Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

HOT - THỜI SỰ TRONG NGÀY

 

Tại sao ông Nguyễn Tấn Dũng không bị ‘cưa ghế’?

(NV) - Tuy bị đả kích dữ dội trong kỳ họp đảng nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn ngồi yên trên ghế thủ tướng. Ðiều này làm giới vận động dân chủ hóa Việt Nam thất vọng dù tin tức xì ra từ cuộc họp trung ương đảng kỳ 6 báo hiệu những chỉ dấu không thuận lợi cho ông.
Nhưng tại sao ông không bị cưa ghế?
Ông David Koh, chuyên viên nghiên cứu chính trị Việt Nam tại Viện Khảo Cứu Ðông Nam Á ở Singapore nêu ra một số lý do và viết trên báo Straits Times hồi tuần qua.
Kết thúc cuộc họp trung ương đảng kéo dài 2 tuần lễ, ngày 15 tháng 10 năm 2012, một bản thông báo kết quả hội nghị nhìn nhận niềm tin của quần chúng vào cái đảng độc tài ngày càng xuống thấp vì tham nhũng ngày càng nhiều, chính sách kinh tế và phân chia quyền lực dựa vào bè phái để chia phần ăn.
Dù được che đậy, người ta vẫn nhìn thấy có sự đấu đá giữa hai phe cánh cầm đầu bởi Trương Tấn Sang, chủ tịch nước, và đối thủ bên kia là Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng. Sự đấu đá có thể thấy khá lộ liễu qua một số vụ bắt giữ hoặc lời đả kích để người ta hiểu nhắm vào ai.

Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng tươi cười (giữa) trong khi Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang (phải), Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng (trái) mặt mũi đăm đăm khi chuẩn bị thăm lăng Hồ Chí Minh trước khi bắt đầu cuộc họp Quốc Hội ở Hà Nội ngày 22 tháng 10, 2012.
Dù bị truy tội trong cuộc họp đảng, bản tường thuật của trung ương đảng nói cái cơ chế này “không kỷ luật một đồng chí thuộc Bộ Chính Trị” mà ai cũng hiểu là Nguyễn Tấn Dũng.
Những tai tiếng sụp đổ và tham những hai năm qua từ tập đoàn đóng tàu Vinashin, tổng công ty tàu biển Vinalines đến thâu tóm ngân hàng, nợ xấu ngân hàng, kinh tế đình đốn khiến hàng chục ngàn công ty lớn nhỏ sập tiệm, đổ dồn hết lên đầu ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vì ông là người điều hành guồng máy nhà nước.
Người ta đưa ra 3 lý do giải thích tại sao ông không mất chức thủ tướng và không bị đẩy ra khỏi Bộ Chính Trị.
Thứ nhất, Nguyễn Tấn Dũng có đủ số phiếu của phe cánh trong trung ương đảng để bảo đảm ông không bị gạt ra khỏi Bộ Chính Trị. Chỉ cần đa số quá bán của tổng số 175 phiếu là xong. Phe cánh của ông gồm nhiều chủ tịch tỉnh hay tỉnh ủy, hầu hết đều trong trung ương đảng. Biết mánh như vậy, ông đã cùng đồng ý với Bộ Chính Trị để “tự kỷ luật mình” dù trong cuộc họp riêng của Bộ Chính Trị ông đã bị đa số đòi “kỷ luật”. Khi toàn thể trung ương đảng bỏ phiếu thì ông vẫn không bị lật đổ.
Thứ hai, hiện không có một người nào khác trong Bộ Chính Trị có khả năng thích hợp để thay ông làm thủ tướng. Người đó buộc phải là thành viên Bộ Chính Trị và có kinh nghiệm điều hành kinh tế.
Tin tức đồn đãi nói Nguyễn Sinh Hùng, đương kim chủ tịch Quốc Hội, được đề nghị thay thế, nhưng theo một blogger, trong cuộc họp, ông này lại lên giọng hòa giải, đề nghị cho ông Dũng và những người vấp sai lầm cơ hội sửa sai chuộc tội.
Thứ ba, nếu lật Nguyễn Tấn Dũng, phe cánh húc nhau có thể dẫn đến xáo trộn chính trị. Sợ nguy hiểm tới bản thân mình trong một tương lai bất định, tất cả đều cho cái tốt nhất vẫn là tránh chia rẽ. Chẳng thế, trong diễn văn chấm dứt cuộc họp, tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã cảnh cáo đồng đảng không nên để “các thế lực thù địch” lợi dụng cơ hội lật đổ chế độ.
Tuy nhiên, theo ông Koh, các giới quan sát chính tình Việt Nam quên một số yếu tố khác đã thúc đẩy các phe cánh đồng thuận với nhau trong việc giữ Nguyễn Tấn Dũng lại trên ghế thủ tướng.
Theo ông Koh, dù cá nhân Nguyễn Tấn Dũng phải gánh phần lớn trách nhiệm với những gì xảy ra tại Việt Nam, toàn thể đảng CSVN cũng đều chia sẻ trách nhiệm.
Trước hết, chính đại hội đảng đã biểu quyết thông qua các chính sách kinh tế xã hội mọi mặt mà chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thi hành (dù có thể chính phủ của ông ta soạn thảo các chương trình đó). Trách nhiệm và tội lỗi là của cả đảng để cho Việt Nam tụt hậu, kinh tế èo uột, giáo dục, y tế cái gì cũng vô cùng tồi tệ.
Kế đến, ông ta mới được đề cử giữ chức thủ tướng nhiệm kỳ thứ hai hồi tháng 5 năm ngoái. Mới một năm rưỡi có thể chưa đủ để đánh giá thành quả dù các đối thủ của ông ta tin rằng thừa đủ.
Thứ ba, người Việt Nam có truyền thống tha thứ trong cách cư xử hàng ngày. Nếu cho ông ta cơ hội sửa sai lỗi lầm thì tốt hơn là gây chia rẽ lớn trong đảng.
Phản ứng đối với kết quả kỳ họp trung ương đảng kỳ 6 từ thờ ơ để đả kích kịch liệt có thể thấy rất nhiều trên Internet. Thật ra, theo ông Koh, Việt Nam cần cải tổ rất nhiều trong mọi lãnh vực từ y tế, giáo dục, công nghệ, chính sách gia cư và cả kế hoạch chống tham nhũng. Tuy dư luận quần chúng và nhiều lãnh tụ đảng CSVN kết tội chính phủ của ông Dũng làm đất nước tụt hậu, nhưng lại không có đủ sức mạnh xã hội hay một nhóm lãnh tụ đảng đủ đông đảo để thay đổi.
Cuộc khủng hoảng nội bộ đảng CSVN mới đây chứng tỏ đất nước này cần phải gạt bỏ những kẻ lãnh đạo bất tài, vô hạnh.
(Người Việt)

Han Times - Đừng bắt người nữa!

Tôi không biết blogger Nguyễn Thiện Nhân là ai, viết bài như thế nào. Quãng một giờ trước đây BS có đăng tin blogger này bị mời về cơ quan an ninh và có nguy cơ đối diện với án chống chế độ.

Và Nguyễn Thiện Nhân đã nói những gì? Ngoài một số ngôn từ được coi là khá sock và công kích mạnh chính thể, nền giáo dục thì những gì mà blogger này viết ra không mới chỉ là tập hợp lại tất cả những cái gì rất thật - RẤT HIỆN THỰC. 

Anh ta cũng bày tỏ sự tôn trọng đối với các giá trị từ ngày đầu Đảng này thành lập, những giá trị do ông Cụ để lại.

Bằng một cái đầu tư duy tốt và giầu sự phân tích, Nguyễn Thiện Nhân đã nói thay rất nhiều người. Đúng hơn là tập hợp lại những tiếng nói của nhiều người đang cầu mong một đất nước Việt Nam thực sự dân chủ và thịnh vượng.

Công dân có quyền được nói như vậy không? Công dân có quyền được bày tỏ sự không ưng của mình đối với chính thể, chính trị gia hay không? Tôi cho rằng có, đó là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của mỗi một con người khi còn là Công Dân. Xâm phạm quyền đó là xâm phạm quyền công dân bất hủ linh thiêng.

Nếu không phải là hoạt động mưu lật đổ bằng bạo lực thì cái chết nhất mà Nguyễn Thiện Nhân đã nói thẳng ra là đòi Đa nguyên, Đa Đảng. Tức là nói thẳng đến những cụm từ mà Đảng sợ nhất, quan ngại nhất. Đảng cộng Sản VN đã không mạnh như người ta nghĩ khi cố tình nhân danh những gì cao cả, nhân danh pháp luật và cả sức mạnh công quyền để chặn lại những tiếng nói phản biện, công kích mình.

Các vị ở Bê thân mến, giờ không còn là lúc để các vị bắt người. Hãy nhìn xem từ trí thức, học sinh sinh viên, nông dân đâu đâu cũng thấy người ta chống lại các vị. Đó là vì sao? Đó là vì kinh tế quá ư là be bét, người ta đã không còn kiên nhẫn, bao dung với các vị được nữa. Người dân không thể chấp nhận việc họ thì bị nghèo đi trong khi nhiều kẻ thì giàu lên và đồng chí X vẫn cười một cách ngạo nghễ.

Sự kiên nhẫn của dân tộc này đang bị thử thách nghiêm trọng. Lòng tin vào các vị đang bị đặt bên hố tử thần. Hố đó do chính các vị đào ra từ nhiều năm nay.

Các vị ở Bê thân mến! Giờ là lúc không phải để bắt người, cũng không phải là lúc đánh nhau chí chết. Giờ chính là lúc các vị nên nhìn vào cái túi tiền của quốc gia, của người dân, nhìn vào bát cơm mà có cách hành xử cho đúng. Bõ công chúng tôi đóng thuế. Bõ công nhiều địa phương đã bán đất để tăng thu ngân sách.

Đó là lòng tự trọng mà mỗi con người, mỗi công dân cần phải có. Đó là lòng tự trọng mà chính Thủ tướng đã nói đến.

Tôi nói thẳng, năm sau sẽ còn khó nữa, đó sẽ là một năm của vũng lầy kinh tế. Đến lúc đấy các vị còn muốn bắt người thì nhà tù đâu cho hết. Dân đóng thuế bao nhiêu để nuôi cho đủ số tù nhân?

Đừng bắt người nữa, thế đủ rồi!!
 
Han Times 
(Blog HanTimes)

Thời của điếm làm quan

Thời xưa  gọi những kẻ làm quan mà không làm tròn bổn phận,  tham ô, tham nhũng, phạm tội... là cẩu quan - có thể hiểu là quan chó, một sự khinh miệt dành cho kẻ ăn cơm dân nhưng không hoàn thành nhiệm vụ.
Thời nay, cẩu quan ít được dùng cho những kẻ làm quan tuy rằng nhiều tội lỗi, tật xấu và thói xấu còn lớn hơn thời xưa nhiều lần. Tham nhũng, mua quan bán chức, bè nhóm đục khoét ngân khố, điều hành quản lý nhà nước yếu kém gây sụp đổ kinh tế nước nhà, ức hiếp dân, cướp trắng trợn của công, của dân, cưỡng hiếp phụ nữ, học sinh, vu oan cho dân chúng những tội không có rồi bỏ tù vô tội vạ.
Trước Quốc hội - đại hội gồm những vị đại diện cho dân chúng cả nước - thì những kẻ quan xấu đó thể hiện rõ ràng cho dân chúng biết chúng là những ...điếm quan.
Bởi lẽ : chúng nói leo lẻo, nói dối, nói lái, bao biện, loanh quanh, đùn đẩy trách nhiệm và cũng giả vờ nhận lỗi, nhận khuyết điểm và xin ...tự kiểm điểm ở đâu đó mà dân chúng không hề biết sẽ kiểm điểm ra sao ? có nhịn ăn đi gõ mõ tụng kinh hay cạo đầu ở ẩn, sám hối, rửa tội và đền bù mọi thiệt hại ...?
Không, không bao giờ kể từ khi cái thời đại đồ đểu xuất hiện : lúc mà  đám dân đen bỗng dưng thành địa chủ và dựa gốc đa đầu làng nghe người thân đấu tố. Mấy con mụ mù chữ bỗng dưng trở thành những bà hội đồng, những nông dân cũng mù chữ được  dạy bắn súng trường và chỉ bắn trúng đích ( người địa chủ dựa gốc cây ) cách ba mét.
Nếu ai chưa từng xem những điếm quan này hành nghề trong hội nghị gọi là họp thì chưa thể thấy rõ nghề điếm của chúng đã đến mức chuyên nghiệp ra sao. Nói rất trơn tru, mồm miệng dẻo kẹo, mắt rớm lệ nếu cần đúng cảnh, tay chém gió nếu cần diễn cảm thêm... rất đạt.
 
Một điếm quan có thể nói rất ngon lành : động đất ở thủy điện Sông Tranh chưa đến mức mất an toàn ...
Điếm quan khác thì múa cái mõm một hồi rồi ...xin nhận khuyết điểm nhanh chóng về việc đã để có chuyện vàng giả thương hiệu nhà nước bán đầy đường, giá hỗn loạn, dân nháo nhác bởi chính sách giật cục, cứ như con điếm uống nhiều thuốc lắc rồi vậy.
Một điếm quan còn trâng tráo nói rằng : dân trữ vàng là không có lợi...chắc không có lợi cho đám điếm cổ cồn rồi chứ cho ai, rồi nào là sẽ quản lý cái túi vàng trong cạp quần của dân, sẽ ...này nọ. Tởm !
Điếm nhà đất thì lu loa đòi xử, kiểm mấy doanh nghiệp đang rao bán nhà rẻ cho người mua, dùng quyền lực của hiệp hội điếm để bắt con điếm nhỏ phải bán dâm với giá ...của hiệp hội.
Tởm nữa !
Điếm ý tế thì cứ leo lẻo đổ lỗi cho tất cả cấp dưới yếu kém nên bệnh viện nhếch nhác, thuốc giả, bằng giả tràn lan trong khi chính điếm đó  đang ngồi ghế thứ trưởng sử dụng bằng tiến sỹ dược giả.
Điếm quan khác thì cứ liên tục vu cho các anh thư, anh hùng hào kiệt của Đất nước : từ nhà văn, luật sư, nhạc sỹ, nhà khoa học những cái tội rất đúng với tầm lũ điếm : hủ hóa có bằng chứng rõ ràng là bao cao su. Rồi làm ra nhạc gây buồn, chán chế độ nhà điếm, rồi luật sư không nộp tô cho điếm lấy tiền son phấn làm hàng. Bắt tất chúng mày và tống lao chỉ vì dám chê điếm, chửi điếm, không vừa ý điếm...
Xã hội thời mạt, điếm lên ngôi ngồi chễm chệ với áo cổ cồn nước hoa rẻ tiền. Xã hội ngày càng băng hoại chỉ bởi lũ điếm nghiện tiền để son phấn, câu khách làm tình mua vui. Bỏ mặc đồng bào chìm nổi trong cơm áo gạo tiền, nai lưng đóng thuế nuôi ma cô đĩ điếm đông hơn quân Nguyên.
 
Xã hội thời của điếm quan. Khốn nạn !

Phóng Viên tự do
(Blog PVTD)

Lừa dân tội gì?

 
Xung quanh phát biểu của bà dân biểu Hoa Kỳ Lorretta Sanchez về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam báo QĐND có bài chỉ trích những phát ngôn của bà dân biểu này. Nội dung ở đây.
Trong đó có trích điều 2385 trong "Mỹ quốc pháp điển”: "Bất kỳ ai cố ý hô hào, kích động, khuyến khích lật đổ hay phá rối Chính phủ Mỹ và các tổ chức chính quyền cấp dưới đều phải bị tuyên phạt cao nhất tới 20.000USD, hoặc phải ngồi tù 20 năm. Sau khi mãn hạn tù 5 năm cũng không được Chính phủ và các tổ chức khác tin dùng”. 
Và Ðạo luật Phản loạn quy định: "Việc viết, in, phát biểu hay phổ biến... mọi văn bản sai sự thực, có tính chất xúc phạm hay ác ý chống chính quyền đều là tội…"
Thực hư thế nào? Đây là nguyên văn tiếng Anh 18 USC § 2385: Tội vận động lật đổ Chính Phủ. Trích: "Whoever knowingly or willfully advocates, abets, advises, or teaches the duty, necessity, desirability, or propriety of overthrowing or destroying the government of the United States or the government of any State, Territory, District or Possession thereof, or the government of any political subdivision therein, by force or violence, or by the assassination of any officer of any such government"
Tạm dịch: Bất cứ ai cố ý tổ chức, giúp đỡ hoặc đào tạo các nhiệm vụ để lật đổ, hủy hoại Chính phủ Hoa Kỳ hoặc Chính phủ của các bang, các vùng lãnh thổ, quận, hoặc bất kỳ một cấp chính quyền nào bằng vũ lực, bạo lực hoặc bằng các vụ ám sát bất kỳ một viên chức nào của các cấp Chính phủ..."
 
Trong trích dẫn của báo Quân Đội Nhân Dân đã trắng trợn cắt bỏ đoạn: "by force or violence, or by the assassination of any officer of any such government" - violence = Bạo lực, "by the assassination" =  bằng ám sát.
Hiến pháp và Pháp luật Mỹ không hề cấm người dân biểu tình bày tỏ chính kiến, công kích những sai lầm của Chính phủ, giới chức, các nhà chính trị. Nếu Chính phủ, các nhà chính trị Hoa Kỳ không đáp ứng được nguyện vọng của người dân, người dân hoàn toàn có thể gây áp lực để Chính phủ, quan chức đó từ chức. 
Báo QĐND là tiếng nói của quân đội, quân đội vốn từ dân mà ra, được dân nuôi nấng bằng cả công sức, tiền của và cả máu của mình, thế mà dám làm ra trò dối dân. Thử hỏi đáng tội gì? 
Beo - Một blogger tên tuổi, nghe nói là TBT một tờ báo, gần đây đã liên tục bộc lộ sự ngu dốt của mình. Một lần blogger này đã chép lại một entry trong đó biến chữ (mà người vẽ ra chữ đó hiểu là chữ Thiên) Thiên thành ra chữ Yêu rồi dịch trắng phớ là Yêu quái. 
Câu: "Tiệt nhiên phận định tại thiên thư" (Nam Quốc Sơn Hà) biến thành Tiệt nhiên phận định tại Yêu thư - Sách của Yêu quái. 
Kỳ thực người vẽ chữ Thiên đã không hiểu gì về Hán tự nên đánh nét ngang trên đầu chữ Thiên thành ra hơi phẩy, chữ Thiên vì thế thành chữ Yêu nhưng là Yêu yêu trong "diệp kỳ thanh thanh kỳ chi yêu yêu" - không phải là Yêu quái. 
Gần đây Beo cop lại những gì của Cò bên Bồ Câu Đen và kết luận: không khéo ở Quốc hội ta người Mỹ nhiều hơn người Trung Quốc - tức là trực tiếp xác nhận những gì mà Cò cho rằng Đặng Thị Hoàng Yến và Đặng Thành Tâm là người của CIA, người của Hoa Kỳ là đúng. 
Beo hoàn toàn không tiếp cận các văn bản được gọi là công điện của nhân viên ĐSQ Mỹ gửi về Bộ Ngoại Giao nước này. Không hiểu gì về nó mà lại ra kết luận theo một ý rất ác!
Lần thứ 3. Beo tiếp tục trích dẫn một cách xỏ xiên và không đủ bằng cớ về 2385 trong "Mỹ quốc pháp điển”. 
Tạm chưa nói đến cái gọi là trách nhiệm trong việc viết lách nhưng một TBT mà thiếu cẩn trọng trong xử lý thông tin như thế đáng bị gọi là gì? 
Dơ dáy!!
Han Times
(Blog Hantimes)

Đào Tuấn - Kêu gọi chống những kẻ đang kêu gọi ở một nơi nào đó

 
Chống tham nhũng vẫn là câu chuyện dài nhiều tập, vẫn sẽ là nỗi bức xúc thường niên khi nó vẫn là câu chuyện ở nơi nào đó, của một ai đó.
Viện trưởng VKSND tỉnh Lâm Đồng, ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền trước nghị trường hôm qua đã nói đến câu chuyện bản chất nhất của cuộc chiến chống tham nhũng hiện nay “Chỉ bắt được những vụ kiểu “con mèo ăn miếng mỡ”, chưa bắt được “con cọp cắp con heo”. Các vị đại biểu có lý do để bức xúc khi cả năm, đội ngũ cơ quan tư pháp “hùng hậu” chỉ đưa ra xét xử 167 vụ, 338 bị cáo về các tội danh gắn với mấy chữ “đe dọa sự tồn vong chế độ”. Trong đó, không thấy có “con cọp” nào.  “Rồng” đương nhiên lại càng không. Trong đó, sự nghiêm trọng trên lý thuyết được các vị phán quan “nhân danh nhà nước” thẩm định lại, bằng 34,2% án treo. Và trong đó, số tiền 8.000 tỷ kiến nghị thu hồi chỉ thực thu 30%.
Số án tham nhũng ít, giống hệt như phát biểu của tướng Nhã: “cuộc chiến tham nhũng chưa diễn ra”. Hoặc đang biểu hiện căn bệnh “nội bộ hóa, hành chính hóa” các hành vi tham nhũng.
Số tiền tham nhũng nhiều, thu hồi ít, đang là một biểu hiện của tư tưởng “hy sinh đời bố để củng cố đời con”.
Và số án treo nhiều là điển hình của tình trạng mà Ủy viên Ủy ban các vấn đề xã hội Nguyễn Thị Khá là “3 liên”: Liên doanh trong nội bộ, liên thông từ dưới lên trên, liên kết với nhau chặt chẽ. “3 chạy”: Chạy án, (để) từ có tội thành không tội; chạy tội, (để) từ tội nặng thành tội nhẹ và chạy tù, (để) từ tù ngồi thành tù treo. Khiến cho: “Tội phạm tham nhũng tha hồ yên tâm rỉ tai, động viên nhau làm tới, như kiểu một quảng cáo, không có gì phải lo vì trời mưa đã có ô, trời lạnh có áo và ốm đã có… thuốc”. Và tham nhũng đã có…án treo.
Đã có rất nhiều tâm huyết đã được phát biểu tại nghị trường ngày hôm qua. Rằng phải: Tuyên chiến. Vì “hai bên đều chưa xảy ra thương vong gì nhiều”. Phải xem tham nhũng như tội xâm phạm an ninh quốc gia, xem một kẻ nội gián, một kẻ khủng bố như thế nào thì cũng phải được phép áp dụng như vậy để điều tra chống tham nhũng. Rằng phải “Diệt chứ không phòng chống gì nữa”. Phải “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”. Phải “Thay đổi cả cách đánh và người đánh”. Phải “Thành lập cơ quan độc lập chuyên trách điều tra tội phạm tham nhũng”. Điều này nghe thì sướng tai, nhưng nào đâu phải chuyện mới mẻ gì. Bởi, với tư cách là người đứng đầu Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, Thủ tướng đã chính thức “tuyên chiến” với tham nhũng ngay trong ngày đầu nhậm chức.
Cái mới nhất trong việc “hiến kế chống tham nhũng” tại nghị trường ngày hôm qua là việc ĐBQH TP HCM Võ Thị Dung đề nghị “Ngay tại kỳ họp này, 498 ĐBQH và các thành viên Chính phủ tuyên hứa trước đồng bào sẽ không tham nhũng và đấu tranh quyết liệt với tham nhũng”- bà Dung là người làm công tác Mặt trận. Và đề xuất của ĐBQH Đỗ Văn Đương: “Mở cuộc vận động cao điểm về tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, công chức tiết chế lòng tham”. Rồi thì “dùng con mắt lương tâm xem mình làm giàu bất hợp pháp thế nào. Rồi thì “mở cuộc vận động từ chức”, như một hành vi “Thực sự là anh hùng, vì có lợi cho dân cho nước”- ông Đương là Ủy viên thường trực Ủy ban tư pháp của QH.
Mặt trận thì đề nghị tuyên hứa. Tư pháp thì đề xuất một cuộc vận động. Trước đó thì Chủ tịch nước kêu gọi nhân dân “Không sợ trù úm”. Và Thủ tướng nói về giáo dục “lòng tự trọng”.
Tất cả những điều đó đều cần thiết. Nhưng có hiệu quả hay không lại là chuyện không cần nói cũng biết.
Ông Trần Đình Nhã, một vị tướng hôm qua thậm chí đã khẩn khoản: Xin Quốc hội hãy tỏ rõ thái độ của mình không chỉ bằng lời nói. Bà Nguyễn Thị Khá thì tha thiết “Mong Quốc hội làm rõ tình hình để báo cáo của Chính phủ năm sau không còn lặp lại như bây giờ”.
Xin trân trọng tâm huyết của các vị đại biểu QH. Nhưng có lẽ, chống tham nhũng vẫn là câu chuyện dài nhiều tập, vẫn sẽ là nỗi bức xúc thường niên khi nó vẫn là câu chuyện ở nơi nào đó, của một ai đó. Và quan trọng nhất, người ta không thể, bằng những lời kêu gọi, tiêu diệt được một kẻ thù có quyền, có tiền, có khi cũng đang kêu gọi chống tham nhũng bằng những lời kêu gọi ở một nơi nào đó.
Đào Tuấn
(Blog ĐT)

Sự thoái hóa của 'thế hệ Internet'

Khoa học công nghệ phát triển quá nhanh, đến mức xã hội không đủ thời gian để thích nghi. Từ  bé, trẻ em đã được tiếp xúc với Ipad, Iphone…Kết quả là thế hệ trẻ em hiện tại đang hình thành dần một kiểu sống mới, một nhân cách mới.

Tạp chí Le Nouvel Observateur đi sâu vào chủ đề xã hội này với bài viết “Kỹ thuật số đang biến đổi bộ não của con em chúng ta như thế nào?”.

Những đứa trẻ ngày càng lệ thuộc vào thế giới ảo của Internet và công nghệ kỹ thuật số. Có bé mới hai tuổi, mỗi buổi sáng thức dậy, điều đầu tiên xin bố mẹ là được sử dụng Ipad và xem đó là người bạn thân nhất. Có bé mới học cấp một phổ thông đã ước được đem máy vi tính vào lớp để ghi chép bài giảng thay cho việc dùng bút ghi chép như xưa nay.

Có bé còn thắc mắc với bố mẹ là đi học làm chi vì tất cả đã có trên Wikipédia. Nhiều bé còn dỗ giấc ngủ bằng các trang Twitter hay Facebook. Còn ở Pháp, trẻ em thế hệ 2.0 cũng mất rất nhiều thời gian để lướt mạng mỗi ngày trước sự bất lực của bố mẹ. Hậu quả thì vô cùng nhiều và vô cùng tai hại.

Trẻ em ngày càng lệ thuộc vào thế giới ảo và xem đó là người bạn thân thiết, khiến cho chúng ngày càng xa rời cuộc sống thực tế, thiếu kỹ năng giao tiếp với xã hội thực và ngày càng trở nên thụ động. Khả năng tư duy của trẻ em ngày càng bị ảnh hưởng, ngày càng khó tập trung. Có chuyên gia còn cho rằng, Internet khiến cho chỉ số thông minh của con người ngày càng giảm.

Còn trong việc học ở trường nói riêng, trẻ  em ngày càng ỷ lại vào Internet, công nghệ kỹ  thuật số và ngày càng lười tư duy. Các em không cần phải đầu tư suy nghĩ nhiều, mà  chỉ cần lên mạng tìm, rồi cắt-dán. Dần dần, cắt-dán khiến cho khả năng tư duy, suy luận ngày càng giảm. Giới chuyên gia cho rằng, bên cạnh những tiện ích mà Internet mạng lại cho thế hệ trẻ, các bậc phụ huynh và thầy cô giáo phải hành động để trang bị cho con em chúng ta biết tư duy “chậm hơn nhưng sâu sắc hơn”. Một chuyên gia còn kêu gọi phải nhanh chóng đưa các em trở lại với thế giới thực bằng những hành động thực như chơi thể thao thực, vẽ tranh thực, nấu ăn thực…
Mai Linh
(Chính phủ)

Một thế hệ khủng hoảng tình yêu thương

Nếu tôi nói rằng thế hệ chúng tôi thiếu vắng tình yêu thương và không biết cách yêu thương, hẳn nhiều người sẽ phản đối. 
Thế hệ chúng tôi, mỗi ngày đều có thể lên facebook tỏ tình, nhắn tin tỏ tình, gọi điện tỏ tình. Facebook của chúng tôi có hàng trăm bức ảnh về những con chó, con mèo bị đối xử tệ bạc, những đứa trẻ lòi ruột, sưng não, và bạn chỉ cần nhấn like thay cho 1 lời cầu nguyện. Dễ dàng lắm, nếu bạn đánh game thì bạn nhấp chuột 1 phút khoảng 60 lần. Bỏ ra 1 phút đánh game, bạn like được 60 lần. Thế hệ chúng tôi, thanh niên áo xanh đi làm tình nguyện, hoa hậu đi làm từ thiện, nghệ sĩ đi làm từ thiện, già trẻ lớn bé cứ rằm tháng 7 là đi chùa, làm thơ tặng mẹ, nhắc về cha nhân ngày lễ của cha. Nhưng thế hệ chúng tôi có thật sự được yêu thương và biết cách yêu thương hay không?
Khi ba mẹ tôi bằng tuổi chúng tôi bây giờ, đó là những năm tám mươi sau chiến tranh, khoai sắn còn không đủ ăn, đừng nói đến cơm. Lúc đó, họ chỉ biết cắm cúi đi làm, dốc hết sức lực để kiếm thức ăn cho năm đứa con. Những phút giây ngồi ôm con vào lòng, thủ thỉ với con vài lời thật hiếm hoi làm sao. Chúng tôi lớn lên với tình yêu thương thiếu thốn đó, có chút xíu nào cũng cất giữ, nín nhịn như cây kẹo hiếm hoi có được của ngày Tết. Không trách cha mẹ mình, nhưng chúng tôi vẫn luôn thèm những cử chỉ yêu thương, những lời nói ngọt ngào. Ba mẹ chúng tôi, mua một cân thịt, gói muối cũng phải đứng chầu chực, làm ruộng thì thiếu nước, bán buôn thì khó khăn, về đến nhà còn phải quần quật nuôi heo, trồng cà, có còn sức để lắng nghe chúng tôi đâu.
Khi chúng tôi lên trường, tình yêu thương lại càng thiếu vắng. Cô giáo cũng nghèo, cô giáo chỉ muốn nói chuyện với người giàu, cô giáo thích những đứa trẻ sạch sẽ, mặc áo đầm thơm mùi xà bông và biết nghe lời. Cô giáo không ưa những đứa trẻ rách rưới, đầu có chí, tính tình nghịch như con trai. Thầy giáo vừa đi làm vừa đi buôn, dạy xong là đạp xe ra ngoài chợ chở khoai đi bán. Không có ai lắng nghe chúng tôi cả. Đó là chưa kể xung quanh chúng tôi, ông hàng xóm, thầy giáo trưởng khoa của trường đại học, lúc nào cũng nhìn chúng tôi chằm chằm, sẵn sàng lao vào sờ mó, lạm dụng tình dục. Chúng tôi làm sao biết được có một thứ gọi là tình yêu thương đang tồn tại.
Và như thế, chúng tôi lớn lên lầm lũi như cây cỏ. Thế hệ chúng tôi được cho là may mắn khi vì chúng tôi lớn lên không bị xếp hàng mua thức ăn, không bị đi trại cải tạo, được đi học và số lần nhịn đói ít hơn hẳn. Chúng tôi đi học, kiếm việc làm, lập gia đình, mua nhà, gửi con đi học, đi bệnh viện chữa ung thư, chữa vô sinh. Chúng tôi học cách nín nhịn trước bất công. Bị cô giáo chửi mắng vì làm lộ chuyện cô ăn hối lộ. Chúng tôi im lặng. Bị chủ công ty lừa gạt, không trả tiền phát tờ rơi. Chúng tôi im lặng. Bị sếp quát mắng. Chúng tôi im lặng. Bị mất việc sau khi sinh con. Chúng tôi im lặng. Con đi học, bị cô giáo chèn ép. Chúng tôi im lặng + phong bì. Bị bác sĩ bỏ mặc khi sắp ngất. Chúng tôi run rẩy + phong bì + năn nỉ.
Nhưng khốn nạn thay, tình yêu thương khi bị dồn nén, bị chà đạp, bị coi rẻ lại bị biến thành bạo lực. Và rồi, chúng tôi bắt đầu quát tháo. Chúng tôi quát tháo cấp dưới khi mình có được chút quyền hành. Chúng tôi quát tháo con cái khi chúng đòi đi chơi mà chúng tôi thì thích đi nhậu. Chồng quát tháo vợ, vợ quát tháo chồng. Chúng tôi ngoại tình và chúng tôi luôn kể lể với người khác rằng vợ/ chồng chúng tôi không hiểu mình. Vào quán ăn, chúng tôi quát phục vụ. Bước ra đường, gặp bà bán phế liệu đi xe kềnh càng, chúng tôi quát bà bán phế liệu… Chúng tôi có khả năng luồn cúi trước bạo quyền, trước bất công, trước kẻ giàu và kẻ mạnh nhưng thừa năng lượng để quát tất cả những ai thấp cổ bé họng hơn mình.
Yêu thương kẻ khác mà phương hại đến mình thì đúng là khó. Thế nhưng chúng tôi còn bế tắc hơn nữa trong việc yêu thương chính mình. Chúng tôi không dám ăn mặc khác mọi người khi ra đường. Chúng tôi mệt mỏi nhưng không thể không mua nhà để phải trả lãi vay hằng tháng. Chúng tôi phải ăn và phải nhận hối lộ dù chúng tôi cũng muốn được tôn trọng và tôn trọng pháp luật. Chúng tôi không có thời gian để chờ 50 giây đèn đỏ, chúng tôi cần phải đến quán nhậu với đồng nghiệp, với sếp, với bồ bịch. Chúng tôi cần mọi người thấy mình tồn tại. Hơn thế nữa, chúng tôi cần họ thấy mình tồn tại một cách sang giàu như bao nhiêu người khác. Sang giàu làm chúng tôi thấy an toàn, và chúng tôi thoát khỏi ám ảnh mình bị bỏ rơi và không được yêu thương. Tình yêu thương trong chúng tôi như một khoảng trống không đáy, không thể nhận lấy được và cũng không có gì để cho kẻ khác.
Vậy nên, nếu mọi người mong chờ chúng tôi những lời sẻ chia với sự bất hạnh của những kẻ nghèo hèn, lên tiếng cho sự bất công mà dân oan mất đất phải chịu, lên tiếng cho sự chà đạp nhân phẩm, nhân quyền của sinh viên Phương Uyên, của nhạc sĩ Việt Khang, Anh Bình, của các blogger đang bị tù ngục, thì hẳn quí vị sẽ nhận lại sự thất vọng.
Nếu muốn khác đi, chúng tôi phải học lại từ đầu. Học cách lên tiếng trước trò hối lộ của cô giáo vụ mà không sợ bị đuổi học. Học cách tố cáo thầy giáo, hàng xóm lạm dụng tình dục. Học cách dạy dỗ con mình không cần phải đứng nhất lớp, không cần giấy khen. Học cách kêu gọi trách nhiệm, lương tâm của người thầy thuốc thay vì xin xỏ.
Chúng tôi sẽ  học cách chơi với con cái. Đàn ông sẽ học cách rửa chén cho vợ. Đàn bà sẽ học cách hỏi han chồng mỗi khi từ công sở về nhà. Học cách ôm bạn đời mình thật chặt khi họ mệt mỏi và bực bội. Học cách lắng nghe con cái kể về con sâu trên lá cây bàng trước sân trường.
Học cách cảm ơn người phục vụ ở quán ăn và nhẹ nhàng: “em giữ lại tiền thối nhé!” Học cách sống tự do và chọn lựa điều mình ưa thích. Học cách tôn trọng tự do của kẻ khác. Học cách sống chan hoà với động vật. Học cách cảm thông, thấu hiểu và yêu thương người nghèo hèn. Học cách trò chuyện với một cô gái điếm thay vì phán xét. Học cách cầu chúc bình an và rời xa cám dỗ cho những con nghiện ngoài công viên. Học cách nói lời yêu thương với mọi người một cách chân thành. Để lúc đó, khoảng trống yêu thương trong mỗi người chúng tôi đóng lại, cho mỗi hạt yêu thương gieo xuống được lớn lên.
Và như vậy, sẽ đến lúc việc lên tiếng bảo vệ em Phương Uyên nhỏ bé, kêu gọi trả tự do cho các blogger, trả lại công bằng cho những người dân oan… sẽ không còn là chuyện của một vài người. Và chỉ đến lúc đó, những người dân phòng, thanh tra xây dựng, cảnh sát cơ động, mật vụ thường phục… mới biết cúi đầu, xấu hổ và nhục nhã vì đã bẻ quặt tay những người biểu tình, đã hành hung những người lên tiếng cho công lí, đã trả lời nhân dân bằng dùi cui và súng đạn.
Trích từ FB của Đốp Catherine

Nguyễn Quang Lập - Bắt sâu tận góc

Sâu ở đây không chỉ là bọn tham nhũng, bọn đấy tất nhiên là sâu rồi khỏi phải nói. Sâu tham nhũng tất nhiên ai cũng ghét, tất nhiên ai cũng muốn loại bỏ chúng.
Những ai yếu về năng lực, kém về phẩm chất mà vẫn tồn tại lâu dài trong bộ máy công quyền cũng gọi là sâu. Nếu anh không tham nhũng nhưng anh im lặng trước tham nhũng, nhắm mắt làm ngơ hoặc bao che cho tham nhũng thì anh cũng là đồng bọn của tham nhũng, chính anh là sâu đấy, gọi là sâu ăn hại.
Sâu ăn hại có rất nhiều loại, nhiều nhất là những kẻ bất tài, vô thưởng vô phạt, leo cao chui sâu vào bộ máy công quyền không phải nhờ năng lực, nói thẳng là nhờ tiền, nhờ quan hệ, nhờ vào dòng họ người thân, và nhờ cả những ràng buộc trong cái gọi là lợi ích nhóm. Tại diễn đàn Quốc hội kì này, đại biểu Nguyễn Bá Thanh đã chỉ loại cán bộ “chả ưu điểm, khuyết điểm gì cả, nếu cứ ì ạch như thế mà vẫn tồn tại cả nhiệm kỳ thì chết thiên hạ.” Chính là ông Nguyễn Bá Thanh đang nói đến loại sâu này.
Loại sâu này có vẻ như vô hại nhưng thực sự có hại, bởi vì chính nó làm ngưng trệ, đình đốn sự nghiệp kiến quốc nước nhà, trực tiếp cản trở công cuộc chống tham nhũng của Đảng. Bằng vào thói quan liêu, sự vô trách nhiêm, chính loại sâu ăn hại đã tạo ra khe hở cho sâu tham nhũng đục khoét, trỏ lối cho sâu tham nhũng ẩn nấp và mở đường cho sâu tham nhũng tháo chạy. Cho thấy tội của sâu ăn hại là rất trầm trọng.
Để loại bỏ loại sâu ăn hại này có nhiều cách mà dự thảo nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn là một cách hữu hiệu. Đại biểu Bùi Thị An đã nói: “Việc bỏ phiếu tín nhiệm là rất quan trọng và cấp thiết vào thời điểm hiện nay, vừa có tác dụng răn đe, giám sát và góp phần thanh lọc những “con sâu” trong bộ máy.
Nhưng thanh lọc sâu qua bỏ phiếu tín nhiệm xét cho cùng chỉ là cách hớt ngọn. Phải triệt tận góc, không để cho loại sâu này chui vào hoặc tiếp tục chui vào bộ máy công quyền, mới là điều căn bản. Muốn vậy phải bạch hóa thông tin tất cả những ai được Đảng cử dân bầu cho dân được tường tận họ đã làm gì, làm như thế nào, thái độ của họ trước mọi vấn đề của đất nước và chính kiến của họ trước những lựa chọn trong các đề án, dự thảo, dự án liên quan đến quốc kế dân sinh và sự tồn vong của đất nước.
Liên quan đến bỏ phiếu tín nhiệm của QH, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đã nói rất đúng rằng: “khi bỏ phiếu tín nhiệm nên công khai số phiếu để cử tri biết, qua đó cử tri đánh giá đại biểu đã thực hiện sự ủy quyền của mình như thế nào.”. Hoan hô bà Nguyễn Thị Kim Thúy, bà đã nói đúng ý dân. Hãy để cho dân kiểm soát được đại biểu của mình, đó là cách đúng đắn nhất để loại bỏ sâu từ góc.
Sở dĩ sâu ngang nhiên leo cao chui sâu trong bộ công quyền, Đảng và Nhà nước bắt không xuể, chỉ vì khẩu hiệu “Dân biết dân bàn dân kiểm tra” không được tôn trọng, nó luôn bay phấp phới trước mũi dân nhưng chưa lúc nào thành hiện thực. Buồn thay.
Nguyễn Quang Lập
(Blog Quê Choa)

Bắt hai đối tượng rải truyền đơn chống phá Nhà nước

Được sự chỉ đạo của Nguyễn Thiện Thành từ Thái Lan, hai đối tượng đã thực hiện hành vi rải truyền đơn chống phá Nhà nước
Trưa 3/11, tại TP HCM, Sở Thông tin- Truyền thông, Công an TP HCM phối hợp với Công an Long An tổ chức họp báo thông tin về việc đối tượng Nguyễn Phương Uyên- sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM và Đinh Nguyên Kha (thường trú tại xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) cấu kết với nhau rải truyền đơn có nội dung chống phá Nhà nước Việt Nam tại cầu vượt Quang Trung (quận 12, TP HCM), vi phạm Điều 88, Bộ luật Hình sự nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về tội tuyên truyền chống Nhà nước.
Trước đó, 7h15’ ngày 10/10/2012, Công an TP HCM phát hiện hàng ngàn tờ truyền đơn và cờ 3 sọc của chế độ cũ phát tán tại khu vực cầu vượt Quang Trung, TP HCM.  
Công an TP HCM đã phối hợp với Công an tỉnh Long An điều tra và xác định 2 đối tượng Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha cấu kết với nhau thực hiện hành vi này.

Họp báo về vụ án
Mở rộng điều tra cho thấy, hai đối tượng này được sự chỉ đạo của Nguyễn Thiện Thành từ Thái Lan (đây cũng là một đối tượng đang bị Công an TP HCM truy nã) để thực hiện hành vi này. 
Đinh Nguyên Kha có nhiệm vụ làm 2.000 cờ nguỵ và truyền đơn có nội dung chống phá Nhà nước ta, chở lên chỗ Nguyễn Phương Uyên ở trọ và cùng nhau đóng vai tình nhân đến cầu vượt Quang Trung để rải truyền đơn. 
Uyên còn nhận 2,5 triệu đồng đề đổi ra tiền mệnh giá nhỏ, dán vào các tờ truyền đơn này để thu hút sự chú ý của người đi đường.
Điều tra của công an cũng cho thấy, Kha và Uyên không chỉ thực hiện hành vi rải, dán truyền đơn ở TP HCM mà còn ở một số tỉnh khác như: Long An, Bình Thuận.
Tang vật thu được của vụ án gồm hơn 700 tờ truyền đơn và cờ của chế độ Nguỵ quyền, hơn 2kg hoá chất tạo thuốc nổ cùng một số tang vật khác.

Đối tượng Nguyễn Phương Uyên
Hiện đối tượng Nguyễn Phương Uyên đã được giao cho Công An Long An để tiếp tục mở rộng điều tra vụ án. 
Công An Long An đã khởi tố vụ án hình sự hai bị can Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha. 
Đại tá Nguyễn Sáu - Phó Giám đốc Công an tỉnh Long An cho biết: “Hai đối tượng này, qua điều tra, chúng tôi có đủ cơ sở và chứng cứ để khẳng định chúng vi phạm Điều 88, Bộ Luật Hình sự. Hành vi của đối tượng là làm ra, tán phát tài liệu có nội dung chống lại Nhà nước. Trong vụ án còn một số dấu hiệu của tội khủng bố. Chúng tôi sẽ tiếp tuc điều tra”./.
Minh Hạnh
(VOV)

Cú trả đòn của công an và chuyên án tự tạo để bôi đen Nguyễn Phương Uyên của an ninh

3 ngày sau khi 144 nhân sỹ trí thức gửi thư khẩn đến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu ông Chủ tịch nước "có chỉ thị cụ thể cho việc xử lý có tình, có lý đối với hành vi yêu nước của một cô gái 20 tuổi đã dám biểu tỏ bằng hành động cụ thể tinh thần dân tộc và lòng căm thù quân xâm lược cho dù hành động đó có bị quy kết vào bất cứ tội trạng nào." và "chỉ thị cho các cơ quan có trách nhiệm trả tự do ngay cho cháu Nguyễn Phương Uyên để cháu nhanh chóng trở lại nhà trường...", trưa ngày 3 tháng 11, 2012 công an Tp HCM đã cùng với công an Long An họp báo thông tin về việc bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên như một đối tượng hình sự, có hành vi vi phạm điều 88 (BLHS), đồng thời cũng úp mở thêm rằng "trong vụ án còn một số dấu hiệu của tội khủng bố". 
Bên cạnh Nguyễn Phương Uyên, hôm nay công an mới chính thức công bố hành vi bắt cóc của họ đối với một sinh viên khác, đó là sinh viên Đinh Nguyên Kha.
Hình ảnh cô sinh viên 20 tuổi, Ủy viên Ban Chấp hành Chi đoàn Thanh niên Lớp 10CDTP1 của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh và người bạn Đinh Nguyên Kha đã bị công an và truyền thông của đảng và nhà nước bắt đầu cùng nhau tô thêm lớp sơn phản động và khủng bố.
Nói "chính thức công bố" là bởi vì trong thời gian qua, an ninh đã lên kế hoạch nhiễu loạn thông tin, tìm cách sử dụng một số dữ kiện có thật để lồng thêm những tin tức giả tạo để bắt đầu thử rò rỉ nguồn tin cho các blog lề Dân. 
Lần này, an ninh đã khai thác tâm lý dễ dãi của người đọc trong thời gian vừa qua khi "lọc thông tin" theo kiểu: 10 láo, 1 thật là đã quý lắm rồi trong vụ các phe phái nội bộ đảng đấu đá nhau và cơn sốt "tin hot", "tin quý", "tin riêng" của một số người làm truyền thông. Càng ngày người ta càng không tin vào những gì mà an ninh buộc tội và thông tin trên báo lề đảng, do đó an ninh đã phải dọn đường bằng cách nhiễu tin vào thế giới thông tin lề Dân.
Trong bản tin ""Bắt hai đối tượng rải truyền đơn chống phá Nhà nước"" đăng trên VOV có một câu rất ngắn nhưng lộ rõ cái bẫy nguy hiểm mà an ninh đang nhắm đến nhằm kết tội hai sinh viên trên: "Trong vụ án còn một số dấu hiệu của tội khủng bố."
Trong suốt 1 tuần qua, chính an ninh đã giả dạng là người thân của Đinh Nguyên Kha là anh trai Đinh Nhật Uy để gửi thông tin đến Dân Làm Báo. Giữa những thông tin có thật về gia cảnh, bạn bè của Uyên (và người gửi muốn Danlambao đăng với ý đồ khiến dư luận cũng như các bạn sinh viên là bạn bè của Phương Uyên bị hoang mang), bên cạnh các thông tin về việc Phương Uyên và Nguyên Kha đổi tiền và viết vào đó nội dung chống Tàu (để dùng Dân Làm Báo xác nhận thêm về những thông tin đã được "xì" ra qua ngõ lề Dân trước đó), an ninh đã lồng thêm những thông tin nguỵ tạo như: "Kha dùng thuốc nổ tự chế tạo quấn thành khối như pháo, dùng bộ hẹn giờ để kích nổ. Truyền đơn bỏ vào hộp giấy, dán kỹ, đầu hộp đấu thuốc nổ đã cài giờ treo lên các thành cầu vượt."
Đây là những hành động, thủ thuật với mục tiêu dọn đường cho bản tin chính thức được đăng tải bởi một số các phương tiện truyền thông của đảng sau khi Công an Hồ Chí Minh và Công an Long An họp báo:
1. Rải truyền đơn nội dung xuyên tạc.
2. Rải truyền đơn và cờ 3 sọc của chế độ cũ.
3. Bịa đặt chính sách tôn giáo, chính sách của đảng và nhà nước ta.
4. Quan điểm không đúng về chủ quyền biển đảo, về quan hệ giữa VN và TQ.
5. Kích động nhân dân biểu tình chống đảng và nhà nước.
6. Trong vụ án còn một số dấu hiệu của tội khủng bố.
7. Sử dụng chất nổ để phá hoại tại một số nơi.
An ninh đã và đang tự tạo chuyên án để làm dày thêm "tội trạng" của các sinh viên trong đó có Nguyễn Phương Uyên, một Ủy viên Ban Chấp hành Chi đoàn Thanh niên mà tất cả các trang thông tin lề đảng đều cố tình không nhắc đến vai trò này.
Một thí dụ điển hình về thông tin "sử dụng chất nổ để phá hoại tại một số nơi":
Báo Dân Trí đăng:
Trích: Chuẩn bị thuốc nổ để tiến hành hoạt động phá hoại
"Ngoài hoạt động rải truyền đơn, Đinh Nguyên Kha còn khai nhận đã nghiên cứu, mua hóa chất pha chế thành công thuốc nổ. Kiến thức về nguyên lý hoạt động của các loại thuốc nổ do Đinh Nhật Uy (anh ruột Kha) chỉ dẫn. Tên Kha đã áp dụng nguyên lý này và tìm mua các loại hóa chất tại chợ Kim Biên (quận 5, TPHCM) để pha trộn.
Đối tượng Đinh Nguyên Kha còn được Nguyễn Thiện Thành cung cấp tài liệu để nghiên cứu chế tạo vật gây nổ. Kha đã thử nghiệm gây nổ thành công 3 lần tại huyện Thủ Thừa, Long An.
Âm mưu của các đối tượng này là sử dụng chất nổ để phá hoạt tại một số nơi. Rất may là cơ quan điều tra đã phát hiện kịp thời, chặn đứng hoạt động phá hoại này ngay từ trong trứng nước.
Khi bắt tạm giam 2 đối tượng này, cơ quan điều tra đã thu giữ 2,54 kg hóa chất và dụng cụ chế tạo thuốc nổ; 1 cờ vàng 3 sọc đỏ dán vào mặt trong thùng cacton; 723 tờ truyền đơn, khẩu hiệu…" (hết trích)
Trong khi trước đó, an ninh đã giả dạng anh ruột của Đinh Nguyên Kha gửi cho Dân Làm Báo với nội dung sau:
"Kha dùng thuốc nổ tự chế tạo quấn thành khối như pháo, dùng bộ hẹn giờ để kích nổ. Truyền đơn bỏ vào hộp giấy, dán kỹ, đầu hộp đấu thuốc nổ đã cài giờ treo lên các thành cầu vượt." 


Từ màn kịch chuyên án khủng bố tự dựng, an ninh đã đổi từ kịch bản dùng kích nổ để mở hộp truyền đơn thành kịch bản nâng cấp khủng bố "phá hoại tại một số nơi".
Dân Làm Báo sau đó qua nhiều ngã tìm hiểu thì được biết rằng các bạn sinh viên hoàn toàn không biết và không dính líu gì đến việc chế tạo thuốc nổ. Cái mà an ninh đang tự tạo chuyên án với mục tiêu chụp lên đầu hai sinh viên tội danh khủng bố thực chất là chiếc hộp chứa truyền đơn chống Trung Quốc sử dụng chế độ hẹn giờ để mở bằng cơ:
Qua ngả truyền thông của đảng, an ninh cũng đã kết tội Nguyễn Phương Uyên có "Quan điểm không đúng về chủ quyền biển đảo, về quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc".
VTV1 không nói rõ Nguyễn Phương Uyên đã bày tỏ quan điểm như thế nào. Thì đây là quan điểm của Nguyễn Phương Uyên đối với những kẻ đã xâm lấn Hoàng Sa, Trường Sa, đã treo bảng Tam Sa lên vùng trời của tổ quốc:
Và dưới sự bủa vây, trấn áp của cả một hệ thống công an, sẽ không khó hiểu khi cô sinh viên 20 tuổi đã buộc phải viết đơn nhận tội. Tờ đơn cũng đã phải bắt đầu bằng hàng chữ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc đầy oan nghiệt, giả dối để làm tròn 2 trang giấy rưỡi theo sức ép của công an.
Tóm lại, sau khi bắt cóc Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, sau khi âm thầm nhiễu loạn thông tin để tìm cách tạo nền tảng thông tin giả nhằm tạo "lộng giả thành chân", công an đã chính thức "ra quân" với chuyên án: bằng mọi cách phải chụp lên đầu các sinh viên yêu nước, trong đó có Nguyễn Phương Uyên - một Ủy viên Ban Chấp hành Chi đoàn Thanh niên - cái mũ khủng bố với tội danh nặng nhất: Âm mưu của các đối tượng này là sử dụng chất nổ để phá hoại tại một số nơi.
An ninh đã thay mặt ông Chủ tịch nước trả lời cho Thư kiến nghị khẩn cấp. An ninh đã bắn pháo lệnh khủng bố vào các sinh viên. An ninh đã gửi thông điệp đến cho tất cả những ai đã và đang lên tiếng ủng hộ những người trẻ yêu nước - đừng có đụng vào những đối tượng khủng bố!
Từ chống Trung Quốc đến chống nhà nước không bao xa... Đã đến lúc tất cả những người yêu thương đất nước, quan tâm đến vận mệnh của quốc gia, quý trọng những tấm lòng yêu nước thương nòi của tuổi trẻ cùng nhau bằng mọi cách tranh đấu cho những sinh viên này như tranh đấu cho mạng sống của chính mình. Bởi vì chúng ta biết rõ, lương tâm của chúng ta biết rõ: Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha và các bạn trẻ sinh viên là những người yêu nước. Họ là sự tiếp nối, là con sông đổ ra biển theo lớp sóng của những Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Hộ, Cù Huy Hà Vũ... Phảng phất trong họ có hình ảnh của những sinh viên mang trái tim nóng bỏng xuống đường ở Sài Gòn năm xưa, của những người ngày hôm nay đã trở thành lão thành cách mạng đã cống hiến phần lớn cuộc đời góp phần gầy dựng nên hệ thống chính trị ngày hôm nay; Chỉ có khác: Phương Uyên và bạn bè nắm rõ thông tin, nhận thức đúng đắn về hiện tình, vấn nạn của đất nước và tự chính họ quyết định cho những việc làm của mình. Chính những sinh viên này đang đồng hành cùng với những Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Đỗ Thị Minh Hạnh, Việt Khang... và nhiều trái tim yêu nước khác tranh đấu cho sự sống còn của dân tộc. Sự sống còn đó cũng là sự sống còn của anh, của chị, của mỗi chúng ta, những công dân Việt Nam ngày hôm nay đang đứng trước hiểm hoạ sẽ mang trong mình hộ chiếu có tên Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc.
(DLB)

Những hoàng đế cuối cùng

Hàng tỷ thuộc về gia đình những quan chức lớn, và một chút cho mỗi người Hoa. Câu chuyện thần thoại về một đảng cộng sản theo đường lối chủ nghĩa tư bản.
Kỳ quan chính trị
Trung Hoa – kỳ quan kinh tế? Biết rồi khổ lắm nói mãi. Điều thú vị thực ra là: Trung Hoa là một kỳ quan chính trị. Một quốc gia vươn lên hàng thứ hai thế giới về sức mạnh kinh tế với những lãnh đạo không chịu trách nhiệm với bất cứ ai về chuyện họ làm, với thể chế què quặt, một đất nước mà luật pháp không được coi trọng bằng lời nói của một quan chức đảng cấp vùng. Một đảng, dù đã được dự báo là ngắc ngoải nhiều lần, gửi người bay vào quỹ đạo và đẩy thị trường chứng khoán thế giới lúc lên voi lúc xuống chó. Một đảng tự gọi là cộng sản đã khai phá chủ nghĩa tư bản theo kiểu mới.
Trung Hoa chưa từng bao giờ giàu có như bây giờ.
“Và Trung Hoa cũng chưa từng yếu như bây giờ.”
Câu này là của Đái Tình[1], một phụ nữ từng sinh trưởng giữa vòng bao bọc của quyền lực, người đã từng chung lớp mẫu giáo với một số lãnh đạo hiện nay.
“Nếu giờ ai mà hỏi tôi”, bà nói, “lựa chọn sau chót của tôi mới là kiếp sau sinh ra lại làm người Hoa.”
Đảng Cộng sản Trung Quốc. Được thành lập bởi một nhóm những nhà cách mạng trẻ vào tháng Bảy năm 1921 tại Thượng Hải. Đảng[2] hiện có 82 triệu thành viên – tương đương dân số nước Đức, nhưng có vẻ là mắn đẻ hơn: Trong vòng 10 năm qua đã có trên 26 triệu thành viên mới gia nhập. Đảng lèo lái đường đi nước bước của các công ty lớn, chỉ đạo quân đội lớn nhất hành tinh, dẫn dắt cả một đất nước – những hành động mà ta không thể nhận biết ngay được. Thoạt trông ta chỉ thấy các sếp tổng công ty, một bộ trưởng quốc phòng, một chính phủ. Vâng, Trung Hoa cũng có một chính phủ, chỉ có điều: chính phủ không điều hành. Đảng làm chuyện đó.
Đái Tình năm nay 71 tuổi. Bà từng là nhà báo nổi tiếng nhất nước. Cha bà thuộc đội ngũ những thành viên đầu tiên của Đảng. Cha bà mất trong cuộc chiến kháng Nhật, bà được người bạn của cha bà – nguyên soái Diệp Kiếm Anh[3], một đồng chí chiến đấu của Mao, nhận về làm con nuôi. Trong vai trò con ông cháu cha được bảo bọc, Đái Tình lớn lên trong khu Trung Nam Hải thuộc vườn thượng uyển cũ của Tử Cấm Thành, là nơi mà những ông quan thế hệ mới lưu trú cách biệt với quần chúng, ngay sau khi cách mạng thành công.
“Ở trong kia”, bà vừa nói vừa chỉ tay vào Tây Môn của Tử Cấm Thành, “đó là cái thư viện mà khi còn ở tuổi thiếu niên tôi thường ngồi trong đó cả ngày.” Thời còn là hồng vệ binh, bà tôn thờ Mao, thời là phóng viên trẻ bất mãn, bà tôn sùng Đặng Tiểu Bình và chính sách cải cách của ông ta. Sau ngày thảm sát Thiên An Môn, vào mùa thu năm 1989, bà tự ra khỏi Đảng.
Kể từ đó bà hầu như biến mất: Một người thuộc “nhóm thái tử”[4] – cách người ta thường gọi con cái các quan chức cấp cao của Đảng – đã trở thành kẻ phản kháng. Đái Tình từ đó không được phép xuất bản một dòng nào nữa ở Trung Hoa, một công an được cử túc trực ngày đêm canh chừng bà.
“Đảng như là Thánh”, một giáo sư thuộc trường Đại học Nhân dân Bắc Kinh từng nói. “Thánh hiện diện ở khắp nơi. Bạn chỉ không nhìn thấy Thánh thôi.”
Đang có một sự đổ vỡ
Vào thứ Năm tới, ngày 8 tháng 11 năm 2012, đảng này sẽ họp. Kỳ họp thứ 18 trong lịch sử của nó. Lần này chắc sẽ là một trong những lần quan trọng nhất, vì tính sống còn của nó.  Người đàn ông quyền lực nhất Trung Hoa sẽ được bầu, đồng thời cũng là dịp để Đảng cho thấy liệu nó thực sự có đủ năng lực cải cách chính trị hay không. Từ ngoài nhìn vào thì quốc gia này có vẻ giàu có, mạnh mẽ và tự tin hơn bao giờ hết – nhưng chính người Hoa, dù trong hay ngoài Đảng, đang “cảm thấy một cuộc khủng hoảng sâu sắc”, tạp chí Học tập Thời báo của Đảng cho hay.
Kỳ họp Đảng này có ý nghĩa không nhỏ với cả Trung Hoa lẫn thế giới, dù rằng cho tới gần đây cả hai thậm chí chưa được biết ngày chính thức khởi họp là ngày mấy. Có vẻ như là chính Đảng còn đang bị mắc kẹt một chân ở dưới mặt đất. Và thực sự ai sẽ là người nắm trọng tâm quyền lực, thế giới sẽ chỉ được biết chắc chắn vào ngày cuối cùng. Khi đó, lúc cánh cửa Đại lễ đường Nhân dân mở ra và một nhóm lãnh đạo mới đi vào theo hàng một và đúng thứ tự quyền lực. Cảnh tượng này hơi giống ở đất nước của Giáo hoàng, khi khói trắng bay lên cao.[5]
Một lần, Đái Tình kể, người canh gác bà thắc mắc với vẻ ngạc nhiên vì sao một người có dòng dõi như bà lại không thâu tóm được nhiều của cải cho cá nhân mình. “Tụi con ông cháu cha bị khinh ghét trong dân chúng. Cũng đúng thôi”, Đái Tình nói. “Anh chỉ cần thốt lên một tiếng là được tất cả chẳng khó khăn gì. Vấn đề ở nước tôi là, các ông bố thậm chí không kiểm soát được con cái. Tôi đã từng chứng kiến ngay tại gia đình tôi, với người cha nuôi. Nguyên soái Diệp đã rất buồn rầu về những đứa con đã lợi dụng tên tuổi ông ấy để tạo dựng sự nghiệp hay đạt được quyền lợi. Đó là một phần của chế độ: Anh chỉ cần vơ vét thôi, quá dễ dàng. Anh nghĩ lý do vì sao mà hiện nay người ta còn vào Đảng? Vì họ tin vào chủ nghĩa cộng sản ư? Tôi chẳng còn biết ai như thế. Không: Vì họ sẽ được bổng lộc, và trên hết là: Tiền.”
Đối với Đảng, năm qua chẳng tốt đẹp gì. Trước hết là vụ bê bối xung quanh Bạc Hy Lai – người từng là ngôi sao chính trường, khi vợ ông ta tổ chức thủ tiêu một doanh nhân người Anh và gia đình ông ta thâu tóm tài sản trị giá hàng trăm triệu đô la Mỹ. Sau đó là vụ phanh phui khối tài sản lên tới hàng tỷ của gia đình một số quan chức lãnh đạo cao nhất: đầu tiên là gia đình của Tập Cận Bình, người trong kỳ họp Đảng sắp tới nhiều khả năng sẽ được bầu làm lãnh đạo mới của Trung Hoa, rồi đến gia đình của Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Người Hoa có bất ngờ không? “Có lẽ tôi sẽ bất ngờ nếu như gia đình các ông ấy không tham nhũng”, Yang Lin[6] – một phụ nữ 34 tuổi làm trong ngành quảng cáo ở Bắc Kinh, nói. Dù vậy nhiều người vẫn bị sốc về mức độ và con số mà họ trước nay khó tưởng tượng nổi. Ngay cả Ôn Gia Bảo ư? Vị Thủ tướng mà người ta đồn rằng ông thực sự muốn cải cách. “Ông Ôn có lẽ trong sạch thật. Nhưng chính điều đó làm tôi mất hết hy vọng, bởi ông ta thậm chí không thể kiểm soát được gia đình mình.” Yang Lin trích dẫn một câu nói của vị Thủ tướng: “Sự ngay thẳng và công lý ngời sáng hơn mặt trời.” Rồi cô hỏi: “Các con ông ấy có cười thối mũi vào cha mình không nhỉ?”
Có thể nắm bắt được cảm giác thất vọng và chông chênh. Trong một cuộc trưng cầu của Hoàn cầu Thời báo – một tờ do Đảng kiểm soát, kết hợp với mạng Sina hai năm trước đây, 88% trong số 7000 người được hỏi cho rằng, họ mong nhất là có thể rời khỏi Trung Hoa.
Đang có một sự đổ vỡ.
Chính trị kiểu du kích
Hiệp ước mà Đảng ký với nhân dân sau sự kiện thảm sát Thiên An Môn là: “Tụi bay câm miệng lại, tụi tao đảm bảo rằng tụi bay sẽ ngày càng được sung sướng hơn” – cái này còn giá trị không? “Bên ngoài nhìn vào bạn thấy một cái cây lớn xanh tươi sum suê, nhưng rễ của nó đã mục. Một cơn gió mạnh là cây đổ.” Tuần trước, hai lần liền chúng ta được nghe các hình ảnh ẩn dụ này, và cả hai lần đều là phát ngôn của những đảng viên.
Nói đi cũng phải nói lại: Điều này đã từng được nghe rồi. Hai mươi năm trước đây. Năm 1989, Đảng cho xe tăng cán nhân dân của nó, Bức tường Berlin sụp đổ, rồi Liên Xô tan rã – Đảng Cộng sản Trung Quốc bị cô lập và coi thường, nó có vẻ yếu đuối như chưa từng thế. Nhưng nó đã không chỉ củng cố được quyền lực, mà bên cạnh đó còn chôn luôn chủ nghĩa cộng sản, cứ tám năm lại tăng gấp đôi sức mạnh kinh tế, quản trị cuộc đô thị hóa lớn nhất toàn cầu và kéo hàng triệu người Hoa ra khỏi nghèo đói.
Đảng này thật khôn ngoan, vô áy náy và uyển chuyển, một bậc sư phụ về sống sót. Tất nhiên nó tiếp tục dùng sự đe nẹt và ép buộc khi cần. Trong năm nay, chính phủ dành 110 tỷ đô la Mỹ từ ngân sách cho việc “ổn định xã hội”, có nghĩa: cảnh sát, công an, và tình báo – nhiều hơn 5 tỷ so với ngân sách dành cho quân đội.
Và tất nhiên kiểm duyệt cũng như tuyên truyền quyết định cái gì là sự thật ở Trung Hoa. Chúng xóa bỏ lịch sử: 40 triệu người chết đói mà Đảng liên đới trách nhiệm, thảm sát những người biểu tình ôn hòa. Và chúng khoác thêm tấm áo mới cho ngôn ngữ. Dân chủ? “Đó là chính phủ của Đảng Cộng sản vì dân”. Trên hết, những năm vừa qua Đảng chú trọng vào một giấc mơ về tầm vóc quốc gia và viễn cảnh can dự vào sự cường thịnh: Nhờ đó nó được sự ủng hộ của phần đông quần chúng. Cho tới nay.
Thực chất của đảng này là thế nào? Sẽ dễ hiểu hơn nếu ta quên đi những hình ảnh trước đây của Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Đức và Đảng Cộng sản Liên Xô. Đảng của Trung Hoa là một thực thể khác hẳn, nhà chính trị học Sebastian Heilmann thuộc Đại học Trier – người nghiên cứu Đảng hàng chục năm nay và đã phỏng vấn hàng trăm cán bộ và kế hoạch gia trên toàn đất nước, cho biết. Không phải kiểu máy móc khô cứng. Một mạng lưới của những mạng lưới, hay của những bè phái, trong đó đổi chác và đàm phán đã thay thế chuỗi ra lệnh theo cấp bậc. “Một bộ máy rất uyển chuyển, kiểu như túi mật, biết cách thích nghi với dòng chảy cuồn cuộn của phát triển”. Đảng, Heilmann nói, không chỉ thành công vì nó vứt bỏ đi những gánh nặng cũ, mà chính vì còn giữ được thứ gì đó từ thời đấu tranh ngầm.
Học từ Mao ư, thật thế sao? Chính xác, Heilmann cho biết, bí quyết là: “Chính trị kiểu du kích”. Có nghĩa: Chuyển động như một con cá đang bơi, thích nghi liên tục, tận dụng mọi cơ hội củng cố quyền lực bằng mọi giá. Thử những đường lối không theo lệ thường ở các vùng. “Đảng dưới thời Mao đã làm cách mạng thành công bởi cuộc tìm kiếm phương cách luôn được thực hiện từ dưới lên”, Heilmann nói. “Điều này đã được ghi vào trong ADN[7] của Đảng.“
Cách này không chỉ dẫn đến việc thành lập nước Cộng hòa Nhân dân vào năm 1949, mà gần nửa thế kỷ sau còn là những đặc khu kinh tế và công ty tổ hợp, những doanh nhân sở hữu hàng tỷ tự hào nhận sổ đảng viên và những tập đoàn nhà nước niêm yết trên thị trường chứng khoán. Một quái vật kỳ dị nảy sinh: Cơ thể hệ thống cộng sản mọc ra những chân tay tư bản và những sức mạnh kinh tế mới. Một thứ chủ nghĩa tư bản cán bộ đã làm đất nước giàu lên, và các cán bộ của nó, tất nhiên.
Sự hình thành nên thực thể này đã từng là thành công vĩ đại nhất của chế độ, và giờ đây là nguy cơ lớn nhất. Bởi chất keo kết dính Đảng giờ đây là gì? “Đảng có cả hai: độc quyền quyền lực và thâu tóm những tài sản quan trọng nhất”, Sebastian Heilmann nói. “Điều này còn tồn tại một cách sáng tạo và bình ổn một khi quyền lực và kinh tế nhà nước kiếm được đủ lợi nhuận cho tất cả các bè phái và nhóm lợi ích.”
Thế khi những rạn nứt có thể nhìn thấy được như hiện nay? “Các tranh chấp sẽ diễn ra.”
Vơ vét rồi biến
Một vùng ngoại ô Bắc Kinh. Lẩu kiểu Trùng Khánh: thịt cừu, tôm, nấm trong nước lèo cay xé. Chủ xị bữa này, một người đàn ông nhỏ nhắn lanh lợi ngoại ngũ tuần, nâng cốc. Hãy gọi ông là Zeng Hong.
Zeng là một doanh nhân tư nhân, chuyên nhập khẩu khoáng sản từ Đông Nam Á cho nền kinh tế đói khát của Trung Hoa, nhưng chưa đầy mười năm trước, ông cũng từng là một phần của bộ máy, trong vai trò thư ký của một chủ tịch tỉnh. Ông nói, hồi đó sự xấu hổ còn đặt giới hạn cho những viên chức như ông. “Ừ thì chúng tôi cũng chấp nhận lời mời đi ăn những thứ cao lương mĩ vị đắt tiền, đi hát karaoke, tiêu khiển với gái”, ông kể. “Nhưng mà tất cả những tiền bạc có thể vơ vét được hiện giờ? Không thể tưởng tượng được.” Zeng châm một điếu thuốc lá. “Bạn bè tôi hồi đó giờ đều làm chủ tịch hay cái gì đó tương tự. Và tất cả họ đều giàu sụ. Biệt thự của các anh, đồng hồ Thụy Sĩ của các anh – các anh đều trả được bằng lương à, tôi thường hỏi họ thế.”
Ông liệt kê những gì đã xảy ra từ hồi đó: Bán số lượng lớn đất công, kèn cựa doanh nghiệp tư nhân, sự hồi sinh các xí nghiệp nhà nước trong vòng mười năm qua. “Giờ đây Tiền và Quyền đi đôi với nhau, khác với hồi xưa. Kinh tế trong tay cán bộ, đó là một mô hình thảm họa. Đúng, kinh tế nước tôi tăng trưởng, nhưng tiền có đến được với dân không? Khoảng cách giàu nghèo thật khủng khiếp. Nhân dân đã mất hết niềm tin. Và cũng vì những kẻ trục lợi biết rằng đang đứng trên cái nền chao đảo, nên chúng cố gắng vơ vét nốt càng nhiều càng nhanh càng tốt. Rồi biến.”
“Điều tồi tệ là ở Trung Hoa chưa có một kẻ quyền lực nào bị lãnh trách nhiệm cho việc làm sai trái của hắn”, Đái Tình – nhà phản kháng nói. “Nếu không phải vì anh vừa thua một cuộc chiến quyền lực, anh luôn vô tội.”
Một cuộc điều tra nội bộ trong Đảng cho thấy ở cấp huyện 48% tất cả các cán bộ đều tham nhũng, theo lời một thành viên của một viện nghiên cứu thân thiết với Đảng. Vậy là cứ hai người có một người tham nhũng.
Cải cách hay suy vong
Mùa hè vừa qua xuất hiện một văn bản tả chân đáng chú ý về tình hình xã hội: lạm dụng quyền lực, cướp đất, những phiên tòa thối nát không thể là chỗ dựa của nạn nhân, bạo lực chống lại người thỉnh nguyện, những viên chức chỉ chăm chú vào các cuộc trao đổi ngầm. Ngắn gọn: “Những nhóm lợi ích đầy quyền lực dập tắt mọi hình dung về công lý và đẩy xã hội tiếp tục về hướng một nhà nước mafia.” Ở một đoạn khác: “Nếu ngay cả sư sãi và giáo viên cũng đều tham nhũng, thì đất nước đã thối đến tận ruột rồi.” Trung Hoa trên đường tiến tới một nhà nước mafia? Văn bản này không được viết bởi một nhà bất đồng chính kiến, mà tác giả của nó là Tôn Lập Bình[8], một nhà xã hội học thuộc trường Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, và trên hết, ông từng là giáo sư hướng dẫn luận văn tiến sĩ của Tập Cận Bình – người đàn ông quyền lực mới của Trung Hoa.
Phải chăng ta có thể chờ mong gì ở vị hoàng tử nối ngôi này? Thậm chí là cải cách? Ông Ngô Tư[9]Wu Si, nhà văn và tổng biên tập của tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu[10]  – ấn phẩm của một số thành viên kỳ cựu và mang tinh thần tự do thuộc Đảng, cho rằng không phải nhân sự làm ông thấy lạc quan, mà là thực trạng. “Chúng tôi đang đi tới một điểm mà cải cách là tất yếu.”
Những tháng qua xuất hiện một cơn lũ các bài luận, ngay cả của những người tiên phong thuộc Đảng, tất cả cùng đồng thanh hát một câu như nhau: Cải cách hay suy vong! Những nhà phân tích yêu cầu trước hết phải phá bỏ thế độc quyền. Và họ đòi hỏi thể chế nhà nước pháp quyền. Chống lại chuyên chế nhà nước, nhưng cũng là phương tiện duy nhất chống tham nhũng. Không hẳn là những người cầm đầu không thấy mối nguy hiểm từ tham nhũng. “Nó có nguy cơ làm xói mòn toàn bộ nền tảng chính trị”, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cảnh báo. “Hãy kiểm soát vợ chồng, con cái, họ hàng và bạn bè của các đồng chí”, hoàng tử nối ngôi Tập Cận Bình lưu ý.
Đợi chờ và hy vọng
Giáo sư người Bắc Kinh Hà Gia Hoằng[11] là một trong những luật gia nổi tiếng nhất Trung Hoa. Ông cũng viết cả tiểu thuyết trinh thám. Hai năm trước đây ông khởi xướng một “ngành học chống tham nhũng” tại trường Đại học Nhân dân Bắc Kinh. Bước thứ nhất của ngành đào tạo: Sinh viên không được phép mời các giảng viên đi ăn hay tặng quà. Ai lắng nghe người giáo sư dũng cảm sẽ hiểu được ngay giới hạn những cố gắng của ông. Vẫn còn tình trạng những thanh tra nội bộ Đảng giải quyết vấn đề với các đảng viên bị nghi vấn và tước đoạt quyền can dự của luật pháp. “Là một giáo sư luật, tôi rất buồn phiền về điều này”, ông Hà nói. “Tại đó, dưới sự bao che của Ủy ban Thanh tra Đảng, diễn ra rất nhiều điều bất hợp pháp. Đáng lẽ trong một nhà nước pháp quyền các công tố viên phải làm nhiệm vụ điều tra.”
Trong một nhà nước pháp quyền. Và tại Trung Hoa? Hà thở dài. “Ở Trung Hoa các công tố viên bị đặt dưới quyền kiểm soát của các quan chức cấp vùng. Họ phải lấy ý kiến từ bí thư Đảng trước khi thực thi công việc.” Làm gì bây giờ? “Chúng tôi đợi quyết định từ thế hệ lãnh đạo mới”, Hà nói. “Chúng tôi đợi.”
Tháng Mười vừa qua cả Trung Hoa vui Tết Trung thu. Ngay trước ngày hội có bài thơ sau được lan truyền trên mạng: “Hy vọng, hy vọng mãi / Thất vọng, thất vọng luôn / Ông Trăng trên nước Trung Hoa già cỗi / tròn rồi lại khuyết / khuyết rồi lại tròn / và rồi trong cái thất vọng lại mở ra hy vọng.”
Người ta có thể hy vọng gì? Nhiều người đồn đại rằng những tiết lộ động trời về khối tài sản hàng tỷ của gia đình Thủ tướng Ôn Gia Bảo chỉ được phanh phui, vì ông và nhóm nhà cải cách của mình đã muốn động chạm đến khối tư bản cán bộ, vì muốn tăng sức ép cạnh tranh hay thậm chí là chia nhỏ những tập đoàn nhà nước quá lớn và đầy quyền lực. “Đó là một cuộc chơi lớn ở phía sau”, Sebastian Heilmann nói. “Sự phản đối cải cách rất mạnh mẽ.”
Kỳ họp thứ 18 của Đảng sẽ lên kế hoạch 5 năm chống tham nhũng. Tiếp tục như mọi khi. Và cái kế hoạch này cũng sẽ thất bại, khi nào mà Đảng còn tự thanh tra tham nhũng nội bộ. Cho tới nay nhà lãnh đạo mới nào, bất kể người ta gán cho ông ta những nỗ lực cải cách ra sao, cuối cùng đều trở thành tù nhân của hệ thống.
“Giá như họ dừng được”, Đái Tình nói, “đó sẽ là điều kỳ diệu vĩ đại nhất.“
Kai Strittmatter
Marcus Vũ dịch
Nguồn: Dịch từ nguyên bản tiếng Đức “Die letzten Kaiser” của tác giả Kai Strittmatter – nhật báo Süddeutsche Zeitung số ra ngày 2 tháng 11 năm 2012, trang 3. Toàn bộ chú thích của người dịch. Các tiêu đề đoạn do người dịch đặt.
Bản tiếng Việt © 2012 Marcus Vũ & pro&contra


[1] Dai Qing (戴晴)
[2] Đảng (viết hoa): “die Partei” hay “die KP” trong nguyên bản, chỉ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
[3]Ye Jianying (葉劍英)
[4] Nguyên văn tiếng Đức: “Prinzenclique”
[5] Tác giả liên hệ đến sự kiện bầu Giáo hoàng mới tại Vatican: Khi khói đen bốc lên từ ống khói của Vatican có nghĩa là chưa ngã ngũ, còn khi khói trắng là đã có một vị được bầu.
[6] Người dịch giữ nguyên tên phiên âm Latinh của các tên người trong bài viết, trừ trường hợp tên người đã có phiên âm tiếng Việt được đông đảo người đọc biết đến.
[7] Acid Deoxyribo Nucleic: phân tử mang thông tin di truyền mã hóa.
[8]Sun Liping (孙立平)
[9]Wu Si (吴思)
[10]Yanhuang Chunqiu (炎黄春秋)
[11]He Jiahong (何家弘)

Bắc Kinh, thủ đô hoang tưởng trước đại hội Đảng

(Novosti) - Sắp đến ngày khai mạc đại hội Đảng Cộng sản ngày 8/11, thủ đô Trung Quốc đưa ra một loạt các biện pháp an ninh mang tính hoang tưởng, gần như là buồn cười.

Công an và lực lượng đặc biệt diễn tập bảo vệ an ninh ĐH 18, ngày 30/10/12.
Xe cộ phải đóng kín cửa
Kể từ ngày 1/11 và trong suốt thời gian đại hội, tất cả các tài xế taxi ở Bắc Kinh được lệnh phải đóng kín các cửa sổ xe, dán kín tất cả những chỗ hở. Mục đích là để tránh cho các « phần tử gây rối » rải truyền đơn xúi giục nổi loạn, có thể ảnh hưởng đến không khí hồ hởi của ngày đại lễ cộng sản này.


Trong "hợp đồng" mà một số tài xế taxi đưa cho khách ký:  2/Khách nên chọn hành trình tránh những giao lộ lớn như Thiên An Môn, nếu phải đi qua thì tránh mở cửa kính 3/Khách chịu trách nhiệm về hành trình đưa ra cho tài xế.
Trong số các mệnh lệnh được đưa ra cho tài xế taxi, theo trang web China DigitalTimes :
·        Phải cảnh giác trước những hành khách mang theo những quả banh hay bong bóng, có thể dùng thể thả những « thông điệp phản cách mạng ».
·        Kiểm tra thường xuyên chiếc xe để đảm bảo là kẻ gian không dán vào đó những yêu sách.
·        Tố cáo ngay lập tức cho lực lượng an ninh tất cả những cá nhân hay thông tin có thể gây rối trật tự (tất nhiên là sẽ được thưởng).
Ảnh trên: Tay nắm taxi đã bị gỡ ra
Ảnh dưới: Nút bấm mở cửa kính xe bị khóa
Theo thông tín viên tại Bắc Kinh của RIA Novosti, thì không chỉ tài xế taxi mà người dân cũng bị cấm mở cửa kính xe hơi khi di chuyển. Từ ngày 1 đến 18/11, tất cả các loại xe chở vật liệu độc hại và các chất hóa học nguy hiểm không được vào thủ đô Trung Quốc. Những xe mang bảng số ngoại tỉnh không được quyền lưu lại Bắc Kinh quá ba ngày.
Các cơ quan cung cấp điện nước, khí đốt, hệ thống sưởi được đặt trong tình trạng báo động, để đề phòng tất cả những sự cố. Lực lượng cứu hỏa tăng cường giám sát các khách sạn, bệnh viện, cửa hàng, rạp xi-nê, tiệm internet và các cơ sở cung cấp dịch vụ cho đại biểu đại hội. Cơ quan y tế được lệnh tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm.
Đặc biệt theo RIA Novosti, những người nuôi chim bồ câu được yêu cầu nhốt kín các chú chim trong lồng.

Bồ câu tại Bắc Kinh không được ra khỏi chuồng. Ảnh chụp ngày 02/11/12.

Không còn dao và kênh truyền hình nước ngoài
Cách đây vài ngày, một bài báo trên Los Angeles Times nêu ra một số biện pháp kỳ lạ khác, cho thấy ám ảnh về mặt an ninh của nhà cầm quyền trong đại hội Đảng :
·        Các loại dao bị cấm bán trong siêu thị.
·        Những người bán bánh xèo bị buộc phải đóng các quầy bán hàng trên đường phố.
·        Các câu lạc bộ thể dục không còn được phép mở các kênh truyền hình nước ngoài trên các màn hình chung. Khách tập thể dục từ nay phải tập chạy trên thảm theo chương trình của CCTV, kênh truyền hình nhà nước.

"Chúng tôi thành thật cáo lỗi: Tất cả các loại dao đều bị ngưng bán nhân ĐH Đảng 18"

Còn nếu muốn mua một món đồ chơi điều khiển từ xa thì hãy coi chừng : người bán đã được lệnh lập danh sách các khách hàng muốn mua các loại đồ chơi này, thậm chí không bán.
Phải nói rằng với tầm bay tối đa 5 mét, các món đồ chơi này có thể được sử dụng cho một cuộc tấn công đồng loạt vào Đại lễ đường Nhân dân, quảng trường Thiên An Môn, nơi diễn ra đại hội Đảng…

"Nếu quý khách mua đồ chơi bay lượn điều khiển từ xa, vui lòng đăng ký tên thật tại cửa hàng."

Chế độ cứng rắn hơn
Một ví dụ khác : cuộc chạy đua marathon Bắc Kinh bị hoãn lại. Tuy là một cuộc đua mang tham vọng tầm cỡ quốc tế, nhưng thời điểm liên tục bị dời lại mà không báo trước, từ ngày 14/10 đổi sang 4/11 rồi đến cuối tháng 11…
Kết quả là nhiều thành viên tham gia đã hủy luôn chuyến đi Trung Quốc, và tự hứa là sẽ không bao giờ tham dự cuộc đua này nữa.
Sự hoang tưởng kiểu này nơi chính quyền Trung Quốc không có gì mới, nhưng với đại hội 18 thì đã đạt đến cực độ.

Các tình nguyện viên được mệnh danh là "đại tẩu" vì đa số là phụ nữ trên 50 tuổi, họ được trả 50 nhân dân tệ/ngày (6 euro) .

Tất nhiên là đảng Cộng sản, bị rúng động vì xì-căng-đan Bạc Hy Lai, và trước tiết lộ của tờ New York Times về tài sản của gia đình Thủ tướng Ôn Gia Bảo, không muốn có khó khăn bất ngờ nào trong tiến trình thay đổi lãnh đạo. Hơn một triệu tình nguyện viên đã được huy động, ngoài lực lượng chính quy để bảo đảm an ninh.
Nhưng theo Rue89, các biện pháp được sử dụng là điềm báo không sáng sủa mấy cho định hướng chính trị của ê-kíp mới sẽ lên ngôi sau đại hội, và không thể nghĩ là chế độ Bắc Kinh sẽ mềm mỏng hơn.

01/11/2012
Thụy My dịch
(Blog Thụy My) 

TS. Lê Vĩnh Trương - Không nên cực đoan đối với Trung Quốc

Trung Quốc là một người hàng xóm có khuynh hướng giàu đổi bạn, có ký ức không bền về lịch sử TQ-Việt Nam và từ chối hiểu phẩm giá Việt Nam - vốn hiếu hòa nhưng thừa tinh thần bảo vệ đất nước.

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, TS kinh tế Lê Vĩnh Trương (Quỹ Nghiên cứu biển Đông) cho rằng những cuộc tranh luận nảy lửa của giới trẻ về lòng yêu nước là tín hiệu lạc quan của đất nước; song cần thiết phải giữ một cách tiếp cận chừng mực, toàn diện và đầy đủ với Trung Quốc để tránh rơi vào trạng thái cực đoan trong phát ngôn và hành xử.
. Phóng viên: Nhiều người Việt Nam hiện nay có xu hướng bài xích Trung Quốc (TQ), thể hiện ở việc không dùng hàng TQ, chửi bới TQ, miệt thị người TQ... Ông đánh giá như thế nào về hiện tượng này?
+ TS Lê Vĩnh Trương (ảnh): Ở góc nhìn kinh tế, hàng hóa và dịch vụ TQ, như dịch vụ phòng khám chẳng hạn, có một số không nhỏ gây quan ngại về phẩm chất làm cho người tiêu dùng nghi ngờ về sự cẩu thả trong quản lý. Đây là phản ứng tự nhiên của thị trường một cách công bằng và lành mạnh. Nếu giới thương mại và sản xuất TQ muốn cải thiện hình ảnh hàng hóa và dịch vụ TQ vào Việt Nam thì họ phải điều chỉnh chất lượng cho thị trường Việt Nam. Tôi không thấy có sự bài xích nào ở đây cả.

Người Việt Nam nói chung có một sự căm phẫn trước hình ảnh TQ tung hoành biển Đông, xâm chiếm đảo của VN. Năm 2005, họ giết ngư dân Hậu Lộc (Thanh Hóa) và thi thể ngư dân phải ướp nước đá chở về. Từ đó đến nay, lính liên tục quấy phá, xâm hại, bắt bớ, đánh đập, sỉ nhục ngư dân Việt Nam đến mức phải vái lạy ngay trên tàu. Và oái oăm là chính họ lại đưa lên các phương tiện thông tin để thị uy.
Đặc biệt, vài năm gần đây, có thể đọc dễ dàng trên mạng các câu chuyện giới cầm quyền TQ lợi dụng cuộc chiến tranh ở Việt Nam để thủ lợi. Thế nên cảnh giác với giới chức TQ là một tình cảm bình thường ở người Việt Nam.
. Đó là với giới chức, còn với người dân thường TQ thì sao?
+ Theo tôi, nhân dân TQ đã bị giới chức TQ tẩy não về Hoàng Sa và Trường Sa đến một mức độ gây nguy hiểm cho chính TQ và những người tỉnh táo ở TQ đang tìm cách hạ nhiệt thông qua vụ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” được giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng TQ vào tháng 7-2012. 
Theo tôi, có lẽ chưa chính xác khi cho rằng có sự miệt thị người TQ. Người Việt trong tinh thần bao dung và cùng chung sống hòa bình vẫn sống và làm việc với người Âu, Mỹ và người TQ. Tại Việt Nam, quảng cáo trường học Hoa ngữ và cả phòng khám bệnh vẫn có mặt trên báo chí, người Hoa vẫn thoải mái đi chùa chiền lễ bái của mình… Người Việt Nam vẫn cứu ngư dân TQ gặp nạn; vẫn treo tranh thủy mặc, đọc thơ Đường các dịp lễ tết, như mối giao lưu văn hóa xã hội bao năm qua giữa các cộng đồng dân tộc Việt Nam với nhau. 
Dẫu vậy, tôi vững tin rằng nhân dân Việt Nam sẵn sàng đập tan âm mưu bành trướng nhiều kiểu của TQ từ thủ đoạn phân hóa nội bộ người Việt Nam đến lấn chiếm biển đảo, phá hoại kinh tế, kích động sắc tộc cho đến phá Việt Nam trên trường ngoại giao ASEAN gần đây.

Các hành động quá khích của người Trung Quốc trong các cuộc biểu tình chống Nhật liên quan đến tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cho thấy hậu quả nghiêm trọng của chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở nước này. Trong ảnh: Người Trung Quốc đập phá một trung tâm mua sắm do Nhật tài trợ tại Sơn Đông vào tháng 9-2012.
Hiểu biết thì sẽ không cực đoan
Quan điểm của ông thế nào về một ám ảnh nước lớn đè nặng lên VN?
+ Ở thế hệ chúng tôi, công bằng mà nói, có sự khâm phục người TQ cần cù lao động và phát triển kinh tế, khâm phục trí thức TQ bảo tồn nền văn hóa của họ. Việc nhẫn nhịn TQ đã diễn ra từ ngàn xưa, khởi đầu từ các triều đại Việt Nam sau mỗi lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc. Nhẫn nhịn để lo cho kế sách lâu dài của đất nước khác với buông xuôi đầu hàng. Nhưng nếu cho rằng hiện có một nỗi sợ TQ thì với quan sát của cá nhân, tôi cho rằng chưa bao giờ có. Giới làm chính sách có cách ứng xử của họ nhưng tôi tin họ biết và quý bức thông điệp rằng đại bộ phận người Việt Nam không sợ TQ.
Người TQ cũng không thiếu những trí thức như Lý Lệnh Hoa, Lưu Á Châu đã nhìn thấy được điều khiếm khuyết của chính nước họ. Không phải tất cả họ đều sẵn sàng cho một cuộc gây hấn với Việt Nam vốn là một bãi lầy quân sự, một bãi mìn chính trị mà kẻ gây hấn phải trả giá cao. 
Khi có đầy đủ kiến thức, ý chí và ý thức về quan hệ Việt Nam-TQ không chỉ từ xưa mà cả thời cận đại từ 1954 đến nay, người Việt sẽ không còn ở hai thái cực - một là quá sợ và hai là quá căm giận người TQ mà mất khôn, dẫn đến ứng xử theo tinh thần dân tộc cực đoan.
TQ phản lại “văn hóa hài hòa”
. Dù thế nào chăng nữa, TQ sẽ mãi mãi là một người hàng xóm của chúng ta, bất chấp họ có thân thiện hay không. Nếu là ông, ông sẽ lựa chọn thái độ cá nhân đối với TQ như thế nào?
+ Khi bàn về những giải pháp hàn gắn quan hệ, theo tôi, mỗi bên cần tìm những điều tích cực từ phía bên kia đã làm cho mình để chiêm nghiệm và thực hiện những điều tích cực trong mối quan hệ. Người Việt Nam với bản tính khoan hòa đã chủ động làm nhẹ nỗi đau trận đại bại 1979 của TQ và sự thảm hại của tội ác “chống lưng” diệt chủng Khmer Đỏ của họ. 
Ngược dòng thời gian, tôi nhớ tới hình ảnh Tôn Thất Thuyết nghĩ về TQ như một nước bạn có thể giúp Việt Nam phục quốc chống Tây - hình ảnh ông ẩn náu ở TQ và ngày ngày chém đá, nhìn nước mất vào tay kẻ thù làm xúc động thế hệ chúng tôi. Những mối giao hảo của các chí sĩ Việt Nam-TQ trước và sau cách mạng Tân Hợi vẫn còn đó. Người Việt Nam chia sẻ nỗi đau của nhân dân TQ trong vòng lệ thuộc mãi về sau năm 1949.
Thế còn TQ thì sao? Người TQ chua xót với nỗi đau nô lệ của dân tộc mình nhưng tại sao lại để cho giới cầm quyền thản nhiên ức hiếp, sát hại ngư dân nghèo Việt Nam, ngụy tạo chứng cứ độc chiếm biển Đông, tuyên truyền một chiều cho hàng loạt hành động sai quấy, vụng về trong chính sách bên miệng hố chiến tranh, hống hách trên bàn hội nghị, cậy tiền trong các mối quan hệ? Chính họ đã phản lại “văn hóa hài hòa”, “cầu đồng tồn dị” do chính họ đưa ra trước đây không lâu.
“Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” - Không nên hành xử với kẻ khác điều mà mình không muốn kẻ khác ứng xử với mình. Họ quên cả lịch sử lẫn lời dạy của ông thầy nước họ hay sao?
Câu chuyện ngàn năm qua cho thấy: Bạn hay thù là do nước lớn TQ quyết định, nước nhỏ thì chỉ muốn yên ổn. Nói cách khác, TQ là một người hàng xóm có khuynh hướng giàu đổi bạn, có ký ức không bền về lịch sử TQ-Việt Nam và từ chối hiểu phẩm giá Việt Nam - vốn hiếu hòa nhưng thừa tinh thần bảo vệ đất nước. Việc thiếu ký ức này không phải lỗi của đại bộ phận nhân dân TQ.
Ứng xử với phẩm giá
. Về việc TQ chiếm đảo Trường Sa, ông nghĩ sao?
+ TS Trần Vinh Dự có lần viết rằng Việt Nam - với tư cách là một quốc gia tồn tại - vẫn sẽ mãi tuyên bố chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa. Xin bổ sung: Việt Nam đã từng mất nước hàng ngàn năm và trong các cuộc chiến vẫn thường tạm rút ra khỏi thủ đô nhưng… những gì của Việt Nam theo sử sách và luật pháp quốc tế thì Việt Nam vẫn sẽ khôi phục lại, vẫn mãi là của Việt Nam. Dĩ nhiên, trong câu chuyện này, không thể chỉ nói suông mà mỗi người Việt Nam phải hành động cụ thể để bảo vệ và khôi phục chủ quyền này như cha ông Việt Nam đã làm hàng ngàn năm nay.
Chúng ta phải ôn hòa và kiên trì sử dụng Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên tại biển Đông (DOC) cũng như những chứng cứ chủ quyền về Trường Sa - Hoàng Sa từ trước đây, tạo nên cách thức chủ đạo để bảo vệ biển Đông và các đảo Việt Nam; thu thập đầy đủ chứng cứ pháp lý để khi cần Việt Nam sẽ có thể đấu tranh pháp lý với TQ trên mặt trận pháp lý quốc tế.
Bên cạnh đó, việc cần làm là ghi lại hình ảnh những hành vi xâm lấn để đề phòng TQ tạo cớ leo thang và chuẩn bị đầy đủ sức mạnh vũ trang để đáp trả khi bị tấn công và thông báo cho dư luận quốc tế. 
“Ứng xử tương xứng với phẩm giá, điều mà thủ tướng Nhật nói với dân, là một kinh nghiệm tốt”.
Hữu Long thực hiện
(PLTP)

Ông Lê Xuân Nghĩa: Nợ xấu nếu Chính phủ không "ra tay" thì Việt Nam quên thập kỷ này đi!

Ông Lê Xuân Nghĩa: Nợ xấu nếu Chính phủ không "ra tay" thì Việt Nam quên thập kỷ này đi!Ông Lê Xuân Nghĩa: Nợ xấu nếu Chính phủ không "ra tay" thì Việt Nam quên thập kỷ này đi!

Trong giai đoạn đầu của giải quyết nợ xấu các ngân hàng nhỏ sẽ bị gặp khó khăn về thanh khoản do lãi suất lên cao.

Nợ xấu hiện nay có nhiều con số công bố khác nhau. Theo con số cao nhất nợ xấu hiện nay rơi vào khoảng 385.000 tỷ đồng bao gồm nợ xấu của ngân hàng và Ngân hàng Phát triển (VDB); theo con số của NHTW cung cấp thì nợ xấu khoảng 202.000 tỷ đồng, nhưng con số này chưa bao gồm nợ xấu của VDB.

Ông Lê Xuân Nghĩa cho rằng, con số này cũng có thể chưa phải là con số cuối cùng. Bởi lẽ, như khủng hoảng ở Nhật Bản trước kia con số nợ xấu được các ngân hàng báo cáo lên là 20.000 tỷ Yên, nhưng khi Chính phủ tiến hành xử lý nợ thì con số này lên đến 400.000 tỷ Yên (thực tế gấp 20 lần con số báo cáo) và Việt Nam cũng không loại trừ khả năng này.

“Nói như thế để thấy rằng, nợ xấu đang là vấn đề cấp bách nhất hiện nay của nền kinh tế mà chỉ có Chính phủ mới có thể giải quyết được. Đặc biệt việc này phải giải quyết càng nhanh càng tốt nếu không nền kinh tế sẽ phải trả giá đắt trong tương lai” – Ông Nghĩa nhấn mạnh.

Tài sản thế chấp và dự phòng rủi ro tín dụng không đủ sức giải quyết nợ xấu

Về cấu trúc nợ xấu của Việt Nam, ông Nghĩa đánh giá đây là một vấn đề khá phức tạp. Chẳng hạn như nợ của ngân sách mà các DN ứng vốn từ ngân hàng để làm các công trình cho các địa phương nhưng các địa phương này không thanh toán lại được. Có thông kê cho rằng phần nợ này khoảng 35.000 – 40.000 tỷ đồng, nhưng cũng có một báo cáo khác con số này cao hơn rất nhiều lên đến 80.000 – 90.000 tỷ đồng. Một con số không hề nhỏ!

Chính vì thế đã có ý kiến cho rằng, đây là tiền ngân sách nợ doanh nghiệp thì nên trả ngay cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có tiền trả ngân hàng và từ đó sẽ giải quyết được khá nhiều nợ tồn đọng hiện nay.

Ông Nghĩa cho rằng, điều này khó khả thi vì đây là tiền nợ của địa phương, địa phương lại không có đủ uy tín để phát hành trái phiếu lấy tiền trả nợ. Trong trường hợp ngày ngân sách Trung ương sẽ phải can thiệp.

Còn con số dự phòng rủi ro là 76.000 tỷ đồng của các NHTM hiện nay cũng không nên trông chờ vào đó. Vì phần lớn các ngân hàng có nợ xấu cao thì dự phòng rủi ro tín dụng rất thấp, thậm chí không có dự phòng; ngược lại nhiều ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp thì dự phòng rủi ro tín dụng lại khá cao.

Nhưng không thể chuyển dự phòng của ngân hàng này sang cho ngân hàng khác, theo chế độ kế toán không cho phép ngân hàng này đem tài sản chuyển cho ngân hàng khác.

Theo ông Nghĩa, giỏi lắm thì chúng ta chỉ có thể sử dụng 20.000 - 30.000 tỷ đồng, trong số 76.000 tỷ đồng nêu trên.

Ông Nghĩa cũng bày tỏ nghi ngờ khi ý kiến cho rằng, khoản nợ xấu không quá lo vì giá trị tài sản thế chấp rất lớn. Bởi lẽ, dù tài sản lớn đến đâu đi chăng nữa mà thanh khoản không có thì tài sản đó cũng không có ý nghĩa gì.

Hơn nữa, gần như tất cả các giá trị của các tài sản bảo đảm đang bị suy giảm nhanh chóng.

Một mảnh đất có giá từ 100ttriệu đồng/m2 giảm còn 40 triệu nhưng không có người mua. Trong khi đó, một bộ phận rất lớn các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) lại thuộc đối tượng này. Tài sản thế chấp của họ hầu hết là nhà xưởng và máy móc, kinh tế khó khăn như hiện nay thì tài sản đó bán cho ai? – ông Nghĩa nói.

Ông Nghĩa khẳng định, quy mô nợ xấu là 2 – 3% thì doanh nghiệp và ngân hàng có thể tự giải quyết, nhưng với quy mô nợ xấu trên 10% như hiện nay nếu Chính phủ không ‘nhảy’ vào xử lý nhanh vấn đề nợ xấu này thì “nền kinh tế Việt Nam phải quên cái thập kỷ này đi”.

Có thể xuất hiện cuộc đua lãi suất vào giai đoạn đầu khi xử lý nợ xấu

Theo ông Nghĩa, nếu phương án xử lý nợ xấu được chấp thuận thông qua thì năm tới đây sẽ là năm chúng phát hành hàng loạt trái phiếu Chính phủ, Kho bạc Nhà nước, Trái phiếu NHTW… nhiều loại trái phiếu được phát hành thì mặt bằng lãi suất sẽ bị đẩy lên.

“Trong giai đoạn đầu của giải quyết nợ xấu các ngân hàng nhỏ sẽ bị gặp khó khăn về thanh khoản do lãi suất lên cao. Có thể sẽ xuất hiện một cuộc đua lãi suất mới nhưng một điều chắc chắn rằng các NHTM nhỏ sẽ không dám quá mạo hiểm vì rủi ro quá cao”.

Ông Nghĩa dự báo, vào quý I hoặc quý II năm sau (2013) rất dễ các NHTM nhỏ sẽ bị gặp khó khăn về thanh khoản thêm một lần nữa.

“Nếu không được xử lý khéo thì vấn đề thanh khoản sẽ làm ảnh hưởng tới hoàn bộ hệ thống ngân hàng, nhất là trong bối cảnh nợ xấu chưa được xử lý mà mới chỉ ở giai đoạn đầu” – Ông Nghĩa cảnh báo.

Còn khi vấn đề nợ xấu đã xử lý được thì thị trường bất động sản có thể phục hồi trở lại với thanh khoản tốt hơn, từ đó vấn đề nợ xấu cũng ‘dễ thở” hơn.

Khánh Linh
(TTVN)

Cổ phiếu ngân hàng đồng loạt mất giá, thị trường mất 1,2 tỷ USD trong ngày

Nhận định của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), một số thông tin mang tính đồn thổi trên thị trường liên quan đến ông Đặng Văn Thành tác động đên tâm lý nhà đầu tư được xem nguyên nhân chính khiến hiện tượng bán tháo xảy ra.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 2/11, chỉ số VN index rơi 12.69 điểm, tương đương giảm 3,27%, lùi sâu về 375,26 điểm. Toàn sàn có 209 cổ phiếu giảm giá, 33 mã tăng giá và 28 mã đứng giá. Chỉ số HNX giảm 1,6 điểm, ứng với mức giảm 3,04% và dừng tại 51,06 điểm. Trên sàn có 36 mã tăng giá, 169 mã giảm giá và 189 mã đứng giá.
Sắc đỏ lại phủ rộng trên thị trường chứng khoán
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), một số thông tin mang tính đồn thổi trên thị trường liên quan đến ông Đặng Văn Thành khiến tâm lý nhà đầu tư hoảng loạn là được xem nguyên nhân chính khiến hiện tượng bán tháo xảy ra trong phiên.
Ngay từ những phút mở cửa, hàng loạt cổ phiếu blue chip trên cả hai sàn đã chịu áp lực bán mạnh giá sàn. Sắc đỏ phủ rộng trên bảng điện tử. Hàng loạt cổ phiếu giảm kịch sàn như APS, BVS, VGS, SHS,… 
Nhóm cổ phiếu ngân hàng chịu tác động mạnh, nhiều mã có lúc giảm kịch sàn. Kết phiên, cổ phiếu STB của ngân hàng Sacombank mất 3% giá trị, rớt 600 đồng, lùi về 18,700 đồng/cổ phiếu. Những cổ phiếu ngân hàng khác trên HSX đều giảm giá. Cụ thể, cổ phiếu EIB giảm 500 đồng (3,31%), cổ phiếu CTG rớt 300 đồng (1,75%). Trên HNX, cổ phiếu ngân hàng SHB cũng giảm 200 đồng (3,92%) và ABC giảm mạnh 800 đồng (5,26%), ôổ phiếu VCB giảm 1.100 đồng.
Nhiều cổ phiếu của nhóm ngành chứng khoán cũng giảm sàn như WSS, SHS, VND, KLS, IVS… Bên cạnh đó, hàng loạt bluechips như DIG, REE, HSG, HAG, PVF, OGC,… cũng kết thúc phiên với giá sàn. Trên HNX, hàng loạt cổ phiếu trụ cột như PVX, SCR, VCG, FLC,… rơi hết biên độ.
Tuy nhiên, phân tích của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng, chính các cổ phiếu blue chip gồm VCB, VNM, MSN làm thị trường giảm điểm nhiều nhất. Cả ba mã đều giảm sàn và lấy đi tổng cộng 6 điểm của chỉ số VN Index.
Theo phòng nghiên cứu của Vietstock, chỉ trong một phiên giao dịch, vốn hóa thị trường đã mất đi tổng cộng 24.438 tỷ đồng, tương đương 1,2 tỷ USD. Tuy vậy, việc thị trường giảm mạnh đã kích thích lực cầu bắt đáy và thanh khoản được cải thiện đáng kể. Điều này giúp khối lượng giao dịch tại HOSE đạt 59 triệu đơn vị, tương đương 659,06 tỷ đồng, HNX cũng có gần 47 triệu đơn vị chuyển nhượng, trị giá 286 tỷ đồng.
Tính cả tuần, chỉ số VN Index giảm 4,20%, còn lại 375,26 điểm; HNX Index giảm 5,08%, rơi xuống mức 51,06 điểm. Trong tuần, thông tin ông Đặng Thành Tâm bất ngờ xuất hiện tại cuộc họp Quốc hội đã tạo động lực cho cổ phiếu ITA và KBC đảo chiều trong một số phiên giao dịch và đã tác động tốt đến giao của thị trường.

Vi phạm pháp luật của ông Đặng Thành Tâm vì sao chưa có chỉ đạo xử lý? (Kỳ 1)

Báo Cựu Chiến Binh Việt Nam tiếp tục đăng tải các chiêu thức làm ăn vi phạm pháp luật kinh doanh trong thời gian qua của ông Đặng Thành Tâm.
Sau loạt bài “Hơn 600 tỷ đồng chạy đi đâu” của Báo CCB Việt Nam, phản ánh việc ông Đặng Thành Tâm (ĐBQH Khóa XIII), Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Sài Gòn dùng nhiều thủ đoạn rút hàng trăm tỷ đồng, dư luận bạn đọc đặc biệt hoan nghênh Báo CCBVN đã phanh phui sự thật về ông Đặng Thành Tâm và nhóm người thân liên quan đến Ngân hàng TMCP Phương Tây (Cần Thơ) áp dụng việc cho vay được che giấu dưới hình thức đặt cọc, môi giới chứng khoán, ủy thác đầu tư gây khủng hoảng, nợ xấu chiếm 20%, có nguy cơ mất khả năng chi trả ở ngân hàng này… Tiếp theo, báo Cựu Chiến Binh Việt Nam tiếp tục đăng tải các chiêu thức làm ăn vi phạm pháp luật kinh doanh trong thời gian qua của ông Đặng Thành Tâm.
Lũng đoạn nhà băng
Lợi dụng việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đồng ý cho phép các ngân hàng nâng vốn điều lệ lên 30000 tỷ đồng vào cuối năm 2011, ông Đặng Thành Tâm đã chỉ đạo cho các cổ đông lớn (xác định là người nhà của ông Đặng Thành Tâm) trong Western Bank tiến hành tổ chức Đại hội cổ đông bất thường 2011 tại Đà Lạt vào ngày 11/1/2011 để bàn bạc, xin ý kiến thông qua Nghị quyết tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ lên 3.000 tỷ đồng và báo cáo xin đầu tư cổ phiếu của các công ty con thuộc Công ty cổ phần đầu tư Sài Gòn (SGI) của ông Tâm gồm: SQC (Công ty Năng lượng khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn), , Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC),Công ty cổ phần Viễn thông Sài Gòn (SPT).
Một số cá nhân và tổ chức sáng lập ngân hàng này đều có liên quan đến gia đình ông Tâm. Cụ thể : em gái ông Đặng Thành Tâm là Đặng Thị Hoàng Phượng (Kế toán trưởng của Western Bank), vợ ông Tâm là bà Trần Thị Kim Thanh (cổ đông lớn chiếm gần 10 %), Hoàng Minh Hướng (đệ tử ruột của ông Tâm, chiếm 6%), tổ chức góp vốn lớn là SQC (chiếm gần 10%) và SPT (chiếm 10%) đều thuộc tập đoàn ông Tâm. Đa số những người điều hành ngân hàng này có liên quan đến tập đoàn.
Hiện nay những người có liên quan đến ông Tâm đang chiếm giữ khoảng 51% cổ phần tại ngân hàng Phương Tây, khoảng 49% còn lại của các cổ đông khác. Do vậy người nhà ông Tâm có khả năng chi phối các hoạt động liên quan đến việc tăng vốn, cho vay, đầu tư cổ phiếu … trong Đại hội cổ đông bất thường của Ngân hàng Phương Tây vào thời gian tới.
Thực chất vì hoạt động kinh doanh không hiệu quả, các dự án bỏ hoang nên ông Đặng Thành Tâm chỉ đạo cho những người thân cận tiến hành tăng vốn của ngân hàng nhằm mục đích rút tiền của các nhà đầu tư và người dân một cách hợp pháp. Cụ thể, sau khi tăng vốn điều lệ thêm 1.000 tỉ đồng, thì toàn bộ số tiền mà các cổ đông đóng góp vào theo tỉ lệ cố phiếu hiện đang nắm giữ sẽ được chuyển thành tiền đầu tư vào cổ phiếu có các liên quan đến các công ty thuộc SGI.
Như vậy, số tiền mà cá nhân, tổ chức có liên quan đến ông Tâm bỏ ra và kể cả tiền của các cổ đông khác sẽ chảy về túi ông Tâm. Trong khi đó Ngân hàng Phương Tây vẫn có thể tăng vốn điều lệ theo đúng quy định của Nhà nước nhưng chỉ ở dưới dạng… giấy, vì số tiền mặt đã chuyển vào đầu tư những cổ phiếu kém chất lượng của các công ty đang có những vấn đề về tài chính và có dấu hiệu bị làm giả của ông Tâm.
Do đó, việc tăng vốn điều lệ và vốn huy động trong dân của ngân hàng bị rút ra đầu tư vào những cổ phiếu có chất lượng kém và sẽ làm mất thanh khoản của Ngân hàng Phương Tây, bởi các công ty này thực tế không hề sinh lợi. Trong trường hợp các công ty con của ông Tâm có sự cố, số cổ phiếu Ngân hàng đang nắm giữ bán ra sẽ không ai mua, cổ đông sẽ bị thiệt hại, Ngân hàng bị sập đổ, việc này có thể ảnh hưởng đến tâm lý chung của người dân đang gửi tiền tại các ngân hàng ổ ạt đổ xô đi rút tiền. Vì thế chiến lược Western Bank đưa vốn vào đầu tư cổ phiếu cho các cônh ty con của SGI là chuyện đương nhiên.
Làm giá cổ phiếu
Công ty cổ phần Khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn (mã chứng khoán đang giao dịch trên sàn chứng khoán Hà Nội SQC), trụ sở đóng tại Khu kinh tế Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, chuyên khai thác và chế biến titan, tổng vốn đầu tư 1.100 tỷ đồng (thực tế giá trị tài sản của nhà máy khoảng 300 tỉ đồng, nhưng được thổi lên thành 1.100 tỉ, sau khi lên sàn được thổi lên với vốn hóa trên dưới 9.000 tỉ đồng). Sau hơn một năm đi vào hoạt động (6/2010), nhà máy chưa xuất khẩu được tấn titan nào, hiện nhà máy đã ngừng hoạt động nhưng giá cổ phiếu của SQC vẫn được làm giá tăng cao. Điều này đã được Giám đốc Truyền thông SGI thừa nhận là có làm giá, muốn đưa lên cỡ nào cũng được.
Thực tế vào thời điểm năm 2010, giá cổ phiếu SQC vẫn đứng ở mức cao thứ ba trên sàn chứng khoán Hà Nội tuy nhiên mỗi ngày chỉ hơn 10 người đặt lệnh bán và hơn 20 người đặt lệnh mua (do người của ông Tâm sử dụng nhiều tài khoản giao dịch với nhau để làm giá, tự mua đi bán lại với nhau), mỗi lệnh đặt mua không vượt quá 500 cổ phiếu (tổng giá trị trên dưới 42 triệu đồng).
Tính theo lợi nhuận về đầu tư, ngày 17/1/2011, mỗi cổ phiếu SQC tăng chỉ 10.000 đồng, như vậy bỏ ra 42 triệu đồng mà chỉ cần lời có 50.000 đồng là điều khó hiểu, trong khi nhà đầu tư phải nộp các khoản phí như giao dịch và thuế lợi nhuận có được. Việc làm giá đã được phơi bày khi ngày 12/4/2010, Ủy Ban chứng khoán đã xử phạt 40 triệu đồng/ người đối với hai nhà đầu tư là ông Hoàn Minh Hướng và bà Quách Thị Nga (hai người này đều có liên quan đến ông Tâm) vì có hành vi tác động lên giá cổ phiếu SQC. Ngày 28/10/2010, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt SQC 80 triệu đồng, vì việc tạm ngừng và sản xuất cầm chừng tại Nhà máysản xuất titan ba tháng nhưng không thực hiện công bố thông tin bất thường theo quy định.
Khi thủ thuật làm giá thành công, ông Đặng Thành Tâm đã bán luôn 22 triệu cổ phiếu Công ty Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (SQC), tương đương 20% cổ phần, chỉ trong vòng một tuần (1-8/8/2012) và bỏ vào túi con số khủng.
Mục đích đằng sau động thái này được các chuyên gia đánh giá trên tạp chí Nhịp cầu đầu tư là "trong bối cảnh các nguồn huy động vốn trong nước đang tắc, việc ông Tâm rút tiền mặt về để điều chuyển đến các dự án đang cần vốn của SGI là một lý giải có cơ sở".
Các chuyên gia tài chính đã đặt nghi vấn ở 2 điểm: đánh động sự chú ý của thị trường đến cổ phiếu SQC và giải quyết khó khăn tài chính. Điểm nghi vấn thứ nhất không hẳn là không có cơ sở. Bởi lẽ, ông Tâm đã chuyển nhượng một lượng cổ phiếu lớn và hoàn tất giao dịch rất nhanh chóng. Sau khi chuyển nhượng thành công 20% cổ phần, ông Tâm vẫn còn nắm đến 40% cổ phần tại SQC.
Tất cả nghi ngờ lẫn đánh giá nói trên đều sai lầm hoặc nội dung bài báo cố tình hướng dư luận vào quan điểm trên. Thực tế, ông Nghị đang thực hiện việc “bỏ của chạy lấy người” và cố muốn thu vào được những gì có thể nắm được. Bởi SQC là công ty thành viên của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI) với 53 công ty thành viên, nơi ông Tâm làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Còn người nắm vai trò Chủ tịch Hội đồng Quản trị SQC lại là bà Đặng Thị Hoàng Phượng, em gái ông Tâm.
Nguy cơ sụp đổ
Cũng liên quan đến tài chính, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc được ông Đặng Thành Tâm công bố là hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, có vốn điều lệ gần 3.000 tỉ đồng, số vốn hóa là 10.000 tỉ đồng. Thế nhưng lợi nhuận hàng tháng tính từ công việc chính của đơn vị là trên dưới 150 triệu đồng, trong khi đó phần vốn lưu động hiện tự kê khai là 5.400 tỉ đồng.
Tổng tài sản có khoảng 10.200 tỉ đồng, tài sản tự có là 4.000 tỉ đồng, nợ gần 6.000 tỉ đồng. Như vậy, với doanh thu hiện có thì công ty này có rất nhiều vấn đề về tài chính. Đơn cử với 6.000 tỉ đồng đang nợ, trong đó 2.500 tỉ đồng nợ ngắn hạn đơn vị này sẽ bị áp lực về nguồn lãi vay khoảng 90 tỉ đồng, chưa kể tiền gốc.
Lĩnh vực công nghệ viễn thông mà ông Tâm đang theo đuổi cũng không phải là ngoại lệ. Hai công ty thành viên của SGI là SaigonTel (SGT) và Saigon Postel (SPT) đã có một năm kinh doanh không khả quan (năm rồi, SGI chính thức nắm giữ 41% cổ phần SPT).
Theo báo cáo tài chính của SGT, công ty này đã lỗ hơn 113 tỉ đồng năm 2011 và lỗ tiếp 57 tỉ đồng sau nửa năm 2012. SPT cũng không khá hơn. Năm 2011, công ty có lãi hơn 13 tỉ đồng chủ yếu từ lợi nhuận tài chính, sau nhiều năm lỗ liên tiếp. Sau thất bại ở mạng viễn thông S-Fone với Công ty Viễn thông SK Telecom của Hàn Quốc, SPT đang tính đường chuyển đổi từ mạng 2G sang 3G. Chi phí cho việc này ước tính cả tỉ USD.
Như vậy, với những chiêu thức mới nhằm dùng các cổ phiếu giá trị ảo để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Phương Tây. Ngân hàng thì thành công trong việc tăng vốn để đối phó với yêu cầu tăng vốn điều lệ của Ngân hàng Nhà nước, các công ty thì được tiếng và giữ giá của các cổ phiếu này trên thị trường, bởi phần lớn đã được giữ lại và không đưa ra lưu hành trên thị trường và có thể làm giá bất cứ lúc nào nếu muốn làm đẹp sổ sách.
Như vậy, thực chất việc tăng vốn chỉ là lấy “vốn ảo” của các công ty con chuyển vào ngân hàng và ngân hàng thực chất cũng chỉ được tăng “vốn ảo”, bởi khi có việc gì cần tiền mặt các ngân hàng bán cổ phiếu này ra thì chẳng có nhà đầu tư nào dám mua.
Không chỉ vậy, đối với những cổ động còn lại của Ngân hàng Phương Tây khi góp vốn thêm để tăng vốn điều lệ theo tỉ lệ tương ứng, thì khoản tiền thật này sẽ được các công ty con rút ra thông qua việc lấy cổ phiếu không có giá trị thật đổi ra tiền mặt.
Thực chất tập đoàn của ông Đặng Thành Tâm đang trong tình trang vỡ nợ, hoạt động không hiệu quả, nợ nần chồng chất, đầu tư dàn trải, nhưng để đánh bóng thương hiệu của mình, ông Tâm đã lợi dụng số cổ đông áp đảo tại Ngân hàng Phương Tây để hút vốn mua cổ phiếu của các công ty hoạt động thiếu hiệu quả của ông Tâm, gây rủi ro lớn cho Ngân hàng Phương Tây nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung. Ngoài ra, cổ phiếu của các công ty ông Tâm đang bị làm giá làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam méo mó, phát triển thiếu ổn định và lành mạnh, gây mất niềm tin cho nhà đầu tư trong và ngoài nước .
Như báo CCB Việt Nam đã thông tin, vụ việc rút hơn 600 tỷ đồng của ông Đặng Thành Tâm đã có kết luận, đến nay đã đủ thời gian để các cơ quan chức năng vào cuộc, tiến hành xử lý. Rất mong sự chỉ đạo từ Thủ tướng Chính phủ và Cơ quan tài chính cần thanh tra, kiểm tra toàn bộ ngân hàng và công ty có liên quan đến ông Tâm, để làm rõ sự việc, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, nhằm hạn chế tổn thất kinh tế cho đất nước.
Minh Tuấn
(Báo CCB)

Vi phạm pháp luật của ông Đặng Thành Tâm vì sao chưa có chỉ đạo xử lý - (Kỳ 2)

Chúng tôi xin thông tin tiếp tới bạn đọc về những chiêu thức đầu tư ảo kiếm tiền của ông Đặng Thành Tâm với hình thức chạy dự án và chỉ khởi công nhưng không triển khai nằm im để tìm kiếm đối tác bán lại, hưởng chệnh lệch.

Bốn năm trở lại đây, sự xuất hiện của ông Đặng Thành Tâm (Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn - SGI) trong giới doanh nhân được nhìn nhận dưới góc độ như một người thành đạt, thâu tóm rất nhiều danh hiệu của nhiều tổ chức trao tặng, nhưng nổi bật nhất là danh hiệu người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán.
Tuy nhiên thực tế với những diễn biến bất thường tại các dự án triển khai và được ông Tâm trình diễn trên giấy trong suốt mấy năm qua tại nhiều tỉnh thành trên cả nước chỉ phục vụ mục đích “bán lại cho chủ đầu tư khác nhằm hưởng chênh lệch”.

Tính đến nay, tổng số tiền đầu tư tại các dự án mà SGI đã công bố lên trên 16 tỉ USD, Nhìn nhận về tài chính đầu tư thì đây là một con số kỷ lục vì ngay cả việc thua lỗ của Vinashin thì tổng số nợ công bố lên đến 86 ngàn tỉ đồng, tức là chưa tới 5 tỷ USD.

Theo đánh giá của giới đầu tư, đây là con số ảo, hoàn toàn không có và cũng chưa có ai kiểm tra mà chỉ đơn thuần là công bố của ông Đặng Thành Tâm. Vì thực chất hầu hết các dự án mà SGI đã khởi công xây dựng từ trước đến nay đều không có vốn đầu tư. Hình thức là bằng các mối quan hệ cũng như lấy mác là có quan hệ với VIP, ôngTâm đã chạy dự án và chỉkhởi công nhưng không triển khai nằm imđể tìm kiếmđối tác bán lại,hưởngchệnh lệch.

Chưa hết, ông Đặng Thành Tâm còn sang nước bạn Lào với chiêu bài hứa hẹn cho tiền hàng triệu USD để xin đất rồi khởi công dự án nhưng sau đó lại chờ để sang nhượng cho các doanh nghiệp khác .

Cùngđiểm qua một số dựán màSGI cùng các doanh nghiệp con củaông Tâmđãđầu tư xemđã nằm trên giấy bao lâu rồi, trong ít sốđóđã bịthu hồi giấy phép.

Ba dựánở Quảng Ngãi, thu hồi 2

Từ năm 2008, Tập đoàn Tân Tạo xúc tiến 3 dự án đầu tư lớn tại tỉnh Quảng Ngãi với số vốn đăng ký lên đến 50 triệu USD và 1.485 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau nhiều năm được cấp phép, hầu hết các dự án vẫn “án binh bất động”.

Ngày 11/12/2008, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Xuân Huế đã đồng ý choCông ty cổ phần Đầu tư khu du lịch-phim trường Vinathuộc Tập đoàn Tân Tạo, đầu tư xây dựng khu thương mại-dịch vụ-phim trường Vina Universal Paradise ở huyện Sơn Tịnh. Dự án có diện tích khoảng 60 ha, nằm sát chân núi Long Phụng, có tổng vốn đầu tư 949,6 tỷ đồng, bao gồm các khu du lịch, khu thương mại, khu biệt thự cao cấp, khu biệt thự trên đồi, khu thể dục thể thao. Dự án sẽ được thực hiện trong thời gian 4 năm, từ năm 2008 - 2011. Dù dự án được khởi công vào đầu năm 2009, nhưng sau khi khởi công xong dự án bỏ đó cho đến nay và khả năng dự án sẽ không được tiếp tục triển khai theo cam kết của ông Đặng Thành Tâm.

Còn lại hai dựán khác cũngnằm im lìm.Đó là dự án khu du lịch phim trường Vina Universal, vốn đầu tư 50 triệu USD, thực hiện trên diện tích gần 2.600 ha tại huyện Đức Phổ; dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Phổ Phong (huyện Đức Phổ) có diện tích trên 157 ha, vốn đầu tư trên 285 tỉ đồng

Lúc khu du lịch phim trường Vina Universal rục rịch khởi động, người dân ở 3 xã trong vùng dự án gồm Phổ Khánh, Phổ Thạnh và Phổ Châu rất phấn khởi, kỳ vọng về một tương lai tươi sáng nhờ dự án tầm cỡ khu vực và quốc tế này. Thế nhưng, sau 3 năm, nhiều diện tích đất bỏ hoang đã làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân. Tháng 6-2011, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định thu hồi dự án này.

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Phổ Phong cũng chung cảnh ngộ. Từ khi khởi công đến nay, chủ đầu tư không hề triển khai hạng mục gì, chỉ mới lập xong khâu khảo sát đền bù. Do đó, mới đây, ngày 13-4, UBND tỉnh Quảng Ngãi có công văn phê bình lãnh đạo Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi về việc chậm quyết định thu hồi dự án dù tỉnh đã chỉ đạo rút giấy phép.

Theo dự kiến, dự án khu thương mại dịch vụ Vina Universal Paradise Sơn Tịnh gồm khu nhà ở với 237 nhà liên kế, 183 nhà biệt thự vườn và 56 bungalow, 5 khu thương mại dịch vụ, trường học, nhà văn hóa, khu thể dục thể thao… Từ năm 2009 đến nay, dự án chưa giải quyết xong việc bồi thường và tái định cư cho người dân trong vùng dự án.

Đơn vị chỉ mới đền bù phần diện tích ruộng thu hồi của dân, còn lại phần đất vườn và nhà dân thuộc địa bàn thị trấn Sơn Tịnh thì chưa được triển khai phương án bồi thường. Dự án chỉ mới đổ nền và xây dựng đường nội bộ trong vài hecta cho khu tái định cư và nhiều tháng qua cũng giậm chân tại chỗ.

Nhiều hộ dân trong vùng dự án đang đối mặt với khó khăn. Hàng chục hecta ruộng bị bỏ hoang, người dân muốn làm nhà ở cũng không được vì vướng dự án, còn chờ thì không biết đến bao giờ.

Tháng 4/2012, trả lời trên báo Người LaoĐộng,ông Lê Hồng Hà, Phó trưởng Ban Quản lý KCN tỉnh Quảng Ngãi, cho biết nguyên nhân khiến dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Phổ Phong chậm xây dựng được chủ đầu tư trình bày là do ưu đãi về cơ chế của tỉnh chưa cao.

Nhà đầu tư đề nghị điều chỉnh giá cho thuê đất và hỗ trợ không tính lãi suất; đề nghị tiền đền bù cho dân do Nhà nước chịu và đề nghị được hỗ trợ 70 tỉ đồng giống như các dự án ưu đãi vùng khó khăn.

Theo ông Hà, tất cả các đề nghị này đều không hợp lý và không được UBND tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận. “Nguyên nhân chính là do năng lực tài chính của Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (thuộc Tập đoàn Tân Tạo) không đáp ứng được” - ông Hà khẳng định.

Những thông tin về các sai phạm của ông Đặng Thành Tâm trong lĩnh vực làm kinh tế cần mau chóng được các cơ quan chức năng làm rõ và xử lý nghiêm minh, để đem lại niềm tin vào công lý của người dân.
Minh Tuấn
(Báo CCB)

Eximbank trong cơn sóng biến động lạ

Đang có những dấu hiệu bất thường trong giao dịch thỏa thuận cổ phiếu EIB (Ngân hàng Eximbank) trong những ngày gần đây. Sự bất thường khiến nhiều người đoán già đoán non, về giải chấp, về đảo nợ, thậm chí liên tưởng tới cả vụ thâu tóm cổ phiếu Sacombank hồi đầu năm.

Sự thật về những diễn biến lạ đối với cổ phiếu EIB chưa thể được biết đến ở thời điểm hiện tại. Những giao dịch này có tác động như thế nào tới giá cổ phiếu và thị trường chứng khoán hay nhưng thay đổi trên lĩnh vực ngân hàng.

Diễn biến lạ

Trái ngược hoàn toàn với tình trạng giao dịch ảm đạm của thị trường chứng khoán (TTCK) trong nhiều ngày qua, sáng 1/11, cổ phiếu EIB tiếp tục là tâm điểm thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư với giao dịch thỏa thuận bất thường.

Chỉ trong chưa tới 1 giờ đồng hồ gần cuối phiên giao dịch buổi sáng đầu tháng 11, ba lệnh thỏa thuận đã kịp được thực hiện và gần 19,5 triệu cổ phiếu EIB đã được chuyển nhượng thành công, với tổng trị giá gần 300 tỷ đồng.

Số tiền này tuy không thực sự lớn đối với DN có vốn hóa thị trường lên gần 18.800 tỷ đồng này, nhưng nó rất lớn so với giao dịch chung trên thị trường, và bằng gần 50% tổng giá trị giao dịch khớp lệnh trên sàn chứng khoán TP.HCM.

Trong phiên liền trước, cổ phiếu EIB cũng đã được các nhà đầu tư bí mật nào đó mua thỏa thuận hơn 35 triệu cổ phiếu tương đương gần 560 tỷ đồng.

Tình trạng mua - bán thỏa thuận bất thường cổ phiếu EIB và kéo dài trong cả tháng vừa qua như nói trên là hiện tượng hiếm gặp đối với 1 cổ phiếu riêng lẻ. Nó gợi nhớ lại trường hợp cổ phiếu STB của Sacombank hồi đầu năm mà - kết quả là vụ thâu tóm có một không hai đã diễn ra như đã biết.

Tính chung cả tháng 10/2012 và ngày đầu tiên của tháng 11, đã có tổng cộng khoảng 114 triệu cổ phiếu EIB được chuyển nhượng không qua khớp lệnh với tổng trị giá lên tới 1.800 tỷ đồng - bằng gần 10% vốn hóa của cổ phiếu này.

Sự bất thường còn nằm ở chỗ, khi giá cổ phiếu phiếu EIB lình xình thì giao dịch thỏa thuận hầu hết ở mức giá kịch trần trong các phiên trước đó hoặc ít nhất cũng cao hơn giá khớp lệnh trên sàn vài “lai” như hôm 1/11.


Trên thực tế, giao dịch thỏa thuận nói chung vẫn diễn ra đều đặn trong bối cảnh TTCK tập trung ảm đạm và đa số các cổ phiếu có giá thấp hơn so với giá trị sổ sách. Giao dịch thỏa thuận giúp cho các nhà đầu tư muốn đầu tư vốn vào các DN làm ăn tốt dễ dàng hơn. Họ chấp nhận bỏ giá cao hơn để có thể mua được 1 tỷ lệ nhất định, thay vì phải “mai phục” trên sàn để mua gom từng lô cổ phiếu nhỏ lẻ.

Tuy nhiên, giao dịch thỏa thuận không “sốc”, kéo dài và ở mức giá cao hơn như trường hợp của EIB những tuần vừa qua là hiếm gặp.

Vẫn làm ngơ: Không công bố

Diễn biến lạ thường của cổ phiếu EIB trong những ngày vừa qua đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, với họ, có tìm hiểu thì cũng không thể biết chuyện gì đang xảy ra.

Các câu hỏi như: Ai đã bán hơn 30 triệu cổ phiếu EIB trong ngày 31/10? Bán để làm gì? Ai mua số lượng lớn và kéo dài trong suốt cả tháng qua như vậy? Ai là người mua giá trần khi mà giao dịch khớp lệnh giá đỏ? Tiền ở đâu mà mua cổ phiếu nhiều như vậy? Mua-bán có mục đích gì không? Và mua bán nhiều như vậy sao không đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước?... đều không được trả lời.

Trên thực tế, các thông tin về giao dịch mua bán hoặc đăng ký mua bán cổ phiếu EIB của các cổ đông lớn không có, ngoại trừ thông tin CTCP Sóng Việt (hiện đang nắm giữ hơn 2,3 triệu cổ phiếu EIB, tương đương 0,19%) đăng ký mua 340.000 cổ phiếu EIB để nâng tỷ lệ lên 0,21%. Tuy nhiên, giao dịch đăng ký là từ 2/11 đến 12/11.

Như vậy, nếu chỉ theo dõi thông tin từ các cơ quan chức năng, mà cụ thể ở đây là UBCK, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và Trung tâm lưu ký thì tất nhiên các nhà đầu tư không thể biết cái gì đang diễn ra, ai là người mua và người bán một lượng lớn cổ phiếu EIB như vậy.

Thông thường, trong những trường hợp như vậy, các nhà đầu tư lại “chia sẻ” cho nhau những phân tích, nhận định thậm chí cả tin đồn để giải thích cho những bí ẩn vẫn đang tồn tại trên thị trường.

Có người thì cho rằng, rất có thể 1 nhóm nào đó đang chơi trò tâm lý, bán tay này mua tay nọ để đỡ giá. Người khác thì cho rằng, cổ phiếu EIB bị giải chấp trong các vụ cầm cố vay tiền trước đó hoặc các lệnh thỏa thuận để đảo nợ đáo hạn khi 2 cổ phiếu EIB và STB được cầm cố để vay tiền, để giải quyết “hậu quả”. Thậm chí, có người còn suy diễn ra 1 vụ thâu tóm nào đó, sau khi nghe được những lời tâm sự về 1 kế hoạch sáp nhập 2 ngân lớn nào đó trong 3-4 năm nữa…

Hầu hết các ý kiến sau đó đã bị phản bác do không hợp lý, chẳng hạn như: Đỡ giá thời buổi thị trường đi xuống như này thì lỗ lớn tiền phí giao dịch; hay như không thể có giải chấp bởi cổ phiếu EIB không chỉ có giảm mà có tăng, thậm chí tăng chiếm phần nhiều trong tháng vừa qua…

Thật khó có thể giải thích cho 1 diễn biến lạ như vậy khi mà các bên liên quan đều không có thông tin công bố. Cổ đông lớn mua bán (nếu có) không đăng ký trước với UBCK thì Ủy ban lấy gì ra để công bố tới các nhà đầu tư. Trong khi đó, các bên liên quan khác như Trung tâm lưu ký, EIB và STB cũng không có động thái gì để giúp nhà đầu tư bớt mù thông tin.

Trên thực tế, dường như đa số các nhà đầu tư đã quen với tình trạng thiếu thông tin như vậy và thay vào đó, họ quay sang đồn đoán và chia sẻ kín với nhau trên các diễn đàn. Lý do thật đơn giản là bởi vì hiện tượng này đã xảy ra quá nhiều và chưa có dấu hiện được cải thiện. Tình trạng các đại gia, các cổ đông lớn mua gom, bán tháo, coi thường quy định… là chuyện thường ngày, xảy ra như cơm bữa.

Hình thức quản lý lỏng lẻo, tính minh bạch thấp, mức xử phạt vi phạm quá nhẹ… có thể là lý do khiến TTCK trở thành cái chợ đêm cho các đại gia thỏa sức hoành hành, như trong trường hợp mua gom cả trăm triệu cổ phiếu trong vụ thâu tóm Ngân hàng Sacombank hồi đầu năm vừa qua.

Khi đó, các đại gia đã mua vào rất nhiều cổ phiếu mà không ai biết. Sau đó, cũng chính họ đã dần dần bán ra sau khi mục đích đã hoàn thành? Cái lợi có thể nói là rất lớn (như mua thấp, bán cao, thâu tóm…) nhưng hình phạt lại chỉ là vài chục triệu đồng.

Gần đây, các quy định về công bố thông tin đã được sửa đổi theo hướng chặt chẽ hơn (như Thông tư 52), các hình phạt cũng được nâng lên… Mặc dù vậy, dường như các quy định này vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả.

Theo nhiều nhà đầu tư, tình trạng mua chui, bán lén… đang ảnh hưởng nặng nề đối với TTCK, không chỉ ở chỗ giá cổ phiếu biến động hỗn loạn, nhà đầu tư nhỏ lẻ bị thiệt hại… mà trầm trọng hơn là niêm tin đối với thị trường suy giảm… Các hành vi cố tình làm sai (nếu có) để trục lợi, lũng đoạn thị trường và coi thường các cơ quan quản lý cần phải được xử lý nặng hơn, sát sao hơn nữa.
Huấn Tú
(VNN)

Đào Tuấn - Cảm ơn cái Coóc xê Hồ Cẩm Đào

Hình như phải cảm ơn cái coóc xê Hồ Cẩm Đào thật. Bởi việc họ biến “sân khách thành sân nhà”, biến chợ đầu mối hàng xóm thành chợ cóc nhà mình, biến thị trường hàng xóm thành cái hố rác thì đó là thành công, chứ đâu phải lỗi thất bại.
Suốt tuần qua báo chí mở chiến dịch “áo ngực lạ”, Quan lý thị trường khắp các tỉnh Đà Nẵng, Phú Yên, Quảng Ngãi, Hà Nội, TP HCM… “ra quân” kiểm tra, thu giữ áo ngực Tàu có chứa “vật thể lạ”. Các chuyên gia “mổ xẻ” áo ngực, đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng của từ này. Và tất nhiên, các bà, các cô nháo nhào “rạch áo”.
Không khó để nhận ra sự “lên đồng” của dư luận không hoàn toàn là do chiếc áo con có liên quan đến phạm trù “sức khỏe”, mà chủ yếu do đó là hàng Tàu. Ở đây, chẳng có chính trị chính em gì hết. Vấn đề chỉ thuần túy là chất lượng hàng hóa. Đã qua rất lâu cái thời “máy khâu con bướm, xe phượng (hoàng), mũ cối, dép đúc” khi mà hàng Trung Quốc đồng nghĩa với sự vĩnh cửu. Cũng đã hết sự vồ vập ban đầu với bia Vạn Lực, xe “mui trần hai chỗ” hiệu Loncin. Không có tiền xài hàng Việt giá trên trời thì đành dùng hàng Trung Quốc, cỏ rác, nhưng có giá phù hợp với túi tiền. Tất nhiên, nói như một tiểu thương là “tiền nào của nấy”.
Trong vô vàn những chi tiết xung quanh 6 viên “thuốc lạ”, và thứ “nước lạ trắng đục sờ thấy dính” bên trong chiếc áo bé bằng bàn tay, có hai câu chuyện to như con voi, và rất quen. Đó là cái giá bèo của những chiếc áo có khi chỉ 15 ngàn đồng. Và “tính hố rác” của thị trường Việt khi từ vỉa hè thành phố tới chợ cóc nhà quê đâu đâu cũng tràn ngập hàng Trung Quốc với tình trạng “3 không” điển hình: Không nguồn gốc xuất xứ. Không tem nhãn kiểm định. Không có cả một dòng chữ Việt.
Nhớ hồi tháng 9, trong một tọa đàm về hàng Việt, ông Đỗ Xuân Thuỷ, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đồng Xuân cho biết cái chợ được xây dựng từ năm 1889 này có lượng luân chuyển hàng hóa đến 20 tấn/ngày và doanh thu hàng năm cỡ 4000 tỷ, đang sống nhờ “chủ yếu là hàng Trung Quốc”. Chủ yếu là bao nhiêu? Khoảng 90% các mặt hàng từ đồ lưu niệm, đồ chơi, điện thoại, cặp da, túi sách. Riêng hàng tạp phẩm, vải vóc, quần áo may sẵn, trong đó có chiếc áo con phụ nữ, con số này là 70%. Với thị phần toàn 70 với 90%, có lẽ, Đồng Xuân, từ nhiều năm nay, đã là cái chợ Trung Quốc chứ không phải chợ đầu mối lớn nhất miền Bắc nữa.
Mà khoảng cách từ trụ sở Tập đoàn dệt may Việt Nam, doanh nghiệp top tỷ đô xuất khẩu, đến chợ Chợ Đồng Xuân nào có xa xôi gì (Chỉ cỡ 3km).
Mà may cái áo con thì nào có khó như chế tạo phi thuyền để phải cần khoa học gia cỡ kỹ sư, tiến sĩ, viện sĩ.
Chiếc áo nịt nói riêng và hàng Trung Quốc nói chung  đang chiếm lĩnh thị trường Việt, từ ngôi chợ lâu đời nhất, lớn nhất ở Thủ đô, cho đến thị trường nông thôn bạt ngàn nhu cầu hàng giá rẻ. Chiếc áo ngực Trung Quốc đang rất rẻ. Đó là một thực tế. Rẻ đến mức có người tưởng mình nghe nhầm khi chiếc áo con có khi chỉ 15 ngàn đồng/chiếc. 15 ngàn, mà vẫn đảm bảo lợi nhuận, vẫn có thể chi trả tiền công chuyên chở. Và thậm chí, khiến những tiểu thương phải nói lời “cảm ơn hàng Trung Quốc”. Đây là câu chuyện mà bà Kim Hạnh, Chủ tịch Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao đã kể lại. Họ “cảm ơn hàng Trung Quốc” khi mà 40 năm bán hàng ở ngôi chợ lớn nhất miền Bắc này, chưa từng có 1 DN Việt đến tìm tiểu thương để bán hàng, thậm chí “chúng tôi kiếm họ còn rất khó”.
Hình như cũng phải cảm ơn hàng Trung Quốc thật. Bởi việc họ biến “sân khách thành sân nhà”, biến chợ đầu mối hàng xóm thành chợ cóc nhà mình, biến thị trường hàng xóm thành cái hố rác thì đó là thành công, chứ đâu phải lỗi thất bại. Cũng còn vì câu chuyện cái áo 15 ngàn đồng có chữa “thuốc lạ”, “nước lạ” đang phơi bày một thực tế: Nhu cầu hàng giá rẻ, thực ra là hàng có giá thù hợp với điều kiện thu nhập của người lao động bình dân, đang bị chính các DN Việt xem thường. Và cái gì gọi là trách nhiệm xã hội của DN Việt thực chỉ là lời chót lưỡi đầu môi.
Thôi thì đành hiểu là các DN Việt đang chỉ quan tâm đến việc bơi ra biển lớn nên chẳng buồn quan tâm đến chuyện lẻ tẻ. Nhưng liệu có thể nói tới chuyện bơi ra biển lớn khi đang chết chìm trong ao làng?

Đào Tuấn
(Blog Đào Tuấn)

Những lá thư của Trần Huỳnh Duy Thức gửi từ trong tù ra (1)

Xuân Lộc, 08/01/2011

Hai đứa nhỏ ơi!
Hôm qua Ba nhận được thư 27/12/2010 của 2 đứa rồi, huhuhu… không đứa nào nói là nhớ thương Ba hết, HEHEHE. Nhưng mà Ba vui lắm, Ba không những biết được cuộc sống, cảnh quan bên ngoài có nhiều thay đổi đẹp mà còn cảm nhận được sự hồn nhiên trong sáng trong văn phong của tụi con. Cho dù thế nào đi nữa thì tụi con cũng phải sống vui, và hồn nhiên đúng với lứa tuổi của mình, khôn sớm hơn hay chậm hơn đều dẫn đến sự phát triển không bình thường. Tuổi thơ sẽ qua đi mà không bao giờ trở lại, nên hai con hãy sống thật trọn vẹn với tất cã những gì mình đang có, vào chính những giờ phút trong hiện tại, năm mới rồi tụi con lại thêm một tuổi, Ba Mẹ luôn mong hai đứa khôn lớn nhưng lại vẫn luyến tiếc sự bé bỏng dễ thương của hai con gái rượu. Đó là nỗi buồn man mác trong niềm hạnh phúc lớn, nên mãi mãi về sau, Ba không bao giờ quên đi những hình ảnh bé nhỏ của 2 con theo từng năm tháng. Rồi Ba sẽ kể cho Cháu Ngoại nghe những hình ảnh đó. Ba nghĩ Mẹ cũng sẽ như vậy. Sắp tết rồi nói cho Ba biết 2 đứa mong thích nhất những gì. Ba chúc 2 con có được những điều đó và học giỏi hơn, xinh đẹp hơn (đương nhiên rồi). Hãy biết rằng Ba yêu hai con lắm lắm, Mẹ cũng vậy. Ngày Tết, hai con gái thay mặt Ba thắp hương cho Phật và tổ tiên Ông Bà hai bên Nội Ngoại. Sau này có đi đâu làm gì đi nữa thì tụi con phải luôn nhớ về tổ tiên nguồn cội, nhớ những ngày Cũng thay mặt Ba chúc Tết Ông Nội, Bà Nội, Ông Ngoại Bà Ngoại. Những gì tụi con mong muốn cho Ông Bà cũng là điều Ba mong muốn. Năm nay, thời tiết rất thất thường, từ nay đến tết sẽ rất lạnh, lạnh đến mức Sài Gòn chưa bao giờ nhiệt độ thấp như vậy. Hai con và Mẹ ra đường phải mặc thật ấm vào, lái xe thì phải nói Mẹ mua bao tay, cả khăn quàng cổ nữa. Tụi con phải luôn giữ gìn sức khỏe, tập thể dục thường xuyên, Nhớ chưa? Ba rất thích ngành học Bé Trâm chọn, Ba sẽ trao đổi sau với Trâm về chọn trường. Thầy rất may mắn có Bé Quân trong lớp, còn Ba thì thấy rất tự hào vì có con trong nhà mình, hehehe. Bây giờ Ba trao đổi với 2 bạn nhỏ đây.
Như thế nào là hiểu biết cuộc sống? Trả lời: Là phải hiểu được quy luật của nó, Quy luật là tính tất yếu chi phối sự vận hành và biến đổi của tất cả mọi sự vật, sự việc trong thế giới xung quanh ta. Quy luật tồn tại độc lập và khách quan với ý muốn con người. Nghĩa là con người không thể tạo ra quy luật mà chỉ có thể vận dụng quy luật để sáng tạo ra những sản phẩm vật chất hay tinh thần để phục vụ con người. Ví dụ để làm ra một chiếc máy bay, người ta không thể thay đổi các quy luật về khí dộng học, phản lực, lực vạn vật hấp dẫn….để làm cho nó bay lên; mà phải hoàn toàn tuân thủ các quy luật đó một cách nghiêm ngặt thì mới tìm ra được những cách thức để máy bay bay lên trời được. Các nhà chế tạo càng hiểu rõ, hiểu nhiều các quy luật đó thì sẽ làm ra được những chiếc máy bay càng tiện nghi, càng ít tốn nhiên liệu.
Không chỉ lĩnh vực tự nhiên mới có quy luật, mà trong lĩnh vực xã hội cũng tồn tại quy luật khách quan, có điều các quy luật xã hội thì khó phát hiện hơn, phức tạp hơn, vì chúng có nhiều ngoại lệ hơn các quy luật tự nhiên; và cũng vì các nhà nghiên cứu không thể đưa các mối quan hệ xã hội (chủ yếu là giữa con người với nhau) vào phòng thí nghiệm được. Do vậy các quy luật xã hội phải được phát hiện thông qua một quá trình kiểm nghiệm lâu dài trong thực tế. Một số người có thể phán đoán chính xác suy nghĩ và hành động của những người khác vì họ nắm được tính cách của những người này. Tính cách của con người chính là qui luật tất yếu mà con người đó sẽ hành xử trước những vấn đề khác nhau. Những gì mà 2 đứa đang học trong trường chính là để mình hiểu được quy luật cuộc sống. Nhưng đó chỉ mới là lý thuyết. Làm sao để vận dụng được vào thực tế, làm sao để không chỉ hiểu rõ và vận dụng được quy luật mà còn phát hiện ra được quy luật? Đó là đề tài lần sau. Thứ tư này kỷ niệm ngày cưới ba mẹ. Hai con mua hoa tặng mẹ giùm ban hen. Tạm biệt 2 bạn nhỏ.
Ba

---------------------
Xuân Lộc, 13/02/2011
Giờ này chắc Mẹ đang nấu bữa tối, có xem phim Duyên Tình trên VTV3 không? Ba vừa ăn xong và đang chuẩn bị xem nó. Một phim hài thật vui và đầy ý nghĩa. Tết ở đây coi TV suốt ngày, cũng có nhiều phim và ca nhạc rất hay. Gần 2 tuần rồi, Ba và anh Long không làm vườn, cũng chẳng tập thể dục, xả cảng ăn Tết. Mà lại ăn rất nhiều, mấy ngày Tết trại cho ăn tiêu chuẩn rất cao, ngày nào cũng thịt cá, có cả thịt bò, ăn không thể nào hết. Bánh mứt cũng rất nhiều. Mùng 1, và mùng 2, gia đình anh Long va mình mang thêm đồ ăn lên, nên ứ tràn luôn. Đành phải bỏ đồ ăn trại phát để thưởng thức hương vị gia đình, ăn nhiều mà không vận động, nên anh Long mập lắm rồi. Ba thì cũng có dấu hiệu lên kí, vài bữa nữa phải kiên quyết tập thể dục lại, để mập lên dễ mập lắm. Có phim rồi...
Tết rồi mấy mẹ con có vui không? Mới đó mà năm Mèo đã được 10 ngày rồi, cả tuần qua ba xem đi xem lại hình của gia đình, chỗ ở mới nhỏ, nhưng mẹ bày trí rất tươm tất, trang nhã. Trâm càng lớn, càng giống mẹ ngày xưa, xinh đẹp lắm. Con Quân là bản quyền của ba đó, hehehe. Anh thấy thật hạnh phúc em ạ. Chỉ có chút vấn đề thôi, ánh mắt Mẹ vẫn còn một số lo âu, dù đã bớt rất nhiều. Ba rất hiểu những lo âu đó. Nhưng hãy vứt bỏ tất cả, tất cả mọi lo âu và sống vui, thật vui và lạc quan Mẹ à. Chúng ta cần có sự quan tâm cần thiết nhưng không bao giờ cần đến sự lo âu cả. Đừng lo lắng về những gì mà chúng ta không thay đổi được. Ba từng đọc một tài liệu thống kê rằng 92% nỗi lo âu của người Mỹ là vô ích hoặc chẳng có căn cứ gì, chúng chỉ mang đến cho họ những phiền não, khiến họ chẳng làm được việc gì, rồi từ đó làm họ càng lo âu, càng bị cuốn vào vòng xoáy của chúng. Trong mọi hoàn cảnh, ta hãy chủ động chấp nhận tình huống xấu nhất rồi giữ nỗ lực để đạt được càng trên mức đó càng tốt, như vậy sẽ tạo cho ta một tâm lý tích cực, thấy mọi việc dần tốt lên, không thể xấu hơn được nữa. Điều tác hại nhất đối với tâm lý con người là bị rơi vào cảm giác ngày một xấu đi, hoặc hy vọng rất nhiều rồi thất vọng, chúng ta đã chấp nhận được tình trạng xấu nhất, giờ nó cũng qua rồi. Mọi thứ đang tốt dần lên. Tết năm nay ánh mắt mọi người trong nhà chụp trên hình tết hơn hẳn hình năm trước. Điều quan trọng nhất là 2 con thì mẹ đã làm được rồi, Ba tin rằng hai đứa đã có đủ hiểu biết, niền tin và cã nghị lực để đi những bước tự lập khi nào vào Đại học. Chúng ta hãy để con tự quyết định một số việc quan trọng. Một sự giáo dục tốt là tạo động lực để trẻ con đạt được cái chúng muốn chứ không phải ép buộc chúng làm theo ý muốn của cha mẹ. Những động lực từ sự yêu thương, tự hào về cha mẹ sẽ làm cho ước muốn của trẻ con phù hợp với cha mẹ. Ba vui không kể xiết khi nghe quyết định chọn ngành học của Trâm, ba đã rất muốn như vậy, nhưng chưa bao giờ Ba gợi ý hay ép buộc. Me cũng vui lắm phải không? Còn Quân nữa, nhìn mắt con Ba thấy đang suy nghĩ và cân nhắc kỹ về định hướng tương lai. Ba cũng tin rằng nàng Út sẽ có 1 quyết định tốt. Ba nhìn được tương lai tươi sáng của 2 nàng công chúa của chúng ta. Trong hoàn cảnh vừa qua mà mẹ đã làm được cho con việc quan trọng và vĩ đại như vậy thì có gì phải đáng lo âu nữa đâu. Chi tiêu hàng tháng như vậy sẽ tạm ổn đến khi Ba về. Còn lại vấn đề tiền học cho con thôi, như Ba đã nói, Ba đã có cách rồi. Ba sẽ trao đổi với Me từng bước. Và việc này mình sẽ có nhiều sự giúp đỡ, ba đang nghĩ có cần đến hay không thôi. Trước hết em hãy động viên cho con nghiên cứu trường và các chương trình học bổng. Việc này chỉ khuyến khích và tạo động lực chứ không tạo cho con bất kỳ sức ép nào. Con sẽ hiểu và tự quyết định chọn những gì phù hợp với mình nhất. Chúng ta sẽ nói với con rằng “con hãy cố gắng đạt được mức nào con có thể và phù hợp với kế hoạch của con, phần còn lại Ba Mẹ sẽ lo. Con không nên chỉ vì mục đích này mà ảnh hưởng đến những ý định và kế hoạch lâu dài”. Anh muốn thông qua việc này giáo dục ý thức cho con là chủ yếu. Em yên tâm đi, con mình không quá bé bỏng như bậc Cha mẹ thường hay nghĩ đâu. Hôm lên đây Trâm đã nói với Ba về việc chọn trường và đã tự biết cân nhắc về học bổng Trâm còn đủ thời gian để ra một quyết định tốt. Ba cũng sẽ nhờ Phương tìm hiểu và quan hệ với các tổ chức cấp học bổng khác nhau trên thế giới để hỗ trợ thêm cho Trâm. Mọi việc sẽ ổn, sẽ rất tốt đẹp cho dù khó khăn vẫn còn. “Quẳng gánh lo đi mà vui sống” đó là một lời khuyên lúc nào cũng có gía trị và cũng là tên một quyển sách có trên kệ sách nhà mình. Me hãy tìm đọc lại nó nhá! Và cũng đừng thèm nghĩ đến con số 16 năm làm gì. Hãy sống trọn vẹn với tất cả những gì mình đang có trong hiện tại. Quá khứ thì đã qua, tương lai thì được quyết định bởi những gì ta đang lam trong hiện tại. Rồi cái gì phải đến sẽ đến. Ba Mẹ con hãy sống thật an vui, trong nhà đầy ấp tiếng cười, hôm nào mà thiếu chuyện vui thì đè Trâm ra chọc léc là cười vang nhà liền hi hi hi. Ở đây 2 anh em cũng cười suốt ngày hà.



Xuân Lộc, 15/2/2011
Hôm qua Valentine ba Mẹ Con làm gì? Ba và chú Long ăn những món đặc biệt rất ngon. Đúng là ăn rau xanh nhiều rất tốt cho tim mạch. Hồi ở B34 thỉnh thoảng vẫn bị tụt huyết áp, nhưng từ khi về đây thì không còn nữa. Gần đây Ba và Chú Long giảm cơm ăn nhiều rau xanh, thấy tốt hơn nữa. Khoa học còn nói rau xanh giúp giảm các nguy cơ ung thư, Bé Quân dạo này đã ăn nhiều rau hơn chưa? Con cần bắt chước Ba nghen hông? Bây giờ thì chưa thấy rõ, nhưng lớn hơn chút nữa sẽ thấy rõ tác dụng của nó đến sức khỏe rõ ràng, như Ba nè, giờ rất khỏe, mấy bệnh cũ biến mất hết luôn. Ăn rau xanh cũng làm con đẹp hơn nữa đó. Sau này về, Ba muốn gia đình mình, sống một nơi có mảnh vườn nhỏ, mấy cha con mình cùng nhau trồng cây và nấu cơm cho Mẹ ăn. Trồng cả hoa tặng Mẹ nữa, chịu hôn? Quân chụp thêm hình ở nhà mình đem lên cho Ba nhen, phòng ngủ và góc học tập của tụi con, cả mặt tiền nhà nữa, và những khoảnh khắc sinh hoạt trong nhà. Rồi thỉnh thoảng chụp cảnh tụi con trong trường, hình gia đình bên Ngoại, cập nhật thường xuyên cho Ba nghen hôn. Ba nhớ 3 Mẹ con, nhớ mọi người lắm. Hôn Mẹ va 2 con.
Ba
Tái bút: Lần tới Mẹ đem lên cho Ba 2 quần đùi (lưng thun) và 2 khăn lông lau mặt nhen.
------------
Xuân Lộc, 20/2/2011
Bé Yến ơi! 2 cái bánh tét, một cái bánh chưng và nữa trái dưa hấu, bé Yến tặng bác Tám sao ăn hoài không hết. Cả cành mai nữa tới giờ vẫn tươi rói, lá đẹp lắm. Cám ơn Cháu Út lần nữa nghen. Tết rồi con được lì xì nhiều không? Con sẽ dành tiền lì xì để làm gì? Năm mới mình đã ước làm điều gì, thì nhất định phải làm cái đó hen! Hồi nhỏ bằng tuổi tụi con, bác Tám có nhiều mơ ước lắm, nhưng ước nhất là muốn bay lên trời, muốn làm phi công. Nên bác Tám xin Ông Nội mua những sách về máy bay, để biết làm sao bay lên được. Khi lớn lên ước mơ của bác Tám đã thay đổi, nhưng mơ ước thành phi công thời thơ ấu, đã làm cho Bác Tám luôn bay cao, bay xa. Và những ước mơ đó sẽ mãi mãi đi theo mình. Bé Yến hãy ước mơ thật nhiều, thật bay bổng, thật cao xa. Sau này mình lớn hơn sẽ thực tế hơn nên sẽ không lãng mạn đươc như vậy nữa đâu. Nếu vậy sẽ là một khiếm khuyết lớn của thời thơ ấu. Nhìn bé Yến bây giờ, bác Tám nhớ lại Ba con hồi nhỏ, cũng mũm mĩm, dễ thương lắm. Ba con học đến lớp 9, lớp 10, rồi mà còn bị Bác Tám và mấy Cô đè xuống hôn hoài hà. Hồi đó mà Ba con xin bác Tám cái gì, thì bác Tám đòi phải hun bác Tám và cho bác Tám hun thì mới được. Ba con còn là người rất gan lì nữa. Lúc mới hơn 10 tuổi, Ba con bắt một con rắn hổ dài gần 2 m, đường kính bằng cổ tay rồi quàng ngang cổ, ai thấy cũng hoảng hết. Lúc cỡ tuổi con bây giờ, Ba con bị té bò, xương cổ tay gãy ngang. Vậy mà chịu đựng hơn 24 giờ sau, mới đưa được lên Sài Gòn nắn lại, thời đó đâu có thuốc tê hay giãm đau gì, ông bác sĩ không thể ngờ Ba con chịu đựng giỏi được như vậy. Không hề khóc hay kêu la một tiếng, khi ông ấy nắn lại. Tụi con giờ mà thừa hưởng luôn cái đó của Ba thì chắc mẹ con ngất luôn, ha ha ha.Nghe con học giỏi bác Tám vui lắm. Bac Tám sẽ như con viết trong thư, sẽ vứt bỏ những cái không tốt lại đằng sau và chỉ hướng đến những điều tốt đẹp ở phía trước, con cũng vậy hen! Tạm biệt Cháu Út nhé, cho Bác Tám gởi lời hỏi thăm đến Bà Ngoại va cac Cậu, Dì của con nha, cả Chị Quỳnh điệu và Mẹ An… dữ nữa. hi hi. Bác Tám.
Tái bút: Tân gởi cho anh hạt giống cải sậy (cải già muối chua) và 1 kg đậu xanh nguyên hột.
(Dân luận)

Làm rõ hơn vị trí nguyên thủ quốc gia

TS Đinh Xuân Thảo
 
TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp - Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khẳng định dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã làm rõ quyền của chủ tịch nước với vị trí là nguyên thủ và làm rõ hơn quyền của người dân
*Phóng viên: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tiếp tục quy định chủ tịch nước là chủ tịch Hội đồng Quốc phòng an ninh, tuy nhiên, phạm vi phong hàm tướng lĩnh đã rộng hơn, việc điều chỉnh này có phải nhằm làm rõ vị trí nguyên thủ và điều chỉnh lại nhiệm vụ này của thủ tướng, thưa ông?
- TS Đinh Xuân Thảo: Hiến pháp sửa đổi làm rõ hơn việc phân công, kiểm soát của chủ tịch nước. Chủ tịch nước không nắm 1 trong 3 nhánh quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp) mà là một thiết chế, là người đứng đầu Nhà nước về đối nội, đối ngoại cho nên có các quyền của 3 nhánh. Theo đó, Hiến pháp sửa đổi có điểm mới là xác định quyền cụ thể trong lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cụ thể, trong hành pháp, việc chủ tịch nước là thống lĩnh lực lượng vũ trang được cụ thể hóa bằng việc phong hàm cấp tướng nói chung, trong khi trước đó chỉ phong hàm cấp thượng tướng trở lên, còn thủ tướng ở cấp thấp hơn. Nay đã thống nhất về một đầu mối.
Về vị trí thống lĩnh lực lượng vũ trang và chủ tịch Hội đồng Quốc phòng an ninh thì tại Hiến pháp sửa đổi nội hàm cụ thể hóa hơn. Ví dụ, khi có sự việc đặc biệt nằm trong thẩm quyền như liên quan đến quốc phòng an ninh, chủ tịch nước có quyền yêu cầu thủ tướng triệu tập cuộc họp nội các và chủ tịch nước chủ trì cuộc họp này.
Về đối ngoại cũng xác định chủ tịch nước được trực tiếp tham gia đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế. Tất nhiên, cũng có quy định cụ thể từng trường hợp có quyền. Hay việc trách nhiệm đóng góp nghĩa vụ quốc tế như gửi quân đến vùng chiến sự, Chủ tịch nước có quyền ký sắc lệnh.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 làm rõ hơn quyền của chủ tịch nước trong vị trí thống lĩnh lực luợng vũ trang.
*Xin ông nói rõ thêm về quy định chủ tịch nước có quyền triệu tập họp Chính phủ trong những vấn đề trọng đại của quốc gia?
- Về nguyên tắc, thủ tướng do chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu. Do vậy, vị trí của chủ tịch nước rõ ràng cao hơn. Lẽ ra chủ tịch nước có quyền đề nghị chọn thì đương nhiên có quyền đề nghị bãi miễn. Có ý kiến đề nghị chủ tịch nước có quyền triệu tập các phiên họp của Chính phủ. Vì vậy, chỉ khi có những trường hợp quan trọng, đặc biệt của đất nước như liên quan tới đối ngoại: chiến tranh, hòa bình, kinh tế đất nước quá khó khăn (kiểu như Hội nghị Diên Hồng) thì chủ tịch nước phải đề nghị Chính phủ triệu tập một hội nghị đặc biệt mà chủ tịch nước chủ trì.
Khi đất nước lâm nguy, Thường vụ Quốc hội không triệu tập được thì vai trò cá nhân giao cho chủ tịch nước là người có quyền cao nhất đất nước về đối nội, đối ngoại để ra một tuyên bố trước quốc dân đồng bào. Nếu không, lỡ tình huống cấp bách xảy ra thì không biết phải làm như thế nào, ai làm, lúng túng thì sao? Tuy nhiên, không chỉ riêng chủ tịch nước mà từng nhánh quyền lực cũng được thể hiện rõ nét hơn. Ví dụ như quyền lập pháp, vai trò của Quốc hội trong việc quyết định thì trước đây dàn trải, có khi quyết định 15, 17 vấn đề nhưng chưa chắc như thế đã là mạnh, có khi chỉ cần gút lại vài cái thôi nhưng thể hiện sức mạnh hơn.
Đồng thời quy định về quyền của thủ tướng, không phải như trước đây thụ động chờ Quốc hội nữa mà chủ động đề xuất chính sách, như vậy là mạnh hơn. Tất cả đều mạnh hơn, tự khắc sẽ thành sức mạnh tổng hợp của cả bộ máy chính trị.

*Hiến pháp sửa đổi làm rõ hơn quyền của người dân ở điểm nào, thưa ông?
- Đây được xem là bước tiến của Hiến pháp sửa đổi vì ngoài quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp hiện hành thì còn quy định thêm quyền công dân. Ý ở đây được hiểu là quyền con người nằm ngoài quyền cơ bản công dân, quyền tự nhiên vốn có của nó, bao gồm cả người Việt Nam và không có quốc tịch Việt Nam nhưng đang sinh sống tại Việt Nam. Quy định này nằm trong những điều ước, công ước quốc tế về quyền con người như dân sự, chính trị, văn hóa - xã hội… Tất cả các quyền công dân được gom vào một chương trong Hiến pháp và biện pháp bảo đảm công dân được thực hiện các quyền của mình.
Thế Dũng thực hiện
(Báo NLĐ)

Một nền giáo dục bất khả

Chưa bao giờ mấy chữ “cải cách giáo dục” xuất hiện trên báo chí nhiều như hiện nay. Thậm chí Bộ Giáo dục còn đề ra cả một chương trình đầy tham vọng: đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
Tuy nhiên, từ góc nhìn chủ quan của người viết bài này, dù là “đổi mới” hay “cải cách”, muốn gọi kiểu nào thì tùy, hay chỉ ngắn gọn là “giáo dục”, ở thời điểm hiện tại, đều là bất khả. Nếu cố tình tách giáo dục như một hiện tượng riêng biệt để sửa chữa, đắp vá, thêm thắt các chi tiết, thì không thể có cải cách, không thể có đổi mới, thậm chí không có cả giáo dục.
Tại sao bất khả?
Cách điều hành của nhà nước (trong đó có bộ máy của Bộ chủ quản là Bộ Giáo Dục), cách vận hành của bộ máy chính quyền, của bộ máy pháp luật (đã được đề cập đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông, ở đây chúng tôi không đi vào cụ thể, và sẽ trở lại trong trường hợp sinh viên Nguyễn Phương Uyên) khiến cho mọi điều được dạy trong nhà trường đều có nguy cơ thành ra giả dối. Cách ứng xử hành động của chính bản thân giáo viên cũng khiến cho bài giảng của giáo viên thành ra giả dối. Vì thế, về cơ bản, hệ thống trường học ở Việt Nam hiện nay không thực hiện được chức năng giáo dục, chỉ thực hiện được chức năng cung cấp kiến thức, tức là chức năng đào tạo. Tất nhiên chất lượng của kiến thức, và chất lượng của đào tạo ở mức độ nào thì báo chí chính thống đã nói nhiều, các nghiên cứu về giáo dục cũng đã chỉ ra nhiều, bài viết ngắn này không nhằm bàn tới điều đó.
Trường hợp Nguyễn Phương Uyên: từ sự bất khả của nền giáo dục tới khả năng tự giáo dục của thế hệ trẻ
Một năm trước, tại hội thảo “Văn chương lâm nguy của Todorov và các vấn đề về lý luận văn học” do Trung tâm nghiên cứu quốc học tổ chức, tôi từng phát biểu rằng nếu giờ đây (tức là vào thời điểm hội thảo) phân công cho tôi giảng một bài mà nội dung có liên quan đến lòng yêu nước thì tôi sẽ rất lúng túng. Quả thật là tôi sẽ giảng cho học sinh sinh viên như thế nào khi những người yêu nước bị đàn áp, bị đạp vào mặt, bị kết tội, bị tống vào tù hay vào trại phục hồi nhân phẩm? Hay tôi sẽ làm như không biết chuyện gì xảy ra, và lúc đó sinh viên học sinh sẽ nhìn tôi ra sao, bởi vì họ biết trong thực tế mọi chuyện đang diễn ra như thế nào? Dĩ nhiên, họ sẽ khinh bỉ tôi, họ sẽ xem tôi là kẻ hèn nhát, giả dối, và lúc đó tất nhiên tôi không đáng làm thầy của họ. Còn nếu họ nghe và không phản ứng gì trước sự mâu thuẫn trong bài giảng của tôi và thực tế, thì đấy là trường hợp đáng buồn nhất, bởi vì như thế thì tôi đã hoàn tất cái quá trình mà đúng nghĩa phải gọi là “ngu dân”, tức là khiến cho học sinh sinh viên trở nên trơ ỳ, mất khả năng nhận thức, mất khả năng phản ứng, và đấy là điều kiện khiến họ mất khả năng hành động. Lúc đó tôi sẽ hoàn toàn đi ngược lại với những gì mà một quá trình giáo dục đòi hỏi, nghĩa là tôi thực hiện một quá trình phản giáo dục, tôi tự thủ tiêu tư cách người làm giáo dục của mình bằng cách đứng trên bục giảng và làm cho học sinh của tôi suy thoái về nhận thức và nhân cách, tê liệt khả năng hành động.
Nếu trên bục giảng tôi mở miệng ra giảng về lòng yêu nước, và trong thực tế tôi ra các văn bản cấm học sinh sinh viên có hành động biểu lộ lòng yêu nước, hoặc tôi chất vấn kỷ luật những sinh viên học sinh đã tự giác có hành động biểu lộ lòng yêu nước của họ, thì không những tôi trở thành biểu tượng của sự giả dối, mà còn trở thành điển hình cho quá trình phản giáo dục. Bởi vì giáo dục đòi hỏi sự làm gương. Người thầy phải là tấm gương cho học sinh sinh viên noi theo. Khi người thầy không còn gương mẫu nữa thì quá trình giáo dục chấm dứt, và khi người thầy trở thành mẫu hình cho những điều tồi tệ thì quá trình phản giáo dục bắt đầu. Sự suy thoái của giáo dục, theo tôi, có nguồn gốc một phần (và là phần quan trọng) trong sự suy thoái của bản thân người thầy. Khi người thầy chỉ còn hành động như những công cụ chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích của chính mình, hay của chính quyền (cũng chẳng khác nhau bao nhiêu), thì giáo dục sẽ bị triệt tiêu.
Giáo dục đích thực hầu như trở thành bất khả trong một xã hội như xã hội của chúng ta. Giáo viên của chúng ta có thể nắm rất vững các kỹ năng nghiên cứu, thậm chí có thể có công bố quốc tế (dù rằng còn hiếm hoi), có thể tham gia các hội thảo quốc gia hay hội thảo trên thế giới, có thể công bố các công trình, giáo trình, sách giáo khoa… nhưng rất có thể sẽ không thực hiện được chức năng giáo dục. Giáo dục đích thực có lẽ chỉ còn tồn tại ở những lớp học tư nhân nơi thầy giáo dạy không lấy tiền, và học sinh, sinh viên, đến học vì đam mê, vì sự hiếu kỳ hay là ước muốn tìm kiếm những giá trị chân thiện mỹ đang bị tận diệt bởi chính bản thân bộ máy giáo dục. Giáo dục đích thực có lẽ chỉ còn tồn tại nơi các hoạt động vì cộng đồng, các tọa đàm, cà phê học thuật, các dự án nghệ thuật cộng đồng, các hoạt động vô vị lợi, miễn phí cho người tham dự, nơi mà những người tổ chức thực sự muốn phổ biến các tri thức và giá trị, và những người tham dự thực sự muốn tiếp nhận các tri thức và giá trị đó. Cá nhân người viết bài này đã không còn niềm tin vào những hội thảo được tổ chức hoành tráng, thậm chí có cả khách mời quốc tế. Và kể cả khi trong những hội thảo đó có những bài có giá trị, có những kiến tâm huyết và hữu dụng, thì đằng sau sự “thành công” không thể tránh khỏi của các hội thảo đó (vì một hội thảo không thể không thành công nơi các diễn văn bế mạc), các tư tưởng, các ý kiến hầu như chẳng bao giờ được vận dụng, được ứng dụng trong thực tế. Một sinh viên đã hỏi tôi câu hỏi này khi kết thúc hội thảo Khoa học xã hội nhân văn thời hội nhập: “Thưa cô, sau hội thảo thì sao?”. Tôi đã cố tìm cách chuyển câu hỏi này cho những người có trách nhiệm tổ chức hội thảo ấy. Và bây giờ tôi chuyển câu hỏi đó cho tất cả những hội thảo sẽ được tổ chức trong tương lai.
Phải đưa ra đây ít nhất một dẫn chứng cụ thể để tránh trở thành vu khống. Tình cờ tôi đọc được bài viết của GS Trần Văn Đoàn (Đại học quốc gia Đài Loan): Sự thiết yếu của tự do nghiên cứu, một tham luận nhân dịp Hội nghị Quốc gia về Liên kết hợp tác để phát triển giáo dục Đại học Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, 10.10.2002. Tạp chí Văn hóa Nghệ An đăng lại ở đường link này: vanhoanghean.vn. Những ý kiến của GS Trần Văn Đoàn mười năm trước đây giờ nhắc lại vẫn còn nguyên giá trị của nó, thậm chí còn nguyên tính chất mới mẻ, bởi vì hiện thực hầu như không thay đổi. Có mấy ai nghĩ tới chuyện áp dụng những ý kiến đó? Thậm chí nhiều phương diện có thể còn tồi tệ hơn (chẳng hạn mười năm trước hiện tượng mua bán bằng cấp chưa đến mức tồi tệ như bây giờ, có lẽ cũng chưa có những liên kết quốc tế mang tính chất lừa đảo hạng nặng như bây giờ, Bộ trưởng Bộ giáo dục mười năm trước chắc cũng không nghĩ rằng hàng ngàn điểm 0 về môn sử là chuyện bình thường…). Và hãy nhìn xem những nỗ lực của GS Hoàng Tụy được đáp lại như thế nào bằng hố thẳm im lặng còn đáng sợ hơn mọi thứ hư vô, ở những người có quyền quyết định.
Có thể thấy gì hay cảm thấy gì từ trường hợp nữ sinh Nguyễn Phương Uyên? Sự bi quan có thể được gợi lên từ cái khoảng im lặng phản giáo dục của toàn bộ giáo giới (ở đây đương nhiên phải loại trừ một vài cá nhân nhà giáo riêng lẻ đã lên tiếng hoặc đã ký kiến nghị đòi trả tự do cho Phương Uyên). Nhưng sự bi quan còn khủng khiếp hơn khi những người làm giáo dục ở Đại học Công nghệ Thực phẩm TP HCM không im lặng nữa mà hành động. Các thầy giáo đã hành động bằng cách “tạo áp lực và yêu cầu những sinh viên có tên trong danh sách ký tên gởi thư cho Chủ tịch nước mỗi người phải viết cam kết là không có viết lá thư gởi cho chủ tịch nước và không có ký tên. Xong rồi nộp lại cho nhà trường, nhà trường sẽ cử đại diện giao lại các bản cam kết đó cho chủ tịch nước” (Tôi trích nguyên văn thông báo của họ đăng trên diễn đàn Dân làm báo). Tất nhiên, đấy là hành vi phản giáo dục tột độ. Toàn bộ ý nghĩa của giáo dục bị thủ tiêu bởi hành vi đó. Ý nghĩa của giáo dục bị thủ tiêu bởi chính những người làm giáo dục. Dĩ nhiên đằng sau họ là toàn bộ cỗ máy điều hành xã hội này.
Hành động của sinh viên Nguyễn Phương Uyên và phản ứng của nhóm sinh viên trường Đại học CNTP TPHCM chứng tỏ một xu hướng khác, một xu hướng khiến cho những người bi quan nhất cũng có thể thay đổi thái độ, đó là: khả năng tự giáo dục của thế hệ trẻ, khả năng tự nhận biết phải trái, đúng sai, khả năng hành động theo lẽ phải, theo tiếng gọi của lương tri; cho dù đôi khi họ phải chứng kiến lẽ phải và lương tri bị hủy diệt bởi chính thầy cô của họ.
Hy vọng rằng, kể cả khi đơn thư cầu cứu của họ không được hồi đáp, kể cả khi họ phải chịu áp lực từ phía nhà trường, từ phía Đoàn thanh niên (như họ thông báo), thì họ vẫn biết cách tự cứu mình. Hy vọng rằng lớp trẻ ngày nay, không chỉ riêng nhóm sinh viên trường ĐHCN, mà thế hệ trẻ của đất nước này, biết đánh giá khả năng của chính họ, biết tự hành động, và không lệ thuộc, không trông chờ một cách thụ động vào sự cứu giúp đến từ bên ngoài, nhất là không trông chờ vào sự ban ơn. Hy vọng họ biết trông chờ vào chính họ, hiểu rõ các quyền của họ và biết tự bảo vệ các quyền đó. Họ chỉ có thể cứu vãn được đất nước này khi họ biết cách tự cứu mình, khi họ biết trông chờ vào chính mình.
Nguyễn Thị Từ Huy
(BVN)

Văn hóa không phải là quay về học thuộc lòng các ”điển phạm”!

John Dewey

Người ta có thể đoán trước thế nào cũng nảy sinh sự chế nhạo trong những khu vực nào đó theo sau tuyên bố rằng giáo dục văn hóa là chủ đề trung tâm của cuộc họp lần này của Hiệp hội Giáo dục Quốc gia [Hoa Kỳ]. Văn hóa thì có gì liên quan đến những công việc hằng ngày của hàng triệu học sinh và giáo viên đang mệt mỏi vì công việc nhàm chán là kết hợp các chữ cái và làm tính? Có mối liên hệ nào giữa văn hóa và những đề cương lịch sử và văn học khô khan? Tới nay, tình hình có thể được gọi là thảm hại chứ không còn là dịp để châm biếm nữa. Nhưng người ta có thể biết trước rằng những người phê phán, những người tự cho mình là những cứu tinh còn sót lại, vẫn đang tiếp tục phẫn nộ lên án việc hệ thống giáo dục của chúng ta tự nguyện đầu hàng những mục đích thực dụng, tự bán rẻ mình vì những yêu cầu nhất thời và hô hào ủng hộ giáo dục thực hành. Hoặc có lẽ việc chọn giáo dục văn hóa làm một chủ đề thuyết trình sẽ được chào đón như là một dấu hiệu của sự hối hận muộn màng, trong khi đó những người phê phán mạnh mẽ hơn thì buồn phiền tự hỏi phải chăng sự quay trở lại với những lối mòn cũ an toàn đã được nhận ra quá muộn .

Đối với những ai tiếp xúc gần gũi hơn với những quan điểm chi phối một cách hữu thức những suy nghĩ của đại bộ phận giáo viên và những người quản lý giáo dục thì đều thấy rằng có điều gì đó khôi hài trong giả thuyết cho rằng họ đang bị đắm đuối vào sự sùng bái nền giáo dục mang tính huấn luyện nghề nghiệp và phục vụ nền sản xuất. Chuyến đi hằng năm của giáo viên nước ta tới những nhà thờ và phòng tranh nghệ thuật tại châu Âu là chỉ dấu cho thấy họ đề cao có ý thức cái lý tưởng cũ hơn về văn hóa. Chẳng điều gì góp phần tập hợp giới giáo viên thật nhanh chóng bằng kiểu thảo luận có sự tham gia của những người phê phán. Những học thuyết lỗi thời và thái độ tình cảm chủ nghĩa là những điều được thấy có chung ở những người phê phán còn những người làm việc tích cực thì bị chỉ trích. “Văn hóa và kỷ luật” được dùng như là những biểu tượng về một sự ưu việt được hy vọng hoặc đạt được, và như là những khẩu hiệu để tránh cho sự phiền phức của sự suy tưởng cá nhân. Đằng sau điều này dường như có một cảm giác về sự khiếm khuyết nào đó trong thái độ sùng bái của chúng ta đối với nền văn hóa quá khứ. Chúng ta phản đối quá nhiều. Cách bộc lộ của chúng ta để lộ sự lúng túng của một thái độ phản kháng được duy trì một cách không tự nhiên. Trái lại, có sự tự nhiên trong sự thô lỗ tự phát ở những người bán khai buông thả hoàn toàn trong tình trạng dã man của họ.

Mặc dù tất cả những người phê phán đều nhầm về thái độ và mục đích hữu thức của những người đang quản lý nền giáo dục của chúng ta, nhưng họ đã đúng khi đề cập những trào lưu giáo dục gây tác động mạnh mẽ hiện nay. Các trào lưu này không thể được gọi là văn hóa – dù đánh giá bằng bất cứ tiêu chuẩn nào được tìm thấy trong quá khứ. Bởi vì những tiêu chuẩn đó liên quan đến quá khứ – những gì đã được phát biểu và suy tưởng –– trong khi đó cái gì đang tồn tại sống động và không thể cưỡng lại nổi trong nền giáo dục của chúng ta lại đang vận động đi tới một tương lai chưa được khám phá. Sự hoang mang và sự bất kiên định không lối thoát của chúng ta có nguyên nhân từ sự mâu thuẫn nói trên giữa những lý tưởng hữu thức của chúng ta và những khuynh hướng hành động của chúng ta. Chúng ta cho rằng chúng ta đang nghĩ tới một điều trong khi những việc làm của chúng ta lại đòi hỏi chúng ta phải lưu tâm tới một loạt những vấn đề hoàn toàn khác. Tình trạng câu thúc tinh thần này là kẻ thù đích thực của nền văn hóa của chúng ta. Văn hóa sẽ bắt đầu bằng việc chấm dứt những lời tụng ca ai oán về một nền văn hóa đã qua, những lời tụng ca đó chỉ vọng xa vài mét trước khi bị nhấn chìm trong sự huyên náo của cuộc sống hôm nay [tức “văn hóa” chỉ tồn tại trong trường học], và cố gắng nhìn thấu bằng trí tưởng tượng vào bên trong điều gì nhất định tiếp tục diễn ra dẫu cho còn rất sơ khai và thô thiển.
Sự vênh nhau giữa xu hướng thực tế và lòng trung thành hồi cố chứa đựng bên trong nó toàn bộ vấn đề của giáo dục văn hóa. Nếu đánh giá trên những phương diện khác chứ không phải trên phương diện của một tiềm năng nào đó cho đến nay vẫn chưa thực hiện được của những ảnh hưởng đang diễn ra khiến cho nền văn hóa bị cô lập phải lùi bước trong nỗi sợ hãi, thì sự nghiệp của văn hóa trong chừng mực liên quan tới nền giáo dục công lập, khó tránh khỏi bị lên án. Quả thật, văn hóa hầu như chỉ tồn tại trong những trang sách của Paul Elmer More (1864-1937): học giả và nhà phê bình nổi tiếng người Mỹ, được coi là người chủ xướng trào lưu Tân-Nhân văn (new humanism), chủ trương quay lại với những tiêu chuẩn truyền thống [ND]  cùng những học trò và những người ủng hộ ông. Câu hỏi nghiêm túc, là liệu chúng ta có thể ủng hộ hay không những sức ảnh hưởng sống động đó để chúng biến đổi thành những hình thái mới mẻ của tư duy và tình cảm. Sẽ là độc ác nếu bất lực hoàn toàn trong việc đánh giá những nỗ lực giáo dục sai lầm hiện nay bằng những quan niệm có nguồn gốc của ngày hôm qua khi cần thiết phải có một sự lý giải tư tưởng hóa những sự kiện sẽ làm chúng ta nhận ra những mối quan tâm mà nền văn hóa cũ hơn coi đó là thuần túy liên quan đến vật chất, và nhận biết được những vấn đề thuộc về con người và luân lý trong cái tưởng như đơn thuần là những sức mạnh vật chất của nền sản xuất.

Một nền văn hóa được lột bỏ những ảo tưởng ích kỷ sẽ bắt đầu bằng sự nhận thức rằng cho đến lúc này chúng ta chưa có văn hóa: rằng văn hóa là cái phải đạt tới, phải tạo ra. Nhận thức này đem lại giá trị đại diện cho cuộc gặp gỡ toàn quốc lần này của giáo viên. Những thầy cô giáo của chúng ta được xem như đang phiêu lưu tìm kiếm cái còn chưa xuất hiện song có thể được làm cho xuất hiện. Trên thực tế họ không tham gia vào việc duy trì một nền văn hóa bị tách biệt đang chống lại những sự đột nhập dữ dội của nước Mỹ duy vật chất và thực dụng. Họ đang nỗ lực, trong chừng mực họ không nhắc lại những câu nói mà ý nghĩa của chúng đã bị lãng quên, biến đổi ngay chính những sự ảnh hưởng này thành tư tưởng và tình cảm. Sự nghiệp này mang những tầm vóc anh hùng. Để đào tạo những con người trở thành người bảo vệ chủ nghĩa kinh điển đang co lại thì chỉ đòi hỏi những sự ngẫu nhiên may rủi của một nền giáo dục đào tạo những con người thông thái, có thời gian nhàn rỗi và khả năng ghi nhớ đủ để ăn nói hoặc viết lách thế nào đó. Để biến đổi một xã hội được xây dựng trên một nền sản xuất cho đến lúc này còn chưa nhân đạo để nó trở thành một xã hội biết sử dụng tri thức và sức mạnh của nền công nghiệp vì lợi ích của một nền văn hóa mang tính dân chủ, đòi hỏi lòng can đảm xuất phát từ một trí tưởng tượng đầy sáng tạo.

Tôi thuộc số những người cho rằng sự sát hạch và biện minh duy nhất của mọi hình thái chính trị-kinh tế của xã hội là sự đóng góp của hình thái đó cho nghệ thuật và khoa học – cho cái có thể được phép gọi thẳng là văn hóa. Bảo rằng nước Mỹ cho tới nay vẫn chưa tự biện minh cho chính nó theo cách như vậy, là điều quá hiển nhiên đến mức thậm chí không thể than vãn được nữa. Thanh minh rằng cuộc chinh phục một lục địa về mặt đất đai tự nhiên phải được hoàn thành đầu tiên, là một luận điểm bị đảo ngược. Chinh phục một lục địa tức là lập lại trật tự cho trí thông minh vĩ đại và nghệ thuật vĩ đại, và đây là công việc tiếp theo của cuộc chinh phuc, chứ không phải xảy ra trước cuộc chinh phục. Chứng minh được điều này vì thế là vô cùng khó. Bởi vì điều này đơn thuần nghĩa là sự khám phá và vận dụng một phương pháp chinh phục và hòa giải với tự nhiên vì lợi ích của một nền dân chủ, tức là lợi ích của số đông của một cộng đồng có tư tưởng và tình cảm được hướng dẫn bất chấp việc họ là số đông. Bảo rằng điều này cho đến nay vẫn chưa xảy ra, là điều khỏi cần phải nói. Cho đến nay người ta thậm chí chưa bao giờ có ý định làm điều đó. Vì thế những cố gắng của chúng ta được đánh giá bằng những tiêu chuẩn rất ít phù hợp được truyền lại từ những nền văn hóa có giai cấp trong quá khứ.

Nói rằng thực hiện được điều nói trên là điều vô cùng khó khăn nghĩa là chúng ta có thể thất bại. Không có thành công được định đoạt chắc chắn trước. Nhưng thất bại, nếu như nó xảy ra, sẽ là đề tài của bi kịch chứ không phải là đề tài của sự than vãn tự mãn cũng không phải là đề tài để châm biếm có chủ tâm. Bởi vì mặc dù thành công là điều không được định đoạt trước, nhưng có những sức mạnh tương tự định mệnh diễn ra không phụ thuộc vào sự lựa chọn hoặc mong muốn hữu thức. Không phải là ý định hữu thức, dù đó là ý định sai lầm hay khôn ngoan, đang cưỡng ép cái thực hành, thực dụng, công nghiệp đi vào nền giáo dục. Khi những hiệu trưởng đại học dành trọn ngày phát bằng tốt nghiệp cho việc hát to những lời tán dương văn hóa tinh hoa trong khi hằng ngày họ lại ủng hộ những trường kỹ thuật và chuyên ngành, thì điều đó không phải xuất phát từ sự cân nhắc hữu thức của họ. Khi những hiệu trưởng trường phổ thông trong diễn văn trịnh trọng tại những cuộc họp của giáo viên đã ủng hộ kỷ luật và văn hóa kiểu cũ nhưng trong khi ấy họ lại yêu cầu được ban giám đốc nhà trường cung cấp trang thiết bị mới, cung cấp chương trình và môn học mang tính “thực dụng” hơn và hấp dẫn hơn, thì điều đó không xuất phát từ sự ưu tiên có chủ tâm của họ. Những ảnh hưởng chính trị và kinh tế hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của họ đang ép buộc những điều đó xảy ra. Và những ảnh hưởng này vẫn tiếp tục nằm ngoài tầm kiểm soát của bất cứ ai trong chúng ta nếu như con người không thành thật đối mặt với những thực tại và bận tâm tới việc tìm hiểu xem họ đang cung cấp giáo dục gì và văn hóa nào có thể ra đời từ sự vun bồi của họ.

Những khuynh hướng đang diễn ra hiện nay trong nền giáo dục Mỹ có thể được thẩm định xét như chúng là những yếu tố của sự nghiệp vĩ đại nói trên. Bởi vì chúng ta không thể xin xỏ hay vay mượn một nền văn hóa mà không phản bội lại nền văn hóa đó lẫn bản thân chúng ta, cho nên chỉ còn lại cách duy nhất là phải làm ra một nền văn hóa. Những ai quá nhu nhược hoặc quá cầu kỳ kiểu cách để không thể tham gia vào công cuộc này thì họ sẽ vẫn tiếp tục tìm kiếm những nhà dưỡng lão và nhà thương được họ lý tưởng hóa thành những tòa lâu đài. Số khác sẽ hoặc làm theo cách của họ song vẫn bị mắc vào cạm bẫy của một chủ nghĩa công nghiệp máy móc, hoặc họ sẽ chinh phục cỗ máy công nghiệp đó vì  những mục đích của con người cho đến khi dân tộc tìm thấy tâm hồn.

Những điều cũ rích nào đó cần được nhắc đi nhắc lại cho đến khi ý nghĩa của chúng được thừa nhận. Cuộc cách mạng công nghiệp ra đời từ khoa học tự nhiên mới mẻ. Mọi nền dân chủ không chỉ đơn thuần là một sự mô phỏng một chính quyền cộng hòa cổ xưa nào đó đều phải được sinh ra từ trong lòng chủ nghĩa công nghiệp hỗn loạn của chúng ta. Khoa học cho phép dân chủ xảy ra bởi vì khoa học đem lại sự giải phóng khỏi sự phụ thuộc vào lao động của số đông, bởi vì khoa học thay thế năng lượng cơ bắp của con người bằng những sức mạnh vô tri vô giác, và bởi vì khoa học tạo ra những nguồn tài nguyên cho sản xuất dư thừa và sự phân phối dễ dàng. Nền văn hóa cũ bị lên án bởi vì nó được xây dựng trên một sự liên minh giữa quyền lực chính trị và quyền lực tinh thần, một trạng thái cân bằng của giai cấp cai trị và giai cấp nhàn rỗi, những điều nay đã không còn tồn tại nữa. Những ai phàn nàn về những điều thô lỗ và hời hợp về tư tưởng và tình cảm đánh dấu ngày hôm nay của chúng ta thì họ hiếm khi đủ vô nhân đạo để ước ao chế độ cũ quay trở lại. Họ chỉ đơn thuần không đủ thông minh nên mới mong muốn một kết quả mà không cần có những điều kiện đã từng sản sinh ra kết quả ấy, và bất chấp những điều kiện sản sinh ra kết quả đó nay đã không còn tồn tại nữa.

Nói ngắn gọn, nền văn hóa của chúng ta phải hòa hợp với nền khoa học duy thực và với nền công nghiệp máy móc, thay vì chạy trốn khỏi chúng. Và mặc dù chẳng có gì đảm bảo rằng một nền giáo dục sử dụng khoa học và vận dụng những quá trình có kiểm soát của nền công nghiệp như là một phần trang bị chính thức của nó sẽ nhất định thành công, song lại có mọi sự đảm bảo rằng một thực tiễn giáo dục đặt khoa học và nền công nghiệp đối lập lại với những lý tưởng của nó về văn hóa, chắc chắn sẽ thất bại. Khoa học tự nhiên trong những ứng dụng của nó vào sản xuất và trao đổi kinh tế đã sản sinh ra một nền sản xuất và một xã hội trong đó chỉ có số lượng dường như mới là điều quan trọng. Giáo dục có nhiệm vụ đem ánh sáng của khoa học và sức mạnh của lao động tới giúp cho mọi tâm hồn mà nó có thể phát hiện ra phẩm chất của tâm hồn đó. Bởi vì trong một xã hội mang tinh thần dân chủ thì mỗi cá nhân sẽ làm ra nét độc đáo. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, văn hóa sẽ là thành tựu của cá nhân chứ không phải là tài sản chung của một giai cấp. Một nền giáo dục phù hợp với những mục đích lý tưởng của chúng ta là một vấn đề của những sức mạnh thuyết phục có thực chứ không phải sức mạnh của những quan điểm.

Nền giáo dục công lập của chúng ta là phương tiện tiềm năng để tạo ra sự biến đổi cái cơ học của đời sống hiện đại thành tình cảm và trí tưởng tượng. Có thể, tôi xin nhắc lại, chúng ta không bao giờ thoát khỏi cái cơ học này. Con người chúng ta có thể vẫn tiếp tục khỏe mạnh vạm vỡ, chỉ đơn thuần tràn đầy sức sống, dồn hết năng lượng vào việc kiếm tiền, tìm kiếm khoái lạc và lần lượt giành những thắng lợi nhất thời này đến thắng lợi nhất thời khác. Ngay cả một hoàn cảnh như vậy cũng vẫn có một sức sống mà ta không tìm thấy ở một nền văn hóa mà phương pháp của nó là sự hồi tưởng, và sự thắng lợi của nó nằm ở việc tìm thấy một nơi để ẩn náu. Nhưng chứng minh một nền dân chủ xét như tương phản lại những chế độ quý tộc tốt đẹp nhất trong quá khứ là chưa đủ, cho dù việc quay lại với chúng là điều vĩnh viễn không thể xảy ra. Làm cho thế hệ đến sau nhận ra điều gì đó mang ý nghĩa tiềm tàng của đời sống ngày hôm nay, biến điều đó từ chỗ là dữ kiện bên ngoài thành sự nhận thức bằng trí thông minh, chính là bước đầu tiên để tạo ra một nền văn hóa. Những người thầy giáo đang đối mặt với thực tế này và họ đang cố gắng sử dụng những phương tiện vật chất cần thiết của ngày hôm nay như là phương tiện để tạo ra sự nhận thức về một ý nghĩa con người cho tới lúc đó còn chưa được nhận ra, tức là họ đang tham gia vào hành động sáng tạo nói trên. Nhân danh văn hóa để kéo dài mãi cái truyền thống tách rời văn hóa với khoa học thực dụng và nền sản xuất có sức ảnh hưởng to lớn tức là cho phép khoa học và nền công nghiệp có toàn quyền diễn ra dưới hình thái phi văn hóa nhất. Nền giáo dục ngày nay với những xu hướng thực dụng khắt khe và dung tục không cần đến sự mắng mỏ, cái nó cần là lòng cảm thông và sự hướng dẫn lòng cảm thông.

© 2012 Phạm Anh Tuấn dịch (từ tập tiểu luận Characters and Events xuất bản năm 1929)
(Tạp chí PT)

Hãy để cho Việt Nam Cộng Hòa lùi vào dĩ vãng một cách tự nhiên

LTS: Trong công cuộc đấu tranh dân chủ hóa VN hôm nay, tìm hiểu tư duy của lớp người trẻ không tham dự vào cuộc chiến quốc-cộng trước kia - mà sẽ là chủ lực cách mạng nay mai - là một điều cần thiết. ĐCV chọn đăng bài viết của tác giả Tiên Sa trên mạng xã hội facebook cũng nằm trong tinh thần đó. Mời bạn đọc cùng suy tư và chia sẻ.
Không biết sao mỗi lần nhìn lại lá cờ vàng ba sọc đỏ hoặc nghe đến mấy chữ Việt Nam Cộng Hòa là trong tôi lại vừa có vài thứ cảm giác quen quen, thân thuộc và hiền hòa gì đó, mà cũng lại vừa có cái cảm giác mệt mỏi sao sao đó trong người.
Vừa rồi đọc thấy tin tức trên mạng thấy có truyền đơn kêu gọi xuống đường biểu tình có in cờ Vàng ba sọc đỏ xuất hiện ở Sài Gòn thì cái cảm giác mệt mỏi và chán… ngây ngấy lại tái sinh.
Đến lúc có những chuyển biến đòi Dân Chủ của người dân trong nước diễn ra, nếu những người gọi là Người Việt Quốc Gia hay là Việt Nam Cộng Hòa gì đó với cờ Vàng ba sọc đỏ không xác định được rằng mình chỉ là một bộ phận để góp sức thì họ sẽ trở thành một lực lượng phá hoại và làm cản trở hoặc gây ra những khó khăn không nhỏ cho sự đấu tranh của đồng bào. Nếu điều đó xảy ra thì họ lại thêm một lần nữa mang tội ác với Dân Tộc.
Đồng Bào sẽ đứng lên đấu tranh chống độc tài, xóa bỏ chế độ Cộng Sản và giành lấy Tự Do chớ không phải là để dựng lại cái chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã thất bại, bỏ dân bỏ nước chạy 36 năm trước đây. Đừng có nói vì thế này hay vì thế kia. Thất bại là thất bại, thua là thua, dĩ nhiên là cái gì cũng có những lý do của nó nhưng cái lý do cuối cùng và chính đáng nhất vẫn là cái lý do “mình thua đối phương”. Đã thua là thua!!!
Tôi còn nhớ đâu khoảng tuần đầu tiên của tháng Tư năm 1975, gia đình tôi được đưa vào tạm cư ngay trong Đặc Khu Vũng Tàu (khu quân sự). Ở trong đó đâu chừng chưa tới một tuần nhưng chứng kiến được cảnh ngày nào cũng có những toán lính trẻ măng, quần áo đầy bùn và đất đỏ kéo về, họ dùng thùng đạn để nấu nước sôi làm cơm sấy ăn và kẻ ngồi người nằm chật cả một khu vực rộng trong đặc khu đó. Mặc dù vậy nhưng nhìn họ không có một vẻ gì là những kẻ bại trận cả. Sự thật là vậy! Mỗi lần có một toán lính mới kéo về thì mẹ tôi đều tới hỏi thăm tình hình thế nào, tôi thì ưa thích tò mò nghe kể về chuyện lính, nên được nghe kể là họ không biết gì cả, đang đánh nhau nhưng khi kêu tiếp viện thì không có trả lời, gọi chỉ huy thì được biết chỉ huy đã bỏ chạy đâu rồi… thế là lính như rắn mất đầu,  phải tự động quay đầu tìm đường chạy về và vào đó để trình diện…!
Ngày xưa khi Vua Quang Trung ra đến Tam Điệp, Ngô Văn Sở mang kiếm ngang lưng đến quỳ và cúi đầu nhận tội thì nhà Vua phán ngay: “Quân thua thì chém tướng.” Mặc dù Ngô Văn Sở  không phải là tướng bỏ lính để chạy thoát thân mà chỉ theo kế của Ngô Thời Nhiệm rút lui để bảo toàn lực lượng và đợi Vua Quang Trung ra… Nghĩ tới cảnh đó rồi nay nhớ lại hình ảnh tướng cao cấp của VNCH là Nguyễn Cao Kỳ bỏ lính, bỏ dân chạy ra hạm đội để thoát thân thì thấy thiệt quả là … tướng .. được thời háo danh, loại “nhà lụt chó nhảy bàn thờ”. Chưa nói đến ngay thời điểm đó trong đất liền quân lính vẫn còn đang chiến đấu.
Quân lính mà đào ngũ trong lúc đang lâm chiến thì bị tử hình, còn tướng bỏ lính lúc vẫn đang xung trận thì …!

Nguyễn Cao Kỳ trên tàu sân bay USS Midway - lúc vừa tẩu thoát từ đất liền ra. Nguồn hình: Internet
Lính Việt Nam Cộng Hòa không có ai hèn cả mà đa số hàng tướng lãnh và lãnh đạo ở chóp bu thì lại quá hèn, rất háo danh và tham nhũng cũng chẳng thua kém gì Cộng Sản ngày nay. Có gì đâu, Quốc Gia hay Việt Cộng cũng là người Việt mà lị!!!
Thẳng thừng mà nói (giả sử, và chỉ là giả sử mà thôi) là nếu cái chính quyền Việt Nam Cộng Hòa mà có điều kiện để dựng lại ở Việt Nam thì bản thân tôi cũng chống!
Lương dược khổ khẩu lợi ư bịnh
Trung ngôn nghịch nhĩ lợi ư hành.
Chắc là sẽ có không ít người cảm thấy khó chịu khi đọc qua cái này. Nếu thật là vậy thì mong quý vị vui lòng tự hỏi chính mình xem mình sống chết cho một thể chế chính trị nào đó hay là cho Tổ Quốc và cho Dân Tộc mình!
Nếu Việt Nam Cộng Hòa là tốt, là hay, là giỏi thì nước Việt Nam đâu có trở thành Cộng Sản như ngày nay. Đừng có dùng đến cái thuật ngữ “Mỹ bỏ rơi”, cái gì cũng có cái lý do của nó cả, ngay cả cái “Mỹ bỏ rơi” cũng có cái lý do của nó mà!
Từ Ngày Ấy đến nay tôi vẫn thường nghe Người Việt Quốc Gia mỗi khi nhắc đến biến cố 1975 thì họ nói là “Cộng Sản miền Bắc xua quân cưỡng chiếm miền Nam”, hoặc là “từ ngày chúng ta mất nước” v.v.. chứ hình như chưa thấy họ dám nói thẳng là từ ngày chúng ta bị Cộng Sản đánh bại, từ ngày chúng ta bỏ lính bỏ dân mà chạy, hoặc từ ngày miền Nam của chúng ta thất thủ vào tay Cộng Sản v.v.., và tôi cũng chưa từng bao giờ được nghe họ nói là chúng ta thất thủ hoặc mất nước vì tham nhũng, háo danh, vì tướng tá ăn chơi trác táng …
Người Việt Quốc Gia ở hải ngoại có nhiều khả năng trợ lực rất lớn cho đồng bào trong nước đấu tranh xóa bỏ độc tài Cộng Sản để lấy lại quyền làm người, đó không những là việc phải làm mà còn là bổn phận đối với đồng bào và quê hương xứ sở nữa. Còn những ai vẫn còn mơ mơ màng màng về chuyện đem cờ Vàng ba sọc đỏ về để đấu tranh dựng lại chế độ Việt Nam Cộng Hòa trên đất nước Việt Nam thì hãy hiểu giùm cho là đang sống trong những giấc mộng tào lao xịt bộp và nên vứt bỏ đi.
Hãy để cho bốn chữ Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục đi vào lịch sử một cách bình yên, và chỉ có làm được như thế thì những cái giá trị đáng trân trọng của nó mới có thể phát ra được những tác dụng tích cực và hữu ích nhất định cho những ai có dịp tìm biết về nó … đã một thời đi qua trên đất nước Việt Nam!
Nguồn: Tiên Sa facebook

Nghịch lý ở Việt Nam

Trước hết là tình hình tụt hạng về năng lực cạnh tranh toàn cầu. Tháng vừa qua, Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố báo cáo cho biết VN đứng hạng 75 (trên 142 nước) về năng lực cạnh tranh, đứng sau các nước như Brazil (hạng 53), Ấn Độ (56), và Nga (66). Nhưng đáng báo động hơn là so với năm ngoái thứ hạng này tụt đến 10 bậc.
Kế đến là thứ hạng về sáng tạo còn thấp. Chúng ta còn nhớ bài báo nổi tiếng của Ts Lê Văn Út và Ts Thái Lâm Toàn, “Hơn 9.000 giáo sư sao không có bằng sáng chế?”, cho biết trong 5 năm qua VN chỉ đăng ký được 5 bằng sáng chế. Có năm (2011) không có bằng sáng chế nào. Trong khi đó Phi Luật Tân có 27 bằng sáng chế, Thái Lan có 53, Mã Lai 161, và Singapore 647. Chúng ta chỉ hơn mấy nước như Lào, Campuchea, và Brunei.


2011, Việt Nam có zero bằng sáng chế đăng ký ở Mỹ.
Nguồn ảnh: Vietnam.net

Chợt nhớ hôm đợi chuyển máy bay ở Singapore, tôi lang thang trong các cửa hàng phi trường. Nhìn thấy giá những chai rượu Pháp (Louis 13 thì phải), giá từ 4000 USD đến 25000 USD một chai. Kinh ngạc, tôi hỏi người bán hàng, “Chắc chị bán một vài chai mỗi tháng?” Chị ấy trợn mắt nói, “Oh, mỗi tuần, chúng tôi bán cả chục chai.” Tôi ngạc nhiên hỏi khách hàng nào mà mua những thứ này, thì chị nói “PRC”. Tôi không hiểu và hỏi PRC là ai? Chị cười nói “People’s Republic of China”. Vậy mà chỉ một tuần sau có mặt ở Hà Nội tôi có dịp đi ăn tối với vài bạn, trong đó có bạn làm quản lý một nhà hàng sang trọng ở Hà thành, anh ấy cho biết nhà hàng của anh cũng bán khoảng “dăm chai” mỗi tuần, mỗi chai từ 4000 đến 10000 USD. Việt Nam ta đâu có chịu kém người hàng xóm lạ phía Bắc.

Cognac Louis XIII
Nguồn ảnh: OntheNet

Nhưng vui nhất và thích nhất vẫn là hôm ở Khách sạn Melia, khi tôi chứng kiến một cảnh rất hay. Khách sạn có cửa hàng bán điện thoại đắt tiền hiệu Vertu, giá cũng từ 5000 đến 10.000 USD một cái. Khi tôi đang window shopping thì một cặp tình nhân tay trong tay vào cửa hàng. Người con gái chỉ vào cái điện thoại (tôi không biết bao nhiêu tiền) và nũng nịu nói với chàng trai: “Em thích cái này cơ.” Giọng nói Hà Nội nghe rất dễ thương một cách chết người. Thế là chàng trai rút bóp ra và mua ngay cái điện thoại mà “em thích”. Họ vui vẻ và rất thản nhiên.


Nguồn: Hu Zi. Facebook, November 2, 2012.
Đọc thêm: Over 9,000 professors, why does Vietnam not have patents?. Dr. Le Van Ut/Dr. Thai Van Toan. Vietnam.net

Nguyễn Phương Uyên đã khai gì với công an?

Tại cơ quan an ninh điều ra, Nguyễn Phương Uyên khai nhận do khó khăn về kinh tế nên làm theo chỉ đạo của Nguyễn Thiện Thành nhằm được đối tượng này cho máy laptop, ĐTDĐ và hỗ trợ tiền cho việc học!

Nguyễn Phương Uyên (SN 1992, thường trú tại huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, tạm trú Tân Phú – TPHCM) bị bắt vào ngày 14-10. Trước khi bị bắt, Uyên là sinh viên năm thứ ba hệ cao đẳng Trường ĐH Công nghệ thực phẩm TPHCM.

Theo bản tự khai của đối tượng Uyên, mục đích của việc dán cờ 3 sọc, truyền đơn với nội dung chống phá và tranh biếm họa rồi chụp đưa lên mạng Internet là nhằm làm cho công an từ "cấp lớn đên cấp bé hoảng loạn đi điều tra"!

Đối tượng Nguyễn Phương Uyên (ảnh cắt từ clip)
Sau khi thực hiện xong việc dán truyền đơn chống phá, Uyên đọc lại cho Nguyễn Thiện Thành (đối tượng phản động trong tổ chức "Tuổi trẻ yêu nước" đã bị cơ quan ANĐT Công an TPHCM truy nã trước đó) ghi âm và gửi tổng cộng 20 ảnh. Sau đó, Thành đăng 10 ảnh trên trang mạng "Tuổi trẻ yêu nước". Uyên quen Thành vào tháng 5-2012.
Cũng tại bản nhận tội khai trước cơ quan ANĐT, đối tượng Nguyễn Phương Uyên, thừa nhận: "Bản thân tôi nhận thấy việc mình làm đã vi phạm pháp luật nhà nước Việt Nam, chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước CHXHCN Việt Nam. Hành vi của tôi đã giúp cho tổ chức phản động chống đảng, nhà nước. Do trong thời gian đó, tôi gặp khó khăn về mặt kinh tế, gia đình có nhiều chuyện xảy ra nên những việc làm này đều nhằm mục đích lấy lòng tên Nguyễn Thiện Thành để hắn cho máy laptop, điện thoại di động và hỗ trợ học (tiền, công việc).

Sau việc làm này, tôi rất ân hận và thành thật nhận tội đã gây ra. Mong rằng nhà nước, Đảng sẽ khoan hồng, tha thứ, tạo điều kiện cho tôi với mức án nhẹ nhất để tôi tiếp tục công việc học hành trờ thành người công dân hữu ích cho đất nước. Tôi mong sẽ được chuộc lỗi lầm của mình".

Yến Thanh
(Báo NLĐ)

Bộ mặt thật của tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước”

Bằng vật chất và công nghệ, đối tượng phản động ở nước ngoài đã dụ dỗ, tập huấn những người nhẹ dạ, thiếu hiểu biết trong nước để phục vụ kế hoạch phản động. Đến nay bộ mặt thật của tổ chức “Tuổi Trẻ yêu nước” đã bị lật mặt.

Vì sao sinh viên Phương Uyên bị bắt ?
Ngày 3/11, cơ quan An ninh điều tra (ANTĐ) công an TP.HCM và cơ quan ANĐT tỉnh Long An đã họp báo thông báo việc bắt giữ 1 số người có hành vi tuyên truyền chống phá Nhà nước. Trong đó có sinh viên Nguyễn Phương Uyên (SN 1992, ngụ tỉnh Bình Thuận, tạm trú Q.Tân Phú, TP.HCM) – là sinh viên năm 3, hệ cao đẳng của trường ĐH Công nghệ thực phẩm, TP.HCM.
Nguyễn Thị Phương Uyên (ảnh trái) và Đinh Nguyên Kha (ảnh phải) đã thành khẩn nhận tội.
Theo điều tra, cuối tháng 4/2012 Phương Uyên lên mạng Internet để học tiếng Thái và tình cờ quen biết với Nguyễn Thiện Thành (hiện ngụ ở Thái Lan). Trong lúc trò chuyện, Thành “khoe” khi còn ở trong nước từng tham gia biểu tình đòi tự do dân chủ, hiện là thành viên tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước”.
Tiếp đó, Thành giới thiệu Phương Uyên quen với Đinh Nguyên Kha (SN 1988, ngụ Quốc lộ 62, P.6, TP.Tân An, tỉnh Long An – hành nghề sữa chữa máy vi tính) đã tham gia vào tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước” thông qua sự móc nối của Thành.
Đầu tháng 10/2012, Thành trao đổi, bàn bạc với Phương Uyên và Kha về kế hoạch tuyên truyền chống phá Nhà nước. Cụ thể, Thành chỉ đạo Phương Uyên và Kha thực hiện kế hoạch rải truyền đơn tại nhiều địa phương.
Trước đó, vào thời điểm cuối tháng 8/2012, qua mạng internet, Thành chuyện 3 file truyền đơn với nội dung chống phá Đảng, Nhà nước cho Kha để tên này thực hiện rải truyền đơn trong lễ Quốc khánh 2/9 tại địa bàn tỉnh Long An. Sau đó Kha đã in, dán các khẩu hiệu phản động cùng cờ vàng ba sọc đỏ tại khu dân cư gần bệnh viện đa khoa tỉnh Long An.
Cùng thời điểm, Phương Uyên cũng thực hiện dán tuyền đơn, dán cờ vàng ba sọc đỏ tại địa bàn xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Cả Phương Uyên và Kha sau khi thực hiện các hành vi trên đều sử dụng ĐTDĐ chụp lại, gửi hình ảnh cho Thành lấy công với tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước”.
Lật tẩy bộ mặt thật của tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước”
Theo điều tra, sau khi rải truyền đơn ở 2 địa phương trên, Thành chỉ đạo cho 2 đối tượng lên phương án thực hiện kế hoạch tại TP.HCM. Nhiều lần trao đổi, chúng thống nhất điểm rải truyền đơn là cầu vượt An Sương (Q.12) và thời điểm là lúc sáng sớm. Chúng gọi kế hoạch này là “chiến dịch tờ tiền lẻ”.
Thành từ nước ngoài chuyển tiền về nước, để Kha có tiền mua các dụng cụ in ấn, dán truyền đơn, cờ vàng ba sọc đỏ, chế tạo thiết bị phục vụ cho dán truyền đơn. Riêng Phương Uyên nhận tiền mua ĐTDĐ “xịn” chụp ảnh, viết bài tường thuật diễn biến gửi cho Thành qua mạng Internet…
Đầu tháng 10/2012, Kha tìm đến phòng trọ của Phương Uyên tại Q.Tân Phú, TP.HCM. Cả 2 đến cầu vượt An Sương nghiên cứu địa thế. Ngoài ra 2 đối tượng này còn đổi tiền, từ 500 ngàn đồng thành 5, 10, 20 ngàn đồng để dán vào các tờ truyền đơn, làm người đi đường nhặt tiền sẽ chú ý vào các tờ truyền đơn. Bằng chút kinh nghiệm nghề (sửa chữa máy vi tính) và được Thành huấn luyện, Kha đã chế tạo hộp chứa truyền đơn gồm chíp máy vi tính gắn với ĐTDĐ có cài chế độ hẹn giờ, khi thực hiện kế hoạch, chúng không cần có mặt mà hộp chứa truyền đơn có thể tự bung ra, truyền đơn, cờ vàng ba sọc đỏ, tiền lẻ tự động rơi xuống đoạn cầu vượt An Sương.
3h45 sáng ngày 10/10, Kha mang theo hộp chứa truyền đơn từ Long An đến chở Phương Uyên ra cầu vượt An Sương lắp đặt. Đúng 7h15 sáng, hộp truyền đơn bung ra, truyền đơn, cờ vàng ba sọc đỏ  tiền lẻ…rơi xuống; một số người dân hiếu kỳ kéo đến xem. Lúc này Phương Uyên chụp hình, quay phim…ghi nhận vụ việc, viết bài gửi cho Thành qua mạng Internet.
Thế nhưng bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan ANĐT Bộ công an, Công an TP.HCM và tỉnh Long An đã làm rõ được hành vi phạm tội của nhóm đối tượng trên. Ngày 19/10, cơ quan ANĐT tỉnh Long An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với Phương Uyên và Kha để điều tra, xử lý về tội “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo điều 88 Bộ luật Hình sự.
Công an đã thu giữ được tang vật gồm: 1 cờ vàng ba sọc đỏ dán vào mặt trong thùng cac-tong (hộp chứa truyền đơn tại cầu vượt An Sương), 723 tờ truyền đơn, khẩu hiệu; 2,54kg hóa chất để chế tạo thuốc nổ (do Kha mua theo chỉ đạo của Thành để đặt bom tượng đại Hồ chí Minh tại TP.Cần Thơ).
Được biết sau khi bị bắt tạm giam, cả Kha và Phương Uyên đều thành khẩn nhận tội, thừa nhận hành vi sai trái của mình, mong cơ quan pháp luật khoan hồng…Trong bản khai, Phương Uyên có nói rõ: “Bản thân tôi nhận thấy việc làm của mình đã vi phạm pháp luật nhà nước Việt Nam, chống lại Đảng cộng sản và Nhà nước CHXHCN Việt Nam, giúp cho tổ chức phản động chống Đảng, Nhà nước… Những việc làm này nhằm lấy lòng tên Thành để hắn cho máy laptop, ĐTDĐ và hỗ trợ tiền…”.
Đến nay cơ quan ANĐT cũng đã lật bộ mặt thật của Nguyễn Thiện Thành. Thành chính là kẻ thành lập tổ chức phản động “Tuổi trẻ yêu nước”. Hiện Thành đang bị công an TP.HCM truy nã về hành vi “tuyên truyền, chống phá Nhà nước” và được được xác định có liên quan đến nhóm Trần Vũ Anh Bình (sáng tác nhạc) và Võ Minh Trí (nhạc công) - 2 thành viên tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước” bị TAND TP.HCM tuyên phạt 6 và 4 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” vào 30/10 vừa qua.
Mạo danh thư gửi cho Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam

Trong một diễn biến khác về quá trình điều tra về hành vi vi phạm pháp luật của sinh viên Nguyễn Phương Uyên, được biết gần đây 1 số trang mạng xuất hiện 1 bức thư đồng ký tên cho là bạn bè của Phương Uyên gửi cho Chủ tịch nước. Tuy nhiên bà Mai Thị Tân – Trưởng phòng công tác chính trị trường ĐH Công nghệ Thực phẩm TP.HCM cho biết, khi tiến hành kiểm tra bức thư này, nhà trường thấy tên của một số sinh viên là đúng nhưng mã số trên thẻ sinh viên thì sai; đặc biệt những sinh viên có tên trong bức thư này xác nhận, không biết gì về việc tên của mình lại xuất hiện trong bức thư trên.
(VNN)

 Bức thư gửi CT Nước -Bức thư giả mạo nhân danh 74 nhân sĩ trí thức...

 

"Meo đi meo lại"...chung quanh bức thư gửi CT Nước--Bức thư giả mạo nhân danh 74 nhân sĩ trí thức...

Được sự cho phép của GS Tương Lai, chúng tôi xin trích đăng một số ý kiến qua mail của GS để bạn đọc gần xa tham khảo

Nam Nguyen <annamnhan@gmail.com>

Ngày 30/10, hàng loạt các trang mạng đăng lại bản tin của BBC với tựa đề “Trí thức gửi thư về vụ Phương Uyên”, cho hay: Một nhóm nhân sỹ trí thức hàng đầu Việt Nam đang kiến nghị lên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu trả tự do cho sinh viên Nguyễn Phương Uyên, người bị bắt hôm 14/10 vừa qua. Lá thư đề ngày 30/10, hiện đang được thu thập chữ ký trước khi chính thức chuyển tới Văn phòng Chủ tịch nước, cũng yêu cầu có giải thích công khai "về sự kiện bắt giam cháu Nguyễn Phương Uyên, sinh viên trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM".
Tìm hiểu thêm về lá thư trên, được biết người chấp bút cho lá thư dài 04 trang là giáo sư Tương Lai, một trong những trí thức từng được Thủ tướng Võ Văn Kiệt mời tham gia Ban cố vấn cho Thủ tướng.
Lá thư đã được gửi đến các vị “trí thức hàng đầu” tại TPHCM và Hà Nội để tham khảo ý kiến, mà những trí thức này thì quá quen mặt, quen tên, được các báo đài bên ngoài trang điểm thêm bởi những cụm từ lạ tai như: “cấp tiến” hay “bất đồng chính kiến”.
Phải thừa nhận, trong tất cả những việc mà các “trí thức” này quan tâm thì không phải việc nào cũng sai trái và có hại cho đất nước. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là những điều họ làm vừa qua đều đúng, đều phục vụ cho đất nước, cho dân tộc và thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Chẳng hạn, các kiến nghị về dự án khai thác bôxít, dự án tàu cao tốc, vụ Văn Giang, phản đối chính sách lấn áp của Trung Quốc … thì có nhiều điều các vị nói không sai và có cơ sở khoa học. Nhưng không ít vụ như Cù Huy Hà Vũ, ngư dân Thanh Hoá cắt lưới, công an đàn áp người biểu tình chống Trung Quốc… thì lại khác, nhiều vị chỉ theo cảm tính và phản ứng kiểu hiệu ứng đám đông… mà chẳng cần hiểu hay đủ bình tĩnh xem xét sự việc một cách thấu đáo trước khi có phản ứng.
Như trong việc làm được nhắc đến ở trên… thì thực sự họ đã bị vướng vào bẫy việt vị, mà bẫy này không phải do trí thức nào cao siêu hơn, cũng không phải cơ quan điệp vụ nào lập kế hoạch gài các vị, mà bẫy này chỉ được tạo bởi một vài cô bé, cậu bé đang tuổi ăn, tuổi học… chỉ đáng tuổi gọi giáo sư Tương Lai là ông Cố. Và các vị cũng chẳng phải bị gài mà gần như tự nguyện dấn thân.
Hãy xem giáo sư Lai dẫn nhập văn bản:
Kính gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Tiếp theo thư của các cháu sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM gửi Chủ tịch Nước ngày 20-10-2012 và nhằm hậu thuẫn cho đề nghị chính đáng của sinh viên, chúng tôi, những người ký tên dưới đây trân trọng kính gửi đến Chủ tịch Nước những ý kiến và kiến nghị sau đây:
Vừa qua, theo dõi thông tin trên mạng, chúng tôi hết sức bức xúc về tin nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên, trường Đại học Công nghiệp thực phẩm, bị công an bắt. Công an chỉ mới thừa nhận bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên dù trước đó họ phủ nhận. Bạn học của Phương Uyên cho biết khi Công an tràn vào phòng trọ bắt cô hôm 14/10 chỉ nói lý do là "để điều tra về các truyền đơn chống Trung Quốc". Sau 10 ngày kể từ khi sinh viên này bị bắt, vào ngày 14/10 gia đình Phương Uyên mới chính thức nhận được thông báo của công an tỉnh Long An về việc bắt giữ người để điều tra về hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điều 88”.
Rõ ràng, với một người lớn tuổi, học hàm giáo sư, là nhà nghiên cứu, nguyên là thành viên Ban cố vấn cho Thủ tướng… mà căn cứ để đưa ra một văn bản kiến nghị lên Chủ tịch nước chỉ đơn giản là “theo dõi thông tin trên mạng”. Mà thông tin trên mạng ở đây lại chẳng phải từ những diễn đàn chính thống. Chính thống ở đây không hàm ý là phải được nhà nước Việt Nam cho phép, mà chính thống là phải được thế giới thừa nhận tư cách pháp nhân, diễn đàn đó phải có trách nhiệm về tính xác thực với thông tin mình đưa ra. Thế nhưng các diễn đàn đưa những thông tin mà giáo sư Lai viện dẫn lại chỉ là những diễn đàn vô thưởng vô phạt, những diễn đàn tự cho mình là báo “lề trái”, muốn đăng tin thế nào là tuỳ sở thích của họ và một điều chắc chắn là họ không bị bất cứ cơ quan nào bắt phải đính chính hay chịu trách nhiệm nếu đưa tin không chính xác.
Giáo sư Lai đã không biết (hoặc có thể cố tình không biết) sự thật về việc cô bé Nguyễn Phương Uyên bị bắt không đơn giản chỉ là “làm thơ chống Trung Quốc” hay “rải truyền đơn với nội dung phản đối Trung Quốc”. Ngay cái thư lấy danh nghĩa sinh viên Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM của ai làm ra? Sinh viên nào đưa tin công an đến bắt Phương Uyên để “điều tra về các truyền đơn chống Trung Quốc”? múc đích là gì?... gáio sự lại cả tin thái quá. Một vị giáo sư đầu đã bạc, trong số không nhiều những người ăn mòn bát chế độ mà có thể dễ dàng tin vào những thông tin trên hay sao?
Hầu hết bạn bè đều nói rằng, Phương Uyên, Ủy viên Ban chấp hành Chi đoàn Thanh niên Lớp 10CDTP1 của Trường ĐHCNTP TPHCM là "một người bạn tốt, hiền ngoan và học giỏi rất năng động trong những hoạt động của trường lớp và hòa đồng với bạn bè.... nghe nói là bạn Uyên có làm bốn câu thơ gì đó chống Trung Quốc... Mẹ của Phương Uyên thì cho biết đã được công an thông báo lý do bắt giữ cô là vì tội "tuyên truyền chống Nhà nước". Bà nói : “Theo lời thuật lại của cháu Phương ở chung phòng với nó nói là Uyên bị bắt vì làm bốn câu thơ chốngTrung Quốc. Nói vậy chứ không biết rõ ràng, nhưng thực chất cháu Uyên ghét Trung Quốc thì khi tôi lên công an phường Tây Thạnh thì tôi mới biết. Người ta kể lại là cháu Uyên trả lời mấy chú công an là nó rất ghét Trung Quốc. Nếu như cháu Uyên ghét TQ thì tôi nghĩ nó không sai trái gì hết. 
 ===============================

 Kính gửi bác HNN...
Cám ơn bác . Mọi thứ đều có thể diễn ra. Chuyện ép cung, bịa chuyện, tạo hiện trường giả, như "ném  bả thuốc phiện vào nhà dân thời mồ ma thực dân Pháp bây giờ được "vi tính hóa" điệu luyện hơn rất nhiều. Đến chuyện 2 bao cao su trong vụ CHHV người ta dám xài thì không có chuyện gì người ta không dám.
Vấn đề là phải cảnh giác để không bị sập bẫy, và càng đường đường chính chính, công khai minh bạch trong đấu tranh hợp pháp là được bác ạ.
Kính chúc bác khỏe.
Tương Lai
-----

lúc 10:45 giờ ngày 03/11/2012 NLG nhận được 1 bức thư giả mạo, nhân danh 74 nhân sĩ trí thức với nội dung hoàn toàn xa lạ ! 
Vàng giả, nhái SJC tăng
Khi phát hiện vàng nhái SJC, các miếng vàng sẽ bị bấm như trong ảnh - Ảnh: Đ.N.Thạch


THƯ GIẢ MẠO

THƯ GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC

NGÀY 30.11.2012 CỦA 157 NHÂN SĨ TRÍ THỨC VÀ NHỮNG NGƯỜI YÊU NƯỚC CÙNG KÝ TÊN,

GỬI BƯU ĐIỆN NGÀY 1.11 2012





CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Kính gửi Chủ tịch Nước
Sau khi đọc thư của các cháu sinh viên Trường Đại học Công Nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh gửi Chủ tịch Nước ngày 20.10. 2012 và nhằm hậu thuẫn cho đề nghị của sinh viên. Tôi đại diện cho những trí thức Việt Nam trong và ngoài nước từng bức xúc trước thời cuộc, tôi từng ký tên vào Thư Ngỏ ngày 18.8.2011, trong đó đã "kiến nghị khẩn trương xây dựng luật biểu tình (như Thủ tướng đã nêu ra) và cho rằng chính quyền nước ta cùng với ý thức làm chủ của nhân dân ta hoàn toàn có đủ khả năng bảo đảm các cuộc biểu tình phản đối hành động xâm lược, bành trướng của Trung Quốc diễn ra ôn hòa, trật tự, đúng mục đích; chấm dứt các hành động trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước, xin trân trọng kính gửi đến Chủ tịch Nước những ý kiến và kiến nghị sau đây :
Vừa qua, theo dõi thông tin trên mạng, lúc đầu tôi hết sức bức xúc về tin nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên, trường Đại học Công nghiệp thực phẩm, bị công an bắt. Bạn học của Phương Uyên cho biết khi Công an tràn vào phòng trọ bắt cô hôm 14/10 chỉ nói lý do là "để điều tra về các truyền đơn chống Trung Quốc". Công an thừa nhận bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên và nhận lỗi rằng thông báo chậm trễ dù trước đó họ phủ nhận. Tức là sau 10 ngày kể từ khi sinh viên này bị bắt, vào ngày 14/10 gia đình Phương Uyên chính thức nhận được thông báo của công an tỉnh Long An về việc bắt giữ người để điều tra về hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điều 88”.
Thông tin mạng lề trái nói rằng, Phương Uyên, Ủy viên Ban chấp hành Chi đoàn Thanh niên Lớp 10CDTP1 của Trường ĐHCNTP TPHCM là "một người bạn tốt, hiền ngoan và học giỏi rất năng động trong những hoạt động của trường lớp và hòa đồng với bạn bè.... nghe nói là bạn Uyên có làm bốn câu thơ gì đó chống Trung Quốc... Mẹ của Phương Uyên thì khi trả lời một số báo đài hải ngoại với sự hướng giẫn của một số nhân vật chống đối nhà nước Việt Nam, bà nói : “Theo lời thuật lại của cháu Phương ở chung phòng với nó nói là Uyên bị bắt vì làm bốn câu thơ chống Trung Quốc. Nói vậy chứ không biết rõ ràng, nhưng thực chất cháu Uyên ghét Trung Quốc thì khi tôi lên công an phường Tây Thạnh thì tôi mới biết. Người ta kể lại là cháu Uyên trả lời mấy chú công an là nó rất ghét Trung Quốc. Nếu như cháu Uyên ghét TQ thì tôi nghĩ nó không sai trái gì hết.
Qua thông tin mạng và điều tra tôi đã hiểu rõ vấn đề, không như thông tin mạng ban đầu. Cụ thể Nguyễn Phương Uyên đã cùng một nhóm người, nhận tiền và làm theo chỉ đạo của bọn “ngông cuồng lưu vong” vào rạng sáng ngày 10/10/2012 Phương Uyên cùng một người bạn đã tiến hành rãi truyền đơn mở bằng hộp tự động chế “hẹn giờ”, tự động bung ra trên cầu Vượt  An Sương, đoạn quốc lộ 1 A – Trường Chinh – Sài gòn. Nội dung  kích động, tuyên truyền xuyên tạc, nói xấu Đảng, nhà nước Việt Nam, viết khẩu hiệu, vẽ cờ 3 sọc đỏ trên tiền giấy Việt Nam. Lợi dụng việc lên án hành động Trung Quốc xâm chiếm Hoàng sa, Trường sa để kêu gọi đồng bào đứng lên kích động lật đổ đảng CSVN, thể chế chính trị Việt Nam thì các cháu thật ấu trí và bị xử lý hình sự, bắt giam là đương nhiên. Nhà nước Việt Nam đang khép lại quá khứ, hướng tới tương lai. Kể cả một số tổ chức trước đây có những hoạt động chống lại nhà nước Việt Nam như “Đảng Nhân dân hành động”, “đảng DCVN”, “Tập Hợp dân chủ đa nguyên” nay cũng đã thức tỉnh, quay về với Việt Nam. Chính việc tô vẽ cái lá cờ vàng 3 sọc đỏ đã làm khó lành vết thương chiến tranh, tình cảm đồng bào dân tộc không hàn gắn nổi, việc hòa giải hòa hợp dân tộc còn rất nhiều khó khăn. Lá cờ vàng 3 sọc đỏ cần phải cho vào quên lãng, xin đưa nhận xét của ông Nguyễn Gia Kiểng (Tập hợp dân chủ đa nguyên) để minh chứng “ tổ chức Hải ngoại liên quan tới chống đối chính quyền Việt Nam như QLVNCH, Việt Tân, Cao Trào Nhân Bản… không làm được gì. Lý do tại sao? Vì vẫn mãi cực đoan bảo thủ lợi dụng, ôm mãi khư khư cái “Cờ vàng 3 sọc đỏ” làm biểu tượng để lợi dụng nó trong hoạt động cho mình, không đúng với ý nghĩa của đấu tranh dân chủ, lá cờ vàng3 sọc đỏ là biểu tượng của thứ dân chủ giả dối và bệnh hoạn của một chế độ bạc nhược đã thất bại và đầu hàng” (NGK)
Ngày Quốc Khánh 2 tháng 9 chủ tịch nước đã căn dặn: “Phải biết hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiên liệt về những yếu kém, khuyết điểm của mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc. Hổ thẹn không phải để bạc nhược, mất ý chí mà để vươn lên gấp hai, gấp ba, để tiếp tục đi tới với tư thế vững vàng, khí phách hiên ngang vốn là truyền thống dân tộc, góp phần làm cho đất nước ta phát triển và trường tồn mãi mãi.”  Vậy mà, nhiều bạn trẻ nói chung và Phương Uyên nói riêng đã không tự soi mình, lại đi làm tay sải cho những thành phần bất hảo ở hải ngoại, nhận những đồng tiền USD và trở thành công cụ cho hoạt động chống dối Việt Nam, thương lăm thay.
Trong chúng tôi cũng có những người đã từng đứng trên bục giảng và hiểu được tâm trạng của tuổi trẻ, cũng có những người từng là tù Côn Đảo trước 1975, vốn từng trải qua tâm trạng của tuổi thanh niên bị kẻ thù giam cầm khủng bố khi tham gia cách mạng, có người bị chính quyền của chế độ cũ bắt không cho gia đình biết và mất tích. Thì việc theo kiểu cách như Công An ta vừa bắt cô sinh viên 20 tuổi Phương Uyên cùng lứa tuổi với chúng tôi dạo ấy nhưng thông báo hơi trễ cũng bình thường thôi, vì Phương Uyên có tội thực sự. Tâm trạng của chúng tôi khi đó là chỉ thầm mong sao cha mẹ mình đừng biết tin, chứ bản thân mình thì đã xác định "dấn thân vô là phải chịu tù đày, là gươm kề tận cổ, súng kề tai, là thân sống chỉ coi còn một nửa", vì vậy "Dù ai ngon ngọt nuông chiều, cũng không nói yêu thành ghét. Dù ai cầm dao dọa giết, cũng không nói ghét thành yêu" như những dòng thơ từng giục giã tuổi trẻ có lương tri, biết sống cuộc sống có ý nghĩa, không chỉ "hiền ngoan" để trở thành phường "giá áo túi cơm", khuất phục trước cường quyền, áp bức và bất công mà chúng tôi đã thuộc nằm lòng. Vậy mà, Phương Uyên đã mờ mắt trước những lời khuyên xinh đẹp, giỏi giang và những đồng USD ít ỏi và phải bán mình cho những sự huyễn hoặc, quỷ quái.
Trên bục giảng cũng như trong cuộc sống gia đình và trên đường phố, đường làng, chúng tôi từng dạy dỗ con cháu mình phải sống có hoài bão cao đẹp, biết rèn luyện phẩm chất và trí tuệ để trở thành người hữu ích cho xã hội. Chừng nào Biển Đông còn dập dồn những con sóng xâm lược của các thế lực hiếu chiến trong giới cầm quyền Bắc Kinh thì tuổi trẻ Việt Nam phải nung nấu và tỏ rõ tinh thần yêu nước, khí phách quật cường của Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Lê Lợi, Nguyễn Huệ từng viết nên những trang sử vàng của dân tộc, từng khắc trên cánh tay hai chữ Sát Thát, đánh tan tác quân xâm lược "ra đến biển chưa thôi trống ngực, về đến Tàu còn đổ mồ hôi" như Nguyễn Trãi từng viết trong "Bình Ngô Đại cáo" ! Phải thường xuyên nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay phải biết căm ghét, phỉ nhổ những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống do "úy tử tham sinh", muốn "ngôi cao, lộc lớn" đã hèn nhát cúi đầu theo giặc, treo một tấm gương nhơ bẩn trong lịch sử, muôn đời bị nhân dân nguyền rủa. Vậy mà Phương Uyên lại lợi dụng cái “tinh thần dân tộc bất diệt” làm ô bẩn gia đình, vì lợi ích cá nhân và thế hệ trẻ.
Chính vì thế, khi cháu Phương Uyên lợi dụng cái gọi là “lòng yêu nước, ghét kẻ thù xâm lược” nghe theo lời những tên “ngông cuồng hải ngoại” nên mang họa vào thân. Thử hỏi các bạn trẻ khác "hiền lành, ngoan ngoãn" như bản tính vốn có của cháu, nhưng họ dám dấn thân vào chuyện "mạo hiểm" biểu tình chống Trung Quốc một cách trong sáng, tự nguyện, xuất phát từ trái tim. Phải chăng cháu Phương Uyên đã thực hiện những điều trái mơ ước mà chúng tôi, khi đứng trên bục giảng, đã từng giải thích cho sinh viên "Nếu tôi không cháy lên, Nếu anh không cháy lên, Nếu chúng ta không cháy lên, Thì làm sao / Bóng tối / Có thể trở thành / Ánh sáng?". Có rất nhiều bạn trẻ thể hiện tinh thần dân tộc, sao không bắt nhiều người khác mà chỉ bắt cháu Phương Uyên và 01 người đồng phạm?
Khi nói đến những bức xúc của dân về vấn đề Biển Đông, không chỉ có cháu Phương Uyên mà còn hàng trăm triệu thanh niên cùng trang lứa thực hiện ý nguyện đó bằng hành vi cụ thể của mình chứ không bằng những lời nói suông, nhưng phải dựa trên quy định của pháp luật thì chúng ta phải động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho họ hành động. Riêng những hành động ngông cuồng như cái gọi là của nhóm Tuổi trẻ yêu nước” gì đó thì sự trấn áp, triệt tiêu hành động trên là cần thiết. Chẳng lẽ vì sự can thiệp, kích động của một số nhóm “ngông cuồng hải ngoại” và một số nhân vật chính khách “bất đồng mô hình chính trị xã hội Việt Nam” lại để cho vài trẻ ranh con kia làm ảnh hưởng chính trị, đời sống xã hội.
Kính thưa Chủ tịch Nước,
Tc họa xâm lược, đòi hỏi cần phải có hành động mạnh mẽ để nhà cầm quyền Trung Quốc hiểu rằng, cho dù bất cứ mưu ma chước qu quen thuộc hay nham hiểm mới mẻ nào cũng không thể lừa bịp được nhân dân Việt Nam, trong đó có giới trí thức và tuổi trẻ Việt Nam. Chúng tôi biểu tỏ quyết tâm sát cánh với nhân dân nhằm động viên cổ vũ họ rèn luyện và phấn đấu để xứng đáng với cha anh đã kiên cường, quật khởi trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước...
Trước mắt, chúng tôi đề nghị Chủ tịch Nước chỉ đạo cho công khai thông tin về sự sai phạm đáng lên án của Nguyễn Phương Uyên dẫn đến bắt giam, sự xúi dục của lũ “ngông cuồng hải ngoại” đứng ở đằng sau. Có chỉ thị cụ thể, không để vì chỉ một cô gái 20 tuổi làm ảnh hưởng đến chính trị, tinh thần dân tộclòng yêu nước. Đó chính là một biểu hiện cụ thể mà bất cứ những người dân nào, đặc biệt là đối với con cháu chúng ta đang ngồi trên ghế nhà trường cũng hiểu được rằng đoàn kết, hòa hợp dân tộc, đặt Tổ quốc lên trên hết là đòi hỏi sống còn của đất nước ta trong bối cảnh thế giới mới của nhng biến động khó lường và với họa ngoại xâm đang rình rập từng phút, từng giờ.
Vì những lý do đã trình bày ở trên, tôi đề nghị Chủ tịch Nước, với trọng trách của mình, chỉ thị cho các cơ quan có trách nhiệm sớm đưa ra xét xử và cũng cho Nguyễn Phương Uyên cơ hội sửa chữa để cháu nhanh chóng trở lại nhà trường, tiếp tục nhiệm vụ học tập, “đánh người chạy đi không nên đánh người chạy lại”, “lấy đức phục nhân”
Đã đến lúc phải nhìn thẳng vào sự thật và nói lên sự thật để có những quyết sách an dân khi lòng dân đang ủng hộ, đặc biệt là thế hệ trẻ. Không thể lơi là mất cảnh giác, không thể e sợ sự can thiệp bên ngoài lợi dụng vấn đề dân chủ nhân quyền. Cần có cách giải quyết dứt khoát trấn áp những kẻ manh động, đảm bảo nhà nước pháp quyền XHCN.
Kính gửi đến Chủ tịch lời chào trân trọng và kính chúc Chủ tịch dồi dào sức khỏe để tiếp tục những điều mà Chủ tịch đã bộc bạch và hứa hẹn với cử tri trong những cuộc tiếp xúc vừa qua.
                                  
                                                                      Ngày 30.10.2012
                                                                           Đồng ký tên
Sao kính gửi:
- Văn phòng Thủ tướng Chính phủ
- Văn phòng Chủ tịch Quốc hội
- Văn phòng Trung ương Đảng
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CÙNG KÝ TÊN:
1.
Hoàng Tụy
GS TS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Viện IDS
Hà Nội
2.
Ngô Bảo Châu
GS TS, Đại học Chicago, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán của Việt Nam (VIASM)
Hoa Kỳ
3.
Ngô Huy Cẩn
GS TSKH, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Hà Nội
4.
Trần Lưu Vân Hiền
PGS TS
Hà Nội
5.
Trần Việt Phương
Nguyên thành viên Viện IDS
Hà Nội
6.
Trần Đức Nguyên
Nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội, nguyên Trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ
Hà Nội
7.
Phaolô Nguyễn Thái Hợp
Giám mục Giáo phận Vinh
Nghệ An
8.
Nguyễn Đình Đầu
Nhà nghiên cứu
TP HCM
9.
Bùi Ngọc Tấn
Nhà văn
Hải Phòng
10.
Hồ Ngọc Nhuận
Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị
nhật báo Tin Sáng
TP HCM
11.
Huỳnh Tấn Mẫm
Bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975
TP HCM
12.
Lê Hiếu Đằng
Nguyên Phó Tổng thư ký UBTƯ Liên minh các lực lượng dân tộc, dân
chủ và hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam TP HCM,
đại biểu HĐND TP. HCM khóa IV, V
TP HCM
13.
Lê Công Giàu
Nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Thành
phố (Saigontourist)
TP HCM
14.
Nguyễn Quang A
TS, nguyên Viện trưởng Viện IDS
Hà Nội
15.
Phùng Liên Đoàn
TS, chuyên viên an toàn điện hạt nhân, Oak Ridge, Tennessee
Hoa Kỳ
16.
Nguyễn Huệ Chi
Nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam
Hà Nội
17.
Phạm Toàn
Nhà giáo
Hà Nội
18.
Nguyễn Thế Hùng
GT TS, Đại học Bách khoa, Đà Nẵng, Phó Tổng thư ký Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam
Đà Nẵng
19.
Trần Văn Thọ
GS TS, Đại học Waseda, Tokyo
Nhật Bản
20.
Trần Quốc Thuận
Luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
TP HCM
21.
Nguyên Ngọc
Nhà văn, nguyên thành viên Viện IDS
Hà Nội
22.
Nguyễn Trung
Nguyên thành viên Viện IDS, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan
Hà Nội
23.
Tương Lai
Nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Viện IDS,
nguyên thành viên Tổ Tư vấn và Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ
TP HCM
24.
Chu Hảo
Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nguyên thành viên Viện IDS, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức
Hà Nội
25.
Lê Đăng Doanh
TS, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương
Hà Nội
26.
Phạm Duy Hiển
GS TS, nguyên Viện trưởng Viện Nguyên tử Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS
Hà Nội
27.
Hoàng Dũng
PGS TS, Đại học Sư phạm TP HCM
TP HCM
28.
Tống Văn Công
Nguyên Tổng Biên tập báo Lao Động
TP HCM
29.
Đào Hùng
Phó Tổng biên tập Tạp chí Xưa & Nay, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam
Hà Nội
30.
Huỳnh Công Minh
Linh mục
TP HCM
31.
Huỳnh Kim Báu
Nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh (nay
là Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh)
TP HCM
32.
Phạm Xuân Phương
Đại tá, Cựu chiến binh
Hà Nội
33.
Nguyễn Thị Ngọc Toản
Đại tá, Giáo sư bác sĩ, nguyên Chủ nhiệm Khoa Sản, Quân y Viện 108
Hà Nội
34.
Tô Văn Trường
TS, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam
TP HCM
35.
Nguyễn Xuân Diện
TS, Viện Hán Nôm
Hà Nội
36.
Kha Lương Ngãi
Nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng
TP HCM
37.
Trần Văn Long
Nguyên Phó Bí thư Thành Đoàn TP HCM, nguyên Phó giám đốc Công ty Du lịch TP HCM (Saigontourist)
TP HCM
38.
Trịnh Đình Ban
Luật sư, nguyên Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM
TP HCM
39.
Hồ Ngọc Cứ
Luật gia, nguyên Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
TP HCM
40.
Hạ Đình Nguyên
Nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành động thuộc Tổng Hội Sinh viên Học sinh trước 1975
TP HCM
41.
Cao Lập
Cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới
TP HCM
42.
Tạ Duy Anh
Nhà văn
Hà Nội
43.
Hoàng Hưng
Nhà thơ
TP HCM
44.
Thanh Thảo
Nhà thơ, Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ, Hội Nhà văn Việt Nam
Quảng Ngãi
45.
Lưu Trọng Văn
Nhà báo
TP HCM
46.
Lê Hiền Đức
Giải thưởng Liêm chính năm 2007 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế
Hà Nội
47.
Trần Thanh Vân
Kiến trúc sư
Hà Nội
48.
Trần Thị Băng Thanh
PGS TS, nguyên cán bộ Viện Văn học
Hà Nội
49.
Phạm Khiêm Ích
GS TS, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Thông Tin thuộc UBKHXHVN trước đây
Hà Nội
50.
Lê Văn Tâm
Cựu Chủ tịch “Tổ chức người Việt tại Nhật Bản đấu tranh cho Hòa
bình và Thống Nhất đất nước”, nguyên Chủ tịch Tổng hội Người Việt Nam
tại Nhật Bản
Nhật Bản
51.
Đặng Đình Cung
ME, DS, DBA
Pháp
52.
Vo Van Giap
Kỹ sư, Toronto, Ontario
Canada
53.
Khương Quang Đính
Chuyên gia công nghệ thông tin, Paris
Pháp
54.
Đoàn Viết Hiệp
Pháp
55.
Trần Minh Khôi
Kỹ sư điện toán, Berlin
Đức
56.
Hà Sĩ Phu
TS
Đà Lạt
57.
Nguyễn Thanh Giang
TS
Hà Nội
58.
Nguyễn Đăng Hưng
GS TS, Giáo sư Danh dự Thực thụ Đại Học Liège, Bỉ
TP HCM
59.
Vũ Quang Việt
Nguyên chuyên viên cấp cao về thống kê kinh tế của Liên Hiệp Quốc
Hoa Kỳ
60.
Trần Hải Hạc
Nguyên PGS Đại học Paris 13
Pháp
61.
Lê Phú Khải
Nguyên phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam
TP HCM
62.
Nguyễn Quốc Thái
Nhà báo
TP HCM
63.
Huỳnh Ngọc Chênh
Nhà báo
TP HCM
64.
Phạm Đình Trọng
Nhà văn
TP HCM
65.
Tô Lê Sơn
Kỹ sư
TP HCM
66.
Nguyễn Lê Thu Mỹ
Nguyên chiến sĩ biệt động, quân báo khu Sài Gòn – Gia Định, cựu tù Côn Đảo
TP HCM
67.
Lê Thân
Cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Tổng thư ký Lực lượng nhân dân tranh thủ dân chủ Đà Lạt
Nha Trang
68.
Tuấn Khanh
Nhạc sĩ
TP HCM
69.
Vũ Hồng Ánh
Nghệ sĩ cello
TP HCM
70.
Phạm Xuân Yêm
Nguyên Giám đốc nghiên cứu thuộc Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học, làm việc tại Đại học Pierre & Marie Curie, Paris
Pháp
71.
Nguyễn Trường Tiến
GS TS, Chủ tịch Hội Cơ học Địa chất Việt Nam
Hà Nội
72.
Tran Van Binh
TS, Kỹ sư, Maintal / Frankfurt
Đức
73.
Ton That Hung
Kỹ sư Lâm nghiệp
Hoa Kỳ
74 Trần Văn Cung 
 

Khẳng định của GS Hoàng Tụy về sự giả mạo của một bức thư

Tối nay 3/10/2012 tôi được biết có bức thư giả mạo nói là của 74 người trong đó có tên tôi, và nhiều bạn khác, gửi Chủ Tịch Nước. Tôi xin khẳng định tính chất giả mạo của bức thư đó, và tuyên bố rõ tôi không hề ký tên vào một bức thư nào gửi Chủ Tich Nước sau bức thư ngày 30/10/2012, mà tôi đã cùng ký tên với 143 vị khác. Tôi không thấy có lý do gì để phủ nhận nội dung bức thư này, nó đã được viết và được ký với tinh thần trách nhiệm công dân trước tình hinh tham nhũng và độc tài, phản dân hại nước đang ngày càng trầm trọng.
Hoàng Tụy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét