Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Tin Chủ Nhật, 18-11-2012

Tường thuật về phái đoàn nhân dân, nhà báo đến thăm Văn Giang:
7h30’: Đã thấy bác Nguyễn Văn Cung, chủ trang Cựu thiếu Sinh quân VN, cô giáo Dương Thị Xuân đã có mặt cùng một số bác khác.
7h45’: Cựu đại tá công an Đăng Quang tới. Đã thấy có mặt cả báo giới.
8h20: Blogger Người Buôn Gió, kính đen lừ lừ … suýt lầm với anh công an mật. Xe đón đoàn được (bí mật?) tập kết ở một nơi nào đó, đến 8h30 thì đến.  Có hai xe chở hơn 50 người đã đến Văn Giang. Các xe nhỏ, xe máy đều đã có mặt ở Văn Giang.
Có sự hiện diện của bà Lê Hiền Đức, TS Nguyễn Quang A, Đại tá Nguyễn Văn Cung, Đại tá Nguyễn Đăng Quang, Thạc sĩ Đào Tiến Thi, TS Nguyễn Xuân Diện, một số nhà nghiên cứu xã hội học, nhiều bà con, nhà báo có mặt trong chuyến thăm Văn Giang hôm nay.
9h30′: TRỰC TIẾP TỪ VĂN GIANG - (Tễu).

Bà con Văn Giang đón khách

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Tủ sách biển Đông: Chủ quyền quốc gia Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng… (ĐV)- Dương Danh Dy: Suy nghĩ thêm về Biển Đông nhân đọc hai bài viết của Trung Quốc (BVN).
- Biển Đông vẫn là vấn đề tế nhị tại Thượng đỉnh ASEAN ở Phnom Penh (RFI).  – TQ ‘không muốn Biển Đông che phủ Asean’ (BBC). - ASEAN tìm cách hàn gắn vết nứt tranh chấp lãnh thổ (GD&TĐ). - ASEAN lập “đường dây nóng” về Biển Đông với Trung Quốc (DT). – ASEAN sẽ đề nghị lập đường dây điện thoại nóng với Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông (RFI). – ASEAN mở “đường dây nóng” về Biển Đông với TQ (TTXVN).  – ‘Đường dây đỏ’ Biển Đông được ASEAN ủng hộ (TP).
Trung Quốc trang bị thêm các tàu hải giám siêu trọng (TTXVN). - Thứ trưởng NG Trung Quốc: Vấn đề Biển Đông đã bị “thổi phồng” (GDVN).
Mỹ kêu gọi công ước về hàng hải tại Biển Hoa Đông (TTXVN).
- Các bộ trưởng ASEAN nhất trí sớm xây dựng COC (VNN). – ASEAN thúc đẩy hơn nữa đối thoại và hợp tác (CP).  – Lần đầu tiên người VN làm Tổng thư ký ASEAN (VNN).
- James Bellacqua và Brad Daniels từ Virginia, Hoa Kỳ: Vai trò Mỹ trong quan hệ Việt – Trung (BBC). “Truyền thông nhà nước của Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ sự không hài lòng của Bắc Kinh về một số phát triển gần đây trong quan hệ Mỹ-Việt trong quan hệ an ninh, và nhắc nhở Hà Nội lưu ‎tâm về hậu quả“.
– Lãnh đạo mới ĐCS Trung Quốc tiếp đặc phái viên của Tổng bí thư ĐCS Việt Nam (TTXVN/ QĐND). “Khấu đầu” chưa đủ, lại còn kéo theo gánh hát chúc mừng: – Khai mạc Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt – Trung 2012 (QĐND). Lại nhanh nhạy khác thường, đưa tin ngay trong đêm “liên hoan”. Đố báo nào theo kịp QĐND về màn này!  – Chủ nghĩa quốc tế và Lợi ích quốc gia – Đôi điều suy nghĩ (VHNA).
Obama bắt đầu thăm Thái Lan, Myanmar, Campuchia (TTXVN). – Obama đi tìm sự tăng trưởng ở châu Á (RFI). – Tại Singapore, Ngoại trưởng Mỹ thúc đẩy chính sách « ngoại giao kinh tế » (RFI). – Ngoại trưởng Clinton: Mỹ muốn thăng tiến các quyền lợi kinh tế (VOA).
‘Vũ khí hạt nhân TQ phá vỡ mạch logic quân sự Mỹ’ (ĐV). - Bom có điều khiển của Trung Quốc: Tụt hậu 20 năm so với phương Tây (ANTĐ).
- Cận cảnh vũ khí Việt Nam khiến lính Mỹ khiếp sợ (Kiến thức). Lẽ ra ta nên sản xuất vũ khí để bán cho Mỹ, nhân tiện gây sức ép với họ nhằm cải thiện tình trạng nhân quyền cho dân Mỹ bớt bị “tư bổn bóc lột”, thay vì đòi mua vũ khí của họ, để họ ép buộc ta phải cải thiện nhân quyền!
- Nhân quyền nằm cao trong nghị trình Á châu của TT Obama (VOA).  – Tuyên bố nhân quyền Asean ‘khiếm khuyết’ (BBC).
- Phiên phúc thẩm xử thầy giáo Đinh Đăng Định bị dời sang ngày 21/11/2012 (DLB).=>
- Lo ngại về bản án bỏ túi đối với các thanh niên Công giáo Vinh (RFA). – Uỷ ban Công lý và Hòa bình chỉ trích tình trạng nhân quyền ở Việt Nam (RFI). “Vấn đề đầu tiên mà bản phúc trình nêu lên là những vụ xử án bất công, điển hình mới nhất là vụ xử phúc thẩm ba thanh niên Công Giáo tại Vinh Chu Mạnh Sơn, Trần Hữu Đức và Đậu Văn Dương ngày 29/09/2012 và vụ xử các blogger Điếu Cày, Anhbasaigon và Tạ Phong Tần ngày 24/09, tại Sài Gòn, với các bản án mà Uỷ ban Công lý và Hòa bình xem là vô lý và đầy bất công’.”
- “Vì danh dự dân tộc, chống giặc Tầu. Vì tương lai đất nước, chống tham nhũng” – có tội hay không? (Phương Bích). Không có tội với dân, nhưng có tội với những người theo Tàu và tham nhũng trong bộ máy đảng và nhà nước. – Nguyễn Hàm Thuận Bắc – Hãy hát lên bài ca yêu nước Nguyễn Phương Uyên! (Dân Luận).
- VietSoul21 – Nô dịch đỏ (Dân Luận). “Kẻ cướp ngày thường ‘vừa ăn cướp vừa la làng’ để đánh lạc hướng dân làng, hàng xóm của nạn nhân. Đảng CSVN cũng như thế khi ăn cắp (chiếm hữu) ngôn từ làm của riêng cho họ. Họ độc quyền xử dụng những từ ngữ: phản động, chống phá nhà nước, thế lực thù địch. Thật ra ai thuộc thành phần phản động này?
- Vũ Quốc Thúc: Cảm nghĩ về danh từ “Pháp” trong luật học (BVN).
- Santa Ana ‘không hoan nghênh chính quyền VN’ (BBC). Biện pháp này sẽ đòi hỏi Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo cho thành phố ít nhất 10 ngày trước khi giới chức Việt Nam đến thăm để cảnh sát có thời gian chuẩn bị.”
- Khánh Trâm: ĐỌC 2 BÀI THƠ RA TÙ, NGHĨ VỀ HÒA GIẢI SAU CHIẾN TRANH (Nguyễn Trọng Tạo).
- NGƯỜI DÂN VĂN GIANG TRẢI LÒNG TRƯỚC NGÀY ĐÓN KHÁCH VỀ THĂM (FB Trần Ngọc Kha/ Tễu).
<- Công an Hà nội bắt cóc dân oan, đánh chấn thương não ! (Xuân VN). – Giải tỏa dân khiếu kiện ? (Lê Hiền Đức).
- Sáng 17/11, Công an HN “kết luận”: Bà Nhung chết tại vườn hoa Lý Tự Trọng là do tai biến mạch máu não (Tin tức), sau khi đã “cho biết” vào ngày 14/11: - Bà cụ Hà Thị Nhung bị tử vong ở vườn hoa là do xuất huyết não theo “kết quả khám nghiệm tử” (Tin tức), sau khi đã phủ nhận tin đồn và “khẳng định”“bà Nhung tuổi đã cao và cộng thêm bị cảm nặng nên khó khăn trong cứu chữa”, ngay sau khi bà Nhung chết có 8 tiếng.
- Nguyễn Trọng Vĩnh: Tiếng nói của một lão tướng – Văn hóa từ chức và lòng tự trọng (BVN). – VỊNH ÔNG MẶT DÀY (Sơn Thi Thư).  – Nhật ký tấn trò đời (Nguyễn Thế Thịnh). “Trong hội nghị TƯ, BCH đã quyết định không kỷ luật tập thể BCT và ‘một cá nhân’. Đã không kỷ luật tức là vẫn để làm, vậy thì sao lại đặt vấn đề từ chức ở đây? Đã thế lại ngồi bàn bỏ phiếu tín nhiệm. Đảng phân công thì làm, QH quyền chi mà bỏ phiếu người của Đảng? Vô lý! Mấy ông theo Đảng mà chẳng hiểu Đảng gì cả. Mình thì quán triệt sâu sắc”.
- NHÀ SƯ KHÓA MÔI VÀ LÃNH ĐẠO THỐI MIỆNG (Nguyễn Văn Thiện). “Loại lãnh đạo này không bị khóa môi nhưng miệng lại rất thối. Hễ chúng mở miệng ra là thiên hạ phải bịt mũi. Đứa thì nói rằng, nếu bác sĩ vòi phong bì thì nạn nhân cứ quay phim chụp hình làm bằng chứng rồi gửi ra Trung ương mà tố cáo. Đứa lại nói rằng, một tháng mười trận động đất vẫn ‘hãy cứ yên tâm’...”
- Một màn kịch quá lố với các “diễn viên” quá trẻ! Nữ sinh trường Đoàn Thị Điểm gây bất ngờ cho Phó thủ tướng (VNE). PTT Nhân tự đặt ra “ba điều tự hào nhất” của đất nước để hỏi học sinh, rồi cho điểm 10 với trả lời “sự phát triển của nền kinh tế đất nước”, giữa lúc nó tàn tệ nhất trong hàng chục năm qua, “xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới” nhưng giá trị hạt gạo xuất khẩu lại thấp vào loại nhất. – Khó khăn thực sự (ĐBND). – NH siết nợ, đại gia Phương Nam trắng tay (Vef).  – Video: Sự kiện và bình luận: Những con số biết nói về chỉ tiêu kinh tế – xã hội năm 2013.
- CHÍNH SÁCH ĐỘC QUYỀN VÀNG – THỰC CHẤT LÀ QUỐC HIỆU HOÁ THƯƠNG HIỆU & THÔNG ĐỐC BÌNH TỎ RÕ SỰ KHINH THƯỜNG QUỐC HỘI! (DLB). – ‘Nửa giải Nobel” và trách nhiệm điều hành  (DĐDN/ NDHMoney).
- Bàn tiếp về cú “lật tẩy” của ông Dương Trung Quốc. 3- “Lật tẩy” ông Chủ tịch Quốc hội. Rất nhiều người biết ông suýt bị kỷ luật cùng các thành viên BCT, nhận thông tin ngoài lề về những lý do của nó, biết ông không những từng phải cùng chịu trách nhiệm khi còn làm phó, mà còn nghe đồn đại nhiều rằng ông cũng là “cánh hẩu” với ông thủ tướng.
Đảng của ông họp cả 2 tuần, nội dung thực chỉ mấy trăm vị biết với nhau, còn lại 3 triệu đảng viên, hơn 80 triệu dân nào có chính thức biết lý do tại sao suýt kỷ luật, tại sao lại không đối với các vị. Rồi đứng trước tình hình kinh tế, xã hội tồi tệ tới cùng cực như vậy, người dân mong mỏi làm rõ công tội của bộ máy chính phủ ra sao.
Kỳ họp Quốc hội lần này, vừa là cơ hội, vừa là nhiệm vụ bức thiết phải giải trình với dân rõ ràng mọi điều mà dư luận quá bức xúc hàng tháng trời. Vậy mà, trong cương vị người cầm chịch cuộc chất vấn chính phủ, ông tự cho mình quyền “di du” cho ông thủ tướng trả lời hai ba câu hỏi, thời lượng chỉ bằng nửa các cấp dưới thôi, để lại tới 18 câu hỏi chất vấn khác. (Biết đâu trong đó còn có những câu hóc búa hơn nội dung chất vấn của ông DTQ nhiều?). Trả lời qua quít, mập mờ cũng không bị ông cật vấn, không đại biểu quốc hội nào được hỏi lại.
“Lật tẩy” cái việc để “cứu bồ” trước câu hỏi hóc, ông đã bất chấp tất cả, bằng lối điều hành tùy tiện như phiên chợ quê, coi toàn dân, toàn quốc hội như đàn kiến; có phải để “cá kiếm” cho những năm tháng dối già sau khi đã cố thêm một nhiệm kỳ?
Kỳ họp thứ 4 – Quốc hội khóa XIII: Chất vấn mới ra nhiều chuyện (ANTG).
Cơ quan bảo hiến: Xu hướng tất yếu của nhà nước pháp quyền (PLTP).
- “Kiến trúc sư” công cuộc đổi mới (NLĐ).  – Những quyết định ‘xé rào’ mang tên Võ Văn Kiệt (VNN).  - Thà mất chức mà dân no (TT).
- Tập đoàn thua lỗ, lương cao vẫn đúng quy định (Vef). – Khốn đốn vì chống tham nhũng (TN).  - Phải thi hành một nền chính trị liêm khiết (TN). – Tướng Trần Tử Bình xử án tham nhũng Trần Dụ Châu (Bùi Văn Bồng).
- ‘Không tích nước hồ chứa thủy điện, động đất vẫn xảy ra’ (VNE). – An toàn là tối thượng (TN).  – “Người dân đang rất bất an”!  (DV).- “Phát điên” vì động đất (NLĐ). - Sao có thể… yên tâm?! (TT). – Bộ trưởng Xây dựng vội vàng sửa lời hớ về thủy điện Sông Tranh 2 (Sống Mới). -  Sông Tranh: Cán bộ hãy sống cùng bà con! (KP). – BỆNH VÔ CẢM – Bài văn HS lớp 9 (Bùi Văn Bồng).
- Quyền được chết không mất xác (Đào Tuấn). “Ừ thì quyền được sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc là những quyền hiến định, đó là thứ quyền thực to trên lý thuyết, thậm chí nằm đàng hoàng trong chương II một ‘đạo luật mẹ’, nhưng thực tế, có khi đơn giản hơn rất nhiều. Có khi chỉ là quyền được lo sợ của những người dân hàng ngày đang sống cùng động đất. Có khi đó chỉ là quyền được chết không mất xác”.
Cần thành lập cơ quan điều phối đồng bằng sông Hồng (TT).
Thẩm phán sửa án sai quy định, bị hủy án (TN).
- HẺM BUÔN CHUYỆN (KỲ 37): Còn cái lai quần cũng đánh…thuế (!) (Nhật Tuấn).
- ‘Táo Giao thông’ quay ngoắt, không chính chủ về đâu? (TVN). – Cấm dễ, thực thi khó, hậu quả không cần biết (Trần Kinh Nghị). “Nhớ ‘ngày xưa tuơi đẹp’,  mỗi khi thấy lệnh CẤM ai cũng chú ý chấp hành …Không bù cho ngày nay các cơ quan công quyền đua nhau ra lệnh cấm, rốt cuộc chẳng cấm được ai lại còn gây tâm lý coi thường pháp luật trong xã hội”.
- Cho phép CSGT mặc thường phục: Dân phải được xem giấy tờ (Kiến thức).
- 15 % dân số Việt nam có triệu chứng tâm thần ? (Lê Dũng).
- Hà Nội: Công an huyện Thanh Trì “làm ngơ” trước vụ cụ già gần 80 tuổi bỗng dưng mất nhà ((DT).  – Bệnh viện Mắt trung ương có tình người? (DLB).
- Xem xét kỷ luật phó bí thư xã bị “bồ nhí” xẻo tai (LĐ).
- Lê Nguyên Hồng: Nhân cách Kami và sự nguy hiểm của trang tintuchangngay.org (Công dân).
- Thế Sơn: Báo chí chui! (VHNA).
- Trung Quốc đầu độc cả thế giới (BVN).
- THE PENTAGON PAPERS Lịch sử những quyết định của Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam – Kỳ 14 (Sống Magazine).
- Lâm Trung Trại và những anh hùng “thuỷ hử” đất Đồng Nai   –   Giây phút cuối và nấm mồ chung của 9 vị anh hùng   –   Nấm mồ chung của 9 hảo hán Lâm Trung Trại vẫn bí ẩn (NĐT). =>
- Trung Quốc triệu tập hội nghị Quân uỷ Trung ương mở rộng (TTXVN/VOV).  – Ông Hồ Cẩm Đảo chủ động không tiếp tục làm TBT (TTXVN).  – Tập Cận Bình đăng quang : Chiến thắng của các « thái tử đỏ » (Le Monde/ Thụy My). “Trong bài diễn văn đầu tiên, ông Tập Cận Bình không nhắc đến chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản lẫn chủ nghĩa Mác-Lê. Tân Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sử dụng từ ‘đồng nghiệp’ thay cho ‘đồng chí’, khi giới thiệu sáu thành viên còn lại của ban thường trực Bộ Chính trị. Theo Le Monde, đây là điều rất mới”. – Tập Cận Bình và Triển vọng Cải cách Chính trị Trung Quốc (VOA).
- Dân Trung Quốc chờ thêm 5 năm nữa (Người Việt). “Một sinh viên viết trên mạng Vi Bác (weibo.com): ‘Dù Trung Quốc có dân chủ thế nào đi nữa, chắc cũng không thể tổ chức tranh luận giữa các ứng cử viên tổng thống như ở Mỹ. Tại sao không? Vì các nhà lãnh đạo nước ta nói năng rất chậm chạp, cuộc tranh luận sẽ kéo dài ba bốn ngày mới xong’!
- Trung Quốc hoạt động thực sự ra sao (Phan Ba).
- Mỹ bỏ lệnh cấm nhập hàng Miến Điện (RFI). – Tổng thống Thein Sein : Miến Điện phải giải quyết vấn đề người Rohingya (RFI). – TT Miến Điện xem xét vấn đề quyền của người Rohingya thiểu số (VOA).
- Chính quyền Cam Bốt bị tố cáo sát hại hơn 300 nhà đối lập (RFI).

- Tranh chấp biển đảo tại biển Đông và biển Hoa Đông: Nhật – Trung – Hàn khó đạt được hòa hoãn (Petrotimes).
- Xin thắp một nén nhang (Nguyễn Tường Thụy).
- VỊT QUAY BẮC KINH (Thanh Chung).
KINH TẾ
- Tiền đi đâu? Và hệ lụy của nó (ĐBND).
- Navibank và WesternBank “dính nợ” gần 3,000 tỷ đồng với hai công ty của ông Đặng Thành Tâm (vietstock).
- Đầu tư chéo: Quy định chặt, giám sát lỏng (ĐTCK).
- Việt Nam đón dòng vốn FDI khổng lồ (VEF).
- Vạch trần chiêu lừa đảo từ bán hàng đa cấp (VEF). =>
‘Nhóm Mua’ bị điều tra, khách hàng mua voucher tính sao? (TP).  – Làm sao bảo vệ quyền lợi người mua hàng theo nhóm? (TBKTSG).
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Kích cầu bất động sản theo hướng có lợi cho người nghèo (QĐND). – Đủ chiêu bán nhà thời “bong bóng vỡ”(DT).
- Gạo Việt Nam: Đứng đầu thế giới vẫn chưa có thương hiệu (ĐBND).  – Video Nông thôn mới: 67 năm phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam và bài học cho chặng đường đi tới (VTV).
Kiểm soát độc quyền còn quá sơ sài! (PLTP).
Nhập khẩu 700 cặp tôm thẻ chân trắng bố mẹ (TN).
Nhà đầu tư Hàn Quốc đổ bộ vào Đà Nẵng (VEF).
- Ai là CEO nữ quyền lực nhất Việt Nam? (Kiến thức).
Từ 200USD thành phụ nữ giàu nhất Ấn Độ (VEF).
- 5 cent/chai trong 70 năm: Bí ẩn của giá bán Coca-Cola (VnEco).
- Đồ gốm sứ: Trung Quốc bị Châu Âu áp thuế chống cạnh tranh bất chính (RFI).
Hai ngân hàng lớn của Mỹ đồng ý trả 417 triệu USD (TTXVN).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- TRẦN ĐĂNG KHOA giữa những nấm mồ chôn sách (Lê Thiếu Nhơn).
- Thiên Sơn: NHÀ VĂN MINH GIANG “CHÁY MÃI MỘT NIỀM ĐAU” (Nguyễn Trọng Tạo).
- Trịnh Sơn: BUỔI CÂU HỜ HỮNG – HỜ HỮNG NGUYÊN VẸN (Nguyễn Trọng Tạo).
- Cuộc “thi thơ” Dịch văn xuôi ra thơ Đường luật ngày đâu tiên (Nguyễn Tường Thụy).
- AI BIẾT NHỜ MÁCH GIÙM Ý NGHĨA CỦA CÂU: CHÀNG VỀ HỒ HÁN THIẾP VỀ HỒ TÂY ? (Phạm Viết Đào).
- Nguyễn Hoàng Đức: Ngắm các nhà văn Việt Nam qua thước nâng tầm (Lê Thiếu Nhơn).
- 204. SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG, BÁNH DẦY (VSK).
- Conrad Tao kỳ diệu (Người Việt).
- Thụy Khuê – Paris, Người Việt và Tranh Lê Tài Điển (DĐTK).
- Tiếp tục tìm thấy bia Tây Lãnh Thang Hoằng trong lòng hồ Tả Trạch (TN).
- Kỳ lạ ’giếng vua’ sát biển vẫn ngọt mát quanh năm (Kiến thức).
- Chuyện lạ ở nơi người chết cũng được chia tài sản (Kiến thức).
- Huyền bí ‘suối cá thần’ nghìn con ở Thanh Hóa (VNE).
- Phát hiện 2 bộ xương nghi của người Việt cổ (SGGP).
<- 150 cổ vật quý hiếm của người Đà Nẵng (VNE).
Khảo cổ 2012: Hố thiêng ở Phong Lệ (TN).
Bí mật hài cốt 12.000 năm (TP).
- Sốc: Lộ ảnh trần tục của nhà sư ‘khóa môi’ Đàm Vĩnh Hưng (Inlook/Petrotimes). – Trần tình của “nhà sư được khóa môi” khi hoàn tục (Kiến thức). – Đàm Vĩnh Hưng trách nhà sư hay tự trách mình thì hơn?! (Petrotimes). – Nhà sư ‘nhất bộ nhất bái’ Thích Tâm Mẫn đã về tới Yên Tử (GDVN).
- Có một dòng kênh Nhiêu Lộc khác…! (Petrotimes).
Nón Thúy một tay (TT).
- Vi Thuỳ Linh làm show khủng tôn vinh văn chương (VTC).
- Sắc đẹp Trời cho hay Người cho? (Sống Magazine).
- Cung Lê hạ nốc ao Rich Franklin trên võ đài UFC (VOA).
HLV Phan Thanh Hùng: “Tôi không cùng quan điểm với HLV Calisto” (PLTP).
- Alabama đi về đâu? (Sống Magazine).
Lo chuyện “mất sóng” Ngoại hạng Anh (TN).

- THƠ NGUYỄN THỊ CẨM YẾN (Nguyễn Trọng Tạo).
- Kha Tiệm Ly: Thơ & rượu, Rượu & thơ (Nguyễn Vĩnh).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Về hưu như Thầy, có ai không? (GD&TĐ). - Người thầy truyền lửa đam mê môn Văn cho học trò (DT). - ‘Người thầy tí hon’ viết lên những giấc mơ (VNN). - Ông thầy khuyết tật xóa mù chữ (TT). – Cô giáo mang tình yêu lịch sử đến với học trò (DT).
- Các em đi học đủ là niềm hạnh phúc của cô (QĐND).  – Ngã rẽ mơ ước (NLĐ).  – Lấp lánh tình nghĩa thầy trò (NLĐ).
- 20-11: KHÔNG NHẬN HOA, CHỈ NHẬN PHONG BÌ ! (TSYG).
- Xúc động hình ảnh gieo chữ trên vùng khó (GD&TĐ). =>
Lớp ‘học hay, cày giỏi’ và một người ở phía chân trời (TVN).
Tiếp sức những tấm gương vượt khó (TT).
- Vẫn ít sinh viên vay tín dụng (TBKTSG).
- Điển trai, học trường quốc tế phải đi khám tâm thần (GDVN).
- Du học từ bậc phổ thông (NLĐ).  – Chọn ngành du học phải thực tế (NLĐ).
- Philippines – “rốn” tiếng Anh giá rẻ của thế giới (DT).
- Đêm nay, ở Việt Nam có thể ngắm mưa sao băng (GDVN).
- Những kỹ thuật nội soi ghi dấu ấn thế giới (DT).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Tai nạn giao thông: Thiệt hại không thể bù đắp (NLĐ).
- Bác sĩ làm bệnh nhân chết lâm sàng xin lỗi gia đình bệnh nhân (LĐ).  – Người nhà bệnh nhân nói gì sau cuộc giải trình? (TTXVN).
- Phá đường dây mua bán trẻ sơ sinh (NLĐ).  – Hai bố con bán cháu đích tôn 9 tháng tuổi lấy tiền ăn chơi (NĐT).  – Đồng Nai: Phát hiện bé sơ sinh bị vứt dưới gốc cây (DT).  – Xót xa bé sơ sinh bị bỏ rơi… khóc đòi mẹ (Kiến thức).
- “Đàn con ngớ ngẩn“ của cụ Thúy đã có sữa uống (Kiến thức).
Xã hội hóa đầu tư làm hầm Đèo Cả (PLTP).
Mong xứ này hết cảnh bà con phải ở nhà tạm (DV).
- Cuộc trốn thoát ngoạn mục của nữ sinh bị bán sang Trung Quốc (NĐT).
- Đổ xô qua Campuchia đá gà (ĐT/NLĐ).
Nghề ‘đếm tiền’, cám dỗ và nỗi đau (VNN).
<- Lào Cai: “Moi ruột” sông Hồng (DT).
- TP Huế ngập nặng do hệ thống thoát nước ngập… rác (PLTP).  – HUẾ HÔM NAY (Văn Công Hùng).
Trời không mưa, đường phố vẫn thành sông (TP).
- Phát hiện 4m3 gỗ hương khai thác trái phép trong Vườn Quốc gia Yok Đôn (QĐND).
Quảng Ninh: Nhà tan, người chết cháy đen vì pháo nổ (TTXVN).
Vỡ đường ống làm 1.000 lít dầu tràn trên cảng biển Dung Quất (ANTĐ).
- Bị phạt $500 triệu vì cung cấp thịt bò trái quy định và đối xử tàn nhẫn với súc vật (Người Việt).
- Nam Phi bt đưc ngưi nut 220 viên kim cương (Người Việt).

QUỐC TẾ
- Israel tăng cường tấn công Gaza (BBC). - Israel chuẩn bị đổ quân vào dải Gaza (PLTP).  - Israel tuyên bố có thể đổ bộ vào Gaza trong 24 giờ tới (DT). - Hamas tấn công thủ đô Israel lần thứ ba bằng rocket (TTXVN). – Israel và phe Hamas tiếp tục tấn công nhau (VOA). – Israel oanh kích trụ sở chính quyền Hamas ở Gaza (RFI).  - Phong trào Hamas tuyên bố bảo vệ Gaza đến cùng (VOV). – Cuộc chiến Israel-Hamas và vai trò Morsi.  – Chiến tranh tràn lên mạng xã hội (NLĐ).  – Vì sao Mỹ ‘bật đèn xanh’ cho Israel tấn công Dải Gaza? (ĐV).  – Israel đưa hệ thống đánh chặn tên lửa đến Tel Aviv (TT). – Có 10 người chết trong các vụ không kích của Israel (TTXVN).
- Syria: Quân nổi dậy chiếm sân bay gần biên giới Iraq (TTXVN).  - Pháp công nhận đại sứ mới của Syria (VOV).  – Đối lập Syria sẽ có đại sứ ở Paris (RFI). - Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu NATO triển khai tên lửa ở biên giới với Syria (GDVN).
- Cựu giám đốc CIA : Khủng bố Benghazi có liên quan đến Al Qaida (RFI). – Tướng Mỹ dính chàm: Mất 1 sao là mất 1 triệu USD (ĐV).  – “Cơn địa chấn” ở Langley (ANTĐ).
- TT Obama hối thúc Quốc hội chấp thuận dự luật không tăng thuế (VOA).  - Mỹ đau đầu với những bài toán đối nội (DV).
- Mỹ “khiêu khích” Nga (NLĐ).
Mỹ từ chối cấp thị thực cho quan chức Iran dự cuộc họp LHQ (VOV).
- Pháp : Biểu tình chống dự án xây sân bay vùng Loire Atlantique (RFI). =>
- Bạo động lại bùng phát tại Cộng hòa Dân chủ Congo (VOA).
- Xe lửa tông xe buýt ở Ai Cập gây tử vong cho mấy mươi em bé (VOA).  - Ai Cập: Tàu hỏa đâm xe chở học sinh, 50 trẻ em thiệt mạng (DT). - Hai vụ tai nạn ở Ai Cập, gần 60 người chết (TN).- Để xảy ra tai nạn thảm khốc, bộ trưởng Giao thông Ai Cập từ chức (PLTP).
Lại đụng độ giữa binh sĩ và phiến quân ở Philippines (TTXVN).
- Cử tri Sierra Leone đi bầu tổng thống và quốc hội (VOA).
Nào ai học được chữ ngờ (TN).

* VTV1: + Chào buổi sáng – 17/11/2012;  + Cà phê sáng cuối tuần – 17/11/2012;  + Trang địa phương – 17/11/2012;  + Nông thôn mới – 17/11/2012;  + Sự kiện và bình luận – 17/11/2012;  + Câu chuyện văn hóa – 17/11/2012;  + Văn hóa – Sự kiện – Nhân vật – 17/11/2012;  + Talk VietNam – 17/11/2012;  + Thời sự 12h – 17/11/2012;  + Thời sự 19h – 17/11/2012+ Cuộc sống thường ngày – 17/11/2012.

1394. NHÂN TỐ MỸ, NGA TRONG VẤN ĐỀ VỊNH CAM RANH

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Sáu, ngày 16/11/2012

TTXVN (Bắc Kinh 14/11)

Trang “Quan đim Trung Quc” mới đây đăng bài viếtNhân tố Mỹ, Nga trong vn đề vịnh Cam Ranh” của chuyên gia bình luận quc tế Cao Vinh Vĩ, có nội dung như sau:
Trên toàn cầu, rất hiếm có một cảng biển như vịnh Cam Ranh của Việt Nam. Trong chưa đến 100 năm, vịnh Cam Ranh lần lượt trở thành căn cứ quân sự của các nước lớn như Mỹ, Nga – nó từng tập trung hàng trăm tàu chiến của thời Nga Hoàng; từng được Mỹ xây dựng thành “cứ điểm hải quân trọng yếu và xa hoa nhất châu Á”; đồng thời nó cũng từng là căn cứ quân sự lớn nhất bên ngoài lãnh thổ của Liên Xô trước đây.
1. Vịnh Cam Ranh có giá trị chiến lược đặc biệt quan trọng
Vịnh Cam Ranh rốt cuộc là một cảng biển như thế nào, vì sao vai trò của nó lại quan trọng đến mức khiến các cường quốc trên thế giới đua nhau tranh giành, đằng sau các động thái này là gì?
Cảng Cam Ranh nằm ở phía Đông Nam tỉnh Khánh Hoà của Việt Nam, cách quần đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) khoảng 600 km, cửa vịnh hẹp, địa thế hiểm yếu, dễ phòng ngự, là một trong những cảng nước sâu tự nhiên tốt nhất trên thế giới.
Vịnh Cam Ranh nắm giữ yết hầu của Nam Hải (Biển Đông), là con đường chiến lược thông sang Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, chỉ cách tuyến đường biển quốc tế nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương khoảng 1 giờ hành trình, có thể khống chế eo biển Malắcca và eo biển Xinhaapo, ngoài ra còn có thể tiến hành theo dõi, giám sát điện tử đối với khu vực Đông Bắc Ấn Độ Dương, vịnh Pécxích. Đông Hải (Biển Hoa Đông) và Nam Hải. Tại đây tàu sân bay và hàng trăm tàu chiến có thể cập bến, và được coi là quân cảng số một châu Á. Toàn bộ vịnh Cam Ranh được các ngọn núi có độ cao trung bình khoảng 400m bao bọc xung quanh, địa thế hiểm yếu, kiểm soát cao điểm nên rất dễ bố trí canh phòng, thuận tiện cho việc phòng thủ, có thể triển khai tên lửa phòng không và các loại pháo cao xạ. Tại đây, các tàu hàng chục triệu tấn có thể tự do ra vào, đồng thời có thể làm điểm đỗ cho khoảng 40 tàu chiến cỡ lớn, bao gồm cả tàu sân bay hoặc hơn 100 tàu chiến có trọng tải dưới 40.000 tấn, hơn nữa do cửa vịnh hẹp, cảng vịnh nằm sâu trong lục địa khoảng 17km, nên có giá trị hết sức to lớn về mặt quân sự.
Hơn một thế kỷ qua, nhiều nước lớn quân sự thay phiên nhau coi vịnh Cam Ranh là báu vật. Là một cảng biển tự nhiên quan trọng của Việt Nam, vịnh Cam Ranh từ xưa đến nay là vùng đất tranh giành của các nước lớn. Năm 1905, trong cuộc hải chiến Nhật-Nga, hàng trăm tàu chiến của Nga Hoàng đã tập trung tại đây. Năm 1935, Pháp bắt đầu thi công xây dựng căn cứ hải quân tại đây. Năm 1940, vịnh Cam Ranh rơi vào tay Nhật Bản, trở thành căn cứ để xâm lược Đông Nam Á. Từ năm 1945 đến 1954, Pháp đóng quân tại đây. Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1967, Mỹ đã đầu tư rất lớn, mở rộng cảng Cam Ranh thành căn cứ quân sự liên hợp hải-lục-không quân và căn cứ tiếp tế hậu cần khổng lồ của Mỹ tại Đông Nam Á. Chiến tranh Việt Nam kết thúc, người Mỹ buộc phải rút chạy. Trước khi Việt Nam thực hiện thống nhất đất nước năm 1975, lần lượt Nga, Pháp, Nhật Bản, Mỹ đã từng sử dụng căn cứ vịnh Cam Ranh.
Năm 1979, sau khi ký hiệp định thuê miễn phí 25 năm với Việt Nam, Liên Xô trở thành chủ nhân mới của vịnh Cam Ranh. Sau đó, quân đội Liên Xô đã xây dựng vịnh này thành căn cứ quân sự lớn nhất của mình ở nước ngoài. Sau khi Liên Xô tan rã, Nga tiếp tục kế thừa căn cứ này. Tháng 9/2000, mặc dù Nga đã xoá 85% trong tổng số nợ 11 tỷ USD của Việt Nam, nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục yêu cầu Nga mỗi năm phải trả 400 triệu USD tiền thuê vịnh Cam Ranh. Căn cứ tình hình kinh tế khó khăn của đất nước, căn bản không đủ sức gánh vác nên năm 2002, Nga rút khỏi vịnh Cam Ranh trước thời hạn, và quân đội Việt Nam tiếp quản từ đó cho đến nay.
Trên thực tế, các tập đoàn quân sự quan trọng trên thế giới, nhất là Mỹ, Nga đã có thời gian dài sử dụng vịnh Cam Ranh, vì vậy luôn có ý muốn quay trở lại vịnh này. Do vị trí chiến lược quan trọng của vịnh Cam Ranh, mấy năm gần đây nó một lần nữa trở thành cứ điểm chiến lược quan trọng tranh giành giữa Mỹ và Nga. Khi vấn đề Biển Đông dậy sóng, một loạt động thái của Việt Nam khiến cho tình hình khu vực này trở nên phức tạp hơn.
2. Mỹ luôn mong muốn kiểm soát vịnh Cam Ranh
Sau khi Nga rút quân vào năm 2002, vịnh Cam Ranh đã ít được quan tâm trong cục diện quốc tế nhiều biến động gần 10 năm qua, song cách đây không lâu, một lần nữa nó trở thành tiêu điểm chú ý của dư luận quốc tế. Thứ nhất, Mỹ từ lâu đã muốn tái sử dụng vịnh Cam Ranh nên sớm quan tâm đến vịnh này. Những năm gần đây, sở dĩ Mỹ “từ bỏ hiềm nghi trước đây” đối với Việt Nam, ra sức lôi kéo Việt Nam chính là do muốn quay trở lại vịnh Cam Ranh.
Sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ luôn chú ý đến vịnh Cam Ranh. Trong thời gian này, Mỹ không ngừng đề xuất mức tiền thuê vịnh Cam Ranh đối với Việt Nam, đặc biệt là năm 1992, sau khi quân đội Mỹ rút khỏi thành trì cuối cùng tại khu vực Đông Nam Á – căn cứ hải quân Subie và căn cứ không quân Clark (Philíppin) nên rất muốn quay trở lại vịnh Cam Ranh, nhưng không thể thực hiện trong bối cảnh các nước xung quanh phản đối.
Vịnh Cam Ranh nằm gần Biển Đông hơn so với một số cảng vịnh của Mỹ như tại Yososuka, thậm chí gần hơn so với căn cứ Changi của Xinhgapo và Busan của Hàn Quốc, có thể nói là nắm chặt yết hầu của Biển Đông, hơn thế nữa là trấn giữ con đường trọng yếu chiến lược quan trọng nhất nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Vì thế, nhân quay trở lại châu Á, Mỹ tỏ ra tích cực hơn so với các nước khác đối với vịnh Cam Ranh.
Lâu nay liên tục có nhũng tin đồn về quân đội Mỹ muốn đóng quân tại vịnh Cam Ranh. Năm 1994, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ Richard từng đề xuất tái trở lại căn cứ quân sự vịnh Cam Ranh với phía Việt Nam; năm 2002, Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ Blair chính thức đề nghị sử dụng căn cứ hải quân tại vịnh Cam Ranh với Việt Nam, với tiền thuê mỗi năm lên đến 1 tỉ USD; sau khi Obama lên cầm quyền, đồng thời với việc tuyên bố “quay trở lại châu Á”, Mỹ đã nhiều lần lên tiếng nhấn mạnh “quay trở lại Đông Nam Á”, đồng thời tích cực can dự vào các công việc của Biển Đông.
Tháng 6/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta thăm chính thức Việt Nam hai ngày. Ngày 3/6, Panetta đã tham quan căn cứ quân sự trước đây của Mỹ tại vịnh Cam Ranh, trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ thăm vịnh Cam Ranh kể từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam năm 1975 đến nay. Trong cuộc họp báo chung cùng Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh, Panetta nêu rõ vịnh Cam Ranh là một cảng biển quan trọng, nếu Việt Nam có ý muốn cải tạo khu vực vịnh Cam Ranh và có nhu cầu giúp đỡ, Mỹ sẵn sàng ủng hộ. Hải quân Mỹ sau này có ý muốn thăm định kỳ vịnh Cam Ranh. Panetta nhấn mạnh mục đích chuyến thăm Việt Nam của ông chính là muốn xây dựng lòng tin giữa chính phủ và quân đội hai nước. Mỹ và Việt Nam cần tiếp tục phát triển quan hệ song phương trên các lĩnh vực, đặc biệt là về mặt hợp tác quốc phòng và an ninh.
Có tin Việt Nam đã đồng ý cung cấp dịch vụ cho tàu chiến phi chiến đấu Mỹ tại vịnh Cam Ranh.
Chuyến thăm của Panetta đồng nghĩa với việc thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Một bài viết có tựa đề “đế quốc quay trở lại” đăng trên tờ báo mạng nổi tiếng của Mỹ “Huffington Post” đánh giá: năm 2003 tàu chiến của hải quân Mỹ đã tới thăm Việt Nam; tháng 11/2011, Mỹ-Việt tổ chức diễn tập quân sự chung. Chuyến thăm lần này của Panetta được coi là cao trào, cho thấy quan hệ quân sự Mỹ-Việt được tăng cường hơn. Việt Nam thậm chí yêu cầu Mỹ xoá bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí sang Việt Nam.
Các dấu hiệu trên cho thấy rõ quyết tâm hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ. Từ góc độ của Mỹ; quay trở lại vịnh Cam Ranh, quay trở lại Việt Nam không chỉ có thể tăng cường sự tồn tại quân sự của Mỹ tại Đông Nam Á, mà còn có thể đạt được mục đích kiềm chế Trung Quốc về mặt quân sự. Có chuyên gia quân sự nói thẳng rằng Mỹ bày binh bố trận tại Việt Nam, mũi nhọn trực tiếp là nhằm vào Biển Đông và eo biển Đài Loan.
3. Nga có khát vọng quay trở lại vịnh Cam Ranh nhàm chấn hưng vị thế cường quốc biển.
Nga cũng đang có những bước chuẩn bị nhằm quay trở lại vịnh Cam Ranh. Sau khi Putin lên cầm quyền, bên cạnh việc tăng cường thực lực tổng hợp quốc gia, Nga bắt đầu vươn dài chiếc vòi chiến lược của hải quân, không quân của mình ra bên ngoài. Putin từng nói thẳng nếu từ bỏ chiến lược xây dựng hải quân, Nga sẽ đánh mất quyền phát ngôn trên vũ đài quốc tế. Trong khi đó, quay trở lại vịnh Cam Ranh không chỉ tạo thuận lợi cho quyết tâm chấn hưng cường quốc biển, mà còn là một trong những bước then chốt nhằm khôi phục sức mạnh uy hiếp chiến lược trước đây của hải quân viễn dương Nga.
Ngày 6/10/2010, Bộ Tham mưu Hải quân Nga “đột nhiên” cho biết hải quân Nga đã hoàn thành luận chứng tư liệu liên quan đến việc khôi phục căn cứ hải quân ở Vịnh Cam Ranh. Nếu có thể, trong vòng 3 năm tới họ có thể quay trở lại sử dụng căn cứ hải quân tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam. Tờ “Độc lập” của Nga dẫn nguồn tin từ hải quân Nga cho biết lần này Nga sẽ quay trở lại vịnh Cam Ranh theo hình thức cho thuê. Thời gian thuê ít nhất là 25 năm, sau khi kết thúc hợp đồng có thể thương lượng kéo dài.
Từ ngày 26/7/2012, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang thực hiện chuyến thăm chính thức Nga kéo dài 5 ngày. Chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trương Tấn Sang không thực sự thu hút sự chú ý của dư luận, nhưng có một điểm được ông đề cập đến đã thu hút mọi con mắt của dư luận quốc tế – đó là vịnh Cam Ranh. Khi trả lời phỏng vấn báo chí Nga, ông Trương Tấn Sang nêu rõ trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác quân sự với Nga. Mặc dù ông Trương Tấn Sang nhấn mạnh Việt Nam không có ý hợp tác với bất kỳ quốc gia nào về việc sử dụng vịnh Cam Ranh vào mục đích quân sự, nhưng việc một vị nguyên thủ của Việt Nam đưa ra tuyên bố trên đúng vào dịp 10 năm Nga rút quân khỏi vịnh Cam Ranh, lập tức tạo ra nhiều phán đoán khác nhau.
Có lẽ một việc không hoàn toàn ngẫu nhiên là ngày 26/7, Tư lệnh Hải quân Nga Viktor Chirkov cho biết Nga đang bắt tay vào việc triển khai các căn cứ quân sự bên ngoài lãnh thổ Nga. Đồng thời, ông cũng nói: “Chúng tôi đang thương thảo để xây dựng trung tâm sửa chữa trên biển tại Cuba, Xâysen và Việt Nam”.
Ngày 27/7, Tổng thống Putin tuyên bố Nga sẽ cung cấp khoản vay khoảng 10 tỷ USD cho Việt Nam. trong đó khoảng 8 tỷ USD dùng vào việc xây dựng nhà máv điện hạt nhân tại Việt Nam. Đáp lại, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang lập tức bày tỏ phía Việt Nam sẽ cho phép Nga thiết lập một cơ sở sửa chữa tàu thuyềntại cảng Cam Ranh.
Vịnh Cam Ranh nhanh chóng thu hút sự chú ý của mọi người, trở thành tiêu điểm quan tâm của thế giới. Putin hào hiệp giúp đỡ, dùng khoản tiền lớn để đổi lấy việc Việt Nam cho phép Nga tiến vào cảng Cam Ranh, mục đích rất rõ ràng đó chính là muốn ngăn cản Mỹ kiểm soát vịnh Cam Ranh, từ đó tìm cách khôi phục sức mạnh răn đe chiến lược của hải quân viễn dương thời Liên Xô trước đây.
Hợp tác Nga-Việt trong vấn đề vịnh Cam Ranh đã mở ra cục diện tranh giành Mỹ-Nga xung quanh vịnh Cam Ranh. Ban đầu dường như Nga chiếm thế thượng phong, nhưng không có nghĩa đã đẩy MỸ ra khỏi cuộc chơi.
Có một luồng quan điểm cho rằng đối với Việt Nam, ý nghĩa của chính vịnh Cam Ranh không lớn như vậy mà nó nằm ở chỗ các chiến hạm cỡ lớn có thế đồn trú tại đây. Cho nên, Việt Nam một mặt hướng về phía Mỹ, còn mặt khác lại hướng về Nga, lợi dụng giá trị chiến lược của vịnh Cam Ranh để chờ giá cao, hai bên đều không bị mắc tội, coi vịnh Cam Ranh là quân bài trong cuộc chơi giữa Mỹ và Nga.
4. Đưa vào nhân tố quốc tế là một biện pháp của Việt Nam nhằm đối kháng với Trung Quốc
Nhưng nhìn từ phương diện khác, vịnh Cam Ranh hết sức quan trọng đối với Việt Nam, nó có khả năng khống chế đối với bất cứ đảo nào tại Biển Đông, cao hơn bất cứ căn cứ hải quân nào của Trung Quốc hiện nay. Vì thế, Việt Nam chắc chắn sẽ biến nó thành căn cứ quân sự quan trọng nhằm tranh giành Biển Đông với Trung Quốc, từ đó kiểm soát vùng biển này.
Việt Nam lôi kéo thế lực bên ngoài chính là muốn từng bước phức tạp hoá, quốc tế hoá vấn đề Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần cho biết không cho thuê vịnh Cam Ranh sử dụng vào mục đích quân cảng, cho rằng “Việt Nam nhiều lần nhấn mạnh không hợp tác với nước ngoài trong việc sử dụng vịnh Cam Ranh vào mục đích quân sự, nhưng sẽ khai thác tiềm năng của khu vực vịnh Cam Ranh phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Việt Nam đưa ra thông tin khai thác vịnh Cam Ranh, được dư luận coi là “mục đích lôi kéo nhân tố quốc tế, đối kháng Trung Quốc”. Trên thực tế, Việt Nam đã coi vịnh Cam Ranh là con bài mặc cả giữa Mỹ và Nga, thậm chí với cả Trung Quốc.
Tại khu vực xung quanh Biển Đông, động thái của Việt Nam là lớn nhất, dã tâm lớn nhất, Việt Nam chưa khi nào từ bỏ ý đồ sử dụng biện pháp quân sự giải quyết vấn đề Biển Đông. Nhưng, thực lực có hạn nên Việt Nam hy vọng biến vịnh Cam Ranh thành một điểm, lôi kéo nước lớn, đối kháng Trung Quốc, về mặt quân sự nhằm tăng cường sức uy hiếp đối với Trung Quốc.
Ý đồ của Việt Nam phù hợp với lợi ích chiến lược của Mỹ và Nga. Tạp chí “Lợi ích quốc gia” của Mỹ bình luận rằng hợp tác an ninh với Việt Nam là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, là một trong những sách lược “kiềm chế” Trung Quốc của Chính quyền Obama.
Đối với Nga, có nhà quan sát chỉ rõ cùng với tình hình Xyri ngày càng căng thẳng, Nga có thể đánh mất căn cứ quân sự duy nhất ở bên ngoài khu vực Liên Xô trước đây. Tại khu vực Đông Nam Á, Nga cũng mong muốn mở rộng sức ảnh hưởng chứ không phải là đối tác và trợ thủ của Trung Quốc. Có nhà phân tích cho rằng một loạt động thái của Việt Nam trong vấn đề vịnh Cam Ranh chỉ là một mắt xích trong chính sách gây sức ép đối với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Vịnh Cam Ranh có ý nghĩa chiến lược quan trọng, rõ ràng có thể trở thành một quân bài trong tay Việt Nam nhằm gây sức ép với Trung Quốc.
Hiện nay, Mỹ và Nga đang tranh giành vịnh Cam Ranh của Việt Nam, chưa biết ai thắng ai thua, nhưng chắc chắn sẽ có một cuộc cạnh tranh thú vị. Căn cứ vào quan hệ hợp tác truyền thống Nga-Việt và những vướng mắc lịch sử Mỹ-Việt, trong cuộc đua giành quyền kiểm soát vịnh Cam Ranh giữa Mỹ và Nga, có lẽ phần thắng nghiêng về phía Nga nhiều hơn. Tuy nhiên, cho dù Mỹ hay Nga có thể giành thắng lợi đều hết sức bất lợi cho Trung Quốc, nhất là nếu Mỹ có thể kiểm soát vịnh Cam Ranh, như vậy đồng nghĩa với việc bóp chặt yết hầu của Biển Đông, tạo thành mối nguy hiểm đặc biệt nghiêm trọng đối với Trung Quốc.
Vì vậy, vấn đề Biển Đông có thể trở nên phức tạp hơn, và đây chính là một mục đích mà Việt Nam muốn đạt được, cũng là một biện pháp chủ yếu của Việt Nam muốn đối kháng với Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét