Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

HOT - TIN NÓNG TRONG NGÀY

Hiến pháp tăng quyền Chủ tịch nước?

Hiện giữ chức Chủ tịch nước, ông Trương Tấn Sang có thể sẽ có thêm nhiều quyền hạn
Tin từ Việt Nam cho hay trong cuộc thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang có ý kiến đề nghị tăng quyền của Chủ tịch nước nhằm kiểm soát chặt hơn hoạt động của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, Chủ tịch nước, chức vụ hiện nằm trong tay ông Trương Tấn Sang, sẽ có thể phong hàm cấp tướng, đô đốc hải quân và bổ nhiệm tổng tham mưu trưởng.
Nếu các đề nghị này được Quốc hội Việt Nam thông qua tới đây, đây sẽ là chuyển biến quan trọng về thể chế nhưng cũng xác nhận quyền lực mà Đảng Cộng sản Việt Nam trao cho Chủ tịch nước.
Theo Bấm báo Việt Nam, Chủ tịch nước ở cương vị đứng đầu Nhà nước sẽ đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ, và căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác.
Dư âm Hội nghị 6
Hồi giữa tháng 8 năm nay, Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã họp tại Quốc hội Việt Nam để bàn về việc sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung gồm Lời nói đầu, chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Theo báo chí Việt Nam khi đó, họ cũng nghe các ý kiến về các chương đề cập đến Quốc hội; Chủ tịch nước; Chính phủ; Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân và Chính quyền địa phương.
Nhưng từ sau Hội nghị Trung ương 16 diễn ra trong hai tuần liền tới giữa tháng 10 vừa qua, công tác sửa đổi Hiến pháp 1992 mang thêm ý nghĩa mới.
"Đảng lãnh đạo Chính quyền không có nghĩa là Đảng phải tham chính, sa đà vào các công việc sự vụ của Hành pháp" - LS Nguyễn Bính Châu
Đó là nhu cầu giám sát cơ quan hành pháp, cụ thể là Chính phủ và các bộ ngành, theo sau các đổ vỡ về làm ăn, gây ra nợ xấu trầm trọng cho nền kinh tế.
Hội nghị Trung ương kết thúc với quan điểm được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra nói rằng cần chỉnh đốn Đảng và các cơ quan Nhà nước.
Ngay sau Hội nghị, Văn phòng Chính phủ đã mở đợt “phê bình và tự phê bình đối với tập thể và cá nhân Ban lãnh đạo”.
Sau đó, đến hôm 22/10, theo tường thuật của truyền thông trong nước, ông Nguyễn Tấn Dũng, ở cương vị Thủ tướng Chính phủ đã “nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ”, trước Quốc hội.
Ông đề cập cụ thể đến sai phạm của Chính phủ trong việc kiểm tra, giám sát các tập đoàn kinh tế dẫn đến những ‘tổn thất nghiêm trọng’ ở Vinashin và Vinalines.
Ông Dũng nói Chính phủ và từng thành viên đã ‘thành khẩn nhìn nhận những yếu kém’ và ‘chân thành cầu thị rút ra những bài học thấm thía, sâu sắc nhất’ trong việc thực thi chức trách.

Việt Nam liệu có theo mô hình Trung Quốc với quyền cho Chủ tịch nước rất lớn?
Tuy thế, việc Đảng Cộng sản tăng quyền lãnh đạo được đề cao qua Hội nghị Trung ương cũng đặt ra câu hỏi rằng Đảng sẽ làm gì để thực hiện quyền lực đó.
Tuần qua, các thảo luận tại Việt Nam về vị trí Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng đã làm nảy sinh chủ đề này.
Cho tới gần đây, Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng nắm chức vụ này nhưng đang có ý kiến để cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phụ trách Ban Ban Chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng.
Hôm 26/10, dự thảo Luật phòng chống tham nhũng đã bỏ quy định Thủ tướng là Trưởng ban này.
Nhưng cũng theo báo chí Việt Nam, vấn đề để ông Trọng lo công việc đó không đơn giản vì thiếu cơ sở pháp luật.
Quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam “lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội” chỉ được ghi trong một điều là điều 4 Hiến pháp, và ngoài ra không có các văn bản gì cụ thể.
Chưa kể, ngay trước thời gian họp Hội nghị Trung ương 6, đã có ý kiến trong giới luật gia tại Việt Nam cho rằng “Đảng lãnh đạo Chính quyền không có nghĩa là Đảng phải tham chính, sa đà vào các công việc sự vụ của Hành pháp, phải ngồi vào ghế và làm việc của Chính quyền”.
Viết cho BBC đầu tháng 10, Luật sư Nguyễn Bính Châu từ Tp. HCM cho rằng Đảng “nên tập trung trí tuệ làm nhiệm vụ lãnh đạo đất nước, hoạch định đường lối chính sách và tổ chức chính quyền, thanh tra Chính phủ, lập danh sách Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt, bổ nhiệm các chức danh chủ tịch, trưởng các sở các phòng ban tỉnh thành quận huyện”.
Rất có thể việc tăng quyền lực của Chủ tịch nước, một vị trí cho tới nay bị cho là chỉ mang tính hình thức, là cách Đảng Cộng sản đang cầm quyền tại Việt Nam thể chế hóa những biến đổi sau Hội nghị 6.
Trong các nước còn theo chế độ cộng sản, Trung Quốc, Cuba và Bắc Triều Tiên đều để cho Chủ tịch nước có quyền khá lớn.
Tại Trung Quốc, Chủ tịch nước cũng là Chủ tịch Đảng còn ở Cuba, hiện ông Raul Castro vừa làm Chủ tịch nước, vừa nắm luôn chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng).
(BBC)

  Bổ sung quyền của Chủ tịch nước trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp

9 nội dung cơ bản sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được trình Quốc hội...

Dự thảo Hiến pháp sau khi sửa đổi, bổ sung có 11 chương, 126 điều, so với Hiến pháp năm 1992 giảm 1 chương, 21 điều, 18 điều giữ nguyên, 95 điều sửa đổi và bổ sung 13 điều mới.

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được trình Quốc hội tại phiên họp sáng 29/10.

Theo Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, mục tiêu sửa đổi Hiến pháp là để bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế.

Dự thảo Hiến pháp sau khi sửa đổi, bổ sung có 11 chương, 126 điều, so với Hiến pháp năm 1992 giảm 1 chương, 21 điều, 18 điều giữ nguyên, 95 điều sửa đổi và bổ sung 13 điều mới.

Làm rõ hơn vai trò lãnh đạo của Đảng

Trong 9 nội dung cơ bản sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được trình Quốc hội, Ủy ban cho biết, vị trí, vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội được tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn.

Theo đó, điều 4 dự thảo Hiếp pháp có thêm quy định Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.

Và không chỉ các tổ chức của Đảng, mà các đảng viên hoạt động phải trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Bổ sung quyền của Chủ tịch nước

Trong mối quan hệ với hành pháp, dự thảo đã bổ sung thẩm quyền của Chủ tịch nước bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ trái với lệnh, quyết định của Chủ tịch nước để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, thể hiện rõ hơn mối quan hệ của Chủ tịch nước với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong hoạt động lập pháp; đồng thời phát huy tốt hơn cơ chế kiểm tra, giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Về việc thực hiện vai trò thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân, dự thảo đã bổ sung thẩm quyền quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp tướng, đô đốc, phó đô đốc, chuẩn đô đốc hải quân trong các lực lượng vũ trang nhân dân, bổ nhiệm Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam cho Chủ tịch nước.

Một điểm mới nữa là dự thảo đã bổ sung quy định Chủ tịch nước được quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề thuộc nhiệm vụ của Chủ tịch nước.

Việc bổ sung quy định này, theo Ủy ban, là nhằm thực hiện nguyên tắc “kiểm soát” quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đồng thời phù hợp với vị trí, vai trò và thẩm quyền của Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước; người đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ, và căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác.

Không ai bị phân biệt đối xử

Ở chương Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, dự thảo đã thiết kế điều mới (điều 16) quy định mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác. Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Điều 17 tại dự thảo đã sửa đổi bổ sung điều 52 “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” thành: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội vì bất kỳ lý do nào. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn bằng luật trong trường hợp cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng.

Dự thảo cũng đã có một điều riêng quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân theo yêu cầu của Điều 17 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị. Điều này khẳng định rõ: việc khám xét chỗ ở do luật quy định.

Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo

Theo nội dung đã được sửa đổi, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Mục đích phát triển kinh tế là làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân.

Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể với các hình thức hợp tác được củng cố và phát triển. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển.

Dự thảo cũng quy định, đất đai, nguồn nước, khoáng sản, vùng trời, vùng biển và tài nguyên thiên nhiên khác, các công trình và các tài sản Nhà nước đầu tư, quản lý đều thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật.

Lấy ý kiến nhân dân về toàn bộ nội dung sửa đổi

Cũng tại phiên họp sáng nay, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân.

Theo đó, đối tượng lấy ý kiến bao gồm tất cả các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức ở trung ương và ở địa phương. 

Nội dung lấy ý kiến là toàn bộ dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, bao gồm: lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ tổ quốc; tổ chức bộ máy nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp; kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp. 

4 hình thức được quy định cho việc lấy ý kiến là : góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đến các cơ quan, tổ chức ; tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm; phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng; các hình thức phù hợp khác.

Từ ngày 2/1 - 31/3/ 2013 là thời gian được dành lấy ý kiến nhân dân về dụ, kinh phí sẽ do ngân sách nhà nước bảo đảm.  

Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận, cho ý kiến lần đầu về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và thông qua Nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Trên cơ sở ý kiến của nhân dân và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban sẽ tập hợp, tổng hợp và dự kiến tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2013); sau đó tiếp tục hoàn thiện trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2013).

* 9 nội dung cơ bản sửa đổi Hiến pháp năm 1992: 

Thứ nhất, sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục thể chế hóa và làm sâu sắc hơn chủ trương phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Thứ hai, sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động các lực lượng xã hội phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.

Thứ ba, sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn vị trí, vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.

Thứ tư, sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục phát huy nhân tố con người, thể hiện sâu sắc hơn quan điểm bảo vệ, tôn trọng quyền con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Thứ năm, sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.

Thứ sáu, sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thứ bảy, sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thứ tám, sửa đổi Hiến pháp để tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, xác định rõ hơn vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trong quan hệ quốc tế; tạo cơ sở hiến định để Nhà nước đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thực hiện quyền, nghĩa vụ quốc gia, góp phần giữ gìn hòa bình khu vực và thế giới.

Thứ chín, sửa đổi kỹ thuật lập hiến và quy trình sửa đổi Hiến pháp để bảo đảm hiệu lực, tính ổn định, lâu dài của Hiến pháp.

(Nguồn: Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992)

 

Bùi Văn Phú - Gia đình tôi bầu chọn tổng thống Mỹ


Kỳ bầu tổng thống Mỹ năm 2008 vợ chồng tôi đồng lòng chọn Barack Obama. Năm đó đa số cử tri cũng đã chọn Obama với hy vọng kinh tế Mỹ sẽ sáng sủa hơn vì khủng hoảng tài chính từ thời Tổng thống George W. Bush – Ông Bush con – của Đảng Cộng hoà kéo dài đã mấy năm.
Đã bốn năm đã qua, tình hình kinh tế Mỹ nay cũng chưa lên được và còn trì trệ không biết bao lâu nữa. Mức thất nghiệp toàn quốc còn cao, ở mức 7.8%; giá xăng dầu lên, học phí tăng. Bây giờ lại đến lúc chúng tôi chọn người lãnh đạo cho đất nước.
Dù kinh tế suy thoái nhiều năm, may mắn là cả hai vợ chồng tôi không bị mất việc, nhưng nhìn chung quanh nhiều người thân quen thất nghiệp hoặc phải thường xuyên đổi việc vì hãng xưởng tiếp tục cắt giảm nhân lực. Nhiều người gặp khó khăn trong việc trả nợ nhà, nợ tín dụng, có người vất nhà để khỏi mang nặng nợ.
Đại đa số cử tri hiện quan tâm nhiều đến tình hình kinh tế. Câu hỏi đặt ra là đương kim Tổng thống Barack Obama hay cựu Thống đốc Mitt Romney ai có thể đưa nước Mỹ ra khỏi tình trạng suy thoái.
Mấy tuần qua theo dõi thông tin, tranh luận chỉ nghe hai ứng viên nói đến chứ chưa thấy những đề xướng chính sách cụ thể. Hai ứng viên đều chủ trương giảm thuế cho giới trung lưu. Đối với giới giầu, Romney muốn tiếp tục giữ mức thuế thấp như chính sách của George W. Bush, còn Obama muốn thành phần này đóng thuế cao hơn.
Xác định ai thuộc giới trung lưu thì có khoảng cách lớn về thu nhập. Theo phân tích của các nhà kinh tế thì gia đình với thu nhập từ khoảng 40, 50 nghìn đô-la một năm cho đến 250 nghìn được coi là giới trung lưu. Những gia đình này đang được hưởng mức thuế thấp hơn trong hơn 10 năm qua do chính sách của Tổng thống George W. Bush ban hành và được Tổng thống Obama tạm gia hạn vào năm 2010 và có hiệu lực đến cuối năm 2012.
Đảng Cộng hoà muốn chính sách giảm thuế từ thời Bush trở thành vĩnh viễn. Đảng Dân chủ chỉ muốn giữ mức thuế thấp cho những gia đình với thu nhập dưới 250 nghìn đô-la, còn thu nhập hơn 250 nghìn đô-la sẽ phải trả thuế cao hơn.
Tổng thống Barack Obama và Thống đốc Mitt Romney trong buổi tranh luận cuối cùng tại Florida ngày 22-10. Hình chụp từ kênh truyền hình ABC
Ngoài kinh tế, các chính sách về bảo hiểm sức khoẻ, ngân sách giáo dục, học phí đại học là những điều chúng tôi quan tâm.
Vì phiếu bầu phải được gửi đi trong vài ngày tới, giờ đây với những tìm hiểu và thông tin có được, chúng tôi đã bầu chọn ứng viên mà mình tin sẽ đưa đến phát triển kinh tế cho Hoa Kỳ, sẽ có chính sách bảo hiểm y tế tốt hơn và học phí đại học giảm, hoặc sẽ được trừ vào tiền thuế trong những năm tới.
Năm nay chúng tôi không có sự chọn lựa thống nhất vì khác nhau quan niệm phát triển kinh tế, bảo hiểm y tế và chính sách giáo dục. Thế là anh chọn đường anh, em chọn đường em.
Bầu cử 2012 đang gần đến thời điểm quyết định của cử tri và cũng được mẹ tôi và mẹ vợ chú ý vì là lần đầu tiên tham gia bầu cử ở Mỹ.
Mẹ tôi không biết tiếng Anh nhưng hàng ngày có báo tiếng Việt để đọc và sinh hoạt với đồng hương cao niên trong khu vực nên bà cũng tỏ ra hiểu biết về chọn lựa của mình.
Hai mươi năm trước bố mẹ tôi qua Mỹ đoàn tụ cùng các con.
Ở Mỹ được đúng năm năm mẹ cũng chuẩn bị thi vào quốc tịch. Không biết tiếng Anh nhưng bà rất cương quyết, đòi đi học lớp luyện thi quốc tịch do nhà thờ tổ chức cho người di dân.
Mẹ của tác giả, năm nay 81 tuổi, tham gia bầu cử Tổng thống Mỹ lần đầu tiên
Ngày ở quê nhà mẹ học hết lớp ba, đủ để đọc và viết tiếng Việt, cuộc đời buôn bán ở chợ. Qua đây vài năm tiếng Anh cũng chỉ biết “Good morning” với “Thank you”. Đi học về các con cũng hỏi xem mẹ có hiểu gì không thì mẹ trả lời nghe tai nọ lọt qua tai kia. Nhưng mẹ không bỏ cuộc, không vắng mặt buổi học nào.
Hỏi mẹ sao già rồi mà phải cực nhọc học hành gì nữa, mẹ nói: “Người già ở đây được chính phủ lo cho mọi thứ. Sướng như thế. Chỉ việc học thôi mà nhiều người cũng lười. Mẹ chỉ muốn học để thành công dân Mỹ”.
Từ ngày ở quê nhà, với các con và giờ với các cháu mẹ luôn khuyên phải chăm học. Mẹ thường nói: “Có học mới nên người.” Dư đồng nào, nghe cháu nào học giỏi là mẹ thưởng cho để khuyến khích.
Học xong lớp quốc tịch, chúng tôi nộp đơn cho mẹ đi thi. Ngày thi mẹ bảo ông chánh án nói gì nghe ù ù cạc cạc chẳng hiểu. Thi rớt hai lần mẹ mới chịu chờ đủ điều kiện để thi quốc tịch bằng tiếng Việt.
Luật di trú Hoa Kỳ cho phép những thường trú nhân trên 65 tuổi và đã ở Mỹ trên 15 năm được thi vào quốc tịch bằng tiếng mẹ đẻ.
Lần thi tiếng Việt các con giúp mẹ học thi ở nhà. Một trăm câu hỏi được nhiều người Việt chuyền tay nhau học thì mẹ cũng có một bản. Lâu lâu chúng tôi hỏi mẹ một vài câu căn bản như ai là tổng thống Mỹ đầu tiên, ai là nghị sĩ, dân biểu của địa phương.
Bà Boxer, nghị sĩ liên bang của California, thì mẹ nói cứ nhớ “Bóc sơ” mít là được rồi. Tổng thống Obama được mẹ gọi là “Ôi ba má”. Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ là “Hoa xinh tợn”.
Mẹ của tác giả, năm nay 81 tuổi, tham gia bầu cử Tổng thống Mỹ lần đầu tiên
Năm 2009 mẹ đi thi quốc tịch Mỹ bằng tiếng Việt và đậu ngay. Khi đó mẹ đã 79 tuổi và Barack Obama cũng vừa lên làm lãnh đạo Hoa Kỳ.
Trong gói kích cầu đầu tiên với hơn 800 tỉ đô-la do Tổng thống Obama ban hành, những người già cũng nhận được một lần 250 đô-la trợ cấp thêm. Được đi bỏ phiếu, mẹ nói sẽ chọn Obama vì ông ấy “thương và giúp đỡ người nghèo”. Với lá phiếu bằng tiếng Việt, mẹ sẽ không gặp khó khăn gì trong việc chọn người lãnh đạo cho nước Mỹ.
Hỏi về kinh nghiệm tham gia bầu cử trong quá khứ, mẹ kể: “Ngày xưa ở quê nhà đã nhiều lần bầu cho ông Ngô Đình Diệm, ông Nguyễn Văn Thiệu. Sau đất nước thống nhất thì bầu cho mấy linh mục Huỳnh Công Minh, Phan Khắc Từ.”
Trong những dịp gia đình quây quần, các con hỏi mẹ thích gì nhất ở nước Mỹ. Mẹ nói: “Ở đây muốn đi đâu thì đi, muốn đến nhà ai đọc kinh thì đến, chẳng phải xin phép, chẳng ai hạch hỏi như ở Việt Nam.”
Bây giờ sống ở Mỹ, được hưởng các phúc lợi xã hội, y tế, được bầu chọn lãnh đạo, mẹ nói: “Nhập gia tùy tục. Sống ở đâu tham gia sinh hoạt ở đó”.
Kỳ bầu cử năm nay không chỉ có mẹ tôi ủng hộ Obama mà mẹ vợ cũng đồng lòng ủng hộ Tổng thống Obama thêm một nhiệm kỳ nữa.
Trong khi đó cậu em của nhà tôi, một kỹ sư xây dựng sống ở San Jose, thì chọn Mitt Romney. Anh nhận xét: “bốn năm năm qua Obama chỉ nói nhiều, làm chẳng được bao nhiêu.”
Gia đình người em, hai vợ chồng đều có việc làm nhưng căn nhà họ đang sống, mua cách đây mười năm, hiện trong tình trạng xuống giá thấp hơn số tiền nợ ngân hàng. Vì có việc làm nên gia đình không được chính phủ giúp đỡ tài chính qua việc tái cấu trúc các khoản nợ.
Anh muốn thay đổi lãnh đạo, với chính sách mới hy vọng nhiều người có việc làm, có khả năng mua nhà để đẩy thị trường địa ốc lên lại, giá nhà mới phục hồi.
Người trẻ nhất trong gia đình sẽ tham gia sinh hoạt bầu cử năm nay là con gái của tôi.
Đang học lớp 12, tuy chưa đủ 18 tuổi để có thể bầu chọn, nhưng cháu sẽ làm việc tại địa điểm bỏ phiếu trong ngày bầu cử 6/11. Đây là bài học thực hành của lớp cháu đang học về tổ chức công quyền Mỹ trong giáo trình bậc trung học.
Bùi Văn Phú
(ảnh trong bài của tác giả)
© 2012 Buivanphu

 Bài học chống tham nhũng từ Indonesia dành cho Việt nam

Ngày 16 và 17-10 vừa qua, tại Quảng Ninh, đã diễn ra hội thảo quốc tế về công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương, do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ, Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam phối hợp tổ chức.
 

Tại đây, bài học về công tác phòng, chống tham nhũng tại Indonesia đã được đề cập như một tham chiếu cả về khía cạnh thành công lẫn thất bại cho Việt Nam. 
Người dân Indonesia có lý do để vui mừng khi Quốc hội vừa quyết định chấm dứt các cuộc tranh luận về việc hạn chế quyền hành của Ủy ban Chống tham nhũng của nước này. Sau gần một thập niên tồn tại, cơ quan này và hệ thống tòa án chống tham nhũng đi kèm với nó đã gây được niềm tin lớn nơi công chúng, mặc dù các mối nghi ngờ xung quanh nó vẫn chưa chấm dứt. 
Đưa 68 nghị sĩ, 10 bộ trưởng… vào tù 
Tham nhũng trở thành vấn đề nghiêm trọng nhất tại Indonesia, đặc biệt sau thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Suharto, người chỉ chịu rời nhiệm sở vào năm 1998, sau 32 năm tại vị. Các nỗ lực nhằm giải cứu đất nước này khỏi nạn tham nhũng đã đạt được hiệu quả bước đầu vào năm 2002, khi Quốc hội thông qua đạo luật thành lập Ủy ban chống tham nhũng (KPK), cùng với thiết chế tòa án khu vực về tham nhũng. 
Kể từ đó tới nay, KPK đã đưa tới 68 nghị sĩ, 10 bộ trưởng, hàng loạt cảnh sát và doanh nhân đầy thế lực của nước này vào tù. Ủy ban này hoạt động hiệu quả đến mức nó ngày càng bị cô lập bởi các cơ quan khác của chính quyền. 
Thách thức quyền lực cảnh sát
Nếu hình dung rằng tham nhũng có mặt ở khắp mọi nơi trong chính quyền Indonesia và nhìn vào danh sách những người đã bị cơ quan này cho vào tù, người ta sẽ dễ hiểu tại sao nó lại đứng trước sức ép bị cô lập như vậy.
Về cơ bản, KPK cần sự hỗ trợ của cảnh sát và đã phối hợp với cảnh sát trong nhiều năm qua để khui ra hàng loạt vụ án tham nhũng. Tuy vậy, mối quan hệ này đã rạn vỡ nghiêm trọng khi KPK thách thức một cách mạnh mẽ quyền lực của chính hệ thống cảnh sát Indonesia. Cảnh sát trưởng Djoko Susilo đã phải ra trình diện trước KPK vào cuối tháng 9 vừa qua, với các cáo buộc đã nhận lại quả lên tới 21 triệu USD trong một chương trình mua sắm của lực lượng cảnh sát giao thông nước này năm 2010. Đây là quan chức cao cấp nhất của ngành cảnh sát Indonesia phải trình diện trước KPK.
Người dân Indonesia mang khẩu hiệu “Cứu KPK, cứu Indonesia” trong một cuộc biểu tình năm 2009.
Nỗ lực biến KPK thành con hổ không nanh
Ngay lập tức, một chiến dịch chống lại KPK đã được các đồng nghiệp của ông Djoko Susilo khởi động. 20 cảnh sát điều tra, vốn được biệt phái tới làm việc cho KPK bốn năm qua, đã bị cảnh sát quốc gia rút về. Đây là tổn thất về nhân lực rất lớn cho KPK, nếu như biết rằng họ chỉ có tổng cộng 78 cảnh sát điều tra để tiến hành các chiến dịch của mình. Phe đa số trong Quốc hội Indonesia cũng đã đề xuất một dự luật nhằm tước bớt quyền hành, mà thực chất là nhằm vô hiệu hóa KPK. 
Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono cũng tỏ ra không thực sự nỗ lực trong việc bảo vệ KPK. Là người đắc cử tổng thống hai lần vào các năm 2004 và 2009 nhờ các cam kết chống tham nhũng, ông cũng lại là một trong những người bị tổn thất chính trị lớn nhất đằng sau các chiến dịch của KPK. Chủ tịch Đảng Dân chủ và bộ trưởng Thể thao - Thanh niên, những đồng minh của ông, đều phải ngồi tù vì các cáo buộc tham nhũng. Nữ doanh nhân Hartati Murdaya, mạnh thường quân của đảng ông và ngay cả em rể của ông cũng không nằm ngoài tình trạng tương tự. Hơn ai hết, ông là người cảm thấy sức nóng ghê gớm nhất từ cuộc chiến chống tham nhũng do KPK tiến hành.
Trong hoàn cảnh khó khăn đó, KPK nhận được sự ủng hộ bất ngờ từ phía quân đội. Một thỏa thuận được ký kết giữa hai bên, theo đó KPK có thể sử dụng một nhà tù quân sự để giam giữ các nghi phạm của mình. Mặc dù KPK phủ nhận đây là nỗ lực nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào hệ thống nhà tù của cảnh sát, người ta vẫn cho rằng đây là sự chuẩn bị để giam giữ Djoko Susilo. Dự luật về việc hạn chế quyền hành của KPK cũng đã thất bại vào ngày 17-10 vừa qua, khi nó chính thức bị gạt ra khỏi chương trình nghị sự, sau các áp lực lớn từ các nhà vận động chống tham nhũng và các cuộc biểu tình của người dân nước này.
Tòa án đặc trách về tham nhũng 
Các chiến dịch chống tham nhũng của KPK sẽ không thể giành được kết quả như vậy, nếu không có một tòa án đặc trách về tham nhũng được thiết lập. Đây là một tòa án đặt tại trung tâm Jakarta, vốn được phép thành lập trong cùng một đạo luật năm 2002 với KPK và trở thành công cụ rất hiệu quả để đưa các quan chức tham nhũng vào tù. 
Cho đến năm 2009, 100% số các vụ án tham nhũng được KPK chuyển sang tòa án này đều được kết án và mức án tù trung bình mà các bị cáo nhận được là bốn năm. Con số này cao hơn hẳn so với tỉ lệ kết án chỉ 38% so với cùng kỳ của hệ thống tòa án thông thường. Sự ưu việt này của tòa án về tham nhũng có được do hệ thống chứng cứ rất đầy đủ do KPK cung cấp, cùng với các thẩm phán được tuyển chọn từ các học giả có uy tín hoặc những người không có lợi ích liên quan đến vụ án nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan.
Tương tự KPK, tòa án đặc trách về tham nhũng cũng đứng trước các nguy cơ bị xóa sổ bởi các nhóm lợi ích khác nhau. Trên thực tế, nó đã từng bị Tòa án Hiến pháp xóa bỏ vào năm 2006 với lý do không thể tồn tại hai hệ thống tòa án khác nhau trong cùng một hệ thống tư pháp. Nó chỉ trở lại vào năm 2009, sau khi một đạo luật khác được Quốc hội thông qua, buộc Tòa án Tối cao phải thiết lập lại các tòa án chuyên trách về tham nhũng. Tuy vậy, cũng phải đến năm 2011, việc thiết lập này mới được triển khai trên thực tế.
Đạo luật mới thiết lập ra các tòa án ở cấp tỉnh thay vì ở trung ương như trước đây và đặt nó vào một tình thế rất khó khăn về nhân sự. Họ chỉ có thể thành lập các hội đồng xét xử từ các thẩm phán của tòa án cấp quận thông thường, những người vốn dễ bị hoài nghi về năng lực và phẩm chất liêm khiết. Các thẩm phán này xét xử theo vụ việc và giải tán sau khi án được tuyên. 
Cơ chế mới này đã ngay lập tức tỏ ra không hiệu quả bằng cơ chế trước đây. Chỉ trong hai năm kể từ ngày được thành lập trở lại đây, có đến 51 vụ án tham nhũng đã bị tuyên trắng án. Chính phủ ngay lập tức bị dư luận Indonesia cáo buộc rằng đã không nghiêm túc trong việc hỗ trợ các chiến dịch chống tham nhũng. Nghiêm trọng hơn, tháng 8 vừa qua, hai thẩm phán của tòa án đặc trách tham nhũng lại bị bắt vì tham nhũng. Các công tố viên cho rằng họ đã nhận hối lộ tới 10.500 USD nhằm làm sai lệch kết quả vụ án. Điều này đã khiến cho giới chức và người dân Indonesia mất niềm tin vào hệ thống tòa án này. Một lần nữa, nó lại đứng trước nguy cơ bị xóa sổ. 
Sự thất bại của mô hình tòa án khu vực về tham nhũng xuất phát từ những nhân sự kém và thiếu sự hỗ trợ của chính phủ. Tuy vậy, một số nhà phân tích Indonesia vẫn cho rằng sự tồn tại của tòa án đặc trách về tham nhũng vẫn là cần thiết để đảm bảo được phần nào sự độc lập của các tòa án đối với loại tội phạm đặc biệt này tại Indonesia.
Đất nước “đèn đỏ” về tham nhũng
Một người Indonesia có thể chỉ mất vài giờ đi biển, vượt qua quãng đường không đầy 50 km để đến được nước láng giềng Singapore nhưng khoảng cách về tính minh bạch của chính quyền hai nước này lại không gần nhau đến thế. Nếu như Singapore luôn nằm trong nhóm năm nước có chính quyền trong sạch nhất thế giới thì Indonesia lại luôn thuộc về nhóm cầm "đèn đỏ". Năm 2011, họ xếp thứ 100/178 nước với số điểm rất thấp: 3/10 so với 9,2 của Singapore.
Hoàng Thư 
(Foreign Policy, Jarkarta Post)

  Đảng có quyền tha tội cho đồng chí X?

Sau kỳ họp của Bộ Chính trị và của Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN lần thứ 6 vừa qua, ngay từ mồm của Bộ Chính trị đã khẳng định tội lỗi của đồng chí X, và cũng chính đồng chí X ngay sau đó đã nhận tội trong buổi họp của Quốc hội. Thế là đã rõ như ban ngày ban mặt!
Bộ Chính trị thật thà (J) như đếm, nhất trí 100% tự xin được nhận một hình phạt kỷ luật và đề nghị xem xét kỷ luật đồng chí X, nhưng Trung ương thì anh hùng (J) hơn, quyết định không kỷ luật, cũng không xem xét một ai cả. Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau, đảng nhất định không để cho thế lực thù địch lợi dụng chống phá, dù đồng chí X có tội lỗi ngất trời đến đâu, dù công sức của toàn bộ người dân Việt Nam (GDP) cặm cụi làm lụng cả mấy tháng trời có đổ xuống sông xuống biển như thế đi nữa (thất thoát từ quốc doanh Vinashin, Vinalines… và từ các tập đoàn kinh tế nòng cốt nhà nước), dù hệ thống chính trị có tham nhũng và bẩn thỉu đến cỡ nào, chưa làm sao cả!
Đảng thật là đoàn kết (J), và dân tình cũng thật là bao dung (J), chăm chỉ thắt lưng vào để bù đắp. Chưa nói về nguy hiểm là cái sự đánh mất tự chủ đối với anh láng giềng „nước lớn“ và nạn áp trị đưa người nhà vào nắm thóp quốc gia, với cái nợ nần của ngày hôm nay thì chúng ta phải buộc bụng vào mà làm cho đến hết đời, vì… đóng thuế là nghiã vụ của toàn dân cơ mà. Nhưng như thế vẫn chưa phải là xong, ngay sau đấy là đời em, và tiếp đến là đời con đời cháu của chúng ta sẽ tiếp tục „hồn nhiên“ nai lưng ra gánh vác trách nhiệm non sông này cho hết… những kiếp người.
Độc lập thì u ất, tự do thì u uẩn, hạnh phúc thì u ám, chỉ có nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghiã của ta (được cho) là sáng sủa muôn năm. Ở đây có ai ngoa ngoắt không? Ai chém gió ở đây khi đặt ra câu hỏi: Khi nào người Việt Nam mới mở mày mở mặt được với người ta, khi nào đất nước Việt Nam mới sánh vai được với năm Châu? Hay là bước đến đâu thì nhục đến đấy như lời cha Kiệt trước đây đã càm ràm về cái nhà nước hiện nay? Hỏi cũng là trả lời luôn!
Thế nhưng cả Ban Chấp hành Trung ương đảng gồm gần 200 vị đã cả gan, cướp quyền của dân, thống nhất tha cho „đồng chí X“ cái tội tày trời này, lại còn để hắn vẫn yên ngai yên vị. Họ bảo phải để cho „đồng chí X“ có cơ hội tự sửa. Quá trình làm thủ tướng của „đồng chí X“ này là từ năm 2006, tính đến nay đã là 6 năm, một chuỗi thời gian với quyền bính trên tay có thể làm cho đất nước không nên cơm thì cũng đã nên cháo rồi. Thế nhưng mười voi đã không được bát nước sáo, lại còn đang làm toi cả một dân tộc.
Đảng hô hào dân chủ, minh định nhà nước dân chủ, nhưng chỉ dân chủ (nửa vời) với nhau mà thôi, còn dân thì thấy dân chủ ở mãi đâu ấy. Thiệt là khổ cho dân chủ! Đảng là tòa án? Trước dân, đảng có quyền tha tội cho đồng chí X? Lẽ ra đồng chí X phải chịu hầu tòa về những sai phạm nghiêm trọng ngút trời này và có thể mất mạng như chơi chứ đùa sao. Nếu Hà Vũ mà còn ở ngoài nhà tù nhớn thì chắc (chắn) là ông ấy đã đâm đơn kiện cái đồng chí X rồi chứ để cà giỡn với vận mệnh của cả dân tộc như thế mà coi được à?!
Không có cái dại nào bằng cái dại nào, xét ra đảng cũng lại… ngu. Vào thời buổi @ này tự nhiên đi ôm rơm, cuốn vào mình cái vạ độc quyền lãnh đạo xã hội (điều 4 của hiến pháp), rồi bây giờ xã hội lũng đoạn, bị mắng nhiếc, bí nên đâm ra… quẩn, vun giậu cho rắn trườn, chẳng ra làm sao cả, mang tai mang tiếng đến ngàn đời sau, mất mặt anh hùng hảo hán.
Từ những quá trình và thực tế như thế, chỉ có mà hâm thì mới đi tin là đồng chí X tự phê bình, hối lỗi và sửa đổi để cho xã hội được mát mặt. Không những thế, khả năng mà đồng chí X ngựa quen đường cũ, với quyền bính và băng đảng tài phiệt trong tay sẽ ráo riết củng cố quyền lực, mua đứt cả đảng, sẽ tìm cách bóp cổ những ai đã điểm mặt hắn như đã từng bóp cổ Hà Vũ, Định, Thức, Long, Điếu Cày, Tần, Anh BaSG…, sẽ tìm cách bịt mồm những ai nói lên ý kiến trái chiều như đã từng lo bịt mồm Quan Làm Báo, Dân Làm Báo… vân vân và vân vân.
Tư Sang và tổng Trọng dù có là ai thì cũng hãy coi chừng, bởi cái tội đã lôi đồng chí X lên bàn để mổ, dù vì bất cứ lý do gì, dù có vì thanh thế của đảng, hay vì quốc thái dân an. Đồng chí X đã bị đấu tố, bỉ mặt trước bàn dân thiên hạ thì – theo bản chất của hắn – chẳng có lý do nào hắn để cho những cụ này yên thân nếu hắn còn nắm quyền lực.
Ai tin thì tin không tin thì… cứ chờ xem.
Hoàng Linh Vương
© Đàn Chim Việt

Sự hèn hạ của Đại biểu Quốc hội Việt nam

Vấn đề thuốc độc và tử hình đã nổi lên trong kỳ họp quốc lần này và cả lần trước sau khi Việt Nam bỏ hình thức xử bắn và thay vào đó là tiêm thuốc độc. 

Một trong những lý do được đưa ra cho sự thay đổi này là tiêm thuốc độc ít gây đau đớn hơn cho tử tù.
Trên thực tế đây cũng vẫn là điều gây tranh cãi vì bang California của Hoa Kỳ đã không thể từ hình bất kỳ tù nhân nào bằng tiêm thuốc độc từ sáu năm nay sau khi một thẩm phán tuyên rằng việc tiêm ba loại thuốc có nguy cơ gây đau đớn, vật vã cho tử tù.
Ảnh cơ sở tử hình bằng tiêm thuốc tại nhà tù San Quentin do chính quyền California cung cấp hôm 25/102012
Bang California cũng phải ngưng tử hình từ sáu năm nay

Việt Nam cũng không thể tử hình tù nhân nào từ gần một năm nay cho dù không phải do phán quyết của tòa án.
Lý do chính là Châu Âu không bán thuốc độc, loại mà Hoa Kỳ cũng dùng, cho Việt Nam để tử hình công dân.
Các thành viên của Liên hiệp Châu Âu đều đã lần lượt hủy bỏ án tử hình từ cách đây hàng trăm hay hàng chục năm tùy vào các nước khác nhau.
Trên thực tế nhiều nước đã rất hiếm khi áp dụng án tử hình khi họ còn duy trì mức xử phạt nặng nề này hồi đầu thế kỷ 20.
Sang thế kỷ 21, khi phải chọn giữa tiền thu được từ bán thuốc độc cho Việt Nam và nguyên tắc đạo đức của mình, họ đã chọn điều thứ hai.
Nói cách khác, Châu Âu đã coi trọng lương tâm hơn lương tháng, ít nhất là trong trường hợp cụ thể này.
Lựa chọn của các nước Châu Âu có lẽ giúp Việt Nam hiểu rõ hơn lý do họ nhấn mạnh vấn đề tôn trọng các giá trị nhân quyền phổ quát trong đó có phẩm giá, tự do và bình đẳng.
Không nhất thiết họ phải được lợi từ việc thúc đẩy các giá trị như vậy và khi chọn không nhận về từ những đồng tiền mang lại cái chết cho người khác, cho dù là tội phạm, Châu Âu thậm chí chịu nghèo đi về vật chất để giàu thêm về tinh thần và tính nhân văn.
Họ không chấp nhận trà đạp và dẫm lên xác của người khác để tìm cảm giác bình yên.
Lương tâm và lương tháng
Nhìn vào Việt Nam ngày nay, những quyết định tương tự dường như không phải là phổ biến.
Mới đây nhất, có lẽ nhiều chính trị gia cũng đã phải chọn giữa lương tâm và lương tháng khi họ bỏ phiếu tại Hội nghị trung ương 6 của Đảng cộng sản.
Đứng trước một bên là vị Tổng bí thư được mô tả là nêu gương bằng cách "đi xe máy tới thăm bạn" thời còn ở Quốc hội cùng vị Chủ tịch nước ở ngôi nhà nhỏ "51 m2" và một bên là "đồng chí X" với các cộng sự bị Đảng chỉ trích là "chưa gương mẫu về đạo đức, lối sống của bản thân và gia đình", nhiều đảng viên đã chọn "đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị".
Người dân Văn Giang lên Hà Nội biểu tình
Không có tin tức về chuyện các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri ở Văn Giang trong hai kỳ họp gần đây
Ngay tại kỳ họp Quốc hội hiện nay, nhiều trong số những người đại diện cho dân cũng được cho là chỉ cố gắng phát biểu về những bức xúc của người dân khi làm như vậy không ảnh hưởng tới ghế, cũng có nghĩa là thế và tiền, của họ trong khóa tới của Quốc hội.
Một cựu đại biểu Quốc hội không lọt vào được khóa XIII, một phần vì có những tuyên bố mạnh bạo, nói dân biểu chỉ thực sự thẳng thắn khi họ đã ở vào "khóa cuối cùng".
Trước kỳ họp kéo dài từ 22/10 tới hết ngày 23/11 lần này, không có thông tin gì về chuyện các đại biểu tới tiếp xúc cử tri ở những điểm nóng như Tiên Lãng hay Văn Giang, nơi hàng trăm người dân vẫn kéo lên Hà Nội có tháng tới hai lần để khiếu kiện về đất đai bị thu hồi trong khuôn khổ dự án đô thị sinh thái Ecopark.
Trong vụ Tiên Lãng, những người phụ nữ kiếm ăn nhờ vườn ruộng và những đứa trẻ mà cha bị giam giữ từ nhiều tháng nay vẫn tiếp tục chờ công lý từ những người ăn lương tháng.
Tự do thể xác
Ngoài chuyện liên quan tới mạng sống con người, vấn đề tự do thể xác cũng cho thấy sự khác biệt lớn giữa Việt Nam và các nước Châu Âu nói riêng cũng như phương Tây nói chung.
Chẳng hạn tại Anh, ngay cả các nghi phạm khủng bố cũng không thể bị chính quyền giam giữ lâu hơn 14 ngày mà không buộc tội họ.
Tại Hoa Kỳ, một công dân Anh bị cáo buộc buôn bán vũ khí vẫn đang được cho tại ngoại trong quá trình điều tra cho dù gia đình phải đặt cọc ban đầu hàng chục ngàn đô la.
Quyền được tại ngoại hầu tra và quyền tiếp xúc với luật sư trong thời gian sớm nhất được xem là những quyền căn bản của các công dân vẫn còn vô tội cho tới khi có quyết định của tòa án.
Những cách bắt bớ và giam giữ của Việt Nam, nhất là trong các vụ liên quan tới những người được Châu Âu coi là "tù nhân lương tâm" và Việt Nam luôn bác bỏ, khiến có tiếng nói chỉ trích chính quyền hành xử như "mafia".
Nhưng những người dám công khai nói ra như vậy lại không nhiều, một phần cũng vì mối lo lương tháng và sợ rằng điều tương tự có khả năng lại xảy ra với chính họ.
Nguyễn Hùng
(BBC)

Ông Nguyễn Tấn Dũng chính thức mất quyền kiểm soát 21 doanh nghiệp lớn nhà nước

(NV) - Thủ tướng CSVN sẽ không còn nắm quyền sinh sát trực tiếp đối với 11 tập đoàn và 10 tổng công ty quốc doanh lớn nhất của chế độ.


Tàu vận tải biển Vinalines Queen bị đắm và mất tích ngày 25 tháng 12, 2011 ở khu vực gần đảo Luzon (Philippines) khi chở quặng Nickel từ Indonesia đi Trung quốc. (Hình: Tiền Phong)
Bản tin chinhphu.vn loan tin, ông Vũ Ðức Ðam, chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ họp báo hôm Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012, loan báo phiên họp thường lệ của chính phủ trong tháng 10 đã có quyết định là ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng không còn nắm quyền trực tiếp tất cả 21 đại công ty nói trên.
Các tập đoàn, tổng công ty quốc doanh CSVN đầy tai tiếng từ tham nhũng đến kinh doanh bừa bãi thất thoát tiền của nhà nước hàng tỉ đô la, nổi tiếng hơn một năm qua như Vinashin, Vinalines, Tập đoàn Ðiện Lực, Tập Ðoàn Than Khoáng Sản, v.v...
Theo một nghị định chưa thấy công bố, ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ còn “có một số quyền hạn, trách nhiệm trực tiếp... có thể sẽ ít hơn 10” trong tổng số tập đoàn và tổng công ty nói trên. Phần còn lại “về cơ bản trách nhiệm, quyền hạn đó sẽ được giao cho các bộ quản lý chuyên ngành, bộ quản lý tổng hợp UBND tỉnh, thành phố,” theo bản tin chinhphu.vn.
Quyết định này có dấu hiệu đến từ hậu quả của cuộc họp Trung Ương Ðảng từ 1 đến 15 tháng 10, 2012 vừa qua mà tin tức hé lộ cho thấy ông Nguyễn Tấn Dũng đã bị đả kích mạnh mẽ về sự thất bại của hệ thống quốc doanh. Ðám đại gia quốc doanh lâu nay nổi tiếng “lời giả lỗ thật” nhờ được nuông chiều, lấy những khoản tiền khổng lồ của nhà nước đầu tư bừa bãi đủ mọi thứ ngành nghề ngoài phạm vi chuyên môn. Ðặc biệt những khoản tiền rất lớn được các tập đoàn điện lực, tập đoàn đóng tàu, tổng công ty tàu biển, than đá, v.v... đổ vào xây dựng biệt thự, chung cư. Nhà bán không được, không có tiền trả nợ ngân hàng dù là tiền lời. Nay cả đám từ ngân hàng đến con nợ là các đại gia quốc doanh đều đang kẹt.
Một số tiền không nhỏ của những khoản đầu tư này chui vào túi tham của các quan dưới hình thức “lại quả” cho những chữ ký thuận.
Ngày 25 tháng 10, 2012, báo Thanh Niên có bản tin Thanh tra Bộ Xây Dựng “đề nghị Thanh tra Chính phủ kiến nghị lên thủ tướng kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân HÐQT và Ban Giám Ðốc PVN khi ban hành các văn bản chỉ thị cho các đơn vị cấp dưới chỉ định thầu trái với luật đấu thầu.”
Theo bản tin này, Thanh tra Bộ Xây Dựng CSVN công bố một bản kết luận khi tới thanh tra dự án xây dựng nhà máy sản xuất ống thép của Tập Ðoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam (PVN) thì thấy nó “không thuộc danh mục các dự án được phê duyệt quy hoạch phát triển ngành dầu khí đến năm 2012, định hướng 2025 của Thủ tướng Chính phủ.” Nói khác dự án này đã được PVN tự ý thực hiện “vượt thẩm quyền cho phép.” Ðủ mọi mặt từ thiết kế đến xây dựng và kế toán đều “có nhiều sai phạm” mà không ai không hiểu các quan tìm cách chấm mút, rút ruột.
Những gì xảy ra tại PVN cũng đã thấy xảy ra ở Vinashin, Vinalines mà ông Nguyễn Tấn Dũng là người có thẩm quyền cao nhất. Tất cả các dự án lớn nhỏ ở Việt Nam dù là quốc doanh hay cấp nhỏ ở một thôn làng đều là các cơ hội để các quan chia nhau ăn bẩn.
Trước rất nhiều lời tố cáo quan chức PVN làm bậy, ông Vũ Ðức Ðam cho hay một hội đồng kỷ luật được thành lập và sẽ đưa ra kết luận trong tháng 11.
Một vấn đề nhức nhối khác đang là nỗi khó khăn cho chế độ Hà Nội là nợ xấu nằm trong hệ thông ngân hàng thương mại, gồm cả các ngân hàng quốc doanh, rất lớn. Con số nợ xấu ước lượng trên 200,000 tỉ đồng hiện chế độ Hà Nội chưa biết đối phó ra sao, chỉ mới thấy ông Vũ Ðức Ðam nói Ngân Hàng Nhà Nước CSVN “đang lên phương án về quy mô cụ thể của công ty và các nguồn vốn huy động, nhưng chắc chắn Nhà nước sẽ không lấy tiền ngân sách trả nợ thay doanh nghiệp.”
Từng có những dự đoán của giới chuyên viên quốc tế cho rằng chế độ Hà Nội sẽ phải cầu cứu Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế cho vay để giải quyết nợ xấu. Tuy vậy, Ngân Hàng Nhà Nước CSVN đã phủ nhận điều đó.
Tuy ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ không còn nắm trực tiếp trọn quyền sinh sát đối với 11 tập đoàn và 10 tổng công ty quốc doanh lớn nhất của chế độ nhưng nó vẫn còn nằm trong vòng tay của chính phủ. Ông chỉ bớt đi phần chỉ huy trực tiếp mà như vậy vẫn không mất đi phần ảnh hưởng.
Ngày 26 tháng 10, 2012, ông Huỳnh Phong Tranh, tổng thanh tra chính phủ CSVN đại diện đọc một tờ trình tại Quốc Hội về một dự luật sửa đổi Luật Phòng Chống Tham Nhũng. Cái chính yếu trong dự luật sửa đổi này là chuyển quyền “chỉ đạo” chống tham nhũng từ tay ông thủ tướng sang tay ông tổng bí thư đảng.
Sự sửa đổi là hậu quả của cuộc họp Trung Ương Ðảng mà ông thủ tướng bị quy cho sự thất bại của các chính sách kinh tế tài chính buộc ông phải “nhận trách nhiệm chính trị.”
Việc mất quyền “lãnh đạo” chống tham nhũng đến giảm bớt quyền hạn chỉ huy đám quốc doanh của ông thủ tướng cho hiểu ông Nguyễn Tấn Dũng bị mất bớt uy thế và hậu thuẫn trong đảng. Các chính sách và kế hoạch của chính phủ ông sẽ bị phe phái chống đối trong nội bộ đảng CSVN soi mói nhiều hơn.
(Người Việt)

Dự thảo Nghị quyết giảm bớt quyền lực của Thủ tướng

Trong khuôn khổ phiên họp thường kỳ tháng 10, Chính phủ thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Nghị định về phân công, phân cấp thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
Dự thảo Nghị định quy định cụ thể việc phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên; doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối.

Ban hành Nghị định riêng với từng tập đoàn

Dự thảo Nghị định cũng quy định 8 quyền, trách nhiệm của Chính phủ đối với Tập đoàn, Tổng công ty 100% vốn Nhà nước.

Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể công ty; quy định điều lệ của từng tập đoàn kinh tế nhà nước; quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) công ty; quy định số lượng thành viên Hội đồng thành viên, số lượng Phó Tổng Giám đốc tập đoàn kinh tế nhà nước và các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khác; quy định chế độ quản lý tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ; chế độ báo cáo và công khai tài chính của công ty; cơ chế kiểm tra thực hiện.

Theo đó, Chính phủ sẽ phê duyệt Nghị định riêng quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức… của từng tập đoàn, nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý trong khi vẫn tạo điều kiện thuận lợi để tập đoàn phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của mình trong tổ chức hoạt động, sản xuất kinh doanh. 


Một số Tổng công ty có vai trò quan trọng, sản phẩm - dịch vụ ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội (như Xăng dầu, Lương thực, Hàng không…) sẽ có thể có Nghị định riêng như đối với các Tập đoàn.

Chính phủ cũng nắm quyền quy định chế độ tuyển dụng, chế độ tiền lương, tiền thưởng của công ty; tiền lương, tiền thưởng và các quyền lợi khác của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty; quy định cơ chế giao nhiệm vụ và tham gia thực hiện việc cung cấp và đảm bảo các sản phẩm, dịch vụ công ích, thiết yếu của nền kinh tế; quy định chế độ giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao, quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn; quy định tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty; đánh giá Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng công ty.

4 quyền Thủ tướng Chính phủ đối với Tập đoàn kinh tế

Dự thảo Nghị định quy định Thủ tướng Chính phủ nắm 4 quyền đối với Tập đoàn kinh tế nhà nước.

Tại phiên họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 10, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, hiện trong 21 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, có một số đơn vị do Thủ tướng trực tiếp chịu trách nhiệm, nhưng tới nay Thủ tướng sẽ chỉ còn chịu trách nhiệm trực tiếp với một số ít tập đoàn.

Hiện Chính phủ còn đang xem xét, sắp tới sẽ có danh mục chi tiết các tập đoàn, nhưng chắc chắn sẽ còn dưới 10 tập đoàn so với 21 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước hiện nay.
Thủ tướng quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; việc tổ chức lại, chuyển, đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản; phê duyệt đề án thành lập công ty con 100% vốn nhà nước; phê duyệt chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác.

Thủ tướng quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động.

Dự thảo Nghị định quy định Thủ tướng quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật đối với chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên; quyết định cụ thể số lượng thành viên Hội đồng thành viên, Phó Tổng Giám đốc.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm của các Tập đoàn.

Đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập; phê duyệt Đề án thành lập công ty con 100% vốn nhà nước của công ty do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, theo đề nghị của Bộ, UBND cấp tỉnh; phê duyệt đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả Đề án của tập đoàn kinh tế nhà nước) theo đề nghị của Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh; Quy định quy chế hoạt động của Kiểm soát viên.

Bộ quản lý ngành là cấp trên trực tiếp tại Tập đoàn

Dự thảo Nghị định quy định Bộ quản lý ngành là cơ quan cấp trên trực tiếp của Hội đồng thành viên tại tập đoàn kinh tế nhà nước. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; việc tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản.

Theo đó, Bộ quản lý ngành thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể, bao gồm phê duyệt chủ trương đối với việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Tổng Giám đốc; quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật kiểm soát viên chuyên ngành và trả lương cho chức danh này.

Nghị định cũng quy định rõ quyền, trách nhiệm của các Bộ tổng hợp, bao gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ; quyền, trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty.
(VNN)

Về những luận điệu chống Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền: Như "dòng nước ngược"

(QĐND) - Trong ý kiến phát biểu tại phiên thảo luận chung ngày 1-10-2012 của Đại hội đồng khóa 67, Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh đã chính thức thông báo Việt Nam ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016.
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (United Nations Human Rights Council) là một tổ chức trực thuộc Đại Hội đồng Liên hợp quốc. Tổ chức này ra đời ngày 15-3-2006, theo Nghị quyết A/RES/60/251. Đây là tổ chức nhân quyền mới, thay thế cho Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc đã chấm dứt hoạt động từ năm 2006.
Ngay sau khi Việt Nam thông báo chính thức ứng cử làm thành viên HĐNQ, trên các trang mạng của các tổ chức "hành nghề chống Cộng" như “Ủy ban Nhân quyền Việt Nam”, “Những người bảo vệ nhân quyền Việt Nam” cùng với “Quỹ tù nhân lương tâm”, “Tập hợp vì nền dân chủ”, và “Ủy ban cứu người vượt biển”… đã rầm rộ “ký tên”, lên tiếng phản đối, đồng thời tìm cách thuyết phục các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc không bỏ phiếu cho Việt Nam tham gia HĐNQ. Có thể nói, việc làm của họ như một “dòng nước ngược”, không chỉ tốn công vô ích, mà còn tự vạch mặt họ là những kẻ có động cơ xấu và thiếu thiện chí.
Cũng với cái lý do “xưa như trái đất”, họ nói: “Chính quyền Hà Nội vi phạm rất trắng trợn quyền tự do lên tiếng của người dân". Họ dẫn chứng các vụ xử blogger như: Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSG, hoặc đàn áp các cuộc biểu tình của dân oan hay của những người muốn lên tiếng về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa”.
Người ta còn “gà” cho các tổ chức, cá nhân cách viết đơn gửi đến các chính phủ: “Chúng tôi hoặc là những nạn nhân của những vi phạm nhân quyền ngay trên đất nước chúng tôi, hoặc phải sống lưu vong ngoài Việt Nam vì kết quả của đàn áp khốc liệt mà chính quyền Việt Nam không bao giờ nương tay”… Bởi vậy "chúng tôi muốn lên tiếng để nói cho cả thế giới, cho tất cả các thành viên của Liên hợp quốc, cho các thành viên trong HĐNQ Liên hợp quốc biết rằng Hà Nội không xứng đáng và không đủ tư cách để ứng cử làm thành viên của tổ chức này”.
Như một phản xạ “không điều kiện”, ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực châu Á trong tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) - tổ chức được xem là “sân sau” của các ông nghị cực hữu, chống Cộng trong Hạ viện Mỹ cũng "té nước theo mưa", nói rằng: “Họ bỏ tù trên chục năm đối với những người thực thi quyền bày tỏ quan điểm cá nhân như Điếu Cày hay Tạ Phong Tần. Thật quá tàn nhẫn. Điều này hoàn toàn trái ngược với cam kết của Hà Nội về tôn trọng nhân quyền và cách hành xử như vậy hoàn toàn không xứng đáng để Việt Nam ngồi vào chiếc ghế của HĐNQ Liên hợp quốc”.
Không phủ nhận rằng, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang còn tồn tại không ít những vấn đề nhân quyền, nhưng đó không phải là việc bỏ tù những người “bất đồng chính kiến”, mà là những người vi phạm pháp luật quốc gia.
Nhân đây xin lưu ý rằng, Việt Nam không bỏ tù ai về việc người đó “bày tỏ quan điểm cá nhân”, mà chỉ trừng phạt họ về hành vi “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” (Điều 88, Bộ luật Hình sự, 1999). Quy định này hoàn toàn không trái với “Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị”, năm 1966.
Điều 19 của Công ước nói trên quy định rằng: "Mọi người có quyền tự do ngôn luận… Việc thực hiện những quy định (về quyền này) kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể phải chịu một số hạn chế nhất định… để:
a) Tôn trọng các quyền và uy tín của người khác;
b) Bảo đảm an ninh quốc gia, hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng”.
Đối với nhân dân Việt Nam, quyền con người là thành quả của cách mạng giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Việc tôn trọng và bảo đảm quyền công dân và quyền con người đối với Đảng và Nhà nước ta không xuất phát từ bất kỳ sức ép nào của cộng đồng quốc tế, hoặc của các lực lượng thù địch trong và ngoài nước mà xuất phát từ bản chất của chế độ xã hội.
Cho đến nay, Việt Nam đã gia nhập hầu hết các công ước nhân quyền quốc tế cơ bản về quyền con người, trong đó có Công ước về quyền dân sự, chính trị, Công ước về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và nước châu Á đầu tiên tham gia Công ước Quyền trẻ em. Việt Nam cũng đã ký kết và phê chuẩn 17 công ước của Tổ chức Lao động quốc tế. Hiện nay, Việt nam đang nghiêm túc xem xét việc tham gia Công ước chống tra tấn.
Các văn bản pháp luật trong nước được ban hành hoặc sửa đổi trong nhiều năm qua theo hướng nội luật hóa các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Có thể nói ở Việt Nam cho đến nay, các quyền con người về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa đều được bảo đảm theo khả năng có thể của nền kinh tế và trình độ phát triển của văn hóa đất nước. Đặc biệt từ khi đất nước đổi mới, đời sống mọi mặt của người dân được nâng cao đáng kể.
Theo Báo cáo của Ủy ban Dân tộc, thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2 (2006-2010), ngân sách Trung ương đầu tư lên tới 15.000 tỷ đồng, trong đó các tổ chức quốc tế hỗ trợ 350 triệu USD. Từ nguồn vốn trên, Chương trình đã xây dựng được gần 13.000 công trình hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường, trạm ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo trong cả nước, với kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ của doanh nghiệp, Quỹ vì người nghèo các địa phương… đến hết năm 2010 các huyện nghèo đã cơ bản hoàn thành việc xóa nhà tạm với tổng số 73.418 căn nhà đạt 94,58% kế hoạch.
Kể từ năm 2009, lần đầu tiên Việt Nam thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Đây là một cố gắng lớn của Việt Nam. Năm 2011, trong hoàn cảnh nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, chi ngân sách Nhà nước cho công tác an sinh xã hội ước tăng khoảng 20% và dư nợ tín dụng ưu đãi thực hiện chính sách xã hội tăng khoảng 17% so với năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo giảm khoảng 1,5%, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đang được triển khai có hiệu quả. Những điều này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Quyền tự do ngôn luận, báo chí và thông tin được bảo đảm ngày càng tốt hơn. Cho đến nay, cả nước có hơn 700 cơ quan báo chí với hơn 1000 ấn phẩm báo chí, chương trình truyền hình, đài phát thanh… Người dân Việt Nam ngày nay còn được tiếp cận với nhiều hãng thông tấn, báo chí, các kênh truyền hình nước ngoài như: Reuters, BBC, VOA, AP, AFP, CNN… Hội Nhà báo Việt Nam có tới hơn 17.000 hội viên. Tốc độ phát triển internet ở Việt Nam được xếp hạng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.
Còn nhớ ngày 24-9-2009, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua Báo cáo quốc gia của Việt Nam về tình hình thực hiện quyền con người trong khuôn khổ cơ chế Báo cáo kiểm điểm định kỳ (UPR) của Liên hợp quốc. Tham gia phiên họp thông qua báo cáo này có đầy đủ đại diện của 192 nước thành viên của Hội đồng Nhân quyền, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ.
Trong phần phát biểu đánh giá, bình luận, đóng góp ý kiến của đại diện các quốc gia, hầu hết các ý kiến đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực thực hiện quyền con người ở Việt Nam. Nhiều ý kiến cho rằng báo cáo của Việt Nam đã thể hiện thái độ nghiêm túc, hợp tác, cởi mở với cộng đồng quốc tế.
Cu-ba, Vê-nê-xu-ê-la và Nga, xem cách tiếp cận và phương pháp giải quyết của Việt Nam trong việc thực hiện quyền con người là một tấm gương để các nước học tập. Thái Lan nói rằng Việt Nam đã cung cấp kinh nghiệm quý cho các nước khác trong việc thực hiện đầy đủ quyền của người dân. An-giê-ri coi những thành tựu của Việt Nam, cũng như cách tiếp cận của Việt Nam trong việc thực hiện Cơ chế kiểm điểm định kỳ là một đóng góp thiết thực vào cơ chế hoạt động của HĐNQ (theo TTXVN 24-9-2009).
Cách đây không lâu, đầu năm 2012 khi Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ thông qua “Dự luật nhân quyền Việt Nam 2012” do một nhóm Hạ nghị sĩ cực hữu Mỹ đồng bảo trợ, Hạ nghị sĩ Eni Faleomavaega - một cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam và đã từng nhiều lần trở lại thăm Việt Nam, nói rằng: "Tôi có một cách nhìn khác khi nói tới Việt Nam… Điều mà tôi không đồng tình với dự luật này là tại sao chúng tôi lại cứ coi Việt Nam như là một nước duy nhất vi phạm nhân quyền. Quan điểm của tôi là Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực hết sức để đưa người dân thoát ra khỏi những vi phạm về nhân quyền đó, cũng như đã cố gắng để giải quyết những vấn đề này… Trong khi đó, chính ở Mỹ cũng có những vi phạm về nhân quyền. Ở Mỹ cũng có vấn đề buôn người, giống như ở Việt Nam hay bất cứ nước nào khác, từ châu Phi, châu Âu. Lập luận của tôi là các ngài đang áp đặt một thứ tiêu chuẩn kép", theo VTV, ngày 9-3-2012.
Tại Hội nghị không chính thức các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (ngày 27 và 28-9-2012) nhân dịp Khóa họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc, tại New York (Mỹ), sau khi nghe Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh thông báo chính thức Việt Nam ứng cử làm thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2014-2016, các Ngoại trưởng ASEAN nhất trí ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam ứng cử làm thành viên HĐNQ Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016, dự kiến sẽ được bầu trong năm 2013.
Như vậy có thể nói, cơ hội để Việt Nam trở thành thành viên của HĐNQ khóa 2014-2016 là rất lớn. Tuy nhiên, việc Việt Nam nếu trở thành thành viên của tổ chức này thì không phải như các thế lực chống Cộng trong và ngoài nước nói là để “che đậy những hành vi vi phạm nhân quyền trắng trợn hơn”, mà là tự nhận lấy trọng trách của mình trong việc bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người của nhân dân Việt Nam, đồng thời chia sẻ trách nhiệm bảo đảm quyền con người với cộng đồng quốc tế.
BẮC HÀ
___________________________
Thỉnh nguyện thư Triệu con tim, một tiếng nói
Kính gửi:
- Bà Laura Dupuy Lasserre, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc
- Bà Catherine Ashton, Ðại diện Cấp Cao của Liên minh Châu Âu về Ngoại giao và Chính sách An Ninh
- Bà Barbara Lochbihler, Chủ Tịch Tiểu Ban Nhân Quyền, Quốc Hội Âu Châu
- Ông Bob Carr, Bộ Trưởng Ngoại Giao, Australia
- Ông John Baird, Bộ Trưởng Ngoại Giao, Canada
- Ông Laurent Fabius, Bộ Trưởng Ngoại Giao, France
- Ông Guido Westerwelle, Bộ Trưởng Ngoại Giao, Germany
- Ông Kōichirō Genba, Bộ Trưởng Ngoại Giao, Japan
- Ông Uri Rosenthal, Bộ Trưởng Ngoại Giao, Netherlands
- Ông Espen Barth Eide, Bộ Trưởng Ngoại Giao, Norway
- Ông Didier Burkhalter, Bộ Trưởng Ngoại Giao, Switzerland
- Ông William Hague, Bộ Trưởng Ngoại Giao, United Kingdom
- Bà Hillary Clinton, Bộ Trưởng Ngoại Giao, United States of America
Trước những áp lực đòi hỏi về thay đổi chính trị của quảng đại quần chúng, chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã áp dụng biện pháp kiểm duyệt Internet, xử án lấy lệ và bắt giam tùy tiện để gia tăng chính sách đàn áp người dân của họ. Trong khi đó, nhà cầm quyền Hà Nội lại cho rằng khi họ tham gia Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, thì họ có thể tiếp tục vi phạm trầm trọng Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và những Quy Ước về các quyền Dân sự và Chính trị mà họ đã ký kết.
Nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2012, chúng tôi long trọng kêu gọi cộng đồng thế giới hãy hỗ trợ cho những tiếng nói lương tâm của Việt Nam: các bloggers Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), Tạ Phong Tần, Paulus Lê Sơn; các nhà tranh đấu dân chủ Nguyễn Quốc Quân và Trần Huỳnh Duy Thức; các nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình; luật sư nhân quyền Cù Huy Hà Vũ và Linh mục Nguyễn Văn Lý. Họ, và nhiều người Việt yêu nước khác, đã chỉ bày tỏ một cách ôn hoà những nguyện vọng về thay đổi chính trị cho Việt Nam, cũng như tự do tôn giáo và công bằng xã hội.
Nhiều tù nhân lương tâm Việt nam đã bị đối xử khắc nghiệt trong tù như cưỡng ép lao động, hành hạ thể xác và bệnh tật không được chữa trị. Theo sự tiết lộ của các tổ chức quốc tế về Nhân Quyền thì điển hình nhất là trường hợp của hai nữ tù nhân: nhà đấu tranh cho dân oan Trần Thị Thúy và nhà tranh đấu cho quyền nghiệp đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh.
Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, long trọng kêu gọi Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Âu Châu và các Quốc Gia Tự Do:
1. Biệt phái tới Việt Nam các đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc và đại diện các Sứ Quán để điều tra về tình trạng giam giữ tùy tiện, ngược đãi trong tù và sự lạm dụng luật pháp tại đây.
2. Yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và hủy bỏ các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia như Điều Khoản 79 và 88 trong bộ Luật Hình Sự, những điều luật đã được dùng làm lý cớ để bắt người và giam giữ tùy tiện.
3. Đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam phải lập tức trả tự do cho toàn thể tù nhân chính trị.
Thay mặt các tù nhân lương tâm, chúng tôi yêu cầu cộng đồng quốc tế buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình trạng sức khoẻ và sự tước đoạt tự do của những người tranh đấu dân chủ mà họ đang giam giữ.

 

Đê biển lớn nhất Bắc Trung bộ bị sóng đánh sập thiệt hại lên đến hơn 50 tỉ đồng

(SGTT) - Lúc 8 giờ 30 phút ngày 28.10, tại xã Quảng Đông, Quảng Trạch (Quảng Bình) do ảnh hưởng của bão số 8, đê biển nối cảng Hòn La với đảo Hòn Cỏ đã bị đánh sập hoàn toàn. Ước thiệt hại lên đến hơn 50 tỉ đồng.

Đê biển nối cảng Hòn La với đảo Hòn Cỏ đã bị sóng đánh vỡ. Ảnh: Quốc Nam
Đê biển này dài 330m, rộng 9m, thân đê gia cố bằng đá hộc cỡ lớn và được chắn với hàng ngàn khối bêtông làm tản sóng. Tuy nhiên trước hàng loạt đợt sóng biển cao từ 15 – 20m tấn công từ phía đông, toàn bộ đê biển bị đánh sập, xé nát từng mảng; lõi đê bị đánh từ đường thẳng thành hình vòng cung; các khối bê tông tản sóng nặng từ 16 – 25 tấn bị sóng đánh trôi hàng mét đến hàng chục mét, cá biệt có đoạn đê bị sóng xê dịch cùng các khối bêtông hàng chục tấn đi xa 60m. Đây là công trình nằm trong dự án nối khu kinh tế Hòn La (Quảng Trạch) với khu công nghiệp ximăng Văn Hoá – Tiến Hoá – Châu Hoá (Tuyên Hoá). Đê biển này hiện được cho là lớn nhất Bắc miền Trung, do tập đoàn Trường Thịnh (Quảng Bình) thi công. Trước khi cơn bão số 8 đi qua đây, tập đoàn Trường Thịnh đã gia cố thêm hàng trăm rọ đá và hàng trăm khối bêtông cỡ lớn nhưng vẫn không chống chọi được với những trận sóng cao hàng chục mét.
Chiều qua 28.10, cơn bão số 8 đã đổ vào các tỉnh phía Bắc gây một số thiệt hại. Tại Hải Phòng, bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) thành phố này đã nhận được tin ở khu vực cửa Đông, Bến Bèo, thị trấn Cát Bà có năm bè nuôi trồng thuỷ sản do sóng gió to bị trôi ra phía ngoài cửa vịnh Bến Bèo, trên bè có 25 người trong số đó có 10 trẻ em. Đến 14 giờ 50 cùng ngày, lực lượng cứu hộ cứu nạn đã đưa được năm bè nuôi trồng thuỷ sản vào khu vực neo đậu an toàn; đưa 15 người về trụ sở UBND thị trấn Cát Bà tập trung tránh bão, số người còn lại được phân công hai người/bè để trông coi. Trước đó, lúc 11 giờ ngày 28.10, BĐBP Hải Phòng cũng cứu được bốn người trên một thuyền nan đang trôi dạt tại cửa sông Văn Úc, huyện Kiến Thuỵ.
Còn tại Quảng Ninh, đến 17 giờ ngày 28.10, do ảnh hưởng của bão số 8, tại Cẩm Phả có mưa nhỏ, nhưng gió mạnh cấp 8, giật trên cấp 8. Đã có một lồng bè của một hộ gia đình tại Cẩm Phả bị sóng và gió đánh bật ra giữa biển nhưng may mắn không có người trên lồng bè bị trôi dạt. Mưa to gió lớn cũng đã làm toàn thành phố Cẩm Phả đã bị mất điện vào lúc 17 giờ 15 phút. Toàn bộ khu vực thành phố Hạ Long cũng bị mất điện.
Tại Thanh Hoá, từ rạng sáng 28.10, tại các huyện ven biển của tỉnh Thanh Hoá đã nhanh chóng di dời gần 120.000 người dân sinh sống gần mép nước biển, sơ tán đến nơi an toàn để tránh trú cơn bão số 8. Chiều tối cùng ngày, tại nhiều vùng gió bắt đầu thổi mạnh, kèm mưa; nước biển dâng cao, sóng lớn, đánh mạnh; nhiều cây xanh đã bắt đầu đổ gãy. Hàng trăm ngàn người dân ở ven biển Thanh Hoá căng mình chống chọi với cơn bão trái mùa, bất thường này.
Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương ngày 28.10 cho hay, đến sáng ngày 29.10, vị trí tâm bão số 8 trên vùng bờ biển các tỉnh Quảng Ninh – Thái Bình. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11 sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Khu vực các tỉnh ven biển phía đông Bắc bộ có mưa vừa, mưa to, đến rất to.
Q. Nam – H. Thanh – A. Bình – L. Hà

Câu chuyện của hai vị Bộ trưởng

Câu chuyện của 2 vị cựu bộ trưởng 
Có một lần tôi may mắn đ­ược ngồi dùng cơm với hai vị cựu bộ tr­ưởng một là tiến sỹ luật học, nguyên là bộ tr­ưởng bộ t­ư pháp Nguyễn Đình Lộc; hai là kĩ s­ư lâm nghiệp Phan Xuân Đợt, nguyên là bộ tr­ưởng bộ lâm nghiệp. Ông Lộc lúc ấy không còn đư­ơng chức bộ trưởng nh­ưng còn là đại biểu quốc hội, Ủy viên ủy ban pháp luật Quốc hội khóa 11, còn ông Đợt thì đã nghỉ h­ưu khá lâu. Tuy tuổi tác hai ông cũng đã thất thập nhưng tửu lư­ợng và trí tuệ còn thật đáng nể. Họ kể chuyện cách đây đã vài chục năm mà tôi nghe như­ họ đang t­ường thuật câu chuyện vừa xảy ra hôm qua. Đã có nhiều dịp gặp gỡ ngoài đời nên câu chuyện giữa chúng tôi xoay vòng tự nhiên như­ tua rư­ợu.
Đang vui, cái máu nghề báo nó lại lên cơn. Vốn xuất thân là công tố viên nhiều năm  làm công việc pháp luật mà trước đó xuất thân từ sinh viên khoa Lâm sinh trường đại học lâm nghiệp, nay lại đ­ược hầu chuyện với vị đứng đầu pháp luật của Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam. Nhớ đến những thắc mắc mà lâu không có câu trả lời thỏa đáng, những điều mà không đ­ược ghi chép trong nghị quyết, sách vở, tôi hỏi ông Lộc: sao hồi đó nư­ớc ta có giai đoạn không có tr­ường dạy luật, không có trò học luật? Tôi nói với ông Lộc: Ngay đến giai đoạn đầu thập niên 70 khi chúng tôi đ­ược vào học trư­ờng cán bộ kiểm sát Trung ương thì ngành Tòa án cũng chỉ có trư­ờng cán bộ tư­ pháp hệ trung cấp. Ch­ương trình hết sức nghèo nàn. Thày giáo, giáo trình, chuyên môn pháp luật quá ít bên cạnh đó là ch­ương trình chính trị “hoành tráng”, chúng tôi còn thuộc lòng cả tác phẩm “Dư­ới lá cờ vẻ vang của Đảng” của Tổng bí thư­ Lê Duẩn coi đó như­ sách gối đầu giường là kim chỉ nam để hành động cho cả cuộc đời.Những khái niệm tù mù như quyền làm chủ tập thể đến giờ cũng còn nuốt chưa trôi. Ông nhà thơ Nguyễn Duy đã có lần phán trong thơ ông là “khái niệm bắn ra không biết lối thu về”.
Ông Lộc lặng ng­ười đi trong giây lát. Với giọng Nghệ trầm ấm nặng trĩu, ông nói: Anh đã được Tổng bí thư­ngày đó huấn thị, không chỉ cho anh mà cho Trung ­ương lúc đó, là: “Nhà nư­ớc ta là nhà n­ước xã hội chủ nghĩa, nhà nư­ớc do dân và vì dân chứ không phải là nhà nư­ớc t­ư bản của giai cấp tư­ sản. Chúng nó cần pháp luật để cai trị bóc lột nhân dân còn chúng ta là nhà n­ước XHCN chúng ta không cần pháp luật. Chúng ta chỉ cần phê bình và tự­ phê bình là đủ”.
 Đến đây ông tự dưng ngừng lại rồi nhìn sang Ông Đợt rồi nói: chú hỏi xem ông bộ trư­ởng bộ “phá rừng” xem lý do gì mà  phá rừng nhanh thế. Ông Đợt nhìn chúng tôi rồi nói: “Tôi Phá rừng cũng như­ Ông Lộc phá luật. Năm 1979 n­ước ta không đủ gạo nuôi dân. Họp Trung ương ông Ba Duẩn chỉ thị bộ Lâm nghiệp phải có kể hoạch khai thác 6 triệu mét khối gỗ để xuất khẩu lấy tiền mua gạo cứu đói cho dân. Tôi nhớ hồi đó Họp chính phủ xong anh Võ nguyên Giáp gọi điện cho tôi. Anh nó: “Cậu mà làm theo chỉ đạo thì lịch sử và nhân dân sẽ không tha thứ cho cậu nh­ưng cậu mà trái ý tổng bí thư thì có thể mất chức bộ trưởng đấy”.
 Đêm đó không ngủ đ­ược nghĩ mãi mới tìm đư­ợc kế hoãn binh, mình báo cáo Tổng bí thư sẽ cho anh em khoa học nghiên cứu triển khai chỉ đạo đánh giá lại trữ l­ượng gỗ rừng Việt Nam rồi lên kế hoach khai thác. Năm đó chúng ta thực hiện khai thác ch­ưa đầy 700 ngàn mét khối gỗ mà rừng đã cạn kiệt …Ông Đợt thở dài  nhắc lại lời đồng chí Tổng bí thư  kính mến huấn thị: “Chúng ta cứ việc khai thác rừng nay mai đến thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa việc trồng rừng dễ như­ trở bàn tay. Tôi đã đi nhiều nước trên thế giới, họ trồng rừng chỉ trong mấy năm mà cây to như thế này này…”.
 Câu chuyện của hai ông làm tôi nhớ đến câu thơ tiên tri của Nguyễn Trãi: “Họa phúc hữu môi phi nhất nhật. Anh hùng di hận kỉ thiên niên”.( Họa phúc không đến trong một ngày, anh hùng để hận đến nghìn năm)
 Cây vốn có cội, nư­ớc vốn có nguồn đấy chính là qui luật nhân quả mà ai cũng thuộc lòng.
Phương Hà
(Quê choa).

Bộ trưởng Công an: 'Nguy cơ khủng bố và bạo loạn ở Việt Nam rất lớn' 

(chả hiểu nó đến VN khủng bố cái gì và để làm gì nhỉ????)

Tại tờ trình về dự án Luật phòng chống khủng bố trình Quốc hội sáng 29/10, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đưa ra nhận định, do diễn biến phức tạp của tình hình an ninh thế giới, khu vực và trong nước, nguy cơ tiềm ẩn khủng bố ở Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn.
Theo nội dung tờ trình, sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ, tình hình khủng bố quốc tế và khu vực diễn biến phức tạp, lan rộng ra khắp các châu lục, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định và gây hậu quả nặng nề cho nhiều quốc gia trên thế giới. Theo thống kê của Bộ Công an, chỉ tính từ năm 2001 đến nay, trên thế giới đã xảy ra 5.774 vụ khủng bố, làm 48.173 người thiệt mạng, 86.045 người bị thương và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.
Riêng ở Việt Nam, mặc dù chưa xảy ra vụ khủng bố nào do các tổ chức khủng bố quốc tế gây ra, tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay đã có 04 vụ khủng bố do đối tượng phản động lưu vong người Việt câu kết với các đối tượng phản động, đối tượng hình sự khác trong nước thực hiện được phát hiện, điều tra, xử lý. Cơ quan an ninh cũng phát hiện hàng trăm đối tượng phản động lưu vong người Việt xâm nhập nội địa, mang theo hàng tấn thuốc nổ, vũ khí và phương tiện kỹ thuật nhằm sử dụng thực hiện khủng bố, phá hoại.
Bộ trưởng Công an: 'Nguy cơ tiềm ẩn khủng bố ở Việt Nam rất lớn'
Diễn tập về chống bạo loạn, khủng bố tại Điện Biên ngày 20/10 vừa qua.
Bộ trưởng Trần Đại Quang cho rằng, các hoạt động khủng bố quốc tế thường nhằm vào lợi ích của các nước lớn và đồng minh của các nước này. Ở đâu có sự hiện diện và lợi ích của các nước lớn cũng như đồng minh, ở đó có thể xuất hiện các hoạt động khủng bố.
“Trong thời gian tới, với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, Việt Nam tiếp tục mở rộng và quan hệ đầy đủ, toàn diện hơn với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có các nước lớn. Khi đó các hoạt động khủng bố nhằm vào lợi ích của các nước lớn, các nước có thù địch với các đối tượng khủng bố tại Việt Nam có thể xảy ra và đe dọa nghiêm trọng, trực tiếp đến an ninh, trật tự của Việt Nam”, Bộ trưởng Trần Đại Quang nói.
Bộ trưởng Trần Đại Quang cũng cho rằng, công tác đấu tranh, cơ quan an ninh cũng đã có cơ sở để nhận định các đối tượng phản động người Việt trong và ngoài nước, các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng những vấn đề nhạy cảm, phức tạp của xã hội như tôn giáo, dân tộc, các mâu thuẫn nảy sinh từ mặt trái của quá trình đổi mới, phát triển để gia tăng hoạt động chống phá, trong đó có thể sẽ sử dụng các hành động khủng bố như một phương thức thực hiện. Trong điều kiện như vậy, để nâng cao hơn nữa năng lực đấu tranh phòng, chống khủng bố, đòi hỏi cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp mà hoàn thiện cơ sở pháp lý về phòng, chống khủng bố là một giải pháp trọng tâm, cơ bản.
Người đứng đầu Bộ Công an cho biết Luật Phòng, chống khủng bố góp phần thể chế hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội nói chung và phòng, chống khủng bố nói riêng.
“Việc xây dựng, ban hành Luật Phòng, chống khủng bố là một bước tiến trong quá trình tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm an ninh, trật tự, góp phần thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến phòng, chống khủng bố mà Việt Nam là thành viên” – Bộ trưởng Trần Đại Quang nhận định.
Nguyễn Dũng
(Infonet)

Nhóm người Mỹ thầm lặng ở Đại học Tân Tạo của gia đình ông Đặng ThànhTâm có phải là CIA?

(đọc cho vui chớ ko kiểm chứng được thông tin này)
http://www.ttu.edu.vn/images/images_Flash_banner/5.jpg
Trên website của Đại học Tân Tạo viết: “Trường Đại Học Tân Tạo được sáng lập bởi Đặng Thị Hoàng Yến. Bà Yến khao khát thực hiện ước mơ của mình là mang đến cho thế hệ trẻ Việt Nam một nền giáo dục “chất lượng cao”.”
Sự thật thì thế nào ? Một số người nhạy tin thì cảm giác lờ mờ có điều gì đó đang diễn ra ở Đại học Tân Tạo, nhưng vì Yến che chắn rất kỹ và bị loá mắt vì “vua Sang, Chủ tịch nước Triết và Cựu TBT Phêu” liên tục đến thăm và to mồm phát biểu nên không dám tìm hiểu sâu hơn.
Bài viết “Nhiều ngành học phải đóng cửa”  của Tuổi trẻ gần đây phản ánh chân thực tình hình hoạt động chuyên môn của Tân Tạo: “Trường ĐH Tân Tạo cũng vừa kết thúc tuyển sinh với 29 tân sinh viên nhập học. Trong đó ngành kinh doanh quốc tế có số sinh viên nhập học đông nhất là 16, ngành quản trị kinh doanh 6 sinh viên… trong khi năm nay trường thông báo tuyển sinh tám ngành với 500 chỉ tiêu … GS Võ Tòng Xuân, hiệu trưởng nhà trường, cho biết dù ít sinh viên nhưng nhà trường vẫn dạy bình thường. Tuy nhiên với số sinh viên quá ít, có thể sẽ gom lại còn hai ngành.”
Hiệu trưởng Tân Tạo đang là GS. Võ Tòng Xuân, người mà ai cũng hiểu Yến chỉ lợi dụng để xin cấp phép và đóng vai trò hình thức ở Tân Tạo, bản thân ông này cũng chẳng biết gì về những việc động trời đang diễn ra bên trong Tân Tạo. Người điều hành mọi hoạt động là Hiệu phó Đại học Tân Tạo. Nhưng hiệu phó Đại học Tân Tạo là ai ? Đó là TS. Trần Xuân Thảo, Thảo vốn là nhân vật cấp cao của Phòng Thông tin Văn hóa, Đại Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam. Với vỏ bọc là Giám đốc Chương trình Fulbright nên được CIA phân công phối hợp với Yến tại VN. Thảo cũng là người Mỹ gốc VN đã “ngầm” được CIA tuyển mộ giống Tâm và Yến hiện nay. Năm 2008, ông này được nhận danh hiệu “Người “quan hệ công chúng” tốt nhất của ĐSQ Hoa Kỳ tại VN”, do chuyên làm về giáo dục và cấp học bổng nên rất dễ luồn sâu, móc nối và tác động. Danh hiệu này tương đương với thuật ngữ gián điệp “tạo và giữ vỏ bọc hoạt động tốt nhất Sứ quán Mỹ tại VN.”
(Ai ai cũng biết rằng, ĐSQ, LSQ của Hoa Kỳ hay của bất kỳ Quốc gia nào tại Việt Nam cũng đều là Một ổ gián điệp, ngay cả ĐSQ, LSQ của Việt Nam tại các nước trên thế giới cũng vậy thôi , cũng đầy người của TC2, TC5 “biệt phái” trong đó !)
Nếu để ý kỹ mọi người sẽ thấy ông này thông qua Chương trình Fulbright, là tác giả “ươm mầm”, kèm cặp cho Lê Công Định-người đang ngồi tù cùng với Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức (nhúm này cũng đã vì liên quan đến Vua Trương Tấn Sang mà bị bắt)
Tham khảo phần nhận tội của Lê Công Định trên Wikipedia sẽ thấy: “Ngày 18 tháng 6, ông Vũ Hải Triều, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục An ninh (Bộ Công an) tuyên bố với báo giới rằng sau khi bị tạm giữ, Lê Công Định đã thành khẩn khai báo…   Ông Định cũng thừa nhận việc phụ trách blog của “Đảng lao động Việt Nam” trên mạng Internet và tham gia biên soạn, sửa chữa bản điều lệ của “Đảng Dân chủ Việt Nam”, và Định đã ký bản nhận tội có nội dung: “Tôi thấy những việc làm trên của tôi đã vi phạm pháp luật Việt Nam. Tôi rất ân hận với những hành vi sai trái của mình. Tôi mong được Nhà nước xem xét cho tôi hưởng lượng khoan hồng”. Ngày 19 tháng 8, trên VTV, Lê Công Định và một số nhân vật khác đã phát biểu, trong đó Lê Công Định đã nêu tên một loạt nhà ngoại giao Mỹ tại Đông Nam Á và Việt Nam đã có những gợi mở và ủng hộ hoạt động chống Đảng Cộng Sản Việt Nam gồm cả ông tổng lãnh sự Hoa kì tại Thành phố Hồ Chí Minh.”    Trong vụ này Trần Xuân Thảo là sứ giả của Tổng lãnh sự quán Mỹ trong việc tuyển mộ Lê Công Định và đóng vai trò trực tiếp “giám hộ” cho Lê Công Định trong suốt quá trình hoạt động cho đến khi bị bắt. Ngay sau vụ việc, phía Mỹ “ngầm điều chuyển” (bằng đơn xin nghỉ việc tại ĐSQ Hoa Kỳ tại VN) ông này về hoạt động ở Tân Tạo để che dấu và sắp xếp cho một kế hoạch lớn hơn, táo bạo hơn (như chúng ta đã thấy trong đợt thanh trừng tại HNTW6 vừa qua)
Cùng với Yến, Thảo đã thiết lập một nhóm “cố vấn đa năng” tại Tân Tạo gồm các “giáo sư”, “tiến sĩ” người Mỹ, bao gồm:  
1. Ông Malcolm Gillis: hoạt động dưới vỏ bọc Chủ tịch Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF), từng hoạt động ở Bắc Triều Tiên dưới vỏ bọc hiệu trưởng của trường Đại học Khoa học-Công nghệ Pyongyang (CHDCND Triều Tiên). Mọi người có thể điều tra thêm về lý lịch hoạt động tình báo của ông này tại công điện ngoại giao của Sứ quán Mỹ tại Seoul báo về Bộ ngoại giao để báo cáo hoạt động của Malcolm;  
2. Ông Peter Lange: chuyên gia cấp cao về khoa học chính trị của CIA, có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu tình hình chính trị và kinh tế chính trị để đưa ra tham vấn cho Mỹ trong việc gia tăng ảnh hưởng ở các nước đang phát triển, ông này là tác giả chính của các công điện ngoại giao (bị WikiLeaks tiết lộ) thông báo tình hình kinh tế, chính trị của Việt Nam gần đây được Lãnh sự quán Mỹ ở TPHCM gửi cho Bộ ngoại giao Mỹ. Ông này đã từng hoạt động tại Cuba, Đức (và hiện nay là tại ViệtNam?!? Hay chuyển từ nghề gián điệp thành “nghề dạy học” tại Tân Tạo rồi?!);
 3. Hàng loạt những “người Mỹ thầm lặng” khác mà Cò chưa có điều kiện kiểm chứng về sự liên quan trực tiếp với CIA (nhưng chắc cũng là CIA thôi, vì nếu không phải CIA thì đến Tân Tạo làm gì với vài chục sinh viên như thế !) như: Michael J. Barnes/Nguyễn Văn Giáp/Bob BAULCH/Ryan PRESTON/John BASOURAKOS/Peter Nguyễn/Leeanne Kellett/Nick Lawrence/Helen Donohue/Kevin CHIEW/…
Nhóm điệp viên Mỹ này với khả năng phân tích thu thập thông tin tình báo, điều hành cách mạng nhung, cách mạng màu, chiến tranh thông tin tuyên truyền, … , đã cắm chặt rễ ở Tân Tạo trong 3 năm qua. Quan Làm Báo là kết quả tư vấn của nhóm này cho chiến dịch “Chấn”. Nhiều trang tin tuyên truyền nhằm lật đổ các chính quyền kiểu Quan Làm Báo đã rất thành công ở Ai Cập, Trung Đông và một số quốc gia khác với sự tư vấn của các nhóm chuyên gia được CIA cắm rễ ở các quốc gia này.
Việc dạy và học ở Tân Tạo được đặt ra sau các ưu tiên khác. Tại đây Yến được “sùng bái” như một nữ thần tự do, những sinh viên tại đây được tuyên truyền các tư tưởng lệch lạc về chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước nhân dân (không phải là Nhà nước của vua Trương Tấn Sang nhé), tiêm nhiễm tư tưởng phản động, cổ xuý đa nguyên đa đảng, thường xuyên được đưa đi thăm Lãnh sự quán Mỹ và được đại điện mẫu quốc ưu ái đến thăm. Đồng thời là trường duy nhất có sinh viên được đi thăm Lãnh sự quán Mỹ, và cũng là trường duy nhất được Lãnh sự quán Mỹ đến thăm.
Những việc làm sai trái khiến Yến bị đuổi ra khỏi Quốc Hội cũng bị bóp méo và đổi thành một cuộc sát phạt gián lên đầu Yến,… theo các bài viết trên web của Đại học Tân Tạo,…trích một ít thông tin cá nhân Yến và LSQ Mỹ trên web của “đại học tân tạo”, thật sự những thông tin cá nhân về việc bị đuổi của Yến có cần đưa vào chương trình đào tạo không?!?
Thám tử Cò
(Bồ câu đen)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét