Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Lượm tin tức

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Nguyễn Quang A: 15 tỉ USD bất động trong vàng? (LĐ).
- Cần thông tin chính xác về hoạt động của Tập đoàn Sông Đà (HNM/ ĐCSVN). Liên tục trong hai ngày (29, 30/10/2012), trên báo Đại biểu nhân dân đăng tải hai bài viết về Tập đoàn Sông Đà (nay là Tổng công ty Sông Đà) với những nội dung chưa chính xác liên quan đến nhân sự lãnh đạo chủ chốt và hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị”.
- Các bài liên quan:   + Nhìn lại một vài sai phạm của Tập đoàn Sông Đà, nghĩ về việc nhận trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ và những việc cần làm tiếp theo;  + Vẫn là việc ở Tập đoàn Sông Đà, vẫn là việc của Thủ tướng Chính phủ (ĐBND). “… mọi người quên đi một vụ việc có tính chất tương tự mà mức độ còn nghiêm trọng, điển hình hơn ở cấp độ Tập đoàn thuộc Thủ tướng quản lý mà đặc biệt có quá trình và thời điểm xảy ra trước vụ Vinaline cả năm trời… đó là vào năm 2011 Thủ tướng bổ nhiệm ông Dương Khánh Toàn chủ tịch Tập đoàn Sông Đà, bất chấp trước thời điểm bổ nhiệm một thời gian ngắn khoảng hơn nửa năm, chính xác vào cuối năm 2010 ông Dương Khánh Toàn và lãnh đạo Tổng công ty Sông Đà … bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật và kiểm điểm.“
- VTV-Thời sự 19h đưa tin đặc phái viên Hoàng Bình Quân của TBT đã nhanh nhảu sang thiên triều khấu đầu chúc mừng tân TBT họ Tập (nhưng chỉ được tay tương nhiệm tiếp thôi). Chưa thấy TTXVN và báo nào đưa tin.
Tuyên bố nhân quyền Asean ‘khiếm khuyết’ (BBC)  -Asean sẽ ký tuyên bố chung đầu tiên về nhân quyền, nhưng các tổ chức nhân quyền phê phán văn bản không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Santa Ana ‘không hoan nghênh chính quyền VN’ (BBC) –  Một thành phố ở Quận Cam, bang California, có thể sẽ ra nghị quyết không hoan nghênh giới chức chính phủ Việt Nam đến thăm.
Vợ của tù nhân lương tâm Nguyễn Xuân Nghĩa nói về hiện trạng bệnh tình của ông (RCTM)
Đời sống công nhân Việt Nam -(RCTM)    —Thế Nào Là Phản Động ?(Luật sư Nguyễn Văn Đài.) -(RCTM)
Những chuyện khóc cười về “xe chính chủ”  (VNN) -Nhậu say, đập phá, ăn vạ để đòi mẹ cho đứng tên ô tô, xe máy là những câu chuyện không hiếm sau khi Nghị định 71/CP về việc xử phạt đối với xe chuyển nhượng nhưng chưa sang tên đổi chủ ban hành.   —–Chợ xe cũ đói ăn, công chứng kiếm đậm (VEF)
Ruộng bỏ hoang, dân chưa được đền bù  TT – Suốt hai năm qua, nhiều người dân xã Hòa Châu và phường Hòa Xuân (thuộc huyện Hòa Vang và quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) mòn mỏi chờ nhận tiền đền bù khi phải sống chật vật trong điều kiện khó khăn.Dự án chống ngập làm ngập thêm(TT)    —-Bé sơ sinh bị bỏ rơi với lời nhắn “nhờ nuôi giùm” (NLĐ)

CHÍNH SÁCH ĐỘC QUYỀN VÀNG – THỰC CHẤT LÀ QUỐC HIỆU HOÁ THƯƠNG HIỆU & THÔNG ĐỐC BÌNH TỎ RÕ SỰ KHINH THƯỜNG QUỐC HỘI!(Quanlambao)

Lương Ngọc Anh người giữ túi tiền cho Nguyễn Tấn Dũng (Quanlambao)


KINH TẾ
- Phải báo cáo nợ xấu của các Tập đoàn, Tổng công ty (ĐĐK).   – Xử lý nợ xấu: Có đảm bảo không phát sinh? (ĐĐK). VĂN HÓA-THỂ THAO
- Tái dựng vở “Cô Sao” – Dấu mốc “hồi sinh” của opera Việt? (TTVH). GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Chặn mở trường ĐH-CĐ, quá muộn (ĐV). XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Hà Nội: Bác sỹ giải trình vụ bệnh nhân chết lâm sàng (TTXVN). QUỐC TẾ
- Hơn 75.000 lính Israel sắp đổ bộ vào Gaza (VnMedia).  – Chiến đấu cơ Israel oanh tạc Gaza (VnMedia).  – Tên lửa đánh chặn ngút trời Trung Đông (PN Today).  – Không quân Israel biến trụ sở Hamas thành bình địa (VOV).  – Hamas tuyên bố bắn hạ chiến đấu cơ F-16 của Israel (NLĐ). TT Obama hối thúc Quốc hội chấp thuận dự luật không tăng thuế (VOA)    —-Ngoại trưởng Clinton: Mỹ muốn thăng tiến các quyền lợi kinh tế(VOA)     —-Tại Singapore, Ngoại trưởng Mỹ thúc đẩy chính sách « ngoại giao kinh tế » (RFI)
TT Miến Điện xem xét vấn đề quyền của người Rohingya thiểu số(VOA)    —Tổng thống Thein Sein : Miến Điện phải giải quyết vấn đề người Rohingya (RFI)   —-Mỹ bỏ lệnh cấm nhập hàng Miến Điện (RFI)
Phúc trình của HRW : Chính quyền Cam Bốt sát hại hơn 300 nhà đối lập (RFI)   —–Đối lập Syria sẽ có đại sứ ở Paris (RFI)
Israel oanh kích trụ sở chính quyền Hamas ở Gaza (RFI)   —-Israel không kích trụ sở chính phủ của phe Hamas(VOA)
Đồ gốm sứ: Trung Quốc bị Châu Âu áp thuế chống cạnh tranh bất chính (RFI)

Vũ Thị Phương Anh - Văn hóa cấm chỉ muôn năm!

 
Gần đến ngày nhà giáo, báo GDVN của Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng ngoài công lập bỗng có sáng kiến đăng lên một bài ý kiến của độc giả, với tựa đề là “Cần phải chấm dứt ngay hoạt động của facebook tại VN”. ( tại đây!)

Bài đó vừa đăng lên thì ngay lập tức dư luận nóng hẳn lên. Trên facebook đã có ngay một hội những người phản đối báo GDVN vì đã đăng bài đó, và yêu cầu báo phải gỡ bài đó xuống, nếu không thì sẽ trừng phạt bằng cách kêu gọi mọi người tẩy chay tờ báo.
Trên báo GDVN thì phần phản hồi của độc giả (khác) cho độc giả vốn là tác giả của bài viết gây tranh cãi nói trên (hình như tên là Dũng) cũng có rất nhiều ý kiến phê phán rất gay gắt đối với ông Dũng, chủ của bài viết sặc mùi hồng vệ binh kia.
Đến khi tôi viết những dòng này (10:14 phút sáng ngày 17/11/2012) thì đã có đến 137 ý kiến mà tuyệt đại đa số đều phản đối như trên. Nhìn chung, mọi người đều lên án ông Dũng và cho rằng ông ấy “đã ngu còn tỏ ra nguy hiểm”. Chả thấy mấy ai đồng ý với ông Dũng ấy cả.
Chỉ trừ tôi, có lẽ thế. Vâng ạ, vì tôi nghĩ ông Dũng cũng chỉ là sản phẩm của xã hội VN ngày nay, hay nói cách khác, ông chính là một con người mới XHCN. Rất yêu nước, yêu Đảng (hình như phải viết ngược lại, yêu Đảng yêu nước hay sao ấy nhỉ, vì Đảng là trên hết cơ mà, đến nỗi luôn phải viết hoa còn gì. Nhưng trên cả nước nữa ư, tôi cũng không nhớ rõ nữa nên thôi cứ viết theo ý mình. Dù gì thì nước đối với tôi cũng to hơn Đảng, ấy là suy nghĩ của một người không phải đảng viên là tôi, còn ĐV nghĩ sao thì tôi cũng không rõ nốt). Và quan tâm bảo vệ uy tín của các cán bộ cấp cao của nhà nước. Ví dụ như bộ trưởng Đinh La Thăng, con người nổi tiếng từ khi mới xuất hiện trên chính trường với tư cách bộ trưởng. 
Mấy người phản đối ông Dũng cứ mỉa mai ông về tư duy quản lý không được thì cấm. Nhưng điều đó thì có gì là sai chứ? Chẳng phải nó vẫn xảy ra hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống của mình sao? Ví dụ, bạn là cha mẹ, con cái chơi game nhiều quá không chịu học hành, mà bạn chẳng có thì giờ để kiềm soát chúng vì còn phải đi làm, vậy bạn làm gì? Cấm tiệt, không cho dùng máy tính nữa. Hoặc con gái bạn đi chơi tối với bạn bè, về nhà trễ, chẳng rõ chúng có làm gì bậy bạ (trái thuần phong mỹ tục) không. Vậy thì cấm tiệt, không cho ra đường vào buổi tối. (Mà quên rằng nếu chúng muốn làm bậy, trái thuần phong mỹ tục ư, thì ban ngày cũng làm được đấy, ai biết đấy là đâu). 
Và nhà nước ta thì đầy những ví dụ về “quản không được thì cấm”, vậy đã ném đá ông Dũng thì sao không ném hết các quan chức nhà ta đi nào? Hay là chỉ giỏi bắt nạt người thân cô thế cô là ông Dũng thực thà đến tội nghiệp của chúng ta. Thực thà vì nghĩ sao thì viết vậy, không lường trước được việc người ta sẽ ném đá mình.
Ờ, mà chúng không chỉ ném bằng các comment trên trang GDVN đâu nhé, chúng còn ném nhiều hơn trên mạng Internet nữa kia. Ví dụ như ở đây. Ném đá thật kinh, đọc lên nóng cả mặt. Hay ở đây. Chỉ đơn thuẩn là đăng lại bài viết, nhưng lại tạo nhãn là “hài hước, xuyên tạc”, thế mới đểu chứ, đúng là “xuyên tạc” mà.
Cho nên, tôi đề nghị chúng ta ủng hộ ông Dũng, phải cấm ngay facebook đi, kẻo chúng nó đang kêu gọi tẩy chay tờ báo dám đăng ý kiến của ông Dũng lên kia kìa. Mà chỉ cấm facebook cũng chưa đủ, vì chúng sẽ viết lên các trang mạng, các diễn đàn khác. Nên phải cấm cả Internet nữa. Mà có cấm ở VN thì ai đó ở nước ngoài vẫn viết, và ai đi nước ngoài vẫn có thể đọc được. Như tôi, có một hồi vào facebook và các trang lề trái ở VN khó quá, nên khi có dịp đi nước ngoài, khi vào mạng đã mất biết bao thì giờ để … cập nhật tin lề trái. Vì vậy, có lẽ phải cấm cả người dân đi ra nước ngoài, và cấm cả người nước ngoài đi vào VN nữa. Vì nếu không khi chúng gặp nhau lại phổ biến tin tức xấu cho nhau. 
Tóm lại là: nên CẤM, cấm hết! Thì, chúng ta đã có cả địa danh CẤM CHỈ rồi còn gì. Không quản được thì cấm, đó là truyền thống, là văn hóa của VN. Mà hình như cái văn hóa cấm chỉ ấy nó cũng rất phổ biến ở Bắc Hàn nữa. Dù VN với Bắc Hàn cũng không có mấy quan hệ với nhau, giao lưu cũng ít, nhưng chẳng hiểu tại sao ở khoản này thì mình với BH lại giống nhau đến thế nhỉ. Chỉ có điều, trình độ của họ hình như cao hơn ta một chút. Nhưng không sao, với những người như ông Dũng thì chẳng mấy chốc ta sẽ ngang bằng và vượt qua trình độ của Bắc Hàn thôi mà.
Văn hóa cấm chỉ muôn năm!

Vũ Thị Phương Anh

Nhớ một người của nhiều người

Bác Võ Văn Kiệt với đồng bào dân tộc.
"Nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (23/11/1922 - 23/11/2012), nhiều cuốn sách đã được xuất bản và tái bản: "Võ Văn Kiệt - người thắp lửa" (nhiều tác giả, NXB Trẻ, tái bản); "Võ Văn Kiệt - người yêu nước chân thành" (NXB Trẻ, in lần đầu bản đặc biệt trên giấy dó, bìa sơn mài); "Khoảnh khắc Võ Văn Kiệt" (nhiều tác giả, NXB Văn hóa Văn nghệ, in lần đầu). Sài Gòn Tiếp Thị kỳ này giới thiệu một trong số các bài viết trong cuốn "Khoảnh khắc Võ Văn Kiệt".

Được dân chúng khắc ghi hình ảnh mình trong lòng họ như một người gần dân, yêu dân, trọng dân và luôn tìm cách để dân được no ấm, an vui – đó là hạnh phúc của người được chọn làm lãnh đạo và đày tớ của dân. Hạnh phúc ấy có thực và quí giá gấp vạn lần việc tên mình được đặt cho một con đường.

1. Gần đến sinh nhật 90 của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, TP.HCM công bố đề án thí điểm quản lý, khai thác và bảo trì toàn tuyến đại lộ Đông Tây – theo đó đoạn đường dài nhất của đại lộ này mang tên Võ Văn Kiệt sẽ hoàn toàn được quản lý bằng camera thay vì cảnh sát giao thông. Ở nơi xa xăm, khi hay tin này chắc ông Kiệt nửa hài lòng, nửa không. Quản lý đô thị bằng phương tiện hiện đại để kéo giảm ách tắc và tai nạn giao thông thì ông vui là chắc. Nhưng cái vụ đặt tên ông cho một con đường nào đó, chứ đừng nói đường lớn, thì chắc ông chẳng vui. Không phải ông lập dị. Chính sách chung, người có công với nước nhà khi mất đi thì được xét chọn để đặt tên đường. Điều làm ông không vui là cái cách xét chọn để đặt tên. Người đáng đặt tên thì không chọn, vì những lý do khó chia sẻ. Lúc sinh thời, có lần ông nói trong một cuộc gặp gỡ không chính thức với giới sử học: "Cỡ như tôi, khi đi theo Bác Hồ, chắc là tên sẽ được đặt cho một con đường nào đó. Tôi không thích cái vụ đặt tên này. Nhưng nếu có tiêu chuẩn đó và nếu được phép thì tôi xin dành suất tên đường đó cho những người khác cần được tôn vinh sớm hơn". Rồi ông Kiệt đọc tên một vị đại thần Nhà Nguyễn (*) mà từ khi ông còn sống cho đến nay vẫn chưa dứt những tranh cãi về công tội của vị này. Theo nhìn nhận của ông Kiệt, gì thì gì, nghiên cứu lịch sử cho thấy vị đại thần này vẫn là một ông quan thanh liêm, học hành đỗ đạt đàng hoàng, làm nhiều điều tốt đẹp cho dân chúng và khi chết đi được dân chúng ở nhiều vùng Nam Bộ thương kính, lập đền thờ.

Được dân chúng khắc ghi hình ảnh mình trong lòng họ như một người gần dân, yêu dân, trọng dân và luôn tìm cách để dân được no ấm, an vui – đó là hạnh phúc của người được chọn làm lãnh đạo và đày tớ của dân. Hạnh phúc ấy có thực và quí giá gấp vạn lần việc tên mình được đặt cho một con đường – ông Kiệt đã tâm tình kín đáo như thế với những người gần gũi.
Bác Võ Văn Kiệt chỉ đạo công trình xây dựng đường dây tải điện 500 kV 
2. Là người có gia đình riêng, có vợ, có các con trai, con gái và các cháu nội ngoại nhưng ông Kiệt vẫn được mọi người nhìn nhận là “người của nhiều người”. Cái cách ông thương yêu những người ruột thịt là quan tâm đến họ rất nồng ấm nhưng luôn tìm cách hướng họ đến những người xung quanh, bên ngoài gia đình riêng của mình. Bức thư chúc mừng sinh nhật 21 của cháu ngoại Xuân Hà đang học ở Anh, ông viết những lời rất ấm áp “Đừng bao giờ quên rèn luyện nghị lực và ý chí trong cuộc sống và cuộc đời. Hôn con yêu quí nhất của ông thật nhiều mà cũng thật nhiều hi vọng ở con”. Món quà ông gửi tặng cháu gái cưng là cuốn băng video ghi lại chương trình của Đài truyền hình TPHCM “Ánh sáng và tình thương” – một chương trình hướng lớp trẻ đến các hoạt động vì cộng đồng. Ông gửi vào món quà đó cả một kỳ vọng dành cho thế hệ kế tiếp của gia đình: sống là phải biết quan tâm, biết sẻ chia với những người xung quanh. Con cháu trong nhà đều biết: cái ông ghét nhất là thói sống chỉ biết có mình, bo bo vun quén cho riêng mình.

Biết đời sống gia đình con gái khá giả, ông thỉnh thoảng đề nghị con kín đáo giúp đỡ cho những người ông quen biết có cuộc sống khó khăn. Đã có lúc, thấy không gian sống của anh em phục vụ ông không thật thoải mái, ông đề nghị con gái chủ động bỏ tiền ra sửa chữa chứ không đợi ngân sách cơ quan. Căn biệt thự 16 Tú Xương quận 3, nơi ông ở từ khi thôi nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, rất khang trang, đáng mấy ngàn lượng vàng theo giá thị trường. Nhà nước đã có giấy tờ chính thức chuyển sở hữu cho ông theo chính sách tặng nhà dành cho cán bộ cao cấp 60 năm tuổi Đảng và có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng. Khoảng hơn năm trước khi mất, tự tay ông viết một văn bản gửi Thành ủy và Văn phòng Chính phủ khẳng định: căn nhà này, ngay từ khi nhận ông đã thông báo với cơ quan có trách nhiệm là ông chỉ ở khi còn sống, sau đó sẽ chuyển giao lại toàn bộ ngôi nhà cho Nhà nước. Nay ông tái khẳng định lại nội dung trên đây và bổ sung thêm nội dung: dứt khoát không chia chác căn nhà này cho bất cứ ai khác. Câu chuyện ông viết thư gửi lại cho Nhà nước căn biệt thự ông đã được cấp chủ quyền không nhiều người biết. Tính ông là vậy. Thấy cái gì đúng, cần làm thì làm ngay, không muốn ồn ào, không đợi những lời ngợi khen, cũng chẳng sá điều tiếng.

Không nói ra nhưng những đồng chí, đồng đội đã cùng ông Kiệt đi suốt những năm tháng gian khó ác liệt của cuộc chiến tranh giải phóng đất nước đều thấu hiểu ông là người nghĩa nặng tình sâu và rất chi tiết trong sự quan tâm đến những người xung quanh. Câu chuyện dưới đây về bà Sáu Trung là một dẫn chứng.

Bà Sáu Trung (Trần Thị Hữu – Anh hùng Lực lượng võ trang) là giao liên bí mật của Khu ủy Sài Gòn (T4), cũng là người từng trực tiếp huấn luyện cho Phan Chí Dũng (Võ Dũng) – con trai lớn của ông Kiệt cách đi lại trong lòng địch để anh từ Sài Gòn về khu 9 trót lọt, tham gia chiến đấu và hi sinh ở đó. Sau ngày chấm dứt chiến tranh 1975, bà Sáu Trung sống cô đơn trong căn nhà nhỏ do Nhà nước cấp ở đường Hòa Hảo quận 10. Ông Kiệt lúc này đã trả căn biệt thự 41 Tú Xương để thành phố làm nhà trẻ, lên ở nhà tập thể của Thành ủy ở Thủ Đức. Khi nhắc tới bà Sáu Trung, nhiều người yên tâm khi thấy bà được cấp căn nhà để ở. Còn ông Kiệt, ông không thể an lòng khi thấy người nữ đồng chí tuổi xuân bỏ đi đã lâu, nay một mình vò võ… Ông nói, Nhà nước có thể cấp một căn nhà nhưng đâu thể “cấp” hơi ấm trong căn nhà đó. Ông đã chủ động đưa Phan Thanh Nam, con trai ông (sau Phan Chí Dũng và trước Hiếu Dân) đến ở với bà Sáu. Phần thì để đi học đại học Bách khoa, phần thì để chăm sóc bà như một đứa con trai. Căn nhà bà Sáu nhờ đó mà ấm cúng không khí gia đình. Khi Nam lập gia đình, ra ở riêng, bà Sáu đón đưa cháu ngoài quê Hội An vào ở chung. Còn Nam thì vợ chồng con cái vẫn thường về thăm bà, xem bà như “mẹ”, như “bà”.
Bác Võ Văn Kiệt và văn nghệ sĩ thành phố Hồ Chí Minh 
3. Những người gắn bó với phong trào Thanh niên xung phong TP.HCM sau giải phóng chắc chắn chưa thể quên gương mặt xúc động của hàng ngàn thanh niên nam nữ trên sân vận động Thống Nhất vào ngày 28.3.1976. Rất nhiều người trong số họ là con em gia đình công chức và quân đội chế độ cũ. Làm thế nào để xóa đi “vết đen lý lịch” của những người “không được chọn cửa để sinh ra”, để họ được đối xử bình đẳng trong chế độ mới? Cả trong cương vị người đứng đầu thành phố lẫn cương vị của một người thuộc lớp trước, ông Kiệt trăn trở nhiều lắm. Cuối cùng, ông đã chọn một cách làm thật tuyệt vời và giao cho Thành Đoàn thực hiện: tổ chức lực lượng Thanh niên xung phong. Lực lượng này cần biết bao cho công cuộc tái thiết đất nước sau chiến tranh. Và lớp trẻ thành phố khi ấy cũng có biết bao người cần lao động để nuôi sống bản thân mình và để thấy mình có ích. Chủ trương là, hễ là thanh niên, bất kể xuất thân thế nào, miễn là tự nguyện thì được kết nạp vào lực lượng. Vào đó, trải qua lao động trên đồng khô cỏ cháy và rừng sâu núi cao, trải qua trui rèn kỷ luật, các bạn chắc chắn trưởng thành, trở thành người lao động có những đóng góp rất cụ thể cho công cuộc dựng xây đất nước. Một lớp trẻ “trắng tinh”, không còn mặc cảm nặng nề về cái “vết đen lý lịch” từ gia đình nữa. Trần Ngọc Châu, Nguyễn Đông Thức, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Nhật Ánh, Trường Kiên, Tiếng Thu, … đã từ môi trường Thanh niên xung phong những ngày đầu giải phóng ấy mà vươn lên đoạt lấy những thành công trong cuộc sống, trở thành “thần tượng”, thành “người của công chúng” nhiều năm sau này. Nhớ lại mới thấy, nếu không có tầm nhìn xa rộng về sự hàn gắn dân tộc trong tương lai, nếu không giải quyết các vấn đề con người bằng trái tim con người thì làm sao có thể đề ra và chỉ đạo thực hiện thành công một chủ trương đúng đắn và nhân văn đến thế. Gần bốn mươi năm đã qua mà mỗi khi nhớ lại ngày 28.3.1976 ấy, nhiều người thuộc lớp con em của chế độ cũ khoác áo Thanh niên xung phong chế độ mới vẫn còn rưng rưng cảm động. Ông Kiệt, người đứng đầu chính quyền Cách mạng, đã mở đầu bài diễn văn trong ngày hôm ấy bằng câu “Các em yêu quí !”. Họ, lớp trẻ bị định kiến lý lịch đã được ông Kiệt gọi trìu mến và chân tình xiết bao “Các em yêu quí”. Chỉ thế thôi cũng đủ để họ tự tin dấn thân vào cuộc đời mới. Họ đã đến gần với Cách mạng thông qua hình ảnh thân thương, gần gũi cụ thể là ông – Võ Văn Kiệt.

4. Có người nói, ông Kiệt có duyên với trí thức, văn nghệ sĩ nên được anh chị em yêu quí, gần gũi, bất kể sự khác biệt tuổi tác và môi trường đào tạo. Người viết bài này thì nghĩ rằng cái duyên nếu có vẫn là đến sau cái tình. Ông Kiệt luôn có tình với những người ông tôn trọng, kính trọng về tài năng, về nhân cách. Ông luôn nói với con cháu, với cán bộ trẻ, rằng làm Cách mạng, xây dựng đất nước giàu mạnh cần đến rất nhiều tài năng, lương tri, nhiệt huyết. Những thứ quí giá đó không tự nhiên mà có, chúng ở trong những con người cụ thể. Người làm Cách mạng, người lãnh đạo phải biết khơi gợi để những của báu ấy bật ra, phục vụ cho sự nghiệp chung. Nhưng, muốn khơi gợi trước hết tự đáy lòng phải thật sự tôn trọng tài năng, phẩm chất để mà gần gũi họ một cách chân thành, để biến các tài năng, đức độ ấy thành sức mạnh vận động. Ông Kiệt có thể ngồi nghe Trịnh Công Sơn hát đi hát lại những ca khúc như “Em còn nhớ hay em đã quên” rồi thốt lên những lời khen rất thực theo đúng “kiểu ông Kiệt”: “Mình muốn nói với anh chị em đừng bỏ đất nước mà đi, hoặc nếu có đi thì cũng nhớ mà quay về. Nhưng mình nói không thể nào bằng được Sơn. Bài hát của Sơn viết đi thẳng vào trái tim người ta, giữ chân người ta lại, khiến người ta ray rứt…Tài năng đó là riêng biệt, phải được trân trọng đúng mức”. Ông đi ra biển, đi lên rừng làm thủy điện, làm đường dây 500 KV, làm đường Hồ Chí Minh, đi đâu cũng rủ rê Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Sáng, Minh Thu, Trần Long Ẩn, Tôn Thất Lập… và những anh chị em khác nữa đi theo. Ông biết, các công trình quan trọng ấy của đất nước cần sự động viên, sự quan tâm của toàn xã hội mà các bài diễn văn, các nghị quyết không thể thay thế các bút ký, các bài thơ, các ca khúc tha thiết, cháy bỏng lôi cuốn lòng người. Ông không giấu diếm sự khâm phục giá trị chính luận sâu sắc trong bài thơ “Đánh thức tiềm lực” của Nguyễn Duy, cho dù trong bài thơ ấy có nhiều câu nghe như những mũi kim chích đau nhói. Cái hồi vở kịch “Tôi và chúng ta” của Lưu Quang Vũ không được hoan nghênh ở Hà Nội và suýt nữa ở cả Sài Gòn (vì chỉ trích nặng nề thói quan liêu, kẻ cả, trù úm người tốt của các cán bộ tổ chức thoái hóa), ông Kiệt là người trực tiếp cùng hội Sân khấu thành phố ngồi “duyệt” rồi ông chỉ đạo cho diễn vở này ở thành phố, ai có nói gì ông sẽ chịu trách nhiệm.

Cái phong cách lãnh đạo sát việc, sát người, chí tình chí lý ấy của ông Kiệt bây giờ hóa ra đã thành của hiếm. Sự hiếm hoi ấy khiến cho rất nhiều người cảm thấy rất nhớ ông, rất thiếu vắng ông. Cả lúc còn sống và cả khi đã từ giã thế giới này ông Kiệt vẫn luôn được nhiều người yêu quí, kính trọng, chứ không chỉ riêng gia đình ruột thịt – nơi ông là chồng, là cha, là ông. Ông đã sống vì mọi người bằng chính sự dấn thân, bằng tấm chân tình, bằng sự sòng phẳng và tự trọng. Ông đích thực là một - người - của - nhiều - người.

Nguyễn Thế Thanh
(SGTT)

VCSC: Nền kinh tế Việt nam trên thực tế đang đi xuống và rất xấu

Ông Robert Zielinski, Giám đốc khối phân tích, CTCK Bản Việt (VCSC) nhận định, bức tranh kinh tế Việt Nam vẫn còn ảm đạm.
Nhận định trên được đưa ra trong báo cáo cập nhật vĩ mô - Triển vọng vĩ mô Quý 4/2012 vừa được VCSC đưa ra mới đây.
Báo cáo cho rằng, thâm hụt thương mại cải thiện, đồng nội tệ vẫn ổn định và lạm phát giảm, nhưng những điều này có thể chỉ phản ánh việc nền kinh tế trên thực tế đang đi xuống. Thâm hụt ngân sách đến cuối năm có thể đạt 5-5,5% GDP, nhưng điều này sẽ khiến chính phủ khó có thể hỗ trợ các ngân hàng đối phó với vấn đề nợ xấu.
Nền kinh tế sẽ vẫn trì trệ, chính phủ hạ mục tiêu tăng trưởng năm 2013
Tuần trước, Quốc hội đã thông qua mục tiêu tăng trưởng GDP 5,5% cho năm 2013, thấp hơn mục tiêu đặt ra trước đó 6%. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế bị hạ xuống trong bối cảnh triển vọng kinh tế u ám, với nợ xấu (chiếm 8,8%-10% tổng dư nợ trong tháng 10) và niềm tin vào các doanh nghiệp khá thấp vẫn còn là những vấn đề thách thức khá lớn. Vì vậy, các ý kiến đều cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng tương đối chậm, khoảng 5-6% trong vòng 2-3 năm tới. Việt Nam khó có thể lấy lại niềm tin của các doanh nghiệp và người tiêu dùng cho đến khi các vấn đề nợ xấu và lạm phát được giải quyết.
Lạm phát đến cuối năm sẽ đạt 8-9% so với năm ngoái
Trong tháng 10, mức tăng CPI so với tháng trước giảm mạnh xuống 0,85% sau khi đạt mức cao nhất trong vòng 18 tháng là 2,2% vào tháng chín, chủ yếu do các nhóm hàng giáo dục, y tế và giao thông vận tải. Vì lạm phát tháng chín là lạm phát do chi phí đẩy, mức tăng CPI nhanh chóng giảm trong bối cảnh tổng cầu yếu và các hoạt động kinh tế trì trệ và tăng trưởng tín dụng thấp.
VCSC dự báo CPI sẽ không tăng mạnh trong vòng hai tháng cuối năm, nhất là do mức tăng lương khá thấp. CPI trung bình có thể tăng 1,2%, qua đó CPI cả năm có thể tăng trong khoảng 8-9%.
Thâm hụt thương mại sẽ không vượt quá 3 tỷ USD
Dù nhu cầu hàng nhập khẩu chắc chắn sẽ tăng vào Quý 4 do đây là mùa lễ tết, VCSC vẫn giữ nguyên dự báo thâm hụt mậu dịch tháng mười một và tháng mười hai tại mức 1 tỷ USD cho mỗi tháng. Vì vậy, thâm hụt thương mại cả năm sẽ vào khoảng 2-3 tỷ USD, mức thấp kỷ lục.
Thâm hụt thương mại thấp sẽ giúp Việt Nam có cán cân thanh toán thặng dư, góp phần hỗ trợ tiền đồng. Đặc biệt, dù giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch khoảng 3 triệu đồng/lượng (khoảng 150USD), NHNN cho biết sẽ không cho phép nhập khẩu vàng, dập tắt lo ngại thâm hụt thương mại sẽ tăng vì vàng.
Tỷ giá hối đoái sẽ ổn định xung quanh mức 20.900VND/USD
Tiền đồng Việt Nam tăng giá (+2% tính từ đầu năm đến nay) là nhờ cán cân thanh toán thặng dư, ước đạt 8 tỷ USD trong vòng 3 quý đầu năm. Dự trữ ngoại hối mạnh hơn, lên tới 22 tỷ USD trong tháng mười theo NHNN, cũng hỗ trợ rất nhiều cho đồng nội tệ.
Theo VCSC, một số quan chức chính phủ cho biết, giá trị của tiền đồng sẽ ổn định cho đến cuối năm do chúng tôi dự báo NHNN sẽ tiếp tục tăng cường dự trữ (khoảng 23 tỷ USD tính đến cuối năm) trong khi dòng tiền USD chảy vào dưới hình thức vốn FDI và kiều hối sẽ ổn định, đạt 10-11 tỷ USD mỗi nguồn. Theo khảo sát của VCSC, điều này cũng phù hợp với dự báo của NHNN.
Thâm hụt ngân sách năm 2012 đến cuối năm có thể sẽ giảm
Thâm hụt ngân sách trong ba quý đầu năm 2012 chiếm 6,2% GDP, theo báo cáo của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, Giám đốc phân tích VCSC tiết lộ thông tin về việc được một số quan chức cho biết đến cuối năm 2012 mức thâm hụt sẽ không cao đến thế do GDP và nguồn thu từ thuế tăng mạnh trong Quý 4 trong khi chi tiêu không tăng nhiều.
Hơn nữa, một số khoản chi của chính phủ là tạm ứng từ ngân sách năm 2013 và khoản tiền này có thể được chuyển sang năm sau nhằm cân bằng với nguồn thu từ việc giãn thuế. Vì vậy, thâm hụt ngân sách cả năm có thể khả quan hơn, vào khoảng 5-5,5%.
Nợ xấu tiếp tục tăng.
NHNN cho biết tỷ lệ nợ xấu trên thực tế của toàn hệ thống đến tháng mười trong khoảng 8,8%-10% tổng dư nợ (điều này có nghĩa là nợ xấu lên tới 240.000-280.000 tỷ đồng). Để khống chế mức nợ xấu này, khoảng 36.000 tỷ đồng (1,25% tổng dư nợ) đã được tái phân loại theo Thông tư 780, cho phép tái phân loại nợ.
Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại sẽ phải tăng dự phòng của mình nhằm đảm bảo nợ xấu, qua đó tăng dự phòng lên 73.000 tỷ đồng (+24% tính từ đầu năm đến nay) và khiến tỷ lệ dự phòng thất thoát vốn vay lên tới 28,8%. Các ngân hàng cũng chủ động xóa nợ 8.000 tỷ đồng (3,2% tổng nợ xấu).
Không có dấu hiệu nào cho thấy NHNN hoặc Bộ Tài chính sẽ mua lại nợ xấu vì điều này sẽ càng khiến tình hình tài khóa trở nên tồi tệ hơn và khuyến khích các ngân hàng chấp nhận rủi ro. Vì vậy, lợi nhuận các ngân hàng sẽ tiếp tục giảm vì tỷ lệ nợ xấu tăng do những khách hàng vay tiền không thể trả nợ trong bối cảnh kinh tế khó khăn.
Trang Thu - NDHMoney

Không công bằng khi tài sản của toàn dân không hề có...chính chủ

Tham nhũng, giao thông và đất đai luôn là những vấn đề nóng bỏng với người dân. Bởi thế mà mới đây, Nghị định số 71 của CP quy định chế tài xử phạt người tham gia giao thông không có giấy tờ chính chủ (đối với ô tô, xe máy), giữa lúc Quốc hội khóa XIII đang kỳ họp nóng bỏng, bỗng trở thành tâm điểm dư luận.
Chính chủ và không... chính chuyên
Trước hết bởi Nghị định 71 quy định xử phạt với số tiền quá cao, so với Nghị định số 34 (cũ), so với thực tiễn đời sống người dân luôn bất ổn, khi mà xăng, ga, điện nước..., luôn tăng giảm phập phù.
Thứ hai, Nghị định 71 vừa mài sắc, lập tức "chiến" ngay, khiến người dân la vang trời.
Thứ ba, cùng một văn bản mang tính chế tài, mà ngay trong cơ quan chức năng- ngành công an, mỗi người hiểu một kiểu. Vậy hàng triệu người dân, trình độ dân trí khác nhau, sẽ hiểu để thực hiện ra sao?
Khái niệm chính chủ ngay lập tức tủm tỉm đi vào đời sống hài hước, đàm tiếu của nhân gian, của những người thích đùa. Nhà văn Nguyễn Quang Lập, còn gọi là Bọ Lập, chủ blog nổi tiếng Quê Choa, người đàn ông phong nhã hào hoa, đã có ngay bài viết hóm hỉnh Vợ chính chủ.
Bởi hôn nhân thực tế- không có giấy kết hôn, tức giấy chính chủ, không được pháp luật công nhận- ở xã hội ta chiếm tỷ lệ không nhỏ.
Bọ Lập đã phải lo lắng- vợ không chính chủ không biết có bị pháp luật...tịch thu không? Vợ không có chính chủ, biết đâu còn bị miệng tiếng xa gần, không chính chuyên?
Nhưng đa số người dân dở cười, dở mếu với nghị định này. Ngay đại biểu QH cũng phải kêu lên Ngồi trên trời, làm chính sách. Trong khi "dân đen" thì phải bám đất, vừa để kiếm sống, vừa loay hoay tìm cách...lách luật ra sao.
Cũng hiếm có một văn bản nào vừa định "chiến", đã tức khắc tạm thời "đình", như dân gian thường bảo sáng đúng, chiều sai, sáng mai lại đúng. Để tính toán lại thủ tục hành chính, xem xét lại mức phí. Cả thời gian thi hành đến thời gian hoãn lại đều đạt tốc độ "điển tích"- nhanh như vó câu qua cửa sổ.
Bình tâm suy xét, chủ trương các phương tiện tham gia giao thông phải có giấychính chủ là đúng.

Việc chính chủ đi vào thực tiễn, cho thấy từ tư duy, đến cách làm còn quá nhiều khập khiễng. Ảnh minh họa, nguồn: Tuổi trẻ
Đó là thể hiện sự minh bạch, công khai chủ quyền sở hữu cá nhân của người dân với tài sản của mình. Là thái độ ứng xử của người dân với trách nhiệm quản lý đô thị của Nhà nước. Nếu biết rằng, trong thực tế, có tới 40 % số xe "trốn" phí chuyển quyền sở hữu, làm thất thoát ngân sách Nhà nước không ít.
Thế nhưng việc chính chủ đi vào thực tiễn, cho thấy từ tư duy, đến cách làm còn quá nhiều khập khiễng, khiếm khuyết:
Bởi lẽ, quản lý Nhà nước các ngành chức năng hầu như không có sự tuyên truyền, vận động để làm cho người dân nhận thức đúng một cách hành xử văn minh, trong thời hiện đại, về quyền sở hữu của mình. Nên nhớ rằng, trước đây, việc tuyên truyền đội mũ bảo hiểm đã phải kéo dài suốt hàng năm trời.
Quy định mức xử phạt không có giấy chính chủ cao ngất ngưởng (từ 6-10 triệu đồng/xe ôtô, 1 triệu đồng/ xe máy), giữa thời buổi ga châu, xăng quế khiến người dân lo sốt vó. Nhiều người nghèo còn chưa biết kiếm tiền đâu ra để thực thi quyền sở hữu tài sản của mình.
Giữa lúc đó, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính lại quy định số tiền thu được từ xử phạt được trích một phần cho lực lượng chức năng tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông... Chao ôi, khiến cả xã hội có cảm giác bị tận thu ghê quá! Hệt câu chuyện ngụ ngôn nọ, có anh nông dân mới nghĩ chuyện trồng khoai, anh láng giềng bên cạnh đã nghĩ ngay cần... nuôi ngựa.
Mặt khác, nhìn ở tầm quản lý vĩ mô, rất không công bằng nếu so sánh giữa phívà dịch vụ giao thông: Khi truy thu đến từng người dân phí sở hữu xe máy, ô tô, mà trước đó, trên lưng, họ đã phải cõng tới 9-10 loại phí tham gia giao thông, trong thực tế, người dân đã được hưởng thụ dịch vụ giao thông xứng với đồng tiền họ phải đóng chưa?
Chả lẽ, đóng tới 9-10 loại phí giao thông, đổi lại, họ luôn được hưởng cái... điệp khúc tắc đường, kẹt xe, ngày nào cũng hệt ngày nào? Làm thất thoát, lãng phí thời gian, công sức và hiệu suất lao động của hàng triệu người dân. "Phí" (lãng) đó, ngành giao thông có tính nổi?
Rất không công bằng, nếu đòi hỏi tài sản ô tô, xe máy (có khi là loại cà tàng) của người dân phải có chính chủ, trong khi tài sản lớn của toàn dân bị tham nhũng, bị thất thoát hàng nghìn tỉ đồng một cách không chính chuyên, lại không hề có...chính chủ.
Ai là chính chủ của các Vina khủng, của đại lộ Đông- Tây, của con đường nghìn tỷ TP. HCM, của các công trình chào mừng 1000 năm Thăng Long- Hà Nội (đường Lê Văn Lương nối dài, đại lộ Thăng Long, Quốc lộ 32...) đây?
Không ai cả!
Dân sẽ được quyền xử phạt lại các loại tài sản tham nhũng, thất thoát thiếu chính chủ này như thế nào?
Không ai cả!
Vẫn thiếu chính chủ
Tại kỳ họp QH lần này, an toàn của các đập thủy điện nổi lên như một trong những vấn đề trung tâm, thì vị trưởng của ngành xây dựng cũng nổi lên như một trong bốn nhân vật trung tâm- thành viên Chính phủ-  phải trả lời nhiều chất vấn của các đại biểu xung quanh vấn đề này.
Đó cũng có thể coi là một cuộc khảo thí, "thi vấn đáp", sát hạch trình độ quản lý.
Trong thực tế, việc thực hành (quản lý Nhà nước) các công trình, dự án, các chủ trương chính sách, còn nhiều khiếm khuyết, thì nếu "thi vấn đáp" tốt, vẫn có thể gây ấn tượng tốt. Còn nếu thực hành đã chưa tốt, mà về lý thuyết lại không thuộc bài, thì dĩ nhiên, điểm tín nhiệm khó cao.
Phiên chất vấn trong hai ngày 12 và 13/11 về những sai phạm ở thủy điện Sông Đà, về độ an toàn của thủy điện Sông Tranh 2 là một phiên thi vấn đáp khá vất vả. Giám khảo- các đại biểu QH- đã cười râm ran nhiều lần. Đó cũng là một cách cho điểm... ý nhị.
Sao không cười được, khi trước chất vấn về những sai phạm của thủy điện Sông Đà, gây thất thoát lên tới 10 nghìn 676 tỷ đồng, trả lời câu hỏi: Còn bao nhiêu tổng công ty ngành xây dựng có sai phạm tương tự? ông đã có một phát ngôn hồn nhiên rất ấn tượng: Chúng tôi đã có thông tin, nhưng để quên.
Nhưng nhất là câu trả lời của ông, số tiền thất thoát 10 nghìn 676 tỷ đồng, là docó những vấn đề về nguyên tắc chứ không phải tiền thất thoát. Số tiền này không phải đã mất đi mà là do vi phạm nguyên tắc.
Một khái niệm về thất thoát cũng hơi thiếu....chính chủ, khiến hội trường lại râm ran bàn luận. Bởi về quản lý, ai cũng biết, vi phạm nguyên tắc thu chi tài chính, rất dễ dẫn đến những sai phạm.
Nhưng ông còn làm người dân theo dõi trực tiếp màn hình nhỏ ngạc nhiên lớn, khi trả lời vi phạm đó của Chủ tịch Tập đoàn Sông Đà không đến mức phải xử lý kỷ luật.
Bỗng nhớ tới Nghị định 71, chế tài xử phạt người dân  nghiêm khắc khiến dân tình hoang mang, và bất bình. Giữa "trốn phí" chuyển quyền sở hữu tài sản chỉ vài chục triệu, với lãng phí, thất thoát, sai nguyên tắc tới gần 11 nghìn tỷ đồng là một khoảng cách lỗi vi phạm quá lớn. Vậy chẳng lẽ vị trí xã hội dân thường, quan chức khác nhau, thì mức xử lý sẽ nặng, nhẹ cũng khác nhau nốt?
Sôi động nhất, hơn cả phần vấn đáp Sông Đà, là phần trả lời chất vấn về Sông Tranh 2.
Không biết có phải vì đặt trên đới đứt gãy không, mà Sông Tranh 2 thất thường hệt tính khí đàn bà. Khi an toàn thì êm ả. Khi "đến kỳ" thì bỗng nhiên liên tục rung, lắc... Khiến cho câu trả lời của ngay các nhà khoa học, nhà chuyên môn về sự ổn định, hay an toàn của Sông Tranh 2 nhiều lúc cũng ...lắc, rung rất khác nhau. Người thì bảo an toàn, người thì cãi chưa, vì cứ "đến kỳ" là thấy ...động!
Trong khi ấy, độ hoang mang của chính quyền cơ sở, người dân khu vực Sông Tranh 2 vẫn vẹn nguyên.
Có lẽ vì thế, mà phần vấn đáp của vị trưởng ngành xây dựng, cũng nhiều lúc... rung, lắc không ổn định.
Ông đưa ra những thông số kỹ thuật, dẫn chứng các đoàn cán bộ tư vấn Nhật Bản, Thụy Sĩ đã đến khảo sát, làm việc. Nhưng các đại biểu, người dân chỉ muốn nghe câu khẳng định chính danh từ ông với Sông Tranh 2, để yên lòng, thì chưa thể.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, sau những trả lời của ông phải nhận xét: Tôi cũng chưa yên tâm về Sông Tranh 2.
Với trách nhiệm của người đứng đầu ngành xây dựng về số phận con đập, người dân cũng sẽ chưa thể hài lòng trước câu trả lời rất chung: Các cơ quan liên quan phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Vì sao, cả nghị trường và hàng triệu người dân không thỏa mãn trước "bài thi vấn đáp" về thủy điện Sông Tranh 2?
An toàn Sông Tranh 2 là vấn đề quá khó, vượt quá năng lực kiểm soát của khoa học, kỹ thuật. Hay vì lo ngại trách nhiệm cá nhân quá lớn, khiến ông không dám tự tin trả lời dứt khoát? Mà chỉ khẳng định về trách nhiệm tập thể, dĩ nhiên, không có cá nhân nào phải chịu trách nhiệm cao nhất.
Có lẽ vì thế, mới đây, vào lúc 14 giờ 28 phút, ngày 15/11, thủy điện Sông Tranh 2 có câu trả lời hộ cho ông, trước những băn khoăn của cả nghị trường. Một trận động đất lớn nhất từ trước tới nay-  4,7 độ Richter lại vừa xảy ra, khiến người dân lại chạy hoảng loạn.
Nói theo Nghị định 71, Sông Tranh cũng đang thiếu giấy chính chủ.

Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp khẩn chiều 15/11 sau trận động đất 4,7 độ richter vừa xảy ra ở Bắc Trà My. Ảnh: Dân trí
Bao giờ luật lên ngôi?
Không diễn ra ở trong nghị trường nóng bỏng, nhưng có một sự kiện, trong đó vị quan chức đã nghỉ hưu- nhân vật trung tâm của sự kiện, cũng "hot" không kém, vừa diễn ra vào chiều 8/11 mới đây.
Đó là việc GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên- Môi trường, gặp mặt và đối thoại với những người nông dân Văn Giang về một chủ đề hóc búa nhất- đất đai.
Chắc chắn cuộc đối thoại này sẽ phải đi vào lịch sử của vấn đề sở hữu đất đai, như một dấu ấn riêng biệt, không thể quên. Liệu cuộc đối thoại này có đem đến cho chính quyền các cấp, cho các chuyên gia, các nhà luật pháp về đất đai những suy nghĩ gì không?
Tờ VnEconomy, ngày 09/11đã phải giật tít Tiền lệ Đặng Hùng Võ.
Cuộc gặp mặt và đối thoại của vị quan chức đã nghỉ hưu với những người nông dân Văn Giang, cuối cùng, nên coi là cái kết có hậu, làm minh bạch, sòng phẳng những nghi vấn của người nông dân với vụ việc thu hồi đất tại đây. Một vụ việc đã gây ra biết bao tâm lý căng thẳng, phức tạp, làm chia rẽ mối quan hệ giữa dân với chính quyền...
Nhưng, chính ở cuộc đối thoại sòng phẳng này, đã mở ra những thông tin cũng mang tính "tiền lệ" rất đáng sửng sốt. Mà hai văn bản ông Đặng Hùng Võ trình sai thẩm quyền và ký cấp tập trong những ngày cuối cùng khi Luật Đất đai 1993 hết hiệu lực trong dự án Văn Giang, chỉ là nằm trong hệ thống "tiền lệ" ấy.
Có quá nhiều bài viết xung quanh chủ đề này. Nhưng người viết chú ý nhất đến những trả lời phỏng vấn của ông trên Tuần Việt Nam (12/11):
Suốt 10 năm trước khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực, chúng ta đã không thực hiện đúng thẩm quyền, với hơn 3000 văn bản. Vụ Văn Giang nằm trong loạt các văn bản này.
Chính phủ vẫn nói rằng Chính phủ ủy quyền cho Thủ tướng nhưng sự thật lại có điều luật: Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất thì không được ủy quyền.
Người dân chất vấn tôi, rằng đáng lẽ tôi phải trình ông này, tôi lại gửi một ông khác, thì chắc chắn, nếu xét trường hợp đơn lẻ này, tôi đã làm sai, trình trái thẩm quyền. Nói nhẹ là không đúng thẩm quyền, còn nói đằng thắng là trái luật.
Nhưng thực ra, đó không phải là cố ý làm không đúng thẩm quyền. Giai đoạn trước luật 2003 chúng ta đều làm như vậy, theo thông lệ.
... Chúng ta đã làm theo lệ chứ không phải theo luật. Câu chuyện phức tạp ở chỗ đó.

GS Đặng Hùng Võ trong buổi đối thoại với người dân Văn Giang ngày 8/11/2012, Ảnh:VnEconomy
Đó là sự thừa nhận sai lầm một cách sòng phẳng của một quan chức, dẫu muộn mằn. Một sự thật buồn và cay đắng của cách làm việc theo "lệ" không theo luật.
Sai thì cũng sai rồi. Trả giá thì cả chính quyền lẫn người dân cũng đã phải trả giá rồi.
Nhưng điều quan trọng hơn, liệu cuộc nhận lỗi cá nhân này của vị cựu Thứ trưởng sẽ có dẫn đến những thay đổi lớn về nhận thức và hành động của các cấp quản lý chính quyền, từ vi mô đến vĩ mô không, trong vấn đề đất đai?
Tấc đất- tấc vàng, nên nó chứa trong đó tất cả, mồ hôi lao động, nước mắt, lòng tham, thủ đoạn, sự tàn độc..., có khi làm băng hoại cả đạo lý giữa máu mủ ruột thịt.
Liệu cuộc đối thoại có thể dẫn đến một sự thay đổi quan trọng?
Đó là sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung những văn bản luật xung quanh lĩnh vực đất đai, và quyền sở hữu?
Dẫn đến một sự thay đổi còn quan trọng hơn cả trong cung cách quản lý? Đó là luật pháp phải được tôn trọng, và hành xử thay thế cho mọi thứ lệ?
Cái sức ì của tư duy nông nghiệp lạc hậu, tiếc thay bao đời nay, vẫn đủ sức làm khổ những người nông dân, làm xã hội trì trệ, lúng túng...
Có dẫn đến việc, trình độ của cả một đội ngũ từ quan chức đến cán bộ quản lý các cấp, phải được nâng tầm, tương xứng với sự phát triển của quốc gia trong thời hội nhập?
Tiền lệ Đặng Hùng Võ liệu có phải là sự mở đầu cho nhiều cuộc đối thoại công khai, minh bạch, sòng phẳng, để nhận rõ đúng sai giữa chính quyền và người dân trong cách ứng xử dân chủ văn minh, và công bằng?
Chính trị là gì, nếu chính trị đó không phải là để vì dân, hướng tới lợi ích của người dân?
Câu chuyện chính chủ hóa ra đâu chỉ giành riêng cho chiếc ô tô, hay xe máy đang bon bon trên đại lộ.
Mà nó cũng lại là câu chuyện nhiều cay đắng, và gian truân của cơ chế quản lý một quốc gia, đang trên hành trình hội nhập.

Kỳ Duyên/Kim Dung
(Tuần VN)

Một vụ đấu tố

 
Thế kỷ 21, năm 2011, tháng x, ngày y…
Buổi sáng tại trụ sở uỷ ban nhân dân Phường, thuộc một huyện ngoại thành Hà Nội.
Mới 7 h 15 phút, người ta đã nghe rõ tiếng loa phóng thanh phường oang oang: “A lô, a lô…chúng tôi xin thông báo cùng bà con tổ dân phố. Hôm nay ngày y tháng x, tại trụ sở UBND phường có diễn ra buổi xét xử của quần chúng nhân dân đối với đối tượng phản động Nguyễn Văn A về hành vi xuyên tạc đường lối Xã hội chủ nghĩa và tuyên truyền nói xấu các đồng chí lãnh đạo đảng, nhà nước. Mong bà con có mặt đông đủ để chứng kiến buổi họp nói trên…”
Không khí tại trụ sở Uỷ ban nhân dân Phường nóng dần lên. Đám người tụ tập mỗi lúc một đông, nhiều kẻ mặt đỏ ngầu vì rượu đang khạc nhổ và chửi bậy để khởi động cho một buổi đấu tố tưng bừng sắp diễn ra. Đoàn người mà theo lời của chính quyền địa phương thông báo là hàng trăm quần chúng Nông dân hiền lành chân chất, vì bức xúc với hành vi “phản động” của đối tượng Nguyễn Văn A nên đã có mặt để kể tội và vạch trần âm mưu của các thế lực thù địch.
Bên trong hội trường mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng. Dãy bàn ghế phía trên là của các đồng chí lãnh đạo địa phương chủ trì buổi đấu tố. Sau lưng là bức ảnh của ba vị tổ sư khai sáng ra học thuyết Cộng Sản, tất cả đều có râu rậm rạp và vẻ mặt trang nghiêm. Một chiếc bục kê cao, bên trên đặt bức tượng bán thân bằng sáp của Hồ Chí Minh. Hai bên hội trường là hai câu khẩu hiệu được kẻ bằng chữ to lên tường: “Chủ nghĩa Mác – Lê nin vô địch muôn năm” và “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”. Trong khi đó, loa phóng thanh liên tục phát các bài hát ca ngợi lãnh tụ và đảng Cộng sản với những lời lẽ ngợi ca hào sảng, công suất lớn đến nỗi nghe đinh tai nhức óc. Chừng nấy thôi cũng đã đủ để khủng bố tinh thần bất kỳ kẻ nhát gan nào. Phía dưới là nhiều dãy bàn ghế dài được kê đối diện với bàn chủ toạ. Một chiếc bàn và ghế dài khác được kê xéo với các dãy còn lại, để tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy rõ bộ mặt của kẻ phản động, và theo dõi được sự chuyển biến thái độ kẻ chịu đòn thù của chế độ. Nhưng đó cũng mới chỉ là sân khấu và màn dạo đầu, vở kịch hay đang ở phía trước.
Thực chất đám người đến tham gia buổi đấu tố là những ai? Đó chẳng phải là ai khác mà là những kẻ đại diện của Hội Cựu Chiến Binh, Hội Phụ Nữ, Đoàn Thanh Niên, Ban Dân Vận…tất cả đều trực thuộc Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam. Họ đều thuộc thành phần ăn lương của chế độ, ngoài ra một số đối tượng côn đồ hung hãn khác cũng được triệu tập để tham gia buổi đấu tố. Đám người bàn tán xôn xao, tất cả đều có vẻ mặt hào hứng vì một niềm tin tất thắng cho trận chiến trước mắt, hàng trăm người đại diện cho bộ máy chính quyền đối đầu với một đối tượng duy nhất mà họ gọi là “phản động”. Không khí ồn ào, hỗn độn lúc này quả thực là:
“Người mang thước, kẻ tay dao

Đầu trâu, mặt ngựa ào ào như sôi”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Lúc này, tiếng nhạc bỗng nhiên ngưng bặt, và tiếng loa từ trong Hội trường Uỷ an nhân dân vọng ra: “Đã đến giờ làm việc, mời bà con vào hội trường để bắt đầu buổi họp hôm nay…”. Tiếng ồn ào giảm bớt, đoàn người hăng hái cùng nhau đi vào phòng họp và nhanh chóng lấp kín những chỗ ngồi được chuẩn bị sẵn. Đối tượng phản động được dẫn ra, hai bên là hai tay an ninh áp giải, mặt lạnh như tiền. Sau khi mọi người đã an toạ, tất cả đều cùng nhìn lên bàn chủ toạ, háo hức chờ đợi màn kịch bắt đầu. Tại đây, có 3 đồng chí mặc áo sơ mi trắng bỏ vào quần chỉnh tề, đầu tóc đã được chải gọn gàng điều khiển buổi họp. Đồng chí ngồi giữa có lẽ là chủ toạ, với vẻ mặt trang nghiêm đứng lên đọc lời mở đầu:
- Thưa tất cả bà con tổ dân phố, hôm nay UBND Phường tổ chức buổi họp mặt để mọi người bày tỏ thái độ đối với kẻ phản động lầm đường lạc lối Nguyễn Văn A, là người địa phương ta. Y đã phát tán các tài liệu phản động có nội dung chống lại đường lối Xã hội chủ nghĩa, xuyên tạc chủ trương chính sách của đảng và nhà nước, nói xấu các đồng chí lãnh đạo đảng, chống lại chính quyền nhân dân…; sau đây chúng tôi xin mời bà con bày tỏ thái độ của mình đối với kẻ lầm đường lạc lối.
Kế đến ông ta nhìn về phía đối tượng “phản động” đang ngồi và nói lớn:
- Chủ toạ yêu cầu đối tượng đứng lên để nghe mọi người phát biểu ý kiến!
Bên dưới, tiếng ồn ào lập tức nổi lên: “Phải rồi, đứng lên ngay đi”, “Đứng lên, đứng lên mà nghe, không được ngồi”…; bị hai tay an ninh kìm kẹp và thúc ép hai bên, nạn nhân đành phải đứng lên, hai tay bị còng đặt lên phía trước như bị cáo trước vành móng ngựa.
Lại tiếng nói từ bàn chủ toạ:
- Bây giờ mọi người đã nhìn rõ mặt kẻ chống lại chính quyền nhân dân, làm tay sai cho bọn phản động. Mời mọi người bắt đầu có ý kiến.
Tiếng ồn ào lại rộ lên. Một kẻ tự xưng là đại diện cho Hội Cựu chiến binh đứng lên, anh ta nhìn vào tờ giấy cầm sẵn trên tay và bắt đầu đọc:
- Tôi đại diện cho những người đã hy sinh xương máu để xây dựng nên chế độ, giành lại độc lập tự do cho dân tộc, bày tỏ thái độ căm phẫn đối với đối tượng Nguyễn Văn A. Một kẻ đã phản bội lại dân tộc, xuyên tạc đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Không những vậy, A còn có những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt làm lung lạc lòng tin của mọi người đối với chế độ Xã hội chủ nghĩa tươi đẹp và ưu việt, gây nên bức xúc trong nhân dân…
Sau một lúc đọc những lời tràng giang đại hải để bày tỏ sự căm phẫn và kết tội đối với anh Nguyễn Văn A, với vẻ mặt bừng bừng tức giận, y đọc lời kết luận như hét:
- Dù âm mưu của mày có xảo quyệt đi nữa, hay những kẻ là bậc thầy của mày đi nữa thì cũng đừng hòng lật đổ chế độ!…
Bên dưới, tiếng vỗ tay ào ào như sấm dậy bày tỏ sự đồng tình với những lời lẽ vừa rồi. Một phụ nữ trạc ngoài bốn mươi, tự xưng là đại diện cho Hội Phụ Nữ đứng lên phát biểu. Vẫn là một tờ giấy đã được chuẩn bị sẵn, bà ta bắt đầu chăm chú đọc. Lần này giọng điệu nhẹ nhàng và mang màu sắc tâm lý chiến hơn:
- Chế độ ta ưu việt, luôn có thái độ nhân ái và khoan hồng đối với những kẻ lầm đường lạc lối mà biết ăn năn hối cải. Anh A bị kẻ phản động lôi kéo nên đã chống lại nhà nước, chống lại nhân dân. Những hành động đó đã làm xói mòn lòng tin của quần chúng đối với chế độ, gây nên nỗi bức xúc trong nhân dân. Đề nghị anh A thực tâm ăn năn hối cải, từ bỏ con đường sai trái để trở về với vòng tay nhân ái của đảng và nhà nước, về với đường lối đúng đắn của chế độ Xã hội chủ nghĩa. Nếu được như vậy thì các cơ quan pháp luật sẵn sàng tha thứ và giảm nhẹ tội cho hành động sai lầm mà anh A đã gây ra. Nếu tiếp tục có thái độ ngoan cố thì chúng tôi đề nghị các cơ quan pháp luật nghiêm trị để làm gương cho kẻ khác.
Tiếng vỗ tay tán thưởng vừa dứt, tiếng ồn ào lại tiếp tục rộ lên: “Phải rồi, nhận tội đi. Như vậy còn được sự khoan hồng của pháp luật”, “Hàng thì sống, chống thì chết”, “Xử lý hắn đi, đồ phản động”…; viên chủ toạ nói như hét:
- Đề nghị bà con bình tĩnh và giữ gìn trật tự cho, đề nghị người khác tiếp tục phát biểu!
Một kẻ đầu tóc bù xù, mắt đỏ ngầu vì rượu đứng lên nói lớn:
- Đề nghị bắt giam hắn đi, chúng tôi không chấp nhận những kẻ phản động. Tôi là thương binh, đã đổ xương máu để giành độc lập dân tộc. Nếu pháp luật không xử lý hắn thì tôi và những đồng chí thương binh khác cũng sẽ xử lý…
Bên dưới hội trường tiếng vỗ tay lại vang lên như sấm dậy. Những kẻ ban đầu còn giữ bộ mặt nhân ái, khoan hồng để loè bịp nay lại vỗ tay rào rào để ủng hộ biện pháp luật rừng của tay thương binh nọ. Rõ ràng thú tính đã trỗi dậy trong những con người tự xưng là đại diện cho nhân dân này. Vẻ mặt chúng toát lên vẻ phấn khích bởi chiến thắng của hàng trăm con người trước một kẻ phải đứng nghe mà không được nói. Đối tượng bị coi là “phản động” mà thực chất là một nhà dân chủ yêu nước, đành phải đứng chịu trận, vì mỗi khi anh muốn lên tiếng phản đối lại những luận điệu vu khống và áp đặt kia thì lại bị chủ toạ bắt phải im lặng.
Những gương mặt đỏ gay vì phấn khích và đắc thắng đang chờ đợi đối tượng gục ngã trước màn đấu tố tập thể do chính quyền dàn dựng. Họ chờ đợi sự đầu hàng từ phía con người bị coi là “phản động” kia. Nhưng vẻ mặt của người chiến sĩ dân chủ kia không hề thay đổi, vì anh không lạ gì những thủ đoạn của một nhà nước độc tài, đảng trị. Anh biết rằng đây chỉ là màn dạo đầu cho một chiến dịch của nhà cầm quyền để chụp lên đầu anh chiếc mũ “phản động”, và kết thúc với một bản án tù dành cho hành động yêu nước của anh.
Buổi đấu tố kết thúc với những lời kết tội và nhục mạ nặng nề của những kẻ đồ tể trút xuống đầu anh Nguyễn Văn A. Đoàn người ra về với một vẻ mặt dương dương tự đắc của những kẻ giành chiến thắng một cách hèn hạ.
Bây giờ đã là thế kỷ 21, nhân loại đang sống trong một nền văn minh tiến bộ và dân chủ. Có nơi đâu chính quyền lại tổ chức những đám đông để vi phạm nhân quyền và xúc phạm danh dự con người một cách công khai như vậy? Chắc là điều đó chỉ có trong chế độ Cộng sản tươi đẹp và nhân ái, chỉ có tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà thôi.
© Minh Văn
(DCV)

Cờ bạc bịp và ước mơ đổi đời từ kính áp tròng

Đang có một bộ phận đã coi cờ bạc là "nghề nghiệp" chính để kiếm sống. Họ luyện nó cùng với sự hỗ trợ của công nghệ để trở thành những tay cờ bạc chuyên nghiệp trong đó có kính áp tròng. 
Mua kính áp tròng đơn giản như mua mớ rau
Theo anh Nguyễn Tiến Hưng, 48 tuổi (ở Bắc Ninh), một người sống bằng nghề cờ bạc bịp đã hơn 25 năm thì, dân cờ bạc bịp có nhiều mánh "làm ăn" lắm, có nói ra, người ngoài cuộc không hiểu được. Loại cờ bạc bịp vặt trên xe ô tô khách như lấy tay tráo bài, đánh dấu ở mép quân bài, rủ người này người kia cùng chơi, cùng ké cửa... "xưa hơn diễm" rồi.
Đó chỉ là hình thức kiếm tiền của những kẻ "thất phu", với "cái đầu ngắn, óc bã đậu". Bịp người ta mà để người ta biết là đang bịp thì quá kém. Bịp con bạc mà con bạc vẫn sướng, vẫn cứ đem tiền đến chơi, vui vẻ nộp cho mình thì mới là đẳng cấp.
Đây là loại kính để dân cờ bạc bịp tha hồ "hành nghề".
Hưng nói: "Hiện có rất nhiều "đồ chơi" bạc bịp. Đó là những dụng cụ đánh bài lá, kỹ thuật chơi bài lá với sự "giúp sức" của kính áp tròng. Loại kính này với người có bệnh ở mắt thì đeo để chữa mắt; với nam thanh nữ tú chất chơi thì đeo cho nó đổi màu mắt, làm cho mắt đẹp long lanh trong tưởng tượng rồi hỏng mắt; còn với dân cờ bạc chuyên nghiệp thì nó giúp bịp được rất nhiều người chơi bình thường khác, kiếm bộn tiền. Bởi kính áp tròng không đeo ra bên ngoài như kính cận nên nhiều con bạc không biết đang bị đối phương nhìn xuyên thấu các quân bài lá trên tay, dù rằng, nó đã được úp hẳn vào trong ngực”.

Với Hưng, kính áp tròng đã cho dân chơi cờ bạc bịp chuyên nghiệp một cuộc sống đủ đầy, vương giả trong 6-7 năm qua. Từ ngày bị phát hiện có công nghệ áp dụng vào trò chơi, nhiều "con bạc hiểu biết" đã rất cảnh giác. Song, Hưng cho rằng, chỉ 6-7 năm được làm mưa làm gió, được bịp người khác như vậy, để bây giờ có một số vốn lớn đến cả vài chục tỷ, làm ông chủ - cũng thừa đủ rồi, không cần phải trực tiếp "hành nghề".

Hưng khẳng định: "Mua kính áp tròng rất dễ, dễ hơn mua rau tươi trái mùa rất nhiều. Cửa hàng bán kính thuốc nào chẳng bán đủ loại kính áp tròng, giá lại rất rẻ". Nhưng Hưng lưu ý các con bạc bịp mới vào nghề rằng, có rất nhiều loại kính khác nhau, nếu vì muốn nhanh thực hiện ước mơ đổi đời, mua kính ít tiền thì rất dễ bị phát hiện.

Hưng cũng thừa nhận, có một số con bạc bịp đã bị kính áp tròng làm hỏng mắt. "Một số kẻ cứ thích ăn cả bít tất và bụi đất đường nên bây giờ mắt mới mờ, không thể chơi được bài chứ không nói đến chuyện lừa người khác. Con bạc chuyên nghiệp mà không được chơi bạc thì còn gì là thú vui để sống trên đời nữa" - Hưng nói với giọng thản nhiên pha chút lạnh lùng của quân bài và tiền.

Chuyện dân cờ bạc bịp, bịp nhau

Ngày xưa, các trò ảo thuật của các cụ mang đậm chất trí tuệ còn bây giờ chỉ là công nghệ. Tất nhiên, công nghệ cũng do con người sáng tạo ra nhưng đều thua cái chất mộc mạc đến dị thường ấy hết. Các cụ trí tuệ ở chỗ, đưa người chơi bạc vào các tình thế bị bịp mà họ không biết ngay được và có biết cũng khó tìm cách "hóa giải".

Bây giờ, biết bị bịp, dân bạc chuyên nghiệp tìm mánh cao hơn. Thế là cứ loạn. Sới bạc nào cũng có bảo kê, đâm thuê, chém mướn, máu chảy, đầu rơi. Vì kính áp tròng nhìn xuyên thấu quân bài, lại được đặt trực tiếp lên con ngươi của mắt nên nhiều người bị lừa. Anh Đạt cho biết, một số con bạc bịp chuyên nghiệp rất ít "đụng hàng" (tức ngồi chơi bạc cùng nhau).

Vì biết hết mánh bịp nên khi đến sới nào đó chơi, họ khá cẩn thận. Họ nhìn ánh mắt, đường liếc của mắt là biết con bạc đó có đeo kính áp tròng hay không? Song, với những ứng dụng "kinh khủng" của kính áp tròng, ngày nay đã xuất hiện kính áp siêu tròng, nhìn xuyên thấu lá bài nên việc phát hiện ra đối phương đeo kính không đơn giản chút nào.

Là tay cờ bạc bịp chuyên nghiệp ở phía Nam Thủ đô, anh Trần Hoàng Lưu (50 tuổi) thổ lộ: Sới nào muốn "yên bình", tốt nhất để con bạc chơi bạc "cổ điển". Áp dụng công nghệ bịp nhau, chủ sới có thêm tiền hồ (tức tiền thuê địa điểm, phục vụ) nhưng hay xảy ra chuyện rắc rối. Muốn kiểm tra xem, con bạc bịp nhau kiểu gì, với chủ sới, dễ như trở bàn tay.

Anh Lưu khẳng định, chỉ cần gọi những con bạc trong diện "tình nghi" vào, kiểm tra thực tế là ra hết. Kính áp tròng khó phát hiện ư? Không khó. Chỉ cần bắt con bạc chớp mắt liên tục trong 30 giây, phát hiện ra liền. Ngoài ra, con bạc nào có kính "xịn", ngụy trang tốt, để kiểm tra kỹ, tránh bị con bạc lừa, có thể dùng tay sờ thẳng vào con ngươi mắt thì biết ngay có đeo kính hay không.

Người này kể thêm: "Con bạc bịp tên H. ở Đông Anh, Hà Nội kiếm được khá nhiều của con bạc khát nước khác tại sới. Trong vòng 8 tháng, theo thống kê, dưới hình thức bịp, H. kiếm được hơn 10 tỷ đồng. Có tiền, H. bắt đầu ra oai, không coi chủ sới ra gì, thường quát nạt, trên cơ các con bạc khác. Hôm ấy, con bạc bịp khác cũng thường xuyên có mặt ở sới, tên Đ. ở Vĩnh Phúc ra tay. Trước đó, Đ. cũng "biếu" H. khoảng hơn tỷ đồng rồi."

Chủ sới Lưu thừa nhận, "dân cờ bạc đã ra tay thì tàn độc không kém dân xã hội đen. Biết H. đeo kính áp tròng, "làm xiếc" trong sới nhưng Đ. coi như không biết gì. Trong khi chơi, Đ. cứ giả vờ dùng đầu của mình cụng vào đầu, dùng tay hất vào thái dương của H. Chắc vì có sự tác động của ngoại lực nên kính áp tròng "chạy" lung tung trong mắt, làm H. khó chịu. Biết thế, Đ. liên tục thực hiện những hành động vô tình bằng tay lên vùng mặt, mắt của H. Va chạm mạnh liên tiếp làm H. nổi nóng, chửi.

Chỉ chờ có như vậy, Đ. lấy đầu dúi thẳng vào vùng mắt của H. khiến H. phải ôm mặt, máu chảy ra và đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.

Sau đó, các con bạc, vì "tình nghĩa" có đến bệnh viện thăm H. và được biết một sự thật. Kính áp tròng vỡ, các mảnh kính nhỏ đâm vào con ngươi, làm rách, thủng con ngươi mắt, gây mù lòa. "Có thể, H. bị mù vĩnh viễn. Muốn đẹp, H. phải thay mắt giả. Nếu như vậy, sẽ rất tốn kém. Có một điều chắc chắn, H. không thể trở lại nghề cờ bạc bịp nữa". Thế mới biết, tay chơi cờ bạc bịp đã hại nhau thì nghiệt ngã vô cùng.

Có thể nhìn thấu quân bài từ "kính áp tròng cờ bạc"

Theo hướng dẫn của người bạn biết chút ít về cờ bạc, tôi nhấp chuột máy tính, vào google, gõ từ khóa "kính áp tròng cờ bạc", chỉ cần 0,35 giây đã cho hơn 1,9 triệu kết quả. Các đại lý rao bán kính áp tròng - dụng cụ cờ bạc bịp - rất nhiều, số điện thoại liên lạc có đuôi rất đẹp, nào là 48.6789; 26.4444; 45.6666…

Dạo một vòng quanh thị trường kính áp tròng ở Hà Nội, tôi đã dùng nhiều mối quan hệ để "xử lý thông tin" nhưng các chủ hiệu kính đều khẳng định, chỉ bán kính áp tròng thuốc, không bán kính áp tròng cờ bạc. Thế nhưng, một tay bạc bịp chuyên nghiệp trên phố Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội) sau 15 phút vào một tiệm kính thuốc, đã mang ra cho tôi đôi mắt kính áp tròng cờ bạc. Anh bạn này cười, nói "khách quen mới mua được. Kính thường của Hàn Quốc, chỉ 5.000 USD thôi".
(Người Đưa Tin)

Thư giãn cuối tuần - những hình ảnh kỳ lạ chỉ có ở Việt Nam

Khóa ơ!
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? Mô Bi Đà Phật !
 Chân tu yêu nước "Cô-La"
và yêu "Cô không la"
Vietnamese coolness
 Càng già càng cool !
 

Du lịch sinh thái và sinh lý

Hệ sinh thái tuần hoàn có định hướng ? Sông Mê Kông, đoạn Cửa khẩu Vĩnh Xương (An Giang)
Nền văn hóa khẩu hiệu sau 60 năm.
Cái nào nguy hiểm hơn ?
 
Em yêu, em có hiểu được niềm đê mê của anh lúc này, từ binh nhì lên quận công.
 
Mũ bảo hiểm thời Đinh La Thăng
Khổ thân bọn phản động

Hà Nội trong mắt ai

Ai bảo chăn trâu là khổ
Uống nước nhớ nguồn
 
(X-Cafevn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét