Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

HOT - TIN NÓNG TRONG NGÀY

Tài sản mềm của Việt Nam

By
Khi tôi còn làm cho hãng Eisenberg và Hartcourt vào những năm đầu mở cửa của Trung Quốc (1975-1990), chúng tôi được tiếp đón nồng hậu và được mời đầu tư váo những công ty mà chánh phủ TQ cho là “hòn ngọc”giá trị nhất của họ. Đó là những đại công ty có nhà máy lớn như một sân vận động, hàng chục ngàn nhân công, cơ sở văn phòng bề thế…tọa lạc phần lớn tại các vùng khỉ ho gà gáy (kế hoạch tránh các phi vụ ném bom trong chiến tranh). Những doanh nghiệp nhà nước này mang rất nhiều tính chất xã hội và quản lý theo kiểu “cha chung”…nên thua lỗ thường trực.
Trước 1990, không mấy ai trên thế giới suy nghĩ nhiều về tài sản “mềm”, mà đo lường sự thịnh vượng thành công của 1 công ty hay 1 con người qua các đồ chơi sờ mó được như bất động sản, khoáng sản, thực phẩm, xe cộ, điện máy…

Giá trị của tài sản mềm

Do đó, khi Hartcourt đem tiền đầu tư chuyên vào các công ty IT hay truyền thông, nhiều tư vấn TQ cho chúng tôi ngu, đem tiền đi đổ sông Ngô. Ngay đến hôm nay, phần lớn doanh nhân Việt vẫn không nhận ra giá trị mềm của công ty họ. Khi họ chào bán hay mời mọc, họ vẫn khoe nhiều về nhà máy hoành tráng, bao nhiêu hectares đất bao quanh, văn phòng tráng lệ ngay tại trung tâm thành phố và chiếc xe Rolls Royce họ đang lái…

Tôi có đến thăm tập đoàn Foxconn ờ Shenzen hai năm về trước. Nhà máy hiện đại với hơn 30 ngàn nhân công, hệ thống dây chuyền sản xuất và các phòng “sạch” (clean room) vĩ đại trông rất ấn tượng. Sản phẩm lớn nhất họ gia công là các Iphone, Ipad, Ipod cho Apple. Trong khi Apple làm chủ bản quyền trí tuệ và thương hiệu nên kiếm lời khoảng $140 USD mỗi đơn vị Iphone, lợi nhuận của Foxconn khoảng $7 một chiếc.
Hãng Nike có thương vụ lớn nhất toàn cầu về giầy dép và trang phục thể thao. Họ không sở hữu bất kỳ nhà máy nào trên thế giới. Tài sản quý giá nhất là thương hiệu đã xây dựng suốt 50 năm qua và những trung tâm thiết kế và các phòng thí nghiệm hiện đại nhất về công nghệ và sản phẩm. Những công ty có thị giá cao nhất trên thế giới đều là những công ty mà giá trị mềm vượt trội: Google, Microsoft, Facebook, Pfizer, Oracle, IBM…Không một công ty bất động sản nào nằm trong Top 100 (100 công ty hàng đầu).
Tài sản mềm mang giá trị quan trọng nhất trong lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế tương lai.
Nhìn lại Việt nam, liệu chúng ta có thể đánh giá được những tài sản mềm? Vai trò của chúng sẽ ảnh hưởng như thế nào trong chiến lược kinh tế khu vực và toàn cầu? Hãy kiểm điểm.
1. Tài sản con người
Hai yếu tố tạo mũi nhọn cho đội ngũ nhân lực là sáng tạo và năng động. Đây là phạm trù của tuổi trẻ và Việt nam thường hãnh diện với một dân số mà 65% dưới 30 tuổi, trên 50 triệu người. Thêm vào đó, học sinh sinh viên Việt Nam thường tỏa sáng trên các trường trung đại học khắp thế giới. Cộng với giới trẻ trong nước, Việt Nam có 3.8 triệu kiều bào có kinh nghiệm nghề nghiệp cao, 32% tốt nghiệp đại học. Nói chung so với 9 quốc gia còn lại trong khối ASEAN, Việt Nam dẫn đầu về tiềm lực của nhân tài, trên cả Indonesia với gần 250 triệu dân.
Tuy nhiên, sự yếu kém của nền giáo dục lý thuyết từ chương đã làm què quặt tiềm năng này. Công ty Intel đã không tìm ra đủ 180 nhân viên trung cấp cho nhà máy 1 tỷ đô la của họ ở Thủ Đức và phải nhập khẩu một số lớn chuyên viên từ Malaysia và Phi Luật Tân. Các công ty FDI khác tại Việt Nam đều có những than phiền tương tự.
Thêm vào đó, tư duy sao chép nguyên bản các tư tưởng truyền thống, các công thức khoa học lỗi thời và chánh sách dùng người lấy ngoan ngõan làm chỉ tiêu…đã gây thui chột mọi sáng kiến, mọi đổi mới, mọi tiến bộ. Dù có số lượng giáo sư tiến sĩ cao nhất ASEAN (gần 10 ngàn người), Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế nộp tại Âu Mỹ trong 6 năm qua. Năm 2011, trong khi Singapore với 5 triệu dân đăng ký 648 bằng sáng chế, con số từ Việt Nam là zero cho 90 triệu dân.
2. Thương hiệu quốc gia
Các tên tuổi mà mạng truyền thông Việt không ngừng vinh danh như Vinamilk, Trung Nguyên, Dr. Thanh, Bitis…đều không có một dấu ấn gì trên thương trường quốc tế. Ngay cả Vietnam Airlines đáng lẽ phải là một đầu cầu để phát huy các thương hiệu khác cho Việt Nam trên khắp điểm đến của thế giới đã chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Nhờ vai trò lịch sử trong 2 cuộc chiến tranh Pháp-Mỹ, Việt Nam đã có tiềm năng để nổi tiếng và tạo thiện cảm với nhân dân thế giới. Tuy nhiên sau 37 năm từ ngày chấm dứt chiến tranh, hình ảnh Việt Nam đã mờ dần trong trí nhớ của những thế hệ trẻ sau này. Sự thiếu vắng những thành quả ấn tượng trên mọi lãnh vực từ kinh tế đến khoa học, từ nghệ thuật đến thể thao đã bào mòn thương hiệu Việt Nam.
Nhật Bản phải mất gần 40 năm mới tạo dựng cho Made In Japan một thương hiệu đồng nghĩa với chất lượng sản phẩm và sáng tạo. Trung Quốc cố gắng tạo một thương hiệu quốc gia suốt 35 năm qua. Cho đến nay, kết quả ngược lại với mong ước, các thực phẩm, hóa phẩm Made in China bị tẩy chay trên mọi thị trường, ngay cả tại chính quốc gia họ. Các sản phẩm tiêu dùng khác của TQ đồng nghĩa với giá rẻ và biểu hiện của hàng nhái, hàng giả, hàng dởm…
Một may mắn cho Việt Nam là dù nằm cạnh Trung Quốc và mang nhiều tính chất kinh doanh cẩu thả tương tự, sản phẩm Việt Nam vẫn chưa bị bôi đen trên thế giới. Tuy nhiên, nếu tiếp tục copy ông láng giềng về quản lý chất lượng, thương hiệu chúng ta sẽ là một gánh nặng đè trên giá cả, thay vì hưởng một mức giá cao hơn (premium) như Nhật Bản.
3. Vị thế trên thị trường
Mọi nền kinh tế cũng như doanh nghiệp đều có thể tạo cho mình một thế mạnh trong các thị trường ngách, mà không cần đến các yếu tố cạnh tranh trên. Thí dụ, Thụy Sĩ hay Singapore không có một nền tài chánh lớn mạnh như Mỹ, Anh…cũng không có đội ngũ hay công nghệ gì sáng tạo hơn; nhưng họ biết biến quốc gia nhỏ bé của họ thành một trung tâm tài chánh thế giới qua chánh sách mở rộng mà kín đáo, hiệu năng và minh bạch.
Việt Nam có thể tìm một lợi thế cạnh tranh theo phương thức trên. Dù công nghiệp Việt không thể sánh với Trung Quốc trên rất nhiều phương diện, nhưng các nhà sản xuất Hàn , Nhật đã đầu tư nhiều vào Việt Nam để tránh rủi ro khi bỏ tất cả trứng vào cái giỏ Trung Quốc. Về du lịch, dù không thể cạnh tranh với Thái Lan hay ngay cả xứ nhỏ như Singapore và Mã Lai, Việt Nam có thể đào sâu vào một chiến lược đặc trưng như sinh thái hay thám hiểm hay hưu trí để tạo thị trường.
Hai ngành nghề tôi tin là Việt Nam có thể dẫn đầu tại ASEAN nếu biết phát triển đồng bộ và sáng tạo. Thứ nhất là nông nghiệp công nghệ cao. Tạo ra những sản phẩm xanh, sạch, an toàn được đảm bảo bởi những cơ quan kiểm phẩm nổi danh thế giới là bước đầu. Việc giáo dục huấn luyện cho các nông dân những công nghệ mới, những quy trình dùng IT để điều hòa và tiếp liệu, sử dụng đội ngũ tiếp thị trẻ và bén nhậy từ thành phố có thể tạo nên một làn sóng thay đổi bộ mặt của nông thủy sản Việt Nam. Người tiêu dùng tại các nước Á Châu, nhất là tại các nơi có thu nhập cao như Hồng Kông, Nhật, Singapore…đang có nhu cầu rất lớn về an toàn thực phẩm.
Thứ hai là ngành IT (công nghệ thông tin) tại các thành phố lớn bao quanh bởi các đại học tiến bộ và hiện đại. Giáo trình học phải thay đổi và các trung tâm IT phải có những cơ sở hạ tầng tối tân nhất để giúp tính sáng tạo của đội ngũ phát huy đúng mức. Trên hết, luật về bản quyền trí tuệ phải được thắt chặt và nghiêm túc thực thi trên mọi cấp bực của thị trường.
4. Văn hóa gia đình và xã hội
Người Việt Nam có một gắn bó thân tình chặt chẽ với gia đình, làng xóm và đất nước, nên sự đùm bọc và tiếp sức tạo một thế đoàn kết mạnh hơn chủ nghĩa cá nhân của Âu Mỹ. Nhưng đây cũng có thể là một bất lợi vì tầm nhìn bị giới hạn, tâm lý bầy đàn rất cao và quá gần nhau thì cũng dễ gây ra xích mích mâu thuẫn. Một mặt khác, liên hệ với tha nhân ngoài xã hội lớn đang bị tha hóa và xuống cấp trầm trọng, tinh thần công dân trở nên tệ hại với những vấn nạn về tham lam, vô cảm, thói gây ô nhiễm và tư duy ích kỷ.
Nói tóm lại, cơ hội để tạo dựng những tài sản mềm cho Việt Nam hiện diện trên nhiều lãnh vực và tiềm năng của các tài sản này có thể là cú hích đưa kinh tế Việt bắt kịp các láng giềng giầu ở ASEAN trong 1 hay 2 thập kỷ sắp đến. Ba đòi hỏi quan trọng nhất trong quy trình đột phá này:
1. Tư duy của đại đa số người dân phải thay đổi để hiểu rằng cái giá phải trả cho sự thịnh vương tương lai là can đảm vất bỏ ngay lập tức những thói quen tai hại, những tư tưởng
lỗi thời và những định kiến sai lầm về kinh tế, xã hội và văn hóa. Một cuộc đổi mới toàn diện từ trí tuệ của trí thức, nông nhân công, trẻ già, giàu nghèo là ưu tiên số một.
2. Thành phần ưu tú và đang được hưởng thụ những thành quả từ sự thay đổi cơ chế phải nắm lấy cơ hội để tạo cho doanh nghiệp mình đang làm chủ hay làm công lĩnh hội được những kiến thức, công nghệ hiện đại, những kỹ cương đạo đức dài hạn, những sáng tạo đột phá trên thị trường và phải bắt đầu xây dựng thương hiệu bền vững.
3. Chánh phủ nên tránh mọi can thiệp vào vận hành kinh tế của tư nhân, hãy tin vào khả năng kinh doanh của người dân, Họ dư sức đưa nền kinh tế này vào quỹ đạo của các nước tiến bộ và qua mặt những đối thủ cạnh tranh tại ASEAN cũng như toàn cầu. Hãy cởi trói cho họ để họ tự lực cánh sinh và đừng áp đặt thêm những gánh nặng không cần thiết qua chánh sách thuế khóa công bằng và thủ tục hành chánh đơn giản minh bạch.
Như Milon Friedman đã nhận xét,” qua bao nhiêu thời đại với nhiều thể chế kinh tế, không có một hệ thống xã hội nào có thể cải thiện mức sống của người dân nhanh chóng bằng hệ thống tự do để mặc cho người dân tự tỏa sáng sự sáng tạo và lao động của họ “
T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa
21/9/2012
T/S Alan Phan là một doanh nhân bôn ba làm ăn trên 43 năm qua tại Mỹ và Trung Quốc. Ông cũng là tác giả của 8 cuốn sách Anh và Việt ngữ về kinh tế tài chánh của các nền kinh tế mới nổi. Ông tốt nghiệp tại các đại học Penn State, American Intercontinental (Mỹ), Sussex (UK) và Southern Cross (Úc). Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.
http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-viet/tai-san-mem-cua-viet-nam.html

Tài sản mềm của nước Mỹ

 By

T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa
Bài 1: Tài sản mềm của Việt Nam
Bài 2: Tài sản mềm của nước Mỹ
Tài sản mềm của một quốc gia thường tụ hội từ nhiều nhân tố. Tài sản lớn nhất của Trung Quốc là 5 ngàn năm lịch sử và văn hóa đặc trưng của Nho giáo, thể hiện qua lối sống của 1.3 tỷ dân và hơn 100 triệu Hoa kiều. Mặt trời không bao giờ lặn trên đế chế Anh 100 năm trước nên người Anh thường rất khôn ngoan trong những lựa chọn về chính trị, kinh tế và xã hội…vì họ đã từng trải qua bao thời vàng son cũng như khốn khổ. Hoa Kỳ thì chỉ mới lập quốc hơn 200 năm nhưng hiện nay, tài sản mềm của nước Mỹ lan tỏa khắp hoàn cầu và tạo hướng cho rất nhiều trào lưu trong sinh hoạt của nhiều dân tộc.
Dù đa dạng, phức tạp và có thể gây nhiều tranh cãi, trong góc nhìn của tôi, 5 năm tài sản mềm lớn nhất của nước Mỹ gồm có:

1.      Niềm tin của người dân

Nếu hỏi một người Mỹ là họ tin vào cái gì, ngoài đức tin vào tôn giáo riêng, câu trả lời sẽ là một giao ước xã hội (social contract).
Điều kiện đầu tiên của giao ước là tôi bình đẳng và tự do trước mọi cơ hội để mưu tìm hạnh phúc cho mình và gia đình, từ vật chất đến tinh thần. Tôi có thể là một đứa bé da mầu, lớn lên trong khu ổ chuột nhưng tôi vẫn có thể làm Tổng Thống hay là người giàu nhất nước Mỹ hay một văn nghệ sĩ tăm tiếng. Độ cao hay thấp của hành trình hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng và ước muốn của tôi.
Sau đó, tôi được chánh phủ cam kết là không ai có quyền can thiệp hay ngăn trở bất cứ hành vi nào của tôi miễn không phạm pháp. Căn bản cũng như chi tiết của hệ thống pháp luật này phải được xây dựng hay hủy bỏ với sự đồng thuận của đa số cử tri hoặc người đại biểu do dân bầu. Và tôi tin rằng trước pháp luật, tôi sẽ được xét xử bởi những người dân khác (bồi thẩm đòan) hoàn toàn độc lập với mọi quyền lực có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Theo giao ước, để đánh đổi các quyền lợi trên, tôi phải có trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của những công dân khác, qua bổn phận đóng thuế hay nhập ngũ. Một phần tiền thuế sẽ được dùng để cứu giúp và tạo một mạng lưới an toàn (safety net) cho những công dân kém may mắn. Điều tranh cãi thường xuyên ở đây là chánh phủ được quyền lấy bao nhiêu tiền của tôi để làm chi phí điều hành cho bộ máy và bao nhiêu để giúp người khác? Đây cũng là đề tài chính cho bao cuộc vận động tranh cử tại mọi tầng lớp xã hội.
Dù thế nào, đa số người dân Mỹ tin vào giao ước xã hội này và những nhân quyền cùng sự tự do tiềm ẩn bên trong. Niềm tin là nền tảng chung cho mọi thành phần trong sự vận hành quốc gia và nó tạo sự bền vững cho mọi kế hoạch, ngắn và dài hạn, của cá nhân hay của chánh phủ.
2.      Văn hóa Mỹ Quốc
Sau những đợt di cư đầu tiên từ Âu châu vào thế kỷ 18, nước Mỹ bắt đầu mở cửa rộng rãi đón nhận mọị sắc dân từ khắp thế giới. Họ đến với một “giấc mơ Mỹ Quốc” (American dream), họ chấp nhận giao ước xã hội nói trên và đã không ngừng cùng nhau tạo dựng một nền “văn hóa Mỹ Quốc” vô cùng đa dạng nhưng đặc thù, vô cùng năng động nhưng giản dị và minh bạch.
Căn bản của nền văn hóa dân gian này là sáng tạo trong trí tuệ, hăng say trong công việc, chơi đùa và mua sắm thỏa thích, tôn trọng riêng tư, không ngần ngại sử dụng quyền lực của mình, minh bạch trong thông tin, cởi mở thân thiện với người lạ và ý tưởng mới, không trừng phạt thất bại và tiếp tục cố gắng trong mọi hoàn cảnh. Trên hết, người Mỹ lạc quan vào sự thành công tối hậu của mục tiêu đời mình.
Dĩ nhiên, mặt trái của văn hóa Mỹ cho thấy nhiều nhược điểm. Như một đứa trẻ giàu có, xã hội Mỹ khá ngạo mạn và không quan tâm nhiều đến văn hóa truyền thống của nhân loại. Câu nói “my way or highway” (lối của tôi hay lối xa lộ = không theo tôi thì cút đi) thể hiện trong nhiều hành xử của người Mỹ từ chánh trị đến kinh doanh. Nhưng đứa trẻ này lại rất sáng tạo trong thời đại của tri thức, tạo nên những tài sản quý báu cho kho tàng nhân loại từ y tế đến nông nghiệp, từ IT đến giáo dục, từ tài chánh đến chính trị.
Văn hóa Mỹ đã đóng góp rất nhiều cho bộ mặt ngày nay của ngôi làng toàn cầu với những thay đổi và cải thiện liên tục.
Có 5 tài sản mềm lớn nhất của nước Mỹ

3.      Nguồn trí tuệ và tài năng

Ngày xưa mọi con đường đều dẫn đến La Mã. Ngày nay mọi tài năng đều tìm về đấu trường Mỹ. Trung tâm quyền lực chánh trị và quân sự tập trung tại Washington DC; tháp cao tài chánh nằm ở Wall Street; trung tâm phim ảnh là Hollywood; thế giới của công nghệ cao chọn Silicon Valley làm điểm tựa; và đỉnh cao trí tuệ (sorry, không phải Hà Nội) là liên minh giáo dục của các đại học Ivy League.
Niềm tin về giao ước xã hội và văn hóa cởi mở là lý do chính cho sự du nhập của các tài năng thế giới. Đất lành thì chim đậu. Sự lựa chọn môi trường Mỹ để phát huy sáng tạo và xây dựng sự nghiệp của họ là một minh chứng hữu hiệu gấp ngàn lần những khẩu hiệu rỗng tuếch hay chánh sách đãi ngộ trên giấy tờ. Một lưu ý nhỏ: suốt trăm năm qua, chánh phủ Mỹ chưa bao giờ “quảng cáo” mời gọi các di dân đến Mỹ hay các Mỹ kiều quay về quê hương đóng góp.
Như một nàng con gái đẹp, thông minh, đảm đang…nước Mỹ không thiếu những chàng trai trẻ sắp hàng cầu hôn. Ngay tại những quốc gia mà dư luận thế giới cho là có thể vượt mặt Mỹ trong vài chục năm tới như Trung Quốc, Nhật, Nga, Ấn Độ…các tài năng địa phương này đã và đang ào ạt mua vé “một chiều” qua Mỹ. Trong một nền kinh tế kiến thức, tài năng là những viên ngọc quý cho đội ngũ và Team America chắc còn nắm lợi thế cạnh tranh này trong dài hạn.

4.      Thương hiệu quốc gia

8 trong 10 thương hiệu hàng đầu của thế giới là của Mỹ. Dù Made in Japan và Germany có thể hấp dẫn khách hàng trong vài ngành nghề và công nghệ, Made in USA tiếp tục hưởng một premium (giá nâng cấp) khá cao trong suốt 100 năm qua.
Không phải thương hiệu Mỹ không có thử thách và đối thủ nặng ký. Trong thập niên 80’s và 90’s kỹ nghệ ô tô Mỹ bị lão hóa và Toyota, Honda nhẩy vào vị thế hàng đầu tại Mỹ về chất lượng và doanh thu. Nhưng GM, Ford và Chrysler đã phục hồi nhanh chóng và thương hiệu Mỹ về ô tô lại chiếm thế thượng phong trên thị trường.
Trong ngành điện thoại di động, Nokia và RIM (Blackberry) đã nắm thời cơ và dẫn đầu thị trường trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, các công ty Mỹ lại sáng tạo và thay đổi cuộc chơi với công nghệ và ứng dụng mới. Ngày nay, hệ điều hành của Apple và Google Android đã thống lĩnh thị phần.
Sự thay máu nhanh chóng của tư duy, tầm nhìn và trí tuệ Mỹ là một vũ khí rất năng động để giữ vững giá trị của thương hiệu khi đối diện với cạnh tranh.
5.      Cơ chế chánh trị và xã hội
Sau cùng, các tài sản mềm trên lại được quản lý bởi một cơ chế vô cùng bền vững suốt lịch sử non trẻ của Mỹ. Yếu tố chính là sự phân quyền rõ rệt của 3 bộ phận: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hiến pháp Mỹ không cho phép một bộ phận nào có thể thao túng một bộ phận khác bằng các cuộc bầu cử độc lập và tự do; cũng như việc chia quyền để các chánh phủ tiểu bang và địa phương không bị sự khống chế của chánh phủ liên bang (trung ương).
Cẩn thận hơn, các nhà khai sáng nền dân chủ Mỹ còn đặt tự do ngôn luận vào đệ tứ quyền để đảm bảo minh bạch và đầy đủ thông tin từ các mạng truyền thông. Chánh phủ Mỹ không được phép dính líu qua hình thức sở hữu, tài trợ hay kiểm duyệt bất cứ mạng truyền thông nào tại nội địa Mỹ. Việc xuất bản sách vở và báo chí không cần bất cứ một giấy phép gì từ chánh phủ. Quyền tự do ngôn luận này được xác nhận rõ ràng khi Tòa Án cho phép người dân quyền đốt cờ Mỹ hay biểu tình ủng hộ các kẻ thù của Mỹ.
Cơ chế nào cũng đều tồn tại những sai lầm hay xung đột mâu thuẫn. Tuy nhiên, nền tảng phân quyền và dân chủ tạo nên một minh bạch rất cần thiết để ngăn ngừa sai phạm. Những tranh luận tự do khắp nơi khắp lúc đem đến cho người dân một cảm nhận là họ đang tham dự vào việc điều hành đất nước và mọi quyết định quan trọng về hướng đi của chánh sách công phải được sự đồng ý của họ. Cơ chế này là yếu tố quan trọng để tạo niềm tin.

Tóm lại,  qua bao cơn bão lớn nhỏ của tình hình thế giới, trong chiến tranh hay hòa bình, các tài sản mềm quý báu này đã góp phần quan trọng nhất để giữ vững đế chế Mỹ hiện nay. Sức mạnh quân sự, thủ thuật chánh trị, chiến lược tài chánh…không phải là những nhân tố để làm nuớc Mỹ vĩ đại. Thực ra, nhiều người đang phản biện đây là những nhược điểm của hệ thống Mỹ. Tôi vẫn thường nói, nửa đùa nửa thật, là Mỹ đã thắng Liên Xô nhờ những giấc mơ từ Hollywood, thủ thì hàng ngày với người dân Nga và Đông Âu rằng, cái thiên đường thực sự của chúng ta là sự tự do của trí tuệ và con tim qua các câu chuyện thần kỳ trên màn bạc hay trên TV. Ngày nay là Internet.
Cố Tổng Thống J. F. Kennedy bầy tỏ rõ ràng hơn về giá trị của tài sản Mỹ,”Chúng ta phải tin là dân Mỹ đủ trí khôn để phán xét các sự kiện bất ổn, các ý tưởng ngoại lai, các triết thuyết lạ kỳ và các giá trị khác biệt. Bởi vì một quốc gia không dám để cho người dân quyền quyết đoán về sự thật và giả dối trong một môi trường tự do là một quốc gia sợ sệt ngay chính người dân của mình.”
Alan Phan
T/S Alan Phan là một doanh nhân bôn ba làm ăn trên 43 năm qua tại Mỹ và Trung Quốc. Ông cũng là tác giả của 8 cuốn sách Anh và Việt ngữ về kinh tế tài chánh của các nền kinh tế mới nổi. Ông tốt nghiệp tại các đại học Penn State, American Intercontinental (Mỹ), Sussex (UK) và Southern Cross (Úc). Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.
http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-viet/tai-san-mem-cua-nuoc-my.html

Bong bóng bất động sản sẽ vỡ vào 2012?

By

Một đại gia BĐS Thái Lan đang rình tới cuối năm 2012 sang VN mua BĐS giá rẻ bởi theo dự đoán của ông, đó là thời điểm bong bóng BĐS ở VN sẽ vỡ. Nhưng cũng có các yếu tố vô hình ngăn cản quả bong bóng này xì hơi hay vỡ tung.
Bong bóng bất động sản sẽ vỡ vào 2012?
Hong Kong, Ngày 22 tháng 4 năm 2011
T/S Alan Phan là Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa tại Hong Kong và Shanghai. Du học Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu dollars. Ông sống và làm việc tại Trung Quốc từ 1999. T/S Phan tốt nghiệp BS tại Penn State (Mỹ), MBA tại American Intercontinental (Mỹ), Ph.D tại Sussex (Anh) và DBA tại Southern Cross (Úc). Web site cá nhân của ông là www.gocnhinalan.com, và Email là aphan@asiamail.com
Tại sao có bong bóng tài sản?
Theo định nghĩa, “bong bóng tài sản” xảy ra khi thị giá của một loại tài sản được đẩy quá xa trên giá trị thực sự và bình thường của các tài sản này. Các chuyên gia kinh tế và người dân thường có những tranh cãi gay gắt về danh từ “bong bóng” khi mô tả tình thế của thị trường, vì ít ai đồng ý về giá trị thực sự hay bình thường của bất cứ loại tài sản nào.
Bất động sản lại là một loại tài sản đặc thù, mang nhiều tính chất địa phương, và bao gồm nhiều phân khúc thị trường khác biệt; nên khi nói đến bong bóng BĐS, chúng ta phải thu gọn lĩnh vực bàn cãi và hiểu rõ những giới hạn của bài phân tích.
Bài viết này chỉ thảo luận về phân khúc nhà ở của thị trường BĐS tại VN và cố gắng tìm hiểu hiện nay, chúng ta có thể dùng chữ bong bóng để mô tả tình huống; và nếu có, thì cái bong bóng này bao giờ sẽ vỡ và hậu quả sẽ ảnh hưởng gì đến nền kinh tế vĩ mô.
Trước hết, những yếu tố để tạo thành thị giá của BĐS bao gồm những yếu tố định lượng được: (1) luật cung cầu của thị trường (2) khả năng mua của người tiêu dùng (3) dòng tiền đang rót vào kênh BĐS (4) tình hình kinh tế vĩ mô; và (5) những yếu tố vô hình không thể đo lường chính xác gồm (a) tác động của các nhà đầu cơ (b) trào lưu tâm lý của đám đông (c) chánh sách của chánh phủ và (d) tư duy và cảm xúc của mọi người liên quan.
Trong các yếu tố định lượng, quan trọng nhất là luật cung cầu của thị trường. Phân khúc nào (nhà ở cao cấp hay trung bình hay cho giới thu nhập thấp, thương mại hay văn phòng, BĐS du lịch, khu công nghiệp …) chúng ta cũng có thể tính ra số lượng cung và nhu cầu của người tiêu dùng.
Hiện nay, ở VN, căn cứ theo các báo cáo của các nhà môi giới địa ốc, trong cũng như ngoài nước, thì nhà ở cao cấp có một số cung khoảng 1/3 lớn hơn số cầu và tổng số đơn vị của nhà đầu cơ thứ cấp chiếm khoảng 47% số lượng bán ra. Trong khi đó, số lượng cầu ở các phân khúc khác tương đối cao hơn lượng cung, nhất là phân khúc nhà thu nhập thấp.
Yếu tố thứ hai là khả năng mua của người tiêu dùng. Theo thị trường Âu Mỹ, người ta tính 25% mức thu nhập của người mua là khả năng trả nợ khi so sánh với số tiến vay phải trả hàng tháng cho ngân hàng (cộng với tiền thuế và bảo hiểm). Lấy ví dụ ở VN, thu nhập trung bình của một cặp vợ chồng cùng đi làm là 12 triệu mỗi tháng, nếu dùng một tỷ số cao hơn nước ngoài là 35% để dành cho việc trả nợ (4,2 triệu), thì họ có thể vay một số tiền tối đa là 400 triệu trả làm 20 năm với lãi suất 15% một năm. Người VN có nhiều tiết kiệm, nên số tiền mặt trả trước (down payment) có thể lên đến 1/3.
Dựa trên các yếu tố này, thì căn nhà trung bình giá khoảng 600 triệu đồng là thích hợp với túi tiền và hoàn cảnh của họ. Và cũng theo công thức này thì phần lớn các nhà ở tại HCM hay Hà Nội đều vượt quá khả năng trả nợ của người tiêu dùng. Tuy vậy giá cả tại các tỉnh nhỏ cho thấy chỉ hơi cao hơn khả năng một ít.
Yếu tố khác có thể đo lường được là dòng tiền đang đổ vào BĐS, gồm tiền nhàn rỗi của nhà đầu tư, tiền vay mượn của ngân hàng hay tư nhân, và tiền đầu tư từ nước ngoài qua FDI. Hiện nay, FDI vẫn đổ vào các dự án BĐS có giá đất trưng dụng thật thấp và có nhiều ưu đãi trong điều kiện đầu tư. Tuy nhiên, rất ít tiền FDI cho các dự án đang dang dở, bị kẹt vốn, mà chủ đầu tư không chịu hạ giá hơn 30% giá vốn ban đầu.
Hệ thống ngân hàng địa phương thì đã lỡ kẹt với rất nhiều khoản nợ xấu, nên vẫn phải tiếp tục cho các chủ đầu tư BĐS đáo hạn, hy vọng thị trường phục hồi. Tỷ lệ nợ xấu của các khoản vay BĐS của ngân hàng không được tiết lộ, cũng như chỉ tiêu xếp hàng nợ xấu cũng khác quốc tế, nên chỉ có thể được ước tính. Theo một chuyên gia tài chánh của Singapore, số nợ xấu này trung bình lên đến 18% của toàn số nợ, một con số rất cao.
Đồng tiền nhàn rỗi từ tư nhân vẫn khá dồi dào, nhưng sau khi thị trường BĐS tại TP.HCM đóng băng, thì các nhà đầu tư bắt đầu chuyển tiền qua kênh đầu tư khác. Hiện nay, nhà nước đang ngăn ngừa dòng tiền này đổ vào kênh vàng hay USD, nên chắc là sẽ có một ít đổ vào BĐS, nhưng sẽ giới hạn vì tâm lý hoang mang với triển vọng của nền kinh tế.
Yếu tố có thể định lượng thứ tư là ảnh hưởng từ nền tình hình vĩ mô, mà động tác chính sẽ là mức độ tăng trưởng của thu nhập quốc gia (national income, không phải GDP), tỷ giá đồng VN và con số lạm phát. Thu nhập quốc gia thì bao gồm cán cân xuất khẩu so với nhập khẩu, FDI, kiều hối và nợ vay tư và công. Tất cả các thành tố này đều tiêu cực, có khuynh hướng đi xuống và sẽ ảnh hưởng xấu đến giá trị thực sự của BĐS trong một thị trường bình thường.
Do đó, nếu chỉ nhìn vào 5 yếu tố định lượng trên thì có thể nói là thị giá nhà ở cho người dân đang cao hơn từ 10% cho các nhà ở tại các tỉnh ngoài HCM và Hà Nội, đến 20% cho các nhà trung bình là lên đến 40% cho các nhà ở cao cấp.

Yếu tố vô hình ngăn bong bóng vỡ

Nếu VN có một nền kinh tế bình thường như tại các quốc gia Âu Mỹ, thì mọi định lý tài chính sẽ tiên đoán là bong bóng có thể vỡ bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, nền kinh tế VN chứa nhiều nghịch lý khó thể giải lý. Những yếu tố vô hình không định lượng lại thường có một tầm quan trọng hơn với người tiêu dùng hay nhà đầu cơ thứ cấp.
Hai yếu tố vô hình quan trọng nhất trong giá trị BDS tại VN là tác động mạnh mẽ của các nhà đầu cơ, với sự hỗ trợ đắc lực của các chủ đầu tư cho dự án, cũng như những tài trợ bất đắc dĩ của các ngân hàng; và tâm lý bầy đàn của đám đông. Thông tin về BĐS tại VN thiếu hẳn sự minh bạch và trung thực; luật về BDS phức tạp và khó thi hành; nên các nhà đầu cơ lợi dụng tối đa khe hở này để thực hiện những thủ thuật trắng trợn và đôi khi phi pháp, từ việc quảng cáo hay phóng tin đồn sai sự thực đến việc làm giá qua các giao dịch dưới gầm bàn.
Tác động của các nhà đầu cơ có thể nhận thấy rõ rệt trong những vụ thổi giá đất gần đây ở Hà Nội và trước đây ở TP.HCM. Cường độ của các nhà đầu cơ cho thấy một sức đẩy có ảnh hưởng khá lớn trên thị giá.
Các nhà đầu tư VN cũng biểu hiện hội chứng bầy đàn rất cao. Vì truyền thống gia đình, bạn bè và bè phái trong xã hội, các nhà đầu tư thường không có nhiều phán đoán độc lập, hay cố gắng đi tìm những cơ hội đặc thù khác biệt. Đặc tính “ai sao tôi vậy” khiến thị trường thường dao động về một phía, không cân bằng và gây ra hiện tượng bong bóng thường xuyên hơn. Ở một mặt khác, yếu tố này lại có thể tác động nhanh hơn đến thị giá khi vài nhà đầu cơ kẹt tiền bán tháo. Tâm lý hốt hoảng khi có người la “cháy” trong một rạp hát đông người là một thí dụ.
Hai yếu tố khác cũng ảnh hưởng nhiều đến thị giá của BĐS là chính sách của nhà nước và cảm quan của người mua hay bán. Luật lệ về BĐS VN khác nhiều so với thế giới cho nên khó có thể dùng các công thức bình thường để suy diễn tác động của yếu tố này trên thị giá. Tuy nhiên, chúng ta có thể chắc chắn được vài điều: nhà nước không muốn để cho bong bóng BDS vỡ vì hậu quả nguy hiểm của nó trên nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Thêm vào đó, chính sách của nhà nước thường có kết quả ngược lại với mục tiêu ban đầu nên những thủ tục hành chánh mới sẽ làm chậm lại mọi giao dịch (cùng một lúc chậm lại sự phát nổ của thị giá) và giúp giữ giá thành cao hơn.
Với quyết tâm ngăn chặn sự đổ vỡ của bong bóng, nhà nước có thể đổ thêm số tiền lớn vào kênh BDS, trực tiếp hay qua ngân hàng, và kết quả sau cùng là tiến trình đi xuống sẽ bị chậm lại nhiều năm. Ngoài ra, nếu tỷ lệ lạm phát quá cao, đồng tiền mất giá trầm trọng, thì dòng tiền của tư nhân cũng có thể đổ xô về BĐS để giữ an toàn cho tiền nhàn rỗi.
Một yếu tố khác nữa là BĐS có một giá trị cá nhân do cảm xúc riêng biệt của người mua hay người bán. Trong các loại tài sản, BDS thường đi đôi với sự yêu ghét dễ ảnh hưởng đến quyết định của mọi người liên quan. Một khu phố được nhiều người ưa thích qua những kỷ niệm quá khứ có thể đẩy giá thành lên 15% đến 40% cao hơn giá trị thực sự; một kiến trúc đặc thù có thể tạo dị ứng hay yêu mến tùy cảm quan cá nhân.
Nói tóm lại, khó có thể đo lường sự quyến luyến không lý giải này về BĐS và yếu tố này có thể giúp thị giá BĐS bền vững hơn.
Bong bóng nào rồi cũng sẽ vỡ
Nhìn chung, 4 yếu tố vô hình là rào cản hiện nay đang ngăn ngừa sự đổ vỡ của bong bóng tại Hà Nội và TP.HCM. Dù BĐS tại TP.HCM đang đóng băng nhưng giá cả chưa quay về với giá trị thực sự và hợp lý như các yếu tố định lượng ghi nhận. Tuy nhiên, về lâu về dài, tất cả mọi bong bóng đều phải vỡ để thị giá quay về với thực tế. Vấn đề là các yếu tố vô hình sẽ giữ giá và thanh khoản được bao lâu?
Qua kinh nghiệm của các bong bóng tại các quốc gia Âu Mỹ, thì bong bóng được coi là như đã vỡ khi thị giá xuống dưới 30%. Vì tâm lý hốt hoảng, thị giá có thể xuống thêm 20% dưới giá thực sự và bình thường. Do đó, tùy mức giá đã được bong bóng thiết lập, với nguyên tắc càng lên cao càng xuống thấp, giá nhà ở cao cấp hiện nay ở Hà Nội có thể mất đến 60% thị giá nếu bong bóng phát nổ. Với sự đóng băng, nhà ở cao cấp tại TP.HCM có thể mất khoảng 40%. Các phân khúc nhà ở khác sẽ cũng mất giá, nhưng ít hơn.
Theo nhận xét của người viết, thị trường nhà ở tại Hà Nội sẽ đóng băng vào 2012 như TP.HCM, và có thể mất 4 năm nữa trước khi bong bóng BDS tại VN nổ tung và giá cả quay lại mức độ bình thường khoảng 8 năm sau đó. Tuy vậy, bất cứ một tác động tâm lý nào lớn lao trên thị trường (một vụ lường gạt chạy nợ vĩ đại, một sụp đổ của một ngân hàng hay một tập đoàn tăm tiếng…) có thể là ngòi nổ đẩy tiến trình diễn ra sớm hơn.
Năm 2000, sau cuộc khủng hoảng tài chính tại Á Châu, tôi qua Bangkok thăm các bạn cũ, trong đó có một đại gia về BĐS, từng được báo Forbes tuyên dương là tỷ phú đang lên của Thái Lan. Ông ta buồn rầu đưa tôi đi xem các công trình đang xây dựng dở dang của ông, từ những khu đô thị mới đến những tòa nhà thương mại văn phòng đầy tham vọng. Khắp Bangkok, những cơ sở bê tông cốt sắt dựng lên nữa chừng rồi bỏ hoang cho ấn tượng của một thế giới sau cuộc chiến nguyên tử.
Vì khả năng và quan hệ, sau 10 năm, vị đại gia BĐS gần phá sản này đã phục hồi phong độ và hiện là một trong những công ty BĐS hàng đầu của Thái Lan. Đầu năm nay, tôi hỏi là bao giờ ông sẽ sang VN để đầu tư? Ông ta trả lời: “Cuối 2012. Lúc đó, bong bóng sẽ nổ và tôi tha hồ lựa chọn dự án với giá rẻ mạt.”
Tôi nghĩ chắc ông lầm bong bóng BĐS của VN với cuốn phim “Đại Họa 2012″. Chúng ta hãy chờ xem.
T.S Alan Phan, Chủ tịch Quỹ Đầu tư Viasa
http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-viet/bong-bong-bat-dong-san-se-vo-vao-2012.html

So sánh cú sốc Bầu Kiên và bán tháo Đặng Văn Thành và dự báo thị trường sắp tới

Để hiểu rõ về thị trường, cách vận hành của nó, chúng ta phải hiểu rõ tâm lý của bên mua – bán, lượng hàng bị kẹp và kỳ vọng của bên mua – bên bán. Hệ thống so sánh 2 sự việc Bầu Kiên và Đặng Văn Thành để mọi người có cái nhìn riêng và chọn chiến lược hiệu quả.

Từ ngày 6-10/8/2012: bên mua vào khối lượng khá nhiều và đặt kỳ vọng lớn cho đà tăng này. Khối lượng mua trong 4 ngày này khoảng 170-173 triệu cổ phiếu – tỷ lệ tương đối lớn. Họ kỳ vọng thị trường sẽ bứt phá trong ngày 15-20/8/2012, nên không thoát ra cổ phiếu tỷ lệ nhiều mà nắm giữ chờ.

So với mức tháng 1/2012 – lúc đó HNX ở mức 55,x-56,x thì tháng 8/2012 HNX ở mức 70,x – có thể gọi là ở giai đoạn giữa của 1 xu hướng. Nên khi cú sốc xảy ra thì khả năng HNX về mức đáy 53,x-55,x là hoàn toàn có thể xảy ra với sác xuất rất lớn. Ở giai đoạn giữa sác xuất giảm về mức đáy khi có cú sốc rất cao.

Khi cú sốc xảy ra ngày 21/8 khối lượng kẹp hàng mua vùng 6-10/8 hoang man, hoảng sợ nên họ bán tháo rất mạnh trong nhiều phiên, chính sự sợ hãi của khối lượng mua vào lúc này đã cản đà tăng ngắn hạn, tới ngày 4-5-8/10 thì lực bán tháo mới hết, lúc đó HNX có sự tăng ngắn hạn từ mức đáy 53,x.

Khối lượng đặt bán phiên 21/8: khoảng 95,890 triệu cổ phiếu

Kết luận nguyên nhận vụ Bầu Kiên làm HNX giảm mạnh:

Thứ nhất, khối lượng kẹp hàng nhiều, kỳ vọng sác xuất thị trường tăng cao nhưng không thành làm tâm lý chán nản cực độ

Thứ hai, thị trường ở giai đoạn giữa khi HNX ở mức 70,x nên có cú sốc thì giảm sàn 3-4 phiên

Thứ ba, cú sốc xảy bất ngờ vào buổi sáng sớm, số người biết tin rất ít


HNX giảm từ 70,x xuống 53,x trong khoảng 1,5 tháng sau ngày 21/8/2012:
Từ ngày 10-19/10 bên mua vào số lượng ít và kỳ vọng đà tăng sẽ kéo dài đến cuối tháng 10. Đến ngày 19/10 trở về sau kỳ vọng về đà tăng cuối tháng 10 yếu dần đi, sau đó khối lượng khớp rất ít và giảm dần dần, điều này cho thấy kỳ vọng tăng mạnh cuối tháng 10 rất yếu và không có, NDT thông minh đã thoát ra dần dần trước phiên 22/10 và kỳ vọng HNX sẽ giảm về vùng 49,x-50,x và họ sẽ mua mạnh, nên có cú sốc giảm là nằm trong kế hoạch của họ.

Từ ngày 23/10 đến 1/11: thanh khoản cực thấp, không có lực cầu mua vào, do đó khối lượng kẹp hàng rất ít so với sự kiện Bầu Kiên, nên đà giảm sẽ không mạnh như vụ 21/8.

Giảm là cơ hội cho NDT thông minh mua khi họ đã thoát ra hết cổ phiếu từ ngày 19/10 và khối lượng khớp bán lúc đó khoảng 42 triệu cổ phiếu.

HNX ở vùng 50,x so với tháng 1/2012 khoảng 55,x – cho chúng ta biết hiện tại HNX ở vùng đáy, thấp nhất trong năm 2012, số lượng cổ phiếu về mức thấp hơn đầu năm rất nhiều.

Dòng tiền lớn sẽ rất vui mừng khi có cú sốc ngày 2/11 để họ mua được giá rẻ và kéo thị trường lên trong nghi nghờ. Dòng tiền này chờ rất lâu vì giá cổ phiếu giảm cực mạnh sẽ kích thích lòng tham nhiều.

Khối lượng đặt mua khoảng 52,172 triệu cổ phiếu và khối lượng đặt bán 77,837 triệu cổ phiếu với khối lượng khớp 46,551 triệu cổ phiếu.

Nguyên nhân thị trường không giảm mạnh nữa, thị trường đang ở vùng đáy thấp nhất năm 2012 và là cơ hội tuyệt vời cho dòng tiền lớn:

Thứ nhất, số lượng kẹp hàng rất ít, có 1 số NDT thông minh đã dự tính sẽ có cú sốc ngày 2/11 nên họ chuẩn bị cash trong tài khoản chờ đến ngày đó. Bên mua đang chủ động với số lượng tiền lớn, bên bán kẹp hàng tỷ lệ rất ít

Thứ hai, thị trường đang ở vùng đáy, mức hấp dẫn, giá cổ phiếu cực rẻ, thấp nhất trong năm 2012 – kích thích lòng tham, đà tăng, tâm lý tốt và vui vẻ sẽ quay trở lại.

Thứ ba, số người biết tin đồn rất nhiều, nên họ chuẩn bị tiền trước để mua vào.

HNX giảm mạnh trong phiên từ 52,x xuống 50,x phiên 2/11:
Dự báo thị trường sắp tới:

Thị trường đang ở vùng đáy, bên bán đang rất yếu dần, bên mua đang mua vào đều đều, đà giảm sàn mạnh sẽ không còn nữa trong 1-2 phiên vì bên mua đang giữ cash nhiều và chủ động được dòng tiền lớn.

Tạo đáy xong đầu tuần, thị trường sẽ đi lên từ từ trong nghi ngờ của nhiều NDT.

Tạo đáy xong, thị trường sẽ đi lên tốt, khoảng 1-1,5 tuần sau tâm lý ổn, dòng tiền sẽ quay trở lại, giao dịch nhộn nhịp

Chiến lược đầu tư:


NDT nào đã lỡ mua vào phiên 1/11 và trong phiên 2/11 chưa mua vào thì canh mua vào bình quân giá trong các phiên đầu tuần với cơ số nhiều khi hàng về vẫn lời, không loss

NDT nào chưa mua, canh các phiên đầu tuần mua vào với tỷ lệ tiền hợp lý với kỳ vọng lợi nhuận.

Canh mua các cổ phiếu sàn HNX giá sàn trong phiên kéo lên tham chiếu lời 5-7% or cao hơn trong phiên.

Quan điểm của Dương Văn Kháng, vùng 49,x-50,x là cơ hội tuyệt vời trong năm 2012. Mức này thấp nhất trong năm 2012 và từ mức này thị trường sẽ đi lên tốt.

Dương Văn Kháng
(Sàn OTC)

Dòng vốn dường như ngừng chảy vào Việt Nam

– Từ đầu năm đến nay, các nhà đầu tư gián tiếp đã chần chừ trong việc bỏ vốn vào làm ăn tại Việt Nam. Thực tế, trên thị trường tài chính, hầu hết nhà đầu tư “ngoại” đến lúc này đã không thành công.

Ông đang quan tâm nhất điều gì về kinh tế Việt Nam? Tôi hỏi một nhà đầu tư đến từ Mỹ, bên lề Hội nghị Kết nối đầu tư 2012 tổ chức tuần rồi ở TP.HCM. “Sự thật”, ông nói. “Khi tôi sang Việt Nam thì khách hàng của tôi đặt ra 2 câu hỏi: Nếu tôi bỏ vốn vào Việt Nam thì liệu có gặp vấn đề gì khi rút tiền về không? Tôi có thể tin vào những con số tôi đọc trên báo về kinh tế Việt Nam hay không?”.
Sau hơn một ngày tham gia hội nghị, tôi tìm lại ông ở hành lang. Ông có tìm thấy điều ông muốn không? Không, mà là có. Tại vì các thông tin tôi cũng như các nhà đầu tư khác cần không có đủ trong các câu trả lời, nhưng có thể thấy một phần vấn đề của chúng ta. Đó là tiền đâu? Tiền đâu để rót vào thị trường tài chính và thị trường bất động sản? Không phải riêng nhà đầu tư từ Mỹ, câu hỏi này được hơn 200 đại biểu đến hội nghị để tìm câu trả lời.
Dòng vốn dường như đã ngừng chảy vào thị trường Việt Nam. Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Bản Việt Tô Hải nói rằng, các nhà đầu tư gián tiếp đã chần chừ trong việc bỏ vốn, cụ thể từ đầu năm đến nay đầu tư của khối này chững lại. Và ông thừa nhận, thực tế hầu hết nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường tài chính Việt Nam cho đến lúc này đã không thành công.
Trưởng ban Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Nguyễn Sơn nói, hiện các dự án bất động sản, tài nguyên khoáng sản hay ngân hàng tài chính có nhu cầu vốn rất lớn. Nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội thu hút vốn trong và ngoài nước. Nhu cầu huy động vốn quốc tế là bài toán đặt ra đối với Việt Nam hiện nay, đặc biệt đối với dự án tốt. “Sự khó khăn trong tiếp cận vốn tôi cho rằng sẽ phải đến hết 2013″, ông Sơn nói.

Gần đây việc huy động vốn trên TTCK là rất khó khăn (ảnh Thanh Niên)
Nếu ví von Việt Nam là một đại công ty, thì nên nhìn thẳng vào vấn đề là thời gian gần đây, nó đã hoạt động kém hiệu quả, theo lời ông Tô Hải. Nợ xấu tăng cao, các doanh nghiệp nội địa rơi vào cảnh nợ nần, sản xuất đình đốn, tăng trưởng của nền kinh tế chậm lại. Một công ty đối diện với khả năng mất vốn thì tất yếu phải tái cơ cấu. Việc tất yếu để công ty đó khỏe lại phải được tiếp sức bằng các nguồn lực mới. Dòng vốn quốc tế, với vai trò chất xúc tác đưa kinh tế Việt Nam quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao cần được hút lại.
Vì sao dòng vốn ngừng chảy? Các diễn giả cho rằng ngoài sự suy thoái chung của bối cảnh kinh tế toàn cầu thì các yếu tố chưa hoàn thiện trong nước cũng là rào cản nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ nhất, đó là nợ xấu và các vấn đề của ngành ngân hàng.
Một rào cản rất lớn sự trỗi dậy của thị trường tài chính và dòng tiền là nợ xấu. “Mọi người đều biết tình hình hiện nay không tốt lắm. Có những ngân hàng chưa tốt lắm với tỷ lệ nợ xấu cao, các số liệu nợ xấu có sự chênh lệch rất lớn”, Tổng giám đốc Citibank Việt Nam – Brett Krause nói. “Vấn đề sở hữu chéo, con số nợ xấu của ngành ngân hàng rất khó biết. Nhà đầu tư không thể bỏ tiền đầu tư ngân hàng nhưng lại không biết chủ sở hữu là ai. Còn nợ xấu thì nhiều con số được công bố, rốt cục không biết số nào là chính xác. Hoạt động thực tế của ngân hàng ra sao thì báo cáo tài chính cũng không thể hiện cụ thể”.
Brett nói vấn đề lớn là người dân Việt Nam đang không tin vào ngành ngân hàng. Mặc dù ở Việt Nam có nhiều ngân hàng và con số này gấp 3 Thái Lan và gấp 2 Philipines, nhưng chỉ ¼ dân số có tài khoản ngân hàng. Đó là điều khó cho cơ quan quản lý để thực thi chính sách tiền tệ. Nhiều nguồn tiền ngoài ngân hàng không được quản lý. Và có lẽ việc chỉ giữ lại những ngân hàng mạnh sẽ mang lòng tin cho dân chúng.

Ông Sanjay Kalra, đại diện thường trú của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam, nói: “Thật khó chấp nhận việc một ngân hàng phá sản vì nợ xấu. Để thay đổ nợ xấu cần thay đổi tư duy”. Ông cho rằng các thông lệ quốc tế trong quản lý với ngành ngân hàng là cần thiết với Việt Nam và IMF đang thực hiện một chương trình để chuẩn đoán chung cho ngành ngân hàng Việt Nam. Ông nói: “Chương trình sẽ kết thúc trong 6-7 tháng tới. Chúng tôi sẽ đưa ra các khuyến nghị rằng Ngân hàng Nhà nước phải làm gì để lành mạnh hóa ngành ngân hàng. Bởi việc muốn giải quyết các vấn đề của Việt Nam thì các con số phải rõ ràng, minh bạch, nếu cứ đếm cua trong lỗ thì các chuyên gia dù giỏi đến mấy cũng không đưa ra được các giải pháp phù hợp”.
Sanjay cũng cho rằng, nợ xấu cần đặt trong bức tranh lớn hơn. Nếu cần, bắt buộc phải chuyển nợ xấu qua công ty quản lý tài sản, nhưng ngân hàng cần dũng cảm xác nhận mình thua. Đó là sự đau đớn mà ngân hàng nhiều khi không đủ sức mà cần sự hỗ trợ.
Brett tiếp lời rằng, các quy định về quản lý phải được củng cố và việc thực hiện quy định cũng nên nghiêm túc hơn. Đồng thời, áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong báo cáo tài chính của các ngân hàng cần được coi trọng. “Thực ra không có vấn đề tốt nhất cho các bên và vấn đề xử lý nên có cách tiếp cận phù hợp với từng trường hợp. Văn hóa ứng xử với nợ xấu, như việc trích lập, nhìn tăng trưởng tín dụng thế nào, hành xử của người lãnh đạo ra sao sẽ có ý nghĩa hỗ trợ hay không cho nợ xấu”, ông nói.
Các diễn giả cho rằng nới room cho nhà đầu tư nước ngoài trong các ngân hàng nội là một chìa khóa cho dòng vốn. “Tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại ngân hàng nội thay vì giới hạn ở mức dưới 30% như hiện nay mới lập lại được vấn đề chủ quyền ra quyết định tại các ngân hàng. Việc tham gia nhiều hơn của nước ngoài vào ngân hàng Việt cũng sẽ giúp giải quyết việc sở hữu chéo khá phức tạp giữa các ngân hàng”, ông Tô Hải đề xuất.
Vấn đề lớn thứ hai cản trở dòng vốn là các vấn đề luật pháp.
Hòn đá nổi bật cản trở sự chảy mạnh của dòng vốn nước ngoài là thủ tục pháp lý rườm rà, thiếu minh bạch, vấn đề trọng tài quốc tế còn trong giai đoạn sơ khai. Kể từ sau khi gia nhập WTO, rõ ràng cánh cửa đang mở ra nhưng còn rất chậm, và kết quả đạt được còn trái ngược.
“Mặc dù đã có nhiều cải cách pháp lý ở Việt Nam nhưng việc diễn giải và thực thi luật ở cấp độ địa phương vẫn còn nhiều khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài”, ông Seck Yee Chung – Công ty Luật Baker & Mckenzie, nhận xét. “Luật chống rửa tiền gần đây là một tiến bộ nhưng khi bước vào thị trường ta mới thấy vẫn còn nhiều rào cản pháp lý. Các quy định về vay vốn các tổ chức nước ngoài từ 2004 nay không còn phù hợp và cũng không phù hợp với luật các Tổ chức tín dụng mới. Chúng tôi cần những văn bản pháp quy mang tính chất cụ thể giúp xử lý vấn đề về đời sống và tài sản của nhà đầu tư nước ngoài như các sản phẩm chứng khoán hóa”.
Các doanh nghiệp nói họ đang tìm các nguồn vốn bổ sung, và quan trọng nhất phải có nguồn tiền vào doanh nghiệp càng nhanh càng tốt. Đáp lại lời thỉnh cầu đó, ông Nguyễn Sơn nói rằng, các sản phẩm chứng khoán phái sinh, các sản phẩm như ETF (quỹ đầu tư tín thác), GDR (chứng chỉ lưu ký toàn cầu), quỹ hưu trí đang hình thành.
“Hiện một số tổ chức có nhu cầu phát hành chứng chỉ lưu ký, chứng chỉ nợ toàn cầu, chúng tôi đang xây dựng chính sách để hỗ trợ. Các khoản vay chuyển đổi cũng được xem xét hỗ trợ cho doanh nghiệp nhà nước với hình thức trước vay nợ sau chuyển thành cổ phần. Chúng tôi đã và đang báo cáo Chính phủ đưa ra lộ trình cho khung pháp lý về đầu tư gián tiếp từ Việt Nam ra nước ngoài hay tự do hóa tài khoản vốn, doanh nghiệp Việt Nam được sở hữu 100 vốn nước ngoài, hay cả việc cho phép nhà đầu tư thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam… để dòng vốn chảy liên thông hơn”.
Ủy ban Chứng khoán cho biết dự định sẽ có đầy đủ chuẩn mực kế toán kiểm toán mới hướng theo thông lệ quốc tế vào cuối năm 2013, để làm nền tảng cho những báo cáo tài chính tiêu chuẩn quốc tế – rào cản lớn hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận vốn quốc tế.
“Về lộ trình hội nhập với thị trường vốn quốc tế, Chính phủ sẽ ưu tiên kết nối với thị trường tài chính trong ASEAN như Singapore, Thái Lan thông qua việc xúc tiến để sớm có thể niêm yết chéo cổ phiếu cũng như các hợp tác cụ thể về thị trường trái phiếu”, theo lời Phó giám đốc Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM Lê Hải Trà.
“Con hổ Việt Nam đang là hổ phục chứ chưa nhảy hết sức của nó”, một diễn giả nói sau khi nghe các ý kiến nhiều chiều”.
Hồng Phúc
Xem bài khác trên Vef.vn

Huỳnh ngọc Chênh :TRẢ LỜI MỘT BẠN ĐỌC VỀ THƯ KHẨN GỞI CHỦ TỊCH NƯỚC…

Huynhngocchenh

Sau khi blog nầy đăng lại “Thư khẩn gởi chủ tịch nước của 144 nhân sĩ…”, ông Nguyen Thanh Cong đã ghi ý kiến phản hồi rồi tiếp theo sau đó gởi cho tôi một bức thư với nội dung như sau:
Cong Nguyen Thanh nguyenthanhcong.hb@gmail.com



Chào ông Chênh!
Lời đầu xin gửi tới ông lời chúc sức khoẻ và hạnh phúc.
Tôi tên Nguyễn Thành Công, 31 tuổi.
Sau khi đọc bức thư khẩn gửi Chủ tịch nước về vụ bắt giữ Nguyễn Phương Uyên đăng trên blog của ông, Tôi có một vài điều lăn tăn trong suy nghĩ muốn được hỏi ông, rất mong ông trả lời giúp Tôi.
Tôi đã đọc một số bài báo trong và ngoài nước về việc bắt giữ Nguyễn Phương Uyên, báo nước ngoài thì viết một chiều là chế độ CSVN bắt sinh viên viết thơ chống Trung Quốc, báo trong nước thì viết bắt sinh viên rải truyền đơn tuyên truyền lật đổ chính quyền, lật đổ chế độ. Trong đó một số bài báo trong nước có đăng kèm cả hình chụp “bài thơ chống Trung Quốc” và nói rằng đó là “bài thơ” do Nguyễn Phương Uyên viết. Tôi chưa dám khẳng định là có phải “bài thơ” đó là của Nguyễn Phương Uyên hay không? Nhưng tôi giả sử nếu đó là “bài thơ” do Phương Uyên viết thì việc bắt giữ Nguyễn Phương Uyên là hoàn toàn đúng pháp luật, bởi đó là những lời xúc phạm, kêu gọi lật đổ chế độ, lật đổ chính quyền và việc các ông giáo sư, tiến sĩ, nguyên tổng biên tập này nọ ký tên trong cái thư khẩn gửi Chủ tịch nước thì tôi cho là những con dối hoặc những tên hề.
Còn nếu “bài thơ” do Nguyễn Phương Uyên viết thực sự chống Trung Quốc (mà các ông ký tên trong bức thư khẩn nói rằng “vì lòng yêu nước, ghét kẻ thù xâm lược”, ”tuổi trẻ Việt Nam phải nung nấu và tỏ rõ tinh thần yêu nước, khí phách quật cường của Bà Trưng, Bà Triệu…”) thì ông có thể đăng lên blog của ông cho mọi người đọc hoặc gửi mail cho tôi sáng rõ  ”lòng yêu nước, ghét kẻ thù xâm lược” đó như thế nào không?
Hay do các ông đọc những bài báo của nước ngoài kêu gào “chính quyền Việt Nam bắt người vô cớ hay” hay do nghe nồi hơi nồi trõ “Theo lời thuật của cháu Phương ở chung phòng với nó nói là Uyên bị bắt vì làm bốn câu thơ chống Trung Quốc” nên các ông đồng ý ký vào bức thư khẩn?
Là một người có hiểu biết nên Tôi chưa dám khẳng định báo nước ngoài viết sai hay báo trong nước viết đúng (đúng hoàn toàn) khi viết về vụ bắt giữ Nguyễn Phương Uyên. Và Tôi biết rằng ông đã từng làm tổng biên tập 1 báo nào đó trước kia, ông hiểu thế nào là đạo đức, trách nhiệm của người làm báo phải viết làm sao để những bài báo sẽ giúp cho xã hội tốt đẹp hơn nên Tôi muốn hỏi ông là ông có biết “bài thơ” do Nguyễn Phương Uyên có nội dung thế nào không?
Rất mong nhận được sự hồi âm của ông!
Xin được trả lời bạn Nguyễn Thanh Cong như sau:
Trước hết xin thưa với ông Cong, thư khẩn gởi chủ tịch nước không phải là bài báo, do vậy cách ông  đặt vấn đề “đạo đức, trách nhiệm của người làm báo phải viết làm sao để những bài báo sẽ giúp cho xã hội tốt đẹp hơn ” ra đây với tôi thật không đúng chỗ chút nào.
Trong thư của ông, tôi thấy nổi lên hai vấn đề cốt lõi như sau:
1. Ông yêu cầu tôi phải nêu ra nội dung bài thơ chống Trung Cộng của Nguyễn Phương Uyên.
2. Việc bắt Phương Uyên là đúng pháp luật. Xin trả lời:
1.Trong thư khẩn nêu lại nguyên văn lời kể của người mẹ bị mất con như sau:“Theo lời thuật lại của cháu Phương ở chung phòng với nó nói là Uyên bị bắt vì làm bốn câu thơ chốngTrung Quốc. Nói vậy chứ không biết rõ ràng, nhưng thực chất cháu Uyên ghét Trung Quốc thì khi tôi lên công an phường Tây Thạnh thì tôi mới biết. Người ta kể lại là cháu Uyên trả lời mấy chú công an là nó rất ghét Trung Quốc. Nếu như cháu Uyên ghét Trung Quốc thì tôi nghĩ nó không sai trái gì hết.”  Lá thư khẩn trích dẫn câu nói trên để Chủ tịch Nước rộng đường xem xét là điều cần thiết.
Trong thời gian dài SV Phương Uyên mất tích, không hề nghe cơ quan chức năng nào lên tiếng thông báo cho gia đình Phương Uyên và xã hội biết về tình trạng của cô gái trẻ nầy thì lời kể của các nhân chứng ở cạnh nạn nhân vào những giây phút cuối cùng là có giá trị nhất. Ngay theo lời kể của bà Nhung thì tại công an phường Tây Thạnh bà hay chuyện  Phương Uyên ghét Trung Quốc và trả lời mấy chú công an là nó rất ghét Trung Quốc.
Ông buộc tôi phải nêu ra nội dung của bài thơ của Phương Uyên để làm gì nhỉ? Và tại sao lại yêu cầu tôi? Chỗ ông cần yêu cầu là cơ quan đã bắt giữ và tịch thu mọi đồ đạt, sách vở và giấy tờ của Phương Uyên chứ. Các giấy tờ tài liệu được cho là của Phương Uyên hay không phải của Phương Uyên là họ đang giữ đấy ông ạ. Nếu ông không đủ thẩm quyền để yêu cầu thì tôi mách ông: hãy nhờ luật sư của Phương Uyên yêu cầu vì theo luật tố tụng của nước CHXHCNVN, luật sư được tham gia từ đầu và được quyền tiếp xúc với tất cả hồ sơ vụ án.
Nhưng chỉ khổ cho ông là làm gì có luật sư bảo vệ cho Phương Uyên ngay từ đầu vụ án để ông hỏi. Từ đó để ông hiểu rằng vấn đề thứ hai của ông nêu ra đã được trả lời rồi.
2.Việc bắt Phương Uyên có đúng pháp luật hay không thì tôi thấy không cần phải tranh cãi với ông. Đơn khiếu nại của bà Nhung mẹ Phương Uyên gởi lên cơ quan chức năng đã nói rõ điều nầy. Tôi xin trích một đoạn như sau:
“Đối chiếu qui định pháp luật, tôi thấy các cơ quan Công an đã vi phạm các điều luật về bắt người, tạm giam… Cụ thể: khoản 2, Điều 80, khoản 1 Điều 84, Điều 85, khoản 4 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự. Ngoài ra cơ quan Công an cũng vi phạm các qui định về chế độ tạm giam, cụ thể khoản 1 Điều 26 và Điều 30 Qui chế Tạm giữ, tạm giam (Ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ) khi từ chối cho gia đình gửi dòng chữ: “MẸ YÊU CON”.
Từ ngày bà Nhung gởi đơn khiếu nại đến nay đã gần nửa tháng trôi qua nhưng vẫn chưa thấy cơ quan chức năng nào trả lời theo đúng luật định. Tại sao như vậy chắc ông hiểu.  Là một công dân có trách nhiệm, tại sao việc này ông không có một chút thắc mắc với các cơ quan chức năng? Tại sao ông không yêu cầu cơ quan chức năng phải làm đúng chức năng và đúng luật định về việc trả lời khiếu tố khiếu nại công dân?
 Từ lúc Phương Uyên bị bắt mất tích vào ngày 14.10 cho mãi đến 25.10 khi mẹ Phương Uyên xuống tận nơi giam giữ con mình là CA Long An hỏi han thì mới được gởi cho 1 thông báo là con bà bị bắt vì vấn đề an ninh. Và sau đó báo Pháp Luật TP đưa tin “Bắt nữ sinh Nguyễn Phương Uyên để điều tra án an ninh”. Cũng theo bản tin này thì “Khi PV đề nghị cho biết lý do bắt và hành vi bị khởi tố của nữ sinh là gì thì vị cán bộ từ chối trả lời mà chỉ nói ngắn gọn là có hành vi rải truyền đơn.”
Không hiểu ông Cong đọc thông tin ở đâu mà biết Phương Uyên viết điều này, điều nọ rồi từ đó đưa ra phán quyết chắc cú: Viết như vậy thì bị bắt là đúng pháp luật.
Xin nói thêm, một khi việc bắt tạm giam và thu giữ vật dụng, tài liệu không đúng theo quy trình tố tụng thì hầu hết các chứng cứ từ các vật dụng và tài liệu ấy đều không hợp lệ, bởi không loại trừ khả năng nhân viên điều tra đưa chứng cứ giả vào.
Ngay cả việc nghi can nhận rằng các chứng cứ buộc tội là đúng từ các tài liệu của mình, nhận rằng mình đã gây ra hành vi sai phạm nầy khác thì cũng chưa đủ cơ sở để buộc tội, bởi lẽ trong hoàn cảnh bị bắt giam sai luật, bị cách ly bất ngờ và khá lâu với thế giới bên ngoài một cách bất bình thường, nhất là với một cô gái trẻ, tâm lý bị khủng hoảng thì nạn nhân có thể thừa nhận tội theo ý chí của nhân viên hỏi cung. Chưa nói là trong tình hình người dân bị bắt vào đồn công an sau đó bị thương tật hoặc bị chết đang xảy ra khá phổ biến như trong thời gian qua thì không thể không tính đến khả năng nạn nhân bị ép cung.
Vì lẽ đó mà luật pháp của VN buộc phải tiến hành tố tụng theo đúng luật định và luật pháp các nước văn minh buộc phải có mặt luật sư ngay từ ban đầu và tại những lần hỏi cung.
Tái bút:
Sau khi viết vừa xong thư trả lời ông Nguyên Thanh Cong thì tôi nhận được tin họp báo của cơ quan công an về vụ án rải truyền đơn liên quan Nguyễn Phương Uyên (xem tại đây ). Những cáo buộc của công an về Nguyễn Phương Uyên không nằm ngoài dự liệu của nhiều người kể cả việc cáo buộc liên quan đến gần 2,5 kg  hóa chất dùng để chế thuốc nổ. Sau đây là dư luận ghi lại được từ trên các trang mạng:
 Thanh Niên: Đại tá Nguyễn Sáu cho biết thêm: Trước đó, ngày 11.10, Cơ quan An ninh điều tra đã kiểm tra, phát hiện tại nhà riêng của Đinh Nguyên Kha (24 tuổi, thường trú tại P.6, TP.Tân An, tỉnh Long An) nhiều tài liệu chứng minh việc Kha phát tán tài liệu có nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam.
Quá trình mở rộng điều tra đã chứng minh được Kha và Nguyễn Phương Uyên (20 tuổi, sinh viên năm 3 Trường đại học Công nghệ thực phẩm TP.HCM, quê Bình Thuận) cùng thực hiện hành vi phạm tội theo sự chỉ đạo của Nguyễn Thiện Thành (đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam, đã chạy trốn ra nước ngoài).
Theo đại tá Nguyễn Sáu, quá trình Thành kết nối, dụ dỗ Kha và Phương Uyên được thực hiện qua mạng xã hội facebook. Được biết, vào tháng 4.2012, thông qua facebook, Thành kết bạn với Kha, sau đó thường xuyên trao đổi về tình hình tại Việt Nam.
Tiếp đó, Thành kết nạp Kha vào tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước”, hứa hẹn sẽ giúp Kha đi du lịch Thái Lan và hỗ trợ định cư tại Hoa Kỳ. Đổi lại, Thành giao cho Kha chuẩn bị các hoạt động chống phá tại Việt Nam theo chỉ đạo của Thành. Cụ thể, cuối tháng 8.2012, Thành giao cho Kha tiến hành “chiến dịch” dán cờ vàng ba sọc đỏ (cờ chế độ cũ) và rải truyền đơn trên địa bàn tỉnh Long An (vào dịp Quốc khánh).
Để hỗ trợ Kha thực hiện kế hoạch, Thành đã chuyển cho Kha 3 file truyền đơn tuyên truyền chống Nhà nước. Kha nhận các tài liệu này, sau đó in ra giấy màu, dán các khẩu hiệu và cờ vàng ba sọc đỏ tại khu dân cư gần Bệnh viện Đa khoa Long An, khu đô thị Lợi Bình Nhơn… đồng thời sử dụng điện thoại di động chụp lại, gửi ngay trong ngày cho Thành qua tài khoản facebook để báo cáo.

Quang cảnh buổi họp báo – Ảnh: Đình Phú
Cũng theo đại tá Nguyễn Sáu, Thành đã sử dụng các ảnh Kha gửi và đăng tải lên trang web “Tuổi trẻ yêu nước”. Sau vụ đầu trót lọt, Kha phối hợp với Uyên thực hiện tiếp việc phát tán truyền đơn có nội dung kích động, xuyên tạc chống Đảng, Nhà nước theo phương thức cũ (rải truyền đơn, chụp ảnh lại và phát tán trên mạng).
Ngoài các hoạt động theo chỉ đạo trực tiếp của Thành, Kha cũng khai nhận trước cơ quan điều tra việc pha chế thành công thuốc nổ từ nguồn hóa chất mua tại chợ Kim Biên (Q.5, TP.HCM). Kha đã thử nghiệm kích hoạt kíp nổ thành công 3 lần tại huyện Thủ Thừa (Long An) và quay video lại gửi cho Thành.
 VNE:  Nội dung của những truyền đơn này được cho là đã “xuyên tạc, bịa đặt chính sách tôn giáo, chính sách đất đai của Nhà nước cũng như quan điểm lệch lạc về Trường Sa – Hoàng Sa và biên giới đất liền giữa Việt Nam với Trung Quốc; kêu gọi người dân đứng lên biểu tình chống lại Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam…”
Ngoài ra, Kha còn bị công an Long An điều tra về hành vi khủng bố vì thanh niên 24 tuổi này còn bị cho là đã “được Thành giao nhiệm vụ mua 2,45 kg hoá chất để chế tạo thuốc nổ cài vào tượng đài Hồ Chí Minh ở Cần Thơ”.
Nếu như các em Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha có những hành vi như cơ quan An ninh nói thì quả thực các em đã khá nông nổi khi lựa chọn phương thức tuyên truyền trong thời đại internet. Nhưng, đừng đổ lỗi cho “các thế lực phản động”. Nhiều thế hệ học sinh Việt Nam đã được giáo dục để coi những thanh niên manh động như Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu là những bậc anh hùng. Cho dù không đồng ý với cách làm ấy cũng phải thừa nhận là các em đã hành động với những trái tim tuổi trẻ. Chế độ bắt các em đã là không nên, các nhà báo mà xúc phạm các em nữa thì thật là đáng trách.
“Xin khoan hồng” và “Thuốc nổ”
Ba cơ quan chức năng của Việt Nam (Cơ quan An ninh điều tra Công an TPHCM, Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An) vừa phối hợp họp báo để thông báo về việc sinh viên 20 tuổi Nguyễn Phương Uyên cùng một nam thanh niên 24 tuổi đã “nhận tội” và “xin khoan hồng” cùng với thông tin sự vụ liên quan tới “2,54kg hóa chất để chế tạo thuốc nổ”. Dù các thông tin này chưa thể coi là sự thật và mức độ gây thất vọng (nếu là thật) trong trường hợp này cũng không phải là vấn đề lớn nhưng qui mô của cuộc họp báo và các thông tin vừa kể một lần nữa cho thấy chính quyền độc tài luôn kiên trì để dựng bằng được chân dung của những người đang dấn thân vì tiến bộ hiện nay rút cục chỉ là những người bồng bột, kém chịu đựng và/hoặc chỉ là những kẻ cực đoan bạo động muốn gây đổ máu mà thôi. Đây chính là hai mục tiêu nòng cốt nhằm làm tan rã một phong trào đấu tranh bất bạo động trong thời đại ngày nay, chứ không hẳn là những án tù dài dằng dặc hay những bạo lực tàn ác.
Một phong trào bị trấn áp thẳng tay bằng những án tù dài hay bạo lực tàn ác vẫn có thể phát triển và thành công vì sự trấn áp luôn làm gia tăng thiện cảm, sự chia sẻ của công chúng cho phong trào và càng làm cho bộ mặt của chính quyền thêm phần khó chấp nhận. Nhưng một phong trào không có được niềm tin, sự tôn trọng trong công chúng và lại kèm thêm những hình ảnh bạo lực, manh động trong một xã hội đã rất sợ chiến tranh và trong một thế giới đang rất ngại kẻ khủng bố thì phong trào đó không thể tránh được thất bại.
tôi thật sự kính trọng những vị ký tên gửi Chủ tịch nước can thiệp cho sv Phương Uyên. Nhưng họ lại cho quý vị ” việt vị “lần nữa bằng cách kết tội cô sv ấy chống nhà nước bằng cờ ” ngụy “[ đòi hòa hợp hòa giải dân tộc mà cứ dùng từ " ngụy " là bốc phét đấy ] và 2 kg thuốc nổ….
đấy là lý do tôi không ký tên nữa. cần thì tôi sẽ viết.

Vụ Nguyễn Phương Uyên: Tôi vẫn tin ở cô bé.

Tôi không tin một cô bé 20 tuổi, xinh xắn kia lại có thể “chống phá” được nhà nước “của dân, do dân, vì dân” với “Chánh nghĩa sáng ngời” – Nguyễn Minh Triết.

Sun, 11/04/2012 – 22:33 — nguyenhuuvinh -RFA

Ngày 14/10/2012 Nguyễn Phương Uyên, cô sinh viên 20 tuổi, cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở một trường Đại học bị bí mật bắt đi. Gia đình đến tận nơi công an hỏi thì không được trả lời, thậm chí câu trả lời là không biết. Sau một quá trình gia đình, bạn bè tìm kiếm và thông tin loạn lên trên mạng, thì cuối cùng cơ quan Công an cũng phải thừa nhận là đã bắt cô chuyển về Long An. Giới trí thức đã phản ứng dữ dội với việc làm khuất tất này và hết sức lưu ý tới số phận của một sinh viên trẻ tuổi. Một số lá thư, kiến nghị đã được gửi đến các cơ quan chức năng. Đỉnh cao là lá thư của 144 nhân sĩ, trí thức gửi đến đích danh Chủ tịch nước về trường hợp này.
Bắt người theo luật pháp quy định và quyền con người?
Thế rồi, ngày 3/11/2012, nghĩa là 3 tuần sau khi cô gái bị bắt cóc khuấy động dư luận xã hội, báo chí nhà nước loan tin có cuộc họp báo của Công an Sài Gòn và Long An về vụ bắt giữ này. Buổi họp báo cũng cho biết: “Ngày 19-10, cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng” cô sinh viên và anh bạn của cô. Như vậy, việc bắt cóc và giam giữ đã được tiến hành trước khi khởi tố vụ án là 5 ngày.

Cảnh một lần bắt giữ Paulus Lê Sơn, một Thanh niên Công giáo đang ở trong tù

Khỏi phải bàn đến việc cơ quan công an là cơ quan thi hành pháp luật đã tiến hành bắt người, (dù là tội phạm đi nữa) nhưng không theo trình tự pháp luật mà theo hình thức bắt cóc. Điều này đã gây nên sự phản ứng dữ dội trong dư luận xã hội. Việc bắt cóc theo hình thức này, không chỉ đã nói lên sự tùy tiện bất chấp luật pháp trong cách làm việc của nhiều cơ quan công an, không chỉ ở Sài Gòn mà đã xảy ra nhiều nơi. Các thanh niên Công giáo hiện đang bị giam cầm hơn một năm chưa đưa ra xét xử đã bị bắt như thế. Mà việc bắt cóc người dân, cũng đã thể hiện sự bất lực của lực lượng công an đã không thể hành xử được đàng hoàng, đúng pháp luật ngay chính với công dân của mình. Đó là sự chà đạp lên cái gọi là “Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa” đang luôn được rêu rao.
Tờ Người Lao động đưa tin: “Theo bản tự khai của đối tượng Uyên, mục đích của việc dán cờ 3 sọc, truyền đơn với nội dung chống phá và tranh biếm họa rồi chụp đưa lên mạng Internet là nhằm làm cho công an từ “cấp lớn đên cấp bé hoảng loạn đi điều tra”. Nếu căn cứ vào đó kết tội thì có lẽ đây là tội đùa giỡn với cơ quan công an, làm họ mất thời gian và mất việc vì mấy trò này. Kết quả của việc đó là công an không chỉ hoảng loạn đi điều tra mà còn hoảng loạn khi bắt người trái với các quy định của luật pháp. Bởi đơn giản rằng việc bắt cô không xảy ra khi đang quả tang phạm tội, dẫn chứng là đây: “7 giờ 15 phút ngày 10-10, những người đi đường phát hiện tại khu vực cầu vượt An Sương (giáp quận 12 và huyện Hóc Môn – TPHCM) có nhiều truyền đơn mang tên tổ chức phản động ‘Tuổi trẻ yêu nước’ (TTYN) với nội dung chống phá Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam nên báo cho Công an quận 12. Nhận tin báo, các lực lượng chức năng đến hiện trường, thu gom được 723 tờ truyền đơn”. Nhưng, 4 ngày sau cô bé mới bị bắt đưa đi bí mật.
Khi không bắt được quả tang phạm tội, mà phải dùng hình thức bắt cóc, thì rõ ràng đây là sự hoảng loạn và đạp bừa vào pháp luật. “Việc bắt người không phải trong trường hợp khẩn cấp mà không có lệnh bắt, không có quyết định, không thông báo cho gia đình người bị bắt là trái với quy định của pháp luật”. Luật sư Trịnh Ngọc Ninh- Giám đốc Công ty Luật hợp danh Hoàng Gia đã nói như vậy trong một trường hợp bắt người không có lệnh. Còn trên tờ tạp chí KHPL số 3(34)/2006 có bài viết “Quyền con người trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam” có những nội dung như sau: “Cán bộ thực hiện bắt người không có lệnh bắt, khi bắt không tôn trọng trình tự thủ tục bắt, bắt người không có sự chứng kiến của chính quyền, không lập biên bản khi bắt. Những việc làm này làm ảnh hưởng nghiêm trọng quyền con người, quyền công dân, gây bức xúc trong dư luận xã hội”.“Điều 85 Thông báo về việc bắt quy định: Người ra lệnh bắt, cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho gia đình người bị bắt, chính quyền phường, thị trấn, hoặc cơ quan tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết.”
Như vậy, việc cơ quan Công an đã bắt em Nguyễn Phương Uyên tạo nên những bức xúc xã hội là điều không khó hiểu. Tất nhiên, đây không phải là điều mới mẻ, không phải là lạ lùng gì trong đất nước này. Nhưng sự phản ứng của xã hội với vấn đề bất chấp luật pháp này đã nâng cao lên một bước lớn vừa qua.
Nhận tội?

Cù Huy Hà Vũ đã bị bắt khi công an cho rằng đã phát hiện ra hai bao cao su đã qua sử dụng. Kết tội là tuyên truyền chống lại nhà nước
Cũng ngày 3/11, khi tổ chức họp báo, báo chí nhà nước còn được cơ quan công an xì ra cho những đoạn băng video cô bé và bạn cô nhận tội. Điều này cũng chẳng có gì khó hiểu. Với một cô bé mới 20 tuổi đầu, đang là sinh viên bỗng dưng bị bắt đi bí mật vào cơ quan công an với bao nhiêu “chiến sĩ, cán bộ tài giỏi với bao nhiêu kinh nghiệm đấu tranh”… thì điều gì cũng có thể. Giả sử cô bé có mệnh hệ nào như “tự tử” chẳng hạn, thì gia đình, bạn bè cũng đành chấp nhận chứ biết kêu ai giữa trời? Bao nhiêu tấm gương những người đang yêu đời khỏe mạnh bỗng dưng đến đồn công an rồi thích tự tử vẫn còn đó, chắc tuổi sinh viên ngày nay cô không thể không cập nhật. Và cô cũng thừa hiểu rằng nếu cô “chán sống”, nếu cô thích “tự tử” ở đồn công an, thì chắc chắn chẳng ai biết cô đang ở đâu mà tìm. Ngay cả đồn công an nơi bắt cô ban đầu cũng đã chối phăng là không có vụ việc bắt giữ nào cơ mà. Do vậy, việc cô nhận tội là điều hoàn toàn không có gì khó hiểu.
Nhiều người, khi thấy báo chí đưa tin cô nhận tội, đã vội vàng có những thái độ không đúng mực với cô bé và những người tương tự. Xin thưa rằng, tất cả chúng ta, những người chưa phải trả giá bằng nhà tù, chúng ta đang nợ những người đã can đảm trả giá cho tấm lòng yêu nước, cho sự thật công lý bằng sự tù tội. Chúng ta không có quyền đòi hỏi họ phải chết để mình có quyền câm lặng. Tất cả mọi người đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Vì thế, đừng nhầm tưởng khi thấy hiện tượng nhận tội hay bị kết án.
“Ngục sĩ” Thadeo Nguyễn Văn Lý, người đã từng trải qua nhiều nhà tù của chế độ cộng sản này, với bao kinh nghiệm tù đày đã phải tuyên bố rằng “Những lời nói và hành động của tôi sau khi bị bắt, đều không có giá trị” đó thôi.
Tại sao? Cô bé Phương Uyên
Ở đây, chúng ta không bàn về tội của cô ra sao, việc chống phá của cô bé 20 tuổi này ảnh hưởng an ninh chính trị thế nào với nhà nước. Bởi những điều đó, cơ quan công an và báo chí nhà nước thừa sức và đầy khả năng để làm “vượt yêu cầu”.
Ở đây, chỉ bàn một vấn đề nhỏ: Phương Uyên là người như thế nào?
Tờ báo Người Lao động đưa tin lời khai của cô như sau: “Do trong thời gian đó, tôi gặp khó khăn về mặt kinh tế, gia đình có nhiều chuyện xảy ra nên những việc làm này đều nhằm mục đích lấy lòng tên Nguyễn Thiện Thành để hắn cho máy laptop, điện thoại di động và hỗ trợ học (tiền, công việc)”.
Từ trước đến nay, một cách dùng để tấn công những người không được nhà nước ưa thích là liên kết các việc họ làm với tiền, rằng những người có những hoạt động kiểu đó, chỉ là vì tiền mà thôi. Mà khi đã vì tiền, thì dễ nhận được những sự ganh ghét của những người không có cơ hội kiếm tiền trong xã hội. Bởi nhiều người, để kiếm được tiền, họ sẵn sàng làm những việc ghê tởm hơn cả việc rải vài tờ truyền đơn hoặc chụp mấy kiểu ảnh, nhưng khi không có khả năng, họ sẵn sàng chửi bới tất cả những ai có khả năng kiếm tiền dù bằng cách nào. Ở đây, tâm lý đó đã bị lợi dụng.

Hoa khôi, người mẫu bán dâm
Nhưng, nếu đây là sự thật (chỉ là “nếu”, bởi do báo nhà nước đưa ra, độ khả tín rất thấp) thì quả là đáng để nêu cao tinh thần hiếu học và vượt khó cũng như nhân cách của cô. Bởi đơn giản là với gương mặt thanh tú, xinh đẹp và tuổi trẻ chí khí, thông minh, nếu cô nhập vào đường dây bán trinh, bán dâm như thường thấy nhan nhản trong xã hội, thì chắc số tiền đi học và cái laptop chẳng mùi mẽ gì. Thậm chí biết đâu còn có cơ hội quen được những cán bộ cao cấp cỡ Nguyễn Trường Tô. Mà như vậy thì với chức danh cán bộ đoàn, cô sẽ có những bước nhảy vọt lên hàng quan chức lúc nào không hay. Khi đó, tiền nong lại là chuyện nhỏ. Thế là lại tha hồ đi văng miểng những lời hay ý đẹp, đạo đức cho thiên hạ.
Còn nếu như chẳng may bị phát hiện thì cũng chỉ “được” đi giáo dục ở các Trại giáo dưỡng là cùng. Và với những cô gái ở đó, sắp tới họ sẽ ra trường hàng loạt một cách đầy tự tin, đúng pháp luật nhà nước. Cần gì cô phải gian truân mạo hiểm khẩu hiệu với cờ vàng cờ đỏ, với bom hoặc mìn?


Vụ tấn công Nhà hàng Mỹ Cảnh ngày 28/6/1965 của biệt động thành Sài Gòn
Bài báo còn thêm chi tiết anh bạn cô Phương Uyên còn “Chế tạo chất nổ để khủng bố!”. Chưa rõ với trình độ của anh bạn này siêu việt đến đâu mà từ mấy thứ hóa chất mua ở chợ lại có thể dễ dàng chế tạo được chất nổ? Đặc biệt là kíp nổ dùng điện thoại di động kích hoạt. Thậm chí, tờ báo còn nói rõ là đã thử nghiệm nổ thành công 3 lần tại Long An(?).  Mức độ khả tín của thông tin này đến đâu? Nếu một người sửa chữa máy vi tính mà chế tạo được “kíp nổ kích hoạt bằng điện thoại di động”, thì Việt Nam cần gì hợp tác với nước nào chế tạo vũ khí, đạn dược? Nếu điều đó là sự thật thì hẳn các nhà chuyên môn vũ khí VN sẽ thừa sức chế tạo bom nguyên tử cũng nên.
Đọc chi tiết này trên báo, một người có vẻ am hiểu giải thích: “Cũng có thể lắm, hai bao cao su đã qua sử dụng còn tham gia tội tuyên truyền chống nhà nước cơ mà. Ở đây, mọi điều đều có thể xảy ra”.
Không rõ với những thứ đó, những vụ gọi là khủng bố sẽ lớn đến đâu? Hay đám này quá hăng hái mà học tập và làm theo gương của biệt động quân ta như đã từng đánh vào khách sạn Mỹ Cảnh ngày 28/6/1965 làm 40 người chết, hoặc trận tấn công vào ĐSQ Hoa Kỳ làm 22 người chết và 185 người bị thương vào ngày 30/3/1965…
Báo viết rằng những tờ truyền đơn: “với nội dung xuyên tạc, bịa đặt chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng như quan điểm lệch lạc về Trường Sa – Hoàng Sa và biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Trung Quốc, đồng thời kích động người dân biểu tình chống lại nhà nước.” Vậy những tờ truyền đơn đó viết cụ thể là gì? Làm sao một cá nhân bịa đặt được chính sách tôn giáo? Họ đã xuyên tạc như thế nào? Họ có quan điểm như thế nào về Hoàng Sa – Trường Sa và biên giới mà được coi là lệch lạc? Họ cho rằng Hoàng Sa – Trường Sa là của Trung Quốc, Đài Loan hay của Mỹ? Tại sao các tờ báo này không hề nói đến?
Tôi không tin một cô bé 20 tuổi, xinh xắn kia lại có thể “chống phá” được nhà nước “của dân, do dân, vì dân” với “Chánh nghĩa sáng ngời” – Nguyễn Minh Triết.
Tôi không tin một chàng trai sửa chữa máy vi tính, lại có thể chế tạo thuốc nổ bằng vài thứ hóa chất, càng không thể tin được anh ta lại còn chế được cả kíp mìn kích nổ bằng điện thoại di động.
Đọc những thông tin trên báo về nhân vật Nguyễn Phương Uyên, tôi càng tin ở cô bé, dù cô có nhận tội, dù báo chí có kết cho cô những tội thay tòa.
Hà Nội, ngày 5/11/2012
J.B Nguyễn Hữu Vinh

Khi đã không chính danh thì chẳng có cái gì họ không dám làm

Sun, 11/04/2012 – 23:22 — songchi -RFA
Song Chi.
Sau khi 157 trí thức nhân sĩ ký tên vào lá thư khẩn gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu trả tự do cho cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên được gửi đi vào ngày 1 tháng 11, thì ngày 3 tháng 11 công an TP.HCM và công an tỉnh Long An tổ chức họp báo công bố thông tin khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Phương Uyên cùng với một thanh niên khác, là Đinh Nguyên Kha, vì “có dấu hiệu của tội Tuyên truyền chống Nhà nước cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
Hành vi của cả hai, theo công an là có liên hệ với một tổ chức “phản động” là Tuổi trẻ yêu nước, qua một nhân vật có tên Nguyễn Thiện Thành, từ đó cùng bàn bạc để thả truyền đơn ở cầu vượt An Sương, Sài Gòn. Cũng theo công an, tang vật gồm có nhiều truyền đơn, cờ vàng ba sọc đỏ. “Nội dung của những truyền đơn này được cho là đã “xuyên tạc, bịa đặt chính sách tôn giáo, chính sách đất đai của Nhà nước cũng như quan điểm lệch lạc về Trường Sa-Hoàng SA và biên giới đất liền giữa Việt Nam với Trung quốc, kêu gọi người dân đứng lên biểu tình chống lại đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam…”
Ngoài ra, Kha còn bị công an Long An điều tra về hành vi khủng bố vì thanh niên 24 tuổi này còn bị cho là đã “được Thành giao nhiệm vụ mua 2,45 kg hóa chất để tạo thuốc nổ cài vào tượng đài Hồ Chí Minh ở Cần Thơ”. (“Nữ sinh bị điều tra tội chống nhà nước”, báo VNExpress).
Sau buổi họp báo, hàng chục bài báo đồng loạt đưa tin giống nhau về sự việc do được mớm tin từ cùng một nguồn là công an, và có những bài báo chưa gì đã giật những cái tít nặng nề, kết án những người bị bắt khi chưa đưa ra tòa xét xử. Không có một nhà báo nào được phép gặp gỡ cô bé sinh viên và người bạn kia, gặp gỡ người thân, bạn bè của cả hai để đưa tin theo một chiều hướng khác. Trước đó, dù Nguyễn Phương Uyên bị bắt giữ một cách âm thầm, nói thẳng ra là bắt cóc giữa ban ngày ban mặt từ ngày 14 tháng 10, báo chí bên ngoài, các trang blog đưa tin liên tục nhưng toàn bộ 700 tờ báo chính thống không hề nhúc nhích, bởi chưa được phép mở mồm. Làm báo dưới chế độ cộng sản ưu việt là khốn khổ khốn nạn như thế đấy.
Khi vụ việc bị tung lên mạng, báo chí bên ngoài lên tiếng um sùm, thấy không thể giấu kín được nữa, lúc bấy giờ công an mới thừa nhận đã bắt Nguyễn Phương Uyên.
Và nếu các em sinh viên lớp 10 CDTP1 trường đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM không cùng nhau viết bức thư chung ngày 20 tháng 10 cầu cứu khẩn cấp lên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về việc bạn của mình ‘mất tích’, tiếp theo, hàng loạt nhân sĩ trí thức hàng đầu VN lại gửi kiến nghị lên Chủ tịch nước yêu cầu trả tự do cho sinh viên Nguyễn Phương Uyên, như một hành động “nhằm hậu thuẫn cho đề nghị chính đáng của sinh viên”, thì có lẽ sẽ chưa có cuộc họp báo vội vàng của công an cùng với những lời buộc tội nặng nề, quy kết thành tội khủng bố như đã thấy. Kể cả màn nhận tội của Nguyễn Phương Uyên.
Cái trò này, ai cũng biết, là một màn dàn dựng quen thuộc của giới công an và nhà cầm quyền VN trong những vụ án có yếu tố chính trị.
Tất cả những người bị bắt những năm gần đây hầu hết đều xuất phát từ sự quan tâm đến vận mệnh đất nước, đến mối quan hệ bất tương xứng và có hại về nhiều mặt giữa hai đảng-hai nhà nước VN-TQ. Người thì viết blog, làm nhạc, làm thơ, người đi biểu tình, người tọa kháng tại nhà…nhưng đều có chung hai điểm: bức xúc, phản đối âm mưu bành trướng và chính sách hung hăng gây hấn của TQ đối với VN cũng như sự khao khát về một cuộc sống tốt đẹp hơn cho xã hội VN.
Đảng và nhà nước cộng sản VN thừa hiểu rằng tử huyệt của họ chính là mối quan hệ bất tương xứng này, là thái độ, chính sách của họ trước một nước láng giềng đã và đang gây ra quá nhiều thiệt hại cho VN và đang tiến dài trong quá trình lệ thuộc hóa VN.
Đảng và nhà nước cộng sản VN thừa hiểu rằng người dân VN vốn bao dung, giỏi chịu đựng, đã và đang chịu đựng tất cả những chính sách sai lầm tệ hại về đối nội, đối ngoại, kinh tế, giáo dục,văn hóa, xã hội của họ khiến cho VN thụt lùi hàng chục hàng trăm năm so với các nước khác và đời sống người VN quá thiệt thòi, khổ sở. Nhưng người dân VN sẽ không bao giờ tha thứ cho tội bán nước. Bị kết án “một nhà cầm quyền bán nước’ cũng có nghĩa là ngày tàn của họ.
Chính vì thế, mặc dù mọi vụ án có liên quan đến yếu tố chính trị đều dính dáng đến tâm trạng của người bị bắt đối với Bắc Kinh, đến sự kiện Trường Sa Hoàng Sa, bao nhiêu kilomet đường biên giới phía Bắc, Ải Nam Quan, một phần thác Bản Giốc.. bị mất vào tay TQ, đến cách hành xử lấn lướt hung hăng của TQ trên biển Đông…nhưng nhà cầm quyển luôn luôn tìm cách lơ yếu tố TQ đi. Và lái sang các tội danh “tuyên truyền chống phá” hoặc “có âm mưu lật đổ” nhà nước VN.
Hơn 6 thập niên cầm quyền, trong đó có 37 năm độc quyền lãnh đạo trên toàn đất nước, đảng cộng sản VN đã quá dạn dày kinh nghiệm trong việc đàn áp, dập tắt mọi mầm mống phản kháng từ trong trứng nước.
Vốn dĩ giành được chính quyền bằng con đường không chính danh, không hề qua bất cứ cuộc bầu cử, trưng cầu dân ý nào, rồi lại giữ được chính quyền cũng chỉ bằng con đường công an trị, bạo lực, ngu dân và sợ hãi, trong thâm tâm, nhà cầm quyền VN luôn luôn lo sợ cái ngày nhân dân bừng tỉnh giấc, nổi dậy và lật đổ họ. Đó là nỗi sợ lớn nhất của họ. Lớn hơn mọi nỗi lo mất biển, đảo, mất nước vào tay TQ, hay nỗi lo đất nước bị tụt hậu, nhân dân khổ sở đói nghèo hay kinh tế bị sụp đổ. Họ phải giữ được chế độ. Bằng mọi giá.
Đã có trong tay cả quân đội, công an, cả bộ máy chính quyền từ trên xuống dưới, cả bộ máy tư pháp, truyền thông báo chí…nhưng họ vẫn sẵn sàng sử dụng mọi trò bẩn mà không ai có thễ ngờ nổi, để giữ cho được sự tồn tại của chế độ.
Những trò bẩn đó thì thiên biến vạn hóa, từ việc hù dọa xách nhiễu, cắt đường mưu sinh…tất cả những ai cất tiếng nói phản đối họ, và nếu người đó bị bắt, thì công an sẽ tìm đủ cách ép cung, tạo chứng cứ giả, quy kết, chụp mũ…cộng với bôi nhọ trước dư luận, và cuối cùng là những bản án bất chấp pháp luật, bất chấp lý lẽ, phản ứng của người dân và thế giới.
Nếu vụ án nào ít người quan tâm thì còn đỡ, còn nếu càng nhiều người quan tâm, hay thế giới cũng lên tiếng, ví dụ như vụ của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, luật sư Lê Công Định và nhóm bạn, vụ 3 blogger của CLB Nhà báo tự do, hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình hay mới nhất, là vụ của cô bé sinh viên Nguyễn Phương Uyên thì họ sẽ càng tìm cách chống đỡ với dư luận. Bằng cách bôi nhọ người bị bắt, gắn những tội danh nặng nề từ chống phá chế độ, âm mưu lật đổ cho đến…tội khủng bố.
Nếu chúng ta nhìn lại hành trình cướp chính quyền của đảng cộng sản VN trước đây, khi VN còn là hai nước bị chia cắt với hai thể chế chính trị khác nhau, chúng ta dễ dàng nhớ lại cách thức hồi đó đảng cộng sản đã sử dụng để gây nhiễu dư luận, lũng đoạn thông tin (đặc biệt là với dư luận báo chí truyền thông quốc tế) kết hợp với phá hoại chế độ miền Nam Cộng hòa bẳng đủ mọi cách.
Khi chưa giành được chính quyền thì đảng cộng sản tìm mọi cách để “tô hồng”, tạo tính chính danh cho đảng bằng cách gán cho chế độ miền Nam là bán nước, Mỹ là xâm lược cướp nước nên đảng cộng sản phải lãnh đạo nhân dân phát động chuốc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Cũng từ đó, mọi huyền thoại về những con người anh hùng do đảng tô vẽ lên đã ra đời, từ Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, Kim Đồng…thời chống Pháp cho tới Nguyễn Văn Trỗi, Quách Thị Trang, Võ Thị Lớn, Nguyễn Văn Bé…trong đó, có bao nhiêu phẩn trăm là sự thật, bao nhiêu phần trăm là dối trá, bịa đặt?
Và nếu nhìn lại hành động của đảng cộng sản hồi đó, đặc biệt “các lực lượng đặc công và du kích ở các căn cứ vùng ngoại ô, phối hợp với các đơn vị biệt động thành hoạt động bí mật trong thành phố, hoặc các tổ chức ngoại vi của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGP)” thì không phải họ mới xứng đáng được gọi là tổ chức khủng bố hơn ai hết hay sao? (Xem “Danh sách những vụ tấn công của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam”, Wikipedia tiếng Việt). Có bao nhiêu vu tấn công đã rơi trúng vào những “chung cư sĩ quan và mục tiêu dân sự như nhà hát, khách sạn, cầu cống, đường xe lửa, trường học, sân vận động…” làm chết bao nhiêu người dân vô tội?
Nếu thời điểm bây giờ, thế kỷ XXI mà còn có đảng chính trị nào có những cuộc tấn công kiểu như vậy thì chắc chắn thế giới sẽ gọi đó là tổ chức khủng bố. “Vậy mà cho đến bây giờ, một số vụ tấn công vẫn được nhà nước CHXHCN Việt Nam ca ngợi như những huyền thoại của cuộc chiến.” (theo Wikipedia, tư liệu đã dẫn). Mới đây, những kẻ ám sát giáo sư Nguyễn Văn Bông là Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh, người chuẩn bị nắm chức Thủ tướng Sài Gòn vào ngày 10 tháng 11 năm 1971 còn lên báo kể lại thành tích này! (“Tôi ám sát người sắp làm thủ tướng Sài Gòn”, báo Dân Việt).
Vậy mà bây giờ họ lại gán tội danh khủng bố cho người khác.
Có hai điều đảng cộng sản, vốn rất sở trường trong việc sử dụng những biện pháp ngược lại thời chưa giành được chính quyền trên cả nước, hiểu rất rõ: là bôi nhọ những người bị bắt vì những vụ án có liên quan đến yếu tố chính trị, và gán cho những tội danh nặng nề.
Nội dung bôi nhọ thì vô cùng phong phú, thường là bôi nhọ đời tư, kiểu như hai cái bao cao su đã qua sử dụng trong vụ án Cù Huy Hà Vũ hay tội trốn thuế, từng đánh vợ cũ gây chấn thương sọ não trong trường hợp Điếu Cày…Bôi nhọ hành vi lý tưởng của người bị bắt, không còn là những người yêu nước, những người bất đồng chính kiến, nhà hoạt động dân chủ mà là những kẻ bị lôi kéo, lợi dụng bởi những tổ chức phản động ở nước ngoài, làm việc này việc kia vì tiền, có âm mưu bạo động lật đổ nhà nước, cuối cùng là những kẻ khủng bố.
Bằng vào sự bôi nhọ, và gán cho những tội danh khiến ai cũng sợ như “khủng bố”, nhà cầm quyền hy vọng sẽ khiến cho người dân nói chung và họ hàng, người thân, bạn bè của những người bị bắt tránh xa họ, hiểu lầm về nhân cách của họ.
Cái trò này đã từng rất hiệu quả vào cái thời mà người dân VN còn chưa biết đến internet, thông tin từ thế giới bên ngoài, nhất là khi sự thật về “cuộc sống nghìn lần tốt đẹp hơn dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng ta” còn chưa bị tan rã ra thành từng mảng bong bóng xà phòng.
Thực tế cuộc sống xã hội tồi tệ về mọi mặt dưới sự lãnh đạo của nhà cầm quyền mới là yếu tố chính làm lòng dân bất mãn, và khi bất mãn, thì người ta không còn muốn nghe, muốn tin vào nhà cầm quyền nữa. Đó là chưa kể đến ảnh hưởng của internet và thông tin từ bên ngoài.
Bôi nhọ cô bé sinh viên Nguyễn Phương Uyên và người bạn, chụp lên đầu cả hai tội có âm mưu lật đổ nhà nước, tội khủng bố, với bằng chứng là hình ảnh cả hai cúi đẩu nhận tội, giới công an và nhà cần quyền VN hẳn cho rằng cú đánh thế là trúng đích, vừa lái dư luận từ sự kiện một nữ sinh bị bắt vì có tinh thần phản đối TQ thành kẻ phạm tội, vừa một lúc chết ba con chim nhạn: Một là hai đứa nhỏ tuổi hai mươi mặt mũi phờ phạc sợ hãi sau những ngày bị giam cầm, hành hạ, ép cung…Hai là tất cả đám sinh viên, những người trẻ tuổi nào còn có ý định biểu tình, phản đối TQ hay phản đối nhà cầm quyền. Và cuối cùng là tất cả nhân sĩ trí thức hàng đầu đã đứng vể phía cô bé, hòng làm mất uy tín họ.
Lác đác trên mạng đã có những lời tanh tưởi khoái trá, bôi nhọ các trí thức về vụ này, cho là bị hố, “bị nhét cứt gà sáp vào mồm”.
Nhưng họ có nhận ra những tín hiệu khác không?
Hãy lướt qua các trang blog, trang mạng xã hội, đọc những lời bình luận của mọi người về sự việc, thậm chí đi làm những cuộc phỏng vấn bỏ túi người dân xem có bao nhiêu người còn tin vào những chứng cứ, luận điểm do công an đưa ra trong những vụ án kiểu như thế này hay không? Một lần bất tín vạn lần bất tin. Những lời nói hùng hồn của viên Trung tướng Hoàng Kông Tư, Thủ trưởng Cơ quan ANĐT Bộ Công an tại một cuộc họp báo kết tội Cù Huy Hà Vũcó đời sống dâm ô trụy lạc” vẫn còn đó để rồi sau khi ra tòa chính quan tòa cũng phải lờ tịt chuyện hai cái bao cao su vì nó quá bẩn thỉu rác rưởi. Hay cả một đài truyền hình quốc gia VTV mới hôm nào còn to mồm tuyên bố những người đi biểu tình là có nhận tiền của các tổ chức nước ngoài kia
Dân vẫn còn nhớ cả đấy.
Hãy nhìn phản ứng của các em học sinh bạn bè của Phương Uyên, giữa lúc bị vây bủa, chịu đủ sức ép từ phía công an và nhà trường, vẫn nghĩ tốt về bạn mình, cha mẹ Phương Uyên vẫn nghĩ tốt về con mình, còn cha của Nguyễn Thiện Thành thì đã lên tiếng phản bác trên BBC về việc con ông đã lôi kéo, và kết nối Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đồng thời trợ giúp tiền cho cả hai mua vũ khí (“Con tôi không móc nối Phương Uyên”,BBC).
Người dân đã bớt sợ hãi, đã dám lên tiếng và nếu so sánh, đối chiếu mọi luồng tin từ nhiều phía, người ta sẽ hiểu sự thật nằm ở đâu.
Vậy ai sẽ mất uy tín? Các trí thức nhân sĩ hay một lần nữa, công an và nhà cầm quyền phải mất mặt trước thế giới?
Chẳng có cái gì là bền vững mãi đâu, huống hồ là một chế độ độc tài có quá nhiều sai lầm và gây ra quá nhiều tội ác với dân tộc, đất nước như đảng cộng sản VN.
Chỉ muốn nhắn rằng tất cả những ai đang rất tin tưởng vào sự bền vững muôn năm của chế độ dẫn tới những hành động bất chấp luật pháp, lương tri, lương tâm con người hãy nghĩ cho kỹ. Từ những “nhà báo” viết bài theo thông tin được mớm sẵn từ công an nhưng lại quá hăm hở phụ họa kết tội người khác, những tay công an quá nhiệt tình với phương châm “còn đảng còn mình” đã sử dụng mọi biện pháp để khủng bố tinh thẩn người bị bắt, ép cung, tạo chứng cứ giả, những kẻ vô lương tâm buông lời tanh tưởi khích bác những người đứng về phía tiến bộ, những chánh án làm theo những bản án bỏ túi được gợi ý từ công an, và cuối cùng là toàn bộ những người đang nắm quyền lãnh đạo đảng và nhà nước này, hãy nghĩ cho kỹ và dừng tay lại.
Bởi vì rồi sẽ có ngày họ không có chỗ đứng trong một nước VN tự do dân chủ mới, sẽ có ngày người dân lùng tìm họ để bắt trả giá về tất cả những gì họ đã làm.

Những Tấm Ảnh Khó Phai Của Năm 2012

tuongnangtien – RFA
Lời thưa đầu:

Gần như thành thông lệ, cứ vào cuối năm, mọi người sẽ có dịp nghe Những Câu Nói Ấn Tượng Nhất Trong Năm do nhiều tác giả phổ biến. Mỗi năm một tuổi, tôi bây giờ bắt đầu nghễnh ngãng nghe (e) không được rõ như trước nên bắt đầu có thói quen theo dõi thời sự  bằng hình.
Chục tấm ảnh này, tôi xem được trong vòng 10 tháng đầu năm 2012. Chắc chắn, từ đây đến hết năm, còn nhiều hình ảnh khác “ấn tượng” hơn, sẽ được sưu tập và phổ biến bởi những blogger chuyên nghiệp – vào cuối năm nay. Mong thay.
Trân trọng
Tưởng Năng Tiến ngày (04 tháng 11 năm 2012)
I.

Trần Thị Mịn, em dâu ông Đoàn Văn Vươn:” Người ta bảo giặc đến nhà, đàn bà phải đánh.” Ảnh: NLĐ. January 5, 2012.
II.

Nguyễn Thị Thanh Tuyền, vợ ông Nguyễn Công Nhựt – người “treo cổ tự tử” trong đồn công an Bình Dương: “Sinh mạng con người trong chế độ này quá nhỏ nhoi.” Ảnh: Hẹn Nhau Sài Gòn. January 25, 2012.
III.

Tôi không biết những người mặc thường phục vô cớ hành hung tôi là ai, tôi tha thứ cho tất cả họ.Tôi mong rằng họ đừng để ĐCSTQ lợi dụng, hãy để cho chúng tôi yên ổn tu luyện!”
Linh Phan, học viên Pháp Luân Công Việt Nam. Ảnh: Dân Làm Báo. May 20, 2012.
IV.

Thân phụ phóng viên Hoàng Khương, trước toà, sau khi nghe con bị tuyên án 4 năm tù. Ảnh: Thuận Thắng. July 9, 2012
V.

Dân oan Phạm Thị Lài khoả thân để giữ đất. Ảnh: Lê Hiền Đức. May 22, 2012.
VI.

Phóng viên Phi Long: ”Tôi là nhà báo, sao lại đánh tôi?” Ảnh: tinmoi.vn. April 24, 2012.
VII.

Nông dân Dương NộiVăn Giang biểu tình. Ảnh: ttxva. Otocber 12, 2012.
VIII.

Quân Đội Nhân Dân trình diện bộ trưởng bình dân Đinh La Thăng: Ảnh: Tiền Phong. July 5, 2012.
IX.

Đói cho sạch. Rách cho thơm. Ông và bà Huỳnh Hoàng Nam: trả lại của rơi trị giá 300 triệu đồng và từ chối nhận mọi hình thức đền ơn vì “đó là việc làm rất đơn giản.” Ảnh: xaluan.com. September 3, 2012.
X.

Sinh viên, xăng, máu, và những hạt mầm của xã hội dân sự: Ảnh STRINGER/VIETNAM/REUTERS. Sun, Sep 16, 2012
XI.

Hình ảnh của một “bộ máy tư pháp xộc xệch” chữ dùng của cố luật sư Nguyễn Mạnh Tường. Ảnh: Nguyễn Hữu Vinh. June 8, 2012.

Lời sám hối muộn mằn

Nguyentuongthuy     

Trên miền Bắc Việt Nam vào thập niên 50 của thế kỷ trước, Đảng và Nhà nước CS Việt Nam, đã tiến hành cuộc cải cách ruộng đất “Long trời, lở đất”.Với khẩu hiệu hành động: Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ; đã biến làng quê Việt Nam vốn bình yên sau lũy tre làng với hình ảnh quen thuộc như cây đa, giếng nước, sân đình thành nơi đầy máu và nước mắt của những người dân bị quy thành địa chủ, kể cả những người được gọi là địa chủ kháng chiến, có công với cách mạng.
Hồ chủ tịch đã khóc và nhận trách nhiệm trước toàn dân, sau đó chiến dịch sửa sai được thực hiện. Một số cán bộ chủ chốt bị cách chức, những người bị oan sai thoát khỏi cảnh ngục tù, được phục hồi danh dự. Tuy nhiên oan hồn của những người là nạn nhân của “Đội cải cách”, vẫn không thể siêu thoát. Lòng người bị ly tán, một sự sợ hãi bao trùm lên cuộc sống của người dân, là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc di cư vào Nam năm 1954.
Những tác phẩm văn học nghệ thuật phản ánh về thời kỳ này, bị thu hồi và cấm xuất bản. Sau thời kỳ đổi mới, hiếm hoi lắm mãi gần đây, tiểu thuyết “Nước mắt một thời”, của nhà văn Nguyễn Khoa Đăng (Hội nhà văn VN) mới được xuất bản. Với chất chữ tình của cuốn tiểu thuyết, với cách hành văn dễ hiếu và chân chất như “Củ khoai, hạt lúa” và đặc biệt tính chân thực của nó đã lột tả được khung cảnh “NƯỚC MẮT MỘT THỜI”, để rồi mãi mãi trở thành ”MỘT THỜI ĐỂ NHỚ”.
Lịch sử đã lặp lại, khi trình bầy diễn văn bế mạc hội nghị trung ương 6, khóa XI ngày 15/10/2012, người ta thấy tổng bí thư Đảng CS ông Nguyễn Phú Trọng nghẹn ngào, xúc động đến nỗi rơm rớm nước mắt: “Ban Chấp hành Trung ương xin nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước toàn Đảng, toàn dân vì việc để xảy ra và chưa ngăn chặn được những khuyết điểm, yếu kém trong thời gian qua”.
Có lẽ đó chỉ là những biểu hiện có tính chất an dân, không phải là sự đồng cảm với nỗi khốn khó toàn diện của người dân hiện nay! Cũng không phải là sự “sửa sai” dưới hình thức chỉnh đốn đảng. Tuy nhiên cho dù là lý do gì đi chăng nữa, thì đây cũng có thể được cọi là lời sám hối của người đứng đầu chế độ.
Nhận thức là như vậy, còn hành động thì ra sao? Nghị quyết TW 4, 5 và 6, khóa XI được cho là thẳng thắn, nghiêm túc và quyết liệt đã qua đi, nhưng mọi việc vẫn nguyên như cũ! Không một ai bị xử lý theo kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước. Như một phản ứng dây truyền, các tổ chức Đảng và cán bộ, công chức ở nhiều nơi, càng có điều kiện ngang nhiên làm trái pháp luật để hại nước, hại dân.
Dường như từ trước tới nay, chưa bao giờ có được một nghị quyết của TW đảng về vấn đề quyền con người. “Hiện nay ở nước ta vẫn chưa có một cơ quan chuyên trách về vấn đề thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền .. Sự tồn đọng của rất nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo ở nước ta trong thời gian qua đã chứng minh rõ điều đó”*. Thậm chí tạp chí nhân quyền Việt nam từ khi ra mắt số đầu tiên ngày 14/7/2010 đến nay vẫn không công khai, minh bạch trên công luận thì làm sao “Chính thức tạo thêm kênh thông tin chủ lực .. đấu tranh với biểu hiện sai trái, thù địch về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam”! (VTV.VN, ngày 20/7/2010).
“Đảng cộng sản VN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật”. (Đ 4,  Hiến Pháp).
Tại sao phải “Hoãn phiên tòa vì các bị cáo chưa bị đình chỉ sinh hoạt đảng”? (Báo Pháp Luật VN 22/11/2007). Bản án đối với các Blogger Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải. Nhà báo Hoàng Khương, các thanh niên công giáo và dân oan, đã không có dấu hiệu gì được gọi là công lý.
Gần đây nhất ngày 30/10/2012, cái gọi là phiên tòa xử nhạc sỹ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình đã diễn ra với kịch bản: Bên ngoài thì dầy đặc các loại cảnh sát để theo dõi, khống chế, ngăn cản những người muốn theo dõi phiên tòa được gọi là “công khai” này. Bên trong thì: “Lúc ra toà, việc của bị cáo là khai, việc của luật sư là cãi, còn việc của chủ toạ là tuyên cái bản án đã được “bỏ túi” từ trước ấy mặc cho ai khai gì thì khai, cãi gì thì cãi” (Báo An ninh thế giới 22/12/2004).
Các văn nghệ sỹ họ sống và làm việc theo cảm xúc, bắt nguồn từ thực tiễn, có như vậy mới có tác phẩm đi vào lòng người. Ví như tiểu thuyết “Bước đường cùng” của NV Nguyễn Công Hoan, “Tắt đèn” của NV Ngô Tất Tố. Được xuất bản trong chế độ cũ, được xếp vào dòng văn học hiện thực phê phán.
Thì nay ca khúc “Anh là ai”“Việt Nam tôi đâu” cũng có tính chất hiện thực phê phán những “Khuyết điềm yếu kém trong thời gian vừa qua” (HN TW 6, khóa IX Đảng CS). Nhằm góp phần bảo vệ tổ quốc, để cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Hơn nữa đây chỉ là cảm xúc của một cá nhân, không đại diện cho ai.
Việc ngăn cấm lưu hành tác phẩm, xử tù tác giả có nghĩa Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam không có tự do, dân chủ bằng nhà nước đế quốc, phong kiến trước đây hay sao? Việc xử án như vậy phải chăng nhằm răn đe, khủng bố tinh thần các văn nghệ sỹ? Thật là hài hước khi nhờ phiên tòa này, nhiều người lại truy cập và nghe ca khúc đó nhiều hơn, đúng là “Lợi bất cập hại”!
Hồ chủ tịch trong tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 đã từng dõng dạc tuyên bố: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”*.
Người dân đang phải âm thầm chịu đựng các cuộc khủng hoảng về kinh tế, về đạo đức, về văn hóa xã hội, về lòng tin, về tội phạm có tổ chức và nghiêm trọng hơn cả là khủng hoảng về nhân quyền.
Đã qua rồi cái thời người dân bị ngăn cản và bưng bít thông tin, quyền sống  bị trói buộc bởi các định lượng theo tiêu chuẩn tem phiếu. Việc thực thi các công ước quốc tế về nhân quyền mà nhà nước CS Việt Nam đã cam kết thực hiện bị phớt lờ.
Giờ đây, người dân đã ý thức được “Quyền con người không phải là sự ban phát của nhà nước, mà là quyền vốn có của người dân, do nhân dân đấu tranh mà dành được”*.
Nguyên nhân vì sao có sự khủng hoảng nhân quyền đến như vậy?
Thời gian đã đủ dài, thực tế đã chứng minh: Sự độc quyền thống trị của Đảng là nhân tố “Hạn chế sự phát triển có thể còn cao hơn nữa của đất nước” (HN TW 9, khóa IX – Báo Nhân Dân 13/1/2004). Thật không thể tin dẫu đó lại là sự thật, khi mà “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN ” (Đ 12 HP). “Đã là nguyên tắc pháp trị thì mọi thành viên từ dân thường đến người cầm quyền, lãnh đạo đều phải tuân theo”*.
 Thì nay, chính Đảng và Nhà nước đã làm trái những nguyên tắc hiến định đó. Tình trạng vô chính phủ đã xẩy ra ở khắp nơi. Đặc biệt tội phạm có tổ chức, chỉ bằng các giao dịch bất hợp pháp, đã ngang nhiên sai khiến được cả nguyên thủ quốc gia đã trở thành hiện tượng không có gì lạ.
Biên giới trên bộ, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa đã bị xâm chiếm. Sâu trong nội địa, các phòng khám đông y, các công trình kinh tế đã trở thành những tiền đồn của Trung Cộng, nếu có xung đột xẩy ra. Nhà nước CS Việt Nam đã giữ thái độ im lặng hoặc chỉ phản đối qua loa bằng lời nói và cũng chỉ muốn “giữ nguyên hiện trạng”. Trong khi đó cùng cảnh ngộ, các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin không chỉ là lời nói mà cả hành đông để bảo vệ chủ quyền của mình.
Các cuộc biểu tình yêu nước, bãi công, bãi thị, tố giác và báo tin về tội phạm, công khai bầy tỏ chính kiến một cách ôn hòa trên mạng thông tin toàn cầu Internet bị đàn áp, bắt tù đầy, bị đánh “chìm xuồng” bằng sự im lặng.
Khi bị dồn đến bước đường cùng, buộc người dân phải có biện pháp “Phòng vệ chính đáng” (Đ 15 LHS). Phải nổ súng chống lại bọn cướp ngày có vũ khí, dưới vỏ bọc “thi hành công vụ”. Mà trường hợp cướp ngày của chủ nhiệm ủy ban tư pháp Nguyễn Văn Hiện. Kẻ đứng đầu đường dây tham nhũng có tổ chức, đã khuynh đảo tòa án NDTC. Một kẻ thoái hóa biến chất, nay lại cao dọng trước quốc hội để dậy người khác về chống tham nhũng. Đồng thời cũng là dịp để lấp liếm những tội lỗi do chính mình gây ra là một trường hợp điển hình.
Kết thúc hội nghị TW 6, lời sám hối của người đứng đầu chế độ, tuy muộn mằn song còn hơn không. Liệu sự chỉnh đốn đảng lần này có làm cho Đảng trong sạch hơn không? Liệu người dân có còn hy vọng: “Điều cốt yếu là các quyền con người phải được bảo vệ bởi một chế độ pháp quyền để cho con người không buộc phải nổi dậy chống lại sự tàn bạo và áp bức, như là phương sách cuối cùng” (Liên Hợp Quốc – Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền, ngày 10/12/1948).
Nơi nhận
- TW Đảng và nhà nước CS VN
- Các cơ quan báo chí trong và ngoài nước.
- Bộ công an.- CQ an ninh điều tra.
- Sở công an TP – CQ an ninh điều tra
- Ban lãnh đạo TP Hà Nội.
- Trung ương hội cưu chiến binh Việt Nam. ……………………………………………..
……………………………………………..Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2012
Blogger
Nguyễn Anh Dũng
Nhà giáo – Cựu chiến binh VN
GC:  * Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người – NXB Sự Thật 2005
Địa chỉ:  Số 5 ngách 12/87 Chính Kinh, Nhân Chính,Thanh Xuân, Hà Nội.
ĐT: (04) 38583514:  DĐ: 0984535494.
Gmail: xuannho.vu1@gmail.com
Tác giả gửi cho NTT blog

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét