Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Tin ngày 30/10/2012

  • Pháp muốn trở lại Châu Á (RFI) - Vùng Châu Á Thái Bình Dương đóng vai trò quan trọng về kinh tế lẫn an ninh trong thế kỷ 21. Mỹ đã có chiến lược trở lại khu vực này, còn Pháp thì sao, vì dù sao Pháp cũng từng đến khai thác thuộc địa ở vùng này trước cả Mỹ ? Nhật báo Le Monde đăng bài phân tích đề tựa : «Pháp rẽ bước thận trọng về Châu Á ».
  • Một hành tinh mới ngoài hệ mặt trời vừa được phát hiện (RFI) - Tạp chí khoa học Nature số đề ngày 17/10/2012 đưa tin một nhóm nghiên cứu thiên văn châu Âu vừa phát hiện ra một hành tinh mới, ngoài hệ mặt trời. Đây là hành tinh gần trái đất nhất. Khám phá mới này làm dấy lên trở lại nghi vấn về cuộc sống ở ngoài hành tinh của chúng ta. RFI đặt câu hỏi với nhà thiên văn học Nguyễn Quang Riệu, Paris.
  • Bão Sandy sắp đến Mỹ: 375 ngàn dân New York di tản (RFI) - Bão Sandy, với nhiều trận mưa to gió lớn kèm theo lụt lội, dự kiến đổ vào bờ phiá Đông nước Mỹ vào ngày mai, thứ Ba 30/10/2012. Theo các nhà khí tượng Mỹ, Sandy sẽ đổ xuống trước tiên các vùng New York, New Jersey trước khi đi sâu hơn vào đất liền đến Philadelphia và Pennsylvania.
  • Nhật tăng cường lực lượng tuần duyên trên biển (RFI) - Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda thông báo hôm nay 29/10/2012, là Tokyo sẽ tăng cường an ninh dọc bờ biển trong lúc mà tàu Trung Quốc tiếp tục xâm nhập vùng biển chung quanh các đảo đang có tranh chấp. Tokyo đã tháo khoán 17 tỷ yen riêng cho việc nâng cấp trang thiết bị lực lượng tuần duyên.
  • Đối thoại Mỹ- Nhật -Ấn : cuộc họp ba bên để bàn về hợp tác an ninh (RFI) - Vấn đề tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản sẽ được gợi lên hôm nay 29/10/2012 trong khuôn khổ cuộc họp ba bên, giữa các nhà ngoại giao Mỹ-Nhật-Ấn Độ, tổ chức tại New Delhi. Đây là lần gặp mặt thứ 3 của vòng đối thoại 3 bên. Trọng tâm cuộc họp là vấn đề hợp tác an ninh.
  • Đặc sứ Liên Hiệp Quốc cảnh báo tình hình Syria "tồi tệ và đang xấu thêm" (RFI) - Họp báo chung với Ngoại trưởng Nga, Sergei Lavrov tại Matxcơva sáng nay 29/10/2012, đặc sứ về Syria đại diện Liên Hiệp Quốc và Liên đoàn Ả Rập, Lakhdar Brahimi tuyên bố : Syria đang trong cảnh nội chiến. Ông kêu gọi « tất cả » mọi thành phần trong cộng đồng quốc tế hợp lực để giúp đỡ người dân Syria thoát khỏi bế tắc hiện nay.
  • Bầu cử Quốc hội Ukraina : đảng cầm quyền dẫn đầu (RFI) - Theo kết quả kiểm phiếu bán phần, Đảng Các Vùng của tổng thống Viktor Ianoukovitch giành được 35 % số phiếu và đang dẫn đầu cuộc bầu cử hôm qua 28/12/2012. Liên minh đối lập của cựu thủ tướng Ioulia Timochenko về nhì. Đảng cộng sản Ukraina chỉ về thứ ba.
  • Kinh tế Nhật có nguy cơ bị tê liệt do hết ngân sách (RFI) - Hôm nay, 29/10/2012, thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã lên tiếng cảnh báo nguy cơ nền kinh tế và bộ máy Nhà nước xứ hoa anh đào bị tê liệt do ngân sách cạn kiệt và vì lý do chính trị, phe đối lập không chấp nhận để cho chính phủ phát hành công trái mới, đi vay trên thị trường.
  • Bạo động bang Rakhine đã khiến 88 người thiệt mạng (RFI) - Chính quyền bang Rakhine hôm nay thông báo số người thiệt mạng trong hơn một tuần bạo động đã lên 88 người. Một viên chức chính quyền trả lời AFP, cho biết là có thêm hàng trăm ngôi nhà bị đốt cháy trong mấy ngày cuối tuần ở Pauktaw, nơi đã từng diễn ra bạo động, nhưng không có thêm thiệt hại nhân mạng.
  • Động vật : quyền không bị đau đớn (RFI) - Động vật là thực thể có cảm giác trước những đau đớn. Đây là điều mà gần như ai cũng cảm nhận được bằng bản năng. Tuy nhiên, chỉ mới rất gần đây, câu hỏi sau đây mới được đặt ra : Các động vật nuôi trong nhà hay động vật hoang dã có thể được pháp luật bảo vệ với tư cách là các sinh vật có cảm xúc hay không ?
  • 3 cựu sĩ quan Đài Loan làm gián điệp cho Trung Quốc bị bắt giữ (RFI) - Hôm nay 29/10/2012, Đài Loan thông báo vừa bắt giữ 3 cựu sĩ quan bị tình nghi cung cấp bí mật quân sự cho Trung Quốc. Nguyên trưởng phòng Tác chiến –chính trị Cơ quan Khí tượng và Hải dương trực thuộc bộ Quốc phòng Đài Loan, trung tá Trương Chỉ Hâm đã bị bắt tại nhà riêng ở Cao Hùng vào lúc đang chuẩn bị trốn sang Hoa Lục.
  • Việt Nam chấp thuận kế hoạch sáp nhập hai ngân hàng cổ phần (RFI) - Báo chí trong nước, hôm nay, 29/10/2012, đưa tin là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bật đèn xanh cho dự án sáp nhập Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á (DaiA Bank) với Ngân hàng Thương mại cổ phần phát triển thành phố Hồ Chí Minh (HD Bank).
  • Thủ tướng Ấn Độ cải tổ nội các (VOA) - Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh vừa tiến hành cuộc cải tổ nội các với hy vọng phục hồi uy tín của chính phủ vốn đã bị sút giảm vì những vụ tai tiếng tham nhũng
  • Bầu cử và Triệt thoái (BBC) - Chuyện tranh cử là cuộc đua việt dã băng đồng, những gì tiêu cực nhất được gán cho đối thủ và giành phần tích cực nhất cho mình.
  • Tăng quyền cho ai để làm gì? (BBC) - Đề xuất để Chủ tịch nước Việt Nam có thêm quyền hạn đặt lại câu hỏi các mặt hay và dở của từng mô hình thể chế.
  • ASEAN, TQ sẽ duy trì đà tham vấn về Biển Đông (BaoMoi) - Kyodo đưa tin, các quan chức cấp cao của Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 nước thành viên ngày 29/10 đã nhất trí duy trì đà tham vấn về các quy định mang tính ràng buộc nhằm kiềm chế cách ứng xử của các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Hoa Nam (Biển Đông).
  • Chùa Vạn Phước (Bến Tre) - Điểm du lịch tiềm năng (BaoMoi) - Huyện Bình Đại là một huyện ven biển thuộc tỉnh Bến Tre, có địa hình gần như xung quanh là sông nước; đông giáp biển Đông, bắc giáp cửa sông Tiền, nam giáp cửa sông Ba Lai, tây giáp sông An Hóa.
  • Thế trận chiến lược mới của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương (BaoMoi) - NDĐT- Mới đây, giới ngoại giao Mỹ tiết lộ một số bài phân tích đánh giá của các học giả Mỹ chung quanh việc Mỹ triển khai thế trận chiến lược mới tại châu Á-Thái Bình Dương, trong đó các vùng biển ngoại biên châu Á (từ Vịnh Pec-xích, Ấn Độ Dương tới Biển Đông và Tây Bắc Thái Bình Dương) được xác định là trọng tâm địa chính trị trong chiến lược mới của Mỹ.
  • Trung Quốc, Đài Loan âm mưu hút dầu khí Biển Đông (BaoMoi) - Một nhóm học giả Đài Loan và Trung Quốc Đại lục vừa khuyến cáo hai chính quyền tăng cường hợp tác quản lý vấn đề Biển Đông mà một trong những đề xuất là Bắc Kinh và Đài Bắc bắt tay chặt chẽ với nhau để khai thác dầu khí tại các vùng tranh chấp ở Biển Đông.
  • Việt Nam - Thái Lan củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống (BaoMoi) - KTĐT - Cuộc họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ hai tại Hà Nội dưới sự chủ trì Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Thái Lan Yingluck Shinawatra diễn ra tại Hà Nội hôm 27/10 đã kết thúc tốt đẹp.
  • Mỹ hứa bảo vệ đồng minh, Nhật mua tàu chiến, máy bay (BaoMoi) - (Phunutoday) - Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh, nếu Trung Quốc tấn công Nhật Bản, Mỹ sẽ ra tay bảo vệ đồng minh; Nhật Bản khẩn cấp mua trang bị mới, tập trận nhằm kiềm chế, đáp trả Trung Quốc... là tin tức thời sự chính ngày 28/10.
  • Phản đối Trung, Đài âm mưu hút dầu khí Biển Đông (BaoMoi) - Một nhóm học giả Đài Loan và Trung Quốc Đại lục vừa khuyến cáo hai chính quyền tăng cường hợp tác quản lý vấn đề Biển Đông mà một trong những đề xuất là Bắc Kinh và Đài Bắc bắt tay chặt chẽ với nhau để khai thác dầu khí tại các vùng tranh chấp ở Biển Đông.
  • Điểm báo ngày 29.10.2012 (BaoMoi) - (TNO) Sáng nay 29.10, những thông tin nổi bật trên các báo gồm: Di dân chạy bão số 8; Không nên nóng vội, đổi vàng SJC bằng mọi giá; Lo ngại bội chi ngân sách; Nghi án Israel ném bom Sudan; Nỗ lực phi lý của học giả Trung Quốc, Đài Loan kêu gọi đẩy mạnh nghiên cứu bản đồ “đường lưỡi bò” mà Bắc Kinh tuyên bố ở biển Đông; Kết thúc giải VFF Cup 2012...
Bản tin tiếng Anh


  • Winter blues for China's textile industry (Washington Post) - For Huang Yan this should be the busiest time of the year, when many Chinese companies are usually inundated with Christmas orders from overseas.
  • Electric vehicle industry in the slow lane (Washington Post) - A recent Mckinsey & Company report on the maturity of the Chinese electric vehicle market has spurred discussion on Chinese EV performance and industry prospects.
  • Gyms need beefing up (Washington Post) - US economist Paul Zane Pilzer predicted in his 2002 bestseller The Wellness Resolution that preventative medicine and fitness will be the next billion-dollar industry.
  • Brighter days for solar power (Washington Post) - China will allow distributed photovoltaic solar power producers to be connected to the national grid free of charge to support the renewable-energy industry.
  • China's Huawei blasts US 'protectionism' (Washington Post) - Chinese telecoms giant Huawei on Wednesday accused the US of "protectionism" after Congress labeled it a spy threat, and offered to lay bare its source code and equipment in Australia to allay fears.
  • Rays of hope for solar firms (Washington Post) - China's solar-panel industry has been rocked by recent US duties on its exports to combat alleged dumping and the specter of similar action by European authorities.
  • Chinese glassware firm revives from losses (Washington Post) - Hong Hai Glassware Co Ltd has started integrating cultural hand-painting into leadless crystalline glassware, a production process that is rare and unique in China.
  • Rays of hope for manufacturing (Washington Post) - China's manufacturing sector may start to see light at the end of the tunnel in October, thanks to a gradual uptick in new orders.
  • The power of four (Washington Post) - Cui Jian, the "godfather" of Chinese rock 'n' roll; Lo Ta Yu, known as the "Chinese Bob Dylan"; Tan Dun, one of China's most controversial contemporary musicians; and Yu Long, founder and artistic director of the Beijing Music Festival, gave a crossover talk and performance on Monday night at Sanlitun Village.
  • Cave Buddhas dwell in digital display (Washington Post) - During the brief reign of the Northern Qi dynasty (AD 550-577), part of the chaotic period of the Southern-Northern Dynasties (AD 420-589) that saw Buddhism gain increasing popularity, China's rulers carved elaborate cave temples into the limestone mountains of what is now Xiangtangshan, or "Mountains of Echoing Halls", in southern Hebei province.
  • Dream factory (Washington Post) - Shougang steel plant's 'iron rice bowl' was turned upside down by the factory's relocation, but the abandoned site's transformation into a cultural industry zone offers new opportunities.
  • China fleet continues patrolling Diaoyu waters (Washington Post) - China's marine surveillance vessels continued routine patrols and law enforcement activities in territorial waters around the Diaoyu Islands on the East China Sea on Thursday.
  • Senior leaders visit exhibition on China's progress (Washington Post) - President Hu Jintao and other senior leaders on Friday visited an exhibition showcasing the country's progress in political, economic, cultural and ecological spheres over the past decade.
  • Encouraging engagement (Washington Post) - Into the vortex of opinion from Western policymakers, businesspeople and scholars that the United States is losing its competitive edge to China.
  • Cozy house warms hearts in winter (Washington Post) - For Meng Fanxing, 67, it will be his first warm winter in nearly 20 years thanks to the local government's Warm House project, a program that provides heating to elderly residents.
  • Train security heightened before Party Congress (Washington Post) - Safety checks for hand and checked luggage of railway passengers has been tightened as of Oct 20 as railway authorities brace for the 18th National Congress of the Communist Party of China.

Nguyễn Giang - Tăng quyền cho ai và để làm gì?

Đa số các nước theo chế độ dân chủ đại nghị chấp nhận ba nhánh của quyền lực thuộc về ba cơ quan chính: lập pháp nằm trong tay quốc hội, hành pháp do chính phủ nắm và tư pháp thuộc về hệ thống tòa án.

Không kể các chế độ ‘quân chủ tuyệt đối’ (absolute monarchy - như Ả Rập Saudi), hoặc ‘độc đảng ‘ (single-party state), còn tại các nước có tam quyền phân lập vị trí của tư pháp hay lập pháp thường định hình khá rõ nên chỉ còn hành pháp là cần bàn nhiều.

Ai lo việc gì?

Ở các nước quân chủ lập hiến như Anh, Thái Lan, Nhật Bản, quyền hành pháp nằm trong tay thủ tướng (head of government) .

Thủ tướng cũng điều hành chính phủ và chịu trách nhiệm hàng ngày về việc nước.

Quốc vương (nữ hoàng hoặc vua) đại diện cho quốc gia ra bên ngoài nhưng có quyền chính trị để giải tán chính phủ, quốc hội, ký quyết định lập nội các, phong các chức vụ cao cấp trong quân đội.

Ở các nước cộng hòa nghị viện (parliamentary republic) như ở Ý, tổng thống do quốc hội bầu chọn ra nhưng quyền lực không nhiều bằng thủ tướng.

Còn tại các nước theo có mô hình tổng thống chế (Hoa Kỳ và nhiều nước Nam Mỹ, Philippines), tổng thống cũng nắm luôn quyền điều hành nội các nên là chức vụ cao nhất và hùng mạnh nhất.

Theo hiến pháp các nước này, tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia (head of state), vừa đứng đầu chính phủ (head of government).

Hoa Kỳ và Philippines không có cả thủ tướng nhưng ở những nước như Đài Loan, Hàn Quốc, thủ tướng cũng chỉ đóng vai trò như một siêu chánh văn phòng nội các hoặc bộ trưởng thứ nhất do tổng thống chỉ định.
"Quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối" - John Dalberg-Acton
Thủ tướng Hàn Quốc có một thời chỉ mang chức danh ‘bộ trưởng nội các thứ nhất’ (chief cabinet minister), và tuy có quyền giám sát các bộ trưởng nhưng chỉ là ‘trợ lý cho tổng thống’, theo quy định của hiến pháp.

Tại Pháp, nhìn chung thủ tướng và mọi bộ trưởng đều do tổng thống bổ nhiệm và phải phục tùng nguyên thủ quốc gia.

Tuy thế, Hiến pháp 1958 cho thủ tướng nhiều quyền hơn bình thường và quốc hội Pháp cũng có nhiều tiếng nói để 'bảo vệ' thủ tướng của họ nếu cần.

Điều này dẫn đến giai đoạn 'chung sống' (cohabitation) đặc biệt một thời khi Tổng thống Francois Mitterrand thuộc phe tả vừa cạnh tranh quyền lực vừa hợp tác với Thủ tướng Jacques Chirac của phe hữu.

Mô hình chuyển đổi

Cả Philippines và Hoa Kỳ đều theo mô hình 'tổng thống chế'

Nếu như các quốc gia dân chủ lâu đời phần nhiều đã có cơ chế tam quyền phân lập ổn định ghi rõ trong hiến pháp, hoặc cũng được thử nghiệm qua cải cách dân chủ từ thập niên 1980 (Hàn Quốc, Đài Loan, Bồ Đào Nha...), nhiều quốc gia Đông Âu đã và đang còn chỉnh sửa mô hình thể chế sau khi chế độ cộng sản sụp đổ vào thập niên 1990.

Ở Ba Lan, cuộc bầu cử quốc hội ‘bán dân chủ’ năm 1989 cho Tướng Wojciech Jaruzelski nắm quyền tổng thống nhưng là quyền do quốc hội chỉ định nhằm dung hòa hai phe gốc cộng sản và Công đoàn Đoàn kết.

Từ sau đó, bầu cử trực tiếp trao cho tổng thống uy tín lớn trong dân nhưng lại có ít quyền hiến định vì các hiến pháp dân chủ Ba Lan đều e ngại ‘dấu vết độc tài’ nên hạn chế quyền lực cho một cá nhân và chuyển nhiều quyền sang cho nghị viện.

Tình trạng này gây ra lộn xộn nghị trường vì các tranh cãi đảng phái gây bất ổn cho chính trị, cản trở các sáng kiến cải cách và về sau này, các đợt chỉnh sửa luật hiến pháp đã dần tăng quyền cho thủ tướng.

Hiện nay, tổng thống Ba Lan tuy có nhiều quyền hơn trước và là nguyên thủ quốc gia nhưng vẫn không nhiều quyền bằng thủ tướng.

Tuy thế, thủ tướng cũng chỉ có thể nắm quyền nếu lập được liên minh các đảng trong quốc hội và có thể bị quốc hội bãi nhiệm bất cứ lúc nào nếu hội tụ đủ số phiếu.

Chỉ cần 46 dân biểu thu thập đủ chữ ký là quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm hoặc bất tín nhiệm thủ tướng.

Tại Nga, ngay từ sau khi Liên Xô sụp đổ, quyền lực tổng thống dưới thời Boris Yeltsin đã được đề cao và còn tăng thêm trong hai nhiệm kỳ đầu của ông Vladimir Putin.

Thủ tướng Nga luôn có vai trò yếu hơn tổng thống và dù là vị trí được Viện Duma Quốc gia bổ nhiệm, chức vụ này có thể bị tổng thống miễn nhiệm bất cứ lúc nào.

Hiến pháp Nga quy định thủ tướng phải điều hành chính phủ ‘theo đúng các sắc lệnh của tổng thống’.

Hiện nằm trong tay ông Dmitry Medvedev, chức thủ tướng Nga chỉ có một ‘ưu điểm’ là trong trường hợp tổng thống đột tử thì thủ tướng sẽ lên làm tổng thống lâm thời cho đến khi quốc hội chọn ra người mới.

Tại Ba Lan, và một số nước Đông Âu hậu cộng sản theo mô hình dân chủ nghị viện, khi tổng thống đột tử (như trường hợp ông Lech Kaczynski năm 2010), thì người lên thay tạm thời lại là chủ tịch quốc hội.

Quốc hội Việt Nam sắp thông qua các sửa đổi về Hiến pháp

Sự khác biệt này cho thấy xu hướng để thủ tướng ‘là người của tổng thống’ như tại Nga, hay ‘do Quốc hội kiểm soát’ như Ba Lan, mỗi bên đều có mặt hay và mặt dở của nó và là sản phẩm của diễn biến lịch sử mỗi nơi.

Tiến hóa thể chế

Nhìn chung, việc thể chế hóa cuộc đấu tranh giữa các cơ quan nắm quyền lực quốc gia không phải là chuyện lạ trong lịch sử các thể chế.

Ngay ở Anh, đây cũng là một quá trình lâu dài cho dù từ thời Henry VIII hệ thống chính trị luôn có vị quốc vương nắm cả thần quyền (đứng đầu Anh giáo) và thế quyền.

Ví dụ thủ tướng Anh tới giữa thế kỷ 19 chỉ là ‘bộ trưởng thứ nhất’ (primus inter pares) nhưng một luật về nghị viện năm 1911 đã tước đi nhiều quyền lập pháp của Thượng viện (Viện Nguyên lão – House of Lords) và trao cho thủ tướng quyền đề xuất sáng kiến lập pháp trong Hạ viện.

Tại Singapore, Thủ tướng có nhiều quyền hơn cả vì thừa hưởng vị thế của 'Toàn quyền Singapore' từ thời thực dân Anh nhưng chức này cũng phải do Tổng thống bổ nhiệm.

Tổng thống Singapore, theo một sửa đổi hiến pháp năm 1991 cũng có thêm quyền giám sát chi tiêu của Thủ tướng.
"Hiến pháp phản ánh một triết lý chính trị nhấn mạnh tới sự ổn định của chính quyền"
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long

Hệ thống của Mỹ dù không có thủ tướng nhưng quyền hành pháp tối cao của tổng thống cũng liên tục bị các đảng trong Quốc hội tìm cách hạn chế và cân bằng lại.

Nghị viện Mỹ cũng có thể mở các cuộc điều tra nhằm luận tội tổng thống (impeachment) với Chánh án Tối cao Pháp viện chủ tọa mà Bill Clinton là người gần nhất trở thành ‘đối tượng điều tra’ hồi năm 1995.

Với Việt Nam hiện nay, các nỗ lực sửa đổi Hiến pháp 1992, một văn bản bất cập vì mang nhiều dấu ấn của mô hình xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã lỗi thời, là rất cần thiết dù đã khá muộn.

Nhưng chuyển nhiều quyền cho cơ quan Chủ tịch nước cũng có nghĩa là trách nhiệm của vị nguyên thủ quốc gia mà hiện lo nhiều công tác mang tính nghi lễ sẽ nặng nề và khó khăn hơn.

Các quy định mới cũng cần ghi rõ nếu Chủ tịch nước làm sai thì cơ quan nào sẽ giám sát, cảnh báo nếu chưa thể luận tội được như với ‘President’ ở Mỹ.

Vì giới quan sát lịch sử cũng đã chỉ ra rằng mô hình tổng thống chế (khá được ưa thích ở Nam Mỹ và châu Phi) cũng dễ dẫn tới độc tài.

Thượng viện Anh được cải tổ từ Viện Nguyên lão do giới quý tộc và tăng lữ nắm qua nhiều thế kỷ

Còn nhìn chung, câu nói của nam tước John Dalberg-Acton ở Anh từ xưa rằng 'Quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối' luôn là điều nhắc nhở cho mọi người nắm quyền lo việc nước, bất kể ở đâu.

Tiến lên một bước nữa, nếu thực sự muốn tăng quyền và uy tín cho Chủ tịch nước, Việt Nam cần cho bầu cử trực tiếp chọn người nắm chức vụ này.

Vì nguyên thủ quốc gia do dân bầu trực tiếp (như ở Pháp, Nga, Ba Lan) tự thân có uy tín và quyền chính trị lớn hơn quyền đến từ một cơ quan nào khác trao cho.

Còn nếu Trung ương Đảng sẽ đóng vai trò giám sát Chủ tịch nước đó thì cũng cần đặt hoạt động của Trung ương Đảng vào quy định cụ thể của pháp luật.

Kinh nghiệm ở Anh cho thấy một định chế nắm quyền nghiễm nhiên, không qua bầu cử như Viện Nguyên Lão, tụ họp các dòng họ đại quý tộc hưởng quyền thế tập từ thế kỷ 10 và các giám mục Anh giáo, cũng có thể đặt vào hệ thống pháp luật chung nếu muốn.

Và cho đến ngày nay, Anh Quốc vẫn tiếp tục bàn về cải tổ House of Lords mà hiện có vai trò Thượng viện kiêm chức năng thẩm tra các vụ án vượt cấp với Tòa Tối cao (High Court).

Thời gian trước có ý kiến trong một số giới người Việt ở nước ngoài nói hay là cần lập ra một Thượng viện để lấy chỗ cho Trung ương Đảng.

Đấy chỉ là một quan điểm chưa rõ được hưởng ứng ra sao nhưng cũng không nên vì thế mà cho rằng sửa đổi Hiến pháp đã ‘đụng trần’ khi nói về sự lãnh đạo của Đảng tại Việt Nam.

Vì Đảng cầm quyền ở đâu thì cũng cần tiến hóa theo biến đổi thời sự và nhu cầu cuộc sống.
Nguyễn Giang BBCVietnamese.com

 

  Đại gia Việt: Hình ảnh thực khi ra ánh sáng

Những đại gia sở hữu số tiền công khai đến hàng chục ngàn tỷ, nổi tiếng với những tài sản khủng, những câu chuyện truyền tụng về mối quan hệ và thú ăn chơi hiếm có. Nhưng một ngày, họ bị phá sản, lâm vào vòng lao lý thì lại có quá nhiều khuất tất được phơi bày. Đó có phải là điều bất ngờ?
Phần sáng...
Trong mấy năm lại đây, công chúng được biết đến các đại gia Việt với tài sản hàng ngàn tỷ đồng qua các bản cáo của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Rằng đại gia này, ông chủ kia sở hữu bao nhiêu cổ phiếu của công ty A, bao nhiêu cổ phiếu của ngân hàng B, giá giao dịch là tưng đây, tưng đây... quy ra ông này là người đứng thứ bao nhiêu trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, chuyện bằng con đường nào, làm gì để trở nên giàu có như thế thì vẫn là một ẩn số.
Nhưng rồi, kinh tế khó khăn, làm ăn đỗ vỡ, nhiều đại gia phá sản, bị pháp luật sờ đến thì công chúng mới té ngửa ra rằng, nguồn gốc tiền bạc của các đại gia vẫn là một câu chuyện bí ẩn, thiếu minh bạch.
Với một nền kinh tế thị trường minh bạch, một công dân hay DN tham gia đầu tư, kinh doanh được thể hiện bằng các khoản thu nhập, theo quy định của pháp luật, anh phải đóng thuế bao nhiêu theo từng thang bậc của các khoản thu hàng tháng. Cơ quan thuế căn cứ vào các khoản phải nộp có thể tính được những khoản tiền tích lũy mà cá nhân đó, doanh nghiệp đó hiện đang sở hữu. Dĩ nhiên, đó là những tài sản đó được pháp luật bảo vệ.
Ở xứ ta, theo bảng xếp hạng 100 người giàu nhất trên sàn chứng khoán có với số tiền từ hàng chục hàng tỷ đến thấp nhất xấp xỉ trăm tỷ. Đó là những khoản tiền nhìn thấy, được công khai. Ngoài ra còn phải kể đến các loại cổ phiếu, cổ phần các cá nhân đó góp vốn vào các công ty, các doanh nghiệp chưa được niêm yết. Cùng với đó là các động sản và bất động sản khác trị giá nhiều tỷ đồng nữa.
Chưa nói chuyện đúng sai, nhưng chuyện các đại gia sở hữu hàng ngàn tỷ đồng rất xứng đáng được tôn vinh. Với một đất nước qua nhiều năm nghèo đói, để tạo động lực cho cuộc thoát nghèo ấy, trọng trách được giao cho các doanh nghiệp và doanh nhân. Chả thế mà đã có hẳn một ngày tôn vinh Doanh nhân Việt Nam.
Một doanh nhân, để làm giàu một cách bền vững không chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt mà còn phải nghĩ đến lợi ích lâu dài. Vì mục tiêu phát triển bền vững của chính mình, gần đây xuất hiện thêm khái niệm: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, doanh nhân để tôn vinh những doanh nhân tham gia các hoạt động xã hội vì lợi ích cộng đồng và không lấy lợi ích trước mắt làm mục tiêu.
Trong xu hướng đó, bên cạnh kinh doanh có lãi, tạo việc làm, đóng góp ngân sách, làm giàu cho mình và xã hội thì đã có hàng ngàn doanh nhân bỏ tiền ra xây nhà tình nghĩa, cứu trợ cho người nghèo, bỏ tiền ra làm từ thiện thông qua chương trình "Nối vòng tay lớn"... Cũng có doanh nhân bỏ tiền ra vì những phong trào khác như tài trợ cho các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, tài trợ cho các nhân tài, các đội tuyển VN tham dự các kỳ thi quốc tế... Đó là những phần nổi rất đáng được tôn vinh của các doanh nghiệp doanh nhân.
...và khoảng tối
Tuy nhiên, cùng với những phần sáng đó, là những khoảng tối thăm thẳm của các doanh nhân mà dân gian quen gọi là các "đại gia" Việt.
Khi đất nước bị cuốn vào cơn lốc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế khó khăn mọi mặt. Sản xuất đình đốn, xuất khẩu suy giảm, việc làm cho người lao động căng thẳng, doanh nghiệp thua lỗ, khó sinh lợi thì những đại gia đang nắm trong tay yết hầu của nền kinh tế như chứng khoán, bất động sản, ngân hàng... lại coi đây là thời cơ vàng để thâu tóm, thôn tính và lũng đoạn nền kinh tế.
Một trong những thủ đoạn xưa như trái đất là, siết chặt tín dụng đối với các doanh nghiệp khó khăn non yếu, khi các doanh nghiệp này lâm vào cảnh nợ nần sẽ tiến hành thâu tóm bằng cách gom cổ phiếu với giá rẻ như bèo rồi chiếm đoạt công ty. Bằng cách này, không ít doanh nghiệp vẫn mang tên cũ nhưng đã thay tên đổi chủ.
Một thủ đoạn khác, cao hơn một chút là nhân lúc khó khăn nợ nần sẽ "đổ thêm dầu vào lửa" bằng cách tung tin thất thiệt gây tâm lý hỗn loạn cho khách hàng. Với một số ngành kinh doanh nhạy cảm như ngân hàng thì thủ đoạn này tỏ ra vô cùng hữu hiệu. Tháng 10/2003 đã xuất hiện tin đồn về việc ông Phạm Văn Thiệt - Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) bỏ trốn khiến hàng ngàn khách hàng của NH này ồ ạt đến rút tiền khiến NH này suýt mất khả năng chi trả nếu không có NH nhà nước nhảy vào can thiệp.
Một hành vi khác tuy không phạm luật nhưng không thể bỏ qua là các đại gia NH níu kéo lẫn nhau, găm giữ lãi suất ở mức quá cao khiến các DN làm ăn chân chính không thể nào chịu đựng được mức lãi suất quá cao.
Đặc biệt, với một số ngành kinh doanh có điều kiện như: tài chính, NH, bảo hiểm, Viễn thông... thì chuyên được cấp giấy phép là vô cùng khó khăn. Trong thời điểm thì trường chứng khoán sôi động, cổ phiếu của các doanh nghiệp loại này được giao dịch cao gấp nhiều lần mệnh giá thì việc được cấp phép hay được nâng vốn điều lệ có thể mang lại những khoản lợi bất ngờ.
Chuyện Công ty chứng khoán Thiên Việt "liên doanh" với Goldman Sachs để tăng vốn điều lệ và bán cổ phiếu phổ thông năm 2007 là một trong những hiện tượng như thế.
Những đại gia gặp khó khăn, tệ hơn là phải phá sản và thậm chí không ít người phải ra tòa, vào tù trong thời thời gian qua có thể là tín hiệu đáng suy nghĩ cho một nền kinh tế trong khó khăn. Nhưng nhưng, với một nền kinh tế muốn thành tâm hội nhập với thế giới thì không có cách nào khác phải từng bước minh bạch hóa.
Chúng ta khích lệ những cá nhân làm giàu bằng tài năng, trí tuệ của chính mình và làm đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, với cộng đồng để phần sáng lấn át khoảng tối. Để công chúng không còn phải bất ngờ, thị trường không còn phải "sốc" khi một ngày có những đại gia phá sản hay ra tòa vì những khuất tất trong khoảng tối làm ăn của mình.
09/2012
Phan Thế Hải

Nguyễn Xuân Nghĩa - Bầu cử và Triệt thoái

Núi Rushmore thể hiện bốn gương mặt Tổng thống Hoa Kỳ George Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt và Abraham Lincoln

Các bậc "quốc phụ" của Hoa Kỳ là những người tai ngược.

Từ thời lập quốc, họ đã thiết lập một chế độ có nội dung giới hạn vai trò của Tổng thống để bảo vệ quyền tự do của công dân và các tiểu bang. Hệ thống chính trị độc đáo mà phức tạp ấy khiến Hành pháp không toàn quyền quyết định về nội chính vì rào cản của Quốc hội, Tối cao Pháp viện và cả sự cưỡng chống của các tiểu bang.

Sau này, qua thế kỷ 20, nếu như có một chính sách kinh tế xã hội để thi thố, Tổng thống còn phải nương theo quyết định của hai định chế độc lập là Ngân hàng Trung ương và thị trường. Rồi sự vận hành của một thế giới có phản ứng lập tức, 24 giờ một ngày, với phương tiện thông tin hiện đại là những ràng buộc khác.

Do hiến pháp, bị bó về nội trị, Tổng thống Mỹ chỉ hy vọng tìm ra nhiều quyền hạn hơn về ngoại giao. Mà đây cũng là ảo tưởng. Ngoại trừ thời chiến, cử tri chọn người giải quyết loại vấn đề thiết thực trước mắt, hơn là về đối ngoại.

Nhờ địa dư hình thể thuận lợi không cường quốc nào có trong lịch sử - một "hải đảo" phì nhiêu giữa hai đại dương bát ngát và hai láng giềng yếu kém – và nhờ truyền thống tự do cởi mở đã có từ thời lập quốc, Hoa Kỳ sớm thành siêu cường toàn cầu. Nhưng là siêu cường dân chủ, nơi mà quyền dân vẫn là mệnh lệnh. Đấy là một nghịch lý mà chưa chắc là các ứng cử viên đã hiểu ra khi ôm tham vọng làm thay đổi bộ mặt của thế giới và nước Mỹ.

Vì ảo vọng "lãnh đạo thế giới" – như cả thế giới lẫn dân Mỹ thường nói – các ứng cử viên còn ít nhìn ra vài sự thật bẽ bàng trước khi ngồi vào Tòa Bạch Ốc:

Thứ nhất, bạn hay thù, chẳng xứ nào ưa Hoa Kỳ là siêu cường độc bá. Đồng minh thì có thể cần Mỹ vì an ninh hay kinh tế mà vẫn muốn - và cố - bảo vệ quyền lợi riêng. Đối thủ thì chỉ mong - và đã làm – Hoa Kỳ bị loãng sức tản lực. Họ sẵn sàng thổi lên nhiều đám cháy để Mỹ làm "cứu hỏa toàn cầu" và lãnh tội "sen đầm quốc tế".

Thứ hai, cũng xuất phát từ sự thật phũ phàng đó, bất cứ ai ngồi vào vị trí Tổng thống đều sẽ đối diện với nhiều đòi hỏi của thực tế, chẳng thấy ghi trong hiến pháp, cũng chưa hề có trong một đảng cương nào. Đó là bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ, kiểm soát quyền tự do giao lưu trên địa cầu và làm sao để không thế lực bạn thù nào có thể hạn chế hay thách thức quyền lợi của nước Mỹ.

Mà phải thực hiện loại thủ đoạn nhuốm mùi đế quốc ấy với ngôn ngữ và đạo lý dân chủ.

Thứ ba, Tổng thống còn gặp chuyện bất ngờ là phản ứng của các nước, hoặc hậu quả bất lường từ quyết định của các chính quyền tiền nhiệm. Khi ấy, mọi chủ trương hay khẩu hiệu khi tranh cử đều thành vô nghĩa: Tổng thống Mỹ phải xoay cách khác, thành hay bại thì vài chục năm sau lịch sử mới có thể phán xét. Và Hoa Kỳ mang tiếng bất nhất!

Kể ra không hết những chuỗi bất ngờ ấy, sau đây chỉ là vài thí dụ.

Nghịch lý

Hoa Kỳ đã đi vay quá mức trong mấy chục năm liền và đến ngày trả nợ

Jimmy Carter yểm trợ phong trào Thánh Chiến tại A Phú Hãn để giảm thiểu thế lực của Liên bang Xô viết nên Ronald Reagan dễ mở cuộc đua khiến Liên Xô hụt hơi mà tiêu vong vì nhược điểm nội tại của chế độ. Khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc, Bill Clinton hưởng cổ tức hoà bình, giảm chi về quốc phòng và đòi làm cách mạng. Nhờ vậy mà lần đầu tiên từ 40 năm, đảng Cộng Hoà chiếm đa số lại lưỡng viện Quốc hội, Clinton bèn thoả hiệp và tái đắc cử năm 1996, lần đầu tiên cho một tổng thống Dân Chủ kể từ Thế chiến II.

Nhưng phong trào Thánh Chiến lại thừa thắng chuyển qua chủ đích hình thành một Đế quốc Hồi giáo toàn cầu. Lực lượng khủng bố al-Qaeda đã tung hoành dưới thời Clinton để đòi lãnh đạo khối Hồi giáo chống Tây phương. Họ biểu dương khả năng qua vụ khủng bố 9-11 khiến George W. Bush vừa nhậm chức bèn buông hết ưu tiên về nội chính cùng chủ trương khiêm cung và bất can thiệp được đề ra trong cuộc tranh cử năm 2000.

Hậu quả bất lường là Hoa Kỳ lâm chiến toàn cầu, gây khó chịu cho nhiều đồng minh Âu Châu, làm các đối thủ hài lòng. Và di sản Iraq và A Phú Hãn trở thành gánh nặng cho các chính quyền về sau.... Cũng vì vậy mà Mỹ đã để trống Đông Á đang được Hải quân Trung Quốc bơi vào khai thác khiến các ứng viên ngày nay cãi cọ về số chiến hạm cần thiết cho an ninh Hoa Kỳ.

Trong khi ấy, Hoa Kỳ đã đi vay quá mức trong mấy chục năm liền và đến ngày trả nợ.

"Cậu Bé Quàng Khăn Đỏ" Barack Obama đắc cử từ vụ khủng hoảng tài chính 2008 giữa cơn suy trầm lại đòi tăng chi để cải tạo xã hội theo hướng cực tả thay vì giải quyết việc kinh tế. Các đồng minh lẫn đối thủ đều nức lòng cổ võ chiều hướng ấy: Hoa Kỳ chất thêm núi nợ, làm chủ chi về quân sự ở mọi nơi, lãnh búa rìu của toàn cầu về mọi tội, trước sự phân cực của cử tri ở nhà.

Đấy là bối cảnh khác thường và đầy nghịch lý của chuyện bầu cử rồi lãnh đạo tại Hoa Kỳ....

Triết lý chính trị

Barack Obama hay Mitt Romney sẽ chiến thắng?

Nếu kể từ vòng sơ bộ bên đảng Cộng Hòa đối lập, Hoa Kỳ mất gần hai năm - và chi ra hơn hai tỷ đôla - cho cuộc tranh cử.

Cử tri chờ đợi hai liên danh đưa ra triết lý chính trị và chính sách ứng phó với các vấn đề ngổn ngang trước mặt. Thật ra mọi lý luận hay kế sách đều có thể vô hiệu sau này dù vẫn cần thiết cho việc tuyên truyền để xin phiếu. Thực tế phũ phàng vẫn là thế giới không muốn một Hoa Kỳ quá mạnh, đối lập chỉ muốn Tổng thống thất cử và Obama tìm mọi cách bám ghế.

Chuyện tranh cử là cuộc đua việt dã băng đồng, những gì tiêu cực nhất được gán cho đối thủ và giành phần tích cực nhất cho mình. Thủ đoạn xuyên tạc được áp dụng thoải mái và các ứng cử viên tay non da mỏng đều hụt hơi giữa đường.

Ta có thể phê phán sự nông cạn và nhiều trò thô bỉ trong cuộc bầu cử năm nay. Mà vẫn sai: nạn trét bùn vào mặt đối phương là quy luật - từ thời lập quốc.

Ban tranh cử của Thomas Jefferson gọi Tổng thống John Adams là (xin lỗi) "có cá tánh của một thằng lại cái xấu xí, thiếu sự dũng mãnh quả quyết của đàn ông lẫn nét tử tế dịu dàng của đàn bà". Và Jefferson được trả lễ là "kẻ bần tiện, hạ cấp, con hoang của một mụ da đỏ với một gã lai đen tại Virginia". Cả hai đều là quốc phụ và ngoài đời là bạn thân! Thí dụ như vậy thì vô kể.

Kết quả tuyệt diệu của trò thô tục ấy là giải trừ được nạn sùng bái lãnh tụ. Một ưu điểm khác của lối tranh cử quái ác này là có hy vọng phơi bày căn tánh thật của ứng cử viên, tiêu chuẩn quan trọng còn hơn các chương trình hành động bề nào cũng có thể bị thực tế vứt vào sọt rác.

Ai đắc cử?

"Kết quả tuyệt diệu của trò thô tục ấy là giải trừ được nạn sùng bái lãnh tụ. Một ưu điểm khác của lối tranh cử quái ác này là có hy vọng phơi bày căn tánh thật của ứng cử viên, tiêu chuẩn quan trọng còn hơn các chương trình hành động bề nào cũng có thể bị thực tế vứt vào sọt rác."

Sau ngàn cuộc thăm dò gần như mỗi ngày và bốn lần tranh luận giữa hai liên danh, câu hỏi hấp dẫn nhất là "Ai sẽ đắc cử lần này?"

Mọi người đều biết sự phân đôi của xã hội Mỹ. Quãng 46-47% cử tri đã quyết định bỏ phiếu cho gà nhà, bất kể mọi tiêu chuẩn hay dở. Còn lại là thành phần trung dung độc lập. Họ giữ vị trí bản lề và tính toán theo quyền lợi cụ thể trước mắt, trong tiểu bang của mình.

Hai giáo sư chính trị học Ken Bickers và Michael Berry tại Boulder và Denver của Colorado đã dùng nhiều dữ kiện kinh tế của từng tiểu bang để dự đoán kết quả bầu cử từ 1980 đến nay, với độ chuẩn xác rất cao. Mùng bốn Tháng 10 vừa qua, họ dự báo Romney thắng lớn với 330 số phiếu cử tri đoàn trước 208 phiếu cho Obama. Dự đoán này đáng chú ý vì được khảo sát trước cuộc tranh luận hôm mùng ba tại Denver, khi cá tánh của hai ứng viên được bộc lộ rõ ràng nhất.

Người viết thì mạo muội dự đoán là dù bất cứ ai nhậm chức vào ngày 20 Tháng Giêng năm tới, Hoa Kỳ vẫn phải ưu tiên lo chuyện nợ nần và quốc kế dân sinh bên trong, ít ra mất năm bảy năm, trước khi tìm lại vai trò quốc tế của mình. Trong khi đồng minh chẳng tin và kẻ thù không sợ.

Một khoảng trống đầy bất trắc trên thế giới.

Nguyễn Xuân Nghĩa
Gửi cho BBC từ California, Hoa Kỳ
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong riêng của tác giả, chuyên gia kinh tế tại Hoa Kỳ.
 

Nguyễn Hưng Quốc - Vạch mặt kẻ lãnh đạo tham nhũng

Thủ tướng Ôn Gia Bảo
Báo The New York Times vừa đăng một bài tường thuật gây chấn động dư luận thế giới và khiến chính phủ Trung Quốc vừa giận dữ vừa hoảng sợ cho dựng tường lửa tờ báo ấy gần như ngay tức khắc. Nội dung của bài tường thuật là về khối tài sản khổng lồ của gia đình ông Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Trung Quốc: Tổng cộng lên đến khoảng 2.7 tỉ Mỹ kim.

David Barboza, mở đầu bài tường thuật, kết quả của một quá trình nghiên cứu công phu và tường tận, kể về bà mẹ của Ôn Gia Bảo: Bà vốn là một giáo viên, thời Cách mạng văn hóa, sống cực kỳ nghèo. Sau đó, với lương giáo viên, bà vẫn nghèo. Vậy mà, bây giờ, 90 tuổi, bà lại trở thành một người vô cùng giàu có. Một trong các khoản đầu tư của bà trong một công ty tài chính ở Trung Quốc, cách đây năm năm, lên đến 120 triệu đô la.

 Điều đáng chú ý là sự giàu có ấy chỉ bắt đầu từ khi con bà, ông Ôn Gia Bảo, trở Phó thủ tướng vào năm 1998, và đặc biệt, năm năm sau đó, khi ông chính thức trở thành Thủ tướng.

Ngoài mẹ, hầu hết thân nhân của Ôn Gia Bảo đều là những triệu triệu phú: vợ ông, con trai ông, con gái ông, em rể ông, và họ hàng xa gần của ông. Tất cả đều nắm giữ những vai trò quan trọng trong các ngân hàng, các công ty nữ trang, các khu du lịch sang trọng, các công ty truyền thông, các công ty tài chính, bao gồm cả hãng bảo hiểm Ping An, một trong những công ty tài chính lớn nhất thế giới với vốn tài sản trị giá gần 60 tỉ Mỹ kim, và nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm cả một dự án phát triển villa ở Bắc Kinh.

Vợ của Ôn Gia Bảo, bà Trương Bồi Lợi, được mệnh danh là “Nữ hoàng kim cương” (Diamond Queen) của Trung Quốc. Lúc nào cũng ăn mặc bình dị và nói năng khiêm tốn nhưng bà Lợi là người rất mê kim cương và các loại nữ trang đắt tiền. Năm 2007, báo chí Đài Loan phanh phui ra vụ bà Lợi từng mua hai cái hoa tai bằng ngọc thạch trị giá đến 275.000 đô la. Không phải chỉ mua để sử dụng, bà Lợi còn điều hành nhiều công ty kiểm tra chất lượng và buôn bán nữ trang lớn, là một trong vài người có thế lực và ảnh hưởng nhất trong kỹ nghệ vàng, ngọc và kim cương ở Trung Quốc. Các công ty liên quan đến nữ trang của ngoại quốc muốn vào làm ăn ở Trung Quốc cần phải đến “yết kiến” bà trước. Được bà chấp thuận, công việc làm ăn mới xuôi chảy. Bà lắc đầu, bao nhiêu dự án, dù lớn lao đến mấy, cũng đều bó tay.Người con trai duy nhất của Ôn Gia Bảo, Ôn Winston, năm nay khoảng 40 tuổi, từ năm 2000, thành lập ba công ty kỹ thuật trong vòng năm năm. Công ty nào cũng bắt đầu với vốn cả hàng triệu đô, sau đó, tăng vọt lên hàng chục triệu đô. Riêng công ty New Hozizon Capital được lập vào năm 2005 đến nay đã có vốn lên đến trên 2.5 tỉ Mỹ kim.

Bài viết của David Barboza chắc chắn sẽ được dịch sang tiếng Việt hoặc được tóm tắt trên nhiều cơ quan ngôn luận. Tôi không cần phải kể lại nhiều chi tiết hơn. Ở đây chỉ nhấn mạnh vào một số điểm:

Thứ nhất, hầu hết những người lãnh đạo đều có bàn tay…sạch. Tài sản chính thức của họ hầu như không có gì cả. Lý do là chúng được ngụy trang dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó, cách phổ biến nhất là cho thân nhân đứng tên. Nhiều người đặt vấn đề: chưa chắc bà mẹ của Ôn Gia Bảo, năm nay 90 tuổi, đã biết là mình có một số cổ phần lên đến mấy trăm triệu đô la trong các công ty tài chính lớn. Bà chỉ được mượn tên, vậy thôi.

Thứ hai, nguyên nhân dẫn đến sự giàu có tột bậc của gia đình ông Ôn Gia Bảo chắc chắn không phải do tài năng của họ. Mà chủ yếu là nhờ thế lực của ông. Nhờ ông, họ được nắm giữ những chức vụ quan trọng, từ đó, tiền bạc cứ ào ào đổ vào túi. Nhờ ông, họ có vô số ưu thế để làm ăn và làm giàu. Hơn nữa, có thể nói, nhờ ông, họ không cần làm gì cả mà vẫn có thể giàu: giới kinh doanh khắp nơi, từ trong đến ngoài nước, cứ mang tiền, thật nhiều tiền đến dâng cho họ.

Thứ ba, qua trường hợp của Ôn Gia Bảo, chúng ta mới thấy cách hiểu thông thường về vấn đề tham nhũng rất phiến diện và hời hợt. Nói đến tham nhũng, người ta thường nghĩ ngay đến hối lộ. Nhưng ở vị thế lãnh đạo cao cấp trong đảng và trong chính phủ, người ta không cần nhận hối lộ. Người ta chỉ cần sử dụng - đúng hơn: lạm dụng -  quyền lực của mình để cho thân nhân kiếm tiền. Nhìn bề ngoài, việc kiếm tiền ấy hoàn toàn chính đáng: họ lập công ty, công ty ấy vận hành tốt và có nhiều lợi tức; họ giàu là nhờ số lợi tức ấy. Nhưng, nó vẫn không chính đáng ở hai điểm: một, vị trí của họ trong công ty không xuất phát từ tài năng mà là từ thế lực (xin nhớ trường hợp con cái của Nguyễn Tấn Dũng và Tô Huy Rứa ở Việt Nam); và hai, lợi tức của công ty chủ yếu đến từ các quan hệ quen biết hơn là do thực lực.

Thứ tư, sự giả dối của giới lãnh đạo cộng sản. Trước đây, Bạc Hy Lai, Bí thư Trùng Khánh, từng nổi tiếng là cứng rắn trong việc chống tham nhũng, nhưng, sau khi ông bị ngã ngựa, người ta mới biết chính ông từng dung dưỡng cho thân nhân kiếm đến cả hàng trăm triệu Mỹ kim từ tham nhũng. Ôn Gia Bảo cũng thế. Lúc nào ông cũng xuất hiện dưới vẻ bình dị, như là nghèo nàn. Mở miệng, ông toàn nói những chuyện đạo đức và nỗ lực làm trong sạch đảng. Chỉ mới đây thôi, vào tháng 3 năm 2011, trong một cuộc họp của hội đồng nhà nước Trung Quốc, Ôn Gia Bảo lớn tiếng yêu cầu chống tham nhũng, giám sát tệ lạm quyền và thúc giục cán bộ các cấp phải làm việc vì “một chính phủ trong sạch trong năm 2012”.

Bộ mặt giả dối của giới lãnh đạo Trung Quốc đã bị thế giới vạch trần. Bao giờ đến lượt Việt Nam nhỉ?

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Sửa Hiến pháp: Chủ tịch nước có thể đề nghị bãi nhiệm Thủ tướng

(Đất Việt) - Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ...

Đây là một trong những điểm nổi bật được nêu trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi, được Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý trình bày trước Quốc hội sáng nay 29/10.

Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội

Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung Điều 4 về vai trò lãnh đạo của Đảng.

Theo đó, “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.

Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Bổ sung quyền của Chủ tịch nước
Chủ tịch nước có thẩm quyền bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Đặc biệt, dự thảo Hiến pháp sửa đổi cũng làm rõ hơn một số thẩm quyền của Chủ tịch nước trong một số lĩnh vực, sắp xếp lại nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, trong mối quan hệ với hành pháp, dự thảo Hiến pháp sửa đổi cũng làm rõ hơn thẩm quyền bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và Chính phủ; quyền tham dự các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ; yêu cầu Chính phủ bàn về vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước khi cần thiết…;

Điều 94 của Hiến pháp sửa đổi cũng quy định: “Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ trái với lệnh, quyết định của Chủ tịch nước”.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng cho biết: trong việc thống lĩnh lực lưỡng vũ trang, dự thảo Hiến pháp sửa đổi cũng làm rõ hơn thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân; công bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp,…

Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết: về vấn đề này, có 2 loại ý kiến.

Loại ý kiến thứ nhất đề nghị nêu thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và xác định vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế để làm rõ hơn tính chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Loại ý kiến thứ hai đề nghị không nêu cụ thể tên các thành phần kinh tế mà chỉ xác định các thành phần kinh tế là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế để bảo đảm tính khái quát, ổn định cao của Hiến pháp khi cơ cấu của nền kinh tế có thể thay đổi, đồng thời, thể hiện sự bình đẳng và cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường.

Ủy ban tán thành loại ý kiến thứ nhất và đã thể hiện tại Điều 55 của Dự thảo.

Theo đó, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.

“Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể với các hình thức hợp tác được củng cố và phát triển. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển”, dự thảo nêu.

Mạnh Đồng 

Ai bao che, dung dưỡng cho TBT báo Yên Bái?

Tổng biên tập Bùi Anh Túy
Ngày 02/5/2012 Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Yên Bái có “Thông báo Kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Đảng ủy, BBT báo Yên Bái và đồng chí Bùi Anh Túy, bí thư Đảng ủy, TBT báo Yên Bái”, khiến nhiều người ở báo Yên Bái, Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái bất bình về bản kết luận đó, buộc họ phải gửi đơn đến một cơ quan Trung ương: Ủy ban Kiểm tra TW, Ban Tổ chức TW, Ban Phòng chống tham nhũng TW, Thanh tra Chính phủ và một số cơ quan báo chí và 14 ông Thường vụ tỉnh Yên Bái khiếu nại, tố cáo và đề nghị làm rõ những việc làm khuất tất, coi thường các quy định của Đảng và Nhà nước của TBT báo Yên Bái ông Bùi Anh Túy.
Khai man bằng cấp và ngày tháng năm sinh
Trong hai loại hồ sơ cán bộ và hồ sơ đảng viên của ông Bùi Anh Túy không thống nhất về ngày, tháng, năm sinh.
Hồ sơ cán bộ có 15 loại văn bản, thì trong đó có 3 văn bản khai sinh ngày 14/10/1953 không bị sửa chữa; 7 văn bản khai sinh ngày 14/6/1955 không bị sửa chữa; 2 văn bản không xác định ngày, tháng, năm sinh; 3 văn bản sửa chữa tháng và số cuối cùng của năm sinh.
Như vậy, trong hồ sơ cán bộ của ông Túy có hai ngày sinh khác nhau, hai năm sinh khác nhau. Hồ sơ này đều do ông Túy khai. Sự bất nhất về ngày tháng năm sinh ở đây có mục đích gì? Phải chăng ông Túy khai thụt tuổi của mình từ sinh ngày 14/10/1953 thành 14/6/1955 để kéo dài thời gian ngồi trên ghế TBT?
Hồ sơ đảng viên có 9 loại văn bản, trong đó có 6 văn bản khai sinh ngày 14/10/1953 không bị sửa chữa; 1 văn bản không xác định rõ ngày, tháng, năm sinh; 2 văn bản sửa tháng và năm sinh.
Khi báo cáo giải trình với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Yên Bái trước Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII, ông Túy ghi: “Tôi kết nạp Đảng năm 1979, năm đó có nhiều người cứ nói với tôi còn là trẻ con cho nên tôi đã ghi sinh năm 1953 để có nhiều tuổi họ khỏi châm chọc tôi”. Một sự giải thích ngô nghê và vô cùng hài hước của ông TBT báo Yên Bái. Không ai kết nạp một đứa trẻ vào Đảng. Nếu sợ bị coi mình là trẻ con nên ông Túy đã khai tăng tuổi từ sinh năm 1955 lên năm 1953, thì đây chính là việc làm không trung thực và dối trá với Đảng của ông Túy. Tại sao Đảng có thể chấp nhận một người không trung thực và dối trá đứng trong hàng ngũ của mình?
Tuy nhiên, trong bản tự kiểm tra ngày 27/12/2011 ông Túy ghi: “ Tôi sinh ngày 14/06/1955... Tôi đề nghị lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy xác minh ai sửa chữa hồ sơ của tôi từ sinh năm 1955 sang sinh năm 1953”. Lại thêm một sự nực cười và dối trá nữa. Trong bản giải trình với UBKT như đã trích dẫn ở trên, ông Túy đã nói: “Tôi kết nạp Đảng năm 1979, năm đó có nhiều người nói với tôi còn là trẻ con nên tôi ghi sinh năm 1953 để có nhiều tuổi họ khỏi châm chọc tôi”, nay quay ngoắt 180 độ “ Tôi sinh ngày 14/06/1955... Tôi đề nghị lãnh đạo Ban Tổ chức xác minh ai sửa chữa hồ sơ của tôi...” Vậy trong 6 văn bản trong hồ sơ đảng viên của ông Túy đều ghi sinh ngày 14/10/1953 không bị sửa chữa do ai trong Ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái tuồn vào, hay do chính ông Túy tự kê khai? Điều này một lần nữa ông Túy thiếu trung thực và dối trá đối với tổ chức Đảng. Trong Thông báo Kết luận của UBKT tỉnh Yên Bái ghi rõ ràng: “Việc khai sinh ngày 14/10/1953, đồng chí Túy khai từ năm 1974 trước khi đi công tác và khai năm 1979 trước khi được kết nạp vào Đảng, không phải đến năm 2004, khi làm hồ sơ bổ nhiệm Tổng biên tập mới phát hiện hồ sơ bị sửa...” Như vậy, ông Túy đã khai gian dối tuổi của mình khi làm hồ sơ bổ nhiệm TBT.

Thông báo Kết luận kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Yên Bái
Khi làm hồ sơ bổ nhiệm Tổng biên tập, ông Túy không một ngày học Cao cấp lý luận chính trị, nhưng ông Túy tự khai có bằng Cao cấp lý luận chính trị. Đây là yêu cầu bắt buộc khi bổ nhiệm TBT của tờ báo đảng bộ. Nhưng khi Ủy ban Kiểm tra yêu cầu ông Túy xuất trình bằng hoặc giấy chứng nhận đã học Cao cấp lý luận chính trị, thì ông Túy không xuất trình được bất cứ một loại văn bằng hay chứng nhận mình đã học Cao cấp lý luận chính trị. Ông Túy chỉ lấy bản xác nhận của ông Nguyễn Thanh Vân- nguyên TBT báo Yên Bái với nội dung như sau: “Năm 1986-1987 tôi có đi học lý luận với đồng chí Bùi Anh Túy vì hai chúng tôi thuộc diện được Tỉnh đưa đi bồi dưỡng, đào tạo...” Tuy nhiên, ông Nguyễn Thanh Vân cũng không có giấy chứng nhận học Cao cấp lý luận chính trị. Khi xác minh, Học viện Báo chí & Tuyên truyền xác nhận ông Bùi Anh Túy không học Cao cấp lý luận chính trị tại đây, Học viện Chính trị -Hành chính khu vực I xác nhận “Năm 1986-1987 Học viện lúc đó là Trường Nguyễn Ái Quốc Khu vực I, mở hệ Trung cấp lý luận... do bị ngập lụt nên không lưu trữ danh sách học viên. Vì vậy, không thể xác định chính xác đồng chí Bùi Anh Túy có theo học hay không”. Học viện Chính trị-Hành chính chỉ đào tạo hệ Trung cấp lý luận chính trị, vậy ông Túy học Cao cấp lý luận chính trị đâu? Hay ông Túy học Cao cấp lý luận ở tận bên... Mỹ? Một người không trung thực lại dối trá ngày tháng năm sinh và không có bằng Cao cấp lý luận chính trị lại đứng đầu một tờ báo của một Đảng bộ thì đó là điều nực cười hết chỗ nói.

Thông báo Kết luận kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Yên Bái
Coi thường các quy định của Đảng và Nhà nước
Tỉnh ủy Yên Bái đã bổ nhiệm một người không trung thực và dối trá như Bùi Anh Túy làm TBT mà hệ quả là ông Túy đã coi thường các quy định của tổ chức Đảng và Nhà nước như sau:
Theo quy định của Đảng, những người dự kiến tham gia BCH Đảng bộ phải lấy ý kiến nhận xét của cấp ủy nơi cư trú. Nhưng bí thư Đảng bộ báo Yên Bái Bùi Anh Túy không thèm lấy ý kiến của cấp ủy những người tham gia cấp ủy nhiệm kỳ 2010-2015, mà cứ đưa vào bầu.
Bổ nhiệm ông Tô Đức Thành làm phó phòng hành chính và ông Phan Văn Tuấn làm phó phòng Văn xã – Xây dựng Đảng. Hai ông này mặc dù chỉ là cán bộ hợp đồng nhưng thuộc cánh hẩu và là đồ đệ của ông Túy nên dược đưa lên làm lãnh đạo phòng để ông Túy dễ bề sai khiến và kiềm tỏa những phóng viên có năng lực của báo. Việc bổ nhiệm không đúng với điểm 2, mục A, Hướng dẫn 06/HD/TU ngày 23/5/2008 của Tỉnh ủy Yên Bái. Nghĩa là ông Túy đã coi hướng dẫn của Tỉnh ủy Yên Bái như một tờ giấy lộn nên không thèm đếm xỉa. Bởi ông Túy coi báo Yên Bái là “lãnh địa” riêng, nên ông thích làm gì thì làm. Chính vì điều đó mà bà Trần Quỳnh Liên, giữ chức Trưởng phòng Tòa soạn 5 năm 6 tháng, ông Nguyễn Văn Miền giữ chức Phó trưởng phòng Hành chính-Trị sự 10 năm 11 tháng mà không cần làm thủ tục bổ nhiệm lại.
Khi ông Túy chẳng coi quy định của Đảng là gì thì những quy định của Nhà nước đối với ông cũng chẳng có nghĩa lý gì. Xin trích Thông báo Kết luận kiểm tra của UBKT tỉnh Yên Bái như sau: “Việc tuyển dụng lao động hợp đồng đã có kế hoạch nhưng chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giao kết hợp đồng lao động chưa đúng quy định tại Điều 3 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ...”
Chi tiêu sai nguyên tắc, vô tội vạ 
Khoán công tác phí cho phóng viên từ 400.000-500.000đ/người/tháng không đúng quy định tại Quyết định số 1083/QĐ-UBND ngày 30/7/2007 của UBND tỉnh Yên Bái, vượt 162,425 triệu đồng. Chi sai nguyên tắc, không đúng mục đích, sử dụng 178,797 triệu đồng từ nguồn kinh phí thường xuyên năm 2011 để trả tiền in báo năm 2010 cho Cty CP In và Quảng cáo Đông Đô. Dùng kinh phí xuất bản để chi lương, bảo hiểm từ năm 2008-2011 cho 29 lao động hợp đồng với số tiền là 2,158 tỷ (lấy tròn số). Để ngoài sổ sách kế toán 78,5 triệu đồng, không hạch toán vào sổ kế toán các số báo chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề 37,4 triệu đồng. Hạch toán sai chi phí quảng cáo 201,794 triệu để trốn thuế 50,448 triệu đồng... Còn nhiều khoản chi sai không thể kê hết ra đây. Điều đó đủ thấy ông Bùi Anh Túy đã coi báo Yên Bái là “lãnh địa” của riêng mình, bất chấp quy định của tổ chức Đảng và Nhà nước.
Trong đơn tố cáo còn nêu việc ông Túy có cổ phần trong Cty CP In và Quảng cáo Đông Đô. Có phải vì có cổ phần ở Cty In và Quảng cáo Đông Đô nên ông Túy mới lấy 178,797 triệu đồng từ nguồn kinh phí thường xuyên của báo Yên Bái năm 2011 để trả tiền in báo năm 2010 cho Cty CP In và Quảng cáo Đông Đô? Chi hộ tiền vận chuyển báo từ nhà in tới Bưu điện ga Yên Bái 136,5 triệu mặc dù Cty CP In và Quảng cáo Đông Đô đã hạch toán vào chi phí của Cty? Mặc dù vậy, nhưng UBKT tỉnh Yên Bái lại không kiểm tra xác minh. Việc xác minh ông Túy có cổ phần ở Cty CP In và Quảng cáo Đông Đô hay không, UBKT tỉnh Yên Bái chỉ cần hỏi ông An Hải Nam và ông Hoàng Thế Sinh- nguyên Phó TBT báo Yên Bái từng góp 50 triệu vào Cty Đông Đô cùng với ông Túy, sau thấy vi phạm Luật Công chức và 19 điều đảng viên không được làm, nên hai ông đã rút vốn ra. Nếu không có cổ phần thì ông Túy sao lại dễ dãi lấy kinh phí thường xuyên để trả tiền in và trả hộ công vận chuyển cho Cty CP In và Quảng cáo Đông Đô?

Thông báo Kết luận kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Yên Bái
Trong đơn khiếu nại, tố cáo còn liệt kê những quan hệ trai gái bất minh của ông Túy đối với một số phụ nữ trong và ngoài cơ quan báo Yên Bái.
Với những việc làm coi thường pháp luật, thiếu trung thực và dối trá với Đảng, đáng lẽ ông Túy phải bị kỷ luật và tống cổ ra khỏi Đảng. Nhưng UBKT tỉnh ủy Yên Bái không thi hành kỷ luật, chỉ yêu cầu ông Túy “nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm”. Từ đó dư luận có quyền đặt câu hỏi: Phải chăng những việc làm ngang ngược và coi trời bằng vung của ông Bùi Anh Túy được ai đó có quyền trong UBKT Tỉnh ủy Yên Bái bao che, dung dưỡng? Nếu vậy thì sự thối nát ở báo Yên Bái còn tiếp tục kéo dài, nhân dân còn tin tưởng vào cơ quan ngôn luận của Đảng bộ Yên Bái nữa không?

Giàng A Tu
(DLB) 

‘Giáo dục phải dạy trẻ em tư duy’

giao duc
Bài phỏng vấn Philippe Meirieu và Marcel Gauchet do Báo Le Monde (Pháp) thực hiện và được đăng ngày 2/9/2011 trong khuôn khổ cuộc tranh luận mang chủ đề Làm thế nào để thay đổi nhà trường.
Philippe Meirieu: nhà sư phạm người Pháp, sinh năm 1949. Từng làm giáo viên phổ thông và giáo viên trường phổ thông dạy nghề. Hiện ông là giáo sư dạy môn khoa học giáo dục bậc đại học. Ông từng là tổng biên tập tập san sư phạm Cahiers pédagogiques, tham gia thành lập các trường đào tạo giáo viên phổ thông thuộc các trường đại học (IUFM), chủ trì diễn đàn tư vấn Quel savoir enseigner dans les lycées? (Dạy tri thức gì ở trường trung học?). Các tiểu luận của ông được đăng chủ yếu tại nhà xuất bản ESF của Pháp, một nhà xuất bản rất nổi tiếng trong lĩnh vực sách sư phạm. Hiện ông là phó chủ tịch vùng Rhône-Alpes phụ trách vấn đề giáo dục suốt đời.
Marcel Gauchet: Nhà sử học kiêm triết học người Pháp, sinh năm 1946. Ông hiện là giám đốc nghiên cứu của Trường nghiên cứu cao cấp về các môn khoa học xã hội (EHESS) và Trung tâm nghiên cứu chính trị Raymond-Aron, tổng biên tập tạp chí “Le Débat” (nhà xuất bản Gallimard) do ông cùng Pierre Nora sáng lập năm 1980.  Hai tác phẩm quan trọng của ông về giáo dục gồm, “Pour une philosophie politique de l’éducation” [Vì một chính sách mang tính triết học của giáo dục], viết chung với Marie-Claude Blais và Dominique Ottavi, (nhà xuất bản Hachette Littératures in năm 2003) và “Les Conditions de l’éducation” [Những điều kiện của giáo dục] (nhà xuất bản Stock in năm 2008).
***

Sự tiến bộ xã hội đang làm lung lay mức độ nào những điều kiện khả nhiên của công cuộc giáo dục?
Marcel Gauchet: Chúng ta đang làm mồi cho một sai lầm về chẩn đoán: người ta đòi hỏi nhà trường bằng những phương tiện sư phạm phải giải quyết những vấn đề thuộc về nền văn minh như là hệ quả của chính sự vận động của các xã hội, và người ta ngạc nhiên vì nhà trường đã không thể làm được điều đó… Những thay đổi xã hội nào ngày hôm nay đang đặt ra cho giáo dục những thách thức hoàn toàn mới mẻ? Những thay đổi đó có liên quan đến ít nhất bốn mặt: mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường, ý nghĩa của tri thức, địa vị của quyền uy, vị trí của nhà trường trong xã hội.
Theo cách suy diễn tiên nghiệm thì gia đình và nhà trường có cùng mục đích nhắm tới là nuôi dạy trẻ em: gia đình thì dạy dỗ còn nhà trường thì dạy chữ, ngày xưa người ta thường nói như vậy. Trong thực tế thì mọi sự đã thành ra phức tạp hơn nhiều.
Ngày nay gia đình có xu hướng uốn nắn lại nhà trường, gia đình được xem như là vừa giáo dục lại vừa dạy chữ. Ngày xưa gia đình là trụ cột của cộng đồng, còn từ nay thì gia đình dựa vào mối quan hệ cá nhân và tình cảm giữa những con người vì lợi ích riêng tư của riêng họ. Giáo dục thật khó lòng hòa nhập vào cái khung cảnh này trong khi giáo dục có nhiệm vụ là làm nảy nở tình cảm của các cá nhân.
Philippe Meirieu: Chúng ta lần đầu tiên đang sống trong một xã hội mà đa số trẻ em chào đời đều là những đứa trẻ được mong muốn. Điều này dẫn đến một sự đảo ngược tận gốc rễ: ngày xưa thì gia đình “làm ra trẻ em” còn nay thì chính trẻ em mới là người làm ra gia đình. Người lớn sinh con để thỏa mãn niềm ao ước, cho nên địa vị của trẻ em đã thay đổi, chúng đã trở thành ông chủ: chúng ta không thể từ chối chúng bất cứ điều gì để khỏi trở thành “những phụ huynh tồi”….
Hiện tượng này lại được kết hợp với chủ nghĩa tự do thương mại: xã hội tiêu thụ quả thực đang cung cấp sẵn cho chúng ta vô số những vật dụng để rồi chúng ta chỉ cần bỏ tiền ra mua để thỏa mãn ý thích thất thường của con cái.
Một hiện tượng mang tính nhân khẩu học kết hợp với tính khí thất thường nay đang nổi lên như là một hiện tượng toàn cầu hóa, trong một nền kinh tế biến sự thôi thúc mua sắm thành thứ ma trận của ứng xử của con người, đang làm lung lay những hình thể truyền thống của hệ thống nhà trường.
Dữ kiện nói trên đã làm đảo lộn mức nào mối quan hệ trực diện giữa thày và trò trong lớp học?
P.M.: Sau một thời gian dài đứt đoạn, mới đây tôi đã tham gia dạy ở bậc phổ thông, cho nên tôi không đến nỗi bị bất ngờ trước trình độ xuống thấp của học sinh mà bị bất ngờ trước việc giờ đây giáo viên thật khó khăn để kiểm soát một lớp học giống như thể một cái nồi áp suất
Nhìn tổng thể thì học sinh không hung hăng hoặc hung hãn, nhưng chúng chẳng chịu ngồi yên một chỗ. Thầy giáo cứ thỉnh thoảng lại phải mất thì giờ cho việc tạo ra hoặc khôi phục lại trật tự. Người thầy bị dồn tới chỗ phải thực hành một thứ “sư phạm bồi bàn”, anh ta chạy tới em nọ, em kia để nhắc lại cho từng em một mệnh lệnh nào đó mặc dù cái mệnh lệnh ấy được đưa ra cho chung cả lớp, bắt em nọ phải giữ trật tự, nhắc nhở em kia phải làm việc.
Người thầy bị khổ sở vì liên tục bị đòi hỏi phải đối thoại với từng học sinh. Để có được sự tập trung chú ý của học sinh, người thầy bị kiệt sức vì việc phải làm dịu không khí căng thẳng trong lớp. Trong thế giới bội thực các kênh truyền hình và truyền thông “trong thời gian thực”, lại thêm việc con người thường xuyên bị tác động để đưa ra lập tức sự phản ứng mang tính động năng tức thời, cho nên người thầy giáo lại ngày càng gặp khó khăn trong việc “tạo ra học sinh cho mình”. Rất nhiều đồng nghiệp hằng ngày bị vấp phải vật cản gây bất lực từng được Gabriel Madinier định nghĩa như là một cách diễn đạt về bản thân trí thông minh: “tình trạng mất tập trung bị đảo ngược” [người thầy bị mất tập trung chứ không phải là học sinh].
Khi nhiều phụ huynh nào đó không còn nuôi dạy con cái trong mối quan tâm của tập thể mà vì mục đích sự phát triển cá nhân của con cái họ, thế thì có cần lấy làm tiếc là văn hóa không còn là một giá trị được chia sẻ ở châu Âu và làm thế nào để văn hóa tìm thấy lại vị trí trung tâm của nó?
M.G.: Trước đây tri thức và văn hóa được đề cao như là những phương tiện cho phép tiếp cận đầy đủ bản chất người, từ việc đơn giản như là cư xử văn minh lịch sự cho tới sự hiểu biết về thế giới chúng ta đang sống. Đó chính là điều đã nuôi dưỡng lý tưởng về công dân mang cung cách dân chủ. Tri thức và văn hóa giờ đây đã bị mất địa vị đó. Tri thức và văn hóa bị quy giản vào một vai trò thực dụng (hoặc giải trí).
Ý niệm về bản chất người bị tách rời khỏi ý niệm về văn hóa. Con người giờ đây chẳng cần đến ý niệm bản chất người để mà tồn tại. Chúng ta bị nhấn chìm bởi làn sóng của sự tư nhân hóa để rồi làn sóng ấy như mách bảo chúng ta là hãy sống vì bản thân, và nhất là đừng có mất thời gian vào việc tìm cách hiểu được những gì ở xung quanh chúng ta. Đằng sau cái khẩu hiệu tưởng như phóng khoáng “muốn làm gì thì làm!” có một định đề hư vô chủ nghĩa: hiểu biết chẳng để làm gì cả, chẳng ai làm chủ được thế giới này đâu. Hãy bằng lòng với điều cần thiết ấy là làm sao để công việc làm ăn được trôi chảy còn phần còn lại thì hãy tự lo cho bản thân!
Nhà trường bị mắc kẹt trong cái xu hướng rộng lớn nói trên của sự giải trừ văn hóa và trí tuệ và vì thế mà công việc của nhà trường trở nên không dễ dàng. Học sinh chỉ đơn thuần hưởng ứng cái xu hướng nói trên bằng câu hỏi bất bình gây nhức nhối: phỏng có ích gì? Bởi chưng đây chính là điều vô cùng nghịch lý của những xã hội đang tự cho mình là “xã hội của tri thức”: họ đã đánh mất khả năng nhận ra chức năng đích thực của tri thức.
Vì thế mà chúng ta có cảm tưởng đang sống trong một xã hội không có người dẫn đường. Chẳng còn ai có đầu óc để thử tìm hiểu những gì đang xảy ra: chúng ta phản ứng, chúng ta xử lý, chúng ta thích nghi. Điều chúng ta đang cần là tìm lại ý nghĩa của tri thức và văn hóa.
Như thế có phải nghĩa là quyền lực của tri thức và văn hóa không còn xảy ra như là điều tất nhiên nữa, lớp học có khó khăn hay không? Và làm thế nào để sáng tạo ra một kiểu lớp học mới mẻ?
M.G.: Chủ nghĩa chuyên quyền đã chết, vấn đề của quyền uy bắt đầu! Mô hình của quyền uy từ lâu đã được chuyên chở bởi tôn giáo (chính vì bạn không hiểu nổi những bí ẩn của lòng tin cho nên bạn hãy tự mình lấy lại chúng ở giới tăng lữ) và bởi quân đội (tìm cách để hiểu có nghĩa là đã bất tuân lệnh rồi). Những hình thức áp đặt mà không thảo luận đã tự chúng sụp đổ, như thế lại càng hay! Nhưng cần ghi nhận rằng một khi người ta hạ bệ những hình thức đó thì câu hỏi về quyền uy lại được đặt ra theo những cái giá mới mẻ phải trả. Tại sao câu hỏi về quyền uy lại quá ư quan trọng đối với nhà trường như vậy?
Hoàn toàn chỉ bởi vì nhà trường chỉ có phương tiện gây tác động duy nhất ấy là quyền uy: loại bỏ sự sử dụng quyền uy thì chẳng còn bất kỳ sự cưỡng bức thể chế nào bắt buộc một người nào đó phải học tập. Khả năng thuyết phục của người thầy trong lớp học được dựa trên lòng tin mà xã hội dành cho người thầy tùy theo sự ủy nhiệm mà xã hội trao cho người thầy và sự đảm bảo của thể chế. Chúng ta ở đó để giúp đỡ nhà trường trong phạm vi một sứ mệnh tập thể. Ấy thế mà cái giao ước nói trên giờ đây đang bị đặt lại vấn đề. Người thầy bị thu nhỏ vào phép màu của họ. Họ làm việc đơn thương độc mã và không có sự ủy nhiệm rõ ràng về mặt thể chế. Xã hội không còn đứng sau họ nữa, bắt đầu là từ nơi quản lý họ. Điều dẫn đến sự khủng hoảng quyền uy trong nhà trường là thế này: người thầy có mặt ở đó nhân danh một tập thể không còn thừa nhận vai trò của họ nữa.
P.M.: Quyền uy bị ở trong tình trạng khủng hoảng bởi vì nó được cá nhân hóa và nó không còn được khẳng định bằng một sự hứa hẹn được xã hội chia sẻ. Xưa người thầy nhận được quyền uy là nhờ thiết chế của anh ta. Nay anh ta chỉ còn có được quyền uy nhờ chính mình. Nhà trường đảm bảo rằng quyền uy của người thầy là sự hứa hẹn thành công – được hoãn lại song có thực – dành cho ai phục tùng quyền uy ấy.
Ngày nay lời hứa của nhà trường chỉ là lời hứa gió bay và cái câu nói “cố gắng học hành thì rồi sẽ thành đạt” chẳng còn tác dụng nữa. Nhà trường, xưa là một thiết chế, nay đã trở thành một dịch vụ: sự trao đổi diễn ra trong nhà trường được điều khiển bởi những tính toán lợi ích ngắn hạn. Sự giao ước bằng lòng tin giữa thiết chế nhà trường và phụ huynh đã bị cắt đứt. Phụ huynh thường coi nhà trường như một cái chợ ở đó họ tìm kiếm mối quan hệ tốt hơn giữa chất lượng và giá cả.
Sự thách thức nảy sinh từ đó là có hai mặt. Chúng ta trước hết phải thay đổi thiết nhà trường ngay trong kết cấu của nó. Nếu như các trường trung học ở thời của Napoléon vận hành rất tốt ấy là vì chúng ở giữa con đường nối trại lính với tu viện, chúng liên kết trật tự với sự trầm tư. Thay đổi thiết chế nhà trường tức là đưa vào đó những tình huống có thể gợi ra những cung cách tinh thần của lao động trí tuệ.
Về bản chất sự thay đổi này có nghĩa là phải tạo ra cho không gian và thời gian của nhà trường một cá tính rõ ràng, tạo ra ở đó những tập thể, thiết lập ở đó những việc  làm đủ khả năng duy trì sự chú ý của học sinh và lôi cuốn sự chú ý học tập…
Sau đó, chống lại tri thức mang tính chất thực dụng sát sườn, chống lại mọi sự chệch hướng bắt nguồn từ nền “sư phạm nhà băng”, chúng ta phải khôi phục lại niềm vui được tiếp cận với “tác phẩm”. Sứ mệnh của nhà trường không được phép quy giản thành việc học một tổng số những năng lực nào đó, cho dù những năng lực đó là cần thiết tới mức nào đi nữa, mà sứ mệnh của nhà trường phụ thuộc vào sự tiếp cận tư duy. Và qua trung gian tác phẩm nghệ thuật, khoa học hoặc công nghệ mà học sinh hình thành tư duy và phát hiện ra một niềm vui không phải đến từ sự chế ngự mà là từ sự chia sẻ.
Như vậy thì, để tái tạo lại nhà trường, cũng phải xem xét lại có phê phán những công cụ sư phạm của chúng ta?
P.M.: Bởi vì tiếp cận tác phẩm đòi hỏi sự không được coi tri thức như là công cụ có ích lợi trước mắt và bước vào một cuộc phiêu lưu trí tuệ, cho nên quan niệm này vấp phải quan niệm đề cao sự hiểu biết có tác dụng sát sườn. Bởi chưng trẻ em hiện đại muốn “biết”. Chúng muốn biết mọi thứ.
Song, chúng không muốn “học” một cách thực sự. Chúng ta sinh ra trong một thế giới ở đó tiến bộ kỹ thuật cho phép người ta biết mà không cần học: ngày nay để chụp một tấm ảnh rõ nét người ta chẳng cần phải tính toán mối tương quan giữa độ sâu của trường ngắm và độ mở của tấm chắn sáng bởi vì  cái máy ảnh nó làm hộ tất cả …
Như vậy là nhà trường đang dạy những học trò muốn biết nhưng lại không muốn thực sự học. Những học trò chẳng hề mảy may băn khoăn một điều là “học” có thể là cơ hội của niềm vui.
Những học trò bị đóng đinh vào tính hiệu quả tức thời của tri thức công cụ được học với giá phải trả ít nhất, và chúng chưa bao giờ trải qua những cảm giác thõa mãn tuyệt vời của sự nghiên cứu đòi hỏi cao. Đó là lý do tại sao nỗi ám ảnh “năng lực” đã khiến cho nền giáo dục của chúng ta bị đi lạc đường. Nỗi ám ảnh này bắt nguồn từ “chủ nghĩa hiệu quả”, tức nhà trường thu nhỏ giáo dục vào thành sự “giao dịch có dàn xếp, thỏa thuận” và nó quên một điều rằng mọi sự học tập đều có một lịch sử …
Trên thực tế thì văn hóa Pháp bao giờ cũng khó chấp nhận những lý luận dạy học, nhưng nó ưu tiên những lý luận về tri thức: như vậy, “sự trình bày tri thức tuyệt đối” dường như là phương pháp giảng dạy duy nhất, nó mang hình thức của chủ nghĩa bách khoa thư kinh điển hoặc những hệ quy chiếu tới những “năng lực” theo quan điểm của những người theo thuyết hành vi.
Trong viễn cảnh này thì tri thức mang tính lập trình là “sư phạm” cho chính nó, và mọi sự trung gian, mọi sự lao động dựa trên nhu cầu ham muốn, đều thuộc về một khoa sư phạm không đáng coi trọng. Tôi rất lấy làm tiếc về sự ngu dốt về lịch sử sư phạm trong truyền thống văn hóa Pháp: lịch sử sư phạm có thể giúp chúng ta xua tan những mâu thuẫn và bất cập, và giúp chúng ta tái tạo lại nhà trường.
M.G.: Chúng ta biết gì về cái điều mà chúng ta muốn gọi là “học”? Trên thực tế hầu như chẳng biết gì cả: chúng ta di chuyển, mà không hề qua giai đoạn trung gian, từ con chuột trong phòng thí nghiệm sang những “năng lực” theo quan niệm của tâm lý học nhận thức đang thu hút sự chú ý của giới doanh nghiệp. Song, cái cốt yếu lại nằm ở giữa hai cái trên, tức là “hành động học”, hành động học là cái phân biệt rõ rệt “nhận thức”, là cái mà chúng ta luôn cố gắng đem lại nhưng mà lại làm sai. Đối với trẻ em, “học” về căn bản trước hết là bước vào thế giới của những dấu hiệu chữ viết thông qua đọc và viết và bằng phương tiện này trẻ em tiếp cận những nguồn lực của ngôn ngữ được chúng làm xuất hiện bằng cách chúng tự chuyển những gì từ trong đầu chúng ra ngoài thành dạng ghi chép chữ viết.
Đây là một thao tác vô cùng khó khăn mà thực ra chúng ta chưa bao giờ làm được. Bởi lẽ “đọc” không chỉ đơn thuần là “giải mã”, mà còn là “cảm thông”. Điều này huy động sự nhập cuộc của một loạt những thao tác phức tạp: thao tác phân tích, thao tác tái hiện ngữ cảnh, thao tác tái cấu tạo, mà về những thao tác này thì chúng ta hầu như chẳng biết gì cả. Bằng cách nào mà đứa trẻ có thể đi đến chỗ chiếm lĩnh được cho nó ý nghĩa của một văn bản?
Bằng kinh nghiệm người ta thấy rằng có những đứa trẻ nào đó làm được điều trên không mấy khó khăn trong khi số còn lại thì gặp khó khăn, mà lại theo cách không thể lý giải nổi. Chúng ta đang bất lực trên tất cả những vấn đề này: chúng ta đang bấu víu vào một mớ hổ lốn những thói quen ít nhiều đã lỗi thời và những sáng tạo sư phạm hầu như mang tính mò mẫm.
P. M.: Chẳng có nghề nghiệp nào lại được quy thành một tổng số những “năng lực” cần thiết cho việc thực hành nghề đó, cũng vậy, chẳng có tri thức nào tự nó quy giản thành một tổng số những “năng lực” để mà người học làm chủ chúng. Liệu có được năng lực chữ, viết, chính tả, ngữ pháp có đủ để tham gia vào một nền văn hóa học vấn? Tôi hoàn toàn không tin, bởi vì tham gia vào cái văn bản tức là phải đủ khả năng biến đổi những sự câu thúc của ngôn ngữ thành nguồn lực dành cho tư duy.
Sự vận động nói trên giữa sự câu thúc [của ngôn ngữ] và nguồn lực [dành cho tư duy] thuộc về một công việc mang tính sư phạm không thể rút gọn thành một sự tích lũy kiến thức và làm bài tập thực hành theo cách máy móc. Công việc này được trao trả lại cho khả năng sáng tạo những tình huống sản sinh ra ý nghĩa, những tình huống kết hợp chặt chẽ sự “tìm ra kiến thức” và sự quy kiến thức thành những cấu trúc hình thức. Ấy thế mà giờ đây chúng ta đang lùi rất xa khỏi điều nói trên, bằng những bước đi hấp tấp và bằng những cuốn sách liệt kê những năng lực trong đó đủ các loại năng lực khác nhau được đặt bên cạnh nhau chẳng hạn như “kỹ năng mang dấu hiệu của tính sáng tạo” được đặt bên cạnh “cách gửi một văn bản đính kèm một bức thư điện tử“.
Điều sau đây liệu có thể được hiểu là gì: “học sinh phải có 60 % những năng lực cần thiết”? Người ta lúc thì hiểu “năng lực” là những kỹ năng kỹ thuật có thể tái sinh được, lúc thì lại hiểu “năng lực” là những khả năng không thể kiểm chứng được mà chẳng ai tìm cách biết xem chúng được hình thành bằng cách nào. Những hệ quy chiếu nói trên tới khái niệm “năng lực” đang tiêu diệt ngay chính khái niệm “văn hóa” và làm mất hút sự đào tạo năng lực tư duy.
Hiện tại chúng ta đang chuyển từ “tri thức” sang “năng lực”, vậy thì đâu là những đòn bẩy chính sách cho phép tái tạo lại nhà trường?
M. G.: Phải thay đổi lại toàn bộ nhà trường, song nhà trường không thể làm được việc này ở trong góc của nó. Nhà trường không giống như một lĩnh vực chuyên môn khác để mà chỉ cần giao cho các chuyên gia để họ tìm ra các giải pháp. Vấn đề của giáo dục sẽ không thể được giải quyết trong những điều kiện như vậy. Giáo dục là một vấn đề liên quan lớn nhất đến đời sống xã hội, nó liên quan đến tương lai của xã hội và chỉ có thể được xem xét như là một trách nhiệm tập thể liên quan đến tất cả, chứ không chỉ là các bậc phụ huynh.
Một trong những diễn biến thay đổi hiện nay đang gây lo lắng nhất ấy là người ta đã soạn thảo một tầm nhìn mang tính thuần túy kinh tế cho vấn đề của giáo dục trên quy mô toàn thế giới.
Sự lo lắng nằm ở chỗ các nước đang hưởng ứng những kết quả thăm dò của Chương trình quốc tế về theo dõi kết quả học tập của học sinh phổ thông (PISA) do Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (l’OCDE) chỉ đạo. Bộ giáo dục Pháp chỉ còn làm mỗi một việc ấy là nhắc lại những khái niệm rất đáng ngờ kiểu như khái niệm “kỹ năng” mà các nền giáo dục đang hướng tới.
Tôi nói rõ là “rất đáng ngờ”, kể cả xét trên quan điểm tuyển dụng lao động lẫn hiệu quả của nền kinh tế. Ai dám xem là nghiêm túc cái cuốn sách mỏng liệt kê những “năng lực” để giúp nhà trường đánh giá tốt hơn thành tích học tập của học sinh? Trong lao động cũng như trong phần còn lại của cuộc sống thì con người ta tiến bộ là nhờ tư duy, dù là ở bất kỳ trình độ nào. Chức năng của nhà trường chỉ đơn giản là dạy tư duy, dạy cho học trò niềm hạnh phúc ấy là dùng trí tuệ để làm chủ được những điều mà mình đang làm ra, dù đó là bất kỳ điều gì.  Nhìn từ rất xa thì đây là đường lối hiệu quả nhất. Ảo tưởng hiện nay là người ta tưởng rằng sẽ thu được những kết quả tốt nhất mang tính thực dụng trong khi từ bỏ cái chiều kích nhân văn nói trên.
P. M.: Tôi hoàn toàn đồng ý với Marcel Gauchet về tầm quan trọng của việc huy động chính sách đối với vấn đề giáo dục, không chỉ giới hạn ở trong nhà trường. Chương trình liên quan đến giáo dục của hai đảng phái (ở Pháp) chỉ đề xuất những cải cách nhà trường mới mẻ: tuyệt nhiên không có vấn đề thuộc về gia đình, vai trò của phương tiện truyền thông, sự hiện diện của người lớn, mối quan hệ giữa các thế hệ…
Marcel Gauchet và Philippe Meirieu, hai ông thuộc về hai xu hướng khác nhau, các ông đã tìm cách vượt qua sự đối lập giữa xu hướng đề cao “sư phạm” và xu hướng “cộng hòa”, sự bất hòa xưa nay đã gây ra hai phe, phe ủng hộ tri thức chứ không phải là sự truyền đạt, còn phe kia thì chỉ đề cao sự truyền đạt tri thức. Liệu đây có phải là dấu hiệu của sự chấm dứt một mối chia rẽ dai dẳng song gây ra sự xơ cứng? 
M. G.: Tôi thấy sự đối lập giữa các nhà sư phạm và những người cộng hòa dường như đã không còn. Tôi vui mừng vì điều này, bởi vì tôi luôn cố gắng để vượt qua sự đối lập đó. Sự bất đồng rất tương đối giữa Philippe Meirieu và tôi chỉ đơn giản bắt nguồn từ sự khác nhau về điểm xuất phát. Philippe Meirieu xuất phát từ sư phạm còn tôi thì từ một mối ưu tâm mang tính chính trị nhiều hơn.
Hiển nhiên điều quan trọng là phải thừa nhận di sản sư phạm, song có lẽ tôi nhạy cảm hơn Philippe Meirieu trước tính chất chưa từng xuất hiện của tình huống. Theo tôi, dường như không có diễn ngôn nào được thừa hưởng từ di sản sư phạm lại đủ tầm so với thực tế nhà trường như hiện nay chúng ta đang thấy.
P. M.: Hiện tại điều thiết yếu là phải sáng tạo ra một nhà trường, nhà trường ấy là một không gian “giảm tốc độ” một cách có chủ ý, một nơi học tư duy và học trải nghiệm về một sự lao động mang tính đoàn kết tập thể.  Vậy thì, về những vấn đề này thì tôi thấy di sản sư phạm là một tài sản cực kỳ giàu có. Sự chia rẽ về mặt chính trị giữa những người chủ trương nhà trường phải dạy một tổng số những “phương pháp kỹ thuật” để đảm bảo khi ra trường có thể tìm được việc làm, và những người chủ trương nhà trường phải mang khuynh hướng văn hóa vượt lên trên cái tổng số những “năng lực” mà nó cho phép học sinh sở đắc.
Đây chính là một vấn đề của xã hội đang đòi hỏi một sự tranh luận dân chủ thực sự.

Phạm Anh Tuấn dịch
Nguồn: hiendai.edu.vn

Đơn tố cáo: Ông Trương Tấn Sang là người thế nào?

(nói chung h thông tin loạn xạ, chịu không kiểm chứng được)


 Kính gửi:    - Đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
                     - Và các đ/c trong Bộ Chính trị
Tôi là một đảng viên trung kiên, trước đại hội đảng toàn quốc, tôi 2 lần gửi thư đến các đ/c Bộ chính trị (ngày 24/4 và 25/6/2010), gửi qua đường bưu điện nhưng xem ra thư bị ỉm đi. Nay thấy tình thế đất nước lộn xộn, có kẻ thân tàu đã cố tình làm nát nội bộ nên tôi phải nhờ mạng “chủ quyền biển đông Việt Nam” mà tôi tin tưởng để chuyển đến các  đ/c những suy nghĩ, đề xuất của cá nhân tôi. Tôi thấy đ/c Tổng bí thư đã nói rất thẳng trước hội nghị TW, tôi tin rằng đ/c sẽ nghe tôi nói thẳng. Tôi muốn nói về bản chất Trương Tấn Sang.
Có thể đ/c sẽ nói rằng đ/c Trương Tấn Sang là người trong sạch, đạo đức có phải vậy không ?
Những điều tôi nói ra đây là chắt lọc từ nhiều đ/c, có đ/c đã ở vị trí tứ trụ triều đình, có đ/c nguyên là Bộ Chính Trị, nguyên Uỷ Viên Trung Ương, tướng lĩnh và lão thành cách mạng…
Về Trương Tấn Sang: đ/c nhớ rằng anh Sang làm Bí thư Thành uỷ Tp. Hồ Chí Minh (1997-1999) chỉ mới 2 năm nhưng sai phạm nhiều việc, bị tố cáo cụ thể nên Trung Ương phải rút ra Hà Nội để kiểm điểm, mà lớn nhất là liên quan đến vụ Năm Cam đầy tội ác và vụ bao che cho người Hoa (khi anh Sang làm Chủ tịch thành phố) để nhận tiền vàng. Anh Sang luôn tỏ ra trong sạch, không nhận nhà lớn, ở một căn nhà nhỏ, nhưng tiền vàng thì nhiều hết chỗ nói, bị mất chức Bí thư đưa ra Hà Nội mọi người nghĩ rằng Trương Tấn Sang sẽ bị kỷ luật, đưa ra khỏi Bộ Chính Trị nhưng rồi đ/c Tổng Bí thư bao che, đ/c còn vận động cả Trung Quốc bao che cho Trương Tấn Sang nên chỉ bị khiển trách rồi sau đó lên chức.
Tổng bí thư cũng đã nhận được tố cáo của vợ chồng chị Hồng – Giám đốc Công ty Xuất Nhập Khẩu Quận 3 tố cáo hành vi thiếu đạo đức của Trương Tấn Sang, một Bí thư Thành uỷ ép một giám đốc nữ phải ngủ với mình, đi Singapore để cung phụng và làm gái bao qua đêm cho mình, người ta không chịu thì ra lệnh công an bắt bỏ tù. Vi phạm đạo đức như vậy mà vẫn bảo vệ là cái lẽ gì ?
Đó chỉ là vài chuyện không thể nào quên khi Trương Tấn Sang còn ở thành phố. Còn bây giờ thì sao? Trương Tấn Sang luôn có bộ máy bao vây chính phủ. Điều này đã có từ thời đ/c Phan Văn Khải làm Thủ tướng, càng về sau càng rõ hơn. Đặc biệt hai năm 2009 và 2010 sắp tới đại hội nên Trương Tấn Sang chỉ đạo tấn công toàn diện. Tôi dùng chữ toàn diện ở đây để nói rằng việc tấn công Thủ tướng là có kế hoạch, có mưu mô, có tổ chức. Anh Sang dùng cả bàn tay địch, cả loại trí thức bất mãn, dùng cả công luận và công cụ của đảng để đánh Thủ tướng. Để làm gì? Rõ ràng là để lật đổ và giành ghế. Có đúng không đ/c Tổng Bí thư? Nguyễn Hữu Hiền một phần tử tha hoá đã kết nối Trương Tấn Sang với bọn phản động Trần  Huỳnh Duy Thức. Trương Tấn Sang đã yêu cầu bằng văn bản đưa Nguyễn Hữu Hiền làm Cục trưởng Bộ Bưu Chính Viễn Thông để phụ trách các đề án lớn của ngân hàng thế giới (WB). Trương Tấn Sang có ý đồ gì và trách nhiệm như thế nào trước việc làm này? Nguyễn Hữu Hiền và bọn phản động từng nói: “Trương Tấn Sang là Boris Yeltsin của Việt Nam”, “là minh chủ của thời đại”. Cần kiểm điểm làm rõ quan hệ Trương Tấn Sang với Nguyễn Hữu Hiền và nhóm phản động Trần Huỳnh Duy Thức, việc này rất quan trọng.
Một việc trong hàng loạt việc Trương Tấn Sang lập ra để đánh Thủ tướng, đánh chính phủ là vụ Vinashin. Đ/c nghĩ lại xem vì sao lại cho kiểm tra Vinashin khi chỉ có 6 tháng nữa là đại hội đảng toàn quốc. Và lố bịch thay Uỷ Ban Kiểm Tra vừa làm xong chưa báo cáo Bộ Chính Trị, chưa có kết luận cuối cùng thì Trương Tấn Sang đã cho Hải (thư ký của anh Sang) gởi ngay thông tin cho tổng biên tập các báo lớn, rồi trực tiếp gọi điện thoại cho họ yêu cầu phải đưa lên báo trước ngày 13/7/2010 nhằm gây áp lực trước cuộc họp Bộ Chính Trị nghe Ủy Ban Kiểm Tra báo cáo. Tôi tìm hiểu được biết Trương Tấn Sang đã kết với chủ nhiệm Uỷ Ban Kiểm Tra Nguyễn Văn Chi để “thần tốc” dựng Vinashin đánh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Họ thỏa thuận nhau “Sang lên, Chi ở lại thêm khoá nữa”. Ngày 31/7/2010 Bộ Chính Trị đã họp và có kết luận về vụ Vinashin rất rõ ràng và hoàn toàn khác với nội hàm các bài báo mà Trương Tấn Sang đã chỉ đạo.
Đ/c Tổng Bí thư xem như vậy có vi phạm nguyên tắc đảng không? Có phải cách hành xử của đảng ta không? Và Trương Tấn Sang có biến công cụ của đảng, biến công luận thành công cụ riêng của mình không ?
Trước đại hội tôi có đọc được thư của ông Trần Đức Quế, một cán bộ tham gia từ kháng chiến chống thực dân Pháp: Nêu việc Đặng Thành Tâm (Tân Tạo) dùng tiền đi vận động Trương Tấn Sang làm Tổng Bí thư và dư luận Hà Nội càng xôn xao với những cái tên như Hùng Ken, Thắng Mượt, những doanh nghiệp giàu có nhưng rất xã hội đen là đệ tử của Trương Tấn Sang đang tung tiền để chạy ghế cho Trương Tấn Sang. Những ngày qua ông ta lập mạng Quan làm báo theo quan điểm Trung Quốc để bôi xấu Thủ tướng làm xấu danh Chính phủ thì đẹp gì cho Đảng ta hả đ/c Tổng bí thư. Trương Tấn Sang tuyên bố phải loại Nguyễn Tấn Dũng. Anh ta có quyền vậy sao hay là cậy vào kẻ thù bên ngoài mà ngang dọc như vậy ?
Chuyện về Trương Tấn Sang đánh chính phủ còn dài dài, nhưng chỉ cần xem như vậy cũng đã rõ rồi. Tôi không phải là hoạ sĩ nhưng những gì đã nêu có thể là một bức tranh phác hoạ sắc nét về Trương Tấn Sang, với tất cả bản chất rất đê tiện, cơ hội và hèn mọn. Một con người như vậy có thể là đảng viên cộng sản không? Tôi đề nghị đ/c Tổng Bí thư phải thật nghiêm túc.
Khi xem xét Trương Tấn Sang phải thấy rõ 2 điều : Thứ nhất là bản chất rất cơ hội luôn mưu mô hại người khác vì quyền lợi cá nhân ,sẵn sàng vu khống để hại đ/c mình . Tôi rất lo sau lưng 4 Sang là địch, chúng đang xây dựng 4 Sang lên để lật đổ chế độ như chúng đã làm với Liên Xô. Thứ hai là đạo đức suy đồi thông qua những vụ việc khi ở TP. Hồ Chí Minh và hành vi gần đây.
Là Tổng bí thư đ/c phải dám quyết, loại bỏ cái xấu, bảo vệ người tốt, quang minh đ/c nhé.
Chào đ/c.
Trần Minh Hồ (Hà Nội)
(Blog 4S) 

Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất trong tầm tay của Chủ tịch nước

Hai ngày sau khi Hội nghị Trung ương 6 bế mạc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc với cử tri thành phố Sài Gòn. Ông không dấu nổi nỗi buồn do thất bại nặng nề trong ý định hạ bệ đối thủ công khai của mình là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Hiệp đầu trong cuộc tranh chấp được các blogger trong nước gọi là «trận chiến tay đôi giữa 2 võ sĩ Ba Dũng - Tư Sang» đã kết thúc với thắng lợi nghiêng về phía Ba Dũng. Trước đó phần đông khán giả đều phỏng đoán và cá cược là Ba Dũng sẽ bị đo ván. Nhưng Ba Dũng đã trụ vững, trước sự ngỡ ngàng của không ít khán giả. Dư luận cho rằng sở dĩ Ba Dũng trụ được là nhờ có Bắc triều ủng hộ, sau khi chạy sang Bắc Kinh để gặp Tập Cận Bình, tạo nên thế trội về chính trị, cộng thêm thế mạnh về túi tiền riêng để mua từng lá phiếu của các ủy viên Trung ương Đảng. Tiền, điều anh Ba không thiếu, đã thao túng cuộc bỏ phiếu này.

Nhưng xem ra võ sĩ Tư Sang chưa chịu tháo găng. Ông còn tỏ ra hăng máu. Trong cuộc họp trên ông gọi đối thủ sống mái của ông là “đồng chí X”. Ông nhấn mạnh: Đồng chí X không bị thi hành kỷ luật không có nghĩa là vô tội. Ông hứa sẽ tiếp tục đấu tranh chống tham nhũng, chống lũng đoạn kinh tế và lũng đoạn chính trị mạnh mẽ hơn, bằng việc làm, bằng hành động, chứ không nói suông.

Ông Tư Sang còn tỏ ra đặc biệt hăng hái khi hứa với cử tri rằng phen này ông mà không làm tròn trách nhiệm của người đại biểu Quốc hội, của người đứng đầu nhà nước - nguyên thủ quốc gia, thì ông sẽ xin rũ áo từ quan, về quê, trả nhà lại cho nhà nước. Một lời hứa danh dự đáng ghi nhận. Ông cho biết nhà của công hiện ông ở chỉ có 51 mét vuông.

Nhân có lời hứa danh dự trên đây của Chủ tịch nước, xin có lời chân thành gợi ý về một số việc trong tầm tay của ông mà ông nên làm ngay trong kỳ họp Quốc hội sẽ khai mạc trong tuần tới.

Chủ tịch nước có quyền hiến định đặc biệt ân xá cho những người bị án oan, bị kết tội quá đáng, hay đang bị ốm đau nặng trong trại giam. Vậy thì trước hết, ông Trương Tấn Sang rất nên xét ân xá ngay cho các ông Nguyễn Văn Hải - Điếu Cày, Phan Thanh Hải, bà Tạ Phong Tần vì họ đã bị phe nhóm của ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên án không có cơ sở pháp lý, khi họ chỉ tỏ thái độ yêu nước, chống bành trướng. Ông Sang cũng nên ra lệnh trả ngay tự do cho luật sư Cù Huy Hà Vũ vì rõ ràng ông Vũ đã bị ông Ba Dũng trả thù cá nhân, vì ông Vũ đã dám phát đơn kiện Thủ tướng Dũng về việc ông này đã ký duyệt việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, gây tác hại ghê gớm cho môi trường sống cũng như cho an ninh và chủ quyền quốc gia. Thay vì mở tòa án xem xét tội chủ trương khai thác beauxite, ông lại lôi ra tòa người đã dám phát đơn kiện mình.

Ông Chủ tịch nước cũng nên xét ân xá ngay cho nhóm trí thức yêu nước Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, nhóm trẻ Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh đòi lập công đoàn tự do cho lao động nước ta, cũng như ân xá ngay cho ông Nguyễn Hữu Cầu - người tù của Thế kỷ, đã nằm trong tù 34 năm, nay đang bị nhiều bệnh hiểm nghèo.

Chỉ cần làm ngay vài việc trên đây nằm trong quyền hạn hiến định của mình, ông Trương Tấn Sang sẽ lập tức nổi lên là con người có công tâm và quyết đoán, có bản lĩnh lãnh đạo công bằng, nghiêm cách, quần chúng sẽ xuống đường hoan nghênh ông đông đảo, khuyến khích ông đi tiếp trên con đường cải cách cần thiết. Cuộc sống đang thử thách bản lĩnh chính trị của ông Tư Sang. Cờ trong tay, sao ông không dám phất? Ông còn sợ gì, sợ ai?

Một vài việc làm trên đây có ý nghĩa tượng trưng lớn khi Quốc hội đang họp, chắc chắn sẽ được cơ quan lập pháp hoan nghênh đông đảo, xóa bỏ ấn tượng vô hồn vô cảm của Hội nghị Trung ương 6, mở ra một thời kỳ mới, Quốc hội tự chứng tỏ là cơ quan quyền lực thực sự cao nhất của đất nước, như được ghi rõ trong Hiến pháp.

Bùi Tín
 * Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Trần Mai - Từ hải ngoại nghĩ về các "nhà dân chủ"

Nhiều năm trở lại đây, một số tổ chức và cá nhân ở nước ngoài, nấp dưới chiêu bài "dân chủ, nhân quyền", thường đưa ra nhận xét, đánh giá xuyên tạc vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam; đáng tiếc là việc làm của các tổ chức, cá nhân này lại được một số nhân vật tự nhận là "nhà dân chủ" ở trong nước phụ họa theo. Bức xúc trước vấn đề này, từ Hoa Kỳ, tác giả Trần Mai gửi tới Báo Nhân Dân bài Từ hải ngoại nghĩ về các "nhà dân chủ". Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Tôi muốn bàn về vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam khi một số tổ chức phản động cực đoan của người Việt ở nước ngoài và một số phần tử cơ hội ở trong nước được sự "bảo kê" của một số cơ quan truyền thông, một số tổ chức nhân danh "dân chủ, nhân quyền" hỗ trợ tài chính qua các loại "giải thưởng"; từ đó xuyên tạc, bóp méo sự thật, rồi tung hô nhau là "nhà dân chủ" nhằm dễ bề lôi kéo dư luận khi bị pháp luật Việt Nam trừng phạt. Trước đây, tôi từng tranh luận với một người bạn là nhà báo tại Hoa Kỳ về đề tài dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Khi đó, người bạn tôi đang bị cái vòng "kim cô" chống cộng cực đoan (CCCÐ) siết chặt, dù các luận điểm anh đưa ra đều bị bẻ gãy, nhưng anh vẫn "không phục". Tôi nói với anh: "Theo tôi, khi viết bằng tất cả niềm tin vào sự thật thì chắc chắn không ai buộc  tội mình được. Không chỉ nhà báo mới có cơ hội tiếp cận sự thật, nhà báo cũng không hẳn phải là người duy nhất vạch ra chân lý. Nhưng lương tâm của người cầm bút là biết hướng dư luận đi tới chân lý, sự thật". Anh bạn tôi lắng nghe, không nói gì.

Tuy sinh sống ở nước ngoài, nhưng là người con của dân tộc Việt Nam nên tôi biết, trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đôi khi có cá nhân, tổ chức đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, thậm chí có người cam tâm phản bội. Gần đây, có người vì bất mãn, hoặc mờ mắt khi được các thế lực thù địch tâng bốc, hứa hẹn, đã bị các tổ chức xấu ở hải ngoại lợi dụng để chống lại Nhà nước Việt Nam, v.v. Tiếc thay, trong đó lại có một vài người được coi là trí thức. Từ việc họ làm, từ lời lẽ họ đưa ra, tôi thấy dường như họ đã trút bỏ những thứ mà gần như cả cuộc đời họ theo đuổi, rồi sám hối về một số việc họ cho là "lỗi lầm". Trong đó có người như là con kỳ nhông, sẵn sàng đổi màu để trở thành "nhà dân chủ", để được các thế lực thù địch ngợi ca, đưa ảnh lên in-tơ-nét như là "anh hùng", được nhắc tới tên trong thông báo hay lời kêu gọi của các tổ chức chưa bao giờ có thiện chí với Việt Nam. Theo dõi trên các phương tiện truyền thông ở hải ngoại, những người Việt luôn hướng về Tổ quốc như chúng tôi đã thấy họ chỉ là những con người cơ hội. Ðối với họ, quá khứ đau thương của dân tộc đã không còn ý nghĩa, mà tương lai cuộc "đấu tranh" của họ thì lại mơ hồ và ảo vọng; nếu thời thế đổi thay, có khi họ lại biến hình thành người khác!

Trước tiên, xin điểm qua mấy "nhà dân chủ, nhân quyền" ở hải ngoại, đó là người mà dân thường như chúng tôi vẫn gọi là các ông bà "mặt trơ trán bóng". Họ là người có bề dày "thành tích bất hảo", thành thạo trong việc vu khống, chống phá Nhà nước Việt Nam, trong đó có người mấy chục năm nay chỉ làm cái việc xấu xa là lập ra các "tổ chức ma" để lừa bịp và quyên góp tiền bạc của người Việt không có điều kiện tìm hiểu hiện tình đất nước. Có thể kể ra Nguyễn Ngọc Bích, Võ Văn Ái, Nguyễn Tường Bách, rồi Ðoàn Viết Hoạt, Nguyễn Minh Cần, Nguyễn Hữu Lễ, Phạm Ngọc Lũy, Nguyễn Quốc Quân,... Những người này đã hợp bè kết đảng với nhau, tự xưng là "mạng lưới nhân quyền Việt Nam". Họ tiến hành vô số hoạt động CCCÐ, hằng năm trao "giải thưởng nhân quyền" cho các phần tử chống đối ở quốc nội. Các giải này được trao theo kiểu "anh trước em sau", người nào rồi cũng có. Người nhận giải là  các nhân vật có hành vi vi phạm pháp luật đã bị Tòa án Nhân dân tuyên án, như Trần Anh Kim, Ðỗ Nam Hải, Nguyễn Chính Kết, Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Văn Lý, Thích Quảng Ðộ, Nguyễn Ðan Quế, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần,... Không phải bà con ở hải ngoại không biết họ là ai, chúng tôi biết họ chỉ là mấy "nhà dân chủ cuội" và đã có rất nhiều ý kiến vạch rõ bản chất của họ, cùng những lời phê phán họ trên các phương tiện truyền thông ở hải ngoại.

Theo chỗ tôi được biết, hiện nay trên thế giới có hai cách tiếp cận quyền con người: thứ nhất, nhân quyền là quyền tự nhiên, không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa, ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay nhà nước nào và không một chủ thể nào, kể cả nhà nước, có thể ban phát hay tước bỏ các quyền con người; thứ hai, quyền con người không phải là bẩm sinh và vốn có, mà phải do nhà nước quy định trong pháp luật; và đây là quan điểm đã được phần lớn các quốc gia trên thế giới vận dụng trong khi thực thi quyền con người. Ðiều này là đúng đắn, cần thiết, bởi đối với các chế độ chính trị - xã hội đề cao quyền con người, ngoài yêu cầu về tính văn hóa, mà trước hết và trực tiếp là các chuẩn mực đạo đức, việc mỗi người thực thi quyền của mình như thế nào để không làm ảnh hưởng tới quyền của người khác, việc giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, việc hạn chế các cơ quan hành pháp, cá nhân có trách nhiệm có thể vi phạm quyền con người,... phải được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của pháp luật. Về vấn đề này, ngài Sérgio Vieira De Mello, nguyên Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc, người đã tử nạn khi đang làm việc tại Iraq năm 2003, từng phát biểu: "Văn hóa nhân quyền có được sức mạnh lớn nhất từ những mong muốn và hiểu biết của mỗi cá nhân. Trách nhiệm bảo vệ nhân quyền thuộc về các nhà nước. Nhưng chính những hiểu biết, tôn trọng, mong muốn về nhân quyền của mỗi cá nhân là điều mang lại kết cấu và sức bật hằng ngày cho nhân quyền".

Thực tiễn lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy, nhân quyền luôn là vấn đề được các chế độ chính trị - xã hội quan tâm, song không phải chế độ chính trị - xã hội nào cũng thật sự quan tâm bảo đảm về nhân quyền. Các "nhà dân chủ" trong nước thử nhìn sang những nước khác, bên một số ít quốc gia ở Bắc Âu có sự quan tâm nhất định, thì tại nhiều nước khác, việc vi phạm nhân quyền, chà đạp lên quyền con người,... vẫn khá phổ biến. Ngay tại Mỹ, nơi chúng tôi đang sống, nhân quyền nhiều khi cũng chỉ là câu khẩu hiệu, bởi tình trạng phân biệt chủng tộc, tình trạng bạo lực trong trường học, việc xả súng bừa bãi,... vẫn tồn tại trong thời gian dài. Chẳng hạn theo số liệu của FBI, mỗi năm ở Mỹ có tới 30 nghìn người bị chết do các vụ bạo lực liên quan đến súng. Các "nhà dân chủ" ở quốc nội nên hiểu rằng, quốc gia có mô hình xã hội mà họ muốn mô phỏng và xây dựng ở Việt Nam, lúc nào cũng sử dụng trò chơi hai mặt, họ chỉ bảo vệ quyền lợi của họ mà thôi. Hình như các "nhà dân chủ" ở quốc nội không thật sự hiểu được những lời ban tặng từ hải ngoại, để rồi biến mình thành con rối đáng thương. Vâng, nếu đất nước không có dân chủ và nhân quyền, người gốc Việt từ khắp năm châu đã không trở về nước làm ăn, sinh sống. Bản thân tôi cũng vậy, vì công việc và gia đình nên tôi không thể như người khác, nhưng hằng năm tôi vẫn trở về, và được tận mắt chứng kiến bao sự đổi thay trên quê hương, đất nước. Ðể nhìn rõ tính khách quan của vấn đề, tôi dẫn lại kết quả nghiên cứu của Viện Phát triển quốc tế Harvard thuộc Ðại học Harvard (Hoa Kỳ) sau khi khảo sát Việt Nam, nhà nghiên cứu Dam Fforde đánh giá: "Việt Nam có được những lợi thế chính trị quan trọng. Lên nắm quyền qua chiến tranh và cách mạng chứ không phải do lực lượng bên ngoài áp đặt, năm 1975, Ðảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu một hệ thống chính trị nhất thể với một quyền lực và tính hợp pháp không bị ai thách thức. Sau ba thập kỷ đấu tranh, Ðảng đã loại mọi đối thủ và khôi phục Việt Nam thành một nước độc lập và thống nhất. Ban lãnh đạo của Ðảng nằm trong số ổn định và thật sự nhất trí trong thế giới cộng sản, đảng viên của Ðảng bao gồm một phần lớn những người tận tụy và yêu nước nhất ở Việt Nam. Hơn nữa, đó là một đảng mà sự tồn vong và thắng lợi cuối cùng đã dựa vào việc huy động sự ủng hộ của quần chúng".

Ðương nhiên, chúng tôi cũng hiểu rõ những thách thức mà Ðảng Cộng sản Việt Nam có thể gặp phải trong vai trò là đảng cầm quyền. Một vấn đề khách quan luôn có thể đặt ra với bất kỳ đảng cầm quyền nào, là khả năng bị tha hóa bởi lạm quyền và quan liêu hóa. Ở hải ngoại, theo dõi Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), gần đây là Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI), chúng tôi thấy Ðảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp tục chứng tỏ sự nghiêm túc khi nhìn thẳng vào sự thật, không che giấu khuyết điểm và hạn chế, từ đó đề ra các giải pháp cấp bách và cơ bản để khắc phục, đưa đất nước đi lên. Từ đầu năm đến nay, chúng tôi thấy rất rõ sự quan tâm, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước khi Ðảng Cộng sản Việt Nam quyết tâm tiến hành các giải pháp cấp bách, cơ bản để xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Nhiều hành động công khai và minh bạch đã được tiến hành, thể hiện quyết tâm lớn trong  chống tiêu cực,  tham nhũng, hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN. Ðó là thông điệp rõ ràng, báo hiệu sự chuyển mình mạnh mẽ vì quyền lực và lợi ích của nhân dân, vì một nền dân chủ rộng rãi cho mọi người. Chúng tôi hiểu, việc một số tổ chức, cá nhân đặt vấn đề Việt Nam vi phạm quyền con người và đàn áp người bất đồng chính kiến, cần thực hiện "tam quyền phân lập",... thực chất là vu khống, xuyên tạc, thiếu thiện chí, không phản ánh đúng đắn tình hình trong nước thời gian qua. Trước sự thật không thể bác bỏ ấy, chúng tôi nghĩ, nếu các "nhà dân chủ" ở trong nước thực tâm mong muốn xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, độc lập dân tộc và chủ quyền đất nước được giữ vững, mọi người đều được tạo điều kiện để phát triển,... thì nên làm những việc ích nước, lợi dân. Hãy cống hiến và cùng toàn dân xây dựng Tổ quốc Việt Nam hùng cường. Hãy là người Việt Nam chân chính để chúng tôi có thể học hỏi và noi theo.     

Trần Mai (Hoa Kỳ)
(Báo Nhân dân)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét