khó khăn cho Monroe. 1957 và 1958 cô ấy bị sẩy thai. 1960 là năm mà cô ấy đứng trước ống kính lần cuối cùng. Thế nhưng “The Misfits” thất bại. Tử trước đấy, người nữ diễn viên này, người mà từ nhiều năm nay đã cố làm tê liệt cảm giác không tự tin của mình với sâm banh và thuốc uống ngày một nhiều hơn, đã gặp phải khó khăn. Bây giờ thì cuộc sống của cô ấy cuối cùng cũng đã trở thành như trong địa ngục: đầu tiên là lần chia tay với Arthur Miller, khiến cho cô ấy sau đó đã lâm vào tình trạng trầm cảm nặng đến mức cô ấy đã tình nguyện vào một bệnh viện tâm thần.
“Làn da ướt nước của cô ấy sáng lóng lánh”
Vào cái ngày đấy trong cảnh phim đấy của “Something’s Got to Give” cô ấy muốn chứng tỏ với thế giới, rằng cô ấy vẫn sexy, vẫn còn đầy quyến rũ. Để làm việc đấy, cô ấy đã chọn hai nhiếp ảnh gia. Một trong hai người đấy là Lawrence Schiler vừa mới 25 tuổi, người mà cô ấy đã quen biết trước đấy trong thời gian quay phim “Let’s Make Love”. Và cô ấy đang ở đỉnh cao của mình.
Marilyn Monroe. Ảnh: Lawrence Schiller
“Không ai cần phải hỏi cô ấy, rằng liệu cô ấy có thể quay sang trái hay quay sang phải được không; cô ấy biết chính xác phải làm gì”, Schiller giờ đây đã 75 tuổi tưởng nhớ lại trong quyển “Marilyn & Me” của mình, “Marilyn, ngay cả khi mặc trang phục, đã là môtíp trong mơ của mỗi một nhà nhiếp ảnh và còn quyến rũ hơn nhiều khi không có. Làn da ướt nước của cô ấy óng ánh. Mắt của cô ấy sáng rực. Nụ cười của cô ấy khiêu khích.”
Công việc quay phim cho cảnh ở bể bơi trong Studio Soundstage 14 của Fox Studios kéo dài từ 11 giờ sáng đến 4 giờ chiều. “Tôi cứ giống như một võ sĩ quyền Anh”, Schiler nhớ lại, “tôi cố đoán những gì sẽ xảy ra tiếp theo và phản ứng.” Trong những lúc nghỉ giải lao, Marilyn cũng đứng tạo dáng để chụp ảnh. Cô ấy biết rằng những tấm ảnh này quan trọng cho mình hơn là cảnh phim. Vì những tấm ảnh này sẽ mang cô trở lại trang bìa của tạp chí – và, nếu như chúng gây đủ ấn tượng, cũng sẽ quét Elizabeth Taylor ra khỏi các dòng tít.
Đó là phần của kế hoạch mà cô ấy đã thảo ra khi các tấm ảnh khỏa thân vẫn còn là ý tưởng. Một vài ngày trước khi chụp ảnh ở bể bơi, Schiller đã đến thăm Marilyn Monroe tại nhà của cô ấy ở cuối Fifth Helena Drive trong Los Angles. “Larry”, cô ấy nói với ông ở đấy, “nếu như tôi khỏa thân hoàn toàn bước lên khỏi bể bơi thì tôi muốn có bảo đảm là những tấm ảnh đấy sẽ xuất hiện trên trang bìa của những tạp chí mà trong số đó không có một đoạn nào nhắc đến Liz Taylor cả.”
50 dollar cho ảnh khỏa thân
Lần cuối cùng mà cô ấy đứng tạo dáng khỏa thân là năm 1949 cho nhiếp ảnh gia Tom Kelley. Nhưng thời đó cô ấy còn là một nữ diễn viên thất nghiệp đang cần tiền. Cô ấy nhận được 50 dollar cho lần chụp ảnh này, cái bốn năm sau đấy đã khiến cho số ra đầu tiên của “Playboy” trở thành tạp chí bán chạy.
Marilyn Monroe. Ảnh: Lawrence Schiller
Đối với Marily Monroe, những lần chụp ảnh ở hồ bơi là miễn phí và cũng là vô giá. Các tấm ảnh đã thành công lớn. Báo chí và tạp chí khắp nơi trên thế giới đã in lại loạt ảnh khỏa thân lần thứ nhì trong con đường sự nghiệp của Marilyn. Ảnh của cô ấy xuất hiện trên trang bìa của tạp chí “Life”. Và cô Taylor thường hiện diện khắp mọi nơi không được nhắc tới đến một từ trong số đó.
Người ta gần như có thể quên rằng Marilyn còn có một cuộc đấu tranh gay go hơn nhiều ở phía trước – và rằng cô ấy sẽ chết chưa đầy ba tháng sau đó. Vì công việc quay “Something’s Gott o Give” đã diễn ra không được tốt cho người nữ diễn viên này. Ngay tại ngày quay đầu tiên, Monroe đã gọi điện đến nhà sản xuất Henry Weinstein để cáo ốm vì viêm xoang nặng. Trong vòng ba tuần đầu của công việc quay phim, cô ấy chỉ xuất hiện ba lần ở trường quay. Trong thời gian đấy, đạo diễn Cukor đã quay toàn bộ những cảnh mà ông ấy không cần đến người nữ diễn viên này. Nhưng Monroe luôn tìm ra được lý do để không xuất hiện. Lần thì vì kiệt sức, lần thì người đóng chung Dean Martin bị cảm lạnh và cô ấy không muốn bị lây.
Say rượu trong khách sạn, tươi tắn ở cạnh bể bơi
Khi “Something’s Got to Give” vượt quá ngân sách của nó một triệu dollar, 20th Century Fox quyết định sa thải Marilyn Monroe. Đấy lẽ ra đã là kết cuộc cho sự nghiệp của cô ấy ở Hollywood. Nhờ một chiến dịch khổng lồ trong giới truyền thông mà trong đó những cảnh ở cạnh bể bơi đóng một vai trò quan trọng, cuối cùng Marilyn Monroe cũng thành công trong việc không những thuyết phục được Fox tiếp tục quay phim với mình. Cô ấy còn lo liệu sao cho đạo diễn Cukor bị sa thải và cô ấy nhận được một hợp đồng mới, bảo đảm cho cô ấy một triệu dollar – dù là cho hai phim.
Marilyn Monroe, The Last Sitting. Ảnh: AP
Nhưng những tuần lễ đầy phỏng vấn và chụp ảnh đấy, những cái mà cô ấy đã tiến hành để cứu vớt sự nghiệp của mình, đã làm cạn kiệt sức lực của cô ấy. Chứng mất ngủ càng tồi tệ hơn, cô ấy uống thuốc và uống rượu cũng nhiều hơn. Vào ngày 5 tháng 8 năm 1962, bà giúp việc của Marilyn Monroe phát hiện nữ thần Hollywood đã chết trên giường của cô ấy.
Phải hơn ba mươi năm sau, cho tới khi những cảnh quay của “Somethong’s Got to Give” được lôi ra từ kho lưu trữ của 20th Century Fox, được phục hồi và cắt thành một cuốn phim 40 phút. Đó là nửa đầu của một cuốn phim hết sức hài hước với một Monroe đầy quyến rũ mà trong đó cảnh ở bể bơi cũng xuất hiện. Nhưng các tấm ảnh mà Lawrence Schiller đã chụp vào ngày quay phim đã làm lu mờ cuốn phim hẳn đi.
“Cô ấy đặc biệt, vì Marylin sống động, vì cô ấy trẻ”, Schiller nói. Và ông ấy nói đúng. Tuy ngôi sao điện ảnh sau lần chụp ảnh ở cạnh bể bơi được cho là đã khỏa thân thêm lần nữa trước ống kính. Nhưng có cả một thế giới đứng giữa những tấm ảnh ở bể bơi và những tấm ảnh thành hình với Bert Stern ở Bel Air Hotel trong Los Angeles, những cái được biết đến như “The Last Sitting”. Stern đã làm cho cô ấy vui tươi lên bằng sâm banh Và vì thế mà trên nhiều tấm ảnh, cô ấy trông giống như say rượu và lơ đãng.
Ngày nay, đối với nhiều người, người đẹp tóc vàng với cuộc đời khó nhọc đấy là thần tượng vĩ đại nhất của Hollywood – và qua đó cũng bỏ Elizabeth Taylor lại ở phía sau. Vì trong khi ngôi sao điện ảnh đấy già đi thì Myrilyn Monroe trẻ mãi – trong những phim của cô ấy và trên những bức ảnh như những bức đã được chụp vào cái ngày trong tháng 5 đấy ở Soundstage 14 trong Los Angeles.
http://einestages.spiegel.de/static/topicalbumbackground/24891/die_blosse_goettin.html
Benjamin Maack
Phan Ba dịch từ Spiegel Online
“Tôi hy vọng là bể bơi được sưởi ấm”, người đại diện cho công ty bảo hiểm nói.
“Bể bơi đang được sưởi ấm ngay lúc này đấy thôi”, Dean Martin trả lời và nhìn xuống người đàn bà đang nghịch nước ở đấy.
Và nó được sưởi như thế nào ấy chứ. Vì trong cảnh quay của phim “Something’s Got to Give”, có một trong những ngôi sao điện ảnh nóng bỏng nhất của Hollywood đang nghịch nước: Marilyn Monroe. Làn da của cô ấy sáng lung linh giống như sứ mềm mại trong làn nước xanh biếc, cô ấy đập nước như một chú chó, để rồi trong khoảng khắc kế tiếp theo lại xoay tròn thanh nhã như một diễn viên múa ba lê dưới nước, rồi cô ấy táo tợn duỗi một chân lên thành của bể bơi. Mãi đến cuối cảnh, người đại diện cho hãng bảo hiểm cũng nhìn thấy người đàn bà đẹp tóc vàng đó, và trái táo mà ông ấy vừa mới cắn mạnh vào đến như thế đã rơi tuột ra khỏi miệng của ông ấy. Vì bây giờ người đẹp ngồi trên thành của bể bơi – và cô ấy hoàn toàn trần truồng.
Đó là một sự trơ trẽn hết sức to lớn mà Marilyn Monroe đã dám làm. Cả đạo diễn George Cukor lẫn kịch bản đều không yêu cầu cô ấy cởi bỏ quần áo. Trong Hollywood đầu những năm sáu mươi, đối với một ngôi sao tầm cỡ như cô ấy, việc đó là hoàn toàn không thể nghĩ đến. Thế nhưng người nữ diễn viên này đã tính toán rất tỉ mỉ cho lần trình diễn của mình vào cái ngày quay phim đấy trong tháng năm trước đây 50 năm.
Vũ khí chống lại Elizabeth Taylor
Marilyn Monroe. Ảnh: Lawrence Schiller
“Đối với Marylin Monroe, lần phô diễn đấy không gì khác hơn là lần cố gắng cứu vớt lấy sự nghiệp của mình”, Lawrence Schiller nhớ lại, người mà vào cái ngày đấy đã có mặt tại chỗ như là người chụp ảnh của đoàn quay phim, “lần khỏa thân đấy là vũ khí của cô ấy.” Và trước hết là nó hướng đến người phụ nữ cạnh tranh gay gắt nhất với cô ấy: Elizabeth Taylor.
Cô Taylor trẻ hơn sáu tuổi đấy đang đe dọa tranh giành với Monroe 36 tuổi vị thế là quả bom sex lớn nhất trong Hollywood của cô ấy. Và còn hơn thế nữa: trong khi Marilyn, mặc cho những phim thu lại được rất nhiều tiền như “Some Like It Hot” và “The Seven Year Itch”, chỉ nhận được 100.000 dollar cho phần của cô ấy trong “Something’s Got to Give” thì Taylor với số tiền thù lao kỷ lục một triệu dollar cho vai nữ hoàng Ai Cập trong phim “Cleopatra” đã vừa thăng tiến trở thành nữ diễn viên được trả tiền nhiều nhất trên thế giới. Monroe biết rằng thời gian mà mình còn là cô gái tóc vàng quyến rũ không còn được bao lâu nữa. Và cô ấy lo ngại rằng mình sẽ không bao giờ thành công như người phụ nữ cạnh tranh với mình đã là như thế lâu nay.
Thêm vào đấy, những năm vừa rồi là những năm khó khăn cho Monroe. 1957 và 1958 cô ấy bị sẩy thai. 1960 là năm mà cô ấy đứng trước ống kính lần cuối cùng. Thế nhưng “The Misfits” thất bại. Tử trước đấy, người nữ diễn viên này, người mà từ nhiều năm nay đã cố làm tê liệt cảm giác không tự tin của mình với sâm banh và thuốc uống ngày một nhiều hơn, đã gặp phải khó khăn. Bây giờ thì cuộc sống của cô ấy cuối cùng cũng đã trở thành như trong địa ngục: đầu tiên là lần chia tay với Arthur Miller, khiến cho cô ấy sau đó đã lâm vào tình trạng trầm cảm nặng đến mức cô ấy đã tình nguyện vào một bệnh viện tâm thần.
“Làn da ướt nước của cô ấy sáng lóng lánh”
Vào cái ngày đấy trong cảnh phim đấy của “Something’s Got to Give” cô ấy muốn chứng tỏ với thế giới, rằng cô ấy vẫn sexy, vẫn còn đầy quyến rũ. Để làm việc đấy, cô ấy đã chọn hai nhiếp ảnh gia. Một trong hai người đấy là Lawrence Schiler vừa mới 25 tuổi, người mà cô ấy đã quen biết trước đấy trong thời gian quay phim “Let’s Make Love”. Và cô ấy đang ở đỉnh cao của mình.
Marilyn Monroe. Ảnh: Lawrence Schiller
“Không ai cần phải hỏi cô ấy, rằng liệu cô ấy có thể quay sang trái hay quay sang phải được không; cô ấy biết chính xác phải làm gì”, Schiller giờ đây đã 75 tuổi tưởng nhớ lại trong quyển “Marilyn & Me” của mình, “Marilyn, ngay cả khi mặc trang phục, đã là môtíp trong mơ của mỗi một nhà nhiếp ảnh và còn quyến rũ hơn nhiều khi không có. Làn da ướt nước của cô ấy óng ánh. Mắt của cô ấy sáng rực. Nụ cười của cô ấy khiêu khích.”
Công việc quay phim cho cảnh ở bể bơi trong Studio Soundstage 14 của Fox Studios kéo dài từ 11 giờ sáng đến 4 giờ chiều. “Tôi cứ giống như một võ sĩ quyền Anh”, Schiler nhớ lại, “tôi cố đoán những gì sẽ xảy ra tiếp theo và phản ứng.” Trong những lúc nghỉ giải lao, Marilyn cũng đứng tạo dáng để chụp ảnh. Cô ấy biết rằng những tấm ảnh này quan trọng cho mình hơn là cảnh phim. Vì những tấm ảnh này sẽ mang cô trở lại trang bìa của tạp chí – và, nếu như chúng gây đủ ấn tượng, cũng sẽ quét Elizabeth Taylor ra khỏi các dòng tít.
Đó là phần của kế hoạch mà cô ấy đã thảo ra khi các tấm ảnh khỏa thân vẫn còn là ý tưởng. Một vài ngày trước khi chụp ảnh ở bể bơi, Schiller đã đến thăm Marilyn Monroe tại nhà của cô ấy ở cuối Fifth Helena Drive trong Los Angles. “Larry”, cô ấy nói với ông ở đấy, “nếu như tôi khỏa thân hoàn toàn bước lên khỏi bể bơi thì tôi muốn có bảo đảm là những tấm ảnh đấy sẽ xuất hiện trên trang bìa của những tạp chí mà trong số đó không có một đoạn nào nhắc đến Liz Taylor cả.”
50 dollar cho ảnh khỏa thân
Lần cuối cùng mà cô ấy đứng tạo dáng khỏa thân là năm 1949 cho nhiếp ảnh gia Tom Kelley. Nhưng thời đó cô ấy còn là một nữ diễn viên thất nghiệp đang cần tiền. Cô ấy nhận được 50 dollar cho lần chụp ảnh này, cái bốn năm sau đấy đã khiến cho số ra đầu tiên của “Playboy” trở thành tạp chí bán chạy.
Marilyn Monroe. Ảnh: Lawrence Schiller
Đối với Marily Monroe, những lần chụp ảnh ở hồ bơi là miễn phí và cũng là vô giá. Các tấm ảnh đã thành công lớn. Báo chí và tạp chí khắp nơi trên thế giới đã in lại loạt ảnh khỏa thân lần thứ nhì trong con đường sự nghiệp của Marilyn. Ảnh của cô ấy xuất hiện trên trang bìa của tạp chí “Life”. Và cô Taylor thường hiện diện khắp mọi nơi không được nhắc tới đến một từ trong số đó.
Người ta gần như có thể quên rằng Marilyn còn có một cuộc đấu tranh gay go hơn nhiều ở phía trước – và rằng cô ấy sẽ chết chưa đầy ba tháng sau đó. Vì công việc quay “Something’s Gott o Give” đã diễn ra không được tốt cho người nữ diễn viên này. Ngay tại ngày quay đầu tiên, Monroe đã gọi điện đến nhà sản xuất Henry Weinstein để cáo ốm vì viêm xoang nặng. Trong vòng ba tuần đầu của công việc quay phim, cô ấy chỉ xuất hiện ba lần ở trường quay. Trong thời gian đấy, đạo diễn Cukor đã quay toàn bộ những cảnh mà ông ấy không cần đến người nữ diễn viên này. Nhưng Monroe luôn tìm ra được lý do để không xuất hiện. Lần thì vì kiệt sức, lần thì người đóng chung Dean Martin bị cảm lạnh và cô ấy không muốn bị lây.
Say rượu trong khách sạn, tươi tắn ở cạnh bể bơi
Khi “Something’s Got to Give” vượt quá ngân sách của nó một triệu dollar, 20th Century Fox quyết định sa thải Marilyn Monroe. Đấy lẽ ra đã là kết cuộc cho sự nghiệp của cô ấy ở Hollywood. Nhờ một chiến dịch khổng lồ trong giới truyền thông mà trong đó những cảnh ở cạnh bể bơi đóng một vai trò quan trọng, cuối cùng Marilyn Monroe cũng thành công trong việc không những thuyết phục được Fox tiếp tục quay phim với mình. Cô ấy còn lo liệu sao cho đạo diễn Cukor bị sa thải và cô ấy nhận được một hợp đồng mới, bảo đảm cho cô ấy một triệu dollar – dù là cho hai phim.
Marilyn Monroe, The Last Sitting. Ảnh: AP
Nhưng những tuần lễ đầy phỏng vấn và chụp ảnh đấy, những cái mà cô ấy đã tiến hành để cứu vớt sự nghiệp của mình, đã làm cạn kiệt sức lực của cô ấy. Chứng mất ngủ càng tồi tệ hơn, cô ấy uống thuốc và uống rượu cũng nhiều hơn. Vào ngày 5 tháng 8 năm 1962, bà giúp việc của Marilyn Monroe phát hiện nữ thần Hollywood đã chết trên giường của cô ấy.
Phải hơn ba mươi năm sau, cho tới khi những cảnh quay của “Somethong’s Got to Give” được lôi ra từ kho lưu trữ của 20th Century Fox, được phục hồi và cắt thành một cuốn phim 40 phút. Đó là nửa đầu của một cuốn phim hết sức hài hước với một Monroe đầy quyến rũ mà trong đó cảnh ở bể bơi cũng xuất hiện. Nhưng các tấm ảnh mà Lawrence Schiller đã chụp vào ngày quay phim đã làm lu mờ cuốn phim hẳn đi.
“Cô ấy đặc biệt, vì Marylin sống động, vì cô ấy trẻ”, Schiller nói. Và ông ấy nói đúng. Tuy ngôi sao điện ảnh sau lần chụp ảnh ở cạnh bể bơi được cho là đã khỏa thân thêm lần nữa trước ống kính. Nhưng có cả một thế giới đứng giữa những tấm ảnh ở bể bơi và những tấm ảnh thành hình với Bert Stern ở Bel Air Hotel trong Los Angeles, những cái được biết đến như “The Last Sitting”. Stern đã làm cho cô ấy vui tươi lên bằng sâm banh Và vì thế mà trên nhiều tấm ảnh, cô ấy trông giống như say rượu và lơ đãng.
Ngày nay, đối với nhiều người, người đẹp tóc vàng với cuộc đời khó nhọc đấy là thần tượng vĩ đại nhất của Hollywood – và qua đó cũng bỏ Elizabeth Taylor lại ở phía sau. Vì trong khi ngôi sao điện ảnh đấy già đi thì Myrilyn Monroe trẻ mãi – trong những phim của cô ấy và trên những bức ảnh như những bức đã được chụp vào cái ngày trong tháng 5 đấy ở Soundstage 14 trong Los Angeles.
http://einestages.spiegel.de/static/topicalbumbackground/24891/die_blosse_goettin.html
ĐỌC 2 BÀI THƠ RA TÙ, NGHĨ VỀ HÒA GIẢI SAU CHIẾN TRANH
Nguyentrongtao blog
KHÁNH TRÂM
Lại sắp hết năm. Sài Gòn lại sắp đón mai vàng. Đã 37 năm đánh dấu ngày thống nhất đất nước, kể từ trưa 30/4/1975, tôi lại ngồi nghĩ về 2 bài thơ. Đó là bài «Người về» của nhà thơ Hoàng Hưng (1992) và bài «Ta về» của nhà thơ Tô Thùy Yên (1985). Hai ông đều là những thi nhân hàng đầu hiện còn sống và sáng tác trên văn đàn văn chương Việt. Một người sinh ra và lớn lên ở đất Bắc, một thời dậy học và làm báo trong hệ thống thuộc tổ chức xã hội nghề nghiệp của nhà nước CH XHCNVN còn người kia thuộc về phía Nam vĩ tuyến 17 làm thơ, viết văn, đi lính dưới chính quyền VNCH rồi trở thành cựu tù nhân bị giam cầm « học tập cải tạo » sau ngày Nam Bắc một nhà.
Mỗi khi đọc hai bài thơ, kể từ ngày đầu tiếp xúc với nó hay cho đến tận bây giờ tôi cũng không còn nhớ mình đã đọc bao nhiêu lần nữa nhưng mỗi khi nhớ đến nó tôi cứ bị hai nỗi ám ảnh. Đó là nỗi ám ảnh về cuộc chiến và nỗi ám ảnh về thân phận con người. Hai nỗi ám ảnh này nó cứ theo suốt cuộc sống hàng ngày của tôi, mờ mờ, ảo ảo, khi ẩn khi hiện. Cuộc chiến 1955-1975 ấy ngày nay nhiều người còn đang tranh cãi và có nhiều bất đồng ở cái «lý do» và tính «chính nghĩa» của nó nhưng có một điều ai ai cũng nhìn thấy và phải công nhận là cuộc chiến ấy đau thương và mất mát quá lớn (bởi thế mới có lời nghẹn ngào «xin đừng thêm những tháng tư»). Và tiếp nối cái «tháng tư» nghiệt ngã ấy là những đợt «học tập cải tạo» cho những con người ở phía bên kia. Tác giả của «Ta về» là một trong số đó. Ông đã bị giam giữ bao tháng bao ngày? Những lời thơ đã nói lên tất cả: «Ta về một bóng trên đường lớn/ thơ chẳng ai đề vạt áo phai/ sao bỗng nghe đau mềm phế phủ/ mười năm đá cũng ngậm ngùi thay». Bài thơ này có 12 lần nhắc đến «mười năm» và nó cũng chỉ rõ nơi chốn mà tác giả lưu trú trong «mười năm» ấy: «Vĩnh biệt ta mười năm chết dấp/ chốn rừng thiêng ỉm tiếng nghìn thu/ mười năm mặt sạm soi khe nước/ ta hóa thân thành vượn cổ xưa». Vậy mà sự ngăn cách và chia ly của «mười năm» đằng đẵng ấy cũng không thể làm phai mờ tình thương yêu của những con người vẫn hướng về nhau: «Ta về như tiếng kêu đồng vọng/ rau mác lên bờ đã trổ bông/ cho dẫu ngàn năm em vẫn đứng/ chờ anh như biển đã chờ sông». Họ đã nói với nhau và cho nhau những gì? «Ta gọi thời gian sau cánh cửa/ nỗi mừng giàn giụa mắt ai sâu/ ta về như máu ân tình chảy/ tự kiếp xưa nào tưởng lạc nhau». Và: «Ta về dẫu phải đi chân đất/ khắp thế gian này để gặp em/ đau khổ riêng gì nơi gió cát/ thềm nhà bụi chuối khóc thâu đêm». Nhà thơ cũng cho độc giả biết khi đã được trả tự do để về với cuộc đời, với «cây bưởi xưa còn nhớ trắng hoa» và «ngồi đây nền cũ nhà hương hỏa» với «mọi thứ không còn ngăn nắp cũ/ nhà thương – khó quá sống thờ ơ/ giậu nghiêng cổng đổ, thềm um cỏ/ khách cũ không còn khách mới thưa» thì thi nhân đã hết thời trai trẻ, trên đầu đã hai thứ tóc: «Ta về cúi mái đầu sương điểm/ nghe nặng từ tâm lượng đất trời/ cảm ơn hoa đã vì ta nở/ thế giới vui từ nỗi lẻ loi». Vâng, người nghệ sỹ với độ tuổi đã « nghe nặng từ tâm lượng đất trời » ấy thì ông cũng đã thấu hiểu cái vô thường của đời người. Mặc dù bị giam cầm, bị đói khổ, bị hành hạ… nhưng hiểu được cái «vô thường» kia nên «Ta về» không thấy oán hận hay căm thù. Tôi cứ luôn nghĩ để hòa hợp và giải oan cho cuộc chiến này có lẽ những người khởi sự là những thi nhân, những văn nghệ sỹ (và họ đã bắt đầu). Tô Thùy Yên đã nói ra điều này từ rất sớm: «Ta về như lá rơi về cội/ bếp lửa nhân quần ấm tối nay/chút rượu hồng đây xin rưới xuống/ giải oan cho cuộc biển dâu này». Bước chân ra khỏi chốn ngục tù, nhìn lại chặng đường đã qua, hướng về chặng đường phía trước, nhà thơ đã bỏ lại hết hận thù: «Ta về khai giải bùa thiêng yểm/ thức dậy đi nào gỗ đá ơi/ hãy kể lại mười năm chuyện cũ/ một lần kể lại để rồi thôi» và tự nhủ mình: «Bé ơi, này những vui buồn cũ/ hãy sống đương đầu với lãng quên/ con dế vẫn là con dế ấy/ hát rong bờ cỏ giọng thân quen».
Cuộc chiến mà Tô Thùy Yên và bao triệu người đã đi qua, thời ấy trên đất Bắc và cho đến tận hôm nay các bài sử dạy trong nhà trường vẫn gọi đây là «cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước» và khi ngày 30/4/1975 khép lại cái trang sử ấy chúng ta đã thắng Mỹ (là «đế quốc to») nhưng tiếc thay người Việt đã không học được thái độ ứng xử cao thượng, tôn trọng phẩm giá con người, không phân biệt kẻ thua người thắng của cuộc nội chiến Nam-Bắc Mỹ của thế kỷ 19. Đó là vùng đất của những con người biết nhìn xa trông rộng, sống đầy trách nhiệm đứng đầu là hai vị tướng, tướng Lee của miền Nam và tướng Grant của miền Bắc. Làng quê Appomattox nơi ra đời cái biên bản đầu hàng nhân bản nhất mà tôi được đọc, ở đó không có kẻ thù. Người thua và người thắng đều là đồng bào, là con một nhà. Con của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và họ cùng bắt tay xây dựng lại đất nước bị tàn phá sau chiến tranh. Thế là cuộc nội chiến của nước Mỹ đã kết thúc trong sự khoan dung và câu nói của tướng Grant với binh lính dưới quyền: «Chiến tranh đã kết thúc. Giờ đây họ đã là đồng bào của chúng ta» và cái điều khoản quan trọng đề cập đến binh lính miền Nam: «Không bị coi là phản quốc và không phải ở tù » cứ văng vẳng trong tôi bao tháng bao ngày.
Trở lại bài «Ta về», thi sĩ Tô Thùy Yên đã nhìn đất trời dưới cái nhìn vô thường: Hoa nở rồi lại tàn, trăng tròn rồi lại khuyết, con người sinh ra rồi lại chết đi. Cái triết lý này được ông khẳng định: «Ta về như hạt sương trên cỏ/ kết tụ sầu nhân thế chuyển đời/ bé bỏng thì cũng sinh dị, diệt/ tội tình chi lắm nữa người ơi». Lời «tội tình chi» này của thi nhân đất phương Nam sau chiến tranh có ai ngờ nó cũng vận ngay vào một thi nhân đất Bắc. Đó là nhà thơ Hoàng Hưng. Những dòng đầu tiên của « Người về » đã nói lên tất cả: «Người về từ cõi ấy/ vợ khóc một đêm con lạ một ngày/ Người về từ cõi ấy/ bước vào cửa người quen tái mặt / người về từ cõi ấy/ giữa phố đông nhồn nhột sau gáy…». Đọc hết bài thơ, ta thấy tác giả đã trải lòng ra với người đọc cái chốn «cõi ấy» và ông cũng tự tâm sự với chính mình về một cái nơi tưởng đã lùi vào quá khứ, nhưng không, nó vẫn theo, cứ kè kè với tác giả như hình với bóng, tưởng đã «tháo ra được» nhưng vẫn có cái sợi dây vô hình nó cứ «buộc vào như chơi» không thoát ra được. Vậy thì ai buộc vào? Chắn chắn không phải tác giả, vì chẳng có ai lại thích cái «cõi ấy» cả (chứ chưa kể còn cố quên đi). Một «cái cõi» mà những ai đã từ chốn ấy bước ra thì «một năm sau còn nghẹn giữa cuộc vui/ hai năm còn mộng toát mồ hôi/ ba năm còn nhớ một con thạch thùng/ mười năm còn quen ngồi một mình trong tối».
Năm 1982 đã gần 10 năm sau chiến tranh, nhà thơ Hoàng Hưng bước vào «cõi ấy» với một cái lý do rất vô lý và đầy oan ức. Ngày ấy, ông cầm tập thơ «Về Kinh Bắc», một tập thơ viết tay của nhà thơ đàn anh người đồng hương Bắc Ninh rất nổi tiếng là Hoàng Cầm. Vì cầm tập thơ này, Hoàng Hưng bị bắt và đi tù 39 tháng. Tôi là một độc giả đọc thơ ông, cứ mỗi khi nghĩ đến người tù thi sỹ này tôi luôn bị ám ảnh bởi cái lý do họ bắt ông (lưu truyền văn hóa phẩm phản động) và cái cách thức họ bắt ông là lập chuyên án và gài bẫy (chiến công của người này lại là địa ngục trần gian của người kia. Thật trớ trêu!). Nhiều lúc tôi cứ tự hỏi, ông là một nhà thơ, ông không cầm thơ thì cầm cái gì ? Ông không trao đổi thơ với bạn với bè thì ông trao đổi cái gì ? Ông đọc thơ của Hoàng Cầm và ngược lại, Hoàng cầm đọc thơ ông cũng là lẽ thường tình chưa kể đó lại là những áng thơ đẹp: «Cúi lậy mẹ con trở về Kinh Bắc/ chiều xưa giẻ quạt voi lồng/ thân cau cụt vẫy đuôi mèo trắng mốc/ chuồn chuồn khiêng nắng sang sông…».
Ngày ấy Hoàng Hưng vừa cầm tập thơ trong tay rồi bị bắt ngay (ông chưa hề đưa cho ai) vậy mà ông mang tội «lưu truyền văn hóa phẩm phản động». Ông bị buộc tội và bị kết án không qua xét xử. Những việc làm bất chấp luật pháp này nó chà đạp con người và đã tước đi quyền sinh sống của một công dân. Đó là cái nỗi ám ảnh lớn nhất của một người đọc như tôi. Trên đất Bắc,trường hợp nhà thơ Hoàng Hưng không phải là văn nghệ sỹ duy nhất bị tước quyền công dân một cách phi pháp. Trước đây đã có vụ «nhân văn giai phẩm» để biết bao văn nghệ sỹ đã phải chịu tù đầy… thế rồi hơn 30 năm sau những người kết tội các ông đã âm thầm thừa nhận «sai trái». Năm 2007, tác giả «Về Kinh Bắc» đã được «Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật » và có rất nhiều bài ở tập thơ này được tuyển chọn.
Những câu chuyện người thực việc thực này đã phơi bầy cho ta thấy cái cách mà chính quyền định đoạt cuộc sống của một công dân rất tùy tiện. Ở tù ra, nhà thơ Hoàng Hưng vẫn bị «chăm sóc». Chính ông nói ra điều này (nguyên nhân ra đời bài «Người về»): «Tôi viết bài này năm 1992, tức là 10 năm sau khi ra tù. Lúc đó tôi cũng đã quen vị thế nhà báo của mình đã được phục hồi. Nhưng trong một buổi tiệc của Hội Mỹ Thuật TP HCM, có một người lạ mặt đến gần tôi, nhìn tôi trừng trừng và hỏi: «Anh từ nơi ấy trở về chứ gì?» rồi bỏ đi. Tôi đứng sững như trời trồng và lặng lẽ ra về. Sự việc ám ảnh tôi suốt đêm hôm ấy. Nó làm tôi nhận thức được một thân phận khác của mình trong xã hội». Thế là đọc những dòng ông viết tôi mới hiểu cái ý nghĩa của những câu thơ. Những câu thơ chứa bao nỗi niềm bất an, nỗi khổ của thân phận con người không được thừa nhận, thân phận của một tù nhân dự khuyết: «Một hôm có kẻ nhìn trân trối/ một đêm có tiếng bâng quơ hỏi/ giật mình một cái vỗ vai». Bài thơ «Người về» là nỗi niềm tâm sự của một tri thức văn nghệ sỹ lên án cái xã hội thiếu vắng luật pháp và công lý này.
Kể từ ngày ra đời hai bài thơ sau chiến tranh của 2 tác giả Nam-Bắc này tính đến nay đã 20 năm (bài «Người về») và 26 năm (bài «Ta về») nhưng những thông điệp mà nó truyền đi vẫn rất mạnh mẽ. Riêng tôi lúc nào thưởng thức chúng cũng vẫn cứ say mê một cách đầy ám ảnh. Riêng «Người về» với «giữa phố đông nhồn nhột sau gáy» vẫn còn nguyên tính thời sự của nó. Bởi những người con yêu nước Việt hôm nay vẫn cứ «nhồn nhột sau gáy» khi họ dám lên tiếng bảo vệ chủ quyền dân tộc. Không biết trong xã hội chúng ta đang sống, có bao nhiêu người đang chịu cái cảnh «nhồn nhột sau gáy» này? Tôi chỉ biết có những người bị «nhồn nhột sau gáy» đã đang ngồi tù, ngoài ra còn biết bao nhiêu người « nhồn nhột sau gáy » nữa sẽ chuẩn bị «bước chân vào chốn ngục tù» vì cái cách chính quyền đang trấn áp (thậm chí bỏ tù) những người đi tiên phong. Nhìn xã hội Việt nam với bức tranh hiện tại, tôi lại nghĩ đến những lời tâm sự của nhà thơ Hoàng Hưng viết trước khi chiến tranh kết thúc (1973): «Các anh bảo chúng tôi/đi chiến đấu cho ngày mai tươi đẹp/chúng tôi đi/ vì không sợ chết/ chúng tôi chết/vì sợ sống hèn/ nhưng sẽ ra sao cái ngày mai ấy»? Vâng, cái ngày mai ấy chính là cái ngày hôm nay khi những người cầm quyền để nền kinh tế suy thoái, nền chính trị bá đạo, văn hóa-giáo dục xuống cấp đời sống dân chúng lầm than nhưng họ chỉ nhận «sai lầm sâu sắc», nhận «trách nhiệm chính trị lớn» nhưng nhất quyết họ không từ chức.
***
TA VỀ của TÔ THÙY YÊN
Ta về một bóng trên đường lớn
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai
Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ
Mười năm đá cũng ngậm ngùi thay
Vĩnh biệt ta-mười-năm chết dấp
Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu
Mười năm mặt sạm soi khe nước
Ta hóa thân thành vượn cổ sơ
Ta về qua những truông cùng phá
Nếp trán nhăn đùa ngọn gió may
Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ
Nghe tàn cát bụi tháng năm bay
Chỉ có thế. Trời câm đất nín
Đời im lìm đóng váng xanh xao
Mười năm, thế giới già trông thấy
Đất bạc màu đi, đất bạc màu
Ta về như bóng chim qua trễ
Cho vội vàng thêm gió cuối mùa
Ai đứng trông vời mây nước đó
Ngàn năm râu tóc bạc phơ phơ
Một đời được mấy điều mong ước
Núi lở sông bồi đã mấy khi
Lịch sử ngơi đi nhiều tiếng động
Mười năm, cổ lục đã ai ghi
Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cảm ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ nỗi lẻ loi
Tưởng tượng nhà nhà đang mở cửa
Làng ta ngựa đá đã qua sông
Người đi như cá theo con nước
Trống ngũ liên nôn nả gióng mừng
Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chút rượu hồng đây xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu này
Ta khóc tạ ơn đời máu chảy
Ruột mềm như đá dưới chân ta
Mười năm chớp bể mưa nguồn đó
Người thức mong buồn tận cõi xa
Ta về như hạt sương trên cỏ
Kết tụ sầu nhân thế chuyển dời
Bé bỏng cũng thì sinh, dị, diệt
Tội tình chi lắm nữa người ơi
Quán dốc hơi thu lùa nỗi nhớ
Mười năm người tỏ mặt nhau đây
Nước non ngàn dặm bèo mây hỡi
Đành uống lưng thôi bát nước mời
Ta về như sợi tơ trời trắng
Chấp chới trôi buồn với nắng hanh
Ai gọi ai đi ngoài cõi vắng
Dừng chân nghe quặn thắt tâm can
Lời thề buổi ấy còn mang nặng
Nên mắc tình đời cởi chẳng ra
Ta nhớ người xa ngoài nỗi nhớ
Mười năm ta vẫn cứ là ta
Ta về như tứ thơ xiêu tán
Trong cõi hoang đường trắng lãng quên
Nhà cũ mừng còn nguyên mái, vách
Nhện giăng, khói ám, mối xông nền
Mọi thứ không còn ngăn nắp cũ
Nhà thương-khó quá sống thờ ơ
Giậu nghiêng cổng đổ, thềm um cỏ
Khách cũ không còn, khách mới thưa
Ta về khai giải bùa thiêng yểm
Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi
Hãy kể lại mười năm chuyện cũ
Một lần kể lại để rồi thôi
Chiều nay ta sẽ đi thơ thẩn
Thăm hỏi từng cây, những nỗi nhà
Hoa bưởi, hoa tầm xuân có nở?
Mười năm, cây có nhớ người xa?
Ta về như đứa con phung phá
Khánh kiệt đời trong cuộc biển dâu
Mười năm, con đã già trông thấy
Huống mẹ cha đèn sắp cạn dầu
Con gẫm lại đời con thất bát
Hứa trăm điều một chẳng làm nên
Đời qua, lớp lớp tàn hư huyễn
Giọt lệ sương thầm khóc biến thiên
Ta về như tiếng kêu đồng vọng
Rau mác lên bờ đã trổ bông
Cho dẫu ngàn năm em vẫn đứng
Chờ anh như biển vẫn chờ sông
Ta gọi thời gian sau cánh cửa
Nỗi mừng giàn giụa mắt ai sâu
Ta nghe như máu ân tình chảy
Tự kiếp xưa nào tưởng lạc nhau
Ta về dẫu phải đi chân đất
Khắp thế gian này để gặp em
Đau khổ riêng gì nơi gió cát
Thềm nhà bụi chuối thức thâu đêm
Cây bưởi xưa còn nhớ, trắng hoa
Đêm chưa khuya quá hỡi trăng tà
Tình xưa như tuổi già không ngủ
Thức trọn, khua từng nỗi xót xa
Ta về như giấc mơ thần bí
Tuổi nhỏ đi tìm một tối vui
Trăng sáng soi hồn ta vết phỏng
Trọn đời nỗi nhớ sáng khôn nguôi
Bé ơi, này những vui buồn cũ
Hãy sống, đương đầu với lãng quên
Con dế vẫn là con dế ấy
Hát rong bờ cỏ giọng thân quen
Ta về như nước Tào Khê chảy
Tinh đẩu mười năm luống nhạt mờ
Thân thích những ai giờ đã khuất
Cõi đời nghe trống trải hơn xưa
Người chết đưa ta cùng xuống mộ
Đâu còn ai nữa đứng bờ ao
Khóc người ta khóc ta rơi rụng
Tuổi hạc ôi ngày một một hao
Ta về như bóng ma hờn tủi
Lục lại thời gian kiếm chính mình
Ta nhặt mà thương từng phế liệu
Như từng hài cốt sắp vô danh
Ngồi đây nền cũ nhà hương hỏa
Đọc lại bài thơ thủa thiếu thời
Ai đó trong hồn ta thổn thức
Vầng trăng còn tiếc cuộc rong chơi
Ta về như hạc vàng thương nhớ
Một thủa trần gian bay lướt qua
Ta tiếc đời ta sao hữu hạn
Đành không trải hết được lòng ta
.
NGƯỜI VỀ của HOÀNG HƯNG
Người về
Người về từ cõi ấy
Vợ khóc một đêm con lạ một ngày
Người về từ cõi ấy
Bước vào cửa người quen tái mặt
Người về từ cõi ấy
Giữa phố đông nhồn nhột sau gáy
Một năm sau còn nghẹn giữa cuộc vui
Hai năm còn mộng toát mồ hôi
Ba năm còn nhớ một con thạch thùng
Mười năm còn quen ngồi một mình trong tối
Một hôm có kẻ nhìn trân trối
Một đêm có tiếng bâng quơ hỏi
Giật mình
một cái vỗ vai
- <<<===Khánh Trâm và nhà thơ Hoàng Hưng
Lại sắp hết năm. Sài Gòn lại sắp đón mai vàng. Đã 37 năm đánh dấu ngày thống nhất đất nước, kể từ trưa 30/4/1975, tôi lại ngồi nghĩ về 2 bài thơ. Đó là bài «Người về» của nhà thơ Hoàng Hưng (1992) và bài «Ta về» của nhà thơ Tô Thùy Yên (1985). Hai ông đều là những thi nhân hàng đầu hiện còn sống và sáng tác trên văn đàn văn chương Việt. Một người sinh ra và lớn lên ở đất Bắc, một thời dậy học và làm báo trong hệ thống thuộc tổ chức xã hội nghề nghiệp của nhà nước CH XHCNVN còn người kia thuộc về phía Nam vĩ tuyến 17 làm thơ, viết văn, đi lính dưới chính quyền VNCH rồi trở thành cựu tù nhân bị giam cầm « học tập cải tạo » sau ngày Nam Bắc một nhà.
Mỗi khi đọc hai bài thơ, kể từ ngày đầu tiếp xúc với nó hay cho đến tận bây giờ tôi cũng không còn nhớ mình đã đọc bao nhiêu lần nữa nhưng mỗi khi nhớ đến nó tôi cứ bị hai nỗi ám ảnh. Đó là nỗi ám ảnh về cuộc chiến và nỗi ám ảnh về thân phận con người. Hai nỗi ám ảnh này nó cứ theo suốt cuộc sống hàng ngày của tôi, mờ mờ, ảo ảo, khi ẩn khi hiện. Cuộc chiến 1955-1975 ấy ngày nay nhiều người còn đang tranh cãi và có nhiều bất đồng ở cái «lý do» và tính «chính nghĩa» của nó nhưng có một điều ai ai cũng nhìn thấy và phải công nhận là cuộc chiến ấy đau thương và mất mát quá lớn (bởi thế mới có lời nghẹn ngào «xin đừng thêm những tháng tư»). Và tiếp nối cái «tháng tư» nghiệt ngã ấy là những đợt «học tập cải tạo» cho những con người ở phía bên kia. Tác giả của «Ta về» là một trong số đó. Ông đã bị giam giữ bao tháng bao ngày? Những lời thơ đã nói lên tất cả: «Ta về một bóng trên đường lớn/ thơ chẳng ai đề vạt áo phai/ sao bỗng nghe đau mềm phế phủ/ mười năm đá cũng ngậm ngùi thay». Bài thơ này có 12 lần nhắc đến «mười năm» và nó cũng chỉ rõ nơi chốn mà tác giả lưu trú trong «mười năm» ấy: «Vĩnh biệt ta mười năm chết dấp/ chốn rừng thiêng ỉm tiếng nghìn thu/ mười năm mặt sạm soi khe nước/ ta hóa thân thành vượn cổ xưa». Vậy mà sự ngăn cách và chia ly của «mười năm» đằng đẵng ấy cũng không thể làm phai mờ tình thương yêu của những con người vẫn hướng về nhau: «Ta về như tiếng kêu đồng vọng/ rau mác lên bờ đã trổ bông/ cho dẫu ngàn năm em vẫn đứng/ chờ anh như biển đã chờ sông». Họ đã nói với nhau và cho nhau những gì? «Ta gọi thời gian sau cánh cửa/ nỗi mừng giàn giụa mắt ai sâu/ ta về như máu ân tình chảy/ tự kiếp xưa nào tưởng lạc nhau». Và: «Ta về dẫu phải đi chân đất/ khắp thế gian này để gặp em/ đau khổ riêng gì nơi gió cát/ thềm nhà bụi chuối khóc thâu đêm». Nhà thơ cũng cho độc giả biết khi đã được trả tự do để về với cuộc đời, với «cây bưởi xưa còn nhớ trắng hoa» và «ngồi đây nền cũ nhà hương hỏa» với «mọi thứ không còn ngăn nắp cũ/ nhà thương – khó quá sống thờ ơ/ giậu nghiêng cổng đổ, thềm um cỏ/ khách cũ không còn khách mới thưa» thì thi nhân đã hết thời trai trẻ, trên đầu đã hai thứ tóc: «Ta về cúi mái đầu sương điểm/ nghe nặng từ tâm lượng đất trời/ cảm ơn hoa đã vì ta nở/ thế giới vui từ nỗi lẻ loi». Vâng, người nghệ sỹ với độ tuổi đã « nghe nặng từ tâm lượng đất trời » ấy thì ông cũng đã thấu hiểu cái vô thường của đời người. Mặc dù bị giam cầm, bị đói khổ, bị hành hạ… nhưng hiểu được cái «vô thường» kia nên «Ta về» không thấy oán hận hay căm thù. Tôi cứ luôn nghĩ để hòa hợp và giải oan cho cuộc chiến này có lẽ những người khởi sự là những thi nhân, những văn nghệ sỹ (và họ đã bắt đầu). Tô Thùy Yên đã nói ra điều này từ rất sớm: «Ta về như lá rơi về cội/ bếp lửa nhân quần ấm tối nay/chút rượu hồng đây xin rưới xuống/ giải oan cho cuộc biển dâu này». Bước chân ra khỏi chốn ngục tù, nhìn lại chặng đường đã qua, hướng về chặng đường phía trước, nhà thơ đã bỏ lại hết hận thù: «Ta về khai giải bùa thiêng yểm/ thức dậy đi nào gỗ đá ơi/ hãy kể lại mười năm chuyện cũ/ một lần kể lại để rồi thôi» và tự nhủ mình: «Bé ơi, này những vui buồn cũ/ hãy sống đương đầu với lãng quên/ con dế vẫn là con dế ấy/ hát rong bờ cỏ giọng thân quen».
Cuộc chiến mà Tô Thùy Yên và bao triệu người đã đi qua, thời ấy trên đất Bắc và cho đến tận hôm nay các bài sử dạy trong nhà trường vẫn gọi đây là «cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước» và khi ngày 30/4/1975 khép lại cái trang sử ấy chúng ta đã thắng Mỹ (là «đế quốc to») nhưng tiếc thay người Việt đã không học được thái độ ứng xử cao thượng, tôn trọng phẩm giá con người, không phân biệt kẻ thua người thắng của cuộc nội chiến Nam-Bắc Mỹ của thế kỷ 19. Đó là vùng đất của những con người biết nhìn xa trông rộng, sống đầy trách nhiệm đứng đầu là hai vị tướng, tướng Lee của miền Nam và tướng Grant của miền Bắc. Làng quê Appomattox nơi ra đời cái biên bản đầu hàng nhân bản nhất mà tôi được đọc, ở đó không có kẻ thù. Người thua và người thắng đều là đồng bào, là con một nhà. Con của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và họ cùng bắt tay xây dựng lại đất nước bị tàn phá sau chiến tranh. Thế là cuộc nội chiến của nước Mỹ đã kết thúc trong sự khoan dung và câu nói của tướng Grant với binh lính dưới quyền: «Chiến tranh đã kết thúc. Giờ đây họ đã là đồng bào của chúng ta» và cái điều khoản quan trọng đề cập đến binh lính miền Nam: «Không bị coi là phản quốc và không phải ở tù » cứ văng vẳng trong tôi bao tháng bao ngày.
Trở lại bài «Ta về», thi sĩ Tô Thùy Yên đã nhìn đất trời dưới cái nhìn vô thường: Hoa nở rồi lại tàn, trăng tròn rồi lại khuyết, con người sinh ra rồi lại chết đi. Cái triết lý này được ông khẳng định: «Ta về như hạt sương trên cỏ/ kết tụ sầu nhân thế chuyển đời/ bé bỏng thì cũng sinh dị, diệt/ tội tình chi lắm nữa người ơi». Lời «tội tình chi» này của thi nhân đất phương Nam sau chiến tranh có ai ngờ nó cũng vận ngay vào một thi nhân đất Bắc. Đó là nhà thơ Hoàng Hưng. Những dòng đầu tiên của « Người về » đã nói lên tất cả: «Người về từ cõi ấy/ vợ khóc một đêm con lạ một ngày/ Người về từ cõi ấy/ bước vào cửa người quen tái mặt / người về từ cõi ấy/ giữa phố đông nhồn nhột sau gáy…». Đọc hết bài thơ, ta thấy tác giả đã trải lòng ra với người đọc cái chốn «cõi ấy» và ông cũng tự tâm sự với chính mình về một cái nơi tưởng đã lùi vào quá khứ, nhưng không, nó vẫn theo, cứ kè kè với tác giả như hình với bóng, tưởng đã «tháo ra được» nhưng vẫn có cái sợi dây vô hình nó cứ «buộc vào như chơi» không thoát ra được. Vậy thì ai buộc vào? Chắn chắn không phải tác giả, vì chẳng có ai lại thích cái «cõi ấy» cả (chứ chưa kể còn cố quên đi). Một «cái cõi» mà những ai đã từ chốn ấy bước ra thì «một năm sau còn nghẹn giữa cuộc vui/ hai năm còn mộng toát mồ hôi/ ba năm còn nhớ một con thạch thùng/ mười năm còn quen ngồi một mình trong tối».
Năm 1982 đã gần 10 năm sau chiến tranh, nhà thơ Hoàng Hưng bước vào «cõi ấy» với một cái lý do rất vô lý và đầy oan ức. Ngày ấy, ông cầm tập thơ «Về Kinh Bắc», một tập thơ viết tay của nhà thơ đàn anh người đồng hương Bắc Ninh rất nổi tiếng là Hoàng Cầm. Vì cầm tập thơ này, Hoàng Hưng bị bắt và đi tù 39 tháng. Tôi là một độc giả đọc thơ ông, cứ mỗi khi nghĩ đến người tù thi sỹ này tôi luôn bị ám ảnh bởi cái lý do họ bắt ông (lưu truyền văn hóa phẩm phản động) và cái cách thức họ bắt ông là lập chuyên án và gài bẫy (chiến công của người này lại là địa ngục trần gian của người kia. Thật trớ trêu!). Nhiều lúc tôi cứ tự hỏi, ông là một nhà thơ, ông không cầm thơ thì cầm cái gì ? Ông không trao đổi thơ với bạn với bè thì ông trao đổi cái gì ? Ông đọc thơ của Hoàng Cầm và ngược lại, Hoàng cầm đọc thơ ông cũng là lẽ thường tình chưa kể đó lại là những áng thơ đẹp: «Cúi lậy mẹ con trở về Kinh Bắc/ chiều xưa giẻ quạt voi lồng/ thân cau cụt vẫy đuôi mèo trắng mốc/ chuồn chuồn khiêng nắng sang sông…».
Ngày ấy Hoàng Hưng vừa cầm tập thơ trong tay rồi bị bắt ngay (ông chưa hề đưa cho ai) vậy mà ông mang tội «lưu truyền văn hóa phẩm phản động». Ông bị buộc tội và bị kết án không qua xét xử. Những việc làm bất chấp luật pháp này nó chà đạp con người và đã tước đi quyền sinh sống của một công dân. Đó là cái nỗi ám ảnh lớn nhất của một người đọc như tôi. Trên đất Bắc,trường hợp nhà thơ Hoàng Hưng không phải là văn nghệ sỹ duy nhất bị tước quyền công dân một cách phi pháp. Trước đây đã có vụ «nhân văn giai phẩm» để biết bao văn nghệ sỹ đã phải chịu tù đầy… thế rồi hơn 30 năm sau những người kết tội các ông đã âm thầm thừa nhận «sai trái». Năm 2007, tác giả «Về Kinh Bắc» đã được «Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật » và có rất nhiều bài ở tập thơ này được tuyển chọn.
Những câu chuyện người thực việc thực này đã phơi bầy cho ta thấy cái cách mà chính quyền định đoạt cuộc sống của một công dân rất tùy tiện. Ở tù ra, nhà thơ Hoàng Hưng vẫn bị «chăm sóc». Chính ông nói ra điều này (nguyên nhân ra đời bài «Người về»): «Tôi viết bài này năm 1992, tức là 10 năm sau khi ra tù. Lúc đó tôi cũng đã quen vị thế nhà báo của mình đã được phục hồi. Nhưng trong một buổi tiệc của Hội Mỹ Thuật TP HCM, có một người lạ mặt đến gần tôi, nhìn tôi trừng trừng và hỏi: «Anh từ nơi ấy trở về chứ gì?» rồi bỏ đi. Tôi đứng sững như trời trồng và lặng lẽ ra về. Sự việc ám ảnh tôi suốt đêm hôm ấy. Nó làm tôi nhận thức được một thân phận khác của mình trong xã hội». Thế là đọc những dòng ông viết tôi mới hiểu cái ý nghĩa của những câu thơ. Những câu thơ chứa bao nỗi niềm bất an, nỗi khổ của thân phận con người không được thừa nhận, thân phận của một tù nhân dự khuyết: «Một hôm có kẻ nhìn trân trối/ một đêm có tiếng bâng quơ hỏi/ giật mình một cái vỗ vai». Bài thơ «Người về» là nỗi niềm tâm sự của một tri thức văn nghệ sỹ lên án cái xã hội thiếu vắng luật pháp và công lý này.
Kể từ ngày ra đời hai bài thơ sau chiến tranh của 2 tác giả Nam-Bắc này tính đến nay đã 20 năm (bài «Người về») và 26 năm (bài «Ta về») nhưng những thông điệp mà nó truyền đi vẫn rất mạnh mẽ. Riêng tôi lúc nào thưởng thức chúng cũng vẫn cứ say mê một cách đầy ám ảnh. Riêng «Người về» với «giữa phố đông nhồn nhột sau gáy» vẫn còn nguyên tính thời sự của nó. Bởi những người con yêu nước Việt hôm nay vẫn cứ «nhồn nhột sau gáy» khi họ dám lên tiếng bảo vệ chủ quyền dân tộc. Không biết trong xã hội chúng ta đang sống, có bao nhiêu người đang chịu cái cảnh «nhồn nhột sau gáy» này? Tôi chỉ biết có những người bị «nhồn nhột sau gáy» đã đang ngồi tù, ngoài ra còn biết bao nhiêu người « nhồn nhột sau gáy » nữa sẽ chuẩn bị «bước chân vào chốn ngục tù» vì cái cách chính quyền đang trấn áp (thậm chí bỏ tù) những người đi tiên phong. Nhìn xã hội Việt nam với bức tranh hiện tại, tôi lại nghĩ đến những lời tâm sự của nhà thơ Hoàng Hưng viết trước khi chiến tranh kết thúc (1973): «Các anh bảo chúng tôi/đi chiến đấu cho ngày mai tươi đẹp/chúng tôi đi/ vì không sợ chết/ chúng tôi chết/vì sợ sống hèn/ nhưng sẽ ra sao cái ngày mai ấy»? Vâng, cái ngày mai ấy chính là cái ngày hôm nay khi những người cầm quyền để nền kinh tế suy thoái, nền chính trị bá đạo, văn hóa-giáo dục xuống cấp đời sống dân chúng lầm than nhưng họ chỉ nhận «sai lầm sâu sắc», nhận «trách nhiệm chính trị lớn» nhưng nhất quyết họ không từ chức.
***
TA VỀ của TÔ THÙY YÊN
Ta về một bóng trên đường lớn
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai
Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ
Mười năm đá cũng ngậm ngùi thay
Vĩnh biệt ta-mười-năm chết dấp
Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu
Mười năm mặt sạm soi khe nước
Ta hóa thân thành vượn cổ sơ
Ta về qua những truông cùng phá
Nếp trán nhăn đùa ngọn gió may
Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ
Nghe tàn cát bụi tháng năm bay
Chỉ có thế. Trời câm đất nín
Đời im lìm đóng váng xanh xao
Mười năm, thế giới già trông thấy
Đất bạc màu đi, đất bạc màu
Ta về như bóng chim qua trễ
Cho vội vàng thêm gió cuối mùa
Ai đứng trông vời mây nước đó
Ngàn năm râu tóc bạc phơ phơ
Một đời được mấy điều mong ước
Núi lở sông bồi đã mấy khi
Lịch sử ngơi đi nhiều tiếng động
Mười năm, cổ lục đã ai ghi
Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cảm ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ nỗi lẻ loi
Tưởng tượng nhà nhà đang mở cửa
Làng ta ngựa đá đã qua sông
Người đi như cá theo con nước
Trống ngũ liên nôn nả gióng mừng
Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chút rượu hồng đây xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu này
Ta khóc tạ ơn đời máu chảy
Ruột mềm như đá dưới chân ta
Mười năm chớp bể mưa nguồn đó
Người thức mong buồn tận cõi xa
Ta về như hạt sương trên cỏ
Kết tụ sầu nhân thế chuyển dời
Bé bỏng cũng thì sinh, dị, diệt
Tội tình chi lắm nữa người ơi
Quán dốc hơi thu lùa nỗi nhớ
Mười năm người tỏ mặt nhau đây
Nước non ngàn dặm bèo mây hỡi
Đành uống lưng thôi bát nước mời
Ta về như sợi tơ trời trắng
Chấp chới trôi buồn với nắng hanh
Ai gọi ai đi ngoài cõi vắng
Dừng chân nghe quặn thắt tâm can
Lời thề buổi ấy còn mang nặng
Nên mắc tình đời cởi chẳng ra
Ta nhớ người xa ngoài nỗi nhớ
Mười năm ta vẫn cứ là ta
Ta về như tứ thơ xiêu tán
Trong cõi hoang đường trắng lãng quên
Nhà cũ mừng còn nguyên mái, vách
Nhện giăng, khói ám, mối xông nền
Mọi thứ không còn ngăn nắp cũ
Nhà thương-khó quá sống thờ ơ
Giậu nghiêng cổng đổ, thềm um cỏ
Khách cũ không còn, khách mới thưa
Ta về khai giải bùa thiêng yểm
Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi
Hãy kể lại mười năm chuyện cũ
Một lần kể lại để rồi thôi
Chiều nay ta sẽ đi thơ thẩn
Thăm hỏi từng cây, những nỗi nhà
Hoa bưởi, hoa tầm xuân có nở?
Mười năm, cây có nhớ người xa?
Ta về như đứa con phung phá
Khánh kiệt đời trong cuộc biển dâu
Mười năm, con đã già trông thấy
Huống mẹ cha đèn sắp cạn dầu
Con gẫm lại đời con thất bát
Hứa trăm điều một chẳng làm nên
Đời qua, lớp lớp tàn hư huyễn
Giọt lệ sương thầm khóc biến thiên
Ta về như tiếng kêu đồng vọng
Rau mác lên bờ đã trổ bông
Cho dẫu ngàn năm em vẫn đứng
Chờ anh như biển vẫn chờ sông
Ta gọi thời gian sau cánh cửa
Nỗi mừng giàn giụa mắt ai sâu
Ta nghe như máu ân tình chảy
Tự kiếp xưa nào tưởng lạc nhau
Ta về dẫu phải đi chân đất
Khắp thế gian này để gặp em
Đau khổ riêng gì nơi gió cát
Thềm nhà bụi chuối thức thâu đêm
Cây bưởi xưa còn nhớ, trắng hoa
Đêm chưa khuya quá hỡi trăng tà
Tình xưa như tuổi già không ngủ
Thức trọn, khua từng nỗi xót xa
Ta về như giấc mơ thần bí
Tuổi nhỏ đi tìm một tối vui
Trăng sáng soi hồn ta vết phỏng
Trọn đời nỗi nhớ sáng khôn nguôi
Bé ơi, này những vui buồn cũ
Hãy sống, đương đầu với lãng quên
Con dế vẫn là con dế ấy
Hát rong bờ cỏ giọng thân quen
Ta về như nước Tào Khê chảy
Tinh đẩu mười năm luống nhạt mờ
Thân thích những ai giờ đã khuất
Cõi đời nghe trống trải hơn xưa
Người chết đưa ta cùng xuống mộ
Đâu còn ai nữa đứng bờ ao
Khóc người ta khóc ta rơi rụng
Tuổi hạc ôi ngày một một hao
Ta về như bóng ma hờn tủi
Lục lại thời gian kiếm chính mình
Ta nhặt mà thương từng phế liệu
Như từng hài cốt sắp vô danh
Ngồi đây nền cũ nhà hương hỏa
Đọc lại bài thơ thủa thiếu thời
Ai đó trong hồn ta thổn thức
Vầng trăng còn tiếc cuộc rong chơi
Ta về như hạc vàng thương nhớ
Một thủa trần gian bay lướt qua
Ta tiếc đời ta sao hữu hạn
Đành không trải hết được lòng ta
.
NGƯỜI VỀ của HOÀNG HƯNG
Người về
Người về từ cõi ấy
Vợ khóc một đêm con lạ một ngày
Người về từ cõi ấy
Bước vào cửa người quen tái mặt
Người về từ cõi ấy
Giữa phố đông nhồn nhột sau gáy
Một năm sau còn nghẹn giữa cuộc vui
Hai năm còn mộng toát mồ hôi
Ba năm còn nhớ một con thạch thùng
Mười năm còn quen ngồi một mình trong tối
Một hôm có kẻ nhìn trân trối
Một đêm có tiếng bâng quơ hỏi
Giật mình
một cái vỗ vai
tiếu lâm :)
Trả lờiXóa