Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Lượm tin tức

CƯỜI CHO BỚT NÓNG! KTS Trần Thanh Vân phản hồi bằng 1 câu chuyện thú vị:
Theo yêu cầu của Còm sĩ Nghiemphe, tôi xin kể chuyện này đúng sự thật 100% (chỉ giấu tên và địa danh chút đỉnh để khỏi “lộ bí mật” thôi).
Tôi có một người bạn năm nay ông 72 tuổi, rất giỏi khoa Phong thủy và Thần bói.
Cách đây khoảng 20 năm, ông đến công tác ở tỉnh Y, tình cờ ông gặp “đồng chí X”, lúc đó đang làm nghề đi bắt bọn buôn lậu. Họ có dịp ngồi uống bia cạnh nhau. Ông bạn tôi ngắm nghía “Đ/c X” rồi nói:
- “Anh sẽ được điều về Thủ đô, sẽ leo lên chức ấy, chức ấy. Nhưng anh cần phải nhớ, chỉ nên làm một nhiệm kỳ thôi, dính vào lần thứ hai là toi đấy”.
Câu chuyện nghe tưởng là đùa mà hóa thật . Cả nhà ngỡ ngàng vừa mừng vừa run khi “Đ/c X” được điều về Thủ đô và nhận chức vụ cao ngất ngưởng. Đặc biệt thằng con trai lúc đó chừng 17, 18 tuổi gì đó, thì theo dõi chuyện thăng tiến của cha một cách tò mò hấp dẫn như theo dõi tiểu thuyết trinh thám. Thế rồi ngày tháng qua đi, “Đ/c X” lên chức ầm ầm và chả mấy chốc nhiệm kỳ một đã hết. Thằng con lúc này đã ngoài 30, nó bỏ cả việc làm ăn, chỉ tìm cách cho bố thoái vị. Nhưng bố nó lúc này đã quên mất bữa uống bia năm xưa, lại cứ tưởng mình thăng tiến là do có thực tài và rắp tâm leo lên nữa.
Thằng con tội nghiệp không biết làm thế nào, đi mò mẫm tìm ông bạn già của tôi để “Xin ý kiến”. Ông bạn tôi hỏi:
- “Mày tìm tao làm gì?”
- “Dạ để hỏi chuyện bố cháu”.
- “Chuyện bố mày thì bố mày đến mà hỏi, tao không nói với mày”.
Thằng bé không biết làm thế nào, đành đến cầu cứu các bạn tâm phúc của cha. Nhưng chao ôi, bạn tâm phúc của cha nó toàn là lũ lưu manh trộm cắp. Bọn chúng không cho thằng bé đón cha nó về quê trốn họa.
Chúng nói:
- “Cha mày ăn bẫm rồi, nay phải ở lại chia lửa với chúng tao. Nếu không chúng tao sẽ cướp sạch của nhà mày. Cả mày nữa, cũng phải đến đây giúp chúng tao. Chẳng may chết cùng chết”.
Thế là thằng bé về Hà Thành làm việc bên cha nó. Lúc này nó đang nơm nớp lo sợ. Trời sẽ sập chưa biết lúc nào?
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
KINH TẾ
- Không lấy ngân sách nhà nước trả nợ cho doanh nghiệp (TBKTSG). VĂN HÓA-THỂ THAO
- Phỏng vấn PGS Nguyễn Văn Huy: Bảo tàng phải biết “kể chuyện hấp dẫn” (TTVH). GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Ngôi trường đặc biệt “vì tập trung nhiều em có cha đã tử nạn ở Hoàng Sa, Trường Sa khi bám biển” (PN). XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Chùm ảnh: Sức tàn phá khủng khiếp của bão Sơn Tinh (VTC).  – Bão tan, nhiều người vẫn mất tích trên biển (VNE).  – Khẩn trương tìm kiếm 23 người mất tích do bão số 8 (CP).  – Thực phẩm, rau xanh tăng giá vùn vụt sau bão (VTC).  – Trở lại là mình – sau cơn bão (KP).
- Sinh ra lần nữa – Kỳ 5 Mất mát một nửa (TT).
QUỐC TẾ
- Nỗ lực mới cho Syria sau đổ vỡ của thỏa thuận ngừng bắn (VOV).

Bảy người Tạng tự thiêu trong một tuần’

BBC
Một vụ tự thiêu của người Tạng ở Cam Túc
Người Tạng ngày càng phản kháng quyết liệt sự cai trị của Trung Quốc
Tổng cộng đã có bảy người Tạng đã tự thiêu trong suốt tuần qua để phản đối điều mà họ gọi là ‘sự cai trị mạnh tay’ của Trung Quốc đối với khu tự trị Tây Tạng, theo thông báo của một nhóm nhân quyền phát đi vào chiều tối thứ Bảy ngày 27/10.
Chỉ trong hôm thứ Năm ngày 25/10, hai anh em họ có tên là Tsepo, 20 tuổi, và Tenzin, 25 tuổi, đã châm lửa vào mình trước trụ sở chính quyền ở huyện Driru nằm về phía bắc của thủ phủ Lhasa của Tây Tạng, tổ chức Tây Tạng Tự do có trụ sở ở London cho biết.
Tsepo đã qua đời trên đường được đưa đến bệnh viện trong khi Tenzin bị giới chức đưa đi mất, Tây Tạng Tự do cho biết. Hiện giờ không ai biết người này đang ở đâu.

Làn sóng tự thiêu

Cũng theo tổ chức này thì tuần lễ cuối tháng 10 vừa qua đã chứng kiến số vụ tự thiêu nhiều nhất kể từ khi làn sóng chống Trung Quốc bùng phát vào năm 2011.
Kể từ tháng Ba năm ngoái, gần 60 người đã tự thiêu để phản đối chính quyền Bắc Kinh. Ít nhất một nửa trong số này đã thiệt mạng.
“Phải mất hai ngày thì những thông tin và những vụ phản kháng mới nhất này mới truyền ra,” Giám đốc Stephanie Brigden của Tây Tạng Tự do phát biểu trong một thông cáo.
“Trên khắp Tây Tạng, chính quyền Trung Quốc đang dùng sức mạnh và dọa nạt để hòng bóp nghẹt những lời kêu gọi tự do và chặn đứng các tin tức về các vụ tự thiêu,” bà nói thêm.
“Trên khắp Tây Tạng, chính quyền Trung Quốc đang dùng sức mạnh và dọa nạt để hòng bóp nghẹt những lời kêu gọi tự do và chặn đứng các tin tức về các vụ tự thiêu.”
Stephanie Brigden, giám đốc Tây Tạng Tự do
Trung Quốc dán mác cho những người tự thiêu là ‘phần tử khủng bố’ và ‘tội phạm’ và cáo buộc Đức Đại Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng hiện đang sống lưu vong, là ‘kích động’ các vụ tự thiêu.
Theo Bắc Kinh Đại Lai Lạt Ma là một ‘phần tử ly khai nguy hiểm’. Tuy nhiên, Ngài nói chỉ theo đuổi quyền tự trị lớn hơn cho quê hương mà Ngài mô tả là nạn nhân của sự ‘diệt chủng văn hóa’ từ chính quyền Bắc Kinh.
Các nhà hoạt động cáo buộc Trung Quốc chà đạp quyền tự do tôn giáo và nền văn hóa bản địa Tây Tạng và đã cai trị khu vực này bằng bàn tay sắt kể từ khi sát nhập vào năm 1950.
clip_image003
Trong khi đó, Bắc Kinh bác bỏ các chỉ trích này và nói rằng sự cai trị của họ giúp chấm dứt ‘chế độ nông nô’ vào giúp phát triển một khu vực lạc hậu.
Trước đó, hãng tin Mỹ AP cũng dẫn nguồn từ tổ chức Tây Tạng Tự do cho biết một nam thanh niên 23 tuổi có tiên là Tsewang Kyab đã nổi lửa tự thiêu vào tối thứ Sáu ngày 26/10 tại một con đường chính ở thị trấn Amuquhu ở Quận Hạ Hà thuộc tỉnh Cam Túc.
Cũng trong cùng ngày, một nông dân Tạng 24 tuổi có tên là Lhamo Tseten cũng đã thiệt mạng sau khi tự thiêu gần một doanh trại quân đội và trụ sở chính quyền ở Amuquhu, cũng theo Tây Tạng Tự do.
clip_image004
Lhamo Tseten
Hãng tin chính thức của Trung Quốc Tân Hoa Xã cũng đưa tin về vụ tự thiêu này.

Hình bóng quê nhà và con heo

Ông Bút (Danlambao) - Chiều hôm qua, vì công chuyện phải đi xa nhà hơn ba giờ lái xe, trong đó gần hai tiếng đồng hồ đi qua cánh đồng bát ngát. Đó đây vài ba trại chăn nuôi gà, còn toàn thị đồng cỏ, chỗ thì vàng rụm, chỗ nâu, chỗ tím nhạt, như những tấm thảm lớn đang trải dưới ánh nắng chiều tàn úa. Xe băng băng trong chiều cô liêu, hai bên tai lúc bi, lúc hùng với lời nhạc Việt Khang, cứ thế hát mãi, hết rồi lại bắt đầu: Việt Nam tôi đâu, Anh là ai?
Hễ mỗi lần đi qua những cánh đồng, lòng chạnh nhớ quê nhà, mặc dù chưa tìm thấy điểm giống nhau giữa hai miền quê. Tôi cảm thấy cuộc đời thật huyễn hoặc, và tự hỏi chẳng hiểu vì sao những âm hưởng này lại vang vọng nơi đây? Một thân, một xe, riêng một trời buồn thênh thang.
Sáng sớm ngày hôm sau, mở xem tin tức, thấy con heo nhà anh năm Mạo ở Đồng Tháp, con heo mọi thật dễ thương và có đặc tính biết giữ nhà! Con heo có tên tuổi đang hoàng, con Mép. Lần đầu tiên phát hiện nó biết giữ nhà, khi lên 6, 7 tháng tuổi. Một hôm anh năm Mạo bận việc sau nhà, Mép chạy bình bịch, kêu hộc lên, mới đầu anh Năm tưởng Mép nô đùa với chó như mọi khi, đến chừng khách la lên, anh Năm chạy ra thấy Mép đang dùng hết sức ủi “người lạ” ra khỏi sân, khách đứng yên không sao, nếu tiến tới nó dùng mõm ủi ngược trở ra. Sau chiến công “thần thánh” này Mép được giao trọng trách giữ nhà, chị Năm tiếp lời:
“Sau lần đó Mép được tin tưởng giao cho trọng trách “coi nhà” và dường như nó rất hứng thú với công việc này. Bình thường nó cứ nằm ra vẻ mơ màng ở cạnh cửa, nhưng chỉ cần có tiếng xe hay tiếng chân người là cái tai của nó ngay lập tức động đậy. Với cái dáng vẻ bệ vệ cộng với cặp răng nanh chìa ra trông khá ngầu và tận tụy trong công việc được giao, Mép luôn hoàn thành rất tốt nhiệm vụ. Những khách quen thì không sao, chứ người lạ đừng hòng vào cửa nếu không qua vòng kiểm soát của con Mép”
Bấm qua trang tin tức khác, chủ tịch nước Trương Tấn Sang chia xẻ với cử tri, về tình hình giữ yên biển đảo, ông Sang nói: “Trái tim phải nóng, nhưng cái đầu phải lạnh”.
Nửa vế sau ông Sang nói đúng, bất kể người lãnh đạo nào cũng phải giữ trí óc tỉnh táo, để nhận định thời cơ, từ tổng quát tới chi tiết, biết địch, biết ta, từ đó vạch ra kế sách chiến thuật và chiến lược giữ nước. Nhưng nửa vế đầu không đúng, trái tim yêu nước, không khác gì trái tim yêu ông bà, cha mẹ, anh em, yêu người tình và xóm làng. Tự huyết quản trong từng người, sinh ra cảm nhận, sẽ có nồng độ, (nóng) nồng độ này lớn hay nhỏ, người được yêu sẽ “nắm bắt”. Những hành động thố lộ ra bên ngoài, là những phát ngôn trung thực của trái tim nóng lạnh, không phải do cái miệng nói nóng hay lạnh, khiến người ta đặt niềm tin.
Muốn khảo sát ông Trương Tấn Sang và đảng CSVN, có trái tim nóng hay lạnh, không gì hữu hiệu hơn nhìn vào những việc làm trước mắt, và đặt ra những câu hỏi. Việc làm hằng hà, câu hỏi bao la, ai đặt ra cũng được, lời đáp cho những câu hỏi, đương nhiên khó mong đợi ở đảng, vì từ xưa tới nay, đảng chỉ quen đối thoại với người có lý lịch đã được sàng lọc, nhằm mục đích tuyên truyền, quảng cáo hơn là thực tâm nhìn nhận vấn đề, đảng chưa quen với môi trường tự nhiên, chúng ta tự tìm trái tim đảng nóng hay lạnh, bằng cách chung trên diễn đàn.
- Sau 1975 đảng tuyên bố: “Nhân dân chúng ta đã toàn thắng, chỉ có đế quốc Mỹ là kẻ bại trận”, kỳ thật đảng tỏ ra rất kính trọng và chu đáo với “đế quốc Mỹ”, trong việc cố gắng tìm hài cốt quân nhân Mỹ, trái lại những nghĩa trang quân nhân VNCH, đảng đã san bằng. Chính phủ Hoa Kỳ chi tiền nhờ đảng tìm hài cốt quân nhân Hoa Kỳ và hài cốt tử sĩ VNCH, nhưng đảng đã từ chối, chỉ chấp nhận tìm hài cốt quân nhân Hoa Kỳ mà thôi. Đảng luôn luôn sách nhiễu, cản trở những đợt cứu trợ anh em Thương Phế Binh VNCH, điều này đồng bào Việt Nam và thế giới đã đo được độ nóng lạnh trái tim của đảng CSVN.
- Đảng CSVN đã dâng hiến một phần lớn lãnh thổ dọc biên giới Việt Trung, đảng làm ngơ cho giặc Tàu chiếm Hoàng Trường Sa, tiếp tục cúi đầu để chúng nó khai thác tài nguyên ở “thành phố Tam Sa.” Trái tim đảng thế nào, lạnh hay băng giá?
- Người dân biểu tình chống Trung Cộng xâm lược, điều này đã “mích lòng” ai? Khiến đảng phải lo sợ và bắt bớ, đàn áp họ?
- Năm 2003 Mỹ tấn công Iraq, sự kiện này đã tổn hại gì đối với Việt Nam? Đảng đã huy động dân biểu tình chống Mỹ đánh Iraq? Cuộc biểu tình này và biểu tình chống giặc Tàu xâm lược, điều nào thiết thực hơn?
- Đảng đàn áp người dân Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, đảng có thấy “hổ thẹn” khi người dân Trung Quốc biểu tình chống Nhật?
- Ông Sang nói: “Trước mặt ông chín chục triệu dân, tôi biết chớ” vậy ông và đảng có biết mật độ dân số nước ta hiện nay 227 người, sống trên một cây số vuông, mật độ cao gấp 5 lần so với thế giới. Nếu biết vì sao đảng đã rước dân Tàu qua lập làng, lập phố khắp nơi, chừng hai mươi năm nữa đảng nghĩ gì về nạn nhân mãn? Đảng rước dân Tàu qua ở đất mình, trái lại kêu gọi dân mình kế hoạch hóa gia đình, từ hạn chế đến triệt sản? Cái đầu của đảng đã lạnh đến độ vốn thành đá cục.
Tội ác của đảng CSVN dẫy đầy, ai cũng có thể nêu ra được, những mâu thuẫn kỳ quặc, bao nhiêu câu hỏi cho vừa. Bộ đội của Nguyễn Chí Vịnh “kiên quyết không can dự tới tranh chấp biển đông”. Tóm lại những phát biểu của lãnh đạo đảng CSVN, chỉ là những lời cò mồi cho Trung Quốc.
Con heo mọi nhà anh năm Mạo, sở dĩ thọ được lâu, vì yếu tố biết giữ nhà, theo như lời nói của ông Trương Tấn Sang, nhờ nó có “trái tim phải nóng,” giữ nhà chưa phải là điều cần thiết để chủ nhà tha chết, nhưng nó đã thể hiện một tình cảm với người nuôi nấng, sự thể hiện hết sức dễ thương. Nó húc và đuổi “người lạ” ra khỏi địa giới của nó, theo chủ nhà chưa đúng đối tượng cần đuổi, song không có gì sai trái qua việc làm của Mép, sự chưa đúng ấy cũng được chủ nhà đối xử hài hòa, tốt đẹp. Mép không bị Năm Mạo trừng phạt, như tư Sang, ba Dũng và đảng CSVN đã trừng phạt: Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Thanh Nghiên, các nhà báo Tự Do, nhạc sĩ Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình v.v… và v.v… năm Mạo cũng không giở trò bỉ ổi bắt lén Mép đem đi dấu, như đảng đã làm đối với sinh viên Phương Uyên.
Tại sao anh chị năm Mạo làm được điều này?
Vì anh chị đích thực chủ ngôi nhà, không bị chỉ đạo từ hàng xóm, tôi chỉ mong lãnh đạo đảng CSVN, có trái tim hơi âm ấm như Mép là phước lắm rồi! Tiếc thay, trái tim của đảng không chỉ bị đông lạnh mà còn xơ cứng. Mép rất xứng đáng được sống, được nhân dài tuổi thọ, không riêng đối với gia đình anh chị năm Mạo, mà đối với hầu hết những ai mến chuộng và trân quý nghĩa cử đẹp. Đảng CSVN không xứng đáng được hưởng như Mép, vì cả bọn đều là tôi tớ chây lười, biếng nhác, ăn cướp, ăn cắp. Là tôi tớ tâm địa đầy bất trắc, rắp tâm phản chủ. Qua diễn đàn này, tôi xin được có lời ân cần thăm hỏi Mép, chúc Mép sống thêm với ngày dài tháng rộng. Cầu khấn Trời, Phật công minh, và anh linh Tổ Quốc Việt Nam, sớm tiêu diệt tập đoàn Cộng Sản phi nhân.
Chân dung Mép bảo vệ của anh chị Năm Mạo, Đồng Tháp.

Thương ma Bình Thuận


Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Theo dõi tin tức cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên của Trường Đại học Công Nghệ Thực Phẩm bị bắt vì tội chống giặc Tàu xâm lăng, và khi biết cô là con dân của đất Phan Thiết, người viết thấy thương quá những hồn Ma Bình Thuận.
“Cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận”. Đất Bình Thuận nhiều ma lắm nên mới được “sánh vai” với cọp Khánh Hòa như thế (?). Ma Bình Thuận nhiều đến đâu, nhát thế nào, ai muốn tò mò, xin vào Gú Gồ, tha hồ “vui dễ sợ” nhân dịp Halloween, mùa lễ hội ma quỷ đêm 31 (tháng 10) vác bao nhựa đi xin kẹo đầy đường bên Mỹ.
Người viết chỉ “kinh nghiệm” chút chút hơi hướng “ma Bình Thuận” vùng ven ga xe lửa Mường Mán. Xin kể lại theo trí nhớ. Nếu đồng hương (một thời) Mường Mán nào, noi gương cô gái rượu của “đồng chí Ếch” vào lốc “phản động” Danlambao đọc bài này, thấy điều gì sai, xin chỉ giáo hộ. Tác giả xin-cho cám ơn trước.
Ga xe lửa Mường Mán nằm trên đường hỏa xa Bắc-Nam, cách thị xã Phan Thiết 12 km về hướng Tây. Thập niên 50 của Thế kỷ trước vùng này rất hoang vu. Năm 1954 chính quyền TT Ngô Đình Diệm thiết lập một trại định cư cách ga Mường Mán khoảng một (?) cây số, cho một số đồng bào Miền Bắc tỵ nạn Cộng Sản sau khi đất nước chia đôi.
Nếu tác giả hiểu biết và nhớ không lầm thì vùng đất này lúc trước có người ở nhưng đã bỏ hoang từ rất lâu. Không biết do đất độc hay nước suối độc mà khách mới nhập cư phần lớn đều bị ghẻ lở cùng mình và mụt đinh đầy chân. Thằng cu Chổi đương nhiên cũng không thoát khỏi; có lần đã phải lết bộ ra nhà Ga (không còn nhớ tại sao lúc đó có toán y tá người Phi Luật Tân phục vụ cho đồng bào nơi cái nhà vòm trong trại, mà mình phải đi ra Ga) để cô y tá gắp cho cả ổ dòi nhung nhúc trong mụt đinh ở gót chân. Nay cu đã thành cụ mà “dấu ấn” ấy vẫn “không bao giờ thay đổi”; thật đúng là chân lý mụt đinh. Nhưng điều khiến bọn con nít sợ hơn cả là ma. “Cọp Khánh Hòa ma Bình Thuận” mà. Chỉ nghe người lớn kể chuyện “đêm qua ra ngoài “tưới” cây (dạo đó chưa có Vú Sữa bác Hồ), thấy trời không gió nhưng lá chuối tự nhiên đập phành phạch trước mặt”, hay “chó đâu mà sủa quá trời” là đưa tay sờ đã bay mất tiêu con bồ cu.
Trại định cư này nằm trên đường ra ga Mường Mán của đồng bào địa phương gồm người kinh ở rải rác trong làng Bầu Ruộng và những người sắc tộc – mà bây giờ nghĩ lại, cụ Chổi ân hận ngày xưa cu Chổi đã gọi là “người Mọi”- sống trong sâu hơn nữa. Ở trong đó rất nhiều thú rừng. Có hai chú thợ săn từ hướng Ga Mường Mán thường xuyên đi vào săn có khi mang ra một lúc hai xe bò chất đầy con mồi bắn được trong đêm, gồm nai, heo rừng, bò rừng, beo cọp, nhỏ nhất là mang, mễn. Mỗi lần đi hoặc về hai chú đều ghé quán bên đường của nhà Chổi. Khi đi thì mua thuốc lá hay rượu, khi về thì bán cho mẹ Chổi thịt săn (nhờ vậy mà cả nhà Chổi không cần vào hang, vẫn bắt được cọp; ăn thịt cọp cho “oai”, chứ cũng lờm lợm vì tưởng tượng có thịt người trong đó). Còn nhớ một chú tên là Minh Một Mắt nói lúc trước chú là lính, vì bị thương nên được giải ngũ, lâu lâu chú lại nói hồi xưa chỗ này nhiều ma lắm; thi thoảng bị ma chọc. Chẳng hạn có lần chú gặp con nai to, bắn chết rõ ràng trước mắt, nhưng khi lại gần thấy một đống phân nai tổ chảng, hoặc tiếng người than khóc kêu cứu lại gần chỉ thấy cái ao đầy ểnh ương.
Dân địa phương từ làng Bầu Ruộng đi chợ ga trên đường về cũng hay ghé vào quan mua thêm vài thứ lặt vặn riết rồi quen. Nhiều người nói hồi xưa chỗ này nhiều mà lắm, có khi thấy ma họp chợ giữa ban ngày.
Có người nói chỗ này quân ta đánh nhau với quân Pháp; hai bên chết nhiều vô kể.
Biết được lý do cô sinh viên năm thứ 3 trường ĐH Công nghệ Thực Phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Phương Uyên, con dân Phan Thiết Bình Thuận, bị bắt chỉ vì cái “tội” làm thơ chống Tàu xâm lăng, mà thương những hồn ma Bình Thuận này.
Những chiến sĩ năm xưa chết thật oan uổng. Giá như để thằng Tây còn, cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên chắc như bắp sẽ không bị bắt vì làm thơ yêu nước.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét