Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

TIN NGÀY 04/11/2012

 http://www.youtube.com/watch?v=OSFbw26qRR8&list=PL0Xd6_vQV82LCudJK71X7MHMDWYDAxgBN&feature=player_embedded

Chính trị – Xã hội

ASEAN – Trung Quốc nhất trí thực thi DOC đầy đủ và hiệu quả - QĐND   —Trung Quốc tổ chức lễ kỷ niệm 100 ngày thành lập Tam Sa (RFA)  -   Nên cử người ra “hữu hảo-cùng ổn định-hợp tác khai thác…”cho phải đạo.
Pháp luật TPHCM Không nên cực đoan đối với Trung Quốc.   Phản đối thế này có cực đoan lắm không? vì Tam sa là đ/c Trung quốc hữu hảo đang quản lý và hiện diện thì đ/c ấy làm gì thì làm chớ,ta nên họp tác mới là phải phải.Mai mốt “tiến lên thiên đường Cọng sản ta khỏi phải làm”   —–Phản đối Trung Quốc xây dựng một loạt công trình ở Hoàng Sa -Pháp luật TPHCMXung đột trên Biển Đông: không còn là nguy cơ tiềm ẩn - Báo Đất Việt – Quốc phòng
Phản đối Trung Quốc gấp rút hoàn thiện “Tam Sa” (VTC)   —-Trung Quốc và Đài Loan “bắt tay” trên Biển Đông (RFA)
Căng thẳng gia tăng, ngư dân hứng chịu (RFA) -“Bọn họ có súng. Họ chĩa súng buộc chúng tôi dồn ra phía mũi tàu, rồi lên tàu và bắt giữ chúng tôi.” Ông Trần Hiển nói. Ông là người bị bắt cùng với 10 ngư dân trên chiếc tàu cá hồi tháng 3 ở gần quần đảo Hoàng Sa, và bị giam 49 ngày. “Đứa con trai đầu lòng của tôi ra đời lúc tôi nằm trong nhà tù Trung Quốc.” Người thuyền trưởng 33 tuổi nói.
Dân thiếu tin vào lực lượng chống tham nhũng (VTC)   —Tiền Phong -Lật mặt tổ chức ‘Tuổi trẻ yêu nước’
Phương Uyên bị khởi tố hình sự (BBC) -Cơ quan An ninh điều tra khởi tố và tạm giam 4 tháng Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vì ‘tuyên truyền chống Nhà nước’.
Những ảnh hưởng ngầm phía sau những kiến nghị  (RFA) -Lá thư khẩn gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mang 144 chữ ký của nhân sĩ trí thức yêu cầu trả tự do cho sinh viên Phương Uyên đang là đề tài được nhiều người chú ý hiện nay.
Báo Trung Quốc nói về “sức hút” lạ kỳ của Hà Nội  -Kienthuc.net.vn - - Thời báo Hoàn Cầu mô tả, Hà Nội với khí hậu dễ chịu, cây cối xanh tốt, hoa tươi đua nở, thật xứng với tên gọi “Bách hoa xuân thành”.
SGGP  -Campuchia, Việt Nam và Trung Quốc hợp tác xây dựng thủy điện   —Campuchia chấp thuận dự án thủy điện Sedan 2(RFA)   —Campuchia cho xây đập ở sông Mekong (BBC)   —Israel coi Việt Nam là thị trường vũ khí tiềm năng lớn (NV)
Tại sao Nguyễn Tấn Dũng không bị ‘cưa ghế’? (NV) >>>  Reasons Vietnam’s PM survived ouster threat. (Strait Times)Chủ tịch Sacombank ‘thôi chức’ đột ngột, bán tháo cổ phần (NV)    —–Sài Gòn, thời bãi giữ xe hốt bạc (NV)
Trận thế Trung Ðông thay đổi (Ngô nhân Dụng= Nguoiviet) -Cuộc khủng hoảng ở Syria sắp bước qua một giai đoạn mới. Một hội nghị ở tiểu vương quốc Qatar trong tuần tới sẽ tập họp những lực lượng chống chế độ độc tài của Bashar al-Assad để tiến tới một “chính phủ lâm thời chuyển tiếp.”

Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước” (RFA) – Theo chi tiết mà cơ quan điều tra đưa ra, vào cuối tháng 9 năm 2012, Nguyễn Thiện Thành khi đang ở Thái Lan đã bàn bạc với Đinh Nguyên Kha để phát tán truyền đơn có nội dung kích động chống nhà nước; và Thành đã chuyển tiền về cho Kha mua dụng cụ in ấn truyền đơn. Ngày 3 tháng 10 Kha đến chỗ trọ của Phương Uyên và giao cho Uyên 2 triệu 500 ngàn đổi ra nhiều tờ bạc mệnh giá 10 ngàn và 5 ngàn và dán những tờ bạc này phía sau truyền đơn để phát tán.
Công an còn cho biết Kha đã nghiên cứu và chế tạo thành công thuốc nổ kể cả phương thức cho nổ từ điện thoại di động. Kha học từ người anh ruột là Đinh Nhật Huy mua thuốc và kíp nổ tại chợ Kim Biên và đã thử thành công ba lần tại nhà cha mẹ ruột tại huyện Thủ Thừa Long An
Cơ quan điều tra cũng cho biết cả ba người đều là thành viên của phong trào “Tuổi trẻ yêu nước”.
- Cú trả đòn của công an và chuyên án tự tạo để bôi đen Nguyễn Phương Uyên của an ninh (DLB). “An ninh đã thay mặt ông Chủ tịch nước trả lời cho Thư kiến nghị khẩn cấp. An ninh đã bắn pháo lệnh khủng bố vào các sinh viên. An ninh đã gửi thông điệp đến cho tất cả những ai đã và đang lên tiếng ủng hộ những người trẻ yêu nước – đừng có đụng vào những đối tượng khủng bố“.
Việt Nam, ngay cái vỏ ‘ổn định chính trị’ cũng không còn (Song Chi -Nguoiviet)

Những lá thư của Trần Huỳnh Duy Thức gửi từ trong tù ra (1) (Danluan)

Đào Tuấn – Kêu gọi chống những kẻ đang kêu gọi ở một nơi nào đó(Danluan)  —–Nguyễn Quang Lập – Bắt sâu tận góc(Danluan)   —-(Danluan)

Tâm Sự Y Giáo – Ông Nghị, bà Nghị phát biểu bùn cừi wá!!!(Danluan)  —-Trương Duy Nhất – Quốc hội: tuần thứ hai(Danluan)

TẠI SAO KHÔNG BẮT NGUYỄN ĐĂNG QUANG & HỒ HÙNG ANH NGAY ĐI?  -Quanlambao – Việc rò rỉ thông tin tố cáo ông Đặng Văn Thành bj bắt vì liên quan đến việc chuyển nhượng cổ phiếu từ cá nhân sang cho công ty… Đây là một loại Mô – típ mà chính Tập đoàn Masan và Techcombank đã thực hiện, thâm chi thực hiện rất nhiều lần.
PHẠM HỮU PHÚ – KẺ ĂN HỐI LỘ RÚT TIỀN EXIMBANK TRỞ THÀNH CHỦ TỊCH SAMCOBANK THEO KẾ HOẠCH CỦA TÔ LÂM!  -Quanlambao - Ai đã thay ông Đặng Văn Thành – Chính Phạm Hữu Phú – Phó Chủ tịch HĐQT của Eximbank – chính là kẻ đã bị khởi tố điều tra, là kẻ đang được chính Trầm Bê trả công 50 tỷ đồng để đứng tên rút tiền của chính Eximbank mua cổ phiếu Samcobank thay cho Trầm Bê! 

Gia đình Đặng Văn Thành chỉ là những con gà béo mập làm mồi cho bầy lang sói, hổ dữ!  Quanlambao

Infornet của các bố già hoà điệu cùng Blog của đồ tể Nguyễn Văn Hưởng-Tô Lâm để giết hại gia đình ông Đặng Văn Thành-  Quanlambao

Bắt cả gia đình ông Đặng Văn Thành – Là khởi đầu Kế hoạch thâu tóm đợt 2 tiến tới lật đổ thể chế xây dựng Việt Nam thành ‘một ngôi sao’ trên lá cờ Trung Quốc vào năm 2015 của Nguyễn Tấn Dũng!   -Quanlambao

Bé gái 10 tháng tử vong sau thay băng, bệnh viện bị vây -Zing - Dự kiến hai ngày sau là cháu sẽ được ra viện, nhưng lúc đang thay băng rửa vết thương thì bất ngờ da xanh ngắt, mặt tím tái và tử vong sau đó ít tiếng…

Kinh tế

Bán nhà 10 triệu/m2 vẫn lãi lớn(VTC News)    —-Sacombank bán 15% cổ phiếu cho một cổ đông lớn (VTC)   —-Tân Chủ tịch Sacombank: ‘Tôi bị áp lực rất lớn’ - VnExpress   —-Chuẩn bị 28.000 tỉ đồng cho Sacombank ứng phó- (NLĐO)
VN có thể đạt mức 7,5 triệu tấn gạo xuất khẩu trong năm 2012 (RFA)  —Thị trường Việt Nam không hấp dẫn doanh nghiệp châu Âu (RFA)
NDHMoney.vn -Nhân tố quyết định giá vàng: Cuộc đua Obama với Romney  —-Nhà đất Hà Đông la liệt giảm giá, cắt lỗ  -VietnamNet

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Các cách đơn giản giúp tăng cường tín hiệu Wi-Fi trong gia đình -GenK - Cùng với sự phát triển của các thiết bị công nghệ sử dụng kết nối không dây, việc sở hữu một router Wi-Fi đã không còn quá xa lạ đối với các hộ gia đình….

Thế giới

Tranh chấp Senkaku: Ngọn lửa chực bùng (GDVN)   — Senkaku/Điếu Ngư : Trung Quốc áp dụng “chiến tranh hao mòn”  (RFI)  —–Mirror Books dự đoán danh sách Thường vụ BCT Trung Quốc khóa 18  (GDVN)   — Đại hội Đảng : Ban lãnh đạo mới tại Trung Quốc có thể bảo thủ hơn (RFI) —–Quân Mỹ xây dựng chiến thuật mới kiềm chế quân đội Trung Quốc(GDVN)  —–Chuyên gia Nga nói gì về chiến cơ tàng hình Trung Quốc?(VTC News)     —- Tư pháp Nga muốn điều tra về vụ giải cứu con tin năm 2002 tại Matxcơva(RFI)   —Nga vất vả bào chữa tin đồn sức khỏe Putin (Nguoiviet)
Bạc Hy Lai có thể bị tử hình? -Tiền Phong -  —-Nhật Bản từ chối tham dự hội chợ du lịch Trung Quốc -VnExpress
Bóng dáng Trung Quốc trên chính trường Afghanistan (RFI)   —–  Canada xét lại dự án của Trung Quốc mua công ty dầu khí Nexen (RFI)
Obama dẫn điểm tại 2 bang then chốt Ohio, Florida -Vietnam Plus    —Cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc vẫn rất khít khao (VOA)  —-Nước Mỹ có thể đối mặt trận bão mới trong tuần tới(VTC News)    — Việc dọn dẹp sau cơn bão có thể mang lợi cho kinh tế địa phương(VOA)
Hiểu chính sách kinh tế để chọn tổng thống (TS. Đinh xuân Quân) -  Nếu có theo dõi các cuộc tranh luận của hai ứng viên tổng thống, hôm nay cử tri coi như đã biết được lập trường của mỗi bên. Nhưng riêng đối với đa số cử tri gốc Việt, có thể còn nhiều vấn đề chưa rõ, trong đó có vấn đề kinh tế.   —Hàng ngàn luật sư được huy động để theo dõi bầu cử tổng thống Mỹ (RFI)
Thua tan nát, quân chính phủ Syria tháo chạy - VnMedia    —-Syria: phe nổi dậy tổng tấn công phía Bắc căn cứ Taftanza(RFA)   —Syria: 6 người chết mỗi giờ trong tháng 10 (VOA)    —-Phe nổi dậy Syria bị nghi ngờ phạm tội ác chiến tranh (RFI)   —–Xe tăng Syria tiến vào khu vực ở Cao nguyên Golan -Vietnam Plus
Kuwait sử dụng quân đội trấn áp biểu tình (RFA)  —-Động đất 6,4 độ Richter ở Philippines (RFA)  —Visa có mặt tại Miến Điện (RFA)   —-EU tăng tài trợ cho Miến Điện (BBC) -Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso tuyên bố tài trợ thêm cho Miến Điện trong chuyến thăm nước này.
LHQ: Bắc Hàn nên dùng tiền cứu đói dân hơn là củng cố quân đội (RFA)    — Liên Hiệp Quốc vẫn chỉ trích tình trạng nhân quyền Bắc Triều Tiên  (RFI)—-Người đứng đầu ủy ban chống Taliban bị giết chết ở Pakistan (VOA)
Nổ bom kép tại một nhà hàng Somalia thứ hai ở thủ đô Mogadishu (VOA)   —5 nhân viên cứu trợ bị bắt cóc ở Niger được thả, 1 người chết(VOA)
Tập đoàn xe Hàn Quốc bị tố cáo gian lận chỉ số tiêu thụ xăng (RFI)  —Bầu cử Ukraina chưa có kết quả : xung đột lại nổ ra (RFI)   —Quân đội Cam Bốt mua thêm vũ khí (RFI)    —CafeF -Mittelstand – Bí quyết thành công của nền công nghiệp Đức

Úc phát triển quan hệ với ASEAN (NV)   —Bốn cảnh sát Afghanistan bị đồng đội bắn chết (NV)   —Chiến lược Hải quân, tham vọng của Nga - Kienthuc.net.vn    —–Tranh chấp Senkaku “lan” sang tận châu Âu - Báo Giáo dục Việt Nam

XH-MT


Đổ tháp truyền hình: sai so với nhiều quy định - Tuổi Trẻ  —-Hà Nội: Bà cụ chết cháy trong nhà vệ sinh(VTC News)     —-Ngày tận thế 2012: Giới khoa học Việt Nam nói gì?(VTC News)   —-  Lại thêm một vụ nổ mìn nhà quan chức (NV)  -Thêm một vụ nổ mìn xảy ra tại cổng nhà riêng của một cán bộ công ty cổ phần ở Sài Gòn sáng ngày 1 tháng 11 đang gây xôn xao dư luận.
Nhà tư nhân bị cài chất nổ làm hư hại phía trước nhà. (Hình: Internet)=>
Sát hại bạn sau cuộc nhậu tưng bừng(VTC News)    Trong lúc ngà ngà hơi men, cho rằng bạn nhậu xúc phạm mình, Võ Minh Tâm đã chạy về nhà lấy cây rựa đến chém bạn.
‘Nuốt trôi’ 20 ô tô của người quen(VTC News)    — Thiếu nữ tự sinh con và bỏ vào thùng rác muốn nhận lại con để nuôi? (GDVN)
Vợ bạo hành chồng suốt 30 năm  (VTC News) – Chắc hẳn chúng ta thường nghe nhiều về những vụ bạo hành do người chồng gây ra, nhưng đôi khi một người vợ cũng có thể làm điều này.
Xe tải mất lái kéo lê hai xe máy gần 20m, 4 người thương vong (GDVN)    —-Rợn tóc gáy “lịch làm việc” của gái mại dâm Đồ Sơn thời bão giá   (GDVN)
Dính kiến ba khoang lại tưởng mắc zona(GDVN)   —“Dung dịch lạ bên trong áo ngực đã xuất hiện từ năm 2005″(GDVN)    —700 chiếc áo ngực không rõ xuất xứ bị thu hồi ở tỉnh Khánh Hòa (RFA)  —-Khampha.vn -Người cha bị con trai đổ xăng đốt đã tử vong   —SGGP  Nội tạng thối suýt lên máy bay vào Nam
Sao không thể đạt cực khoái qua quan hệ đường âm đạo -Kienthuc.net.vn - Không ít phụ nữ chỉ lên đỉnh khi được kích thích âm vật mà mất đi khoái cảm từ việc quan hệ tình dục đường âm đạo sau khi sinh con. Vấn đề này được…
ANTĐ -322 triệu đàn ông yếu sinh lý và những món ăn… kinh sợ    —–Báo động “hội chứng sex” trong giới showbiz - (Dân Việt) – Nếu sắp xếp theo thứ tự thời gian thì các sự cố lộ ảnh sex, clip sex của giới nghệ sĩ không hề thuyên giảm mà còn dày đặc hơn. Rõ ràng…
24h.com.vn -Những khe ngực kéo khán giả tới rạp    —–Báo Phụ Nữ Online Một học sinh bị trấn lột gần bốn triệu đồng    —-Zing -Trai, gái ế Trung Quốc đua nhau ‘đốt cháy giai đoạn’

“Xin khoan hồng” và “Thuốc nổ”

Phạm Hồng Sơn - Ba cơ quan chức năng của Việt Nam (Cơ quan An ninh điều tra Công an TPHCM, Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An) vừa phối hợp họp báo để thông báo về việc sinh viên 20 tuổi Nguyễn Phương Uyên cùng một nam thanh niên 24 tuổi đã “nhận tội” và “xin khoan hồng” cùng với thông tin sự vụ liên quan tới “2,54kg hóa chất để chế tạo thuốc nổ”.
Dù các thông tin này chưa thể coi là sự thật và mức độ gây thất vọng (nếu là thật) trong trường hợp này cũng không phải là vấn đề lớn nhưng qui mô của cuộc họp báo và các thông tin vừa kể một lần nữa cho thấy chính quyền độc tài luôn kiên trì để dựng bằng được chân dung của những người đang dấn thân vì tiến bộ hiện nay rút cục chỉ là những người bồng bột, kém chịu đựng và/hoặc chỉ là những kẻ cực đoan bạo động muốn gây đổ máu mà thôi. Đây chính là hai mục tiêu nòng cốt nhằm làm tan rã một phong trào đấu tranh bất bạo động trong thời đại ngày nay, chứ không hẳn là những án tù dài dằng dặc hay những bạo lực tàn ác.
Một phong trào bị trấn áp thẳng tay bằng những án tù dài hay bạo lực tàn ác vẫn có thể phát triển và thành công vì sự trấn áp luôn làm gia tăng thiện cảm, sự chia sẻ của công chúng cho phong trào và càng làm cho bộ mặt của chính quyền thêm phần khó chấp nhận. Nhưng một phong trào không có được niềm tin, sự tôn trọng trong công chúng và lại kèm thêm những hình ảnh bạo lực, manh động trong một xã hội đã rất sợ chiến tranh và trong một thế giới đang rất ngại kẻ khủng bố thì phong trào đó không thể tránh được thất bại.

Trước việc SV Nguyễn Phương Uyên, đảng và nhà nước không thể hèn hơn được nữa

David Thiên Ngọc (Danlambao) - Qua vụ bắt cóc cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên thì đảng của những kẻ hèn không thể hèn hơn được nữa. Trên hành tinh này, hay rõ hơn là trên toàn cõi nhân gian tất cả những sự việc gì cũng đều có đỉnh điểm của nó. Như đầu tháng 10 vừa qua lao nhao một bầy “nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi…” đóng kín cửa cùng nhau hì hụp tự “phê” thì nó cũng có điểm đỉnh của kẻ “sướng” người “mệt”… nên sau khi xong việc mở cửa ra thì bao thứ mùi, tình cảnh, hình ảnh… ồ ạt xông ra ngoài như đ/c X thì vênh váo bản mặt với nụ cười Mona Lisa, tư Sang, Trọng lú với vai kẻ thất tình, bị ma ám thần hồn bay mất, thần xác vật vờ… làm cho bàn dân thiên hạ gần xa thấp thỏm sợ vạ lây.
Hơn ba triệu đệ tử Cái Bang thì an tâm hưởng phúc, phấn khởi tự do thẳng tay bốc hốt vì từ bang chúa đến các đầu mục, tổng đàn chỉ “chém nhau đàng sống chứ không chém nhau đàng lưỡi”, hơn nửa nội dung họp hành chỉ chia vùng để cát cứ mà thôi nên không tanh mùi máu. Do đó các đệ tử gần xa an tâm hưởng phúc. Còn hơn 80 triệu nạn nhân thì “thôi rồi Lượm ơi!” chúng chia phần nhau, chia lãnh địa nhau để bóp cổ bẻ họng các nạn nhân mà không sợ bỏ sót. Bá tánh hoảng loạn chạy trốn lên rừng thì rừng ngập tràn quân Tàu ô án ngữ phải thối lui về làng. Chạy ra biển thì hàng vạn tàu thuyền của con cháu Toa Đô, Thoát Hoan lăm le súng ống, búa liềm… bá tánh nhân dân chỉ còn một con đường chọn lựa là ngụp lặn tìm sự sống trong cõi chết mà thôi.
Sau khi tự “phê” tự “sướng”, tự “chỉnh” chứ chẳng “đốn” ai cả… rồi hiệp thông, thỏa hiệp chia quyền nhau để bóc lột thì các ông hết kẻ nam người bắc túa ra đi khắp nơi lừa mị nhân dân, xúi dục nhân dân với những chiêu bài “yêu nước”, bài trừ tham nhũng, làm trong sạch xã hội. Những lời các ông nói ra tôi không cần phải nhắc lại nơi đây nữa bởi những “xảo ngôn, điếm ngữ” đầy chất dối lừa của các ông nhân dân ai cũng đã nghe và biết. Các ông kêu gọi lòng yêu nước của nhân dân trước họa xâm lăng của giặc thù, các ông bức xúc trước vấn đề biển đông và khẳng định “chủ quyền đất nước là thiêng liêng… chúng tôi không bao giờ lơi lỏng vấn đề này”. Nhưng ngược lại các ông đàn áp, tù đày không nương tay với những người yêu nước, những người chống giặc xâm lăng bảo vệ biên cương? như vậy có phải chống giặc, đánh ngoại xâm thì trước hết nhân dân phải chống và đánh chính các ông trước?
Các ông hô hào bà con bá tánh cùng nhau chống tham nhũng, diệt bầy sâu? trong lúc các ông không diệt được! Tại sao các ông là những lãnh đạo đất nước, nếu là nhà lãnh đạo đúng nghĩa, đúng mực thì với quyền lực trong tay, trên đầu đội hiến pháp và pháp luật, phương tiện thanh gươm lá chắn có sẵn thì tại sao các ông không sử dụng các phương tiện đó và nỗ lực tiêu diệt những con sâu đang hoành hành, đục khoét quốc gia, tàn hại nhân dân? mà phải hô hào bá tánh trong tay không một tấc sắt? Tại sao các ông không loại trừ “một bộ phận không nhỏ những người cầm quyền đang thoái hóa biến chất!” và các ông thường nói “con sâu làm rầu nồi canh?” mà các ông lại né tránh lẫn nhau? hơn nữa một bộ phận không nhỏ đó cũng chỉ là những thuộc hạ dưới quyền của các ông mà thôi. Có phải các ông sợ lộ “con bài tẩy” của mình một khi động chạm với kẻ khác cho dù là thuộc cấp?. Ngược lại các ông hô hào bà con vạch mặt, tố cáo để bài trừ tham nhũng, tiêu diệt bầy sâu? Như vậy có phải trước khi làm những việc đó thì nhân dân phải tố cáo, vạch mặt và tiêu trừ chính các ông trước? Các ông kêu gọi mọi người “phải có lòng tự trọng” trong khi cả hệ thống, tập đoàn đảng CS của các ông ai là người có lòng tự trọng?
Thực tế thì Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phạm Thanh Nghiên, Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình cùng các nhà đấu tranh yêu nước khác đã phạm tội gì? và bây giờ là một sinh viên Nguyễn Phương Uyên hừng hực tuổi 20 với con tim nồng nàn yêu nước “ghét TQ xâm lược” “hận tham nhũng làm tàn mạt quốc gia”. Tất cả đều bị các ông kẻ tay đao người còng súng đằng đằng sát khí… đánh đập, bắt bớ cầm tù, khảo tra bằng mọi hình thức, thủ đoạn đê hèn nhất. Tất cả những hành động của những người con ưu tú VN nêu trên cũng chỉ nằm trong phạm vi những lời kêu gọi của các ông. Như vậy câu trả lời rõ ràng trước nhân dân rằng kẻ bán nước, tiếp tay cho giặc chính là các ông. Kẻ sâu dân mọt nước, một bầy sâu nhung nhúc đó chính là các ông, những con sâu đầu đàn. Như vậy nếu nhân dân hưởng ứng lời kêu gọi của các ông thì việc đầu tiên là tiêu diệt, đào thải các ông trước, cáo chung chế độ CS và lật sang trang sử mới, trang sử được viết nên bởi các anh thư tuấn kiệt tuổi trẻ VN hào hùng sẵn sàng hy sinh cho độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
Không thể hèn hơn được nữa với tập đoàn đảng CSVN độc tài toàn trị trên đất nước VN trước sự dũng cảm của Nguyễn phương Uyên, một “cô bé” vừa tròn 20 tuổi thẳng thắn nói lên sự bức xúc của mình trước sự mất còn của tổ quốc, ghét kẻ ác, hận tham nhũng làm mục ruỗng quốc gia.
Chính vì trái tim yêu nước nồng nàn với tấm lòng trong sáng, tinh khôi không vướng bận một chút hồng trần… không vì một mục đích riêng tư hạ đẳng như những tập đoàn nô dịch chính trị, tay sai bán nước… Phương Uyên lao về phía trước bởi sự ray rức, trăn trở cho tương lai dân tộc cùng một niềm tin và góp phần điểm tô cho xã hội mới tươi đẹp hơn.
Đối kháng lại hành động cao cả của một cô gái tuổi 20, cả một tập đoàn bán nước lúng túng, hốt hoảng và bộc lộ rõ tính côn đồ, lừa dối, tráo trở của mình bằng cả một bầy đoàn mặt mày bặm trợn, sát khí đằng đằng hàng chục tên với vũ khí súng còng… ập vào bắt cóc một cô gái sinh viên Phương Uyên trước mặt các bạn bè cùng học và bà con khu phố… ấy thế mà chúng tráo trở là chẳng bắt ai? Giữa ban ngày ban mặt mà đổi trắng thay đen, biến không thành có thì trong bóng tối, trong khám lạnh thì có gì mà không thể?
Trơ trẻn và dị hợm nhất là ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang sau khi hô hào, xúi dục bà con chống tham nhũng, yêu nước bảo vệ biên cương, chủ quyền đất nước thì hành động dã man của các ông phủ lên đầu cô SV 20 tuổi? và chính ông làm ngơ, im lìm vô cảm trước lá đơn kêu cứu của hàng trăm sinh viên bạn bè cùng lớp, cùng trường với Phương Uyên. Những lời khẩn thiết cầu cứu của các sinh viên hoàn toàn chính đáng và nó nằm trọn trong lòng bàn tay quyền lực của ông. Rồi cũng chính trong thời gian này tập đoàn các ông lại xử tù oan nghiệt cho hai nhạc sĩ Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình ở Sài Gòn cùng ba nông dân ở Bắc Giang cũng chỉ vì chống TQ xâm lăng, tỏ lòng yêu nước mà chính các ông đang kêu gọi?
Lại càng không còn hèn hơn nữa khi cả một bầy đoàn gồm thành đoàn TNCSHCM, phòng công tác SVHS ĐHCNTP, trưởng khoa CNTP, các bí thư đoàn trường, đoàn khoa và một số GS đang giảng dạy tại nơi đây đã đến tận lớp rêu rao xuyên tạc bôi nhọ Phương Uyên để đánh tráo hành động đốn mạt hạ cấp của mình. Bầy đoàn này còn bẩn thỉu, hạ đẳng hơn là gây áp lực lên đầu những SV tuổi trẻ còn mài quần trên ghế nhà trường, còn đang ăn học trau giồi đạo đức làm người phải dối trá, nói ngược phản bội lại chính trái tim mình… ép buộc các em viết bản cam kết là không ký tên vào đơn gởi lên chủ tịch nước kêu cứu cho Phương Uyên. Đe doạ đến việc học hành, đe dọa cho tương lai… đánh đổ cơm áo gạo tiền, mồ hôi xương máu của mẹ cha liệu các em có đứng vững? Hàng trăm chữ ký trong đơn của các SV gởi cho ông Trương Tấn Sang là giả mạo? Hôm nay các ông diễn trò áp bức các SV tuổi trẻ phải làm điều xấu xa, phản bội lại mình là một trò hề hạ đẳng vô học và các ông tự phơi bày cho toàn nhân loại nhận rõ hơn bản chất nham hiểm, dối lừa bẩn thỉu, dốt nát của các ông mà thôi. Nếu trong màn kịch lố bịch khả ố này các ông có đạt được những bản cam kết dối trá bắt buộc trên thì trong thâm tâm của các em SV cũng có một sự đánh giá, một cách nhìn khinh bỉ cho các ông trong khi các em SV không thể làm khác hơn được trước áp lực đồi bại, nham hiểm phủ lên đầu.
Đôi lời cùng các thầy cô trường ĐHCNTP Sài Gòn.
Những việc làm của tập đoàn đảng CSVN thì đã rõ, riêng với các giáo sư mà các em sinh viên tôn vinh là thầy cô thì nghĩ gì? Nói gì với tính cách là tấm gương trong sáng, là khuôn vàng thước ngọc để các em noi theo? là hình ảnh những vị thầy, những nhà mô phạm? và đang truyền dạy đạo đức cho các em?
Đứng đầu của đạo đức là tính trung thực và lòng yêu nước! Ngày hôm nay các thầy cô dạy cho các em sự phản bội, tính dối gian? nói ngược nói xuôi? Dạy cho các em phản quốc? Đồng lõa với ngoại xâm, nội thù?
Những việc làm táng tận lương tâm, đi ngược với trí thức mô phạm đó có phải chăng vì chén cơn, nồi gạo? Với trí lực của các thầy cô, các thầy cô không thể tạo ra chén cơm tấm áo bình thường mà trong sạch, thanh cao được sao? những thứ vật chất tầm thường đó trong xã hội ai cũng tìm ra được thế thì tại sao quí thầy cô lại đi đánh đổi cả một hình ảnh cao đẹp, là thần tượng của tuổi trẻ và của cả mọi người. Các vị có biết vị trí của các vị đứng vào hàng nào trong xã hội không? Thời xã hội phong kiến đã tôn vinh quí vị đứng vào hàng thứ hai trên cả cha mẹ. Câu “Quân-Sư-Phụ” chắc quí thầy cô đã rõ! Trong xã hội nào cũng “tôn sư trọng đạo” cả, chỉ ở xã hội toàn là âm binh, quỉ dữ vắng bóng loài người mới không có mà thôi.
Với việc làm và sự vô cảm của quí thầy cô đối với cô học trò bé nhỏ yêu nước thương đồng bào của mình thật đáng chê trách chứ chưa nói đến sự rẻ khinh. Trong lúc chỉ sau 6 ngày từ ngày 14/10 đến 20/10 là đã có hàng trăm em SV bạn bè của Phương Uyên bức xúc viết lời nỉ non cầu cứu đến chủ tịch nước, kết quả như thế nào chưa biết nhưng tấm lòng là đáng trân trọng. Là những bậc “Sư” đứng trên cả cha mẹ mà hoàn toàn vô cảm và còn có một số “Sư” lại đứng về phía tà quyền để cùng nhau trấn áp, gây áp lực cho các học trò thương yêu của mình phải làm những việc táng tận lương tâm.
Với bản chất và những hành động ác độc, tráo trở mưu mô, dối lừa của tập đoàn đảng CSVN qua vụ bắt cóc SV Nguyễn phương Uyên thật không thể hèn hơn được nữa.
Với sự vô cảm của đội ngũ GS trường CNTP Sài Gòn thật đáng chê trách, riêng một số thầy cô tiếp tay cho tà quyền trấn áp, đe dọa, gây áp lực cho SV phản bội lại chính mình. Các vị này không còn xứng đáng đứng trên bục giảng nữa vì trong tầm mắt của các em quí vị thật đáng khinh, quí vị đã đánh đổi nhân phẩm cao đẹp của mình cho một mục đích rất tầm thường.
Ngày 4/11/2012

 

Công an – Dân chơi hay đồ tể?

Nguyên Thạch (Bạn đọc Danlambao) - Qua bài bình luận của Dân Làm Báo “Cú trả đòn của công an và chuyên án tự tạo để bôi đen Nguyễn Phương Uyên” cùng bài viết “Xin khoan hồng và thuốc nổ” của Bs Phạm Hồng Sơn trên blog riêng của ông, bài viết này, xin được trình bày với dạng “giang hồ, xã hội đen” để gọi là công bằng và một sân chơi “có qua có lại mới toại lòng nhau” với thành phần côn-an lẫn lộn côn-đồ.
Điều trước tiên mà tác giả bài viết này cần phải phán ngay một cách ngắn gọn súc tích là công an, an ninh VN là một bọn đồ tể lỗ mãng với những cung cách hèn hạ, đê tiện… không đáng mặt ngay cả với đám dân chơi xã hội đen chứ khoan đã luận đến tính chất nghiêm chỉnh ắt có và đủ của một nhà nước pháp quyền.
Người đời thường ví “Cha nào, con nấy” quả không sai. Một cách lô-gic, người cha, người mẹ, ngoài sự giáo dục nuôi nấng, đào tạo, họ còn có mối liên hệ máu mủ với con cái bằng những gene di truyền. Những hành xử với thái độ hung hãn, côn đồ, tráo trở và lật lọng thì chính nó đã nói lên điều gì? Nếu không phải là thể hiện di ảnh phong cách, tư duy của thế hệ sản sinh ra nó. Nếu cho rằng đảng cộng sản là bậc làm cha làm mẹ mà chính bản thân đảng cũng đã từng ví von một cách kiêu ngạo thái quá thì điều đó lại càng đúng hơn cũng như càng chứng minh cho sự lô-gic nêu trên.
Hãy đem vụ việc của Tạ Phong Tần, Phạm Thanh Nghiên, Bùi Thị Minh Hằng, Điếu Cày, Việt Khang… và gần đây nhất là Nguyễn Phương Uyên để làm ví dụ tiêu biểu.
Một Tạ Phong Tần cương trực hào khí, một Phạm Thanh Nghiên với vóc dáng yếu đuối nhỏ thó, một Bùi Thị Minh Hằng xinh tươi can đảm và một Nguyễn Phương Uyên hồn nhiên duyên dáng dịu dàng mà phải sử dụng đến cả Bộ công an, công an thành phố lớn nhất nước cộng thêm sự hà hơi tiếp sức, châm dầu đổ thêm lửa để thiêu đốt sức kháng mà đối tượng chỉ là một cô gái ngoan hiền chăm học hiếu trung. Một lực lượng đông đảo để chỉ thực hiện ý đồ răn đe, dằn mặt cũng như hù dọa những người khác vì lý tưởng, niềm tin mà đấu tranh nói lên lẽ phải.
Qua bao vụ việc như Cồn Dầu, Thái Hà, Văn Giang, Phú Yên, Đồng Nai, Bình Thuận cũng như tập thể dân oan lê thân đầy dẫy khắp nước, những con người này, trong tay không tất sắt và thậm chí trên thân còn không đủ quần áo lành lặn để che cái Bác Hồ cho đỡ nhục chớ đừng nói chi đến súng đạn, chất nổ, bom mìn. Thế mà (một tiếng thế mà thâm sâu nặng trĩu) đảng và nhà cầm quyền đã không có được những nhân viên có đủ trình độ, tri thức cùng phong cách hầu dùng lời lẽ phải trái mang tính thuyết phục để giải quyết vụ việc vấn đề!.
Thế mà! (lại thế mà) đảng và nhà nước phải dùng đến quân đội, công an, hai lực lượng nồng cốt gồ ghề như trời long đất lở, vậy mà còn cảm thấy chưa đủ và còn phải tận dụng ngay cả dân phòng cộng thêm những thành phần bất hảo, tay anh, tay chị để hùa sức đánh đập, hù dọa, nhũng nhiễu một cách lãng phí, không cần thiết chút nào.
Quân đội cốt là chủ lực cho nền an ninh quốc gia, công an là lực lượng nồng cốt cho an ninh trật tự xã hội, để giải quyết những vụ việc mang tính cá nhân, chòm nhóm nhỏ thì nào phải cần đến những tổ chức qui mô đến như vậy hở trời?!. Vẫn biết rằng, những kẻ làm dữ thì thường hay lo xa nhưng lo gì cho những bà già chân yếu lưng còng, tự bước đi còn không nổi thì chống được ai. Những cô gái nhu mì chân yếu tay mềm mà lật đổ được cả chính quyền ư? Đúng là một lũ đội quần hòe, một bọn chuyên bú “cái tự do” không hơn không kém.
Dân chơi à? Băng đảng xã hội đen à? Chớ có khinh thường giới này bởi trong số họ! Còn có những hảo hớn biết luật, trọng luật và sử dụng đúng luật, cho dẫu đó chỉ là thứ luật bất thành văn. Mà thứ luật này, hiện tại hiện rất thực tiễn để áp dụng trong tình thế hiện hành. Hỏi cán bộ, quan chức, công an, bây giờ họ sợ ai nhất thì câu trả lời sẽ là không hề sợ trí thức bởi họ cho rằng trí thức có giá trị không bằng cục phân (xin lỗi nha, câu này là do bác Mao nói chứ không phải do tác giả đâu đó), họ cũng chẳng sợ cái gọi là “Thế lực phản động” vì nó trừu tượng vô hình nhưng những thành phần này rất sợ giới giang hồ, sợ những dân biết chơi đúng luật vay trả của xã hội.
Có ai đó thường ví nhà nước, cán bộ và nhất là công an như những tay của giới giang hồ!. Đảng, cán bộ, công an… So sánh thế đ… nào được với giới này?. Giới giang hồ đúng nghĩa thì họ hành xử rất công bằng và dứt khoát, không lèn èn, không ỉ ôi và luôn cảm thấy rất nhục cũng như rất lo sợ trong thiên hạ chê trách. Thiết nghĩ, trong giai đoạn hiện tại, tạm thời sử dụng chiêu thức khích lệ và phát triển giới này để tạo nên những biến động xã hội vì xét thấy rằng nó cụ thể, thực tiễn và khả thi nhất. Nó có nhiều cơ may tạo ra những bùng phát nẩy lửa và cần thiết cho những đợt tổng nổi dậy để đưa cuộc cách mạng đi đến thành công trong thời gian nhanh nhất. Vấn đề được đặt ra là nếu nó mang tính khả thi thì bao giờ và chúng ta có sẵn lòng can đảm để thực hiện điều đó hay không?
Đấu tranh bất bạo động? Tốt, cao thượng, hào hoa phong nhã… nhưng với chế độ toàn trị, hung hãn, lừa mị, đao phủ của những tên đồ tể này thì ngẫm lại dòng thời gian đã là 70 năm cho miền Bắc và hơn 37 năm cho cả nước và mãi cho đến tận bao giờ thì sự đấu tranh bằng phương thức nêu trên mới được thành công? Cảm nghĩ dè dặt, rụt rè khi phải nói lên ý nghĩ của mình bởi có thể nó sẽ gây nên nhiều luồng phản ứng từ những ý niệm cho dù được che đậy, bao bọc bởi bất cứ hình thức nào thì cũng là những bất tiện cho cá nhân nhưng thà một lần được nói để được bàn tán thảo luận cho công cuộc đấu tranh được cặn kẽ trắng đen, thực hư… hầu sớm giải quyết vấn đề nhức nhối của hiện tình đất nước hôm nay.
Túm lại, đảng cộng sản khốn kiếp đã tạo dựng lên một nhà nước khốn mạt và nặn ra một bọn lũ cán bộ, công an khốn nạn chỉ biết còn đảng còn mình trong tư duy hẹp hòi ích kỷ với phong cách đốn mạt thì người dân Việt còn khốn khổ đến bao giờ?!

Vẫn một điệp khúc cũ lỗi thời

Huỳnh Bá Hải (Danlambao) - Như vậy là sau hơn nữa tháng công an Việt Nam phải họp báo về việc bắt cóc sinh viên Nguyễn Phương Uyên. Lần này thì họ miễn cưởng “họp báo” ở cái thế không thể yên lặng. Toàn bộ tiến trình của vụ việc này cũng y nguyên như các kịch bản trước đây trấn áp những ai dám lên tiếng cho sự thật và công lý ở Việt Nam: bắt cóc lén lút, chối ra rả là không biết gì về đối tượng bị bắt, ra thông báo rất trễ, dùng nhục hình ép cung, cố gán ghép đối tượng với thuốc nổ, bom đạn để làm tăng tính liên quan chuyện ” khủng bố”, sau đó thì đưa các đối tượng lên TV để ăn năn nhận tội xin nhà nước khoan hồng.
Tại sao kịch bản lỗi thời này được lặp đi lặp lại mà an ninh cộng sản vẫn dùng? Từ các nhà dân chủ trong vụ luật sư Lê Công Định, các đảng viên Việt Tân, đảng viên Vì Dân bây giờ thì đến lượt Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha cũng theo một tiến trình lạc hậu được an ninh diễn đi diễn lại. Chắc chắn rằng đây không phải là lần đầu cũng như là lần cuối mà an ninh dùng phương cách hèn hạ này để bôi đen những ai bất đồng chính kiến với họ. Với bài cũ này chứng tỏ an ninh Việt Nam đã bế tắc trong việc đàn áp phe dấn thân cho dân chủ ở Việt Nam.
Cho đến thời điểm này thì ít ra phe truyền thông lề dân đã cũng đã chiến thắng trước bức màn đen của chế độ độc tài đang cầm quyền ở Việt Nam. Khi Nguyễn Phương Uyên bị bắt thì ngay lập tức các diễn đàn, trang tin điện tử, các cơ quan truyền thông độc lập lên tiếng ngay. Ban đầu thì an ninh Việt Nam chối bai bải nhưng bây giờ thì họ đã họp báo thông báo là bắt Phương Uyên. Báo lề đảng thì bị ép vào thế bị động từ hôm 14.10.2012 và chỉ làm nhiệm vụ của một công cụ là tuyên truyền chứ không dám đưa tin gì về Phương Uyên. Chuyện động trời ở ngay trên Việt Nam mà báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, TTXVN, VTV chạy lẹt đẹt theo khói của các blog lề dân trong đó cho đến nay Danlambao đã có hơn 30 bài viết, thông tin về Nguyễn Phương Uyên.
Càng đàn áp thì phía an ninh cộng sản phô diễn cho thế giới biết sự thất bại trong việc bịt miệng người dân. “Bọn phản động” (ngôn từ cộng sản) sao càng ngày càng nhiều và tuổi đời càng trẻ ra. Bắt hoài sao không hết, càng ngày càng nhiều. Từ những ông tướng già về hưu, những cán bộ ngũ tuần, lứa tuổi 40 thì có Thức, Định, Tần…, lứa tuổi 30 thì có Nghiên, Nhân, Trội, Quỳnh, Đài… cho đến tuổi đôi mươi như Minh Hạnh, Quốc Hùng, Duy Chương, giờ thì Nguyên Kha và Phương Uyên.
Các công cụ tuyên truyền và bộ máy trấn áp đã thất bại trong việc gieo rắc sự sợ hãi. Việc phản kháng lại chế độ độc tài nó diễn ra trên diện rộng khắp 3 miền: Bắc- Trung- Nam. Không chỉ là những đoàn dân oan từ miền quê ra thành thị đòi công lý mà trí thức và sinh viên cũng lên tiếng cho những bất công và tình trạng mất nước đang diễn ra ngày đêm. Việc bôi bẩn, làm nhục, kết án tù mức án cao cũng không làm cho người ta im lặng mãi trong tủi nhục.
Việc gán ghép cho các nhà dân chủ với đế quốc và “thế lực thù địch” của cộng sản cũng thất bại. Chính cộng sản độc tài mới liên kết với các đế quốc bằng mọi phương cách đến gia nhập tổ chức này, hiệp định nọ. Rồi cũng chính cộng sản bắt tay với các thành phần mà họ cho là “phản động, bán nước” như Nguyễn Cao Kỳ. Cụ thể hơn là việc gã con gái của thủ tướng cho “bọn phản động” và nguy hiểm hơn là chuyện “đi đêm” với các hãng truyền thông bên ngoài. Chuyện nói và làm của quan chức cầm quyền luôn trái ngược do vậy người ta có quyền hiểu ngược lại những gì diễn ra trên báo đài của nhà cầm quyền cộng sản hiện nay.
Tôi có một kinh nghiệm về việc bắt cóc người và những màn ép cung tra tấn của công an cộng sản: Một người bạn của tôi tên là Quách Xuân Thiện, anh này chỉ là một hướng dẫn viên du lịch. Năm 2010, khi an ninh cướp và hack trang Dân Làm Báo khi còn bên WordPress. Lúc đó thì tôi chưa tham gia viết bài cho Dân Làm Báo, trong thời điểm này thì an ninh cộng sản truy lùng tôi. Họ cướp trang Dân Làm Báo và hăm he tôi này nọ. Nhiều người bạn của tôi chẳng liên quan gì đến các hoạt động viết bài của tôi cũng bị bắt giữ.
Anh Quách Xuân Thiện, hay tin con gái của tôi bị bệnh ở Sóc Trăng thì đi thăm. Anh Thiện vừa ra khỏi nhà của tôi thì bị công an Sóc Trăng bắt giấu tung tích. Gia đình anh Thiện quậy lên, chính an ninh điều tra của Bộ Công An ở 235 Nguyễn Văn Cừ tên là Phan xuống di lý anh Thiện về Sài Gòn điều tra. Được người nhà cung cấp số điện thoại 069 36936 đây là số của an ninh ở Nguyễn Văn Cừ. Chính tôi gọi về chất vấn thì tay an ninh này chối lem lẻm là không biết. Sau 16 ngày thì an ninh thả anh Thiện ra. Dĩ nhiên là bắt người không có lệnh bắt giam thì thả ra cũng âm thầm và hù dọa bắt người ta cam kết không tham gia tổ chức này, tổ chức nọ. Và cho đến bây giờ thì anh Thiện cũng còn bị an ninh Sài Gòn hành hạ: thu hộ chiếu, cản trở chuyện làm ăn, theo dõi mỗi khi có biểu tình hay là xét xử người bất đồng chính kiến.
Dù anh Thiện không liên lạc với tôi nhưng gia đình tôi biết được anh Thiện bị tra tấn dữ dội trong 16 ngày bị bắt giam. Ngay sau khi công an Sóc Trăng bắt giữ thì chính tay an ninh tên Phan này từ Sài Gòn xuống di lý về để tra tấn vậy mà gia đình chúng tôi gọi chất vấn thì luôn mồm kêu là không biết gì. Công an thì bài của họ là trước sau như vậy: hễ bắt ai mà không lên tiếng thì họ ém nhẹm. Khi không còn cách chối thì mới thú nhận bắt người và giải thích rất vô lý.
Số phận của Phương Uyên và Nguyên Kha cũng chưa hết kịch bản cũ mèm và hèn hạ của an ninh. Gia hạn tạm giam nhiều lần từ cơ quan điều tra đến Viện kiểm sát. Khi có kết luận điều tra thì cũng không được gặp luật sư hay hù dọa không cho luật sư vào cuộc. Khi ra tòa gọi là “xét xử công khai” nhưng không có một nhà báo độc lập, thậm chí người thân cũng không được vào dự phiên tòa. Rồi thì công an phong tỏa, phá sóng khu vực quanh tòa án, cũng có thể là bắt giữ nhiều người muốn tham dự ” phiên tòa công khai”. Cuối cùng thì mức án mút khung cho bản án bỏ túi soạn sẵn, có kháng án cũng y án.
Chế độ công an trị vẫn chai lì và không biết xấu hổ nhục nhã. Luật pháp cộng sản chỉ là công cụ và phỉ báng lương tâm nhân loại. Dù có diễn đi diễn lại kịch bản cũ thì nhà cầm quyền Việt Nam hãy nhớ: các người cũng đi ra thế giới bên ngoài giao du hay ký kết này nọ và thời buổi hiện nay những chuyện các người cố giấu kín thì người ta cũng biết rất rõ. Cộng sản không chỉ là kẻ thù riêng của nhân dân Việt Nam mà là kẻ thù chung của nhân loại. Đó chính là lý do mà càng ngày càng nhiều người Việt Nam đứng lên đòi quyền sống và làm người.
Những việc làm tội ác của an ninh cộng sản Việt nam đã tố cáo chính cộng sản mới là phản động và chống lại sư tiến bộ của nhân loại.
___________________________________
Những bài viết, thông tin về Nguyễn Phương Uyên:
 
- “Xin khoan hồng” và “Thuốc nổ”
- Hãy cùng Mẹ Nhung trong hành trình đòi lại con gái Phương Uyên
Ước gì em là biển lặng
Thư của các bạn lớp 10CDTP1 gửi “Mèo Lười” Phương Uyên
Hôm đến trại giam Tân An mẹ khóc!?
Thư gửi Uyên
Vụ bắt SV Nguyễn Phương Uyên: CA vi phạm BLTTHS ra sao?
Khi trời tối đen ta mới thấy các vì sao
“Đất nước không chiến tranh, sao đau thắt trong lòng”
Thư gửi Nguyễn Phương Uyên từ quần đảo Trường Sa
SV Nguyễn Phương Uyên trong mắt bạn bè
Sự khác biệt của thông tin lề Dân và lề đảng qua một bản tin
Phương Uyên con gái Sông Phan
Yousafzai và Phương Uyên: “Bút và Thép”
Viết cho em, cô gái bé nhỏ, em ở đâu giữa bầy sói dữ?
CA Long An: Phương Uyên bị giam điều tra theo điều 88
Lòng Mẹ…
“Chúng tôi biết là sai quy trình, tôi biết gia đình rất lo lắng nhưng nó có vấn đề riêng”
Sự im lặng đáng sợ của Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm ở Sài Gòn
Bầu trời Tự Do cho Phương Uyên
“Đến khi nào tìm thấy tội sẽ gửi công văn về gia đình”
Cùng Nguyễn Phương Uyên cam kết không sử dụng hàng Trung Quốc
Thư cầu cứu khẩn cấp của tập thể sinh viên ĐHCNTP về trường hợp của Phương Uyên
Công an chối không bắt nữ sinh Phương Uyên
Nguyễn Phương Uyên – Hồn nhiên yêu nước trước những hèn câm
Nguyễn Phương Uyên – Mất tích vì làm thơ chống Trung Quốc?
Nữ sinh viên bị công an TP/HCM bắt, biệt tích
Nguyễn Phương Uyên…
Nguyễn Phương Uyên – Mất tích vì làm thơ
Một màu áo xanh – hai hình ảnh khác biệt

 Tâm thư cảm ơn gởi các vị Nhân sỹ trí thức đã vận động cho bạn Nguyễn Phương Uyên và thông báo khẩn của sinh viên

clip_image002 Bauxite Việt Nam nhận được bức tâm thư dưới đây ký tên Đại diện lớp 10CDTP1do một độc giả gửi tới. Đọc kỹ nội dung thì lời lẽ chân thành, đúng mực, đáng cho ta tin cậy, trong tình cảnh khó khăn của một lớp học đang bị o ép nhiều mặt, người viết vẫn giữ được niềm tin trong sáng vào người bạn cùng lớp bị bắt đi một cách bí ẩn – một phẩm chất cực kỳ đáng quý của tuổi trẻ – cũng như rất vững vàng tỉnh táo trong việc lựa chọn hoài bão “thương yêu giống nòi” làm mục tiêu phấn đấu lớn nhất của thế hệ mình. Bởi thế, dù chưa có điều kiện rà soát kỹ xuất xứ, chúng tôi xin trân trọng đăng lên để một lần nữa bày tỏ sự chia sẻ và đồng tình với toàn thể các bạn sinh viên Lớp 10CDTP1 Trường đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM đã nhanh chóng viết bức thư chung gửi lên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ngày 20.10. 2012 xin sớm có biện pháp trả lại tự do cho sinh viên Nguyễn Phương Uyên. “Lòng tự trọng” của các em không chờ rao giảng, đã thể hiện hùng hồn qua việc làm nghiêm túc ấy.
Bauxite Việt Nam
Kính thưa quý bác, cô chú nhân sỹ trí thức,
Chúng cháu những sinh viên của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm chân thành cảm ơn các vị nhân sỹ trí thức đã đứng cùng chúng cháu, hậu thuẫn những đề nghị chính đáng của tập thể sinh viên lớp 10CDTP1, lên tiếng để bảo vệ cũng như yêu cầu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang can thiệp để trả tự do ngay cho bạn Nguyễn Phương Uyên.
Sau khi bức thư chúng cháu viết cho bác Chủ tịch nước được gởi đi, cho đến nay vẫn không có hồi đáp gì. Thật sự chúng cháu rất là buồn. Chúng cháu còn quá trẻ, trên đường đời nhiều cam go không có đủ kinh nghiệm ngoài trái tim nóng bỏng của tuổi trẻ và lòng yêu nước thiết tha. Vì thế chúng cháu rất vui mừng khi thấy 157 vị nhân sỹ trí thức, trong đó đặc biệt là giáo sư Ngô Bảo Châu, người mà giới sinh viên chúng cháu xem là thần tượng và là mục tiêu phấn đấu trên con đường học hành, đã đồng hành và cất tiếng nói cùng chúng cháu [xem: http://www.boxitvn.net/bai/42334].
Lá thư khẩn của quý bác, cô chú gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã giúp cho chúng cháu cảm thấy tự tin hơn vì biết rằng trên con đường gian nan và vào những giây phút khó khăn này, bên cạnh chúng cháu đã có các bậc cha anh nâng đỡ khi chúng cháu vấp ngã. Hơn ai hết chúng cháu hiểu được tình thương yêu và nâng đỡ của thế hệ đi trước dành cho chúng cháu, dành cho hoài bão trong sáng của thế hệ trẻ, của các thanh niên sinh viên đang tiếp tục nối bước cha anh góp phần vào việc bảo vệ đất nước và xây dựng quê hương theo đúng khát vọng chung của dân tộc.
Nhân dịp này, chúng cháu xin cảm ơn quý bác, cô chú, các anh chị đã hết lòng hỗ trợ, lên tiếng, bày tỏ quan điểm ủng hộ lòng yêu nước của bạn Nguyễn Phương Uyên cũng như đã an ủi, khuyến khích chúng cháu để chúng cháu có đủ tinh thần vừa phải học hành, vừa phải lo cho bạn đang bị bắt giữ và vừa phải đối đầu với những khó khăn chồng chất chỉ vì thương mến bạn Phương Uyên và thương yêu giống nòi.
Chúng cháu xin hứa sẽ giữ vững truyền thống hào hùng của tổ tiên, của những vị anh hùng dân tộc cứu nước và dựng nước mà nhờ vào đó mà chúng cháu đã ngẩng cao đầu để luôn tự hào chúng cháu là người Việt Nam.
Xin cho chúng cháu gởi lời chúc sức khỏe và lòng biết ơn sâu sắc.
Đại diện lớp 10CDTP1
*
Chúng cháu cũng xin được thông tin khẩn đến với mọi người:
Sau khi bức thư gởi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được soạn từ trong Trường đại học CNTP, thì áp lực từ phía nhà trường, và từ phía chính quyền luôn giám sát mọi động tĩnh của sinh viên chúng cháu.
Vào chiều hôm nay ngày 2/11/2011 một số cán bộ đã đến làm việc với 4 lớp CNTP đặc biệt là lớp 10CDTP1 mà chúng em và Phương Uyên theo học.
Phái đoàn gồm có:
+ Thành đoàn TPHCM
+ Phòng công tác học sinh sinh viên ĐHCNTP
+ Trưởng khoa CNTP
+ Bí thư đoàn trường
+ Bí Thư đoàn khoa, và một số thầy cô.
Phái đoàn đã đến tận lớp để thông báo việc bạn Nguyễn Phương Uyên và theo các cán bộ thì Phương Uyên bị bắt là do có hành vi rải truyền đơn chống lại đảng cộng sản, chứ không phải truyền đơn chống Trung Quốc như bức thư của sinh viên gởi Chủ tịch nước.
Họ đã tạo áp lực và yêu cầu những sinh viên có tên trong danh sách ký tên gởi thư cho Chủ tịch nước mỗi người phải viết cam kết là không có viết lá thư gởi cho Chủ tịch nước và không có ký tên. Xong rồi nộp lại cho nhà trường, nhà trường sẽ cử đại diện giao lại các bản cam kết đó cho Chủ tịch nước.
Thầy giáo chủ nhiệm lớp 10cdtp1 là thầy Trần Quyết Thắng (thangtq@cntp.edu.vn) (hiện đang làm giảng viên bên Khoa CN Thực phẩm) đã bị cắt điểm thi đua và bị kỷ luật về mặt đảng vì vụ bạn Uyên.
Hiện giờ nhà trường kèm cặp và tạo áp lực với sinh viên, xung quanh các hàng quán đều có công an thường phục theo dõi động tĩnh từ phía sinh viên.
Đại diện lớp 10CDTP1
Được đăng bởi bauxitevn

Hình vẽ Danlambao

Công nhận công an vẽ Phương Uyên tài thiệt!!!

Biếm họa PHO (Danlambao)

Đảng tay sai

Biếm họa Babui (Danlambao)

 Bài học Nguyễn Văn Khanh

Nguyễn Quang Thân – Quechoa

Vụ Tiên Lãng sau tám tháng nằm im đã nóng trở lại với việc bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện và truy tố cho tại ngoại ba bị can khác. Ông Khanh là ai? Tại sao lại là ông Khanh?
Sau vụ cưỡng chế, báo chí viết nhiều về ông Khanh, người từng phản đối cưỡng chế. Báo Nông nghiệp VN viết: “Ông là một trong những cán bộ được lòng dân nhất trong bộ máy chính quyền huyện”. Báo Giáo dục VN: “Trong nhiều năm, ông Khanh đã có những đóng góp không nhỏ để đưa Tiên Lãng trở thành huyện có nền nông nghiệp phát triển. Khi nhắc đến Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Khanh, nhiều người dân vẫn dành cho ông sự trân trọng, khác hẳn với những gì họ dành cho ông Lê Văn Hiền”.
Những người cộng tác nói về ông: “Trong số những lãnh đạo của huyện Tiên Lãng, Phó Chủ tịch Khanh là người có năng lực, có tư cách đạo đức tốt, gần dân, biết lắng nghe dân” (PGS-TS Nguyễn Thị Lý Anh, Viện trưởng Viện Sinh học nông nghiệp – theo báo Nông nghiệp VN).
Ông Lương Văn Trong, Phó Chủ tịch Liên chi hội Nuôi trồng thủy sản nước lợ khẳng định: “Cần xem xét những người đứng đầu huyện Tiên Lãng, cụ thể là hai ông Bùi Thế Nghĩa – Bí thư Huyện ủy Tiên Lãng và ông Lê Văn Hiền – Chủ tịch. Ông Khanh là người phản đối cưỡng chế, không đáng chịu như thế!”. Phần mình, ông Khanh cũng đã viết một bức tâm thư dài nói ông phản đối cưỡng chế, ông không quyết định phá nhà, ông bị oan.
Vậy mà tại sao ông Khanh lại bị bắt, bị tạm giam, mặc nhiên hiện nay được coi là đầu dây vụ án? Người ta đã lật ngược thế cờ!
Có đủ cơ sở để tin rằng, ông Khanh là người tốt, thân dân chứ không xa dân, hiểu được quyền lợi và nguyện vọng của dân, có trình độ, lại nắm được luật pháp nên ít nhất từ 2010, khi Huyện ủy, UBND Huyện Tiên Lãng có chủ trương cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Vươn, ông Khanh đã phản đối chủ trương này. Tuy nhiên ông Bí thư và ông nguyên Chủ tịch UBND Huyện tên Hiền vẫn khăng khăng cưỡng chế. Khi thực thi, với cái mẹo “gậy ông đập lưng ông”, những kẻ mưu cao vẫn ép được ông Khanh làm trưởng ban chỉ đạo. Ông đành ngậm đắng nuốt cay nhận nhiệm vụ vì ý thức tổ chức.
Vụ cưỡng chế động trời xảy ra, bị Thủ tướng kết luận là trái pháp luật, cả chủ trương thu hồi đất lẫn thực thi cưỡng chế. Hơn 50 cán bộ thành phố và huyện, xã bị kỷ luật. Chủ tịch và ông phó đều bị cách chức. Công luận phải chờ đợi tám tháng trời để rồi nhận được tin mới là chỉ mình ông Khanh bị tạm giam. Cái tin này không chỉ riêng ông Khanh sửng sốt!
Sửng sốt vì ông Khanh là người phản đối chủ trương làm sai pháp luật lại bị giam cầm, trong khi những thủ phạm chính gây ra cơ sự thì vẫn nhởn nhơ. Ông Khanh có thể là người tốt nhưng chưa phải là cái tốt đúng nghĩa. Ông mới có tấm lòng với dân, có nhận thức đúng, nhưng ông không có gan bảo vệ cái mình cho là đúng đến cùng. Không hiểu sao, là một ông phó chủ tịch huyện mà cho đến bây giờ, theo công an Hải Phòng, không hề có một văn bản nào chứng minh ông Khanh phản đối cưỡng chế! Vậy là ông chỉ nói trong xó, không dám viết ra, không dám đề đạt, phản biện, phải chăng vì sợ? Sợ cái gì? Sợ mất chức? Sợ mang tiếng chống đối? Rồi khi một kế hoạch khá hoàn hảo gài ông vào cái bẫy trưởng ban cưỡng chế, ông lại không đủ can đảm để thẳng thừng chối từ. Vì việc được giao trái với quan điểm của ông, vì không thể phản bội lại mình và nhân dân, ông có thể từ chức ngay, về làm một anh kỹ sư nông nghiệp được dân yêu. Nhưng lần nữa ông lại đầu hàng những kẻ muốn mượn tay ông để làm sai pháp luật. Chính ông tự chui đầu vào cái bẫy tình ngay mà lý gian được những bộ tim óc tăm tối giăng ra. Ôi, đó là bài học lớn cho ông Khanh và tất cả chúng ta.
Giá như ông Khanh học được chút sĩ khí của Chu Văn An hay bí thư Kim Ngọc, chẳng thà quyết bảo vệ cái đúng mà về vườn chứ không ngoan ngoãn, cả nể hay khiếp nhược với cái sai, thì có thể vụ Tiên Lãng với bao hệ lụy chưa chắc đã xảy ra…
Theo báo PN Tp HCM

 

Giải mã nghịch lý lương thấp – mức sống cao

(Dân trí) – Không biết một bộ phận rõ ràng là không nhỏ giới chức Việt Nam hiện nay lấy tiền đâu ra mà giàu thế nhỉ? Họ có giải thích nguồn gốc thế nào thì chắc chắn dân chỉ có thể tin được là từ tham nhũng tiền của dân, của nước ra mà thôi…

 >>  Lương 10 triệu mà thường xuyên chơi golf, đi spa!

(minh họa từ internet)
(minh họa từ internet)

Tôi làm nghề du lịch nên có cơ hội tiếp xúc nhiều tầng lớp trong xã hội. Có những người tôi thán phục vì trí tuệ, công sức lao động của họ bỏ ra để làm giàu một cách chính đáng mà vẫn tiêu xài một cách chừng mực, đúng việc… Nhưng khi phục vụ các cán bộ, công chức tôi thấy đa phần hệ số lương của các vị này có tổng thu nhập chỉ giao động khoảng 5 đến 10 triệu/tháng. Vậy mà không hiểu sao hầu như vị nào cũng nhà cao cửa rộng, lại còn vài căn nhà mặt phố. Cuối tuần là phải đi chơi golf, đi ăn nhà hàng sang trọng, đi xe hơi đắt tiền.
Con cái những vị này hầu như toàn du học Mỹ, Úc hay ít nhất cũng Singapore… Phu nhân của các vị ấy thì hầu hết thuộc vanh vách các cơ sở spa, giá tiền những túi xách thời trang hàng hiệu, luôn là khách Vip của các trung tâm mua sắm…
Vậy không biết một bộ phận rõ ràng là không nhỏ giới chức Việt Nam hiện nay lấy tiền đâu ra mà giàu thế nhỉ? Chắc chắn dân chỉ có thể nghĩ được là từ tham nhũng tiền của nhân dân, của nhà nước.
Theo tôi muốn diệt trừ tận gốc tệ nạn tham nhũng, có lẽ chúng ta cần cố gắng để áp dụng cho được những cách làm sau:
1/ Thành lập cơ quan phòng chống tham nhũng riêng biệt, độc lập…
2/ Hạn chế tối đa lưu thông tiền mặt, các giao dịch đều phải chuyển qua ngân hàng.  Như vậy cơ quan phòng chống tham nhũng chỉ việc kiểm soát chặt tài khoản của những người có chức có quyền, là có thể phát hiện ra dấu hiệu tham nhũng khi có giao dịch lớn nghi là tham nhũng.

3/ Việc phát hiện tham nhũng đa phần do nhân dân, báo chí tố giác… Vậy khi cán bộ kê khai tài sản xong cần đưa thông tin kê khai lên mạng. Như vậy người nào kê khai không thành thật, nhất định sẽ bị nhân dân phát hiện và tố giác. Ai kê khai không đúng, lập tức buộc thôi việc và tịch thu tài sản. Kê khai tài sản là phải kê khai nguồn gốc làm sao có tài sản đó, chứ không phải chỉ là liệt kê tài sản.

4/ Cố gắng tiến tới trả lương cho cán bộ công chức theo đúng năng lực làm việc để ai có tài, có đức có thể sống “đầy đủ” ở mức thu nhập Khá của xã hội. Để họ chuyên tâm vào công việc, không phải lo cơm, áo, gạo, tiền. Như vậy cũng là một cách giảm được tham nhũng. Ai có năng lực yếu kém, cần loại ra khỏi bộ máy công quyền để không lãng phí ngân sách.

Nghịch lý lương thấp – mức sống cao ở VN ta, chúng tôi đều thấy cũng chẳng phải là vấn đề gì hóc búa lắm mà không giải mã được.
Đào Văn Chiêu 

 

Mối lo thừa đàn ông

Thứ bảy 03/11/2012 16:26 -Infonet
Hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam đã đựơc Phó thủ tuớng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân chỉ rõ “mất cân bằng giới tính khi sinh nếu không kịp thời giải quyết sẽ để lại tai hoạ cho cho dân tộc và đất nuớc”.
Trong Buổi hội thảo quốc gia về mất cân bằng giới tính khi sinh diễn ra sang nay, Ông Nguyễn Việt Tiến, Phó giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung uơng cho biết: “Trong 2 thập kỷ, từ năm 1979 đến năm 1999 tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) ở Việt Nam chỉ tăng trung bình 0,1 %.
TSGTKS từ 105trẻ em nam /100 trẻ em nữ thì năm 1999 TSGTKS là 107/100. Nhưng từ năm 2006 đến nay, tỷ số này luôn trong xu huớng tăng, thậm chí tăng mạnh, có năm tăng 1%, tức là gấp 10 lần so với truớc đây”.
Quý I/2012 TSGTKS là 113/100, hầu hết các tỉnh trong cả nuớc, đều rơi vào tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh . Nếu không có sự can thiệp tích cực thì tỷ số GTKS của nước ta có thể liên tục tăng lên khoảng 115/100 vào năm 2015 và tiếp tục duy trì ở mức này cho đến năm 2019. Mất cân bằng giới tính khi sinh dẫn đến nhiều hệ lụy và hiện đang là một thách thức lớn đối với đất nuớc .
Tăng TSGTKS nếu không kịp thời giải quyết sẽ để lại tại họa cho dân tộc và đất nuớc.
Tình trạng gia tăng TSGTKS sẽ dẫn tới những hệ lụy khó lường về mặt xã hội, thậm chí cả an ninh chính trị khi các thế hệ trẻ em sinh ra hôm nay bước vào độ tuổi kết hôn (ở Việt Nam, thời điểm này sẽ xảy ra vào khoảng năm 2025-2030), ông Duơng Quốc Trọng Tổng cục truởng Tổng cục DS-KHHGD, Bộ Y tế cho biết
Ông Trọng cũng chỉ rõ, trước hết tình trạng dư thừa nam giới, thiếu phụ nữ trong độ tuổi kết hôn, có thể sẽ dẫn tới những thay đổi trong hệ thống hôn nhân và gia đình. Một bộ phận nam giới có thể sẽ phải kết hôn muộn và nhiều người trong số họ không có khả năng kết hôn. Một giải pháp tình thế hiện đang được một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc áp dụng là kết hôn với nguời nước ngòai (còn gọi là nhập khẩu cô dâu). Giải pháp này đã cho thấy một số bất cập  như tạo ra các luồng di cư quốc tế mới, các biến thái mới của nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em gái duới hình thức hôn nhân, đám cuới giả, và trên hết là này sinh các xung đột quốc tế mới giữa các quốc gia “ xuất khẩu cô dâu” và các quốc gia “nhập khấu cô dâu”. Giải pháp này xem ra khó bền vững.
Đồng thời, việc gia tăng  TSGTKS không những không cải thiện đựơc vị thế của nguời phụ nữ mà thậm chí còn làm gia tăng thêm sự bất bình đẳng giới. Nhiều phụ nữ có thể phải kết hôn sớm hơn, tỷ lệ ly hôn và tái hôn của phụ nữ sẽ tăng cao. Nguời ta quan ngại về sự bạo hành ở một xã hội khi có  nhiều nam giới độc thân. Ở đó tình trạng bạo hành giới, tình trạng buôn bán phụ nữ vào các cơ sở mại dâm có thể sẽ gia tăng. Vì thế tỷ số GTKS đựoc coi là một trong những chỉ báo quan trọng để đanh giá mức độ tiến bộ của bình đẳng giới trong xã hội.
Cũng cùng quan điểm trên, bà Mandeep K.O’Brien, Quyền Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam cho biết: hiện nay, toàn Châu Á “thiếu hụt” tới 117 triệu phụ nữ do mất cân bằng TSGTKS, một trong những hậu quả của tình trạng phân biệt giới. Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên đối mặt với vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh nhưng sự thật  là thách thức này rất rõ ràng và đang ngày càng tăng lên. TSGTKS đã tăng từ 106,2/100 (năm 2000) lên 111,9/100 (năn 2011) và xu huớng rõ rệt này tiếp tục gia tăng.
Bà khẳng định: “Mất cân bằng GTKS sẽ ảnh huởng tới cấu trúc dân số Việt Nam trong tuơng lai, dẫn tới việc dư thừa nam giới trong xã hội. Các hậu quả về lâu dài rất nghiêm trọng: việc thiếu phụ nữ sẽ làm gia tăng áp lực buộc các em gái phải kết hôn sớm hơn và có thể bỏ học để lập gia đình. Bên cạnh đó, nguy cơ gia tăng về nhu cầu mại dâm; đường dây buôn bán phụ nữ”.
“Phân biệt đối xử đối với trẻ em gái ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này là mặt trái xã hội, là sự vi phạm nhân quyền cần phải chấm dứt. Bé gái, cũng như bé trai, xứng đáng đuợc huởng sự yêu thuơng, cơ hội và quyền bình đẳng trong suốt cuộc đời mình”, bà Mandeep K.O’Brien khẳng định.
Lan Nguyễn

Hiệu Minh :Anh Bình và nợ xấu

Hiệu Minh blog

<<<===Thống đôc NHNN NV Bình. Ảnh: TPO
Nói đến nợ thì dân thường ai chả hiểu, nợ xấu là nợ không trả được, hoặc đến kỳ thanh toán phải khất lần. Cho vay mà không đòi được thì gọi là nợ khó đòi hay xấu nhất là không đòi được nợ.
Thế mà Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình lại tỏ ra không hiểu nợ xấu và cách tính khi nói rằng, trên thế giới cũng như Việt Nam, hiện chưa có một bộ tiêu chí nào được coi là thống nhất để tính toán nợ xấu.
Anh còn cố an ủi người nghe bằng nhận xét “Diễn biến nợ xấu từ đầu năm 2012 đến nay rất thống nhất với diễn biến của nền kinh tế, tăng mạnh đầu năm, kể từ tháng 6 thì tăng chậm hẳn lại.” Cứ như nợ xấu chậm lại cuối năm là phát hiện mang tính đột phá của NHNN.
Tôi nghe mãi mà không hiểu Thống đốc định nói gì và cứ nghĩ mình tối kiến. Tuy nhiên, anh Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, giúp tôi hiểu về nợ xấu, bằng hai ví dụ đơn giản.
Một khu đất giá 200 tỷ, người ta nâng lên 800 tỷ đến 1 nghìn tỷ, rồi định giá bán 600 tỷ, đến bây giờ bán chưa được 100 tỷ, mất đứt 500 tỷ, đó là nợ xấu.
Dự án Xi măng Cẩm Phả do Vinaconex làm chủ đầu tư, vốn đầu tư 6.089 tỷ đồng với công suất mục tiêu 2,3 triệu tấn/năm, nhưng sau 3 năm hoạt động, lỗ tới 1.259 tỷ, đó là nợ xấu.
Không phải anh Bình không hiểu bài toán vỡ lòng này. Anh còn biết rõ hơn cả anh Thanh. Bới trong NHNN của anh Bình đã có thông tư hẳn hoi về định nghĩa thế nào là nợ xấu.
Quyết định 493/2005/QĐ-Ngân hàng Nhà nước ngày 22/4/2005 định nghĩa tóm tắt như sau: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn).”
Cụ thể nhóm 3 trở xuống gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày, đồng thời tại Điều 7 của Quyết định nói trên cũng quy định các ngân hàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.
Như vậy, nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố: (i) đã quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ đáng lo ngại. Đây là định nghĩa Việt Nam.
Còn theo định nghĩa nợ xấu của Phòng Thống kê – Liên hợp quốc “Về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi (i) quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; (ii) hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; (iii) hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”.
Như vậy cũng như Việt Nam ta, nợ xấu cũng được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ bị nghi ngờ. Đây là định nghĩa được quốc tế thừa nhận rộng rãi.
So sánh hai định nghĩa chả thấy gì khác nhau. Nhưng nợ xấu của VN do bên NHNN đưa ra thấp hơn với các tổ chức Quốc tế do cách tính đặc thù rất Việt Nam chăng?
Thôi thì Tây có chuẩn “thấp”, không thèm “chấp”. Nhưng ngay Việt Nam mình “đóng cửa bảo nhau” cũng có những con số  khác nhau.
Hồi tháng 7, Quyền Chánh thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Hữu Nghĩa nói tại cuộc họp báo rằng “Tính đến 31/3/2012, nợ xấu là hơn 202.000 tỷ đồng (khoảng 9,69 tỷ đôla), chiếm 8,6% tổng dư nợ”.
Vào ngày 7/7, chính NHNN đưa ra con số nợ xấu 117.000 tỷ dựa vào báo cáo của các tổ chức tín dụng, chiếm 4,47% so với tổng dư nợ, bằng một nửa so với bên Thanh tra đưa ra.
Chả lẽ một định nghĩa mà có tới mấy cách tính về nợ xấu. Có ai đó nói rằng, chỉ cần thạo mấy phép tính cộng trừ nhân chia là có thể lên làm lãnh đạo. Nhưng tôi bắt đầu nghi ngờ, liệu điều đó có đúng với trường hợp Thống đốc hay không?
Trong lúc nợ xấu thực sự của Việt Nam còn đang tranh cãi thì có thể nghĩ rằng, Thống đốc Bình đang mắc món “nợ xấu” khác thuộc phạm trù nguy hiểm ở cả ba nhóm: Nhóm 3: dưới chuẩn về hiểu biết; Nhóm 4: khiến người ta có quyền nghi ngờ về trình độ cầm cân nẩy mực cho nền kinh tế và; Nhóm 5: khả năng mất vốn đã bỏ ra cho cái ghế.
Mời các cụ bàn về nợ xấu và anh Bình. Có gì sai sót, xin được lượng thứ. Dân IT chỉ viết được đến thế.
Nhờ anh NCB và các cao nhân về kinh tế, ngân hàng giúp một tay để bà con hiểu về nợ xấu, cách tính và quan trọng nhất là giải pháp thế nào.
Xin cảm ơn.
HM. 31-10-2012

Câu Chuyện về Ôn Gia Bảo của New York Times : Độc lập, hay Bị Lợi dụng bởi Phe Phái Bắc Kinh ?


Tác giả: Stephen Gregory  – Đại kỷ nguyên
Chinese Premier Wen Jiabao at the National People's Congress's (NPC) annual session at the Great Hall of the People in Beijing on March 8, 2012. On Oct. 25, The New York Times published a 4,700-word report that describes the incredible wealth amassed by members of Premier Wen Jiabao’s family. (Liu Jin/AFP/Getty Images)
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh ngày 8 tháng Ba, 2012. Ngày 25 tháng Mười, một bài báo trên New York Times đăng tin thành viên gia đình ông Ôn thu gom được lượng của cải khổng lồ.. (Liu Jin/AFP/Getty Images)
Một bài báo dài dòng đăng bởi Thời báo New York (The New York Times) mô tả chi tiết các của cải của gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã khơi lên sự tranh cãi về nguồn gốc của bài báo, tính chính xác và các mục đích sử dụng mà nó có thể bị áp đặt. Vấn đề là có hay không việc câu chuyện này được thiết lập để làm tăng thêm lợi ích chính trị của phe nhóm của chính trị gia thất thế Bạc Hy Lai, hoặc có hay không việc câu chuyện là sản phẩm nghiên cứu của riêng  NY Times, được thực hiện không cần lưu tâm đến các hậu quả chính trị bên trong Trung Quốc.
Vào ngày 25 tháng Mười, NY Times đã đăng một bài báo dài 4700 chữ mô tả một lượng của cải khổng lồ được vơ vét bởi các thành viên gia đình Thủ tướng Ôn Gia Bảo – lên đến 2.7 tỉ đô la – và bằng cách nào các thành viên gia đình Ôn giao dịch dựa trên danh tiếng và sự ảnh hưởng của Thủ tướng để kiếm được số của cải đó.
Boxun, một website tiếng Hoa ở nước ngoài, đã dự đoán trước bài báo của NY Times trong một bài viết đăng ngày 23 tháng Mười, theo giờ Bắc Kinh, mô tả các thông tin nghe có vẻ rất giống với điều sau đó xuất hiện ngay trên NY Times ,được phân phát rộng rãi cho truyền thông tiếng Hoa và cả tiếng Anh bởi một “phe nhóm bảo thủ”.
Boxun viết “một số truyền thông chủ đạo của Mỹ bằng tiếng Anh cũng đã nhận được nhiều tài liệu chi tiết” về Ôn Gia Bảo. Thông tin đó là một phần của nỗ lực đang được tiến hành bởi “phe nhóm bảo thủ” nhằm tấn công các đối thủ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), theo Boxun.
Trong một buổi phát thanh ngày 26 tháng Mười, Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (Voice of America) đã dẫn lời một phóng viên ở Bắc Kinh tên Dong Fang nói rằng tất cả hãng truyền thông đều đã nhận được thông tin tương tự về Ôn như NY Times đã đăng. Thông tin kèm theo cả các tài liệu được kiểm toán, theo Dong cho biết.
Một chủ bút của một trang tin tiếng Hoa độc lập, trả lời ẩn danh qua một phỏng vấn điện thoại rằng bất cứ khi nào truyền thông Hàn Quốc, Nhật Bản hay phương Tây đăng tải các bài báo chi tiết về các bí mật của quan chức ĐCSTQ, “Các bài báo đều được cung cấp cho họ. Các hãng truyền thông này tự họ không bao giờ có thể xúc tiến được các loại thông tin kiểu này.”
Khoảng 10:30pm, giờ phía đông ngày 26 tháng Mười, NY Times đăng một bài báo do David Barboza, tác giả viết về vụ việc của cải gia đình Ôn, giải thích việc bằng cách nào ông ta có được thông tin.
Theo Barboza, hầu hết các báo cáo tài chính và báo cáo hợp nhất được công khai trên các tổ chức tin tức ở Trung Quốc, và “bắt đầu từ cuối năm ngoái, NY Times đã duyệt lại các tư liệu nhận được ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân , Thâm Quyến và nhiều thành phố khác.”
“Các báo cáo cho phép NY Times theo dấu một magj lưới bè bạn và thân quyến của Thủ tướng khi mà họ đã xây dựng một đế chế kinh doanh nhiều tỉ đô la một thập kỷ qua, thường là cùng với trợ giúp của các doanh nhân giàu có.”

Mâu Thuẫn 2.2 Tỉ Đô La

Từ lúc bài báo của NY Times về Ôn Gia Bảo được đăng, hai bài báo khác gợi lên nghi vấn về con số của cải mà gia đình Ôn bị cho rằng đã vơ vét được.
Website tiếng Hoa tại New York Minh Kính (Mingjing) đã phỏng vấn bà Duan Weihong, người được chú ý nổi bật trong bài báo của NY Times. Duan được xác định là người môi giới cho gia đình Ôn thu mua cổ phiếu của công ty Bảo hiểm Ping An, lượng cổ phiếu sẽ tăng trưởng giá trị 2.2 tỉ đô la.
Bài báo của Ming Kính xác nhận NY Times đã có sự nghiên cứu cho bài báo về gia đình Ôn – Duan đã nói với Minh Kính  về việc đã được phỏng vấn bởi NY Times. Trong phỏng vấn với Minh Kính, Duan nhấn mạnh rằng bà đã nói với NY Times rằng các cổ phiếu nhân danh thành viên gia đình ông Ôn thực ra là được sở hữu của bà ta, như NY Times đã đưa tin.
Con số của NY Times và Minh Kính không thống nhất về lượng sở hữu cổ phiếu. NY Times đưa tin rằng các báo cáo của công ty đã không được công khai từ năm 2008, nhưng đưa ra giả định rằng gia đình Ôn hưởng lợi 2.2 tỉ đô la nhờ tài sản từ cổ phiếu.
Duan đã nói với Minh Kính rằng sau năm 2008, tất cả cổ đông đã rời khỏi công ty, và tất cả cổ phần đều đứng tên bà ta. “Nhưng mà phóng viên NY Times đã không ghi chép lại bất kỳ lời nào của tôi”, bà nói với Minh Kính.
Minh Kính đã bình luận, “Nếu đây là thật, không hề có một xu nào từ khoản 2.2 tỉ đô la cổ phiếu chạy về tài khoản của thân quyến ông Ôn”
Trong một bài báo đăng ngày 27 tháng Mười giờ Bắc Kinh, Boxun cũng đã xem xét về mối liên hệ bà Duan và ông Ôn.
Theo phóng viên Boxun ở Bắc Kinh, các thành viên gia đình Ôn giữ cổ phiếu của Ping An trong khoảng năm 2004 và 2005, khi Duan sử dụng thẻ căn cước của bà ta để mua các cổ phần.
Theo Boxun, Ping An trở thành một công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán trong năm 2008, và thân quyến Ôn đã tất cả rút khỏi công ty vào lúc đó. Ping An bắt đầu có lợi nhuận từ năm 2009. Duan có giữ các báo cáo để chứng minh cho tài khoản của bà ta, theo Boxun.
Boxun khẳng định rằng NY Times không thể chứng minh rằng thân quyến Ôn kiếm được 2.2 tỉ đô la lợi nhuận từ cổ phiếu của Ping An. Boxun đặt câu hỏi, nếu gia đình Ôn đã thực sự kiếm được 2.2 tỉ đô la như NY Times công bố, vậy nói thế nào về khoản 0.5 tỉ đô la còn lại của 2.7 tỉ đô la mà gia đình Ôn được cho là đã vơ vét ?

‘Các Động Cơ Đằng Sau’

Bài báo của NY Times về gia đình Ôn đã đụng chạm đến đầu não ở Bắc Kinh – website của tờ báo này đã bị chặn ngay lập tức ở Trung Quốc.
Vào thứ sáu tại Bắc Kinh, theo Phát Thanh Hoa Kỳ (VOA), phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hồng Lỗi đã lên án bài báo NY Times trong một buổi nghị sự, ông nói với các phóng viên rằng điều đó có ý đồ “bôi nhọ Trung Quốc” và có “các động cơ đằng sau”.
Phát ngôn viên của NY Times, Eileen Murphy, đã phản hồi lại chỉ trích này bằng phát biểu rằng tờ báo từ chối thỏa hiệp dựa trên các tiêu chuẩn báo chí của họ và sẽ không hiệu chỉnh bài báo “theo các đòi hỏi của chính phủ Trung Quốc”, theo tin từ VOA.
Một cựu đồng nghiệp ẩn danh của ông Ôn đã được dẫn lời nói rằng “Những kẻ thù của ông ta [Ôn Gia Bảo] ra sức cố tình để bôi nhọ ông bằng cách làm rò rỉ điều này ra”.
NY times cũng đưa tin rằng tin tức về của cải của gia đình Ôn có thể làm suy yếu về chính trị với Ôn trước thềm đại hội Đảng lần thứ 18. Tại đại hội,  dự định bắt đầu ngày 8 tháng Mười Một, một thế hệ lãnh đạo mới của ĐCSTQ sẽ được xướng tên.
Cựu lãnh đạo của Bộ sự vụ Trung Quốc của đảng DDP ại Đài Loan không nắm quyền, Dong Li-wen, được dẫn lời bởi Radio France Internationale (RFI) nói về bài báo NY Times “được trực tiếp can hệ đến cuộc đấu đá quyền lực trước đại hội đảng 18. Ôn Gia Bảo từ lâu đã có quan điểm chính trị cứng rắn, và bài báo bày có thể nhằm trả đũa cho sự ủng hộ hoặc đối kháng với các thành viên Bộ Chính Trị nào đó. Các đối thủ của ông ta có thể đã rò rỉ thông tin này ra với truyền thông hải ngoại.”

‘Phe Nhóm Bảo Thủ’

Boxun đã viết “thông tin nặng ký” về gia đình Ôn phân phát bởi một phe nhóm bảo thủ đã sử dụng “kế hoạch chuẩn bị cẩn thận và lâu dài cùng với các tài liệu bao hàm toàn diện được soạn bởi các ban bộ trong chính phủ” cho các công kích được dàn xếp lên các đối thủ.
Boxun đã đề cập đến một ví dụ tương tự về một bài báo đăng tháng Sáu trên Bloomberg nói về của cải gia đình của lãnh đạo kế tiếp Tập Cận Bình, người được coi là kẻ thù của phe nhóm bảo thủ.
Bài báo của Bloomberg dựa trên một lượng tài liệu khổng lồ, bao gồm 1000 trang về gia đình Tập và các công ty, tất cả được đối chiếu, bao gồm thậm chí các bản sao thẻ căn cước của những người này và ảnh chụp về các nơi cư trú – theo Boxun.
Các tài liệu lan truyền về Ôn Gia Bảo được cho rằng cũng được làm hoàn bị tương tự. Theo tin Boxun, thông tin này “thấu đáo” và rất chi tiết, bao gồm “thông tin về các thương vụ của con trai ông Ôn là Ôn Vân Thông (Wen Yunsong) ,thậm chí kèm cả báo cáo hàng tháng”.
“Từ điều này có thể thấy rằng nếu không có người trong các cơ quan nhà nước giúp đỡ thu thập tài liệu, sẽ là không thể để có được các thông tin kiểu tối mật này”, Boxun viết.
Boxun cho rằng phe nhóm bảo thủ mưu đồ nhắm đạt được “tác động từ một cuộc tấn công đa chiều hướng”. Trong trường hợp công kích vào Tập Cận Bình và Ôn Gia Bảo hiện nay, thông tin được lưu chuyển trên cả truyền thông tiếng Anh và truyền thông tiếng Hoa nhằm hy vọng có được sự bao phủ đồng thời ở cả hai.

Cuộc Chiến Tranh Thông tin Đang Diễn ra

Boxun đặt thông tin lan tràn về gia đình Ôn Gia Bảo trong một ngữ cảnh về các nỗ lực đang tiến hành bởi cựu ứng cử viên Đảng đã thất thế Bạc Hy Lai cùng những kẻ khác nhằm sử dụng “lượng lớn các nguồn lực và nhân lực để khời phát các đợt tấn công liên tục trên truyền thông vào Ôn Gia Bảo và thành viên gia đình ông trong mấy năm gần đây”.
Một cuộc chiến tranh thông tin đang được tiến hành như là một phần của tranh giành quyền lực đang diễn ra tại Trung Quốc, vốn đã được đưa tin bởi nhiều bên khác, bao gồm cả Đại Kỷ Nguyên.
Theo một bài báo đăng bởi Tạp chí Open tại Hong Kong vào tháng Năm, khi cựu trưởng cảnh sát Trùng Khánh là Vương Lập Quân cố gắng đào tẩu vào Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô trong tháng Hai, trong số các thứ mà ông ta đem theo là các tài liệu mô tả chi tiết các mệnh lệnh mà Bạc Hy Lai ban ra để tấn công vào các lãnh đạo hàng đầu, bao gồm thủ tướng Ôn Gia Bảo, qua việc phát tán tin tức trên mạng.
Đại Kỷ Nguyên đã đăng một bài báo độc quyền vào tháng Tư mô tả việc Bạc Hy Lai và trùm an ninh quốc nội Chu Vĩnh Khang làm thế nào để cùng với cỗ máy tìm kiếm tiếng Hoa Baidu trong năm 2009 và 2010 đẩy Google ra khỏi Trung Quốc.
Dựa trên thông tin cung cấp bởi một quan chức cấp cao tại Bắc Kinh, bài báo mô tả làm cách nào Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh KHang thực hiện được việc này nhằm sử dụng Baidu để tấn công các đối thủ.
Theo các báo cáo điều tra bởi Ủy ban Kiểm tra Kỉ luật Trung Ương, Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang đã tiến gần đến một “kế hoạch rất chi tiết nhằm hoàn thiện một chiến dịch trên mạng mạnh mẽ chống lại Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo và Tập Cận Bình”
Các bài báo đăng năm 2010 trên Baidu là kết quả của các nỗ lực của Bạc và Chu đặt tựa như là “Con trai Hồ Cẩm Đào tham nhũng tệ hại, Giang Trạch Dân muốn truy đến cùng việc này”, và “Tập Cận Bình là một kẻ dâm đãng, chơi bời với nhiều phụ nữ tại Chiết Giang sau lưng người vợ thứ hai”
Một ví dụ gần đây hơn về kiểu mánh khóe truyền thông này diễn ra vào tháng Tám, khi truyền thông tiếng Hoa và truyền thông phương Tây đăng tải các câu chuyện khẳng định Hồ Cẩm Đào đã có kế hoạch từ chức khỏi Quân ủy Trung Ương. Theo một nguồn tin của Đại Kỷ Nguyên, những câu chuyện này được thiết lập bởi trùm an ninh quốc nội Chu Vĩnh Khang, một thành viên của phe nhóm gây dựng bởi cực chủ tịch Giang Trạch Dân.
Các tin đồn về Hồ Cẩm Đào “từ chức hoàn toàn” có thể làm suy giảm quyền lực của ông trong nội bộ ĐCSTQ, và ông đã bị buộc phải bảo cựu trưởng điều hành Hong Kong là Đổng Kiến Hoa chối bỏ chúng trong một phỏng vấn ông ta trả lời CNN ngày 19 tháng Chín.
Boxun đã nhấn mạnh via trò của Bạc Hy Lai và một “phe nhóm bảo thủ” chưa được cụ thể trong việc sắp đặt phân phát cho truyền thông thông tin về của cải gia đình Ôn Gia Bảo. Việc Bạc có thể có bất kỳ sự dính líu trực tiếp gần đây ra sao thì chưa rõ. Y hiện tại ở trong nhà tù Tần Thành tại Bắc Kinh.
Bạc Hy Lai gắn bó vô cùng chặt chẽ với phe nhóm của Giang Trạch Dân. Khi Giang bắt đầu chiến dịch nhằm nhổ tận gốc môn tập tinh thần Pháp Luân Công vào tháng Bảy 1999, Bạc đã hang hái triển khai cuộc bức hại.
Đại Kỷ Nguyên đã đưa tin trước đây việc phe nhóm Giang đã bị mất quyền lực như thế nào, và giờ đang đeo đuổi việc trốn tránh bị chịu trách nhiệm cho các tội ác tàn bạo gây ra trong suốt cuộc bức hại vẫn còn đang tiếp diễn lên Pháp Luân Công, dẫn đến một cuộc xung đột quyền lực nội bộ Đảng.
Theo Boxun, “đằng sau bức màn, có một phe nhóm bảo thủ đang thao túng các thứ”
Cùng với nghiên cứu bởi Jane Lin và Mathew Robertson.
Ghi chú của Ban Biên tập  : Khi mà cựu trưởng công an Trùng Khánh, Vương Lập Quân (Wang Lijun), đào ngũ đến với Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô ngày 6 tháng Hai để tự cứu mạng mình, y đã khuấy động một cơn bão chính trị mà vẫn chưa hề lắng dịu. Một cuộc chiến đằng sau bức màn làm bật ra quan điểm các quan chức dành cho cuộc bức hại Pháp Luân Công. Phe phái với bàn tay đẫm máu – gồm các quan chức do cựu chủ tịch Giang Trạch Dân (Jiang Zemin) vận động để tiến hành cuộc bức hại – đang tìm kiếm việc trốn tránh trách nhiệm cho các tội ác họ phạm phải và tìm cách tiếp tục duy trì chiến dịch này. Các quan chức khác đang chối bỏ bất kỳ việc tham gia nào vào cuộc bức hại. Các sự kiện cho thấy một sự chọn lựa rõ ràng cho các quan chức và công dân Trung Quốc, và cả người dân Thế giới : ủng hộ hoặc là phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công. Lịch sử sẽ ghi chép lại sự chọn lựa của mỗi người.
Đọc bản tiếng Anh

Sợi dây liên kết quan hệ Việt – Mỹ

Lê Quỳnh
BBCVietnamese.com
Ông Andrew Billo
Cập nhật: 01:59 GMT – chủ nhật, 4 tháng 11, 2012
Ông Andrew Billo cho rằng về nhân quyền, hợp tác vẫn tốt hơn là gây sức ép từ ngoài
Ổn định chính trị, giá nhân công rẻ và tranh chấp Biển Đông là ba yếu tố góp phần thắt chặt quan hệ Việt – Mỹ, theo một người làm cho một tổ chức có quan hệ với Việt Nam.

Ông Andrew Billo trả lời phỏng vấn của BBC vào thời điểm trước cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ.
Từng làm việc ở Việt Nam bốn năm cho Tổ chức Di dân Quốc tế (2004-2008), ông hiện là trợ lý giám đốc về các chương trình chính sách của Asia Society đặt trụ sở ở New York.
Asia Society, tổ chức giáo dục thành lập năm 1956 nhằm thúc đẩy hợp tác giữa Mỹ và châu Á, vẫn thường tổ chức các sự kiện liên quan Việt Nam.
Mở đầu cuộc phỏng vấn, ông Andrew Billo cho biết nhận định về mối quan hệ mà theo ông “đang phát triển mạnh hơn nữa”.
Andrew Billo: Quan hệ Việt – Mỹ, vốn đã vững chắc, đang phát triển mạnh hơn nữa không chỉ nhờ hợp tác đầu tư và thương mại, mà còn là kết quả của các tranh chấp trên vùng biển Nam Trung Hoa (mà Việt Nam gọi là Biển Đông).
Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta thăm Việt Nam tháng Sáu năm nay và đã thảo luận việc sử dụng cảng ở Vịnh Cam Ranh để tàu Mỹ vào. Phía Việt Nam đồng ý cho phép các tàu phi vũ trang sử dụng cảng thương mại gần bên, nhưng họ hy vọng Mỹ trợ giúp bằng hình thức bán vũ khí sát thương – việc này Mỹ đã từ chối. Dẫu vậy, nếu quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc trong vấn đề biển Nam Trung Hoa tiếp tục xấu đi, cửa có thể mở ra cho sự hợp tác tăng cường với Mỹ.
Hoa Kỳ cũng là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, và nhân dân Việt Nam vẫn tiếp tục đánh giá cao nhân dân và văn hóa Mỹ. Cộng đồng người Việt sống ở Mỹ cũng lớn và đương nhiên là mối dây kết nối giữa các thành viên ở Mỹ và ở Việt Nam.
Theo tôi, khu vực Đông Nam Á hứa hẹn nhiều cơ hội cho đầu tư và hợp tác của Mỹ. Nhưng Việt Nam, nhờ một chính phủ tương đối ổn định và cơ sở hạ tầng khá tốt, có lợi thế so với một số nước khác trong Asean. Cả khu vực này, thường bị đe dọa vì nguy cơ thiên tai và thỉnh thoảng lại có bạo lực chính trị, có một số rủi ro và Việt Nam dĩ nhiên không phải ngoại lệ. Nhưng nói chung, Việt Nam đẹm lại lực lượng lao động biết đọc biết viết, tương đối có học thức, giá rẻ so với các nước Đông Nam Á khác.
Hoa Kỳ vì lịch sử chiến tranh với Việt Nam, không có được sự hợp tác bằng với những nước như Philippines, một đồng minh lâu năm. Có những nhóm trong chính phủ Việt Nam vẫn nghi ngờ ý định của Mỹ nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung. Điều này có cản trở mối quan hệ một chút, nhưng rốt cuộc, hợp tác kinh tế vẫn thắng và giúp tạo ra động lực to lớn hơn cho sự hợp tác.
BBC: Liệu quan hệ hai nước sẽ thay đổi thế nào sau cuộc bầu cử năm nay tại Mỹ?
 
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết nói chuyện ở Asia Society khi thăm Mỹ năm 2007

Chưa rõ một chính phủ của ông Mitt Romney làm thế nào có thể phát triển quan hệ đáng tin cậy với châu Á.
Nhìn chung, có nhiều nỗ lực hơn trong đảng Dân chủ Mỹ. Barack Obama, và Ngoại trưởng Hillary Clinton, đang thừa hưởng di sản hợp tác của đảng Dân chủ với Việt Nam, phát triển từ sau chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Clinton năm 2000. Nếu John Kerry, một cựu binh Việt Nam, tiếp quản chức ngoại trưởng, đó sẽ có thể là cú hích hợp tác nhờ sự tôn trọng ông dành cho Việt Nam và nỗ lực của ông nhằm dỡ bỏ lệnh cấm vận năm 1994.
Việt Nam không ủng hộ sự can thiệp quân đội nước ngoài, như ở Iraq và Afghanistan, do di sản thực dân và chiến tranh. Chính phủ Việt Nam gần như chắc chắn sẽ chống việc dùng vũ lực ở Syria hay Iran. Nếu một chính phủ mới ở Mỹ lại đi theo hướng đó, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ song phương.
BBC:Người ta không thể tránh né nhân quyền trong mối quan hệ song phương. Ông có thấy chính phủ hay các tổ chức phi chính phủ của Mỹ đã có ảnh hưởng nào không để cải thiện nhân quyền ở Việt Nam?
Như người ta đang thấy trong mùa tranh cử này, chính trị Mỹ có thể mạnh mẽ trong ngôn từ nhưng hạn chế trong hành động. Nó cũng như vậy trong các đòi hỏi bảo vệ nhân quyền của Mỹ ở Việt Nam, diễn ra đồng thời khi cửa rộng mở cho thương mại.
Tuy là nói vậy, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Panetta, hồi tháng Sáu khi thăm Việt Nam, đã nói khả năng tăng cường hợp tác quân sự có phụ thuộc một chút vào hợp tác về các vấn đề nhân quyền.
Nhưng đôi khi có thể khó để các chính trị gia Việt Nam hiểu được lập trường của Mỹ về nhân quyền, khi mà cách quản lý từ trên xuống – không cho phép có bất đồng – nói chung được họ xem là giúp đất nước phát triển nhanh. Điều chính phủ Việt Nam cần làm là loại bỏ tham nhũng nhà nước và bảo đảm làm sao cho tăng trưởng tương lai có lợi cho nhiều lớp người hơn.
“Quan hệ với Việt Nam quá quan trọng khiến Mỹ không thể có hành động có ý nghĩa để ngăn vi phạm nhân quyền. Tuy nhiên, các tổ chức phi chính phủ và hệ thống Liên Hiệp Quốc, thông qua các dự án nhằm giúp chính phủ Việt Nam giải quyết lo ngại nhân quyền hiệu quả hơn, có thể có tác động quan trọng. Dẫu sao hợp tác vẫn hiệu quả hơn là tạo áp lực từ bên ngoài.”
Quan hệ với Việt Nam quá quan trọng khiến Mỹ không thể có hành động có ý nghĩa để ngăn vi phạm nhân quyền. Tuy nhiên, các tổ chức phi chính phủ và hệ thống Liên Hiệp Quốc, thông qua các dự án nhằm giúp chính phủ Việt Nam giải quyết lo ngại nhân quyền hiệu quả hơn, có thể có tác động quan trọng. Dẫu sao hợp tác vẫn hiệu quả hơn là tạo áp lực từ bên ngoài.
BBC:Ông có quan tâm đến tin tức quanh cuộc đấu đá nội bộ trong đảng Cộng sản, như báo chí quốc tế tường thuật thời gian qua? Nó có ảnh hưởng gì không đến quan hệ Việt – Mỹ?
Cuộc đấu đá nội bộ gần đây đem lại bức tranh quan trọng về những thách thức mà Việt Nam đối diện. Nó cũng phản ánh tư tưởng tư bản tiến bộ hơn và tư tưởng Cộng sản truyền thống va chạm nhau.
Nhưng Việt Nam đã kiểm soát cuộc xung đột nội bộ này khá tốt. Thủ tướng vẫn tại vị bất chấp những chỉ trích gay gắt – đây là bằng chứng Đảng Cộng sản vẫn có thể hàn gắn, hạn chế bất đồng và thể hiện bức tranh đoàn kết tương đối.
Đây không phải là lần đầu tiên cộng đồng quốc tế nêu lo ngại về chính trị nội bộ Việt Nam. Ông Nguyễn Tấn Dũng, khi còn là Phó Thủ tướng, đã cố gắng hết mình để trấn an các nhà tài trợ quốc tế về tính minh bạch của Đảng sau bê bối PMU-18 năm 2006. Nay ta lại thấy Thủ tướng Dũng dính líu bê bối Vinashin, công ty đã mắc nợ hơn 4 tỷ đôla. Đảng có nói mình sẽ cải cách thì cũng chỉ được một số lần nhất định thôi trước khi người dân mất quan tâm và niềm tin, đặc biệt nếu cứ mỗi bê bối lại kéo theo việc tranh chấp quyền bính và có người bị đem ra làm vật tế thần như đã xảy ra hồi tháng Mười năm nay.
Có nhiều cơ hội tốt ở Việt Nam nhưng chắc chắn cách hành xử này ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư Mỹ cũng như việc các chính phủ có cung cấp hỗ trợ phát triển song phương hay không.
BBC:Một số độc giả của chúng tôi muốn đặt câu hỏi này. Giới làm chính sách Hoa Kỳ nghĩ gì về kịch bản khi Đảng Cộng sản không còn là đảng cầm quyền ở Việt Nam? Hoa Kỳ có lo ngại tương tự như với Mùa xuân Ả Rập không, mà một số người cho rằng chỉ đem đến bất ổn?
“Sức sống của Đảng Cộng sản sẽ bị thử thách qua khả năng cải tổ trong một môi trường mà ở đó, hành động ngày càng dễ nhận diện nhờ truyền thông xã hội và thông tin nhanh chóng. Họ cũng sẽ bị thử thách qua việc bảo đảm tăng trưởng phải giúp ích cho nhiều tầng lớp dân chúng, chứ không chỉ cho tầng lớp trên có quan hệ chặt chẽ với Đảng.”
Rõ ràng Đảng Cộng sản một ngày nào đó có thể mất khả năng đứng vững và mất quyền lực, đặc biệt nếu kinh tế đình trệ hay thậm chí suy thoái.
Nhưng châu Á cũng không phải là Trung Đông. Chính phủ Việt Nam cung cấp nhiều dịch vụ hơn, được tổ chức hiệu quả hơn, và đem lại nhiều cơ hội kinh tế hơn là Ai Cập dưới thời Mubarak chẳng hạn.
Giống như đảng Hành động Nhân dân đang bị thử thách ở Singapore, sức sống của Đảng Cộng sản sẽ bị thử thách qua khả năng cải tổ trong một môi trường mà ở đó, hành động ngày càng dễ nhận diện nhờ truyền thông xã hội và thông tin nhanh chóng. Họ cũng sẽ bị thử thách qua việc bảo đảm tăng trưởng phải giúp ích cho nhiều tầng lớp dân chúng, chứ không chỉ cho tầng lớp trên có quan hệ chặt chẽ với Đảng.

Căng thẳng Việt-Trung gia tăng, ngư dân hứng chịu

Việt Long, theo AFP  -2012-11-03
“Bọn họ có súng. Họ chĩa súng buộc chúng tôi dồn ra phía mũi tàu, rồi lên tàu và bắt giữ chúng tôi.” Ông Trần Hiển nói. Ông là người bị bắt cùng với 10 ngư dân trên chiếc tàu cá hồi tháng 3 ở gần quần đảo Hoàng Sa, và bị giam 49 ngày.
photo Nam Cuong – tienphong online Ngư dân Quảng Ngãi đánh cá trên vùng biển của Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt bớ, phạt tiền trong khi Thời báo Hoàn cầu bịa thành: “Phía Việt Nam bắt thuyền, cướp của, lấy cá!”
“Đứa con trai đầu lòng của tôi ra đời lúc tôi nằm trong nhà tù Trung Quốc.” Người thuyền trưởng 33 tuổi nói.
Đảo Lý Sơn, Việt Nam – Lúc lính tuần duyên vũ trang của Trung Quốc phát hiện chiếc tàu cá bằng gỗ của ngư dân Trần Hiển trong hải phận tranh chấp, họ bắt ngay chiếc tàu, bắt đi toàn thể ngư dân trên tàu, tống giam thuyền trưởng Hiển.
Nhiều thế hệ người dân đảo Lý Sơn Việt Nam đã khinh thường bão tố cùng nhiều mối hiểm nguy khác để đem cho được cá về nhà, nhưng nay lại phải đấu tranh với lực lượng tuần duyên của Bắc Kinh phái tới để khẳng định tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của họ.
Lướt sóng ra khơi với lòng yêu nước cùng với sự thôi thúc phải mạo hiểm thêm nữa trên những dặm khơi cho cá đầy thuyền, những hải đội ngư thuyền châu Á càng ngày càng tiến xa thêm ra tiền tuyến trên sóng nước của vùng biển Á Đông, với mối căng thẳng càng lúc càng tăng vì giành nhau chủ quyền lãnh hải.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã khởi sự tuần tiễu hung hăng quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong vòng tranhchấp ở biển Nam Trung Hoa, mà Việt Nam gọi là biển Đông.
Trung Quốc sử dụng những tàu tuần cùng với lệnh cấm đánh bắt để rào chắn tàu kéo lưới của các nước khác từ bên ngoài vùng biển ấy. Đó là cáo buộc của các viên chức và ngư dân Việt Nam.
“Bọn họ có súng. Họ chĩa súng buộc chúng tôi dồn ra phía mũi tàu, rồi lên tàu và bắt giữ chúng tôi.” Ông Trần Hiển nói. Ông là người bị bắt cùng với 10 ngư dân trên chiếc tàu cá hồi tháng 3 ở gần quần đảo Hoàng Sa, và bị giam 49 ngày.
baby
Trần Hiển bị TQ giam giữ, chưa thấy mặt con – tuoitre.vn photo

“Đứa con trai đầu lòng của tôi ra đời lúc tôi nằm trong nhà tù Trung Quốc.” Người thuyền trưởng 33 tuổi nói. “Họ lấy mất cả bộ lưới và dụng cụ định vị GPS của tôi. Nay thì tôi ngập trong nợ nần.”
Câu chuyện của anh Hiển chẳng lạ lùng gì – anh và ngư phủ của anh bị bắt giữ cùng ngày với các ngư phủ của một tàu khác. Cả hai thuyền trưởng cùng bị đánh đập, và “không lúc nào có đủ thực phẩm để ăn uống” cho 21 người ngư phủ, anh Hiển nói.
Hà Nội nói hằng trăm đoàn ngư dân của các tàu cá đã bị nhà cầm quyền Trung Quốc bắt giữ gần Hoàng Sa và Trường Sa trong mấy năm gần đây.
Khu vực cận duyên đã cạn kiệt vì đánh bắt quá mức, đoàn ngư dân gia tăng đông đảo hơn bao giờ hết của Lý Sơn – hòn đảo cách bờ biển Việt Nam 30 km –đành trông cậy vào những chuyến ra  khơi đến những vùng đảo tranh chấp để hốt những mẻ lưới đầy cá cơm, cá ngừ, cá nục.
Quân tốt đen trong trận chiến lãnh hải
Hà Nội công bố “chủ quyền không thể tranh cãi” trên những chuỗi đảo mang tên địa phương là Trường Sa và Hoàng Sa, cách bờ biển Việt Nam và Trung Quốc mấy trăm km.
Và Hà Nội dùng những ngư dân, ít nhất cũng là sử dụng gián tiếp, để xác định chủ quyền như đã công bố – bác bỏ mọi mưu đồ của Trung Quốc nhằm hạn chế những tàu lưới của Việt Nam, như lệnh cấm đánh bắt cá hằng năm của Trung Quốc là một ví dụ.
“Chính phủ ta khuyến khích chúng tôi đánh cá ở khu vực Hoàng Sa và Trường Sa vì ở đó có nhiều cá và cũng là khu vực đánh bắt của Việt Nam trong nhiều năm nay.” Ông Lê Khuẩn nói với AFP trong ngôi nhà nhỏ của ông trên đảo Lý Sơn.
Các nước trong khu vực đều có chính sách khuyến khích đánh bắt xa bờ để làm giảm áp lực cạn tài nguyên nơi vùng cận duyên, đồng thời gia tăng sự hiện diện của họ trong vùng lãnh hải công bố, một nhân viên cao cấp về ngư nghiệp của Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc nói. “Tất nhiên hoạt động trong vùng lãnh hải có tranh chấp nghĩa là phải chạm trán với các nước khác nhiều hơn”
Ông Simon Funge-Smith nói với AFP thêm rằng việc đó cũng làm tăng thêm “áp lực đáng kể” lên khu dự trữ cá của thiên nhiên, đồng thời gia tăng cuộc cạnh tranh giữa những đoàn tàu cá thường là được các chính phủ tài trợ.
Bắc Kinh đã xâm chiếm Hoàng sa, mà họ gọi là Tây Sa theo tiếng Trung Quốc, sau một trận chiến ngắn ngủi với Nam Việt Nam vào năm 1974 .
family
Gia đình lo âu khi ngư dân bị bắt- wap.tinngan.vietnam photo
Trung Quốc cũng giành thêm cả chủ quyền quần đảo Trường Sa, đồng thời Đài Loan, Malaysia, Philippines và Brunei cùng nhau giành chủ quyền một phần hay toàn phần quần đảo này.
Bắc Kinh thì giành trọn vùng biển mà họ coi là lãnh hải lịch sử, bao gồm toàn bộ diện tích biển Đông.
Khu vực này được xem là nơi tàng trữ những trữ lượng dầu khí khổng lồ, cũng là vị trí của những ngư trường quan trọng.
Càng ngày càng thêm nhiều tàu ngư chính của Trung Quốc và ngư phủ của đủ mọi quốc tịch ngang dọc trong hải phận biển Đông. Mối căng thẳng về ngoại giao quanh những quần đảo tranh chấp ngày càng gia tăng. Giới quan sát cảnh báo sự leo thang có thể xảy ra.
“Thực sự có nguy cơ… của một hành động quá đáng từ bất cứ bên nào trong hai phía – chẳng hạn như một tàu cá bị một tàu tuần bắn vào” Đó là lời chuyên viên an ninh hàng hải Sam Bateman thuộc Đại học kỹ thuật Nanyang của Singapore. Ông nói thêm “Cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh đều trở nên có tinh thần quốc gia cao độ khi phản ứng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ họ công bố.” Tinh thần yêu nước tăng cao cũng sẽ khiến mỗi bên khó lùi bước, trong khi các chính phủ buộc lòng phải ăn miếng trả miếng, người chuyên viên nói thêm.
Ngư dân Philippines cũng than phiền về sự hiếp đáp của những nhân viên Trung Quốc có vũ trang, ở gần đá Scarborough, khoảng 230 km từ bờ biển Philippines.
Việc tranh giành chủ quyền đã bùng nổ thành tranh chấp lớn về ngoại giao vào tháng tư, khi Manila lên án ngư dân Trung Quốc đánh bắt những giống hải sản quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở nơi này. Philippines toan bắt giữ những ngư dân này nhưng đã bị hai tàu ngư chính Trung Quốc chạy tới hiện trường ngăn cản.
skorea-attack
Tuần duyên Hàn Quốc bắt tàu Trung Quốc, bắn chết một ngư dân. – giaoduc.net photo
Và tháng trước, tuần duyên Nam Hàn cũng bắt giữ 23 ngư dân Trung Quốc ở biển Hoàng Hải sau một cuộc xung đột bằng võ lực khiến một ngư dân Trung Quốc thiệt mạng.
Bị Trung Quốc bắt là điều đáng sợ nhất.
Cộng đồng ngư dân nhỏ bé ở đảo Lý Sơn như bị trúng phải một cơn choáng khi thấy mình ở ngay trung tâm một vụ tranh chấp quốc tế, chỉ vì đánh bắt cá tôm ở những khu vực mà họ từng hành nghề trong bao nhiêu thế hệ đã qua. Một viên chức địa phưong nói với AFP.
“Ngư dân nơi đây coi vùng đánh bắt Trường Sa và Hoàng Sa như vườn ruộng nhà mình.” Viên chức Phạm Hoàng Linh nói với AFP trong một cuộc phỏng vấn diễn ra tại một ngôi nhà chính phủ, màu sơn vàng đã tróc, toạ lạc trên hòn đảo, trong lúc loa phóng thanh oang oang một chưong trình tuyên truyền thường nhật của Hà Nội, mỗi ngày phát hai lần.
Ông Linh nói bị Trung Quốc bắt là “nỗi sợ kinh hoàng nhất” của khoảng 3000 gia đình ngư dân trên đảo, vì không có thu nhập nhờ đánh được tôm cá- khoảng 100 đến 200 đô la cho mỗi người sau một chuyến ra khơi – nhiều gia đình đứng trước nguy cơ nghèo đói.
“Chúng tôi gắng tập luyện cho ngư dân của mình tránh đụng chạm. Nhưng chúng tôi đang khai thác vùng đánh bắt cá của chính mình, nên không có lý do gì phải sợ hãi.” Ông Linh, cũng là dân Lý Sơn, nói với AFP như vậy.
Nếu không tìm ra một giải pháp, có vẻ như không thể tránh khỏi những cuộc đối đầu thêm nữa khi người ngư dân Lý Sơn nói họ vẫn phải tiếp tục ra sức khai thác vùng biển tranh chấp.
“Đó là nguồn thu nhập duy nhất của chúng tôi. Đó là lãnh thổ, lãnh hải của chúng tôi – chúng tôi sẽ bảo vệ chủ quyền, sẽ tiếp tục đánh bắt hải sản.” Ngư dân Lê Khuẩn kết luận.

Tham nhũng tràn lan, xử lý vụn vặt

Tham nhũng tràn lan, xử lý vụn vặt
Rất ít đối tượng tham nhũng bị truy tố, xử lý nghiêm. Ảnh: Thanh Hải

Tham nhũng tràn lan, xử lý vụn vặt

(LĐCT) – Số 43 – Chủ nhật 04/11/2012 12:47
Tham nhũng đã được nhận diện, điểm mặt ở các địa phương, song thực tế việc phòng, chống và xử lý còn rất hạn chế.
Đối thoại về thực trạng tham nhũng ở địa phương, chia sẻ kinh nghiệm, tìm giải pháp hữu hiệu… Đó là mục tiêu của hội thảo bàn tròn PCTN khu vực  miền Trung – Tây Nguyên vừa diễn ra tại Đà Nẵng. Song giải pháp vẫn còn… loay hoay trong các kiến nghị.
 “Tham nhũng là vấn đề phổ biến và nghiêm trọng nhất – so với các vấn đề chất lượng giáo dục, tăng giá cả sinh hoạt, ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông… ở các địa phương hiện nay. Tuy vậy, sau 5 năm thực hiện Luật phòng chống tham nhũng (PCTN) kết quả vẫn chưa đạt tiêu chí đã đề ra…” Đó là nhận định chung tại hội thảo trước Đối thoại PCTN lần thứ 11 khu vực miền Trung – Tây Nguyên vừa diễn ra (trong 2 ngày 29-30.10) tại TP.Đà Nẵng. Đối thoại lần này cũng chỉ ra được “môi trường” để tham nhũng tồn tại, lây lan là sự thiếu công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành xã hội của chính quyền. Vậy giải pháp nào để công tác PCTN đạt hiệu quả?…
Khắp nơi đưa hối lộ…
Chuyên gia quản trị cao cấp Ngân hàng thế giới (WB), ông James Anderson cho biết, tham nhũng là thực trạng tồn tại ở hầu hết các quốc gia, vấn đề là ít hay nhiều mà thôi. Với Việt Nam, tham nhũng đang là vấn nạn khá phổ biến. Kết quả điều tra doanh nghiệp (DN) của WB (năm 2009) ở 5 quốc gia gồm Indonesia, Philippines, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam cho thấy tình hình tham nhũng ở Việt Nam chỉ đứng thứ 2, sau Nga, với hơn 70% các DN thừa nhận là phải đưa hối lộ. Với người dân, những khiếu kiện liên quan đến đất đai gia tăng, và tham nhũng đang lan rộng.
Trong đó trên 99% khiếu kiện vì giá đền bù thấp, gần 50% vì tái định cư không phù hợp, khoảng 45% vì quy hoạch treo… Ông James Anderson cũng đã chỉ ra “môi trường” để tham nhũng tồn tại và lây lan là sự thiếu công khai, minh bạch. Việc các nhà đầu tư, DN và nhân dân khó tiếp cận các thông tin, văn bản hành chính, quy phạm pháp luật liên quan đến việc quản lý, điều hành xã hội của chính quyền là điều kiện phát sinh tham nhũng. Các chính sách nhà nước “càng công khai minh bạch thì tham nhũng càng ít, và ngược lại” – ông James Anderson khẳng định.
Một nghiên cứu độc lập khác của ông Nguyễn Văn Thắng – GĐ Viện Nghiên cứu phát triển Châu Á Thái Bình Dương, ĐH Kinh tế quốc dân – ở 3 tỉnh, thành miền Trung cho thấy có 32%-53% người dân (ở Đà Nẵng, Nghệ An) chứng kiến việc phải đưa hối lộ cho quan chức nhà nước địa phương khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến khám chữa bệnh, xin việc làm, xin giấy phép xây dựng, làm “sổ đỏ” đất đai. Nghiên cứu trên 8.100 DN ở 63 tỉnh, thành của VCCI cũng cho thấy có đến 75% DN phải cần đến “quan hệ”, “bôi trơn” để được biết các chủ trương chính sách của nhà nước, chi hoa hồng để có được các dự án từ ngân sách.
Kết quả điều tra, nghiên cứu của Cục chống tham nhũng – Thanh tra Chính phủ đối với gần 1.200 đại biểu HĐND, Ủy ban Mặt trận tổ quốc VN (MTTQ) ở 42 tỉnh, thành cả nước cũng cho thấy 44%-55,1% ý kiến các đại biểu cho rằng “tham nhũng hiện là vấn nạn phổ biến và nghiêm trọng nhất ở địa phương, đứng trước cả vấn nạn kém chất lượng giáo dục, tăng giá cả sinh hoạt, ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông”.
Cũng từ khảo sát, nghiên cứu này có kết luận trên 50% các đại biểu HĐND, MTTQ ý kiến rằng các hoạt động hành chính ở địa phương không được công khai, minh bạch như kế hoạch đấu thầu mua sắm công, báo cáo quyết toán sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân, cổ phần hoá DNNN, giá đền bù khi thu hồi đất, tuyển dụng cán bộ công nhân viên chức…
… mới chạm đến tham nhũng vặt
Nhận định là vậy, nhưng thực tế công tác phòng chống, ngăn chặn tham nhũng ở các địa phương như thế nào? Tại Đà Nẵng, trong 5 năm thực hiện luật PCTN đã khởi tố… 8 vụ án liên quan đến tham nhũng. Song, phần lớn lớn các vụ án đều là các cá nhân có hành vi tham ô tài sản. Đến nay, 5 vụ đã kết thúc điều tra, 3 vụ đang xác minh có nội dung liên quan đến tham nhũng.
Theo ông Phan Tấn Truyền – Chánh Thanh tra TP.Đà Nẵng, từ 2006 – 2011, Thanh tra TP đã tiến hành gần 1.000 cuộc thanh, kiểm tra trên lĩnh vực hành chính và chuyên ngành. Kết quả phát hiện nhiều sai phạm trong quản lý kinh tế, xã hội, kiến nghị thu nộp ngân sách 15 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi, huỷ bỏ 999 quyết định sai trái liên quan đến sử dụng đất, xử phạt hành chính 12,8 tỷ đồng. Nhưng chỉ có 2 vụ (3 đối tượng) phải chuyển cơ quan điều tra.
Văn phòng Ban chỉ đạo PCTN Đà Nẵng cũng nhận được 98 đơn tố cáo, khiếu nại cán bộ nhà nước làm trái quy định, gây thiệt hại cho công dân. Nhưng kết quả xác minh thì không có căn cứ pháp lý minh chứng cho các tố cáo trên. Theo UBND TP.Đà Nẵng, trong 5 năm qua, TP này không có đơn tố cáo tham nhũng (?). Tương tự, tại TT-Huế, hàng năm, cơ quan Thanh tra, Văn phòng BCĐ PCTN nhận được hàng trăm đơn thư khiếu nại, tố cáo, tuy nhiên, kết quả trong 5 năm qua đã phát hiện, xử lý điển hình được… 2 vụ. Trong đó, 1 vụ liên quan đến sai phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách của… kế toán Đội Quản lý đô thị huyện Phú Lộc, 1 vụ khác là hiệu trưởng và kế toán trường Tiểu học ở Hương Trà đã nhận án 2-3 năm tù mỗi người vì tội tham ô tài sản.
Tham nhũng ở địa phương được nhận định là phổ biến và là vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay, song với mức độ phát hiện, xử lý như vậy thì mục tiêu phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn tham nhũng sẽ còn xa vời.
Những con số 0 đầy quan ngại
Khảo sát, nghiên cứu của Cục chống tham nhũng – Thanh tra Chính phủ đối với 1.200 đại biểu HĐND, Ủy ban MTTQ ở 42 tỉnh, thành cả nước về công tác giám sát PCTN từ 2005-2012 đã cho ra những kết quả đáng giật mình:

“Tỷ lệ dân nông thôn ở Việt Nam là 70%, nhưng tỷ lệ đại biểu HĐND sống ở nông thôn chỉ 11,5%. Trong khi đó, nhiều nội dung cần được công khai minh bạch, thì phần lớn lại diễn ra ở nông thôn, ví như giá đền bù khi thu hồi đất, sử dụng các khoản đóng góp của dân, tuyển dụng cán bộ công chức, viên chức…” – ông Nguyễn Văn Thắng, GĐ Viện Nghiên cứu phát triển Châu Á Thái Bình Dương.
“GĐ một DN nhà nước sử dụng sai mục đích tài sản trị giá hàng tỷ đồng, nhưng không bị truy tố về tội tham nhũng. Nguyên nhân vì vốn nhà nước chỉ chiếm bằng hoặc ít hơn 49% tài sản DN. Tài sản bị chiếm đoạt không bị coi là tài sản do tham nhũng mà có. Điều này lộ diện khiếm khuyết của Luật PCTN. Luật PCTN chỉ áp dụng cho lĩnh vực công. Ngoài ra, luật PCTN, Hình sự xem việc nhận hối lộ là tội phạm tham nhũng, nhưng đưa hối lộ lại không được quy định là tội tham nhũng; Luật chưa quy định hành vi hối lộ công chức nước ngoài, hoặc hối lộ công chức của tổ chức Quốc tế công. Luật chưa áp dụng cho chủ thể là 1 pháp nhân; chưa quy định về hành vi làm giàu bất hợp pháp…” – ông Hoàng Mạnh Chiến, nguyên Cục trưởng Cục CSĐT về tội phạm tham nhũng – C48, Bộ Công an.
An Thượng ghi

Dân nghèo bỗng dưng gánh nợ “khủng”

Dantri

Vay 10 triệu, 20, 50 triệu… Một ngày bỗng bị ngân hàng báo nợ là 400, 500, 800 triệu, thậm chí có người không hề vay vẫn có tên trong danh sách nợ ngân hàng tới vài trăm triệu đồng.

Bà Phạm Thị Miền bên căn nhà rách nát, được ngân hàng định giá vay 400 triệu đồng.
Bà Phạm Thị Miền bên căn nhà rách nát, được ngân hàng định giá vay 400 triệu đồng.
Mấy ngày gần đây, hàng trăm người dân thuộc nhiều xã của huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) đang đứng ngồi không yên bởi lo lắng sẽ bị xiết nợ theo các giấy báo đã cầm tay. Không vay cũng nợ
Mấy ngày gần đây, hàng trăm người dân xã Tam Cường, huyện Vĩnh Bảo choáng váng bởi tự dưng bị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( Agribank ) báo số nợ lên đến vài trăm triệu đồng, trong khi thực tế họ chỉ vay vài triệu đến vài chục triệu.
Bức xúc trước việc này, họ kéo nhau đến UBND xã, Công an huyện Vĩnh Bảo đâm đơn kiện bà Lê Thị Vững- cán bộ chi nhánh Nam Am trực thuộc Agribank Hải Phòng.
Ông Vũ Xuân Thảo- Chủ tịch UBND xã Tam Cường- xác nhận: “Tới nay, UBND xã đã tiếp nhận 80 đơn của người dân địa phương tố cáo bà Lê Thị Vững. Các lá đơn này cơ bản đều tố cáo bà Vững đã lợi dụng việc là cán bộ ngân hàng, cho người dân vay vài chục triệu, nhưng thực tế số tiền ghi nợ tại ngân hàng lại lên tới vài trăm triệu đồng”.
80 mới là con số đơn của người dân gửi tới UBND xã Tam Cường, thực tế số người gửi đơn kiện các cơ quan chức năng lên tới vài trăm.
Vụ việc tại Chi nhánh Agribank Nam Am bắt đầu vỡ lở từ giữa tháng 10.2012, khi Agribank thông báo số dư nợ đến các hộ vay. Nhận thông báo, nhiều hộ vay vốn của Agribank không tin vào mắt mình khi số nợ đội lên ghê gớm- từ 2 triệu thành 400 triệu đồng, 10 triệu thành 400 triệu, 50 triệu thành 800 triệu…
Thôn 10 là nơi có nhiều người nằm trong danh sách nợ nhiều nhất xã Tam Cường. Mấy ngày gần đây, vợ chồng chị Đào Thị Lưu- anh Trần Văn Mười đứng ngồi không yên vì khoản nợ 480 triệu đồng.
Từ tháng 8.2012, qua cán bộ Ngân hàng Agribank Lê Thị Vững, vợ chồng chị Lưu vay 40 triệu đồng. Để vay được khoản tiền trên, gia đình chị Lưu phải thế chấp sổ đỏ vào ngân hàng.
Chị Lưu cho biết: “Khi ký hợp đồng, chúng tôi chỉ thấy con số vay là 40 triệu. Giữa tháng 10.2012, tôi lên ngân hàng nộp tiền lãi, phía ngân hàng báo là gia đình tôi nợ 480 triệu đồng”.
Cùng hoàn cảnh với chị Lưu, bà Đặng Thị Viễn- SN 1964 ở thôn 10, xã Tam Cường- cũng vay ngân hàng 10 triệu đồng qua bà Vững. Ngày 18.10, khi tới ngân hàng kiểm tra thì số tiền vay nợ của gia đình bà không phải 10 triệu mà là 400 triệu đồng.
Cũng với hình thức nêu trên, chị Ngô Thị Thắm- nhà ở Nam Am, Tam Cường vay 90 triệu đồng, nay đã thành 400 triệu; gia đình anh Phạm Công Tuyển ở làng Đông Am vay 10 triệu đồng đã trả hết 8 triệu, còn nợ 2 triệu, bỗng biến thành 400 triệu đồng…
Không chỉ có các hộ vay nợ ngân hàng, cả những người không hề vay cũng nằm trong danh sách nợ của Agribank chi nhánh Nam Am.
Bà Phạm Thị Miền- 54 tuổi, ở thôn 10, xã Tam Cường- từ nhiều năm nay thuộc diện hộ nghèo nhất xã. Bà cùng 1 người con bị thiểu năng trí tuệ sống trong một căn nhà tồi tàn do người dân địa phương đóng góp 3 triệu đồng xây dựng. Căn nhà này lại được xây trên đất của người em trai, nên bà không hề có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thế nhưng, bà Miền lại có tên trong danh sách nợ ngân hàng với số tiền 400 triệu đồng.
Chị Phạm Thị Bích- SN 1984, ở làng Nam Am, xã Tam Cường- không hề vay vốn ngân hàng, cũng nhận được “trát” thông báo nợ số tiền 40 triệu đồng.
Trụ sở Agribank Nam Am.
Trụ sở Agribank Nam Am.
Có hay không một đường dây mờ ám? Ngày 1.11, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Phạm Quý Giang- Phó giám đốc Agribank Hải Phòng- cho biết: “Agribank Nam Am là chi nhánh trực thuộc trực tiếp Agribank Hải Phòng. Ngay sau khi xảy ra sự việc, chúng tôi đã thành lập đoàn công tác về điều tra thực tế.
Tới nay, cán bộ thanh tra của ngân hàng đã thống kê sơ bộ ở xã Tam Cường có 230 người tố cáo là bị ghi khống số nợ và không vay cũng thấy tên trong danh sách nợ của ngân hàng.
Vẫn chưa có kết luận cuối cùng, nhưng cơ bản những phản ánh của người dân là có cơ sở. Do số người gửi đơn phản ánh quá nhiều, chúng tôi mới kiểm tra được ở xã Tam Cường, còn những xã khác thì chưa kiểm tra được”.
Theo ông Phạm Quý Giang thì quy trình thẩm định vay vốn Ngân hàng Agribank rất chặt chẽ. Quá trình xuất tiền vay phải có 3 chữ ký của cán bộ tín dụng, lãnh đạo phòng tín dụng và giám đốc chi nhánh. Thủ tục chặt chẽ như vậy, nhưng không hiểu sao ở Chi nhánh Agribank Nam Am lại xảy ra việc hàng trăm người dân bị ghi khống số tiền vay gấp hàng chục lần.
Làm việc với ông Bùi Thanh Tịnh – Giám đốc Chi nhánh Agribank Nam Am- tại trụ sở, khi đặt câu hỏi liên quan đến bà Lê Thị Vững, ông Tịnh đã mời phóng viên ra khỏi phòng vì: “Tôi không có chức năng trả lời báo chí”.
Để có thể rút tiền ngân hàng với số lượng lớn như vậy, một mình bà Lê Thị Vững không thể làm được. Dư luận tại huyện Vĩnh Bảo đang đặt ra câu hỏi, liệu ông Bùi Thanh Tịnh có trách nhiệm như thế nào khi ký vào các hợp đồng khống do bà Lê Thị Vững lập nên.
Liên quan đến quyền lợi của người dân, ông Phạm Quý Giang- Phó Giám đốc Agribank Hải Phòng- khẳng định: “Đoàn công tác của ngân hàng đang tiến hành điều tra, người dân bị ghi khống nợ không phải lo lắng vì nếu cán bộ ngân hàng làm sai, chúng tôi sẽ xử lý cán bộ ngân hàng chứ không thể xiết nợ người dân một cách vô lý được”.
Theo Phạm Việt Hòa
Lao Động

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét