Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

HOT - THỜI SỰ TRONG NGÀY

Nhân chuyện người New Yorks “bới rác”

Hôm nay, nhiều tờ báo trong nước đồng loạt đưa tin và ảnh về việc người New York phải đi bới đống rác tìm đồ ăn. Báo Dân trí còn có đoạn: “Một nhóm người dân New York đã phải bới thùng rác bẩn thỉu để tìm thức ăn, khi họ phải trải qua đêm thứ tư bị cúp điện, và với nhiều người cũng đồng nghĩa với cúp nước.”

Hình ảnh gây sốc người dân New York tìm kiếm đồ ăn tại đống rác (Ảnh và chú thích của Dân trí)
Mình chỉ xin “đính chính” thế này:
Theo quy định về “Vệ sinh an toàn thực phẩm”, các cửa hàng bán đồ ăn nhanh của Mỹ sau một ngày phải thanh lý hết hàng hóa tồn đọng trong ngày. Nếu bạn lang thang ở những nơi đó vào lúc cửa hàng đóng cửa, bạn có thể “nhặt” được rất nhiều đồ ăn ngon. Một cửa hàng bánh mỳ nổi tiếng ở chợ Chelsea vào mùa hè, sau bảy giờ, các loại bánh được giảm giá 50%. Có người sẽ hỏi tại sao họ lại không đem đồ ăn đó phát cho người nghèo? Họ sợ các “thượng đế” sau khi nhận được đồ ăn miễn phí, sẽ khởi kiện nếu họ có vấn đề gì về sức khỏe. Thế thì mời các vị cứ đến đây “nhặt” mang về sử dụng và tự chịu trách nhiệm.
Tấm ảnh được các tờ báo trong nước đăng tải chụp tại nơi thanh lý hàng hóa của cửa hàng Key Food trên đại lộ A phố số 4 Lower East Side (Điểm cực Đông Nam – Manhattan). Đây là nơi bị thiệt hại nặng do cơn bảo Sandy vì mực nước biển dâng cao chưa từng thấy trong nhiều năm trở lại đây. Cửa hàng “buộc lòng” phải thanh lý toàn bộ hàng hóa vì lý do “an toàn thực phẩm” và cũng có thể họ có thế yêu cầu công ty Bảo hiểm đền bù vì thiên tai.
Nếu bạn gặp hàng tấn hàng hóa còn nguyên bao bì bị bỏ ra ngoài đường thì bạn có “xông vào” nhặt với hy vọng sẽ tiết kiệm được từ vài chục tới vài trăm đô la mua thực phẩm và nhu yếu phẩm cho gia đình mình không?
Người Mỹ rất thực dụng. Khi các Starbuck cà phê phát miễn phí một ly cà phê nhỏ để giới thiệu sản phẩm mới, lập tức sẽ có một hàng dài người đợi đến lượt mình. Thực ra, nếu mua thì giá một ly khuyến mãi không tới 1$.

Hãy nhìn những gì người đàn ông này “bới” được từ đống rác thì bạn có thể kết luận có “bẩn thỉu” hay không.
Cách đây vài năm, một số hãng mỹ phẩm bị phát hiện đã bán giá quá cao, làm thiệt hại cho người tiêu dùng, chính quyền thành phố NY đã bắt các hãng đó phải phát quà miễn phí cho người dân. Trước cửa hàng Marcy’s ở khắp nơi, từng đoàn người xếp hàng rồng rắn chỉ để nhận một tuýp sữa rửa mặt, lotion, hoặc một thỏi son. Mình cũng đã từng rất thích thú đợi cả tiếng đồng hồ để nhận đồ miễn phí như vậy.

Người dân giúp nhau sạc điện thoại ở New Yorks sau cơn bão đây.
Thanh Chung
(Blog Gửi hương cho gió)

Ông Nguyễn Bá Thanh cảnh báo chính phủ đừng có đụng đến ông!

“Sửa luật chứ không chỉnh nghị quyết của Đà Nẵng”. Đó là ý kiến về việc hạn chế nhập cư được Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nêu ra trong phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội về tình hình kinh tế, xã hội ngày 31-10.

Theo ông Thanh, quyền tự do cư trú dù được Hiến pháp ghi nhận nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật. Vì thế, không thể một nhà 20 m2 mà chứa 40-50 người được.

Cũng theo ông Thanh, trước đây khi Quốc hội thảo luận và thông qua Luật Cư trú, ông cũng đã đề nghị cần hạn chế nhập cư nhưng không được chấp thuận. “Đà Nẵng chỉ hạn chế nhập cư vào nội thành chứ không hạn chế nhập cư cho toàn thành phố. Nếu cư dân nào tha thiết đến Đà Nẵng sinh sống thì ở bớt ngoài ngoại thành và hạn chế vào nội thành. Cũng chỉ hạn chế những người không có nghề nghiệp, nhà ở, công ăn việc làm hoặc có tiền án, tiền sự thôi” - ông Thanh nói. Ông cũng cho rằng nếu luật chưa phù hợp thì nên tập trung sửa chứ không nên điều chỉnh nghị quyết của HĐND TP Đà Nẵng.
 

Vụ bắt sinh viên Nguyễn Phương Uyên: Công an vi phạm BLTTHS ra sao?

clip_image001
(TTHN) - Đây là một bài viết cũ, trước khi cơ quan điều tra của công an chính thức thông báo về vụ án rải truyền đơn ở tỉnh Long An mà cô SV Phương Uyên là một trong những bị can vừa bị khởi tố. Đăng bài viết này để độc giả có thể thấy mọi việc nếu không thận trọng, cứ hấp tấp sẽ gây ra những hệ lụy không lường hết.
Trong Đơn Khiếu nại của bà Nguyễn Thị Nhung ngày 25/10/2012 về việc công an bắt con gái bà là nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên có trưng ra một số qui định của Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) chứng minh việc các cơ quan Công an đã vi phạm các điều luật về bắt người, tạm giam… Cụ thể: khoản 2, Điều 80, khoản 1 Điều 84, Điều 85, khoản 4 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự. Ngoài ra cơ quan Công an cũng vi phạm các qui định về chế độ tạm giam, cụ thể khoản 1 Điều 26 và Điều 30 Qui chế Tạm giữ, tạm giam (Ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ) khi từ chối cho gia đình gửi dòng chữ: “MẸ YÊU CON”.
Kể từ sau bản tin đầu tiên của Đài Á châu Tự do (RFA) loan tải việc nữ sinh Phương Uyên bị mất tích sau khi làm việc tại công an phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Sài Gòn vào ngày 16/10/2012 tức là 2 ngày sau khi sự việc xảy ra, tính đến nay đã có hàng chục bản tin của các trang mạng trong và ngoài nước loan tải và cập nhật từng giờ về sự kiện này. Thế mà mãi đến hôm qua, ngày 25/10, sau khi mẹ của Phương Uyên chính thức gửi Đơn khiếu nại đến công an tỉnh Long An, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Long An và Thanh tra Bộ Công an thì báo lề phải bắt đầu cảm thấy lo lắng nên đã buộc phải mở miệng. Bài “ Bắt nữ sinh Nguyễn Phương Uyên để điều tra án an ninh ” trên báo Pháp luật đưa tin hoàn toàn sai sự thật. Bài viết này thể hiện sự dối trá chứ hoàn toàn không có những chứng cứ rõ ràng đáng tin cho thông tin của mình. Đã dối trá lại còn tự nhận mình là kênh thông tin chính thức để mỉa mai các thông tin loan tải việc này là “không chính thức”.
Bài viết này có đoạn: “Trao đổi với PV, một cán bộ Công an phường Tây Thạnh xác nhận… Việc bắt giữ Uyên có đầy đủ thủ tục bắt người: Có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt đã được VKS phê chuẩn… Phía gia đình của nữ sinh cũng đến Công an phường Tây Thạnh thắc mắc, hỏi han và cũng đã được giải thích rõ về lý do bắt giữ, động viên gia đình yên tâm”.
Sự thật là sáng ngày 16/10 ông Nguyễn Duy Linh là ba của Phương Uyên và bà nội họ của cháu đã đến Công an phường Tây Thạnh hỏi thì công an ở đây đã chối như lời ông Linh: “họ vẫn nói không biết, không có giam ai, không bắt ai”. Thậm chí sau đó, ngày 20/10 chị Nguyễn Thị Nhung đã đến Công an phường Tây Thạnh lần thứ hai nhưng công an ở đây vẫn tiếp tục chối. Chỉ khi tìm ra bằng chứng (có thể do Phương Uyên khéo léo để lại) là một mặt của tờ giấy Phương Uyên nhắn tin cho bạn cùng lớp viết bài giùm, chị Nhung trở lại Công an phường Tây Thạnh lần nữa thì họ không còn cách nào chối nên đã thừa nhận và chỉ ra nơi tạm giam Phương Uyên là công an tỉnh Long An (những người đi cùng có ghi âm làm bằng chứng). Điều này trái với thông tin trên báo Pháp luật rằng “ Phía gia đình của nữ sinh cũng đến Công an phường Tây Thạnh thắc mắc, hỏi han và cũng đã được giải thích rõ về lý do bắt giữ, động viên gia đình yên tâm”.
Thử xét đến điều báo PL viết “Việc bắt giữ Uyên có đầy đủ thủ tục bắt người” đã qui định trong BLTTHS so với thực tế đã diễn ra xem sao. Khoản 2, Điều 80 qui định: “… Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến… ”. Các cơ quan công an bắt Phương Uyên về trụ sở công an phường Tây Thạnh, Tân Phú rồi sau đó tạm giam tại Long An hoàn toàn vi phạm thủ tục này. Lẽ ra phải đọc lệnh bắt tại nhà trọ Phương Uyên trước sự chứng kiến của công an phường Tây Thạnh và các bạn cùng phòng trọ là người láng giềng theo qui định mới đúng.
Khoản 1 Điều 84 qui định: “Người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt.
Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.
Việc tạm giữ đồ vật, tài liệu của người bị bắt phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này”. Sự thật là các bạn cùng phòng trọ với Phương Uyên không hề nhìn thấy mặt mũi của cái biên bản này.
Điều 85 qui định: “Người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết… ”; Khoản 4 Điều 88 qui định: “Cơ quan ra lệnh tạm giam phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam và cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam cư trú hoặc làm việc biết”. Sự thật là khi ba mẹ Phương Uyên hỏi thì công an phường Tây Thạnh, Tân Phú chối bay chối biến, còn công an tỉnh Long An, ông Nguyễn Văn Hớn đã nói dối với mẹ Phương Uyên rằng “đã gửi Thông báo cho gia đình từ ngày 20/10 nhưng chắc vì đường xa nên chưa tới”. Giả sử ông có gửi Thông báo đi nữa thì cũng đã vi phạm thủ tục, vì bắt từ ngày 14/10 mà mãi tới 20/10 mới gửi thì sao gọi là “thông báo ngay” như qui định tại Điều 85 và khoản 4 Điều 88 được?
Các qui định về chế độ tạm giam thì sao? Theo Quy chế Tạm giữ, tạm giam (Ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ):
Khoản 1 Điều 26 qui định: “… Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam tổ chức tiếp nhận; kiểm tra chặt chẽ đồ tiếp tế, loại bỏ các vật bị cấm và giao lại đầy đủ cho người bị tạm giữ, tạm giam, kiểm tra phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi chiếm đoạt đồ tiếp tế đó. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể những thứ mà thân nhân người bị tạm giữ, tạm giam được phép tiếp tế và quy định việc tổ chức bán các thứ cần thiết trong các Trại tạm giam. Việc sử dụng đồ tiếp tế được quy định cụ thể trong nội quy Nhà tạm giữ, Trại tạm giam”. Sự thật là khi mẹ Phương Uyên yêu cầu có biên nhận việc gửi đồ và tiền (1.000.000 đồng) thì Giám thị Trại tạm giam công an tỉnh Long An nhất định không đưa. Thế thì làm sao kiểm tra phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi chiếm đoạt đồ tiếp tế đó được?
Điều 30 qui định: “Người bị tạm giữ, tạm giam chỉ được gửi và nhận thư khi được cơ quan đang thụ lý vụ án cho phép. Thư phải để mở và qua sự kiểm tra của Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam”. Sự thật là Giám thị Trại tạm giam đã lạm dụng quyền khi từ chối bà Nhung viết 3 chữ “Mẹ yêu con” gửi vào cho con gái mình.
Có hai điều quan trọng mà bài viết trên báo PL tiết lộ, nếu như đưa tin đúng, đó là: vụ việc này do Bộ Công an thực hiện và nguyên nhân là do Phương Uyên có hành vi rải truyền đơn. Tuy nhiên, nội dung truyền đơn là gì thì không ai biết.
Giả sử nội dung các truyền đơn ấy kêu gọi người dân Việt Nam tẩy chay các sản phẩm độc hại của Trung Quốc thì hành vi của Bộ Công an VN trở thành hành vi đàn áp và bắt bớ người yêu nước. Và đây là bằng chứng rõ ràng Bộ Công an VN là những kẻ phản động vì đã bảo vệ cho kẻ xâm lược Trung Quốc.
PV. VRNs
Nguồn: chuacuuthe.com

Trung Quốc hoàn tất chuẩn bị đại hội đảng Cộng Sản

lãnh đạo cao cấp đảng Cộng Sản Trung Quốc đã chính thức thông qua việc trục xuất khỏi đảng cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai cũng như có các quyết định sau cùng liên quan đến đại hội đảng sắp tới đây, theo các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc.
Trung tâm báo chí của đại hội đảng Cộng Sản Trung Quốc vừa được hoàn tất. (Hình: WANG ZHAO/AFP/Getty Images)
Cuộc họp kín của trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc chấm dứt hôm Chủ Nhật là lần họp sau cùng trước khi Tổng Bí Thư Hồ Cẩm Ðào (Hu Jintao) và những người khác trong chính quyền hiện nay khởi sự chuyển giao quyền hành cho Phó Chủ Tịch Tập Cận Bình (Xi Jinping) và thành phần mới tại cuộc họp, sẽ khởi sự Thứ Năm tuần này.
Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn nhà nước Trung Quốc, cho hay trung ương đảng thông qua quyết định trục xuất Bạc Hy Lai và cựu Bộ Trưởng Hỏa Xa Liu Zhijun. Ông Bạc Hy Lai bị cáo buộc nhiều tội, kể cả che giấu việc bà vợ lập mưu giết một doanh gia Anh. Ông Liu bị tội tham nhũng.
Trung ương đảng cũng bổ nhiệm hai tân phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương, theo Tân Hoa Xã.
(Người Việt)
 

Mưu sinh mùa nước nổi

Lâu nay, nhắc đến mùa nước nổi là người ta nghĩ ngay đến miền Tây; thế nhưng tại miền Trung nắng gió, Quảng Bình vẫn có mùa nước nổi mang lại sản vật chim muông, tôm cá giúp bà con ấm no trong thời đông giá. 

Mùa nước nổi ấy nằm ở các xã vùng giữa, dưới của huyện Lệ Thủy như Liên Thủy, Thanh Thủy, Hồng Thủy, Phong Thủy, An Thủy và vùng giáp ranh giữa hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh. Ở đấy có những cánh đồng chiêm trũng thẳng cánh cò bay. Hằng năm, nước trên sông Kiến Giang dâng cao tràn ra các cánh đồng cộng với nước từ phá Hạc Hải trù phú tạo thành một mùa nước nổi mênh mông. 
Săn chuột đồng
Mùa mưu sinh bắt đầu từ khoảng cuối tháng 8 đầu tháng 9 hằng năm, khi bà con nông dân thu hoạch xong lúa tái sinh và trời đổ mưa, nước dâng ngập dần từ vùng thấp đến vùng cao. Lúc này, chuột đồng phải tìm nơi trú ẩn nên đây là cơ hội thích hợp nhất để các tay săn chuột cừ khôi trổ tài. 

 Mưa xuống, người dân vùng nước nổi sống nhờ bắt cá, tôm
Mưa xuống, người dân vùng nước nổi sống nhờ bắt cá, tôm
Không hiểu sao, chuột trên các cánh đồng ở Lệ Thủy nhiều vô kể, cứ sinh sôi nảy nở như từ dưới đất chui lên. Con nước dâng dần như ép đuổi đàn chuột khổng lồ co cụm về một chỗ. Lúc này, người các xã Thanh Thủy, Hồng Thủy đổ ra đồng bắt chuột như ngày hội. 
Nhóm săn chuột chuyên nghiệp phải có đầy đủ dụng cụ: cuốc đào hang chuột, đòn xỉa để chọc vào cây tre lắc khi chuột leo lên ngọn tre núp, sào dài và nơm (loại dùng nơm cá) để chụp chuột. Còn đơn giản thì chỉ cần dùng nơm là cũng đủ tóm được kha khá chuột to.
Các tay săn dùng nơm đuổi theo chuột, khi bắt kịp thì lấy nơm chụp lại rồi thò tay vào trong tóm chuột, công đoạn này khá mất thời gian với những người chưa có kinh nghiệm. Bắt được phải bẻ 1 chân chuột ngay để chúng khỏi chạy thoát. Chuột trên đồng bị dồn vào lùm cây, hang để dễ tóm gọn hơn. Có con tinh ranh lao về phía bụi tre khiến cho đám thợ săn phải vất vả nhưng chưa chắc tóm được vì nó cứ chạy từ ngọn này sang ngọn khác. 

 Cậu học sinh này phấn khởi vì săn được nhiều chuột
Cậu học sinh này phấn khởi vì săn được nhiều chuột
Chuột trên đồng Hồng Thủy, Thanh Thủy thường được gọi là “chuột sạch” bởi nó chén lúa tái sinh. Vì thế, thịt thơm ngon và dai chắc bởi quá trình sinh trưởng chạy đồng. Dân địa phương bắt về chế biến các món làm mồi nhậu và cải thiện bữa ăn như băm thịt viên chả, giả cầy. Mùa này, khi trời đổ mưa se se lạnh, quây quần trong nhà với các món chuột và vài ly rượu gạo thì sướng râm ran. Sẽ khó lòng cưỡng lại mùi thơm của từng thớ thịt chuột đồng cuộn với gia vị hành sả bốc lên ngào ngạt.

 Bà Toản đi thả nò trong lo lắng
Bà Toản đi thả nò trong lo lắng - ẢNH: T.Q.Nam
Sức hấp dẫn của thịt chuột ngày càng khiến nhiều người thèm thuồng và mơ tưởng đến khi vào mùa. Chuột trở thành món hàng hóa trao đổi, mua bán ở chợ hoặc bất cứ đâu. Tiền trong túi, chuột trên tay người săn, thích là cứ trả giá trao đổi. Chuột nhỏ bán 2.000-3.000 đồng một con, to hơn thì 4.000-5.000 đồng, tính ra cũng chỉ 20.000-30.000 đồng một cân chuột nguyên con ở chợ. Rẻ hơn thịt lợn, ăn lại lạ miệng nên nhiều người chọn mua chuột. Bán có tiền, nhiều em học sinh có hoàn cảnh khó khăn thường tranh thủ sau buổi học ra đồng săn chuột bán lấy tiền mua sách vở, đồ dùng học tập. 
Sống nhờ nò
Nghề chính cho mùa nước nổi là thả nò đơm cá, tôm. Trong những ngày rong ruổi theo từng con nước lên xuống, tình cờ tôi gặp được bà Nguyễn Thị Toản (60 tuổi, ở thôn An Định, xã Hồng Thủy), người có thâm niên trong nghề thả nò. Vợ chồng bà lúc nào cũng xởi lởi, vui vẻ chân chất. Bà kể đã làm nghề này hơn 10 năm. Trong một lần đi nhà bà con ở một vùng khác chơi, thấy cách làm hay hay nên bà xin mấy cái về học làm theo. Lúc đó cá, tôm đầy đồng, con nước lớn nên chỉ cần một đêm thả nò là sáng mai phải gánh từng rổ về. Cá, tôm tươi ngon đem ra chợ bán từng nào hết từng đó, nhiều khi chưa kịp mang ra chợ đã bán sạch ở đầu ngõ. Tiền cứ thế thu về, một đêm vài trăm nghìn đồng, từng đó không phải là nhiều nhặn nhưng cũng không nhỏ so với điều kiện, hoàn cảnh trong vùng. Từ đó, cả nhà có nguồn vào nguồn ra, cuộc sống thay đổi hẳn; chẳng như ngày trước, lúc nào cũng lo đói kém khi cứ đến mùa mưa nước tràn ngập từ nhà ra đồng. Quanh vùng lại đất cát hút nước nên không thể trồng cây gì được.
Từ đó, mấy người con của bà Toản và hàng xóm cũng học làm theo. Bây giờ hai vợ chồng bà có hơn 50 cái nò, tính cả của con cái nữa thì nò nhà bà giăng khắp từ đồng gần đến đồng xa. Nhưng chuyện cũng không phải suôn sẻ hoàn toàn, nò mới làm ra cứ mỗi cái giá khoảng 30.000 đồng, ra cắm được một vài bữa lại bị mất trộm. Thành ra công làm nò coi như đổ sông đổ biển. 
Rồi việc sử dụng thuốc mồi nhử tôm, cá và đánh bắt bằng xung điện khiến những người làm nò chân chính như bà Toản rơi vào cảnh túng thiếu. Bà Toản chép miệng lo lắng: “Hôm rồi, thằng con trai tui đi thả nò về nói thôi mạ ơi, bữa ni có thiếu cũng đừng mua tôm cá người lạ mà ăn. Con đi thấy họ có bỏ cái thuốc gì lạ lắm nhưng đam, tôm, cá cứ thế hút đến hết”. Chưa biết thuốc đó loại gì nhưng đó là cách làm đáng sợ. 
Báo động hơn cả khi nạn đánh bắt bằng xung điện ngày càng kinh khủng. Nhiều ngày theo dõi, chúng tôi ghi nhận tình trạng trên không hề thuyên giảm mà ngược lại càng tăng. Giờ số người dùng xung điện liên kết lại với nhau, mỗi lần đi cả nhóm đông đến 10 người và tổ chức dàn hàng ngang càn quét từ vùng này sang vùng khác. Như thế, tôm, cá và bất cứ sinh vật gì cũng không thể chạy thoát dưới lưới điện dày đặc đó. Một cán bộ địa phương cho rằng rất khó để kiểm soát, quản lý cũng như xử lý với lý do nhân lực thiếu, địa bàn rộng, người rà lại dễ di chuyển từ xã này sang xã khác, huyện này sang huyện khác khi bị truy đuổi. Nhưng thực tế những lý do không hợp lý bởi sự thiếu kiên quyết, không triệt để, không phối kết hợp giữa các địa phương với nhau; hơn hết là qua nhiều ngày theo dõi, chúng tôi không hề thấy bóng dáng lực lượng chức năng làm việc.
Vĩ thanh
Người Quảng Bình hay nhắc câu Tháng 7 nước nhảy qua bờ, ý nói thời điểm đó trời bắt đầu trút nước xuống, nước lớn tràn qua các bờ đê, thửa ruộng nhanh đến độ dân gian tưởng tượng là nó nhảy vọt qua. Tháng 7 như cột mốc đánh dấu kết thúc mùa hè nắng chảy để bắt đầu bước sang mùa mưa bão. Nhưng thời tiết năm nay không tuân theo quy luật tự nhiên đó mà có sự khác biệt lạ lùng. Gần hết tháng 10 nhưng trên các cánh đồng chiêm trũng ở hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh vẫn cạn khô khiến người làm nghề đứng ngồi không yên. Chỉ có trận mưa lớn cuối tháng 9 rồi thôi, số nước này tràn lên đồng một thời gian ngắn cũng bốc hơi hết vì không có mưa tiếp ứng. 
Nhìn những con đò dùng để đi thả nò trên đồng nằm bất động trên đống bùn xen cỏ dại, bà Toản thở dài: “Không lụt đã đành nhưng cũng không có mưa luôn, chưa năm mô lạ như năm ni. Có phải do biến đổi khí hậu không hả chú, tui hay nghe trên đài báo nói nhưng không hiểu mấy…”. 
Cuối cùng trời không phụ lòng người, nước đã đầy đồng nhờ trận mưa cuối tháng 10, bà con thả nò, lưới vớt vát được đôi chút. Nhưng tâm tư của bà Toản vẫn không hề sai và thừa; đó là hồi chuông cho mỗi chúng ta.
Trương Quang Nam
 

Hà Nội trong kí ức một người Hà Nội

  Tuổi thơ của tôi không hề có khái niệm kì thị các vùng miền khác. Chiến tranh lan rộng ra miền bắc và Hà Nội có thể bị san phẳng bằng pháo đài bay B52 trở thành thời kì đồ đá.
Có rất nhiều những cuộc sơ tán ra khỏi Hà Nội lánh nạn về các vùng quê khác và chính chúng tôi đã bị các bạn đồng lứa bắt nạt, kì thị, gây chia rẽ, tạo áp lực bằng số đông, bằng tư thế chủ nhà, đơn giản vì chúng tôi trắng trẻo hơn một tí, ăn mặc lành lặn hơn một tí, có nhiều sách, truyện hơn một tí, dùng thứ gạo hôi hơn gạo quê mới một tí, cùng hàng trăm thứ “tội“ khác… Các bạn ấy còn kéo hàng hô vang: “Cái quân Hà Nội, cút về đi!“ Khi đó, các bác chính quyền phải họp nhân dân lại nói như khóc: “Bố mẹ các bạn ấy đang phải gồng mình hứng chịu hàng trăm tấn bom, đạn để chúng ta bình yên đấy, nên các cháu phải thương yêu, đoàn kết, nhất là các bạn ấy cũng như các cháu nhưng phải sống xa bố mẹ. Và không được xúc phạm Hà Nội!“´
Lớp học sơ tán ở ngoại thành năm 1972. Ảnh: VNE.
Lớp học sơ tán ở ngoại thành năm 1972. Ảnh: VNE.
Thế rồi chúng tôi cũng nhanh chóng hòa hợp với nhau thân thiết không phải bằng lời dạy của các bác chính quyền mà bằng những trận thư hùng một chọi năm, cùng các cục u như những quả ổi trên đầu, trên mặt và bằng sự thuyết phục bởi tài cưỡi trâu, bắt cua, câu cá, ăn trộm bưởi trong vườn các cụ, nhất là sự học vượt trội qua các số điểm đến các thầy cô giáo cũng phải kính nể. Đến bây giờ vẫn còn xúc động khi gợi đến kí ức khi chia tay nhau về lại Hà Mội và một số bạn chúng tôi vẫn giữ liên lạc đến tận hôm nay.
Hà Nội khác ở điểm gì?
Có hay không sự khác biệt giữa người Hà Nội và người các tỉnh thành khác? Câu trả lời về sinh học không có sự khác biệt.Cái khác là khác về văn hóa, phong cách, giọng nói và khác biệt lớn nhất là tư tưởng. Cũng cần khẳng định, Hà Nội là đất kẻ chợ, nơi giao thoa tụ hội nhân tài từ nhiều miền đất nước đã được chắt lọc, đào  thải qua nhiều thế hệ. Tuy không ai nói ra, nhưng giới hạn mặc định Hà Nội luôn là 36 phố phường, bốn quận nội thành sau mở rộng thêm quận thanh xuân,Tây Hồ, Long Biên, bán kính lấy Hồ Gươm làm trung tâm không quá 10 km. Hà Nội bây giờ mở rộng tận Hòa Bình, Sơn Tây, Vĩnh Phúc, đó chỉ là thay đổi cái tên hành chính, văn hóa không thể thay đổi chỉ sau một đêm.
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An, câu thơ xưa cũ đã khái quát cái cốt cách, tinh thần của người Hà Nội. Người Hà Nội không ồn ào, không thích nổi trội thái quá giữa đám đông, có sàn học vấn tốt, có chính kiến, nhạy cảm chính trị, không quyết liệt tranh đua bằng mọi giá, có văn hóa ẩm thực tinh tế, khó tính khi thưởng thức nghệ thuật, dị ứng với từ em kéo dài âm tiết e … e. Người Hà Nội đặc biệt có lòng kiêu hãnh, không lên gân, lên cốt, vui tìm đến, không thích lặng lẽ bỏ đi.
Về tôn giáo, đó chủ yếu là đạo gia đình thờ ông bà tổ tiên, cầu khấn phúc, lộc, dạy dỗ con cháu theo tinh thần phật giáo, ôn hòa không thái quá. Về chính trị, có rất ít người Hà Nội làm chính trị đỉnh. Trong các môi trường dễ tiến thân chính trị như công an, quân đội, người Hà Nội thường thờ ơ, bộc lộ cá tính thích tự do, không tự gò mình vào khuôn khổ, không chạy theo đám đông, không dùng tiểu xảo để tiến thân.
Kí ức Hà Nội xưa
Hà Nội cho dù có trải qua bao thăng trầm thì người Hà Nội không giống như con tắc kè hoa. Nhớ phố Phái êm ấm rộn ràng, tường vàng mái rêu phong, Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, Tháp Bút ẩn mình khiêm tốn sau những tán cây cổ thụ, Tháp Rùa nghiêng bóng mặt hồ xanh. Có ai quên được tiếng leng keng tầu sớm trưa, những tiếng rao đêm lảnh lót khi chớm lạnh thu về, những chợ Đồng xuân, chợ Ngọc Hà, chợ Mơ, chợ Cửa Nam, chợ Ô Cầu Dền, chợ Ngã tư Sở … luôn đầy ắp hàng, tấp nập kẻ bán, người mua, những xôn xao hàng quán đêm đêm.
Đời học sinh nào ai có thể quên những đêm chơi su vê (trốn tìm) lũ trẻ chạy suốt các tuyến tàu điện từ Cầu Giấy lên Bờ Hồ, đến tận Chợ Mơ, quay lại ra chợ Đồng Xuân chạy tiếp đến bến cuối cùng là Thụy Khê gần chợ Bưởi, khi đó đã sắp sang ngày mới. Sẽ chẳng bao giờ quên được những hôm hái sấu, trèo me, quần đùi cởi trần ngực tòng teng súng cao su thay nhau trổ tài bắn hạ những quả muỗm, quả quéo xanh trên cây đại thụ. Cái hương vị chua chua nhôn nhốt chấm với muối ớt cứ theo năm tháng đi mãi sẽ không có bất cứ thứ nào có thể sánh được.
Các cô bé thì đánh chắt, đánh chuyền, chơi ô ăn quan, còn các câụ bé thì luôn bận bịu với trò chơi đánh khăng, pháo đất, những con quay tiện rất đẹp ở cái phố Tô tịch ngắn tũn nằm sát Bờ hồ. Đặc biệt là những trận thư hùng bóng nhựa vỉa hè luôn làm náo loạn đường phố.
Sống chết vì Hà Nội
Không ai có thể thống kê hết những nét đặc trưng đã làm nên văn hóa người Hà Nội chỉ trong một bài viết. Chỉ biết rằng giản dị như mùi mực nướng thơm nồng mỗi khi đông chớm về hoặc đĩa nộm thịt bò khô của ông lão đẩy xe bán rong quanh khu vực Hồ hoàn kiếm cùng với tiếng kéo khua vang đã hút hồn giới trẻ ngay cả bây giờ thời @ có lắm thú chơi. Mỗi thời mỗi khác, người Hà Nội chỉ tích tụ thêm những nét đẹp văn hóa và không bao giờ rũ bỏ quá khứ. Thế hệ sinh vào những năm 60 thế kỉ trước một thời nghèo khó, ăn cơm độn mì, mặc quần lộn ngược, xếp hàng đong gạo đêm bằng những hòn gạch nay đã lên bậc cha chú vẫn không ngừng say sưa kể cho con cháu mình nghe một thời bao cấp như những câu chuyện cổ tích.
Lấy rơm kết lại chống bom bi thời chiến. Ảnh: VNE.
Lấy rơm kết lại chống bom bi thời chiến. Ảnh: VNE.
Ôi Hà Nội có những cuộc sơ tán chốn chạy đạn bom, những đêm Thăng Long rực lửa, cả bầu trời sáng rực đạn pháo, súng phòng không, tên lửa, tiếng gầm rú của máy bay tất cả vẽ lên bầu trời đen những vòng hư ảo. Cuộc sống thật kì lạ, ở ranh giới giữa cái sống, cái chết, người Hà Nội thanh thản đến kì lạ. Khi đó, người ta vẫn đổ xô ra Khâm Thiên, lao vào những đống gạch vụn đào bới mong có thể tìm kiếm, giúp đỡ những người còn mắc trong đống đổ nát bất chấp có thể chỉ trong tích tắc bom đạn một lần nữa có thể nhấn chìm tất cả. Và kì lạ hơn trong một căn hầm chữ A sơ sài ven một con phố nhỏ, một cậu bé bình thản chùm chăn nghe đài địch vì thời đó đài phát thanh Sài Gòn luôn phát những bài hát hút hồn của Khánh Ly hát nhạc Trịnh Công Sơn. Tiếng hát khe khẽ, rất khẽ: Người nô lệ Việt nam da vàng, ngồi yên trong căn nhà nhỏ, đèn thắp thì mờ, ngủ yên yên đã bao năm, ngủ yên không thấy quê hương. Mặc mẹ nhắc tắt đài đi không sẽ bị công an bắt, im lặng vài phút, lại có tiếng sột soạt, giọng Khánh ly da diết: Mẹ ngồi ru con đong đưa vọng buồn, đong đưa vọng buồn, mẹ ngồi ru con như thân tượng buồn để lại quê hương, tuổi còn bơ vơ,thế giới hận thù, chiến tranh ngục tù.
Không ai có thể biết có bao cô, cậu bé Hà Nội như thế, chỉ biết vào năm 79 có rất nhiều những chiến sỹ trẻ măng người Hà Nội vẫn hát vang những bài ca phản chiến như vậy sau những đợt quần thảo với quân thù phương bắc, giành giật từng mô đất, từng ngọn đồi, từng điểm chốt suốt dọc biên giới phía bắc, suốt dọc những cánh rừng âm u phía nam lãnh thổ Cam pu chia. Rất nhiều người trong số họ đã vĩnh viễn không về, đơn giản họ chết cho nhiều người được sống. Hơn 30 năm đã trôi qua, hình như bây giờ không ai được nhắc đến thời kì bi hùng ấy nữa, có ai đó muốn xé đi một trang sử, nhưng lịch sử thì vẫn là lịch sử, hàng năm có rất nhiều con phố mà các số nhà liền nhau cùng thắp hương một ngày, đơn giản những đứa con của họ cùng hi sinh một ngày.
Đừng làm phai nhạt quê hương
Đó cũng là một nét văn hóa khác biệt của người Hà Nội. Không ai có thể làm sai lệch cốt cách của người Hà Nội dù dưới bất kể hình thức nào. Người Hà Nội đã, sẽ và sẽ không đồng hóa với những đàn người dồn về thủ đô để có tư cách mới trong bất kể hoàn cảnh nào.
Nước Séc nhỏ bé, cộng đồng Việt ở Séc nhỏ bé, mong lắm có một sân chơi đích thực mà đó phải là nơi hội tụ của tinh hoa Hà Nội xưa và nay để những người con của Hà Nội có sự đồng cảm, truyền cảm hứng cho con cháu, chia sẻ giữ gìn văn hóa,tư tưởng cốt cách riêng của người Hà Nội mà không thể vì một mục đích gì khác. Những mục đích liên quan đến làm ăn buôn bán, đánh bóng tên tuổi, chính trị hóa sự thiêng liêng của Hà Nội (cũng như bất cứ tỉnh thành nào) có thể làm phai nhạt, lệch hướng tư chất rất thiêng liêng của những người con miền đất này.
Trần Hùng
(vietinfo.eu)

Văn chương và con người

 
Phàm đã là con người, ai cũng có lúc khôn lúc dại, lúc dở lúc hay, âu đó cũng là thường tình của người trần tục. Ngày còn học sư phạm, chúng tôi có được nghe một nhà tâm lý học nói đại ý rằng: Một đời người thế nào cũng có khoảng 4 đến 8 năm là thông minh hơn bình thường. Những người có năng khiếu và theo nghiệp văn chương, trong thời gian này, họ thường để lại những tác phẩm hay. Hoặc những nhà khoa học, các nhà chính trị cũng vậy, sự thông minh nổi trội cũng chỉ có trong khoảng thời gian như vậy mà thôi, có người bộc phát lúc trẻ, có người lúc trung tuổi, về già khả năng này thường không còn nữa. Chứ chẳng ai dám vỗ ngực nói, tài năng và thông minh cả đời. Điều đó là phi khoa học.
Ngẫm nghĩ ra quả là đúng thật, tôi có thằng bạn rất thân, học chung suốt từ cấp một cho đến hết cấp ba (hệ 10 năm). Những năm học cấp một, cấp hai, lực học của nó vào dạng thường thường hoặc trung bình. Lên đến lớp 8 lớp 9 lực học của nó cũng chưa có gì nổi trội. Nhưng đến lớp 10 lực học của nó vượt hẳn lên, làm cho mọi người rất ngạc nhiên, nhất là các môn tự nhiên. Như mọi người đều biết, những năm 1976-1977 làm gì đã có học thêm học nếm như bây giờ. Gia đình nó cũng như gia đình tôi đều nghèo. Buổi sáng chúng tôi đều phải nhịn đói đi học. Trưa về ăn vội vài bát cơm độn khoai lang khô, hoặc bánh mì hấp hôi rình, chiều chúng tôi lại phải làm giúp đỡ gia đình, tối mịt mới về nhà. Ăn uống qua quýt, rồi xem qua sách vở, mệt quá chúng tôi lăn quay ra ngủ. Nói thật ngày ấy không phải đóng tiền học phí, cứ như phải đóng tiền như bây giờ, có lẽ nó và tôi phải nghỉ học từ lâu rồi. Năm đó nó thi vào đại học bách khoa, đủ điểm đi du học ở Liên xô. Sau khi tốt nghiệp loại giỏi, nó về nước, được dậy ở trường đại học lớn có tiếng tăm ở Hà Nội. Chuyên môn của nó, nghe bạn bè kể lại là rất khá. Được đi làm luận án tiến sĩ ở một nước tư bản, sau đó nó được về lãnh đạo một khoa, thuộc chuyên môn của mình. Ở xa, nghe tin, tôi cũng mừng. Nhưng gần đây, tôi lại nghe kỳ đại hội vừa rồi, nó có chân trong ban chấp hành đảng ủy. Có lẽ nó sắp thành lãnh đạo của trường, xa rời chuyên môn của mình. Quả thật, tôi lo và tiếc cho nó quá.
Lại có ông bạn thân cũng cùng học khác. Thằng này học hành vào dạng làng nhàng, và chểnh mảng như tôi. Thi đại học thiếu mấy điểm, nhờ có bố là liệt sỹ, nên nó được gọi vào học dự bị. Tốt nghiệp, nó về nhận công tác ở một sở của thành phố. Thời bao cấp, lương ba cọc ba đồng, nên cuộc sống vợ chồng nó vất vả lắm. Năm 1990, sau mở cửa được mấy năm, nó bỏ việc, ra ngoài lập công ty chuyên sản xuất những thiết bị về công tắc, và dây dẫn điện. Bốn, năm năm đầu nó làm ăn phát đạt lắm. Năm 1994, tôi về dự đám cưới cô em gái út. Nó lái xe ô tô riêng ra sân bay đón tôi, nhìn rất phong độ. Hầu như chiều nào cũng vậy, sau khi tan sở nó cũng lái xe qua nhà đón tôi đi uống bia. Nghe nó nói về công ty và những hoạch định, tôi cho là nó có đầu óc sáng tạo. Đang làm ăn ngon lành như vậy, không hiểu ma đưa lối, quỉ dẫn đường như thế nào, nó lại kết hợp với người khác, mở rộng ngành nghề kinh doanh, sang cả lãnh vực xuất khẩu lao động. Bất chấp sự can ngăn của vợ con, và bạn bè. Nội tình vụ việc tôi không rõ như thế nào, hai năm sau vợ nó gọi điện báo tin, nó đã dính vào vòng lao lý, gia đình, tài sản tan nát cả.
Trong lãnh vực văn học, nghệ thuật cũng vậy, không phải lúc nào các văn nghệ sỹ cũng viết hay, viết giỏi. Tài năng của họ thực sự chỉ bộc lộ trong ít năm mà thôi. Người nào được đánh giá là những cây đa, cây đề trong làng văn học để lại cho đời vài, ba tác phẩm là cũng may mắn lắm rồi. Còn lại thật ra họ viết cả đời chỉ là những dạng văn kiếm sống mà thôi. Có cố gắng mãi cũng chỉ đẻ ra những quả trứng ung, trứng lép. Ở Đức, khi nào buồn buồn, mấy bác, mấy cụ nhà văn già(thuyền nhân) gọi điện cho tôi đến hầu, điếu đóm, rượu chè. Các cụ hay bàn đến những nhà văn nhà thơ lớn ở ngoài Bắc, như Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Xuân Diệu, Chế lan Viên… Trước năm 1945, họ viết hay như vậy, sau khi tự đổi mình theo Việt Minh cây bút của họ bị trói buộc không viết được gì cả. Tôi chỉ ngồi nghe, không dám có ý kiến, sợ các cụ chưởng cho mấy nhát, nhỏ mà dám hỗn. Thật lòng tôi rất nể, phục kiến thức của các cụ, nhưng tôi không hẳn đồng ý những ý kiến đó. Tôi nghĩ rằng, tài năng của các bác nhà văn, nhà thơ trên, chỉ bộc lộ thực sự những năm khi họ còn trẻ, còn sau này họ không viết được như trước vì một phần tài năng họ đã cạn, chứ trói tay, trói chân không phải là nguyên nhân chính. Nếu họ còn tài năng, trói như vậy chứ trói nữa, họ vẫn viết được. Họ không được viết công khai, thì viết bí mật. Sách của họ không được in, không được phổ biến, nhưng họ có thể cất đi, lúc nào đó sẽ được in có sao đâu. Mà văn thơ viết ra đâu chỉ nhằm có một mục đích để in bằng giấy mực. Đã là các nhà thơ, nhà văn tác phẩm của họ phải in vào lòng độc giả, mới là những giải thưởng đích thực. Bằng chứng là các nhà thơ, nhà văn Nguyễn Tuân, Xuân Diệu… mất đi, những phóng sự, bút ký, những bài thơ đậm chất cổ động như Hà Nội Ta Đánh Mỹ Giỏi, Sông Đà, Ngói Mới … cũng chết theo. Người ta cố tìm trong hành trang của người đã mất, xem có còn những miếng quặng chưa được khai phá hay không, mà có khi tác giả cố tình cất giấu sau “Vang bóng một thời” hoặc những câu thơ đầy tính lãng mạn, mượt mà “ Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi…”.. nhưng hoàn toàn thất vọng. Nhưng một bằng chứng khác, cho chúng ta thấy, có những tài năng càng cấm đoán, tù tội, lại càng viết hay. Những tài năng này viết ra, sách của họ có được in đâu. Nếu có in, họ cũng phải nhờ người khác đứng tên. Ấy vậy mà họ mất đi, những cái tên Phùng Quán, Trần Dần, Lê Đạt… đóng đinh vào lòng người đọc.
Có một chi tiết, tôi cho là thú vị, nhưng không biết có đúng hay không? Các văn nghệ sỹ (có lúc) bị đói một chút, có khổ một chút, có đắng cay một chút, dường như họ viết hay hơn. Các văn nghệ sỹ, sống trong bao cấp, viết bằng tài trợ, thường ít để lại những tác phẩm nào ra tấm, ra miếng. Bằng chứng là các văn nghệ sỹ của nhà nước, lâu lâu cùng nhau hội thảo, phát động phong trào viết về cái này, về cái kia… ở các nơi nghỉ mát (tất nhiên kinh phí là do nhân dân là các chủ nhân ông của đất nước gánh chịu). Sau đợt phát động này, các bác bắn ra một loạt tác phẩm đượm chất cổ động, nào là – Anh Chủ Nhiệm(bài thơ này, bao thế hệ học sinh phải ra rả đọc như quốc kêu, cho đến thuộc lòng như cháo) rồi đến những câu ca, tôi đứng trông sang nhà chị giỏi chăn nuôi, thấy đàn lợn béo, nước trong leo lẻo tưới mát cho từng con… Và đây còn kinh dị hơn nữa, cây súng bên mình cũng đẹp như em…Ôi giời, đất ơi! cái thứ vũ khí giết người, lạnh tanh như vậy mà các bác khen đẹp, mang so sánh với các cô gái duyên dáng Việt Nam ta. Dù có nâng lên đến chủ nghĩa này, học thuyết nọ, nghĩa đen hay nghĩa bóng, cũng chẳng rọi tìm được tính chân, thiện, mỹ trong văn học nào ở đây. Bây giờ ở Việt Nam ta, có rất nhiều hoa hậu, ứ hậu, thử hỏi có cô nào dám ôm cái của nợ này, lên sân khấu trình diễn không? Qua những những lần phát động này, thành quả sáng tác của các văn nghệ sỹ chẳng khác gì những đội sản xuất của hợp tác xã thời bao cấp.
Tháng 5 vừa rồi ở Đức có ngày đàn ông, các bà vợ cho các ông chồng xả láng. Chúng tôi, cánh đàn ông rủ nhau tụ tập rượu chè. Không hiểu ông bạn hàng xóm, đi bắt ở đâu về mấy con ngan, xắn tay áo một mình lụi hụi đánh tiết canh. Anh không cho ai giúp, sợ làm hỏng hàng độc. Chúng tôi quí anh, nhưng lại rất sợ nhậu cùng anh, vì anh uống rượu vào là hay nói lung tung, can mãi mà chẳng được. Bữa nhậu đang vui vẻ, xung quanh đề tài, làm sao giúp quí ông sinh được con trai hay gái theo ý muốn. Ông bạn hàng xóm này, bẻ ngoặt giò lái sang đề tài văn học, thế mới chết chứ. Đúng là rượu vào lời ra, chẳng ai chịu ai, toàn những đại học, với cựu nghiên cứu sinh mà cãi nhau cứ như mổ bò ấy. Ông hàng xóm, to mồm khảng định, nếu còn hội nhà văn của nhà nước, thì Việt Nam không bao giờ nhận được giải Nobel về văn học. Bằng chứng anh ta đưa ra, có nước không có hội nhà văn, mà họ vẫn có tác phẩm văn học nhận giải Nobel. Anh ta còn cả gan đề nghị với nhà nước, nếu không muốn giải tán hội nhà văn nhà nước, nên bỏ bao cấp, cho thành lập hội văn nghệ tư nhân, để cùng nhau phát triển. Tất cả các con mắt đục ngầu nhìn chõ về phía anh ta, đồng thanh, ông tưởng lập hội mà dễ đấy, còn quản lý nữa chứ, đây là ngành đặc biệt. Anh ta gân cổ giải thích, thì coi nó như các hội làm kinh tế khác, cũng có môn bài, hàng tháng cũng phải khai báo thuế, nghĩa vụ, trách nhiệm với xã hội. Anh nào làm sai luật, thì đi tù chơi vậy thôi… Cho là anh ta say rồi, nên mọi người không thèm chấp. Thấy mọi người im lặng, anh ta tưởng mình có lý, làm ra vẻ tiên tri (lại còn thế nữa) anh bảo đảm chắc chắn, nếu Việt Nam, nhận được giải Nobel về văn chương, người đó chắc chắn không phải là nhà văn, trong hội của nhà nước. Không chịu nổi, tôi bịt miệng, kéo anh ta ngồi xuống. Uống tiếp, thật là, chẳng ra làm sao cả!
Cách đây có lẽ cũng đến mấy năm, tôi đọc đâu đó, giáo sư Hà Minh Đức nịnh đầm nhà thơ Xuân Diệu, Anh (tức Xuân Diệu) làm việc bằng cả viện văn học. Vị giáo sư này bảo nói đùa, sau đó lại in thành sách, tôi nghĩ không còn là đùa nữa. Không rõ nhà thơ Xuân Diệu nhận được lời khen này, lúc đó ông đã nghĩ gì? Có người độc mồm, độc miệng bảo, khác gì sát ớt vào mặt các vị giáo sư, tiến sĩ của viện văn học, rõ là phí tiền đóng thuế của dân. Người sạch mồm sạch miệng hơn, lại nói, người Việt ta có tính xấu khó sửa, thích ai, nịnh ai thì tâng qua đầu, ghét ai đạp xuống cho đến chết. Chả lẽ cả cái viện hàn lâm này, thường đến thế thôi sao?. Còn nữa, tôi lại gặp trên báo mạng giáo sư Phan Ngọc khen Nguyễn Tuân viết về đề tài nào, cũng đều sâu sắc, trình độ, như luận văn tiến sĩ. Trình độ tiến sỹ mà ông Ngọc dễ dãi đưa ra như vậy, trách gì ở Việt nam ta có quá nhiều tiến sỹ giấy. Tôi nói thật, các nhà khoa học chân chính (tôi nói vậy bởi VN còn có một số nhà khoa bảng dởm theo tiêu chuẩn của ông Phan Ngọc) của chúng ta quá hiền lành, bị xúc phạm như vậy mà vẫn làm thinh. Có lẽ họ ngại va chạm chăng?. Làm gì có chuyện một người kém về sinh vật học như Nguyễn Tuân, sau cách mạng tháng tám, nhờ đảng và tự học, Nguyễn Tuân đạt đến trình độ tiến sỹ(viết) về lâm nghiệp, sinh vật học? Tôi nói cụ Nguyễn Tuân rất kém về sinh học, không phải nói bậy. Nguyễn Tuân chẳng để chú tiểu bẻ cành đào tươi cho vào gánh nước, mang về pha trà uống đó sao? Chẳng lẽ giáo sư Phan Ngọc cũng không biết nhựa đào có độc? Tài văn của cụ Nguyễn Tuân, không có thể ai phủ nhận. Nhưng không phải lúc nào ông viết cũng hay và cái gì cũng đúng. Văn chương cũng như cuộc sống cần có sự công bằng. Cứ khen kiểu ông Phan Ngọc, khác gì bôi bác Nguyễn Tuân. Nếu quả thật, Việt Nam trình độ giáo sư, tiến sỹ theo tiêu chuẩn của ông Phan ngọc này, thì ngành giáo dục của chúng ta, không sớm thì muộn cũng tan nát.
Mấy năm trước đây, tôi có nhờ trannhuong.com, tìm giúp bài thơ, Huyện Lắc của cố thi sĩ Xuân Diệu. Anh Trần Nhương có nhận lời giúp, nhưng không chắc vì bài thơ này không hoặc chưa in ấn. Qua bài viết này, mong rằng các nhà nghiên cứu về Xuân Diệu có thể tìm thấy. Bài này chúng tôi chỉ còn nhớ có câu đầu: Hồ Lắc bên huyện Lắc. Theo nhận xét của ông bạn Hoàng Thế Hoan (làm nghề dậy học ở Đà Lạt quê quán Nam Định) bài thơ này, Xuân Diệu viết như bài văn tả cảnh của học sinh lớp 4.
Khoảng năm 1979, sáng thứ hai nào, trong buổi chào cờ, học sinh chúng tôi cũng hát vang “ Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới, gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới, quân xâm lược bành trướng dã man, đã dầy xéo…”. Vào đúng thời điểm này, Xuân Diệu đến thăm và nghỉ mát tại Hồ Lắc, tỉnh Đak Lak. Ông có đến bình, đọc thơ ở hai nơi đó là trường sư phạm, và trường đại học Tây nguyên. Cả hai nơi, ông nói chuyện y trang như nhau, và đều đọc bài thơ này. Buổi thứ 2 ở ĐH Tây nguyên, chán quá, tôi và Hoàng Thế Hoan bỏ về nửa chừng. Thành thật mà nói, Xuân Diệu nói và bình thơ không hay. Buổi nói chuyện ở trường sư phạm, có hiệu trưởng Hồ Đình Phương và hình như có cả anh Nguyễn Lưu, lúc này anh đang dạy ở ĐH Tây Nguyên (Anh Nguyễn Lưu con cụ Nguyễn Xiển) đến nghe. Nhiều lần nhà thơ Xuân Diệu gọi hiệu trưởng mắng, có lúc đang nói nhà thơ cũng dừng lại mắng hiệu trưởng, chỉ vì ba cái lặt vặt, như sắp chỗ ngồi, hoặc treo đi treo lại chiếc bóng đèn. Tôi cũng không hiểu sao, thầy Phương ngồi yên, không phản ứng gì cả. Thầy là dân Nam bộ, tôi biết thầy rất nóng tính, và sòng phẳng. Tuy thầy đã lớn tuổi, nhưng thầy vẫn chơi ở vị trí chuyền hai, của đội bóng chuyền trường tôi. Cả đội chỉ có tôi và anh Hường là học sinh, nhưng lại là nòng cốt của đội bóng. Từ thích thể thao, nên thầy quí luôn chúng tôi. Chiều nào, chúng tôi cũng tập cùng thầy nên tôi rất rõ tính của thầy. Tôi biết hôm đó thầy nén nhịn nhiều lắm. Hình như buổi nói chuyện đó, có một cái gì đó bất bình thường, tôi nghĩ vậy. Bây giờ, tóc trên đầu đã bạc quá nửa, tôi mới nghiệm ra một điều, cứ không phải ông nào có học vị cao, là có văn hóa. Có rất nhiều người thất học, nhưng lại có văn hóa rất cao. Sau buổi nói chuyện, ông bạn Hoàng Thế Hoan ( Hoan lúc này, đang là sinh viên sư phạm Đà Lạt) rủ tôi sáng mai, lên xin nhà thơ Xuân Diệu bài thơ Huyện Lắc đọc lại. Hoan vừa thăm dò được nhà thơ đang nghỉ ở nhà khách tỉnh ủy. Tôi bảo, sao khi nãy không xin, mà đã nghe rồi, ông chê như bài văn tả cảnh, còn xin làm gì. Hoan bảo khi nãy đông quá, đọc lại xem có cảm xúc gì khác không? Tôi biết Hoan rất thích thơ Xuân Diệu, nể bạn từ Đà lạt sang, nên tôi nhận lời đi cùng. Biết tính Hoan bộp chộp, ăn nói ít ý tứ, nên trước khi đi tôi bảo, nếu nhà thơ tiếp, ông nên ăn nói cẩn thận. Đến cổng tỉnh ủy, tôi định không vào. Tôi sợ. Tôi sợ đứng trước một nhà thơ lớn, tôi sợ phải đi qua cái cổng có người lính gác. Xem xong thẻ sinh viên, người cảnh vệ chỉ nơi ở của nhà thơ. Chúng tôi đến gần, thấy nhà thơ Xuân Diệu đang đi về hướng chiếc xe mầu đen đỗ đầu hồi nhà. Cửa xe đã mở. Biết rằng ông sắp đi đâu đó, Hoan đi nhanh về phía ông, thấy thế tôi đứng lại. Không hiểu Hoan nói với ông những gì, tôi chỉ nghe thấy tiếng của nhà thơ hơi lớn, và gắt. Hoan quay lại, tôi hỏi sao? Hoan bảo,bị đuổi thôi. Tôi cũng không hỏi gì thêm. Nhưng tôi nghĩ chắc Hoan nói gì làm phật ý nhà thơ.
Trên đời này có ai được hoàn hảo đâu, nhất là trong văn chương. Vì thương nhau đôi khi bốc thơm nhau mà thôi. Các cụ nói, Thánh Nhân còn có khi sai cơ mà. Nhưng Thánh Nhân nào chúng ta gặp gặp bao giờ?

Frankfurt/M tháng 6-2008- Leipzig 4-11-2012
© Đỗ Trường
© Đàn Chim Việt 

Bi thảm số phận 'điệp viên 007' của Liên Xô

Điệp viên “tay chơi” Richard Sorge cung cấp nhiều thông tin vô cùng quan trọng cho Liên Xô trong Thế chiến 2, nhưng ông bị Stalin đánh giá sai. Báo chí Liên Xô ca ngợi ông là “nhà tình báo vĩ đại”, nhưng đó là 20 năm sau khi ông bị xử tử và bị chôn trong một nghĩa trang dành cho các tù nhân ở Nhật Bản.

Chỉ nửa năm trước khi Thế chiến thứ 2 kết thúc, vào đúng ngày kỷ niệm lần thứ 27 Cách mạng Tháng Mười Nga, một điệp viên Liên Xô bị đem ra hành quyết. Một trong những câu nói cuối cùng của ông là dành cho đám đao phủ: “Xin cảm ơn các vị đã đối đãi tử tế!” Người tử tù đó, Richard Sorge, vẫn tỏ ra nhã nhặn đối với các đao phủ của nhà tù Sugamo ở Tokyo khi ông bị đưa lên giá treo cổ.
Richard Sorge chính là người đã cứu Matxcơva khỏi vòng vây của quân đội phát-xít Đức. Thông tin quan trọng của ông đã giúp Stalin kịp thời điều động quân đội từ Siberi về ứng cứu cho mặt trận phía tây. Một nước đi quan trọng giúp lật lại thế cờ và quân đội Hitler vĩnh viễn mất thế chủ động trên chiến trường.
Thật ra trước đó “Ramsay” – mật danh của Sorge - đã nhiều lần cảnh báo Stalin về “Chiến dịch Barbarosa”, chiến dịch tấn công Liên Xô của Hitler vào tháng 6/1941, nhưng Stalin chủ quan, quá tin vào hiệp ước không tấn công lẫn nhau mà trước đó Liên Xô và Đức đã cùng nhau ký kết. Stalin cũng có lý do để không tin tưởng điệp viên tay chơi này vì Richard Sorge có tiếng là hào hoa và lắm tài nhiều tật.
 - 1
Richard Sorge, phong cách thoải mái trên đất Nhật
Ngày nay, ngay cả khi các nhà nghiên cứu vẫn còn tranh cãi về tầm quan trọng của Richard Sorge - liệu tin tức điện đài của ông có đến được nơi cần đến, liệu các hoạt động của ông có ảnh hưởng tới đâu - thì chí ít, ông vẫn xứng đáng là hình mẫu cho các nhà làm phim thể loại James Bond, một mẫu điệp viên quảng giao, lịch thiệp và có khả năng moi ra mọi loại thông tin. Nhiều người đàn ông coi ông là bạn tâm giao tri kỷ, và với nhiều người phụ nữ, người đàn ông có cặp mắt xanh sâu thẳm, hơi xếch này lại là người tình lý tưởng.
Vậy mà với tất cả khả năng và tích cách con người đó, ông “chưa từng muốn trở thành điệp viên”. Nếu gặp thời bình, ông muốn “nghiên cứu khoa học”, như ông từng viết như vậy trong nhật ký trước khi ông bị đem ra hành hình.
Từ quân nhân đến người chống chiến tranh
Sinh năm 1895 tại thành phố Bacu bên bờ biển Kasspia, trung tâm dầu mỏ của Đế chế Nga thời đó, ông là con út trong gia đình 9 anh chị em, bố là kỹ sư người Đức, mẹ người Nga. Ông nội Friedrich Adolf Sorge từng là đồng chí thân cận với Karl Marx và là một trong những người thành lập Quốc tế Cộng sản I.
Năm 1898 gia đình ông chuyển sang Berlin, rồi ông đi học và trưởng thành ở đó. Năm 18 tuổi ông xung phong nhập quân ngũ, tham dự nhiều trận trong Thế chiến thứ nhất. Từng đối mặt với sự sống và cái chết, bị thương nhiều lần, lần cuối nặng nhất vào chân và bác sỹ phải rất khó khăn để cứu mạng sống cho ông. Từ đó cái dáng cao lớn, chân hơi cà nhắc làm ông khó lẫn trong đám đông. Có lẽ những trải nghiệm cá nhân này đã giải thích cho những hành động của ông trong quãng đời sau này.
“Cái sự cắn xé man rợ đẫm máu này làm cho tôi và các bạn đồng ngũ chấn động sâu sắc”. Ông đã ghi lại như vậy trong một bản tự truyện và tự hỏi: “Đâu là ý nghĩa của những cuộc chiến vô hồi kết này?” Ông có một niềm tin rằng: chỉ có chiến thắng của Chủ nghĩa Cộng sản thì mới kết thúc được những cuộc tàn sát, đúng như những gì đồng chí của ông nội ông từng kết luận. Và Richard Sorge có hành động cụ thể: tham gia cuộc binh biến của thủy thủ tại Kiel, tham gia tổ chức các cuộc biểu tình chống tư bản của thợ mỏ ở Aachen, và gia nhập Đảng Cộng sản Đức.
Vào vai nhà báo
Năm 1925, Richard Sorge đệ đơn gia nhập Quốc tế Cộng sản. Ông mau chóng lọt vào mắt của tướng tình báo Hồng quân Jan Karlowitsch Bersin. Sorge bắt đầu sự nghiệp tình báo đầu tiên ở Anh, Bắc Âu, Trung Quốc và từ năm 1933 ở Nhật Bản.
Ngay tại Tokyo, một nơi đầy hoang tưởng và nghi kỵ, nỗi ám ảnh bị do thám bao trùm cuộc sống xã hội, mỗi một “gaijin” (ngoại nhân) đều có thể bị nghi ngờ, Richard Sorge đã làm được một điều không tưởng: lập lên một mạng lưới tình báo trên dưới 40 người. Trong số đó, ngoài những đại diện tinh tú của kiều dân Đức ra còn có nhiều yếu nhân trong chính giới và quân đội Nhật Hoàng.
Để che giấu hoạt động tình báo, Richard Sorge đã tạo dựng một vỏ bọc là phóng viên cho các báo có tên tuổi ở Đức như tờ “Frankfurter Zeitung” hay “Deutscher Volkswirt”. Không những thế ông còn là cộng tác viên thường xuyên cho tờ báo của quân đội Đức phát-xít: tờ “Die Wehrmacht”. Và khi ông gia nhập đảng Quốc Xã vào năm 1934 thì vỏ bọc đã thực sự hoàn hảo.
Ngoài những cuộc tình vụng trộm, Sorge còn nhiều “thú chơi” khác như trải nghiệm tốc độ trên xe máy hay những cuộc nhậu thâu đêm suốt sáng. Điều đó khiến những thông tin mật của ông bị nghi ngờ không chính xác. Thậm chí Stalin còn gọi ông là “kẻ tráo trở”.
Chuyên gia Châu Á và... phụ nữ
Richard Sorge nhanh chóng xây dựng cho mình một hình ảnh là người rất am hiểu tình hình, có nhiều nguồn tin đáng tin cậy. Ông trở thành người thân cận của giới quan chức và quân nhân Đức, đặc biệt là của Tùy viên quân sự và sau này là Đại sứ Đức tại Tokyo, Eugen Ott.
Chính Eugen Ott đã dựng Sorge thành Tùy viên báo chí. Ngay cả phu nhân của ngài đại sứ cũng không cưỡng lại được vẻ lịch thiệp, ánh mắt hoang dã trên khuôn mặt xương xương lãng tử. Hai người sớm bắt đầu một mối tình vụng trộm, bất chấp mối nguy hiểm đến tính mạng và ảnh hưởng tới nhiệm vụ. Nhiều quý cô quý bà khác cũng sẵn sàng nương tựa bờ vai rộng của người đàn ông đào hoa này.
Richard còn nhiều thú đam mê trần thế khác như trải nghiệm tốc độ trên xe máy hay những cuộc nhậu thâu đêm suốt sáng. Đây có lẽ chính là điều làm cho các tin tức của ông bị đánh giá thấp, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cục diện cuộc chiến, ít nhất là vào thời kỳ đầu của cuộc chiến. Nhưng đối với “phía bên kia”, Sorge vẫn được tin dùng, ngài Đại sứ vẫn không sa thải ông, ngay cả khi vụ “trộm tình” vỡ lở.
Với chức danh ngoại giao, Sorge có thể dễ dàng có trong tay các tài liệu mật. Ông biết được “Chiến dịch Barbarossa” với ngày giờ chính xác. Một trong những bạn nhậu là thiếu tá, Phó tùy viên Erwin Scholl đã tiết lộ trong một cuộc nhậu. Ngày 1/6/1941 qua điện đài, Sorge cảnh báo cho Hồng quân biết ngày 15/6 Hitler sẽ phát động chiến tranh xâm lược Liên Xô. Tiếp sau là một bản tin chính xác khác: “Cuộc tấn công sẽ vào sáng sớm ngày 22/6 trên toàn mặt trận”.
Nhưng tin tức của ông có vẻ không được để ý tới. Giới chức tình báo Matxcơva nghi ngờ tính chính xác của các bức điện tín. Một bức điện còn bị chính Stalin chú thêm dòng chữ: “Tin giả của một kẻ tráo trở, đang sống sung túc với vài ba xưởng máy và nhà thổ”.
Richard Sorge rất buồn bực: “Sao cái lũ dở này lại có thể bỏ qua tin tức của chúng ta”, điện tín viên Max Clausen kể lại. Mà không chỉ có mình nhóm điệp viên từ Tokyo mà cả tin tức tình báo gửi từ Thụy Sỹ, từ Đại sứ quán Anh ở Matxcơva đều cảnh báo nguy cơ tấn công của quân Đức. Tất cả đều bị đánh giá là thiếu cơ sở.
Stalin đã quá tin vào Hitler, một niềm tin tai hại! Đúng rạng sáng ngày 22/6/1941, hơn 30 vạn quân Đức đã bước qua tuyến biên giới giữa Đức và Liên Xô. Chiến dịch Barbarossa bắt đầu.

“Sorge là thần thánh”
Khi tin tức về cuộc chiến đến tai Sorge, ông thất vọng tuyệt độ, uống rượu say tí bỉ đến mức mất kiểm soát. Bạn gái của ông lúc đó, bà Eta Harich-Schneider sau này kể lại, ngay trong trung tâm điện thoại của khách sạn Imperial ở Tokyo, Sorge đã la lớn trước sự bất ngờ của Đại sứ Ott và nhiều kiều dân Đức khác: “Cuộc chiến này thua chắc rôôôồiiii!!!”
Ngay cả những tuần sau đó ông chửi Hitler công khai, ca ngợi nước Nga rồi còn tấn công cả một viên cảnh sát. Hành động của ông hoàn toàn mất cẩn trọng như thể là ông đang muốn khiêu khích. Ông cay đắng khi bị đồng chí mình coi thường. Cùng với nỗi niềm ấy, ông còn tỏ ra ngông cuồng. Ông gọi điện cho cô bồ người Nhật Hanako Ishii, ngạo mạn nói: “Em có biết không, Sorge là thánh nhân”. Hơn thế nữa, ông lảm nhảm với cô bồ người Đức rằng: “Em biết không, nếu một ngày nào Hitler bị ai đó giết thì người đó chính là anh, Richard Sorge”..
 - 2
Bia mộ với dòng chữ Nga "Anh Hùng Xô Viết" và chữ Nhật "Vợ Ishii Hanako"
Tuy nhiên, qua cơn sốc, ông lại tiếp tục lao vào tìm kiếm thông tin. Tháng 9 năm đó ông có một tin quan trọng: Nhật Bản sẽ không đưa quân vào Sibiri mà sẽ tấn công Đông Dương. Tin đó nhanh chóng được gửi về Matxcơva. Lần này không ai dám coi thường tin tức của Sorge nữa. Nó còn được kiểm chứng bằng các nguồn tin khác. Ngay lập tức, 34 sư đoàn quân đang đồn trú ở miền Viễn Đông được điều thẳng sang mặt trận phía Tây.
Bị Stalin chối bỏ
Với việc tăng cường binh lực, Hồng quân Liên Xô đã chặn đứng đà tiến quân của phát-xít Đức. Cùng với đó, chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh bị phá sản đã khiến danh tiếng bất khả chiến bại của Wehrmacht đi tong, tinh thần binh lính Đức đi xuống nhanh chóng.
Những điều đó là tin vui đối với Sorge, cuối cùng thì tin tức của ông đã giúp được Hồng quân. Nhưng chính nó lại chẳng giúp gì được ông: sau đó không lâu, ngày 18/10/1941 ông bị rơi vào tay của đặc vụ Nhật Bản.
Nhiều lần Nhật Bản tìm cách trao đổi tù binh với Liên Xô, nhưng từ Matxcơva họ chỉ nhận được trả lời: “Chúng tôi không biết ai với cái tên Richard Sorge cả”. Ba năm sau, đúng ngày 7/11/1944, Richard Sorge bước lên đoạn đầu đài. Xác của ông được chôn trong nghĩa trang của thường dân, khu dành cho tù nhân.
Tình nhân cũ của ông, cô đào quán bar “Rheingold” đã cất công tìm và cải táng ông tại nghĩa trang khu Tama, ngoại ô Tokyo. Từ chiếc răng vàng của ông, cô làm thành một chiếc nhẫn và đã đeo nó suốt phần đời còn lại.
Năm 1964, chính phủ Liên Xô cho khắc dòng chữ Nga: “Anh hùng Liên Xô” trên tảng đá hoa cương đặt trên mộ ông. Báo chí Liên Xô ca ngợi ông là “bậc thầy tình báo” hay “nhà tình báo vĩ đại”, nhưng không phải ngay từ khi hòa bình lập lại mà phải 20 năm sau khi ông mất.
Nguồn: Spiegel/ Khampha

Hồi ký Trần Bạch Đằng: Những tình báo của Việt nam nằm vùng tại Úc

Lý do thăm Úc của tôi.
Thời chống Mỹ, khi phụ trách Bí Thư Thành Ủy Sài Gòn, tôi được Đảng Ủy Hoa Vận Thành Phố bố trí nơi ăn ở trong nhà đồng bào Hoa. Một trong những ngôi nhà đó - Đường Phan Văn Chí, Quận 6 – nay nhà Truyền Thống Phong Trào người Hoa ở Sài Gòn là, một xưởng làm đồ chơi cho trẻ con, nằm sát bót cảnh sát ngụy quận 6. Tại đây, có lần, qua cửa hé, tôi thấy Nguyễn Ngọc Loan, Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia Sài Gòn đến làm việc với cảnh sát quận.
Nhà có hai hầm bí mật (nay vẫn còn) để khi có động, tôi rút vào. Hầm trang bị điện, quạt và…súng ! Vợ chồng chủ nhà, các cháu và bà cụ hết lòng bảo vệ chăm sóc tôi, mặc dù rất nguy hiểm đối với họ nếu chẳng may tông tích của tôi bị bại lộ: Địch dán hình tôi khắp thành phố với tiền thưởng khá lớn cho ai chỉ hoặc giết tôi, nhưng không có bất kỳ chuyện xấu nào xảy ra.
Sau giải phóng, gia đình làm ăn khó khăn. Anh Nguyễn Văn Linh (* Tổng Bí Thư) trao đổi với tôi nên để gia đình ra đi hợp pháp, tìm cách sinh sống, khi tình hình khá sẽ tính sau. Họ ra đi năm 1986.Từ Hồng Kông, gia đình chuyển sang Úc và người chủ biết rằng có thể sống được – thậm chí sống khá - nếu kết hợp được nguồn nguyên liệu của Việt Nam với thị trường Nam Thái Bình Dương tuy nhỏ mà vừa với khẳ năng của gia đình.
Họ chọn nghề ướp cá mặn – món ăn quen thuộc của người Hoa và cũng vừa túi tiền dân các đảo Nam Thái Bình Dương, nói chung còn nghèo. Thế là thị trường Salomon, Papouasie, Tuvalu, Fiji, Karibati, v.v. mở ra. Cá mè Gò Công, chế biến ở quận 6, đóng container xuất sang các nước…Ngoài cá mặn, gia đình còn làm vi cá, cải muối, bào ngư, hải sâm…Công việc mở rộng thêm một bước: mua cá ở Úc và các đảo, sơ chế ở Brisbane, chuyển về tinh chế ở quận 6, thành phố Hồ Chí Minh, đóng container xuất sang Hồng Kông, các đảo Nam Thái Bình Dương với một số trạm phân phối như ở Karibati.
Bây giờ, đó là một công ty gia đình chế biến thêm thịt ngọc trai…Trong mỗi lần về nước, người chủ đều đến thăm tôi. Anh tỏ nguyện vọng: đón tôi sang Úc nghỉ, quan sát. Anh nói thêm: Mẹ anh đã 88 tuổi, luôn nhắc tôi và mong được gặp mặt – bà từng nấu ăn cho tôi thời bí mật. Sức khoẻ của người sắp lên cửu tuần không cho phép bà bay về nước.Có thể gọi những điều trên là “Cơ Duyên” đưa tôi đến Úc lần đầu tiên nầy…
***

Sydney
Chúng tôi theo đường Singapore đến Úc, trên chuyến bay của hảng Qantas. Như vậy chuyến bay dài gấp đôi thời gian bình thường, vì chúng tôi không lấy được chỗ bay trực tiếp từ thành phố Hồ Chí Minh tới Sydney - số Việt Kiều ở Úc về quê ăn Tết năm nay (*1996) đông hơn mọi năm và chúng tôi đi trùng dịp bà con quay lại nước Úc sau Tết ở quê hương...Người trong gia đình ông LƯU VĨNH PHONG, chủ công ty chế biến hải sản Nam Thái Bình Dương, đón chúng tôi và đưa về khách sạn Star City, nơi có sòng Casino nổi tiếng...
Chúng tôi đi thăm những địa điểm tiêu biểu nhất của thành phố: đường hầm 12 km xuyên biển, cầu Sydney bằng sắt hao hao cầu Long Biên – Hà Nội xây từ thế kỷ trước, nhà hát thành phố với kiểu dáng nhiều vỏ sò chụp lên nhau, sức chứa 2700 chỗ ngồi, xây trong 15 năm mới xong (1958-1973), tốn đến 650 triệu quan Pháp, vườn bách thú… là những nơi không xa lạ với công chúng Việt Nam. Tổng lãnh sự Việt Nam ở Sydney- một cán bộ ngoại giao 30 năm trong nghề, dịu dàng như mọi phụ nữ Việt Nam, đến cạnh chúng tôi và thông báo một số tình hình địa phương, nhất là tình hình người Việt định cư khá tập trung ở Sydney- trong tổng số 200 ngàn người Úc gốc Việt thì một nửa sống ở đây...Chúng tôi dành một ngày đi Canberra…
Bài 2
Tại Canberra...Ngay chuyện chúng tôi tìm sứ quán cũng không dễ. Khu sứ quán nằm bên ngoài trung tâm, phải cần xe sứ quán ra “tam kỳ lộ” dẫn dắt chúng tôi vào sứ quán. Đoàn chúng tôi được sứ quán đón nhiệt tình, từ đại sứ, tham tán đến cán bộ - vốn không đông lắm. Và sứ quán “thết” chúng tôi một bữa phở Bắc có chất lượng, với món nước mắm và rau thơm truyền thống.Tại đây, chúng tôi gặp đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam thăm nước Úc, do anh Vũ Trọng Kim, Bí thư thứ nhất Trung Ương đoàn dẫn đầu, trong đoàn có anh Hà Văn Thạch, Tỉnh đoàn Nghệ An, Nguyễn Hoàng Năng, Thành đoàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Đại sứ thông báo với chúng tôi mấy nét chính của tình hình Úc, Việt Kiều - gọn và súc tích.…Người lái xe và hướng đạo cho chúng tôi là anh Minh, từng đi thanh niên xung phong ờ Việt nam, đang sống ở Sydney.
Để hiểu thêm phần nào cuộc sống của người Việt ở Úc, tôi thuật một chuyện: Anh Minh - độ 40 tuổi - mỗi sáng tranh thủ đem phân phối giò heo đông lạnh từ Việt Nam, với 4 đùi heo, trong 2 giờ, anh nhận thù lao 400 đola Úc. Rời Sydney, chúng tôi đi Brisbane…Đây là lãnh địa của ông Lưu Vĩnh Phong. Sáu người con của ông lập nghiệp tại đây, 2 trai 4 gái, xoay quanh công ty chế biến hải sản Nam Thái Bình Dương mà ông đã “lên ngôi” Thái Thượng Hoàng - việc điều hành công ty ông giao cho các con, dâu rể của ông và ông chỉ góp ý. Tất cả 12 con dâu rể và 11 đứa cháu nội ngoại sống quanh thành phố, mỗi gia đình đã an cư trong những ngôi nhà có vườn hoa, không to nhưng ấm cúng bằng tiền dành dụm của họ và sự trợ giúp của gia đình ông. Xưởng không lớn, mượn lúc cao nhất 8 công nhân, bình thường 3, thu mua và chế biến vi cá, thịt ngọc trai, hải sâm, đồng thời là đầu não chỉ đạo các chi nhánh đặt ở vài đảo Nam Thái Bình Dương, Singapore, Hồng Kông và “cơ sở mẹ” ở quận 6 thành phố Hồ Chí Minh – nơi ông và bà vợ hướng dẫn chung về đường hướng sản xuất và kinh doanh.…Tuy ở khách sạn, song chúng tôi luân phiên ăn cơm nhà của các con ông Lưu Vĩnh Phong. Họ thuộc lớp lao động trung lưu - mỗi nhà có từ 2 ô tô, nhưng không ai dám mướn người giúp việc.…
Gia đình ông Lưu tề tựu đông đủ đón tôi. Bà cụ 88 tuổi gặp tôi, vẫn nhớ những ngày tôi ở nhà cụ cạnh bót quận 6, kỷ niệm sống lại sinh động. Cụ rưng rưng nước mắt ôm tôi, thều thào : Điều sở nguyện của cụ đã đạt. Qua cặp kính lão khá dày, cụ ngắm nghía tôi rất lâu, vốn không nói được tiếng Việt, cụ phều phào tiếng Triều Châu, sờ nắn tôi và cười: Còn khoẻ lắm! Một bữa ăn thực sự gia đình đã diễn ra. Mọi người đều chăm sóc Thiên Lý, cháu ngoại của tôi cùng đi với tôi.Trừ bà cụ và người rể của ông Lưu, tất cả đều nói tiếng Việt. Tôi xúc động gặp lại cháu Lưu Tuệ Lan, con đầu lòng của ông Lưu, người xướng ngôn đầu tiên Hoa Ngữ của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh sau giải phóng. Cô nay đã hơn 40 tuổi, có 2 con, vẫn tiếp tục tìm sách báo tiếng Việt trong nước đọc, đang làm việc ở ngành Ngân Hàng. Bữa cơm gia đình ấy được tổ chức ở nhà người con út của ông Lưu, thực sự chưa hiểu sâu về Việt Nam bởi lúc ở trong nước cậu còn rất bé. Tôi nhớ, năm 1968 – sau hai đợt Mậu Thân, cậu chỉ lên 2 hay 3 tuổi gì đó. Cậu tên là Nghĩa, bây giờ đã có 2 con bụ bẫm.
Theo chỉ đạo của bà cụ và bà Lưu Vĩnh Phong lo cho tôi ở Chợ Lớn năm xưa.…Có lẽ cần nói thêm đôi điều nữa về gia đình này. Khi cô Tuệ Lan làm việc ở đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, một số người Hoa ở Chợ Lớn căm ghét cả gia đình, cho là họ đã “phản bội tổ quốc” , thậm chí đánh đập cậu con tên Mẫn, còn bé.Nhưng vừa rồi, năm 1998, tại hội nghị chung kết “tiếng hát truyền hình” toàn quốc ở Hà Nội, một thí sinh được giải rất cao, tên lương chí Cường – anh hát 2 bài, một của Phạm Minh Tuấn, một của Thuận Yến, tất nhiên bằng tiếng Việt, có sức truyền cảm đặc biệt. Lương Chí Cường, lấy theo họ mẹ, họ chính của anh là Lưu. Hiện Lương Chí Cường là quân nhân tại ngũ, công tác ở Quân khu 7.
Anh mang dòng máu hoàn toàn Hoa – cha mẹ đều là người Hoa, nhưng anh sinh ở Chợ Lớn, trong một gia đình lao động, tòng quân và tình nguyện trở thành quân nhân chuyên nghiệp. Khi anh được giải, ông Lưu nhận được vô số cú điện thoại của người Hoa chúc mừng ông với niềm tự hào. Cha của Lương Chí Cường là em ruột của ông Lưu (Vĩnh Phong).…Chúng tôi lại từ Brisbane, sau ba ngày nghỉ ngơi, bay đến Melbourne, thành phố công nghiệp, một hải cảng quốc tế, thủ phủ của Bang Victoria ….
Bài 3
Tại Melbourne…Thượng nghị sĩ Sang Nguyễn (Nguyễn Sang,) người Việt mang quốc tịch Úc thu xếp nơi ăn ở và các cuộc tiếp xúc của chúng tôi. Đầu tiên, chúng tôi thuê 1 phòng ở một motel - kiểu ký túc xá, cạnh trường Đại Học Victoria. Phòng quá chật, tuy giá rẻ (cho 4 người 50 đô la Úc 1 ngày.) Thượng nghị sĩ Sang lại thu xếp cho chúng tôi đến nhà ông TRẦN MINH HOÀNG, một Việt kiều, giám đốc công ty in trong khu chế xuất Tân Thuận (Sand print group) – ngôi nhà 2 tầng rộng rãi; chúng tôi ở đây suốt 5 ngày thăm Melbourne. Gia đình ông Hoàng tổ chức một bữa ăn chào chúng tôi, có mặt ông cụ thân sinh ông, các em cháu, đông đủ cả, do bà mẹ ông Hoàng đứng bếp. Gia đình thượng nghị sĩ Sang cũng tổ chức một bữa ăn nấu theo kiểu Việt Nam (canh chua, thịt kho tộ…) do chị Sang nấu.…
Chúng tôi thăm thành phố Brimbank (thuộc Melbourne) do thị trưởng Ciro Lombardi (gốc Ý) cùng các phụ tá tiếp, thăm trụ sở Quốc Hội, thăm Ủy Ban Bầu Cử (đang sát ngày bầu cử địa phương theo định kỳ) do ông Chedomir Flego trong hội đồng bầu cử tiếp, thăm trụ sở đảng Lao Động (đối lập) và đảng Tự Do đang cầm quyền...Nhưng có lẽ cuộc gặp gỡ giữa chúng tôi với Ban giám hiệu trường Đại học Swinburne đáng ghi nhận hơn cả. Phó hiệu trưởng John Pidgeon, cô trợ lý Patrica Di Virgilio, người điều hành các chương trình hợp tác với nước ngoài, trong đó có Việt Nam, ông quản trị trường thông báo với chúng tôi hoạt động của trường, nhất là cuộc họp ở Hà Nội về đề tài “Toàn cầu hóa cùng những hậu quả của nó,” về sự giúp đỡ đào tạo sinh viên Việt Nam.…
Ở Melbourne , hiện nay 60 ngàn Việt Kiều sinh sống. Thật thú vị khi chúng ta dạo phố, hiệu mang tiếng Việt 100% chen với cửa hàng, văn phòng tiếng Anh và của người Hoa. Riêng một số khu vực - những đoạn đường hàng cây số - chúng tôi xúc động khi đọc tên phở Pasteur, hủ tiếu Mỹ Tho, chả cá, giò lụa, tiệm cơm Nam Trung Bắc, văn phòng Luật sư, kiến trúc sư người Việt. Muốn ăn một bát phở ngon, có lẽ quá dễ dàng ở Melbourne, đủ cả rau thơm,giá luộc, chanh, ớt ngâm dấm, nước mắm Phú Quốc… Thái độ chính trị của Việt kiều ở Melbourne: hướng về tổ quốc, rất ít nhóm quá khích, họ gặp chúng tôi với thái độ trân trọng, yêu mến - họ biết tôi qua sách vở trong nước và ở Mỹ, qua truyền hình và báo chí. Lúc đầu tôi cũng hơi ngại, song càng về sau, tôi chẳng thấy có gì không bình thường cả. Tôi đang ngồi trong một quán ăn, một người trẻ đến chào; Chào ông Trần Bạch Đằng, thật vui thấy ông đến đây ! Vài phút sau, anh thay đổi xưng hô: Bác, cháu…
Tôi đến kiểm tra sức khoẻ ở phòng mạch riêng của một bác sĩ người Hoa từ Việt Nam sang, nói thạo tiếng Việt –bác sĩ TRẦN THANH NHƠN, cùng mở phòng mạch với một nữ bác sĩ Việt. Đọc tên tôi, ông đã vồn vã ra đón và không lấy phí, cả thuốc mà ông cấp.Có thể xem như tôi kết thúc chuyến thăm Úc ở Melbourne . Dù sao , thăm Melbourne 5 ngày cũng là quá ngắn...
Một số thế lực chống đối vẫn còn nhưng teo tóp dần. Trước đây , hàng năm đến ngày 30.4, sứ quán Việt Nam ở Canberra, tổng lãnh sự quán ở Sydney bị một số Việt Kiều đến la ó, phản đối, nhưng số lượng cứ mỗi năm mỗi giảm và ngày 30.4.98, tại Canbrra con số chỉ còn vài trăm. Đó là xu thế tất yếu…./.

Sunday, May 25, 2008,
Trần Bạch Đằng
(BCT) 

Hà Văn Thịnh - TS Lê Vĩnh Trương: Xin đừng để cho tham lú trương phềnh!

 
Đọc bài trả lời phỏng vấn của ông trên PL TP HCM (4.11.2012) mà tôi không tin vào mắt mình: Một người mang danh TS, làm ngay ở Quỹ Biển Đông mà nói năng rặt cái giọng tuyệt đối “không để cho Biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ Việt – Trung”, thì rõ ràng là thiển cận và u mê hết chịu nổi! Vì không có điều kiện, tôi tranh luận ngắn với TS LVTr 3 vấn đề.
Thứ nhất, ông cho rằng “Khi có đầy đủ kiến thức, ý chí và ý thức về quan hệ Việt Nam - TQ không chỉ từ xưa mà cả thời cận đại từ 1954 đến nay, người Việt sẽ không còn ở hai thái cực – một là quá sợ và hai là quá căm giận người TQ mà mất khôn, dẫn đến ứng xử theo tinh thần dân tộc cực đoan” – có nghĩa là ông ám chỉ tất cả những ai không tán đồng quan điểm tệ hại của ông là ngu dốt, thậm chí là điên dại (đúng nghĩa đen của từ mất khôn). Là TS (không hiểu giấy hay bìa), chắc ông có đọc qua Lê Nin, chắc ông phải biết Lê Nin nói rằng nếu có lợi cho cách mạng thì dù có phải thỏa hiệp với kẻ cướp, chúng ta cũng thỏa hiệp; nhưng, Lê Nin cũng nhấn mạnh rằng mọi sự thỏa hiệp đều phải có tính nguyên tắc: Không được đánh mất lợi ích sống còn của một dân tộc. Vậy, theo ông, việc TQ ngang nhiên coi 95% Biển Đông là của nó (với các nước trong khu vực là 80%, với VN là 95%), chiếm HS, TS có phải là lợi ích sống còn không? Tương tự, nếu có kẻ nào cướp đất, cướp vợ ông, giết con ông, phá hoại tài sản của ông thì liệu ông có chờ cho đủ “ý chí, ý thức về quan hệ” không, thưa ông?
Thứ hai, ông cho rằng chúng ta “phải ôn hòa, ứng xử tương xứng với phẩm giá”; có nghĩa là TQ muốn đè đầu cưỡi cổ thế nào cũng mặc, chỉ tuyên bố và thu thập chứng cứ thôi sao?
Tôi kể cho ông câu chuyện “nhỏ”: Năm 1983, một sinh viên của tôi ra trường và xung phong đi bảo vệ Tổ quốc ở biên giới. SV đó được huấn luyện trong... 20 ngày(!) rồi chở ra mặt trận ngay. Đơn vị trinh sát của anh ấy chết gần 90%. Người SV đó hiện nay là đồng nghiệp của tôi, có chức vụ khá cao. Tôi không bao giờ muốn dân tộc này, đất nước này cứ “ôn hòa” hay “khôn” tàn “khôn” hại theo kiểu làm trương phềnh hàng ngàn trai trẻ vô tội bởi sự thiển cận không chịu hiểu rằng hoặc phải cúi đầu nghe lệnh, hoặc phải chết tức tưởi. Nếu sẵn sàng chiến đấu ngay từ đầu thì không thể có chuyện huấn luyện 20 ngày như thế. Hay ông cảm thấy sẽ không sao nếu khi chiến tranh xẩy ra, thêm vài vạn người 20 ngày nữa? Xin nhắc ông rằng, phải sẵn sàng với tư thế cao nhất và, phải hiểu rằng mối quan hệ hàng trăm tỷ USD như Nhật Bản mà TQ vẫn sẵn sàng vất bỏ vì sự tham lam bành trướng thì không lý gì nó lại coi trọng cái gọi là tình hữu nghị Trung – Việt, trừ phi chịu mất đất, mất biển, mất rừng...
Thứ ba, ông là người có học vị cao nhưng lập luận thiếu logic. Ông cho rằng “Việc nhẫn nhịn TQ đã diễn ra từ ngàn xưa”, để biện minh cho thái độ cần phải chịu nhục nhã ngày nay(!). Thưa ông, ông cha ta không phải như nay đâu bởi vì chưa bao giờ để mất một tấc đất nào, chưa bao giờ chịu nhục dù bất kỳ với lý do nào. Mặt khác, thời xưa không có bất kỳ sự lựa chọn nào còn ngày nay chúng ta có vô số lựa chọn – chỉ có điều, sợ mất quyền lực, bổng lộc nên không dám lựa chọn mà thôi.
Ông nói “Chính họ đã phản lại “văn hóa hài hòa”, “cầu đồng tồn dị” do chính họ đưa ra trước đây không lâu”; nhưng ông lại XUI người dân VN chấp nhận cái sự phản phé ác độc ấy là cớ làm sao? Ông càng phản phé hơn nữa khi DẠY cho mọi người rằng phải biết phân biệt thơ Đường và chuyện Biển Đông... Xin thưa với ông, tôi thuộc không ít thơ ca, trong đó có hàng trăm bài thơ Đường. Đừng nghĩ ai cũng thông minh như cũ theo cách của ông dù hàng chục năm đèn sách đã trôi qua...
Chức năng quan trọng nhất của trí thức là định hướng dư luận. Nói cách khác, nếu không có tiếng nói góp phần định hướng dư luận thì tầng lớp trí thức không xứng đáng với tên gọi của nó, giá trị xã hội của nó. Mỗi một người có học ít nhiều đều phải có bổn phận đóng góp phần bé nhỏ của mình cho sự mạnh mẽ và ý nghĩa của chức năng đó. Muốn định hướng đúng phải khoa học, khách quan, phải đứng trên lợi ích dân tộc chứ không thể bao biện cho bất kỳ quyền lực thao túng nào, a dua để mưu tìm bất kỳ mối lợi nào, theo đóm để lượm bất kỳ thứ tàn tro độc hại nào... Tôi đang phải giày vò về bệnh tật nên không thể viết dài, nhưng lại không thể im lặng vì cách “định hướng” của ông vô cùng nguy hiểm. Nếu cách nghĩ của ông trở thành “định hướng”, rất nhiều kẻ mưu toan bán nước sẽ hả hê, nhưng cả dân tộc này sẽ coi đó là tội ác, thưa ông!

Quảng Trị, 4.11.2012.
Hà Văn Thịnh
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét