Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Tin thứ Hai, 05-11-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
<- Tặng xe lăn cho thương binh Trường Sa (QĐND).   – “Ô tô” ở Trường Sa (QĐND).  – Tuổi Trẻ ký hợp đồng đóng xuồng CQ cho Trường Sa (TT).  - Khởi công dự án đưa điện ra đảo Cô Tô (VOV). – CLB cán bộ nữ góp tiền xây trường ở Trường Sa (PLTP).
Hội nghị cấp cao Á-Âu: Không thảo luận về tranh chấp biển, đảo (PLTP). – Khó đạt COC tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN (Petrotimes). – ASEM: Philippines muốn trao đổi với châu Âu về hồ sơ Biển Đông (RFI).  – Chủ nghĩa dân tộc đe dọa sự yên bình ở Biển Đông (RFI).
- Tokyo phản đối Bắc Kinh cho tàu xâm nhập vùng Senkaku/Điếu Ngư (RFI).  – Trung Quốc dùng “chiến tranh hao mòn” ở Senkaku/Điếu Ngư? (DT). - Nhật Bản đẩy mạnh liên minh với Ấn Độ (TN). - Nhật tăng sức mạnh trên biển trước các nguy cơ? (VnM).
Tương lai quan hệ ngọt ngào và chua chát Mỹ-Trung (VNN).
Lời mở đầu cuốn Chết dưới tay Trung Quốc (BVN).
- Hà Văn Thịnh: TS Lê Vĩnh Trương: Xin đừng để cho tham lú trương phềnh! (BVN).

- Xin được tiếp tục làm rõ hơn phần bình luận sáng qua về bài phỏng vấn TS Lê Vĩnh Trương (KHÔNG NÊN CỰC ĐOAN VỚI TQ) trên PLTP.
1- Về cái tựa “tai hại” của bài phỏng vấn. Rõ ràng nó là tóm tắt thông điệp mà TS LVT muốn nhắn gửi tới độc giả, cùng với nhắc nhở dân chúng là “chúng ta phải ôn hòa”, ngầm khẳng định rằng nhiều người VN đang có thái độ cực đoan chống TQ, đến mức ông phải lên tiếng để hạ nhiệt. Với câu “cảnh giác với giới chức TQ” là “bình thường” cũng không xóa đi được khẳng định từ cái tựa của bài báo. Qua một số thông tin từ bạn bè của ông LVT, được biết ông không thắc mắc gì với cái tựa này và cả bài phỏng vấn được đưa lên.
 Là một nhà nghiên cứu, có ít nhiều kinh nghiệm về tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam – Trung Quốc, ông đã không đưa ra được ví dụ nào thuyết phục hơn để minh họa cho cái nhận định trên của ông đối với người dân của mình. Khi không đưa ra dẫn chứng, phải chăng ông muốn ám chỉ tới những người dân yêu nước, đã bị bắt bớ, bị xử tù trong thời gian qua, là cực đoan? Không lẽ ông chỉ có thể đánh giá xấu dân mình đến vậy, mà không đánh giá nhà cầm quyền, đối tượng lâu nay bị người dân chỉ trích rất nhiều khi khư khư mối quan hệ “16 chữ vàng”, “4 tốt” với TQ?
Việc đánh giá chính quyền là vô cùng quan trọng, một khi ông dễ dàng đánh giá dân của ông, bởi như vậy mới là sòng phằng. Và như chúng tôi đã bình luận sáng qua, thái độ của người dân, dẫu có tới mức mà ông ngầm cho là “cực đoan” thì một nguyên nhân rất lớn chính là từ phía nhà cầm quyền, việc họ vẫn cứ diễn màn “giao thiệp” trước hành động lấn lướt ngày càng trắng trợn của TQ và đối xử nghiệt ngã với người dân muốn thể hiện lòng yêu nước. Sâu xa hơn, cái gọi là “cực đoan” không phải chỉ nhắm vào TQ, mà còn là một cách phản biện với chính nhà nước, với đảng CSVN quan vấn đề chủ quyền biển đảo. Tiếc rằng, dường như việc “nói xấu dân” thì rất dễ, còn “nói xấu đảng, nhà nước” thì … rất sợ, đã trở thành thói quen ăn sâu cắm rễ vào nhiều người trong chúng ta rồi.
2- Tuy nhiên, nói cho công bằng, ông LVT cũng có đánh giá … tốt nhà cầm quyền, với câu nói khá lập lờ làm ta phải đoán: “Nhưng nếu cho rằng hiện có một nỗi sợ TQ thì với quan sát của cá nhân, tôi cho rằng chưa bao giờ có. Giới làm chính sách có cách ứng xử của họ nhưng tôi tin họ biết và quý bức thông điệp rằng đại bộ phận người Việt Nam không sợ TQ.” Mấy chữ chưa bao giờ có thật là giá trị!
3- Đánh giá dân mình thì như vậy, ở một nước nhỏ từng bị TQ gây chiến tàn sát dân lành, xâm lấn biển đảo liên miên suốt gần 40 năm qua, thế còn ông đánh giá thái độ người dân TQ ra sao, có “cực đoan” chống VN hay không? Không thấy ông nói CÓ khi được phóng viên đặt câu hỏi.
4- Tại sao nói ông “dụ khị” độc giả? Mời đọc: “Việt Nam đã từng mất nước hàng ngàn năm và trong các cuộc chiến vẫn thường tạm rút ra khỏi thủ đô nhưng… những gì của Việt Nam theo sử sách và luật pháp quốc tế thì Việt Nam vẫn sẽ khôi phục lại, vẫn mãi là của Việt Nam.” Mệnh đề này được ông “bổ sung” sau câu trích dẫn của TS Trần Vinh Dự “VN … vẫn sẽ mãi tuyên bố chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa”, nghĩa là, tất cả những hành động và thực tế xâm chiếm của TQ với biển đảo của VN trong mấy chục năm nay chẳng có gì đáng lo khi nhìn vào lịch sử mất nước hàng ngàn năm trước đây mà cha ông ta vẫn giành lại được, nay ta cứ yên tâm lên tiếng tuyên bố chủ quyền mãi mãi, bất chấp nó xâm chiếm? Quả là một lối ru ngủ, “diễn biến hòa bình” quá nguy hiểm!
Mời ông tạm đọc lại bài viết gần đây nhất của Cựu đại sứ Nguyễn Trung: Phải chặn đứng nguy cơ tái diễn kịch bản Thành Đô 1990. Còn nếu như đằng sau lời “động viên” của ông là gợi ý rằng ngày nay, khác hoàn toàn và thuận lợi hơn hẳn tổ tiên ta suốt hàng ngàn năm trước, “chúng ta” còn có hai đảng cộng sản anh em lãnh đạo thì không việc gì phải lo lắng, sẽ tự giải quyết được với nhau, cùng nhau đi lên CNCS không nhà nước, không biên giới, … thì không còn gì phải bàn nữa.
5- Những gì nêu trên dường như cũng đã được khỏa lấp đôi chút, thỏa lòng một số độc giả, bằng việc ông tố cáo hành động của phía TQ, điều mà giờ đây ai cũng nói được, báo chí nhà nước cũng vẫn lên tiếng hàng ngày. Thế nhưng cái sự khỏa lấp đó lại trở nên … quá đà, tới mức giả dối, khi ông nói “tôi vững tin rằng nhân dân Việt Nam sẵn sàng đập tan âm mưu bành trướng nhiều kiểu của TQ từ thủ đoạn phân hóa nội bộ người Việt Nam đến lấn chiếm biển đảo, phá hoại kinh tế, kích động sắc tộc cho đến phá Việt Nam trên trường ngoại giao ASEAN gần đây” như thể ông vừa trên trời rơi xuống, không thèm biết Nhân dân VN chẳng thể làm gì ngoài việc ngồi đó tụng niệm “có đảng và nhà nước lo”. Hó hé chút xíu là bắt bớ, sách nhiễu đủ kiểu. Hay chữ “nhân dân” đó chính là ông lập lờ ám chỉ “đảng, nhà nước” mới phải, hoặc là “ý đảng, lòng dân”, “toàn dân đoàn kết xung quanh đảng CSVN”?
Chưa hết, lại còn “khi có đầy đủ kiến thức, ý chí và ý thức về quan hệ VN-TQ … “ thì dân VN không còn sợ, hay quá căm giận người TQ. Rồi “mỗi người VN phải hành động cụ thể để bảo vệ và khôi phục chủ quyền …” Toàn những lời khuyên nghe hay ho nhưng rất nguy hiểm, bởi nó mập mờ, chẳng biết làm cách nào thực hiện theo được mà vẫn … toàn mạng.
6- Cuối cùng, không thể không đặt dấu hỏi lớn, rằng sao người ta chọn “điểm rơi” cho bài báo này đúng lúc đến thế nhỉ? Giỏi!!!
- Phỏng vấn ông Andrew Billo, trợ lý giám đốc về các chương trình chính sách của Asia Society: Sợi dây liên kết quan hệ Việt – Mỹ (BBC). “Sức sống của Đảng Cộng sản sẽ bị thử thách qua khả năng cải tổ trong một môi trường mà ở đó, hành động ngày càng dễ nhận diện nhờ truyền thông xã hội và thông tin nhanh chóng. Họ cũng sẽ bị thử thách qua việc bảo đảm tăng trưởng phải giúp ích cho nhiều tầng lớp dân chúng, chứ không chỉ cho tầng lớp trên có quan hệ chặt chẽ với Đảng”.
- An ninh Thủ đô bây giờ mới đưa tin: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng rải truyền đơn phản động.  - Công an Việt Nam thông báo vụ bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên (RFI).  – Cha mẹ Phương Uyên ‘khâm phục’ con (BBC). Ông Nguyễn Duy Linh, cha của Phương Uyên: “Tại sao không đưa những câu thơ [Phương Uyên làm] đó lên để người ta hiểu, biết những câu thơ đó nói lên điều gì. Đưa các câu thơ đó lên để trong dư luận, xã hội mình phân tích ý kiến đó có phải là chống nhà nước hay không hay là biểu lộ lòng yêu dân tộc, yêu đất nước, thế thôi. Giờ nhà nước khép vào tội chống nhà nước thì gia đình vẫn chịu thôi”. – Audio phỏng vấn ông Linh, cha của Phương Uyên: ‘Có âm mưu chống lại con gái tôi’ (BBC).  – Cám ơn Mẹ (DLB).
- Xung quanh việc bắt giữ Phương Uyên: Mần cách mạng chỉ vì ham cái Laptop (Han Times). “Án sẽ nhẹ, mang tính răn đe cảnh cáo là chính, đồng thời diễu cợt trêu ngươi đám nhân sỹ chơi chơi. Thiệt là ý đầy hài hước he he!!” – Mời xem lại: Nguyễn Phương Uyên đã khai gì? (NLĐ). Cù Huy Hà Vũ thì bị dính 2 bao cao su, Phương Uyên thì cái laptop. Đúng là hài! Ở nước ngoài, những lời hỏi cung, khai nhận khi không có sự hiện diện của luật sư, sẽ không có giá trị pháp lý. Ai dám bảo đảm rằng nghi can không bị cơ quan công quyền tra tấn, đánh đập, đe dọa, cưỡng ép để buộc phải khai nhận như vậy? – Thực chất những thứ gọi là “bị can đã nhận tội và xin khoan hồng” (BVN). – Giả mạo Kiến nghị (BVN).  – Lấy Mỡ Nó Rán Nó (Sống Magazine).
- Vụ Nguyễn Phương Uyên: Tôi vẫn tin ở cô bé (J.B. Nguyễn Hữu Vinh). “Đọc những thông tin trên báo về nhân vật Nguyễn Phương Uyên, tôi càng tin ở cô bé, dù cô có nhận tội, dù báo chí có kết cho cô những tội thay tòa“.
- Ông Nguyễn Văn Thương, cha của Nguyễn Thiện Thành: ‘Con tôi không móc nối Phương Uyên’ (BBC). “Con tôi tị nạn bên đấy điều kiện rất kham khổ cũng chưa có tiền bạc gì thì làm sao có tiền trợ giúp mua vũ khí”.  Nguyễn Thiện Khanh, em trai Nguyễn Thiện Thành: “Em băn khoăn, thắc mắc rất nhiều điều, về tình cảnh đất nước, về chủ quyền đất nước, và về lịch sử có nhiều mâu thuẫn. Do đó em có tự tìm tòi, nghiên cứu và đọc thêm nhiều trên mạng vì trong trường chỉ dạy một khía cạnh”.
<= Một số thông tin trên mạng nói rằng, “Nguyễn Thiện Thành chính là công an, đang làm việc cho công an, và là tình báo của Công An” là không có cơ sở. Theo nguồn tin mà chúng tôi có được, Nguyễn Thiện Thành hiện đang ở Thailand, là người của Tuổi trẻ Yêu nước, đang bị công an ra lệnh truy nã.
- Phạm Đình Trọng: Cần lên tiếng tiếp về vụ Phương Uyên (BVN). – Giang Nam Lãng Tử: Vĩ thanh sớm vụ…Nguyễn Phương Uyên (BVN).
- Đinh Nguyên Kha đã “thử nghiệm gây nổ” như thế nào (DLB).
- Ba phụ nữ VN được trao giải nhân quyền 2012 (RFA). Đó là 3 cô: Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần và Huỳnh Thục Vy.
- Triệu con tim của nhạc sĩ Trúc Hồ (RFA). “Triệu Con Tim được nhạc sĩ sáng tác với niềm xúc động sau khi theo dõi phiên tòa xử 3 bloggers Điếu Cầy, Tạ Phong Tần và AnhBaSG hồi cuối tháng 9 vừa qua”.
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tự phê bình để tồn tại (Le Monde/ Thụy My).  – Đồng chí “X” có muốn anh hùng!?  (DLB).
Tiết chế lòng tham hay tiết chế giáo điều? (TVN). Cái tựa hơi bị … được! “Tóm lại, điều người dân mong chờ nhất ở những người đại diện tiếng nói người dân là sự tỉnh táo, thẳng thắn ‘chỉ mặt đặt tên’ những vấn đề cụ thể, những tội danh cụ thể, những người chịu trách nhiệm cụ thể về tiêu cực, trong đó có tham nhũng mới mong thay đổi được điều gì đó.”
- Làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình”: Không “tô hồng”, “bôi đen” bức tranh kinh tế (QĐND). Vì nó quá đen rồi, có muốn tô hồng cũng không tô nổi, có bôi cho đen thêm cũng không thể bôi được nữa.   – Đánh ai, ai đánh, bây giờ đánh ai? (Quê Choa). - Trực tiếp xem QH bàn đất đai, tham nhũng, tín nhiệm (VNN). - Bất chợt nhớ tướng trực ngôn Đàm Văn Ngụy (Nguyễn Thông).
- Đã có cây đũa thần cho con nợ Vinashin? (Đào Tuấn). “Liệu Bộ trưởng Cường có thể thi hành án với một con tàu đồng nát? Liệu Tổng Thanh tra Tranh có thể thu hồi với một thứ rác thải? Và liệu nhà nước, thực ra là nhân dân, sẽ được trả nợ với ‘chiếc cần câu Green Sea’ mà Vinashin đang dùng để ‘tự mình trả nợ’.”  – Năm 2013, sẽ kiểm toán sáu tập đoàn, bốn ngân hàng và ngân hàng Nhà nước (SGTT).
Buộc Tập đoàn Dầu khí nộp lại gần 11.000 tỉ đồng (TT).
- Sacombank: ‘Ông Thành gặp công an’ (BBC).  – Sacombank báo lãi 2.259 tỷ đồng trong 10 tháng (VnEco).  – Ông Đặng Văn Thành và 20 năm trên ghế Chủ tịch Sacombank (DT).
- Video: Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời: Bộ trưởng Bộ KH & CN Nguyễn Quân trả lời về vấn đề cơ chế tài chính cho nghiên cứu khoa học (VTV).  – Bộ trưởng Thăng làm việc như thế nào? (PN Today).  – Bản chất bỏ phiếu là bất tín nhiệm (VNN).  - Bộ Tư pháp: Sẽ thi tuyển vào hàm vụ trưởng (LĐ).
Đề nghị bỏ quy định trích 70% tiền phạt cho CSGT (TT).
“Nên xác định tuổi thành niên là 16” (TT).
- Những Tấm Ảnh Khó Phai Của Năm 2012 (RFA’s blog). Công an nhân dân đang nhắm vào nhân dân. =>
- Tiên Lãng, Hải Phòng: Nghi án một công an sàm sỡ, dâm ô hàng loạt trẻ em (NLĐ).
- Phiếm: Thuốc độc made in Vietnam (SGTT).
- TS Phạm Ngọc Cương: Giặc … (Trương Duy Nhất). “Cứ xem các giáo sư, tiến sĩ made in Vietnam ra sao khi ông cựu Thứ trưởng, Tổng thư ký hội đồng chức danh giáo sư nhà nước GSTS Trần Văn Nhung trước khi gặp Bill Gates chỉ có mục đích là làm sao giữ tay ông này 15 giây để có cái ảnh đẹp lòe đồng đội ngưu mã của mình. Dày công chuẩn bị duy có một câu tiếng Anh đơn giản để nói với Bill Gates mà thở ra còn sai tới vài lỗi”.
- Khi cán bộ xã miền núi về thủ đô “kêu cứu” (ND).
Cảnh cáo ông chủ tịch huyện “hào phóng” (TN).
-TRẠM THU PHÍ ĐỊNH QUÁN, ĐỒNG NAI: Phó trạm cũng không biết thu cho dự án nào! (PLTP).
Xử vượt giới hạn, nhiều án bị hủy (PLTP).
- Thuỷ điện và bài toán biến đổi khí hậu ở Việt Nam (SGTT).
- Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận: Có thể phải điều chỉnh lại tiến độ tổng thể (SGTT).  - Quy phạm an toàn điện hạt nhân chưa hoàn tất (VNN).
- Thái Lan muốn tăng cường quan hệ ba chiều với VN và Lào (RFA).  - Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với Lào (TN).
- Những người đàn bà Trại 5 Lam Sơn (Sống Magazine).  – Ai đem bom đạn cày nát đất Tổ (DLB).   -Bài học yêu nước qua tấm gương Ngô Đình Diệm (DLB).
- 193. VỊ ĐÔ NGỰ SỬ TRUNG THỰC, THẲNG THẮN (Việt sử ký).
- Trong khi bên xứ “bạn vàng” định đưa xác ướp của Mao ra khỏi Thiên An Môn, thì ở xứ ta tiếp tục củng cố hình ảnh lãnh tụ: ‘Đại Lam Ngọc’ vào lăng Hồ Chủ tịch (BBC). “Theo các ước đoán không chính thức thì chi phí duy trì và bảo dưỡng hàng năm lăng của ông Hồ ở Hà Nội được ước tính là gần hai triệu đô la Mỹ”. – Nghệ An Cung tiến đá quý cho Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (NLĐ).
- CÁNH CỬA TỐI ÁM – Vũ Huy Quang (kỳ 3) (Nhật Tuấn).
- ‘Chân lý sẽ thắng ở Tây Tạng’ (BBC). Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Ở Tây Tạng đó là một cuộc đấu tranh giữa quyền lực của họng súng và sức mạnh của sự thật. Vào lúc này họng súng đang ngự trị nhưng cuối cùng thì chân lý sẽ chiến thắng”.
Liệu có cải cách chính trị tại Trung Quốc? (VNN). – Ngày 8/11 – Khai mạc Đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ 18 (VOV).  – Thủ đô Bắc Kinh trước đại hội Đảng (SGTT). – Trung Quốc bầu 2 Phó chủ tịch Quân ủy trung ương mới (GDVN).  – Quân ủy Trung Quốc sẽ thay đổi diện mạo (Le Monde/ Thụy My).  – Trung Quốc: Khôi phục hình ảnh lãnh tụ (BBC).  – Tập Cận Bình sẽ đối đầu với phong trào phản kháng ngày càng mạnh ở Trung Quốc (RFI).
- TQ khai trừ Đảng ông Bạc Hy Lai (BBC). – Trung Quốc kết thúc cuộc họp kín bằng việc khai trừ ông Bạc Hy Lai (VOA). – Trung Quốc: Bạc Hy Lai chính thức bị khai trừ Đảng (RFI).
KINH TẾ
- Nguyễn Hoài Bắc - Việt kiều Canada: Nhận diện và đối pháp cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay (HNM).
- HSBC: Lạm phát Việt Nam sẽ ở mức 8% năm 2012 (TBKTSG).
- Môi trường kinh doanh Việt Nam vẫn kém hấp dẫn (SGTT).
Doanh nghiệp chưa bao giờ chết nhiều như 2 năm qua’ (VNE).
Cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 20% (TN).
Kiểm toán việc NHNN “bơm” vốn (TN).  - Dân ngân hàng cày cuốc kiếm thêm (VnE).  - Lãi suất VND cao nhất là 17,5%/năm (HNM).
Mua cổ phần dự án ở nước ngoài, được không? (SGTT).
Gần 25.000 tỷ đồng “bốc hơi” cùng “sự kiện” Sacombank (ĐTCK). – Chứng khoán tuần qua: Thủng ngưỡng hỗ trợ (SGTT).  – Thêm cổ đông tố cáo ông Hùng Mau (NLĐ).
- Giải mã ồn ào quanh chuyển đổi vàng SJC (VnEco).  – Ba phương án xử lý vàng phi SJC không đủ chuẩn (TBKTSG).  – Nỗi lo vàng của người Đức (SGTT).  - Tếu! Sẽ quản lý máy, khuôn đúc vàng (TT).
<- Hàng nội không cạnh tranh nổi với hàng Trung Quốc! (SGTT).
Hàng trăm nông dân bỗng thành con nợ (TP). - Nghịch lý cà phê mua cao, bán thấp vẫn lãi (PLTP).  - Chanh không hạt Việt Nam xuất khẩu được ưa chuộng (PLTP). - Việt Nam đã xuất khẩu được 6,4 triệu tấn gạo (HNM).
- Áo ngực giá rẻ: Hàng nội không cạnh tranh nổi với hàng Trung Quốc! (SGTT).  - Áo ngực, thịt chó, mật ong…sôi sùng sục cả tuần (PN Today).  - Khó làm người tiêu dùng thông thái (QĐND).  - Thu giữ gần 700 áo ngực không rõ nguồn gốc (TN).  - Chuyện… áo ngực (TT).
- Đủ kiểu trốn thuế (NLĐ).
- Ngành điện lỗ ngập đầu (NLĐ).
- Bất ổn xăng dầu (NLĐ).
Siết từ nhà mạng (TT).
Bầu cử Mỹ năm 2012: Kinh tế nước Mỹ dưới trào Obama (PLTP).
“Con bệnh” châu Âu đang hấp hối? (Petrotimes).
- Giới chức tài chính G-20 quan ngại kinh tế thế giới (TTXVN).
Apple trả thuế thấp ở nước ngoài (BBC).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- TẠ TỴ: HỒI KÝ VĂN NGHỆ (tiếp) (Thế Phong/ Nguyễn Trọng Tạo).
- Tranh cãi vì “Nguyễn Dữ là cha đẻ thơ sexy Việt Nam” (NĐT). Độc giả L.N.L gửi lời bình: “Cảnh giác với các bài báo rẻ tiền câu view này. Không có gì phải ầm ĩ cả. Nó cũng giống như chuyện ‘canh gà Thọ Xương’ vừa rồi. Toàn báo lá cải, tán nhảm cả. Dòng thơ, tạm gọi là thơ sexy, là bình thường, nó chỉ không bình thường trong một cái xã hội VN quá không bình thường, lệch lạc lâu nay rồi. Sinh viên không phải là con nít. Sinh viên sinh viên đại học, lại là sinh viên sư phạm nói đến sexy là đỏ mặt thì có phải là bình thường không? Có nhảm không? Cái tuổi đó đã trưởng thành, lại đi học làm giáo viên, mà nói đến cái đỏ còn đỏ mặt, thế mới là lệch lạc. Nói nôm na theo cách diễn đạt lâu nay, thơ sexy là loại thơ ít hay nhiều đề cập đến tình dục chứ có gì đâu.
Những bài báo kiểu này cái giọng ‘bịa’ rất rõ ràng, toàn bịa ra nhân vật này trả lời phỏng vấn, nhân vật kia trả lời phỏng vấn, toàn ngồi 1 chỗ bịa cả. Dụng ý xấu và thiếu phẩm chất trung thực, công tâm của việc làm báo là có thể khẳng định. Ngay cả cái thông tin như: Tiến sĩ Bùi Việt Thắng, nguyên giảng viên… đã thiếu trung thực rồi. Ông Bùi Việt Thắng là tiến sĩ bao giờ???
Thơ sexy như thế nào thì phải tìm hiểu khái niệm của nó chứ không phải dựa vào cái tên rồi viết giật gân lên. Và quan trọng nhất là, thơ sexy, thơ nói đến tình dục, lại là nói rất ẩn dụ kiểu thời trung đại, thì có gì mà sồn sồn lên để câu view thế?
- Phía sau ánh hào quang của ca sĩ Trọng Tấn (NĐT).
Từ phong tục man dã đến cuộc sống đương đại (SGTT).
Lê Vi bất ngờ trở lại (TN).
- Những tấm bia mộ trong vườn nhà ông già Bến Ngự (TTXVN).
- Inrasara: Có kịp cho “mùa hội viên”? (Inrasara).
- Sức hút của chiếc sanh đồng thời Càn Long (NĐT).
- Khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính lần thứ 4 (VOV).
- Huyền thoại đại ngàn (NLĐ).  – Mục sở thị bộ đồ nghề săn voi của “vua” Ama Kông (DT).  – Kiểm đếm “hũ thống kê số voi săn được” của Ama Kông? (DT).
- Liên hoan phim nhân học: Từ phong tục man dã đến cuộc sống đương đại (SGTT).
“Đá ném ao bèo” và câu chuyện bản quyền (VNN).
- “Chủ nhà” của thotre.com: Làm web, tôi được cái tình văn chương! (SK&ĐS).
23.000 tù nhân viết tự truyện – Vợ ơi, tha thứ cho anh ! (TN).
- Đạo diễn Tường Phương: Những chuyện phim buồn (SGTT).  – Sốc với tựa phim (NLĐ). Phim “Siêu sĩ, ca mẫu, nhà con học và khoa chó” phải đổi tựa thành “Hoán đổi thân xác” vì bị dư luận chỉ trích =>
Ngưỡng mộ nghệ sĩ Lê Thành Nhơn (TT).
Vĩnh biệt Ama Kông – huyền thoại săn voi số 1 Việt Nam (LĐ).
- Ẩm thực đường phố Việt Nam lên báo Mỹ (DT).
- Hà Tĩnh: Khánh thành tượng Quan Âm và lễ khai Đại Hồng Chung Chùa Triều Sơn (ĐH Hà Tĩnh).  - Nghệ An cung tiến linh vật đá tôn tạo Lăng Bác Hồ (TP).
- Những tấm lòng nhân hậu (Nguyễn Vĩnh).
- Thư giãn cuối tuần: BẠN VỚI THÚ CẦM (Tễu).
Phong tục thờ cúng người đã khuất của Mexico (ANTĐ).
Jodie Foster sẽ nhận giải thành tựu trọn đời tại lễ trao giải Oscar (TTVH).
Asiad 2019: Việt Nam lạc quan có thể giành quyền đăng cai (RFI). - Bóng đá Việt Nam trước mùa giải 2013 và câu hỏi ‘đầu tiên’ (TP). - ĐT Việt Nam đá “kiểu Việt Nam” (Bóng đá). - Báo chí Malaysia đánh giá trận Việt Nam-Malaysia: Lo ngại cho nhà ĐKVĐ (TTVH).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Nguyễn Thị Từ Huy: Một nền giáo dục bất khả (BVN).
- ĐH tư thục lo rối vì luật(NLĐ).  - Biến tướng đào tạo liên thông (TN).  - Thủ khoa ĐH Xây dựng nuôi ước mơ xây nhà cao ốc (GDVN).
<- Dồn 32 học sinh vào phòng trọ 12 m2 để dạy thêm (TN).
- 500 và hơn thế nữa! (NLĐ). “…thời gian tới, cả nước có thêm ít nhất 47 trường ĐH, CĐ, nâng tổng số trường ĐH, CĐ ở nước ta lên đến gần 500 và sẽ hơn thế nữa!”.
Không khó phân luồng học sinh (ĐV).
- Hơn 22 nghìn học sinh Bắc Cạn vẫn chờ cấp… SGK năm học mới (ND).
- Áp lực của giáo viên (SGGP).
- Đánh giá việc thực thi Công ước LHQ về Đa dạng Sinh học (RFA).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Hệ thống y tế công cộng TP.HCM: Sai từ mô hình tổ chức? Bài 1: Tấm lá chắn mong manh (SGTT).
Lại thêm 1 tàu “ma” trôi trên biển Hải Phòng (LĐ).
Tập trung đầu tư phát triển y tế biển, đảo (SGGP).
- Bệnh viện xin lỗi vụ kim khâu “kẹt” trong bụng sản phụ (TN).  – Suýt mất mạng vì nghe lời “thần y” (DV).  - Bé 10 tháng tuổi tử vong, người nhà “vây” bệnh viện (DT).
Học sinh sẽ phải “cõng” phí đường khi tới trường? (GD&TĐ).
Công viên Thống Nhất tiếp tục bị ‘xén’ đất làm bãi đỗ xe (Petrotimes).  - Hồ Tây: Muốn ngồi ghế đá thì phải trả tiền.
- Đổ xô mua cây sưa giống về trồng mong đổi đời (NLĐ).
“Người cha Tây” và đàn con linh trưởng khát khao được về rừng (DV).  - Bò bị “bắt cóc” để xẻo đùi, dân nơm nớp lo (DV).
Theo chân thợ săn báu vật rừng: Cuộc chiến ngầm (ANTG).
- Mất cân bằng giới tính có thể gây họa cho dân tộc (ND).  - Một phần từ chuyện này: Cô gái Việt bị lừa bán sang Trung Quốc (TT).
NGỤC TRUNG KÝ SỰ (NCTG).
- Công nhân đánh người, dân bao vây cư xá (NLĐ).   - Đà Nẵng: Dân làng Kim Liên bao vây lán trại Lilama (TT).
Kiếm đồng tiền sạch từ nơi bẩn nhất Sài thành (VNN).
Miền Tây sau 15 năm bão  Linda (TT).
- Đưa tàu cháy trên biển vào cảng sửa chữa (TT).  – Tàu HP09 bị cháy do hở đường ống dẫn dầu (TN).
- Cám cảnh gia đình người đàn bà mắc bệnh “nhà giàu” (ĐH Hà Tĩnh).
- Nước sông Đồng Nai và Sài Gòn ô nhiễm nặng (PN).
- Miền đông Hoa Kỳ tiếp tục phục hồi sau bão Sandy (VOA).  – New York hậu Sandy : Đã có điện nhưng khan xăng (RFI).  – Thanh Chung: RÁC MỸ & ĐĨ BÚT AN – NAM (Phọt Phẹt). Xem rác Mỹ đây nè. =>
- Biến đổi khí hậu khiến bão dữ dội hơn ? (RFI). - Mỹ thiếu điện sau bão Sandy (TP).
- Dân Peru biểu tình chống đấu bò (VOA).
QUỐC TẾ
- Bạo lực diễn biến phức tạp tại thủ đô Damascus (VOV).   – Bom nổ gây hư hại đồn cảnh sát ở Libya (VOA). – Phe đối lập Syria họp tại Qatar để chỉnh đốn hàng ngũ (VOA).  - Tổng thống Pháp đến Libăng để thảo luận tình hình Syria (VOA). – Tổng thống Pháp ủng hộ Liban trước đe dọa từ Syria (RFI).  – NATO chuẩn bị cho hành động quân sự chống Syria (TTXVN).  - Ngoại trưởng Nga tới Cairo tìm giải pháp cho Syria (TTXVN). - Cao nguyên Golan giữa bóng ma chiến tranh (TN). - Cuộc chiến Syria đang bị ‘quốc tế hóa’ (ĐV).
- Quốc hội Iran buộc Tổng thống điều trần (TT).  – Iran lập căn cứ mới tại ‘eo biển nóng’ (VNE).  - Iran lập căn cứ quân sự gần quần đảo tranh chấp với UAE (VOV). - Al Arabiya: Iran đã ngừng làm giàu urani cấp độ 20% (TTXVN). - Hải quân Iran lập căn cứ mới ở eo biển Hormuz (PLTP).
- Vì sao bầu cử Mỹ diễn ra vào thứ Ba? (TQ).  – Sức nặng của lá phiếu đại cử tri trong bầu cử Mỹ (QĐND).  – Bầu cử Mỹ: 2 ứng cử viên tiếp tục thế giằng co (VOV).   – Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ ráo riết vận động những ngày chót (VOA). – Cựu Tổng thống Clinton giúp vận động cho Tổng thống Obama (VOA).  - Thế giới 7 ngày: Chặng nước rút trước bầu cử Tổng thống Mỹ (VOV). – Obama-Romney bám đuổi sát nút (BBC). – Kenya: Bò Obama hạ bò Romney (VOA).   – Obama hay Romney: Chi tiêu quốc phòng của Mỹ vẫn “che mờ” thế giới (ND). - Bầu cử Mỹ 2012: Sẵn sàng cho trận chung kết! (Tin tức). - Bầu cử Mỹ: Nhan nhản các “trò bẩn” trước giờ G (TTVH). - Bầu cử Mỹ: Cơ hội rộng mở cho Tổng thống Obama (VOV).
Israel triển khai khẩu đội phòng thủ Vòm Sắt thứ 5 (TTXVN). - Israel thử thành công lá chắn tên lửa mới (VnE).
Pháp phản đối những hành động gây bất ổn tại Lebanon (VOV).
- Chủ tịch Ủy ban châu Âu tới Miến Điện ủng hộ tiến trình hòa bình (RFI). – Bà Suu Kyi không đứng về phe nào trong vụ bạo động sắc tộc  (VOA).
- Binh sĩ Italy sẽ tiếp tục ở lại Afghanistan đến năm 2014 (VOV).
- Nhật Bản: Chuyên gia hạt nhân nhận tài trợ từ giới công nghiệp (RFI).
- Nhật muốn có máy bay không người lái để phát hiện tên lửa Bắc Triều Tiên (RFI).
- Nga: Phe dân tộc cực đoan biểu tình chống Putin và dân nhập cư (RFI). – Tình báo Nga vượt trội: Con điệp viên lại làm điệp viên (NLĐ).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 04/11/2012;  + Cà phê sáng – 03/11/2012;  + Toàn cảnh thế giới – 04/11/2012;  + Dân hỏi Bộ trưởng trả lời – 04/11/2012;  + Cuộc sống thường ngày – 04/11/2012;  + Khách mời VTV3: Tôi là người giúp việc;  + Như chưa hề có cuộc chia ly – 03/11/2012;  + Thời sự 19h – 04/11/2012.

193. VỊ ĐÔ NGỰ SỬ TRUNG THỰC, THẲNG THẮN

NHÌN LẠI LỊCH SỬ *

TS. LÃ DUY LAN
Trong sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú Vũ Công Trấn được liệt vào hàng “các nhà nho có đức nghiệp” gồm 29 người, từ đời Trần đến sau đời Lê Trung Hưng, và chép như sau (trích):
“Ông người làng Đôn Thư, huyện Thanh Oai. Lúc còn trẻ, văn chương ông nổi tiếng ở đời, học ở trường Giám, đỗ khoa sĩ vọng. Năm 40 tuổi ông đỗ đồng Tiến sĩ, khoa thi Giáp Thìn năm Bảo Thái đời Dụ Tông(1724). Năm Mậu Thân (1728) ông làm hiệu thảo, tạm giữ chức giám sát Thanh Hóa, dự trúng khoa thi Đông các…
“Trong đời Đức Long, làm chức Tế tửu coi công phiên, ông giữ pháp luật không a dua với ai. Vì có lúc xét kiện làm trái ý chúa, Thuận vương (Trịnh Giang) sai bãi chức đuổi về. Năm Canh Thân đời Vĩnh Hựu (1740) Ân vương (Trịnh Doanh) lên cầm quyền, lại triệu ông ra dùng.

Ông là người trung thực, bướng, cứng cỏi, thẳng thắn nên bị kẻ quyền hành ghét. Tuy bị bãi chức, nhưng vì thế càng nổi tiếng. Ân vương rất trọng vọng. Năm Kỷ Tỵ đời Cảnh Hưng (1749) đặt ra chức Tả hữu pháp ty, sai ông giữ chức ấy…
“Ông trải làm đến Tả thị lang bộ binh, tước hầu… Lúc chết, được tặng Thượng thư, tước Bộ quận công…
Trong lúc thôi quan về nhàn rỗi, ông thích dạy học. Học trò theo học rất nhiều, người thành danh cũng lắm”.
Ngoài những điều ghi chép trên, trong sách Tang thương ngẫu lục, tác giả Nguyễn Án còn ghi bổ sung thêm một vài chi tiết nữa, như: sau khi thi Đông các trúng cách, ông “phụng mệnh đi sứ Trung Hoa gặp kỳ thi Đông Các, cũng lại trúng cách” và “ông làm quan cương trực, không kiêng tránh người quyền cao. Khoảng năm Cảnh Hưng, làm quan đến Đô ngự sử (tức “Tả hữu pháp ty”). Bấy giờ Luyện quận công Đỗ Thế Giai, là bầy tôi cũ ở nơi tiềm để, được chúa rất tin yêu, nên rất chuyên quyền. Ông xin chúa chém đầu viên ấy, chúa rất khen là người thẳng. Khi về trí sĩ, được tặng chức Thượng thư”.
*
Những mẩu chuyện dân gian về Vũ Công Trấn từ hơn hai trăm năm trước còn lưu truyền đến ngày nay trên quê hương của ông mà chúng tôi sưu tầm, lược thuật sau đây, lại thêm một lần nữa khẳng định những điều trước kia sử, sách đã ghi chép, mà ở phần trên vừa dẫn.
Khi Vũ Công Trấn mới làm Đô ngự sử, nghe nói ở làng Bần Yên Nhân (thuộc huyện Mỹ Văn – Hưng Yên ngày nay) có tục lệ “hiến con gái cho thủy thần” vào dịp lễ hội hàng năm, khiến cho ông phải băn khoăn, lo lắng. Tự bản thân, ông cho đây là một việc làm quái gở, nhưng do còn bán tín bán nghi nên không thể lấy quyên “sức giấy” ra, bắt họ dẹp bỏ, mà phải tìm về tận nơi, tận mắt chứng kiến và hỏi han cho rõ ngọn ngành, rồi mới có thể ra lệnh xử lý ngay, nếu thấy cần.
Ở kinh đô (Hà Nội ngày nay) ông tâm niệm như vậy, lại cẩn thận ăn chay trai giới đủ 10 ngày, rồi mới cùng một tốp lính lên đường, nhằm đúng vào ngày hội của làng Bần Yên Nhân mà có mặt. Để khỏi gây ra cảnh náo động, ông ăn mặc giả làm thường dân, khi đến nơi thì đi lẫn ngay vào cuối đám rước, còn quân lính thì ông bảo tìm đến chỗ khuất vắng ở gần đình làng, cũng là gần với đầm nước, nơi sẽ xảy ra lễ hiến tế.
Tuy ở phía sau, không nhìn thấy người con gái ngồi trên kiệu sơn son thiếp vàng có 8 người khiêng và được che kín mít, nhưng từ đấy ông vẫn nghe vẳng lại những tiếng khóc tức tưởi, mà tiếng trống tiếng chiêng từng hồi vẫn không khỏa lấp đi được. Ông lại thấy đám chức dịch trong làng, trông thực đáng ghét, vì họ cứ súng sính nhởn nhơ trong những bộ quần áo tế lễ màu mè, mà không hề tỏ ra động lòng trước cảnh tượng. Còn trong đám người đông đúc ồn ào đi sau đám rước, ông nghe thấy rõ những lời ta thán và tiếng khóc nấc lên từng hồi của một bà đứng tuổi. Ông đoán đấy là bà mẹ của cô gái, nên lẻn đến đi sát vào một bên để hỏi, thì được bà ấy trả lời, cùng với tiếng khóc không thể kìm nén:
- Ới ông ơi… Hôm nay là đến lượt con gái tôi phải xuống nạp cho Thần.
Ông biết vậy, nhưng vẫn nhẫn nại đi cùng đám rước để nghe cho rõ thêm, rồi một hồi lâu sau, tách ra, đến hạ lệnh cho quân lính lập tức bao vây ở chỗ sẽ hạ kiệu. Đó là khoảng sân hẹp của ngôi đền cổ, ở bên bờ một đầm nước lớn. Sau khi để cho các vị chức sắc trong làng vào đền làm lễ xong, quay ra, thì ông liền xuất đầu lộ diện, xưng là Đô ngự xử, đưa “thẻ ngọc” ra cho mọi người xem, rồi ra lệnh cho chức dịch làng không được ném người con gái xuống vực.
Đêm hôm ấy, ông cho quân lính bao vây canh gác xung quanh khu vực ngôi đền cạnh đầm nước. Đến nửa đêm, bỗng thấy một luồng gió mạnh từ phía đầm thổi ào tới, rồi “yêu tinh” là một con vật màu đen cũng từ đấy trườn lên, bò vào đền. Ông hô quân lính cầm giáo mác xông lại đánh. Con vật thấy tiếng động, cũng lập tức quay đầu, trườn xuống nước.
Yên trí đấy là một con thuồng luồng cỡ lớn, nên sáng hôm sau, ông hạ lệnh cho quân lính và dân làng be bờ, tát nước đầm. Mấy ngày sau nước cạn, mọi người nhìn rõ con thuồng luồng, liền cùng nhau cầm giáo mác lội xuống, đâm chết nó.
Từ đấy, dân làng Bần Yên Nhân mang ơn quan Đô ngự sử, nên hàng năm, thay vì phải ném người xuống vực, thì họ cử đại diện mang lễ vật đến tạ ơn ông. Rồi khi nghe tin ông mất tại quê Đôn Thư (vào ngày 26 tháng chín âm lịch, năm 1755) thì từ Bần Yên Nhân, họ cử người vào phúng viếng và xin bài vị về thờ tại đình làng. Ông trở thành Thần thành hoàng của làng Bần Yên Nhân, kể từ ngày ấy.
Khoảng vài năm trước khi mất, khi gần 70 tuổi, Vũ Công Trấn về trí sĩ đang sống ở quê (Đôn Thư), thì ở làng Chuông (tức Phương Trung – huyện Thanh Oai) bên cạnh, xảy ra một chuyện khá nghiêm trọng.
Nguyên làng này, ở hướng Đông bắc giáp làng có một ngôi đất quý, các con cháu của Quận công Đào Quang Nhiêu người làng Lựa (tức làng Tuyền Cam hay Tiên Lữ thuộc xã Dân Hòa huyện Thanh Oai) nhờ thầy địa lý xem cho, rồi đem hài cốt của tổ phụ mình định táng vào đấy. Nhưng trong khi đang đào huyệt thì bị dân làng Chuông, khi ấy đang vào dịp hội làng, đến phá. Hai bên xô xát, phía con cháu của Đào Quận công do ít người lại ở xa, nên bị thua, một vài người bị thương tích. Sự việc bị kiện lên tới chúa Trịnh Doanh, với lời buộc tội “dân làng Chuông hãm hại con cháu công thần và sỉ nhục cả gia tộc của họ”.
Đào Quang Nhiêu đời trước vốn là danh tướng của xứ Đàng Ngoài, có nhiều công lao(1), gia thế lại mấy đời liền được phong tước Quận công, cho nên con cháu rất được chúa nể trọng, thậm chí bênh vực, còn làng Chuông lúc bấy giờ lại không có ai hiển đạt. Chúa Trịnh Doanh hạ lệnh cho quân lính chuẩn bị về làng Chuông triệt hạ.
Tin tức bay về, khiến cho dân làng này sợ hãi, cùng nhau chạy sang làng Văn La (thuộc huyện Chương Mỹ) tránh nạn, và cử đại diện lên làng Đôn Thư, nhờ quan Thượng thư trí sĩ Vũ Công Trấn cứu giúp. Nể tình là làng láng giềng xưa nay dân chúng chăm chỉ làm ăn, hơn nữa lại nhận thấy bên phía con cháu của Quận Công Đào Quang Nhiêu khi mang hài cốt đến táng lại không có lời xin trước với dân làng (vì khu đất ấy thuộc quyền quản lý của làng Chuông), nên Vũ Công Trấn đã lập tức lên kinh đô, vào phủ chúa trình bày để giải cứu cho họ.
Do là người thẳng thắn, trung thực, được cả triều đình biết tiếng, hơn nữa trước kia Vũ Công Trấn cũng đã từng được chúa Trịnh Doanh sủng ái, nên lời biện bạch của ông cho dân làng Chuông đã được chúa nghe ra và rút lệnh không cho quân lính về làng này triệt phá nữa.
Ghi nhớ công ơn của Vũ Thượng thư, từ đấy trở đi dân làng Chuông đối với ông đã theo tục lệ “sống lễ chết giỗ”. Tục lệ ấy (cúng giỗ) vẫn được duy trì cho đến ngày nay, tuy nhiên lễ vật cũng chỉ ở mức đơn giản, mang tính chất kỷ niệm.
Xung quanh Vũ Công Trấn còn khá nhiều mẩu chuyện dân gian hấp dẫn nữa. Chẳng hạn như hồi ông còn trẻ đang đi học, một đêm đã nắm tay con ma rồi được báo cho biết về sau sẽ đỗ Đông các hai nước, hoặc như hồi ông làm Đô ngự sử, khi vào triều, hễ mũ của ông tự nhiên động đậy chỉ vào hướng nào, là lập tức ở hướng ấy có người phải bị đàn hặc…
Hơn hai trăm năm đã trôi qua, nhưng những câu chuyện về ông đến nay vẫn được dân làng và dân trong vùng nhắc nhớ. Ông là niềm tự hào của quê hương, đã nêu tấm gương sáng ngời của một kẻ sĩ, dù đến khi thành đạt thì vẫn biết thương dân, biết tôn trọng và đấu tranh hết mình cho sự công bằng và lẽ phải.
Năm 1999
(1) Xem Đào Quang Nhiêu trong Lịch triều hiến chương loại chí, sách đã dẫn.
* Nguồn: NHÌN LẠI LỊCH SỬ, nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, Hà Nội 2003, Tác giả: KS. PHAN DUY KHA – TS. LÃ DUY LAN – TS. ĐINH CÔNG VĨ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét