Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Tin ngày 05/11/2012

  • Hoa Kỳ : Cuộc đua nước rút của hai ứng viên 2 ngày trước bỏ phiếu (RFI) - Hôm nay 04/11/2012, chỉ còn hai ngày nữa là cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu, hai ứng cử viên tranh thủ những thời khắc còn lại để thu hút sự ủng hộ của các cử tri còn đang lưỡng lự, đặc biệt tại một số « swing states », tức các tiểu bang mà không bên nào nắm chắc phần thắng. Theo thống kê trung bình các kết quả thăm dò dư luận mới nhất, ứng cử viên tổng thống mãn nhiệm Obama vượt trước đối thủ 2,9 điểm.
  • Nga:Phe dân tộc cực đoan biểu tình chống Putin và dân nhập cư (RFI) - AFP cho biết hôm nay, chủ nhật 04/11/2012, phe dân tộc chủ nghĩa cực đoan tại Nga tuần hành trên các đường phố ở Matxcơva đòi ông Vladimir Putin từ chức. Họ cho rằng tổng thống Nga đã không bảo vệ quyền lợi dân tộc vì cho phép quá nhiều dân nhập cư.
  • New York hậu Sandy : Đã có điện nhưng khan xăng (RFI) - Năm ngày sau khi cơn siêu bão Sandy đi qua, sáng sớm hôm nay, Chủ nhật 04/11/2012, hầu như cả khu Manhattan, thành phố New York, đã có điện trở lại, vào lúc mà nhiệt độ xuống thấp và thời tiết dự báo sẽ xấu đi trong những ngày sắp đến.
  • Nổ lựu đạn tại nhà thờ Tin Lành ở Kenya (VOA) - Nhà chức trách miền đông Kenya cho biết một vụ nổ lựu đạn tại một nhà thờ Tin lành hôm Chủ nhật làm ít nhất 8 người bị thương, trong đó có một số bị thương nặng
  • Kenya: Bò Obama hạ bò Romney (VOA) - Dân chúng Kenya tổ chức cuộc đấu bò giữa hai con bò tên Obama và Romney, kết quả bò Obama thắng bò Romney
  • ‘Chân lý sẽ thắng ở Tây Tạng’ (BBC) - Đạt Lai Lạt Ma trả lời phỏng vấn trước Đại hội Đảng Trung Quốc trong lúc chính quyền Tây Tạng loan báo bảo hiểm miễn phí cho người dân.
  • TQ khai trừ Đảng ông Bạc Hy Lai (BBC) - Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức khai trừ ông Bạc Hy Lai, mở đường cho xử lý hình sự vị cựu Ủy viên Bộ Chính trị.
  • Obama-Romney bám đuổi sát nút (BBC) - Các ứng viên tổng thống Mỹ đang dồn hết sức lực trong các nỗ lực vận động cuối cùng trước ngày bầu cử.
  • 'Có âm mưu chống lại con gái tôi' (BBC) - Thân phụ của sinh viên bị bắt Nguyễn Phương Uyên không tin vào cáo buộc của cơ quan điều tra và cho rằng có âm mưu chống lại con gái mình.
  • Phương Uyên bị khởi tố hình sự (BBC) - Cơ quan An ninh điều tra khởi tố và tạm giam 4 tháng Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vì ‘tuyên truyền chống Nhà nước’.
  • Sacombank: 'Ông Thành gặp công an' (BBC) - Báo chí Việt Nam dẫn lời quan chức Sacombank nói cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Đặng Văn Thành phải làm việc với công an.
  • Cha mẹ Phương Uyên 'khâm phục' con (BBC) - Bố của sinh viên Nguyễn Phương Uyên nói ông "khâm phục" lòng yêu nước của con gái và không tin vào cáo buộc của cơ quan điều tra.
  • Khôi phục hình ảnh (BBC) - Hình ảnh hai cựu tổng bí thư bị thất sủng của TQ được thấy trở lại.
  • Khi cử tri phải lo cơm áo (BBC) - Cử tri gốc Việt tại Quận Cam California nói kinh tế là trọng tâm để cử tri bầu chọn ghế tổng thống năm nay.
  • Trung Quốc gấp rút hoàn thiện “Tam Sa” (BaoMoi) - ANTĐ - Các mạng Nhân dân và Tân Hoa của Trung Quốc đưa tin, ngày 2-11, “thành phố Tam Sa” đã tổ chức gặp gỡ báo chí “nhân 100 ngày thành lập” và cho biết “chính quyền thành phố” này đang gấp rút đi vào xây dựng một loạt công trình như bến cảng, sân bay, cầu tàu, tàu chấp pháp, văn phòng hành chính...
  • Người thắng cuộc có thể không giành đa số phiếu cử tri (BaoMoi) - Trao đổi với PV Lao Động, ông John Feehery – chuyên gia phân tích chính trị tại Washington D.C, Chủ tịch Hãng Truyền thông QGA - đánh giá cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2012 sẽ là một trong những cuộc bầu cử sít sao nhất trong lịch sử Mỹ.
  • Philippines sẽ nêu vấn đề tranh chấp biển tại ASEM (BaoMoi) - Theo AFP, Tổng thống Philippines Benigno Aquino ngày 4/11 cho biết ông sẽ nêu vấn đề tuyên bố chủ quyền quốc gia đối với vùng chồng lấn ở Biển Đông tại Hội nghị cấp cao Á-Âu (ASEM) diễn ra trong hai ngày tại Lào, khai mạc vào 5/11.
  • Tàu hải giám TQ lại đến gần Senkaku/ Điếu Ngư (BaoMoi) - TTO - Chiều 4-11, Hãng tin Tân Hoa xã cho biết 4 tàu hải giám của Trung Quốc đã đi vào vùng biển quanh quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư. Phía Nhật, Hãng tin Kyodo News cũng đã xác nhận tin này.
  • Nhiều doanh nghiệp Nhật vẫn muốn bám trụ ở Trung Quốc (BaoMoi) - Chỉ có 8,7% trong số 104 doanh nghiệp Nhật Bản trả lời là họ có kế hoạch giảm hoạt động kinh doanh hoặc rời khỏi Trung Quốc bất chấp căng thẳng ngoại giao giữa Nhật Bản và Trung Quốc liên quan đến quần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông.
  • Trung Quốc lại đưa tàu đến đảo tranh chấp (BaoMoi) - Dân Việt - Theo Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản, ngày 4.11, bốn tàu hải giám của Trung Quốc đã tiến vào vùng lãnh hải thuộc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.
  • Khó đạt COC tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN (BaoMoi) - (Petrotimes) – Một thỏa thuận ràng buộc pháp lý giữa các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc nhằm để tránh xung đột trên Biển Đông sẽ không được thông qua trong Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tới, Quốc vụ khanh Campuchia Soeung Rathchavy ngày hôm qua (2/11) cho biết.
  • Trung Quốc dùng “chiến tranh hao mòn” ở Senkaku/Điếu Ngư? (BaoMoi) - (Dân trí) - Giới phân tích cho rằng Bắc Kinh đang áp dụng một chiến lược mới, dài hơi, nhằm thách thức Nhật trên hồ sơ Senkaku/Điếu Ngư, khi thời gian qua liên tục cho tàu xâm nhập vào vùng biển 22km quanh quần đảo này.
  • Tin vắn quốc tế ngày 4/11 (BaoMoi) - Ngày 2/11, giới chức cấp cao ASEAN và Trung Quốc đã kết thúc 2 ngày hội thảo về Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), trong đó nhất trí thực thi một cách đầy đủ và hiệu quả văn kiện này nhằm duy trì hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác lâu dài trong khu vực vì lợi ích của tất cả các bên.
  • Dư luận báo chí về HN thượng đỉnh ASEAN lần 21 (BaoMoi) - Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 21 và các Hội nghị cấp cao liên quan sẽ diễn ra tại thủ đô Phnompenh (Campuchia) từ ngày 15-20/11. Ngay từ lúc này, báo chí khu vực đã có nhiều bài viết bình luận về những nội dung sẽ được đề cập tại HN cấp cao ASEAN lần thứ 21 sắp tới.
  • Tranh chấp Senkaku "lan" sang tận châu Âu (BaoMoi) - (GDVN) - Các nhà ngoại giao Trung Quốc tại châu Âu đã đồng loạt lên tiếng chỉ trích Nhật Bản và tiếp tục đưa ra các phát biểu hỗ trợ cho tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với quần đảo tranh chấp Senkaku.
  • Miền Bắc: Ngày cuối tuần mát mẻ (BaoMoi) - Tối và đêm qua (3/11), một bộ phận không khí lạnh ảnh hưởng đến thời tiết các tỉnh Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ. Do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở vịnh Bắc Bộ và khu vực bắc Biển Đông từ gần sáng và ngày hôm nay (4/11) sẽ có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Biển động. Các tỉnh miền Bắc trời lạnh.
  • Phản đối Trung Quốc xây dựng một loạt công trình ở Hoàng Sa (BaoMoi) - Ngày 2-11, các mạng Nhân dân và Tân Hoa của Trung Quốc đưa tin “thành phố Tam Sa” đã tổ chức gặp gỡ báo chí “nhân 100 ngày thành lập” và cho biết “chính quyền thành phố” này đang gấp rút xây dựng một loạt công trình như bến cảng, sân bay, cầu tàu, văn phòng hành chính...
  • Không nên cực đoan đối với Trung Quốc (BaoMoi) - (PL)- Trung Quốc là một người hàng xóm có khuynh hướng giàu đổi bạn, có ký ức không bền về lịch sử Trung Quốc - Việt Nam và từ chối hiểu phẩm giá Việt Nam - vốn hiếu hòa nhưng thừa tinh thần bảo vệ đất nước.
Bản tin tiếng Anh
  • Have work, need help (Washington Post) - The uncoordinated creation of job opportunities with the supply of workers has already presented a tough challenge for the development of SMEs in China.
  • Pick-me-up for groggy weightlifters (Washington Post) - Business is beginning to look up again for foreign crane makers in China as the country loads more money into large-scale infrastructure projects.
  • UK 'welcomes' Chinese capital (Washington Post) - The British Ambassador to China told an audience in Beijing on Friday that his government continues to welcome investment from China.
  • Zhang Lan cooks up beautiful success (Washington Post) - South Beauty Group, an upscale Chinese dining chain that has tasted success in the domestic market, plans to become the "Louis Vuitton" of the global dining market.
  • Exports facing tough 2013 (Washington Post) - China may suffer an even worse environment for exports next year, in the wake of sluggish global demand, especially in the United States and Japan.
  • Hainan expands duty-free program (Washington Post) - South China's Hainan province on Thursday launched an expanded version of its duty-free purchase program in order to encourage more Chinese to buy imported luxury items at home.
  • The Tao of tea (Washington Post) - Started in 1991 to sell fine tea blends to connoisseurs directly from farmers on the Chinese mainland, LokCha has grown from a small tea retail shop into a center promoting Chinese tea and culture.
  • China's English ability lagging behind (Washington Post) - A recent survey shows that China has a low proficiency in English, according to Education First's English Proficiency Index, a ranking of English-language abilities worldwide.
  • Divorcee remarries her ex to save him (Washington Post) - A divorcee who remarried her ex-husband to donate part of her liver to save his life can leave the hospital in a week after a successful 15-hour operation in Beijing.
  • China's largest salt water lake expands (Washington Post) - Qinghai Lake has been expanding for eight consecutive years to more than 4,400 square kilometers due to precipitation and environmental protection.
  • Handicapped CPC delegate serves villages (Washington Post) - Ma Gongzhi, a handicapped delegate of the 18th CPC National Congress, is a film projectionist in rural areas of Bolin town, Yongxing county, Hunan province.
  • Sandstorm hits parts of NW China (Washington Post) - Strong wind brought a sandy weather and sharp drop of temperature to parts of northwest China on Nov 2, 2012.
  • China pledges maritime cooperation with ASEAN (Washington Post) - Chinese maritime authorities have pledged to push forward cooperation in maritime search and rescue operations with their counterparts from members of the Association of Southeast Asian Nations.
  • Overseas media view China's progress (Washington Post) - Visitors from overseas media organizations on Wednesday toured a photo exhibition on China's achievements over the past decade.

Hệ quả lớn nhất của Hội nghị 6: VUA Nguyễn Tấn Dũng

LTS: Sau Hội nghị Trung ương 6, hầu hết các nhà phân tích, bình luận đều cho rằng hiện nay tại VN, không còn thế lực nào có thể có đủ sức đối đầu với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Dù được diễn tả bằng nhiều cách thức và từ ngữ khác nhau, nhưng kết luận sau cùng không thể tránh khỏi của nhiều người vẫn là: ông Nguyễn Tấn Dũng đã làm một việc mà chưa một đảng viên CSVN nào làm nổi - Ông vừa vô hiệu hóa Bộ Chính Trị, cơ chế quyền lực cao nhất và tuyệt đối của đảng CSVN.
*
Chỉ sau khoảng vài ngày lắng đọng kể từ diễn văn của Tổng Bí Thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng kết thúc Hội nghị Trung ương 6, hầu hết các nhà phân tích, bình luận đã gạt qua bên các điểm mang tính trang điểm khác để tập trung vào hệ quả lớn nhất của Hội nghị Trung ương đảng 6, đó là hiện tượng không còn thế lực nào đủ sức đối đầu với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nói cách khác, ông Nguyễn Tấn Dũng thực chất vừa lên ngôi VUA tại Việt Nam
Dù được diễn tả bằng nhiều cách thức và từ ngữ khác nhau, nhưng kết luận sau cùng không thể tránh khỏi của nhiều người vẫn là: ông Nguyễn Tấn Dũng đã làm một việc mà chưa một đảng viên CSVN nào làm nổi -- Ông vừa vô hiệu hóa Bộ Chính Trị, cơ chế quyền lực cao nhất và tuyệt đối của đảng CSVN.
Thật vậy, trong suốt chiều dài lịch sử đảng CSVN, dù ghi trong điều lệ đảng thế nào đi nữa, trong thực tế, Bộ Chính Trị là nơi nắm toàn quyền sinh sát trong toàn đảng, toàn nhà nước, và toàn xã hội Việt Nam. Quyết định của Bộ Chính Trị luôn mang tính tối hậu và tuyệt đối. Việc đưa ra Trung ương đảng bỏ phiếu, (cũng giống như đưa ra Quốc Hội hay đưa ra Tòa Án) hoàn toàn chỉ mang tính hình thức, lễ tân.
Xưa nay, ít đảng viên nào dám cả gan đặt câu hỏi về các quyết định đã có của Bộ Chính Trị. Một vài đảng viên hiếm hoi dám hỏi, như Hoàng Minh Chính, Trần Xuân Bách, Trần Độ, đều lập tức bị lôi ra hành hạ đến hết đời để làm gương. Cả gia đình họ cũng bị trừng phạt hàng mấy thập niên sau đó.
Phải ôn lại những hình ảnh và cảm giác hãi hùng của giai đoạn trước mới cảm được tầm hệ trọng của hiện tượng lật ngược quyết định của Bộ ChínhTrị vào tháng 10/2012. Quyết định kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng dù đã có 100% số phiếu thuận tại Bộ Chính Trị, nhưng lần đầu tiên trong lịch sử đảng CSVN, đã bị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, gồm 175 thành viên, bác bỏ.
Các lý do “bác bỏ” mà TBT Nguyễn Phú Trọng báo cáo chẳng giải thích được gì và chỉ càng làm bật lên vô số câu hỏi. Ông Trọng cho biết: sau khi cân nhắc kỹ nhiều mặt, Trung ương quyết định không kỷ luật “ủy viên Bộ Chính Trị” đó để tránh các thế lực thù địch xuyên tạc, đánh phá.
Trước hết, như vậy Bộ Chính Trị không suy nghĩ chín chắn bằng Trung ương sao? Ai có nhiều dữ kiện mật hơn ai? Bộ Chính Trị cân nhắc ròng rã mấy tháng trời vẫn không kỹ bằng Trung ương trong vòng chưa đến 2 tuần?
Kế đến, các thế lực thù địch đang ở đâu? Tại sao tình hình nghiêm trọng đến thế mà Bộ Chính Trị không biết, chỉ có Trung ương biết? Hay cả 14 ủy viên Bộ Chính Trị đều chủ quan xem thường các thế lực này? Xem thường đến độ không đưa vào báo cáo chính trị tại Hội nghị?
Thêm nữa, thế thì các lần có kỷ luật đảng viên cao cấp trong quá khứ, ngay cả trong thời chiến tranh, thì sao? Không lẽ khi đó không có các thế lực thù địch? Hay các thế lực thù địch thời đó thua xa bây giờ?
Nhưng còn quan trọng hơn nữa, như vậy có phải từ nay trở đi cứ hễ lúc nào còn thế lực thù địch (dù ở đâu đó mà cả Bộ Chính Trị cũng không biết) thì miễn kỷ luật đảng viên cao cấp? Trong suốt lịch sử đảng, có giai đoạn nào mà đảng không có các thế lực thù địch không? Chắc chắn tương lai cũng không khác, và vì vậy kỷ luật chỉ áp dụng cho đảng viên cấp trung và thấp?
Và còn nhiều câu hỏi khác nữa khiến người nghe, đặc biệt là tập thể đảng viên, khó nuốt nổi các lý lẽ trong bài diễn văn kết thúc Hội nghị. Có lẽ điều duy nhất mọi người còn nhớ là hình ảnh mếu máo, nghẹn ngào của ông Trọng.
Theo giới quan sát thì chính ông Trọng và ông Sang, 2 nhân vật trên lý thuyết đang đứng ở hàng số 1 và số 2 trên nấc thang quyền lực đảng, đều rơi vào tình trạng kinh ngạc khi chứng kiến bắp thịt chính trị của ông Dũng. Mọi người mọi nơi đều biết bắp thịt kinh tế của thủ tướng từ lâu, nhưng đây là lần đầu tiên bắp thịt chính trị (con đẻ của bắp thịt kinh tế) đã được đưa ra để hạ đo ván đối thủ. Cái té giật ngược của ông Trọng và ông Sang càng nặng vì cả hai đang lao tới trong tâm trạng hồ hởi đầy tự tin chiến thắng khi cho triệu tập ngay Hội nghị vào đầu tháng 10, dù chờ thêm 2 tuần nữa như đã lên kế hoạch cũng không muốn.
Tiền lệ chưa từng có trong lịch sử đảng này đang gởi một thông điệp vang động đến hàng ngũ đảng viên đang nắm quyền. Đó là kể từ nay (1) Trung ương đảng, chứ không phải Bộ Chính Trị, có quyền lực tối thượng; và (2) ông Dũng là người nắm đa số ủy viên, tức nắm Trung ương Đảng!
Nói cách khác, kể từ nay các quyết định của Bộ Chính Trị, nếu không vừa ý ông Dũng, khi đến Trung ương sẽ đi vào sọt rác. Xác quyết đó sẽ ngày càng chắc nịch vì số ủy viên Trung ương theo ông Dũng sẽ chỉ tăng theo thời gian chứ không giảm vì những lý do sau đây:
- Sự kiện không còn ai có thẩm quyền trừng phạt ông Dũng cũng hàm ý rằng những cán bộ theo ông Dũng sẽ được hưởng qui chế an toàn mới. Dù tội nặng tới đâu và tới tận cấp thủ tướng cũng chỉ cần "nhận trách nhiệm chính trị" là hết, miễn kỷ luật, thì mọi tội khác của cấp dưới đều không đáng kể nếu đi đúng đường của thủ tướng. (Cho đến nay, chẳng ai giải thích được “trách nhiệm chính trị” là gì). Đặc biệt, nếu trong những ngày tới, các bị cáo như Bầu Kiên, Trầm Bê, Xuân Giá, ... liên tục nhận tội, viết tự kiểm, rồi lãnh án treo ra về, thì quân số dưới trướng thủ tướng sẽ tăng gấp chục lần hiện nay.
- Sau những đấu đá tại Hội nghị 6, nhiều ủy viên Bộ Chính Trị, ủy viên Trung ương, và nhiều cấp cán bộ đang theo ông Trọng, ông Sang sẽ sang đầu quân với ông Dũng để tránh bị trả thù.
- Toàn bộ mớ vũ khí "phê và tự phê" của ông Trọng từ nay không những trở nên vô hiệu đối với những cán bộ đã đứng dưới trướng thủ tướng, mà còn thúc đẩy nhiều cán bộ khác chạy gấp vào dưới dù của ông Dũng để lánh nạn.
Và với kết quả của Hội nghị 6, ông Dũng nay không còn lo ngại và bất chấp ai sẽ giữ ghế chủ tịch Ủy Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Tham Nhũng. Ông cũng chẳng sợ Ban Nội Chính, Ban Kinh Tế, hay bất kỳ ban nào khác, vì không có ban ngành nào có thẩm quyền cao bằng Bộ Chính Trị, cái mà ông đã vô hiệu hóa.
Sự tự tin của phe ông Dũng hiện rất rõ ngay trong 2 tuần lễ sau Hội nghị. Ông bắt đầu tăng áp suất, cho bắt người của phe đối thủ như cha con ông Đặng Văn Thành,...; ngang nhiên một mình lựa lọc giữ lại các tập đoàn kinh tế còn béo bở, đẩy các tập đoàn sắp chết yểu xuống cho các bộ, và thế là hết trách nhiệm; cho con gái là Thanh Phượng lên báo chí tấn công ngược những kẻ đã tố cáo các vụ tham nhũng của gia đình thủ tướng với nhiều bằng chứng; v.v.
Chiến thắng của ông Dũng trọn vẹn đến độ ý định giựt các bộ Quốc Phòng, Ngoại Giao, và Công An ra khỏi tay thủ tướng cũng không thành. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chỉ được gỡ gạc chút sĩ diện bằng việc cho chức năng gật đầu khi có thăng chức cho cấp tướng. Nhưng những ông tướng được đề cử vẫn đến từ bộ Quốc Phòng dưới quyền thủ tướng.
Nhưng có lẽ bằng chứng tột đỉnh về chiến thắng và uy quyền hiện nay của ông Dũng là khả năng khóa miệng luôn cả tổng bí thư và chủ tịch nước. Ông Trọng chỉ được phép nói đến “một ủy viên Bộ Chính Trị” và ông Sang chỉ dám gọi “đồng chí X”, chứ không được nhắc tới chữ “thủ tướng”, và lại càng không được đụng đến tên họ thủ tướng.
Xưa nay, chính sách gọi “nước lạ”, “tàu lạ” của đảng chỉ áp dụng cho loại uy quyền cực cao và đáng “kính sợ” như Bắc Kinh. Rõ ràng VUA Nguyễn Tấn Dũng vừa bước lên nấc thang đó.
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng nghẹn ngào là phải!
Trần Giang

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tự phê bình để tồn tại

 
(Le Monde) - Trong dịp khai mạc phiên họp thường niên của Quốc hội ngày 22 /10, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã làm một cuộc tự phê chưa bao giờ tiến hành trước đó, do kết quả tồi tệ của nền kinh tế, việc quản lý một cách đáng bàn cãi các công ty quốc doanh, và nhiều vụ xì-căng-đan khác, trong đó vụ gần đây nhất có dính líu đến một người thân cận của ông.
Ông Dũng nhìn nhận : « Tình hình kinh tế vĩ mô không tốt, lạm phát còn có thể tăng thêm, nợ xấu ngân hàng chồng chất », và nhận « trách nhiệm chính trị và các sai lầm » về kết quả này. Ông cảnh báo rằng tăng trưởng năm nay sẽ không vượt quá 5,2% - tỉ lệ thấp nhất kể từ năm 1999.
Ông Nguyễn Tấn Dũng, 62 tuổi, được xem là vị Thủ tướng quyền lực nhất của Việt Nam từ trước đến nay. Nhưng ông phải cảnh giác trước những đối thủ trong Đảng Cộng sản Việt Nam, và các lãnh đạo cao cấp vẫn đang lặng lẽ rình rập những sai lầm của ông. Các cán bộ đảng xầm xì với nhau, là chưa bao giờ một Thủ tướng lại bị đả kích công khai nhiều như thế.
Sau hội nghị vào giữa tháng 10 tập hợp 175 ủy viên trung ương, Thủ tướng đã thành công trong việc duy trì được chiếc ghế, trước sự chống đối của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai nhân vật này vốn hy vọng sẽ làm ông Dũng yếu thế đi, đã không thể bứng được ông. Nhưng một bản kiến nghị chỉ trích kết quả công việc của chính phủ đã được thông qua, đây cũng là một cách để làm ngưng lại mọi đả kích bộ máy chính quyền và Đảng trên internet.
Một trong những xì-căng-đan đình đám nhất của « kỷ nguyên » Nguyễn Tấn Dũng – nhậm chức từ năm 2006 và được tiếp tục ở ngôi vị Thủ tướng cách đây hai năm nhân đại hội Đảng thứ 11 – là vụ Vinashin. Tập đoàn đóng tàu khổng lồ này đã ở trong tình trạng hầu như phá sản vào năm 2010. Những sai lầm trong quản lý đã làm cho Nhà nước bị thiệt hại đến ba tỉ euro, tương đương 4,5% tổng sản phẩm nội địa. Ông Dũng, người chủ trương một chính sách dựa vào sự thành công của các tập đoàn quốc doanh để kéo nền kinh tế đi lên, đã trở thành mục tiêu cho mọi mũi dùi phê phán.
Người ta cũng chỉ trích ông Dũng đã nhượng cho một công ty Trung Quốc quyền khai thác một mỏ bauxite, dự án này bị người dân trong nước phản kháng dữ dội vì hậu quả tai hại của nó đối với môi trường. Gần đây nhất hồi tháng Tám, vụ bắt giữ một người thân tín của ông - tài phiệt ngân hàng Nguyễn Đức Kiên - vì tội kinh doanh trái phép, đã làm rung chuyển giới tài chính, và là cơ hội cho các kẻ thù của người đứng đầu chính phủ.
Trong một bối cảnh như thế, Thủ tướng có lẽ không có chọn lựa nào khác ngoài việc tự phê bình để cứu vãn điều chính yếu nhất – chiếc ghế và quyền lực. Từ khi nhận nhiệm vụ đến nay, hình ảnh của ông mang tính hai mặt : tân tiến và mở cửa với bên ngoài, ông cũng là người thích dùng các biện pháp mạnh đối với các nhà ly khai và các blogger chỉ trích, trong đó nhiều người trong những tháng gần đây đã bị lãnh những bản án tù khá nặng. Ông cần tạo tin tưởng nơi các lãnh đạo lão thành.
Vị Thủ tướng đã in đậm dấu ấn cá nhân vào chức vụ so với những người tiền nhiệm, vẫn còn được khá nhiều ủng hộ. Nhưng ưu thế này cũng có thể quật ngược lại ông.

02/11/2012
Thụy My dịch
(Blog Thụy My) 

Hoàng Thanh Trúc - Đồng chí “X” có muốn anh hùng!?

“Nếu phấn đấu chức quyền là một việc khó, giữ được chức quyền còn khó hơn, thì dám từ bỏ chức vụ mới thực sự là anh hùng, vì có lợi cho dân cho nước” (Ngày 1/11 vừa rồi tại hội trường Quốc Hội - ĐB Đỗ Văn Đương đề xuất mở cuộc vận động từ chức: Trước hết là với các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh trong các lĩnh vực để xảy ra tham nhũng, thất thoát, lãng phí nghiêm trọng. ĐB/QH này nhấn mạnh như vậy) (vietnamnet.vn).
Cũng trong phiên họp này cử tri nhân dân từ lâu lắm rồi mới nghe được một lời đề nghị có hàm lượng “chất xám cao” nhân danh QH:
Theo đại biểu Trần Đình Nhã (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội: “Quốc hội nên quyết định thành lập cơ quan độc lập chuyên trách điều tra tội phạm tham nhũng, nếu không điều tra tất cả thì cũng tập trung vào 3 tội danh: Tham ô, hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Cơ quan này độc lập do Quốc hội lập ra, báo cáo công tác trước Quốc hội” (vietnamnet.vn). Điều này cho toàn dân thấy: Tham nhũng đã tiến đến giai đoạn liên kết khối lượng “rắn” đậm đặc, có tổ chức, đe dọa sự sống còn của cả Dân Tộc.
Tham nhũng, từ ngữ trở nên quen thuộc ngang bằng với từ Toilet hay WC nhưng hai cụm từ sau thì nó phổ biến đến tận những người dân nhèo nhất của xã hội. Chỉ riêng cụm từ “tham nhũng” nó là “tham hiệu, đặc chủng” không dành riêng cho tất cả mọi người.
Ai THAM – Ai NHŨNG?
Câu hỏi không khó để bất cứ ai phải ngập ngừng – (Nghị sự “chống tham nhũng” ngày 1/11 vừa rồi tại hội trường, các ĐB/QH thay nhau tranh luận như mổ bò về vấn đề này).
Chắc chắn là 85 triệu đồng bào nhân dân trên “răng” dưới “dế” chúng ta chẳng có bất cứ điều kiện nào để “được” tham nhũng. Có điều mai mỉa ngẩm thấy cũng vui vui, 100% chỉ có đảng viên CS có chức có quyền của chế độ “nhà nước, đảng” này mới có đủ điều kiện “tham nhũng”, mà QH thì đang tìm ra các giải pháp để chống lại, nhưng oái oăm là diệt trừ tham nhũng thì cũng như vô tình hay cố ý muốn “ám sát” đảng CSVN??.
Sao lại là “ám sát” đảng “ta”? Tưởng như vô lý, nhưng thực tế có cơ sở chứng minh, bởi vì cái lý tưởng CS/XHCN tới thời điểm này tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới nó như ánh “tà dương” thoi thóp chút ánh sáng hiu hắt cuối cùng. Nhân loại đã và đang chứng minh rõ ràng đó là một thứ chủ nghĩa “ảo vọng” đã gây nên rất nhiều máu và nước mắt cho nhân loại chứ không thể mang đến phồn vinh như cái lý thuyết bịp bợm hào nhoáng tuyên truyền của chính nó, vì vậy trên thực tế từ hàng “lãnh đạo” đến đảng viên “cắc ké” CSVN, tất cả họ đều rất rõ bản chất CN/CS, nhưng họ đang cố diễn nhưng vai diễn cuối cùng để vận dụng mọi cơ hội “tham nhũng” kiếm chác một cái gì đó trước khi vở kịch “CNXH là khát vọng của nhân dân ta” hạ màn.
Và lúc này thì chẳng còn tư tưởng Lenin hay chú Bác nào nữa, mà họ cùng tề tựu xung quanh “đảng” câu kết siết chặt thế lực “độc tài toàn trị”, qua đó họ bám vào với cứu cánh duy nhất cho mục đích “tham nhũng” là có cơ hội được “đảng” cất nhắc vào những vị trí “màu mỡ” và che chắn bảo vệ trước pháp luật để “được tham nhũng trong an toàn”. Nó như một sự hổ tương qua lại có lợi cho “cả hai” (tập thể đảng và cá nhân mình) và vì vậy nếu hình thành một cơ chế “diệt được tham nhũng” hiệu quả thì vô hình chung cũng như “ám sát” đảng, bởi khi “tiêu diệt” có hiệu quả tham nhũng mà “đảng” không bảo vệ được thì chẳng còn đảng viên nào cần đến “đảng” nữa, cũng có nghĩa “tham nhũng: Hết, đảng sẽ chết bởi trơ trọi và cô đơn”.
Cái vòng lẫn quẫn hài hước rất buồn cười, mà thực tế nó diễn ra gần đúng như vậy khiến hệ số “minh bạch và tham nhũng” của CHXHCN/VN bao năm rồi vẫn như bất động ở vị trí gần “đội sổ” trên thang điểm công bố của Tổ chức Minh Bạch quốc tế - Ngày 26/10, Tổ chức minh bạch quốc tế (TI) đã công bố chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) trong đó Việt Nam xếp hạng 116/178 quốc gia và vùng lãnh thổ, với điểm số 2,7/10 (điểm 10 là sạch) (baomoi.com).
Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng mọi sự khoa trương “chống tham nhũng” hiện nay cốt chỉ để trấn an dư luận, tất cả sẽ hoài công như “đá ném ao bèo”. Nếu không có một cơ quan chống tham nhũng “đặc biệt” ngoại lệ – độc Lập tuyệt đối – với trách nhiệm chỉ biết trên đầu mình là Tổ Quốc, hai vai là Công Lý và Pháp Luật, với một trái tim “mù lòa và câm điếc” trước mọi áp lực bất cứ từ đâu đến, để kiên định dứt khoát độc lập trong điểu tra, đó mới là những điều kiện cần và tạm đủ cho một cơ quan “chống tham nhũng”. Nhưng rất tiếc, điều này thì không thể, vì chế độ “Ta” là “độc tài toàn trị” đảng CS “anh minh” lãnh đạo hết ráo mọi thứ? Sắp tới Ủy Ban chống tham nhũng do TBT/đảng (người đọc diễn văn bế mạc hội nghị TW đảng “nghẹn ngào, mếu máo” vừa rồi) làm “chủ xị”! mà đảng CSVN có truyền thống sống chết với cái “điều 4 Hiến Pháp” thì chống và đẩy lùi tham nhũng chỉ là “ảo vọng” như chính cái “ảo vọng” CS/XHCN của nó.
Một thực tế (nhà “nước, đảng ta” có thể tổ chức tham quan đối chiếu kiểm tra) tự nó chứng minh rất hùng hồn.
Trong khu vực Asean, những quốc gia tôn trọng nhân quyền, có báo chí tư nhân của người dân tự do xuất bản tham gia ngôn luận với xã hội thì “tham nhũng rất ít” không đáng kể, nhất là rất hiếm có tham nhũng “của công”. Sỡ dĩ nó hiệu quả như vậy là vì nhờ sức mạnh của “tai mắt” công luận cộng đồng tư nhân tiếp sức, chính phủ các quốc gia ấy hóa giải được cái công thức “vàng” của tham nhũng là: Tham nhũng = độc quyền + bưng bít thông tin – Đây là công thức mà quốc tế thừa nhận nếu không có nó thì tham nhũng rất khó phát triển. Nhưng nhà nước Cộng Sản Việt Nam hiện nay thì lại đang “chăm bón” nhiệt tình mảnh đất này cho công thức nói trên phát triển, bằng nghị định cấm tuyệt đối mọi hình thức “báo chí tư nhân”?. Sự ngược ngạo “quái dị” so với các láng giềng khu vực khiến thế giới không ngạc nhiên chút nào với kết quả hiện nay là một biển “trầm luân” tham nhũng, đang làm cho nền “kinh tế’ Việt Nam hiện tại như một đống “hỗn độn” mà “thủ lĩnh” là “đồng chí X ” cũng là “đồng minh” trong cái đống “hổ lốn” ấy.
Đáng lưu ý, trong phiên họp QH ngày 1/ 11 Phó chủ nhiệm UB Tư pháp QH Lê Thị Nga nêu ra hàng loạt câu hỏi liên quan án tham nhũng:
“Tại sao các vụ án về trật tự trị an, thời gian càng kéo dài thì càng mở rộng án, đối tượng phát hiện ngày càng nhiều, tính chất phạm tội càng nghiêm trọng, chứng cứ càng được củng cố chặt chẽ, nhưng với án tham nhũng thì ngược lại, càng kéo dài thời gian xử lý càng thu hẹp phạm vi đối tượng, tính chất phạm tội, thay đổi tội danh, tài liệu chứng cứ, thậm chí bị mất theo hướng có lợi cho đối tượng phạm tội, sau đó không còn xử lý được nữa?”
Bà cũng đưa ví dụ về những "lỗi sơ đẳng" mà các điều tra viên mắc trong quá trình điều tra tham nhũng khiến có vụ không đủ căn cứ pháp lý để khởi tố. Tình trạng này, theo bà Nga, "chính là dấu hiệu của tham nhũng trong lực lượng có chức năng chống tham nhũng"..(vietnamnet.vn)
ĐB/QH Đỗ Văn Đương gay gắt nói. Tham nhũng nhiều nhưng phát hiện ít, phát hiện nhiều nhưng xử ít, xử nhẹ, tài sản nhà nước nhân dân thất thoát nhiều nhưng thu hồi về rất ít (vietnamnet.vn).
Thưa nhị vị ĐB/QH, nếu chịu khó lục lại hồ sơ báo chí thì những câu hỏi ấy nó thắp thoáng có trong nhiều vụ án “kinh tế, tài chính ” từ lớn, đến rất lớn mang hình thù “đầu voi đuôi chuột”. Không khó hiểu lắm để chúng ta nghiệm suy: Nếu quí vị là can phạm tội tham ô 100 tỷ đồng mà có người “mớm cung” -  cho chọn một trong hai điều kiện:
1)Bị tịch thu toàn bộ tài sản và tử hình;
2) Chỉ còn lại tội tham ô 20 tỷ - phải ói ra 80 tỷ, lấy 20 tỷ trong số này nộp trả lại cho nhà nước, gọi là thành khẩn “khắc phục hậu quả”, án tù giảm xuống còn 5 năm và còn tích lũy 20 tỷ làm vốn sau khi mãn tù (60 tỷ bốc hơi biên mất, phải quên đi trong não trạng) có người hoàn tất hồ sơ, mọi việc cứ trình tự làm theo hướng dẫn từ a đến z ngay cả lời khai trước tòa dù nhớ trước quên sau không khớp hồ sơ cũng được tòa chấp nhận.
Thì liệu quí vị chọn điều kiện nào?
Vì vậy câu hỏi ĐB/QH Đỗ Văn Đương: “phát hiện nhiều nhưng xử ít, xử nhẹ, tài sản thất thoát nhiều nhưng thu hồi ít” nó gần gũi trong trường hợp này. Thậm chí “với án tham nhũng càng kéo dài thời gian xử lý càng thu hẹp phạm vi đối tượng, tính chất phạm tội, thay đổi tội danh, tài liệu chứng cứ, thậm chí bị mất theo hướng có lợi cho đối tượng phạm tội, sau đó không còn xử lý được nữa? ” như của ĐB/ QH Lê Thị Nga nêu ra vẫn có thể diễn ra bình thường bởi một loạt “phù phép” chuyên nghiệp biến hóa tùy theo giá trị “tài chính” hay độ “khó dễ, mắc mớ” của vụ án, nói chung những vụ án “tham nhũng” lớn trong quá khứ nó kết thúc với cái “hậu” êm ái, thường thì đều có bóng dáng băng nhóm “Khổng Minh Gia Cát mafia” quyền lực lớn “thích tham nhũng” ẩn mình đâu đó.
Không giống như kinh nghiệm chống tội phạm “thâm lạm tài sản quốc gia” của các nước Bắc Âu (những nước có chỉ số minh bạch tốt nhất) ngay khi phát hiện tình nghi, can phạm bị khống chế tài sản tức thời và trước tiên bởi một bộ phận chuyên nghiệp “thu hồi tài sản quốc gia” bằng một bản tự nguyện kê khai toàn bộ tài sản rất chi tiết dưới mọi hình thức mà can phạm sở hữu và bị kiểm kê niêm phong tại thời điểm ấy – mọi tài sản khác phát hiện thêm sau đó không có trong bảng kê khai sẽ bị sung công quỷ như vô thừa nhận. Sau quá trình điều tra nếu có tội, ngoài án tù cho can phạm thì tài sản quốc gia bị thâm lạm sẽ thu hồi về cho đầy đủ từ tài sản của can phạm. Nếu vô tội thì tài sản vẫn còn nguyên của đương sự.
Mấu chốt quan trọng là việc kiểm kê tài sản gắt gao ngay tức thời, trước khi điều tra, để tránh tẩu tán tài sản và trách nhiệm này thuộc “bộ phận thu hồi tài sản quốc gia” chứ không phải “điều tra” viên.
Phần lớn án tham nhũng kinh tế tài chính tại VN chúng ta không xem trọng việc này, nếu có, cũng sơ sài chiếu lệ đây chính là kẻ hở nghiệm trọng mà các điều tra viên “tham nhũng” hay cấu kết cùng can phạm tẩu tán tài sản rất lớn chiếm đoạt của nhà nước nhân dân trong quá trình “điều tra”.
Tại các nước văn minh, Pháp Luật hướng dẫn rất chi tiết, việc tìm ra và thu hồi tài sản quốc gia bị chiếm đoạt nó quan trọng ngang bằng với điều tra truy tìm chứng cứ phạm tội.
Các luật gia Việt Nam ước lượng một số rất lớn tài sản nhà nước nhân dân bị “tước đoạt” lần thứ hai trên tay các can phạm trong quá trình điều tra cũng nhiều và quan trọng như lần thứ nhất từ can phạm trực tiếp “ăn cắp” nhưng sự tước đoạt lần thứ hai nó “ngọt ngào” bởi có lợi “hai chiều” cho kẻ tước đoạt và tội phạm. Chỉ có nhân dân là cảm thấy vị đắng nghét.
Cũng trong phiên họp này cử tri nhân dân từ lâu lắm rồi mới nghe được một lời đề nghị có hàm lượng “chất xám cao” nhân danh QH:
Theo đại biểu Trần Đình Nhã (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội: “Quốc hội nên quyết định thành lập cơ quan độc lập chuyên trách điều tra tội phạm tham nhũng, nếu không điều tra tất cả thì cũng tập trung vào 3 tội danh: Tham ô, hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Cơ quan này độc lập do Quốc hội lập ra, báo cáo công tác trước Quốc hội ”. (vietnamnet.vn)
Đây là mô hình đã có từ rất lâu trong các nghị viện tự do dân chủ, tiên phong là các quốc gia Châu Âu hàng thế kỷ trước.Hôm nay một ĐBQH/CHXHCN/ Việt Nam đề xuất cũng nên coi đó là một sự “can đảm”. Tuy nhiên với “độc tài toàn trị” mà tới đây ngài TBT/đảng đứng đầu bộ phận gọi là “chống tham nhũng ” mà truyền thống “đảng ta” thì không cho phép bất cứ ai, cho dù là Quốc Hội dẫm chân mình, thì lời đề nghị can đảm của đại biểu QH Trần Đình Nhã nói trên chỉ là tiếng kêu lẻ loi của con lạc đà trong sa mạc, chắc chắn là như thế!
Ông ĐBQH Đỗ Văn Đương cũng đề xuất mở cuộc vận động từ chức: “Trước hết là với các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh trong các lĩnh vực để xảy ra tham nhũng, thất thoát, lãng phí nghiêm trọng. “Nếu phấn đấu chức quyền là một việc khó, giữ được chức quyền còn khó hơn, thì dám từ bỏ chức vụ mới thực sự là anh hùng, vì có lợi cho dân cho nước”, ĐB này nhấn mạnh như vậy (vietnamnet.vn).
Không biết “đồng chí X” của “nhà nước, đảng ta” có muốn mình là một “anh hùng” để có lợi cho dân cho nước như vị ĐBQH này gợi ý không? Hay bị nhiều cái “ung” hành hạ, nó trói chân tay nên phải ngậm tăm với cái “tiểu nhân”?
Hoàng Thanh Trúc 
(DLB)  

Giặc ...

giao duc bang capTháng tám 1945 chính phủ Việt Nam tuyên chiến với ba loại giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Xác định rõ ràng và dứt khoát đói, dốt và ngoại xâm là giặc nên một dân tộc giàu lòng quật khởi đã bước đầu nhanh chóng vươn mình đứng lên chiến đấu và chiến thắng. Nay, thảm thay, không những còn đủ mặt cả ba tên giặc ấy, lại còn thêm giặc nội xâm nữa. Khác là chúng ta “mỹ miều” gọi đói là “đứt bữa”, kẻ cướp nước là “lạ”, “đồng chí bốn tốt”, nội xâm là quan “sâu”! (Mà sâu thì suy cho cùng vẫn chung sống cả triệu năm nay với người). Chừng nào không chỉ đích danh bản chất sự việc và ra tay triệt để giải quyết thì còn tiếp tục gánh thất bại.
Văn hóa, khoa học, giáo dục thế này thì hoặc là giới tinh hoa, khoa bảng bị gọi nhầm tên hoặc là chúng ta thậm ngu, nuôi giặc trong nhà theo đúng nghĩa đen của nó. Để bước lên trước thì phải cải cách toàn bộ nền giáo dục từ mẫu giáo tới sau đại học.
Muốn khai cái gì kể cả khai trí thì vấn đề cốt tử là phải cầu thị. Không thực tế khi từ vô học đòi tót cái lên ngay “đỉnh cao trí tuệ” của nhân loại được. Đầu tiên, hãy làm người học trò giỏi của văn minh nhân loại đã. Và hãy hạ bệ các bất xứng trong thang bậc xã hội Việt.
Thật nhiều việc cần và có thể làm. Muốn hạ khỏi loạn thì thượng phải chính. Cần xóa bỏ gấp Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước. Chính phủ nước CNXHCNVN luôn ôm vào mình thật nhiều quyền. Bao sân cả việc bảo vệ tiến sĩ hay phong hàm giáo sư; một loại ân sủng, như ban áo mão cân đai phân đẳng cấp xã hội. Những năm 1980 việc phong giáo sư còn phải qua Bộ Chính trị duyệt. Thật như đùa, những tay ít học quyết định tầm vóc, xếp ngôi thứ cho những tay nhiều chữ.
Cứ xem các giáo sư, tiến sĩ made in Vietnam ra sao khi ông cựu Thứ trưởng, Tổng thư ký hội đồng chức danh giáo sư nhà nước GSTS Trần Văn Nhung trước khi gặp Bill Gates chỉ có mục đích là làm sao giữ tay ông này 15 giây để có cái ảnh đẹp lòe đồng đội ngưu mã của mình. Dày công chuẩn bị duy có một câu tiếng Anh đơn giản để nói với Bill Gates mà thở ra còn sai tới vài lỗi. Tởm hơn nữa là sau đó còn huyênh hoang phổ biến “kinh nghiệm” này trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Thật tội nghiệp cái màn diễn vụng của ông và xót xa cho nền quan trí nước nhà!
Gần đây, TS Nguyễn Văn Thành- Bí thư thành ủy Hải Phòng, có chiến tích  gây cười “gu gờ chấm Tiên Lãng” cho cả trong nước lẫn hải ngoại.
Trao học hàm, học vị là chuyện của các trường đại học, viện nghiên cứu. Nhiều người sẽ bảo thế thì loạn, đâu đâu cũng có quyền phong cả. Bình tĩnh nào, không có sao hết! Qui về một nơi như kiểu của ta mà bấy lâu nay toàn lộn canh hẹ cả lên đấy. Quá hiểu chất lượng hàng hóa và dịch vụ cửa hàng mậu dịch quốc doanh rồi! Đeo mề đay gì dưới cổ bò thì bò vẫn là bò thôi!
“Ngôn ngữ là vỏ bọc của trí tuệ”. Và cái phần lớn của trí tuệ nhân loại hôm nay, tiếc thay lại chưa được bọc bằng tiếng Việt. Vậy thì  ngoại ngữ là chìa khóa mở lâu đài tri thức nhân loại. Từ lớp bé mỗi học sinh phải được biết trước là muốn tốt nghiệp đại học phải nắm được một ngoại ngữ thông thạo. Một chương của luận án tốt nghiệp đại học cần phải được viết và trình bày bằng một ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt. Hơn nữa, để tốt nghiệp đại học thì ít nhất phải dịch một tác phẩm hoặc một số bài báo chuyên ngành ra tiếng Việt. Người muốn làm Ph.D thì phải thông thạo hai ngoại ngữ trở lên, luận án phải được viết song ngữ hoàn toàn. Trong hội đồng bảo vệ luận án phải có một giáo sư dù ở trong nước hay nước ngoài phản biện lại công trình của nghiên cứu sinh đó không phải bằng tiếng Việt. Làm vậy sẽ thay đổi về cơ bản rất nhiều. Thứ nhất cắt bỏ hoàn toàn những ban bệ chấm mút hữu danh vô thực. Thứ hai chấn chỉnh lại thang giá trị việc học. Chấn hưng tinh thần thượng tôn khoa học. Loại bỏ dần việc học thuật bợ đỡ quyền lực. Xếp ra rìa xã hội một lô các trường đại học xôi thịt đang mọc như nấm độc sau mưa. Những vị muốn học giả sẽ phải ra đi không kèn không trống... Theo cách đó trong 20-30 năm nữa nước ta sẽ có một tầm vóc khu vực về học thuật.
Như vậy ngay cả các đại học “lớn” cũng sẽ thiếu máu. Vì rất nhiều giáo sư tiến sĩ ở đó cũng không đạt yêu cầu. Đúng! Phải để thị trường đánh giá công bằng chất lượng đội ngũ đó. Ở một đất nước mà việc phong thần lãnh tụ tốn không biết bao tâm huyết, công sức của đảng và tiền của toàn xã hội mà các khảo cứu công phu nhất về Hồ Chí Minh lại là của các học giả không phải người Việt viết. Những báo cáo đáng đọc và suy nghĩ nhất, giá trị nhất về Việt Nam từ cổ đại đến hiện tại lại là do người nước ngoài biên khảo. Các trường, viện cần phải có ít nhất 1/10 số giáo sư giảng dạy là người nước ngoài. Có tiền đốt vào bao nhiêu cái Vinas thì sẽ có tiền để thuê thầy. Nếu bước đầu bí quá thì ta về ta tắm ao ta tức là kêu gọi các trí thức Việt kiều hướng dẫn luận án tầm xa và phân bổ quĩ thời gian về dạy thiện nguyện cho các trường điểm trong nước. Nếu không đủ nhân lực, tài lực, vật lực đáp ứng được chất lượng giảng dạy cao thì các trường phải thu hẹp qui mô đào tạo lại. Đặt các nhân tài khoa học và quản lý năng động vào các vị trí thực sự xứng đáng tại các trường và viện. Có vậy mới hi vọng chất lượng giáo dục đại học nhúc nhích.
Ở các xứ phát triển, hết khóa sinh viên đều được phát giấy đánh giá chất lượng các giáo sư. Các giáo sư không được tín nhiệm nhà trường sẽ không mời dạy tiếp.
Vậy số giáo sư tiến sĩ bị loại đi đâu? Xin thưa, mời ra làm việc khác hoặc về các trường phổ thông. Phải nói là bên này rất nhiều tiến sĩ là giáo viên phổ thông cấp hai, ba. Không có gì là xấu, là sai ở đây cả. Ngày xưa đảng phát động được các tiểu tư sản trí thức lăn vào phong trào công nhân, “vô sản hóa” thì nay cũng cần “phổ thông hóa” các tiến sĩ. Tiến sĩ suy cho cùng cũng chỉ là một người vừa xóa xong nạn mù chữ trong công việc nghiên cứu khoa học. Học vị tiến sĩ thì cũng như anh chàng theo binh nghiệp đeo lon úy, theo cửa Phật làm chân sư, theo Công giáo ngồi ngôi cha, hay làm kinh doanh có triệu đô đầu tiên mà thôi. Nghiên cứu sinh là một việc cần từ 3-10 năm và mỗi năm may lắm gặp, bàn luận cùng giáo sư hướng dẫn đề tài nghiên cứu của mình độ mươi tiếng. Cái được nhất -nếu có- ở đọan đời đó là rèn luyện dược kỹ năng lao động trí tuệ độc lập. Có thế thôi! Đừng huyễn hoặc bằng cấp đến hài hước hay dùng nó làm bàn đạp để lòe đời, thăng quan tiến chức. Vậy còn đâu trong với sáng.
Còn đầu vào đại học và giáo dục phổ thông? Xin lắp tiếp một cái rào cản ngôn ngữ vào đó. Cứ cho các trường đại học bỏ tuyển sinh và chiêu sinh thẳng theo bảng điểm của phổ thông. Sẽ có rất nhiều tiêu cực trong mấy năm đầu, nhưng chỉ ba năm là ta có thể vãn hồi trật tự về cơ bản nếu siết các điều sau: Từ năm thứ hai đại học phải đọc được sách báo chuyên ngành bằng tiếng nước ngoài và từ năm thứ ba phải học và thi vài ba môn chuyên ngành bằng tiếng nước đó; năm nào sức học đuối là loại luôn xuống cao đẳng hay trường nghề. Sau vài năm áp dụng nghiêm qui chế này phần lớn học sinh phổ thông và các phụ huynh sẽ biết xác định sớm về tư tưởng, tự lượng sức mình mà nộp đơn vào các trường cao đẳng và dậy nghề để sau ra đời làm công nhân kỹ thuật cho tốt còn hơn làm ông nghè ông cống hụt.
Sự học chưa bao giờ dễ như bây giờ, thừa mứa tự điển, sách báo tạp chí quốc tế chuyên ngành, Internet, YouTube, Google ... Mỗi cá nhân muốn có bằng cấp, muốn chứng tỏ khả năng lĩnh hội kiến thức cần chứng tỏ khả năng tự học đến thành tài của mình.
Để bắt đầu học một ngôn ngữ thì sau 17 tuổi rất ít người có thể nói được như tiếng mẹ đẻ. Nhưng để mà đọc thông viết tạm thì qua cả 40 tuổi nếu cố gắng vẫn có thể làm được.
Xem người ta dạy trẻ về William Shakespeare đáng để tham khảo. Các nhà giàu vận động gom tiền xây dựng nhà hát mang tên ông. Các nhà văn viết lại các vở kịch của vĩ nhân sinh từ năm 1564 này ra ngôn ngữ hiện đại và phổ thông bây giờ cho các cháu dễ đọc. Các họa sỹ vẽ tranh mô tả thật sinh động các cảnh của kịch. Các nhà xuất bản in các tác phẩm của ông với giá rẻ, bìa cứng và bắt mắt rồi đưa vào các thư viện của các trường cấp 1,2,3. Các thầy cô mang ra đọc cho các cháu từ lớp 3-4. Sau đó nhà trường liên hệ với các nhà hát kịch để dành ngày biểu diễn miễn phí hoặc bán vé giá thật ưu đãi cho các cháu.  Khi các cháu đến rạp xem thì các diễn viên dành hẳn hai ba tiếng để giới thiệu với các cháu thế nào là ngôn ngữ kịch nói, thế nào là cảnh, là sân khấu rồi gọi từng tốp 5-10 cháu một lên sân khấu biểu diễn từng hoạt cảnh nhỏ một. Hết buổi sáng là cả mấy trăm cháu đã vào cuộc hết lượt trên sân khấu với Shakespeare rồi. Buổi chiều sau khi đã nhuyễn nội dung các cháu sẽ được thả người vào các ghế nỉ êm ái xem các nghệ sỹ tài năng trình diễn lại. Vở kịch kinh điển-nơi chuyển tải toàn chuyện của người lớn từ mấy thế kỷ trước-mà các cháu 9-10 tuổi cười, vỗ tay dữ dội, hồi hộp, hân hoan đến từng chi tiết nhỏ. Về nhà còn háo hức viết bài tổng kết, viết phản hồi lại cho các nghệ sĩ là các cháu thích hay không thích khúc nào nhất, nhân vật nào nhất. Dư âm vang vọng mấy tuần không hết. Đó là xã hội hóa giáo dục, đó là kết nối truyền thống với hiện tại.
Ít nhất hãy biết đối xử như vậy với tiền nhân của mình. Đừng để Nguyễn Du từ dưới mồ còn than tiếp là hai trăm năm nữa có ai còn nhớ ông không?
Địa cầu này, với con mắt giản lược của người xưa chỉ gồm ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mấy vật chất đó thì ở đâu trên trái đất này cũng khá như nhau. Cái làm nên sự khác biệt nhất của mỗi nước, nếu có, là ở Nhân mà thôi.

01/11/2012
Tiến sĩ Phạm Ngọc Cương (Toronto, Canada)
(Blog TDN) 

 

Phạm Lê Vương Các - Giới trẻ trong cuộc chơi chính trị

Họp báo của công an Long An
Công an Long An công bố bằng chứng 'vi phạm' của sinh viên Nguyễn Phương Uyên và thông báo quyết định khởi tố

Tình hình chính trị Việt Nam trong những tháng vừa qua có vẻ rất sôi động và cũng không kém phần căng thẳng.

Có thể nói như vậy vì những sự kiện xảy ra gần đây đã bắt đầu len lỏi vào giới trẻ vốn trước đó nhìn nhận chính trị như là một cuộc chơi xa xỉ.

Như một thằng bạn học chung lớp thời phổ thông với tôi hồi giờ coi chính trị là điều xa lạ với nó. Nhưng khi nó gọi điện tới, nghe giọng tôi Alô, nó tỏ vẻ ngạc nhiên và hỏi: “Mày chưa bị bắt sao?”.

Tôi cười khì khì: “Tao có tội gì mà bắt?”. Nó liền cười khà khà và hỏi tiếp: “Thế sao báo Nhân dân nói mày là phản động, kích động chống nhà nước?”.

Thú thật là tôi cũng không biết trả lời cho câu hỏi này như thế nào để cho một thằng bạn không quan tâm đến chính trị hiểu ngọn nguồn sự việc. Nhưng tôi cũng đã cố gắng giải thích rằng: chắc đó là thông điệp nhằm “cảnh cáo” gửi đến những người bộc lộ suy nghĩ không theo lề lối như tôi.

Câu chuyện sẽ dừng lại ở đó nếu không có câu hỏi “Gần đây có con nhỏ nào ở trường Đại học gì đó rải truyền đơn chống Trung Quốc vừa bị bắt? Tại sao nó chống Trung Quốc thì bị bắt, còn mày chống nhà nước mình mà sao không thấy bắt mày?”.

Tôi đã giật mình với câu hỏi này vì nó phản ánh đúng những uẩn khúc và thắc mắc của nhiều người.

Tôi trả lời về sự việc của Lê Phương Uyên - sinh viên trường Đại học Công Nghệ Thực Phẩm TPHCM theo suy đoán: “Đúng là cô ấy có rải truyền đơn chống Trung quốc. Nhưng họ bắt cô ấy chắc là vì truyền đơn có đính kèm thông điệp kêu gọi lật đổ ĐCSVN và cô ấy có tham gia vào tổ chức chính trị đối lập, cũng như những tờ truyền đơn có dính dáng tới lá cờ vàng sọc đỏ”.

Cuộc chơi của Phương Uyên

Qua sự việc của Phương Uyên, nếu nhìn dưới lăng kính theo dõi một trò chơi chính trị thì có thể thấy hình ảnh sự bế tắc của nhiều tổ chức chính trị đối lập trong các hoạt động nhằm gây ảnh hưởng vào đời sống chính trị tại Việt Nam.
Lướt một vòng các trang website của đảng phái, tổ chức chính trị đối lập thì cũng có khá nhiều hình ảnh phơi bày thành tích rải truyền đơn.

Vào thời điểm mà sự liên kết trên thế giới phẳng đã tạo nên những cú hích trong nhận thức và tư tưởng chỉ bằng một cú click chuột, vẫn còn đó các tổ chức chính trị đấu tranh bằng cách rải truyền đơn theo cách thức của những thế kỷ trước.

Truyền đơn lại được đính kèm những tờ tiền và mang âm hưởng của màu cờ trong lịch sử, điều này đã vô tình làm méo mó đi giá trị thông điệp.

Nguyễn Phương Uyên
Nguyễn Phương Uyên bị bắt từ 14/10/2012

Có thể nói cách thức đấu tranh này dù bí mật nhưng rất nguy hiểm cho những người thực hiện, dễ dàng tàn phá nguồn nhân lực trẻ trong nước như Phương Uyên và làm “uổng phí” những người có lý tưởng, khát vọng sống và tình yêu cho đất nước, vốn còn đang rất hiếm hoi.

Nhưng cho đến giờ phút này các vị đã tổ chức ra những cuộc chơi cho Phương Uyên vẫn bình an vô sự và ẩn mình khá kín kẽ trước sự trả giá của những người thực hiện.

Cuộc chơi chính trị là vậy.

Cứ như một ván cờ, người làm nên cuộc chơi sẵn sàng tạo ra “anh hùng” để có những bước đi đột phá hay tạo nên các “điểm gãy” để đốn hạ đối phương.

Nếu thua họ tiếp tục bày ra những ván khác để gỡ gạc và cứ thế tiếp tục sử dụng và hủy hoại giới trẻ đang tràn đầy sức cống hiến cho tương lai.

Cú sốc hình ảnh từ Phương Uyên

Hình ảnh của Phương Uyên chỉ có thể khiến ta ghi nhận lòng dũng cảm của một người trẻ với tấm lòng nhiệt huyết dấn thân cho lý tưởng, cho lòng yêu nước một cách vô tư hồn nhiên trong sáng.

Còn tính hiệu quả nhằm cải biến chính trị thì chỉ mang lại giác độ thỏa mãn cảm xúc cho các tổ chức chính trị đối lập hiện nay, nhằm tạo nên “cú sốc hình ảnh”, mà thiếu hẳn đi các giá trị nhằm hướng đến một nền Dân chủ vững chắc, rèn luyện và trang bị cho số đông quần chúng nhân dân hiểu được “Thế nào là dân chủ” để đủ sức chơi một cuộc chơi mang tính chất lâu dài và đủ sức bảo vệ thành quả của nó.

Thật sự Phương Uyên cũng đã tạo nên “cú sốc hình ảnh” về thực trạng ở Việt Nam, đánh thức lương tâm cho nhiều thế hệ.
"Đó là hình ảnh một nữ sinh vừa tròn đôi mươi, hết lòng nhiệt thành với “cách mạng”, bất chấp hiểm nguy, dấn thân lao theo lý tưởng của mình mà không đoán xét đến những kế sách của các “ông trùm đang núp lùm”."
Đó là hình ảnh một nữ sinh vừa tròn đôi mươi, hết lòng nhiệt thành với “cách mạng”, bất chấp hiểm nguy, dấn thân lao theo lý tưởng của mình mà không đoán xét đến những kế sách của các “ông trùm đang núp lùm”.

Tiếp đó là hình ảnh của bậc sinh thành đang đau xót và lo lâu hàng đêm khi con cháu lỡ vướng vào vòng tù tội. Và hình ảnh của những bạn bè đang ngóng lòng khắc khoải chờ đợi người bạn thân quý trở về.

Rồi vẫn là hình ảnh của giới trí thức chân chính, quý trọng “lòng yêu nước của tuổi trẻ” và thương cảm cho sự “bồng bột”, buộc lòng phải cất tiếng nói gửi thư cho Chủ tịch nước để xin tha bổng.

Và nó cũng góp phần làm nên hình ảnh của một nhà nước hiện đại nhưng liên tục vẫn còn đó cách hành xử bắt giam tùy tiện, không theo quy chuẩn của luật pháp quốc gia, thiếu vắng đi các chuẩn mực theo Công ước quốc tế.

Cũng từ đây đã ghi nhận lại hình ảnh “trưởng thành” của những sinh viên học cùng lớp với Phương Uyên, đã dũng cảm cất lên tiếng nói của mình nhằm bênh vực cho một người bạn. Nhưng cũng rất xót xa khi thấy hình ảnh ươn hèn của những người có trách nhiệm tại trường đại học mà Phương Uyên đã từng gọi bằng những tiếng trìu mến “Thầy, Cô”.

Tất cả những điều nói trên đã tạo nên một hình ảnh đặc rất trưng của đời sống chính trị ở Việt Nam.

Thế hệ trí thức chân chính đi trước đóng vai trò “giữ lửa” và can thiệp khi cần thiết tạo nên niềm tin vững chắc, thế hệ trẻ đi sau “mồi lửa” lao vào bóng tối mang theo khát vọng tuổi trẻ nhằm thắp sáng cho thế hệ tương lai, bên cạnh một lớp trí thức hèn mọn và một lớp người chỉ biết ăn bám chờ đợi hưởng thụ thành quả.

Con đường giới trẻ nên đi

Điều này đòi hỏi thế hệ trẻ cần phải tỉnh táo và thận trọng, biết “lấy dài nuôi ngắn” khi muốn tham gia vào đời sống chính trị là điều cần thiết trong hoàn cảnh nước ta hiện nay.

Lấy lý tưởng lâu dài làm động lực cho từng bước chân ngắn đang đi. Tránh đi vào ngõ cụt của con đường chính trị để rồi phải rơi vào trạng thái đối đầu trực tiếp với nhà cầm quyền, mà cần chăm lo hơn cho đôi chân cứng cỏi, làm vững chắc trong từng bước đi của mình.

Khi có nền tảng, hãy đi với trí óc, trái tim và ngọn lửa của tuổi trẻ.

Trong hoàn cảnh hiện nay, giới trẻ trong nước nên hoạt động “Khai sáng” là điều cần thiết hơn là tham gia hay dấn thân vào đảng phái, tổ chức chính trị đối lập.

Đồng ý là đảng phái và tổ chức chính trị không phải là xấu, nhưng ở chính thể độc đảng, khi hoạt động theo các tổ chức đối lập thì đây là đối tượng dễ bị tiêu diệt nhất.

Xu thế dân chủ hóa là điều tất yếu, rồi nhất định sẽ đến trong tương lai.

Nói như vậy không có nghĩa là thụ động ngồi chờ từ sự ban phát từ “bề trên”, mà cần biết đấu tranh và thỏa hiệp trong các trường hợp thích đáng. Đấu tranh không có nghĩa là phải “đối đầu”, thỏa hiệp không có nghĩa là hèn nhát, mà vẫn có thể hòa mình vào xu thế “mở rộng dân chủ” của Đảng cầm quyền đang phát động, cũng tạo nên những hiệu quả có sức lan tỏa bất ngờ.

Nguyễn Phương Uyên trong đoạn băng 'nhận tội'
Nguyễn Phương Uyên được nói đã "nhận tội"

Thế hệ trẻ còn một con đường dài ở phía trước. Vẫn còn đó con đường mà Cụ Phan Chu Trinh còn đang bỏ ngỏ nhưng rất sáng giá và tỏ ra có ưu thế trong tình hình nước ta hiện nay.

Đây không phải là con đường “cầu xin rủ lòng thương” như nhiều người làm chính trị đã đánh giá, mà nó là lối rẽ cần thiết khi đứng trước nguy cơ của “bạo lực cách mạng”.

Nó là phương pháp giải quyết xung đột trong hòa bình để không còn phải chứng kiến cảnh “đổ máu” thường thấy ở các cuộc cách mạng. Khai dân trí bất kể thời đại nào cũng là điều cần thiết, chấn dân khí để bảo vệ và giữ gìn thành quả, hậu dân sinh để đưa đất nước phát triển một cách bền vững.

Mỗi người có một nhiệm vụ và một sứ mệnh khác nhau, ai đã chọn sự “hy sinh” thì đó là điều cao quý, nhưng thế hệ trẻ cần phải biết tự bảo vệ lấy mình, biết đặt mình vào thế đứng độc lập an toàn để tiếp tục hướng đến tương lai.

Ưu điểm của giới trẻ hiện nay là không bị ràng thuộc vào cuộc chiến mang tính “lịch sử”, từ đó làm tác nhân độc lập có khả năng kết nối bài học từ lịch sử mà tạo nên động lực chính cho sự chuyển dịch xu thế chính trị theo chiều hướng tích cực và dễ dàng hơn thế hệ trước đó.

Điều khó khăn lớn nhất trong sự chuyển dịch này khi còn nhiều tổ chức chính trị muốn bài trừ và tiêu diệt những gì thuộc về Cộng sản và tất yếu sẽ vấp phải sự kháng cự quyết liệt từ nhiều người dưới sự yểm trợ của một bộ phận bảo thủ không nhỏ trong Đảng Cộng Sản.

Cho nên giới trẻ nếu không tỉnh táo dễ bị cuốn theo và chịu ảnh hưởng từ dư chấn của cuộc đối đầu này. Những tiếng nói độc lập, không theo lề lối nào dễ dàng bị “quy chụp” theo kiểu “cộng sản nằm vùng” hay “thế lực thù địch” của từ hai phía.

Do đó, đã đến lúc giới trẻ hiện nay cần phải là một con người tự do, độc lập và tự chủ trong cuộc chơi của mình. Cần phải thay đổi phương pháp và tạo ra một luật chơi mới.

Cuộc chơi khai sáng dành cho giới trẻ

Đó không phải là cách chơi của sự đoán nước cờ, sát phạt hay ăn thua đủ. Mà là cuộc chơi của tri thức, của những tấm lòng trong sáng và tinh thần trách nhiệm đối với đất nước và thế hệ mai sau.

Cuộc chơi khai sáng rất đơn giản, thế hệ trẻ ngày hôm nay cần làm một việc là dũng cảm trình bày những suy nghĩ của mình trước thực trạng của đất nước. Nói lên tiếng nói của mình, minh bạch tất cả những hiểu biết và hoạt động của mình, và đòi hỏi sự tôn trọng đó từ những người có trách nhiệm và thế hệ đi trước.

Dù vẫn biết rằng khi trình bày quan điểm của mình có thể bị đội lên cái mũ “phản động” và cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” như trường hợp của tôi. Nhưng tôi vẫn có sự lạc quan và cho rằng đó chỉ tiếng nói lạc lõng từ “căn bệnh nghề nghiệp” của một số ít người.

Điều này cho thấy hiện nay vẫn còn sự trở ngại lớn cho việc “bày tỏ quan điểm cá nhân” ở không gian công cộng. Những lời lẽ cáo buộc “phản động” tuy lạc lõng nhưng thường lại có cường quyền, đều có thể biến những tiếng nói, quan điểm công khai hóa của một người dân thành những “lời lẽ xuyên tạc của thế lực thù địch”. Xung đột này đang hiện hữu ở nước ta.
"Cuộc chơi khai sáng rất đơn giản, thế hệ trẻ ngày hôm nay cần làm một việc là dũng cảm trình bày những suy nghĩ của mình trước thực trạng của đất nước. "
Chưa bao giờ bổn phận “làm nhân dân” lại khó như bây giờ.

Giới trẻ có nên từ chức “làm nhân dân” để “làm thần dân” hay không?

Triết gia Immanuel Kant cho rằng: trong hành trình khai sáng và trưởng thành nếu thấy mình không thể chịu trách nhiệm trước những việc làm đó nữa, thì nên “từ chức” đi.

Từ chức làm học trò của một giảng viên thì vẫn có thể tìm kiếm tri thức ở nơi khác rất dễ dàng. Từ chức ở một tổ chức này đi tìm kiếm công việc ở một tổ chức khác thì cũng chẳng khó khăn là bao.

Nhưng từ chức “làm nhân dân” để làm “thần dân” là không nên. Vì ngoài bổn phận và nghĩa vụ của một một người dân đối với đất nước mà mình đang sống và với lương tâm của một thế hệ sẽ kế thừa việc quản trị đất nước, không cho phép giới trẻ buông xuôi trước tương lai và bỏ mặc cho thế hệ kế tiếp của mình.

Nếu chẳng may mắn ta bị “thù địch hóa” và phải vào tù theo lệnh của một số người có quyền hành thì cũng nên coi đó làm phước hạnh với niềm kiêu hãnh và tự hào. Thì đó cũng là lúc ta đang tạo ra những tia lửa cho những ngọn bửa bùng cháy trong tương lai.

Điều đáng tiếc là hiện nay nước ta lại có nhiều “thù địch hóa” như vậy. Đó cũng là hệ quả từ sự càn quét của những người ỷ có chút danh phận dựa vào tiếng nói của quyền lực tự cho mình cái quyền đặt ra khuôn khổ cho người khác và quy chụp đối với bất kỳ ai có biểu hiện không theo sự áp đặt đó.

Nhưng cũng thật may mắn cho giới trẻ khi đã thấy sự hình thành nên một lớp người “tự diễn biến”. Nói theo kiểu tuyên truyền trong chính trị thì đó là mẫu người “tha hóa và biến chất hay đánh mất lập trường giai cấp”, nhưng nói theo khoa học thì đó là những con người trí thức, dũng cảm thay đổi khi cần thiết để đi theo dòng chảy của tiến bộ và văn minh.

Quá khứ cũng đã cho thấy cách đây mấy mươi năm sự ngột ngạt đã bao trùm lên toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Nhưng nhờ vào lớp người tự diễn biến này mà hiện tại đã có sự tiến bộ và cởi mở hơn, dù đang diễn ra còn rất chậm.

Điều này đòi hỏi sự tham gia của thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên, chúng ta cần chủ động và tích cực hơn trong sự nghiệp khai sáng nhằm thúc đẩy tiến trình hướng xã hội và nhà nước đến dân chủ và pháp quyền một cách hiện hữu, bền vững trong tương lai.

Đối với nhà nước, qua sự kiện của Nguyễn Phương Uyên, trả tự do cho sinh viên này là cần thiết nhằm thể hiện sự lắng nghe và tôn trọng tiếng nói của giới trí thức, và đó cũng là cách nhằm thu phục giới trẻ đang dần có biểu hiện bất bình.

Phạm Lê Vương Các
gửi cho BBCVietnamese từ TP HCM
Bài viết phản ánh quan điểm và văn phong của tác giả, hiện đang là sinh viên luật năm thứ 3 ở TP HCM.

Cha mẹ Phương Uyên 'khâm phục' con

Sinh viên Nguyễn Phương Uyên
Gia đình của Phương Uyên không tin vào cáo buộc của cơ quan điều tra

Gia đình của sinh viên Nguyễn Phương Uyên không tin vào cáo buộc của cơ quan điều tra quy kết rằng con gái của họ hoạt động chống phá, lật đổ nhà nước.

Trao đổi với BBC Việt ngữ ngày 04/11/2012, ông Nguyễn Duy Linh, bố đẻ của nữ sinh Phương Uyên nói ông tin rằng có thể đã có âm mưu chống lại con gái của ông, đồng thời cho rằng con gái của ông chỉ thể hiện lòng yêu nước trước nguy cơ Trung Quốc, điều mà ông "khâm phục".

Ông Linh nói:

"Họ cho rằng nằm vô điều luật 88 chống nhà nước xã hội chủ nghĩa, theo tôi nghĩ trong điều đó có gì đâu mà chống nhà nước. Cái đó là biểu lộ tinh thần yêu nước chứ có gì đâu mà chống.

"Tại sao không đưa những câu thơ [Phương Uyên làm] đó lên để người ta hiểu, biết những câu thơ đó nói lên điều gì.

"Đưa các câu thơ đó lên để trong dư luận, xã hội mình phân tích ý kiến đó có phải là chống nhà nước hay không hay là biểu lộ lòng yêu dân tộc, yêu đất nước, thế thôi.

"Giờ nhà nước khép vào tội chống nhà nước thì gia đình vẫn chịu thôi."

Cha đẻ của Phương Uyên, nữ sinh sinh năm 1992, sinh viên trường Đại học Công nghệ Thực phẩm TP Hồ Chí Minh, cho hay gia đình không tin vào cáo buộc cuộc của nhà chức trách và cơ quan an ninh cho rằng con gái của họ có hành vi chống chính quyền.

Ông Linh nói tiếp:

"Nó là học sinh mà làm gì mà chống cả chính quyền, rồi trong cái đường dây nào đó [thì] không có."

"Dĩ nhiên là không tin điều đó [cáo buộc]. Nó là tuổi trẻ mà làm gì nó làm đến cái đường dây đó."

'Kịch bản dàn dựng?'

Khi được hỏi liệu có một 'kịch bản' nào đó đã được xây dựng nên để quy ghép cô Nguyễn Phương Uyên hay không, cha đẻ của nữ sinh này nói:

"Cái đó thì họ làm họ biết chứ gia đình không hiểu sâu về vấn đề đó. Có thể chính xác là như vậy mà có thể là dựng nên vấn đề đó thì cũng có."
"Họ dựng nên nhằm mục tiêu đàn áp học sinh, sinh viên và không cho học sinh, sinh viên bày tỏ, hay những cuộc biểu tình chống Trung Quốc, hàng Trung Quốc, là (để) ngăn chặn làn sóng đó"

Ông Linh rằng nếu có một 'kịch bản' nào đó, thì mục tiêu của việc này là để 'đàn áp học sinh, sinh viên' và 'ngăn chặn làn sóng' yêu nước, chống Trung Quốc của họ:

"Họ dựng nên nhằm mục tiêu đàn áp học sinh, sinh viên và không cho học sinh, sinh viên bày tỏ, hay những cuộc biểu tình chống Trung Quốc, hàng Trung Quốc, là [để] ngăn chặn làn sóng đó."

Gia đình của Phương Uyên cho biết họ chưa tìm kiếm được luật sư để bảo vệ quyền lợi chính đáng của cô, nhưng đang trong quá trình tìm kiếm một luật sư để làm "người đứng giữa" có khả năng thăm gặp tiếp cận cô và cung cấp "thông tin" về việc đó cho gia đình.

Khi được hỏi, nếu được gặp lại con gái, ông sẽ nói gì với Phương Linh, ông Nguyễn Duy Linh nói với BBC:

"Sau này mà có gặp cháu, thì... ba mẹ rất cảm phục con có một lòng yêu nước, là ba mẹ rất hãnh diện, vì [con] có một lòng yêu nước vì dân tộc Việt Nam."

Hôm 3/11, Cơ quan An ninh điều tra - Công an TP HCM và Công an tỉnh Long An đã công bố việc khởi tố, bắt tạm giam với thời hạn 4 tháng với sinh viên Nguyễn Phương Uyên về tội 'rải truyền đơn có nội dung chống phá Nhà nước Việt Nam, vi phạm Điều 88, Bộ luật Hình sự nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.'

Cô bị chính quyền và an ninh cáo buộc tham gia vào một tổ chức có hành vi phát tán tài liệu chống chính quyền và đảng cộng sản, đường dây này còn có ít nhất hai thanh niên khác tham dự.

'Phản đối cách bắt'

TS Nguyễn Quang A
Tiến sỹ Nguyễn Quang A cho hay ông ký tên trong thư gửi Chủ tịch nước để phản đối cách bắt nữ sinh Phương Uyên

Hôm 14/10, một nhóm nhân sỹ, trí thức và các cá nhân thuộc nhiều giới đã gửi một bức thư kiến nghị gửi tới Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về việc xem xét lại vụ bắt giữ Nguyễn Phương Uyên và đề nghị trao trả tự do cho nữ sinh này.

Giáo sư Ngô Bảo Châu là một trong những người ký tên vào thư kiến nghị hiện đã thu được ít nhất 144 chữ ký, trong đó có sự tham gia của nhiều tên tuổi trí thức như Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Giáo sư Tương Lai, Kinh tế gia Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà thơ Hoàng Hưng, nhà văn Bùi Ngọc Tấn...
Hôm 01/11, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói với BBC ông tham gia ký tên vào bản kiến nghị này là để 'phản đối' cách chính quyền đối xử với người dân, 'với một nữ sinh viên còn ít tuổi như thế':

"Tôi không biết cô Phương Uyên bị bắt ra sao, nhưng tôi phản đối cách thức bắt người như vậy, một chính quyền đàng hoàng không thể có cách bắt người theo kiểu thiếu đàng hoàng, thiếu minh bạch như thế, dù là họ có biện ra bất cứ nguyên nhân, căn cớ nào."
"Tôi phản đối cách thức bắt người như vậy, một chính quyền đàng hoàng không thể có cách bắt người theo kiểu thiếu đàng hoàng, thiếu minh bạch như thế, dù là họ có biện ra bất cứ nguyên nhân, căn cớ nào"
TS Nguyễn Quang A

Người đứng đầu Viện nghiên cứu phản biện chính sách IDS, đã tự giải thể, cũng nhận xét ông thấy rằng gần đây có quá nhiều các vụ bắt bớ với quá nhiều cáo buộc của chính quyền về việc những người bị bắt, mà trong đó có nhiều học sinh, sinh viên, trí thức, văn nghệ sỹ... phạm những tội nghiêm trọng như 'hoạt động chống chính quyền' hay 'tuyên truyền chống nhà nước' mà ông tin là có số lượng và mật độ bất thường.

Hôm Chủ Nhật, 04/11/2012, một luật sư ở trong nước, kiêm giảng viên về luật hình sự không muốn tiết lộ danh tính, nói với BBC:

"Cơ quan điều tra có dấu hiệu vi phạm luật tố tụng hình sự khi không kịp thời, bằng mọi phương tiện hiệu quả nhất, thông báo cho gia đình, cũng như không cho phép các luật sư tham gia ngay từ đầu vào quá trình bắt giữ, điều tra, truy tố," điều mà luật sư này cho rằng vẫn thường xảy ra ở Việt Nam trong nhiều năm nay, nhất là với các vụ án có màu sắc 'vi phạm an ninh quốc gia'.

"Nhiều bị cáo 'phản cung' trước tòa cũng vì điều này bởi vì họ bị cơ quan điều tra gây sức ép và cách ly với các hỗ trợ tư pháp theo luật định mà lẽ ra phải được chính quyền tôn trọng.

"Cơ quan an ninh điều tra cũng chỉ là một bên tham gia trong quá trình tố tụng và họ cũng phải tuân thủ luật định để tránh lạm dụng quyền lực và vi hiến," chuyên gia luật này nói.

Gần đây, nhiều định chế quốc tế và các quốc gia trong đó có Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, cũng như các tổ chức theo dõi nhân quyền đã bày tỏ lo ngại về tình hình vi phạm nhân quyền gia tăng ở Việt Nam với con số các vụ bắt giữ, đàn áp, sách nhiễu đối với người dân, các bloggers và những người bày tỏ bất đồng chính kiến ôn hòa ngày một nhiều.

Trong một vụ gần nhất, hai người sáng tác ca khúc là nhạc sỹ Việt Khang và ông Trần Vũ Anh Bình bị kết án tổng cộng 10 năm tù giam vì tội danh "tuyên truyền chống nhà nước Xã hội chủ nghĩa" khi soạn các ca khúc của họ.
(BBC)

‘Con tôi không móc nối Phương Uyên’

Nguyễn Thiện Thành đã 'trốn thoát khỏi công an' và hiện đang 'tị nạn ở Thái Lan'

Cha của Nguyễn Thiện Thành, người bị công an cáo buộc móc nối Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vào tổ chức ‘Tuổi trẻ yêu nước’, đã phản bác cáo buộc này.

Cách đây hơn một năm, vào tháng Chín năm 2011, Nguyễn Thiện Thành, 23 tuổi, sinh viên cùng trường Đại học công nghiệp thực phẩm thành phố thành phố Hồ Chí Minh với Nguyễn Phương Uyên, đã bị công an nơi Thành trọ học là phường Đông Hưng Thuận, quận 12, tràn vào bắt đi.

Theo cáo buộc của công an thì Nguyễn Thiện Thành phạm tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật hình sự do tham gia vào tổ chức ‘Tuổi trẻ yêu nước’.

Kể từ đó, sinh viên Thành đã hoàn toàn biệt tích và gia đình chưa bao giờ gặp lại anh, theo lời kể của gia đình.

Em trai Nguyễn Thiện Thành là Nguyễn Thiện Khanh, 20 tuổi, người cùng trọ học với Thành và hiện là sinh viên công nghệ thông tin Đại học Sài Gòn, cũng bị bắt đi cùng lúc với anh trai.

Theo lời gia đình thì Nguyễn Thiện Khanh cũng được nhắc tên trong bản cáo trạng của Viện kiểm sát trong phiên tòa mới đây xử hai nhạc sỹ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, vốn cũng được cho là thành viên của tổ chức ‘Tuổi trẻ yêu nước’.

‘Tị nạn ở Thái Lan’

Từ Long An, ông Nguyễn Văn Thương, cha của các sinh viên Thành và Khanh, nói với BBC rằng ông rất ngạc nhiên khi được tin công an tỉnh Long An cáo buộc con trai ông là người lôi kéo và kết nối Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha.
"Con tôi tị nạn bên đấy điều kiện rất kham khổ cũng chưa có tiền bạc gì thì làm sao có tiền trợ giúp mua vũ khí."
Nguyễn Văn Thương, cha Nguyễn Thiện Thành

Trước đó, tại buổi họp báo hôm thứ Bảy ngày 3/11, Cơ quan an ninh điều tra tỉnh Long An cho biết Kha đã kết bạn với Thành qua facebook. Thành đã ‘hứa hẹn sẽ giúp Kha đi du lịch sang Thái Lan và định cư tại Hoa Kỳ’.

Còn Nguyễn Phương Uyên thì ‘quen biết Nguyễn Thiện Thành qua Internet vào tháng Tư năm 2012’.

Cũng theo cơ quan điều tra thì Thành đã cung cấp tài liệu cho Kha pha chế thuốc nổ và cung cấp nội dung các truyền đơn cho Kha và Uyên phát tán.

Các nhiệm vụ rải truyền đơn, pha chế thuốc nổ do Thành giao đều được Kha và Uyên ghi lại bằng hình ảnh và gửi qua email cho Thành, công an cáo buộc.

Buổi họp báo hôm 3/11 mô tả Thành là người ‘hoạt hoạt động chống phá chính quyền tại Việt Nam bị công an phát hiện, bắt giữ nhưng Thành đã trốn thoát sang Thái Lan’.

Ông Thương xác nhận là con trai ông hiện ‘đang tị nạn ở Thái Lan’.

“Con tôi tị nạn bên đấy điều kiện rất kham khổ cũng chưa có tiền bạc gì thì làm sao có tiền trợ giúp mua vũ khí,” ông nói.

Sinh viên Nguyễn Phương Uyên
Phương Uyên bị cáo buộc tội Tuyên truyền chống Nhà nước

Cũng theo ông Thương thì Nguyễn Thiện Thành ‘không có biết gì về bom đạn’ và hiện còn ‘dự định đi làm để kiếm sống’.

Ông cho biết Thành không liên lạc trực tiếp với gia đình mà thông qua một người quen của ông Đan Mạch.

“Năm tháng sau khi Thành bị bắt, tôi có nghe anh Phụng (người quen ở Đan Mạch) báo lại (Thành ở Thái Lan) chứ chính quyền không có thông báo gì hết.”
Cũng theo ông Thương thì Thành có nhắn lại với ông là ‘gia đình cứ yên tâm’ và Thành ‘đang chờ phỏng vấn để định cư ở nước thứ ba’.

Theo ông thì hồi Thành mới bị bắt đi mất tích mặc dù chính quyền Đông Hưng Thuận nói con ông đã bỏ trốn sau khi được thả về nhưng ông vẫn đinh ninh rằng anh đang bị giam giữ.

Ông nói trong 5 tháng kể từ khi Thành bị bắt đi biệt tích ông ‘rất lo lắng’ nhưng sau khi biết được tin con trai ở Thái Lan ‘ông rất mừng’.

‘Đột nhiên biến mất’

Hồi tháng Chín năm ngoái, cả hai anh em Thành và Khanh đều bị bắt đi cùng lúc.

Sau đó ông Thương có lên hỏi thì buổi tối hôm đó hai con ông đã được công an thả ra và ông có gặp và nói chuyện với các con được một chút trước khi ông về lại Long An.

Nhưng sáng hôm sau người em phát hiện anh trai đột nhiên biến mất mà không để lại tung tích gì.

Nhạc sỹ Việt Khang
Nhạc sỹ Việt Khang cũng bị cáo buộc là thành viên của nhóm Tuổi Trẻ yêu nước


“Lúc thả về thì thằng nhỏ rất mệt nên ngủ mê mệt, sáng hôm sau không thấy anh trai thì nghĩ là bị công an mời lên làm việc, nhưng đến trưa chiều vẫn không thấy về,” ông Thương nói với BBC hồi tháng 11 năm ngoái.

“Tôi đến hỏi công an Đông Hưng Thuận thì họ nói là đã thả [Thành] rồi và không chấp nhận là có bắt con tôi,” ông nói.

Ông lên hỏi công an tỉnh Long An và thì được trả lời anh Thành đã bỏ trốn và ép ông phải nhận là ông biết con ông hiện đang trốn.

Anh Nguyễn Thiện Khanh cũng từng cho BBC biết là buổi trưa ngày anh Thành biến mất, công an có đến trường mời anh lên làm việc và báo với anh rằng anh trai anh đã ‘mất tích’.

“Công an canh giữ hai đầu ngõ thì làm sao anh hai em có thể trốn đi được?,” anh Khanh nói.

‘Nhiệt huyết tuổi trẻ’

Ông Thương cho biết công an nói con ông ‘làm trang web nói xấu chính quyền, treo cờ ba que trên trang web và âm mưu đặt bom tại tượng đài Bác Hồ’.

Tuy nhiên, ông nói cả Thành và Khanh đều là những người con rất ngoan, ‘không mích lòng ai trong lối xóm’ và rất vô tư ‘chỉ lo học thôi’. Riêng Khanh do có thành tích học tập tốt nên còn được trường cấp học bổng.

Cũng theo ông thì có lẽ chính quyền thấy Nguyễn Thiện Khanh 'còn nhỏ (lúc bị bắt chỉ mới 19 tuổi) nên thả ra để tiếp tục việc học.

Hiện nay việc học của anh Khanh ‘đã trở lại bình thường’, ông Thương cho biết, mặc dù chính quyền đã từng đe dọa rằng ‘họ muốn bắt lúc nào là bắt’.

Trả lời BBC, Nguyễn Thiện Khanh từng nói hành động của hai anh em xuất phát từ ‘lòng yêu nước’, từ ‘nhiệt huyết của tuổi trẻ’.
"Em băn khoăn, thắc mắc rất nhiều điều, về tình cảnh đất nước, về chủ quyền đất nước, và về lịch sử có nhiều mâu thuẫn. Do đó em có tự tìm tòi, nghiên cứu và đọc thêm nhiều trên mạng vì trong trường chỉ dạy một khía cạnh."
Nguyễn Thiện Khanh, em trai Nguyễn Thiện Thành

Khanh cho biết những bài học về triết học, về lịch sử, về đảng mà anh học trong trường thì anh cũng có tiếp thu.

“Tuy nhiên em băn khoăn, thắc mắc rất nhiều điều, về tình cảnh đất nước, về chủ quyền đất nước, và về lịch sử có nhiều mâu thuẫn,” anh nói.

“Do đó em có tự tìm tòi, nghiên cứu và đọc thêm nhiều trên mạng vì trong trường chỉ dạy một khía cạnh,” anh nói thêm.

Anh kể khi công an vào nhà bắt hai anh em, họ có hỏi là tại sao hai người không bỏ chạy thì anh trả lời rằng việc anh làm là ‘chuyện bình thường, có gì phải chạy?’.
(BBC)

Những ảnh hưởng ngầm phía sau những kiến nghị

Lá thư khẩn gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mang 144 chữ ký của nhân sĩ trí thức yêu cầu trả tự do cho sinh viên Phương Uyên đang là đề tài được nhiều người chú ý hiện nay.
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên

Khi thông tin về bức thư khẩn mang 144 chữ ký của nhiều giới gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang xuất hiện trên nhiều trang blog trong và ngoài nước thì dư luận phản ứng rất khác nhau. Người thì cho rằng sự kiên nhẫn của trí thức Việt Nam thật vô hạn, người nghi ngờ kết quả của bức thư này sẽ va vào bức tường im lặng muôn thuở, người thì phẫn nộ vì sự vô cảm của nhà nước trước những bức xúc chính đáng của người dân, người thì ưu tư về sự an nguy đối với những trí thức ký trong bức thư, con số tuy ít ỏi so với hơn ba chục ngàn giáo sư tiến sĩ nhưng họ là những tiếng nói tiên phong, vượt qua nỗi sợ hãi đang bao trùm cả xã hội hiện nay.

Nội dung bức thư khẩn lần này yêu cầu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang xem xét và ra lệnh tha ngay cô nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị bắt giữ một cách bí mật với tội danh mơ hồ "tuyên truyền chống phá nhà nước".

Bức thư kể lại sự tình em Nguyễn Phương Uyên bị bắt với nguyên nhân chính là "ghét Trung Quốc". Chính sự bắt giữ phi pháp này là nguồn cội cho một loạt chống đối và nghi ngờ tính vô tư của luật pháp khi cho phép công an tùy tiện bắt giữ, cáo buộc tội danh và toàn quyền giữ im lặng khi dư luận đòi hỏi phải công khai sự bắt giữ này.

Từ những kiến nghị này tới thư ngỏ khác...

pu250.jpg
Cô Nguyễn Phương Uyên tại lớp học ở Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, ảnh chụp trước đây. Hình do Bạn cô cung cấp.
Bức thư khẩn với 144 chữ ký này không phải là điều gì lớn lao nếu so với "Kiến nghị về quy hoạch và các dự án khai thác Bauxite tại Việt Nam" đã tập trung 2746 chữ ký vào tháng Tư năm 2009. Ngày 9 tháng 4 năm 2011 một kiến nghị đòi trả tự do cho TS Cù Huy Hà Vũ với 1889 chữ ký. Ngày 10 tháng 7 năm 2011 thư ngỏ mang tên "Bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay" quy tụ 1219 chữ ký.
Tháng 9 năm 2011, 14 giáo sư, học giả trí thức hải ngoại soạn thảo một văn bản chi tiết đưa ra những đề nghị tâm huyết mang tên "Cải cách toàn diện để phát triển đất nước". Trong lời nói đầu nhóm chủ trương khẳng định

"Văn bản này không phải là một bản kiến nghị, cũng không phải đưa ra để lấy chữ ký, mà cốt chia sẻ suy nghĩ về cải cách toàn diện để phát triển đất nước. Văn bản đã được gửi đến các ủy viên trong Bộ Chính trị cách đây khoảng một tháng và đến Quốc hội cùng Chính phủ gần đây hơn."

Ngày 27 tháng Bảy năm 2012, 42 trí thức đã ký vào bản kiến nghị yêu cầu nhà cầm quyền thành phố HCM tổ chức biểu tình chống Trung Quốc.

Mới đây nhất, ngày 20 tháng Mười năm 2012 một thư cầu cứu khẩn cấp của 109 sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh gửi cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang kêu cứu cho sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị bắt giữ không minh bạch. Cũng từ bức thư cảm động này đã tác động mạnh mẽ đến lương tâm người nghe câu chuyện và 10 ngày sau, ngày 30 tháng Mười năm 2012, lá thư khẩn gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có chữ ký của 144 người đa số là trí thức với mục đích hỗ trợ cho cho những người trẻ có tấm lòng với mệnh nước như sinh viên Phương Uyên.

Tiếp sức sinh viên qua kiến nghị

chi-tieu-2012-9-250.jpg
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm, nơi SV Nguyễn Phương Uyên đang học. Photo courtesy of diadiem.com
Giáo sư Tương Lai cho biết nguyên nhân ông tham gia vào việc ký tên như sau:
“Tôi không tính đến chuyện cô tham gia cái gì, làm cái gì tôi không biết nhưng qua hình ảnh của cô ấy, một nữ sinh viên rất hiền dịu qua lời kể của bạn bè cô cho biết thì cô là một ủy viên Ban chấp hành chi đoàn. Một người sống rất hiền lành và rất hòa nhã. Cô tham gia vào hoạt động chống Trung Quốc vậy thì chuyện ấy là logic và tất yếu. Có thể về mặt này mặt nọ cô có thể bị gài bẫy, tôi không biết, nhưng về cơ bản thì hình ảnh đó nó gây xúc động và đó là lý do khiến chúng tôi ký tên vào bức thư gửi Chủ tịch nước. Mở đầu bức thư đó đã nói rất rõ: chúng tôi ký sau khi thư của sinh viên trường Đại học công nghiệp thực phẩm gửi cho Chủ tịch nước thì bức thư này là tiếp sức cho sinh viên.”

Giám mục Phao lô Nguyễn Thái Hợp, giám mục giáo phận Vinh cũng ký tên vào thư khẩn này, ngài cho biết lý do như sau:

“Đây không phải lần đầu tiên tôi ký bức thư kiến nghị bênh vực những người yếu đuối, những người trong các vụ khiếu kiện không rõ rệt. Đặc biệt trường hợp em Phương Uyên thì tôi rất bức xúc. Khi tôi đọc thư của các bạn Phương Uyên thì chúng tôi một nhóm nhân sĩ cũng ngồi lại với nhau ký vào thư ấy với tính cách con người với nhau. Hơn nữa tôi cũng có một vai trò trong xã hội. Có vị thế để suy nghĩ vấn đề bảo vệ, vấn đề công bằng xã hội chúng ta nên tôi đã ký vào đó.”
Mở đầu bức thư đó đã nói rất rõ: chúng tôi ký sau khi thư của sinh viên trường Đại học công nghiệp thực phẩm gửi cho Chủ tịch nước thì bức thư này là tiếp sức cho sinh viên.
GS Tương Lai
Nhạc sĩ Tuấn Khanh, tác giả bài viết mới nhất: "Án tù cho nghệ sĩ, có sợ không?" cũng ký tên vào thư kiến nghị này. Anh cho biết cảm giác của mình trước sự bắt giữ âm thầm đối với sinh viên Phương Uyên:

“Việc ký tên xảy đến khi tôi nhận thư mời của một nhóm trí thức trong thư ngỏ kêu gọi những người có tấm lòng quan tâm đến trường hợp của bé Phương Uyên. Bên cạnh đó mẹ của Phương Uyên đang đi tìm cũng gây xúc động và người ta không biết tình trạng của bé như thế nào. Việc của nhà nước thì nhà nước làm, công việc của những người tổ chức lá thư ngỏ này người ta chỉ muốn sự rõ ràng để gia đình người ta yên tâm và mọi thứ cần phải cụ thể hơn. Tất cả bạn bè và xã hội đều lo cho bé Phương Uyên và không ai biết chuyện gì xảy ra. Tuấn Khanh nghĩ rằng sự ký tên như vậy là cách bày tỏ tấm lòng của mình với giới trẻ và có thể nó sẽ mang lại sự quan tâm nào đó của xã hội.”

Đứng thứ hai trong bản danh sách kiến nghị là Giáo sư Ngô Bảo Châu, người được xem là niềm tự hào của tuổi trẻ và trí thức Việt Nam. Đây là lần thứ hai ông tham gia góp tiếng nói của mình vào một vấn đề thời sự. Lần thứ nhất ông đã ký vào kiến nghị trả tự do cho TS Cù Huy Hà Vũ. Trước đó GS Ngô Bảo Châu ông đã gửi một bức thư dài cho Quốc hội phân tích tại sao không thể khai thác Bauxite tại Tây Nguyên.

Giáo sư Tương Lai nhấn mạnh đến hình ảnh đã làm ông xúc động khi chứng kiến những cô gái như Phương Uyên kiên cường trước bạo lực như thế nào, ông nói:

“Mắt tôi đã chứng kiến trong một cuộc biểu tình khi cô Thục Vy cùng với người chồng chưa cưới bị đàn áp trước mắt tôi chỉ một mét rưỡi thôi. Với tôi thì hình ảnh các cháu thanh niên, nhất là nữ thanh niên nữa mà nó dám xông pha vào chốn mạo hiểm như thế nó có sức lay động rất ghê gớm. Nó làm cho mình tin hơn ở dân tộc mình, sức sống của dân tộc mình. Nếu lịch sử nói hình ảnh Bà Trưng Bà Triệu thì dù sao nó cũng là chuyện lịch sử.

Nhưng trước mắt tôi là những tấm gương bằng xương bằng thịt của những cô thanh nữ rất nhỏ nhoi trước bạo lực nhưng họ rất kiên cường. Cái hình ảnh ấy nó đập vào trong tim tôi và khi tôi đi biểu tình cùng với họ tôi được động viên bằng những hình ảnh đó. Vì sao? Vì chính họ là niềm tin của chúng tôi hiện nay.”

Hôm 1 tháng 7, 2012  cô Huỳnh Thục Vy cũng đã bị an ninh bắt một cách thô bạo khi cô ôn hoà tham gia cuộc biểu tình chống TQ
Hôm 1 tháng 7, 2012 cô Huỳnh Thục Vy cũng đã bị an ninh bắt một cách thô bạo khi cô ôn hoà tham gia cuộc biểu tình chống TQ. TTCCT/danlambao

Một người khác cũng có tên trong danh sách là ông Cao Lập, một sinh viên tranh đấu trong thời gian trước năm 1975 và bị giam tại nhà tù Côn Đảo, nguyên là giám đốc trung tâm du lịch Bình Quới đưa nhận xét:

“Các cháu nó ở tuổi trưởng thành và tự quyết định vấn đề bản thân khi những vấn đề ấy liên quan đến đất nước dân tộc. Những thái độ dấn thân vì lợi ích dân tộc đất nước thì tôi trân trọng. Tôi chưa biết vấn đề bên trong là gì nhưng tôi ký vì muốn có một thái độ minh bạch từ phía nhà nước. Tôi thấy trước kia những vụ bắt bớ đều được thông báo cho gia đình được biết còn bây giờ khi bắt xong thì chẳng ai báo ai, chẳng công bố điều gì. Những việc như vậy nó sẽ không tốt và tôi thấy không có lý do gì để mà không minh bạch.

Trong những lúc tình hình đất nước đang như thế này lại có những vụ xử án nặng nề với những người bày tỏ chính kiến nào đó thì không nên đối với nhà nước này. Điều đáng sợ nhất trong đất nước chúng ta là sự im lặng đáng sợ! Những tiếng nói có lương tâm dân tộc như vấn đề Bauxite hay các vấn đề lớn khác đều rơi vào vô vọng hết mà điều này tôi nghĩ là đáng sợ nhất của đất nước mình bây giờ. Khi tôi ký vào bản kiến nghị thì tôi nghĩ đây là cách bày tỏ thái độ chứ còn chờ kết quả thì thật lòng tôi không nghĩ một kết quả tích cực nào.”

Trước câu hỏi từ xưa nay kiến nghị gửi đi quá nhiều nhưng không có một thư ngỏ kiến nghị nào được trả lời như vậy có phí công hay không, luật gia Lê Hiếu Đằng chia sẻ:

“Kiến nghị, thư ngỏ chỉ là hình thức đấu tranh, phía chính quyền trả lời hay không trả lời thì đó là trách nhiệm của họ. Nếu họ không trả lời thì dân người ta càng thấy thôi. Khi tôi làm bản kiến nghị này thì nhiều anh chị em cũng nói rằng sao cứ làm thư ngỏ hoài? Nhưng đây là tiếng nói lương tâm cho người ta thấy phải bảo vệ em sinh viên đó. Cái nội dung là bảo vệ các em sinh viên và nói với nhân dân chứ đâu phải chỉ nhắm đến chính quyền? Và thông qua bức thư ấy mình cho xã hội thấy hiện nay cũng có nhiều người đang phản đối với hình thức như vậy.”

Chỉ là hạ sách

clip_image001-250.jpg

Trong khi Chủ tịch nước chưa đưa ra một ý kiến gì thì các sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thực phẩm thành phố HCM từng ký tên gửi thư cho Chủ tịch nước lại kêu cứu một lần nữa. Đại diện 109 sinh viên này cho biết vào chiều ngày 2 tháng 11 Thành đoàn TPHCM, phòng công tác học sinh sinh viên ĐHCNTP, Trưởng khoa CNTP, Bí thư đoàn trường, Bí Thư đoàn Khoa, và một số thầy cô đã tới lớp các em tạo áp lực và yêu cầu những sinh viên có tên trong danh sách ký tên gởi thư cho Chủ tịch nước mỗi  bạn phải viết cam kết là chưa bao giờ viết lá thư gởi cho chủ tịch nước và cũng không ký tên. Sau đó nộp lại danh sách các sinh viên này cho nhà trường, và nhà trường sẽ cử đại diện giao lại các bản cam kết đó cho Chủ tịch nước.

Hành động qua mặt cả Chủ tịch nước như vậy chắc chắn không từ lệnh của ông Trương Tấn Sang mà là của những người từng tham gia trong việc bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên. Các bạn sinh viên cũng cho biết hiện nay nhà trường theo dõi, tạo áp lực với sinh viên bằng cách các hàng quán chung quanh trường đều có công an thường phục theo dõi động tĩnh từ phía sinh viên.

Từ một sinh viên Phương Uyên vẫn chưa giải quyết, thành đoàn thành phố đã lôi thêm 109 sinh viên khác vào lò lửa phản kháng này liệu họ có đủ sức để lấp tất cả những tiếng nói khác của giới trẻ hay không?

Mặc dù ai cũng biết bản kiến nghị 144 chữ ký rồi cũng chung số phận với bao kiến nghị khác, thế nhưng người ta tin rằng trong nhân dân và cả cán bộ công chức đã dấy lên làn sóng âm ỉ đánh thức tâm can của rất nhiều người. Hiện tượng hù dọa, bắt buộc sinh viên làm điều gian dối chứng tỏ nhà cầm quyền đang sợ hãi và cố trấn tĩnh bằng một phương cách rất hạ sách.
Dư luận nghi ngờ rằng đã có dấu hiệu của một hiện tượng nổi dậy quy mô trong giới sinh viên để tự vệ và chống lại áp bức. Câu hỏi đặt ra cho thành phố Hồ Chí Minh: Sau trường Đại học Công nghệ Thực phẩm sẽ là trường nào đang được thế lực thù địch bên ngoài nhắm tới?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
 

Dư luận trong nước về giải nhân quyền năm 2012

Một số ý kiến từ trong nước về giải thưởng nhân quyền năm 2012 của Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam.
Cô Phạm Thanh Nghiên sau khi ra tù ít ngày.

Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, trụ sở chính tại bang California, hôm ngày 2 tháng 11 vừa qua ra thông báo trao giải thưởng năm nay cho ba nhà đấu tranh tại Việt Nam là Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần và Huỳnh Thục Vy.

Trong chương trình trước, chúng tôi gửi đến quí vị bài phỏng vấn trưởng ban Điều hành của Mạng Lưới về một số thông tin liên quan. Hôm nay, mời quí vị cùng theo dõi ý kiến từ trong nước về giải thưởng nhân quyền năm nay của Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam.

Nguồn động viên

Thông cáo báo chí của Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam hôm ngày 2 tháng 11 nêu rõ ‘Giải Nhân quyền Việt Nam do Mạng lưới Nhân quyền thành lập vào năm 2002 và được tổ chức hằng năm nhằm tuyên dương thành tích đấu tranh bất bạo động của những người đã chấp nhận hy sinh, kể cả mạng sống của chính mình, cho lý tưởng nhân quyền và dân quyền của nhân dân Việt Nam’.

Hai trong số ba người được giải năm nay đều trải qua nhà tù của nhà cầm quyền Việt Nam. Đó là cô Phạm Thanh Nghiên chịu án bốn năm tù giam và mới mãn hạn tù hồi tháng 9 năm nay. Còn cô Tạ Phong Tần, chủ trang blog Sự Thật và Công Lý thì hiện đang thụ án 10 năm tù giam. Cả hai đều bị truy tố về tội danh tuyên truyền chống Nhà Nước.

Bản thân cô Phạm Thanh Nghiên bày tỏ những suy nghĩ khi nhận được thông tin Mạng Lưới Nhân quyền chọn cô là một trong ba người để trao giải năm nay:
Ngoài vui mừng tôi cũng cảm thấy chạnh lòng, vì như chúng ta đã biết ba gương mặt được giải năm nay đều là phụ nữ. - Cô Phạm Thanh Nghiên
“Quả thật khi được biết tôi là một trong ba phụ nữ nhận được giải thưởng của Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam, tôi rất vui mừng và bất ngờ bởi vì tôi nghĩ những gì mà tôi đóng góp cho nhân quyền Việt Nam rất ít ỏi, nhỏ bé, còn nhiều người xứng đáng hơn tôi; nên tôi bất ngờ về điều đó.

Tôi cũng xin chia sẻ thêm một chút: ngoài vui mừng tôi cũng cảm thấy chạnh lòng, vì như chúng ta đã biết ba gương mặt được giải năm nay đều là phụ nữ. Tôi là một cựu tù nhân lương tâm, không biết có phải trở lại ‘nhiệm sở bất đắc dĩ’ đó nữa hay không. Đó là việc ở phía trước. Khi nghĩ đến chị Tạ Phong Tần tôi rất xúc động, cảm động. Tôi xin gửi lời chúc mừng đến chị Tạ Phong Tần và Huỳnh Thục Vy.

Những gì tôi trải qua trong tù, thì không phải ai cũng có thể bước qua được.”

Người thứ ba được nhận giải là cô Huỳnh Thục Vy, một cây bút trẻ trong nước. Cô từng bị công an sách nhiễu vì tham gia biểu tình chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam. Cô được một số nhà đấu tranh trong nước đề cử vào danh sách các ứng viên cho giải thưởng nhân quyền năm nay. Một trong những người đó là luật sư Nguyễn Văn Đài và ông cho biết lý do đề cử Huỳnh Thục Vy:
huynh-t-vy-250.jpg
Cô Huỳnh Thục Vy, một cây bút trẻ trong nước, ảnh chụp trước đây. File photo.

“Thứ nhất xuất phát từ gia đình Huỳnh Thục Vy là một gia đình rất đặc biệt tại Việt Nam - một gia đình có đến hai thế hệ cùng tham gia viết bài về tự do dân chủ - nhân quyền tại Việt Nam; có tinh thần đấu tranh rất gan dạ và dũng cảm. Mặc dù trước sức ép của chính quyền địa phương nhưng họ không nao núng tinh thần. Họ giữ rất vững khí tiết, tinh thần của  người đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam. Bản thân cô Huỳnh Thục Vy so với nhiều người khác thì chưa có đủ yếu tố để nhận giải thưởng, nhưng nếu tính ‘cộng’ cả gia đình lại thì họ xứng đáng nhận được giải thưởng như thế. Bản thân Huỳnh Thục Vy đại diện cho cá nhân và cả gia đình. Vì lý do như vậy mà tôi cùng một số anh em viết thư đề cử lên Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam.”

Phản ứng trước nhà cầm quyền

Cả ba người phụ nữ được trao giải nhân quyền năm nay của Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam từng chịu sách nhiễu từ phía cơ quan chức năng Việt Nam vì những hành động công khai đấu tranh cho những quyền căn bản của con người, cũng như lên tiếng về việc đất nước bị phía Trung Quốc xâm lấn.

Nay khi họ nhận được một giải thưởng từ một tổ chức như Mạng Lưới Nhân quyền từ nước ngoài trao cho chắc hẳn họ sẽ phải chịu ghi thêm một nét đen từ phía nhà cầm quyền Việt Nam. Tuy nhiên đối với Cô Phạm Thanh Nghiên, người vừa rời khỏi nhà tù sau bốn năm thì những ‘trở ngại’ dự báo trước đối với cô không là một vấn đề lớn, cô cho biết:
Bản thân cô Huỳnh Thục Vy so với nhiều người khác thì chưa có đủ yếu tố để nhận giải thưởng, nhưng nếu tính ‘cộng’ cả gia đình lại thì họ xứng đáng nhận được giải thưởng.
LS Nguyễn Văn Đài
“Tôi không thấy trở ngại gì về vấn đề nhà cầm quyền sẽ đối xử với tôi sau khi nhận được giải này. Tôi không có khái niệm đó. Tôi chỉ có khái niệm vui mừng, chưa xứng đáng lắm mà được sự yêu mến để nhận giải này.”

Luật sư Nguyễn Văn Đài, một cựu tù nhân lương tâm, thì có chia sẻ kinh nghiệm và nhận định của bản thân về ứng xử từ phía nhà cầm quyền đối với những nhà đấu tranh trong nước như sau:

“Trong những năm trước khi những người nhận được giải thưởng của Mạng lưới Nhân quyền hay các tổ chức nhân quyền thì cũng bị những áp lực, sách nhiễu từ phía chính quyền; những một hai năm trở lại đây việc đó giảm bớt. Việt trao giải thưởng là vinh dự, nhưng họ cũng phải chịu ‘đôi chút’ áp lực. Nếu họ vượt qua thì mới thực sự xứng đáng, và cổ vũ tinh thần cho những người tiếp theo đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam.”

Ý chí đấu tranh

tpt-toa-250.jpg
Blogger Tạ Phong Tần trong phiên sơ thẩm tại TAND TPHCM hôm 24/9/2012. Screen capture.

Trong thời gian gần đây, tòa án Việt Nam đưa một số nhà đấu tranh ra xử và tuyên những bản án được cho là nặng đối với những người đó như Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải 12 năm tù giam, blogger Sự Thật & Công lý Tạ Phong Tần 10 năm tù giam, nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình 6 năm tù giam, nhạc sĩ Việt Khang 4 năm tù giam… Giới quan sát cho rằng những bản án nặng đó là sự răn đe đối với những người dám công khai nêu ra những sai trái của nhà cầm quyền trong nhiều vấn đề nhất là hoạt động bảo vệ chủ quyền đất nước, không thực tâm chống tham nhũng… Tuy nhiên đối với những người như cô Phạm Thanh Nghiên thì những bản án đó lại có tác dụng ngược như phát biểu của cô sau đây:

“Bản thân tôi luôn kiên định cuộc đấu tranh bất bạo động, mà chúng tôi dùng chính trách nhiệm và lương tâm của chúng tôi. Chúng tôi cũng không xấu hổ khi nói rằng những người đấu tranh vì nhân quyền, vì công bằng, tự do dân chủ, là những người rất dũng cảm, có khí phách. Bởi vì có khí phách - tức đi làm những việc có chính nghĩa, những việc phải mà không sợ bị cường quyền đàn áp. Tôi cũng kiên định với những mục tiêu mà tôi đã chọn ngay từ thuở ban đầu.”

Luật sư Nguyễn Văn Đài cũng cho biết hướng tới của những người dám dấn thân cho công cuộc đấu tranh vì tự do, dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam:

“Một trong những nổ lực của chúng ta là phổ biến được kiến thức về nhân quyền đến mọi tầng lớp người dân, nhất là thế hệ trẻ.”

Xin được nhắc lại cô Phạm Thanh Nghiên và Tạ Phong Tần từng được tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch trao giảo Hellman Hammett. Đây là giải thưởng nhằm vinh danh những người đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận và có thái độ dũng cảm trước mọi đàn áp chính trị.
Gia Minh, biên tập viên RFA

Senkaku/Điếu Ngư : Trung Quốc áp dụng "chiến tranh hao mòn"

Tàu tuần duyên Nhật dùng vòi phun nước để ngăn không cho tàu đánh cá đến gần Senkaku (REUTERS)
Tàu tuần duyên Nhật dùng vòi phun nước để ngăn không cho tàu đánh cá đến gần Senkaku (REUTERS)

Trong những ngày qua, lực lượng tuần duyên Nhật Bản thông báo là các tàu của Trung Quốc đã nhiều lần xâm nhập vào vùng biển 22 km xung quanh quần đảo Senkaku do Tokyo quản lý và Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền và gọi là Điếu Ngư, trong khi đó, nhiều tàu khác của Trung Quốc gần như hiện diện thường trực ở gần khu vực này.

Theo giới phân tích, đây là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh áp dụng một chiến lược mới, dài hạn, thách thức Nhật Bản trong hồ sơ này.

Kể từ khi xẩy ra những căng thẳng ở biển Hoa Đông, đặc biệt từ đầu tháng Chín, chưa bao giờ tàu bè của Trung Quốc và thậm chí của cả Đài Loan, lại có mặt ở đây nhiều đến như vậy. Các nhà phân tích cho rằng dường như Trung Quốc đã tìm cách làm cho Nhật Bản căng thẳng thần kinh, mệt mỏi trong các nỗ lực giải quyết tranh chấp. Qua việc đưa nhiều tàu đến hoạt động trong khu vực, Bắc Kinh hy vọng là có thể xóa tan đi một thực tế là Tokyo đang quản lý thực sự các hòn đảo hoang ở Senkaku.

Chuyên gia Kunihiko Miyake, thuộc Viện Canon nghiên cứu toàn cầu ở Tokyo, được báo The New York Times trích dẫn, nhận định : « Đây là bước khởi đầu của một cuộc chiến tranh hao mòn », cuộc đọ sức có thể kéo dài, « Trung Quốc sẽ tránh khiêu khích Nhật Bản, nhưng tìm cách làm cho Nhật Bản nản lòng trong việc cố gắng tiếp tục duy trì kiểm soát các hòn đảo ».

Sau khi chính phủ Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa một số hòn đảo trong quần đảo Senkaku, vào đầu tháng Chín, phía Trung Quốc đã có những phản ứng quyết liệt, tố cáo Tokyo phá vỡ thế nguyên trạng, trong đó, các bên đều tránh khiêu khích nhau.

Các cuộc biểu tình bài Nhật, được Bắc Kinh bật đèn xanh, đã diễn ra ở nhiều nơi trên lãnh thổ Trung Quốc. Sau khi hạn chế các cuộc biểu tình này, Bắc Kinh điều thêm nhiều tàu hải giám và ngư chính đến vùng Senkaku/Điếu Ngư. Theo giới phân tích và các nhà ngoại giao, thì cuộc đối mặt giữa các tàu Trung Quốc và Nhật Bản có thể còn kéo dài.

Trong khi đó, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi từ chối trả lời câu hỏi : Bắc Kinh sẽ còn điều tàu tới Senkaku/Điếu Ngư trong bao lâu nữa và tuyên bố rằng hoạt động của các tàu hải giám, ngư chính trong khu vực là « hoàn toàn có cơ sở » để bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc.

Đồng thời, Bắc Kinh cũng gia tăng áp lực bằng cách bố trí người đi vận động công luận quốc tế. Tuần vừa rồi, tại Hồng Kông, cựu đại sứ Trung Quốc ở Nhật Bản, ông Trần Kiện (Chen Jian), đã tố cáo Mỹ khuyến khích đồng minh Nhật Bản phục hồi chủ nghĩa quân phiệt.

Một số quan chức khác và các phương tiện truyền thông chính thống của Nhà nước Trung Quốc cũng có những phát biểu tương tự, cáo buộc Nhật Bản dung túng cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan nhằm gây căng thẳng ở Hoa Đông.

Giới phân tích cho rằng ít có khả năng Trung Quốc dùng vũ lực bất ngờ đánh chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ngược lại, theo ông Kevin Maher, cựu quan chức ngoại giao Mỹ và hiện là cố vấn chính cho công ty tư vấn NMV, có trụ sở tại New York, thì mục đích của Trung Quốc là tìm cách bác bỏ sự khẳng định chủ quyền của Nhật Bản dựa theo luật pháp quốc tế, đồng thời tạo dựng cơ sở pháp lý cho các tuyên bố đòi hỏi của Bắc Kinh.

Có nhiều lý do khiến Trung Quốc tỏ thái độ quyết liệt đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Về kinh tế, nơi đây được đánh giá là có nhiều dự trữ tiềm tàng về dầu khí mà nền kinh tế Trung Quốc đang rất cần. Bên cạnh đó là tâm lý rửa hận : Dường như Bắc Kinh muốn bắt Tokyo phải trả giá về những tội ác tàn bạo mà quân đội Nhật Hoàng đã gây ra khi chiếm đóng Trung Quốc trong đại chiến thế giới lần thứ hai. Bắc Kinh vẫn nhắc lại rằng Nhật Bản đã chiếm lấy quần đảo này vào năm 1895 từ tay Trung Quốc, bước đầu trong quá trình xây dựng một đế chế Nhật Bản ở châu Á.

Đối với Trung Quốc, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư còn có một vị trí quan trọng về quân sự, nằm giữa vùng biển ngăn cách Trung Quốc với quần đảo Okinawa, nơi có căn cứ quân sự Mỹ. Giới quân sự Trung Quốc muốn kiểm soát quần đảo này trong truờng hợp xẩy ra xung đột.

Các chuyên gia cảnh báo là cho đến nay, Bắc Kinh và Tokyo không đưa tàu chiến đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nhưng tàu hải giám và ngư chính của Trung Quốc cũng như tàu tuần duyên của Nhật Bản đều có vũ trang. Do vậy, chỉ cần có một hiểu lầm, diễn giải sai là có thể dẫn đến xung đột vũ trang giữa hai bên.

Cho đến nay, Hoa Kỳ, một mặt, tuyên bố đứng trung lập trong cuộc tranh chấp chủ quyền, mặt khác, lại khẳng định là bất kỳ cuộc tấn công nào của Trung Quốc nhắm vào các hòn đảo của Nhật Bản đều nằm trong phạm vi điều chỉnh của hiệp định hợp tác an ninh quốc phòng Washington-Tokyo. Để tháo gỡ bế tắc, theo giới phân tích, Hoa Kỳ cần phải tỏ ra năng động hơn, không thể giữ thái độ trung lập và cần phải yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các chiến thuật gây sức ép như vậy.

Đức Tâm RFI

‘Chân lý sẽ thắng ở Tây Tạng’

Trung Quốc xem Đạt Lai Lạt Ma là kẻ thù nguy hiểm của họ

Lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng là Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện đang lưu vong ở Ấn Độ cho biết ông đang ‘chờ xem’ quá trình chuyển giao quyền lực từ Hồ Cẩm Đào sang Tập Cận Bình tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 sắp tới trước khi có lời kêu gọi Trung Quốc thay đổi cách hành xử đối với Tây Tạng.

‘Ông Hồ nuốt lời’

“Khó mà nói trước liệu Trung Quốc sẽ có lập trường ôn hòa hơn với Tây Tạng dưới thời ông Tập Cận Bình hay không khi mà lúc Hồ Cẩm Đào tiếp quản quyền lực từ tay Giang Trạch Dân 10 năm trước đây đã từng nói về ‘một Trung Quốc hài hòa’,” Đức Đạt Lai Lạt Ma nói trong một cuộc phỏng vấn được nhật báo Ấn Độ Hindustan Times đăng tải hôm thứ Bảy ngày 3/11 khi ông trên đường đến Tokyo.

“Vào lúc đó, tôi hoan nghênh lời tuyên bố của ông Hồ nhưng trên thực tế 10 năm qua là giai đoạn hết sức khó khăn với Tây Tạng,” ông nói, “Hãy để ông Tập tiếp quản và có lẽ tôi sẽ đưa ra lời kêu gọi sau khi nhìn thấy ông ấy có chính sách như thế nào với Tây Tạng trong những tháng tới đây.”

Nói về kênh đối thoại hiện đang bị đóng băng giữa Chính phủ Tây Tạng lưu vong và chính quyền Trung Quốc, Đức Đạt Lai Lạt Ma than phiền: “Họ gọi tôi là con quỷ và là kẻ ly khai, nhưng thật ra Giải phóng quân Trung Quốc mới hành động nhưng những kẻ ly khai ở Tây Tạng.”
"Ở Tây Tạng đó là một cuộc đấu tranh giữa quyền lực của họng súng và sức mạnh của sự thật. Vào lúc này họng súng đang ngự trị nhưng cuối cùng thì chân lý sẽ chiến thắng."
Đức Đạt Lai Lạt Ma

Khi được hỏi liệu Chính phủ Trung Quốc có hy vọng cuộc đấu tranh của người Tạng sẽ dần tan rã sau khi ông qua đời hay không, Đạt Lai Lạt Ma trả lời rằng ông sẽ tiếp tục sống ít nhất là 15-20 năm nữa.

“Ở Tây Tạng đó là một cuộc đấu tranh giữa quyền lực của họng súng và sức mạnh của sự thật. Vào lúc này họng súng đang ngự trị nhưng cuối cùng thì chân lý sẽ chiến thắng,” ông khẳng định.

Về các vụ tự thiêu mà hiện nay đã lên đến gần 70 vụ chỉ tính từ năm ngoái với 7 vụ liên tiếp chỉ trong vòng một tuần lễ cuối tháng 10 năm nay, Đạt Lai Lạt Ma nói rằng đó chính là hậu quả của sự đàn áp và phân biệt sắc tộc của chính quyền Trung Quốc.

Ông cũng bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc rằng chính ông đã kích động các vụ tự thiêu này.
An ninh trên đường phố Tây Tạng
Đạt Lai Lạt Ma chỉ trích chính sách cứng rắn của Trung Quốc

“Tình trạng khốn khổ quá mức chịu đựng ở Tây Tạng là nguyên nhân của những vụ việc bất hạnh này. Tôi rất đau buồn trước những việc như vậy. Đó là triệu chứng của sự sợ hãi, của chính sách đàn áp cứng rắn mà chính quyền Trung Quốc thực hiện ở Tây Tạng,” ông nói thêm.

“Đã đến lúc Trung Quốc nên suy nghĩ thực tế hơn,” ông kêu gọi.

Ông cũng nói ông hoan nghênh Chính phủ Trung Quốc gửi phái đoàn đến Dharamshala, thủ phủ của Chính phủ Tây Tạng lưu vong, để dự thính các buổi pháp thoại của ông để dẹp bỏ những hoài nghi rằng chính ông đã kích động các vụ tự thiêu ở Tây Tạng.

“Tôi là một phát ngôn nhân tự do trên vấn đề Tây Tạng. Tôi nhận mệnh lệnh từ những đồng bào Tây Tạng của tôi và tôi không chỉ thị cho họ phải hành động gì,” ông nói.

Bảo hiểm miễn phí

"Động thái này (bảo hiểm miễn phí) của chính quyền Tây Tạng cho thấy người dân nơi đây đang được thụ hưởng một chế độ an sinh xã hội ưu việt mà cho đến nay đã bao gồm lương hưu, chăm sóc sức khoẻ, thất nghiệp, tai nạn nghề nghiệp và thai sản."
Tiểu Hậu Câu, quan chức an sinh xã hội của Tây Tạng

Trong lúc này, chính quyền khu tự trị Tây Tạng vừa đưa ra một chương trình an sinh xã hội mà theo đó tất cả người dân và tăng sỹ ở nơi đây đều được bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm tai nạn miễn phí, Tân Hoa Xã dẫn lời một nguồn tin Chính phủ cho biết.

Theo đó, chính quyền ở đây sẽ dành ra 44 triệu nhân dân tệ, tương ứng với khoảng 7 triệu Mỹ kim mỗi năm, để chi trả bảo hiểm cho các cư dân ở thành thị và nông thôn cũng như các tăng ni có đăng ký, ông Tiểu Hậu Câu, một quan chức an sinh xã hội của Sở Tài chính Tây Tạng cho biết.

Chương trình này đã đi vào hoạt động kể từ ngày 18/10, vị quan chức này cho biết. Theo chương trình này, nếu xảy ra tử vong thì người thụ hưởng quyền lợi sẽ được chi trả 50.000 tệ sau khi đã đóng phí bảo hiểm thường niên là 11,5 tệ mà số tiền này sẽ do chính quyền địa phương bỏ ra cho người dân.

“Động thái này của chính quyền Tây Tạng cho thấy người dân nơi đây đang được thụ hưởng một chế độ an sinh xã hội ưu việt mà cho đến nay đã bao gồm lương hưu, chăm sóc sức khoẻ, thất nghiệp, tai nạn nghề nghiệp và thai sản,” ông Tiểu nói với Tân Hoa Xã.
(BBC)

Khôi phục hình ảnh

Ông Hồ Diệu Bang cùng Diệp Kiếm Anh ở hàng trước trong khi Đặng Tiểu Bình và Triệu Tử Dương ở ngay phía sau

Trung Quốc đưa lại hình ảnh hai cố Tổng bí thư Triệu Tử Dương và Hồ Diệu Bang vào trung tâm thông tin Đại hội Đảng 18, đặt ra các câu hỏi về 'di sản Hồ Cẩm Đào'.

Theo hãng tin Nhật Bản Jiji Press, trong mục hình ảnh về lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc trên trang điện tử tại Trung tâm Thông tin Đại hội Đảng 18 ở Bắc Kinh, các phóng viên thấy có hình hai nhà lãnh đạo ít được nói đến, nhất là cố Thủ tướng, Tổng bí thư Triệu Tử Dương, bị thanh trừng năm 1989.

Nay, báo Nhật Bản và Trung Quốc ở nước ngoài trích nguồn của Jiji Press nói trong căn phòng trên lầu hai của Trung tâm Báo chí phục vụ Đại hội 18 dự kiến khai mạc ngày 8/11 này, hình tư liệu ghi cảnh ông Hồ Diệu Bang nói chuyện với ông Diệp Kiếm Anh đã được đăng lại.

Ảnh nhỏ, ý nghĩa to?

Các nhà nghiên cứu cho hay đó là bức hình chụp Ban Thường vụ Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1982, khi ông Hồ Diệu Bang là Tổng bí thư, còn Nguyên soái Diệp Kiếm Anh đã 85 tuổi.

Cũng ngay sau họ là hình nhỏ hơn chụp Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đặng Tiểu Bình và Thủ tướng Quốc vụ viện, ông Triệu Tử Dương.

Ông Triệu Tử Dương bị loại sau vụ Thiên An Môn vì bày tỏ thái độ ủng hộ sinh viên đòi dân chủ hóa và hình ảnh ông bị cấm lưu hành tại Trung Quốc kể cả sau khi ông qua đời năm 2005.

Còn ông Hồ Diệu Bang, vị lãnh đạo Đảng có đầu óc cải cách thì qua đời trước sự kiện Thiên An Môn năm 1989, và đám tang ông đã trở thành tâm điểm thu hút sinh viên đấu tranh đòi dân chủ nội bộ cho hệ thống chính trị Trung Quốc khi đó.
Dù đây chỉ là những hình ảnh nhỏ trong chùm ảnh về lịch sử Đảng, chúng đã gây ra bàn cãi trong giới quan sát Trung Quốc.

Tại chế độ cộng sản Trung Quốc, bộ máy công an văn hóa thường thanh lọc toàn bộ hình ảnh, văn bản liên quan đến chính trị gia bị thanh trừng, thậm chí tẩy hình của họ khỏi các bức ảnh lịch sử.

Trang bìa cuốn sách về Triệu Tử Dương
Tất cả các tác phẩm về Triệu Tử Dương đều bị kiểm duyệt ở Trung Quốc

Bức hình cuối cùng người ta thấy ông Triệu ở chốn công cộng chụp ngày 19/5/1989 khi ông ra quảng trường Thiên An Môn tuyên bố ủng hộ dân chủ nhưng vừa khóc vừa kêu gọi sinh viên hãy về nhà.

Sang ngày 4/6 năm đó, các lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, Dương Thượng Côn và Lý Bằng ra lệnh cho Quân Giải phóng dùng xe tăng và bộ binh tràn vào bắn giết sinh viên.

Ông Triệu, người từng làm Thủ tướng (1982-1987) và Tổng bí thư Đảng (1987-1989) bị giam tại gia cho đến lúc chết và chính quyền cấm nhiều bạn bè, cựu đồng chí đến dự đám tang ông ngày 29/1/2005.

Theo BBC Tiếng Trung tại London, những ngày qua có vẻ như có sự thay đổi thái độ ở cấp cao nhất tại Bắc Kinh về ông Triệu Tử Dương.

Phóng viên Đồng Thiên viết trên bbcchinese.com rằng mới hôm 30/10 vừa qua, báo chí ở Bắc Kinh đăng bài phỏng vấn với con gái ông Triệu Tử Dương, bà Vương Nhạn Nam.

Dù bài phỏng vấn chỉ nói về nghệ thuật vì bà Vương là một nghệ sỹ, chuyện con gái Triệu Tử Dương được xuất hiện trở lại trên báo chí chính thống có thể là một dấu hiệu xét lại chính sách.

Người ta cũng đặt ra khả năng Chủ tịch Đảng sắp rời ghế, ông Hồ Cẩm Đào muốn để lại một di sản đầy đủ và bao dung hơn về các cựu lãnh đạo Đảng mà ông sắp trở thành một trong số họ.
(BBC)
 

Đào Tuấn - Đã có cây đũa thần cho con nợ Vinashin?

“Tiếp tục xây dựng Đề án miễn phí thi hành án”- Bộ trưởng Hà Hùng Cường đề xuất. Tuy nhiên, Bộ trưởng không giải thích về khả năng Vinashin có khả năng trở thành một trong 50.000 việc “không có điều kiện thi hành” để được miễn!

Hai năm trước, khi “quả bom nợ” 86.000.000.000.000 đồng của Vinashin nổ tung trong nỗi bức xúc của dư luận, tân Tổng Giám đốc Vinashin, Anh hùng lao động Trương Văn Tuyến khẳng định đầy lạc quan: “Số nợ 86.000 tỷ đồng không thể mất đi mà nằm trong các dự án đầu tư, đã và đang hình thành tài sản của Vinashin”. Thậm chí, tại Quốc hội, một thành viên của Chính phủ cũng phát biểu đầy lạc quan với cử tri và đồng bào cả nước: Khoản nợ 86.000 tỷ đồng của Vinashin, khả năng đến năm 2013-2014 sẽ trả xong.

Ấy thế mà tại Quốc hội chiều 2.11.2012, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã phải nói đến chuyện “ Cần phải thành lập Ban chỉ đạo thi hành án đối với vụ Vinashin” do liên quan đến số tiền 950 tỷ đồng phải thi hành án mà chính ông cũng thừa nhận:Do tình hình kinh tế khó khăn, việc bán đấu giá các tài sản, nhất là bất động sản sẽ bị chững lại nên Bộ trưởng Tư pháp e sẽ khó thu được từ Vinashin số tiền này”.

Khoản tiền 950 tỷ còn không thi hành án nổi, huống chi khoản nợ 86.000 tỷ đồng, dù đã được tái cơ cấu cho Tập đoàn dầu khí, cho Tập đoàn hàng hải!

Dường như, việc phải lập một ban chỉ đạo là một sự bất bình thường cho một công vụ đáng lẽ phải rất thông thường. Và người ta cũng chỉ áp dụng khi khó đến không thể thi hành án nổi, hay đúng hơn là đương sự chẳng còn gì mà thi hành.

Vinashin còn lại gì, ngoài lũ lượt bất động sản đang đóng băng? Ngoài những con tàu “siêu trường, siêu trọng” nhưng đã lên lão giờ đang trôi nổi như những “con tàu ma”? Báo Lao động vừa cho bạn đọc mục sở thị một con tàu ma như thế. Và đây là những thông số: Tàu Green Sea. 30 tuổi. Vẫn treo cờ Panama vì không thể đăng ký tại Việt Nam do quá niên hạn. Duy nhất một thủy thủ trực, cùng với một con chó đen. Từ tháng 4.2012 đã neo ở biển Quảng Ninh. Và đã 6 tháng các thủy thủ không được nhận lương.

Liệu Bộ trưởng Cường có thể thi hành án với một con tàu đồng nát? Liệu Tổng Thanh tra Tranh có thể thu hồi với một thứ rác thải? Và liệu nhà nước, thực ra là nhân dân, sẽ được trả nợ với “chiếc cần câu Green Sea” mà Vinashin đang dùng để “tự mình trả nợ”.

“Tiền đang nằm trong các dự án đầu tư, đã và đang hình thành tài sản”- Anh hùng lao động Trương Văn Tuyến nói không sai. Nhưng đúng hơn phải là “Tiền đang trôi dạt ngoài biển hay đóng băng trong đất”. Chưa nói đến việc nó còn lại bao nhiêu. Chưa kể đến những khoản lỗ, mất vốn đã “một đi không trở lại”.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường, một thành viên Chính phủ, có lẽ không muốn cũng phải thừa nhận một sự thật, chính Vinashin và những khoản nợ khó đòi là một trong những con nợ lớn nhất, một cục máu đông khiến công tác thi hành án “nghẽn mạch”. Và nếu đặt cạnh tỷ lệ thu hồi tài sản và tiền của Nhà nước sau thanh tra “chưa đến 30%”, như thừa nhận của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, thì quả thực chính những con nợ mang mác Vina đang là nơi chôn tiền khủng khiếp nhất. Cũng là nơi mà kỷ cương, nếu coi việc thi hành những bản án “nhân danh nước cộng hòa” là thực hiện kỷ cương, phải “bó tay”.

“Tiếp tục xây dựng Đề án miễn phí thi hành án”- Bộ trưởng Hà Hùng Cường đề xuất. Theo ông, Đề án nàycó thể giảm được 50.000 việc không có điều kiện thi hành tồn đọng từ năm 2009 trở về trước, có những việc đã 20 năm.

Tuy nhiên, Bộ trưởng không giải thích về khả năng Vinashin có khả năng trở thành một trong 50.000 việc “không có điều kiện thi hành” hay không.

Không biết chừng, đây chính là cây đũa thần để hô biến khoản 950 tỷ phải thi hành án của Vinashin, cũng giống như việc “chan nợ” cho dầu khí, cho hàng hải.
Theo Đào Tuấn

Cơ quan chống tham nhũng phải độc lập với hành pháp

Kỳ họp QH lần này dành rất nhiều thời gian để bàn về công tác phòng chống tham nhũng. PV Báo SGGP đã trao đổi với ông Đỗ Văn Đương, ĐBQH TPHCM, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội - người thường xuyên có những ý kiến thu hút sự chú ý của dư luận về phòng chống tham nhũng.
* Phóng viên: Thưa ông, tại sao phát hiện tham nhũng vừa qua của cơ quan chức năng phần nhiều ở cấp xã, huyện, còn ở cấp cao hơn đều phải nhờ tới nhân dân, báo chí?
* Ông ĐỖ VĂN ĐƯƠNG: Vì các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế xã hội rất ít cung cấp tình hình, cơ quan điều tra thì không phải chỗ nào cũng vào được. Chủ yếu xử phạt trong lĩnh vực trật tự xã hội, xử phạt hành chính thông qua tội phạm xã hội. Trong lĩnh vực ngân hàng, phải là Ngân hàng Nhà nước vào cuộc; lĩnh vực công thương thì Bộ Công thương phải phát hiện. Đó là chưa kể nhiều lĩnh vực có tới mấy bộ quản lý, ví dụ an toàn vệ sinh thực phẩm dính tới 6 bộ, dễ khiến đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Vì thế, quan điểm của tôi là các bộ ngành phải cung cấp rõ tình hình tội phạm trong lĩnh vực quản lý của mình, nếu che giấu, trù dập người phát hiện, tố cáo sai phạm thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều này phải sòng phẳng.
Xử lý tham nhũng thời gian qua mới chỉ là xử lý các vụ án vặt. Còn những đối tượng có chức vụ quyền hạn cao, nắm quyền, nắm vốn của Nhà nước, của doanh nghiệp, nhất là DNNN đáng phải xử nặng thì chưa làm được mấy.
* Tội phạm tham nhũng và tội phạm kinh tế rất gần nhau. Một số ĐBQH đề nghị có nghị quyết riêng về phòng chống tội phạm kinh tế, quan điểm của ông thế nào?
* Theo tôi, tội phạm kinh tế - tội phạm có chức vụ là một. Bất cứ ai có hành vi lấy tiền của người khác thông qua chức vụ, quyền lực của mình đều là tham nhũng.
* Ông có hy vọng QH thông qua nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm sẽ góp phần đẩy lùi tham nhũng?
* Có chứ. Sẽ góp phần quan trọng, vì việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ đánh vào tư tưởng con người. Con người ta sẽ phải thận trọng hơn, nghiêm túc hơn. phòng chống tham nhũng đòi hỏi nhiều biện pháp, lấy phiếu tín nhiệm sẽ là một trong các giải pháp hữu hiệu, vì nếu anh tham nhũng, anh sẽ bị đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm, tức là có thể bị mất chức. Cho nên Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm chắc chắn có tác dụng, cũng giống như Nghị quyết TƯ 4 vừa rồi thực sự có tác dụng.
* Lần sửa đổi Luật phòng chống tham nhũng này có đáp ứng yêu cầu của Công ước Liên hiệp quốc về phòng chống tham nhũng mà Việt Nam tham gia?
* Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi đã có sự cụ thể hóa nhiều quy định của Công ước phòng chống tham nhũng của Liên hiệp quốc. Ví dụ vấn đề kiểm soát thu nhập, kê khai tài sản, công khai một số lĩnh vực nhạy cảm thường xảy ra tham nhũng như hải quan, thuế, đất đai, ngân hàng, tổ chức cán bộ, trách nhiệm người đứng đầu… Về tổ chức phòng chống tham nhũng, trong công ước họ không quy định điều này. Họ chỉ nói phải bảo đảm tính công khai minh bạch trong sử dụng tài sản công, vì tham nhũng thường bắt nguồn từ quyền lực Nhà nước.
Cần phải có cơ quan chống tham nhũng độc lập với cơ quan hành pháp, kể cả thanh tra, kiểm toán cũng phải độc lập, để họ không bị chi phối, như thế chống tham nhũng mới hiệu quả được.
* Theo ông, Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi lần này đã đáp ứng được mong muốn của nhân dân về phòng chống tham nhũng?
* Do yêu cầu chính trị (đổi mô hình Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng từ Thủ tướng sang Tổng Bí thư) nên phải xử lý gấp việc sửa đổi luật; cộng với những bức xúc của nhân dân đòi hỏi phải minh bạch, công khai một số lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, trách nhiệm người đứng đầu, mở rộng diện phải kê khai tài sản; chuyển đổi vị trí công tác... nên lần này phải sửa một số điều bức bách. Công tác phòng chống tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu, diễn biến trầm trọng, nhân dân hết sức bất bình nên Đảng, Nhà nước phải thể hiện quyết tâm, trước mắt là sửa luật. Đây mới chỉ là giải pháp tình thế, còn để sửa toàn diện, phải có thời gian nhiều hơn.
* Ông có hy vọng phòng chống tham nhũng trong năm tới sẽ chuyển biến?
* Kỳ này QH sẽ xem xét thông qua Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi, trong đó tạo điều kiện rất nhiều cho cơ quan phòng chống tham nhũng làm việc. Tôi tin chắc năm 2013 tình hình phòng chống tham nhũng sẽ có chuyển biến, đó cũng là đóng góp lớn của ĐBQH trong việc đã quyết liệt thông qua luật này. Cộng với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, Nghị quyết của TƯ Đảng, sự giám sát của các cơ quan dân cử, Đề án lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do QH bầu và phê chuẩn... chắc chắn công tác phòng chống tham nhũng thời gian tới đây sẽ chuyển biến.
PHAN THẢO
Lập Quỹ phòng, chống tội phạm
(SGGP).- Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định thành lập Quỹ phòng, chống tội phạm ở Trung ương và các tỉnh, thành để hỗ trợ công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy. Quỹ phòng, chống tội phạm của Trung ương giao Bộ trưởng Bộ Công an quản lý, điều hành. Quỹ phòng chống tội phạm cấp tỉnh do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quản lý, điều hành.
Quỹ phòng, chống tội phạm được hình thành từ các nguồn: tiền Việt Nam, ngoại tệ, tiền bán đấu giá tài sản, phương tiện, tang vật thu được (trừ các chất ma túy và những tang vật phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật), sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý theo quy định hiện hành về bán đấu giá tài sản (nếu có) từ các vụ án về hình sự và các vụ án về ma túy trên địa bàn các tỉnh, thành sau khi bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật.
Bên cạnh đó còn có các nguồn từ các khoản tài trợ, hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối với hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy và nguồn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Nguồn hình thành Quỹ phòng chống tội phạm được trích 30% để thưởng cho các đơn vị, cá nhân trực tiếp truy bắt tội phạm, phát hiện điều tra, truy tố, xét xử các vụ án nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, trích 30% cho Quỹ phòng, chống tội phạm Trung ương; trích 40% cho Quỹ phòng, chống tội phạm cấp tỉnh, nơi tòa án nhân dân xét xử sơ thẩm.
Quỹ này dành để hỗ trợ hoạt động truy quét các băng, ổ, nhóm tội phạm; hỗ trợ các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án điểm, trọng điểm; hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các bài thuốc cai nghiện, phục hồi chức năng cho người nghiện ma túy; hỗ trợ thân nhân những người hy sinh, những người bị thương tật, ốm đau do trực tiếp tham gia phòng, chống tội phạm...
P.THẢO

Phiếm: Thuốc độc made in Vietnam

– Buồn quá ông ơi: Ama Kông đã băng hà!
– Nhưng “vua” đã vượt qua giới hạn trăm năm của đời người, bớt buồn đi ông.
– Đâu chỉ buồn, trong tôi còn nỗi lo bài thuốc trứ danh mang tên “vua” có nguy cơ mai một!
– Ông thật là hư quá đi! Trong khi hàng trăm tử tù đang thắc thỏm chờ chết mà không có thuốc độc thì ông chỉ nghĩ tới bài thuốc Ama Kông!
– Sao ông không nói sớm. Bổ âm bổ dương mới khó chứ thuốc độc thì tôi bào chế cái một!
– Thiệt không? Nếu không sợ lộ bản quyền, ông có thể cho tôi biết sơ công thức?
– Trước hết phải bắt 3 con cóc, 5 con cá nóc, 7 con rắn hổ mang, 9 con bò cạp, tất cả nuôi bằng thực phẩm Trung Quốc trong vòng 99 ngày... Sau đó chọn ra những con còn sống.
– Vô lý, nuôi bằng đồ ăn Trung Quốc trong chừng ấy ngày thì con gì sống được?
– Khó ở chỗ đó, nhưng con nào sống sót thì cực độc luôn! Sau đó, lấy da cóc, gan cá nóc, nọc hổ mang, đuôi bò cạp rang vàng trộn với 1kg lá ngón rồi hạ thổ trong ba tháng. Cuối cùng, nhỏ vào đó một giọt nước miếng quan tham.
– Phải là nước miếng quan tham?
– Ừ, vì đây là chất cực mạnh, qua thử nghiệm cho thấy có thể phân huỷ mọi thứ dù cứng như kim cương hay không thể ăn mòn như vàng. Có thứ này thì khoẻ cỡ nào cũng gục!
– Theo tôi biết thì vì lý do nhân đạo, thi hành án tử hình bằng thuốc độc đòi hỏi phải lần lượt qua ba bước: gây mê, làm ngưng cơ ngưng thở, rồi mới làm tim ngừng đập; có vậy tử tù mới chết không đau đớn. Thuốc của ông làm được vậy không?
– Không, nhưng muốn gây mê thì cũng dễ.
– Cách nào?
– In công thức bào chế thuốc rồi đưa tử tù yêu cầu “đọc kỹ trước khi dùng”. Bảo đảm đương sự sẽ xỉu trong vòng 3 giây, cần chi gây mê nữa!
Người già chuyện
(SGTT) 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét